SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
PH¸P LUËT QUèC TÕ Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM
VÒ NG¡N NGõA Vµ XãA Bá LAO §éNG TRÎ EM
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ CÔNG GIAO
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA NGĂN NGỪA VÀ
XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ............................................................7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG ..................................................7
1.1.1. Trẻ em ...........................................................................................................7
1.1.2. Quyền trẻ em ................................................................................................9
1.1.3. Lao động trẻ em .........................................................................................11
1.1.4. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em .....................................................21
1.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ..........................22
1.2.1. Thực trạng ...................................................................................................22
1.2.2. Nguyên nhân ..............................................................................................26
1.2.3. Tác động tiêu cực .......................................................................................28
1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XÓA
BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .......................................................................30
1.3.1. Mục đích..................................................................................................... 30
1.3.2. Ý nghĩa ........................................................................................................32
Kết luận Chƣơng 1.....................................................................................................34
Chƣơng 2: KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO
ĐỘNG TRẺ EM ......................................................................................35
2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA
VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM..................................................... 35
2.1.1. Khái quát các văn bản pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ
lao động trẻ em ...........................................................................................35
2.1.2. Pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ...................45
2.2. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA
VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .....................................................58
2.2.1. Khái quát các văn bản pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa
bỏ lao động trẻ em ......................................................................................58
2.2.2. Pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 63
2.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƢƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA
VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .....................................................79
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO
ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM ...........................................................81
3.1. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ..........................81
3.1.1. Khái quát thực trạng, nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao
động trẻ em ở Việt Nam ............................................................................81
3.1.2. Thực trạng thực thi pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động
trẻ em ở Việt Nam ......................................................................................84
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO
ĐỘNG TRẺ EM ........................................................................................92
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ......................................................92
3.2.2. Quan điểm về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ......................................................94
3.2.3. Những giải pháp cụ thể về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt
Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ........................................96
3.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ khác .................................................................102
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................104
KẾT LUẬN ..............................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................107
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công ƣớc số 138 Công ƣớc số 138 của ILO về tuổi lao động tối thiểu
(Minimum Age Convention), 1973
Công ƣớc số 182 Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập
tức nhằm xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất (Worst Forms of Child Labour Convention), 1999
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (the International Labour
Organization)
IPEC Chƣơng trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của
ILO (International Programme on the Elimination of
Child Labour)
Khuyến nghị số 146 Khuyến nghị số 146 của ILO về tuổi lao động tối thiểu
(Minimum Age Recommendation), 1973
Khuyến nghị số 190 Khuyến nghị số 190 của ILO về cấm và hành động ngay
lập tức nhằm xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất (Worst Forms of Child Labour
Recommendation), 1999
SIMPOC Chƣơng trình Thông tin thống kê và giám sát lao động trẻ
em (Statistical Information and Monitoring Programme on
Child Labour)
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s
Fund)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Phân loại lao động trẻ em dựa theo tính chất nguy hại 17
Bảng 1.2: Phân loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc 19
Bảng 1.3: Phân loại lao động trẻ em theo lĩnh vực ngành nghề 21
Bảng 1.4: Thống kê tỷ lệ lao động trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17,
năm 2000-2012 24
Bảng 2.1: Mức tuổi lao động tối thiểu xác lập theo Công ƣớc số 138
của ILO 45
Bảng 2.2: Độ tuổi lao động tối thiểu theo pháp luật Việt Nam 64
Bảng 2.3 Bảng đối chiếu giữa những hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất theo Công ƣớc số 182 và các tội có liên quan trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em vẫn là một hiện
tƣợng phổ biến, trong đó, nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều
kiện độc hại, nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Những mối nguy hại đe dọa
từ lao động trẻ em thay đổi tùy thuộc vào loại hình lao động, điều kiện lao
động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thƣờng của
trẻ. Không những thế, lao động trẻ em gia tăng còn gây ra những tác động tiêu
cực tới cộng đồng, xã hội, tăng trƣởng kinh tế và sự phát triển lâu dài của mỗi
quốc gia. Vì vậy, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là mục tiêu chung mà
cộng đồng quốc tế đang hƣớng tới.
Ở Việt Nam, số lƣợng trẻ em lao động vẫn còn ở mức cao, trong đó có
nhiều em đang rơi vào những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đƣợc quy
định trong Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức để
xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Thực tế đó đặt ra những
yêu cầu cấp bách cho Chính phủ và toàn xã hội Việt Nam trong việc ngăn
ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Nhà nƣớc Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề đảm bảo thực hiện quyền
trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê
chuẩn và gia nhập cả hai điều ƣớc chủ chốt của ILO về lao động trẻ em, bao gồm
Công ƣớc số 182 và Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu. Đây là những
bằng chứng cho thấy cam kết mạnh mẽ của nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo
vệ quyền trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng.
Mặc dù vậy, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến
2
tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam gồm có: do nghèo đói, do ngƣời sử
dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã sử dụng lao động trẻ em với
tiền công rẻ mạt, do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cƣ về điều kiện
làm việc, về nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ em tham gia lao động… Tuy nhiên,
không thể kể đến nguyên nhân quan trọng là pháp luật về lao động trẻ em còn
bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định: quy định hiện hành liên quan trực
tiếp đến lao động trẻ em còn ít, đặc biệt là chƣa xây dựng hoàn thiện khung
pháp lý quy định các vấn đề cơ bản về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em
còn kém hiệu quả, công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật lao
động trẻ em vẫn hạn chế và bị coi nhẹ, việc tuyên truyền và phổ biến pháp
luật trong lĩnh vực này chƣa thƣờng xuyên và chƣa sâu rộng. Điều này đòi hỏi
một số quy định pháp luật lao động, pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm điều chỉnh và phù hợp với tình trạng
lao động trẻ em đang ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp.
Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình, nhằm nghiên cứu pháp luật quốc tế và làm sáng
tỏ lý luận, thực tiễn pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở
Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh
vực này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề lao động trẻ em đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế
và đƣợc tổ chức nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau. Có thể kể tới các báo
cáo thƣờng kỳ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO nhƣ: Báo cáo về xu hướng
lao động trẻ em toàn cầu giai đoạn 2000-2004, 2004-2008, 2008-2012, Báo
cáo “Đánh dấu sự tiến bộ chống lại lao động trẻ em năm 2013”... Các báo
3
cáo này đã đƣa ra tình hình lao động trẻ em ở nhiều khu vực trên thế giới và
chỉ ra những nỗ lực của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn và loại bỏ các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ. Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia thực
hiện các chính sách kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo cần thiết nhằm loại
bỏ lao động trẻ em.
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình khoa học, báo cáo thƣờng
kỳ, bài viết và các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về lao động trẻ em, lao
động chƣa thành niên. Có thể kể đến một số công trình nhƣ:
“Vấn đề lao động trẻ em” của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội, năm 2000, phân tích vấn đề lao động trẻ em trên thế giới và
vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đƣa ra các giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trƣờng.
Bài viết “Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Nguyễn Bao Cƣờng đăng trên Bản tin số 23 - Viện Khoa học và
Lao động xã hội đƣa ra một số điểm cơ bản về tình trạng, nguyên nhân của
lao động trẻ em, một số hoạt động ƣu tiên nhằm giải quyết tình trạng lao động
trẻ em giai đoạn 2010-2015.
Bài viết “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ: cần sự
chung tay của toàn xã hội” của tác giả Anh Nguyễn đăng trên Báo Giáo dục
và Thời đại số 22 ra ngày 30.5.2010; bài viết “Xóa bỏ lao động trẻ em - một
việc làm cấp bách” của tác giả Lan Hƣơng đăng trên Tạp chí Cộng sản số 844
ra ngày 01-4-2013; bài viết “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang
thang trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của tác giả
Quách Thị Quế đăng trên Tạp chí Cộng sản số 846 ra ngày 01-06-2013... và
một số bài báo, tạp chí khác. Tuy nhiên, các bài viết, công trình này chủ yếu
tập trung vào đối tƣợng trẻ em và lao động trẻ em mà không đi sâu vào nghiên
cứu vấn đề ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em hoặc nếu có đề cập tới vấn
4
đề xóa bỏ lao động trẻ em thì mới chỉ đƣợc thực hiện dƣới góc độ kinh tế, xã
hội mà chƣa đề cập nhiều dƣới góc độ luật học.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dƣới các dạng khác nhau
về vấn đề lao động trẻ em nhƣng các công trình nghiên cứu này hầu nhƣ chƣa đề
cập tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em - mục tiêu chung mà cộng đồng
quốc tế đang hƣớng tới cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những bất cập của thực trạng
pháp luật về vấn đề này. Cho nên, có thể nói đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là công trình đầu tiên
nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và cập nhật về pháp luật quốc tế và
thực tiễn pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời đƣa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn
đề cụ thể sau:
- Phân tích cơ sở lý luận của việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Nghiên cứu, phân tích nội dung các Công ƣớc quốc tế liên quan đến
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em
ở Việt Nam.
- Tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn, luận văn đề xuất phƣơng
hƣớng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ
em ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, liên quan tới cả các lĩnh vực kinh
tế, xã hội. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản
5
của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động
trẻ em; phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật về vấn đề trên tại Việt Nam
và từ đó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luâ ̣n văn đƣợc tiếp câ ̣n nghiên cƣ́ u trên cơ sở kế thƣ̀ a các công trình
nghiên cƣ́ u trƣớc đây cùng cơ sở lý luâ ̣n và pháp luật thực định quốc tế và của
Viê ̣t Nam về lao động trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em
nói riêng.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở áp dụng các phƣơng pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về pháp
luật và xây dựng pháp luật.
Trong Chƣơng 1, để làm sáng tỏ vấn đề lý luận về lao động trẻ em, luâ ̣n
văn sƣ̉ dụng p hƣơng pháp hê ̣thống , phân tích, so sánh để làm rõ khái niệm
“trẻ em”, “lao động trẻ em”, “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”. Phƣơng
pháp phân tích cũng đƣợc vận dụng để đề cập tới nguyên nhân, tác động tiêu
cực, mục đích và ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Tại Chƣơng 2 của luận văn, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sƣ̉ dụng
là thống kê, so sánh, phân tích để làm rõ mƣ́ c độtƣơng thích giƣ̃a pháp luâ ̣t
quốc tế và pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Với Chƣơng 3, phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đƣợc sƣ̉
dụng để nghiên cứu thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam, tính cấp thiết
của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa, xóa bỏ lao
động trẻ em và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về
vấn đề này.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Lao động trẻ em là một thực tế đã có từ rất lâu. Vấn đề bảo vệ lao động
trẻ em cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Các nghiên cứu và nhận
thức từ trƣớc tới nay luôn cho rằng, lao động trẻ em vẫn cần đƣợc duy trì để
6
đáp ứng nhu cầu của xã hội và của chính bản thân, gia đình các em. Tuy
nhiên, nhìn nhận dƣới góc độ quyền con ngƣời, lao động trẻ em cần phải đƣợc
ngăn ngừa và xóa bỏ, đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Yêu cầu này cũng đặt ra việc xác định một cách rõ ràng khái niệm “lao động
trẻ em”, phân biệt với một số loại hình khác gần giống nhƣng dễ gây nhầm
lẫn, đó là trẻ em làm việc, trẻ em tham gia hoạt động kinh tế…
Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện
và cập nhật hệ thống các quy định quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam về
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật
về vấn đề này ở Việt Nam. Từ đó đóng góp một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Luận văn làm rõ một số nội dung cơ bản về lao động trẻ em và ngăn
ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Đánh giá mức độ tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với các công ƣớc quốc
tế mà Việt Nam là thành viên và thực trạng thực thi pháp luật Việt Nam, nêu
ra một số vấn đề tồn tại cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật Việt Nam hiện
hành nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa, xóa bỏ
lao động trẻ em.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao
động trẻ em
Chương 2: Khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em
Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và phƣơng hƣớng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ
em ở Việt Nam.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA
NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG
1.1.1. Trẻ em
Về phƣơng diện khoa học, trẻ em đƣợc định nghĩa tùy theo góc độ tiếp
cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em đƣợc xem xét trong mối
quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tƣơng lai của
quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế, vai
trò xã hội khác với ngƣời lớn, vì vậy, cần đƣợc xã hội quan tâm, tạo điều kiện
sinh trƣởng, nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển. Trong tâm lý học, khái
niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý, nhân
cách con ngƣời. Dƣới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thƣờng đƣợc tiếp
cận theo độ tuổi.
Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chƣa phát triển
đầy đủ về thể chất và trí tuệ, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn và đặc biệt
là dễ bị tổn thƣơng. Chính vì vậy, việc xác định trẻ em theo độ tuổi là điều
cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất khỏi những nguy cơ từ xã hội
ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ.
Theo Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em là
những người dưới 18 tuổi” [18]. Đây là một quy định mở, trong đó mức trần
18 tuổi đƣợc coi là mức tiêu chuẩn nhƣng không phải là cố định, bắt buộc đối
với mọi quốc gia, nói cách khác, điều này cho phép các quốc gia thành viên xác
định độ tuổi đƣợc coi là trẻ em thấp hơn so với quy định kể trên. Công ƣớc số
182 cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp
8
dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” [33, Điều 1] và không quy định
ngoại lệ. Điều này là do mục đích của Công ƣớc 182, độ tuổi 18 đƣợc xác định
là độ tuổi trƣởng thành của một con ngƣời mà từ khi đó họ mới có khả năng
đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nhƣ vậy, nếu cho
phép các quốc gia thành viên có ngoại lệ quy định độ tuổi thấp hơn đƣợc công
nhận là trẻ em, sẽ có nguy cơ nhiều trẻ em trên thế giới phải làm các công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi các em chƣa đủ trƣởng thành.
Cũng theo định nghĩa kể trên, Công ƣớc về quyền trẻ em không quy
định từ khi nào đƣợc coi là trẻ em, nhƣng theo Lời nói đầu thì “… trẻ em cần
phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt
pháp lý từ trước cũng như khi chào đời” [18]. Quy định này hàm nghĩa rằng
việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần phải đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn bào
thai chứ không đợi đến lúc trẻ chào đời.
Trong pháp luật Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [25, Điều 1].
Nhƣ vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em
đƣợc pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dƣới 16 tuổi. Mặc dù
quy định độ tuổi thấp hơn so với Công ƣớc quốc tế, nhƣng quy định của Việt
Nam vẫn đƣợc coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ƣớc.
Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt
Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em nhƣ Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học…
Tuy nhiên trong mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía
cạnh khác nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định cụ thể quy
định quyền tự định đoạt của trẻ em đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới
mình nhƣ: trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng
9
hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ
sung năm 2014); trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi đƣợc lấy ý kiến
bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008)…
Ngoài khái niệm trẻ em, luật pháp Việt Nam còn có nhiều quy định đề
cập đến nhóm ngƣời trong độ tuổi từ 16 đến dƣới 18 (hay còn gọi là ngƣời
chƣa thành niên). Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người đủ
mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là
người chưa thành niên” [26]. Điều 161 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy
định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” [29].
Nhƣ vậy, chúng ta đang sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “trẻ em” và
“ngƣời chƣa thành niên”. Điều này gây khá nhiều rắc rối trong việc áp dụng
cũng nhƣ nghiên cứu luật.
1.1.2. Quyền trẻ em
Từ lâu trẻ em luôn đƣợc coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn
thƣơng nhất và đƣợc các nhà nƣớc, các cộng đồng quan tâm bảo vệ. Mặc dù
vậy, trong các thời kỳ trƣớc đây, ở tất cả các xã hội, việc bảo vệ trẻ em cơ bản
xuất phát từ góc độ tình thƣơng, lòng nhân đạo, sự che chở chứ không phải
dƣới góc độ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ
trƣớc về cơ bản chƣa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn và ràng buộc
về nghĩa vụ với mọi đối tƣợng trong xã hội.
Đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “quyền trẻ em” mới đƣợc đề cập
sau một loạt biến cố quốc tế lớn, nhất là cuộc Chiến tranh thế giới I (1914-
1918). Cuộc chiến tranh này đã khiến rất nhiều trẻ em ở châu Âu bị rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhƣ mồ côi không nơi nƣơng tựa, đói khát, bệnh
tật và thƣơng tích… Tình cảnh đó đã thúc đẩy việc thành lập hai tổ chức cứu
trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển vào năm 1919. Vào năm
1923, bà Eglantyne - ngƣời sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ của nƣớc Anh năm 1919
10
- đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi bảo vệ và thừa
nhận các “quyền của trẻ em”. Vào năm 1924, Tuyên bố này đƣợc Hội Quốc
liên thông qua (đƣợc gọi là Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em). Sự kiện
này có thể coi là mốc đánh dấu thời điểm thuật ngữ “quyền trẻ em” lần đầu
tiên đƣợc nêu chính thức trong pháp luật quốc tế, đồng thời cũng là mốc đánh
dấu một bƣớc ngoặt trong nhận thức và hành động bảo vệ trẻ em trên thế giới.
Vì khi trẻ em đƣợc coi là một chủ thể của quyền, các hành động liên quan đến
trẻ em sẽ không chỉ còn đặt trên nền tảng tình thƣơng, lòng nhân đạo hay sự
che chở nữa, mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, kể cả cha mẹ.
Sau khi đƣợc thành lập, Liên hợp quốc đã đƣa vấn đề quyền trẻ em phát
triển lên một bƣớc ngoặt mới. Với mệnh đề mở đầu phổ biến trong Tuyên
ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 và hai công ƣớc về các
quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là
“mọi ngƣời có quyền” hoặc “bất cứ ngƣời nào đều có quyền”… thì trẻ em
đƣợc thừa nhận là chủ thể bình đẳng với ngƣời lớn trong việc hƣởng tất cả các
quyền và tự do cơ bản đƣợc ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con ngƣời.
Tuy nhiên, do đặc trƣng của trẻ em là còn non nớt cả về thể chất và tinh
thần, nên ngay trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ƣớc
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ƣớc quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 và Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ
em, trẻ em đã đƣợc ghi nhận những quyền đặc thù, đó là quyền đƣợc chăm
sóc, giáo dƣỡng và đƣợc bảo vệ đặc biệt.
