SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE
CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA
OLEIFERA L. HỌ
MORINGACEAE
TP.HCM-2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA
HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE
CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA
OLEIFERA L. HỌ
MORINGACEAE
Giáo viên hướng dẫn : TS.Mai Đình Trị
Sinh viên thực hiện: Trương Ánh Xuyên
TP.HCM-2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến:
- TS. Mai Đình Trị (GVHD của tôi), phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học,
Viện Công nghệ Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian làm thực nghiệm . Ở Thầy không những tôi học được những kiến thức
chuyên môn quý báu cho việc thực hiện đề tài mà tôi còn nhận thấy được một tấm
gương về nghiên cứu khoa học và về nhiều điều trong cuộc sống. Một lần nữa em xin
gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy.
- Ba, mẹ,bạn bè cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp
đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài.
- TS. Lê Tiến Dũng phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ
Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức cần thiết nhất về thực
nghiệm, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
- Quý Thầy Cô khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm TP HCM đã nhiệt tình giảng
dạy giúp tôi có những kiến thức quý giá để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8
CHƯƠNG I TỔNG QUAN..................................................................................9
1.1 ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY: ........................................................9
1.1.1 Thực vật học :..............................................................................................9
1.1.2 Hình thái thực vật:.....................................................................................10
1.1.3 Hình thái phân bố :....................................................................................13
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế: ............................................................13
1.1.5 Tác dụng dược lý :........................................................................................15
1.1.5.2 Theo y học hiện đại : .................................................................................17
1.1.6 Thành phần hóa học :.....................................................................................19
1.1.6.1 Các hợp chất Phenolic : ..............................................................................19
1.1.6.2 Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây chùm ngây:...................21
1.1.6. 3 Các hợp chất Terpenoid-Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây:.........23
1.1.6.4 Các hợp chất Glycosid được phân lập từ cây Chùm ngây : .......................24
1.1.6. 5 Hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây:.....................................27
Chương II THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................29
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................29
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp..........................................................................29
2.1.1 Hóa chất.........................................................................................................29
2.1.2 Thiết bị...........................................................................................................29
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................29
2.1.3.1 Phương pháp phân lập các hợp chất ...........................................................29
2.1.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất................................29
2.2 THỰC NGHIỆM..................................................................................................30
2.2.1 Giới thiệu chung ............................................................................................30
2.2.2 Quá trình phân lập các chất ...........................................................................30
2.2.2.1 Nguyên liệu.................................................................................................30
2.2.2.2 Quá trình điều chế cao EtOH toàn phần.....................................................31
2.2.2.3 Phân lập các hợp chất từ cao EA ................................................................33
2.2.2.3.1 Khảo sát phân đoạn E7(150g).................................................................33
2.2.2.3.2 Khảo sát phân đoạn E 7.2 (14,05g) .........................................................34
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 3
2.2.2.3.3 Khảo sát phân đoạn E7.5 (16,94 g) .........................................................35
2.3 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ CÁC SỐ LIỆU PHỔ NGHIỆM CÁC HỢP CHẤT
PHÂN LẬP ĐƯỢC....................................................................................................37
2.3.1 Hợp chất MO5 : ............................................................................................37
2.3.2 Hợp chất MO8: .............................................................................................37
2.3.3 Hợp chất MO10: ............................................................................................37
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................38
3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất ............................................................................38
3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 :.................................................................38
3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8:..........................................................................40
3.1.3. Hợp chất MO10 ............................................................................................43
Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................46
4.1 Kết luận ................................................................................................................46
4.2 Kiến nghị..............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................47
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EA Ethyl acetate
MeOH Methanol
CTPT Công thức phân tử
EtOH Ethanol
DPPH 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl-(2,2-diphenyl-picrylhydrazyl)
g Gram
J Hằng số ghép
Δ Độ bất bão hòa
mg Miligram
MHz Mega Hertz
SKC Sắc ký cột
TLTK Tài liệu tham khảo
SKLM Sắc ký lớp mỏng
UV Ultraviolet
Rf Retention factor
brs Broad singlet Mũi đơn rộng
13
C – NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance cacbon 13
d Doublet Mũi đôi
dd Double of doublet Mũi đôi đôi
ESI-MS Electron Spray Ionization Phổ khối lượng phun mù điện
Mass Spectrum tử
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 5
HMBC Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác dị nhân qua
Coherence nhiều liên kết
HSQC Heteronuclear Single Quantum Phổ tương tác dị nhân qua
Correlation một liên kết
1
H – NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance proton
m Multiplet Mũi đa
mp Melting Point Điểm chảy
ppm Part per million Phần triệu
s Singlet Mũi đơn
t Triplet Mũi ba
δ Chemical shift Độ dịch chuyển hóa học
VLDL Very Low Density Lipoprotein Lipoprotein mật độ rất thấp
LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein mật độ thấp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde
Bảng 2 Số liệu phổ của MO8
Bảng 3 So sánh số liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quan phân lập MO5,MO8 và MO10 từ bột lá Chùm
ngây
Sơ đồ 3 Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao EA
Sơ đồ 4 Qui trình phân lập hợp chất MO5 từ E 7.2
Sơ đồ 5 Qui trình phân lập hợp chất MO8 và MO10 từ E 7.5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Cây Chùm ngây
Hình 2 Lá cây Chùm ngây
Hình 3 Hoa Chùm ngây
Hình 4 Quả Chùm ngây
Hình 5 Hạt cây Chùm ngây
Hình 6 Cấu trúc hóa học hợp chất MO5 và sự tương quan HMBC trên MO5
Hình 7 Sự tương quan HMBC trên MO8
Hình 8 Cấu trúc hóa học hợp chất MO8
Hình 9 Sự tương quan HMBC trên MO10
Hình 10 Cấu trúc hóa học hợp chất MO10
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 CÁC PHỔ CỦA MO5
Phụ lục 1.1 Phổ 1
H-NMR
Phụ lục 1.2 Phổ 13
C-NMR
Phụ lục 1.3 Phổ HMBC
Phụ lục 1.4 Phổ HSQC
PHỤ LỤC 2 CÁC PHỔ CỦA MO8
Phụ lục 2.1 Phổ 1
H-NMR
Phụ lục 2.2 Phổ 13
C-NMR
Phụ lục 2.3 Phổ DEPT 90 và 135
Phụ lục 2.4 Phổ HMBC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 7
Phụ lục 2.5 Phổ HSQC
Phụ lục 2.6 Phổ ESI-MS (negative)
Phụ lục 2.7 Phổ HR-ESI-MS (positive)
PHỤ LỤC 3 CÁC PHỔ CỦA MO10
Phụ lục 3.1 Phổ 1
H-NMR
Phụ lục 3.2 Phổ 13
C-NMR
Phụ lục 3.3 Phổ DEPT 90 và 135
Phụ lục 3.4 Phổ HMBC
Phụ lục 3.5 Phổ HSQC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 8
MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21 , những thành tựu về Khoa học & Kỹ thuật ngày
càng tăng lên không ngừng. Song hành cùng những tiến bộ đó là cuộc sống con
người ngày càng đầy đủ,thừa mứa . Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển vũ bão
đó là sự xuất hiện của những thảm họa về tự nhiên và cả sự xuất hiện của các
dịch bệnh , các chứng bệnh lạ ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống, sự phát triển
của con người.
Trước những chứng bệnh đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm tòi ra
những cách thức để điều trị cho con người . Và hướng chủ yếu mà các nhà khoa
học tìm tới là các bài thuốc quý tồn tại trong tự nhiên hay cụ thể là từ các loài
cây cỏ tồn tại xung quanh chúng ta . Và một trong những dược liệu quý giá đó
là cây Chùm ngây .
Cây Chùm Ngây đã được biết đến và dùng nhiều từ hơn nghìn năm nay
ở các nước với nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý và Ấn Độ.
Chùm ngây là một loài dược liệu quý giá : Lá và hoa đã được dùng để
chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim... Các bộ phận khác
thì có tác dụng hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống
co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol.... Ngoài ra hột cây được dùng để lọc
nước, làm trong nước góp phần giải quyết nước sạch cho nông thôn vùng sâu,
vùng xa, nơi bị thiên tai, bão lụt. Không những thế, Chùm ngây còn được dùng
như là một thực phẩm cung cấp rất nhiều các vitamin, cung cấp chất đạm,
vitamins, β-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolic cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên mặc dầu được biết đến từ thời xa xưa nhưng đến ngày nay,
Chùm ngây chỉ được sử dụng dân gian chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể
Trong luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học từ lá
cây Chùm ngây với nội dung luận văn bao gồm :
- Phân lập các hợp chất tinh khiết từ lá cây Chùm ngây.
- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 9
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY (MORINGACEAE) [24]
:
Chi Chùm ngây là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae) bao gồm 13
loài và loài phổ biến nhất là Chùm ngây.
-Cây Chùm ngây , danh pháp khoa học: Moringa oleifera hay Moringa
pterygosperma Gaertn . Ngoài ra theo từng vùng miền ,cây Chùm ngây còn được gọi
là bồn bồn, cải ngựa, độ sinh hay tên nước ngoài là : Drumstick tree, Horseradish tree,
bèn ailé, Shagara al Rauwaq , Sohanjna, benzolive, , kelor, marango, mlonge,
mulangay, nébéday, saijhan, and sajna….
1.1.1 Thực vật học [18]
:
Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Giới thực vật bậc cao
↓
Ngành Ngọc lan
↓
Lớp Ngọc lan
↓
Bộ cải
↓
Họ Chùm ngây (Moringaceae)
↓
Chi (Moringa)
↓
Loài (Moringa oleifera L.)
Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 10
1.1.2 Hình thái thực vật[3]
:
Cây thân gỗ nhỏ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, thân có tiết diện tròn, thân non
màu xanh có lông, thân già màu xám nốt sần.
Hình 1 : cây Chùm Ngây
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 11
Lá kép lông chim 3 lần lẻ, mọc cách. Phiến lá chét hình bầu dục, mặt trên xanh
hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già. Gân lá hình lông chim, nỗi rõ mặt
dưới.
Hình 2 : lá cây Chùm Ngây
Cụm hoa dạng chùm xim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng
tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2 cm
Hình 3: Hoa Chùm Ngây
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 12
Quả nang treo to, dài 35-45 cm, có nhiều rãnh dọc, hơi gồ lên chỗ có hạt, quả
khô màu vàng xám. Hạt màu đen, ở 3 cạnh có 3 cánh màu trắng dạng màng mỏng.
Hình 4 : Qủa cây Chùm ngây
Hình 5 :Hạt cây Chùm ngây
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 13
1.1.3 Hình thái phân bố[13]
:
Moringa oleifera nguồn gốc từ phương Tây và ở những vùng phụ Hy Mã Lạp
Sơn, Ấn Độ, Pakistan, Tiểu Á, Châu Phi và Ả Rập (Somali et al, 1984; Mughal et al,
1999) .
Hiện nay phân phối tại Việt Nam, Campuchia, Trung Mỹ, Bắc và Nam Mỹ và
vùng Ca-ri-bê Quần đảo (Morton, 1991).
Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu Phi,
Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Loài phổ biến nhất là chùm ngây (cải ngựa)
(Moringa oleifera),
Chùm ngây vốn được coi có vùng bản địa là vùng tây bắc Ấn Độ và Pakistan, sau
được đưa vào trồng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á khác. Hiện nay vẫn
tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang dại ở cận Hymalaya, từ vùng Chenab phía
đông của Sarda (Ấn Độ).
Ở Việt Nam, Chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam
trở vào. Cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chùm ngây có thể sống và phát
triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc
trên đất cát vùng ven biển.
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế [22]
:
 Về dinh dưỡng:
Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem
như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải
pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20g lá tươi moringa là cung ứng 90%
Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và hàm
luợng Potassium , Đồng…và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100g lá tươi mỗi
ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, Vitamin A , Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur,
các vitamin B cần thiết trong ngày.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 14
So sánh hàm lượng dinh dưỡng (Đặc biệt dùng cho người “ăn Chay”) :
Những so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh
dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm, những trái cây tiêu biểu
thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và Chuối nếu so sánh trên
cùng trọng lượng lá Chùm ngây :
- Lượng Vitamin C gấp 7 lần trong trái Cam : Vitamin C tăng cường hệ
thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.
- Lượng Vitamin A gấp 4 lần trong Cà-rốt : Vitamin A hoạt động như
một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim đồng thời ngăn ngừa
tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác..
- Lượng Calcium gấp 4 lần trong sữa : Calcium bồi bổ cho xương và
răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..
- Lượng chất sắt gấp 0.75 lần so với cải bó xôi : Chất Sắt là một chất cần
thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận
trong cơ thể.
-Lượng chất đạm (protein) nhiều hơn Yaourt : Chất Đạm là những chất
xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ acid amin, thông thường acid amin chỉ
có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa
những acid amin cần thiết đó.
 Về kinh tế:
Ngoài việc có gía trị về dinh dưỡng như trên,cây Chùm ngây còn có tác dụng
dưỡng da ,làm thuốc hay dùng để lọc nước sinh hoạt……
Dưỡng da : tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi
trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp.
Lọc nước : Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải”
(polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử
nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu
ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất
tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp
còn 5-20 cfu; và khuẩn E.Coli còn 5-10 MPN..) . Phương pháp lọc này rất hữu dụng
tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ và
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 15
thung lũng sông Nile nên còn được gọi bằng cái tên là “Shagara al Rauwaq”( nghĩa là
“cây để làm sạch”).
1.1.5 Tác dụng dược lý :
1.1.5.1 Theo y học cổ truyền[22]
:
Cây Chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, α-
sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều
bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong y học cổ truyền, sử dụng
Chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu...
Lá, hoa và rễ: được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u.
- Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để
trị chứng nhức đầu. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng
tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da.
-Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống
nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp
bị bệnh tiểu đường.
-Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng
gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm
nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ
làm tăng tiết sữa. Ở Philippines, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa
lượng sắt cao.
Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn
được dùng trị sưng tấy.
Hạt dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày, trị trướng bụng.
Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở
Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo
vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus.
Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh,
long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng.
Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng
có chất kháng sinh pterygospermin.
Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 16
Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các
báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác
nhau của các bộ phận cây Chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy,
chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh
trung ương.
Làm thuốc ngừa thai: trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa
thai bằng cách cứ khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150
g), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm
ngây có α-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn
có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung
không co bóp. Còn α-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy
thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm
ngây”.
Một số cách dùng chùm ngây trị bệnh theo hướng dẫn của lương y Nguyễn
Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,TP.HCM)[22]
:
+ Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ hoàng
cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30g và lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Đem
nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
+ Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định
đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát,
thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng
canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
+ Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric,
ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa
sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
+ Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa
sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.
+ Chùm ngây còn được dùng để lọc nước bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã
có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước
trong dùng được.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 17
1.1.5.2 Theo y học hiện đại :
* Nghiên cứu về chống tăng huyết áp, lợi tiểu và giảm cholesterol
[27]
Dịch chiết từ lá Chùm ngây có tác dụng ổn định áp suất trong máu (Tạp chí sức
khỏe Ấn Độ, 1962; Dahot, 1988). Các hợp chất nitrile, glycoside thiocarbamate được
phân lập từ lá Chùm ngây có tác dụng hạ huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995) và hầu hết
các hợp chất này rất hiếm trong tự nhiên.
Năm 1994, Gilani và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm sinh học trên chuột 4 hợp
chất ly trích từ lá Chùm ngây là Niazinin A (38), Niazinin B (38), Niazimicin (39) và
Niazinin A + B (38) cho thấy chúng có tác dụng hạ huyết áp.
Morton (1991) và Caceres cùng cộng sự (1992) nghiên cứu dịch chiết từ các bộ
phận rễ, lá, hoa, nhựa và hạt của cây Chùm ngây có tác dụng lợi tiểu.
Ghasi cùng cộng sự (2000) nghiên cứu thử nghiệm sinh học trên cơ thể chuột,
bằng cách trộn vào thức ăn của chuột dịch chiết thô từ lá Chùm ngây cho thấy chất β-
sitosterol (28) có tác dụng giảm cholesterol trong huyết thanh của chuột.
Năm 2009,Tạp chí Ethnopharmacology có đăng tải bài báo cáo vê hợp chất được
triết xuất từ nước của cây Chùm ngây có khả năng hạ đường huyết ở những con chuột
bị tiểu đường.
* Nghiên cứu về chống co thắt, chống loét và bảo vệ gan[27]
Gilani cùng cộng sự công bố hợp chất 4-(α-L-rhamnosyloxy )
benzylisothiocyanate (37) trích từ dịch chiết EtOH từ lá cây chùm ngây còn là thành
phần trong thuốc chống co thắt với nguyên nhân tắc nghẽn là các hạt sỏi của các hợp
chất canxi. (1992, 1994).
Pal và cộng sự (1995) công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng chống lở
loét và có chức năng bảo vệ gan trên chuột, dịch chiết nước lá Chùm ngây cũng có khả
năng chống lở loét.
* Nghiên cứu về kháng khuẩn, kháng nấm[27]
Một công bố khác của Ruckmani và cộng sự (1998) trong rễ Chùm ngây còn
chứa chất kháng sinh Pterygospermin (60) có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm mạnh.
Nikkon và cộng sự (2003) đã ly trích N-benzyl-S-ethylthioformate (59) từ vỏ
rễ Chùm ngây có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Bhatnagar và cộng sự (1961)
cũng đã cho kết quả về tính kháng nấm của dịch chiết từ vỏ cây.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 18
Caceres cùng cộng sự (1991) cũng đã công bố dịch chiết từ lá Chùm ngây tươi có
tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) gây bệnh ở
người.
- Ping - Hsien Chuang đã thử nghiệm hoạt tính kháng nấm trên dịch chiết EtOH
và tinh dầu của lá và hạt cây Chùm ngây. Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính trên các
chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagophytes, Epidermophyton
floccosum, và Microsporum canis.
- P. Nepolean, J. Anitha và R. Emilin Renitta đã thử nghiệm hoạt tính kháng
khuẩn và kháng nấm của dịch chiết lá, hạt và hoa của cây Chùm ngây và cho thấy
chúng có hoạt tính với các chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,
Enterobacter spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeroginosa, Salmonella typhi A,
Staphylococcus aureus, Streptococcus và Candida albican.
* Nghiên cứu về trị khối u và chống ung thư[27]
Makonnen cùng cộng sự (1997) đã công bố lá Chùm ngây chứa nhiều thành phần
có khả năng trị khối u. Đó là các hợp chất O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzyl
carbamate (35), 4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate (37), Niazimicin (39).
Guevara cùng cộng sự (1999) cũng đã đề xuất Niazimicin (39) là một chất có khả năng
phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, năm 1998 Murakami cùng cộng sự cũng đã ly trích từ lá Chùm ngây
các chất Niaziminin, thiocarbamate có tác dụng ức chế virus Epstein - Barr gây khối u.
* Nghiên cứu về khả năng khử trùng của hạt Chùm ngây[27]
Olsen (1987), Madsen và cộng sự (2002) công bố công trình nghiên cứu về khả
năng khử trùng của hạt Chùm ngây.
Broin và cộng sự (2002) công bố protein tái tổ hợp trong hạt Chùm ngây có khả
năng làm kết tụ các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trường hợp này các vi khuẩn bị
loại bỏ giống như trường hợp các chất cặn bã trong nước bị loại bỏ bởi các chất keo tụ
(Casey, 1997). Mặt khác, hạt Chùm ngây còn tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn dẫn đến
ức chế sự tăng trưởng của nó. Các peptide ức chế vi khuẩn hoạt động bằng cách phá
vỡ màng tế bào hoặc ức chế các enzyme cốt yếu của vi khuẩn (Silvestro và cộng sự,
2000; Suarez và cộng sự, 2003).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 19
Năm 1990, Sutherland và cộng sự cũng đã công bố hạt Chùm ngây còn có tác
dụng ức chế sự sao chép của vi khuẩn.
Nguyên nhân ức chế sự phát triển của vi khuẩn của hạt Chùm ngây là do trong
hạt Chùm ngây có chất 4-(α-L-rhamnosyloxy) benzylisothiocynate (37) (Eilert và cộng
sự, 1981).
* Nghiên cứu về những công dụng trị bệnh khác[27]
Pal và cộng sự (1995), Tahiliani và Kar (2000) đã công bố dịch nước lá Chùm
ngây có tác dụng điều hòa hormone tuyến giáp từ đó làm tăng khả năng hoạt động của
tuyến giáp. Ngoài ra dịch chiết nước lá Chùm ngây còn có tác dụng chống oxy hóa.
Rao và cộng sự (2001) đã công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng bảo
vệ các nhiễm sắc thể tủy sống ở chuột.
Tahiliani và Kar (2000) nghiên cứu cho thấy lá Chùm ngây có tác dụng điều
chỉnh hoạt động của các hormone tuyến giáp.
Một báo cáo gần đây của Lipipun và cộng sự (2003) cho thấy tác dụng của lá
Chùm ngây có khả năng dùng làm một loại thuốc dự phòng hay đặc trị HSV (Herpes
simplex virus type 1), một công dụng khác nữa của lá Chùm ngây là có thể dùng làm
thuốc chống lại biến thể virus bởi ngăn cản sự tổng hợp AND của chúng.
Năm 1982, Bhattacharya và cộng sự đã đưa ra kết luận rằng lá và hoa Chùm ngây
rất có hiệu quả trong điều trị giun sán.
1.1.6 Thành phần hóa học :
Chùm ngây chứa rất nhiều đường đơn, rhamnose,hợp chất glycoside, flavonoid
và nhóm các chất glucosinolate và isothiocyanate. Toàn cây có chất Pterygospermin có
tính kháng các vi khuẩn Gram (-), Gram (+) và vi khuẩn ưa acid.
1.1.6.1 Các hợp chất Phenolic :
OH
OH
OH
OH
COOH
COOH
OCH3H3CO
H3CO
H3CO
OH
O
O
OH
4-Hydroxymellin (3)Syringic acid (1) Gallic acid (2)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 20
OH
N
HO
OH
O
NH2
4-Hydroxyphenylacetonitrile (4) Vanilin (5) Benzylamine (6)
OH
OH
O
N=C=S
4-Hydroxyphenylacetamine (7) 4-Hydroxyphenylacetic acid (8) Benzylisothiocyanate (9)
OH
O
O
OH
O
O
OH
OH
7-(p-hydroxy)phenoxyheptanoic acid (10) (p-hydroxy)phenoxyacetic acid(11)
O
O
OH OH
OO
Ethyl 4-(p-hydroxy)phenylbutanoate (12) Propyl p-hydroxybenzoate (13)
HHOO
NNHH22
OO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 21
O
OH O
HO H
OH
OO
4-Hydroxymellein (14) Methyl-p-hydroxybenzoate (15)
1.1.6.2 Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây Chùm ngây:
Kaempferide 3-O-(2",3"-diacetylglucoside) (16) Kaempferide 3-O-(2"-O-galloylrhamnoside) (17)
Kaempferide 3-O-(2"-O-galloylrutinoside)-7-O-α-rhamnoside (18)
OOHHOO
OOHH OO
OO
OOCCHH33
OO
HH
OOHH
HH
HH
HH
HH
OOHH
OOAAcc
OOAAcc
OHO
OH O
O
OH
O
CH3
O
OH
OH
OH
OH
O
OOOO
OOHH OO
OO
OOCCHH33
OO
OO
OOHH
OOHH
HHOO
OOHH
OOHH
OO
OOHH
HH33CC
HHOO
HHOO
OO
OO
OOHH
HH33CC
HHOO
HHOO
OO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 22
O
OH
O
O
H
OH
OH
H
H
O H
O
O
OH
O
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
HO
O
OH
O
HO
H3C
HO
HO
CH3
OH
OH
O
OH
O
O
H
O
H
OH
H
H
O H
O
HO
OH
O
O
H
HO
H
OH
H
H
HO
H
OH
O
OH
O
HO
H3C
HO
HO
CH3
OH
OH
Kaempferol 3-O-[α-rhamnosyl-(1→2)]-[α-rhamnosyl-(1→4)]-β-glucoside
-7-O-α-rhamnoside (20)
O
OH
O
O
OH
HO
O
OH
CH3
OH
OH
Kaempferol 3-O-[β-glucosyl-(1→2)]-[α-rhamnosyl-(1→6)]-β-glucoside-7-O-α-rhamnoside (19)
Kaempferol 3-O-α-rhamnoside (21) Rutin (22)
O
OH
OH
HO
OH
O
O
H
OH
H
OH
H
H
HO H
O
O
O
OH
H3C
HO
HO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 23
OH3CO
OH O
OH
OH
OH
OHO
OH O
OH
OH
O
H
H
HO
O
OH
OH
OH
H
H
H
Rhamnetin (23) Isoquercetin (24)
OO
OH O
OH
O O CH3
OH
OH
OH
OH3C
HO
OH
HO
O
OH
OH
HO
OH
O
O
H
OH
H
OH
H
H
HO H
O
O
O
OHHO
HO
H3C
Kaempferitrin (25) Kaempferol (26)
1.1.6. 3 Các hợp chất Terpenoid-Steroid được phân lập từ cây Chùm
ngây:
OH
Vitamin A (27)
RO
β-sitosterol (R=H) (28)
3-O-(6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl)-β-sitosterol
(R=6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl) (29)
β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside (R=3-O-β-D-glucopyranosyl) (30)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 24
HO
Stigmasterol (31) β-Carotene (32)
1.1.6.4 Các hợp chất Glycosid được phân lập từ cây Chùm ngây :
COOH
O
H
HO
H
HO
H
H
OHH
OH
O
HOOC O
O
O
OH
OH
OH
O
H3C
HO
HO
HO
O
H3C
OH
HO
HO
O CH2
H
N C O
O
C2H5
O
H3C
OH
HO
HO
O CH2 C N
HO
O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (35) Niaziridin (36)
N=C=S
O
OH3C
HO
HO OH
Niazinin (38)
O
H3C
OH
HO
HO
O CH2
H
N C O
S
C2H5
O
H3C
OH
HO
HO
O CH2 C N
Benzylglucosinolate (41)
Benzoic acid 4-O-β-glucoside (33) Benzoic acid 4-O-α-rhamnosyl-(1→2)-β-glucoside (34)
4-(α-L-rhamnopyranosyloxy)benzylisothiocyanate (37)
Niazimicin (39) Niazirin (40)
OO
HH33 CC
OOHH
HHOO
HHOO
OO CCHH22
HH
NN CC OO
SS
CC HH33
OO
SS
HHOO
OOHH
CCHH22OOHH
OOHH
NN
OOSSOO33
--
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 25
O
S
O
O OH
OH
OH
HO
OH
CH2OH
OH
N
OSO3
-
4-(α-L-rhamnopyranosyloxy)benzylglucosinolate (42) Niaziminin A (43)
N
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylnitrile (44) Niaziminin B (45)
N
O
O
O
HO
OH
H3CCOO
H S
N
O
O
O
HO
OH
H3CCOO
S
H
Niazicin A (46) Niazicin B (47)
N
O
O
O
HO
OH
H3CCOO
H
O
N
O
O
O
HO
OH
H3CCOO
OH
Niazimin A (48) Niazimin B (49)
NN
OO
OO
OO
HHOO
OOHH
HH33CCCCOOOO
HH SS
NN
OO
OO
OO
HHOO
OOHH
HH33CCCCOOOO
SS
HH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 26
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
OH
Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (E) (50)
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
O
H
Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (Z) (51)
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
SH
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
SH
+
-
O-methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (E) (52)
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
S
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
S
+
-
H
H
O-Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (Z) (53)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 27
