SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ KIỀU ANH
MÃ SINH VIÊN : 17805
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết
Sinh viên thực hiện : Đỗ Kiều Anh
Mã sinh viên : A17805
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...............................1
1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ..............................................1
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................................2
1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại.3
1.2.1. Khái niệ ủa ngân hàng thương mại
................................................................................................................3
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ...................4
1.2.3. Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củ
mại ................................................................................................................5
1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củ ại ...7
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ..........................7
1.3.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ........................8
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộ
...........................................................................................8
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
của ngân hàng thương mại ..................................................................................15
CHƢƠNG 2.
- ..................20
2.1.
- .........................................................................................20
2.1.1. .......................................................20
2.1.2. Tình hình hoạt độ -2012...............20
2.2. Thực trạng mở rộ ủ
-2012 .27
2.2.1. Mở rộ ...................................27
2.2.2. Mở rộ
................................................................................29
2.2.3. Mở rộng các phương thứ .35
2.2.4. Tình hình nợ xấu củ ............................36
2.3. Đánh giá thực trạ ạ
ệ – .....................38
2.3.1. ........................................................................38
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân .........................................40
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚ
ẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG M HƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI........................................................................47
3.1. Định hƣớng hoạt độ ủ
ệt Nam – chi nhánh Hà Nội đến năm 2015
..........................................................................................................................47
3.1.1. Định hướng củ
..............................................................47
3.1.2. Định hướng củ ệt
Nam – chi nhánh Hà Nội trong cho vay doanh ngh ến năm 2015.
..............................................................................................................48
3.2. Giải pháp mở rộ ạ
ệt Nam – chi nhánh Hà Nội .....................48
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng .........................................48
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay và điều kiện vay đối vớ
................................................................................................51
3.2.3. Nâng cao dịch vụ tư vấn cho khách hàng.............................................53
3.2.4. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạ .................................54
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối vớ
..............................................................................................................55
3.2.6. Kiểm soát nội bộ ...................................................................................56
3.2.7. Cho vay nên hạn chế phụ thuộ .................................58
3.3. Một số kiến nghị.............................................................................................58
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan...................................59
3.3.2. Đối vớ ..............................................................60
3.3.3. Đối vớ ệt Nam........61
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
NHTM Ngân hàng thương mại
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi
nhánh
TDNH Tín dụng ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
TSBĐ Tài sản bảo đảm
CV Cho vay
TCTD Tổ chức tín dụng
KH Khách hàng
NH Ngân hàng
Kế hoạch và Đầu tư KH&ĐT
Sản xuất kinh doanh SXKD
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam .........................................................2
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn củ ...........................................21
Bảng 2.2. Tình hình cho vay củ ....................................................23
Bảng 2.3. Tình hình chất lượng tín dụng của Vietinbank ..............................24
Bả
-2012.........................................................................................26
Bảng 2.5. Số lượng khách hàng DNVVN tại ..................................27
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng DNVVN tại Vietinbank ............................................29
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế tạ ......30
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tạ .........................31
Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng theo điều kiện cho vay tại Vietinbank .....................33
Bảng 2.10. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank giai
đoạn 2010-2012.............................................................................................................34
Bảng 2.11. Tổng kết các phương thức cho vay tại Vietinbank .........................35
Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN tạ ........................36
-2012..................................................................28
.........................................................................................................30
ấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết ..............................................32
Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank từ
2010-2012......................................................................................................................34
ỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NHTM tại 30/9/2011 ............................37
ến động lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay bình quân tại các NHTM
trong năm 2011..............................................................................................................45
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần của Đảng và Nhà nước, DNVVN ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp
đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Thực tế cho thấy các DNVVN Việt Nam có quy mô quá nhỏ về vốn, trong đó
nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, vốn chiếm dụng và vay bạn bè người thân, còn nguồn
vốn vay chính thức từ các NHTM chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này đã gây hạn
chế cho hoạt động SXKD của các DNVVN, đặc biệt với công cuộc mở rộng sản xuất,
nâng cao công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoàn cảnh kinh tế nhiều
biến động như hiện nay. Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ trong 9 tháng đầu năm
2011, bên cạnh 57.000 DN trong nước đăng ký thành lập mới, đã có gần 50.000 DN
phá sản, giải thể và ngừng hoạt động, không nộp thuế, trong đó số lượng DNVVN
chiếm đến 60%.
Mặc dù cấp tín dụng cho các DNVVN thường được coi là khá rủi ro cho các NH,
nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tuy nhiên ngành NH thế giới vẫn
luôn nhận định “Cung cấp tín dụng cho DNVVN là một trong những phương thức cốt
yếu để các tổ chức tài chính đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững”. Tại
Việt Nam hiện nay, phần lớn NHTM đã xác định bộ phận DNVVN là nhóm khách
hàng mục tiêu, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
. Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với DNVVN đang là một
vấn đề được ưu tiên của chi nhánh trong thời gian qua. Xuất phát từ quan điểm đó và
thực trạng hoạt động của các DNVVN hiện nay, em đã chọn đề tài:
“Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng NH và hoạt động mở rộng cho
vay của NH đối với DNVVN.
Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại Vietinbank
chi nhánh Hà Nội.
Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động mở
rộng cho vay DNVVN, tạo cơ sở cho việc thực hiện tại chi nhánh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn hoạt động cho vay đối với DNVVN
-2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, bài khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học sau để phân tích lý luận thực tiễn:
Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế
Phương pháp tổng hợp thống kê
Mô hình hóa bằng biểu
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung khoá luận bao gồm
ba chương như sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của
ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội.
Thang Long University Library
Để hoàn thiện được khóa luận này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo trường nói chung, Khoa ngân hàng nói
riêng, và đặc biệt là ThS. - người đã hướng dẫn và giúp tôi
hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn phòng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
và Chi nhánh đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian
qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Anh
1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việc quy định thế nào là DN lớn, thế nào là DNVVN là tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai
đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước lại chọn cho mình những tiêu chí khác
nhau để phân chia doanh nghiệp thành DN lớn và DNVVN sao cho phù hợp với sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát
triển.
Tại Việt Nam, theo công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998,
DNVVN là DN có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng
(tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành
công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNVVN ở
Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho
phép phân biệt các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa
DNVVN như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Các DN siêu nhỏ được quy định là
có từ 1 đến 9 nhân công, DN có từ 10 đến 49 nhân công được coi là DN nhỏ.
Mới đây nhất, căn cứ theo điều 3 nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển
DNVVN, khái niệm DNVVN được định nghĩa như sau: DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản
được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm
(tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Thang Long University Library
2
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam
Quy mô
Khu vực
DN siêu
nhỏ
DN nhỏ DN vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
III. Thương
mại và dịch vụ
10 người
trở xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
50 người
từ trên 10
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng
từ trên 50
người đến
100 người
(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)
là cơ sở sản
xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng
ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1 Ưu điểm:
Các DNVVN năng động, linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng
nhỏ, lẻ, có tính địa phương, DNVVN có khả năng chuyển hướng
kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm
việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. Thực tế
không những đúng với nước ta mà còn đúng với các nước khác ở trên thế giới.
người lao động dễ bị mất việc làm hơn, đặc biệt có suy thoái kinh tế.
Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ
Các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp.
Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vốn đầu tƣ ban đầu ít
hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn
trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
3
1.1.2.2 Nhược điểm
:
Nguồn vốn tài chính hạn chế
ặc biệt nguồn vốn tự có cũng
như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở
rộng sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất, trình độ công nghệ kỹ thuật thƣờng yếu kém, lạc hậu.
Nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các
doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp.
Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn
chế
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến
thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và
thực tiễn là chủ yếu.
1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động của NH cho các chủ thể
trong nền kinh tế với điều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi.
Do đó, đứng trên góc độ xem xét hoạt động cho vay như một chức năng cơ bản
của NH thì cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc là hàng hoá) giữa bên cho
vay (là NH hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (là các DN, các cá nhân hoặc
các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên đồng thời bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
DNVVN
Thang Long University Library
4
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.2.1 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cho vay DNVVN là một trong những mục tiêu mở rộng tín dụng
của các ngân hàng hiện nay
Không chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta mà ở cả các nước phát triển
thì các DNVVN cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường
rất tiềm năng khi các công ty lớn có uy tín trên thị trường chuyển hướng huy động vốn
qua thị trường chứng khoán.
Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay DNVVN có đầy đủ các
phương thức cho vay, tuy nhiên nó có sẽ có thể chặt chẽ hơn về quy trình nghiệp vụ
cũng như giám sát.
Thông thường cho vay DNVVN có chứa đựng nhiều rủi ro vì tính không ổn định
của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời hầu hết các DNVVN đều thiếu tài sản thế chấp.
Chính vì vậy nên các ngân hàng chưa thực sự mặn mà với đối tượng khách hàng này.
Tuy nhiên các món vay này thường nhỏ hơn các món vay của các doanh nghiệp
lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên nó phần nào giúp cho các ngân hàng phân tán
được rủi ro.
1.2.2.2 Vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay của NHTM trong việc phát
triển DNVVN, ta xét một số vai trò của cho vay DNVVN như sau:
Thứ nhất, hoạt động cho vay đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, góp phần đảm
bảo cho hoạt động của các DNVVN đƣợc liên tục.
Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu
SXKD. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh, từ đó góp phần thúc
đẩy tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
Thứ hai, hoạt động cho vay DNVVN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của DNVVN.
Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng,
phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của
hợp đồng cho dù DN làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các DN muốn có
vốn tín dụng của NH phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà
các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn,
đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất NH thì mới trả được nợ và kinh doanh
5
có lãi. Trong quá trình cho vay, do NH thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải
ngân buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
Thứ ba, cho vay DNVVN góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các DNVVN.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và
đứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các
DNVVN, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh
trước các DN lớn trong nước và ngoài nước là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện
nay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở
rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một
lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng
tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được, và khi đó cơ hội đầu tư phát
triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các DNVVN chỉ có thể tìm
đến tín dụng ngân hàng, nhằm giúp DN thực hiện được mục tiêu mở rộng SXKD. Hơn
nữa, cùng với việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các DN một cách có hiệu quả, các
NH cũng đồng thời đóng góp vào việc thực hiện thành công các chính sách kinh tế, xã
hội của Nhà nước.
Thứ tƣ, cho vay DNVVN góp phần thu hút vốn nƣớc ngoài phục vụ cho
hoạt động và phát triển các DNVVN.
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nhận thấy được tiềm năng từ các đất nước đang
phát triển, điển hình như Việt Nam. Chính vì vậy, các DNVVN, bộ phận chiếm đại đa
số trong các thành phần kinh tế Việt Nam, cùng với ngành nghề kinh doanh phong phú
đa dạng, chính là mục tiêu hướng đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Tín dụng ngân
hàng chính là một bộ phận quan trọng giúp các DNVVN mở rộng quy mô SXKD và
nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm thu hút liên tục vốn đầu tư từ bên ngoài.
1.2.3. Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân ng thương mại
Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay DNVVN có đầy đủ các
phương thứ
1.2.3.1 heo thời gian
Tính chất của nguồn vốn huy động được với thời hạn dài hạn hay ngắn hạn, lãi
suất cao hay thấp cũng quyết định việc NH lựa chọn kỳ hạn tín dụng nào. Hiện nay,
NH cũng cấp 3 loại kỳ hạn cho vay như sau:
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các DN và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân.
Thang Long University Library
6
Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm, được sử
dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở
rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi
vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể
lên 20-30 năm, thậm chí 40 năm, được cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn của DN
như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp mới.
1.2.3.2 heo đảm bảo tín dụng đối với khoản vay
Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho cho các khách hàng tốt, trung thực trong
kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh…
Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các
hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã
có chủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có giao dịch tín dụng hoặc có thể hình
thành từ vốn vay.
1.2.3.3 Theo phương thức cho vay
Cho vay từng lần: NH áp dụng phương thức cho vay từng lần khi DNVVN có
nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, DNVVN lập hồ sơ
vay vốn theo quy định của NH.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng
đối với DNVVN có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm SXKD, luân
chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. Căn cứ vào phương án,
kế hoạch SXKD, nhu cầu vay vốn của DNVVN, tài sản bảo đảm tiền vay, NH và
DNVVN xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định
hoặc theo chu kỳ SXKD.
Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho DNVVN vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn NH, mà DNVVN đã dùng nguồn vốn
huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NH có thể xem xét cho
vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý chứng minh rõ nguồn
vốn đã sử dụng trước. Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban
đầu mà DNVVN chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu
DNVVN đề nghị thì NH xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín
dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
7
Cho vay trả góp: Tổ chức tín dụng và DNVVN xác định và thoả thuận số lãi vốn vay
phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấp
nhận cho DNVVN được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh
toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng
tiền mặt là đại lý của NH. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng theo quy định của Chính phủ, NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NH cam kết đảm bảo sẵn sàng cho
DNVVN vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án.
Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng, DNVVN phải trả phí cam kết theo mức
quy định của NH.
Cho vay hợp vốn: NH cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho
vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của DNVVN; trong đó, NH
hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện
theo quy chế đồng tài trợ của NHNN.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Hình thức cho vay mà NH thoả thuận bằng văn
bản chấp thuận cho DNVVN chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
DNVVN phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: Tuỳ theo nhu cầu của từng
DNVVN và thực tế phát sinh, NH sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác, phù
hợp với đặc điểm hoạt động của NH cũng như DN trong từng thời kỳ và không trái với
quy định của pháp luật.
1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân thƣơng mại
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mở rộng cho vay DNVVN là các hoạt động của NH nhằm tăng cường đáp ứng
nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng này. Để thực hiện mở rộng cho vay
DNVVN, NHTM phải thực hiện kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, được vạch ra cụ
thể bằng chính sách tín dụng và phương hướng cụ thể cho mỗi thời kì. Các biện pháp
đó nhằm kích thích nhu cầu của đối tượng khách hàng là DNVVN đối với TDNH,
đồng thời tăng cường khả năng cung ứng vốn của NH đối với các DN đó.
Mở rộng cho vay DNVVN phải dựa trên tiêu chí số lượng và chất lượng. Đó là
định hướng mở rộng cho vay DNVVN bền vững, hiệu quả và an toàn nhất. Chính vì
vậy, mở rộng cho vay được xét theo cả khía cạnh mở rộng theo chiều rộng và mở rộng
theo chiều sâu. Trong đó, mở rộng theo chiều rộng là làm tăng lên về số lượng, quy
mô, còn mở rộng về chiều sâu là nâng cao về mặt chất lượng.
Thang Long University Library
8
1.3.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ nhất, DNVVN ngày càng gia tăng về số lượng trong sự phát triển của nền
kinh tế. Hiện nay vẫn chưa có con số chính thức về số lượng DNVVN tại Việt Nam,
tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy DNVVN chiếm khoảng 97% tổng số DN tại Việt
Nam. Số DN mới thành lập mỗi năm đều tăng trong suốt 10 năm qua. Trong năm
2000, có khoảng 14.453 DN mới thành lập, và con số này gấp khoảng 7 lần trong năm
2010. Đến tháng 12/2010, tổng số DN tại Việt Nam khoảng 520.000. Theo thông tin
mới nhất từ Bộ Tài chính, cả nước hiện có trên 500.000 DNVVN, chiếm tới 98% số
lượng DN.
Thứ hai, các DNVVN đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanh
nội địa, và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ
của nước ngoài. Gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh
doanh an toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các DNVVN của Việt Nam
trong hoạt động hợp tác với nước ngoài. Thực tiễn đang đòi hỏi các DNVVN của Việt
Nam phải có những bước tiến mới để có thể hội nhập và phát triển cùng với các
DNVVN trong khu vực và thế giới.
Thứ ba, xuất phát từ chính xu hướng của hệ thống NH hiện nay. Nhìn nhận lại
tình hình của nền kinh tế trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng, trong điều kiện lạm
phát cao, các cơn “bão giá”, “bão lãi suất” diễn ra đã làm cho tình hình thị trường tài
chính, tiền tệ trong nước bất ổn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động NH nói riêng. Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo
hướng đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để hạn chế rủi ro kỳ hạn
vốn, đa dạng hoá danh mục tín dụng để phân tán rủi ro, ưu tiên vốn tín dụng cho các
ngành, lĩnh vực ít nhạy cảm, có khả năng chống đỡ biến động giá cả. Chính vì vậy, mở
rộng cho vay DNVVN trở thành một trong những xu hướng của toàn ngành ngân hàng
để tạo điều kiện cho các NHTM phân tán rủi ro và nâng cao chất lượng khoản vay, hạn
chế tối đa các rủi ro mang tính hiệu ứng lớn do các khoản cho vay lớn tác động.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay
Không thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợ cho vay,
số lượng khách hàng…để có thể đánh giá được mức độ mở rộng tín dụng DNVVN của
một NH, mà bên cạnh đó cần đặt vấn đề mở rộng tín dụng DNVVN vào hoàn cảnh
9
kinh tế để đưa ra kết luận chính xác. Vì vậy, để đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng
của một ngân hàng, cần xét đến cả yếu tố định tính và định lượng.
