SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LTTP
KHOA KINH TẾ

GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
(Lưu hành nội bộ)
Hải Phòng: 04 - 2009
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1. DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp.
a. Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp ( DN) là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Một tổ chức kinh tế gọi là doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải là một chủ thể pháp luật có tên riêng ( Pháp nhân hoặc thể nhân)
- Có tài sản theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh
- Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Phải ghi chép liên tục quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hàng năm
phải tổng kết các hoạt động này trong một bảng cân đối kế toán và trong các báo cáo tài
chính theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
- Phải tuân thư các quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh doanh.
b. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế xã hội theo xu thế xã hội hóa, hội nhập quốc
tế hóa, kinh tế thị trường, sự phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các loại hình doanh
nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam là quá trình tất yếu của lịch sử. Đứng ở các
góc độ khác nhau, ta có cách phân chia khác nhau, cụ thể:
* Xét về tính chất pháp lý của tổ chức doanh nghiệp: Có các loại hình doanh
nghiệp sau:
- Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà
nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động
công ích nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do nhà nước
giao.
- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh do cá nhân
làm chủ, tự đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: ( Công ty TNHH) Có hai hình thức tổ chức công ty
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty tự chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Là doanh nghiệp trong đó thành
viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị ( mệnh giá ), một cổ phần
gọi là cổ phiếu, người mua cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông có thể là tổ chức hoặc các cá
nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu
chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung ( Gọi là thành viên hợp
danh). Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có các thành viên góp vốn, thành viên hợp
danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành
viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty ( trách nhiệm hữu hạn).
- Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ , thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao
gồm các hình thức là: công ty mẹ, công ty con; tập đoàn kinh tế; các hình thức tổ chức
nhóm công ty khác.
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Là những doanh nghiệp được thành lập
trên cơ sở các đối tác cùng góp vốn liên doanh để tổ chức hoạt động sản xuất cùng ký
kết, cam kết thực hiện theo quy định của luật đầu tư Việt Nam. Hình thức tổ chức của
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam thường là công ty TNHH, công ty
cổ phần. Thời gian hoạt động không quá 50 năm.
- Doanh nghiệp hợp tác xã: Là loại hình doanh nghiệp tập thể được thành lập trên
cơ sở tự nguyện tham gia của các xã viên góp vốn hoạt động sản xuất kinh doanh ở một
số ngành, nghề, lĩnh vực thủ công nghiệp, kinh tế dịch vụ, được tổ chức theo hình thức
công ty cổ phần.
* Xét theo quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( Năng lục sản
xuất kinh doanh; vốn đầu tư; số lượng lao động …): Doanh nghiệp chia thành doanh
nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ.
* Xét theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: Chia thành các loại doanh
nghiệp như doanh nghiệp dịch vụ ( Thương mại; vận tải; du lịch; tư vấn; lắp ráp; lắp đặt;
y tế; thông tin; kiểm toán; kiểm định; cung ứng….)
* Xét theo trình độ chuyên môn hóa, tập trung sản xuất kinh doanh: Có 2 loại
doanh nghiệp là doanh nghiệp chuyên doanh ( Sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm;
hàng hóa thực hiện kinh doanh một loại dịch vụ) và doanh nghiệp tổng hợp ( là những
doanh nghiệp với chức năng sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm, hàng
hóa, thực hiện nhiều dịch vụ.
* Xét theo sự phân cấp quản lý DN: Bao gồm doanh nghiệp thuộc quyền quản lý
của nhà nước trung ương ( Chính phủ, các Bộ, tổng cục, ủy ban nhà nước) và các doanh
nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước địa phương ( Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các
Sở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương).
1.1.1.2. Doanh nhân Việt Nam
Doanh nhân là những thể nhân mà nghề nghiệp chủ yếu là hoạt động đầu tư kinh
doanh trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế quốc dân.
Thuật ngữ Doanh nhân lúc đầu được sử dụng để chỉ cá nhân người kinh doanh,
nhưng sau đó có nhiều người kinh doanh cùng hợp tác với nhau để hình thành một cơ sở
sản xuất kinh doanh được gọi là Doanh nhân. Về mặt pháp lý, khi các chủ cơ sở SXKD
(Các doanh nhân góp vốn) đã đăng ký dưới một tên chung được gọi là DN. Doanh
nghiệp này có tư cách pháp nhân, được coi là chủ thể, nên cũng gọi là doanh nhân.
Đối với người kinh doanh trong xã hội, do có nhiều loại khác nhau, có tiêu chuẩn và
tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, doanh nhân được
chia thành các năm nhóm sau:
Nhóm 1 - Doanh nhân đương nhiên: Thực hiện dịch vụ cho người khác, các dịch
vụ do họ đăng ký, hoạt động chủ yếu theo nghề nghiệp chuyên môn ( Nghề chính), mục
đích hoạt động là thu lợi nhuận.
Nhóm 2 – Doanh nhân có điều kiện: Là những người có nghề nghiệp và năng lực
kinh doanh, nhưng họ chưa đăng ký các điều kiện để hoạt động kinh doanh ( Như tên gọi
doanh nghiệp, địa chỉ và trụ sở giao dịch, ngành nghề kinh doanh trong danh bạ thương
mại theo quy định của pháp luật ) để họ trở thành Doanh nhân đương nhiên.
Nhóm 3 – Doanh nhân với tư cách không đầy đủ: Nó là những người hoạt động
kinh doanh buôn bán nhỏ ( Tiểu thương). Pháp luật không quy định bắt buộc phải đăng
ký kinh doanh, không phải sổ ghi chép sổ kế toán, không có các cửa hiệu riêng, nhưng
phải tuân thủ pháp luật nhà nước trong hoạt động kinh doanh
Nhóm 4 – Doanh nhân đăng ký: Là những người đã đăng ký kinh doanh trong danh
bạ thương mại nhưng vì một lý do nào đó họ chấm dứt kinh doanh nhưng chưa xóa tên
trong danh bạ thương mại.
Nhóm 5 – Doanh nhân hình thức: Là sự liên kết hai hay nhiều doanh nhân để thành
lập công ty theo quy định của pháp luật. Mọi DN được tổ chức theo mô hình công ty
được gọi là doanh nhân. Do hình thức tổ chức khác nhau chủ công ty có trách nhiệm
pháp lý khác nhau trong thực tế chia ra 2 loại:
+ Công ty đối nhân: là doanh nghiệp trong đó tất cả các thành viên cùng nhau tiến
hành hoạt động kinh doanh dưới một cái tên chung cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn
hoặc ít nhất một thành viên về các khoản nợ của công ty, các thành viên của công ty
hiểu biết rất kỹ về nhau. Công ty đối nhân gồm hai hình thức: Công ty góp vốn dơn giản
( Ít nhất một thành viên góp vốn chịu trách nhiệm vô hạn - Công ty trách nhiệm hữu hạn)
và công ty hợp danh ( tất cả các thành viên hợp danh của công ty đều chịu trách nhiệm
vô hạn)
+Công ty đối vốn: là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn để tiến
hành hoạt động kinh doanh, mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về số góp vốn
của mình đối với các khoản nợ của công ty. Công ty đối vốn ở Việt Nam được tổ chức
theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
1.1.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.2.1. Mục tiêu hoạt động một doanh nghiệp:
Doanh nghiệp với chức năng là sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
theo cơ chế thị trường, với các mục tiêu phấn đấu tổng quát được xác định là tối đa hóa
lợi nhuận, an toàn cao trong kinh doanh, tạo vị thế và năng lực cạnh tranh, phát triển ổn
định và bền vững.
Tuy nhiên, ở từng giai đoạn, mỗi doanh nghiệp lại đặt ra một những mục tiêu cụ
thể trong từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động khác nhau tạo thành hệ thống mục tiêu của
các doanh nghiệp.
Các mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp có thể phân chia thành:
+ Các mục tiêu mang tính chất tiền tệ: Tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, giảm chi
phí, tăng các khả năng thanh toán chi trả, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh…
+ Các mục tiêu không phát triển mang tính tiền tệ: Mở rộng thị trường, tăng tỷ
trọng thị phần, phát triển thương hiệu, tạo sức mạnh và uy tín doanh nghiệp, sự độc lập,
tự chủ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tôn trọng bạn hàng, cải tiến chất
lượng…
Khi hoạch định mục tiêu cho hoạt động kinh doanh, nhà quản trị phải phân tích các
yếu tố khách quan, ngoại lai tác động đến quá trình thực hiện mục tiêu, ngoài ra bản thân
HỆ THỐNG MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP
CHÍNH TRỊ
DN tự chủ. Tập
thể người lao
động làm chủ
trong SXKD
XÃ HỘI
Lợi ích người
lao động. Quyền
lợi của bạn
hàng, khách
hàng. Chăm lo
xã hội, từ thiện
MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ và phát
triển môi
trường. Sử dụng
tiết kiệm tài
nguyên thiên
nhiên
KINH TẾ
Lợi nhuận và
phát triển
SXKD, năng
suất, chất lượng,
hiệu quả.
các mục tiêu đề ra cũng có những mối quan hệ tác động lẫn nhau. Có ba xu hướng tác
động qua lại giữa các mục tiêu:
- Khuynh hướng đồng thuận: Tức là việc thực hiện một mục tiêu nào đó sẽ dẫn đến
đạt được các mục tiêu khác. Loại mục tiêu này doanh nghiệp cần có những nỗ lực để
khai thác như tăng sản lượng, giảm chi phí để tăng thu nhập;
- Khuynh hướng đối nghịch: Tức là việc theo đuổi mục tiêu này có thể làm thất bại
mục tiêu khác ( Đầu tư phát triển, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới hiện đại trong sản
xuất sẽ ảnh hưởng mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, giảm thu nhập giai đoạn đầu…);
- Khuynh hướng vô can: Tức là việc thực hiện mục tiêu này không ảnh hưởng đến
thực hiện mục tiêu nào khác ( Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần với mục tiêu
bảo vệ môi trường sinh thái…)
1.1.2.2. Chức năng hoạt động doanh nghiệp:
- Chức năng kinh doanh sản xuất sản phẩm: Bao gồm các hoạt động nghiên cứu
thị trường; xác lập các phương án đầu tư; lựa chọn phương án đầu tư phù hợp; tổ chức
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng tốt; rút ngắn chu kỳ
sản xuất, giảm thiểu chi phí; tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Chức năng kinh doanh phục vụ: Trên cơ sở nhu cầu dịch vụ xã hội phát triển
từng thời kỳ, doanh nghiệp chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ xác lập các
phương án kinh doanh dịch vụ phù hợp, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng các
nhu cầu dịch vụ thị trường xã hội.
1.1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
1.1.3.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tất cả những lực lượng ( những yếu
tố) bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp
Mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phải gắn với
môi trường nhất định, thường xuyên chịu tác động chi phối của môi trường.
Môi trường kinh doanh cần thiết do các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, một
doanh nghiệp thành đạt không những chỉ nắm vững các nguồn lực bên trong mà còn
phải nắm vững các nguồn lực bên ngoài để có thể tận dụng được cơ hội cũng như tránh
được rủi ro trong kinh doanh. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp không thể tách
rời, doanh nghiệp không thể tách rời, doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu
nó không thích nghi được với môi trường.
* Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan, không có một DN nào
không tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định
+ Môi trường kinh doanh có tính tổng thể bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và có
mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội.
+ Môi trường kinh doanh và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến đổi, sự
vận động và biến đổi đó theo hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện.
+ Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống mở, nhạy cảm. Nó có mối
quan hệ và chịu tác động của môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, đó là môi trường
kinh doanh của cả nước và quốc tế.
* Phân loại môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, để kiểm soát
được môi trường, cần thiết phải phân tích đánh giá nó, trước hết phải phân loại môi
trường theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại môi trường kinh doanh sẽ giúp cho
chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị có nhận thức kịp thời đầy đủ về đặc điểm đặc trưng
của từng loại môi trường từ đó mà chủ động đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng
công tác hoạch định, dự báo và thực hiện các chức năng quản trị phát triển môi trường.
Theo phạm vi tác động, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành
hai loại:
+ Môi trường bên ngoài: Bao gồm
- Môi trường tổng quát ( Môi trường vĩ mô): Bao gồm các yếu tố chính trị như các
chính sách và cơ chế của nhà nước cũng như sự ổn định quốc gia và các mối quan hệ
chính trị quốc tế…; các yếu tố về kinh tế như sự ổn định về kinh tế, sức mua của đồng
tiền và sự ổn định về giá cả, lạm phát, lãi suất tỷ giá hối đoái…, điều kiện tự nhiên
như mưa bão, lũ lụt, động đất…; văn hóa; dân số; kỹ thuật công nghệ. Với các đặc
trưng chi phối tác động mạnh, mà không có sự biểu hiện liên quan rõ rệt cụ thể trong
hoạt động của doanh nghiệp.
- Môi trường đặc thù ( Môi trường vi mô): Bao gồm các nhà cung cấp ( như cung
cấp nguyên liệu, nhân công, vốn…); khách mua hàng, các cơ quan quản lý chức năng
nhà nước như cơ quan thuế, quản lý môi trường…, các đối thủ cạnh tranh.
+ Môi trường bên trong ( môi trường nội bộ doanh nghiệp): Bao gồm các yếu tố
và hệ thống bên trong của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu
phát triển, marketing…
* Quản trị môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Vấn đề đặt ra cho nhà quản trị là không thụ động đối phó với sự thay thế của môi
trường mà phải kiểm soát được môi trường và có chiến lược để giảm bớt sự phụ thuộc
vào môi trường. Việc quản trị môi trường đối với từng doanh nghiệp trước hết là phải
nhận thức, xác dịnh được các yếu tố gây ra sự bất trắc, rỉu ro trong môi trường kinh
doanh từ đó tìm ra giải pháp thích hợp. Có nhiều giải pháp khác nhau được sử dụng để
quản trị môi trường như:
- Xác lập các phương án dự phòng bất trắc: giải pháp này nhằm chống lại ảnh
hưởng của môi trường từ phía đầu ra và đầu vào như dự trữ vật tư hàng hóa thực hiện
bảo trì máy móc thiết bị thường xuyên, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên trước.
- San bằng: Là san đều ảnh hưởng của môi trường như tính giá cước điện thoại
cao vào giờ cao điểm, giảm bán quần áo vào thời gian sau tết…
- Vô hiệu hóa bất trắc: Như tìm cách thu nhận người giỏi của các nhóm đối thủ
cạnh tranh về với mình, khi gặp khó khăn về tài chính thì mời các ngân hàng tham gia
vào hội đồng quản trị…
- Quảng cáo: nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp trong việc cung cấp
hàng hóa cũng như tiêu thụ sản phẩm…
Ngoài những giải pháp trên, nhà quản trị có thể sử dụng các giải pháp khác như
sớm ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tìm cách phân chia thị trường, cung cấp hạn chế
các sản phẩm trong các trường hợp cần thiết để gây ra sự khan hiếm giả tạo về hàng
hóa
1.1.3.2. Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp
Văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng, bản chất nhất của con người được biểu
hiện trên các mặt sinh hoạt vật chất, tinh thần, tư duy, hành vi, phong cách, quan hệ giao
tiếp, xử sự trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống
và các chuẩn mực, tiêu chuẩn hành vi, được nâng lên thành phong cách chung của mọi
thành viên trong một doanh nghiệp nhất định.
Thực chất văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua những quan điểm thái độ và
những hành vi ứng xử trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài,
trong mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, chính văn hóa doanh
nghiệp sẽ hình thành lên bản chất đặc trưng và bản sắc riêng của từng doanh nghiệp, cho
phép phân biệt DN này với DN khác. Nói 1 cách cụ thể văn hóa doanh nghiệp là không
giới hạn trong đó quy định những gì các thành viên của doanh nghiệp được phép hoặc
không được phép làm, những giới hạn này có thể quy định, quy chế của doanh nghiệp
nhưng cũng có thể là những quy ước bất thành văn.
* Những đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp:
- Là hệ thống các giá trị được tập thể gìn giữ, được hình thành trong các điều kiện
nhất định, về điều kiện nhất định, về điều kiện vật chất, môi trường sống, quan điểm
sống, kinh nghiệm, lịch sử phát triển của doanh nghiệp và sự tác động qua lại của các
mối quan hệ xã hội.
- Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề khó nhận ra và hiểu thấu đáo, mặc dù nó tồn tại
khắp nơi và tác động thường xuyên tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động
doanh nghiệp, là vấn đề không thể không quan tâm trong quản trị doanh nghiệp, nó là
một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp và là một ưu thế trong cạnh tranh của
từng doanh nghiệp.
* Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa có tác động nhiều mặt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó
định hướng cho phần lớn công việc của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đén quyết định của
nhà quản trị và quan điểm của họ trong việc điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với
điều kiện môi trường của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp có thể là động lực thúc
đẩy cho việc hoạch định và thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cũng có
thể là yếu tố gây cản trở các hoạt động đó.
Một nền văn hóa lành mạnh tích cực của doanh nghiệp sẽ là cơ hội để doanh
nghiệp tăng trưởng, thành đạt, phát triển không ngừng, nó là hệ quả tất yếu của mức độ
hỗ trợ của khía cạnh văn hóa doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, bằng những sản phẩm
văn hóa như giá trị, niềm tin, nghi lễ, lễ hội, logo, biểu tượng, ngôn ngữ, thương hiệu…
một doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ tác dụng khuyến khích động viên nhân viên làm
việc tự nguyện, nhiệt tình phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và hướng họ về một
phía đó là mục tiêu của doanh nghiệp. Một DN có văn hóa mạnh sẽ có tác dụng thu hút,
duy trì những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp.
* Phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành một cách tự nhiên, khách quan. Nhưng
gữi gìn và xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp tùy thuộc vào chủ quan, điều quan
trọng là phải nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp , để từ đó
điều chỉnh quản lý chúng như một lợi thế cạnh tranh. Phát triển lợi thế cạnh tranh của
văn hóa doanh nghiệp trước hết phải phát huy được tối đa nhân tố con người, “ Một nền
văn hóa mạnh khi những giá trị then chốt được vững vàng và chia sẻ rộng rãi trong
doanh nghiệp”. Trong doanh nghiệp mọi thành viên đều chấp nhận những giá trị then
