SlideShare a Scribd company logo
1 of 220
MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC KINH TẾ
Chuyên đề 1: Khoa học và nghiên cứu khoa học
Chuyên đề 2: Kỹ năng nghiên cứu khoa học
Chuyên đề 3: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Chuyên đề 4: Những quy định trong quá trình viết luận
văn/đề án tốt nghiệp thạc sĩ tại HVTC
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: “ Phương pháp nghiên cứu khoa học”, chủ biên TS Phương Kỳ Sơn,
NXB Chính trị quốc gia, 2002.
2. Giáo trình: “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế“, chủ
biên PGS,TS Nguyễn Thị Cành, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006.
3. Sách "Các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh doanh - Hướng dẫn
thực hành ", của các giáo sư Pervez N. Ghauri (Đại học Gronigen, Hà Lan), giáo sư
Kjell Gronhaug (Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Bergen, Na Uy), giáo sư
Ivar Knstianslund (Trưởng quản trị Oslo Na Uy) do Nhà xuất bản Prentice Hall
(Vương Quốc Anh) phát hành lần đầu, năm 1995, tái bản lần thứ 5, năm 1999;
4. Sách " Các phương pháp nghiên cứu xã hội - Các cách tiếp cận định tính và định
lượng " của tác giả W. Lawrence Neuman (Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ), do Công ty
Giáo dục Pearson, tái bản lần thứ 4, năm 2000;
CHUYÊN ĐỀ 1
KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1
KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. KHOA HỌC
2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1
KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. KHOA HỌC
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Phân loại khoa học
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tri thức KH
1.1.4. Sự kiện ( hiện tượng) và tư duy khoa học
 Con người từ đâu đến và con người sẽ đi về đâu?
 Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có một nền văn minh nào
ngoài trái đất của chúng ta? Chẳng lẽ Trái Đất là nơi có
một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ?
 Thế giới này sẽ phát triển đến một giới hạn hay là sẽ phát
triển đến vô cùng?
 Thời gian là vô thuỷ vô chung, hay là có điểm khởi đầu
và có điểm tận cùng?
 v.v…
Những câu hỏi như thế là vô cùng tận. Trả lời mỗi câu
hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc.
1.1. KHOA HỌC
1.1.1. Khái niệm
Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại
quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống
tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học,
khác với tri thức kinh nghiệm.
-> Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt
động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng
các phương pháp nghiên cứu khoa học.
-Tri thức kinh nghiệm
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy từ cuộc sống hàng ngày.
Trí thức kinh nghiệm đã giúp cho con người có được những hình dung thực tế về
các sự vật, hiện tượng, biết cách ứng xử trước các hiện tương tự nhiên và trong
các quan hệ xã hội.
Tri thức đời thường dựa trên lẽ phải và ý thức thông thường, nó là cơ sở định
hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người. Được tích lũy một
cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày.
Tri thức kinh nghiệm mới chỉ nhận thức được những lớp thuộc tính bề mặt,
chưa có khả năng đi sâu vào khám phá được những mối liên hệ phức tạp bên
trong của sự vật. Đó mới chỉ là những hiểu biết về những mặt riêng rẽ, rời rạc về
các mối liên hệ bên ngoài của đối tượng.
Chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành
các tri thức khoa học.
-Tri thức khoa học
 Được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu
khoa học.
 Là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định
và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học.
 Không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm,
mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự ngẫu nhiên, rời
rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản
chất.
 Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn
khoa học (diclipline) chẳng hạn triết học, sử học, kinh tế học,
toán học, vật lý học, hóa học, sinh học,…
Vai trò của Khoa học
 Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một
cách đúng đắn nguồn gốc và sự phát triển của những sự kiện ấy,
phát hiện những mối liên hệ bản chất của các hiện tượng, trang bị
cho con người những tri thức về quy luật khách quan của thế giới
hiện thực để con người áp dụng những quy luật đó trong thực tiễn
sản xuất và đời sống.
 Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn,
xem xét sự kiện một cách biện chứng, giải phóng con người khỏi
những mê tín dị đoan mù quáng, hoàn thiện khả năng trí tuệ của
con người.
 Khoa học còn có sứ mệnh giảm nhẹ lao động và làm cho đời sống
con người được dễ dàng hơn, tạo điều kiện để con người có thể
nâng cao quyền lực đối với các lực lượng tự nhiên.
1.1.2. Phân loại khoa học
 là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm
các bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó.
 là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức.
Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa trên một
tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng nhất định.
a) Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học
Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở lý
thuyết của bộ môn khoa học.
+ Khoa học tiền nghiệm hay tiên nghiệm, là những bộ môn
khoa học được hình thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ
tiên đề, ví dụ: toán học, logic học, hình học….
+ Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được
hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm hay kinh
nghiệm, như các khoa học về tự nhiên và khoa học xã hội.
 Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình
thành dựa trên những sự phân chia đối tượng ngiên cứu
của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối
tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ: khảo cổ học được phân
lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lý học.
 Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học được hình
thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc
phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học
khác nhau, ví dụ: kinh tế học chính trị được tích hợp từ
kinh tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp từ hóa
học và vật lý học.
b) Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học
Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình
tự sau:
 Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học
chính xác).
 Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ: kỹ thuật điện tử, kỹ
thuật di truyền.
 Khoa học nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản.
 Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.
 Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học.
 Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học
 Phương hướng khoa học (scientific orientation) là một tập
hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh
vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục
tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
 Trường phái khoa học (scientific school) là một phương
hướng khoa học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc
một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho
sự hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp
luận.
 Bộ môn khoa học (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết
hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu.
 Ngành khoa học (specialty) là một lĩnh vực hoạt động xã hội
về nghiên cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn,
khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động
trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về
luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh,…
Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học
 Tiêu chí 1. Có một đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
là bản chất sự vật được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn
khoa học.
 Tiêu chí 2. Có một hệ thống lý thuyết. Lý thuyết là một hệ thống
tri thức khoa học bao gồm khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống
lý thuyết của bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận
riêng có và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác.
 Tiêu chí 3. Có một hệ thống phương pháp luận. Phương pháp luận
hiện được hiểu hai nghĩa:
 (1) Lý thuyết về phương pháp;
 (2) Hệ thống các phương pháp. Phương pháp luận của của một bộ
môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng có và
phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác nhau.
 Tiêu chí 4. Có mục đích ứng dụng. Do khoảng cách giữa
nghiên cứu và áp dụng ngày càng rút ngắn về không gian giữa
phòng thí nghiệm nghiên cứu với cơ sở sản xuất và thời gian từ
nghiên cứu đến áp dụng, mà người ta ngày càng dành nhiều mối
quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp người nghiên cứu chưa biết trước mục đích ứng dụng. Vì
vậy, không nên vận dụng một cách máy móc tiêu chí này.
 Tiêu chí 5. Có một lịch sử nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu
của một bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ một bộ
môn khoa học khác. Trong giai đoạn tiếp sau, với sự hoàn thiện
về lý thuyết và phương pháp luận, những bộ môn khoa học độc
lập ra đời, tách khỏi khuôn khổ bộ môn khoa học cũ. Tuy nhiên,
không phải mọi bộ môn khoa học đều có lịch sử phát triển như
vậy. Vì vậy, cũng không nên vận dụng máy móc tiêu chí này.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
1.2.3. Phân loại nghiên cứu KH
1.2.4. Các tiêu chuẩn của cộng đồng NCKH
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Khái niệm
Nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ
thống nhằm tăng cường sự hiểu biết về một hiện tượng hay một vấn đề
nào đó.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm
những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát
triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và
phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
-> Nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa
học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và
lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Nó
có thể giúp tạo ra những ứng dụng thực tiễn.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Khái niệm
-> Nghiên cứu KH kinh tế là nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh
tế. Nói cách khác, nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ
liệu, chứng cứ, vận dụng các công cụ kiến thức và công cụ phân tích
xử lý thông tin dữ liệu nhằm đạt được sự hiểu biết về vai trò và hành vi
của từng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, thị trường, quốc
gia hoặc toàn bộ nền kinh tế đối với việc đưa ra quyết định kinh tế.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học
* Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu cung
cấp các chi tiết của quy trình và phương pháp cụ thể để thực hiện
một vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp các quy
trình cụ thể và chi tiết làm thế nào để bắt đầu, thực hiện và hoàn
thành nhiệm vụ nghiên cứu và chủ yếu là tập trung vào làm thế nào
để thực hiện được nghiên cứu. ( Theo Yang, 2001)
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Đặc điểm của PPNCKH
+ Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào
các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.
+ PPNCKH có tính chủ quan, chính là năng lực nhận thức, kinh
nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được
các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá
chính đối tượng.
+ PP có tính khách quan. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn
phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải
tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải
là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp.
Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật
khách quan của thế giới.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Đặc điểm của PPNCKH
+ Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục
đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn
phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp
sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu
mà mục đích đã dự kiến ban đầu.
+ Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu.
+ Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định
phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong
mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các
thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay
không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu
của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các
phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Chính các phương tiện kỹ thuật
hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Khái niệm: Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan
điểm(trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế
giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương
pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và
định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn,
vận dụng phương pháp.
-> Phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ
thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người
sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề
đã đặt ra.
1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
Tính mới
Tính tin cậy
Tính thông tin
Tính khách quan
Tính rủi ro
Tính kế thừa
Tính cá nhân
Đặc trưng
của NCKH
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
a. Tính mới
Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện
hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Tính mới là tính
quan trọng số một của nghiên cứu khoa học.
b. Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả
năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí
nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống
nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra
trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật
hoặc hiện tượng.
Điều này đẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên
cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần
chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
c. Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có
thể đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể
là một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức
sản xuất mới, v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm
khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy
luật vận động của sự vật, thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông
tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc
trưng cho quy trình đó.
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
d. Tính khách quan
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một
tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Trong xã hội học
khoa học (sociology of science), người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị.
Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận thiếu các xác nhận bằng
kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự
vật, hiện tượng.
Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải luôn đặt các câu hỏi
ngược lại những kết luận đã được xác nhận. Ví dụ:
Kết quả có thể khác không?
Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện nào?
Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
e. Tính rủi ro
Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn
có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại
trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, thiếu
những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật của thiết bị quan
sát hoặc thí nghiệm thấp; năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu
còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất khả
kháng, v.v….
Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng vẫn
gặp những rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là:
Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm
vi mở rộng không thành công.
Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến
quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hôị nào đó.
1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH
g. Tính kế thừa
Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ
chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết
quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.
Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên
cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa cố thủ trong
những lý luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự
thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất
khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học
mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học.
h. Tính cá nhân
Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai
trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể
hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.
1.2.3. Phân loại nghiên cứu khoa học
1) Phân loại theo chức năng nghiên cứu
 Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng
sự vật giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự
vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả
định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc
trưng về lượng của sự vật.
 Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình
thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể
bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung
chi phối quá trình vận động của sự vật.
 Nghiên cứu dự báo, là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong
tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự
nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: sai
lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự
tác động của các sự vật khác; môi trường cũng luôn có thể biến động,…
 Nghiên cứu sáng tạo, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại.
Khoa học không bao giớ dừng lại ở mô tả, giải thích và dự báo mà luôn hướng vào sự
sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
 2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
2). Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm
phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ
sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu
cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình
thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc
nhiều lĩnh vực khoa học,
Ví dụ: Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật
giá trị thặng dư.
Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy
và nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần túy, còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc
nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự
vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động đều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế,
xã hội,… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ
bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background
research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).
 Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng
thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu
đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã
hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.
 Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc
biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ
trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình
thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng
có ý nghĩa thực tiễn.
 Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận
dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để
giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về
các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời
sống.
 - Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của
thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ,
về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp
công nghệ có thể trở thành sáng chế.
 Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì
chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên
cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một
loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai.
 So sánh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
Chỉ tiêu Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Mục tiêu Phát triển lý thuyết trong ngành kinh
tế - quản lý
Ứng dụng lý thuyết vào phân tích
thực tiễn ở đơn vị, ngành, địa
phương cụ thể
Kết quả
nghiên cứu
Công trình nghiên cứu mang nặng
tính lý thuyết với kết quả chính là
luận điểm, mô hình, hoặc học thuyết
mới
Công trình nghiên cứu vừa mang
tính lý thuyết lại vừa có khả năng
ứng dụng cao, trực tiếp vào những
khung cảnh nghiên cứu cụ thể
Đặc điểm
của các công
trình NC
Coi trọng tính tổng quát hóa và
trường tồn của kết quả nghiên cứu
theo không gian và thời gian
Coi trọng tính phù hợp của kết quả
nghiên cứu đối với một hoặc một
số bối cảnh cụ thể
Người phản
biện phù hợp
Các chuyên gia lý thuyết (quốc tế) là
những người phù hợp để phản biện
luận án hoặc công trình nghiên cứu
Các chuyên gia lý thuyết kết hợp
với nhà hoạt động thực tiễn là
những người phù hợp để phản biện
luận án hoặc công trình nghiên cứu
Nơi công bố/
xuất bản
công trình
Công bố ở những tạp chí chuyên
ngành lý thuyết (quốc tế)
Công bố ở những tạp chí dành cho
các nhà hoạt động thực tiễn
Tiêu chí Phát hiện Phát minh Sáng chế
Khái niệm Là việc khám phá ra những
vật thể, những quy luật xã
hội đang tồn tại một cách
khách quan.
Ví dụ: Kock phát hiện vi
trùng lao, Marie Curie phát
hiện nguyên tố phóng xạ
radium, Colomb phát hiện
châu Mỹ, Adam Smith phát
hiện quy luật “bàn tay vô
hình” của kinh tế thị trường
Chỉ có trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên, đã tồn
tại khách quan (không có
tính mới), có khả năng áp
dụng để giải thích thế
giới, nhưng chưa thể áp
dụng trực tiếp vào sản
xuất hoặc đời sống mà
phải thông qua các giải
pháp kỹ thuật, nó không
có giá trị thương mại.
Ví dụ: Archimède phát
minh định luật sức nâng
của nước, Newton phát
minh định luật vạn vật
hấp dẫn,….
Giải pháp kỹ thuật mới so với trình
độ kỹ thuật trên thế giới, có trình
độ sáng tạo, có khả năng áp dụng
trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Ví dụ: James Watt sáng chế máy
hơi nước, Nobel sáng chế công
thức thuốc nổ TNT…
Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại
dưới các hình thức sau: Là dạng vật
thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết
bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví
dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật
liệu…; là dạng quy trình, ví dụ:
Quy trình xử lý nước thải, quy trình
công nghệ sản xuất xi măng…
Khả năng áp dụng
giải thích thế giới
Có Có Không
Khả năng áp dụng
vào SX và đời sống
Không trực tiếp mà phải
thông qua giải pháp vận
dụng
Không trực tiếp mà phải
qua sáng chế
Có
Giá trị thương mại Không Không Mua bán Patent hoặc Licence
Bảo hộ pháp lý Luật SHTT không bảo hộ bản thân phát minh và phát
hiện, mà chỉ bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện.
Theo quy định của Công ước Paris
1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp
và theo Luật SHTT
Tồn tại cùng lịch sử Có Tiêu vong theo tiến bộ KHCN
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
* Các loại PPNCKH được sử dụng phổ biến:
- Phương pháp luận NCKH: Phương pháp luận là việc sử dụng hệ thống các
luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm
trong nghiên cứu khoa học.
-Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Nghiên cứu định tính là
mộtphương pháp khoa học xã hội thu thập và làm việc với dữ liệu phi số và
tìmcách giải thích ý nghĩa từ những dữ liệu này.
- Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Nghiên cứu định lượng liên
quan đến việc sử dụng các công cụ tính toán, thống kê và toán học để rút ra kết
quả. Các công cụ thu thập dữ liệu cho một nghiên cứu định lượng là khảo sát
và thí nghiệm. Sau đó là áp dụng các PPNCKH để phân tích dữ liệu
- Nghiên cứu hỗn hợp (Mixed research): Là nghiên cứu liên quan đến việc kết
hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định
tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,… hoặc
đặc điểm mô hình.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PPNCK thực tiễn
- Phương pháp quan sát: là phương pháp nghiên cứu khoa học sử
dụng tri giác thu thập thông tin từ đối tượng. Người nghiên cứu sử
dụng các giác quan từ đó xác định các thông tin cụ thể về đối
tượng nghiên cứu. Phương pháp quan sát là phương pháp được sử
dụng để xác định luận điểm, đặc tính, bản chất của đối tượng
nghiên cứu khoa học.
Ví dụ: khi quan sát quả cam, thông qua thị giác, ta biết quả cam có
màu cam, thông qua khứu giác, ta biết quả cam có mùi thơm.
- Phương pháp điều tra: là phương pháp nghiên cứu khoa học được
sử dụng để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
khoa học. Thông qua điều tra, tìm hiệu cụ thể đối tượng để rút ra bản
chất, quy luật của chúng.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PPNCK thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp nghiên cứu khoa học mà người
nghiên cứu tiến hành thu thập khác thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua
việc thay đổi các môi trường, điều kiện xung quanh. Phương pháp này khi thực
hiện thường yêu cầu sự tính toán cầu kỳ về các sai số cũng như sự chau chuốt
trong khâu xây dựng các điều kiện xung quanh đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: thí nghiệm hóa học, các thí nghiệm vật lý
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp thu thập, học
tập và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền
tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
là phương pháp được sử dụng khi người nghiên cứu muốn cải thiện, hoàn chỉnh
hoặc phát triển một kết quả nghiên cứu đã cũ và có một số điểm không còn phù
hợp.
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp nghiên cứu khoa học tiết kiệm thời
gian nhất trong số các phương pháp nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp
này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu những người có tri thức cao về
đối tượng nghiên cứu.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PP NC lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: người nghiên cứu cần phân chia
hợp lý các thông tin, kết quả thu thập được thành các nhóm, các bộ cụ
thể. Từ đó, mới có thể thu được kết luận chính xác và phù hợp với mục
đích của nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp quy nạp và diễn giải:
+ Là phương pháp được sử dụng để tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời
rạc thu được trong quá trình NCKH. Các thông tin này rời rạc, độc lập, ngẫu
nhiên với nhau.
+ Từ việc phân tích chúng rút ra đặc điểm, bản chất của đối tượng nghiên
cứu, hướng đến mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu hướng đến.
+ Để có thể thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học này, người nghiên
cứu cần có kinh nghiệm và sự quan sát tinh tế những sự vật riêng lẻ, khác
nhau và liên kết chúng phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PP NC lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống: người nghiên cứu tiến hành phân
loại các thông tin thu thập được dựa theo một mô lý thuyết cụ thể. Dựa
theo các tiêu chí nhất định, các thông tin được chia ra nhằm thể hiện một
luận điểm cụ thể. Sau đó, người nghiên cứu cần hệ thống lại chúng và
đưa ra kết luận cuối cùng của nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp cách thức hóa:
+ Là phương pháp NCKH được sử dụng khi đối tượng nghiên cứu quá lớn
và người nghiên cứu không có khả năng tiếp cận trực tiếp với chúng để tiến
hành các nghiên cứu khoa học khác.
+ Trong phương pháp cách thức hóa, người nghiên cứu sẽ xây dựng một mô
hình có những đặc tính tương tự với sự vật để tiến hành nghiên cứu và phân
tích.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học này được sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực thiên văn học, quá trình khám phá và nghiên cứu về những hành tinh.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PP NC lý thuyết
- Phương pháp giả thuyết
+ Phương pháp giả thuyết là gì? Phương pháp giả thuyết là một trong 7
phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết. Với phương pháp này, người
nghiên cứu tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu (có thể đúng hoặc sai)
và tiến hành chứng minh giả thuyết đó.
+ Giả thuyết thường được đưa ra sau quá trình thực hiện các phương pháp
nghiên cứu khoa học thực tiễn đơn giản như quan sát hay điều tra.
+ Dễ hiểu hơn, người nghiên cứu sẽ dự đoán trước kết quả nghiên cứu và
tiến hành chứng minh giả thuyết đó.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu bản chất
của đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của
nó. Thông qua quá trình biến hóa của sự vật sẽ giúp bản chất của đối tượng
nghiên cứu dễ nhận biết hơn.
3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
• Nhóm PP NC lý thuyết
- Phương pháp logic
+ Phương pháp này không chỉ nghiên cứu đối tượng nghiên cứu trong
tiến trình lịch sử của chính nó mà còn phân tích sâu vào đặc điểm cụ
thể của đối tượng.
+ Phương pháp logic thường kết hợp với phương pháp lịch sử để tăng
thêm tính chặt chẽ, sâu sắc và bao quát cho nghiên cứu khoa học. Từ
đây, người nghiên cứu có thể rút ra những lý luận sâu sắc và bao quát.
- Phương pháp so sánh: PP này thường được thực hiện giữa các sự
việc có tính chất tương tự để người thực hiện so sánh có thể đánh giá
mức độ biến động của các chỉ tiêu cũng như xác định xu hướng tiếp
theo.
1.2.4. Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học
• (1) Thuyết phổ biến: Bất luận ai là nhà nghiên cứu ( già hay trẻ, trai hay gái) và
bất chấp địa điểm được tiến hành nghiên cứu (Mỹ hay Pháp, Đại học Harvard hay
bất kỳ trường nào không tên tuổi), việc nghiên cứu chỉ phải được đánh giá dựa trên
cơ sở của các giá trị khoa học.
• (2) Chủ nghĩa hoài nghi có trật tự: Các nhà khoa học không phải chấp nhận các ý
tưởng hoặc chứng cớ mới một cách vô tư, thiếu thái độ bình luận phê phán. Họ
phải yêu cầu và đặt câu hỏi cho toàn bộ sự kiện và mỗi đối tượng nghiên cứu để
tăng cường việc xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng. Mục đích của các bình luận
phê phán không phải là để công kích cá nhân mà để đảm bảo rằng các phương pháp
được sử dụng trong nghiên cứu là thích hợp qua việc lựa chọn xem xét chặt chẽ,
thận trọng.
• (3)Tính vô tư. Các nhà khoa học cần phải trung lập, công bằng, không thiên vị, dễ
tiếp thu, và cởi mở đối với sự quan sát bất ngờ hoặc các ý tưởng mới.
• (4) Tính công cộng: Kiến thức khoa học cần phải được chia sẻ với người khác.
Kiến thức khoa học sáng tạo là một hoạt động công khai, các kết quả phải được
mọi người biết đến và có thể sử dụng được cho tất cả mọi người.
• (5) Tính trung thực
1.3. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học
• 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu
hỏi nghiên cứu
• 1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu
• 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• 1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
• 1.3.5. Đo lường, thu thập dữ liệu
• 1.3.6. Phân tích số liệu
• 1.3.7. Giải thích, làm sáng tỏ số liệu
• 1.3.8. Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu
Cấu phần Nội dung Cơ sở
Ý tưởng Nghiên cứu nhằm phát hiện điều gì và vì sao
nó có ý nghĩa?
+) Phát hiện khoảng trống quan trọng trong
nghiên cứu trước.
+) Câu hỏi nghiên cứu.
+) Hình thành ý tưởng điểm mới và đóng góp
của nghiên cứu
+) Hiểu biết của nhà nghiên
cứu về lĩnh vực chuyên ngành.
+) Tổng quan tài liệu.
+) Trải nghiệm với bối cảnh
cụ thể.
Thiết kế Cần những bằng chứng gì để trả lời câu hỏi
nghiên cứu và thu thập/phân tích chúng bằng
cách nào?
+) Cách tiếp cận và thiết kế tổng thể.
+) Quy trình, phương pháp, công cụ cụ thể.
+) Kế hoạch tiến hành và yêu cầu về nguồn
lực, dữ liệu.
+) Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một
nghiên cứu khoa học.
+) Rủi ro và hạn chế của nghiên cứu.
+) Nắm rõ mục tiêu và khung
nghiên cứu.
+) Xác định các giả thuyết
“cạnh tranh” để có kế hoạch
thu thập bằng chứng, kiểm
định và bảo vệ giả thuyết
chính.
+) Nắm rõ các phương pháp
và công cụ có thể sử dụng.
Phương pháp
và công cụ
Thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu
bằng cách nào?
+) Các phương pháp thu thập dữ liệu.
+) Các phương pháp và công cụphân tích dữ
liệu.
+) Nắm rõ câu hỏi và khung
nghiên cứu.
+) Nắm rõ quy trình và kỹ
thuật của từng phương pháp.
Sơ đồ nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu NC
Bước 2: Câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Đối tượng nghiên cứu
Bước 4: Phạm vi nghiên cứu
Bước 5: Ý nghĩa và giới hạn của NC
Bước 6: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
Cần xem xét 1 số vấn đề khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu
• Nguồn của đề tài: Đề tài khoa học có thể bắt nguồn từ những mâu thuẫn
nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, trong lao động sản xuất, chiến đấu,
hay trong chính các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cuộc sống xã hội
luôn xuất hiện những mâu thuẫn cần có sự giải đáp. Đó chính là nguồn
đề tài rất phong phú và đa dạng cho công tác nghiên cứu khoa học.
• Những căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học:
- Sự hiểu biết, vốn tri thức, năng lực trí tuệ của người nghiên cứu đối với
vấn đề đặt ra có tương xứng và có cần thiết không? Vấn đề đặt ra đó có
chứa đựng các yếu tố của một đề tài khoa học không? Vấn đề đó đã được
người khác nghiên cứu chưa? Nghiên cứu ở mức nào? Về phương diện
nào? Nay tiếp cận theo hướng nào?
- Nguồn thông tin, tư liệu đối với vấn đề dự kiến chọn làm đề tài có phong
phú không? Địa bàn nghiên cứu điều kiện thực nghiệm có thuận tiện
không? Các hướng khai thác mới về thông tin, nhân lực, tài lực, vật lực
có triển vọng đến mức nào?
- Các điều kiện về tổ chức, sự quản lý lãnh đạo có đủ để tiếp cận và triển
khai thực hiện đề tài không?
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
Khi chọn đề tài cần trả lời thỏa đáng các câu hỏi sau:
a) Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không?
Là một đề tài nghiên cứu trước hết phải mang một ý nghĩa khoa học
nhất định, thể hiện trên những khía cạnh sau:
- Bổ sung những nội dung lý thuyết của bộ môn khoa học.
- Làm rõ một số lý thuyết vốn tồn tại
- Xây dựng cơ sở lý thuyết mới.
b) Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không?
Ý nghĩa thực tiễn thể hiện ở các mặt sau:
- Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội.
- Giải đáp những đòi hỏi trong sản xuất, về kỹ thuật, công nghệ, tổ
chức, quản lý, thị trường, vv. .
- Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của lĩnh vực nghiên cứu.
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
c) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không ?
Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý thuyết và
thực tiễn được xem xét.
Tính cấp thiết là một yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực
tiễn: khoa học, thực tiễn, nhưng phải cấp thiết. Nếu chưa cấp thiết thì dành
kinh phí và qũy thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết' hơn.
d) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không?
Đề tài dù có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết, nhưng không có
phương tiện thì cũng khó lòng thực hiện. Điều kiện nghiên cứu bao gồm:
- Cơ sở thông tin, tư liệu.
- Phương tiện, thiết bị thí nghiệm (nếu cần phai tiến hành thí nghiệm).
- Quỹ thời gian và thiên hướng khoa học của người hướng dẫn, nếu là đề tài
cần có người hướng dẫn.
- Có người cộng sự trong nghiên cứu.
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
đ) Đề tài có phù hợp sở thích hay không?
Trong khoa học thì vấn đề này luôn mang một ý nghĩa quan trọng.
Đương nhiên, ở đâu và bao giờ người nghiên cứu cũng luôn phải
đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng khoa học của cá nhân với
việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội.
Ngoài ra, người nghiên cứu còn phải xem xét năng lực nghiên cứu,
quỹ thời gian, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là tầm vóc của
đề tài có đẩy người nghiên cứu đến những khó khăn quá lớn hay
không.
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
• Cách thức lựa chọn đề tài nghiên cứu
- Theo dõi tổng quát những thành tựu khoa học và kỹ thuật.
- Tìm hiểu những kết quả mới nhất của công việc nghiên cứu trong
các lĩnh vực tổng hợp, lĩnh vực nằm ở ranh giới của các ngành
khoa học và kỹ thuật.
- Nghiên cứu những đối tượng cũ nhờ các phương pháp mới với
quan điểm mới.
- Phân tích sâu sắc và tổng hợp những tài liệu đã được thu thập