Nhƣ vậy, quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em đƣợc
hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn,
tham gia và phát triển toàn diện.
Công ƣớc về quyền trẻ em là luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em bao
gồm 54 điều khoản đƣợc Liên hợp quốc thông qua năm 1989. Công ƣớc đề ra
các quyền cơ bản của con ngƣời mà trẻ em trên toàn thế giới đều đƣợc hƣởng.
11
Bốn nhóm quyền trẻ em theo Công ƣớc quốc tế gồm:
- Nhóm quyền đƣợc sống: nhằm đảm bảo quyền đƣợc sống và đáp ứng
các nhu cầu cơ bản để tồn tại;
- Nhóm quyền đƣợc bảo vệ: nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị
bỏ rơi và bị lạm dụng và bóc lột hay phân biệt đối xử;
- Nhóm quyền đƣợc phát triển: nhằm đảm bảo nhu cầu cải thiện chất
lƣợng cuộc sống để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, gồm
các quyền đƣợc học tập, nghỉ ngơi và giải trí, tham gia hoạt động văn hóa…;
- Nhóm quyền đƣợc tham gia: là những quyền cho phép trẻ em tham dự
vào những công việc ảnh hƣởng đến cuộc sống của chúng, nhƣ quyền đƣợc
bày tỏ quan điểm riêng, quyền tiếp cận thông tin…
1.1.3. Lao động trẻ em
1.1.3.1. Khái niệm lao động trẻ em
Cho tới nay, trên phạm vi quốc tế vẫn chƣa có một định nghĩa thống
nhất về lao động trẻ em.
Không phải mọi công việc hàng ngày mà trẻ em làm đều đƣợc coi là
lao động trẻ em. Cần xác định rõ khái niệm lao động trẻ em và lấy đó là căn
cứ để thực hiện ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Khác với khái niệm trẻ em, khái niệm về “lao động trẻ em” đòi hỏi
ngoài góc độ độ tuổi còn phải tiếp cận ở góc độ tính chất công việc mà chủ
thể phải làm.
Về độ tuổi, sau khi Công ƣớc về quyền trẻ em và Công ƣớc số 182 về
cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất của ILO đƣợc ban hành, trong đó đƣa ra định nghĩa trẻ em là những
ngƣời dƣới 18 tuổi thì độ tuổi này đƣợc cộng đồng quốc tế coi là mốc chuẩn
để xác định phạm vi chủ thể của khái niệm lao động trẻ em.
Về tính chất công việc, lao động trẻ em bao gồm những công việc có
12
ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nói cách khác,
thuật ngữ này đề cập đến những công việc và điều kiện làm việc không thể
chấp nhận đƣợc đối với trẻ em.
Trên thực tế, nhận thức về công việc có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát
triển toàn diện của trẻ em không đồng nhất do sự khác biệt về hoàn cảnh kinh
tế, xã hội, quan niệm truyền thống, phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Do
đó, khó có thể đƣa ra một định nghĩa thống nhất về lao động trẻ em.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, nhìn chung, những công việc có
ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ là những công việc mà:
gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã
hội của trẻ; làm ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ (ví dụ, khiến cho trẻ
không đƣợc đến trƣờng, buộc trẻ phải nghỉ học sớm, buộc trẻ phải cố gắng để
vừa học vừa làm các công việc nặng nhọc hay mất nhiều thời gian).
Có những công việc có thể chấp nhận đƣợc với trẻ em. Đó là những
công việc không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển, không cản trở
việc học của trẻ và mang ý nghĩa tích cực. Ví dụ nhƣ việc trẻ em giúp đỡ cha
mẹ trong công việc nhà hoặc tham gia việc kinh doanh của gia đình ngoài giờ
học. Đây là những hoạt động góp phần vào sự phát triển của trẻ và cũng nâng
cao phúc lợi của gia đình, cung cấp cho trẻ những kỹ năng và kinh nghiệm có
ích cho việc hòa nhập xã hội khi trƣởng thành.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, lao động trẻ em là những
công việc mà:
(a) Làm việc ở độ tuổi quá sớm;
(b) Phải làm việc quá nhiều giờ, ảnh hƣởng đến việc học tập của
trẻ;
(c) Lao động trong những điều kiện xấu;
(d) Công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ, có
hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ;
13
(e) Gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho trẻ em trên các
phƣơng diện thể chất, tinh thần, tâm lý và xã hội [49].
Ở Việt Nam, pháp luật cũng chƣa có định nghĩa nào về lao động trẻ em,
mặc dù thuật ngữ này đã đƣợc đề cập đến trong một số văn bản pháp luật. Ví
dụ, Khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định
các điều nghiêm cấm, trong đó có hành vi lạm dụng lao động trẻ em.
Bộ luật Lao động 2012 có quy định khái niệm lao động chƣa thành niên
và định nghĩa lao động chƣa thành niên là ngƣời lao động dƣới 18 tuổi và ít
nhất phải đủ 15 tuổi, trừ một số ngành nghề và công việc do Bộ Lao động -
thƣơng binh xã hội quy định có thể là ngƣời nhỏ hơn 15 tuổi. Cụ thể, theo
Điều 164 Bộ luật Lao động:
Ngƣời sử dụng lao động chỉ đƣợc sử dụng ngƣời từ đủ 13
tuổi đến dƣới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định và không đƣợc sử
dụng lao động là ngƣời dƣới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc
cụ thể do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định [29].
Điều 165 Bộ luật Lao động cũng quy định về các công việc và nơi làm
việc cấm sử dụng lao động là ngƣời chƣa thành niên.
Nhƣ vậy, khái niệm lao động chƣa thành niên trong pháp luật Việt
Nam chƣa hoàn toàn đồng nhất với khái niệm lao động trẻ em trong pháp
luật quốc tế. Lao động chƣa thành niên chỉ bị coi là lao động trẻ em khi làm
một số ngành nghề hoặc trong các điều kiện bị cấm theo quy định của pháp
luật. Trong khi đó, lao động trẻ em luôn bị coi là bất hợp pháp, bao gồm: lao
động dƣới độ tuổi luật cho phép; lao động quá nhiều giờ; không đƣợc trả
công đầy đủ hoặc cản trở việc học hành của các em; lao động trong điều
kiện xấu, công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm hay có hại đến sự phát triển
tâm lý, xã hội của trẻ.
14
Báo cáo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012: Các kết quả
chính” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO - IPEC/SIMPOC xuất
bản lần đầu năm 2014 đƣa ra khái niệm lao động trẻ em nhƣ sau:
(a) Trẻ em từ 5-11 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế từ 1 giờ
trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc từ 5 giờ trở
lên trong cả tuần tham chiếu.
(b) Trẻ em từ 12-14 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế trên 4
giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc trên 24 giờ
trong cả tuần tham chiếu.
(c) Trẻ em từ 15-17 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế trên 7
giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc trên 42 giờ
trong cả tuần tham chiếu.
(d) Trẻ em từ 5-17 tuổi, tham gia làm các công việc cấm sử
dụng lao động vị thành niên theo quy định của Thông tƣ số 09/TL-
LB ngày 13-4-1995 của liên Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
- Y tế quy định chi tiết các điều kiện lao động có hại và các công
việc cấm sử dụng lao động vị thành niên (Đã đƣợc thay thế bằng
Thông tƣ số 10/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thƣơng binh và
xã hội về Ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử
dụng lao động là ngƣời chƣa thành niên) [4].
Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm sử dụng nhằm phục vụ cho điều tra của
Báo cáo này và mang tính chất tham khảo chứ chƣa phải định nghĩa chính thức.
Từ các góc độ tiếp cận kể trên và từ các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan
của ILO, có thể định nghĩa nhƣ sau:
Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những ngƣời dƣới 18
tuổi) phải làm những công việc có ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện
15
của trẻ nhƣ: gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo
đức và xã hội của trẻ; hoặc thời gian làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ,
làm ảnh hƣởng đến thời gian học tập, vui chơi, giải trí của trẻ.
Để hiểu rõ khái niệm lao động trẻ em, cần phân biệt với một số khái
niệm khác có liên quan, cụ thể nhƣ sau:
Trẻ em lao động (child labourer): “Thuật ngữ này đi liền với thuật ngữ
lao động trẻ em (child labour), chỉ những trẻ em bị rơi vào vòng xoáy của lao
động trẻ em, hay nói cách khác là nạn nhân của lao động trẻ em” [37].
Lao động chƣa thành niên (juvenile worker): Thuật ngữ này, nhƣ đã đề
cập ở trên, “thường để chỉ những lao động dưới 18 tuổi và không hoàn toàn
đồng nghĩa với lao động trẻ em. Lao động chưa thành niên có là lao động trẻ
em hay không tùy thuộc vào tính chất công việc, đặc điểm môi trường làm
việc, độ tuổi và thời gian làm việc của trẻ” [37].
Trẻ em làm việc (child work) là thuật ngữ “đề cập đến việc trẻ em tham
gia làm các công việc khác nhau, thông thường là nhẹ nhàng, có thể chấp
nhận được, được đưa ra nhằm mục đích phân biệt với khái niệm lao động trẻ
em mà được coi là chỉ những công việc không thể chấp nhận được đối với trẻ
em” [37]. Cụ thể, theo nhóm công tác khu vực về lao động trẻ em thì trẻ em
tham gia làm việc bao gồm các hoạt động không làm hại tới, và có thể góp
phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ trong khi lao động trẻ em bao gồm
tất cả những loại công việc do trẻ em đến 18 tuổi thực hiện mà có hại cho sức
khỏe, tinh thần, trí tuệ hay sự phát triển về mặt xã hội và ảnh hƣởng tới việc
học tập của trẻ em. Trẻ em làm việc không gây những tác động tiêu cực cho
sự phát triển của trẻ vì đó là những việc làm tự nguyện, phi lợi nhuận hay các
công việc trong gia đình. Những công việc này cũng cho trẻ những kỹ năng,
kinh nghiệm trong cuộc sống. Trái lại, lao động trẻ em hƣớng tới lợi nhuận,
trẻ em phải làm việc liên tục trong những ngành công nghiệp làm ra hàng hóa.
Điều đó ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe, cơ hội học tập và phát triển của trẻ.
16
Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế (“economically active children”
hoặc “children at work in economic activity”) là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ
biến trong công tác điều tra, thống kê về lao động việc làm nói chung và lao
động trẻ em nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một khái niệm
“chỉ các công việc sinh lợi do trẻ em thực hiện, bất kể các công việc đó có
hay không được trả lương, hợp pháp hay bất hợp pháp, thường xuyên hay
không thường xuyên, thời giờ làm việc ngắn hay trọn thời gian” [37]. Những
công việc vặt, không sinh lời mà trẻ em thƣờng làm trong gia đình hoặc ở
trƣờng không thuộc phạm trù này, mặc dù trên thực tế, một số trẻ em có thể
phải dành nhiều thời gian để làm những công việc đó, làm ảnh hƣởng đến thời
giờ học tập, vui chơi, giải trí. Để đƣợc xem là có tham gia các hoạt động kinh
tế, trẻ em phải làm các công việc sinh lời ít nhất trong một giờ vào bất kỳ
ngày nào trong tuần. Nhƣ vậy, trẻ em tham gia làm kinh tế có đƣợc coi là lao
động trẻ em hay không cũng tùy thuộc vào tính chất công việc, đặc điểm môi
trƣờng làm việc, độ tuổi và thời gian làm việc của trẻ. Bên cạnh đó, không
phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đều trái với Công ƣớc số 138 của
ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành
động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
1.1.3.2. Phân loại lao động trẻ em
Phân loại lao động trẻ em giúp làm rõ các đặc điểm của lao động trẻ em
và đƣa ra những giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và xóa bỏ từng dạng lao
động trẻ em. Có nhiều tiêu chí để phân loại lao động trẻ em, trong đó các tiêu
chí thƣờng đƣợc sử dụng là: theo tính chất nguy hại, theo tình trạng công việc
và theo lĩnh vực ngành nghề mà trẻ em làm việc.
* Phân loại theo tính chất nguy hại là cách thức đƣợc thực hiện trong
các Công ƣớc số 138 và 182 của ILO, trong đó lao động trẻ em đƣợc chia
thành các cấp độ tùy theo ảnh hƣởng tiêu cực của công việc với sự phát triển
của trẻ. Theo cách phân chia này, lao động trẻ em bao gồm: công việc nhẹ
17
nhàng, công việc thông thƣờng, công việc nguy hại và những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất [37].
Bảng dƣới đây khái quát những tình huống có thể coi là lao động trẻ em
dựa trên sự phân loại theo tính chất nguy hại từ các quy định có liên quan
trong các Công ƣớc 138 và 182 của ILO.
Bảng 1.1: Phân loại lao động trẻ em dựa theo tính chất nguy hại
Độ tuổi Dạng công việc
Các công việc không nguy hại
(trong các ngành nghề không nguy
hại, thời giờ làm việc ít hơn 43
giờ/tuần)
Những hình thức lao động
trẻ em tồi tệ nhất
Công việc
nhẹ nhàng
(làm việc ít hơn
14 giờ/tuần)
Công việc
thông thƣờng
(làm việc nhiều
hơn 14 giờ/tuần
nhƣng chƣa đến
43 giờ/tuần)
Công việc
nguy hại
(trong các
ngành nghề
đƣợc coi nguy
hại, hoặc trong
các ngành nghề
khác không
nguy hại nhƣng
với thời giờ làm
việc nhiều hơn
43 tiếng/tuần)
Những hình
thức lao động
trẻ em tồi tệ
nhất bị cấm
tuyệt đối
(buôn bán trẻ
em; lao động
cƣỡng bức và
gán nợ, sử dụng
trẻ em trong
xung đột vũ
trang, các hoạt
động khiêu dâm
và bất hợp pháp)
5-11
12-14
15-17
Nguồn: Bộ tài liệu tập huấn về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em,
(Trong bảng này, phần được coi là lao động trẻ em được đánh dấu đậm)
18
Điều 7 Công ƣớc số 138 của ILO quy định công việc nhẹ là công việc:
(a) Không có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe hoặc sự phát
triển của các em;
(b) Không ảnh hƣởng đến việc học tập, việc tham gia vào
những chƣơng trình hƣớng nghiệp hay đào tạo nghề đã đƣợc các
nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận, hoặc những chƣơng trình
mà các em có khả năng tiếp thu [31].
Theo ILO, “công việc nhẹ của trẻ em từ 12 đến 14 là công việc mà
không phải là gây nguy hại và không vượt quá 14 giờ mỗi tuần” [41]. Định
nghĩa này đƣợc ILO đƣa ra dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của lao
động trẻ em đối với việc học tập và phát triển của trẻ.
Cả hai Công ƣớc số 138 và 182 của ILO xác định công việc nguy hại là
những công việc có khả năng gây nguy hiểm hoặc tổn hại đến sức khỏe, an
toàn và đạo đức của trẻ em và danh sách các công việc này phải đƣợc xác
định ở cấp quốc gia. Đây là công việc trong các ngành nghề đƣợc coi nguy
hại, hoặc trong các ngành nghề khác không nguy hại nhƣng với thời giờ làm
việc nhiều hơn 43 tiếng/tuần. Việc phân loại này dựa trên các quy định nêu
trong Khuyến nghị số 190 kèm theo Công ƣớc số 182 và quy định về công
việc nguy hiểm trong luật pháp quốc gia.
Hình thức cực đoan nhất của lao động trẻ em là trẻ em bị bắt làm nô lệ,
bị tách ra khỏi gia đình, tiếp xúc với các mối nguy hiểm nghiêm trọng và bệnh
tật hoặc phải tự lo cho bản thân trên các đƣờng phố của các thành phố lớn,
thƣờng là vào độ tuổi rất sớm.
* Phân loại theo tình trạng công việc dựa trên các khía cạnh nhƣ: trẻ
em làm việc công khai hay bị che giấu, làm việc một mình hay theo nhóm, tập
trung hay phân tán… Cách phân loại này thể hiện cụ thể tại Bảng 1.2 - Phân
loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc.
19
Bảng 1.2: Phân loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc
Công khai Không công khai
Tậptrung
Nhiều trẻ cùng làm việc ở một địa
điểm hoặc ở các địa điểm gần nhau,
có thể dễ dàng chứng kiến hoặc tiếp
cận, ví dụ:
 May mặc; khâu bóng đá; cơ khí; sản
xuất đồ gỗ; giúp việc trong cửa hàng.
 Làm bánh, mứt, kẹo; đầu bếp; bán
thức ăn nhanh.
 Làm việc trong các cửa hiệu sửa
chữa nhỏ, ví dụ, sửa chữa xe máy..
 Làm dịch vụ ở khu vực đông ngƣời, ví
dụ đánh giầy, rửa hoặc trông xe ô tô..
 Giúp việc trong siêu thị; bán dạo;
khuân vác; vệ sinh; thu ngân ở chợ…
 Vận chuyển vật liệu trên đƣờng
hoặc trong các công trƣờng xây dựng.
 Làm thuê trong các đồn điền, trang
trại trồng mía, cà phê, rau…, một
mình hoặc cùng với gia đình.
 Làm việc trong các cơ sở sản xuất
hay đồn điền, trang trại của gia đình,
bất kể để sản xuất hàng hóa tiêu thụ
trong nội địa hay xuất khẩu.
 Chế biến các sản phẩn nông nghiệp
và ngƣ nghiệp.
Nhiều trẻ cùng làm việc ở một địa
điểm hoặc ở các địa điểm gần nhau
nhưng không thể hoặc khó chứng
kiến hay tiếp cận, ví dụ:
 Làm việc trong các lò gạch, mỏ
khai thác đá.
 Làm thợ mộc; phụ việc và vận
chuyển vận liệu tại các công trƣờng
xây dựng.
 Làm công nhân hoặc ngƣời học việc
trong các cơ sở sản xuất các sản phẩm
gốm, kính, sắt, nhựa, kim hoàn..
 Làm công nhân trong nhà máy chế
biến thực phẩm.
 Dệt các loại vải hoặc thảm truyền
thống, bất kể trong gia đình hay tại
các cơ sở sản xuất nhỏ.
 Sản xuất thuốc lá.
