SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Download to read offline
Page 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
--------
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM THỰC HIỆN
ThS. Huỳnh Long Toản Cao Thị Ngọc Duy B1404367
Đặng Thúy Duyên B1404368
Nguyễn Thúy Khánh Vân
B1404411
Cần Thơ 11 - 2015
Page 2
MỤC LỤC
PHẦN 1:.......................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ............................................................................................................ 3
PHẦN 2 : NỘI DUNG..................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM............................................................. 6
I. LƯỢC SỬ VỀ NƯỚC NGẦM:.................................................................................... 6
II. KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC NGẦM:.............................................................................. 6
1. Khái niệm nước ngầm (nước dưới đất): ....................................................................... 6
2. Đặc điểm của nước ngầm:............................................................................................ 7
3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm:.......................................................... 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ ................................................ 8
DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL.................................................................................. 8
I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM Ở
ĐBSCL:........................................................................................................................... 8
II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT ................................................................................................................... 11
1. Ảnh hưởng:................................................................................................................ 11
2. Tác hại:...................................................................................................................... 12
3. Nguyên nhân: ............................................................................................................ 12
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:..................................................................................... 16
PHẦN 3......................................................................................................................... 17
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 17
CHƯƠNG 1 KẾT LUẬN: ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 2: KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 17
Page 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NMĐ: nước mặt đất
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
PHẦN 1:
GIỚI THIỆU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Page 4
Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản
xuất của con người. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp và các khu dân cư tập trung ngày
một phát triển dẫn đến nhu cần sử dụng nước ngày càng tăng. Tuy nhiên hiện nay
nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nên việc tìm kiếm một nguồn nước khác để
thay thế là một việc làm rất quan trọng. Và nước dưới đất được ưu tiên lựa chọ để đáp
ứng nhu cầu đó. Nước dưới đất có ưu điểm là rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi
trùng, xử lí đơn giản nên giá thành rẻ. ( Phạm Thị Yến Thanh, luận văn tốt nghiệp đại
học 12/2014). Chính vì thế, nguồn tài nguyên này đang được khia thác ngày càng phổ
biến ở nhiều nơi, trong đó có ĐBSCL Trong năm 2010, ở ĐBSCL ước tính có 10.000
giếng khoang ở độ sâu từ 10 – 300m. Tổng lượng khai thác toàn vùng khoảng
1.000.000 m3
/ ngày ( Bộ Tài nguyên và môi trường, 2010).
Nghiên cứu được lựa chọn thuộc khu vực ĐBSCL ( hình 1.1). Thống kê các tỉnh
khai thác giếng ngầm. Hiện nay Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu khai thác NDĐ
với 137.988 giếng, khai thác tổng công suất khoảng 400.000 m3
/ ngày. Tỉnh Bạc Liêu
có 6.618 giếng thì chỉ có 72 giếng cấp nước sinh hoạt tập trung. Sóc Trăng có khoảng
75.000 giếng khoan khai thác NDĐ, trong đó có 59.000 giếng người dân tự khoan
trong khi nguồn tài nguyên này có giới hạn và thời gian phục hồi chậm (Phạm Văn
Giắng, 2011). Theo Sở TNMT TP.Cần Thơ, toàn thành phố có trên 32.400 giếng
khoan, khai thác 700.000m3
/ngày.Trong đó riêng Bến Tre đã có khoảng 1.070 giếng.
Nguồn nước phục vụ cho người dân chủ yếu là NDĐ, bên cạnh hệ thống cấp nước
sạch của các trạm cấp nước tập trung, các cơ quan, xí nghiệp thì đa phần người dân
địa phương tự khoan giếng để sử dụng. Tuy nhiên, việc khia thác, sử dụng NDĐ vẫn
chưa đạt hiệu quả và còn nhiều điều bất cập. Việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch
và chưa có sự quản lý tốt của cơ quan chức năng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tụt
giảm mực NDĐ, và gây ô nhiễm nguồn nước này. ( Phạm Thị Yến Thanh, luận văn tốt
nghiệp đại học 12/2014).
Trước thực tế đó, nhu cầu xác định hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên quý giá này là hết sức cần thiết. Đề tài: “ Hiện trạng khai thác và sử dụng
nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long”.
Page 5
Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Page 6
PHẦN 2 : NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM
I. LƯỢC SỬ VỀ NƯỚC NGẦM:
Không giống như nước mặt, trước đây nước ngầm không được quan tâm nhiều
và công tác nghiên cứu , khảo sát đánh giá nguồn nước ngầm cũng có nhiều hạn chế
hơn nước mặt . Nhưng hiện nay ,việc khảo sát đánh giá hiện trạng nước ngầm đã và
đang là vấn đề cấp thiết . hiện nay cũng đã có nhiều hơn những công trình nghiên cứu
về nguồn nước ngầm đã được triển khai và đã cho kết quả thiết thực như:
Nghiên cứu về nước ngầm ở ĐBSCL của tiến sĩ Võ Thành Danh, Trường Đại
học Cần Thơ cho thấy: Các tầng nước ngầm được hình thành từ rất lâu, gắn kết với
lịch sử sa bồi và định hình vùng đất ĐBSCL.Theo PGS.TS Dương Văn Viện, Đại học
Thủy lợi, việc khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay
gần như không thể kiểm soát được, tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12m đến 15m. Nếu
không có giải pháp tốt để quản lý việc khai thác thì dự báo mực nước ngầm tại cần
Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL sẽ xuống tới mực nước chết vào năm 2014 nhiều túi nước
không thể sử dụng được và phải mất rất lâu, có thể cả triệu năm, mới hồi phục. (Theo
webside Bộ tài nguyên môi trường).
Theo bài báo cáo khoa học: “Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở
Vĩnh Châu , Sóc trăng”(Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2013) của Huỳnh
Vương Thu Minh và nhóm cộng tác viên. Kết quả cho thấy cường suất khai thác
Nước Dưới Đất(NDĐ) ở Vĩnh Châu là cao nhất so với các huyện trong tỉnh
(77,12m3
/ngày/km2
). Việc khau thác lượng nước lớn NDĐ phục vụ cho nông nghiệp
