SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN
VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững
1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước
1.1.1.1. Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn
lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng
và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ
yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỉ lệ nhỏ trên mặt đất và trong không khí [18].
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung
ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng
khiến cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc
bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây.
Trong suốt thế kỉ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị
biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái
nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các
hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong định vị các nguồn tài
nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước (water
rights).
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất [28]. Lượng giáng thủy
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một
thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này được coi như
khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ
thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn
trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Các hoạt
động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này.
Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và
giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng
làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và
dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số chủ
thể sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều
nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì
không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống
trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các chủ
thể sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện
cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống
nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu
cầu nước của nhà máy [28].
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai
dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ
(không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu
tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng
chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa
nước mặt và nước ngầm. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm
nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước
ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có
rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các
lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước
bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông,
nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống
như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và bồn chứa. Sự khác biệt chủ
yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với
nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh
về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một
cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm
sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ dẫn tới cạn kiệt
tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa, các nguồn
thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Nguồn nước ngầm có khả năng
bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức
các tầng chứa nước cận biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng
nguồn nước ngầm có thể khiến nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra
hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các
hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ sung cho nguồn nước này bằng
cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân
chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường
Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm
các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách
thức về nguồn nước. [1.2.4.28].
Hiện nay, có khoảng 2,1 tỉ người không được tiếp cận các dịch vụ về
nước uống bảo đảm an toàn. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tỉ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay. Nông
nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu
- con số này sẽ tăng lên ở các vùng có áp lực nước cao và mật độ dân số cao.
Ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là dùng
trong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% còn lại sử dụng cho sinh
hoạt - tỉ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏ hơn 1%. Ngày nay, khoảng 1,9 tỉ người
sống trong các khu vực khan hiếm nước. Đến năm 2050, con số này có thể tăng
lên khoảng 3 tỉ người.
Trên phạm toàn cầu, hơn 80% lượng nước thải do xã hội tạo ra trở lại
môi trường tự nhiên mà không cần xử lý hoặc được đem đi tái sử dụng.
Dự kiến số người có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tăng từ 1,2 tỉ tại
thời điểm này lên khoảng 1,6 tỉ năm 2050 - chiếm gần 20% dân số thế giới.
Ngày nay, khoảng 1,8 tỉ người bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái đất và sa mạc hoá.
Ít nhất 65% diện tích đất bị mất hoặc ở trạng thái thoái hoá. Khoảng 64-71%
diện tích đất ngập nước tự nhiên đã biến mất từ năm 1900 do các hoạt động của
con người. xói mòn đất trồng trọt mang đi từ 25 đến 40 tỉ tấn đất mặt hàng năm,
điều này gây ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng cây trồng cũng như
khả năng hấp thụ nước, carbon và chất dinh dưỡng của đất. Dòng chảy tràn,
dòng chảy lũ cũng chứa một lượng lớn nitơ và phốt pho, cũng là một đóng góp
chính cho ô nhiễm nguồn nước.
1.1.1.2. Tài nguyên nước dưới góc nhìn phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn
giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987
nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban
Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát
triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng
và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần
kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã
gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp
bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ
môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn
gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại
Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng
như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã
tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra
các quyết sách liên quan tới các vấn đề nước, năng lượng, sức khỏe, nông
nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững
là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài
nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của
chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát
triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã được
sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người hoàn toàn
có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống
kinh tế - xã hội và môi trường.
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi
hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo
cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Kể từ đầu thế kỉ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia
tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và
khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu
về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp
nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh
thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện
nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế,
trong thế kỉ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về
nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện
tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số
này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước
nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm
đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất
cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp
cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của
mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người. Tuy
nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không
ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí
cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W;
Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.
Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là
thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng
cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy
mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như
hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới
và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần vào
tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu vực.
1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới trong
một thế giới biến đổi
1.1.2.1. Tính cấp bách trong sử dụng nguồn nước xuyên biên giới
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trên thế giới tài
nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng của nguồn nước. Hơn
nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng thêm
trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày càng trở nên căng
thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đô thị, nông thôn, hoặc giữa các ngành nghề,
lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều đó khiến cho nước đang dần trở thành một
trong những vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trạng thiếu
nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào
khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3,17,18,28].
Nhằm hạn chế nhu cầu cũng như chống thất thoát nước, đồng thời tăng
cường quản lý tài nguyên nước, nhiều chính sách đã được áp dụng. Luật pháp
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước đã được ban hành tại nhiều quốc gia.
Song, trên thực tế, những cải cách, đổi mới này vẫn chưa thực sự có hiệu quả,
công việc thường chỉ giới hạn trong ngành nước. Vì vậy, muốn thực sự có hiệu
lực, các quyết định cho vấn đề nước cần thiết có sự tham gia của lãnh đạo của
tất cả các ngành, trong đó có các ngành nông nghiệp, năng lượng, thương mại
và tài chính, bởi tất cả các ngành này đều ảnh hưởng quyết định đến quản lý tài
nguyên nước. Ngoài ra, sự cộng tác, phối hợp giữa khối nhà nước với khối tư
nhân.
Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỉ
về nước.Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỉ này là không
mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ cơ bản
liên quan đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó
khăn đối với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn còn
khoảng 5 tỉ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận với các điều
kiện vệ sinh về nước. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu Liên hiệp quốc đề
ra, đòi hỏi những nỗ lực hiện tại phải được tăng lên gấp bội.
Mặt khác, giữa nước và nghèo đói có mối liên hệ khăng khít với nhau -
số người có mức sống dưới 1,25 USD, gần như trùng với số người thiếu nước
uống sạch an toàn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con
người. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nước.
Theo thống kê của WHO, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17 giây
lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều kiện vệ
sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới tránh được 1/10 bệnh tật.
Nhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác nước sạch đã
tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi
trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân
số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỉ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người. Điều đó có nghĩa, nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64
tỉ mét khối. Đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỉ người dự kiến tăng thêm vào
năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ đã
đang chịu cảnh khan hiếm nước.
Gia tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu lương thực và tất nhiên
nhu cầu về nước cũng tăng. Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ
nhiều nước nhất, chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ (so với 20% dành cho công
nghiệp và 10% dùng trong sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sử
dụng hợp lý, nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ tăng lên từ
70% đến 90% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nước của một số nước
hiện đã chạm đến mức giới hạn. Đồng thời, những thay đổi về lối sống và thói
quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, nhất là gia tăng tỉ lệ mức tiêu
thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừa giàu lên đã tác động rất lớn
đến tài nguyên nước.
Để sản xuất 1 kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4000 lít nước, trong khi đó để
có được 01 kg thịt bò phải tốn từ 2000 đến 16000 lít nước. Nếu vào thời điểm
năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vào năm 2009 con số
này đã là 50 kg. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc cần có thêm 390 km3 nước. Để
giúp so sánh, năm 2002, lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người tại Thụy Điển
và tại Mỹ tương ứng là 76kg và 125 kg.
Sản xuất nhiên liệu sinh học tăng nhanh trong những năm qua đã gây
những tác động đáng kể đến nhu cầu về nước. Sản lượng ethanol năm 2008 là
77 tỉ lít, gấp 3 lần giai đoạn từ 2000 đến 2007 và dự kiến sẽ đạt 127 tỉ lít vào
năm 2017. Mỹ và Brazil là các nhà sản xuất hàng đầu, đáp ứng 77% nhu cầu
của toàn thế giới. Năm 2007, 23% sản lượng ngô ở Mỹ và 54% mía đường của
Brazil là dành để sản xuất ethanol. Trong năm 2008, 47% lượng dầu thực vật
sản xuất tại Cộng đồng Châu Âu (EU) được dùng làm nhiên liệu diesel sinh
học. Tuy vậy, mặc dù việc gia tăng sử dụng cây trồng cho nhiên liệu sinh
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
học, nhưng tỉ lệ so với tổng sản lượng vẫn còn nhỏ. Trong năm 2008, ước tính
thị phần về ethanol trên thị trường nhiên liệu vận tải của Mỹ, Brazil và EU
tương ứng là 4.5%, 40% và 2.2%. Với khả năng giúp làm giảm bớt sự lệ thuộc
vào năng lượng chất đốt, xem ra với công nghệ hiện tại, nhiên liệu sinh học
đang đặt lên môi trường và đa dạng sinh học một áp lực không tương ứng. Vấn
đề chính là phải cần một lượng lớn nước và phân bón để gieo trồng. Để làm ra
01 lít nhiên liệu sinh học phải cần từ 1000 đến 4000 lít nước.
Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh, đồng nghĩa với
tăng nhu cầu về nước. Nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến tăng lên khoảng
55% vào năm 2030 và chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 45% lượng
tăng này. Sản xuất điện từ nguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình hàng năm
ở mức 1.7% từ năm 2004 đến 2030, gia tăng tổng thể là 60%. Tuy bị chỉ trích
là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và khiến nhiều người
dân bị mất chỗ ở, nhưng với nhiều người các đập thủy điện vẫn được xem là
một giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu năng lượng hiện nay.
Bên cạnh các áp lực gia tăng nhu cầu về nước nêu trên, sự ấm lên toàn
cầu sẽ làm cho chu trình thủy văn trở nên biến động mạnh hơn như thay đổi về
chế độ mưa và bốc hơi. Mặc dù chưa xác định được cụ thể những ảnh hưởng
nào của hiện tượng này tác động đến tài nguyên nước, nhưng tình trạng thiếu
nước chắc chắn sẽ tác động trở lại đến chất lượng nước và tần suất các hiện
tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt.
1.1.2.2. Tiếp cận chiến lược kinh tế nước xuyên biên giới
Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các
vùng chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu, số
người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người.
Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di
cư; khoảng 24 triệu đến 700 triệu người dân mất chỗ ở [3, 26].
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước là rất quan
trọng đối với tất cả các quốc gia, kể cả với những nước nghèo. Sự phồn thịnh
trong tương lai của các nước đang phát triển một phần phụ thuộc vào mức độ
đầu tư mà họ dành cho ngành nước. Phát triển tài nguyên nước là nội dung
chính yếu trong quá trình phát triển KTXH.
Đầu tư vào ngành nước có thể được lợi theo nhiều cách. Mỗi một đô la
đầu tư vào nước sạch và vệ sinh ước tính sẽ thu lợi được từ 3 đến 34 đô la. Thực
tế cho thấy, nơi nào đầu tư kém thì tổng sản lượng quốc nội có thể bị mất tới
10%. Tại lục địa châu Phi, tổn thất kinh tế do thiếu nước uống sạch và điều kiện
vệ sinh cơ bản ước tính 28.4 tỉ đô la mỗi năm - khoảng 5% GDP.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi
trường. Hiện nay, hơn 80% chất thải tại các nước đang phát triển được thải trực
tiếp ra môi trường không qua xử lý, gây ô nhiễm sông, hồ và các vùng duyên
hải. Ước tính, tổng chi phí để thay thế những hệ thống cấp nước và cơ sở hạ
tầng vệ sinh cũ tại các nước công nghiệp hàng năm có thể lên tới 200 tỉ đô la.
Nước là vấn đề cốt yếu nhất đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
cho đến nay, tỉ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cho ngành
nước từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA là không thỏa đáng. Hỗ
trợ phát triển quốc tế cho toàn ngành nước đang ngày càng giảm sút và vẫn chỉ
duy trì ở mức 5% tổng nguồn tài trợ.
Đứng trước thực trạng gia tăng nạn thiếu nước, nhiều quốc gia đã bắt đầu
tiến hành lồng ghép các chiến lược quản lý tài nguyên nước vào các kế hoạch
phát triển của mình. Tại Zămbia chính sách mới về quản lý tổng hợp tài nguyên
nước dự định sẽ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các ngành.
Qua đó, nhiều nhà tài trợ đã liên kết các đầu tư liên quan đến nước trong gói hỗ
trợ của họ cho Zămbia [28].
