SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN 1: NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU
NHÓM 4
Phạm Thanh Sơn K39.104.186
Ngô Ngọc Nhân K39.103.041
Mục lục
KHOA HỌC LÀ GÌ?.......................................................................................... 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC................................................................. 2
Khoa học thời kì cổ đại:.................................................................................. 3
Khoa học thời kì trung cổ:.............................................................................. 3
Thời kì tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XV-XVIII: thời kì Phục Hưng): ............... 3
Thời kì Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I (giữa XVIII-XIX)........................... 3
Thời kì Cách mạng kĩ thuật khoa học hiện đại ................................................. 3
PHÂN LOẠI KHOA HỌC................................................................................. 3
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ?................................................................. 4
BẢN CHẤT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................... 5
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................... 5
HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...................... 6
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH VÀ LÍ GIẢI
.......................................................................................................................... 7
I. KHOA HỌC LÀ GÌ?
Thế kỉ XX được xem là một cột mốc đánh dấu sự phát triên vượt bậc của nền
khoa học thế giới, trên mọi lĩnh vực: vật lí, hóa học, sinh học, y tế, công nghệ
thông tin… để từ đó giúp ích cho cuộc sống của con người. Vậy khoa học là gì?
Có rất nhiều khái niệm về khoa học.
Theo Vũ Cao Đàm: Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư
duy.
Theo PGS.TS Lưu Xuân Mới: Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống
hoá, khái quáthoá từ thực tiễn và thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh được dạng
logic, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên
hệ bản chất, những quyluật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn
bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động có kế hoạch đễn thế giới
xung quanh,đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của
con người.
Tóm lại, ta có thể nói, khoa học là quá trình tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo ra
cái mới, cái có ích, để nâng cao nhận thức và cải thiện cuộc sống của con người.
Hay nói cách khác, khoa học chính là những cái làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ
dàng hơn.
Ta có thể kể đến một số thành tựu khoa học quan trọng như:
- Năm 1879, Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện.
- Internet xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1960, sau này được ứng dụng rộng
rãi vào năm 1971.
Khoa học cũng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi ta nói:
“Nếu sắp xếp mọi thứ trật tự, thì việc tìm kiếm một vật gì đó sẽ dễ dàng hơn”. Việc
“sắp xếp mọi thứ trật tự”, đó chính là khoa học.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
Tuy chỉ mới đạt được sự phát triển nhảy vọt vào khoảng thế kỉ XX, nhưng khoa
học đã xuất hiện và tồn tại, phát triển trong một thời gian rất lâu dài. Khoa học phát
triển theo 2 xu hướng:
- Tập trung những tri thức khoa học lại thành một hệ thống chung.
- Phân lập các tri thức khoa học thành những ngành khoa học riêng biệt.
Tùy theo mỗi thời kì mà 2 xu hướng này có sự biểu hiện nổi trội, chiếm ưu thế hơn
xu hướng còn lại.
1. Khoa học thời kì cổ đại:
Chủ yếu xuất phát từ những nhu cầu thực tế của con người. Tuy nhiên, khoa
học thời kì này còn chịu ảnh hưởng tôn giáo, điều đó làm cho một số quan niệm về
thế giới trở nên lệch lạc. Thời kì này, Triết học là khoa học duy nhất chứa đựng
những tri thức của các khoa học khác nhau như hình học, thiên văn học, cơ học.
2. Khoa học thời kì trung cổ:
Chịu sự thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến và những tư tưởng thần học
của Giáo hội, qui nạp tất cả những hiện tượng tự nhiên về sự tâm linh, thần thánh.
Những tư tưởng đó đã bóp chết mọi tư tưởng khoa học, kìm hãm sự phát triển của
khoa học, hạn chế vai trò của khoa học đối với xã hội.
3. Thời kì tiềntư bản chủ nghĩa (thế kỉ XV-XVIII: thời kì Phục Hưng):
Quan hệ sản xuất phong kiến tan rã. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản đã đặt
ra một yêu cầu mới cho khoa học, từ đó khoa học từng bước tách ra khỏi thần học,
có sự phân lập ngày càng rõ nét. Phương pháp tư duy siêu hình được sử dụng để
giải thích các hiện tượng xã hội.
4. Thời kì Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I (giữa XVIII-XIX)
Xuất hiện nhiều phát minh khoa học lớn: Định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng, thuyết tiến hóa. Tư duy biện chứng xuất hiện để thay thế cho tư duy
siêu hình; các môn khoa học thâm nhập lẫn nhau tạo thành những môn khoa học
mới như
5. Thời kì Cách mạng kĩ thuật khoa học hiện đại
Khoa học thời kì này đạt được sự phát triển nhảy vọt, ngày càng chuyên sâu,
chặt chẽ, rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, có tính ứng dụng ngày càng cao trong cuộc
sống của con người. Sự phát triển đó mang lại một diện mạo hoàn toàn mới về thế
giới loài người, thay đổi cách nhận thức của con người về thế giới. Khoa học ngày
nay đa phần chú trọng đến tính thực tiễn, cải thiện và nâng cao cuộc sống con
người.
Tuy nhiên, cần quan tâm đúng mức tới các vấn đề nảy sinh như ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt tài nguyên
III. PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Trong lịch sử phát triển của khoa học, có nhiều cách phân loại khác nhau tùy
theo mục đích nhận thức hoặc ứng dụng.
Theo Aristote, có 3 loại:
- Khoa học lí thuyết: Toán học, vật lí học, siêu hình học… để tìm hiểu thực tại
- Khoa học sáng tạo gồm tu từ học, thư pháp, biện chứng pháp…với mục đích
sáng tạo tác phẩm.
- Khoa học thực hành gồm: đạo đức học, kinh tế học, chính trị học, sử học…
với mục đích hướng dẫn đời sống.
Theo Carl Marx, có 2 loại:
- Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu về các dạng vật chất, các qui luật vận động
cũng như các mối quan hệ giữa chúng: cơ học, toán học, sinh vật học…
- Khoa học xã hội: Nghiên cứu về con người, sinh hoạt của con người, các
mối quan hệ xã hội và những qui luật, động lực phát triển của xã hội: sử học,
triết học, đạo đức học…
IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ?
