SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Download to read offline
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Từ điển Webster định nghĩa đạo đức là sự phù hợp với các chuẩn mực hành vi của một hoặc
một nhóm nghề nghiệp nhất định. Những chuẩn mực này thường được quy định một bộ quy
tắc ứng xử nghề nghiệp và nhiều khi được thực thi bởi một ủy ban tại các trường đại học – gọi
là Hội đồng Thẩm tra đạo đức. Hội đồng này xem xét tất cả các đề xuất nghiên cứu có đối
tượng tham gia là con người để đảm bảo rằng các nguyên tắc về tham gia tự nguyện, vô hại,
giấu tên, bảo mật,… được thực thi, giảm thiểu những rủi ro có thể đối với người tham gia.
Kể cả trong trường hợp các nguyên tắc đạo đức không được quy định rõ ràng trong văn bản,
các nhà nghiên cứu vẫn phải có ý thức thực hiện những thỏa thuận chung của cộng đồng
khoa học về những hành vi nào là chấp nhận được, hành vi vào không chấp nhận được trong
lúc tiến hành nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp.
1. Các nguyên tắc đạo đức
a) Tham gia tự nguyện và vô hại (Voluntary participation and harmlessness)
Những người tham gia trong một dự án nghiên cứu phải nhận thức được rằng sự tham gia
của họ là tự nguyện; họ hoàn toàn tự do rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không phải
gánh chịu bất kỳ hậu quả gì; họ không thể bị tổn hại dù có tham gia hay không tham gia dự
án.
Trước khi xác nhận các câu trả lời tham gia, họ phải được nhận và ký vào “Phiếu chấp thuận
dựa trên hiểu biết” (informed consent). Bản này ghi rõ ràng quyền không tham gia và quyền
rút khỏi nghiên cứu của họ. Đối với người dưới 18 tuổi, mẫu đơn này phải có chữ ký của cha
mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Để có được sự khách quan trong việc tự nguyện, người tham gia nghiên cứu cần được cung
cấp thông tin về đề tài nghiên cứu (disclosure). Người tham gia cần biết những ai đang tiến
hành nghiên cứu, nhằm mục đích gì, những kết quả dự kiến ra sao và những lợi ích mà kết
quả nghiên cứu mang lại.
Các nhà nghiên cứu phải giữ lại Phiếu chấp thuận dựa trên hiểu biết trong khoảng thời gian
nhất định (thường là ba năm) sau khi hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu phù hợp với các
quy định về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hoặc nơi làm việc của họ.
b) Ẩn danh và bảo mật (Anonymity and confidentiality)
Để bảo vệ quyền lợi hiện tại và tương lai của người tham gia, danh tính của họ phải được bảo
vệ trong nghiên cứu khoa học. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc
kép về ẩn danh (giấu tên) và bảo mật.
Ẩn danh đặt ra yêu cầu rằng các nhà nghiên cứu hoặc độc giả của báo cáo nghiên cứu hoặc
bài báo khoa học cuối cùng không thể xác định bất kỳ câu trả lời nào là của một người trả lời
cụ thể. Ví dụ trong nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn, chẳng hạn như sử dụng ma túy
hoặc tải nhạc bất hợp pháp của sinh viên, nhà nghiên cứu có thể không có được các câu trả
lời trung thực nếu họ không bảo đảm tên của những người tham gia được giữ kín. Hơn nữa,
việc giấu tên để đảm bảo rằng người tham gia được bảo vệ và tránh bị phiền hà của những
bên có thể để ý tới việc nhận diện và tìm kiếm những người này trong tương lai, ví dụ như các
cơ quan chức năng hay chính quyền. Một biện pháp đơn giản đó là dùng quy trình ẩn danh 2
bước: thay vì chỉ định một người cụ thể (Nguyễn Hải Đăng) và địa điểm chính xác của cuộc
phỏng vấn (Phường 25, quận Bình Thạnh, HCM), có thể sử dụng một tiêu đề chung chung
hoặc được mã hóa – ví dụ như “T-01”.
Trong một số thiết kế nghiên cứu việc giấu tên khó được đảm bảo, ví dụ như khảo sát theo
chiều dọc (thu thập dữ liệu về những thay đổi của cùng một nhóm cá nhân trong một khoảng
thời gian); bởi nếu giấu tên các nhà nghiên cứu không thể thực hiện các so sánh về phản ứng
của cùng một người ở các điểm khác nhau để phân tích theo tuyến dọc. Trong những trường