và thủy sản đã làm cho mực NDĐ hạ thấp .
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Tiệp và Trần Văn Tỷ về “ Đánh giá tài nguyên
nước dưới đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW” được thực hiện 2011.Kết
quả cho thấy trữ lượng khai thác NDĐ tăng Pliestocen dưới năm 2006 là
9.974m3/
ngày. Kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp vào các thời điểm tính
toán (1/4/2014 và 1/1/2015) cho thấy dự báo mực nước là -9.5m và mực nước hạ thấp
là -3.9m. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm thủy động lực của các
tầng chứa nước. Trên cơ sở đó có thể đề xuất quy hoạch cấp nước cho các tỉnh trong
tương lai,làm cơ sở cho việc thiết lập một mạng quan trắc động thái nước dưới đất.
Nhằm tiến tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu phục vụ cho thiết lập mô hình quản lí
trữ lượng và chất lượng NDĐ của tỉnh Trà Vinh cũng như của ĐBSCL.
II. KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC NGẦM:
1. Khái niệm nước ngầm (nước dưới đất):
Page 7
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất.
2. Đặc điểm của nước ngầm:
- Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch. Thời gian tiếp xúc
của nước ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên thành phần hoá học của nước
ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các tầng đất, nham thạch chứa
nó.
- Nước ngầm được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các
tầng lớp đó cũng khác nhau.
- Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều.
- Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về thành phần hoá học của
tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của các tầng nham
thạch đó.
- Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của vi sinh
vật.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm:
- pH: Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định nước về mặt
hóa học. Sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự thay đổi về thành phần các chất trong
nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học,
sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H+]
o Khi pH =7 nước có tính trung tính
o Khi pH <7 nước có tính axit
o Khi pH >7 nước có tính kiềm
- Độ cứng: độ cứng như một đặc tính của nước biểu thị tổng nồng độ của ion canxi và
magiê( thường tính dưới dạng CaCO3). Độ cứng có thể từ 0 đến vài trăm mg CaCO3/L
tùy theo nguồn nước và cách xử lí.
- Clorua(Cl-
): Cl-
là ion chính trong nước thiên nhiên biểu thị độ mặn. Cl-
có nhiều nhất
ở nước biển và các mỏ muối. Trong nước ngọt và nước ngầm hàm lượng Cl-
thường
dao động từ 20 mg/L – 800 mg/L.
Page 8
- Hàm lượng đạm Nitrat(N-NO3): Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nito
và thường đạt đên những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình
oxy hóa sinh học.
- Photpho: là nguyên tố không thể thiếu trong môi trường sống. Việc xác định photpho
là rất quang trọng để đánh giá năng suất sinh học tiềm tàng của nước mặt và trong
nhiều vùng.
- Sắt: Sắt là nguyên tố thường gặp trong nước mặt hay nước ngầm. Sắt có nhiều trong
nước thiên nhiên do quá trình chảy của các dòng nước qua các mỏ khoáng hay lớp đất
đá trong tự nhiên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL
I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM Ở
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 400.000 giếng nước ngầm cùng hàng
trăm trạm cấp nước tập trung khai thác nước ngầm quy mô lớn. Các đô thị trong vùng
như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gần như sử dụng 100% nước ngầm phục
vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân ở nhiều vùng ven biển, nhiễm
phèn, khô hạn còn dùng nước ngầm sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản.
Hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ
nước ngầm. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học,
còn rất lãng phí.. Hiện nay có hàng ngàn giếng khai thác nước ngầm hư hỏng, không
còn sử dụng; đang bị bỏ phế, không được trám, lấp đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ
sụp, lún tầng khai thác, suy thoái tầng nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước ngầm
rất lớn.
trong đó, Cà Mau có gần 3.240 giếng, Bạc Liêu 1.700 giếng, Trà Vinh 1.600 giếng.
Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác nước
ngầm với gần 137.990 giếng đang sử dụng, có tổng công suất gần 400.000m³/ngày.
Thành phố Cà Mau khai thác mạnh với gần 67.610 m³/ngày, huyện Trần Văn Thời là
gần 61.190 m³/ngày, huyện Đầm Dơi với gần 48.180 m³/ngày… Đặc biệt, ở xã Tắc
Vân, thành phố Cà Mau có mật độ khai thác nước ngầm rất cao với hơn 250
Page 9
giếng/km². Còn tỉnh Sóc Trăng có 75.000 giếng, trong đó có 59.000 giếng của người
dân tự khai thác.
Số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã
cho thấy hiện trạng nước ngầm tại một số địa phương đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu
cơ (NH4+, NO3), kim loại nặng và đặc biệt là ô nhiễm vi sinh (Colifrom, E. Coli),
Arsen, coliform, Arsenic , xianua ,….
Vấn đề ô nhiễm Arsen trong nước ngầm và ảnh hưởng của nó lên sức khỏe con
người đang là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở ĐBCSL, nguy
cơ về ô nhiễm Arsen đã được cảnh báo.
An Phú là huyện biên giới của tỉnh An Giang, tiếp giáp với Campuchia, có trên
800 giếng khoan nhiễm Asen. Nồng độ Arsen trong các tầng trầm tích được khảo sát
đến độ sâu 40m. Kết quả phân tích mẫu đất canh tác cho thấy không phát hiện Arsen
trong đất ở những vùng không sử dụng nước ngầm để tưới.
Tuy nhiên, tại những vùng đang sử dụng giếng nước ngầm nhiễm Arsen để tưới
cho cây trồng lại có nồng độ Arsen trong tầng đất canh tác cao (33,45ppb). Kết quả
phân tích các mẫu trầm tích trong 3 lỗ khoan đến độ sâu 42m, cho thấy hàm lượng
Asen, SO42- khá cao trong tầng đất có sa cấu là thịt pha sét, thịt pha cát mịn màu xám
xanh (69,01 đến 86,75ppb), thường ở độ sâu biến động từ 5 đến 36m. Không phát hiện
thấy pyrite trong tất cả các mẫu trầm tích ở trong 3 lỗ khoan.
Arsen trong vùng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các vùng ven sông, độ sâu các giếng
khoan biến động từ 15m đến 36m. Nguồn gây ô nhiễm từ trầm tích biển ven bờ có sa
cấu là thịt pha cát mịn ít hữu cơ màu xám xanh, và không chứa pyrite. Các tầng chứa
nước ngọt trong các trầm tích cát sông hiện tại thường không có tầng sét cách ly (tầng
0
50000
100000
150000
200000
250000
soc trang
bac lieu
ca mau
soc trang bac lieu ca mau
Series1 244850 248728 159118
biểu đồ lưu lượng khai thác NDĐ
Page 10
cách nước). Nên nguy cơ nhiễm mặn trong đó có cả Arsen từ tầng bên trên (đối với
các giếng > 60m) và xung quanh (đối với giếng từ 20-40m).
Bước đầu cho thấy, có nguy cơ lây nhiễm Arsen và nhiễm mặn từ nước ngầm vào tầng
đất canh tác tại các vùng sử dụng nước giếng nhiễm Arsen để tưới tiêu.
Bảng 1: Tổng hợp tình hình nhiễm Asen trong nước ngầm toàn tỉnh An Giang
STT Huyện Asen <10ppb 11 < Asen < 50ppb Asen >50ppb Tổng số
mẫu
1 An Phú 42 144 787 973
2 Châu Phú 142 35 33 210
3 Châu Thành 644 7 2 652
