SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
1
Contents
Lời mở đầu .................................................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí chất thải sinh hoạt ...............................................................3
1.1.Thực trạng Chất thải – Rác thải sinh hoạt.........................................................................3
1.2.Chất thải............................................................................................................................5
1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng...........................6
Chương 2: Thách thức và kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển.8
2.1. Những thách thức trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển.......................8
2.2.Kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển..............................10
Chương 3: giải pháp xử lí chất thải sinh hoạt ở một số nước phát triển trên thế giới................15
3.1.Các công nghệ xử lý chất thải rắn....................................................................................15
3.2.Tìm hiểu về vấn đề rác thải tại Nhật Bản.........................................................................17
3.3.Làm phân bón...............................................................................................................21
3.4.Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt.............................................................................24
3.5. Mộtsố lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lí rác......................................................25
Kết luận....................................................................................................................................27
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................28
2
Lời mở đầu
Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững chắc là nền tảng
cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong
những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời
cùng với những tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức
về bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy
nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt
động của con người trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt đồng thời tác
động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường. Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước là khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại
giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa thiếc rất tiện lợi, góp phần
làm thay đổi phong cách và tập quán sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến
thành thị. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển
của xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được đáp
ứng kịp thời. Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh hoạt thải ra
môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc,
tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải được thải ra môi trường lúc đầu là một
túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống. làm cho cảnh quan môi trường bị
thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế
giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi
trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn
cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và
đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành,
đặc biệt là ngành môi trường.
Để làm rõ vấn đề trên, nhóm em đã cùng nhau thảo luận và nghiên cứu đề tài “ Kinh
nghiệm quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển “.
3
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí chất thải sinh hoạt
1.1.Thực trạng Chất thải – Rác thải sinh hoạt
Tình hình trên thế giới:
Hiện nay, mỗi năm thế giới tạo ra khoảng 1,3 tỷ tấn rác thải. Trong đó, rác sinh hoạt
chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu
vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất
kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công
cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất
hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất.
Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ
cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi
trường sống. Ngoài rác thải sinh hoạt còn có rác thải văn phòng, rác thải xây dựng và
rác thải y tế. Trong thập niên tới số kinh phí cần bỏ ra để xử lý rác thải có thể lên đến
205 - 375 tỷ USD mỗi năm.
Chôn rác thải sẽ làm sản sinh khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính góp phần làm
biến đổi khí hậu trái đất. Công ty Ener-Core ở Mỹ đã có công nghệ biến khí mêtan
thành điện năng. Hãng ô tô BMW đã có công nghệ biến mêtan thành khí hydrogen
dung để cấp nguồn cho pin nhiên liệu. Các loại rác thải điện tử gây hại vì chứa chì và
arsenic và vì vậy đang được nhiều công ty đang tìm cách xử lý nhưng với giá thành
khá cao…
Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho
tới Trung Quốc, Ấn Độ... Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tại những quốc gia
này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó ý thức con người giữ một vai trò
khá quan trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất
trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Bắc Kinh có dân
số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải
được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố. Còn người dân Hoa Kỳ đã
4
loại bỏ mỗi năm 16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao
cạo, 220.000.000 lốp xe.Với một lượng rác thải như thế thì không lâu trái đất của
chúng ta sẽ chìm trong biển rác, chính vì thế những công nghệ xử lý rác hiện đại nhất
thế giới đã ra đời. Hiện tại Mỹ đã có những công nghệ tái chế và tái sử dụng khá hiện
đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệ CDW, công nghệ tái chế vải
bông...và còn rất nhiều công nghệ khá hiện đại của Anh, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tình hình tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ
0,35 – 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như
khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu
rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức
tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa
ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến
bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi,
bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những
điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều
bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường
theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc
khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu
huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ
tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý
thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều
kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc
biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách
5
thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục
vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân
loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu
gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều
do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải
không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi
ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm.
1.2.Chất thải
1.2.1.Khái niệm
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở
thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng,
chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, ... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi.
1.2.2. Phân loại
Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình,
trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở
sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò,... Lượng CTR sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào
mức sống của từng khu vực. Khu vực đô thị và khu vực chợ, siêu thị thường có khối
lượng CTR phát sinh lớn hơn khu vực nông thôn.
6
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
- Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại,
giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
- Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng,
đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
- Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con
người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải
điện tử...
1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn
làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và
phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của
từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác
ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là
có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có
ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong
toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là
điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên
men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các
quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác
này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt,
7
nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông,
ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự
làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của
hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt . Việc ô nhiễm các
nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả,
lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng
Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất:
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào
môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích
cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm
cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại
cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời
sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo
thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ,
tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất
cây trồng giảm sút .
Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người:
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn.
Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu
gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống
xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người
làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét,
các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế
giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên
quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị
thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự
phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh
gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
8
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi
khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây bệnh thực sự
phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như
những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và
gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh
dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá
;muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...
Chương 2: Thách thức và kinh nghiệm trong quản lí chất thải
sinh hoạt ở các nước phát triển
2.1. Những thách thức trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển
Việc tái chế chất thải sinh hoạt nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng nhựa sử
dụng trở lại là vấn đề vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này đang gặp
khó vì thiếu vốn và công nghệ.
Thi nhau thải, quá tải thu gom
Chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại được các quốc gia đặc biệt quan
tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoại
lệ. Tìm kiếm công nghệ phù hợp xử lý chất thải rắn hiệu quả được xem là thách thức
cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đáng ngại hơn, cho đến nay, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả
năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên
địa bàn. Do đó, các Công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải
rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp
chung của đô thị.
9
Theo nhận định của các chuyên gia, ngay tại các khu vực đang vận hành các bãi chôn
lấp rác hợp vệ sinh đang xử lý đến hơn 90% khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày thì
