SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
           KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




               LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


      PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
      TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
        ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
            CHI NHÁNH CẦN THƠ




Giáo viên hướng dẫn:                     Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN THANH NGUYỆT                 NGUYỄN THỊ ÚT
                                         Mã số SV: 4031099
                                         Lớp: Kế toán khóa 29




                     Cần Thơ, 6 - 2007
LỜI CẢM TẠ

       Bốn năm học dưới một mái trường tuy không phải là khoảng thời gian quá dài,
nhưng đó thật sự là khoảng thời gian cần thiết để một sinh viên có thể tự mình thích
nghi được với một môi trường học tập và nghiên cứu hoàn toàn xa lạ với cách học ở
bậc phổ thông. Trong khoảng thời gian đó, chúng em đã nhận được rất nhiều sự truyền
đạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu của Quý Thầy Cô. Riêng bản thân em,
em nhận thây đây thật sự là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất trong quá trình học tập và
rèn luyện của mình.

       Cuối khóa học, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long” để làm đề tài tốt nghiệp. Có
được kết quả như ngày hôm nay không phải chỉ do bản thân, mà trước hết chính là sự
quan tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của Quý Thầy Cô nhằm trang bị cho chúng em
tất cả sự cần thiết sau khi tốt nghiệp ra trường. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy
Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô
Nguyễn Thanh Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.

       Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các Cô Chú, các anh chị đặc biệt là các
anh chị phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em và hướng dẫn trong
thời gian em thực tập tại ngân hàng để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Chân
thành cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Kế Toán 01-K29 và các bạn cùng thực tập đã
đóng góp ý kiến về đề tài này.

       Cuối lời em xin kính gửi đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, các Cô Chú và các anh chị tại Ngân
hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long lời chúc sức khỏe, công tác tốt. Thân
chúc các bạn thành đạt trong cuộc sống.

       Em xin chân thành cảm ơn!

                                                            Sinh viên thực hiện

                                                              Nguyễn Thị Út
LỜI CAM ĐOAN



       Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học
nào.

                                 Ngày 16 tháng 06 năm 2007

                                     Sinh viên thực hiện




                                       Nguyễn Thị Út
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU:........................................................................................... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:....................................................................................... 1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:.............................................................................. 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................... 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................................... 3

1.3.1. Không gian:.......................................................................................................... 3

1.3.2. Thời gian: ............................................................................................................. 3

1.3.3. Các đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.......... 4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ....................................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vai trò tín dụng:.......................... 4

2.1.2. Phân loại tín dụng: ............................................................................................... 7

2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng: ........................................................................ 9

2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng:........................ 12

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 14

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................ 14

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................................... 14

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ:................................. 15

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG:........................................................................................ 15
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ:15

3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN
THƠ:............................................................................................................................. 17

3.3.1. Về huy động vốn: ............................................................................................... 17

3.3.2. Về hoạt động tín dụng:....................................................................................... 17

3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC: ............................................................................................ 18

3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: ......................................................................................... 18

3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:...................................................... 19

3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ: ......... 22

3.5.1. Nguyên tắc cho vay:........................................................................................... 22

3.5.2 Điều kiện cho vay: .............................................................................................. 23

3.5.3 Đối tượng cho vay:.............................................................................................. 23

3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay: ..................................................................... 24

3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay: ............................................................................ 24

3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay: .................................................................. 25

3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM:............................................................................................................... 26

3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NĂM 2007:...................................................................................................... 26

3.7.1. Những thuận lợi: ................................................................................................ 26

3.7.2. Những khó khăn:................................................................................................ 27

3.7.3. Những mục tiêu cần đạt trong năm 2007:.......................................................... 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: .......... 29

4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: .................................. 29

4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động: .......................................................... 31

4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở................................................................................ 34

4.1.3. Tài sản nợ khác: ................................................................................................. 34

4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:............... 35

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 37

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 40

4.2.3. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng: ........................................................ 41

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: ........ 44

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 45

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 49

4.3.3. Phân tích dư nợ: ................................................................................................. 52

4.3.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 54

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ: ....... 56

4.4.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 57

4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 60

4.4.3. Phân tích dư nợ tín dụng: ................................................................................... 62

4.4.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 65

4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:................................... 66

4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:........ 69

4.6.1. Quy mô tín dụng: ............................................................................................... 69

4.6.2. Hệ số thu nợ: ...................................................................................................... 69

4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng:.................................................................................... 70
4.6.4. Tỷ lệ tổng dư nợ/Vốn huy động:........................................................................ 70

4.6.5. Tỷ lệ nợ quá hạn:................................................................................................ 70

CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,
CHI NHÁNH TP CẦN THƠ: ...................................................................................... 71

5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KNIH DOANH: .................. 71

5.1.1. Biện pháp về mở rộng hoạt động tín dụng:........................................................ 71

5.1.2. Biện pháp về hỗ trợ và trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin:................... 72

5.1.3. Biện pháp về mở rộng quan hệ với khách hàng:................................................ 72

5.1.4. Biện pháp về đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng: .................................. 72

5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO: ........................................... 73

5.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên: ................ 73

5.2.2. Có kế hoạch hạn chế và xử lý nợ quá hạn: ........................................................ 73

5.3. THÀNH LẬP TỔ THẨM ĐỊNH, TỔ TƯ VẤN: ................................................. 74

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:.............................................................. 75

6.1. KẾT LUẬN:.......................................................................................................... 75

6.2. KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................... 76

6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước:........................................................................... 76

6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL:....................................................... 76

6.2.3. Đối với các ngành hữu quan: ............................................................................. 77
DANH MỤC BIỂU BẢNG:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm:.............................................. 26

Bảng 2: Khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm: ......... 29

Bảng 3: Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm:........................ 31

Bảng 4: Phân tích tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh tế dân cư: ................ 32

Bảng 5: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................. 36

Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:.................................................... 45

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: ...................................................... 50

Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm: .............................. 53

Bảng 9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:...................... 54

Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế:................................................. 57

Bảng 11: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế: ................................................... 60

Bảng 12: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm: ........................... 62

Bảng 13: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:................... 65

Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh:..................................................................... 67

Bảng 15: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng: .................................. 69
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức: ................................................................................................. 18

Hình 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................................ 37

Hình 3: Doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng:................................................. 39

Hình 4: Doanh số thu nợ qua 3 năm của ngân hàng: ................................................... 40

Hình 5: Tình hình dư nợ tại ngân hàng qua 3 năm: ..................................................... 41

Hình 6: Tình hình về nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm: ........................................ 43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNCB            Công nghiệp chế biến

DSCV            Doanh số cho vay

DSTN            Doanh số thu nợ

GTCG            Giấy tờ có giá

KTCT            Kinh tế cá thể

KTNN            Kinh tế Nhà nước

KTTN            Kinh tế Tư nhân

KTTT            Kinh tế tập thể

NHPTN ĐBSCL     Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

NQH             Nợ quá hạn

NQH/DN          Nợ quá hạn/dư nợ

TG              Tiền gửi

TGTCKT DC       Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư

TGTCTD          Tiền gửi tổ chức tín dụng

TGTK            Tiền gửi tiết kiệm

TS              Tài sản

VĐC từ HS       Vốn điều chuyển từ Hội Sở

VHĐ             Vốn huy động
CHƯƠNG 1

                                    GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

  1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.

     Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam được đặt trong bối cảnh hội nhập
rộng rãi như ngày hôm nay. Nhìn lại 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm
vừa qua ta thấy nổi bậc những vấn đề nóng bỏng. Từ sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), tổ chức thành công
Hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Hội nghị
APEC 14) cho đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt mốc 101 tỉ
USD… nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những con hổ đang ẩn mình.

     Không phải đến hôm nay Việt Nam mới nhận thức được quy luật của việc hội
nhập để phát triển nhưng có thể nói đây là mốc quan trọng nhất đánh dấu bước tiến
vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam - một cuộc bức phá ngoạn mục để bước chân vào
sân chơi toàn cầu một cách tự tin và xứng đáng.

     Với diện tích gần 138.960 ha, từ xưa, Cần Thơ đã từng được xem là Thủ phủ của
miền Tây Nam Bộ, là thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL với những thế mạnh về
vị trí địa lí, kinh tế và con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của cả nước, Cần
Thơ càng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm trang bị cho mình những thế mạnh về kinh
tế, văn hóa, xã hội… góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
đất nước.

     Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệ thống ngân hàng ngày càng phong phú và
không ngừng lớn mạnh. Đó thật sự là nhịp cầu nối trong nền kinh tế giữa nơi thừa và
nơi thiếu vốn, điều tiết và cung cấp vốn một cách có hiệu quả tạo nên dòng chảy xuyên
suốt trong nền kinh tế.

     Ngân hàng Phát triển nhà cũng nằm trong quy luật đó. Tuy thời gian hoạt động so
với những Ngân hàng khác trên địa bàn còn khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai
trò tích cực của Ngân hàng trong sự phát triển chung của tỉnh Cần Thơ. Huy động vốn
và cho vay để hỗ trợ việc xây dựng mới nhà cửa, công trình hoặc sửa chữa nâng cấp
nhà ở. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và
một số trường hợp khác. Song với phương châm là không ngừng nâng cao kỹ thuật,
trình độ để mở rộng hoạt động, mở rộng địa bàn thì Ngân hàng phải đảm bảo hoạt động
có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, nhận thấy đây là một vấn đề
cần thiết và thiết thực nên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ” làm luận
văn tốt nghiệp.

 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.

     Ngày nay, hệ thống ngân hàng phát triển ngày càng rộng khắp. Đó thật sự là hệ
quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân hàng với nhiều chức
năng khác nhau đã thật sự là chiếc cầu nối nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
một cách tích cực và hiệu quả. Và khi nền kinh tế Việt Nam từng bước mở cửa để hội
nhập thì hoạt động của ngân hàng ngày càng năng động hơn với sự tham gia trực tiếp
hay gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó buộc các ngân hàng Thương Mại
Việt Nam phải thật sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của mình – hoạt động
với phương châm phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế nói chung. Để được như vậy, chính bản thân của mỗi ngân hàng sẽ
phải nhận ra đâu là những ưu điểm, đâu là những khuyết điểm để có những biện pháp
và phương hướng phù hợp. Đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” cũng chính nhằm mục đích nắm bắt
được những thực trạng đang diễn ra trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất những biện pháp với mong muốn
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

  1.2.1. Mục tiêu chung.

    Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu tổng quan về hoạt
động tín dụng nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

     - Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng qua 3 năm.

