SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
SỰ ĐA DẠNG CỦA THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: Vũ Bảo Ngọc – 58K-PT2
Nguyễn Thị Thảo – 59K1
Đặng Khánh Trình – 59K1
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Đức Toàn
Hà Nội, 2019
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 5
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 5
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 6
1.1. Lịch sử của ngành vệ sinh công nghiệp ............................................................ 6
1.1.1. Vệ sinh công nghiệp là gì? ......................................................................... 6
1.2. Đặc điểm của lĩnh vực vệ sinh công nghiệp...................................................... 6
1.2.1. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp................................... 6
1.2.2. Các công việc chính của ngành vệ sinh công nghiệp .................................. 7
1.3. Đặc điểm của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp .................... 7
1.4. Vai trò của ngành vệ sinh công nghiệp ............................................................. 8
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 9
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 9
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 9
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 9
2.3.1. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu............................................... 9
2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể......................................................... 11
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 12
3.1. Nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp ................................................. 12
3.2. Loại hình công việc của dịch vụ VSCN.......................................................... 12
3.3. Đặc điểm của lực lƣợng lao động trong ngành dịch vụ VSCN........................ 13
3.4. Sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà
Nội........................................................................................................................ 15
3.3. Các chế độ chính sách của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động.................... 16
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 21
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 22
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Thống kê một số đặc điểm của ngƣời lao động..........................................14
Bảng 3-2: Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm.............................................14
Bảng 3-3: Sự đa dạng của các công ty làm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.........15
Bảng 3-4: Thống kê về chế độ tiền lƣơng của các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN qua
một số công ty tiêu biểu.............................................................................................16
Bảng 3-5: Thống kê một số chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động qua một số
công ty tiêu biểu........................................................................................................18
Bảng 3-6: Thống kê các loại hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng từ các công ty
quản lý ......................................................................................................................18
Bảng 3-7: Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động.............19
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ 3. 1: Thống kê về loại hình sử dụng dịch vụ VSCN .....................................12
Biểu Đồ 3. 2: Biều đồ loại hình vị trí làm việc của dịch vụ VSCN.............................13
Biểu Đồ 3. 3: Thống kê về phƣơng tiên di chuyển của ngƣời lao động trong ngành
VSCN........................................................................................................................15
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, đi kèm với sự phát triển của xã hội, các tòa nhà công sở, trung tâm
thƣơng mại, chung cƣ, trƣờng học, bệnh viện đƣợc xây dựng ngày một nhiều. Để có
đƣợc một môi trƣờng sống, làm việc, học tập tốt hơn, dịch vụ vệ sinh công nghiệp đã
đƣợc du nhập, phát triển, và trở thành một ngành không thể thiếu cùng với sự phát
triển của đất nƣớc.
Thị trƣờng dịch vụ vệ sinh công nghiệp là rất lớn và nhu cầu cũng ngày một tăng
mạnh mẽ. Tại Việt Nam ngành vệ sinh công nghiệp với các dịch vụ làm sạch liên
quan đang có nhiều thay đổi, kể từ khi mới còn non trẻ nay đã trở thành một ngành
công nghiệp đƣợc nhiều công ty theo đuổi, hàng năm dịch vụ vệ sinh công nghiệp
đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Nhƣng Việt Nam là một môi trƣờng mới mở, đầy cạnh tranh, sự cạnh tranh này là rất
khốc liệt, tàn bạo và bất chấp. Nếu không làm mới mình thì có nhiều doanh nghiệp sẽ
phải ôm hận cũng nhƣ trên bờ phá sản. Các doanh nghiệp cần học tập và nghiên cứu
cách làm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Theo ƣớc tính tại Mỹ có
khoảng 77 tỷ feet vuông (23.5 tỷ m2) không gian sàn thƣơng mại tại đây, một thị
trƣờng tiềm năng sẽ đem về lợi nhuận 15 tỷ đô mỗi năm (theo MarketData
Enterpreses Inc).
Việt Nam còn nhỏ bé, là quốc gia đang phát triển, nhƣng tốc độ có thể nó là bình
thƣờng (không dám nói là chậm) nhƣng có một sự sĩ diện rất cao. Nƣớc Mỹ là quốc
gia đứng đầu về kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, phát triển vậy nhƣng ngƣời Mỹ lại
không ngần ngại làm mọi việc để phát triển. Chính vì vậy, công nhân trong ngành vệ
sinh công nghiệp của họ cũng có trình độ nhận thức rất cao, họ không giống chúng ta.
Khi tuyển dụng có nhiều ngƣời nghe đến từ vệ sinh là đã tỏ thái độ không thích và
dƣờng nhƣ cảm nhận đó là một nghề thấp kém. Nhƣng trong khi đó bạn phải làm nghề
khác rất vất vả và nặng nhọc hơn – đó là sĩ diện.
Trong khi tại Mỹ, khi tất cả ngành công nghiệp, thƣơng mại khác gặp khó khăn, thì
ngành công nghiệp làm sạch vẫn phát triển và không bị chững lại là vì sao vậy? Vì
mọi thành phố, mọi khu vực, mọi ngôi nhà, văn phòng công ty, … đều có nhu cầu làm
sạch. Làm sao mà một thị trƣờng rộng lớn đến vậy lại có thể tụt lùi lại đƣợc phải
không bạn. Nếu nhìn nhận khách quan hơn thì có lẽ đây sẽ là một công việc giải quyết
đƣợc vấn đề tại Việt Nam. Vì nhƣ nƣớc Mỹ có đến 23 tỷ m2
sàn thƣơng mại. Thì chỉ
5
tính riêng ở Hà Nội cũng có vài triệu mét vuông sàn thƣơng mại. Chƣa tính đến các
tòa nhà chung cƣ đang mọc lên và những nhà dân đông đúc.
Để có cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực vệ sinh công nghiệp nói chung và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Sự đa dạng của thị
trƣờng dịch vụ vệ sinh công nghiệp và nghiên cứu điển hình tại địa bàn thành phố Hà
Nội” nhằm giúp các đơn vị quản lý có những chính sách phù hợp liên quan đến lĩnh
vực vệ sinh công nghiệp trong tƣơng lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự đa dạng của thị trƣờng dịch vụ vệ sinh
công nghiệp, đăc biệt tại khu vực thành phố Hà Nội để tìm ra những xu hƣớng phát
triển cũng nhƣ cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về thị
trƣờng để có những chiến lƣợc phát triển phù hợp trong tƣơng lai cũng nhƣ các cơ
quan quản lý nhà nƣớc có chính sách phù hợp hơn đối với dịch vụ mới mẻ này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, học tập, cho quá trình đào tạo và
nghiên cứu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự đa dạng, phát triển của ngành vệ
sinh công nghiệp. Giúp các doanh cái nhìn rõ hơn về thị trƣờng để có những chiến
lƣợc phát triển phù hợp trong tƣơng lai. Các công ty, trƣờng học, bệnh viện có thể tìm
cho mình những công ty vệ sinh phù hợp. Những ngƣời công nhân có thêm sự hiểu
biết, có thể có đƣợc công việc và chế độ tốt nhất. Góp phần cho đất nƣớc giàu đẹp và
phát triển hơn.
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử của ngành vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh công nghiệp và sức khỏe nghề nghiệp đã là mối quan tâm tại nơi làm việc từ
thời cổ đại. Chính xác là nhƣ vậy, ngay cả ngƣời Hy Lạp cổ đại cũng lo lắng về điều
kiện tại nơi làm việc. Năm 1556, Agricola – Học giả ngƣời Đức đã mô tả bệnh của các
thợ mỏ và các biện pháp phòng ngừa theo quy định trong cuốn sách De Re Metallica
của ông. Đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Tiến sĩ Alice Hamilton đã công bố bằng chứng cho thấy
có một mối tƣơng quan giữa bệnh nhân và tiếp xúc với chất độc. Cô cũng đã trình bày
đề xuất dứt khoát để loại bỏ điều kiện làm việc không lành mạnh. Năm 1913, Bộ Lao
động New York và Sở Y tế thành lập Ohio các chƣơng trình vệ sinh công nghiệp nhà
nƣớc đầu tiên và tất cả các bang đã ban hành luật này năm 1948. Ngành dịch vụ vệ
sinh du nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19 dƣới thời Pháp thuộc. Khi đó,
một số khách sạn lớn đƣợc xây dựng tại Sài Gòn và để duy trì sự phục vụ tốt và sạch,
họ bắt đầu tuyển dụng các nhân viên lau dọn vệ sinh hàng ngày.
1.1.1. Vệ sinh công nghiệp là gì?
Vệ sinh công nghiệp hiểu một cách đơn giản đó là hình thức vệ sinh truyền thống kết
hợp với những loại máy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp cùng hóa chất chuyên
dụng và những phƣơng pháp tối ƣu. Không chỉ làm sạch bề mặt nhƣ cách thông
thƣờng mà còn diệt khuẩn, loại bỏ bớt các nhân tố độc hại trong môi trƣờng sống và
làm việc. Từ đó tạo ra không gian sống, làm việc sạch sẽ đúng chuẩn.
1.2. Đặc điểm của lĩnh vực vệ sinh công nghiệp
Đặc điểm cơ bản của ngành đó là chi phí cho việc làm sạch thấp, đội ngũ công nhân
không mất nhiều công sức đào tạo, vì những công việc vệ sinh là rất gần gũi với
