SlideShare a Scribd company logo
1 of 179
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé t- ph¸p
Tr-êng ®¹i häc luËt hµ Néi
ĐỖ THỊ DUNG
PH¸P LUËT VÒ quyÒn QU¶N Lý LAO §éNG
CñA NG¦êI Sö DôNG LAO §éNG ë VIÖT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ
2. TS. TRẦN THỊ THÚY LÂM
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Dung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BLLĐ Bộ luật lao động
2. ILO Tổ chức lao động quốc tế
3. NLĐ người lao động
4. NSDLĐ người sử dụng lao động
5. Nxb Nhà xuất bản
6. QLLĐ quản lý lao động
7. VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
8. XHCN xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 9
1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và một số
nhận xét, đánh giá 21
1.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án 26
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 30
2.1. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 30
2.2. Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 45
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM 73
3.1. Thực trạng pháp luật về quyền thiết lập công cụ quản lý lao động của
người sử dụng lao động 73
3.2. Thực trạng pháp luật về quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao động của
người sử dụng lao động 90
Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 128
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý lao động của
người sử dụng lao động 128
4.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền quản lý lao động
của người sử dụng lao động 135
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý lao động là nhu cầu tất yếu khách quan của bất cứ nền sản xuất nào
trong xã hội có giai cấp. Bởi vì, để đạt được mục đích cuối cùng của quá trình sản
xuất, nhất thiết phải có chủ thể đứng ra chỉ đạo các hoạt động chung của con người
và hướng những hoạt động chung đó theo mục đích nhất định nhằm đạt được mục
tiêu đã đặt ra. Xã hội càng phát triển, trình độ phân công, tổ chức lao động càng cao
thì QLLĐ càng quan trọng.
Đối với quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, ở tầm vĩ mô, quản lý
lao động là quyền của nhà nước, chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước có
quyền ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các
đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động. Ở tầm vi mô, trong các đơn
vị sử dụng lao động, nhà nước "chia sẻ" quyền lực này cho NSDLĐ trong khuôn
khổ quy định của pháp luật. Theo đó, NSDLĐ có quyền thực hiện những hoạt động
trực tiếp trong việc tổ chức, điều khiển NLĐ nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương chung
trong đơn vị, từ đó góp phần tăng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.
Trên thế giới, quyền QLLĐ của NSDLĐ ra đời từ rất sớm và luôn được pháp
luật lao động của hầu hết các quốc gia chú trọng. Bởi đó là cơ sở pháp lý cần thiết được
thiết lập dành cho chủ sử dụng lao động. Với quy định của pháp luật ngày càng hợp lý
cộng với trình độ QLLĐ ngày càng cao của chủ sử dụng lao động, đã tạo điều kiện
quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng như
sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc về kinh tế-xã hội của nhiều nước.
Ở Việt Nam, quyền QLLĐ của NSDLĐ được quy định trong pháp luật lao
động từ khi giành được chính quyền Tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua nhiều lần
sửa đổi, bổ sung, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ngày càng hoàn thiện và
thể hiện rõ nét trong BLLĐ được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm
2002, 2006, 2007), BLLĐ năm 2012 tiếp tục thể chế đường lối đổi mới của Đảng và
cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về lao động, sử dụng lao động và QLLĐ
theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Quan hệ lao động
đang thay đổi theo cách tiếp cận mới, từ sự hành chính hóa quan hệ lao động được
dần thay bằng dân sự hóa. Theo đó, quyền QLLĐ của NSDLĐ đã được mở rộng,
nhằm bảo đảm hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong hoạt động
2
sản xuất kinh doanh. NSDLĐ không chỉ có toàn quyền trong việc tuyển lao động,
bố trí công việc cho NLĐ, quyền ban hành các văn bản để tổ chức và điều hành lao
động, quyền kiểm tra, giám sát quá trình lao động của NLĐ, quyền khen thưởng, xử lý
kỷ luật lao động đối với NLĐ như trước đây, mà họ còn được quyền QLLĐ khi thuê lại
lao động của đơn vị khác hoặc cho đơn vị khác thuê lại lao động của mình, quyền cho
NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế. Các quyền QLLĐ này của NSDLĐ có ý nghĩa rất lớn,
quyết định sự thành công trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng
lao động. Thực hiện tốt quyền QLLĐ là điều kiện quan trọng để NSDLĐ duy trì trật tự,
nền nếp trong đơn vị, từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng lao động, tăng sức
canh tranh và tạo được vị trí, uy tín vững mạnh trên thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động ở
Việt Nam trong những năm gần đây đang phải đối mặt với thực tế rất khắc nghiệt, đó là
năng suất, hiệu quả lao động rất thấp, phát triển không vững mạnh, khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và thế giới không cao. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Song phải thừa nhận một cách khách quan rằng, trong mối tương quan
với pháp luật khác, một số quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ chưa
thực sự phù hợp và thiếu tính khả thi. Nhà nước còn can thiệp sâu vào quan hệ lao
động, làm hạn chế phần nào quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong quan
hệ lao động của nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, với tư cách là một bên của quan hệ lao động, có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như giải quyết việc làm cho NLĐ,
nhưng so với NLĐ, các quyền của NSDLĐ liên quan đến QLLĐ, vẫn chưa được
pháp luật lao động bảo đảm trên cơ sở công bằng, hai bên cùng có lợi.
Trong khi đó, một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ được đánh giá là
khá mở rộng và bảo đảm quyền tự quyết của NSDLĐ trong quá trình tuyển chọn, sử
dụng, chấm dứt việc sử dụng lao động thì thực tế NSDLĐ lại có xu hướng lạm
quyền. Tình trạng NSDLĐ phân biệt NLĐ về vùng miền, loại hình đào tạo... đã xâm
phạm đến quyền và lợi ích của NLĐ, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng
NSDLĐ điều chuyển NLĐ làm công việc khác, chấm dứt hợp đồng lao động, sa
thải NLĐ, trừ lương NLĐ một cách tùy tiện... không tuân theo quy định của pháp
luật xảy ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của NLĐ và trật tự
xã hội chung.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để thực hiện phương
châm đặt ra của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là "mở rộng quan hệ hợp tác
3
với các nước, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài", chính sách về lao động nói chung,
chính sách đối với các đơn vị sử dụng lao động nói riêng của nhà nước không
ngừng đổi mới theo xu hướng chung của thế giới. Đối với các đơn vị sử dụng lao
động, nhà nước không chỉ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ
mà còn bảo đảm cho NSDLĐ thực hiện quyền "QLLĐ đúng pháp luật, dân chủ,
công bằng, văn minh" (khoản 2 Điều 4 BLLĐ).
Từ những lý do đó, nên mặc dù BLLĐ mới được sửa đổi và có hiệu lực chưa lâu,
song việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ và đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quyền
QLLĐ của NSDLĐ không bao giờ là sớm và luôn cần thiết trong khoa học pháp lý. Vì
thế, tôi chọn vấn đề: "Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao
động ở Việt Nam" để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một
số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trên cơ sở quan điểm về lý luận
được nghiên cứu, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận án
đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam
theo hướng phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực hiện nay.
Từ mục đích đặt ra như trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Cụ
thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài
luận án. Tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về những vấn đề đã được
các công trình nghiên cứu. Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa được các
công trình nghiên cứu đề cập tới để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải
quyết trong luận án.
Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của
NSDLĐ và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ thể là vấn đề về khái niệm,
bản chất, cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ; khái niệm, nội dung pháp luật,
vai trò của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Những vấn đề lý luận này được
khái quát từ sự nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động quốc tế và pháp luật
lao động quốc gia.
4
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam, rút ra
các nhận xét về những ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong các quy
định của pháp luật lao động hiện hành trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp
luật lao động các giai đoạn trước đây, các quy định hiện hành của pháp luật có liên
quan đến quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam và pháp luật lao động quốc tế.
Thứ tư, luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện
pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế hiện nay.
Thứ năm, đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật lao động
hiện hành về quyền QLLĐ của NSDLĐ trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã
nghiên cứu, nhằm bảo đảm sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế
QLLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Quyền QLLĐ của NSDLĐ là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa
học như: quản lý học, quản trị học, điều khiển học, kinh tế học, xã hội học, triết học,
luật học v.v.. Tuy nhiên, trong chuyên ngành đào tạo Luật kinh tế, luận án chỉ
nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi pháp luật lao động. Cụ thể, luận án
nghiên cứu quyền QLLĐ của chủ thể NSDLĐ được thực hiện trong đơn vị sử dụng
lao động theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng
lao động bao gồm:
- Quyền thiết lập công cụ QLLĐ;
- Quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ.
Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và yêu cầu đặt ra, luận
án tham khảo, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động và pháp
luật có liên quan của Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế trong các công ước,
khuyến nghị của ILO và pháp luật lao động một số nước trên thế giới có liên quan
đến các nội dung nêu trên.
Luận án không nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Quyền QLLĐ của các chủ thể khác như quyền QLLĐ của nhà nước, quyền
QLLĐ của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị sử dụng lao động.
- Các biện pháp bảo đảm quyền QLLĐ của NSDLĐ. Bởi mặc dù nghiên cứu
dưới góc độ quyền-quyền chủ thể-NSDLĐ, song do vị thế của NSDLĐ trong quan
5
hệ lao động, nên trong quy định của pháp luật lao động, việc bảo đảm thực hiện
quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện bằng trách nhiệm mà chủ thể này phải thực
hiện đối với NLĐ và các thủ tục, giới hạn mà pháp luật quy định. Hơn nữa, nếu
NLĐ không tuân theo sự điều hành, QLLĐ của NSDLĐ thì họ phải chịu các trách
nhiệm do NSDLĐ áp dụng trên cơ sở pháp luật. Do mục đích nghiên cứu nên tùy
từng nội dung mà luận án đề cập đến trách nhiệm của NSDLĐ cũng như thủ tục,
giới hạn pháp lý khi phân tích quyền QLLĐ, không nghiên cứu riêng các biện pháp
bảo đảm quyền QLLĐ của NSDLĐ.
- Các quyền khác không phải quyền QLLĐ của NSDLĐ, như: quyền đối thoại
tại nơi làm việc, quyền thương lượng tập thể, quyền tham gia tổ chức đại diện,
quyền khiếu nại, tố cáo, quyền khởi kiện, quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao
động, quyền yêu cầu giải quyết đình công…
- Các vấn đề khác có liên quan như: xử phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài để giới hạn phạm vi nghiên cứu luận án, chúng
tôi thấy rằng các vấn đề này rất quan trọng và cần thiết được nghiên cứu. Song do
nhiều lý do về dung lượng luận án, mục đích nghiên cứu của luận án nên chúng tôi
dự định sẽ nghiên cứu các vấn đề này trong công trình khoa học khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-
Lenin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử.
Theo đó, vấn đề pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ được nghiên cứu luôn ở trạng
thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố chính
trị, kinh tế, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên cơ sở các quan
điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận án bao
gồm phương pháp hồi cứu các tài liệu, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, dự
báo khoa học. Cụ thể:
- Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu, công
trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực
pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất
các tài liệu liên quan đến đề tài luận án ở các nguồn khác nhau. Phương pháp này được
sử dụng ngay sau khi định hướng chọn đề tài và xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài,
6
đặc biệt được sử dụng để tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và được kết hợp với các
phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận cũng như thực trạng
pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ.
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các nội dung của luận án nhằm
để phân tách và tìm hiểu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật cũng như
thực tiễn thực hiện, các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như
những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ theo mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra.
- Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận án
nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các công
trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật lao động hiện hành với quy định của
pháp luật lao động các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật lao động
hiện hành với pháp luật khác có liên quan đến quyền QLLĐ của NSDLĐ; giữa quy
định của pháp luật lao động Việt Nam với quy định của ILO và pháp luật lao động
các quốc gia trên thế giới.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các nội dung luận án,
nhằm đưa ra các dẫn chứng (các quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn...) làm
rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở chương 1, chương 2, các
nhận định trong các nội dung ở chương 3 và đặc biệt là các ý kiến, quan điểm về
sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ trong chương 4
của luận án.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận
định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được
sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án.
- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng nhằm đoán trước về những ý
kiến, nhận định, đề xuất có nhiều khả năng luận án sẽ đặt ra trên cơ sở những số liệu
tổng kết của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ILO hoặc cơ quan, tổ chức khác;
những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà khoa học trong các công trình nghiên
cứu. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và chủ
yếu được sử dụng trong quá trình phân tích những điểm hợp lý cũng như bất cập
trong các quy định, thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở
chương 3, trong việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ trong chương 4 của luận án.
7
Việc cụ thể các phương pháp nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối,
bởi trong quá trình triển khai, tùy từng vấn đề, nội dung trình bày, mà luận án luôn
kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đạt được mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp
luật quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới chủ
yếu sau đây:
- Luận án đã làm mới hơn các khái niệm QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ,
pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ, đồng thời đã làm rõ thêm bản chất, cơ sở xác
định quyền QLLĐ của NSDLĐ, góp phần làm phong phú thêm về mặt học thuật
của khoa học luật lao động.
- Luận án đã khái quát các nội dung của pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ và phân tích một cách có hệ thống các nội dung này trên cơ sở quy định
của ILO và pháp luật các nước trên thế giới. Qua đó, luận án đã lý giải vai trò của
pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ đối với cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh
vực lao động của nền kinh tế thị trường, đối với quá trình sản xuất kinh doanh của
NSDLĐ và việc làm, thu nhập của NLĐ.
- Luận án đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về
thực trạng pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam và việc áp dụng các quy
định này trong thực tiễn thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về
quyền thiết lập công cụ QLLĐ, quyền tổ chức thực hiện QLLĐ của NSDLĐ trong
các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là quyền QLLĐ trong hoạt động cho thuê lại
lao động lần đầu tiên quy định trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, luận án đã chỉ ra
những đòi hỏi từ lý luận và thực tiễn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định
về quyền QLLĐ của NSDLĐ như quyền ban hành nội quy lao động, ký hợp đồng
lao động, hợp đồng cho thuê lại lao động, quyền tuyển lao động, điều chuyển công
việc người lao động, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt sử dụng lao động, giải quyết
khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động.
- Luận án đã luận giải về các yêu cầu hoàn thiện pháp luật quyền QLLĐ của
NSDLĐ ở Việt Nam theo hướng nhà nước cần mở rộng quyền QLLĐ của NSDLĐ,
đồng thời vẫn bảo đảm hài hòa lợi ích các bên (nhà nước, NSDLĐ, NLĐ) và phù
hợp với pháp luật quốc tế cũng như điều kiện nền kinh tế thị trường trong bối cảnh
hội nhập hiện nay ở Việt Nam.
8
- Luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLLĐ năm 2012
về quyền QLLĐ của NSDLĐ nhằm hoàn thiện các quy định của BLLĐ để nâng cao
hiệu quả thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động ở
Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ
thống lý luận cơ bản về quyền QLLĐ của NSDLĐ và pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ trong khoa học luật lao động.
Luận án đặc biệt cần thiết đối với NSDLĐ trong việc nâng cao kiến thức
pháp luật nhằm hiểu đúng, hiểu hết quyền QLLĐ của mình, từ đó thực hiện QLLĐ
trong đơn vị sử dụng lao động đúng, linh hoạt và hiệu quả, tránh trường hợp hiểu
không đúng và/hoặc lạm quyền QLLĐ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
chính mình, của NLĐ cũng như lợi ích chung của xã hội.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình
thực hiện và sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động; cho các cơ sở nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, học tập về pháp luật lao động; cho NLĐ và đối tượng khác có mong
muốn tìm hiểu về pháp luật lao động nói chung, pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã được công bố có
nội dung liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ và pháp luật về quyền
QLLĐ của NSDLĐ.