 Làm việc trong các nhà máy sản
xuất diêm, pháo hoa hay thuốc nổ.
 Làm việc trong các mỏ than hay mỏ
khoáng sản khác.
 Làm việc trong các nhà máy đóng
tàu hoặc trên các tàu, thuyền đánh cá.
20
Phântán
Trẻ làm việc một mình trong môi
trường công khai, ví dụ bao gồm:
 Đƣa báo, đƣa tin, chạy việc vặt.
 Làm các dịch vụ hoặc bán hàng trên
đƣờng phố, ví dụ nhƣ đánh giầy, bán
hoa.
 Bồi bàn, rửa bát, quét dọn trong các
khách sạn, nhà hàng, quán cà phê
 Nhạc công, vũ công, diễn viên trong
các gánh hát, đoàn xiếc…
 Ăn xin chuyên nghiệp.
 Giúp việc, phụ xe trên các phƣơng
tiện giao thông đƣờng dài (xe buýt,
tàu khách, tàu chở hàng…)
 Trông nom, bảo vệ nông trại khỏi
sự phá hoại của chim chóc, khỉ và kẻ
trộm.
 Chăn thả bầy gia súc; nuôi dƣỡng,
chăm sóc và quản lý vật nuôi.
Trẻ làm việc một mình ở môi trường
cách biệt, cô lập, không thể hoặc
khó chứng kiến hay tiếp cận, ví dụ:
 Giúp việc gia đình.
 Làm việc trong các cơ sở sản xuất
của gia đình, ví dụ nhƣ cơ sở sản xuất
đồ thủ công mỹ nghệ.
 Tự kiếm sống bằng săn bắn, đánh
cá, hái lƣợm hoặc các công việc nông
nghiệp khác.
 Ăn cắp, móc túi, buôn lậu, tham gia
sản xuất, buôn bán ma túy hoặc các
hoạt động khiêu dâm.
 Bị bóc lột tình dục.
 Bị rơi vào tình trạng nô lệ hoặc lao
động gán nợ.
 Bị buộc phải tham gia các nhóm vũ
trang hoặc phải phục vụ trong các
cuộc xung đột vũ trang.
Nguồn: A Tool Kit for Labour Inspectors
* Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề (ví dụ, khu vực kinh tế chính
thức/không chính thức, hoặc cụ thể hơn, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp
hay thƣơng mại) cho phép làm rõ mối quan hệ giữa trẻ em lao động và những
chủ thể có liên quan đến việc sử dụng các em (khách hàng, ngƣời sử dụng lao
động…). Ví dụ, bảng dƣới đây so sánh những đặc điểm cơ bản của lao động
trẻ em trong khu vực kinh tế chính thức và không chính thức. Lƣu ý là khái
niệm khu vực kinh tế chính thức, không chính thức ở đây chỉ mang tính tƣơng
đối, phục vụ mục đích chính là tìm hiểu vấn đề lao động trẻ em. Vì vậy, có
21
thể khái niệm đƣợc sử dụng ở đây không hoàn toàn giống với một số định
nghĩa về khu vực kinh tế chính thức, không chính thức thƣờng đƣợc sử dụng
ở Việt Nam.
Bảng 1.3: Phân loại lao động trẻ em theo lĩnh vực ngành nghề
Khu vực kinh tế không chính thức
(informal sector)
Khu vực kinh tế chính thức
(formal sector)
 Trẻ em dễ tham gia  Trẻ em khó tham gia hơn
 Ít bị giám sát bởi các cơ quan nhà nƣớc  Bị giám sát chặt chẽ hơn
 Thƣờng dƣới dạng doanh nghiệp gia
đình nên khó phát hiện
 Thƣờng dƣới dạng công ty lớn, bao
gồm doanh nghiệp nƣớc ngoài nên dễ
phát hiện
 Dễ sử dụng lao động trẻ em  Ít sử dụng lao động trẻ em hơn
 Sử dụng lao động trẻ em trực tiếp
 Có thể trực tiếp song thƣờng gián tiếp
ở một khâu nhất định của dây chuyền
sản xuất.
Nguồn: Child labour - A textbook for university students
1.1.4. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em
“Ngăn ngừa lao động trẻ em là một khái niệm rộng, tuy nhiên, cốt lõi
của nó là bảo vệ trẻ khỏi bị rơi vào vòng xoáy của lao động trẻ em vì bất cứ
lý do gì” [37]. Về vấn đề này, UNICEF nhấn mạnh rằng tất cả trẻ em đều có
quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế, và điều này chỉ có thể thành
công khi bắt đầu với việc ngăn ngừa những nguy cơ trẻ em phải lao động sớm
hoặc phải làm các công việc nguy hại.
Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em đang là mục tiêu hƣớng tới của
cộng đồng quốc tế. Do đó, bên cạnh việc xác định khái niệm “lao động trẻ
em”, cần định nghĩa rõ ràng về “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em” làm cơ
sở cho việc xây dựng các chính sách, pháp luật hành động vì mục tiêu này. Có
thể hiểu nhƣ sau:
22
Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là sự phòng ngừa và loại bỏ tình
trạng trẻ em (những ngƣời dƣới 18 tuổi) phải làm những công việc có ảnh
hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhƣ: gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc thời
gian làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, làm ảnh hƣởng đến thời gian
học tập, vui chơi, giải trí của trẻ.
1.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Thực trạng
Lao động trẻ em là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc gia, mọi khu
vực với tính chất rộng lớn và phức tạp. Việc đƣa ra một đánh giá xác thực về
thực trạng lao động trẻ em trên thế giới là một công việc khó khăn.
Theo ILO, vào thời điểm năm 1995, có khoảng 250 triệu trẻ em ở độ
tuổi 5 đến 14 tham gia hoạt động kinh tế, trong đó ít nhất có khoảng 120 triệu
trẻ em phải làm việc trọn thời gian. Tuy nhiên số liệu kể trên mới chỉ phản
ánh phần nào thực trạng của vấn đề lao động trẻ em trên thế giới vào thời
điểm đó, bởi lẽ chúng chủ yếu đƣợc thu thập thông qua tổng hợp từ các bảng
hỏi gửi tới cơ quan thống kê của một số quốc gia, từ những số liệu thống kê
về lao động, việc làm do các quốc gia đó xuất bản, kết hợp với số liệu thu
đƣợc từ một số cuộc khảo sát về lao động trẻ em. Số lƣợng đã thu hút sự chú
ý của quốc tế về phạm vi và mức độ của lao động trẻ em trên toàn thế giới.
Những năm gần đây, khi phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em
phát triển, nhu cầu về sự chính xác và chi tiết hơn trong việc ƣớc tính lao
động trẻ em trở nên rõ ràng. Dữ liệu từ SIMPOC (Chƣơng trình Thông tin
thống kê và giám sát lao động trẻ em), các đơn vị thống kê của Chƣơng trình
quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO (IPEC) và các nguồn khác cũng
nhƣ các công cụ phân tích mới giúp việc thống kê lao động trẻ em chính xác
23
hơn, ƣớc tính đƣợc số liệu trẻ em phải làm công việc nguy hiểm và các hình
thức lao động tồi tệ nhất. Từ đó, đƣa ra bức tranh toàn diện và xác thực hơn
về tình hình lao động trẻ em trên toàn thế giới.
Thời điểm năm 2000 là lần đầu tiên ILO cố gắng ƣớc tính mức độ trẻ
em phải làm công việc nguy hiểm và cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất. Theo thống kê, ƣớc tính trên thế giới có khoảng 211 triệu trẻ em ở độ
tuổi từ 5 đến 14 và 141 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 tham gia một số
hình thức hoạt động kinh tế; 186 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 14 và 59 triệu
trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 phải làm các công việc thuộc các hình thức lao
động trẻ em cần xóa bỏ (trong đó bao gồm cả các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất). Kết quả thống kê cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ lao động trẻ
em giữa các lãnh thổ.
Theo Báo cáo “Đánh dấu sự tiến bộ trong việc chống lại lao động trẻ
em” đƣợc ILO công bố vào tháng 9 năm 2013, cho thấy sự tiến bộ thực sự
trong công cuộc chống lại lao động trẻ em, đặc biệt là trong khoảng thời gian
4 năm trở lại đây. Tuy nhiên thành công này có thể chỉ mang tính chất tƣơng
đối. Theo đánh giá của “Báo cáo toàn cầu về lao động trẻ em trƣớc đó vào
năm 2010” nhấn mạnh, tiến độ này vẫn còn quá chậm. Bản Báo cáo mới đã
chỉ ra rằng số lao động trẻ em trên toàn thế giới vào khoảng 168 triệu, chiếm
gần 11% tổng số trẻ em nói chung. Trẻ em trong độ tuổi 5-17 làm các công
việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân
cách của trẻ chiếm hơn một nửa số lao động trẻ em, vào khoảng 85 triệu em.
Đây là sự tiến bộ đáng kể trong vòng 12 năm kể từ năm 2000. Số lao động trẻ
em đã giảm gần 1/3 trong khoảng thời gian này, trong đó, tỷ lệ giảm với nữ là
khoảng 40% và với nam là 25%. Tổng số trẻ em làm các công việc nguy hiểm
mà phần lớn là thuộc các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em giảm hơn
một nửa. Tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu
24
Phi là nghiêm trọng nhất, nơi mà cứ trong năm trẻ em thì có một trẻ thuộc
diện lao động trẻ em. Cũng theo Báo cáo thì thế giới không có lao động trẻ
em vẫn còn trong một tƣơng lai xa.
Bảng 1.4: Thống kê tỷ lệ lao động trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17,
năm 2000-2012
Children in
employment
(‘000)%
Child labour
(‘000) %
Hazardous work
(‘000)%
2000 351,90023.0 245,50016.0 170,50011.1
2004 322,72920.6 222,29414.2 128,3818.2
2008 305,66919.3 215,20913.6 115,3147.3
2012 264,42716.7 167,95610.6 85,3445.4
Nguồn: Marking progress against child labour
Từ các số liệu điều tra có thể thấy:
Lao động trẻ em chiếm tỷ lệ cao trên tổng số trẻ em. Năm 2012, lao
động trẻ em chiếm 11% số trẻ em trên toàn thế giới. Tỷ lệ này mặc dù có
giảm so với các khoảng thời gian trƣớc nhƣng vẫn là tỷ lệ khá cao.
Tình trạng trẻ em phải làm những công việc nguy hại, kể cả các hình
thức tồi tệ nhất vẫn rất nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2012, trẻ em trong
độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự
an toàn và phát triển nhân cách của trẻ vào khoảng 85 triệu em, chiếm hơn
một nửa số lao động trẻ em trên thế giới.
Một vấn đề đáng lo ngại là phần lớn lao động trẻ em ở độ tuổi nhỏ: Số trẻ
em lao động ở độ tuổi dƣới 15 (mức tuổi tối thiểu cơ bản đƣợc tuyển dụng và
tham gia làm việc theo công ƣớc số 138 của ILO) là 120,5 triệu em, chiếm 72%
tổng số lao động trẻ em. Trong đó, số liệu này ở nhóm tuổi 5-11 là 73 triệu em,
đây là đối tƣợng rất dễ bị lạm dụng tại nơi làm việc và dễ bị tổn thƣơng.
25
Về phân bố địa lý, lao động trẻ em diễn ra ở khắp các khu vực trên thế
giới nhƣng khác nhau về mức độ: Khu vực châu Á, Thái Bình Dƣơng có số
lƣợng lao động trẻ em cao nhất, với 77,7 triệu trẻ em lao động. Tiếp theo là
khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi, với 59 triệu em. Số liệu này ở khu
vực châu Mỹ - Latin và vùng Caribbe là 12,5 triệu; Trung Đông và Nam Phi
là 9,2 triệu. Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha-
ra của châu Phi là nghiêm trọng nhất, do lao động trẻ em ở khu vực này chiếm
tới 21% tổng số trẻ em, trong khi tỷ lệ này ở châu Á, Thái Bình Dƣơng là 9%,
Trung Đông và Nam Phi là 8%.
Các ƣớc tính toàn cầu mới cũng cung cấp số liệu cập nhật về ngành
nghề mà lao động trẻ em tham gia. Khu vực nông nghiệp có số trẻ em làm
việc cao nhất là 98 triệu em, khu vực dịch vụ là 54 triệu em (trong đó 11,5
triệu em làm công việc gia đình) và khu vực công nghiệp là 12 triệu em.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số lƣợng bé trai nhiều hơn bé gái trong tất cả
các lĩnh vực ngoại trừ công việc gia đình, hình thức làm việc khó bị sự giám
sát của cộng đồng và nằm ngoài tầm với của thanh tra lao động, cũng là hình
thức mà những đứa trẻ đặc biệt dễ bị bóc lột và lạm dụng.
Từ các số liệu thống kê về thực trạng lao động trẻ em trên toàn thế giới,
có thể thấy rằng đây là vấn đề toàn cầu. Do đó, để chiến dịch toàn cầu chống
lạm dụng và bóc lột trẻ em có hiệu quả, trƣớc hết các quốc gia cần có chính
sách đúng đắn và khuôn khổ pháp lý vững chắc. Một hệ thống pháp luật quốc
gia hoàn chỉnh về lao động trẻ em và phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật
quốc tế là nền tảng cơ bản cho việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đặc
biệt là xác định thế nào là lao động trẻ em cần đƣợc xóa bỏ, đồng thời cung
cấp cơ sở cho việc thu thập thông tin thống kê lao động trẻ em. Hơn hết, pháp
luật cần ghi nhận trách nhiệm cụ thể (không chỉ của cá nhân mà của cả nhà
nƣớc và các cơ quan, tổ chức), thiết lập các biện pháp pháp lý bảo vệ nạn
nhân và trừng phạt ngƣời vi phạm.
26
1.2.2. Nguyên nhân
Lao động trẻ em là một vấn đề rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân
dẫn đến lao động trẻ em. Mỗi nguyên nhân có vai trò và mức độ tác động
khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Các nguyên nhân chính của tình
trạng này gồm:
* Tình trạng nghèo đói
Nghèo đói đƣợc coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ em phải làm
những công việc không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong nhiều trƣờng
hợp, trẻ em phải làm việc để đảm bảo sự sống còn của gia đình và bản thân.
Mặc dù trẻ em không đƣợc trả lƣơng cao, nhƣng ở nhiều nƣớc đang phát
triển, đó vẫn là nguồn đóng góp lớn cho thu nhập gia đình. Cũng theo nhiều
cuộc điều tra thống kê, đói nghèo gia tăng trong vùng của châu Phi, châu Á và
châu Mỹ La tinh dẫn tới sự gia tăng lao động trẻ em.
* Hoàn cảnh gia đình
Tại nhiều nơi, cha mẹ không nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc giáo dục
với trẻ em, cho rằng trẻ em cần thiết phải làm việc để rèn luyện bản thân, giúp
đỡ gia đình. Ban đầu là những công việc nhẹ nhàng nhƣng dần dần tiến tới
nhƣng công việc nặng nhọc hơn, có thể ảnh hƣởng tới thời gian học tập của
trẻ hoặc ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ.
Những tác động của các cú sốc thu nhập hộ gia đình, chẳng hạn nhƣ
thiên tai, khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp, tác động của HIV, AIDS, có thể
dẫn đến lao động trẻ em. Ví dụ, nhiều trẻ em sống với HIV, trong khi một số
thậm chí đã bị mồ côi hoặc bị tổn thƣơng do AIDS, hoặc nếu cha mẹ bị ốm do
các bệnh liên quan đến HIV và AIDS, trẻ có thể phải bỏ học tham gia lao
động để chăm sóc cho các thành viên gia đình.
* Các yếu tố truyền thống, văn hóa cũng rất quan trọng. Có một quan
niệm phổ biến trong một số quốc gia chậm phát triển là không để phụ nữ
27
đƣợc đi học. Điều này làm hạn chế giáo dục đối với trẻ em gái và thúc đẩy
lao động trẻ em.
* Bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn tới lao động trẻ em. Đây là những nhân tố tác động từ bên ngoài
khiến trẻ em sớm vƣớng vào vòng xoáy của lao động và khó kiểm soát lao
động trẻ em.
* Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một trong các nguyên nhân của lao động trẻ em. Toàn
cầu hóa có những tác động tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa có thể cung cấp
cho các nƣớc đang phát triển cơ hội tăng trƣởng kinh tế qua đầu tƣ trực tiếp từ
nƣớc ngoài và giao lƣu thƣơng mại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang lại
ảnh hƣởng xấu đến lao động trẻ em ở các nƣớc đang phát triển. Trong những
năm gần đây, nhiều công ty quốc tế chuyển các nhà xƣởng sản xuất sang nƣớc
ngoài. Các công ty này thƣờng tuyển dụng lao động trẻ em do giá nhân công
rẻ, do một số nghề cần sự dẻo dai linh hoạt của trẻ và do trẻ em là đối tƣợng
yếu ớt, không chống lại đƣợc sự bóc lột, lạm dụng của chủ sử dụng lao động.
Đối với các nƣớc ví dụ nhƣ Việt Nam, Mexico và Thái Lan, có bằng chứng
cho thấy lao động trẻ em giảm do toàn cầu hóa, nhƣng các nƣớc nhƣ Bolivia
và Zambia đã cho thấy một sự suy giảm trong giáo dục và sự gia tăng lao
động trẻ em [47].
* Rào cản đối với giáo dục
Giáo dục cơ sở không phải là miễn phí tại tất cả các nƣớc và không phải
là mọi trẻ em đều đƣợc tiếp cận, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Chi phí cho
giáo dục hoặc việc cha mẹ không nhận thức đƣợc giá trị của giáo dục dẫn tới
việc trẻ em phải tham gia lao động thay vì đƣợc học tập. Thực tế là, tại nhiều
quốc gia đang phát triển, chất lƣợng giáo dục thấp do điều kiện cơ sở vật chất,
năng lực giáo viên yếu… Kết quả là cha mẹ cho rằng việc để các em làm việc
28
rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho cuộc sống tốt hơn là việc để trẻ đến trƣờng
học tập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ em không đƣợc đi học, các em
trở thành nguồn lao động tiềm năng làm gia tăng lao động trẻ em.