nguy cơ mùi hôi và khó khăn trong xử lý nước rỉ rác vẫn hiện hữu và tốn kém trong
việc xử lý ruồi muỗi và côn trùng.
Tái chế sơ sài, lạc hậu
Hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được
quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở
tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề
với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.
Đơn cử như trên địa bàn TP. HCM đã hình thành và ngày càng phát triển hệ thống
phân loại, thu gom, thu mua và tái chế các loại phế liệu từ chất thải sinh hoạt, công
nghiệp, y tế và xây dựng. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 15.000 - 16.000 lao động
hoạt động trong lĩnh vực thu gom “ve chai” trong đó có khoảng 5.000 - 5.500 lao
động vừa thực hiện công tác thu gom rác thải, vừa phân loại, thu nhặt các loại rác phế
liệu để cung cấp cho các vựa thu mua. Mạng lưới cửa hàng thu gom rác phế liệu, phân
loại lần hai và tái chế với số lượng khoảng 1.000 cơ sở. Số lao động trong các cơ sở
này lên đến khoảng 10.000 người.
Các cơ sở tư nhân thu mua chất thải sinh hoạt từ những người bán ve chai và tái chế
với phương tiện kỹ thuật sơ sài, lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn khoa học. Sau khi thu
gom, chất thải được đem đi nghiền, đốt rồi pha thêm hóa chất, vật liệu khác để làm ra
các sản phẩm tái chế rẻ tiền.
Quy trình lạc hậu như vậy khiến rác thải sinh hoạt được xử lý rất chậm, không đúng
quy cách và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống. Ngoài ra,
nước ta hiện vẫn chưa có các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chuyên dụng quy mô
lớn. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo nhiều khu vực sẽ xuất hiện các bãi rác thải
sinh hoạt khổng lồ.
Bao giờ cho đến hồi kết?
10
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam có nguồn chất thải dồi dào và phong phú. Các
chất thải có thành phần hữu cơ cao là một lợi thế cho quá trình xử lý chất thải kết hợp
sản xuất điện năng. Tuy nhiên, nếu công tác phân loại chất thải không được thực hiện
tốt thì sẽ gây khó khăn cho các nhà máy xử lý.
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày
17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có
công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo
đảm môi trường.
Việt Nam hiện có 22% số tỉnh đã ban hành quy định khuyến khích phân loại rác tại
nguồn, nhưng thực tế chỉ có 7% các tỉnh áp dụng quy định này. Ngoài ra, trên 55%các
tỉnh vẫn còn sử dụng chung một thùng đựng cho các loại rác. Do vậy, nhận thức về lợi
ích của việc giảm và tái chế chất thải cũng như năng lực của tỉnh để thực hiện các hoạt
động này vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ xử lý rác ở các nước tiên tiến là điều
vô cùng quan trọng, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, từ đó thay đổi, điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tại của Việt Nam.
2.2.Kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển
Quản lý chất thải sinh hoạt hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của
những chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả chất thải
sinh hoạt ở khu vực đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát
sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính
sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để
đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố
quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều
quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu
xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng.
Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý chất thải sinh hoạt
được dựa trên một số nguyên tắc sau:
11
 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải: Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến
lược quản lý chất thải sinh hoạt của mỗi quốc gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn
giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và
giảm tính độc hại của nó bằng cách giảm sự hiện diện của chất nguy hiểm trong
sản phẩm.
 Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được,
các nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất.
Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải
thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ các chất thải nguy hại. Một số quốc gia
Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã sử dụng.
 Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những chất thải sinh hoạt còn lại:
Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một
cách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng.
Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm
trọng. Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như tài chính
cho Chính phủ các nước. Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý
rác thải phù hợp với điều kiện riêng.
Nhìn chung công tác quản lý chất thải sinh hoạt ở các quốc gia trên thế giới bao gồm
các phương pháp tiếp cận sau:
1. Nhật Bản
Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả
nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử
lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi
thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy
được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương
trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu
trắng.
Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8 trên
thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc
phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi,
phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy.
Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc
biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ
biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng
tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng
12
nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể
được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.
2. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lại giống ở
Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực
phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biôga cung cấp cho
phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn
làm phân bón.
Như vậy, tại các nước phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành cách
đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng
hữu cơ dễ phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế
hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần.
3. Singapore
Singape là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất thế giới, để có được như vậy,
Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đồng thời xây
dựng một hệ thống pháp luật nghiêm ngặt làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt
hơn. Ở đây, rác thải được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái
chế được đưa vào nhà máy tái chế, các chất thải không tái chế được sẽ được đưa về
nhà máy khác để thiêu hủy.
Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các
khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp
và thương mại. Tất cả các công ty này đề được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự
giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, các
hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác
thải cho các hộ dân thug om rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 $ Singapore/ tháng.
Singapore đã thành công trong quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Chính phủ
Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ
gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước. Nhiều
quốc gia cũng đang trong quá trình tìm kiếm hoặc triển khai mới mô hình quản lý chất
thải rắn.
4. Thái lan
13
Tại Bangkok (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một
số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng
rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và cuốn
nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.
5. Đan mạch
Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất
thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương
có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ
phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt.
Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn
nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước khi vào nhà
máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được
và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng thành phố
Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho
biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà
của người dân địa phương.
Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%,
gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61%
chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải
thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại
ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong
khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu
từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp
riêng, chứ không phải đem chôn.
6. Ấn độ
Ở Ấn Độ hàng năm thải bỏ đi gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó 3,09 triệu
tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra
bãi chứa rác thải. Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng chúng
làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho việc khôi phục năng lượng hoặc các nguyên liệu như
kim loại hoặc sử dụng chúng trong ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp
hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó, mà sau khi sử lý có thể được sử dụng như
là một nguyên liệu nguồn. Do vậy, một ý tưởng mới hình thành để sử lý rác thải nguy
hại làm nguyên liệu nguồn thay vì là nguyên liệu khó thải bỏ.
14
Việc sử dụng các nhiên liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải (Refuse
derived fuels – RDF) là một việc làm thông thường trong ngành công nghiệp xi măng
Ấn Độ. Nhà máy sản xuất RDF đầu tiên đã được xây dựng trong năm 2006 bởi
Grasim Industries tại nhà máy Adithya ở Rajasthan. Kể từ đó đến nay, chính phủ Ấn
Độ đã cấp phép cho 22 nhà máy xi măng để xây dựng các nhà máy sản xuất RDF
tương tự.
7. Australia
Australia là một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới. Nếu không tính đến
Mỹ, Australia thải ra một lượng rác mỗi năm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhiều
trung tâm đô thị lớn ở Australia đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao
hơn của người dân. Do đó, hệ thống xử lý rác thải cũng được yêu cầu cao hơn. Những
biện pháp xử lý rác thải bền vững được tìm kiếm và áp dụng. Ước tính một người dân
ở Australia mỗi ngày thải ra 3kg rác. Chất thải này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.
Đối với chất thải rắn như rác sinh hoạt, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi
chôn lấp, tuy nhiên số lượng các bãi chôn lấp là có hạn. Ví dụ, tại Sydney vấn đề tìm
kiếm những bãi chôn lấp mới đã dẫn đến ý kiến cho rằng rác thải có thể được đổ ở
những khu vực khác chẳng hạn như tại các khu mỏ bỏ hoang gần thị trần Goulburn.
Việc sử dụng các bãi rác thải như một phương pháp quản lý chất thải cơ bản sẽ làm
gia tăng “dấu chân sinh thái” ở Sydney. Đối với nước thải từ các hộ gia đình như nước
rửa chén, chấy tẩy rửa xe đều được phân loại như chất thải lỏng được xử lý bằng hệ
thống tái chế nước thải sinh hoạt.
8. Mỹ
Tại Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định về tất cả các loại phế thải theo
Đạo luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên năm 1976 (RCRA). Chất thải rắn có thể bao
gồm cả rác thải và bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và các loại phế thải khác từ các
hoạt động công nghiệp. RCRA bao gồm xử lý các loại chất thải rắn, chất thải độc hại,
khuyến khích các các nhân, tổ chức xây dựng những kế hoạch toàn diện để quản lý
chất thải. Khu vực phía Tây có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước. Những bãi
chôn lấp phải tuân thủ các quy định của Liên bang trong việc ngăn ngừa ô nhiễm cũng
như cung cấp các hệ thống giám sát ô nhiễm nước ngầm và bãi chôn chất thải khí. Các
công ty quản lý phải đảm bảo kinh phí bảo vệ môi trường trong suốt toàn bộ vòng đời
của một bãi chôn lấp rác thải. Đối với chất thải rắn được tái chế hay biến thành phân
bón để cải tạo đất đã giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide.
15
Một số bang ở Mỹ có luật bắt buộc người dân phải thu nhặt tại nhà những vật có thể
tái chế tại nơi đổ sát bên lề đường, một số bang yêu cầu phải phân loại các chất thải từ
