SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Nguyễn Minh Trang
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN
CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L
HÀ NỘI,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------
Nguyễn Minh Trang
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN
CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HẢI ĐĂNG
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu................................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................13
7. Kết cấu khóa luận ...................................................................................14
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................15
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..................................................................15
1.1 Một số khái niệm...................................................................................15
1.1.1 Môi trường .......................................................................................15
1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường...........................................................16
1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường ..........................................17
1.2 Làng nghề và vai trò của bảo vệ môi trường làng nghề đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.............................................................................................22
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM TẠI HÀ NỘI......................................................................................27
2.1 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường..........................................27
2.1.1 Bảo vệ môi trường các làng nghề ...................................................27
2.1.2 Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các làng nghề....................34
2.2 Thực trạng môi trường và áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường tại một số
làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.................................................40
2.2.1 Hiện trạng môi trường.....................................................................40
2.2.2 Việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường.....................................54
2.3 Kết quả đạt được và một số tồn tại .....................................................60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG........................................................................................................67
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường...............67
3.2 Một số đề xuất và kiến nghị .................................................................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
BLDS
BLHS
BVMT
Bộ/ Sở TN&MT
CNTT
CSDL
ĐTM
NGOs
NSTP
ÔNMT
QCCP
QCVN
QPPL
TCVN
TT
UBND
The Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các nước Đông Nam Á)
Bộ luật dân sự
Bộ luật hình sự
Bảo vệ môi trường
Bộ/ Sở Tài nguyên và Môi trường
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Đánh giá tác động môi trường
Non – governmental – organizations (Các tổ
chức phi chính phủ)
Nông sản thực phẩm
Ô nhiễm môi trường
Quy chuẩn cho phép
Quy chuẩn môi trường
Quy phạm pháp luật
Tiêu chuẩn môi trường
Thứ tự
Ủy ban nhân dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là mối quan tâm chung của cộng đồng.
Hiện tường này đang ngày một gia tăng và tác động tiêu cực ngày càng rõ nét ở sự
biến đổi khí hậu, theo kết quả nghiên cứu về tổng thiệt hại của nền kinh tế nước ta
trong thời gian qua do ÔNMT gây ra, tối thiểu chiếm từ 1,5-3% GDP. Ngoài ra mỗi
năm Việt Nam còn phải chịu thiệt hại tới 780 triệu USD trong các lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe cộng đồng vì ÔNMT1
. Kinh nghiệm từ các nước phát triển đã cho thấy, quá
trình phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các vấn đề môi trường sẽ đưa ra hiệu
quả kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư
cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy to lớn, bao gồm cả ô nhiễm
thực phẩm, tuy nhiên, chính thực phẩm chế biến bởi cách thức “bẩn” thì cũng sẽ tạo ra
các tác động xấu đến môi trường. Thực phẩm là nguồn chính để nuôi sống con người
và cũng đồng thời là mối quan tâm hàng đầu trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá
nhân. Những năm vừa qua, làng nghề chế biến thực phẩm phát triển khá mạnh mẽ và
đóng góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế tại địa phương. Nhiều sản phẩm của các
làng nghề được bạn bè quốc tế biết đến và được xuất khẩu mạnh. Việc phát triển làng
nghề nhất là làng nghề chế biến thực phẩm đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm
truyền thống có giá trị kinh tế, sử dụng tối đa nguồn lao động tại địa phương. Đời
sống nông dân nhiều vùng có làng nghề đã được nâng cao hơn nhờ sự phát triển của
làng nghề. Tuy nhiên chính về việc ưu tiên phát triển kinh tế tại địa phương mà nhiều
nơi có làng nghề phải đối mặt với tình trạng ÔNMT đáng báo động.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang rất được xã hội
hiện nay quan tâm. Hàng loạt các vụ việc về bún chứa nhiều hàn the, sản phẩm nông
sản chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hàm lượng cho phép, các loại thịt gia súc, gia cầm
1
Ô nhiễm gây thiệt hại 1,5% - 3% GDP, Mai Anh, Báo điện tử Moitruong.com.vn, 30/07/2015
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ôi thiu vẫn được chế biến lại để bán cho người dân…vẫn đang diễn ra và đang có xu
hướng ngày một nhiều lên nhiều lên. Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa
lại ngắn đến thế! Từ xưa, chế biến thực phẩm vốn là một nghề thủ công truyền thống
và hiện đang rất phát triển nhờ sự hội nhập của nước ta, đặc biệt là tại các thành phố
lớn như Hà Nội. Trước đây các làng nghề chế biến thực phẩm tồn tại như một nghề
tay trái của những người nông dân, nhằm phục vụ những nhu cầu hằng ngày, hoặc là
nhu cầu tinh thần về văn hóa ẩm thực. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường ngày càng
phát triển các mặt hàng truyền thống ngày càng có giá trị xuất khẩu, Nhà nước đã tăng
cường đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm tại các
làng nghề này. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt, tự phát thiếu quy hoạch mà môi
trường tại các làng nghề nói chung và ở làng nghề chế biến thực phẩm nói riêng bị ô
nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm đã tác động xấu đến sức khỏe con người, người dân ở đây
có nguy cơ mắc bệnh do ÔNMT gây ra rất cao.
Các sản phẩm thực phẩm chế biến trong môi trường bẩn, thực phẩm chế biến
bằng phương thức “bẩn” từ các làng nghề dần trở thành nỗi lo canh cánh trong lòng
những người dân. Các vụ án về thực phẩm bẩn, xả chất thải bừa bãi từ các làng nghề
và khu vực lân cận được báo chí tìm hiểu và đưa tin đã làm tạo ra những lo ngại về
tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày tại địa phương. Vấn
đề thực phẩm bẩn đã thực sự trở thành một mối lo ngại mới và Quốc hội cũng đang rất
quan tâm về vấn đề này.
Trước tình trạng ÔNMT và thực phẩm bẩn tràn lan, mới đây Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải chủ trì cuộc họp yêu cầu bộ máy mới tập trung bàn
một số việc cấp bách, trong đó đưa ra vấn đề về giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn,
bảo đảm an toàn thực phẩm…Với nhu cầu to lớn đến từ những người dân và sự phát
triển không kiểm soát của các thiết bị công nghệ, các phương thức sản xuất, các làng
nghề đã xuất hiện và tồn tại sự biến chất về lương tâm, sự thờ ơ của người sản xuất
khi áp dụng các biện pháp sản xuất không những có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới
người sử dụng sản phẩm cũng như ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của những
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người đang sinh sống ở trong và lân cận khu vực làng nghề, gây tổn hại đến môi
trường đất, nước và không khí một cách nghiêm trọng. Để có cái nhìn toàn cảnh về
môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm chung tôi đã chọn đề tài “ Pháp luật
Việt Nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm
tại Hà Nội”
Đề tài được thực hiện để cung cấp thông tin cụ thể về thực trạng môi trường tại
khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp cụ thể để hạn chế ô nhiễm và phục vụ
cho sư phát triển môi trường làng nghề bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và làng nghề, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, một trong số đó có thể kể đến là:
Ở cấp nhà nước đã có những công trình nghiên cứu như : Đánh giá sự tham gia
của các tổ chức quần chúng trong BVMT làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) - Đề tài NCKH,
Trần Yêm; Nguyễn Thị Hà; Nguyễn Thị Ánh Tuyết; Nguyễn Đức Tùng, ĐHKHTN,
2003
Có rất nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài môi trường làng nghề, trong đó
mới nhất gần đây đó là luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi
trường do các hoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay” của TS. Lê Kim
Nguyệt (Khoa Luật – ĐHQGHN, 2015). Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu
và toàn diện về kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam nhìn dưới góc độ pháp
luật; đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, đảm bảo sự
phát triển bền vững của làng nghề; tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn
thể, nhà nghiên cứu và người dân nhận diện bức tranh toàn cảnh về pháp luật kiểm
soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay; đi sâu phân
tích, bình luận và đưa ra những tiêu chí khoa học cần thiết giúp cho Nhà nước có căn
cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động
của làng nghề gây ra ở Việt Nam. Đây là một đề tài không mới, nhưng lại đi sâu hơn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về pháp luật kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề, một góc nhìn tổng quát mà ít ai
nghiên cứu.
Dưới một cách tiếp cận và nghiên cứu khác, theo TS Ngô Trà Mai (2009) :
“Hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ thủ công lạc hậu, quản lý thiếu chặt chẽ,
không xử lý chất thải trong suốt quá trình phát triển sản xuất là những nguyên nhân
chủ yếu gây ÔNMT và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ở làng nghề tái chế
kim loại Phùng Xá và làng nghề sơn mài Duyên Thái. Quy hoạch BVMT làng nghề
với hai loại hình: quy hoạch điểm công nghiệp và quy hoạch phân tán được nghiên
cứu điển hình ở Phùng Xá và Duyên Thái, là công cụ hữu hiệu góp phần đẩy mạnh
sản xuất và BVMT làng nghề” - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch
BVMT một số làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ) (Luận án TS. Địa lý tự nhiên)
Trong Luận án tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp xử lý ô nhiễm
nhằm BVMT và phát triển theo hướng bền vững cho làng nghề chế biến tinh bột sắn -
Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007)
ông Vũ Tuấn Hiệp có nói: “tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng sản xuất kinh
doanh, nhất là đối với mô hình làng nghề mà không có đầu tư đổi mới thiết bị và công
nghệ xử lý chất thải cũng đồng nghĩa với quá trình gia tăng tốc độ ô nhiễm và lan rộng
phạm vi ÔNMT. Nó đã trở thành vấn đề bức xúc, cấp bách ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống sức khỏe và sản xuất của nhân dân lao động. Hiện trạng ÔNMT làng nghề thể
hiện rất rõ theo đặc thù của công nghệ sản xuất, của từng làng nghề mà mức độ
ÔNMT cũng khác nhau.”
Ở cấp nghiên cứu thấp hơn, cụ thể là luận văn Thạc sĩ, thì số lượng đề tài
nghiên cứu về môi trường làng nghề là rất nhiều, tuy nhiên, có thể kể đến một vài luận
văn nổi bật sau:
Đầu tiên là luận văn thạc sĩ với đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường làng
nghề và thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ -
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững – Trần Duy Khánh (Trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2012). Khi nghiên cứu về môi trường làng nghề
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một số tỉnh Bắc Bộ, ông Trần Duy Khánh cho rằng: “Các quy định về BVMT còn
“đứng ngoài” làng nghề, dẫn đến, môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của ngƣời dân nông thôn không chỉ trong khu
vực sản xuất mà còn cả những vùng lân cận, thậm chí nhiều nơi, xung đột do ÔNMT
đã nảy sinh, khiến đời sống xã hội nông thôn bị xáo trộn nghiêm trọng.”
Tiếp đến là Bà Nguyễn Thị Huế với đề tài luận văn Đánh giá hiện trạng môi
trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải
pháp cải thiện (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, 2011) đã đưa ra đánh
giá sau về hoạt động sản xuất tại các làng nghề: “Các làng nghề thường tận dụng lao
động phụ, mặt bằng sản xuất tại nhà, nhà xưởng tạm bợ, trang thiết bị thô sơ nên các
phế thải, nước thải, tiếng ồn quá tải là không tránh khỏi. Do hạn chế về vốn và kỹ
thuật, ở các làng nghề hiện nay chưa có nhiều dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại
cho người sản xuất. Ở một số làng nghề đã có báo động về sự xuống cấp và nạn
ÔNMT. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo sản xuất kinh doanh, chưa
chú trọng đúng mức đến BVMT. Mặt khác, diện tích mặt bằng sản xuất của các làng
nghề là rất hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì không gian làm việc
ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi qui mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi
trường. Qua khảo sát, các hộ làm nghề ở đây thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng
sản xuất, duy chỉ có HTX Vân Hương là có nhà xưởng kiên cố. Thêm vào đó công
nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, thiết bị cũ... đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi
trường”
Bên cạch các công trình nghiên cứu trên, còn một số các công trình luận văn
thạc sĩ khác có thể kể đến như: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và
khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định - Vũ Thị Hồng Loan (-
Luận văn ThS. Khoa học quản lý, ĐHKHXH&NV , 2015); Nghiên cứu vấn đề môi
trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên - Trần Thế Long (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và
BVMT, ĐHKHTN, 2013); Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp huyện
Ý Yên) Vũ Thị Hồng Loan; Phạm Xuân Hằng (Luận văn ThS. Khoa học quản lý ,
ĐHKHXH&NV , 2015); Chính sách công nghệ nhằm hạn chế xung đột môi trường
giữa các làng nghề và cộng đồng dân cư ( Nghiên cứu trường hợp tại Làng Phú Đô) -
Huỳnh Thị Dung; Trịnh Ngọc Thạch (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý,
ĐHKHXH&NV , 2015); Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế
biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Nguyễn Thị Thanh Phương; Nguyễn
Mạnh Khải; Trần Văn Quy (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT,
ĐHKHTN , 2014); Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề
trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - Nguyễn Thị
Thắm (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2012); Chính sách
hỗ trợ để đổi mới công nghệ trong các làng nghề (nghiên cứu trường hợp tại làng
nghề ở tỉnh Hải Dương), Nguyễn Ngọc Thụy (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý,
ĐHKHXH & NV, 2009) ; Quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ huyện Yên Lạc -
tỉnh Vĩnh Phúc - Đinh Thị Quỳnh Lâm (Luận văn ThS. Khoa học Môi trường và
BVMT,Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007)…
Ở cấp độ nghiên cứu thấp hơn, đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp về vấn đề môi
trường và pháp luật BVMT làng nghề: Tìm hiểu môi trường du lịch tại làng cốm Bát
Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) – Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
2010; Tìm hiểu môi trường làng nghề đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình – Nguyễn Thị Thanh Huế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
2013; Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng
nghề đúc đồng Quảng Bố, Xã Quảng Phú, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn
Thị Tuyến, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2014;…
Có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề và pháp
luật BVMT làng nghề là không nhỏ. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với môi trường làng nghề và pháp luật BVMT
làng nghề là không nhiều, có phần nhỏ lẻ và chưa mang tính tổng quát. Kết hợp hai
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật
BVMT làng nghề, ta nhìn ra được một khía cạnh khác từ môi trường đó là “môi
trường làng nghề chế biến thực phẩm”. Tôi xin được phép tiếp tục nghiên cứu về vấn
đề “môi trường làng nghề chế biến thực phẩm” và dựa trên phân tích khoa học pháp lý
để hoàn thiện hơn góc nhìn của chúng ta về môi trường và pháp luật BVMT tại Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam về BVMT
- Thực trạng ÔNMT tại một vài khu vực làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà
Nội để đưa ra những hướng đi, giải pháp hạn chế ÔNMT nhất là môi trường tại các
khu làng nghề.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ÔNMT nâng cao hiệu quả quá
trình quản lý môi trường tại khu vực làng nghề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT
và hoạt đông quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về
BVMT, công tác quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm. Cụ thể, đề
tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) ở
khu vực một số làng nghề chế biến thực phẩm như làng bún Phú Đô, làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm (NSTP) Minh Khai tại Hà Nội.