chốt như tinh thần đồng đội, sự cam kết trung thành, tinh thần trách nhiệm, sự bình đẳng,
bác ái, sự tôn trọng giúp đỡ, tinh thần hợp tác, tính tự giác cao, sáng tạo, đổi mới… thì
văn hóa doanh nghiệp ngày càng mạnh.
Để tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thực sự mạnh, các nhà quản trị doanh
nghiệp phải xây dựng hoàn thiện những quy chế, điều lệ, chuẩn mực giới hạn rõ ràng,
phù hợp, tạo cơ sở quản lý và phát triển văn hóa doanh nghiệp với các nôi dung cơ bản
sau:
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nội quy, chế độ, tiêu chuẩn, định mức… trong
hoạt động doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả thiết thực, đảm bảo công khai,
dân chủ, pháp chế hóa, phù hợp với thực tiễn môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khuyến khích tinh thần cộng đồng, trách nhiệm của mọi người trong doanh
nghiệp, hình thành các nhóm công tác tự nguyện, hợp tác, luôn đi đầu xung kích trong
mọi phong trào, luôn luôn đổi mới sáng tạo.
+ Kết hợp hài hòa các quan hệ lợi ích, tạo động lực nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong hoạt động của mọi người; thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải
trí, các lễ hội truyền thống, văn hóa nghệ thuật, dã ngoại, sinh nhật, tham quan du lịch…
Tạo sự phấn khích, hiểu biết tôn trọng , liên kết giữa mọi người.
+ Đảo bảo sự công bằng trong doanh nghiệp thể hiện trong việc trả lương, thưởng,
thăng chức, giáng chức dựa trên đánh giá công việc và khả năng công việc của người lao
động một cách công khai dân chủ.
1.2. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1.2.3. MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Quản trị là một chức năng vốn có của một tổ chức do sự cần thiết phải phối hợp ý
thức trách nhiệm và hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị, bộ phận trong một tổ chức để cùng
thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chung. Như vậy bất kỳ hoạt động nào của tổ chức, của một
tập thể người lao động đều phải có quản trị
Quản trị hiểu theo đúng nghĩa chung nhất là cách thức tác động thường xuyên liên
tục có chủ đích dến hoạt động của một tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu chung đã được xác
định.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa, do vậy quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động chủ đích thường xuyên
liên tục của chủ doanh nghiệp ( các nhà quản trị) dến hoạt động tập thể của người lao
động, nhằm tổ chức khai thác sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực, lợi
thế tiềm năng, cơ hội để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp
tưng thời kỳ.
* Quá trình quản trị một tổ chức được hợp thành bởi các yếu tố sau:
- Hệ thống quản trị: bao gồm hai phân hệ là chủ thể quản trị ( các nhà quản trị) có
thể là tổ chức hay cá nhân và đối tượng quản trị ( khách thể quản trị) có thể là con người,
các yếu tố nguồn lực vật chất, công nghệ, môi trường và các lợi thế tiềm năng khác, bạn
hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
- Phương thức quản trị : là sự phối hợp các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản
trị.
- Tổ chức thông tin và tổ chức ra quyết định, thực hiện quyết định quản trị của tổ
chức dự kiến đạt tới trong tương lai mang tính chất tất yếu, mong đợi, có thể có.
- Hiệu lực quản trị: Được xác định bởi việc các chỉ tiêu nhiệm vụ được hoàn thành
kịp thời toàn diện với kết quả cao, các tình huống thực tế phát sinh được xử lý nhanh,
gọn có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các quá trình sản xuất kinh doanh tăng trưởng phát
triển.
- Hiệu quả quản trị: Được phản ánh ở các chỉ tiêu so sánh kết quả đầu ra thu được
trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mức đầu tư các nguồn lực, yếu tố đầu vào.
* Mục đích quản trị doanh nghiệp:
Nhằm phối kết hợp thống nhất hoạt động của mọi người nhằm hướng tới thực hiện
tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng thời kỳ, trên cơ sở đảm bảo huy động sử dụng
tiết kiệm có hiệu quả các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doan, thúc đẩy
tăng năng xuất lao động, tăng quy mô, chất lượng và hiệu quả các quá trình sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập doanh nghiệp, góp phần cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt của
người lao động trong doanh nghiệp, tạo động lục phấn đấu hòa thành toàn diện vượt mức
các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp
- Đảm bảo thống nhất ý chí, hành động của mọi người hướng tới việc thực hiện các
chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất - kinh doanh từng thời kỳ của doanh nghiệp
- Động viên, khai thác tốt khả năng các yếu tố nguồn lực, các lợi thế trong quá trình
sản xuất kinh doan, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động,
nâng cao mức sống người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.
- Tuân thủ pháp luật kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế, tài chính,
xã hội, thiết lập các mối quan hệ đối nội, đối ngoại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận ( Các đơn vị và cá
nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa
và có trách nhiệm, quyên hạn nhất định, được bố trí theo phân cấp, những khâu khác
nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác
định của doanh nghiệp.
a. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp
- Tính tối ưu: Giữa các khâu, các cấp quản trị và việc thiết lập các mối quan hệ
hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất trong doanh nghiệp, hiệu lục và hiệu quả hoạt
động trong quản trị doanh nghiệp;
- Tính linh hoạt: Có khả năng thích ứng với sự biến động quá trình kinh doanh
trong nội bộ doanh nghiệp cũng như từ môi trường bên ngoài;
- Tính tin cậy: Đảm bảo các mối quan hệ trong hệ thống được thiết lập ổn định
vững chắc, trao đổi cung cấp thông tin ổn định thường xuyên liên tục, chính xác, không
có nhiễu loạn trùng lặp hoặc tắc nghẽn trong hệ thống thông tin;
- Tính kinh tế: Chi phí hoạt động quản trị nhỏ, kết quả lớn, hiệu quả, hiệu lực cao,
giảm thiểu rủi ro, bất trắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tính bí mật: Không có rò rỉ thông tin kinh doanh, thông tin công nghệ - kỹ
thuật.
b. Những nhân tố ảnh hưởng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp
* Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng quản trị
Tình trạng và trình độ phát triển của hệ thống ( Công nghệ SX, thử thách, huấn
luyện, kinh nghiệm của người lao động…); tính chất, đặc điểm SX như: quy mô SX, loại
hình SX, chủng loại sản phẩm…
* Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể quản trị:
- Mức độ chuyên môn hóa, tập trung hóa các hệ thống quản trị doanh nghiệp các
chế độ chính sách vận dụng, thể chế quản trị
- Trình độ năng lực và nghệ thuật quản trị của nhà quản trị, cơ chế quản trị
- Quan hệ hoạt động quản trị ( giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực, trách
nhiệm, lợi ích) Giữa các cấp trong hệ thống quản trị.
c. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của hệ thống quản trị là quá trình hình thành cơ cấu tổ
chức, quản trị doanh nghiệp khác nhau, mỗi kiểu cơ cấu tổ chức quản trị có những ưu
nhược điểm nhất định và được vận dụng trong những điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp
* Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến ( đường thẳng)
Cơ cấu trực tuyến là trong hệ thống quản trị có một cấp trên và một cấp dưới trực
thuộc, các vấn dề quản trị được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Người
lãnh đạo hệ thống thực hiện tất cả chức năng quản trị người thừa hành mệnh lệnh chỉ làn
theo mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp.
- Ưu điểm: Phát huy và thực hiện tốt vai trò thủ trưởng trong hệ thống quản trị,
lãnh đạo tập trung, trách nhiệm rõ ràng.
- Nhược điểm: Đòi hỏi kiến thức năng lực toàn diện của nhà quản trị, không linh
hoạt trong quản trị, hạn chế việc sử dụng các chuyên gia và khó phối hợp giữa các tuyến
Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến
* Kiểu cơ cấu chức năng ( thủ lĩnh công việc)
Cơ cấu chức năng có đặc biệt là nhiệm vụ quản lý được phân chia cho từng đơn vị
riêng biệt theo các chức năng quản trị ( hình thành thủ lĩnh từng chức năng). Người thừa
hành phải nhận thi hành cùng lúc các mệnh lệnh từ người lãnh đạo các cấp.
- Ưu điểm: Thu hút được nhiều các chuyên gia chức năng giỏi vào công tác quản
lý lãnh đạo, giảm gánh nặng cho nhà quản lý lãnh đạo trực tuyến.
Tổ
trưởng
tổ I
Tổ
trưởng
tổ II
Tổ
trưởng
tổ II
GIÁM ĐỐC
Lãnh đạo
tuyến 1
Lãnh đạo
tuyến 2
Tổ
trưởng
tổ I
- Nhược điểm: Trong hoạt động cùng một lúc các nhà quản trị chức năng cấp dưới
và người thừa hành phải nhận và chấp hành mệnh lệnh từ nhiều phía của nhà quản trị
chức năng các cấp dễ phát sinh hiện tượng tranh công, đổ lỗi lầm nhẫn nhau giữa các nhà
quản trị chức năng trong hệ thống, kho phối hợp hoạt động của những lĩnh vực chức
năng khác nhau.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu chức năng
* Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng:
Đặc điểm của kiểu cơ cấu này là nhà quản trị lãnh đạo cao nhất Tổng giám đốc,
Giám đốc) được sự giúp đỡ của các thủ lĩnh chức năng để chuẩn bị quyết định hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Quyền quản trị cao nhất thuộc nhà quản trị
cấp cao. Các nhà quản trị chức năng ( thủ lĩnh chức năng) không có quyền ra lệnh trực
tiếp cho người ở bộ phận tuyến cấp dưới. Người lãnh đạo tuyến về chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động và toàn quyền quyết định trong đơn vị của mình
Phòng
H chính
Tổ chức
Phòng
T.chính
K.toán
Phó giám đốc
KTCN
Phân xưởng
Sản xuất 1
Phân xưởng
Sản xuất 2
Phân xưởng
Cơ điện
Đội
vận tải
Kho
VT - HH
GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP
Phòng
vật tư
Phòng
kỹ thuật
Phòng
KCS
Phòng
Quản lý
Sản
xuất
Phó giám đốc
SXKD
Phòng
kế
hoạch
Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến – chức năng
- Ưu điểm: Phát huy được ưu điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến và theo chức
năng.
- Nhược điểm: Lãnh đạo thường xuyên giải quyết mối quan hệ trực tuyến và chức
năng, vẫn có xu hướng can thiệp của các phòng ban chức năng ( đã giới hạn), quán triệt
được nguyên tắc tổ chức phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp, đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản trị.
* Cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận:
Đây là cơ cấu tỏ chức thường được sử dụng trong SX kinh doanh đối với những
các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn
thường được sử dụng theo cơ cấu tổ chức ma trận, cơ cấu tổ chức này thường được gọi là
cơ cấu tổ chức theo đề án hay theo sản phẩm.
Kiểu cơ cấu này có đặc điểm là cho phép cùng một lúc thực hiện nhiều dự án, sản
xuất nhiều các loại sản phẩm khác nhau; ngoài những người lãnh đạo theo trực tuyến và
chức năng, người lãnh đạo cao cấp còn được giúp đỡ của ngườ lãnh đạo theo đề án,
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ SXKD Phó GĐ KTCN
Phòng
Quản lý
sản xuất
Phòng
KHKD
Phòng
TC – KT
Phòng
HCTC
Phòng
KCS
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Vật tư
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng Cơ điện Đội V. tải Kho VT - HH
những thành viên của bộ phận trực tuyến và chức năng được gắn liền với việc thực hiện
một đề án, sau khi đề án được hoàn thành, những thành viên trong đề án trở về vị trí cũ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
- Ưu điểm: Đây là hình thức tổ chức linh động, ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu
quả, đáp ứng được nhu cầu của tổ chức lúc biến động, giải thể dễ dàng.
- Nhược điểm: Dễ xẩy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo các bộ phận
đòi hỏi người quản trị cao cấp phải có khả năng giải quyết; phạm vi sử dụng còn hạn chế
vì đòi hỏi một trình độ nhất định.
1.2.2.2. Các chức năng quản trị doanh nghiệp
Chức năng quản trị là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của nhà quản trị
đối với người thừa hành và các yếu tố khác, là quá trình xác định những công việc mà
nhà quản trị phải tiến hành trong hoạt động quản trị. Những chức năng quản trị là những
nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp, tùy theo trình độ phát triển của quản trị mà
nội dung ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp.
GIÁM ĐỐC
Phòng
Thiết kế
Phòng
N. cứu
SP mới
Phòng
Nhân sự
Phòng
Sản xuất
Phòng
Tài chính
Q.lý
SP 1
Q.lý
SP 2
Q.lý
SP 3
GIÁM ĐỐC
Phòng
Thiết kế
Phòng
N. cứu
SP mới
Phòng
Nhân sự
Phòng
Sản xuất
Phòng
Tài chính
Q.lý
SP 1
Q.lý
SP 2
Q.lý
SP 3
a. Chức năng hoạch định
Hoạch định là một quá trình đưa ra các quyết định của nhà quản trị dựa trên việc dự
báo phân tích các sự kiện sẽ diễn ra và tác động của chúng dến các hoạt động của doanh
nghiệp. Nói một cách cụ thể Hoạch định là một quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn
giải pháp tốt nhất để thục hiện mục tiêu.
* Vai trò của hoạch định
- Hoạch định vạch ra mục tiêu của tổ chức, cho biết hướng đi của doanh nghiệp , nó
cho biết doanh nghiệp phấn đấu vì cái gì, đích tới là đâu và để đạt mục tiêu đó họ sẽ phải
phối hợp, hợp tác với nhau và làm việc một cách có tổ chức.
- Hoạch định có tác dụng làm giảm tính không ổn định của doanh nghiệp, buộc
những người quản trị phải nhìn về phía trước, dự đoán những thay đổi, cân nhắc những
ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp đối phó thích hợp, hạn chế những rủi ro, lãng phí.
- Hoạch định thiết lập nên những tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.
* Các loại hoạch định trong quản trị doanh nghiệp
- Xét về nội dung: Có hai loại hoạch định
+ Hoạch định chiến lược: Đặt ra những mục tiêu tổng quát lâu dài định hướng phát
triển cơ bản doanh nghiệp
+ Hoạch định chiến thuật ( tác nghiệp): Là việc xác định các chỉ tiêu, biện pháp để
đạt được những mục tiêu thành phần ( bộ phận) của hoạch định chiến lược.
- Xét về thời gian: Có hai loại
+ Hoạch định ngắn hạn ( dưới một năm);
+ Hoạch định dài hạn ( từ hai năm trở lên).
- Xét về chế độ hoạch định: Có hai loại
+ Hoạch định có tính chất bắt buộc
+ Hoạch định hướng dẫn: Là loại hoạch định chỉ nêu ra yêu cầu, mục tiêu thực hiện
không có các giải pháp cụ thể, loại hoạch định này có tính linh động cao, tạo sự chủ động
thực hiện tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể
- Theo tính chất công việc: chia thành 2 loại
+ Hoạch định một lần: Là loại hoạch định chỉ diễn ra một lần và thực hiện một lần
không lập lại ( chương trình cứu nạn, di chuyển…)
+Hoạch định thường dùng: Là những hoạch định được sử dụng nhiều lần lặp lại
theo chương trình ( về sản lượng, lợi nhuận, chi phí…)
* Mục tiêu của hoạch định trong quản trị kinh doanh - doanh nghiệp.
Mục tiêu là những kết quả mà nhà quản trị mong muốn đạt tới trong tương lai. Mục
tiêu là nền tảng của hoạch định, nó cung cấp những thông tin và phương hướng cho quá
trình ra quyết định và chỉ đạo thực hiện các quyết định quản trị. Người ta thường chia
thành các loại mục tiêu sau:
+ Mục tiêu công khai ( mục tiêu tuyên bố) Đó là những mục tiêu doanh nghiệp dự
tính đạt tới trong hoạt động tương lai, được tuyên bố trong đại hội công nhân, đại hội cổ
đông… hoặc tuyên bố trước báo giới, được thể hiện ở các báo cáo định kỳ hoạt động của
doanh nghiệp, đây chỉ là mục tiêu danh nghĩa.
+ Mục tiêu thực tế: Đó là những mục tiêu mà doanh nghiệp thực sự theo đuổi và
được xác định bởi các việc làm thực của các thành viên trong doanh nghiệp, mục tiêu
này thường ít được công khai ra ngoài phạm vi doanh nghiệp
b. Chức năng Tổ chức trong quản trị doanh nghiệp
Tổ chức là xác định các công việc cần phải làm và những người làm công việc đó,
định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận doanh nghiệp và cá nhân cung
như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi thực hiện công việc để cùng
thực hiện các nhiệm vụ chung, đạt tới những mục tiêu đã được xác định.
Nội dung hoạt động chức năng tổ chức của quản trị bao gồm:
+ Tổ chức con người: thành lập cơ cấu bên trong của tổ chức, quy định các chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng người một cách rõ ràng giữa các cấp, các khâu quản
trị; xác định các mối quan hệ, liên hệ về trao đổi và cung cấp các thông tin giữa các đơn
vị bộ phận trong cơ cấu tổ chức để đạt được những mục tiêu đặt ra.
+ Tổ chức công việc: Nhà quản trị cần phải xác định được các công việc cần thực
hiện; trình tự thực hiện các công việc và phối hợp chặt chẽ các công việc.
c. Chức năng điều khiển trong quản trị doanh nghiệp.
Điều khiển hay lãnh đạo trong quản trị là việc chủ thể quản trị ( các nhà quản trị,
chủ doanh nghiệp) sử dụng quyền lực quản trị vốn có để tác động đến hành vi của người
tập thể người lao động một cách có chủ đích, nhằm hướng tới việc thực hiện các mục
tiêu đã được xác định.
Điều khiển trong quản trị bao gồm các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, thúc đẩy,
động viên những thành viên trong tổ chức làm việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao.
Để điều khiển được người khác làm việc và phối hợp nhiều người đồng lòng nhất
trí vươn tới mục tiêu chung nhà quản trị cần có năng lực thực sự, phải có tri thức và
năng lực quản trị, cụ thể:
+ Các nhà quản trị phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, giao tiếp cộng đồng, phải
nhạy cảm trong mọi tình huống, có nghệ thuật cảm hóa, cải biến con người;
+ Phải hiểu biết và có nghệ thuật phối hợp hiệu quả, hiệu lực các phương pháp
quản trị;
+ Có thủ thuật chuẩn đoán, dự báo các tình huống về nhân sự trong tuyển dụng, đào
tạo, bố trí sử dụng, đãi ngộ phát triển. Có phong cách lãnh đạo phù hợp với đặc tính, đặc
thù từng đối tượng, với đặc điểm của tổ chức;
+ Chú ý thực hiện phân cấp, phân quyền, phân nhiệm vụ trong thực hiện các chức
năng quản trị.
* Nội dung cơ bản của chức năng điều khiển trong quản trị doanh nghiệp:
+ Tổ chức ra quyết định, thực thi quyết định quản trị doanh nghiệp;
+ Tổ chức truyền thông trong hệ thống quản trị doanh nghiệp ;
+ Thực hiện ủy quyền trong hệ thống quản trị doanh nghiệp.
d. Chức năng Kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp
Kiểm tra là quá trình theo dõi, giám sát các hoạt động với mục đích làm cho các kết
quả đạt được tốt hơn, đồng thời thông qua kiểm tra mà tìm kiếm, phát hiện, xác định các
sai xót lệch lạc phát sinh và kịp thời đưa ra các giải pháp để điều chỉnh bổ sung, khắc
phục đảm bảo cho hoạt động đúng hướng và hiệu quả.
* Mục đích của kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp.
+ Phát hiện những nhầm lẫn sai phạm xẩy ra trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, chủ động ngăn chặn, hạn chế các hiện tượng đó.
+ Phát hiện được các tiềm năng có thể khai thác, tìm kiếm các cơ hội để thúc đẩy
doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
+ Giúp nhà quản trị xem xét hiệu quả các hoạt động như hoạch định, tổ chức, điều
khiển… nhằm hoàn thiện quy trình ra quyết định quản trị, thực thi quyền lực trong hệ
thống một tổ chức.
* Các loại kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra trước công việc;
+ Kiểm tra trong quá trình thực hiện công việc;
+ Kiểm tra sau công việc.
* Các hình thức kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp
+ Đối tượng quản trị tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động từng thời kỳ;
+ Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ kiểm tra theo chức năng,
nhiệm vụ quy định;
+ Các nhà quản trị các cấp kiểm tra theo thẩm quyền quản trị;
+ Kiểm tra của các cơ quan hữu quan khác đối với các quá trình hoạt động của
doanh nghiệp như cơ quan chủ quản cấp trên, các cơ quan quản lý chức năng.
* Nguyên tắc thực hiện kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp
+ Theo kế hoạch và đúng đối tượng kiểm tra;
+ Đảm bảo đồng bộ về nội dung; phương tiện; phương pháp; con người phù hợp
với đặc tính từng tổ chức;
+ Đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, chính xác, khách quan và hiệu quản kinh tế;
+ Đảm bảo phù với nền văn hóa của doanh nghiệp, kết quả kiểm tra phải được xử
lý công khai, dân chủ trong doanh nghiệp.
1.2.2.3. Các phương pháp quản trị doanh nghiệp.
Phương pháp quản trị doanh nghiệp là tổng hòa cách thức tác động có chủ đích từ
chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị ( hoạt động của tập thể người lao động, các nguồn
lực vật chất, các lợi thế tiềm tàng trong doanh nghiệp và khách thể kinh doanh ( môi
trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…) nhằm đạt tới hệ thống mục tiêu đã xác định
từng thời kỳ doanh nghiệp
a. Phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp
Là phương pháp tác động dựa trên các mối quan hệ của tổ chức và sự phân cấp,
phân quyền trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, để thực hiện các phương thức tác động
trực tiếp từ các chủ thể quản trị đến các đối tượng quản trị trong các quá trình hoạt động
bằng những chỉ thị, mệnh lệnh, quyết định dứt khoát
- Đặc điểm của các phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp
+ Sự tác động trực tiếp, có chủ đích, hiệu lực tức thời nhanh chóng
+ Chủ thể thực hiện các tác động là các nhà quản trị có quyền uy
+ Hình thức tác động có thể bằng văn bản hành chính, có thể bằng lời nói, các tín
hiệu, âm thanh, màu sắc, hành vi… mang tính bắt buộc phục tùng, thực hiện.
+ Có hiệu lực và hiệu quả giải quyết các tình huống, tình thế trong hoạt động thực
tế có tính cấp thiết cao.
- Nội dung của phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp
+ Tác động hình thanh tổ chức doanh nghiệp thông qua việc xây dựng, ban hành,
thực hiện các điều lệ hoạt động doanh nghiệp, quy chế tổ chức bộ máy quản trị, chức
năng, nhiệm vụ thẩm quyền của từng bộ phận, từng cấp, từng đơn vị, cá nhân, các mối
quan hệ trong hoạt động.
+ Tác động điều khiển đến hành vi, hành động của tập thể người lao động doanh
nghiệp, các khách thể quản trị bằng các chỉ thị mệnh lệnh, quyết định và các văn bản
hành chính để hướng đích, điều chỉnh bổ sung nhằm tạo sự đồng bộ cân đối liên tục các
quá trình sản xuất kinh doanh.
b. Các phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp
Phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp là những phương pháp tác động
đến đối tượng quản trị và khách thể quản trị thông qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo động
lực và sự quan tâm của mọi người đến kết quả, hiệu quả công việc thực hiện.
- Đặc điểm của phương pháp kinh tế.
+ Là những phương pháp tác động gián tiếp, thông qua hệ thống các lợi ích kinh tế
gắn với việc sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi
vật chất, tinh thần, các phạm trù giá trị như giá cả; chi phí giá thành, lợi nhuận, lãi xuất
và các quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
+ Phải tạo lập môi trường kinh tế với nhiều tình huống khác nhau, để người lao
động chủ động lựa chọn các phương thức hành động phù hợp hiệu quả, đảm bảo sự kết
hợp hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong hoạt động, tạo sự quan tâm tới các lợi ích vật
chất một cách đúng đắn.
- Nội dung biểu hiện của các phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp
+ Định hướng sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng
thời kỳ bằng hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm thực tế của doanh
nghiệp.
+ Tạo lập phát triển các phong trào thi đua trong sản xuất kịnh doanh, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí với hình thức phong phú, đa dạng về nội dung cụ thể thiết thực.
Sử dụng hệ thống định mức tiêu chuẩn, giá cả làm công cụ đòn bẩy kinh tế để kích thích,
tạo đông lực cho mọi người.
+ Thực hiện chế độ khen thưởng, xử phạt bằng lợi ích vật chất một cách khoa học,
hiệu lực, hiệu quả cao, đồng thời xác lập các chế độ cá nhân hay tập thể trong việc thực
hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
c. Các phương pháp giáo dục tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp.
Phương pháp giáo dục tâm lý xã hội là những phương pháp tác động vào nhận thức
tình cảm, tâm lý người lao động nhằm tạo động lực tinh thần, trách nhiệm, thúc đẩy mọi
sự tự giác, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Đặc điểm của phương pháp giáo dục tâm lý.
Các phương pháp này quan tâm đến các yếu tố phi vật chất, tìm cách gia tăng thỏa
mãn tâm lý và tinh thần của người lao động, giải quyết các mối quan hệ với con người
nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao động.
- Nội dung tác động của phương pháp giáo dục tâm lý xã hội.
+ Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức
phong phú, nội dung sát thực nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ, sự tôn trọng, lòng tin
yêu doanh nghiệp cho mọi người, hình thành môi trường kinh doanh có văn hóa của
doanh nghiệp.
+ Kịp thời động viên khích lệ cổ vũ đối với những thành tích, kết quả tốt đẹp,
những nhân tố điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch
công tác được giao của tập thể, cá nhân, nhằm tôn vinh, nhân rộng phát triển thành
phong trào thi đua trong toàn doanh nghiệp.
+ Quá trình vận dụng các phương pháp quản trị doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản
trị phải có sự nhận thức đầy đủ đặc điểm, tính chất, điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử
dụng các phương pháp tích hợp và sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp.
1.2.4. THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ, QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
1.2.4.1. Thông tin trong quản trị doanh nghiệp
Thông tin là hệ thống các dữ liệu được biểu đạt bằng lời nói, chữ viết, số liệu, ký
tự, hình ảnh, âm thanh, màu sắc… được truyền đạt thu nhận, phục vụ cho những mục
đích nhất định trong hoạt động của một tổ chức.
Thông tin quản trị doanh nghiệp là hệ thống thông tin được thu nhận, được cảm
thụ, được đánh giá là có ích cho quá trình thực hiện các chức năng quản trị và các
phương pháp quản trị, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quyết định quản trị doanh nghiệp.
- Vai trò của thông tin trong quản trị doanh nghiệp:
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết
của nhà nước vĩ mô, trong xu thế quốc tế hóa và hội nhập, đòi hỏi phải tổ chức hệ thống
thông tin đồng bộ, tiên tiến hiện đại, đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu thông tin trong quản
trị doanh nghiệp, phát huy vai trò to lớn của thông tin.
+ Thông tin của doanh nghiệp được coi là nguyên liệu ( đối tượng chế biến sản
phẩm) để sản xuất ra các sản phẩm của lao động quản trị, đó là các quyết định quản trị.
+ Thông tin còn là phương tiện công cụ của các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp để
thực hiện các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân loại thông tin trong hoạt động doanh nghiệp
+ Theo phạm vi hoạt động: Hệ thống thông tin doanh nghiệp chia hai loại là thông
tin nội bộ ( gồm hệ thống thông tin về tiến trình, biến đổi và kết quả các quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp) và thông tin bên ngoài ( thông tin
môi trường, thông tin thị trường…) có liên quan thường xuyên chi phối ảnh hưởng đến
các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo chức năng thông tin: chia thành 2 loại thông tin là thông tin chỉ đạo đó là
hệ thống thông tin từ chủ thể quản trị ( chủ doanh nghiệp, nhà quản lý các cấp) truyền
thông tới đối tượng quản trị là các cá nhân , tập thể lao động ở các phạm vi lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp) phản ảnh sự biến đổi kết quả của
các quá trình hoạt động của chủ thể quản trị.
+ Theo nội dung hoạt động thông tin: Hệ thống thông tin doanh nghiệp chia thành
nhiều loại như thông tin thống kê, thông tin kế toán, thông tin tài chính, thông tin chính
trị, văn hóa, xã hội, thông tin kỹ thuật công nghệ, thông tin sản xuất, tiêu thụ, thông tin
về bạn hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh thông tin môi trường.
+ Theo tần xuất gia công xử lý thông tin: Có hai loại thông tin là thông tin sơ cấp
( lần đầu), đây là những thông tin xuất hiện lần đầu tiên được thu nhận để xử lý phục vụ
cho những đối tượng cụ thể với mục đích nhất định và thông tin thứ cấp, đó là những
thông tin sơ cấp đã được gia công xử lý theo mục đích nghiên cứu, phân tích, sử dụng
của các cấp quản trị doanh nghiệp.
+ Theo phương hướng truyền thông tin: Có hai loại thông tin ngang là hệ thống
thông tin được truyền thông giữa các khâu trong hệ thống chức năng nhằm cung cấp
thông tin phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp và thông tin dọc, là hệ thống
thông tin được truyền thông giữa các cấp quản trị, các nhà quản trị theo quan hệ thứ bậc
trong hệ thống chỉ huy điều hành sản xuất kinh doanh từng doanh nghiệp.
- Yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin trong quản trị doanh nghiệp
+ Đáp ứng thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu thông tin về số lượng, chất lượng tính chất,
phạm vi, thời gian, đối tượng, địa chỉ. Nội dung thông tin phải trung thực, chính xác, đầy
đủ, hệ thống và tổng hợp.
+ Đảm bảo thời gian thông tin nhanh, kịp thời, đường đi thông tin ngắn nhất, an
toàn và hiệu quả cao.
- Nội dung công tác quản trị thông tin của doanh nghiệp
Nhằm mở rộng khả năng sử dụng thông tin của các nhà quản trị trong việc thực
hiện các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản trị, đặc biệt là chức năng tổ chức và
thực hiện các quyết định quản trị. Việc bảo đảm thông tin trong doanh nghiệp bao gồm
các nội dung.
+ Tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn các kênh, đối tượng thông tin
+ Tổ chức tổng hợp hiệu chỉnh thông tin theo nội dung, tính chất, mục đích nghiên
cứu.
+ Gia công xử lý phân tích thông tin bằng các phương pháp thích hợp;
+ Cung cấp thông tin cho các đối tượng khai thác sử dụng
+ Lưu trữ thông tin bí mật an tòa, tổ chức khai thác sử dụng thông tin thuận lợi,
hiệu quả.
- Nguyên tắc bảo đảm thông tin:
Xuất phát từ nhu cầu và vai trò của thông tin trong quản trị doanh nghiệp nói
chung, trong tiến trình chỉ đạo thực hiện quyết định quản trị nói riêng, đòi hỏi nội dung
đảm bảo thông tin phải quán triệt các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính tiện ích, linh hoạt, hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng bảo
đảm thông tin
+ Cung cấp thông tin một lần, sử dụng nhiều lần.
+ Nâng cao năng lực công nghệ, kỹ thuật và phương pháp thông tin, bảo đảm tính
liên tục, tối ưu hiệu lực của hệ thống thông tin quản trị.
1.2.4.2. Quyết định quản trị doanh nghiệp
Quyết định quản trị doanh nghiệp là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp, nhà
quản trị nhằm định ra chương trinh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động
khách quan của hệ thống đối tượng quản trị môi trường, thị trường hoạt động của doanh
nghiệp.
Ra quyết định là một hành động quan trọng nhất của nhà quản trị doanh nghiệp,
một quyết định đưa ra phù hợp kịp thời sẽ có tác động to lớn đến việc giải quyết có hiệu
quả những vấn đề cần thiết của thực tiễn phát sinh, tạo ra thời cơ vận hội tăng trưởng,
phát triển của đối tượng, ngược lại mọt quyết định quản trị được phát ra không đúng lúc,
không đảm bảo các yêu cầu khoa học, tất yếu sẽ gây ra những hậu quả bất lợi, khó khăn,
lúng túng trong thực hiện của đối tượng, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động. Vì
vậy quá trình tổ chức ra quyết định quản trị doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu
biết đầy đủ về đặc điểm, tính chất các loại quyết định quản trị doanh nghiệp, phải phân
loại được các quyết định quản trị doanh nghiệp.
a. Phân loại được các quyết định quản trị doanh nghiệp
- Phân loại theo thời gian thực hiện quyết định: Ta có ba loại quyết định
+ Các quyết định dài hạn: Là những quyết định cho thời gian từ 5 năm, 10 năm, 15
năm, nó là quyết định có tính chất định hướng chiến phát triển tương lai một doanh
nghiệp, tạo cơ sở cho công tác hoạch định chiến lược.
+ Các quyết định trung hạn: Là những quyết định cho thời gian 2, 3 năm trên cơ sở
cụ thể hóa chương trình hành động của quyết định dài hạn từng giai đoạn
+ Các quyết định ngắn hạn: Là những quyết định có thời gian ngắn từng quý, 6
tháng, 1 năm, đó thường là những quyết định tác nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân loại theo tầm quan trọng của quyết định quản trị: Có ba loại
+ Các quyết định chiến lược: Đó là những quyết định dài hạn của doanh nghiệp, có
vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại ổn định và phát triển bền vững lâu dài của
doanh nghiệp, nó tạo tiền đề cho công tác đầu tư phát triển, công tác chuẩn bị đầu tư các
nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, công nghệ… đáp ứng cho sự tăng trưởng, phát triển
doanh nghiệp.
+ Các quyết định sách lược: Đây là những quyết định mang tính giải pháp trong
quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyết định quản trị doanh nghiệp.
+ Các quyết định quản trị tác nghiệp: Là những quyết định thực hiện chỉ đạo điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày mang tính thường xuyên, liên tục.
- Phân loại theo nội dung của các quyết định quản trị:
Gồm có nhiều loại như quyết định về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung
cấp dịch vụ; quyết định về nhân sự; quyết định về Marketing; về thị trường; thị phần; giá
cả; quyết định về kỹ thuật; công nghệ; quyết định về tài chính; tiền lương thu nhập.
- Phân loại theo phương pháp, phương thức ra quyết định của nhà quản trị: Có các loại
quyết định:
+ Các quyết định trực giác của nhà quản trị: Là những được soạn trên cơ sở kế thừa
các thông tin, các căn cứ hiện trạng của vấn đề cần quyết định giải quyết theo chương
trình có tính lập lại tương tự… để ra quyết định như các quyết định tác nghiệp sản xuất,
các quyết định về nhân lực tiền lương, tiêu thụ…
+ Các quyết định lý giải của nhà quản trị: Là những quyết định tình huống, tình thế
phát sinh không theo chương trình, đòi hỏi nhà quản trị phải có sự phân tích thông tin
một cách có hệ thống, hiểu biết thực trạng vấn đề phát sinh, lựa chọn so sánh đưa ra các
vấn đề mới như các vấn đề rủi ro bất trắc về kinh tế, tài chính, môi trường… trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
b. Yêu cầu đối với việc ra quyết định có hiệu quả
+ Ra quyết định quản trị phải có căn cứ khoa học, những quyết định được soạn thảo
trên cơ sở hệ thống thông tin về đối tượng được chọn lọc, được phân tích đánh giá một
cách khoa học thực tế, gắn kết sự hiểu biết sâu sắc các quy luật vận động biến đổi khách
quan của đối tượng quản trị trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Các quyết định phải đảm bảo tính thống nhất cao, đòi hỏi nhà quản trị khi ra các
quyết địnhphải tuân thủ theo định hướng mục tiêu hoạt động từng thời kỳ tránh không
tạo ra mâu thuẫn loại bỏ lẫn nhau giữa các quyết định đã có.
+ Các quyết định quản trị phải đảm bảo tính tối ưu, đó là các quyết định được đề ra
phù hợp với đặc điểm, tính chất khă năng và điều kiện mọi mặt của đối tượng, nội dung
của quyết định phải cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, dứt khoát, tiết kiệm thời gian,
công sức triển khai thực hiện. Khi giải quyết một vấn đề phát sinh phải soạn thảo nhiều
phương án quyết định để so sánh chọn một quyết định có hiệu quả.
+ Các quyết định phải đúng thẩm quyền, đòi hỏi nhà quản trị phải chịu trách nhiệm
về kết quả, hậu quả của việc thực hiện quyết định đưa ra, không được lạm dụng quyền
hạn, trách nhiệm trong quá trình tổ chức ra quyết định quản trị.
+ Các quyết định phải cụ thể về thời gian
+ Các quyết định phải kịp thời, đúng lúc. Nếu quyết định quá sớm hoặc quá muộn
so với thời điểm cần thiết đều hạn chế hiệu quả.
c. Quy trình ra quyết định.
Quá trình ra quyết định quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
có thể do một cá nhân mà quản trị thực hiện hoặc do cả tập thể các nhà quản trị thực
hiện, tùy thuộc vào nội dung, tính chất về phạm vi của từng loại quyết định quản trị.
Song để có một quyết định quản trị hợp lý, hiệu quả, hiệu lực cao, đòi hỏi nhà quản trị
phải phải hội tụ các yếu tố sau:
- Cân nhắc cẩn trọng trước khi ra quyết định, đảm bảo đúng lúc, đúng đối tượng,
kịp thời, có đầy đủ thông tin về vấn đề cần giải quyết, đảm bảo sự tin cậy, xác đáng thực
tế khách quan.
- Luôn luôn hướng tới mục tiêu đã xác định, đảm bảo tính đồng bộ, tính linh hoạt,
hiệu quả thiết thực, mọi khả năng lựa chọn đều phải phân tích, so sánh lựa chọn theo
những tiêu chuẩn đã được lượng hóa xác định.
- Có sự ưu tiên rõ ràng từng tiêu chuẩn lựa chọn, tùy thuộc vào nội dung của vấn đề
cần giải quyết trong thực tế, lưu ý sự lựa chọn cuối cùng bao giờ cũng sẽ mang lại kết
quả mong muốn hiệu quả.
* Mô hình ra quyết định bởi một cá nhân.
Mô hình ra quyết định bởi một cá nhân được thực hiện theo một quy trình sau:
Bước 1: Vạch ra mục tiêu cần đạt tới của quyết định
Bước 2: Xác định các tiêu chuẩn liên quan tới quyết định ( có định tính và định
lượng tùy theo từng loại tiêu chuẩn)
Bước 3: Nhận biết các khả năng lựa chọn để thực hiện, được thống kê cụ thể và
được sắp xếp theo trình tự ưu tiên các nội dung và giải pháp.
Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá từng khă năng lựa chọn xác đáng
Bước 5: Định lượng các tiêu chuẩn, đánh giá từng khă năng đề ra trong quyết định.
* Mô hình ra quyết định bởi một tập thể các nhà quản trị.
Trong thực tế có những quyết định đưa ra bởi một tập thể các nhà quản trị doanh
nghiệp, đay thường là các quyết định mang tính chất chiến lược, quyết định sách lược có
tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng phát triển doanh nghiệp
hiện tại cũng như tương lai, dòi hỏi trí tuệ của tập thể các nhà quản trị trong quá trình ra
quyết định quản trị doanh nghiệp. Có hai phương pháp ra quyết định tập thể:
+ Kỹ thuật tập thể danh nghĩa:
Là phương pháp ra quyết định tập thể một số chuyên gia giỏi những người đang
công tác trực tiếp tại các đơn vị, bộ phận có liên quan đến vấn đề cần giải quyết, bằng
hình thức thảo luận tập thể để ra lựa chọn ý kiến cá nhân xuất sắc nhất trong thảo luận
tập thể để ra quyết định. Vấn đề cần thảo luận được nêu ra trước khi họp để các thành
viên tham dự chuản bị trước những ý kiến của mình. Phương pháp này được tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: Các thành viên được mời đến địa điểm họp các ý kiến đã được chuẩn bị
trước về các vấn đề được hỏi và thảo luận.
Bước 2: Tại cuộc họp từng thành viên sẽ lần lượt trình bày ý kiến của mình trước
tập thể về vấn đề cần được giải quyết.
Bước 3: Tranh luận tập thể về ý kiến của từng cá nhân đưa ra đối thoại trực tiếp làm
sáng tỏ từng ý kiến của từng thành viên trước tập thể.
Bước 4: Các thành viên dự họp đánh giá ý kiến từng cá nhân đã thảo luận trước
cuộc họp, bằng cách cho điểm độc lập bỏ phiếu kín.