     - Phân tích tình hình thu nợ tại ngân hàng qua 3 năm.

     - Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm.

     - Phân tích các tỉ số hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

     - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

  1.3.1. Không gian.

     Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang phát triển ngày càng rộng khắp. Số lượng các
Ngân hàng và chi nhánh tăng lên đáng kể ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố. Trong
phạm vi đề tài này, địa bàn để thực hiện đề tài chủ yếu là tại Thành phố Cần Thơ, cụ
thể hơn là tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, số 05 Phan Đình
Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

  1.3.2. Thời gian.

     Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm là 2004, 2005, 2006.

  1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.

     Đối tượng nghiên cứu là các nghiệp vụ chủ yếu như huy động vốn và cho vay tín
dụng thông qua những số liệu được được thu thập trực tiếp từ phòng nghiệp vụ kinh
doanh và một số tài liệu có liên quan cụ thể như các số liệu về kết quả hoạt động kinh
doanh, sổ tay tín dụng, tạp chí về hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG 2

        PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vài trò của tín dụng.

     2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng.

     Tín dụng xuất phát từ chữ Latin Creditium có nghĩa là tin tưởng.

     Tín dụng theo nghĩa của Việt nam là vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng
tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức thực hiện hiện vật hay tiền tệ
từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn
hơn ban đầu.

     2.1.1.2. Nguyên tắc của tín dụng

     Có thể có nhiều định nghĩa về tín dụng nhưng hiểu như thế nào thì tín dụng cũng
phải thỏa mãn đầy đủ 3 nguyên tắc sau đây:

     - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.

     - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời

     - Khi hoàn lại một lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm
theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

     2.1.1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc tín dụng.

     Ta thấy trước hết các nguyên tắc tín dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng được thông suốt và không bị gián đoạn trong quá trình hoạt
động. Bên cạnh đó còn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy dến
đối với ngân hàng (nợ xấu, nợ quá hạn…) khi khả năng trả nợ của người đi vay giảm.
Do đó, nguyên tắc tín dụng còn nhắc đơn vị đi vay về khả năng và thời hạn trả nợ của
mình nên đòi hỏi họ phải sử dụng vốn đúng mục đích.
2.1.1.4. Chức năng của Tín dụng.

     a) Chức năng tập trung và phân phối lại lợi nhuận.

     Tín dụng là sự chuyển giao vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, nghĩa là từ nơi
thừa đến nơi thiếu. Thông qua sự chuyển giao này tín dụng góp phần phân phối lại
nguồn lợi nhuận và qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.

     Ở khâu tập trung vốn. Vốn có thể được tập trung từ các nguồn nhàn rỗi trong dân
cư, các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức đoàn thể xã hội, hoặc các tổ chức tài
chính khác. Thông qua việc cho vay, vốn tín dụng được điều phối từ nơi thừa đến nơi
thiếu.

     Ở mặt phân phối vốn. Nguồn vốn sau khi đã được tập trung lại sẽ được phân phối
thông qua hình thức cho vay vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và lưu thông
hàng hóa hay nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.

     Hai nguyên tắc tập trung và phân phối được tiến hành theo nguyên tắc vay trả
thỏa điều kiện đi vay ban đầu.

     b) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất.

     Tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa thể hiện:

         - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá tình sản xuất kinh doanh được
thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.

         - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần lưu thông
hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.

     c) Chức năng hạn chế tiền mặt lưu thông trong xã hội.

     Trước khi có hoạt động tín dụng hay hoạt động tín dụng chưa phát triển mạnh mẽ
như ngày nay, người ta thường có thói quen giữ tiền mặt rất nhiều để phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh. Điều đó đã tạo nên một số khó khăn nhất định. Khi hoạt
động tín dụng phát triển, nó đã góp một phần đáng kể trong việc kiết kiệm lượng tiền
mặt trong lưu thông và do đó cũng tiết kiệm được chi phí bảo quản, chi phí lưu thông
cho toàn xã hội. Nó thể hiện ở các mặt sau:
- Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các loại công cụ giúp cho
qua trình lưu thông được tiện lợi hơn đó là hối phiếu, lệnh phiếu, các loại thẻ tín dụng
thanh toán hiện đại cho phép hạn chế một lượng tiền mặt rất lớn trong lưu thông. Qua
đó, các chi phí về in ấn, vận chuyển và bảo quản được giảm bớt.

        - Các hoạt động thanh toán của ngân hàng như thanh toán thông qua hệ thống
thẻ tín dụng với hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ cũng đã
góp phần tạo nên sự thông thoáng trong lưu thông vốn, cho phép giải quyết nhanh
chóng các mối quan hệ trong giao dịch kinh tế.

        - Nhờ có hoạt động tín dụng mà nguồn vốn trong nền kinh tế được huy động và
sử dụng một cách có hiệu quả.

     d) Chức năng kiểm soát nền kinh tế.

     Như đã biết, vốn tín dụng trong nền kinh tế quay vòng theo vòng quay của tư liệu
sản xuất là vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu… Do đó, thông qua hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tín dụng góp phần phản ánh tình hình hoạt động cũng
như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

     2.1.1.5. Vai trò của tín dụng.

     Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến những tác động của tín dụng đối với nền
kinh tế. Do đó sẽ có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực. Bên cạnh
những tác động tiêu cực mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lạm phát gia
tăng gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đời sống xã hội nói chung thì tác động tích
cực của tín dụng có thể nói là không nhỏ.

     a) Phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

        - Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế khi cần thiết.

        - Là nguồn cấp ứng để đáp ứng cả nhu cầu về thử nghiệm và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

    b) Ổn định đời sống và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

        - Khi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, tín dụng đã thúc đẩy, phát triển sản
xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ, làm cho đời sống của người dân được đáp ứng
ngày càng tốt hơn về nhu cầu. Vốn tín dụng được cung ứng còn góp phần tạo ra khả
năng về khai thác và chế biến các nguồn nguyên nhiên liệu mà đòi hỏi cần phải có
nhiều lao động. Do đó nó đã góp phần tạo ra nguồn thu hút lao động. Đời sống người
dân được cải thiện là cơ sở để thực hiện ổn định kinh tế, ổn định xã hội.

          - Có thể nói tín dụng còn góp phần vào việc mở rộng và phát triển quan hệ
kinh tế của Nhà nước với các đối tác ở nước ngoài. Do đó sự phát triển tín dụng không
chỉ phát triển ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi thế giới nhằm gắn
kết các nước lại với nhau trong sự phát triển kinh tế của toàn thế giới.

   2.1.2. Phân loại tín dụng.

          Có rất nhiều căn cứ để phân loại tín dụng chẳng hạn như căn cứ vào thời hạn
tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, căn cứ vào đối tượng tín dụng, chủ thể
trong quan hệ tín dụng và tính chất của khoản vay… tùy theo chúng ta lựa chọn cơ sở
nào để phân loại thì có thể chia ra thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay, người ta
thường căn cứ vào một số chỉ tiêu sau đây để phân loại tín dụng.

     2.1.2.1. Căn cứ vào thời gian tín dụng.

     a) Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm nhằm đáp ứng nhu
cầu bổ sung nguồn lưu động vốn thiếu hụt tạm thời của dân cư, các doanh nghiệp hay
các tổ chức kinh tế khác. Nó giữ vai trò đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình
sản xuất kinh doanh sao cho không bị gián đoạn. Tín dụng ngắn hạn còn là cầu nối
giữa nguồn vốn tiết kiệm và nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế.

    b) Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung
hạn đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh,
nâng cấp máy móc, đổi mới kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới vào quy trình
sản xuất hay xây dựng mới công trình để phục vụ sản xuất có thời hạn thu hồi vốn
nhanh. Ngoài ra, cho vay trung hạn còn là nguồn để hình thành vốn lưu động thường
xuyên của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập.

    c) Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp
vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất có quy
mô lớn.
2.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn

     a) Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được thực hiện chủ yếu cho vay vốn
lưu động tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá.

     b) Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn cố định
của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và
dài hạn.

     2.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.

       Theo căn cứ này tín dụng được chia làm 2 loại:

     a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các
doanh nghiệp tiến hành sản xuất và kinh doanh.

    b) Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng.

     2.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng.

     a) Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu
hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.

    b) Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng với các doanh nghiệp và cá nhân.

     Trong mối quan hệ này tín dụng đóng vai trò trung gian cho nên ngân hàng vừa là
người cho vay vừa là người đi vay.

     Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt và
bút tệ trong đó bút tệ là chủ yếu.

     Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ chặt chẽ bổ sung và hỗ
trợ cho nhau.

     c) Tín dụng Nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước
với nhân dân và các tổ chức khác theo đó Nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn
chi ngân sách.

     Tín dụng Nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái.
Tín dụng Nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách.

    d) Tín dụng Quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nước ta với các
quốc gia hay tổ chức tiền tệ, tín dụng quốc tế.

     2.1.2.5. Căn cứ vào tính chất của khoản vay.

    a) Tín dụng có đảm bảo.

    Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có một sự đảm bảo
rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả hay bảo chi nếu công việc cho vay bị phá
sản. Nó được thiết lập trên cơ sở pháp lý của khoản tín dụng đã cấp với những tài sản
của người vay của người thứ 3 để khi không thu được nợ nó có thể bán tài sản để thu
hồi nợ.

    Khi đánh giá hoạt động tín dụng của khách hàng chưa đem lại nguồn thu chắc
chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến những hình thức bảo đảm tín dụng.

     b) Tín dụng không có đảm bảo.

     Là hình thức tín dụng hoàn toàn trái ngược với hình thức đảm bảo tín dụng. Nghĩa
là người đi vay không có thực hiện đảm bảo bằng tài sản vay đối với ngân hàng cũng
như không có người thứ 3 đứng ra bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

   2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng.

     2.1.3.1. Đối tượng cho vay.

     Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài
sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh
của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

    a) Những đối tượng được phép cho vay từ phía Ngân hàng.

     Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

          - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư
tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản đó.

     b) Những đối tượng không được phép cho vay từ phía Ngân hàng.

     Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

        - Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu).

        - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác.

        - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.

     2.1.3.2. Điều kiện cho vay.

     Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để là căn cứ
xem xét và quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng
làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay.
Khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng phải có những điều kiện sau đây:

        - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự, là tổ chức kinh tế có tư
cách pháp nhân và hoạt động theo đúng pháp luật, chị trách nhiệm theo đúng luật định.

        - Mục đích sử dụng vốn vay hợp lý và hợp pháp.

         -Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng như đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

        - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi vàc có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định
của pháp luật.

        - Đối với khoản vay trung và dài hạn thì doanh nghiệp phải chấp hành các quy
định của Nhà nước về đầu tư xây dựng xơ bản và thể lệ tín dụng trung và dài hạn.

        - Phải mua bảo hiểm tiền gửi cho tài sản cố định hình thành bằng vốn vay và
phải có tài sản thế chấp vốn vay hoặc bảo lãnh.

        - Sản xuất kinh doanh có lãi và không có nợ quá hạn.
2.1.3.3. Phương thức cho vay.

     a) Phương thức cho vay theo món.

     Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

     Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay
vay theo thời vụ.

     b) Phương thức cho vay theo hạn mức Tín dụng.

     Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thoả thuận
hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo một chu kỳ sản xuất
kinh doanh.

     Ngoài ra còn có một số phương thức cho vay khác đó là cho vay theo hạn mức tín
dụng dự phòng, cho vay theo dự án, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi,
cho vay hợp vốn.

     2.1.3.4. Quy trình cho vay.

        - Phỏng vấn về khoản vay.

        - Hướng dẫn lập hồ sơ, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.

        - Thẩm định các điều kiện tín dụng.

        - Quy định cho vay.

        - Hoàn chỉnh thủ tục, lập, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

        - Duyệt giải ngân.

        - Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay.

        - Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

        - Thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.1.3.5 . Thủ tục và hồ sơ vay.

         - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định của ngân hàng).

         - Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền
cấp.

         - Các báo cáo tài chính như: Bảng Cân đối kế toán, Bảng Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, phân tích thu, chi tài chính… của kỳ gần nhất so với ngày đề nghị
vay và được lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.

         - Phương án sản xuất kinh doanh. Trong phương án sản xuất kinh doanh phải
tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn trả nợ ngân hàng, đồng thời
phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản.

         - Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay:
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của
tài liệu gửi cho ngân hàng.

  2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng.

       2.1.4.1. Vòng quay vốn tín dụng.


                                                  Doanh số thu nợ
                  Vòng quay vốn tín dụng =
                                                 Dư nợ bình quân

       Vòng quay vốn tín dụng là chỉ số phản ánh tình hình luân chuyển của nguồn vốn,
thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Do đó, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả của việc
sử dụng vốn càng cao vì khả năng thu hồi nợ vay là nhanh.
2.1.4.2. Hệ số thu nợ.

                                           Doanh số thu nợ
                     Hệ số thu nợ =
                                          Doanh số cho vay



       Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được trong
một kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu
hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

       2.1.4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn.

                                           Nợ quá hạn
                 Tỷ lệ nợ quá hạn =
                                           Tổng dư nợ


       Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) là chỉ số thể hiện nợ quá hạn trong tổng dư nợ do đó mà
nó nói lên được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt.
Ngân hàng nào có chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng này là
cao.

       2.1.5.4. Doanh số cho vay / tổng doanh số cho vay.

       Đây là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay của một thành phần kinh tế hay một
ngành nghề kinh tế chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay so với thành phần
kinh tế hay ngành nghề kinh tế khác.

       2.1.4.5. Dư nợ / vốn huy động.

       Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng có
hiệu quả không. Nghĩa là trong trong nguồn vốn huy động thì dư nợ là bao nhiêu, nó
chiếm bao nhiêu %.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

  2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

        - Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ phòng Nghiệp Vụ
Kinh Doanh và số liệu được thu thập trong 3 năm: 2004, 2005, 2006.

        - Một số tài liệu và thông tin có liên quan được thu thập trong các tạp chí và
Internet.

  2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

        - Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số tài
chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long.

        - Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và số tương đối qua các năm
nhằm làm nổi bật sự chênh lệch tăng hay giảm thể hiện sự phát triển hay không trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
CHƯƠNG 3

     GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ

        ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

     Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương mại
Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng
Chính phủ với tên giao dịch là Housing Banking of Mekongdelta (MHB).

     Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ
chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động
mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là
đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

     Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ
thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng
đại diện tại Hà Nội và gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng
điểm trên khắp cả nước. Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng
bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự
động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng.
Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục
nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao
phong cách phục vụ khách hàng.

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

     Trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới của mình, ngày 21/04/1999
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV chấp nhận cho
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành lập Ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh TP Cần Thơ. Chi nhánh chính thức đi vào
hoạt động ngày 26/05/ 1999 với trụ sở đặt tại số 05 Phan Đình Phùng, Quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ.

     Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay, Ngân hàng Phát triển
Nhà ĐBSCL đã mở rộng thêm 3 chi nhánh hoạt động tại các địa bàn Quận Ninh Kiều,
Quận Ô Môn và tại Thị Xã Vị Thanh – Hậu Giang.

     Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng
cao theo xu hướng hiện nay, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đã
có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn
quốc. Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ còn tham gia
thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.

     Bên cạnh chuỗi sản phẩm - dịch vụ đa dạng như các Ngân hàng thương mại khác,
Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây
dựng nhà ở & cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây
dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung.

     Đến cuối năm 2003, chi nhánh đã đầu tư 450 tỷ đồng cho hơn 5.000 hộ trên địa
bàn Tỉnh Cần Thơ (cũ) để mua, xây dựng, sửa chữa nhà; tham gia đầu tư vào các khu
dân cư lớn của địa phương như: khu dân cư 91B, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư Chữ
Thập Đỏ, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư phường Hưng Phú, Thành phố Cần Thơ,
khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt, khu dân cư – du lịch Cồn Khương…

     Với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh
Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công
nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm - dịch vụ tối
ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
CẦN THƠ.

  3.3.1. Về huy động vốn.

     Hoạt động kinh doanh đa năng, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ về tiền gửi và kinh
doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn đa dạng và lãi suất hấp dẫn,
các sản phẩm của Ngân hàng về huy động vốn hiện nay như sau:

        - Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (loại 1 tháng, 2 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các kỳ hạn dài hơn đến 5 năm) và tiền tiết kiệm
bằng VND và ngoại tệ nhằm tận dụng tối đa các nguồn các vốn nhàn rỗi trong dân cư.

        - Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với lãi suất cao.

        - Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài
chính quốc tế để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.

        - Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu
(loại 3 tháng, 6 thàng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng tùy theo mục đích từng đợt
huy động), tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.

        - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.

        - Ngoài ra, Ngân hàng còn huy động từ ngụồn vay vốn từ Ngân hàng phát
triển nhà Trung Ương cũng như từ các tổ chức tín dụng khác.

   3.3.2. Về hoạt động Tín dụng.

        - Cũng như những Ngân hàng khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cũng
thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với những đối
tượng kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Ngân
hàng cho vay các khoản vay chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng nhà cửa, mua nhà
mới, gia cố, sửa chữa hay xây dựng cơ sở hạ tầng.

     Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

        - Thực hiện các hoạt động tín dụng ngắn hạn hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ khi
khách hàng có nhu cầu.
- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu các trang thiết bị máy, vật tư thiết bị hay
cho vay để tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thường xuyên
kinh doanh giao dịch với đối tác ở nước ngoài.

         - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán.

         - Thanh toán Quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm bảo nhanh chóng, an
toàn và chi phí thấp.

         - Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh qua
WESTERN UNION.

         - Củng cố và mở rộng hệ thống khách hàng truyền thống, đó là các doanh
nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo
sát thiết kế và một số khách hàng truyền thống khác.

         - Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong, ngoài nước,
các tổ chức tín dụng.

3.4. CƠ CẤU BỘ MÁY.

   3.4.1. Cơ cấu tổ chức.

                                        Ban Giám Đốc




    Phòng hành          Phòng Nghiệp    Phòng Kế Toán    Phòng Kiểm        Phòng
   Chánh Nhân Sự        Vụ Kinh Doanh     Ngân Quỹ       Soát Nội Bộ     Nguồn Vốn


                               Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC




3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

     3.4.2.1. Ban Giám Đốc.
- Ban Giám Đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong đơn vị, phân
chia công việc phù hợp với chức năng, vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban. Chịu
trách nhiệm chung các vấn đề phát sinh trong đơn vị.

       - Tiếp nhận các ý kiến và thông tin phản hồi từ cấp dưới nhằm kịp thời điều
chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân Hàng.

       - Ban Giám Đốc có toàn quyền quyết định mức vay của một khoản vay.

       - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay
nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị của mình, ngoại trừ kế toán
trưởng và kiểm soát trưởng.

     3.4.2.2. Phòng Hành chánh nhân sự.

        - Lập các chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự
và lao động, chi trả lương cho lao động. Đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán
bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

       - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ bản, mua sắm các trang
thiết bị và công cụ lao động.

        - Lập các báo cáo về công tác cán bộ lao động, tiền lương và các công tác hành
chánh, quản trị theo quy định.

        - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao.

     3.4.2.3. Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.

        - Trước tiên phòng Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện nghiên cứu tình hình kinh
tế xã hội trong phạm vi hoạt động với mục đích phục vụ cho việc:

          + Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng thời thực
hiện các kế hoạch đó.

          + Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch dự án khai thác nguồn vốn.

        - Phòng Nghiệp vụ kinh doanh sẽ thực hiện tiếp cận thị trường, nắm bắt thông
tin về các nhu cầu, từ đó đề xuất các phương án kinh doanh hoặc liên kết với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Giữ vững quan hệ với khách hàng cũ – khách hàng truyền thống, mở rộng
quan hệ với khách hàng mới theo chiến lược của Ngân hàng. Nhân viên tín dụng của
phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tín
dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ, đồng thời tiếp cận và giải quyết hồ sơ vay theo
chế độ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

        - Tiến hành thẩm định dự án, phương án đầu tư theo quyết định về thẩm định
dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc và các quy định
khác do Tổng Giám Đốc ban hành.