Khóa luận nghiên cứu pháp luật Pháp luật Việt Nam về BVMT tại các làng
nghề chế biến thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: cơ sở của
phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề
nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn
thiện luận văn. Kết quả từ các số liệu hồi cứu, điều tra, khảo sát thực địa sẽ được diễn
giải, phân tích và thảo luận chi tiết
- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn (Phân tích số liệu thứ cấp)
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công
trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, từ đó nhằm nhận diện
thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay. Đồng thời tác giả còn
tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống kê báo cáo có liên quan đến xung
đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả
nghiên cứu thực nghiệm của đề tài.
- Phương pháp quan sát thực địa: đây là phương pháp rất cần thiết giúp người
nghiên cứu có cái nhìn thực tế hơn và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm
tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong
bước tổng hợp và phân tích. Do địa bàn nghiên cứu khá rộng vì vậy chúng tôi không
thể khảo sát thực địa tất cả các địa điểm mà chỉ chọn một số điểm điển hình để xem
xét và quan sát. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm
của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau.
- Phương pháp thống kê: Các phương pháp và kỹ thuật thống kê hiện đại sẽ
được áp dụng trong xử lý số liệu liên quan về kinh tế - xã hội, môi trường và y tế phục
vụ các mục tiêu phân tích và đánh giá về sức khoẻ môi trường ở địa phương.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, khóa luận đã khái quát và đánh giá được về hiện trạng môi trường
làng nghề nói chung và tại các làng nghề chế biến thực phẩm ở Việt Nam.
Thứ hai, khóa luận đã phân tích mức độ ô nhiễm, làm rõ những nguyên nhân
dẫn đến ÔNMT và các tác động xấu của ÔNMT làng nghề tới sức khỏe con người, sự
phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội; phân tích được thực thực trạng áp dụng pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
luật BVMT tại các làng nghề nói chung và các làng nghề chế biến thực phẩm ở Hà
Nội hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT để phù
hợp với thực tiễn tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay.
7. Kết cấu khóa luận
Trong khóa luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh
mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khóa luận bao gồm ba chương chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về BVMT, pháp luật
BVMT tại khu vực làng nghề chế biến thực
phẩm
Chương II: Quy định pháp luật Việt Nam về BVMT,
thực trạng tại một số làng nghề chế biến thực
phẩm tại Hà Nội
Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật BVMT
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Trong Tuyên ngôn của
UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các
hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng
lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả
mãn các nhu cầu của con người".
Quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam", NXB Khoa học và kỹ thuật đã
đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là
một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã
hội2
". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như
R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì bao quanh
con người".
Trong cuốn: “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ
quyền con người” có nhắc đến khái niệm môi trường như sau: “ “Envoronment” trong
tiếng Anh có nghĩa là môi trường, có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Environner”, có nghĩa
là bao quanh một điểm nào đấy, hay tất cả những gì bao quanh một điểm trung tâm.
Theo cách hiểu như vậy, môi trường có thể được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã
hội và văn hóa có ảnh hưởng cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Như vậy, vấn
đề môi trường có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tội
2
Cuốn Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sinh và nnk, NXB Khoa học và Kỹ
thuật,H.,1984
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phạm và tiếng ồn…Về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc
có thể hiểu là toàn bộ hành tinh của chúng ta.3
”
Nếu hiểu theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì môi trường là “toàn bộ nói
chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại,
pháy triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy4
”
Theo pháp luật Việt Nam khi định nghĩa về môi trường, khoản 1, 2 Điều 3 Luật
BVMT năm 2014 quy định như sau: “1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật. 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.5
”
Chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi trường bao gồm:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả sinh vật, phi sinh vật như không khí,
nước, đất, động vật, thực vật và sự tương tác giữa các yếu tố đó;
- Những tài sản là một phần của di sản văn hóa;
- Các đặc điểm khía cạnh của cảnh quan.
Tất cả các thành tố môi trường này đều có mối quan hệ phụ thuộc, tương tác
lẫn nhau. Nếu có bất cứ thành tố nào thay đổi, bị tổn hại thì sẽ nhanh chóng ảnh
hưởng đến các thành tố khác, gây ra hệ quả to lớn không lường trước được cho môi
trường sống và các sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người.
1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường
Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về luật môi trường,
tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho rằng: Luật môi trường (với tư cách là một
ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng
hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường.
3
Trang 42, Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, TS. Mai Hải
Đăng, NXB Tư Pháp, 2015
4
, Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2004
5
Luật BVMT 2014, NXB Lao Động , Hà Nội, 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có thể nói, hầu hết tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều
có những quy định ở mức độ này hay mức độ khác có liên quan đến việc điều chỉnh
các quan hệ môi trường và các quan hệ liên quan đến môi trường. Trên thực tế,
ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và tổ chức xây dựng các văn
bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề BVMT.
Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan
hệ về BVMT với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng
mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ
xã hội trong quá trình tác động giữa xã hội, con người và môi trường. Cụ thể, đối
tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo
vệ, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và
thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp
luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ BVMT mà các chủ thể phải thực
hiện nhằm góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và
phát triển bền vững.
1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường
Hiện nay, pháp luật về BVMT Việt Nam chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các
quy tắc, tiêu chuẩn, tập quán pháp lý quốc tế và các quy phạm pháp luật quốc tế về
môi trường (hay còn gọi là Luật môi trường quốc tế). Tương tự, pháp luật về BVMT
các làng nghề tại Việt Nam nằm trong pháp luật về BVMT Việt Nam, cũng chịu sự
điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế. Để có thể xây dựng được Luật bào vệ môi
trường, đã có rất nhiều các nguồn cùng các quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung
thì nguồn của Luật BVMT Việt Nam bao gồm: Các điều ước quốc tế (chung/riêng),
quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận, đã được Việt
Nam kí kết; Các tập quán tại Việt Nam; Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia
văn minh thừa nhận, trong đó có Việt Nam; Các án lệ ; Ngoài ra còn có pháp luật của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các quốc gia có liên quan và các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam
tham gia.
Thứ nhất, về nguồn của pháp luật BVMT nói chung. Điều ước quốc tế là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể, trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia, trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với
nhau. Một trong những nguồn cơ bản nhất của Luật môi trường Việt Nam đó chính là điều
ước quốc tế (ĐƯQT). Trong số các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia ký kết, có một số điều
ước quy định khung pháp lý chung đối với việc giải quyết vấn đề ÔNMT, một số khác lại
đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các vấn dề liên quan đến ÔNMT.
Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia có: Công ước
Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944; Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các
Ấn Độ dương - Thái bình dương, 1948; Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967;
Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư
trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988); Nghị định thư bổ sung công
ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài
chim nước, Paris, 1982; Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
(19/10/1982); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công
ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Công ước của Liên Hợp
Quốc về Luật biển (25/7/1994); Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn
trùng, FAO, 1985; Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải
độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến
đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994); Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994);…
Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, Việt Nam còn tham gia vào điều ước quốc
tế song phương trong vấn đề bảo vệ môi trường như Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với nước Công hòa nhân dân Bungari (01/10/1979).
Tập quán quốc tế là quy tắc ứng xử do một số quốc gia áp dụng trong quan hệ
quốc tế, dần dần được áp các quốc gia khác chấp nhận và áp dụng như một quy phạm
pháp luật. Trên thực tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế đều được các quốc gia
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
công nhận như là nguồn của pháp luật nước mình, có những tập quán chỉ áp dụng
trong quan hệ giữa 2 hay một nhóm quốc gia mà thôi. Pháp luật Việt Nam hiện nay
thừa nhận tập quán quốc tế và tập quán Việt Nam là nguồn của pháp luật Việt Nam về
BVMT và cho phép áp dụng tập quán với điều kiện việc áp dụng tập quán đó không
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia thừa nhận cũng là một trong
những nguồn chính của luật BVMT Việt Nam, trong đó có nguyên tắc “Các nhà chức
trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hóa những chi phí môi trường và sự
sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi
chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế6
” là nguyên tắc
được hầu hết các quốc gia thừa nhận . Đây là một trong số 27 nguyên tắc chung xác
định các quyền và trách nhiệm của các quốc gia làm cho thế giới phát triển bền vững
được thống nhất cùng với chương trình hành động “Chương trình Nghị sự 21” tại Hội
nghị Rio 1992. Văn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ghi nhận
nguyên tắc này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng được Việt Nam
ghi nhận và coi như là nguồn pháp luật của Luật môi trường Việt Nam. Bên đó, các
nguyên tắc như nguyên tắc “Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau” và nguyên
tắc “tôn trọng các quyền cơ bản của con người” cũng là nguồn của Luật môi trường
Việt Nam.
Án lệ là những bản án, quyết định trước đây của tòa án có giá trị làm nguồn
luật hoặc khuôn mẫu cho tòa án giải quyết các vụ việc tương tự sau này. Tại Việt Nam
năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố và phát hành hai số chuyên đề về các
quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán, đây là việc làm có ý nghĩa và
cần thiết (Việt Nam đã và đang là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO)
khi VIệt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch hóa, trong đó yêu cầu
6
Nguyên tăc 26, Chương trình nghị sự 21, Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc
(UNCED), Rio de Janeiro, 1992
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các Tòa cần phải công bố công khai các bản án đã xét xử. Theo đó “Tòa án nhân tối
cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp
luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.7
”
Thứ hai, về nguồn của pháp luật Việt Nam về BVMT nói riêng. Có thể nói rằng
hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được xây dựng một cách khá
đầy đủ và toàn diện. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dành hẳn chương II
để nói về quyền con người. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên sau bao nhiêu
năm, đã đưa ra những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường. Điều
43 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường”. Hiến pháp cũng đưa ra những quy định về điều kiện nhằm
thực hiện quyền về môi trường.
Nhằm cụ thể hóa những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi
trường trong Hiến pháp 2013, Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi
trường 2014, quy định về hoạt động môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực
để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường (Điều 1). Đi cùng với Luật bảo vệ môi
trường 2014 là Luật đất đai 2013, Luật tài nguyên nước 2012, Luật đa dạng sinh học
2008… Đặc biệt là Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có nội dung về Bảo vệ môi trường
làng nghề được quy định cụ thể tại Điều 70. Điều này đã xác định rõ những điều kiện
về bảo vệ môi trường mà các làng nghề cần phải thực hiện và cũng nêu ra yêu cầu của
Chính phủ quy định rõ danh mục những làng nghề được khuyến khích phát triển và
yêu cầu bảo vệ môi trường với những nhóm đối tượng sản xuất các ngành nghề này.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung nhóm các tội phạm môi trường
theo hướng cụ thể hóa các hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường (Chương XIX).
Hơn nữa, Bộ luật cũng đã đưa pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với 09 tội danh gây ÔNMT, hủy hoại động, thực vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
7
Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị, 02/6/2005.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng có những sửa đổi tiến bộ hơn so với luật cũ
trong vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT. Tại Điều 602 Bộ Luật Dân sự 2015
quy định về Bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT đã thay cụm từ “cá nhân, pháp nhân”
thành cụm từ “chủ thể” để bao quát hết các đối tượng gây ÔNMT.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành các
văn bản dưới luật để cụ thể hóa và lồng ghép vào việc bảo vệ môi trường – môi
trường làng nghề vào các chương trình kinh tế - xã hội như: Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia năm 2003; Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; Chiến lược quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2003.
Hơn nữa vào ngày 29/11/2011 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
19/2011/QH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về
môi trường tại khu kinh tế, làng nghề. Đồng thời cũng phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015
trọng tâm là xử lý ÔNMT tại các làng nghề. Bên cạnh đó Chính phủ cũng ban hành
Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2013về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường trong đó xác định ÔNMT tại các làng nghề là một vấn đề nóng của gia
đoạn này. Kèm theo đó chính phủ còn phê duyệt Quyết định số 577/QĐ-TTg phê
duyệt đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”.
Thêm vào đó Nhà nước còn ban hành những văn bản đề cập đến những vấn đề
bảo vệ môi trường tại khu vực làng nghề như: Nghị quyết 41/NQ-TƯ năm 2004 của
Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiên đại
hóa đất nướcl; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 113/TT-BTC ngày 28-12-2006 của
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát
triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi
trường các làng nghề...