Chương 3: Thực trạng pháp luật hiện hành về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở
Việt Nam.
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ và pháp luật quyền QLLĐ của
NSDLĐ đã được đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài
khoa học cấp cơ sở, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí và các báo cáo,
hội thảo khoa học... Cụ thể:
1.1.1.1. Giáo trình
Có hai nhóm giáo trình đề cập đến vấn đề đề tài luận án. Đó là: Giáo trình quản trị
nhân lực và Giáo trình luật lao động.
Giáo trình quản trị nhân lực, do thuộc lĩnh vực khoa học về quản lý con
người nên trong nội dung giáo trình môn học quản trị nhân lực có đề cập đến các
quy định của pháp luật lao động, trong đó có pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ. Các giáo trình ở nhóm này bao gồm: Giáo trình Quản trị nhân lực của
Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010, Giáo trình Quản trị nhân lực (tập I, II)
của Trường Đại học Lao động-Xã hội năm 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực của
Trường Đại học Thương mại năm 2008… Trong các giáo trình này, vấn đề pháp
luật quyền QLLĐ của NSDLĐ được giới thiệu thông qua các nội dung về tuyển lao
động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền thưởng, kỷ luật lao động…
Giáo trình luật lao động, các nội dung liên quan đến đề tài luận án được đề
cập khá rõ nét trong các giáo trình Luật lao động dành cho việc giảng dạy các hệ
đào tạo ở bậc đại học của một số cơ sở đào tạo luật. Đó là: Giáo trình Luật lao động
Việt Nam (Tái bản lần thứ 5) của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; Giáo
trình Luật lao động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011;
Giáo trình Luật lao động của Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
năm 2011; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động-Xã hội năm
2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2009;
Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế năm
2006; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999; Giáo trình Luật lao động
và An ninh xã hội (In lần thứ ba) của tác giả Nguyễn Quang Quýnh năm 1972…
Trong các giáo trình này, vấn đề liên quan đến đề tài luận án được trình bày
trong các chương: Hợp đồng lao động (Khế ước lao động); Thỏa ước lao động tập
10
thể (Cộng đồng hiệp ước); Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất hoặc Quyền
QLLĐ của NSDLĐ (Xí nghiệp).
Ở chương Hợp đồng lao động, quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện trong
quá trình ký kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động. Tương
tự, ở chương Thỏa ước lao động tập thể, các giáo trình đề cập đến các vấn đề lý
luận, thương lượng và ký kết thỏa ước, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.
Thể hiện rõ nhất vấn đề liên quan đến đề tài luận án là chương Quyền QLLĐ
của NSDLĐ/Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất/Xí nghiệp. Theo đó, ở chương
"Quyền QLLĐ của NSDLĐ" trong Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội, lần đầu tiên các vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ
đã được nghiên cứu. Đó là các vấn đề về khái niệm, bản chất, cở sở quy định và nội
dung quyền QLLĐ của NSDLĐ. Từ vấn đề lý luận này, quyền QLLĐ của NSDLĐ
được phân tích trong ba nhóm quy định: quy định về kỷ luật lao động, quy định về
bồi thường thiệt hại vật chất và quy định về tạm đình chỉ công việc của NLĐ.
Ngoài ra, quyền QLLĐ của NSDLĐ được nêu rõ trong chương Xí nghiệp,
Giáo trình Luật lao động và An ninh xã hội của tác giả Nguyễn Quang Quýnh.
Trong chương này, ngoài nội dung khái quát về xí nghiệp và vấn đề đại diện nhân
viên trong xí nghiệp, thì vấn đề quyền hành của chủ xí nghiệp là nội dung cơ bản.
Theo đó, giáo trình nêu ra và phân tích sơ lược ba loại quyền của chủ xí nghiệp,
gồm: 1) Quyền điều khiển; 2) Quyền soạn thảo nội quy; 3) Quyền kỷ luật của chủ xí
nghiệp. Các nội dung này được phân tích trên cơ sở quy định của BLLĐ năm 1950
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Còn lại phần lớn các giáo trình khác chủ yếu đề cập đến một trong các nội dung
cơ bản của quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền kỷ luật lao động và quyền được bồi
thường thiệt hại vật chất. Hầu hết các giáo trình không nghiên cứu các vấn đề lý luận
về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng như thể hiện các quan điểm riêng trong quá trình
phân tích quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Sách tham khảo
Các vấn đề về quyền QLLĐ của NSDLĐ chưa được nghiên cứu trực tiếp
trong các sách tham khảo mà chỉ mới được đề cập một cách khiêm tốn khi các công
trình này tìm hiểu về quy định của BLLĐ nói chung hoặc nghiên cứu về chế định
hợp đồng lao động, cho thuê lại lao động. Cụ thể:
- "Tìm hiểu các quy định Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam" (1995) của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Nxb
11
Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách chủ yếu là giải thích và phân tích
một số chế định của BLLĐ ban hành năm 1994. Theo đó, vấn đề quyền tuyển dụng lao
động, quyền chấm dứt hợp đồng lao động; quyền ký kết và thực hiện thỏa ước lao động
tập thể, quyền khen thưởng của NSDLĐ được giới thiệu thông qua việc phân tích các
chế định việc làm, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương.
- "Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam" (2002) của Phạm Công Bảy, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này phân tích trên cơ sở giới thiệu các nội dung
cơ bản của BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, nhằm cung cấp những kiến thức
về các quy định của Bộ luật làm cơ sở để vận dụng vào thực tế. Trong cuốn sách, tác
giả đã tìm hiểu tất cả các chế định của BLLĐ. Theo đó, vấn đề liên quan đến các nội
dung luận án được giới thiệu trong quá trình phân tích các chế định hợp đồng lao
động, thỏa ước lao động tập thể và kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
- "Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam - Thực trạng và phát triển" (2003),
của TS Nguyễn Hữu Chí, Nxb Lao động-Xã hội. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề
cập đến đặc trưng quan trọng của hợp đồng lao động chính là yếu tố QLLĐ của
NSDLĐ đối với NLĐ. Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích và đánh giá những bất cập
của một số quy định về quyền điều chuyển công việc đối với NLĐ, quyền thỏa
thuận và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. Ví dụ, việc xác
định quyền QLLĐ trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, trách nhiệm bố trí,
sắp xếp công việc cho NLĐ khi doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, hợp nhất, chuyển
quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản.
- "Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động" (2011) của Vụ pháp chế, Bộ Lao
động, thương binh và xã hội, Nxb Lao động-Xã hội. Cuốn sách này tập hợp các tài
liệu nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản…), các báo cáo
về tình hình cho thuê lại lao động của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, các địa
phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng) và
một số tài liệu đã phát hành của ILO trong quá trình soạn thảo BLLĐ (sửa đổi).
Mục đích của công trình này là cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động cho
thuê lại lao động nhằm nghiên cứu để hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật
về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam. Kết quả thuyết phục của công trình
là BLLĐ năm 2012 đã điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động. Theo đó,
NSDLĐ có quyền thuê lại lao động của đơn vị khác hoặc cho đơn vị khác thuê lại
lao động khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định.
- Bên cạnh đó, còn một số các sách: Hỏi - đáp về BLLĐ, Sổ tay pháp lý, Tìm
hiểu pháp luật, Từ điển thuật ngữ luật học… cũng đã đề cập đến các thuật ngữ hoặc
12
nêu các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao
động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt
hợp đồng lao động…
1.1.1.3. Đề tài khoa học
Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án chủ yếu là đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Đó là các đề tài:
- "Thực tiễn giải quyết các loại án kiện về đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, về kỷ luật sa thải trong thời gian qua và những kiến nghị" (2001) của Tòa
án nhân dân tối cao do ThS Nguyễn Việt Cường chủ nhiệm đề tài. Đề tài này nghiên
cứu thực tiễn giải quyết hai loại việc liên quan đến các quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Đó là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quyền xử lý kỷ luật sa thải
đối với NLĐ.
- "Nghiên cứu nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động trong giai
đoạn hiện nay" (2010) của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Trần Thị Thúy Lâm
chủ nhiệm đề tài. Trong nội dung đề tài, có ba chuyên đề: đánh giá các quy định về
hợp đồng lao động, đánh giá các quy định về thỏa ước lao động tập thể và đánh giá
các quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất liên quan đến quyền QLLĐ
của NSDLĐ.
- "Áp dụng pháp luật lao động trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp"
(2011) của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Đỗ Ngân Bình chủ nhiệm đề tài.
Trong nội dung đề tài, có một số chuyên đề về áp dụng pháp luật lao động khi tuyển
dụng lao động; ký kết và thực hiện hợp đồng lao động và duy trì kỷ luật lao động,
xây dựng nề nếp lao động trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp... có liên quan tới
một số nội dung của đề tài luận án.
- "Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" (2012) của Trường Đại
học Luật Hà Nội do TS Nguyễn Xuân Thu chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiên cứu các
vấn đề lý luận, quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn cho thuê lại lao động ở
Việt Nam, từ đó kiến nghị hướng điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động của
pháp luật lao động ở Việt Nam. Một số chuyên đề về lý luận của hoạt động cho thuê
lại lao động và thực trạng điều chỉnh pháp luật về hoạt động cho thuê lại ở Việt
Nam, tuy được nghiên cứu trước khi BLLĐ năm 2012 ra đời, song là những gợi ý
cho việc nghiên cứu quyền QLLĐ của NSDLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao
động của luận án.
13
1.1.1.4. Luận án, luận văn
Trong số các luận án, luận văn đã công bố, có các công trình sau đây liên
quan đến đề tài luận án. Đó là:
- Luận án "Hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam"
(2002) của Nguyễn Hữu Chí. Trong luận án này, tác giả đề cập đến các vấn đề lý
luận về hợp đồng lao động, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hợp đồng lao
động. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập trong quy định của pháp luật lao
động (theo BLLĐ năm 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và thực tiễn áp
dụng, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động và
nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam. Trong các nội dung trình
bày của công trình này, có một số vấn đề liên quan đến luận án, đó là quyền ký kết hợp
đồng lao động, quyền điều chuyển NLĐ làm công việc khác, quyền thay đổi, tạm hoãn
và chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ.
- Luận án "Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực trạng và phương
hướng hoàn thiện" (2007) của Trần Thị Thúy Lâm. Trong luận án, tác giả nghiên
cứu sâu về một trong các nội dung của quyền QLLĐ của NSDLĐ, đó là vấn đề kỷ
luật lao động. Đây là công trình gần gũi hơn cả với đề tài luận án. Bởi, một trong
những nội dung của quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền ban hành nội quy lao động và
xử lý kỷ luật lao động. Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, hệ thống các vấn đề lý
luận về kỷ luật lao động, thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động theo quy định của
BLLĐ năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007, luận án này đã
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam.
- Luận án "Thỏa ước lao động tập thể - Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật
lao động Việt Nam và Thụy Điển" (2011) của Hoàng Thị Minh. Đây là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về thỏa ước lao động tập thể. Trong các nội dung trình bày,
luận án đã đề cập ở mức độ nhất định về vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối
với NSDLĐ khi thực hiện quyền QLLĐ trong đơn vị.
- Luận án "Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn" (2013) của Nguyễn Thị Hoa Tâm. Trong công trình
này, vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án được thể hiện trong nội dung
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. Theo đó, vấn đề đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ được trình bày dựa trên cơ sở
tính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, do nghiên cứu
chung về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên luận án không phân
tích rõ khía cạnh quyền QLLĐ của NSDLĐ.
14
- Một số luận văn liên quan đến đề tài luận án. Đó là các luận văn: "Hợp đồng
lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động trong nền kinh tế
thị trường" (1997) của Nguyễn Hữu Chí; "Thỏa ước lao động tập thể trong nền kinh
tế thị trường - Những vấn đề lý luận và thực tế áp dụng" (2001) của Trần Thị Thúy
Lâm; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng lao động" (2002) của Phạm
Thị Thúy Nga; "Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động
Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (2002) của Đỗ Thị Dung; "Pháp luật
về chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn ở các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh" (2006) của Trần Thị Lượng; "Chấm dứt hợp đồng lao
động và hậu quả pháp lý" (2007) của Lê Thị Ngọc... Nhìn chung các luận văn này
đã đề cập đến một số vấn đề về nội dung các quyền QLLĐ của NSDLĐ như quyền
ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quyền tổ
chức, thực hiện QLLĐ như quyền chấm dứt hợp đồng lao động, quyền xử lý kỷ luật
lao động, xử lý bồi thường thiệt hại vật chất...
1.1.1.5. Bài viết đăng trên tạp chí
Một số bài viết đăng trên các tạp chí chủ yếu mang tính nghiên cứu trao đổi
về các vấn đề kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể theo
quy định của BLLĐ trước đây. Cụ thể là các bài viết: "Mấy ý kiến về chế định hợp
đồng lao động" của Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm
1996; "Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ yếu của Luật lao động
Việt Nam" của TS Phạm Công Trứ đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7
năm 1996; "Giao kết hợp đồng lao động" của Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí
Luật học số 6 năm 1996; "Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động" của
ThS Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 1997; "Một số vấn đề
về kỷ luật lao động trong BLLĐ" của ThS Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Luật
học số 2 năm 1998; "Về phương hướng hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động" của
ThS Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 1999;
"Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" của TS Đào Thị Hằng đăng trên
Tạp chí Luật học số 4 năm 2001; "Chấm dứt hợp đồng lao động" của ThS Nguyễn
Hữu Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm 2002; "Một số vấn đề
về thỏa ước lao động tập thể" của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật
học số 2 năm 2002; "Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị"
của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006;
"Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động" của ThS Trần Thị Thúy Lâm
15
đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2006; "Sự phụ thuộc pháp lý - dấu hiệu đặc trưng
nhất trong quan hệ hợp đồng lao động" của Phạm Thị Thúy Nga đăng trên Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 8 năm 2008; "Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động" của Nguyễn Thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm
2009; "Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong BLLĐ" của TS Trần Thị
Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2009; "Hoàn thiện pháp luật về thỏa
ước lao động tập thể ở nước ta trong thời gian tới" của ThS Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp
chí Luật học số 9 năm 2009; "Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động" của Nguyễn
Thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Lao động-Xã hội số 419 năm 2011; "Hoàn thiện quy
định về trách nhiệm của NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật" của TS Trần Hoàng Hải và ThS Đỗ Hải Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 8 năm 2011; "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Một trong những
quyền tự do kinh doanh của NSDLĐ" của Nguyễn thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 9 năm 2012...
Điểm chung trong các bài viết này là các tác giả đi sâu phân tích, đánh giá các
quy định của BLLĐ năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006,
2007) và trên cơ sở những bất cập trong các quy định, các tác giả kiến nghị hoàn
thiện quy định trong các chế định của Bộ luật. Trong đó, có một số công trình
nghiên cứu các quy định của BLLĐ năm 2012. Ở mức độ nhất định, những bài viết
này đã đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến nội dung trong quyền QLLĐ của
NSDLĐ như ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; quyền điều
chuyển công việc của NLĐ; quyền thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao
động; quyền xử lý kỷ luật lao động...
1.1.1.6. Báo cáo, hội thảo khoa học
Từ khi BLLĐ ban hành năm 1994 đến nay, đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung,
đặc biệt là việc sửa đổi toàn diện của BLLĐ năm 2012. Trải qua thời gian đó, việc
nghiên cứu, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật luôn
được các cơ quan, ban, ngành liên quan quan tâm. Vì lẽ này nên có nhiều báo cáo,
hội thảo khoa học có nội dung liên quan đến đề tài luận án.
- Báo cáo, bao gồm: báo cáo kết quả, báo cáo nghiên cứu, báo cáo đánh giá
tác động hoặc báo cáo tổng kết liên quan đến các vấn đề của quan hệ lao động và
pháp luật lao động. Đó là các báo cáo: "Báo cáo sơ kết việc thi hành BLLĐ 1995-
1997" năm 1998 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo kết quả điều
tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động ở Việt Nam" năm 2000 của
16
Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội; Báo cáo kết quả thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà
Nội" năm 2004 của Đoàn thanh tra, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo
tổng kết đánh giá 13 năm thi hành BLLĐ" năm 2008 của Bộ Lao động, thương binh
và xã hội; "Báo cáo tổng hợp nghiên cứu về quan hệ lao động tại Việt Nam" năm
2008 của Vụ pháp chế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Báo cáo "Kết quả
thanh tra việc thực hiện BLLĐ từ năm 1995 đến năm 2008" năm 2009 của Thanh tra
Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo kết quả lấy ý kiến của giới chủ doanh
nghiệp về thực tiễn áp dụng BLLĐ tại Khánh Hòa lần 1" năm 2009 của VCCI; "Báo
cáo tổng kết đánh giá tình hình 15 năm thực hiện BLLĐ " năm 2010 của Bộ Lao động,