        - Tổ chức việc thực hiên, kiểm tra, kiểm soát theo đúng chế độ đã quy định.
Đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

        - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ theo các
quy định của Nhà nước, Ngân Hàng Nhà Nước và quy định của Ngân hàng Phát triển
nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

        - Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo đúng
quy định.

        - Phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện công tác thông tin cần thiết.

        - Thống kê và báo cáo về các nghiệp vụ tín dụng thẩm định thanh toán đối
ngoại, kinh doanh ngoại tệ.

        - Theo dõi và quản lý các tài sản do khách hàng thế chấp lúc đi vay là bất động
sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho.

        - Riêng đối với hồ sơ tín dụng, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh phải thực hiện
công tác bảo quản cẩn thận kể cả đối với hồ sơ hồ sơ thẩm định, kinh doanh đối ngoại
và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định.
3.4.2.4. Phòng Kế toán - ngân quỹ.

        - Theo dõi và hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và
tài chính, quản lý tài sản và nguồn vốn của chi nhánh.

        - Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng. Các nghiệp
vụ nếu có phát sinh phải được kiểm tra cẩn thận.

        - Theo dõi và thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng.

        - Lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

        - Ngoài ra phòng còn thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển
tiền điện tử.

      3.4.2.5. Phòng Kiểm Soát nội bộ.

        - Thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tất cả các hoạt động của Ngân
hàng theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà Nước, quy chế, quy định,
điều lệ hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.

        - Kiểm ra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng, theo dõi và kiểm tra việc
sửa chữa những sai phạm, việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.

        - Thực hiện báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ theo đúng quy định của
Hội đồng quản trị, của Tổng Giám Đốc.

        - Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng Nhà Nước và
của Hội Sở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long trong khi kiểm tra,
thanh tra tại chi nhánh.

      3.4.2.6. Phòng Nguồn Vốn.

         - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn
cho cho nhánh phù hợp với định hướng của MHB.

         - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp
nhằm đáp ứng mục tiêu huy động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy động
vốn được Tổng Giám Đốc giao.
- Thực hiện tốt các kế hoạch huy động vốn được triển khai trong toàn hệ thống
MHB trong từng thời kỳ.

        - Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh, tham
mưu cho Giám Đốc chi nhánh thực hiện được các quy định về quản lý và điều hành
nguồn vốn của MHB trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

        - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi ngoại tệ trong và ngoài hệ thống
MHB trong phạm vi được Tổng Giám Đốc cho phép.

        - Khảo sát và thu thập trông tin trên địa bàn, thanh toán và đề xuất cho Giám
Đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp đảm bảo hiệu
quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của MHB trong từng thời kỳ.

        - Tổ chức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại chi
nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán an toàn và hiệu quả.

        - Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về nguồn vốn của
Chi nhánh theo quy định của MHB.

        - Quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát
sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

        - Thực hiện các báo cáo Thống kê theo chế độ thông tin báo cáo do Ngân hàng
Nhà Nước quy định và do Giám Đốc ban hành.

3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ.

  3.5.1. Nguyên tắc cho vay.

    Các chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được lựa
chọn khách hàng để cho vay theo các nguyên tắc sau:

       - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

       - Bảo đảm hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
3.5.2. Điều kiện cho vay.

       Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nơi cho vay xem
xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

         - Người vay vốn là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp
luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

         - Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng Phát triển
nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động. Trường hợp là đại diện hộ gia đình thì phải
có giấy ủy quyền trong đó các thành viên trong hộ gia đình đồng ý cử đại diện vay vốn
ngân hàng.

         - Có dự án vay vốn, trả nợ vay xây dựng, sửa chữ, nâng cấp nhà ở, mua nhà ở,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong đó người vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án thể hiện như: bằng tiền mặt,
công lao động, nguyên-vật liệu xây dựng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay… Vốn tự có
tham gia tối thiểu là 20% tổng chi phí của dự án nếu bảo đảm tiền vay bằng tài sản
khác hoặc tối thiếu là 30% nếu biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn
vay.

         - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (nợ gốc, nợ lãi,
chi phí khác nếu có).

         - Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPTN ĐBSCL. Trường hợp
cho vay không có tài sản làm đảm bảo thì phải thuộc đối tượng được quy định chi vay
không có đảm bảo bằng tài sản của NHPTN ĐBSCL.

   3.5.3. Đối tượng cho vay.

         - Chi phí để xây dựng một căn nhà hoàn chỉnh như: Chi phí chuẩn bị xây dựng,
thiết kế, lập bản vẽ, dự toán, chi phí nhân công thuê ngoài hoặc tự xây dựng…

         - Chi phí nhân công, vật liệu, trang trí nội thất để nâng cấp, sửa chữa nhà ở

         - Chi phí thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở.

         - Chi phí mua sắm đồ dùng gia đình hoặc tiện nghi sinh hoạt ví dụ như: lắp đặt
điện thoại, mua máy vi tính, lắp đặt điện nước sinh hoạt, phương tiện đi lại…
- Thanh toán chi phí mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: chi phí học
tập, du lịch, chữa bệnh…

   3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay.

   3.5.4.1. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa là 100% tổng nhu
cầu vốn của phương án vay nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa đối với từng
loại tài sản đảm bảo theo quy định của MHB.

       3.5.4.2. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa 100%
tổng nhu cầu vốn vay nhưng tối đa là 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng và
không quá 200 triệu đồng.

          Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và thu nhập để trả nợ của từng khách hàng để
xác định thời hạn cho vay hợp lý, nhưng không quá 10 năm. Thời hạn cho vay được
tính từ ngày khách hàng vay vốn nhận món tiền vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và
lãi.

   3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay.

       3.5.5.1. Thủ tục vay:

         - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của MHB)

         - Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc
Thẻ Quân Nhân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân nếu có…của
người vay, người hôn phối.

         - Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: hóa đơn, giấy báo giá, giấy báo học
phí, hợp đồng mua bán, bảng dự trù chi phí.

         - Tài liệu chứng minh thu nhập.

         - Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay.

          + Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

          + Đối với động sản: Giấy chứng nhận đăng ký tài sản, giấy chứng nhận về
quyền sở hữu tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
+ Bảng chính các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ
tiền gửi, giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi, cam kết phong tỏa tài khoản tiền gửi…

     3.5.5.2. Quy trình cho vay.

           - Phỏng vấn về khoản vay

           - Hướng dẫn lập hổ sơ, kiểm tra tiếp nhận hồ sơ.

           - Thẩm định các điều kiện tín dụng.

           - Quyết định cho vay.

           - Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

           - Duyệt giải ngân.

           - Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay.

           - Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

           - Thanh lý hợp động tín dụng.

  3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay.

     Trong quá trình giải quyết cho khách hàng vay và quản lý khoản vay, tùy theo
nhiệm vụ được phân công, các cán bộ, nhân viên tham gia vào việc đề xuất và giải
quyết cho vay, thu nợ phải kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả
nợ của khách hàng vay như sau:

        - Kiểm tra trước khi cho vay: là quá trình khảo sát, điều tra trực tiếp khách
hàng có nhu cầu vay, đối chiếu với nguyên tắc, điều kiện cho vay, làm cơ sở đề xuất
cho vay.

        - Kiểm tra trước khi giải ngân: là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ
vay, các chứng từ giải ngân, người nhận tiền…

        - Kiểm tra sau khi cho vay là kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ, tài sản
bảo đảm tiền vay cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng tín
dụng được thực hiện trong 30 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân lần đầu và định kỳ tối
thiểu 03 tháng/lần.
3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM.

      Với quy mô tín dụng và địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, Ngân hàng
Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động ngày càng tích cực trong hệ thống
ngân hàng. Riêng chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ, kết quả hoạt động trong 3 năm
qua tăng trưởng khá. Nó cho thấy đây là một kết quả khả quan, đồng thời cũng tạo điều
kiện để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng những năm tiếp theo tăng trưởng tốt hơn nữa.
Sau đây là bảng tóm lược kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua 3 năm, phần
phân tích chi tiết sẽ được trình bày trong phần sau.

        Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

                                         QUA 3 NĂM.

                                                                       Đơn vị tính: Triệu đồng

                                                                         Chênh Lệch
                           2004       2005       2006
        Chỉ Tiêu                                            2005 so với 2004    2006 so với 2005
                                                                        Tỷ lệ              Tỷ lệ
                          Số Tiền    Số Tiền    Số Tiền     Số Tiền     (%)     Số Tiền (%)
 1. Thu Nhập                65.579     85.590      90.757     20.011 30,51         5.167     6,04
 2. Chi phí                 57.564     72.439      69.840     14.875 25,84       (2.599) (3,59)
 3. Thu nhập trước thuế      8.015     13.151      20.917      5.136 64,08         7.766 59,05
 4. Thu nhập sau thuế     5.770,80   9.468,72   15.060,24      3.698 64,08         5.592 59,05
                   (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG NĂM 2007.

   3.7.1. Những thuận lợi.

      Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là thành
phố trực thuộc Trung Ương nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, nhu cầu về vốn
cao, đây chính là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng với lượng vốn vay khá
lớn. Đây lại là khu vực có dân số đông, nhu cầu về xây dựng và phát triển nhà ở là rất
cao do đó ngân hàng có được lượng khách hàng rất lớn từ nguồn này.

      Vị thế cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị
trường, nên doanh số huy động cũng như doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Do
vậy mà mở rộng được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Càng ngày càng có nhiều
khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.

        Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác.

        Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO trong công tác quản lý nên chất lượng
và hiệu quả trong công việc ngày càng được nâng cao.

  3.7.2. Những khó khăn.

         - Khó khăn đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động do sự
xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng và chi nhánh hoạt động với các sản phẩm đa
dạng.

         - Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện là các đối thủ cạnh tranh gây khó khăn
không nhỏ đối với ngân hàng.

         - Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường do sự cạnh tranh của các ngân hàng.

         - Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đủ để trang bị cho quá trình cạnh tranh giữa các
ngân hàng.

         - Cán bộ còn ít nên khi được điều hành đi công tác đến những nơi khác thì
không có người đảm nhận công việc.

   3.7.3. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2007.

     Để góp phần cùng toàn ngành thực hiện đạt định hướng do Ban Giám Đốc đề ra
trong năm 2007, toàn chi nhánh tiếp tục thực hiện phương châm: An toàn-Hiệu quả-
Phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu sau:

          - Giữ vững và nâng cao thị phần,

          - Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

          - Tăng huy động vốn, tăng khách hàng và dịch vụ cung cấp.