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam
cũng đã sử dụng các văn bản điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường để làm cơ sở cho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và kết hợp vào thực thi công tác bảo vệ
môi trường một cách hiệu quả hơn.
1.2 Làng nghề và vai trò của bảo vệ môi trường làng nghề đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội
Theo thông tư 46/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT, khái niệm “làng nghề”
được hiểu là “một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 8
”
Tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ, khái niệm “làng nghề” hầu như không tồn
tại, đơn cử như Pháp, chỉ có các cơ sở thủ công sản xuất vừa và nhỏ trong các khu dân
cư, họ là các tiểu thương, thương nhân và chịu quy chế quản lý theo các chính sách
pháp luật chung của địa phương và quốc gia đó, chứ không có những quy chế riêng để
phân biệt và điều chỉnh. Mô hình “làng nghề” chủ yếu chỉ tập trung tại các khu vực
Châu Á, phổ biến tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Đơn cử với Nhật Bản, quốc
gia có nhiều ngành thủ công truyền thống, nhưng chỉ có một số ít loại nghề được bảo
tồn và phát triển. Làng nghề ở đây đã được tập trung phát triển và trở thành những
điểm du lịch quảng bá văn hóa và du lịch nổi tiếng thế giới.
Từ thuở xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét
văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian,
các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần gắn kết với nhau, hình thành nên khái niệm “làng
nghề, xóm nghề”, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở
thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn và cho đến nay khái niệm
này đã trở nên rất phổ biến. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt
động sản xuất làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền
thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
8
Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Bộ trưởng Bộ TN&MT,
26/12/2011.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Làng nghề và làng có nghề ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời, có nơi có lịch
sử phát triển hàng trăm năm, thậm chí tới cả nghìn năm. Như làng nghề đúc đồng Đại
Bái (Bắc Ninh) với gần nghìn năm phát triển, gốm Bát Tràng (Hà Nội) gần 500 năm;
chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình); điêu khắc Non Nước (Tp. Đà Nẵng) đều có lịch sử
hơn 400 năm. Sự phát triển của các làng nghề, ngành nghề truyền thống đã có nhiều
thay đổi qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Làng
nghề đã và đang được hình thành tại hầu hết các tỉnh ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt
Nam có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng
có nghề 9
. Tuy nhiên, số liệu công bố về số lượng các làng nghề không thống nhất, có
khi khác nhau rất lớn. Điều này gây ra khó khăn không nhỏ khi xây dựng các chính
sách cụ thể cho làng nghề.
Làng Làng có Tổng số
Tỷ lệ làng
nghề được
Tỉnh/Thành phố nghề nghề làng
công nhận
TT trực thuộc Trung được (làng nghề nghề và
so với tổng
ương công chưa được làng có
số
nhận công nhận) nghề
(%)
1. An Giang 23 10 33 69,70
2. Bà Rịa - Vũng Tàu 0 31 31 0
3. Bạc Liêu 8 0 8 100
4. Bắc Giang 33 0 33 100
5. Bắc Ninh 0 90 90 0
6. Bến Tre 31 4 35 88,57
7. Bình Dương 1 22 23 4,35
8. Bình Định 35 16 51 68,63
9. Bình Thuận 21 14 35 60
10. Cà Mau 0 38 38 0
11. Cao Bằng 0 16 16 0
12. Cần Thơ 1 54 55 1,82
13. Đà Nẵng 0 7 7 0
14. Đồng Nai 0 14 14 0
15. Điện Biên 0 5 5 0
16. Đắk Lắc 0 0 0 0
9
Tr.22, Báo cáo Kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh
tế, làng nghề, Quốc hội (2011).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17. Đồng Tháp 44 16 60 73,33
18. Gia Lai 0 5 5 0
19. Hà Giang 4 0 4 100
20. Hà Nam 153 0 153 100
21. Hà Nội 272 1078 1350 20,15
22. Hà Tĩnh 0 21 21 0
23. Hải Dương 56 244 300 18,67
24. Hải Phòng 17 21 38 44,74
25. Hưng Yên 32 34 66 48,49
26. Khánh Hòa 0 6 6 0
27. Kiên Giang 0 4 4 0
28. Kon Tum 0 25 25 0
29. Lai Châu 0 23 23 0
30. Lâm Đồng 2 11 13 15,38
31. Lào Cai 16 0 16 100
32. Long An 0 25 25 0
33. Nam Định 0 96 96 0
34. Nghệ An 102 282 384 26,56
35. Ninh Bình 44 0 49 89,80
36. Ninh Thuận 3 14 17 17,65
37. Phú Thọ 37 0 59 62,71
38. Phú Yên 7 11 18 38,89
39. Quảng Bình 24 7 31 77,42
40. Quảng Nam 19 42 61 31,15
41. Quảng Ngãi 5 14 22 22,73
42. Quảng Ninh 4 0 4 100
43. Quảng Trị 1 48 49 2,04
44. Sơn La 0 56 56 0
45. Sóc Trăng 12 0 12 100
46. Tây Ninh 0 8 8 0
47. Thái Bình 229 0 229 100
48. Thái Nguyên 32 128 160 20
49. Thanh Hóa 0 472 472 0
50. TP. Hồ Chí Minh 0 15 15 0
51. Thừa Thiên Huế 0 84 84 0
52. Tiền Giang 13 0 13 100
53. Trà Vinh 7 4 11 63,64
54. Vĩnh Long 17 64 81 20,99
55. Vĩnh Phúc 19 39 58 32,76
56. Yên Bái 0 3 3 0
Tổng cộng 1.324 3.221 4.575 28,94
bao gồm:
Bả
ng. Số
lượng
làng nghề
tại các
địa
phương10
Là
ng nghề
và BVMT
làng nghề
có tầm
ảnh
hưởng
trực tiếp
không
nhỏ tới sự
phát triển
kinh tế -
xã hội của
địa
phương,
những
ảnh
hưởng đó
10
Tr.24, Báo cáo giám sát khu kinh tế và làng nghề, tiếp thu UBTVQH, 19/10/2011
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một là, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần
xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, phát triển
ngành nghề nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn; lao động phụ
như người già, trẻ em, khuyết tật… Tuy nhiên, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển,
ÔNMT trở thành vấn đề nhức nhối thì những xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm
và cộng đồng bị ô nhiễm tại các khu vực làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp,
những xung đột liên quan đến công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại càng trở lên phổ
biến và trở thành những điển hình về xung đột môi trường tại khu vực làng nghề. Môi
trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản
xuất. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ
đối với sinh hoạt của người dân. Khí thải tại các khu vực làng nghề chưa qua xử lý có
nồng độ cao các chất độc hại cũng gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân.
Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống
của người nông dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế khu
vực. Hoạt động sản xuất nông nghiệp – sinh hoạt cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do
ÔNMT đất. Ảnh hưởng của ÔNMT đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích
tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách
hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp
thụ hết gây từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm
và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến
chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị
giảm đáng kể.
Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế địa
phương, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Bảo tồn và phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt
đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Hiện nay, các làng nghề đang phát triển đã đóng góp vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Sự phát triển của các nghề truyền thống
kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác nhau như thương mại, vận tải, thông tin liên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lạc, cung cấp điện nước, đặc biệt là du lịch – dịch vụ…và ngược lại, những ngành nghề
này lại hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của các làng nghề.
Sự kết hợp giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống là một đặc điểm mà ngoài
Việt Nam ra thì hầu như các quốc gia trong khối ASEAN không có. Đây chính là điều
kiện thuận lợi để Du lịch Việt Nam tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng
khu vực. Ngành du lịch hiện nay phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, văn
hóa, xã hội và khôi phục các làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội tốt để các làng nghề
truyền thống giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do bắt nguồn
từ yếu tố lịch sử và mang tính chất địa phương nên các làng nghề đều phát triển tự phát,
thiếu quy hoạch, từ đó đã phát sinh những vấn đề về môi trường. Ô nhiễm môi trường
như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch,
đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và
mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm
nghề.
Ba là, làng nghề thể hiện nền văn hóa đặc trưng của quốc gia, khu vực. Lao
động sản xuất tại làng nghề là loại hình hoạt động hầu như chỉ có tại số ít các nước
Châu Á và trong đó có Việt Nam. Mỗi một làng nghề đều mang một giá trị tinh thần
và kinh tế riêng, đem lại cho người dân không chỉ những vật chất để đáp ứng nhu cầu
thường nhật mà còn đem lại cho họ sức sống về tinh thần, mang theo truyền thống ông
cha, giữ gìn lại những dư vị cổ xưa, làm cho đời sống tinh thần của họ trở nên phong
phú hơn.
Với vai trò quan trọng của làng nghề và BVMT làng nghề trong phát triển kinh
tế - xã hội, việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề, BVMT làng nghề tại các
địa phương trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để
làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần tìm ra các giải pháp và lập kế hoạch BVMT
làng nghề trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, cần có định hướng đối với một số
ngành nghề, làng nghề lạc hậu về công nghệ sản xuất gây hại đến môi trường, tạo điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kiện cho môi trường các làng nghề ngày được phục hồi và phát triển, đảm bảo sự ổn
định và cải thiện đời sống của người dân.
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM TẠI HÀ NỘI
2.1 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
2.1.1 Bảo vệ môi trường các làng nghề
Có thể nói rằng hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được xây dựng
một cách khá đầy đủ và toàn diện. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dành
hẳn chương II để nói riêng về quyền con người, trong đó có quyền con người với môi
trường. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, đã đưa ra
những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường. Điều 43 quy định:
“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT”.
Đồng thời Hiến pháp cũng đưa ra những quy định về điều kiện nhằm thực hiện quyền
về môi trường. Thêm vào đó, Hiến pháp cũng đề cập đến quyền tiếp cận thông tin liên
quan đến môi trường, cụ thể : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định 11
” (Điều 25).
Nhằm cụ thể hóa những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi
trường trong Hiến pháp 2013, Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật BVMT
2014, quy định về hoạt động môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để
BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
trong BVMT (Điều 1). Đi cùng với Luật BVMT 2014 là Luật đất đai 2013, Luật tài
nguyên nước 2012, Luật đa dạng sinh học 2008…
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành các
văn bản dưới luật để cụ thể hóa và lồng ghép vào việc BVMT – môi trường làng nghề
11
Quốc hội, 28/11/2013, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào các chương trình kinh tế - xã hội như: Chiến lược BVMT quốc gia năm 2003;
Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn đến năm 2003.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về BVMT, Việt Nam cũng đã sử
dụng các văn bản điều ước quốc tế về BVMT để làm cơ sở cho việc xây dựng, ban
hành văn bản pháp luật và kết hợp vào thực thi công tác BVMT một cách hiệu quả
hơn.
Cho tới thời điểm hiện tại, Quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT bao
trùm chủ yếu lên các vấn đề lớn sau:
Một là, quy hoạch làng nghề gắn với BVMT. Để vừa có thể phát triển, vừa gìn
giữ và BVMT thì các làng nghề buộc phải có những quy hoạch mang tính tổng thể và
có định hướng tốt. Trong trong Nghị quyết trung ương Đảng khóa IX đã vạch ra
những giải pháp về quy hoạch: “Quản lý, cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh
quy hoạch. Chú trọng làm tốt quy quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập trung;
Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển khu dân cư,
xây dựng làng xã thị trấn... giữ gìn bản sắc dân tộc”12
. Quy hoạch đất đai cho làng
nghề, BVMT làng nghề phát huy văn hóa là vấn đề quan trọng và cấp bách hơn bao
giờ hết. Nhà nước đầu tư kinh phí cho các dự án quy hoạch, nâng cấp làng nghề trọng
điểm. Cùng với đó là những quy phạm pháp luật quy hoạch làng nghề nông thôn được
quy định trong Luật Xây dựng, Pháp lệnh làng nghề nông thôn, Luật về quy hoạch,
Luật Nhà ở... đặc biệt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
14/02/2015 Quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường.
Tại quyết định số 577/QĐ – TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, một trong các giải pháp thực hiện quy hoạch đã được đưa ra, đó là triển khai
12
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, giài pháp đó
được cụ thể hóa thành hai hướng: Quy hoạch lại sản xuất và chuyển đổi ngành nghề
sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung.
Ngoài ra tại chỉ thị số 28/2007/CT-BNN13
về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ÔNMT làng nghề (Bộ NN&PTNT),
chỉ thị đã đưa ra hai việc lớn cần khải được thực hiện: về quy hoạch phát triển ngành
nghề nông thôn và về phòng chống ÔNMT làng nghề.
Ở địa phương, cụ thể là tại Hà Nội, để nâng cao nhận thức về việc BVMT làng
nghề, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định 14/QĐ-UBND của UBND TP Hà
Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo như nội dung quy hoạch phát triển tổng
thể nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Sở
Công thương nghiên cứu lập quy hoạch, thành phố sẽ ưu tiên phát triển các nghề, làng
nghề có giá trị truyền thống như: ngành thủ công mỹ nghệ (nghề sơn mài, khảm trai;
chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng; dát quỳ, vàng, bạc); ngành nghề chế
biến lâm sản; ngành nghề dệt lụa; ngành nghề thêu, ren; ngành nghề gốm sứ; ngành
nghề da, giầy, khâu bóng... Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tập trung quy hoạch phát
triển các ngành nghề theo hướng tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho
sản xuất công nghiệp bao gồm ngành nghề dệt may; ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn
dao kéo..14
Bên cạnh quyết định, UBND TP Hà Nội cũng đã đưa ra “Kế hoạch thực hiện
công tác BVMT làng nghề trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2016-2020”. Và trong năm
2016 UBND TP cũng phê duyệt thêm “Đề án BVMT trên thành phố Hà Nội đến năm
2020 định hướng đến năm 2030”, phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp thành phố hà nội định hướng đến năm 2030 và xem xét đưa điều kiện
13
Chỉ thị 28/2007/CT-BNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng
chống ô nhiễm môi trường làng nghề, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 18/04/2007
14
Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà
Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND TP Hà Nội, 02/01/2013.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BVMT được quy định là tiêu chí bắt buộc trong việc công nhận các làng nghề. UBND
TP Hà Nội còn ban hành Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề
kết hợp du lịch trong giai đoạn 2012-2015.