Bước 5: Căn cứ vào ý kiến của từng thành viên nào đạt điểm cao nhất sẽ chọn để
đưa ra quyết định tập thể.
+ Kỹ thuật chuyên gia: ( Còn gọi là là phương pháp Delphi)
Với phương pháp này những người tham gia ra quyết định là những chuyên gia giỏi
về lĩnh vực cần phải giải quyết ra quyết định được lựa chọn. Vấn đề cần ra quyết định
cần được thông báo trước cho từng chuyên gia dưới dạng câu hỏi in sẵn trên giấy. Quy
trình thực hiện của phương pháp Delphi gồm các bước sau:
Bước 1: Mỗi thành viên được phát một bảng kê câu hỏi sẵn và yêu cầu trả lời trên
mẫu in sẵn.
Bước 2: Các ý kiến trả lời được thu lại, ghi lại và in ra một bảng tổng hợp các ý
kiến của các chuyên gia tham gia.
Bước 3: Phát cho mỗi người một bảng tổng hợp ý kiến các chuyên gia và yêu cầu
họ cho ý kiến một lần nữa sau khi xem ý kiến của những chuyên gia khác.
Bước 4: Thu lại các bảng trả lời lần hai của các chuyên gia, in lại bảng tổng hợp ý
kiến lần hai, quay lại bước ba và bốn cho đến khi có sự thống nhất tập trung cao các ý
kiến của các chuyên gia tham gia về vấn đề cần ra quyết định.
Phương pháp Delphi cho phép khai thác tối đa trí tuệ, kiến thức kỹ thuật của các
chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực, đảm bảo chất lượng và hiệu lực của ra quyết định
trong quản trị doanh nghiệp.
Mô hình ra quyết định tập thể có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình ra quyết định
cá nhân, do quyết định tập thể có nhiều thông tin hơn, tăng cường được tính dân chủ
công khai, các giải pháp đưa ra có tính tập thể cao được nhiều người chấp thuận. Song
thực hiện các quyết định tập thể cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, phải đầu tư nhiều
thời gian cho công tác phân công phối hợp, tập hợp nhiều các chuyên gia tham gia ra
quyết định, tốc độ ra quyết định chậm hơn so với mô hình ra quyết định của cá nhân, ai
sẽ chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng nếu mọi việc thực hiện không có kết quả.
Chương 2
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH
2.1 KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
2.1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình phối kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào
( như lao động, máy móc thiết bị…) theo một quy trình công nghệ nhất định để tạo ra
sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Kinh doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình từ đầu
tư từ sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên
ngoài và có cấu trúc bên trong bao gồm nhiều phân hệ khác nhau, để thực hiện mục tiêu
của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện
những chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết
định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Hình thành, tổ chức tốt
hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiêt yếu để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và
phát triển trên thị trường.
Quản trị sản xuất chính là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra theo
dõi, điều chỉnh hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành, có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hê sản xuất được
biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Đột biến
ngẫu nhiên
Đầu vào Đầu ra
Thông tin Thông tin
phản hồi phản hồi
Yếu tố trung tâm của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế
biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc các dịch vụ mong muốn, đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuôc rất lớn vào việc
hoạch định, tổ chức và quản trị biến đổi này.
Các yếu tố đầu vào đa dạng: nguyên vật liệu, con người, công nghệ, kỹ thuật quản
lý và nguồn thông tin. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý tiết kiệm nhất.
Kết quả đầu ra là sản phẩm vật chất, ngoài sản phẩm được tạo sau mỗi quá trình sản
xuất, còn các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đôi khi còn phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý, giải quyết chúng ( chẳng
hạn như các chất thải…)
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của
doanh nghiệp, đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch trong
sản xuất thực tế của doanh nghiệp
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn toàn bộ hoạt động của hệ thống sản xuất dẫn
đến không thực hiện được mục tiêu theo dự kiến ban đầu ( chẳng hạn như: thiên tai; hỏa
hoạn; chiến tranh…)
Quá trình biến đổi
Kiểm tra
điều chỉnh
Quá trình biến đổi
Kiểm tra
Điều chỉnh
2.1.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Là hoạch định và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố
đầu ra, sau mỗi quá trình biến đổi, kết quả với một số lượng đầu ra lớn hơn số lượng đầu
tư ban đầu đó là giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh
nghiệp, giá trị gia tăng là nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội, tạo nguồn
thu nhập cho tất cả các dối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp
và tái đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.
2.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
2.2.1. Mục tiêu của quản trị sản xuất
Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất kinh doanh là đảm bảo thỏa mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất là các yếu tố sản xuất, nhằm
thực hiện các mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
- Giảm chi phí đến mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra.
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính linh hoạt cao
- Bảo vệ tốt môi trường
Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chật chẽ với nhau tạo ra một sức mạnh tổng hợp,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.2.2. Yêu cầu của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
- Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định, cân đối liên tục phát triển
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp.
2.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
2.3.1. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM.
2.3.1.1. Khái niệm dự báo và các loại dự báo.
a. Khái niệm:
Dự báo là khoa học, là nghệ thuật tiên đoán sự việc xẩy ra trong tương lai.
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là một nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất
phát điểm của hoạch định sản xuất, để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất
bao nhiêu? Thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cần có của sản phẩm gì?
Kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ trên cơ
sở đó xác định kế hoạch sản phẩm và khả năng sản xuất cần có đây là căn cứ xác định kế
hoạch sản phẩm và khả năng sản xuất hay không nên sản xuất? nếu tiến hành sản xuất thì
cần tiến hành những điều kiện, hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu được dự báo tốt nhất.
Để dự báo, người ta có thể căn cứ vào các thông tin dữ liệu của thời gian trước đó,
dựa vào một số mô hình toán học nào đó để rút ra kết luận. Nó có thể cách suy nghĩ chủ
quan hay trực giác để tiên đoán tương lai hoặc có thể là sự hợp của những cách trên. Có
nghĩa là dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người quản trị để
điều chỉnh lại cho sát với thực tế.
b. Các loại dự báo: Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên các
phân loại theo thời gian là phổ biến nhất, cần thiết nhất trong hoạch định quản trị sản
xuất. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau:
- Dự báo ngắn hạn: Là dự báo có khoảng thời gian thường dưới 1 năm. Loại dự báo
này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực,
phân chia công việc.
- Dự báo trung hạn: Là dự báo có khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm. Loại dự báo này
thường được dùng trong kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế
hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn nhân lực và
tổ chức hoạt động tác nghiệp.
- Dự báo dài hạn: Là dự báo có khoảng cách thời gian từ 3 năm trở lên. Dự báo dài
hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch
nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp.
Dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn, sở dĩ như vậy là
vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến và thường xuyên thay đổi, nếu kéo dài thời gian dự
báo, độ chính xác sẽ giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật tình hình và sử
dụng phương pháp dự báo thích hợp.
2.3.1.2 Phương pháp dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
a. Phương pháp dự báo định tính: Là phương pháp dự vào các suy đoán, cảm nhận,
bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp lấy ý kiến của Ban điều hành
Đây là phương pháp sử dụng khá rộng rãi. Theo phương pháp này, một nhóm nhỏ
cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với kết
quả đánh giá của các cán bộ điều hành Marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đưa
ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới. Phương pháp này sử
dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến thực tiễn. Tuy
nhiên, phương pháp này cũng còn nhiều thiếu sót:
+ Dự báo chỉ là dữ liệu của cá nhân
+ Quan điểm của người có quyền lực, có địa vị cao thường gây ảnh hưởng lớn đến
các cán bộ điều hành.
- Phương pháp lấy ý kiến tổng hợp của lực lượng bán hàng:
Đây là phương pháp được nhiều người dùng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất
sản phẩm công nghiệp, vì lượng sản phẩm của họ thường rất lớn, có thể được tiêu thụ
khá rộng rãi và người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Mỗi
nhân viên bán hàng sẽ ước đoán số hàng bán được trong tương lai ở khu vực mình phụ
trách. Những dự báo bày được thẩm định để đoán chắc là nó hiện thực, sau đó phối hợp
với các dự đoán của tất cả các khu vực khác để hình thành dự báo của toàn bộ doanh
nghiệp.
Một trong những thiếu sót của phương pháp này là người bán hành thường có xu
hướng đánh giá thấp số lượng hàng bán được, hoặc một số lại chủ quan dự báo quá cao
để nâng cao danh tiếng của mình.
- Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng
Đây là phương pháp lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm năng cho kế hoạch
tương lai của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu do phòng nghiên cứu thị trường thực hiện
bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng
vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới cơ sở tiêu dùng hoặc gia
đình....
Phương pháp nghiên cứu thị trường không những giúp nhà quản trị chuẩn bị được
dự báo mà còn hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp
để cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Phương pháp này đòi hỏi tốn kém tài chính, thời
gian và cẩn phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương
pháp này vấp phải những khó khăn là ý kiến của khách hàng không thực sự xác thực
hoặc quá lý tưởng.
- Phương pháp Dellphi ( lấy ý kiến của các chuyên gia)
Đây là phương pháp bao gồm các nhóm quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc
nhất trí dự báo trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc
nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này huy động được trí tuệ của
các chuyên gia ở các vùng địa lý khác nhau để xây dựng dự báo.
Phương pháp này thực hiện các bước sau:
- Chọn các nhà chuyên môn, các điều phối viên và các nhà ra quyết định.
- Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu, gửi đến các chuyên gia
- Phân tích các câu trả lời, tổng hợp viết lại bảng câu hỏi.
- Soạn thảo câu hỏi lần thứ hai gửi tiếp cho các chuyên gia.
- Thu thập, phân tích bảng trả lời câu hỏi lần thứ hai.
- Viết lại, gửi đi và phân tích các kết quả điều tra.
-Các bước trên được dừng lại khi kết quả dự báo thoiarn mãn những yêu cầu đề ra.
Tư tưởng của phương pháp Dellphi là tạo ra và nhận được các ý kiến phản ứng hai
chiều của người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại. Phương pháp này không
tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân, không có va chạm giữa người này và
người khác hoặc ảnh hưởng tới người nào đó có ưu thế hơn.
b. Phương pháp dự báo định lượng.
Phương pháp dự báo định lượng bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian
và hàm số nhân quả. Dựa trên các số liệu thống kê và thông qua công thức toán học được
thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Ở đây mối liên hệ giữa thời gian và nhu cầu
hoặc các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình toán thích hợp.
Dù là phương pháp nào thì dự báo định lượng cũng cần thực hiện qua các bước sau
đây:
- Xác định mục tiêu của dự báo
- Chọn những loại sản phẩm cần dự báo
- Xác định độ dài thời gian dự báo
- Chọn mô hình dự báo
- Thu thập dữ liệu cần cho dự báo
- Tiến hành dự báo
- Áp dụng kết quả dự báo.
Các bước trên đây được tiến hành một cách có hệ thống và thống nhất từ khi tìm
hiểu, thiết kế, đến ấp dụng hệ thống dự báo. Nếu hệ thống dự báo được sử dụng đều đặn
trong thời gian dài thì thu thập dữ liệu và dự báo có thể bỏ qua bước này hay bước khác
để đơn giản hơn trong tính toán.
Sau đây là một số phương pháp dự báo định lượng.
+ Phương pháp bình quân giản đơn.
Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở trung bình các dữ liệu đã
qua, trong đó nhu cầu các gian đoạn trước đều có trọng số như nhau:
Công thức tính:
Ft =
t-n
∑ Ai
i=t-1
Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i
n là số giai đoạn quan sát
n
Ví dụ 1: Công ty cao su Sao Vàng có số liệu thống kê về nhu cầu săm lốp xe máy
( bộ) trong 3 năm qua là 500.000; 600.000 và 700.000 bộ
Với số liệu của ví dụ ta có thể tính được nhu cầu dự báo cho năm tới ( năm thứ 4) như
sau:
Ft =
500.000 + 600.000 + 700.000
= 600.000 bộ
3
+ Phương pháp bình quân di động.
Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh
hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng
phương pháp bình quân di động thích hợp hơn hết
Phương pháp bình quân di động dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng
thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo:
Ft =
t-n
∑ Ai
i=t-1
Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i
n là số giai đoạn quan sát
n
Ví dụ 2: Cửa hàng X bán máy nổ D9, đã dùng phương pháp bình quân di động 4
tháng để dự báo mức bán cho tháng tới như sau:
Tháng Số máy nổ D9
thực tế bán được
Dự báo nhu cầu theo bình quân di động 4 tháng
1 405
2 410
3 395
4 450
5 410 ( 450 + 395 + 410 + 405)/4 = 415
6 430 ( 410 + 450 + 395 + 410)/4 = 416
+ Phương pháp bình quân di động có trọng số
Đây là phương pháp bình quân di động nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai
đoạn khác nhau đến nhu cầu thông qua sử dụng các trọng số.
Công thức tính:
=
t-n
∑ Ai x Hi
i=t-1
Ft
t-n
∑ Hi
i=t-1
Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i
Hi là trọng số của giai đoạn i
Ví dụ 3: Cũng với số liệu của ví dụ 2, cửa hàng X quyết định áp dụng mô hình dự
báo theo bình quân di động 4 tháng có trọng số với các trọng số cho các tháng như sau:
Giai đoạn Trọng số áp dụng
Tháng vừa qua 4
2 tháng trước 3
3 tháng trước 2
4 tháng trước 1
Tổng trọng số 10
Kết quả dự báo theo mô này được thể hiện trong bảng sau:
Tháng
Số máy nổ D9
thực tế bán được
Dự báo nhu cầu theo bình quân di động
4 tháng có trọng số
1 405
2 410
3 395
4 450
5 410 ( 4 x 450 + 3 x 395 + 2 x 410 + 1 x 405)/10 = 421
6 430 ( 4 x 410 + 3 x 450 + 2 x 395 + 1 x 410)/10 = 419
Trong mô hình trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng định trọng
số có hợp lý hay không?
Để đánh giá kết quả dự báo, người ta thường dùng chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối trung
bình, công thức xác định như sau:
Độ lệch tuyệt
=
∑ | Sai số dự báo |
đối trung bình Số lần dự báo
Phương pháp dự báo nào có độ lệch tuyệt đối trung bình nhỏ hơn sẽ cho kết quả dự
báo chính xác hơn. Nếu kết quả dự báo cách quá xa kết quả dự báo thực tế, có nghĩa dự
báo doanh nghiệp đang có vấn đề và ban quản trị cần phải xem xét và đánh giá lại
phương pháp dự báo nhu cầu của mình.
Ngoài các phương pháp dự báo trình bày trên còn có nhiều phương pháp khác, mỗi
phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, phương pháp này có thể tốt đối với doanh
nghiệp này nhưng lại không tốt với doanh nghiệp khác hoặc ngay với các bộ phận khác
trong cùng một doanh nghiệp. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành dự báo
nhằm đảm bảo thế chủ động trong kinh doanh. Việc đặt kế hoạch có hiệu quả phụ thuộc
rất nhiều vào kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.
2.3.2. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ( KHẢ NĂNG) SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
Khả năng SXKD của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng sản phẩm có
khả năng sản xuất trong thời kỳ nhất định và thường được xác định dựa trên những cơ sở
sau:
- Căn cứ vào năng lực sản xuất của máy và thiết bị
- Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp
- Căn cứ vào khả năng của lao động
* Căn cứ vào năng lực sản xuất của máy và thiết bị: Khối lượng sản phẩm từng loại
có khả năng sản xuất được xác định theo công thức:
Khối lượng
sản phẩm
=
Năng suất bình
quân 1 ca máy
x
Số ca làm việc bình
quân 1 máy theo KH
x
Số máy làm
việc thực tế
* Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp: Khối lượng sản phẩm
từng loại có khả năng sản xuất được xác định theo công thức:
Khối lượng
sản phẩm
=
Tổng lượng nguyên liệu có khả năng cung cấp
Mức tiêu hao nguyên liệu cho đơn vị sản phẩm
* Căn cứ vào khả năng của lao động: Khối lượng sản phẩm từng loại có khả năng sản
xuất được theo công thức:
Khối lượng = Năng suất lao động bình x Số
sản phẩm quân 1 công nhân theo KH công nhân
2.3.3. CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ SẢN XUẤT
Để cân đối nhu cầu và khả năng sản xuất từng loại sản phẩm, ta thường lập bảng
cân đối như sau:
Loại
sản phẩm
ĐVT
Nhu cầu sản
phẩm sản xuất
Khả năng sản
phẩm sản xuất
Thừa ( + )
Thiếu ( - )
Hệ số đảm
nhận
A
B
C
D
Trên cơ sở số liệu trong bảng cân đối, doanh nghiệp sẽ thấy được những chỗ mất
cân đối, xác định nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho quá trình
sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
2.3.4. TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP.
2.3.4.1. Khái niệm.
Quá trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu tổ
chức sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp: Với chức năng
là khai thác, chế biến gia công hoặc phục hồi giá trị một loại sản phẩm trong quá trĩnh
chính trong doanh nghiệp gồm 4 quá trình:
+ Quá trình vận chuyển đối tượng chế biến sản phẩm trong quá trình sản xuất bao
gồm vận chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất, vận chuyển bán thành phẩm, sản phẩm dở
trong dây chuyền sản xuất, vận chuyển thành phẩm nhập kho.
+ Quá trình kiểm tra về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm
+ Quá trình tác động tự nhiên đến quá trình sản xuất sản phẩm: như quy trình lên
men của sản xuất bia, sản xuất chè đen…
+ Quá trình công nghệ với quy trình nhiều công đoạn và nhiều bước công việc hợp
thành ( nguyên công) để biến đổi đối tượng chế biến thành phẩm.
2.3.4.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a. Khái niệm – ý nghĩa
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Thắng Nguyễn
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-anTideviet Nguyen
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựczuthanha
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keCun Haanh
 