          - Giảm nợ quá hạn.

          - Tổng nguồn vốn huy động tăng 20%.
- Tổng dư nợ tăng 28%. Nợ xấu không vượt quá 2,5% tổng dư nợ.

- Chênh lệch thu nhập chi phí tăng 30%.
CHƯƠNG 4

          PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

                PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                       CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN.

     Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng luôn nắm giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó
phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Để hoạt động của ngân hàng được phát triển và
ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của ngân hàng phải được đảm bảo một cách an
toàn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, đi vay cũng có thể từ các tài sản nợ khác của
ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một
tỉ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Tp Cần Thơ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

       Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA

                           NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)

                                                                                Đơn vị tính: Triệu đồng

                      2004               2005               2006                   CHÊNH LỆCH
  CHỈ TIÊU                                                                2005 so với 2004 2006 so với 2005
                             Tỷ                 Tỷ                 Tỷ                 Tỷ             Tỷ
                   Số      trọng      Số      trọng      Số      trọng       Số     trọng      Số    trọng
                  Tiền      (%)      Tiền      (%)      Tiền      (%)       Tiền     (%)      Tiên   (%)
1. VHĐ           167.810    25,28   231.161    32,12   261.441    38,63     63.351    37,75   30.280   13,10
2. VĐC từ HS     483.117    72,77   457.800    63,61   389.659    57,58   (25.317) (5,24) (68.141) (14,88)
3. TS nợ khác     12.983     1,96    30.778     4,28    25.656     3,79     17.795 137,06    (5.122) (16,64)
   Tổng cộng     663.910      100   719.739      100   676.756      100     55.829     8,41 (42.983)  (5,97)
                   (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

                              (Vốn ĐC từ HS: Vốn điều chuyển từ hội sở)

     Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng huy động vốn từ bên ngoài như
huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các thành phần dân cư. Tuy nhiên do một số
nguyên nhân khách quan nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư vẫn
chưa thật sự lớn. Do dó mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là dựa vào
nguồn vốn được điều chuyển từ Hội Sở cấp trên. Điều này được thể hiện qua bảng số
liệu trên.

     Bảng số liệu về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng cho thấy rằng mặc dù sự
tăng giảm của nguồn vốn qua các năm là không đều nhau nhưng đã có sự mở rộng
nguồn vốn. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Sự gia tăng này góp phần tích cực vào việc
phát triển và mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng theo phương thức đa
dạng hóa phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặc dù đến năm 2006, tình
hình nguồn vốn của ngân hàng có giảm đi so với năm 2005 nhưng nhìn chung ngân
hàng vẫn duy trì được hoạt động của mình.

     Cụ thể nguồn vốn của năm 2005 tăng lên thêm 55.829 triệu đồng hay tăng 8,41%
so với năm 2004. Nguồn vốn năm 2005 tăng lên chủ yếu là do tăng nguồn vốn huy
động và tăng các tài sản nợ khác. Năm 2004 vốn huy động và tài sản nợ khác lần lượt
là 167.810 triệu đồng và 12.983 triệu đồng, còn năm 2005 là 231.161 triệu đồng và
30.778 triệu đồng. Riêng nguồn vốn năm 2006 là 676.756 triệu đồng, giảm đi 42.983
triệu đồng hay giảm 5,97% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm
xuống của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Năm 2005 vốn điều chuyển từ Hội Sở là
457.800 triệu đồng đến năm 2006 thì giảm xuống còn 389.659 triệu đồng tức là giảm
đi 68.141 triệu đồng hay giảm 14,88%.

     Tóm lại sự tăng giảm nguồn vốn của ngân hàng qua các năm là do sự tăng giảm
của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở và các tài sản nợ khác. Riêng nguồn vốn huy
động thì vẫn tăng qua các năm. Việc mở rộng mạng lưới huy động một cách thích hợp
trong thời gian những năm gần đây đã giúp cho ngân hàng mở rộng được nguồn vốn
kinh doanh của mình, đảm bảo cho việc kinh doanh năng động hơn và phát triển hơn.
Tuy nhiên, do thời gian thành lập ngắn hơn những ngân hàng khác trên cùng địa bàn và
một số những yếu tố khách quan khác mà việc huy động vốn dẫu có mang lại hiệu quả
nhưng vẫn còn thấp. Vốn điều chuyển từ Hội Sở mặc dù có xu hướng giảm dần qua các
năm nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2004,
nguồn vốn điều chuyển là 483.117 triệu đồng chiếm 72,77% trong cơ cấu nguồn vốn,
sang năm 2005 nguồn vốn này là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% tổng nguồn vốn và
sang năm 2006 là 389.659 triệu đồng chiếm 57,58% tổng nguồn vốn. Kế đến là nguồn
vốn huy động và cuối cùng là tài sản nợ khác của ngân hàng.

   4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động.

     Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

                                            QUA 3 NĂM (2004-2006)

                                                                                       Đơn vị tính: triệu đồng

                                                                                                  Chênh Lệch
                            2004                 2005                2006                2005 so với        2006 so với
      Chỉ tiêu                                                                              2004               2005
                                     Tỷ                   Tỷ                  Tỷ                                      Tỷ
                                   trọng                trọng               trọng      Số      Tỷ trọng     Số      trọng
                        Số Tiền     (%)      Số Tiền     (%)     Số Tiền     (%)      Tiền       (%)      Tiền       (%)
I. TG TCKT, DC          167.069    99,56     194.735    84,24    226.206    86,52    27.666        16,56 31.471      16,16
II. TG TCTD khác            562      0,33        757      0,33       497      0,19      195        34,70   (260) (34,35)
III. Phát hành GTCG         179      0,11     35.669    15,43     34.738    13,29    35.490 19.826,82      (931) (2,61)
Tổng VHĐ                167.810      100     231.161      100    261.441      100    63.351        37,75 30.280      13,10
                      (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

     Từ bảng phân tích số liệu về vốn huy động trên ta thấy vốn huy động qua 3 năm
là tăng trưởng khá. Cụ thể năm 2004 vốn huy động là 167.810 triệu đồng, năm 2005 là
231.161 triệu đồng tăng 63.351 triệu đồng hay tăng 37,75% so với năm 2004. Nguồn
vốn huy động năm 2005 tăng lên là do tiền gửi của các tổ chức dân cư, tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá đều tăng trong đó đáng kể nhất là tiền
gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tăng thêm 27.666 triệu đồng; phát hành giấy tờ có
giá tăng thêm 35.490 triệu đồng. Sang năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 261.441
triệu đồng, tăng 30.280 triệu đồng hay tăng 13,10% so với năm 2005. Riêng nguồn vốn
huy động năm 2006 tăng chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tiếp tục
tăng lên 31.471 triệu đồng so với năm 2005. Thực tế huy động vốn qua 3 năm cho thấy
rằng tuy tổng vốn huy động qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là chưa
cao và sang năm 2006 thì tốc độ tăng chậm lại, giảm từ 37,75% xuống còn 13,10%.
Phân tích chi tiết về các hình thức huy động vốn giúp ta rõ hơn về tình hình huy động
vốn tại ngân hàng.
4.1.1.1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư.

          Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC

            KINH TẾ, DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)

                                                                               Đơn vị tính: triệu đồng

                                                                                            Chênh Lệch
                         2004               2005               2006              2005 so với         2006 so với
      Chỉ tiêu                                                                      2004                 2005
                                Tỷ                   Tỷ                 Tỷ                 Tỷ                   Tỷ
                                trọng              trọng              trọng              trọng                trọng
                     Số tiền    (%)     Số tiền     (%)    Số tiền     (%)    Số tiền     (%)     Số tiền      (%)
I. TG TCKT, dân cư   167.069      100   194.735      100   226.206      100   27.666 16,56 31,.471             16,16
1. TG TCKT, DC        79.427    47,54   110.559    56,77   124.510    55,04   31.132 39,20         13.951      12,62
    Không kỳ hạn      68.427             99.559             88.485            31.132 45,50 (11.074) (11,12)
    Có kỳ hạn         11.000             11.000             36.025                  0      0,00     2.,025 227,50
2. TGTK               87.642    52,46    84.176    43,23   101.696    44,96   (3.466) (3,95)       17.520      20,81
    Không kỳ hạn       4.293              4.094              2.157              (199) (4,64) (1.937) (47,31)
    Có kỳ hạn         83.349             80.082             99.539            (3.267) (3,92)       19.457      24,30
Tổng vốn huy động    167.810            231.161            261.441            63.351 37,75         30.280      13,10
                 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

          Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủ yếu từ
tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nguồn huy động này luôn chiếm một tỉ
trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát
hành giấy tờ có giá. Cụ thể ở năm 2004, huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân
cư là 167.069 triệu đồng chiếm 99,56% tổng vốn huy động, năm 2005 là 194.735 triệu
đồng chiếm 84,24% và sang năm 2006 là 226.206 triệu đồng chiếm 86,52%. Nhìn
chung qua 3 năm tỉ trọng của vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư là khá lớn và
chênh lệch nhau không nhiều. Tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần
Thơ luôn có những chương tình hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Đó là
những chương trình tiết kiệm dự thưởng cho những khách hàng có thời hạn gửi tiền tối
thiểu từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra vào cuối mỗi quý, ngân hàng còn tổ chức chương
trình tiết kiệm tặng quà cho những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 10 triệu
đồng với kỳ hạn là 6 tháng.

     Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích
cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động
có hiệu quả. Họ đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng, do đó mà
nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần tăng lên. Cụ thể năm 2004 tỉ trọng này là
47,54%, năm 2005 là 56,77% và năm 2006 là 55,04%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
cũng chiếm một tỉ trọng khá cao qua các năm là: năm 2004 chiếm 52,46% tổng số tiền
huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư, năm 2005 chiếm 43,23% và năm 2006 chiếm
44,96%.

     4.1.1.2. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.

     Thực chất đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng phát triển
nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nó
chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm
2004 tiền gửi của tổ chức tín dụng đạt 562 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33%, sang năm
2005 con số này tăng lên 757 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33% và đến năm 2006 con số
này giảm xuống còn 497 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19%.