thương binh và xã hội; "Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo BLLĐ (sửa đổi)" năm
2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo nghiên cứu chuyên đề cho
thuê lại lao động với việc sửa đổi BLLĐ ở Việt Nam" năm 2011 của Vụ pháp chế, Bộ
Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo nghiên cứu của Dự án Quan hệ lao động:
Luật hóa hoạt động cho thuê lao động và các vấn đề trong việc xây dựng một khuôn
khổ pháp lý cho việc thuê lại lao động" năm 2011 của Youngmo Yoon - Cố vấn trưởng
Dự án Quan hệ lao động Việt Nam - ILO; "Báo cáo đánh giá Dự thảo BLLĐ trên cơ
sở ý kiến của NSDLĐ" năm 2011 của VCCI...
Trong nội dung các báo cáo này, vấn đề quyền QLLĐ của NSDLĐ được trình
bày rải rác thông qua việc đánh giá các chế định hợp đồng lao động, thỏa ước lao
động tập thể, tuyển dụng lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật lao động và thời gian
gần đây là vấn đề cho thuê lại lao động.
- Hội thảo khoa học, trong phạm vi luật lao động, các hội thảo khoa học được
các cơ quan, ban, ngành, cơ sở đào tạo tổ chức tương đối nhiều. Tuy nhiên, số
lượng cũng như nội dung các hội thảo bàn luận đến vấn đề quyền QLLĐ của
NSDLĐ lại chiếm số lượng khiêm tốn. Cụ thể là: Hội thảo về "Tác động của toàn
cầu hóa tới quan hệ lao động tại nơi làm việc" năm 1998 của Bộ Lao động, thương
binh và xã hội; Hội thảo "Một số định hướng sửa đổi BLLĐ ở Việt Nam" năm 2008
của Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Dự án Star Việt Nam; Hội thảo "Đánh
giá 14 năm thực hiện BLLĐ và phương hướng hoàn thiện BLLĐ sửa đổi, bổ sung
vào năm 2011" năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội; Hội thảo về "Xây dựng
khung pháp lý về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam" năm 2010 của Bộ
Lao động, thương binh và xã hội; Hội thảo về "Góp ý sửa đổi, bổ sung BLLĐ" năm
2012 của Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh...
17
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quyền QLLĐ của NSDLĐ là một vấn đề được bàn luận đến ở những góc độ
khác nhau trong một số tài liệu về luật lao động nước ngoài. Bao gồm các sách và
các bài viết đăng trên các tạp chí.
1.1.2.1. Sách tham khảo
Có một bộ phận lớn các sách nghiên cứu về luật lao động ở nước ngoài không
trình bày quyền QLLĐ của NSDLĐ thành một nội dung độc lập mà được trình bày
xen kẽ khi nghiên cứu về các nội dung khác của luật lao động như: vấn đề tuyển lao
động, hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ, sa thải NLĐ tố
giác (hoặc tiết lộ về) sai phạm của doanh nghiệp, sa thải không công bằng và bồi
thường thiệt hại. Đó là các sách:
- "Employment law for business" (2005), Dawn D. Bennett-Alexander, Laura
B. Pincus, McGraw-Hill Companies. Cuốn sách này nghiên cứu các nội dung cơ
bản của pháp luật lao động Thụy Điển theo hướng nhằm bảo đảm quyền lợi và
nghĩa vụ cho NLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, NLĐ phải chịu sự
QLLĐ của NSDLĐ. Đồng thời tác giả đưa ra một hệ thống các tiêu chí gồm 20 yếu
tố để xác định NLĐ làm công, chịu sự QLLĐ của NSDLĐ nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
- "Employment law" (2006), Andrew C. Bell, Sweet & Maxwell. Với mục
đích tìm hiểu các quy định của Luật việc làm Thụy Điển, tác giả công trình này đã
đi sâu phân tích các chế định của Luật việc làm. Theo đó, NSDLĐ là chủ thể có
trách nhiệm chính trong giải quyết việc làm cho NLĐ. Trong quá trình lao động,
NLĐ chịu sự QLLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể
hiện như thế nào lại chưa được công trình này đề cập cụ thể.
- "Employment & Labor Law" (2008), Patrick J. Cihon, James Ottavio,
Castagnera, Cengage Learning. Công trình này nghiên cứu các quy định về Luật việc
làm và lao động của Anh, là tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập môn học Luật lao
động. Theo đó, tác giả nghiên cứu chung về pháp luật việc làm và lao động, trên cơ sở
phân tích, đánh giá một số chế định cơ bản. Trong đó, quyền QLLĐ của NSDLĐ được
nhắc tới khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ.
- "Q & A Employment Law" (2008), Richard Benny, Malcolm Sargeant &
Michael Jefferson, Oxford University Press. Cuốn sách này tập hợp các câu hỏi và
trả lời về các nội dung của Luật việc làm năm 2008 và được sửa đổi năm 2009 của
Anh. Mục đích nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật trong thực tiễn áp dụng.
18
Theo đó, trong các câu hỏi - đáp về hợp đồng lao động, về quyền lợi và nghĩa vụ
của NLĐ có liên quan đến nội dung về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Chẳng hạn,
NSDLĐ được phép điều hành, giám sát NLĐ khi thuê lại lao động của doanh
nghiệp khác.
- "Labor & Employment Law: Text and Cases" (2009), David P. Twomey,
Cengage Learning (USA). Viết về Luật lao động và việc làm của Mỹ, cuốn sách này
nghiên cứu các nội dung cơ bản thể hiện trong các văn bản pháp lý và án lệ. Trong
đó, tác giả chủ yếu nêu và phân tích các nội dung cơ bản, đánh giá các nội dung về
tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động. Theo đó, NSDLĐ có quyền tuyển dụng
lao động, quyền quyết định ký hay không ký hợp đồng lao động.
- "Employment Law" (2010), Hugh Collins, Oxford University Press. Đây là
sách tham khảo dành cho sinh viên Trường Đại học Oxford. Cuốn sách này nghiên
cứu các nội dung cơ bản của Luật việc làm. Trong nội dung trình bày, tác giả gián
tiếp nhắc đến quyền QLLĐ của NSDLĐ khi phân tích các quy định về trách nhiệm
của NSDLĐ và quyền lợi của NLĐ trong việc làm. Theo đó, ở một số trường hợp
NSDLĐ có quyền sa thải NLĐ.
Bên cạnh đó, một số cuốn sách có nội dung về quyền QLLĐ của NSDLĐ
được trình bày rõ nét hơn. Đó là:
- "Managerial prerogative and the question of control” (1983), John Storey,
Routledge. Cuốn sách này bàn về quyền QLLĐ và vấn đề điều khiển lao động trong
doanh nghiệp ở Anh. Trong chương 6 của cuốn sách trình bày về quyền QLLĐ của
NSDLĐ và mối quan hệ giữa quyền QLLĐ với quyền điều khiển quá trình lao động
của NSDLĐ.
- "Management Prerogatives and Employee Participation” (2004), Atty. Juris
Bernadette M. Tomboc-Commercial Law, Department of De La Salle University-
Manila, Philippines. Công trình nghiên cứu này trình bày khái niệm, phạm vi và sự
thi hành quyền QLLĐ của NSDLĐ và những việc NLĐ sẽ được tham gia vào quá
trình hình thành quyết định của bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Mục tiêu của công trình này nhằm xác định ranh giới quyền QLLĐ của bên sử dụng
lao động và quyền tham gia của bên lao động để hỗ trợ cho quan hệ lao động phát
triển hài hoà, ổn định.
- "Labour Laws of the Philippines” (2006), Joselito Guianan Chan, http://
www.chanrobles.com/PART3.pdf. Công trình này nghiên cứu các nội dung cơ bản
của Luật lao động Philippin, trong đó có đề cập đến quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ
19
thể về các vấn đề giới hạn quyền QLLĐ của NSDLĐ trong việc điều động công
việc, đề bạt, xử lý kỷ luật lao động… đối với NLĐ.
- "Labour and Employment Law in Sweden” (2009), Reinhold Fahlbeck,
Bernard Johann Mulder, Lund: Juristförl. Trong cuốn sách này, quyền QLLĐ của
NSDLĐ được nêu khá tập trung ở các nội dung "Đặc quyền của NSDLĐ" và phần
"Nghĩa vụ của NLĐ". Theo đó, NSDLĐ có quyền thuê lao động, quyền điều hành
và phân công công việc, quyền sa thải NLĐ. Trong khi đó NLĐ có nghĩa vụ thực
hiện các nhiệm vụ được giao, nghĩa vụ trung thành với NSDLĐ, nghĩa vụ giữ bí
mật của đơn vị.
- "The Employer's Legal Handbook: Manage Your Employees & Workplace
Effectively" (2011), Fred Steingold, Nolo. Đây là cuốn sách dành cho giới sử dụng
lao động, trong đó nêu rõ những giới hạn của luật pháp đối với quyền QLLĐ khi
can thiệp vào những vấn đề có tính chất riêng tư của NLĐ tránh cho họ khỏi vướng
vào những rắc rối pháp lý. Đồng thời cuốn sách nêu ra những quy định của pháp
luật cấm việc NSDLĐ điều tra, can dự vào những hoạt động NLĐ thực hiện ngoài
giờ làm việc, hoạt động công đoàn, xét nghiệm ma tuý, hoạt động chính trị và tín
ngưỡng, làm đêm ngoài doanh nghiệp.
1.1.2.2. Bài viết đăng trên tạp chí
- "Work Control and Managerial Prerogatives in Industrial Relations" (1979),
Robin Smith, Management Research News Journal, Vol. 2, No. 2. Bài viết này đã nêu rõ
những thách thức đối với quan niệm truyền thống về đặc quyền QLLĐ của bên sử dụng
lao động sau khi có sự xuất hiện và phát triển của tổ chức công đoàn. Từ đó, bài viết cũng
bình luận về mục tiêu trung tâm của các bên trong quan hệ lao động, đó là: tăng cường
QLLĐ của NSDLĐ đối với công việc do NLĐ thực hiện, sự ảnh hưởng và chia sẻ quyền
lực với công đoàn trong quá trình NSDLĐ thiết lập quyền QLLĐ.
- "Discipline at the workplace: A comparative study of Law and Practice"
(1986), M.E.Banderet, International Labour Review, Vol. 125, No.3. Bài viết phân
tích những giới hạn pháp lý đối với quyền kỷ luật lao động của NSDLĐ. Dựa vào
quy định pháp luật lao động của 13 quốc gia trên thế giới (Áo, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ,
Anh, Canađa, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Hoa kỳ, Úc, Niuzilân), tác giả khái
quát các học thuyết về quyền kỷ luật lao động và nêu 5 loại nguồn cơ bản của kỷ
luật lao động. Đó là: luật pháp, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp
đồng lao động và án lệ. Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà thứ tự quan trọng
của các nguồn nêu trên thể hiện khác nhau.
20
- "The Managerial Prerogative and the Employee’s Obligation to Work:
Comparative Perspectives on Functional Flexibility" (2006), Mia Rönnmar,
Industrial Law Journal, Vol.35, No.1. Bài viết phân tích các quy định pháp lý về
quyền QLLĐ của NSDLĐ trong việc sắp xếp và bố trí công việc cho NLĐ và liên hệ
với nghĩa vụ tương ứng, những biến đổi trong nghĩa vụ của bên lao động theo pháp luật
Thụy Điển, Anh và Đức. Bởi trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự linh hoạt trong vận
hành doanh nghiệp đang ngày một tăng trên thị trường lao động. Từ đó, bài viết này
đưa ra bình luận chung về sự biến đổi của các quyền QLLĐ trong tương lai.
- "Workplace collective bargaining and managerial prerogatives" (2007),
John Storey, Industrial Relations Journal, 4-7. Bài viết đánh giá mức độ ảnh hưởng
của thương lượng tập thể tại doanh nghiệp đối với quyền QLLĐ của bên sử dụng
lao động và khám phá những điều kiện hoàn cảnh mà quyền QLLĐ của NSDLĐ bị
hạn chế nhiều nhất.
- "The managerial prerogative and the right and duty to collective bargaining
in Greece" (2009), Kostas D. Papadimitriou (Associate Professor in University of
Athens, Greece), Comp. Labor Law & Pol’y Journal, Vol 30:273. Bài viết nêu khái
niệm quyền QLLĐ, đó là việc NSDLĐ có quyền chi phối tổ chức và sự vận hành của
doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, cụ thể là việc quyết định
loại lao động, nơi chốn, cách thức, thời gian công việc được thực hiện. Bài viết nêu rõ
quyền QLLĐ không được nhắc đến trong luật pháp, bởi nó là hệ quả đương nhiên của
quyền sở hữu các tư liệu sản xuất, nhưng sự cụ thể hoá nó sẽ phải được thực hiện bởi
những văn bản có giá trị thấp hơn được xác lập trong doanh nghiệp, đó có thể là thỏa
ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
- "The Concept of Mangerial prerogative in South African Labour Law" (2009),
John Kinamugire. Bài viết phân tích quyền QLLĐ của nhà nước và NSDLĐ. Đối với
NSDLĐ, quyền QLLĐ được thể hiện ở các khía cạnh như quyền chi phối, điều hành
hoạt động của NLĐ tại nơi làm việc, quyền quyết định quy mô lao động, thời gian, địa
điểm và cách thức thực hiện công việc, chất lượng sản phẩm…
- Employer’s managerial prerogative: http://www.eurofound.europa.eu/
emire/ FINLAND/ANCHOR-DIREKTIO-OIKEUSDIREKTIONSR-Auml-TT-FI.htm.
Bài viết phân tích sơ lược quyền của NSDLĐ được ra lệnh, hướng dẫn NLĐ thực
hiện công việc, cũng như quyền thuê lao động và chấm dứt hợp đồng lao động…
được quy định trong các thỏa ước lao động tập thể ở Phần Lan. Từ đó, bài viết
khẳng định NSDLĐ có quyền chỉ đạo và giám sát quá trình lao động của NLĐ, có
21
quyền xác định nội dung của quan hệ việc làm và đưa ra các mệnh lệnh thực hiện
công việc đối với NLĐ.
1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và một số
nhận xét, đánh giá
Mặc dù các công trình khoa học đã nêu không trùng với đề tài luận án, nhưng ở
các mức độ khác nhau, có chứa đựng những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài
luận án. Cụ thể gồm các vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất, khái niệm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Có một số công trình đã đưa ra cách hiểu chung về quyền QLLĐ của NSDLĐ
[90, tr.279-284]; [122, tr.273]… Quan điểm chung trong các công trình này đều cho
rằng, quyền QLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động là quyền của NSDLĐ. Đây được
coi là "đặc quyền" [112], "vật sở hữu" [90, tr.280] của NSDLĐ. Quyền QLLĐ
"được thiết lập dành cho các ông chủ trong đơn vị sử dụng lao động" [124, tr.262].
Theo đó, NSDLĐ có quyền chi phối tổ chức và sự vận hành của doanh nghiệp nhằm
đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, cụ thể là việc quyết định loại lao động, nơi
chốn, cách thức, thời gian công việc được thực hiện.
Tuy nhiên, các công trình này lại có quan điểm khác nhau do xuất phát từ
pháp luật của các quốc gia quy định khác nhau. Quan điểm của "Giáo trình Luật lao
động Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: Trong pháp luật lao động,
quyền QLLĐ của NSDLĐ được xem xét dưới những khía cạnh: i) Quyền QLLĐ là
dạng quyền năng được sử dụng trong quá trình lao động; ii) Quyền QLLĐ của
NSDLĐ được thể hiện trong hệ thống các quy định của pháp luật lao động [90,
tr.280-281]. Quan điểm trong bài viết "The managerial prerogative and the right and
duty to collective bargaining in Greece" (Quyền quản lý và quyền, nghĩa vụ thương
lượng tập thể ở Hy Lạp) của Kostas D. Papadimitriou cho rằng: Quyền QLLĐ của
NSDLĐ không được nhắc đến trong luật pháp, bởi nó là hệ quả đương nhiên của quyền
sở hữu các tư liệu sản xuất. Quyền QLLĐ của NSDLĐ được cụ thể hóa trong những
văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn được xác lập trong doanh nghiệp, đó có thể là nội
quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động [122, tr.273].
Đồng thời với việc nêu khái niệm quyền QLLĐ của NSDLĐ, các công trình
đều đề cập đến giới hạn pháp luật/phạm vi thực thi quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các công trình này. Rằng, quyền QLLĐ
của NSDLĐ là một đặc quyền. Tùy vào quy định của pháp luật lao động các nước
mà đặc quyền này được giới hạn trong phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu
22
này chưa đưa ra định nghĩa về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng như định nghĩa về
pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ, chưa đưa ra cách hiểu thế nào là NSDLĐ, đơn vị
sử dụng lao động. Đồng thời, các công trình cũng chưa lý giải sâu sắc sự khác nhau
trong việc thể hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ với quyền QLLĐ nói chung và với
quyền QLLĐ của nhà nước.
Vấn đề thứ hai, cơ sở quy định quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động
Ở mức độ khác nhau, các công trình trong và ngoài nước đều bàn luận về vấn
đề cơ sở quy định quyền QLLĐ của NSDLĐ.
"Giáo trình Luật lao động Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra
5 cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ. Đó là: 1) Nguyên lý điều khiển học và
khoa học về các hệ thống; 2) Quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền quản lý sản nghiệp;
3) Yêu cầu kiểm soát quá trình chuyển giao sức lao động của NLĐ; 4) Vấn đề duy trì
mục tiêu, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh; 5) Sự quy
định của pháp luật [90, tr.285-288].
Một số công trình nước ngoài đã nêu cơ sở quy định quyền QLLĐ của
NSDLĐ. Theo tác giả John Storey, trong công trình "Managerial prerogative and
the question of control" (Quyền quản lý và vấn đề điều khiển), quyền QLLĐ của
NSDLĐ xuất phát từ hai cơ sở: quyền đối với tài sản và hiệu quả kinh tế mà
NSDLĐ hướng tới [127].
Các cơ sở quy định quyền QLLĐ của NSDLĐ được các công trình đề cập tới
đều hợp lý về mặt lý luận, được khái quát từ quy định của pháp luật lao động các
quốc gia. Tuy nhiên, các công trình chưa phân tích sâu sắc một cách có hệ thống các
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Vấn đề thứ ba, nội dung pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động
Hầu như các công trình trong và ngoài nước đều không bàn luận cụ thể về nội
dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, trong các nội dung nghiên
cứu, tùy từng vấn đề trình bày, các công trình đã rải rác đề cập đến hai khía cạnh:
Một là, NSDLĐ có quyền thiết lập các công cụ để QLLĐ. Cụ thể, NSDLĐ có
quyền ban hành các văn bản nội quy lao động, quy chế, quyết định... đồng thời ký kết
thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác nhằm tạo cơ sở pháp
lý để thực hiện quyền QLLĐ.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất cho
rằng, trong các văn bản mà NSDLĐ ban hành hoặc ký kết, thì nội quy lao động, quy
23
chế, quyết định... biểu hiện rõ nét quyền QLLĐ của NSDLĐ [25], [45], [47], [90],
[124], [121]... Song, phạm vi và mức độ thể hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ ở các
văn bản này lại được các công trình nghiên cứu với các quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu thể hiện trong các công trình
nghiên cứu trong nước thì căn cứ để thiết lập và thực hiện quyền QLLĐ của
NSDLĐ tương đối hẹp. Theo tác giả Trần Thị Thúy Lâm, trong luận án "Pháp luật
về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện", đã cho
rằng: nội quy lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động
trong đơn vị (một nội dung quan trọng của quyền QLLĐ). Ngoài ra, ở những đơn vị
không có nội quy lao động thì cơ sở để thiết lập và duy trì kỷ luật lao động chính là
pháp luật lao động [47, tr.32-36]. "Giáo trình Luật lao động Việt Nam" của trường
Đại học Luật Hà Nội cũng nhấn mạnh: nội quy, quy chế, mệnh lệnh, quyết định...
được coi là các văn bản biểu hiện rõ nét nhất quyền QLLĐ của NSDLĐ" [90,
tr.290]. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về hợp đồng lao động [24], [26], [28],
[39], [55], [66], [67], [85]... các tác giả đã đề cập đến yếu tố QLLĐ của NSDLĐ
trong hợp đồng lao động, đồng thời nhấn mạnh yếu tố QLLĐ này chính là đặc trưng
quan trọng của hợp đồng lao động. Cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào
nghiên cứu những biểu hiện về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các văn bản khác
như thỏa ước lao động tập thể và các loại hợp đồng khác.
Trong khi đó, ở nhiều công trình khoa học nước ngoài [113], [124], [118],
[115]... các nhà nghiên cứu, từ lâu, đã cho rằng căn cứ để thiết lập và thực hiện
quyền QLLĐ của NSDLĐ được mở rộng hơn. Theo đó, ngoài nội quy lao động, quy
chế, pháp luật lao động, hợp đồng lao động còn bao gồm thỏa ước lao động tập thể
và án lệ (đối với các nước theo hệ thống thông luật).
Sự không đồng nhất này xuất phát từ sự khác nhau giữa các hệ thống pháp
luật hoặc quy định khác nhau giữa pháp luật lao động của các quốc gia. Vấn đề mở
rộng nguồn xử lý kỷ luật lao động, từ đó mở rộng hơn quyền QLLĐ của NSDLĐ
được các công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập đến là những vấn đề cần thiết,
quan trọng để chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu các quy định của
pháp luật lao động Việt Nam.
