SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
Điểm mới của đề tài
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế
quốc tế và các NHTM Việt Nam đang đối đầu với những thách thức, đó là sự tham
gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và
công nghệ. Trước tình hình đó, buộc các NHTM phải có những cải cách trong
định hướng chiến lượt kinh doanh. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được
các NHTM Việt Nam lựa chọn để đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các
NHTM nước ngoài, đây là xu hư
ớng phát triển lâu dài và b
ền vững. Tuy nhiên,
việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa được chuyển biến mạnh mẽ do một
số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, việc chọn đề tài “ Phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank” là một đề tài mang tính thực tiễn hiện nay.
Bên cạnh đề tài còn phân tích những tác động vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến việc
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank và các NHTM trong nước một
cách tổng quát và đầy đủ, làm cơ cở cho định hướng kinh doanh, phát triển bền
vững cho các NHTM thời mở cửa và hội nhập quốc tế.
Kết quả đạt được của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài đặt vấn đề nghiên cứu và phân tích các loại dịch
vụ ngân hàng bán lẻ mà các NHTM đều rất quan tâm để nhằm cung cấp tốt nhất
cho khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh.
Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp cho các NH tầm nhìn sâu rộng hơn về
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trên cơ sở đó có chiến lược phát triển thích hợp với xu
hướng và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp cho ngân hàng
các giải pháp nhằm phát triển đa dạng các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt
Nam.
Thông qua nội dung ở 3 chương, với 94 trang, 15 bảng và 14 hình luận văn
đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ
ngân hàng bán l
ẻ nhằm tìm ra nguyên nhân hạn chế sự phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ và tìm ra những giải pháp phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank.
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
BUØI THÒ MAI THOA
PHAÙT TRIEÅN DÒCH VUÏ NGAÂN HAØNG BAÙN LEÛ
TAÏI SACOMBANK
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUAÄN VAÊN THAÏC SĨ KINH TEÁ
Người hướng dẫn khoa học: PGS_TS BÙI KIM YẾN
TP.HỒ CHÍ MINH - NAÊM 2011
Lời cam đoan
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi
Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính
kế thừa, phát triển các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố,
các website…
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình
nghiên cứu thực tiễn.
Bùi Thị Mai Thoa
80
Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
SACOMBANK
MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài ............................................................................. 1
Xác định vấn đề cần nghiên cứu....................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ........................................................................................ 3
Kết cấu của đề tài.............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ
1.1 Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng............................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ NH bán buôn .................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ NH bán lẻ.......................................................................... 4
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ NHBL............................................................................... 5
1.1.4 Vai trò của dịch vụ NHBL................................................................................... 6
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế ....................................................................................... 6
1.1.4.2 Đối với NH ................................................................................................... 7
1.1.4.3 Đối với KH ................................................................................................... 8
1.1.5 Các dịch vụ NHBL chủ yếu................................................................................. 8
1.1.5.1 Dịch vụ huy động vốn................................................................................... 8
1.1.5.2 Dịch vụ tín dụng ........................................................................................... 9
1.1.5.3 Dịch vụ thanh toán........................................................................................ 9
1.1.5.4 Dịch vụ NH điện tử..................................................................................... 10
1.1.5.5 Các dịch vụ khác......................................................................................... 11
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ NHBL .............................................................. 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHBL......................................... 12
1.3.1 Dưới góc độ vĩ mô ............................................................................................. 12
1.3.1.1 Hệ thống pháp luật NH............................................................................... 12
1.3.1.2 Các chính sách, cơ chế quản lý và năng lực điều hành của NHTW ........... 12
1.3.2 Dưới góc độ vi mô ............................................................................................. 12
1.3.2.1 Giá của SPDV............................................................................................. 12
81
1.3.2.2 Tiện ích của dịch vụ và sự thỏa mản của KH trong chất lượng phục vụ của
nhân viên................................................................................................................. 13
1.3.2.3 Năng lực tài chính của NH.......................................................................... 14
1.3.2.4 Mạng lưới hoạt động của NH ..................................................................... 14
1.3.2.5 Các nhân tố khác......................................................................................... 15
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL ở một số nước............................................. 16
1.4.1 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản............................................................ 16
1.4.2 Kinh nghiệm của NH Bangkok – Thái Lan:...................................................... 17
1.4.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore và Việt Nam ...................... 18
1.4.4 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank .......... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK
2.1 Giới thiệu Sacombank............................................................................................... 23
2.1.1 Sacombank......................................................................................................... 23
2.1.2 Sơ lược kết quả HĐKD của Sacombank trong những năm gần đây. ................ 24
2.1.2.1 Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua ..................................... 24
2.1.2.2 Tình hình HĐKD của Sacombank trong giai đoạn gần đây. ...................... 25
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank ............................................... 26
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn........................................................................................ 26
2.2.2 Dịch vụ cho vay................................................................................................. 30
2.2.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại hối............................................................................ 34
2.2.4 Dịch vụ bão lãnh................................................................................................ 36
2.2.5 Dịch vụ NH điện tử............................................................................................ 38
2.2.6 Các dịch vụ khác................................................................................................ 40
2.2.6.1 Dịch vụ chi trả kiều hối............................................................................... 40
2.2.6.2 Dịch vụ thanh toán thẻ................................................................................ 43
2.2.6.3 Các sản phẩm dịch vụ cá nhân khác ........................................................... 47
2.3 Cơ hội và thách thức phát triển sản dịch vụ NHBL tại Sacombank......................... 49
2.3.1 Cơ hội phát triển dịch vụ NHBL........................................................................ 49
2.3.2 Thách thức phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank........................................ 51
2.3.2.1 Về phía Ngân hàng ..................................................................................... 51
2.3.2.2 Về phía khách hàng..................................................................................... 54
2.3.2.3 Về phía quản lý vĩ mô................................................................................. 55
2.4 Đánh giá tổng hợp ý kiến của khách hàng qua kết quả khảo sát thực tế .............. 55
2.5 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank............................. 56
2.5.1 Những kết quả đạt được................................................................................. 56
2.5.2 Những tồn tại và hạn chế ............................................................................... 59
2.5.3 Nguyên nhân của tồn tại ................................................................................ 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 63
82
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK
3.1 Định hướng và chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank ..................... 64
3.1.1 Chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank ...................................... 64
3.1.2 Định hướng của Sacombank thời kỳ 2011-2020 ............................................ 66
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL......................................................................... 69
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với hội sở........................................................................... 69
3.2.1.1 Tăng vốn điều lệ ......................................................................................... 69
3.2.1.2 Xây dựng chiến lược phát triển và đa dạng hóa dịch vụ NHBL................. 69
3.2.1.3 Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ NHBL.............. 71
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với chi nhánh..................................................................... 72
3.2.2.1 Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách KH ................. 72
3.2.2.2 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động NHBL ....................................... 73
3.2.2.3 Nhóm giải pháp bán chéo sản phẩm .......................................................... 74
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ....................................................................................... 74
3.2.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng mạng lưới........................................................... 74
3.2.3.2 Nhóm giải pháp phân tích dự báo............................................................... 75
3.3 Kiến Nghị với Chính phủ, NHNN, các ngành liên quan .......................................... 75
3.3.1 Hoàn thiện quy định về qui trình nghiệp vụ và dịch vụ NH.......................... 75
3.3.2 Công tác quy hoạch mạng lưới ...................................................................... 76
3.3.3 Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới ......................... 76
3.3.4 Hoàn chỉnh văn bản pháp lý và tổ chức hệ thống thanh toán ........................ 76
3.3.5 Tăng cường công tác quản lý thông qua kiểm toán....................................... 76
3.3.6 Một số quy định khác..................................................................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 78
Các từ viết tắt
CNTT: Công nghệ thông tin
Cty CK: Công ty chứng khoán
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ
HTX: Hợp tác xã
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
KH: Khách hàng
NH: Ngân hàng
NHBL: Ngân hàng bán lẻ
NHĐT: Ngân hàng điện tử
NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung Ương
NQH: Nợ quá hạn
PGD: Phòng giao dịch
QLRR: Quản lý rủi ro
SPDV: Sản phẩm dịch vụ
TCTD: Tổ chức Tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
TK: Tiết kiệm
VPĐD: Văn phòng đại diện
Danh mục các bảng biểu
Bảng số liệu:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn từ năm 2007 đến quý II/2011 tại Sacombank
Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm tại Sacombank
Bảng 2.3 Tình hình chất lượng tín dụng của Sacombank qua các năm
Bảng 2.4 Doanh số phát sinh của sản phẩm ngoại hối quý II.2011 tại Sacombank
Bảng 2.5 Doanh số bảo lãnh tại Sacombank qua các năm
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện kinh doanh của SBR tính đến tháng 6/11.
Bảng 2.7 Doanh số thẻ thanh toán qua ATM tính đến QII.11 tại Sacombank
Bảng 2.8 Tình hình phát triển mạng lưới ATM đến QII.11 tại Sacombank
Bảng 2.9 Một số sản phẩm Thẻ đã triển khai tại Sacombank
Bảng 2.10 Tình hình kinh doanh thẻ đến QII.11 tại Sacombank
Bảng biểu
Bảng biểu 2.1 Tình hình t
ăng trư
ởng lợi nhuận trước thuế qua các năm tại
Sacombank
Bảng biểu 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank từ năm 2007-QII.2011
Bảng biểu 2.3 Tình hình tăng trưởng dư nợ từ năm 2007 QII.2011 tại Sacombank
Bảng biểu 2.4 Tổng doanh thu phí qua InternetBanking tại Sacombank
Bảng biểu 2.5 Tổng số lượng giao dịch qua InternetBanking tại Sacombank.
Danh mục phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát và kết quả.
- Phiếu khảo sát.
- Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng theo nhóm tuổi
- Kết quả: Mức độ hài lòng theo giới tính
- Kết quả: Mức độ hài lòng theo nghề nghiệp
- Kết quả: Mức độ phổ biến của nhóm sản phẩm
- Kết quả: Mức độ hài lòng có liên quan đến nhóm sản phẩm quan tâm
- Kết quả: Số lần giao dịch trong một tháng
- Kết quả:Mức độ hài lòng của khách hàng so với ACB
- Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng so với Techcombank
- Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng so với EAB
Phụ lục 2: Những cột mốc quan trọng của Sacombank
Phụ lục 3: Cơ cấu Vốn chủ sở hữu cập nhật đến 17/01/2011 của Sacomabank
Phụ lục 4: Tình hình tăng trưởng qua các năm của Sacombank
Phụ lục 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm tại Sacombank
Phụ lục 6: Các chỉ số tài chính qua các năm của Sacombank
Tài liệu tham khảo
1
MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài
Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, ngân hàng (NH) nào nắm được cơ
hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) cho một lượng dân
cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở
thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Nếu như dịch vụ NH bán buôn
được hiểu là việc cung cấp dịch vụ thông qua trung gian tài chính thì dịch vụ
NHBL là việc cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là doanh nghiệp (DN) và
các cá nhân những giao dịch nhỏ lẻ.
Xét trên góc độ tài chính và quản trị NH, dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu
ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài và đây là l
ĩnh
vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, dịch vụ NHBL giữ vai trò
quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo
nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, góp phần đa dạng hóa hoạt động
NH.
Đối với khách hàng (KH), dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết
kiệm cho KH trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.
Mục tiêu của dịch vụ NHBL là KH cá nhân, nên dịch vụ thường đơn giản, dễ
thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi, tiền vay, mở thẻ tín
dụng, nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao. Theo các chuyên gia của học viện công
nghệ Châu Á AIT: “Dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm, dịch vụ NH tới từng
cá nhân riêng lẻ, các DN vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, KH có thể
tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ (SPDV) NH thông qua các phương tiện
điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT)”. Nhờ ứng dụng CNTT trong
dịch vụ NHBL giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng
to lớn về vốn để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn
chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả NH
2
và KH. Với những ý nghĩa đó tác giả xin đưa ra đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại Sacombank” làm đề tài nghiên cứu.
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ
NH và sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam đã b ắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ
của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều NH đã đầu tư rất
mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của KH, chủ động đối mặt với những thách thức của
tiến trình hội nhập như Sacombank đ
ã tri ển khai thành công chương trình ph ần
mềm T24 của Temenos, ACB, Đông Á…cũng đã tranh thủ hiện đại hoá NH lõi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ NHBL của các NHTM Việt
Nam còn nhiều bất cập, các NH chưa xây dựng được phương án phát triển dịch
vụ NHBL một cách đồng bộ và hiệu quả. Các SPDV NHBL chưa phong phú,
chưa đáp ứng nhu cầu của KH…
Do đó, vấn đề cần nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng và giải pháp
phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank nói riêng và các NH khác nói chung ở
Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ NHBL của các NH trong
nước trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích th
ực trạng và đánh giá s
ự phát triển
dịch vụ NHBL tại Sacombank nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng dịch vụ
NHBL, góp ph
ần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế kinh doanh
trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn và đối tượng nghiên cứu của đề tài đa dạng
và sẽ rất rộng, có liên quan đ
ến toàn bộ hoạt động của NH nên phạm vi và đối
tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch vụ NHBL tại Sacombank trong giai đoạn
từ năm 2007 đến quý II năm 2011.
3
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên c
ứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu điều tra,
với phương pháp này thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách sử
dụng bảng câu hỏi điều tra. Nó là một phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp dựa
trên cở sở tiếp xúc với các đối tượng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh phương pháp trên, đ
ề tài còn sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Với các phương pháp trên, tác giả tập
trung điều tra thói quen cũng như nhu cầu của các KH cá nhân hay DN trong việc
sử dụng các dịch vụ NHBL của các NH khu vực thành phố.
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý ngh
ĩa thiết thực về mặt khoa học cũng
như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích rõ ràng khái niệm,
cũng như đi sâu vào việc phân tích các khái niệm về dịch vụ NHBL, là một trong
những vấn đề các NH đang quan tâm phát triển, bởi vì chỉ có phát triển dịch vụ
NHBL thì các NH mới có thể phát triển ổn định và bền vững so với các NH khác
trong nước và khu vực.
Về mặt thực tiển, đề tài cung cấp cho Sacombank các giải pháp phát triển
dịch vụ NHBL, có chiến lược phát triển thích hợp với xu hướng và nhu cầu của
KH. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank . Bên cạnh,
đề tài còn cung cấp cho các NHTM trong nước các đề xuất nhằm phát triển đa
dạng các loại dịch vụ NHBL ở Việt Nam.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục
các bảng biểu, danh mục các hình vẽ, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm ba chương, được kết cấu như sau:
- Chương 1: Tổng quan về dịch vụ NHBL.
- Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank.
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.1 Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ NH bán buôn
NH bán buôn là NH chỉ cung cấp các dịch vụ cho các DN lớn và các định
chế tài chính hay những dịch vụ NH được cung cấp với số lượng lớn. Các KH
chủ yếu của NH bán buôn thường là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, xí nghiệp
có quy mô lớn.
Do đối tượng phục vụ của NH bán buôn chủ yếu là các DN có quy mô lớn
nên số lượng KH không nhiều. Thông thường, đối với một NH vừa kinh doanh
bán buôn và bán l
ẻ thì lượng KH bán buôn chỉ chiếm từ 10% đến 30% tổng số
KH của NH đó.
Giá trị giao dịch lớn và chi phí bình quân trên mỗi giao dịch nhỏ. Các dịch
vụ và quy trình thực hiện thường phức tạp, mất nhiều thời gian. Thu nhập do KH
mang lại rất lớn vì dịch vụ NH bán buôn thường không đòi hỏi phải trang bị
nhiều về mạng lưới phân phối và nguồn nhân lực vì số lượng KH ít hơn so với
dịch vụ NHBL.
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ NH bán lẻ
Là những dịch vụ cung ứng tiện ích cũng như tín dụng NH đến tận tay người
tiêu dùng (cho sản xuất và sinh hoạt). Đối tượng KH của dịch vụ NHBL do đó vô
cùng lớn gồm công dân, các DN nhỏ và vừa ( DNNVV) cùng những dịch vụ NH
phi tín dụng cho các Tập đoàn, DN lớn.
Dịch vụ NHBL là thước đo nền văn minh NH của mỗi quốc gia. Nó trực tiếp
làm biến đổi từ một nền kinh tế tiền mặt sang một nền kinh tế phi tiền mặt hoá.
Vấn đề của dịch vụ NHBL là qui mô và chất lượng của hệ thống kênh phân phối.
Vì vậy phát triển dịch vụ NHBL thực chất là phát triển các tiện ích NH trên nền
công nghệ hiện đại và mạng lưới kênh phân phối đến tận “tay” người tiêu dùng.
Theo khái niệm của Tổ chức Thương Mại thế giới, NHBL là nơi KH cá nhân
có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của NH để thực hiện các dịch vụ
5
như: gửi tiền tiết kiệm (TK), kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ tín dụng,
thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm.
Các chuyên gia kinh t
ế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT(1
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ NHBL
)
cho rằng
NHBL là NH cungứng sản phẩm, dịch vụ NH tới từng cá nhân riêng lẻ, các
DNNVV thông qua m
ạng lưới chi nhánh , KH có th
ể tiếp cận trực tiếp với sản
phẩm và dịch vụ NH thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và CNTT.
Theo cách hi
ểu thông thường, NHBL là hoạ t động cung cấp các SPDV chủ
yếu cho KH là các DNNVV, các hộ gia đình và các cá nhân.
Cũng có quan điểm cho rằng NHBL là NH giao dịch không thông qua các
trung gian tài chính. N
ếu hiểu theo gó c độ này thì bán lẻ chính là “ một vấn đề
của phân phối” trong đó chủ yếu triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến,
nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối
mà nổi bật là kinh doanh qua mạng.
Nói tóm lại, kết hợp các quan điểm trên có thể rút ra các khái niệm về NHBL
như sau: NHBL là NH cung ứng các SPDV NH cho các đối tượng chủ yếu là các
cá nhân hộ gia đình hay DNNVV thông qua mạng lưới CN hoặc việc các KH có
thể tiếp cận trực tiếp với SPDV NH thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn
thông.
Đối tượng phục vụ của NHBL vô cùng to lớn: các cá nhân, hộ gia đình và các
DNNVV có số lượng rất lớn và đa dạng về hình thức phục vụ.
Số lượng dịch vụ NHBL cung cấp rất đa dạng nhưng giá trị của từng khoản
giao dịch không cao, dịch vụ NHBL bao gồm các sản phẩm thuộc tài sản nợ (huy
động vốn), tài sản có (cho vay) và các dịch vụ NH khác rất đa dạng về chủng loại
và phong phú về hình thức. Tuy nhiên, do KH của NHBL là các cá nhân và các
DNNVV nên giá trị giao dịch không cao. Để phục vụ đối tượng KH của NHBL,
NH cũng phải tốn chi phí giống như khi phục vụ một KH của NH bán buôn nên
chi phí bình quân tính trên mỗi giao dịch của NHBL thường lớn.
(1)
Trọng Khải, 2009, “Phát triển ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, www.tailieu.vn , ngày 16/ 08/2009.
6
Dịch vụ NHBL phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ và nguồn
nhân lực. Sự phát triển của dịch vụ NHBL phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát
triển CNTT của nền kinh tế nói chung và mỗi NH nói riêng. Điển hình là các sản
phẩm NHBL điện tử được ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong việc mở
rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để đưa ra dịch vụ đến từng
đối tượng KH, NHBL phải có một đội ngũ nhân viên lớn và thông thạo nghiệp
vụ.
Dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện: Mục tiêu của dịch vụ NHBL là KH cá nhân,
nên dịch vụ thường tập trung vào dịch vụ tiền gửi và TK, vay v
ốn, mở thẻ tín
dụng…
Chi phí ho
ạt độn g trung bình cao: S
ố lượng KH tuy đông nhưng phân tán
rộng khắp nên việc giao dịch không được thuận tiện. Vì vậy, để phục vụ các KH
này, NH thường phải mở rộng mạng lưới, đầu tư giao dịch online rất tốn kém.
Phương thức quản lý và các hình thức tiếp thị đa dạng, phức tạp hơn dịch vụ
NH bán buôn do mạng lưới KH trãi rộng.
1.1.4 Vai trò của dịch vụ NHBL
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
Dịch vụ NHBL góp phần khai thác nguồn lực của nền kinh tế một cách có
hiệu quả và góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Vai trò này th
ể hiện
thông qua việc góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm
năng to lớn về vốn từ các DNNVV và các cá nhân để phát triển kinh tế, đồng thời
giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm
chi phí và thời gian cho cả NH và KH.
Dịch vụ NHBL càng phát triển thì càng thể hiện tính chuyên môn hoá của NH
trong việc cung cấp các dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần hơn với người sử dụng, từ
đó góp phần làm giảm chi phí của xã hội và nâng cao hiệu quả h oạt động kinh
doanh của chủ thể khác.
Việc phát triển các dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại
thể hiện sự văn minh của nền kinh tế quốc gia vì nó làm trực tiếp biến đổi từ nền
kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt. Nhờ vào khả năng mở rộng thanh
7
toán không dùng ti
ền mặt, dịch vụ NHBL góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham
nhũng…
1.1.4.2 Đối với NH
Tạp chí Stephen Timewell nhận định: “Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng,
NH nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng
dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ
trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”. Vì vậy, NHBL ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới, các NHBL
toàn cầu sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 NH toàn cầu hàng đầu theo
xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2015. Các NHTM Việt Nam đã và
đang phát tri
ển dịch vụ NHBL vì đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng
chung của các NH trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các NH quản lý
rủi ro hiệu quả, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho KH, định hướng kinh doanh
tối ưu.
Xét trên tài chính và qu
ản trị NH, NHBL mang lại nguồn t hu ổn định, chắc
chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài, và đây là lãnh vực ít chịu ảnh
hưởng của chu kỳ kinh tế. Nguồn thu này sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao nếu
NH thu hút được ngày càng nhiều KH sử dụng dịch vụ của mình. Phát triển dịch
vụ NHBL là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu thu nhập của NH. Với
điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro
nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu tín dụng thì sẽ rất bấp bênh. Vì vậy, việc phát
triển các dịch vụ NHBL sẽ tăng nguồn thu dịch vụ cho NH.
Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, góp
phần đa dạng hoá hoạt động NH, góp phần làm vững mạnh nền tài chính quốc
gia…NHBL mở rộng khả năng mua bán chéo giữa các cá nhân và DN với NH, từ
đó gia tăng và phát triển mạng lưới KH hiện đại và tiềm năng của NHTM.
Phát triển NHBL sẽ mang lại nhiều lợi ích từ huy động vốn, tín dụng và dịch
vụ cho các NHTM. Ngoài nguồn vốn huy động có kỳ hạn tương đối ổn định,
8
NHTM còn có th
ể sử dụng số dư không kỳ hạn từ các khoản thanh toán, tài
khoản mở phát hành thẻ, tài khoản ký quỹ... để huy động nguồn vốn có lãi suất
thấp.
1.1.4.3 Đối với KH
Vì đây là ngành l
ợi thế theo quy mô và phạm vi nên khi số người tham gia
càng nhiều thì chi phí càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng. Việc phát
triển dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm nhân lực và
giảm chi phí vận hành, nhờ đó giảm chi phí dịch vụ cho KH. KH sẽ được phục
vụ tốt hơn do hoạt động NHBL mang đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho
KH trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.
Đặc biệt, đối với các DNNVV, thông qua nguồn vốn được tài trợ và các tiện
ích thanh toán khác, ho
ạt động NHB L tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh
doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất
và luân chuyển hàng hoá.
1.1.5 Các dịch vụ NHBL chủ yếu
1.1.5.1 Dịch vụ huy động vốn
Các NHTM huy động vốn từ các cá nhân và các DNNVV dưới các hình thức
chủ yếu như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát
hành các loại giấy tờ có giá. Các KH cá nhân và DNNVV có nguồn vốn nhàn rỗi,
tuy không l
ớn nhưng với số lượng KH đông sẽ tạo nền tảng huy động vốn lớn
cho các NHTM. Thông thường, nguồn vốn huy động qua các đối tượng KH bán
lẻ thường có chi phí cao do có địa bàn dàn trãi, các KH cá nhân thường lựa chọn
hình thức tiền gửi TK và sự cạnh tranh giữa các NH trong huy động vốn. Ngoài
ra, nguồn vốn này thường không đồng đều về không gian địa lý do ảnh hưởng
bởi thu nhập và trình độ dân trí.
Trong các hình th
ức huy động bán lẻ thì tiền gửi TK của cá nhân là nguồn
vốn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần tạo nên nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho
các hoạt động tín dụng của NH. Trên thế giới, có hai loại hình TK chính:
9
- Tiền gửi TK không có thời gian đáo hạn: người gửi khi muốn rút ra phải báo
trước cho NH một thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay các NH thường
cho phép KH được rút tiền TK mà không cần báo trước.
- Tiền gửi TK có mục đích: người gửi ký thác ở NH để sử dụng vào một mục
đích nhất định như mua nhà ở, trang trãi chi phí học tập,… Đối với những
người gửi tiền loại này, NH thường cấp tín dụng để bù đắp thêm phần thiếu
hụt khi sử dụng theo mục đích của tiền gửi TK.
1.1.5.2 Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm: cho vay cá nhân (như cho vay du h
ọc; cho
vay mua nhà trả góp; cho vay mua ô tô; cho vay đầu tư chứng khoán; kinh doanh
vàng; bất động sản…), cho vay hộ gia đình và cho vay các DNNVV (như cho
vay từng lần, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức).
Trong lãnh vực tín dụng hiện nay, các NHTM cổ phần tỏ ra năng động và ưu
thế hơn các NHTM Nhà nước trong việc cung cấp tín dụng cho KH cá nhân.
Nhìn chung, hiện nay các NHTM cổ phần đã phát triển các sản phẩm tín dụng
khá đa dạng và phong phú dành cho các KH cá nhân.
Nhìn chung, t
ỷ trọng cho vay cá nhân và các DNNVV ngày càng lớn trong
tổng dư nợ của NH, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho các NHTM. Tuy
nhiên, các khoản cho vay nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Bên cạnh đó,
các KH vay rất nhạy cảm với các yếu tố như lãi suất, thời hạn và thủ tục nên NHTM
bị tác động mạnh bởi yếu tố cạnh tranh trên thị trường và khả năng trục lợi của KH.
1.1.5.3 Dịch vụ thanh toán
NH thay mặt KH thực hiện thanh toán cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ
như phát hành và bù tr
ừ séc cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử… NH thực
hiện dịch vụ này thông qua việc mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho KH. Các
phương tiện thanh toán thông thường bao gồm: séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm thu,
uỷ nhiệm chi, thương phiếu…
Với việc cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM mang
lại cho các cá nhân và các DNNVV nhiều tiện ích trong việc thanh toán. Nhờ
10
lượng KH này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở
để phát triển các dịch vụ khác. Điển hình nhất là thông qua việc mở các tài khoản
tiền gửi thanh toán của KH, các NH có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các cá
nhân.
Thẻ ATM đang là công cụ hiện đại, năng động và linh hoạt, phục vụ hữu hiệu
cho KH khi sử dụng tài khoản cá nhân với độ an toàn và tính bảo mật cao. Thẻ
ATM xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2002(2
1.1.5.4 Dịch vụ NH điện tử
)
. Đến cuối năm 2007,
có hơn 30 NH tham gia v
ới trên 130 thương hiệu thẻ khác nhau gồm thẻ ghi nợ
nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước.
Ngân hàng điện tử là sự kết hợp giữa Internet và các hoạt động của NH. Đây
là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động
NH. NH điện tử là dịch vụ mang tiện ích cao, khách hàng ch
ỉ cần quan hệ, giao
dịch và thanh toán qua mạng, tuy nhiên rủi ro trong hoạt động này cũng không
nhỏ vì khó đảm bảo tính an toàn, bảo mật trong thanh toán với công nghệ hiện
nay.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT, các dịch vụ NHBL
dần dần được hiện đại hoá, từ đó cho ra đời sản phẩm NH hiện đại, nhiều tiện
ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và DNNVV. Các
dịch vụ NH điện tử chủ yếu gồm:
- Internet banking: KH có th
ể tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của
NH; truy c
ập thông tin về tài khoản cá nhân như s
ố dư, các giao dịch TK
trong từng tháng.
- Phone banking: KH có th
ể kiểm tra số dư tài khoản; kiểm tra các giao dịch
gần nhất; nghe các thông tin về tỷ giá và lãi suất; yêu cầu các NH gửi fax các
bảng sao kê, tỷ giá hoặc lãi suất cho KH
(2)
Phước Hà, 2008, “Các ngân hàng bắt đầu thu hoạch từ dịch vụ ATM”, www.vietbao.vn , ngày 30
/05/2008.
11
- Mobile banking: KH có th
ể kiểm tra số dư tài khoản; liệt kê giao dịch; thông
báo số dư, tỷ giá và lãi suất huy động; thanh toán hóa đơn tiền điện, nước,
điện thoại, internet và nạp tiền vào thẻ.
- Home banking: KH có thể thực hiện hầu hết các giao dịch tại nhà hoặc văn
phòng làm việc của mình thông qua hệ thống kết nối với hệ thống máy tính
của NH. Các giao dịch thông thường bao gồm chuyển tiền, tỷ giá, lãi suất,
báo nợ, báo có...
1.1.5.5 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên, các dịch vụ dành cho DNNVV còn bao gồm dịch
vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh. Dịch vụ dành cho các cá
nhân còn bao g
ồm dịch vụ chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền du học,
giữ hộ vàng, cho thuê tủ sắt…
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ NHBL
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ NH ngày càng cao, nhất là dịch
vụ NHBL. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng dịch vụ NHBL là
thước đo nền văn minh NH của quốc gia. Nó làm biến chuyển từ nền kinh tế tiền
mặt sang phi tiền mặt.
Nhờ vào khả năng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ
NHBL góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các
hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… Bên cạnh, dịch vụ NHBL
góp phần khai thác nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả và góp phần
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Phát triển dịch vụ NHBL là hết sức cần thiết và quan trọng trong việc mở
rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn
chủ đạo cho NH, góp phần đa dạng hoá hoạt động NH, góp phần làm vững mạnh
nền tài chính quốc gia…NHBL mở rộng khả năng mua bán chéo giữa các cá
nhân và DN với NH, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới KH hiện đại và tiềm
năng của NHTM.
12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHBL
1.3.1 Dưới góc độ vĩ mô
1.3.1.1 Hệ thống pháp luật NH
Hệ thống pháp luật NH cần phải được xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo được sự
đồng bộ, ổn định, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, theo kịp tiến độ
của yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch
vụ NH hiện đại. Nếu bộ khung pháp lý không thống nhất sẽ dẫn đến sự khác
biệt giữa các quy định đối với những loại hình NH khác nhau, điều này sẽ gây
nên tình trạng các NH cạnh tranh nhau không lành mạnh, có sự chồng chéo giữa
các nghiệp vụ. Mặt khác, việc ban hành các chủ trương chính sách không theo
thông lệ quốc tế sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của các dịch vụ qua NH và các
hình thức NH nước ngoài, từ đó dẫn đến việc làm giảm tốc độ phát triển của
ngành NH nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.3.1.2 Các chính sách, cơ chế quản lý và năng lực điều hành của NHTW
Ngày nay, sứ mệnh của hầu hết các Ngân hàng Trung Ương (NHTW) trên thế
giới là chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông
qua các công c
ụ và giải pháp nhằm đạt tới mục tiêu chính sách tiền tệ đã đề ra;
chịu trách nhiệm về sự trôi chảy của hệ thống thanh toán và sự bình ổn của hệ
thống tài chính và NHTW là người cho vay cứu cánh cuối cùng. Vì vậy, mục tiêu
hoạt động đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của NHTW là mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hầu như thống nhất ở các
nước đó là ổn định giá trị đồng bản tệ, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
công ăn vi
ệc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô này, tuỳ thuộc vào trạng thái của
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, các NHTW còn có thể lựa chọn cho mình thêm
một số mục tiêu cụ thể khác.
1.3.2 Dưới góc độ vi mô
1.3.2.1 Giá của SPDV
Giá của các loại dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng đối với cá c chủ thể
cung cấp dịch vụ, đồng thời nếu giá cả quá cao hay quá thấp đều có tác động tiêu
13
cực đến sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính. Trường hợp giá cả các loại
hình dịch vụ tài chính quá cao, KH có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử
dụng các loại hình dịch vụ tài chính; ngược lại trong trường hợp giá cả các loại
dịch vụ tài chính quá thấp thì các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính sẽ gặp khó
khăn trong việc kinh doanh, nhiều khả năng dẫn đến thua lỗ và phá sản. Như vậy,
trong cả hai trường hợp trên đều đưa đến tác động tiêu cực là thu hẹp thị trường
dịch vụ tài chính.
Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường, mức
độ cạnh tranh. Ta có thể thấy một quy luật chung sau:
- Nếu cung > cầu: giá dịch vụ sẽ có khuynh hướng giảm để khuyến khích thị
trường tiêu dùng sản phẩm.
- Nếu cung < cầu: giá dịch vụ sẽ có khuynh hướng tăng, đặc biệt là trong
trường hợp thị trường độc quyền.
- Nếu thị trường có sự tác động của quy luật cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ
được cung cấp một mức giá hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. Khi này giá của
sản phẩm sẽ có khuynh hướng ngày càng giảm.
Do đó giá c
ả các loại hình dịch vụ tài chính cần phải được xác định ở mức
thích hợp theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của thị trường dịch vụ tài
chính.
1.3.2.2 Tiện ích của dịch vụ và sự thỏa mản của KH trong chất lượng phục vụ của
nhân viên.
Tiện ích của dịch vụ NH cungứng cho KH cao, thì giá trị dịch vụ của NH
lớn, thỏa mãn tối đa nhu cầu KH. Tuy nhiên, mỗi KH xem xét đánh giá giá trị sử
dụng dịch vụ NH rất khác nhau, tùy thuộc mức độ thỏa mãn nhu cầu theo đặc
điểm riêng của KH, mức độ nhanh chóng, chính xác, dễ dàng khi giao dịch; mức
phí nghiệp vụ tùy theo sự chấp nhận của mỗi KH…
Một đặc tính đặc thù của hoạt động NH là tình trạng tài chính của một NH
phụ thuộc vào niềm tin của KH gửi tiền và giá trị tài sản của NH đó. Giá trị sử
dụng của dịch vụ NH mang tính l
ợi ích cho KH, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, thực hiện thanh toán, chuyển tiền tài trợ thuê mua,… tạo thuận lợi cho KH
14
hoạt động kinh doanh có lời. Như đối với huy động TK thì cần phải biết KH rất
quan tâm đến giá trị và tính hấp dẫn của quà tặng khi gửi tiền TK đồng thời lãi
suất của sản phẩm hợp lý cũng là một yếu tố khiến KH quan tâm.
Để phát triển và thành công trên thị trường tài chính Việt Nam khi có nhiều
NH nước ngoài góp mặt thì điều quan trọng nhất là phải tạo được lòng tin đối với
KH bằng chất lượng dịch vụ. Mặt khác, NH cần tiếp cận gần hơn với người tiêu
dùng thông qua m
ạng lưới hoạt động. Có như vậy, người dân trên mọi miền đất
nước mới có cơ hội sử dụng những dịch vụ tiện ích mà NH đem lại.
Do dịch vụ tài chính NH quá tương đồng nên có sự cạnh tranh về giá gay gắt,
trong đó hầu hết các NH đều miễn giảm phí dịch vụ và tạo thêm nhiều tiện ích
cho KH. Ngoài ra, phong cách ph
ục vụ tận tình, thân thiện và mang tính chuyên
nghiệp của nhân viên NH sẽ góp phần tăng trưởng số lượng KH và doanh số dịch
vụ ngày một nhiều hơn.
1.3.2.3 Năng lực tài chính của NH
Năng lực tài chính của NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có,
khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách
an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Hiện nay, năng lực tài chính của các
NHTM Việt Nam còn nhỏ, xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường,
yếu về tiềm lực vốn, công nghệ, tổ chức lạc hậu và trình độ quản lý thấp.
Đối với các NHTM với quy mô còn nhỏ, việc yêu cầu tăng vốn sẽ giúp các
NH nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ và phát triển các sản phẩm và
dịch vụ,… từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc tăng vốn phải đi kèm
với việc duy trì an ninh tài chính của NH. An ninh tài chính của NH là trạng thái
của tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) ổn định, an toàn, vững mạnh và
không khủng hoảng; biểu hiện trạng thái hoạt động bền vững của các hoạt động
kinh doanh của NH.
1.3.2.4 Mạng lưới hoạt động của NH
Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam chủ yếu là bán lẻ. Vì vậy,
mạng lưới giao dịch rộng khắp gần dân, sát dân, kề sát các DN, bảo đảm tiện lợi
15
trong giao dịch của KH với NH sẽ là một lợi thế cạnh tranh đối với các NHTM
trong nước. Do đó, việc mở rộng mạng lưới cần tập trung tại các khu công
nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các khu vực kinh tế đang phát triển.
Ngoài ra, việc phát triển rộng khắp và có tốc độ nhanh mạng lưới máy rút tiền tự
động, hay còn gọi là giao dịch NH tự động trên máy ATM cũng là một biện pháp
mở rộng thị trường, vươn lên chiếm lĩnh thị phần trước áp lực cạnh tranh của các
NH nước ngoài tiếp tục vào Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO.
Trong năm 2009, ư
ớc tính các NHTM cổ phần đã mở thêm mới gần 300 chi
nhánh và phòng giao d
ịch trong toàn quốc. Đây là một chiến lược nâng cao khả
năng cạnh tranh đúng đắn và hiệu quả.
1.3.2.5 Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố đã được đề cập ở phần trên thì việc phát triển dịch vụ
NH còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau: công nghệ NH, chính sách nguồn
nhân lực, chiến lược Marketing hay xây dựng thương hiệu cho NH, xác định lộ
trình phát triển dịch vụ của NH phù hợp với điều kiện thực tế của NH trong từng
giai đoạn,…
Hiện nay, hầu hết các NHTM đã trang bị hoặc lên kế hoạch trang bị phần
mềm NH lõi (Core banking).Việc đưa công nghệ NH hiện đại vào sử dụng chẳng
những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, tăng nhanh quy
mô hoạt động mà còn giúp không cần tăng cao số lượng nhân viên tương ứng,
giảm thời gian giao dịch với KH nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chính xác và kịp
thời.
Với sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong ngành NH thì việc giữ và thu hút
nhân tài đòi hỏi các NH phải có một chính sách nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng
được một số yêu cầu cơ bản như: mức lương, sự ưu đãi, môi trường làm việc...
Ngoài ra, các chiến lược Marketing với những chương trình khuyến mãi, đa dạng
hóa các sản phẩm và dịch vụ đã và đang làm cho thị trường tài chính dịch vụ NH
sôi động trong thời kỳ cạnh tranh giữa NH trong nước và NH nước ngoài, giữa
các NH trong nước với nhau.
