SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : ThS. NGÔ THỊ QUYÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HỒNG ANH
MÃ SINH VIÊN : A18282
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ
cũng như sự động viên từ nhiều phía.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn – Thạc sĩ Ngô Thị Quyên. Cô là người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua bài khóa luận, gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp
truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất làm nền
móng cho những môn chuyên ngành để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú trong phòng Tài
chính – Kế toán ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã tạo điều kiện, giúp
đỡ em cũng như cung cấp số liệu, thông tin và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời
gian làm luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi tới lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè,
những người đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành
khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Anh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................1
1.1.Khái niệm, vai trò, phân loại nguồn vốn ................................................................1
1.1.1.Khái niệm về nguồn vốn........................................................................1
1.1.2.Vai trò của nguồn vốn.............................................................................1
1.1.3.Phân loại nguồn vốn...............................................................................1
1.1.3.1. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.............................................1
1.1.3.2. Theo phạm vi huy động vốn................................................................2
1.2.Cấu trúc vốn.............................................................................................................4
1.2.1.Khái niệm về cấu trúc vốn ......................................................................4
1.2.2.Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn.......................................................4
1.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu........................................................................4
1.2.2.2. Nguồn vốn vay....................................................................................5
1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn.........................................................6
1.3.Chi phí vốn................................................................................................................8
1.3.1.Khái niệm về chi phí vốn.........................................................................8
1.3.2.Xác định chi phí vốn ...............................................................................8
1.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn...................................................................8
1.3.2.2. Chi phí vốn vay dài hạn......................................................................9
1.3.2.3. Chi phí vốn vay chủ sở hữu...............................................................10
1.3.3.Chi phí vốn bình quân ..........................................................................13
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn ......................................................14
1.4.1.Các chỉ số về khả năng thanh toán.......................................................14
1.4.2.Các chỉ số về quản lý nợ vay.................................................................15
1.4.3.Các chỉ số về khả năng sinh lời ............................................................16
1.4.4.Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn............................18
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn trong doanh nghiệp ........................20
1.5.1.Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................20
1.5.2.Nhóm nhân tố chủ quan ......................................................................21
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG HUD1 ...........................................................................................................23
2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ...................23
2.1.1.Quá trình hình thành phát triển ...........................................................23
2.1.2.Khái quát ngành nghề kinh doanh .......................................................24
2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý Công ty...........................................24
2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng HUD1 trong 3 năm (2010 – 2012)................................................................27
2.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng HUD1 ...................................................................................27
2.2.2.Phân tích tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1....................................................................................................29
2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.....33
2.3.Thực trạng công tác huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1 ......................................................................................................................36
2.3.1.Phân tích cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1....................................................................................................38
2.3.1.1. Phân tích cơ cấu nợ phải trả ............................................................39
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu ......................................................42
2.3.1.3. Phân tích cơ cấu lợi ích cổ đông thiểu số .........................................43
2.3.1.4. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn...................................................44
2.3.2.Chi phí vốn............................................................................................45
2.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn.................................................................45
2.3.2.2. Chi phí vốn dài hạn ..........................................................................46
2.3.2.3. Chi phí vốn chủ sở hữu.....................................................................46
2.3.2.4. Chi phí vốn bình quân WACC...........................................................47
2.3.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.............................................48
2.3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.............................................48
2.3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ .............................................50
2.3.3.3. Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn .........................52
2.3.4.Nhận xét về hiệu quả công tác huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng HUD1 ..........................................................................54
Thang Long University Library
2.3.4.1. Kết quả đạt được ..............................................................................54
2.3.4.2. Hạn chế............................................................................................55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 ...................56
3.1.Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1......56
3.1.1.Thuận lợi...............................................................................................56
3.1.2.Khó khăn...............................................................................................56
3.2.Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1 .......57
3.2.1. Định hướng chung của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1....57
3.2.2.Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng
HUD1....................................................................................................57
3.3.Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Công ty Cổ phần và Đầu tư
Xây dựng HUD1.....................................................................................................58
3.3.1.Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty ......................58
3.3.2.Nâng cao định mức tín nhiệm của Công ty ..........................................59
3.3.3.Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các kênh huy động...................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần HUD1 ...........27
Bảng 2.2 Doanh thu chi tiết các ngành dịch vụ tại Công ty HUD1.............................28
Bảng 2.3 Tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ............30
Bảng 2.4 Chỉ tiêu xác định khả năng sinh lời .............................................................34
Bảng 2.5 Tình hình nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ......37
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn..............................................................44
Bảng 2.7 Chi phí nợ vay ngắn hạn 2010 – 2012.........................................................45
Bảng 2.8 Chi phí nợ vay dài hạn 2010 – 2012............................................................46
Bảng 2.9 Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty Cổ phần HUD1..........................47
Bảng 2.10 Chi phí vốn bình quân 2010 – 2012 ..........................................................47
Bảng 2.11 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.......................................................48
Bảng 2.12 Khả năng sinh lời trên chi phí vốn.............................................................50
Bảng 2.13 Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ vay..............................................................50
Bảng 2.14 Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả........................................52
Bảng 2.15 Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ............................................................52
Bảng 2.16 Tỷ lệ nguồn vốn thường xuyên trên tài sản dài hạn ...................................53
Bảng 2.17 Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời.....................................................................53
Bảng 2.18 Tỷ lệ nguồn vốn tạm thời trên tài sản ngắn hạn.........................................54
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận...........................27
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các loại tài sản trong giai đoạn 2010 – 2012 .............................31
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty HUD1......................................................38
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn từ 2010 – 2012 ....................39
Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng các khoản mục trong nợ dài hạn từ 2010 – 2012.......................40
Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng một số khoản mục của vốn chủ sở hữu 2010 - 2012..................42
Biểu đồ 2.7 Lợi ích cổ đông thiểu số..........................................................................43
Thang Long University Library
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CSH Chủ sở hữu
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
GĐ Giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTC Hoạt động tài chính
PGĐ Phó giám đốc
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết khi tiến hành thành lập doanh nghiệp mà
nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và
phát triển của doanh nghiệp. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu từ vào quá
trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải
quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhằm đạt
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Hiện nay nền kinh tế ở Việt Nam đang trong thời kỳ chịu sự biến động rất lớn
của nền kinh tế thị trường, các Công ty cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực và khía
cạnh. Không còn tồn tại thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp muốn tồn tại trong sự cạnh
tranh thì tự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là tự chủ trong việc huy
động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh của mình không bị gián đoạn. Chính vì
thế, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động.
Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng
khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có
hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp
luật của Nhà nước.
Là một Công ty xây dựng và vật liệu xây dựng nên cần một lượng vốn rất lớn để
kinh doanh và phát triển, đầu tư. Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập
tại Công ty em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn
tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào nghiên cức thực trạng, phân tích cấu trúc và tính hiệu quả
cũng như chi phí vốn từ chính sách quản lý và huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng HUD1 trong giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó đưa ra được một số giải
pháp nhằm tăng cường, nâng cao hoạt động hay khả năng huy động vốn của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ các phương thức huy động vốn
của doanh nghiệp, hiệu quả trong việc huy động vốn, những nhân tố ảnh hưởng và giải
pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1.
Thang Long University Library
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hính tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, phương pháp huy động vốn và hiệu quả trong việc tăng cường khả năng
huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 từ năm 2010 – 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa
và làm rõ thêm lý luận về nâng cao hoạt động huy động vốn và giải pháp trong vấn đề
huy động vốn của doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà
quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 nắm được tình hình huy động
vốn, phương thức sử dụng trong việc huy động vốn và hiệu quả trong 3 năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp tỷ số, phương
pháp so sánh, tổng hợp khái quát hóa dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình
hình thực tế của Công ty.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận chia thành ba phần:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn trong doanh nghiệp.
Phần 2: Phân tích thực trạng, tình hình và công tác huy động vốn tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1.
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng HUD1.
Do trình độ nhận thức lý luận và hiểu biết thực tế còn rất nhiều hạn chế, thời gian
thực tập tại cơ sở ngắn nên bài luận văn không tránh khỏi một vài sai sót. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để luận văn
được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên
Thạc sĩ Ngô Thị Quyên đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Em cũng xin bày tỏ sự tri ân tới các cô chú, các anh các chị trong phòng Tài
chính – Kế toán và toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Anh
1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại nguồn vốn
1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn
Nguồn vốn (Capital) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô
hình được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh hay chỉ ra nguồn hình thành nên
tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn còn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó
doanh nghiệp có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư. Đây
chính là nguồn tài chính chủ yếu của mỗi doanh nghiệp.
Nguồn vốn cho biết vốn của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có
những trách nhiệm về kinh tế hay pháp lý gì đối với vốn đó.
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn là một trong những yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Nguồn vốn không những
đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho
quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
thường xuyên, liên tục. Đây là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp.
Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi phải có lượng vốn
ngày càng nhiều. Hơn nữa ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ ở tốc
độ cao, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với
xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ thì
nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh
nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
huy động cao độ nguồn vốn bên trong đồng thời phải tìm cách huy động nguồn vốn
bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của chính mình.
1.1.3. Phân loại nguồn vốn
Trên thực tế, hiện nay, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà nguồn vốn của
doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể có các cách phân loại sau:
1.1.3.1. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn của
doanh nghiệp được chia thành hai nguồn vốn chính. Một là nguồn vốn thường xuyên
và hai là nguồn vốn tạm thời.
Thang Long University Library
2
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn.
Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
Nguồn vốn này dành cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất
thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn
này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các khoản nợ
ngắn hạn khác.
Mô hình nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này:
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có điều kiện
thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng
đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong doanh nghiệp. Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản lý doanh
nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức lựa chọn
nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu
quả cao.
1.1.3.2. Theo phạm vi huy động vốn
Với cách phân loại này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt
động của bản thân doanh nghiệp, bao gồm: Vốn chủ sở hữu, tiền khấu hao TSCĐ, lợi
nhuận để lại, các khoản dự trữ, dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán thanh lý
TSCĐ. Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên trong.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp.
TSLĐ
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
3
Quỹ khấu hao: Để bù đắp TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản
xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch
vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm hàng hoá được
tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh
nghiệp. Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu mua
sắm TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của mình.
Lợi nhuận để lại để tái đầu tư: Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu
quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở
rộng hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn liên doanh,
liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu và các khoản
nợ khác...
Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên ngoài của
doanh nghiệp.
Từ hoạt động liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng góp
theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh do mình thực
hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.
Từ nguồn vốn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn
của các ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức
tài chính trung gian khác.
Từ phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh
doanh thông qua việc phát hành trái phiếu. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thực
hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn.
Đối với nguồn vốn bên ngoài, mỗi hình thức huy động vốn đều có những ưu
điểm và nhược điểm nhất định. Như vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho có
hiệu quả kinh tế mang lại là lớn nhất, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Doanh nghiệp
cần nhận thấy ưu điểm lớn của việc huy động vốn từ bên ngoài là tạo cho doanh
nghiệp một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn. Sử dụng đòn bẩy tài chính là để khuếch đại
doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mức
Thang Long University Library
4
doanh lợi đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ
càng giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanh cho thấy:
một mặt các doanh nghiệp cần tập trung tăng cường tổ chức quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn hiện có, mặt khác cần phải chủ động khai thác các nguồn vốn đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
1.2. Cấu trúc vốn
1.2.1. Khái niệm về cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn (Capital Structure) là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và
phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài
sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.
Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối
kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình
thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho
hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ
(thông qua các khoản nợ khác nhau).
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không
chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh
nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Tỷ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu
tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tỷ lệ cơ cấu vốn là một trong
những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá một cách tổng quát về “sức khỏe”
của một doanh nghiệp.
1.2.2. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn
Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại: Nguồn vốn chủ sở
hữu và nguồn vốn vay nợ. Hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm
pháp lý của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp do
các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ và giữ lại phần lợi nhuận chưa phân phối. Vốn
chủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong tài sản của doanh nghiệp sau khi
trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định tính chất và
hình thức tạo vốn như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp
bỏ ra, vốn góp cổ phần...
5
Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ
lợi nhuận và từ các quỹ của doanh nghiệp, vốn từ phát hành cổ phiếu mới, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát với
mục đích hướng tới kinh tế lâu dài, cơ bản và mục đích xã hội,…).
Nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải
cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Do đặc tính này
mà vốn chủ sở hữu được coi là có tính an toàn cao và còn thể hiện năng lực vốn có của
người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh.
1.2.2.2. Nguồn vốn vay
Nguồn vốn vay là nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các khoản
vốn chiếm dụng và nợ vay. Vốn vay có đặc trưng là doanh nghiệp phải thực hiện thanh
toán khoản vay theo thời gian cam kết và đồng thời phải trả lãi tiền vay theo lãi suất
thỏa thuận từ trước. Vốn vay bao gồm:
Vốn vay từ hoạt động liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn
đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh do
mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp: Có thể là liên kết giữa nguồn
vốn của nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý với nguồn vốn tự có của các tổ
chức và cá nhân trong hay ngoài nước không phụ thuộc khu vực nhà nước, giữa nguồn
vốn nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của nhà nước do doanh
nghiệp khác quản lý.... Hình thức góp vốn này thích hợp với các quá trình kinh doanh
có quy mô lớn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực hiện được tổ
chức kinh doanh và quản lý vốn.