1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng
ở rộng số lƣợng khách hàng DNVVN
Với sự gia tăng của số lượng DNVVN về quy mô cũng như ngành nghề kinh
tế theo từng năm như hiện nay, NH cần mở rộng tín dụng bằng cách tiếp cận các
khách hàng mới, tăng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đến từng địa bàn, khu
vực dân cư góp phần vào sự phát triển đồng đều đa dạng của nền kinh tế. Đồng
thời, so sánh tỉ lệ này với cơ cấu DN tại địa phương và trong xã hội để nhận xét
định hướng đúng đắn trong hoạt động mở rộng cho vay DNVVN của NH.
gia
Mức tăng tỷ trọng khách
hàng DNVVN so với tổng
số khách hàng qua từng
năm
= tỷ trọng DNVVN năm(t) - tỷ trọng DNVVN năm(t-1)
Tỷ trọng khách hàng
DNVVN so với tổng số
khách hàng hàng năm
=
Số khách hàng DNVVN năm (t)
*100%
Tổng số khách hàng năm (t)
Tỷ lệ tăng số lượng khách
hàng DNVVN qua từng
năm
Số DNVVN năm (t) - Số DNVVN
năm (t-1)
= *100%
Số DNVVN năm (t-1)
Thang Long University Library
10
ở rộng quy mô tín dụng đối với khách hàng DNVVN
Sau một thời gian đi vào hoạt động, các NH đã tạo dựng được quan hệ tín
dụng với một số lượng khách hàng DNVVN nhất định. Tuy nhiên, NH chưa thực sự
đáp ứng được tối đa nhu cầu về vốn cho các khách hàng DNVVN hiện tại của
mình, trong khi nhu cầu về vốn của các DNVVN cũng đang ngày càng gia tăng
trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, mở rộng tín dụng là hoạt
động cung cấp cho khách hàng DNVVN khối lượng tín dụng lớn hơn so với giai
đoạn trước đó.
Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay DNVVN
DNVVN
Mức tăng dư nợ
CV của khách hàng
DNVVN qua từng
năm
= Dư nợ CV DNVVN năm(t) - Dư nợ CV DNVVN năm(t-1)
Tỷ lệ tăng dư nợ
CV khách hàng
DNVVN qua từng
năm
Dư nợ CV DNVVN năm(t) - Dư nợ CV DNVVN
năm(t-1)
* 100%=
Dư nợ CV DNVVN năm (t-1)
Tỷ trọng dư nợ
CV của khách
hàng DNVVN
trên tổng dư nợ
hàng năm
=
Dư nợ CV DNVVN năm (t)
*100%
Tổng dư nợ năm (t)
11
Tăng trƣởng doanh số cho vay DNVVN
Mức tăng DSCV
khách hàng DNVVN
qua từng năm
= DSCV DNVVN năm (t) - DSCV DNVVN năm (t-1)
sau so
Tỷ lệ tăng DSCV
khách hàng
DNVVN qua từng
năm
DSCV DNVVN năm (t) - DSCV DNVVN năm
(t-1)
*100%=
DSCV DNVVN năm (t-1)
DSCV DNVVN
ở rộng điều kiện cho vay
Mở rộng điều kiện cho vay là nới lỏng những điều kiện đối với khách hàng
vay vốn, bằng những cơ chế chính sách như tài sản đảm bảo tiền vay, đối tượng
khách hàng vay không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, theo mức độ tín
nhiệm của từng khách hàng để có cơ chế chính sách ưu đãi về lãi suất, biện pháp áp
dụng bảo đảm tiền vay phù hợp. Mở rộng điều kiện cho vay sẽ tăng được số lượng
khách hàng vay, qua đó dư nợ vay cũng tăng theo, tạo điều kiện cho việc mở rộng
tín dụng.
Tỷ trọng cho
vay không có
TSBĐ
=
Dư nợ cho vay không có TSBĐ
*100%
Tổng dư nợ cho vay
.
Thang Long University Library
12
Tỷ trọng cho
vay có TSBĐ
=
Dư nợ cho vay có TSBĐ
*100%
Tổng dư nợ cho vay
Mở rộng kỳ hạn cho vay
Mở rộng kỳ hạn cho vay có nghĩa là đa dạng hoá các loại kỳ hạn cho vay, linh
động trong việc xác định kỳ hạn cho vay đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Việc
mở rộng kỳ hạn cho vay giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, giúp NH có
thêm nhiều sản phẩm vay vốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo điều
kiện cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của mình.
Tỷ trọng cho
vay ngắn hạn =
Dư nợ cho vay ngắn hạn
*100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ trọng cho vay
trung dài hạn =
Dư nợ cho vay trung-dài hạn
*100%
Tổng dư nợ cho vay
-
Mở rộng thành phần kinh tế cho vay
Mở rộng thành phần kinh tế cho vay nghĩa là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cho
vay đến đồng thời cả đối tượng khách hàng là DNNN và DN ngoài quốc doanh.
Việc mở rộng thành phần kinh tế cho vay giúp NH tăng số lượng khách hàng vay,
đồng thời góp phần cân bằng nguồn vốn tín dụng cho khu vực tư nhân và khu vực
nhà nước.
13
Tỷ trọng cho vay
DNVVN nhà nước
=
Dư nợ cho vay
*100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ trọng cho vay
DNVVN ngoài
quốc doanh
=
Dư nợ cho vay DNVVN ngoài quốc doanh
*100%
Tổng dư nợ cho vay
cho vay DNVVN
Quá trình mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh cũng đồng thời là quá trình
mở rộng nguy cơ, rủi ro. Đây là vấn đề có tính quy luật và hoạt động kinh doanh
ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mở rộng cho vay theo chiều rộng
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi NH tăng cường lượng tín dụng cung cấp cho KH của
mình. Chính vì vậy, mở rộng cho vay theo chiều sâu là các hoạt động của NH
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mở rộng cho vay một cách an toàn và
hiệu quả.
Trong phạm vi bài khoá luận này, mở rộng cho vay theo chiều sâu với các
DNVVN là các hoạt động của NH nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín
dụng cung cấp cho các DN này.
Tỷ trọng nợ xấu khách
hàng DNVVN so với
tổng dư nợ DNVVN
=
Nợ xấu DNVVN năm (t)
*100%
Tổng dư nợ CV DNVVN năm (t)
Thang Long University Library
14
Tỷ lệ tăng nợ xấu
khách hàng
DNVVN qua từng
năm
=
Nợ xấu DNVVN năm(t) - Nợ xấu DNVVN năm(t-1)
*100%
Nợ xấu DNVVN năm (t-1)
Tỷ trọng nợ xấu khách
hàng DNVVN so với
tổng nợ xấu hàng năm
=
Nợ xấu DNVVN năm (t)
*100%
Tổng nợ xấu năm (t)
.
Chỉ tiêu thu lãi từ DNVVN
Tỷ lệ thu lãi từ DNVVN
so với tổng thu lãi
=
Thu lãi từ DNVVN năm t
*100%
Tổng thu lãi năm t
1.3.3.2 Chỉ tiêu định tính
Sự đa dạng của các phƣơng thức vay vốn: Mở rộng phương thức cho vay có
nghĩa là đa dạng hoá các phương thức cho vay. Các DNVVN trong quá trình sản xuất
kinh doanh phát sinh những nhu cầu vốn khác nhau về quy mô cũng như hình thức sử
dụng. Do sự đa dạng về ngành nghề, quy mô của DNVVN vay vốn tại NH nên với mỗi
nhu cầu khác nhau của DNVVN đòi hỏi cần có sự đa dạng trong các hình thức cho vay
để có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các DN đó. Ví dụ như với các DN trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu, họ cần sự bảo lãnh của NH để đảm bảo thanh toán bằng ngoại tệ.
Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có nhu cầu vay theo dự án đầu tư hoặc sự
bảo lãnh của NH để tham gia dự thầu các công trình phục vụ hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, các DN trong lĩnh vực thương mại cần những khoản vay không thường
xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ của mình như cho vay
từng lần… Chính vì vậy, các NH cần đa dạng hoá các hình thức vay vốn để mở rộng
cho vay DNVVN một cách toàn diện.
Đối tƣợng khách hàng DNVVN vay vốn: số lượng DNVVN tại Việt Nam rất
lớn và rất đa dạng trong mọi lĩnh vực kinh doanh như nông lâm, thuỷ hải sản, công
15
nghiệp dịch vụ, xây dựng, thương mại…Tại mỗi ngành kinh doanh khác nhau bản thân
các DN lại có những nhu cầu vay vốn khác nhau, chính sự đa dạng của các DN ở các
ngành nghề kinh doanh đã góp một phần làm cho tín dụng ngân hàng được mở rộng.
Chất lƣợng của các DNVVN vay vốn tại NH: Mở rộng cho vay của NH được
đánh giá là tích cực và hiệu quả nếu chất lượng của những DNVVN có quan hệ tín
dụng với NH có sự cải thiện qua thời gian. Chất lượng của DNVVN được đánh giá
qua nhiều góc độ như chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín và lòng tin đối với
khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá nhìn nhận qua chất lượng của công tác quản
trị điều hành trong DN, của việc tuân thủ các quy định về môi trường, tiêu chuẩn lao
động, các vấn đề trách nhiệm xã hội, về các hoạt động nghiên cứu, phát triển, sáng tạo
và trình độ tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới cũng là điều kiện cần thiết. Tinh thần
tích cực tham gia xây dựng chính sách, xây dựng một môi trường kinh doanh minh
bạch, rõ ràng, không có tham nhũng cũng thể hiện được chất lượng của các DN thuộc
khu vực kinh tế này.
Năng lực quản lý của bản thân NH: Năng lực quản lý của NH được cải thiện là
một minh chứng cho việc mở rộng cho vay được diễn ra an toàn và hiệu quả. Các
NHTM với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh
hưởng lớn thì vấn đề quản lý, đặc biệt là quản trị nội bộ lại càng có ý nghĩa hơn, đặc
biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân hàng là nguồn tài chính
bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với DN. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ
không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định
mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ
của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực DNVVN sẽ càng lớn. Vì vậy,
năng lực quản lý của NH nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần thực hiện tốt dựa
trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro
cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa
mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc
hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng v.v…
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của
ngân hàng thương mại
1.3.4.1 Nhân tố khách quan
a. Môi trƣờng kinh doanh
rình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập hiện nay, lực lượng sản xuất ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Từ lúc bước vào cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã
có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là việc giảm dần tỷ trọng DN nhà nước, thay vào đó là sự
Thang Long University Library
16
tăng lên của các DN tư nhân, công ty cổ phần, DN nước ngoài….Hiện nay, các
DNVVN ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, là bộ phận khách hàng tiềm
năng đối với các NHTM. Vì vậy NHTM ngày càng chú trọng mở rộng và nâng cao
hiệu quả cho vay đối với DNVVN.
rình độ phát triển và cơ sở hạ tầng của địa phương mà NH hoạt động.
Ở từng địa phương, NH sẽ tiến hành khảo sát và phân loại khách hàng, xác định
đối tượng tiềm năng mà NH hướng đến. Vì vậy, một trong những nhân tố ảnh hưởng
tới hiệu quả cho vay DNVVN của NH là đặc trưng ngành nghề và trình độ phát triển
của địa phương mà NH hoạt động.
ự cạnh tranh của các NH khác trên cùng địa bàn
Với sự gia tăng của các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện nay, các NHTM không
ngừng đẩy mạnh cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần hoạt động, đi trước đón đầu trong
việc tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận ra DNVVN là lực
lượng KH rất tiềm năng, do đó mức độ cạnh tranh trong hoạt động này càng gay gắt.
b. Các chính sách và quy định của NHNN
Các NHTM đóng vai trò là đầu mối quan trọng của nền kinh tế, là động lực của
tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy nhịp độ các hoạt động sản xuất và thương mại trong nước
và quốc tế. Vì thế Nhà nước cần phải tác động tới hệ thống NHTM nhằm đảm bảo an
toàn cho nền kinh tế thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô về kinh tế xã hội và
NHNN là cầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó. Trong giai đoạn cần kích
thích hoạt động đầu tư và SXKD, NHNN có thể giảm lãi suất chiết khấu hoặc giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, khi đó mặt bằng lãi suất giảm và các NHTM có thể mở rộng hoạt
động cho vay, giúp DNVVN dễ dàng tiếp cận với tín dụng của NHTM.
c. Các yếu tố thuộc về DN
Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của DN
Với việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính minh
bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận với nguồn vốn của NHTM.
Ngược lại, nếu DN không chứng minh được tính minh bạch về tài chính cũng như
đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống sổ sách kế toán, thì NH sẽ nghi ngờ khả
năng trả nợ của DN. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ quản lí DN cũng rất quan
trọng, cho biết DN đó có đang được dẫn dắt bởi một bộ máy quản lí có năng lực và
có tầm nhìn hay không. Đây là yếu tố thẩm định dựa trên lòng tin nhưng có vai trò
rất quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM.
17
Thứ hai, khả năng xây dựng dự án đầu tư của DN.
Trong quá trình thẩm định tài chính DN, việc NH quan tâm hàng đầu là xem xét
tính khả thi của dự án đầu tư DN đưa ra. Dự án đầu tư thể hiện kế hoạch DN dự
định sử dụng vốn vay của NH, là căn cứ để sau này NH xem xét việc DN thực hiện
vốn vay đúng mục đích hay không, đặc biệt đó là cơ sở quan trọng hàng đầu trong
việc NH quyết định cho DN vay trung - dài hạn.
Thứ ba, hiểu biết của DN về thủ tục và quy chế cho vay của NHTM.
Trước khi lập hồ sơ vay vốn, DN phải tìm hiểu về các thủ tục mà NH quy định.
Từ đó DN mới lập được bộ hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn NH yêu cầu. Tuy nhiên, một
trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn NH của các DNVVN Việt
Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của DN về chính sách tín
dụng của NHTM. Đồng thời, DN hay có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của NH rườm rà,
phức tạp, việc giải quyết cho vay của NH khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập
thủ tục vay vốn của NH không đúng quy định mà NH yêu cầu, dẫn đến tốn kém thời
gian và chi phí, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp khiến NH nghi ngờ trình độ
của DN và hạn chế cho vay.
1.3.4.2 Nhân tố chủ quan từ phía các NH
a. Chính sách tín dụng của NH đối với DNVVN
Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng,
chính sách lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn nợ, chính sách về
TSBĐ, chính sách khách hàng ưu tiên… Trước mỗi kì kinh doanh, các NHTM thường
đưa ra phương hướng đối với mọi hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng, xác định
rõ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng, như khách hàng DN, khách hàng cá
nhân… Nếu NH xác định mở rộng cho vay với đối tượng DNVVN thì các chính sách
thuộc chính sách tín dụng đối với DNVVN cũng linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm
và nhu cầu của đối tượng KH này. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng xác định một
nhóm KH mục tiêu khác, thì sẽ không theo đuổi mở rộng cho vay đối với DNVVN,
doanh số và dư nợ cho vay đối với DNVVN từ đó cũng khả năng lớn sẽ giảm đi. Vậy
nhân tố tiên quyết và quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay đối với DNVVN
là phương hướng, thiện chí cho vay của NHTM.
b. Quy trình và thủ tục cho vay DNVVN
Quy trình tín dụng là toàn bộ quá trình từ lúc KH lập hồ sơ vay vốn đến lúc
hoàn thành công tác thu hồi và xử lí nợ.
Thang Long University Library
18
Tâm lí của KH là ưa thích những NH có quy trình, thủ tục vay vốn đơn giản và
linh hoạt, vừa đẩy nhanh quá trình hợp tác vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu của KH. Vì
vậy quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục đơn giản là một trong những yếu tố thu hút
các KH có nhu cầu vốn thường xuyên, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả NH
lẫn KH, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của NHTM. Tuy nhiên, quy
trình tín dụng lỏng lẻo và không tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro sẽ gây mất
an toàn cho hoạt động tín dụng đồng thời cũng là kẽ hở để các DN lách luật và các cán
bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp lợi dụng để làm trái với quy định, ảnh hưởng lớn tới
chất lượng tín dụng của NH. Trái lại, các thủ tục phức tạp không cần thiết sẽ làm giảm
tính chuyên nghiệp của NH và làm cho sự ưa thích của KH đối với các dịch vụ của NH
ngày càng giảm, hạn chế việc mở rộng cho vay. Vì vậy xây dựng quy trình và thủ tục
tín dụng cần gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tín dụng.
c.
Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng
trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing mặc
dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thành một vũ
khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên
thị trường.
d. Năng lực cán bộ tín dụng
Các DN khi vay vốn trước hết phải lập hồ sơ gửi đến NH, bao gồm các giấy tờ
thể hiện năng lực của DN, các giấy tờ liên quan đến TSBĐ, lập dự án đầu tư và một số
giấy tờ khác. Khi đó cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các loại giấy
tờ, xem xét khả năng tài chính của DN và tính khả thi của dự án. Việc này đòi hỏi cán
bộ tín dụng phải có trình độ về kế toán, kiểm toán, nắm chắc các quy định của pháp
luật và quy chế cho vay của NH. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng xử lý
tổng hợp thông tin về các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh
của DN, như nhu cầu của thị trường, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cung
ứng nguyên vật liệu cho dự án... Nếu cán bộ NH có hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinh
tế xã hội và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn thì mới đưa ra được đánh giá chính
xác nhất đối với năng lực tài chính của DN, đưa ra hạn mức tín dụng đáp ứng được
nhu cầu về vốn vay của DN và phù hợp với khuôn khổ cho vay của NH. Điều này
không chỉ hữu ích đối với DN mà còn giúp NH tăng thêm mối quan hệ với đội ngũ KH
tiềm năng là DNVVN, hạn chế rủi ro đối với khoản vay. Ngược lại, nếu cán bộ tín
dụng không có đầy đủ kiến thức, năng lực và không nắm chắc quy định cho vay của
NH sẽ dẫn đến việc không xác định đúng năng lực của DN và tính khả thi của dự án
đầu tư, khiến cho DN không được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Còn nếu đánh giá
19
tính khả thi của dự án cao hơn thực tế sẽ tăng thêm nhiều rủi ro trong hoạt động cho
vay của NHTM.
Tóm lại, hoạt động cho vay DNVVN của NHTM chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân
tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả hoạt động này không chỉ cần sự nỗ lực từ bản thân
NH, mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác và từ chính các
DNVVN có nhu cầu vay vốn.
Thang Long University Library
20
CHƢƠNG 2.
T NAM -
2.1. -
2.1.1.
Tiền thân của Sở giao dịch I là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực
thuộc chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội. Năm 1988, nguồn vốn huy động đạt 42 tỷ
đồng và 37 tỷ đồng dư nợ cho vay, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nghèo nàn, đơn điệu,
chủ yếu là cho vay ngắn hạn và huy động tiết kiệm. Từ tháng 12/1989 đến tháng 11
năm 1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội đổi tên thành Trung tâm giao dịch
NHCT Hà Nội, nguồn vốn huy động đã đạt 270 tỷ và dư nợ cho vay là 125 tỷ đồng,
đây cũng là năm, Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội triển khai hoạt động kinh doanh
đối ngoại.
Ngày 24/3/1993, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT-
TCCB chuyển hoạt động của chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội vào Hội sở chính
NHCT Việt Nam. Ngày 30/3/1995, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số
83/NHCT-QĐ chuyển bộ phận giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính NHCT Việt Nam để
thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam. Trong giai đoạn này, cùng với những thành
quả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu
được nhiều kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng màng lưới, trang bị cơ sở vật
chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao. Đến năm
1998, nguồn vốn huy động đạt 5.572 tỷ đồng, tăng 133 lần so với năm 1988; dự nợ
cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần.
Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số 134/QĐ-
HĐQT-NHCT1 chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch I-NHCTViệt
Nam kể từ ngày 1/1/1999. Từ năm 1999 đến năm 2007, các mặt hoạt động cơ bản đều
có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%. Sở giao dịch I đã trở thành đơn vị có
quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong cộng đồng tài
chính ngân hàng trong cả nước. Từ ngày 1/7/2009, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi
nhánh Thành phố Hà Nội theo quyết định 493/QĐ-HĐQT NHCT1 của Chủ tịch
HĐQT NHTMCP CT Việt Nam.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong -2012
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là trọng
tâm số một trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2012, đây là chỉ tiêu quyết
21
định đến việc đánh giá thi đua và cơ chế lương, thưởng của chi nhánh. Vì vậy ngay từ
đầu năm Ban Lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải
pháp để tăng trưởng nguồn vốn, giao chỉ tiêu từng tháng đến từng cán bộ và gắn trách
nhiệm cho lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát
sao tiến độ thực hiện từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời. Tình hình huy
động vốn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
Mức
tăng/giảm
(%)
Giá trị
Mức
tăng/giảm
(%)
Tổng nguồn huy
động
31.775 39.096 23,04 42.236 8,03
Theo
loại tiền
tệ
VNĐ 24.850 28.638 15,24 29.257 2,16
Ngoại tệ
qui VNĐ
6.925 10.458 51,02 12.979 24,11
Theo
loại
khách
hàng
Tiền gửi
13.105 16.611 26,75 15.992 -3,87
Tiền gửi
dân cư
3.134 3.344 6,7 3.669 9,72
ĐCTC +
TCTD
15.292 21.958 43,59 22.138 0,82
244 337 38,11 428 27
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Có thể thấy tổng vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng lên qua từng năm:
Tính đến cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 39.096 tỷ đồng, tăng
23,04% so với năm 2010. Có thể thấy trong năm 2011 có sự gia tăng về lượng vốn huy
Thang Long University Library
22
động tại chi nhánh, đặc biệt là vốn huy động VNĐ tăng 51,02% và tiền
gửi của các ĐCTC TCTD tăng 43,59%. Trong năm này, lãi suất huy động trên thị
trường tăng cao (có thời điểm lên đến 17%) bởi một số nguyên nhân chính như: nhu
cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh
phục hồi kinh tế; chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách
năm 2010 (trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến
tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh
tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN); sự
cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân.
Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các NH càng trở nên gay gắt, khiến chi nhánh
Vietinbank cũng phải chạy đua để giữ chân khách hàng bằng cách đưa ra các
chương trình khuyến mại và ưu đãi cho khách hàng.
Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 42.236 tỷ đồng, tăng
3.140 tỷ đồng ( 8,03%) so với thời điểm 31/12/2011. Vốn huy động
trong năm 2012 vẫn giữ được xu thế tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với
năm 2011, đặc biệt là huy động VND và huy động các ĐCTC TCTD,
hai khoản mục tăng mạnh trong năm 2011. Nguyên nhân bởi trong năm này, với một
số động thái của NHNN nhằm bình ổn lãi suất huy động trên thị trường, đặc biệt là
quy định về trần lãi suất 14% được ban hành vào tháng 9, cũng như những chế tài xử
phạt nghiêm khắc đối với các TCTD vượt trần huy động, khiến cho lãi suất huy động
giảm rõ rệt so với năm 2011. Tuy nhiên,
, Vietinbank vẫn nâng cao được mức vốn huy động trong
năm 2012.
Nhìn chung, Vietinbank là chi nhánh có nguồn vốn và tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn năm 2011 cao nhất trong và đến
năm 2012, chi nhánh đã vươn lên vị trí chi nhánh có nguồn vốn huy động cao
nhất hệ thống. Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực và quyết tâm của toàn chi nhánh
cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, bởi trong những năm vừa qua, đặc
biệt là năm 2012 nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi cho hoạt động
ngành NH như: sự thay đổi của giá vàng và tỷ giá, cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa
các NH cổ phần trên cùng địa bàn, tình hình lạm phát có nhiều biến động tiêu cực tại
một số thời điểm…Với nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng kết hợp với công tác
tiếp thị linh hoạt, cùng sự điều hành lãi suất kịp thời, Vietinbank đã giữ vững
được nguồn tiền gửi của các khách hàng truyền thống, tích cực khai thác thêm nguồn
tiền gửi mới, nguồn tiền gửi của các dự án đem lại hiệu quả cao cho công tác huy
động vốn của chi nhánh.
23
2.1.2.2 Tình hình cho vay
a.
Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
Mức
tăng/giảm
(%)
Giá trị
Mức
tăng/giảm
(%)
Dư nợ cho vay nền kinh tế 11.647 21.993 88,83 36.111 64,19
Theo loại
tiền tệ
VNĐ 6.489 13.755 111,97 18.255 32,71
Ngoại tệ qui
VNĐ
5.158 8.238 59,71 17.856 116,75
Theo kỳ
hạn
Dư nợ cho
vay ngắn hạn
6.781 7.640 12,67 11.990 56,94
Dư nợ cho
vay TDH
4.866 14.353 1,95 24.121 68,05
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Khác với kết quả huy động vốn, tình hình tín dụng trong những năm vừa qua tại
chi nhánh có những tăng giảm khác nhau, cụ thể:
Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 21.993 tỷ đồng, tăng 10.346
tỷ đồng so với năm 2010 tương đương tốc độ tăng trưởng 88,83%, đạt 94,5% kế hoạch
được giao.
Mặc dù lãi suất cho vay trong năm 2011 thể hiện hai điểm nóng là trong những
tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tư số
07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng
14,5 – 18%), đặc biệt trong năm có những thời điểm lãi suất cho vay lên đến trên 20%
tại một số TCTD, với nguyên nhân là để trang trải cho lãi suất huy động tăng cao trong
năm 2011. Mặc dù vậy, với uy tín của một chi nhánh lớn, Vietinbank vẫn đảm
bảo được mức tăng dư nợ trong năm.
Trong năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2011 là 36.111 tỷ đồng,
tăng 14.118 tỷ 64,19%) so với 31/12/2011.
Thang Long University Library
24
Năm 2012, tín dụng đã được thắt chặt hơn so với 2011. Nhằm thực hiện những
chỉ đạo của NHNN và chỉ thị từ hội sở NH TMCP Công thương VN, trong năm 2011,
chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: cho vay
kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…, đẩy mạnh cho vay DNVVN có
đủ năng lực tài chính, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất. Thực hiện cho vay theo các
chương trình của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát
triển nông thôn, cho vay xuất khẩu… góp phần hỗ trợ phát triển cho các DN, đồng thời
đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
b. Chất lƣợng tín dụng
Bảng 2.3. Tình hình chất lượng tín dụng của Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị:
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
Mức
tăng/giảm
Giá trị
Mức
tăng/giảm
Cho vay không có
TSBĐ
32,5% 28,30% -12,9% 46% 62,5%
Nợ nhóm 2 11 856 7681,82% 9 -98,95%
Nợ xấu 121
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Chất lượng tín dụng đã rõ rệt
Cụ thể:
Trong năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc cơ
cấu lại hoạt động của Tập đoàn Vinashin của Chính phủ
.
năm 2012. Tính đến thời điểm 31/12/2012 nợ nhóm 2 , giảm so với
31/12/2011 là . Đây là một trong những điểm tích cực của chi nhánh vì trong
25
điều kiện kinh tế hiện nay, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy
giảm nghiêm trọng, các NH khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi).
trong năm 2012 do công t
kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do
thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước
2.1.2.3 Một số hoạt động khác
Hoạt động tài trợ thƣơng mại: Theo mô hình hoạt động mới – là một NH bán
lẻ, hoạt động tài trợ thương mại được chuyển về các phòng Khách hàng, tuy có một số
biến động về mặt qui trình nghiệp vụ nhưng hoạt động này vẫn đạt được hiệu quả cao,
góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Công tác phát triển thẻ & dịch vụ NH điện tử:
Giai đoạn 2010-2011, công tác phát hành thẻ có nhiều chuyển biến tích cực, với
nỗ lực chung và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban nên chi nhánh đã đạt
được kết quả tốt mặc dù chỉ tiêu kế hoạch thẻ NH TMCP Công thương Việt Nam giao
rất lớn.
Chi nhánh đã tiếp cận được một số lượng KH phát hành thẻ ATM lớn và có triển
vọng phát triển trong những năm tiếp theo, bên cạnh đó tập trung vào đối tượng học
sinh, sinh viên là đối tượng khách hàng tương đối ổn định, hàng năm có sự tăng trưởng
tốt. Số thẻ ATM hiện nay chi nhánh đang quản lý là 130.164 thẻ. Số dư tiền gửi thẻ
ATM vào thời điểm 31/12/2011 đạt 73,3 tỷ đồng.
Phát hành thẻ tín dụng quốc tế (TDQT): chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm
dịch vụ mới liên quan đến thẻ TDQT, mở rộng thêm nhiều đối tượng sử dụng thẻ
nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu Vietinbank. Doanh số thanh toán qua thẻ
TDQT năm 2012 đạt 40.569 tỷ đồng, đạt 46,3% KH.
Máy POS: trong năm 2011 đã lắp đặt mới được 120 máy. Hiện nay chi nhánh
quản lý đang quản lý 273 máy POS.
Thang Long University Library
26
2.1.2.4
Bảng 2.4
-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm
2010
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm
2011
(%)
I/ Tổng thu 21.877 100 28.872 100 131,97 39.728 100 137,6
1. Thu hoạt động tín
dụng.
13.782 63 18.879 65,4 136,98 28.140 70,83 149,05
2.Thu dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ. 5.245 23,97 7.069 24,48 134,78 9.487 23,87 134,21
3.Thu khác 2.850 13,03 2.924 10,12 102,6 2.101 5,3 71,85
II/ Tổng chi 17.540 100 21.943 100 125,1 30.255 100 137,88
1. Chi huy động vốn.
12.266 69,93 15.631 71,2 127,43 19.795 65,43 126,64
2.Chi dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ.
258 1,5 383 1,7 148,45 430 1,4 112,27
3. Chi thuế, phí, lệ phí. 68 0,4 70 0,3 103 94 0,3 134,29
4. Chi nhân viên. 2.587 14,75 2.610 11,9 1001 2.982 10 114,25
5. Chi hoạt động quản lý
và công cụ.
796 4,4 936 4,3 117,59 1.516 5 161,97
6.Chi tài sản. 575 3,3 800 3,6 139,13 1.587 5,2 198,38
7.Chi dự phòng, bảo
hiểm, an toàn.
780 4,43 1.072 5 137,43 3.078 10,16 287,13
8. Chi khác.
210 1,2 441 2 210 773 2,6 175,28
III/ Lợi nhuận 4.337 6.929 148,57 9.473 136,72
(Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ
27
Qua bảng phân tích về tình hình thực hiện kết quả tài chính ta thấy hoạt động
kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả đã khai thác triệt để các nguồn thu và tiết kiệm
chi phí để tăng lợi nhuận (bình quân trong 2 năm tăng là 42,65%). Trong đó thu về
hoạt động tín dụng tăng bình quân là 43,02%, thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
tăng 34,5%, thu về hoạt động kinh doanh khác 12,78%. Như vậy trong hoạt động kinh
doanh chi nhánh đã có bước chuyển biến mạnh trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ
mới tạo tiện ích cho khách hàng và tăng các khoản thu dịch vụ là phù hợp. Bên cạnh
đó chi nhánh đã thực hiện tiết kiệm các khoản chi nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh một cách bình thường. Thể hiện tổng thu trong 2 năm tăng bình quân là
34,79% thì chi phí chỉ tăng bình quân là 31,49% và tăng mạnh về chi phí huy động
vốn bình quân tăng là 27,03%, khoản chi này tăng nhanh là do Ngân hàng tăng cường
các hình thức huy động vốn có thời hạn trên 12 tháng với lãi suất cao để ổn định
nguồn vốn cho vay đối với các thành phần kinh tế. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ tăng bình quân là 30,36%. Khoản chi phí cho nhân viên tăng bình quân 7,63%,
Ngân hàng thực hiện theo đúng chế độ mà Nhà nước và Ngân hàng cấp trên cho phép.
Khoản chi về công cụ lao động và tài sản tăng bình quân trong 2 năm là 54,26% phù
hợp với yêu cầu hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng. Việc đầu tư công nghệ mới trong
hoạt động Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao, tăng được
khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay của Ngân hàng
TMCP Công thƣơng trong -2012
2.2.1. Mở rộng khách hàng
Bảng 2.5. Số lượng khách hàng DNVVN tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
729 980 34,43% 920 -6,12%
Số lượng khách hàng
DNVVN
160 183 14,375% 191 4,37%
Tỷ trọng khách hàng
DNVVN
21,95% 18,67% -3,28% 20,76% 2,09%
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Thang Long University Library
28
Có thể thấy số lượng khách hàng DNVVN chiếm một tỷ lệ không lớn trong
tổng số KH tại chi nhánh. Trong cả giai đoạn 2010 - 2012, tỷ trọng khách hàng
DNVVN đều dao động quanh mức 20%. Tuy nhiên số lượng khách hàng DNVVN
tăng lên hàng năm, từ 160 DN năm 2010 lên 183 DN trong năm 2011 và 191 DN trong
năm 2012. Điều này thể hiện chi nhánh đã tăng cường tìm hiểu và tiếp thị tới đối
tượng khách hàng DNVVN, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Chính phủ
trong việc hỗ trợ DNVVN vượt qua khó khăn. Đồng thời cho thấy nhiều khách hàng
DNVVN đã tin tưởng lựa chọn chi nhánh là nơi vay vốn.
Tuy nhiên, mức tăng này là không thực sự lớn, đặc biệt là từ năm 2011 đến
2012, số lượng DNVVN chỉ tăng 4,37%. Xét trong xu hướng mở rộng DNVVN hiện
nay mức tăng như vậy vẫn còn khá khiêm tốn.