những gì họ làm hằng ngày. Và ngôi nhà nào cũng cần vệ sinh cả. Một ngƣời nếu
muốn bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này cũng không cần nhiều kiến thức máy móc phức
tạp, chỉ cần lên ý tƣởng, tự tìm kiếm khách hàng, trên mạng hay trực tiếp và một chiếc
điện thoại di động. Khi có khách thì việc duy trì khách hàng dần dà sẽ mang lại cho
bạn một hầu bao lớn dần. Suy thoái kinh tế đã không thực sự ảnh hƣởng đến việc kinh
doanh, vệ sinh công nghiệp là một ngành kháng suy thoái đầu tiên trong tất cả ngành
công nghiệp.
Một số đặc điểm chi tiết khác đối với lĩnh vực vệ sinh công nghiệp nhƣ sau:
1.2.1. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp
7
Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ
tòa nhà, cao ốc, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, công xƣởng, nhà máy, nhà xƣởng,
khu chế biến, bệnh viện, trƣờng học. Công trình cá nhân nhƣ căn hộ, biệt thự, vƣờn
cây…
1.2.2. Các công việc chính của ngành vệ sinh công nghiệp
Các công việc chính của vệ sinh công nghiệp bao gồm:
- Vệ sinh trần nhà, đèn, quạt treo tƣờng, làm sạch tƣờng, cửa
- Vệ sinh cầu thang, lan can, tay vịn, các thiết bị trang trí
- Vệ sinh bàn ghế, giƣờng tủ, thiết bị văn phòng
- Vệ sinh toilet, các thiết bị vệ sinh
- Giặt thảm, giặt ghế nội thất, rèm cửa
- Vệ sinh khu vực công cộng hành lang, lối đi
- Chăm sóc vƣờn cây cảnh
1.3. Đặc điểm của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp
Ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp có một số đặc điểm sau đây:
- Những ngƣời lao đông trong ngành vệ sinh công nghiệp đa phần có trình độ
thấp, không đƣợc đi học, kiến thức thấp. Họ không tìm đƣợc việc làm, không
có nhiều kiến thức về các ngành nghề khác, chính ngành nghề của họ, nhiều
ngƣời họ cũng không tìm hiểu. Hàng ngày họ chỉ đến làm rồi về chăm lo nhà
cửa, gia đình.
- Đa phần họ đƣợc bạn bè giới thiệu, nhiều ngƣời ở xa, hàng ngày thời gian cả đi
cả về của họ đã mất hơn 2 tiếng.
- Thiếu việc làm tại quê nhà, nhiều lao động phải lên thành phố kiếm sống. Với
mức lƣơng ít ỏi, đời sống những ngƣời lao động gặp vô vàn khó khăn. Ở trong
những căn nhà trọ rộng hơn 10m2, chi tiêu mỗi bữa ăn khoảng 30 nghìn đồng,
đó là hoàn cảnh sống của nhiều lao động hiện nay. Họ phải chi tiêu chắt góp,
ăn uống tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình.
- Những ngƣời lao động ở đây phần lớn là lớn tuổi, độ tuổi xin việc khó khăn,
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khiến họ dù lớn tuổi vẫn phải cố đi làm.
8
1.4. Vai trò của ngành vệ sinh công nghiệp
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp mang lại cho ngƣời lao động và ngành công nghiệp các
lợi ích nhƣ:
- Vệ sinh, cải thiện môi trƣờng sống, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng.
- Thu hút lao động vệ sinh công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp
có trình độ văn hóa hạn chế.
- Kiểm tra tại nơi làm việc các mối nguy hiểm tiềm tàng:
 Mối nguy hiểm vật lý: Nhiệt độ, bức xạ, độ cao,…
 Nguy hiểm sinh học: Nấm mốc, côn trùng, bệnh truyền nhiễm từ các loài
truyền nhiễm
 Nguy hiểm hóa học: Axit, bazơ,…
- Vệ sinh công nghiệp mang lại một môi trƣờng sống và làm việc tiện nghi, sạch
sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe… tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn
chuyên tâm vào các hoạt động sống, học tập và làm việc, chăm sóc gia đình và
bản thân.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, tại nơi làm việc nhiều công ty sử
dụng các chất độc hại, các vật liệu nhƣ chất lỏng làm sạch công nghiệp, hóa chất,
phế phẩm từ quá trình làm việc, v.v. có thể gây hậu quả về sức khỏe con ngƣời và
ô nhiễm môi trƣờng.
9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng làm khảo sát ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp
tại các công ty, trƣờng học, bệnh viện, chung cƣ, trung tâm thƣơng mại.
Phạm vi nghiên cứu đó là điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về sự đa dang của thị trƣờng vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội với
một số nội dung chính sau đây:
- Xem xét nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu về các đối tƣợng sử dụng dịch vụ
- Các loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp trong lĩnh vực
- Nghiên cứu sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
- Tìm hiểu về ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp
- Các chế độ chính sách mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết:
Thực tế dịch vụ vệ sinh công nghiệp đã có ở Việt Nam từ đầu những năm 2000. Tuy
nhiên thời gian đó những công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp đa phần là
những công ty đến từ nƣớc ngoài hoặc những công ty liên doanh. Đáng nói hơn, thời
gian đầu hình thành dịch vụ vệ sinh công nghiệp chỉ là những công việc liên quan tới
cung cấp các dịch vụ tạp vụ văn phòng, dịch vụ lau kính,…
Theo thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của nền kình tế, các TTTM, các tòa cao ốc mọc
lên cũng chính là giai đoạn dịch vụ vệ sinh công nghiệp bắt đầu phát triển. Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh chính là những thị trƣờng tiềm năng đầu tiên để các đơn vị vệ
sinh công nghiệp hình thành và phát triển. Từ đó, những công ty vệ sinh công nghiệp
không ngừng tăng lên cả về số lƣợng lẫn quy mô trên hầu khắp các thành phố lớn cả
nƣớc.
+ Trên Thế Giới: Vệ sinh công nghiệp trên thế giới hình thành từ khi nền công nghiệp
sản xuất, chế tạo của các nƣớc phƣơng tây hình thành và phát triển. Nhu cầu sử dụng
các dịch vụ vệ sinh khu công nghiệp, chế xuất, các tòa nhà văn phòng cũng cứ thế mà
10
gia tăng theo đó và dần trở thành một dịch vụ không thể thiếu. Dần dần theo xu hƣớng
đó, vệ sinh công nghiệp đã trở thành một ngành nghề riêng biệt.
Nhân lực của ngành này đều đƣợc đào tạo một cách bài bản, với đầy đủ bằng cấp
chứng chỉ nhƣ quá trình đào tạo một ngành nghề bất kỳ nào khác. Ở một số nƣớc
phƣơng tây nhƣ Anh, Pháp, Đức, Italia, nhân viên ngành vệ sinh công nghiệp thậm chí
còn đƣợc coi trọng hơn những ngành nghề thông thƣờng khác và có mức thu nhập
tƣơng đối cao.
Ở các nƣớc phát triển ngành vệ sinh công nghiệp đã có từ rất lâu nhƣng chỉ mới du
nhập vào nƣớc ta từ những năm 80. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà nó
mang lại và nó đƣợc coi là ngành công nghiệp phụ trợ cho tất cả các ngành nghề kinh
doanh khác. Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ làm sạch chuyên nghiệp
ra đời với các gói dịch vụ đa dạng, phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng.
+ Việt Nam: Kế thừa và phát huy ngành vệ sinh công nghiệp trên thế giới trong thời
gian khoảng 10 năm trở lại đây. Thực tế không thể phủ nhận rằng vệ sinh công nghiệp
ở Việt Nam đang thực sự có những bƣớc phát triển rõ rệt. Tuy vậy chúng ta còn gặp
tƣơng đối nhiều khó khăn để bắt kịp với xu thế chung của thế giới. Khó khăn đến từ
quá trình khẳng định dịch vụ với khách hàng.
Hầu hết chúng ta đều chƣa quen với việc có đƣợc một đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp.
Công tác vệ sinh duy trì vốn đƣợc coi nhƣ “cây nhà lá vƣờn” khi công ty, doanh
nghiệp tự có nguồn lực riêng để tiến hành công tác này. Tuy nhiên, để lĩnh vực này
thực sự phát triển đƣợc, có thể sánh vai với các nƣớc phát triển khác chúng ta cần phải
thực sự nâng cao chất lƣợng dịch vụ hơn, đem lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với
đủ tiêu chuẩn an toàn.
Vệ sinh công nghiệp trên thế giới đã trở thành một ngành thực sự phát triển và có
đóng góp cực kỳ to lớn trong việc giữ gìn vệ sinh cũng nhƣ mang tới cho con ngƣời
chất lƣợng cuộc sống tốt hơn. Tuy Việt Nam là nƣớc đi sau trong lĩnh vực này, nhƣng
chúng ta cũng đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ để cho thấy phần nào sự cần
thiết của dịch vụ vệ sinh này với sự phát triển chung của xã hội. Hy vọng trong tƣơng
lai không xa chúng ta có thể có đƣợc chất lƣợng dịch vụ không thua kém gì những
nƣớc phát triển khác trên thế giới.
Đã là khái niệm vệ sinh thì chắc chắn sẽ gắn liền với các công đoạn dọn dẹp và làm
sạch. Những phƣơng thức vệ sinh truyền thống chúng ta chủ yếu sử dụng sức ngƣời và
dụng cụ thô sơ. Còn với vệ sinh công nghiệp chúng ta sử dụng những công nhân có
tay nghề cao đƣợc đào tạo chuyên nghiệp và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tiên tiến
11
với máy móc hiện đại, quy trình xử lý tiên tiến. Nhờ đó công đoạn vệ sinh trở nên đơn
giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhƣng lại hiệu quả rất cao.
Với vệ sinh công nghiệp không chỉ làm sạch bề mặt nhƣ cách thông thƣờng mà còn
diệt khuẩn, loại bỏ bớt các nhân tố độc hại trong môi trƣờng sống và làm việc. Từ đó
tạo ra không gian sống, làm việc sạch sẽ đúng chuẩn.
- Cách tiếp cận:
Cách tiếp cận của nghiên cứu đó là khảo sát, thu thập số liệu từ những ngƣời trực tiếp
lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn qua đó có thể phân tích, thảo
luận và đánh giá theo các nội dung mà nghiên cứu đƣa ra.
2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo đã có.
Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng cách
dùng các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin và ý kiến đánh giá của ngƣời
lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
+ Đối tƣợng điều tra: Đối tƣợng điều tra là ngƣời lao động trực tiếp trong lĩnh vực vệ
sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Nội dung điều tra khảo sát: Các nội dung của bảng bao gồm các thông tin chung của
ngƣời lao động và đơn vị cung cấp dịch vụ; thông tin về chế độ ngƣời lao động đƣợc
hƣởng; các câu hỏi đánh giá các khía cạnh liên quan đến việc làm của ngƣời lao động.
Nội dung của phiếu điều tra đƣợc chi tiết tại Phụ lục.