Để tìm hiểu nghiên cứu khoa học là gì, trước hết cần biết nghiên cứu là gì.
Theo từ điển tiếng Việt, nghiên cứu có nghĩa là “xem xét, tìm hiểu kĩ để nắm vững
vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới”. Từ đó có thể hiểu
nghiên cứu một cách ngắn gọn nghiên cứu khoa học là xem xét, tìm hiểu kĩ để nắm
vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới trong các lĩnh vực
khoa học.
Lưu Xuân Mới cho rằng: “Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân
lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu
nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà
con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ) tức là tạo ra sản phẩm mới dưới
dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.”.
Vũ Cao Đàm cũng cho rằng: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội,
hướng và việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản
chất sự vật phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương
pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
Như vậy có thể rút ra rằng nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức,
khám phá về một sự vật, hiện tượng, vấn đề thông qua hoạt động trí tuệ bằng
những phương pháp, định hướng, phương tiện phù hợp để tạo ra sản phẩm mới.
Mà sản phẩm mới này là tri thức, phương pháp, phương tiện để cải tạo thế giới.
V. BẢN CHẤT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trên thực tế, để tạo ra một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến người
ta đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát, đánh giá, phân tích, tổng hợp, sáng tạo cái
mới,… Mà những cái đó tạm gọi chung là nghiên cứu khoa học. Vậy bản chất
nghiên cứu khoa học có phải là tìm cách tạo ra cái mới hay không?
Theo Vũ Cao Đàm, tùy vào từng thành tựu khoa học đặc biệt mà sẽ có
những bản chất khác nhau. Đối với “phát hiện”, bản chất của nó là nhận ra vật thể
hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại. Đối với “phát minh”, bản chất là nhận ra quy
luật tự nhiến vốn tồn tại. Còn đối với “sáng chế” là tạo ra phương tiện mới về
nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại.
Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là:
- Đó là sự kiện, hiện tượng mới chưa ai biết.
- Với kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu
mới có thể giải quyết được.
- Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho thông tin mới có giá trị cho khoa học
hoặc làm khác thác thông tin hoạt động thực tiễn.
VI. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phương pháp nghiên cứu khoa học trước hết là cách thức để con người
nghiên cứu về khoa học. Cụ thể theo Lưu Xuân Mới: “Phương pháp nghiên cứu
khoa học là cách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý thông tin khoa học
(số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ
nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu.” Bao gồm bên trong của
phương pháp nghiên cứu khoa học là tích hợp các phương pháp như: phương pháp
luận, phương pháp hệ, phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Vì những lẽ trên mà phương pháp nghiên cứu khoa học có những đặc điểm
như:
- Mặt chủ quan và khách quan. Trong đó mặt chủ quan gắn với chủ thể
nghiên cứu, mặt khách quan gắn với đối tượng nghiên cứu.
- Mục đích gắn liền với nội dung. Trong đó mục đích và nội dung quy
định phương pháp, còn phương pháp là phương tiện để thực hiện mục
đích và nội dung.
- Có kế hoạch, tổ chức hợp lý, cấutrúc đa cấpbiểu hiện, logic, rõ ràng.
Đây là mặt kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Có các công cụ, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Tuỳ theo yêu cầu của
phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, đôi khi phải
tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu đối tượng.
VII. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học gồm có2 phương pháp nghiên cứu là:
1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực tiễn)
Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đốitượng cótrong thực tiễn đểlàm rõ bản
chất và các quy luật của đốitượng.
 Phương pháp quan sátkhoa học là phương pháp tri giác đốitượng một cáchcóhệ
thống để thu thập thông tin đốitượng. Có 2loại quan sát khoa học là quan sát trực
tiếp và quan sát gián tiếp
 Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đốitượng trên diện rộng
đểphát hiện các quy luật phân bốvà các đặc điểm của đốitượng.
 Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp các nhà khoa họcchủ động tác
động vào đốitượng và quá trình diễn biến sựkiện mà đốitượng tham gia đểhướng
sựphát triển của chúng theo mục tiêu dựkiến của mình.
 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu và xem
xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rútra kết luận bổích cho thực
tiễn và khoa học.
 Phương pháp chuyên gia là phương pháp sửdụng trí tuệ của độingũ chuyên gia để
xem xét nhận định bản chất củađốitượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.
2. Phương pháp nghiên cứulý thuyết
Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản,
tài liệu đãcó và băng cácthao tác tư duy logic đểrút ra kết luận khoa học cần thiết.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
o Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích
chúng thành từng bộphận đểtìm hiểu sâu sắc về đốitượng.
o Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đãđược phân tích tạo
ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đốitượng.
 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
o Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơnvị, từng
vấn đềcó cùngdấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển.
o Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơsở một mô hình
lý thuyết làm sựhiểu biết về đốitượng đầy đủ hơn.
 Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các đốitượng bằng xây
dựng gần giống với đốitượng, tái hiện lại đốitượng theo các cơ cấu, chức năng của
đốitượng.
 Phương pháp giả thuyết là phương pháp đưara cácdự đoánvề quy luật của đối
tượng sauđó đichứng minh dựđoán đólà đúng.
 Phương pháp lịch sửlà phương pháp nghiên cứu bằng cáchđi tìm nguồn gốc phát
sinh, quá trình phát triển của đốitượng từ đórút ra bản chất và quy luật của đối
tượng
VIII. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH
VÀ LÍ GIẢI
Trình tự logic của nghiên cứu khoa học
Có 6 bước cơ bản tạo nên trình tự nghiên cứu khoa học đó là:
1.Phát hiện vấn đề nghiên cứu
2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3.Xây dựng luận chứng
4.Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn
5.Xử lí thông tin, phân tích
6.Tổng hợp kết quả; kết luận; khuyến nghị
+ Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu
Là giai đoạn tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giú cho ta phát hiện và
nhận ra vấn đề cần nghiên cứu.