Hai là, về quyền tổ chức, thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ. Các công trình
nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, quyền QLLĐ của NSDLĐ phát sinh từ hoạt
động tuyển lao động đến khi chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên [90, tr.289-
293], [119]... Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Theo đó, nội dung cụ thể của
24
quyền QLLĐ của NSDLĐ bao gồm các quyền: tuyển lao động, bố trí công việc cho
NLĐ, điều chuyển lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật, chấm dứt việc sử dụng lao
động… Tùy vào quy định của pháp luật lao động mỗi quốc gia mà các quyền này
được thực hiện trong giới hạn pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, ở hầu hết các công
trình, chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống về các nội dung
quyền QLLĐ của NSDLĐ. Hơn nữa, một số nội dung quyền QLLĐ của NSDLĐ
như quyền QLLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao động, quyền giải quyết khiếu nại
của NLĐ, tập thể lao động... hầu như chưa có công trình nào đề cập tới.
Vấn đề thứ tư, quy định của pháp luật lao động về quyền quản lý lao động
của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Vấn đề này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu trong nước. Nhìn
chung, trong các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, từ giáo trình luật lao
động, sách tham khảo, các bài viết đăng trên tạp chí... đến các luận án, luận văn, các
báo cáo, hội thảo... ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, đều chủ yếu dựa trên cơ sở
quy định của BLLĐ ban hành năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002,
2006, 2007. Trong đó, các công trình nghiên cứu đề cập đến hai vấn đề về quyền
ban hành các văn bản làm cơ sở để QLLĐ và quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ thông
qua các văn bản đã ban hành.
* Về quyền ban hành các văn bản để quản lý lao động
Một số công trình [45], [47], [90]... nghiên cứu cụ thể về nội quy lao động với
tư cách là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động trong đơn vị sử
dụng lao động và là nguồn quan trọng để NSDLĐ tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Chúng tôi đồng ý với những đánh giá trong các công trình này. Tuy nhiên, ngoài nội
quy lao động, do mục đích nghiên cứu, các công trình này chưa đề cập tới các loại
văn bản khác do NSDLĐ ban hành để điều hành, chỉ đạo quá trình lao động của
NLĐ như quy chế, quyết định.
Cùng với nội quy lao động, có nhiều công trình nghiên cứu về việc ký kết
thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác như hợp đồng
thử việc, hợp đồng học nghề... của NSDLĐ [26], [28], [32], [39], [43], [51], [54],
[58], [59], [62], [66], [67], [85], [4], [71]... Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, các
công trình này chủ yếu phân tích, đánh giá việc NSDLĐ ký kết các văn bản này
dưới góc độ điều kiện chủ thể. Hầu như không có công trình nào nghiên cứu việc ký
kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cũng như các loại hợp đồng khác
dưới khía cạnh đây là các công cụ tạo cơ sở để NSDLĐ thực hiện quyền QLLĐ
trong đơn vị sử dụng lao động.
25
* Về quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao động
Các công trình nghiên cứu đề cập tới ba vấn đề liên quan đến quyền tổ chức,
thực hiện QLLĐ của NSDLĐ. Đó là:
- Quyền điều chuyển NLĐ làm công việc khác, thay đổi công việc của NLĐ,
tạm hoãn thực hiện công việc của NLĐ theo hợp đồng lao động. Các quyền này đã
được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu [2], [26], [28], [62], [85], [109]...
Đặc biệt một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng lao động đã phân tích,
đánh giá sâu sắc các quy định của pháp luật về quá trình thực hiện, thay đổi, tạm hoãn
hợp đồng lao động và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ.
Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá về các quyền này của NSDLĐ dưới góc độ nghiên
cứu chung, không nghiên cứu dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Hầu như các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến các quyền QLLĐ như bố
trí, sắp xếp công việc đối với NLĐ, quyền khen thưởng NLĐ. Ngoài ra, chưa có
công trình nào nghiên cứu quyền QLLĐ của NSDLĐ trong hoạt động cho thuê lại
lao động lần đầu tiên quy định trong BLLĐ năm 2012.
- Quyền xử lý kỷ luật lao động. Quyền xử lý kỷ luật lao động đã được nhiều
công trình khoa học nghiên cứu thấu đáo cả về lý luận và thực trạng pháp luật [25],
[32], [45], [46], [47], [30], [49]... Tuy các công trình không nghiên cứu dưới góc độ
quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012, song những phân
tích, đánh giá của các công trình này thực sự là những gợi mở để tác giả luận án
nghiên cứu quy định của pháp luật lao động hiện hành về quyền xử lý kỷ luật lao
động của NSDLĐ.
- Quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của BLLĐ năm 1994 đã
được nhiều công trình nghiên cứu [2], [26], [27], [28], [37], [39], [59], [62], [64],
[65], [66], [67], [85], [49], [102]... Các bất cập trong lý do chấm dứt cũng như thủ
tục chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ được các tác giả lý giải cụ thể. Song,
sự phân tích, đánh giá quyền chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ chủ yếu
dưới góc độ nghiên cứu chung, không đi sâu tìm hiểu và nhìn nhận ở góc độ quyền
QLLĐ của NSDLĐ. Các kiến nghị được các công trình này đề xuất nhằm sửa đổi,
bổ sung chủ yếu là các quy định của pháp luật lao động giai đoạn trước đây. Có một
số công trình nghiên cứu vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 [66], [67]. Tuy nhiên, các công trình
này không nghiên cứu quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới góc độ
quyền QLLĐ của NSDLĐ.
26
Như vậy, có thể thấy rằng, có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về
một số nội dung cơ bản của BLLĐ như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể,
kỷ luật lao động... Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích cụ thể và có hệ thống về
pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ dựa trên quy định của BLLĐ năm 2012.
Vấn đề thứ năm, các ý kiến đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về
quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Nội dung này được đề cập khá cụ thể ở các công trình nghiên cứu trong nước
[25], [26], [27], [28], [32], [37], [39], [45], [47], [54], [59], [62], [66], [67], [89],
[49], [71]... Theo đó, ngoài vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan
tới việc ký hợp đồng lao động [26], [28], [58], thỏa ước lao động tập thể [43], [44],
[54], ban hành nội quy lao động [44], các công trình nghiên cứu đã đề xuất các ý
kiến hoàn thiện các quy định về điều chuyển công việc NLĐ [28], quyền xử lý kỷ
luật lao động, bồi thường thiệt hại vật chất (về hình thức kỷ luật, thủ tục xử lý kỷ
luật, mức và cách thức thực hiện bồi thường thiệt hại vật chất) [25], [45], [47], [49],
[4],... quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ [26], [27], [28],
[39], [48], [59], [62], [64], [65]... Các kiến nghị này nhằm mục đích hoàn thiện các
quy định của BLLĐ ban hành năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung. Đến nay, các
ý kiến này có thể đã được chỉnh sửa trong BLLĐ năm 2012. Ngoài ra, một số công
trình đã kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động của NSDLĐ trong BLLĐ năm 2012 [66], [67]. Các ý kiến, quan điểm hợp
lý của các công trình nghiên cứu này sẽ được luận án tham khảo trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện thêm dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ.
1.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án
Thứ nhất, một số vấn đề lý luận
Luận án làm rõ hai vấn đề lý luận cơ bản sau đây:
- Một là, lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Để đưa ra khái niệm quyền QLLĐ
của NSDLĐ một cách đầy đủ về nội dung, đồng thời thể hiện sự thống nhất và hợp lý
về mặt khoa học, luận án nghiên cứu làm rõ từ các khái niệm "gốc" như quản lý,
QLLĐ, NSDLĐ, đơn vị sử dụng lao động. Từ việc đưa ra định nghĩa về quyền QLLĐ
của NSDLĐ ở các góc độ, luận án khái quát và phân tích bản chất pháp lý của quyền
QLLĐ của NSDLĐ, lý giải các cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ.
Mục đích nghiên cứu các vấn đề này là không chỉ đưa ra một cách hiểu thống
nhất trên cơ sở khoa học về quyền QLLĐ của NSDLĐ mà còn giúp phân biệt
QLLĐ với quản trị nhân sự, quản lý kinh doanh và phân biệt quyền QLLĐ của
NSDLĐ với quyền QLLĐ của nhà nước.
27
- Hai là, lý luận về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ. Từ những vấn đề lý
luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ nói chung, luận án đưa ra quan niệm về pháp luật
quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trên cơ sở quan niệm này cũng với việc nghiên cứu quy
định của pháp luật lao động quốc tế, bao gồm các công ước, khuyến nghị của ILO và
pháp luật lao động các nước trên thế giới, luận án khái quát các nội dung pháp luật về
quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ thể gồm hai nội dung cơ bản: 1) Quyền thiết lập công
cụ QLLĐ; 2) Quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ. Đây là các vấn đề lý luận quan trọng
trong luận án. Từ các nội dung pháp luật này, luận án luận giải vai trò to lớn của pháp
luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ đối với sự phát triển của thị trường lao động và sự
phát triển kinh tế-xã hội.
Việc xác định và phân tích sâu sắc các nội dung pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ cũng như vai trò của pháp luật này là nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên
cứu, đánh giá các quy định của pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam và là cơ
sở về mặt lý luận để luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền
QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam trong các chương sau của luận án.
Thứ hai, thực trạng pháp luật lao động hiện hành về quyền quản lý lao
động của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Dựa vào các nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong phần lý
luận, luận án nghiên cứu các quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ
năm 2012 và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, các vấn đề:
- Thực trạng pháp luật về quyền thiết lập công cụ QLLĐ. Bao gồm các quyền
ban hành nội quy lao động, quy chế, quyết định trong lao động và ký thỏa ước lao
động tập thể, hợp đồng lao động và các loại hợp đồng khác. Việc ban hành và ký
các văn bản này nhằm tạo cơ sở pháp lý để NSDLĐ thực hiện QLLĐ trong đơn vị
sử dụng lao động.
- Thực trạng pháp luật về quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ. Bao gồm: quyền
tuyển lao động (quyền tự do tuyển lao động, quyền trực tiếp tuyển lao động, tuyển
lao động thông qua chủ thể khác, tuyển đối với một số lao động ngoại lệ), quyền
trong việc sử dụng lao động (bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ, điều chuyển NLĐ
làm công việc khác, thay đổi công việc của NLĐ, tạm hoãn công việc của NLĐ,
khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật lao động) và quyền chấm dứt việc sử dụng lao
động. Đặc biệt là quyền giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động mà trong
các công trình nghiên cứu, chưa có công trình nào đề cập tới.
Trên cơ sở đánh giá các quy định của pháp luật lao động hiện hành cũng như
thực tiễn thực hiện, luận án rút ra những điểm còn bất cập làm cơ sở để đưa ra các
28
kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về quyền này ở
chương tiếp sau.
Thứ ba, các đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về quyền quản lý lao động
của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu ở các
phần trên, luận án luận giải phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về
quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam. Nội dung vấn đề này sẽ được giải quyết
gồm hai phần:
- Một là, phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ
phải bảo đảm được các yêu cầu về lý luận và thực tiễn.
- Hai là, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền QLLĐ của
NSDLĐb trong BLLĐ năm 2012.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua việc tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, khái
quát và nhận xét, đánh giá về những vấn đề đã nghiên cứu trong các công trình, định
hướng các vấn đề cơ bản cần tiếp tục giải quyết, luận án rút ra những kết luận sau đây:
1. Quyền QLLĐ của NSDLĐ nói chung và pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm.
Tuy nhiên, do xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau
cũng như thể loại công trình nghiên cứu khác nhau, nên vấn đề này chưa được các
công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập một cách cụ thể với tư cách là
một công trình khoa học nghiên cứu riêng và chuyên sâu.
2. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn
đề lý luận về QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ. Song, vì những lý do nghiên cứu
khác nhau nên quan điểm và nội dung trình bày về những vấn đề này trong các công
trình nghiên cứu chưa được thể hiện một cách toàn diện và thống nhất. Các công
trình nghiên cứu chưa đề cập cụ thể đến vấn đề lý luận về pháp luật quyền QLLĐ
của NSDLĐ.
3. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước đưa ra các ý kiến phân tích,
đánh giá các quy định của pháp luật lao động về một số quyền QLLĐ cơ bản của
NSDLĐ như quyền ban hành nội quy lao động, ký kết hợp đồng lao động, xử lý kỷ
luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động… và đề xuất ý kiến hoàn thiện các quy
29
định về quyền QLLĐ của NSDLĐ, song chủ yếu đều dựa trên BLLĐ năm 1994 (đã
được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007). Hiện có một vài công trình
nghiên cứu về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động NSDLĐ theo quy
định của BLLĐ năm 2012, song các công trình này chưa nghiên cứu dưới góc độ
quyền QLLĐ.
4. Là đề tài có tính kế thừa nên vấn đề cơ bản cần được tiếp tục giải quyết
trong luận án không chỉ là các vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ, pháp luật
về quyền QLLĐ của NSDLĐ, mà còn bao gồm các vấn đề về thực trạng pháp luật lao
động hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền này của NSDLĐ. Bởi vậy,
những kết quả nghiên cứu của các công trình ở trong nước và nước ngoài là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên cứu luận án. Luận án sử dụng và phát
triển một số quan điểm, ý kiến đánh giá, nhận xét trong các công trình nghiên cứu
nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện các vấn đề pháp luật về quyền QLLĐ
của NSDLĐ ở Việt Nam như mục đích nghiên cứu đặt ra.
30
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG
2.1. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
2.1.1. Khái niệm quản lý lao động và quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động
2.1.1.1. Quản lý lao động
Đối với mỗi con người, lao động được coi là hoạt động quan trọng nhất, nhằm
tác động, biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng các nhu
cầu về vật chất và tinh thần trong đời sống hàng ngày. Đối với xã hội, lao động là
điều kiện tất yếu, cơ bản tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để xã hội tồn
tại và phát triển. Dù đối với mỗi con người cụ thể hay đối với nhiều người trong
phạm vi xã hội, lao động luôn được diễn ra theo một quy trình, trong đó bao gồm
những hoạt động chân tay và trí óc của con người để hoàn thành một nhiệm vụ,
công việc nhất định.
Trong thực tế, con người không thực hiện các hoạt động lao động một cách
đơn lẻ, tách rời mà họ thường liên kết lại với nhau để cùng thực hiện công việc,
nhiệm vụ chung. Theo Karl Marx, quá trình lao động mà ở đó "nhiều người làm
việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau
trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác
nhau nhưng lại liên hệ với nhau, thì lao động của họ mang tính hiệp tác" [52, tr.22].
Và để đạt được hiệu quả cao trong quá trình hiệp tác, thực hiện các công việc chung
đó, "thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [53, tr.480]. Sự "chỉ
đạo", "điều khiển" mà Karl Marx nói tới ở đây chính là QLLĐ.
QLLĐ là gì? Để hiểu rõ khái niệm này, trước hết cần hiểu được khái niệm
"quản lý".
Theo Từ điển tiếng Việt, "quản lý" được hiểu là: 1) Trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định. Quản lý hồ sơ, quản lý vật tư. 2) Tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định. QLLĐ, người quản lý [103, tr.958].
Theo Từ điển luật học, "quản lý" được hiểu theo hai nghĩa: 1) Làm cho hoạt
động, tư duy của từng người riêng lẻ, hoạt động của các tổ chức với những cơ chế
31
khoa học, tiến hành phù hợp với mục đích, lợi ích chung nhằm đạt được hiệu quả tốt
nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất. Quản lý được thực hiện
bằng ba loại biện pháp chủ yếu (kinh tế, hành chính, giáo dục…) và các hình thức
tác động như lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, khen thưởng, xử phạt v.v.. 2) Là giữ gìn,
bảo quản. Quản lý tài sản, quản lý hồ sơ, tài liệu [98, tr.382].
Như vậy, về tổng thể thì "quản lý" được hiểu theo hai phương diện khác nhau:
Thứ nhất, về ngữ nghĩa, "quản lý" là sự giữ gìn những thứ đã có theo yêu cầu
đặt ra. Ở phương diện này, thì quản lý được dùng để chỉ một phương thức hoặc cách
thức nhất định trong việc bảo vệ những thứ đã có theo yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, "quản lý" được nhìn nhận theo phương diện là một quan hệ xã hội.
Đó là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý với một bên
là đối tượng quản lý phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chung. Trong
đó, chủ thể quản lý có quyền áp đặt ý chí (quyền uy) đối với đối tượng quản lý
thông qua các biện pháp, hình thức nhất định, buộc đối tượng quản lý phải tuân theo
(phục tùng) nhằm để các hoạt động chung của nhiều người đạt được hiệu quả tốt
nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất. Quản lý, theo phương
diện này là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu nhất định.
Từ cách hiểu về "quản lý" như trên, trong quá trình lao động, QLLĐ được
nghiên cứu ở phương diện thứ hai. Theo đó, QLLĐ được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, QLLĐ là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý phát sinh trong quá trình lao động nhằm phát huy có hiệu quả
nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu lao động đã đề ra. Cụ thể, QLLĐ là hoạt động
của chủ thể QLLĐ tác động tới đối tượng QLLĐ bằng các biện pháp (chủ yếu như kinh
tế, hành chính, pháp lý, giáo dục…) và các hình thức (lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, kiểm
tra, khen thưởng, xử phạt…) nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực lao động để đạt
được mục tiêu lao động đã đặt ra.
Theo nghĩa hẹp, trong lĩnh vực luật lao động, QLLĐ được hiểu là sự tác động
của chủ thể có thẩm quyền tới các đối tượng khi tham gia quan hệ lao động nhằm
tăng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.
Với cách hiểu này, chủ thể có thẩm quyền QLLĐ bao gồm nhà nước và
NSDLĐ. Theo đó, nhà nước và NSDLĐ đều thông qua các biện pháp, hình thức
QLLĐ tác động đến các đối tượng tham gia quan hệ lao động, nhằm nâng cao hiệu
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệpLuận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOTĐề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
 