4 Chợ Mới 613 217 134 964
5 Phú Tân 368 206 256 830
6 Tân Châu 325 67 98 490
7 Thoại Sơn 485 11 3 499
8 Tịnh Biên 1.072 33 0 1.105
9 Tri Tôn 2.812 15 2 2.829
10 TP.Long
Xuyên
347 18 4 369
11 TX.Châu Đốc 68 3 0 71
Tổng cộng 6.917 756 1.319 8.992
Page 11
Mối liên quan giữa nồng độ Arsen trong giếng và độ sâu giếng
Biểu đồ phân bố hàm lượng Asen theo độ sâu giếng khoan và phân bố ở các huyện
trong tỉnh An Giang
Asen trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc từ trầm tích biển ven bờ được phóng
thích vào tầng chứa nước mặn với nồng độ SO4
2-
và Cl-
rất cao.
Hàm lượng Asen cao trong các giếng khoan chủ yếu tập trung ở các vùng ven sông
với độ sâu các giếng từ 15m đến 36m. Hàm lượng Asen cao trong tầng đất canh tác ở
những vùng sử dụng nước ngầm nhiễm Asen để tưới.
II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT
1. Ảnh hưởng:
- Tình hình khai thác quá mức tầng chứa nước gây ra các ảnh hưởng có hại theo
xu hướng sau:
- Mực nước dưới đất bị hạ liên tục.
- Cạn kiệt lưu vực sông và nguồn lộ hoặc giảm diện tích khu vực đầm lầy.
Page 12
- Suy thoái chất lượng nước dưới đất, gia tăng hàm lượng muối hoặc thành phần
không có lợi trong nước.
- Thay đổi bề mặt đát do sụt lún khu vực hay sụt lún cục bộ và sạt lở mặt đất.
2. Tác hại:
- Về mặt địa chất thủy văn: giảm mực nước dẫn đến giảm đọ dẫn nước trong
tầng chứa nước không áp, giảm lưu lượng và tỉ lưu của lổ khoan.
- Về mặt chất lượng nước: các lổ khoan sẽ bị loại bỏ do suy thoái chất lượng
nước, phải xử lí nước trước khi sử dụng hoặc phải khử trùng.
- Về mặt kinh tế: khi mực nước lưu lượng và tỉ lưu lượng giảm việc khai thác
nước trở nên tốn kém về mặt năng lượng sử dụng.
- Về mặt môi trường: các tầng chứa nước nằm nông cung cấp nước cho thảm
thực vật tự nhiên và cây trồng có thể bị giảm mực nước.
- Về mặt xã hội: chi phí khai thác nước gia tăng, chất lượng nước suy thoái, tính
sẳn có của nước dưới đất giảm ,…
3. Nguyên nhân:
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con
người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước
nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn
nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực
phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức
dịch vụ…
Ảnh hưởng do hoạt động sốngcủa con người:
- Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người
gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn
nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
Page 13
- Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng
gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được
trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày,
rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí
Giếng cạnh hồ xử lý nước thải Giếng bị ứ động nước bẩn
Trẻ con mở nước để chơi Vòi nước quên khóa
Page 14
nước.
- Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà
làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được
thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập
lụt, trược lỡ đất.
b. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp:
- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức
tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý
chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô
nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm
- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây
nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …
Phá rừng lấy đất
Nước bị ô nhiểm do chăn nuôi
Page 15
- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại
thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã
bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất
thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
c. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ:
- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô
lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất
mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau
tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác
nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và
sụp lún đất.
Giếng đào ngoài ruộng
Lãng phí nước tưới tiêu
Page 16
- Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm
thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh
thái.
- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa
được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có
nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố
dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
d. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch
nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng
bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
- Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu
để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh
mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp tại địa phương nhằm giảm áp lực nguồn nước ngầm.
- Xây dựng và thực hiện dự án điều tra, đánh giá chất lượng tài nguyên nước ngầm và
đề xuất các biện pháp bảo vệ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trong nhân dân.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải
vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất định kỳ 2 lần/năm.
Mực nước ngầm bị hạ thấp nhanh, có nguy cơ cạn kiệt
Page 17
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1 KẾT LUẬN:
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là điều kiện tất yếu để tồn tại sự sống
trên trái đất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và sự gia
tăng của các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ đã kéo theo nhu cầu sử
dụng nước ngày một gia tăng. Do hệ thống cung cấp nước tập trung hiện nay chưa đáp
ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt nên việc
khoan giếng để khai thác nước ngầm đang diễn ra phổ biến và không có sự quản lý
chặt chẽ của các cơ quan quản lý đã dẫn tới nguy cơ suy thoái chất lượng, trữ lượng
nước ngầm (Tác giả bài viết: Lê Văn Khóa).
Tác động của biến đổi khí hậu rõ rệt nhất là tăng cao nhiệt độ không khí kéo theo tăng
cao bốc thoát hơi, tăng cao nhu cầu sử dụng nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
nước ngầm. Nó làm tăng tần số và cường độ bão đổ bộ vào tỉnh đồng thời làm nước
biển tăng lên. Kết hợp với hiện tượng ElNino - LaNina đã tạo nên những thiên tai như
lụt bão, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn ngày càng tăng (Giải pháp bảo vệ tài nguyên
môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng)
Cũng theo Bộ TN&MT, sự phân bố của các khối nước mặn (ngầm) ở ĐBSCL
phức tạp cả về diện và theo chiều sâu. Nhiều nơi, các tầng chứa nước ngọt và nước
mặn nằm đan xen nhau. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại ĐBSCL
chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó, nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước
do khoan rất cao. Hiện có hàng ngàn giếng nước bỏ không chưa được trám, lấp dẫn
đến nguy cơ sụp, lún ở tầng khai thác sâu từ 75 - 110m. Chỉ tại tỉnh Cà Mau có đến
3.125 giếng nước ngầm không sử dụng. Hiện nước mặn đã xâm nhập tại hàng ngàn