Bước này rất quan trọng đòi hỏi phải có tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đồng
thời có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài.
+ Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Là những nhận định cơ bản và khái quát sự vật, hiện tượng qua những gì ta quan
sát được đó là lối đi sau này khi ta áp dụng vào việc nghiên cứu. Nó sẽ là một cái
sườn giúp ta đỉnh hướng được các bước.
+ Bước 3: Xây dựng luận chứng
Là cách thức thu thập và sắp xếp các thông tin thu được. Nôi dung chủ yếu của xây
dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án
chọn mẫu khảo sát; Dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc
thực nghiệm.
+ Bước 4: Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn
Luận cứ lý thuyết là xây dựng cơ sở lý luận của công trình nghiên cứu. Dựa vào đó
người thực hiện biết những bộ môn nào cần cho quá trình nghiên cứu của mình từ
đó có chỗ dựa cho công trình.
Sau đó là thu thập dữ liệu để xây dựng luận cứ thực tiễn. Dữ liệu bao gồm sự kiện,
số liệu,... cần thiết cho việc hoàn thiện luận cứ lý thuyết, nếu cảm thấy chưa đủ cần
có kế hoạch bổ sung cho những gì còn thiếu hoặc sửa đổi những luận cứ chưa
chính xác.
+ Bước 5: Xử lí thông tin, phân tích
Sau khi thu thập những luận cứ cho công trình thì phải thông qua việc xử lý, đánh
giá kết quả. Đưa ra những nhận định phù hợp điểm cần thiết và không cần thiết để
đưa vào bài viết.
+ Bước 6: Tổng hợp kết quả; kết luận; khuyến nghị
Tổng hợp tất cả những gì thu được thành một bức tranh khái quát, phân tích điểm
mạnh và điểm yếu. Từ đó đưa ra kết luận hay khuyến nghị có nên tiếp tục với công
trình nghiên cứu hay từ bỏ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN 2: NỘI DUNG TRỌNG TÂM
NHÓM 4
Phạm ThanhSơn K39.104.186
Ngô Ngọc Nhân K39.103.041
Mục lục
Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì ............................... 10
Những khác biệt của những đề tài sinh viên là gì ? .......................................... 11
Đề tài nghiêm cứu nào thích hợp với bạn ?...................................................... 11
Bạn mong đợi lam và học được điều gì ?......................................................... 12
I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ SINH
VIÊN LÀ GÌ ?
Sự đánh giá ở mức độ Đại Học được chia thành 2 loại: đánh giá và tổng kết
Phương pháp đánh giá: thông báo cho bạn việc học tập và nghiên cứu và nhận
lại những phản hồi không chính thức từ việc học tập của . Phương pháp tổng kết:
tổng hợp công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành việc nghiên cứu và nhận
được một bảng điểm đánh giá chính thức và luôn được tính vào việc phân loại mức
độ tổng thể.
Hầu hết những dự án nghiên cứu khoa học ở mức độ Đại Học đều là ở mức độ
tổng kết và cung cấp một dấu hiệu đáng kể về điểm để hướng tới năm cuối và phân
loại ở mức độ tiếp theo. Vì thế sinh viên phải chuẩn bị thật kĩ và lên kế hoạch cho
dự án của họ để làm việc một cách hiệu quả nhất. Vì hầu hết các dự án theo định
nghĩa là không có yếu tố kiểm tra đề đóng ở mức độ công khai nên có thể có cơ hội
nhận được nguồn tài trợ tương xứng, đặc biết là những sinh viên nhận thức được
việc kiểm tra là rất khó khăn.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được đánh giá bằng những phương pháp khác nhau:
kiểm tra đề đóng, đề mở, tiểu luận, thuyết trình và lớp học thực tiễn. Sự khác biệt
rõ ràng nhất giữa việc đánh giá và các dự án chính là quyền sở hữu, sự hỗ trợ và
kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng thường không được công khai và đó là một
cơ hội rất lớn cho sinh viên được tự nghiên cứu và mang những ý tưởng cá nhân
của mình vào trong công việc. Vì thế, điều quan trọng ở đây chính là việc đáp ứng
hi vọng và kỳ vọng của sinh viên và cách họ liên hệ với những dự án thực tế để
được thảo luận thêm
Các mức đánh giá Dựa trên tiêu chí Thời gian
Kiểm tra đề đóng Tài liệu bài giảng 2 đến 5 giờ
Tiểu luận Bộ câu hỏi định hướng 2000 từ
Thuyết trình Bộ câu hỏi định hướng 10-60 phút
Lớp học thực tiễn Chỉ dẫn định hướng 3 giờ với báo cáo thực tế
Dự án Bộ phận chuyên môn 200 giờ với bài luận văn từ
7000 đến 10000 từ
II. SỰ KHÁC BIỆT CỦA NHỮNG ĐỀ TÀI SINH VIÊN LÀ GÌ?
Dự án nghiên cứ khoa học ở mức độ Đại Học phải phù hợp với sự tiến triển
của nghiên cứu khoa học và được xem là sự khởi đầu của việc nghiên cứu chuyên
sâu.
III. ĐỀ TÀINGHIÊN CỨU NÀO THÍCH HỢP VỚI BẠN ?
Có nhiều loại dự án nghiên cứu khoa học ở mức độ Đại Học bao gồm: đề tài
thực nghiệm, đề tài khảo sát hiện trạng, nghiên cứu chuyên sâu, tham gia dự án, đề
tài khảo sát bằng câu hỏi, đề tài nghiên cứu dữ liệu
a. Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm.
Đề tại nghiên cứu dạng thức nghiệm thường được dựa trên môi trường thí
nghiệm. Loại dự án này khi thực hiện sẽ có một số yếu tố của sự lặp lại, chuẩn bị
mẫu và phân tích, ví dụ đo lượng glucose trong các mẫu nước tiểu được cung cấp
để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thiết.
b. Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát thực trạng.
