SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
GVHD : Lê Thị Thùy Trang
SVTH : Lớp Dược 14.5.1 . Nhóm 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2:
1. Võ Thị Ngọc Cẩm
2. Phan Thị Tường Vy
3. Lê Thị Thanh Liễu
4. Nguyễn Thị Kim Dung
5. Lê Tường Ngân
6. Lê Hoàng Phúc
MỤC LỤC
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ? ......................................................................................1
1. Khái niệm về nhận thức: ...............................................................................1
2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức :......................................................1
2.1. Nhận thức cảm tính:................................................................................1
2.2. Nhận thức lý tính :...................................................................................2
II. THỰC TIỄN LÀ GÌ?.....................................................................................2
1. Khái niệm về thực tiễn :.................................................................................2
1.1. Tính vật chất trong hoạt động của thực tiễn: .......................................2
1.2. Tính lịch sử-xã hội :.................................................................................3
2. Hình thức cơ bản của thực tiễn : ..................................................................3
III. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC: ...........................4
1. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức : ............................................4
2. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức:.........................................4
2.1. Thực tiễn là động lực của nhận thức:....................................................4
2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:...................................................5
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:.............................................................5
3.1. Chân lý là gì? ...........................................................................................5
3.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:......................................................6
IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN :...........................................................6
KẾT LUẬN:..............................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU :
1. Lý do chọn đề tài :
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý
luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ hệ thống triết học Mác-Lênin. Vậy thực
tiễn đóng vai trò như thế nào đối với nhận thức?
Có thể nói, thực tiễn là một trong những vấn đề trung tâm của triết học. Từ
xưa các nhà triết học đã tìm hiểu đời hiện thực của con người, đã cố gắng tìm kiếm
phương pháp để con người thoát khỏi kiếp sống trần ai khổ cực. Tuy nhiên vì nhiều
hạn chế về nhận thức nên họ đã không hiểu đúng về thực tiễn. Một số nhà triết học
trước Mác coi thực tiễn như là hoạt động kiếm sống của những người lao động khổ
cực, số khác lại hạn chế thực tiễn dưới hình thức quan sát, thí nghiệm, thậm chí có
người coi thực tiễn là hoạt động “bẩn thỉu” của những con buôn. Vì vậy trong nhiều
thế kỷ, thực tiễn bị loại ra khỏi phạm vi triết học.
Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, với kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn và tổng kết thành tựu khoa học của nhân loại, hai ông đã vạch ra vai trò cách
mạng của thực tiễn, đồng thời đưa nó vào trong phạm trù của triết học. Việc đưa thực
tiễn vào triết học với tính cách là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội, là cơ sở, động
lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác đã làm cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trong nhận thức luận.
Lịch sử đã chứng minh rằng, quan hệ đầu tiên của con người không phải là
quan hệ lý luận mà là thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người làm ra lịch sử của
mình với tất cả những mặt đa dạng, phong phú của nó. Thật vậy, con người muốn tồn
tại và phát triển, trước hết cần phải có cái để mà ăn, mà mặc, mà ở. Đó là những nhu
cầu tối thiểu nhưng nếu không có lao động, không có hoạt động thực tiễn thì kể cả
những nhu cầu tối thiểu đó cũng không đáp ứng nổi, đừng nói chi đến những nhu cầu
luôn ngày càng cao và không ngừng đòi hỏi của con người sau này. Do vậy, không
có cách nào hơn là con người phải lao động sản xuất, cải tạo xã hội và nghiên cứu
khoa học.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cải tạo thế giới của con người, qua
đó cho chúng ta phân biệt được thực tiễn với tất cả các hoạt động khác của con người.
Đồng thời, nó vạch ra vai trò nền tảng của thực tiễn đối với xã hội và vai trò quyết
định của nó đối với nhận thức (lý luận). Từ đây, nhận thức một mặt phải xuất phát từ
thực tiễn, được thúc đẩy và kiểm tra bởi thực tiễn, mặt khác lý luận phải thực hiện
được chức năng chỉ đạo, điều chỉnh và định hướng thực tiễn.