Dự án Anatolia -Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ (GAP) là một dự án phát triển
kinh tế xã hội đa ngành được thiết kế nhằm tăng thêm thu nhập ở khu vực
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kém phát triển với tổng kinh phí dự tính khoảng 32 tỉ đô la. Kể từ khi mở rộng
hệ thống tưới, thu nhập đầu người đã tăng gấp 3 lần. Điện khí hóa nông thôn
và tỉ lệ được tiếp cận với điện đạt 90%, tỉ lệ xóa mù tăng, giảm tỉ lệ tử vong ở
trẻ em, khởi động kinh doanh tăng và chế độ sở hữu đất đai công bằng hơn
được mở ra đối với đất canh tác. Số dân thành thị được phục vụ nước tăng gấp
4 lần. Nhờ đó, khu vực này không còn là một khu vực kinh tế kém phát triển
nữa.
Nước Úc cũng thay đổi các chính sách của họ với một loạt biện pháp
mới. Tại những thành phố chính đã áp dụng quy định hạn chế dùng nước đối
với một số hoạt động như tưới vườn, rửa xe, nước cho bể bơi, v.v… Tại Sydney,
năm 2008, đã áp dụng hình thức cấp nước hai chế độ - một cho nước uống và
một dành cho các sử dụng khác được lấy từ nguồn nước tái sử dụng.
Việc xử lý nước thải cũng có thể giúp tăng thêm lượng nước có thể sử
dụng được. Một số nước đã tiến hành việc dùng lại nước thải đã qua xử lý cho
sản xuất nông nghiệp. Song, việc sử dụng nước thải đô thị trong nông nghiệp
vẫn chưa nhiều, trừ một số quốc gia nghèo tài nguyên nước, như ở Dải Gaza
(Lãnh thổ Palestin: 40%), ở Israel (15%) và ở Ai Cập (16%).
Ngọt hóa nước biển (tách muối) cũng là một quy trình khác được sử dụng
tại các vùng khô hạn. Quy trình được áp dụng để lấy nước uống và nước sử
dụng trong ngành công nghiệp tại những quốc gia đã sử dụng đến cận tài nguyên
nước của mình như Arập Xêut, Israel [3].
1.2. Hợp tác quốc tế trong sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông
quốc tế
1.2.1. Nhận thức chung về nội hàm Hợp tác quốc tế
Về bản chất, có thể coi hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển
cao của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là quá trình các nước giao lưu hoặc
hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Có thể
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chia hợp tác quốc tế thành ba mức độ cơ bản, là: 1- Trao đổi, tham vấn; 2-Phối
hợp chính sách, triển khai hoạt động phối hợp và thực hiện các dự án chung;
3- Xây dựng, áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung.
Mức độ thứ 3 là điểm trùng giữa hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
Nói rộng ra, hội nhập quốc tế bao hàm việc chấp nhận, tham gia xây dựng và
thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: các thể chế, luật lệ, tập quán, nguyên
tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi. Các chuẩn mực này có thể
được hình thành từ quá trình hợp tác quốc tế, thông qua những hiệp định, thỏa
thuận giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các tổ
chức, hiệp hội phi chính phủ được những tổ chức, cá nhân trên thế giới chấp
nhận rộng rãi.
Về mục tiêu, hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế
khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các nước tham gia quá trình này cơ bản
vì thấy có lợi cho đất nước. Do đó, việc tham gia phải dựa theo một số tiêu chí
với mức độ và lộ trình phù hợp.
Về hình thức, hội nhập quốc tế bao gồm các hoạt động: 1-Thúc đẩy quan
hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; 2- Gia nhập các tổ chức
quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; 3- Xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; 4-
Thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và
quốc gia.
Về lĩnh vực hội nhập, quá trình hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ
chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, đến các lĩnh vực khác. Hội nhập trên
các lĩnh vực này có mối liên hệ hữu cơ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn
nhau. Thông thường, kinh tế thường là lĩnh vực đi đầu và là cơ sở vững chắc
cho hội nhập trong các lĩnh vực khác. Đồng thời, hội nhập trong các lĩnh vực
khác cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Hợp tác quốc tế sử dụng nước các lưu vực sông
Cho đến nay, các cách ứng xử trên các dòng sông quốc tế vẫn chỉ theo
những trường hợp cụ thể, dựa vào các hiệp ước và thỏa thuận giữa các quốc gia
hữu quan là chính. Trên thế giới hiện có 261 lưu vực dòng chảy quốc tế, chiếm
45% diện tích đất toàn cầu và là nơi sinh sống của trên 40% dân số thế giới.
Trong vấn đề sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông quốc tế, hai công
ước được xem là cơ sở cho các chuẩn mực ứng xử công bằng: Quy định Helsinki
năm 1967 về việc sử dụng nước trên các dòng sông quốc tế. Cho đến nay quy
định Helsinki chỉ mới được sử dụng một lần trong bản tuyên bố năm 1975 của
Ủy ban sông Mê Công [4].
Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1997 về việc “sử dụng không vì mục
đích giao thông của các dòng chảy quốc tế”. Công ước này nhấn mạnh đến việc
sử dụng “công bằng và hợp lý” các dòng sông quốc tế. Có ba nước là Trung
Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã không ký vào Công ước này. Các công ước này
ra đời để hạn chế những sử dụng lạm quyền của nhiều quốc gia nằm
ở thượng nguồn các dòng sông quốc tế khi xây dựng những công trình thủy
nông hay thủy điện, không đếm xỉa đến quyền lợi của các nước ven sông nằm
ở hạ lưu. Họ đã dựa vào những học thuyết không còn phù hợp với nền văn
minh nhân loại trong thời đại mới. Các học thuyết ấy gồm:
Học thuyết Harmon về chủ quyền tuyệt đối. Nó cho phép quốc gia ở
thượng nguồn quyền tự do làm bất kỳ điều gì họ muốn. Học thuyết này được
Mỹ sử dụng vào đầu thế kỉ 20 trong việc phân chia nguồn nước với Mexico
nhưng ngày nay bị tất cả các quốc gia phản đối.
Học thuyết toàn vẹn tuyệt đối của dòng sông: cấm tất cả các tác động
lên dòng sông, vì quá khắt khe nên học thuyết này ít được sử dụng.
Học thuyết chủ quyền lãnh thổ hạn chế: được sử dụng rộng rãi.
Học thuyết tài sản chung: xem dòng sông là tài sản chung của tất cả các
quốc gia ven sông.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Học thuyết quyền hạn tương liên: nhấn mạnh đến việc sử dụng có hiệu
quả tài nguyên nước là quan trọng hơn quyền sở hữu tài nguyên này. Người ta
kết luận rằng muốn tránh tranh chấp và xung đột, các cách ứng xử phải dựa
theo các nguyên tắc sau:
- Nhiệm vụ của các quốc gia là phải hợp tác và thương lượng để đạt
đến thỏa thuận;
- Nghiêm cấm những hành động có khả năng gây hại cho các quốc gia
ven sông khác;
- Nhiệm vụ tham khảo ý kiến trước hành động,
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các dòng chảy quốc
tế. Trường hợp của việc sử dụng không công bằng các nguồn nước ở Trung
Đông là những thí dụ điển hình của việc các quốc gia ở thượng nguồn tìm cách
chiếm đoạt tài nguyên nước quốc tế mà không có thương lượng và thỏa thuận
[4].
1.3. Các văn bản quan trọng về sử dụng nguồn tài nguyên nước
1.3.1. Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia
Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục
đích phi giao thông thủy được Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 41 thông qua
ngày 21/5/1997 bao gồm 7 phần và 37 điều. Công ước này áp dụng cho việc sử
dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và
các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và quản lý có liên quan đến việc sử dụng các
nguồn nước liên quốc gia. [4].
Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa
các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo
đảm việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa
thượng lưu và hạ lưu, việc thực hiện nghĩa vụ không gây hại đáng kể đối với
các quốc gia liên quan theo các nguyên tắc và chuẩn mực chung
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của quốc tế. Các quy định của Công ước có tính áp dụng bắt buộc đối với các
quốc gia là thành viên. Trong trường hợp có một hay một số quốc gia ven nguồn
nước không tham gia Công ước thì có thể sử dụng các nguyên tắc, biện pháp
của Công ước làm cơ sở để đàm phán, đấu tranh hay thỏa thuận giải quyết các
vấn đề phát sinh đối với nguồn nước liên quốc gia.
Theo các chuyên gia tài nguyên nước: Việc gia nhập Công ước về cơ bản
sẽ không làm thay đổi các quyền, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai
thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước liên quốc gia thuộc
phạm vi lưu vực sông Mê Công.
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hiện nay là khi các quốc gia có chung
nguồn nước với Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước thì các quy định của
Công ước chưa thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khai
thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước giữa Việt Nam với các nước có chung nguồn
nước. Trong khi đó, thời gian gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn có chung
nguồn nước với Việt Nam đều tăng cường khai thác lợi ích từ nguồn nước liên
quốc gia cho phát triển KTXH và các xung đột lợi ích giữa các quốc gia thượng
nguồn với hạ nguồn trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia
ngày càng rõ nét, đang làm hạn chế khả năng các quốc gia trong khu vực cùng
tham gia Công ước. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần phải có kế hoạch, lộ trình
cụ thể sẵn sàng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình, nhất là đối với những
quy định về tham vấn trước, ứng phó, khắc phục sự cố và giải quyết tranh chấp,
bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước.
1.3.2. Khuyến nghị của IUCN về nguyên tắc chia sẻ công bằng trong quản
lí nước xuyên biên giới
Là dòng sông xuyên biên giới, việc sử dụng nguồn tài nguyên nước của
dòng sông này phải được quan lí nước xuyên biên giới theo khuyến nghị của
IUCN với 6 thông điệp sau đây [28]:
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.2.1. Các khung pháp lý cho hợp tác xuyên biên giới
Các định chế pháp luật quốc tế là cơ sở để quản lý nước xuyên biên giới
Các khuôn khổ pháp lý và thể chế liên quốc gia là xương sống của các hệ thống
quản lý hợp tác. Các khuôn khổ pháp lý và thể chế tuy không thể ngăn ngừa tất
cả các tranh chấp nhưng là những chỗ dựa quan trọng trong việc xác định “luật
chơi” và như vậy nó đảm bảo tăng cường an ninh pháp lý và giảm khả năng
tranh chấp nước giữa các quốc gia cùng chia sẻ.
Các định chế quốc tế cần phải được cụ thể hóa đến cấp quốc gia và địa
phương Luật nước quốc tế cần phải được cụ thể hóa ở cấp quốc gia thành các
quyền và nghĩa vụ cho các cá nhân và các tổ chức tại các quốc gia. Điều này có
thể đạt được thông qua các luật nước và quá trình quản lý tài nguyên nước của
các quốc gia và các địa phương. Quốc gia có quyền sử dụng tài nguyên nước
của mình, nhưng có nghĩa vụ tránh không gây tổn hại cho các quốc gia khác
‘Sử dụng công bằng’ là một trong những quy chế thông lệ quan trọng nhất đối
với việc chia sẻ tài nguyên nước. Nó dựa trên quan điểm về sự bình đẳng về
quyền, kêu gọi cân bằng tất cả các lợi ích hợp lý chứ không chỉ là chia sẻ bình
quân về tài nguyên nước. Các cơ chế giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng
của mọi định chế pháp lý Nhằm giúp luật nước quốc tế đạt được hiệu quả khi
đi vào thực tiễn, các quốc gia cần phải nhất trí về các cách thức giải quyết tranh
chấp một cách hòa bình và các công cụ pháp lý có hiệu lực để giải quyết những
trường hợp không thể hòa giải.
1.3.2.2. Các thể chế cho quản lý lưu vực sông xuyên biên giới
Các thể chế đưa ra các “luật chơi” chính thức và cả không chính thức
Các thể chế tổ chức quản lý nước xuyên biên giới có thể thúc đẩy các cơ hội và
giải quyết các vấn đề do nguồn nước xuyên biên giới tạo ra. Thể chế có thể là
không chính thức như sự đồng thuận về một vấn đề hoặc các thỏa thuận bất
thành văn nhưng đang thực thi, hoặc là rất chính thức, bao hàm trong các tổ
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chức quản lý lưu vực sông hoặc các điều ước có ràng buộc về mặt pháp lý.