Hai là, xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về môi trường. Cho đến hiện tại,
ngoài Luật BVMT 2014 ra, vẫn chưa có văn bản QPPL nào được ban hành chi tiết
hơn về vấn đề xây dưng, quản lý dữ liệu thông tin về môi trường, đặc biệt là về môi
trường làng nghề.
Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác
động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về BVMT, hoạt động BVMT.15
Hiện
tại chỉ có Bộ TN&MT, các bộ ngành và cơ quan quản lý địa phương trong nhiệm vụ,
quyền hạn của mình mới có quyền thu thập và quản lý thông tin môi trường, tích hợp
với cơ sở dữ liệu quốc gia. Cụ thể, điều 129 Luật BVMT quy định về việc thu thập và
quản lý thông tin môi trường như sau:
“1. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương thu thập và
quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thu thập, quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của
Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công
nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý
thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.”
Ba là, đánh giá tác động môi trường tại khu vực làng nghề. Luật BVMT năm
2014 đã quy định khái quát 3 nhóm đối tượng cần lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) tại Điều 18. Trong đó ở điểm c, khoản 1, Điều 18 đã được sửa đổi tiến
bộ hơn Luật BVMT 2005 bằng việc thay đổi ... thành “các dự án có nguy cơ tác động
xấu đến môi trường”, quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
đầy đủ gồm: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,
15
Điều 128, Mục 1, Chương XIII, Luật BVMT 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh
quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ tác động xấu
đến môi trường.
Riêng đối với các khu vực làng nghề, đã một vài văn bản riêng về việc đánh giá
tác động môi trường như :Thông tư 46/2011/TT-BTNMT BVMT làng nghề do Bộ
TN&MT ban hành, “Đề án BVMT làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt dựa trên Kế hoạch 235/KH-
UBND công tác BVMT làng nghề Hà Nội của UBND TP Hà Nội 16
. Nghị định
18/2015/ NĐ-CP về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch BVMT tại Phụ lục 2 đã liệt kê 113 loại dự án phải lập
báo cáo ĐTM trong đó khu vực các làng nghề, các dự án về làng nghề trong khu vực
này thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như quy định tại
Điều 18 Luật BVMT 2014 thì phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường như quy định của pháp luật.
Theo như phụ lục II về Danh sách dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường kèm theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ thì: “Tất
cả các các dự án về xây dựng hạ tần kỹ thuật làng nghề phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường”. Ngoài ra Bộ TN&MT ban hành thông tư số 27/2015/TT-BTNMT
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT
để hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Cụ thể hơn, tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định, đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư của Quốc hội, thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu
16
Kế hoạch 235/KH-UBND công tác BVMT làng nghề Hà Nội, UBND TP Hà Nội, 31/12/2015.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại,
làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác; các dự án có tác động đến
môi trường khác…17
Nghị định quy định, quy hoạch BVMT được lập phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040
theo 2 cấp độ là quy hoạch BVMT cấp quốc gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh.
Bốn là, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường chung. Về cơ bản, các
quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường đã được đưa ra tại
Chương XI của Luật BVMT 2014, trong đó có đưa ra hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
môi trường: các nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh (đất,
nước mặt, nước dưới đất, nước biển, không khí, âm thanh, ánh sáng, bức xạ, tiếng ồn,
độ rung), các nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (nước thải công nghiệp, dịch vụ,
nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao
thông, khí thải của các nguồn di động và cố định, chất thải nguy hại…) và nhóm quy
chuẩn kỹ thuật môi trường khác18
. Ngoài ra chương XI còn quy định về nguyên tắc
xây dựng, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường, yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật
môi trường xung quanh và chất thải, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn môi trường.
Dựa trên những điều luật cơ bản được đưa ra tại Luật BVMT 2014, Bộ
TN&MT đã đưa ra các văn bản cụ thể quy định chi tiết về quy chuẩn kĩ thuật môi
trường chung như:
Đối với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đất: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03 : 2008/BTNMT; Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15:
2008/BTNMT;
17
Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Chính phủ, 14/02/2015.
18
Khoản 1, Điều 13, Chương XI, Luật BVMT 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Quy định về quy chuẩn kỹ thuật với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường
không khí được ban hành dưới các văn bản sau: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06: 2009/BTNMT; Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN
19: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một
số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21: 2009/BTNMT;
Với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước, Bộ TN&MT đã ban hảnh các
văn bản quy định về quy chuẩn kỹ thuật như : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển ven bờ QCVN 10: 2008/BTNMT; QCVN 38:2011/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh; QCVN
39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.
Với nhóm quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn, Bộ TN&MT đã đưa ra Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26: 2010/BTNMT nhằm quy định giới hạn tối đa
các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. hiện
quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất,
xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Về quy chuẩn kỹ thuật đối với chất thải, Bộ TN&MT đã ban hành các văn bản
như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN
11: 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột
giấy QCVN 12: 2008/BTNMT; QCVN 38:2011/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07: 2009/BTNMT;…
Bên cạnh các quy chuẩn kỹ thuật đối với môi trường chung và chất thải, Bộ
TN&MT còn ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với nguyên liệu nhập khẩu như : Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu QCVN 31:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2010/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa
nhập khẩu QCVN 32: 2010/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối
với phế liệu giấy nhập khẩu QCVN 33: 2010/BTNMT;…
2.1.2 Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các làng nghề
Sự phát triển của các làng nghề trong những thời gian qua còn mang tính tự
phát cao, chưa có quy hoạch cụ thể, tập trung trong các hộ gia đình nhỏ lẻ. Cùng với
những trang thiết bị công nghệ thấp, giản đơn, kinh nghiệm truyền miệng từ người
này sang người khác (như những dẫn chứng trong phần hiện trạng môi trường làng
nghề). Với việc 100% các làng nghề vi phạm quy định về BVMT, như việc không xây
hệ thống xử lý chất thải, các loại khí thải, chất thải rắn, xả thẳng nước thải ra môi
trường.19
Vậy ai sẽ là chủ thể phải chịu trách nhiệm gây ÔNMT và truy cứu như thế
nào? Đây sẽ là trách nhiệm của những hộ gia đình xả thải hay là cả làng nghề đó?
Chính những vướng mắc khó giải quyết này đã tạo ra những tác động xấu không chỉ
tới sự phát triển chung của các làng nghề mà còn ảnh hưởng đặc biệt lớn đến môi
trường và cuộc sống của người dân.
Để đảm bảo việc thực hiện áp dụng pháp luật BVMT một cách có hiệu quả
hơn, Quốc hội và các cơ quan lập pháp đã ban hành những văn bản quy định về các
vấn đề sau:
Một là, quy định về quản lý chất thải trong khu vực làng nghề. Chương VII,
Luật BVMT 2014 đã quy định về việc làng nghề phải có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu
gom, phân loại, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Xét về mặt
định hướng thì Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định 2149/QĐ-TTg Chiến
lược Quốc gia về chất thải rắn đến 2025, ảnh hướng đến 2050 qua đó với mục tiêu cụ
thể trong giai đoạn từ 2015 đến 2025 thì có thể thu gom, xử lý được 50% đến 100%
19
Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,
13/08/2013
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chất thải rắn tại các làng nghề.20
Để hỗ trợ cho việc quản lý chất thải tại làng nghề thì
Chính phủ đã ban hành những nghị định như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về quản
lý chất thải rắn và được bổ sung trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất
thải và phế liệu.
Tại các làng nghề chế biến thực phẩm như làng bún Phú Đô và làng nghề chế
biến NSTP, các hộ sản xuất đã xả thẳng nước thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương,
sông ngòi khiến nguồn nước chuyển màu đen và bốc mùi nồng nặc. Đứng trước vấn
nạn ÔNMT các làng nghề Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề
án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2020 để quản lý nước thải
từ khu vực làng nghề thải vào hai con sông Nhuệ và sông Đáy. Kế hoạch này xác định
các nhiệm vụ, dự án, làm cơ sở cho các bộ, ngành liên quan và các địa phương trên
lưu vực sông triển khai nhằm đạt được các chỉ tiêu của Đề án tổng thể BVMT lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 tại Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày
29/4/2008.
Bên cạnh đó, tại địa phương, UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề án BVMT làng
nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020
sẽ hoàn thành xử lý ÔNMT tại 50 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài
ra UBND TP Hà Nội còn ban hành Quyết định 105/2014/QĐ-UBND về việc ban hành
quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để quy định về hoạt động
phát thải, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, quy định trách nhiệm
của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan trong việc quản lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh.
Hai là, quy định về trách nhiệm BVMT của các chủ thể làm phát sinh ô nhiễm,
phát sinh chất thải tại khu vực các làng nghề. Khi quy định về trách nhiệm BVMT của
các chủ thể gây tác động tới môi trường – các chủ thể sản xuất, làm phát sinh ô nhiễm,
phát sinh chất thải – nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật làm
20
Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ, 17/12/2009.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
rõ trách nhiệm cũng như tạo điều kiện cho những nhà quản lý, cơ quan có thẩm quyền
xác định được chủ thể gây ô nhiễm khi có sự cố môi trường xảy ra.
Luật BVMT 2014, Chương III đã đưa ra 3 điều luật quy định về trách nhiệm
của chủ thể làm ô nhiễm, phát sinh chất thải (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) bao gồm:
trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển chất thải và trách nhiệm của
chủ xử lý chất thải rắn. Trong đó có điều 107, khoản 1 quy định rất rõ ràng về trách
nhiệm của chủ thể gây ÔNMT trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Ngoài ra, luật BVMT còn quy định một vài trách nhiệm khác của các chủ thể
tác động đến môi trường: trách nhiệm phân loại chất thài rắn thông thường; trách
nhiệm của chủ thể có nguy cơ gây ra sự cố môi trường thực hiện các biện pháp phòng
ngừa; trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi
trường; trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường của các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố
môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường;…
Cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ sở sản xuất làng nghề đã có Nghị định
19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật BVMT 2015 do
Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư
46/2011/TT-BTNMT quy định về BVMT làng nghề. Điều 12 của thông tư đã cụ thể
hóa các quy định về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề đối với môi
trường
Ba là, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước tại làng nghề. Luật
BVMT 2014 đã dành hẳn một chương để đưa ra các quy định về trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT. Ngoài ra theo pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13
và nghị định của chính phủ số 105/2015/NĐ – CP đã quy định về quyền hạn và nhiệm
vụ của lực lượng cảnh sát môi trường trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và
vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến
môi trường.
Theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật BVMT, điều 10 đã đưa ra trách nhiệm của các cơ quản quản lý và các đơn vị có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
liên quan bảo gồm: Trách nhiệm của Bộ TN&MT; . Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, ngành); Trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh. Các trách nhiệm của các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên
quan bao gồm những công việc như: Phối hợp xây dựng và ban hành các hướng dẫn
về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành
phương án, phương án bổ sung và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản; Phối hợp xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật
BVMT, thống nhất triển khai các quy định quản lý nhà nước về cải tạo, phục hồi môi
trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản; Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ
sung thuộc thẩm quyền; Kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, cải tạo, phục hồi môi
trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Cụ thể hơn khi nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc BVMT tại
các làng nghề, Bộ TN&MT đã ban hành: Quy định về BVMT làng nghề. Trong đó,
điều 13, 14, 15, 16, 17 đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý
từ UBND cấp xã, huyện, tỉnh cho đến Sở TN&MT. Đặc biệt điều 13 của thông tư đã
đưa ra quy định về trách nhiệm về tổ chức tự quản về BVMT – một tổ chức có mối
liên hệ mật thiết đến hoạt động của cộng đồng dân cư tại làng nghề (tổ chức tự quản
về BVMT là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
cộng đồng trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật BVMT 2014.
Khi quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước đối với việc
quản lý chất thải tại địa phương, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND TP Hà
Nội đã đưa ra nghị quyết 105/2014/QĐ-UBND, trong đó 3 điều quy định về trách
nhiệm của các Sở, ban ngành, trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố và
trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn.21
Có thể nói, ngoài trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong việc BVMT làng nghề là không nhỏ. Tuy vậy, sự quan tâm cũng
21
Quyết định 105/2014/QĐ-UBND quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND TP Hà Nội,
31/03/2014.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
như giúp đỡ từ cộng đồng dân cư đóng góp một phần hết sức quan trọng trong công
cuộc xây dựng môi trường làng nghề sạch đẹp.