giếng nước ngầm, nhiều nhất là ở tầng nông (50m). Cũng do khai thác bừa bãi nên
hàng ngàn giếng nước ngầm tại ĐBSCL đã bị ô nhiễm. Theo kết quả khảo sát của
Viện Vệ sinh - Y tế công cộng (Bộ Y tế) tại các tỉnh ĐBSCL cho thấy mức độ nhiễm
thạch tín (asen) trong giếng nước ngầm cao đến mức báo động. Tại An Giang, có tới
40% trong số 2.966 mẫu được kiểm tra bị nhiễm thạch tín... (Theo Website Bộ Tài
Nguyên và Môi trường).
CHƯƠNG 2: KIẾN NGHỊ
Để khắc phục tình trạng này và sử dụng tầng nước ngầm hiệu quả, bền vững,
các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh ĐBSCL cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ
thống hiện trạng nước ngầm toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý. Phải tính
toán giữa nạp vào và sử dụng để có đáp án cho bài toán cân bằng sử dụng nước ngầm.
Đồng thời, phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm,
Page 18
lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm. Việc chia sẻ thông tin
phải làm thật tốt vì hiện nay số liệu và thông tin về nước ngầm được các bộ ngành
trung ương quản lý nhưng các địa phương thì thiếu thông tin trầm trọng; nâng cao
năng lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để quản lý tài nguyên nước
ngầm; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm hiệu quả.
(Theo Website Bộ Tài Nguyên và Môi trường)
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm
toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý.Đồng thời, các nhà khoa học cũng kiến
nghị phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún
mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ
quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm hiệu quả; nâng cao ý thức
người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở khai thác, sử dụng và
các cơ sở, cá nhân hành nghề khai thác nước ngầm; giám sát việc trám lấp các lỗ
khoan không sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật. Quy hoạch mạng lưới cấp nước
sạch, khai thác và sử dụng nước ngầm. Tuyên truyền phổ biến ý thức sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên nước. Xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định của Nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm theo
Luật Tài nguyên nước và các quy định của Nhà nước có liên quan. ( Lê Văn Khóa)
Cần đánh giá thêm nhiều đối tượng tác động chính sách để làm rõ hiệu hơn quả
chính sách quản lý tài nguyên NDĐ. Nghiên cứu cần phỏng vấn thêm nhiều chuyên
gia quản lí tài nguyên nước để có nhiều thông tin và đảm bảo chính xác những thông
tin thu thập được ( Trần Thị Thanh Lan).
Áp dụng luật Tài nguyên nước do chính phụ ban hành.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo
nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng
nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội
thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác.
3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường,
Page 19
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài
nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải
lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài
nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc
phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử
dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện
pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết hợp
giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện
pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh và môi trường.
8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm
duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các
tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai
thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
1. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
2. Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng
hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài
nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt,
hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ
phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
3. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối
với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân
Page 20
dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
4. Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác,
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng
nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước,
bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Điều 5. Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và cơ sở
giáo dục, đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước, hướng dẫn nhân dân
thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và
chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tài
nguyên nước tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước, sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên
nước; giám sát việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Page 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Yến Thanh, Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất ở huyện Tri
Tôn, Tỉnh An Giang , luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi
Trường 12/2014, khóa 37, đại học Cần Thơ.
2.Trần Thị Thanh Lan, Đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển
bán đảo Cà Mau, luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi
Trường 12/2014, khóa 37, đại học Cần Thơ.
3. Theo Website Bộ Tài Nguyên và Môi trường
http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1939
4. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ
http://www.vietnamplus.vn/dbscl-can-qui-hoach-khai-thac-bao-ve-nuoc-
ngam/51592.vnp
5. http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-nuoc/Tac-dong-co-ban-
cua-viec-khai-thac-su-dung-nuoc-ngam-va-mot-so-bien-phap-ngan-chan-suy-giam-
tru-luong-chat-luong-nguon-nuoc-ngam-53
6. Lê Văn Khóa
http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-nuoc/Tac-dong-co-ban-
cua-viec-khai-thac-su-dung-nuoc-ngam-va-mot-so-bien-phap-ngan-chan-suy-giam-
tru-luong-chat-luong-nguon-nuoc-ngam-53/
7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng
www.sotnmt.soctrang.gov.vn/
8. Luật tài nguyên nước
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mo
de=detail&document_id=162986
9.http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-o-nhiem-mach-nuoc-ngam-tai-binh-
duong/97472.vnp
10.http://thanhnien.vn/toa-soan-ban-doc/nuoc-ngam-o-nhiem-435522.html
11.http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa/39570_nguon-nuoc-ngam-viet-
nam-suy-giam.aspx
12.http://www.nguoianphu.com/topic/18/o-nhiem-asen-arsenic-thach-tin-trong-nuoc-
ngam-tai-dong-bang-song-cuu-long
13.http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1939
14.http://m.baomoi.com/Bao-ve-tang-nuoc-ngam-o-dong-bang-song-Cuu-
Long/c/4500352.epi
15.http://greensol.com.vn/nuoc-cap/96-su-o-nhiem-cua-nuoc-ngam
Page 22
16.http://m.baomoi.com/O-nhiem-nuoc-ngam-khu-vuc-nong-thon-Tin-hieu-
xau/c/15845793.epi
17.https://vnu.edu.vn/home/?C2490/N15336/Giam-thieu-o-nhiem-thach-tin-(Asen)-
trong-nuoc-ngam-tang-nong.htm