–
2.1
-2012
( )
Biểu đồ 2.1 cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa sự thay đổi về số lượng khách
hàng DNVVN của 2 chi nhánh trong 3 năm vừa qua. Trong năm 2010, số lượng khách
hàng DNVVN tại Techcombank vẫn còn thấp hơn Vietinbank , nhưng
chỉ sau 2 năm 2011 và 2012, số khách hàng DNVVN của Techcombank đã
tăng lên đáng kể, lên đến 300 khách hàng vào năm 2012. Rõ ràng, mức tăng trưởng
khách hàng DNVVN của Vietinbank còn thấp hơn rất nhiều so với chi nhánh
cùng địa bàn hoạt động trên. Điều này thể hiện Vietinbank chưa thực sự khai
0
50
100
150
200
250
300
2010 2011 2012
160
183 191
156
276
300
Vietinbank i Techcombank i
29
thác hiệu quả đối tượng khách hàng DNVVN trên địa bàn, vẫn chủ yếu tập trung vào
các khách hàng truyền thống thân thiết. Vì vậy, chi nhánh cần có thêm một số giải
pháp để tăng cường đối tượng khách hàng DNVVN hơn nữa, thể hiện vị thế một trong
những NH hàng đầu của cả nước.
2.2.2. Mở rộng quy mô cho vay
2.2.2.1 Dư nợ cho vay
a. Phân tích chung
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng DNVVN tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá Giá t
(%)
Giá trị
(%)
Tổng dư nợ 11.647 21.993 88,83 36.111 64,19
Dư nợ tín dụng
DNVVN
718 1.395 94,29 2.225 59,5
Tỷ trọng
6,16% 6,34% 0,18 6,16% -0,18
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Dư nợ tín dụng DNVVN của chi nhánh tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng
94,29%, lên đến 1.395 tỷ và tăng 59,5% trong năm 2012. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy,
một phần là do số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh liên tục tăng
trong thời gian vừa qua. Còn thực sự để đánh
giá chi nhánh đang mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với DNVVN này thì còn phải xét
đến tỷ trọng dư nợ tín dụng của loại DN này trong tổng dư nợ của chi nhánh trong thời
gian vừa qua.
Biểu đồ 2.2 dưới đây cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh
6,16% % trong n
64,19%
Thang Long University Library
30
2.2. T
b. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(%) (%) (%)
Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100
Dư nợ CV DNVVN
nhà nước
149 20,75 289 20,72 475 21,35
Dư nợ CV DNVVN
ngoài quốc doanh
569 79,25 1.106 79,28 1.750 78,65
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2010 2011 2012
6.16 6.34 6.16
93.84 93.66 93.84
Dư n ng DNVVN Dư n ng c DN c
31
Số liệu trên cho thấy Vietinbank vẫn chủ yếu cung cấp phần lớn nguồn
vốn tín dụng cho các DNVVN . Ngay từ năm 2010, dư nợ CV
DNVVN nhà nước đã chiếm %. Trong năm 2011, tỷ trọng cho vay
DNVVN nhà nước giảm còn 20,72%, tuy nhiên sang năm 2012, con số này
tăng lên, đạt 21,35%, và cũng trong năm này dư nợ CV DNVVN ngoài quốc doanh
từ 1.106 tỷ lên 1.750 tỷ.
Xác định nguyên nhân của thực trạng trên, tuy Vietinbank xuất phát là NH quốc
doanh và hiện hơn 90% cổ phần vẫn do Nhà nước nắm giữ, chính vì vậy mối quan hệ
khăng khít với các DNVVN nhà nước vẫn được duy trì trong thời gian dài
, với mục đích giảm thiểu
rủi ro cho chi nhánh vì các DN quốc doanh thường có được sự hỗ trợ nhất
định từ Nhà nước khi gặp khó khăn .
Thực trạng trên cho thấy chi nhánh cần tăng cường cho vay các DNVVN quốc
doanh để góp phần thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà
nước, đồng thời tạo cơ hội cho các DNVVN quốc doanh đẩy mạnh hoạt động và nâng
cao năng lực cạnh tranh so với các DNVVN khác trên cùng địa bàn.
c. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn cho vay
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(%) (%) (%)
Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100
Dư nợ CV DNVVN
ngắn hạn
426 59,33 790 56,63 1.295 58,2
Dư nợ CV DNVVN
trung - dài hạn
292 40,67 605 43,37 930 41,8
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Giai đoạn trướ ớng chung của ngành là tăng tỷ
trọng tín dụng ngắn hạn nhằm hỗ trợ các DNVVN trong nhu cầu vốn lưu động để ổn
định và tạo tiền đề cho kinh doanh về sau. Cụ thể, trong năm 2010, chi nhánh cung cấp
Thang Long University Library
32
khoảng 59,33% lượng vố ố
ết
quả của chính sách tăng cường hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là những DN có nhu cầu vay
vố ể mở rộng SXKD.
ỷ trọng của tín dụng trung-dài hạn vẫn khá khiêm tốn so với tín
dụng ngắn hạn DNVVN. Mặc dù tăng lên qua từng năm nhưng lượng vốn cho vay
trung-dài hạn hiện nay chỉ bằng khoảng một nửa so với tín dụng ngắn hạn. Có thể giải
thích bằng một số nguyên nhân như: do nhu cầu tín dụng ngắn hạn của DNVVN trên
địa bàn lớn hơn so với nhu cầu vốn trung-dài hạn, hơn nữa chi nhánh có một bộ phận
lớn KH trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với những hoạt động sản xuất kinh
doanh theo mùa vụ, không thường xuyên. Bên cạnh đó, cho vay trung-dài hạn thường
chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều
biến động hiện nay, khi nguồn vốn huy động từ khách hàng tập trung lớn vào kỳ hạn
1-3 tháng. Hơn nữa, nhiều DNVVN chưa đáp ứng được điều kiện chặt chẽ cho vay
trung-dài hạn bởi món vay trung-dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn nên cần nhiều
điều kiện cho vay chặt chẽ hơn.
So sánh với cơ cấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết tính đến tháng 9/2011
2.3. Cơ cấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết
tính đến tháng 9/2011
(Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp)
Quan sát biểu đồ 2.4, tỷ lệ cho vay của Vietinbank nói chung khoảng 60%,
đây là con số trung bình so với khối các NHTM đã được niêm yết. Trong khi đó, tỷ lệ
33
cho vay tại Vietinbank năm 2011 đạt 56,63%, so với tỷ lệ
của Vietinbank nói chung.
d. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo điều kiện cho vay
Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng theo điều kiện cho vay tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(%) (%) (%)
Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100
Dư nợ CV DNVVN có
TSBĐ
395 55 675 48,39 1.034 46,47
Dư nợ CV DNVVN không
có TSBĐ
323 45 720 51,61 1.191 53,53
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Năm 2010, tỷ cho vay không có TSBĐ của chi nhánh là 45%. Tỷ lệ này
.
Đặc biệt có thể thấy
. Điều này cho thấy chi nhánh
đang thực hiện chính sách cho vay theo hướng
linh hoạt hơn, hỗ trợ tối đa cho DNVVN tiếp cận vốn vay trong bối cảnh TSBĐ là một
trong những điều kiện khó khăn mà các NHTM đặt ra để cấp tín dụng cho DNVVN.
Thực tế, chi nhánh đã có kế hoạch đẩy mạnh cho vay không có TSBĐ ở mức
cao nhưng Ban lãnh đạo vẫn còn khá nhiều băn khoăn với hình thức cấp tín dụng trên.
Một phần do chi nhánh lo ngại trong thời gian qua, nền kinh tế nhiều biến động, có
khá nhiều DN làm ăn thua lỗ, không có trả được nợ thì không có nguồn trả nợ thứ 2 từ
TSBĐ. Chính vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh chất lượng thẩm định, giám sát của các
cán bộ tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có khi cho vay các
DNVVN mà không có TSBĐ.
2.2.2.2 Doanh số cho vay và thu nợ
Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh trong thời gian vừa
qua được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Thang Long University Library
34
Bảng 2.10. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại
Vietinbank giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
(%) (%)
Dư nợ cho vay DNVVN 718 1.395 94,29 2.225 59,5
Doanh số cho vay DNVVN 777 1.440 85,33 2.313 60,63
Doanh số thu nợ DNVVN 606 895 47,7 2.223 148,38
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Tương tự như tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, doanh số cho vay DNVVN
tăng mạnh trong năm 2011với mức tăng 85,33%, từ 777 tỷ năm 2010 lên 1.440
tỷ năm 2011 .313 . Nguyên nhân là do năm 2011,
nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh sau tác động của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của các DN, trong đó có các
DNVVN được khuyến khích để đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Chính vì vậy nên
trong năm 2012, lượng tín dụng được giải ngân nhanh chóng và linh hoạt hơn, khiến
cho doanh số cho vay tăng mạnh và tạo điều kiện cho các DNVVN kịp thời có vốn để
mở rộng SXKD.
2.4. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ
tại Vietinbank từ 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
0
500
1000
1500
2000
2500
2010 2011 2012
Doanh CV DNVVN
Doanh thu
DNVVN
Dư CV DNVVN
35
Tuy nhiên, quan sát doanh số thu nợ có thể thấy được những tín hiệu khả quan
khi liên tục tăng cao trong 2 năm vừa qua, từ 606 tỷ năm 2010, tăng
47,7% lên 895 tỷ năm 2011 và đặc biệt tăng trên 140% trong năm tiếp theo. Đặc biệt
trong năm 2012, doanh số thu nợ tại chi nhánh cao hơn doanh số cho vay, đây là một
trong những điểm nổi bật tại chi nhánh trong giai đoạn các DNVVN kinh doanh khó
khăn như hiện nay. Điều này cho thấy chất lượng kinh doanh của các DNVVN vay
vốn tại chi nhánh đã được cải thiện, tạo dựng niềm tin cho chi nhánh vào năng lực tài
chính của các DN này và tương lai sẽ mở rộng cho vay với các DNVVN hơn nữa.
2.2.3. Mở rộng các phương thức cho vay
Bảng 2.11. Tổng kết các phương thức cho vay tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Khách hàng
nói chung
Khách hàng
DNVVN
Cho vay từng lần Có nhiều Có nhiều
Cho vay theo hạn mức Có nhiều Có nhiều
Cho vay theo dự án đầu tư Có nhiều Có ít
Cho vay trả góp Có ít Không có
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành
và sử dụng thẻ tín dụng
Không có
Có ít
Không có
Không có
Cho vay theo hạn mức dự phòng Có ít Không có
Cho vay khác Có Không có
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
Với quy mô vốn còn hạn chế, các DNVVN thường sử dụng sản phẩm cho vay
từng lần và cho vay theo hạn mức là chủ yếu. Các hình thức còn lại hầu như rất ít khi
được chi nhánh sử dụng để cấp tín dụng cho các DNVVN, điều này cho thấy chi nhánh
chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu các sản phẩm tín dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng của KH. Đặc biệt, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng
nhiều tại chi nhánh. Về cơ bản, phương thức cho vay này đem lại nhiều lợi ích vì giảm
bớt thủ tục thẩm định ở mỗi lần vay và theo sát được hoạt động sử dụng vốn vay của
KH. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức này là NH luôn phải chuẩn bị
sẵn một số lượng tiền nhất định để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay bất thường của
KH. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ dẫn tới việc có thể rủi ro cho chi
nhánh khi không thu hồi được các khoản nợ quá hạn từ KH. Bên cạnh đó, phương thức
cho vay hạn mức chỉ áp dụng cho các DN từng có quan hệ tín dụng vớ
ều này dẫn đến bất cập là các DN lần đầu vay vốn tại chi nhánh, có nhu cầu
vay vốn thường xuyên sẽ phải vay vốn từng lần. Việc vay trả nhiều lần phải lặp lại thủ
Thang Long University Library
36
tục làm DN trở ngại và mất nhiều thời gian. Thực tế trên đã làm các DN này mặc dù
xong một chu kỳ kinh doanh, đủ khả năng trả nợ NH nhưng lại sử dụng vốn đó để
xoay vòng cho một phương án kinh doanh khác, đến kỳ trả nợ NH thường không trả
được, phải “vay nóng” để trả nợ. Áp dụng cho vay theo hạn mức đối với DN sẽ thuận
lợi hơn, vì theo phương thức này việc cho vay và thu nợ sẽ đan xen nhau, không phân
biệt lúc nào cho vay, lúc nào trả nợ, kiểm soát doanh số mua bán và tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN.
Phương thức cho vay theo dự án đầu tư buộc DN phải lập dự án để NH thẩm
định. Nhiều DN có dự án thực sự muốn vay vốn NH nhưng lại không có khả năng lập
dự án, không thể hiện cho NH thấy được tiềm năng, tính khả thi của dự án nên nhiều
khi không được NH đồng ý cho vay và vì thế NH cũng bỏ qua một dự án tốt để đầu tư.
Thêm vào đó, NH thường dè dặt với những dự án đầu tư vào lĩnh vực mới.
Nhìn chung, các phương thức cho vay DNVVN củ
điệu, cứng nhắc, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của từng
đối tượng KH, chưa có chính sách ưu đãi, ưu tiên hiệu quả nhằm thu hút nhiều KH sử
dụng. Đây là một hạn chế rất lớn cho DN, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các
DNVVN rất cần vốn để đầu tư mở rộng SXKD.
2.2.4. Tình hình nợ xấu của các
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3
(nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN tại Vietinbank
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012
11 856 9
Tổng nợ xấu 121
Nợ xấu của DNVVN 10,7
Mức tăng nợ xấu hàng năm 0 0 100%
Tỷ trọng nợ xấu của DNVVN/tổng nợ xấu - - 8,84%
Dư nợ cho vay DNVVN 718 1.395 2.225
Tỷ lệ nợ xấu DNVVN/tổng dư nợ cho vay
DNVVN n/a n/a 0,48%
(Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
37
ẩy mạnh cấp tín dụng ra nền kinh tế để
mở rộng SXKD nên chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Mặc dù có sự tăng đột biến, tuy nhiên
nếu so sánh với mức tăng trưởng tổng nợ xấu tại chi nhánh thì mức tăng nợ xấu của
DNVVN thấp hơn rất nhiều. Ban Giám đốc chi nhánh đã chỉ đạo sát sao, áp dụng đồng
bộ nhiều giải pháp như: theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng có nợ xấu,
yêu cầu cam kết trả nợ, bán tài sản…cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu.
Vietinbank đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng,
thường xuyên bám sát định hướng của NHNN, NH TMCP Công thương VN trong
từng thời kỳ, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy
định, quy trình nghiệp vụ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SXKD, tình hình
tài chính và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đối với tất cả các khách hàng;
Chủ động đàm phán với khách hàng để bổ sung tài sản bảo đảm; Ưu tiên tăng trưởng
tín dụng đối với khách hàng tốt, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có dự án/phương án
khả thi, có đủ nguồn trả nợ NH khi đến hạn; Giảm dần dư nợ đối với khách hàng có
tình hình tài chính không ổn định, yếu kém, hoạt động SXKD kém hiệu quả; Tích cực
trong việc thu nợ xử lý rủi ro….
2.5. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NHTM tại 30/9/2011
(Nguồn: Diễn đàn kinh tế Việt Nam)
Thang Long University Library
38
Nếu so sánh với một số NH khác thì tỷ lệ nợ xấu củ ấp
với mứ
Quan sát biểu đồ 2.6, có thể thấy ngoại trừ Sacombank với tỷ lệ 0,6% thì các NHTM
khác trên đây đều có tỷ lệ nợ xấu trên 1%. Điển hình như SHB với 5%, HBB và NVB
đều 2,8%, đặc biệt Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu lên đến 3,4%. Điều này cho thấ
ực hiện công tác quản trị khá tốt với vốn tín dụng nói chung
và tín dụng DNVVN nói riêng.
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay tại
Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh H
2.3.1.
ạt động trong môi trường có sự cạnh tranh quyết liệt giữa
các TCTD trên cùng địa bàn, nhất là về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt
là trước khi có quy định về trần huy động và trần cho vay như thời gian gần đây. Mặc
dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyế
ạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác cho vay
DNVVN. Từ thực trạng vừa được phân tích, ta có thể thấy chi nhánh đã đạt được
những kết quả như sau:
Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH đã tăng lên qua từng
năm thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với đối tượng này đã tăng lên cũng như sự
tin tưởng của đối tượng khách hàng này đối với chi nhánh. Quả thật, trong thời gian
vừa qua, các cán bộ chi nhánh đã chủ động tìm kiếm KH có tiềm năng tài chính tốt, có
khả năng phát triển để tăng cường mối quan hệ, hỗ trợ tư vấn cho DN trong hoạt động
kinh doanh cũng như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó, số lượng KH có quan
hệ tín dụng tăng lên .
Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ cho cho vay đối với DNVVN nhìn chung
tăng trưởng về quy mô và phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế. Nguyên nhân do trong
thời gian vừa qua, bên cạnh việc duy trì, mở rộng cho vay những khách hàng truyền
thống cho năng lực tài chính tốt, phòng khách hàng DNVVN đã chủ động tìm kiếm
một số KH mới có tình hình tài chính ổn định và có tiềm năng. Chi nhánh đã thực hiện
mở rộng cho vay theo đúng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ DNVVN, với vị thế là
chi nhánh của một trong những NH hàng đầu tại Việt Nam.
