SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Chủ đề nghiên cứu
Hầu hết chúng ta có quá nhiều điều yêu thích để theo đuổi. Những người mới bắt đầu thường
khó tìm ra một chủ đề cho họ đủ tập trung để phát triển một dự án nghiên cứu. Một chủ đề
nghiên cứu (research topic) là một mối quan tâm được định nghĩa đủ hẹp để bạn có thể tưởng
tượng mình trở thành một chuyên gia trong chủ đề đó. Điều này không có nghĩa bạn biết rất
nhiều về nó hoặc bạn sẽ phải tìm hiểu về nó nhiều hơn giáo sư/người hướng dẫn của bạn, mà
bạn chỉ muốn biết nhiều hơn những gì bạn đang có bây giờ.
Nếu bạn chọn một chủ đề và sau đó phát hiện ra rằng các nguồn của nó khó tìm thì bạn có
khả năng phải bắt đầu lại. Ban đầu có thể bạn không biết đủ để biến một mối quan tâm thành
một chủ đề tập trung. Khi đó bạn phải tìm đọc tài liệu để biết mình đang nghĩ gì về nó. Đừng
đọc ngẫu nhiên: bắt đầu với các mục trong một bách khoa toàn thư nói chung, sau đó xem
các mục trong một bách khoa toàn thư hoặc từ điển chuyên ngành, sau đó duyệt qua các tạp
chí và trang web cho đến khi bạn nắm được hình mẫu chung của chủ đề của mình. Chỉ khi đó,
bạn mới có thể chuyển sang các bước tiếp theo.
Với một chủ đề quá rộng thì bạn phải thu hẹp nó, như thế này:
Một thách thức là xác định vấn đề dẫn đến nhu cầu nghiên cứu của bạn. Vấn đề nghiên cứu
(research problems) là những quan tâm, thắc mắc hay tranh cãi mà dẫn dắt đến sự cần thiết
phải tiến hành nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu đưa ra chỉ dấu giúp chúng ta thu hẹp chủ đề,
gắn liền với mục đích của nghiên cứu. Bạn có thể đặt câu hỏi: “Vấn đề/tranh cãi nào dẫn đến
sự cần thiết của nghiên cứu này?”, từ đó giúp bạn dần dần thu hẹp chủ đề như phía trên. Bạn
có thể tìm thấy vấn đề nghiên cứu trong phần mở đầu hoặc giới thiệu của nghiên cứu; đoạn
văn này còn được gọi là tuyên bố vấn đề (statement of problems). Việc xác định rõ được vấn
đề tạo ra tiền đề cho toàn bộ nghiên cứu. Nếu không biết vấn đề nghiên cứu, người đọc không
biết tại sao nghiên cứu của bạn quan trọng và họ nên đọc nó.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Cách tốt nhất để tìm ra những gì bạn không biết về một chủ đề là trả lời các câu hỏi về chủ
đề đó. Đầu tiên hãy hỏi những điều có thể dự đoán được trong lĩnh vực của bạn. Cũng nên
hỏi những câu hỏi tiêu chuẩn theo báo chí (5W+1H): ai (who), cái gì (what), khi nào
(when) và ở đâu (where), nhưng tập trung vào cách thức (how) và lý do (why). Cuối cùng,
bạn có thể hỏi một cách có hệ thống bốn loại câu hỏi phân tích: thành phần, lịch sử, phân
loại và giá trị của chủ đề của bạn. Ghi lại các câu hỏi nhưng đừng dừng lại để tìm câu trả lời.
Các câu hỏi cần hỏi có thể bao gồm
• Các phần của chủ đề của bạn là gì và chúng liên quan đến nhau như thế nào?
• Làm thế nào chủ đề của bạn là một phần của một hệ thống lớn hơn?
• Làm thế nào và tại sao chủ đề của bạn đã thay đổi theo thời gian, như một cái gì đó