Đề tài này nhằm mục đích xem xét những nghiên cứu thực tại bằng cáchđối
chiếu dữ liệu và những kết luận để tạo ra một bộ dữ liệu đồng nhất và kết luận. Các
dự án này thường xem là có ít giá trị, đặc biệt là nếu có ít hoặc không có thao tác
dữ liệu, phân tích
c. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu
Là một loài đề tài khá phức tạp áp dụng các mô hình phức tạp để đạt được một
kết luận cụ thể, bằng cách thao tác trên dữ liệu và phân tích để có thể truyền bá sự
nghiên cứu rộng rãi một cách đáng kể. Ví dụ như “Côngdụng của Viagra”.
d. Tham gia dự án
Để tham gia dự án thì sinh viên được tuyển chọn tình nguyện tham gia vào một
phần của dự án nghiên cứu, ví dụ dùng vitamin C trong vòng 6 tuần và cung cấp
các mẫu nước tiểu. Ở mức độ Đại Học sẽ bị giới hạn và môt số ít tình nguyện viên
sẽ bị chi phối nhưng nó sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về đạo đức học và sẽ
trông ấn tượng về sơ yếu lý lịch, tuy nhiên rủi ro cũng sẽ cao trong việc tuyển dụng
tình nguyện viên và sự ăn ý lẫn nhau.
e. Đề tài khảo sát bằng câu hỏi
Dạng đề tài này liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ các tình nguyện viên hơn
là lấy mẫu vật và ít rủi ro hơn việc tham gia dự án nhưng vẫn yêu cầu sự đạo đức
và việc tuyển dụng. Một dự án điển hình có thể là một câu hỏi về thực phẩm để xác
định lượng chất dinh dưỡng trong một nhóm thực phẩm đó.
f. Đề tài nghiên cứu dữ liệu
Dạng đề tài này có rất ít rủi ro, khi mà dữ liệu đã được thu thập sẵn từ những
học sinh trước đó, sử dụng các bảng thống kê và các giả thuyết đã được kiểm tra.
Ví dụ đề tài này có thể xem xét dữ liệu bệnh chứng từ một nghiên cứu ung thư
tuyến tiền liệt của nam giới trong đó có 10.000 người đàn ông, dữ liệu về mức độ
ung thư, triệu chứng và cách sống .
Một hướng dẫn đơn giản để bạn chọn và hoàn thành bài kiểm tra tính cách, có
rất nhiều hướng dẫn, nhưng những điều cơ bản nằm ở đây, mỗi dòng mô tả tính
cách của từng người, trong khi hầu hết mọi người đều là sự pha trộn của những mô
tả đó, hãy nghĩ xem mô tả về màu nào là thích hợp nhất với tính cách của bạn trong
một môi trường làm việc bất kì, và dùng bảng thứ 2 để chọn loại dự án thích hợp
với bạn. Đáp án cũng chưa hẳn là hoàn toàn chính xác nhưng nó sẽ giúp bạn trả lời
cho câu hỏi: Loại dự án nào phù hợp với phong cách học tập và làm việc của bạn.
Bảng so sánh:
IV. BẠN MONG ĐỢI LÀM VÀ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?
a. Phê bình
Đỏ: tự tin, có tính phán đoán và thẳng thắng, tự tin và lấy kết quá bằng mọi giá
Vàng: tính tổ chức cao, chú trọng vào chi tiết, một người hoàn hảo
Xanh lá: hướng ngoại, thân thiện và muốn làm đồng đội
Xanh dương: độc lập, thiết thực và làm việc có phương pháp
Loại dư ạn Màu sắc phù hợp
Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm Xanh dương
Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát Xanh dương
Đề tài nghiên cứu chuyên sâu Vàng
Tham gia dự án Đỏ, Xanh lá
Đề tài khảo sát bằng câu hỏi Đỏ, Xanh lá
Đề tài nghiên cứu dữ liệu Vàng, Xanh dương
Phê bình những nghiên cứu chính mà bạn chịu trách nhiệm. Điều này cho phép
các nhà nghiên cứu cho phép họ tự thiết kế thí nghiệm dựa trên những gợi ý từ
những công việc trước đó, ngoài ra cònđược nâng cao những kĩ năng chính như là
viết và giới thiệu các dữ liệu, nhưng cơ bản là điều này khiến cho những nhà
nghiên cứu nhận thức được rằng việc công bố là chính xác và đúng sự thật.
b. Học bổng nghiên cứu
Bạn có thể yêu cầu bằng cách viết đơn hoặc xem xét một khoản tài trợ nghiên
cứu hoặc khiếu kiện bằng sáng chế. Mục đích của việc đánh giá này là để giúp các
sinh viên hiểu được cách mà các nghiên cứu được tài trợ và quản lý.
c. Xem lại tài liệu
Điều này cho phép học sinh đạt được một lượng kiến thức lớn về chủ đề này và
là chìa khóa cho việc giới thiệu rất tốt và cho việc thảo luận tiếp theo.
d. Thuyết trình
Thường là tóm tắt về công việc của bạn ở dạng thuyết trình, thường xuyên sử
dụng công cụ PowerPoint và thuyết trình tham gia vào một buổithuyết trình như
trong các cuộc hội thảo. Nắm bắt thời gian và giữ vẫn quan điểm là chìa khóa
thành công trong một buổi thuyết trình, do đó bạn sẽ thấy công bằng và không bị
bối rối.
e. Làm áp phích
Có ba cách để trình bày kết quả, một là viết bài báo cáo trên báo tạp chí, hai là
trình bày báo cáo và cuối cùng là làm áp phích. Sự hiểu lầm phổ biến nhất là áp
phích của bài báo cáo giống như là “lệnh truy nã” hay tờ quảng cáo. Nó là một cái
tóm tắt các công việc của bạn vào một cái bảng.
f. Ghi chú và viết nhật ký
Lưu giữ hồ sơ về công việc của bạn là rất quan trọng để cho thấy tiến trình và
công việc của bạn phát triển như thế nào.
g. Khóa luận
Khóa luận là một sự tóm lược được viết khi đã hoàn thành công việc được coi
như phần đáng ngại nhất của sinh viên. Nó phải tương đốiđơn giản để liên kết với
nhau và phải được làm xuyên suốt quá trình làm đề tài.