Nhóm nghiên cứu thực hiện phƣơng pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời lao động với
kết quả thu đƣợc 208 phiếu và tất cả các phiếu đƣợc sử dụng.
Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, phân tích, so
sánh nhằm đánh giá tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích số liệu điều tra khảo sát sử dụng phần mềm phân tích thống kê STATA 12.
Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Chƣơng 3.
12
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Từ số liệu điều tra khảo sát, nhóm nghiên cứu đi vào phân tích, đánh giá tập trung vào
các nội dung nghiên cứu đã đƣa ra trong chƣơng 1. Chi tiết kết quả và thảo luận các
nội dung cụ thể dƣới đây.
3.1. Nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Theo số liệu khảo sát thì có 4 nhóm đối tƣợng chính sử dụng dịch vụ VSCN, bao gồm
bệnh viện, văn phòng cơ quan, các tòa nhà, và các trƣờng học. Tỷ lệ các đối tƣợng sử
dụng theo nhóm khảo sát đƣợc trình bày trong biểu đồ sau.
Biểu Đồ 3. 1: Thống kê về loại hình sử dụng dịch vụ VSCN
Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp đối với nhóm đối tƣợng là bệnh
viện cao hơn cả với khoảng 42% tổng thị trƣờng, tiếp đến là các tòa nhà (với 29%) và
đối tƣợng là trƣờng học chiếm 24%, còn lại là đối tƣợng sử dụng dịch vụ là cơ quan,
văn phòng.
3.2. Loại hình công việc của dịch vụ VSCN
Dịch vụ VSCN có một số loại hình công việc đặc trƣng của ngành. Biểu đồ dƣới đây
phân loại các vị trí việc làm khác nhau.
42%
5%
29%
24%
Biểu đồ thống kê về loại hình sử dụng
dịch vụ VSCN
Bệnh Viện
Công Ty
Tòa Nhà
Trường Học
13
Biểu Đồ 3. 2: Biều đồ loại hình vị trí làm việc của dịch vụ VSCN
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng vị trí của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công
nghiệp rất đa dạng. Các vị trí việc làm đƣợc phân loại khác nhau nhƣ làm việc ở khu
vực hành lang, trong nhà, ngoại cảnh, sảnh, lau kính, khu vệ sinh. Trong nhiều trƣờng
hợp ngƣời lao động phải làm việc kết hợp nhiều vị trí việc làm trên trong nhiệm vụ
đƣợc giao. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp chỉ chuyên trách một nhiệm vụ vị trí cụ
thể nào đó, ví dụ chuyên lau kính hoặc làm công tác ngoại cảnh. Số liệu điều tra cho
thấy số lƣợng ngƣời lao động làm sạch trong nhà chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) trong
tổng số ngƣời lao động đƣợc khảo sát. Có khoảng 28% ngƣời lao động chuyên làm
việc ở khu ngoại cảnh, một số ít chuyên lau kính.
3.3. Đặc điểm của lực lƣợng lao động trong ngành dịch vụ VSCN
 Giới tính
Về giới tính, kết quả của mẫu khảo sát cho thấy tổng số lao động nữ chiếm đến 95%
lực lƣợng lao động trong ngành. Số lao động nam chỉ chiếm 5% và hầu hết số lao
động này làm việc tại vị trí ngoại cảnh.
 Độ tuổi và số năm làm việc
Độ tuổi của ngƣời lao động trong lĩnh vực VSCN thƣờng đƣợc quy định khác nhau
phụ thuộc vào đơn vị cung cấp lao động. Tuy nhiên, giá trị trung bình của mẫu khảo
sát đó là 47,6 tuổi. Ngƣời lao động nhỏ tuổi nhất là 21 tuổi và cao nhất là 68 tuổi.
Số năm làm việc cho đơn vị hiện tại cũng có sự dao động đáng kể, từ 0,01 năm cho
đến 20 năm. Tuy nhiên giá trị trung bình là khoảng 3,4 năm.
1%
63%
22%
5%
1%
8%
Biểu đồ loại hình vị trí làm việc của
dịch vụ VSCN
Hành lang
Trong nhà
Ngoại cảnh
Sảnh
Lau kính
Wc
14
Kết quả điều tra về độ tuổi và số năm làm việc của ngƣời lao động đƣợc thống kê
trong bảng dƣới đây:
Bảng 3-1: Thống kê một số đặc điểm của ngƣời lao động
TT Tên biến số
Số
quan
sát
(Obs)
Trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(Std.
Dev.)
Giá trị
nhỏ
nhất
(Min)
Giá trị
lớn
nhất
(Max)
1 Tuổi 208 47,55769 9,341432 21 68
2
Số năm làm việc cho đơn
vị
202 3,448366 3,564126 0.01 20
 Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm:
Bảng 3-2: Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm
Phần trăm Chỉ tiêu 10% 25% 50% 75% 90%
Giá trị
trung
bình
Số năm làm việc tại đơn vị
(năm)
0,4 1 2 5 10 3,45
Độ tuổi của ngƣời lao động 34 41 48 55 60 47,5
Những ngƣời lao động đa phần đều là những ngƣời trung tuổi hoặc lớn tuổi, đa phần
họ đều là những ngƣời có trình độ văn hóa thấp. Gia cảnh khó khăn, từ quê lên thành
phố làm việc. Qua số liệu đã phân tích có thể thấy độ tuổi trung bình của họ vào
khoảng 47,5 và số năm làm việc của họ là khoảng 3.4 năm và chi tiết phân theo nhóm
cho thấy khoảng một nửa số lao động có thời gian làm việc tại đơn vị hiện tại là 2 năm
và 50% độ tuổi ở thấp hơn 48 tuổi.
 Phƣơng tiện đi lại:
Phƣơng tiện đi lại của các đối tƣợng lao động trong lĩnh vực VSCN có sự đa dạng.
Biểu đồ dƣới đây thể hiện phần trăm số lao động sử dụng phƣơng tiện di chuyển đến
nơi làm việc.
15
Biểu Đồ 3. 3: Thống kê về phƣơng tiên di chuyển của ngƣời lao động trong ngành
VSCN
Với những ngƣời lao động trong ngành này, phƣơng tiện di chuyển của họ là đi bộ, xe
bus, xe công ty, xe đạp, xe điện và chủ yếu là xe máy. Một số đơn vị cung cấp xe đƣa
đón ngƣời lao động (chiếm 3%) trong tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát. Phƣơng tiện
chủ yếu vẫn là sử dụng xe máy cá nhân (với khoảng 48%).
3.4. Sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Có một sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VSCN. Theo thống kê từ
khảo sát thì có đến 33 đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ này trên thị trƣờng Hà Nội.
Số liệu chi tiết đƣợc trình bày ở bảng sau.
Bảng 3-3: Sự đa dạng của các công ty làm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội
STT Tên công ty Nhân công Chiếm (%)
1 Công ty cổ phần Hoàng Hà 4 1.96
2 Công ty kĩ thuật làm sạch thƣơng mại
quốc tế
1 0.49
3 Công ty môi trƣờng vệ sinh đô thị hà nội 3 1.47
4 Công ty Nam An 1 0.49
5 Công ty Nhật An 2 0.98
6 Công ty TNHH Thủ Đô 2 1 0.49
7 Công ty Thăng Long 3 1.47
8 Công ty Diên Vy 1 0.49
9 Công ty HTG 4 1.96
19%
13%
3%
14%
3%
48%
Biểu đồ phương tiện đi lại của công
nhân trong ngành VSCN
Đi bộ
Xe bus
Xe công ty
Xe đạp
Xe điện
Xe máy
16
10 Công ty HTX Bảo Khánh 1 0.49
11 Công ty Hành Tinh Xanh 1 0.49
12 Công ty Hoàn Mỹ 41 20.10
13 Công ty Hùng Vinh 1 0.49
14 Công ty Hƣơng Ly 5 2.45
15 Công ty ICT 44 21.57
16 Công ty Khang Minh 1 0.49
17 Công ty Không Gian Sạch 2 0.98
18 Công ty Ladeco 2 0.98
19 Công ty Loseco 3 1.47
20 Công ty Nhà đẹp Việt 12 5.88
21 Công ty Nhà sạch 5 2.45
22 Công ty Pan service 6 2.94
23 Công ty Quốc Tế Việt 5 2.45
24 Công ty TNHH Sinh Thái Hoa Anh Đào 4 1.96
25 Công ty TNS Clean 4 1.96
26 Công ty Thái Bình 1 0.49
27 Công ty Tina 3 1.47
28 Công ty Toàn cầu 9 4.41
29 Trực tiếp 23 11.27
30 Công ty Việt Mỹ 2 0.98
31 Công ty Vina Hanh Nguyên 3 1.47
32 Công ty y Nhân 1 0.49
33 Vinhome 5 2.45
Qua bảng trên có thể thấy rõ, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các
công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Để không bị đào thải, họ cạnh tranh,
nâng cao công nghệ, quy trình phục vụ, nâng cao đời sống những ngƣời lao động, qua
đó giúp ngành vệ sinh công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú hơn.
3.3. Các chế độ chính sách của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động
 Mức lƣơng mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng:
Bảng 3-4: Thống kê về chế độ tiền lƣơng của các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN
qua một số công ty tiêu biểu
TT
Tên đơn vị cung cấp
dịch vụ
Số quan sát
(Obs)
Trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(Std.
Dev.)
Giá
trị
nhỏ
nhất
(Min)
Giá trị
lớn
nhất
(Max)
1 Công ty Hoàn Mỹ 41 4,18848 0,84285 3 7,2
17
TT
Tên đơn vị cung cấp
dịch vụ
Số quan sát
(Obs)
Trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(Std.
Dev.)
Giá
trị
nhỏ
nhất
(Min)
Giá trị
lớn
nhất
(Max)
2 Công ty ICT 44 4,647727 1,895464 3 15
3 Công ty Nhà Đẹp Việt 11 3,681818 0,1601136 3,6 4
4 Thuê trực Tiếp 23 4,870435 1,143724 2,5 8
5 Công ty Toàn Cầu 9 4,08889 0,7321961 3,7 6
Qua bảng trên có thể thấy chế độ tiền lƣơng của các công ty cho ngƣời lao động còn
khá thấp , trung bình từ 3.6 đến 4.8 triệu. Mức độ dao động mặc dù có sự chênh lệch
lớn (từ 2.5 đến 15 triệu) tùy vào từng vị trí công việc, và các giờ tăng ca. Tuy nhiên,
mức lƣơng chỉ phổ biến ở mức 4 triệu và có dao động đối với từng đơn vị cung cấp
dịch vụ. Công ty ICT có mức lƣơng trung bình cao nhất với giá trị là 4,6 triệu
đồng/tháng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn cũng tƣơng đối cao (với giá trị 1,9 triệu) giữa
các đối tƣợng lao động. Nhìn chung với mức lƣơng trung bình đó, đời sống ngƣời
công nhân gặp phải nhiều khó khăn.
Về mức thu nhập từ lƣơng của ngƣời lao động, khoảng 45% ngƣời lao động có mức
lƣơng từ 4-5 triệu đồng. Mức lƣơng dƣới 4 triệu đồng chiếm khoảng 30% và mức
lƣơng trên 5 triệu đồng chiếm khoảng 10%. Hầu hết số ngƣời lao động đƣợc hƣởng
mức lƣơng cao do có thâm niên làm việc tại công ty và vị trí làm việc yêu cầu về kỹ
thuật hoặc nặng nhọc, độc hại (ví dụ thu dọn rác ở các tòa nhà hoặc bệnh viện). Hầu
hết các đơn vị thanh toán lƣơng làm 1 đợt trong tháng (chiếm 92%) và còn lại là thanh
toán thành 2 đợt/tháng.
Cụ thể khung thu nhập từ lƣơng đối với ngƣời lao động đƣợc khảo sát nhƣ sau:
Mức lƣơng (triệu đồng) < 3 3 - 4 4-5 5-6 > 6
Số lao động đƣợc hƣởng (%) 4 50 34 8 4
Ngoài thời gian làm việc chính thức, có khoảng 20% số lao động tham gia các hoạt
động ngoài giờ khác để kiếm thêm thu nhập. Công việc phổ biến đó là làm giúp việc
thêm theo giờ cho các hộ gia đình. Khoảng 25% số ngƣời đƣợc hỏi có khoản thu nhập
khác ngoài lƣơng từ các công việc ngoài giờ và một số đối tƣợng có khoản lƣơng hƣu.
Về chế độ tăng ca, làm thêm giờ, ngƣời lao động đƣợc hƣởng tính theo giờ làm thêm.
Mức lƣơng làm thêm giờ phổ biến là từ 15.000 – 20.000 đồng/h (chiếm 60%) và từ
20.000 – 30.000 đồng/h chiếm 25%.
18