More Related Content

What's hot

quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 
VAI TRÒ CỦA NƯỚC
VAI TRÒ CỦA NƯỚCVAI TRÒ CỦA NƯỚC
VAI TRÒ CỦA NƯỚCDanh Pm
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nướcTruong Ho
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amLoiTran123
 
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnEVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnHương Mai
 
SecondPrize Summer Water 2014
SecondPrize Summer Water 2014SecondPrize Summer Water 2014
SecondPrize Summer Water 2014Nhi Lee
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcalicesandash
 
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nước
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nướcChapter 4 ô nhiễm môi trường nước
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nướcSon Pham
 
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xang
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xangquan ly chat luong nuoc tai Kenh Xang
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xangnhóc Ngố
 
Bai loc trong cay
Bai loc trong cayBai loc trong cay
Bai loc trong cayThuy Trang
 
Bai 22 nuoc can cho su song
Bai 22 nuoc can cho su songBai 22 nuoc can cho su song
Bai 22 nuoc can cho su songSon van Ba
 
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gameTrom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gamemaybom
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu tại 123doc.vn
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu   tại 123doc.vnHoa moi truong chuong 1 mỏ dàu   tại 123doc.vn
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu tại 123doc.vnHoàng Duyên
 

What's hot (18)

quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 
VAI TRÒ CỦA NƯỚC
VAI TRÒ CỦA NƯỚCVAI TRÒ CỦA NƯỚC
VAI TRÒ CỦA NƯỚC
 
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dânAn ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nước
 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n amCộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt n am
 
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavnEVR-truluongnuoctrenthegioivavn
EVR-truluongnuoctrenthegioivavn
 
SecondPrize Summer Water 2014
SecondPrize Summer Water 2014SecondPrize Summer Water 2014
SecondPrize Summer Water 2014
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước
 
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông SrêpôkTác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
 
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nước
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nướcChapter 4 ô nhiễm môi trường nước
Chapter 4 ô nhiễm môi trường nước
 
Dia li 2
Dia li 2Dia li 2
Dia li 2
 
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xang
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xangquan ly chat luong nuoc tai Kenh Xang
quan ly chat luong nuoc tai Kenh Xang
 
Baocao moitruong2
Baocao moitruong2Baocao moitruong2
Baocao moitruong2
 
Bai loc trong cay
Bai loc trong cayBai loc trong cay
Bai loc trong cay
 
Bai 22 nuoc can cho su song
Bai 22 nuoc can cho su songBai 22 nuoc can cho su song
Bai 22 nuoc can cho su song
 
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gameTrom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu tại 123doc.vn
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu   tại 123doc.vnHoa moi truong chuong 1 mỏ dàu   tại 123doc.vn
Hoa moi truong chuong 1 mỏ dàu tại 123doc.vn
 

Similar to Hoa ky thuat

Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...jackjohn45
 
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...nataliej4
 
Công nghệ tuyển nổi áp lực
Công nghệ tuyển nổi áp lựcCông nghệ tuyển nổi áp lực
Công nghệ tuyển nổi áp lựcngochoang21122008
 
mô hình cấp nước sạch
mô hình cấp nước sạchmô hình cấp nước sạch
mô hình cấp nước sạchHung Pham Thai
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint NướcNhung Lê
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhNhuoc Tran
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...hieu anh
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttlshunglamvinh
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfMinhCao959822
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNhuoc Tran
 

Similar to Hoa ky thuat (20)

Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
 
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
 
Công nghệ tuyển nổi áp lực
Công nghệ tuyển nổi áp lựcCông nghệ tuyển nổi áp lực
Công nghệ tuyển nổi áp lực
 
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
 
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docxCơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
 
mô hình cấp nước sạch
mô hình cấp nước sạchmô hình cấp nước sạch
mô hình cấp nước sạch
 
Mo hinh cap nuoc sach
Mo hinh cap nuoc sachMo hinh cap nuoc sach
Mo hinh cap nuoc sach
 
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOTLuận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint Nước
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docxCơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước sinh ho...
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
 