có lịch sử riêng của nó?
• Làm thế nào và tại sao chủ đề của bạn là một phần trong một lịch sử lớn hơn?
• Chủ đề của bạn phản ánh những giá trị nào? Nó hỗ trợ những giá trị nào? Có sự trái
ngược nhau không?
• Đề tài của bạn tốt hay xấu như thế nào? Nó có hữu ích không?
Nhưng nếu người viết không đặt ra câu
hỏi nào đáng để suy ngẫm thì họ không
thể đưa ra câu trả lời tập trung nào
đáng đọc. Người đọc nghiên cứu không
chỉ muốn thông tin; họ muốn câu trả lời
cho một câu hỏi đáng để hỏi. Chắc chắn
rằng những người bị cuốn hút bởi một
chủ đề thường cảm thấy bất kỳ thông
tin nào về chủ đề đó đều đáng đọc, vì
lợi ích riêng của chính nó. Các nhà
nghiên cứu không báo cáo dữ liệu vì lợi
ích của riêng họ mà để hỗ trợ câu trả lời
cho một câu hỏi mà họ (và họ hy vọng
độc giả của họ) nghĩ là đáng hỏi.
Khi thực hiện bước này, các nhà nghiên cứu
thường mắc phải sai lầm: họ vội vàng từ một
chủ đề đến một kết xuất dữ liệu. Một khi họ đề
cập đến một chủ đề cảm thấy có triển vọng,
chẳng hạn như nguồn gốc chính trị – văn hóa
và cách sử dụng truyền thuyết về vua Hùng,
họ sẽ đi thẳng vào việc tìm kiếm các nguồn —
các phiên bản khác nhau của câu chuyện
trong sách và phim, Việt Nam và Trung Quốc,
thế kỷ 15 và 21. Họ tích lũy một đống tóm tắt
các câu chuyện, mô tả về sự khác biệt và
tương đồng của họ, cách mà họ xung đột với
những gì các nhà sử học hiện đại nghĩ đã xảy
ra. Họ viết tất cả những điều đó lên và kết
luận, “Vì vậy, chúng tôi thấy có nhiều điểm
khác biệt và tương đồng thú vị … ”
Việc dựa trên một hoặc hai câu hỏi
cho bạn chỉ dẫn để thực hiện nghiên
cứu của mình một cách hệ thống. Câu
hỏi giúp bạn thu hẹp tìm kiếm của
mình đến những dữ liệu cần cho câu
trả lời, và khi có được câu trả lời mà
bạn nghĩ có thể sử dụng, bạn biết
rằng đã đến lúc ngừng tìm kiếm.
Nhưng nếu bạn bắt đầu chỉ với một
chủ đề thì dữ liệu bạn tìm thấy, theo
nghĩa đen, là vô tận; tệ hơn, bạn sẽ
không biết đến khi nào bạn tìm đủ.
Qua tất cả những điều này, mục tiêu quan
trọng nhất là tìm ra những câu hỏi thách thức,
hay tốt hơn là khơi dậy sự tò mò mãnh liệt của
bạn. Tất nhiên bạn không chắc chắn những
câu hỏi này cụ thể sẽ dẫn đến đâu, nhưng
chúng có thể chỉ ra những hướng bạn chưa
bao giờ tưởng tượng, mở ra những mối quan
tâm mới hay thế giới nghiên cứu mới. Tìm ra
những câu hỏi hay là một bước thiết yếu trong
bất kỳ dự án nào, đi xa hơn việc tìm hiểu thực
tế. Với một hoặc hai câu hỏi trong tâm trí, bạn
đã sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
3. Tạo động lực cho câu hỏi
Một khi đã có câu hỏi thu hút sự quan tâm của bạn, bạn phải đặt ra một câu hỏi khó hơn: Tại
sao câu hỏi này cũng thu hút độc giả của tôi? Điều gì làm cho nó đáng được hỏi?
Tuy nhiên, thay vì cố gắng trả lời ngay lập tức, bạn có thể tìm câu trả lời trong ba bước:
Bước 1: Đặt tên cho chủ đề của bạn