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanLuận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOTLuận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 

Similar to Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động

ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngLuận Văn 1800
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam nataliej4
 
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị ThúyTình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúyhieu anh
 

Similar to Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động (20)

Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luậtLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
 
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOTLuận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lànhLuận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Luận văn: Bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
 
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nướcĐề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
Đề tài: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước
 
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao ĐộngHình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
 
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
 
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet namLuan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOTLuận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm pháp luật lao động, HOT
 
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam, HAY
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam, HAYLuận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam, HAY
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam, HAY
 
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động hiện nay, HAY
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động hiện nay, HAYLuận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động hiện nay, HAY
Luận án: Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động hiện nay, HAY
 
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị ThúyTình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động

  • 1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé t- ph¸p Tr-êng ®¹i häc luËt hµ Néi ĐỖ THỊ DUNG PH¸P LUËT VÒ quyÒn QU¶N Lý LAO §éNG CñA NG¦êI Sö DôNG LAO §éNG ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ 2. TS. TRẦN THỊ THÚY LÂM HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thị Dung
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BLLĐ Bộ luật lao động 2. ILO Tổ chức lao động quốc tế 3. NLĐ người lao động 4. NSDLĐ người sử dụng lao động 5. Nxb Nhà xuất bản 6. QLLĐ quản lý lao động 7. VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 8. XHCN xã hội chủ nghĩa
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 9 1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và một số nhận xét, đánh giá 21 1.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án 26 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 30 2.1. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 30 2.2. Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 45 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 73 3.1. Thực trạng pháp luật về quyền thiết lập công cụ quản lý lao động của người sử dụng lao động 73 3.2. Thực trạng pháp luật về quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao động của người sử dụng lao động 90 Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 128 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 128 4.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 135 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý lao động là nhu cầu tất yếu khách quan của bất cứ nền sản xuất nào trong xã hội có giai cấp. Bởi vì, để đạt được mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất, nhất thiết phải có chủ thể đứng ra chỉ đạo các hoạt động chung của con người và hướng những hoạt động chung đó theo mục đích nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Xã hội càng phát triển, trình độ phân công, tổ chức lao động càng cao thì QLLĐ càng quan trọng. Đối với quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, ở tầm vĩ mô, quản lý lao động là quyền của nhà nước, chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động. Ở tầm vi mô, trong các đơn vị sử dụng lao động, nhà nước "chia sẻ" quyền lực này cho NSDLĐ trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Theo đó, NSDLĐ có quyền thực hiện những hoạt động trực tiếp trong việc tổ chức, điều khiển NLĐ nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương chung trong đơn vị, từ đó góp phần tăng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Trên thế giới, quyền QLLĐ của NSDLĐ ra đời từ rất sớm và luôn được pháp luật lao động của hầu hết các quốc gia chú trọng. Bởi đó là cơ sở pháp lý cần thiết được thiết lập dành cho chủ sử dụng lao động. Với quy định của pháp luật ngày càng hợp lý cộng với trình độ QLLĐ ngày càng cao của chủ sử dụng lao động, đã tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng như sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc về kinh tế-xã hội của nhiều nước. Ở Việt Nam, quyền QLLĐ của NSDLĐ được quy định trong pháp luật lao động từ khi giành được chính quyền Tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ nét trong BLLĐ được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Trên cơ sở kế thừa và phát triển BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), BLLĐ năm 2012 tiếp tục thể chế đường lối đổi mới của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về lao động, sử dụng lao động và QLLĐ theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Quan hệ lao động đang thay đổi theo cách tiếp cận mới, từ sự hành chính hóa quan hệ lao động được dần thay bằng dân sự hóa. Theo đó, quyền QLLĐ của NSDLĐ đã được mở rộng, nhằm bảo đảm hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong hoạt động
  • 6. 2 sản xuất kinh doanh. NSDLĐ không chỉ có toàn quyền trong việc tuyển lao động, bố trí công việc cho NLĐ, quyền ban hành các văn bản để tổ chức và điều hành lao động, quyền kiểm tra, giám sát quá trình lao động của NLĐ, quyền khen thưởng, xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ như trước đây, mà họ còn được quyền QLLĐ khi thuê lại lao động của đơn vị khác hoặc cho đơn vị khác thuê lại lao động của mình, quyền cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế. Các quyền QLLĐ này của NSDLĐ có ý nghĩa rất lớn, quyết định sự thành công trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Thực hiện tốt quyền QLLĐ là điều kiện quan trọng để NSDLĐ duy trì trật tự, nền nếp trong đơn vị, từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng lao động, tăng sức canh tranh và tạo được vị trí, uy tín vững mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đang phải đối mặt với thực tế rất khắc nghiệt, đó là năng suất, hiệu quả lao động rất thấp, phát triển không vững mạnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới không cao. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Song phải thừa nhận một cách khách quan rằng, trong mối tương quan với pháp luật khác, một số quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ chưa thực sự phù hợp và thiếu tính khả thi. Nhà nước còn can thiệp sâu vào quan hệ lao động, làm hạn chế phần nào quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với tư cách là một bên của quan hệ lao động, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như giải quyết việc làm cho NLĐ, nhưng so với NLĐ, các quyền của NSDLĐ liên quan đến QLLĐ, vẫn chưa được pháp luật lao động bảo đảm trên cơ sở công bằng, hai bên cùng có lợi. Trong khi đó, một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ được đánh giá là khá mở rộng và bảo đảm quyền tự quyết của NSDLĐ trong quá trình tuyển chọn, sử dụng, chấm dứt việc sử dụng lao động thì thực tế NSDLĐ lại có xu hướng lạm quyền. Tình trạng NSDLĐ phân biệt NLĐ về vùng miền, loại hình đào tạo... đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của NLĐ, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng NSDLĐ điều chuyển NLĐ làm công việc khác, chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải NLĐ, trừ lương NLĐ một cách tùy tiện... không tuân theo quy định của pháp luật xảy ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của NLĐ và trật tự xã hội chung. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để thực hiện phương châm đặt ra của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là "mở rộng quan hệ hợp tác
  • 7. 3 với các nước, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài", chính sách về lao động nói chung, chính sách đối với các đơn vị sử dụng lao động nói riêng của nhà nước không ngừng đổi mới theo xu hướng chung của thế giới. Đối với các đơn vị sử dụng lao động, nhà nước không chỉ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ mà còn bảo đảm cho NSDLĐ thực hiện quyền "QLLĐ đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh" (khoản 2 Điều 4 BLLĐ). Từ những lý do đó, nên mặc dù BLLĐ mới được sửa đổi và có hiệu lực chưa lâu, song việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ và đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ không bao giờ là sớm và luôn cần thiết trong khoa học pháp lý. Vì thế, tôi chọn vấn đề: "Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam" để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận án đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam theo hướng phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực hiện nay. Từ mục đích đặt ra như trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu. Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa được các công trình nghiên cứu đề cập tới để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án. Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ thể là vấn đề về khái niệm, bản chất, cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ; khái niệm, nội dung pháp luật, vai trò của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Những vấn đề lý luận này được khái quát từ sự nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động quốc tế và pháp luật lao động quốc gia.
  • 8. 4 Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật lao động các giai đoạn trước đây, các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan đến quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam và pháp luật lao động quốc tế. Thứ tư, luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ năm, đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật lao động hiện hành về quyền QLLĐ của NSDLĐ trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu, nhằm bảo đảm sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế QLLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Quyền QLLĐ của NSDLĐ là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như: quản lý học, quản trị học, điều khiển học, kinh tế học, xã hội học, triết học, luật học v.v.. Tuy nhiên, trong chuyên ngành đào tạo Luật kinh tế, luận án chỉ nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi pháp luật lao động. Cụ thể, luận án nghiên cứu quyền QLLĐ của chủ thể NSDLĐ được thực hiện trong đơn vị sử dụng lao động theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động bao gồm: - Quyền thiết lập công cụ QLLĐ; - Quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ. Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và yêu cầu đặt ra, luận án tham khảo, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật có liên quan của Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế trong các công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật lao động một số nước trên thế giới có liên quan đến các nội dung nêu trên. Luận án không nghiên cứu các vấn đề sau đây: - Quyền QLLĐ của các chủ thể khác như quyền QLLĐ của nhà nước, quyền QLLĐ của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị sử dụng lao động. - Các biện pháp bảo đảm quyền QLLĐ của NSDLĐ. Bởi mặc dù nghiên cứu dưới góc độ quyền-quyền chủ thể-NSDLĐ, song do vị thế của NSDLĐ trong quan
  • 9. 5 hệ lao động, nên trong quy định của pháp luật lao động, việc bảo đảm thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện bằng trách nhiệm mà chủ thể này phải thực hiện đối với NLĐ và các thủ tục, giới hạn mà pháp luật quy định. Hơn nữa, nếu NLĐ không tuân theo sự điều hành, QLLĐ của NSDLĐ thì họ phải chịu các trách nhiệm do NSDLĐ áp dụng trên cơ sở pháp luật. Do mục đích nghiên cứu nên tùy từng nội dung mà luận án đề cập đến trách nhiệm của NSDLĐ cũng như thủ tục, giới hạn pháp lý khi phân tích quyền QLLĐ, không nghiên cứu riêng các biện pháp bảo đảm quyền QLLĐ của NSDLĐ. - Các quyền khác không phải quyền QLLĐ của NSDLĐ, như: quyền đối thoại tại nơi làm việc, quyền thương lượng tập thể, quyền tham gia tổ chức đại diện, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền khởi kiện, quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động, quyền yêu cầu giải quyết đình công… - Các vấn đề khác có liên quan như: xử phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trong quá trình tìm hiểu đề tài để giới hạn phạm vi nghiên cứu luận án, chúng tôi thấy rằng các vấn đề này rất quan trọng và cần thiết được nghiên cứu. Song do nhiều lý do về dung lượng luận án, mục đích nghiên cứu của luận án nên chúng tôi dự định sẽ nghiên cứu các vấn đề này trong công trình khoa học khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- Lenin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử. Theo đó, vấn đề pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận án bao gồm phương pháp hồi cứu các tài liệu, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, dự báo khoa học. Cụ thể: - Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến đề tài luận án ở các nguồn khác nhau. Phương pháp này được sử dụng ngay sau khi định hướng chọn đề tài và xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài,
  • 10. 6 đặc biệt được sử dụng để tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và được kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các nội dung của luận án nhằm để phân tách và tìm hiểu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện, các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ theo mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra. - Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận án nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật lao động hiện hành với quy định của pháp luật lao động các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật lao động hiện hành với pháp luật khác có liên quan đến quyền QLLĐ của NSDLĐ; giữa quy định của pháp luật lao động Việt Nam với quy định của ILO và pháp luật lao động các quốc gia trên thế giới. - Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các nội dung luận án, nhằm đưa ra các dẫn chứng (các quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn...) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở chương 1, chương 2, các nhận định trong các nội dung ở chương 3 và đặc biệt là các ý kiến, quan điểm về sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ trong chương 4 của luận án. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án. - Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng nhằm đoán trước về những ý kiến, nhận định, đề xuất có nhiều khả năng luận án sẽ đặt ra trên cơ sở những số liệu tổng kết của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, ILO hoặc cơ quan, tổ chức khác; những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích những điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quy định, thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở chương 3, trong việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong chương 4 của luận án.
  • 11. 7 Việc cụ thể các phương pháp nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong quá trình triển khai, tùy từng vấn đề, nội dung trình bày, mà luận án luôn kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây: - Luận án đã làm mới hơn các khái niệm QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ, pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ, đồng thời đã làm rõ thêm bản chất, cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ, góp phần làm phong phú thêm về mặt học thuật của khoa học luật lao động. - Luận án đã khái quát các nội dung của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ và phân tích một cách có hệ thống các nội dung này trên cơ sở quy định của ILO và pháp luật các nước trên thế giới. Qua đó, luận án đã lý giải vai trò của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ đối với cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động của nền kinh tế thị trường, đối với quá trình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ và việc làm, thu nhập của NLĐ. - Luận án đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực trạng pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam và việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền thiết lập công cụ QLLĐ, quyền tổ chức thực hiện QLLĐ của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là quyền QLLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao động lần đầu tiên quy định trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, luận án đã chỉ ra những đòi hỏi từ lý luận và thực tiễn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ như quyền ban hành nội quy lao động, ký hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê lại lao động, quyền tuyển lao động, điều chuyển công việc người lao động, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt sử dụng lao động, giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động. - Luận án đã luận giải về các yêu cầu hoàn thiện pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam theo hướng nhà nước cần mở rộng quyền QLLĐ của NSDLĐ, đồng thời vẫn bảo đảm hài hòa lợi ích các bên (nhà nước, NSDLĐ, NLĐ) và phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như điều kiện nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở Việt Nam.
  • 12. 8 - Luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLLĐ năm 2012 về quyền QLLĐ của NSDLĐ nhằm hoàn thiện các quy định của BLLĐ để nâng cao hiệu quả thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận cơ bản về quyền QLLĐ của NSDLĐ và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong khoa học luật lao động. Luận án đặc biệt cần thiết đối với NSDLĐ trong việc nâng cao kiến thức pháp luật nhằm hiểu đúng, hiểu hết quyền QLLĐ của mình, từ đó thực hiện QLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động đúng, linh hoạt và hiệu quả, tránh trường hợp hiểu không đúng và/hoặc lạm quyền QLLĐ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chính mình, của NLĐ cũng như lợi ích chung của xã hội. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện và sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động; cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập về pháp luật lao động; cho NLĐ và đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về pháp luật lao động nói chung, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã được công bố có nội dung liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Chương 2: Một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Chương 3: Thực trạng pháp luật hiện hành về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam. Chương 4: Hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam.