What's hot (20)

Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
 
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giảiĐề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 

Similar to Giáo trình quản trị doanh nghiệp

Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggNguyễn Thảo Phương
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpViet Nam
 
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptx
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptxch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptx
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptxPhmThu24
 
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTrần Đức Anh
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teLTun139
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Học Huỳnh Bá
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023ssuserf987bf
 
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệpChuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệpnataliej4
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quanNgoc Tu
 

Similar to Giáo trình quản trị doanh nghiệp (20)

Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp
 
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptx
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptxch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptx
ch__ng 1 - T_ng quan v_ Tài chính doanh nghi_p.pptx
 
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 
Tài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần iTài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần i
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh te
 
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023
 
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docxCơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
 
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệpChuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quan
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Giáo trình quản trị doanh nghiệp

  • 1. TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LTTP KHOA KINH TẾ  GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Lưu hành nội bộ) Hải Phòng: 04 - 2009
  • 2. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1.1. DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN 1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. a. Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp ( DN) là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Một tổ chức kinh tế gọi là doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải là một chủ thể pháp luật có tên riêng ( Pháp nhân hoặc thể nhân) - Có tài sản theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh - Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật - Phải ghi chép liên tục quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hàng năm phải tổng kết các hoạt động này trong một bảng cân đối kế toán và trong các báo cáo tài chính theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước - Phải tuân thư các quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh doanh. b. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong tiến trình phát triển nền kinh tế xã hội theo xu thế xã hội hóa, hội nhập quốc tế hóa, kinh tế thị trường, sự phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam là quá trình tất yếu của lịch sử. Đứng ở các góc độ khác nhau, ta có cách phân chia khác nhau, cụ thể: * Xét về tính chất pháp lý của tổ chức doanh nghiệp: Có các loại hình doanh nghiệp sau: - Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do nhà nước giao.
  • 3. - Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh do cá nhân làm chủ, tự đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: ( Công ty TNHH) Có hai hình thức tổ chức công ty + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. + Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. - Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị ( mệnh giá ), một cổ phần gọi là cổ phiếu, người mua cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông có thể là tổ chức hoặc các cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung ( Gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có các thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ( trách nhiệm hữu hạn). - Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ , thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức là: công ty mẹ, công ty con; tập đoàn kinh tế; các hình thức tổ chức nhóm công ty khác. - Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Là những doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các đối tác cùng góp vốn liên doanh để tổ chức hoạt động sản xuất cùng ký kết, cam kết thực hiện theo quy định của luật đầu tư Việt Nam. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam thường là công ty TNHH, công ty cổ phần. Thời gian hoạt động không quá 50 năm. - Doanh nghiệp hợp tác xã: Là loại hình doanh nghiệp tập thể được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các xã viên góp vốn hoạt động sản xuất kinh doanh ở một
  • 4. số ngành, nghề, lĩnh vực thủ công nghiệp, kinh tế dịch vụ, được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần. * Xét theo quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( Năng lục sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; số lượng lao động …): Doanh nghiệp chia thành doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ. * Xét theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: Chia thành các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp dịch vụ ( Thương mại; vận tải; du lịch; tư vấn; lắp ráp; lắp đặt; y tế; thông tin; kiểm toán; kiểm định; cung ứng….) * Xét theo trình độ chuyên môn hóa, tập trung sản xuất kinh doanh: Có 2 loại doanh nghiệp là doanh nghiệp chuyên doanh ( Sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm; hàng hóa thực hiện kinh doanh một loại dịch vụ) và doanh nghiệp tổng hợp ( là những doanh nghiệp với chức năng sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm, hàng hóa, thực hiện nhiều dịch vụ. * Xét theo sự phân cấp quản lý DN: Bao gồm doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước trung ương ( Chính phủ, các Bộ, tổng cục, ủy ban nhà nước) và các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước địa phương ( Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Sở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương). 1.1.1.2. Doanh nhân Việt Nam Doanh nhân là những thể nhân mà nghề nghiệp chủ yếu là hoạt động đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Thuật ngữ Doanh nhân lúc đầu được sử dụng để chỉ cá nhân người kinh doanh, nhưng sau đó có nhiều người kinh doanh cùng hợp tác với nhau để hình thành một cơ sở sản xuất kinh doanh được gọi là Doanh nhân. Về mặt pháp lý, khi các chủ cơ sở SXKD (Các doanh nhân góp vốn) đã đăng ký dưới một tên chung được gọi là DN. Doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân, được coi là chủ thể, nên cũng gọi là doanh nhân. Đối với người kinh doanh trong xã hội, do có nhiều loại khác nhau, có tiêu chuẩn và tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, doanh nhân được chia thành các năm nhóm sau:
  • 5. Nhóm 1 - Doanh nhân đương nhiên: Thực hiện dịch vụ cho người khác, các dịch vụ do họ đăng ký, hoạt động chủ yếu theo nghề nghiệp chuyên môn ( Nghề chính), mục đích hoạt động là thu lợi nhuận. Nhóm 2 – Doanh nhân có điều kiện: Là những người có nghề nghiệp và năng lực kinh doanh, nhưng họ chưa đăng ký các điều kiện để hoạt động kinh doanh ( Như tên gọi doanh nghiệp, địa chỉ và trụ sở giao dịch, ngành nghề kinh doanh trong danh bạ thương mại theo quy định của pháp luật ) để họ trở thành Doanh nhân đương nhiên. Nhóm 3 – Doanh nhân với tư cách không đầy đủ: Nó là những người hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ ( Tiểu thương). Pháp luật không quy định bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, không phải sổ ghi chép sổ kế toán, không có các cửa hiệu riêng, nhưng phải tuân thủ pháp luật nhà nước trong hoạt động kinh doanh Nhóm 4 – Doanh nhân đăng ký: Là những người đã đăng ký kinh doanh trong danh bạ thương mại nhưng vì một lý do nào đó họ chấm dứt kinh doanh nhưng chưa xóa tên trong danh bạ thương mại. Nhóm 5 – Doanh nhân hình thức: Là sự liên kết hai hay nhiều doanh nhân để thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Mọi DN được tổ chức theo mô hình công ty được gọi là doanh nhân. Do hình thức tổ chức khác nhau chủ công ty có trách nhiệm pháp lý khác nhau trong thực tế chia ra 2 loại: + Công ty đối nhân: là doanh nghiệp trong đó tất cả các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một cái tên chung cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn hoặc ít nhất một thành viên về các khoản nợ của công ty, các thành viên của công ty hiểu biết rất kỹ về nhau. Công ty đối nhân gồm hai hình thức: Công ty góp vốn dơn giản ( Ít nhất một thành viên góp vốn chịu trách nhiệm vô hạn - Công ty trách nhiệm hữu hạn) và công ty hợp danh ( tất cả các thành viên hợp danh của công ty đều chịu trách nhiệm vô hạn) +Công ty đối vốn: là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về số góp vốn của mình đối với các khoản nợ của công ty. Công ty đối vốn ở Việt Nam được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
  • 6. 1.1.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.2.1. Mục tiêu hoạt động một doanh nghiệp: Doanh nghiệp với chức năng là sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, theo cơ chế thị trường, với các mục tiêu phấn đấu tổng quát được xác định là tối đa hóa lợi nhuận, an toàn cao trong kinh doanh, tạo vị thế và năng lực cạnh tranh, phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn, mỗi doanh nghiệp lại đặt ra một những mục tiêu cụ thể trong từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động khác nhau tạo thành hệ thống mục tiêu của các doanh nghiệp. Các mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp có thể phân chia thành: + Các mục tiêu mang tính chất tiền tệ: Tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng các khả năng thanh toán chi trả, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh… + Các mục tiêu không phát triển mang tính tiền tệ: Mở rộng thị trường, tăng tỷ trọng thị phần, phát triển thương hiệu, tạo sức mạnh và uy tín doanh nghiệp, sự độc lập, tự chủ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tôn trọng bạn hàng, cải tiến chất lượng… Khi hoạch định mục tiêu cho hoạt động kinh doanh, nhà quản trị phải phân tích các yếu tố khách quan, ngoại lai tác động đến quá trình thực hiện mục tiêu, ngoài ra bản thân HỆ THỐNG MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP CHÍNH TRỊ DN tự chủ. Tập thể người lao động làm chủ trong SXKD XÃ HỘI Lợi ích người lao động. Quyền lợi của bạn hàng, khách hàng. Chăm lo xã hội, từ thiện MÔI TRƯỜNG Bảo vệ và phát triển môi trường. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên KINH TẾ Lợi nhuận và phát triển SXKD, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
  • 7. các mục tiêu đề ra cũng có những mối quan hệ tác động lẫn nhau. Có ba xu hướng tác động qua lại giữa các mục tiêu: - Khuynh hướng đồng thuận: Tức là việc thực hiện một mục tiêu nào đó sẽ dẫn đến đạt được các mục tiêu khác. Loại mục tiêu này doanh nghiệp cần có những nỗ lực để khai thác như tăng sản lượng, giảm chi phí để tăng thu nhập; - Khuynh hướng đối nghịch: Tức là việc theo đuổi mục tiêu này có thể làm thất bại mục tiêu khác ( Đầu tư phát triển, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới hiện đại trong sản xuất sẽ ảnh hưởng mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, giảm thu nhập giai đoạn đầu…); - Khuynh hướng vô can: Tức là việc thực hiện mục tiêu này không ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu nào khác ( Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái…) 1.1.2.2. Chức năng hoạt động doanh nghiệp: - Chức năng kinh doanh sản xuất sản phẩm: Bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường; xác lập các phương án đầu tư; lựa chọn phương án đầu tư phù hợp; tổ chức quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng tốt; rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm thiểu chi phí; tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Chức năng kinh doanh phục vụ: Trên cơ sở nhu cầu dịch vụ xã hội phát triển từng thời kỳ, doanh nghiệp chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ xác lập các phương án kinh doanh dịch vụ phù hợp, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ thị trường xã hội. 1.1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1.3.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tất cả những lực lượng ( những yếu tố) bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phải gắn với môi trường nhất định, thường xuyên chịu tác động chi phối của môi trường. Môi trường kinh doanh cần thiết do các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp thành đạt không những chỉ nắm vững các nguồn lực bên trong mà còn
  • 8. phải nắm vững các nguồn lực bên ngoài để có thể tận dụng được cơ hội cũng như tránh được rủi ro trong kinh doanh. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp không thể tách rời, doanh nghiệp không thể tách rời, doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu nó không thích nghi được với môi trường. * Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. + Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan, không có một DN nào không tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định + Môi trường kinh doanh có tính tổng thể bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội. + Môi trường kinh doanh và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến đổi, sự vận động và biến đổi đó theo hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện. + Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống mở, nhạy cảm. Nó có mối quan hệ và chịu tác động của môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, đó là môi trường kinh doanh của cả nước và quốc tế. * Phân loại môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, để kiểm soát được môi trường, cần thiết phải phân tích đánh giá nó, trước hết phải phân loại môi trường theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại môi trường kinh doanh sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị có nhận thức kịp thời đầy đủ về đặc điểm đặc trưng của từng loại môi trường từ đó mà chủ động đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng công tác hoạch định, dự báo và thực hiện các chức năng quản trị phát triển môi trường. Theo phạm vi tác động, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại: + Môi trường bên ngoài: Bao gồm - Môi trường tổng quát ( Môi trường vĩ mô): Bao gồm các yếu tố chính trị như các chính sách và cơ chế của nhà nước cũng như sự ổn định quốc gia và các mối quan hệ chính trị quốc tế…; các yếu tố về kinh tế như sự ổn định về kinh tế, sức mua của đồng tiền và sự ổn định về giá cả, lạm phát, lãi suất tỷ giá hối đoái…, điều kiện tự nhiên như mưa bão, lũ lụt, động đất…; văn hóa; dân số; kỹ thuật công nghệ. Với các đặc
  • 9. trưng chi phối tác động mạnh, mà không có sự biểu hiện liên quan rõ rệt cụ thể trong hoạt động của doanh nghiệp. - Môi trường đặc thù ( Môi trường vi mô): Bao gồm các nhà cung cấp ( như cung cấp nguyên liệu, nhân công, vốn…); khách mua hàng, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước như cơ quan thuế, quản lý môi trường…, các đối thủ cạnh tranh. + Môi trường bên trong ( môi trường nội bộ doanh nghiệp): Bao gồm các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu phát triển, marketing… * Quản trị môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Vấn đề đặt ra cho nhà quản trị là không thụ động đối phó với sự thay thế của môi trường mà phải kiểm soát được môi trường và có chiến lược để giảm bớt sự phụ thuộc vào môi trường. Việc quản trị môi trường đối với từng doanh nghiệp trước hết là phải nhận thức, xác dịnh được các yếu tố gây ra sự bất trắc, rỉu ro trong môi trường kinh doanh từ đó tìm ra giải pháp thích hợp. Có nhiều giải pháp khác nhau được sử dụng để quản trị môi trường như: - Xác lập các phương án dự phòng bất trắc: giải pháp này nhằm chống lại ảnh hưởng của môi trường từ phía đầu ra và đầu vào như dự trữ vật tư hàng hóa thực hiện bảo trì máy móc thiết bị thường xuyên, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên trước. - San bằng: Là san đều ảnh hưởng của môi trường như tính giá cước điện thoại cao vào giờ cao điểm, giảm bán quần áo vào thời gian sau tết… - Vô hiệu hóa bất trắc: Như tìm cách thu nhận người giỏi của các nhóm đối thủ cạnh tranh về với mình, khi gặp khó khăn về tài chính thì mời các ngân hàng tham gia vào hội đồng quản trị… - Quảng cáo: nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa cũng như tiêu thụ sản phẩm… Ngoài những giải pháp trên, nhà quản trị có thể sử dụng các giải pháp khác như sớm ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tìm cách phân chia thị trường, cung cấp hạn chế các sản phẩm trong các trường hợp cần thiết để gây ra sự khan hiếm giả tạo về hàng hóa
  • 10. 1.1.3.2. Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp Văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng, bản chất nhất của con người được biểu hiện trên các mặt sinh hoạt vật chất, tinh thần, tư duy, hành vi, phong cách, quan hệ giao tiếp, xử sự trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực, tiêu chuẩn hành vi, được nâng lên thành phong cách chung của mọi thành viên trong một doanh nghiệp nhất định. Thực chất văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua những quan điểm thái độ và những hành vi ứng xử trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài, trong mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, chính văn hóa doanh nghiệp sẽ hình thành lên bản chất đặc trưng và bản sắc riêng của từng doanh nghiệp, cho phép phân biệt DN này với DN khác. Nói 1 cách cụ thể văn hóa doanh nghiệp là không giới hạn trong đó quy định những gì các thành viên của doanh nghiệp được phép hoặc không được phép làm, những giới hạn này có thể quy định, quy chế của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những quy ước bất thành văn. * Những đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp: - Là hệ thống các giá trị được tập thể gìn giữ, được hình thành trong các điều kiện nhất định, về điều kiện nhất định, về điều kiện vật chất, môi trường sống, quan điểm sống, kinh nghiệm, lịch sử phát triển của doanh nghiệp và sự tác động qua lại của các mối quan hệ xã hội. - Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề khó nhận ra và hiểu thấu đáo, mặc dù nó tồn tại khắp nơi và tác động thường xuyên tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Văn hóa doanh nghiệp có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động doanh nghiệp, là vấn đề không thể không quan tâm trong quản trị doanh nghiệp, nó là một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp và là một ưu thế trong cạnh tranh của từng doanh nghiệp. * Vai trò của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa có tác động nhiều mặt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó định hướng cho phần lớn công việc của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đén quyết định của nhà quản trị và quan điểm của họ trong việc điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với