trong các chuyến điều tra khoa học mà tác giả có tham gia, cả đến
những tài liệu thống kê, mô tả thực nghiệm mới có tính chất công
khai
- Tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động khoa học, kỹ thuật,
nghệ thuật, những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế
quốc dân, những nhà phát minh sáng kiến trong sản xuất.
- Xem danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố.
1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC
-> Để xác định vấn đề nghiên cứu ta cần làm rõ từng bước sau:
Bước 1. Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu.
Bước 2. Xác định loại vấn đề nghiên cứu.
Bước 3. Xác định sự cần thiết của nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu.
Bước 5. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, chuyên gia trong
lĩnh vực này.
Bước 6. Thỏa mãn sự ưu thích, đam mê và sở trường của người
nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
- Khái niệm:
Nghiên cứu một vấn đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Đặt câu hỏi
nghiên cứu là cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu.
Ngược lại, khi ta đã xác định được vấn đề nghiên cứu thì ta đặt câu hỏi để
trả lời vấn đề nghiên cứu đó.
-> Bản chất câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các hành động: khám phá, mô
tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tác động, đánh giá quan hệ nhân quả.
- Các loại câu hỏi nghiên cứu:
- Câu hỏi nhằm mô tả sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
- Câu hỏi nhằm so sánh các sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
- Câu hỏi nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các đặc tính (biến) của
sự vật hiện tượng.
- Câu hỏi về các giải pháp, hàm ý chính sách khả thi.
Câu hỏi nghiên cứu
- Tiêu chuẩn xây dựng câu hỏi nghiên cứu
+ Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật: Câu hỏi hướng tới mối
quan hệ (bản chất, lặp đi lặp lại) giữa các nhân tố. Những hiểu biết về mối
quan hệ giữa các nhân tố thường tồn tại theo thời gian. Câu hỏi dạng này vì
vậy khác với câu hỏi mang tính mô tả hoặc câu hỏi hướng vào giải pháp.
+ Câu hỏi có cơ sở thực tiễn/hoặc lý thuyết: câu hỏi nghiên cứu gắn với vấn
đề thực tiễn quan quan tâm hoặc hướng vào khoảng trống tri thức mà các
nhà nghiên cứu để lại
+ Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng
+ Câu hỏi có khả năng trả lời được: Câu hỏi nghiên cứu phải có tính khả thi
trong việc tìm bằng chứng để trả lời. Nếu câu hỏi quan trọng, rất thú vị
nhưng không có khả thi thì nên loại bỏ khỏi đề tài nghiên cứu.
Ví dụ về xây dựng câu hỏi nghiên cứu
+ Ví dụ 1. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá
trong dạy học hiện nay”.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1. Các hình thức đánh giá đang được áp dụng là gì?
Câu hỏi 2. Có sự khác biệt ở giảng viên nam hay giảng viên nữ không?
Câu hỏi 3. Có sự tương quan giữa mức độ ứng dụng và sự hỗ trợ của nhà
trường không?
+ Ví dụ 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “ Tăng trưởng kinh tế và
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TPHCM”.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1. Yếu tố FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng không?
Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI?
Câu hỏi 3. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI
là như thế nào?
1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu (Objective) và mục đích (aim hoặc purpose) là những khái niệm then
chốt trong nghiên cứu khoa học:
- Mục tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ
lực tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục
tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
- Mục đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản
phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ
cho cái gì?”.
Mục đích nghiên cứu (research purpose)
Nhằm mô tả một mục đích cụ thể hoặc định hướng nghiên cứu. Mục đích của
nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain)
một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề. Mục đích nghiên cứu
thường bao gồm biến số, quần thể, địa điểm nghiên cứu. Dựa vào mục đích
nghiên cứu có thể cho biết được loại nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu (research objective)
Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiên
cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học xã
hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là
"Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.
1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học là những việc làm đơn cử, cụ thể mà những
bạn cần triển khai trong quy trình nghiên cứu đề tài để đạt được tiềm năng đề ra
bắt đầu. Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được viết ở phần mở đầu của bài nghiên cứu,
thường ở sau phần mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nhiệm vụ nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa, rõ ràng hơn.
Cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hình thành và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài.
Tức là những bạn sẽ tìm và lựa chọn những cơ sở lý luận tương thích, vận dụng
những triết lý đó vào trong quy trình nghiên cứu .
- Nghiên cứu và xác định cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học: Các bạn
cần chỉ ra được bối cảnh thực tế khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
+ Vấn đề đó đang xảy ra như thế nào?
+ Đã được xử lý thế nào ?
+ Những yếu tố nào vẫn còn sống sót sau khi được xử lý là gì ?
1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra ưu điểm của đề tài, đưa ra các đề xuất, phương án giải quyết hoặc khắc
phục các vấn đề có liên quan.
Những yêu cầu và giải pháp phải có năng lực thực thi và vận dụng thực tiễn, có
hiệu suất cao tích cực so với yếu tố cần xử lý .
- Thực hiện các biện pháp như: Khảo sát, dẫn chứng ví dụ,…
Nhằm nâng cao độ đúng mực của tác dụng cũng như tính khả thi của đề tài nghiên
cứu khoa học và tạo sự tin yêu so với giám khảo chấm thi.
- Ví dụ: Đề tài: Đô thị hóa ngoài thành phố TP. Hà Nội theo hướng tăng trưởng
bền vững
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận giải khái niệm, quan niệm, đặc điểm, đặc trưng, nội dung và những yếu tố
ảnh hưởng tác động đến đô thị hóa theo hướng tăng trưởng bền vững.
+ Đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa ngoài thành phố TP. Hà Nội theo hướng
tăng trưởng bền vững
+ Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đô thị hóa ngoài thành phố Thành Phố Hà Nội
theo hướng tăng trưởng bền vững.
1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là những khái
niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ:
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Tác động của cộng đồng kinh tế asean đến thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam”
-> ĐTNC là Các tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng”
-> ĐTNC là lý luận và thực tiễn hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại
thành phố Hải Phòng.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới cán
cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
-> ĐTNC là nghiên cứu tác động của TGHĐ đối với CCTM.
1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên
hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách
thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm
câu trả lời. Ví dụ:
+ Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên” là
các trường đại học.
+ Khách thể nghiên cứu của đề tài “Xác định biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại quốc doanh” là các ngân hàng thương mại quốc doanh.
* Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được
người nghiên cứu lựa chọn để xem xét.
Ví dụ: + Trong đề tài “Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng
thương mại quốc doanh”, thì đối tượng khảo sát là một số ngân hàng thương mại
quốc doanh được chọn để nghiên cứu.
+ Trong đề tài nghiên cứu âm nhạc về : “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao
hưởng của Becthoven”, thì khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu trong
trường hợp này có thể trùng nhau, vì người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả
các bản giao hưởng của Becthoven.
1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục
vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, các ngân
hàng thương mại quốc doanh có thể là đối tượng nghiên cứu về các
biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng lại có thể là đối tượng
nghiên cứu về công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin, thậm chí
về tố chức và quản lý doanh nghiệp,…
 Phạm vi nghiên cứu: Không phải đối tượng nghiên cứu và đối
tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện trong mọi thời
gian, mà nó được giới hạn trong một số phạm vi nhất định: phạm vi
về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm
vi thời gian của tiến trình của sự vật.
1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có
nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm
vi cần quan tâm :
 Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.
 Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.
 Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện.
 Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi
nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho
nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên,
khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết
quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng
yêu cầu của nghiên cứu khoa học.
Đề tài nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng gian lận thi cử tại các kỳ thi tại Học viện Tài
chính
Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng của hiện tượng, các hình thức gian lận thi
cử trong kiểm tra-thi tại trường HVTC
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Gian lận thi cử
trong kiểm tra-thi tại HVTC
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng gian lận thi
cử trong kiểm tra-thi tại các kỳ thi của HVTC
Đối tượng nghiên cứu Tình trạng gian lận thi cử tại các kỳ thi tại Học viện Tài chính
Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân của tình trạng gian lận
thi cử trong kiểm tra-thi tại HVTC, từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục.
Mục đích nghiên cứu Hạn chế tình trạng gian lận thi cử trong kiểm tra-thi ở HVTC,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Khách thể nghiên cứu Sinh viên tại HVTC
Đối tượng khảo sát Các sinh viên bậc đại học hệ chính qui năm 1,2,3
Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: từ 2012 đến nay
- Không gian: HVTC
- Nội dung: tình trạng gian lận thi cử
1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
• Đề cương nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu khoa học là tác phẩm đầu tay của nhà khoa học trên con
đường nghiên cứu, nó trình bày nội dung vấn đề nghiên cứu và kế hoạch tổ chức
thực hiện.
Đề cương nghiên cứu là việc làm đầu tiên có tầm quan trọng nhất, cụ thể là:
- Giúp cho người nghiên cứu xây dựng được phương hướng, chương trình, kế
hoạch hoạt động nhằm đạt kết quả trong quá trình nghiên cứu đề tài đã được xác
định.
- Giúp cho người nghiên cứu tập dược và rèn luyện tác phong, rèn luyện khoa học,
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc nhằm hoàn thành công trình
nghiên cứu đúng tiến độ, thời gian, tránh lối làm ăn tùy tiện.
- Giúp người hướng dẫn khoa học có cơ sở để dẫn dắt, điều chỉnh hoạt động của
người nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu của người nghiên cứu.
1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
• Trong đề cương nghiên cứu cần có những nội dung sau:
Tên đề tài: Tên đề tài cần ngắn gọn, thể hiện được mục tiêu và nội dung
chính của nghiên cứu dự định thực hiện.
1. Giới thiệu (mở đầu)
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
1.5.2. Đối tượng khảo sát
1.5.3. Phạm vi nghiên cứu
1.6. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.2. Giới hạn của nghiên cứu
1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
• Trong đề cương nghiên cứu cần có những nội dung sau:
Tên đề tài: Tên đề tài cần ngắn gọn, thể hiện được mục tiêu và nội dung
chính của nghiên cứu dự định thực hiện.
2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm
2.2. Lý thuyết liên quan
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài nghiên cứu
3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Khung phân tích của nghiên cứu
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu (thiết kế nghiên cứu)
4.1. Phương pháp chọn mẫu
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.3. Công cụ phân tích dữ liệu
5. Kết cấu của đề tài
6. Tiến độ thực hiện
7. Tài liệu tham khảo
1.3.5. Đo lường, thu thập dữ liệu
- Căn cứ bản chất thông tin của quá trình nghiên cứu có thể nói,
nghiên cứu khoa học là một quá trình, trong đó người nghiên cứu
thực hiện những thao tác để làm cho mọi câu hỏi với độ bất định
thông tin cao được trả lời sáng tỏ. Như thế cũng có nghĩa, nghiên
cứu khoa học chính là quá trình giảm thiểu độ bất định thông tin.
- Tuỳ thuộc nội dung nghiên cứu, mà người nghiên cứu có thể sử
dụng các phương pháp khác nhau trong thu thập và xử lý thông tin.
Tiếp đó, tuỳ thuộc nhu cầu nghiên cứu, mà người nghiên cứu sẽ phải
lựa chọn các hình thức và phương tiện khác nhau để chuyển tải
thông tin đèn người sử dụng.
1.3.6. Phân tích số liệu
Tùy thuộc vào đề tài và các phương pháp nghiên cứu mà xác định loại
công trình khoa học. Trong trường hợp này thì thực nghiệm là cơ sở của
việc tích lũy các dẫn liệu thực tế, trong trường hợp khác lại là việc nghiên
cứu so sánh các đối tượng , trường hợp khác nữa lại là việc mô tả, phân
tích, tính toán, lịch sử, tiểu sử…vv Thường trong một công trình, người
nghiên cứu vận dụng một số loại nghiên cứu để tích lũy và giải thích sự
kiện.
1.3.7. Giải thích, làm sáng tỏ số liệu
1.3.8. Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu
Chuyên đề 2
Kỹ năng nghiên cứu khoa học
2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Đo lường trong nghiên cứu
2.4. Thu thập số liệu và nguồn số liệu
2.5. Chọn mẫu
2.6. Phân tích số liệu
2.7. Viết báo cáo cuối cùng
2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Những câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu
2.1.2. Mức độ nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm
2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu
2.1.5. Tổng quan lý thuyết và các tài liệu quá khứ
2.1.6. Kết luận về phương pháp luận nghiên cứu
2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Những câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu
Các câu hỏi tốt thường có các đặc tính sau:
- Biểu hiện được mối quan hệ giữa một hoặc nhiều biến số.
- Rõ ràng, tức hỏi cái gì để mọi người hiểu được.
- Lợi thế của việc thể hiện các mối quan hệ giữa các biến số là nó có
thể được kiểm tra.
2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu
Ví dụ: người quản lý tiếp thị muốn biết xu hướng mua hàng của
công ty hướng vào các hộ gia đình lớn hay nhỏ. Câu hỏi có khả năng
là: " Có hay không mối quan hệ giữa quy mô hộ với thiên hướng
mua hàng? Hoặc cụ thể hơn: " Các hộ lớn thích mua hàng của công
ty hơn là các hộ nhỏ không?". Trong trường hợp này có hai biến số
là quy mô hộ và thiên hướng mua hàng.
Quy mô
hộ
Số lượng hộ
theo loại hộ
Số hộ mua
hàng theo loại hộ
Tỷ lệ mua
hàng
Hộ lớn 200 50 25%
Hộ nhỏ 300 30 10%
Tổng số 500 80
2.1.2. Mức độ nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Toàn bộ nghiên cứu, bất kể môn học nào yêu cầu phải có các hoạt động ở
mức độ lý thuyết. Một nghiên cứu ứng dụng nào đó đòi hỏi những hiểu
biết ở mức độ lý thuyết. Nghiên cứu được thực hiện ngụ ý rằng chúng ta
làm tăng thêm kiến thức hiện tại. Nghĩa là nghiên cứu được thực hiện để
mở ra sự hiểu biết mới. Kiến thức có thể được phân loại qua nhiều cách
khác nhau, chẳng hạn như:
Các lý thuyết/các mô hình;
- Các khái niệm;
- Các phương pháp/kỹ thuật;
- Các dữ kiện.
Trong các tài liệu nghiên cứu, điểm khác biệt thường được tạo ra giữa hai
chiến lược hay hai cách tiếp cận sau:
-Lý thuyết trước nghiên cứu
-Nghiên cứu trước lý thuyết
2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
Chức năng của khái niệm:
- Các khái niệm là nền tảng của thông tin truyền đạt. Không có các
khái niệm/quan niệm thống nhất (đồng tình) thì việc thông tin truyền
đạt là không thể có ý nghĩa.
- Các khái niệm/quan niệm giới thiệu một viễn cảnh: một phương
cách của việc quan sát thế giới thực nghiệm. Các khái niệm là phương
cách phân loại và khái quát hoá.
- Các khái niệm đáp ứng những thành phần của các lý thuyết/ mô
hình và vì thế là của cả những giải thích và những dự đoán.
- Sự rõ ràng và chính xác của các khái niệm đạt được thông qua các
định nghĩa.
2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
Có 2 loại định nghĩa
- Định nghĩa nhận thức ( lý thuyết): là những định nghĩa mô tả các khái
niệm qua sử dụng các khái niệm khác là những định nghĩa nhận thức
hay định nghĩa lý thuyết.
Ví dụ: khái niệm về thị trường được xác định trong các tài liệu marketing.
Trong đó các khái niệm về khách hàng, nhu cầu mua, . . . có thể sử dụng
để xác định khái niệm thị trường.
- Định nghĩa hành động ( thực hành): là tập hợp những chuỗi hành động
mô tả các hoạt động cần có để thiết lập thực nghiệm một thực thể hoặc
cấp bậc của thực thể về một cái gì đó được mô tả bằng một khái niệm.
Ví dụ: "thị phần" có thể được xác định qua các hoạt động như: mức bán
của công ty theo sản phẩm loại X tại khu vực A trong thời gian t/tổng mức
bán sản phẩm X tại địa điểm A trong thời gian t. Đây là những yếu tố yêu
cầu cần định rõ mức bán, sản phẩm loại X, địa điểm và thời gian bán.
2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu
Các đặc tính cất lõi của mô hình gồm:
- Miêu tả, tức đối tượng hoặc hiện tượng được mô tả, diễn giải bằng mô
hình. Mô hình tự nó không phải là đối tượng hay hiện tượng.
- Đơn giản hóa: Một mô hình được đơn giản hóa bằng việc giảm các
biến số.
- Mối quan hệ: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến số.
Khi trình bày các mô hình nghiên cứu, các vấn đề có liên quan cần làm
rõ bằng câu hỏi sau:
Những khái niệm (biến số) nào có trong mô tả vấn đề của tôi?
Mục đích của mô hình là gì?
2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu khoa học
Mô hình có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ở mức tổng
quan, chúng ta có thể phân biệt giữa các loại:
- Nghiên cứu thăm dò (exploratory research) thường được tiến hành
trong các lĩnh vực mới với mục tiêu nghiên cứu là: (1) xác định phạm
vi hoặc mức độ của một hiện tượng, một vấn đề hoặc trạng thái nào đó,
(2) để hình thành một ý tưởng ban đầu (hoặc “linh cảm”) về hiện tượng,
hoặc (3) để kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện một nghiên cứu quy
mô lớn hơn về hiện tượng đó.
+ Ví dụ: nếu công dân của một quốc gia nói chung không hài lòng với
chính sách của chính phủ trong giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế, thì
nghiên cứu thăm dò có thể được sử dụng để đo lường mức độ không hài
lòng của công dân, đánh giá biểu hiện sự không hài lòng đó, chẳng hạn
như tần suất các cuộc biểu tình công cộng; nguyên nhân không hài lòng
chẳng hạn như do chính sách không hiệu quả của chính phủ trong đối phó
với lạm phát, lãi suất, thất nghiệp hoặc do thuế má tăng cao.
2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu
- Nghiên cứu Mô tả (Descriptive research): là tiến hành quan sát kỹ lưỡng
và đưa ra tài liệu chi tiết về một hiện tượng quan tâm -> nhằm đưa ra một
hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung
quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật,
hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Ví dụ:
+ Mô tả về đặc tính của dân số: Tỷ lệ dân số sinh, tử, dân số trung bình,
mật độ dân số,… trong các bảng số liệu thống kê nhân khẩu học của các
quốc gia
+ Mô tả về đặc tính, đặc trưng trong các doanh nghiệp
+ Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Nha
Trang
2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu
- Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): tìm cách giải thích các
hiện tượng, các vấn đề nảy sinh hoặc trạng thái của sự vật. Trong khi
nghiên cứu mô tả xem xét khía cạnh cái gì, ở đâu và khi nào của một
hiện tượng thì nghiên cứu giải thích tìm kiếm các câu trả lời cho câu
hỏi tại sao và làm thế nào.
Ví dụ: Tại sao doanh số bán hàng của công ty giảm so với quý trước? Tại
sao tỷ lệ KH rời bỏ sản phẩm của công ty lại gia tăng?.....
- Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận
động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai, được sử dụng với
những dự đoán, dự báo (dự báo tăng trường, dự báo biến động giá, lạm
phát . . .).
- Nghiên cứu để chỉ dẫn hoạt động hay mô hình áp dụng: được sử dụng
để hướng dẫn thực hiện quyết định trong các hoạt động kinh doanh hay
ban hành chính sách, thực hiện đầu tư. . .
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu
* Định nghĩa:
- Định nghĩa: Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý
thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
- Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu
biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến
vấn đề nghiên cứu của minh
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu
Vai trò của tổng quan nghiên cứu
- Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
- Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu
ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình.
- Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
- Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo
đuổi nghiên cứu này hay không.
- Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông
tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn
đề nghiên cứu và là sơ đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục
tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu
Những lưu ý khi viết tổng quan NC
- Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các
nghiên cứu trước đây.
- Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá
có mục đích
Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc
- Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
- Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Một tổng quan nghiên cứu tốt phải thể hiện được:
i) Được viết theo một trình tự hợp lý
- Khái niệm, định nghĩa.
- Mô hình lý thuyết.
- Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
- Kết quả đạt được của các nghiên cứu.
- Các bài học kinh nghiệm tự rút ra.
ii) Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải
quyết vấn đề nghiên cứu.
iii) Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân
tích dữ liệu.
iv) Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên
cứu.
v) Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan
- Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu:
Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường
phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận
điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng
từng trường phái.
- Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
+ Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có
thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một
yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra
các kết quả rất khác nhau.
+ Cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được
nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân
tố nào ít được chú ý?
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan
- Các phương pháp nghiên cứu chính
Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào?
Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng
với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất
hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như
thiết kế của nghiên cứu của nó
- Các kết quả nghiên cứu chính
Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần
chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:
+ Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.
+ Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.
+ Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay
phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan
- Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức
+ Đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên
cứu trước
+ Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất
hướng nghiên cứu mới
+ Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:
- Chủ đề nghiên cứu mới.
- Câu hỏi nghiên cứu mới.
- Bối cảnh nghiên cứu mới.
- Mô hình nghiên cứu mới.
- Phương pháp nghiên cứu mới.
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Một số kĩ năng viết tổng quan nghiên cứu
Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn
đề nghiên cứu
Bước 2: quản lý tài liệu
- Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo,
sách,…
- Lập danh sách các tài liệu liên quan.
- Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc
Bước 3: Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề
- Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.
- Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một
cách cẩn thận và có suy nghĩ.
- Viết lại các chỉ trích đó.
2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Một số kĩ năng viết tổng quan nghiên cứu
- Bước 4. Tổng quan
- Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là
liệt kê hay tóm lược.
- Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.
- Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so
sánh.
- Có thể tóm lược các thông tin.
- Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.
2.1.6. Kết luận về phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu thường liên kết với xây dựng và phác thảo bảng hỏi, các
phép đo lường, trình tự thống kê, các mô hình phân tích vv… mà có
thể gộp vào dưới dạng khái niệm " Phương pháp luận nghiên cứu" .
Phương pháp luận nghiên cứu có thể được diễn đạt như là một hệ
thống các quy tắc và thủ tục trình tự để thực hiện nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế vấn đề nghiên cứu
2.2.2. Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu
2.2.3. Vấn đề của "nguyên nhân“
2.2.4. Thử nghiệm cổ điển
2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế vấn đề nghiên cứu
-Khái niệm: Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận
thức vấn đề nghiên cứu với nghiêm chỉnh thực nghiệm thích hợp và có thể
làm được. Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của
dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương
pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của thiết kế vấn đề nghiên cứu:
+ Vai trò đảm bảo chuẩn mực nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giúp đảm bảo
các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ nhất
có thể.
+ Vai trò kế hoạch: Thiết kế nghiên cứu có vai trò giúp nhà nghiên cứu chuẩn
bị nguồn lực và lên kế hoạch cho các hoạt động một cách phù hợp nhất. Khi
lựa chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn chế của
nghiên cứu và xác định liệu hạn chế này chấp nhận được không.
2.2.2. Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu
- Ví dụ 1: Một đảng phái chính trị cần tiến hành thăm dò để xem xét tỷ
lệ người ủng hộ họ. Đây là một vấn đề cấu trúc (hoạch định). Đảng
chính trị này biết thông tin nào là cần, tức là tỷ lệ cử tri ủng hộ cho họ.
- Ví dụ 2: Một công ty quảng cáo đã đưa ra hai bản quảng cáo và cần
biết bản nào trong hai bản là quảng cáo có hiệu quả. Công ty quảng cáo
cần biết bản nào trong hai bản quảng cáo ( A và B) là tốt nhất, hoặc A
hơn B, hoặc B hơn A hoặc A = B. Hơn thế, trong trường hợp này, quảng
cáo được coi là "căn nguyên" mà có thể đưa ra một tác dụng nào đó
như sự nhận biết được sự quan tâm hoặc nhu cầu mua hàng. Trong
trường hợp này vấn đề nghiên cứu được cấu trúc (hoạch định).
- Ví dụ 3: Doanh số bán hàng của công ty X đã giảm trong ba tháng liên
tục. Ban quản lý không biết tại sao. Trong trường hợp này, ban quản lý
phải thực hiện một quan sát. Ban quản lý không biết cái gì là nguyên
nhân giảm doanh số bán. Đây là vấn đề không được cấu trúc (hoạch
định)
Thiết kế
nghiên
cứu
Cấu trúc
(hoạch
định) vấn
đề
Mô tả
1.Thăm
dò (thám
hiểm)
Không cấu
trúc ( không
hoạch định)
- Sử dụng khi nào vấn đề nghiên cứu rất khó hiểu, một thiệt kế
nghiên cứu thăm dò (ít hoặc nhiều) là thích hợp.
- Các kỹ năng cần thiết: năng lực quan sát, nhận thông tin và
thực hiện giải thích.
2. Mô tả Cấu trúc
(hoạch định)
Các đặc tính chủ yếu của nghiên cứu mô tả là sự cấu trúc (hoạch
định) và các thủ tục và các quy tắc rõ ràng. Nghiên cứu mô tả có
thể bao hàm lớn hơn một biến số (như nghiên cứu mối quan hệ di
dân với việc làm, thu nhập . . . ).
3.Nguyên
nhân
Cấu trúc
(hoạch định)
Sử dụng với mục đích cho người nghiên cứu đối diện với những
vấn đề "nguyên nhân và kết quả"
2.3. Vấn đề của “nguyên nhân” và “ kết quả”
- Ví dụ 1: Một công ty A sản xuất kinh doanh mì ăn liền: vào tháng hè
công ty đã giảm giá mỗi gói mì là 10%, và doanh thu của công ty trong
tháng này đã tăng lên 20%. Như vậy, có phải việc giảm giá đã làm tăng
doanh thu bán hàng của công ty hay không? Các cuộc phỏng vấn khách
hàng đã cho thấy có tỷ lệ lớn khách hàng mua mì ăn liền trong tháng hè
là do giá mì giảm.
- Ví dụ 2: Sau khi đổi mới bộ máy tổ chức quản lý, hợp lý hóa quá trình
lao công năng suất hiệu quả hoạt động của công ty B được tăng lên
đáng kể (30%). Có phải việc đổi mới tổ chức là nguyên nhân của việc
tăng năng suất và hiệu quả? Các cuộc phỏng vấn đối với người lao
động và nhà quản lý đã cho thấy việc đổi mới tổ chức là nguyên nhân
để tăng năng suất hiệu quả.
2.3. Vấn đề của “nguyên nhân” và “ kết quả”
Giả sử có hai biến số X và Y. Mối quan hệ giữa X và Y như sau:
XY ( X nguyên nhân của Y)
YX ( Y nguyên nhân của X)
X Y ( quan hệ nhân quả qua lại)
X  Y ( Không có quan hệ)
2.4. Thử điểm cổ điển
- Ví dụ: Giả sử 100 người được chẩn đoán cúm đã được chỉ định ngẫu
nhiên với hai nhóm: nhóm thử nghiệm gồm những bệnh nhân có sử
dụng thuốc, và nhóm kiểm chứng không có tác động của thuốc. Các đối
tượng đã được chỉ dẫn quay lại sau một tuần và sau đó đặt câu hỏi
"anh/chị có cảm thấy tốt hơn không?". Kết quả được thể hiện qua biểu
dưới đây:
Nhóm
Thử nghiệm Kiểm chứng Tổng số
Cảm thấy tốt
hơn
Có 80% 20% 50%
không 20% 80% 50%
Tổng 100% 100% 100%
n 50 50 100
2.4. Thử điểm cổ điển
- Gọi O1, O2 biểu thị các quan sát, tức giá trị đo lường được của các
biến số.
- X là tác nhân kích thích thử nghiệm hay gọi là biến tác nhân - biến
độc lập.
- R chỉ sự ngẫu nhiên, tức các đối tượng được chỉ định một cách ngẫu
nhiên cho hai nhóm thử nghiệm và kiểm chứng.
Nhóm Nhóm kiểm chứng
R R
Trước thử nghiệm O1 O3
X X
Sau thử nghiệm O2 O4
Khác biệt ( O2 - O1) (O4 - O3)
2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác
- Thường trong thực tế, để tiến hành một thử nghiệm đúng đắn rất khó
khăn. Những khó khăn có thể có như:
+ Khoảng thời gian có thể dài trải qua nhiều năm hay nhiều thập kỷ thì
tiến hành thử nghiệm là khó có khả năng (nghiên cứu mối quan hệ giữa
giới và nghề nghiệp).
+ Tác động của các đặc tính là tổng thể. Thiếu nét riêng để xây dựng
mối quan hệ nhân quả.
+ Việc thiết lập các nhóm đồng nhất để so sánh qua quá trình ngẫu
nhiên có thể bị khó khăn hoặc không thể tiến hành được.
+ Trật tự thời gian của các sự kiện thường là khó khăn để xác định rõ
khi mối quan hệ giữa các đặc tính và cách bố trí tương ứng. Thí dụ để
có được các đặc tính giống như giáo dục chẳng hạn ta cần cả hai, xác
định rõ đặc trưng của giáo dục và phải được định rõ qua các yếu tố
khác nữa
2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác
Có thể nghiên cứu một số thiết kế khác như sau:
- Thiết kê nghiên cứu mối quan hệ tương quan: Nguyên nhân (đọc
quảng cáo), kết quả (sức mua) cũng đã được đo trong cùng một thời
gian. Đây là những gì được gọi là thiết kế nghiên cứu mặt cắt chéo
hay thiết kế nghiên cứu tương quan.
- Kiểm chứng biến số thứ ba.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các yêu cầu:
+ Tính chặt chẽ: Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu
và bằng chứng phù hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính
chặt chẽ đòi hỏi nghiên cứu phải tìm đủ bằng chứng/dữ liễu để bác bỏ
hoặc kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh” khác.
Ví dụ:
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các yêu cầu:
Ví dụ:
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các yêu cầu:
+ Tính khái quát: Một trong những chuẩn mực của nghiên cứu khoa
học là tính phổ biến của kết quả nghiên cứu. Tính khái quát hóa của
nghiên cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có khả năng suy rộng. Có 3
loại như sau:
• Khái quát cho tổng thể đối tượng nghiên cứu: Kết quả từ một mẫu
nghiên cứu liệu có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu hay không?
Ví dụ: Kết quả nghiên cứu từ một mẫu gồm 200 sinh viên đại học liệu
có thể suy rộng cho tổng thể là sinh viên đại học được hay không? hoặc
rộng hơn nữa, liệu có thể suy rộng cho trí thức trẻ được không? Điều
này phụ thuộc rất nhiều tính đại diện của mẫu nghiên cứu, trong đó quy
trình chọn mẫu và quy mô mẫu có ý nghĩa quyết định.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các yêu cầu:
+ Tính khái quát:
- Khái quát cho các bối cảnh nghiên cứu khác nhau: Kết quả nghiên
cứu có thể suy rộng cho các bối cảnh khác nhau được hay không?
Ví dụ: Một nghiên cứu cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham
nhũng ở 10 tỉnh, thành phố có thể suy rộng cho các tỉnh thành phố
trong cả nước hay không? Điều này phụ thuộc vào việc 10 tỉnh, thành
phố được nghiên cứu có thể đại diện cho 63 tỉnh thành phố về cảnh
kinh tế, xã hội, văn hóa hay không?
- Khái quát cho các thời điểm khác nhau: Liệu kết quả nghiên cứu có
trường tồn theo thời gian không? Điều này phụ thuộc rất nhiều liệu thời
gian cho làm thay đổi khung cảnh và làm thay đổi kết quả nghiên cứu
hay không. ví dụ: mô tả thực trạng nền kinh tế hay giá trị văn hóa
không có tính trường tồn cao.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các yêu cầu:
+ Tính khả thi:
Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Vì vậy, nếu thiết kế
nghiên cứu vượt ra ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì
cũng không có ý nghĩa thực thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân đối
giữa hai yêu cầu trên (tính chặt chẽ và tính khái quát hóa) với nguồn
lực và khả năng tiếp cận dữ liệu trong thiết kế của mình.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các quyết định quan trọng có thể bao gồm:
+ Các biến số cần được đo như thế nào?
+ Các loại số liệu gì? Thứ cấp hay sơ cấp?
+ Nếu là thứ cấp thì nguồn nào? Nếu là sơ cấp thì làm thế nào để thu
thập? Qua quan sát hay qua phỏng vấn. Nếu phỏng vấn, đối tượng cần
phỏng vấn là gì? Các câu hỏi cho phỏng vấn là gì? Người đi phỏng vấn
bài? Làm sao để chọn mẫu, cỡ mẫu cần chọn?
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Phân biệt thiết kế nghiên cứu với đề cương nghiên cứu
+ Thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và
nguồn lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết
phục. Trong khi đó đề cương báo cáo chỉ đơn thuần là việc dự kiến các
mục trình bày trong báo cáo.
+ Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu, còn đề cương
báo cáo quan tâm tới trình bày kết quả nghiên cứu.
+ Thiết kế là vấn đề tư duy vì nó phải thể hiện sự gắn kết giữa mục tiêu
nghiên cứu với quy trình, phương pháp, nguồn lực còn Báo cáo nghiên
cứu thiên về vấn đề trình bày: Cùng một nghiên cứu nhưng báo cáo có
thể khác nhau tùy theo đối tượng.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
- Các bước thiết kế nghiên cứu
+ Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu
+ Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu
+ Bước 3: Mô tả thiết kế nghiên cứu để thực hiện
- Cách thu thập số liệu.
- Những thông tin cần thu thập để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
- Các phương pháp đề tài sử dụng để thu thập dữ liệu.
- Ưu và nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này.
2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
Ví dụ:
Mục tiêu
nghiên cứu
Giả thuyết
nghiên cứu
Dữ liệu cần thiết PP thu thập Hạn chế
Mục tiêu 1:
Nghiên cứu
mối quan hệ
học vấn và thu
nhập
Giả thuyết nghiên
cứu: Học vấn
càng
cao càng có thu
nhập cao
Giả thuyết cạnh
tranh 1: Càng
nhiều mối quan
hệ càng có thu
nhập cao
Giả thuyết cạnh
tranh 2: Sự trợ
giúp của bố mẹ
càng nhiều càng
có thu nhập cao
Dữ liệu ở cấp độ từng
cá nhân:
Thu nhập, Học vấn,
Mối quan
hệ xã hội (số lượng,
nhóm,..)
Sự trợ giúp của bố mẹ
(tài chính, định hướng
nghề
nghiệp); Tuổi, giới
tính, dân tộc,..
Khảo sát
ngẫu nhiên
một mẫu
người trưởng
thành.
Dữ liệu khảo sát
không cho biết
mối quan hệ
nhân quả: Vì học
vấn cao, có nhiều
mối quan hệ nên
thu nhập cao hay
ngược lại.
Mục tiêu 2 ….
Mục tiêu 3 …
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt

More Related Content

What's hot

Nguyên lý thống kê chương 2
Nguyên lý thống kê   chương 2Nguyên lý thống kê   chương 2
Nguyên lý thống kê chương 2Học Huỳnh Bá
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkBích Anna
 
C4 cơ cấu tc
C4  cơ cấu tcC4  cơ cấu tc
C4 cơ cấu tcNgoc Tu
 
Nguyên lý thống kê chương 3
Nguyên lý thống kê   chương 3Nguyên lý thống kê   chương 3
Nguyên lý thống kê chương 3Học Huỳnh Bá
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiĐức Tú Phan
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724vinhnguyen710
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareGiang Coffee
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 
đạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc kýđạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc kýNhat Tam Nhat Tam
 
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingZelda NGUYEN
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1vietlod.com
 
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
Chương 1   Quản trị kênh phân phốiChương 1   Quản trị kênh phân phối
Chương 1 Quản trị kênh phân phốiTống Bảo Hoàng
 

What's hot (20)

Nguyên lý thống kê chương 2
Nguyên lý thống kê   chương 2Nguyên lý thống kê   chương 2
Nguyên lý thống kê chương 2
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstk
 
C4 cơ cấu tc
C4  cơ cấu tcC4  cơ cấu tc
C4 cơ cấu tc
 
Xã hội học đại cương
Xã hội học đại cươngXã hội học đại cương
Xã hội học đại cương
 
Nguyên lý thống kê chương 3
Nguyên lý thống kê   chương 3Nguyên lý thống kê   chương 3
Nguyên lý thống kê chương 3
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
đạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc kýđạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc ký
 
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu Marketing
 
Bài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếpBài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếp
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
 
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
Chương 1   Quản trị kênh phân phốiChương 1   Quản trị kênh phân phối
Chương 1 Quản trị kênh phân phối
 

Similar to Slide môn PPNCKH (1).ppt

Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)besstuan
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1phú lê
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1phú lê
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOChgntptagore
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxPhNguynVit3
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Trần Tunie
 
2012122512433968
20121225124339682012122512433968
2012122512433968Nengyong Ye
 

Similar to Slide môn PPNCKH (1).ppt (20)

Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Chủ đề 1
Chủ đề 1Chủ đề 1
Chủ đề 1
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hocBai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
Bai giang pp luan nghien cuu khoa hoc
 
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOCBAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
BAI GIANG PP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
BÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docxBÀI TIỂU LUẬN.docx
BÀI TIỂU LUẬN.docx
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11
 