Không có tổ chức quản lý nước xuyên biên giới hoàn hảo Các tổ chức xuyên
biên giới có rất nhiều chức năng, từ thu thập dữ liệu và chia sẻ thông tin tới giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể như xây một con đập cho tới việc quản lý chung về
các vấn đề nước trong khuôn khổ lưu vực sông mà họ quản lý. Chức năng và
mục tiêu sẽ quyết định quy mô của tổ chức. Các thể chế xuyên biên giới cần
phải có sự linh hoạt để thích ứng Việc điều chỉnh các Hiệp định và thay đổi các
tổ chức chính thức là không dễ, do đó chúng cần phải được thiết kế để có thể
giải quyết được những biến động không lường trước về thông tin, hoàn cảnh và
các ưu tiên có thể xảy ra trong tương lai. Thách thức này chỉ có thể được giải
quyết bằng việc xây dựng khả năng linh hoạt cho tổ chức. Bảo đảm nguồn lực
về con người và tài chính thích hợp là một thách thức lâu dài Một số tổ chức có
thể gắn kết trực tiếp nguồn tài chính của họ với việc phát triển và vận hành các
tài sản kinh tế như các con đập; một số khác thì khó khăn hơn. Duy trì một quy
mô thích hợp kết hợp nâng cao năng lực con người là vấn đề phức tạp khi mà
bối cảnh điều kiện, kiến thức và các ưu tiên thay đổi rất nhanh chóng.
1.3.2.3. Thực hiện quản lý hợp tác nước xuyên biên giới
Việc thực hiện không chỉ đơn thuần là tuyên bố các nguyên tắc và quy
định. Nhìn chung, việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế được xác định là các
hoạt động mà các bên liên quan thực hiện để hoàn thành các nghĩa vụ và để đạt
được những mục tiêu và mục đích của điều ước quốc tế, ví dụ như chuyển hóa
các thỏa thuận thành luật quốc gia, thành lập các tổ chức phù hợp và thực thi
tuân thủ. Quản trị là yêu cầu tiên quyết để thực hiện quản lý nước xuyên biên
giới Để thực hiện hiệu quả đòi hỏi cam kết thực sự của các chính phủ và các
bên liên quan và một sự cân bằng khó khăn giữa theo đuổi tinh thần và các
nghĩa vụ cụ thể của các thỏa thuận quốc tế trong khi vẫn phải phát triển
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các phương thức hoạt động và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Quá trình thực
hiện cần được hướng dẫn bởi kiến thức và sự tham gia Kiến thức và sự tham
gia sẽ xây dựng niềm tin, quyền sở hữu và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên
tham gia - các giá trị này không thể bị phóng đại. Chúng giúp xác định các mục
tiêu, tăng cường hiệu quả, xóa bỏ các xung đột và duy trì sự hợp tác quản lý
nước xuyên biên giới. Quản lý thích ứng cho phép sự linh hoạt trong quản lý
nguồn nước xuyên biên giới Các quá trình quản lý thích ứng - liên quan đến
việc trao đổi thông tin, rà soát và đánh giá lại một cách liên tục - có ý nghĩa
quan trọng trong việc quản lý nước xuyên biên giới trong bối
1.4. Sông Mê Công - lợi ích quốc gia - dân tộc Lào, mối quan tâm chung
của các nước trong khu vực
1.4.1. Tầm quan trọng của sông Mê Công đối với 6 quốc gia trong lưu vực
Do sức ép của phát triển kinh tế, thiếu sự đồng thuận về lựa chọn chiến
lược phát triển bền vững, các nước trong lưu vực đã và đang khai thác triệt để
các nguồn lợi từ hệ thống sông Mê Công nhằm phục vụ các ưu tiên phát triển
của mình. Hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững đã làm hình thái của
sông Mê Kông thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt sau những năm 1980. Theo đó, hàng
ngàn hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đã được xây dựng trên các dòng nhánh để
sản xuất thủy điện, lấy nước phục vụ tưới tiêu và các nhu cầu khác của phát
triển kinh tế. Phía thượng nguồn dòng chính, Trung Quốc đã và đang xây dựng
8 đập thủy điện với quy mô công suất lớn. Ở hạ nguồn, 12 đập thủy điện bậc
thang cũng đang được đệ trình xây dựng, chưa kể các dự án chuyển nước từ
sông Mê Kông về vùng Đông Bắc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Thái
Lan đã được bàn luận đến trong nhiều năm qua. Việt Nam cũng phát triển tối
đa hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nước cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp, thủy sản, định cư và giao thông thủy. Tất cả những kiến tạo
đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sông Mê Công và các hệ sinh thái
trong lưu vực về nguồn nước, phù sa và sự sinh tồn của các loài thủy sản.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐBSCL được đánh giá là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các
hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững ở thượng nguồn. Cùng với tác động
của biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Kông của các
quốc gia trong lưu vực sẽ đặt ĐBSCL trước một thách thức lớn trong việc duy
trì nguồn nước, phù sa và nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo duy trì hệ sinh thái
đất ngập nước, năng xuất sản xuất nông nghiệp và sinh kế của hơn 18 triệu
người sinh sống trong vùng.
Nhận thức được tầm quan trọng của dòng Mê Công đối với tương lai phát
triển của khu vực, năm 1995, Việt Nam cùng Campuchia, Lào và Thái Lan đã
ký kết Hiệp định Mê Kông về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê
Kông. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định này là các đề xuất phát triển trên
dòng chính sông Mê Công của các quốc gia thành viên phải được thông qua cơ
chế tham vấn, thông báo trước và minh bạch thông tin. Theo đó, chính phủ các
quốc gia trong lưu vực phải hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng đối thoại, trao đổi
với các bên liên quan trong nội bộ mỗi nước như chính quyền và nhân dân địa
phương để tìm tiếng nói chung cho các quyết định phát triển. Trong bối cảnh
đó, với vai trò là một bên tham gia quan trọng, các tổ chức xã hội dân sự Việt
Nam nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng cần được cung cấp thông tin,
tăng cường hiểu biết, thực hiện các đánh giá độc lập để có thể tham gia mạnh
mẽ hơn đối với các chiến lược, kế hoạch phát triển trên hệ thống sông Mê Kông,
nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng, quốc gia và sự phát triển hài hòa trong
lưu vực. Đây là những lý do chính mà PanNature tổ chức Hội thảo tập huấn
“Chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Công: Bối cảnh, tác động và các
chính sách thích ứng” [24,26].
Hội thảo được tổ chức trong hai ngày 22 - 23 tháng 6 năm 2012 tại thành
phố Cần Thơ. Với những người Lào có học hiểu biết, họ thấy được tiềm năng thiên
nhiên phong phú của đất nước Lào, giới lãnh đạo thế hệ mới ở Lào nuôi tham vọng
khai thác tiềm năng thuỷ điện con sông Mê Công để mong sao biến xứ Lào thành
“Bình Điện Đông Nam Á/ the battery of Southeast Asia”.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những ai có theo dõi các bước khai thác thủy điện của Lào sẽ nhận ra
ngay rằng không phải Tổng thống, Thủ tướng hay Ngoại trưởng Lào, nhưng là
một tên tuổi khác, Viraphonh Viravong, nổi bật là trí tuệ của đất nước Lào.
Viraphonh Viravong trong suốt hơn ba thập niên qua đã có những nỗ lực bền
bỉ và kiên định với giấc mơ canh tân, biến đất nước Lào trở thành một xứ
“Kuwait về thủy điện của Đông Nam Á” [23].
1.4.2. Lợi ích quốc - dân tộc của CHDCND Lào
Là nước đang phát triển ở giai đoạn đầu, CHDCND Lào rất cần thiết phải
phát triển đột phá từ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn
tài nguyên nước sông Mê Công trên lãnh thổ của Lào. Điều đó cũng dễ hiểu, vì
Lào là nước không có biển, nhưng lại chiếm 25% diện tích lưu vực và 35% tông
diện tích dòng chay phát sinh từ bên ngoài và phát sinh trên lãnh thổ chủ yếu là
nước mặt, nước ngầm liên quan tới điều tiết của nước mặt dòng.
Dựa vào nguồn tài nguyên nước đó, lợi ích quốc gia dân trộc Lào khao
khát trở thành quốc gia xuất khẩu năng lượng thủy điện. Trong giai đoạn 2010
- 2010, Lào đã triển khai 11 DA thủy điện với tổng công suất 1.773 W, trong
đó có các DA lớn thuỷ điện Xayabury (1285 W) và Pak Beng (1230 W).
Việc triển khai các DA thủy điện nói trên gây tranh cãi khá gay gắt với
các nước láng giềng Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Đây không còn là tranh
luận mà vấn đề thực tế. Với Campuchia, lưu lượng nước Biển Hồ giảm mạnh,
khiến đời sống dân cư sông trên hồ gặp nhiều khó khăn, trong đó cư dân có
nguồn gốc từ Việt Nam. ĐBSCL Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sạt lở,
mất hẳn mùa lũ hiền hòa, cạn kiệt nguồn thủy sinh quí giá, hiện tượng xâm nhập
mặc ngày càng nghiêm trọng. Cho dù ngoài nguyên nhân do biến đổi khi hậu
toàn cầu mà Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, thì
nguyên nhân suy giảm dòng chảy liên quan tới nước sông Mê Công là sự thật.
Trước tình hình đó, MRC vào cuộc, nhưng cũng chỉ ở mức khuyến nghị, chứ
không thể đi xa hơn (!?)
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đã đến lức các quốc gia thành viên GMS, trong đó có Lào phải tính tới
sự chia sẻ hài hòa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích của các nước láng giềng,
đặc biệt là Campuchia và ĐBCL Việt Nam.
1.4.3. Sự quan tâm chung của các quốc gia GMS
Tại tiểu vùng GMS, sông Mê Công-Lan Thương là con sông dài thứ 12
trên thế giới và thứ 7 ở châu Á. Với chiều dài khoảng 4.350 km, sông bắt nguồn
từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) rồi đến Myanmar, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam. Thủ tướng cho rằng, tên gọi “Mê Công”, mang ý
nghĩa là “mẹ của nước”, dòng sông Mê Công hùng vĩ đã gắn kết chặt chẽ và là
không gian sinh tồn chung của chúng ta.[1,2,23].
Lưu lượng nước sông Mê Công hàng năm là 475 tỉ m3 đứng hàng thứ 8
thế giới với hơn 100 chi lưu và phụ lưu lớn nhỏ đổ vào dòng Mê Công. Đây là
địa bàn cư trú của 320 triệu dân với nền văn hoá đa dạng, đa sắc tộc. Lưu vực
sông Mê Công khuôn khổ hợp tác các quốc gia Đông Nam Á, có tên gọi là Tiểu
vùng Mê Công mở rộng ( tiếng Anh là GMS).
GMS giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và nhân văn, nhưng nhìn
chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở khu vực Đông Nam Á, cơ sở
hạ tầng yếu kém, từng bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, trình độ phát
triển rất chênh lệch giữa các quốc gia và các địa phương.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong lịch sử phát
triển của nhân loại và của mỗi quốc gia - dân tộc, các dòng sông luôn có ý nghĩa
đặc biệt. Những dòng sông lớn ở khu vực như sông Trường Giang, sông Hằng,
sông Mê Công-Lan Thương, sông Hồng, sông Ayeyawady, sông Chao Phraya
là những dòng chảy mang đến sinh kế cho người dân, gắn kết văn hoá, thúc đẩy
giao lưu và giao thương giữa các cộng đồng và khu vực.
Thủ tướng nhấn mạnh, các dòng sông khu vực và sông Mê Công-Lan
Thương là mạch nguồn gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của
các quốc gia, người dân 6 nước tiểu vùng, đòi hỏi các nước phải cùng nhau nỗ
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lực gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển nhằm đưa tiểu vùng trở thành một khu
vực hội nhập, phát triển bền vững và thịnh vượng. Đây cũng là chủ đề của Hội
nghị Thượng đỉnh GMS-6 nhân dịp kỉ niệm 25 năm thành lập cơ chế hợp tác
này.