  • 11. điều kiện môi trường của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp có thể là động lực thúc đẩy cho việc hoạch định và thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là yếu tố gây cản trở các hoạt động đó. Một nền văn hóa lành mạnh tích cực của doanh nghiệp sẽ là cơ hội để doanh nghiệp tăng trưởng, thành đạt, phát triển không ngừng, nó là hệ quả tất yếu của mức độ hỗ trợ của khía cạnh văn hóa doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, bằng những sản phẩm văn hóa như giá trị, niềm tin, nghi lễ, lễ hội, logo, biểu tượng, ngôn ngữ, thương hiệu… một doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ tác dụng khuyến khích động viên nhân viên làm việc tự nguyện, nhiệt tình phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và hướng họ về một phía đó là mục tiêu của doanh nghiệp. Một DN có văn hóa mạnh sẽ có tác dụng thu hút, duy trì những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp. * Phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp được hình thành một cách tự nhiên, khách quan. Nhưng gữi gìn và xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp tùy thuộc vào chủ quan, điều quan trọng là phải nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp , để từ đó điều chỉnh quản lý chúng như một lợi thế cạnh tranh. Phát triển lợi thế cạnh tranh của văn hóa doanh nghiệp trước hết phải phát huy được tối đa nhân tố con người, “ Một nền văn hóa mạnh khi những giá trị then chốt được vững vàng và chia sẻ rộng rãi trong doanh nghiệp”. Trong doanh nghiệp mọi thành viên đều chấp nhận những giá trị then chốt như tinh thần đồng đội, sự cam kết trung thành, tinh thần trách nhiệm, sự bình đẳng, bác ái, sự tôn trọng giúp đỡ, tinh thần hợp tác, tính tự giác cao, sáng tạo, đổi mới… thì văn hóa doanh nghiệp ngày càng mạnh. Để tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thực sự mạnh, các nhà quản trị doanh nghiệp phải xây dựng hoàn thiện những quy chế, điều lệ, chuẩn mực giới hạn rõ ràng, phù hợp, tạo cơ sở quản lý và phát triển văn hóa doanh nghiệp với các nôi dung cơ bản sau: + Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nội quy, chế độ, tiêu chuẩn, định mức… trong hoạt động doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả thiết thực, đảm bảo công khai, dân chủ, pháp chế hóa, phù hợp với thực tiễn môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 12. + Khuyến khích tinh thần cộng đồng, trách nhiệm của mọi người trong doanh nghiệp, hình thành các nhóm công tác tự nguyện, hợp tác, luôn đi đầu xung kích trong mọi phong trào, luôn luôn đổi mới sáng tạo. + Kết hợp hài hòa các quan hệ lợi ích, tạo động lực nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động của mọi người; thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các lễ hội truyền thống, văn hóa nghệ thuật, dã ngoại, sinh nhật, tham quan du lịch… Tạo sự phấn khích, hiểu biết tôn trọng , liên kết giữa mọi người. + Đảo bảo sự công bằng trong doanh nghiệp thể hiện trong việc trả lương, thưởng, thăng chức, giáng chức dựa trên đánh giá công việc và khả năng công việc của người lao động một cách công khai dân chủ. 1.2. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.2.3. MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Quản trị là một chức năng vốn có của một tổ chức do sự cần thiết phải phối hợp ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị, bộ phận trong một tổ chức để cùng thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chung. Như vậy bất kỳ hoạt động nào của tổ chức, của một tập thể người lao động đều phải có quản trị Quản trị hiểu theo đúng nghĩa chung nhất là cách thức tác động thường xuyên liên tục có chủ đích dến hoạt động của một tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu chung đã được xác định. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, do vậy quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động chủ đích thường xuyên liên tục của chủ doanh nghiệp ( các nhà quản trị) dến hoạt động tập thể của người lao động, nhằm tổ chức khai thác sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế tiềm năng, cơ hội để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp tưng thời kỳ. * Quá trình quản trị một tổ chức được hợp thành bởi các yếu tố sau: - Hệ thống quản trị: bao gồm hai phân hệ là chủ thể quản trị ( các nhà quản trị) có thể là tổ chức hay cá nhân và đối tượng quản trị ( khách thể quản trị) có thể là con người, các yếu tố nguồn lực vật chất, công nghệ, môi trường và các lợi thế tiềm năng khác, bạn hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
  • 13. - Phương thức quản trị : là sự phối hợp các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản trị. - Tổ chức thông tin và tổ chức ra quyết định, thực hiện quyết định quản trị của tổ chức dự kiến đạt tới trong tương lai mang tính chất tất yếu, mong đợi, có thể có. - Hiệu lực quản trị: Được xác định bởi việc các chỉ tiêu nhiệm vụ được hoàn thành kịp thời toàn diện với kết quả cao, các tình huống thực tế phát sinh được xử lý nhanh, gọn có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các quá trình sản xuất kinh doanh tăng trưởng phát triển. - Hiệu quả quản trị: Được phản ánh ở các chỉ tiêu so sánh kết quả đầu ra thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mức đầu tư các nguồn lực, yếu tố đầu vào. * Mục đích quản trị doanh nghiệp: Nhằm phối kết hợp thống nhất hoạt động của mọi người nhằm hướng tới thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng thời kỳ, trên cơ sở đảm bảo huy động sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doan, thúc đẩy tăng năng xuất lao động, tăng quy mô, chất lượng và hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập doanh nghiệp, góp phần cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt của người lao động trong doanh nghiệp, tạo động lục phấn đấu hòa thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp - Đảm bảo thống nhất ý chí, hành động của mọi người hướng tới việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất - kinh doanh từng thời kỳ của doanh nghiệp - Động viên, khai thác tốt khả năng các yếu tố nguồn lực, các lợi thế trong quá trình sản xuất kinh doan, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động, nâng cao mức sống người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. - Tuân thủ pháp luật kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế, tài chính, xã hội, thiết lập các mối quan hệ đối nội, đối ngoại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận ( Các đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa
  • 14. và có trách nhiệm, quyên hạn nhất định, được bố trí theo phân cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp. a. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp - Tính tối ưu: Giữa các khâu, các cấp quản trị và việc thiết lập các mối quan hệ hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất trong doanh nghiệp, hiệu lục và hiệu quả hoạt động trong quản trị doanh nghiệp; - Tính linh hoạt: Có khả năng thích ứng với sự biến động quá trình kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp cũng như từ môi trường bên ngoài; - Tính tin cậy: Đảm bảo các mối quan hệ trong hệ thống được thiết lập ổn định vững chắc, trao đổi cung cấp thông tin ổn định thường xuyên liên tục, chính xác, không có nhiễu loạn trùng lặp hoặc tắc nghẽn trong hệ thống thông tin; - Tính kinh tế: Chi phí hoạt động quản trị nhỏ, kết quả lớn, hiệu quả, hiệu lực cao, giảm thiểu rủi ro, bất trắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tính bí mật: Không có rò rỉ thông tin kinh doanh, thông tin công nghệ - kỹ thuật. b. Những nhân tố ảnh hưởng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp * Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng quản trị Tình trạng và trình độ phát triển của hệ thống ( Công nghệ SX, thử thách, huấn luyện, kinh nghiệm của người lao động…); tính chất, đặc điểm SX như: quy mô SX, loại hình SX, chủng loại sản phẩm… * Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể quản trị: - Mức độ chuyên môn hóa, tập trung hóa các hệ thống quản trị doanh nghiệp các chế độ chính sách vận dụng, thể chế quản trị - Trình độ năng lực và nghệ thuật quản trị của nhà quản trị, cơ chế quản trị - Quan hệ hoạt động quản trị ( giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực, trách nhiệm, lợi ích) Giữa các cấp trong hệ thống quản trị. c. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của hệ thống quản trị là quá trình hình thành cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp khác nhau, mỗi kiểu cơ cấu tổ chức quản trị có những ưu
  • 15. nhược điểm nhất định và được vận dụng trong những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp * Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến ( đường thẳng) Cơ cấu trực tuyến là trong hệ thống quản trị có một cấp trên và một cấp dưới trực thuộc, các vấn dề quản trị được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Người lãnh đạo hệ thống thực hiện tất cả chức năng quản trị người thừa hành mệnh lệnh chỉ làn theo mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp. - Ưu điểm: Phát huy và thực hiện tốt vai trò thủ trưởng trong hệ thống quản trị, lãnh đạo tập trung, trách nhiệm rõ ràng. - Nhược điểm: Đòi hỏi kiến thức năng lực toàn diện của nhà quản trị, không linh hoạt trong quản trị, hạn chế việc sử dụng các chuyên gia và khó phối hợp giữa các tuyến Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến * Kiểu cơ cấu chức năng ( thủ lĩnh công việc) Cơ cấu chức năng có đặc biệt là nhiệm vụ quản lý được phân chia cho từng đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị ( hình thành thủ lĩnh từng chức năng). Người thừa hành phải nhận thi hành cùng lúc các mệnh lệnh từ người lãnh đạo các cấp. - Ưu điểm: Thu hút được nhiều các chuyên gia chức năng giỏi vào công tác quản lý lãnh đạo, giảm gánh nặng cho nhà quản lý lãnh đạo trực tuyến. Tổ trưởng tổ I Tổ trưởng tổ II Tổ trưởng tổ II GIÁM ĐỐC Lãnh đạo tuyến 1 Lãnh đạo tuyến 2 Tổ trưởng tổ I
  • 16. - Nhược điểm: Trong hoạt động cùng một lúc các nhà quản trị chức năng cấp dưới và người thừa hành phải nhận và chấp hành mệnh lệnh từ nhiều phía của nhà quản trị chức năng các cấp dễ phát sinh hiện tượng tranh công, đổ lỗi lầm nhẫn nhau giữa các nhà quản trị chức năng trong hệ thống, kho phối hợp hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau. Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu chức năng * Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng: Đặc điểm của kiểu cơ cấu này là nhà quản trị lãnh đạo cao nhất Tổng giám đốc, Giám đốc) được sự giúp đỡ của các thủ lĩnh chức năng để chuẩn bị quyết định hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Quyền quản trị cao nhất thuộc nhà quản trị cấp cao. Các nhà quản trị chức năng ( thủ lĩnh chức năng) không có quyền ra lệnh trực tiếp cho người ở bộ phận tuyến cấp dưới. Người lãnh đạo tuyến về chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và toàn quyền quyết định trong đơn vị của mình Phòng H chính Tổ chức Phòng T.chính K.toán Phó giám đốc KTCN Phân xưởng Sản xuất 1 Phân xưởng Sản xuất 2 Phân xưởng Cơ điện Đội vận tải Kho VT - HH GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Phòng vật tư Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng Quản lý Sản xuất Phó giám đốc SXKD Phòng kế hoạch
  • 17. Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến – chức năng - Ưu điểm: Phát huy được ưu điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến và theo chức năng. - Nhược điểm: Lãnh đạo thường xuyên giải quyết mối quan hệ trực tuyến và chức năng, vẫn có xu hướng can thiệp của các phòng ban chức năng ( đã giới hạn), quán triệt được nguyên tắc tổ chức phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản trị. * Cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận: Đây là cơ cấu tỏ chức thường được sử dụng trong SX kinh doanh đối với những các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được sử dụng theo cơ cấu tổ chức ma trận, cơ cấu tổ chức này thường được gọi là cơ cấu tổ chức theo đề án hay theo sản phẩm. Kiểu cơ cấu này có đặc điểm là cho phép cùng một lúc thực hiện nhiều dự án, sản xuất nhiều các loại sản phẩm khác nhau; ngoài những người lãnh đạo theo trực tuyến và chức năng, người lãnh đạo cao cấp còn được giúp đỡ của ngườ lãnh đạo theo đề án, GIÁM ĐỐC Phó GĐ SXKD Phó GĐ KTCN Phòng Quản lý sản xuất Phòng KHKD Phòng TC – KT Phòng HCTC Phòng KCS Phòng Kỹ thuật Phòng Vật tư Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng Cơ điện Đội V. tải Kho VT - HH
  • 18. những thành viên của bộ phận trực tuyến và chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đề án, sau khi đề án được hoàn thành, những thành viên trong đề án trở về vị trí cũ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu ma trận - Ưu điểm: Đây là hình thức tổ chức linh động, ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của tổ chức lúc biến động, giải thể dễ dàng. - Nhược điểm: Dễ xẩy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo các bộ phận đòi hỏi người quản trị cao cấp phải có khả năng giải quyết; phạm vi sử dụng còn hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định. 1.2.2.2. Các chức năng quản trị doanh nghiệp Chức năng quản trị là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của nhà quản trị đối với người thừa hành và các yếu tố khác, là quá trình xác định những công việc mà nhà quản trị phải tiến hành trong hoạt động quản trị. Những chức năng quản trị là những nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp, tùy theo trình độ phát triển của quản trị mà nội dung ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp. GIÁM ĐỐC Phòng Thiết kế Phòng N. cứu SP mới Phòng Nhân sự Phòng Sản xuất Phòng Tài chính Q.lý SP 1 Q.lý SP 2 Q.lý SP 3 GIÁM ĐỐC Phòng Thiết kế Phòng N. cứu SP mới Phòng Nhân sự Phòng Sản xuất Phòng Tài chính Q.lý SP 1 Q.lý SP 2 Q.lý SP 3
  • 19. a. Chức năng hoạch định Hoạch định là một quá trình đưa ra các quyết định của nhà quản trị dựa trên việc dự báo phân tích các sự kiện sẽ diễn ra và tác động của chúng dến các hoạt động của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể Hoạch định là một quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn giải pháp tốt nhất để thục hiện mục tiêu. * Vai trò của hoạch định - Hoạch định vạch ra mục tiêu của tổ chức, cho biết hướng đi của doanh nghiệp , nó cho biết doanh nghiệp phấn đấu vì cái gì, đích tới là đâu và để đạt mục tiêu đó họ sẽ phải phối hợp, hợp tác với nhau và làm việc một cách có tổ chức. - Hoạch định có tác dụng làm giảm tính không ổn định của doanh nghiệp, buộc những người quản trị phải nhìn về phía trước, dự đoán những thay đổi, cân nhắc những ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp đối phó thích hợp, hạn chế những rủi ro, lãng phí. - Hoạch định thiết lập nên những tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra. * Các loại hoạch định trong quản trị doanh nghiệp - Xét về nội dung: Có hai loại hoạch định + Hoạch định chiến lược: Đặt ra những mục tiêu tổng quát lâu dài định hướng phát triển cơ bản doanh nghiệp + Hoạch định chiến thuật ( tác nghiệp): Là việc xác định các chỉ tiêu, biện pháp để đạt được những mục tiêu thành phần ( bộ phận) của hoạch định chiến lược. - Xét về thời gian: Có hai loại + Hoạch định ngắn hạn ( dưới một năm); + Hoạch định dài hạn ( từ hai năm trở lên). - Xét về chế độ hoạch định: Có hai loại + Hoạch định có tính chất bắt buộc + Hoạch định hướng dẫn: Là loại hoạch định chỉ nêu ra yêu cầu, mục tiêu thực hiện không có các giải pháp cụ thể, loại hoạch định này có tính linh động cao, tạo sự chủ động thực hiện tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể - Theo tính chất công việc: chia thành 2 loại + Hoạch định một lần: Là loại hoạch định chỉ diễn ra một lần và thực hiện một lần không lập lại ( chương trình cứu nạn, di chuyển…)
  • 20. +Hoạch định thường dùng: Là những hoạch định được sử dụng nhiều lần lặp lại theo chương trình ( về sản lượng, lợi nhuận, chi phí…) * Mục tiêu của hoạch định trong quản trị kinh doanh - doanh nghiệp. Mục tiêu là những kết quả mà nhà quản trị mong muốn đạt tới trong tương lai. Mục tiêu là nền tảng của hoạch định, nó cung cấp những thông tin và phương hướng cho quá trình ra quyết định và chỉ đạo thực hiện các quyết định quản trị. Người ta thường chia thành các loại mục tiêu sau: + Mục tiêu công khai ( mục tiêu tuyên bố) Đó là những mục tiêu doanh nghiệp dự tính đạt tới trong hoạt động tương lai, được tuyên bố trong đại hội công nhân, đại hội cổ đông… hoặc tuyên bố trước báo giới, được thể hiện ở các báo cáo định kỳ hoạt động của doanh nghiệp, đây chỉ là mục tiêu danh nghĩa. + Mục tiêu thực tế: Đó là những mục tiêu mà doanh nghiệp thực sự theo đuổi và được xác định bởi các việc làm thực của các thành viên trong doanh nghiệp, mục tiêu này thường ít được công khai ra ngoài phạm vi doanh nghiệp b. Chức năng Tổ chức trong quản trị doanh nghiệp Tổ chức là xác định các công việc cần phải làm và những người làm công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận doanh nghiệp và cá nhân cung như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi thực hiện công việc để cùng thực hiện các nhiệm vụ chung, đạt tới những mục tiêu đã được xác định. Nội dung hoạt động chức năng tổ chức của quản trị bao gồm: + Tổ chức con người: thành lập cơ cấu bên trong của tổ chức, quy định các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng người một cách rõ ràng giữa các cấp, các khâu quản trị; xác định các mối quan hệ, liên hệ về trao đổi và cung cấp các thông tin giữa các đơn vị bộ phận trong cơ cấu tổ chức để đạt được những mục tiêu đặt ra. + Tổ chức công việc: Nhà quản trị cần phải xác định được các công việc cần thực hiện; trình tự thực hiện các công việc và phối hợp chặt chẽ các công việc. c. Chức năng điều khiển trong quản trị doanh nghiệp. Điều khiển hay lãnh đạo trong quản trị là việc chủ thể quản trị ( các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp) sử dụng quyền lực quản trị vốn có để tác động đến hành vi của người
  • 21. tập thể người lao động một cách có chủ đích, nhằm hướng tới việc thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Điều khiển trong quản trị bao gồm các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, thúc đẩy, động viên những thành viên trong tổ chức làm việc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để điều khiển được người khác làm việc và phối hợp nhiều người đồng lòng nhất trí vươn tới mục tiêu chung nhà quản trị cần có năng lực thực sự, phải có tri thức và năng lực quản trị, cụ thể: + Các nhà quản trị phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, giao tiếp cộng đồng, phải nhạy cảm trong mọi tình huống, có nghệ thuật cảm hóa, cải biến con người; + Phải hiểu biết và có nghệ thuật phối hợp hiệu quả, hiệu lực các phương pháp quản trị; + Có thủ thuật chuẩn đoán, dự báo các tình huống về nhân sự trong tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, đãi ngộ phát triển. Có phong cách lãnh đạo phù hợp với đặc tính, đặc thù từng đối tượng, với đặc điểm của tổ chức; + Chú ý thực hiện phân cấp, phân quyền, phân nhiệm vụ trong thực hiện các chức năng quản trị. * Nội dung cơ bản của chức năng điều khiển trong quản trị doanh nghiệp: + Tổ chức ra quyết định, thực thi quyết định quản trị doanh nghiệp; + Tổ chức truyền thông trong hệ thống quản trị doanh nghiệp ; + Thực hiện ủy quyền trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. d. Chức năng Kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp Kiểm tra là quá trình theo dõi, giám sát các hoạt động với mục đích làm cho các kết quả đạt được tốt hơn, đồng thời thông qua kiểm tra mà tìm kiếm, phát hiện, xác định các sai xót lệch lạc phát sinh và kịp thời đưa ra các giải pháp để điều chỉnh bổ sung, khắc phục đảm bảo cho hoạt động đúng hướng và hiệu quả. * Mục đích của kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp. + Phát hiện những nhầm lẫn sai phạm xẩy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động ngăn chặn, hạn chế các hiện tượng đó.