các hộ thành các loại rác khác nhau trước khi thu gom.
9. Đức
Công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu hồi khí sinh học và phân
bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình đã được phân loại, ở
những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và tiến hành phân loại
tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực cùng
với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ làm phân bón
hữu cơ.
10.Pháp
Ở Pháp quy định phải dung các vật liệu, nguyên tố hay nguồn năng lượng nhất định để
tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các
quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp, các tổ hợp thành phần cũng như các phương
pháp sản xuất nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhà nhập khẩu
sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt
một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần tham khảo và thương lượng, nhất trí với các tổ
chức, nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này ( Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Chương 3: giải pháp xử lí chất thải sinh hoạt ở một số nước phát
triển trên thế giới
3.1.Các công nghệ xử lý chất thải rắn
3.1.1.Chiến lược 3RVE
Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong
quản lý và xử lý chất thải rắn. Đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại),
Recycle (tái sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách áp dụng các
công nghệ xử lý “sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chất và năng lượng từ chất thải rắn.
Cuối cùng, những thành phần còn lại không thể tận dụng được nữa phải xử lý thải bỏ
(Eliminate), chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên, khi chôn lấp cũng phải xem xét khả năng
có thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống. Chiến lược 3RVE được thể hiện thứ tự ưu
tiên để lựa chọn phương thức quản lý và công nghệ xử lý (nghĩa là giảm thiểu, sử
dụng lại, tái chế/tái sinh, nâng cao giá trị CRT và thải bỏ).
3.1.2.Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới
16
Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng CTR và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng
địa phương mà chọn công nghệ xử lý CTR cho thích hợp. Các công nghệ xử lý CTR
được chia ra các loại sau:
- Theo mục tiêu xử lý, gồm có:
+ Xử lý nhằm sử dụng lại thu hồi sản phẩm – vật liệu, tái tạo tài nguyên... để giải
quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Theo nguyên tắc công nghệ , gồm có:
+ Xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải).
+ Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ).
+ Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có không khí, nhiệt phân...).
+ Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền)
Ngoài ra còn có một số công nghệ khác (hoá dầu, hydromex...)
Chất thải sinh hoạt: Ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí; chôn lấp (truyền
thống và đặc biệt chế biến khí, sản xuất phân Compost); đốt (có hoặc không thu hồi
năng lượng).
3.1.3.Xử lí rác thải sinh hoạt bằng công nghệ thủy nghiệt
Công nghệ thủy nhiệt để xử lý chất thải sinh hoạt được phòng thí nghiệm của GS
Yoshikawa đại học Công nghệ Tokyo nghiên cứu và áp dụng tại các nước phát triển
Nguyên lý của phương pháp thủy nhiệt được mô tả như sau :
Rác thải hữu cơ không cần phân loại được đưa trực tiếp vào thiết bị thủy nhiệt bằng cơ cấu
cơ khí tự động hoặc. Hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 220oC và 2,5Mpa) sẽ
phun vào thiết bị thủy nhiệt. Với hơi nước ở nhiệt độ cao và áp suất cao, phần hữu cơ của
rác thải sẽ bị tác nhân hơi nước xử lý thủy nhiệt trong thời gian 2h-3h. Trong quá trình
phản ứng thủy nhiệt, hơi nước thừa sẽ được đưa ra ngoài qua thiết bị ngưng tụ và trao đổi
nhiệt. Nước ngưng sẽ vào hệ thống xử lý nước thải chung. Sau khi kết thúc phản ứng, tiến
hành hạ áp và ly tâm để tách sản phẩm lỏng và rắn. Nước tách từ quá trình ly tâm sẽ đưa
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sản phẩm rắn thu được sau quá trình thủy nhiệt sẽ
để khô tự nhiên trong 1 ngày. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm sau khi thủy nhiệt thể hiện ở
bảng 1. Sản phẩm thu được sẽ sử dụng 15% để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất hơi
nước. 85% thu được sẽ là nhiên liệu rắn có đặc tính kỹ xấp xỉ than đồng bằng sông Hồng.
Tại các nước trong khu vực châu Á, do rác thải được phân loại từ đầu nguồn nên công
nghệ xử lý rác thải cũng rất khác nhau. Công nghệ thủy nhiệt đã được áp dụng tại các
nước như Indonexia, Thượng Hải, Thái Lan và Nhật Bản để xử lý rác thải hữu cơ
chưa qua phân loại. Trong thời gian 2014-2015, với sự giúp đỡ của các chuyên gia
Nhật bản, nhóm nghiên cứu đã đi thăm quan, tìm hiểu công nghệ các quy trình xử lý
rác thải ở trên và nhận thấy mô hình xử ý rác thải tại Jakata Indonesia rất giống với
hiện trạng của rác thải Việt Nam. Hệ thống xử lý rác thải tại Indonesia có công suất 50
17
tấn/ngày sử dụng 1 thiết bị thủy nhiệt thể tích 10m3 và sản phẩm của quá trình là than
ứng dụng để đốt trong công nghiệp.
Ưu điểm:
- Không sử dụng các nguồn năng lượng thứ cấp, không sử dụng hóa chất,
không phát thải khí nhà kính.
- Rác thải sinh hoạt không cần phân loại, rút ngắn thời gian xử lý rác thải
hữu cơ trong 3h, loại bỏ hết các vi sinh vật gây bệnh.
- 60% lượng rác thải sinh hoạt sẽ chuyển hóa thành nhiên liệu than chất
lượng xấp xỉ than Đồng bằng sông Hồng
3.2.Tìm hiểu về vấn đề rác thải tại Nhật Bản
Qui định đổ rác
Phải đổ rác ra trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8:30 sáng của ngày thu rác đã
được quy định và phải bỏ ra nơi đã được quy định.Người Nhật Bản mỗi buổi sáng
thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Trước khi đến cơ
quan, nhiệm vụ của người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định hoặc
máy thu gom rác đặt ở tầng một.Những thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn
không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong
chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm
xa hoa của Nhật Bản và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi
shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc.
Phân loại rác:Rác trong gia đình được phân loại thành 6 loại như sau
 Rác đốt được: Rác nhà bếp (các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà,vỏ
trứng, rau thừa…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên
nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong
công việc làm tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy
Lưu ý:
1.Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có bán bên ngoài… và
buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác
2.Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo… gói lại trước khi bỏ vào
bao.
3. Gỗ vụn, cành cây trong vườn… phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây cột
bó lại trước khi bỏ ra.
 Rác không đốt được: Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu,
hộp đựng bột giặt, bao được thức ăn, đồ chơi…) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản
phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni lông, nhựa xốp, cao xu các
loại (giày thể thao, giày ống cao, dép…), sản phẩm da nhân tạo, đồ gốm các
18
loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế
ngồi,bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn…
Lưu ý:
1.Rác không đốt được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước
khi bỏ
2.Những thứ to lớn không thể bỏ vào bao tải được thì làm sao đừng rơi rớt đây
đó.
3.Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên tronng trước
khi bỏ ra.
4.Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ
“kiken=nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
 Rác tài nguyên: Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng,
hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy carton…) quần áo
(quần áo, vải vụn cũ ) lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp,
chai đựng sữa…), kính bể, chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe
đạp, gia cụ bằng sắt thép…), đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy
stereo, lò sưởi, bếp gas… một số rác loại này là thu có phí), mền nệm=Futon…
Lưu ý:
1.Lon va chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
2.Giấy các loại, quần áo các loại phải chia theo loại và buộc dây theo hình chữ
thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt khi bỏ ra.
3. Chai và lon phải rửa một lần trước khi bỏ ra.
4.Thuỷ tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo…, bỏ vào bao va ghi chữ “Garasu
kiken=thủy tinh nguy hiểm” bên ngoài bao trước khi bỏ ra.
 Rác có hại Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế.
Lưu ý
1.Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
2.Bên ngoài bao ghi rõ “Yugai gomi=rác có hại” trước khi bỏ ra.
3.Lưu ý để không bỏ lẫn với rác tài nguyên trước khi bỏ ra .
4.Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại, do đó hãy bỏ vào bao trong có thể
nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.
 Rác cồng kềnh:Gia cụ các loại (bàn gỗ, ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính
trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…),
cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật …).(Chú ý) Rác lớn cồng kềnh là
những đồ vật như nêu trên mà có kích thước cỡ khoảng trên 1m2.
Lưu ý
19
1.Khi mua cửa các loại…thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
2.Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra
vào ngày rác đốt được.
3.Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (tấn) có thể vào
được.
4.Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường
hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.
 Rác thu gom: Xe máy, chiếu tatami, lốp xe, dầu phế thải…Những nhà máy xử
lý rác ở Nhật Bản không giống với bất cứ nơi nào trên thế giới, ở đây sạch sẽ
đến mức không ai nghĩ đây là nơi tập trung và xử lý rác thải, kèm theo đó là
những quy định trong xử lý không giống nơi nào:
1. Ra ngõ mang theo túi rác
Việc đầu tiên vào buổi sáng khi người Nhật Bản mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản
mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác.
Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác
mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của
Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng
đừng kinh ngạc.
2. Đem nghệ thuật vào các nhà máy thiêu hủy rác
Mỗi một nhà máy thiêu hủy rác đều có thể gọi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ
với phong cách độc đáo. Ngoài ra, chúng tôi còn được biết rằng ở một thành phố khác
của Nhật, Osaka trước đây để nộp đơn đăng cai Olympic đã đem rất nhiều ý tưởng
sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào thiết kế của nhà máy thiêu hủy rác khiến nó giống
như là một khu vui chơi trẻ em hơn là một nhà máy thiêu hủy rác. Chẳng thế mà nó
còn có một tên gọi đầy thi vị là “Vườn Mộng Ảo”.
3. Bể bơi ngay bên cạnh nơi thiêu hủy rác
Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi
nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức
khỏe.
Ngay trong thành phố Tokyo, ngay bên cạnh một nhà máy xử lý rác một tấm biển
hiệu rất bắt mắt của một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng.
4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày
Khi tham quan cơ sở xử lý rác ở Nhật, bất kể là các nhà máy thiêu hủy rác hay các
trạm chuyển rác cho đến các trung tâm thu hồi tài nguyên có khả năng tái sử dụng thì
việc đầu tiên khi bạn bước vào cửa là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da
20
rất thoải mái và tiện dụng. Toàn bộ khu vực nhà máy rất sạch sẽ, yên ắng và lịch sử.
Bạn cũng sẽ không thấy bất cứ mùi lạ nào ở nơi đây.
5. Vứt rác cũng phải theo lịch
Ở Nhật Bản, mỗi ngày thu loại rác nào cũng không giống nhau. Vào đầu mỗi năm,
các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ
lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào,
tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt,…Các hộ dân trong khu vực quản lý
chỉ cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác. Như vậy việc thu hồi và phân loại rác thải
một cách khoa học được thực hiện rất dễ dàng.
6.Bình và nắp phải vứt ở 2 nơi khác nhau
Chúng ta uống hết một bình nước thường đem vỏ chai vứt vào thùng rác. Nhưng ở
Nhật, để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản. Thùng rác
cũng có sự khác biệt dựa trên chức năng của các khu vực trong thành phố và đều có
