SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học
TS. LÊ KIM CHÂU
1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học
Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức
nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại.(*)Trong thần thoại bên cạnh niềm
tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của
thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích
thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt
ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận
các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch
sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri
thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận. Chúng ta có thể thấy rõ điều
này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri
thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng
hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets,
Pithagore,... Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như
một chỉnh thể. Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ
yếu và bị chi phối bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa
học thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên.
Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện
(speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán
và giả định. Nhưng bắt đầu từ thời Phục hưng và đặc biệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII,
sự phát triển của khoa học, nhất là các khoa học tự nhiên ngày càng diễn ra nhanh chóng.
Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ phụ thuộc, bị
dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa
còn tác động quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy.
Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa
thực chứng (posistivism) tuyên bố rằng, chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại
các tri thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Chính xác hơn, chủ nghĩa thực
chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ, thì triết
học từng đóng vai trò tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là
“khoa học của các khoa học”. Nhưng khi các khoa học lần lượt xuất hiện và trưởng thành,
đem lại một khối lượng tri thức khổng lồ thì triết học dần đánh mất vai trò lịch sử của mình.
Số phận của triết học thật trớ trêu, chẳng khác gì King Lear - nhân vật văn học của
Shakespeare, người chia toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mình cho các con đã
trưởng thành để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường.
Không nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết
học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta
thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật
học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự
xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh
vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần thiết,
đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải
sưu tập, tích lũy các tài liệu. Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấy
của khoa học tự nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đương thời -
phương pháp tư duy siêu hình. Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có
cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy
cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học. Chúng ta có thể nói rằng,
trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự
phát triển của triết học. Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác
tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học.
Như đã biết, một trong các tiền đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng là trạng thái và các
thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Khác với các thế kỷ trước đó, khoa học tự
nhiên trong thế kỷ XIX đã không còn là khoa học sưu tập nữa. Những gì nó tích lũy được
trong thời kỳ trước đã cho phép nó có thể sắp xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt
nó, khiến người ta phải chú ý nhiều hơn tới những mối liên hệ vốn có của bản thân giới tự
nhiên: Sự thống nhất của thế giới tự nhiên, sự vận động và phát triển nội tại của nó. Các
phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX trong các lĩnh vực vật lý và sinh vật,
như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế bào và thuyết tiến hóa
của các loài, đã chứng minh trên những nét cơ bản và đem lại một cái nhìn duy vật biện
chứng về thế giới tự nhiên. “Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ các thành tựu khác của khoa
học tự nhiên...”([1]), mà giờ đây đã có thể có được “một bức tranh bao quát về mối liên hệ
trong tự nhiên dưới một hình thức gần như có hệ thống”([2]). Trước kia việc cung cấp một
bức tranh bao quát như vậy là nhiệm vụ của triết học tự nhiên. Triết học tự nhiên, như
chúng ta đã đề cập trên, là khuynh hướng triết học có từ thời kỳ cổ đại và tiếp tục phát triển
trong nhiều thế kỷ sau đó, khi mà các khoa học tự nhiên còn chưa phát triển. Vì vậy, triết
học tự nhiên đã thay thế những những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng những mối
liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay những sự kiện còn thiếu bằng những giả định, phỏng đoán,
thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự tưởng tượng hư ảo kỳ quái. Khi làm như thế triết
học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này
đồng thời cũng đưa ra nhiều điều vô lý, nhưng không thể nào khác được. Ngày nay thì
khác. Những thành tựu quan trọng của khoa học tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta những
bằng chứng chứng minh rằng giới tự nhiên là thống nhất. Ngày nay, một bức tranh bao
quát về những mối liên hệ không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh
vực hầu như của toàn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủ yếu từ những kết quả nghiên cứu
do các khoa học tự nhiên đem lại. Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự
nhiên đứng ngoài và đứng trên các khoa học là hoàn toàn không cần thiết. Mọi ý định khôi
phục triết học tự nhiên của các triết gia không còn phù hợp nữa, thậm chí, theo Ph.Ăngghen,
phải coi ý định đó là “những bước thụt lùi”(3).
Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường
thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy,
một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới. Thông qua những
tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội
dung mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải
là trung tâm của vũ trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một đòn chí mạng vào Kitô giáo, mở đầu
cho thời kỳ mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học. Thuyết tiến hóa của Darwin
đưa đến kết luận rằng, các loài động vật, thực vật không phải ngẫu nhiên, được sự sáng tạo
bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên, mà là kết quả của một quá trình hoàn toàn
do các lực lượng tự nhiên chi phối. Kết luận đó là một quan điểm của triết học duy vật.
Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại. Tư tưởng về sự thống nhất
giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết tương đối mang ý nghĩa
duy vật sâu sắc.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung
như là một sự tổng kết lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa
học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa
học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng có
thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học những
năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử... đã khiến không ít nhà khoa học
hoài nghi về khái niệm “vật chất” - nền tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng, cần từ bỏ chủ
nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.([3])
Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang
tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới
thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học.
2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa
học
2.1. Thế giới quan và phương pháp luận
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới
(bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế
giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng
mang tính cá nhân hay xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện có thể có
nhiều loại thế giới quan khác nhau, như: Thần thoại, tôn giáo, khoa học, đạo đức, mỹ thuật,
chính trị, triết học... Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ
thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính
chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp.
Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào
định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện
thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết
học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng
thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những
quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương
pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn
đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng.
2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa
học
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được
hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có ai đó cho rằng, mình không cần
đến một quan điểm triết học nào, thì như thế cũng đã là có một quan điểm triết học rồi,
song là một quan điểm triết học mơ hồ. Đây cũng chính là tư tưởng của Ph.Ăgghen khi ông
nói: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích
thông tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”([4]). Albert Einstein - một trong những nhà khoa
học xuất sắc nhất của thể kỷ XX không ít lần chỉ rõ các khái quát triết học cần dựa trên các
kết quả khoa học. Max Planck - nhà vật lý, cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng,
thế giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của
người đó.
Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết
là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối
với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát
chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và
phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật
chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”,... Triết học
không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc
về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học
vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa
học.
Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học là ở sự tổng
kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng.
Tất nhiên, trong mỗi khoa học đều có sự tổng kết, khái quát các tri thức thành các nguyên
lý, các quy luật nhất định. Nhưng những tổng kết, khái quát trong mỗi khoa học cụ thể chỉ
được giới hạn trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Đặc điểm của khái quát triết học là những
khái quát chung nhất, có liên quan đến các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội
và tinh thần.
Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện
đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu
hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng
hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa
học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật
lý, địa vật lý..., mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và khoa học nhân văn. Chính xu hướng liên kết này của các khoa học cho phép các
nhà nghiên cứu đưa ra một bức tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở
phương pháp luận chung thống nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các khoa
học chuyên ngành, xác lập cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết
học đóng vai trò là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp
luận đem lại khả năng thâm nhập vào các quá trình này một cách chủ động và tích cực.
Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trò ngày càng tăng của nó trong
đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội và
con người khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết
hơn. Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự sáng tạo khoa
học, mà là quản lý các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình phát triển khoa học; ứng
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống. Việc quản lý và định
hướng ấy chắc chắn không thể không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những
quan điểm triết học nhất định.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài. Mối quan hệ ấy
không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết
học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau. Có thể thấy hai
quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi
thường vai trò của các khoa học. Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học,
hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng
chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa
học mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về mối quan hệ giữa
triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những
điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ
quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định.
Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối
quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan
hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở
chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt
này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút ra
từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào lý
luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào.
Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học
tự nhiên, như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử,... đã làm bộc lộ những hạn
chế của bức tranh cũ về thế giới vật lý, tạo nên tình thế khủng hoảng. Phân tích “cuộc
khủng hoảng của vật lý học” ấy, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng
và xuyên tạc những thành tựu có tính cách mạng nói trên của khoa học tự nhiên; rằng, các
nhà khoa học - những người xuất sắc trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại bộc lộ các
giới hạn nhận thức trong lĩnh vực triết học. Họ, vì không nắm vững bản chất của tư duy
biện chứng, cho nên đã dao động và tìm đến chủ nghĩa hoài nghi mà bỏ qua vai trò thực
chứng trong vật lý học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V.I.Lênin khẳng định rằng, trong
trường hợp này, chỉ có nắm vững phép biện chứng duy vật mới có thể thoát khỏi “cuộc
khủng hoảng vật lý” đó([5]).
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu
sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình. Con
đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và
hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng
duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
(*) Tiến sĩ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
([1]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.98.
([2]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Sđd.,
tr.98.
([3]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Sđd.,
tr.99.
([4]) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.692
- 693.
([5]) V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.318.
Đã xem: 20628
Thời gian đăng: Chủ nhật - 04/01/2015 03:16
Người đăng: QLKH&HTQT
https://123doc.org//document/2645363-phan-ti-ch-moi-quan-he-giua-triet-hoc-va-khoa-
hoc.htm
Phương pháp luận và vai trò của phương pháp triết học trong nghiên cứu khoa học
Web Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
10:53' SA - Thứ năm, 16/12/2010
Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến nhiều như trong thời
đại của chúng ta, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày nay là
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Trong lịch sử khoa học, đã có những thời kỳ vấn
đề phương pháp và phương pháp luận được đặc biệt chú trọng và có nhu cầu lớn vì khoa
học gặp khó khăn, trở ngại không tiến lên được. Ngày nay, người ta quan tâm đến vấn đề
phương pháp và phương pháp luận không phải vì khoa học trì trệ mà trái lại khoa học
đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng.
Đối với người làm triết học nói riêng và những người làm công tác nghiên cứu khoa học
nói chung thì việc nghiên cứu vấn đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan
trọng.