  • 13. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ và pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ đã được đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài khoa học cấp cơ sở, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí và các báo cáo, hội thảo khoa học... Cụ thể: 1.1.1.1. Giáo trình Có hai nhóm giáo trình đề cập đến vấn đề đề tài luận án. Đó là: Giáo trình quản trị nhân lực và Giáo trình luật lao động. Giáo trình quản trị nhân lực, do thuộc lĩnh vực khoa học về quản lý con người nên trong nội dung giáo trình môn học quản trị nhân lực có đề cập đến các quy định của pháp luật lao động, trong đó có pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Các giáo trình ở nhóm này bao gồm: Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010, Giáo trình Quản trị nhân lực (tập I, II) của Trường Đại học Lao động-Xã hội năm 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Thương mại năm 2008… Trong các giáo trình này, vấn đề pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ được giới thiệu thông qua các nội dung về tuyển lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền thưởng, kỷ luật lao động… Giáo trình luật lao động, các nội dung liên quan đến đề tài luận án được đề cập khá rõ nét trong các giáo trình Luật lao động dành cho việc giảng dạy các hệ đào tạo ở bậc đại học của một số cơ sở đào tạo luật. Đó là: Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tái bản lần thứ 5) của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011; Giáo trình Luật lao động của Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2011; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động-Xã hội năm 2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế năm 2006; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999; Giáo trình Luật lao động và An ninh xã hội (In lần thứ ba) của tác giả Nguyễn Quang Quýnh năm 1972… Trong các giáo trình này, vấn đề liên quan đến đề tài luận án được trình bày trong các chương: Hợp đồng lao động (Khế ước lao động); Thỏa ước lao động tập
  • 14. 10 thể (Cộng đồng hiệp ước); Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất hoặc Quyền QLLĐ của NSDLĐ (Xí nghiệp). Ở chương Hợp đồng lao động, quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện trong quá trình ký kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động. Tương tự, ở chương Thỏa ước lao động tập thể, các giáo trình đề cập đến các vấn đề lý luận, thương lượng và ký kết thỏa ước, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Thể hiện rõ nhất vấn đề liên quan đến đề tài luận án là chương Quyền QLLĐ của NSDLĐ/Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất/Xí nghiệp. Theo đó, ở chương "Quyền QLLĐ của NSDLĐ" trong Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, lần đầu tiên các vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ đã được nghiên cứu. Đó là các vấn đề về khái niệm, bản chất, cở sở quy định và nội dung quyền QLLĐ của NSDLĐ. Từ vấn đề lý luận này, quyền QLLĐ của NSDLĐ được phân tích trong ba nhóm quy định: quy định về kỷ luật lao động, quy định về bồi thường thiệt hại vật chất và quy định về tạm đình chỉ công việc của NLĐ. Ngoài ra, quyền QLLĐ của NSDLĐ được nêu rõ trong chương Xí nghiệp, Giáo trình Luật lao động và An ninh xã hội của tác giả Nguyễn Quang Quýnh. Trong chương này, ngoài nội dung khái quát về xí nghiệp và vấn đề đại diện nhân viên trong xí nghiệp, thì vấn đề quyền hành của chủ xí nghiệp là nội dung cơ bản. Theo đó, giáo trình nêu ra và phân tích sơ lược ba loại quyền của chủ xí nghiệp, gồm: 1) Quyền điều khiển; 2) Quyền soạn thảo nội quy; 3) Quyền kỷ luật của chủ xí nghiệp. Các nội dung này được phân tích trên cơ sở quy định của BLLĐ năm 1950 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Còn lại phần lớn các giáo trình khác chủ yếu đề cập đến một trong các nội dung cơ bản của quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền kỷ luật lao động và quyền được bồi thường thiệt hại vật chất. Hầu hết các giáo trình không nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng như thể hiện các quan điểm riêng trong quá trình phân tích quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Sách tham khảo Các vấn đề về quyền QLLĐ của NSDLĐ chưa được nghiên cứu trực tiếp trong các sách tham khảo mà chỉ mới được đề cập một cách khiêm tốn khi các công trình này tìm hiểu về quy định của BLLĐ nói chung hoặc nghiên cứu về chế định hợp đồng lao động, cho thuê lại lao động. Cụ thể: - "Tìm hiểu các quy định Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (1995) của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Nxb
  • 15. 11 Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách chủ yếu là giải thích và phân tích một số chế định của BLLĐ ban hành năm 1994. Theo đó, vấn đề quyền tuyển dụng lao động, quyền chấm dứt hợp đồng lao động; quyền ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, quyền khen thưởng của NSDLĐ được giới thiệu thông qua việc phân tích các chế định việc làm, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương. - "Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam" (2002) của Phạm Công Bảy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này phân tích trên cơ sở giới thiệu các nội dung cơ bản của BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, nhằm cung cấp những kiến thức về các quy định của Bộ luật làm cơ sở để vận dụng vào thực tế. Trong cuốn sách, tác giả đã tìm hiểu tất cả các chế định của BLLĐ. Theo đó, vấn đề liên quan đến các nội dung luận án được giới thiệu trong quá trình phân tích các chế định hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. - "Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam - Thực trạng và phát triển" (2003), của TS Nguyễn Hữu Chí, Nxb Lao động-Xã hội. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến đặc trưng quan trọng của hợp đồng lao động chính là yếu tố QLLĐ của NSDLĐ đối với NLĐ. Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích và đánh giá những bất cập của một số quy định về quyền điều chuyển công việc đối với NLĐ, quyền thỏa thuận và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. Ví dụ, việc xác định quyền QLLĐ trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, trách nhiệm bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ khi doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, hợp nhất, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản. - "Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động" (2011) của Vụ pháp chế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Nxb Lao động-Xã hội. Cuốn sách này tập hợp các tài liệu nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản…), các báo cáo về tình hình cho thuê lại lao động của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, các địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng) và một số tài liệu đã phát hành của ILO trong quá trình soạn thảo BLLĐ (sửa đổi). Mục đích của công trình này là cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động nhằm nghiên cứu để hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam. Kết quả thuyết phục của công trình là BLLĐ năm 2012 đã điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động. Theo đó, NSDLĐ có quyền thuê lại lao động của đơn vị khác hoặc cho đơn vị khác thuê lại lao động khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. - Bên cạnh đó, còn một số các sách: Hỏi - đáp về BLLĐ, Sổ tay pháp lý, Tìm hiểu pháp luật, Từ điển thuật ngữ luật học… cũng đã đề cập đến các thuật ngữ hoặc
  • 16. 12 nêu các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động… 1.1.1.3. Đề tài khoa học Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án chủ yếu là đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Đó là các đề tài: - "Thực tiễn giải quyết các loại án kiện về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về kỷ luật sa thải trong thời gian qua và những kiến nghị" (2001) của Tòa án nhân dân tối cao do ThS Nguyễn Việt Cường chủ nhiệm đề tài. Đề tài này nghiên cứu thực tiễn giải quyết hai loại việc liên quan đến các quyền QLLĐ của NSDLĐ. Đó là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quyền xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ. - "Nghiên cứu nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động trong giai đoạn hiện nay" (2010) của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Trần Thị Thúy Lâm chủ nhiệm đề tài. Trong nội dung đề tài, có ba chuyên đề: đánh giá các quy định về hợp đồng lao động, đánh giá các quy định về thỏa ước lao động tập thể và đánh giá các quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất liên quan đến quyền QLLĐ của NSDLĐ. - "Áp dụng pháp luật lao động trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp" (2011) của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Đỗ Ngân Bình chủ nhiệm đề tài. Trong nội dung đề tài, có một số chuyên đề về áp dụng pháp luật lao động khi tuyển dụng lao động; ký kết và thực hiện hợp đồng lao động và duy trì kỷ luật lao động, xây dựng nề nếp lao động trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp... có liên quan tới một số nội dung của đề tài luận án. - "Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" (2012) của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Nguyễn Xuân Thu chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn cho thuê lại lao động ở Việt Nam, từ đó kiến nghị hướng điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động của pháp luật lao động ở Việt Nam. Một số chuyên đề về lý luận của hoạt động cho thuê lại lao động và thực trạng điều chỉnh pháp luật về hoạt động cho thuê lại ở Việt Nam, tuy được nghiên cứu trước khi BLLĐ năm 2012 ra đời, song là những gợi ý cho việc nghiên cứu quyền QLLĐ của NSDLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao động của luận án.
  • 17. 13 1.1.1.4. Luận án, luận văn Trong số các luận án, luận văn đã công bố, có các công trình sau đây liên quan đến đề tài luận án. Đó là: - Luận án "Hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" (2002) của Nguyễn Hữu Chí. Trong luận án này, tác giả đề cập đến các vấn đề lý luận về hợp đồng lao động, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hợp đồng lao động. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập trong quy định của pháp luật lao động (theo BLLĐ năm 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và thực tiễn áp dụng, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động và nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng lao động ở Việt Nam. Trong các nội dung trình bày của công trình này, có một số vấn đề liên quan đến luận án, đó là quyền ký kết hợp đồng lao động, quyền điều chuyển NLĐ làm công việc khác, quyền thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. - Luận án "Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện" (2007) của Trần Thị Thúy Lâm. Trong luận án, tác giả nghiên cứu sâu về một trong các nội dung của quyền QLLĐ của NSDLĐ, đó là vấn đề kỷ luật lao động. Đây là công trình gần gũi hơn cả với đề tài luận án. Bởi, một trong những nội dung của quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền ban hành nội quy lao động và xử lý kỷ luật lao động. Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, hệ thống các vấn đề lý luận về kỷ luật lao động, thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động theo quy định của BLLĐ năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007, luận án này đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam. - Luận án "Thỏa ước lao động tập thể - Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật lao động Việt Nam và Thụy Điển" (2011) của Hoàng Thị Minh. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về thỏa ước lao động tập thể. Trong các nội dung trình bày, luận án đã đề cập ở mức độ nhất định về vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với NSDLĐ khi thực hiện quyền QLLĐ trong đơn vị. - Luận án "Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (2013) của Nguyễn Thị Hoa Tâm. Trong công trình này, vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án được thể hiện trong nội dung quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. Theo đó, vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ được trình bày dựa trên cơ sở tính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, do nghiên cứu chung về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên luận án không phân tích rõ khía cạnh quyền QLLĐ của NSDLĐ.
  • 18. 14 - Một số luận văn liên quan đến đề tài luận án. Đó là các luận văn: "Hợp đồng lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động trong nền kinh tế thị trường" (1997) của Nguyễn Hữu Chí; "Thỏa ước lao động tập thể trong nền kinh tế thị trường - Những vấn đề lý luận và thực tế áp dụng" (2001) của Trần Thị Thúy Lâm; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng lao động" (2002) của Phạm Thị Thúy Nga; "Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (2002) của Đỗ Thị Dung; "Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" (2006) của Trần Thị Lượng; "Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý" (2007) của Lê Thị Ngọc... Nhìn chung các luận văn này đã đề cập đến một số vấn đề về nội dung các quyền QLLĐ của NSDLĐ như quyền ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ như quyền chấm dứt hợp đồng lao động, quyền xử lý kỷ luật lao động, xử lý bồi thường thiệt hại vật chất... 1.1.1.5. Bài viết đăng trên tạp chí Một số bài viết đăng trên các tạp chí chủ yếu mang tính nghiên cứu trao đổi về các vấn đề kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể theo quy định của BLLĐ trước đây. Cụ thể là các bài viết: "Mấy ý kiến về chế định hợp đồng lao động" của Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 1996; "Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ yếu của Luật lao động Việt Nam" của TS Phạm Công Trứ đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7 năm 1996; "Giao kết hợp đồng lao động" của Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm 1996; "Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động" của ThS Lưu Bình Nhưỡng đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 1997; "Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong BLLĐ" của ThS Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Luật học số 2 năm 1998; "Về phương hướng hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động" của ThS Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 1999; "Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" của TS Đào Thị Hằng đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2001; "Chấm dứt hợp đồng lao động" của ThS Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm 2002; "Một số vấn đề về thỏa ước lao động tập thể" của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 2 năm 2002; "Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị" của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006; "Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động" của ThS Trần Thị Thúy Lâm
  • 19. 15 đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2006; "Sự phụ thuộc pháp lý - dấu hiệu đặc trưng nhất trong quan hệ hợp đồng lao động" của Phạm Thị Thúy Nga đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2008; "Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" của Nguyễn Thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2009; "Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong BLLĐ" của TS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2009; "Hoàn thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể ở nước ta trong thời gian tới" của ThS Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2009; "Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động" của Nguyễn Thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Lao động-Xã hội số 419 năm 2011; "Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật" của TS Trần Hoàng Hải và ThS Đỗ Hải Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8 năm 2011; "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Một trong những quyền tự do kinh doanh của NSDLĐ" của Nguyễn thị Hoa Tâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 năm 2012... Điểm chung trong các bài viết này là các tác giả đi sâu phân tích, đánh giá các quy định của BLLĐ năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) và trên cơ sở những bất cập trong các quy định, các tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định trong các chế định của Bộ luật. Trong đó, có một số công trình nghiên cứu các quy định của BLLĐ năm 2012. Ở mức độ nhất định, những bài viết này đã đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến nội dung trong quyền QLLĐ của NSDLĐ như ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; quyền điều chuyển công việc của NLĐ; quyền thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động; quyền xử lý kỷ luật lao động... 1.1.1.6. Báo cáo, hội thảo khoa học Từ khi BLLĐ ban hành năm 1994 đến nay, đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là việc sửa đổi toàn diện của BLLĐ năm 2012. Trải qua thời gian đó, việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật luôn được các cơ quan, ban, ngành liên quan quan tâm. Vì lẽ này nên có nhiều báo cáo, hội thảo khoa học có nội dung liên quan đến đề tài luận án. - Báo cáo, bao gồm: báo cáo kết quả, báo cáo nghiên cứu, báo cáo đánh giá tác động hoặc báo cáo tổng kết liên quan đến các vấn đề của quan hệ lao động và pháp luật lao động. Đó là các báo cáo: "Báo cáo sơ kết việc thi hành BLLĐ 1995- 1997" năm 1998 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động ở Việt Nam" năm 2000 của