Tín dụng ngân hàng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của
các ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài
chính trung gian khác theo một quy định của ngân hàng hoặc theo thoả thuận thông
qua hợp đồng tín dụng với chủ nợ. Khi đi vay, doanh nghiệp được sử dụng các khoản
vay trong một thời hạn nhất định, khi hết hạn vay, doanh nghiệp phải trả lại cho chủ nợ
cả gốc và lãi. Từ việc đi vay này mà doanh nghiệp hình thành các khoản nợ như nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ phải trả.
Phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh
doanh thông qua việc phát hành trái phiếu. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thực
hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn có thể thu hút
rộng rãi số tiền nhàn rỗi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy
nhiên một doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải đảm bảo điều kiện nhất định
và đặc biệt là uy tín của doanh nghiệp đó nên rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu.
Thang Long University Library
6
Các nguồn vốn khác: Bao gồm các loại vốn được hình thành từ các nguồn khác
như bán cổ phần, thuê tài sản...
Thông thường, trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nên kết
hợp sử dụng giữa các nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việc phân loại này giúp nhà quản lý doanh nghiệp biết được khả năng tự chủ
về tài chính của doanh nghiệp, từ đó có các biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn
Mục đích cao nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi
nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có là
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn bảo đảm phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các số liệu được dùng để phân tích và đánh giá chủ yếu lấy từ các báo cáo tài
chính như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất nợ
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp
đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ vốn nợ. Hệ số nợ phản ánh mức
độ tài trợ nguồn vốn của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Hệ số nợ càng thấp thì mức
độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình
trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Đây là một trong những tiêu chí để các nhà đầu
tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ số tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đối với các tài sản
khác của mình (khả năng tự chủ về tài chính). Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng
buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay.
Việc phân tích các hệ số kết cấu nguồn vốn là một vấn đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng, giúp cho người quản lý đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp
7
để từ đó có quyết định đúng đắn có nên tiếp tục đầu tư hay thu hẹp đầu tư, đồng thời
có kế hoạch cho việc tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
Tổng số vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ dài hạn cho biết mối quan hệ giữa vốn dài hạn đi vay với vốn chủ sở
hữu. Hệ số nợ dài hạn phản ánh trong số tổng số vốn của doanh nghiệp thì phần vốn
vay dài hạn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp
ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu
độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chúng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ
để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm
cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá
trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ
số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay
nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ
doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả
tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp
cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
= 1 – Hệ số nợ
Tổng số vốn của doanh nghiệp
Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp
đang sử dụng có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu bỏ ra. Nếu hệ số vốn chủ sở hữu càng
cao, các khoản nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo khả năng thanh toán và dĩ
nhiên tài chính của doanh nghiệp càng nằm trong giới hạn an toàn. Ngược lại, hệ số
nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp rủi ro thanh toán
lớn khi khoản vay đó đáo hạn.
Thang Long University Library
8
1.3. Chi phí vốn
1.3.1. Khái niệm về chi phí vốn
Chi phí vốn là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn cụ thể
nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư của mình. Chi phí vốn thường được sử dụng để
thay thế với tỷ suất sinh lời đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất rào cản cho các đầu tư
mới, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới và cơ hội phí của sử dụng vốn. Mức tỷ
suất sinh lời mà các nhà cung ứng vốn trên thị trường yêu cầu doanh nghiệp phải trả
nhằm đảm bảo tài trợ vốn của họ đối với doanh nghiệp.
1.3.2. Xác định chi phí vốn
1.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn
Chi phí vốn vay ngắn hạn là khoản chi phí trả lãi cho người cho vay hoặc ngân hàng.
Vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng
Chi phí trước thuế (The before tax cost – kb).
Lãi suất kép:
kb= (1+
Chi phí – Lợi ích
Giá trị tài trợ ròng
)
m
– 1
Lãi suất đơn:
kb =
Chi phí – Lợi ích
Giá trị tài trợ ròng
*
365
Số ngày vay vốn
Chi phí sau thuế (The after tax cost – ki).
ki = kb * (1 – t)
Trong đó:
m: Số kỳ tích lũy trong 1 năm.
m =
365
Số ngày vay tiền
t: Thuế suất thuế TNDN.
Tín dụng thương mại phải trả
Tín dụng thương mại được hình thành tự nhiên trong hoạt động mua chịu nhà
cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước cho Công ty. Thường được mở rộng khi
mua hàng và tích lũy hàng lưu kho. Bên cạnh đó, Công ty thường được hưởng lợi từ
các khoản chiết khấu (nếu chấp nhận trả sớm) hoặc có thể chiếm dụng được một khoản
vốn trong một thời hạn cho phép với một chi phí hợp lý. Chi phí tín dụng thuong mại
thường phát sinh khi thực hiện chính sách tín dụng và chấp nhận tín dụng.
9
kb= (1 +
Tỷ lệ chiết khấu
100% – Tỷ lệ chiết khấu
)
365
Thời gian trả nợ – Thời gian hưởng chiết khấu
1.3.2.2. Chi phí vốn vay dài hạn
Doanh nghiệp có thể huy động vốn vay dài hạn bằng cách vay ngân hàng, phát
hành trái phiếu.
Chí phí nợ vay (Kd)
Chi phí vốn vay trước thuế
Vay ngân hàng: Chi phí vốn vay trước thuế (Kd) do vay của ngân hàng là lãi suất
tiền vay do ngân hàng ấn định.
Phát hành trái phiếu: Có 2 loại trái phiếu mà ta thường gặp
Trái phiếu Zero-Coupon: Là loại trái phiếu mà trái chủ (Người mua trái phiếu) sẽ
mua với giá phát hành thấp hơn mệnh giá và sẽ không nhận được lợi tức trong suốt
thời hạn trái phiếu, nhưng tại thời điểm đáo hạn trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền
bằng với mệnh giá.
Kd = √
FVn
P0 – CPPH
– 1
n
Trong đó:
n: Số năm đáo hạn của trái phiếu.
FVn: Giá trị tương lai danh nghĩa của trái phiếu.
P0: Giá thị trường của trái phiếu.
Kd: Chi phí vốn vay trước thuế.
CPPH: Chi phí phát hành.
Trái phiếu Coupon: là loại trái phiếu mà trái chủ nhận được một khoản lợi tức
hàng năm và khi trái phiếu đáo hạn trái chủ sẽ nhận được lợi tức của năm cuối cùng và
vốn gốc.
P0 – CPPH = R *
1 – (1 + Kd)n
Kd
+
FVn
(1 + Kd)n
Trong đó:
R: Lãi trái phiếu phải trả hàng năm.
(Với công thức này, ta sử dụng phương pháp nội suy để tìm được Kd)
Thang Long University Library
10
Chi phí vốn vay sau thuế
Chi phí vốn vay sau thuế (Kd
*
), được xác định bằng chi phí vốn vay trước thuế
(Kd) trừ đi khoản tiền tiết kiệm thuế từ lãi vay. Phần tiết kiệm này được xác định bằng
chi phí trước thuế nhân với thuế suất (Kd * T). Ta có công thức:
Kd
*
= Kd * (1 – T)
Trong đó:
T: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kd
*
: Chi phí vốn vay sau thuế.
1.3.2.3. Chi phí vốn vay chủ sở hữu
Chi phí vốn sở hữu là suất sinh lợi mà các nhà đầu tư vốn sở hữu đòi hỏi ứng với
rủi ro của ngân lưu từ Công ty.
Chi phí cổ phiếu ưu đãi (Kp)
Cổ phần ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong
một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ nhận được cổ tức cố định như đã công bố
với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ
cổ phần. Vì cổ phần ưu đãi là một nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu nên doanh thu từ phát
hành các cổ phiếu ưu đãi là vĩnh viễn.
Chi phí của cổ phiếu ưu đãi (Kp) được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu đãi (Dp)
chia cho giá phát hành thuần của cổ phiếu – là giá mà doanh nghiệp nhận được dau khi
trừ chi phí phát hành. Ta có công thức:
Kp =
Dp
P0 − CPPH
Trong đó:
Kp: Chi phí của cổ phiếu ưu đãi.
Dp: Giá trị cổ tức thanh toán hàng năm.
P0: Giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi.
CPPH: Chi phí phát hành.
Khác với lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi không được tính để giảm trừ thuế. Do đó
không phát sinh khoản tiết kiệm thuế từ việc sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và cũng
không cần sự điều chỉnh sau thuế.
Chi phí của lợi nhuận không chia (Ks)
Chi phí của lợi nhuận không chia là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu
thường yêu cầu đối với dự án doanh nghiệp đầu tư bằng lợi nhuận không chia.
11
Chi phí vốn của lợi nhuận không chia liên quan tới chi phí cơ hội của vốn. Lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp thuộc về người nắm giữ cổ phiếu. Người nắm giữ
trái phiếu sẽ được bù đắp bởi những khỏan thanh toán lãi, người nắm giữ cổ phiếu đãi
được bù đắp bởi cổ tức ưu đãi, nhưng lợi nhuận không chia thuộc về người nắm giữ cổ
phiếu thường. Phần lợi nhuận này dùng để bù đắp cho người nắm giữ cổ phiếu về việc
sử dụng vốn của họ. Nếu doanh nghiệp quyết định không chia lợi nhuận mà để lại để
tái đầu tư thì sẽ nảy sinh một chi phí cơ hội. Đó chính là tỷ suất sinh lợi nhuận mong
đợi của cổ đông vào những dự án mà doanh nghiệp đầu tư thay vì trả cổ tức cho họ.
Một số phương pháp tính toán chi phí lợi nhuận không chia:
Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều (Mô hình Gordon)
Đây là phương pháp đơn giản nhất để tính toán chi phí vốn cổ phần thường. Sử
dụng mô hình định giá tăng trưởng đều được triển khai trong phần định giá cổ phiếu.
Trong mô hình này, cổ tức được định giá tăng trưởng đều mỗi năm với gia tốc. Ta có
công thức sau:
P0 =
D1
Ks − g
=
D0 ∗ (1 + g)
Ks − g
Từ công thức trên ta có thể suy ra:
Ks =
D1
P0
+ g =
D0 ∗ (1 + g)
P0
+ g
Trong đó:
D0: Cổ tức trả cho năm hiện tại.
D1: Cổ tức dự kiến cuối năm 1.
Ks: Lãi suất yêu cầu đối với cổ đông thường.
g: Tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm cổ tức.
g = (
Lợi nhuận năm nay giữ lại
Lợi nhuận năm nay
) * ROE = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại * ROE
Nếu một Công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, chúng ta có
thể thu nhập được D0 bằng cách lấy cổ tức của Công ty trả cho cổ đông hiện tại, cả P0
chính là giá đang giao dịch trên thị trường. Đối với biến g, ta sẽ ước lượng dựa trên tỷ
lệ lợi nhuận giữ lại và khản năng sinh lời của Công ty đo bằng tỷ số ROE.
Phương pháp CAPM (Capital Asset Pricing Model)
Phương pháp này được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định lợi tức của tài sản không có rủi ro KRF. Lợi tức này thường
tương đương với lãi suất trái phiếu kho bạc.
Thang Long University Library
12
Bước 2: Dự đoán hệ số bê – ta (β) của cổ phiếu và sử dụng nó như là hệ số rủi ro
của cổ phiếu.
Bước 3: Dự đoán lãi suất mong đợi trên thị trường hoặc là lợi tức mong đợi đối
với cổ phiếu có độ rủi ro trung bình (KRM).
Bước 4: Thay thế những giá trị trên vào phương trình CAPM để xác định tỷ lệ lợi
tức mong muốn đối với cổ phiếu đang xét.
Ks = KRF + (KRM − KRF) * βi
Phương pháp CAPM có một số vấn đề khó khăn khi áp dụng đó là: Khó xác định
KRF, gặp khó trong quá trình dự đoán hệ số bê – ta β và khó xác định phần lợi nhuận
bù đắp cho rủi ro thị trường.
Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với mức bù rủi ro
Trong thực tế, nếu độ tin cậy của các thông tin không đủ để áp dụng mô hình
CAPM, các nhà phân tích tài chính thường thực hiện một phương pháp đơn giản là
cộng phần bù rủi ro thích hợp vào chi phí nợ dài hạn (trái phiếu) để tính chi phí vốn cổ
phần, thường từ 3% - 5%, vì các cổ đông phải chịu rủi ro cao hơn các trái chủ (người
nắm giữ trái phiếu).
Chi phí cổ phiếu thường mới (Ke)
Khi lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp thường
huy động những nguồn vốn bên ngoài thông qua việc phát hành các loại chứng khoán,
trong đó bao gồm cả cổ phiếu thường.
Trong quá trình phát hành, doanh nghiệp phải tính tơi các chi phí như: Chi phí
quảng cáo, chi phí in ấn…tất cả đều được gọi là chi phí phát hành. Tất cả những loại
chi phí kể trên làm chi phí vốn cổ phần thường mới phát hành (Ke) luôn cao hơn chi
phí vốn cổ phần thường hiện hữu (Ks).
Ke =
D1
P0 ∗ (1 − F)
+ g
Trong đó:
D1: Cổ tức mong đợi trong năm thứ 1.