 Các chính sách hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng
Các chế độ chính sách mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng tùy thuộc vào các đơn vị cung
cấp dịch vụ khác nhau. Bảng dƣới đây tổng hợp các chế độ chi tiết mà ngƣời lao động
đƣợc hƣởng.
Bảng 3-5: Thống kê một số chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động qua một số
công ty tiêu biểu
TT Tên công ty
Bảo
hiểm
Các
loại hỗ
trợ
Chế độ
đƣợc
hƣởng
Chế
độ
khác
Yêu
cầu về
độ tuổi
Thời gian
làm việc
(HC/Ca)
1 Công ty Hoàn Mỹ 1,2,4 1,3,5 1,2,3,4 0 18-55 HC
2 Công ty ICT 1,4 4,5 1,2,3,4 0 18-45 HC
3
Công ty Nhà Đẹp
Việt
1,4 2,4,5 3,4 1 0 HC
4 Trực Tiếp 1,2,4 5 3,4,2 0 >18 Ca
5 Công ty Toàn Cầu 1,4 5 4 0 >18 HC
Ghi chú:
- Bảo hiểm: 1-BHYT; 2-BHTN; 3-BHTNNN; 4-BHXH; 5-Khác
Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc, mỗi ngƣời lao động có một chế độ bảo hiểm khác
nhau. Trừ những ngƣời lao động họ làm thời vụ cho công ty là không có bảo hiểm.
Còn lại đa số họ đều đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên có một số công ty họ trốn,
không đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động, hay thay vì đóng bảo hiểm cho ngƣời lao
động, họ cộng thẳng tiền vào lƣơng và cũng đƣợc ngƣời lao động đồng ý.
Bảng 3-6: Thống kê các loại hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng từ các công ty
quản lý
Các loại hỗ trợ
đƣợc hƣởng
Đi
lại
Điện
thoại
Ăn ca
Nghỉ
phép
Đồng
phục
Hiếu Hỷ Lễ Tết Khác
Đƣợc hỗ trợ
(%)
10 3 16 37 83 31 30 55 80 20
Không đƣợc
hỗ trợ (%)
90 97 84 63 17 69 70 45 20 80
Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Ghi chú:
- Hỗ trợ khác: 1-Di chuyển; 2-Điện thoại; 3-Ăn ca; 4-Nghỉ phép; 5-Đồng phục; 6-
Khác
- Chế độ đƣợc hƣởng: 1-Hiếu; 2-Hỷ; 3-Lễ; 4-Tết; 5-Khác (ốm đau)
19
- Chế độ khác: đi du lịch, tiền thâm niên công tác
Qua bảng trên ta có thể thấy rõ, trừ các ngày lễ tết và đồng phục là đƣợc hỗ trợ trên
50% , còn lại các chế độ khác nhƣ đi lại, điện thoại, ăn ca, nghỉ phép, hiếu, hỷ đều rất
thấp và gần nhƣ là không đƣợc hỗ trợ.
Một số chế độ khác đƣợc hỗ trợ bao gồm hỗ trợ ốm đau, ăn trƣa, kinh phí công đoàn,
du lịch một năm một lần.
Ngoài ra, một số công ty áp dụng chế độ khuyến khích ngƣời lao động vào làm việc
tại đơn vị. Có nhiều mức khuyến khích mà các đơn vị áp dụng, tuy nhiên phổ biến ở
mức 100.000 đến 200.000 đồng cho việc giới thiệu đƣợc một lao động đến làm việc
cho công ty.
Về thời gian làm việc, hầu hết các đơn vị thực hiện theo giờ hành chính (chiếm 85%)
và làm việc theo ca (chiếm 15%). Một số loại hình làm việc theo ca gồm ca 8 tiếng và
ca 4 tiếng. Một số đối tƣợng làm việc theo ca 4 tiếng thuộc loại hình làm trực tiếp
không qua công ty.
 Đặc điểm gia đình ngƣời lao động
Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động đƣợc chi tiết trong
bảng sau:
Bảng 3-7: Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động
TT Tên biến số
Số quan
sát
(Obs)
Trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(Std.
Dev.)
Giá
trị
nhỏ
nhất
(Min)
Giá trị
lớn
nhất
(Max)
1 Số ngƣời trong gia đình 204 3,759804 1,398857 1 8
2 Số ngƣời có thu nhập 200 2,19 0,887603 1 6
3
Tổng thu nhập của cả gia
đình (triệu đồng )
165 10,72606 5,039117 3,2 28
 Số thành viên trong gia đình
Số ngƣời có thu nhập trong gia đình: Khoảng 20% số lao động đƣợc khảo sát là ngƣời
có thu nhập duy nhất trong gia đình. Khoảng 55% số lao động trong gia đình có 2
ngƣời có thu nhập và 20% số lao động trong gia đình có 3 ngƣời có thu nhập.
Về mức thu nhập của cả gia đình các đối tƣợng lao động, khoảng 25% số hộ gia đình
có tổng thu nhập dƣới 7 triệu đồng/tháng;
20
Cụ thể khung thu nhập từ lƣơng đối với ngƣời lao động đƣợc khảo sát nhƣ sau:
Mức thu nhập của cả gia đình
(triệu đồng)
< 7 7-10 10-15 15-20 > 20
Số gia đình có mức thu nhập
(%)
25 35 32 15 2
21
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phân tích số liệu điều tra khảo sát với các đối tƣợng là ngƣời lao động làm việc trong
lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu của đề
tài đạt đƣợc một số kết quả chính sau đây:
1. Phân loại đƣợc các loại hình đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp.
Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp thƣờng là các trƣờng học, bệnh
viện, công ty, tòa nhà, chung cƣ, trung tâm thƣơng mại.
2. Quy mô và phạm vi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn thành phố, có rất nhiều các công ty làm vệ sinh công nghiệp nhƣ
Hoàn Mỹ, ICT, Toàn Cầu, Nhà sạch, Nhà đẹp Việt,… với quy mô lớn và địa bàn trải
dài trên toàn thành phố.
3. Đặc điểm của ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.
Ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp tri thức còn yếu, đa số từ các tỉnh
thành lên thành phố làm việc do hoàn cảnh khó khăn. Độ tuổi của họ thì khá cao. Đa
số từ 50 đến 60. Độ tuổi này không còn đƣợc khỏe, lại khó tìm đƣợc việc. Nên công
việc này cũng phù hợp với họ.
4. Các chế độ chính sách ngƣời lao động đƣợc hƣởng, có phân loại theo loại hình
công việc và theo nhóm doanh nghiệp.
Tùy vào từng vị trí làm và các doanh nghiệp những ngƣời lao động đều đƣợc hƣởng
mức lƣơng trung bình khá, và các chế độ đãi ngộ nhƣ bảo hiểm, hiếu, hỷ, lễ, tết , đồng
phục, …
5. Một số giải pháp đƣợc đề xuất đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sự hài lòng
của ngƣời lao động và một số chính sách mà nhà nƣớc cần quan tâm xem xét
để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động trong xã hội.
Cấp quản lý cần quan tâm đến ngƣời lao động hơn, lắng nghe ý kiến của họ, xem họ
cần gì, và mong muốn gì. Từ đó lên các kế hoạch, chế độ, mức lƣơng phù hợp để cuộc
sống của họ đƣợc tốt hơn, gắn bó với đơn vị quản lý hơn.
Đối với các đơn vị quản lý nhà nƣớc liên quan đến quản lý lao động cần xem xét, quy
định cụ thể đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN vì nhiều đơn vị không thực
hiện mua bảo hiểm cho ngƣời lao động, gây thiệt thòi cho các đối tƣợng lao động này.
22
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Mã số: ………………………
Để có số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học sinh viên của trƣờng Đại học Thủy lợi, với
đề tài đánh giá thực trạng công tác vệ sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng
tôi biên soạn phiếu khảo sát này. Xin Cô/Chú vui lòng cho biết những đánh giá của mình.
I. Thông tin cơ bản:
- Họ và tên:...………….………………ĐT….………………...; Tuổi:………….; Nam/Nữ
- Nơi ở:……………………………………………………….PTDC:………………….......
- Vị trí làm việc:………………………………….……………………………...…………..
- Thời gian làm việc tại vị trí:…………………..Số năm LV cho Công ty:……….….........
- Tên Công ty quản lý:…………………………………………………………………........
- Địa chỉ Công ty:…………………………………………………………………………...
- Tên đơn vị phục vụ:……………………………………………………………………….
- Địa chỉ phục vụ:……………………………………………………………………….......
- Số lƣợng lao động tại đơn vị phục vụ:………ngƣời, bao gồm:………cố định.……cơ động.
II. Thông tin về chế độ cho ngƣời lao động:
- Các loại bảo hiểm đang đƣợc hƣởng:  BHYT;  BHTN;  BHTNNN;  BHXH;……….
- Các loại hỗ trợ đƣợc hƣởng:  Di chuyển;  Điện thoại;  Ăn ca;  Nghỉ phép;  Đồng
phục;
- Các chế độ đang đƣợc hƣởng (hiếu, hỷ, lễ, tết,…):…………………………..…………………..
- Các hỗ trợ khác:……………………………………………………………..…………...
- Khuyến khích giới thiệu lao động:  Có;  Không, Công giới thiệu:…………………đ
- Yêu cầu độ tuổi khi xin việc:  Có;  Không, số tuổi yêu cầu:…………….…………...
- Thời gian làm việc:  Hành chính;  Theo ca: ………giờ/ca;
- Ngoài thời gian làm việc hiện tại Cô/Chú làm gì ?
……………………………………………………………………………………………………
- Cô/Chú có thu nhập khác ngoài tiền lƣơng:  Có;  Không; Chiếm:…………………%
- Mức lƣơng hiện hƣởng:…..................................đ/tháng; chia ra số lần nhận:……....lần/tháng.
- Mức lƣơng cơ bản:……………………..đ/tháng; Lƣơng thời vụ:…......……………đ/tháng.
- Mức lƣơng tăng ca:………………………..đ/……;
23
- Số lƣợng thành viên trong gia đình:………ngƣời, trong đó số LĐ có thu nhập……ngƣời
- Tổng thu nhập của gia đình:……………………………đ/tháng, trong đó các thành viên:
……………………………………………………………………………………………………
III. Đánh giá sự hài lòng:
[ 1-Rất không hài lòng | 2-Không hài lòng | 3-Bình thường | 4-Hài lòng | 5-Rất hài lòng ]
- Mức lƣơng của Cô/Chú có đáp ứng đƣợc cuộc sống hiện tại: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Vì sao:………………………………………………………………………………………….
- Cô/Chú có nhu cầu tăng ca tại chính bộ phận đang làm việc: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Cụ thể:……………………………………………………………………………………………
- Cô/Chú có nhu cầu làm thêm việc khác ngoài ca làm việc hiện tại: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Vì sao:…………………………………………………………………………………………….
- Cô/Chú có nhu cầu tăng ca tại bộ phận khác của Công ty: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Vì sao:…………………………………………………………………………………………..
- Đánh giá mức độ hài lòng chung của Cô/Chú với công việc đang làm: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Vì sao:…………………………………………………………………………………………….
- Cô/Chú có muốn thay đổi công việc trong thời gian tới: 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Vì sao:…………………………………………………………………………………………….
- Nếu đƣợc chọn Công ty khác cùng lĩnh vực thì lựa chọn của Cô/Chú là gì?
- Cô/Chú mong muốn đƣợc nhận kinh phí từ việc tăng ca: theo giờ, ngày, tuần, tháng ?
Vì sao:……………………………………………………………………………………………
- Trƣớc khi làm tại Công ty này thì Cô/Chú đã từng làm việc tƣơng tự ở công ty khác chƣa ?
Cụ thể:………………….…………………………………………...……………………………
- Cô/Chú có biết nhiều về các Công ty làm sạch hiện nay không:  Có;  Không
Cụ thể:…………………………………………………………....................................................
- Cô/Chú có ý kiến đóng góp gì với các cấp quản lý để đáp ứng yêu cầu của ngƣời lao động
nhƣ Cô/Chú ?
.…………………………………………………………………………………………………
Cảm ơn Cô/Chú đã tham gia phỏng vấn./.