  • 20. 16 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội; Báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội" năm 2004 của Đoàn thanh tra, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo tổng kết đánh giá 13 năm thi hành BLLĐ" năm 2008 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo tổng hợp nghiên cứu về quan hệ lao động tại Việt Nam" năm 2008 của Vụ pháp chế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Báo cáo "Kết quả thanh tra việc thực hiện BLLĐ từ năm 1995 đến năm 2008" năm 2009 của Thanh tra Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo kết quả lấy ý kiến của giới chủ doanh nghiệp về thực tiễn áp dụng BLLĐ tại Khánh Hòa lần 1" năm 2009 của VCCI; "Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình 15 năm thực hiện BLLĐ " năm 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo BLLĐ (sửa đổi)" năm 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo nghiên cứu chuyên đề cho thuê lại lao động với việc sửa đổi BLLĐ ở Việt Nam" năm 2011 của Vụ pháp chế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội; "Báo cáo nghiên cứu của Dự án Quan hệ lao động: Luật hóa hoạt động cho thuê lao động và các vấn đề trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho việc thuê lại lao động" năm 2011 của Youngmo Yoon - Cố vấn trưởng Dự án Quan hệ lao động Việt Nam - ILO; "Báo cáo đánh giá Dự thảo BLLĐ trên cơ sở ý kiến của NSDLĐ" năm 2011 của VCCI... Trong nội dung các báo cáo này, vấn đề quyền QLLĐ của NSDLĐ được trình bày rải rác thông qua việc đánh giá các chế định hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tuyển dụng lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật lao động và thời gian gần đây là vấn đề cho thuê lại lao động. - Hội thảo khoa học, trong phạm vi luật lao động, các hội thảo khoa học được các cơ quan, ban, ngành, cơ sở đào tạo tổ chức tương đối nhiều. Tuy nhiên, số lượng cũng như nội dung các hội thảo bàn luận đến vấn đề quyền QLLĐ của NSDLĐ lại chiếm số lượng khiêm tốn. Cụ thể là: Hội thảo về "Tác động của toàn cầu hóa tới quan hệ lao động tại nơi làm việc" năm 1998 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Hội thảo "Một số định hướng sửa đổi BLLĐ ở Việt Nam" năm 2008 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Dự án Star Việt Nam; Hội thảo "Đánh giá 14 năm thực hiện BLLĐ và phương hướng hoàn thiện BLLĐ sửa đổi, bổ sung vào năm 2011" năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội; Hội thảo về "Xây dựng khung pháp lý về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam" năm 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Hội thảo về "Góp ý sửa đổi, bổ sung BLLĐ" năm 2012 của Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh...
  • 21. 17 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Quyền QLLĐ của NSDLĐ là một vấn đề được bàn luận đến ở những góc độ khác nhau trong một số tài liệu về luật lao động nước ngoài. Bao gồm các sách và các bài viết đăng trên các tạp chí. 1.1.2.1. Sách tham khảo Có một bộ phận lớn các sách nghiên cứu về luật lao động ở nước ngoài không trình bày quyền QLLĐ của NSDLĐ thành một nội dung độc lập mà được trình bày xen kẽ khi nghiên cứu về các nội dung khác của luật lao động như: vấn đề tuyển lao động, hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ, sa thải NLĐ tố giác (hoặc tiết lộ về) sai phạm của doanh nghiệp, sa thải không công bằng và bồi thường thiệt hại. Đó là các sách: - "Employment law for business" (2005), Dawn D. Bennett-Alexander, Laura B. Pincus, McGraw-Hill Companies. Cuốn sách này nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật lao động Thụy Điển theo hướng nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho NLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, NLĐ phải chịu sự QLLĐ của NSDLĐ. Đồng thời tác giả đưa ra một hệ thống các tiêu chí gồm 20 yếu tố để xác định NLĐ làm công, chịu sự QLLĐ của NSDLĐ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh. - "Employment law" (2006), Andrew C. Bell, Sweet & Maxwell. Với mục đích tìm hiểu các quy định của Luật việc làm Thụy Điển, tác giả công trình này đã đi sâu phân tích các chế định của Luật việc làm. Theo đó, NSDLĐ là chủ thể có trách nhiệm chính trong giải quyết việc làm cho NLĐ. Trong quá trình lao động, NLĐ chịu sự QLLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện như thế nào lại chưa được công trình này đề cập cụ thể. - "Employment & Labor Law" (2008), Patrick J. Cihon, James Ottavio, Castagnera, Cengage Learning. Công trình này nghiên cứu các quy định về Luật việc làm và lao động của Anh, là tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập môn học Luật lao động. Theo đó, tác giả nghiên cứu chung về pháp luật việc làm và lao động, trên cơ sở phân tích, đánh giá một số chế định cơ bản. Trong đó, quyền QLLĐ của NSDLĐ được nhắc tới khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ. - "Q & A Employment Law" (2008), Richard Benny, Malcolm Sargeant & Michael Jefferson, Oxford University Press. Cuốn sách này tập hợp các câu hỏi và trả lời về các nội dung của Luật việc làm năm 2008 và được sửa đổi năm 2009 của Anh. Mục đích nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật trong thực tiễn áp dụng.
  • 22. 18 Theo đó, trong các câu hỏi - đáp về hợp đồng lao động, về quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ có liên quan đến nội dung về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Chẳng hạn, NSDLĐ được phép điều hành, giám sát NLĐ khi thuê lại lao động của doanh nghiệp khác. - "Labor & Employment Law: Text and Cases" (2009), David P. Twomey, Cengage Learning (USA). Viết về Luật lao động và việc làm của Mỹ, cuốn sách này nghiên cứu các nội dung cơ bản thể hiện trong các văn bản pháp lý và án lệ. Trong đó, tác giả chủ yếu nêu và phân tích các nội dung cơ bản, đánh giá các nội dung về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động. Theo đó, NSDLĐ có quyền tuyển dụng lao động, quyền quyết định ký hay không ký hợp đồng lao động. - "Employment Law" (2010), Hugh Collins, Oxford University Press. Đây là sách tham khảo dành cho sinh viên Trường Đại học Oxford. Cuốn sách này nghiên cứu các nội dung cơ bản của Luật việc làm. Trong nội dung trình bày, tác giả gián tiếp nhắc đến quyền QLLĐ của NSDLĐ khi phân tích các quy định về trách nhiệm của NSDLĐ và quyền lợi của NLĐ trong việc làm. Theo đó, ở một số trường hợp NSDLĐ có quyền sa thải NLĐ. Bên cạnh đó, một số cuốn sách có nội dung về quyền QLLĐ của NSDLĐ được trình bày rõ nét hơn. Đó là: - "Managerial prerogative and the question of control” (1983), John Storey, Routledge. Cuốn sách này bàn về quyền QLLĐ và vấn đề điều khiển lao động trong doanh nghiệp ở Anh. Trong chương 6 của cuốn sách trình bày về quyền QLLĐ của NSDLĐ và mối quan hệ giữa quyền QLLĐ với quyền điều khiển quá trình lao động của NSDLĐ. - "Management Prerogatives and Employee Participation” (2004), Atty. Juris Bernadette M. Tomboc-Commercial Law, Department of De La Salle University- Manila, Philippines. Công trình nghiên cứu này trình bày khái niệm, phạm vi và sự thi hành quyền QLLĐ của NSDLĐ và những việc NLĐ sẽ được tham gia vào quá trình hình thành quyết định của bên doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Mục tiêu của công trình này nhằm xác định ranh giới quyền QLLĐ của bên sử dụng lao động và quyền tham gia của bên lao động để hỗ trợ cho quan hệ lao động phát triển hài hoà, ổn định. - "Labour Laws of the Philippines” (2006), Joselito Guianan Chan, http:// www.chanrobles.com/PART3.pdf. Công trình này nghiên cứu các nội dung cơ bản của Luật lao động Philippin, trong đó có đề cập đến quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ
  • 23. 19 thể về các vấn đề giới hạn quyền QLLĐ của NSDLĐ trong việc điều động công việc, đề bạt, xử lý kỷ luật lao động… đối với NLĐ. - "Labour and Employment Law in Sweden” (2009), Reinhold Fahlbeck, Bernard Johann Mulder, Lund: Juristförl. Trong cuốn sách này, quyền QLLĐ của NSDLĐ được nêu khá tập trung ở các nội dung "Đặc quyền của NSDLĐ" và phần "Nghĩa vụ của NLĐ". Theo đó, NSDLĐ có quyền thuê lao động, quyền điều hành và phân công công việc, quyền sa thải NLĐ. Trong khi đó NLĐ có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao, nghĩa vụ trung thành với NSDLĐ, nghĩa vụ giữ bí mật của đơn vị. - "The Employer's Legal Handbook: Manage Your Employees & Workplace Effectively" (2011), Fred Steingold, Nolo. Đây là cuốn sách dành cho giới sử dụng lao động, trong đó nêu rõ những giới hạn của luật pháp đối với quyền QLLĐ khi can thiệp vào những vấn đề có tính chất riêng tư của NLĐ tránh cho họ khỏi vướng vào những rắc rối pháp lý. Đồng thời cuốn sách nêu ra những quy định của pháp luật cấm việc NSDLĐ điều tra, can dự vào những hoạt động NLĐ thực hiện ngoài giờ làm việc, hoạt động công đoàn, xét nghiệm ma tuý, hoạt động chính trị và tín ngưỡng, làm đêm ngoài doanh nghiệp. 1.1.2.2. Bài viết đăng trên tạp chí - "Work Control and Managerial Prerogatives in Industrial Relations" (1979), Robin Smith, Management Research News Journal, Vol. 2, No. 2. Bài viết này đã nêu rõ những thách thức đối với quan niệm truyền thống về đặc quyền QLLĐ của bên sử dụng lao động sau khi có sự xuất hiện và phát triển của tổ chức công đoàn. Từ đó, bài viết cũng bình luận về mục tiêu trung tâm của các bên trong quan hệ lao động, đó là: tăng cường QLLĐ của NSDLĐ đối với công việc do NLĐ thực hiện, sự ảnh hưởng và chia sẻ quyền lực với công đoàn trong quá trình NSDLĐ thiết lập quyền QLLĐ. - "Discipline at the workplace: A comparative study of Law and Practice" (1986), M.E.Banderet, International Labour Review, Vol. 125, No.3. Bài viết phân tích những giới hạn pháp lý đối với quyền kỷ luật lao động của NSDLĐ. Dựa vào quy định pháp luật lao động của 13 quốc gia trên thế giới (Áo, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Canađa, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Hoa kỳ, Úc, Niuzilân), tác giả khái quát các học thuyết về quyền kỷ luật lao động và nêu 5 loại nguồn cơ bản của kỷ luật lao động. Đó là: luật pháp, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp đồng lao động và án lệ. Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà thứ tự quan trọng của các nguồn nêu trên thể hiện khác nhau.
  • 24. 20 - "The Managerial Prerogative and the Employee’s Obligation to Work: Comparative Perspectives on Functional Flexibility" (2006), Mia Rönnmar, Industrial Law Journal, Vol.35, No.1. Bài viết phân tích các quy định pháp lý về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong việc sắp xếp và bố trí công việc cho NLĐ và liên hệ với nghĩa vụ tương ứng, những biến đổi trong nghĩa vụ của bên lao động theo pháp luật Thụy Điển, Anh và Đức. Bởi trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự linh hoạt trong vận hành doanh nghiệp đang ngày một tăng trên thị trường lao động. Từ đó, bài viết này đưa ra bình luận chung về sự biến đổi của các quyền QLLĐ trong tương lai. - "Workplace collective bargaining and managerial prerogatives" (2007), John Storey, Industrial Relations Journal, 4-7. Bài viết đánh giá mức độ ảnh hưởng của thương lượng tập thể tại doanh nghiệp đối với quyền QLLĐ của bên sử dụng lao động và khám phá những điều kiện hoàn cảnh mà quyền QLLĐ của NSDLĐ bị hạn chế nhiều nhất. - "The managerial prerogative and the right and duty to collective bargaining in Greece" (2009), Kostas D. Papadimitriou (Associate Professor in University of Athens, Greece), Comp. Labor Law & Pol’y Journal, Vol 30:273. Bài viết nêu khái niệm quyền QLLĐ, đó là việc NSDLĐ có quyền chi phối tổ chức và sự vận hành của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, cụ thể là việc quyết định loại lao động, nơi chốn, cách thức, thời gian công việc được thực hiện. Bài viết nêu rõ quyền QLLĐ không được nhắc đến trong luật pháp, bởi nó là hệ quả đương nhiên của quyền sở hữu các tư liệu sản xuất, nhưng sự cụ thể hoá nó sẽ phải được thực hiện bởi những văn bản có giá trị thấp hơn được xác lập trong doanh nghiệp, đó có thể là thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động. - "The Concept of Mangerial prerogative in South African Labour Law" (2009), John Kinamugire. Bài viết phân tích quyền QLLĐ của nhà nước và NSDLĐ. Đối với NSDLĐ, quyền QLLĐ được thể hiện ở các khía cạnh như quyền chi phối, điều hành hoạt động của NLĐ tại nơi làm việc, quyền quyết định quy mô lao động, thời gian, địa điểm và cách thức thực hiện công việc, chất lượng sản phẩm… - Employer’s managerial prerogative: http://www.eurofound.europa.eu/ emire/ FINLAND/ANCHOR-DIREKTIO-OIKEUSDIREKTIONSR-Auml-TT-FI.htm. Bài viết phân tích sơ lược quyền của NSDLĐ được ra lệnh, hướng dẫn NLĐ thực hiện công việc, cũng như quyền thuê lao động và chấm dứt hợp đồng lao động… được quy định trong các thỏa ước lao động tập thể ở Phần Lan. Từ đó, bài viết khẳng định NSDLĐ có quyền chỉ đạo và giám sát quá trình lao động của NLĐ, có
  • 25. 21 quyền xác định nội dung của quan hệ việc làm và đưa ra các mệnh lệnh thực hiện công việc đối với NLĐ. 1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và một số nhận xét, đánh giá Mặc dù các công trình khoa học đã nêu không trùng với đề tài luận án, nhưng ở các mức độ khác nhau, có chứa đựng những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài luận án. Cụ thể gồm các vấn đề như sau: Vấn đề thứ nhất, khái niệm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động Có một số công trình đã đưa ra cách hiểu chung về quyền QLLĐ của NSDLĐ [90, tr.279-284]; [122, tr.273]… Quan điểm chung trong các công trình này đều cho rằng, quyền QLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động là quyền của NSDLĐ. Đây được coi là "đặc quyền" [112], "vật sở hữu" [90, tr.280] của NSDLĐ. Quyền QLLĐ "được thiết lập dành cho các ông chủ trong đơn vị sử dụng lao động" [124, tr.262]. Theo đó, NSDLĐ có quyền chi phối tổ chức và sự vận hành của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, cụ thể là việc quyết định loại lao động, nơi chốn, cách thức, thời gian công việc được thực hiện. Tuy nhiên, các công trình này lại có quan điểm khác nhau do xuất phát từ pháp luật của các quốc gia quy định khác nhau. Quan điểm của "Giáo trình Luật lao động Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: Trong pháp luật lao động, quyền QLLĐ của NSDLĐ được xem xét dưới những khía cạnh: i) Quyền QLLĐ là dạng quyền năng được sử dụng trong quá trình lao động; ii) Quyền QLLĐ của NSDLĐ được thể hiện trong hệ thống các quy định của pháp luật lao động [90, tr.280-281]. Quan điểm trong bài viết "The managerial prerogative and the right and duty to collective bargaining in Greece" (Quyền quản lý và quyền, nghĩa vụ thương lượng tập thể ở Hy Lạp) của Kostas D. Papadimitriou cho rằng: Quyền QLLĐ của NSDLĐ không được nhắc đến trong luật pháp, bởi nó là hệ quả đương nhiên của quyền sở hữu các tư liệu sản xuất. Quyền QLLĐ của NSDLĐ được cụ thể hóa trong những văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn được xác lập trong doanh nghiệp, đó có thể là nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động [122, tr.273]. Đồng thời với việc nêu khái niệm quyền QLLĐ của NSDLĐ, các công trình đều đề cập đến giới hạn pháp luật/phạm vi thực thi quyền QLLĐ của NSDLĐ. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các công trình này. Rằng, quyền QLLĐ của NSDLĐ là một đặc quyền. Tùy vào quy định của pháp luật lao động các nước mà đặc quyền này được giới hạn trong phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu
  • 26. 22 này chưa đưa ra định nghĩa về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng như định nghĩa về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ, chưa đưa ra cách hiểu thế nào là NSDLĐ, đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, các công trình cũng chưa lý giải sâu sắc sự khác nhau trong việc thể hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ với quyền QLLĐ nói chung và với quyền QLLĐ của nhà nước. Vấn đề thứ hai, cơ sở quy định quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động Ở mức độ khác nhau, các công trình trong và ngoài nước đều bàn luận về vấn đề cơ sở quy định quyền QLLĐ của NSDLĐ. "Giáo trình Luật lao động Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra 5 cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ. Đó là: 1) Nguyên lý điều khiển học và khoa học về các hệ thống; 2) Quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền quản lý sản nghiệp; 3) Yêu cầu kiểm soát quá trình chuyển giao sức lao động của NLĐ; 4) Vấn đề duy trì mục tiêu, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh; 5) Sự quy định của pháp luật [90, tr.285-288]. Một số công trình nước ngoài đã nêu cơ sở quy định quyền QLLĐ của NSDLĐ. Theo tác giả John Storey, trong công trình "Managerial prerogative and the question of control" (Quyền quản lý và vấn đề điều khiển), quyền QLLĐ của NSDLĐ xuất phát từ hai cơ sở: quyền đối với tài sản và hiệu quả kinh tế mà NSDLĐ hướng tới [127]. Các cơ sở quy định quyền QLLĐ của NSDLĐ được các công trình đề cập tới đều hợp lý về mặt lý luận, được khái quát từ quy định của pháp luật lao động các quốc gia. Tuy nhiên, các công trình chưa phân tích sâu sắc một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ. Vấn đề thứ ba, nội dung pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động Hầu như các công trình trong và ngoài nước đều không bàn luận cụ thể về nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, trong các nội dung nghiên cứu, tùy từng vấn đề trình bày, các công trình đã rải rác đề cập đến hai khía cạnh: Một là, NSDLĐ có quyền thiết lập các công cụ để QLLĐ. Cụ thể, NSDLĐ có quyền ban hành các văn bản nội quy lao động, quy chế, quyết định... đồng thời ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quyền QLLĐ. Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất cho rằng, trong các văn bản mà NSDLĐ ban hành hoặc ký kết, thì nội quy lao động, quy
  • 27. 23 chế, quyết định... biểu hiện rõ nét quyền QLLĐ của NSDLĐ [25], [45], [47], [90], [124], [121]... Song, phạm vi và mức độ thể hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ ở các văn bản này lại được các công trình nghiên cứu với các quan điểm khác nhau. Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu trong nước thì căn cứ để thiết lập và thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ tương đối hẹp. Theo tác giả Trần Thị Thúy Lâm, trong luận án "Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện", đã cho rằng: nội quy lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động trong đơn vị (một nội dung quan trọng của quyền QLLĐ). Ngoài ra, ở những đơn vị không có nội quy lao động thì cơ sở để thiết lập và duy trì kỷ luật lao động chính là pháp luật lao động [47, tr.32-36]. "Giáo trình Luật lao động Việt Nam" của trường Đại học Luật Hà Nội cũng nhấn mạnh: nội quy, quy chế, mệnh lệnh, quyết định... được coi là các văn bản biểu hiện rõ nét nhất quyền QLLĐ của NSDLĐ" [90, tr.290]. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về hợp đồng lao động [24], [26], [28], [39], [55], [66], [67], [85]... các tác giả đã đề cập đến yếu tố QLLĐ của NSDLĐ trong hợp đồng lao động, đồng thời nhấn mạnh yếu tố QLLĐ này chính là đặc trưng quan trọng của hợp đồng lao động. Cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứu những biểu hiện về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong các văn bản khác như thỏa ước lao động tập thể và các loại hợp đồng khác. Trong khi đó, ở nhiều công trình khoa học nước ngoài [113], [124], [118], [115]... các nhà nghiên cứu, từ lâu, đã cho rằng căn cứ để thiết lập và thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ được mở rộng hơn. Theo đó, ngoài nội quy lao động, quy chế, pháp luật lao động, hợp đồng lao động còn bao gồm thỏa ước lao động tập thể và án lệ (đối với các nước theo hệ thống thông luật). Sự không đồng nhất này xuất phát từ sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật hoặc quy định khác nhau giữa pháp luật lao động của các quốc gia. Vấn đề mở rộng nguồn xử lý kỷ luật lao động, từ đó mở rộng hơn quyền QLLĐ của NSDLĐ được các công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập đến là những vấn đề cần thiết, quan trọng để chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Hai là, về quyền tổ chức, thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ. Các công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, quyền QLLĐ của NSDLĐ phát sinh từ hoạt động tuyển lao động đến khi chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên [90, tr.289- 293], [119]... Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Theo đó, nội dung cụ thể của