Nghiên cứu về vấn đề phương pháp luận trước hết chúng ta cần hiểu phương pháp luận là
gì? Cấu trúc của phương pháp luận như thế nào? Tại sao triết học nói chung và các nguyên
lý nói riêng (nguyên lý thế giới quan) lại đóng được vai trò phương pháp luận?
Chúng ta đều biết rằng, khoa học càng phát triển và nhất là khi khoa học gặp phải những
khó khăn (gặp phải những tình huống có vấn đề) thì dù muốn hay không người ta cũng
không thể không tìm đến triết học. Lịch sử đã cho thấy, những người sáng lập ra cơ học
lượng tử, sáng lập ra những ngành vật lý khác nhau - họ đều là những nhà vật lý học lỗi lạc
của thế kỷ 20 - bản thân họ đều là những người ủng hộ hoặc theo một trường phái triết học
nào đó. Thực tế là càng nghiên cứu về sau và khi họ có được những phát minh làm cơ sở
cho những lý thuyết mới thì quan điểm cũng thay đổi một cách căn bản khi cho rằng: Khoa
học tự nhiên không thể thiếu triết học được. Theo Ăngghen thì: Các nhà khoa học tự nhiên
không thể thiếu triết học. Vấn đề ở chỗ họ muốn được dẫn dắt bởi một thứ triết học đúng
đắn hay một thứ triết học hợp thời trang.
Như vậy là cùng với sự phát triển của khoa học (nhất là những tình huống có vấn đề), người
ta lại càng phải quan tâm đấn triết học nhiều hơn. Đặc biệt khoảng giữa thế kỷ 19 - khi
khoa học chưa có những phát minh mang tính thời đại cũng có nghĩa là lúc đó khoa học tự
nhiên gặp khủng hoảng và người ta đã giải thích nó theo những cách khác nhau, cuối cùng
là dẫn đến cách giải thích duy tâm về những thành tựu mới đó. Đây chính là lúc triết học
thể hiện sâu sắc vai trò định hướng của mình.
Sang thế kỷ 20, khoa học đã bùng nổ trên các lĩnh vực, đặc biệt là sinh học. Dường như tất
cả các trường phái đều quan tâm và đều tìm cách giải thích có lợi cho triết học của mình,
đặc biệt là tôn giáo. Có thể nói, sự quan tâm đến khía cạnh phương pháp luận là do nhu cầu
của thực tiễn, đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra; do bản thân sự
phát triển của khoa học, khoa học phải giải quyết những vấn đề khó khăn, những tình huống
có vấn đề và liên quan đến cuộc đấu tranh giữa những lập trường triết học khác nhau.
Lịch sử cho thấy, một quan niệm về phương pháp luận được thừa nhận là đúng đắn khi
quan niệm đó cho rằng: Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu,
phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác
dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương
pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của
phương pháp luận.
Trên thực tế, chúng ta thấy có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi
triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không
khoa học. Song không phải mọi thế giới quan đều là triết học. Triết học là khoa học về các
quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người. Bởi vậy,
thế giới quan triết học macxit là sự tổng hợp lý luận của những quan điểm chung nhất về
tự nhiên, xã hội, về con người và về nhận thức.
Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có phương pháp của họ. Điều đó có nghĩa phương
pháp luận phải có cấu trúc chung và chúng ta có thể nhìn nhận cấu trúc chỉnh thể ấy từ 3
bộ phận:
- Những nguyên lý thế giới quan: Đây là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không
phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các
khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ
chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa
học.
- Lý luận về một hệ thống các phương pháp: Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một
hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học. Vấn đề ở đây là phải làm
rõ nội dung của phương pháp đó là gì? quan hệ giữa các phương pháp? phạm vi, khả năng
và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp?
- Lý luận về một phương pháp cụ thể nào đó sẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn
khác. Nói cách khác thì đó chính là phương pháp nghiên cứu đặc thù của một môn khoa
học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các khoa học khác có
vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng).
Với một cơ cấu như vậy, phương pháp luận của các khoa học cụ thể sẽ bao gồm được cả
cái chung và cả cái riêng, bao gồm được các nguyên lý và phương pháp phổ biến cũng như
các nguyên lý và phương pháp của từng ngành khoa học hay của một nhóm khoa học; sẽ
tránh được xu hướng tuyệt đối hoá một mặt nào đấy; sẽ tránh được quan điểm thực chứng
muốn loại trừ triết học ra khỏi phương pháp luận của khoa học cụ thể.
Có thể nói, trong chỉnh thể phương pháp luận, phần chung nhất chúng ta thấy được
là những nguyên lý thế giới quan. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nguyên lý thế giới quan lại
quan trọng như thế? Tại sao thế giới quan lại đóng được vai trò phương pháp luận? Trên
thực tế, chúng ta cần khẳng định rằng: Trong những nguyên lý thế giới quan đã tổng kết,
đúc kết sự hiểu biết chính xác, khoa học và đầy đủ về một đối tượng, về một sự vật, về một
quá trình trong phạm vi cho đến thời điểm đó.
Sự hiểu biết của con người không phải là sự bất động, bất biến và chúng ta phải thừa nhận
rằng các nguyên lý thế giới quan phản ánh những gì bản chất nhất, là những cái không thể
thiếu được nhưng tất nhiên nó chưa phải là đầy đủ nhất. Và đây cũng chính là chỗ khác
nhau cơ bản giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với các quan điểm tuyệt đối hoá
một tri thức nào đó. Thực tế là nhận thức của chúng ta không bao giờ có giới hạn, không
đi tới cái giới hạn cuối cùng mà chỉ là dần tới cái giới hạn, cái tuyệt đối mà thôi.
Tóm lại, mọi nguyên lý thế giới quan sở dĩ đóng được vai trò phương pháp luận là nhờ
trong những nguyên lý đó đã tổng kết, đã đúc kết lại những gì đúng nhất, chính xác nhất,
khoa học nhất về các sự vật, đối tượng, quá trình diễn ra trong thế giới xung quanh ta.
Chúng ta có thể dẫn ra đây những nguyên lý thể giới quan đã cho thấy được vai trò phương
pháp luận của nó:
- Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", Ăngghen đã khẳng định: Thế giới thống nhất ở tính
vật chất của nó chứ không phải ở sự tồn tại của nó. Đây là một nguyên lý thế giới quan
đóng vai trò định hướng, gợi mở trong khoa học bởi lẽ khi khẳng định thế giới thống nhất
ở tính vật chất của nó, điều đó có nghĩa đã định hướng, gợi mở cho người ta phải đi tìm
các dạng vật chất khác nhau, đi tìm sự biểu hiện đa dạng của vật chất (từ vật chất vô cơ,
vật chất hữu cơ đến các bậc tổ chức từ thấp đến cao của vật chất...).
- Nguyên lý: Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận... (Theo Lê Nin).
Trước đó Ăngghen cũng đã từng khẳng định: Không thể coi nguyên tử là phần tử vật chất
nhỏ nhất...Nguyên lý này đã gợi mở cho các ngành khoa học phát triển, đặc biệt là vật lý
học và sinh học. Đó là một nguyên lý thế giới quan đúng đắn. Nó vĩ đại ở chỗ nhờ đó mà
người ta phát hiện ra rằng: thế giới không chỉ vô tận về phía vĩ mô mà còn vô tận về phía
vi mô và siêu vi mô.
Trên đây là một vài ví dụ được dẫn ra để minh chứng một điều rằng: những nguyên lý thế
giới quan hoàn toàn có thể đống vai trò phương pháp luận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
phương pháp luận chúng ta cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Triết học không phải là khoa học của mọi khoa học như cách hiểu của chúng ta trước
đây và chúng ta cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Các loại triết học khác
nhau đều có thể đóng được vai trò phương pháp luận. Chỉ có điều, phương pháp luận đó
đúng hay sai, dẫn người ta đi đến phát minh hay bế tắc. Hay nói một cách khác, mọi nguyên
lý triết học dù khoa học hay không khoa học đều có tác dụng định hướng, gợi mở; chỉ có
điều nó định hướng đúng hay sai, chỉ cho người ta đi đúng hoặc đi sai đường. Điều đó có
nghĩa việc chúng ta xác định đúng vai trò của triết học trong điều kiện thế giới đương đại,
trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết.
- Khi nói tới phương pháp luận, chúng ta không thể đồng nhất chủ nghĩa duy vật biện chứng
với phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật lịch sử với phương pháp
luận của khoa học xã hội. Chúng ta phải nhớ rằng triết học macxit là một khối thép duy
nhất đúc thành..., không nên quá đối lập cái duy vật với cái lịch sử. Mac và Ăngghen đã