* Pháp luật và các chính sách bảo vệ trẻ em chưa hoàn chỉnh và còn
hạn chế trong việc thực thi cũng dẫn tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng.
Ví dụ, đã có hơn 130 quốc gia ký kết điều ƣớc quốc tế quy định rằng trẻ em
có thể không làm việc toàn thời gian trƣớc khi họ 15 tuổi. Tuy nhiên, pháp
luật của các quốc gia này vẫn chƣa quy định rõ ràng và không đƣợc thực thi.
Ngƣời sử dụng lao động thƣờng có thể tìm thấy kẽ hở luật pháp để biện minh
cho việc tuyển dụng trẻ em lao động. Ngoài ra ở một số nƣớc không có một
hệ thống đăng ký khai sinh thống nhất, rất nhiều ngƣời không có giấy khai
sinh, việc này cùng với việc không có tài liệu hƣớng dẫn có thể dẫn tới trẻ em
bị từ chối tới trƣờng [47].
1.2.3. Tác động tiêu cực
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lao động trẻ em không chỉ có tác
động tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của bản thân trẻ, mà còn đến gia
đình, cộng đồng và quốc gia nơi trẻ sinh sống.
* Tác động tiêu cực của trẻ em với cộng đồng, quốc gia nơi trẻ sinh sống:
Lao động trẻ em làm tăng tỷ lệ mù chữ dẫn tới trình độ dân trí thấp,
nghèo đói gia tăng. Nguyên nhân là do trẻ em phải làm việc sớm, thƣờng là
những công việc lao động chân tay, không đƣợc giáo dục và đào tạo những kỹ
năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các em có nghề nghiệp ổn định, thu nhập
cao khi trƣởng thành. Điều đó làm ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế lâu dài
của đất nƣớc. Cũng vì thế mà lao động trẻ em ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn
nhân lực khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia giảm sút khi tham gia
vào thị trƣờng thế giới, tạo ra những trở ngại lớn đối với sự phát triển của
quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động trẻ em ảnh hƣởng rõ rệt
29
tới nền kinh tế quốc gia thông qua các chỉ số, không chỉ hiện tại mà trong cả
tƣơng lai do chất lƣợng nguồn nhân lực kém. Rõ ràng, giữa nghèo đói và lao
động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ. Nghèo đói là một trong những nguyên
nhân dẫn tới lao động trẻ em và lao động trẻ em làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói
trong tƣơng lai. Đây là một vòng luẩn quẩn khó có thể chấm dứt và do đó, lao
động trẻ em cần phải đƣợc ngăn ngừa và xóa bỏ.
Bên cạnh đó, lao động trẻ em sẽ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ
không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội.
* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ:
Về thể chất:
Do còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, sức khỏe và sự dẻo dai
còn hạn chế, trẻ em dễ bị tổn thƣơng và gặp nhiều rủi ro về thể chất
hơn ngƣời lớn khi làm việc. Ví dụ, trẻ em lao động có thể bị tai nạn
dẫn tới bị thƣơng, bị chết hoặc tàn tật. Trẻ em làm việc trong những
điều kiện lao động không bảo đảm có thể phải đối mặt với những
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài [37].
Các nghiên cứu cho thấy số lƣợng trẻ em làm việc trong các nhà máy
và hầm mỏ có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp, hóa chất, yêu cầu công
việc khó khăn, đối phó với động vật và côn trùng, hoặc tiếp xúc với nhiệt độ
rất cao hay rất thấp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, trẻ em
có thể phải làm các công việc nhƣ mại dâm, phục vụ trong chiến tranh,và
trong hành vi buôn lậu, ma túy, dẫn đến việc bị lạm dụng và thậm chí có nguy
cơ tử vong.
Về tâm lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lao động trẻ em thậm chí
còn gây ra những hậu quả về tâm lý của trẻ hơn là về thể chất.
Hậu quả tâm lý gây ra cho trẻ em lao động có thể bao gồm:
chậm phát triển về trí tuệ; thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội, gặp khó
30
khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ; có thái độ bạo lực hoặc
các hành vi phạm tội, sử dụng chất kích thích; hoặc tâm trạng trầm
cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân [37].
Về nhận thức: Trong nhiều trƣờng hợp, khả năng nhận thức của trẻ em
bị ảnh hƣởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ nhƣ suy giảm năng lực nhận
thức, giao tiếp và thực hành - những yếu tố cốt yếu để trẻ em thích nghi xã hội
và có điều kiện sống tốt hơn.
Về giáo dục:
Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ
em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình
học tập. Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tƣớc đi của trẻ em
thời gian cần thiết cho việc học tập, và vì vậy thành tích học tập
của các em giảm sút, kỹ năng học tập yếu, bị thụt lùi so với bạn
bè, bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học [37].
Nhìn chung, lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, có những tác động
tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hƣởng tới các quyền cơ bản
của trẻ. Bên cạnh đó, nó còn gây ra những hậu quả cho cộng đồng và xã hội,
cho sự phát triển bền vững của quốc gia, bởi trẻ em chính là thế hệ tƣơng lai
của đất nƣớc.
1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ
LAO ĐỘNG TRẺ EM
1.3.1. Mục đích
Lao động trẻ em hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc
gia và khu vực. Bên cạnh đó, lao động trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
bối cảnh gia đình, nghèo đói, bất ổn về chính trị và xã hội, toàn cầu hóa… Do
đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là vấn đề vô cùng phức tạp và không
thể giải quyết đƣợc một cách nhanh chóng mà cần sự phối hợp, kiên trì và nỗ
lực của các quốc gia, các tổ chức trên toàn thế giới.
31
Hành động để chống lại lao động trẻ em có cơ sở từ pháp luật quốc tế
về lao động và chủ yếu trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, Công ƣớc số
138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay
lập tức nhằm xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Chính
sách của ILO đƣợc củng cố bởi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đạt
đƣợc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, để vƣợt qua những trở ngại đối với
việc đạt đƣợc giáo dục cho mọi ngƣời và thực hiện Kế hoạch toàn cầu hành
động phù hợp để loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Mục đích trƣớc tiên của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là
loại bỏ các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Đây là mục tiêu cần ƣu
tiên hành động ngay lập tức, đƣợc xác định trong Công ƣớc của ILO về các
hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em năm 1999 (số 182). Để thực hiện
đƣợc mục tiêu này, cần xác định những công việc gây tổn hại về thể chất, tâm
lý, nhận thức, đạo đức và không thể chấp nhận đƣợc với trẻ em và đƣa ra các
biện pháp cụ thể về hoàn thiện pháp luật, về chính sách kinh tế, xã hội có liên
quan, đồng thời xây dựng các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo
thực thi hiệu quả các biện pháp trên.
Mục đích tiếp theo là bảo vệ trẻ em lao động khỏi những tác động xấu.
Điều này cần thiết có một hệ thống pháp luật quy định rõ ràng về cơ chế quản
lý lao động trẻ em, các tiêu chuẩn về lao động trẻ em nhƣ độ tuổi tối thiểu,
điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Đây là những biện
pháp trƣớc tiên có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhƣ nâng cao giáo dục
cho trẻ em, chính sách xóa đói giảm nghèo... Bậc giáo dục cơ sở cần đƣợc
miễn phí ở tất cả các quốc gia, cần cải thiện hệ thống giáo dục một cách triệt
để, từ cơ sở hạ tầng tới chất lƣợng giáo dục, cắt giảm chi phí đào tạo nhằm
tăng tỷ lệ trẻ em đƣợc tới trƣờng. Trẻ đƣợc tới trƣờng thay vì phải tham gia
32
làm việc, trẻ cũng đƣợc giáo dục những kiến thức cơ bản, học nghề, tập
nghề… Đây là biện pháp không chỉ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa lao động trẻ
em mà còn giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quốc gia trong tƣơng lai.
Chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc thực hiện tốt cũng làm giảm một cách
đáng kể tình trạng lao động trẻ em vì đây là một trong những nguyên nhân
chính của tình trạng này.
Mục đích lâu dài của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là
không còn lao động trẻ em trên toàn thế giới. Đây là mục đích cộng đồng
quốc tế đều đang hƣớng tới và đƣợc nêu ra ngay tại điều 1 Công ƣớc số 138
của ILO. Trẻ em không còn phải tham gia làm việc với thời gian kéo dài,
trong những môi trƣờng độc hại làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ. Các
quyền cơ bản của trẻ cũng đƣợc đảm bảo: quyền đƣợc học tập, quyền vui
chơi, giải trí… Tuy nhiên, thực sự rất khó khăn và mất nhiều thời gian cùng
nỗ lực mới có thể đạt đƣợc mục tiêu này.
Để đạt đƣợc các mục đích kể trên, cần có sự phối hợp giữa các chính
phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và cả các cá nhân trên toàn
thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của chính phủ.
1.3.2. Ý nghĩa
Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa vô cùng lớn đối với
việc phát triển toàn diện của trẻ, sự phát triển quốc gia và tiến bộ xã hội.
Đối với bản thân trẻ: Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em giúp trẻ
không phải tham gia làm các công việc ảnh hƣởng tới sức khỏe, tâm lý, đạo
đức của trẻ. Trẻ đƣợc phát triển bình thƣờng và đƣợc đảm bảo các quyền cơ
bản. Trẻ đƣợc tới trƣờng ít nhất là ở bậc giáo dục cơ sở và có cơ hội học đƣợc
những kiến thức nền tảng cần thiết, giúp ích cho sự phát triển và cơ hội nghề
nghiệp trong tƣơng lai.
Đối với cộng đồng, quốc gia: Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em có
33
ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của
quốc gia. Lao động trẻ em đƣợc loại bỏ, các em có cơ hội đƣợc học tập nhiều
hơn, cả giáo dục cơ bản và học nghề, tập nghề. Điều này có ý nghĩa trong việc
nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. Đây là
yếu tố giúp kinh tế phát triển về lâu dài. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa
nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ, ngăn ngừa và loại bỏ
đƣợc lao động trẻ em sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói trong tƣơng lai.
Trẻ em là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Trẻ em đƣợc chăm sóc, bảo vệ
và tạo điều kiện phát triển toàn diện cũng chính là đầu tƣ cho sự phát triển
tƣơng lai của đất nƣớc.
Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích trên đây, lao động trẻ em dễ dẫn tới các
hậu quả xấu cho xã hội, trẻ không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc
phải các tệ nạn xã hội. Lao động trẻ em có nhiều hình thức, trong đó có cả
buôn bán trẻ em, sử dụng hay lôi kéo trẻ em tham gia vào các hành vi phạm
tội… Nếu không loại bỏ đƣợc các hình thức lao động trẻ em này, các tội
phạm có liên quan sẽ ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, loại bỏ lao
động trẻ em có ý nghĩa rất lớn đối với đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Trẻ em là chủ thể, thế hệ đại diện cho sự phát triển của thế giới trong
tƣơng lai. Do đó, trẻ em cần đƣợc tạo mọi điều kiện có thể để đảm bảo các
quyền cơ bản và phát triển toàn diện. Ngăn ngừa và loại bỏ lao động trẻ em
đóng vai trò rất lớn trong mục tiêu này. Cần nhận thức đầy đủ và cụ thể về
mục đích, ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em để đƣa ra các biện
pháp hiệu quả và kịp thời nhằm loại bỏ lao động trẻ em trong một tƣơng lai
không xa. Đây cũng chính là mục tiêu theo đuổi chung của nhân loại.
34
Kết luận Chƣơng 1
Lao động trẻ em hiện nay là vấn đề của nhiều quốc gia. Lao động trẻ
em không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với bản thân trẻ mà còn ảnh
hƣởng tới sự phát triển của cộng đồng, xã hội và quốc gia. Lao động trẻ em
bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu nhƣ: nghèo đói, hoàn cảnh gia đình,
giáo dục, yếu tố truyền thống văn hóa, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội… và
đặc biệt là khuôn khổ pháp luật về lao động trẻ em còn chƣa hoàn chỉnh dẫn
tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng và khó kiểm soát. Do đó, ngăn ngừa và
xóa bỏ lao động trẻ em đang là mục tiêu cộng đồng quốc tế hƣớng tới. Tuy
nhiên, không thể xóa bỏ ngay lập tức lao động trẻ em, cần phải xác định các
mục tiêu ƣu tiên nhằm tiến tới loại bỏ lao động trẻ em trong tƣơng lai, đó là
xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và tiến hành các biện pháp
bảo vệ trẻ em lao động một cách triệt để nhất. Để đạt đƣợc các mục đích kể
trên, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức
xã hội dân sự và cả các cá nhân trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt quan
trọng là vai trò của chính phủ.
35
Chương 2
KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM
2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA VÀ
XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM
2.1.1. Khái quát các văn bản pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa
bỏ lao động trẻ em
2.1.1.1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
Hiến chƣơng Liên hợp quốc đƣợc ban hành ngay sau khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc vào năm 1945. Đây là văn kiện quốc tế rất quan trọng,
không chỉ là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng thành lập Liên hợp quốc mà còn
là văn kiện ghi nhận sự bảo vệ quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu.
Điều 1 của Hiến chƣơng xác định mục đích của Liên hợp quốc là:
Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát
triển sự tôn trọng các quyền con ngƣời và tự do cho tất cả mọi ngƣời
không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo [14].
Hiến chƣơng kêu gọi tất cả các nƣớc cùng phối hợp hành động với Liên
hợp quốc để đạt đƣợc việc tôn trọng và thực hiện quyền con ngƣời trên phạm vi
toàn cầu, trong đó có quyền trẻ em.
2.1.1.2. Bộ luật quốc tế về nhân quyền
Khái niệm “Bộ luật quốc tế về nhân quyền” là thuật ngữ chỉ tập hợp ba
văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về
quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (hai công ƣớc này
cùng đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966). Ngoài ra, theo
36
một số tài liệu, các nghị định thƣ bổ sung của hai công ƣớc cơ bản về quyền
con ngƣời năm 1966 cũng là những bộ phận cấu thành của bộ luật này.
* Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948
Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên
ngôn thế giới về quyền con ngƣời (gọi chung là Tuyên ngôn). Đây là văn kiện
đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con ngƣời, áp dụng cho tất cả mọi ngƣời,
không phân biệt vì bất cứ yếu tố gì.
Mục tiêu cuối cùng của Tuyên ngôn là làm cho tất cả các cá nhân, các tổ
chức xã hội, các quốc gia, dân tộc nỗ lực tôn trọng và thúc đẩy việc thực hiện
các quyền con ngƣời.
Tuyên ngôn gồm 30 điều quy định về các quyền và một điều quy định về
bảo vệ Tuyên ngôn. Trong đó, điều 25 quy định “Phụ nữ và trẻ em cần được
chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” [15].
Điều 29 của Tuyên ngôn đề cập tới nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng
đồng, theo đó khi thực hiện các quyền và tự do của bản thân mình, mỗi cá nhân
phải bảo đảm là việc đó không ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ các quyền, tự do
của ngƣời khác hoặc làm tổn hại đến những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật
tự xã hội hay lợi ích chung của cộng đồng. Việc quy định nghĩa vụ này cũng có
ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa lạm dụng, bóc lột trẻ em, vì đây là hành động
ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các quyền cơ bản của trẻ.
* Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ ngày 23-
3-1976, gồm 53 điều. Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc này vào ngày 24-9-1982.
Toàn bộ các điều từ điều 6 đến điều 27 của Công ƣớc quy định về các
quyền cụ thể của con ngƣời trong lĩnh vực dân sự và chính trị. Trong đó có các
quyền đƣợc bảo vệ không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch; bị lao động bắt
buộc hay cƣỡng bức; quyền đƣợc tôn trọng và bảo đảm tính mạng, danh dự,
37
nhân phẩm… của tất cả mọi ngƣời, bao gồm cả trẻ em. Điều 24 Công ƣớc này
đề cập đến quyền của trẻ em đƣợc gia đình, xã hội và Nhà nƣớc bảo hộ. Đây là
những tiền đề rất quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức xâm hại,
bóc lột và lạm dụng.
* Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có hiệu lực từ
ngày 03-01-1976. Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc này vào ngày 24-9-1982.
Một trong các nguyên tắc của Công ƣớc là chú trọng đến việc đảm bảo
các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các nhóm yếu thế và dễ bị tổn
thƣơng, bao gồm cả trẻ em.
Điều 10 Công ƣớc khẳng định:
Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ và trợ giúp đặc biệt đối
với mọi trẻ em và thanh thiếu niên mà không có bất kỳ sự phân biệt
đối xử nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện khác. Trẻ em
và thanh thiếu niên cần đƣợc bảo vệ để không bị bóc lột về kinh tế
và xã hội. Việc thuê trẻ em và thanh thiếu niên làm các công việc có
hại cho tinh thần, sức khoẻ hoặc nguy hiểm tới tính mạng, hay có
hại tới sự phát triển bình thƣờng của các em phải bị trừng trị theo
pháp luật. Các quốc gia cần định ra những giới hạn về độ tuổi mà
việc thuê lao động trẻ em dƣới hạn tuổi đó phải bị pháp luật nghiêm
cấm và trừng phạt [16].
2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
Trong số các công ƣớc của Liên hợp quốc có liên quan đến lao động trẻ
em, Công ƣớc về quyền trẻ em có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Công ƣớc
đƣợc Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989, có hiệu lực từ ngày 02-9-
1990 và là điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời của Liên hợp quốc có số
lƣợng quốc gia thành viên cao nhất từ trƣớc đến nay. Việt Nam là nƣớc đầu
38
tiên ở châu Á và là nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ƣớc này. Công
ƣớc về quyền trẻ em là công ƣớc đầu tiên đề cập khá toàn diện và đầy đủ đến
các quyền trẻ em theo xu hƣớng tiến bộ. Nó xác định một tập hợp các quyền
và tự do của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, nhằm mục đích bảo đảm sự sống
còn, phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ em trƣớc các nguy cơ bị xâm hại. Công
ƣớc này vừa là cơ sở lý luận, vừa là công cụ bổ trợ hữu hiệu cho các văn kiện
cơ bản của ILO về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
Các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho Công ƣớc là:
(a) Trẻ em cũng là những con ngƣời, có vị thế bình đẳng với ngƣời lớn
về phƣơng diện chủ thể của quyền;
(b) Tất cả trẻ em trên thế giới đều đƣợc hƣởng các quyền quy định trong
Công ƣớc, bất kể dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, xuất thân gia đình…;
(c) Trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em, Nhà nƣớc, cha mẹ và
các chủ thể khác luôn phải dành lợi ích tốt nhất cho trẻ;
(d) Các chủ thể khác phải tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em,
nguyên tắc này nhằm bảo đảm trẻ em thực sự là chủ thể của quyền.