hình ảnh chỉ dẫn rất rõ ràng để nhắc nhở du khách.Thùng rác này chuyên dùng để gom
bình không. Những bình chưa uống hết hoặc vẫn còn chất lỏng lưu lại thì vứt vào
thùng kia. Có nhiều nơi còn có yêu cầu vứt bình và nắp bình ở hai nơi khác nhau để
tiện cho việc thu gom các chất khác nhau.
Vì vậy, ở các thùng rác trên đường phố Nhật, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều giỏ đựng
đầy các nắp chai. Có thể thấy sự phân loại rác ở đây đã đạt đến mức độ tỉ mỉ như thế
nào.
7. Tuyên truyền thông qua trẻ em:
Các cơ sở xử lý rác ở Nhật Bản luôn mở cửa với công chúng, trở thành một cửa địa
điểm quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân. Ở các cơ sở xử
lý rác thải đều có những khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến đây
tham quan.
Học sinh các trường, cư dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi
đây. Đặc biệt là đối với học sinh, việc tham quan các cơ sở xử lý rác đã trở thành một
môn học bắt buộc. Ngoài ra sau khi tham quan các trường còn tổ chức cho học sinh
viết các bài thu hoạch, viết các báo tường tuyên truyền, powerpoint, tranh ảnh tuyên
truyền, cho đến những sản phẩm thủ công được làm từ các vật phế thải,…
Những tác phẩm này còn được dùng cho các nhà máy xử lý rác dùng để trưng bày
ngay tại các khu tiếp đãi của mình trở thành những tác phẩm tuyên truyền sinh động.
Thông qua quá trình như vậy, ý niệm về bảo vệ môi trường dần dần hình thành trong
mọi người. Từ đó, trẻ em ở Nhật trở thành những người tuyên truyền tích cực cho
công tác bảo vệ môi trường.
8. Tranh nhau mua hàng tái chế
21
Trung tâm thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng ở Nhật giống như một cửa hàng
trưng bày vật dụng gia đình. Theo giới thiệu, vì đời sống được nâng cao nên có rất
nhiều gia đình muốn mua mới vật dụng, các vật dụng cũ vì thế từ khắp mọi nơi tập
trung về đây.
Ở đây, sau khi trải qua quá trình tẩy rửa chuyên nghiệp, sửa sang, các vật dụng “tái
sinh” như mới và tiếp tục bán ra cho những người có nhu cầu sử dụng. Theo đó,
những vật dụng gia đình “secondhand” sẽ có giá rẻ hơn, hấp dẫn nhiều khách hàng
hơn. Và vì cung không đủ cầu, nhiều người đã tranh giành nhau mua, nhiều lúc phải
dùng hình thức rút thăm để quyết định ai sẽ được quyền mua một món đồ
“secondhand”.
3.3.Làm phân bón
3.3.1.Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức
a/. Nội dung công nghệ: công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu
hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình
đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và
tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các
thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân
giải hữu cơ.
b/. Ưu điểm:Xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường. Thu hồi sản phẩm là khí đốt
có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khu lân cận nhà máy . Thu hồi
phân bón có tác dụng cải tạo đất và Cung cấp nguyên liệu tái chế cho các ngành công
nghiệp.
c/. Hạn chế: Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao. Chất lượng phân bón
thu hồi không cao.
22
Hình 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức
3.3.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canađa:
a/. Nội dung công nghệ: Ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới thường áp
dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau:
Rác thải được tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ
sung vi sinh vật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8-
10 tuần lễ, sau đú sàng lọc và đúng bao .
b, Ưu điểm:Thu hồi được sản phẩm làm phân bón . Tận dụng được nguồn bùn là các
phế thải của thành phố hoặc bùn ao. Cung cấp được nguyên liệu tái chế cho các ngành
công nghiệp và kinh phí đầu tư và duy trì thấp.
c, Hạn chế :Hiệu quả phân huỷ hữu cơ không cao. Chất lượng phân bón được thu hồi
không cao vì có lẫn các kim loại nặng trong bùn thải hoặc bùn ao . Không phù hợp với
khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác, không đảm bảo được vệ sinh
môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm và. Diện tích đất sử dụng
quá lớn.
23
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ – Canada
3.3.3.Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón của Trung Quốc
a/. Nội dung công nghệ: ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ trong các
thiết bị kín. Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín ( hầm ủ) sau 10-12 ngày, hàm
luợng các khí H2S, CH4, SO2 ... giảm được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành
phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ .
b/. Ưu điểm: Rác được ủ từ 10-12 ngày đã giảm mùi của khí H2S, sau đó mới đưa ra
ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao động. Thu hồi được
nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm. Thu hồi được sản phẩm tái chế ,
rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh hưởng đến tầng nước ngầm vì đã
được ôxy hoá trong hầm ủ và, thu hồi được sản phẩm làm phân bón.
c/. Hạn chế: Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi khuẩn gây
bệnh , thao tác vận hành phức tạp. Diện tích hầm ủ rất lớn không được phân loại, diện
tích nhà máy lớn và kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
24
Hình 3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc
3.4.Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt
Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính
mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến
hết tuổi thọ sản phẩm
Việc tái sử dụng các đồ dùng đã được sử dụng qua một lần là việc đơn giản và dễ thực
hiện đối với người dân.
Chất thải Giải pháp tái sử dụng
Chai, lọ nhựa Làm chai đựng nước uống, lọ đựng gia vị
Chai, lọ thủy tinh Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu,
mật ong,…
Túi nilon Rửa sạch, phơi khô, dùng để làm túi đựng
rác (không sử dụng lại túi nilon đựng đồ
tươi sống như túi đựng thịt, cá, tôm,
cua,…)
Hộp caton Đựng chăn màn, quần áo, giầy dép,…
25
Hộp xốp Dùng để trồng cây,…
Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp kem đánh răng Làm hộp quà gói sinh nhật.
Giấy báo cũ Vò nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào
đôi giầy để bảo quản chúng khi không sử
dụng trong thời gian dài. Việc làm này sẽ
giúp giầy không bị ẩm mốc, tăng thời
gian sử dụng cho những đôi giầy.
Bã trà Đổ vào các gốc cây cảnh giúp cây phát
triển tốt hơn
Bã cà phê Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi
trong tủ do thức ăn gây ra.
Tái chế: Là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật
chất, các sản phẩm mới có ích.
Một số công nghệ tái chế như CDW, MBT-CD.08, công nghệ tái chế giấy,…
Một số loại rác thải sinh hoạt như giấy bìa caton, giấy báo cũ, chai nhựa, cốc thủy tinh
cũ,… có thể tái chế chúng thành những vật dụng gia đình hữu ích đối với cuộc sống
và thân thiện với môi trường như lọ đựng bút, lọ hoa, lọ đựng nến. Trên cơ sở những
chất thải này, đề tài đề xuất một số giải pháp tái chế các loại chất thải rắn sinh hoạt
thành các sản phẩm có giá trị sử dụng.
Tuy nhiên không phải tất cả các loại rác người dân có thể tự xử lý và sử dụng được
(túi nilon, chất thải nguy hại: Bông băng chứa máu, dịch bệnh, mảnh vỡ chai lọ,..).
Ngoài những loại rác có thể tái sử dụng, tái chế, làm phân bón thì người dân có thể thu
gom chúng vào các túi riêng và phải được thu gom để xử lý. Do lượng rác đã được
phân loại và xử lý một phần nên lượng rác còn lại không nhiều, đội thu gom rác chỉ
thực hiện thu gom rác khoảng 2 lần/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 là có thể thu gom
hết lượng rác đó. Như vậy, nếu như chi phí bình thường cho việc thu gom rác là 3.000
đồng/người/tháng với yêu cầu là rác phải được thu gom hàng ngày thì thay vào đó
thông qua việc tự xử lý của người dân thì chi phí đó giảm đi và dao động trong
khoảng 1.000 – 1.500 đồng/người/tháng. Mỗi hộ gia đình trung bình có 5 người vậy
chi phí cho việc thu gom rác của mỗi hộ là 5.000 – 7.500 đồng/người/tháng giảm đi
rất nhiều so với 15.000 đồng/người/tháng sẽ giúp người dân vừa được thu gom rác với
chi phí thấp vừa tạo được một số sản phẩm hữu ích cho gia đình mình. Đồng thời đội
ngũ nhân viên thu gom rác sẽ có nhiều thời gian ở nhà tăng gia sản xuất và tăng thu
nhập cho gia đình mình ngoài việc thu gom rác nói trên.
3.5. Một số lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lí rác
Lợi ích từ quá trình phân loại rác:
+ Giúp cho việc xử lý rác dễ dàng hơn.
+ Giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
26
+ Sự tham gia của dân cư tại ba tổ trong đề tài này sẽ góp phần nâng cao nhận thức
của người dân trong việc phân loại rác vừa đem lại lợi ích cho cá nhân vừa đem lại lợi
ích cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
+ Việc phân loại rác sau đó tái sử dụng và tái chế sẽ giúp người dân giảm chi phí thu
gom và xử lý rác.
Lợi ích từ việc xử lý rác:
+ Quá trình làm phân bón từ rác hữu cơ giúp người dân biết cách tận dụng nguồn rác
của gia đình mình để tạo ra những sản phẩm có ích, tiết kiệm chi phí, an toàn và thân
thiện với môi trường. Lợi ích tính đơn thuần cho việc tạo ra phân bón không nhiều,
nhưng nếu tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, xây dựng bãi rác thải… thì
việc tận dụng rác từ nhiều hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ làm giảm đáng kể kinh
phí của Nhà nước và còn góp phần làm sạch đẹp môi trường xung quanh KVNC.
Theo tính toán của đề tài: Cứ 20kg chất thải tiêu tốn hết 1 lít chế phẩm (có giá bán
trên thị trường là 4.000 đồng/lít). Sau khi ủ lượng phân rác thành phẩm có khối lượng
4kg. Trong khi phân bón vi sinh có giá bán trên thị trường là 3.800 đồng/kg. Một bao
phân lân vi sinh có khối lượng 25kg có giá là 95.000 đồng.
Từ tính toán như trên cho thấy, nếu tận dụng rác hữu cơ làm phân bón, chỉ với khoảng
125kg chất thải với 6,25 lít chế phẩm (tương đương với giá 25.000 đồng). Sau khi ủ
lượng rác thành phẩm sẽ đạt 25kg bằng khối lượng của một bao phân vi sinh bán
ngoài thị trường. Như vậy, việc làm phâm bón từ rác sẽ giúp giảm gần 4 lần chi phí
cho các hộ gia đình so với việc mua phân trên thị trường.
+ Nếu thành lập đội thu gom phần rác còn lại tại KVNC vừa tạo thêm việc làm cho
người dân trong phường (chỉ tham gia thu gom rác 8 lần/tháng) với thu nhập trung
bình từ 450.000 – 675.000 đồng/người/tháng vừa giúp rác của các hộ gia đình được
thu gom hợp lý với chi phí thấp, giảm sức ép đối với môi trường.
+ Việc hướng dẫn các em nhỏ làm đồ tái chế vừa giúp các em thể hiện khả năng khéo
léo, sáng tạo của mình, tránh lãng phí nguồn tài nguyên vừa giúp các em hiểu và biết
quý trọng những gì mình và người khác làm ra. Từ đó, các em sẽ có ý thức hơn trong
việc sử dụng nguồn tài nguyên từ rác.
+ Tái sử dụng CTR giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
27
Kết luận
Vấn đề quản lí chất thải sinh hoạt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một
trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh sự phát triển công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị sẽ phát sinh rác thải đô thị. Nếu không
được xử lí đúng cách, những loại chất thải do con người thải ra môi trường sẽ gây ra
nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường
sống,…Tác nhân gây nguy hại môi trường của chất thải sinh hoạt là rất lớn. Quản lý
chất thải là một vấn đề xã hội lớn đòi hỏi không
những phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn
thiện các thể chế và quy định của Chính phủ về quản lý chất thải, mà còn
yêu cầu có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội
trong nỗ lực tạo ra một môi trường phát triển thịnh vượng và bền vững.
Vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lí và xử lí chất
thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, góp phần
giảm thiêu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường sống, vì sức khỏe của
con người và của cả xã hội.
28
Tài liệu tham khảo
1.http://vacne.org.vn/phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-nguon-tai-che-va-tai-su-
dung-la-giai-phap-co-y-nghia-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truong-o-cac-do-thi/24735.html
2. http://kientrucvietnam.org.vn/kinh-nghiem-quan-ly-va-xu-ly-rac-thai-tren-the-gioi/
3. http://moitruongviet.edu.vn/giai-phap-phan-loai-xu-ly-rac-thai-sinh-hoat/
4. http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/822/hien-trang-va-giai-phap-quan-ly-tai-
su-dung-rac-thai-sinh-hoat-khu-vuc-do-thi