hợp như vậy, danh tính của người tham gia cần được bảo mật. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng
các công cụ mã hóa dữ liệu có sẵn để bảo vệ mọi bản ghi kỹ thuật số như ghi chú đánh máy
hay bản ghi âm. Điều này đảm bảo chỉ mình nhà nghiên cứu mới có thể nhận ra những đặc
điểm thuộc về người nào đó, và sẽ không tiết lộ danh tính người này trong bất kỳ báo cáo,
bài báo khoa học hay diễn đàn công cộng nào khác.
c) Phân tích và báo cáo (Analysis and reporting)
Các nhà nghiên cứu cũng có nghĩa vụ đạo đức đối với cộng đồng khoa học về dữ liệu được
phân tích và báo cáo trong nghiên cứu của họ. Trước tiên là xác nhận đầy đủ nguồn các dữ
liệu tham khảo từ các nghiên cứu liên quan, sau là tiết lộ đầy đủ những phát hiện không
mong đợi hoặc tiêu cực, ngay cả khi chúng gây ra sự hoài nghi vào giá trị của thiết kế nghiên
cứu hay các kết luận của đề tài nghiên cứu.
Tương tự như vậy, yêu cầu này cũng áp dụng với những kết quả đáng chú ý được phát hiện
sau khi nghiên cứu đã hoàn thành, cho dù những phát hiện này là do ngẫu nhiên hay do thiếu
dữ liệu. Việc khẳng định những kết quả ngẫu nhiên đó là sản phẩm có chủ ý trong kế hoạch
của nhà nghiên cứu là hành vi phi đạo đức. Ví dụ trong nghiên cứu thực chứng, không nên
hình thành các giả thuyết sau khi đã có kết quả phân tích dữ liệu, bởi vì vai trò của dữ liệu
trong nghiên cứu thực chứng là để kiểm tra giả thuyết chứ không phải để xây dựng chúng.
Việc “cắt xén” dữ liệu thành các phân đoạn khác nhau để chứng minh hay bác bỏ các giả
thuyết, hay để tạo ra nhiều sản phẩm khoa học mà các sản phẩm đó đòi hỏi nguồn các dữ
liệu khác nhau cũng là phi đạo đức. Tự động nhào nặn những kết quả còn nghi vấn trở thành
những kết quả nghiên cứu hợp lệ bằng cách phân tích những dữ liệu cắt xén, cục bộ, không
đầy đủ hoặc không thích hợp cũng là một hình thức không trung thực trong khoa học.
Tiến bộ khoa học có được thông qua sự cởi mở và trung thực, vậy nên cách tốt nhất để các
nhà nghiên cứu đóng góp cho khoa học và cộng đồng khoa học là tiết lộ đầy đủ những vấn
đề còn tồn tại trong nghiên cứu của họ. Qua đó, có thể giúp các nhà nghiên cứu khác tránh
những vấn đề tương tự.
2. Các tổn hại trong nghiên cứu
Nhà nghiên cứu cần bảo vệ và phát triển lòng tin với những người tham gia nghiên cứu, thúc
đẩy tính toàn vẹn của nghiên cứu, đề phòng những hành vi sai trái gây ra phản ánh về nhóm
hoặc tổ chức của họ, cũng như đương đầu với những vấn đề mới. Thực hành đạo đức bao gồm
nhiều thứ hơn là chỉ tuân theo tập hợp những hướng dẫn do các bên chuyên môn cung
cấp. Nhà nghiên cứu cần lường trước và xem xét cách giải quyết cho mọi tình huống khó xử
về đạo đức có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Những vấn đề này áp dụng cho cả
nghiên cứu định tính, định lượng, hỗn hợp và cho tất cả các giai đoạn.
Một nghiên cứu nếu được thực hiện không tốt có thể gây hại cho cả người tham gia nghiên
cứu và cộng đồng. Đạo đức trong nghiên cứu bao gồm sự tôn trọng và hạn chế gây ra các
tổn hại càng nhiều càng tốt.
Tổn hại thể chất:
Tổn hại thể chất bao gồm gây đau đớn hoặc thương tích tới một người nào đó. Ví dụ, nếu bạn
thực hiện một nghiên cứu trong khu vực đang có xung đột mà không đánh giá kĩ càng rủi ro
về mặt an ninh, nghiên cứu viên hoặc những người tham gia nghiên cứu có thể bị thương.
Để giảm nguy cơ gây thiệt hại về mặt thể chất:
• Tìm hiểu các thông tin đáng tin cậy về an ninh ngay thời điểm hiện tại ở các khu
vực mà bạn sẽ thực hiện nghiên cứu. Liệu rằng có xung đột vũ trang hoặc các
cuộc bạo động khác không.
• Tìm hiểu về các cung đường đi và cập nhật điều kiện thời tiết nếu bạn phải di
chuyển tới các địa điểm hẻo lánh.
Tổn hại xã hội:
Nghiên cứu có thể dẫn tới các vấn đề trong mối quan hệ giữa con người, gia đình, hoặc cộng
đồng. Ví dụ, nếu bạn đang nghiên cứu về sự ưu tiên khi bỏ phiếu bầu của các cá nhân và tìm