Thủ tướng cũng chia sẻ về ấn tượng khi dự triển lãm ảnh 25 năm hợp tác
GMS chiều nay, tại đó, “chúng ta đã chứng kiến những bức tranh phát triển
sống động của người dân trên khắp khu vực”. Sự cần cù, chịu khó, sáng tạo, nỗ
lực vươn lên không ngừng của người dân các nước GMS, hoà cùng với sức
sống vĩ đại của dòng sông Mê Công-Lan Thương là động lực phát triển to lớn
của tất cả chúng ta.
Trách nhiệm của các Chính phủ là làm sao để kiến tạo được môi trường
phát triển, phát huy được nguồn lực to lớn đưa quốc gia vào con đường phát
triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ.
Bằng sự nỗ lực của các nước thành viên và sự hỗ trợ của ADB, GMS đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 1992 đến 2006, tổng xuất khẩu
của các nước thành viên GMS tăng 4 lần so với trước. Năm 2005 nội tiểu vùng
đã tăng 15 lần so với năm 1992, đầu tư nước ngoài tăng từ 3 tỉ USD lên 7 tỉ
USD. Số khách du lịch nước ngoài vào tiểu vùng tăng từ 10 triệu (1995) lên 22
triệu (2006) [16].
Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được coi là lĩnh vực ưu tiên
hàng đầu và tập trung vào 3 hành lang kinh tế chủ yếu.
Thứ nhất: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), dài 1450 km, đầu cầu
phía đông tính từ thành phố cảng Đà nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị(Việt
Nam) qua Savanakhet (Lào), Thái Lan và kết thúc tại đầu phía tây tại thành phố
cảng Mawlamyine (Mianmar). Năm 2007, với việc khánh thành cây cầu quốc
tế thứ hai qua sông Mê Công, giao thông đường bộ của EWEC đã thông suốt
và EWEC thực sự trở thành hành lang đi vào hoạt động trong khuôn khổ GMS.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ hai: Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo
trục Bắc - Nam là Côn Minh - Chiềng Mai - Băng Cốc / Côn Minh - Hà Nội -
Hải Phòng/ Nam Ninh - Hà Nội. NSEC hoàn thành năm 2020.
Thứ ba: Hành lang kinh tế phía Nam(SEC), gồm 3 tuyến đường nối Nam
Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Theo quy hoạch dự kiến SEC đi vào
hoạt động từ năm 2012 - 2020.
Nhìn tổng thể, các nước trong khu vực chịu sự ràng buộc bởi một hệ
thống các mối quan hệ không gian lưu vực.
Hội nghị GMS các nhà lãnh đạo đã đối thoại với Diễn đàn thanh niên;
gặp gỡ thành viên Diễn đàn kinh doanh đầu tư GMS.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại và của mỗi quốc gia - dân tộc, các
dòng sông luôn có ý nghĩa đặc biệt. Những dòng sông lớn ở khu vực như sông
Trường Giang, sông Hằng, sông Mê Công - Lan Thương, sông Hồng, sông
Ayeyawady, sông Chao Phraya là những dòng chảy mang đến sinh kế cho
người dân, gắn kết văn hoá, thúc đẩy giao lưu văn hóa, chính trị và giao thương
giữa các cộng đồng và khu vực.
Các dòng sông khu vực và sông Mê Công-Lan Thương là mạch nguồn
gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của các quốc gia, người dân
6 nước tiểu vùng, đòi hỏi các nước phải cùng nhau nỗ lực gìn giữ hòa bình, hợp
tác phát triển nhằm đưa tiểu vùng trở thành một khu vực hội nhập, phát triển
bền vững và thịnh vượng.
Tại Diễn đàn, các nước GMS đã thể hiện tầm nhìn, ưu tiên phát triển của
mỗi nước cũng như đối với toàn khu vực, chia sẻ với các nhà đầu tư, đối tác
phát triển về các tiềm năng hợp tác kinh tế, kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp
và Chính phủ của các nước. Trách nhiệm của các Chính phủ là làm sao để kiến
tạo được môi trường phát triển, phát huy được nguồn lực to lớn đưa quốc gia
vào con đường phát triển bền vững [16].
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.4. Mối quan tâm chung giữa của các định chế quốc tế, các tổ chức quốc
tế và các quốc gia ngoài vùng
1.4.4.1. Các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là ADB
Đối với những sông lớn, kể cả sông quốc gia và quốc tế, khi khai thác
các lợi ích, thường xuất hiện những khác biệt, thậm chí xung đột giữa vùng đầu
nguồn và cuối nguồn, giữa yêu cầu bảo vệ môi sinh và xây dựng công trình,
giữa các mục tiêu dùng nước (tưới tiêu, phát điện, giảm nhẹ lũ lụt và hạn hán...).
Vì vậy, sự hợp tác của các quốc gia ven sông là rất quan trọng vì mục tiêu phát
triển về kinh tế và bền vững về môi trường của lưu vực. Vì là sông lớn trên thế
giới với những giá trị về môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, cũng là nơi
có sản lượng hàng hoá lớn góp phần giữ gìn an ninh lương thực thế giới, nên
sông Mê Công được các nước và các tổ chức quốc tế rất quan tâm.
Bảng 1.1. Các bậc thang thuỷ điện trên sông Lan Thương (Trung Quốc)
Tên nhà máy
Công suất lắp Dung tích hồ Chiều cao
Ghi chú
máy (MW) (tỉ m3
) đập (m)
Gonggugiao 750 0.51 130 Đã xong
Tiểu Loan 4200 14.55 292 Đã xong
Mã Loan 1250 0.92 126 Đang làm
Da Chao San 1350 0.96 110 Đã xong
Nuo Zha Du 5000 22.40 254 Dự kiến
Cảnh Hồng 1500 1.04 118 Đã xong
Gan Lan Ba 150 Dự kiến
Meng Song 600 Dự kiến
Nguồn: [25]
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ 1957, bắt đầu thực hiện hợp tác giữa bốn quốc gia Campuchia, Lào,
Thái Lan và Việt Nam nhằm phối hợp nghiên cứu lưu vực Hạ Mê Công. Năm
1955, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công được kí
kết, Uỷ hội Mê Công (Mê Công River Commission - MRC) được thành lập.
MRC đã làm được nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy,
xã hội, môi trường, dự thảo quy hoạch sử dụng nước, giảm nhẹ lũ,... và ban
hành một số thoả thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những qui định thủ tục
tham khảo lẫn nhau khi tiến hành các dự án.
Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài về phát triển thuỷ điện và gìn giữ
môi trường, duy trì dòng chảy xuống hạ du ngày càng trở nên khó khăn. Trung
Quốc và Myanmar không tham gia MRC. Một khi triển khai nhiều DS thủy
điện trên sông Lan Thương, Trung Quốc sẽ tác động mạnh tới nhiều mặt trong
sử dụng nguồn nước Mê Công. (Bảng 1.1 /1.2).
Có thể nói thế giới rất quan tâm đến sông Mê Công. Cho đến nay, hoạt
động của Uỷ hội tuy có bốn thành viên chính, nhưng có rất đông các nước tài
trợ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, các tổ chức tài chính quốc
tế, đặc biệt là ADB. Những nước này cung cấp kinh phí nhiều cho các dự án ở
sông Mê Công, các chuyên gia quốc tế đến làm việc về sông Mê Công rất nhiều.
Điều đó thể hiện mối quan tâm quốc tế. Bên cạnh đó, theo quy định của Hiệp
định Chiang Rai thì tổng thư ký của Ban thư ký MRC phải là người ngoài bốn
nước thành viên, nhằm đảm bảo tính khách quan. Chức vụ này trong mấy khoá
gần đây đều là người của các nước Châu Âu, hiện nay là một người Anh. Rõ
ràng, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm lớn đến Mê Công. Điều này đưa vấn đề hợp
tác ở sông Mê Công lên một tầm mới, đó là hợp tác tổng thể hơn, giữa các nước
ở hạ nguồn và Trung Quốc ở thượng nguồn.
1.4.2.2. Sự quan tâm của Mỹ qua Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công
Ngoại trưởng Hoa Kì Hillary Clinton công bố chính thức lần đầu tiên tại
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 7/2009 tại Puket, Thái Lan về LMI. Mục
đích của sáng kiến là đẩy mạnh hợp tác, trợ giúp về môi trường, y tế,
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giáo dục và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đối với các nước thuộc khu vực hạ nguồn
sông Mê Công (gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Mục tiêu địa
chính trị của sáng kiến này, đồng thời là một trong những trọng tâm trong chính
sách “Trở lại Đông Nam Á” của Hoa Kỳ, là nhằm cân bằng ảnh hưởng chiến
lược bên ngoài đối với khu vực Đông Nam Á.
Ngày 14 tháng 9 năm 2012 tại Manila - Philippin, sáu quốc gia thành
viên tiểu vùng Mê - Công mở rộng (GMS) kỉ niệm 20 năm hợp tác kinh tế, khu
vực này một thời từng đầy những xung đột nay trở thành một hình mẫu Châu
Á tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và hợp tác khu vực.
Bảng 1.2. Tỉ lệ diện tích lưu vực và lưu lượng nước sông Mê Công
Lãnh thổ
Tỉ lệ %
Tỉ lệ % lượng nước
diện tích
Thượng nguồn
Trung Quốc 21 16
Mianma 3 2
Lào 25 35
Thái Lan 23 18
Hạ Nguồn Campuchia 20 18
Việt Nam 8 11
Toàn lưu vực 100 100
Nguồn: [25]
Ông Stephen Groff, phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
phụ trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết:
“Chương trình GMS biến đổi một tiểu vùng từng bị cô lập một thời thành một
hình mẫu hội nhập kinh tế. Nếu các quốc gia trong GMS tiếp tục tăng cường
hợp tác, thì tương lai sẽ là một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng và hài hoà tại
tâm điểm của châu lục năng động nhất thế giới”.
Trải qua hai thập kỉ, Chương trình GMS đã đầu tư khoảng 15 tỉ USD vào
các dự án về đường xá, sân bay và đường sắt, điện, cơ sở hạ tầng du lịch
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và phòng tránh dịch bệnh lây truyền của tiểu vùng, với tổng số tiền đóng góp
của ADB lên tới hơn 5 tỉ USD.
Tại SOM - GMS-6 vào tháng 3 / 2018 vừa qua, lãnh đạo các quốc gia
thành viên đã thông qua một kế hoạch chiến lược mới cho thập kỉ tiếp theo. Kế
hoạch này sẽ phát huy những thành tựu về cơ sở hạ tầng trong khi chú trọng
hơn nữa vào các vấn đề thể chế, chính sách và pháp lý để giải phóng tiềm năng
to lớn của khu vực về thương mại và đầu tư, đồng thời giúp tăng trưởng toàn
diện hơn và bền vững hơn về môi trường khi phải đối mặt với vấn đề gia tăng
khoảng cách trong phát triển về thịnh vượng.
Các quốc gia thành viên GMS6 là Campuchia, CHDCND Lào,
Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, và CHND Trung Hoa (tập trung vào các tỉnh
Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây). Ngoài ra, Nhật Bản cũng quan tâm đến
sông Mê Công từ lâu. Nhật Bản vẫn tiếp tục có quan tâm hợp tác ở cấp Mê
Công - Nhật Bản. Đặc biệt Chiến lược Tokyo 2012, được coi là cú hích để hợp
tác Mê Công - Nhật Bản bước vào giai đoạn mới, dựa trên ba trụ cột gồm: tăng
cường kết nối giao thông trong khu vực Mê Công thu hẹp khoảng cách phát
triển trong lưu vực/đảm bảo an ninh con người và môi trường bền vững. Sở dĩ
có mối quan tâm lớn của các nước ngoài khu vực là do:
Thứ nhất, Mê Công là con sông lớn thứ 11 trên thế giới, là sông lớn nhất
Đông Nam Á. Ở đây có nhiều nguồn lợi, không chỉ mang tính khu vực mà còn
vượt ra ngoài phạm vi rộng hơn. Và người ta đang lo ngại, chẳng hạn như Đồng
bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa hàng hoá lớn nhất thế giới. Và các
biến động như hiện nay thì an ninh lương thực có nguy cơ bị đe doạ, trên phạm
vi toàn cầu. Như vậy, nguồn cung lương thực chắc chắn sẽ ảnh hưởng chung
đến các nước trên thế giới.