2012122512433968
20121225124339682012122512433968
2012122512433968
 

Slide môn PPNCKH (1).ppt

  • 1. MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH TẾ
  • 2. Chuyên đề 1: Khoa học và nghiên cứu khoa học Chuyên đề 2: Kỹ năng nghiên cứu khoa học Chuyên đề 3: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học Chuyên đề 4: Những quy định trong quá trình viết luận văn/đề án tốt nghiệp thạc sĩ tại HVTC
  • 3. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: “ Phương pháp nghiên cứu khoa học”, chủ biên TS Phương Kỳ Sơn, NXB Chính trị quốc gia, 2002. 2. Giáo trình: “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế“, chủ biên PGS,TS Nguyễn Thị Cành, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006. 3. Sách "Các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh doanh - Hướng dẫn thực hành ", của các giáo sư Pervez N. Ghauri (Đại học Gronigen, Hà Lan), giáo sư Kjell Gronhaug (Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Bergen, Na Uy), giáo sư Ivar Knstianslund (Trưởng quản trị Oslo Na Uy) do Nhà xuất bản Prentice Hall (Vương Quốc Anh) phát hành lần đầu, năm 1995, tái bản lần thứ 5, năm 1999; 4. Sách " Các phương pháp nghiên cứu xã hội - Các cách tiếp cận định tính và định lượng " của tác giả W. Lawrence Neuman (Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ), do Công ty Giáo dục Pearson, tái bản lần thứ 4, năm 2000;
  • 4. CHUYÊN ĐỀ 1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  • 5. CHUYÊN ĐỀ 1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. KHOA HỌC 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  • 6. CHUYÊN ĐỀ 1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. KHOA HỌC 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Phân loại khoa học 1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tri thức KH 1.1.4. Sự kiện ( hiện tượng) và tư duy khoa học
  • 7.  Con người từ đâu đến và con người sẽ đi về đâu?  Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có một nền văn minh nào ngoài trái đất của chúng ta? Chẳng lẽ Trái Đất là nơi có một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ?  Thế giới này sẽ phát triển đến một giới hạn hay là sẽ phát triển đến vô cùng?  Thời gian là vô thuỷ vô chung, hay là có điểm khởi đầu và có điểm tận cùng?  v.v… Những câu hỏi như thế là vô cùng tận. Trả lời mỗi câu hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
  • 8.
  • 9. 1.1. KHOA HỌC 1.1.1. Khái niệm Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. -> Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • 10. -Tri thức kinh nghiệm Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy từ cuộc sống hàng ngày. Trí thức kinh nghiệm đã giúp cho con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, hiện tượng, biết cách ứng xử trước các hiện tương tự nhiên và trong các quan hệ xã hội. Tri thức đời thường dựa trên lẽ phải và ý thức thông thường, nó là cơ sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người. Được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày. Tri thức kinh nghiệm mới chỉ nhận thức được những lớp thuộc tính bề mặt, chưa có khả năng đi sâu vào khám phá được những mối liên hệ phức tạp bên trong của sự vật. Đó mới chỉ là những hiểu biết về những mặt riêng rẽ, rời rạc về các mối liên hệ bên ngoài của đối tượng. Chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học.
  • 11. -Tri thức khoa học  Được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học.  Là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học.  Không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất.  Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học (diclipline) chẳng hạn triết học, sử học, kinh tế học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh học,…
  • 12. Vai trò của Khoa học  Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc và sự phát triển của những sự kiện ấy, phát hiện những mối liên hệ bản chất của các hiện tượng, trang bị cho con người những tri thức về quy luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng những quy luật đó trong thực tiễn sản xuất và đời sống.  Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, xem xét sự kiện một cách biện chứng, giải phóng con người khỏi những mê tín dị đoan mù quáng, hoàn thiện khả năng trí tuệ của con người.  Khoa học còn có sứ mệnh giảm nhẹ lao động và làm cho đời sống con người được dễ dàng hơn, tạo điều kiện để con người có thể nâng cao quyền lực đối với các lực lượng tự nhiên.
  • 13. 1.1.2. Phân loại khoa học  là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm các bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó.  là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức. Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng nhất định.
  • 14. a) Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở lý thuyết của bộ môn khoa học. + Khoa học tiền nghiệm hay tiên nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề, ví dụ: toán học, logic học, hình học…. + Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm hay kinh nghiệm, như các khoa học về tự nhiên và khoa học xã hội.
  • 15.  Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự phân chia đối tượng ngiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ: khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lý học.  Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví dụ: kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp từ hóa học và vật lý học.
  • 16. b) Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học
  • 17. Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau:  Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác).  Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ: kỹ thuật điện tử, kỹ thuật di truyền.  Khoa học nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.  Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.  Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn ngữ học.  Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.
  • 18. 1.1.3. Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học
  • 19.  Phương hướng khoa học (scientific orientation) là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.  Trường phái khoa học (scientific school) là một phương hướng khoa học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận.  Bộ môn khoa học (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu.  Ngành khoa học (specialty) là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh,…
  • 20. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học  Tiêu chí 1. Có một đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học.  Tiêu chí 2. Có một hệ thống lý thuyết. Lý thuyết là một hệ thống tri thức khoa học bao gồm khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác.  Tiêu chí 3. Có một hệ thống phương pháp luận. Phương pháp luận hiện được hiểu hai nghĩa:  (1) Lý thuyết về phương pháp;  (2) Hệ thống các phương pháp. Phương pháp luận của của một bộ môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng có và phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác nhau.
  • 21.  Tiêu chí 4. Có mục đích ứng dụng. Do khoảng cách giữa nghiên cứu và áp dụng ngày càng rút ngắn về không gian giữa phòng thí nghiệm nghiên cứu với cơ sở sản xuất và thời gian từ nghiên cứu đến áp dụng, mà người ta ngày càng dành nhiều mối quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa biết trước mục đích ứng dụng. Vì vậy, không nên vận dụng một cách máy móc tiêu chí này.  Tiêu chí 5. Có một lịch sử nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu của một bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ một bộ môn khoa học khác. Trong giai đoạn tiếp sau, với sự hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp luận, những bộ môn khoa học độc lập ra đời, tách khỏi khuôn khổ bộ môn khoa học cũ. Tuy nhiên, không phải mọi bộ môn khoa học đều có lịch sử phát triển như vậy. Vì vậy, cũng không nên vận dụng máy móc tiêu chí này.
  • 22. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH 1.2.3. Phân loại nghiên cứu KH 1.2.4. Các tiêu chuẩn của cộng đồng NCKH
  • 23. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.2.1. Khái niệm Nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết về một hiện tượng hay một vấn đề nào đó. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới. -> Nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Nó có thể giúp tạo ra những ứng dụng thực tiễn.
  • 24. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.2.1. Khái niệm -> Nghiên cứu KH kinh tế là nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ, vận dụng các công cụ kiến thức và công cụ phân tích xử lý thông tin dữ liệu nhằm đạt được sự hiểu biết về vai trò và hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, thị trường, quốc gia hoặc toàn bộ nền kinh tế đối với việc đưa ra quyết định kinh tế.
  • 25. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.2.1. Khái niệm Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học * Phương pháp nghiên cứu khoa học - Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu cung cấp các chi tiết của quy trình và phương pháp cụ thể để thực hiện một vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp các quy trình cụ thể và chi tiết làm thế nào để bắt đầu, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và chủ yếu là tập trung vào làm thế nào để thực hiện được nghiên cứu. ( Theo Yang, 2001)
  • 26. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Đặc điểm của PPNCKH + Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng. + PPNCKH có tính chủ quan, chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng. + PP có tính khách quan. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.
  • 27. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Đặc điểm của PPNCKH + Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu. + Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. + Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng. + Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức. + Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
  • 28. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Khái niệm: Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm(trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. -> Phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
  • 29. 1.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH Tính mới Tính tin cậy Tính thông tin Tính khách quan Tính rủi ro Tính kế thừa Tính cá nhân Đặc trưng của NCKH
  • 30. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH a. Tính mới Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Tính mới là tính quan trọng số một của nghiên cứu khoa học. b. Tính tin cậy Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. Điều này đẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).
  • 31. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH c. Tính thông tin Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới, v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc trưng cho quy trình đó.
  • 32. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH d. Tính khách quan Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Trong xã hội học khoa học (sociology of science), người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật, hiện tượng. Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải luôn đặt các câu hỏi ngược lại những kết luận đã được xác nhận. Ví dụ: Kết quả có thể khác không? Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện nào? Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
  • 33. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH e. Tính rủi ro Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp; năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất khả kháng, v.v…. Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng vẫn gặp những rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là: Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành công. Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hôị nào đó.
  • 34. 1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của NCKH g. Tính kế thừa Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa. Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. h. Tính cá nhân Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.
  • 35. 1.2.3. Phân loại nghiên cứu khoa học 1) Phân loại theo chức năng nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.  Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.  Nghiên cứu dự báo, là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự vật khác; môi trường cũng luôn có thể biến động,…  Nghiên cứu sáng tạo, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giớ dừng lại ở mô tả, giải thích và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
  • 36.  2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
  • 37. 2). Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu -Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, Ví dụ: Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần túy, còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động đều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội,… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).
  • 38.  Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.  Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
  • 39.  Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống.  - Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế.  Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai.
  • 40.  So sánh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Chỉ tiêu Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Mục tiêu Phát triển lý thuyết trong ngành kinh tế - quản lý Ứng dụng lý thuyết vào phân tích thực tiễn ở đơn vị, ngành, địa phương cụ thể Kết quả nghiên cứu Công trình nghiên cứu mang nặng tính lý thuyết với kết quả chính là luận điểm, mô hình, hoặc học thuyết mới Công trình nghiên cứu vừa mang tính lý thuyết lại vừa có khả năng ứng dụng cao, trực tiếp vào những khung cảnh nghiên cứu cụ thể Đặc điểm của các công trình NC Coi trọng tính tổng quát hóa và trường tồn của kết quả nghiên cứu theo không gian và thời gian Coi trọng tính phù hợp của kết quả nghiên cứu đối với một hoặc một số bối cảnh cụ thể Người phản biện phù hợp Các chuyên gia lý thuyết (quốc tế) là những người phù hợp để phản biện luận án hoặc công trình nghiên cứu Các chuyên gia lý thuyết kết hợp với nhà hoạt động thực tiễn là những người phù hợp để phản biện luận án hoặc công trình nghiên cứu Nơi công bố/ xuất bản công trình Công bố ở những tạp chí chuyên ngành lý thuyết (quốc tế) Công bố ở những tạp chí dành cho các nhà hoạt động thực tiễn
  • 41. Tiêu chí Phát hiện Phát minh Sáng chế Khái niệm Là việc khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ: Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium, Colomb phát hiện châu Mỹ, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại. Ví dụ: Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn,…. Giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT… Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất xi măng… Khả năng áp dụng giải thích thế giới Có Có Không Khả năng áp dụng vào SX và đời sống Không trực tiếp mà phải thông qua giải pháp vận dụng Không trực tiếp mà phải qua sáng chế Có Giá trị thương mại Không Không Mua bán Patent hoặc Licence Bảo hộ pháp lý Luật SHTT không bảo hộ bản thân phát minh và phát hiện, mà chỉ bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện. Theo quy định của Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và theo Luật SHTT Tồn tại cùng lịch sử Có Tiêu vong theo tiến bộ KHCN
  • 42. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu * Các loại PPNCKH được sử dụng phổ biến: - Phương pháp luận NCKH: Phương pháp luận là việc sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học. -Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Nghiên cứu định tính là mộtphương pháp khoa học xã hội thu thập và làm việc với dữ liệu phi số và tìmcách giải thích ý nghĩa từ những dữ liệu này. - Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Nghiên cứu định lượng liên quan đến việc sử dụng các công cụ tính toán, thống kê và toán học để rút ra kết quả. Các công cụ thu thập dữ liệu cho một nghiên cứu định lượng là khảo sát và thí nghiệm. Sau đó là áp dụng các PPNCKH để phân tích dữ liệu - Nghiên cứu hỗn hợp (Mixed research): Là nghiên cứu liên quan đến việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,… hoặc đặc điểm mô hình.
  • 43. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PPNCK thực tiễn - Phương pháp quan sát: là phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng tri giác thu thập thông tin từ đối tượng. Người nghiên cứu sử dụng các giác quan từ đó xác định các thông tin cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng để xác định luận điểm, đặc tính, bản chất của đối tượng nghiên cứu khoa học. Ví dụ: khi quan sát quả cam, thông qua thị giác, ta biết quả cam có màu cam, thông qua khứu giác, ta biết quả cam có mùi thơm. - Phương pháp điều tra: là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu khoa học. Thông qua điều tra, tìm hiệu cụ thể đối tượng để rút ra bản chất, quy luật của chúng.
  • 44. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PPNCK thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp nghiên cứu khoa học mà người nghiên cứu tiến hành thu thập khác thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua việc thay đổi các môi trường, điều kiện xung quanh. Phương pháp này khi thực hiện thường yêu cầu sự tính toán cầu kỳ về các sai số cũng như sự chau chuốt trong khâu xây dựng các điều kiện xung quanh đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: thí nghiệm hóa học, các thí nghiệm vật lý - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp thu thập, học tập và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm là phương pháp được sử dụng khi người nghiên cứu muốn cải thiện, hoàn chỉnh hoặc phát triển một kết quả nghiên cứu đã cũ và có một số điểm không còn phù hợp. - Phương pháp chuyên gia: là phương pháp nghiên cứu khoa học tiết kiệm thời gian nhất trong số các phương pháp nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu những người có tri thức cao về đối tượng nghiên cứu.
  • 45. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PP NC lý thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp: người nghiên cứu cần phân chia hợp lý các thông tin, kết quả thu thập được thành các nhóm, các bộ cụ thể. Từ đó, mới có thể thu được kết luận chính xác và phù hợp với mục đích của nghiên cứu khoa học. - Phương pháp quy nạp và diễn giải: + Là phương pháp được sử dụng để tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc thu được trong quá trình NCKH. Các thông tin này rời rạc, độc lập, ngẫu nhiên với nhau. + Từ việc phân tích chúng rút ra đặc điểm, bản chất của đối tượng nghiên cứu, hướng đến mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu hướng đến. + Để có thể thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học này, người nghiên cứu cần có kinh nghiệm và sự quan sát tinh tế những sự vật riêng lẻ, khác nhau và liên kết chúng phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
  • 46. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PP NC lý thuyết - Phương pháp phân loại và hệ thống: người nghiên cứu tiến hành phân loại các thông tin thu thập được dựa theo một mô lý thuyết cụ thể. Dựa theo các tiêu chí nhất định, các thông tin được chia ra nhằm thể hiện một luận điểm cụ thể. Sau đó, người nghiên cứu cần hệ thống lại chúng và đưa ra kết luận cuối cùng của nghiên cứu khoa học. - Phương pháp cách thức hóa: + Là phương pháp NCKH được sử dụng khi đối tượng nghiên cứu quá lớn và người nghiên cứu không có khả năng tiếp cận trực tiếp với chúng để tiến hành các nghiên cứu khoa học khác. + Trong phương pháp cách thức hóa, người nghiên cứu sẽ xây dựng một mô hình có những đặc tính tương tự với sự vật để tiến hành nghiên cứu và phân tích. + Phương pháp nghiên cứu khoa học này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiên văn học, quá trình khám phá và nghiên cứu về những hành tinh.
  • 47. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PP NC lý thuyết - Phương pháp giả thuyết + Phương pháp giả thuyết là gì? Phương pháp giả thuyết là một trong 7 phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết. Với phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu (có thể đúng hoặc sai) và tiến hành chứng minh giả thuyết đó. + Giả thuyết thường được đưa ra sau quá trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn đơn giản như quan sát hay điều tra. + Dễ hiểu hơn, người nghiên cứu sẽ dự đoán trước kết quả nghiên cứu và tiến hành chứng minh giả thuyết đó. - Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó. Thông qua quá trình biến hóa của sự vật sẽ giúp bản chất của đối tượng nghiên cứu dễ nhận biết hơn.
  • 48. 3). Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nhóm PP NC lý thuyết - Phương pháp logic + Phương pháp này không chỉ nghiên cứu đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử của chính nó mà còn phân tích sâu vào đặc điểm cụ thể của đối tượng. + Phương pháp logic thường kết hợp với phương pháp lịch sử để tăng thêm tính chặt chẽ, sâu sắc và bao quát cho nghiên cứu khoa học. Từ đây, người nghiên cứu có thể rút ra những lý luận sâu sắc và bao quát. - Phương pháp so sánh: PP này thường được thực hiện giữa các sự việc có tính chất tương tự để người thực hiện so sánh có thể đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu cũng như xác định xu hướng tiếp theo.