16
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL ở một số nước
1.4.1 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản
Hệ thống NH của Nhật Bản được đánh giá là hệ thống NH bảo thủ, cồng
kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị. Chính vì vậy nó tạo nên môi trường hết sức
khó khăn cho NH trong nước và không hoàn toàn thân thi
ện với NH và công ty
tài chính ở nước ngoài. Trong một thời gian dài, NH có quyền lực ở khu vực như
NH HongKong Thư
ợng Hải (HSBC), ABN Amro và Standart Chartered tránh
không tham gia vào các d
ịch vụ NH bán lẻ ở Nhật Bản, họ coi đó như một “đĩa
cá có độc”.
Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ NHBL ở Nhậ t Bản.
Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh và có một
chút may mắn đã mang thành công về doanh thu, lợi nhuận và KH cho Citibank
tại thị trường này. Thành công mang đến từ những bước đi đầu tiên tưởng như là
những bước thụt lùi nhưng lại tạo nên vận may bất ngờ cho Citibank. Citibank đã
thúc giục Nhật Bản cho phép kết nối mạng lưới tài chính của Nhật bản với hệ
thống máy ATM của NHTM nước này. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Chính phủ
Nhật Bản từ chối, nhưng như một hình thức an ủi, họ đã cho phép những người
ngoài cuộc được kết nối với hệ thống ATM của NH Tiết kiệm Bưu điện cũ của
Chính phủ. Citibank đã không bỏ lỡ cơ hội để quan hệ và khai thác các đối tượng
KH này trong khi NH trong nước không thể với tới do NH Tiết kiệm Bưu điện
không còn k
ết nối với mạng lưới ATM nữa. Kết quả là trong vòng thời gian
ngắn, số lượng KH cá nhân quan hệ với Citibank tăng lên nhanh chóng. Với một
số lượng khoảng hơn một ngàn tỷ USD, Tiết kiệm Bưu điện đáo hạn hàng năm,
Citibank ở vị trí cực kỳ thuận lợi để bán các sản phẩm đầu tư cho những người
tiêu dùng đang không ng
ừng tìm kiếm lợi tức cao hơn so với mức lợi tức hiện
hành.
Vận may nêu trên mới là một phần thành công về phát triển dịch vụ bán lẻ
của Citibank tại thị trường Nhật Bản. Trước xu hướng người Nhật Bản đã và
đang đòi hỏi các phương tiện đầu tư và quyền chọn tài chính ngày càng đa dạng
hơn so với các nhà cho vay truyền thống. Với lợi thế là tập đoàn tài chính giàu
17
sức mạnh, Citibank đã không bỏ qua cơ hội này, họ đã đưa ra nhiều loại hình
dịch vụ như: Cho phép thanh toán qua mạng điện thoại thông thường hay trao đổi
tiền tệ 24 giờ cho các KH cá nhân, duy trì các hoạt động của hệ thống ATM 24
giờ trong suốt 07 ngày mà NH khác tại Nhật Bản chưa làm được. Khi người Nhật
tỏ ra lo lắng về NH trong nước, mong muốn tìm nơi đầu tư có hiệu quả hơn thì
Citibank là địa chỉ đáng tin cậy.
Một chiến lược khác được coi là thành công tiếp theo của Citibank trên thị
trường bán lẻ Nhật Bản đó là họ đã rất khôn ngoan xây dựng chiến lược kinh
doanh tập trung vào hơn 15 tri
ệu hộ gia đình có thu nhập cao tại đất nước này.
Trong một điều tra gần đây đối với các đối tượng KH thu nhập cao về NH nào họ
tin cậy nhất thì Citibank đã đánh bại cả tập đoàn tài chính khổng lồ Bank of
Tokyo – Mitsubishi để trở thành NH đáng tin cậy nhất của nhóm KH này. Để
thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các CN của mình tại Tokyo theo hướng
giảm số CN để giảm chi phí nhưng đồng thời nâng cao chất lượng để phục vụ tốt
nhất các đối tượng KH theo chiến lược đề ra.
Thành công vang d
ội ti ếp theo của Citibank trên thị trường Nhật Bản đó là
tiếp tục đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua
lại 25% cổ phần của Công ty chứng khoán Nikko của NH lớn thứ hai tại Nhật
Bản và góp 51% cổ phần tại Công ty môi giới Nikko Salomon Smith Barney. Hai
vụ đầu tư này tiêu tốn khoảng 1,6 tỷ USD nhưng đã tạo ra hiện giá 6 tỷ USD. Với
các chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ NHBL thành công của Citibank tại
Nhật Bản đã cuốn hút KH cá nhân đ
ến với họ để mong muốn tìm kiếm được lợi
tức cao.
1.4.2 Kinh nghiệm của NH Bangkok – Thái Lan:
NH Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số NH lớn nhất tại
Thái Lan. Theo s
ố liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản
giao dịch tại NH Bangkok. Mặc dù NH này có mạng lưới chi nhánh ho
ạt động
rộng nhưng NH Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các
DNNVV, KH cá nhân trên khắp đất nước. Chi nhánh nhỏ của NH Bangkok được
mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, NH này đã
18
mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ
làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng KH đến giao dịch. Kết quả của
việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã
mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% KH so với
ban đầu.
Với thành công phát triển mạng lưới, NH Bangkok không dừng lại ở đó, họ
tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các khu đô thị lớn nhằm phục vụ tốt hơn
nhu cầu của KH. Ngoài ra, NH Bangkok cũng mở thêm 32 trung tâm kinh doanh
mới. Các trung tâm kinh doanh mới và các chi nhánh phục vụ tiêu dùng là một
phần trong chiến lược của NH này nhằm tiếp cận KH bằng các dịch vụ hấp dẫn
cho mỗi mãng KH chính (DNNVV ở các vùng trọng điểm, KH cá nhân ở đô thị,
các đối tượng học sinh, sinh viên).
NH Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc tiên tiến nhất ở Thái Lan, mở rộng
các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp
cho các chi nhánhở cấp tỉnh và đô thị chính. Đồng thời với triển khai dịch vụ
séc, NH Bangkok c
ũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát hành thẻ ghi
nợ trên thị trường, kết quả NH này chiếm 22% thị phần thẻ ghi nợ nội địa.
Để tiếp tục phát triển dịch vụ NHBL, dịch vụ KH cũng được nâng cao khi NH
Bangkok cho ra đ
ời trung tâm h oạt động NH hiện đại thực hiện qua điện thoại,
các dịch vụ NH khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho KH trong suốt 24/24
giờ.
1.4.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore và Việt Nam
NH Standard Chartered Singapore là m
ột trong những NHBL hàng đầu t ại
Châu Á v
ới bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ KH, dịch vụ KH đạt trên
56% trong t
ổng thu nhập của NH này. Hiện nay NH Standard Chartered
Singapore đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực và NH mẹ (trụ sở tại Vương quốc
Anh) đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á.
Trong dịch vụ đầu tư, NH Standard Chartered Singapore trở thành đơn vị đi
đầu trong việc phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba, trong thời điểm hiện tại NH
này có hơn 200 chi nhánh qu
ản lý vốn đầu tư cho bên thứ ba. Chỉ riêng quy mô
19
này giúp NH có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các
sản phẩm mới. Điều đó mang lại cho NH này những lợi ích về thị phần so với
NH cùng quy mô.
Ngoài thành công trong phát tri
ển dịch vụ NHBL với khả năng liên kết vớ i
bên thứ ba của NH Standard Chartered Singapore, NH này còn biết khai thác sự
phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ NHBL. Đó là việc thành lập
mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như NH Internet, xây dựng chương trình
làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ KH tốt hơn, cung cấp một
trung tâm liên l
ạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh và NH Internet…
Ngoài ra, NH này còn t
ỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của
các chi nhánh với ý tưởng rất đời thường là mong muốn chi nhánh trở thành điểm
yêu thích của KH do đa số các dịch vụ NH của chi nhánh đều sử dụng công nghệ.
Theo thống kê đến nay 60% giao dịch của NH này đều được thực hiện thông qua
kênh tự động.
Ở Việt Nam, NH Standard Chartered đã khai trương dịch vụ NHBL tại Hà
Nội vào ngày 1 tháng 7 năm 2008, tiếp nối thành công của dịch vụ này tại TP.
Hồ Chí Minh. Việc mở rộng ra Hà Nội, một thị trường rất quan trọng, thể hiện
cam kết của Standard Chartered trong việc hỗ trợ các KH Việt Nam dễ dàng tiếp
cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến.
Standard Chartered s
ẽ tiếp tục kết hợp sự am hiểu sâu sắc thị trường trong
nước với chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu để mang lại những dịch vụ an
toàn, tin cậy, thuận tiện, và được xây dựng riêng nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính
của người tiêu dùng Việt Nam. Bà Namita Lal, Giám đốc Phụ trách NHBL của
NH Standard Chartered tại Việt Nam, cho biết bà rất vui mừng trước sự mở rộng
của dịch vụ này ra thị trường đầy tiềm năng của Hà Nội:(3
(3)
Tạ Quang Chiến, 2008, “Thị trường NH bán lẻ: Áp lực và cơ hội cùng tăng”,
)
“Chúng tôi đ
ã rất
thành công v
ới chuỗi s ản phẩm Quản lý Tài Sản, bao gồm tài khoản Tiền gửi
Thặng dư, Chương trình Tích kiệm Đa ngoại tệ, Gói dịch vụ cho Thương gia
dành cho KH cá nhân, tài khoản TK doanh nghiệp và Chương trình Tích kiệm Đa
ngoại tệ dành cho các DNNVV. Tiếp sau đó, chúng tôi đã đưa ra thị trường dịch
www.doanhnhan360.com.vn, ngày 17/12/2008
20
vụ Cho vay Tiêu dùng và sẽ sớm tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm cho vay đối
với DNNVV. Hà Nội là một thị trường năng động, nơi nhu cầu đối với các sản
phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến đang ngày một gia tăng. Chúng tôi tin tưởng
rằng với thành công tại TP. Hồ Chí Minh và kinh nghiệm dày dạn của NH tại các
thị trường mới nổi khác trong khu vực, dịch vụ NHBL của Standard Chartered sẽ
đáp ứng và vượt hơn cả sự mong đợi của KH thủ đô.”
Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ NH Bán lẻ,
với dân số trên 85 triệu người và một kết cấu dân số rất “hấp dẫn” là trên 50% số
dân dưới độ tuổi 25. NHBL của Standard Chartered hiện cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ tiên tiến cho hơn 14 triệu KH, bao gồm các cá nhân và DN vừa và nhỏ
ở Châu Á, Châu Phi, và Trung Đông. Tại Việt Nam, NHBL của Standard
Chartered có hơn 100 nhân viên làm vi
ệc tại hai chi nhánh ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, và đặt kế hoạch nâng số nhân viên lên 500 người từ nay đến
cuối năm 2010. Standard Chartered hiện đã có các máy rút tiền tự động (ATM)
đầu tiên tại các tuyến phố quan trọng và dự định sẽ đưa vào sử dụng hơn 250
máy ATM trên khắp cả nước trong vòng 3 đến 4 năm tới.
1.4.4 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank
Từ kinh nghiệm phát triển SPDV NHBL ở một số nước như Nhật Bản, Thái
Lan, Singapore, chúng ta có th
ể rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm cơ sở
phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank như sau:
- Xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ NH tổng thể trên cơ sở nghiên
cứu thị trường, xác định được năng lực và mục tiêu phát triển của từng NH.
Đồng thời, phải xác định được lộ trình phát triển dịch vụ NH trong từng giai
đoạn và điều kiện của mỗi NH.
- Xây dựng chính sách KH hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ KH. Việc
xây dựng chính sách KH có hiệu quả phải dựa trên hệ thống thông tin KH đầy
đủ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng phục vụ cần xây dựng phong cách
phục vụ chuẩn mực, tốc độ xử lý yêu cầu KH nhanh, chú trọng chức năng tư
vấn KH…
21
- Phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi phải phát triển kênh phân phối rộng khắp
phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của NH. Hiện nay, phương thức
giao dịch và cung cấp dịch vụ chủ yếu vẫn là “tiếp xúc trực tiếp qua quầy”.
Các hình thức giao dịch từ xa dựa trên cơ sở nền tảng CNTT và điện tử cần
được phổ biến hơn nữa. Mặt khác, cần thiết phải mở rộng mạng lưới hoạt
động song song với nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới, mạnh dạn
cải tiến hoặc xóa bỏ những đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, các
NHTM có th
ể mở rộng kênh phân phối qua các “Đại lý” như đại lý chi trả
kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM,… trên nguyên tắc các đại lý này được
hưởng một khoản phí và tuân thủ các thỏa thuận của hai bên.
- Nâng cao việc ứng dụng CNTT trong việc phát triển dịch vụ NHBL, nhất là
tập trung phát triển các dịch vụ NH điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho KH
và giảm chi phí cho NH. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo được yêu cầu bảo
mật thông tin của KH và cả NH.
- Đa dạng hóa SPDV để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KH. Việc đa dạng
hóa sản phẩm cần tập trung vào các NH có hàm lượng công nghệ cao, có đặc
điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong
cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể rõ ràng trong hoạt động NHBL nhằm
quảng bá hình ảnh và từng bước xây dựng thương hiệu NH, song song đó cần
phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tiếp thị về NHBL và tăng tỷ
lệ tiếp cận KH cá nhân.
22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến
dịch vụ NHBL. Qua nghiên cứu rút ra:
Dịch vụ NHBL nhằm phục vụ cho các cá nhân và DNNVV trong đó chủ yếu
là các dịch vụ huy động vốn, cho vay tiêu dùng, thanh toán th
ẻ. Dịch vụ NHBL
là mảng kinh doanh dịch vụ hiện đại nên hiện nay được nhiều NHTM chú trọng
phát triển. Đây là hoạt động dịch vụ chủ yếu tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn
chủ đạo cho NH, là cơ sở để tài trợ cho hoạt động bán buôn và đa dạng hoá hoạt
động cho các NHTM. Hoạt động NHBL đem lại nguồn thu nhập ổn định, chắc
chắn, hạn chế được nhiều rủi ro bên ngoài, tiết kiệm chi phí và th
ời gian, tức là
năng cao hiệu quả kinh doanh của các NH. Đối với nền kinh tế nói chung, hoạt
động NHBL góp phần khai thác và tận dụng hiệu quả tiềm năng to lớn về vốn để
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, xây dựng văn minh thanh toán
không dùng tiền mặt.
SPDV của các NHTM là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên hoạt động này
luôn bị tác động bởi một số vấn đề vĩ mô và vi mô. Bên cạnh đó, từ những kinh
nghiệm phát triển sản phẩm của một số NH trong khu vực, tác giả đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển SPDV tại Sacombank.
Từ những nhận định và tìm hiểu của tác giả được nêu trong chương này sẽ tạo
cơ sở về mặt lý luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu phát triển đề tài ở
chương 2 và chương 3.
23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ TẠI SACOMBANK
2.1 Giới thiệu Sacombank
2.1.1 Sacombank
Được thành lập từ năm 1991, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín đã trở thành
NH hàng đ
ầu Việt Nam. Là một NHTMCP tiên phong, Sacombank đang tận
dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để
thoả mãn nhu cầu của KH.
Ngày 16/05/2008, Sacombank chính th
ức công bố thành lập Tập đoàn Tài
chính Sacombank, đóng vai tr
ò hạt nhân điều phối hoạt động của 5 Cty thành
viên (Cty Qu
ản lý và khai thác tài s
ản Sacombank -SBA; Cty vàng bạc đá quý
Sacombank-SBJ; Cty Ki
ều hối Sacombank -SBR; Cty cho thuê tài chính
Sacombank-SBL; Cty Ch
ứng khoán Sacombank -SBS) và 6 thành viên h
ợp tác
chiến lược là Cty Đầu tư Sài Gòn Thương tín-STI; Cty Đ
ầu tư Xây dựng Toà n
Thịnh Phát; Cty Xuất nhập khẩu Tân Định Tadimex; Cty Địa Ốc Sài Gòn
Thương Tín-Sacomreal; Cty quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam - VFM
và trường Đại học Yersin Đà Lạt.
Với năng lực tài chính hùng mạnh, vốn điều lệ đạt 6.700 tỷ đồng năm
2009, đạt 9.179 tỷ đồng năm 2010, Saccombank đang tăng cường mở rộng thị
phần của mình. Mạng lưới hoạt động của NH đã tăng đến hơn 390 điểm giao
dịch tại 47 trên 63 t
ỉnh thành, một chi nhánh tại Lào, một chi nhánh tại
CamPuChia. Với sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, tập đoàn Tài
chính Dragon Financial Holdings và NH ANZ, Sacombank đã triển khai các dịch
vụ tài chính thoả mãn nhu cầu của KH.
Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC,
FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các
cá nhân, các DNNVV Vi
ệt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về
minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản
24
trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích
sử dụng vốn hợp lý.
2.1.2 Sơ lược kết quả HĐKD của Sacombank trong những năm gần đây.
2.1.2.1 Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam ngày
càng rõ r
ệt sau khi nước t a chính th
ức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Trong năm 2008, t
ình trạng lạm phát chuyển sang giảm phát là tình
huống trái ngược diễn ra trong thời gian ngắn làm cho nền kinh tế khó khăn bội
phần; hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp đáng kể, hàng hoá ứ đọng và sức
tiêu thụ giảm sút; hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn; thị trường bất động sản
trầm lắng; thị trường CK ảm đạm; trong khi đó giá vàng, ngoại tệ và giá cả một
số mặt hàng biến động thất thường, thậm chí có thời điểm diễn ra tình trạng đầu
cơ tạo nên cơn sốt giá gạo. Đến năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách
thức do hệ lụy của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn
đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng đáng khích lệ: (4)
tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng 5,32%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) năm 2009 tăng 6,88% so
với năm 2008... Nền kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2011 đang trong quá
trình hồi phục đầy khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ bắt đầu bùng
phát vào đ
ầu năm 2008 . Tốc độ tăng trưởng GDP(5
Ngành NH là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất về sự thay đổi trong chính
sách vĩ mô. Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHNN đã ban hành nhiều chính sách
về lãi suất, tỷ giá một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tổng phương tiện thanh toán
về tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% và thực hiện quyết liệt mục tiêu
kiềm chế lạm phát dưới 8% theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt kể từ ngày
31/03/2010, NHNN chính thức chấm dứt hoạt động sàn vàng, tiếp tục duy trì lãi
suất cơ bản 8% đến hết tháng 06 năm 2010.
)
trong sáu tháng đ
ạt 6, 16%
(cùng kỳ năm 2010 chỉ đạt 3,87%). Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân sáu tháng
đầu năm tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,78% so v
ới tháng 12
năm 2010.
(4)
Vân Hằng, 2009 , “CPI năm 2009 tăng 6,88%”, www.anninhthudo.vn, ngày25/12/2009
(5)
“Sacombank đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2010”, trang 1
25
Trước tình hình đầy biến động đó, Sacombank vẫn nỗ lực tiếp tục phấn
đấu duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng trong khuôn khỗ chiến lược tình thế hoàn
thành xuất sắc năm cuối của giai đoạn 2001-2010, tạo nền tảng vững chắc góp
phần hoàn thành các mục tiêu phát triển giai đoạn 10 năm tiếp theo (giai đoạn
2011-2020).