làm nên một cuộc cách mạng trong triết học - đó là biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa
duy vật biện chứng, biến phép biện chứng thành phép biện chứng duy vật... và chúng ta
phải hiểu nó trong tính chỉnh thể vốn có.
- Theo quan niệm chung hiện nay về phương pháp luận thì có: Phương pháp luận riêng chỉ
áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số
bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng được cho tất cả các bộ môn khoa
học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện chứng. Sở dĩ
triết học macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới
quan chính là sự đúc kết, tổng kết những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong trình độ phương pháp luận, có phương pháp luận chung và phương pháp luận riêng
nhưng không thể thiếu được nguyên lý chung nhất là nguyên lý thế giới quan. Điều đó cũng
có nghĩa chúng ta phải xác định đúng vị thế, vị trí, vai trò của triết học để tránh quay trở
lại triết học tự nhiên.
Nói tóm lại, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương
pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo
việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý
nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa
phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung
nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể...
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ
bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc
sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn
và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực
hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan
và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những
vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể và vấn đề về chức năng phương
pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Vấn đề về mối
quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng hay khoa
học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối
với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt
đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa
học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện
và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học
và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu,
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, và tác phong điều tra, nghiên cứu,
tác phong chính xác, ”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu
là học phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người
nói là sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là
phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt
đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tư Hội liên
hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 – 1970, các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu
và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ
nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã
dặn dò. Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với
tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn
những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHTN đang ra
sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn
đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển
chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát
triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa
là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó
một cách sáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa
triết học và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu
không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi
trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn
– mối liên hệ giữa triết học và KHTN.
Câu 2
Phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên? Rút ra ý nghĩa của vấn
đề này đối với người làm công tác khoa học?
1. Phân tích mối quan hệ giữa triết học và KH tự nhiên:
Giữa triết học và KH tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết, bổ sung lẫn
nhau. Dựa trên những cơ sở sau đây:
– Dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới: Sau khi Lô-mô-nô-xốp phát minh ra
định luật bảo toàn năng lượng, việc đó mang lại cho chúng ta nhận thức rằng, mặc
dù thế giới vật chất là hết sức đa dạng và phong phú, muôn màu muôn vẻ, nhưng
không phải chúng không có liên hệ gì với nhau, chúng chỉ là những cách biểu hiện
khác nhau mà thôi. Cho đến các nghành khoa học tự nhiên khác phát triển cũng mang
lại những nhận thức đúng đắn của triết học, như học thuyết tiến hoá của Đác-uyn,
thuyết hệ mặt trời của Can-tơ… Ngược lại, triết học đóng vai trò là người định hướng,
dẫn đường cho các nghành khoa học khác (trang bị thế giới quan và phương pháp
luận).
– Quan hệ giữa cái chung và cái riêng: nếu nói về phạm trù cái chung và cái riêng thì
trong mối quan hệ này, triết học đóng vai trò là cái chung, cái tổng quát, còn khoa
học tự nhiên đóng vai trò như là cái riêng lẻ, cái bộ phận: khoa học tự nhiên (cái
riêng) và triết học (cái chung) đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ với nhau, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện
sự tồn tại của mình. Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, nghĩa
là không có khoa học tồn tại một cách đơn thuần mà để phục vụ cuộc sống nhận thức
và cải tạo thế giới đó chính là quan điểm mục đích của triết học. Ngược lại, sẽ không
có triết học nếu như khoa học tự nhiên không tồn tại và phát triển.
– Thực tiễn phát triển của khoa học và triết học trong quá trình lịch sử thời gian qua
đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoa
học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triển thì
trình độ nhận thức thế giới càng cao. Ngược lại, triết học trang bị thế giới quan và
phương pháp luận để định hướng khoa học tự nhiên trong việc nhận thức và cải tạo
thế giới.
2. Vai trò của triết học duy vật biện chứng đối với KHTN: (1,5 điểm)
Triết học duy vật biẹn chứng đóng vai trò rất to lớn đối với KHTN, cụ thể:
– Trang bị thế giới quan và phương pháp luận dẫn đường chỉ lối cho sự phát triển
của KHTN (đã phân tích ở trên).
– Đưa ra những dự báo thúc đẩy KH phát triển: tức là căn cứ vào tình hình thực tiễn
và xu hướng phát triển của thời đại, dựa trên những yêu cầu đặt ra của thực tiễn,
triết học sẽ đưa ra những dự báo đặt ra yêu cầu để thúc đẩy KH phát triển.
– Làm cho KHTN phát triển một cách chủ động tự giác: là cho nhu cầu khám phá,
chinh phục các đỉnh cao của khoa học, của tri thức thực sự trở thành một nhu cầu
nội tại của bản thân KHTN.
– Là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại CNDT và hệ tư tưởng tư sản, xuyên
tạc những phát minh khoa học.
3. Ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết học và KHTN: (1 điểm)
– Nắm vững bản chất tiến bộ, cách mạng và khoa học của các nguyên lý triết học, từ
đó xây dựng cho mình thế giới quan duy vật và phương pháp luận duy vật biện chứng
trong nhận thức và hành động.
– Nhận rõ vai trò của triết học đối với mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa
học (Xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết
quả,…). Điều này rất quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa
học và nhất là các học viên- sinh viên đang bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học.
– Từ việc nắm vững mối quan hệ này sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ giữa các nghành
khoa học, giữa KHTN với triết học.
– Nhận thấy được CNDV biện chứng là công cụ nhận thức vĩ đại. Đúng vậy, sau khi
nghiên cứu triết học mỗi chúng ta đều cảm thấy mình chững chạc hơn trong suy nghĩ
và chín chắn hơn trong hành động. Không những thế khả năng trình bày, diễn giải
vấn đề cũng như năng lực hành động của mỗi người đều được nâng lên tầm cao mới.
Khi nghe và tiếp xúc với bất cứ vấn đề gì chúng ta đều có cái nhìn khách quan, thực
tế và có suy xét, chính kiến của mình, thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở…
Nói tóm lại, giúp ta có một tư duy toàn diện, sắc bén và phát triển sự hợp tác trong
mối quan hệ của triết học với các nghành khoa học khác…
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe

More Related Content

What's hot

Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhGiáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhThanhnhan Mai
 
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển nataliej4
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxPhamLong70
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcĐiều Dưỡng
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptx
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptxCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptx
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptxTrngNguyn776308
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đặC điểm tâm lý người cao tuổi
đặC điểm tâm lý người cao tuổiđặC điểm tâm lý người cao tuổi
đặC điểm tâm lý người cao tuổithảo chu
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non nataliej4
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ nataliej4
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 

What's hot (20)

Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhGiáo dục giới tính
Giáo dục giới tính
 
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng NamLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptx
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptxCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptx
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT.pptx
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinhLuận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Luận án: Những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
 
đặC điểm tâm lý người cao tuổi
đặC điểm tâm lý người cao tuổiđặC điểm tâm lý người cao tuổi
đặC điểm tâm lý người cao tuổi
 
Moi quan he pho bien (1) (1)
Moi quan he pho bien (1) (1)Moi quan he pho bien (1) (1)
Moi quan he pho bien (1) (1)
 
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưngLuận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 

Similar to Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe

Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchunghungnv038
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
Democritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docxDemocritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docxTrnThanhVinh2
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431nataliej4
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copyRa Bi
 
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.001210922602 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226Anh Nguyen
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítnguyenthanh141
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdfTunMinh97651
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdfhophuonguyen2004
 

Similar to Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe (20)

Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchung
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Democritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docxDemocritus vs Platon.docx
Democritus vs Platon.docx
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.001210922602 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe

  • 1. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học TS. LÊ KIM CHÂU 1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại.(*)Trong thần thoại bên cạnh niềm tin vào các lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể. Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời cũng là các nhà khoa học, như Thalets, Pithagore,... Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên, xem xét thế giới như một chỉnh thể. Trong nền triết học tự nhiên, các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối bởi triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là dòng triết học mang tính tư biện (speculation): Những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên những phỏng đoán và giả định. Nhưng bắt đầu từ thời Phục hưng và đặc biệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII, sự phát triển của khoa học, nhất là các khoa học tự nhiên ngày càng diễn ra nhanh chóng. Mối quan hệ triết học - khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây, nó độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa còn tác động quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy. Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng (posistivism) tuyên bố rằng, chỉ có các khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại các tri thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Chính xác hơn, chủ nghĩa thực chứng thừa nhận trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ, thì triết học từng đóng vai trò tích cực là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí là “khoa học của các khoa học”. Nhưng khi các khoa học lần lượt xuất hiện và trưởng thành, đem lại một khối lượng tri thức khổng lồ thì triết học dần đánh mất vai trò lịch sử của mình. Số phận của triết học thật trớ trêu, chẳng khác gì King Lear - nhân vật văn học của Shakespeare, người chia toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mình cho các con đã trưởng thành để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường. Không nghi ngờ gì nữa, kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần thiết,
  • 2. đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập, tích lũy các tài liệu. Nhưng phương pháp được coi là cần thiết và chính đáng ấy của khoa học tự nhiên cũng đã ảnh hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đương thời - phương pháp tư duy siêu hình. Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học. Chúng ta có thể nói rằng, trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của triết học. Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học. Như đã biết, một trong các tiền đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng là trạng thái và các thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Khác với các thế kỷ trước đó, khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX đã không còn là khoa học sưu tập nữa. Những gì nó tích lũy được trong thời kỳ trước đã cho phép nó có thể sắp xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt nó, khiến người ta phải chú ý nhiều hơn tới những mối liên hệ vốn có của bản thân giới tự nhiên: Sự thống nhất của thế giới tự nhiên, sự vận động và phát triển nội tại của nó. Các phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX trong các lĩnh vực vật lý và sinh vật, như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế bào và thuyết tiến hóa của các loài, đã chứng minh trên những nét cơ bản và đem lại một cái nhìn duy vật biện chứng về thế giới tự nhiên. “Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ các thành tựu khác của khoa học tự nhiên...”([1]), mà giờ đây đã có thể có được “một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên dưới một hình thức gần như có hệ thống”([2]). Trước kia việc cung cấp một bức tranh bao quát như vậy là nhiệm vụ của triết học tự nhiên. Triết học tự nhiên, như chúng ta đã đề cập trên, là khuynh hướng triết học có từ thời kỳ cổ đại và tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ sau đó, khi mà các khoa học tự nhiên còn chưa phát triển. Vì vậy, triết học tự nhiên đã thay thế những những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng những mối liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay những sự kiện còn thiếu bằng những giả định, phỏng đoán, thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự tưởng tượng hư ảo kỳ quái. Khi làm như thế triết học tự nhiên đã có nhiều tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời cũng đưa ra nhiều điều vô lý, nhưng không thể nào khác được. Ngày nay thì khác. Những thành tựu quan trọng của khoa học tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng chứng minh rằng giới tự nhiên là thống nhất. Ngày nay, một bức tranh bao quát về những mối liên hệ không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà còn giữa các lĩnh vực hầu như của toàn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủ yếu từ những kết quả nghiên cứu do các khoa học tự nhiên đem lại. Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự nhiên đứng ngoài và đứng trên các khoa học là hoàn toàn không cần thiết. Mọi ý định khôi phục triết học tự nhiên của các triết gia không còn phù hợp nữa, thậm chí, theo Ph.Ăngghen, phải coi ý định đó là “những bước thụt lùi”(3). Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải
  • 3. là trung tâm của vũ trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một đòn chí mạng vào Kitô giáo, mở đầu cho thời kỳ mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học. Thuyết tiến hóa của Darwin đưa đến kết luận rằng, các loài động vật, thực vật không phải ngẫu nhiên, được sự sáng tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên, mà là kết quả của một quá trình hoàn toàn do các lực lượng tự nhiên chi phối. Kết luận đó là một quan điểm của triết học duy vật. Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại. Tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết tương đối mang ý nghĩa duy vật sâu sắc. Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử... đã khiến không ít nhà khoa học hoài nghi về khái niệm “vật chất” - nền tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng, cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.([3]) Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học. 2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 2.1. Thế giới quan và phương pháp luận Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện có thể có nhiều loại thế giới quan khác nhau, như: Thần thoại, tôn giáo, khoa học, đạo đức, mỹ thuật, chính trị, triết học... Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp. Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng.
  • 4. 2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có ai đó cho rằng, mình không cần đến một quan điểm triết học nào, thì như thế cũng đã là có một quan điểm triết học rồi, song là một quan điểm triết học mơ hồ. Đây cũng chính là tư tưởng của Ph.Ăgghen khi ông nói: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”([4]). Albert Einstein - một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất của thể kỷ XX không ít lần chỉ rõ các khái quát triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Max Planck - nhà vật lý, cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng, thế giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó. Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”,... Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học. Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng. Tất nhiên, trong mỗi khoa học đều có sự tổng kết, khái quát các tri thức thành các nguyên lý, các quy luật nhất định. Nhưng những tổng kết, khái quát trong mỗi khoa học cụ thể chỉ được giới hạn trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Đặc điểm của khái quát triết học là những khái quát chung nhất, có liên quan đến các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần. Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý..., mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Chính xu hướng liên kết này của các khoa học cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một bức tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận chung thống nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các khoa học chuyên ngành, xác lập cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại khả năng thâm nhập vào các quá trình này một cách chủ động và tích cực.