Công ƣớc đã đƣa ra một định nghĩa chung về trẻ em làm cơ sở cho việc
thực hiện các quyền của trẻ em trên toàn thế giới mà không có sự phân biệt về
bất cứ yếu tố nào nhƣ chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa…
Quan trọng hơn, Công ƣớc đã xác lập một tập hợp các quyền trẻ em mà
có nhiều quyền trƣớc đó chƣa từng đƣợc pháp điển hóa trong luật quốc tế, tạo
ra một khuôn khổ các thỏa thuận quốc tế về những tiêu chuẩn tối thiểu cần
thiết bảo đảm cho trẻ em đƣợc bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả và
đƣợc phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm và đạo đức xã hội.
Trong đó, các quyền quan trọng nhất là quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc nghỉ
ngơi và giải trí; quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế và phải làm các
công việc có hại tới sức khỏe, sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo
39
đức hoặc ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ; quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị lôi
kéo vào sử dụng, sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy; quyền đƣợc
bảo vệ trƣớc các hình thức bóc lột và xâm hại tình dục.
Công ƣớc cũng đề cập đến việc giải quyết những thách thức cấp bách
mà trẻ em đang gặp phải nhƣ lạm dụng tình dục trẻ em, bóc lột lao động,
buôn bán trẻ em, trẻ em bị buộc cầm súng, tác động của ma túy với trẻ em…
và xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những vấn đề cấp bách đó.
Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế, điều 32 Công ƣớc quy định:
Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em đƣợc bảo
vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất cứ công việc gì
nguy hiểm hoặc ảnh hƣởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có
hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần,
đạo đức hay xã hội của trẻ em [18].
Tại điều này cũng yêu cầu nhà nƣớc phải áp dụng các biện pháp để ngăn
chặn, đặc biệt là ấn định tuổi tối thiểu cho việc tuyển dụng lao động, quy định
thời gian làm việc và điều kiện lao động cũng nhƣ các hình thức xử phạt việc
sử dụng lao động trẻ em.
Công ƣớc về quyền trẻ em và Công ƣớc về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa đều tiếp cận theo hƣớng bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế thay
vì thiết lập quy định chung về lao động trẻ em. Các quốc gia cần phải tham
chiếu và vận dụng hai công ƣớc quan trọng nhất của ILO về vấn đề lao động trẻ
em, đó là Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ƣớc số
182 về hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất (1999).
Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng đã ban hành hai Nghị định thƣ không bắt
buộc, đó là “Nghị định thƣ về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa
phẩm khiêu dâm trẻ em” và “Nghị định thƣ về việc sử dụng trẻ em trong xung
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT

More Related Content

What's hot

Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
chungk09503
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
thoả ước lao động tập thể
 thoả ước lao động tập thể thoả ước lao động tập thể
thoả ước lao động tập thể
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT

Similar to Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT (20)

Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOTPháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
 
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ emKhoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
 
Pháp luật về lao động chưa thành niên trong hội nhập quốc tế
Pháp luật về lao động chưa thành niên trong hội nhập quốc tếPháp luật về lao động chưa thành niên trong hội nhập quốc tế
Pháp luật về lao động chưa thành niên trong hội nhập quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niênLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về gia đình, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt NamLuận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Khóa luận: Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, HAY
 
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt NamCác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOTĐề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
 
Pháp Luật Quốc Tế Pháp Luật Nước Ngoài, Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động...
Pháp Luật Quốc Tế Pháp Luật Nước Ngoài, Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động...Pháp Luật Quốc Tế Pháp Luật Nước Ngoài, Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động...
Pháp Luật Quốc Tế Pháp Luật Nước Ngoài, Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động...
 
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận độngLuận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luậtLuận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN ANH PH¸P LUËT QUèC TÕ Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM VÒ NG¡N NGõA Vµ XãA Bá LAO §éNG TRÎ EM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ CÔNG GIAO HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Vân Anh
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ............................................................7 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG ..................................................7 1.1.1. Trẻ em ...........................................................................................................7 1.1.2. Quyền trẻ em ................................................................................................9 1.1.3. Lao động trẻ em .........................................................................................11 1.1.4. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em .....................................................21 1.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ..........................22 1.2.1. Thực trạng ...................................................................................................22 1.2.2. Nguyên nhân ..............................................................................................26 1.2.3. Tác động tiêu cực .......................................................................................28 1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .......................................................................30 1.3.1. Mục đích..................................................................................................... 30 1.3.2. Ý nghĩa ........................................................................................................32 Kết luận Chƣơng 1.....................................................................................................34 Chƣơng 2: KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ......................................................................................35
  • 4. 2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM..................................................... 35 2.1.1. Khái quát các văn bản pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ...........................................................................................35 2.1.2. Pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ...................45 2.2. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .....................................................58 2.2.1. Khái quát các văn bản pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ......................................................................................58 2.2.2. Pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 63 2.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƢƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM .....................................................79 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM ...........................................................81 3.1. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ..........................81 3.1.1. Khái quát thực trạng, nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em ở Việt Nam ............................................................................81 3.1.2. Thực trạng thực thi pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam ......................................................................................84 3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM ........................................................................................92 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ......................................................92
  • 5. 3.2.2. Quan điểm về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ......................................................94 3.2.3. Những giải pháp cụ thể về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ........................................96 3.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ khác .................................................................102 Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................104 KẾT LUẬN ..............................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................107
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ƣớc số 138 Công ƣớc số 138 của ILO về tuổi lao động tối thiểu (Minimum Age Convention), 1973 Công ƣớc số 182 Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức nhằm xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Worst Forms of Child Labour Convention), 1999 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (the International Labour Organization) IPEC Chƣơng trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO (International Programme on the Elimination of Child Labour) Khuyến nghị số 146 Khuyến nghị số 146 của ILO về tuổi lao động tối thiểu (Minimum Age Recommendation), 1973 Khuyến nghị số 190 Khuyến nghị số 190 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức nhằm xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Worst Forms of Child Labour Recommendation), 1999 SIMPOC Chƣơng trình Thông tin thống kê và giám sát lao động trẻ em (Statistical Information and Monitoring Programme on Child Labour) UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund)
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân loại lao động trẻ em dựa theo tính chất nguy hại 17 Bảng 1.2: Phân loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc 19 Bảng 1.3: Phân loại lao động trẻ em theo lĩnh vực ngành nghề 21 Bảng 1.4: Thống kê tỷ lệ lao động trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17, năm 2000-2012 24 Bảng 2.1: Mức tuổi lao động tối thiểu xác lập theo Công ƣớc số 138 của ILO 45 Bảng 2.2: Độ tuổi lao động tối thiểu theo pháp luật Việt Nam 64 Bảng 2.3 Bảng đối chiếu giữa những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất theo Công ƣớc số 182 và các tội có liên quan trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 76
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em vẫn là một hiện tƣợng phổ biến, trong đó, nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Những mối nguy hại đe dọa từ lao động trẻ em thay đổi tùy thuộc vào loại hình lao động, điều kiện lao động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thƣờng của trẻ. Không những thế, lao động trẻ em gia tăng còn gây ra những tác động tiêu cực tới cộng đồng, xã hội, tăng trƣởng kinh tế và sự phát triển lâu dài của mỗi quốc gia. Vì vậy, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế đang hƣớng tới. Ở Việt Nam, số lƣợng trẻ em lao động vẫn còn ở mức cao, trong đó có nhiều em đang rơi vào những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đƣợc quy định trong Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Thực tế đó đặt ra những yêu cầu cấp bách cho Chính phủ và toàn xã hội Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Nhà nƣớc Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề đảm bảo thực hiện quyền trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê chuẩn và gia nhập cả hai điều ƣớc chủ chốt của ILO về lao động trẻ em, bao gồm Công ƣớc số 182 và Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu. Đây là những bằng chứng cho thấy cam kết mạnh mẽ của nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng. Mặc dù vậy, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến
  • 9. 2 tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam gồm có: do nghèo đói, do ngƣời sử dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã sử dụng lao động trẻ em với tiền công rẻ mạt, do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cƣ về điều kiện làm việc, về nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ em tham gia lao động… Tuy nhiên, không thể kể đến nguyên nhân quan trọng là pháp luật về lao động trẻ em còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định: quy định hiện hành liên quan trực tiếp đến lao động trẻ em còn ít, đặc biệt là chƣa xây dựng hoàn thiện khung pháp lý quy định các vấn đề cơ bản về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em còn kém hiệu quả, công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật lao động trẻ em vẫn hạn chế và bị coi nhẹ, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này chƣa thƣờng xuyên và chƣa sâu rộng. Điều này đòi hỏi một số quy định pháp luật lao động, pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm điều chỉnh và phù hợp với tình trạng lao động trẻ em đang ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm nghiên cứu pháp luật quốc tế và làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề lao động trẻ em đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và đƣợc tổ chức nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau. Có thể kể tới các báo cáo thƣờng kỳ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO nhƣ: Báo cáo về xu hướng lao động trẻ em toàn cầu giai đoạn 2000-2004, 2004-2008, 2008-2012, Báo cáo “Đánh dấu sự tiến bộ chống lại lao động trẻ em năm 2013”... Các báo
  • 10. 3 cáo này đã đƣa ra tình hình lao động trẻ em ở nhiều khu vực trên thế giới và chỉ ra những nỗ lực của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn và loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ. Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia thực hiện các chính sách kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo cần thiết nhằm loại bỏ lao động trẻ em. Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình khoa học, báo cáo thƣờng kỳ, bài viết và các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về lao động trẻ em, lao động chƣa thành niên. Có thể kể đến một số công trình nhƣ: “Vấn đề lao động trẻ em” của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2000, phân tích vấn đề lao động trẻ em trên thế giới và vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trƣờng. Bài viết “Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Bao Cƣờng đăng trên Bản tin số 23 - Viện Khoa học và Lao động xã hội đƣa ra một số điểm cơ bản về tình trạng, nguyên nhân của lao động trẻ em, một số hoạt động ƣu tiên nhằm giải quyết tình trạng lao động trẻ em giai đoạn 2010-2015. Bài viết “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ: cần sự chung tay của toàn xã hội” của tác giả Anh Nguyễn đăng trên Báo Giáo dục và Thời đại số 22 ra ngày 30.5.2010; bài viết “Xóa bỏ lao động trẻ em - một việc làm cấp bách” của tác giả Lan Hƣơng đăng trên Tạp chí Cộng sản số 844 ra ngày 01-4-2013; bài viết “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của tác giả Quách Thị Quế đăng trên Tạp chí Cộng sản số 846 ra ngày 01-06-2013... và một số bài báo, tạp chí khác. Tuy nhiên, các bài viết, công trình này chủ yếu tập trung vào đối tƣợng trẻ em và lao động trẻ em mà không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em hoặc nếu có đề cập tới vấn
  • 11. 4 đề xóa bỏ lao động trẻ em thì mới chỉ đƣợc thực hiện dƣới góc độ kinh tế, xã hội mà chƣa đề cập nhiều dƣới góc độ luật học. Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dƣới các dạng khác nhau về vấn đề lao động trẻ em nhƣng các công trình nghiên cứu này hầu nhƣ chƣa đề cập tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em - mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế đang hƣớng tới cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những bất cập của thực trạng pháp luật về vấn đề này. Cho nên, có thể nói đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và cập nhật về pháp luật quốc tế và thực tiễn pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam. Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể sau: - Phân tích cơ sở lý luận của việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. - Nghiên cứu, phân tích nội dung các Công ƣớc quốc tế liên quan đến ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. - Đánh giá thực trạng pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam. - Tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn, luận văn đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, liên quan tới cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản
  • 12. 5 của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em; phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật về vấn đề trên tại Việt Nam và từ đó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luâ ̣n văn đƣợc tiếp câ ̣n nghiên cƣ́ u trên cơ sở kế thƣ̀ a các công trình nghiên cƣ́ u trƣớc đây cùng cơ sở lý luâ ̣n và pháp luật thực định quốc tế và của Viê ̣t Nam về lao động trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng. Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở áp dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật. Trong Chƣơng 1, để làm sáng tỏ vấn đề lý luận về lao động trẻ em, luâ ̣n văn sƣ̉ dụng p hƣơng pháp hê ̣thống , phân tích, so sánh để làm rõ khái niệm “trẻ em”, “lao động trẻ em”, “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”. Phƣơng pháp phân tích cũng đƣợc vận dụng để đề cập tới nguyên nhân, tác động tiêu cực, mục đích và ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Tại Chƣơng 2 của luận văn, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sƣ̉ dụng là thống kê, so sánh, phân tích để làm rõ mƣ́ c độtƣơng thích giƣ̃a pháp luâ ̣t quốc tế và pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Với Chƣơng 3, phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đƣợc sƣ̉ dụng để nghiên cứu thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam, tính cấp thiết của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về vấn đề này. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Lao động trẻ em là một thực tế đã có từ rất lâu. Vấn đề bảo vệ lao động trẻ em cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Các nghiên cứu và nhận thức từ trƣớc tới nay luôn cho rằng, lao động trẻ em vẫn cần đƣợc duy trì để
  • 13. 6 đáp ứng nhu cầu của xã hội và của chính bản thân, gia đình các em. Tuy nhiên, nhìn nhận dƣới góc độ quyền con ngƣời, lao động trẻ em cần phải đƣợc ngăn ngừa và xóa bỏ, đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Yêu cầu này cũng đặt ra việc xác định một cách rõ ràng khái niệm “lao động trẻ em”, phân biệt với một số loại hình khác gần giống nhƣng dễ gây nhầm lẫn, đó là trẻ em làm việc, trẻ em tham gia hoạt động kinh tế… Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện và cập nhật hệ thống các quy định quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam. Từ đó đóng góp một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Luận văn làm rõ một số nội dung cơ bản về lao động trẻ em và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Đánh giá mức độ tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực trạng thực thi pháp luật Việt Nam, nêu ra một số vấn đề tồn tại cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em Chương 2: Khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam.
  • 14. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG 1.1.1. Trẻ em Về phƣơng diện khoa học, trẻ em đƣợc định nghĩa tùy theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em đƣợc xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tƣơng lai của quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế, vai trò xã hội khác với ngƣời lớn, vì vậy, cần đƣợc xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh trƣởng, nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển. Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em đƣợc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý, nhân cách con ngƣời. Dƣới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thƣờng đƣợc tiếp cận theo độ tuổi. Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn và đặc biệt là dễ bị tổn thƣơng. Chính vì vậy, việc xác định trẻ em theo độ tuổi là điều cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất khỏi những nguy cơ từ xã hội ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ. Theo Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi” [18]. Đây là một quy định mở, trong đó mức trần 18 tuổi đƣợc coi là mức tiêu chuẩn nhƣng không phải là cố định, bắt buộc đối với mọi quốc gia, nói cách khác, điều này cho phép các quốc gia thành viên xác định độ tuổi đƣợc coi là trẻ em thấp hơn so với quy định kể trên. Công ƣớc số 182 cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp
  • 15. 8 dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” [33, Điều 1] và không quy định ngoại lệ. Điều này là do mục đích của Công ƣớc 182, độ tuổi 18 đƣợc xác định là độ tuổi trƣởng thành của một con ngƣời mà từ khi đó họ mới có khả năng đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nhƣ vậy, nếu cho phép các quốc gia thành viên có ngoại lệ quy định độ tuổi thấp hơn đƣợc công nhận là trẻ em, sẽ có nguy cơ nhiều trẻ em trên thế giới phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi các em chƣa đủ trƣởng thành. Cũng theo định nghĩa kể trên, Công ƣớc về quyền trẻ em không quy định từ khi nào đƣợc coi là trẻ em, nhƣng theo Lời nói đầu thì “… trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý từ trước cũng như khi chào đời” [18]. Quy định này hàm nghĩa rằng việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần phải đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn bào thai chứ không đợi đến lúc trẻ chào đời. Trong pháp luật Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [25, Điều 1]. Nhƣ vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em đƣợc pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dƣới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công ƣớc quốc tế, nhƣng quy định của Việt Nam vẫn đƣợc coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ƣớc. Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em nhƣ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học… Tuy nhiên trong mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định cụ thể quy định quyền tự định đoạt của trẻ em đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới mình nhƣ: trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng
  • 16. 9 hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2014); trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi đƣợc lấy ý kiến bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008)… Ngoài khái niệm trẻ em, luật pháp Việt Nam còn có nhiều quy định đề cập đến nhóm ngƣời trong độ tuổi từ 16 đến dƣới 18 (hay còn gọi là ngƣời chƣa thành niên). Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” [26]. Điều 161 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” [29]. Nhƣ vậy, chúng ta đang sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “trẻ em” và “ngƣời chƣa thành niên”. Điều này gây khá nhiều rắc rối trong việc áp dụng cũng nhƣ nghiên cứu luật. 1.1.2. Quyền trẻ em Từ lâu trẻ em luôn đƣợc coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng nhất và đƣợc các nhà nƣớc, các cộng đồng quan tâm bảo vệ. Mặc dù vậy, trong các thời kỳ trƣớc đây, ở tất cả các xã hội, việc bảo vệ trẻ em cơ bản xuất phát từ góc độ tình thƣơng, lòng nhân đạo, sự che chở chứ không phải dƣới góc độ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ trƣớc về cơ bản chƣa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn và ràng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tƣợng trong xã hội. Đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “quyền trẻ em” mới đƣợc đề cập sau một loạt biến cố quốc tế lớn, nhất là cuộc Chiến tranh thế giới I (1914- 1918). Cuộc chiến tranh này đã khiến rất nhiều trẻ em ở châu Âu bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhƣ mồ côi không nơi nƣơng tựa, đói khát, bệnh tật và thƣơng tích… Tình cảnh đó đã thúc đẩy việc thành lập hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển vào năm 1919. Vào năm 1923, bà Eglantyne - ngƣời sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ của nƣớc Anh năm 1919
  • 17. 10 - đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi bảo vệ và thừa nhận các “quyền của trẻ em”. Vào năm 1924, Tuyên bố này đƣợc Hội Quốc liên thông qua (đƣợc gọi là Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em). Sự kiện này có thể coi là mốc đánh dấu thời điểm thuật ngữ “quyền trẻ em” lần đầu tiên đƣợc nêu chính thức trong pháp luật quốc tế, đồng thời cũng là mốc đánh dấu một bƣớc ngoặt trong nhận thức và hành động bảo vệ trẻ em trên thế giới. Vì khi trẻ em đƣợc coi là một chủ thể của quyền, các hành động liên quan đến trẻ em sẽ không chỉ còn đặt trên nền tảng tình thƣơng, lòng nhân đạo hay sự che chở nữa, mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, kể cả cha mẹ. Sau khi đƣợc thành lập, Liên hợp quốc đã đƣa vấn đề quyền trẻ em phát triển lên một bƣớc ngoặt mới. Với mệnh đề mở đầu phổ biến trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 và hai công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là “mọi ngƣời có quyền” hoặc “bất cứ ngƣời nào đều có quyền”… thì trẻ em đƣợc thừa nhận là chủ thể bình đẳng với ngƣời lớn trong việc hƣởng tất cả các quyền và tự do cơ bản đƣợc ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con ngƣời. Tuy nhiên, do đặc trƣng của trẻ em là còn non nớt cả về thể chất và tinh thần, nên ngay trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 và Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em đã đƣợc ghi nhận những quyền đặc thù, đó là quyền đƣợc chăm sóc, giáo dƣỡng và đƣợc bảo vệ đặc biệt. Nhƣ vậy, quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Công ƣớc về quyền trẻ em là luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản đƣợc Liên hợp quốc thông qua năm 1989. Công ƣớc đề ra các quyền cơ bản của con ngƣời mà trẻ em trên toàn thế giới đều đƣợc hƣởng.