hiểu cách những người khác trong cộng đồng của họ bỏ phiếu, mọi người có thể giận nhau vì
người kia đã không bỏ phiếu cho đảng hoặc ứng cử viên yêu thích của họ.
Tổn hại pháp lý:
Tổn hại pháp lý tức là các vấn đề liên quan tới phía công an hoặc toà án. Ví dụ, nghiên cứu
thực hiện tại các khu vực mà nhà nước không cho phép người dân được đến gần . Hoặc điều
tra các vấn đề mà chính quyền xem là nhạy cảm, chẳng hạn như tham nhũng của công an .
Để giảm nguy cơ gây hại tới xã hội hoặc đụng chạm tới các vấn đề pháp lý, tính bảo mật rất
quan trọng. Giữ kín danh tính của những người tham gia để họ không biết những người tham
gia khác là ai và những điều người khác đã nói về các vấn đề nhạy cảm (gây tổn hại tới xã
hội). Nhờ vậy người tham gia sẽ không gặp rắc rối với chính quyền (tổn hại về mặt pháp lý).
Tổn hại tâm lý:
Tổn hại về tâm lý là khi trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc của ai đó bị ảnh hưởng tiêu cực.
Các câu hỏi của nhà nghiên cứu có thể khiến mọi người cảm thấy rất khó chịu, buồn phiền,
xấu hổ, hoặc mất tự tin. Các nhà nghiên cứu cần phát triển các kỹ năng để trở nên nhạy cảm
khi đặt câu hỏi.
Để giảm nguy cơ gây nên các tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý:
• Khi bạn soạn các câu hỏi phỏng vấn của mình, hãy lưu ý các vấn đề có thể khiến cho
người tham gia nghiên cứu thấy không thoải mái.
• Trước tiên, hãy tìm kiếm các lời khuyên từ chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu có kinh
nghiệm trong việc đặt câu hỏi về các chủ đề có thể khiến người tham gia cảm thấy
không thoải mái.
• Giải thích cho người tham gia rằng họ không phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà họ
không muốn và có thể kết thúc cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào.
• Để ý bất cứ dấu hiệu của sự khó chịu nào (khóc hoặc tức giận) từ những người tham
gia khi họ trả lời các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn.
• Nếu người tham gia trở nên căng thẳng khi trả lời một câu hỏi, đừng tiếp tục câu hỏi
đó.
• Nếu có thể, cung cấp thông tin của các tổ chức hỗ trợ và tham vấn tâm lý cho những
người tham gia đã thảo luận về những trải nghiệm sang chấn.
Ví dụ một chuẩn mực hành vi của một hoặc của một nhóm nghề nghiệp nhất định như là Quy
định của Hiệp hội Hệ thống thông tin (AIS), một hiệp hội nghề nghiệp toàn cầu của các nhà
nghiên cứu chuyên ngành hệ thống thông tin:
https://aisnet.org/page/AdmBullCResearchCond
3. Quan sát có tham gia
Quan sát có tham gia, hay dân tộc kí trong nghiên cứu khoa học chính trị bao gồm nhiều
hình thức tiếp cận; từ việc quan sát các cuộc biểu tình, các “chính trị gia bóng tối” đến việc
tham gia vào một ngôi làng hoặc một nhà máy. Trước khi thực hiện những nghiên cứu này,
người thực hiện cần thiết phải hiểu được những mối quan hệ liên quan và những rủi ro đi
kèm không chỉ đối với bản thân mà còn với những người xung quanh. Chẳng hạn, bạn muốn
làm tình nguyện viên tại một tổ chức phi chính phủ ở địa phương để có thêm hiểu biết về
những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự và thiết lập các mối quan hệ. Bạn có thể tìm
kiếm các vị trí “sau cánh gà” như đề nghị làm biên tập cho bản tin hoặc sắp xếp lại thư viện
để tránh sự chú ý của cộng đồng. Bạn sẽ ảnh hưởng đến tổ chức nếu sự hiện diện của bạn
khiến họ bị buộc tội là công cụ của các lợi ích “phương Tây”.
Khuyến nghị đầu tiên đơn giản là sự ẩn mình. Bạn càng xuất hiện nhiều, bạn càng có nhiều
khả năng bị nhận diện, có thể bị đánh giá là theo đảng phái (gây khó khăn trong việc thực
hiện các cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin từ các bên khác trong tương lai) và bị xem
xét kĩ lưỡng. Giữ một thân phận tầm thường có thể gây khó chịu và điều đó cũng có nghĩa
là những người đồng tình với quan điểm của bạn cũng khó tìm thấy bạn, nhưng nó cũng
giúp bạn ít bị ngăn cản hơn trong việc xuất hiện, hay bị cho là kẻ có thành kiến hoặc gián
điệp.