P0: Giá hiện tại của cổ phiếu.
F: Tỷ lệ phần trăm chi phí phát hành so với P0.
G: Tốc độ tăng trưởng cổ tức.
Chi phí phát hành đã làm gia tăng chi phí vốn cổ phần thường mới. Do vậy, các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư luôn muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại ở mức cao
nhất. Điều này ảnh hưởng tới chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
13
1.3.3. Chi phí vốn bình quân (WACC – Weight Average Cost of Capital)
WACC là chi phí vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các
loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. WACC của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất
sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một
dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. WACC được sử
dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức
rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn
thì tỷ lệ chiết khấu sẽ đòi hỏi một tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó
và ngược lại.
Trong doanh nghiệp luôn luôn sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy,
cần phải xác định chi phí vốn bình quân của tất cả các nguồn vốn đó. Chi phí vốn bình
quân của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cấu
trúc vốn mà thay đổi thì chi phí vốn bình quân cũng thay đổi theo.
Chi phí vốn bình quân có trọng số WACC là chi phí bình quan gia quyền của tất
cả các nguồn vốn dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng. Chi phí vốn bình quân có trọng
số WACC được tính bằng cách nhân chi phí vốn của từng nguồn tài trợ với tỷ trọng
của nó trong cấu trúc vồn. Để tính WACC, ta sử dụng công thức sau:
WACC = Wd * Kd (1 − T) + Wp * Kp + Ws * Ks + 𝑊𝑒 ∗ 𝐾𝑒
Trong đó:
Wd: Tỷ trọng của nợ.
Wp: Tỷ trọng của vốn cổ phần ưu đãi.
Ws: Tỷ trọng của vốn cổ phần thường.
We: Nguồn vốn cổ phần thường.
Kd: Chi phí nợ trước thuế.
Kp: Chi phí cổ phần ưu đãi.
Ks: Chi phí lợi nhuận không chia.
Ke: Chi phí cổ phần thường mới phát hành.
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng chi phí vốn bình quân có trọng số WACC:
Tổng trọng số các nguồn thành phần bằng 1.
Chi phí vốn vay là chi phí sau thuế.
Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường sẽ được nhân với chi phí lợi nhuận giữ lại
(Ks) hay chi phí cổ phần thường mới phát hành (Ke).
Thang Long University Library
14
Chi phí vốn bình quân có trọng số WACC được các nhà quản lý lấy làm tỷ suất
sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải dạt được trong quá trình hoạt động để giá trị cổ
phần thường không bị giảm.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Khi doanh nghiệp thực hiện huy động vốn từ các nguồn thì các chủ tài chính như
ngân hàng, các chủ đầu tư thường cân nhắc và xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh
toán, cơ cấu tài chính và các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi vốn của doanh nghiệp.
1.4.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng TSNH – Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của khả năng thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc
tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Nếu
chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là
một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời. Tỷ số này được cho là một
thước đo thiếu khách quan bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều
trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để
biến thành tiền mặt thật nhanh và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài
sản lưu động để tái đầu tư.
Khả năng thanh khoản hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của khả năng thanh toán hiện hành là doanh nghiệp có thể sử dụng bao
nhiêu đồng TSNH để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số lớn hơn 1 thể hiện khả
năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao
thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản
phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty.
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp
đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh
15
toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử
dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so
sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của
toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.
1.4.2. Các chỉ số về quản lý nợ vay
Về mặt lý thuyết chỉ số này nằm trong khoảng > 0 và < 1 nhưng thông thường
nó dao động xung quanh giá trị 0,5. Bởi vì lẽ nó tự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và
con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm.
Mặt khác về phía con nợ, nếu vay nợ quá nhiều sẽ bị mất chủ quyền kiểm soát nhiều
bên đồng thời bị chia lợi nhuận quá nhiều cho sự vay nợ của mình.
Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy tổng của Giá vốn hàng bán, khấu hao, và lợi
nhuận trước thuế và lãi (EBIT) rồi chia cho tổng của nợ gốc và chi phí lãi vay.
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Đây là một số chỉ tiêu liên quan đến việc huy
động vốn được quan tâm xem xét bởi cả hai là doanh nghiệp đi vay và chủ cho vay.
Tỷ số khả năng trả lãi
Khả năng thanh toán lãi vay =
EBIT
Lãi vay
EBIT (Earnings Before Interest & Tax): Thu nhập trước lãi vay và thuế.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tài
chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có được đòn bẩy
tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính
âm. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua so sánh với 1 và với các năm trước đó, nếu
càng lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử dụng đòn
bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
So sánh tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả
Tỷ lệ khoản phải thu, phải trả =
Tổng các khoản phải thu
Tổng các khoản phải trả
Thang Long University Library
16
Chỉ tiêu này phản ánh sự tương quan giữa các khoản tiền chiếm dụng của Công
ty và các đối tác kinh tế. Chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn
các khoản phải trả chứng tỏ doanh nghiệp tích cực thu hổi các khoản nợ tồn đọng. Còn
nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng một lượng vốn lớn
từ các nhà cung cấp và tổ chức tín dụng nên các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản
phải trả. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng nợ
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng nợ =
EAT
Tổng nợ vay
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng nợ vay tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ được rằng doanh nghiệp làm ăn có lãi. Khi chỉ số
này lớn hơn 1, nghĩa là các khoản nợ vay nhỏ hơn lợi nhuận, tức là doanh nghiệp có
những chính sách hợp lý giúp cho lợi nhuận tăng cao, đồng thời các khoản nợ được
giảm trừ. Và ngược lại khi tỷ số này nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp đang trong trạng
thái vay nợ nhiều, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút, tình hình doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn.
Tỷ số doanh thu thuần trên tổng nợ vay
Tỷ số doanh thu thuần trên tổng nợ vay =
Doanh thu thuần
Tổng nợ vay
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ vay tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ số này lớn hơn 1 tức là doanh thu thuần lớn hơn tổng nợ vay, có nghĩa là
doanh nghiệp làm ăn có lãi. Còn nếu chỉ số này nhỏ hơn, đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp này đang trong trạng thái khủng hoảng vì doanh thu không cao trong khi các
khoản nợ liên tục tăng.
1.4.3. Các chỉ số về khả năng sinh lời
Thu nhập trên mỗi cổ phần thường
EPS =
Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS – Earning per share) là một yếu tố quan
trọng, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng
trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do
mua cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài
chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay
17
không so với năm trước thì ta lấy chỉ tiêu này so sánh với cũng chỉ tiêu này nhưng của
năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính
mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ
phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc sử dụng chỉ tiêu
này để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tất yếu.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE =
EAT
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là chỉ tiêu mà các
nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lời trên một đồng vốn họ bỏ ra để
đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì
chúng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã
khuếch đại được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh thu trên vốn
chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh
nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm
trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả
đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại, nếu
sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ thấp hay không
tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này được
dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
ROS =
EAT
Doanh thu thuần
(ROS – Return on sales): Tỷ suất sinh lời trên doanh thu.
EAT (Earning After Tax): Thu nhập sau thuế.
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp càng cao. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có
lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh
doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của Công ty, người ta so sánh tỷ số này của Công ty với
tỷ số bình quân của toàn ngành mà Công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và
Thang Long University Library
18
số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người
phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROA =
EAT
Tổng tài sản
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return On Asset) dùng kết hợp
với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để thấy được hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh
nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn
nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng
phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này
trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác
cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
So sánh khả năng sinh lời trên chi phí vốn
Khả năng sinh lời trên chi phí vốn =
ROA
WACC
Tỷ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cho biết tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
cho tài sản là lớn hơn hay nhỏ hơn chi phí vốn doanh nghiệp phải trả. Tỷ suất này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Chỉ số này lớn hơn
1 thể hiện doanh nghiệp bỏ ra chi phí vốn ít nhưng nhận lại được khoản thu nhập lớn
và ngược lại khi nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí nhưng không
thu lại được kết quả cao.
1.4.4. Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên =
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn
Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp và cho
biết so với nguồn vốn của doanh nghiệp thì nhu cầu vốn thường xuyên chiếm tỷ lệ bao
nhiêu. Tỉ số này càng lớn chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp có tính ổn định
19
trong một thời gian dài và chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu
tỷ suất này càng thấp chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn ngắn
hạn và doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu doanh
nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ thì có nguy cơ bị phá sản.
So sánh nguồn vốn thường xuyên trên tài sản dài hạn
Nếu nguồn vốn thường xuyên lớn hơn tài sản dài hạn (tỷ số nguồn vốn thường
xuyên trên tài sản dài hạn lớn hơn 1) có thể nói rằng doanh nghiệp có nguồn tài chính
chủ yếu dựa vào các khoản chiếm dụng dài hạn và nguồn vốn sẵn có của mình. Nguồn
vốn thường xuyên thường là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể
sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh. Nó mang lại lợi nhuận lớn cho doanh
nghiệp chính vì thế thường gặp phải rủi ro cao như chịu lãi suất lớn. Điều này đưa
doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng nếu nguồn vốn thường xuyên nhỏ
hơn tài sản dài hạn thì đây là một lợi thế mà doanh nghiệp cần nắm vững và có thể
giúp doanh nghiệp thu về được nhiều lợi ích kinh tế trong tương lai.
Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời
Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời =
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn
Nguồn vốn tạm thời = Nợ vay ngắn hạn + Nợ phải trả (người bán và người
mua) + Nợ ngắn hạn khác (Nợ công nhân viên, nộp ngân sách…)
Hệ số này phản ánh trong nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có thì nguồn hình
thành từ nguồn vốn tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỉ số này càng lớn chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tạm thời là chủ yếu, sẽ dẫn đến các khoản nợ vay
ngắn hạn tăng lên nhiều, đồng nghĩa với việc khả năng duy trì nguồn vốn thấp và
không ổn định. Ngược lại, nếu tỷ suất này càng thấp chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh
nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn trong khoảng thời gian ngắn phát sinh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh nguồn vốn tạm thời trên tài sản ngắn hạn
Nếu nguồn tạm thời lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn (tỷ số nguồn vốn tạm thời trên
tài sản ngắn hạn lớn hơn 1), chứng tỏ doanh nghiệp nằm trong trạng thái nợ “ngập
đầu”, đây là một điều vô cùng xấu với bất cứ doanh nghiệp nào và có khả năng dẫn
đến phá sản. Trong khi nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát
sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh
nghiệp cần phải duy trì lượng tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn tạm thời nhằm ngăn
ngừa mọi khả năng xấu có thế đến.
Thang Long University Library
20
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn trong doanh nghiệp
Mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố
khách quan như: trạng thái của nền kinh tế, chính sách thuế, trình độ phát triển của nền
kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước,… dưới đây là một số nhân tố
quan trọng nhất được đề cập và phân tích.
1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan
Ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế
Bất cứ một quốc gia nào nếu chính trị không ổn định sẽ có tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới hoạt động của quốc gia đó. Nếu chính trị ổn định sẽ tạo cơ hội để các
doanh nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn qua nhiều kênh huy động, đáp ứng kịp
thời cho các nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố ổn định chính trị thì tăng
trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc huy động vốn.
Là nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nó tác động liên tục đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ
hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh
đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự
tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ phát triển của nền kinh tế
Một nền kinh tế phát triển càng cao thì khả năng tập trung huy động thu hút vốn
càng mạnh và các phương thức huy động vốn cũng phong phú đa dạng hơn. Do nền
kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp so với thế giới, thị trường tài chính, các tổ chức
phi tài chính trung gian mới hình thành và phát triển nên việc mở rộng huy động vốn
của doanh nghiệp cũng có những nét đặc thù riêng. Các phương thức huy động vốn
truyền thống như sử dụng tín dụng ngân hàng và góp vốn đầu tư trong nước (phổ
biến), các phương thức huy động vốn mới từ phát hành cổ phiếu trên thị trường chững
khoán trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài hay thu hút
đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài chưa được các doanh nghiệp xem xét sử dụng một
cách phù hợp. Do đó, việc huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn
chế và khó khăn, quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng phát triển.
Thị trường
Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong đó thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốn của doanh nghiệp
còn thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các thị trường này
phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và
21
tăng thị phần. Do đó có thể nói yếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Về cơ chế chính sách kinh tế
Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thể
thiếu. Điều này được quy định trong các Nghị quyết TW Đảng. Các cơ chế, chính sách
này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như từ cơ
chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...), chính sách cho vay, bảo hộ và
khuyến khích nhập khẩu công nghệ... đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính.
Chính sách thuế
Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với
nền kinh tế. Mỗi chính sách thuế cơ bản bao gồm: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp
thuế, miễn, giảm thuế và thuế suất. Sự thay đổi trong các thành phần trên thể hiện
chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước với từng đối tượng trong từng thời kỳ.
Một doanh nghiệp năm trong danh sách đối tượng miễn, giảm thuế sẽ có động lực lớn
hơn để tăng quy mô, huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp chịu thuế sẽ e dè hơn
trong việc mở rộng sản xuất bởi lợi nhuận kinh doanh sẽ phải chịu một khoản thuế lớn.