  • 18. 11 Bốn nhóm quyền trẻ em theo Công ƣớc quốc tế gồm: - Nhóm quyền đƣợc sống: nhằm đảm bảo quyền đƣợc sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại; - Nhóm quyền đƣợc bảo vệ: nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bỏ rơi và bị lạm dụng và bóc lột hay phân biệt đối xử; - Nhóm quyền đƣợc phát triển: nhằm đảm bảo nhu cầu cải thiện chất lƣợng cuộc sống để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, gồm các quyền đƣợc học tập, nghỉ ngơi và giải trí, tham gia hoạt động văn hóa…; - Nhóm quyền đƣợc tham gia: là những quyền cho phép trẻ em tham dự vào những công việc ảnh hƣởng đến cuộc sống của chúng, nhƣ quyền đƣợc bày tỏ quan điểm riêng, quyền tiếp cận thông tin… 1.1.3. Lao động trẻ em 1.1.3.1. Khái niệm lao động trẻ em Cho tới nay, trên phạm vi quốc tế vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về lao động trẻ em. Không phải mọi công việc hàng ngày mà trẻ em làm đều đƣợc coi là lao động trẻ em. Cần xác định rõ khái niệm lao động trẻ em và lấy đó là căn cứ để thực hiện ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Khác với khái niệm trẻ em, khái niệm về “lao động trẻ em” đòi hỏi ngoài góc độ độ tuổi còn phải tiếp cận ở góc độ tính chất công việc mà chủ thể phải làm. Về độ tuổi, sau khi Công ƣớc về quyền trẻ em và Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO đƣợc ban hành, trong đó đƣa ra định nghĩa trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi thì độ tuổi này đƣợc cộng đồng quốc tế coi là mốc chuẩn để xác định phạm vi chủ thể của khái niệm lao động trẻ em. Về tính chất công việc, lao động trẻ em bao gồm những công việc có
  • 19. 12 ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nói cách khác, thuật ngữ này đề cập đến những công việc và điều kiện làm việc không thể chấp nhận đƣợc đối với trẻ em. Trên thực tế, nhận thức về công việc có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em không đồng nhất do sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, xã hội, quan niệm truyền thống, phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Do đó, khó có thể đƣa ra một định nghĩa thống nhất về lao động trẻ em. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, nhìn chung, những công việc có ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ là những công việc mà: gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; làm ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ (ví dụ, khiến cho trẻ không đƣợc đến trƣờng, buộc trẻ phải nghỉ học sớm, buộc trẻ phải cố gắng để vừa học vừa làm các công việc nặng nhọc hay mất nhiều thời gian). Có những công việc có thể chấp nhận đƣợc với trẻ em. Đó là những công việc không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự phát triển, không cản trở việc học của trẻ và mang ý nghĩa tích cực. Ví dụ nhƣ việc trẻ em giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà hoặc tham gia việc kinh doanh của gia đình ngoài giờ học. Đây là những hoạt động góp phần vào sự phát triển của trẻ và cũng nâng cao phúc lợi của gia đình, cung cấp cho trẻ những kỹ năng và kinh nghiệm có ích cho việc hòa nhập xã hội khi trƣởng thành. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, lao động trẻ em là những công việc mà: (a) Làm việc ở độ tuổi quá sớm; (b) Phải làm việc quá nhiều giờ, ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ; (c) Lao động trong những điều kiện xấu; (d) Công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ, có hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ;
  • 20. 13 (e) Gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho trẻ em trên các phƣơng diện thể chất, tinh thần, tâm lý và xã hội [49]. Ở Việt Nam, pháp luật cũng chƣa có định nghĩa nào về lao động trẻ em, mặc dù thuật ngữ này đã đƣợc đề cập đến trong một số văn bản pháp luật. Ví dụ, Khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định các điều nghiêm cấm, trong đó có hành vi lạm dụng lao động trẻ em. Bộ luật Lao động 2012 có quy định khái niệm lao động chƣa thành niên và định nghĩa lao động chƣa thành niên là ngƣời lao động dƣới 18 tuổi và ít nhất phải đủ 15 tuổi, trừ một số ngành nghề và công việc do Bộ Lao động - thƣơng binh xã hội quy định có thể là ngƣời nhỏ hơn 15 tuổi. Cụ thể, theo Điều 164 Bộ luật Lao động: Ngƣời sử dụng lao động chỉ đƣợc sử dụng ngƣời từ đủ 13 tuổi đến dƣới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định và không đƣợc sử dụng lao động là ngƣời dƣới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định [29]. Điều 165 Bộ luật Lao động cũng quy định về các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là ngƣời chƣa thành niên. Nhƣ vậy, khái niệm lao động chƣa thành niên trong pháp luật Việt Nam chƣa hoàn toàn đồng nhất với khái niệm lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế. Lao động chƣa thành niên chỉ bị coi là lao động trẻ em khi làm một số ngành nghề hoặc trong các điều kiện bị cấm theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, lao động trẻ em luôn bị coi là bất hợp pháp, bao gồm: lao động dƣới độ tuổi luật cho phép; lao động quá nhiều giờ; không đƣợc trả công đầy đủ hoặc cản trở việc học hành của các em; lao động trong điều kiện xấu, công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm hay có hại đến sự phát triển tâm lý, xã hội của trẻ.
  • 21. 14 Báo cáo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012: Các kết quả chính” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO - IPEC/SIMPOC xuất bản lần đầu năm 2014 đƣa ra khái niệm lao động trẻ em nhƣ sau: (a) Trẻ em từ 5-11 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế từ 1 giờ trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc từ 5 giờ trở lên trong cả tuần tham chiếu. (b) Trẻ em từ 12-14 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế trên 4 giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc trên 24 giờ trong cả tuần tham chiếu. (c) Trẻ em từ 15-17 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế trên 7 giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc trên 42 giờ trong cả tuần tham chiếu. (d) Trẻ em từ 5-17 tuổi, tham gia làm các công việc cấm sử dụng lao động vị thành niên theo quy định của Thông tƣ số 09/TL- LB ngày 13-4-1995 của liên Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Y tế quy định chi tiết các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động vị thành niên (Đã đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 10/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội về Ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là ngƣời chƣa thành niên) [4]. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm sử dụng nhằm phục vụ cho điều tra của Báo cáo này và mang tính chất tham khảo chứ chƣa phải định nghĩa chính thức. Từ các góc độ tiếp cận kể trên và từ các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan của ILO, có thể định nghĩa nhƣ sau: Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những ngƣời dƣới 18 tuổi) phải làm những công việc có ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện
  • 22. 15 của trẻ nhƣ: gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc thời gian làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, làm ảnh hƣởng đến thời gian học tập, vui chơi, giải trí của trẻ. Để hiểu rõ khái niệm lao động trẻ em, cần phân biệt với một số khái niệm khác có liên quan, cụ thể nhƣ sau: Trẻ em lao động (child labourer): “Thuật ngữ này đi liền với thuật ngữ lao động trẻ em (child labour), chỉ những trẻ em bị rơi vào vòng xoáy của lao động trẻ em, hay nói cách khác là nạn nhân của lao động trẻ em” [37]. Lao động chƣa thành niên (juvenile worker): Thuật ngữ này, nhƣ đã đề cập ở trên, “thường để chỉ những lao động dưới 18 tuổi và không hoàn toàn đồng nghĩa với lao động trẻ em. Lao động chưa thành niên có là lao động trẻ em hay không tùy thuộc vào tính chất công việc, đặc điểm môi trường làm việc, độ tuổi và thời gian làm việc của trẻ” [37]. Trẻ em làm việc (child work) là thuật ngữ “đề cập đến việc trẻ em tham gia làm các công việc khác nhau, thông thường là nhẹ nhàng, có thể chấp nhận được, được đưa ra nhằm mục đích phân biệt với khái niệm lao động trẻ em mà được coi là chỉ những công việc không thể chấp nhận được đối với trẻ em” [37]. Cụ thể, theo nhóm công tác khu vực về lao động trẻ em thì trẻ em tham gia làm việc bao gồm các hoạt động không làm hại tới, và có thể góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ trong khi lao động trẻ em bao gồm tất cả những loại công việc do trẻ em đến 18 tuổi thực hiện mà có hại cho sức khỏe, tinh thần, trí tuệ hay sự phát triển về mặt xã hội và ảnh hƣởng tới việc học tập của trẻ em. Trẻ em làm việc không gây những tác động tiêu cực cho sự phát triển của trẻ vì đó là những việc làm tự nguyện, phi lợi nhuận hay các công việc trong gia đình. Những công việc này cũng cho trẻ những kỹ năng, kinh nghiệm trong cuộc sống. Trái lại, lao động trẻ em hƣớng tới lợi nhuận, trẻ em phải làm việc liên tục trong những ngành công nghiệp làm ra hàng hóa. Điều đó ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe, cơ hội học tập và phát triển của trẻ.
  • 23. 16 Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế (“economically active children” hoặc “children at work in economic activity”) là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong công tác điều tra, thống kê về lao động việc làm nói chung và lao động trẻ em nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một khái niệm “chỉ các công việc sinh lợi do trẻ em thực hiện, bất kể các công việc đó có hay không được trả lương, hợp pháp hay bất hợp pháp, thường xuyên hay không thường xuyên, thời giờ làm việc ngắn hay trọn thời gian” [37]. Những công việc vặt, không sinh lời mà trẻ em thƣờng làm trong gia đình hoặc ở trƣờng không thuộc phạm trù này, mặc dù trên thực tế, một số trẻ em có thể phải dành nhiều thời gian để làm những công việc đó, làm ảnh hƣởng đến thời giờ học tập, vui chơi, giải trí. Để đƣợc xem là có tham gia các hoạt động kinh tế, trẻ em phải làm các công việc sinh lời ít nhất trong một giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Nhƣ vậy, trẻ em tham gia làm kinh tế có đƣợc coi là lao động trẻ em hay không cũng tùy thuộc vào tính chất công việc, đặc điểm môi trƣờng làm việc, độ tuổi và thời gian làm việc của trẻ. Bên cạnh đó, không phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đều trái với Công ƣớc số 138 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 1.1.3.2. Phân loại lao động trẻ em Phân loại lao động trẻ em giúp làm rõ các đặc điểm của lao động trẻ em và đƣa ra những giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và xóa bỏ từng dạng lao động trẻ em. Có nhiều tiêu chí để phân loại lao động trẻ em, trong đó các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng là: theo tính chất nguy hại, theo tình trạng công việc và theo lĩnh vực ngành nghề mà trẻ em làm việc. * Phân loại theo tính chất nguy hại là cách thức đƣợc thực hiện trong các Công ƣớc số 138 và 182 của ILO, trong đó lao động trẻ em đƣợc chia thành các cấp độ tùy theo ảnh hƣởng tiêu cực của công việc với sự phát triển của trẻ. Theo cách phân chia này, lao động trẻ em bao gồm: công việc nhẹ
  • 24. 17 nhàng, công việc thông thƣờng, công việc nguy hại và những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [37]. Bảng dƣới đây khái quát những tình huống có thể coi là lao động trẻ em dựa trên sự phân loại theo tính chất nguy hại từ các quy định có liên quan trong các Công ƣớc 138 và 182 của ILO. Bảng 1.1: Phân loại lao động trẻ em dựa theo tính chất nguy hại Độ tuổi Dạng công việc Các công việc không nguy hại (trong các ngành nghề không nguy hại, thời giờ làm việc ít hơn 43 giờ/tuần) Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất Công việc nhẹ nhàng (làm việc ít hơn 14 giờ/tuần) Công việc thông thƣờng (làm việc nhiều hơn 14 giờ/tuần nhƣng chƣa đến 43 giờ/tuần) Công việc nguy hại (trong các ngành nghề đƣợc coi nguy hại, hoặc trong các ngành nghề khác không nguy hại nhƣng với thời giờ làm việc nhiều hơn 43 tiếng/tuần) Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất bị cấm tuyệt đối (buôn bán trẻ em; lao động cƣỡng bức và gán nợ, sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang, các hoạt động khiêu dâm và bất hợp pháp) 5-11 12-14 15-17 Nguồn: Bộ tài liệu tập huấn về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, (Trong bảng này, phần được coi là lao động trẻ em được đánh dấu đậm)
  • 25. 18 Điều 7 Công ƣớc số 138 của ILO quy định công việc nhẹ là công việc: (a) Không có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe hoặc sự phát triển của các em; (b) Không ảnh hƣởng đến việc học tập, việc tham gia vào những chƣơng trình hƣớng nghiệp hay đào tạo nghề đã đƣợc các nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận, hoặc những chƣơng trình mà các em có khả năng tiếp thu [31]. Theo ILO, “công việc nhẹ của trẻ em từ 12 đến 14 là công việc mà không phải là gây nguy hại và không vượt quá 14 giờ mỗi tuần” [41]. Định nghĩa này đƣợc ILO đƣa ra dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của lao động trẻ em đối với việc học tập và phát triển của trẻ. Cả hai Công ƣớc số 138 và 182 của ILO xác định công việc nguy hại là những công việc có khả năng gây nguy hiểm hoặc tổn hại đến sức khỏe, an toàn và đạo đức của trẻ em và danh sách các công việc này phải đƣợc xác định ở cấp quốc gia. Đây là công việc trong các ngành nghề đƣợc coi nguy hại, hoặc trong các ngành nghề khác không nguy hại nhƣng với thời giờ làm việc nhiều hơn 43 tiếng/tuần. Việc phân loại này dựa trên các quy định nêu trong Khuyến nghị số 190 kèm theo Công ƣớc số 182 và quy định về công việc nguy hiểm trong luật pháp quốc gia. Hình thức cực đoan nhất của lao động trẻ em là trẻ em bị bắt làm nô lệ, bị tách ra khỏi gia đình, tiếp xúc với các mối nguy hiểm nghiêm trọng và bệnh tật hoặc phải tự lo cho bản thân trên các đƣờng phố của các thành phố lớn, thƣờng là vào độ tuổi rất sớm. * Phân loại theo tình trạng công việc dựa trên các khía cạnh nhƣ: trẻ em làm việc công khai hay bị che giấu, làm việc một mình hay theo nhóm, tập trung hay phân tán… Cách phân loại này thể hiện cụ thể tại Bảng 1.2 - Phân loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc.
  • 26. 19 Bảng 1.2: Phân loại lao động trẻ em theo tình trạng công việc Công khai Không công khai Tậptrung Nhiều trẻ cùng làm việc ở một địa điểm hoặc ở các địa điểm gần nhau, có thể dễ dàng chứng kiến hoặc tiếp cận, ví dụ:  May mặc; khâu bóng đá; cơ khí; sản xuất đồ gỗ; giúp việc trong cửa hàng.  Làm bánh, mứt, kẹo; đầu bếp; bán thức ăn nhanh.  Làm việc trong các cửa hiệu sửa chữa nhỏ, ví dụ, sửa chữa xe máy..  Làm dịch vụ ở khu vực đông ngƣời, ví dụ đánh giầy, rửa hoặc trông xe ô tô..  Giúp việc trong siêu thị; bán dạo; khuân vác; vệ sinh; thu ngân ở chợ…  Vận chuyển vật liệu trên đƣờng hoặc trong các công trƣờng xây dựng.  Làm thuê trong các đồn điền, trang trại trồng mía, cà phê, rau…, một mình hoặc cùng với gia đình.  Làm việc trong các cơ sở sản xuất hay đồn điền, trang trại của gia đình, bất kể để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nội địa hay xuất khẩu.  Chế biến các sản phẩn nông nghiệp và ngƣ nghiệp. Nhiều trẻ cùng làm việc ở một địa điểm hoặc ở các địa điểm gần nhau nhưng không thể hoặc khó chứng kiến hay tiếp cận, ví dụ:  Làm việc trong các lò gạch, mỏ khai thác đá.  Làm thợ mộc; phụ việc và vận chuyển vận liệu tại các công trƣờng xây dựng.  Làm công nhân hoặc ngƣời học việc trong các cơ sở sản xuất các sản phẩm gốm, kính, sắt, nhựa, kim hoàn..  Làm công nhân trong nhà máy chế biến thực phẩm.  Dệt các loại vải hoặc thảm truyền thống, bất kể trong gia đình hay tại các cơ sở sản xuất nhỏ.  Sản xuất thuốc lá.  Làm việc trong các nhà máy sản xuất diêm, pháo hoa hay thuốc nổ.  Làm việc trong các mỏ than hay mỏ khoáng sản khác.  Làm việc trong các nhà máy đóng tàu hoặc trên các tàu, thuyền đánh cá.