More Related Content

What's hot

Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7AmieNguyen5
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAYLuận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOTLuận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOTĐề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAYBảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
 
Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt NamĐề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI TẠI CÔNG TY - T...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI TẠI CÔNG TY - T...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI TẠI CÔNG TY - T...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC NHÓM NGHỀ ĐỘC HẠI TẠI CÔNG TY - T...
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOTLuận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại quận Cẩm LệLuận văn: Tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại quận Cẩm Lệ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại quận Cẩm Lệ
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
 

Similar to Bao cao nhom 1

Tiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxTiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxLHiu999089
 
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công NghiệpLuận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công NghiệpNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...nataliej4
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 

Similar to Bao cao nhom 1 (20)

Tiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxTiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docx
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
mot so yeu to
mot so yeu tomot so yeu to
mot so yeu to
 
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công NghiệpLuận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
 
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...
Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học ...
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
 
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệpThúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
 
Luận án: Quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
 
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung QuốcĐề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
Đề tài: Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Mitsubishi tại Trung Quốc
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đLuận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Xây Dựng Huy Vũ.doc
Giải Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Xây Dựng Huy Vũ.docGiải Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Xây Dựng Huy Vũ.doc
Giải Pháp Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Xây Dựng Huy Vũ.doc
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 

More from KhnhTrnh10

toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)KhnhTrnh10
 
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lenin
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- leninmôn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lenin
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- leninKhnhTrnh10
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkKhnhTrnh10
 
Han yu jiaocheng xiudingben diyice shang-q1
Han yu jiaocheng xiudingben   diyice shang-q1Han yu jiaocheng xiudingben   diyice shang-q1
Han yu jiaocheng xiudingben diyice shang-q1KhnhTrnh10
 
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)KhnhTrnh10
 
Chuong 2 bnn va qui luat ppxs
Chuong 2 bnn va qui luat ppxsChuong 2 bnn va qui luat ppxs
Chuong 2 bnn va qui luat ppxsKhnhTrnh10
 
De cuong-bt-xstk-2015 19-8
De cuong-bt-xstk-2015 19-8De cuong-bt-xstk-2015 19-8
De cuong-bt-xstk-2015 19-8KhnhTrnh10
 

More from KhnhTrnh10 (9)

Cuoi1
Cuoi1Cuoi1
Cuoi1
 
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
 
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lenin
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- leninmôn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lenin
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lenin
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstk
 
Bai 4 lndvm
Bai 4 lndvmBai 4 lndvm
Bai 4 lndvm
 
Han yu jiaocheng xiudingben diyice shang-q1
Han yu jiaocheng xiudingben   diyice shang-q1Han yu jiaocheng xiudingben   diyice shang-q1
Han yu jiaocheng xiudingben diyice shang-q1
 
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)
Bo cau hoi ks doanh nghiep (1)
 
Chuong 2 bnn va qui luat ppxs
Chuong 2 bnn va qui luat ppxsChuong 2 bnn va qui luat ppxs
Chuong 2 bnn va qui luat ppxs
 
De cuong-bt-xstk-2015 19-8
De cuong-bt-xstk-2015 19-8De cuong-bt-xstk-2015 19-8
De cuong-bt-xstk-2015 19-8
 