Thứ hai, là về môi trường, nếu một dòng sông chết do xây dựng các đập
thuỷ điện trên dòng chính của sông đi thì sẽ không phải là thiệt hại riêng của
một nước nào. Thực ra vấn đề này đã được đặt ra từ lâu, nhất là ở thượng
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nguồn, phía Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng các công trình
thuỷ điện trên thượng nguồn từ rất lâu rồi, khoảng 20 năm nay. Từ đó đến nay
đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo và phản đối. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn
đang triển khai khẩn trương. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây 14 đập thuỷ
điện ở thượng nguồn sông Mê Công, hiện đã hoàn thành bốn, trong đó có hai
đập lớn là Tiểu Loan và Cảnh Hồng. Hiện Trung Quốc đang thi công tiếp bốn
đập và chuẩn bị cho các đập còn lại [Bảng 1.1].
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chương 1
Nước sông Mê Công là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với các
nước trong lưu vực, đặc biệt các quốc gia hạ nguồn: Lào, Thái Lan,
Camphuchia, Lao, ĐBBCL Việt Nam. Vì mục tiêu sử dụng bền vũng nguồn tài
nguyên nước sông Mê Công, các quốc gia trong khu vực cần thiết phải nghiên
cứu Chiến lược sử dụng nguồn nước trên cơ sở chia sẻ công bằng lợi tích hài
hòa trong quản lí nguồn nước xuyên biên giới theo các Công ước quốc tế,
Khuyến nghị của IUCN, đặc biệt là tinh thần Hội nghị SOM GMS-6 và Hội
nghị Thượng đỉnh MRC quốc tế vừa qua tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam, Xiêm
Riệp - Campuchia. Trong sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công phải
tôn trọng lợi ích quốc ga dân tộc của CHDCND Lào, có tính tới sự quan tâm
của các quốc gia và Tổ chức quốc tế, trong đó có ADB. Lưu vực sông Mê Công
là không gian sống của chúng ta. Lợi ích sử dụng sông Mê Công phải dựa trên
cơ sở chia sẻ hài hòa, kết nối, kiến tạo mô hình hợp tác và phát triển.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx

Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longtruognnghiac4
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An nataliej4
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnmnhtunguyen
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint NướcNhung Lê
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nướcTruong Ho
 
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnEVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnHương Mai
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtlinh chan
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcalicesandash
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx (20)

Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
 
De baodbscl
De baodbsclDe baodbscl
De baodbscl
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vn
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint Nước
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nước
 
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
 
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docxBài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
 
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnEVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dânAn ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
 
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAYBài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước
 
Hoa ky thuat
Hoa ky thuatHoa ky thuat
Hoa ky thuat
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Nhận thức chung về tài nguyên nước và phát triển bền vững 1.1.1. Nội hàm khái niệm Tài nguyên nước 1.1.1.1. Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỉ lệ nhỏ trên mặt đất và trong không khí [18]. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng khiến cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỉ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước (water rights). Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất [28]. Lượng giáng thủy 7
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này được coi như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh. Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số chủ thể sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các chủ thể sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy [28]. Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm. 8
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và bồn chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ dẫn tới cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi. Nguồn cung cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa, các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước cận biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể khiến nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ sung cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước. [1.2.4.28]. Hiện nay, có khoảng 2,1 tỉ người không được tiếp cận các dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 9
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tỉ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể lên tới 30% so với hiện nay. Nông nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu - con số này sẽ tăng lên ở các vùng có áp lực nước cao và mật độ dân số cao. Ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước, chủ yếu là dùng trong ngành công nghiệp năng lượng và sản xuất. 10% còn lại sử dụng cho sinh hoạt - tỉ lệ sử dụng nước uống chỉ nhỏ hơn 1%. Ngày nay, khoảng 1,9 tỉ người sống trong các khu vực khan hiếm nước. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên khoảng 3 tỉ người. Trên phạm toàn cầu, hơn 80% lượng nước thải do xã hội tạo ra trở lại môi trường tự nhiên mà không cần xử lý hoặc được đem đi tái sử dụng. Dự kiến số người có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tăng từ 1,2 tỉ tại thời điểm này lên khoảng 1,6 tỉ năm 2050 - chiếm gần 20% dân số thế giới. Ngày nay, khoảng 1,8 tỉ người bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái đất và sa mạc hoá. Ít nhất 65% diện tích đất bị mất hoặc ở trạng thái thoái hoá. Khoảng 64-71% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã biến mất từ năm 1900 do các hoạt động của con người. xói mòn đất trồng trọt mang đi từ 25 đến 40 tỉ tấn đất mặt hàng năm, điều này gây ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng cây trồng cũng như khả năng hấp thụ nước, carbon và chất dinh dưỡng của đất. Dòng chảy tràn, dòng chảy lũ cũng chứa một lượng lớn nitơ và phốt pho, cũng là một đóng góp chính cho ô nhiễm nguồn nước. 1.1.1.2. Tài nguyên nước dưới góc nhìn phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common 10
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai". Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững. 11
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường. Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Kể từ đầu thế kỉ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỉ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào. 12
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B. Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu vực. 1.1.2. Chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới trong một thế giới biến đổi 1.1.2.1. Tính cấp bách trong sử dụng nguồn nước xuyên biên giới Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trên thế giới tài nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng của nguồn nước. Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng thêm trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày càng trở nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đô thị, nông thôn, hoặc giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều đó khiến cho nước đang dần trở thành một trong những vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trạng thiếu nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3,17,18,28]. Nhằm hạn chế nhu cầu cũng như chống thất thoát nước, đồng thời tăng cường quản lý tài nguyên nước, nhiều chính sách đã được áp dụng. Luật pháp 13
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước đã được ban hành tại nhiều quốc gia. Song, trên thực tế, những cải cách, đổi mới này vẫn chưa thực sự có hiệu quả, công việc thường chỉ giới hạn trong ngành nước. Vì vậy, muốn thực sự có hiệu lực, các quyết định cho vấn đề nước cần thiết có sự tham gia của lãnh đạo của tất cả các ngành, trong đó có các ngành nông nghiệp, năng lượng, thương mại và tài chính, bởi tất cả các ngành này đều ảnh hưởng quyết định đến quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra, sự cộng tác, phối hợp giữa khối nhà nước với khối tư nhân. Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỉ về nước.Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỉ này là không mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ cơ bản liên quan đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn còn khoảng 5 tỉ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh về nước. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu Liên hiệp quốc đề ra, đòi hỏi những nỗ lực hiện tại phải được tăng lên gấp bội. Mặt khác, giữa nước và nghèo đói có mối liên hệ khăng khít với nhau - số người có mức sống dưới 1,25 USD, gần như trùng với số người thiếu nước uống sạch an toàn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nước. Theo thống kê của WHO, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17 giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới tránh được 1/10 bệnh tật. Nhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác nước sạch đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỉ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu 14
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người. Điều đó có nghĩa, nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỉ mét khối. Đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỉ người dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước. Gia tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu lương thực và tất nhiên nhu cầu về nước cũng tăng. Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước nhất, chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ (so với 20% dành cho công nghiệp và 10% dùng trong sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ tăng lên từ 70% đến 90% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nước của một số nước hiện đã chạm đến mức giới hạn. Đồng thời, những thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, nhất là gia tăng tỉ lệ mức tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừa giàu lên đã tác động rất lớn đến tài nguyên nước. Để sản xuất 1 kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4000 lít nước, trong khi đó để có được 01 kg thịt bò phải tốn từ 2000 đến 16000 lít nước. Nếu vào thời điểm năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vào năm 2009 con số này đã là 50 kg. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc cần có thêm 390 km3 nước. Để giúp so sánh, năm 2002, lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người tại Thụy Điển và tại Mỹ tương ứng là 76kg và 125 kg. Sản xuất nhiên liệu sinh học tăng nhanh trong những năm qua đã gây những tác động đáng kể đến nhu cầu về nước. Sản lượng ethanol năm 2008 là 77 tỉ lít, gấp 3 lần giai đoạn từ 2000 đến 2007 và dự kiến sẽ đạt 127 tỉ lít vào năm 2017. Mỹ và Brazil là các nhà sản xuất hàng đầu, đáp ứng 77% nhu cầu của toàn thế giới. Năm 2007, 23% sản lượng ngô ở Mỹ và 54% mía đường của Brazil là dành để sản xuất ethanol. Trong năm 2008, 47% lượng dầu thực vật sản xuất tại Cộng đồng Châu Âu (EU) được dùng làm nhiên liệu diesel sinh học. Tuy vậy, mặc dù việc gia tăng sử dụng cây trồng cho nhiên liệu sinh 15