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
O
H
Ethyl 4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (E) (54)
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
S
H
N
O
O
O
H3CCOO
OOCCH3
H3CCOO
S
H
+
-
O-Ethyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (Z) (55)
N
O
O
HO
OH
H3CCOO
Niazirinin (56) Niazicinin A (57) Niazicinin B (58)
1.1.6. 5 Hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây:
H2
C N
O
S
N C
H2
O
S
N
H
S
O
N-benzyl-S-ethylthioformate (59) Pterygospermin (60)
CH3(CH2)26COOH
N
C
S
N
OH
O
Acid octacosanoic (61) 2-Propylisothiocyanate (62) Acid nicotinic (63)
NN
OO
OO
OO
HHOO
OOHH
HH33CCCCOOOO
HH
OO
NN
OO
OO
OO
HHOO
OOHH
HH33CCCCOOOO
OOHH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 28
N
C
S
N
O
O
HO
OH
H3CCOO
O
HO OH
OHO
H
OH
2-Butylisothiocyanate (64) Niazirinin (65) Vitamin C (66)
N
C
S
N
H
O
S
2-Methylpropylisothiocyanate (67) 5,5-Dimethyloxazolidine-2-thione (68)
N
N
N
NH
O
O
OH
OH
OH
HO N
N N
N
NH
N
H
OH
H2N
HO O
O
OH
O
N
OHHO
HO
Riboflavin (69) Acid folic (70) Pyridoxin (71)
O
HO
H H
α-tocopherol (72)
N
H
OH
O
N
H
N
Indole acetic acid (73) Indole acetonitrile (74)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 29
Chương II THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp
2.1.1 Hóa chất
• Hạt silicagel cỡ hạt 40 - 60 µm dùng cho pha thường, hạt sephadex LH - 20.
• SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC - Alufolien F254 (Merck)
dùng cho pha thường .
• Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm: Hexane, CHCl3, EA, MeOH,
EtOH.
• Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dùng H2SO4 10%
trong EtOH, FeCl3/EtOH.
2.1.2 Thiết bị
• Đèn UV tử ngoại cầm tay, bước sóng 254 nm và 365 nm hiệu UVITEC.
• Máy cô quay chân không Buchi 111.
• Bếp cách thủy Julabo 461 Water Bath.
• Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại, hiệu SCHOTT.
• Cột sắc kí đường kính từ 2 - 5,5 cm.
• Cân phân tích AND HR - 200.
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1 Phương pháp phân lập các hợp chất
Sử dụng kỹ thuật SKC silica gel pha thường, sephadex LH - 20 kết hợp sắc ký
lớp mỏng.
Phát hiện các hợp chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm
hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% trong EtOH hay FeCl3/EtOH…
2.1.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
- Điểm nóng chảy được đo trên máy Electrothermal IA 9000 series, dùng mao
quản không hiệu chỉnh của Phòng hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện công nghệ
hóa học, số 1, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 30
- Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): 1
H-NMR (500 MHz) và 13
C-NMR (125
MHz) đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, phổ DEPT, phổ HMBC,
phổ HSQC.
- Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS đo tại Viện Hóa học, Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
-Phổ phân giải cao HR-ESI-MS đo tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp
Hồ Chí Minh.
2.2 THỰC NGHIỆM
2.2.1 Giới thiệu chung
Trong khoá luận này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cao
cao EA từ lá cây Chùm ngây Moringa oleifera L., thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai. Lá cây được rửa sạch, phơi khô; sau đó đem xay thành bột mịn và trích
ngâm dầm với EtOH 96°. Cô cạn dịch chiết dưới áp suất thấp thu được cao EtOH.
Chiết pha rắn cao EtOH lần lượt với các dung môi Hexane, CHCl3, EA, MeOH thu
các cao tương ứng.
Thực hiện SKC cao EA (m = 360 g) với hệ dung môi Hexan:EA lần lượt từ
Hexane 100%, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, EA 100%, EA-MeOH, thu được 7 phân đoạn. Tiến
hành khảo sát chúng tôi phân lập được ba hợp chất MO5 ( p-hydroxybenzaldehyde )
và MO8 (Moringaside A) và MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
2.2.2 Quá trình phân lập các chất
2.2.2.1 Nguyên liệu
* Thu hái nguyên liệu
Mẫu lá cây Chùm ngây được thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai do công
ty TNHH SX TM Hạnh Thông cung cấp. Xác định tên khoa học tại Trung tâm Sâm và
Dược liệu TPHCM.
* Xử lý mẫu nguyên liệu
Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh, phơi khô trong bóng râm,
sấy lại ở nhiệt độ thấp, rồi xay thành bột mịn. Sau đó tiến hành ngâm chiết và phân lập
các hợp chất.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 31
2.2.2.2 Quá trình điều chế cao EtOH toàn phần
Mẫu lá Chùm ngây sau khi phơi khô cân được 7 kg, tiến hành ngâm với cồn 96°
trong 2 ngày, lọc dịch chiết, quá trình này được lặp lại 4 lần, gom các dịch chiết cô
loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao EtOH dạng sệt có khối lượng mẫu 1,5
kg.
Cao EtOH thu được đem trộn với silicagel, sấy ở 40°C cho dung môi khô hoàn
toàn. Tiến hành trích pha rắn với các dung môi có độ phân cực tăng dần như: Hexane,
CHCl3, EA, MeOH thu được các cao tương ứng. Trong luận văn này ta tiến hành khảo
sát các phân đoạn từ cao EA.
Qui trình điều chế các loại cao được trình bày ở sơ đồ 2.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 32
Hexane EACHCl3 MeOH
Trích pha rắn
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quan phân lập MO5, MO8 và MO10 từ bột lá Chùm ngây.
Bột lá cây Chùm
ngây m = 7 kg
Tận trích với EtOH 96%
Lọc, cô quay thu hồi dung môi
E3
23,786
E2
26,678
E1
12,679
E4
39,987
E5
29,589
E6
14,796
E7
150
E7.1
12,89 g
E7.5
16,94g
E7.4
30,28 g
E7.3
21,15 g
E7.2
14,05 g
CAO EtOH
1,5 kg
CAO HEXANE
105g
CAO CHCl3
150 g
CAO EA
360 g
CAO MeOH
800 g
MO5
0,128 g
MO8
0,016g
MO10
0,019g
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 33
2.2.2.3 Phân lập các hợp chất từ cao EA
Thực hiện SKC cao EA (m = 360 g) trên silica gel với hệ dung môi giải ly là
Hexan:EA lần lượt từ Hexane 100%, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, EA 100%, EA-MeOH các
phân đoạn giống nhau trên SKLM (thuốc thử hiện bản mỏng là H2SO4 10% trong
EtOH) gom chung lại thành 7 phân đoạn, mã hóa thành E1 – E7. Quá trình thực hiện
SKC được tóm tắt trong sơ đồ 3.
Sơ đồ 3 : Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao EA
2.2.2.3.1 Khảo sát phân đoạn E7(150g)
Phân đoạn E7 được SKC silicagel với hệ dung môi Hexane:EA có độ phân cực
tăng dần: 10:1, 5:1, 1:1, 1:5, EA, sau đó là hệ dung môi EA:MeOH 10:1, 5:1, 1:1 , dựa
vào kết quả trên SKLM gom các đoạn giống nhau thành 5 phân đoạn E7.1 – E7.5.
Trong đó phân đoạn E 7.2 chứa 3 vết: 1 vết chính màu hồng, 1 vết màu xanh , 1
vết màu tím.
Phân đoạn E 7.5 chứa 3 vết : 1 vết màu vàng , 1 vết màu hồng, 1 vết màu đen
Cao EA
360g
SKC silicagel
E3
23,786
E2
26,678
E1
12,679
E4
39,987
E5
29,589
E6
14,796
Hexane Hexane:EA Hexane:EA Hexane:EA EA
E7
150
EA:MeOHEA:MeOH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 34
2.2.2.3.2 Khảo sát phân đoạn E 7.2 (14,05g)
Phân đoạn E7.2 được SKC silicagel với hệ dung môi Hexane:EA với độ phân
cực tăng dần: 15:1, 10:1, 5:1 dựa vào kết quả SKLM thu được 2 phân đoạn ký hiệu
E7.2.1 – E7.2.2 . Trong đó phân đoạn E 7.2.2 chứa 2 vết, 1 vết chính màu hồng, 1 vết
màu tím.
Tiếp tục sắc ký phân đoạn E7.2.2 bằng cột sephadex LH - 20, hệ dung môi
CHCl3:MeOH = 1:1 thu được 1 chất kết tinh dạng tinh thể màu trắng MO5 (0,128g).
SKC silicagel hệ Hexan : EA =5:1
Thu được 2 phân đoạn E7.2.1-E7.2.2
SKC sephadex LH - 20, CHCl3:MeOH = 1:1
Thu được 2 phân đoạn E7.2.2.1-E7.2.2.2
Sơ đồ 4: Qui trình phân lập hợp chất MO5 từ cao E7.2
E7.2
14,05 g
E7.2.2
1,08 g
MO5
0,128 g
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 35
2.2.2.3.3 Khảo sát phân đoạn E7.5 (16,94 g)
Phân đoạn E 7.5 ( 16,94g ) được SKC silicagel với hệ dung môi EA:MeOH có độ
phân cực tăng dần: 10:1 , 5:1 , 1:1, 1:5, 1:10 dựa vào kết quả trên SKLM gom các
đoạn giống nhau thành 3 phân đoạn E7.5.1 – E7.5.3.
Dựa theo kết quả SKLM :
-Phân đoạn E 7.5.1 có 2 vết : 1 vết chính màu vàng ,1 vết màu đen .
-Phân đoạn E 7.5.3 có 1 vết : 1 vết chính màu hồng.
Phân đoạn E 7.5.1 (2,06 g) tiếp tục được SKC silicagel với hệ dung môi EA :
MeOH có độ phân cực tăng dần 1:1 , 1: 5 , 1:10 , 1: 20 dựa vào kết quả trên SKLM
thu được 3 phân đoạn từ E 7.5.1.1 – E 7.5.1.3 . Trong đó , E 7.5.1.1 là một chất bột
màu trắng MO8 (0,016 g )
Tiến hành sắc ký phân đoạn E7.5.3 ( 1,96 g ) với 1 vết chính màu hồng bằng cột
sephadex LH - 20, hệ dung môi CHCl3:MeOH = 1:1 thu được 2 phân đoạn trong đó
phân đoạn E 7.5.3.2 là một chất kết tinh thể hình kim màu trắng MO10 (0,019 g).
Sơ đồ phân lập hai hợp chất MO8 và MO10 được trình bày ở sơ đồ 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 36
SKC silicagel hệ EA:MeOH
Thu được 3 phân đoạn E7.5.1-E7.5.3
SKC silicagel hệ EA:MeOH SKC sephadex LH 20
Thu được 3 phân đoạn CHCl3:MeOH = 1:1
E7.5.1.1-E7.5.1.3 E7.5.3.1-E7.5.3.2
Sơ đồ 5 : Sơ đồ phân lập MO8 và MO10 từ E7.5
E7.5.1
2,06g
E7.5.3
1,96 g
MO10
0,019 g
MO8
0,016 g
E7.5
16,94g
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 37
2.3 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ CÁC SỐ LIỆU PHỔ NGHIỆM
CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC
2.3.1 Hợp chất MO5 :
-Hợp chất MO5 được thu dưới dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy
112-1130
C
-Phổ 1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm), J (Hz): 9,78 (1H, s, -CHO);
7,76 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2/H-6); 6,93 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-3/H-5).
-Phổ 13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 132,1 (C-1); 128,4 (C-2/C-6);
115,8 (C-3/C-5); 163,3 (C-4); 190,9 (-CHO).
2.3.2 Hợp chất MO8:
-Hợp chất MO8 được thu dưới dạng bột màu trắng, phổ khối lượng phun mù
điện tử ESI-MS m/z: 331,9 [M-H+2H2O]-
(negative). , khối phổ phân giải cao HR-
ESI-MS cho đỉnh ion phân tử tại m/z= 320,1095 [M+Na]+
(positive).
-Phổ 1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm), J (Hz): 4,23 (2H; d; 6 Hz; H-
1); 8,09 (1H; s; H-2); 7,19 (1H; d; 8,5 Hz; H-2’, H-6’); 6,98 (1H; d; 8,5 Hz; H-3’, H-
5’); 5,33 (1H; d; 1,0 Hz H-1’’); 3,63 (1H; m, H-2’’); 3,81 (1H; br s; H-3’’), 3,28 (1H;
m; H-4’’); 3,47 (1H; m; H-5’’); 1,09 (3H; d; 6,0 Hz; H-6’’).
-Phổ 13
C-NMR (125MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 40,1(C-1); 160,8 (C-2); 132,2
(C-1’); 128,5 (C-2’ và C-6’); 116,3(C-3’ và C-5’); 155 (C-4’); 98,4 (C-1’’); 70,4 (C-
2’’); 70,1 (C-3’’); 71,7 (C-4’’); 69,3 (C-5’’); 17,8 (C-6’’).
2.3.3 Hợp chất MO10:
-Hợp chất MO10 được thu dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ
nóng chảy 80-81o
C.
-Phổ 1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm), J (Hz): 9,76 (1H, s, H-7); 7,42
(1H, dd, J= 1,5 Hz và 8,0 Hz, H-6); 7,38 (1H, d, J= 1,5 Hz, H-2); 6,96 (1H, d, J= 8,0
Hz, H-5); 3,83 (3H, s, -OCH3)
-Phổ 13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 190,9 (C-7); 153,0 (C-4);
148,1 (C-3); 128,6 (C-1); 125,9 (C-6), 115,3 (C-5); 110,7 (C-2); 55,5 (C3-OCH3).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 38
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất
3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 :
Hợp chất MO5 thu được dưới dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 112-
1130
C,hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ 1
H-NMR (phụ lục 1.1) cho tín hiệu của một nhóm aldehyde ở δH 9,78 (1H,
s, −CHO), bốn proton vòng thơm ở δH 7,76 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2/H-6); 6,93 (2H, d,
J = 8.5 Hz, H-3/H-5)
Phổ 13
C-NMR (phụ lục 1.2) của MO5 xuất hiện tín hiệu của bảy carbon, trong đó
một carbon carbonyl (−CHO) ở δC 190,9 ; bốn carbon sp2
của vòng thơm ở δC 128,4
(C-2/C-6); δC 115,8 (C-3/C-5); một carbon bậc 4 ở δC 132,1 (C-1) và một carbon sp2
mang oxygen ở δC 163,3 .
Các dữ liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR cho phép kết luận sơ bộ hợp chất MO5
chứa một vòng benzene 1,4 thế đối xứng (một nhóm −CHO, một nhóm −OH) vì có
có 2 tín hiệu hệ A2B2 ở vị trí δH 6,93 và 7,76 có cùng hằng số ghép là 8,5 Hz (vị trí
para với nhau).
Do hydroxy -OH là nhóm đẩy electron mạnh nên sẽ khiến 2 vị trí ortho tương
ứng với nhóm OH giàu mật độ electron nên proton tại 2 vị trí đó sẽ dịch chuyển về
trường cao hơn nên sẽ có độ dịch chuyển thấp hơn 2 vị trí meta so với nhóm OH .
Chính vì vậy, 2 pronton H-2/H-6 sẽ là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz) ,2 proton H-3/H5 sẽ là
δH 6,93 (2H, d, 8,5Hz).
Phân tích phổ HMBC (phụ lục 1.3 ) ta thấy proton của nhóm aldehyde δH 9,78
cho tương quan với một carbon bậc 4 (δC 132,1) và hai carbon sp2
của vòng thơm (δC
128,4) cho phép xác nhận nhóm aldehyde được nối vào C-1 của vòng thơm. Còn hai
carbon sp2
(δC 128,4) là C-2/C-6. Từ phổ HSQC (phụ lục 1.4 ) xác định được proton
H-2/H-6 là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz). Hai proton H-2/H-6 cho tương quan với 1 carbon
sp2
mang oxygen (δC 163,3) và carbon sp2
của vòng thơm (δC 115,8) cùng với carbon
bậc 4 (δC 132,1) và carbon aldehyde (δC 190,9), do đó vị trí các carbon này lần lượt
xác định là C-4 (δC 163,3); C-3/C-5 (δC 115,8) và C-1 (δC 132,1). Từ những dữ kiện
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 39
nêu trên, kết hợp tài liệu tham khảo[41]
hợp chất MO5 xác định là p-
hydroxybenzaldehyde, đây là hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Moringa.
2
3
4
5
6
1
CHO
OH
2
3
4
5
6
1
OH
H
H
O
H
4
H
5
7
Hình 6: Cấu trúc hóa học hợp chất MO5 và tương quan HMBC trên MO5
a
Đo trong DMSO, b
125 MHz, c
500 MHz *
δC của p-hydroxybenzaldehyde đo trong
CD3OD
Bảng 1 :So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde
[ 41]
C δH
a,c
(ppm), (J, Hz) δC
a,b
(ppm)
MO5 TLTK[41 ] MO5 TLTK[41 ]
1 132,1 132,3
2 7,76 (2H, d,
8,5 Hz)
7,76 (2H, d,
8,5 Hz)
128,4 128,8
3 6,93 (2H, d,
8,5 Hz)
6,93 (2H, d,
8,5 Hz)
115,8 116,5
4 163,3 163,9
5 6,93 (2H, d,
8,5 Hz)
6,93 (2H, d,
8,5 Hz)
115,8 116,5
6 7,76 (2H, d,
8,5 Hz)
7,76 (2H, d,
8,5 Hz)
128,4 128,8
CHO 9,78 (1H, s) 9,79 (1H, s) 190,9 191,2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 40
3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8:
Hợp chất MO8 thu được dưới dạng chất bột vô định hình màu trắng, hiện màu
vàng với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS của hợp chất MO8 (phụ lục 2.6) cho
đỉnh ion phân tử tại m/z = 331,9 [M-H+2H2O]-
. Khối phổ phân giải cao HR-ESI-MS
cho đỉnh ion phân tử tại m/z= 320,1095 [M+Na]+
(phụ lục 2.7).
Phổ 1
H-NMR (d6-DMSO) (phụ lục 2.1) cho thấy sự xuất hiện của bốn proton
vòng thơm δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz); 7,19 (2H; d; 8,5 Hz)], một nhóm methylene δH
[4,23 (2H; d; 6 Hz)], môt tín hiệu aldehyde δH 8,09 (1H, s), cùng với phân tử đường α-
L-rhamnose đặc trưng bởi proton anomeric δH 5,33 (1H; d; 1Hz) cùng với proton
nhóm CH3 δH1,09 (3H; d; 6,5 Hz) và 1 nhóm NH δH 8,43 (1H, br s).
Phổ 13
C-NMR (d6-DMSO) kết hợp với kỹ thuật DEPT (phụ lục 2.2, 2.3) cho thấy
tồn tại phân tử đường α-L-rhamnose δC (98,4; 71,7; 70,4; 70,1; 69,3; 17,8), bên cạnh
đó còn có tín hiệu của vòng benzene 1,4 thế gồm 1 carbon aryl nối oxi δC (155), 4
carbon methine aryl δC 116,3 (2C); 128,5 (2C) và một carbon bậc 4 δC (132,2), một
tín hiệu nhóm –CHO δC (160,8), 1 nhóm methylene δC (40,1)
Từ những dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và ESI-MS cho phép dự đoán MO8
có công thức phân tử là C14H19NO6 có độ bất bảo hòa (Δ = 6). Phổ 1