Với một chủ đề và một vài câu hỏi hay thoáng qua, hãy mô tả chủ đề của bạn bằng một câu
cụ thể nhất có thể.
1. Tôi đang cố gắng tìm hiểu (đang làm việc, đang nghiên cứu) về ……………
Bước 2: Thêm câu hỏi
Thêm vào đó một câu hỏi gián tiếp chỉ rõ điều mà bạn không biết/hiểu về chủ đề của mình
nhưng bạn muốn biết/hiểu điều đó.
1. Tôi đang nghiên cứu về X
2. bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế nào
Khi thêm mệnh đề “bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế
nào” là bạn nêu ra lý do tại sao bạn đang theo đuổi chủ đề của mình: để trả lời cho một câu
hỏi quan trọng đối với bạn. Nếu bạn đang thực hiện một trong những dự án nghiên cứu đầu
tiên của mình và đạt được điều này rồi thì hãy chúc mừng bản thân, vì bạn đã định hình dự
án của mình theo cách giúp nó vượt ra khỏi kiểu chỉ thu thập và báo cáo dữ liệu mà không có
mục đích.
Bước 3: Tạo động lực cho câu hỏi của bạn
Bước này là một bước khó, nhưng nó cho bạn biết liệu câu hỏi của bạn không chỉ thú vị đối
với bạn mà còn có thể quan trọng đối với những người khác. Để được như vậy hãy thêm một
câu hỏi gián tiếp khác: một câu hỏi lớn và tổng quát hơn giải thích lý do tại sao bạn đặt ra
câu hỏi đầu tiên của mình.
1. Tôi đang nghiên cứu về X
2. bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế nào
3. để giúp người đọc của tôi hiểu bằng cách nào, tại sao hoặc liệu rằng
Câu trả lời của bạn cho bước thứ ba giúp bạn khẳng định sự quan tâm của độc giả. Nếu câu
hỏi lớn hơn này đề cập đến các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực của bạn, thậm chí là gián
tiếp, thì bạn có lý do để nghĩ rằng độc giả sẽ quan tâm đến câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm,
và vì thế họ cũng quan tâm đến câu câu hỏi nhỏ hơn, trước đó mà bạn nêu ở bước 2.
Một số nhà nghiên cứu có thể xác định rõ toàn bộ mô hình này ngay cả trước khi họ bắt đầu
thu thập dữ liệu bởi vì họ đang nghiên cứu một câu hỏi nổi tiếng, hay một số vấn đề được
điều tra rộng rãi mà những người khác trong lĩnh vực của họ cùng quan tâm. Thực tế, các nhà
nghiên cứu giỏi thường bắt đầu nghiên cứu với những câu hỏi mà người khác đã hỏi trước đó
nhưng không trả lời được thấu đáo hay chính xác.
Khi bắt đầu dự án, bạn có thể không vượt qua được bước đầu tiên của việc đặt tên cho chủ
đề của mình. Tuy nhiên, hãy thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của mình bằng cách yêu cầu
bạn cùng phòng, người thân hay bạn bè buộc bạn phải đặt câu hỏi về chủ đề của mình và xác
định rõ ba bước. Ngay cả khi bạn không thể nắm bắt tất cả chúng một cách tự tin, bạn sẽ biết
mình đang ở đâu và nơi bạn cần phải tới.
Tóm lại: Mục đích của bạn là giải thích
1. Bạn đang viết gì — chủ đề của bạn: Tôi đang nghiên cứu về. . .
2. Những gì bạn không biết về nó — câu hỏi của bạn: bởi vì tôi muốn tìm ra rằng. . .
3. Tại sao bạn muốn người đọc của mình biết về nó — cơ sở lý luận của bạn: để giúp
người đọc của tôi hiểu rõ hơn …