Thực tiễn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức cũng như mọi
mặt của đời sống xã hội nói chung. Nó không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của
nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý mà còn là nền tảng của toàn bộ đời sống xã
hội. Thông qua lao động thực tiễn, con người cải tạo tự nhiên, thay đổi tự nhiên đồng
thời cũng hoàn thiện chính bản thân mình. Cũng thông qua lao động thực tiễn, hình
thành nên ngôn ngữ, phát triển tư duy, nhận thức và xác lập những mối quan hệ xã
hội.
Từ việc hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra
được quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ
thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn.
Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. Muốn nhận thức, lý
luận tốt phải tổng kết thực tiễn, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, lý luận soi đường
cho thực tiễn. Nắm vững nguyên tắc này giúp chúng ta tránh được những sai lầm
trong thực tế mà cuộc sống thường hay mắc phải như bệnh chủ quan, giáo điều, máy
móc, bệnh quan liêu. Với những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài “Vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức” .
1
NỘI DUNG :
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ?
1. Khái niệm về nhận thức:
Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo ra thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế
giới khách quan đó
2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức :
Quá trình nhận thức của con người gồm 2 giai đoạn :
2.1. Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ
quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm
bên ngoài của chúng.
VD: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết
muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi;
lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.
Trong nhận thức cảm tính có 3 hình thức :
Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ
của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan con người.
Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những
năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.
VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảnh vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co
chân lên và cảm thấy đau.
Tri giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật
đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các
cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú
hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không trưng có tính
trực quan của sự vật.
VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thong qua giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng
có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.
Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh
sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác dụng trực tiếp vào
các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu
tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các
2
giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng
phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh
bằng cao su, có bàn đạp, tay lái (ghi đông), yên xe.
2.2. Nhận thức lý tính :
Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm
tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
VD: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của
muối, điều chế được muối.
Trong nhận thức lý tính có 2 hình thức chính:
Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để
khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
VD: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết
khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại:
Phán đoán đơn nhất (VD: đồng dẫn điện)
Phán đoán đặc thù (VD: đồng là kim loại)
Phán đoán phổ biến (VD: mọi kim loại đều dẫn điện).
Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất
về đối tượng.
Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới .
VD: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút
ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”.
II. THỰC TIỄN LÀ GÌ?
1. Khái niệm về thực tiễn :
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
1.1. Tính vật chất trong hoạt động của thực tiễn:
Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, phải sử dụng những phương tiện vật
chất để tác động tới đối tượng vật chất nhất định của tự nhiên hay xã hội, làm biến
đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Chỉ có thực
3
tiễn mới trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực sự mang tính chất phê
phán và cách mạng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở đề phân
biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người.
1.2. Tính lịch sử-xã hội :
Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người
mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai
đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực
tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói
lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.
Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc vào tình hình đất
nước mà hoạt động thực tiễn lại biểu hiện khác nhau.
Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội cho từng thời đại.
2. Hình thức cơ bản của thực tiễn :
Có ba hình thức cơ bản :
Hoạt động sản xuất vật chất : Đây là những hoạt động cơ bản nhất và xuất hiện
đầu tiên nhất của thực tiễn. Trong các hoạt động này, con người sẽ sử dụng công cụ
lao động và sức lao động để tác động vào tự nhiên, từ đó tạo ra những của cải vật
chất, điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của bản thân, của
xã hội.
VD: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy,
xí nghiệp.
Hoạt động chính trị-xã hội : Đây là những hoạt động thực tiễn mang tính cộng
đồng. Các tổ chức sẽ kết nối những người khác nhau trong xã hội, từ đó thảo luận,
làm việc và góp phần cải biến mối quan hệ trong xã hội. Từ đó thúc đẩy sự phát triển
nhanh chóng của xã hội.
VD: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường
học, Hội nghị công đoàn.
4
Hoạt động thực nghiệm khoa học : Khác với hoạt động sản xuất vật chất thông
thường, thực nghiệm khoa học được tính là hình thức tương đối đặc biệt của thực tiễn.
Đây là những hoạt động được tiến hành thực hiện trong điều kiện cụ thể do con người
tạo ra. Những điều kiện này có thể mô phỏng giống, gần giống hoặc lặp lại các trạng
thái của tự nhiên, xã hội nhằm mục tiêu tìm ra những quy luật của về sự phát triển và
biến đổi của những đối tượng được nghiên cứu.
VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vắc-
xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
III. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC:
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích
của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá
trình nhận thức chân lý:
1. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức :
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy
luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi
hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt
động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan, tạo điều kiện
cho nhận thức cao hơn.
Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các
giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các
phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên.
VD: Để đáp ứng nhu cầu mua nhu yếu phẩm tại nhà cho mọi người, các dịch vụ
chuyển đồ ăn nhanh đã ra đời hàng loạt có thể kể đến là shopeefood, baemin,...
2. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức:
2.1. Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản
ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng
5
lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực
tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người
phải nhận thức về thế giới.
Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện,
từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
VD: Trong nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có sự tính toán của các con số lớn, dẫn
đến máy tính ra đời.
2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm
cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm
về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận
thức”.
Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng
cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận
thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải
quyết.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được
sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà
kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát
triển và ngược lại.
VD: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi
trường như cốc tái chế, ống hút giấy… Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính
là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường.
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
3.1. Chân lý là gì?
Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng
định (nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người).
Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân
lý tôn giáo).
6
Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá
trình nhận thức của nhân loại.
3.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân
lý không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt
động thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được
“hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ
để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai, có đạt tới chân lý hay không. Thực
tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm
tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau, nó vừa mang tính tương đối vừa mang
tính tuyệt đối. Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển. Thực tiễn trong
mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn
toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh,
bổ sung thêm. Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như
vậy mới có khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận
thức.
VD: Không có gì quý hơn độc lập tự do .
IV.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN :
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt
quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:
Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời
thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò
của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
KẾT LUẬN:
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán
triệt quan điểm thực tiễn. Việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải
liên hệ thực tiễn, học phải đi đôi với hành.
7
Thực tiễn là quá trình biện chứng mà trong đó hoạt động vật chất và hoạt
động tinh thần hòa quyện làm một, vật chất được phản ánh vào tinh thần còn tinh thần
thì được hiện thực hóa trong sự biến đổi của thế giới vật chất. Lý luận càng thích ứng
với thực tiễn bao nhiêu thì hoạt động cải tạo của con người càng có hiệu quả bấy
nhiêu . Do vậy lý luận và thực tiễn luôn phải thống nhất với nhau và trở thành nguyên
tắc tối cao của hoạt động con người.
Việc biến lý luận thành hiện thực không phải là con đường thẳng tắp và trực
tiếp mà phải thông qua những khâu trung gian nhất định. Trước hết lý luận phải phản
ánh đúng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và lợi ích của quần chúng. Sau
đó lý luận phải được thâm nhập vào quần chúng và trở thành tư tưởng. Từ đó, tổ chức
hành động thực tiễn của quần chúng để thực hiện lý luận.
Nếu lý luận xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều ,
máy móc, quan liêu, duy lý. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ dẫn tới chủ nghĩa
kinh nghiệm.

More Related Content

Similar to vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf

Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tientrungbao10
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...vannguyen769733
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfquynhvth23503b
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxdngnguyn58524
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 

Similar to vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf (20)

Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAYBài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf

  • 1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH  THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 GVHD : Lê Thị Thùy Trang SVTH : Lớp Dược 14.5.1 . Nhóm 2
