SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HẠNH HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ
VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HẠNH HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA
NHÀ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ ĐÀO TẠO : THÍ ĐIỂM
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PhạmHuy Kỳ
Hà Nội, 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp dƣới đây, trong thời gian qua tôi
đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS.
Phạm Huy Kỳ. Mặt khác, tôi cũng nhận sự hƣớng dẫn của lãnh đạo Nhà văn
hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Cùng với đó là sự tự cố gắng, nỗ lực
của bản thân. Do vậy, trong phần mở đầu của báo cáo khóa luận tốt nghiệp,
tôi xin gửi tới thầy giáo hƣớng dẫn Phạm Huy Kỳ và lãnh đạo Nhà văn hóa
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................8
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................10
3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................10
3.2 Nhiệm vụ cụ thể..................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................10
5. Mẫu khảo sát ........................................................................................11
6. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................11
7. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................13
9. Kết cấu của luận văn .............................................................................13
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................14
CHƢƠNG 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA
NHÀ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ............14
VĂN HÓA CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................................14
1.1. Quản lý, quản lý hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở ...........................................................................................14
1.1.1. Quảnlý...........................................................................................14
1.1.2. Hoạtđộng thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 17
1.1.3. Quản lý hoạt độngthông tincổ động trongxâydựng đời sốngvăn hóa cơ sở 24
4
1.2. Nhà văn hóa và quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong
xây dựng đời sốngvăn hóa cơ sở...............................................................28
1.2.1. Nhà văn hóa ...................................................................................28
1.2.2. Hoạtđộng thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở ...........................................................................................30
1.2.3. Quảnlý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở..............................................................................32
*Kết luận chƣơng 1..................................................................................37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN.....39
CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............39
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn.........39
2.1.1. Đặcđiểm tự nhiên, dân cư ...............................................................39
2.1.2. Đặcđiểm kinh tế, văn hóa, xã hội.....................................................42
2.1.3 Đặcđiểm Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn ..............................................45
2.2 Hoạt động thông tin cổ động trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
ở huyện Sóc Sơn.......................................................................................47
2.2.1 Những vấn đềxây dựng đời sống văn hoá cơ sở.................................47
2.2.2 Hoạtđộng thông tin cổ động trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở ở huyện Sóc Sơn...................................................................................51
2.2.2.1Cáchoạt động văn hoá thông tin cơ sở...........................................51
2.2.2.2. Cáchình thức tuyên truyền và cổ động trong việc xây dựng đời sống
văn hoá cơ sở ...........................................................................................73
2.3. Công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong
việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn .............................85
2.3.1 Lập kế hoạch ...................................................................................86
2.3.2 Tổchức thực hiện.............................................................................89
5
2.3.3 Lãnhđạo, chỉ đạo............................................................................91
2.3.4 Kiểm tra, đánh giá ...........................................................................92
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của
Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn . 94
2.4.1 Những thànhtích đạt được ...............................................................94
2.4.2 Những hạnchế cần khắc phục ..........................................................96
2.4.3 Nguyên nhân ...................................................................................98
*Kết luận chƣơng 2..................................................................................99
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC ............... 101
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ ......................................... 101
3.1. Phƣơng hƣớng ................................................................................ 101
3.2. Giải pháp......................................................................................... 103
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và nhận thức
của nhân dân về hoạtđộng thông tin cổ động .......................................... 103
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở hiện có .. 104
3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hoá của
nhân dân................................................................................................ 105
3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thông tin cổ động trong công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở............................................................................ 107
3.2.5. Quantâm xây dựng, quyhoạch đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin
cổ động trong lĩnh vực văn hoá thông tin cơ sở ........................................ 109
*Kết luận chƣơng 3................................................................................ 109
KẾT LUẬN............................................................................................ 111
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 114
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLB: Câu lạc bộ
CNVC – LĐ: Công nhân viên chức – Lãnh đạo
CTMT: Công tác Mặt trận
KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình
TDĐKXDĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
TDTT: Thể dục thể thao
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TW: Trung ƣơng
UBND: Uỷ ban nhân dân
UNESCO: The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
VHTT: Văn hoá thông tin
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ: Hệ thống công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động ..... trang 25
Bảng 2.1. Mức hƣởng thụ văn nghệ quần chúng từ năm 2001 – 2004 ..... trang 65
Bảng 2.2. Mức hƣởng thụ nghệ thuật chuyên nghiệp (không kể xem qua các
phƣơng tiệnthông tinđại chúng) từ năm 2001 – 2004 .............................. trang 65
DANH MỤC HÌNH
Hình2.1. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn ........................................................ trang 46
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý một cách khoa học sự phát triển xã hội là vấn đề mang tính tất
yếu của công cuộc xây dựng đất nƣớc. Ngay từ năm 1918, sau khi Cách mạng
tháng Mƣời Nga thành công, V.I.Lênin đã đặt việc quản lý xã hội thành vấn
đề cấp bách: “Hiện nay, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải tổ chức quản lý
nƣớc Nga”. Quá trình quản lý bao gồm ba lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội là kinh tế, quan hệ xã hội, chính trị và văn hoá. Quản lý văn hoá là một
trong những phƣơng pháp chính trị quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục, hình thành con ngƣời mới và hoàn thiện các quan hệ xã hội, là điều
kiện cần thiết để phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật, đào tạo, bồi
dƣỡng nguồn lực con ngƣời. Các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, vừa
mang tính chất chuyên môn hoá cao. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc kết quả tốt
đẹp trên cơ sở tổ chức quản lý văn hoá một cách khoa học.
Văn hóa là hình thái ý thức xã hội, văn hóa văn nghệ có vai trò to lớn
trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, nâng cao trình độ dân trí, trình
độ thẩm mỹ của nhân dân, hƣớng tới những giá trị cao đẹp về tinh thần để
góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa có tƣ tƣởng,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành
mạnh cho sự phát triển xã hội. Đồng thời “phát triển toàn diện, đồng bộ các
lĩnh vực văn hóa, vừa pháthuynhững giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại,… Tập trung xây dựng đời sống, lối sống
và môi trường văn hóa lành mạnh;coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý,
văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân
cách con ngườiViệt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng
tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong
6
thế hệ trẻ… Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất
bản. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân
dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… Nâng cao
chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây
dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh,
lành mạnh”.
Việc nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, các cấp
chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa, nhận thức đúng đắn hơn
về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa và hoạt động văn hóa cơ sở trong
việc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố con ngƣời, xây dựng xã hội mới XHCN;
xây dựng làng, xã, khu phố văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa và môi
trƣờng văn hóa lành mạnh, khắc phục thái độ xem nhẹ và đấu tranh trên lĩnh
vực văn hóa là yêu cầu hết sức cấp thiết cả trƣớc mắt lẫn lâu dài, trong suốt
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, công tác thông tin cổ
động luôn là một mũi nhọn sắc bén, góp phần to lớn vào công cuộc giáo dục
chủ nghĩa yêu nƣớc, tập hợp và động viên đông đảo quần chúng nhân dân vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. Thông tin cổ động đã
góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, sôi nổi từ nông
thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, ngay cả trong những năm
tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Những năm đầu bƣớc vào thời kỳ đổi mới, công tác thông tin cổ động
có phần lắng xuống. Thực tế cho thấy, xóa bỏ cơ chế bao cấp không có nghĩa
là nhất loạt thả nổi, từ kinh tế đến tƣ tƣởng văn hóa đều phó mặc cho cơ chế
thị trƣờng. Hầu hết nhân dân lao động nƣớc ta là cƣ dân nông nghiệp, nông
thôn. Đời sống của nhân dân, đồng bào các dân tộc ít ngƣời, ở các vùng sâu,
vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo thực tế còn rất nghèo nàn, khắp các địa
7
phƣơng trong cả nƣớc, nhất là nông thôn và miền núi, thiếu một không khí
sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, sôi nổi, các tệ nạn xã hội và nhiều hủ
tục mê tín dị đoan đang nảy nở tràn lan. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng
chƣa đƣợc phổ biến rộng khắp. Nhƣng dù máy móc có hiện đại đến đâu đi
chăng nữa thì cũng không thể hoàn toàn thay thế đƣợc con ngƣời. Một lực
lƣợng cán bộ thông tin cổ động đƣợc đào tạo bài bản, có phẩm chất chính trị,
có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp rất cần thiết và cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành, phía bắc Thủ đô Hà Nội; diện tích tự
nhiên 306,8 km2, dân số 290.000 ngƣời. Gồm 25 xã và 01 thị trấn.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ
và nhân dân huyện Sóc Sơn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Tuy
nhiên hiện nay Sóc Sơn vẫn là huyện khó khăn của Thành phố, kinh tế, xã hội đã
có nhiều bƣớc tiến lớn nhƣng đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân chƣa
đƣợc nâng cao, nhiều chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng chƣa đến
đƣợc với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác
thông tin tuyên truyền và cổ động, bản thân là một ngƣời con của vùng quê
Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động thông tin cổ động và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện
đang là lĩnh vực nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các
cấp chính quyền. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong các văn bản nhƣ: Văn
kiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV và Đại hội
8
Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X, Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa –
thông tin cơ sở từ 2001 – 2010 của Bộ VHTT.
Đã có rất nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu đề cập và phân tích sâu sắc
nhƣ:
- TS Hoàng Quốc Bảo (2007), Thông tin cổ động, NXB Lý luận chính
trị. Cuốn sách đã làm rõ các khái niệm thông tin, cổ động, thông tin cổ động,
thông tin cổ động chính trị,... Cuốn sách đã cung cấp những hiểu biết căn bản
về thông tin cổ động nhƣ: thông tin cổ động trong hoạt động tƣ tƣởng của
Đảng, chức năng, nhiệm vụ của thông tin cổ động, cổ động miệng, cổ động
trực quan... Từ đó, nhận diện các loại hình, hình thức thông tin cổ động [3;
89].
- GS. TS Hoàng Vinh (1999), Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây
dựng văn hóa ở nước ta, NXB Văn hóa Thông tin [59; 93].
- Trƣờng bồidƣỡng Cán bộ quản lý văn hóa ấn phẩm (1983), Đại
cương lý luận về quản lý hoạt động văn hoá, Tủ sáchnghiệp vụ [49; 92].
- Đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB VHTT,
1995.
- Lê Nhƣ Hoa (1996), Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá
các hoạt động văn hoá, NXB Văn hóa Thông tin. Theo tác giả, “các hoạt
động văn hóa” cần đƣợc “thúc đẩy” và “phải biến đổi”. Nguồn lực biến đổilà
“toàn xã hội” [26; 90].
- Thanh Lê (1999), Văn hoá và lối sống - hành trang vào thế kỷ XXI,
NXB Khoa học xã hội [33; 91].
- Trƣơng Công Liêm (2004), Suy nghĩ về đời sống văn hoá cơ sở Huyện
Sóc Sơn trong giai đoạn hiện nay [34; 91].
9
- Nguyễn Văn Thiện, Phòng Văn hóa thông tin huyện Sóc Sơn (2000),
Sự nghiệp văn hóa thông tin huyện Sóc Sơn – Thực trạng và giải pháp [44;
92].
Tuy nhiên, chƣa có một tác giả nào đề cập, đi sâu vào nghiên cứu, phân
tích là làm rõ quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hóa ở huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động thông tin cổ động
trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn; qua
tìm hiểu, khảo sát thực tế, luận văn đƣa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa
huyện trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ cụ thể
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động thông tin cổ
động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà
văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc quản
lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 – 2013.
10
- Về nội dung: công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà
văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
5. Mẫu khảo sát
Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
1. Việc thực hiện công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà
văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội đƣợc thực hiện nhƣ thế nào từ năm 2005 đến năm 2013?
2. Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thông
tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác thông tin cổ động có nhiệm vụ hết sức quan trọng để đáp ứng
yêu cầu của đất nƣớc và xu thế của thời đại, có tác động quan trọng trong quá
trình cải tạo con ngƣời và đổi mới đất nƣớc. Con ngƣời luôn là nhân tố cơ
bản để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm, thực trạng kinh tế, xã hội, dân cƣ của
huyện Sóc Sơn, các hoạt động của công tác thông tin cổ động đƣợc tiến hành
kết hợp với các yếu tố loại hình nghệ thuật khác nhau. Việc quản lý các hoạt
động này đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Phòng Văn hóa – thông
tin huyện Sóc Sơn, và trực tiếp hơn nữa là Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn.
Trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu và làm rõ công tác quản lý
của Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì hoạt động thông tin
cổ động vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục nhƣ: tình
trạng sách, báo, ấn phẩm, băng đĩa lậu tràn lan trên địa bàn huyện; hoạt động
phát thanh còn nghèo nàn về nội dung…
11
Công tác quản lý còngặp nhiều khó khăn nhƣ:
- Việc xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở còn chậm, hoạt động của
một số trung tâm văn hóa thể thao cơ sở chƣa đạt hiệu quả, việc chăm lo đời
sống văn hóa cơ sở cho nhân dân chƣa đồng bộ và hiệu quả.
- Công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực
thông tin cổ động trong xây dựng đời sốngvăn hóa cơ sở còn nhiều bất cấp.
- Các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc chƣa đƣợc triển
khai sâu rộng đến toàn dân, nhân dân chƣa thực sự hiểu và thực hiện nghiêm
túc các chủ trƣơng đó, vì vậy chất lƣợng phong trào chƣa cao.
- Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên còn thiếu và yếu cả về số
lƣợng và chất lƣợng.
- Quá trình quản lý chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ giữa bốn khâu: Lập
kế hoạch; tổ chức thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát.
Trƣớc thực trạng đó, yêu cầu đặt ra với những ngƣời làm công tác
quản lý phải nhanh chóng đổi mới tƣ duy, đẩy mạnh công tác quản lý, coi
trọng công tác kiểm duyệt nội dung, hình thức của các ấn phẩm, sách báo, tạp
chí đảm bảo cho các văn hóa phẩm đó đáp ứng nhu cầu tìm đọc của nhân dân,
đồng thời phù hợp với những giá trị chuẩn mực trong văn hóa truyền thống
của dân tộc.
* Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội:
- Nâng cao nhận thức cho cấp ủy và chính quyền về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở.
- Quan tâm xây dựng, quy hoạch độingũ cán bộ làm công tác thông tin
cổ động trong lĩnh vực văn hóa thông tin cơ sở của Nhà Văn hóa.
12
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở hiện
có.
- Đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động đáp ứng nhu cầu văn
hóa của nhân dân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thông tin cổ động trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một số phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong bài nghiên cứu nhƣ:
- Nghiên cứu tài liệu
- Phỏng vấn;
- Khảo sát thực tế
- Tổng kết kinh nghiệm.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chƣơng,
07 tiết.
Chƣơng 1: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hoá trong
công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở - Một số vấn đề lý luận.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn
hoá trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động thông tin cổ động của nhà văn hoá trong công tác xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện nay.
13
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG
CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quản lý, quản lý hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở
1.1.1. Quảnlý

Khái niệm quản lý

Có thể nói rằng, “quản lý” là một khái niệm đa nghĩa. Dƣới mỗi thời
đại, chế độ, xã hội, và với mỗi ngành nghề cũng nhƣ với mỗi nhận thức khác
nhau của mỗi ngƣời sẽ có một khái niệm về “quản lý” khác nhau. Xuất phát
từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, hiện nay trên thế giới có rất nhiều
khái niệm về “quản lý”, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa
thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý
lại càng phong phú. Dƣới góc độ quản lý học, F.W Tailor (1856- 1915) – ông
tổ của trƣờng phái “quản lý theo khoa học” đã định nghĩa rằng: “Làm quản lý
là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt
nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [62; 93]. Henrry Fayel (1886 – 1925) là ngƣời
có tầm ảnh hƣởng lớn trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại
đến nay đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm mọi tổ chức (gia
đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [64; 93]. Hard Koont
định nghĩa: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp con
ngƣời hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" [63; 93]. Peter F
Druker thì khẳng định: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
14
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích" [66; 93]. Còn
theo Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi môi trƣờng
bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công" [68; 94].
Trong khuôn khổ luận văn, ngƣời viết sử dụng một khái niệm “quản
lý” mang tính phổ quát nhất: “Quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ
thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang
trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và
điều khiển hệ thống” [24; 90].
Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý
Từ những khái niệm về quản lý của các nhà nghiên cứu theo trƣờng
phái “quản lý khoa học”, ta thấy mặc dù mỗi khái niệm đều mang những quan
niệm riêng, tuy nhiên nhìn chung quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu
thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
- Mục đíchquản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?
- Môi trƣờng và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn
cảnh nào?
Đồng thời, quản lý là một khái niệm mang nghĩa rộng, nó là sự kết hợp
của 3 phƣơng diện:
Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giảm mâu thuẫn giữa
hai bên.
Thứ ba, tăng cƣờng hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm
đƣợc những việc mà một cá nhân không thể làm đƣợc, thông qua hợp tác tạo
ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể
15

Đặc điểm của quản lý:

- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến. Con ngƣời không
thể tồn tại và phát triển nếu không có quan hệ và các hoạt động với ngƣời
khác. Khi con ngƣời cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có
một tác nhân quản lý để giúp các hoạt động của con ngƣời diễn ra một cách
có trật tự và có hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại nhƣ một tất
yếu trong những loại hình tổ chức cơ bản của con ngƣời.
- Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời. Một trong những đặc trƣng nổi bật của hoạt động quản lý so với các
hoạt động khác là ở chỗ, các hoạt động cụ thể của con ngƣời là biểu hiện của
quan hệ giữa chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) và đối tƣợng quản lý (ngƣời bị
quản lý), và đó cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời.
- Quản lý là tác động có ý thức. Chủ thể quản lý tác động tới đối tƣợng
quản bằng tình cảm, dựa trên cơ sở tri thức khoa học và bằng ý chí cá nhân để
nhằm kiểm soát, điều khiển hành vi, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực
của các đối tƣợng quản lý. Vì thế có thể nói quản lý là hoạt động có ý thức.
- Quản lý là tác động bằng quyền lực. Bởi vì chỉ có thông qua các quyết
định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. mà chủ thể
quản lý mới đảm trách đƣợc vai trò của mình là duy trì kỷ cƣơng, kỷ luật và
xác lập sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức.
- Quản lý là tác động theo quy trình. Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành
theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó
là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý.
- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực. Các nguồn lực đƣợc
phối hợp bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ phối hợp các
nguồn lực đó mà quản lý trở thành tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc tạo
16
nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở những sức mạnh của các bộ phận nhằm
hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả
- Quản lý nhằm hƣớng tới thực hiện mục tiêu chung. Điều đặc biệt
quan trọng của hoạt động quản lý là vừa đáp ứng nhu cầu riêng của chủ thể
cũng nhƣ là phải đáp ứng đƣợc lợi ích của đối tƣợng.
- Hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ các nguyên tắc quản lý, phƣơng
pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản lý
phải đƣợc xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có
đƣợc thông qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn.
1.1.2. Hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Cơ chế thị trƣờng ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ và sâu sắc
đến đời sống xã hội. Nó tác động vào lĩnh vực văn hóa, vào đời sống, làm cho
trình độ thẩm mỹ, nhu cầu, sở thích, thị hiếu, đời sống vật chất và tinh thần
từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những
hạn chế nhất định nhƣ: tƣ tƣởng chính trị và trình độ nghệ thuật, về công tác
thông tin tuyên truyền giáo dục, đồng thời cả trên bình diện lãnh đạo quản lý,
chƣa đánh giá xác thực, đúng đắn tình hình hoạt động, lúc quá đà, lúc bất cập
trong xử lý chƣa nắm bắt đầy đủ các nguyên nhân, do đó chƣa đƣa ra các
biện pháp hợp thời giải quyết, dẫn đến một số mặt trong đời sống xã hội đang
xuống cấp rõ rệt nhƣ nếp sống, đạo đức, giao tiếp, ứng xử giá trị, chuẩn
mực... Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên chạy theo lối sống truy lạc, hủ
tục, mê tín dị đoan sùng ngoại và các tệ nạn xã hội...
Để giải quyết những vấn đề bất cập trên, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra
các biện pháp tích cực, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phát động các
phong trào, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin
tuyên truyền giáo dục bằng mọi hình thức văn hoá văn nghệ, tuyên truyền cổ
động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng kết hợp với các loại hình nghệ
17
luật. Những vấn đề ấy chính là những yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở, tuyên truyền giáo dục nhân cách và nguồn lực con ngƣời
theo những tiêu chuẩn con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động thực sự có vai trò quan
trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Trong công tác thông
tin tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng
phải tuyên truyền sát với tình hình của cơ sở. Các nghị quyết của Đảng bộ địa
phƣơng, cơ sở vận dụng đƣờng lối chính sách chung vào điều kiện riêng của
từng cơ sở. Tuyên truyền cho nhân dân biết, hiểu và làm đúng, làm tốt mọi
chủ trƣơng của Nhà nƣớc góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nhấn mạnh: "Công tác thông tin
tuyên truyền và cổ động là một bộ phận quan trọng trong công tác tƣ tƣởng
của Đảng" [58, 93].Thông tin tuyên truyền và cổ động có liên quan mật thiết
với nhau, thông tin là cung cấp nội dung, tuyên truyền cổ động là phổ biến, h-
ƣớng dẫn, động viên và định hƣớng cho ngƣời tiếp nhận thông tin có hiệu
quả. Cổ động là sự khích lệ, đánh thức và kích thích động viên quần chúng
thực hiện. Cổ động phải đạt đến hành động, nếu cổ động chính trị chỉ chủ yếu
giải thích chính sách, nhiệm vụ trƣớc mắt của Đảng và cổ vũ nhân dân thực
hiện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nƣớc đang phát
động cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hoá trong toàn dân nhằm nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, nâng cao một bƣớc mức hƣởng thụ văn
hoá thì công tác thông tin tuyên truyền, cổ động lại càng có vị trí chiến lƣợc
quan trọng và cấp thiết để hiệu quả của phong trào đi sâu, đi sát vào đời sống
nhân dân và toàn xã hội.
Trong công tác xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, một chủ
trƣơng vận động của thành phố - công tác tuyên truyền cổ động theo các
phong trào theo sự chỉ đạo của UBND thành phố với các hình thức tuyên
18
truyền lƣu động ở các tụ điểm tập trung đông dân cƣ; phổ biến rộng rãi phong
trào đến mọi ngƣời dân; xây dựng phong tục tập quán văn minh, giữ gìn nếp
sống văn minh ở các cơ sở hoạt động văn hoá. Quan tâm giải quyết các điều kiện
và vƣớng mắc cụ thể trong từng cụm dân cƣ. Hoạt động của công tác thông tin
tuyên truyền và cổ động xây dựng nếp sống mới với nội dung hoạt động là xây
dựng nếp sống văn minh; xoá bỏ nạn mê tín, các hủ tục lạc hậu, các hình thức
biểu hiện của lối sống sa đoạ đồi trụy; góp phần phòng chống các bệnh dịch và
các tệ nạn xã hội. Việc phòng chống các bệnh dịch và các tệ nạn xã hội không
phải một sớm một chiều. Thông tin tuyên truyền cổ động chính là phƣơng tiện
hữu hiệu. Hiện nay các loại bệnh dịch ngày càng phát triển phức tạp, nhiều
ngƣời còn chƣa hiểu để phòng, chống bị mắc bệnh một cách vô tình gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Do sự thiếu hiểu biết về bệnh dịch, họ đã trở thành những tác
nhân lây lan và phát triển bệnh dịch. Công tác thông tin tuyên truyền và cổ động
sẽ giúp cho mọi ngƣời hiểu đƣợc nguyên nhân, cách phòng chống và hậu quả
của bệnh dịch mà tránh và phòng. Nhƣ vậy, đời sống văn hoá của một cơ sở
đƣợc nâng cao, hoặc một cơ sở xây dựng đời sống văn hoá tốt có nghĩa là cơ sở
đó có môi trƣờng văn hoá lành mạnh, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện
cho ngƣời dân tham gia hoạt động trên mọi lĩnh vực văn hoá giáo dục. Để đáp
ứng và thoả mãn nhu cầu tinh thần của họ, điều kiện không thể thiếu đƣợc đó là
việc kết hợp song song với xây dựng cải tạo và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng,
công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị trở thành ý thức và phẩm chất cách
mạng cũng đƣợc quan tâm hàng đầu bởi một môi trƣờng văn hoá trong sạch và
lành mạnh không thể không có nếp sống văn minh, không thể thiếu đƣợc phong
trào xây dựng gia đình văn hoá, phố, làng văn hoá, sạch nhà sạch phố và càng
không thể thiếu đƣợc con ngƣời ứng xử có văn hoá, giao tiếp có văn hoá, có lý
tƣởng tình cảm trong sáng, lành mạnh, có cử chỉ hành động cao đẹp, thực hiện
kỷ cƣơng phép
19
nƣớc và các chuẩn mực xã hội góp phần xây dựng một Việt Nam dân giàu, n-
ƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tất cả không thể thiếu đƣợc
vai trò to lớn của công tác thông tin tuyên truyền và cổ động. Nó đã trở thành
phƣơng tiện hữu hiệu trong quá tuyên tuyên truyền giáo dục, cổ vũ động viên
mọi tầng lớp nhân dân trong công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá
cơ sở trên khắp các địa phƣơng ở nƣớc ta hiện nay.
Hoạt động thông tin tuyên truyền và cổ động góp phần chuẩn bị nhân tố
con ngƣời của thời đại mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xây
dựng đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, nhu cầu tiếp
nhận thông tin của quần chúng nhân dân ngày càng cao, các phƣơng tiện
thông tin đại chúng ngày càng nhiều. Mặt khác, chúng ta đang sống trong một
xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhịp độ và cƣờng độ vận động ngày
càng tăng, sẽ dẫn đến khả năng con ngƣời không có thời gian để đến các rạp,
nhà văn hoá, trung tâm văn hoá để hƣởng thụ các giá trị văn hoá bao gồm văn
hóa cổ truyền, văn hoá đƣơng đại và các giá trị văn hoá mới của thời đại... mà
chủ yếu tiếp nhận thông tin từ nhiều nơi. Công tác thông tin tuyên truyền và
cổ động giúp sàng lọc, định hƣớng đúng đắn các thông tin ấy.
Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động với nhiều hình thức đa dạng có
vai trò định hƣớng con đƣờng để mọi ngƣời hiểu, tin và làm theo. Nhà n-ƣớc có
vai trò điều tiết các hoạt động thông tin ở tầm vĩ mô. Do đó, công tác thông tin
tuyên truyền và cổ động có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá ở
cơ sở hiện nay. Các tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền ngày càng phong
phú nhƣ sách, báo, ấn phẩm và các lực lƣợng thông tin lƣu động...
đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhân dân trong xã hội hiện nay. Góp
phần tuyên truyền cổ động nâng cao tính chủ động sáng tạo, loại bỏ những
luận điệu xuyên tạc, kích động tâm lý nhân dân của bọn phản động chấn hƣng
văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc theo hƣớng phát triển qua các hình
20
thức nhƣ tranh cổ động, áp phích, khẩu hiệu, truyền thanh, truyền hình... đảm
bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu hƣởng thụ văn hoá của nhân dân.
Tựu chung lại, trong tình hình hiện nay các hoạt động thông tin tuyên
truyền cổ động đã trở thành đội quân xung kích trong công tác tƣ tƣởng của
Đảng trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ
văn hoá ngày càng cao của nhân dân, đảm bảo bồi bổ kiến thức mới, nâng cao
trình độ nhận thức về văn hóa tƣ tƣởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở
từng địa phƣơng.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở:
Xây dựng đời sống văn hoá chính là tạo dựng môi trƣờng văn hoá. Đời
sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội mà đồng thời xã hội là một
phức thể những hoạt động sống của con ngƣời, nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần của chính mình. Khi nhu cầu vật chất đƣợc đáp ứng thì con
ngƣời tồn tại là một sinh thể xã hội tức là một nhân cách văn hoá.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở có nghĩa là tổ chức một loạt các
hoạt động văn hoá, làm cho mỗi ngƣời đƣợc thƣởng thức thấm nhuần các giá
trị văn hoá tốt đẹp, đƣợc giáo dục những tƣ tƣởng lành mạnh, tiến bộ, góp
phần tạo nên những bƣớc đầu của một đời sống văn hoá. Đây đƣợc coi là
nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lƣợc tạo ra những điều kiện cần thiết để
tiến hành công cuộc đời sống văn hoá mới, lối sống mới và con ngƣời mới
ngay tại cơ sở. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là thực hiện nhiệm vụ "đƣa
văn hoá thâm nhập vào cuộc sống làm cho văn hoá ngày càng trở thành yếu tố
khăng khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của nhân dân thành một lực
lƣợng sản xuất quan trọng và nhờ đó hoạt động văn hoá tƣ tƣởng và văn hoá
để hình thành một lối sống xã hội chủ nghĩa, phát triển và hoàn thiện những
năng lực thể chất và tinh thần của mỗi ngƣời. Bên cạnh các yếu tố phát triển
kinh tế xã hội phải có một đời sống văn hoá cơ sở vui tƣơi, phong phú và có
21
trình độ ngày càng cao. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở thoả mãn nhu cầu
văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo cuộc sống vui tƣơi lành mạnh khích lệ
khả năng sáng tạo và sản xuất của nhân dân. Đẩy lùi hiệu quả các hiện tƣợng
tiêu cực phản văn hoá" [58; 93].
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là nhiệm vụ trung tâm của ngành
văn hoá thông tin. Nhiệm vụ này tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng nền kinh
tế mới, là cơ sở nền tảng của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng
đời sống văn hoá ở cơ sở có ý nghĩa lâu dài tạo ra những điều kiện cần thiết
để tiến hành công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới và con ngƣời
mới. Tại Đại hội VI, Đảng ta nhận định: "Chú trọng xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở, đƣa văn hoá văn nghệ đến vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách
mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi hẻo lánh, quan tâm các tầng
lớp xã hội, các lứa tuổi khác nhau ... Văn hoá văn nghệ phải vì nhân dân và do
nhân dân, phải đem đến cho nhân dân lao động những giá trị văn hoá cao đẹp
của dân tộc và của nhân loại. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoạt động
văn hoá văn nghệ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo để tạo ra những giá trị
văn hoá mới” [58; 93].
Chủ trƣơng xây dựng các trung tâm văn hoá, nhà văn hoá xã, phƣờng,
thôn, ấp, bản, khu phố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác xây dựng
đời sống văn hoá ở cơ sở. Đây là điều kiện cần thiết để tổ chức sinh hoạt văn
hoá cộng đồng, trong đó tổ chức các nội dung hoạt động văn hoá thể thao, vui
chơi, giải trí cho nhân dân ở cơ sở theo sự chỉ đạo và định hƣớng của nhà n-
ƣớc với các nhiệm vụ: thông tin, tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận
thức cho nhân dân; hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần
chúng, giữ gìn khai thác và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân
tộc.
22
Thực hiện đƣờng lối phát triển văn hoá của Đảng, những năm qua,
nhiều chƣơng trình, nội dung công tác, triển khai nhiệm vụ xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở đã đƣợc cộng đồng xã hội hƣởng ứng và tham gia tích cực.
Các chƣơng trình đã đáp ứng từng bƣớc nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo văn
hóa của nhân dân lao động; thu hút nhân dân vào các sinh hoạt văn hoá, xây
dựng nếp sống và môi trƣờng xã hội tiến bộ, lành mạnh; tạo sự phát triển hài
hoà về đời sống văn hoá với đời sống kinh tế, góp phần giữ vững an ninh
chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhất là từ khi Nghị quyết Trung -
ƣơng 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống đã tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác xây dựng thiết chế văn hoá cấp cơ sở đi vào chiều sâu.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đƣợc phát động
đã nhanh chóng trở thành một cuộc tổng động viên, lôi cuốn rộng rãi các lực
lƣợng chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia. Đến nay, các trung
tâm văn hoá ở cơ sở phát triển ngày càng sâu rộng ở hầu khắp các địa phƣơng
đã trở thành kênh chuyển tải thông tin quan trọng để các giá trị văn hoá thấm
sâu vào nếp sống, lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng dân cƣ. Nhân dân
tiếp cận với các hoạt động giáo dục chính trị và phổ biến pháp luật của Đảng,
Nhà nƣớc một cách sinh động, cụ thể. Công nhân trong các doanh nghiệp
Nhà nƣớc về cơ bản đƣợc đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hoá và hƣởng
thụ văn hoá ở nông thôn, nông dân tích cực tham gia phong trào xây dựng gia
đình nông thôn văn hoá. Nhiều loại hình các câu lạc bộ văn hoá, nhà văn hoá,
các trung tâm học tập cộng đồng đƣợc tổ chức với các nội dung tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công đã tạo nên hiệu
quả và chất lƣợng của đời sống văn hoá ở cơ sở.
23
Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm xây dựng đời sống
văn hoá đạt tiến bộ khá cơ bản; ý thức về coi trọng giá trị văn hoá đã đƣợc
nâng lên trong mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cƣ. Nhiều câu lạc bộ
văn hoá gia đình, cộng đồng, nhiều đội văn nghệ đƣợc tự nguyện thành lập
làm phong phú thêm đời sống văn hoá ở cơ sở. Nhân dân nhiều địa phƣơng
đã tự nguyện đóng góp xây dựng các cơ sở văn hoá, trùng tu tôn tạo các di
tích lịch sử văn hoá, mua sắm các phƣơng tiện phục vụ sinh hoạt văn hoá và
tham gia các hoạt động sáng tạo văn hoá.
1.1.3. Quảnlýhoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trƣơng lớn của Đảng và
Nhà nƣớc ta; là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch. Để xây dựng đời sống, văn hóa cơ sở việc thực hiện các hoạt
động thông tin, cổ động đóng vai trò rất quan trọng vì thế cần đƣợc quản lý
và chỉ đạo chặt chẽ. Nƣớc ta hiện nay có khoảng 665 đội thông tin cổ động,
trong đó có 71 đội cấp tỉnh và tƣơng đƣơng, 594 đội cấp huyện và tƣơng
đƣơng, với tổng số 4.442 cán bộ (trong biên chế là 2.355 cán bộ và 2.087 cán
bộ hợp đồng) [47; 92].
Công tác thông tin cổ động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã
hội, đòi hỏi phải có cách làm mới kể cả về quy mô và nghệ thuật tuyên truyền.
Nhƣng thực tế cho thấy, một số địa phƣơng không thực hiện nội dung tuyên
truyền theo kế hoạch đề ra hoặc làm một cách hình thức chiếu lệ, làm cho có.
Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền, cổ động thiếu sự đồng bộ, thiếu chiều sâu,
không hiệu quả. Chính vì vậy các hoạt động thông tin, cổ động đƣợc thực
hiện dƣới sự quản lý của các cơ quan ban ngành, sao cho phù hợp với yêu cầu
pháp luật cũng nhƣ phù hợp với mục tiêu đề ra.
24
Bảng 1.1. Sơ đồ hệ thống công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động
Cơ
Mặt trận Tổ
Đảng Chính Phủ quốc, đoàn thể
quan
và các hội
- Ban tuyên giáo - Bộ Văn hóa-Thể thao-Du - Vụ tƣ tƣởng-
- Báo Nhân dân. lịch; văn hóa
- Tạp chí Cộng - Bộ Thông tin - Truyền - Báo, tạp chí.
sản. thông. -Trƣờng nghiệp
- Các Học viện - Các cơ quan thông tấn và vụ ngành.
chính trị Quốc gia báo chí TW và chính phủ.
và Học viện Báo - Tạp chí của các Bộ và cơ
chí- Tuyên truyền. quan ngang Bộ.
- Các vụ-cục chức - Đài truyền hình VN, Đài
Cấp
năng. tiếng nói Việt Nam.
- Viện nghiên cứu - Các vụ-cục chức năng (Cục
Trung
Khoa học. tƣ tƣởng văn hóa, Cục văn
ƣơng
- Nhà xuất bản hóa, Cục báo chí, Cục xuất
Chính trị-Sự thật bản…).
Quốc gia. - Các nhà hát, Đoàn nghệ
thuậ, Bƣu chính, viễn thông.
- Nhà xuất bản, Thƣ viện
quốc gia và các thƣ viện
chuyên ngành.
- Nhà triển lãm, các Hãng
phim (hãng phim thời sự, tài
liệu, khoa học…).
25
- Báo, Đài phát - Các Sở Văn hóa-Thể thao- Cơ quan Tƣ
thanh -truyền hình. Du lịch, Sở Thông tin-Truyền tƣởng-Văn hóa
- Trƣờng Chính trị. thông. (Nội bộ
- Trung tâm/Nhà văn hóa, ngành).
Cấp Nhà thông tin… Thƣ viện,
Tỉnh, cửa hàng sách báo.
Thành - Các đoàn nghệ thuật, Đội
phố Thông tin Lƣu động.
- Cụm cổ động; rạp chiếu
phim.
- Đội Chiếu bóng Lƣu động
và Băng hình…
Cấp
- Đài phát thanh – - Phòng Văn hóa, Phòng
và tháp hình (FM). Thông tin Thƣ viện, cửa hàng
Huyện,
- Bản tin. sách báo.
Quận
- Báo cáo viên. - Trung tâm văn hóa, Đội
và -
Thông tin Lƣu động.
tƣơng
- Cụm cổ động, pano, rạp-bãi
đƣơng
chiếu phim.
- Ban tuyên giáo. - Ban văn hóa-xã hội.
- Đài truyền thanh. - Trung tâm/Nhà văn hóa, Đội
Xã Thông tin, Thƣ viện, Quầy
Phƣờng sách báo.
-
Thị - Đội văn nghệ không chuyên,
trấn Các cơ sở Trƣờng học, Đồn
Biên phòng, cơ quan đơn vị
trên địa bàn.
26
- Trạm bảng tin, cụm pano,
Bƣu điện và Điểm Bƣu điện
Văn hóa xã, Điểm internet.
- Sân bãi sinh hoạt văn hóa,
thể thao.
Thôn
Tuyên truyền viên - Tổ nhóm văn nghệ, câu lạc
bộ, tủ sách, Internet...
Bản -
- Gia đìnhnghệ thuật, điểm
Ấp -
karaoke.
Khu
- Cộng tác viên-hạt nhân văn
phố
nghệ.
Việc quản lý các hoạt động thông tin, cổ động đƣợc phối hợp giữa các
cơ quan ban ngành, tại mỗi tỉnh, thành phố đều có những văn bản quy định về
việc quản lý hoạt động thông tin, cổ động trên địa bàn. Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch đã quản lý, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã
hội trong tỉnh, thành phố, các tổ chức tôn giáo, UBND các xã, huyện từ thành
thị đến nông thôn trong quá trình thực hiện tuyên truyền, cổ động phải thực
hiện nghiêm túc các quy định pháp luật.
Các hoạt động về thông tin cổ động tại các cơ quan ban ngành, các đơn
vị, tổ chức địa phƣơng chỉ đƣợc thực hiện khi có văn bản báo cáo gửi lên Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch trƣớc khi tổ chức các hoạt động này. Trong đó
phải trình bày rõ về phƣơng tiện, nội dung tuyên truyền, cổ động, kèm theo số
lƣợng, danh sách, địa điểm, thời gian thực hiện.
Sau khi đƣợc sự phê duyệt của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các tổ
chức, đơn vị thực hiện tuyên truyền, cổ động phải thực hiện theo đúng hƣớng
dẫn để phù hợp với Quy hoạch tuyên truyền và cổ động của tỉnh, thành phố và
pháp luật liên quan.
27
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở phải đảm
bảo đúng tiến bộ, và phải dừng các hoạt động tuyên truyền, cổ động đúng thời
hạn quy định mà Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quy định trong văn bản.
Chỉ có Trung ƣơng Đảng, Đảng uỷ các cấp mới có quyền đề ra khẩu
hiệu trong phạm vi lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng. Các ngành, các đoàn thể đề ra
khẩu hiệu cho ngành, đoàn thể mình nhƣng phải đƣợc Trung ƣơng Đảng và
Cấp uỷ Đảng (nếu là địa phƣơng) thông qua.
Nhƣ vậy, công tác quản lý các hoạt động thông tin cổ động của các đơn
vị cơ sở đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn từ cấp
tỉnh, thành phố đến các địa phƣơng nhằm giúp các hoạt động đó mang lại
hiểu quả cao trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở cũng nhƣ đi liền với
chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta.
1.2. Nhà văn hóa và quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà
Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
1.2.1. Nhà văn hóa