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Đề tài: Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng, HAY
Đề tài: Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng, HAYĐề tài: Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng, HAY
Đề tài: Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 

Similar to KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giá
rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giárác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giá
rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giáthapxu
 
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docXunPhm65
 
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt namô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt namFlowerDance2
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Namkudos21
 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãiViết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãiDinh Phan
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtlinh chan
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...nataliej4
 

Similar to KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO 093 457 3149) (20)

rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giá
rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giárác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giá
rác thải sinh hoạt là nguồn tài nguyên quý giá
 
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
 
Nghien cuu thi truong 0918755356
Nghien cuu thi truong 0918755356Nghien cuu thi truong 0918755356
Nghien cuu thi truong 0918755356
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAYBài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
 
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mạiKhóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
 
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt namô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAYĐề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
 
hiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựahiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựa
 
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYĐề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãiViết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
 
Tiểu luận kinh tế phát triển tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển   tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển   tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển tài nguyên thiên nhiên
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
Baocao moitruong2
Baocao moitruong2Baocao moitruong2
Baocao moitruong2
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
 
Biosensor
Biosensor Biosensor
Biosensor
 
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

  • 1. 1 Contents Lời mở đầu .................................................................................................................................2 Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí chất thải sinh hoạt ...............................................................3 1.1.Thực trạng Chất thải – Rác thải sinh hoạt.........................................................................3 1.2.Chất thải............................................................................................................................5 1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng...........................6 Chương 2: Thách thức và kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển.8 2.1. Những thách thức trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển.......................8 2.2.Kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển..............................10 Chương 3: giải pháp xử lí chất thải sinh hoạt ở một số nước phát triển trên thế giới................15 3.1.Các công nghệ xử lý chất thải rắn....................................................................................15 3.2.Tìm hiểu về vấn đề rác thải tại Nhật Bản.........................................................................17 3.3.Làm phân bón...............................................................................................................21 3.4.Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt.............................................................................24 3.5. Mộtsố lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lí rác......................................................25 Kết luận....................................................................................................................................27 Tài liệu tham khảo....................................................................................................................28
  • 2. 2 Lời mở đầu Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời cùng với những tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt đồng thời tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường. Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa thiếc rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển của xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải được thải ra môi trường lúc đầu là một túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống. làm cho cảnh quan môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Để làm rõ vấn đề trên, nhóm em đã cùng nhau thảo luận và nghiên cứu đề tài “ Kinh nghiệm quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển “.
  • 3. 3 Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí chất thải sinh hoạt 1.1.Thực trạng Chất thải – Rác thải sinh hoạt Tình hình trên thế giới: Hiện nay, mỗi năm thế giới tạo ra khoảng 1,3 tỷ tấn rác thải. Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Ngoài rác thải sinh hoạt còn có rác thải văn phòng, rác thải xây dựng và rác thải y tế. Trong thập niên tới số kinh phí cần bỏ ra để xử lý rác thải có thể lên đến 205 - 375 tỷ USD mỗi năm. Chôn rác thải sẽ làm sản sinh khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính góp phần làm biến đổi khí hậu trái đất. Công ty Ener-Core ở Mỹ đã có công nghệ biến khí mêtan thành điện năng. Hãng ô tô BMW đã có công nghệ biến mêtan thành khí hydrogen dung để cấp nguồn cho pin nhiên liệu. Các loại rác thải điện tử gây hại vì chứa chì và arsenic và vì vậy đang được nhiều công ty đang tìm cách xử lý nhưng với giá thành khá cao… Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ... Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tại những quốc gia này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó ý thức con người giữ một vai trò khá quan trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố. Còn người dân Hoa Kỳ đã
  • 4. 4 loại bỏ mỗi năm 16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao cạo, 220.000.000 lốp xe.Với một lượng rác thải như thế thì không lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm trong biển rác, chính vì thế những công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới đã ra đời. Hiện tại Mỹ đã có những công nghệ tái chế và tái sử dụng khá hiện đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệ CDW, công nghệ tái chế vải bông...và còn rất nhiều công nghệ khá hiện đại của Anh, Trung Quốc và Nhật Bản. Tình hình tại Việt Nam: Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người. Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách
  • 5. 5 thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ. Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm. 1.2.Chất thải 1.2.1.Khái niệm Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, ... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi. 1.2.2. Phân loại Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò,... Lượng CTR sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào mức sống của từng khu vực. Khu vực đô thị và khu vực chợ, siêu thị thường có khối lượng CTR phát sinh lớn hơn khu vực nông thôn.
  • 6. 6 Rác thường được chia thành ba nhóm sau: - Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng... - Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật. - Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử... 1.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại. Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt,
  • 7. 7 nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt . Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút . Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
  • 8. 8 Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá ;muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Chương 2: Thách thức và kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển 2.1. Những thách thức trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển Việc tái chế chất thải sinh hoạt nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng nhựa sử dụng trở lại là vấn đề vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này đang gặp khó vì thiếu vốn và công nghệ. Thi nhau thải, quá tải thu gom Chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại được các quốc gia đặc biệt quan tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoại lệ. Tìm kiếm công nghệ phù hợp xử lý chất thải rắn hiệu quả được xem là thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Đáng ngại hơn, cho đến nay, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn. Do đó, các Công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị.