More Related Content

Similar to 3. Chủ đề nghiên cứu.pdf

Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
besstuan
 
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPCÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SoM
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
SoM
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Duy96
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Duy96
 
nhóm 9 lớp PTKNQT_07
nhóm 9 lớp PTKNQT_07nhóm 9 lớp PTKNQT_07
nhóm 9 lớp PTKNQT_07
Ngọc Huyền
 

Similar to 3. Chủ đề nghiên cứu.pdf (20)

Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docxTiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
 
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPCÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
 
LOGIC HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LOGIC HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LOGIC HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LOGIC HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Logic Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Logic Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Logic Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Logic Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa họcCác bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học
 
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAYBÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận tư duy phản biện, HAY
 
thesimple
thesimplethesimple
thesimple
 
nhóm 9 lớp PTKNQT_07
nhóm 9 lớp PTKNQT_07nhóm 9 lớp PTKNQT_07
nhóm 9 lớp PTKNQT_07
 
độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)
 
Slide bài giảng Nvsp chuong 4
Slide bài giảng Nvsp chuong 4Slide bài giảng Nvsp chuong 4
Slide bài giảng Nvsp chuong 4
 
Ebook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi MượnEbook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi Mượn
 
Nghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đềNghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đề
 
Nhung tieu-de-di-muon
Nhung tieu-de-di-muonNhung tieu-de-di-muon
Nhung tieu-de-di-muon
 
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
 

More from Fred Hub

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
Fred Hub
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
Fred Hub
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
Fred Hub
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Fred Hub
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
Fred Hub
 

More from Fred Hub (20)

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdf
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdf
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viết
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptx
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdf
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