Bao cao nhom 1

  • 1. ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: SỰ ĐA DẠNG CỦA THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Sinh viên thực hiện: Vũ Bảo Ngọc – 58K-PT2 Nguyễn Thị Thảo – 59K1 Đặng Khánh Trình – 59K1 Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Đức Toàn Hà Nội, 2019
  • 2. 2 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 5 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 5 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 5 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 6 1.1. Lịch sử của ngành vệ sinh công nghiệp ............................................................ 6 1.1.1. Vệ sinh công nghiệp là gì? ......................................................................... 6 1.2. Đặc điểm của lĩnh vực vệ sinh công nghiệp...................................................... 6 1.2.1. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp................................... 6 1.2.2. Các công việc chính của ngành vệ sinh công nghiệp .................................. 7 1.3. Đặc điểm của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp .................... 7 1.4. Vai trò của ngành vệ sinh công nghiệp ............................................................. 8 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 9 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 9 2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 9 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 9 2.3.1. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu............................................... 9 2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể......................................................... 11 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 12 3.1. Nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp ................................................. 12 3.2. Loại hình công việc của dịch vụ VSCN.......................................................... 12 3.3. Đặc điểm của lực lƣợng lao động trong ngành dịch vụ VSCN........................ 13 3.4. Sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................................................................................ 15 3.3. Các chế độ chính sách của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động.................... 16 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 21 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 22
  • 3. 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 3-1: Thống kê một số đặc điểm của ngƣời lao động..........................................14 Bảng 3-2: Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm.............................................14 Bảng 3-3: Sự đa dạng của các công ty làm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.........15 Bảng 3-4: Thống kê về chế độ tiền lƣơng của các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN qua một số công ty tiêu biểu.............................................................................................16 Bảng 3-5: Thống kê một số chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động qua một số công ty tiêu biểu........................................................................................................18 Bảng 3-6: Thống kê các loại hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng từ các công ty quản lý ......................................................................................................................18 Bảng 3-7: Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động.............19 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Đồ 3. 1: Thống kê về loại hình sử dụng dịch vụ VSCN .....................................12 Biểu Đồ 3. 2: Biều đồ loại hình vị trí làm việc của dịch vụ VSCN.............................13 Biểu Đồ 3. 3: Thống kê về phƣơng tiên di chuyển của ngƣời lao động trong ngành VSCN........................................................................................................................15
  • 4. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, đi kèm với sự phát triển của xã hội, các tòa nhà công sở, trung tâm thƣơng mại, chung cƣ, trƣờng học, bệnh viện đƣợc xây dựng ngày một nhiều. Để có đƣợc một môi trƣờng sống, làm việc, học tập tốt hơn, dịch vụ vệ sinh công nghiệp đã đƣợc du nhập, phát triển, và trở thành một ngành không thể thiếu cùng với sự phát triển của đất nƣớc. Thị trƣờng dịch vụ vệ sinh công nghiệp là rất lớn và nhu cầu cũng ngày một tăng mạnh mẽ. Tại Việt Nam ngành vệ sinh công nghiệp với các dịch vụ làm sạch liên quan đang có nhiều thay đổi, kể từ khi mới còn non trẻ nay đã trở thành một ngành công nghiệp đƣợc nhiều công ty theo đuổi, hàng năm dịch vụ vệ sinh công nghiệp đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Nhƣng Việt Nam là một môi trƣờng mới mở, đầy cạnh tranh, sự cạnh tranh này là rất khốc liệt, tàn bạo và bất chấp. Nếu không làm mới mình thì có nhiều doanh nghiệp sẽ phải ôm hận cũng nhƣ trên bờ phá sản. Các doanh nghiệp cần học tập và nghiên cứu cách làm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Theo ƣớc tính tại Mỹ có khoảng 77 tỷ feet vuông (23.5 tỷ m2) không gian sàn thƣơng mại tại đây, một thị trƣờng tiềm năng sẽ đem về lợi nhuận 15 tỷ đô mỗi năm (theo MarketData Enterpreses Inc). Việt Nam còn nhỏ bé, là quốc gia đang phát triển, nhƣng tốc độ có thể nó là bình thƣờng (không dám nói là chậm) nhƣng có một sự sĩ diện rất cao. Nƣớc Mỹ là quốc gia đứng đầu về kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, phát triển vậy nhƣng ngƣời Mỹ lại không ngần ngại làm mọi việc để phát triển. Chính vì vậy, công nhân trong ngành vệ sinh công nghiệp của họ cũng có trình độ nhận thức rất cao, họ không giống chúng ta. Khi tuyển dụng có nhiều ngƣời nghe đến từ vệ sinh là đã tỏ thái độ không thích và dƣờng nhƣ cảm nhận đó là một nghề thấp kém. Nhƣng trong khi đó bạn phải làm nghề khác rất vất vả và nặng nhọc hơn – đó là sĩ diện. Trong khi tại Mỹ, khi tất cả ngành công nghiệp, thƣơng mại khác gặp khó khăn, thì ngành công nghiệp làm sạch vẫn phát triển và không bị chững lại là vì sao vậy? Vì mọi thành phố, mọi khu vực, mọi ngôi nhà, văn phòng công ty, … đều có nhu cầu làm sạch. Làm sao mà một thị trƣờng rộng lớn đến vậy lại có thể tụt lùi lại đƣợc phải không bạn. Nếu nhìn nhận khách quan hơn thì có lẽ đây sẽ là một công việc giải quyết đƣợc vấn đề tại Việt Nam. Vì nhƣ nƣớc Mỹ có đến 23 tỷ m2 sàn thƣơng mại. Thì chỉ
  • 5. 5 tính riêng ở Hà Nội cũng có vài triệu mét vuông sàn thƣơng mại. Chƣa tính đến các tòa nhà chung cƣ đang mọc lên và những nhà dân đông đúc. Để có cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực vệ sinh công nghiệp nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Sự đa dạng của thị trƣờng dịch vụ vệ sinh công nghiệp và nghiên cứu điển hình tại địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm giúp các đơn vị quản lý có những chính sách phù hợp liên quan đến lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trong tƣơng lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự đa dạng của thị trƣờng dịch vụ vệ sinh công nghiệp, đăc biệt tại khu vực thành phố Hà Nội để tìm ra những xu hƣớng phát triển cũng nhƣ cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về thị trƣờng để có những chiến lƣợc phát triển phù hợp trong tƣơng lai cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc có chính sách phù hợp hơn đối với dịch vụ mới mẻ này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, học tập, cho quá trình đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự đa dạng, phát triển của ngành vệ sinh công nghiệp. Giúp các doanh cái nhìn rõ hơn về thị trƣờng để có những chiến lƣợc phát triển phù hợp trong tƣơng lai. Các công ty, trƣờng học, bệnh viện có thể tìm cho mình những công ty vệ sinh phù hợp. Những ngƣời công nhân có thêm sự hiểu biết, có thể có đƣợc công việc và chế độ tốt nhất. Góp phần cho đất nƣớc giàu đẹp và phát triển hơn.
  • 6. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử của ngành vệ sinh công nghiệp Vệ sinh công nghiệp và sức khỏe nghề nghiệp đã là mối quan tâm tại nơi làm việc từ thời cổ đại. Chính xác là nhƣ vậy, ngay cả ngƣời Hy Lạp cổ đại cũng lo lắng về điều kiện tại nơi làm việc. Năm 1556, Agricola – Học giả ngƣời Đức đã mô tả bệnh của các thợ mỏ và các biện pháp phòng ngừa theo quy định trong cuốn sách De Re Metallica của ông. Đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, Tiến sĩ Alice Hamilton đã công bố bằng chứng cho thấy có một mối tƣơng quan giữa bệnh nhân và tiếp xúc với chất độc. Cô cũng đã trình bày đề xuất dứt khoát để loại bỏ điều kiện làm việc không lành mạnh. Năm 1913, Bộ Lao động New York và Sở Y tế thành lập Ohio các chƣơng trình vệ sinh công nghiệp nhà nƣớc đầu tiên và tất cả các bang đã ban hành luật này năm 1948. Ngành dịch vụ vệ sinh du nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19 dƣới thời Pháp thuộc. Khi đó, một số khách sạn lớn đƣợc xây dựng tại Sài Gòn và để duy trì sự phục vụ tốt và sạch, họ bắt đầu tuyển dụng các nhân viên lau dọn vệ sinh hàng ngày. 1.1.1. Vệ sinh công nghiệp là gì? Vệ sinh công nghiệp hiểu một cách đơn giản đó là hình thức vệ sinh truyền thống kết hợp với những loại máy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp cùng hóa chất chuyên dụng và những phƣơng pháp tối ƣu. Không chỉ làm sạch bề mặt nhƣ cách thông thƣờng mà còn diệt khuẩn, loại bỏ bớt các nhân tố độc hại trong môi trƣờng sống và làm việc. Từ đó tạo ra không gian sống, làm việc sạch sẽ đúng chuẩn. 1.2. Đặc điểm của lĩnh vực vệ sinh công nghiệp Đặc điểm cơ bản của ngành đó là chi phí cho việc làm sạch thấp, đội ngũ công nhân không mất nhiều công sức đào tạo, vì những công việc vệ sinh là rất gần gũi với những gì họ làm hằng ngày. Và ngôi nhà nào cũng cần vệ sinh cả. Một ngƣời nếu muốn bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này cũng không cần nhiều kiến thức máy móc phức tạp, chỉ cần lên ý tƣởng, tự tìm kiếm khách hàng, trên mạng hay trực tiếp và một chiếc điện thoại di động. Khi có khách thì việc duy trì khách hàng dần dà sẽ mang lại cho bạn một hầu bao lớn dần. Suy thoái kinh tế đã không thực sự ảnh hƣởng đến việc kinh doanh, vệ sinh công nghiệp là một ngành kháng suy thoái đầu tiên trong tất cả ngành công nghiệp. Một số đặc điểm chi tiết khác đối với lĩnh vực vệ sinh công nghiệp nhƣ sau: 1.2.1. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp
  • 7. 7 Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ tòa nhà, cao ốc, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, công xƣởng, nhà máy, nhà xƣởng, khu chế biến, bệnh viện, trƣờng học. Công trình cá nhân nhƣ căn hộ, biệt thự, vƣờn cây… 1.2.2. Các công việc chính của ngành vệ sinh công nghiệp Các công việc chính của vệ sinh công nghiệp bao gồm: - Vệ sinh trần nhà, đèn, quạt treo tƣờng, làm sạch tƣờng, cửa - Vệ sinh cầu thang, lan can, tay vịn, các thiết bị trang trí - Vệ sinh bàn ghế, giƣờng tủ, thiết bị văn phòng - Vệ sinh toilet, các thiết bị vệ sinh - Giặt thảm, giặt ghế nội thất, rèm cửa - Vệ sinh khu vực công cộng hành lang, lối đi - Chăm sóc vƣờn cây cảnh 1.3. Đặc điểm của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp Ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp có một số đặc điểm sau đây: - Những ngƣời lao đông trong ngành vệ sinh công nghiệp đa phần có trình độ thấp, không đƣợc đi học, kiến thức thấp. Họ không tìm đƣợc việc làm, không có nhiều kiến thức về các ngành nghề khác, chính ngành nghề của họ, nhiều ngƣời họ cũng không tìm hiểu. Hàng ngày họ chỉ đến làm rồi về chăm lo nhà cửa, gia đình. - Đa phần họ đƣợc bạn bè giới thiệu, nhiều ngƣời ở xa, hàng ngày thời gian cả đi cả về của họ đã mất hơn 2 tiếng. - Thiếu việc làm tại quê nhà, nhiều lao động phải lên thành phố kiếm sống. Với mức lƣơng ít ỏi, đời sống những ngƣời lao động gặp vô vàn khó khăn. Ở trong những căn nhà trọ rộng hơn 10m2, chi tiêu mỗi bữa ăn khoảng 30 nghìn đồng, đó là hoàn cảnh sống của nhiều lao động hiện nay. Họ phải chi tiêu chắt góp, ăn uống tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình. - Những ngƣời lao động ở đây phần lớn là lớn tuổi, độ tuổi xin việc khó khăn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khiến họ dù lớn tuổi vẫn phải cố đi làm.
  • 8. 8 1.4. Vai trò của ngành vệ sinh công nghiệp Dịch vụ vệ sinh công nghiệp mang lại cho ngƣời lao động và ngành công nghiệp các lợi ích nhƣ: - Vệ sinh, cải thiện môi trƣờng sống, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. - Thu hút lao động vệ sinh công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp có trình độ văn hóa hạn chế. - Kiểm tra tại nơi làm việc các mối nguy hiểm tiềm tàng:  Mối nguy hiểm vật lý: Nhiệt độ, bức xạ, độ cao,…  Nguy hiểm sinh học: Nấm mốc, côn trùng, bệnh truyền nhiễm từ các loài truyền nhiễm  Nguy hiểm hóa học: Axit, bazơ,… - Vệ sinh công nghiệp mang lại một môi trƣờng sống và làm việc tiện nghi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe… tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn chuyên tâm vào các hoạt động sống, học tập và làm việc, chăm sóc gia đình và bản thân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, tại nơi làm việc nhiều công ty sử dụng các chất độc hại, các vật liệu nhƣ chất lỏng làm sạch công nghiệp, hóa chất, phế phẩm từ quá trình làm việc, v.v. có thể gây hậu quả về sức khỏe con ngƣời và ô nhiễm môi trƣờng.