2.1.2.2 Tình hình HĐKD của Sacombank trong giai đoạn gần đây.
Năm 2009 là năm đáng nh
ớ trong hoạt động NH nói chung và
Sacombank nói riêng. Trư
ớc tình hình kinh tế tiếp tục diễn ra những khó khăn,
thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế t oàn
cầu, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo, Sacombank và hầu hết các Cty
trực thuộc đã cơ bản hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã
được giao trong năm 2009. Sang năm 2010, phát huy l
ợi thế sẳn có kết hợp sự
vận dụng linh hoạt các cơ chế, giải pháp, kịp thời nắm bắt những cơ hội của thị
trường để khắc phục những khó khăn trong mọi tình thế, Sacombank đã giữ vững
nhịp độ tăng trưởng đối với hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2010, lợi
nhuận trước thuế đạt 2.426 tỷ đồng, tăng 28% so v
ới năm 2009, đạt 101% kế
hoạch. Quý II năm 2011 đạt 1.490 tỷ đồng đạt 55% kế hoạch năm trong đó quý II
đạt 904 tỷ đồng tăng 318 tỷ tương đương 54,3% so với quý I.
Bảng biểu 2.1 Tình hình tăng trưởng lợi nhuận trước thuế qua các năm tại
Sacombank (Đvt: triệu đồng)
(Nguồn:Báo cáo thư ờng niên2007,2008, 2009, 2010 & báo cáo sơ k ết QII.2011
) [3]
26
Sacombank đã hưởng ứng tích cực chủ trương của Chính phủ về cho vay
hỗ trợ lãi suất và kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo mức đăng ký với NHNN,
Bên cạnh, Sacombank đã tích cực tái cơ cấu nguồn vốn bằng việc phát hành thêm
2.000 trái phiếu, khơi thông nguồn vốn uỷ thác từ ADB(6
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank
)
, Proparco, RDFIII, dự
án năng lượng tái tạo của Worl Bank... Đây là thành công bư
ớc đầu khẳng định
uy tín thương hiệu của Sacombank và thu hút nguồn ngoại tệ cho đất nước.
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn
Nhìn chung t
ốc độ huy động của Sacombank tăng nhanh và đột phá từ
năm 2007 đến QII.2011, năm 2007 tăng so với năm 2006 với tốc độ 153%, tương
đương với số dư là 44.243 tỷ VNĐ. Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độ tăng tưởng
có tăng nhưng do tác đ
ộng của nền kinh tế trong và ngoài nước nên chỉ tăn g nhẹ
khoảng 4% so với năm 2007. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp là do tâm lý của
người dân phản ứng lại với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Một số nhà
đầu tư chuyển sang kênh đầu tư khác như CK và kinh doanh Vàng. Bên cạnh giai
đoạn đó ngày 29/08/2008, Chính ph
ủ ban hành Nghị quyết số 20/2008/NQ -CP
về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm
2008. Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN tiếp tục chủ động thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt điều hành lãi suất theo hướng thực dương;
điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường; tăng cường công tác quản lý
nhà nước về kinh doanh ngoại tệ đều ảnh hưởng ít nhiều tác động đến chính sách
huy động của Sacombank theo hư
ớng đảm bảo an toàn và phát triển bền vững
trên cơ sở cân đối với tình hình nguồn vốn của NH. Đến cuối năm 2009, dư nợ
huy động quy VND của Sacombank đạt 60.516 tỷ VND, tăng tương đương 31%
so với năm 2008 cho thấy số dư huy động quy VND của Sacombank trong những
năm qua đều tăng vượt kế hoạch đề ra, nâng thị phần huy động từ 4,6% lến 5,2%
trong toàn ngành. Tuy tình hình kinh tế đầu năm 2011 còn nhiều diễn biến phức
(6)
-ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
-Proparco : Công ty trực thuộc Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement - AFD)
-RDFII: Quỹ Phát triển Nông thôn II
27
tạp nhưng đến quý II năm 2011 thì tổng huy động của Sacombank đạt 100.855 tỷ
VNĐ, tăng 28,75% so với năm 2010 là 78.335 tỷ VND.
Bảng biểu 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank từ năm 2007-QII.2011
(Đvt: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết quý
II.2011 [7]
Xét về cơ cấu huy động theo loại tiền gửi, qua bảng số liệu cho thấy loại
hình tiền gửi tiết kiệm của Sacombank chiếm tỷ lệ là 66% năm 2007, năm 2008
là 76%, năm 2009 là 73%, đều này cho thấy Sacombank có chính sách duy trì
KH tiền gửi TK cao và ổn định. Với chính sách lãi suất linh hoạt và cạnh tranh
với một số NH, Sacombank đã đem đến cho người dân các sản phẩm TK kết hợp
với các tiện ích khác mà vẫn đảm bảo lãi suất cạnh tranh.
Kế đến là tiền gửi không kỳ hạn, đây là loại hình chiếm tỷ lệ cao thứ hai
sau loại hình tiền gửi TK, đa phần là tiền gửi thanh toán của DN và tiền gửi
không kỳ hạn của cá nhân. Với tỷ trọng này Sacombank cũng đã tận dụng được
nguồn vốn lãi suất thấp, tuy tỷ lệ chưa b
ằng so với các NH khác như :
Vietcombank hay Á châu...
Xét theo lo
ại tiền tệ, thì Sacombank có số dư huy động bằng VND cao
hơn so v
ới huy động bằng v àng và ngo
ạ i tệ khác, từ năm 2007 huy động bằng
VND chiếm tỷ lệ 88% trong khi huy động bằng Vàng và ngoại tệ chỉ chiếm 12%
tổng huy động của Sacombank và tỷ lệ này duy trì đến năm 2009 với VND là
28
86%, điều này cho thấy lãi suất huy động bằng vàng và ngoại tệ của Sacombank
chưa thật sự thu hút KH và chưa có chiến lược đẩy mạnh lượng vốn này từ người
dân có kiều bào gửi tiền về Việt Nam. Bên cạnh việc thu phí kiểm đếm và cất giữ
làm KH chưa thoã mãn, trong giai đoạn này, kênh đầu tư vào sàn vàng và khan hiếm
ngoại tệ trên thị trường cũng đã tác động ít nhiều đến cơ cấu huy động vốn của
Sacombank.
Bảng 2.1 Tình hình huyđộng vốn từ năm 2007 đến quý II năm 2011 tại Sacombank
(Đvt: triệu đồng).
Thời điểm cuối kỳ
30/6/2011 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng
Tiền gửi không kỳ hạn 23.037.410 2.226.780 10.827.390 1.484.520 8.995.290 1.003.288 5.458.870 401.094 6.478.010 442.878
Tiền gửi có kỳ hạn 12.849.022 1.050.692 9.708.048 700.461 5.248.772 517.765 3.931.488 651.152 6.962.661 408.139
Tiền gửi tiết kiệm 48.358.670 12.320.891 46.588.387 8.213.927 37.664.472 6.214.072 30.481.232 4.672.108 25.460.817 3.557.673
Tiền ký quỹ 89.373 875.691 158.574 583.794 143.281 649.481 88.888 441.698 108.516 803.956
Tiền gửi vốn chuyên dùng 44.082 2.528 68.630 1.685 75.571 4.281 1.380 910 8.277 1.017
Tổng cộng theo tiền tệ 100.855.137 78.335.416 60.516.273 46.128.820 44.231.944
Tiền gửi không kỳ hạn 25.264.190 12.311.910 9.998.578 5.859.964 6.920.888
Tiền gửi có kỳ hạn 13.899.713 10.408.509 5.766.537 4.582.640 7.370.800
Tiền gửi tiết kiệm 60.679.560 54.802.314 43.878.544 35.153.340 29.018.490
Tiền ký quỹ 965.064 742.368 795.762 530.586 912.472
Tiền gửi vốn chuyên dùng 46.609 70.315 79.852 2.290 9.294
Tổng cộng theo loại tiền gửi 100.855.137 78.335.416 60.519.273 46.128.820 44.231.944
Doanh nghiệp Nhà nước 7.319.226 2.815.282 3.519.237 1.493.526 3.250.644
Công ty tư nhân trong nước 11.896.783 7.392.839 8.570.435 6.169.981 7.239.189
Dn 100% vốn nước ngoài 4.737.131 233.187 159.614 972.711 940.402
Cá nhân 62.650.431 58.146.487 47.118.031 37.121.811 31.454.697
Khác 14.251.565 9.747.621 1.148.956 370.791 1.347.012
Tổng cộng theo loại hình DN 100.855.137 78.335.416 60.516.273 46.128.820 44.231.944
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết quý
II.2011[8]
Huy động VNĐ và đặc biệt là USD, vàng quý II năm 2011 đều tăng
trưởng thấp so với cùng kỳ và so với kế hoạch, bên cạnh nguyên nhân khách
quan là do lực hút thị trường còn yếu thì sự tồn tại tâm lý lợi ích cục bộ của một
số bộ phận, đơn vị cũng là nguyên nhân làm hạn chế khả năng tăng huy động của
NH, do những thay đổi về chính sách vĩ mô đối với vàng và diễn biến khó lường
của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ban điều hành chủ động giảm huy
động vàng nhằm giảm gánh nặng chi phí cho NH. Huy động từ TCKT và dân cư
đạt 100.855 tỷ, chiếm 71% tổng tài sản, giảm 2.273 tỷ so đầu năm (-2%), trong
khi đó t
ốc độ tăng trưởng toàn Ngành tăng 2,4% và đạt -14% kế hoạch tăng
29
trưởng. Thị phần Sacombank chiếm 4,4% so với đầu năm giảm 0,19%, cơ cấu
huy động không bền vững, tiếp tục dịch chuyển sang kỳ hạn ngắn, tỷ trọng huy
động dưới 3 tháng đối với VNĐ ở mức cao nhất từ trước đến nay (tăng 4% so
với đầu năm) và chiếm tỷ trọng 87% tổng huy động TCKT và dân cư.
Xét theo đối tượng KH, số dư huy động của cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong
tổng huy động 78% năm 2009 và kế đến là các công ty tư nhân trong nước và
doanh nghiệp nhà nước. Đây là những đối tượng Sacombank đang nhắm đến với
lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp khi
chưa đến kỳ hạn thanh toán, Sacombank đã tận dụng và đạt được tỷ lệ này là rất
cao đó là nh
ờ có chính sách phân khúc KH mục tiêu . Tuy nhiên so v
ới các NH
khác thì t
ỷ lệ này vẫn chưa cao v
ì lãi suất và các hình thức khuyến mãi chưa hấp
dẫn.
Nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư đạt 88.938 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 78% tổng tài sản, tăng 12.441 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tốc độ
tăng 16%, cao hơn so v
ới tốc độ tăng của ngành 10 ,8%. Thị phần huy động của
Sacombank tới thời điểm 30/09/2010 đạt 4,94% tăng 0,1% so với đầu năm. Tuy
nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái tốc độ tăng huy động TCKT và dân cư thấp hơn
rất nhiều (chỉ bằng ½ tốc độ tăng cùng kỳ) và mức tăng chỉ đạt 31% KH tăng
trưởng đề ra trong năm 2010.
Nhờ bám sát diễn biến thị trường và đề ra các giải pháp kịp thời linh hoạt
theo đặc thù từng địa bàn, Sacombank đã phát triển và ổn định nguồn vốn huy
động từ khách hàng. Với uy tín thương hiệu đối với các NH và định chế tài chính
quốc tế được gầy dựng suốt thời gian qua, Sacombank đã đa dạng hóa và tăng
dần nguồn vốn huy động thông qua các nguồn vốn ủy thác tài trợ thư tín dụng
(LC) với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường
trong nước. Tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động quy đổi VND đạt
126.203 tỷ đồng tăng 46% so với cuối năm 2009, trong đó huy động từ TCKT và
dân cư là 103.804 tỷ đồng, tăng 32% chiếm tỷ trọng 82% trong tổng nguồn vốn
huy động. Thị phần huy động của Sacombank vẫn tăng trưởng bền vững qua các
năm, đến cuối năm 2010 đạt 4,8% tỷ trọng toàn ngành.
30
2.2.2 Dịch vụ cho vay
Tổng dư nợ cho vay quy VND của Sacombank đến ngày 30/06/2010 đạt
67.817 tỷ đồng, tăng 12.369 tỷ đồng tương ứng tăng 22% so với đầu năm và đạt
50% kế hoạch . Tốc độ tăng dư n
ợ cao gấp 2 lần tốc độ tăng của thị trường
(1,07%) và đạt 3,9% thị phần cho vay (tăng 0,4% số tuyệt đối so với đầu năm).
Tuy nhiên, tổng dư nợ tăng trưởng đạt tiến độ KH một phần cũng là do các khoản
vay của các đơn vị trong tập đoàn đã được giải ng ân mạnh trong quý II. Tình
hình dư nợ cho vay tại Sacombank qua các năm đã phù hợp với kiểm soát tăng
trưởng tín dụng với kế hoạch đã đề ra và đã đăng ký với NHNN . Điểm nổi bật
của Sacombank đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về cho vay hỗ
trợ lãi suất với số dư đến ngày 31/12/2009 là 13.210 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ
DN và giữ vững hệ KH truyền thống của mình. Triển khai các chương trình cho
vay có trọng điểm như tài trợ xuất khẩu gạo, thuỷ hải sản ở khu vực miền Tây, tài
trợ xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và tham gia đ
ồng tài trợ một số dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng của Chính phủ...
Bảng biểu 2.3 Tình hình t
ăng trư
ởng dư n ợ của Sacombank từ năm 2007-
QII.2011 (Đvt: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết QII.2011
[9]
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank qua các năm bị
ảnh ưởng bởi các yếu tố vĩ mô của NHNN: như năm 2008 tốc độ tăng -1% so với
31
năm 2007, sang năm 2009 th
ì tốc độ tăng t rưởng tín dụng phục hồi trở lại, tăng
73% so v
ới năm 2008, năm 2011 thì th
ực thi theo chỉ thị 01/ CT-NHNN ngày
01/03/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động nhằm kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, theo đó thì tỷ lệ cho vay phi sản
xuất đến ngày 30/06/2011 tối đa là 22% tổng dư n
ợ và còn 16% đến ngày
31/12/2011.
Năm 2009 so v
ới các năm trước, hoạt động tín dụng của NH được điều
hành linh hoạt hơn, ưu tiên tăng trưởng tín dụng theo đặc thù vùng miền, cho vay
kết hợp với bán chéo sản phẩm và xác định nguồn thu trọn gói KH mang lại,
công tác quản lý danh mục cho vay, cấp hạn mức tín dụng cho KH và giải ngân
các dự án trung dài hạn được kiểm soát tập trung tại Hội sở, Ban chỉ đạo ngăn
chặn và xử lý nợ quá hạn tiếp tục vận hành hiệu quả đã góp phần khống chế tỷ lệ
nợ quá hạn ở mức 0,88%.
Tình hình cho vay trong n
ăm 2009 c
ủa Sacombank có sự dịch chuyển từ
VNĐ sang USD, Cho vay USD tăng 10% trong khi cho vay VNĐ gi
ảm 9 ,5%
nguyên nhân giá USD tương đ
ối ổn định do tình hình xuất nhập khẩu thuận lợi
hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đối tượng vay USD được mở rộng đã
khuyến khích các DN chuyển sang vay USD có mức lãi suất thấp hơn, cho vay
vàng không giảm đáng kể. Nguyên nhân: Lãi su
ất cho vay của Sacombank chưa
cạnh tranh được với NH bạn như: BIDV, Vietinbank, VCB, ACB... NH bạn áp
dụng lãi suất cho vay bình quân từ 12,8%-14%/năm, trong khi Sacombank min là
15%; Bên cạnh NH bạn còn nhiều cơ chế ưu đãi áp dụng đối với các KH kinh
doanh xuất nhập khẩu, KH có quy mô kinh doanh lớn trên địa bàn... Về phía KH:
do có thông tin lãi suất giảm, nên các DN còn e dè ch
ưa muốn nhận nợ, mà co
cụm hoạt động kinh doanh lại và chờ lãi suất giảm xuống ở mức năng lực DN
chịu được mới tiến hành nhận nợ. Từ đó cho vay VNĐ của Sacombank đã sụt
giảm đến 3,31% so với năm 2008.
32
Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm tại Sacombank (Đvt: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và sơ kết Q II.2011 [10]
Thời điểm cuối kỳ 30/6/2011 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
Cho vay các TCKT, các nhân trong nước 77.215.552 79.817.625 58.888.029 34.486.844 34.938.504
Cv chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá 151.766 0 0 3.328 23.425
Cho thuê tài chính 478.950 558.126 387.389 319.059 181.223
Cho vay từ nguồn vốn của các TC nước ngoài 406.067 334.386 248.791 197.774 463
Cho vay cá nhân và tổ chức nước ngoài 1.530.906 1.773.061 130.929 0 232.162
Nợ khoanh và nợ chờ xử lý 1.400 1.605 1.866 1.866 2.370
Tổng cộng theo loại hình cho vay 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Thương mại 11.523.206 11.793.222 13.271.046 8.285.625 11.170.849
Ngông lâm nghiệp 8.734.157 9.004.173 4.134.744 2.623.460 1.695.544
Sản xuất và gia công chế biến 26.520.880 26.790.896 15.642.150 8.700.709 10.081.980
Xây dựng 5.245.337 5.515.353 3.916.325 2.056.442 2.304.339
DỊch vụ cá nhân và cộng đồng 6.953.937 7.223.953 7.609.948 5.768.865 2.892.887
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 1.770.582 2.040.598 1.079.682 742.489 714.632
Giáo dục và đào tạo 1.903.827 2.173.843 1.586.989 1.279.052 1.108.328
Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2.532.566 2.802.582 5.507.615 2.949.151 2.171.155
Nhà hàng và khách sạn 627.182 897.198 759.403 787.038 472.583
Các ngành nghề khác 13.972.969 14.242.985 6.149.102 1.816.040 2.765.850
Tổng cộng theo ngành nghề kinh doanh 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Nợ đủ tiêu chuẩn 78.944.614 82.010.384 59.168.761 34.671.264 35.244.771
Nợ cần chú ý 139.410 29.899 104.235 129.200 51.968
Nợ dưới tiêu chuẩn 321.925 31.454 35.487 81.798 5.930
Nợ nghi ngờ 33.925 60.776 167.615 57.481 13.268
Nợ có khả năng mất vốn 345.437 352.290 180.906 69.128 62.210
Tổng cộng theo nhóm 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Ngắn hạn 47.879.051 51.904.547 38.586.238 19.777.308 21.731.963
Trung hạn 17.557538 16.282.072 10.113.472 6.566.937 6.472.460
Dài hạn 14.348.052 14.298.184 10.957.294 8.664.626 7.173.724
Tổng cộng theo kỳ hạn cho vay 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Cho Vay bằng đồng Việt Nam 76.244.902 68.483.419 52.027.447 29.549.928 27.231.369
Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 3.539.739 14.001.384 7.629.557 5.458.943 8.146.778
Tổng cộng theo loại tiền tệ 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Thành phồ Hồ Chí Minh 32.534.050 38.430.655 28.500.655 18.358.726 18.727.702
Đồng Bằng Sông Cửu Long 11.717.126 10.854.857 7.969.334 4.579.473 4.579.773
Miền Trung và miền Đông 21.875.235 19.796.391 14.658.972 7.234.516 7.234.516
Miền Bắc 11.955.879 11.629.839 8.528.043 4.836.156 4.836.156
Nước ngoài 1.702.351 1.773.061 - - -
Tổng cộng theo khu vực địa lý 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
Doanh nghiệp nhà nước 2.283.821 2.583.839 3.635.197 723.513 280.937
Công ty cổ phần 19.309.484 19.909.520 9.724.253 6.157.743 4.962.200
Công ty tràch nhiệm hữu hạn 23.184.841 23.484.859 16.988.663 9.315.313 9.997.319
Doanh nghiệp tư nhận 3.953.624 4.253.642 3.737.866 1.983.480 2.224.820
Hợp tác xã 168.754 268.760 287.264 65.587 121.069
Công ty liên doanh 67.252 167.258 8.066 18.852 129.871
Công ty 100% vốn nước ngoài 169.996 270.002 353.105 334.022 240.727
Cá nhân 30.276.450 30.876.486 24.890.792 16.372.649 17.379.225
Khác 370.419 670.437 31.798 37.712 41.979
Tổng cộng theo loại hình doanh nghiệp 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
33
Với mạng lưới rộng khắp, Sacombank chú trọng cho vay theo từng khu
vực phù hợp với từng địa phương và đặc thù của từng vùng miền, góp phần đa
dạng hoá SPDV cho vay c
ủa Sacombank , trong đó cho vay phân tán, cho vay
mua xe ô tô, cho vay ph
ục v ụ xuất nhập khẩu là chủ lực của Sacombank. Bên
cạnh, Sacombank còn đóng góp cho cộng đồng thông qua cho vay góp chợ và
CBCNV trong các trường học, các tổ chứa Y tế huyện xã trong toàn nước.
Chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và
nợ xấu ở mức thấp lần lượt là 0,67% và 0,62% quý II năm 2010, n
ằm trong giới
hạn cho phép của NH, thấp hơn kế hoạch đã đặt ra đầu năm (<2%). Tỷ lệ nguồn
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn khả quan, ở mức 25,8%, tăng nhẹ 2% so với
đầu năm.
Bảng 2.3 Tình hình chất lượng tín dụng của Sacombank qua các năm
Chỉ số tài chính QII.2011 2010 2009 2008 2007
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 79,1% 61,4% 64% 57% 63%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,98% 0,52% 0,69% 0,62% 0,24%
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,58% 0,56% 0,88% 0,996% 0,39%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và sơ k
ết Q II.2011
[11]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình NQH và nợ xấu tại Sacombank
qua các năm đều nằm trong giới hạn cho phép của NHNN . Tình hình kinh tế đã
phục hồi nhưng vẫn còn một số khó khăn, NQH đã có thời điểm tăng dư nợ từ
486 lên 570 tỷ ( gần 1%) năm 2010.
Với công tác ngăn chặn và xử lý NQH, Sacombank đã thành lập phòng
QLRR với chức năng là rà soát, kiểm tra hồ sơ quá hạn, trong hạn, đặc biệt các
hồ sơ lớn tại các khu vực trên cơ sở phòng phối hợp với văn phòng khu vực và
kiểm toán nội bộ. Bên cạnh Sacombank còn xây dựng hệ thống xếp hạng tín
dụng và phân loại nợ định tính. Tuy nhiên sang quý II.2011 do tình hình kinh t
ế
khó khăn và lãi suất tăng cao, đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách
hàng làm cho nợ quá hạn tăng rất mạnh so với đầu năm trước. Số dư 1.267 tỷ (tỷ
lệ 1,58%) tăng 830 tỷ (+1,02%) so với đầu năm. Trong đó nợ xấu là 784 tỷ (tỷ lệ
0,98%), tăng 381 tỷ (+0,45%) so với đầu năm.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf

More Related Content

Similar to Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.docdấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc2100011294
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...vietlod.com
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...taothichmi
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Dương Hà
 

Similar to Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf (20)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
Chuyên Đề  Tốt Nghiệp  Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...Chuyên Đề  Tốt Nghiệp  Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
 
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.docdấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc
dấnnfaknsflkanflkadsmfkzxmflkdsfmlkdsmfldk.doc
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank.pdf

  • 1. Điểm mới của đề tài Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và các NHTM Việt Nam đang đối đầu với những thách thức, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó, buộc các NHTM phải có những cải cách trong định hướng chiến lượt kinh doanh. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các NHTM Việt Nam lựa chọn để đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các NHTM nước ngoài, đây là xu hư ớng phát triển lâu dài và b ền vững. Tuy nhiên, việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa được chuyển biến mạnh mẽ do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, việc chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank” là một đề tài mang tính thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đề tài còn phân tích những tác động vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank và các NHTM trong nước một cách tổng quát và đầy đủ, làm cơ cở cho định hướng kinh doanh, phát triển bền vững cho các NHTM thời mở cửa và hội nhập quốc tế. Kết quả đạt được của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài đặt vấn đề nghiên cứu và phân tích các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà các NHTM đều rất quan tâm để nhằm cung cấp tốt nhất cho khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp cho các NH tầm nhìn sâu rộng hơn về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trên cơ sở đó có chiến lược phát triển thích hợp với xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp cho ngân hàng các giải pháp nhằm phát triển đa dạng các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam. Thông qua nội dung ở 3 chương, với 94 trang, 15 bảng và 14 hình luận văn đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán l ẻ nhằm tìm ra nguyên nhân hạn chế sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tìm ra những giải pháp phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank.
  • 2. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH BUØI THÒ MAI THOA PHAÙT TRIEÅN DÒCH VUÏ NGAÂN HAØNG BAÙN LEÛ TAÏI SACOMBANK Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SĨ KINH TEÁ Người hướng dẫn khoa học: PGS_TS BÙI KIM YẾN TP.HỒ CHÍ MINH - NAÊM 2011
  • 3. Lời cam đoan Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website… Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Bùi Thị Mai Thoa
  • 4. 80 Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu, hình vẽ ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài ............................................................................. 1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu....................................................................................... 2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ........................................................................................ 3 Kết cấu của đề tài.............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1 Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng............................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ NH bán buôn .................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm về dịch vụ NH bán lẻ.......................................................................... 4 1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ NHBL............................................................................... 5 1.1.4 Vai trò của dịch vụ NHBL................................................................................... 6 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế ....................................................................................... 6 1.1.4.2 Đối với NH ................................................................................................... 7 1.1.4.3 Đối với KH ................................................................................................... 8 1.1.5 Các dịch vụ NHBL chủ yếu................................................................................. 8 1.1.5.1 Dịch vụ huy động vốn................................................................................... 8 1.1.5.2 Dịch vụ tín dụng ........................................................................................... 9 1.1.5.3 Dịch vụ thanh toán........................................................................................ 9 1.1.5.4 Dịch vụ NH điện tử..................................................................................... 10 1.1.5.5 Các dịch vụ khác......................................................................................... 11 1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ NHBL .............................................................. 11 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHBL......................................... 12 1.3.1 Dưới góc độ vĩ mô ............................................................................................. 12 1.3.1.1 Hệ thống pháp luật NH............................................................................... 12 1.3.1.2 Các chính sách, cơ chế quản lý và năng lực điều hành của NHTW ........... 12 1.3.2 Dưới góc độ vi mô ............................................................................................. 12 1.3.2.1 Giá của SPDV............................................................................................. 12
  • 5. 81 1.3.2.2 Tiện ích của dịch vụ và sự thỏa mản của KH trong chất lượng phục vụ của nhân viên................................................................................................................. 13 1.3.2.3 Năng lực tài chính của NH.......................................................................... 14 1.3.2.4 Mạng lưới hoạt động của NH ..................................................................... 14 1.3.2.5 Các nhân tố khác......................................................................................... 15 1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL ở một số nước............................................. 16 1.4.1 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản............................................................ 16 1.4.2 Kinh nghiệm của NH Bangkok – Thái Lan:...................................................... 17 1.4.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore và Việt Nam ...................... 18 1.4.4 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank .......... 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK 2.1 Giới thiệu Sacombank............................................................................................... 23 2.1.1 Sacombank......................................................................................................... 23 2.1.2 Sơ lược kết quả HĐKD của Sacombank trong những năm gần đây. ................ 24 2.1.2.1 Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua ..................................... 24 2.1.2.2 Tình hình HĐKD của Sacombank trong giai đoạn gần đây. ...................... 25 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank ............................................... 26 2.2.1 Dịch vụ huy động vốn........................................................................................ 26 2.2.2 Dịch vụ cho vay................................................................................................. 30 2.2.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại hối............................................................................ 34 2.2.4 Dịch vụ bão lãnh................................................................................................ 36 2.2.5 Dịch vụ NH điện tử............................................................................................ 38 2.2.6 Các dịch vụ khác................................................................................................ 40 2.2.6.1 Dịch vụ chi trả kiều hối............................................................................... 40 2.2.6.2 Dịch vụ thanh toán thẻ................................................................................ 43 2.2.6.3 Các sản phẩm dịch vụ cá nhân khác ........................................................... 47 2.3 Cơ hội và thách thức phát triển sản dịch vụ NHBL tại Sacombank......................... 49 2.3.1 Cơ hội phát triển dịch vụ NHBL........................................................................ 49 2.3.2 Thách thức phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank........................................ 51 2.3.2.1 Về phía Ngân hàng ..................................................................................... 51 2.3.2.2 Về phía khách hàng..................................................................................... 54 2.3.2.3 Về phía quản lý vĩ mô................................................................................. 55 2.4 Đánh giá tổng hợp ý kiến của khách hàng qua kết quả khảo sát thực tế .............. 55 2.5 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank............................. 56 2.5.1 Những kết quả đạt được................................................................................. 56 2.5.2 Những tồn tại và hạn chế ............................................................................... 59 2.5.3 Nguyên nhân của tồn tại ................................................................................ 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 63
  • 6. 82 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK 3.1 Định hướng và chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank ..................... 64 3.1.1 Chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank ...................................... 64 3.1.2 Định hướng của Sacombank thời kỳ 2011-2020 ............................................ 66 3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL......................................................................... 69 3.2.1 Nhóm giải pháp đối với hội sở........................................................................... 69 3.2.1.1 Tăng vốn điều lệ ......................................................................................... 69 3.2.1.2 Xây dựng chiến lược phát triển và đa dạng hóa dịch vụ NHBL................. 69 3.2.1.3 Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ NHBL.............. 71 3.2.2 Nhóm giải pháp đối với chi nhánh..................................................................... 72 3.2.2.1 Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách KH ................. 72 3.2.2.2 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động NHBL ....................................... 73 3.2.2.3 Nhóm giải pháp bán chéo sản phẩm .......................................................... 74 3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ....................................................................................... 74 3.2.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng mạng lưới........................................................... 74 3.2.3.2 Nhóm giải pháp phân tích dự báo............................................................... 75 3.3 Kiến Nghị với Chính phủ, NHNN, các ngành liên quan .......................................... 75 3.3.1 Hoàn thiện quy định về qui trình nghiệp vụ và dịch vụ NH.......................... 75 3.3.2 Công tác quy hoạch mạng lưới ...................................................................... 76 3.3.3 Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới ......................... 76 3.3.4 Hoàn chỉnh văn bản pháp lý và tổ chức hệ thống thanh toán ........................ 76 3.3.5 Tăng cường công tác quản lý thông qua kiểm toán....................................... 76 3.3.6 Một số quy định khác..................................................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 78
  • 7. Các từ viết tắt CNTT: Công nghệ thông tin Cty CK: Công ty chứng khoán DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ HTX: Hợp tác xã HĐKD: Hoạt động kinh doanh KH: Khách hàng NH: Ngân hàng NHBL: Ngân hàng bán lẻ NHĐT: Ngân hàng điện tử NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTW: Ngân hàng Trung Ương NQH: Nợ quá hạn PGD: Phòng giao dịch QLRR: Quản lý rủi ro SPDV: Sản phẩm dịch vụ TCTD: Tổ chức Tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế TK: Tiết kiệm VPĐD: Văn phòng đại diện
  • 8. Danh mục các bảng biểu Bảng số liệu: Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn từ năm 2007 đến quý II/2011 tại Sacombank Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm tại Sacombank Bảng 2.3 Tình hình chất lượng tín dụng của Sacombank qua các năm Bảng 2.4 Doanh số phát sinh của sản phẩm ngoại hối quý II.2011 tại Sacombank Bảng 2.5 Doanh số bảo lãnh tại Sacombank qua các năm Bảng 2.6 Tình hình thực hiện kinh doanh của SBR tính đến tháng 6/11. Bảng 2.7 Doanh số thẻ thanh toán qua ATM tính đến QII.11 tại Sacombank Bảng 2.8 Tình hình phát triển mạng lưới ATM đến QII.11 tại Sacombank Bảng 2.9 Một số sản phẩm Thẻ đã triển khai tại Sacombank Bảng 2.10 Tình hình kinh doanh thẻ đến QII.11 tại Sacombank Bảng biểu Bảng biểu 2.1 Tình hình t ăng trư ởng lợi nhuận trước thuế qua các năm tại Sacombank Bảng biểu 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank từ năm 2007-QII.2011 Bảng biểu 2.3 Tình hình tăng trưởng dư nợ từ năm 2007 QII.2011 tại Sacombank Bảng biểu 2.4 Tổng doanh thu phí qua InternetBanking tại Sacombank Bảng biểu 2.5 Tổng số lượng giao dịch qua InternetBanking tại Sacombank.
  • 9. Danh mục phụ lục Phụ lục 1: Phiếu khảo sát và kết quả. - Phiếu khảo sát. - Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng theo nhóm tuổi - Kết quả: Mức độ hài lòng theo giới tính - Kết quả: Mức độ hài lòng theo nghề nghiệp - Kết quả: Mức độ phổ biến của nhóm sản phẩm - Kết quả: Mức độ hài lòng có liên quan đến nhóm sản phẩm quan tâm - Kết quả: Số lần giao dịch trong một tháng - Kết quả:Mức độ hài lòng của khách hàng so với ACB - Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng so với Techcombank - Kết quả: Mức độ hài lòng của khách hàng so với EAB Phụ lục 2: Những cột mốc quan trọng của Sacombank Phụ lục 3: Cơ cấu Vốn chủ sở hữu cập nhật đến 17/01/2011 của Sacomabank Phụ lục 4: Tình hình tăng trưởng qua các năm của Sacombank Phụ lục 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm tại Sacombank Phụ lục 6: Các chỉ số tài chính qua các năm của Sacombank Tài liệu tham khảo
  • 10. 1 MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, ngân hàng (NH) nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Nếu như dịch vụ NH bán buôn được hiểu là việc cung cấp dịch vụ thông qua trung gian tài chính thì dịch vụ NHBL là việc cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là doanh nghiệp (DN) và các cá nhân những giao dịch nhỏ lẻ. Xét trên góc độ tài chính và quản trị NH, dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài và đây là l ĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, góp phần đa dạng hóa hoạt động NH. Đối với khách hàng (KH), dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho KH trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. Mục tiêu của dịch vụ NHBL là KH cá nhân, nên dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi, tiền vay, mở thẻ tín dụng, nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao. Theo các chuyên gia của học viện công nghệ Châu Á AIT: “Dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm, dịch vụ NH tới từng cá nhân riêng lẻ, các DN vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, KH có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ (SPDV) NH thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT)”. Nhờ ứng dụng CNTT trong dịch vụ NHBL giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả NH
  • 11. 2 và KH. Với những ý nghĩa đó tác giả xin đưa ra đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank” làm đề tài nghiên cứu. Xác định vấn đề cần nghiên cứu Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ NH và sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã b ắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều NH đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập như Sacombank đ ã tri ển khai thành công chương trình ph ần mềm T24 của Temenos, ACB, Đông Á…cũng đã tranh thủ hiện đại hoá NH lõi. Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập, các NH chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ NHBL một cách đồng bộ và hiệu quả. Các SPDV NHBL chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của KH… Do đó, vấn đề cần nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ NHBL của Sacombank nói riêng và các NH khác nói chung ở Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ NHBL của các NH trong nước trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích th ực trạng và đánh giá s ự phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng dịch vụ NHBL, góp ph ần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế kinh doanh trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn và đối tượng nghiên cứu của đề tài đa dạng và sẽ rất rộng, có liên quan đ ến toàn bộ hoạt động của NH nên phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch vụ NHBL tại Sacombank trong giai đoạn từ năm 2007 đến quý II năm 2011.
  • 12. 3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên c ứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu điều tra, với phương pháp này thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra. Nó là một phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên cở sở tiếp xúc với các đối tượng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh phương pháp trên, đ ề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Với các phương pháp trên, tác giả tập trung điều tra thói quen cũng như nhu cầu của các KH cá nhân hay DN trong việc sử dụng các dịch vụ NHBL của các NH khu vực thành phố. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý ngh ĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích rõ ràng khái niệm, cũng như đi sâu vào việc phân tích các khái niệm về dịch vụ NHBL, là một trong những vấn đề các NH đang quan tâm phát triển, bởi vì chỉ có phát triển dịch vụ NHBL thì các NH mới có thể phát triển ổn định và bền vững so với các NH khác trong nước và khu vực. Về mặt thực tiển, đề tài cung cấp cho Sacombank các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL, có chiến lược phát triển thích hợp với xu hướng và nhu cầu của KH. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank . Bên cạnh, đề tài còn cung cấp cho các NHTM trong nước các đề xuất nhằm phát triển đa dạng các loại dịch vụ NHBL ở Việt Nam. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục các hình vẽ, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương, được kết cấu như sau: - Chương 1: Tổng quan về dịch vụ NHBL. - Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank. - Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank
  • 13. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1 Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ NH bán buôn NH bán buôn là NH chỉ cung cấp các dịch vụ cho các DN lớn và các định chế tài chính hay những dịch vụ NH được cung cấp với số lượng lớn. Các KH chủ yếu của NH bán buôn thường là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, xí nghiệp có quy mô lớn. Do đối tượng phục vụ của NH bán buôn chủ yếu là các DN có quy mô lớn nên số lượng KH không nhiều. Thông thường, đối với một NH vừa kinh doanh bán buôn và bán l ẻ thì lượng KH bán buôn chỉ chiếm từ 10% đến 30% tổng số KH của NH đó. Giá trị giao dịch lớn và chi phí bình quân trên mỗi giao dịch nhỏ. Các dịch vụ và quy trình thực hiện thường phức tạp, mất nhiều thời gian. Thu nhập do KH mang lại rất lớn vì dịch vụ NH bán buôn thường không đòi hỏi phải trang bị nhiều về mạng lưới phân phối và nguồn nhân lực vì số lượng KH ít hơn so với dịch vụ NHBL. 1.1.2 Khái niệm về dịch vụ NH bán lẻ Là những dịch vụ cung ứng tiện ích cũng như tín dụng NH đến tận tay người tiêu dùng (cho sản xuất và sinh hoạt). Đối tượng KH của dịch vụ NHBL do đó vô cùng lớn gồm công dân, các DN nhỏ và vừa ( DNNVV) cùng những dịch vụ NH phi tín dụng cho các Tập đoàn, DN lớn. Dịch vụ NHBL là thước đo nền văn minh NH của mỗi quốc gia. Nó trực tiếp làm biến đổi từ một nền kinh tế tiền mặt sang một nền kinh tế phi tiền mặt hoá. Vấn đề của dịch vụ NHBL là qui mô và chất lượng của hệ thống kênh phân phối. Vì vậy phát triển dịch vụ NHBL thực chất là phát triển các tiện ích NH trên nền công nghệ hiện đại và mạng lưới kênh phân phối đến tận “tay” người tiêu dùng. Theo khái niệm của Tổ chức Thương Mại thế giới, NHBL là nơi KH cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của NH để thực hiện các dịch vụ
  • 14. 5 như: gửi tiền tiết kiệm (TK), kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm. Các chuyên gia kinh t ế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT(1 1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ NHBL ) cho rằng NHBL là NH cungứng sản phẩm, dịch vụ NH tới từng cá nhân riêng lẻ, các DNNVV thông qua m ạng lưới chi nhánh , KH có th ể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ NH thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và CNTT. Theo cách hi ểu thông thường, NHBL là hoạ t động cung cấp các SPDV chủ yếu cho KH là các DNNVV, các hộ gia đình và các cá nhân. Cũng có quan điểm cho rằng NHBL là NH giao dịch không thông qua các trung gian tài chính. N ếu hiểu theo gó c độ này thì bán lẻ chính là “ một vấn đề của phân phối” trong đó chủ yếu triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối mà nổi bật là kinh doanh qua mạng. Nói tóm lại, kết hợp các quan điểm trên có thể rút ra các khái niệm về NHBL như sau: NHBL là NH cung ứng các SPDV NH cho các đối tượng chủ yếu là các cá nhân hộ gia đình hay DNNVV thông qua mạng lưới CN hoặc việc các KH có thể tiếp cận trực tiếp với SPDV NH thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông. Đối tượng phục vụ của NHBL vô cùng to lớn: các cá nhân, hộ gia đình và các DNNVV có số lượng rất lớn và đa dạng về hình thức phục vụ. Số lượng dịch vụ NHBL cung cấp rất đa dạng nhưng giá trị của từng khoản giao dịch không cao, dịch vụ NHBL bao gồm các sản phẩm thuộc tài sản nợ (huy động vốn), tài sản có (cho vay) và các dịch vụ NH khác rất đa dạng về chủng loại và phong phú về hình thức. Tuy nhiên, do KH của NHBL là các cá nhân và các DNNVV nên giá trị giao dịch không cao. Để phục vụ đối tượng KH của NHBL, NH cũng phải tốn chi phí giống như khi phục vụ một KH của NH bán buôn nên chi phí bình quân tính trên mỗi giao dịch của NHBL thường lớn. (1) Trọng Khải, 2009, “Phát triển ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, www.tailieu.vn , ngày 16/ 08/2009.