3. Chủ đề nghiên cứu.pdf

  • 1. CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Chủ đề nghiên cứu Hầu hết chúng ta có quá nhiều điều yêu thích để theo đuổi. Những người mới bắt đầu thường khó tìm ra một chủ đề cho họ đủ tập trung để phát triển một dự án nghiên cứu. Một chủ đề nghiên cứu (research topic) là một mối quan tâm được định nghĩa đủ hẹp để bạn có thể tưởng tượng mình trở thành một chuyên gia trong chủ đề đó. Điều này không có nghĩa bạn biết rất nhiều về nó hoặc bạn sẽ phải tìm hiểu về nó nhiều hơn giáo sư/người hướng dẫn của bạn, mà bạn chỉ muốn biết nhiều hơn những gì bạn đang có bây giờ. Nếu bạn chọn một chủ đề và sau đó phát hiện ra rằng các nguồn của nó khó tìm thì bạn có khả năng phải bắt đầu lại. Ban đầu có thể bạn không biết đủ để biến một mối quan tâm thành một chủ đề tập trung. Khi đó bạn phải tìm đọc tài liệu để biết mình đang nghĩ gì về nó. Đừng đọc ngẫu nhiên: bắt đầu với các mục trong một bách khoa toàn thư nói chung, sau đó xem các mục trong một bách khoa toàn thư hoặc từ điển chuyên ngành, sau đó duyệt qua các tạp chí và trang web cho đến khi bạn nắm được hình mẫu chung của chủ đề của mình. Chỉ khi đó, bạn mới có thể chuyển sang các bước tiếp theo.
  • 2. Với một chủ đề quá rộng thì bạn phải thu hẹp nó, như thế này: Một thách thức là xác định vấn đề dẫn đến nhu cầu nghiên cứu của bạn. Vấn đề nghiên cứu (research problems) là những quan tâm, thắc mắc hay tranh cãi mà dẫn dắt đến sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu đưa ra chỉ dấu giúp chúng ta thu hẹp chủ đề, gắn liền với mục đích của nghiên cứu. Bạn có thể đặt câu hỏi: “Vấn đề/tranh cãi nào dẫn đến sự cần thiết của nghiên cứu này?”, từ đó giúp bạn dần dần thu hẹp chủ đề như phía trên. Bạn có thể tìm thấy vấn đề nghiên cứu trong phần mở đầu hoặc giới thiệu của nghiên cứu; đoạn văn này còn được gọi là tuyên bố vấn đề (statement of problems). Việc xác định rõ được vấn đề tạo ra tiền đề cho toàn bộ nghiên cứu. Nếu không biết vấn đề nghiên cứu, người đọc không biết tại sao nghiên cứu của bạn quan trọng và họ nên đọc nó.
  • 3. 2. Câu hỏi nghiên cứu Cách tốt nhất để tìm ra những gì bạn không biết về một chủ đề là trả lời các câu hỏi về chủ đề đó. Đầu tiên hãy hỏi những điều có thể dự đoán được trong lĩnh vực của bạn. Cũng nên hỏi những câu hỏi tiêu chuẩn theo báo chí (5W+1H): ai (who), cái gì (what), khi nào (when) và ở đâu (where), nhưng tập trung vào cách thức (how) và lý do (why). Cuối cùng, bạn có thể hỏi một cách có hệ thống bốn loại câu hỏi phân tích: thành phần, lịch sử, phân loại và giá trị của chủ đề của bạn. Ghi lại các câu hỏi nhưng đừng dừng lại để tìm câu trả lời. Các câu hỏi cần hỏi có thể bao gồm • Các phần của chủ đề của bạn là gì và chúng liên quan đến nhau như thế nào? • Làm thế nào chủ đề của bạn là một phần của một hệ thống lớn hơn? • Làm thế nào và tại sao chủ đề của bạn đã thay đổi theo thời gian, như một cái gì đó có lịch sử riêng của nó? • Làm thế nào và tại sao chủ đề của bạn là một phần trong một lịch sử lớn hơn? • Chủ đề của bạn phản ánh những giá trị nào? Nó hỗ trợ những giá trị nào? Có sự trái ngược nhau không? • Đề tài của bạn tốt hay xấu như thế nào? Nó có hữu ích không? Nhưng nếu người viết không đặt ra câu hỏi nào đáng để suy ngẫm thì họ không thể đưa ra câu trả lời tập trung nào đáng đọc. Người đọc nghiên cứu không chỉ muốn thông tin; họ muốn câu trả lời cho một câu hỏi đáng để hỏi. Chắc chắn rằng những người bị cuốn hút bởi một chủ đề thường cảm thấy bất kỳ thông tin nào về chủ đề đó đều đáng đọc, vì lợi ích riêng của chính nó. Các nhà nghiên cứu không báo cáo dữ liệu vì lợi ích của riêng họ mà để hỗ trợ câu trả lời cho một câu hỏi mà họ (và họ hy vọng độc giả của họ) nghĩ là đáng hỏi. Khi thực hiện bước này, các nhà nghiên cứu thường mắc phải sai lầm: họ vội vàng từ một chủ đề đến một kết xuất dữ liệu. Một khi họ đề cập đến một chủ đề cảm thấy có triển vọng, chẳng hạn như nguồn gốc chính trị – văn hóa và cách sử dụng truyền thuyết về vua Hùng, họ sẽ đi thẳng vào việc tìm kiếm các nguồn — các phiên bản khác nhau của câu chuyện trong sách và phim, Việt Nam và Trung Quốc, thế kỷ 15 và 21. Họ tích lũy một đống tóm tắt các câu chuyện, mô tả về sự khác biệt và tương đồng của họ, cách mà họ xung đột với những gì các nhà sử học hiện đại nghĩ đã xảy ra. Họ viết tất cả những điều đó lên và kết luận, “Vì vậy, chúng tôi thấy có nhiều điểm khác biệt và tương đồng thú vị … ”