     4.1.1.3. Phát hành giấy tờ có giá.

     Ở đây, giấy tờ có giá chính là các chứng chỉ nợ có thời hạn, mệnh giá và lãi suất
cố định. Phát hành giấy tờ có giá để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt
động kinh doanh được phát triển. Đây được xem là một công cụ có hiệu quả trong việc
kiểm soát và ổn định nền kinh tế thông qua việc ổn định chính sách tài chính, ổn định
tiền tệ và hạn chế lạm phát trên thị trường. Qua đó gián tiếp góp phần làm ổn định mặt
bằng lãi suất trong việc huy động vốn.

     Năm 2004, số dư của kỳ phiếu, trái phiếu là 179 triệu đồng chiếm 0,11% trên vốn
huy động, năm 2005 là 35.669 triệu đồng chiếm 15,43% và năm 206 là 34.738 triệu
đồng chiếm 13,29%. Số liệu thực tế cho thấy vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ
có giá mà cụ thể là kỳ phiếu và trái phiếu ở năm 2005 và 2006 đột ngột tăng lên. Đến
năm 2005, do nhu cầu huy động vốn lớn, ngân hàng đã mở đợt phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu ngắn hạn và dài hạn trong dân cư và đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên
đáng kể từ năm 2004 là 179 triệu đồng tăng lên ở năm 2005 là 35.669 triệu đồng. Ở
năm 2005, ngân hàng đã mở liên tiếp 3 đợt phát hành lớn. Đây là nguyên nhân lý giải
cho sự tăng lên của vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Nó cũng chứng tỏ việc
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn là rất quan trọng.
4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở.

     Từ lúc thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, vốn điều chuyển từ Hội Sở
luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Từ năm 2004 đến 2006 cũng không
có gì thay đổi lớn, vốn điều chuyển từ Hội Sở vẫn đứng đầu với số tiền huy động ở
năm 2004 là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2005
là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% trong tổng nguồn vốn và năm 2006 là 389.659
triệu đồng chiếm 57,58% trong tổng nguồn vốn. Câu hỏi được đặt ra là tại sao vốn điều
chuyển lại chiếm một tỉ trọng cao như vậy. Do phần lớn khách hàng của ngân hàng là
các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Doanh Nghiệp Tư Nhân thuộc khối ngành xây dựng
nên họ thường vay với số tiền lớn để đầu tư và mở rộng hoạt động, do vậy mà ngân
hàng thường thiếu vốn để cho vay buộc phải vay từ Hội Sở.

     Năm 2004 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong
tổng nguồn vốn của năm 2004 là 663.910 triệu đồng. Nhưng bước sang năm 2005 và
2006 , nguồn vốn này có xu hướng giảm dần. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2005 so
với năm 2004 là 25.317 triệu đồng, giảm 5,24%. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2006 so
với năm 2005 là 68.141 triệu đồng, giảm 14,88%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở
rộng hoạt động và chủ động được nguồn vốn của mình. Vốn điều chuyển từ Hội Sở
giảm lần lượt qua các năm chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày một vững mạnh,
khả năng huy động vốn cũng tăng lên góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền
kinh tế và giảm dần tỉ trọng nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở.

  4.1.3. Tài sản nợ khác.

    Tài sản nợ khác tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng đều qua các năm, từ
12.983 triệu đồng năm 2004 chiếm 1,96% sang năm 2005 tăng lên 30.778 triệu đồng
chiếm 4,28% tăng 2,32% so với năm 2004, sang năm 2006 giảm xuống còn 25.656
triệu đồng chiếm 3,79% giảm 0,49% so với năm 2005.

    Tài sản nợ gồm các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả… Giải thích cho sự tăng
lên của tài sản nợ khác ở năm 2005 là do các khoản phải trả tăng lên, riêng năm 2006
tuy có giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn cao hơn năm 2004 về tỉ trọng.
Một cách tổng quát chúng ta thấy rằng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua
3 năm là có tăng trưởng. Nguồn vốn kinh doanh ở năm 2004 là 663.910 triệu đồng,
sang năm 2005 là 719.739 triệu đồng tăng 55.829 triệu đồng, đến năm 2006 giảm
xuống còn 676.756 triệu đồng hay giảm đi 42.983 triệu đồng so với năm 2005 do
nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở giảm mạnh cùng với sự giảm xuống của tài sản nợ
khác. Như vậy các chỉ tiêu trên cho thấy mặc dù tình hình huy động vốn của ngân hàng
là có hiệu quả song hiệu quả vẫn chưa cao, do đó mà nguồn vốn kinh doanh vẫn còn
phụ thuộc khá nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội Sở, bằng chứng là vốn điều chuyển
vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, các nguồn còn lại chỉ chiếm một tỉ
trọng nhỏ. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng đòi hỏi ngân
hàng phải quan tâm đến việc huy động nguồn vốn tại chỗ thông qua hình thức tiền gửi
của các tổ chức kinh tế cũng như các nhân tố nhằm giảm bớt vốn điều chuyển từ Hội
Sở. Đây là một trong những mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.

     Hội nhập kinh tế để phát triển là xu hướng mà Việt Nam đã xác định chắc chắn
trong bước đi của mình, Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa nền kinh tế. Đây là chủ trương
của Đảng và Nhà Nước nhằm thực hiện và đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện
đại hóa đất nuớc, thực hiện mở rộng kinh tế theo phương thức đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh đa dạng và lành mạnh để thúc đẩy
nền kinh tế nước ta phát triển với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

     Là một chi nhánh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh Thành phố
Cần Thơ đã và đang mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ở những đối tượng khác
ngoài khách hàng truyền thống của ngân hàng là các đơn vị thuộc khối ngành xây
dựng, mở rộng ra nhiều hình thức kinh tế khác nhau bên cạnh việc giữ vững mối quan
hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện cho vay ngắn
hạn nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của các đơn vị sản xuất kinh doanh
khi có nhu cầu, cho vay công nghiệp, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ-
đây là các thành phần kinh tế rất năng động và phát triển trong những năm gần đây,
việc cho vay này cũng nhằm góp phần phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện
đại hóa đất nước.
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)
Lv (31)

More Related Content

What's hot

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...PinkHandmade
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độngCác phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...nataliej4
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...nataliej4
 

What's hot (20)

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đ...
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
 
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thôngLuận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
 
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao độngCác phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
Các phương pháp biểu diễn dao động và ứng dụng trong giải các bài toán dao động
 
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...
Tiểu luận kĩ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên trường đạ...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPTLuận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Lv (18)
Lv (18)Lv (18)
Lv (18)
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
 

Viewers also liked

luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Nguyễn Công Huy
 
đề áN kinh tế lao động
đề áN  kinh tế lao độngđề áN  kinh tế lao động
đề áN kinh tế lao độngNguyễn Công Huy
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (38).pdf
luan van thac si kinh te (38).pdfluan van thac si kinh te (38).pdf
luan van thac si kinh te (38).pdfNguyễn Công Huy
 
La intención en la mirada
La intención en la miradaLa intención en la mirada
La intención en la miradaAiChile
 

Viewers also liked (20)

luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (9)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (59).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
 
đề áN kinh tế lao động
đề áN  kinh tế lao độngđề áN  kinh tế lao động
đề áN kinh tế lao động
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)
 
luan van thac si kinh te (38).pdf
luan van thac si kinh te (38).pdfluan van thac si kinh te (38).pdf
luan van thac si kinh te (38).pdf
 
La intención en la mirada
La intención en la miradaLa intención en la mirada
La intención en la mirada
 
Newspace modelo shopper
Newspace modelo shopperNewspace modelo shopper
Newspace modelo shopper
 
Chat Mortal
Chat MortalChat Mortal
Chat Mortal
 
North America’s Energy Corridor
North America’s Energy CorridorNorth America’s Energy Corridor
North America’s Energy Corridor
 

Similar to Lv (31)

Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...anh hieu
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPBáo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPOnTimeVitThu
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGhuucong
 

Similar to Lv (31) (20)

Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 
Lv (26)
Lv (26)Lv (26)
Lv (26)
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG - T...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCPBáo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
Báo cáo thực tập: Giải pháp mở rộng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng TMCP
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU T...
 
Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Lv (31)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN THANH NGUYỆT NGUYỄN THỊ ÚT Mã số SV: 4031099 Lớp: Kế toán khóa 29 Cần Thơ, 6 - 2007
  • 2. LỜI CẢM TẠ Bốn năm học dưới một mái trường tuy không phải là khoảng thời gian quá dài, nhưng đó thật sự là khoảng thời gian cần thiết để một sinh viên có thể tự mình thích nghi được với một môi trường học tập và nghiên cứu hoàn toàn xa lạ với cách học ở bậc phổ thông. Trong khoảng thời gian đó, chúng em đã nhận được rất nhiều sự truyền đạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu của Quý Thầy Cô. Riêng bản thân em, em nhận thây đây thật sự là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Cuối khóa học, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long” để làm đề tài tốt nghiệp. Có được kết quả như ngày hôm nay không phải chỉ do bản thân, mà trước hết chính là sự quan tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của Quý Thầy Cô nhằm trang bị cho chúng em tất cả sự cần thiết sau khi tốt nghiệp ra trường. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thanh Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các Cô Chú, các anh chị đặc biệt là các anh chị phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em và hướng dẫn trong thời gian em thực tập tại ngân hàng để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Chân thành cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Kế Toán 01-K29 và các bạn cùng thực tập đã đóng góp ý kiến về đề tài này. Cuối lời em xin kính gửi đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, các Cô Chú và các anh chị tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long lời chúc sức khỏe, công tác tốt. Thân chúc các bạn thành đạt trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Út
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Ngày 16 tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Út
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
  • 7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU:........................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:....................................................................................... 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:.............................................................................. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................... 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................................... 3 1.3.1. Không gian:.......................................................................................................... 3 1.3.2. Thời gian: ............................................................................................................. 3 1.3.3. Các đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.......... 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ....................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vai trò tín dụng:.......................... 4 2.1.2. Phân loại tín dụng: ............................................................................................... 7 2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng: ........................................................................ 9 2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng:........................ 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................ 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................................... 14 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ:................................. 15 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:........................................................................................ 15
  • 8. 3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ:15 3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ:............................................................................................................................. 17 3.3.1. Về huy động vốn: ............................................................................................... 17 3.3.2. Về hoạt động tín dụng:....................................................................................... 17 3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC: ............................................................................................ 18 3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: ......................................................................................... 18 3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:...................................................... 19 3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ: ......... 22 3.5.1. Nguyên tắc cho vay:........................................................................................... 22 3.5.2 Điều kiện cho vay: .............................................................................................. 23 3.5.3 Đối tượng cho vay:.............................................................................................. 23 3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay: ..................................................................... 24 3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay: ............................................................................ 24 3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay: .................................................................. 25 3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM:............................................................................................................... 26 3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007:...................................................................................................... 26 3.7.1. Những thuận lợi: ................................................................................................ 26 3.7.2. Những khó khăn:................................................................................................ 27 3.7.3. Những mục tiêu cần đạt trong năm 2007:.......................................................... 27
  • 9. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: .......... 29 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: .................................. 29 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động: .......................................................... 31 4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở................................................................................ 34 4.1.3. Tài sản nợ khác: ................................................................................................. 34 4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:............... 35 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 37 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 40 4.2.3. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng: ........................................................ 41 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: ........ 44 4.3.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 45 4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 49 4.3.3. Phân tích dư nợ: ................................................................................................. 52 4.3.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 54 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ: ....... 56 4.4.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 57 4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 60 4.4.3. Phân tích dư nợ tín dụng: ................................................................................... 62 4.4.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 65 4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:................................... 66 4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:........ 69 4.6.1. Quy mô tín dụng: ............................................................................................... 69 4.6.2. Hệ số thu nợ: ...................................................................................................... 69 4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng:.................................................................................... 70
  • 10. 4.6.4. Tỷ lệ tổng dư nợ/Vốn huy động:........................................................................ 70 4.6.5. Tỷ lệ nợ quá hạn:................................................................................................ 70 CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ: ...................................................................................... 71 5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KNIH DOANH: .................. 71 5.1.1. Biện pháp về mở rộng hoạt động tín dụng:........................................................ 71 5.1.2. Biện pháp về hỗ trợ và trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin:................... 72 5.1.3. Biện pháp về mở rộng quan hệ với khách hàng:................................................ 72 5.1.4. Biện pháp về đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng: .................................. 72 5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO: ........................................... 73 5.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên: ................ 73 5.2.2. Có kế hoạch hạn chế và xử lý nợ quá hạn: ........................................................ 73 5.3. THÀNH LẬP TỔ THẨM ĐỊNH, TỔ TƯ VẤN: ................................................. 74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:.............................................................. 75 6.1. KẾT LUẬN:.......................................................................................................... 75 6.2. KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................... 76 6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước:........................................................................... 76 6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL:....................................................... 76 6.2.3. Đối với các ngành hữu quan: ............................................................................. 77
  • 11. DANH MỤC BIỂU BẢNG: Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm:.............................................. 26 Bảng 2: Khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm: ......... 29 Bảng 3: Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm:........................ 31 Bảng 4: Phân tích tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh tế dân cư: ................ 32 Bảng 5: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................. 36 Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:.................................................... 45 Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: ...................................................... 50 Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm: .............................. 53 Bảng 9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:...................... 54 Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế:................................................. 57 Bảng 11: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế: ................................................... 60 Bảng 12: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm: ........................... 62 Bảng 13: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:................... 65 Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh:..................................................................... 67 Bảng 15: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng: .................................. 69
  • 12. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ tổ chức: ................................................................................................. 18 Hình 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................................ 37 Hình 3: Doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng:................................................. 39 Hình 4: Doanh số thu nợ qua 3 năm của ngân hàng: ................................................... 40 Hình 5: Tình hình dư nợ tại ngân hàng qua 3 năm: ..................................................... 41 Hình 6: Tình hình về nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm: ........................................ 43
  • 13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNCB Công nghiệp chế biến DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ GTCG Giấy tờ có giá KTCT Kinh tế cá thể KTNN Kinh tế Nhà nước KTTN Kinh tế Tư nhân KTTT Kinh tế tập thể NHPTN ĐBSCL Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long NQH Nợ quá hạn NQH/DN Nợ quá hạn/dư nợ TG Tiền gửi TGTCKT DC Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư TGTCTD Tiền gửi tổ chức tín dụng TGTK Tiền gửi tiết kiệm TS Tài sản VĐC từ HS Vốn điều chuyển từ Hội Sở VHĐ Vốn huy động
  • 14. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam được đặt trong bối cảnh hội nhập rộng rãi như ngày hôm nay. Nhìn lại 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm vừa qua ta thấy nổi bậc những vấn đề nóng bỏng. Từ sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Hội nghị APEC 14) cho đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt mốc 101 tỉ USD… nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những con hổ đang ẩn mình. Không phải đến hôm nay Việt Nam mới nhận thức được quy luật của việc hội nhập để phát triển nhưng có thể nói đây là mốc quan trọng nhất đánh dấu bước tiến vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam - một cuộc bức phá ngoạn mục để bước chân vào sân chơi toàn cầu một cách tự tin và xứng đáng. Với diện tích gần 138.960 ha, từ xưa, Cần Thơ đã từng được xem là Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, là thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL với những thế mạnh về vị trí địa lí, kinh tế và con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của cả nước, Cần Thơ càng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm trang bị cho mình những thế mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội… góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệ thống ngân hàng ngày càng phong phú và không ngừng lớn mạnh. Đó thật sự là nhịp cầu nối trong nền kinh tế giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, điều tiết và cung cấp vốn một cách có hiệu quả tạo nên dòng chảy xuyên suốt trong nền kinh tế. Ngân hàng Phát triển nhà cũng nằm trong quy luật đó. Tuy thời gian hoạt động so với những Ngân hàng khác trên địa bàn còn khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai trò tích cực của Ngân hàng trong sự phát triển chung của tỉnh Cần Thơ. Huy động vốn và cho vay để hỗ trợ việc xây dựng mới nhà cửa, công trình hoặc sửa chữa nâng cấp
  • 15. nhà ở. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và một số trường hợp khác. Song với phương châm là không ngừng nâng cao kỹ thuật, trình độ để mở rộng hoạt động, mở rộng địa bàn thì Ngân hàng phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết và thiết thực nên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. Ngày nay, hệ thống ngân hàng phát triển ngày càng rộng khắp. Đó thật sự là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân hàng với nhiều chức năng khác nhau đã thật sự là chiếc cầu nối nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách tích cực và hiệu quả. Và khi nền kinh tế Việt Nam từng bước mở cửa để hội nhập thì hoạt động của ngân hàng ngày càng năng động hơn với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó buộc các ngân hàng Thương Mại Việt Nam phải thật sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của mình – hoạt động với phương châm phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung. Để được như vậy, chính bản thân của mỗi ngân hàng sẽ phải nhận ra đâu là những ưu điểm, đâu là những khuyết điểm để có những biện pháp và phương hướng phù hợp. Đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” cũng chính nhằm mục đích nắm bắt được những thực trạng đang diễn ra trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất những biện pháp với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu tổng quan về hoạt động tín dụng nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
  • 16. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng qua 3 năm. - Phân tích tình hình thu nợ tại ngân hàng qua 3 năm. - Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm. - Phân tích các tỉ số hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Không gian. Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang phát triển ngày càng rộng khắp. Số lượng các Ngân hàng và chi nhánh tăng lên đáng kể ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố. Trong phạm vi đề tài này, địa bàn để thực hiện đề tài chủ yếu là tại Thành phố Cần Thơ, cụ thể hơn là tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, số 05 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian. Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm là 2004, 2005, 2006. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các nghiệp vụ chủ yếu như huy động vốn và cho vay tín dụng thông qua những số liệu được được thu thập trực tiếp từ phòng nghiệp vụ kinh doanh và một số tài liệu có liên quan cụ thể như các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, sổ tay tín dụng, tạp chí về hoạt động của ngân hàng.