  • 27. 20 Phântán Trẻ làm việc một mình trong môi trường công khai, ví dụ bao gồm:  Đƣa báo, đƣa tin, chạy việc vặt.  Làm các dịch vụ hoặc bán hàng trên đƣờng phố, ví dụ nhƣ đánh giầy, bán hoa.  Bồi bàn, rửa bát, quét dọn trong các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê  Nhạc công, vũ công, diễn viên trong các gánh hát, đoàn xiếc…  Ăn xin chuyên nghiệp.  Giúp việc, phụ xe trên các phƣơng tiện giao thông đƣờng dài (xe buýt, tàu khách, tàu chở hàng…)  Trông nom, bảo vệ nông trại khỏi sự phá hoại của chim chóc, khỉ và kẻ trộm.  Chăn thả bầy gia súc; nuôi dƣỡng, chăm sóc và quản lý vật nuôi. Trẻ làm việc một mình ở môi trường cách biệt, cô lập, không thể hoặc khó chứng kiến hay tiếp cận, ví dụ:  Giúp việc gia đình.  Làm việc trong các cơ sở sản xuất của gia đình, ví dụ nhƣ cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.  Tự kiếm sống bằng săn bắn, đánh cá, hái lƣợm hoặc các công việc nông nghiệp khác.  Ăn cắp, móc túi, buôn lậu, tham gia sản xuất, buôn bán ma túy hoặc các hoạt động khiêu dâm.  Bị bóc lột tình dục.  Bị rơi vào tình trạng nô lệ hoặc lao động gán nợ.  Bị buộc phải tham gia các nhóm vũ trang hoặc phải phục vụ trong các cuộc xung đột vũ trang. Nguồn: A Tool Kit for Labour Inspectors * Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề (ví dụ, khu vực kinh tế chính thức/không chính thức, hoặc cụ thể hơn, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hay thƣơng mại) cho phép làm rõ mối quan hệ giữa trẻ em lao động và những chủ thể có liên quan đến việc sử dụng các em (khách hàng, ngƣời sử dụng lao động…). Ví dụ, bảng dƣới đây so sánh những đặc điểm cơ bản của lao động trẻ em trong khu vực kinh tế chính thức và không chính thức. Lƣu ý là khái niệm khu vực kinh tế chính thức, không chính thức ở đây chỉ mang tính tƣơng đối, phục vụ mục đích chính là tìm hiểu vấn đề lao động trẻ em. Vì vậy, có
  • 28. 21 thể khái niệm đƣợc sử dụng ở đây không hoàn toàn giống với một số định nghĩa về khu vực kinh tế chính thức, không chính thức thƣờng đƣợc sử dụng ở Việt Nam. Bảng 1.3: Phân loại lao động trẻ em theo lĩnh vực ngành nghề Khu vực kinh tế không chính thức (informal sector) Khu vực kinh tế chính thức (formal sector)  Trẻ em dễ tham gia  Trẻ em khó tham gia hơn  Ít bị giám sát bởi các cơ quan nhà nƣớc  Bị giám sát chặt chẽ hơn  Thƣờng dƣới dạng doanh nghiệp gia đình nên khó phát hiện  Thƣờng dƣới dạng công ty lớn, bao gồm doanh nghiệp nƣớc ngoài nên dễ phát hiện  Dễ sử dụng lao động trẻ em  Ít sử dụng lao động trẻ em hơn  Sử dụng lao động trẻ em trực tiếp  Có thể trực tiếp song thƣờng gián tiếp ở một khâu nhất định của dây chuyền sản xuất. Nguồn: Child labour - A textbook for university students 1.1.4. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em “Ngăn ngừa lao động trẻ em là một khái niệm rộng, tuy nhiên, cốt lõi của nó là bảo vệ trẻ khỏi bị rơi vào vòng xoáy của lao động trẻ em vì bất cứ lý do gì” [37]. Về vấn đề này, UNICEF nhấn mạnh rằng tất cả trẻ em đều có quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế, và điều này chỉ có thể thành công khi bắt đầu với việc ngăn ngừa những nguy cơ trẻ em phải lao động sớm hoặc phải làm các công việc nguy hại. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em đang là mục tiêu hƣớng tới của cộng đồng quốc tế. Do đó, bên cạnh việc xác định khái niệm “lao động trẻ em”, cần định nghĩa rõ ràng về “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em” làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, pháp luật hành động vì mục tiêu này. Có thể hiểu nhƣ sau:
  • 29. 22 Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là sự phòng ngừa và loại bỏ tình trạng trẻ em (những ngƣời dƣới 18 tuổi) phải làm những công việc có ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhƣ: gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc thời gian làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, làm ảnh hƣởng đến thời gian học tập, vui chơi, giải trí của trẻ. 1.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Thực trạng Lao động trẻ em là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc gia, mọi khu vực với tính chất rộng lớn và phức tạp. Việc đƣa ra một đánh giá xác thực về thực trạng lao động trẻ em trên thế giới là một công việc khó khăn. Theo ILO, vào thời điểm năm 1995, có khoảng 250 triệu trẻ em ở độ tuổi 5 đến 14 tham gia hoạt động kinh tế, trong đó ít nhất có khoảng 120 triệu trẻ em phải làm việc trọn thời gian. Tuy nhiên số liệu kể trên mới chỉ phản ánh phần nào thực trạng của vấn đề lao động trẻ em trên thế giới vào thời điểm đó, bởi lẽ chúng chủ yếu đƣợc thu thập thông qua tổng hợp từ các bảng hỏi gửi tới cơ quan thống kê của một số quốc gia, từ những số liệu thống kê về lao động, việc làm do các quốc gia đó xuất bản, kết hợp với số liệu thu đƣợc từ một số cuộc khảo sát về lao động trẻ em. Số lƣợng đã thu hút sự chú ý của quốc tế về phạm vi và mức độ của lao động trẻ em trên toàn thế giới. Những năm gần đây, khi phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em phát triển, nhu cầu về sự chính xác và chi tiết hơn trong việc ƣớc tính lao động trẻ em trở nên rõ ràng. Dữ liệu từ SIMPOC (Chƣơng trình Thông tin thống kê và giám sát lao động trẻ em), các đơn vị thống kê của Chƣơng trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO (IPEC) và các nguồn khác cũng nhƣ các công cụ phân tích mới giúp việc thống kê lao động trẻ em chính xác
  • 30. 23 hơn, ƣớc tính đƣợc số liệu trẻ em phải làm công việc nguy hiểm và các hình thức lao động tồi tệ nhất. Từ đó, đƣa ra bức tranh toàn diện và xác thực hơn về tình hình lao động trẻ em trên toàn thế giới. Thời điểm năm 2000 là lần đầu tiên ILO cố gắng ƣớc tính mức độ trẻ em phải làm công việc nguy hiểm và cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Theo thống kê, ƣớc tính trên thế giới có khoảng 211 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 14 và 141 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 tham gia một số hình thức hoạt động kinh tế; 186 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 14 và 59 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 phải làm các công việc thuộc các hình thức lao động trẻ em cần xóa bỏ (trong đó bao gồm cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất). Kết quả thống kê cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ lao động trẻ em giữa các lãnh thổ. Theo Báo cáo “Đánh dấu sự tiến bộ trong việc chống lại lao động trẻ em” đƣợc ILO công bố vào tháng 9 năm 2013, cho thấy sự tiến bộ thực sự trong công cuộc chống lại lao động trẻ em, đặc biệt là trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên thành công này có thể chỉ mang tính chất tƣơng đối. Theo đánh giá của “Báo cáo toàn cầu về lao động trẻ em trƣớc đó vào năm 2010” nhấn mạnh, tiến độ này vẫn còn quá chậm. Bản Báo cáo mới đã chỉ ra rằng số lao động trẻ em trên toàn thế giới vào khoảng 168 triệu, chiếm gần 11% tổng số trẻ em nói chung. Trẻ em trong độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân cách của trẻ chiếm hơn một nửa số lao động trẻ em, vào khoảng 85 triệu em. Đây là sự tiến bộ đáng kể trong vòng 12 năm kể từ năm 2000. Số lao động trẻ em đã giảm gần 1/3 trong khoảng thời gian này, trong đó, tỷ lệ giảm với nữ là khoảng 40% và với nam là 25%. Tổng số trẻ em làm các công việc nguy hiểm mà phần lớn là thuộc các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em giảm hơn một nửa. Tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu
  • 31. 24 Phi là nghiêm trọng nhất, nơi mà cứ trong năm trẻ em thì có một trẻ thuộc diện lao động trẻ em. Cũng theo Báo cáo thì thế giới không có lao động trẻ em vẫn còn trong một tƣơng lai xa. Bảng 1.4: Thống kê tỷ lệ lao động trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17, năm 2000-2012 Children in employment (‘000)% Child labour (‘000) % Hazardous work (‘000)% 2000 351,90023.0 245,50016.0 170,50011.1 2004 322,72920.6 222,29414.2 128,3818.2 2008 305,66919.3 215,20913.6 115,3147.3 2012 264,42716.7 167,95610.6 85,3445.4 Nguồn: Marking progress against child labour Từ các số liệu điều tra có thể thấy: Lao động trẻ em chiếm tỷ lệ cao trên tổng số trẻ em. Năm 2012, lao động trẻ em chiếm 11% số trẻ em trên toàn thế giới. Tỷ lệ này mặc dù có giảm so với các khoảng thời gian trƣớc nhƣng vẫn là tỷ lệ khá cao. Tình trạng trẻ em phải làm những công việc nguy hại, kể cả các hình thức tồi tệ nhất vẫn rất nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2012, trẻ em trong độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân cách của trẻ vào khoảng 85 triệu em, chiếm hơn một nửa số lao động trẻ em trên thế giới. Một vấn đề đáng lo ngại là phần lớn lao động trẻ em ở độ tuổi nhỏ: Số trẻ em lao động ở độ tuổi dƣới 15 (mức tuổi tối thiểu cơ bản đƣợc tuyển dụng và tham gia làm việc theo công ƣớc số 138 của ILO) là 120,5 triệu em, chiếm 72% tổng số lao động trẻ em. Trong đó, số liệu này ở nhóm tuổi 5-11 là 73 triệu em, đây là đối tƣợng rất dễ bị lạm dụng tại nơi làm việc và dễ bị tổn thƣơng.
  • 32. 25 Về phân bố địa lý, lao động trẻ em diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới nhƣng khác nhau về mức độ: Khu vực châu Á, Thái Bình Dƣơng có số lƣợng lao động trẻ em cao nhất, với 77,7 triệu trẻ em lao động. Tiếp theo là khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi, với 59 triệu em. Số liệu này ở khu vực châu Mỹ - Latin và vùng Caribbe là 12,5 triệu; Trung Đông và Nam Phi là 9,2 triệu. Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha- ra của châu Phi là nghiêm trọng nhất, do lao động trẻ em ở khu vực này chiếm tới 21% tổng số trẻ em, trong khi tỷ lệ này ở châu Á, Thái Bình Dƣơng là 9%, Trung Đông và Nam Phi là 8%. Các ƣớc tính toàn cầu mới cũng cung cấp số liệu cập nhật về ngành nghề mà lao động trẻ em tham gia. Khu vực nông nghiệp có số trẻ em làm việc cao nhất là 98 triệu em, khu vực dịch vụ là 54 triệu em (trong đó 11,5 triệu em làm công việc gia đình) và khu vực công nghiệp là 12 triệu em. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số lƣợng bé trai nhiều hơn bé gái trong tất cả các lĩnh vực ngoại trừ công việc gia đình, hình thức làm việc khó bị sự giám sát của cộng đồng và nằm ngoài tầm với của thanh tra lao động, cũng là hình thức mà những đứa trẻ đặc biệt dễ bị bóc lột và lạm dụng. Từ các số liệu thống kê về thực trạng lao động trẻ em trên toàn thế giới, có thể thấy rằng đây là vấn đề toàn cầu. Do đó, để chiến dịch toàn cầu chống lạm dụng và bóc lột trẻ em có hiệu quả, trƣớc hết các quốc gia cần có chính sách đúng đắn và khuôn khổ pháp lý vững chắc. Một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh về lao động trẻ em và phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế là nền tảng cơ bản cho việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đặc biệt là xác định thế nào là lao động trẻ em cần đƣợc xóa bỏ, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc thu thập thông tin thống kê lao động trẻ em. Hơn hết, pháp luật cần ghi nhận trách nhiệm cụ thể (không chỉ của cá nhân mà của cả nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức), thiết lập các biện pháp pháp lý bảo vệ nạn nhân và trừng phạt ngƣời vi phạm.
  • 33. 26 1.2.2. Nguyên nhân Lao động trẻ em là một vấn đề rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em. Mỗi nguyên nhân có vai trò và mức độ tác động khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Các nguyên nhân chính của tình trạng này gồm: * Tình trạng nghèo đói Nghèo đói đƣợc coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ em phải làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong nhiều trƣờng hợp, trẻ em phải làm việc để đảm bảo sự sống còn của gia đình và bản thân. Mặc dù trẻ em không đƣợc trả lƣơng cao, nhƣng ở nhiều nƣớc đang phát triển, đó vẫn là nguồn đóng góp lớn cho thu nhập gia đình. Cũng theo nhiều cuộc điều tra thống kê, đói nghèo gia tăng trong vùng của châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh dẫn tới sự gia tăng lao động trẻ em. * Hoàn cảnh gia đình Tại nhiều nơi, cha mẹ không nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc giáo dục với trẻ em, cho rằng trẻ em cần thiết phải làm việc để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình. Ban đầu là những công việc nhẹ nhàng nhƣng dần dần tiến tới nhƣng công việc nặng nhọc hơn, có thể ảnh hƣởng tới thời gian học tập của trẻ hoặc ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ. Những tác động của các cú sốc thu nhập hộ gia đình, chẳng hạn nhƣ thiên tai, khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp, tác động của HIV, AIDS, có thể dẫn đến lao động trẻ em. Ví dụ, nhiều trẻ em sống với HIV, trong khi một số thậm chí đã bị mồ côi hoặc bị tổn thƣơng do AIDS, hoặc nếu cha mẹ bị ốm do các bệnh liên quan đến HIV và AIDS, trẻ có thể phải bỏ học tham gia lao động để chăm sóc cho các thành viên gia đình. * Các yếu tố truyền thống, văn hóa cũng rất quan trọng. Có một quan niệm phổ biến trong một số quốc gia chậm phát triển là không để phụ nữ
  • 34. 27 đƣợc đi học. Điều này làm hạn chế giáo dục đối với trẻ em gái và thúc đẩy lao động trẻ em. * Bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em. Đây là những nhân tố tác động từ bên ngoài khiến trẻ em sớm vƣớng vào vòng xoáy của lao động và khó kiểm soát lao động trẻ em. * Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một trong các nguyên nhân của lao động trẻ em. Toàn cầu hóa có những tác động tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa có thể cung cấp cho các nƣớc đang phát triển cơ hội tăng trƣởng kinh tế qua đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và giao lƣu thƣơng mại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang lại ảnh hƣởng xấu đến lao động trẻ em ở các nƣớc đang phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều công ty quốc tế chuyển các nhà xƣởng sản xuất sang nƣớc ngoài. Các công ty này thƣờng tuyển dụng lao động trẻ em do giá nhân công rẻ, do một số nghề cần sự dẻo dai linh hoạt của trẻ và do trẻ em là đối tƣợng yếu ớt, không chống lại đƣợc sự bóc lột, lạm dụng của chủ sử dụng lao động. Đối với các nƣớc ví dụ nhƣ Việt Nam, Mexico và Thái Lan, có bằng chứng cho thấy lao động trẻ em giảm do toàn cầu hóa, nhƣng các nƣớc nhƣ Bolivia và Zambia đã cho thấy một sự suy giảm trong giáo dục và sự gia tăng lao động trẻ em [47]. * Rào cản đối với giáo dục Giáo dục cơ sở không phải là miễn phí tại tất cả các nƣớc và không phải là mọi trẻ em đều đƣợc tiếp cận, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Chi phí cho giáo dục hoặc việc cha mẹ không nhận thức đƣợc giá trị của giáo dục dẫn tới việc trẻ em phải tham gia lao động thay vì đƣợc học tập. Thực tế là, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chất lƣợng giáo dục thấp do điều kiện cơ sở vật chất, năng lực giáo viên yếu… Kết quả là cha mẹ cho rằng việc để các em làm việc
  • 35. 28 rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho cuộc sống tốt hơn là việc để trẻ đến trƣờng học tập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ em không đƣợc đi học, các em trở thành nguồn lao động tiềm năng làm gia tăng lao động trẻ em. * Pháp luật và các chính sách bảo vệ trẻ em chưa hoàn chỉnh và còn hạn chế trong việc thực thi cũng dẫn tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng. Ví dụ, đã có hơn 130 quốc gia ký kết điều ƣớc quốc tế quy định rằng trẻ em có thể không làm việc toàn thời gian trƣớc khi họ 15 tuổi. Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia này vẫn chƣa quy định rõ ràng và không đƣợc thực thi. Ngƣời sử dụng lao động thƣờng có thể tìm thấy kẽ hở luật pháp để biện minh cho việc tuyển dụng trẻ em lao động. Ngoài ra ở một số nƣớc không có một hệ thống đăng ký khai sinh thống nhất, rất nhiều ngƣời không có giấy khai sinh, việc này cùng với việc không có tài liệu hƣớng dẫn có thể dẫn tới trẻ em bị từ chối tới trƣờng [47]. 1.2.3. Tác động tiêu cực Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lao động trẻ em không chỉ có tác động tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của bản thân trẻ, mà còn đến gia đình, cộng đồng và quốc gia nơi trẻ sinh sống. * Tác động tiêu cực của trẻ em với cộng đồng, quốc gia nơi trẻ sinh sống: Lao động trẻ em làm tăng tỷ lệ mù chữ dẫn tới trình độ dân trí thấp, nghèo đói gia tăng. Nguyên nhân là do trẻ em phải làm việc sớm, thƣờng là những công việc lao động chân tay, không đƣợc giáo dục và đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các em có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao khi trƣởng thành. Điều đó làm ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nƣớc. Cũng vì thế mà lao động trẻ em ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn nhân lực khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia giảm sút khi tham gia vào thị trƣờng thế giới, tạo ra những trở ngại lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động trẻ em ảnh hƣởng rõ rệt
  • 36. 29 tới nền kinh tế quốc gia thông qua các chỉ số, không chỉ hiện tại mà trong cả tƣơng lai do chất lƣợng nguồn nhân lực kém. Rõ ràng, giữa nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em và lao động trẻ em làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói trong tƣơng lai. Đây là một vòng luẩn quẩn khó có thể chấm dứt và do đó, lao động trẻ em cần phải đƣợc ngăn ngừa và xóa bỏ. Bên cạnh đó, lao động trẻ em sẽ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội. * Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ: Về thể chất: Do còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, sức khỏe và sự dẻo dai còn hạn chế, trẻ em dễ bị tổn thƣơng và gặp nhiều rủi ro về thể chất hơn ngƣời lớn khi làm việc. Ví dụ, trẻ em lao động có thể bị tai nạn dẫn tới bị thƣơng, bị chết hoặc tàn tật. Trẻ em làm việc trong những điều kiện lao động không bảo đảm có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài [37]. Các nghiên cứu cho thấy số lƣợng trẻ em làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp, hóa chất, yêu cầu công việc khó khăn, đối phó với động vật và côn trùng, hoặc tiếp xúc với nhiệt độ rất cao hay rất thấp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, trẻ em có thể phải làm các công việc nhƣ mại dâm, phục vụ trong chiến tranh,và trong hành vi buôn lậu, ma túy, dẫn đến việc bị lạm dụng và thậm chí có nguy cơ tử vong. Về tâm lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lao động trẻ em thậm chí còn gây ra những hậu quả về tâm lý của trẻ hơn là về thể chất. Hậu quả tâm lý gây ra cho trẻ em lao động có thể bao gồm: chậm phát triển về trí tuệ; thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội, gặp khó
  • 37. 30 khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ; có thái độ bạo lực hoặc các hành vi phạm tội, sử dụng chất kích thích; hoặc tâm trạng trầm cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân [37]. Về nhận thức: Trong nhiều trƣờng hợp, khả năng nhận thức của trẻ em bị ảnh hƣởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ nhƣ suy giảm năng lực nhận thức, giao tiếp và thực hành - những yếu tố cốt yếu để trẻ em thích nghi xã hội và có điều kiện sống tốt hơn. Về giáo dục: Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tƣớc đi của trẻ em thời gian cần thiết cho việc học tập, và vì vậy thành tích học tập của các em giảm sút, kỹ năng học tập yếu, bị thụt lùi so với bạn bè, bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học [37]. Nhìn chung, lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, có những tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hƣởng tới các quyền cơ bản của trẻ. Bên cạnh đó, nó còn gây ra những hậu quả cho cộng đồng và xã hội, cho sự phát triển bền vững của quốc gia, bởi trẻ em chính là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. 1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM 1.3.1. Mục đích Lao động trẻ em hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc gia và khu vực. Bên cạnh đó, lao động trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân: bối cảnh gia đình, nghèo đói, bất ổn về chính trị và xã hội, toàn cầu hóa… Do đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là vấn đề vô cùng phức tạp và không thể giải quyết đƣợc một cách nhanh chóng mà cần sự phối hợp, kiên trì và nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức trên toàn thế giới.