Bốn là, quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Thứ nhất, xử lý hành chính là một trong những biện pháp chính trong việc răn
đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Ngày
14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định số
117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009. Nghị định này đã làm rõ những hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 1. Nghị
định 179/2013/NĐ-CP được ban hành đã khắc phục những cấp bất cập, quy định
không còn phù hợp về bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học so với nghị định
117/2009/NĐ-CP. Đặc biệt về mức phạt tiền lớn nhất tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP
tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Như vậy, mức phạt
tối đa theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP cao gấp 4 lần so với mức phạt tối
đa quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
Bên cạnh việc áp dụng mức phạt cao hơn mang tính rắn đe, thì nghị định
179/2013/NĐ-CP cũng đã định nghĩa về hành vi xả thải. Trước đây, việc xả thải vào
môi trường được hiểu là xả ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở sản xuất kinh doanh,
như khi xả nước thải ra ngoài tường rào. Còn trường hợp đơn vị xả thải ở trong khu
đất của đơn vị vẫn được coi là chưa vi phạm. Tuy nhiên ở Nghị định 179/2013/NĐ-
CP, xả thải không chỉ là “xả ra ngoài” mà còn là “xả thải vào môi trường đất, nước
dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở….” (Khoản 1 điều 3)22
. Như vậy có
nghĩa là việc xả nước thải ra đất vào ao chứa, hồ chứa mà không có biện pháp lót đáy
chống thấm dù bên trong hay bên ngoài diện tích đất thuộc quản lý của cơ sở đều
được coi là xả thải vào môi trường. Điều này đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc kiểm
soát xả thải ở các khu vực làng nghề, các hộ dân cư hay tại các khu công nghiệp.
22
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
Chính phủ, 14/11/2013.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thêm vào dó, Nghị định 179/2013/NĐ-CP cũng đã phân định rõ ràng về thẩm
quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ quan Công an, Thuế, Kiểm lâm,
Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi
trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài những biện pháp về phạt tiền và tước giấy phép, các chủ thể của hành vi
gây ÔNMT có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ công
trình, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT và các biện pháp bảo
vệ môi trường, buộc thu hồi sản phẩm…
Thứ hai, pháp luật Việt Nam còn quy định về trách nhiệm dân sự của những
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường. BLDS 2015 đã có những
bước tiến bộ trong quy định về bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT. BLDS 1999 đang
sử dụng hiện nay chỉ quy định “cá nhân, pháp nhân” mà gây ô nhiễm thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi.
Quy định của BLDS 1999 chưa bao quát hết được những đối tượng gây ÔNMT hiện
nay vì vậy mà BLDS 2015 đã thay thế cụm “cá nhân, pháp nhân” thành “chủ thể”.
Chính những quy định vừa nêu trên của pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý cho
những người bị thiệt hại do ÔNMT có thể tự bảo vệ được quyền lợi của bản thân,
đồng thời các cơ quan nhà nước có cơ sở để xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá
nhân, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Thứ ba, chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi gây hậu quả
nghiêm trọng mà xử lý hành chính và trách nhiệm dân sự không thể áp dụng đựng.
Hiện nay, vi phạm pháp luật về môi trường càng trở nên phức tạp với những hậu quả
không ngờ tới được. Mặc dù gây hậu quả nghiệm trọng cho xã hội nhưng trách nhiệm
hình sự áp dụng cho những hành vi vi phạm môi trường lại còn quá nhẹ thậm chí
nhiều trường hợp còn không thể xử lý được. Nghĩa là, mặc dù đã được sửa đổi bổ
sung vào năm 2009 nhưng Bộ Luật Hình sự hiện hành vẫn có những lỗ hổng để các
đối tượng “lách luật”. BLHS hiện hành quy định tội phạm với đa số cấu thành tội
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc

More Related Content

Similar to Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc

Similar to Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc (20)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình giảm thiểu ô nhiễm cho các làng ngh...
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
 
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docxCơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
Kế hoạch kinh doanh dịch vụ giao thực phẩm an toàn tận nhà.docx
Kế hoạch kinh doanh dịch vụ giao thực phẩm an toàn tận nhà.docxKế hoạch kinh doanh dịch vụ giao thực phẩm an toàn tận nhà.docx
Kế hoạch kinh doanh dịch vụ giao thực phẩm an toàn tận nhà.docx
 
Giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh T...
Giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh T...Giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh T...
Giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đại từ tỉnh T...
 
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Về Xử Lý Nước Thải Giàu Hợp Chất Nitơ Trên Thiết ...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Về Xử Lý Nước Thải Giàu Hợp Chất Nitơ Trên Thiết ...Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Về Xử Lý Nước Thải Giàu Hợp Chất Nitơ Trên Thiết ...
Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Về Xử Lý Nước Thải Giàu Hợp Chất Nitơ Trên Thiết ...
 
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường ...
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAYĐề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
 
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Minh Trang QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L HÀ NỘI,
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- Nguyễn Minh Trang QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................6 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................8 3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................12 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................13 7. Kết cấu khóa luận ...................................................................................14 PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................15 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..................................................................15 1.1 Một số khái niệm...................................................................................15 1.1.1 Môi trường .......................................................................................15 1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường...........................................................16 1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường ..........................................17 1.2 Làng nghề và vai trò của bảo vệ môi trường làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.............................................................................................22 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI......................................................................................27 2.1 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường..........................................27 2.1.1 Bảo vệ môi trường các làng nghề ...................................................27 2.1.2 Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các làng nghề....................34 2.2 Thực trạng môi trường và áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường tại một số làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội.................................................40 2.2.1 Hiện trạng môi trường.....................................................................40 2.2.2 Việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường.....................................54 2.3 Kết quả đạt được và một số tồn tại .....................................................60
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................................................................................................67 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường...............67 3.2 Một số đề xuất và kiến nghị .................................................................70 KẾT LUẬN.....................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN BLDS BLHS BVMT Bộ/ Sở TN&MT CNTT CSDL ĐTM NGOs NSTP ÔNMT QCCP QCVN QPPL TCVN TT UBND The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) Bộ luật dân sự Bộ luật hình sự Bảo vệ môi trường Bộ/ Sở Tài nguyên và Môi trường Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Đánh giá tác động môi trường Non – governmental – organizations (Các tổ chức phi chính phủ) Nông sản thực phẩm Ô nhiễm môi trường Quy chuẩn cho phép Quy chuẩn môi trường Quy phạm pháp luật Tiêu chuẩn môi trường Thứ tự Ủy ban nhân dân
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là mối quan tâm chung của cộng đồng. Hiện tường này đang ngày một gia tăng và tác động tiêu cực ngày càng rõ nét ở sự biến đổi khí hậu, theo kết quả nghiên cứu về tổng thiệt hại của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua do ÔNMT gây ra, tối thiểu chiếm từ 1,5-3% GDP. Ngoài ra mỗi năm Việt Nam còn phải chịu thiệt hại tới 780 triệu USD trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì ÔNMT1 . Kinh nghiệm từ các nước phát triển đã cho thấy, quá trình phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các vấn đề môi trường sẽ đưa ra hiệu quả kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy to lớn, bao gồm cả ô nhiễm thực phẩm, tuy nhiên, chính thực phẩm chế biến bởi cách thức “bẩn” thì cũng sẽ tạo ra các tác động xấu đến môi trường. Thực phẩm là nguồn chính để nuôi sống con người và cũng đồng thời là mối quan tâm hàng đầu trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân. Những năm vừa qua, làng nghề chế biến thực phẩm phát triển khá mạnh mẽ và đóng góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế tại địa phương. Nhiều sản phẩm của các làng nghề được bạn bè quốc tế biết đến và được xuất khẩu mạnh. Việc phát triển làng nghề nhất là làng nghề chế biến thực phẩm đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế, sử dụng tối đa nguồn lao động tại địa phương. Đời sống nông dân nhiều vùng có làng nghề đã được nâng cao hơn nhờ sự phát triển của làng nghề. Tuy nhiên chính về việc ưu tiên phát triển kinh tế tại địa phương mà nhiều nơi có làng nghề phải đối mặt với tình trạng ÔNMT đáng báo động. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang rất được xã hội hiện nay quan tâm. Hàng loạt các vụ việc về bún chứa nhiều hàn the, sản phẩm nông sản chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hàm lượng cho phép, các loại thịt gia súc, gia cầm 1 Ô nhiễm gây thiệt hại 1,5% - 3% GDP, Mai Anh, Báo điện tử Moitruong.com.vn, 30/07/2015
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ôi thiu vẫn được chế biến lại để bán cho người dân…vẫn đang diễn ra và đang có xu hướng ngày một nhiều lên nhiều lên. Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế! Từ xưa, chế biến thực phẩm vốn là một nghề thủ công truyền thống và hiện đang rất phát triển nhờ sự hội nhập của nước ta, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội. Trước đây các làng nghề chế biến thực phẩm tồn tại như một nghề tay trái của những người nông dân, nhằm phục vụ những nhu cầu hằng ngày, hoặc là nhu cầu tinh thần về văn hóa ẩm thực. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển các mặt hàng truyền thống ngày càng có giá trị xuất khẩu, Nhà nước đã tăng cường đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm tại các làng nghề này. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt, tự phát thiếu quy hoạch mà môi trường tại các làng nghề nói chung và ở làng nghề chế biến thực phẩm nói riêng bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm đã tác động xấu đến sức khỏe con người, người dân ở đây có nguy cơ mắc bệnh do ÔNMT gây ra rất cao. Các sản phẩm thực phẩm chế biến trong môi trường bẩn, thực phẩm chế biến bằng phương thức “bẩn” từ các làng nghề dần trở thành nỗi lo canh cánh trong lòng những người dân. Các vụ án về thực phẩm bẩn, xả chất thải bừa bãi từ các làng nghề và khu vực lân cận được báo chí tìm hiểu và đưa tin đã làm tạo ra những lo ngại về tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày tại địa phương. Vấn đề thực phẩm bẩn đã thực sự trở thành một mối lo ngại mới và Quốc hội cũng đang rất quan tâm về vấn đề này. Trước tình trạng ÔNMT và thực phẩm bẩn tràn lan, mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải chủ trì cuộc họp yêu cầu bộ máy mới tập trung bàn một số việc cấp bách, trong đó đưa ra vấn đề về giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn, bảo đảm an toàn thực phẩm…Với nhu cầu to lớn đến từ những người dân và sự phát triển không kiểm soát của các thiết bị công nghệ, các phương thức sản xuất, các làng nghề đã xuất hiện và tồn tại sự biến chất về lương tâm, sự thờ ơ của người sản xuất khi áp dụng các biện pháp sản xuất không những có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng sản phẩm cũng như ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của những
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người đang sinh sống ở trong và lân cận khu vực làng nghề, gây tổn hại đến môi trường đất, nước và không khí một cách nghiêm trọng. Để có cái nhìn toàn cảnh về môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm chung tôi đã chọn đề tài “ Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội” Đề tài được thực hiện để cung cấp thông tin cụ thể về thực trạng môi trường tại khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp cụ thể để hạn chế ô nhiễm và phục vụ cho sư phát triển môi trường làng nghề bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và làng nghề, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, một trong số đó có thể kể đến là: Ở cấp nhà nước đã có những công trình nghiên cứu như : Đánh giá sự tham gia của các tổ chức quần chúng trong BVMT làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn (lấy làng nghề giấy Phong Khê làm ví dụ) - Đề tài NCKH, Trần Yêm; Nguyễn Thị Hà; Nguyễn Thị Ánh Tuyết; Nguyễn Đức Tùng, ĐHKHTN, 2003 Có rất nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài môi trường làng nghề, trong đó mới nhất gần đây đó là luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra tại Việt Nam hiện nay” của TS. Lê Kim Nguyệt (Khoa Luật – ĐHQGHN, 2015). Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam nhìn dưới góc độ pháp luật; đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề; tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể, nhà nghiên cứu và người dân nhận diện bức tranh toàn cảnh về pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay; đi sâu phân tích, bình luận và đưa ra những tiêu chí khoa học cần thiết giúp cho Nhà nước có căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật kiểm soát ÔNMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam. Đây là một đề tài không mới, nhưng lại đi sâu hơn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về pháp luật kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề, một góc nhìn tổng quát mà ít ai nghiên cứu. Dưới một cách tiếp cận và nghiên cứu khác, theo TS Ngô Trà Mai (2009) : “Hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ thủ công lạc hậu, quản lý thiếu chặt chẽ, không xử lý chất thải trong suốt quá trình phát triển sản xuất là những nguyên nhân chủ yếu gây ÔNMT và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ở làng nghề tái chế kim loại Phùng Xá và làng nghề sơn mài Duyên Thái. Quy hoạch BVMT làng nghề với hai loại hình: quy hoạch điểm công nghiệp và quy hoạch phân tán được nghiên cứu điển hình ở Phùng Xá và Duyên Thái, là công cụ hữu hiệu góp phần đẩy mạnh sản xuất và BVMT làng nghề” - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch BVMT một số làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ) (Luận án TS. Địa lý tự nhiên) Trong Luận án tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp xử lý ô nhiễm nhằm BVMT và phát triển theo hướng bền vững cho làng nghề chế biến tinh bột sắn - Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007) ông Vũ Tuấn Hiệp có nói: “tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là đối với mô hình làng nghề mà không có đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ xử lý chất thải cũng đồng nghĩa với quá trình gia tăng tốc độ ô nhiễm và lan rộng phạm vi ÔNMT. Nó đã trở thành vấn đề bức xúc, cấp bách ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sức khỏe và sản xuất của nhân dân lao động. Hiện trạng ÔNMT làng nghề thể hiện rất rõ theo đặc thù của công nghệ sản xuất, của từng làng nghề mà mức độ ÔNMT cũng khác nhau.” Ở cấp nghiên cứu thấp hơn, cụ thể là luận văn Thạc sĩ, thì số lượng đề tài nghiên cứu về môi trường làng nghề là rất nhiều, tuy nhiên, có thể kể đến một vài luận văn nổi bật sau: Đầu tiên là luận văn thạc sĩ với đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững – Trần Duy Khánh (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2012). Khi nghiên cứu về môi trường làng nghề