  • 28. 24 quyền QLLĐ của NSDLĐ bao gồm các quyền: tuyển lao động, bố trí công việc cho NLĐ, điều chuyển lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật, chấm dứt việc sử dụng lao động… Tùy vào quy định của pháp luật lao động mỗi quốc gia mà các quyền này được thực hiện trong giới hạn pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, ở hầu hết các công trình, chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống về các nội dung quyền QLLĐ của NSDLĐ. Hơn nữa, một số nội dung quyền QLLĐ của NSDLĐ như quyền QLLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao động, quyền giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động... hầu như chưa có công trình nào đề cập tới. Vấn đề thứ tư, quy định của pháp luật lao động về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam Vấn đề này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu trong nước. Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, từ giáo trình luật lao động, sách tham khảo, các bài viết đăng trên tạp chí... đến các luận án, luận văn, các báo cáo, hội thảo... ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, đều chủ yếu dựa trên cơ sở quy định của BLLĐ ban hành năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007. Trong đó, các công trình nghiên cứu đề cập đến hai vấn đề về quyền ban hành các văn bản làm cơ sở để QLLĐ và quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ thông qua các văn bản đã ban hành. * Về quyền ban hành các văn bản để quản lý lao động Một số công trình [45], [47], [90]... nghiên cứu cụ thể về nội quy lao động với tư cách là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động và là nguồn quan trọng để NSDLĐ tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Chúng tôi đồng ý với những đánh giá trong các công trình này. Tuy nhiên, ngoài nội quy lao động, do mục đích nghiên cứu, các công trình này chưa đề cập tới các loại văn bản khác do NSDLĐ ban hành để điều hành, chỉ đạo quá trình lao động của NLĐ như quy chế, quyết định. Cùng với nội quy lao động, có nhiều công trình nghiên cứu về việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác như hợp đồng thử việc, hợp đồng học nghề... của NSDLĐ [26], [28], [32], [39], [43], [51], [54], [58], [59], [62], [66], [67], [85], [4], [71]... Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, các công trình này chủ yếu phân tích, đánh giá việc NSDLĐ ký kết các văn bản này dưới góc độ điều kiện chủ thể. Hầu như không có công trình nào nghiên cứu việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cũng như các loại hợp đồng khác dưới khía cạnh đây là các công cụ tạo cơ sở để NSDLĐ thực hiện quyền QLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động.
  • 29. 25 * Về quyền tổ chức, thực hiện quản lý lao động Các công trình nghiên cứu đề cập tới ba vấn đề liên quan đến quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ của NSDLĐ. Đó là: - Quyền điều chuyển NLĐ làm công việc khác, thay đổi công việc của NLĐ, tạm hoãn thực hiện công việc của NLĐ theo hợp đồng lao động. Các quyền này đã được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu [2], [26], [28], [62], [85], [109]... Đặc biệt một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng lao động đã phân tích, đánh giá sâu sắc các quy định của pháp luật về quá trình thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá về các quyền này của NSDLĐ dưới góc độ nghiên cứu chung, không nghiên cứu dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ. Hầu như các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến các quyền QLLĐ như bố trí, sắp xếp công việc đối với NLĐ, quyền khen thưởng NLĐ. Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu quyền QLLĐ của NSDLĐ trong hoạt động cho thuê lại lao động lần đầu tiên quy định trong BLLĐ năm 2012. - Quyền xử lý kỷ luật lao động. Quyền xử lý kỷ luật lao động đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu thấu đáo cả về lý luận và thực trạng pháp luật [25], [32], [45], [46], [47], [30], [49]... Tuy các công trình không nghiên cứu dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012, song những phân tích, đánh giá của các công trình này thực sự là những gợi mở để tác giả luận án nghiên cứu quy định của pháp luật lao động hiện hành về quyền xử lý kỷ luật lao động của NSDLĐ. - Quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của BLLĐ năm 1994 đã được nhiều công trình nghiên cứu [2], [26], [27], [28], [37], [39], [59], [62], [64], [65], [66], [67], [85], [49], [102]... Các bất cập trong lý do chấm dứt cũng như thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ được các tác giả lý giải cụ thể. Song, sự phân tích, đánh giá quyền chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu chung, không đi sâu tìm hiểu và nhìn nhận ở góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ. Các kiến nghị được các công trình này đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung chủ yếu là các quy định của pháp luật lao động giai đoạn trước đây. Có một số công trình nghiên cứu vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 [66], [67]. Tuy nhiên, các công trình này không nghiên cứu quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ.
  • 30. 26 Như vậy, có thể thấy rằng, có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số nội dung cơ bản của BLLĐ như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động... Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích cụ thể và có hệ thống về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ dựa trên quy định của BLLĐ năm 2012. Vấn đề thứ năm, các ý kiến đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam Nội dung này được đề cập khá cụ thể ở các công trình nghiên cứu trong nước [25], [26], [27], [28], [32], [37], [39], [45], [47], [54], [59], [62], [66], [67], [89], [49], [71]... Theo đó, ngoài vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới việc ký hợp đồng lao động [26], [28], [58], thỏa ước lao động tập thể [43], [44], [54], ban hành nội quy lao động [44], các công trình nghiên cứu đã đề xuất các ý kiến hoàn thiện các quy định về điều chuyển công việc NLĐ [28], quyền xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại vật chất (về hình thức kỷ luật, thủ tục xử lý kỷ luật, mức và cách thức thực hiện bồi thường thiệt hại vật chất) [25], [45], [47], [49], [4],... quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ [26], [27], [28], [39], [48], [59], [62], [64], [65]... Các kiến nghị này nhằm mục đích hoàn thiện các quy định của BLLĐ ban hành năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung. Đến nay, các ý kiến này có thể đã được chỉnh sửa trong BLLĐ năm 2012. Ngoài ra, một số công trình đã kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ trong BLLĐ năm 2012 [66], [67]. Các ý kiến, quan điểm hợp lý của các công trình nghiên cứu này sẽ được luận án tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện thêm dưới góc độ quyền QLLĐ của NSDLĐ. 1.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án Thứ nhất, một số vấn đề lý luận Luận án làm rõ hai vấn đề lý luận cơ bản sau đây: - Một là, lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Để đưa ra khái niệm quyền QLLĐ của NSDLĐ một cách đầy đủ về nội dung, đồng thời thể hiện sự thống nhất và hợp lý về mặt khoa học, luận án nghiên cứu làm rõ từ các khái niệm "gốc" như quản lý, QLLĐ, NSDLĐ, đơn vị sử dụng lao động. Từ việc đưa ra định nghĩa về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở các góc độ, luận án khái quát và phân tích bản chất pháp lý của quyền QLLĐ của NSDLĐ, lý giải các cơ sở xác định quyền QLLĐ của NSDLĐ. Mục đích nghiên cứu các vấn đề này là không chỉ đưa ra một cách hiểu thống nhất trên cơ sở khoa học về quyền QLLĐ của NSDLĐ mà còn giúp phân biệt QLLĐ với quản trị nhân sự, quản lý kinh doanh và phân biệt quyền QLLĐ của NSDLĐ với quyền QLLĐ của nhà nước.
  • 31. 27 - Hai là, lý luận về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ. Từ những vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ nói chung, luận án đưa ra quan niệm về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trên cơ sở quan niệm này cũng với việc nghiên cứu quy định của pháp luật lao động quốc tế, bao gồm các công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật lao động các nước trên thế giới, luận án khái quát các nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Cụ thể gồm hai nội dung cơ bản: 1) Quyền thiết lập công cụ QLLĐ; 2) Quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ. Đây là các vấn đề lý luận quan trọng trong luận án. Từ các nội dung pháp luật này, luận án luận giải vai trò to lớn của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ đối với sự phát triển của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế-xã hội. Việc xác định và phân tích sâu sắc các nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng như vai trò của pháp luật này là nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam và là cơ sở về mặt lý luận để luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam trong các chương sau của luận án. Thứ hai, thực trạng pháp luật lao động hiện hành về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam Dựa vào các nội dung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong phần lý luận, luận án nghiên cứu các quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, các vấn đề: - Thực trạng pháp luật về quyền thiết lập công cụ QLLĐ. Bao gồm các quyền ban hành nội quy lao động, quy chế, quyết định trong lao động và ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và các loại hợp đồng khác. Việc ban hành và ký các văn bản này nhằm tạo cơ sở pháp lý để NSDLĐ thực hiện QLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động. - Thực trạng pháp luật về quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ. Bao gồm: quyền tuyển lao động (quyền tự do tuyển lao động, quyền trực tiếp tuyển lao động, tuyển lao động thông qua chủ thể khác, tuyển đối với một số lao động ngoại lệ), quyền trong việc sử dụng lao động (bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ, điều chuyển NLĐ làm công việc khác, thay đổi công việc của NLĐ, tạm hoãn công việc của NLĐ, khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật lao động) và quyền chấm dứt việc sử dụng lao động. Đặc biệt là quyền giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động mà trong các công trình nghiên cứu, chưa có công trình nào đề cập tới. Trên cơ sở đánh giá các quy định của pháp luật lao động hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện, luận án rút ra những điểm còn bất cập làm cơ sở để đưa ra các
  • 32. 28 kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về quyền này ở chương tiếp sau. Thứ ba, các đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu ở các phần trên, luận án luận giải phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam. Nội dung vấn đề này sẽ được giải quyết gồm hai phần: - Một là, phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ phải bảo đảm được các yêu cầu về lý luận và thực tiễn. - Hai là, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐb trong BLLĐ năm 2012. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua việc tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, khái quát và nhận xét, đánh giá về những vấn đề đã nghiên cứu trong các công trình, định hướng các vấn đề cơ bản cần tiếp tục giải quyết, luận án rút ra những kết luận sau đây: 1. Quyền QLLĐ của NSDLĐ nói chung và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, do xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau cũng như thể loại công trình nghiên cứu khác nhau, nên vấn đề này chưa được các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập một cách cụ thể với tư cách là một công trình khoa học nghiên cứu riêng và chuyên sâu. 2. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về QLLĐ, quyền QLLĐ của NSDLĐ. Song, vì những lý do nghiên cứu khác nhau nên quan điểm và nội dung trình bày về những vấn đề này trong các công trình nghiên cứu chưa được thể hiện một cách toàn diện và thống nhất. Các công trình nghiên cứu chưa đề cập cụ thể đến vấn đề lý luận về pháp luật quyền QLLĐ của NSDLĐ. 3. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật lao động về một số quyền QLLĐ cơ bản của NSDLĐ như quyền ban hành nội quy lao động, ký kết hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động… và đề xuất ý kiến hoàn thiện các quy
  • 33. 29 định về quyền QLLĐ của NSDLĐ, song chủ yếu đều dựa trên BLLĐ năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007). Hiện có một vài công trình nghiên cứu về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012, song các công trình này chưa nghiên cứu dưới góc độ quyền QLLĐ. 4. Là đề tài có tính kế thừa nên vấn đề cơ bản cần được tiếp tục giải quyết trong luận án không chỉ là các vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ, mà còn bao gồm các vấn đề về thực trạng pháp luật lao động hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền này của NSDLĐ. Bởi vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình ở trong nước và nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên cứu luận án. Luận án sử dụng và phát triển một số quan điểm, ý kiến đánh giá, nhận xét trong các công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện các vấn đề pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam như mục đích nghiên cứu đặt ra.
  • 34. 30 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 2.1. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 2.1.1. Khái niệm quản lý lao động và quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động 2.1.1.1. Quản lý lao động Đối với mỗi con người, lao động được coi là hoạt động quan trọng nhất, nhằm tác động, biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần trong đời sống hàng ngày. Đối với xã hội, lao động là điều kiện tất yếu, cơ bản tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để xã hội tồn tại và phát triển. Dù đối với mỗi con người cụ thể hay đối với nhiều người trong phạm vi xã hội, lao động luôn được diễn ra theo một quy trình, trong đó bao gồm những hoạt động chân tay và trí óc của con người để hoàn thành một nhiệm vụ, công việc nhất định. Trong thực tế, con người không thực hiện các hoạt động lao động một cách đơn lẻ, tách rời mà họ thường liên kết lại với nhau để cùng thực hiện công việc, nhiệm vụ chung. Theo Karl Marx, quá trình lao động mà ở đó "nhiều người làm việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau, thì lao động của họ mang tính hiệp tác" [52, tr.22]. Và để đạt được hiệu quả cao trong quá trình hiệp tác, thực hiện các công việc chung đó, "thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [53, tr.480]. Sự "chỉ đạo", "điều khiển" mà Karl Marx nói tới ở đây chính là QLLĐ. QLLĐ là gì? Để hiểu rõ khái niệm này, trước hết cần hiểu được khái niệm "quản lý". Theo Từ điển tiếng Việt, "quản lý" được hiểu là: 1) Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Quản lý hồ sơ, quản lý vật tư. 2) Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. QLLĐ, người quản lý [103, tr.958]. Theo Từ điển luật học, "quản lý" được hiểu theo hai nghĩa: 1) Làm cho hoạt động, tư duy của từng người riêng lẻ, hoạt động của các tổ chức với những cơ chế
  • 35. 31 khoa học, tiến hành phù hợp với mục đích, lợi ích chung nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất. Quản lý được thực hiện bằng ba loại biện pháp chủ yếu (kinh tế, hành chính, giáo dục…) và các hình thức tác động như lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, khen thưởng, xử phạt v.v.. 2) Là giữ gìn, bảo quản. Quản lý tài sản, quản lý hồ sơ, tài liệu [98, tr.382]. Như vậy, về tổng thể thì "quản lý" được hiểu theo hai phương diện khác nhau: Thứ nhất, về ngữ nghĩa, "quản lý" là sự giữ gìn những thứ đã có theo yêu cầu đặt ra. Ở phương diện này, thì quản lý được dùng để chỉ một phương thức hoặc cách thức nhất định trong việc bảo vệ những thứ đã có theo yêu cầu đặt ra. Thứ hai, "quản lý" được nhìn nhận theo phương diện là một quan hệ xã hội. Đó là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý với một bên là đối tượng quản lý phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động chung. Trong đó, chủ thể quản lý có quyền áp đặt ý chí (quyền uy) đối với đối tượng quản lý thông qua các biện pháp, hình thức nhất định, buộc đối tượng quản lý phải tuân theo (phục tùng) nhằm để các hoạt động chung của nhiều người đạt được hiệu quả tốt nhất, nhiều nhất, ít chi phí nhất trong thời gian nhanh nhất. Quản lý, theo phương diện này là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu nhất định. Từ cách hiểu về "quản lý" như trên, trong quá trình lao động, QLLĐ được nghiên cứu ở phương diện thứ hai. Theo đó, QLLĐ được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, QLLĐ là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý phát sinh trong quá trình lao động nhằm phát huy có hiệu quả nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu lao động đã đề ra. Cụ thể, QLLĐ là hoạt động của chủ thể QLLĐ tác động tới đối tượng QLLĐ bằng các biện pháp (chủ yếu như kinh tế, hành chính, pháp lý, giáo dục…) và các hình thức (lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, kiểm tra, khen thưởng, xử phạt…) nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực lao động để đạt được mục tiêu lao động đã đặt ra. Theo nghĩa hẹp, trong lĩnh vực luật lao động, QLLĐ được hiểu là sự tác động của chủ thể có thẩm quyền tới các đối tượng khi tham gia quan hệ lao động nhằm tăng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Với cách hiểu này, chủ thể có thẩm quyền QLLĐ bao gồm nhà nước và NSDLĐ. Theo đó, nhà nước và NSDLĐ đều thông qua các biện pháp, hình thức QLLĐ tác động đến các đối tượng tham gia quan hệ lao động, nhằm nâng cao hiệu