Đối với doanh nghiêp cổ phần, chính sách thuế có tác động rất lớn tới phương thức
huy động vốn bởi nó có liên quan tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiện nay,
nguồn thu nhập từ cổ tức vừa chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vừa chịu thuế thu nhập
cá nhân trong khi lãi vay không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nên các doanh
nghiệp có xu hướng ưa thích huy động vốn tín dụng Ngân hàng.
Chính sách lãi suất
Bất kỳ một tổ chức nào từ doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính khác, dân
chúng đều rất coi trọng và quan tâm đến vẫn đề lãi suất. Lãi suất sẽ quyết định đến
lượng vốn huy động được từ tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Lãi suất càng cao
càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí huy động và sử dụng vốn lớn, từ đó ảnh
hưởng đến lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động vốn của Công
ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh ta cần dựa vào bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời thực hiện phân tích, đánh giá
các chỉ số phẩn ánh đến khả năng huy động vốn như chỉ số doanh thu trên vốn
Thang Long University Library
22
chủ,…Nếu kết quả sản xuất kinh doanh mà thấp thì khó lòng thuyết phục được các nhà
đấu tư hoặc các tổ chức tài chính cho vay vốn hay đầu tư vào Công ty.
Uy tín và quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính
Nếu doanh nghiệp có uy tín và mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính thì việc
vay vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Để huy động được vốn, doanh nghiệp có thể
không cần phải có tài sản đảm bảo hay thế chấp vì có uy tín lớn, tạo dựng được các
mối quan hệ lâu dài và bền vững. Từ đó giảm thiểu được các chi phí trong công tác
huy động vốn thậm chí là trong hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
23
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1.
Tên giao dịch đối ngoại: HUD1 INVESTMENT AND CONSTRUCTION
JOINT – STOCK COMPANY;
Tên viết tắt: HUD1.,JSC;
Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần;
Mã chứng khoán: HU1 (HOSE);
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ (Một trăm tỷ đồng);
Vốn nhà nước: 51.000.000.000 VNĐ;
Vốn các cổ đông: 49.000.000.000 VNĐ;
Trụ sở chính: 168 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.38 687 557
Fax: 04.38 687 557
Email: hud1@hud1.vn
Mã số thuế: 0101043264
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 trực thuộc Tập Đoàn Phát Triển
Nhà Và Đô Thị (trước đây là Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1) được chuyển đổi
Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo Quyết định số 1636/ QĐ-BXD
ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ xây dựng.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, HUD1 đã tham gia hoạt động và đạt
được nhiều thành tựu trong lĩnh vực thi công xây lắp các loại công trình dân dụng;
Công nghiệp; Giao thông thuỷ lợi; Bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế
điện; Hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị, khu công nghiệp; Trang trí nội ngoại thất
các công trình xây dựng. Song song với lĩnh vực xây lắp, HUD1 ngày càng mở rộng
lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản với diện tích sàn nhà ở năm sau cao hơn năm
trước và trên địa bàn các tỉnh cả nước.
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 ngày càng trưởng thành lớn mạnh
trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, thiết bị xây dựng với đội ngũ công nhân viên yêu
nghề. Các công trình do HUD1 thực hiện đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng ISO
9001-2008 và nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng.
Thang Long University Library
24
Với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, gia tăng giá trị thương hiệu, HUD1
luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
nhân viên,bổ sung và hiện đại hoá các trang thiết bị máy móc, không ngừng nghiên
cứu và áp dụng những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bằng năng lực, kinh nghiệm cùng cơ chế hoạt động linh hoạt luôn thích ứng với
thị trường, HUD1 khẳng định mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản
phẩm, hiệu quả về giá trị đầu tư và nâng cao giá trị thương hiệu.
2.1.2. Khái quát ngành nghề kinh doanh
Tư vấn, thiết kế, xây dựng, hoàn thiện các công trình dân dụng và công nghiệp.
Thi công, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng đa dạng.
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dụng, công
nghệ xây dựng.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý Công ty
Yếu tố con người – nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng dẫn tới sự thành
công của mỗi doanh nghiệp. Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành là
yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực tế, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng HUD1 đã được tổ chức theo mô hình quản lý chức năng như sau:
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Kinh tế
- Kế
hoạch
Phòng
Tài
chính -
Kế toán
Phòng
Quản lý
Xây lắp
Phòng
Đầu tư
Công ty
con
trực
thuộc
HUD101
HUD1.02
Các
ban
Quản lý
dự án
Các
ban
Điều
hành
dự án
Các đội
Xây
dựng
Ban kiểm soát
25
Hội Đồng Quản Trị là tổ chức sáng lập quản lý Công ty, có toàn quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát
triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm; Đưa ra phương án giải pháp phát
triển thị trường, tiếp thị và công nghệ đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền; Bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc
Tổng giám đốc và người quản lý; Giám sát, chỉ đạo điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của Công ty; Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát
sinh trong quá trình kinh doanh.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của
Công ty, các hoạt động quản lý; Điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào xét
thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên.
Ban giám đốc Công ty là người đứng đầu là GĐ Công ty có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty trong đó: BGĐ Công ty Cổ
phần xây dựng HUD101 gồm một GĐ và hai PGĐ; GĐ Công ty là người tổ chức thực
hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và chủ động điều hành sản xuất kinh
doanh; Các PGĐ là người giúp việc cho GĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt
động của Công ty theo sự phân công của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ, HĐQT và
trước pháp luật về nhiệm vụ được GĐ phân công thực hiện.
Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT,
BGĐ Công ty để: Xử lý các văn bản hành chính một cách chính xác và kịp thời; Thực
hiện công tác tổng hợp, hành chính, lưu trữ,…; tiếp nhận xử lý các văn bản, công văn,
nghị định; Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Ngoài ra, tham mưu cho Ban giám
đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của
Công ty; Tuyển dụng nhân sự và phát triển nguồn lực Công ty.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ trong các
lĩnh vực quản lý kinh tế, hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư cho sản
xuất kinh doanh của Công ty; là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương
thảo, soạn thảo hợp đồng để trình GĐ xem xét, quyết định, là đầu mối tìm kiếm việc
làm cho Công ty. Ngoài ra còn có chức năng hỗ trợ xây dựng kế hoạch và thực hiện
cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức bảo quản và quản lý kho của Công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác tài
chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. Nó có nhiệm vụ tổ chức,
theo dõi chặt chẽ chính xác về vốn, nguồn vốn và công nợ của Công ty, thường xuyên
đôn đốc để thanh toán nợ trước thời hạn, thanh toán hợp đồng kinh tế…; Phân tích
Thang Long University Library
26
hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước GĐ và Hội đồng thành viên, phản ánh kịp
thời các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Quản lý Xây lắp là nơi thiết kế các công trình xây dựng có quy mô lớn,
vừa và nhỏ; Lập hồ sơ dự toán các công trình, giám sát thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ
hoàn công, quyết toán công trình.
Phòng Đầu tư là nơi lập dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục đầu tư, quản lý hồ sơ
dự án đầu tư của Công ty.
Các Công ty con trực thuộc là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực
hiện phần chức năng và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Công ty. Cơ cấu bộ
máy quản lý của các Công ty con trực thuộc gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Ban
giám đốc, Trưởng các phòng ban, bộ phận…
Các ban Quản lý dự án là nơi lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu,
công việc và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án; Có chức năng tổ chức,
tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động, trang thiết bị, việc điều phối và
quản lý thời gian; Có trách nhiệm lãnh đạo, kiểm soát, kiểm tra tiến độ dự án, phân
tích tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các
giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án;…
Các ban Điều hành dự án có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển
khai xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản
xuất do Công ty giao; Nắm vững, phân bổ sử dụng các nguồn lực hiện có để tổ chức
sản xuất đạt hiệu quả cao nhất; Chỉ đạo thi công các công trình, hạng mục công trình
và chịu trách nhiệm về chất lượng, mỹ thuật công trình; Phối hợp với Chủ đầu tư công
trình nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện cho thanh lý hợp đồng và thanh toán
tiền lương; Quản lý, sử dụng thiết bị xe máy, vật tư, vật tư luân chuyển có tại công
trình và đơn vị mình phụ trách;…
Các đội Xây dựng có cơ cấu gồm 1 đội trưởng (xưởng trưởng) có thể có một
đến hai đội phó giúp việc cho đội trưởng và các cán bộ kỹ thuật làm công tác chuyên
phù hợp với nhu cầu quản lý và thi công của đơn vị. Đội xây dựng có chức năng thay
mặt Công ty trực tiếp thực hiện các hoạt động xây lắp, sản xuất từ giai đoạn chuẩn bị
đến khi kết thúc nghiệm thu bàn giao và thanh quyết toán công trình, bảo hành công
trình theo quy định giao nhiệm vụ, hợp đồng giao khoán giữa Công ty và đơn vị.
Từ các chức năng, vai trò của các phòng ban trong Công ty, ta có thể thấy được
mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng với nhau và không thể tách rời. Các bộ phận bổ
sung và trợ giúp lẫn nhau giúp cho bộ máy hoạt động của Công ty trở nên trơn tru và
khó gặp trở ngại. Vì phân cấp các bộ phân rõ ràng, hợp lý nên rất dễ dàng trong việc
rà soát, kiểm tra lỗi sai ở các khâu có liên quan.
27
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng HUD1 trong 3 năm (2010 – 2012)
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng HUD1
Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty là phấn
đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường.
Nghĩa là phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần HUD1
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2010 – 2011 Chênh lệch 2011 – 2012
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu thuần 410.904.747.963 55,55 (599.669.023.664) (52,12)
Giá vốn hàng bán 325.054.907.579 46,84 (538.141.693.414) (52,81)
EBIT 52.933.926.248 281,95 (40.121.422.538) (55,95)
Lợi nhuận trước thuế 48.943.253.895 212,13 (45.890.627.035) (63,72)
EAT 36.898.066.952 214,01 (36.653.587.041) (67,7)
(Nguồn: Trích bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ 2010 – 2012)
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận
(Nguồn: Trích từ bảng phụ lục Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 – 2012)
Về doanh thu: Doanh thu của Công ty cũng xuất hiện những biến động lớn. Năm
2011, doanh thu của Công ty tăng 410.904.747.963 đồng so với năm 2011, tương ứng
với mức tăng 55,55% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì có sự suy giảm lớn
đến 52,12%, ứng với 599.669.023.664 đồng. Sự suy giảm này là do ngành xây dựng
739,748,493,728
1,150,653,241,691
550,984,218,027
480,855,194,897
1,018,996,888,311
693,941,980,732
17,241,184,160
54,139,251,112
17,485,664,071
- 500,000,000,000 1,000,000,000,000 1,500,000,000,000
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế (Đồng) Giá vốn hàng bán (Đồng) Doanh thu thuần (Đồng)
Thang Long University Library
28
phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật
liệu xây dựng ngày càng tăng, thị trường chứng khoán đình trệ, thị trường bất động sản
không có biến động đã là những yếu tố gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của
ngành xây dựng. Ngoài ra còn do một số công trình đã xây lắp xong nhưng chưa đươc
quyết toán do các chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn.
Tuy nhiên sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần là khá lớn
trong cả 3 năm liên tiếp. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty vẫn tồn tại những khoản chi
phí lớn làm cho lợi nhuận sau thuế thu được không thực sự tương xứng với chỉ tiêu
doanh thu thuần. Để có cái nhìn tổng quan hơn, sau đây ta sẽ xem xét về doanh thu.
Bảng 2.2 Doanh thu chi tiết các ngành dịch vụ tại Công ty HUD1
Ngành kinh
doanh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Xây lắp 694.342.224.592 93,87 629.510.868.315 54,71 467.636.305.206 84,87
Bán hàng hóa,
thành phẩm
256.611.207 0,03 2.781.353.164 0,24 2.445.988.000 0,45
Kinh doanh
bất động sản
43.163.666.656 5,83 518.139.881.315 45,03 80.341.575.135 14,58
Khác 1.985.991.273 0,27 221.138.386 0,02 560.349.686 0,1
Tổng 739.748.493.728 100 1.150.653.241.691 100 550.984.218.027 100
(Nguồn: Trích báo cáo thuyết minh của Công ty qua 3 năm)
Doanh thu ngành xây lắp vẫn đóng vai trò chủ lực với tỷ lệ đóng góp trung bình
lên đến 77,81%. Tuy nhiên vẫn có nhiều biến động, từ năm 2011 xuất hiện sự sụt giảm
lớn với giá trị sụt giảm 64.831.356.277, ứng với 9,34% và tiếp tụ giảm mạnh
161.874.563.109 đồng, ứng với 25,71% ở năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do Công
ty nhận được nhiều hợp đồng xây lắp lớn như hoàn thành công trình Chung cư CC1
hay hoàn thành dự án xây lắp khách sạn 1,2 ở khu du lịch sinh thái Bảo Việt…Với
việc hoàn thành các tiến độ thi công không chỉ giúp cho doanh thu của Công ty đạt
trạng thái tăng cao mà còn thể hiện được uy tín và sức mạnh của Công ty trong con
mắt của khách hàng. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên
ngành xây dựng gặp phải không ít khó khăn trong thời gian gần đây nên hầu như các
dự án thi công đều nằm trong trạng thái “nằm im”, chính vì thế các khoản thu từ xây
lắp giảm dần.