More Related Content

Similar to 4. Đạo đức nghiên cứu.pdf

Chương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hocChương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hoc
besstuan
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub
 
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptxChuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
YnNhiV14
 
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌCHỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
SoM
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Duy96
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Duy96
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Duy96
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Hoàng Hưởng
 
Chương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieuChương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieu
besstuan
 

Similar to 4. Đạo đức nghiên cứu.pdf (20)

Chương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hocChương 3 van de khoa hoc
Chương 3 van de khoa hoc
 
Nc định tính
Nc định tínhNc định tính
Nc định tính
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
 
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptxChuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
 
Dai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.pptDai cuong NCKHYH.ppt
Dai cuong NCKHYH.ppt
 
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌCHỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
HỘI ĐỒNG Y ĐỨC TRONG XÉT DUYỆT NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
 
Chương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieuChương v. thu thap tai lieu
Chương v. thu thap tai lieu
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.docx
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên   vấn đề nghiên cứu ...
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên vấn đề nghiên cứu ...
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
 
Pvdung daoduc nghiencuu revised
Pvdung daoduc nghiencuu revisedPvdung daoduc nghiencuu revised
Pvdung daoduc nghiencuu revised
 

More from Fred Hub

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
Fred Hub
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
Fred Hub
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
Fred Hub
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Fred Hub
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
Fred Hub
 

More from Fred Hub (18)

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdf
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdf
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viết
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptx
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdf
 
Buổi 3_KNNT_Kỹ năng đọc tin tức.pdf
Buổi 3_KNNT_Kỹ năng đọc tin tức.pdfBuổi 3_KNNT_Kỹ năng đọc tin tức.pdf
Buổi 3_KNNT_Kỹ năng đọc tin tức.pdf
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