  • 22. + Phát hiện được các tiềm năng có thể khai thác, tìm kiếm các cơ hội để thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. + Giúp nhà quản trị xem xét hiệu quả các hoạt động như hoạch định, tổ chức, điều khiển… nhằm hoàn thiện quy trình ra quyết định quản trị, thực thi quyền lực trong hệ thống một tổ chức. * Các loại kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra trước công việc; + Kiểm tra trong quá trình thực hiện công việc; + Kiểm tra sau công việc. * Các hình thức kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp + Đối tượng quản trị tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động từng thời kỳ; + Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ quy định; + Các nhà quản trị các cấp kiểm tra theo thẩm quyền quản trị; + Kiểm tra của các cơ quan hữu quan khác đối với các quá trình hoạt động của doanh nghiệp như cơ quan chủ quản cấp trên, các cơ quan quản lý chức năng. * Nguyên tắc thực hiện kiểm tra trong quản trị doanh nghiệp + Theo kế hoạch và đúng đối tượng kiểm tra; + Đảm bảo đồng bộ về nội dung; phương tiện; phương pháp; con người phù hợp với đặc tính từng tổ chức; + Đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, chính xác, khách quan và hiệu quản kinh tế; + Đảm bảo phù với nền văn hóa của doanh nghiệp, kết quả kiểm tra phải được xử lý công khai, dân chủ trong doanh nghiệp. 1.2.2.3. Các phương pháp quản trị doanh nghiệp. Phương pháp quản trị doanh nghiệp là tổng hòa cách thức tác động có chủ đích từ chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị ( hoạt động của tập thể người lao động, các nguồn lực vật chất, các lợi thế tiềm tàng trong doanh nghiệp và khách thể kinh doanh ( môi trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…) nhằm đạt tới hệ thống mục tiêu đã xác định từng thời kỳ doanh nghiệp
  • 23. a. Phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp Là phương pháp tác động dựa trên các mối quan hệ của tổ chức và sự phân cấp, phân quyền trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, để thực hiện các phương thức tác động trực tiếp từ các chủ thể quản trị đến các đối tượng quản trị trong các quá trình hoạt động bằng những chỉ thị, mệnh lệnh, quyết định dứt khoát - Đặc điểm của các phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp + Sự tác động trực tiếp, có chủ đích, hiệu lực tức thời nhanh chóng + Chủ thể thực hiện các tác động là các nhà quản trị có quyền uy + Hình thức tác động có thể bằng văn bản hành chính, có thể bằng lời nói, các tín hiệu, âm thanh, màu sắc, hành vi… mang tính bắt buộc phục tùng, thực hiện. + Có hiệu lực và hiệu quả giải quyết các tình huống, tình thế trong hoạt động thực tế có tính cấp thiết cao. - Nội dung của phương pháp hành chính trong quản trị doanh nghiệp + Tác động hình thanh tổ chức doanh nghiệp thông qua việc xây dựng, ban hành, thực hiện các điều lệ hoạt động doanh nghiệp, quy chế tổ chức bộ máy quản trị, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của từng bộ phận, từng cấp, từng đơn vị, cá nhân, các mối quan hệ trong hoạt động. + Tác động điều khiển đến hành vi, hành động của tập thể người lao động doanh nghiệp, các khách thể quản trị bằng các chỉ thị mệnh lệnh, quyết định và các văn bản hành chính để hướng đích, điều chỉnh bổ sung nhằm tạo sự đồng bộ cân đối liên tục các quá trình sản xuất kinh doanh. b. Các phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp Phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp là những phương pháp tác động đến đối tượng quản trị và khách thể quản trị thông qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo động lực và sự quan tâm của mọi người đến kết quả, hiệu quả công việc thực hiện. - Đặc điểm của phương pháp kinh tế. + Là những phương pháp tác động gián tiếp, thông qua hệ thống các lợi ích kinh tế gắn với việc sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi vật chất, tinh thần, các phạm trù giá trị như giá cả; chi phí giá thành, lợi nhuận, lãi xuất và các quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
  • 24. + Phải tạo lập môi trường kinh tế với nhiều tình huống khác nhau, để người lao động chủ động lựa chọn các phương thức hành động phù hợp hiệu quả, đảm bảo sự kết hợp hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong hoạt động, tạo sự quan tâm tới các lợi ích vật chất một cách đúng đắn. - Nội dung biểu hiện của các phương pháp kinh tế trong quản trị doanh nghiệp + Định hướng sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng thời kỳ bằng hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm thực tế của doanh nghiệp. + Tạo lập phát triển các phong trào thi đua trong sản xuất kịnh doanh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với hình thức phong phú, đa dạng về nội dung cụ thể thiết thực. Sử dụng hệ thống định mức tiêu chuẩn, giá cả làm công cụ đòn bẩy kinh tế để kích thích, tạo đông lực cho mọi người. + Thực hiện chế độ khen thưởng, xử phạt bằng lợi ích vật chất một cách khoa học, hiệu lực, hiệu quả cao, đồng thời xác lập các chế độ cá nhân hay tập thể trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ. c. Các phương pháp giáo dục tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp. Phương pháp giáo dục tâm lý xã hội là những phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm, tâm lý người lao động nhằm tạo động lực tinh thần, trách nhiệm, thúc đẩy mọi sự tự giác, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Đặc điểm của phương pháp giáo dục tâm lý. Các phương pháp này quan tâm đến các yếu tố phi vật chất, tìm cách gia tăng thỏa mãn tâm lý và tinh thần của người lao động, giải quyết các mối quan hệ với con người nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao động. - Nội dung tác động của phương pháp giáo dục tâm lý xã hội. + Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú, nội dung sát thực nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ, sự tôn trọng, lòng tin yêu doanh nghiệp cho mọi người, hình thành môi trường kinh doanh có văn hóa của doanh nghiệp.
  • 25. + Kịp thời động viên khích lệ cổ vũ đối với những thành tích, kết quả tốt đẹp, những nhân tố điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch công tác được giao của tập thể, cá nhân, nhằm tôn vinh, nhân rộng phát triển thành phong trào thi đua trong toàn doanh nghiệp. + Quá trình vận dụng các phương pháp quản trị doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự nhận thức đầy đủ đặc điểm, tính chất, điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng các phương pháp tích hợp và sử dụng kết hợp các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. 1.2.4. THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ, QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 1.2.4.1. Thông tin trong quản trị doanh nghiệp Thông tin là hệ thống các dữ liệu được biểu đạt bằng lời nói, chữ viết, số liệu, ký tự, hình ảnh, âm thanh, màu sắc… được truyền đạt thu nhận, phục vụ cho những mục đích nhất định trong hoạt động của một tổ chức. Thông tin quản trị doanh nghiệp là hệ thống thông tin được thu nhận, được cảm thụ, được đánh giá là có ích cho quá trình thực hiện các chức năng quản trị và các phương pháp quản trị, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quyết định quản trị doanh nghiệp. - Vai trò của thông tin trong quản trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết của nhà nước vĩ mô, trong xu thế quốc tế hóa và hội nhập, đòi hỏi phải tổ chức hệ thống thông tin đồng bộ, tiên tiến hiện đại, đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu thông tin trong quản trị doanh nghiệp, phát huy vai trò to lớn của thông tin. + Thông tin của doanh nghiệp được coi là nguyên liệu ( đối tượng chế biến sản phẩm) để sản xuất ra các sản phẩm của lao động quản trị, đó là các quyết định quản trị. + Thông tin còn là phương tiện công cụ của các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp để thực hiện các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại thông tin trong hoạt động doanh nghiệp + Theo phạm vi hoạt động: Hệ thống thông tin doanh nghiệp chia hai loại là thông tin nội bộ ( gồm hệ thống thông tin về tiến trình, biến đổi và kết quả các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp) và thông tin bên ngoài ( thông tin
  • 26. môi trường, thông tin thị trường…) có liên quan thường xuyên chi phối ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. + Theo chức năng thông tin: chia thành 2 loại thông tin là thông tin chỉ đạo đó là hệ thống thông tin từ chủ thể quản trị ( chủ doanh nghiệp, nhà quản lý các cấp) truyền thông tới đối tượng quản trị là các cá nhân , tập thể lao động ở các phạm vi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp) phản ảnh sự biến đổi kết quả của các quá trình hoạt động của chủ thể quản trị. + Theo nội dung hoạt động thông tin: Hệ thống thông tin doanh nghiệp chia thành nhiều loại như thông tin thống kê, thông tin kế toán, thông tin tài chính, thông tin chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin kỹ thuật công nghệ, thông tin sản xuất, tiêu thụ, thông tin về bạn hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh thông tin môi trường. + Theo tần xuất gia công xử lý thông tin: Có hai loại thông tin là thông tin sơ cấp ( lần đầu), đây là những thông tin xuất hiện lần đầu tiên được thu nhận để xử lý phục vụ cho những đối tượng cụ thể với mục đích nhất định và thông tin thứ cấp, đó là những thông tin sơ cấp đã được gia công xử lý theo mục đích nghiên cứu, phân tích, sử dụng của các cấp quản trị doanh nghiệp. + Theo phương hướng truyền thông tin: Có hai loại thông tin ngang là hệ thống thông tin được truyền thông giữa các khâu trong hệ thống chức năng nhằm cung cấp thông tin phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp và thông tin dọc, là hệ thống thông tin được truyền thông giữa các cấp quản trị, các nhà quản trị theo quan hệ thứ bậc trong hệ thống chỉ huy điều hành sản xuất kinh doanh từng doanh nghiệp. - Yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin trong quản trị doanh nghiệp + Đáp ứng thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu thông tin về số lượng, chất lượng tính chất, phạm vi, thời gian, đối tượng, địa chỉ. Nội dung thông tin phải trung thực, chính xác, đầy đủ, hệ thống và tổng hợp. + Đảm bảo thời gian thông tin nhanh, kịp thời, đường đi thông tin ngắn nhất, an toàn và hiệu quả cao. - Nội dung công tác quản trị thông tin của doanh nghiệp Nhằm mở rộng khả năng sử dụng thông tin của các nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng, kỹ năng, phương pháp quản trị, đặc biệt là chức năng tổ chức và
  • 27. thực hiện các quyết định quản trị. Việc bảo đảm thông tin trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung. + Tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn các kênh, đối tượng thông tin + Tổ chức tổng hợp hiệu chỉnh thông tin theo nội dung, tính chất, mục đích nghiên cứu. + Gia công xử lý phân tích thông tin bằng các phương pháp thích hợp; + Cung cấp thông tin cho các đối tượng khai thác sử dụng + Lưu trữ thông tin bí mật an tòa, tổ chức khai thác sử dụng thông tin thuận lợi, hiệu quả. - Nguyên tắc bảo đảm thông tin: Xuất phát từ nhu cầu và vai trò của thông tin trong quản trị doanh nghiệp nói chung, trong tiến trình chỉ đạo thực hiện quyết định quản trị nói riêng, đòi hỏi nội dung đảm bảo thông tin phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính tiện ích, linh hoạt, hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng bảo đảm thông tin + Cung cấp thông tin một lần, sử dụng nhiều lần. + Nâng cao năng lực công nghệ, kỹ thuật và phương pháp thông tin, bảo đảm tính liên tục, tối ưu hiệu lực của hệ thống thông tin quản trị. 1.2.4.2. Quyết định quản trị doanh nghiệp Quyết định quản trị doanh nghiệp là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp, nhà quản trị nhằm định ra chương trinh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống đối tượng quản trị môi trường, thị trường hoạt động của doanh nghiệp. Ra quyết định là một hành động quan trọng nhất của nhà quản trị doanh nghiệp, một quyết định đưa ra phù hợp kịp thời sẽ có tác động to lớn đến việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề cần thiết của thực tiễn phát sinh, tạo ra thời cơ vận hội tăng trưởng, phát triển của đối tượng, ngược lại mọt quyết định quản trị được phát ra không đúng lúc, không đảm bảo các yêu cầu khoa học, tất yếu sẽ gây ra những hậu quả bất lợi, khó khăn, lúng túng trong thực hiện của đối tượng, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động. Vì
  • 28. vậy quá trình tổ chức ra quyết định quản trị doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu biết đầy đủ về đặc điểm, tính chất các loại quyết định quản trị doanh nghiệp, phải phân loại được các quyết định quản trị doanh nghiệp. a. Phân loại được các quyết định quản trị doanh nghiệp - Phân loại theo thời gian thực hiện quyết định: Ta có ba loại quyết định + Các quyết định dài hạn: Là những quyết định cho thời gian từ 5 năm, 10 năm, 15 năm, nó là quyết định có tính chất định hướng chiến phát triển tương lai một doanh nghiệp, tạo cơ sở cho công tác hoạch định chiến lược. + Các quyết định trung hạn: Là những quyết định cho thời gian 2, 3 năm trên cơ sở cụ thể hóa chương trình hành động của quyết định dài hạn từng giai đoạn + Các quyết định ngắn hạn: Là những quyết định có thời gian ngắn từng quý, 6 tháng, 1 năm, đó thường là những quyết định tác nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân loại theo tầm quan trọng của quyết định quản trị: Có ba loại + Các quyết định chiến lược: Đó là những quyết định dài hạn của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại ổn định và phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp, nó tạo tiền đề cho công tác đầu tư phát triển, công tác chuẩn bị đầu tư các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, công nghệ… đáp ứng cho sự tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp. + Các quyết định sách lược: Đây là những quyết định mang tính giải pháp trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyết định quản trị doanh nghiệp. + Các quyết định quản trị tác nghiệp: Là những quyết định thực hiện chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày mang tính thường xuyên, liên tục. - Phân loại theo nội dung của các quyết định quản trị: Gồm có nhiều loại như quyết định về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ; quyết định về nhân sự; quyết định về Marketing; về thị trường; thị phần; giá cả; quyết định về kỹ thuật; công nghệ; quyết định về tài chính; tiền lương thu nhập. - Phân loại theo phương pháp, phương thức ra quyết định của nhà quản trị: Có các loại quyết định: + Các quyết định trực giác của nhà quản trị: Là những được soạn trên cơ sở kế thừa các thông tin, các căn cứ hiện trạng của vấn đề cần quyết định giải quyết theo chương
  • 29. trình có tính lập lại tương tự… để ra quyết định như các quyết định tác nghiệp sản xuất, các quyết định về nhân lực tiền lương, tiêu thụ… + Các quyết định lý giải của nhà quản trị: Là những quyết định tình huống, tình thế phát sinh không theo chương trình, đòi hỏi nhà quản trị phải có sự phân tích thông tin một cách có hệ thống, hiểu biết thực trạng vấn đề phát sinh, lựa chọn so sánh đưa ra các vấn đề mới như các vấn đề rủi ro bất trắc về kinh tế, tài chính, môi trường… trong hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Yêu cầu đối với việc ra quyết định có hiệu quả + Ra quyết định quản trị phải có căn cứ khoa học, những quyết định được soạn thảo trên cơ sở hệ thống thông tin về đối tượng được chọn lọc, được phân tích đánh giá một cách khoa học thực tế, gắn kết sự hiểu biết sâu sắc các quy luật vận động biến đổi khách quan của đối tượng quản trị trong những điều kiện lịch sử cụ thể. + Các quyết định phải đảm bảo tính thống nhất cao, đòi hỏi nhà quản trị khi ra các quyết địnhphải tuân thủ theo định hướng mục tiêu hoạt động từng thời kỳ tránh không tạo ra mâu thuẫn loại bỏ lẫn nhau giữa các quyết định đã có. + Các quyết định quản trị phải đảm bảo tính tối ưu, đó là các quyết định được đề ra phù hợp với đặc điểm, tính chất khă năng và điều kiện mọi mặt của đối tượng, nội dung của quyết định phải cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, dứt khoát, tiết kiệm thời gian, công sức triển khai thực hiện. Khi giải quyết một vấn đề phát sinh phải soạn thảo nhiều phương án quyết định để so sánh chọn một quyết định có hiệu quả. + Các quyết định phải đúng thẩm quyền, đòi hỏi nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về kết quả, hậu quả của việc thực hiện quyết định đưa ra, không được lạm dụng quyền hạn, trách nhiệm trong quá trình tổ chức ra quyết định quản trị. + Các quyết định phải cụ thể về thời gian + Các quyết định phải kịp thời, đúng lúc. Nếu quyết định quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm cần thiết đều hạn chế hiệu quả. c. Quy trình ra quyết định. Quá trình ra quyết định quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có thể do một cá nhân mà quản trị thực hiện hoặc do cả tập thể các nhà quản trị thực hiện, tùy thuộc vào nội dung, tính chất về phạm vi của từng loại quyết định quản trị.
  • 30. Song để có một quyết định quản trị hợp lý, hiệu quả, hiệu lực cao, đòi hỏi nhà quản trị phải phải hội tụ các yếu tố sau: - Cân nhắc cẩn trọng trước khi ra quyết định, đảm bảo đúng lúc, đúng đối tượng, kịp thời, có đầy đủ thông tin về vấn đề cần giải quyết, đảm bảo sự tin cậy, xác đáng thực tế khách quan. - Luôn luôn hướng tới mục tiêu đã xác định, đảm bảo tính đồng bộ, tính linh hoạt, hiệu quả thiết thực, mọi khả năng lựa chọn đều phải phân tích, so sánh lựa chọn theo những tiêu chuẩn đã được lượng hóa xác định. - Có sự ưu tiên rõ ràng từng tiêu chuẩn lựa chọn, tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần giải quyết trong thực tế, lưu ý sự lựa chọn cuối cùng bao giờ cũng sẽ mang lại kết quả mong muốn hiệu quả. * Mô hình ra quyết định bởi một cá nhân. Mô hình ra quyết định bởi một cá nhân được thực hiện theo một quy trình sau: Bước 1: Vạch ra mục tiêu cần đạt tới của quyết định Bước 2: Xác định các tiêu chuẩn liên quan tới quyết định ( có định tính và định lượng tùy theo từng loại tiêu chuẩn) Bước 3: Nhận biết các khả năng lựa chọn để thực hiện, được thống kê cụ thể và được sắp xếp theo trình tự ưu tiên các nội dung và giải pháp. Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá từng khă năng lựa chọn xác đáng Bước 5: Định lượng các tiêu chuẩn, đánh giá từng khă năng đề ra trong quyết định. * Mô hình ra quyết định bởi một tập thể các nhà quản trị. Trong thực tế có những quyết định đưa ra bởi một tập thể các nhà quản trị doanh nghiệp, đay thường là các quyết định mang tính chất chiến lược, quyết định sách lược có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng phát triển doanh nghiệp hiện tại cũng như tương lai, dòi hỏi trí tuệ của tập thể các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định quản trị doanh nghiệp. Có hai phương pháp ra quyết định tập thể: + Kỹ thuật tập thể danh nghĩa: Là phương pháp ra quyết định tập thể một số chuyên gia giỏi những người đang công tác trực tiếp tại các đơn vị, bộ phận có liên quan đến vấn đề cần giải quyết, bằng hình thức thảo luận tập thể để ra lựa chọn ý kiến cá nhân xuất sắc nhất trong thảo luận