Thành phần chiếm tỷ trọng thứ hai doanh thu của Công ty đó chính là ngành bất
động sản. Năm 2011, ngành đã có khởi sắc hơn so với năm 2010 khi tăng trưởng một
cách đáng kể từ 43.163.666.656 đồng lên đến 518.139.881.315 đồng, khoản chênh
lệch là 474.976.214.659 đồng, ứng với 1100,41%. Nhưng đến năm 2012 lại có sự sụt
giảm mạnh xuống còn 80.341.575.135 đồng, giảm 84,49% so với năm 2011 (tương
29
ứng giảm 437.798.306.180 đồng). Lý do dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng này là tình
hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm
2012 trải qua một đợt khủng hoảng lớn. Thị trường bất động sản đóng băng cùng với
chính sách thắt chặt cho vay của các ngân hàng đã làm cho người mua nhà có những
dè dặt khi đầu tư bán nhà, bất động sản.
Tuy nhiên, có một sự thay đổi lớn trong tỷ trọng cơ cấu doanh thu của Công ty
HUD1. Đó chính là doanh thu của 2 ngành chủ lực là ngành bất động sản và xây lắp để
“nhường chỗ” cho sự gia tăng doanh thu của các ngành dịch vụ khác như bán hàng
hóa, thành phẩm.
Năm 2011 là năm đánh dấu sự tăng trưởng doanh thu của ngành bán hàng hóa,
thành phẩm. Theo đó, có sự tăng trưởng đột biến, ngành tăng 2.524.741.957 đồng, ứng
với 983,88% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 có sự tụt giảm nhẹ nhưng không
đáng kể, ngành giảm 12,06%, tương ứng giảm 335.365.164 đồng so với năm 2011.
Đây là xu hướng tất yếu do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái toàn cầu.
Tuy năm 2011 – 2012 không phải là khoảng thời gian thích hợp cho các ngành
chủ lực như xây lắp và bất động sản, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1 vẫn mạnh dạn xây dựng một số dự án mới để chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng
phục vụ khách hàng khi thị trường phục hồi.
Về giá vốn hàng bán: Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta có thể nhận xét rằng chi phí giá
vốn hàng bán cũng có mức tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 325.054.907.579 đồng,
ứng với 46,84% so với năm 2010. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Công
ty có sự tăng trưởng do cần nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu
người tiêu dùng. Nhưng ngược lại, năm 2012 lại có sự suy giảm mạnh mẽ ở chi phí giá
vốn hàng bán. Năm 2012 giảm 538.141.693.414 đồng, tương ứng 52,81% so với năm
2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, Công ty phải chịu ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế nên không bán được nhà và công trình. Chính điều đó đã
làm Công ty phải chịu tổn thất nặng nề.
Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự tăng trưởng nhưng
không đồng đều giữa các năm. Năm 2011 tăng 36.989.066.952 đồng so với năm 2010,
tương ứng tăng với 214,01%, do Công ty có những nỗ lực trong việc giảm thiểu chi
phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh. Chính vì thế mà trong năm 2011, lợi nhuận
sau thuế của Công ty đã tăng. Nhưng đến năm 2012 thì lại có sự giảm mạnh đến
67,7%, ứng với 36.653.587.041 đồng. Sở dĩ doanh thu của Công ty giảm mạnh như
vậy là do Công ty phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế chung toàn cầu nên dẫn
tới tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí.
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
Thang Long University Library
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1

More Related Content

Viewers also liked

Viewers also liked (6)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcomb...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nộ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nộ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nộ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nộ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1 (20)

Đề tài hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
Đề tài  hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOTĐề tài  hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
Đề tài hoàn thiện cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức, ĐIỂM 8 HOT
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quy Chế Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Phú Xuân
Luận Văn Hoàn Thiện Quy Chế Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Phú XuânLuận Văn Hoàn Thiện Quy Chế Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Phú Xuân
Luận Văn Hoàn Thiện Quy Chế Trả Lương Tại Công Ty Xây Dựng Phú Xuân
 
Đề tài đề phân tích thực trạng tài chính công ty chè Á Châu, RẤT HAY, điểm 8
Đề tài  đề phân tích thực trạng tài chính công ty chè Á Châu, RẤT HAY, điểm 8Đề tài  đề phân tích thực trạng tài chính công ty chè Á Châu, RẤT HAY, điểm 8
Đề tài đề phân tích thực trạng tài chính công ty chè Á Châu, RẤT HAY, điểm 8
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vé máy bay, HAY
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vé máy bay, HAYNâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vé máy bay, HAY
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vé máy bay, HAY
 
Đề tài nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Đức Phú, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Đức Phú, ĐIỂM  8, RẤT HAYĐề tài nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Đức Phú, ĐIỂM  8, RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Đức Phú, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng DũngLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
 
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
 
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
 
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
 
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại công ty trí đức phú...
 

More from NOT

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud1

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : ThS. NGÔ THỊ QUYÊN NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HỒNG ANH MÃ SINH VIÊN : A18282 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ Ngô Thị Quyên. Cô là người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua bài khóa luận, gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất làm nền móng cho những môn chuyên ngành để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú trong phòng Tài chính – Kế toán ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em cũng như cung cấp số liệu, thông tin và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn. Cuối cùng, em xin gửi tới lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Anh Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................1 1.1.Khái niệm, vai trò, phân loại nguồn vốn ................................................................1 1.1.1.Khái niệm về nguồn vốn........................................................................1 1.1.2.Vai trò của nguồn vốn.............................................................................1 1.1.3.Phân loại nguồn vốn...............................................................................1 1.1.3.1. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.............................................1 1.1.3.2. Theo phạm vi huy động vốn................................................................2 1.2.Cấu trúc vốn.............................................................................................................4 1.2.1.Khái niệm về cấu trúc vốn ......................................................................4 1.2.2.Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn.......................................................4 1.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu........................................................................4 1.2.2.2. Nguồn vốn vay....................................................................................5 1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn.........................................................6 1.3.Chi phí vốn................................................................................................................8 1.3.1.Khái niệm về chi phí vốn.........................................................................8 1.3.2.Xác định chi phí vốn ...............................................................................8 1.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn...................................................................8 1.3.2.2. Chi phí vốn vay dài hạn......................................................................9 1.3.2.3. Chi phí vốn vay chủ sở hữu...............................................................10 1.3.3.Chi phí vốn bình quân ..........................................................................13 1.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn ......................................................14 1.4.1.Các chỉ số về khả năng thanh toán.......................................................14 1.4.2.Các chỉ số về quản lý nợ vay.................................................................15 1.4.3.Các chỉ số về khả năng sinh lời ............................................................16 1.4.4.Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn............................18 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn trong doanh nghiệp ........................20 1.5.1.Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................20 1.5.2.Nhóm nhân tố chủ quan ......................................................................21
  • 4. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 ...........................................................................................................23 2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ...................23 2.1.1.Quá trình hình thành phát triển ...........................................................23 2.1.2.Khái quát ngành nghề kinh doanh .......................................................24 2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý Công ty...........................................24 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trong 3 năm (2010 – 2012)................................................................27 2.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ...................................................................................27 2.2.2.Phân tích tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1....................................................................................................29 2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.....33 2.3.Thực trạng công tác huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ......................................................................................................................36 2.3.1.Phân tích cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1....................................................................................................38 2.3.1.1. Phân tích cơ cấu nợ phải trả ............................................................39 2.3.1.2. Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu ......................................................42 2.3.1.3. Phân tích cơ cấu lợi ích cổ đông thiểu số .........................................43 2.3.1.4. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn...................................................44 2.3.2.Chi phí vốn............................................................................................45 2.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn.................................................................45 2.3.2.2. Chi phí vốn dài hạn ..........................................................................46 2.3.2.3. Chi phí vốn chủ sở hữu.....................................................................46 2.3.2.4. Chi phí vốn bình quân WACC...........................................................47 2.3.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.............................................48 2.3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.............................................48 2.3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ .............................................50 2.3.3.3. Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn .........................52 2.3.4.Nhận xét về hiệu quả công tác huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ..........................................................................54 Thang Long University Library
  • 5. 2.3.4.1. Kết quả đạt được ..............................................................................54 2.3.4.2. Hạn chế............................................................................................55 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 ...................56 3.1.Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1......56 3.1.1.Thuận lợi...............................................................................................56 3.1.2.Khó khăn...............................................................................................56 3.2.Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1 .......57 3.2.1. Định hướng chung của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1....57 3.2.2.Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1....................................................................................................57 3.3.Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Công ty Cổ phần và Đầu tư Xây dựng HUD1.....................................................................................................58 3.3.1.Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty ......................58 3.3.2.Nâng cao định mức tín nhiệm của Công ty ..........................................59 3.3.3.Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các kênh huy động...................59 KẾT LUẬN ..............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần HUD1 ...........27 Bảng 2.2 Doanh thu chi tiết các ngành dịch vụ tại Công ty HUD1.............................28 Bảng 2.3 Tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ............30 Bảng 2.4 Chỉ tiêu xác định khả năng sinh lời .............................................................34 Bảng 2.5 Tình hình nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 ......37 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn..............................................................44 Bảng 2.7 Chi phí nợ vay ngắn hạn 2010 – 2012.........................................................45 Bảng 2.8 Chi phí nợ vay dài hạn 2010 – 2012............................................................46 Bảng 2.9 Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty Cổ phần HUD1..........................47 Bảng 2.10 Chi phí vốn bình quân 2010 – 2012 ..........................................................47 Bảng 2.11 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.......................................................48 Bảng 2.12 Khả năng sinh lời trên chi phí vốn.............................................................50 Bảng 2.13 Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ vay..............................................................50 Bảng 2.14 Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả........................................52 Bảng 2.15 Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ............................................................52 Bảng 2.16 Tỷ lệ nguồn vốn thường xuyên trên tài sản dài hạn ...................................53 Bảng 2.17 Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời.....................................................................53 Bảng 2.18 Tỷ lệ nguồn vốn tạm thời trên tài sản ngắn hạn.........................................54 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận...........................27 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các loại tài sản trong giai đoạn 2010 – 2012 .............................31 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty HUD1......................................................38 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn từ 2010 – 2012 ....................39 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng các khoản mục trong nợ dài hạn từ 2010 – 2012.......................40 Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng một số khoản mục của vốn chủ sở hữu 2010 - 2012..................42 Biểu đồ 2.7 Lợi ích cổ đông thiểu số..........................................................................43 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CSH Chủ sở hữu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị HĐTC Hoạt động tài chính PGĐ Phó giám đốc TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết khi tiến hành thành lập doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu từ vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay nền kinh tế ở Việt Nam đang trong thời kỳ chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế thị trường, các Công ty cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực và khía cạnh. Không còn tồn tại thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp muốn tồn tại trong sự cạnh tranh thì tự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là tự chủ trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh của mình không bị gián đoạn. Chính vì thế, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động. Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của Nhà nước. Là một Công ty xây dựng và vật liệu xây dựng nên cần một lượng vốn rất lớn để kinh doanh và phát triển, đầu tư. Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập tại Công ty em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận đi sâu vào nghiên cức thực trạng, phân tích cấu trúc và tính hiệu quả cũng như chi phí vốn từ chính sách quản lý và huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trong giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hoạt động hay khả năng huy động vốn của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, hiệu quả trong việc huy động vốn, những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1. Thang Long University Library
  • 9. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hính tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp huy động vốn và hiệu quả trong việc tăng cường khả năng huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 từ năm 2010 – 2012. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về nâng cao hoạt động huy động vốn và giải pháp trong vấn đề huy động vốn của doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 nắm được tình hình huy động vốn, phương thức sử dụng trong việc huy động vốn và hiệu quả trong 3 năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh, tổng hợp khái quát hóa dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của Công ty. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận chia thành ba phần: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn trong doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích thực trạng, tình hình và công tác huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1. Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1. Do trình độ nhận thức lý luận và hiểu biết thực tế còn rất nhiều hạn chế, thời gian thực tập tại cơ sở ngắn nên bài luận văn không tránh khỏi một vài sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên Thạc sĩ Ngô Thị Quyên đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin bày tỏ sự tri ân tới các cô chú, các anh các chị trong phòng Tài chính – Kế toán và toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Anh
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại nguồn vốn 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn Nguồn vốn (Capital) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh hay chỉ ra nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn còn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó doanh nghiệp có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư. Đây chính là nguồn tài chính chủ yếu của mỗi doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết vốn của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm về kinh tế hay pháp lý gì đối với vốn đó. 1.1.2. Vai trò của nguồn vốn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Nguồn vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Đây là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi phải có lượng vốn ngày càng nhiều. Hơn nữa ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ ở tốc độ cao, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong đồng thời phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của chính mình. 1.1.3. Phân loại nguồn vốn Trên thực tế, hiện nay, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể có các cách phân loại sau: 1.1.3.1. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn vốn chính. Một là nguồn vốn thường xuyên và hai là nguồn vốn tạm thời. Thang Long University Library
  • 11. 2 Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Nguồn vốn này dành cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Mô hình nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này: Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. 1.1.3.2. Theo phạm vi huy động vốn Với cách phân loại này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp, bao gồm: Vốn chủ sở hữu, tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự trữ, dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán thanh lý TSCĐ. Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên trong. Nguồn vốn chủ sở hữu: Huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp. TSLĐ TSCĐ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 12. 3 Quỹ khấu hao: Để bù đắp TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu mua sắm TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Lợi nhuận để lại để tái đầu tư: Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu và các khoản nợ khác... Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. Từ hoạt động liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp. Từ nguồn vốn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác. Từ phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua việc phát hành trái phiếu. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thực hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn. Đối với nguồn vốn bên ngoài, mỗi hình thức huy động vốn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Như vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho có hiệu quả kinh tế mang lại là lớn nhất, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Doanh nghiệp cần nhận thấy ưu điểm lớn của việc huy động vốn từ bên ngoài là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn. Sử dụng đòn bẩy tài chính là để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mức Thang Long University Library
  • 13. 4 doanh lợi đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ càng giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhanh hơn. Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanh cho thấy: một mặt các doanh nghiệp cần tập trung tăng cường tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, mặt khác cần phải chủ động khai thác các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.2. Cấu trúc vốn 1.2.1. Khái niệm về cấu trúc vốn Cấu trúc vốn (Capital Structure) là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau). Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Tỷ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tỷ lệ cơ cấu vốn là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá một cách tổng quát về “sức khỏe” của một doanh nghiệp. 1.2.2. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ và giữ lại phần lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần...