  • 38. 31 Hành động để chống lại lao động trẻ em có cơ sở từ pháp luật quốc tế về lao động và chủ yếu trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay lập tức nhằm xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Chính sách của ILO đƣợc củng cố bởi những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, để vƣợt qua những trở ngại đối với việc đạt đƣợc giáo dục cho mọi ngƣời và thực hiện Kế hoạch toàn cầu hành động phù hợp để loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Mục đích trƣớc tiên của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là loại bỏ các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Đây là mục tiêu cần ƣu tiên hành động ngay lập tức, đƣợc xác định trong Công ƣớc của ILO về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em năm 1999 (số 182). Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, cần xác định những công việc gây tổn hại về thể chất, tâm lý, nhận thức, đạo đức và không thể chấp nhận đƣợc với trẻ em và đƣa ra các biện pháp cụ thể về hoàn thiện pháp luật, về chính sách kinh tế, xã hội có liên quan, đồng thời xây dựng các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các biện pháp trên. Mục đích tiếp theo là bảo vệ trẻ em lao động khỏi những tác động xấu. Điều này cần thiết có một hệ thống pháp luật quy định rõ ràng về cơ chế quản lý lao động trẻ em, các tiêu chuẩn về lao động trẻ em nhƣ độ tuổi tối thiểu, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Đây là những biện pháp trƣớc tiên có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa lao động trẻ em. Bên cạnh đó, cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhƣ nâng cao giáo dục cho trẻ em, chính sách xóa đói giảm nghèo... Bậc giáo dục cơ sở cần đƣợc miễn phí ở tất cả các quốc gia, cần cải thiện hệ thống giáo dục một cách triệt để, từ cơ sở hạ tầng tới chất lƣợng giáo dục, cắt giảm chi phí đào tạo nhằm tăng tỷ lệ trẻ em đƣợc tới trƣờng. Trẻ đƣợc tới trƣờng thay vì phải tham gia
  • 39. 32 làm việc, trẻ cũng đƣợc giáo dục những kiến thức cơ bản, học nghề, tập nghề… Đây là biện pháp không chỉ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa lao động trẻ em mà còn giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quốc gia trong tƣơng lai. Chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc thực hiện tốt cũng làm giảm một cách đáng kể tình trạng lao động trẻ em vì đây là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này. Mục đích lâu dài của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là không còn lao động trẻ em trên toàn thế giới. Đây là mục đích cộng đồng quốc tế đều đang hƣớng tới và đƣợc nêu ra ngay tại điều 1 Công ƣớc số 138 của ILO. Trẻ em không còn phải tham gia làm việc với thời gian kéo dài, trong những môi trƣờng độc hại làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ. Các quyền cơ bản của trẻ cũng đƣợc đảm bảo: quyền đƣợc học tập, quyền vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, thực sự rất khó khăn và mất nhiều thời gian cùng nỗ lực mới có thể đạt đƣợc mục tiêu này. Để đạt đƣợc các mục đích kể trên, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và cả các cá nhân trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của chính phủ. 1.3.2. Ý nghĩa Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc phát triển toàn diện của trẻ, sự phát triển quốc gia và tiến bộ xã hội. Đối với bản thân trẻ: Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em giúp trẻ không phải tham gia làm các công việc ảnh hƣởng tới sức khỏe, tâm lý, đạo đức của trẻ. Trẻ đƣợc phát triển bình thƣờng và đƣợc đảm bảo các quyền cơ bản. Trẻ đƣợc tới trƣờng ít nhất là ở bậc giáo dục cơ sở và có cơ hội học đƣợc những kiến thức nền tảng cần thiết, giúp ích cho sự phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai. Đối với cộng đồng, quốc gia: Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em có
  • 40. 33 ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Lao động trẻ em đƣợc loại bỏ, các em có cơ hội đƣợc học tập nhiều hơn, cả giáo dục cơ bản và học nghề, tập nghề. Điều này có ý nghĩa trong việc nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. Đây là yếu tố giúp kinh tế phát triển về lâu dài. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ, ngăn ngừa và loại bỏ đƣợc lao động trẻ em sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói trong tƣơng lai. Trẻ em là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Trẻ em đƣợc chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển toàn diện cũng chính là đầu tƣ cho sự phát triển tƣơng lai của đất nƣớc. Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích trên đây, lao động trẻ em dễ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội. Lao động trẻ em có nhiều hình thức, trong đó có cả buôn bán trẻ em, sử dụng hay lôi kéo trẻ em tham gia vào các hành vi phạm tội… Nếu không loại bỏ đƣợc các hình thức lao động trẻ em này, các tội phạm có liên quan sẽ ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, loại bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa rất lớn đối với đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Trẻ em là chủ thể, thế hệ đại diện cho sự phát triển của thế giới trong tƣơng lai. Do đó, trẻ em cần đƣợc tạo mọi điều kiện có thể để đảm bảo các quyền cơ bản và phát triển toàn diện. Ngăn ngừa và loại bỏ lao động trẻ em đóng vai trò rất lớn trong mục tiêu này. Cần nhận thức đầy đủ và cụ thể về mục đích, ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em để đƣa ra các biện pháp hiệu quả và kịp thời nhằm loại bỏ lao động trẻ em trong một tƣơng lai không xa. Đây cũng chính là mục tiêu theo đuổi chung của nhân loại.
  • 41. 34 Kết luận Chƣơng 1 Lao động trẻ em hiện nay là vấn đề của nhiều quốc gia. Lao động trẻ em không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với bản thân trẻ mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển của cộng đồng, xã hội và quốc gia. Lao động trẻ em bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu nhƣ: nghèo đói, hoàn cảnh gia đình, giáo dục, yếu tố truyền thống văn hóa, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội… và đặc biệt là khuôn khổ pháp luật về lao động trẻ em còn chƣa hoàn chỉnh dẫn tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng và khó kiểm soát. Do đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em đang là mục tiêu cộng đồng quốc tế hƣớng tới. Tuy nhiên, không thể xóa bỏ ngay lập tức lao động trẻ em, cần phải xác định các mục tiêu ƣu tiên nhằm tiến tới loại bỏ lao động trẻ em trong tƣơng lai, đó là xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và tiến hành các biện pháp bảo vệ trẻ em lao động một cách triệt để nhất. Để đạt đƣợc các mục đích kể trên, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và cả các cá nhân trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của chính phủ.
  • 42. 35 Chương 2 KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM 2.1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM 2.1.1. Khái quát các văn bản pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 2.1.1.1. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Hiến chƣơng Liên hợp quốc đƣợc ban hành ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945. Đây là văn kiện quốc tế rất quan trọng, không chỉ là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng thành lập Liên hợp quốc mà còn là văn kiện ghi nhận sự bảo vệ quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu. Điều 1 của Hiến chƣơng xác định mục đích của Liên hợp quốc là: Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con ngƣời và tự do cho tất cả mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo [14]. Hiến chƣơng kêu gọi tất cả các nƣớc cùng phối hợp hành động với Liên hợp quốc để đạt đƣợc việc tôn trọng và thực hiện quyền con ngƣời trên phạm vi toàn cầu, trong đó có quyền trẻ em. 2.1.1.2. Bộ luật quốc tế về nhân quyền Khái niệm “Bộ luật quốc tế về nhân quyền” là thuật ngữ chỉ tập hợp ba văn kiện quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (hai công ƣớc này cùng đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966). Ngoài ra, theo
  • 43. 36 một số tài liệu, các nghị định thƣ bổ sung của hai công ƣớc cơ bản về quyền con ngƣời năm 1966 cũng là những bộ phận cấu thành của bộ luật này. * Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời (gọi chung là Tuyên ngôn). Đây là văn kiện đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con ngƣời, áp dụng cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt vì bất cứ yếu tố gì. Mục tiêu cuối cùng của Tuyên ngôn là làm cho tất cả các cá nhân, các tổ chức xã hội, các quốc gia, dân tộc nỗ lực tôn trọng và thúc đẩy việc thực hiện các quyền con ngƣời. Tuyên ngôn gồm 30 điều quy định về các quyền và một điều quy định về bảo vệ Tuyên ngôn. Trong đó, điều 25 quy định “Phụ nữ và trẻ em cần được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” [15]. Điều 29 của Tuyên ngôn đề cập tới nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng, theo đó khi thực hiện các quyền và tự do của bản thân mình, mỗi cá nhân phải bảo đảm là việc đó không ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ các quyền, tự do của ngƣời khác hoặc làm tổn hại đến những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội hay lợi ích chung của cộng đồng. Việc quy định nghĩa vụ này cũng có ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa lạm dụng, bóc lột trẻ em, vì đây là hành động ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các quyền cơ bản của trẻ. * Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ ngày 23- 3-1976, gồm 53 điều. Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc này vào ngày 24-9-1982. Toàn bộ các điều từ điều 6 đến điều 27 của Công ƣớc quy định về các quyền cụ thể của con ngƣời trong lĩnh vực dân sự và chính trị. Trong đó có các quyền đƣợc bảo vệ không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch; bị lao động bắt buộc hay cƣỡng bức; quyền đƣợc tôn trọng và bảo đảm tính mạng, danh dự,
  • 44. 37 nhân phẩm… của tất cả mọi ngƣời, bao gồm cả trẻ em. Điều 24 Công ƣớc này đề cập đến quyền của trẻ em đƣợc gia đình, xã hội và Nhà nƣớc bảo hộ. Đây là những tiền đề rất quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức xâm hại, bóc lột và lạm dụng. * Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có hiệu lực từ ngày 03-01-1976. Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc này vào ngày 24-9-1982. Một trong các nguyên tắc của Công ƣớc là chú trọng đến việc đảm bảo các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thƣơng, bao gồm cả trẻ em. Điều 10 Công ƣớc khẳng định: Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ và trợ giúp đặc biệt đối với mọi trẻ em và thanh thiếu niên mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện khác. Trẻ em và thanh thiếu niên cần đƣợc bảo vệ để không bị bóc lột về kinh tế và xã hội. Việc thuê trẻ em và thanh thiếu niên làm các công việc có hại cho tinh thần, sức khoẻ hoặc nguy hiểm tới tính mạng, hay có hại tới sự phát triển bình thƣờng của các em phải bị trừng trị theo pháp luật. Các quốc gia cần định ra những giới hạn về độ tuổi mà việc thuê lao động trẻ em dƣới hạn tuổi đó phải bị pháp luật nghiêm cấm và trừng phạt [16]. 2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 Trong số các công ƣớc của Liên hợp quốc có liên quan đến lao động trẻ em, Công ƣớc về quyền trẻ em có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Công ƣớc đƣợc Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989, có hiệu lực từ ngày 02-9- 1990 và là điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời của Liên hợp quốc có số lƣợng quốc gia thành viên cao nhất từ trƣớc đến nay. Việt Nam là nƣớc đầu
  • 45. 38 tiên ở châu Á và là nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ƣớc này. Công ƣớc về quyền trẻ em là công ƣớc đầu tiên đề cập khá toàn diện và đầy đủ đến các quyền trẻ em theo xu hƣớng tiến bộ. Nó xác định một tập hợp các quyền và tự do của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, nhằm mục đích bảo đảm sự sống còn, phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ em trƣớc các nguy cơ bị xâm hại. Công ƣớc này vừa là cơ sở lý luận, vừa là công cụ bổ trợ hữu hiệu cho các văn kiện cơ bản của ILO về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em. Các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho Công ƣớc là: (a) Trẻ em cũng là những con ngƣời, có vị thế bình đẳng với ngƣời lớn về phƣơng diện chủ thể của quyền; (b) Tất cả trẻ em trên thế giới đều đƣợc hƣởng các quyền quy định trong Công ƣớc, bất kể dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, xuất thân gia đình…; (c) Trong mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em, Nhà nƣớc, cha mẹ và các chủ thể khác luôn phải dành lợi ích tốt nhất cho trẻ; (d) Các chủ thể khác phải tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em, nguyên tắc này nhằm bảo đảm trẻ em thực sự là chủ thể của quyền. Công ƣớc đã đƣa ra một định nghĩa chung về trẻ em làm cơ sở cho việc thực hiện các quyền của trẻ em trên toàn thế giới mà không có sự phân biệt về bất cứ yếu tố nào nhƣ chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa… Quan trọng hơn, Công ƣớc đã xác lập một tập hợp các quyền trẻ em mà có nhiều quyền trƣớc đó chƣa từng đƣợc pháp điển hóa trong luật quốc tế, tạo ra một khuôn khổ các thỏa thuận quốc tế về những tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết bảo đảm cho trẻ em đƣợc bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả và đƣợc phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm và đạo đức xã hội. Trong đó, các quyền quan trọng nhất là quyền đƣợc học tập; quyền đƣợc nghỉ ngơi và giải trí; quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế và phải làm các công việc có hại tới sức khỏe, sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo
  • 46. 39 đức hoặc ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ; quyền đƣợc bảo vệ khỏi bị lôi kéo vào sử dụng, sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy; quyền đƣợc bảo vệ trƣớc các hình thức bóc lột và xâm hại tình dục. Công ƣớc cũng đề cập đến việc giải quyết những thách thức cấp bách mà trẻ em đang gặp phải nhƣ lạm dụng tình dục trẻ em, bóc lột lao động, buôn bán trẻ em, trẻ em bị buộc cầm súng, tác động của ma túy với trẻ em… và xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những vấn đề cấp bách đó. Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế, điều 32 Công ƣớc quy định: Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất cứ công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hƣởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em [18]. Tại điều này cũng yêu cầu nhà nƣớc phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, đặc biệt là ấn định tuổi tối thiểu cho việc tuyển dụng lao động, quy định thời gian làm việc và điều kiện lao động cũng nhƣ các hình thức xử phạt việc sử dụng lao động trẻ em. Công ƣớc về quyền trẻ em và Công ƣớc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đều tiếp cận theo hƣớng bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế thay vì thiết lập quy định chung về lao động trẻ em. Các quốc gia cần phải tham chiếu và vận dụng hai công ƣớc quan trọng nhất của ILO về vấn đề lao động trẻ em, đó là Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ƣớc số 182 về hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999). Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng đã ban hành hai Nghị định thƣ không bắt buộc, đó là “Nghị định thƣ về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em” và “Nghị định thƣ về việc sử dụng trẻ em trong xung