  • 15. 6 Dịch vụ NHBL phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ và nguồn nhân lực. Sự phát triển của dịch vụ NHBL phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển CNTT của nền kinh tế nói chung và mỗi NH nói riêng. Điển hình là các sản phẩm NHBL điện tử được ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để đưa ra dịch vụ đến từng đối tượng KH, NHBL phải có một đội ngũ nhân viên lớn và thông thạo nghiệp vụ. Dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện: Mục tiêu của dịch vụ NHBL là KH cá nhân, nên dịch vụ thường tập trung vào dịch vụ tiền gửi và TK, vay v ốn, mở thẻ tín dụng… Chi phí ho ạt độn g trung bình cao: S ố lượng KH tuy đông nhưng phân tán rộng khắp nên việc giao dịch không được thuận tiện. Vì vậy, để phục vụ các KH này, NH thường phải mở rộng mạng lưới, đầu tư giao dịch online rất tốn kém. Phương thức quản lý và các hình thức tiếp thị đa dạng, phức tạp hơn dịch vụ NH bán buôn do mạng lưới KH trãi rộng. 1.1.4 Vai trò của dịch vụ NHBL 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế Dịch vụ NHBL góp phần khai thác nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả và góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Vai trò này th ể hiện thông qua việc góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn từ các DNNVV và các cá nhân để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả NH và KH. Dịch vụ NHBL càng phát triển thì càng thể hiện tính chuyên môn hoá của NH trong việc cung cấp các dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần hơn với người sử dụng, từ đó góp phần làm giảm chi phí của xã hội và nâng cao hiệu quả h oạt động kinh doanh của chủ thể khác. Việc phát triển các dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại thể hiện sự văn minh của nền kinh tế quốc gia vì nó làm trực tiếp biến đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt. Nhờ vào khả năng mở rộng thanh
  • 16. 7 toán không dùng ti ền mặt, dịch vụ NHBL góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… 1.1.4.2 Đối với NH Tạp chí Stephen Timewell nhận định: “Xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, NH nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”. Vì vậy, NHBL ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới, các NHBL toàn cầu sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 NH toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2015. Các NHTM Việt Nam đã và đang phát tri ển dịch vụ NHBL vì đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NH trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các NH quản lý rủi ro hiệu quả, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho KH, định hướng kinh doanh tối ưu. Xét trên tài chính và qu ản trị NH, NHBL mang lại nguồn t hu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài, và đây là lãnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Nguồn thu này sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao nếu NH thu hút được ngày càng nhiều KH sử dụng dịch vụ của mình. Phát triển dịch vụ NHBL là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu thu nhập của NH. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu tín dụng thì sẽ rất bấp bênh. Vì vậy, việc phát triển các dịch vụ NHBL sẽ tăng nguồn thu dịch vụ cho NH. Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, góp phần đa dạng hoá hoạt động NH, góp phần làm vững mạnh nền tài chính quốc gia…NHBL mở rộng khả năng mua bán chéo giữa các cá nhân và DN với NH, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới KH hiện đại và tiềm năng của NHTM. Phát triển NHBL sẽ mang lại nhiều lợi ích từ huy động vốn, tín dụng và dịch vụ cho các NHTM. Ngoài nguồn vốn huy động có kỳ hạn tương đối ổn định,
  • 17. 8 NHTM còn có th ể sử dụng số dư không kỳ hạn từ các khoản thanh toán, tài khoản mở phát hành thẻ, tài khoản ký quỹ... để huy động nguồn vốn có lãi suất thấp. 1.1.4.3 Đối với KH Vì đây là ngành l ợi thế theo quy mô và phạm vi nên khi số người tham gia càng nhiều thì chi phí càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng. Việc phát triển dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm nhân lực và giảm chi phí vận hành, nhờ đó giảm chi phí dịch vụ cho KH. KH sẽ được phục vụ tốt hơn do hoạt động NHBL mang đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho KH trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. Đặc biệt, đối với các DNNVV, thông qua nguồn vốn được tài trợ và các tiện ích thanh toán khác, ho ạt động NHB L tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất và luân chuyển hàng hoá. 1.1.5 Các dịch vụ NHBL chủ yếu 1.1.5.1 Dịch vụ huy động vốn Các NHTM huy động vốn từ các cá nhân và các DNNVV dưới các hình thức chủ yếu như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá. Các KH cá nhân và DNNVV có nguồn vốn nhàn rỗi, tuy không l ớn nhưng với số lượng KH đông sẽ tạo nền tảng huy động vốn lớn cho các NHTM. Thông thường, nguồn vốn huy động qua các đối tượng KH bán lẻ thường có chi phí cao do có địa bàn dàn trãi, các KH cá nhân thường lựa chọn hình thức tiền gửi TK và sự cạnh tranh giữa các NH trong huy động vốn. Ngoài ra, nguồn vốn này thường không đồng đều về không gian địa lý do ảnh hưởng bởi thu nhập và trình độ dân trí. Trong các hình th ức huy động bán lẻ thì tiền gửi TK của cá nhân là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần tạo nên nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng của NH. Trên thế giới, có hai loại hình TK chính:
  • 18. 9 - Tiền gửi TK không có thời gian đáo hạn: người gửi khi muốn rút ra phải báo trước cho NH một thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay các NH thường cho phép KH được rút tiền TK mà không cần báo trước. - Tiền gửi TK có mục đích: người gửi ký thác ở NH để sử dụng vào một mục đích nhất định như mua nhà ở, trang trãi chi phí học tập,… Đối với những người gửi tiền loại này, NH thường cấp tín dụng để bù đắp thêm phần thiếu hụt khi sử dụng theo mục đích của tiền gửi TK. 1.1.5.2 Dịch vụ tín dụng Dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm: cho vay cá nhân (như cho vay du h ọc; cho vay mua nhà trả góp; cho vay mua ô tô; cho vay đầu tư chứng khoán; kinh doanh vàng; bất động sản…), cho vay hộ gia đình và cho vay các DNNVV (như cho vay từng lần, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức). Trong lãnh vực tín dụng hiện nay, các NHTM cổ phần tỏ ra năng động và ưu thế hơn các NHTM Nhà nước trong việc cung cấp tín dụng cho KH cá nhân. Nhìn chung, hiện nay các NHTM cổ phần đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú dành cho các KH cá nhân. Nhìn chung, t ỷ trọng cho vay cá nhân và các DNNVV ngày càng lớn trong tổng dư nợ của NH, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho các NHTM. Tuy nhiên, các khoản cho vay nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Bên cạnh đó, các KH vay rất nhạy cảm với các yếu tố như lãi suất, thời hạn và thủ tục nên NHTM bị tác động mạnh bởi yếu tố cạnh tranh trên thị trường và khả năng trục lợi của KH. 1.1.5.3 Dịch vụ thanh toán NH thay mặt KH thực hiện thanh toán cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ như phát hành và bù tr ừ séc cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử… NH thực hiện dịch vụ này thông qua việc mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho KH. Các phương tiện thanh toán thông thường bao gồm: séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thương phiếu… Với việc cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM mang lại cho các cá nhân và các DNNVV nhiều tiện ích trong việc thanh toán. Nhờ
  • 19. 10 lượng KH này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Điển hình nhất là thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, các NH có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các cá nhân. Thẻ ATM đang là công cụ hiện đại, năng động và linh hoạt, phục vụ hữu hiệu cho KH khi sử dụng tài khoản cá nhân với độ an toàn và tính bảo mật cao. Thẻ ATM xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2002(2 1.1.5.4 Dịch vụ NH điện tử ) . Đến cuối năm 2007, có hơn 30 NH tham gia v ới trên 130 thương hiệu thẻ khác nhau gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước. Ngân hàng điện tử là sự kết hợp giữa Internet và các hoạt động của NH. Đây là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động NH. NH điện tử là dịch vụ mang tiện ích cao, khách hàng ch ỉ cần quan hệ, giao dịch và thanh toán qua mạng, tuy nhiên rủi ro trong hoạt động này cũng không nhỏ vì khó đảm bảo tính an toàn, bảo mật trong thanh toán với công nghệ hiện nay. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT, các dịch vụ NHBL dần dần được hiện đại hoá, từ đó cho ra đời sản phẩm NH hiện đại, nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và DNNVV. Các dịch vụ NH điện tử chủ yếu gồm: - Internet banking: KH có th ể tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của NH; truy c ập thông tin về tài khoản cá nhân như s ố dư, các giao dịch TK trong từng tháng. - Phone banking: KH có th ể kiểm tra số dư tài khoản; kiểm tra các giao dịch gần nhất; nghe các thông tin về tỷ giá và lãi suất; yêu cầu các NH gửi fax các bảng sao kê, tỷ giá hoặc lãi suất cho KH (2) Phước Hà, 2008, “Các ngân hàng bắt đầu thu hoạch từ dịch vụ ATM”, www.vietbao.vn , ngày 30 /05/2008.
  • 20. 11 - Mobile banking: KH có th ể kiểm tra số dư tài khoản; liệt kê giao dịch; thông báo số dư, tỷ giá và lãi suất huy động; thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet và nạp tiền vào thẻ. - Home banking: KH có thể thực hiện hầu hết các giao dịch tại nhà hoặc văn phòng làm việc của mình thông qua hệ thống kết nối với hệ thống máy tính của NH. Các giao dịch thông thường bao gồm chuyển tiền, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có... 1.1.5.5 Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ nêu trên, các dịch vụ dành cho DNNVV còn bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh. Dịch vụ dành cho các cá nhân còn bao g ồm dịch vụ chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền du học, giữ hộ vàng, cho thuê tủ sắt… 1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ NHBL Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ NH ngày càng cao, nhất là dịch vụ NHBL. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng dịch vụ NHBL là thước đo nền văn minh NH của quốc gia. Nó làm biến chuyển từ nền kinh tế tiền mặt sang phi tiền mặt. Nhờ vào khả năng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ NHBL góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… Bên cạnh, dịch vụ NHBL góp phần khai thác nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả và góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Phát triển dịch vụ NHBL là hết sức cần thiết và quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, góp phần đa dạng hoá hoạt động NH, góp phần làm vững mạnh nền tài chính quốc gia…NHBL mở rộng khả năng mua bán chéo giữa các cá nhân và DN với NH, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới KH hiện đại và tiềm năng của NHTM.
  • 21. 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHBL 1.3.1 Dưới góc độ vĩ mô 1.3.1.1 Hệ thống pháp luật NH Hệ thống pháp luật NH cần phải được xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo được sự đồng bộ, ổn định, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, theo kịp tiến độ của yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ NH hiện đại. Nếu bộ khung pháp lý không thống nhất sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa các quy định đối với những loại hình NH khác nhau, điều này sẽ gây nên tình trạng các NH cạnh tranh nhau không lành mạnh, có sự chồng chéo giữa các nghiệp vụ. Mặt khác, việc ban hành các chủ trương chính sách không theo thông lệ quốc tế sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của các dịch vụ qua NH và các hình thức NH nước ngoài, từ đó dẫn đến việc làm giảm tốc độ phát triển của ngành NH nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.3.1.2 Các chính sách, cơ chế quản lý và năng lực điều hành của NHTW Ngày nay, sứ mệnh của hầu hết các Ngân hàng Trung Ương (NHTW) trên thế giới là chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các công c ụ và giải pháp nhằm đạt tới mục tiêu chính sách tiền tệ đã đề ra; chịu trách nhiệm về sự trôi chảy của hệ thống thanh toán và sự bình ổn của hệ thống tài chính và NHTW là người cho vay cứu cánh cuối cùng. Vì vậy, mục tiêu hoạt động đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của NHTW là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hầu như thống nhất ở các nước đó là ổn định giá trị đồng bản tệ, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn vi ệc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô này, tuỳ thuộc vào trạng thái của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, các NHTW còn có thể lựa chọn cho mình thêm một số mục tiêu cụ thể khác. 1.3.2 Dưới góc độ vi mô 1.3.2.1 Giá của SPDV Giá của các loại dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng đối với cá c chủ thể cung cấp dịch vụ, đồng thời nếu giá cả quá cao hay quá thấp đều có tác động tiêu
  • 22. 13 cực đến sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính. Trường hợp giá cả các loại hình dịch vụ tài chính quá cao, KH có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính; ngược lại trong trường hợp giá cả các loại dịch vụ tài chính quá thấp thì các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc kinh doanh, nhiều khả năng dẫn đến thua lỗ và phá sản. Như vậy, trong cả hai trường hợp trên đều đưa đến tác động tiêu cực là thu hẹp thị trường dịch vụ tài chính. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh. Ta có thể thấy một quy luật chung sau: - Nếu cung > cầu: giá dịch vụ sẽ có khuynh hướng giảm để khuyến khích thị trường tiêu dùng sản phẩm. - Nếu cung < cầu: giá dịch vụ sẽ có khuynh hướng tăng, đặc biệt là trong trường hợp thị trường độc quyền. - Nếu thị trường có sự tác động của quy luật cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ được cung cấp một mức giá hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. Khi này giá của sản phẩm sẽ có khuynh hướng ngày càng giảm. Do đó giá c ả các loại hình dịch vụ tài chính cần phải được xác định ở mức thích hợp theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của thị trường dịch vụ tài chính. 1.3.2.2 Tiện ích của dịch vụ và sự thỏa mản của KH trong chất lượng phục vụ của nhân viên. Tiện ích của dịch vụ NH cungứng cho KH cao, thì giá trị dịch vụ của NH lớn, thỏa mãn tối đa nhu cầu KH. Tuy nhiên, mỗi KH xem xét đánh giá giá trị sử dụng dịch vụ NH rất khác nhau, tùy thuộc mức độ thỏa mãn nhu cầu theo đặc điểm riêng của KH, mức độ nhanh chóng, chính xác, dễ dàng khi giao dịch; mức phí nghiệp vụ tùy theo sự chấp nhận của mỗi KH… Một đặc tính đặc thù của hoạt động NH là tình trạng tài chính của một NH phụ thuộc vào niềm tin của KH gửi tiền và giá trị tài sản của NH đó. Giá trị sử dụng của dịch vụ NH mang tính l ợi ích cho KH, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, thực hiện thanh toán, chuyển tiền tài trợ thuê mua,… tạo thuận lợi cho KH
  • 23. 14 hoạt động kinh doanh có lời. Như đối với huy động TK thì cần phải biết KH rất quan tâm đến giá trị và tính hấp dẫn của quà tặng khi gửi tiền TK đồng thời lãi suất của sản phẩm hợp lý cũng là một yếu tố khiến KH quan tâm. Để phát triển và thành công trên thị trường tài chính Việt Nam khi có nhiều NH nước ngoài góp mặt thì điều quan trọng nhất là phải tạo được lòng tin đối với KH bằng chất lượng dịch vụ. Mặt khác, NH cần tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng thông qua m ạng lưới hoạt động. Có như vậy, người dân trên mọi miền đất nước mới có cơ hội sử dụng những dịch vụ tiện ích mà NH đem lại. Do dịch vụ tài chính NH quá tương đồng nên có sự cạnh tranh về giá gay gắt, trong đó hầu hết các NH đều miễn giảm phí dịch vụ và tạo thêm nhiều tiện ích cho KH. Ngoài ra, phong cách ph ục vụ tận tình, thân thiện và mang tính chuyên nghiệp của nhân viên NH sẽ góp phần tăng trưởng số lượng KH và doanh số dịch vụ ngày một nhiều hơn. 1.3.2.3 Năng lực tài chính của NH Năng lực tài chính của NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Hiện nay, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn nhỏ, xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường, yếu về tiềm lực vốn, công nghệ, tổ chức lạc hậu và trình độ quản lý thấp. Đối với các NHTM với quy mô còn nhỏ, việc yêu cầu tăng vốn sẽ giúp các NH nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ và phát triển các sản phẩm và dịch vụ,… từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc tăng vốn phải đi kèm với việc duy trì an ninh tài chính của NH. An ninh tài chính của NH là trạng thái của tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng; biểu hiện trạng thái hoạt động bền vững của các hoạt động kinh doanh của NH. 1.3.2.4 Mạng lưới hoạt động của NH Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam chủ yếu là bán lẻ. Vì vậy, mạng lưới giao dịch rộng khắp gần dân, sát dân, kề sát các DN, bảo đảm tiện lợi
  • 24. 15 trong giao dịch của KH với NH sẽ là một lợi thế cạnh tranh đối với các NHTM trong nước. Do đó, việc mở rộng mạng lưới cần tập trung tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các khu vực kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, việc phát triển rộng khắp và có tốc độ nhanh mạng lưới máy rút tiền tự động, hay còn gọi là giao dịch NH tự động trên máy ATM cũng là một biện pháp mở rộng thị trường, vươn lên chiếm lĩnh thị phần trước áp lực cạnh tranh của các NH nước ngoài tiếp tục vào Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO. Trong năm 2009, ư ớc tính các NHTM cổ phần đã mở thêm mới gần 300 chi nhánh và phòng giao d ịch trong toàn quốc. Đây là một chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh đúng đắn và hiệu quả. 1.3.2.5 Các nhân tố khác Ngoài những nhân tố đã được đề cập ở phần trên thì việc phát triển dịch vụ NH còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau: công nghệ NH, chính sách nguồn nhân lực, chiến lược Marketing hay xây dựng thương hiệu cho NH, xác định lộ trình phát triển dịch vụ của NH phù hợp với điều kiện thực tế của NH trong từng giai đoạn,… Hiện nay, hầu hết các NHTM đã trang bị hoặc lên kế hoạch trang bị phần mềm NH lõi (Core banking).Việc đưa công nghệ NH hiện đại vào sử dụng chẳng những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, tăng nhanh quy mô hoạt động mà còn giúp không cần tăng cao số lượng nhân viên tương ứng, giảm thời gian giao dịch với KH nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chính xác và kịp thời. Với sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong ngành NH thì việc giữ và thu hút nhân tài đòi hỏi các NH phải có một chính sách nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như: mức lương, sự ưu đãi, môi trường làm việc... Ngoài ra, các chiến lược Marketing với những chương trình khuyến mãi, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ đã và đang làm cho thị trường tài chính dịch vụ NH sôi động trong thời kỳ cạnh tranh giữa NH trong nước và NH nước ngoài, giữa các NH trong nước với nhau.