Hoa ky thuat

  • 1. Page 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN -------- HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM THỰC HIỆN ThS. Huỳnh Long Toản Cao Thị Ngọc Duy B1404367 Đặng Thúy Duyên B1404368 Nguyễn Thúy Khánh Vân B1404411 Cần Thơ 11 - 2015
  • 2. Page 2 MỤC LỤC PHẦN 1:.......................................................................................................................... 3 GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ............................................................................................................ 3 PHẦN 2 : NỘI DUNG..................................................................................................... 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM............................................................. 6 I. LƯỢC SỬ VỀ NƯỚC NGẦM:.................................................................................... 6 II. KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC NGẦM:.............................................................................. 6 1. Khái niệm nước ngầm (nước dưới đất): ....................................................................... 6 2. Đặc điểm của nước ngầm:............................................................................................ 7 3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm:.......................................................... 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ ................................................ 8 DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL.................................................................................. 8 I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL:........................................................................................................................... 8 II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................................................................................................... 11 1. Ảnh hưởng:................................................................................................................ 11 2. Tác hại:...................................................................................................................... 12 3. Nguyên nhân: ............................................................................................................ 12 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:..................................................................................... 16 PHẦN 3......................................................................................................................... 17 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 17 CHƯƠNG 1 KẾT LUẬN: ............................................................................................ 17 CHƯƠNG 2: KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 17
  • 3. Page 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NMĐ: nước mặt đất ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long PHẦN 1: GIỚI THIỆU I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
  • 4. Page 4 Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp và các khu dân cư tập trung ngày một phát triển dẫn đến nhu cần sử dụng nước ngày càng tăng. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nên việc tìm kiếm một nguồn nước khác để thay thế là một việc làm rất quan trọng. Và nước dưới đất được ưu tiên lựa chọ để đáp ứng nhu cầu đó. Nước dưới đất có ưu điểm là rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng, xử lí đơn giản nên giá thành rẻ. ( Phạm Thị Yến Thanh, luận văn tốt nghiệp đại học 12/2014). Chính vì thế, nguồn tài nguyên này đang được khia thác ngày càng phổ biến ở nhiều nơi, trong đó có ĐBSCL Trong năm 2010, ở ĐBSCL ước tính có 10.000 giếng khoang ở độ sâu từ 10 – 300m. Tổng lượng khai thác toàn vùng khoảng 1.000.000 m3 / ngày ( Bộ Tài nguyên và môi trường, 2010). Nghiên cứu được lựa chọn thuộc khu vực ĐBSCL ( hình 1.1). Thống kê các tỉnh khai thác giếng ngầm. Hiện nay Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu khai thác NDĐ với 137.988 giếng, khai thác tổng công suất khoảng 400.000 m3 / ngày. Tỉnh Bạc Liêu có 6.618 giếng thì chỉ có 72 giếng cấp nước sinh hoạt tập trung. Sóc Trăng có khoảng 75.000 giếng khoan khai thác NDĐ, trong đó có 59.000 giếng người dân tự khoan trong khi nguồn tài nguyên này có giới hạn và thời gian phục hồi chậm (Phạm Văn Giắng, 2011). Theo Sở TNMT TP.Cần Thơ, toàn thành phố có trên 32.400 giếng khoan, khai thác 700.000m3 /ngày.Trong đó riêng Bến Tre đã có khoảng 1.070 giếng. Nguồn nước phục vụ cho người dân chủ yếu là NDĐ, bên cạnh hệ thống cấp nước sạch của các trạm cấp nước tập trung, các cơ quan, xí nghiệp thì đa phần người dân địa phương tự khoan giếng để sử dụng. Tuy nhiên, việc khia thác, sử dụng NDĐ vẫn chưa đạt hiệu quả và còn nhiều điều bất cập. Việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và chưa có sự quản lý tốt của cơ quan chức năng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tụt giảm mực NDĐ, và gây ô nhiễm nguồn nước này. ( Phạm Thị Yến Thanh, luận văn tốt nghiệp đại học 12/2014). Trước thực tế đó, nhu cầu xác định hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này là hết sức cần thiết. Đề tài: “ Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long”.
  • 5. Page 5 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • 6. Page 6 PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM I. LƯỢC SỬ VỀ NƯỚC NGẦM: Không giống như nước mặt, trước đây nước ngầm không được quan tâm nhiều và công tác nghiên cứu , khảo sát đánh giá nguồn nước ngầm cũng có nhiều hạn chế hơn nước mặt . Nhưng hiện nay ,việc khảo sát đánh giá hiện trạng nước ngầm đã và đang là vấn đề cấp thiết . hiện nay cũng đã có nhiều hơn những công trình nghiên cứu về nguồn nước ngầm đã được triển khai và đã cho kết quả thiết thực như: Nghiên cứu về nước ngầm ở ĐBSCL của tiến sĩ Võ Thành Danh, Trường Đại học Cần Thơ cho thấy: Các tầng nước ngầm được hình thành từ rất lâu, gắn kết với lịch sử sa bồi và định hình vùng đất ĐBSCL.Theo PGS.TS Dương Văn Viện, Đại học Thủy lợi, việc khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay gần như không thể kiểm soát được, tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12m đến 15m. Nếu không có giải pháp tốt để quản lý việc khai thác thì dự báo mực nước ngầm tại cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL sẽ xuống tới mực nước chết vào năm 2014 nhiều túi nước không thể sử dụng được và phải mất rất lâu, có thể cả triệu năm, mới hồi phục. (Theo webside Bộ tài nguyên môi trường). Theo bài báo cáo khoa học: “Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở Vĩnh Châu , Sóc trăng”(Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2013) của Huỳnh Vương Thu Minh và nhóm cộng tác viên. Kết quả cho thấy cường suất khai thác Nước Dưới Đất(NDĐ) ở Vĩnh Châu là cao nhất so với các huyện trong tỉnh (77,12m3 /ngày/km2 ). Việc khau thác lượng nước lớn NDĐ phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản đã làm cho mực NDĐ hạ thấp . Nghiên cứu của Huỳnh Văn Tiệp và Trần Văn Tỷ về “ Đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW” được thực hiện 2011.Kết quả cho thấy trữ lượng khai thác NDĐ tăng Pliestocen dưới năm 2006 là 9.974m3/ ngày. Kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp vào các thời điểm tính toán (1/4/2014 và 1/1/2015) cho thấy dự báo mực nước là -9.5m và mực nước hạ thấp là -3.9m. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm thủy động lực của các tầng chứa nước. Trên cơ sở đó có thể đề xuất quy hoạch cấp nước cho các tỉnh trong tương lai,làm cơ sở cho việc thiết lập một mạng quan trắc động thái nước dưới đất. Nhằm tiến tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu phục vụ cho thiết lập mô hình quản lí trữ lượng và chất lượng NDĐ của tỉnh Trà Vinh cũng như của ĐBSCL. II. KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC NGẦM: 1. Khái niệm nước ngầm (nước dưới đất):