Khái niệm Nhà văn hóa

Những năm qua, Nhà nƣớc và ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực trong
việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Một trong các biểu hiện cụ thể là việc
triển khai xây dựng hệ thống Nhà văn hóa cộng đồng từ thành thị tới nông thôn,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Nhà văn hóa là một trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa xã hội có
nhiệm vụ chuyển tải những giá trị tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và nhân
loại cho nhân dân hưởng thụ, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để quần
chúng nhân dântạo ra các giá trị văn hóa nghệ thuật; để gìn giữ bảo lưu và
xây dựng các nền văn hóa dân chủ mới để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tinh
thần của mình trong thời gian nhàn rỗi [31; 91].
28
Ở nhiều khu dân cƣ, hầu hết Nhà văn hóa cộng đồng hoạt động có hiệu
quả, trở thành tụ điểm văn hóa của cộng đồng. Đó là nơi bà con trong khối
phố, làng bản, thôn ấp gặp gỡ để giao lƣu, trao đổi, tổ chức hoạt động văn
hóa, thể thao hằng ngày, nhất là hoạt động mang bản sắc riêng, là điểm dạy
học buổi tối cho ngƣời chƣa biết chữ, là nơi lƣu giữ, bảo quản các sản phẩm
truyền thống của cộng đồng, đồng thời là nơi đọc sách báo, phổ biến kiến thức
trồng trọt, chăn nuôi góp phần xây dựng đời sống kinh tế.
Xây dựng Nhà văn hóa là một chủ trƣơng đúng đắn góp phần xây
dựng, phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở, để văn hóa cơ sở thật sự là môi
trƣờng văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; có nếp sống văn minh trong
việc cƣới, việc tang, lễ hội...; trực tiếp thực hiện cuộc vận động xây dựng gia
đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của
văn hóa, con ngƣời Việt Nam, nuôi dƣỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Vai trò của Nhà văn hóa

Nhà văn hoá là nơi tổ chức các cuộc họp dân làng, nhằm phổ biến các
chủ trƣơng, chính sách của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể;
Nhà văn hóa cũng là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể; tổ
chức hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động, hoạt động xây dựng nếp sống,
tổ chức lễ hội; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao,
biểu diễn văn nghệ...
Nhà văn hóa còn là nơi tổ chức tuyên truyền thông tin khuyến nông,
khuyến lâm, học tập kiến thức nâng cao cho mọi ngƣời; là nơi tổ chức các
hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá nhƣ đọc sách báo, xem văn nghệ,
xem truyền hình, xem phim...;
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành
giáo dục ngoài nhà trƣờng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo
dục xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc xây dựng con
29
ngƣời phát triển toàn diện. Nhà văn hóa với chức năng tổng hợp của nó vừa
tuyên truyền giáo dục, kết hợp giải trí, tái sáng tạo và khả năng tổ chức tập
hợp quần chúng. Nhà văn hóa của các cơ sở, địa phƣơng giúp cho quần chúng
đƣợc phổ biến kiến thức chính trị, nâng cao tri thức khoa học kỹ thuật, văn
hoá văn nghệ, hƣởng thụ những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại, bồi
dƣỡng năng khiếu, sở trƣờng, khả năng sáng tạo, đƣợc tổ chức nghỉ ngơi,
giải trí, giao lƣu – giao tiếp văn hoá xã hội… giúp cho mỗi ngƣời tự hoàn
thiện mình. Đó cũng chính là mục đích và nhiệm vụ giáo dục mà xã hội đặt ra
cho mỗi Nhà văn hoá.
Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hƣớng dẫn nghiệp vụ văn
hoá - nghệ thuật quần chúng. Quần chúng tự làm văn hoá, sáng tạo nghệ thuật
đƣợc động viên khuyến khích, phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là cơ quan
nghiệp vụ bồi dƣỡng hạt nhân phong trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt
động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho sự phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vậy, Đảng và Nhà nƣớc quan tâm xây dựng
nhiều Nhà văn hóa cơ sở và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách… tạo mọi
điều kiện thuận lợi để phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là một thiết chế đa
chức năng đƣợc xã hội thiết lập tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao lƣu văn hoá,
tiếp nhận thông tin, nâng cao hiểu biết, hƣởng thu, sáng tạo giá trị văn hoá -
nghệ thuật, nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh … cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm
mục tiêu giáo dục phát triển con ngƣời toàn diện.
1.2.2. Hoạtđộng thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở
Các hoạt động thông tin, cổ động của Nhà văn hoá trong xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở bao gồm:
30
Tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa để thông tin tuyên truyền kịp
thời, sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin mang tính xã hội hóa tại chỗ
và lƣu động nhƣ: liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu
phim, phát triển các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu…nhằm phục vụ nhu cầu
vui chơi, giải trí, thƣởng thức văn hóa - nghệ thuật của nhân dân trên địa bàn.
Các hoạt động cụ thể nhƣ:
Hoạt động Thông tin lưu động – Thông tin cơ sở: Đây là phƣơng tiện
để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền của Nhà văn hoá. Những kịch
bản Thông tin lƣu động – Thông tin cơ sở đã chuyển tải đƣợc các nội dung
cần tuyên truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân. Hoạt động này đã góp
phần đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề mang tính thời sự trên địa bàn.
Hoạt động Thông tin - Cổ động – Triển lãm:
- Thực hiện các cụm pano, bandrol - khẩu hiệu … để cổ động trực
quan và thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đến quần chúng nhân dân
trong các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc luôn đƣợc Nhà văn hoá
thực hiện, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Hoạt động triển lãm lƣu động: Trƣng bày, triển lãm các hình ảnh hoạt
động của các cấp, ban ngành, các phong trào hành động cách mạng của quần
chúng nhân dân trên địa bàn. Nhà văn hoá phối hợp với cơ quan ban ngành
khác thực hiện việc triễn lãm một số bộ ảnh theo chủ đề nhân dịp chào mừng
kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nƣớc… để phục vụ
đông đảo công chúng.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Hàng năm, Nhà văn hoá đều duy trì
việc tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn và giao lƣu văn nghệ tại địa bàn cho
các cán bộ - công nhân viên, sinh viên – học sinh, Đoàn thanh niên, lực lƣợng
31
vũ trang… nhằm để định hƣớng về xây dựng giá trị thẩm mỹ trong đời sống
văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng theo tinh thần Nghị quyết TW 5
“Giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Hoạt động Thư viện: Hàng năm, hoạt động thƣ viện của các Nhà văn
hoá luôn đƣợc chú trọng để ngày càng tăng cƣờng về chất lƣợng cũng nhƣ
số lƣợng đầu sách để phục vụ cho bà con nhân dân, đặc biệt là các cháu thiếu
nhi tại địa phƣơng. Bên cạnh việc cung cấp sách báo, tài liệu để nâng cao đời
sống tinh thần cho ngƣời dân, Nhà văn hoá hàng năm đều tổ chức các hoạt
động, các cuộc thi cho thiếu nhi đặc biệt trong các dịp hè nhƣ cuộc thi kể
chuyện, thi vẽ tranh, giúp tại ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em
thiếu nhi.
Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động trên, Nhà văn hoá tại các địa bàn còn thành lập và
duy trì các câu lạc bộ về thể thao, văn nghệ để có thể biểu diễn phục vụ địa
bàn theo yêu cầu đƣợc giao.
Nhà văn hoá còn hỗ trợ các xã, thị trấn, các đơn vị, cơ quan, ban ngành,
đoàn thể địa phƣơng xây dựng lực lƣợng cộng tác viên; biên soạn và dàn
dựng các tiểu phẩm, kịch ngắn, câu chuyện thông tin tham gia các cuộc liên
hoan, hội thi cấp Thành phố hay cấp quốc gia.
1.2.3. Quảnlýhoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Công tác quản lý các hoạt động thông tin, cổ động của Nhà văn hóa
trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đƣợc thể hiện qua các 4 nội dung sau:
Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Lãnh đạo và Kiểm tra, đánh giá.
Lập kế hoạch
Kế hoạch đƣợc hiểu là một tập hợp những hoạt động đƣợc sắp xếp theo
lịch trình, có nội dung chƣơng trình, thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục
32
tiêu cụ thể, xác định phƣơng án triển khai và định hƣớng phát triển các hoạt
động tuyên truyền, cổ động của từng địa phƣơng, nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu chủ yếu đã đề ra. Một kế hoạch hay, có chất lƣợng là kế hoạch sát với
nhu cầu thực tế khách quan.
Lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đến dự đoán, đánh
giá, và huy động các nguồn lực để xây dựng chƣơng trình hành động tƣơng
lai cho tổ chức. Trong một kế hoạch cho các hoạt động thông tin cổ động của
Nhà văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bao gồm các nội dung.
- Xác định mục tiêu: Hoạt động tuyên truyền, cổ động này đƣợc thực
hiện với mục đíchgì, và để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ thế nào?
- Xác định mức độ công việc (Quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp)
- Xây dựng nội dung: Nội dung của các hoạt động tuyên truyền, cổ
động của Nhà văn hóa bao gồm những gì, ai là ngƣời thực hiện và nó tác động
đến những đốitƣợng nào.
- Lựa chọn phƣơng thức: Phƣơng thức đế thực hiện các hoạt động
tuyên truyền, cổ động của Nhà văn hóa là gì.
- Xác định phƣơng pháp kiểm soát, kiểm tra (Ai kiểm tra, kiểm tra tổng
thể hay kiểm tra từng bộ phận trọng yếu của công việc?)
- Thời gian: Thời gian thực hiện hoạt động là khi nào, diễn ra trong thời
gian bao lâu.
- Địa điểm: Nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động.
Xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động tuyên truyền, cổ động của
Nhà văn hóa có cơ sở khoa học, đạt chất lƣợng cao bao giờ cũng mang lại
hiệu quả thiết thực cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đó là một
trong những nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ công chức văn hóa-xã hội
của Nhà văn hóa.
33
Thông thƣờng nếu ngƣời cán bộ thực hiện công tác tuyền truyền, cổ
động của Nhà văn hóa làm tốt công tác quản lý thì bao giờ cũng khởi đầu
bằng việc xây dựng đƣợc kế hoạch hay, có chất lƣợng, sát với thực tế. Mối
quan hệ giữa kế hoạch và quản lý là mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, khắng
khít với nhau không thể tách rời. Do đó, để công tác quản lý có hiệu quả, đòi
hỏi các cán bộ của Nhà văn hóa phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý
và kế hoạch tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền và cổ động trên địa
bàn hoạt động.
Kế hoạch quản lý, tổ chức của Nhà văn hóa có vai trò và tầm quan
trọng nhƣ một kim chỉ nam hƣớng các hoạt động tuyên truyền, cổ động ở
mỗi địa phƣơng đi đúng quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc; đồng thời còn là động lực thúc đẩy các hoạt
động này phát triển đi lên trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
Tổ chức thực hiện
Tổ chức đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Dƣới góc nhìn của
khoa học quản lý nghiên cứu, tổ chức đƣợc nhìn nhận với tƣ cách là hệ thống
con ngƣời - xã hội với những quá trình, hiện tƣợng và hoạt động của con
ngƣời. Tổ chức đƣợc nghiên cứu ở hai góc độ:1.Tổ chức với tính cách là một
thực thể; 2. Tổ chức với tính cách là một hoạt động.
Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tổ chức đƣợc nhìn nhận với tính
cách là một hoạt động (hay là chức năng tổ chức). Tổ chức là một công việc
chuyên môn vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tổ chức là
quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực
nhằm thực hiện mục tiêu chung. Chức năng tổ chức là một trong những chức
năng quan trọng của quy trình quản lý. Mục đích của chức năng tổ chức trong
các hoạt động tuyên truyền của Nhà văn hóa là nhằm đảm bảo cung cấp đầy
đủ kịp thời số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, phối hợp các nỗ lực thông qua
34
việc thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp lý và các mối quan hệ quyền lực. Nội
dung cơ bản của chức năng tổ chức là thiết kế bộ máy, phân công công việc
và giao quyền.
Ban lãnh đạo của Nhà văn hóa, ngƣời đảm nhiệm vai trò chủ chốt
trong việc thực hiện các hoạt động cổ động, tuyên truyền sẽ có trách nhiệm
trong việc bố trí các thành viên tham gia trong các hoạt động đó vào một bộ
phận, và mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, nhiệm vụ xác định. Mỗi một
thành viên, một bộ phận có thẩm quyền thực hiện những công việc trong hoạt
động tuyên truyền, cổ động đƣợc phân công và phải gánh chịu hậu quả đối
với nhiệm vụ đã thực hiện. Mỗi bộ phận có sự độc lập tƣơng đối trong phạm
vi nhiệm vụ của mình, nhƣng cùng chung mục đíchlà phối hợp để thực hiện
hiệu quả các vấn đề chung.
Để phân công công việc đƣợc hiệu quả, ban quản lý của Nhà văn hóa
cần phải xuất phát từ yêu cầu của công việc để sắp xếp, bố trí nhân sự, có quy
định rõ ràng, chính xác nhiệm vụ của mỗi bộ phận, phải tập hợp các công việc
tƣơng tự vào cùng một nhóm. Đồng thời cung cấp các điều kiện vật chất, kĩ
thuật để thực thi công việc. Quản lý của Nhà văn hóa cần thực hiện chuyên
môn hoá công việc, việc phân công phải phù hợp với năng lực và khả năng
của con ngƣời và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật hiện có của Nhà văn hóa,
các công việc của hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động phải phát huy
đƣợc tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của ngƣời lao động và đạt đƣợc hiệu quả,
cũng nhƣ tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động.
Lãnhđạo, chỉ đạo
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hƣởng
tích cực tới con ngƣời để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ
nhằm hƣớng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Thực chất, lãnh đạo và
quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Một nhà lãnh đạo cũng có
35
thể đƣợc gọi là một nhà quản lý, và ngƣợc lại, một nhà quản lý có thể đƣợc
coi là một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ những nhà quản lý cấp cao mới là
những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp
thƣờng không đƣợc gọi là nhà lãnh đạo. Một điểm khác nhau giữa lãnh đạoh
và quản lý đó là mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hƣớng, chiến lƣợc,
định tính, còn mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định
lƣợng.
Hoạt động văn hóa - thông tin (thể thao, du lịch) nói chung và thông tin,
cổ động của Nhà văn hóa nói riêng rất cần có sự tổ chức hợp lý và quản lý
chặt chẽ, khoa học. Hoạt động thông tin, cổ động ở cơ sở vốn rất phức tạp, có
tính chuyên ngành, chuyên môn sâu phải có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của các
Bộ từ trên xuống, thông qua sự điều hành, quản lý thuần thục của Nhà văn
hóa địa phƣơng và tập trung vào sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của Cấp ủy
Đảng, của chính quyền cơ sở. Trong các chiến dịch thực hiện các hoạt động
tuyên truyền thông tin, cổ động, Nhà văn hóa đã đƣợc thành Đoàn Thanh
Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Sở Văn Hoá và Thông Tin của thành phố,
Thành ủy, UBND địa phƣơng và các ban ngành đoàn thể trung ƣơng đã chỉ
đạo, động viên, khích lệ thực hiện. Còn ban lãnh đạo Nhà văn hóa là ngƣời
trực tiếp chỉ đạo, điều hành thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động của
Nhà văn hóa nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng, đảm bảo tính khoa học, nghệ
thuật cũng nhƣ đảm bảo việc thực hiện đúng đƣờng lối, chủ trƣơng chính
sách của các cấp, các ban ngành đã chỉ đạo.
Kiểm tra, đánhgiá
Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quy trình quản
lý. Thông qua việc kiểm tram đánh giá mà ban lãnh đạo, quản lý của Nhà văn
hóa có thể nắm bắt đƣợc nhịp độ, tiến độ thực hiện công việc của các thành
viên của Nhà văn hóa đã đƣợc giao, đồng thời đánh giá đƣợc tính hiệu quả
36
cũng nhƣ những sai sót trong quá trình thực hiện các hoạt động tuyên truyền,
cổ động để có thể đƣa ra những giải pháp sao cho phù hợp với việc thực hiện
tốt các mục tiêu đã đề ra. Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động tuyên truyền,
cổ động giúp lãnh đạo của Nhà văn hóa nhận thức rõ hơn về tinh thần trách
nhiệm của các nhân viên thực hiễn, đồng thời đánh giá lại về việc quản lý, chỉ
đạo của mình có phù hợp và có hiệu quả không, từ đó có những điều chỉnh
thích hợp.
Đặc biệt, công tác tuyền truyền, cổ động có ý nghĩa rất lớn đối với việc
xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, xã hội của ngƣời dân, do đó nếu có sai
sót sẽ ảnh hƣởng đến việc tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc trong việc khuyến khích ngƣời dân hƣớng đến xây dựng một đời sống
văn hóa văn minh, lành mạnh và đúng pháp luật. Vì thế công tác kiểm tra,
đánh giá có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng giúp Nhà văn hóa hoàn thiện
hơn trong việc tổ cức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền và cổ động ở địa
phƣơng.
*Kết luận chƣơng 1
Hoạt động thông tin cổ động có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng đời
sống xã hội. Trƣớc sự phát triển của xã hội thì vai trò của tuyên truyền cổ
động lại càng quan trọng hơn khi thực hiện chức năng tuyên truyền kịp thời
những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc
đến với quần chúng nhân dân. Để thực hiện các hoạt động thông tin, cổ động
có hiệu quả và đúng quy định thì việc quản lý, chỉ đạo, phối hợp của các cấp,
ban ngành địa phƣơng đóng vai trò rất lớn. Nhà văn hoá với tƣ cách là một
trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội thì việc thực hiện cũng nhƣ
quản lý các hoạt động thông tin, cổ động tại địa bàn có ý nghĩa to lớn trong
việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân tại cơ sở. Từ việc tuyên truyền
chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc thông qua
37
hình thức lồng ghép biểu diễn nghệ thuật, cổ động trực quan đến xây dựng các
câu lạc bộ, mô hình Nhà văn hoá đã tạo ra môi trƣờng sinh hoạt văn hoá lành
mạnh trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. Đồng
thời với sự quản lý chặt chẽ từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đễn việc
chỉ đạo và đáng giá, kiểm tra đã giúp cho các hoạt động thông tin, cổ động
vừa đáp ứng đƣợc chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, vừa đạt hiệu quả cao
nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.
38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn
2.1.1. Đặcđiểm tự nhiên, dân cư