  • 14. 5 Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quỹ của doanh nghiệp, vốn từ phát hành cổ phiếu mới, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát với mục đích hướng tới kinh tế lâu dài, cơ bản và mục đích xã hội,…). Nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Do đặc tính này mà vốn chủ sở hữu được coi là có tính an toàn cao và còn thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. 1.2.2.2. Nguồn vốn vay Nguồn vốn vay là nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay. Vốn vay có đặc trưng là doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán khoản vay theo thời gian cam kết và đồng thời phải trả lãi tiền vay theo lãi suất thỏa thuận từ trước. Vốn vay bao gồm: Vốn vay từ hoạt động liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp: Có thể là liên kết giữa nguồn vốn của nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý với nguồn vốn tự có của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài nước không phụ thuộc khu vực nhà nước, giữa nguồn vốn nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của nhà nước do doanh nghiệp khác quản lý.... Hình thức góp vốn này thích hợp với các quá trình kinh doanh có quy mô lớn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực hiện được tổ chức kinh doanh và quản lý vốn. Tín dụng ngân hàng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác theo một quy định của ngân hàng hoặc theo thoả thuận thông qua hợp đồng tín dụng với chủ nợ. Khi đi vay, doanh nghiệp được sử dụng các khoản vay trong một thời hạn nhất định, khi hết hạn vay, doanh nghiệp phải trả lại cho chủ nợ cả gốc và lãi. Từ việc đi vay này mà doanh nghiệp hình thành các khoản nợ như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ phải trả. Phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua việc phát hành trái phiếu. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thực hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên một doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải đảm bảo điều kiện nhất định và đặc biệt là uy tín của doanh nghiệp đó nên rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu. Thang Long University Library
  • 15. 6 Các nguồn vốn khác: Bao gồm các loại vốn được hình thành từ các nguồn khác như bán cổ phần, thuê tài sản... Thông thường, trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng giữa các nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân loại này giúp nhà quản lý doanh nghiệp biết được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, từ đó có các biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn Mục đích cao nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bảo đảm phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các số liệu được dùng để phân tích và đánh giá chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất nợ Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ vốn nợ. Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ nguồn vốn của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Hệ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Đây là một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đối với các tài sản khác của mình (khả năng tự chủ về tài chính). Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Việc phân tích các hệ số kết cấu nguồn vốn là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho người quản lý đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp
  • 16. 7 để từ đó có quyết định đúng đắn có nên tiếp tục đầu tư hay thu hẹp đầu tư, đồng thời có kế hoạch cho việc tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn Tổng số vốn của doanh nghiệp Hệ số nợ dài hạn cho biết mối quan hệ giữa vốn dài hạn đi vay với vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ dài hạn phản ánh trong số tổng số vốn của doanh nghiệp thì phần vốn vay dài hạn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chúng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ Tổng số vốn của doanh nghiệp Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu bỏ ra. Nếu hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, các khoản nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo khả năng thanh toán và dĩ nhiên tài chính của doanh nghiệp càng nằm trong giới hạn an toàn. Ngược lại, hệ số nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp rủi ro thanh toán lớn khi khoản vay đó đáo hạn. Thang Long University Library
  • 17. 8 1.3. Chi phí vốn 1.3.1. Khái niệm về chi phí vốn Chi phí vốn là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn cụ thể nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư của mình. Chi phí vốn thường được sử dụng để thay thế với tỷ suất sinh lời đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất rào cản cho các đầu tư mới, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới và cơ hội phí của sử dụng vốn. Mức tỷ suất sinh lời mà các nhà cung ứng vốn trên thị trường yêu cầu doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo tài trợ vốn của họ đối với doanh nghiệp. 1.3.2. Xác định chi phí vốn 1.3.2.1. Chi phí vốn vay ngắn hạn Chi phí vốn vay ngắn hạn là khoản chi phí trả lãi cho người cho vay hoặc ngân hàng. Vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng Chi phí trước thuế (The before tax cost – kb). Lãi suất kép: kb= (1+ Chi phí – Lợi ích Giá trị tài trợ ròng ) m – 1 Lãi suất đơn: kb = Chi phí – Lợi ích Giá trị tài trợ ròng * 365 Số ngày vay vốn Chi phí sau thuế (The after tax cost – ki). ki = kb * (1 – t) Trong đó: m: Số kỳ tích lũy trong 1 năm. m = 365 Số ngày vay tiền t: Thuế suất thuế TNDN. Tín dụng thương mại phải trả Tín dụng thương mại được hình thành tự nhiên trong hoạt động mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước cho Công ty. Thường được mở rộng khi mua hàng và tích lũy hàng lưu kho. Bên cạnh đó, Công ty thường được hưởng lợi từ các khoản chiết khấu (nếu chấp nhận trả sớm) hoặc có thể chiếm dụng được một khoản vốn trong một thời hạn cho phép với một chi phí hợp lý. Chi phí tín dụng thuong mại thường phát sinh khi thực hiện chính sách tín dụng và chấp nhận tín dụng.
  • 18. 9 kb= (1 + Tỷ lệ chiết khấu 100% – Tỷ lệ chiết khấu ) 365 Thời gian trả nợ – Thời gian hưởng chiết khấu 1.3.2.2. Chi phí vốn vay dài hạn Doanh nghiệp có thể huy động vốn vay dài hạn bằng cách vay ngân hàng, phát hành trái phiếu. Chí phí nợ vay (Kd) Chi phí vốn vay trước thuế Vay ngân hàng: Chi phí vốn vay trước thuế (Kd) do vay của ngân hàng là lãi suất tiền vay do ngân hàng ấn định. Phát hành trái phiếu: Có 2 loại trái phiếu mà ta thường gặp Trái phiếu Zero-Coupon: Là loại trái phiếu mà trái chủ (Người mua trái phiếu) sẽ mua với giá phát hành thấp hơn mệnh giá và sẽ không nhận được lợi tức trong suốt thời hạn trái phiếu, nhưng tại thời điểm đáo hạn trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền bằng với mệnh giá. Kd = √ FVn P0 – CPPH – 1 n Trong đó: n: Số năm đáo hạn của trái phiếu. FVn: Giá trị tương lai danh nghĩa của trái phiếu. P0: Giá thị trường của trái phiếu. Kd: Chi phí vốn vay trước thuế. CPPH: Chi phí phát hành. Trái phiếu Coupon: là loại trái phiếu mà trái chủ nhận được một khoản lợi tức hàng năm và khi trái phiếu đáo hạn trái chủ sẽ nhận được lợi tức của năm cuối cùng và vốn gốc. P0 – CPPH = R * 1 – (1 + Kd)n Kd + FVn (1 + Kd)n Trong đó: R: Lãi trái phiếu phải trả hàng năm. (Với công thức này, ta sử dụng phương pháp nội suy để tìm được Kd) Thang Long University Library
  • 19. 10 Chi phí vốn vay sau thuế Chi phí vốn vay sau thuế (Kd * ), được xác định bằng chi phí vốn vay trước thuế (Kd) trừ đi khoản tiền tiết kiệm thuế từ lãi vay. Phần tiết kiệm này được xác định bằng chi phí trước thuế nhân với thuế suất (Kd * T). Ta có công thức: Kd * = Kd * (1 – T) Trong đó: T: Thuế thu nhập doanh nghiệp. Kd * : Chi phí vốn vay sau thuế. 1.3.2.3. Chi phí vốn vay chủ sở hữu Chi phí vốn sở hữu là suất sinh lợi mà các nhà đầu tư vốn sở hữu đòi hỏi ứng với rủi ro của ngân lưu từ Công ty. Chi phí cổ phiếu ưu đãi (Kp) Cổ phần ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ nhận được cổ tức cố định như đã công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần. Vì cổ phần ưu đãi là một nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu nên doanh thu từ phát hành các cổ phiếu ưu đãi là vĩnh viễn. Chi phí của cổ phiếu ưu đãi (Kp) được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu đãi (Dp) chia cho giá phát hành thuần của cổ phiếu – là giá mà doanh nghiệp nhận được dau khi trừ chi phí phát hành. Ta có công thức: Kp = Dp P0 − CPPH Trong đó: Kp: Chi phí của cổ phiếu ưu đãi. Dp: Giá trị cổ tức thanh toán hàng năm. P0: Giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. CPPH: Chi phí phát hành. Khác với lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi không được tính để giảm trừ thuế. Do đó không phát sinh khoản tiết kiệm thuế từ việc sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và cũng không cần sự điều chỉnh sau thuế. Chi phí của lợi nhuận không chia (Ks) Chi phí của lợi nhuận không chia là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu thường yêu cầu đối với dự án doanh nghiệp đầu tư bằng lợi nhuận không chia.