  • 5. Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trò ngày càng tăng của nó trong đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội và con người khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn. Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự sáng tạo khoa học, mà là quản lý các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình phát triển khoa học; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống. Việc quản lý và định hướng ấy chắc chắn không thể không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những quan điểm triết học nhất định. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài. Mối quan hệ ấy không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau. Có thể thấy hai quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học. Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định. Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào. Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học tự nhiên, như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử,... đã làm bộc lộ những hạn chế của bức tranh cũ về thế giới vật lý, tạo nên tình thế khủng hoảng. Phân tích “cuộc khủng hoảng của vật lý học” ấy, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng và xuyên tạc những thành tựu có tính cách mạng nói trên của khoa học tự nhiên; rằng, các nhà khoa học - những người xuất sắc trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại bộc lộ các giới hạn nhận thức trong lĩnh vực triết học. Họ, vì không nắm vững bản chất của tư duy biện chứng, cho nên đã dao động và tìm đến chủ nghĩa hoài nghi mà bỏ qua vai trò thực chứng trong vật lý học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V.I.Lênin khẳng định rằng, trong trường hợp này, chỉ có nắm vững phép biện chứng duy vật mới có thể thoát khỏi “cuộc khủng hoảng vật lý” đó([5]). Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và
  • 6. hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. (*) Tiến sĩ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. ([1]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.98. ([2]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Sđd., tr.98. ([3]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Sđd., tr.99. ([4]) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.692 - 693. ([5]) V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.318. Đã xem: 20628 Thời gian đăng: Chủ nhật - 04/01/2015 03:16 Người đăng: QLKH&HTQT https://123doc.org//document/2645363-phan-ti-ch-moi-quan-he-giua-triet-hoc-va-khoa- hoc.htm Phương pháp luận và vai trò của phương pháp triết học trong nghiên cứu khoa học Web Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 10:53' SA - Thứ năm, 16/12/2010 Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến nhiều như trong thời đại của chúng ta, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Trong lịch sử khoa học, đã có những thời kỳ vấn đề phương pháp và phương pháp luận được đặc biệt chú trọng và có nhu cầu lớn vì khoa học gặp khó khăn, trở ngại không tiến lên được. Ngày nay, người ta quan tâm đến vấn đề phương pháp và phương pháp luận không phải vì khoa học trì trệ mà trái lại khoa học đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Đối với người làm triết học nói riêng và những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan
  • 7. trọng. Nghiên cứu về vấn đề phương pháp luận trước hết chúng ta cần hiểu phương pháp luận là gì? Cấu trúc của phương pháp luận như thế nào? Tại sao triết học nói chung và các nguyên lý nói riêng (nguyên lý thế giới quan) lại đóng được vai trò phương pháp luận? Chúng ta đều biết rằng, khoa học càng phát triển và nhất là khi khoa học gặp phải những khó khăn (gặp phải những tình huống có vấn đề) thì dù muốn hay không người ta cũng không thể không tìm đến triết học. Lịch sử đã cho thấy, những người sáng lập ra cơ học lượng tử, sáng lập ra những ngành vật lý khác nhau - họ đều là những nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20 - bản thân họ đều là những người ủng hộ hoặc theo một trường phái triết học nào đó. Thực tế là càng nghiên cứu về sau và khi họ có được những phát minh làm cơ sở cho những lý thuyết mới thì quan điểm cũng thay đổi một cách căn bản khi cho rằng: Khoa học tự nhiên không thể thiếu triết học được. Theo Ăngghen thì: Các nhà khoa học tự nhiên không thể thiếu triết học. Vấn đề ở chỗ họ muốn được dẫn dắt bởi một thứ triết học đúng đắn hay một thứ triết học hợp thời trang. Như vậy là cùng với sự phát triển của khoa học (nhất là những tình huống có vấn đề), người ta lại càng phải quan tâm đấn triết học nhiều hơn. Đặc biệt khoảng giữa thế kỷ 19 - khi khoa học chưa có những phát minh mang tính thời đại cũng có nghĩa là lúc đó khoa học tự nhiên gặp khủng hoảng và người ta đã giải thích nó theo những cách khác nhau, cuối cùng là dẫn đến cách giải thích duy tâm về những thành tựu mới đó. Đây chính là lúc triết học thể hiện sâu sắc vai trò định hướng của mình. Sang thế kỷ 20, khoa học đã bùng nổ trên các lĩnh vực, đặc biệt là sinh học. Dường như tất cả các trường phái đều quan tâm và đều tìm cách giải thích có lợi cho triết học của mình, đặc biệt là tôn giáo. Có thể nói, sự quan tâm đến khía cạnh phương pháp luận là do nhu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra; do bản thân sự phát triển của khoa học, khoa học phải giải quyết những vấn đề khó khăn, những tình huống có vấn đề và liên quan đến cuộc đấu tranh giữa những lập trường triết học khác nhau. Lịch sử cho thấy, một quan niệm về phương pháp luận được thừa nhận là đúng đắn khi quan niệm đó cho rằng: Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận. Trên thực tế, chúng ta thấy có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không khoa học. Song không phải mọi thế giới quan đều là triết học. Triết học là khoa học về các
  • 8. quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người. Bởi vậy, thế giới quan triết học macxit là sự tổng hợp lý luận của những quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội, về con người và về nhận thức. Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có phương pháp của họ. Điều đó có nghĩa phương pháp luận phải có cấu trúc chung và chúng ta có thể nhìn nhận cấu trúc chỉnh thể ấy từ 3 bộ phận: - Những nguyên lý thế giới quan: Đây là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa học. - Lý luận về một hệ thống các phương pháp: Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học. Vấn đề ở đây là phải làm rõ nội dung của phương pháp đó là gì? quan hệ giữa các phương pháp? phạm vi, khả năng và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp? - Lý luận về một phương pháp cụ thể nào đó sẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn khác. Nói cách khác thì đó chính là phương pháp nghiên cứu đặc thù của một môn khoa học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các khoa học khác có vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng). Với một cơ cấu như vậy, phương pháp luận của các khoa học cụ thể sẽ bao gồm được cả cái chung và cả cái riêng, bao gồm được các nguyên lý và phương pháp phổ biến cũng như các nguyên lý và phương pháp của từng ngành khoa học hay của một nhóm khoa học; sẽ tránh được xu hướng tuyệt đối hoá một mặt nào đấy; sẽ tránh được quan điểm thực chứng muốn loại trừ triết học ra khỏi phương pháp luận của khoa học cụ thể. Có thể nói, trong chỉnh thể phương pháp luận, phần chung nhất chúng ta thấy được là những nguyên lý thế giới quan. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nguyên lý thế giới quan lại quan trọng như thế? Tại sao thế giới quan lại đóng được vai trò phương pháp luận? Trên thực tế, chúng ta cần khẳng định rằng: Trong những nguyên lý thế giới quan đã tổng kết, đúc kết sự hiểu biết chính xác, khoa học và đầy đủ về một đối tượng, về một sự vật, về một quá trình trong phạm vi cho đến thời điểm đó. Sự hiểu biết của con người không phải là sự bất động, bất biến và chúng ta phải thừa nhận rằng các nguyên lý thế giới quan phản ánh những gì bản chất nhất, là những cái không thể thiếu được nhưng tất nhiên nó chưa phải là đầy đủ nhất. Và đây cũng chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với các quan điểm tuyệt đối hoá một tri thức nào đó. Thực tế là nhận thức của chúng ta không bao giờ có giới hạn, không