  • 49. 1.2.4. Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học • (1) Thuyết phổ biến: Bất luận ai là nhà nghiên cứu ( già hay trẻ, trai hay gái) và bất chấp địa điểm được tiến hành nghiên cứu (Mỹ hay Pháp, Đại học Harvard hay bất kỳ trường nào không tên tuổi), việc nghiên cứu chỉ phải được đánh giá dựa trên cơ sở của các giá trị khoa học. • (2) Chủ nghĩa hoài nghi có trật tự: Các nhà khoa học không phải chấp nhận các ý tưởng hoặc chứng cớ mới một cách vô tư, thiếu thái độ bình luận phê phán. Họ phải yêu cầu và đặt câu hỏi cho toàn bộ sự kiện và mỗi đối tượng nghiên cứu để tăng cường việc xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng. Mục đích của các bình luận phê phán không phải là để công kích cá nhân mà để đảm bảo rằng các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là thích hợp qua việc lựa chọn xem xét chặt chẽ, thận trọng. • (3)Tính vô tư. Các nhà khoa học cần phải trung lập, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp thu, và cởi mở đối với sự quan sát bất ngờ hoặc các ý tưởng mới. • (4) Tính công cộng: Kiến thức khoa học cần phải được chia sẻ với người khác. Kiến thức khoa học sáng tạo là một hoạt động công khai, các kết quả phải được mọi người biết đến và có thể sử dụng được cho tất cả mọi người. • (5) Tính trung thực
  • 50. 1.3. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học • 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi nghiên cứu • 1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu • 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu • 1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu • 1.3.5. Đo lường, thu thập dữ liệu • 1.3.6. Phân tích số liệu • 1.3.7. Giải thích, làm sáng tỏ số liệu • 1.3.8. Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu
  • 51. Cấu phần Nội dung Cơ sở Ý tưởng Nghiên cứu nhằm phát hiện điều gì và vì sao nó có ý nghĩa? +) Phát hiện khoảng trống quan trọng trong nghiên cứu trước. +) Câu hỏi nghiên cứu. +) Hình thành ý tưởng điểm mới và đóng góp của nghiên cứu +) Hiểu biết của nhà nghiên cứu về lĩnh vực chuyên ngành. +) Tổng quan tài liệu. +) Trải nghiệm với bối cảnh cụ thể. Thiết kế Cần những bằng chứng gì để trả lời câu hỏi nghiên cứu và thu thập/phân tích chúng bằng cách nào? +) Cách tiếp cận và thiết kế tổng thể. +) Quy trình, phương pháp, công cụ cụ thể. +) Kế hoạch tiến hành và yêu cầu về nguồn lực, dữ liệu. +) Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một nghiên cứu khoa học. +) Rủi ro và hạn chế của nghiên cứu. +) Nắm rõ mục tiêu và khung nghiên cứu. +) Xác định các giả thuyết “cạnh tranh” để có kế hoạch thu thập bằng chứng, kiểm định và bảo vệ giả thuyết chính. +) Nắm rõ các phương pháp và công cụ có thể sử dụng. Phương pháp và công cụ Thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu bằng cách nào? +) Các phương pháp thu thập dữ liệu. +) Các phương pháp và công cụphân tích dữ liệu. +) Nắm rõ câu hỏi và khung nghiên cứu. +) Nắm rõ quy trình và kỹ thuật của từng phương pháp.
  • 52. Sơ đồ nghiên cứu Bước 1: Xác định mục tiêu NC Bước 2: Câu hỏi nghiên cứu Bước 3: Đối tượng nghiên cứu Bước 4: Phạm vi nghiên cứu Bước 5: Ý nghĩa và giới hạn của NC Bước 6: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết
  • 53. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC Cần xem xét 1 số vấn đề khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu • Nguồn của đề tài: Đề tài khoa học có thể bắt nguồn từ những mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, trong lao động sản xuất, chiến đấu, hay trong chính các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cuộc sống xã hội luôn xuất hiện những mâu thuẫn cần có sự giải đáp. Đó chính là nguồn đề tài rất phong phú và đa dạng cho công tác nghiên cứu khoa học. • Những căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học: - Sự hiểu biết, vốn tri thức, năng lực trí tuệ của người nghiên cứu đối với vấn đề đặt ra có tương xứng và có cần thiết không? Vấn đề đặt ra đó có chứa đựng các yếu tố của một đề tài khoa học không? Vấn đề đó đã được người khác nghiên cứu chưa? Nghiên cứu ở mức nào? Về phương diện nào? Nay tiếp cận theo hướng nào? - Nguồn thông tin, tư liệu đối với vấn đề dự kiến chọn làm đề tài có phong phú không? Địa bàn nghiên cứu điều kiện thực nghiệm có thuận tiện không? Các hướng khai thác mới về thông tin, nhân lực, tài lực, vật lực có triển vọng đến mức nào? - Các điều kiện về tổ chức, sự quản lý lãnh đạo có đủ để tiếp cận và triển khai thực hiện đề tài không?
  • 54. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC Khi chọn đề tài cần trả lời thỏa đáng các câu hỏi sau: a) Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Là một đề tài nghiên cứu trước hết phải mang một ý nghĩa khoa học nhất định, thể hiện trên những khía cạnh sau: - Bổ sung những nội dung lý thuyết của bộ môn khoa học. - Làm rõ một số lý thuyết vốn tồn tại - Xây dựng cơ sở lý thuyết mới. b) Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không? Ý nghĩa thực tiễn thể hiện ở các mặt sau: - Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội. - Giải đáp những đòi hỏi trong sản xuất, về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý, thị trường, vv. . - Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của lĩnh vực nghiên cứu.
  • 55. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC c) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không ? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý thuyết và thực tiễn được xem xét. Tính cấp thiết là một yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực tiễn: khoa học, thực tiễn, nhưng phải cấp thiết. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và qũy thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết' hơn. d) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Đề tài dù có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết, nhưng không có phương tiện thì cũng khó lòng thực hiện. Điều kiện nghiên cứu bao gồm: - Cơ sở thông tin, tư liệu. - Phương tiện, thiết bị thí nghiệm (nếu cần phai tiến hành thí nghiệm). - Quỹ thời gian và thiên hướng khoa học của người hướng dẫn, nếu là đề tài cần có người hướng dẫn. - Có người cộng sự trong nghiên cứu.
  • 56. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC đ) Đề tài có phù hợp sở thích hay không? Trong khoa học thì vấn đề này luôn mang một ý nghĩa quan trọng. Đương nhiên, ở đâu và bao giờ người nghiên cứu cũng luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng khoa học của cá nhân với việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội. Ngoài ra, người nghiên cứu còn phải xem xét năng lực nghiên cứu, quỹ thời gian, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là tầm vóc của đề tài có đẩy người nghiên cứu đến những khó khăn quá lớn hay không.
  • 57. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC • Cách thức lựa chọn đề tài nghiên cứu - Theo dõi tổng quát những thành tựu khoa học và kỹ thuật. - Tìm hiểu những kết quả mới nhất của công việc nghiên cứu trong các lĩnh vực tổng hợp, lĩnh vực nằm ở ranh giới của các ngành khoa học và kỹ thuật. - Nghiên cứu những đối tượng cũ nhờ các phương pháp mới với quan điểm mới. - Phân tích sâu sắc và tổng hợp những tài liệu đã được thu thập trong các chuyến điều tra khoa học mà tác giả có tham gia, cả đến những tài liệu thống kê, mô tả thực nghiệm mới có tính chất công khai - Tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế quốc dân, những nhà phát minh sáng kiến trong sản xuất. - Xem danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố.
  • 58. 1.3.1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài và câu hỏi NC -> Để xác định vấn đề nghiên cứu ta cần làm rõ từng bước sau: Bước 1. Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu. Bước 2. Xác định loại vấn đề nghiên cứu. Bước 3. Xác định sự cần thiết của nghiên cứu. Bước 4. Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu. Bước 5. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, chuyên gia trong lĩnh vực này. Bước 6. Thỏa mãn sự ưu thích, đam mê và sở trường của người nghiên cứu.
  • 59. Câu hỏi nghiên cứu - Khái niệm: Nghiên cứu một vấn đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Đặt câu hỏi nghiên cứu là cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu. Ngược lại, khi ta đã xác định được vấn đề nghiên cứu thì ta đặt câu hỏi để trả lời vấn đề nghiên cứu đó. -> Bản chất câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các hành động: khám phá, mô tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tác động, đánh giá quan hệ nhân quả. - Các loại câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi nhằm mô tả sự vật, hiện tượng nghiên cứu. - Câu hỏi nhằm so sánh các sự vật, hiện tượng nghiên cứu. - Câu hỏi nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các đặc tính (biến) của sự vật hiện tượng. - Câu hỏi về các giải pháp, hàm ý chính sách khả thi.
  • 60. Câu hỏi nghiên cứu - Tiêu chuẩn xây dựng câu hỏi nghiên cứu + Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật: Câu hỏi hướng tới mối quan hệ (bản chất, lặp đi lặp lại) giữa các nhân tố. Những hiểu biết về mối quan hệ giữa các nhân tố thường tồn tại theo thời gian. Câu hỏi dạng này vì vậy khác với câu hỏi mang tính mô tả hoặc câu hỏi hướng vào giải pháp. + Câu hỏi có cơ sở thực tiễn/hoặc lý thuyết: câu hỏi nghiên cứu gắn với vấn đề thực tiễn quan quan tâm hoặc hướng vào khoảng trống tri thức mà các nhà nghiên cứu để lại + Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng + Câu hỏi có khả năng trả lời được: Câu hỏi nghiên cứu phải có tính khả thi trong việc tìm bằng chứng để trả lời. Nếu câu hỏi quan trọng, rất thú vị nhưng không có khả thi thì nên loại bỏ khỏi đề tài nghiên cứu.
  • 61. Ví dụ về xây dựng câu hỏi nghiên cứu + Ví dụ 1. Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học hiện nay”. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1. Các hình thức đánh giá đang được áp dụng là gì? Câu hỏi 2. Có sự khác biệt ở giảng viên nam hay giảng viên nữ không? Câu hỏi 3. Có sự tương quan giữa mức độ ứng dụng và sự hỗ trợ của nhà trường không? + Ví dụ 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Đề tài: “ Tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TPHCM”. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1. Yếu tố FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng không? Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI? Câu hỏi 3. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI là như thế nào?
  • 62. 1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu (Objective) và mục đích (aim hoặc purpose) là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học: - Mục tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. - Mục đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho cái gì?”. Mục đích nghiên cứu (research purpose) Nhằm mô tả một mục đích cụ thể hoặc định hướng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain) một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề. Mục đích nghiên cứu thường bao gồm biến số, quần thể, địa điểm nghiên cứu. Dựa vào mục đích nghiên cứu có thể cho biết được loại nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu (research objective) Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.
  • 63. 1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu Xác định nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học là những việc làm đơn cử, cụ thể mà những bạn cần triển khai trong quy trình nghiên cứu đề tài để đạt được tiềm năng đề ra bắt đầu. Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được viết ở phần mở đầu của bài nghiên cứu, thường ở sau phần mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nhiệm vụ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa, rõ ràng hơn. Cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hình thành và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài. Tức là những bạn sẽ tìm và lựa chọn những cơ sở lý luận tương thích, vận dụng những triết lý đó vào trong quy trình nghiên cứu . - Nghiên cứu và xác định cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học: Các bạn cần chỉ ra được bối cảnh thực tế khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài. - Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu: + Vấn đề đó đang xảy ra như thế nào? + Đã được xử lý thế nào ? + Những yếu tố nào vẫn còn sống sót sau khi được xử lý là gì ?
  • 64. 1.3.2. Xác định mục tiêu và mục đích nghiên cứu - Chỉ ra ưu điểm của đề tài, đưa ra các đề xuất, phương án giải quyết hoặc khắc phục các vấn đề có liên quan. Những yêu cầu và giải pháp phải có năng lực thực thi và vận dụng thực tiễn, có hiệu suất cao tích cực so với yếu tố cần xử lý . - Thực hiện các biện pháp như: Khảo sát, dẫn chứng ví dụ,… Nhằm nâng cao độ đúng mực của tác dụng cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học và tạo sự tin yêu so với giám khảo chấm thi. - Ví dụ: Đề tài: Đô thị hóa ngoài thành phố TP. Hà Nội theo hướng tăng trưởng bền vững Nhiệm vụ nghiên cứu: + Luận giải khái niệm, quan niệm, đặc điểm, đặc trưng, nội dung và những yếu tố ảnh hưởng tác động đến đô thị hóa theo hướng tăng trưởng bền vững. + Đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa ngoài thành phố TP. Hà Nội theo hướng tăng trưởng bền vững + Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đô thị hóa ngoài thành phố Thành Phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng bền vững.
  • 65. 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài. * Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ: + Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Tác động của cộng đồng kinh tế asean đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam” -> ĐTNC là Các tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng” -> ĐTNC là lý luận và thực tiễn hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” -> ĐTNC là nghiên cứu tác động của TGHĐ đối với CCTM.
  • 66. 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Ví dụ: + Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên” là các trường đại học. + Khách thể nghiên cứu của đề tài “Xác định biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh” là các ngân hàng thương mại quốc doanh. * Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Ví dụ: + Trong đề tài “Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại quốc doanh”, thì đối tượng khảo sát là một số ngân hàng thương mại quốc doanh được chọn để nghiên cứu. + Trong đề tài nghiên cứu âm nhạc về : “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao hưởng của Becthoven”, thì khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu trong trường hợp này có thể trùng nhau, vì người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả các bản giao hưởng của Becthoven.
  • 67. 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 68. 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể là đối tượng nghiên cứu về các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng lại có thể là đối tượng nghiên cứu về công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin, thậm chí về tố chức và quản lý doanh nghiệp,…  Phạm vi nghiên cứu: Không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện trong mọi thời gian, mà nó được giới hạn trong một số phạm vi nhất định: phạm vi về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm vi thời gian của tiến trình của sự vật.
  • 69. 1.3.3. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm :  Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.  Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.  Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện.  Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.
  • 70. Đề tài nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tình trạng gian lận thi cử tại các kỳ thi tại Học viện Tài chính Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng của hiện tượng, các hình thức gian lận thi cử trong kiểm tra-thi tại trường HVTC - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Gian lận thi cử trong kiểm tra-thi tại HVTC - Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng gian lận thi cử trong kiểm tra-thi tại các kỳ thi của HVTC Đối tượng nghiên cứu Tình trạng gian lận thi cử tại các kỳ thi tại Học viện Tài chính Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân của tình trạng gian lận thi cử trong kiểm tra-thi tại HVTC, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Mục đích nghiên cứu Hạn chế tình trạng gian lận thi cử trong kiểm tra-thi ở HVTC, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Khách thể nghiên cứu Sinh viên tại HVTC Đối tượng khảo sát Các sinh viên bậc đại học hệ chính qui năm 1,2,3 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: từ 2012 đến nay - Không gian: HVTC - Nội dung: tình trạng gian lận thi cử
  • 71. 1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu • Đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu khoa học là tác phẩm đầu tay của nhà khoa học trên con đường nghiên cứu, nó trình bày nội dung vấn đề nghiên cứu và kế hoạch tổ chức thực hiện. Đề cương nghiên cứu là việc làm đầu tiên có tầm quan trọng nhất, cụ thể là: - Giúp cho người nghiên cứu xây dựng được phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm đạt kết quả trong quá trình nghiên cứu đề tài đã được xác định. - Giúp cho người nghiên cứu tập dược và rèn luyện tác phong, rèn luyện khoa học, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc nhằm hoàn thành công trình nghiên cứu đúng tiến độ, thời gian, tránh lối làm ăn tùy tiện. - Giúp người hướng dẫn khoa học có cơ sở để dẫn dắt, điều chỉnh hoạt động của người nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu của người nghiên cứu.
  • 72. 1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu • Trong đề cương nghiên cứu cần có những nội dung sau: Tên đề tài: Tên đề tài cần ngắn gọn, thể hiện được mục tiêu và nội dung chính của nghiên cứu dự định thực hiện. 1. Giới thiệu (mở đầu) 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu 1.5.2. Đối tượng khảo sát 1.5.3. Phạm vi nghiên cứu 1.6. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6.2. Giới hạn của nghiên cứu
  • 73. 1.3.4. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu • Trong đề cương nghiên cứu cần có những nội dung sau: Tên đề tài: Tên đề tài cần ngắn gọn, thể hiện được mục tiêu và nội dung chính của nghiên cứu dự định thực hiện. 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm 2.2. Lý thuyết liên quan 2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài nghiên cứu 3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Khung phân tích của nghiên cứu 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu (thiết kế nghiên cứu) 4.1. Phương pháp chọn mẫu 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.3. Công cụ phân tích dữ liệu 5. Kết cấu của đề tài 6. Tiến độ thực hiện 7. Tài liệu tham khảo
  • 74. 1.3.5. Đo lường, thu thập dữ liệu - Căn cứ bản chất thông tin của quá trình nghiên cứu có thể nói, nghiên cứu khoa học là một quá trình, trong đó người nghiên cứu thực hiện những thao tác để làm cho mọi câu hỏi với độ bất định thông tin cao được trả lời sáng tỏ. Như thế cũng có nghĩa, nghiên cứu khoa học chính là quá trình giảm thiểu độ bất định thông tin. - Tuỳ thuộc nội dung nghiên cứu, mà người nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp khác nhau trong thu thập và xử lý thông tin. Tiếp đó, tuỳ thuộc nhu cầu nghiên cứu, mà người nghiên cứu sẽ phải lựa chọn các hình thức và phương tiện khác nhau để chuyển tải thông tin đèn người sử dụng.
  • 75. 1.3.6. Phân tích số liệu Tùy thuộc vào đề tài và các phương pháp nghiên cứu mà xác định loại công trình khoa học. Trong trường hợp này thì thực nghiệm là cơ sở của việc tích lũy các dẫn liệu thực tế, trong trường hợp khác lại là việc nghiên cứu so sánh các đối tượng , trường hợp khác nữa lại là việc mô tả, phân tích, tính toán, lịch sử, tiểu sử…vv Thường trong một công trình, người nghiên cứu vận dụng một số loại nghiên cứu để tích lũy và giải thích sự kiện. 1.3.7. Giải thích, làm sáng tỏ số liệu 1.3.8. Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu
  • 76. Chuyên đề 2 Kỹ năng nghiên cứu khoa học 2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu 2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.3. Đo lường trong nghiên cứu 2.4. Thu thập số liệu và nguồn số liệu 2.5. Chọn mẫu 2.6. Phân tích số liệu 2.7. Viết báo cáo cuối cùng
  • 77. 2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Những câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu 2.1.2. Mức độ nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm 2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu 2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu 2.1.5. Tổng quan lý thuyết và các tài liệu quá khứ 2.1.6. Kết luận về phương pháp luận nghiên cứu