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một số tỉnh Bắc Bộ, ông Trần Duy Khánh cho rằng: “Các quy định về BVMT còn “đứng ngoài” làng nghề, dẫn đến, môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của ngƣời dân nông thôn không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn cả những vùng lân cận, thậm chí nhiều nơi, xung đột do ÔNMT đã nảy sinh, khiến đời sống xã hội nông thôn bị xáo trộn nghiêm trọng.” Tiếp đến là Bà Nguyễn Thị Huế với đề tài luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, 2011) đã đưa ra đánh giá sau về hoạt động sản xuất tại các làng nghề: “Các làng nghề thường tận dụng lao động phụ, mặt bằng sản xuất tại nhà, nhà xưởng tạm bợ, trang thiết bị thô sơ nên các phế thải, nước thải, tiếng ồn quá tải là không tránh khỏi. Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở các làng nghề hiện nay chưa có nhiều dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất. Ở một số làng nghề đã có báo động về sự xuống cấp và nạn ÔNMT. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến BVMT. Mặt khác, diện tích mặt bằng sản xuất của các làng nghề là rất hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì không gian làm việc ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi qui mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường. Qua khảo sát, các hộ làm nghề ở đây thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng sản xuất, duy chỉ có HTX Vân Hương là có nhà xưởng kiên cố. Thêm vào đó công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, thiết bị cũ... đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường” Bên cạch các công trình nghiên cứu trên, còn một số các công trình luận văn thạc sĩ khác có thể kể đến như: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định - Vũ Thị Hồng Loan (- Luận văn ThS. Khoa học quản lý, ĐHKHXH&NV , 2015); Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Trần Thế Long (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2013); Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phục ô nhiễm môi trường làng nghề tại tỉnh Nam Định (Nghiên cứu trường hợp huyện Ý Yên) Vũ Thị Hồng Loan; Phạm Xuân Hằng (Luận văn ThS. Khoa học quản lý , ĐHKHXH&NV , 2015); Chính sách công nghệ nhằm hạn chế xung đột môi trường giữa các làng nghề và cộng đồng dân cư ( Nghiên cứu trường hợp tại Làng Phú Đô) - Huỳnh Thị Dung; Trịnh Ngọc Thạch (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, ĐHKHXH&NV , 2015); Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Nguyễn Thị Thanh Phương; Nguyễn Mạnh Khải; Trần Văn Quy (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN , 2014); Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - Nguyễn Thị Thắm (Luận văn ThS. Khoa học môi trường và BVMT, ĐHKHTN, 2012); Chính sách hỗ trợ để đổi mới công nghệ trong các làng nghề (nghiên cứu trường hợp tại làng nghề ở tỉnh Hải Dương), Nguyễn Ngọc Thụy (Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, ĐHKHXH & NV, 2009) ; Quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc - Đinh Thị Quỳnh Lâm (Luận văn ThS. Khoa học Môi trường và BVMT,Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, 2007)… Ở cấp độ nghiên cứu thấp hơn, đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp về vấn đề môi trường và pháp luật BVMT làng nghề: Tìm hiểu môi trường du lịch tại làng cốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) – Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2010; Tìm hiểu môi trường làng nghề đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – Nguyễn Thị Thanh Huế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013; Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, Xã Quảng Phú, Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Thị Tuyến, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2014;… Có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là không nhỏ. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với môi trường làng nghề và pháp luật BVMT làng nghề là không nhiều, có phần nhỏ lẻ và chưa mang tính tổng quát. Kết hợp hai
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật BVMT làng nghề, ta nhìn ra được một khía cạnh khác từ môi trường đó là “môi trường làng nghề chế biến thực phẩm”. Tôi xin được phép tiếp tục nghiên cứu về vấn đề “môi trường làng nghề chế biến thực phẩm” và dựa trên phân tích khoa học pháp lý để hoàn thiện hơn góc nhìn của chúng ta về môi trường và pháp luật BVMT tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam về BVMT - Thực trạng ÔNMT tại một vài khu vực làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội để đưa ra những hướng đi, giải pháp hạn chế ÔNMT nhất là môi trường tại các khu làng nghề. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ÔNMT nâng cao hiệu quả quá trình quản lý môi trường tại khu vực làng nghề 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT và hoạt đông quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về BVMT, công tác quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) ở khu vực một số làng nghề chế biến thực phẩm như làng bún Phú Đô, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (NSTP) Minh Khai tại Hà Nội. Khóa luận nghiên cứu pháp luật Pháp luật Việt Nam về BVMT tại các làng nghề chế biến thực phẩm Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Kết quả từ các số liệu hồi cứu, điều tra, khảo sát thực địa sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn (Phân tích số liệu thứ cấp) Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, từ đó nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay. Đồng thời tác giả còn tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống kê báo cáo có liên quan đến xung đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài. - Phương pháp quan sát thực địa: đây là phương pháp rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn thực tế hơn và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Do địa bàn nghiên cứu khá rộng vì vậy chúng tôi không thể khảo sát thực địa tất cả các địa điểm mà chỉ chọn một số điểm điển hình để xem xét và quan sát. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau. - Phương pháp thống kê: Các phương pháp và kỹ thuật thống kê hiện đại sẽ được áp dụng trong xử lý số liệu liên quan về kinh tế - xã hội, môi trường và y tế phục vụ các mục tiêu phân tích và đánh giá về sức khoẻ môi trường ở địa phương. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thứ nhất, khóa luận đã khái quát và đánh giá được về hiện trạng môi trường làng nghề nói chung và tại các làng nghề chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Thứ hai, khóa luận đã phân tích mức độ ô nhiễm, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến ÔNMT và các tác động xấu của ÔNMT làng nghề tới sức khỏe con người, sự phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội; phân tích được thực thực trạng áp dụng pháp
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 luật BVMT tại các làng nghề nói chung và các làng nghề chế biến thực phẩm ở Hà Nội hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT để phù hợp với thực tiễn tại các làng nghề chế biến thực phẩm hiện nay. 7. Kết cấu khóa luận Trong khóa luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khóa luận bao gồm ba chương chính: Chương I: Một số vấn đề lý luận về BVMT, pháp luật BVMT tại khu vực làng nghề chế biến thực phẩm Chương II: Quy định pháp luật Việt Nam về BVMT, thực trạng tại một số làng nghề chế biến thực phẩm tại Hà Nội Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật BVMT
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người". Quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam", NXB Khoa học và kỹ thuật đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội2 ". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn như R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người". Trong cuốn: “Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người” có nhắc đến khái niệm môi trường như sau: “ “Envoronment” trong tiếng Anh có nghĩa là môi trường, có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Environner”, có nghĩa là bao quanh một điểm nào đấy, hay tất cả những gì bao quanh một điểm trung tâm. Theo cách hiểu như vậy, môi trường có thể được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa có ảnh hưởng cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Như vậy, vấn đề môi trường có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tội 2 Cuốn Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sinh và nnk, NXB Khoa học và Kỹ thuật,H.,1984
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phạm và tiếng ồn…Về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc có thể hiểu là toàn bộ hành tinh của chúng ta.3 ” Nếu hiểu theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì môi trường là “toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, pháy triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy4 ” Theo pháp luật Việt Nam khi định nghĩa về môi trường, khoản 1, 2 Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định như sau: “1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.5 ” Chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi trường bao gồm: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả sinh vật, phi sinh vật như không khí, nước, đất, động vật, thực vật và sự tương tác giữa các yếu tố đó; - Những tài sản là một phần của di sản văn hóa; - Các đặc điểm khía cạnh của cảnh quan. Tất cả các thành tố môi trường này đều có mối quan hệ phụ thuộc, tương tác lẫn nhau. Nếu có bất cứ thành tố nào thay đổi, bị tổn hại thì sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến các thành tố khác, gây ra hệ quả to lớn không lường trước được cho môi trường sống và các sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người. 1.1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về luật môi trường, tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho rằng: Luật môi trường (với tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường. 3 Trang 42, Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, TS. Mai Hải Đăng, NXB Tư Pháp, 2015 4 , Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2004 5 Luật BVMT 2014, NXB Lao Động , Hà Nội, 2014
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có thể nói, hầu hết tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có những quy định ở mức độ này hay mức độ khác có liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ môi trường và các quan hệ liên quan đến môi trường. Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề BVMT. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về BVMT với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong quá trình tác động giữa xã hội, con người và môi trường. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ BVMT mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. 1.1.3 Nguồn pháp luật về bảo vệ môi trường Hiện nay, pháp luật về BVMT Việt Nam chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các quy tắc, tiêu chuẩn, tập quán pháp lý quốc tế và các quy phạm pháp luật quốc tế về môi trường (hay còn gọi là Luật môi trường quốc tế). Tương tự, pháp luật về BVMT các làng nghề tại Việt Nam nằm trong pháp luật về BVMT Việt Nam, cũng chịu sự điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế. Để có thể xây dựng được Luật bào vệ môi trường, đã có rất nhiều các nguồn cùng các quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung thì nguồn của Luật BVMT Việt Nam bao gồm: Các điều ước quốc tế (chung/riêng), quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận, đã được Việt Nam kí kết; Các tập quán tại Việt Nam; Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, trong đó có Việt Nam; Các án lệ ; Ngoài ra còn có pháp luật của
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các quốc gia có liên quan và các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thứ nhất, về nguồn của pháp luật BVMT nói chung. Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể, trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau. Một trong những nguồn cơ bản nhất của Luật môi trường Việt Nam đó chính là điều ước quốc tế (ĐƯQT). Trong số các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia ký kết, có một số điều ước quy định khung pháp lý chung đối với việc giải quyết vấn đề ÔNMT, một số khác lại đưa ra những quy định cụ thể điều chỉnh các vấn dề liên quan đến ÔNMT. Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia có: Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944; Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các Ấn Độ dương - Thái bình dương, 1948; Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967; Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988); Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982; Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994); Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985; Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994); Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994);… Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, Việt Nam còn tham gia vào điều ước quốc tế song phương trong vấn đề bảo vệ môi trường như Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với nước Công hòa nhân dân Bungari (01/10/1979). Tập quán quốc tế là quy tắc ứng xử do một số quốc gia áp dụng trong quan hệ quốc tế, dần dần được áp các quốc gia khác chấp nhận và áp dụng như một quy phạm pháp luật. Trên thực tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế đều được các quốc gia
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 công nhận như là nguồn của pháp luật nước mình, có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ giữa 2 hay một nhóm quốc gia mà thôi. Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận tập quán quốc tế và tập quán Việt Nam là nguồn của pháp luật Việt Nam về BVMT và cho phép áp dụng tập quán với điều kiện việc áp dụng tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia thừa nhận cũng là một trong những nguồn chính của luật BVMT Việt Nam, trong đó có nguyên tắc “Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hóa những chi phí môi trường và sự sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế6 ” là nguyên tắc được hầu hết các quốc gia thừa nhận . Đây là một trong số 27 nguyên tắc chung xác định các quyền và trách nhiệm của các quốc gia làm cho thế giới phát triển bền vững được thống nhất cùng với chương trình hành động “Chương trình Nghị sự 21” tại Hội nghị Rio 1992. Văn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ghi nhận nguyên tắc này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng được Việt Nam ghi nhận và coi như là nguồn pháp luật của Luật môi trường Việt Nam. Bên đó, các nguyên tắc như nguyên tắc “Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau” và nguyên tắc “tôn trọng các quyền cơ bản của con người” cũng là nguồn của Luật môi trường Việt Nam. Án lệ là những bản án, quyết định trước đây của tòa án có giá trị làm nguồn luật hoặc khuôn mẫu cho tòa án giải quyết các vụ việc tương tự sau này. Tại Việt Nam năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố và phát hành hai số chuyên đề về các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán, đây là việc làm có ý nghĩa và cần thiết (Việt Nam đã và đang là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO) khi VIệt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch hóa, trong đó yêu cầu 6 Nguyên tăc 26, Chương trình nghị sự 21, Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), Rio de Janeiro, 1992