HNMR cho thấy
vòng benzene có hai cặp proton đối xứng δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz)] và 7,19 [(2H; d;
8,5 Hz)], suy ra vòng benzene thế ở các vị trí 1,4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai
chiều tương tác trực tiếp HSQC (phụ lục 2.5), các tín hiệu carbon được gắn chính xác
với các tín hiệu của proton của chúng
Phổ HMBC (phụ lục 2.4), cho thấy proton-NH δH 8,43 (1H,s) cho tương quan
yếu với nhóm –CHO, proton aldehyde chỉ cho tương quan với nhóm methylene δH
[4,23 (2H; d; 6 Hz)] mà proton này lại cho tương quan với carbon –CHO δC (160,8)
và carbon bậc 4 δC (132,2) cùng với carbon –CH của vòng thơm δC (128,5). Như vậy
nhóm methylene chính là H-1 gắn vào carbon bậc 4 δC (132,2) là C-1’, carbon bậc 3
của vòng thơm là C-2’/C-6’ có (δC128,5) và nhóm –NH-CHO nối vào nhóm
methylene. Mặt khác trên phổ HMBC cho thấy proton H-2’ lại cho tương quan với
carbon bậc ba vòng thơm (δC 116,3) và 1 carbon sp2
mang oxi (δC 155), như vậy lần
lượt 2 carbon lần lược xác định là C-3’/C-5’ và C-4’
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 41
Trên phổ HMBC cho thấy proton anomeric δH [5,33 (1H; d; 1 Hz, H-1’’)] tương
quan với C-4’ δC (155) nên phần đường được nối vào vị trí C-4’ trên vòng thơm. Chi
tiết tương tác xa trên phổ HMBC được trình bày ở hình 7.
O
OH
HO
HO
H3C
O
N
H
1
2
1'
1''
2'
3'
4'
5'
6'
2''3''
4''
5''
6''
H
O
HH
H
H
Hình 7 : Sự tương quan HMBC trên MO8
Dựa theo các dự liệu phổ 1
H-NMR ,13
C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC, ESI-
MS, HR-ESI-MS đã trình bày ở trên thì đây là hợp chất mới lần đầu được tìm thấy
trong tự nhiên đặt tên là Moringaside A
Bảng 2. Dữ liệu phổ của hợp chất MO8:
Vị trí
MO8
(DMSO-d6)
δH ppm (J, Hz)
500 MHz
δC ppm
125 MHz
HMBC
(H → C)
Aglycone
1 4,23 (2H, d, 6,0) 40,1
C-2, C-1’,
C-2’, C-6’
2 8,09 (1H, s) 160,8 C-1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 42
1’ 132,2
2’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5
C-1, C3’,
C-4’, C-6’
3’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C4’, C-5’
4’ 155,0
5’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C3’, C-4’
6’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5
C-1, C2’,
C-4’, C-5’
-NH 8,43 (1H, s). C-1
Rha
1” 5,33 (1H, d, 1,0) 98,4
C-4’, C-2”,
C-5”
2” 3,63 (1H, m) 70,4
3” 3,81 (1H, br s) 70,1
4” 3,28 (1H, m) 71,7 C-2”, C-3”
5” 3,47 (1H, m) 69,3 C-4”
6” 1,09 (3H, d, 6,5) 17,8 C-4”, C-5”
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 43
O
OH
HO
HO
H3C
O
N
CHO
H
1 2
1'
1''
2'
3'
4'
5'
6'
2''3''
4''
5''
6''
Hình 8: cấu trúc hóa học hợp chất MO8
3.1.3. Hợp chất MO10
Hợp chất MO10 thu được dưới dạng kết tinh hình kim màu trắng, nhiệt độ nóng
chảy 80- 81o
C, hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ 1
H-NMR của MO10 (phụ lục 3.1), cho thấy tín hiệu proton của nhóm
aldehyde (–CHO) tại [δH 9,76 (1H, s)]; ba tín hiệu proton của vòng thơm [δH 7,42 (1H,
dd, 1,5 Hz và 8,0 Hz); 7,38 (1H, d, 1,5 Hz và 6,96 (1H, d, 8,0 Hz) cùng với tín hiệu
proton của nhóm methoxy (–OCH3) tại δH 3,83 (3H; s).
Phổ 13
C-NMR kết hợp phổ DEPT (phụ lục 3.2, 3.3), cho tín hiệu tám carbon, bao
gồm một carbon carbonyl (C=O) tại (δC 190,9); hai carbon vòng thơm mang oxygen
tại [δC 153,0; 148,1]; một carbon vòng thơm tứ cấp tại (δC 128,6); ba carbon vòng
thơm mang hydrogen tại (δC 125,9; 115,3 và 110,7); một nhóm metoxy (–OCH3) (δC
55,5). Phổ HSQC (phụ lục 3.5), cho ta xác định các vị trí carbon và proton trên cùng vị
trí.
Phổ HMBC (phụ lục 3.4), cho thấy proton vòng thơm tại [δH 7,42 (1H, dd, 1,5
Hz và 8,0 Hz)] tương quan với carbon carbonyl của nhóm aldehyde (−CHO), chứng tỏ
đây phải là H-6. Proton ghép cặp ortho với H-6 là H-5. Proton vòng thơm còn lại là H-
2 [δH 7,38 (1H, d, 2,0 Hz)]. Bên cạnh đó, phổ HMBC cho thấy proton -CHO tương
quan với carbon vòng thơm tứ cấp (δC 128,6), vậy đây phải là C-1. Proton của nhóm –
OCH3 chỉ cho tương quan với carbon tại (δC 148,1), vậy đây là C-3. Carbon vòng
thơm mang oxygen còn lại cho tín hiệu (δC 153,0) là C-4.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 44
OCH2
OH
HO
1
2
3
4
5
6
7
8
H
H
H
H
Hình 9 : Sự tương quan HMBC trên MO10
Dựa vào các dữ liệu phổ nghiệm và so sánh với tài liệu tham khảo42
hợp chất
MO10 được xác định là 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde (vanillin).
OCH3
OH
HO
1
2
3
4
5
6
7
8
Hình 10: cấu trúc hóa học hợp chất MO10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 45
Bảng 3: So sánh dữ liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde
(vanillin).
[42]
a
Đo trong DMSO, b
125 MHz, c
500 MHz *
δC của vanillin đo trong CD3OD
C δH
a,c
(ppm), (J, Hz) δC
a,b
(ppm)
MO10 TLTK[42] MO10 TLTK[42]
1 128,6 129,8
2 7,38 ( 1H; d;
1,5Hz)
7,38(1H,d,1,5
Hz)
110,7 108,8
3
148,1 147,2
4 153,0 151,8
5
6,96 ( 1H; d;
8,0)
7,06 (1H, d,
8,4 Hz)
115,3 114,4
6 7,42 (1H; dd;
1,5 và 8,0)
7,40 (1H, dd,
8,4 Hz)
125,9 127,6
7 9,76 (1H; s) 9,79 (1H, s) 190,9 190,9
-OCH3 3,83 (3H; s) 3,92 (3H; s) 55,5 56,1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 46
Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trong luận văn này, chúng tôi đã khảo sát thành phần hóa học từ lá Chùm
ngây chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Bằng phương pháp SKC trên silicagel pha thường, sephadex LH - 20, kết
hợp với SKLM, chúng tôi đã phân lập được ba hợp chất. Dựa vào các kết quả
phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR, DEPT 90 và 135, HMBC, HSQC, ESI-MS, HR-ESI-
MS cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định là: MO5 (p-
hydroxybenzaldehyde), MO8 (Moringaside A), MO10 (4-hydroxy-3-
methoxybenzaldehyde)
Trong đó hợp chất MO5 lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Chùm ngây
Moringa và hợp chất MO8 là chất mới được tìm thấy trong tự nhiên.
4.2 Kiến nghị
- Tiếp tục phân lập các hợp chất trong cao EA và các cao còn lại của lá
Chùm ngây và thử hoạt tính sinh học các hợp chất đã phân lập được.
- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học ở các bộ khác của cây Chùm
ngây như: thân, rễ, hoa, quả,…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
[3] Võ Văn Chi (2005), 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải
Phòng.
[4] Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
[5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp
phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục.
[6] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2008), Hóa học các hợp chất thiên
nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học.
[7] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), Tách chiết và cô lập các hợp chất
tự nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học.
[8] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên steroid và
alkaloid, Giáo trình cao học, Viện Công nghệ Hóa học.
[9] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản trẻ.
[10] GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
Nhà xuất bản y học.
[11] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích
hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12] PGS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp
chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[13] Nguyễn Bảo Quyên (2008), Tổng hợp và thử tác dụng chống oxy hóa
in vitro của một số dẫn chất Rutin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại
học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, Giáo
trình cao học.
[15] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Bài giảng các phương pháp phổ
nghiệm chuyên sâu, Giáo trình cao học.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 48
[16] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2005), HPLC / MS, Trung tâm Đào tạo và
Phát triển Sắc ký TPHCM.
[17] GS. TSKH. Phạm Trương Thị Thọ, DSCK II Đỗ Huy Bích (2007),
101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 69 - 70.
[18] Nguyễn Bảo Trân (2010), Khảo sát tác động chống oxy hóa của lá cây
Chùm ngây Moringa oleifera Lam. Moringaceae, Luận văn thạc sĩ dược học,
Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[19] Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp vật lý và hóa lý, tập 2,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
[20] Nguyễn Đình Triệu (2006), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong
hóa học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
[21] Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[22] http://www.ebook.edu.vn/?page=1.26&view=14645 (2010), Một số
loại thảo dược quý sử dụng trong y học cổ truyền.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[23] Amelia P. Guevara, Carolyn Vargas, Hiromu Sakuraim, (1999), An
antitumor promoter from Moringa oleifera Lam, Mutation Research/Genetic
Toxicology and Environmental Mutagenesis, Volume 440, Issue 2, Pages 181 -
188.
[24] Anjum Perveen and Muhammad Qaiser (2009), Pollen flora of
pakistan - LXIII. Moringaceae, Department of Botany, University of Karachi,
Karachi, Pakistan .
[25] A. Oluduro, B.I. Aderiye, J.D. Connolly, E.T. Akintayo O. Famurewa
(2010), Characterization and Antimicrobial Activity of 4-(β-D-
Glucopyranosyl-1→4-α-L-rhamnopyranosyloxy)benzyl thiocarboxamide; a
Novel Bioactive Compound
from Moringa oleifera Seed Extract, Folia Microbiol. 55 (5), 422 - 426.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 49
[26] Anwar F, Ashraf M, Bhanger MI. (2005), Interprovenance variation
in the composition of Moringa oleifera oil seeds from Pakistan, J Am Oil Chem
Soc, 82 : 45 - 51.
[27] Anwar F, Latif S, Ashraf M, Gilani AH., (2007), Moringa oleifera: a
food plant with multiple medicinal uses, Phytother Res. Jan, 21(1): 17 - 25.
[28] B.A Anhwange1, V.O. Ajibola. (2004), Amino acid composition of the
seeds of Moringa oleifera (Lam), Detarium microcarpum (Guill & Sperr) and
Bauhinia monandra (Linn.), Chem Class Journal, 9 - 13.
[29] Bennett RN, Mellon FA, Foidl N, Pratt JH, Dupont MS, Perkins L,
Kroon PA. (2003). Profiling glucosinolates and phenolics in vegetative and
reproductive tissues of the multi - purposetrees Moringa oleifera L.
(Horseradish tree) and Moringa stenopetala L., J Agic Food Chem. Jun
4,51(12): 3546 - 53.
[30] Bhatnagar SS, Santapau H, Desai JDH, Yellore S, Rao TNS (1961),
Biological activity of Indian medicinal plants, Part 1, Antibacterial,
antitubercular and antifungal action, Indian J Med Res, 49: 799 - 805.
[31] Bhattacharya SB, Das AK, Banerji N (1982), Chemical investigations
on the gum exudates from Sonja (Moringa oleifera), Carbohydr Res, 102: 253 -
262.
[32] Catherine Y. Rowland, Adrian J. Blackman, Bruce R. D'Arcy, and
Gavin B. Rintoul (1995), Comparison of Organic Extractives Found in
Leatherwood (Eucryphia lucida) Honey and Leatherwood Flowers and Leaves,
J. Agric. Food Chem., 43 (3), 753 - 763.
[33] D. Gutzeit, V. Wray, P. Winterhalter, G. Jers (2007), Preparative
isolation and purification of flavonoids and protocatechuic acid from sea
buckthorn juice concentrate (Hippophao rhamnoides L. ssp. rhamnoides) by
high speed counter curent chromatography, Chromatographia, 65 (1 - 2), pp. 1 -
7.
[34] Dahot MU (1988), Vitamin contents of flowers and seeds of Moringa
oleifera, Pak J Biochem, 21: 1 - 24.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 50
[35] Faizi S, Siddiqui BS, Saleem R, Aftab K, Shaheen F, Gilani AH
(1998), Hypotensive constituents from pods of moringa oleifera, Planta Med, 64:
225 - 228.
[36] Farooq Anwar, Sajid Latif, Muhammad Ashraf and Anwarul Hassan
Gilani (2007), Moringa oleifera: A Food Plant with Multiple Medicinal Uses,
Aga Khan University Medical College, Karachi - 74800, Pakistan.
[37] Foidl N., Makkar H.P.S. and Becker K (2001), The potential of
Moringa oleifera for agricultural and industrial uses, Nikolaus Foild, P.B. 432,
carr. Sur Km 11, casa N°5, Managua, (Nicaragua).
[38] Francis Kweku Amagloh and Amos Benang (2009), Effectiveness of
Moringa oleifera seed as coagulant for water purification, University for
Development Studies, Faculty of Applied Sciences, Department of Applied
Chemistry and Biochemistry, P. O. Box 24, Navrongo, Ghana.
[39] Inkyum Kim, Young - Won Chin, Song Won Lim, Young Choong
Kim, and Jinwoong Kim (2004), Norisoprenoids and Hepatoprotective Flavone
Glycosides from the Aerial Parts of Beta vulgaris var. Cicla, College of
Pharmacy and Research Institute of Pharmaceutical Science, Seoul National
University, Seoul 151 - 742 Korea.
[40] Jared M. Worful, B.S. University of Maine (2005), Elysia chlorotica:
A novel system for the elucidation of horizontal gene transfer, invertebrate
developmental biology and secondary metabolites, The Graduate School
University of Maine December.
[41] Chemical Constituents from the Vines of Pueraria lobata
ZHANG De-Wu
1
, DAI Sheng-Jun
1
, LIU Wan-Hui
1
, LI Gui-Hai1, 2* (1School of
Pharmaceutical Science,Yantai University, Yantai 264005; 2Shandong Academy of
Chinese Medicine, Ji’nan 250014, China).
[42] Journal of the Chinese Chemical Society, 2004, 51, 437-441 New Prenylated
Flavones from the Roots of Ficus beecheyana (Ching-kuo Lee
a
, Chung-kuang Lu
a
,Yuen-Hsiung Kuo
b
,Jian-Zhi Chen
c
, and Guang-Zhong Sun
c
)
a Graduate Institute of Pharmacognosy Science, Taipei Medical University,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 51
Taipei, Taiwan, R.O.C.
bDepartment of Chemistry, National Taiwan University, Taipei, Taiwan, R.O.C.
cDepartment of Food Nutrition, Chung Hwa Institute of Technology, Tainan,
Taiwan, R.O.C.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 : Phổ 1
H-NMR của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 53
Phụ lục 1.2 : Phổ 13
C-NMR của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 54
Phụ lục 1.3 : Phổ HMBC của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 55
Phụ lục 1.4 : Phổ HSQC của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 56
Phụ lục 2.1 : Phổ 1
H-NMR của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 57
Phụ lục 2.2 : Phổ 13
C-NMR của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 58
Phụ lục 2.3 : Phổ DEPT 90 và 135 của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 59
Phụ lục 2.4 : Phổ HMBC của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 60
Phụ lục 2.5 : Phổ HSQC của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 61
Phụ lục 2.6 : Phổ ESI-MS (negative) của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 62
Phụ lục 2.7 : Phổ HR-ESI-MS (positive) của MO8 (Moringaside A)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 63
Phụ lục 3.1 : Phổ 1
H-NMR của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 64
Phụ lục 3.2 : Phổ 13
C-NMR của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 65
Phụ lục 3.3 : Phổ DEPT 90 và 135 của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 66
Phụ lục 3.4 : Phổ HMBC của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 67
Phụ lục 3.5 : Phổ HSQC của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012
TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 68
Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý kiến của giáo viên phản biện:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đLuận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
nataliej4
 