Thứ ba, cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm
dần tỷ trọng cho vay DN nhà nước để đẩy mạnh cho vay DN ngoài quốc doanh, dần
hướng đến chính sách tín dụng bình đẳng với mọi thành phần và loại hình kinh tế. Bên
cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN, tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn tăng
lên qua từng năm, cho thấy NH đã bắt đầu hướng đến nhu cầu hiện nay, tin tưởng vào
39
kế hoạch kinh doanh và khả năng trả nợ của các DNVVN. Các dự án trung-dài hạn của
DNVVN đang trong quá trình triển khai, một số đã đi vào hoạt động, đang phát huy
hiệu quả, trả nợ chi nhánh đúng hạn. Dư nợ cho vay không có TSBĐ cũng tăng lên qua
từng năm và đến năm 2012 thì đạt tỷ lệ cao nhất trong các năm gần đây cho thấy chính
sách tín dụng ngày càng linh hoạt của chi nhánh, thể hiện thiện chí của chi nhánh trong
việc tạo điều kiện cho các DNVVN khắc phục hạn chế về TSBĐ để dễ dàng tiếp cận
vốn NH.
Thứ tư, tốc độ thu hồi nợ DNVVN của chi nhánh cũng đạt được những kết quả
khả quan khi doanh số thu nợ DNVVN năm 2012 tăng trên 140%, đặc biệt trong bối
cảnh tỷ trọng cho vay không có TSBĐ tăng lên, điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của
Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong việc quản lý và thu hồi các khoản tín dụng
của mình. Điều này giúp cho khả năng thu hồi vốn của chi nhánh ngày càng được cải
thiện, đảm bảo an toàn tín dụng cho chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
Thứ năm, song song với công tác mở rộng cho vay theo chiều rộng, chất lượng
tín dụng DNVVN hiện đang được kiểm soát tốt. Điều này cho thấy chi nhánh đã thực
hiện kết hợp khá tốt giữa mở rộng cho vay theo chiều rộng và theo chiều sâu. Song
song với việc mở rộng quy mô cho vay, phòng Khách hàng DNVVN cũng tiến hành
các biện pháp theo dõi, đánh giá các khoản vay, tiến hành phân loại nợ thích hợp, có
biện pháp thích hợp trong thu nợ với nhóm KH có tình hình sản xuất suy giảm, tình
hình tài chính yếu kém.
Thứ sáu, mức độ hài lòng của khách hàng DNVVN đối với chi nhánh ngày càng
tăng lên. Bởi các cán bộ tín dụng không ngừng được trang bị kiến thức chuyên môn
cao, được trang bị những kỹ năng mềm phục vụ sự giao tiếp và bán hàng đồng thời
lịch sự, chuyên nghiệp, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của KH. Hơn nữa, chi nhánh cũng
đã tăng cường trao đổi thông tin với KH. Trao đổi thông tin với KH giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc hiểu và đáp ứng kỳ vọng của KH. Bên cạnh đó, trụ sở chi nhánh,
đặc biệt là những nơi giao dịch với KH đã được bài trí đẹp, bắt mắt, phối màu hài hoà,
dễ nhận biết.
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay DNVVN được chi nhánh ngày càng chú
trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, với mong muốn đáp
ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Ngoài ra, chi nhánh đã không ngừng mở rộng
mạng lưới, thành lập các phòng giao dịch và điểm giao dịch trên địa bàn, cũng như
không ngừng đổi mới hệ thống, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Với những hoạt
động đó, Vietinbank đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt
động, trở thành một trong 4 chi nhánh thành công nhất trong hệ thống Vietinbank,
đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương và sự nghiệp công nghiệp hoá –
hiện đại hoá của đất nước.
Thang Long University Library
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Man_Ebook
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Thu Vien Luan Van
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Thanh Huyền
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
nataliej4
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóaCơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Ngọc Hưng
 
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóaCơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
 

Viewers also liked

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
NOT
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
NOT
 

Viewers also liked (14)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
 
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (v...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 

Similar to Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
TieuNgocLy
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đĐề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAYLuận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội (20)

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...Đề tài  quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
Đề tài quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp, RẤT HAY, H...
 
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
Quản trị tín dụng thương mại trong hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp yê...
 
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đĐề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAYLuận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, HAY
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
NOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
NOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
NOT
 

More from NOT (17)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ KIỀU ANH MÃ SINH VIÊN : 17805 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Sinh viên thực hiện : Đỗ Kiều Anh Mã sinh viên : A17805 Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...............................1 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ..............................................1 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................1 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................................2 1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại.3 1.2.1. Khái niệ ủa ngân hàng thương mại ................................................................................................................3 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ...................4 1.2.3. Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củ mại ................................................................................................................5 1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củ ại ...7 1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ..........................7 1.3.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ........................8 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộ ...........................................................................................8 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại ..................................................................................15 CHƢƠNG 2. - ..................20 2.1. - .........................................................................................20 2.1.1. .......................................................20 2.1.2. Tình hình hoạt độ -2012...............20 2.2. Thực trạng mở rộ ủ -2012 .27 2.2.1. Mở rộ ...................................27 2.2.2. Mở rộ ................................................................................29 2.2.3. Mở rộng các phương thứ .35 2.2.4. Tình hình nợ xấu củ ............................36
  • 4. 2.3. Đánh giá thực trạ ạ ệ – .....................38 2.3.1. ........................................................................38 2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân .........................................40 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚ ẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG M HƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI........................................................................47 3.1. Định hƣớng hoạt độ ủ ệt Nam – chi nhánh Hà Nội đến năm 2015 ..........................................................................................................................47 3.1.1. Định hướng củ ..............................................................47 3.1.2. Định hướng củ ệt Nam – chi nhánh Hà Nội trong cho vay doanh ngh ến năm 2015. ..............................................................................................................48 3.2. Giải pháp mở rộ ạ ệt Nam – chi nhánh Hà Nội .....................48 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng .........................................48 3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay và điều kiện vay đối vớ ................................................................................................51 3.2.3. Nâng cao dịch vụ tư vấn cho khách hàng.............................................53 3.2.4. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạ .................................54 3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối vớ ..............................................................................................................55 3.2.6. Kiểm soát nội bộ ...................................................................................56 3.2.7. Cho vay nên hạn chế phụ thuộ .................................58 3.3. Một số kiến nghị.............................................................................................58 3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan...................................59 3.3.2. Đối vớ ..............................................................60 3.3.3. Đối vớ ệt Nam........61 Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NHTM Ngân hàng thương mại DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh TDNH Tín dụng ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ TSBĐ Tài sản bảo đảm CV Cho vay TCTD Tổ chức tín dụng KH Khách hàng NH Ngân hàng Kế hoạch và Đầu tư KH&ĐT Sản xuất kinh doanh SXKD
  • 6. Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam .........................................................2 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn củ ...........................................21 Bảng 2.2. Tình hình cho vay củ ....................................................23 Bảng 2.3. Tình hình chất lượng tín dụng của Vietinbank ..............................24 Bả -2012.........................................................................................26 Bảng 2.5. Số lượng khách hàng DNVVN tại ..................................27 Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng DNVVN tại Vietinbank ............................................29 Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế tạ ......30 Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tạ .........................31 Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng theo điều kiện cho vay tại Vietinbank .....................33 Bảng 2.10. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012.............................................................................................................34 Bảng 2.11. Tổng kết các phương thức cho vay tại Vietinbank .........................35 Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN tạ ........................36 -2012..................................................................28 .........................................................................................................30 ấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết ..............................................32 Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank từ 2010-2012......................................................................................................................34 ỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NHTM tại 30/9/2011 ............................37 ến động lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay bình quân tại các NHTM trong năm 2011..............................................................................................................45 Thang Long University Library
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, DNVVN ở nước ta ngày càng phát triển, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy các DNVVN Việt Nam có quy mô quá nhỏ về vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, vốn chiếm dụng và vay bạn bè người thân, còn nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này đã gây hạn chế cho hoạt động SXKD của các DNVVN, đặc biệt với công cuộc mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoàn cảnh kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2011, bên cạnh 57.000 DN trong nước đăng ký thành lập mới, đã có gần 50.000 DN phá sản, giải thể và ngừng hoạt động, không nộp thuế, trong đó số lượng DNVVN chiếm đến 60%. Mặc dù cấp tín dụng cho các DNVVN thường được coi là khá rủi ro cho các NH, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tuy nhiên ngành NH thế giới vẫn luôn nhận định “Cung cấp tín dụng cho DNVVN là một trong những phương thức cốt yếu để các tổ chức tài chính đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững”. Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn NHTM đã xác định bộ phận DNVVN là nhóm khách hàng mục tiêu, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh . Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với DNVVN đang là một vấn đề được ưu tiên của chi nhánh trong thời gian qua. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNVVN hiện nay, em đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng NH và hoạt động mở rộng cho vay của NH đối với DNVVN. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại Vietinbank chi nhánh Hà Nội.
  • 8. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động mở rộng cho vay DNVVN, tạo cơ sở cho việc thực hiện tại chi nhánh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn hoạt động cho vay đối với DNVVN -2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, bài khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau để phân tích lý luận thực tiễn: Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế Phương pháp tổng hợp thống kê Mô hình hóa bằng biểu 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung khoá luận bao gồm ba chương như sau: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội. Thang Long University Library
  • 9. Để hoàn thiện được khóa luận này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Các thầy, cô giáo trường nói chung, Khoa ngân hàng nói riêng, và đặc biệt là ThS. - người đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành khóa luận. Cảm ơn phòng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Chi nhánh đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận này. Cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Anh
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc quy định thế nào là DN lớn, thế nào là DNVVN là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước lại chọn cho mình những tiêu chí khác nhau để phân chia doanh nghiệp thành DN lớn và DNVVN sao cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển. Tại Việt Nam, theo công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998, DNVVN là DN có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNVVN ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa DNVVN như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Các DN siêu nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, DN có từ 10 đến 49 nhân công được coi là DN nhỏ. Mới đây nhất, căn cứ theo điều 3 nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, khái niệm DNVVN được định nghĩa như sau: DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Thang Long University Library
  • 11. 2 Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP) là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2.1 Ưu điểm: Các DNVVN năng động, linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng nhỏ, lẻ, có tính địa phương, DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. Thực tế không những đúng với nước ta mà còn đúng với các nước khác ở trên thế giới. người lao động dễ bị mất việc làm hơn, đặc biệt có suy thoái kinh tế. Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ Các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Vốn đầu tƣ ban đầu ít hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
  • 12. 3 1.1.2.2 Nhược điểm : Nguồn vốn tài chính hạn chế ặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất, trình độ công nghệ kỹ thuật thƣờng yếu kém, lạc hậu. Nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp. Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu. 1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động của NH cho các chủ thể trong nền kinh tế với điều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi. Do đó, đứng trên góc độ xem xét hoạt động cho vay như một chức năng cơ bản của NH thì cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc là hàng hoá) giữa bên cho vay (là NH hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (là các DN, các cá nhân hoặc các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. DNVVN Thang Long University Library
  • 13. 4 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.2.1 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Cho vay DNVVN là một trong những mục tiêu mở rộng tín dụng của các ngân hàng hiện nay Không chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta mà ở cả các nước phát triển thì các DNVVN cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường rất tiềm năng khi các công ty lớn có uy tín trên thị trường chuyển hướng huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay DNVVN có đầy đủ các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có sẽ có thể chặt chẽ hơn về quy trình nghiệp vụ cũng như giám sát. Thông thường cho vay DNVVN có chứa đựng nhiều rủi ro vì tính không ổn định của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời hầu hết các DNVVN đều thiếu tài sản thế chấp. Chính vì vậy nên các ngân hàng chưa thực sự mặn mà với đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên các món vay này thường nhỏ hơn các món vay của các doanh nghiệp lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên nó phần nào giúp cho các ngân hàng phân tán được rủi ro. 1.2.2.2 Vai trò của cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Để thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay của NHTM trong việc phát triển DNVVN, ta xét một số vai trò của cho vay DNVVN như sau: Thứ nhất, hoạt động cho vay đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN đƣợc liên tục. Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu SXKD. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Thứ hai, hoạt động cho vay DNVVN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù DN làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các DN muốn có vốn tín dụng của NH phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất NH thì mới trả được nợ và kinh doanh