  • 9. 9 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng làm khảo sát ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp tại các công ty, trƣờng học, bệnh viện, chung cƣ, trung tâm thƣơng mại. Phạm vi nghiên cứu đó là điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về sự đa dang của thị trƣờng vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội với một số nội dung chính sau đây: - Xem xét nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu về các đối tƣợng sử dụng dịch vụ - Các loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp trong lĩnh vực - Nghiên cứu sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ - Tìm hiểu về ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp - Các chế độ chính sách mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết: Thực tế dịch vụ vệ sinh công nghiệp đã có ở Việt Nam từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên thời gian đó những công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp đa phần là những công ty đến từ nƣớc ngoài hoặc những công ty liên doanh. Đáng nói hơn, thời gian đầu hình thành dịch vụ vệ sinh công nghiệp chỉ là những công việc liên quan tới cung cấp các dịch vụ tạp vụ văn phòng, dịch vụ lau kính,… Theo thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của nền kình tế, các TTTM, các tòa cao ốc mọc lên cũng chính là giai đoạn dịch vụ vệ sinh công nghiệp bắt đầu phát triển. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chính là những thị trƣờng tiềm năng đầu tiên để các đơn vị vệ sinh công nghiệp hình thành và phát triển. Từ đó, những công ty vệ sinh công nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lƣợng lẫn quy mô trên hầu khắp các thành phố lớn cả nƣớc. + Trên Thế Giới: Vệ sinh công nghiệp trên thế giới hình thành từ khi nền công nghiệp sản xuất, chế tạo của các nƣớc phƣơng tây hình thành và phát triển. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ vệ sinh khu công nghiệp, chế xuất, các tòa nhà văn phòng cũng cứ thế mà
  • 10. 10 gia tăng theo đó và dần trở thành một dịch vụ không thể thiếu. Dần dần theo xu hƣớng đó, vệ sinh công nghiệp đã trở thành một ngành nghề riêng biệt. Nhân lực của ngành này đều đƣợc đào tạo một cách bài bản, với đầy đủ bằng cấp chứng chỉ nhƣ quá trình đào tạo một ngành nghề bất kỳ nào khác. Ở một số nƣớc phƣơng tây nhƣ Anh, Pháp, Đức, Italia, nhân viên ngành vệ sinh công nghiệp thậm chí còn đƣợc coi trọng hơn những ngành nghề thông thƣờng khác và có mức thu nhập tƣơng đối cao. Ở các nƣớc phát triển ngành vệ sinh công nghiệp đã có từ rất lâu nhƣng chỉ mới du nhập vào nƣớc ta từ những năm 80. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà nó mang lại và nó đƣợc coi là ngành công nghiệp phụ trợ cho tất cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ làm sạch chuyên nghiệp ra đời với các gói dịch vụ đa dạng, phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng. + Việt Nam: Kế thừa và phát huy ngành vệ sinh công nghiệp trên thế giới trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây. Thực tế không thể phủ nhận rằng vệ sinh công nghiệp ở Việt Nam đang thực sự có những bƣớc phát triển rõ rệt. Tuy vậy chúng ta còn gặp tƣơng đối nhiều khó khăn để bắt kịp với xu thế chung của thế giới. Khó khăn đến từ quá trình khẳng định dịch vụ với khách hàng. Hầu hết chúng ta đều chƣa quen với việc có đƣợc một đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp. Công tác vệ sinh duy trì vốn đƣợc coi nhƣ “cây nhà lá vƣờn” khi công ty, doanh nghiệp tự có nguồn lực riêng để tiến hành công tác này. Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự phát triển đƣợc, có thể sánh vai với các nƣớc phát triển khác chúng ta cần phải thực sự nâng cao chất lƣợng dịch vụ hơn, đem lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với đủ tiêu chuẩn an toàn. Vệ sinh công nghiệp trên thế giới đã trở thành một ngành thực sự phát triển và có đóng góp cực kỳ to lớn trong việc giữ gìn vệ sinh cũng nhƣ mang tới cho con ngƣời chất lƣợng cuộc sống tốt hơn. Tuy Việt Nam là nƣớc đi sau trong lĩnh vực này, nhƣng chúng ta cũng đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ để cho thấy phần nào sự cần thiết của dịch vụ vệ sinh này với sự phát triển chung của xã hội. Hy vọng trong tƣơng lai không xa chúng ta có thể có đƣợc chất lƣợng dịch vụ không thua kém gì những nƣớc phát triển khác trên thế giới. Đã là khái niệm vệ sinh thì chắc chắn sẽ gắn liền với các công đoạn dọn dẹp và làm sạch. Những phƣơng thức vệ sinh truyền thống chúng ta chủ yếu sử dụng sức ngƣời và dụng cụ thô sơ. Còn với vệ sinh công nghiệp chúng ta sử dụng những công nhân có tay nghề cao đƣợc đào tạo chuyên nghiệp và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tiên tiến
  • 11. 11 với máy móc hiện đại, quy trình xử lý tiên tiến. Nhờ đó công đoạn vệ sinh trở nên đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhƣng lại hiệu quả rất cao. Với vệ sinh công nghiệp không chỉ làm sạch bề mặt nhƣ cách thông thƣờng mà còn diệt khuẩn, loại bỏ bớt các nhân tố độc hại trong môi trƣờng sống và làm việc. Từ đó tạo ra không gian sống, làm việc sạch sẽ đúng chuẩn. - Cách tiếp cận: Cách tiếp cận của nghiên cứu đó là khảo sát, thu thập số liệu từ những ngƣời trực tiếp lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn qua đó có thể phân tích, thảo luận và đánh giá theo các nội dung mà nghiên cứu đƣa ra. 2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo đã có. Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng cách dùng các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin và ý kiến đánh giá của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. + Đối tƣợng điều tra: Đối tƣợng điều tra là ngƣời lao động trực tiếp trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Nội dung điều tra khảo sát: Các nội dung của bảng bao gồm các thông tin chung của ngƣời lao động và đơn vị cung cấp dịch vụ; thông tin về chế độ ngƣời lao động đƣợc hƣởng; các câu hỏi đánh giá các khía cạnh liên quan đến việc làm của ngƣời lao động. Nội dung của phiếu điều tra đƣợc chi tiết tại Phụ lục. Nhóm nghiên cứu thực hiện phƣơng pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời lao động với kết quả thu đƣợc 208 phiếu và tất cả các phiếu đƣợc sử dụng. Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, phân tích, so sánh nhằm đánh giá tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Phân tích số liệu điều tra khảo sát sử dụng phần mềm phân tích thống kê STATA 12. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Chƣơng 3.
  • 12. 12 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Từ số liệu điều tra khảo sát, nhóm nghiên cứu đi vào phân tích, đánh giá tập trung vào các nội dung nghiên cứu đã đƣa ra trong chƣơng 1. Chi tiết kết quả và thảo luận các nội dung cụ thể dƣới đây. 3.1. Nhu cầu đối với dịch vụ vệ sinh công nghiệp Theo số liệu khảo sát thì có 4 nhóm đối tƣợng chính sử dụng dịch vụ VSCN, bao gồm bệnh viện, văn phòng cơ quan, các tòa nhà, và các trƣờng học. Tỷ lệ các đối tƣợng sử dụng theo nhóm khảo sát đƣợc trình bày trong biểu đồ sau. Biểu Đồ 3. 1: Thống kê về loại hình sử dụng dịch vụ VSCN Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp đối với nhóm đối tƣợng là bệnh viện cao hơn cả với khoảng 42% tổng thị trƣờng, tiếp đến là các tòa nhà (với 29%) và đối tƣợng là trƣờng học chiếm 24%, còn lại là đối tƣợng sử dụng dịch vụ là cơ quan, văn phòng. 3.2. Loại hình công việc của dịch vụ VSCN Dịch vụ VSCN có một số loại hình công việc đặc trƣng của ngành. Biểu đồ dƣới đây phân loại các vị trí việc làm khác nhau. 42% 5% 29% 24% Biểu đồ thống kê về loại hình sử dụng dịch vụ VSCN Bệnh Viện Công Ty Tòa Nhà Trường Học
  • 13. 13 Biểu Đồ 3. 2: Biều đồ loại hình vị trí làm việc của dịch vụ VSCN Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng vị trí của ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp rất đa dạng. Các vị trí việc làm đƣợc phân loại khác nhau nhƣ làm việc ở khu vực hành lang, trong nhà, ngoại cảnh, sảnh, lau kính, khu vệ sinh. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời lao động phải làm việc kết hợp nhiều vị trí việc làm trên trong nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp chỉ chuyên trách một nhiệm vụ vị trí cụ thể nào đó, ví dụ chuyên lau kính hoặc làm công tác ngoại cảnh. Số liệu điều tra cho thấy số lƣợng ngƣời lao động làm sạch trong nhà chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) trong tổng số ngƣời lao động đƣợc khảo sát. Có khoảng 28% ngƣời lao động chuyên làm việc ở khu ngoại cảnh, một số ít chuyên lau kính. 3.3. Đặc điểm của lực lƣợng lao động trong ngành dịch vụ VSCN  Giới tính Về giới tính, kết quả của mẫu khảo sát cho thấy tổng số lao động nữ chiếm đến 95% lực lƣợng lao động trong ngành. Số lao động nam chỉ chiếm 5% và hầu hết số lao động này làm việc tại vị trí ngoại cảnh.  Độ tuổi và số năm làm việc Độ tuổi của ngƣời lao động trong lĩnh vực VSCN thƣờng đƣợc quy định khác nhau phụ thuộc vào đơn vị cung cấp lao động. Tuy nhiên, giá trị trung bình của mẫu khảo sát đó là 47,6 tuổi. Ngƣời lao động nhỏ tuổi nhất là 21 tuổi và cao nhất là 68 tuổi. Số năm làm việc cho đơn vị hiện tại cũng có sự dao động đáng kể, từ 0,01 năm cho đến 20 năm. Tuy nhiên giá trị trung bình là khoảng 3,4 năm. 1% 63% 22% 5% 1% 8% Biểu đồ loại hình vị trí làm việc của dịch vụ VSCN Hành lang Trong nhà Ngoại cảnh Sảnh Lau kính Wc
  • 14. 14 Kết quả điều tra về độ tuổi và số năm làm việc của ngƣời lao động đƣợc thống kê trong bảng dƣới đây: Bảng 3-1: Thống kê một số đặc điểm của ngƣời lao động TT Tên biến số Số quan sát (Obs) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) 1 Tuổi 208 47,55769 9,341432 21 68 2 Số năm làm việc cho đơn vị 202 3,448366 3,564126 0.01 20  Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm: Bảng 3-2: Số năm làm việc trung bình phân theo nhóm Phần trăm Chỉ tiêu 10% 25% 50% 75% 90% Giá trị trung bình Số năm làm việc tại đơn vị (năm) 0,4 1 2 5 10 3,45 Độ tuổi của ngƣời lao động 34 41 48 55 60 47,5 Những ngƣời lao động đa phần đều là những ngƣời trung tuổi hoặc lớn tuổi, đa phần họ đều là những ngƣời có trình độ văn hóa thấp. Gia cảnh khó khăn, từ quê lên thành phố làm việc. Qua số liệu đã phân tích có thể thấy độ tuổi trung bình của họ vào khoảng 47,5 và số năm làm việc của họ là khoảng 3.4 năm và chi tiết phân theo nhóm cho thấy khoảng một nửa số lao động có thời gian làm việc tại đơn vị hiện tại là 2 năm và 50% độ tuổi ở thấp hơn 48 tuổi.  Phƣơng tiện đi lại: Phƣơng tiện đi lại của các đối tƣợng lao động trong lĩnh vực VSCN có sự đa dạng. Biểu đồ dƣới đây thể hiện phần trăm số lao động sử dụng phƣơng tiện di chuyển đến nơi làm việc.
  • 15. 15 Biểu Đồ 3. 3: Thống kê về phƣơng tiên di chuyển của ngƣời lao động trong ngành VSCN Với những ngƣời lao động trong ngành này, phƣơng tiện di chuyển của họ là đi bộ, xe bus, xe công ty, xe đạp, xe điện và chủ yếu là xe máy. Một số đơn vị cung cấp xe đƣa đón ngƣời lao động (chiếm 3%) trong tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát. Phƣơng tiện chủ yếu vẫn là sử dụng xe máy cá nhân (với khoảng 48%). 3.4. Sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội Có một sự đa dạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VSCN. Theo thống kê từ khảo sát thì có đến 33 đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ này trên thị trƣờng Hà Nội. Số liệu chi tiết đƣợc trình bày ở bảng sau. Bảng 3-3: Sự đa dạng của các công ty làm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội STT Tên công ty Nhân công Chiếm (%) 1 Công ty cổ phần Hoàng Hà 4 1.96 2 Công ty kĩ thuật làm sạch thƣơng mại quốc tế 1 0.49 3 Công ty môi trƣờng vệ sinh đô thị hà nội 3 1.47 4 Công ty Nam An 1 0.49 5 Công ty Nhật An 2 0.98 6 Công ty TNHH Thủ Đô 2 1 0.49 7 Công ty Thăng Long 3 1.47 8 Công ty Diên Vy 1 0.49 9 Công ty HTG 4 1.96 19% 13% 3% 14% 3% 48% Biểu đồ phương tiện đi lại của công nhân trong ngành VSCN Đi bộ Xe bus Xe công ty Xe đạp Xe điện Xe máy