  • 31. tập thể để ra quyết định. Vấn đề cần thảo luận được nêu ra trước khi họp để các thành viên tham dự chuản bị trước những ý kiến của mình. Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Các thành viên được mời đến địa điểm họp các ý kiến đã được chuẩn bị trước về các vấn đề được hỏi và thảo luận. Bước 2: Tại cuộc họp từng thành viên sẽ lần lượt trình bày ý kiến của mình trước tập thể về vấn đề cần được giải quyết. Bước 3: Tranh luận tập thể về ý kiến của từng cá nhân đưa ra đối thoại trực tiếp làm sáng tỏ từng ý kiến của từng thành viên trước tập thể. Bước 4: Các thành viên dự họp đánh giá ý kiến từng cá nhân đã thảo luận trước cuộc họp, bằng cách cho điểm độc lập bỏ phiếu kín. Bước 5: Căn cứ vào ý kiến của từng thành viên nào đạt điểm cao nhất sẽ chọn để đưa ra quyết định tập thể. + Kỹ thuật chuyên gia: ( Còn gọi là là phương pháp Delphi) Với phương pháp này những người tham gia ra quyết định là những chuyên gia giỏi về lĩnh vực cần phải giải quyết ra quyết định được lựa chọn. Vấn đề cần ra quyết định cần được thông báo trước cho từng chuyên gia dưới dạng câu hỏi in sẵn trên giấy. Quy trình thực hiện của phương pháp Delphi gồm các bước sau: Bước 1: Mỗi thành viên được phát một bảng kê câu hỏi sẵn và yêu cầu trả lời trên mẫu in sẵn. Bước 2: Các ý kiến trả lời được thu lại, ghi lại và in ra một bảng tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia tham gia. Bước 3: Phát cho mỗi người một bảng tổng hợp ý kiến các chuyên gia và yêu cầu họ cho ý kiến một lần nữa sau khi xem ý kiến của những chuyên gia khác. Bước 4: Thu lại các bảng trả lời lần hai của các chuyên gia, in lại bảng tổng hợp ý kiến lần hai, quay lại bước ba và bốn cho đến khi có sự thống nhất tập trung cao các ý kiến của các chuyên gia tham gia về vấn đề cần ra quyết định. Phương pháp Delphi cho phép khai thác tối đa trí tuệ, kiến thức kỹ thuật của các chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực, đảm bảo chất lượng và hiệu lực của ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp.
  • 32. Mô hình ra quyết định tập thể có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình ra quyết định cá nhân, do quyết định tập thể có nhiều thông tin hơn, tăng cường được tính dân chủ công khai, các giải pháp đưa ra có tính tập thể cao được nhiều người chấp thuận. Song thực hiện các quyết định tập thể cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, phải đầu tư nhiều thời gian cho công tác phân công phối hợp, tập hợp nhiều các chuyên gia tham gia ra quyết định, tốc độ ra quyết định chậm hơn so với mô hình ra quyết định của cá nhân, ai sẽ chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng nếu mọi việc thực hiện không có kết quả.
  • 33. Chương 2 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH 2.1 KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT. 2.1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT. Sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình phối kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào ( như lao động, máy móc thiết bị…) theo một quy trình công nghệ nhất định để tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Kinh doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình từ đầu tư từ sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong bao gồm nhiều phân hệ khác nhau, để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Hình thành, tổ chức tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiêt yếu để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Quản trị sản xuất chính là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra theo dõi, điều chỉnh hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đã đề ra. Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hê sản xuất được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
  • 34. Đột biến ngẫu nhiên Đầu vào Đầu ra Thông tin Thông tin phản hồi phản hồi Yếu tố trung tâm của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc các dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuôc rất lớn vào việc hoạch định, tổ chức và quản trị biến đổi này. Các yếu tố đầu vào đa dạng: nguyên vật liệu, con người, công nghệ, kỹ thuật quản lý và nguồn thông tin. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý tiết kiệm nhất. Kết quả đầu ra là sản phẩm vật chất, ngoài sản phẩm được tạo sau mỗi quá trình sản xuất, còn các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi còn phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý, giải quyết chúng ( chẳng hạn như các chất thải…) Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch trong sản xuất thực tế của doanh nghiệp Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn toàn bộ hoạt động của hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được mục tiêu theo dự kiến ban đầu ( chẳng hạn như: thiên tai; hỏa hoạn; chiến tranh…) Quá trình biến đổi Kiểm tra điều chỉnh Quá trình biến đổi Kiểm tra Điều chỉnh
  • 35. 2.1.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT. Là hoạch định và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra, sau mỗi quá trình biến đổi, kết quả với một số lượng đầu ra lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu đó là giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp, giá trị gia tăng là nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội, tạo nguồn thu nhập cho tất cả các dối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp và tái đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 2.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT. 2.2.1. Mục tiêu của quản trị sản xuất Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất kinh doanh là đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất là các yếu tố sản xuất, nhằm thực hiện các mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau: - Tăng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường - Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng - Giảm chi phí đến mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra. - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính linh hoạt cao - Bảo vệ tốt môi trường Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chật chẽ với nhau tạo ra một sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.2. Yêu cầu của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp - Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định, cân đối liên tục phát triển - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp. 2.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 2.3.1. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM. 2.3.1.1. Khái niệm dự báo và các loại dự báo.
  • 36. a. Khái niệm: Dự báo là khoa học, là nghệ thuật tiên đoán sự việc xẩy ra trong tương lai. Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là một nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của hoạch định sản xuất, để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất bao nhiêu? Thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cần có của sản phẩm gì? Kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ trên cơ sở đó xác định kế hoạch sản phẩm và khả năng sản xuất cần có đây là căn cứ xác định kế hoạch sản phẩm và khả năng sản xuất hay không nên sản xuất? nếu tiến hành sản xuất thì cần tiến hành những điều kiện, hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu được dự báo tốt nhất. Để dự báo, người ta có thể căn cứ vào các thông tin dữ liệu của thời gian trước đó, dựa vào một số mô hình toán học nào đó để rút ra kết luận. Nó có thể cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác để tiên đoán tương lai hoặc có thể là sự hợp của những cách trên. Có nghĩa là dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người quản trị để điều chỉnh lại cho sát với thực tế. b. Các loại dự báo: Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên các phân loại theo thời gian là phổ biến nhất, cần thiết nhất trong hoạch định quản trị sản xuất. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau: - Dự báo ngắn hạn: Là dự báo có khoảng thời gian thường dưới 1 năm. Loại dự báo này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc. - Dự báo trung hạn: Là dự báo có khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm. Loại dự báo này thường được dùng trong kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn nhân lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp. - Dự báo dài hạn: Là dự báo có khoảng cách thời gian từ 3 năm trở lên. Dự báo dài hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp. Dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn, sở dĩ như vậy là vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến và thường xuyên thay đổi, nếu kéo dài thời gian dự
  • 37. báo, độ chính xác sẽ giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật tình hình và sử dụng phương pháp dự báo thích hợp. 2.3.1.2 Phương pháp dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm a. Phương pháp dự báo định tính: Là phương pháp dự vào các suy đoán, cảm nhận, bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp lấy ý kiến của Ban điều hành Đây là phương pháp sử dụng khá rộng rãi. Theo phương pháp này, một nhóm nhỏ cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành Marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đưa ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới. Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến thực tiễn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn nhiều thiếu sót: + Dự báo chỉ là dữ liệu của cá nhân + Quan điểm của người có quyền lực, có địa vị cao thường gây ảnh hưởng lớn đến các cán bộ điều hành. - Phương pháp lấy ý kiến tổng hợp của lực lượng bán hàng: Đây là phương pháp được nhiều người dùng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp, vì lượng sản phẩm của họ thường rất lớn, có thể được tiêu thụ khá rộng rãi và người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Mỗi nhân viên bán hàng sẽ ước đoán số hàng bán được trong tương lai ở khu vực mình phụ trách. Những dự báo bày được thẩm định để đoán chắc là nó hiện thực, sau đó phối hợp với các dự đoán của tất cả các khu vực khác để hình thành dự báo của toàn bộ doanh nghiệp. Một trong những thiếu sót của phương pháp này là người bán hành thường có xu hướng đánh giá thấp số lượng hàng bán được, hoặc một số lại chủ quan dự báo quá cao để nâng cao danh tiếng của mình. - Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Đây là phương pháp lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm năng cho kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu do phòng nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng
  • 38. vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới cơ sở tiêu dùng hoặc gia đình.... Phương pháp nghiên cứu thị trường không những giúp nhà quản trị chuẩn bị được dự báo mà còn hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp để cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Phương pháp này đòi hỏi tốn kém tài chính, thời gian và cẩn phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này vấp phải những khó khăn là ý kiến của khách hàng không thực sự xác thực hoặc quá lý tưởng. - Phương pháp Dellphi ( lấy ý kiến của các chuyên gia) Đây là phương pháp bao gồm các nhóm quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí dự báo trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này huy động được trí tuệ của các chuyên gia ở các vùng địa lý khác nhau để xây dựng dự báo. Phương pháp này thực hiện các bước sau: - Chọn các nhà chuyên môn, các điều phối viên và các nhà ra quyết định. - Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu, gửi đến các chuyên gia - Phân tích các câu trả lời, tổng hợp viết lại bảng câu hỏi. - Soạn thảo câu hỏi lần thứ hai gửi tiếp cho các chuyên gia. - Thu thập, phân tích bảng trả lời câu hỏi lần thứ hai. - Viết lại, gửi đi và phân tích các kết quả điều tra. -Các bước trên được dừng lại khi kết quả dự báo thoiarn mãn những yêu cầu đề ra. Tư tưởng của phương pháp Dellphi là tạo ra và nhận được các ý kiến phản ứng hai chiều của người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại. Phương pháp này không tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân, không có va chạm giữa người này và người khác hoặc ảnh hưởng tới người nào đó có ưu thế hơn. b. Phương pháp dự báo định lượng. Phương pháp dự báo định lượng bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian và hàm số nhân quả. Dựa trên các số liệu thống kê và thông qua công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Ở đây mối liên hệ giữa thời gian và nhu cầu hoặc các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình toán thích hợp.
  • 39. Dù là phương pháp nào thì dự báo định lượng cũng cần thực hiện qua các bước sau đây: - Xác định mục tiêu của dự báo - Chọn những loại sản phẩm cần dự báo - Xác định độ dài thời gian dự báo - Chọn mô hình dự báo - Thu thập dữ liệu cần cho dự báo - Tiến hành dự báo - Áp dụng kết quả dự báo. Các bước trên đây được tiến hành một cách có hệ thống và thống nhất từ khi tìm hiểu, thiết kế, đến ấp dụng hệ thống dự báo. Nếu hệ thống dự báo được sử dụng đều đặn trong thời gian dài thì thu thập dữ liệu và dự báo có thể bỏ qua bước này hay bước khác để đơn giản hơn trong tính toán. Sau đây là một số phương pháp dự báo định lượng. + Phương pháp bình quân giản đơn. Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở trung bình các dữ liệu đã qua, trong đó nhu cầu các gian đoạn trước đều có trọng số như nhau: Công thức tính: Ft = t-n ∑ Ai i=t-1 Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i n là số giai đoạn quan sát n Ví dụ 1: Công ty cao su Sao Vàng có số liệu thống kê về nhu cầu săm lốp xe máy ( bộ) trong 3 năm qua là 500.000; 600.000 và 700.000 bộ Với số liệu của ví dụ ta có thể tính được nhu cầu dự báo cho năm tới ( năm thứ 4) như sau: Ft = 500.000 + 600.000 + 700.000 = 600.000 bộ 3 + Phương pháp bình quân di động.
  • 40. Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng phương pháp bình quân di động thích hợp hơn hết Phương pháp bình quân di động dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo: Ft = t-n ∑ Ai i=t-1 Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i n là số giai đoạn quan sát n Ví dụ 2: Cửa hàng X bán máy nổ D9, đã dùng phương pháp bình quân di động 4 tháng để dự báo mức bán cho tháng tới như sau: Tháng Số máy nổ D9 thực tế bán được Dự báo nhu cầu theo bình quân di động 4 tháng 1 405 2 410 3 395 4 450 5 410 ( 450 + 395 + 410 + 405)/4 = 415 6 430 ( 410 + 450 + 395 + 410)/4 = 416 + Phương pháp bình quân di động có trọng số Đây là phương pháp bình quân di động nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu thông qua sử dụng các trọng số. Công thức tính: = t-n ∑ Ai x Hi i=t-1
  • 41. Ft t-n ∑ Hi i=t-1 Trong đó: Ft là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i Hi là trọng số của giai đoạn i Ví dụ 3: Cũng với số liệu của ví dụ 2, cửa hàng X quyết định áp dụng mô hình dự báo theo bình quân di động 4 tháng có trọng số với các trọng số cho các tháng như sau: Giai đoạn Trọng số áp dụng Tháng vừa qua 4 2 tháng trước 3 3 tháng trước 2 4 tháng trước 1 Tổng trọng số 10 Kết quả dự báo theo mô này được thể hiện trong bảng sau: Tháng Số máy nổ D9 thực tế bán được Dự báo nhu cầu theo bình quân di động 4 tháng có trọng số 1 405 2 410 3 395 4 450 5 410 ( 4 x 450 + 3 x 395 + 2 x 410 + 1 x 405)/10 = 421 6 430 ( 4 x 410 + 3 x 450 + 2 x 395 + 1 x 410)/10 = 419 Trong mô hình trên, tính chính xác của dự báo phụ thuộc vào khả năng định trọng số có hợp lý hay không? Để đánh giá kết quả dự báo, người ta thường dùng chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối trung bình, công thức xác định như sau: Độ lệch tuyệt = ∑ | Sai số dự báo | đối trung bình Số lần dự báo Phương pháp dự báo nào có độ lệch tuyệt đối trung bình nhỏ hơn sẽ cho kết quả dự báo chính xác hơn. Nếu kết quả dự báo cách quá xa kết quả dự báo thực tế, có nghĩa dự
  • 42. báo doanh nghiệp đang có vấn đề và ban quản trị cần phải xem xét và đánh giá lại phương pháp dự báo nhu cầu của mình. Ngoài các phương pháp dự báo trình bày trên còn có nhiều phương pháp khác, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, phương pháp này có thể tốt đối với doanh nghiệp này nhưng lại không tốt với doanh nghiệp khác hoặc ngay với các bộ phận khác trong cùng một doanh nghiệp. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành dự báo nhằm đảm bảo thế chủ động trong kinh doanh. Việc đặt kế hoạch có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp. 2.3.2. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ( KHẢ NĂNG) SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Khả năng SXKD của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng sản phẩm có khả năng sản xuất trong thời kỳ nhất định và thường được xác định dựa trên những cơ sở sau: - Căn cứ vào năng lực sản xuất của máy và thiết bị - Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp - Căn cứ vào khả năng của lao động * Căn cứ vào năng lực sản xuất của máy và thiết bị: Khối lượng sản phẩm từng loại có khả năng sản xuất được xác định theo công thức: Khối lượng sản phẩm = Năng suất bình quân 1 ca máy x Số ca làm việc bình quân 1 máy theo KH x Số máy làm việc thực tế * Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp: Khối lượng sản phẩm từng loại có khả năng sản xuất được xác định theo công thức: Khối lượng sản phẩm = Tổng lượng nguyên liệu có khả năng cung cấp Mức tiêu hao nguyên liệu cho đơn vị sản phẩm * Căn cứ vào khả năng của lao động: Khối lượng sản phẩm từng loại có khả năng sản xuất được theo công thức: Khối lượng = Năng suất lao động bình x Số
  • 43. sản phẩm quân 1 công nhân theo KH công nhân 2.3.3. CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ SẢN XUẤT Để cân đối nhu cầu và khả năng sản xuất từng loại sản phẩm, ta thường lập bảng cân đối như sau: Loại sản phẩm ĐVT Nhu cầu sản phẩm sản xuất Khả năng sản phẩm sản xuất Thừa ( + ) Thiếu ( - ) Hệ số đảm nhận A B C D Trên cơ sở số liệu trong bảng cân đối, doanh nghiệp sẽ thấy được những chỗ mất cân đối, xác định nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2.3.4. TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. 2.3.4.1. Khái niệm. Quá trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu tổ chức sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp: Với chức năng là khai thác, chế biến gia công hoặc phục hồi giá trị một loại sản phẩm trong quá trĩnh chính trong doanh nghiệp gồm 4 quá trình: + Quá trình vận chuyển đối tượng chế biến sản phẩm trong quá trình sản xuất bao gồm vận chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất, vận chuyển bán thành phẩm, sản phẩm dở trong dây chuyền sản xuất, vận chuyển thành phẩm nhập kho. + Quá trình kiểm tra về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm + Quá trình tác động tự nhiên đến quá trình sản xuất sản phẩm: như quy trình lên men của sản xuất bia, sản xuất chè đen… + Quá trình công nghệ với quy trình nhiều công đoạn và nhiều bước công việc hợp thành ( nguyên công) để biến đổi đối tượng chế biến thành phẩm. 2.3.4.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a. Khái niệm – ý nghĩa