  • 25. 16 1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL ở một số nước 1.4.1 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản Hệ thống NH của Nhật Bản được đánh giá là hệ thống NH bảo thủ, cồng kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị. Chính vì vậy nó tạo nên môi trường hết sức khó khăn cho NH trong nước và không hoàn toàn thân thi ện với NH và công ty tài chính ở nước ngoài. Trong một thời gian dài, NH có quyền lực ở khu vực như NH HongKong Thư ợng Hải (HSBC), ABN Amro và Standart Chartered tránh không tham gia vào các d ịch vụ NH bán lẻ ở Nhật Bản, họ coi đó như một “đĩa cá có độc”. Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ NHBL ở Nhậ t Bản. Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh và có một chút may mắn đã mang thành công về doanh thu, lợi nhuận và KH cho Citibank tại thị trường này. Thành công mang đến từ những bước đi đầu tiên tưởng như là những bước thụt lùi nhưng lại tạo nên vận may bất ngờ cho Citibank. Citibank đã thúc giục Nhật Bản cho phép kết nối mạng lưới tài chính của Nhật bản với hệ thống máy ATM của NHTM nước này. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Chính phủ Nhật Bản từ chối, nhưng như một hình thức an ủi, họ đã cho phép những người ngoài cuộc được kết nối với hệ thống ATM của NH Tiết kiệm Bưu điện cũ của Chính phủ. Citibank đã không bỏ lỡ cơ hội để quan hệ và khai thác các đối tượng KH này trong khi NH trong nước không thể với tới do NH Tiết kiệm Bưu điện không còn k ết nối với mạng lưới ATM nữa. Kết quả là trong vòng thời gian ngắn, số lượng KH cá nhân quan hệ với Citibank tăng lên nhanh chóng. Với một số lượng khoảng hơn một ngàn tỷ USD, Tiết kiệm Bưu điện đáo hạn hàng năm, Citibank ở vị trí cực kỳ thuận lợi để bán các sản phẩm đầu tư cho những người tiêu dùng đang không ng ừng tìm kiếm lợi tức cao hơn so với mức lợi tức hiện hành. Vận may nêu trên mới là một phần thành công về phát triển dịch vụ bán lẻ của Citibank tại thị trường Nhật Bản. Trước xu hướng người Nhật Bản đã và đang đòi hỏi các phương tiện đầu tư và quyền chọn tài chính ngày càng đa dạng hơn so với các nhà cho vay truyền thống. Với lợi thế là tập đoàn tài chính giàu
  • 26. 17 sức mạnh, Citibank đã không bỏ qua cơ hội này, họ đã đưa ra nhiều loại hình dịch vụ như: Cho phép thanh toán qua mạng điện thoại thông thường hay trao đổi tiền tệ 24 giờ cho các KH cá nhân, duy trì các hoạt động của hệ thống ATM 24 giờ trong suốt 07 ngày mà NH khác tại Nhật Bản chưa làm được. Khi người Nhật tỏ ra lo lắng về NH trong nước, mong muốn tìm nơi đầu tư có hiệu quả hơn thì Citibank là địa chỉ đáng tin cậy. Một chiến lược khác được coi là thành công tiếp theo của Citibank trên thị trường bán lẻ Nhật Bản đó là họ đã rất khôn ngoan xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào hơn 15 tri ệu hộ gia đình có thu nhập cao tại đất nước này. Trong một điều tra gần đây đối với các đối tượng KH thu nhập cao về NH nào họ tin cậy nhất thì Citibank đã đánh bại cả tập đoàn tài chính khổng lồ Bank of Tokyo – Mitsubishi để trở thành NH đáng tin cậy nhất của nhóm KH này. Để thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các CN của mình tại Tokyo theo hướng giảm số CN để giảm chi phí nhưng đồng thời nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất các đối tượng KH theo chiến lược đề ra. Thành công vang d ội ti ếp theo của Citibank trên thị trường Nhật Bản đó là tiếp tục đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại 25% cổ phần của Công ty chứng khoán Nikko của NH lớn thứ hai tại Nhật Bản và góp 51% cổ phần tại Công ty môi giới Nikko Salomon Smith Barney. Hai vụ đầu tư này tiêu tốn khoảng 1,6 tỷ USD nhưng đã tạo ra hiện giá 6 tỷ USD. Với các chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ NHBL thành công của Citibank tại Nhật Bản đã cuốn hút KH cá nhân đ ến với họ để mong muốn tìm kiếm được lợi tức cao. 1.4.2 Kinh nghiệm của NH Bangkok – Thái Lan: NH Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số NH lớn nhất tại Thái Lan. Theo s ố liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại NH Bangkok. Mặc dù NH này có mạng lưới chi nhánh ho ạt động rộng nhưng NH Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các DNNVV, KH cá nhân trên khắp đất nước. Chi nhánh nhỏ của NH Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, NH này đã
  • 27. 18 mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng KH đến giao dịch. Kết quả của việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% KH so với ban đầu. Với thành công phát triển mạng lưới, NH Bangkok không dừng lại ở đó, họ tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các khu đô thị lớn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của KH. Ngoài ra, NH Bangkok cũng mở thêm 32 trung tâm kinh doanh mới. Các trung tâm kinh doanh mới và các chi nhánh phục vụ tiêu dùng là một phần trong chiến lược của NH này nhằm tiếp cận KH bằng các dịch vụ hấp dẫn cho mỗi mãng KH chính (DNNVV ở các vùng trọng điểm, KH cá nhân ở đô thị, các đối tượng học sinh, sinh viên). NH Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc tiên tiến nhất ở Thái Lan, mở rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánhở cấp tỉnh và đô thị chính. Đồng thời với triển khai dịch vụ séc, NH Bangkok c ũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường, kết quả NH này chiếm 22% thị phần thẻ ghi nợ nội địa. Để tiếp tục phát triển dịch vụ NHBL, dịch vụ KH cũng được nâng cao khi NH Bangkok cho ra đ ời trung tâm h oạt động NH hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ NH khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho KH trong suốt 24/24 giờ. 1.4.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore và Việt Nam NH Standard Chartered Singapore là m ột trong những NHBL hàng đầu t ại Châu Á v ới bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ KH, dịch vụ KH đạt trên 56% trong t ổng thu nhập của NH này. Hiện nay NH Standard Chartered Singapore đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực và NH mẹ (trụ sở tại Vương quốc Anh) đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong dịch vụ đầu tư, NH Standard Chartered Singapore trở thành đơn vị đi đầu trong việc phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba, trong thời điểm hiện tại NH này có hơn 200 chi nhánh qu ản lý vốn đầu tư cho bên thứ ba. Chỉ riêng quy mô
  • 28. 19 này giúp NH có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới. Điều đó mang lại cho NH này những lợi ích về thị phần so với NH cùng quy mô. Ngoài thành công trong phát tri ển dịch vụ NHBL với khả năng liên kết vớ i bên thứ ba của NH Standard Chartered Singapore, NH này còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ NHBL. Đó là việc thành lập mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như NH Internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ KH tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên l ạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh và NH Internet… Ngoài ra, NH này còn t ỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của các chi nhánh với ý tưởng rất đời thường là mong muốn chi nhánh trở thành điểm yêu thích của KH do đa số các dịch vụ NH của chi nhánh đều sử dụng công nghệ. Theo thống kê đến nay 60% giao dịch của NH này đều được thực hiện thông qua kênh tự động. Ở Việt Nam, NH Standard Chartered đã khai trương dịch vụ NHBL tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 7 năm 2008, tiếp nối thành công của dịch vụ này tại TP. Hồ Chí Minh. Việc mở rộng ra Hà Nội, một thị trường rất quan trọng, thể hiện cam kết của Standard Chartered trong việc hỗ trợ các KH Việt Nam dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. Standard Chartered s ẽ tiếp tục kết hợp sự am hiểu sâu sắc thị trường trong nước với chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu để mang lại những dịch vụ an toàn, tin cậy, thuận tiện, và được xây dựng riêng nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam. Bà Namita Lal, Giám đốc Phụ trách NHBL của NH Standard Chartered tại Việt Nam, cho biết bà rất vui mừng trước sự mở rộng của dịch vụ này ra thị trường đầy tiềm năng của Hà Nội:(3 (3) Tạ Quang Chiến, 2008, “Thị trường NH bán lẻ: Áp lực và cơ hội cùng tăng”, ) “Chúng tôi đ ã rất thành công v ới chuỗi s ản phẩm Quản lý Tài Sản, bao gồm tài khoản Tiền gửi Thặng dư, Chương trình Tích kiệm Đa ngoại tệ, Gói dịch vụ cho Thương gia dành cho KH cá nhân, tài khoản TK doanh nghiệp và Chương trình Tích kiệm Đa ngoại tệ dành cho các DNNVV. Tiếp sau đó, chúng tôi đã đưa ra thị trường dịch www.doanhnhan360.com.vn, ngày 17/12/2008
  • 29. 20 vụ Cho vay Tiêu dùng và sẽ sớm tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm cho vay đối với DNNVV. Hà Nội là một thị trường năng động, nơi nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến đang ngày một gia tăng. Chúng tôi tin tưởng rằng với thành công tại TP. Hồ Chí Minh và kinh nghiệm dày dạn của NH tại các thị trường mới nổi khác trong khu vực, dịch vụ NHBL của Standard Chartered sẽ đáp ứng và vượt hơn cả sự mong đợi của KH thủ đô.” Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ NH Bán lẻ, với dân số trên 85 triệu người và một kết cấu dân số rất “hấp dẫn” là trên 50% số dân dưới độ tuổi 25. NHBL của Standard Chartered hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến cho hơn 14 triệu KH, bao gồm các cá nhân và DN vừa và nhỏ ở Châu Á, Châu Phi, và Trung Đông. Tại Việt Nam, NHBL của Standard Chartered có hơn 100 nhân viên làm vi ệc tại hai chi nhánh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và đặt kế hoạch nâng số nhân viên lên 500 người từ nay đến cuối năm 2010. Standard Chartered hiện đã có các máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên tại các tuyến phố quan trọng và dự định sẽ đưa vào sử dụng hơn 250 máy ATM trên khắp cả nước trong vòng 3 đến 4 năm tới. 1.4.4 Bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank Từ kinh nghiệm phát triển SPDV NHBL ở một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, chúng ta có th ể rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm cơ sở phát triển dịch vụ NHBL cho Sacombank như sau: - Xây dựng một chiến lược phát triển dịch vụ NH tổng thể trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác định được năng lực và mục tiêu phát triển của từng NH. Đồng thời, phải xác định được lộ trình phát triển dịch vụ NH trong từng giai đoạn và điều kiện của mỗi NH. - Xây dựng chính sách KH hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ KH. Việc xây dựng chính sách KH có hiệu quả phải dựa trên hệ thống thông tin KH đầy đủ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng phục vụ cần xây dựng phong cách phục vụ chuẩn mực, tốc độ xử lý yêu cầu KH nhanh, chú trọng chức năng tư vấn KH…
  • 30. 21 - Phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi phải phát triển kênh phân phối rộng khắp phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của NH. Hiện nay, phương thức giao dịch và cung cấp dịch vụ chủ yếu vẫn là “tiếp xúc trực tiếp qua quầy”. Các hình thức giao dịch từ xa dựa trên cơ sở nền tảng CNTT và điện tử cần được phổ biến hơn nữa. Mặt khác, cần thiết phải mở rộng mạng lưới hoạt động song song với nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới, mạnh dạn cải tiến hoặc xóa bỏ những đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, các NHTM có th ể mở rộng kênh phân phối qua các “Đại lý” như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM,… trên nguyên tắc các đại lý này được hưởng một khoản phí và tuân thủ các thỏa thuận của hai bên. - Nâng cao việc ứng dụng CNTT trong việc phát triển dịch vụ NHBL, nhất là tập trung phát triển các dịch vụ NH điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho KH và giảm chi phí cho NH. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo được yêu cầu bảo mật thông tin của KH và cả NH. - Đa dạng hóa SPDV để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KH. Việc đa dạng hóa sản phẩm cần tập trung vào các NH có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. - Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể rõ ràng trong hoạt động NHBL nhằm quảng bá hình ảnh và từng bước xây dựng thương hiệu NH, song song đó cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tiếp thị về NHBL và tăng tỷ lệ tiếp cận KH cá nhân.
  • 31. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ NHBL. Qua nghiên cứu rút ra: Dịch vụ NHBL nhằm phục vụ cho các cá nhân và DNNVV trong đó chủ yếu là các dịch vụ huy động vốn, cho vay tiêu dùng, thanh toán th ẻ. Dịch vụ NHBL là mảng kinh doanh dịch vụ hiện đại nên hiện nay được nhiều NHTM chú trọng phát triển. Đây là hoạt động dịch vụ chủ yếu tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho NH, là cơ sở để tài trợ cho hoạt động bán buôn và đa dạng hoá hoạt động cho các NHTM. Hoạt động NHBL đem lại nguồn thu nhập ổn định, chắc chắn, hạn chế được nhiều rủi ro bên ngoài, tiết kiệm chi phí và th ời gian, tức là năng cao hiệu quả kinh doanh của các NH. Đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động NHBL góp phần khai thác và tận dụng hiệu quả tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, xây dựng văn minh thanh toán không dùng tiền mặt. SPDV của các NHTM là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên hoạt động này luôn bị tác động bởi một số vấn đề vĩ mô và vi mô. Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm phát triển sản phẩm của một số NH trong khu vực, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển SPDV tại Sacombank. Từ những nhận định và tìm hiểu của tác giả được nêu trong chương này sẽ tạo cơ sở về mặt lý luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu phát triển đề tài ở chương 2 và chương 3.
  • 32. 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SACOMBANK 2.1 Giới thiệu Sacombank 2.1.1 Sacombank Được thành lập từ năm 1991, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín đã trở thành NH hàng đ ầu Việt Nam. Là một NHTMCP tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thoả mãn nhu cầu của KH. Ngày 16/05/2008, Sacombank chính th ức công bố thành lập Tập đoàn Tài chính Sacombank, đóng vai tr ò hạt nhân điều phối hoạt động của 5 Cty thành viên (Cty Qu ản lý và khai thác tài s ản Sacombank -SBA; Cty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ; Cty Ki ều hối Sacombank -SBR; Cty cho thuê tài chính Sacombank-SBL; Cty Ch ứng khoán Sacombank -SBS) và 6 thành viên h ợp tác chiến lược là Cty Đầu tư Sài Gòn Thương tín-STI; Cty Đ ầu tư Xây dựng Toà n Thịnh Phát; Cty Xuất nhập khẩu Tân Định Tadimex; Cty Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín-Sacomreal; Cty quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam - VFM và trường Đại học Yersin Đà Lạt. Với năng lực tài chính hùng mạnh, vốn điều lệ đạt 6.700 tỷ đồng năm 2009, đạt 9.179 tỷ đồng năm 2010, Saccombank đang tăng cường mở rộng thị phần của mình. Mạng lưới hoạt động của NH đã tăng đến hơn 390 điểm giao dịch tại 47 trên 63 t ỉnh thành, một chi nhánh tại Lào, một chi nhánh tại CamPuChia. Với sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings và NH ANZ, Sacombank đã triển khai các dịch vụ tài chính thoả mãn nhu cầu của KH. Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân, các DNNVV Vi ệt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản
  • 33. 24 trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý. 2.1.2 Sơ lược kết quả HĐKD của Sacombank trong những năm gần đây. 2.1.2.1 Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam ngày càng rõ r ệt sau khi nước t a chính th ức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong năm 2008, t ình trạng lạm phát chuyển sang giảm phát là tình huống trái ngược diễn ra trong thời gian ngắn làm cho nền kinh tế khó khăn bội phần; hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp đáng kể, hàng hoá ứ đọng và sức tiêu thụ giảm sút; hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn; thị trường bất động sản trầm lắng; thị trường CK ảm đạm; trong khi đó giá vàng, ngoại tệ và giá cả một số mặt hàng biến động thất thường, thậm chí có thời điểm diễn ra tình trạng đầu cơ tạo nên cơn sốt giá gạo. Đến năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do hệ lụy của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng đáng khích lệ: (4) tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,32%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008... Nền kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2011 đang trong quá trình hồi phục đầy khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ bắt đầu bùng phát vào đ ầu năm 2008 . Tốc độ tăng trưởng GDP(5 Ngành NH là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất về sự thay đổi trong chính sách vĩ mô. Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHNN đã ban hành nhiều chính sách về lãi suất, tỷ giá một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tổng phương tiện thanh toán về tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% và thực hiện quyết liệt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8% theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt kể từ ngày 31/03/2010, NHNN chính thức chấm dứt hoạt động sàn vàng, tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản 8% đến hết tháng 06 năm 2010. ) trong sáu tháng đ ạt 6, 16% (cùng kỳ năm 2010 chỉ đạt 3,87%). Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân sáu tháng đầu năm tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,78% so v ới tháng 12 năm 2010. (4) Vân Hằng, 2009 , “CPI năm 2009 tăng 6,88%”, www.anninhthudo.vn, ngày25/12/2009 (5) “Sacombank đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2010”, trang 1
  • 34. 25 Trước tình hình đầy biến động đó, Sacombank vẫn nỗ lực tiếp tục phấn đấu duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng trong khuôn khỗ chiến lược tình thế hoàn thành xuất sắc năm cuối của giai đoạn 2001-2010, tạo nền tảng vững chắc góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển giai đoạn 10 năm tiếp theo (giai đoạn 2011-2020). 2.1.2.2 Tình hình HĐKD của Sacombank trong giai đoạn gần đây. Năm 2009 là năm đáng nh ớ trong hoạt động NH nói chung và Sacombank nói riêng. Trư ớc tình hình kinh tế tiếp tục diễn ra những khó khăn, thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế t oàn cầu, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo, Sacombank và hầu hết các Cty trực thuộc đã cơ bản hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã được giao trong năm 2009. Sang năm 2010, phát huy l ợi thế sẳn có kết hợp sự vận dụng linh hoạt các cơ chế, giải pháp, kịp thời nắm bắt những cơ hội của thị trường để khắc phục những khó khăn trong mọi tình thế, Sacombank đã giữ vững nhịp độ tăng trưởng đối với hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 2.426 tỷ đồng, tăng 28% so v ới năm 2009, đạt 101% kế hoạch. Quý II năm 2011 đạt 1.490 tỷ đồng đạt 55% kế hoạch năm trong đó quý II đạt 904 tỷ đồng tăng 318 tỷ tương đương 54,3% so với quý I. Bảng biểu 2.1 Tình hình tăng trưởng lợi nhuận trước thuế qua các năm tại Sacombank (Đvt: triệu đồng) (Nguồn:Báo cáo thư ờng niên2007,2008, 2009, 2010 & báo cáo sơ k ết QII.2011 ) [3]