  • 7. Page 7 Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất. 2. Đặc điểm của nước ngầm: - Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch. Thời gian tiếp xúc của nước ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên thành phần hoá học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các tầng đất, nham thạch chứa nó. - Nước ngầm được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các tầng lớp đó cũng khác nhau. - Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều. - Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về thành phần hoá học của tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của các tầng nham thạch đó. - Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của vi sinh vật. 3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm: - pH: Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định nước về mặt hóa học. Sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H+] o Khi pH =7 nước có tính trung tính o Khi pH <7 nước có tính axit o Khi pH >7 nước có tính kiềm - Độ cứng: độ cứng như một đặc tính của nước biểu thị tổng nồng độ của ion canxi và magiê( thường tính dưới dạng CaCO3). Độ cứng có thể từ 0 đến vài trăm mg CaCO3/L tùy theo nguồn nước và cách xử lí. - Clorua(Cl- ): Cl- là ion chính trong nước thiên nhiên biểu thị độ mặn. Cl- có nhiều nhất ở nước biển và các mỏ muối. Trong nước ngọt và nước ngầm hàm lượng Cl- thường dao động từ 20 mg/L – 800 mg/L.
  • 8. Page 8 - Hàm lượng đạm Nitrat(N-NO3): Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nito và thường đạt đên những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học. - Photpho: là nguyên tố không thể thiếu trong môi trường sống. Việc xác định photpho là rất quang trọng để đánh giá năng suất sinh học tiềm tàng của nước mặt và trong nhiều vùng. - Sắt: Sắt là nguyên tố thường gặp trong nước mặt hay nước ngầm. Sắt có nhiều trong nước thiên nhiên do quá trình chảy của các dòng nước qua các mỏ khoáng hay lớp đất đá trong tự nhiên. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM Ở ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 400.000 giếng nước ngầm cùng hàng trăm trạm cấp nước tập trung khai thác nước ngầm quy mô lớn. Các đô thị trong vùng như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gần như sử dụng 100% nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân ở nhiều vùng ven biển, nhiễm phèn, khô hạn còn dùng nước ngầm sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học, còn rất lãng phí.. Hiện nay có hàng ngàn giếng khai thác nước ngầm hư hỏng, không còn sử dụng; đang bị bỏ phế, không được trám, lấp đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ sụp, lún tầng khai thác, suy thoái tầng nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước ngầm rất lớn. trong đó, Cà Mau có gần 3.240 giếng, Bạc Liêu 1.700 giếng, Trà Vinh 1.600 giếng. Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác nước ngầm với gần 137.990 giếng đang sử dụng, có tổng công suất gần 400.000m³/ngày. Thành phố Cà Mau khai thác mạnh với gần 67.610 m³/ngày, huyện Trần Văn Thời là gần 61.190 m³/ngày, huyện Đầm Dơi với gần 48.180 m³/ngày… Đặc biệt, ở xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau có mật độ khai thác nước ngầm rất cao với hơn 250
  • 9. Page 9 giếng/km². Còn tỉnh Sóc Trăng có 75.000 giếng, trong đó có 59.000 giếng của người dân tự khai thác. Số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã cho thấy hiện trạng nước ngầm tại một số địa phương đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ (NH4+, NO3), kim loại nặng và đặc biệt là ô nhiễm vi sinh (Colifrom, E. Coli), Arsen, coliform, Arsenic , xianua ,…. Vấn đề ô nhiễm Arsen trong nước ngầm và ảnh hưởng của nó lên sức khỏe con người đang là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở ĐBCSL, nguy cơ về ô nhiễm Arsen đã được cảnh báo. An Phú là huyện biên giới của tỉnh An Giang, tiếp giáp với Campuchia, có trên 800 giếng khoan nhiễm Asen. Nồng độ Arsen trong các tầng trầm tích được khảo sát đến độ sâu 40m. Kết quả phân tích mẫu đất canh tác cho thấy không phát hiện Arsen trong đất ở những vùng không sử dụng nước ngầm để tưới. Tuy nhiên, tại những vùng đang sử dụng giếng nước ngầm nhiễm Arsen để tưới cho cây trồng lại có nồng độ Arsen trong tầng đất canh tác cao (33,45ppb). Kết quả phân tích các mẫu trầm tích trong 3 lỗ khoan đến độ sâu 42m, cho thấy hàm lượng Asen, SO42- khá cao trong tầng đất có sa cấu là thịt pha sét, thịt pha cát mịn màu xám xanh (69,01 đến 86,75ppb), thường ở độ sâu biến động từ 5 đến 36m. Không phát hiện thấy pyrite trong tất cả các mẫu trầm tích ở trong 3 lỗ khoan. Arsen trong vùng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các vùng ven sông, độ sâu các giếng khoan biến động từ 15m đến 36m. Nguồn gây ô nhiễm từ trầm tích biển ven bờ có sa cấu là thịt pha cát mịn ít hữu cơ màu xám xanh, và không chứa pyrite. Các tầng chứa nước ngọt trong các trầm tích cát sông hiện tại thường không có tầng sét cách ly (tầng 0 50000 100000 150000 200000 250000 soc trang bac lieu ca mau soc trang bac lieu ca mau Series1 244850 248728 159118 biểu đồ lưu lượng khai thác NDĐ
  • 10. Page 10 cách nước). Nên nguy cơ nhiễm mặn trong đó có cả Arsen từ tầng bên trên (đối với các giếng > 60m) và xung quanh (đối với giếng từ 20-40m). Bước đầu cho thấy, có nguy cơ lây nhiễm Arsen và nhiễm mặn từ nước ngầm vào tầng đất canh tác tại các vùng sử dụng nước giếng nhiễm Arsen để tưới tiêu. Bảng 1: Tổng hợp tình hình nhiễm Asen trong nước ngầm toàn tỉnh An Giang STT Huyện Asen <10ppb 11 < Asen < 50ppb Asen >50ppb Tổng số mẫu 1 An Phú 42 144 787 973 2 Châu Phú 142 35 33 210 3 Châu Thành 644 7 2 652 4 Chợ Mới 613 217 134 964 5 Phú Tân 368 206 256 830 6 Tân Châu 325 67 98 490 7 Thoại Sơn 485 11 3 499 8 Tịnh Biên 1.072 33 0 1.105 9 Tri Tôn 2.812 15 2 2.829 10 TP.Long Xuyên 347 18 4 369 11 TX.Châu Đốc 68 3 0 71 Tổng cộng 6.917 756 1.319 8.992
  • 11. Page 11 Mối liên quan giữa nồng độ Arsen trong giếng và độ sâu giếng Biểu đồ phân bố hàm lượng Asen theo độ sâu giếng khoan và phân bố ở các huyện trong tỉnh An Giang Asen trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc từ trầm tích biển ven bờ được phóng thích vào tầng chứa nước mặn với nồng độ SO4 2- và Cl- rất cao. Hàm lượng Asen cao trong các giếng khoan chủ yếu tập trung ở các vùng ven sông với độ sâu các giếng từ 15m đến 36m. Hàm lượng Asen cao trong tầng đất canh tác ở những vùng sử dụng nước ngầm nhiễm Asen để tưới. II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 1. Ảnh hưởng: - Tình hình khai thác quá mức tầng chứa nước gây ra các ảnh hưởng có hại theo xu hướng sau: - Mực nước dưới đất bị hạ liên tục. - Cạn kiệt lưu vực sông và nguồn lộ hoặc giảm diện tích khu vực đầm lầy.
  • 12. Page 12 - Suy thoái chất lượng nước dưới đất, gia tăng hàm lượng muối hoặc thành phần không có lợi trong nước. - Thay đổi bề mặt đát do sụt lún khu vực hay sụt lún cục bộ và sạt lở mặt đất. 2. Tác hại: - Về mặt địa chất thủy văn: giảm mực nước dẫn đến giảm đọ dẫn nước trong tầng chứa nước không áp, giảm lưu lượng và tỉ lưu của lổ khoan. - Về mặt chất lượng nước: các lổ khoan sẽ bị loại bỏ do suy thoái chất lượng nước, phải xử lí nước trước khi sử dụng hoặc phải khử trùng. - Về mặt kinh tế: khi mực nước lưu lượng và tỉ lưu lượng giảm việc khai thác nước trở nên tốn kém về mặt năng lượng sử dụng. - Về mặt môi trường: các tầng chứa nước nằm nông cung cấp nước cho thảm thực vật tự nhiên và cây trồng có thể bị giảm mực nước. - Về mặt xã hội: chi phí khai thác nước gia tăng, chất lượng nước suy thoái, tính sẳn có của nước dưới đất giảm ,… 3. Nguyên nhân: Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ… Ảnh hưởng do hoạt động sốngcủa con người: - Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
  • 13. Page 13 - Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí Giếng cạnh hồ xử lý nước thải Giếng bị ứ động nước bẩn Trẻ con mở nước để chơi Vòi nước quên khóa
  • 14. Page 14 nước. - Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất. b. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp: - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm - Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … Phá rừng lấy đất Nước bị ô nhiểm do chăn nuôi