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các Tòa cần phải công bố công khai các bản án đã xét xử. Theo đó “Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.7 ” Thứ hai, về nguồn của pháp luật Việt Nam về BVMT nói riêng. Có thể nói rằng hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và toàn diện. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dành hẳn chương II để nói về quyền con người. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, đã đưa ra những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường. Điều 43 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Hiến pháp cũng đưa ra những quy định về điều kiện nhằm thực hiện quyền về môi trường. Nhằm cụ thể hóa những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường trong Hiến pháp 2013, Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường 2014, quy định về hoạt động môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường (Điều 1). Đi cùng với Luật bảo vệ môi trường 2014 là Luật đất đai 2013, Luật tài nguyên nước 2012, Luật đa dạng sinh học 2008… Đặc biệt là Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có nội dung về Bảo vệ môi trường làng nghề được quy định cụ thể tại Điều 70. Điều này đã xác định rõ những điều kiện về bảo vệ môi trường mà các làng nghề cần phải thực hiện và cũng nêu ra yêu cầu của Chính phủ quy định rõ danh mục những làng nghề được khuyến khích phát triển và yêu cầu bảo vệ môi trường với những nhóm đối tượng sản xuất các ngành nghề này. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung nhóm các tội phạm môi trường theo hướng cụ thể hóa các hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường (Chương XIX). Hơn nữa, Bộ luật cũng đã đưa pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 09 tội danh gây ÔNMT, hủy hoại động, thực vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. 7 Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị, 02/6/2005.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng có những sửa đổi tiến bộ hơn so với luật cũ trong vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT. Tại Điều 602 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT đã thay cụm từ “cá nhân, pháp nhân” thành cụm từ “chủ thể” để bao quát hết các đối tượng gây ÔNMT. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể hóa và lồng ghép vào việc bảo vệ môi trường – môi trường làng nghề vào các chương trình kinh tế - xã hội như: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2003; Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2003. Hơn nữa vào ngày 29/11/2011 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 19/2011/QH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề. Đồng thời cũng phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015 trọng tâm là xử lý ÔNMT tại các làng nghề. Bên cạnh đó Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2013về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó xác định ÔNMT tại các làng nghề là một vấn đề nóng của gia đoạn này. Kèm theo đó chính phủ còn phê duyệt Quyết định số 577/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”. Thêm vào đó Nhà nước còn ban hành những văn bản đề cập đến những vấn đề bảo vệ môi trường tại khu vực làng nghề như: Nghị quyết 41/NQ-TƯ năm 2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nướcl; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 113/TT-BTC ngày 28-12-2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường các làng nghề... Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng đã sử dụng các văn bản điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường để làm cơ sở cho
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và kết hợp vào thực thi công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. 1.2 Làng nghề và vai trò của bảo vệ môi trường làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Theo thông tư 46/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT, khái niệm “làng nghề” được hiểu là “một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 8 ” Tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ, khái niệm “làng nghề” hầu như không tồn tại, đơn cử như Pháp, chỉ có các cơ sở thủ công sản xuất vừa và nhỏ trong các khu dân cư, họ là các tiểu thương, thương nhân và chịu quy chế quản lý theo các chính sách pháp luật chung của địa phương và quốc gia đó, chứ không có những quy chế riêng để phân biệt và điều chỉnh. Mô hình “làng nghề” chủ yếu chỉ tập trung tại các khu vực Châu Á, phổ biến tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Đơn cử với Nhật Bản, quốc gia có nhiều ngành thủ công truyền thống, nhưng chỉ có một số ít loại nghề được bảo tồn và phát triển. Làng nghề ở đây đã được tập trung phát triển và trở thành những điểm du lịch quảng bá văn hóa và du lịch nổi tiếng thế giới. Từ thuở xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần gắn kết với nhau, hình thành nên khái niệm “làng nghề, xóm nghề”, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn và cho đến nay khái niệm này đã trở nên rất phổ biến. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam. 8 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Bộ trưởng Bộ TN&MT, 26/12/2011.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Làng nghề và làng có nghề ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời, có nơi có lịch sử phát triển hàng trăm năm, thậm chí tới cả nghìn năm. Như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với gần nghìn năm phát triển, gốm Bát Tràng (Hà Nội) gần 500 năm; chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình); điêu khắc Non Nước (Tp. Đà Nẵng) đều có lịch sử hơn 400 năm. Sự phát triển của các làng nghề, ngành nghề truyền thống đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Làng nghề đã và đang được hình thành tại hầu hết các tỉnh ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề 9 . Tuy nhiên, số liệu công bố về số lượng các làng nghề không thống nhất, có khi khác nhau rất lớn. Điều này gây ra khó khăn không nhỏ khi xây dựng các chính sách cụ thể cho làng nghề. Làng Làng có Tổng số Tỷ lệ làng nghề được Tỉnh/Thành phố nghề nghề làng công nhận TT trực thuộc Trung được (làng nghề nghề và so với tổng ương công chưa được làng có số nhận công nhận) nghề (%) 1. An Giang 23 10 33 69,70 2. Bà Rịa - Vũng Tàu 0 31 31 0 3. Bạc Liêu 8 0 8 100 4. Bắc Giang 33 0 33 100 5. Bắc Ninh 0 90 90 0 6. Bến Tre 31 4 35 88,57 7. Bình Dương 1 22 23 4,35 8. Bình Định 35 16 51 68,63 9. Bình Thuận 21 14 35 60 10. Cà Mau 0 38 38 0 11. Cao Bằng 0 16 16 0 12. Cần Thơ 1 54 55 1,82 13. Đà Nẵng 0 7 7 0 14. Đồng Nai 0 14 14 0 15. Điện Biên 0 5 5 0 16. Đắk Lắc 0 0 0 0 9 Tr.22, Báo cáo Kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Quốc hội (2011).
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17. Đồng Tháp 44 16 60 73,33 18. Gia Lai 0 5 5 0 19. Hà Giang 4 0 4 100 20. Hà Nam 153 0 153 100 21. Hà Nội 272 1078 1350 20,15 22. Hà Tĩnh 0 21 21 0 23. Hải Dương 56 244 300 18,67 24. Hải Phòng 17 21 38 44,74 25. Hưng Yên 32 34 66 48,49 26. Khánh Hòa 0 6 6 0 27. Kiên Giang 0 4 4 0 28. Kon Tum 0 25 25 0 29. Lai Châu 0 23 23 0 30. Lâm Đồng 2 11 13 15,38 31. Lào Cai 16 0 16 100 32. Long An 0 25 25 0 33. Nam Định 0 96 96 0 34. Nghệ An 102 282 384 26,56 35. Ninh Bình 44 0 49 89,80 36. Ninh Thuận 3 14 17 17,65 37. Phú Thọ 37 0 59 62,71 38. Phú Yên 7 11 18 38,89 39. Quảng Bình 24 7 31 77,42 40. Quảng Nam 19 42 61 31,15 41. Quảng Ngãi 5 14 22 22,73 42. Quảng Ninh 4 0 4 100 43. Quảng Trị 1 48 49 2,04 44. Sơn La 0 56 56 0 45. Sóc Trăng 12 0 12 100 46. Tây Ninh 0 8 8 0 47. Thái Bình 229 0 229 100 48. Thái Nguyên 32 128 160 20 49. Thanh Hóa 0 472 472 0 50. TP. Hồ Chí Minh 0 15 15 0 51. Thừa Thiên Huế 0 84 84 0 52. Tiền Giang 13 0 13 100 53. Trà Vinh 7 4 11 63,64 54. Vĩnh Long 17 64 81 20,99 55. Vĩnh Phúc 19 39 58 32,76 56. Yên Bái 0 3 3 0 Tổng cộng 1.324 3.221 4.575 28,94 bao gồm: Bả ng. Số lượng làng nghề tại các địa phương10 Là ng nghề và BVMT làng nghề có tầm ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những ảnh hưởng đó 10 Tr.24, Báo cáo giám sát khu kinh tế và làng nghề, tiếp thu UBTVQH, 19/10/2011
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một là, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn; lao động phụ như người già, trẻ em, khuyết tật… Tuy nhiên, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, ÔNMT trở thành vấn đề nhức nhối thì những xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm tại các khu vực làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, những xung đột liên quan đến công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại càng trở lên phổ biến và trở thành những điển hình về xung đột môi trường tại khu vực làng nghề. Môi trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản xuất. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ đối với sinh hoạt của người dân. Khí thải tại các khu vực làng nghề chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại cũng gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực. Hoạt động sản xuất nông nghiệp – sinh hoạt cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ÔNMT đất. Ảnh hưởng của ÔNMT đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị giảm đáng kể. Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế địa phương, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Bảo tồn và phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các làng nghề đang phát triển đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Sự phát triển của các nghề truyền thống kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác nhau như thương mại, vận tải, thông tin liên
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lạc, cung cấp điện nước, đặc biệt là du lịch – dịch vụ…và ngược lại, những ngành nghề này lại hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của các làng nghề. Sự kết hợp giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống là một đặc điểm mà ngoài Việt Nam ra thì hầu như các quốc gia trong khối ASEAN không có. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Du lịch Việt Nam tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng khu vực. Ngành du lịch hiện nay phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội và khôi phục các làng nghề truyền thống. Đây là cơ hội tốt để các làng nghề truyền thống giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do bắt nguồn từ yếu tố lịch sử và mang tính chất địa phương nên các làng nghề đều phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, từ đó đã phát sinh những vấn đề về môi trường. Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm nghề. Ba là, làng nghề thể hiện nền văn hóa đặc trưng của quốc gia, khu vực. Lao động sản xuất tại làng nghề là loại hình hoạt động hầu như chỉ có tại số ít các nước Châu Á và trong đó có Việt Nam. Mỗi một làng nghề đều mang một giá trị tinh thần và kinh tế riêng, đem lại cho người dân không chỉ những vật chất để đáp ứng nhu cầu thường nhật mà còn đem lại cho họ sức sống về tinh thần, mang theo truyền thống ông cha, giữ gìn lại những dư vị cổ xưa, làm cho đời sống tinh thần của họ trở nên phong phú hơn. Với vai trò quan trọng của làng nghề và BVMT làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội, việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề, BVMT làng nghề tại các địa phương trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần tìm ra các giải pháp và lập kế hoạch BVMT làng nghề trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, cần có định hướng đối với một số ngành nghề, làng nghề lạc hậu về công nghệ sản xuất gây hại đến môi trường, tạo điều
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kiện cho môi trường các làng nghề ngày được phục hồi và phát triển, đảm bảo sự ổn định và cải thiện đời sống của người dân. CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI 2.1 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 2.1.1 Bảo vệ môi trường các làng nghề Có thể nói rằng hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và toàn diện. Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dành hẳn chương II để nói riêng về quyền con người, trong đó có quyền con người với môi trường. Đặc biệt trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, đã đưa ra những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường. Điều 43 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT”. Đồng thời Hiến pháp cũng đưa ra những quy định về điều kiện nhằm thực hiện quyền về môi trường. Thêm vào đó, Hiến pháp cũng đề cập đến quyền tiếp cận thông tin liên quan đến môi trường, cụ thể : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định 11 ” (Điều 25). Nhằm cụ thể hóa những quy định về quyền con người trong lĩnh vực môi trường trong Hiến pháp 2013, Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật BVMT 2014, quy định về hoạt động môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT (Điều 1). Đi cùng với Luật BVMT 2014 là Luật đất đai 2013, Luật tài nguyên nước 2012, Luật đa dạng sinh học 2008… Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể hóa và lồng ghép vào việc BVMT – môi trường làng nghề 11 Quốc hội, 28/11/2013, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào các chương trình kinh tế - xã hội như: Chiến lược BVMT quốc gia năm 2003; Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2003. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về BVMT, Việt Nam cũng đã sử dụng các văn bản điều ước quốc tế về BVMT để làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và kết hợp vào thực thi công tác BVMT một cách hiệu quả hơn. Cho tới thời điểm hiện tại, Quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT bao trùm chủ yếu lên các vấn đề lớn sau: Một là, quy hoạch làng nghề gắn với BVMT. Để vừa có thể phát triển, vừa gìn giữ và BVMT thì các làng nghề buộc phải có những quy hoạch mang tính tổng thể và có định hướng tốt. Trong trong Nghị quyết trung ương Đảng khóa IX đã vạch ra những giải pháp về quy hoạch: “Quản lý, cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch. Chú trọng làm tốt quy quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng xã thị trấn... giữ gìn bản sắc dân tộc”12 . Quy hoạch đất đai cho làng nghề, BVMT làng nghề phát huy văn hóa là vấn đề quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết. Nhà nước đầu tư kinh phí cho các dự án quy hoạch, nâng cấp làng nghề trọng điểm. Cùng với đó là những quy phạm pháp luật quy hoạch làng nghề nông thôn được quy định trong Luật Xây dựng, Pháp lệnh làng nghề nông thôn, Luật về quy hoạch, Luật Nhà ở... đặc biệt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 Quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. Tại quyết định số 577/QĐ – TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, một trong các giải pháp thực hiện quy hoạch đã được đưa ra, đó là triển khai 12 Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, giài pháp đó được cụ thể hóa thành hai hướng: Quy hoạch lại sản xuất và chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung. Ngoài ra tại chỉ thị số 28/2007/CT-BNN13 về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ÔNMT làng nghề (Bộ NN&PTNT), chỉ thị đã đưa ra hai việc lớn cần khải được thực hiện: về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và về phòng chống ÔNMT làng nghề. Ở địa phương, cụ thể là tại Hà Nội, để nâng cao nhận thức về việc BVMT làng nghề, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định 14/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo như nội dung quy hoạch phát triển tổng thể nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Công thương nghiên cứu lập quy hoạch, thành phố sẽ ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống như: ngành thủ công mỹ nghệ (nghề sơn mài, khảm trai; chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng; dát quỳ, vàng, bạc); ngành nghề chế biến lâm sản; ngành nghề dệt lụa; ngành nghề thêu, ren; ngành nghề gốm sứ; ngành nghề da, giầy, khâu bóng... Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tập trung quy hoạch phát triển các ngành nghề theo hướng tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp bao gồm ngành nghề dệt may; ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn dao kéo..14 Bên cạnh quyết định, UBND TP Hà Nội cũng đã đưa ra “Kế hoạch thực hiện công tác BVMT làng nghề trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2016-2020”. Và trong năm 2016 UBND TP cũng phê duyệt thêm “Đề án BVMT trên thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”, phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành phố hà nội định hướng đến năm 2030 và xem xét đưa điều kiện 13 Chỉ thị 28/2007/CT-BNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 18/04/2007 14 Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND TP Hà Nội, 02/01/2013.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BVMT được quy định là tiêu chí bắt buộc trong việc công nhận các làng nghề. UBND TP Hà Nội còn ban hành Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch trong giai đoạn 2012-2015. Hai là, xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về môi trường. Cho đến hiện tại, ngoài Luật BVMT 2014 ra, vẫn chưa có văn bản QPPL nào được ban hành chi tiết hơn về vấn đề xây dưng, quản lý dữ liệu thông tin về môi trường, đặc biệt là về môi trường làng nghề. Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về BVMT, hoạt động BVMT.15 Hiện tại chỉ có Bộ TN&MT, các bộ ngành và cơ quan quản lý địa phương trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới có quyền thu thập và quản lý thông tin môi trường, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia. Cụ thể, điều 129 Luật BVMT quy định về việc thu thập và quản lý thông tin môi trường như sau: “1. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương thu thập và quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. 2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. 3. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.” Ba là, đánh giá tác động môi trường tại khu vực làng nghề. Luật BVMT năm 2014 đã quy định khái quát 3 nhóm đối tượng cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Điều 18. Trong đó ở điểm c, khoản 1, Điều 18 đã được sửa đổi tiến bộ hơn Luật BVMT 2005 bằng việc thay đổi ... thành “các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường”, quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường đầy đủ gồm: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, 15 Điều 128, Mục 1, Chương XIII, Luật BVMT 2014