  • 2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2: 1. Võ Thị Ngọc Cẩm 2. Phan Thị Tường Vy 3. Lê Thị Thanh Liễu 4. Nguyễn Thị Kim Dung 5. Lê Tường Ngân 6. Lê Hoàng Phúc
  • 3. MỤC LỤC I. NHẬN THỨC LÀ GÌ? ......................................................................................1 1. Khái niệm về nhận thức: ...............................................................................1 2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức :......................................................1 2.1. Nhận thức cảm tính:................................................................................1 2.2. Nhận thức lý tính :...................................................................................2 II. THỰC TIỄN LÀ GÌ?.....................................................................................2 1. Khái niệm về thực tiễn :.................................................................................2 1.1. Tính vật chất trong hoạt động của thực tiễn: .......................................2 1.2. Tính lịch sử-xã hội :.................................................................................3 2. Hình thức cơ bản của thực tiễn : ..................................................................3 III. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC: ...........................4 1. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức : ............................................4 2. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức:.........................................4 2.1. Thực tiễn là động lực của nhận thức:....................................................4 2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:...................................................5 3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:.............................................................5 3.1. Chân lý là gì? ...........................................................................................5 3.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:......................................................6 IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN :...........................................................6 KẾT LUẬN:..............................................................................................................6
  • 4. LỜI MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài : Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ hệ thống triết học Mác-Lênin. Vậy thực tiễn đóng vai trò như thế nào đối với nhận thức? Có thể nói, thực tiễn là một trong những vấn đề trung tâm của triết học. Từ xưa các nhà triết học đã tìm hiểu đời hiện thực của con người, đã cố gắng tìm kiếm phương pháp để con người thoát khỏi kiếp sống trần ai khổ cực. Tuy nhiên vì nhiều hạn chế về nhận thức nên họ đã không hiểu đúng về thực tiễn. Một số nhà triết học trước Mác coi thực tiễn như là hoạt động kiếm sống của những người lao động khổ cực, số khác lại hạn chế thực tiễn dưới hình thức quan sát, thí nghiệm, thậm chí có người coi thực tiễn là hoạt động “bẩn thỉu” của những con buôn. Vì vậy trong nhiều thế kỷ, thực tiễn bị loại ra khỏi phạm vi triết học. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và tổng kết thành tựu khoa học của nhân loại, hai ông đã vạch ra vai trò cách mạng của thực tiễn, đồng thời đưa nó vào trong phạm trù của triết học. Việc đưa thực tiễn vào triết học với tính cách là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã làm cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trong nhận thức luận. Lịch sử đã chứng minh rằng, quan hệ đầu tiên của con người không phải là quan hệ lý luận mà là thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người làm ra lịch sử của mình với tất cả những mặt đa dạng, phong phú của nó. Thật vậy, con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết cần phải có cái để mà ăn, mà mặc, mà ở. Đó là những nhu cầu tối thiểu nhưng nếu không có lao động, không có hoạt động thực tiễn thì kể cả những nhu cầu tối thiểu đó cũng không đáp ứng nổi, đừng nói chi đến những nhu cầu luôn ngày càng cao và không ngừng đòi hỏi của con người sau này. Do vậy, không có cách nào hơn là con người phải lao động sản xuất, cải tạo xã hội và nghiên cứu khoa học. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cải tạo thế giới của con người, qua đó cho chúng ta phân biệt được thực tiễn với tất cả các hoạt động khác của con người. Đồng thời, nó vạch ra vai trò nền tảng của thực tiễn đối với xã hội và vai trò quyết định của nó đối với nhận thức (lý luận). Từ đây, nhận thức một mặt phải xuất phát từ
  • 5. thực tiễn, được thúc đẩy và kiểm tra bởi thực tiễn, mặt khác lý luận phải thực hiện được chức năng chỉ đạo, điều chỉnh và định hướng thực tiễn. Thực tiễn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức cũng như mọi mặt của đời sống xã hội nói chung. Nó không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý mà còn là nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội. Thông qua lao động thực tiễn, con người cải tạo tự nhiên, thay đổi tự nhiên đồng thời cũng hoàn thiện chính bản thân mình. Cũng thông qua lao động thực tiễn, hình thành nên ngôn ngữ, phát triển tư duy, nhận thức và xác lập những mối quan hệ xã hội. Từ việc hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra được quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. Muốn nhận thức, lý luận tốt phải tổng kết thực tiễn, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, lý luận soi đường cho thực tiễn. Nắm vững nguyên tắc này giúp chúng ta tránh được những sai lầm trong thực tế mà cuộc sống thường hay mắc phải như bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu. Với những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài “Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” .