Ðặc ðiểm ðiều kiện tự nhiên

Vị trí ðịa lý: Tháng 10 nãm 1977, huyện Sóc Sõnðýợc thành lập trên cõ
sở hai huyện Kim Anh và Ða Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai
tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ) với 32 xã, thị trấn. Sau đó 7 xã, thị trấn về Mê
Linh và Phúc Yên. Ngày 1/4/1979, huyện Sóc Sơn đƣợc chuyển về thành phố
Hà Nội quản lý. Huyện Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, có
vị trí nằm ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 Km. Huyện Sóc Sơn
có diện tích 314 km2, là huyện rộng rộng thứ 2 của Hà Nội trong số 14 quận
huyện của Hà Nội, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và dân số chiếm
khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp
giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và
phần lớn là đất bạc màu. Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Đông Anh_Hà Nội.
- Phía Đông giáp Huyện Yên Phong và Hiệp Hoà_Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp Huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc.
Địa hình: Địa hình vùng đồi gò Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò,
là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình
từ 200m – 300m so với mặt biển. Có đỉnh núi cao nhất là: Hàm Lợn (485m),
Cánh Tay (332m), núi Đền Sóc (308m) Điểm thấp nhất là 20m. Địa hình của
vùng đồi gò thấp dần theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình ở đây chia
cắt tƣơng đối mạnh, sƣờn dốc lƣu vực ngắn. Địa hình đất đồi gò Sóc Sơn có
39
thể chia làm 2 vùng: Vùng núi thấp và đồi: Tập trung diện tích tại các xã
Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn ; Vùng đồi gò bát úp gồm các xã: Hiền Ninh,
Quảng Tiến, Tiên Dƣợc, Hồng Kỳ. Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những
cánh đồng nhỏ hẹp [53; 93].
Khí hậu:Sóc Sơnnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa
rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10; Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình quân trên năm là 23,5ºC, trong đó tháng có số
giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 và tháng 10. Độ ẩm không khí trung bình/ năm
là: 84%. Lƣợng mƣa trung bình/ năm là: 1.670mm, năm mƣa ít nhất là
1.000mm, năm mƣa nhiều nhất là 2.630mm. Song lƣợng mƣa phân phối
không đều trong năm, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7,8,9 lƣợng mƣa
chiếm từ 80 – 85% lƣợng mƣa cả năm, mùa này thƣờng có những trận mƣa
kéo dài, có gió xoáy và bão. Khí hậu của Sóc Sơn nhìn chung có điều kiện lợi
thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế chính của khí hậu
ở đây là lƣợng mƣa lớn lại tập trung gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi
làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là những diện tíchkhông có rừng, độc dốc lớn
[53; 93].

Ðặc ðiểm dân cý

Huyện chia thành 26 đơn vị bao gồm thị trấn Sóc sơn và 25 xã, 199
thôn làng. Trên toàn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp, trƣờng học, đơn
vị vũ trang của trung ƣơng.
Trong bản xây dựng chƣơng trình “Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Sóc Sơn" do UBND
huyện Sóc Sơn trình Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt đã thống kê: năm
2010 dân số huyện có 299.600 ngƣời, trong đó thị trấn có 4.300 ngƣời và các
xã có 295.300 ngƣời, và có 75.000 hộ trong đó sản xuất nông nghiệp là
44.000 hộ - chiếm 58.7%. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng dân số trung bình
40
hàng năm trên địa bàn huyện qua từng giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn 1991-1995 là 1,35%;
- Giai đoạn 1996-2000 là 2,17%;
- Giai đoạn 2001-2009 là 1,98%.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hƣớng giảm dần. Tỷ
lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hƣớng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát
triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số
dƣới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nƣớc. Đây
là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa
phƣơng. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông
nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 1995 xuống còn 85,06% vào năm 2009.
Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 ngƣời/km2
, phân bố không
đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đƣờng
131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 ngƣời/km2
, Phù Lỗ 2.116
ngƣời/km2
, mật đô dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi nhƣ Bắc Sơn
386 ngƣời/km2
, Nam Sơn 280 ngƣời/ km2
[53; 93].
Thanh Xuân  Minh Trí
 Minh Phú  Hiền Ninh
 QuangTiến  Phú Cýờng
Phú Minh  Mai Ðình
 Phù Lỗ  Ðông Xuân
 Nam Sõn  Bắc Sõn
 Hồng Kỳ  Trung Giã
 Tân Hýng  Bắc Phú
 Việt Long  Xuân Giang
 Ðức Hoà  Xuân Thu
41
 Kim Lũ  Phù Linh
 Tân Minh  Tiên Dýợc
 Tân Dân Thị trấn Sóc Sõn
Khi mới thành lập, Sóc Sõn là huyện có nhiều tiềm nãng về ðất ðai,
lao ðộng, ðồi núi và giàu truyền thống cách mạng, có lợi thế nhiều mặt ðể
phát triển song còn ở mức rất khiêm tốn, ðó là: cõ cấu kinh tế huyện lạc hậu,
hầu hết các xã là thuần nông, ðất ðai bạc màu, ðồi núi chủ yếu là ðất trống,
ðồi trọc; dân trí và trình ðộ sản xuất chýa cao, mang nặng tính tự cung tự cấp.
Cõ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu xuống cấp, thiếu ðồng bộ, ðặc biệt là hệ
thống giao thông, thủy lợi, trýờng học, một số mặt hầu nhý chýa có. Ðời sống
nhân dân hết sức khó khãn, một bộ phận không nhỏ còn ở mức nghèo ðói.
2.1.2. Đặcđiểm kinhtế, văn hóa, xã hội
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, với sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm
cao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, sự đổi mới mạnh mẽ trong lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, sự nỗ lực của
các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội - văn
hoá của huyện trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Gần 40
nãm qua, Ðảng bộ và nhân dân trong huyện ðã ðạt ðýợc những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng và ðáng tự hào. Ðảng bộ và nhân dân
huyện Sóc Sõn ðã phát huy ý chí tự lực, tự cýờng, nãng ðộng, sáng tạo výợt
qua những khó khãn, thách thức, thực hiện sự nghiệp ðổi mới của Ðảng, xóa
bỏ cõ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cõ chế thị trýờng ðịnh
hýớng xã hội chủ nghĩa, giành những thắng lợi quan trọng, toàn diện trên các
lĩnh vực. Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của huyện năm 2014 đã đƣợc tổng
kết trong Báo cáo Số: 339 /BC-UBND về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2014 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015”,
“Quyết định 32 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng
42
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu (2011-2015)”,
Báo cáo “Công tác xây dựng và phát triển phong trào văn hoá - văn nghệ của
huyện Sóc Sơn từ 2011 – 2014” của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn. Một số
kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện năm 2014
nhƣ sau:
Về kinh tế: Kinh tế của huyện ðã có sự chuyển biến cãn bản, tiến khá xa
so với xuất phát ðiểm. Tốc ðộ tãng trýởng kinh tế những nãm gần ðây ðạt trên
10%. Cõ cấu kinh tế huyện quản lý ðã chuyển mạnh theo hýớng công nghiệp
hóa, hiện ðại hóa, từ cõ cấu nông lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp sang cõ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Nông
nghiệp ðã chuyển ðổi mạnh mẽ cõ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo
hýớng sản xuất hàng hóa gắn với nông nghiệp sinh thái. Công nghiệp chế biến
sau thu hoạch phát triển nhý chế biến chè, rau quả, hýõng liệu… Diện tích
rừng trồng từ 234 ha trýớc nãm 1980 ðã nâng lên trên 6.000 ha, cõ bản phủ
kín ðất trống, ðồi núi trọc, có giá trị về sinh thái và phục vụ du lịch dịch vụ
[52; 93].
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở tất cả các
ngành, các lĩnh vực nhý sản xuất vật liệu xây dựng, cõ khí, chế biến thực
phẩm… ðặc biệt huyện ðã xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút
các doanh nghiệp trong và ngoài nýớc vào ðầu tý. Các ngành dịch vụ thýõng
mại, vận tải, viễn thông… phát triển mạnh, chợ ở các trung tâm thị trấn, thị tứ
ðã ðýợc ðầu tý cải tạo, xây mới. Cõ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ðýợc ðầu tý,
tập trung vào ðiện, ðýờng, trýờng học, thủy lợi. Hệ thống ðiện ðýợc nâng cấp,
cải tạo, ðáp ứng nhu cầu sản xuất và ðời sống nhân dân. Ðýờng giao thông
ðýợc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số tuyến giao thông quan trọng:
ðýờng quốc lộ 3B, ðýờng vào cụm khu công nghiệp, khu du lịch… Trên 80%
ðýờng thôn, xóm, khu dân cý ðýợc bê tông hóa với gần 300km. Các trýờng
43
học ðýợc thay thế hoàn toàn bằng phòng học kiên cố, ðáp ứng 100% nhu cầu
học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học và gần 40% học sinh trung học cõ sở.
Hệ thống thủy lợi ðýợc ðầu tý nâng cấp toàn bộ các trạm bõm; cứng hóa
12km mặt ðê toàn tuyến sông Cầu [52 ; 93].
Về vãn hóa - xã hội : Vãn hoá xã hội của huyện Sóc Sõn ðýợc phát triển
toàn diện, ðời sống vãn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng ðýợc nâng
cao. Sự nghiệp giáo dục ðýợc phát triển toàn diện. Ðội ngũ giáo viên ðýợc
chuẩn hóa (100%), 8 trýờng học ðạt tiêu chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế có
nhiều tiến bộ, ðáp ứng cõ bản các nhu cầu chãm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh
viện Ða khoa Sóc Sõn và hệ thống trạm y tế tuyến xã ðýợc nâng cấp, xây mới,
25/26 xã ðã có bác sĩ, 23/26 xã ðạt chuẩn quốc gia về y tế cõ sở. Chýõng trình
giảm nghèo, tãng giàu ðýợc tập trung quyết liệt và ðạt hiệu quả cao. Những
nãm gần ðây, mỗi nãm có hàng nghìn lao ðộng ðýợc ðào tạo, dạy nghề và
5.000 - 7.500 lao ðộng ðýợc giải quyết, tạo việc làm. Huyện ðã xóa xong nhà
dột nát, cõ bản các hộ dân có phýõng tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ giàu ngày càng
tãng. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay ðổi với 17 làng vãn hóa cấp Thành phố
và 58 làng vãn hóa cấp huyện; 163 trung tâm vãn hóa thể thao thôn làng ðýợc
cải tạo, nâng cấp, xây mới, phong trào vãn hóa, vãn nghệ, thể thoa quần chúng
phát triển mạnh mẽ ở cõ sở [53; 93].
Các nhiệm vụ an ninh quốc phòng ðýợc thực hiện tốt. An ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên ðịa bàn huyện ðýợc giữ vững, các mục tiêu và các
sự kiện chính trị ðýợc bảo vệ an toàn tuyệt ðối. Các tệ nạn xã hội ðýợc ngãn
chặn, một số mặt nhý ma túy, mại dâm… bị ðẩy lùi. Công tác huấn luyện dân
quân tự vệ, giáo dục quốc phòng, tuyển quân thýờng xuyên ðạt kết quả tốt,
nhiều nãm là lá cờ ðầu của Thành phố. Khu vực phòng thủ huyện bảo vệ phía
Bắc Thủ ðô Hà Nội ðýợc bảo ðảm vững chắc.
44
Hõn 36 nãm phấn ðấu xây dựng và trýởng thành là chặng ðýờng cách
mạng vẻ vang mang lại sự thay ðổi to lớn và toàn diện của huyện. Với những
thành tựu ðạt ðýợc và kinh nghiệm tích lũy ðýợc trong hõn 36 nãm qua với
tinh thần, khí thế, quyết tâm mới và sự ðoàn kết nhất trí trong Ðảng bộ, trong
nhân dân, kinh tế - xã hội Sóc Sõn trong týõng lai gần sẽ có býớc phát triển
výợt bậc, và ngày càng giàu ðẹp hõn.
2.1.3 Đặcđiểm Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của huyện, cũng nhƣ để đáp ứng
nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn
huyện, UBND huyện Sóc Sơn đã ra quyết định thành lập Nhà văn hoá huyện
Sóc Sơn. Căn cứ vào Quyết định số: 3566/QĐ-UB ngày 04/8/1988 về việc
thành lập Nhà văn hoá trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, Nhà văn hoá
huyện Sóc Sơn đã đƣợc thành lập tại số 46, đƣờng Núi Đôi, thị trấn Sóc Sơn,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đến nay, Nhà văn hoá huyện đã đƣợc đầu
tƣ về cơ sở vật chất với quy mô 5.000 chỗ ngồi, tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao hay tổ chức các buổi nói
chuyện, toạ đàm của huyện. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn gồm có ban giám
đốc, bao gồm 1 giám đốc, 02 phó giám đốc và các cán bộ nhân viên. Trong
đó, giám đốc Nhà văn hoá (hiện nay do đồng chí Uý Văn Cảng đảm nhiệm) -
là ngƣời đứng đầu, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Nhà văn hoá dƣới
sự chỉ đạo của UBND huyện Sóc Sơn. Phó giám đốc là ngƣời hỗ trợ cho giám
đốc, chịu trách nhiệm về những việc mà giám đốc giao cho. Các phòng ban
khác gồm có: Tổ Hành chính tổng hợp (Kế toán viên 01, Văn thƣ lƣu trữ
kiêm thủ quỹ 01, Kỹ thuật viên 01, Bảo vệ 02); Tổ Tuyên truyền cổ động
(Hoạ sỹ 02, Tuyên truyền viên 01), Tổ Văn hoá văn nghệ: Phƣơng pháp viên
02; Nhạc công 01; Đạo diễn 01; Kỹ thuật âm thanh 01; Tuyên truyền viên 02),
Tổ Thƣ viện – Nhà truyền thống (Thƣ viện viên 01; Hoạ sỹ 01) [42; 92].
45
Hình 2.1. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn
Chức năng của Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn
- Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn, chịu
sự chỉ đạo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội và UBND
huyện Sóc Sơn.
- Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn là một đơn vị có tƣ cách pháp nhân, có
con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nƣớc theo quy định.
Nhiệm vụ của Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn
- Chỉ ðạo, quản lý, bồi dýỡng về nghiệp vụ và phýõng pháp công tác
cho cõ sở, cán bộ cốt cán của phong trào vãn hóa quần chúng, thông tin cổ
ðộng, thý viện, Nhà truyền thống.
- Tổ chức các hoạt ðộng vãn hóa, vãn học nghệ thuật, Câu lạc bộ
thông tin cổ ðộng chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ðọc sách báo, nói
chuyện thời sự, vui chõi giải trí, thể dục thể thao nhằm phục vụ nhiệm vụ
chính trị của ðịa phýõng và ðáp ứng yêu cầu sinh hoạt vãn hóa của cán bộ,
công nhân viên và nhân dân trong Quận, huyên, thị xã.
46
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM

Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaCông Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM (20)

Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch ThấtLuận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Thạch Thất
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái NguyênLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng cung tín dụng đối với hộ sản xuất cây công...
 
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thônLuận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
 
10046
1004610046
10046
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
 
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống ĐaCông Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
Công Tác Xã Hội Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Tại Quận Đống Đa
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phườngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà NộiĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 

Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ MÃ SỐ ĐÀO TẠO : THÍ ĐIỂM Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PhạmHuy Kỳ Hà Nội, 2015 2
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp dƣới đây, trong thời gian qua tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm Huy Kỳ. Mặt khác, tôi cũng nhận sự hƣớng dẫn của lãnh đạo Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Cùng với đó là sự tự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Do vậy, trong phần mở đầu của báo cáo khóa luận tốt nghiệp, tôi xin gửi tới thầy giáo hƣớng dẫn Phạm Huy Kỳ và lãnh đạo Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Xin chân thành cảm ơn! 3
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................8 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................10 3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................10 3.2 Nhiệm vụ cụ thể..................................................................................10 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................10 5. Mẫu khảo sát ........................................................................................11 6. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................11 7. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................13 9. Kết cấu của luận văn .............................................................................13 PHẦN NỘI DUNG...................................................................................14 CHƢƠNG 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ............14 VĂN HÓA CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................................14 1.1. Quản lý, quản lý hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ...........................................................................................14 1.1.1. Quảnlý...........................................................................................14 1.1.2. Hoạtđộng thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 17 1.1.3. Quản lý hoạt độngthông tincổ động trongxâydựng đời sốngvăn hóa cơ sở 24 4
  • 5. 1.2. Nhà văn hóa và quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sốngvăn hóa cơ sở...............................................................28 1.2.1. Nhà văn hóa ...................................................................................28 1.2.2. Hoạtđộng thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ...........................................................................................30 1.2.3. Quảnlý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở..............................................................................32 *Kết luận chƣơng 1..................................................................................37 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN.....39 CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............39 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn.........39 2.1.1. Đặcđiểm tự nhiên, dân cư ...............................................................39 2.1.2. Đặcđiểm kinh tế, văn hóa, xã hội.....................................................42 2.1.3 Đặcđiểm Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn ..............................................45 2.2 Hoạt động thông tin cổ động trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn.......................................................................................47 2.2.1 Những vấn đềxây dựng đời sống văn hoá cơ sở.................................47 2.2.2 Hoạtđộng thông tin cổ động trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn...................................................................................51 2.2.2.1Cáchoạt động văn hoá thông tin cơ sở...........................................51 2.2.2.2. Cáchình thức tuyên truyền và cổ động trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ...........................................................................................73 2.3. Công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn .............................85 2.3.1 Lập kế hoạch ...................................................................................86 2.3.2 Tổchức thực hiện.............................................................................89 5
  • 6. 2.3.3 Lãnhđạo, chỉ đạo............................................................................91 2.3.4 Kiểm tra, đánh giá ...........................................................................92 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn . 94 2.4.1 Những thànhtích đạt được ...............................................................94 2.4.2 Những hạnchế cần khắc phục ..........................................................96 2.4.3 Nguyên nhân ...................................................................................98 *Kết luận chƣơng 2..................................................................................99 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC ............... 101 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ ......................................... 101 3.1. Phƣơng hƣớng ................................................................................ 101 3.2. Giải pháp......................................................................................... 103 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và nhận thức của nhân dân về hoạtđộng thông tin cổ động .......................................... 103 3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở hiện có .. 104 3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân................................................................................................ 105 3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thông tin cổ động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở............................................................................ 107 3.2.5. Quantâm xây dựng, quyhoạch đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cổ động trong lĩnh vực văn hoá thông tin cơ sở ........................................ 109 *Kết luận chƣơng 3................................................................................ 109 KẾT LUẬN............................................................................................ 111 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 114 6
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CLB: Câu lạc bộ CNVC – LĐ: Công nhân viên chức – Lãnh đạo CTMT: Công tác Mặt trận KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình TDĐKXDĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá TDTT: Thể dục thể thao THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TW: Trung ƣơng UBND: Uỷ ban nhân dân UNESCO: The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc VHTT: Văn hoá thông tin XHCN: Xã hội chủ nghĩa 7
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ: Hệ thống công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động ..... trang 25 Bảng 2.1. Mức hƣởng thụ văn nghệ quần chúng từ năm 2001 – 2004 ..... trang 65 Bảng 2.2. Mức hƣởng thụ nghệ thuật chuyên nghiệp (không kể xem qua các phƣơng tiệnthông tinđại chúng) từ năm 2001 – 2004 .............................. trang 65 DANH MỤC HÌNH Hình2.1. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn ........................................................ trang 46 8
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý một cách khoa học sự phát triển xã hội là vấn đề mang tính tất yếu của công cuộc xây dựng đất nƣớc. Ngay từ năm 1918, sau khi Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công, V.I.Lênin đã đặt việc quản lý xã hội thành vấn đề cấp bách: “Hiện nay, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải tổ chức quản lý nƣớc Nga”. Quá trình quản lý bao gồm ba lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội là kinh tế, quan hệ xã hội, chính trị và văn hoá. Quản lý văn hoá là một trong những phƣơng pháp chính trị quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, hình thành con ngƣời mới và hoàn thiện các quan hệ xã hội, là điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn lực con ngƣời. Các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, vừa mang tính chất chuyên môn hoá cao. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc kết quả tốt đẹp trên cơ sở tổ chức quản lý văn hoá một cách khoa học. Văn hóa là hình thái ý thức xã hội, văn hóa văn nghệ có vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, nâng cao trình độ dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân, hƣớng tới những giá trị cao đẹp về tinh thần để góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa có tƣ tƣởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Đồng thời “phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa pháthuynhững giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,… Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh;coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con ngườiViệt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong 6
  • 10. thế hệ trẻ… Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh”. Việc nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa, nhận thức đúng đắn hơn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa và hoạt động văn hóa cơ sở trong việc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố con ngƣời, xây dựng xã hội mới XHCN; xây dựng làng, xã, khu phố văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa và môi trƣờng văn hóa lành mạnh, khắc phục thái độ xem nhẹ và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa là yêu cầu hết sức cấp thiết cả trƣớc mắt lẫn lâu dài, trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, công tác thông tin cổ động luôn là một mũi nhọn sắc bén, góp phần to lớn vào công cuộc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc, tập hợp và động viên đông đảo quần chúng nhân dân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. Thông tin cổ động đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, sôi nổi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, ngay cả trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Những năm đầu bƣớc vào thời kỳ đổi mới, công tác thông tin cổ động có phần lắng xuống. Thực tế cho thấy, xóa bỏ cơ chế bao cấp không có nghĩa là nhất loạt thả nổi, từ kinh tế đến tƣ tƣởng văn hóa đều phó mặc cho cơ chế thị trƣờng. Hầu hết nhân dân lao động nƣớc ta là cƣ dân nông nghiệp, nông thôn. Đời sống của nhân dân, đồng bào các dân tộc ít ngƣời, ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo thực tế còn rất nghèo nàn, khắp các địa 7
  • 11. phƣơng trong cả nƣớc, nhất là nông thôn và miền núi, thiếu một không khí sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, sôi nổi, các tệ nạn xã hội và nhiều hủ tục mê tín dị đoan đang nảy nở tràn lan. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng chƣa đƣợc phổ biến rộng khắp. Nhƣng dù máy móc có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể hoàn toàn thay thế đƣợc con ngƣời. Một lực lƣợng cán bộ thông tin cổ động đƣợc đào tạo bài bản, có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sóc Sơn là huyện ngoại thành, phía bắc Thủ đô Hà Nội; diện tích tự nhiên 306,8 km2, dân số 290.000 ngƣời. Gồm 25 xã và 01 thị trấn. Trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên hiện nay Sóc Sơn vẫn là huyện khó khăn của Thành phố, kinh tế, xã hội đã có nhiều bƣớc tiến lớn nhƣng đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân chƣa đƣợc nâng cao, nhiều chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng chƣa đến đƣợc với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và cổ động, bản thân là một ngƣời con của vùng quê Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động thông tin cổ động và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện đang là lĩnh vực nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong các văn bản nhƣ: Văn kiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV và Đại hội 8
  • 12. Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X, Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa – thông tin cơ sở từ 2001 – 2010 của Bộ VHTT. Đã có rất nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu đề cập và phân tích sâu sắc nhƣ: - TS Hoàng Quốc Bảo (2007), Thông tin cổ động, NXB Lý luận chính trị. Cuốn sách đã làm rõ các khái niệm thông tin, cổ động, thông tin cổ động, thông tin cổ động chính trị,... Cuốn sách đã cung cấp những hiểu biết căn bản về thông tin cổ động nhƣ: thông tin cổ động trong hoạt động tƣ tƣởng của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của thông tin cổ động, cổ động miệng, cổ động trực quan... Từ đó, nhận diện các loại hình, hình thức thông tin cổ động [3; 89]. - GS. TS Hoàng Vinh (1999), Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, NXB Văn hóa Thông tin [59; 93]. - Trƣờng bồidƣỡng Cán bộ quản lý văn hóa ấn phẩm (1983), Đại cương lý luận về quản lý hoạt động văn hoá, Tủ sáchnghiệp vụ [49; 92]. - Đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB VHTT, 1995. - Lê Nhƣ Hoa (1996), Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, NXB Văn hóa Thông tin. Theo tác giả, “các hoạt động văn hóa” cần đƣợc “thúc đẩy” và “phải biến đổi”. Nguồn lực biến đổilà “toàn xã hội” [26; 90]. - Thanh Lê (1999), Văn hoá và lối sống - hành trang vào thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội [33; 91]. - Trƣơng Công Liêm (2004), Suy nghĩ về đời sống văn hoá cơ sở Huyện Sóc Sơn trong giai đoạn hiện nay [34; 91]. 9
  • 13. - Nguyễn Văn Thiện, Phòng Văn hóa thông tin huyện Sóc Sơn (2000), Sự nghiệp văn hóa thông tin huyện Sóc Sơn – Thực trạng và giải pháp [44; 92]. Tuy nhiên, chƣa có một tác giả nào đề cập, đi sâu vào nghiên cứu, phân tích là làm rõ quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hóa ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn; qua tìm hiểu, khảo sát thực tế, luận văn đƣa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa huyện trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 3.2 Nhiệm vụ cụ thể - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động thông tin cổ động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. - Tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 – 2013. 10
  • 14. - Về nội dung: công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. 5. Mẫu khảo sát Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu 1. Việc thực hiện công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đƣợc thực hiện nhƣ thế nào từ năm 2005 đến năm 2013? 2. Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay? 7. Giả thuyết nghiên cứu Công tác thông tin cổ động có nhiệm vụ hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc và xu thế của thời đại, có tác động quan trọng trong quá trình cải tạo con ngƣời và đổi mới đất nƣớc. Con ngƣời luôn là nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ tình hình, đặc điểm, thực trạng kinh tế, xã hội, dân cƣ của huyện Sóc Sơn, các hoạt động của công tác thông tin cổ động đƣợc tiến hành kết hợp với các yếu tố loại hình nghệ thuật khác nhau. Việc quản lý các hoạt động này đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Phòng Văn hóa – thông tin huyện Sóc Sơn, và trực tiếp hơn nữa là Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn. Trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu và làm rõ công tác quản lý của Nhà Văn hóa huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì hoạt động thông tin cổ động vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục nhƣ: tình trạng sách, báo, ấn phẩm, băng đĩa lậu tràn lan trên địa bàn huyện; hoạt động phát thanh còn nghèo nàn về nội dung… 11
  • 15. Công tác quản lý còngặp nhiều khó khăn nhƣ: - Việc xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở còn chậm, hoạt động của một số trung tâm văn hóa thể thao cơ sở chƣa đạt hiệu quả, việc chăm lo đời sống văn hóa cơ sở cho nhân dân chƣa đồng bộ và hiệu quả. - Công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực thông tin cổ động trong xây dựng đời sốngvăn hóa cơ sở còn nhiều bất cấp. - Các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc chƣa đƣợc triển khai sâu rộng đến toàn dân, nhân dân chƣa thực sự hiểu và thực hiện nghiêm túc các chủ trƣơng đó, vì vậy chất lƣợng phong trào chƣa cao. - Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên còn thiếu và yếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. - Quá trình quản lý chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ giữa bốn khâu: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát. Trƣớc thực trạng đó, yêu cầu đặt ra với những ngƣời làm công tác quản lý phải nhanh chóng đổi mới tƣ duy, đẩy mạnh công tác quản lý, coi trọng công tác kiểm duyệt nội dung, hình thức của các ấn phẩm, sách báo, tạp chí đảm bảo cho các văn hóa phẩm đó đáp ứng nhu cầu tìm đọc của nhân dân, đồng thời phù hợp với những giá trị chuẩn mực trong văn hóa truyền thống của dân tộc. * Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: - Nâng cao nhận thức cho cấp ủy và chính quyền về tầm quan trọng của quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. - Quan tâm xây dựng, quy hoạch độingũ cán bộ làm công tác thông tin cổ động trong lĩnh vực văn hóa thông tin cơ sở của Nhà Văn hóa. 12