  • 20. 11 Chi phí vốn của lợi nhuận không chia liên quan tới chi phí cơ hội của vốn. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thuộc về người nắm giữ cổ phiếu. Người nắm giữ trái phiếu sẽ được bù đắp bởi những khỏan thanh toán lãi, người nắm giữ cổ phiếu đãi được bù đắp bởi cổ tức ưu đãi, nhưng lợi nhuận không chia thuộc về người nắm giữ cổ phiếu thường. Phần lợi nhuận này dùng để bù đắp cho người nắm giữ cổ phiếu về việc sử dụng vốn của họ. Nếu doanh nghiệp quyết định không chia lợi nhuận mà để lại để tái đầu tư thì sẽ nảy sinh một chi phí cơ hội. Đó chính là tỷ suất sinh lợi nhuận mong đợi của cổ đông vào những dự án mà doanh nghiệp đầu tư thay vì trả cổ tức cho họ. Một số phương pháp tính toán chi phí lợi nhuận không chia: Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều (Mô hình Gordon) Đây là phương pháp đơn giản nhất để tính toán chi phí vốn cổ phần thường. Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều được triển khai trong phần định giá cổ phiếu. Trong mô hình này, cổ tức được định giá tăng trưởng đều mỗi năm với gia tốc. Ta có công thức sau: P0 = D1 Ks − g = D0 ∗ (1 + g) Ks − g Từ công thức trên ta có thể suy ra: Ks = D1 P0 + g = D0 ∗ (1 + g) P0 + g Trong đó: D0: Cổ tức trả cho năm hiện tại. D1: Cổ tức dự kiến cuối năm 1. Ks: Lãi suất yêu cầu đối với cổ đông thường. g: Tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm cổ tức. g = ( Lợi nhuận năm nay giữ lại Lợi nhuận năm nay ) * ROE = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại * ROE Nếu một Công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, chúng ta có thể thu nhập được D0 bằng cách lấy cổ tức của Công ty trả cho cổ đông hiện tại, cả P0 chính là giá đang giao dịch trên thị trường. Đối với biến g, ta sẽ ước lượng dựa trên tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và khản năng sinh lời của Công ty đo bằng tỷ số ROE. Phương pháp CAPM (Capital Asset Pricing Model) Phương pháp này được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định lợi tức của tài sản không có rủi ro KRF. Lợi tức này thường tương đương với lãi suất trái phiếu kho bạc. Thang Long University Library
  • 21. 12 Bước 2: Dự đoán hệ số bê – ta (β) của cổ phiếu và sử dụng nó như là hệ số rủi ro của cổ phiếu. Bước 3: Dự đoán lãi suất mong đợi trên thị trường hoặc là lợi tức mong đợi đối với cổ phiếu có độ rủi ro trung bình (KRM). Bước 4: Thay thế những giá trị trên vào phương trình CAPM để xác định tỷ lệ lợi tức mong muốn đối với cổ phiếu đang xét. Ks = KRF + (KRM − KRF) * βi Phương pháp CAPM có một số vấn đề khó khăn khi áp dụng đó là: Khó xác định KRF, gặp khó trong quá trình dự đoán hệ số bê – ta β và khó xác định phần lợi nhuận bù đắp cho rủi ro thị trường. Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với mức bù rủi ro Trong thực tế, nếu độ tin cậy của các thông tin không đủ để áp dụng mô hình CAPM, các nhà phân tích tài chính thường thực hiện một phương pháp đơn giản là cộng phần bù rủi ro thích hợp vào chi phí nợ dài hạn (trái phiếu) để tính chi phí vốn cổ phần, thường từ 3% - 5%, vì các cổ đông phải chịu rủi ro cao hơn các trái chủ (người nắm giữ trái phiếu). Chi phí cổ phiếu thường mới (Ke) Khi lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp thường huy động những nguồn vốn bên ngoài thông qua việc phát hành các loại chứng khoán, trong đó bao gồm cả cổ phiếu thường. Trong quá trình phát hành, doanh nghiệp phải tính tơi các chi phí như: Chi phí quảng cáo, chi phí in ấn…tất cả đều được gọi là chi phí phát hành. Tất cả những loại chi phí kể trên làm chi phí vốn cổ phần thường mới phát hành (Ke) luôn cao hơn chi phí vốn cổ phần thường hiện hữu (Ks). Ke = D1 P0 ∗ (1 − F) + g Trong đó: D1: Cổ tức mong đợi trong năm thứ 1. P0: Giá hiện tại của cổ phiếu. F: Tỷ lệ phần trăm chi phí phát hành so với P0. G: Tốc độ tăng trưởng cổ tức. Chi phí phát hành đã làm gia tăng chi phí vốn cổ phần thường mới. Do vậy, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư luôn muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại ở mức cao nhất. Điều này ảnh hưởng tới chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
  • 22. 13 1.3.3. Chi phí vốn bình quân (WACC – Weight Average Cost of Capital) WACC là chi phí vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. WACC của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết khấu sẽ đòi hỏi một tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại. Trong doanh nghiệp luôn luôn sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy, cần phải xác định chi phí vốn bình quân của tất cả các nguồn vốn đó. Chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cấu trúc vốn mà thay đổi thì chi phí vốn bình quân cũng thay đổi theo. Chi phí vốn bình quân có trọng số WACC là chi phí bình quan gia quyền của tất cả các nguồn vốn dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng. Chi phí vốn bình quân có trọng số WACC được tính bằng cách nhân chi phí vốn của từng nguồn tài trợ với tỷ trọng của nó trong cấu trúc vồn. Để tính WACC, ta sử dụng công thức sau: WACC = Wd * Kd (1 − T) + Wp * Kp + Ws * Ks + 𝑊𝑒 ∗ 𝐾𝑒 Trong đó: Wd: Tỷ trọng của nợ. Wp: Tỷ trọng của vốn cổ phần ưu đãi. Ws: Tỷ trọng của vốn cổ phần thường. We: Nguồn vốn cổ phần thường. Kd: Chi phí nợ trước thuế. Kp: Chi phí cổ phần ưu đãi. Ks: Chi phí lợi nhuận không chia. Ke: Chi phí cổ phần thường mới phát hành. T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng chi phí vốn bình quân có trọng số WACC: Tổng trọng số các nguồn thành phần bằng 1. Chi phí vốn vay là chi phí sau thuế. Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường sẽ được nhân với chi phí lợi nhuận giữ lại (Ks) hay chi phí cổ phần thường mới phát hành (Ke). Thang Long University Library
  • 23. 14 Chi phí vốn bình quân có trọng số WACC được các nhà quản lý lấy làm tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải dạt được trong quá trình hoạt động để giá trị cổ phần thường không bị giảm. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn Khi doanh nghiệp thực hiện huy động vốn từ các nguồn thì các chủ tài chính như ngân hàng, các chủ đầu tư thường cân nhắc và xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi vốn của doanh nghiệp. 1.4.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSNH – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Ý nghĩa của khả năng thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời. Tỷ số này được cho là một thước đo thiếu khách quan bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư. Khả năng thanh khoản hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng TSNH Tổng nợ ngắn hạn Ý nghĩa của khả năng thanh toán hiện hành là doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty. Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh
  • 24. 15 toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia. 1.4.2. Các chỉ số về quản lý nợ vay Về mặt lý thuyết chỉ số này nằm trong khoảng > 0 và < 1 nhưng thông thường nó dao động xung quanh giá trị 0,5. Bởi vì lẽ nó tự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm. Mặt khác về phía con nợ, nếu vay nợ quá nhiều sẽ bị mất chủ quyền kiểm soát nhiều bên đồng thời bị chia lợi nhuận quá nhiều cho sự vay nợ của mình. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy tổng của Giá vốn hàng bán, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) rồi chia cho tổng của nợ gốc và chi phí lãi vay. Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Đây là một số chỉ tiêu liên quan đến việc huy động vốn được quan tâm xem xét bởi cả hai là doanh nghiệp đi vay và chủ cho vay. Tỷ số khả năng trả lãi Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay EBIT (Earnings Before Interest & Tax): Thu nhập trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có được đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua so sánh với 1 và với các năm trước đó, nếu càng lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. So sánh tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả Tỷ lệ khoản phải thu, phải trả = Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Thang Long University Library
  • 25. 16 Chỉ tiêu này phản ánh sự tương quan giữa các khoản tiền chiếm dụng của Công ty và các đối tác kinh tế. Chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả chứng tỏ doanh nghiệp tích cực thu hổi các khoản nợ tồn đọng. Còn nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng một lượng vốn lớn từ các nhà cung cấp và tổ chức tín dụng nên các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng nợ Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng nợ = EAT Tổng nợ vay Chỉ tiêu này cho biết, một đồng nợ vay tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ được rằng doanh nghiệp làm ăn có lãi. Khi chỉ số này lớn hơn 1, nghĩa là các khoản nợ vay nhỏ hơn lợi nhuận, tức là doanh nghiệp có những chính sách hợp lý giúp cho lợi nhuận tăng cao, đồng thời các khoản nợ được giảm trừ. Và ngược lại khi tỷ số này nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp đang trong trạng thái vay nợ nhiều, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút, tình hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tỷ số doanh thu thuần trên tổng nợ vay Tỷ số doanh thu thuần trên tổng nợ vay = Doanh thu thuần Tổng nợ vay Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ vay tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này lớn hơn 1 tức là doanh thu thuần lớn hơn tổng nợ vay, có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi. Còn nếu chỉ số này nhỏ hơn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang trong trạng thái khủng hoảng vì doanh thu không cao trong khi các khoản nợ liên tục tăng. 1.4.3. Các chỉ số về khả năng sinh lời Thu nhập trên mỗi cổ phần thường EPS = Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành Thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS – Earning per share) là một yếu tố quan trọng, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay
  • 26. 17 không so với năm trước thì ta lấy chỉ tiêu này so sánh với cũng chỉ tiêu này nhưng của năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tất yếu. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = EAT Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lời trên một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chúng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh thu trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ thấp hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS = EAT Doanh thu thuần (ROS – Return on sales): Tỷ suất sinh lời trên doanh thu. EAT (Earning After Tax): Thu nhập sau thuế. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của Công ty, người ta so sánh tỷ số này của Công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà Công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và Thang Long University Library
  • 27. 18 số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = EAT Tổng tài sản Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return On Asset) dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. So sánh khả năng sinh lời trên chi phí vốn Khả năng sinh lời trên chi phí vốn = ROA WACC Tỷ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cho biết tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cho tài sản là lớn hơn hay nhỏ hơn chi phí vốn doanh nghiệp phải trả. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Chỉ số này lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp bỏ ra chi phí vốn ít nhưng nhận lại được khoản thu nhập lớn và ngược lại khi nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí nhưng không thu lại được kết quả cao. 1.4.4. Các chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp và cho biết so với nguồn vốn của doanh nghiệp thì nhu cầu vốn thường xuyên chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Tỉ số này càng lớn chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp có tính ổn định
  • 28. 19 trong một thời gian dài và chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu tỷ suất này càng thấp chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn ngắn hạn và doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ thì có nguy cơ bị phá sản. So sánh nguồn vốn thường xuyên trên tài sản dài hạn Nếu nguồn vốn thường xuyên lớn hơn tài sản dài hạn (tỷ số nguồn vốn thường xuyên trên tài sản dài hạn lớn hơn 1) có thể nói rằng doanh nghiệp có nguồn tài chính chủ yếu dựa vào các khoản chiếm dụng dài hạn và nguồn vốn sẵn có của mình. Nguồn vốn thường xuyên thường là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh. Nó mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp chính vì thế thường gặp phải rủi ro cao như chịu lãi suất lớn. Điều này đưa doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng nếu nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tài sản dài hạn thì đây là một lợi thế mà doanh nghiệp cần nắm vững và có thể giúp doanh nghiệp thu về được nhiều lợi ích kinh tế trong tương lai. Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời = Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn Nguồn vốn tạm thời = Nợ vay ngắn hạn + Nợ phải trả (người bán và người mua) + Nợ ngắn hạn khác (Nợ công nhân viên, nộp ngân sách…) Hệ số này phản ánh trong nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có thì nguồn hình thành từ nguồn vốn tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỉ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tạm thời là chủ yếu, sẽ dẫn đến các khoản nợ vay ngắn hạn tăng lên nhiều, đồng nghĩa với việc khả năng duy trì nguồn vốn thấp và không ổn định. Ngược lại, nếu tỷ suất này càng thấp chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn trong khoảng thời gian ngắn phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh nguồn vốn tạm thời trên tài sản ngắn hạn Nếu nguồn tạm thời lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn (tỷ số nguồn vốn tạm thời trên tài sản ngắn hạn lớn hơn 1), chứng tỏ doanh nghiệp nằm trong trạng thái nợ “ngập đầu”, đây là một điều vô cùng xấu với bất cứ doanh nghiệp nào và có khả năng dẫn đến phá sản. Trong khi nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải duy trì lượng tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn tạm thời nhằm ngăn ngừa mọi khả năng xấu có thế đến. Thang Long University Library
  • 29. 20 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn trong doanh nghiệp Mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khách quan như: trạng thái của nền kinh tế, chính sách thuế, trình độ phát triển của nền kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước,… dưới đây là một số nhân tố quan trọng nhất được đề cập và phân tích. 1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan Ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế Bất cứ một quốc gia nào nếu chính trị không ổn định sẽ có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động của quốc gia đó. Nếu chính trị ổn định sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn qua nhiều kênh huy động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố ổn định chính trị thì tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc huy động vốn. Là nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ phát triển của nền kinh tế Một nền kinh tế phát triển càng cao thì khả năng tập trung huy động thu hút vốn càng mạnh và các phương thức huy động vốn cũng phong phú đa dạng hơn. Do nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp so với thế giới, thị trường tài chính, các tổ chức phi tài chính trung gian mới hình thành và phát triển nên việc mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp cũng có những nét đặc thù riêng. Các phương thức huy động vốn truyền thống như sử dụng tín dụng ngân hàng và góp vốn đầu tư trong nước (phổ biến), các phương thức huy động vốn mới từ phát hành cổ phiếu trên thị trường chững khoán trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài hay thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài chưa được các doanh nghiệp xem xét sử dụng một cách phù hợp. Do đó, việc huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn, quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng phát triển. Thị trường Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốn của doanh nghiệp còn thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các thị trường này phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và