  • 6. 1 NỘI DUNG : I. NHẬN THỨC LÀ GÌ? 1. Khái niệm về nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo ra thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó 2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức : Quá trình nhận thức của con người gồm 2 giai đoạn : 2.1. Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. VD: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn. Trong nhận thức cảm tính có 3 hình thức : Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảnh vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co chân lên và cảm thấy đau. Tri giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không trưng có tính trực quan của sự vật. VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thong qua giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng. Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác dụng trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các
  • 7. 2 giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật. VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái (ghi đông), yên xe. 2.2. Nhận thức lý tính : Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. VD: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối. Trong nhận thức lý tính có 2 hình thức chính: Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. VD: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại: Phán đoán đơn nhất (VD: đồng dẫn điện) Phán đoán đặc thù (VD: đồng là kim loại) Phán đoán phổ biến (VD: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng. Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới . VD: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. II. THỰC TIỄN LÀ GÌ? 1. Khái niệm về thực tiễn : Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. 1.1. Tính vật chất trong hoạt động của thực tiễn: Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, phải sử dụng những phương tiện vật chất để tác động tới đối tượng vật chất nhất định của tự nhiên hay xã hội, làm biến đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Chỉ có thực
  • 8. 3 tiễn mới trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực sự mang tính chất phê phán và cách mạng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở đề phân biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người. 1.2. Tính lịch sử-xã hội : Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc vào tình hình đất nước mà hoạt động thực tiễn lại biểu hiện khác nhau. Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội cho từng thời đại. 2. Hình thức cơ bản của thực tiễn : Có ba hình thức cơ bản : Hoạt động sản xuất vật chất : Đây là những hoạt động cơ bản nhất và xuất hiện đầu tiên nhất của thực tiễn. Trong các hoạt động này, con người sẽ sử dụng công cụ lao động và sức lao động để tác động vào tự nhiên, từ đó tạo ra những của cải vật chất, điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của bản thân, của xã hội. VD: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp. Hoạt động chính trị-xã hội : Đây là những hoạt động thực tiễn mang tính cộng đồng. Các tổ chức sẽ kết nối những người khác nhau trong xã hội, từ đó thảo luận, làm việc và góp phần cải biến mối quan hệ trong xã hội. Từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội. VD: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
  • 9. 4 Hoạt động thực nghiệm khoa học : Khác với hoạt động sản xuất vật chất thông thường, thực nghiệm khoa học được tính là hình thức tương đối đặc biệt của thực tiễn. Đây là những hoạt động được tiến hành thực hiện trong điều kiện cụ thể do con người tạo ra. Những điều kiện này có thể mô phỏng giống, gần giống hoặc lặp lại các trạng thái của tự nhiên, xã hội nhằm mục tiêu tìm ra những quy luật của về sự phát triển và biến đổi của những đối tượng được nghiên cứu. VD: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vắc- xin phòng ngừa dịch bệnh mới. III. VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý: 1. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức : Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan, tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn. Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên. VD: Để đáp ứng nhu cầu mua nhu yếu phẩm tại nhà cho mọi người, các dịch vụ chuyển đồ ăn nhanh đã ra đời hàng loạt có thể kể đến là shopeefood, baemin,... 2. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức: 2.1. Thực tiễn là động lực của nhận thức: Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng
  • 10. 5 lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo. Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới. Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới. VD: Trong nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có sự tính toán của các con số lớn, dẫn đến máy tính ra đời. 2.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. VD: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy… Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường. 3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: 3.1. Chân lý là gì? Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định (nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người). Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo).
  • 11. 6 Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình nhận thức của nhân loại. 3.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được “hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai, có đạt tới chân lý hay không. Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau, nó vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển. Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh, bổ sung thêm. Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới có khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức. VD: Không có gì quý hơn độc lập tự do . IV.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN : Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu: Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu. Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng. KẾT LUẬN: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn, học phải đi đôi với hành.
  • 12. 7 Thực tiễn là quá trình biện chứng mà trong đó hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần hòa quyện làm một, vật chất được phản ánh vào tinh thần còn tinh thần thì được hiện thực hóa trong sự biến đổi của thế giới vật chất. Lý luận càng thích ứng với thực tiễn bao nhiêu thì hoạt động cải tạo của con người càng có hiệu quả bấy nhiêu . Do vậy lý luận và thực tiễn luôn phải thống nhất với nhau và trở thành nguyên tắc tối cao của hoạt động con người. Việc biến lý luận thành hiện thực không phải là con đường thẳng tắp và trực tiếp mà phải thông qua những khâu trung gian nhất định. Trước hết lý luận phải phản ánh đúng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và lợi ích của quần chúng. Sau đó lý luận phải được thâm nhập vào quần chúng và trở thành tư tưởng. Từ đó, tổ chức hành động thực tiễn của quần chúng để thực hiện lý luận. Nếu lý luận xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều , máy móc, quan liêu, duy lý. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ dẫn tới chủ nghĩa kinh nghiệm.