More Related Content

What's hot

75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tientrungbao10
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học nataliej4
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítnguyenthanh141
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninlongly
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngHoa Huong Duong
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đạiHuong Phung
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOChgntptagore
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1phú lê
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácdatnguyen942511
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGhieu anh
 

What's hot (17)

75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
 
Noi dung nckh
Noi dung nckhNoi dung nckh
Noi dung nckh
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hocBai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
 
Giao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckhGiao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckh
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
 

Similar to Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptYnHongL
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Trần Tunie
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapViệt Long Plaza
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...vannguyen769733
 
Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfXunXun35
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdfTunMinh97651
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxPhNguynVit3
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docxNamNguyenHoang40
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdfhophuonguyen2004
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdfssuser45eccd1
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanHưng Kute
 

Similar to Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1 (20)

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdf
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docx
 
CHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.pptCHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.ppt
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực HiệnTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1

  • 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 1: NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU NHÓM 4 Phạm Thanh Sơn K39.104.186 Ngô Ngọc Nhân K39.103.041 Mục lục KHOA HỌC LÀ GÌ?.......................................................................................... 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC................................................................. 2 Khoa học thời kì cổ đại:.................................................................................. 3 Khoa học thời kì trung cổ:.............................................................................. 3 Thời kì tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XV-XVIII: thời kì Phục Hưng): ............... 3 Thời kì Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I (giữa XVIII-XIX)........................... 3 Thời kì Cách mạng kĩ thuật khoa học hiện đại ................................................. 3 PHÂN LOẠI KHOA HỌC................................................................................. 3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ?................................................................. 4 BẢN CHẤT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................... 5 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................... 5 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...................... 6 TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH VÀ LÍ GIẢI .......................................................................................................................... 7
  • 2. I. KHOA HỌC LÀ GÌ? Thế kỉ XX được xem là một cột mốc đánh dấu sự phát triên vượt bậc của nền khoa học thế giới, trên mọi lĩnh vực: vật lí, hóa học, sinh học, y tế, công nghệ thông tin… để từ đó giúp ích cho cuộc sống của con người. Vậy khoa học là gì? Có rất nhiều khái niệm về khoa học. Theo Vũ Cao Đàm: Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Theo PGS.TS Lưu Xuân Mới: Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quáthoá từ thực tiễn và thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh được dạng logic, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quyluật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động có kế hoạch đễn thế giới xung quanh,đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người. Tóm lại, ta có thể nói, khoa học là quá trình tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo ra cái mới, cái có ích, để nâng cao nhận thức và cải thiện cuộc sống của con người. Hay nói cách khác, khoa học chính là những cái làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ dàng hơn. Ta có thể kể đến một số thành tựu khoa học quan trọng như: - Năm 1879, Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện. - Internet xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1960, sau này được ứng dụng rộng rãi vào năm 1971. Khoa học cũng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi ta nói: “Nếu sắp xếp mọi thứ trật tự, thì việc tìm kiếm một vật gì đó sẽ dễ dàng hơn”. Việc “sắp xếp mọi thứ trật tự”, đó chính là khoa học. II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC Tuy chỉ mới đạt được sự phát triển nhảy vọt vào khoảng thế kỉ XX, nhưng khoa học đã xuất hiện và tồn tại, phát triển trong một thời gian rất lâu dài. Khoa học phát triển theo 2 xu hướng: - Tập trung những tri thức khoa học lại thành một hệ thống chung. - Phân lập các tri thức khoa học thành những ngành khoa học riêng biệt.
  • 3. Tùy theo mỗi thời kì mà 2 xu hướng này có sự biểu hiện nổi trội, chiếm ưu thế hơn xu hướng còn lại. 1. Khoa học thời kì cổ đại: Chủ yếu xuất phát từ những nhu cầu thực tế của con người. Tuy nhiên, khoa học thời kì này còn chịu ảnh hưởng tôn giáo, điều đó làm cho một số quan niệm về thế giới trở nên lệch lạc. Thời kì này, Triết học là khoa học duy nhất chứa đựng những tri thức của các khoa học khác nhau như hình học, thiên văn học, cơ học. 2. Khoa học thời kì trung cổ: Chịu sự thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến và những tư tưởng thần học của Giáo hội, qui nạp tất cả những hiện tượng tự nhiên về sự tâm linh, thần thánh. Những tư tưởng đó đã bóp chết mọi tư tưởng khoa học, kìm hãm sự phát triển của khoa học, hạn chế vai trò của khoa học đối với xã hội. 3. Thời kì tiềntư bản chủ nghĩa (thế kỉ XV-XVIII: thời kì Phục Hưng): Quan hệ sản xuất phong kiến tan rã. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản đã đặt ra một yêu cầu mới cho khoa học, từ đó khoa học từng bước tách ra khỏi thần học, có sự phân lập ngày càng rõ nét. Phương pháp tư duy siêu hình được sử dụng để giải thích các hiện tượng xã hội. 4. Thời kì Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I (giữa XVIII-XIX) Xuất hiện nhiều phát minh khoa học lớn: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa. Tư duy biện chứng xuất hiện để thay thế cho tư duy siêu hình; các môn khoa học thâm nhập lẫn nhau tạo thành những môn khoa học mới như 5. Thời kì Cách mạng kĩ thuật khoa học hiện đại Khoa học thời kì này đạt được sự phát triển nhảy vọt, ngày càng chuyên sâu, chặt chẽ, rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, có tính ứng dụng ngày càng cao trong cuộc sống của con người. Sự phát triển đó mang lại một diện mạo hoàn toàn mới về thế giới loài người, thay đổi cách nhận thức của con người về thế giới. Khoa học ngày nay đa phần chú trọng đến tính thực tiễn, cải thiện và nâng cao cuộc sống con người. Tuy nhiên, cần quan tâm đúng mức tới các vấn đề nảy sinh như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên III. PHÂN LOẠI KHOA HỌC Trong lịch sử phát triển của khoa học, có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo mục đích nhận thức hoặc ứng dụng.