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đLuận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazoleTổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tíaKhảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông vi sóng với phương...
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông   vi sóng với phương...Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông   vi sóng với phương...
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông vi sóng với phương...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAYTính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nướcLuận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAYĐề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đLuận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
Luận văn: Tổng hợp các dẫn xuất của pichromene 1, HAY, 9đ
 
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
 
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của một số dẫn xuất 5 benzyliđen-3-n-(4-metyl...
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của loài địa y parmotrema sancti ...
 
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
 
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đLuận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
 
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
 
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazoleTổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
Tổng hợp một số amide chứa dị vòng 2 mercaptobenzimidazole
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tíaKhảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng bảo vệ gan của cây cỏ mật...
 
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông vi sóng với phương...
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông   vi sóng với phương...Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông   vi sóng với phương...
Nghiên cứu và so sánh hiệu quả của phương pháp lạnh đông vi sóng với phương...
 
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAYTính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
Tính chất, thành phần monosaccharide của exopolysaccharide, HAY
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nướcLuận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
Luận văn: Nghiên cứu xử lý thuốc diệt cỏ Glyphosate trong nước
 
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAYĐề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
 

Similar to Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa oleifera l. họ moringaceae

Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAYLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.
ssuser499fca
 
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAYLuận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cáLuận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
ssuser499fca
 
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đLuận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
NOT
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
uftai-ve-tai-day28008.pdf
uftai-ve-tai-day28008.pdfuftai-ve-tai-day28008.pdf
uftai-ve-tai-day28008.pdf
hphan70
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
ssuser499fca
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu MofLuận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đĐề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa oleifera l. họ moringaceae (20)

Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAYLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
 
Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.
 
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAYLuận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
Luận văn: Hệ xúc tác la,Zn,P/TiO2 để etylester hóa mỡ cá, HAY
 
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cáLuận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
Luận văn: Chế tạo hệ xúc tác La,Zn,P/Tio2 để etylester hóa mỡ cá
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
 
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đLuận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
Luận văn: Phân tích một số hợp chất hữu cơ vòng bé, HOT, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
 
uftai-ve-tai-day28008.pdf
uftai-ve-tai-day28008.pdfuftai-ve-tai-day28008.pdf
uftai-ve-tai-day28008.pdf
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu MofLuận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
 
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đĐề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
NOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
NOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa oleifera l. họ moringaceae