  • 14. 5 có lãi. Trong quá trình cho vay, do NH thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Thứ ba, cho vay DNVVN góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNVVN, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các DN lớn trong nước và ngoài nước là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được, và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các DNVVN chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng, nhằm giúp DN thực hiện được mục tiêu mở rộng SXKD. Hơn nữa, cùng với việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các DN một cách có hiệu quả, các NH cũng đồng thời đóng góp vào việc thực hiện thành công các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước. Thứ tƣ, cho vay DNVVN góp phần thu hút vốn nƣớc ngoài phục vụ cho hoạt động và phát triển các DNVVN. Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nhận thấy được tiềm năng từ các đất nước đang phát triển, điển hình như Việt Nam. Chính vì vậy, các DNVVN, bộ phận chiếm đại đa số trong các thành phần kinh tế Việt Nam, cùng với ngành nghề kinh doanh phong phú đa dạng, chính là mục tiêu hướng đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Tín dụng ngân hàng chính là một bộ phận quan trọng giúp các DNVVN mở rộng quy mô SXKD và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm thu hút liên tục vốn đầu tư từ bên ngoài. 1.2.3. Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân ng thương mại Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay DNVVN có đầy đủ các phương thứ 1.2.3.1 heo thời gian Tính chất của nguồn vốn huy động được với thời hạn dài hạn hay ngắn hạn, lãi suất cao hay thấp cũng quyết định việc NH lựa chọn kỳ hạn tín dụng nào. Hiện nay, NH cũng cấp 3 loại kỳ hạn cho vay như sau: Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các DN và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thang Long University Library
  • 15. 6 Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm, được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên 20-30 năm, thậm chí 40 năm, được cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn của DN như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1.2.3.2 heo đảm bảo tín dụng đối với khoản vay Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho cho các khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh… Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã có chủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành từ vốn vay. 1.2.3.3 Theo phương thức cho vay Cho vay từng lần: NH áp dụng phương thức cho vay từng lần khi DNVVN có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, DNVVN lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với DNVVN có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm SXKD, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. Căn cứ vào phương án, kế hoạch SXKD, nhu cầu vay vốn của DNVVN, tài sản bảo đảm tiền vay, NH và DNVVN xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ SXKD. Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho DNVVN vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn NH, mà DNVVN đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NH có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý chứng minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước. Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà DNVVN chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu DNVVN đề nghị thì NH xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
  • 16. 7 Cho vay trả góp: Tổ chức tín dụng và DNVVN xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấp nhận cho DNVVN được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NH. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NH cam kết đảm bảo sẵn sàng cho DNVVN vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng, DNVVN phải trả phí cam kết theo mức quy định của NH. Cho vay hợp vốn: NH cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của DNVVN; trong đó, NH hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của NHNN. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Hình thức cho vay mà NH thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho DNVVN chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của DNVVN phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: Tuỳ theo nhu cầu của từng DNVVN và thực tế phát sinh, NH sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác, phù hợp với đặc điểm hoạt động của NH cũng như DN trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật. 1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân thƣơng mại 1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Mở rộng cho vay DNVVN là các hoạt động của NH nhằm tăng cường đáp ứng nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng này. Để thực hiện mở rộng cho vay DNVVN, NHTM phải thực hiện kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, được vạch ra cụ thể bằng chính sách tín dụng và phương hướng cụ thể cho mỗi thời kì. Các biện pháp đó nhằm kích thích nhu cầu của đối tượng khách hàng là DNVVN đối với TDNH, đồng thời tăng cường khả năng cung ứng vốn của NH đối với các DN đó. Mở rộng cho vay DNVVN phải dựa trên tiêu chí số lượng và chất lượng. Đó là định hướng mở rộng cho vay DNVVN bền vững, hiệu quả và an toàn nhất. Chính vì vậy, mở rộng cho vay được xét theo cả khía cạnh mở rộng theo chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu. Trong đó, mở rộng theo chiều rộng là làm tăng lên về số lượng, quy mô, còn mở rộng về chiều sâu là nâng cao về mặt chất lượng. Thang Long University Library
  • 17. 8 1.3.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ nhất, DNVVN ngày càng gia tăng về số lượng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay vẫn chưa có con số chính thức về số lượng DNVVN tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy DNVVN chiếm khoảng 97% tổng số DN tại Việt Nam. Số DN mới thành lập mỗi năm đều tăng trong suốt 10 năm qua. Trong năm 2000, có khoảng 14.453 DN mới thành lập, và con số này gấp khoảng 7 lần trong năm 2010. Đến tháng 12/2010, tổng số DN tại Việt Nam khoảng 520.000. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính, cả nước hiện có trên 500.000 DNVVN, chiếm tới 98% số lượng DN. Thứ hai, các DNVVN đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanh nội địa, và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ của nước ngoài. Gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh doanh an toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các DNVVN của Việt Nam trong hoạt động hợp tác với nước ngoài. Thực tiễn đang đòi hỏi các DNVVN của Việt Nam phải có những bước tiến mới để có thể hội nhập và phát triển cùng với các DNVVN trong khu vực và thế giới. Thứ ba, xuất phát từ chính xu hướng của hệ thống NH hiện nay. Nhìn nhận lại tình hình của nền kinh tế trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng, trong điều kiện lạm phát cao, các cơn “bão giá”, “bão lãi suất” diễn ra đã làm cho tình hình thị trường tài chính, tiền tệ trong nước bất ổn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động NH nói riêng. Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để hạn chế rủi ro kỳ hạn vốn, đa dạng hoá danh mục tín dụng để phân tán rủi ro, ưu tiên vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực ít nhạy cảm, có khả năng chống đỡ biến động giá cả. Chính vì vậy, mở rộng cho vay DNVVN trở thành một trong những xu hướng của toàn ngành ngân hàng để tạo điều kiện cho các NHTM phân tán rủi ro và nâng cao chất lượng khoản vay, hạn chế tối đa các rủi ro mang tính hiệu ứng lớn do các khoản cho vay lớn tác động. 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay Không thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số lượng khách hàng…để có thể đánh giá được mức độ mở rộng tín dụng DNVVN của một NH, mà bên cạnh đó cần đặt vấn đề mở rộng tín dụng DNVVN vào hoàn cảnh
  • 18. 9 kinh tế để đưa ra kết luận chính xác. Vì vậy, để đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng của một ngân hàng, cần xét đến cả yếu tố định tính và định lượng. 1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng ở rộng số lƣợng khách hàng DNVVN Với sự gia tăng của số lượng DNVVN về quy mô cũng như ngành nghề kinh tế theo từng năm như hiện nay, NH cần mở rộng tín dụng bằng cách tiếp cận các khách hàng mới, tăng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đến từng địa bàn, khu vực dân cư góp phần vào sự phát triển đồng đều đa dạng của nền kinh tế. Đồng thời, so sánh tỉ lệ này với cơ cấu DN tại địa phương và trong xã hội để nhận xét định hướng đúng đắn trong hoạt động mở rộng cho vay DNVVN của NH. gia Mức tăng tỷ trọng khách hàng DNVVN so với tổng số khách hàng qua từng năm = tỷ trọng DNVVN năm(t) - tỷ trọng DNVVN năm(t-1) Tỷ trọng khách hàng DNVVN so với tổng số khách hàng hàng năm = Số khách hàng DNVVN năm (t) *100% Tổng số khách hàng năm (t) Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng DNVVN qua từng năm Số DNVVN năm (t) - Số DNVVN năm (t-1) = *100% Số DNVVN năm (t-1) Thang Long University Library
  • 19. 10 ở rộng quy mô tín dụng đối với khách hàng DNVVN Sau một thời gian đi vào hoạt động, các NH đã tạo dựng được quan hệ tín dụng với một số lượng khách hàng DNVVN nhất định. Tuy nhiên, NH chưa thực sự đáp ứng được tối đa nhu cầu về vốn cho các khách hàng DNVVN hiện tại của mình, trong khi nhu cầu về vốn của các DNVVN cũng đang ngày càng gia tăng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, mở rộng tín dụng là hoạt động cung cấp cho khách hàng DNVVN khối lượng tín dụng lớn hơn so với giai đoạn trước đó. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay DNVVN DNVVN Mức tăng dư nợ CV của khách hàng DNVVN qua từng năm = Dư nợ CV DNVVN năm(t) - Dư nợ CV DNVVN năm(t-1) Tỷ lệ tăng dư nợ CV khách hàng DNVVN qua từng năm Dư nợ CV DNVVN năm(t) - Dư nợ CV DNVVN năm(t-1) * 100%= Dư nợ CV DNVVN năm (t-1) Tỷ trọng dư nợ CV của khách hàng DNVVN trên tổng dư nợ hàng năm = Dư nợ CV DNVVN năm (t) *100% Tổng dư nợ năm (t)
  • 20. 11 Tăng trƣởng doanh số cho vay DNVVN Mức tăng DSCV khách hàng DNVVN qua từng năm = DSCV DNVVN năm (t) - DSCV DNVVN năm (t-1) sau so Tỷ lệ tăng DSCV khách hàng DNVVN qua từng năm DSCV DNVVN năm (t) - DSCV DNVVN năm (t-1) *100%= DSCV DNVVN năm (t-1) DSCV DNVVN ở rộng điều kiện cho vay Mở rộng điều kiện cho vay là nới lỏng những điều kiện đối với khách hàng vay vốn, bằng những cơ chế chính sách như tài sản đảm bảo tiền vay, đối tượng khách hàng vay không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, theo mức độ tín nhiệm của từng khách hàng để có cơ chế chính sách ưu đãi về lãi suất, biện pháp áp dụng bảo đảm tiền vay phù hợp. Mở rộng điều kiện cho vay sẽ tăng được số lượng khách hàng vay, qua đó dư nợ vay cũng tăng theo, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng. Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ = Dư nợ cho vay không có TSBĐ *100% Tổng dư nợ cho vay . Thang Long University Library
  • 21. 12 Tỷ trọng cho vay có TSBĐ = Dư nợ cho vay có TSBĐ *100% Tổng dư nợ cho vay Mở rộng kỳ hạn cho vay Mở rộng kỳ hạn cho vay có nghĩa là đa dạng hoá các loại kỳ hạn cho vay, linh động trong việc xác định kỳ hạn cho vay đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Việc mở rộng kỳ hạn cho vay giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, giúp NH có thêm nhiều sản phẩm vay vốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của mình. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn = Dư nợ cho vay ngắn hạn *100% Tổng dư nợ cho vay Tỷ trọng cho vay trung dài hạn = Dư nợ cho vay trung-dài hạn *100% Tổng dư nợ cho vay - Mở rộng thành phần kinh tế cho vay Mở rộng thành phần kinh tế cho vay nghĩa là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cho vay đến đồng thời cả đối tượng khách hàng là DNNN và DN ngoài quốc doanh. Việc mở rộng thành phần kinh tế cho vay giúp NH tăng số lượng khách hàng vay, đồng thời góp phần cân bằng nguồn vốn tín dụng cho khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
  • 22. 13 Tỷ trọng cho vay DNVVN nhà nước = Dư nợ cho vay *100% Tổng dư nợ cho vay Tỷ trọng cho vay DNVVN ngoài quốc doanh = Dư nợ cho vay DNVVN ngoài quốc doanh *100% Tổng dư nợ cho vay cho vay DNVVN Quá trình mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh cũng đồng thời là quá trình mở rộng nguy cơ, rủi ro. Đây là vấn đề có tính quy luật và hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mở rộng cho vay theo chiều rộng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi NH tăng cường lượng tín dụng cung cấp cho KH của mình. Chính vì vậy, mở rộng cho vay theo chiều sâu là các hoạt động của NH nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mở rộng cho vay một cách an toàn và hiệu quả. Trong phạm vi bài khoá luận này, mở rộng cho vay theo chiều sâu với các DNVVN là các hoạt động của NH nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cung cấp cho các DN này. Tỷ trọng nợ xấu khách hàng DNVVN so với tổng dư nợ DNVVN = Nợ xấu DNVVN năm (t) *100% Tổng dư nợ CV DNVVN năm (t) Thang Long University Library
  • 23. 14 Tỷ lệ tăng nợ xấu khách hàng DNVVN qua từng năm = Nợ xấu DNVVN năm(t) - Nợ xấu DNVVN năm(t-1) *100% Nợ xấu DNVVN năm (t-1) Tỷ trọng nợ xấu khách hàng DNVVN so với tổng nợ xấu hàng năm = Nợ xấu DNVVN năm (t) *100% Tổng nợ xấu năm (t) . Chỉ tiêu thu lãi từ DNVVN Tỷ lệ thu lãi từ DNVVN so với tổng thu lãi = Thu lãi từ DNVVN năm t *100% Tổng thu lãi năm t 1.3.3.2 Chỉ tiêu định tính Sự đa dạng của các phƣơng thức vay vốn: Mở rộng phương thức cho vay có nghĩa là đa dạng hoá các phương thức cho vay. Các DNVVN trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh những nhu cầu vốn khác nhau về quy mô cũng như hình thức sử dụng. Do sự đa dạng về ngành nghề, quy mô của DNVVN vay vốn tại NH nên với mỗi nhu cầu khác nhau của DNVVN đòi hỏi cần có sự đa dạng trong các hình thức cho vay để có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các DN đó. Ví dụ như với các DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, họ cần sự bảo lãnh của NH để đảm bảo thanh toán bằng ngoại tệ. Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có nhu cầu vay theo dự án đầu tư hoặc sự bảo lãnh của NH để tham gia dự thầu các công trình phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, các DN trong lĩnh vực thương mại cần những khoản vay không thường xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ của mình như cho vay từng lần… Chính vì vậy, các NH cần đa dạng hoá các hình thức vay vốn để mở rộng cho vay DNVVN một cách toàn diện. Đối tƣợng khách hàng DNVVN vay vốn: số lượng DNVVN tại Việt Nam rất lớn và rất đa dạng trong mọi lĩnh vực kinh doanh như nông lâm, thuỷ hải sản, công
  • 24. 15 nghiệp dịch vụ, xây dựng, thương mại…Tại mỗi ngành kinh doanh khác nhau bản thân các DN lại có những nhu cầu vay vốn khác nhau, chính sự đa dạng của các DN ở các ngành nghề kinh doanh đã góp một phần làm cho tín dụng ngân hàng được mở rộng. Chất lƣợng của các DNVVN vay vốn tại NH: Mở rộng cho vay của NH được đánh giá là tích cực và hiệu quả nếu chất lượng của những DNVVN có quan hệ tín dụng với NH có sự cải thiện qua thời gian. Chất lượng của DNVVN được đánh giá qua nhiều góc độ như chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá nhìn nhận qua chất lượng của công tác quản trị điều hành trong DN, của việc tuân thủ các quy định về môi trường, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề trách nhiệm xã hội, về các hoạt động nghiên cứu, phát triển, sáng tạo và trình độ tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới cũng là điều kiện cần thiết. Tinh thần tích cực tham gia xây dựng chính sách, xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, không có tham nhũng cũng thể hiện được chất lượng của các DN thuộc khu vực kinh tế này. Năng lực quản lý của bản thân NH: Năng lực quản lý của NH được cải thiện là một minh chứng cho việc mở rộng cho vay được diễn ra an toàn và hiệu quả. Các NHTM với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản lý, đặc biệt là quản trị nội bộ lại càng có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với DN. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực DNVVN sẽ càng lớn. Vì vậy, năng lực quản lý của NH nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần thực hiện tốt dựa trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng v.v… 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 1.3.4.1 Nhân tố khách quan a. Môi trƣờng kinh doanh rình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập hiện nay, lực lượng sản xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng. Từ lúc bước vào cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là việc giảm dần tỷ trọng DN nhà nước, thay vào đó là sự Thang Long University Library
  • 25. 16 tăng lên của các DN tư nhân, công ty cổ phần, DN nước ngoài….Hiện nay, các DNVVN ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, là bộ phận khách hàng tiềm năng đối với các NHTM. Vì vậy NHTM ngày càng chú trọng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN. rình độ phát triển và cơ sở hạ tầng của địa phương mà NH hoạt động. Ở từng địa phương, NH sẽ tiến hành khảo sát và phân loại khách hàng, xác định đối tượng tiềm năng mà NH hướng đến. Vì vậy, một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay DNVVN của NH là đặc trưng ngành nghề và trình độ phát triển của địa phương mà NH hoạt động. ự cạnh tranh của các NH khác trên cùng địa bàn Với sự gia tăng của các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện nay, các NHTM không ngừng đẩy mạnh cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần hoạt động, đi trước đón đầu trong việc tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận ra DNVVN là lực lượng KH rất tiềm năng, do đó mức độ cạnh tranh trong hoạt động này càng gay gắt. b. Các chính sách và quy định của NHNN Các NHTM đóng vai trò là đầu mối quan trọng của nền kinh tế, là động lực của tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy nhịp độ các hoạt động sản xuất và thương mại trong nước và quốc tế. Vì thế Nhà nước cần phải tác động tới hệ thống NHTM nhằm đảm bảo an toàn cho nền kinh tế thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mô về kinh tế xã hội và NHNN là cầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó. Trong giai đoạn cần kích thích hoạt động đầu tư và SXKD, NHNN có thể giảm lãi suất chiết khấu hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó mặt bằng lãi suất giảm và các NHTM có thể mở rộng hoạt động cho vay, giúp DNVVN dễ dàng tiếp cận với tín dụng của NHTM. c. Các yếu tố thuộc về DN Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của DN Với việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận với nguồn vốn của NHTM. Ngược lại, nếu DN không chứng minh được tính minh bạch về tài chính cũng như đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống sổ sách kế toán, thì NH sẽ nghi ngờ khả năng trả nợ của DN. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ quản lí DN cũng rất quan trọng, cho biết DN đó có đang được dẫn dắt bởi một bộ máy quản lí có năng lực và có tầm nhìn hay không. Đây là yếu tố thẩm định dựa trên lòng tin nhưng có vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM.