  • 4. Theo Aristote, có 3 loại: - Khoa học lí thuyết: Toán học, vật lí học, siêu hình học… để tìm hiểu thực tại - Khoa học sáng tạo gồm tu từ học, thư pháp, biện chứng pháp…với mục đích sáng tạo tác phẩm. - Khoa học thực hành gồm: đạo đức học, kinh tế học, chính trị học, sử học… với mục đích hướng dẫn đời sống. Theo Carl Marx, có 2 loại: - Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu về các dạng vật chất, các qui luật vận động cũng như các mối quan hệ giữa chúng: cơ học, toán học, sinh vật học… - Khoa học xã hội: Nghiên cứu về con người, sinh hoạt của con người, các mối quan hệ xã hội và những qui luật, động lực phát triển của xã hội: sử học, triết học, đạo đức học… IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ? Để tìm hiểu nghiên cứu khoa học là gì, trước hết cần biết nghiên cứu là gì. Theo từ điển tiếng Việt, nghiên cứu có nghĩa là “xem xét, tìm hiểu kĩ để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới”. Từ đó có thể hiểu nghiên cứu một cách ngắn gọn nghiên cứu khoa học là xem xét, tìm hiểu kĩ để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới trong các lĩnh vực khoa học. Lưu Xuân Mới cho rằng: “Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ) tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.”. Vũ Cao Đàm cũng cho rằng: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng và việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới. Như vậy có thể rút ra rằng nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức, khám phá về một sự vật, hiện tượng, vấn đề thông qua hoạt động trí tuệ bằng những phương pháp, định hướng, phương tiện phù hợp để tạo ra sản phẩm mới. Mà sản phẩm mới này là tri thức, phương pháp, phương tiện để cải tạo thế giới.
  • 5. V. BẢN CHẤT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trên thực tế, để tạo ra một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến người ta đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát, đánh giá, phân tích, tổng hợp, sáng tạo cái mới,… Mà những cái đó tạm gọi chung là nghiên cứu khoa học. Vậy bản chất nghiên cứu khoa học có phải là tìm cách tạo ra cái mới hay không? Theo Vũ Cao Đàm, tùy vào từng thành tựu khoa học đặc biệt mà sẽ có những bản chất khác nhau. Đối với “phát hiện”, bản chất của nó là nhận ra vật thể hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại. Đối với “phát minh”, bản chất là nhận ra quy luật tự nhiến vốn tồn tại. Còn đối với “sáng chế” là tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại. Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là: - Đó là sự kiện, hiện tượng mới chưa ai biết. - Với kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu mới có thể giải quyết được. - Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho thông tin mới có giá trị cho khoa học hoặc làm khác thác thông tin hoạt động thực tiễn. VI. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phương pháp nghiên cứu khoa học trước hết là cách thức để con người nghiên cứu về khoa học. Cụ thể theo Lưu Xuân Mới: “Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý thông tin khoa học (số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu.” Bao gồm bên trong của phương pháp nghiên cứu khoa học là tích hợp các phương pháp như: phương pháp luận, phương pháp hệ, phương pháp nghiên cứu cụ thể. Vì những lẽ trên mà phương pháp nghiên cứu khoa học có những đặc điểm như: - Mặt chủ quan và khách quan. Trong đó mặt chủ quan gắn với chủ thể nghiên cứu, mặt khách quan gắn với đối tượng nghiên cứu.
  • 6. - Mục đích gắn liền với nội dung. Trong đó mục đích và nội dung quy định phương pháp, còn phương pháp là phương tiện để thực hiện mục đích và nội dung. - Có kế hoạch, tổ chức hợp lý, cấutrúc đa cấpbiểu hiện, logic, rõ ràng. Đây là mặt kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu khoa học. - Có các công cụ, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Tuỳ theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, đôi khi phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu đối tượng. VII. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học gồm có2 phương pháp nghiên cứu là: 1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực tiễn) Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đốitượng cótrong thực tiễn đểlàm rõ bản chất và các quy luật của đốitượng.  Phương pháp quan sátkhoa học là phương pháp tri giác đốitượng một cáchcóhệ thống để thu thập thông tin đốitượng. Có 2loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp  Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đốitượng trên diện rộng đểphát hiện các quy luật phân bốvà các đặc điểm của đốitượng.  Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp các nhà khoa họcchủ động tác động vào đốitượng và quá trình diễn biến sựkiện mà đốitượng tham gia đểhướng sựphát triển của chúng theo mục tiêu dựkiến của mình.  Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rútra kết luận bổích cho thực tiễn và khoa học.  Phương pháp chuyên gia là phương pháp sửdụng trí tuệ của độingũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất củađốitượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. 2. Phương pháp nghiên cứulý thuyết Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đãcó và băng cácthao tác tư duy logic đểrút ra kết luận khoa học cần thiết.  Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết o Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộphận đểtìm hiểu sâu sắc về đốitượng. o Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đãđược phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đốitượng.  Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết o Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơnvị, từng vấn đềcó cùngdấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển.