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ MORINGACEAE TP.HCM-2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : HÓA HỮU CƠ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ CAO ETHYL ACETATE CỦA LÁ CHÙM NGÂY MORINGA OLEIFERA L. HỌ MORINGACEAE Giáo viên hướng dẫn : TS.Mai Đình Trị Sinh viên thực hiện: Trương Ánh Xuyên TP.HCM-2012
  • 3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: - TS. Mai Đình Trị (GVHD của tôi), phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm thực nghiệm . Ở Thầy không những tôi học được những kiến thức chuyên môn quý báu cho việc thực hiện đề tài mà tôi còn nhận thấy được một tấm gương về nghiên cứu khoa học và về nhiều điều trong cuộc sống. Một lần nữa em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy. - Ba, mẹ,bạn bè cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. - TS. Lê Tiến Dũng phòng Các hợp chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ Hóa học. Thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức cần thiết nhất về thực nghiệm, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài. - Quý Thầy Cô khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy giúp tôi có những kiến thức quý giá để hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! TRƯƠNG ÁNH XUYÊN
  • 4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8 CHƯƠNG I TỔNG QUAN..................................................................................9 1.1 ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY: ........................................................9 1.1.1 Thực vật học :..............................................................................................9 1.1.2 Hình thái thực vật:.....................................................................................10 1.1.3 Hình thái phân bố :....................................................................................13 1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế: ............................................................13 1.1.5 Tác dụng dược lý :........................................................................................15 1.1.5.2 Theo y học hiện đại : .................................................................................17 1.1.6 Thành phần hóa học :.....................................................................................19 1.1.6.1 Các hợp chất Phenolic : ..............................................................................19 1.1.6.2 Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây chùm ngây:...................21 1.1.6. 3 Các hợp chất Terpenoid-Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây:.........23 1.1.6.4 Các hợp chất Glycosid được phân lập từ cây Chùm ngây : .......................24 1.1.6. 5 Hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây:.....................................27 Chương II THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................29 NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................29 2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp..........................................................................29 2.1.1 Hóa chất.........................................................................................................29 2.1.2 Thiết bị...........................................................................................................29 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................29 2.1.3.1 Phương pháp phân lập các hợp chất ...........................................................29 2.1.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất................................29 2.2 THỰC NGHIỆM..................................................................................................30 2.2.1 Giới thiệu chung ............................................................................................30 2.2.2 Quá trình phân lập các chất ...........................................................................30 2.2.2.1 Nguyên liệu.................................................................................................30 2.2.2.2 Quá trình điều chế cao EtOH toàn phần.....................................................31 2.2.2.3 Phân lập các hợp chất từ cao EA ................................................................33 2.2.2.3.1 Khảo sát phân đoạn E7(150g).................................................................33 2.2.2.3.2 Khảo sát phân đoạn E 7.2 (14,05g) .........................................................34
  • 5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 3 2.2.2.3.3 Khảo sát phân đoạn E7.5 (16,94 g) .........................................................35 2.3 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ CÁC SỐ LIỆU PHỔ NGHIỆM CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC....................................................................................................37 2.3.1 Hợp chất MO5 : ............................................................................................37 2.3.2 Hợp chất MO8: .............................................................................................37 2.3.3 Hợp chất MO10: ............................................................................................37 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................38 3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất ............................................................................38 3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 :.................................................................38 3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8:..........................................................................40 3.1.3. Hợp chất MO10 ............................................................................................43 Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................46 4.1 Kết luận ................................................................................................................46 4.2 Kiến nghị..............................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................47
  • 6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EA Ethyl acetate MeOH Methanol CTPT Công thức phân tử EtOH Ethanol DPPH 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl-(2,2-diphenyl-picrylhydrazyl) g Gram J Hằng số ghép Δ Độ bất bão hòa mg Miligram MHz Mega Hertz SKC Sắc ký cột TLTK Tài liệu tham khảo SKLM Sắc ký lớp mỏng UV Ultraviolet Rf Retention factor brs Broad singlet Mũi đơn rộng 13 C – NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance cacbon 13 d Doublet Mũi đôi dd Double of doublet Mũi đôi đôi ESI-MS Electron Spray Ionization Phổ khối lượng phun mù điện Mass Spectrum tử
  • 7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 5 HMBC Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác dị nhân qua Coherence nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single Quantum Phổ tương tác dị nhân qua Correlation một liên kết 1 H – NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance proton m Multiplet Mũi đa mp Melting Point Điểm chảy ppm Part per million Phần triệu s Singlet Mũi đơn t Triplet Mũi ba δ Chemical shift Độ dịch chuyển hóa học VLDL Very Low Density Lipoprotein Lipoprotein mật độ rất thấp LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein mật độ thấp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde Bảng 2 Số liệu phổ của MO8 Bảng 3 So sánh số liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde
  • 8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quan phân lập MO5,MO8 và MO10 từ bột lá Chùm ngây Sơ đồ 3 Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao EA Sơ đồ 4 Qui trình phân lập hợp chất MO5 từ E 7.2 Sơ đồ 5 Qui trình phân lập hợp chất MO8 và MO10 từ E 7.5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 Cây Chùm ngây Hình 2 Lá cây Chùm ngây Hình 3 Hoa Chùm ngây Hình 4 Quả Chùm ngây Hình 5 Hạt cây Chùm ngây Hình 6 Cấu trúc hóa học hợp chất MO5 và sự tương quan HMBC trên MO5 Hình 7 Sự tương quan HMBC trên MO8 Hình 8 Cấu trúc hóa học hợp chất MO8 Hình 9 Sự tương quan HMBC trên MO10 Hình 10 Cấu trúc hóa học hợp chất MO10 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 CÁC PHỔ CỦA MO5 Phụ lục 1.1 Phổ 1 H-NMR Phụ lục 1.2 Phổ 13 C-NMR Phụ lục 1.3 Phổ HMBC Phụ lục 1.4 Phổ HSQC PHỤ LỤC 2 CÁC PHỔ CỦA MO8 Phụ lục 2.1 Phổ 1 H-NMR Phụ lục 2.2 Phổ 13 C-NMR Phụ lục 2.3 Phổ DEPT 90 và 135 Phụ lục 2.4 Phổ HMBC
  • 9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 7 Phụ lục 2.5 Phổ HSQC Phụ lục 2.6 Phổ ESI-MS (negative) Phụ lục 2.7 Phổ HR-ESI-MS (positive) PHỤ LỤC 3 CÁC PHỔ CỦA MO10 Phụ lục 3.1 Phổ 1 H-NMR Phụ lục 3.2 Phổ 13 C-NMR Phụ lục 3.3 Phổ DEPT 90 và 135 Phụ lục 3.4 Phổ HMBC Phụ lục 3.5 Phổ HSQC
  • 10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 8 MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21 , những thành tựu về Khoa học & Kỹ thuật ngày càng tăng lên không ngừng. Song hành cùng những tiến bộ đó là cuộc sống con người ngày càng đầy đủ,thừa mứa . Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển vũ bão đó là sự xuất hiện của những thảm họa về tự nhiên và cả sự xuất hiện của các dịch bệnh , các chứng bệnh lạ ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống, sự phát triển của con người. Trước những chứng bệnh đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm tòi ra những cách thức để điều trị cho con người . Và hướng chủ yếu mà các nhà khoa học tìm tới là các bài thuốc quý tồn tại trong tự nhiên hay cụ thể là từ các loài cây cỏ tồn tại xung quanh chúng ta . Và một trong những dược liệu quý giá đó là cây Chùm ngây . Cây Chùm Ngây đã được biết đến và dùng nhiều từ hơn nghìn năm nay ở các nước với nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý và Ấn Độ. Chùm ngây là một loài dược liệu quý giá : Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim... Các bộ phận khác thì có tác dụng hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol.... Ngoài ra hột cây được dùng để lọc nước, làm trong nước góp phần giải quyết nước sạch cho nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi bị thiên tai, bão lụt. Không những thế, Chùm ngây còn được dùng như là một thực phẩm cung cấp rất nhiều các vitamin, cung cấp chất đạm, vitamins, β-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolic cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên mặc dầu được biết đến từ thời xa xưa nhưng đến ngày nay, Chùm ngây chỉ được sử dụng dân gian chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể Trong luận văn này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học từ lá cây Chùm ngây với nội dung luận văn bao gồm : - Phân lập các hợp chất tinh khiết từ lá cây Chùm ngây. - Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.
  • 11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 ĐAI CƯƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY (MORINGACEAE) [24] : Chi Chùm ngây là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae) bao gồm 13 loài và loài phổ biến nhất là Chùm ngây. -Cây Chùm ngây , danh pháp khoa học: Moringa oleifera hay Moringa pterygosperma Gaertn . Ngoài ra theo từng vùng miền ,cây Chùm ngây còn được gọi là bồn bồn, cải ngựa, độ sinh hay tên nước ngoài là : Drumstick tree, Horseradish tree, bèn ailé, Shagara al Rauwaq , Sohanjna, benzolive, , kelor, marango, mlonge, mulangay, nébéday, saijhan, and sajna…. 1.1.1 Thực vật học [18] : Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật Giới thực vật bậc cao ↓ Ngành Ngọc lan ↓ Lớp Ngọc lan ↓ Bộ cải ↓ Họ Chùm ngây (Moringaceae) ↓ Chi (Moringa) ↓ Loài (Moringa oleifera L.) Sơ đồ 1 Vị trí cây Chùm ngây trong bảng hệ thống phân loại thực vật
  • 12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 10 1.1.2 Hình thái thực vật[3] : Cây thân gỗ nhỏ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, thân có tiết diện tròn, thân non màu xanh có lông, thân già màu xám nốt sần. Hình 1 : cây Chùm Ngây
  • 13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 11 Lá kép lông chim 3 lần lẻ, mọc cách. Phiến lá chét hình bầu dục, mặt trên xanh hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già. Gân lá hình lông chim, nỗi rõ mặt dưới. Hình 2 : lá cây Chùm Ngây Cụm hoa dạng chùm xim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2 cm Hình 3: Hoa Chùm Ngây
  • 14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 12 Quả nang treo to, dài 35-45 cm, có nhiều rãnh dọc, hơi gồ lên chỗ có hạt, quả khô màu vàng xám. Hạt màu đen, ở 3 cạnh có 3 cánh màu trắng dạng màng mỏng. Hình 4 : Qủa cây Chùm ngây Hình 5 :Hạt cây Chùm ngây
  • 15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 13 1.1.3 Hình thái phân bố[13] : Moringa oleifera nguồn gốc từ phương Tây và ở những vùng phụ Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ, Pakistan, Tiểu Á, Châu Phi và Ả Rập (Somali et al, 1984; Mughal et al, 1999) . Hiện nay phân phối tại Việt Nam, Campuchia, Trung Mỹ, Bắc và Nam Mỹ và vùng Ca-ri-bê Quần đảo (Morton, 1991). Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Loài phổ biến nhất là chùm ngây (cải ngựa) (Moringa oleifera), Chùm ngây vốn được coi có vùng bản địa là vùng tây bắc Ấn Độ và Pakistan, sau được đưa vào trồng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á khác. Hiện nay vẫn tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang dại ở cận Hymalaya, từ vùng Chenab phía đông của Sarda (Ấn Độ). Ở Việt Nam, Chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào. Cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chùm ngây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát vùng ven biển. 1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế [22] :  Về dinh dưỡng: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba. • Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20g lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng…và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ . • Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100g lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, Vitamin A , Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày.
  • 16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 14 So sánh hàm lượng dinh dưỡng (Đặc biệt dùng cho người “ăn Chay”) : Những so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm, những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và Chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng lá Chùm ngây : - Lượng Vitamin C gấp 7 lần trong trái Cam : Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm. - Lượng Vitamin A gấp 4 lần trong Cà-rốt : Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác.. - Lượng Calcium gấp 4 lần trong sữa : Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương.. - Lượng chất sắt gấp 0.75 lần so với cải bó xôi : Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể. -Lượng chất đạm (protein) nhiều hơn Yaourt : Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ acid amin, thông thường acid amin chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những acid amin cần thiết đó.  Về kinh tế: Ngoài việc có gía trị về dinh dưỡng như trên,cây Chùm ngây còn có tác dụng dưỡng da ,làm thuốc hay dùng để lọc nước sinh hoạt…… Dưỡng da : tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Lọc nước : Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn E.Coli còn 5-10 MPN..) . Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ và
  • 17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 15 thung lũng sông Nile nên còn được gọi bằng cái tên là “Shagara al Rauwaq”( nghĩa là “cây để làm sạch”). 1.1.5 Tác dụng dược lý : 1.1.5.1 Theo y học cổ truyền[22] : Cây Chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, α- sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong y học cổ truyền, sử dụng Chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu... Lá, hoa và rễ: được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. - Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. -Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. -Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy. Hạt dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày, trị trướng bụng. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
  • 18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 16 Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây Chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. Làm thuốc ngừa thai: trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa thai bằng cách cứ khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150 g), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm ngây có α-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn α-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Một số cách dùng chùm ngây trị bệnh theo hướng dẫn của lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,TP.HCM)[22] : + Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30g và lá trinh nữ hoàng cung khô 20g). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày. + Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày. + Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày. + Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. + Chùm ngây còn được dùng để lọc nước bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
  • 19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 17 1.1.5.2 Theo y học hiện đại : * Nghiên cứu về chống tăng huyết áp, lợi tiểu và giảm cholesterol [27] Dịch chiết từ lá Chùm ngây có tác dụng ổn định áp suất trong máu (Tạp chí sức khỏe Ấn Độ, 1962; Dahot, 1988). Các hợp chất nitrile, glycoside thiocarbamate được phân lập từ lá Chùm ngây có tác dụng hạ huyết áp (Faizi và cộng sự, 1995) và hầu hết các hợp chất này rất hiếm trong tự nhiên. Năm 1994, Gilani và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm sinh học trên chuột 4 hợp chất ly trích từ lá Chùm ngây là Niazinin A (38), Niazinin B (38), Niazimicin (39) và Niazinin A + B (38) cho thấy chúng có tác dụng hạ huyết áp. Morton (1991) và Caceres cùng cộng sự (1992) nghiên cứu dịch chiết từ các bộ phận rễ, lá, hoa, nhựa và hạt của cây Chùm ngây có tác dụng lợi tiểu. Ghasi cùng cộng sự (2000) nghiên cứu thử nghiệm sinh học trên cơ thể chuột, bằng cách trộn vào thức ăn của chuột dịch chiết thô từ lá Chùm ngây cho thấy chất β- sitosterol (28) có tác dụng giảm cholesterol trong huyết thanh của chuột. Năm 2009,Tạp chí Ethnopharmacology có đăng tải bài báo cáo vê hợp chất được triết xuất từ nước của cây Chùm ngây có khả năng hạ đường huyết ở những con chuột bị tiểu đường. * Nghiên cứu về chống co thắt, chống loét và bảo vệ gan[27] Gilani cùng cộng sự công bố hợp chất 4-(α-L-rhamnosyloxy ) benzylisothiocyanate (37) trích từ dịch chiết EtOH từ lá cây chùm ngây còn là thành phần trong thuốc chống co thắt với nguyên nhân tắc nghẽn là các hạt sỏi của các hợp chất canxi. (1992, 1994). Pal và cộng sự (1995) công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng chống lở loét và có chức năng bảo vệ gan trên chuột, dịch chiết nước lá Chùm ngây cũng có khả năng chống lở loét. * Nghiên cứu về kháng khuẩn, kháng nấm[27] Một công bố khác của Ruckmani và cộng sự (1998) trong rễ Chùm ngây còn chứa chất kháng sinh Pterygospermin (60) có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm mạnh. Nikkon và cộng sự (2003) đã ly trích N-benzyl-S-ethylthioformate (59) từ vỏ rễ Chùm ngây có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Bhatnagar và cộng sự (1961) cũng đã cho kết quả về tính kháng nấm của dịch chiết từ vỏ cây.