  • 16. - Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có. - Đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. - Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thông tin cổ động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Một số phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong bài nghiên cứu nhƣ: - Nghiên cứu tài liệu - Phỏng vấn; - Khảo sát thực tế - Tổng kết kinh nghiệm. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chƣơng, 07 tiết. Chƣơng 1: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hoá trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở - Một số vấn đề lý luận. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hoá trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thông tin cổ động của nhà văn hoá trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện nay. 13
  • 17. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Quản lý, quản lý hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 1.1.1. Quảnlý  Khái niệm quản lý  Có thể nói rằng, “quản lý” là một khái niệm đa nghĩa. Dƣới mỗi thời đại, chế độ, xã hội, và với mỗi ngành nghề cũng nhƣ với mỗi nhận thức khác nhau của mỗi ngƣời sẽ có một khái niệm về “quản lý” khác nhau. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về “quản lý”, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Dƣới góc độ quản lý học, F.W Tailor (1856- 1915) – ông tổ của trƣờng phái “quản lý theo khoa học” đã định nghĩa rằng: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [62; 93]. Henrry Fayel (1886 – 1925) là ngƣời có tầm ảnh hƣởng lớn trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại đến nay đã cho rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [64; 93]. Hard Koont định nghĩa: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp con ngƣời hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" [63; 93]. Peter F Druker thì khẳng định: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự 14
  • 18. logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích" [66; 93]. Còn theo Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi môi trƣờng bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công" [68; 94]. Trong khuôn khổ luận văn, ngƣời viết sử dụng một khái niệm “quản lý” mang tính phổ quát nhất: “Quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” [24; 90]. Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý Từ những khái niệm về quản lý của các nhà nghiên cứu theo trƣờng phái “quản lý khoa học”, ta thấy mặc dù mỗi khái niệm đều mang những quan niệm riêng, tuy nhiên nhìn chung quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành: - Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý? - Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì? - Mục đíchquản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì? - Môi trƣờng và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào? Đồng thời, quản lý là một khái niệm mang nghĩa rộng, nó là sự kết hợp của 3 phƣơng diện: Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giảm mâu thuẫn giữa hai bên. Thứ ba, tăng cƣờng hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm đƣợc những việc mà một cá nhân không thể làm đƣợc, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể 15
  • 19.  Đặc điểm của quản lý:  - Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến. Con ngƣời không thể tồn tại và phát triển nếu không có quan hệ và các hoạt động với ngƣời khác. Khi con ngƣời cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có một tác nhân quản lý để giúp các hoạt động của con ngƣời diễn ra một cách có trật tự và có hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại nhƣ một tất yếu trong những loại hình tổ chức cơ bản của con ngƣời. - Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Một trong những đặc trƣng nổi bật của hoạt động quản lý so với các hoạt động khác là ở chỗ, các hoạt động cụ thể của con ngƣời là biểu hiện của quan hệ giữa chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) và đối tƣợng quản lý (ngƣời bị quản lý), và đó cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. - Quản lý là tác động có ý thức. Chủ thể quản lý tác động tới đối tƣợng quản bằng tình cảm, dựa trên cơ sở tri thức khoa học và bằng ý chí cá nhân để nhằm kiểm soát, điều khiển hành vi, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của các đối tƣợng quản lý. Vì thế có thể nói quản lý là hoạt động có ý thức. - Quản lý là tác động bằng quyền lực. Bởi vì chỉ có thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. mà chủ thể quản lý mới đảm trách đƣợc vai trò của mình là duy trì kỷ cƣơng, kỷ luật và xác lập sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức. - Quản lý là tác động theo quy trình. Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. - Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực. Các nguồn lực đƣợc phối hợp bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ phối hợp các nguồn lực đó mà quản lý trở thành tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc tạo 16
  • 20. nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở những sức mạnh của các bộ phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả - Quản lý nhằm hƣớng tới thực hiện mục tiêu chung. Điều đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý là vừa đáp ứng nhu cầu riêng của chủ thể cũng nhƣ là phải đáp ứng đƣợc lợi ích của đối tƣợng. - Hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ các nguyên tắc quản lý, phƣơng pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản lý phải đƣợc xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có đƣợc thông qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn. 1.1.2. Hoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Cơ chế thị trƣờng ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống xã hội. Nó tác động vào lĩnh vực văn hóa, vào đời sống, làm cho trình độ thẩm mỹ, nhu cầu, sở thích, thị hiếu, đời sống vật chất và tinh thần từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ: tƣ tƣởng chính trị và trình độ nghệ thuật, về công tác thông tin tuyên truyền giáo dục, đồng thời cả trên bình diện lãnh đạo quản lý, chƣa đánh giá xác thực, đúng đắn tình hình hoạt động, lúc quá đà, lúc bất cập trong xử lý chƣa nắm bắt đầy đủ các nguyên nhân, do đó chƣa đƣa ra các biện pháp hợp thời giải quyết, dẫn đến một số mặt trong đời sống xã hội đang xuống cấp rõ rệt nhƣ nếp sống, đạo đức, giao tiếp, ứng xử giá trị, chuẩn mực... Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên chạy theo lối sống truy lạc, hủ tục, mê tín dị đoan sùng ngoại và các tệ nạn xã hội... Để giải quyết những vấn đề bất cập trên, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra các biện pháp tích cực, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phát động các phong trào, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin tuyên truyền giáo dục bằng mọi hình thức văn hoá văn nghệ, tuyên truyền cổ động trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng kết hợp với các loại hình nghệ 17
  • 21. luật. Những vấn đề ấy chính là những yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tuyên truyền giáo dục nhân cách và nguồn lực con ngƣời theo những tiêu chuẩn con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa. Các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động thực sự có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Trong công tác thông tin tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng phải tuyên truyền sát với tình hình của cơ sở. Các nghị quyết của Đảng bộ địa phƣơng, cơ sở vận dụng đƣờng lối chính sách chung vào điều kiện riêng của từng cơ sở. Tuyên truyền cho nhân dân biết, hiểu và làm đúng, làm tốt mọi chủ trƣơng của Nhà nƣớc góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nhấn mạnh: "Công tác thông tin tuyên truyền và cổ động là một bộ phận quan trọng trong công tác tƣ tƣởng của Đảng" [58, 93].Thông tin tuyên truyền và cổ động có liên quan mật thiết với nhau, thông tin là cung cấp nội dung, tuyên truyền cổ động là phổ biến, h- ƣớng dẫn, động viên và định hƣớng cho ngƣời tiếp nhận thông tin có hiệu quả. Cổ động là sự khích lệ, đánh thức và kích thích động viên quần chúng thực hiện. Cổ động phải đạt đến hành động, nếu cổ động chính trị chỉ chủ yếu giải thích chính sách, nhiệm vụ trƣớc mắt của Đảng và cổ vũ nhân dân thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nƣớc đang phát động cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hoá trong toàn dân nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, nâng cao một bƣớc mức hƣởng thụ văn hoá thì công tác thông tin tuyên truyền, cổ động lại càng có vị trí chiến lƣợc quan trọng và cấp thiết để hiệu quả của phong trào đi sâu, đi sát vào đời sống nhân dân và toàn xã hội. Trong công tác xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, một chủ trƣơng vận động của thành phố - công tác tuyên truyền cổ động theo các phong trào theo sự chỉ đạo của UBND thành phố với các hình thức tuyên 18
  • 22. truyền lƣu động ở các tụ điểm tập trung đông dân cƣ; phổ biến rộng rãi phong trào đến mọi ngƣời dân; xây dựng phong tục tập quán văn minh, giữ gìn nếp sống văn minh ở các cơ sở hoạt động văn hoá. Quan tâm giải quyết các điều kiện và vƣớng mắc cụ thể trong từng cụm dân cƣ. Hoạt động của công tác thông tin tuyên truyền và cổ động xây dựng nếp sống mới với nội dung hoạt động là xây dựng nếp sống văn minh; xoá bỏ nạn mê tín, các hủ tục lạc hậu, các hình thức biểu hiện của lối sống sa đoạ đồi trụy; góp phần phòng chống các bệnh dịch và các tệ nạn xã hội. Việc phòng chống các bệnh dịch và các tệ nạn xã hội không phải một sớm một chiều. Thông tin tuyên truyền cổ động chính là phƣơng tiện hữu hiệu. Hiện nay các loại bệnh dịch ngày càng phát triển phức tạp, nhiều ngƣời còn chƣa hiểu để phòng, chống bị mắc bệnh một cách vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do sự thiếu hiểu biết về bệnh dịch, họ đã trở thành những tác nhân lây lan và phát triển bệnh dịch. Công tác thông tin tuyên truyền và cổ động sẽ giúp cho mọi ngƣời hiểu đƣợc nguyên nhân, cách phòng chống và hậu quả của bệnh dịch mà tránh và phòng. Nhƣ vậy, đời sống văn hoá của một cơ sở đƣợc nâng cao, hoặc một cơ sở xây dựng đời sống văn hoá tốt có nghĩa là cơ sở đó có môi trƣờng văn hoá lành mạnh, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia hoạt động trên mọi lĩnh vực văn hoá giáo dục. Để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tinh thần của họ, điều kiện không thể thiếu đƣợc đó là việc kết hợp song song với xây dựng cải tạo và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị trở thành ý thức và phẩm chất cách mạng cũng đƣợc quan tâm hàng đầu bởi một môi trƣờng văn hoá trong sạch và lành mạnh không thể không có nếp sống văn minh, không thể thiếu đƣợc phong trào xây dựng gia đình văn hoá, phố, làng văn hoá, sạch nhà sạch phố và càng không thể thiếu đƣợc con ngƣời ứng xử có văn hoá, giao tiếp có văn hoá, có lý tƣởng tình cảm trong sáng, lành mạnh, có cử chỉ hành động cao đẹp, thực hiện kỷ cƣơng phép 19
  • 23. nƣớc và các chuẩn mực xã hội góp phần xây dựng một Việt Nam dân giàu, n- ƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tất cả không thể thiếu đƣợc vai trò to lớn của công tác thông tin tuyên truyền và cổ động. Nó đã trở thành phƣơng tiện hữu hiệu trong quá tuyên tuyên truyền giáo dục, cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân trong công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở trên khắp các địa phƣơng ở nƣớc ta hiện nay. Hoạt động thông tin tuyên truyền và cổ động góp phần chuẩn bị nhân tố con ngƣời của thời đại mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, nhu cầu tiếp nhận thông tin của quần chúng nhân dân ngày càng cao, các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng nhiều. Mặt khác, chúng ta đang sống trong một xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhịp độ và cƣờng độ vận động ngày càng tăng, sẽ dẫn đến khả năng con ngƣời không có thời gian để đến các rạp, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá để hƣởng thụ các giá trị văn hoá bao gồm văn hóa cổ truyền, văn hoá đƣơng đại và các giá trị văn hoá mới của thời đại... mà chủ yếu tiếp nhận thông tin từ nhiều nơi. Công tác thông tin tuyên truyền và cổ động giúp sàng lọc, định hƣớng đúng đắn các thông tin ấy. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động với nhiều hình thức đa dạng có vai trò định hƣớng con đƣờng để mọi ngƣời hiểu, tin và làm theo. Nhà n-ƣớc có vai trò điều tiết các hoạt động thông tin ở tầm vĩ mô. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền và cổ động có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá ở cơ sở hiện nay. Các tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền ngày càng phong phú nhƣ sách, báo, ấn phẩm và các lực lƣợng thông tin lƣu động... đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhân dân trong xã hội hiện nay. Góp phần tuyên truyền cổ động nâng cao tính chủ động sáng tạo, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, kích động tâm lý nhân dân của bọn phản động chấn hƣng văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc theo hƣớng phát triển qua các hình 20
  • 24. thức nhƣ tranh cổ động, áp phích, khẩu hiệu, truyền thanh, truyền hình... đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. Tựu chung lại, trong tình hình hiện nay các hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động đã trở thành đội quân xung kích trong công tác tƣ tƣởng của Đảng trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân, đảm bảo bồi bổ kiến thức mới, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa tƣ tƣởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Xây dựng đời sống văn hoá chính là tạo dựng môi trƣờng văn hoá. Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội mà đồng thời xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con ngƣời, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của chính mình. Khi nhu cầu vật chất đƣợc đáp ứng thì con ngƣời tồn tại là một sinh thể xã hội tức là một nhân cách văn hoá. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở có nghĩa là tổ chức một loạt các hoạt động văn hoá, làm cho mỗi ngƣời đƣợc thƣởng thức thấm nhuần các giá trị văn hoá tốt đẹp, đƣợc giáo dục những tƣ tƣởng lành mạnh, tiến bộ, góp phần tạo nên những bƣớc đầu của một đời sống văn hoá. Đây đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lƣợc tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành công cuộc đời sống văn hoá mới, lối sống mới và con ngƣời mới ngay tại cơ sở. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là thực hiện nhiệm vụ "đƣa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống làm cho văn hoá ngày càng trở thành yếu tố khăng khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của nhân dân thành một lực lƣợng sản xuất quan trọng và nhờ đó hoạt động văn hoá tƣ tƣởng và văn hoá để hình thành một lối sống xã hội chủ nghĩa, phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất và tinh thần của mỗi ngƣời. Bên cạnh các yếu tố phát triển kinh tế xã hội phải có một đời sống văn hoá cơ sở vui tƣơi, phong phú và có 21
  • 25. trình độ ngày càng cao. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo cuộc sống vui tƣơi lành mạnh khích lệ khả năng sáng tạo và sản xuất của nhân dân. Đẩy lùi hiệu quả các hiện tƣợng tiêu cực phản văn hoá" [58; 93]. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là nhiệm vụ trung tâm của ngành văn hoá thông tin. Nhiệm vụ này tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng nền kinh tế mới, là cơ sở nền tảng của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở có ý nghĩa lâu dài tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới và con ngƣời mới. Tại Đại hội VI, Đảng ta nhận định: "Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đƣa văn hoá văn nghệ đến vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi hẻo lánh, quan tâm các tầng lớp xã hội, các lứa tuổi khác nhau ... Văn hoá văn nghệ phải vì nhân dân và do nhân dân, phải đem đến cho nhân dân lao động những giá trị văn hoá cao đẹp của dân tộc và của nhân loại. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo để tạo ra những giá trị văn hoá mới” [58; 93]. Chủ trƣơng xây dựng các trung tâm văn hoá, nhà văn hoá xã, phƣờng, thôn, ấp, bản, khu phố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Đây là điều kiện cần thiết để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, trong đó tổ chức các nội dung hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi, giải trí cho nhân dân ở cơ sở theo sự chỉ đạo và định hƣớng của nhà n- ƣớc với các nhiệm vụ: thông tin, tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho nhân dân; hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng, giữ gìn khai thác và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 22
  • 26. Thực hiện đƣờng lối phát triển văn hoá của Đảng, những năm qua, nhiều chƣơng trình, nội dung công tác, triển khai nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã đƣợc cộng đồng xã hội hƣởng ứng và tham gia tích cực. Các chƣơng trình đã đáp ứng từng bƣớc nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân lao động; thu hút nhân dân vào các sinh hoạt văn hoá, xây dựng nếp sống và môi trƣờng xã hội tiến bộ, lành mạnh; tạo sự phát triển hài hoà về đời sống văn hoá với đời sống kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở. Thực tế cho thấy, những năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhất là từ khi Nghị quyết Trung - ƣơng 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng thiết chế văn hoá cấp cơ sở đi vào chiều sâu. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đƣợc phát động đã nhanh chóng trở thành một cuộc tổng động viên, lôi cuốn rộng rãi các lực lƣợng chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia. Đến nay, các trung tâm văn hoá ở cơ sở phát triển ngày càng sâu rộng ở hầu khắp các địa phƣơng đã trở thành kênh chuyển tải thông tin quan trọng để các giá trị văn hoá thấm sâu vào nếp sống, lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng dân cƣ. Nhân dân tiếp cận với các hoạt động giáo dục chính trị và phổ biến pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc một cách sinh động, cụ thể. Công nhân trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc về cơ bản đƣợc đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hoá và hƣởng thụ văn hoá ở nông thôn, nông dân tích cực tham gia phong trào xây dựng gia đình nông thôn văn hoá. Nhiều loại hình các câu lạc bộ văn hoá, nhà văn hoá, các trung tâm học tập cộng đồng đƣợc tổ chức với các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công đã tạo nên hiệu quả và chất lƣợng của đời sống văn hoá ở cơ sở. 23