  • 4. Việc dựa trên một hoặc hai câu hỏi cho bạn chỉ dẫn để thực hiện nghiên cứu của mình một cách hệ thống. Câu hỏi giúp bạn thu hẹp tìm kiếm của mình đến những dữ liệu cần cho câu trả lời, và khi có được câu trả lời mà bạn nghĩ có thể sử dụng, bạn biết rằng đã đến lúc ngừng tìm kiếm. Nhưng nếu bạn bắt đầu chỉ với một chủ đề thì dữ liệu bạn tìm thấy, theo nghĩa đen, là vô tận; tệ hơn, bạn sẽ không biết đến khi nào bạn tìm đủ. Qua tất cả những điều này, mục tiêu quan trọng nhất là tìm ra những câu hỏi thách thức, hay tốt hơn là khơi dậy sự tò mò mãnh liệt của bạn. Tất nhiên bạn không chắc chắn những câu hỏi này cụ thể sẽ dẫn đến đâu, nhưng chúng có thể chỉ ra những hướng bạn chưa bao giờ tưởng tượng, mở ra những mối quan tâm mới hay thế giới nghiên cứu mới. Tìm ra những câu hỏi hay là một bước thiết yếu trong bất kỳ dự án nào, đi xa hơn việc tìm hiểu thực tế. Với một hoặc hai câu hỏi trong tâm trí, bạn đã sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
  • 5. 3. Tạo động lực cho câu hỏi Một khi đã có câu hỏi thu hút sự quan tâm của bạn, bạn phải đặt ra một câu hỏi khó hơn: Tại sao câu hỏi này cũng thu hút độc giả của tôi? Điều gì làm cho nó đáng được hỏi? Tuy nhiên, thay vì cố gắng trả lời ngay lập tức, bạn có thể tìm câu trả lời trong ba bước: Bước 1: Đặt tên cho chủ đề của bạn Với một chủ đề và một vài câu hỏi hay thoáng qua, hãy mô tả chủ đề của bạn bằng một câu cụ thể nhất có thể. 1. Tôi đang cố gắng tìm hiểu (đang làm việc, đang nghiên cứu) về …………… Bước 2: Thêm câu hỏi Thêm vào đó một câu hỏi gián tiếp chỉ rõ điều mà bạn không biết/hiểu về chủ đề của mình nhưng bạn muốn biết/hiểu điều đó. 1. Tôi đang nghiên cứu về X 2. bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế nào Khi thêm mệnh đề “bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế nào” là bạn nêu ra lý do tại sao bạn đang theo đuổi chủ đề của mình: để trả lời cho một câu hỏi quan trọng đối với bạn. Nếu bạn đang thực hiện một trong những dự án nghiên cứu đầu tiên của mình và đạt được điều này rồi thì hãy chúc mừng bản thân, vì bạn đã định hình dự án của mình theo cách giúp nó vượt ra khỏi kiểu chỉ thu thập và báo cáo dữ liệu mà không có mục đích. Bước 3: Tạo động lực cho câu hỏi của bạn Bước này là một bước khó, nhưng nó cho bạn biết liệu câu hỏi của bạn không chỉ thú vị đối với bạn mà còn có thể quan trọng đối với những người khác. Để được như vậy hãy thêm một câu hỏi gián tiếp khác: một câu hỏi lớn và tổng quát hơn giải thích lý do tại sao bạn đặt ra câu hỏi đầu tiên của mình. 1. Tôi đang nghiên cứu về X 2. bởi vì tôi muốn tìm hiểu ai/cái gì/khi nào/ở đâu/cho dù/tại sao/như thế nào 3. để giúp người đọc của tôi hiểu bằng cách nào, tại sao hoặc liệu rằng Câu trả lời của bạn cho bước thứ ba giúp bạn khẳng định sự quan tâm của độc giả. Nếu câu hỏi lớn hơn này đề cập đến các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực của bạn, thậm chí là gián tiếp, thì bạn có lý do để nghĩ rằng độc giả sẽ quan tâm đến câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm, và vì thế họ cũng quan tâm đến câu câu hỏi nhỏ hơn, trước đó mà bạn nêu ở bước 2.
  • 6. Một số nhà nghiên cứu có thể xác định rõ toàn bộ mô hình này ngay cả trước khi họ bắt đầu thu thập dữ liệu bởi vì họ đang nghiên cứu một câu hỏi nổi tiếng, hay một số vấn đề được điều tra rộng rãi mà những người khác trong lĩnh vực của họ cùng quan tâm. Thực tế, các nhà nghiên cứu giỏi thường bắt đầu nghiên cứu với những câu hỏi mà người khác đã hỏi trước đó nhưng không trả lời được thấu đáo hay chính xác. Khi bắt đầu dự án, bạn có thể không vượt qua được bước đầu tiên của việc đặt tên cho chủ đề của mình. Tuy nhiên, hãy thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của mình bằng cách yêu cầu bạn cùng phòng, người thân hay bạn bè buộc bạn phải đặt câu hỏi về chủ đề của mình và xác định rõ ba bước. Ngay cả khi bạn không thể nắm bắt tất cả chúng một cách tự tin, bạn sẽ biết mình đang ở đâu và nơi bạn cần phải tới. Tóm lại: Mục đích của bạn là giải thích 1. Bạn đang viết gì — chủ đề của bạn: Tôi đang nghiên cứu về. . . 2. Những gì bạn không biết về nó — câu hỏi của bạn: bởi vì tôi muốn tìm ra rằng. . . 3. Tại sao bạn muốn người đọc của mình biết về nó — cơ sở lý luận của bạn: để giúp người đọc của tôi hiểu rõ hơn …