  • 7. o Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơsở một mô hình lý thuyết làm sựhiểu biết về đốitượng đầy đủ hơn.  Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các đốitượng bằng xây dựng gần giống với đốitượng, tái hiện lại đốitượng theo các cơ cấu, chức năng của đốitượng.  Phương pháp giả thuyết là phương pháp đưara cácdự đoánvề quy luật của đối tượng sauđó đichứng minh dựđoán đólà đúng.  Phương pháp lịch sửlà phương pháp nghiên cứu bằng cáchđi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đốitượng từ đórút ra bản chất và quy luật của đối tượng VIII. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH VÀ LÍ GIẢI Trình tự logic của nghiên cứu khoa học Có 6 bước cơ bản tạo nên trình tự nghiên cứu khoa học đó là: 1.Phát hiện vấn đề nghiên cứu 2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.Xây dựng luận chứng 4.Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn 5.Xử lí thông tin, phân tích 6.Tổng hợp kết quả; kết luận; khuyến nghị + Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu Là giai đoạn tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giú cho ta phát hiện và nhận ra vấn đề cần nghiên cứu. Bước này rất quan trọng đòi hỏi phải có tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đồng thời có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài. + Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Là những nhận định cơ bản và khái quát sự vật, hiện tượng qua những gì ta quan sát được đó là lối đi sau này khi ta áp dụng vào việc nghiên cứu. Nó sẽ là một cái sườn giúp ta đỉnh hướng được các bước. + Bước 3: Xây dựng luận chứng
  • 8. Là cách thức thu thập và sắp xếp các thông tin thu được. Nôi dung chủ yếu của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; Dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm. + Bước 4: Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn Luận cứ lý thuyết là xây dựng cơ sở lý luận của công trình nghiên cứu. Dựa vào đó người thực hiện biết những bộ môn nào cần cho quá trình nghiên cứu của mình từ đó có chỗ dựa cho công trình. Sau đó là thu thập dữ liệu để xây dựng luận cứ thực tiễn. Dữ liệu bao gồm sự kiện, số liệu,... cần thiết cho việc hoàn thiện luận cứ lý thuyết, nếu cảm thấy chưa đủ cần có kế hoạch bổ sung cho những gì còn thiếu hoặc sửa đổi những luận cứ chưa chính xác. + Bước 5: Xử lí thông tin, phân tích Sau khi thu thập những luận cứ cho công trình thì phải thông qua việc xử lý, đánh giá kết quả. Đưa ra những nhận định phù hợp điểm cần thiết và không cần thiết để đưa vào bài viết. + Bước 6: Tổng hợp kết quả; kết luận; khuyến nghị Tổng hợp tất cả những gì thu được thành một bức tranh khái quát, phân tích điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó đưa ra kết luận hay khuyến nghị có nên tiếp tục với công trình nghiên cứu hay từ bỏ.
  • 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 2: NỘI DUNG TRỌNG TÂM NHÓM 4 Phạm ThanhSơn K39.104.186 Ngô Ngọc Nhân K39.103.041 Mục lục Sự khác biệt giữa những nội dung đánh giá sinh viên là gì ............................... 10 Những khác biệt của những đề tài sinh viên là gì ? .......................................... 11 Đề tài nghiêm cứu nào thích hợp với bạn ?...................................................... 11 Bạn mong đợi lam và học được điều gì ?......................................................... 12
  • 10. I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN LÀ GÌ ? Sự đánh giá ở mức độ Đại Học được chia thành 2 loại: đánh giá và tổng kết Phương pháp đánh giá: thông báo cho bạn việc học tập và nghiên cứu và nhận lại những phản hồi không chính thức từ việc học tập của . Phương pháp tổng kết: tổng hợp công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành việc nghiên cứu và nhận được một bảng điểm đánh giá chính thức và luôn được tính vào việc phân loại mức độ tổng thể. Hầu hết những dự án nghiên cứu khoa học ở mức độ Đại Học đều là ở mức độ tổng kết và cung cấp một dấu hiệu đáng kể về điểm để hướng tới năm cuối và phân loại ở mức độ tiếp theo. Vì thế sinh viên phải chuẩn bị thật kĩ và lên kế hoạch cho dự án của họ để làm việc một cách hiệu quả nhất. Vì hầu hết các dự án theo định nghĩa là không có yếu tố kiểm tra đề đóng ở mức độ công khai nên có thể có cơ hội nhận được nguồn tài trợ tương xứng, đặc biết là những sinh viên nhận thức được việc kiểm tra là rất khó khăn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đánh giá bằng những phương pháp khác nhau: kiểm tra đề đóng, đề mở, tiểu luận, thuyết trình và lớp học thực tiễn. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa việc đánh giá và các dự án chính là quyền sở hữu, sự hỗ trợ và kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng thường không được công khai và đó là một cơ hội rất lớn cho sinh viên được tự nghiên cứu và mang những ý tưởng cá nhân của mình vào trong công việc. Vì thế, điều quan trọng ở đây chính là việc đáp ứng hi vọng và kỳ vọng của sinh viên và cách họ liên hệ với những dự án thực tế để được thảo luận thêm Các mức đánh giá Dựa trên tiêu chí Thời gian Kiểm tra đề đóng Tài liệu bài giảng 2 đến 5 giờ Tiểu luận Bộ câu hỏi định hướng 2000 từ Thuyết trình Bộ câu hỏi định hướng 10-60 phút Lớp học thực tiễn Chỉ dẫn định hướng 3 giờ với báo cáo thực tế Dự án Bộ phận chuyên môn 200 giờ với bài luận văn từ 7000 đến 10000 từ