4. Đạo đức nghiên cứu.pdf

  • 1. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Từ điển Webster định nghĩa đạo đức là sự phù hợp với các chuẩn mực hành vi của một hoặc một nhóm nghề nghiệp nhất định. Những chuẩn mực này thường được quy định một bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp và nhiều khi được thực thi bởi một ủy ban tại các trường đại học – gọi là Hội đồng Thẩm tra đạo đức. Hội đồng này xem xét tất cả các đề xuất nghiên cứu có đối tượng tham gia là con người để đảm bảo rằng các nguyên tắc về tham gia tự nguyện, vô hại, giấu tên, bảo mật,… được thực thi, giảm thiểu những rủi ro có thể đối với người tham gia. Kể cả trong trường hợp các nguyên tắc đạo đức không được quy định rõ ràng trong văn bản, các nhà nghiên cứu vẫn phải có ý thức thực hiện những thỏa thuận chung của cộng đồng khoa học về những hành vi nào là chấp nhận được, hành vi vào không chấp nhận được trong lúc tiến hành nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp.
  • 2. 1. Các nguyên tắc đạo đức a) Tham gia tự nguyện và vô hại (Voluntary participation and harmlessness) Những người tham gia trong một dự án nghiên cứu phải nhận thức được rằng sự tham gia của họ là tự nguyện; họ hoàn toàn tự do rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả gì; họ không thể bị tổn hại dù có tham gia hay không tham gia dự án. Trước khi xác nhận các câu trả lời tham gia, họ phải được nhận và ký vào “Phiếu chấp thuận dựa trên hiểu biết” (informed consent). Bản này ghi rõ ràng quyền không tham gia và quyền rút khỏi nghiên cứu của họ. Đối với người dưới 18 tuổi, mẫu đơn này phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Để có được sự khách quan trong việc tự nguyện, người tham gia nghiên cứu cần được cung cấp thông tin về đề tài nghiên cứu (disclosure). Người tham gia cần biết những ai đang tiến hành nghiên cứu, nhằm mục đích gì, những kết quả dự kiến ra sao và những lợi ích mà kết quả nghiên cứu mang lại. Các nhà nghiên cứu phải giữ lại Phiếu chấp thuận dựa trên hiểu biết trong khoảng thời gian nhất định (thường là ba năm) sau khi hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu phù hợp với các quy định về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hoặc nơi làm việc của họ. b) Ẩn danh và bảo mật (Anonymity and confidentiality) Để bảo vệ quyền lợi hiện tại và tương lai của người tham gia, danh tính của họ phải được bảo vệ trong nghiên cứu khoa học. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc kép về ẩn danh (giấu tên) và bảo mật. Ẩn danh đặt ra yêu cầu rằng các nhà nghiên cứu hoặc độc giả của báo cáo nghiên cứu hoặc bài báo khoa học cuối cùng không thể xác định bất kỳ câu trả lời nào là của một người trả lời cụ thể. Ví dụ trong nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn, chẳng hạn như sử dụng ma túy hoặc tải nhạc bất hợp pháp của sinh viên, nhà nghiên cứu có thể không có được các câu trả lời trung thực nếu họ không bảo đảm tên của những người tham gia được giữ kín. Hơn nữa, việc giấu tên để đảm bảo rằng người tham gia được bảo vệ và tránh bị phiền hà của những bên có thể để ý tới việc nhận diện và tìm kiếm những người này trong tương lai, ví dụ như các cơ quan chức năng hay chính quyền. Một biện pháp đơn giản đó là dùng quy trình ẩn danh 2 bước: thay vì chỉ định một người cụ thể (Nguyễn Hải Đăng) và địa điểm chính xác của cuộc