  • 9. 9 Theo nhận định của các chuyên gia, ngay tại các khu vực đang vận hành các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh đang xử lý đến hơn 90% khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày thì nguy cơ mùi hôi và khó khăn trong xử lý nước rỉ rác vẫn hiện hữu và tốn kém trong việc xử lý ruồi muỗi và côn trùng. Tái chế sơ sài, lạc hậu Hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công. Đơn cử như trên địa bàn TP. HCM đã hình thành và ngày càng phát triển hệ thống phân loại, thu gom, thu mua và tái chế các loại phế liệu từ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và xây dựng. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 15.000 - 16.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom “ve chai” trong đó có khoảng 5.000 - 5.500 lao động vừa thực hiện công tác thu gom rác thải, vừa phân loại, thu nhặt các loại rác phế liệu để cung cấp cho các vựa thu mua. Mạng lưới cửa hàng thu gom rác phế liệu, phân loại lần hai và tái chế với số lượng khoảng 1.000 cơ sở. Số lao động trong các cơ sở này lên đến khoảng 10.000 người. Các cơ sở tư nhân thu mua chất thải sinh hoạt từ những người bán ve chai và tái chế với phương tiện kỹ thuật sơ sài, lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn khoa học. Sau khi thu gom, chất thải được đem đi nghiền, đốt rồi pha thêm hóa chất, vật liệu khác để làm ra các sản phẩm tái chế rẻ tiền. Quy trình lạc hậu như vậy khiến rác thải sinh hoạt được xử lý rất chậm, không đúng quy cách và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống. Ngoài ra, nước ta hiện vẫn chưa có các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chuyên dụng quy mô lớn. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo nhiều khu vực sẽ xuất hiện các bãi rác thải sinh hoạt khổng lồ. Bao giờ cho đến hồi kết?
  • 10. 10 Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam có nguồn chất thải dồi dào và phong phú. Các chất thải có thành phần hữu cơ cao là một lợi thế cho quá trình xử lý chất thải kết hợp sản xuất điện năng. Tuy nhiên, nếu công tác phân loại chất thải không được thực hiện tốt thì sẽ gây khó khăn cho các nhà máy xử lý. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường. Việt Nam hiện có 22% số tỉnh đã ban hành quy định khuyến khích phân loại rác tại nguồn, nhưng thực tế chỉ có 7% các tỉnh áp dụng quy định này. Ngoài ra, trên 55%các tỉnh vẫn còn sử dụng chung một thùng đựng cho các loại rác. Do vậy, nhận thức về lợi ích của việc giảm và tái chế chất thải cũng như năng lực của tỉnh để thực hiện các hoạt động này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ xử lý rác ở các nước tiên tiến là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, từ đó thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tại của Việt Nam. 2.2.Kinh nghiệm trong quản lí chất thải sinh hoạt ở các nước phát triển Quản lý chất thải sinh hoạt hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả chất thải sinh hoạt ở khu vực đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng. Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý chất thải sinh hoạt được dựa trên một số nguyên tắc sau:
  • 11. 11  Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải: Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược quản lý chất thải sinh hoạt của mỗi quốc gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của nó bằng cách giảm sự hiện diện của chất nguy hiểm trong sản phẩm.  Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ các chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã sử dụng.  Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những chất thải sinh hoạt còn lại: Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một cách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng. Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như tài chính cho Chính phủ các nước. Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng. Nhìn chung công tác quản lý chất thải sinh hoạt ở các quốc gia trên thế giới bao gồm các phương pháp tiếp cận sau: 1. Nhật Bản Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng. Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng
  • 12. 12 nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa. 2. Hàn Quốc Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lại giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biôga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Như vậy, tại các nước phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành cách đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ dễ phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần. 3. Singapore Singape là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất thế giới, để có được như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm ngặt làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Ở đây, rác thải được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa vào nhà máy tái chế, các chất thải không tái chế được sẽ được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đề được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân thug om rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 $ Singapore/ tháng. Singapore đã thành công trong quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước. Nhiều quốc gia cũng đang trong quá trình tìm kiếm hoặc triển khai mới mô hình quản lý chất thải rắn. 4. Thái lan
  • 13. 13 Tại Bangkok (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm. 5. Đan mạch Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước khi vào nhà máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà của người dân địa phương. Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn. 6. Ấn độ Ở Ấn Độ hàng năm thải bỏ đi gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó 3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải. Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng chúng làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho việc khôi phục năng lượng hoặc các nguyên liệu như kim loại hoặc sử dụng chúng trong ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó, mà sau khi sử lý có thể được sử dụng như là một nguyên liệu nguồn. Do vậy, một ý tưởng mới hình thành để sử lý rác thải nguy hại làm nguyên liệu nguồn thay vì là nguyên liệu khó thải bỏ.
  • 14. 14 Việc sử dụng các nhiên liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải (Refuse derived fuels – RDF) là một việc làm thông thường trong ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ. Nhà máy sản xuất RDF đầu tiên đã được xây dựng trong năm 2006 bởi Grasim Industries tại nhà máy Adithya ở Rajasthan. Kể từ đó đến nay, chính phủ Ấn Độ đã cấp phép cho 22 nhà máy xi măng để xây dựng các nhà máy sản xuất RDF tương tự. 7. Australia Australia là một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới. Nếu không tính đến Mỹ, Australia thải ra một lượng rác mỗi năm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhiều trung tâm đô thị lớn ở Australia đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân. Do đó, hệ thống xử lý rác thải cũng được yêu cầu cao hơn. Những biện pháp xử lý rác thải bền vững được tìm kiếm và áp dụng. Ước tính một người dân ở Australia mỗi ngày thải ra 3kg rác. Chất thải này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Đối với chất thải rắn như rác sinh hoạt, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp, tuy nhiên số lượng các bãi chôn lấp là có hạn. Ví dụ, tại Sydney vấn đề tìm kiếm những bãi chôn lấp mới đã dẫn đến ý kiến cho rằng rác thải có thể được đổ ở những khu vực khác chẳng hạn như tại các khu mỏ bỏ hoang gần thị trần Goulburn. Việc sử dụng các bãi rác thải như một phương pháp quản lý chất thải cơ bản sẽ làm gia tăng “dấu chân sinh thái” ở Sydney. Đối với nước thải từ các hộ gia đình như nước rửa chén, chấy tẩy rửa xe đều được phân loại như chất thải lỏng được xử lý bằng hệ thống tái chế nước thải sinh hoạt. 8. Mỹ Tại Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định về tất cả các loại phế thải theo Đạo luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên năm 1976 (RCRA). Chất thải rắn có thể bao gồm cả rác thải và bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và các loại phế thải khác từ các hoạt động công nghiệp. RCRA bao gồm xử lý các loại chất thải rắn, chất thải độc hại, khuyến khích các các nhân, tổ chức xây dựng những kế hoạch toàn diện để quản lý chất thải. Khu vực phía Tây có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước. Những bãi chôn lấp phải tuân thủ các quy định của Liên bang trong việc ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cung cấp các hệ thống giám sát ô nhiễm nước ngầm và bãi chôn chất thải khí. Các công ty quản lý phải đảm bảo kinh phí bảo vệ môi trường trong suốt toàn bộ vòng đời của một bãi chôn lấp rác thải. Đối với chất thải rắn được tái chế hay biến thành phân bón để cải tạo đất đã giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide.
  • 15. 15 Một số bang ở Mỹ có luật bắt buộc người dân phải thu nhặt tại nhà những vật có thể tái chế tại nơi đổ sát bên lề đường, một số bang yêu cầu phải phân loại các chất thải từ các hộ thành các loại rác khác nhau trước khi thu gom. 9. Đức Công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ làm phân bón hữu cơ. 10.Pháp Ở Pháp quy định phải dung các vật liệu, nguyên tố hay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp, các tổ hợp thành phần cũng như các phương pháp sản xuất nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhà nhập khẩu sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần tham khảo và thương lượng, nhất trí với các tổ chức, nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này ( Trần Hiếu Nhuệ, 2001). Chương 3: giải pháp xử lí chất thải sinh hoạt ở một số nước phát triển trên thế giới 3.1.Các công nghệ xử lý chất thải rắn 3.1.1.Chiến lược 3RVE Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý chất thải rắn. Đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại), Recycle (tái sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách áp dụng các công nghệ xử lý “sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chất và năng lượng từ chất thải rắn. Cuối cùng, những thành phần còn lại không thể tận dụng được nữa phải xử lý thải bỏ (Eliminate), chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên, khi chôn lấp cũng phải xem xét khả năng có thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống. Chiến lược 3RVE được thể hiện thứ tự ưu tiên để lựa chọn phương thức quản lý và công nghệ xử lý (nghĩa là giảm thiểu, sử dụng lại, tái chế/tái sinh, nâng cao giá trị CRT và thải bỏ). 3.1.2.Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới
  • 16. 16 Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng CTR và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chọn công nghệ xử lý CTR cho thích hợp. Các công nghệ xử lý CTR được chia ra các loại sau: - Theo mục tiêu xử lý, gồm có: + Xử lý nhằm sử dụng lại thu hồi sản phẩm – vật liệu, tái tạo tài nguyên... để giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường. - Theo nguyên tắc công nghệ , gồm có: + Xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải). + Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ). + Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có không khí, nhiệt phân...). + Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền) Ngoài ra còn có một số công nghệ khác (hoá dầu, hydromex...) Chất thải sinh hoạt: Ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí; chôn lấp (truyền thống và đặc biệt chế biến khí, sản xuất phân Compost); đốt (có hoặc không thu hồi năng lượng). 3.1.3.Xử lí rác thải sinh hoạt bằng công nghệ thủy nghiệt Công nghệ thủy nhiệt để xử lý chất thải sinh hoạt được phòng thí nghiệm của GS Yoshikawa đại học Công nghệ Tokyo nghiên cứu và áp dụng tại các nước phát triển Nguyên lý của phương pháp thủy nhiệt được mô tả như sau : Rác thải hữu cơ không cần phân loại được đưa trực tiếp vào thiết bị thủy nhiệt bằng cơ cấu cơ khí tự động hoặc. Hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 220oC và 2,5Mpa) sẽ phun vào thiết bị thủy nhiệt. Với hơi nước ở nhiệt độ cao và áp suất cao, phần hữu cơ của rác thải sẽ bị tác nhân hơi nước xử lý thủy nhiệt trong thời gian 2h-3h. Trong quá trình phản ứng thủy nhiệt, hơi nước thừa sẽ được đưa ra ngoài qua thiết bị ngưng tụ và trao đổi nhiệt. Nước ngưng sẽ vào hệ thống xử lý nước thải chung. Sau khi kết thúc phản ứng, tiến hành hạ áp và ly tâm để tách sản phẩm lỏng và rắn. Nước tách từ quá trình ly tâm sẽ đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sản phẩm rắn thu được sau quá trình thủy nhiệt sẽ để khô tự nhiên trong 1 ngày. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm sau khi thủy nhiệt thể hiện ở bảng 1. Sản phẩm thu được sẽ sử dụng 15% để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất hơi nước. 85% thu được sẽ là nhiên liệu rắn có đặc tính kỹ xấp xỉ than đồng bằng sông Hồng. Tại các nước trong khu vực châu Á, do rác thải được phân loại từ đầu nguồn nên công nghệ xử lý rác thải cũng rất khác nhau. Công nghệ thủy nhiệt đã được áp dụng tại các nước như Indonexia, Thượng Hải, Thái Lan và Nhật Bản để xử lý rác thải hữu cơ chưa qua phân loại. Trong thời gian 2014-2015, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật bản, nhóm nghiên cứu đã đi thăm quan, tìm hiểu công nghệ các quy trình xử lý rác thải ở trên và nhận thấy mô hình xử ý rác thải tại Jakata Indonesia rất giống với hiện trạng của rác thải Việt Nam. Hệ thống xử lý rác thải tại Indonesia có công suất 50
  • 17. 17 tấn/ngày sử dụng 1 thiết bị thủy nhiệt thể tích 10m3 và sản phẩm của quá trình là than ứng dụng để đốt trong công nghiệp. Ưu điểm: - Không sử dụng các nguồn năng lượng thứ cấp, không sử dụng hóa chất, không phát thải khí nhà kính. - Rác thải sinh hoạt không cần phân loại, rút ngắn thời gian xử lý rác thải hữu cơ trong 3h, loại bỏ hết các vi sinh vật gây bệnh. - 60% lượng rác thải sinh hoạt sẽ chuyển hóa thành nhiên liệu than chất lượng xấp xỉ than Đồng bằng sông Hồng 3.2.Tìm hiểu về vấn đề rác thải tại Nhật Bản Qui định đổ rác Phải đổ rác ra trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8:30 sáng của ngày thu rác đã được quy định và phải bỏ ra nơi đã được quy định.Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Trước khi đến cơ quan, nhiệm vụ của người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định hoặc máy thu gom rác đặt ở tầng một.Những thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật Bản và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc. Phân loại rác:Rác trong gia đình được phân loại thành 6 loại như sau  Rác đốt được: Rác nhà bếp (các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà,vỏ trứng, rau thừa…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy Lưu ý: 1.Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có bán bên ngoài… và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác 2.Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo… gói lại trước khi bỏ vào bao. 3. Gỗ vụn, cành cây trong vườn… phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây cột bó lại trước khi bỏ ra.  Rác không đốt được: Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao được thức ăn, đồ chơi…) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni lông, nhựa xốp, cao xu các loại (giày thể thao, giày ống cao, dép…), sản phẩm da nhân tạo, đồ gốm các
  • 18. 18 loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế ngồi,bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn… Lưu ý: 1.Rác không đốt được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ 2.Những thứ to lớn không thể bỏ vào bao tải được thì làm sao đừng rơi rớt đây đó. 3.Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên tronng trước khi bỏ ra. 4.Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “kiken=nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.  Rác tài nguyên: Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy carton…) quần áo (quần áo, vải vụn cũ ) lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa…), kính bể, chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe đạp, gia cụ bằng sắt thép…), đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi, bếp gas… một số rác loại này là thu có phí), mền nệm=Futon… Lưu ý: 1.Lon va chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra. 2.Giấy các loại, quần áo các loại phải chia theo loại và buộc dây theo hình chữ thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt khi bỏ ra. 3. Chai và lon phải rửa một lần trước khi bỏ ra. 4.Thuỷ tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo…, bỏ vào bao va ghi chữ “Garasu kiken=thủy tinh nguy hiểm” bên ngoài bao trước khi bỏ ra.  Rác có hại Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế. Lưu ý 1.Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra. 2.Bên ngoài bao ghi rõ “Yugai gomi=rác có hại” trước khi bỏ ra. 3.Lưu ý để không bỏ lẫn với rác tài nguyên trước khi bỏ ra . 4.Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại, do đó hãy bỏ vào bao trong có thể nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.  Rác cồng kềnh:Gia cụ các loại (bàn gỗ, ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật …).(Chú ý) Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật như nêu trên mà có kích thước cỡ khoảng trên 1m2. Lưu ý
  • 19. 19 1.Khi mua cửa các loại…thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ. 2.Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra vào ngày rác đốt được. 3.Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (tấn) có thể vào được. 4.Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.  Rác thu gom: Xe máy, chiếu tatami, lốp xe, dầu phế thải…Những nhà máy xử lý rác ở Nhật Bản không giống với bất cứ nơi nào trên thế giới, ở đây sạch sẽ đến mức không ai nghĩ đây là nơi tập trung và xử lý rác thải, kèm theo đó là những quy định trong xử lý không giống nơi nào: 1. Ra ngõ mang theo túi rác Việc đầu tiên vào buổi sáng khi người Nhật Bản mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc. 2. Đem nghệ thuật vào các nhà máy thiêu hủy rác Mỗi một nhà máy thiêu hủy rác đều có thể gọi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ với phong cách độc đáo. Ngoài ra, chúng tôi còn được biết rằng ở một thành phố khác của Nhật, Osaka trước đây để nộp đơn đăng cai Olympic đã đem rất nhiều ý tưởng sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào thiết kế của nhà máy thiêu hủy rác khiến nó giống như là một khu vui chơi trẻ em hơn là một nhà máy thiêu hủy rác. Chẳng thế mà nó còn có một tên gọi đầy thi vị là “Vườn Mộng Ảo”. 3. Bể bơi ngay bên cạnh nơi thiêu hủy rác Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình thiêu hủy rác có thể lợi dụng để tạo nên các hồ bơi nước nóng phục vụ cho những người dân xung quanh nghỉ ngơi hoặc rèn luyện sức khỏe. Ngay trong thành phố Tokyo, ngay bên cạnh một nhà máy xử lý rác một tấm biển hiệu rất bắt mắt của một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng. 4. Bước vào nhà máy rác phải đổi giày Khi tham quan cơ sở xử lý rác ở Nhật, bất kể là các nhà máy thiêu hủy rác hay các trạm chuyển rác cho đến các trung tâm thu hồi tài nguyên có khả năng tái sử dụng thì việc đầu tiên khi bạn bước vào cửa là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da
  • 20. 20 rất thoải mái và tiện dụng. Toàn bộ khu vực nhà máy rất sạch sẽ, yên ắng và lịch sử. Bạn cũng sẽ không thấy bất cứ mùi lạ nào ở nơi đây. 5. Vứt rác cũng phải theo lịch Ở Nhật Bản, mỗi ngày thu loại rác nào cũng không giống nhau. Vào đầu mỗi năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt,…Các hộ dân trong khu vực quản lý chỉ cần theo đúng tờ lịch này để vứt rác. Như vậy việc thu hồi và phân loại rác thải một cách khoa học được thực hiện rất dễ dàng. 6.Bình và nắp phải vứt ở 2 nơi khác nhau Chúng ta uống hết một bình nước thường đem vỏ chai vứt vào thùng rác. Nhưng ở Nhật, để vứt được một chiếc vỏ bình nước không phải là một việc đơn giản. Thùng rác cũng có sự khác biệt dựa trên chức năng của các khu vực trong thành phố và đều có hình ảnh chỉ dẫn rất rõ ràng để nhắc nhở du khách.Thùng rác này chuyên dùng để gom bình không. Những bình chưa uống hết hoặc vẫn còn chất lỏng lưu lại thì vứt vào thùng kia. Có nhiều nơi còn có yêu cầu vứt bình và nắp bình ở hai nơi khác nhau để tiện cho việc thu gom các chất khác nhau. Vì vậy, ở các thùng rác trên đường phố Nhật, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều giỏ đựng đầy các nắp chai. Có thể thấy sự phân loại rác ở đây đã đạt đến mức độ tỉ mỉ như thế nào. 7. Tuyên truyền thông qua trẻ em: Các cơ sở xử lý rác ở Nhật Bản luôn mở cửa với công chúng, trở thành một cửa địa điểm quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân. Ở các cơ sở xử lý rác thải đều có những khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến đây tham quan. Học sinh các trường, cư dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi đây. Đặc biệt là đối với học sinh, việc tham quan các cơ sở xử lý rác đã trở thành một môn học bắt buộc. Ngoài ra sau khi tham quan các trường còn tổ chức cho học sinh viết các bài thu hoạch, viết các báo tường tuyên truyền, powerpoint, tranh ảnh tuyên truyền, cho đến những sản phẩm thủ công được làm từ các vật phế thải,… Những tác phẩm này còn được dùng cho các nhà máy xử lý rác dùng để trưng bày ngay tại các khu tiếp đãi của mình trở thành những tác phẩm tuyên truyền sinh động. Thông qua quá trình như vậy, ý niệm về bảo vệ môi trường dần dần hình thành trong mọi người. Từ đó, trẻ em ở Nhật trở thành những người tuyên truyền tích cực cho công tác bảo vệ môi trường. 8. Tranh nhau mua hàng tái chế