  • 26. 17 Thứ hai, khả năng xây dựng dự án đầu tư của DN. Trong quá trình thẩm định tài chính DN, việc NH quan tâm hàng đầu là xem xét tính khả thi của dự án đầu tư DN đưa ra. Dự án đầu tư thể hiện kế hoạch DN dự định sử dụng vốn vay của NH, là căn cứ để sau này NH xem xét việc DN thực hiện vốn vay đúng mục đích hay không, đặc biệt đó là cơ sở quan trọng hàng đầu trong việc NH quyết định cho DN vay trung - dài hạn. Thứ ba, hiểu biết của DN về thủ tục và quy chế cho vay của NHTM. Trước khi lập hồ sơ vay vốn, DN phải tìm hiểu về các thủ tục mà NH quy định. Từ đó DN mới lập được bộ hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn NH yêu cầu. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn NH của các DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của DN về chính sách tín dụng của NHTM. Đồng thời, DN hay có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của NH rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của NH khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của NH không đúng quy định mà NH yêu cầu, dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp khiến NH nghi ngờ trình độ của DN và hạn chế cho vay. 1.3.4.2 Nhân tố chủ quan từ phía các NH a. Chính sách tín dụng của NH đối với DNVVN Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn nợ, chính sách về TSBĐ, chính sách khách hàng ưu tiên… Trước mỗi kì kinh doanh, các NHTM thường đưa ra phương hướng đối với mọi hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng, xác định rõ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng, như khách hàng DN, khách hàng cá nhân… Nếu NH xác định mở rộng cho vay với đối tượng DNVVN thì các chính sách thuộc chính sách tín dụng đối với DNVVN cũng linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của đối tượng KH này. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng xác định một nhóm KH mục tiêu khác, thì sẽ không theo đuổi mở rộng cho vay đối với DNVVN, doanh số và dư nợ cho vay đối với DNVVN từ đó cũng khả năng lớn sẽ giảm đi. Vậy nhân tố tiên quyết và quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay đối với DNVVN là phương hướng, thiện chí cho vay của NHTM. b. Quy trình và thủ tục cho vay DNVVN Quy trình tín dụng là toàn bộ quá trình từ lúc KH lập hồ sơ vay vốn đến lúc hoàn thành công tác thu hồi và xử lí nợ. Thang Long University Library
  • 27. 18 Tâm lí của KH là ưa thích những NH có quy trình, thủ tục vay vốn đơn giản và linh hoạt, vừa đẩy nhanh quá trình hợp tác vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu của KH. Vì vậy quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục đơn giản là một trong những yếu tố thu hút các KH có nhu cầu vốn thường xuyên, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả NH lẫn KH, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của NHTM. Tuy nhiên, quy trình tín dụng lỏng lẻo và không tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro sẽ gây mất an toàn cho hoạt động tín dụng đồng thời cũng là kẽ hở để các DN lách luật và các cán bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp lợi dụng để làm trái với quy định, ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của NH. Trái lại, các thủ tục phức tạp không cần thiết sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp của NH và làm cho sự ưa thích của KH đối với các dịch vụ của NH ngày càng giảm, hạn chế việc mở rộng cho vay. Vì vậy xây dựng quy trình và thủ tục tín dụng cần gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tín dụng. c. Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing mặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thành một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường. d. Năng lực cán bộ tín dụng Các DN khi vay vốn trước hết phải lập hồ sơ gửi đến NH, bao gồm các giấy tờ thể hiện năng lực của DN, các giấy tờ liên quan đến TSBĐ, lập dự án đầu tư và một số giấy tờ khác. Khi đó cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các loại giấy tờ, xem xét khả năng tài chính của DN và tính khả thi của dự án. Việc này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ về kế toán, kiểm toán, nắm chắc các quy định của pháp luật và quy chế cho vay của NH. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng xử lý tổng hợp thông tin về các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của DN, như nhu cầu của thị trường, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cung ứng nguyên vật liệu cho dự án... Nếu cán bộ NH có hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinh tế xã hội và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn thì mới đưa ra được đánh giá chính xác nhất đối với năng lực tài chính của DN, đưa ra hạn mức tín dụng đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của DN và phù hợp với khuôn khổ cho vay của NH. Điều này không chỉ hữu ích đối với DN mà còn giúp NH tăng thêm mối quan hệ với đội ngũ KH tiềm năng là DNVVN, hạn chế rủi ro đối với khoản vay. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng không có đầy đủ kiến thức, năng lực và không nắm chắc quy định cho vay của NH sẽ dẫn đến việc không xác định đúng năng lực của DN và tính khả thi của dự án đầu tư, khiến cho DN không được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Còn nếu đánh giá
  • 28. 19 tính khả thi của dự án cao hơn thực tế sẽ tăng thêm nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM. Tóm lại, hoạt động cho vay DNVVN của NHTM chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả hoạt động này không chỉ cần sự nỗ lực từ bản thân NH, mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác và từ chính các DNVVN có nhu cầu vay vốn. Thang Long University Library
  • 29. 20 CHƢƠNG 2. T NAM - 2.1. - 2.1.1. Tiền thân của Sở giao dịch I là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực thuộc chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội. Năm 1988, nguồn vốn huy động đạt 42 tỷ đồng và 37 tỷ đồng dư nợ cho vay, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là cho vay ngắn hạn và huy động tiết kiệm. Từ tháng 12/1989 đến tháng 11 năm 1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội đổi tên thành Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội, nguồn vốn huy động đã đạt 270 tỷ và dư nợ cho vay là 125 tỷ đồng, đây cũng là năm, Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội triển khai hoạt động kinh doanh đối ngoại. Ngày 24/3/1993, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT- TCCB chuyển hoạt động của chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội vào Hội sở chính NHCT Việt Nam. Ngày 30/3/1995, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 83/NHCT-QĐ chuyển bộ phận giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính NHCT Việt Nam để thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam. Trong giai đoạn này, cùng với những thành quả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng màng lưới, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao. Đến năm 1998, nguồn vốn huy động đạt 5.572 tỷ đồng, tăng 133 lần so với năm 1988; dự nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần. Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số 134/QĐ- HĐQT-NHCT1 chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch I-NHCTViệt Nam kể từ ngày 1/1/1999. Từ năm 1999 đến năm 2007, các mặt hoạt động cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%. Sở giao dịch I đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong cộng đồng tài chính ngân hàng trong cả nước. Từ ngày 1/7/2009, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh Thành phố Hà Nội theo quyết định 493/QĐ-HĐQT NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHTMCP CT Việt Nam. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong -2012 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là trọng tâm số một trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2012, đây là chỉ tiêu quyết
  • 30. 21 định đến việc đánh giá thi đua và cơ chế lương, thưởng của chi nhánh. Vì vậy ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn, giao chỉ tiêu từng tháng đến từng cán bộ và gắn trách nhiệm cho lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Giá trị Mức tăng/giảm (%) Giá trị Mức tăng/giảm (%) Tổng nguồn huy động 31.775 39.096 23,04 42.236 8,03 Theo loại tiền tệ VNĐ 24.850 28.638 15,24 29.257 2,16 Ngoại tệ qui VNĐ 6.925 10.458 51,02 12.979 24,11 Theo loại khách hàng Tiền gửi 13.105 16.611 26,75 15.992 -3,87 Tiền gửi dân cư 3.134 3.344 6,7 3.669 9,72 ĐCTC + TCTD 15.292 21.958 43,59 22.138 0,82 244 337 38,11 428 27 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Có thể thấy tổng vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng lên qua từng năm: Tính đến cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 39.096 tỷ đồng, tăng 23,04% so với năm 2010. Có thể thấy trong năm 2011 có sự gia tăng về lượng vốn huy Thang Long University Library
  • 31. 22 động tại chi nhánh, đặc biệt là vốn huy động VNĐ tăng 51,02% và tiền gửi của các ĐCTC TCTD tăng 43,59%. Trong năm này, lãi suất huy động trên thị trường tăng cao (có thời điểm lên đến 17%) bởi một số nguyên nhân chính như: nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách năm 2010 (trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN); sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các NH càng trở nên gay gắt, khiến chi nhánh Vietinbank cũng phải chạy đua để giữ chân khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mại và ưu đãi cho khách hàng. Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 42.236 tỷ đồng, tăng 3.140 tỷ đồng ( 8,03%) so với thời điểm 31/12/2011. Vốn huy động trong năm 2012 vẫn giữ được xu thế tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011, đặc biệt là huy động VND và huy động các ĐCTC TCTD, hai khoản mục tăng mạnh trong năm 2011. Nguyên nhân bởi trong năm này, với một số động thái của NHNN nhằm bình ổn lãi suất huy động trên thị trường, đặc biệt là quy định về trần lãi suất 14% được ban hành vào tháng 9, cũng như những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các TCTD vượt trần huy động, khiến cho lãi suất huy động giảm rõ rệt so với năm 2011. Tuy nhiên, , Vietinbank vẫn nâng cao được mức vốn huy động trong năm 2012. Nhìn chung, Vietinbank là chi nhánh có nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2011 cao nhất trong và đến năm 2012, chi nhánh đã vươn lên vị trí chi nhánh có nguồn vốn huy động cao nhất hệ thống. Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực và quyết tâm của toàn chi nhánh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, bởi trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2012 nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi cho hoạt động ngành NH như: sự thay đổi của giá vàng và tỷ giá, cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các NH cổ phần trên cùng địa bàn, tình hình lạm phát có nhiều biến động tiêu cực tại một số thời điểm…Với nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng kết hợp với công tác tiếp thị linh hoạt, cùng sự điều hành lãi suất kịp thời, Vietinbank đã giữ vững được nguồn tiền gửi của các khách hàng truyền thống, tích cực khai thác thêm nguồn tiền gửi mới, nguồn tiền gửi của các dự án đem lại hiệu quả cao cho công tác huy động vốn của chi nhánh.
  • 32. 23 2.1.2.2 Tình hình cho vay a. Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Giá trị Mức tăng/giảm (%) Giá trị Mức tăng/giảm (%) Dư nợ cho vay nền kinh tế 11.647 21.993 88,83 36.111 64,19 Theo loại tiền tệ VNĐ 6.489 13.755 111,97 18.255 32,71 Ngoại tệ qui VNĐ 5.158 8.238 59,71 17.856 116,75 Theo kỳ hạn Dư nợ cho vay ngắn hạn 6.781 7.640 12,67 11.990 56,94 Dư nợ cho vay TDH 4.866 14.353 1,95 24.121 68,05 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Khác với kết quả huy động vốn, tình hình tín dụng trong những năm vừa qua tại chi nhánh có những tăng giảm khác nhau, cụ thể: Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 21.993 tỷ đồng, tăng 10.346 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương tốc độ tăng trưởng 88,83%, đạt 94,5% kế hoạch được giao. Mặc dù lãi suất cho vay trong năm 2011 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%), đặc biệt trong năm có những thời điểm lãi suất cho vay lên đến trên 20% tại một số TCTD, với nguyên nhân là để trang trải cho lãi suất huy động tăng cao trong năm 2011. Mặc dù vậy, với uy tín của một chi nhánh lớn, Vietinbank vẫn đảm bảo được mức tăng dư nợ trong năm. Trong năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2011 là 36.111 tỷ đồng, tăng 14.118 tỷ 64,19%) so với 31/12/2011. Thang Long University Library
  • 33. 24 Năm 2012, tín dụng đã được thắt chặt hơn so với 2011. Nhằm thực hiện những chỉ đạo của NHNN và chỉ thị từ hội sở NH TMCP Công thương VN, trong năm 2011, chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…, đẩy mạnh cho vay DNVVN có đủ năng lực tài chính, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất. Thực hiện cho vay theo các chương trình của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, cho vay xuất khẩu… góp phần hỗ trợ phát triển cho các DN, đồng thời đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. b. Chất lƣợng tín dụng Bảng 2.3. Tình hình chất lượng tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Giá trị Mức tăng/giảm Giá trị Mức tăng/giảm Cho vay không có TSBĐ 32,5% 28,30% -12,9% 46% 62,5% Nợ nhóm 2 11 856 7681,82% 9 -98,95% Nợ xấu 121 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Chất lượng tín dụng đã rõ rệt Cụ thể: Trong năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc cơ cấu lại hoạt động của Tập đoàn Vinashin của Chính phủ . năm 2012. Tính đến thời điểm 31/12/2012 nợ nhóm 2 , giảm so với 31/12/2011 là . Đây là một trong những điểm tích cực của chi nhánh vì trong
  • 34. 25 điều kiện kinh tế hiện nay, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các NH khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi). trong năm 2012 do công t kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước 2.1.2.3 Một số hoạt động khác Hoạt động tài trợ thƣơng mại: Theo mô hình hoạt động mới – là một NH bán lẻ, hoạt động tài trợ thương mại được chuyển về các phòng Khách hàng, tuy có một số biến động về mặt qui trình nghiệp vụ nhưng hoạt động này vẫn đạt được hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Công tác phát triển thẻ & dịch vụ NH điện tử: Giai đoạn 2010-2011, công tác phát hành thẻ có nhiều chuyển biến tích cực, với nỗ lực chung và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban nên chi nhánh đã đạt được kết quả tốt mặc dù chỉ tiêu kế hoạch thẻ NH TMCP Công thương Việt Nam giao rất lớn. Chi nhánh đã tiếp cận được một số lượng KH phát hành thẻ ATM lớn và có triển vọng phát triển trong những năm tiếp theo, bên cạnh đó tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên là đối tượng khách hàng tương đối ổn định, hàng năm có sự tăng trưởng tốt. Số thẻ ATM hiện nay chi nhánh đang quản lý là 130.164 thẻ. Số dư tiền gửi thẻ ATM vào thời điểm 31/12/2011 đạt 73,3 tỷ đồng. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế (TDQT): chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến thẻ TDQT, mở rộng thêm nhiều đối tượng sử dụng thẻ nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu Vietinbank. Doanh số thanh toán qua thẻ TDQT năm 2012 đạt 40.569 tỷ đồng, đạt 46,3% KH. Máy POS: trong năm 2011 đã lắp đặt mới được 120 máy. Hiện nay chi nhánh quản lý đang quản lý 273 máy POS. Thang Long University Library
  • 35. 26 2.1.2.4 Bảng 2.4 -2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So năm 2010 (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So năm 2011 (%) I/ Tổng thu 21.877 100 28.872 100 131,97 39.728 100 137,6 1. Thu hoạt động tín dụng. 13.782 63 18.879 65,4 136,98 28.140 70,83 149,05 2.Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 5.245 23,97 7.069 24,48 134,78 9.487 23,87 134,21 3.Thu khác 2.850 13,03 2.924 10,12 102,6 2.101 5,3 71,85 II/ Tổng chi 17.540 100 21.943 100 125,1 30.255 100 137,88 1. Chi huy động vốn. 12.266 69,93 15.631 71,2 127,43 19.795 65,43 126,64 2.Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 258 1,5 383 1,7 148,45 430 1,4 112,27 3. Chi thuế, phí, lệ phí. 68 0,4 70 0,3 103 94 0,3 134,29 4. Chi nhân viên. 2.587 14,75 2.610 11,9 1001 2.982 10 114,25 5. Chi hoạt động quản lý và công cụ. 796 4,4 936 4,3 117,59 1.516 5 161,97 6.Chi tài sản. 575 3,3 800 3,6 139,13 1.587 5,2 198,38 7.Chi dự phòng, bảo hiểm, an toàn. 780 4,43 1.072 5 137,43 3.078 10,16 287,13 8. Chi khác. 210 1,2 441 2 210 773 2,6 175,28 III/ Lợi nhuận 4.337 6.929 148,57 9.473 136,72 (Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ
  • 36. 27 Qua bảng phân tích về tình hình thực hiện kết quả tài chính ta thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả đã khai thác triệt để các nguồn thu và tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận (bình quân trong 2 năm tăng là 42,65%). Trong đó thu về hoạt động tín dụng tăng bình quân là 43,02%, thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng 34,5%, thu về hoạt động kinh doanh khác 12,78%. Như vậy trong hoạt động kinh doanh chi nhánh đã có bước chuyển biến mạnh trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ mới tạo tiện ích cho khách hàng và tăng các khoản thu dịch vụ là phù hợp. Bên cạnh đó chi nhánh đã thực hiện tiết kiệm các khoản chi nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh một cách bình thường. Thể hiện tổng thu trong 2 năm tăng bình quân là 34,79% thì chi phí chỉ tăng bình quân là 31,49% và tăng mạnh về chi phí huy động vốn bình quân tăng là 27,03%, khoản chi này tăng nhanh là do Ngân hàng tăng cường các hình thức huy động vốn có thời hạn trên 12 tháng với lãi suất cao để ổn định nguồn vốn cho vay đối với các thành phần kinh tế. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng bình quân là 30,36%. Khoản chi phí cho nhân viên tăng bình quân 7,63%, Ngân hàng thực hiện theo đúng chế độ mà Nhà nước và Ngân hàng cấp trên cho phép. Khoản chi về công cụ lao động và tài sản tăng bình quân trong 2 năm là 54,26% phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng. Việc đầu tư công nghệ mới trong hoạt động Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao, tăng được khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay của Ngân hàng TMCP Công thƣơng trong -2012 2.2.1. Mở rộng khách hàng Bảng 2.5. Số lượng khách hàng DNVVN tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 729 980 34,43% 920 -6,12% Số lượng khách hàng DNVVN 160 183 14,375% 191 4,37% Tỷ trọng khách hàng DNVVN 21,95% 18,67% -3,28% 20,76% 2,09% (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Thang Long University Library