  • 3. phỏng vấn (Phường 25, quận Bình Thạnh, HCM), có thể sử dụng một tiêu đề chung chung hoặc được mã hóa – ví dụ như “T-01”. Trong một số thiết kế nghiên cứu việc giấu tên khó được đảm bảo, ví dụ như khảo sát theo chiều dọc (thu thập dữ liệu về những thay đổi của cùng một nhóm cá nhân trong một khoảng thời gian); bởi nếu giấu tên các nhà nghiên cứu không thể thực hiện các so sánh về phản ứng của cùng một người ở các điểm khác nhau để phân tích theo tuyến dọc. Trong những trường hợp như vậy, danh tính của người tham gia cần được bảo mật. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng các công cụ mã hóa dữ liệu có sẵn để bảo vệ mọi bản ghi kỹ thuật số như ghi chú đánh máy hay bản ghi âm. Điều này đảm bảo chỉ mình nhà nghiên cứu mới có thể nhận ra những đặc điểm thuộc về người nào đó, và sẽ không tiết lộ danh tính người này trong bất kỳ báo cáo, bài báo khoa học hay diễn đàn công cộng nào khác. c) Phân tích và báo cáo (Analysis and reporting) Các nhà nghiên cứu cũng có nghĩa vụ đạo đức đối với cộng đồng khoa học về dữ liệu được phân tích và báo cáo trong nghiên cứu của họ. Trước tiên là xác nhận đầy đủ nguồn các dữ liệu tham khảo từ các nghiên cứu liên quan, sau là tiết lộ đầy đủ những phát hiện không mong đợi hoặc tiêu cực, ngay cả khi chúng gây ra sự hoài nghi vào giá trị của thiết kế nghiên cứu hay các kết luận của đề tài nghiên cứu. Tương tự như vậy, yêu cầu này cũng áp dụng với những kết quả đáng chú ý được phát hiện sau khi nghiên cứu đã hoàn thành, cho dù những phát hiện này là do ngẫu nhiên hay do thiếu dữ liệu. Việc khẳng định những kết quả ngẫu nhiên đó là sản phẩm có chủ ý trong kế hoạch của nhà nghiên cứu là hành vi phi đạo đức. Ví dụ trong nghiên cứu thực chứng, không nên hình thành các giả thuyết sau khi đã có kết quả phân tích dữ liệu, bởi vì vai trò của dữ liệu trong nghiên cứu thực chứng là để kiểm tra giả thuyết chứ không phải để xây dựng chúng. Việc “cắt xén” dữ liệu thành các phân đoạn khác nhau để chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết, hay để tạo ra nhiều sản phẩm khoa học mà các sản phẩm đó đòi hỏi nguồn các dữ liệu khác nhau cũng là phi đạo đức. Tự động nhào nặn những kết quả còn nghi vấn trở thành những kết quả nghiên cứu hợp lệ bằng cách phân tích những dữ liệu cắt xén, cục bộ, không đầy đủ hoặc không thích hợp cũng là một hình thức không trung thực trong khoa học. Tiến bộ khoa học có được thông qua sự cởi mở và trung thực, vậy nên cách tốt nhất để các nhà nghiên cứu đóng góp cho khoa học và cộng đồng khoa học là tiết lộ đầy đủ những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu của họ. Qua đó, có thể giúp các nhà nghiên cứu khác tránh những vấn đề tương tự.
  • 4. 2. Các tổn hại trong nghiên cứu Nhà nghiên cứu cần bảo vệ và phát triển lòng tin với những người tham gia nghiên cứu, thúc đẩy tính toàn vẹn của nghiên cứu, đề phòng những hành vi sai trái gây ra phản ánh về nhóm hoặc tổ chức của họ, cũng như đương đầu với những vấn đề mới. Thực hành đạo đức bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ tuân theo tập hợp những hướng dẫn do các bên chuyên môn cung cấp. Nhà nghiên cứu cần lường trước và xem xét cách giải quyết cho mọi tình huống khó xử về đạo đức có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Những vấn đề này áp dụng cho cả nghiên cứu định tính, định lượng, hỗn hợp và cho tất cả các giai đoạn. Một nghiên cứu nếu được thực hiện không tốt có thể gây hại cho cả người tham gia nghiên cứu và cộng đồng. Đạo đức trong nghiên cứu bao gồm sự tôn trọng và hạn chế gây ra các tổn hại càng nhiều càng tốt. Tổn hại thể chất: Tổn hại thể chất bao gồm gây đau đớn hoặc thương tích tới một người nào đó. Ví dụ, nếu bạn thực hiện một nghiên cứu trong khu vực đang có xung đột mà không đánh giá kĩ càng rủi ro về mặt an ninh, nghiên cứu viên hoặc những người tham gia nghiên cứu có thể bị thương. Để giảm nguy cơ gây thiệt hại về mặt thể chất: • Tìm hiểu các thông tin đáng tin cậy về an ninh ngay thời điểm hiện tại ở các khu vực mà bạn sẽ thực hiện nghiên cứu. Liệu rằng có xung đột vũ trang hoặc các cuộc bạo động khác không. • Tìm hiểu về các cung đường đi và cập nhật điều kiện thời tiết nếu bạn phải di chuyển tới các địa điểm hẻo lánh. Tổn hại xã hội:
  • 5. Nghiên cứu có thể dẫn tới các vấn đề trong mối quan hệ giữa con người, gia đình, hoặc cộng đồng. Ví dụ, nếu bạn đang nghiên cứu về sự ưu tiên khi bỏ phiếu bầu của các cá nhân và tìm hiểu cách những người khác trong cộng đồng của họ bỏ phiếu, mọi người có thể giận nhau vì người kia đã không bỏ phiếu cho đảng hoặc ứng cử viên yêu thích của họ. Tổn hại pháp lý: Tổn hại pháp lý tức là các vấn đề liên quan tới phía công an hoặc toà án. Ví dụ, nghiên cứu thực hiện tại các khu vực mà nhà nước không cho phép người dân được đến gần . Hoặc điều tra các vấn đề mà chính quyền xem là nhạy cảm, chẳng hạn như tham nhũng của công an . Để giảm nguy cơ gây hại tới xã hội hoặc đụng chạm tới các vấn đề pháp lý, tính bảo mật rất quan trọng. Giữ kín danh tính của những người tham gia để họ không biết những người tham gia khác là ai và những điều người khác đã nói về các vấn đề nhạy cảm (gây tổn hại tới xã hội). Nhờ vậy người tham gia sẽ không gặp rắc rối với chính quyền (tổn hại về mặt pháp lý).
  • 6. Tổn hại tâm lý: Tổn hại về tâm lý là khi trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc của ai đó bị ảnh hưởng tiêu cực. Các câu hỏi của nhà nghiên cứu có thể khiến mọi người cảm thấy rất khó chịu, buồn phiền, xấu hổ, hoặc mất tự tin. Các nhà nghiên cứu cần phát triển các kỹ năng để trở nên nhạy cảm khi đặt câu hỏi. Để giảm nguy cơ gây nên các tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý: • Khi bạn soạn các câu hỏi phỏng vấn của mình, hãy lưu ý các vấn đề có thể khiến cho người tham gia nghiên cứu thấy không thoải mái. • Trước tiên, hãy tìm kiếm các lời khuyên từ chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi về các chủ đề có thể khiến người tham gia cảm thấy không thoải mái. • Giải thích cho người tham gia rằng họ không phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà họ không muốn và có thể kết thúc cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào. • Để ý bất cứ dấu hiệu của sự khó chịu nào (khóc hoặc tức giận) từ những người tham gia khi họ trả lời các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn. • Nếu người tham gia trở nên căng thẳng khi trả lời một câu hỏi, đừng tiếp tục câu hỏi đó. • Nếu có thể, cung cấp thông tin của các tổ chức hỗ trợ và tham vấn tâm lý cho những người tham gia đã thảo luận về những trải nghiệm sang chấn. Ví dụ một chuẩn mực hành vi của một hoặc của một nhóm nghề nghiệp nhất định như là Quy định của Hiệp hội Hệ thống thông tin (AIS), một hiệp hội nghề nghiệp toàn cầu của các nhà nghiên cứu chuyên ngành hệ thống thông tin: https://aisnet.org/page/AdmBullCResearchCond
  • 7. 3. Quan sát có tham gia Quan sát có tham gia, hay dân tộc kí trong nghiên cứu khoa học chính trị bao gồm nhiều hình thức tiếp cận; từ việc quan sát các cuộc biểu tình, các “chính trị gia bóng tối” đến việc tham gia vào một ngôi làng hoặc một nhà máy. Trước khi thực hiện những nghiên cứu này, người thực hiện cần thiết phải hiểu được những mối quan hệ liên quan và những rủi ro đi kèm không chỉ đối với bản thân mà còn với những người xung quanh. Chẳng hạn, bạn muốn làm tình nguyện viên tại một tổ chức phi chính phủ ở địa phương để có thêm hiểu biết về những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự và thiết lập các mối quan hệ. Bạn có thể tìm kiếm các vị trí “sau cánh gà” như đề nghị làm biên tập cho bản tin hoặc sắp xếp lại thư viện để tránh sự chú ý của cộng đồng. Bạn sẽ ảnh hưởng đến tổ chức nếu sự hiện diện của bạn khiến họ bị buộc tội là công cụ của các lợi ích “phương Tây”. Khuyến nghị đầu tiên đơn giản là sự ẩn mình. Bạn càng xuất hiện nhiều, bạn càng có nhiều khả năng bị nhận diện, có thể bị đánh giá là theo đảng phái (gây khó khăn trong việc thực hiện các cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin từ các bên khác trong tương lai) và bị xem xét kĩ lưỡng. Giữ một thân phận tầm thường có thể gây khó chịu và điều đó cũng có nghĩa là những người đồng tình với quan điểm của bạn cũng khó tìm thấy bạn, nhưng nó cũng giúp bạn ít bị ngăn cản hơn trong việc xuất hiện, hay bị cho là kẻ có thành kiến hoặc gián điệp.