  • 27. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm xây dựng đời sống văn hoá đạt tiến bộ khá cơ bản; ý thức về coi trọng giá trị văn hoá đã đƣợc nâng lên trong mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cƣ. Nhiều câu lạc bộ văn hoá gia đình, cộng đồng, nhiều đội văn nghệ đƣợc tự nguyện thành lập làm phong phú thêm đời sống văn hoá ở cơ sở. Nhân dân nhiều địa phƣơng đã tự nguyện đóng góp xây dựng các cơ sở văn hoá, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, mua sắm các phƣơng tiện phục vụ sinh hoạt văn hoá và tham gia các hoạt động sáng tạo văn hoá. 1.1.3. Quảnlýhoạt động thông tin cổ động trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta; là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để xây dựng đời sống, văn hóa cơ sở việc thực hiện các hoạt động thông tin, cổ động đóng vai trò rất quan trọng vì thế cần đƣợc quản lý và chỉ đạo chặt chẽ. Nƣớc ta hiện nay có khoảng 665 đội thông tin cổ động, trong đó có 71 đội cấp tỉnh và tƣơng đƣơng, 594 đội cấp huyện và tƣơng đƣơng, với tổng số 4.442 cán bộ (trong biên chế là 2.355 cán bộ và 2.087 cán bộ hợp đồng) [47; 92]. Công tác thông tin cổ động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải có cách làm mới kể cả về quy mô và nghệ thuật tuyên truyền. Nhƣng thực tế cho thấy, một số địa phƣơng không thực hiện nội dung tuyên truyền theo kế hoạch đề ra hoặc làm một cách hình thức chiếu lệ, làm cho có. Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền, cổ động thiếu sự đồng bộ, thiếu chiều sâu, không hiệu quả. Chính vì vậy các hoạt động thông tin, cổ động đƣợc thực hiện dƣới sự quản lý của các cơ quan ban ngành, sao cho phù hợp với yêu cầu pháp luật cũng nhƣ phù hợp với mục tiêu đề ra. 24
  • 28. Bảng 1.1. Sơ đồ hệ thống công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động Cơ Mặt trận Tổ Đảng Chính Phủ quốc, đoàn thể quan và các hội - Ban tuyên giáo - Bộ Văn hóa-Thể thao-Du - Vụ tƣ tƣởng- - Báo Nhân dân. lịch; văn hóa - Tạp chí Cộng - Bộ Thông tin - Truyền - Báo, tạp chí. sản. thông. -Trƣờng nghiệp - Các Học viện - Các cơ quan thông tấn và vụ ngành. chính trị Quốc gia báo chí TW và chính phủ. và Học viện Báo - Tạp chí của các Bộ và cơ chí- Tuyên truyền. quan ngang Bộ. - Các vụ-cục chức - Đài truyền hình VN, Đài Cấp năng. tiếng nói Việt Nam. - Viện nghiên cứu - Các vụ-cục chức năng (Cục Trung Khoa học. tƣ tƣởng văn hóa, Cục văn ƣơng - Nhà xuất bản hóa, Cục báo chí, Cục xuất Chính trị-Sự thật bản…). Quốc gia. - Các nhà hát, Đoàn nghệ thuậ, Bƣu chính, viễn thông. - Nhà xuất bản, Thƣ viện quốc gia và các thƣ viện chuyên ngành. - Nhà triển lãm, các Hãng phim (hãng phim thời sự, tài liệu, khoa học…). 25
  • 29. - Báo, Đài phát - Các Sở Văn hóa-Thể thao- Cơ quan Tƣ thanh -truyền hình. Du lịch, Sở Thông tin-Truyền tƣởng-Văn hóa - Trƣờng Chính trị. thông. (Nội bộ - Trung tâm/Nhà văn hóa, ngành). Cấp Nhà thông tin… Thƣ viện, Tỉnh, cửa hàng sách báo. Thành - Các đoàn nghệ thuật, Đội phố Thông tin Lƣu động. - Cụm cổ động; rạp chiếu phim. - Đội Chiếu bóng Lƣu động và Băng hình… Cấp - Đài phát thanh – - Phòng Văn hóa, Phòng và tháp hình (FM). Thông tin Thƣ viện, cửa hàng Huyện, - Bản tin. sách báo. Quận - Báo cáo viên. - Trung tâm văn hóa, Đội và - Thông tin Lƣu động. tƣơng - Cụm cổ động, pano, rạp-bãi đƣơng chiếu phim. - Ban tuyên giáo. - Ban văn hóa-xã hội. - Đài truyền thanh. - Trung tâm/Nhà văn hóa, Đội Xã Thông tin, Thƣ viện, Quầy Phƣờng sách báo. - Thị - Đội văn nghệ không chuyên, trấn Các cơ sở Trƣờng học, Đồn Biên phòng, cơ quan đơn vị trên địa bàn. 26
  • 30. - Trạm bảng tin, cụm pano, Bƣu điện và Điểm Bƣu điện Văn hóa xã, Điểm internet. - Sân bãi sinh hoạt văn hóa, thể thao. Thôn Tuyên truyền viên - Tổ nhóm văn nghệ, câu lạc bộ, tủ sách, Internet... Bản - - Gia đìnhnghệ thuật, điểm Ấp - karaoke. Khu - Cộng tác viên-hạt nhân văn phố nghệ. Việc quản lý các hoạt động thông tin, cổ động đƣợc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, tại mỗi tỉnh, thành phố đều có những văn bản quy định về việc quản lý hoạt động thông tin, cổ động trên địa bàn. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quản lý, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội trong tỉnh, thành phố, các tổ chức tôn giáo, UBND các xã, huyện từ thành thị đến nông thôn trong quá trình thực hiện tuyên truyền, cổ động phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật. Các hoạt động về thông tin cổ động tại các cơ quan ban ngành, các đơn vị, tổ chức địa phƣơng chỉ đƣợc thực hiện khi có văn bản báo cáo gửi lên Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trƣớc khi tổ chức các hoạt động này. Trong đó phải trình bày rõ về phƣơng tiện, nội dung tuyên truyền, cổ động, kèm theo số lƣợng, danh sách, địa điểm, thời gian thực hiện. Sau khi đƣợc sự phê duyệt của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các tổ chức, đơn vị thực hiện tuyên truyền, cổ động phải thực hiện theo đúng hƣớng dẫn để phù hợp với Quy hoạch tuyên truyền và cổ động của tỉnh, thành phố và pháp luật liên quan. 27
  • 31. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở phải đảm bảo đúng tiến bộ, và phải dừng các hoạt động tuyên truyền, cổ động đúng thời hạn quy định mà Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quy định trong văn bản. Chỉ có Trung ƣơng Đảng, Đảng uỷ các cấp mới có quyền đề ra khẩu hiệu trong phạm vi lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng. Các ngành, các đoàn thể đề ra khẩu hiệu cho ngành, đoàn thể mình nhƣng phải đƣợc Trung ƣơng Đảng và Cấp uỷ Đảng (nếu là địa phƣơng) thông qua. Nhƣ vậy, công tác quản lý các hoạt động thông tin cổ động của các đơn vị cơ sở đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn từ cấp tỉnh, thành phố đến các địa phƣơng nhằm giúp các hoạt động đó mang lại hiểu quả cao trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở cũng nhƣ đi liền với chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta. 1.2. Nhà văn hóa và quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 1.2.1. Nhà văn hóa  Khái niệm Nhà văn hóa  Những năm qua, Nhà nƣớc và ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Một trong các biểu hiện cụ thể là việc triển khai xây dựng hệ thống Nhà văn hóa cộng đồng từ thành thị tới nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhà văn hóa là một trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa xã hội có nhiệm vụ chuyển tải những giá trị tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và nhân loại cho nhân dân hưởng thụ, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dântạo ra các giá trị văn hóa nghệ thuật; để gìn giữ bảo lưu và xây dựng các nền văn hóa dân chủ mới để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mình trong thời gian nhàn rỗi [31; 91]. 28
  • 32. Ở nhiều khu dân cƣ, hầu hết Nhà văn hóa cộng đồng hoạt động có hiệu quả, trở thành tụ điểm văn hóa của cộng đồng. Đó là nơi bà con trong khối phố, làng bản, thôn ấp gặp gỡ để giao lƣu, trao đổi, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao hằng ngày, nhất là hoạt động mang bản sắc riêng, là điểm dạy học buổi tối cho ngƣời chƣa biết chữ, là nơi lƣu giữ, bảo quản các sản phẩm truyền thống của cộng đồng, đồng thời là nơi đọc sách báo, phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi góp phần xây dựng đời sống kinh tế. Xây dựng Nhà văn hóa là một chủ trƣơng đúng đắn góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở, để văn hóa cơ sở thật sự là môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; có nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội...; trực tiếp thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con ngƣời Việt Nam, nuôi dƣỡng giáo dục thế hệ trẻ.  Vai trò của Nhà văn hóa  Nhà văn hoá là nơi tổ chức các cuộc họp dân làng, nhằm phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể; Nhà văn hóa cũng là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể; tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động, hoạt động xây dựng nếp sống, tổ chức lễ hội; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, biểu diễn văn nghệ... Nhà văn hóa còn là nơi tổ chức tuyên truyền thông tin khuyến nông, khuyến lâm, học tập kiến thức nâng cao cho mọi ngƣời; là nơi tổ chức các hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá nhƣ đọc sách báo, xem văn nghệ, xem truyền hình, xem phim...; Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành giáo dục ngoài nhà trƣờng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc xây dựng con 29
  • 33. ngƣời phát triển toàn diện. Nhà văn hóa với chức năng tổng hợp của nó vừa tuyên truyền giáo dục, kết hợp giải trí, tái sáng tạo và khả năng tổ chức tập hợp quần chúng. Nhà văn hóa của các cơ sở, địa phƣơng giúp cho quần chúng đƣợc phổ biến kiến thức chính trị, nâng cao tri thức khoa học kỹ thuật, văn hoá văn nghệ, hƣởng thụ những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại, bồi dƣỡng năng khiếu, sở trƣờng, khả năng sáng tạo, đƣợc tổ chức nghỉ ngơi, giải trí, giao lƣu – giao tiếp văn hoá xã hội… giúp cho mỗi ngƣời tự hoàn thiện mình. Đó cũng chính là mục đích và nhiệm vụ giáo dục mà xã hội đặt ra cho mỗi Nhà văn hoá. Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hƣớng dẫn nghiệp vụ văn hoá - nghệ thuật quần chúng. Quần chúng tự làm văn hoá, sáng tạo nghệ thuật đƣợc động viên khuyến khích, phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi dƣỡng hạt nhân phong trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho sự phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vậy, Đảng và Nhà nƣớc quan tâm xây dựng nhiều Nhà văn hóa cơ sở và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách… tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là một thiết chế đa chức năng đƣợc xã hội thiết lập tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao lƣu văn hoá, tiếp nhận thông tin, nâng cao hiểu biết, hƣởng thu, sáng tạo giá trị văn hoá - nghệ thuật, nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh … cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu giáo dục phát triển con ngƣời toàn diện. 1.2.2. Hoạtđộng thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Các hoạt động thông tin, cổ động của Nhà văn hoá trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở bao gồm: 30
  • 34. Tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa để thông tin tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin mang tính xã hội hóa tại chỗ và lƣu động nhƣ: liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim, phát triển các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu…nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thƣởng thức văn hóa - nghệ thuật của nhân dân trên địa bàn. Các hoạt động cụ thể nhƣ: Hoạt động Thông tin lưu động – Thông tin cơ sở: Đây là phƣơng tiện để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền của Nhà văn hoá. Những kịch bản Thông tin lƣu động – Thông tin cơ sở đã chuyển tải đƣợc các nội dung cần tuyên truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân. Hoạt động này đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề mang tính thời sự trên địa bàn. Hoạt động Thông tin - Cổ động – Triển lãm: - Thực hiện các cụm pano, bandrol - khẩu hiệu … để cổ động trực quan và thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đến quần chúng nhân dân trong các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc luôn đƣợc Nhà văn hoá thực hiện, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. - Hoạt động triển lãm lƣu động: Trƣng bày, triển lãm các hình ảnh hoạt động của các cấp, ban ngành, các phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân trên địa bàn. Nhà văn hoá phối hợp với cơ quan ban ngành khác thực hiện việc triễn lãm một số bộ ảnh theo chủ đề nhân dịp chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nƣớc… để phục vụ đông đảo công chúng. Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Hàng năm, Nhà văn hoá đều duy trì việc tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn và giao lƣu văn nghệ tại địa bàn cho các cán bộ - công nhân viên, sinh viên – học sinh, Đoàn thanh niên, lực lƣợng 31
  • 35. vũ trang… nhằm để định hƣớng về xây dựng giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng theo tinh thần Nghị quyết TW 5 “Giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Hoạt động Thư viện: Hàng năm, hoạt động thƣ viện của các Nhà văn hoá luôn đƣợc chú trọng để ngày càng tăng cƣờng về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng đầu sách để phục vụ cho bà con nhân dân, đặc biệt là các cháu thiếu nhi tại địa phƣơng. Bên cạnh việc cung cấp sách báo, tài liệu để nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân, Nhà văn hoá hàng năm đều tổ chức các hoạt động, các cuộc thi cho thiếu nhi đặc biệt trong các dịp hè nhƣ cuộc thi kể chuyện, thi vẽ tranh, giúp tại ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em thiếu nhi. Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động trên, Nhà văn hoá tại các địa bàn còn thành lập và duy trì các câu lạc bộ về thể thao, văn nghệ để có thể biểu diễn phục vụ địa bàn theo yêu cầu đƣợc giao. Nhà văn hoá còn hỗ trợ các xã, thị trấn, các đơn vị, cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phƣơng xây dựng lực lƣợng cộng tác viên; biên soạn và dàn dựng các tiểu phẩm, kịch ngắn, câu chuyện thông tin tham gia các cuộc liên hoan, hội thi cấp Thành phố hay cấp quốc gia. 1.2.3. Quảnlýhoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Công tác quản lý các hoạt động thông tin, cổ động của Nhà văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đƣợc thể hiện qua các 4 nội dung sau: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Lãnh đạo và Kiểm tra, đánh giá. Lập kế hoạch Kế hoạch đƣợc hiểu là một tập hợp những hoạt động đƣợc sắp xếp theo lịch trình, có nội dung chƣơng trình, thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục 32
  • 36. tiêu cụ thể, xác định phƣơng án triển khai và định hƣớng phát triển các hoạt động tuyên truyền, cổ động của từng địa phƣơng, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu đã đề ra. Một kế hoạch hay, có chất lƣợng là kế hoạch sát với nhu cầu thực tế khách quan. Lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đến dự đoán, đánh giá, và huy động các nguồn lực để xây dựng chƣơng trình hành động tƣơng lai cho tổ chức. Trong một kế hoạch cho các hoạt động thông tin cổ động của Nhà văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bao gồm các nội dung. - Xác định mục tiêu: Hoạt động tuyên truyền, cổ động này đƣợc thực hiện với mục đíchgì, và để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ thế nào? - Xác định mức độ công việc (Quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp) - Xây dựng nội dung: Nội dung của các hoạt động tuyên truyền, cổ động của Nhà văn hóa bao gồm những gì, ai là ngƣời thực hiện và nó tác động đến những đốitƣợng nào. - Lựa chọn phƣơng thức: Phƣơng thức đế thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động của Nhà văn hóa là gì. - Xác định phƣơng pháp kiểm soát, kiểm tra (Ai kiểm tra, kiểm tra tổng thể hay kiểm tra từng bộ phận trọng yếu của công việc?) - Thời gian: Thời gian thực hiện hoạt động là khi nào, diễn ra trong thời gian bao lâu. - Địa điểm: Nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động. Xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động tuyên truyền, cổ động của Nhà văn hóa có cơ sở khoa học, đạt chất lƣợng cao bao giờ cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ công chức văn hóa-xã hội của Nhà văn hóa. 33
  • 37. Thông thƣờng nếu ngƣời cán bộ thực hiện công tác tuyền truyền, cổ động của Nhà văn hóa làm tốt công tác quản lý thì bao giờ cũng khởi đầu bằng việc xây dựng đƣợc kế hoạch hay, có chất lƣợng, sát với thực tế. Mối quan hệ giữa kế hoạch và quản lý là mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, khắng khít với nhau không thể tách rời. Do đó, để công tác quản lý có hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ của Nhà văn hóa phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý và kế hoạch tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền và cổ động trên địa bàn hoạt động. Kế hoạch quản lý, tổ chức của Nhà văn hóa có vai trò và tầm quan trọng nhƣ một kim chỉ nam hƣớng các hoạt động tuyên truyền, cổ động ở mỗi địa phƣơng đi đúng quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc; đồng thời còn là động lực thúc đẩy các hoạt động này phát triển đi lên trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Tổ chức thực hiện Tổ chức đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Dƣới góc nhìn của khoa học quản lý nghiên cứu, tổ chức đƣợc nhìn nhận với tƣ cách là hệ thống con ngƣời - xã hội với những quá trình, hiện tƣợng và hoạt động của con ngƣời. Tổ chức đƣợc nghiên cứu ở hai góc độ:1.Tổ chức với tính cách là một thực thể; 2. Tổ chức với tính cách là một hoạt động. Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tổ chức đƣợc nhìn nhận với tính cách là một hoạt động (hay là chức năng tổ chức). Tổ chức là một công việc chuyên môn vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung. Chức năng tổ chức là một trong những chức năng quan trọng của quy trình quản lý. Mục đích của chức năng tổ chức trong các hoạt động tuyên truyền của Nhà văn hóa là nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, phối hợp các nỗ lực thông qua 34