  • 30. 21 tăng thị phần. Do đó có thể nói yếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về cơ chế chính sách kinh tế Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thể thiếu. Điều này được quy định trong các Nghị quyết TW Đảng. Các cơ chế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...), chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ... đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính. Chính sách thuế Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Mỗi chính sách thuế cơ bản bao gồm: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, miễn, giảm thuế và thuế suất. Sự thay đổi trong các thành phần trên thể hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước với từng đối tượng trong từng thời kỳ. Một doanh nghiệp năm trong danh sách đối tượng miễn, giảm thuế sẽ có động lực lớn hơn để tăng quy mô, huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp chịu thuế sẽ e dè hơn trong việc mở rộng sản xuất bởi lợi nhuận kinh doanh sẽ phải chịu một khoản thuế lớn. Đối với doanh nghiêp cổ phần, chính sách thuế có tác động rất lớn tới phương thức huy động vốn bởi nó có liên quan tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn thu nhập từ cổ tức vừa chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vừa chịu thuế thu nhập cá nhân trong khi lãi vay không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp có xu hướng ưa thích huy động vốn tín dụng Ngân hàng. Chính sách lãi suất Bất kỳ một tổ chức nào từ doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính khác, dân chúng đều rất coi trọng và quan tâm đến vẫn đề lãi suất. Lãi suất sẽ quyết định đến lượng vốn huy động được từ tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Lãi suất càng cao càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí huy động và sử dụng vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. 1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động vốn của Công ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh ta cần dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời thực hiện phân tích, đánh giá các chỉ số phẩn ánh đến khả năng huy động vốn như chỉ số doanh thu trên vốn Thang Long University Library
  • 31. 22 chủ,…Nếu kết quả sản xuất kinh doanh mà thấp thì khó lòng thuyết phục được các nhà đấu tư hoặc các tổ chức tài chính cho vay vốn hay đầu tư vào Công ty. Uy tín và quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính Nếu doanh nghiệp có uy tín và mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính thì việc vay vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Để huy động được vốn, doanh nghiệp có thể không cần phải có tài sản đảm bảo hay thế chấp vì có uy tín lớn, tạo dựng được các mối quan hệ lâu dài và bền vững. Từ đó giảm thiểu được các chi phí trong công tác huy động vốn thậm chí là trong hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 32. 23 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1. Tên giao dịch đối ngoại: HUD1 INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT – STOCK COMPANY; Tên viết tắt: HUD1.,JSC; Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần; Mã chứng khoán: HU1 (HOSE); Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ (Một trăm tỷ đồng); Vốn nhà nước: 51.000.000.000 VNĐ; Vốn các cổ đông: 49.000.000.000 VNĐ; Trụ sở chính: 168 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.38 687 557 Fax: 04.38 687 557 Email: hud1@hud1.vn Mã số thuế: 0101043264 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 trực thuộc Tập Đoàn Phát Triển Nhà Và Đô Thị (trước đây là Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1) được chuyển đổi Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo Quyết định số 1636/ QĐ-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ xây dựng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, HUD1 đã tham gia hoạt động và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực thi công xây lắp các loại công trình dân dụng; Công nghiệp; Giao thông thuỷ lợi; Bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện; Hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị, khu công nghiệp; Trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng. Song song với lĩnh vực xây lắp, HUD1 ngày càng mở rộng lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản với diện tích sàn nhà ở năm sau cao hơn năm trước và trên địa bàn các tỉnh cả nước. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 ngày càng trưởng thành lớn mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, thiết bị xây dựng với đội ngũ công nhân viên yêu nghề. Các công trình do HUD1 thực hiện đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng ISO 9001-2008 và nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng. Thang Long University Library
  • 33. 24 Với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, gia tăng giá trị thương hiệu, HUD1 luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên,bổ sung và hiện đại hoá các trang thiết bị máy móc, không ngừng nghiên cứu và áp dụng những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bằng năng lực, kinh nghiệm cùng cơ chế hoạt động linh hoạt luôn thích ứng với thị trường, HUD1 khẳng định mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, hiệu quả về giá trị đầu tư và nâng cao giá trị thương hiệu. 2.1.2. Khái quát ngành nghề kinh doanh Tư vấn, thiết kế, xây dựng, hoàn thiện các công trình dân dụng và công nghiệp. Thi công, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng đa dạng. Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dụng, công nghệ xây dựng. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý Công ty Yếu tố con người – nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng dẫn tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình thực tế, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã được tổ chức theo mô hình quản lý chức năng như sau: (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh tế - Kế hoạch Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Quản lý Xây lắp Phòng Đầu tư Công ty con trực thuộc HUD101 HUD1.02 Các ban Quản lý dự án Các ban Điều hành dự án Các đội Xây dựng Ban kiểm soát
  • 34. 25 Hội Đồng Quản Trị là tổ chức sáng lập quản lý Công ty, có toàn quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm; Đưa ra phương án giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc Tổng giám đốc và người quản lý; Giám sát, chỉ đạo điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các hoạt động quản lý; Điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên. Ban giám đốc Công ty là người đứng đầu là GĐ Công ty có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty trong đó: BGĐ Công ty Cổ phần xây dựng HUD101 gồm một GĐ và hai PGĐ; GĐ Công ty là người tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và chủ động điều hành sản xuất kinh doanh; Các PGĐ là người giúp việc cho GĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ, HĐQT và trước pháp luật về nhiệm vụ được GĐ phân công thực hiện. Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, BGĐ Công ty để: Xử lý các văn bản hành chính một cách chính xác và kịp thời; Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, lưu trữ,…; tiếp nhận xử lý các văn bản, công văn, nghị định; Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Ngoài ra, tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty; Tuyển dụng nhân sự và phát triển nguồn lực Công ty. Phòng Kinh tế - Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh của Công ty; là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng để trình GĐ xem xét, quyết định, là đầu mối tìm kiếm việc làm cho Công ty. Ngoài ra còn có chức năng hỗ trợ xây dựng kế hoạch và thực hiện cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức bảo quản và quản lý kho của Công ty. Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. Nó có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác về vốn, nguồn vốn và công nợ của Công ty, thường xuyên đôn đốc để thanh toán nợ trước thời hạn, thanh toán hợp đồng kinh tế…; Phân tích Thang Long University Library
  • 35. 26 hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước GĐ và Hội đồng thành viên, phản ánh kịp thời các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Quản lý Xây lắp là nơi thiết kế các công trình xây dựng có quy mô lớn, vừa và nhỏ; Lập hồ sơ dự toán các công trình, giám sát thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình. Phòng Đầu tư là nơi lập dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục đầu tư, quản lý hồ sơ dự án đầu tư của Công ty. Các Công ty con trực thuộc là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện phần chức năng và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của các Công ty con trực thuộc gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Trưởng các phòng ban, bộ phận… Các ban Quản lý dự án là nơi lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án; Có chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động, trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian; Có trách nhiệm lãnh đạo, kiểm soát, kiểm tra tiến độ dự án, phân tích tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án;… Các ban Điều hành dự án có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất do Công ty giao; Nắm vững, phân bổ sử dụng các nguồn lực hiện có để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất; Chỉ đạo thi công các công trình, hạng mục công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, mỹ thuật công trình; Phối hợp với Chủ đầu tư công trình nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện cho thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền lương; Quản lý, sử dụng thiết bị xe máy, vật tư, vật tư luân chuyển có tại công trình và đơn vị mình phụ trách;… Các đội Xây dựng có cơ cấu gồm 1 đội trưởng (xưởng trưởng) có thể có một đến hai đội phó giúp việc cho đội trưởng và các cán bộ kỹ thuật làm công tác chuyên phù hợp với nhu cầu quản lý và thi công của đơn vị. Đội xây dựng có chức năng thay mặt Công ty trực tiếp thực hiện các hoạt động xây lắp, sản xuất từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc nghiệm thu bàn giao và thanh quyết toán công trình, bảo hành công trình theo quy định giao nhiệm vụ, hợp đồng giao khoán giữa Công ty và đơn vị. Từ các chức năng, vai trò của các phòng ban trong Công ty, ta có thể thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng với nhau và không thể tách rời. Các bộ phận bổ sung và trợ giúp lẫn nhau giúp cho bộ máy hoạt động của Công ty trở nên trơn tru và khó gặp trở ngại. Vì phân cấp các bộ phân rõ ràng, hợp lý nên rất dễ dàng trong việc rà soát, kiểm tra lỗi sai ở các khâu có liên quan.
  • 36. 27 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trong 3 năm (2010 – 2012) 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty là phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Nghĩa là phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần HUD1 Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 – 2011 Chênh lệch 2011 – 2012 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 410.904.747.963 55,55 (599.669.023.664) (52,12) Giá vốn hàng bán 325.054.907.579 46,84 (538.141.693.414) (52,81) EBIT 52.933.926.248 281,95 (40.121.422.538) (55,95) Lợi nhuận trước thuế 48.943.253.895 212,13 (45.890.627.035) (63,72) EAT 36.898.066.952 214,01 (36.653.587.041) (67,7) (Nguồn: Trích bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ 2010 – 2012) Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận (Nguồn: Trích từ bảng phụ lục Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 – 2012) Về doanh thu: Doanh thu của Công ty cũng xuất hiện những biến động lớn. Năm 2011, doanh thu của Công ty tăng 410.904.747.963 đồng so với năm 2011, tương ứng với mức tăng 55,55% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì có sự suy giảm lớn đến 52,12%, ứng với 599.669.023.664 đồng. Sự suy giảm này là do ngành xây dựng 739,748,493,728 1,150,653,241,691 550,984,218,027 480,855,194,897 1,018,996,888,311 693,941,980,732 17,241,184,160 54,139,251,112 17,485,664,071 - 500,000,000,000 1,000,000,000,000 1,500,000,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế (Đồng) Giá vốn hàng bán (Đồng) Doanh thu thuần (Đồng) Thang Long University Library
  • 37. 28 phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu xây dựng ngày càng tăng, thị trường chứng khoán đình trệ, thị trường bất động sản không có biến động đã là những yếu tố gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành xây dựng. Ngoài ra còn do một số công trình đã xây lắp xong nhưng chưa đươc quyết toán do các chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần là khá lớn trong cả 3 năm liên tiếp. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty vẫn tồn tại những khoản chi phí lớn làm cho lợi nhuận sau thuế thu được không thực sự tương xứng với chỉ tiêu doanh thu thuần. Để có cái nhìn tổng quan hơn, sau đây ta sẽ xem xét về doanh thu. Bảng 2.2 Doanh thu chi tiết các ngành dịch vụ tại Công ty HUD1 Ngành kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Xây lắp 694.342.224.592 93,87 629.510.868.315 54,71 467.636.305.206 84,87 Bán hàng hóa, thành phẩm 256.611.207 0,03 2.781.353.164 0,24 2.445.988.000 0,45 Kinh doanh bất động sản 43.163.666.656 5,83 518.139.881.315 45,03 80.341.575.135 14,58 Khác 1.985.991.273 0,27 221.138.386 0,02 560.349.686 0,1 Tổng 739.748.493.728 100 1.150.653.241.691 100 550.984.218.027 100 (Nguồn: Trích báo cáo thuyết minh của Công ty qua 3 năm) Doanh thu ngành xây lắp vẫn đóng vai trò chủ lực với tỷ lệ đóng góp trung bình lên đến 77,81%. Tuy nhiên vẫn có nhiều biến động, từ năm 2011 xuất hiện sự sụt giảm lớn với giá trị sụt giảm 64.831.356.277, ứng với 9,34% và tiếp tụ giảm mạnh 161.874.563.109 đồng, ứng với 25,71% ở năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty nhận được nhiều hợp đồng xây lắp lớn như hoàn thành công trình Chung cư CC1 hay hoàn thành dự án xây lắp khách sạn 1,2 ở khu du lịch sinh thái Bảo Việt…Với việc hoàn thành các tiến độ thi công không chỉ giúp cho doanh thu của Công ty đạt trạng thái tăng cao mà còn thể hiện được uy tín và sức mạnh của Công ty trong con mắt của khách hàng. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên ngành xây dựng gặp phải không ít khó khăn trong thời gian gần đây nên hầu như các dự án thi công đều nằm trong trạng thái “nằm im”, chính vì thế các khoản thu từ xây lắp giảm dần. Thành phần chiếm tỷ trọng thứ hai doanh thu của Công ty đó chính là ngành bất động sản. Năm 2011, ngành đã có khởi sắc hơn so với năm 2010 khi tăng trưởng một cách đáng kể từ 43.163.666.656 đồng lên đến 518.139.881.315 đồng, khoản chênh lệch là 474.976.214.659 đồng, ứng với 1100,41%. Nhưng đến năm 2012 lại có sự sụt giảm mạnh xuống còn 80.341.575.135 đồng, giảm 84,49% so với năm 2011 (tương
  • 38. 29 ứng giảm 437.798.306.180 đồng). Lý do dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng này là tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2012 trải qua một đợt khủng hoảng lớn. Thị trường bất động sản đóng băng cùng với chính sách thắt chặt cho vay của các ngân hàng đã làm cho người mua nhà có những dè dặt khi đầu tư bán nhà, bất động sản. Tuy nhiên, có một sự thay đổi lớn trong tỷ trọng cơ cấu doanh thu của Công ty HUD1. Đó chính là doanh thu của 2 ngành chủ lực là ngành bất động sản và xây lắp để “nhường chỗ” cho sự gia tăng doanh thu của các ngành dịch vụ khác như bán hàng hóa, thành phẩm. Năm 2011 là năm đánh dấu sự tăng trưởng doanh thu của ngành bán hàng hóa, thành phẩm. Theo đó, có sự tăng trưởng đột biến, ngành tăng 2.524.741.957 đồng, ứng với 983,88% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 có sự tụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể, ngành giảm 12,06%, tương ứng giảm 335.365.164 đồng so với năm 2011. Đây là xu hướng tất yếu do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy năm 2011 – 2012 không phải là khoảng thời gian thích hợp cho các ngành chủ lực như xây lắp và bất động sản, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 vẫn mạnh dạn xây dựng một số dự án mới để chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng phục vụ khách hàng khi thị trường phục hồi. Về giá vốn hàng bán: Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta có thể nhận xét rằng chi phí giá vốn hàng bán cũng có mức tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 325.054.907.579 đồng, ứng với 46,84% so với năm 2010. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng do cần nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng ngược lại, năm 2012 lại có sự suy giảm mạnh mẽ ở chi phí giá vốn hàng bán. Năm 2012 giảm 538.141.693.414 đồng, tương ứng 52,81% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, Công ty phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế nên không bán được nhà và công trình. Chính điều đó đã làm Công ty phải chịu tổn thất nặng nề. Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự tăng trưởng nhưng không đồng đều giữa các năm. Năm 2011 tăng 36.989.066.952 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng với 214,01%, do Công ty có những nỗ lực trong việc giảm thiểu chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh. Chính vì thế mà trong năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng. Nhưng đến năm 2012 thì lại có sự giảm mạnh đến 67,7%, ứng với 36.653.587.041 đồng. Sở dĩ doanh thu của Công ty giảm mạnh như vậy là do Công ty phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế chung toàn cầu nên dẫn tới tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí. 2.2.2. Phân tích tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Thang Long University Library