  • 35. 26 Sacombank đã hưởng ứng tích cực chủ trương của Chính phủ về cho vay hỗ trợ lãi suất và kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo mức đăng ký với NHNN, Bên cạnh, Sacombank đã tích cực tái cơ cấu nguồn vốn bằng việc phát hành thêm 2.000 trái phiếu, khơi thông nguồn vốn uỷ thác từ ADB(6 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank ) , Proparco, RDFIII, dự án năng lượng tái tạo của Worl Bank... Đây là thành công bư ớc đầu khẳng định uy tín thương hiệu của Sacombank và thu hút nguồn ngoại tệ cho đất nước. 2.2.1 Dịch vụ huy động vốn Nhìn chung t ốc độ huy động của Sacombank tăng nhanh và đột phá từ năm 2007 đến QII.2011, năm 2007 tăng so với năm 2006 với tốc độ 153%, tương đương với số dư là 44.243 tỷ VNĐ. Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độ tăng tưởng có tăng nhưng do tác đ ộng của nền kinh tế trong và ngoài nước nên chỉ tăn g nhẹ khoảng 4% so với năm 2007. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp là do tâm lý của người dân phản ứng lại với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Một số nhà đầu tư chuyển sang kênh đầu tư khác như CK và kinh doanh Vàng. Bên cạnh giai đoạn đó ngày 29/08/2008, Chính ph ủ ban hành Nghị quyết số 20/2008/NQ -CP về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm 2008. Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN tiếp tục chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt điều hành lãi suất theo hướng thực dương; điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh ngoại tệ đều ảnh hưởng ít nhiều tác động đến chính sách huy động của Sacombank theo hư ớng đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trên cơ sở cân đối với tình hình nguồn vốn của NH. Đến cuối năm 2009, dư nợ huy động quy VND của Sacombank đạt 60.516 tỷ VND, tăng tương đương 31% so với năm 2008 cho thấy số dư huy động quy VND của Sacombank trong những năm qua đều tăng vượt kế hoạch đề ra, nâng thị phần huy động từ 4,6% lến 5,2% trong toàn ngành. Tuy tình hình kinh tế đầu năm 2011 còn nhiều diễn biến phức (6) -ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á -Proparco : Công ty trực thuộc Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement - AFD) -RDFII: Quỹ Phát triển Nông thôn II
  • 36. 27 tạp nhưng đến quý II năm 2011 thì tổng huy động của Sacombank đạt 100.855 tỷ VNĐ, tăng 28,75% so với năm 2010 là 78.335 tỷ VND. Bảng biểu 2.2 Tình hình huy động vốn của Sacombank từ năm 2007-QII.2011 (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết quý II.2011 [7] Xét về cơ cấu huy động theo loại tiền gửi, qua bảng số liệu cho thấy loại hình tiền gửi tiết kiệm của Sacombank chiếm tỷ lệ là 66% năm 2007, năm 2008 là 76%, năm 2009 là 73%, đều này cho thấy Sacombank có chính sách duy trì KH tiền gửi TK cao và ổn định. Với chính sách lãi suất linh hoạt và cạnh tranh với một số NH, Sacombank đã đem đến cho người dân các sản phẩm TK kết hợp với các tiện ích khác mà vẫn đảm bảo lãi suất cạnh tranh. Kế đến là tiền gửi không kỳ hạn, đây là loại hình chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau loại hình tiền gửi TK, đa phần là tiền gửi thanh toán của DN và tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân. Với tỷ trọng này Sacombank cũng đã tận dụng được nguồn vốn lãi suất thấp, tuy tỷ lệ chưa b ằng so với các NH khác như : Vietcombank hay Á châu... Xét theo lo ại tiền tệ, thì Sacombank có số dư huy động bằng VND cao hơn so v ới huy động bằng v àng và ngo ạ i tệ khác, từ năm 2007 huy động bằng VND chiếm tỷ lệ 88% trong khi huy động bằng Vàng và ngoại tệ chỉ chiếm 12% tổng huy động của Sacombank và tỷ lệ này duy trì đến năm 2009 với VND là
  • 37. 28 86%, điều này cho thấy lãi suất huy động bằng vàng và ngoại tệ của Sacombank chưa thật sự thu hút KH và chưa có chiến lược đẩy mạnh lượng vốn này từ người dân có kiều bào gửi tiền về Việt Nam. Bên cạnh việc thu phí kiểm đếm và cất giữ làm KH chưa thoã mãn, trong giai đoạn này, kênh đầu tư vào sàn vàng và khan hiếm ngoại tệ trên thị trường cũng đã tác động ít nhiều đến cơ cấu huy động vốn của Sacombank. Bảng 2.1 Tình hình huyđộng vốn từ năm 2007 đến quý II năm 2011 tại Sacombank (Đvt: triệu đồng). Thời điểm cuối kỳ 30/6/2011 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007 VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng VND Ngtệ-Vàng Tiền gửi không kỳ hạn 23.037.410 2.226.780 10.827.390 1.484.520 8.995.290 1.003.288 5.458.870 401.094 6.478.010 442.878 Tiền gửi có kỳ hạn 12.849.022 1.050.692 9.708.048 700.461 5.248.772 517.765 3.931.488 651.152 6.962.661 408.139 Tiền gửi tiết kiệm 48.358.670 12.320.891 46.588.387 8.213.927 37.664.472 6.214.072 30.481.232 4.672.108 25.460.817 3.557.673 Tiền ký quỹ 89.373 875.691 158.574 583.794 143.281 649.481 88.888 441.698 108.516 803.956 Tiền gửi vốn chuyên dùng 44.082 2.528 68.630 1.685 75.571 4.281 1.380 910 8.277 1.017 Tổng cộng theo tiền tệ 100.855.137 78.335.416 60.516.273 46.128.820 44.231.944 Tiền gửi không kỳ hạn 25.264.190 12.311.910 9.998.578 5.859.964 6.920.888 Tiền gửi có kỳ hạn 13.899.713 10.408.509 5.766.537 4.582.640 7.370.800 Tiền gửi tiết kiệm 60.679.560 54.802.314 43.878.544 35.153.340 29.018.490 Tiền ký quỹ 965.064 742.368 795.762 530.586 912.472 Tiền gửi vốn chuyên dùng 46.609 70.315 79.852 2.290 9.294 Tổng cộng theo loại tiền gửi 100.855.137 78.335.416 60.519.273 46.128.820 44.231.944 Doanh nghiệp Nhà nước 7.319.226 2.815.282 3.519.237 1.493.526 3.250.644 Công ty tư nhân trong nước 11.896.783 7.392.839 8.570.435 6.169.981 7.239.189 Dn 100% vốn nước ngoài 4.737.131 233.187 159.614 972.711 940.402 Cá nhân 62.650.431 58.146.487 47.118.031 37.121.811 31.454.697 Khác 14.251.565 9.747.621 1.148.956 370.791 1.347.012 Tổng cộng theo loại hình DN 100.855.137 78.335.416 60.516.273 46.128.820 44.231.944 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết quý II.2011[8] Huy động VNĐ và đặc biệt là USD, vàng quý II năm 2011 đều tăng trưởng thấp so với cùng kỳ và so với kế hoạch, bên cạnh nguyên nhân khách quan là do lực hút thị trường còn yếu thì sự tồn tại tâm lý lợi ích cục bộ của một số bộ phận, đơn vị cũng là nguyên nhân làm hạn chế khả năng tăng huy động của NH, do những thay đổi về chính sách vĩ mô đối với vàng và diễn biến khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ban điều hành chủ động giảm huy động vàng nhằm giảm gánh nặng chi phí cho NH. Huy động từ TCKT và dân cư đạt 100.855 tỷ, chiếm 71% tổng tài sản, giảm 2.273 tỷ so đầu năm (-2%), trong khi đó t ốc độ tăng trưởng toàn Ngành tăng 2,4% và đạt -14% kế hoạch tăng
  • 38. 29 trưởng. Thị phần Sacombank chiếm 4,4% so với đầu năm giảm 0,19%, cơ cấu huy động không bền vững, tiếp tục dịch chuyển sang kỳ hạn ngắn, tỷ trọng huy động dưới 3 tháng đối với VNĐ ở mức cao nhất từ trước đến nay (tăng 4% so với đầu năm) và chiếm tỷ trọng 87% tổng huy động TCKT và dân cư. Xét theo đối tượng KH, số dư huy động của cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong tổng huy động 78% năm 2009 và kế đến là các công ty tư nhân trong nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây là những đối tượng Sacombank đang nhắm đến với lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp khi chưa đến kỳ hạn thanh toán, Sacombank đã tận dụng và đạt được tỷ lệ này là rất cao đó là nh ờ có chính sách phân khúc KH mục tiêu . Tuy nhiên so v ới các NH khác thì t ỷ lệ này vẫn chưa cao v ì lãi suất và các hình thức khuyến mãi chưa hấp dẫn. Nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư đạt 88.938 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78% tổng tài sản, tăng 12.441 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tốc độ tăng 16%, cao hơn so v ới tốc độ tăng của ngành 10 ,8%. Thị phần huy động của Sacombank tới thời điểm 30/09/2010 đạt 4,94% tăng 0,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái tốc độ tăng huy động TCKT và dân cư thấp hơn rất nhiều (chỉ bằng ½ tốc độ tăng cùng kỳ) và mức tăng chỉ đạt 31% KH tăng trưởng đề ra trong năm 2010. Nhờ bám sát diễn biến thị trường và đề ra các giải pháp kịp thời linh hoạt theo đặc thù từng địa bàn, Sacombank đã phát triển và ổn định nguồn vốn huy động từ khách hàng. Với uy tín thương hiệu đối với các NH và định chế tài chính quốc tế được gầy dựng suốt thời gian qua, Sacombank đã đa dạng hóa và tăng dần nguồn vốn huy động thông qua các nguồn vốn ủy thác tài trợ thư tín dụng (LC) với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường trong nước. Tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động quy đổi VND đạt 126.203 tỷ đồng tăng 46% so với cuối năm 2009, trong đó huy động từ TCKT và dân cư là 103.804 tỷ đồng, tăng 32% chiếm tỷ trọng 82% trong tổng nguồn vốn huy động. Thị phần huy động của Sacombank vẫn tăng trưởng bền vững qua các năm, đến cuối năm 2010 đạt 4,8% tỷ trọng toàn ngành.
  • 39. 30 2.2.2 Dịch vụ cho vay Tổng dư nợ cho vay quy VND của Sacombank đến ngày 30/06/2010 đạt 67.817 tỷ đồng, tăng 12.369 tỷ đồng tương ứng tăng 22% so với đầu năm và đạt 50% kế hoạch . Tốc độ tăng dư n ợ cao gấp 2 lần tốc độ tăng của thị trường (1,07%) và đạt 3,9% thị phần cho vay (tăng 0,4% số tuyệt đối so với đầu năm). Tuy nhiên, tổng dư nợ tăng trưởng đạt tiến độ KH một phần cũng là do các khoản vay của các đơn vị trong tập đoàn đã được giải ng ân mạnh trong quý II. Tình hình dư nợ cho vay tại Sacombank qua các năm đã phù hợp với kiểm soát tăng trưởng tín dụng với kế hoạch đã đề ra và đã đăng ký với NHNN . Điểm nổi bật của Sacombank đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về cho vay hỗ trợ lãi suất với số dư đến ngày 31/12/2009 là 13.210 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ DN và giữ vững hệ KH truyền thống của mình. Triển khai các chương trình cho vay có trọng điểm như tài trợ xuất khẩu gạo, thuỷ hải sản ở khu vực miền Tây, tài trợ xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và tham gia đ ồng tài trợ một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ... Bảng biểu 2.3 Tình hình t ăng trư ởng dư n ợ của Sacombank từ năm 2007- QII.2011 (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết QII.2011 [9] Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank qua các năm bị ảnh ưởng bởi các yếu tố vĩ mô của NHNN: như năm 2008 tốc độ tăng -1% so với
  • 40. 31 năm 2007, sang năm 2009 th ì tốc độ tăng t rưởng tín dụng phục hồi trở lại, tăng 73% so v ới năm 2008, năm 2011 thì th ực thi theo chỉ thị 01/ CT-NHNN ngày 01/03/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, theo đó thì tỷ lệ cho vay phi sản xuất đến ngày 30/06/2011 tối đa là 22% tổng dư n ợ và còn 16% đến ngày 31/12/2011. Năm 2009 so v ới các năm trước, hoạt động tín dụng của NH được điều hành linh hoạt hơn, ưu tiên tăng trưởng tín dụng theo đặc thù vùng miền, cho vay kết hợp với bán chéo sản phẩm và xác định nguồn thu trọn gói KH mang lại, công tác quản lý danh mục cho vay, cấp hạn mức tín dụng cho KH và giải ngân các dự án trung dài hạn được kiểm soát tập trung tại Hội sở, Ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn tiếp tục vận hành hiệu quả đã góp phần khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,88%. Tình hình cho vay trong n ăm 2009 c ủa Sacombank có sự dịch chuyển từ VNĐ sang USD, Cho vay USD tăng 10% trong khi cho vay VNĐ gi ảm 9 ,5% nguyên nhân giá USD tương đ ối ổn định do tình hình xuất nhập khẩu thuận lợi hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đối tượng vay USD được mở rộng đã khuyến khích các DN chuyển sang vay USD có mức lãi suất thấp hơn, cho vay vàng không giảm đáng kể. Nguyên nhân: Lãi su ất cho vay của Sacombank chưa cạnh tranh được với NH bạn như: BIDV, Vietinbank, VCB, ACB... NH bạn áp dụng lãi suất cho vay bình quân từ 12,8%-14%/năm, trong khi Sacombank min là 15%; Bên cạnh NH bạn còn nhiều cơ chế ưu đãi áp dụng đối với các KH kinh doanh xuất nhập khẩu, KH có quy mô kinh doanh lớn trên địa bàn... Về phía KH: do có thông tin lãi suất giảm, nên các DN còn e dè ch ưa muốn nhận nợ, mà co cụm hoạt động kinh doanh lại và chờ lãi suất giảm xuống ở mức năng lực DN chịu được mới tiến hành nhận nợ. Từ đó cho vay VNĐ của Sacombank đã sụt giảm đến 3,31% so với năm 2008.
  • 41. 32 Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm tại Sacombank (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và sơ kết Q II.2011 [10] Thời điểm cuối kỳ 30/6/2011 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007 Cho vay các TCKT, các nhân trong nước 77.215.552 79.817.625 58.888.029 34.486.844 34.938.504 Cv chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá 151.766 0 0 3.328 23.425 Cho thuê tài chính 478.950 558.126 387.389 319.059 181.223 Cho vay từ nguồn vốn của các TC nước ngoài 406.067 334.386 248.791 197.774 463 Cho vay cá nhân và tổ chức nước ngoài 1.530.906 1.773.061 130.929 0 232.162 Nợ khoanh và nợ chờ xử lý 1.400 1.605 1.866 1.866 2.370 Tổng cộng theo loại hình cho vay 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Thương mại 11.523.206 11.793.222 13.271.046 8.285.625 11.170.849 Ngông lâm nghiệp 8.734.157 9.004.173 4.134.744 2.623.460 1.695.544 Sản xuất và gia công chế biến 26.520.880 26.790.896 15.642.150 8.700.709 10.081.980 Xây dựng 5.245.337 5.515.353 3.916.325 2.056.442 2.304.339 DỊch vụ cá nhân và cộng đồng 6.953.937 7.223.953 7.609.948 5.768.865 2.892.887 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 1.770.582 2.040.598 1.079.682 742.489 714.632 Giáo dục và đào tạo 1.903.827 2.173.843 1.586.989 1.279.052 1.108.328 Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2.532.566 2.802.582 5.507.615 2.949.151 2.171.155 Nhà hàng và khách sạn 627.182 897.198 759.403 787.038 472.583 Các ngành nghề khác 13.972.969 14.242.985 6.149.102 1.816.040 2.765.850 Tổng cộng theo ngành nghề kinh doanh 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Nợ đủ tiêu chuẩn 78.944.614 82.010.384 59.168.761 34.671.264 35.244.771 Nợ cần chú ý 139.410 29.899 104.235 129.200 51.968 Nợ dưới tiêu chuẩn 321.925 31.454 35.487 81.798 5.930 Nợ nghi ngờ 33.925 60.776 167.615 57.481 13.268 Nợ có khả năng mất vốn 345.437 352.290 180.906 69.128 62.210 Tổng cộng theo nhóm 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Ngắn hạn 47.879.051 51.904.547 38.586.238 19.777.308 21.731.963 Trung hạn 17.557538 16.282.072 10.113.472 6.566.937 6.472.460 Dài hạn 14.348.052 14.298.184 10.957.294 8.664.626 7.173.724 Tổng cộng theo kỳ hạn cho vay 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Cho Vay bằng đồng Việt Nam 76.244.902 68.483.419 52.027.447 29.549.928 27.231.369 Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 3.539.739 14.001.384 7.629.557 5.458.943 8.146.778 Tổng cộng theo loại tiền tệ 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Thành phồ Hồ Chí Minh 32.534.050 38.430.655 28.500.655 18.358.726 18.727.702 Đồng Bằng Sông Cửu Long 11.717.126 10.854.857 7.969.334 4.579.473 4.579.773 Miền Trung và miền Đông 21.875.235 19.796.391 14.658.972 7.234.516 7.234.516 Miền Bắc 11.955.879 11.629.839 8.528.043 4.836.156 4.836.156 Nước ngoài 1.702.351 1.773.061 - - - Tổng cộng theo khu vực địa lý 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147 Doanh nghiệp nhà nước 2.283.821 2.583.839 3.635.197 723.513 280.937 Công ty cổ phần 19.309.484 19.909.520 9.724.253 6.157.743 4.962.200 Công ty tràch nhiệm hữu hạn 23.184.841 23.484.859 16.988.663 9.315.313 9.997.319 Doanh nghiệp tư nhận 3.953.624 4.253.642 3.737.866 1.983.480 2.224.820 Hợp tác xã 168.754 268.760 287.264 65.587 121.069 Công ty liên doanh 67.252 167.258 8.066 18.852 129.871 Công ty 100% vốn nước ngoài 169.996 270.002 353.105 334.022 240.727 Cá nhân 30.276.450 30.876.486 24.890.792 16.372.649 17.379.225 Khác 370.419 670.437 31.798 37.712 41.979 Tổng cộng theo loại hình doanh nghiệp 79.784.641 82.484.803 59.657.004 35.008.871 35.378.147
  • 42. 33 Với mạng lưới rộng khắp, Sacombank chú trọng cho vay theo từng khu vực phù hợp với từng địa phương và đặc thù của từng vùng miền, góp phần đa dạng hoá SPDV cho vay c ủa Sacombank , trong đó cho vay phân tán, cho vay mua xe ô tô, cho vay ph ục v ụ xuất nhập khẩu là chủ lực của Sacombank. Bên cạnh, Sacombank còn đóng góp cho cộng đồng thông qua cho vay góp chợ và CBCNV trong các trường học, các tổ chứa Y tế huyện xã trong toàn nước. Chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp lần lượt là 0,67% và 0,62% quý II năm 2010, n ằm trong giới hạn cho phép của NH, thấp hơn kế hoạch đã đặt ra đầu năm (<2%). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn khả quan, ở mức 25,8%, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Bảng 2.3 Tình hình chất lượng tín dụng của Sacombank qua các năm Chỉ số tài chính QII.2011 2010 2009 2008 2007 Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 79,1% 61,4% 64% 57% 63% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,98% 0,52% 0,69% 0,62% 0,24% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,58% 0,56% 0,88% 0,996% 0,39% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 và sơ k ết Q II.2011 [11] Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình NQH và nợ xấu tại Sacombank qua các năm đều nằm trong giới hạn cho phép của NHNN . Tình hình kinh tế đã phục hồi nhưng vẫn còn một số khó khăn, NQH đã có thời điểm tăng dư nợ từ 486 lên 570 tỷ ( gần 1%) năm 2010. Với công tác ngăn chặn và xử lý NQH, Sacombank đã thành lập phòng QLRR với chức năng là rà soát, kiểm tra hồ sơ quá hạn, trong hạn, đặc biệt các hồ sơ lớn tại các khu vực trên cơ sở phòng phối hợp với văn phòng khu vực và kiểm toán nội bộ. Bên cạnh Sacombank còn xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ định tính. Tuy nhiên sang quý II.2011 do tình hình kinh t ế khó khăn và lãi suất tăng cao, đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng làm cho nợ quá hạn tăng rất mạnh so với đầu năm trước. Số dư 1.267 tỷ (tỷ lệ 1,58%) tăng 830 tỷ (+1,02%) so với đầu năm. Trong đó nợ xấu là 784 tỷ (tỷ lệ 0,98%), tăng 381 tỷ (+0,45%) so với đầu năm.