  • 20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 18 Caceres cùng cộng sự (1991) cũng đã công bố dịch chiết từ lá Chùm ngây tươi có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) gây bệnh ở người. - Ping - Hsien Chuang đã thử nghiệm hoạt tính kháng nấm trên dịch chiết EtOH và tinh dầu của lá và hạt cây Chùm ngây. Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính trên các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagophytes, Epidermophyton floccosum, và Microsporum canis. - P. Nepolean, J. Anitha và R. Emilin Renitta đã thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết lá, hạt và hoa của cây Chùm ngây và cho thấy chúng có hoạt tính với các chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeroginosa, Salmonella typhi A, Staphylococcus aureus, Streptococcus và Candida albican. * Nghiên cứu về trị khối u và chống ung thư[27] Makonnen cùng cộng sự (1997) đã công bố lá Chùm ngây chứa nhiều thành phần có khả năng trị khối u. Đó là các hợp chất O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzyl carbamate (35), 4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylisothiocyanate (37), Niazimicin (39). Guevara cùng cộng sự (1999) cũng đã đề xuất Niazimicin (39) là một chất có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra, năm 1998 Murakami cùng cộng sự cũng đã ly trích từ lá Chùm ngây các chất Niaziminin, thiocarbamate có tác dụng ức chế virus Epstein - Barr gây khối u. * Nghiên cứu về khả năng khử trùng của hạt Chùm ngây[27] Olsen (1987), Madsen và cộng sự (2002) công bố công trình nghiên cứu về khả năng khử trùng của hạt Chùm ngây. Broin và cộng sự (2002) công bố protein tái tổ hợp trong hạt Chùm ngây có khả năng làm kết tụ các vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Trường hợp này các vi khuẩn bị loại bỏ giống như trường hợp các chất cặn bã trong nước bị loại bỏ bởi các chất keo tụ (Casey, 1997). Mặt khác, hạt Chùm ngây còn tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn dẫn đến ức chế sự tăng trưởng của nó. Các peptide ức chế vi khuẩn hoạt động bằng cách phá vỡ màng tế bào hoặc ức chế các enzyme cốt yếu của vi khuẩn (Silvestro và cộng sự, 2000; Suarez và cộng sự, 2003).
  • 21. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 19 Năm 1990, Sutherland và cộng sự cũng đã công bố hạt Chùm ngây còn có tác dụng ức chế sự sao chép của vi khuẩn. Nguyên nhân ức chế sự phát triển của vi khuẩn của hạt Chùm ngây là do trong hạt Chùm ngây có chất 4-(α-L-rhamnosyloxy) benzylisothiocynate (37) (Eilert và cộng sự, 1981). * Nghiên cứu về những công dụng trị bệnh khác[27] Pal và cộng sự (1995), Tahiliani và Kar (2000) đã công bố dịch nước lá Chùm ngây có tác dụng điều hòa hormone tuyến giáp từ đó làm tăng khả năng hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra dịch chiết nước lá Chùm ngây còn có tác dụng chống oxy hóa. Rao và cộng sự (2001) đã công bố cao EtOH của lá Chùm ngây có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể tủy sống ở chuột. Tahiliani và Kar (2000) nghiên cứu cho thấy lá Chùm ngây có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các hormone tuyến giáp. Một báo cáo gần đây của Lipipun và cộng sự (2003) cho thấy tác dụng của lá Chùm ngây có khả năng dùng làm một loại thuốc dự phòng hay đặc trị HSV (Herpes simplex virus type 1), một công dụng khác nữa của lá Chùm ngây là có thể dùng làm thuốc chống lại biến thể virus bởi ngăn cản sự tổng hợp AND của chúng. Năm 1982, Bhattacharya và cộng sự đã đưa ra kết luận rằng lá và hoa Chùm ngây rất có hiệu quả trong điều trị giun sán. 1.1.6 Thành phần hóa học : Chùm ngây chứa rất nhiều đường đơn, rhamnose,hợp chất glycoside, flavonoid và nhóm các chất glucosinolate và isothiocyanate. Toàn cây có chất Pterygospermin có tính kháng các vi khuẩn Gram (-), Gram (+) và vi khuẩn ưa acid. 1.1.6.1 Các hợp chất Phenolic : OH OH OH OH COOH COOH OCH3H3CO H3CO H3CO OH O O OH 4-Hydroxymellin (3)Syringic acid (1) Gallic acid (2)
  • 22. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 20 OH N HO OH O NH2 4-Hydroxyphenylacetonitrile (4) Vanilin (5) Benzylamine (6) OH OH O N=C=S 4-Hydroxyphenylacetamine (7) 4-Hydroxyphenylacetic acid (8) Benzylisothiocyanate (9) OH O O OH O O OH OH 7-(p-hydroxy)phenoxyheptanoic acid (10) (p-hydroxy)phenoxyacetic acid(11) O O OH OH OO Ethyl 4-(p-hydroxy)phenylbutanoate (12) Propyl p-hydroxybenzoate (13) HHOO NNHH22 OO
  • 23. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 21 O OH O HO H OH OO 4-Hydroxymellein (14) Methyl-p-hydroxybenzoate (15) 1.1.6.2 Các hợp chất Flavonoid đã được phân lập từ cây Chùm ngây: Kaempferide 3-O-(2",3"-diacetylglucoside) (16) Kaempferide 3-O-(2"-O-galloylrhamnoside) (17) Kaempferide 3-O-(2"-O-galloylrutinoside)-7-O-α-rhamnoside (18) OOHHOO OOHH OO OO OOCCHH33 OO HH OOHH HH HH HH HH OOHH OOAAcc OOAAcc OHO OH O O OH O CH3 O OH OH OH OH O OOOO OOHH OO OO OOCCHH33 OO OO OOHH OOHH HHOO OOHH OOHH OO OOHH HH33CC HHOO HHOO OO OO OOHH HH33CC HHOO HHOO OO
  • 24. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 22 O OH O O H OH OH H H O H O O OH O O H HO H HO H H OHH HO O OH O HO H3C HO HO CH3 OH OH O OH O O H O H OH H H O H O HO OH O O H HO H OH H H HO H OH O OH O HO H3C HO HO CH3 OH OH Kaempferol 3-O-[α-rhamnosyl-(1→2)]-[α-rhamnosyl-(1→4)]-β-glucoside -7-O-α-rhamnoside (20) O OH O O OH HO O OH CH3 OH OH Kaempferol 3-O-[β-glucosyl-(1→2)]-[α-rhamnosyl-(1→6)]-β-glucoside-7-O-α-rhamnoside (19) Kaempferol 3-O-α-rhamnoside (21) Rutin (22) O OH OH HO OH O O H OH H OH H H HO H O O O OH H3C HO HO
  • 25. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 23 OH3CO OH O OH OH OH OHO OH O OH OH O H H HO O OH OH OH H H H Rhamnetin (23) Isoquercetin (24) OO OH O OH O O CH3 OH OH OH OH3C HO OH HO O OH OH HO OH O O H OH H OH H H HO H O O O OHHO HO H3C Kaempferitrin (25) Kaempferol (26) 1.1.6. 3 Các hợp chất Terpenoid-Steroid được phân lập từ cây Chùm ngây: OH Vitamin A (27) RO β-sitosterol (R=H) (28) 3-O-(6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl)-β-sitosterol (R=6'-O-oleoyl-β-D-glucopyranosyl) (29) β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside (R=3-O-β-D-glucopyranosyl) (30)
  • 26. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 24 HO Stigmasterol (31) β-Carotene (32) 1.1.6.4 Các hợp chất Glycosid được phân lập từ cây Chùm ngây : COOH O H HO H HO H H OHH OH O HOOC O O O OH OH OH O H3C HO HO HO O H3C OH HO HO O CH2 H N C O O C2H5 O H3C OH HO HO O CH2 C N HO O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (35) Niaziridin (36) N=C=S O OH3C HO HO OH Niazinin (38) O H3C OH HO HO O CH2 H N C O S C2H5 O H3C OH HO HO O CH2 C N Benzylglucosinolate (41) Benzoic acid 4-O-β-glucoside (33) Benzoic acid 4-O-α-rhamnosyl-(1→2)-β-glucoside (34) 4-(α-L-rhamnopyranosyloxy)benzylisothiocyanate (37) Niazimicin (39) Niazirin (40) OO HH33 CC OOHH HHOO HHOO OO CCHH22 HH NN CC OO SS CC HH33 OO SS HHOO OOHH CCHH22OOHH OOHH NN OOSSOO33 --
  • 27. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 25 O S O O OH OH OH HO OH CH2OH OH N OSO3 - 4-(α-L-rhamnopyranosyloxy)benzylglucosinolate (42) Niaziminin A (43) N O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO 4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylnitrile (44) Niaziminin B (45) N O O O HO OH H3CCOO H S N O O O HO OH H3CCOO S H Niazicin A (46) Niazicin B (47) N O O O HO OH H3CCOO H O N O O O HO OH H3CCOO OH Niazimin A (48) Niazimin B (49) NN OO OO OO HHOO OOHH HH33CCCCOOOO HH SS NN OO OO OO HHOO OOHH HH33CCCCOOOO SS HH
  • 28. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 26 N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO OH Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (E) (50) N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO O H Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (Z) (51) N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO SH N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO SH + - O-methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (E) (52) N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO S N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO S + - H H O-Methyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (Z) (53)
  • 29. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 27 N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO O H Ethyl 4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylcarbamate (E) (54) N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO S H N O O O H3CCOO OOCCH3 H3CCOO S H + - O-Ethyl-4-(2',3',4'-tri-O-acetyl-α-L-rhamnosyloxy)benzylthiocarbamate (Z) (55) N O O HO OH H3CCOO Niazirinin (56) Niazicinin A (57) Niazicinin B (58) 1.1.6. 5 Hợp chất khác được phân lập từ cây Chùm ngây: H2 C N O S N C H2 O S N H S O N-benzyl-S-ethylthioformate (59) Pterygospermin (60) CH3(CH2)26COOH N C S N OH O Acid octacosanoic (61) 2-Propylisothiocyanate (62) Acid nicotinic (63) NN OO OO OO HHOO OOHH HH33CCCCOOOO HH OO NN OO OO OO HHOO OOHH HH33CCCCOOOO OOHH
  • 30. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 28 N C S N O O HO OH H3CCOO O HO OH OHO H OH 2-Butylisothiocyanate (64) Niazirinin (65) Vitamin C (66) N C S N H O S 2-Methylpropylisothiocyanate (67) 5,5-Dimethyloxazolidine-2-thione (68) N N N NH O O OH OH OH HO N N N N NH N H OH H2N HO O O OH O N OHHO HO Riboflavin (69) Acid folic (70) Pyridoxin (71) O HO H H α-tocopherol (72) N H OH O N H N Indole acetic acid (73) Indole acetonitrile (74)
  • 31. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 29 Chương II THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp 2.1.1 Hóa chất • Hạt silicagel cỡ hạt 40 - 60 µm dùng cho pha thường, hạt sephadex LH - 20. • SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC - Alufolien F254 (Merck) dùng cho pha thường . • Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm: Hexane, CHCl3, EA, MeOH, EtOH. • Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên bản mỏng: dùng H2SO4 10% trong EtOH, FeCl3/EtOH. 2.1.2 Thiết bị • Đèn UV tử ngoại cầm tay, bước sóng 254 nm và 365 nm hiệu UVITEC. • Máy cô quay chân không Buchi 111. • Bếp cách thủy Julabo 461 Water Bath. • Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại, hiệu SCHOTT. • Cột sắc kí đường kính từ 2 - 5,5 cm. • Cân phân tích AND HR - 200. 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 2.1.3.1 Phương pháp phân lập các hợp chất Sử dụng kỹ thuật SKC silica gel pha thường, sephadex LH - 20 kết hợp sắc ký lớp mỏng. Phát hiện các hợp chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% trong EtOH hay FeCl3/EtOH… 2.1.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất - Điểm nóng chảy được đo trên máy Electrothermal IA 9000 series, dùng mao quản không hiệu chỉnh của Phòng hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện công nghệ hóa học, số 1, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM.
  • 32. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 30 - Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): 1 H-NMR (500 MHz) và 13 C-NMR (125 MHz) đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, phổ DEPT, phổ HMBC, phổ HSQC. - Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS đo tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. -Phổ phân giải cao HR-ESI-MS đo tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh. 2.2 THỰC NGHIỆM 2.2.1 Giới thiệu chung Trong khoá luận này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cao cao EA từ lá cây Chùm ngây Moringa oleifera L., thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Lá cây được rửa sạch, phơi khô; sau đó đem xay thành bột mịn và trích ngâm dầm với EtOH 96°. Cô cạn dịch chiết dưới áp suất thấp thu được cao EtOH. Chiết pha rắn cao EtOH lần lượt với các dung môi Hexane, CHCl3, EA, MeOH thu các cao tương ứng. Thực hiện SKC cao EA (m = 360 g) với hệ dung môi Hexan:EA lần lượt từ Hexane 100%, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, EA 100%, EA-MeOH, thu được 7 phân đoạn. Tiến hành khảo sát chúng tôi phân lập được ba hợp chất MO5 ( p-hydroxybenzaldehyde ) và MO8 (Moringaside A) và MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde) 2.2.2 Quá trình phân lập các chất 2.2.2.1 Nguyên liệu * Thu hái nguyên liệu Mẫu lá cây Chùm ngây được thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai do công ty TNHH SX TM Hạnh Thông cung cấp. Xác định tên khoa học tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM. * Xử lý mẫu nguyên liệu Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh, phơi khô trong bóng râm, sấy lại ở nhiệt độ thấp, rồi xay thành bột mịn. Sau đó tiến hành ngâm chiết và phân lập các hợp chất.
  • 33. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 31 2.2.2.2 Quá trình điều chế cao EtOH toàn phần Mẫu lá Chùm ngây sau khi phơi khô cân được 7 kg, tiến hành ngâm với cồn 96° trong 2 ngày, lọc dịch chiết, quá trình này được lặp lại 4 lần, gom các dịch chiết cô loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao EtOH dạng sệt có khối lượng mẫu 1,5 kg. Cao EtOH thu được đem trộn với silicagel, sấy ở 40°C cho dung môi khô hoàn toàn. Tiến hành trích pha rắn với các dung môi có độ phân cực tăng dần như: Hexane, CHCl3, EA, MeOH thu được các cao tương ứng. Trong luận văn này ta tiến hành khảo sát các phân đoạn từ cao EA. Qui trình điều chế các loại cao được trình bày ở sơ đồ 2.
  • 34. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 32 Hexane EACHCl3 MeOH Trích pha rắn Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quan phân lập MO5, MO8 và MO10 từ bột lá Chùm ngây. Bột lá cây Chùm ngây m = 7 kg Tận trích với EtOH 96% Lọc, cô quay thu hồi dung môi E3 23,786 E2 26,678 E1 12,679 E4 39,987 E5 29,589 E6 14,796 E7 150 E7.1 12,89 g E7.5 16,94g E7.4 30,28 g E7.3 21,15 g E7.2 14,05 g CAO EtOH 1,5 kg CAO HEXANE 105g CAO CHCl3 150 g CAO EA 360 g CAO MeOH 800 g MO5 0,128 g MO8 0,016g MO10 0,019g
  • 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 33 2.2.2.3 Phân lập các hợp chất từ cao EA Thực hiện SKC cao EA (m = 360 g) trên silica gel với hệ dung môi giải ly là Hexan:EA lần lượt từ Hexane 100%, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, EA 100%, EA-MeOH các phân đoạn giống nhau trên SKLM (thuốc thử hiện bản mỏng là H2SO4 10% trong EtOH) gom chung lại thành 7 phân đoạn, mã hóa thành E1 – E7. Quá trình thực hiện SKC được tóm tắt trong sơ đồ 3. Sơ đồ 3 : Qui trình điều chế các phân đoạn từ cao EA 2.2.2.3.1 Khảo sát phân đoạn E7(150g) Phân đoạn E7 được SKC silicagel với hệ dung môi Hexane:EA có độ phân cực tăng dần: 10:1, 5:1, 1:1, 1:5, EA, sau đó là hệ dung môi EA:MeOH 10:1, 5:1, 1:1 , dựa vào kết quả trên SKLM gom các đoạn giống nhau thành 5 phân đoạn E7.1 – E7.5. Trong đó phân đoạn E 7.2 chứa 3 vết: 1 vết chính màu hồng, 1 vết màu xanh , 1 vết màu tím. Phân đoạn E 7.5 chứa 3 vết : 1 vết màu vàng , 1 vết màu hồng, 1 vết màu đen Cao EA 360g SKC silicagel E3 23,786 E2 26,678 E1 12,679 E4 39,987 E5 29,589 E6 14,796 Hexane Hexane:EA Hexane:EA Hexane:EA EA E7 150 EA:MeOHEA:MeOH
  • 36. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 34 2.2.2.3.2 Khảo sát phân đoạn E 7.2 (14,05g) Phân đoạn E7.2 được SKC silicagel với hệ dung môi Hexane:EA với độ phân cực tăng dần: 15:1, 10:1, 5:1 dựa vào kết quả SKLM thu được 2 phân đoạn ký hiệu E7.2.1 – E7.2.2 . Trong đó phân đoạn E 7.2.2 chứa 2 vết, 1 vết chính màu hồng, 1 vết màu tím. Tiếp tục sắc ký phân đoạn E7.2.2 bằng cột sephadex LH - 20, hệ dung môi CHCl3:MeOH = 1:1 thu được 1 chất kết tinh dạng tinh thể màu trắng MO5 (0,128g). SKC silicagel hệ Hexan : EA =5:1 Thu được 2 phân đoạn E7.2.1-E7.2.2 SKC sephadex LH - 20, CHCl3:MeOH = 1:1 Thu được 2 phân đoạn E7.2.2.1-E7.2.2.2 Sơ đồ 4: Qui trình phân lập hợp chất MO5 từ cao E7.2 E7.2 14,05 g E7.2.2 1,08 g MO5 0,128 g
  • 37. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 35 2.2.2.3.3 Khảo sát phân đoạn E7.5 (16,94 g) Phân đoạn E 7.5 ( 16,94g ) được SKC silicagel với hệ dung môi EA:MeOH có độ phân cực tăng dần: 10:1 , 5:1 , 1:1, 1:5, 1:10 dựa vào kết quả trên SKLM gom các đoạn giống nhau thành 3 phân đoạn E7.5.1 – E7.5.3. Dựa theo kết quả SKLM : -Phân đoạn E 7.5.1 có 2 vết : 1 vết chính màu vàng ,1 vết màu đen . -Phân đoạn E 7.5.3 có 1 vết : 1 vết chính màu hồng. Phân đoạn E 7.5.1 (2,06 g) tiếp tục được SKC silicagel với hệ dung môi EA : MeOH có độ phân cực tăng dần 1:1 , 1: 5 , 1:10 , 1: 20 dựa vào kết quả trên SKLM thu được 3 phân đoạn từ E 7.5.1.1 – E 7.5.1.3 . Trong đó , E 7.5.1.1 là một chất bột màu trắng MO8 (0,016 g ) Tiến hành sắc ký phân đoạn E7.5.3 ( 1,96 g ) với 1 vết chính màu hồng bằng cột sephadex LH - 20, hệ dung môi CHCl3:MeOH = 1:1 thu được 2 phân đoạn trong đó phân đoạn E 7.5.3.2 là một chất kết tinh thể hình kim màu trắng MO10 (0,019 g). Sơ đồ phân lập hai hợp chất MO8 và MO10 được trình bày ở sơ đồ 5
  • 38. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 36 SKC silicagel hệ EA:MeOH Thu được 3 phân đoạn E7.5.1-E7.5.3 SKC silicagel hệ EA:MeOH SKC sephadex LH 20 Thu được 3 phân đoạn CHCl3:MeOH = 1:1 E7.5.1.1-E7.5.1.3 E7.5.3.1-E7.5.3.2 Sơ đồ 5 : Sơ đồ phân lập MO8 và MO10 từ E7.5 E7.5.1 2,06g E7.5.3 1,96 g MO10 0,019 g MO8 0,016 g E7.5 16,94g
  • 39. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 37 2.3 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ CÁC SỐ LIỆU PHỔ NGHIỆM CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC 2.3.1 Hợp chất MO5 : -Hợp chất MO5 được thu dưới dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 112-1130 C -Phổ 1 H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm), J (Hz): 9,78 (1H, s, -CHO); 7,76 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2/H-6); 6,93 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-3/H-5). -Phổ 13 C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 132,1 (C-1); 128,4 (C-2/C-6); 115,8 (C-3/C-5); 163,3 (C-4); 190,9 (-CHO). 2.3.2 Hợp chất MO8: -Hợp chất MO8 được thu dưới dạng bột màu trắng, phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS m/z: 331,9 [M-H+2H2O]- (negative). , khối phổ phân giải cao HR- ESI-MS cho đỉnh ion phân tử tại m/z= 320,1095 [M+Na]+ (positive). -Phổ 1 H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δH (ppm), J (Hz): 4,23 (2H; d; 6 Hz; H- 1); 8,09 (1H; s; H-2); 7,19 (1H; d; 8,5 Hz; H-2’, H-6’); 6,98 (1H; d; 8,5 Hz; H-3’, H- 5’); 5,33 (1H; d; 1,0 Hz H-1’’); 3,63 (1H; m, H-2’’); 3,81 (1H; br s; H-3’’), 3,28 (1H; m; H-4’’); 3,47 (1H; m; H-5’’); 1,09 (3H; d; 6,0 Hz; H-6’’). -Phổ 13 C-NMR (125MHz, DMSO-d6), δC (ppm): 40,1(C-1); 160,8 (C-2); 132,2 (C-1’); 128,5 (C-2’ và C-6’); 116,3(C-3’ và C-5’); 155 (C-4’); 98,4 (C-1’’); 70,4 (C- 2’’); 70,1 (C-3’’); 71,7 (C-4’’); 69,3 (C-5’’); 17,8 (C-6’’). 2.3.3 Hợp chất MO10: -Hợp chất MO10 được thu dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 80-81o C. -Phổ 1 H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm), J (Hz): 9,76 (1H, s, H-7); 7,42 (1H, dd, J= 1,5 Hz và 8,0 Hz, H-6); 7,38 (1H, d, J= 1,5 Hz, H-2); 6,96 (1H, d, J= 8,0 Hz, H-5); 3,83 (3H, s, -OCH3) -Phổ 13 C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 190,9 (C-7); 153,0 (C-4); 148,1 (C-3); 128,6 (C-1); 125,9 (C-6), 115,3 (C-5); 110,7 (C-2); 55,5 (C3-OCH3).