  • 38. việc thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp lý và các mối quan hệ quyền lực. Nội dung cơ bản của chức năng tổ chức là thiết kế bộ máy, phân công công việc và giao quyền. Ban lãnh đạo của Nhà văn hóa, ngƣời đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các hoạt động cổ động, tuyên truyền sẽ có trách nhiệm trong việc bố trí các thành viên tham gia trong các hoạt động đó vào một bộ phận, và mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, nhiệm vụ xác định. Mỗi một thành viên, một bộ phận có thẩm quyền thực hiện những công việc trong hoạt động tuyên truyền, cổ động đƣợc phân công và phải gánh chịu hậu quả đối với nhiệm vụ đã thực hiện. Mỗi bộ phận có sự độc lập tƣơng đối trong phạm vi nhiệm vụ của mình, nhƣng cùng chung mục đíchlà phối hợp để thực hiện hiệu quả các vấn đề chung. Để phân công công việc đƣợc hiệu quả, ban quản lý của Nhà văn hóa cần phải xuất phát từ yêu cầu của công việc để sắp xếp, bố trí nhân sự, có quy định rõ ràng, chính xác nhiệm vụ của mỗi bộ phận, phải tập hợp các công việc tƣơng tự vào cùng một nhóm. Đồng thời cung cấp các điều kiện vật chất, kĩ thuật để thực thi công việc. Quản lý của Nhà văn hóa cần thực hiện chuyên môn hoá công việc, việc phân công phải phù hợp với năng lực và khả năng của con ngƣời và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật hiện có của Nhà văn hóa, các công việc của hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động phải phát huy đƣợc tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của ngƣời lao động và đạt đƣợc hiệu quả, cũng nhƣ tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động. Lãnhđạo, chỉ đạo Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hƣởng tích cực tới con ngƣời để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hƣớng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Một nhà lãnh đạo cũng có 35
  • 39. thể đƣợc gọi là một nhà quản lý, và ngƣợc lại, một nhà quản lý có thể đƣợc coi là một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ những nhà quản lý cấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thƣờng không đƣợc gọi là nhà lãnh đạo. Một điểm khác nhau giữa lãnh đạoh và quản lý đó là mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hƣớng, chiến lƣợc, định tính, còn mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lƣợng. Hoạt động văn hóa - thông tin (thể thao, du lịch) nói chung và thông tin, cổ động của Nhà văn hóa nói riêng rất cần có sự tổ chức hợp lý và quản lý chặt chẽ, khoa học. Hoạt động thông tin, cổ động ở cơ sở vốn rất phức tạp, có tính chuyên ngành, chuyên môn sâu phải có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của các Bộ từ trên xuống, thông qua sự điều hành, quản lý thuần thục của Nhà văn hóa địa phƣơng và tập trung vào sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của Cấp ủy Đảng, của chính quyền cơ sở. Trong các chiến dịch thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông tin, cổ động, Nhà văn hóa đã đƣợc thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Sở Văn Hoá và Thông Tin của thành phố, Thành ủy, UBND địa phƣơng và các ban ngành đoàn thể trung ƣơng đã chỉ đạo, động viên, khích lệ thực hiện. Còn ban lãnh đạo Nhà văn hóa là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động của Nhà văn hóa nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng, đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật cũng nhƣ đảm bảo việc thực hiện đúng đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của các cấp, các ban ngành đã chỉ đạo. Kiểm tra, đánhgiá Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quy trình quản lý. Thông qua việc kiểm tram đánh giá mà ban lãnh đạo, quản lý của Nhà văn hóa có thể nắm bắt đƣợc nhịp độ, tiến độ thực hiện công việc của các thành viên của Nhà văn hóa đã đƣợc giao, đồng thời đánh giá đƣợc tính hiệu quả 36
  • 40. cũng nhƣ những sai sót trong quá trình thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động để có thể đƣa ra những giải pháp sao cho phù hợp với việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động tuyên truyền, cổ động giúp lãnh đạo của Nhà văn hóa nhận thức rõ hơn về tinh thần trách nhiệm của các nhân viên thực hiễn, đồng thời đánh giá lại về việc quản lý, chỉ đạo của mình có phù hợp và có hiệu quả không, từ đó có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt, công tác tuyền truyền, cổ động có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, xã hội của ngƣời dân, do đó nếu có sai sót sẽ ảnh hƣởng đến việc tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong việc khuyến khích ngƣời dân hƣớng đến xây dựng một đời sống văn hóa văn minh, lành mạnh và đúng pháp luật. Vì thế công tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa rất lớn và hết sức quan trọng giúp Nhà văn hóa hoàn thiện hơn trong việc tổ cức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền và cổ động ở địa phƣơng. *Kết luận chƣơng 1 Hoạt động thông tin cổ động có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng đời sống xã hội. Trƣớc sự phát triển của xã hội thì vai trò của tuyên truyền cổ động lại càng quan trọng hơn khi thực hiện chức năng tuyên truyền kịp thời những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đến với quần chúng nhân dân. Để thực hiện các hoạt động thông tin, cổ động có hiệu quả và đúng quy định thì việc quản lý, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, ban ngành địa phƣơng đóng vai trò rất lớn. Nhà văn hoá với tƣ cách là một trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội thì việc thực hiện cũng nhƣ quản lý các hoạt động thông tin, cổ động tại địa bàn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân tại cơ sở. Từ việc tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc thông qua 37
  • 41. hình thức lồng ghép biểu diễn nghệ thuật, cổ động trực quan đến xây dựng các câu lạc bộ, mô hình Nhà văn hoá đã tạo ra môi trƣờng sinh hoạt văn hoá lành mạnh trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. Đồng thời với sự quản lý chặt chẽ từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đễn việc chỉ đạo và đáng giá, kiểm tra đã giúp cho các hoạt động thông tin, cổ động vừa đáp ứng đƣợc chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, vừa đạt hiệu quả cao nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. 38
  • 42. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn 2.1.1. Đặcđiểm tự nhiên, dân cư  Ðặc ðiểm ðiều kiện tự nhiên  Vị trí ðịa lý: Tháng 10 nãm 1977, huyện Sóc Sõnðýợc thành lập trên cõ sở hai huyện Kim Anh và Ða Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ) với 32 xã, thị trấn. Sau đó 7 xã, thị trấn về Mê Linh và Phúc Yên. Ngày 1/4/1979, huyện Sóc Sơn đƣợc chuyển về thành phố Hà Nội quản lý. Huyện Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí nằm ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 Km. Huyện Sóc Sơn có diện tích 314 km2, là huyện rộng rộng thứ 2 của Hà Nội trong số 14 quận huyện của Hà Nội, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và dân số chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu. Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm: - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam giáp tỉnh Đông Anh_Hà Nội. - Phía Đông giáp Huyện Yên Phong và Hiệp Hoà_Bắc Ninh. - Phía Tây giáp Huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc. Địa hình: Địa hình vùng đồi gò Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200m – 300m so với mặt biển. Có đỉnh núi cao nhất là: Hàm Lợn (485m), Cánh Tay (332m), núi Đền Sóc (308m) Điểm thấp nhất là 20m. Địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình ở đây chia cắt tƣơng đối mạnh, sƣờn dốc lƣu vực ngắn. Địa hình đất đồi gò Sóc Sơn có 39
  • 43. thể chia làm 2 vùng: Vùng núi thấp và đồi: Tập trung diện tích tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn ; Vùng đồi gò bát úp gồm các xã: Hiền Ninh, Quảng Tiến, Tiên Dƣợc, Hồng Kỳ. Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp [53; 93]. Khí hậu:Sóc Sơnnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10; Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình quân trên năm là 23,5ºC, trong đó tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 và tháng 10. Độ ẩm không khí trung bình/ năm là: 84%. Lƣợng mƣa trung bình/ năm là: 1.670mm, năm mƣa ít nhất là 1.000mm, năm mƣa nhiều nhất là 2.630mm. Song lƣợng mƣa phân phối không đều trong năm, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7,8,9 lƣợng mƣa chiếm từ 80 – 85% lƣợng mƣa cả năm, mùa này thƣờng có những trận mƣa kéo dài, có gió xoáy và bão. Khí hậu của Sóc Sơn nhìn chung có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế chính của khí hậu ở đây là lƣợng mƣa lớn lại tập trung gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là những diện tíchkhông có rừng, độc dốc lớn [53; 93].  Ðặc ðiểm dân cý  Huyện chia thành 26 đơn vị bao gồm thị trấn Sóc sơn và 25 xã, 199 thôn làng. Trên toàn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp, trƣờng học, đơn vị vũ trang của trung ƣơng. Trong bản xây dựng chƣơng trình “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Sóc Sơn" do UBND huyện Sóc Sơn trình Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt đã thống kê: năm 2010 dân số huyện có 299.600 ngƣời, trong đó thị trấn có 4.300 ngƣời và các xã có 295.300 ngƣời, và có 75.000 hộ trong đó sản xuất nông nghiệp là 44.000 hộ - chiếm 58.7%. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng dân số trung bình 40
  • 44. hàng năm trên địa bàn huyện qua từng giai đoạn nhƣ sau: - Giai đoạn 1991-1995 là 1,35%; - Giai đoạn 1996-2000 là 2,17%; - Giai đoạn 2001-2009 là 1,98%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hƣớng giảm dần. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hƣớng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dƣới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nƣớc. Đây là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 1995 xuống còn 85,06% vào năm 2009. Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 ngƣời/km2 , phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đƣờng 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 ngƣời/km2 , Phù Lỗ 2.116 ngƣời/km2 , mật đô dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi nhƣ Bắc Sơn 386 ngƣời/km2 , Nam Sơn 280 ngƣời/ km2 [53; 93]. Thanh Xuân  Minh Trí  Minh Phú  Hiền Ninh  QuangTiến  Phú Cýờng Phú Minh  Mai Ðình  Phù Lỗ  Ðông Xuân  Nam Sõn  Bắc Sõn  Hồng Kỳ  Trung Giã  Tân Hýng  Bắc Phú  Việt Long  Xuân Giang  Ðức Hoà  Xuân Thu 41
  • 45.  Kim Lũ  Phù Linh  Tân Minh  Tiên Dýợc  Tân Dân Thị trấn Sóc Sõn Khi mới thành lập, Sóc Sõn là huyện có nhiều tiềm nãng về ðất ðai, lao ðộng, ðồi núi và giàu truyền thống cách mạng, có lợi thế nhiều mặt ðể phát triển song còn ở mức rất khiêm tốn, ðó là: cõ cấu kinh tế huyện lạc hậu, hầu hết các xã là thuần nông, ðất ðai bạc màu, ðồi núi chủ yếu là ðất trống, ðồi trọc; dân trí và trình ðộ sản xuất chýa cao, mang nặng tính tự cung tự cấp. Cõ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu xuống cấp, thiếu ðồng bộ, ðặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, trýờng học, một số mặt hầu nhý chýa có. Ðời sống nhân dân hết sức khó khãn, một bộ phận không nhỏ còn ở mức nghèo ðói. 2.1.2. Đặcđiểm kinhtế, văn hóa, xã hội Từ khi đƣợc thành lập đến nay, với sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, sự đổi mới mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá của huyện trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Gần 40 nãm qua, Ðảng bộ và nhân dân trong huyện ðã ðạt ðýợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng và ðáng tự hào. Ðảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sõn ðã phát huy ý chí tự lực, tự cýờng, nãng ðộng, sáng tạo výợt qua những khó khãn, thách thức, thực hiện sự nghiệp ðổi mới của Ðảng, xóa bỏ cõ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cõ chế thị trýờng ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa, giành những thắng lợi quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của huyện năm 2014 đã đƣợc tổng kết trong Báo cáo Số: 339 /BC-UBND về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2014 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015”, “Quyết định 32 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng 42
  • 46. đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu (2011-2015)”, Báo cáo “Công tác xây dựng và phát triển phong trào văn hoá - văn nghệ của huyện Sóc Sơn từ 2011 – 2014” của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn. Một số kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện năm 2014 nhƣ sau: Về kinh tế: Kinh tế của huyện ðã có sự chuyển biến cãn bản, tiến khá xa so với xuất phát ðiểm. Tốc ðộ tãng trýởng kinh tế những nãm gần ðây ðạt trên 10%. Cõ cấu kinh tế huyện quản lý ðã chuyển mạnh theo hýớng công nghiệp hóa, hiện ðại hóa, từ cõ cấu nông lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sang cõ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Nông nghiệp ðã chuyển ðổi mạnh mẽ cõ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo hýớng sản xuất hàng hóa gắn với nông nghiệp sinh thái. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch phát triển nhý chế biến chè, rau quả, hýõng liệu… Diện tích rừng trồng từ 234 ha trýớc nãm 1980 ðã nâng lên trên 6.000 ha, cõ bản phủ kín ðất trống, ðồi núi trọc, có giá trị về sinh thái và phục vụ du lịch dịch vụ [52; 93]. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở tất cả các ngành, các lĩnh vực nhý sản xuất vật liệu xây dựng, cõ khí, chế biến thực phẩm… ðặc biệt huyện ðã xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nýớc vào ðầu tý. Các ngành dịch vụ thýõng mại, vận tải, viễn thông… phát triển mạnh, chợ ở các trung tâm thị trấn, thị tứ ðã ðýợc ðầu tý cải tạo, xây mới. Cõ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ðýợc ðầu tý, tập trung vào ðiện, ðýờng, trýờng học, thủy lợi. Hệ thống ðiện ðýợc nâng cấp, cải tạo, ðáp ứng nhu cầu sản xuất và ðời sống nhân dân. Ðýờng giao thông ðýợc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số tuyến giao thông quan trọng: ðýờng quốc lộ 3B, ðýờng vào cụm khu công nghiệp, khu du lịch… Trên 80% ðýờng thôn, xóm, khu dân cý ðýợc bê tông hóa với gần 300km. Các trýờng 43
  • 47. học ðýợc thay thế hoàn toàn bằng phòng học kiên cố, ðáp ứng 100% nhu cầu học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học và gần 40% học sinh trung học cõ sở. Hệ thống thủy lợi ðýợc ðầu tý nâng cấp toàn bộ các trạm bõm; cứng hóa 12km mặt ðê toàn tuyến sông Cầu [52 ; 93]. Về vãn hóa - xã hội : Vãn hoá xã hội của huyện Sóc Sõn ðýợc phát triển toàn diện, ðời sống vãn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng ðýợc nâng cao. Sự nghiệp giáo dục ðýợc phát triển toàn diện. Ðội ngũ giáo viên ðýợc chuẩn hóa (100%), 8 trýờng học ðạt tiêu chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, ðáp ứng cõ bản các nhu cầu chãm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện Ða khoa Sóc Sõn và hệ thống trạm y tế tuyến xã ðýợc nâng cấp, xây mới, 25/26 xã ðã có bác sĩ, 23/26 xã ðạt chuẩn quốc gia về y tế cõ sở. Chýõng trình giảm nghèo, tãng giàu ðýợc tập trung quyết liệt và ðạt hiệu quả cao. Những nãm gần ðây, mỗi nãm có hàng nghìn lao ðộng ðýợc ðào tạo, dạy nghề và 5.000 - 7.500 lao ðộng ðýợc giải quyết, tạo việc làm. Huyện ðã xóa xong nhà dột nát, cõ bản các hộ dân có phýõng tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ giàu ngày càng tãng. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay ðổi với 17 làng vãn hóa cấp Thành phố và 58 làng vãn hóa cấp huyện; 163 trung tâm vãn hóa thể thao thôn làng ðýợc cải tạo, nâng cấp, xây mới, phong trào vãn hóa, vãn nghệ, thể thoa quần chúng phát triển mạnh mẽ ở cõ sở [53; 93]. Các nhiệm vụ an ninh quốc phòng ðýợc thực hiện tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên ðịa bàn huyện ðýợc giữ vững, các mục tiêu và các sự kiện chính trị ðýợc bảo vệ an toàn tuyệt ðối. Các tệ nạn xã hội ðýợc ngãn chặn, một số mặt nhý ma túy, mại dâm… bị ðẩy lùi. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng, tuyển quân thýờng xuyên ðạt kết quả tốt, nhiều nãm là lá cờ ðầu của Thành phố. Khu vực phòng thủ huyện bảo vệ phía Bắc Thủ ðô Hà Nội ðýợc bảo ðảm vững chắc. 44
  • 48. Hõn 36 nãm phấn ðấu xây dựng và trýởng thành là chặng ðýờng cách mạng vẻ vang mang lại sự thay ðổi to lớn và toàn diện của huyện. Với những thành tựu ðạt ðýợc và kinh nghiệm tích lũy ðýợc trong hõn 36 nãm qua với tinh thần, khí thế, quyết tâm mới và sự ðoàn kết nhất trí trong Ðảng bộ, trong nhân dân, kinh tế - xã hội Sóc Sõn trong týõng lai gần sẽ có býớc phát triển výợt bậc, và ngày càng giàu ðẹp hõn. 2.1.3 Đặcđiểm Nhà văn hóa huyện Sóc Sơn Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của huyện, cũng nhƣ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn huyện, UBND huyện Sóc Sơn đã ra quyết định thành lập Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn. Căn cứ vào Quyết định số: 3566/QĐ-UB ngày 04/8/1988 về việc thành lập Nhà văn hoá trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn đã đƣợc thành lập tại số 46, đƣờng Núi Đôi, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đến nay, Nhà văn hoá huyện đã đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất với quy mô 5.000 chỗ ngồi, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao hay tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm của huyện. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn gồm có ban giám đốc, bao gồm 1 giám đốc, 02 phó giám đốc và các cán bộ nhân viên. Trong đó, giám đốc Nhà văn hoá (hiện nay do đồng chí Uý Văn Cảng đảm nhiệm) - là ngƣời đứng đầu, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Nhà văn hoá dƣới sự chỉ đạo của UBND huyện Sóc Sơn. Phó giám đốc là ngƣời hỗ trợ cho giám đốc, chịu trách nhiệm về những việc mà giám đốc giao cho. Các phòng ban khác gồm có: Tổ Hành chính tổng hợp (Kế toán viên 01, Văn thƣ lƣu trữ kiêm thủ quỹ 01, Kỹ thuật viên 01, Bảo vệ 02); Tổ Tuyên truyền cổ động (Hoạ sỹ 02, Tuyên truyền viên 01), Tổ Văn hoá văn nghệ: Phƣơng pháp viên 02; Nhạc công 01; Đạo diễn 01; Kỹ thuật âm thanh 01; Tuyên truyền viên 02), Tổ Thƣ viện – Nhà truyền thống (Thƣ viện viên 01; Hoạ sỹ 01) [42; 92]. 45
  • 49. Hình 2.1. Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn Chức năng của Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn - Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn, chịu sự chỉ đạo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn. - Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn là một đơn vị có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nƣớc theo quy định. Nhiệm vụ của Nhà văn hoá huyện Sóc Sơn - Chỉ ðạo, quản lý, bồi dýỡng về nghiệp vụ và phýõng pháp công tác cho cõ sở, cán bộ cốt cán của phong trào vãn hóa quần chúng, thông tin cổ ðộng, thý viện, Nhà truyền thống. - Tổ chức các hoạt ðộng vãn hóa, vãn học nghệ thuật, Câu lạc bộ thông tin cổ ðộng chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ðọc sách báo, nói chuyện thời sự, vui chõi giải trí, thể dục thể thao nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của ðịa phýõng và ðáp ứng yêu cầu sinh hoạt vãn hóa của cán bộ, công nhân viên và nhân dân trong Quận, huyên, thị xã. 46