  • 16. 16 10 Công ty HTX Bảo Khánh 1 0.49 11 Công ty Hành Tinh Xanh 1 0.49 12 Công ty Hoàn Mỹ 41 20.10 13 Công ty Hùng Vinh 1 0.49 14 Công ty Hƣơng Ly 5 2.45 15 Công ty ICT 44 21.57 16 Công ty Khang Minh 1 0.49 17 Công ty Không Gian Sạch 2 0.98 18 Công ty Ladeco 2 0.98 19 Công ty Loseco 3 1.47 20 Công ty Nhà đẹp Việt 12 5.88 21 Công ty Nhà sạch 5 2.45 22 Công ty Pan service 6 2.94 23 Công ty Quốc Tế Việt 5 2.45 24 Công ty TNHH Sinh Thái Hoa Anh Đào 4 1.96 25 Công ty TNS Clean 4 1.96 26 Công ty Thái Bình 1 0.49 27 Công ty Tina 3 1.47 28 Công ty Toàn cầu 9 4.41 29 Trực tiếp 23 11.27 30 Công ty Việt Mỹ 2 0.98 31 Công ty Vina Hanh Nguyên 3 1.47 32 Công ty y Nhân 1 0.49 33 Vinhome 5 2.45 Qua bảng trên có thể thấy rõ, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Để không bị đào thải, họ cạnh tranh, nâng cao công nghệ, quy trình phục vụ, nâng cao đời sống những ngƣời lao động, qua đó giúp ngành vệ sinh công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú hơn. 3.3. Các chế độ chính sách của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động  Mức lƣơng mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng: Bảng 3-4: Thống kê về chế độ tiền lƣơng của các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN qua một số công ty tiêu biểu TT Tên đơn vị cung cấp dịch vụ Số quan sát (Obs) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) 1 Công ty Hoàn Mỹ 41 4,18848 0,84285 3 7,2
  • 17. 17 TT Tên đơn vị cung cấp dịch vụ Số quan sát (Obs) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) 2 Công ty ICT 44 4,647727 1,895464 3 15 3 Công ty Nhà Đẹp Việt 11 3,681818 0,1601136 3,6 4 4 Thuê trực Tiếp 23 4,870435 1,143724 2,5 8 5 Công ty Toàn Cầu 9 4,08889 0,7321961 3,7 6 Qua bảng trên có thể thấy chế độ tiền lƣơng của các công ty cho ngƣời lao động còn khá thấp , trung bình từ 3.6 đến 4.8 triệu. Mức độ dao động mặc dù có sự chênh lệch lớn (từ 2.5 đến 15 triệu) tùy vào từng vị trí công việc, và các giờ tăng ca. Tuy nhiên, mức lƣơng chỉ phổ biến ở mức 4 triệu và có dao động đối với từng đơn vị cung cấp dịch vụ. Công ty ICT có mức lƣơng trung bình cao nhất với giá trị là 4,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên độ lệch chuẩn cũng tƣơng đối cao (với giá trị 1,9 triệu) giữa các đối tƣợng lao động. Nhìn chung với mức lƣơng trung bình đó, đời sống ngƣời công nhân gặp phải nhiều khó khăn. Về mức thu nhập từ lƣơng của ngƣời lao động, khoảng 45% ngƣời lao động có mức lƣơng từ 4-5 triệu đồng. Mức lƣơng dƣới 4 triệu đồng chiếm khoảng 30% và mức lƣơng trên 5 triệu đồng chiếm khoảng 10%. Hầu hết số ngƣời lao động đƣợc hƣởng mức lƣơng cao do có thâm niên làm việc tại công ty và vị trí làm việc yêu cầu về kỹ thuật hoặc nặng nhọc, độc hại (ví dụ thu dọn rác ở các tòa nhà hoặc bệnh viện). Hầu hết các đơn vị thanh toán lƣơng làm 1 đợt trong tháng (chiếm 92%) và còn lại là thanh toán thành 2 đợt/tháng. Cụ thể khung thu nhập từ lƣơng đối với ngƣời lao động đƣợc khảo sát nhƣ sau: Mức lƣơng (triệu đồng) < 3 3 - 4 4-5 5-6 > 6 Số lao động đƣợc hƣởng (%) 4 50 34 8 4 Ngoài thời gian làm việc chính thức, có khoảng 20% số lao động tham gia các hoạt động ngoài giờ khác để kiếm thêm thu nhập. Công việc phổ biến đó là làm giúp việc thêm theo giờ cho các hộ gia đình. Khoảng 25% số ngƣời đƣợc hỏi có khoản thu nhập khác ngoài lƣơng từ các công việc ngoài giờ và một số đối tƣợng có khoản lƣơng hƣu. Về chế độ tăng ca, làm thêm giờ, ngƣời lao động đƣợc hƣởng tính theo giờ làm thêm. Mức lƣơng làm thêm giờ phổ biến là từ 15.000 – 20.000 đồng/h (chiếm 60%) và từ 20.000 – 30.000 đồng/h chiếm 25%.
  • 18. 18  Các chính sách hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng Các chế độ chính sách mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng tùy thuộc vào các đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau. Bảng dƣới đây tổng hợp các chế độ chi tiết mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng. Bảng 3-5: Thống kê một số chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động qua một số công ty tiêu biểu TT Tên công ty Bảo hiểm Các loại hỗ trợ Chế độ đƣợc hƣởng Chế độ khác Yêu cầu về độ tuổi Thời gian làm việc (HC/Ca) 1 Công ty Hoàn Mỹ 1,2,4 1,3,5 1,2,3,4 0 18-55 HC 2 Công ty ICT 1,4 4,5 1,2,3,4 0 18-45 HC 3 Công ty Nhà Đẹp Việt 1,4 2,4,5 3,4 1 0 HC 4 Trực Tiếp 1,2,4 5 3,4,2 0 >18 Ca 5 Công ty Toàn Cầu 1,4 5 4 0 >18 HC Ghi chú: - Bảo hiểm: 1-BHYT; 2-BHTN; 3-BHTNNN; 4-BHXH; 5-Khác Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc, mỗi ngƣời lao động có một chế độ bảo hiểm khác nhau. Trừ những ngƣời lao động họ làm thời vụ cho công ty là không có bảo hiểm. Còn lại đa số họ đều đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên có một số công ty họ trốn, không đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động, hay thay vì đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động, họ cộng thẳng tiền vào lƣơng và cũng đƣợc ngƣời lao động đồng ý. Bảng 3-6: Thống kê các loại hỗ trợ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng từ các công ty quản lý Các loại hỗ trợ đƣợc hƣởng Đi lại Điện thoại Ăn ca Nghỉ phép Đồng phục Hiếu Hỷ Lễ Tết Khác Đƣợc hỗ trợ (%) 10 3 16 37 83 31 30 55 80 20 Không đƣợc hỗ trợ (%) 90 97 84 63 17 69 70 45 20 80 Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Ghi chú: - Hỗ trợ khác: 1-Di chuyển; 2-Điện thoại; 3-Ăn ca; 4-Nghỉ phép; 5-Đồng phục; 6- Khác - Chế độ đƣợc hƣởng: 1-Hiếu; 2-Hỷ; 3-Lễ; 4-Tết; 5-Khác (ốm đau)
  • 19. 19 - Chế độ khác: đi du lịch, tiền thâm niên công tác Qua bảng trên ta có thể thấy rõ, trừ các ngày lễ tết và đồng phục là đƣợc hỗ trợ trên 50% , còn lại các chế độ khác nhƣ đi lại, điện thoại, ăn ca, nghỉ phép, hiếu, hỷ đều rất thấp và gần nhƣ là không đƣợc hỗ trợ. Một số chế độ khác đƣợc hỗ trợ bao gồm hỗ trợ ốm đau, ăn trƣa, kinh phí công đoàn, du lịch một năm một lần. Ngoài ra, một số công ty áp dụng chế độ khuyến khích ngƣời lao động vào làm việc tại đơn vị. Có nhiều mức khuyến khích mà các đơn vị áp dụng, tuy nhiên phổ biến ở mức 100.000 đến 200.000 đồng cho việc giới thiệu đƣợc một lao động đến làm việc cho công ty. Về thời gian làm việc, hầu hết các đơn vị thực hiện theo giờ hành chính (chiếm 85%) và làm việc theo ca (chiếm 15%). Một số loại hình làm việc theo ca gồm ca 8 tiếng và ca 4 tiếng. Một số đối tƣợng làm việc theo ca 4 tiếng thuộc loại hình làm trực tiếp không qua công ty.  Đặc điểm gia đình ngƣời lao động Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động đƣợc chi tiết trong bảng sau: Bảng 3-7: Đặc điểm về gia đình, tổng thu nhập gia đình của ngƣời lao động TT Tên biến số Số quan sát (Obs) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) 1 Số ngƣời trong gia đình 204 3,759804 1,398857 1 8 2 Số ngƣời có thu nhập 200 2,19 0,887603 1 6 3 Tổng thu nhập của cả gia đình (triệu đồng ) 165 10,72606 5,039117 3,2 28  Số thành viên trong gia đình Số ngƣời có thu nhập trong gia đình: Khoảng 20% số lao động đƣợc khảo sát là ngƣời có thu nhập duy nhất trong gia đình. Khoảng 55% số lao động trong gia đình có 2 ngƣời có thu nhập và 20% số lao động trong gia đình có 3 ngƣời có thu nhập. Về mức thu nhập của cả gia đình các đối tƣợng lao động, khoảng 25% số hộ gia đình có tổng thu nhập dƣới 7 triệu đồng/tháng;
  • 20. 20 Cụ thể khung thu nhập từ lƣơng đối với ngƣời lao động đƣợc khảo sát nhƣ sau: Mức thu nhập của cả gia đình (triệu đồng) < 7 7-10 10-15 15-20 > 20 Số gia đình có mức thu nhập (%) 25 35 32 15 2
  • 21. 21 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phân tích số liệu điều tra khảo sát với các đối tƣợng là ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu của đề tài đạt đƣợc một số kết quả chính sau đây: 1. Phân loại đƣợc các loại hình đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp thƣờng là các trƣờng học, bệnh viện, công ty, tòa nhà, chung cƣ, trung tâm thƣơng mại. 2. Quy mô và phạm vi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn thành phố, có rất nhiều các công ty làm vệ sinh công nghiệp nhƣ Hoàn Mỹ, ICT, Toàn Cầu, Nhà sạch, Nhà đẹp Việt,… với quy mô lớn và địa bàn trải dài trên toàn thành phố. 3. Đặc điểm của ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Ngƣời lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp tri thức còn yếu, đa số từ các tỉnh thành lên thành phố làm việc do hoàn cảnh khó khăn. Độ tuổi của họ thì khá cao. Đa số từ 50 đến 60. Độ tuổi này không còn đƣợc khỏe, lại khó tìm đƣợc việc. Nên công việc này cũng phù hợp với họ. 4. Các chế độ chính sách ngƣời lao động đƣợc hƣởng, có phân loại theo loại hình công việc và theo nhóm doanh nghiệp. Tùy vào từng vị trí làm và các doanh nghiệp những ngƣời lao động đều đƣợc hƣởng mức lƣơng trung bình khá, và các chế độ đãi ngộ nhƣ bảo hiểm, hiếu, hỷ, lễ, tết , đồng phục, … 5. Một số giải pháp đƣợc đề xuất đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sự hài lòng của ngƣời lao động và một số chính sách mà nhà nƣớc cần quan tâm xem xét để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động trong xã hội. Cấp quản lý cần quan tâm đến ngƣời lao động hơn, lắng nghe ý kiến của họ, xem họ cần gì, và mong muốn gì. Từ đó lên các kế hoạch, chế độ, mức lƣơng phù hợp để cuộc sống của họ đƣợc tốt hơn, gắn bó với đơn vị quản lý hơn. Đối với các đơn vị quản lý nhà nƣớc liên quan đến quản lý lao động cần xem xét, quy định cụ thể đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ VSCN vì nhiều đơn vị không thực hiện mua bảo hiểm cho ngƣời lao động, gây thiệt thòi cho các đối tƣợng lao động này.
  • 22. 22 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Mã số: ……………………… Để có số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học sinh viên của trƣờng Đại học Thủy lợi, với đề tài đánh giá thực trạng công tác vệ sinh công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi biên soạn phiếu khảo sát này. Xin Cô/Chú vui lòng cho biết những đánh giá của mình. I. Thông tin cơ bản: - Họ và tên:...………….………………ĐT….………………...; Tuổi:………….; Nam/Nữ - Nơi ở:……………………………………………………….PTDC:…………………....... - Vị trí làm việc:………………………………….……………………………...………….. - Thời gian làm việc tại vị trí:…………………..Số năm LV cho Công ty:……….…......... - Tên Công ty quản lý:…………………………………………………………………........ - Địa chỉ Công ty:…………………………………………………………………………... - Tên đơn vị phục vụ:………………………………………………………………………. - Địa chỉ phục vụ:………………………………………………………………………....... - Số lƣợng lao động tại đơn vị phục vụ:………ngƣời, bao gồm:………cố định.……cơ động. II. Thông tin về chế độ cho ngƣời lao động: - Các loại bảo hiểm đang đƣợc hƣởng:  BHYT;  BHTN;  BHTNNN;  BHXH;………. - Các loại hỗ trợ đƣợc hƣởng:  Di chuyển;  Điện thoại;  Ăn ca;  Nghỉ phép;  Đồng phục; - Các chế độ đang đƣợc hƣởng (hiếu, hỷ, lễ, tết,…):…………………………..………………….. - Các hỗ trợ khác:……………………………………………………………..…………... - Khuyến khích giới thiệu lao động:  Có;  Không, Công giới thiệu:…………………đ - Yêu cầu độ tuổi khi xin việc:  Có;  Không, số tuổi yêu cầu:…………….…………... - Thời gian làm việc:  Hành chính;  Theo ca: ………giờ/ca; - Ngoài thời gian làm việc hiện tại Cô/Chú làm gì ? …………………………………………………………………………………………………… - Cô/Chú có thu nhập khác ngoài tiền lƣơng:  Có;  Không; Chiếm:…………………% - Mức lƣơng hiện hƣởng:…..................................đ/tháng; chia ra số lần nhận:……....lần/tháng. - Mức lƣơng cơ bản:……………………..đ/tháng; Lƣơng thời vụ:…......……………đ/tháng. - Mức lƣơng tăng ca:………………………..đ/……;
  • 23. 23 - Số lƣợng thành viên trong gia đình:………ngƣời, trong đó số LĐ có thu nhập……ngƣời - Tổng thu nhập của gia đình:……………………………đ/tháng, trong đó các thành viên: …………………………………………………………………………………………………… III. Đánh giá sự hài lòng: [ 1-Rất không hài lòng | 2-Không hài lòng | 3-Bình thường | 4-Hài lòng | 5-Rất hài lòng ] - Mức lƣơng của Cô/Chú có đáp ứng đƣợc cuộc sống hiện tại: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Vì sao:…………………………………………………………………………………………. - Cô/Chú có nhu cầu tăng ca tại chính bộ phận đang làm việc: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Cụ thể:…………………………………………………………………………………………… - Cô/Chú có nhu cầu làm thêm việc khác ngoài ca làm việc hiện tại: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Vì sao:……………………………………………………………………………………………. - Cô/Chú có nhu cầu tăng ca tại bộ phận khác của Công ty: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Vì sao:………………………………………………………………………………………….. - Đánh giá mức độ hài lòng chung của Cô/Chú với công việc đang làm: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Vì sao:……………………………………………………………………………………………. - Cô/Chú có muốn thay đổi công việc trong thời gian tới: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Vì sao:……………………………………………………………………………………………. - Nếu đƣợc chọn Công ty khác cùng lĩnh vực thì lựa chọn của Cô/Chú là gì? - Cô/Chú mong muốn đƣợc nhận kinh phí từ việc tăng ca: theo giờ, ngày, tuần, tháng ? Vì sao:…………………………………………………………………………………………… - Trƣớc khi làm tại Công ty này thì Cô/Chú đã từng làm việc tƣơng tự ở công ty khác chƣa ? Cụ thể:………………….…………………………………………...…………………………… - Cô/Chú có biết nhiều về các Công ty làm sạch hiện nay không:  Có;  Không Cụ thể:………………………………………………………….................................................... - Cô/Chú có ý kiến đóng góp gì với các cấp quản lý để đáp ứng yêu cầu của ngƣời lao động nhƣ Cô/Chú ? .………………………………………………………………………………………………… Cảm ơn Cô/Chú đã tham gia phỏng vấn./.