  • 40. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 38 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất 3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 : Hợp chất MO5 thu được dưới dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 112- 1130 C,hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH. Phổ 1 H-NMR (phụ lục 1.1) cho tín hiệu của một nhóm aldehyde ở δH 9,78 (1H, s, −CHO), bốn proton vòng thơm ở δH 7,76 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2/H-6); 6,93 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-3/H-5) Phổ 13 C-NMR (phụ lục 1.2) của MO5 xuất hiện tín hiệu của bảy carbon, trong đó một carbon carbonyl (−CHO) ở δC 190,9 ; bốn carbon sp2 của vòng thơm ở δC 128,4 (C-2/C-6); δC 115,8 (C-3/C-5); một carbon bậc 4 ở δC 132,1 (C-1) và một carbon sp2 mang oxygen ở δC 163,3 . Các dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR cho phép kết luận sơ bộ hợp chất MO5 chứa một vòng benzene 1,4 thế đối xứng (một nhóm −CHO, một nhóm −OH) vì có có 2 tín hiệu hệ A2B2 ở vị trí δH 6,93 và 7,76 có cùng hằng số ghép là 8,5 Hz (vị trí para với nhau). Do hydroxy -OH là nhóm đẩy electron mạnh nên sẽ khiến 2 vị trí ortho tương ứng với nhóm OH giàu mật độ electron nên proton tại 2 vị trí đó sẽ dịch chuyển về trường cao hơn nên sẽ có độ dịch chuyển thấp hơn 2 vị trí meta so với nhóm OH . Chính vì vậy, 2 pronton H-2/H-6 sẽ là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz) ,2 proton H-3/H5 sẽ là δH 6,93 (2H, d, 8,5Hz). Phân tích phổ HMBC (phụ lục 1.3 ) ta thấy proton của nhóm aldehyde δH 9,78 cho tương quan với một carbon bậc 4 (δC 132,1) và hai carbon sp2 của vòng thơm (δC 128,4) cho phép xác nhận nhóm aldehyde được nối vào C-1 của vòng thơm. Còn hai carbon sp2 (δC 128,4) là C-2/C-6. Từ phổ HSQC (phụ lục 1.4 ) xác định được proton H-2/H-6 là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz). Hai proton H-2/H-6 cho tương quan với 1 carbon sp2 mang oxygen (δC 163,3) và carbon sp2 của vòng thơm (δC 115,8) cùng với carbon bậc 4 (δC 132,1) và carbon aldehyde (δC 190,9), do đó vị trí các carbon này lần lượt xác định là C-4 (δC 163,3); C-3/C-5 (δC 115,8) và C-1 (δC 132,1). Từ những dữ kiện
  • 41. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 39 nêu trên, kết hợp tài liệu tham khảo[41] hợp chất MO5 xác định là p- hydroxybenzaldehyde, đây là hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Moringa. 2 3 4 5 6 1 CHO OH 2 3 4 5 6 1 OH H H O H 4 H 5 7 Hình 6: Cấu trúc hóa học hợp chất MO5 và tương quan HMBC trên MO5 a Đo trong DMSO, b 125 MHz, c 500 MHz * δC của p-hydroxybenzaldehyde đo trong CD3OD Bảng 1 :So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde [ 41] C δH a,c (ppm), (J, Hz) δC a,b (ppm) MO5 TLTK[41 ] MO5 TLTK[41 ] 1 132,1 132,3 2 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 128,4 128,8 3 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 115,8 116,5 4 163,3 163,9 5 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 115,8 116,5 6 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 128,4 128,8 CHO 9,78 (1H, s) 9,79 (1H, s) 190,9 191,2
  • 42. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 40 3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8: Hợp chất MO8 thu được dưới dạng chất bột vô định hình màu trắng, hiện màu vàng với thuốc thử H2SO4/EtOH. Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS của hợp chất MO8 (phụ lục 2.6) cho đỉnh ion phân tử tại m/z = 331,9 [M-H+2H2O]- . Khối phổ phân giải cao HR-ESI-MS cho đỉnh ion phân tử tại m/z= 320,1095 [M+Na]+ (phụ lục 2.7). Phổ 1 H-NMR (d6-DMSO) (phụ lục 2.1) cho thấy sự xuất hiện của bốn proton vòng thơm δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz); 7,19 (2H; d; 8,5 Hz)], một nhóm methylene δH [4,23 (2H; d; 6 Hz)], môt tín hiệu aldehyde δH 8,09 (1H, s), cùng với phân tử đường α- L-rhamnose đặc trưng bởi proton anomeric δH 5,33 (1H; d; 1Hz) cùng với proton nhóm CH3 δH1,09 (3H; d; 6,5 Hz) và 1 nhóm NH δH 8,43 (1H, br s). Phổ 13 C-NMR (d6-DMSO) kết hợp với kỹ thuật DEPT (phụ lục 2.2, 2.3) cho thấy tồn tại phân tử đường α-L-rhamnose δC (98,4; 71,7; 70,4; 70,1; 69,3; 17,8), bên cạnh đó còn có tín hiệu của vòng benzene 1,4 thế gồm 1 carbon aryl nối oxi δC (155), 4 carbon methine aryl δC 116,3 (2C); 128,5 (2C) và một carbon bậc 4 δC (132,2), một tín hiệu nhóm –CHO δC (160,8), 1 nhóm methylene δC (40,1) Từ những dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và ESI-MS cho phép dự đoán MO8 có công thức phân tử là C14H19NO6 có độ bất bảo hòa (Δ = 6). Phổ 1 HNMR cho thấy vòng benzene có hai cặp proton đối xứng δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz)] và 7,19 [(2H; d; 8,5 Hz)], suy ra vòng benzene thế ở các vị trí 1,4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều tương tác trực tiếp HSQC (phụ lục 2.5), các tín hiệu carbon được gắn chính xác với các tín hiệu của proton của chúng Phổ HMBC (phụ lục 2.4), cho thấy proton-NH δH 8,43 (1H,s) cho tương quan yếu với nhóm –CHO, proton aldehyde chỉ cho tương quan với nhóm methylene δH [4,23 (2H; d; 6 Hz)] mà proton này lại cho tương quan với carbon –CHO δC (160,8) và carbon bậc 4 δC (132,2) cùng với carbon –CH của vòng thơm δC (128,5). Như vậy nhóm methylene chính là H-1 gắn vào carbon bậc 4 δC (132,2) là C-1’, carbon bậc 3 của vòng thơm là C-2’/C-6’ có (δC128,5) và nhóm –NH-CHO nối vào nhóm methylene. Mặt khác trên phổ HMBC cho thấy proton H-2’ lại cho tương quan với carbon bậc ba vòng thơm (δC 116,3) và 1 carbon sp2 mang oxi (δC 155), như vậy lần lượt 2 carbon lần lược xác định là C-3’/C-5’ và C-4’
  • 43. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 41 Trên phổ HMBC cho thấy proton anomeric δH [5,33 (1H; d; 1 Hz, H-1’’)] tương quan với C-4’ δC (155) nên phần đường được nối vào vị trí C-4’ trên vòng thơm. Chi tiết tương tác xa trên phổ HMBC được trình bày ở hình 7. O OH HO HO H3C O N H 1 2 1' 1'' 2' 3' 4' 5' 6' 2''3'' 4'' 5'' 6'' H O HH H H Hình 7 : Sự tương quan HMBC trên MO8 Dựa theo các dự liệu phổ 1 H-NMR ,13 C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC, ESI- MS, HR-ESI-MS đã trình bày ở trên thì đây là hợp chất mới lần đầu được tìm thấy trong tự nhiên đặt tên là Moringaside A Bảng 2. Dữ liệu phổ của hợp chất MO8: Vị trí MO8 (DMSO-d6) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz HMBC (H → C) Aglycone 1 4,23 (2H, d, 6,0) 40,1 C-2, C-1’, C-2’, C-6’ 2 8,09 (1H, s) 160,8 C-1
  • 44. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 42 1’ 132,2 2’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5 C-1, C3’, C-4’, C-6’ 3’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C4’, C-5’ 4’ 155,0 5’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C3’, C-4’ 6’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5 C-1, C2’, C-4’, C-5’ -NH 8,43 (1H, s). C-1 Rha 1” 5,33 (1H, d, 1,0) 98,4 C-4’, C-2”, C-5” 2” 3,63 (1H, m) 70,4 3” 3,81 (1H, br s) 70,1 4” 3,28 (1H, m) 71,7 C-2”, C-3” 5” 3,47 (1H, m) 69,3 C-4” 6” 1,09 (3H, d, 6,5) 17,8 C-4”, C-5”
  • 45. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 43 O OH HO HO H3C O N CHO H 1 2 1' 1'' 2' 3' 4' 5' 6' 2''3'' 4'' 5'' 6'' Hình 8: cấu trúc hóa học hợp chất MO8 3.1.3. Hợp chất MO10 Hợp chất MO10 thu được dưới dạng kết tinh hình kim màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 80- 81o C, hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH. Phổ 1 H-NMR của MO10 (phụ lục 3.1), cho thấy tín hiệu proton của nhóm aldehyde (–CHO) tại [δH 9,76 (1H, s)]; ba tín hiệu proton của vòng thơm [δH 7,42 (1H, dd, 1,5 Hz và 8,0 Hz); 7,38 (1H, d, 1,5 Hz và 6,96 (1H, d, 8,0 Hz) cùng với tín hiệu proton của nhóm methoxy (–OCH3) tại δH 3,83 (3H; s). Phổ 13 C-NMR kết hợp phổ DEPT (phụ lục 3.2, 3.3), cho tín hiệu tám carbon, bao gồm một carbon carbonyl (C=O) tại (δC 190,9); hai carbon vòng thơm mang oxygen tại [δC 153,0; 148,1]; một carbon vòng thơm tứ cấp tại (δC 128,6); ba carbon vòng thơm mang hydrogen tại (δC 125,9; 115,3 và 110,7); một nhóm metoxy (–OCH3) (δC 55,5). Phổ HSQC (phụ lục 3.5), cho ta xác định các vị trí carbon và proton trên cùng vị trí. Phổ HMBC (phụ lục 3.4), cho thấy proton vòng thơm tại [δH 7,42 (1H, dd, 1,5 Hz và 8,0 Hz)] tương quan với carbon carbonyl của nhóm aldehyde (−CHO), chứng tỏ đây phải là H-6. Proton ghép cặp ortho với H-6 là H-5. Proton vòng thơm còn lại là H- 2 [δH 7,38 (1H, d, 2,0 Hz)]. Bên cạnh đó, phổ HMBC cho thấy proton -CHO tương quan với carbon vòng thơm tứ cấp (δC 128,6), vậy đây phải là C-1. Proton của nhóm – OCH3 chỉ cho tương quan với carbon tại (δC 148,1), vậy đây là C-3. Carbon vòng thơm mang oxygen còn lại cho tín hiệu (δC 153,0) là C-4.
  • 46. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 44 OCH2 OH HO 1 2 3 4 5 6 7 8 H H H H Hình 9 : Sự tương quan HMBC trên MO10 Dựa vào các dữ liệu phổ nghiệm và so sánh với tài liệu tham khảo42 hợp chất MO10 được xác định là 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde (vanillin). OCH3 OH HO 1 2 3 4 5 6 7 8 Hình 10: cấu trúc hóa học hợp chất MO10
  • 47. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 45 Bảng 3: So sánh dữ liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde (vanillin). [42] a Đo trong DMSO, b 125 MHz, c 500 MHz * δC của vanillin đo trong CD3OD C δH a,c (ppm), (J, Hz) δC a,b (ppm) MO10 TLTK[42] MO10 TLTK[42] 1 128,6 129,8 2 7,38 ( 1H; d; 1,5Hz) 7,38(1H,d,1,5 Hz) 110,7 108,8 3 148,1 147,2 4 153,0 151,8 5 6,96 ( 1H; d; 8,0) 7,06 (1H, d, 8,4 Hz) 115,3 114,4 6 7,42 (1H; dd; 1,5 và 8,0) 7,40 (1H, dd, 8,4 Hz) 125,9 127,6 7 9,76 (1H; s) 9,79 (1H, s) 190,9 190,9 -OCH3 3,83 (3H; s) 3,92 (3H; s) 55,5 56,1
  • 48. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 46 Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Trong luận văn này, chúng tôi đã khảo sát thành phần hóa học từ lá Chùm ngây chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Bằng phương pháp SKC trên silicagel pha thường, sephadex LH - 20, kết hợp với SKLM, chúng tôi đã phân lập được ba hợp chất. Dựa vào các kết quả phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT 90 và 135, HMBC, HSQC, ESI-MS, HR-ESI- MS cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định là: MO5 (p- hydroxybenzaldehyde), MO8 (Moringaside A), MO10 (4-hydroxy-3- methoxybenzaldehyde) Trong đó hợp chất MO5 lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Chùm ngây Moringa và hợp chất MO8 là chất mới được tìm thấy trong tự nhiên. 4.2 Kiến nghị - Tiếp tục phân lập các hợp chất trong cao EA và các cao còn lại của lá Chùm ngây và thử hoạt tính sinh học các hợp chất đã phân lập được. - Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học ở các bộ khác của cây Chùm ngây như: thân, rễ, hoa, quả,…
  • 49. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1] Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [2] Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [3] Võ Văn Chi (2005), 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải Phòng. [4] Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học. [5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục. [6] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2008), Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học. [7] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), Tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học. [8] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên steroid và alkaloid, Giáo trình cao học, Viện Công nghệ Hóa học. [9] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản trẻ. [10] GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học. [11] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [12] PGS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [13] Nguyễn Bảo Quyên (2008), Tổng hợp và thử tác dụng chống oxy hóa in vitro của một số dẫn chất Rutin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh. [14] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, Giáo trình cao học. [15] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Bài giảng các phương pháp phổ nghiệm chuyên sâu, Giáo trình cao học.
  • 50. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 48 [16] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2005), HPLC / MS, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký TPHCM. [17] GS. TSKH. Phạm Trương Thị Thọ, DSCK II Đỗ Huy Bích (2007), 101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 69 - 70. [18] Nguyễn Bảo Trân (2010), Khảo sát tác động chống oxy hóa của lá cây Chùm ngây Moringa oleifera Lam. Moringaceae, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh. [19] Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp vật lý và hóa lý, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. [20] Nguyễn Đình Triệu (2006), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. [21] Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [22] http://www.ebook.edu.vn/?page=1.26&view=14645 (2010), Một số loại thảo dược quý sử dụng trong y học cổ truyền. TÀI LIỆU TIẾNG ANH [23] Amelia P. Guevara, Carolyn Vargas, Hiromu Sakuraim, (1999), An antitumor promoter from Moringa oleifera Lam, Mutation Research/Genetic Toxicology and Environmental Mutagenesis, Volume 440, Issue 2, Pages 181 - 188. [24] Anjum Perveen and Muhammad Qaiser (2009), Pollen flora of pakistan - LXIII. Moringaceae, Department of Botany, University of Karachi, Karachi, Pakistan . [25] A. Oluduro, B.I. Aderiye, J.D. Connolly, E.T. Akintayo O. Famurewa (2010), Characterization and Antimicrobial Activity of 4-(β-D- Glucopyranosyl-1→4-α-L-rhamnopyranosyloxy)benzyl thiocarboxamide; a Novel Bioactive Compound from Moringa oleifera Seed Extract, Folia Microbiol. 55 (5), 422 - 426.
  • 51. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 49 [26] Anwar F, Ashraf M, Bhanger MI. (2005), Interprovenance variation in the composition of Moringa oleifera oil seeds from Pakistan, J Am Oil Chem Soc, 82 : 45 - 51. [27] Anwar F, Latif S, Ashraf M, Gilani AH., (2007), Moringa oleifera: a food plant with multiple medicinal uses, Phytother Res. Jan, 21(1): 17 - 25. [28] B.A Anhwange1, V.O. Ajibola. (2004), Amino acid composition of the seeds of Moringa oleifera (Lam), Detarium microcarpum (Guill & Sperr) and Bauhinia monandra (Linn.), Chem Class Journal, 9 - 13. [29] Bennett RN, Mellon FA, Foidl N, Pratt JH, Dupont MS, Perkins L, Kroon PA. (2003). Profiling glucosinolates and phenolics in vegetative and reproductive tissues of the multi - purposetrees Moringa oleifera L. (Horseradish tree) and Moringa stenopetala L., J Agic Food Chem. Jun 4,51(12): 3546 - 53. [30] Bhatnagar SS, Santapau H, Desai JDH, Yellore S, Rao TNS (1961), Biological activity of Indian medicinal plants, Part 1, Antibacterial, antitubercular and antifungal action, Indian J Med Res, 49: 799 - 805. [31] Bhattacharya SB, Das AK, Banerji N (1982), Chemical investigations on the gum exudates from Sonja (Moringa oleifera), Carbohydr Res, 102: 253 - 262. [32] Catherine Y. Rowland, Adrian J. Blackman, Bruce R. D'Arcy, and Gavin B. Rintoul (1995), Comparison of Organic Extractives Found in Leatherwood (Eucryphia lucida) Honey and Leatherwood Flowers and Leaves, J. Agric. Food Chem., 43 (3), 753 - 763. [33] D. Gutzeit, V. Wray, P. Winterhalter, G. Jers (2007), Preparative isolation and purification of flavonoids and protocatechuic acid from sea buckthorn juice concentrate (Hippophao rhamnoides L. ssp. rhamnoides) by high speed counter curent chromatography, Chromatographia, 65 (1 - 2), pp. 1 - 7. [34] Dahot MU (1988), Vitamin contents of flowers and seeds of Moringa oleifera, Pak J Biochem, 21: 1 - 24.
  • 52. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 50 [35] Faizi S, Siddiqui BS, Saleem R, Aftab K, Shaheen F, Gilani AH (1998), Hypotensive constituents from pods of moringa oleifera, Planta Med, 64: 225 - 228. [36] Farooq Anwar, Sajid Latif, Muhammad Ashraf and Anwarul Hassan Gilani (2007), Moringa oleifera: A Food Plant with Multiple Medicinal Uses, Aga Khan University Medical College, Karachi - 74800, Pakistan. [37] Foidl N., Makkar H.P.S. and Becker K (2001), The potential of Moringa oleifera for agricultural and industrial uses, Nikolaus Foild, P.B. 432, carr. Sur Km 11, casa N°5, Managua, (Nicaragua). [38] Francis Kweku Amagloh and Amos Benang (2009), Effectiveness of Moringa oleifera seed as coagulant for water purification, University for Development Studies, Faculty of Applied Sciences, Department of Applied Chemistry and Biochemistry, P. O. Box 24, Navrongo, Ghana. [39] Inkyum Kim, Young - Won Chin, Song Won Lim, Young Choong Kim, and Jinwoong Kim (2004), Norisoprenoids and Hepatoprotective Flavone Glycosides from the Aerial Parts of Beta vulgaris var. Cicla, College of Pharmacy and Research Institute of Pharmaceutical Science, Seoul National University, Seoul 151 - 742 Korea. [40] Jared M. Worful, B.S. University of Maine (2005), Elysia chlorotica: A novel system for the elucidation of horizontal gene transfer, invertebrate developmental biology and secondary metabolites, The Graduate School University of Maine December. [41] Chemical Constituents from the Vines of Pueraria lobata ZHANG De-Wu 1 , DAI Sheng-Jun 1 , LIU Wan-Hui 1 , LI Gui-Hai1, 2* (1School of Pharmaceutical Science,Yantai University, Yantai 264005; 2Shandong Academy of Chinese Medicine, Ji’nan 250014, China). [42] Journal of the Chinese Chemical Society, 2004, 51, 437-441 New Prenylated Flavones from the Roots of Ficus beecheyana (Ching-kuo Lee a , Chung-kuang Lu a ,Yuen-Hsiung Kuo b ,Jian-Zhi Chen c , and Guang-Zhong Sun c ) a Graduate Institute of Pharmacognosy Science, Taipei Medical University,
  • 53. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 51 Taipei, Taiwan, R.O.C. bDepartment of Chemistry, National Taiwan University, Taipei, Taiwan, R.O.C. cDepartment of Food Nutrition, Chung Hwa Institute of Technology, Tainan, Taiwan, R.O.C.
  • 54. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 52 PHỤ LỤC Phụ lục 1.1 : Phổ 1 H-NMR của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
  • 55. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 53 Phụ lục 1.2 : Phổ 13 C-NMR của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
  • 56. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 54 Phụ lục 1.3 : Phổ HMBC của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
  • 57. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 55 Phụ lục 1.4 : Phổ HSQC của MO5 (p-hydroxybenzaldehyde)
  • 58. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 56 Phụ lục 2.1 : Phổ 1 H-NMR của MO8 (Moringaside A)
  • 59. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 57 Phụ lục 2.2 : Phổ 13 C-NMR của MO8 (Moringaside A)
  • 60. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 58 Phụ lục 2.3 : Phổ DEPT 90 và 135 của MO8 (Moringaside A)
  • 61. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 59 Phụ lục 2.4 : Phổ HMBC của MO8 (Moringaside A)
  • 62. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 60 Phụ lục 2.5 : Phổ HSQC của MO8 (Moringaside A)
  • 63. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 61 Phụ lục 2.6 : Phổ ESI-MS (negative) của MO8 (Moringaside A)
  • 64. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 62 Phụ lục 2.7 : Phổ HR-ESI-MS (positive) của MO8 (Moringaside A)
  • 65. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 63 Phụ lục 3.1 : Phổ 1 H-NMR của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
  • 66. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 64 Phụ lục 3.2 : Phổ 13 C-NMR của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
  • 67. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 65 Phụ lục 3.3 : Phổ DEPT 90 và 135 của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
  • 68. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 66 Phụ lục 3.4 : Phổ HMBC của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
  • 69. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 67 Phụ lục 3.5 : Phổ HSQC của MO10 (4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde)
  • 70. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP-2012 TRƯƠNG ÁNH XUYÊN 68 Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ý kiến của giáo viên phản biện: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ý kiến của giáo viên hướng dẫn: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………