  • 9. đi tới cái giới hạn cuối cùng mà chỉ là dần tới cái giới hạn, cái tuyệt đối mà thôi. Tóm lại, mọi nguyên lý thế giới quan sở dĩ đóng được vai trò phương pháp luận là nhờ trong những nguyên lý đó đã tổng kết, đã đúc kết lại những gì đúng nhất, chính xác nhất, khoa học nhất về các sự vật, đối tượng, quá trình diễn ra trong thế giới xung quanh ta. Chúng ta có thể dẫn ra đây những nguyên lý thể giới quan đã cho thấy được vai trò phương pháp luận của nó: - Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", Ăngghen đã khẳng định: Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó chứ không phải ở sự tồn tại của nó. Đây là một nguyên lý thế giới quan đóng vai trò định hướng, gợi mở trong khoa học bởi lẽ khi khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, điều đó có nghĩa đã định hướng, gợi mở cho người ta phải đi tìm các dạng vật chất khác nhau, đi tìm sự biểu hiện đa dạng của vật chất (từ vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ đến các bậc tổ chức từ thấp đến cao của vật chất...). - Nguyên lý: Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận... (Theo Lê Nin). Trước đó Ăngghen cũng đã từng khẳng định: Không thể coi nguyên tử là phần tử vật chất nhỏ nhất...Nguyên lý này đã gợi mở cho các ngành khoa học phát triển, đặc biệt là vật lý học và sinh học. Đó là một nguyên lý thế giới quan đúng đắn. Nó vĩ đại ở chỗ nhờ đó mà người ta phát hiện ra rằng: thế giới không chỉ vô tận về phía vĩ mô mà còn vô tận về phía vi mô và siêu vi mô. Trên đây là một vài ví dụ được dẫn ra để minh chứng một điều rằng: những nguyên lý thế giới quan hoàn toàn có thể đống vai trò phương pháp luận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về phương pháp luận chúng ta cũng nên lưu ý một số điểm sau:
  • 10. - Triết học không phải là khoa học của mọi khoa học như cách hiểu của chúng ta trước đây và chúng ta cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Các loại triết học khác nhau đều có thể đóng được vai trò phương pháp luận. Chỉ có điều, phương pháp luận đó đúng hay sai, dẫn người ta đi đến phát minh hay bế tắc. Hay nói một cách khác, mọi nguyên lý triết học dù khoa học hay không khoa học đều có tác dụng định hướng, gợi mở; chỉ có điều nó định hướng đúng hay sai, chỉ cho người ta đi đúng hoặc đi sai đường. Điều đó có nghĩa việc chúng ta xác định đúng vai trò của triết học trong điều kiện thế giới đương đại, trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. - Khi nói tới phương pháp luận, chúng ta không thể đồng nhất chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật lịch sử với phương pháp luận của khoa học xã hội. Chúng ta phải nhớ rằng triết học macxit là một khối thép duy nhất đúc thành..., không nên quá đối lập cái duy vật với cái lịch sử. Mac và Ăngghen đã làm nên một cuộc cách mạng trong triết học - đó là biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, biến phép biện chứng thành phép biện chứng duy vật... và chúng ta phải hiểu nó trong tính chỉnh thể vốn có. - Theo quan niệm chung hiện nay về phương pháp luận thì có: Phương pháp luận riêng chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng được cho tất cả các bộ môn khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện chứng. Sở dĩ triết học macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng kết những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong trình độ phương pháp luận, có phương pháp luận chung và phương pháp luận riêng nhưng không thể thiếu được nguyên lý chung nhất là nguyên lý thế giới quan. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta phải xác định đúng vị thế, vị trí, vai trò của triết học để tránh quay trở lại triết học tự nhiên. Nói tóm lại, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể... Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan
  • 11. và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Vấn đề về mối quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, ”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người nói là sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tư Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 – 1970, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò. Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHTN đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa triết học và KHTN.
  • 12. Câu 2 Phân tích mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên? Rút ra ý nghĩa của vấn đề này đối với người làm công tác khoa học? 1. Phân tích mối quan hệ giữa triết học và KH tự nhiên: Giữa triết học và KH tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết, bổ sung lẫn nhau. Dựa trên những cơ sở sau đây: – Dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới: Sau khi Lô-mô-nô-xốp phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng, việc đó mang lại cho chúng ta nhận thức rằng, mặc dù thế giới vật chất là hết sức đa dạng và phong phú, muôn màu muôn vẻ, nhưng không phải chúng không có liên hệ gì với nhau, chúng chỉ là những cách biểu hiện khác nhau mà thôi. Cho đến các nghành khoa học tự nhiên khác phát triển cũng mang lại những nhận thức đúng đắn của triết học, như học thuyết tiến hoá của Đác-uyn, thuyết hệ mặt trời của Can-tơ… Ngược lại, triết học đóng vai trò là người định hướng, dẫn đường cho các nghành khoa học khác (trang bị thế giới quan và phương pháp luận). – Quan hệ giữa cái chung và cái riêng: nếu nói về phạm trù cái chung và cái riêng thì trong mối quan hệ này, triết học đóng vai trò là cái chung, cái tổng quát, còn khoa học tự nhiên đóng vai trò như là cái riêng lẻ, cái bộ phận: khoa học tự nhiên (cái riêng) và triết học (cái chung) đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, nghĩa là không có khoa học tồn tại một cách đơn thuần mà để phục vụ cuộc sống nhận thức và cải tạo thế giới đó chính là quan điểm mục đích của triết học. Ngược lại, sẽ không có triết học nếu như khoa học tự nhiên không tồn tại và phát triển. – Thực tiễn phát triển của khoa học và triết học trong quá trình lịch sử thời gian qua đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoa học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triển thì trình độ nhận thức thế giới càng cao. Ngược lại, triết học trang bị thế giới quan và phương pháp luận để định hướng khoa học tự nhiên trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. 2. Vai trò của triết học duy vật biện chứng đối với KHTN: (1,5 điểm)
  • 13. Triết học duy vật biẹn chứng đóng vai trò rất to lớn đối với KHTN, cụ thể: – Trang bị thế giới quan và phương pháp luận dẫn đường chỉ lối cho sự phát triển của KHTN (đã phân tích ở trên). – Đưa ra những dự báo thúc đẩy KH phát triển: tức là căn cứ vào tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển của thời đại, dựa trên những yêu cầu đặt ra của thực tiễn, triết học sẽ đưa ra những dự báo đặt ra yêu cầu để thúc đẩy KH phát triển. – Làm cho KHTN phát triển một cách chủ động tự giác: là cho nhu cầu khám phá, chinh phục các đỉnh cao của khoa học, của tri thức thực sự trở thành một nhu cầu nội tại của bản thân KHTN. – Là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại CNDT và hệ tư tưởng tư sản, xuyên tạc những phát minh khoa học. 3. Ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết học và KHTN: (1 điểm) – Nắm vững bản chất tiến bộ, cách mạng và khoa học của các nguyên lý triết học, từ đó xây dựng cho mình thế giới quan duy vật và phương pháp luận duy vật biện chứng trong nhận thức và hành động. – Nhận rõ vai trò của triết học đối với mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa học (Xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết quả,…). Điều này rất quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học và nhất là các học viên- sinh viên đang bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. – Từ việc nắm vững mối quan hệ này sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ giữa các nghành khoa học, giữa KHTN với triết học. – Nhận thấy được CNDV biện chứng là công cụ nhận thức vĩ đại. Đúng vậy, sau khi nghiên cứu triết học mỗi chúng ta đều cảm thấy mình chững chạc hơn trong suy nghĩ và chín chắn hơn trong hành động. Không những thế khả năng trình bày, diễn giải vấn đề cũng như năng lực hành động của mỗi người đều được nâng lên tầm cao mới. Khi nghe và tiếp xúc với bất cứ vấn đề gì chúng ta đều có cái nhìn khách quan, thực tế và có suy xét, chính kiến của mình, thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở… Nói tóm lại, giúp ta có một tư duy toàn diện, sắc bén và phát triển sự hợp tác trong mối quan hệ của triết học với các nghành khoa học khác…