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 học, nhưng tỉ lệ so với tổng sản lượng vẫn còn nhỏ. Trong năm 2008, ước tính thị phần về ethanol trên thị trường nhiên liệu vận tải của Mỹ, Brazil và EU tương ứng là 4.5%, 40% và 2.2%. Với khả năng giúp làm giảm bớt sự lệ thuộc vào năng lượng chất đốt, xem ra với công nghệ hiện tại, nhiên liệu sinh học đang đặt lên môi trường và đa dạng sinh học một áp lực không tương ứng. Vấn đề chính là phải cần một lượng lớn nước và phân bón để gieo trồng. Để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần từ 1000 đến 4000 lít nước. Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh, đồng nghĩa với tăng nhu cầu về nước. Nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến tăng lên khoảng 55% vào năm 2030 và chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 45% lượng tăng này. Sản xuất điện từ nguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình hàng năm ở mức 1.7% từ năm 2004 đến 2030, gia tăng tổng thể là 60%. Tuy bị chỉ trích là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và khiến nhiều người dân bị mất chỗ ở, nhưng với nhiều người các đập thủy điện vẫn được xem là một giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu năng lượng hiện nay. Bên cạnh các áp lực gia tăng nhu cầu về nước nêu trên, sự ấm lên toàn cầu sẽ làm cho chu trình thủy văn trở nên biến động mạnh hơn như thay đổi về chế độ mưa và bốc hơi. Mặc dù chưa xác định được cụ thể những ảnh hưởng nào của hiện tượng này tác động đến tài nguyên nước, nhưng tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ tác động trở lại đến chất lượng nước và tần suất các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt. 1.1.2.2. Tiếp cận chiến lược kinh tế nước xuyên biên giới Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các vùng chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu, số người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di cư; khoảng 24 triệu đến 700 triệu người dân mất chỗ ở [3, 26]. 16
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước là rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, kể cả với những nước nghèo. Sự phồn thịnh trong tương lai của các nước đang phát triển một phần phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà họ dành cho ngành nước. Phát triển tài nguyên nước là nội dung chính yếu trong quá trình phát triển KTXH. Đầu tư vào ngành nước có thể được lợi theo nhiều cách. Mỗi một đô la đầu tư vào nước sạch và vệ sinh ước tính sẽ thu lợi được từ 3 đến 34 đô la. Thực tế cho thấy, nơi nào đầu tư kém thì tổng sản lượng quốc nội có thể bị mất tới 10%. Tại lục địa châu Phi, tổn thất kinh tế do thiếu nước uống sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản ước tính 28.4 tỉ đô la mỗi năm - khoảng 5% GDP. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Hiện nay, hơn 80% chất thải tại các nước đang phát triển được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý, gây ô nhiễm sông, hồ và các vùng duyên hải. Ước tính, tổng chi phí để thay thế những hệ thống cấp nước và cơ sở hạ tầng vệ sinh cũ tại các nước công nghiệp hàng năm có thể lên tới 200 tỉ đô la. Nước là vấn đề cốt yếu nhất đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, tỉ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cho ngành nước từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA là không thỏa đáng. Hỗ trợ phát triển quốc tế cho toàn ngành nước đang ngày càng giảm sút và vẫn chỉ duy trì ở mức 5% tổng nguồn tài trợ. Đứng trước thực trạng gia tăng nạn thiếu nước, nhiều quốc gia đã bắt đầu tiến hành lồng ghép các chiến lược quản lý tài nguyên nước vào các kế hoạch phát triển của mình. Tại Zămbia chính sách mới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước dự định sẽ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các ngành. Qua đó, nhiều nhà tài trợ đã liên kết các đầu tư liên quan đến nước trong gói hỗ trợ của họ cho Zămbia [28]. Dự án Anatolia -Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ (GAP) là một dự án phát triển kinh tế xã hội đa ngành được thiết kế nhằm tăng thêm thu nhập ở khu vực 17
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kém phát triển với tổng kinh phí dự tính khoảng 32 tỉ đô la. Kể từ khi mở rộng hệ thống tưới, thu nhập đầu người đã tăng gấp 3 lần. Điện khí hóa nông thôn và tỉ lệ được tiếp cận với điện đạt 90%, tỉ lệ xóa mù tăng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, khởi động kinh doanh tăng và chế độ sở hữu đất đai công bằng hơn được mở ra đối với đất canh tác. Số dân thành thị được phục vụ nước tăng gấp 4 lần. Nhờ đó, khu vực này không còn là một khu vực kinh tế kém phát triển nữa. Nước Úc cũng thay đổi các chính sách của họ với một loạt biện pháp mới. Tại những thành phố chính đã áp dụng quy định hạn chế dùng nước đối với một số hoạt động như tưới vườn, rửa xe, nước cho bể bơi, v.v… Tại Sydney, năm 2008, đã áp dụng hình thức cấp nước hai chế độ - một cho nước uống và một dành cho các sử dụng khác được lấy từ nguồn nước tái sử dụng. Việc xử lý nước thải cũng có thể giúp tăng thêm lượng nước có thể sử dụng được. Một số nước đã tiến hành việc dùng lại nước thải đã qua xử lý cho sản xuất nông nghiệp. Song, việc sử dụng nước thải đô thị trong nông nghiệp vẫn chưa nhiều, trừ một số quốc gia nghèo tài nguyên nước, như ở Dải Gaza (Lãnh thổ Palestin: 40%), ở Israel (15%) và ở Ai Cập (16%). Ngọt hóa nước biển (tách muối) cũng là một quy trình khác được sử dụng tại các vùng khô hạn. Quy trình được áp dụng để lấy nước uống và nước sử dụng trong ngành công nghiệp tại những quốc gia đã sử dụng đến cận tài nguyên nước của mình như Arập Xêut, Israel [3]. 1.2. Hợp tác quốc tế trong sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông quốc tế 1.2.1. Nhận thức chung về nội hàm Hợp tác quốc tế Về bản chất, có thể coi hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là quá trình các nước giao lưu hoặc hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Có thể 18
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chia hợp tác quốc tế thành ba mức độ cơ bản, là: 1- Trao đổi, tham vấn; 2-Phối hợp chính sách, triển khai hoạt động phối hợp và thực hiện các dự án chung; 3- Xây dựng, áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung. Mức độ thứ 3 là điểm trùng giữa hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. Nói rộng ra, hội nhập quốc tế bao hàm việc chấp nhận, tham gia xây dựng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: các thể chế, luật lệ, tập quán, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi. Các chuẩn mực này có thể được hình thành từ quá trình hợp tác quốc tế, thông qua những hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ được những tổ chức, cá nhân trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Về mục tiêu, hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các nước tham gia quá trình này cơ bản vì thấy có lợi cho đất nước. Do đó, việc tham gia phải dựa theo một số tiêu chí với mức độ và lộ trình phù hợp. Về hình thức, hội nhập quốc tế bao gồm các hoạt động: 1-Thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; 2- Gia nhập các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; 3- Xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; 4- Thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia. Về lĩnh vực hội nhập, quá trình hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, đến các lĩnh vực khác. Hội nhập trên các lĩnh vực này có mối liên hệ hữu cơ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau. Thông thường, kinh tế thường là lĩnh vực đi đầu và là cơ sở vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực khác. Đồng thời, hội nhập trong các lĩnh vực khác cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hội nhập kinh tế. 19
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Hợp tác quốc tế sử dụng nước các lưu vực sông Cho đến nay, các cách ứng xử trên các dòng sông quốc tế vẫn chỉ theo những trường hợp cụ thể, dựa vào các hiệp ước và thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan là chính. Trên thế giới hiện có 261 lưu vực dòng chảy quốc tế, chiếm 45% diện tích đất toàn cầu và là nơi sinh sống của trên 40% dân số thế giới. Trong vấn đề sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông quốc tế, hai công ước được xem là cơ sở cho các chuẩn mực ứng xử công bằng: Quy định Helsinki năm 1967 về việc sử dụng nước trên các dòng sông quốc tế. Cho đến nay quy định Helsinki chỉ mới được sử dụng một lần trong bản tuyên bố năm 1975 của Ủy ban sông Mê Công [4]. Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1997 về việc “sử dụng không vì mục đích giao thông của các dòng chảy quốc tế”. Công ước này nhấn mạnh đến việc sử dụng “công bằng và hợp lý” các dòng sông quốc tế. Có ba nước là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã không ký vào Công ước này. Các công ước này ra đời để hạn chế những sử dụng lạm quyền của nhiều quốc gia nằm ở thượng nguồn các dòng sông quốc tế khi xây dựng những công trình thủy nông hay thủy điện, không đếm xỉa đến quyền lợi của các nước ven sông nằm ở hạ lưu. Họ đã dựa vào những học thuyết không còn phù hợp với nền văn minh nhân loại trong thời đại mới. Các học thuyết ấy gồm: Học thuyết Harmon về chủ quyền tuyệt đối. Nó cho phép quốc gia ở thượng nguồn quyền tự do làm bất kỳ điều gì họ muốn. Học thuyết này được Mỹ sử dụng vào đầu thế kỉ 20 trong việc phân chia nguồn nước với Mexico nhưng ngày nay bị tất cả các quốc gia phản đối. Học thuyết toàn vẹn tuyệt đối của dòng sông: cấm tất cả các tác động lên dòng sông, vì quá khắt khe nên học thuyết này ít được sử dụng. Học thuyết chủ quyền lãnh thổ hạn chế: được sử dụng rộng rãi. Học thuyết tài sản chung: xem dòng sông là tài sản chung của tất cả các quốc gia ven sông. 20
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Học thuyết quyền hạn tương liên: nhấn mạnh đến việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước là quan trọng hơn quyền sở hữu tài nguyên này. Người ta kết luận rằng muốn tránh tranh chấp và xung đột, các cách ứng xử phải dựa theo các nguyên tắc sau: - Nhiệm vụ của các quốc gia là phải hợp tác và thương lượng để đạt đến thỏa thuận; - Nghiêm cấm những hành động có khả năng gây hại cho các quốc gia ven sông khác; - Nhiệm vụ tham khảo ý kiến trước hành động, - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các dòng chảy quốc tế. Trường hợp của việc sử dụng không công bằng các nguồn nước ở Trung Đông là những thí dụ điển hình của việc các quốc gia ở thượng nguồn tìm cách chiếm đoạt tài nguyên nước quốc tế mà không có thương lượng và thỏa thuận [4]. 1.3. Các văn bản quan trọng về sử dụng nguồn tài nguyên nước 1.3.1. Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy được Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 41 thông qua ngày 21/5/1997 bao gồm 7 phần và 37 điều. Công ước này áp dụng cho việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và quản lý có liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia. [4]. Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo đảm việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu, việc thực hiện nghĩa vụ không gây hại đáng kể đối với các quốc gia liên quan theo các nguyên tắc và chuẩn mực chung 21
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của quốc tế. Các quy định của Công ước có tính áp dụng bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên. Trong trường hợp có một hay một số quốc gia ven nguồn nước không tham gia Công ước thì có thể sử dụng các nguyên tắc, biện pháp của Công ước làm cơ sở để đàm phán, đấu tranh hay thỏa thuận giải quyết các vấn đề phát sinh đối với nguồn nước liên quốc gia. Theo các chuyên gia tài nguyên nước: Việc gia nhập Công ước về cơ bản sẽ không làm thay đổi các quyền, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước liên quốc gia thuộc phạm vi lưu vực sông Mê Công. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hiện nay là khi các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước thì các quy định của Công ước chưa thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước giữa Việt Nam với các nước có chung nguồn nước. Trong khi đó, thời gian gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn có chung nguồn nước với Việt Nam đều tăng cường khai thác lợi ích từ nguồn nước liên quốc gia cho phát triển KTXH và các xung đột lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn với hạ nguồn trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia ngày càng rõ nét, đang làm hạn chế khả năng các quốc gia trong khu vực cùng tham gia Công ước. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể sẵn sàng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình, nhất là đối với những quy định về tham vấn trước, ứng phó, khắc phục sự cố và giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước. 1.3.2. Khuyến nghị của IUCN về nguyên tắc chia sẻ công bằng trong quản lí nước xuyên biên giới Là dòng sông xuyên biên giới, việc sử dụng nguồn tài nguyên nước của dòng sông này phải được quan lí nước xuyên biên giới theo khuyến nghị của IUCN với 6 thông điệp sau đây [28]: 22