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Riêng đối với các khu vực làng nghề, đã một vài văn bản riêng về việc đánh giá tác động môi trường như :Thông tư 46/2011/TT-BTNMT BVMT làng nghề do Bộ TN&MT ban hành, “Đề án BVMT làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt dựa trên Kế hoạch 235/KH- UBND công tác BVMT làng nghề Hà Nội của UBND TP Hà Nội 16 . Nghị định 18/2015/ NĐ-CP về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT tại Phụ lục 2 đã liệt kê 113 loại dự án phải lập báo cáo ĐTM trong đó khu vực các làng nghề, các dự án về làng nghề trong khu vực này thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như quy định tại Điều 18 Luật BVMT 2014 thì phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như quy định của pháp luật. Theo như phụ lục II về Danh sách dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường kèm theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ thì: “Tất cả các các dự án về xây dựng hạ tần kỹ thuật làng nghề phải thực hiện đánh giá tác động môi trường”. Ngoài ra Bộ TN&MT ban hành thông tư số 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT để hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Cụ thể hơn, tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu 16 Kế hoạch 235/KH-UBND công tác BVMT làng nghề Hà Nội, UBND TP Hà Nội, 31/12/2015.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác; các dự án có tác động đến môi trường khác…17 Nghị định quy định, quy hoạch BVMT được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo 2 cấp độ là quy hoạch BVMT cấp quốc gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh. Bốn là, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường chung. Về cơ bản, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường đã được đưa ra tại Chương XI của Luật BVMT 2014, trong đó có đưa ra hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường: các nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh (đất, nước mặt, nước dưới đất, nước biển, không khí, âm thanh, ánh sáng, bức xạ, tiếng ồn, độ rung), các nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông, khí thải của các nguồn di động và cố định, chất thải nguy hại…) và nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác18 . Ngoài ra chương XI còn quy định về nguyên tắc xây dựng, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường, yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh và chất thải, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường. Dựa trên những điều luật cơ bản được đưa ra tại Luật BVMT 2014, Bộ TN&MT đã đưa ra các văn bản cụ thể quy định chi tiết về quy chuẩn kĩ thuật môi trường chung như: Đối với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đất: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03 : 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15: 2008/BTNMT; 17 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Chính phủ, 14/02/2015. 18 Khoản 1, Điều 13, Chương XI, Luật BVMT 2014
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Quy định về quy chuẩn kỹ thuật với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí được ban hành dưới các văn bản sau: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21: 2009/BTNMT; Với nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước, Bộ TN&MT đã ban hảnh các văn bản quy định về quy chuẩn kỹ thuật như : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10: 2008/BTNMT; QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh; QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. Với nhóm quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn, Bộ TN&MT đã đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26: 2010/BTNMT nhằm quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. hiện quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Về quy chuẩn kỹ thuật đối với chất thải, Bộ TN&MT đã ban hành các văn bản như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 11: 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy QCVN 12: 2008/BTNMT; QCVN 38:2011/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07: 2009/BTNMT;… Bên cạnh các quy chuẩn kỹ thuật đối với môi trường chung và chất thải, Bộ TN&MT còn ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với nguyên liệu nhập khẩu như : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu QCVN 31:
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2010/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu QCVN 32: 2010/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu QCVN 33: 2010/BTNMT;… 2.1.2 Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các làng nghề Sự phát triển của các làng nghề trong những thời gian qua còn mang tính tự phát cao, chưa có quy hoạch cụ thể, tập trung trong các hộ gia đình nhỏ lẻ. Cùng với những trang thiết bị công nghệ thấp, giản đơn, kinh nghiệm truyền miệng từ người này sang người khác (như những dẫn chứng trong phần hiện trạng môi trường làng nghề). Với việc 100% các làng nghề vi phạm quy định về BVMT, như việc không xây hệ thống xử lý chất thải, các loại khí thải, chất thải rắn, xả thẳng nước thải ra môi trường.19 Vậy ai sẽ là chủ thể phải chịu trách nhiệm gây ÔNMT và truy cứu như thế nào? Đây sẽ là trách nhiệm của những hộ gia đình xả thải hay là cả làng nghề đó? Chính những vướng mắc khó giải quyết này đã tạo ra những tác động xấu không chỉ tới sự phát triển chung của các làng nghề mà còn ảnh hưởng đặc biệt lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân. Để đảm bảo việc thực hiện áp dụng pháp luật BVMT một cách có hiệu quả hơn, Quốc hội và các cơ quan lập pháp đã ban hành những văn bản quy định về các vấn đề sau: Một là, quy định về quản lý chất thải trong khu vực làng nghề. Chương VII, Luật BVMT 2014 đã quy định về việc làng nghề phải có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Xét về mặt định hướng thì Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định 2149/QĐ-TTg Chiến lược Quốc gia về chất thải rắn đến 2025, ảnh hướng đến 2050 qua đó với mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ 2015 đến 2025 thì có thể thu gom, xử lý được 50% đến 100% 19 Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 13/08/2013
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chất thải rắn tại các làng nghề.20 Để hỗ trợ cho việc quản lý chất thải tại làng nghề thì Chính phủ đã ban hành những nghị định như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn và được bổ sung trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. Tại các làng nghề chế biến thực phẩm như làng bún Phú Đô và làng nghề chế biến NSTP, các hộ sản xuất đã xả thẳng nước thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương, sông ngòi khiến nguồn nước chuyển màu đen và bốc mùi nồng nặc. Đứng trước vấn nạn ÔNMT các làng nghề Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2020 để quản lý nước thải từ khu vực làng nghề thải vào hai con sông Nhuệ và sông Đáy. Kế hoạch này xác định các nhiệm vụ, dự án, làm cơ sở cho các bộ, ngành liên quan và các địa phương trên lưu vực sông triển khai nhằm đạt được các chỉ tiêu của Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 tại Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008. Bên cạnh đó, tại địa phương, UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề án BVMT làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành xử lý ÔNMT tại 50 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra UBND TP Hà Nội còn ban hành Quyết định 105/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để quy định về hoạt động phát thải, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, quy định trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan trong việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Hai là, quy định về trách nhiệm BVMT của các chủ thể làm phát sinh ô nhiễm, phát sinh chất thải tại khu vực các làng nghề. Khi quy định về trách nhiệm BVMT của các chủ thể gây tác động tới môi trường – các chủ thể sản xuất, làm phát sinh ô nhiễm, phát sinh chất thải – nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật làm 20 Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ, 17/12/2009.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 rõ trách nhiệm cũng như tạo điều kiện cho những nhà quản lý, cơ quan có thẩm quyền xác định được chủ thể gây ô nhiễm khi có sự cố môi trường xảy ra. Luật BVMT 2014, Chương III đã đưa ra 3 điều luật quy định về trách nhiệm của chủ thể làm ô nhiễm, phát sinh chất thải (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) bao gồm: trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển chất thải và trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn. Trong đó có điều 107, khoản 1 quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của chủ thể gây ÔNMT trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Ngoài ra, luật BVMT còn quy định một vài trách nhiệm khác của các chủ thể tác động đến môi trường: trách nhiệm phân loại chất thài rắn thông thường; trách nhiệm của chủ thể có nguy cơ gây ra sự cố môi trường thực hiện các biện pháp phòng ngừa; trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường; trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường của các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường;… Cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ sở sản xuất làng nghề đã có Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật BVMT 2015 do Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về BVMT làng nghề. Điều 12 của thông tư đã cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề đối với môi trường Ba là, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước tại làng nghề. Luật BVMT 2014 đã dành hẳn một chương để đưa ra các quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Ngoài ra theo pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13 và nghị định của chính phủ số 105/2015/NĐ – CP đã quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát môi trường trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường. Theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT, điều 10 đã đưa ra trách nhiệm của các cơ quản quản lý và các đơn vị có
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 liên quan bảo gồm: Trách nhiệm của Bộ TN&MT; . Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, ngành); Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các trách nhiệm của các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan bao gồm những công việc như: Phối hợp xây dựng và ban hành các hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Phối hợp xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật BVMT, thống nhất triển khai các quy định quản lý nhà nước về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung thuộc thẩm quyền; Kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Cụ thể hơn khi nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc BVMT tại các làng nghề, Bộ TN&MT đã ban hành: Quy định về BVMT làng nghề. Trong đó, điều 13, 14, 15, 16, 17 đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý từ UBND cấp xã, huyện, tỉnh cho đến Sở TN&MT. Đặc biệt điều 13 của thông tư đã đưa ra quy định về trách nhiệm về tổ chức tự quản về BVMT – một tổ chức có mối liên hệ mật thiết đến hoạt động của cộng đồng dân cư tại làng nghề (tổ chức tự quản về BVMT là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật BVMT 2014. Khi quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước đối với việc quản lý chất thải tại địa phương, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND TP Hà Nội đã đưa ra nghị quyết 105/2014/QĐ-UBND, trong đó 3 điều quy định về trách nhiệm của các Sở, ban ngành, trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố và trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn.21 Có thể nói, ngoài trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc BVMT làng nghề là không nhỏ. Tuy vậy, sự quan tâm cũng 21 Quyết định 105/2014/QĐ-UBND quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND TP Hà Nội, 31/03/2014.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 như giúp đỡ từ cộng đồng dân cư đóng góp một phần hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng môi trường làng nghề sạch đẹp. Bốn là, quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất, xử lý hành chính là một trong những biện pháp chính trong việc răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009. Nghị định này đã làm rõ những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 1. Nghị định 179/2013/NĐ-CP được ban hành đã khắc phục những cấp bất cập, quy định không còn phù hợp về bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học so với nghị định 117/2009/NĐ-CP. Đặc biệt về mức phạt tiền lớn nhất tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Như vậy, mức phạt tối đa theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP cao gấp 4 lần so với mức phạt tối đa quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực. Bên cạnh việc áp dụng mức phạt cao hơn mang tính rắn đe, thì nghị định 179/2013/NĐ-CP cũng đã định nghĩa về hành vi xả thải. Trước đây, việc xả thải vào môi trường được hiểu là xả ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở sản xuất kinh doanh, như khi xả nước thải ra ngoài tường rào. Còn trường hợp đơn vị xả thải ở trong khu đất của đơn vị vẫn được coi là chưa vi phạm. Tuy nhiên ở Nghị định 179/2013/NĐ- CP, xả thải không chỉ là “xả ra ngoài” mà còn là “xả thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở….” (Khoản 1 điều 3)22 . Như vậy có nghĩa là việc xả nước thải ra đất vào ao chứa, hồ chứa mà không có biện pháp lót đáy chống thấm dù bên trong hay bên ngoài diện tích đất thuộc quản lý của cơ sở đều được coi là xả thải vào môi trường. Điều này đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc kiểm soát xả thải ở các khu vực làng nghề, các hộ dân cư hay tại các khu công nghiệp. 22 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chính phủ, 14/11/2013.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thêm vào dó, Nghị định 179/2013/NĐ-CP cũng đã phân định rõ ràng về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ quan Công an, Thuế, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài những biện pháp về phạt tiền và tước giấy phép, các chủ thể của hành vi gây ÔNMT có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ công trình, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT và các biện pháp bảo vệ môi trường, buộc thu hồi sản phẩm… Thứ hai, pháp luật Việt Nam còn quy định về trách nhiệm dân sự của những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường. BLDS 2015 đã có những bước tiến bộ trong quy định về bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT. BLDS 1999 đang sử dụng hiện nay chỉ quy định “cá nhân, pháp nhân” mà gây ô nhiễm thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi. Quy định của BLDS 1999 chưa bao quát hết được những đối tượng gây ÔNMT hiện nay vì vậy mà BLDS 2015 đã thay thế cụm “cá nhân, pháp nhân” thành “chủ thể”. Chính những quy định vừa nêu trên của pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý cho những người bị thiệt hại do ÔNMT có thể tự bảo vệ được quyền lợi của bản thân, đồng thời các cơ quan nhà nước có cơ sở để xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thứ ba, chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng mà xử lý hành chính và trách nhiệm dân sự không thể áp dụng đựng. Hiện nay, vi phạm pháp luật về môi trường càng trở nên phức tạp với những hậu quả không ngờ tới được. Mặc dù gây hậu quả nghiệm trọng cho xã hội nhưng trách nhiệm hình sự áp dụng cho những hành vi vi phạm môi trường lại còn quá nhẹ thậm chí nhiều trường hợp còn không thể xử lý được. Nghĩa là, mặc dù đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 nhưng Bộ Luật Hình sự hiện hành vẫn có những lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”. BLHS hiện hành quy định tội phạm với đa số cấu thành tội