  • 11. II. SỰ KHÁC BIỆT CỦA NHỮNG ĐỀ TÀI SINH VIÊN LÀ GÌ? Dự án nghiên cứ khoa học ở mức độ Đại Học phải phù hợp với sự tiến triển của nghiên cứu khoa học và được xem là sự khởi đầu của việc nghiên cứu chuyên sâu. III. ĐỀ TÀINGHIÊN CỨU NÀO THÍCH HỢP VỚI BẠN ? Có nhiều loại dự án nghiên cứu khoa học ở mức độ Đại Học bao gồm: đề tài thực nghiệm, đề tài khảo sát hiện trạng, nghiên cứu chuyên sâu, tham gia dự án, đề tài khảo sát bằng câu hỏi, đề tài nghiên cứu dữ liệu a. Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm. Đề tại nghiên cứu dạng thức nghiệm thường được dựa trên môi trường thí nghiệm. Loại dự án này khi thực hiện sẽ có một số yếu tố của sự lặp lại, chuẩn bị mẫu và phân tích, ví dụ đo lượng glucose trong các mẫu nước tiểu được cung cấp để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thiết. b. Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát thực trạng. Đề tài này nhằm mục đích xem xét những nghiên cứu thực tại bằng cáchđối chiếu dữ liệu và những kết luận để tạo ra một bộ dữ liệu đồng nhất và kết luận. Các dự án này thường xem là có ít giá trị, đặc biệt là nếu có ít hoặc không có thao tác dữ liệu, phân tích c. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu Là một loài đề tài khá phức tạp áp dụng các mô hình phức tạp để đạt được một kết luận cụ thể, bằng cách thao tác trên dữ liệu và phân tích để có thể truyền bá sự nghiên cứu rộng rãi một cách đáng kể. Ví dụ như “Côngdụng của Viagra”. d. Tham gia dự án Để tham gia dự án thì sinh viên được tuyển chọn tình nguyện tham gia vào một phần của dự án nghiên cứu, ví dụ dùng vitamin C trong vòng 6 tuần và cung cấp các mẫu nước tiểu. Ở mức độ Đại Học sẽ bị giới hạn và môt số ít tình nguyện viên sẽ bị chi phối nhưng nó sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về đạo đức học và sẽ trông ấn tượng về sơ yếu lý lịch, tuy nhiên rủi ro cũng sẽ cao trong việc tuyển dụng tình nguyện viên và sự ăn ý lẫn nhau. e. Đề tài khảo sát bằng câu hỏi Dạng đề tài này liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ các tình nguyện viên hơn là lấy mẫu vật và ít rủi ro hơn việc tham gia dự án nhưng vẫn yêu cầu sự đạo đức
  • 12. và việc tuyển dụng. Một dự án điển hình có thể là một câu hỏi về thực phẩm để xác định lượng chất dinh dưỡng trong một nhóm thực phẩm đó. f. Đề tài nghiên cứu dữ liệu Dạng đề tài này có rất ít rủi ro, khi mà dữ liệu đã được thu thập sẵn từ những học sinh trước đó, sử dụng các bảng thống kê và các giả thuyết đã được kiểm tra. Ví dụ đề tài này có thể xem xét dữ liệu bệnh chứng từ một nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt của nam giới trong đó có 10.000 người đàn ông, dữ liệu về mức độ ung thư, triệu chứng và cách sống . Một hướng dẫn đơn giản để bạn chọn và hoàn thành bài kiểm tra tính cách, có rất nhiều hướng dẫn, nhưng những điều cơ bản nằm ở đây, mỗi dòng mô tả tính cách của từng người, trong khi hầu hết mọi người đều là sự pha trộn của những mô tả đó, hãy nghĩ xem mô tả về màu nào là thích hợp nhất với tính cách của bạn trong một môi trường làm việc bất kì, và dùng bảng thứ 2 để chọn loại dự án thích hợp với bạn. Đáp án cũng chưa hẳn là hoàn toàn chính xác nhưng nó sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Loại dự án nào phù hợp với phong cách học tập và làm việc của bạn. Bảng so sánh: IV. BẠN MONG ĐỢI LÀM VÀ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ? a. Phê bình Đỏ: tự tin, có tính phán đoán và thẳng thắng, tự tin và lấy kết quá bằng mọi giá Vàng: tính tổ chức cao, chú trọng vào chi tiết, một người hoàn hảo Xanh lá: hướng ngoại, thân thiện và muốn làm đồng đội Xanh dương: độc lập, thiết thực và làm việc có phương pháp Loại dư ạn Màu sắc phù hợp Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm Xanh dương Đề tài nghiên cứu dạng khảo sát Xanh dương Đề tài nghiên cứu chuyên sâu Vàng Tham gia dự án Đỏ, Xanh lá Đề tài khảo sát bằng câu hỏi Đỏ, Xanh lá Đề tài nghiên cứu dữ liệu Vàng, Xanh dương
  • 13. Phê bình những nghiên cứu chính mà bạn chịu trách nhiệm. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu cho phép họ tự thiết kế thí nghiệm dựa trên những gợi ý từ những công việc trước đó, ngoài ra cònđược nâng cao những kĩ năng chính như là viết và giới thiệu các dữ liệu, nhưng cơ bản là điều này khiến cho những nhà nghiên cứu nhận thức được rằng việc công bố là chính xác và đúng sự thật. b. Học bổng nghiên cứu Bạn có thể yêu cầu bằng cách viết đơn hoặc xem xét một khoản tài trợ nghiên cứu hoặc khiếu kiện bằng sáng chế. Mục đích của việc đánh giá này là để giúp các sinh viên hiểu được cách mà các nghiên cứu được tài trợ và quản lý. c. Xem lại tài liệu Điều này cho phép học sinh đạt được một lượng kiến thức lớn về chủ đề này và là chìa khóa cho việc giới thiệu rất tốt và cho việc thảo luận tiếp theo. d. Thuyết trình Thường là tóm tắt về công việc của bạn ở dạng thuyết trình, thường xuyên sử dụng công cụ PowerPoint và thuyết trình tham gia vào một buổithuyết trình như trong các cuộc hội thảo. Nắm bắt thời gian và giữ vẫn quan điểm là chìa khóa thành công trong một buổi thuyết trình, do đó bạn sẽ thấy công bằng và không bị bối rối. e. Làm áp phích Có ba cách để trình bày kết quả, một là viết bài báo cáo trên báo tạp chí, hai là trình bày báo cáo và cuối cùng là làm áp phích. Sự hiểu lầm phổ biến nhất là áp phích của bài báo cáo giống như là “lệnh truy nã” hay tờ quảng cáo. Nó là một cái tóm tắt các công việc của bạn vào một cái bảng. f. Ghi chú và viết nhật ký Lưu giữ hồ sơ về công việc của bạn là rất quan trọng để cho thấy tiến trình và công việc của bạn phát triển như thế nào. g. Khóa luận Khóa luận là một sự tóm lược được viết khi đã hoàn thành công việc được coi như phần đáng ngại nhất của sinh viên. Nó phải tương đốiđơn giản để liên kết với nhau và phải được làm xuyên suốt quá trình làm đề tài.