  • 78. 2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Những câu hỏi đặt ra với vấn đề nghiên cứu Các câu hỏi tốt thường có các đặc tính sau: - Biểu hiện được mối quan hệ giữa một hoặc nhiều biến số. - Rõ ràng, tức hỏi cái gì để mọi người hiểu được. - Lợi thế của việc thể hiện các mối quan hệ giữa các biến số là nó có thể được kiểm tra.
  • 79. 2.1. Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu Ví dụ: người quản lý tiếp thị muốn biết xu hướng mua hàng của công ty hướng vào các hộ gia đình lớn hay nhỏ. Câu hỏi có khả năng là: " Có hay không mối quan hệ giữa quy mô hộ với thiên hướng mua hàng? Hoặc cụ thể hơn: " Các hộ lớn thích mua hàng của công ty hơn là các hộ nhỏ không?". Trong trường hợp này có hai biến số là quy mô hộ và thiên hướng mua hàng. Quy mô hộ Số lượng hộ theo loại hộ Số hộ mua hàng theo loại hộ Tỷ lệ mua hàng Hộ lớn 200 50 25% Hộ nhỏ 300 30 10% Tổng số 500 80
  • 80. 2.1.2. Mức độ nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Toàn bộ nghiên cứu, bất kể môn học nào yêu cầu phải có các hoạt động ở mức độ lý thuyết. Một nghiên cứu ứng dụng nào đó đòi hỏi những hiểu biết ở mức độ lý thuyết. Nghiên cứu được thực hiện ngụ ý rằng chúng ta làm tăng thêm kiến thức hiện tại. Nghĩa là nghiên cứu được thực hiện để mở ra sự hiểu biết mới. Kiến thức có thể được phân loại qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: Các lý thuyết/các mô hình; - Các khái niệm; - Các phương pháp/kỹ thuật; - Các dữ kiện. Trong các tài liệu nghiên cứu, điểm khác biệt thường được tạo ra giữa hai chiến lược hay hai cách tiếp cận sau: -Lý thuyết trước nghiên cứu -Nghiên cứu trước lý thuyết
  • 81. 2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu Chức năng của khái niệm: - Các khái niệm là nền tảng của thông tin truyền đạt. Không có các khái niệm/quan niệm thống nhất (đồng tình) thì việc thông tin truyền đạt là không thể có ý nghĩa. - Các khái niệm/quan niệm giới thiệu một viễn cảnh: một phương cách của việc quan sát thế giới thực nghiệm. Các khái niệm là phương cách phân loại và khái quát hoá. - Các khái niệm đáp ứng những thành phần của các lý thuyết/ mô hình và vì thế là của cả những giải thích và những dự đoán. - Sự rõ ràng và chính xác của các khái niệm đạt được thông qua các định nghĩa.
  • 82. 2.1.3. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu Có 2 loại định nghĩa - Định nghĩa nhận thức ( lý thuyết): là những định nghĩa mô tả các khái niệm qua sử dụng các khái niệm khác là những định nghĩa nhận thức hay định nghĩa lý thuyết. Ví dụ: khái niệm về thị trường được xác định trong các tài liệu marketing. Trong đó các khái niệm về khách hàng, nhu cầu mua, . . . có thể sử dụng để xác định khái niệm thị trường. - Định nghĩa hành động ( thực hành): là tập hợp những chuỗi hành động mô tả các hoạt động cần có để thiết lập thực nghiệm một thực thể hoặc cấp bậc của thực thể về một cái gì đó được mô tả bằng một khái niệm. Ví dụ: "thị phần" có thể được xác định qua các hoạt động như: mức bán của công ty theo sản phẩm loại X tại khu vực A trong thời gian t/tổng mức bán sản phẩm X tại địa điểm A trong thời gian t. Đây là những yếu tố yêu cầu cần định rõ mức bán, sản phẩm loại X, địa điểm và thời gian bán.
  • 83. 2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu Các đặc tính cất lõi của mô hình gồm: - Miêu tả, tức đối tượng hoặc hiện tượng được mô tả, diễn giải bằng mô hình. Mô hình tự nó không phải là đối tượng hay hiện tượng. - Đơn giản hóa: Một mô hình được đơn giản hóa bằng việc giảm các biến số. - Mối quan hệ: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến số. Khi trình bày các mô hình nghiên cứu, các vấn đề có liên quan cần làm rõ bằng câu hỏi sau: Những khái niệm (biến số) nào có trong mô tả vấn đề của tôi? Mục đích của mô hình là gì?
  • 84. 2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu khoa học Mô hình có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ở mức tổng quan, chúng ta có thể phân biệt giữa các loại: - Nghiên cứu thăm dò (exploratory research) thường được tiến hành trong các lĩnh vực mới với mục tiêu nghiên cứu là: (1) xác định phạm vi hoặc mức độ của một hiện tượng, một vấn đề hoặc trạng thái nào đó, (2) để hình thành một ý tưởng ban đầu (hoặc “linh cảm”) về hiện tượng, hoặc (3) để kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn hơn về hiện tượng đó. + Ví dụ: nếu công dân của một quốc gia nói chung không hài lòng với chính sách của chính phủ trong giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế, thì nghiên cứu thăm dò có thể được sử dụng để đo lường mức độ không hài lòng của công dân, đánh giá biểu hiện sự không hài lòng đó, chẳng hạn như tần suất các cuộc biểu tình công cộng; nguyên nhân không hài lòng chẳng hạn như do chính sách không hiệu quả của chính phủ trong đối phó với lạm phát, lãi suất, thất nghiệp hoặc do thuế má tăng cao.
  • 85. 2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu - Nghiên cứu Mô tả (Descriptive research): là tiến hành quan sát kỹ lưỡng và đưa ra tài liệu chi tiết về một hiện tượng quan tâm -> nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Ví dụ: + Mô tả về đặc tính của dân số: Tỷ lệ dân số sinh, tử, dân số trung bình, mật độ dân số,… trong các bảng số liệu thống kê nhân khẩu học của các quốc gia + Mô tả về đặc tính, đặc trưng trong các doanh nghiệp + Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Nha Trang
  • 86. 2.1.4. Các mô hình trong nghiên cứu - Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): tìm cách giải thích các hiện tượng, các vấn đề nảy sinh hoặc trạng thái của sự vật. Trong khi nghiên cứu mô tả xem xét khía cạnh cái gì, ở đâu và khi nào của một hiện tượng thì nghiên cứu giải thích tìm kiếm các câu trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào. Ví dụ: Tại sao doanh số bán hàng của công ty giảm so với quý trước? Tại sao tỷ lệ KH rời bỏ sản phẩm của công ty lại gia tăng?..... - Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai, được sử dụng với những dự đoán, dự báo (dự báo tăng trường, dự báo biến động giá, lạm phát . . .). - Nghiên cứu để chỉ dẫn hoạt động hay mô hình áp dụng: được sử dụng để hướng dẫn thực hiện quyết định trong các hoạt động kinh doanh hay ban hành chính sách, thực hiện đầu tư. . .
  • 87. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu * Định nghĩa: - Định nghĩa: Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình. - Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của minh
  • 88. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu Vai trò của tổng quan nghiên cứu - Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu. - Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình. - Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu. - Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay không. - Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu và là sơ đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…
  • 89. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu Những lưu ý khi viết tổng quan NC - Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các nghiên cứu trước đây. - Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá có mục đích Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc - Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu. - Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
  • 90. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Một tổng quan nghiên cứu tốt phải thể hiện được: i) Được viết theo một trình tự hợp lý - Khái niệm, định nghĩa. - Mô hình lý thuyết. - Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm. - Kết quả đạt được của các nghiên cứu. - Các bài học kinh nghiệm tự rút ra. ii) Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải quyết vấn đề nghiên cứu. iii) Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích dữ liệu. iv) Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên cứu. v) Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới
  • 91. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan - Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu: Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. - Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính + Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất khác nhau. + Cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?
  • 92. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan - Các phương pháp nghiên cứu chính Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó - Các kết quả nghiên cứu chính Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau: + Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu. + Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu. + Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?
  • 93. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nội dung và yêu cầu của phần tổng quan - Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức + Đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước + Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới + Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau: - Chủ đề nghiên cứu mới. - Câu hỏi nghiên cứu mới. - Bối cảnh nghiên cứu mới. - Mô hình nghiên cứu mới. - Phương pháp nghiên cứu mới.
  • 94. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Một số kĩ năng viết tổng quan nghiên cứu Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bước 2: quản lý tài liệu - Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,… - Lập danh sách các tài liệu liên quan. - Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc Bước 3: Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề - Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học. - Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một cách cẩn thận và có suy nghĩ. - Viết lại các chỉ trích đó.
  • 95. 2.1.5. Tổng quan nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Một số kĩ năng viết tổng quan nghiên cứu - Bước 4. Tổng quan - Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là liệt kê hay tóm lược. - Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín. - Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh. - Có thể tóm lược các thông tin. - Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.
  • 96. 2.1.6. Kết luận về phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu thường liên kết với xây dựng và phác thảo bảng hỏi, các phép đo lường, trình tự thống kê, các mô hình phân tích vv… mà có thể gộp vào dưới dạng khái niệm " Phương pháp luận nghiên cứu" . Phương pháp luận nghiên cứu có thể được diễn đạt như là một hệ thống các quy tắc và thủ tục trình tự để thực hiện nghiên cứu.
  • 97. 2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế vấn đề nghiên cứu 2.2.2. Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu 2.2.3. Vấn đề của "nguyên nhân“ 2.2.4. Thử nghiệm cổ điển 2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
  • 98. 2.2.1. Thiết kế vấn đề nghiên cứu -Khái niệm: Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức vấn đề nghiên cứu với nghiêm chỉnh thực nghiệm thích hợp và có thể làm được. Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của thiết kế vấn đề nghiên cứu: + Vai trò đảm bảo chuẩn mực nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giúp đảm bảo các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ nhất có thể. + Vai trò kế hoạch: Thiết kế nghiên cứu có vai trò giúp nhà nghiên cứu chuẩn bị nguồn lực và lên kế hoạch cho các hoạt động một cách phù hợp nhất. Khi lựa chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn chế của nghiên cứu và xác định liệu hạn chế này chấp nhận được không.
  • 99. 2.2.2. Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu - Ví dụ 1: Một đảng phái chính trị cần tiến hành thăm dò để xem xét tỷ lệ người ủng hộ họ. Đây là một vấn đề cấu trúc (hoạch định). Đảng chính trị này biết thông tin nào là cần, tức là tỷ lệ cử tri ủng hộ cho họ. - Ví dụ 2: Một công ty quảng cáo đã đưa ra hai bản quảng cáo và cần biết bản nào trong hai bản là quảng cáo có hiệu quả. Công ty quảng cáo cần biết bản nào trong hai bản quảng cáo ( A và B) là tốt nhất, hoặc A hơn B, hoặc B hơn A hoặc A = B. Hơn thế, trong trường hợp này, quảng cáo được coi là "căn nguyên" mà có thể đưa ra một tác dụng nào đó như sự nhận biết được sự quan tâm hoặc nhu cầu mua hàng. Trong trường hợp này vấn đề nghiên cứu được cấu trúc (hoạch định). - Ví dụ 3: Doanh số bán hàng của công ty X đã giảm trong ba tháng liên tục. Ban quản lý không biết tại sao. Trong trường hợp này, ban quản lý phải thực hiện một quan sát. Ban quản lý không biết cái gì là nguyên nhân giảm doanh số bán. Đây là vấn đề không được cấu trúc (hoạch định)
  • 100. Thiết kế nghiên cứu Cấu trúc (hoạch định) vấn đề Mô tả 1.Thăm dò (thám hiểm) Không cấu trúc ( không hoạch định) - Sử dụng khi nào vấn đề nghiên cứu rất khó hiểu, một thiệt kế nghiên cứu thăm dò (ít hoặc nhiều) là thích hợp. - Các kỹ năng cần thiết: năng lực quan sát, nhận thông tin và thực hiện giải thích. 2. Mô tả Cấu trúc (hoạch định) Các đặc tính chủ yếu của nghiên cứu mô tả là sự cấu trúc (hoạch định) và các thủ tục và các quy tắc rõ ràng. Nghiên cứu mô tả có thể bao hàm lớn hơn một biến số (như nghiên cứu mối quan hệ di dân với việc làm, thu nhập . . . ). 3.Nguyên nhân Cấu trúc (hoạch định) Sử dụng với mục đích cho người nghiên cứu đối diện với những vấn đề "nguyên nhân và kết quả"
  • 101. 2.3. Vấn đề của “nguyên nhân” và “ kết quả” - Ví dụ 1: Một công ty A sản xuất kinh doanh mì ăn liền: vào tháng hè công ty đã giảm giá mỗi gói mì là 10%, và doanh thu của công ty trong tháng này đã tăng lên 20%. Như vậy, có phải việc giảm giá đã làm tăng doanh thu bán hàng của công ty hay không? Các cuộc phỏng vấn khách hàng đã cho thấy có tỷ lệ lớn khách hàng mua mì ăn liền trong tháng hè là do giá mì giảm. - Ví dụ 2: Sau khi đổi mới bộ máy tổ chức quản lý, hợp lý hóa quá trình lao công năng suất hiệu quả hoạt động của công ty B được tăng lên đáng kể (30%). Có phải việc đổi mới tổ chức là nguyên nhân của việc tăng năng suất và hiệu quả? Các cuộc phỏng vấn đối với người lao động và nhà quản lý đã cho thấy việc đổi mới tổ chức là nguyên nhân để tăng năng suất hiệu quả.
  • 102. 2.3. Vấn đề của “nguyên nhân” và “ kết quả” Giả sử có hai biến số X và Y. Mối quan hệ giữa X và Y như sau: XY ( X nguyên nhân của Y) YX ( Y nguyên nhân của X) X Y ( quan hệ nhân quả qua lại) X  Y ( Không có quan hệ)
  • 103. 2.4. Thử điểm cổ điển - Ví dụ: Giả sử 100 người được chẩn đoán cúm đã được chỉ định ngẫu nhiên với hai nhóm: nhóm thử nghiệm gồm những bệnh nhân có sử dụng thuốc, và nhóm kiểm chứng không có tác động của thuốc. Các đối tượng đã được chỉ dẫn quay lại sau một tuần và sau đó đặt câu hỏi "anh/chị có cảm thấy tốt hơn không?". Kết quả được thể hiện qua biểu dưới đây: Nhóm Thử nghiệm Kiểm chứng Tổng số Cảm thấy tốt hơn Có 80% 20% 50% không 20% 80% 50% Tổng 100% 100% 100% n 50 50 100
  • 104. 2.4. Thử điểm cổ điển - Gọi O1, O2 biểu thị các quan sát, tức giá trị đo lường được của các biến số. - X là tác nhân kích thích thử nghiệm hay gọi là biến tác nhân - biến độc lập. - R chỉ sự ngẫu nhiên, tức các đối tượng được chỉ định một cách ngẫu nhiên cho hai nhóm thử nghiệm và kiểm chứng. Nhóm Nhóm kiểm chứng R R Trước thử nghiệm O1 O3 X X Sau thử nghiệm O2 O4 Khác biệt ( O2 - O1) (O4 - O3)
  • 105. 2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác - Thường trong thực tế, để tiến hành một thử nghiệm đúng đắn rất khó khăn. Những khó khăn có thể có như: + Khoảng thời gian có thể dài trải qua nhiều năm hay nhiều thập kỷ thì tiến hành thử nghiệm là khó có khả năng (nghiên cứu mối quan hệ giữa giới và nghề nghiệp). + Tác động của các đặc tính là tổng thể. Thiếu nét riêng để xây dựng mối quan hệ nhân quả. + Việc thiết lập các nhóm đồng nhất để so sánh qua quá trình ngẫu nhiên có thể bị khó khăn hoặc không thể tiến hành được. + Trật tự thời gian của các sự kiện thường là khó khăn để xác định rõ khi mối quan hệ giữa các đặc tính và cách bố trí tương ứng. Thí dụ để có được các đặc tính giống như giáo dục chẳng hạn ta cần cả hai, xác định rõ đặc trưng của giáo dục và phải được định rõ qua các yếu tố khác nữa
  • 106. 2.2.5. Các nghiên cứu thiết kế khác Có thể nghiên cứu một số thiết kế khác như sau: - Thiết kê nghiên cứu mối quan hệ tương quan: Nguyên nhân (đọc quảng cáo), kết quả (sức mua) cũng đã được đo trong cùng một thời gian. Đây là những gì được gọi là thiết kế nghiên cứu mặt cắt chéo hay thiết kế nghiên cứu tương quan. - Kiểm chứng biến số thứ ba.
  • 107. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các yêu cầu: + Tính chặt chẽ: Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu và bằng chứng phù hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính chặt chẽ đòi hỏi nghiên cứu phải tìm đủ bằng chứng/dữ liễu để bác bỏ hoặc kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh” khác. Ví dụ:
  • 108. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các yêu cầu: Ví dụ:
  • 109. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các yêu cầu: + Tính khái quát: Một trong những chuẩn mực của nghiên cứu khoa học là tính phổ biến của kết quả nghiên cứu. Tính khái quát hóa của nghiên cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có khả năng suy rộng. Có 3 loại như sau: • Khái quát cho tổng thể đối tượng nghiên cứu: Kết quả từ một mẫu nghiên cứu liệu có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu hay không? Ví dụ: Kết quả nghiên cứu từ một mẫu gồm 200 sinh viên đại học liệu có thể suy rộng cho tổng thể là sinh viên đại học được hay không? hoặc rộng hơn nữa, liệu có thể suy rộng cho trí thức trẻ được không? Điều này phụ thuộc rất nhiều tính đại diện của mẫu nghiên cứu, trong đó quy trình chọn mẫu và quy mô mẫu có ý nghĩa quyết định.
  • 110. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các yêu cầu: + Tính khái quát: - Khái quát cho các bối cảnh nghiên cứu khác nhau: Kết quả nghiên cứu có thể suy rộng cho các bối cảnh khác nhau được hay không? Ví dụ: Một nghiên cứu cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham nhũng ở 10 tỉnh, thành phố có thể suy rộng cho các tỉnh thành phố trong cả nước hay không? Điều này phụ thuộc vào việc 10 tỉnh, thành phố được nghiên cứu có thể đại diện cho 63 tỉnh thành phố về cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa hay không? - Khái quát cho các thời điểm khác nhau: Liệu kết quả nghiên cứu có trường tồn theo thời gian không? Điều này phụ thuộc rất nhiều liệu thời gian cho làm thay đổi khung cảnh và làm thay đổi kết quả nghiên cứu hay không. ví dụ: mô tả thực trạng nền kinh tế hay giá trị văn hóa không có tính trường tồn cao.
  • 111. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các yêu cầu: + Tính khả thi: Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Vì vậy, nếu thiết kế nghiên cứu vượt ra ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì cũng không có ý nghĩa thực thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân đối giữa hai yêu cầu trên (tính chặt chẽ và tính khái quát hóa) với nguồn lực và khả năng tiếp cận dữ liệu trong thiết kế của mình.
  • 112. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các quyết định quan trọng có thể bao gồm: + Các biến số cần được đo như thế nào? + Các loại số liệu gì? Thứ cấp hay sơ cấp? + Nếu là thứ cấp thì nguồn nào? Nếu là sơ cấp thì làm thế nào để thu thập? Qua quan sát hay qua phỏng vấn. Nếu phỏng vấn, đối tượng cần phỏng vấn là gì? Các câu hỏi cho phỏng vấn là gì? Người đi phỏng vấn bài? Làm sao để chọn mẫu, cỡ mẫu cần chọn?
  • 113. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Phân biệt thiết kế nghiên cứu với đề cương nghiên cứu + Thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và nguồn lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết phục. Trong khi đó đề cương báo cáo chỉ đơn thuần là việc dự kiến các mục trình bày trong báo cáo. + Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu, còn đề cương báo cáo quan tâm tới trình bày kết quả nghiên cứu. + Thiết kế là vấn đề tư duy vì nó phải thể hiện sự gắn kết giữa mục tiêu nghiên cứu với quy trình, phương pháp, nguồn lực còn Báo cáo nghiên cứu thiên về vấn đề trình bày: Cùng một nghiên cứu nhưng báo cáo có thể khác nhau tùy theo đối tượng.
  • 114. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu - Các bước thiết kế nghiên cứu + Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu + Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu + Bước 3: Mô tả thiết kế nghiên cứu để thực hiện - Cách thu thập số liệu. - Những thông tin cần thu thập để trả lời câu hỏi nghiên cứu. - Các phương pháp đề tài sử dụng để thu thập dữ liệu. - Ưu và nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này.
  • 115. 2.2.6. Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu Ví dụ: Mục tiêu nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Dữ liệu cần thiết PP thu thập Hạn chế Mục tiêu 1: Nghiên cứu mối quan hệ học vấn và thu nhập Giả thuyết nghiên cứu: Học vấn càng cao càng có thu nhập cao Giả thuyết cạnh tranh 1: Càng nhiều mối quan hệ càng có thu nhập cao Giả thuyết cạnh tranh 2: Sự trợ giúp của bố mẹ càng nhiều càng có thu nhập cao Dữ liệu ở cấp độ từng cá nhân: Thu nhập, Học vấn, Mối quan hệ xã hội (số lượng, nhóm,..) Sự trợ giúp của bố mẹ (tài chính, định hướng nghề nghiệp); Tuổi, giới tính, dân tộc,.. Khảo sát ngẫu nhiên một mẫu người trưởng thành. Dữ liệu khảo sát không cho biết mối quan hệ nhân quả: Vì học vấn cao, có nhiều mối quan hệ nên thu nhập cao hay ngược lại. Mục tiêu 2 …. Mục tiêu 3 …