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.2.1. Các khung pháp lý cho hợp tác xuyên biên giới Các định chế pháp luật quốc tế là cơ sở để quản lý nước xuyên biên giới Các khuôn khổ pháp lý và thể chế liên quốc gia là xương sống của các hệ thống quản lý hợp tác. Các khuôn khổ pháp lý và thể chế tuy không thể ngăn ngừa tất cả các tranh chấp nhưng là những chỗ dựa quan trọng trong việc xác định “luật chơi” và như vậy nó đảm bảo tăng cường an ninh pháp lý và giảm khả năng tranh chấp nước giữa các quốc gia cùng chia sẻ. Các định chế quốc tế cần phải được cụ thể hóa đến cấp quốc gia và địa phương Luật nước quốc tế cần phải được cụ thể hóa ở cấp quốc gia thành các quyền và nghĩa vụ cho các cá nhân và các tổ chức tại các quốc gia. Điều này có thể đạt được thông qua các luật nước và quá trình quản lý tài nguyên nước của các quốc gia và các địa phương. Quốc gia có quyền sử dụng tài nguyên nước của mình, nhưng có nghĩa vụ tránh không gây tổn hại cho các quốc gia khác ‘Sử dụng công bằng’ là một trong những quy chế thông lệ quan trọng nhất đối với việc chia sẻ tài nguyên nước. Nó dựa trên quan điểm về sự bình đẳng về quyền, kêu gọi cân bằng tất cả các lợi ích hợp lý chứ không chỉ là chia sẻ bình quân về tài nguyên nước. Các cơ chế giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng của mọi định chế pháp lý Nhằm giúp luật nước quốc tế đạt được hiệu quả khi đi vào thực tiễn, các quốc gia cần phải nhất trí về các cách thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và các công cụ pháp lý có hiệu lực để giải quyết những trường hợp không thể hòa giải. 1.3.2.2. Các thể chế cho quản lý lưu vực sông xuyên biên giới Các thể chế đưa ra các “luật chơi” chính thức và cả không chính thức Các thể chế tổ chức quản lý nước xuyên biên giới có thể thúc đẩy các cơ hội và giải quyết các vấn đề do nguồn nước xuyên biên giới tạo ra. Thể chế có thể là không chính thức như sự đồng thuận về một vấn đề hoặc các thỏa thuận bất thành văn nhưng đang thực thi, hoặc là rất chính thức, bao hàm trong các tổ 23
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chức quản lý lưu vực sông hoặc các điều ước có ràng buộc về mặt pháp lý. Không có tổ chức quản lý nước xuyên biên giới hoàn hảo Các tổ chức xuyên biên giới có rất nhiều chức năng, từ thu thập dữ liệu và chia sẻ thông tin tới giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như xây một con đập cho tới việc quản lý chung về các vấn đề nước trong khuôn khổ lưu vực sông mà họ quản lý. Chức năng và mục tiêu sẽ quyết định quy mô của tổ chức. Các thể chế xuyên biên giới cần phải có sự linh hoạt để thích ứng Việc điều chỉnh các Hiệp định và thay đổi các tổ chức chính thức là không dễ, do đó chúng cần phải được thiết kế để có thể giải quyết được những biến động không lường trước về thông tin, hoàn cảnh và các ưu tiên có thể xảy ra trong tương lai. Thách thức này chỉ có thể được giải quyết bằng việc xây dựng khả năng linh hoạt cho tổ chức. Bảo đảm nguồn lực về con người và tài chính thích hợp là một thách thức lâu dài Một số tổ chức có thể gắn kết trực tiếp nguồn tài chính của họ với việc phát triển và vận hành các tài sản kinh tế như các con đập; một số khác thì khó khăn hơn. Duy trì một quy mô thích hợp kết hợp nâng cao năng lực con người là vấn đề phức tạp khi mà bối cảnh điều kiện, kiến thức và các ưu tiên thay đổi rất nhanh chóng. 1.3.2.3. Thực hiện quản lý hợp tác nước xuyên biên giới Việc thực hiện không chỉ đơn thuần là tuyên bố các nguyên tắc và quy định. Nhìn chung, việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế được xác định là các hoạt động mà các bên liên quan thực hiện để hoàn thành các nghĩa vụ và để đạt được những mục tiêu và mục đích của điều ước quốc tế, ví dụ như chuyển hóa các thỏa thuận thành luật quốc gia, thành lập các tổ chức phù hợp và thực thi tuân thủ. Quản trị là yêu cầu tiên quyết để thực hiện quản lý nước xuyên biên giới Để thực hiện hiệu quả đòi hỏi cam kết thực sự của các chính phủ và các bên liên quan và một sự cân bằng khó khăn giữa theo đuổi tinh thần và các nghĩa vụ cụ thể của các thỏa thuận quốc tế trong khi vẫn phải phát triển 24
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các phương thức hoạt động và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Quá trình thực hiện cần được hướng dẫn bởi kiến thức và sự tham gia Kiến thức và sự tham gia sẽ xây dựng niềm tin, quyền sở hữu và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia - các giá trị này không thể bị phóng đại. Chúng giúp xác định các mục tiêu, tăng cường hiệu quả, xóa bỏ các xung đột và duy trì sự hợp tác quản lý nước xuyên biên giới. Quản lý thích ứng cho phép sự linh hoạt trong quản lý nguồn nước xuyên biên giới Các quá trình quản lý thích ứng - liên quan đến việc trao đổi thông tin, rà soát và đánh giá lại một cách liên tục - có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nước xuyên biên giới trong bối 1.4. Sông Mê Công - lợi ích quốc gia - dân tộc Lào, mối quan tâm chung của các nước trong khu vực 1.4.1. Tầm quan trọng của sông Mê Công đối với 6 quốc gia trong lưu vực Do sức ép của phát triển kinh tế, thiếu sự đồng thuận về lựa chọn chiến lược phát triển bền vững, các nước trong lưu vực đã và đang khai thác triệt để các nguồn lợi từ hệ thống sông Mê Công nhằm phục vụ các ưu tiên phát triển của mình. Hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững đã làm hình thái của sông Mê Kông thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt sau những năm 1980. Theo đó, hàng ngàn hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đã được xây dựng trên các dòng nhánh để sản xuất thủy điện, lấy nước phục vụ tưới tiêu và các nhu cầu khác của phát triển kinh tế. Phía thượng nguồn dòng chính, Trung Quốc đã và đang xây dựng 8 đập thủy điện với quy mô công suất lớn. Ở hạ nguồn, 12 đập thủy điện bậc thang cũng đang được đệ trình xây dựng, chưa kể các dự án chuyển nước từ sông Mê Kông về vùng Đông Bắc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã được bàn luận đến trong nhiều năm qua. Việt Nam cũng phát triển tối đa hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, định cư và giao thông thủy. Tất cả những kiến tạo đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sông Mê Công và các hệ sinh thái trong lưu vực về nguồn nước, phù sa và sự sinh tồn của các loài thủy sản. 25
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐBSCL được đánh giá là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững ở thượng nguồn. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Kông của các quốc gia trong lưu vực sẽ đặt ĐBSCL trước một thách thức lớn trong việc duy trì nguồn nước, phù sa và nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo duy trì hệ sinh thái đất ngập nước, năng xuất sản xuất nông nghiệp và sinh kế của hơn 18 triệu người sinh sống trong vùng. Nhận thức được tầm quan trọng của dòng Mê Công đối với tương lai phát triển của khu vực, năm 1995, Việt Nam cùng Campuchia, Lào và Thái Lan đã ký kết Hiệp định Mê Kông về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định này là các đề xuất phát triển trên dòng chính sông Mê Công của các quốc gia thành viên phải được thông qua cơ chế tham vấn, thông báo trước và minh bạch thông tin. Theo đó, chính phủ các quốc gia trong lưu vực phải hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng đối thoại, trao đổi với các bên liên quan trong nội bộ mỗi nước như chính quyền và nhân dân địa phương để tìm tiếng nói chung cho các quyết định phát triển. Trong bối cảnh đó, với vai trò là một bên tham gia quan trọng, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng cần được cung cấp thông tin, tăng cường hiểu biết, thực hiện các đánh giá độc lập để có thể tham gia mạnh mẽ hơn đối với các chiến lược, kế hoạch phát triển trên hệ thống sông Mê Kông, nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng, quốc gia và sự phát triển hài hòa trong lưu vực. Đây là những lý do chính mà PanNature tổ chức Hội thảo tập huấn “Chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Công: Bối cảnh, tác động và các chính sách thích ứng” [24,26]. Hội thảo được tổ chức trong hai ngày 22 - 23 tháng 6 năm 2012 tại thành phố Cần Thơ. Với những người Lào có học hiểu biết, họ thấy được tiềm năng thiên nhiên phong phú của đất nước Lào, giới lãnh đạo thế hệ mới ở Lào nuôi tham vọng khai thác tiềm năng thuỷ điện con sông Mê Công để mong sao biến xứ Lào thành “Bình Điện Đông Nam Á/ the battery of Southeast Asia”. 26
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những ai có theo dõi các bước khai thác thủy điện của Lào sẽ nhận ra ngay rằng không phải Tổng thống, Thủ tướng hay Ngoại trưởng Lào, nhưng là một tên tuổi khác, Viraphonh Viravong, nổi bật là trí tuệ của đất nước Lào. Viraphonh Viravong trong suốt hơn ba thập niên qua đã có những nỗ lực bền bỉ và kiên định với giấc mơ canh tân, biến đất nước Lào trở thành một xứ “Kuwait về thủy điện của Đông Nam Á” [23]. 1.4.2. Lợi ích quốc - dân tộc của CHDCND Lào Là nước đang phát triển ở giai đoạn đầu, CHDCND Lào rất cần thiết phải phát triển đột phá từ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước sông Mê Công trên lãnh thổ của Lào. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Lào là nước không có biển, nhưng lại chiếm 25% diện tích lưu vực và 35% tông diện tích dòng chay phát sinh từ bên ngoài và phát sinh trên lãnh thổ chủ yếu là nước mặt, nước ngầm liên quan tới điều tiết của nước mặt dòng. Dựa vào nguồn tài nguyên nước đó, lợi ích quốc gia dân trộc Lào khao khát trở thành quốc gia xuất khẩu năng lượng thủy điện. Trong giai đoạn 2010 - 2010, Lào đã triển khai 11 DA thủy điện với tổng công suất 1.773 W, trong đó có các DA lớn thuỷ điện Xayabury (1285 W) và Pak Beng (1230 W). Việc triển khai các DA thủy điện nói trên gây tranh cãi khá gay gắt với các nước láng giềng Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Đây không còn là tranh luận mà vấn đề thực tế. Với Campuchia, lưu lượng nước Biển Hồ giảm mạnh, khiến đời sống dân cư sông trên hồ gặp nhiều khó khăn, trong đó cư dân có nguồn gốc từ Việt Nam. ĐBSCL Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sạt lở, mất hẳn mùa lũ hiền hòa, cạn kiệt nguồn thủy sinh quí giá, hiện tượng xâm nhập mặc ngày càng nghiêm trọng. Cho dù ngoài nguyên nhân do biến đổi khi hậu toàn cầu mà Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, thì nguyên nhân suy giảm dòng chảy liên quan tới nước sông Mê Công là sự thật. Trước tình hình đó, MRC vào cuộc, nhưng cũng chỉ ở mức khuyến nghị, chứ không thể đi xa hơn (!?) 27
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đã đến lức các quốc gia thành viên GMS, trong đó có Lào phải tính tới sự chia sẻ hài hòa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích của các nước láng giềng, đặc biệt là Campuchia và ĐBCL Việt Nam. 1.4.3. Sự quan tâm chung của các quốc gia GMS Tại tiểu vùng GMS, sông Mê Công-Lan Thương là con sông dài thứ 12 trên thế giới và thứ 7 ở châu Á. Với chiều dài khoảng 4.350 km, sông bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) rồi đến Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Thủ tướng cho rằng, tên gọi “Mê Công”, mang ý nghĩa là “mẹ của nước”, dòng sông Mê Công hùng vĩ đã gắn kết chặt chẽ và là không gian sinh tồn chung của chúng ta.[1,2,23]. Lưu lượng nước sông Mê Công hàng năm là 475 tỉ m3 đứng hàng thứ 8 thế giới với hơn 100 chi lưu và phụ lưu lớn nhỏ đổ vào dòng Mê Công. Đây là địa bàn cư trú của 320 triệu dân với nền văn hoá đa dạng, đa sắc tộc. Lưu vực sông Mê Công khuôn khổ hợp tác các quốc gia Đông Nam Á, có tên gọi là Tiểu vùng Mê Công mở rộng ( tiếng Anh là GMS). GMS giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và nhân văn, nhưng nhìn chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng yếu kém, từng bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, trình độ phát triển rất chênh lệch giữa các quốc gia và các địa phương. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong lịch sử phát triển của nhân loại và của mỗi quốc gia - dân tộc, các dòng sông luôn có ý nghĩa đặc biệt. Những dòng sông lớn ở khu vực như sông Trường Giang, sông Hằng, sông Mê Công-Lan Thương, sông Hồng, sông Ayeyawady, sông Chao Phraya là những dòng chảy mang đến sinh kế cho người dân, gắn kết văn hoá, thúc đẩy giao lưu và giao thương giữa các cộng đồng và khu vực. Thủ tướng nhấn mạnh, các dòng sông khu vực và sông Mê Công-Lan Thương là mạch nguồn gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của các quốc gia, người dân 6 nước tiểu vùng, đòi hỏi các nước phải cùng nhau nỗ 28