  • 37. 28 Có thể thấy số lượng khách hàng DNVVN chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số KH tại chi nhánh. Trong cả giai đoạn 2010 - 2012, tỷ trọng khách hàng DNVVN đều dao động quanh mức 20%. Tuy nhiên số lượng khách hàng DNVVN tăng lên hàng năm, từ 160 DN năm 2010 lên 183 DN trong năm 2011 và 191 DN trong năm 2012. Điều này thể hiện chi nhánh đã tăng cường tìm hiểu và tiếp thị tới đối tượng khách hàng DNVVN, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ DNVVN vượt qua khó khăn. Đồng thời cho thấy nhiều khách hàng DNVVN đã tin tưởng lựa chọn chi nhánh là nơi vay vốn. Tuy nhiên, mức tăng này là không thực sự lớn, đặc biệt là từ năm 2011 đến 2012, số lượng DNVVN chỉ tăng 4,37%. Xét trong xu hướng mở rộng DNVVN hiện nay mức tăng như vậy vẫn còn khá khiêm tốn. – 2.1 -2012 ( ) Biểu đồ 2.1 cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa sự thay đổi về số lượng khách hàng DNVVN của 2 chi nhánh trong 3 năm vừa qua. Trong năm 2010, số lượng khách hàng DNVVN tại Techcombank vẫn còn thấp hơn Vietinbank , nhưng chỉ sau 2 năm 2011 và 2012, số khách hàng DNVVN của Techcombank đã tăng lên đáng kể, lên đến 300 khách hàng vào năm 2012. Rõ ràng, mức tăng trưởng khách hàng DNVVN của Vietinbank còn thấp hơn rất nhiều so với chi nhánh cùng địa bàn hoạt động trên. Điều này thể hiện Vietinbank chưa thực sự khai 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 160 183 191 156 276 300 Vietinbank i Techcombank i
  • 38. 29 thác hiệu quả đối tượng khách hàng DNVVN trên địa bàn, vẫn chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống thân thiết. Vì vậy, chi nhánh cần có thêm một số giải pháp để tăng cường đối tượng khách hàng DNVVN hơn nữa, thể hiện vị thế một trong những NH hàng đầu của cả nước. 2.2.2. Mở rộng quy mô cho vay 2.2.2.1 Dư nợ cho vay a. Phân tích chung Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng DNVVN tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá Giá t (%) Giá trị (%) Tổng dư nợ 11.647 21.993 88,83 36.111 64,19 Dư nợ tín dụng DNVVN 718 1.395 94,29 2.225 59,5 Tỷ trọng 6,16% 6,34% 0,18 6,16% -0,18 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Dư nợ tín dụng DNVVN của chi nhánh tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng 94,29%, lên đến 1.395 tỷ và tăng 59,5% trong năm 2012. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy, một phần là do số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh liên tục tăng trong thời gian vừa qua. Còn thực sự để đánh giá chi nhánh đang mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với DNVVN này thì còn phải xét đến tỷ trọng dư nợ tín dụng của loại DN này trong tổng dư nợ của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Biểu đồ 2.2 dưới đây cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh 6,16% % trong n 64,19% Thang Long University Library
  • 39. 30 2.2. T b. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (%) (%) (%) Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100 Dư nợ CV DNVVN nhà nước 149 20,75 289 20,72 475 21,35 Dư nợ CV DNVVN ngoài quốc doanh 569 79,25 1.106 79,28 1.750 78,65 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6.16 6.34 6.16 93.84 93.66 93.84 Dư n ng DNVVN Dư n ng c DN c
  • 40. 31 Số liệu trên cho thấy Vietinbank vẫn chủ yếu cung cấp phần lớn nguồn vốn tín dụng cho các DNVVN . Ngay từ năm 2010, dư nợ CV DNVVN nhà nước đã chiếm %. Trong năm 2011, tỷ trọng cho vay DNVVN nhà nước giảm còn 20,72%, tuy nhiên sang năm 2012, con số này tăng lên, đạt 21,35%, và cũng trong năm này dư nợ CV DNVVN ngoài quốc doanh từ 1.106 tỷ lên 1.750 tỷ. Xác định nguyên nhân của thực trạng trên, tuy Vietinbank xuất phát là NH quốc doanh và hiện hơn 90% cổ phần vẫn do Nhà nước nắm giữ, chính vì vậy mối quan hệ khăng khít với các DNVVN nhà nước vẫn được duy trì trong thời gian dài , với mục đích giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh vì các DN quốc doanh thường có được sự hỗ trợ nhất định từ Nhà nước khi gặp khó khăn . Thực trạng trên cho thấy chi nhánh cần tăng cường cho vay các DNVVN quốc doanh để góp phần thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước, đồng thời tạo cơ hội cho các DNVVN quốc doanh đẩy mạnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các DNVVN khác trên cùng địa bàn. c. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn cho vay Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (%) (%) (%) Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100 Dư nợ CV DNVVN ngắn hạn 426 59,33 790 56,63 1.295 58,2 Dư nợ CV DNVVN trung - dài hạn 292 40,67 605 43,37 930 41,8 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Giai đoạn trướ ớng chung của ngành là tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn nhằm hỗ trợ các DNVVN trong nhu cầu vốn lưu động để ổn định và tạo tiền đề cho kinh doanh về sau. Cụ thể, trong năm 2010, chi nhánh cung cấp Thang Long University Library
  • 41. 32 khoảng 59,33% lượng vố ố ết quả của chính sách tăng cường hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là những DN có nhu cầu vay vố ể mở rộng SXKD. ỷ trọng của tín dụng trung-dài hạn vẫn khá khiêm tốn so với tín dụng ngắn hạn DNVVN. Mặc dù tăng lên qua từng năm nhưng lượng vốn cho vay trung-dài hạn hiện nay chỉ bằng khoảng một nửa so với tín dụng ngắn hạn. Có thể giải thích bằng một số nguyên nhân như: do nhu cầu tín dụng ngắn hạn của DNVVN trên địa bàn lớn hơn so với nhu cầu vốn trung-dài hạn, hơn nữa chi nhánh có một bộ phận lớn KH trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với những hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, không thường xuyên. Bên cạnh đó, cho vay trung-dài hạn thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay, khi nguồn vốn huy động từ khách hàng tập trung lớn vào kỳ hạn 1-3 tháng. Hơn nữa, nhiều DNVVN chưa đáp ứng được điều kiện chặt chẽ cho vay trung-dài hạn bởi món vay trung-dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn nên cần nhiều điều kiện cho vay chặt chẽ hơn. So sánh với cơ cấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết tính đến tháng 9/2011 2.3. Cơ cấu kỳ hạn nợ của các NHTM niêm yết tính đến tháng 9/2011 (Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp) Quan sát biểu đồ 2.4, tỷ lệ cho vay của Vietinbank nói chung khoảng 60%, đây là con số trung bình so với khối các NHTM đã được niêm yết. Trong khi đó, tỷ lệ
  • 42. 33 cho vay tại Vietinbank năm 2011 đạt 56,63%, so với tỷ lệ của Vietinbank nói chung. d. Dƣ nợ cho vay DNVVN theo điều kiện cho vay Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng theo điều kiện cho vay tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (%) (%) (%) Dư nợ CV DNVVN 718 100 1.395 100 2.225 100 Dư nợ CV DNVVN có TSBĐ 395 55 675 48,39 1.034 46,47 Dư nợ CV DNVVN không có TSBĐ 323 45 720 51,61 1.191 53,53 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Năm 2010, tỷ cho vay không có TSBĐ của chi nhánh là 45%. Tỷ lệ này . Đặc biệt có thể thấy . Điều này cho thấy chi nhánh đang thực hiện chính sách cho vay theo hướng linh hoạt hơn, hỗ trợ tối đa cho DNVVN tiếp cận vốn vay trong bối cảnh TSBĐ là một trong những điều kiện khó khăn mà các NHTM đặt ra để cấp tín dụng cho DNVVN. Thực tế, chi nhánh đã có kế hoạch đẩy mạnh cho vay không có TSBĐ ở mức cao nhưng Ban lãnh đạo vẫn còn khá nhiều băn khoăn với hình thức cấp tín dụng trên. Một phần do chi nhánh lo ngại trong thời gian qua, nền kinh tế nhiều biến động, có khá nhiều DN làm ăn thua lỗ, không có trả được nợ thì không có nguồn trả nợ thứ 2 từ TSBĐ. Chính vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh chất lượng thẩm định, giám sát của các cán bộ tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có khi cho vay các DNVVN mà không có TSBĐ. 2.2.2.2 Doanh số cho vay và thu nợ Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh trong thời gian vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau: Thang Long University Library
  • 43. 34 Bảng 2.10. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (%) (%) Dư nợ cho vay DNVVN 718 1.395 94,29 2.225 59,5 Doanh số cho vay DNVVN 777 1.440 85,33 2.313 60,63 Doanh số thu nợ DNVVN 606 895 47,7 2.223 148,38 (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Tương tự như tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, doanh số cho vay DNVVN tăng mạnh trong năm 2011với mức tăng 85,33%, từ 777 tỷ năm 2010 lên 1.440 tỷ năm 2011 .313 . Nguyên nhân là do năm 2011, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của các DN, trong đó có các DNVVN được khuyến khích để đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Chính vì vậy nên trong năm 2012, lượng tín dụng được giải ngân nhanh chóng và linh hoạt hơn, khiến cho doanh số cho vay tăng mạnh và tạo điều kiện cho các DNVVN kịp thời có vốn để mở rộng SXKD. 2.4. Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại Vietinbank từ 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 Doanh CV DNVVN Doanh thu DNVVN Dư CV DNVVN
  • 44. 35 Tuy nhiên, quan sát doanh số thu nợ có thể thấy được những tín hiệu khả quan khi liên tục tăng cao trong 2 năm vừa qua, từ 606 tỷ năm 2010, tăng 47,7% lên 895 tỷ năm 2011 và đặc biệt tăng trên 140% trong năm tiếp theo. Đặc biệt trong năm 2012, doanh số thu nợ tại chi nhánh cao hơn doanh số cho vay, đây là một trong những điểm nổi bật tại chi nhánh trong giai đoạn các DNVVN kinh doanh khó khăn như hiện nay. Điều này cho thấy chất lượng kinh doanh của các DNVVN vay vốn tại chi nhánh đã được cải thiện, tạo dựng niềm tin cho chi nhánh vào năng lực tài chính của các DN này và tương lai sẽ mở rộng cho vay với các DNVVN hơn nữa. 2.2.3. Mở rộng các phương thức cho vay Bảng 2.11. Tổng kết các phương thức cho vay tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Khách hàng nói chung Khách hàng DNVVN Cho vay từng lần Có nhiều Có nhiều Cho vay theo hạn mức Có nhiều Có nhiều Cho vay theo dự án đầu tư Có nhiều Có ít Cho vay trả góp Có ít Không có Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Không có Có ít Không có Không có Cho vay theo hạn mức dự phòng Có ít Không có Cho vay khác Có Không có (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank ) Với quy mô vốn còn hạn chế, các DNVVN thường sử dụng sản phẩm cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức là chủ yếu. Các hình thức còn lại hầu như rất ít khi được chi nhánh sử dụng để cấp tín dụng cho các DNVVN, điều này cho thấy chi nhánh chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu các sản phẩm tín dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của KH. Đặc biệt, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng nhiều tại chi nhánh. Về cơ bản, phương thức cho vay này đem lại nhiều lợi ích vì giảm bớt thủ tục thẩm định ở mỗi lần vay và theo sát được hoạt động sử dụng vốn vay của KH. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức này là NH luôn phải chuẩn bị sẵn một số lượng tiền nhất định để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay bất thường của KH. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ dẫn tới việc có thể rủi ro cho chi nhánh khi không thu hồi được các khoản nợ quá hạn từ KH. Bên cạnh đó, phương thức cho vay hạn mức chỉ áp dụng cho các DN từng có quan hệ tín dụng vớ ều này dẫn đến bất cập là các DN lần đầu vay vốn tại chi nhánh, có nhu cầu vay vốn thường xuyên sẽ phải vay vốn từng lần. Việc vay trả nhiều lần phải lặp lại thủ Thang Long University Library
  • 45. 36 tục làm DN trở ngại và mất nhiều thời gian. Thực tế trên đã làm các DN này mặc dù xong một chu kỳ kinh doanh, đủ khả năng trả nợ NH nhưng lại sử dụng vốn đó để xoay vòng cho một phương án kinh doanh khác, đến kỳ trả nợ NH thường không trả được, phải “vay nóng” để trả nợ. Áp dụng cho vay theo hạn mức đối với DN sẽ thuận lợi hơn, vì theo phương thức này việc cho vay và thu nợ sẽ đan xen nhau, không phân biệt lúc nào cho vay, lúc nào trả nợ, kiểm soát doanh số mua bán và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư buộc DN phải lập dự án để NH thẩm định. Nhiều DN có dự án thực sự muốn vay vốn NH nhưng lại không có khả năng lập dự án, không thể hiện cho NH thấy được tiềm năng, tính khả thi của dự án nên nhiều khi không được NH đồng ý cho vay và vì thế NH cũng bỏ qua một dự án tốt để đầu tư. Thêm vào đó, NH thường dè dặt với những dự án đầu tư vào lĩnh vực mới. Nhìn chung, các phương thức cho vay DNVVN củ điệu, cứng nhắc, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của từng đối tượng KH, chưa có chính sách ưu đãi, ưu tiên hiệu quả nhằm thu hút nhiều KH sử dụng. Đây là một hạn chế rất lớn cho DN, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các DNVVN rất cần vốn để đầu tư mở rộng SXKD. 2.2.4. Tình hình nợ xấu của các Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 11 856 9 Tổng nợ xấu 121 Nợ xấu của DNVVN 10,7 Mức tăng nợ xấu hàng năm 0 0 100% Tỷ trọng nợ xấu của DNVVN/tổng nợ xấu - - 8,84% Dư nợ cho vay DNVVN 718 1.395 2.225 Tỷ lệ nợ xấu DNVVN/tổng dư nợ cho vay DNVVN n/a n/a 0,48% (Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank )
  • 46. 37 ẩy mạnh cấp tín dụng ra nền kinh tế để mở rộng SXKD nên chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Mặc dù có sự tăng đột biến, tuy nhiên nếu so sánh với mức tăng trưởng tổng nợ xấu tại chi nhánh thì mức tăng nợ xấu của DNVVN thấp hơn rất nhiều. Ban Giám đốc chi nhánh đã chỉ đạo sát sao, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như: theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng có nợ xấu, yêu cầu cam kết trả nợ, bán tài sản…cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu. Vietinbank đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên bám sát định hướng của NHNN, NH TMCP Công thương VN trong từng thời kỳ, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SXKD, tình hình tài chính và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đối với tất cả các khách hàng; Chủ động đàm phán với khách hàng để bổ sung tài sản bảo đảm; Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng tốt, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có dự án/phương án khả thi, có đủ nguồn trả nợ NH khi đến hạn; Giảm dần dư nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính không ổn định, yếu kém, hoạt động SXKD kém hiệu quả; Tích cực trong việc thu nợ xử lý rủi ro…. 2.5. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NHTM tại 30/9/2011 (Nguồn: Diễn đàn kinh tế Việt Nam) Thang Long University Library
  • 47. 38 Nếu so sánh với một số NH khác thì tỷ lệ nợ xấu củ ấp với mứ Quan sát biểu đồ 2.6, có thể thấy ngoại trừ Sacombank với tỷ lệ 0,6% thì các NHTM khác trên đây đều có tỷ lệ nợ xấu trên 1%. Điển hình như SHB với 5%, HBB và NVB đều 2,8%, đặc biệt Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu lên đến 3,4%. Điều này cho thấ ực hiện công tác quản trị khá tốt với vốn tín dụng nói chung và tín dụng DNVVN nói riêng. 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay tại Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh H 2.3.1. ạt động trong môi trường có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các TCTD trên cùng địa bàn, nhất là về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt là trước khi có quy định về trần huy động và trần cho vay như thời gian gần đây. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyế ạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác cho vay DNVVN. Từ thực trạng vừa được phân tích, ta có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH đã tăng lên qua từng năm thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với đối tượng này đã tăng lên cũng như sự tin tưởng của đối tượng khách hàng này đối với chi nhánh. Quả thật, trong thời gian vừa qua, các cán bộ chi nhánh đã chủ động tìm kiếm KH có tiềm năng tài chính tốt, có khả năng phát triển để tăng cường mối quan hệ, hỗ trợ tư vấn cho DN trong hoạt động kinh doanh cũng như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó, số lượng KH có quan hệ tín dụng tăng lên . Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ cho cho vay đối với DNVVN nhìn chung tăng trưởng về quy mô và phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế. Nguyên nhân do trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc duy trì, mở rộng cho vay những khách hàng truyền thống cho năng lực tài chính tốt, phòng khách hàng DNVVN đã chủ động tìm kiếm một số KH mới có tình hình tài chính ổn định và có tiềm năng. Chi nhánh đã thực hiện mở rộng cho vay theo đúng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ DNVVN, với vị thế là chi nhánh của một trong những NH hàng đầu tại Việt Nam. Thứ ba, cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng cho vay DN nhà nước để đẩy mạnh cho vay DN ngoài quốc doanh, dần hướng đến chính sách tín dụng bình đẳng với mọi thành phần và loại hình kinh tế. Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN, tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn tăng lên qua từng năm, cho thấy NH đã bắt đầu hướng đến nhu cầu hiện nay, tin tưởng vào
  • 48. 39 kế hoạch kinh doanh và khả năng trả nợ của các DNVVN. Các dự án trung-dài hạn của DNVVN đang trong quá trình triển khai, một số đã đi vào hoạt động, đang phát huy hiệu quả, trả nợ chi nhánh đúng hạn. Dư nợ cho vay không có TSBĐ cũng tăng lên qua từng năm và đến năm 2012 thì đạt tỷ lệ cao nhất trong các năm gần đây cho thấy chính sách tín dụng ngày càng linh hoạt của chi nhánh, thể hiện thiện chí của chi nhánh trong việc tạo điều kiện cho các DNVVN khắc phục hạn chế về TSBĐ để dễ dàng tiếp cận vốn NH. Thứ tư, tốc độ thu hồi nợ DNVVN của chi nhánh cũng đạt được những kết quả khả quan khi doanh số thu nợ DNVVN năm 2012 tăng trên 140%, đặc biệt trong bối cảnh tỷ trọng cho vay không có TSBĐ tăng lên, điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong việc quản lý và thu hồi các khoản tín dụng của mình. Điều này giúp cho khả năng thu hồi vốn của chi nhánh ngày càng được cải thiện, đảm bảo an toàn tín dụng cho chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Thứ năm, song song với công tác mở rộng cho vay theo chiều rộng, chất lượng tín dụng DNVVN hiện đang được kiểm soát tốt. Điều này cho thấy chi nhánh đã thực hiện kết hợp khá tốt giữa mở rộng cho vay theo chiều rộng và theo chiều sâu. Song song với việc mở rộng quy mô cho vay, phòng Khách hàng DNVVN cũng tiến hành các biện pháp theo dõi, đánh giá các khoản vay, tiến hành phân loại nợ thích hợp, có biện pháp thích hợp trong thu nợ với nhóm KH có tình hình sản xuất suy giảm, tình hình tài chính yếu kém. Thứ sáu, mức độ hài lòng của khách hàng DNVVN đối với chi nhánh ngày càng tăng lên. Bởi các cán bộ tín dụng không ngừng được trang bị kiến thức chuyên môn cao, được trang bị những kỹ năng mềm phục vụ sự giao tiếp và bán hàng đồng thời lịch sự, chuyên nghiệp, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của KH. Hơn nữa, chi nhánh cũng đã tăng cường trao đổi thông tin với KH. Trao đổi thông tin với KH giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hiểu và đáp ứng kỳ vọng của KH. Bên cạnh đó, trụ sở chi nhánh, đặc biệt là những nơi giao dịch với KH đã được bài trí đẹp, bắt mắt, phối màu hài hoà, dễ nhận biết. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay DNVVN được chi nhánh ngày càng chú trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, với mong muốn đáp ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Ngoài ra, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới, thành lập các phòng giao dịch và điểm giao dịch trên địa bàn, cũng như không ngừng đổi mới hệ thống, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Với những hoạt động đó, Vietinbank đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, trở thành một trong 4 chi nhánh thành công nhất trong hệ thống Vietinbank, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương và sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước. Thang Long University Library