  • 15. Page 15 - Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. - Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. c. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ: - Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. Giếng đào ngoài ruộng Lãng phí nước tưới tiêu
  • 16. Page 16 - Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. - Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. d. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác - Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. - Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: - Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhằm giảm áp lực nguồn nước ngầm. - Xây dựng và thực hiện dự án điều tra, đánh giá chất lượng tài nguyên nước ngầm và đề xuất các biện pháp bảo vệ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trong nhân dân. - Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất định kỳ 2 lần/năm. Mực nước ngầm bị hạ thấp nhanh, có nguy cơ cạn kiệt
  • 17. Page 17 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHƯƠNG 1 KẾT LUẬN: Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là điều kiện tất yếu để tồn tại sự sống trên trái đất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và sự gia tăng của các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ đã kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày một gia tăng. Do hệ thống cung cấp nước tập trung hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt nên việc khoan giếng để khai thác nước ngầm đang diễn ra phổ biến và không có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý đã dẫn tới nguy cơ suy thoái chất lượng, trữ lượng nước ngầm (Tác giả bài viết: Lê Văn Khóa). Tác động của biến đổi khí hậu rõ rệt nhất là tăng cao nhiệt độ không khí kéo theo tăng cao bốc thoát hơi, tăng cao nhu cầu sử dụng nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm. Nó làm tăng tần số và cường độ bão đổ bộ vào tỉnh đồng thời làm nước biển tăng lên. Kết hợp với hiện tượng ElNino - LaNina đã tạo nên những thiên tai như lụt bão, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn ngày càng tăng (Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng) Cũng theo Bộ TN&MT, sự phân bố của các khối nước mặn (ngầm) ở ĐBSCL phức tạp cả về diện và theo chiều sâu. Nhiều nơi, các tầng chứa nước ngọt và nước mặn nằm đan xen nhau. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại ĐBSCL chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó, nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước do khoan rất cao. Hiện có hàng ngàn giếng nước bỏ không chưa được trám, lấp dẫn đến nguy cơ sụp, lún ở tầng khai thác sâu từ 75 - 110m. Chỉ tại tỉnh Cà Mau có đến 3.125 giếng nước ngầm không sử dụng. Hiện nước mặn đã xâm nhập tại hàng ngàn giếng nước ngầm, nhiều nhất là ở tầng nông (50m). Cũng do khai thác bừa bãi nên hàng ngàn giếng nước ngầm tại ĐBSCL đã bị ô nhiễm. Theo kết quả khảo sát của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng (Bộ Y tế) tại các tỉnh ĐBSCL cho thấy mức độ nhiễm thạch tín (asen) trong giếng nước ngầm cao đến mức báo động. Tại An Giang, có tới 40% trong số 2.966 mẫu được kiểm tra bị nhiễm thạch tín... (Theo Website Bộ Tài Nguyên và Môi trường). CHƯƠNG 2: KIẾN NGHỊ Để khắc phục tình trạng này và sử dụng tầng nước ngầm hiệu quả, bền vững, các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh ĐBSCL cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý. Phải tính toán giữa nạp vào và sử dụng để có đáp án cho bài toán cân bằng sử dụng nước ngầm. Đồng thời, phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm,
  • 18. Page 18 lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm. Việc chia sẻ thông tin phải làm thật tốt vì hiện nay số liệu và thông tin về nước ngầm được các bộ ngành trung ương quản lý nhưng các địa phương thì thiếu thông tin trầm trọng; nâng cao năng lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm hiệu quả. (Theo Website Bộ Tài Nguyên và Môi trường) Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý.Đồng thời, các nhà khoa học cũng kiến nghị phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm hiệu quả; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở khai thác, sử dụng và các cơ sở, cá nhân hành nghề khai thác nước ngầm; giám sát việc trám lấp các lỗ khoan không sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật. Quy hoạch mạng lưới cấp nước sạch, khai thác và sử dụng nước ngầm. Tuyên truyền phổ biến ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên nước. Xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm theo Luật Tài nguyên nước và các quy định của Nhà nước có liên quan. ( Lê Văn Khóa) Cần đánh giá thêm nhiều đối tượng tác động chính sách để làm rõ hiệu hơn quả chính sách quản lý tài nguyên NDĐ. Nghiên cứu cần phỏng vấn thêm nhiều chuyên gia quản lí tài nguyên nước để có nhiều thông tin và đảm bảo chính xác những thông tin thu thập được ( Trần Thị Thanh Lan). Áp dụng luật Tài nguyên nước do chính phụ ban hành. Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra 1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. 2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường,
  • 19. Page 19 cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. 5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân. 6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. 7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường. 8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư. 9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia. Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước 1. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2. Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước. 3. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân
  • 20. Page 20 dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt. 4. Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. 5. Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Điều 5. Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. 2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; giám sát việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
  • 21. Page 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Yến Thanh, Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất ở huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang , luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường 12/2014, khóa 37, đại học Cần Thơ. 2.Trần Thị Thanh Lan, Đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo Cà Mau, luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường 12/2014, khóa 37, đại học Cần Thơ. 3. Theo Website Bộ Tài Nguyên và Môi trường http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1939 4. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ http://www.vietnamplus.vn/dbscl-can-qui-hoach-khai-thac-bao-ve-nuoc- ngam/51592.vnp 5. http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-nuoc/Tac-dong-co-ban- cua-viec-khai-thac-su-dung-nuoc-ngam-va-mot-so-bien-phap-ngan-chan-suy-giam- tru-luong-chat-luong-nguon-nuoc-ngam-53 6. Lê Văn Khóa http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-nuoc/Tac-dong-co-ban- cua-viec-khai-thac-su-dung-nuoc-ngam-va-mot-so-bien-phap-ngan-chan-suy-giam- tru-luong-chat-luong-nguon-nuoc-ngam-53/ 7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng www.sotnmt.soctrang.gov.vn/ 8. Luật tài nguyên nước http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mo de=detail&document_id=162986 9.http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-o-nhiem-mach-nuoc-ngam-tai-binh- duong/97472.vnp 10.http://thanhnien.vn/toa-soan-ban-doc/nuoc-ngam-o-nhiem-435522.html 11.http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa/39570_nguon-nuoc-ngam-viet- nam-suy-giam.aspx 12.http://www.nguoianphu.com/topic/18/o-nhiem-asen-arsenic-thach-tin-trong-nuoc- ngam-tai-dong-bang-song-cuu-long 13.http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1939 14.http://m.baomoi.com/Bao-ve-tang-nuoc-ngam-o-dong-bang-song-Cuu- Long/c/4500352.epi 15.http://greensol.com.vn/nuoc-cap/96-su-o-nhiem-cua-nuoc-ngam