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lực gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển nhằm đưa tiểu vùng trở thành một khu vực hội nhập, phát triển bền vững và thịnh vượng. Đây cũng là chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh GMS-6 nhân dịp kỉ niệm 25 năm thành lập cơ chế hợp tác này. Thủ tướng cũng chia sẻ về ấn tượng khi dự triển lãm ảnh 25 năm hợp tác GMS chiều nay, tại đó, “chúng ta đã chứng kiến những bức tranh phát triển sống động của người dân trên khắp khu vực”. Sự cần cù, chịu khó, sáng tạo, nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân các nước GMS, hoà cùng với sức sống vĩ đại của dòng sông Mê Công-Lan Thương là động lực phát triển to lớn của tất cả chúng ta. Trách nhiệm của các Chính phủ là làm sao để kiến tạo được môi trường phát triển, phát huy được nguồn lực to lớn đưa quốc gia vào con đường phát triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ. Bằng sự nỗ lực của các nước thành viên và sự hỗ trợ của ADB, GMS đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 1992 đến 2006, tổng xuất khẩu của các nước thành viên GMS tăng 4 lần so với trước. Năm 2005 nội tiểu vùng đã tăng 15 lần so với năm 1992, đầu tư nước ngoài tăng từ 3 tỉ USD lên 7 tỉ USD. Số khách du lịch nước ngoài vào tiểu vùng tăng từ 10 triệu (1995) lên 22 triệu (2006) [16]. Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được coi là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu và tập trung vào 3 hành lang kinh tế chủ yếu. Thứ nhất: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), dài 1450 km, đầu cầu phía đông tính từ thành phố cảng Đà nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị(Việt Nam) qua Savanakhet (Lào), Thái Lan và kết thúc tại đầu phía tây tại thành phố cảng Mawlamyine (Mianmar). Năm 2007, với việc khánh thành cây cầu quốc tế thứ hai qua sông Mê Công, giao thông đường bộ của EWEC đã thông suốt và EWEC thực sự trở thành hành lang đi vào hoạt động trong khuôn khổ GMS. 29
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ hai: Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo trục Bắc - Nam là Côn Minh - Chiềng Mai - Băng Cốc / Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng/ Nam Ninh - Hà Nội. NSEC hoàn thành năm 2020. Thứ ba: Hành lang kinh tế phía Nam(SEC), gồm 3 tuyến đường nối Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Theo quy hoạch dự kiến SEC đi vào hoạt động từ năm 2012 - 2020. Nhìn tổng thể, các nước trong khu vực chịu sự ràng buộc bởi một hệ thống các mối quan hệ không gian lưu vực. Hội nghị GMS các nhà lãnh đạo đã đối thoại với Diễn đàn thanh niên; gặp gỡ thành viên Diễn đàn kinh doanh đầu tư GMS. Trong lịch sử phát triển của nhân loại và của mỗi quốc gia - dân tộc, các dòng sông luôn có ý nghĩa đặc biệt. Những dòng sông lớn ở khu vực như sông Trường Giang, sông Hằng, sông Mê Công - Lan Thương, sông Hồng, sông Ayeyawady, sông Chao Phraya là những dòng chảy mang đến sinh kế cho người dân, gắn kết văn hoá, thúc đẩy giao lưu văn hóa, chính trị và giao thương giữa các cộng đồng và khu vực. Các dòng sông khu vực và sông Mê Công-Lan Thương là mạch nguồn gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của các quốc gia, người dân 6 nước tiểu vùng, đòi hỏi các nước phải cùng nhau nỗ lực gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển nhằm đưa tiểu vùng trở thành một khu vực hội nhập, phát triển bền vững và thịnh vượng. Tại Diễn đàn, các nước GMS đã thể hiện tầm nhìn, ưu tiên phát triển của mỗi nước cũng như đối với toàn khu vực, chia sẻ với các nhà đầu tư, đối tác phát triển về các tiềm năng hợp tác kinh tế, kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp và Chính phủ của các nước. Trách nhiệm của các Chính phủ là làm sao để kiến tạo được môi trường phát triển, phát huy được nguồn lực to lớn đưa quốc gia vào con đường phát triển bền vững [16]. 30
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.4. Mối quan tâm chung giữa của các định chế quốc tế, các tổ chức quốc tế và các quốc gia ngoài vùng 1.4.4.1. Các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là ADB Đối với những sông lớn, kể cả sông quốc gia và quốc tế, khi khai thác các lợi ích, thường xuất hiện những khác biệt, thậm chí xung đột giữa vùng đầu nguồn và cuối nguồn, giữa yêu cầu bảo vệ môi sinh và xây dựng công trình, giữa các mục tiêu dùng nước (tưới tiêu, phát điện, giảm nhẹ lũ lụt và hạn hán...). Vì vậy, sự hợp tác của các quốc gia ven sông là rất quan trọng vì mục tiêu phát triển về kinh tế và bền vững về môi trường của lưu vực. Vì là sông lớn trên thế giới với những giá trị về môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, cũng là nơi có sản lượng hàng hoá lớn góp phần giữ gìn an ninh lương thực thế giới, nên sông Mê Công được các nước và các tổ chức quốc tế rất quan tâm. Bảng 1.1. Các bậc thang thuỷ điện trên sông Lan Thương (Trung Quốc) Tên nhà máy Công suất lắp Dung tích hồ Chiều cao Ghi chú máy (MW) (tỉ m3 ) đập (m) Gonggugiao 750 0.51 130 Đã xong Tiểu Loan 4200 14.55 292 Đã xong Mã Loan 1250 0.92 126 Đang làm Da Chao San 1350 0.96 110 Đã xong Nuo Zha Du 5000 22.40 254 Dự kiến Cảnh Hồng 1500 1.04 118 Đã xong Gan Lan Ba 150 Dự kiến Meng Song 600 Dự kiến Nguồn: [25] 31
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ 1957, bắt đầu thực hiện hợp tác giữa bốn quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm phối hợp nghiên cứu lưu vực Hạ Mê Công. Năm 1955, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công được kí kết, Uỷ hội Mê Công (Mê Công River Commission - MRC) được thành lập. MRC đã làm được nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy, xã hội, môi trường, dự thảo quy hoạch sử dụng nước, giảm nhẹ lũ,... và ban hành một số thoả thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những qui định thủ tục tham khảo lẫn nhau khi tiến hành các dự án. Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài về phát triển thuỷ điện và gìn giữ môi trường, duy trì dòng chảy xuống hạ du ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC. Một khi triển khai nhiều DS thủy điện trên sông Lan Thương, Trung Quốc sẽ tác động mạnh tới nhiều mặt trong sử dụng nguồn nước Mê Công. (Bảng 1.1 /1.2). Có thể nói thế giới rất quan tâm đến sông Mê Công. Cho đến nay, hoạt động của Uỷ hội tuy có bốn thành viên chính, nhưng có rất đông các nước tài trợ, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là ADB. Những nước này cung cấp kinh phí nhiều cho các dự án ở sông Mê Công, các chuyên gia quốc tế đến làm việc về sông Mê Công rất nhiều. Điều đó thể hiện mối quan tâm quốc tế. Bên cạnh đó, theo quy định của Hiệp định Chiang Rai thì tổng thư ký của Ban thư ký MRC phải là người ngoài bốn nước thành viên, nhằm đảm bảo tính khách quan. Chức vụ này trong mấy khoá gần đây đều là người của các nước Châu Âu, hiện nay là một người Anh. Rõ ràng, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm lớn đến Mê Công. Điều này đưa vấn đề hợp tác ở sông Mê Công lên một tầm mới, đó là hợp tác tổng thể hơn, giữa các nước ở hạ nguồn và Trung Quốc ở thượng nguồn. 1.4.2.2. Sự quan tâm của Mỹ qua Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công Ngoại trưởng Hoa Kì Hillary Clinton công bố chính thức lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 7/2009 tại Puket, Thái Lan về LMI. Mục đích của sáng kiến là đẩy mạnh hợp tác, trợ giúp về môi trường, y tế, 32
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giáo dục và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đối với các nước thuộc khu vực hạ nguồn sông Mê Công (gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Mục tiêu địa chính trị của sáng kiến này, đồng thời là một trong những trọng tâm trong chính sách “Trở lại Đông Nam Á” của Hoa Kỳ, là nhằm cân bằng ảnh hưởng chiến lược bên ngoài đối với khu vực Đông Nam Á. Ngày 14 tháng 9 năm 2012 tại Manila - Philippin, sáu quốc gia thành viên tiểu vùng Mê - Công mở rộng (GMS) kỉ niệm 20 năm hợp tác kinh tế, khu vực này một thời từng đầy những xung đột nay trở thành một hình mẫu Châu Á tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và hợp tác khu vực. Bảng 1.2. Tỉ lệ diện tích lưu vực và lưu lượng nước sông Mê Công Lãnh thổ Tỉ lệ % Tỉ lệ % lượng nước diện tích Thượng nguồn Trung Quốc 21 16 Mianma 3 2 Lào 25 35 Thái Lan 23 18 Hạ Nguồn Campuchia 20 18 Việt Nam 8 11 Toàn lưu vực 100 100 Nguồn: [25] Ông Stephen Groff, phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) phụ trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Chương trình GMS biến đổi một tiểu vùng từng bị cô lập một thời thành một hình mẫu hội nhập kinh tế. Nếu các quốc gia trong GMS tiếp tục tăng cường hợp tác, thì tương lai sẽ là một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng và hài hoà tại tâm điểm của châu lục năng động nhất thế giới”. Trải qua hai thập kỉ, Chương trình GMS đã đầu tư khoảng 15 tỉ USD vào các dự án về đường xá, sân bay và đường sắt, điện, cơ sở hạ tầng du lịch 33
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và phòng tránh dịch bệnh lây truyền của tiểu vùng, với tổng số tiền đóng góp của ADB lên tới hơn 5 tỉ USD. Tại SOM - GMS-6 vào tháng 3 / 2018 vừa qua, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã thông qua một kế hoạch chiến lược mới cho thập kỉ tiếp theo. Kế hoạch này sẽ phát huy những thành tựu về cơ sở hạ tầng trong khi chú trọng hơn nữa vào các vấn đề thể chế, chính sách và pháp lý để giải phóng tiềm năng to lớn của khu vực về thương mại và đầu tư, đồng thời giúp tăng trưởng toàn diện hơn và bền vững hơn về môi trường khi phải đối mặt với vấn đề gia tăng khoảng cách trong phát triển về thịnh vượng. Các quốc gia thành viên GMS6 là Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, và CHND Trung Hoa (tập trung vào các tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây). Ngoài ra, Nhật Bản cũng quan tâm đến sông Mê Công từ lâu. Nhật Bản vẫn tiếp tục có quan tâm hợp tác ở cấp Mê Công - Nhật Bản. Đặc biệt Chiến lược Tokyo 2012, được coi là cú hích để hợp tác Mê Công - Nhật Bản bước vào giai đoạn mới, dựa trên ba trụ cột gồm: tăng cường kết nối giao thông trong khu vực Mê Công thu hẹp khoảng cách phát triển trong lưu vực/đảm bảo an ninh con người và môi trường bền vững. Sở dĩ có mối quan tâm lớn của các nước ngoài khu vực là do: Thứ nhất, Mê Công là con sông lớn thứ 11 trên thế giới, là sông lớn nhất Đông Nam Á. Ở đây có nhiều nguồn lợi, không chỉ mang tính khu vực mà còn vượt ra ngoài phạm vi rộng hơn. Và người ta đang lo ngại, chẳng hạn như Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa hàng hoá lớn nhất thế giới. Và các biến động như hiện nay thì an ninh lương thực có nguy cơ bị đe doạ, trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, nguồn cung lương thực chắc chắn sẽ ảnh hưởng chung đến các nước trên thế giới. Thứ hai, là về môi trường, nếu một dòng sông chết do xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng chính của sông đi thì sẽ không phải là thiệt hại riêng của một nước nào. Thực ra vấn đề này đã được đặt ra từ lâu, nhất là ở thượng 34
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nguồn, phía Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng các công trình thuỷ điện trên thượng nguồn từ rất lâu rồi, khoảng 20 năm nay. Từ đó đến nay đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo và phản đối. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn đang triển khai khẩn trương. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây 14 đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mê Công, hiện đã hoàn thành bốn, trong đó có hai đập lớn là Tiểu Loan và Cảnh Hồng. Hiện Trung Quốc đang thi công tiếp bốn đập và chuẩn bị cho các đập còn lại [Bảng 1.1]. 35
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chương 1 Nước sông Mê Công là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với các nước trong lưu vực, đặc biệt các quốc gia hạ nguồn: Lào, Thái Lan, Camphuchia, Lao, ĐBBCL Việt Nam. Vì mục tiêu sử dụng bền vũng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công, các quốc gia trong khu vực cần thiết phải nghiên cứu Chiến lược sử dụng nguồn nước trên cơ sở chia sẻ công bằng lợi tích hài hòa trong quản lí nguồn nước xuyên biên giới theo các Công ước quốc tế, Khuyến nghị của IUCN, đặc biệt là tinh thần Hội nghị SOM GMS-6 và Hội nghị Thượng đỉnh MRC quốc tế vừa qua tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam, Xiêm Riệp - Campuchia. Trong sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công phải tôn trọng lợi ích quốc ga dân tộc của CHDCND Lào, có tính tới sự quan tâm của các quốc gia và Tổ chức quốc tế, trong đó có ADB. Lưu vực sông Mê Công là không gian sống của chúng ta. Lợi ích sử dụng sông Mê Công phải dựa trên cơ sở chia sẻ hài hòa, kết nối, kiến tạo mô hình hợp tác và phát triển.