  • 21. 21 Trung tâm thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng ở Nhật giống như một cửa hàng trưng bày vật dụng gia đình. Theo giới thiệu, vì đời sống được nâng cao nên có rất nhiều gia đình muốn mua mới vật dụng, các vật dụng cũ vì thế từ khắp mọi nơi tập trung về đây. Ở đây, sau khi trải qua quá trình tẩy rửa chuyên nghiệp, sửa sang, các vật dụng “tái sinh” như mới và tiếp tục bán ra cho những người có nhu cầu sử dụng. Theo đó, những vật dụng gia đình “secondhand” sẽ có giá rẻ hơn, hấp dẫn nhiều khách hàng hơn. Và vì cung không đủ cầu, nhiều người đã tranh giành nhau mua, nhiều lúc phải dùng hình thức rút thăm để quyết định ai sẽ được quyền mua một món đồ “secondhand”. 3.3.Làm phân bón 3.3.1.Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức a/. Nội dung công nghệ: công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ. b/. Ưu điểm:Xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường. Thu hồi sản phẩm là khí đốt có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khu lân cận nhà máy . Thu hồi phân bón có tác dụng cải tạo đất và Cung cấp nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp. c/. Hạn chế: Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao. Chất lượng phân bón thu hồi không cao.
  • 22. 22 Hình 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức 3.3.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canađa: a/. Nội dung công nghệ: Ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau: Rác thải được tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8- 10 tuần lễ, sau đú sàng lọc và đúng bao . b, Ưu điểm:Thu hồi được sản phẩm làm phân bón . Tận dụng được nguồn bùn là các phế thải của thành phố hoặc bùn ao. Cung cấp được nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp và kinh phí đầu tư và duy trì thấp. c, Hạn chế :Hiệu quả phân huỷ hữu cơ không cao. Chất lượng phân bón được thu hồi không cao vì có lẫn các kim loại nặng trong bùn thải hoặc bùn ao . Không phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác, không đảm bảo được vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm và. Diện tích đất sử dụng quá lớn.
  • 23. 23 Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ – Canada 3.3.3.Công nghệ xử lý rác thải làm phân bón của Trung Quốc a/. Nội dung công nghệ: ở những thành phố lớn thường áp dụng công nghệ trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín ( hầm ủ) sau 10-12 ngày, hàm luợng các khí H2S, CH4, SO2 ... giảm được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ . b/. Ưu điểm: Rác được ủ từ 10-12 ngày đã giảm mùi của khí H2S, sau đó mới đưa ra ngoài xử lý, góp phần giảm nhẹ mức độ độc hại đối với người lao động. Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng tới tầng nước ngầm. Thu hồi được sản phẩm tái chế , rác vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh hưởng đến tầng nước ngầm vì đã được ôxy hoá trong hầm ủ và, thu hồi được sản phẩm làm phân bón. c/. Hạn chế: Chất lượng phân bón không cao, chưa xử lý triệt để các vi khuẩn gây bệnh , thao tác vận hành phức tạp. Diện tích hầm ủ rất lớn không được phân loại, diện tích nhà máy lớn và kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
  • 24. 24 Hình 3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc 3.4.Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm Việc tái sử dụng các đồ dùng đã được sử dụng qua một lần là việc đơn giản và dễ thực hiện đối với người dân. Chất thải Giải pháp tái sử dụng Chai, lọ nhựa Làm chai đựng nước uống, lọ đựng gia vị Chai, lọ thủy tinh Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu, mật ong,… Túi nilon Rửa sạch, phơi khô, dùng để làm túi đựng rác (không sử dụng lại túi nilon đựng đồ tươi sống như túi đựng thịt, cá, tôm, cua,…) Hộp caton Đựng chăn màn, quần áo, giầy dép,…
  • 25. 25 Hộp xốp Dùng để trồng cây,… Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp kem đánh răng Làm hộp quà gói sinh nhật. Giấy báo cũ Vò nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào đôi giầy để bảo quản chúng khi không sử dụng trong thời gian dài. Việc làm này sẽ giúp giầy không bị ẩm mốc, tăng thời gian sử dụng cho những đôi giầy. Bã trà Đổ vào các gốc cây cảnh giúp cây phát triển tốt hơn Bã cà phê Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi trong tủ do thức ăn gây ra. Tái chế: Là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Một số công nghệ tái chế như CDW, MBT-CD.08, công nghệ tái chế giấy,… Một số loại rác thải sinh hoạt như giấy bìa caton, giấy báo cũ, chai nhựa, cốc thủy tinh cũ,… có thể tái chế chúng thành những vật dụng gia đình hữu ích đối với cuộc sống và thân thiện với môi trường như lọ đựng bút, lọ hoa, lọ đựng nến. Trên cơ sở những chất thải này, đề tài đề xuất một số giải pháp tái chế các loại chất thải rắn sinh hoạt thành các sản phẩm có giá trị sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả các loại rác người dân có thể tự xử lý và sử dụng được (túi nilon, chất thải nguy hại: Bông băng chứa máu, dịch bệnh, mảnh vỡ chai lọ,..). Ngoài những loại rác có thể tái sử dụng, tái chế, làm phân bón thì người dân có thể thu gom chúng vào các túi riêng và phải được thu gom để xử lý. Do lượng rác đã được phân loại và xử lý một phần nên lượng rác còn lại không nhiều, đội thu gom rác chỉ thực hiện thu gom rác khoảng 2 lần/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 là có thể thu gom hết lượng rác đó. Như vậy, nếu như chi phí bình thường cho việc thu gom rác là 3.000 đồng/người/tháng với yêu cầu là rác phải được thu gom hàng ngày thì thay vào đó thông qua việc tự xử lý của người dân thì chi phí đó giảm đi và dao động trong khoảng 1.000 – 1.500 đồng/người/tháng. Mỗi hộ gia đình trung bình có 5 người vậy chi phí cho việc thu gom rác của mỗi hộ là 5.000 – 7.500 đồng/người/tháng giảm đi rất nhiều so với 15.000 đồng/người/tháng sẽ giúp người dân vừa được thu gom rác với chi phí thấp vừa tạo được một số sản phẩm hữu ích cho gia đình mình. Đồng thời đội ngũ nhân viên thu gom rác sẽ có nhiều thời gian ở nhà tăng gia sản xuất và tăng thu nhập cho gia đình mình ngoài việc thu gom rác nói trên. 3.5. Một số lợi ích từ quá trình phân loại rác và xử lí rác Lợi ích từ quá trình phân loại rác: + Giúp cho việc xử lý rác dễ dàng hơn. + Giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
  • 26. 26 + Sự tham gia của dân cư tại ba tổ trong đề tài này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại rác vừa đem lại lợi ích cho cá nhân vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. + Việc phân loại rác sau đó tái sử dụng và tái chế sẽ giúp người dân giảm chi phí thu gom và xử lý rác. Lợi ích từ việc xử lý rác: + Quá trình làm phân bón từ rác hữu cơ giúp người dân biết cách tận dụng nguồn rác của gia đình mình để tạo ra những sản phẩm có ích, tiết kiệm chi phí, an toàn và thân thiện với môi trường. Lợi ích tính đơn thuần cho việc tạo ra phân bón không nhiều, nhưng nếu tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, xây dựng bãi rác thải… thì việc tận dụng rác từ nhiều hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ làm giảm đáng kể kinh phí của Nhà nước và còn góp phần làm sạch đẹp môi trường xung quanh KVNC. Theo tính toán của đề tài: Cứ 20kg chất thải tiêu tốn hết 1 lít chế phẩm (có giá bán trên thị trường là 4.000 đồng/lít). Sau khi ủ lượng phân rác thành phẩm có khối lượng 4kg. Trong khi phân bón vi sinh có giá bán trên thị trường là 3.800 đồng/kg. Một bao phân lân vi sinh có khối lượng 25kg có giá là 95.000 đồng. Từ tính toán như trên cho thấy, nếu tận dụng rác hữu cơ làm phân bón, chỉ với khoảng 125kg chất thải với 6,25 lít chế phẩm (tương đương với giá 25.000 đồng). Sau khi ủ lượng rác thành phẩm sẽ đạt 25kg bằng khối lượng của một bao phân vi sinh bán ngoài thị trường. Như vậy, việc làm phâm bón từ rác sẽ giúp giảm gần 4 lần chi phí cho các hộ gia đình so với việc mua phân trên thị trường. + Nếu thành lập đội thu gom phần rác còn lại tại KVNC vừa tạo thêm việc làm cho người dân trong phường (chỉ tham gia thu gom rác 8 lần/tháng) với thu nhập trung bình từ 450.000 – 675.000 đồng/người/tháng vừa giúp rác của các hộ gia đình được thu gom hợp lý với chi phí thấp, giảm sức ép đối với môi trường. + Việc hướng dẫn các em nhỏ làm đồ tái chế vừa giúp các em thể hiện khả năng khéo léo, sáng tạo của mình, tránh lãng phí nguồn tài nguyên vừa giúp các em hiểu và biết quý trọng những gì mình và người khác làm ra. Từ đó, các em sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên từ rác. + Tái sử dụng CTR giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
  • 27. 27 Kết luận Vấn đề quản lí chất thải sinh hoạt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị sẽ phát sinh rác thải đô thị. Nếu không được xử lí đúng cách, những loại chất thải do con người thải ra môi trường sẽ gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống,…Tác nhân gây nguy hại môi trường của chất thải sinh hoạt là rất lớn. Quản lý chất thải là một vấn đề xã hội lớn đòi hỏi không những phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các thể chế và quy định của Chính phủ về quản lý chất thải, mà còn yêu cầu có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạo ra một môi trường phát triển thịnh vượng và bền vững. Vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lí và xử lí chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, góp phần giảm thiêu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường sống, vì sức khỏe của con người và của cả xã hội.
  • 28. 28 Tài liệu tham khảo 1.http://vacne.org.vn/phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-nguon-tai-che-va-tai-su- dung-la-giai-phap-co-y-nghia-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truong-o-cac-do-thi/24735.html 2. http://kientrucvietnam.org.vn/kinh-nghiem-quan-ly-va-xu-ly-rac-thai-tren-the-gioi/ 3. http://moitruongviet.edu.vn/giai-phap-phan-loai-xu-ly-rac-thai-sinh-hoat/ 4. http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/822/hien-trang-va-giai-phap-quan-ly-tai- su-dung-rac-thai-sinh-hoat-khu-vuc-do-thi