  • 17. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vài trò của tín dụng. 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng xuất phát từ chữ Latin Creditium có nghĩa là tin tưởng. Tín dụng theo nghĩa của Việt nam là vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức thực hiện hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. 2.1.1.2. Nguyên tắc của tín dụng Có thể có nhiều định nghĩa về tín dụng nhưng hiểu như thế nào thì tín dụng cũng phải thỏa mãn đầy đủ 3 nguyên tắc sau đây: - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời - Khi hoàn lại một lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. 2.1.1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc tín dụng. Ta thấy trước hết các nguyên tắc tín dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được thông suốt và không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó còn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy dến đối với ngân hàng (nợ xấu, nợ quá hạn…) khi khả năng trả nợ của người đi vay giảm. Do đó, nguyên tắc tín dụng còn nhắc đơn vị đi vay về khả năng và thời hạn trả nợ của mình nên đòi hỏi họ phải sử dụng vốn đúng mục đích.
  • 18. 2.1.1.4. Chức năng của Tín dụng. a) Chức năng tập trung và phân phối lại lợi nhuận. Tín dụng là sự chuyển giao vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, nghĩa là từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thông qua sự chuyển giao này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn lợi nhuận và qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Ở khâu tập trung vốn. Vốn có thể được tập trung từ các nguồn nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức đoàn thể xã hội, hoặc các tổ chức tài chính khác. Thông qua việc cho vay, vốn tín dụng được điều phối từ nơi thừa đến nơi thiếu. Ở mặt phân phối vốn. Nguồn vốn sau khi đã được tập trung lại sẽ được phân phối thông qua hình thức cho vay vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa hay nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Hai nguyên tắc tập trung và phân phối được tiến hành theo nguyên tắc vay trả thỏa điều kiện đi vay ban đầu. b) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất. Tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa thể hiện: - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá tình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. c) Chức năng hạn chế tiền mặt lưu thông trong xã hội. Trước khi có hoạt động tín dụng hay hoạt động tín dụng chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay, người ta thường có thói quen giữ tiền mặt rất nhiều để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó đã tạo nên một số khó khăn nhất định. Khi hoạt động tín dụng phát triển, nó đã góp một phần đáng kể trong việc kiết kiệm lượng tiền mặt trong lưu thông và do đó cũng tiết kiệm được chi phí bảo quản, chi phí lưu thông cho toàn xã hội. Nó thể hiện ở các mặt sau:
  • 19. - Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các loại công cụ giúp cho qua trình lưu thông được tiện lợi hơn đó là hối phiếu, lệnh phiếu, các loại thẻ tín dụng thanh toán hiện đại cho phép hạn chế một lượng tiền mặt rất lớn trong lưu thông. Qua đó, các chi phí về in ấn, vận chuyển và bảo quản được giảm bớt. - Các hoạt động thanh toán của ngân hàng như thanh toán thông qua hệ thống thẻ tín dụng với hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ cũng đã góp phần tạo nên sự thông thoáng trong lưu thông vốn, cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ trong giao dịch kinh tế. - Nhờ có hoạt động tín dụng mà nguồn vốn trong nền kinh tế được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. d) Chức năng kiểm soát nền kinh tế. Như đã biết, vốn tín dụng trong nền kinh tế quay vòng theo vòng quay của tư liệu sản xuất là vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu… Do đó, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tín dụng góp phần phản ánh tình hình hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1.5. Vai trò của tín dụng. Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến những tác động của tín dụng đối với nền kinh tế. Do đó sẽ có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực. Bên cạnh những tác động tiêu cực mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lạm phát gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đời sống xã hội nói chung thì tác động tích cực của tín dụng có thể nói là không nhỏ. a) Phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế khi cần thiết. - Là nguồn cấp ứng để đáp ứng cả nhu cầu về thử nghiệm và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. b) Ổn định đời sống và tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Khi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, tín dụng đã thúc đẩy, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ, làm cho đời sống của người dân được đáp ứng
  • 20. ngày càng tốt hơn về nhu cầu. Vốn tín dụng được cung ứng còn góp phần tạo ra khả năng về khai thác và chế biến các nguồn nguyên nhiên liệu mà đòi hỏi cần phải có nhiều lao động. Do đó nó đã góp phần tạo ra nguồn thu hút lao động. Đời sống người dân được cải thiện là cơ sở để thực hiện ổn định kinh tế, ổn định xã hội. - Có thể nói tín dụng còn góp phần vào việc mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế của Nhà nước với các đối tác ở nước ngoài. Do đó sự phát triển tín dụng không chỉ phát triển ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi thế giới nhằm gắn kết các nước lại với nhau trong sự phát triển kinh tế của toàn thế giới. 2.1.2. Phân loại tín dụng. Có rất nhiều căn cứ để phân loại tín dụng chẳng hạn như căn cứ vào thời hạn tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, căn cứ vào đối tượng tín dụng, chủ thể trong quan hệ tín dụng và tính chất của khoản vay… tùy theo chúng ta lựa chọn cơ sở nào để phân loại thì có thể chia ra thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay, người ta thường căn cứ vào một số chỉ tiêu sau đây để phân loại tín dụng. 2.1.2.1. Căn cứ vào thời gian tín dụng. a) Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn lưu động vốn thiếu hụt tạm thời của dân cư, các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế khác. Nó giữ vai trò đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh sao cho không bị gián đoạn. Tín dụng ngắn hạn còn là cầu nối giữa nguồn vốn tiết kiệm và nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế. b) Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp máy móc, đổi mới kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới vào quy trình sản xuất hay xây dựng mới công trình để phục vụ sản xuất có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Ngoài ra, cho vay trung hạn còn là nguồn để hình thành vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. c) Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
  • 21. 2.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn a) Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được thực hiện chủ yếu cho vay vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá. b) Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn cố định của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. 2.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn. Theo căn cứ này tín dụng được chia làm 2 loại: a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất và kinh doanh. b) Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 2.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng. a) Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa. b) Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong mối quan hệ này tín dụng đóng vai trò trung gian cho nên ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay. Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt và bút tệ trong đó bút tệ là chủ yếu. Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ chặt chẽ bổ sung và hỗ trợ cho nhau. c) Tín dụng Nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó Nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn chi ngân sách. Tín dụng Nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái.
  • 22. Tín dụng Nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách. d) Tín dụng Quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nước ta với các quốc gia hay tổ chức tiền tệ, tín dụng quốc tế. 2.1.2.5. Căn cứ vào tính chất của khoản vay. a) Tín dụng có đảm bảo. Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả hay bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản. Nó được thiết lập trên cơ sở pháp lý của khoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người vay của người thứ 3 để khi không thu được nợ nó có thể bán tài sản để thu hồi nợ. Khi đánh giá hoạt động tín dụng của khách hàng chưa đem lại nguồn thu chắc chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến những hình thức bảo đảm tín dụng. b) Tín dụng không có đảm bảo. Là hình thức tín dụng hoàn toàn trái ngược với hình thức đảm bảo tín dụng. Nghĩa là người đi vay không có thực hiện đảm bảo bằng tài sản vay đối với ngân hàng cũng như không có người thứ 3 đứng ra bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. 2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng. 2.1.3.1. Đối tượng cho vay. Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. a) Những đối tượng được phép cho vay từ phía Ngân hàng. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
  • 23. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản đó. b) Những đối tượng không được phép cho vay từ phía Ngân hàng. Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu). - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. 2.1.3.2. Điều kiện cho vay. Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để là căn cứ xem xét và quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng phải có những điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự, là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và hoạt động theo đúng pháp luật, chị trách nhiệm theo đúng luật định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp lý và hợp pháp. -Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng như đã ghi trong hợp đồng tín dụng. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi vàc có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Đối với khoản vay trung và dài hạn thì doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng xơ bản và thể lệ tín dụng trung và dài hạn. - Phải mua bảo hiểm tiền gửi cho tài sản cố định hình thành bằng vốn vay và phải có tài sản thế chấp vốn vay hoặc bảo lãnh. - Sản xuất kinh doanh có lãi và không có nợ quá hạn.
  • 24. 2.1.3.3. Phương thức cho vay. a) Phương thức cho vay theo món. Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay vay theo thời vụ. b) Phương thức cho vay theo hạn mức Tín dụng. Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thoả thuận hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có một số phương thức cho vay khác đó là cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo dự án, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay hợp vốn. 2.1.3.4. Quy trình cho vay. - Phỏng vấn về khoản vay. - Hướng dẫn lập hồ sơ, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ. - Thẩm định các điều kiện tín dụng. - Quy định cho vay. - Hoàn chỉnh thủ tục, lập, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Duyệt giải ngân. - Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay. - Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. - Thanh lý hợp đồng tín dụng.
  • 25. 2.1.3.5 . Thủ tục và hồ sơ vay. - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định của ngân hàng). - Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp. - Các báo cáo tài chính như: Bảng Cân đối kế toán, Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích thu, chi tài chính… của kỳ gần nhất so với ngày đề nghị vay và được lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước. - Phương án sản xuất kinh doanh. Trong phương án sản xuất kinh doanh phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn trả nợ ngân hàng, đồng thời phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản. - Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay: Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của tài liệu gửi cho ngân hàng. 2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng. 2.1.4.1. Vòng quay vốn tín dụng. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng là chỉ số phản ánh tình hình luân chuyển của nguồn vốn, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Do đó, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả của việc sử dụng vốn càng cao vì khả năng thu hồi nợ vay là nhanh.
  • 26. 2.1.4.2. Hệ số thu nợ. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 2.1.4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) là chỉ số thể hiện nợ quá hạn trong tổng dư nợ do đó mà nó nói lên được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt. Ngân hàng nào có chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng này là cao. 2.1.5.4. Doanh số cho vay / tổng doanh số cho vay. Đây là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay của một thành phần kinh tế hay một ngành nghề kinh tế chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay so với thành phần kinh tế hay ngành nghề kinh tế khác. 2.1.4.5. Dư nợ / vốn huy động. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng có hiệu quả không. Nghĩa là trong trong nguồn vốn huy động thì dư nợ là bao nhiêu, nó chiếm bao nhiêu %.
  • 27. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. - Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh và số liệu được thu thập trong 3 năm: 2004, 2005, 2006. - Một số tài liệu và thông tin có liên quan được thu thập trong các tạp chí và Internet. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. - Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. - Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và số tương đối qua các năm nhằm làm nổi bật sự chênh lệch tăng hay giảm thể hiện sự phát triển hay không trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
  • 28. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là Housing Banking of Mekongdelta (MHB). Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội và gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước. Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng. 3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới của mình, ngày 21/04/1999 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV chấp nhận cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành lập Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh TP Cần Thơ. Chi nhánh chính thức đi vào
  • 29. hoạt động ngày 26/05/ 1999 với trụ sở đặt tại số 05 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL đã mở rộng thêm 3 chi nhánh hoạt động tại các địa bàn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn và tại Thị Xã Vị Thanh – Hậu Giang. Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao theo xu hướng hiện nay, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới. Bên cạnh chuỗi sản phẩm - dịch vụ đa dạng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở & cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung. Đến cuối năm 2003, chi nhánh đã đầu tư 450 tỷ đồng cho hơn 5.000 hộ trên địa bàn Tỉnh Cần Thơ (cũ) để mua, xây dựng, sửa chữa nhà; tham gia đầu tư vào các khu dân cư lớn của địa phương như: khu dân cư 91B, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư Chữ Thập Đỏ, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư phường Hưng Phú, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt, khu dân cư – du lịch Cồn Khương… Với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm - dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • 30. 3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 3.3.1. Về huy động vốn. Hoạt động kinh doanh đa năng, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ về tiền gửi và kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn đa dạng và lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm của Ngân hàng về huy động vốn hiện nay như sau: - Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (loại 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các kỳ hạn dài hơn đến 5 năm) và tiền tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ nhằm tận dụng tối đa các nguồn các vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với lãi suất cao. - Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. - Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu (loại 3 tháng, 6 thàng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng tùy theo mục đích từng đợt huy động), tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng. - Ngoài ra, Ngân hàng còn huy động từ ngụồn vay vốn từ Ngân hàng phát triển nhà Trung Ương cũng như từ các tổ chức tín dụng khác. 3.3.2. Về hoạt động Tín dụng. - Cũng như những Ngân hàng khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cũng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với những đối tượng kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Ngân hàng cho vay các khoản vay chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng nhà cửa, mua nhà mới, gia cố, sửa chữa hay xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các hoạt động tín dụng sau: - Thực hiện các hoạt động tín dụng ngắn hạn hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu.
  • 31. - Thực hiện tín dụng để nhập khẩu các trang thiết bị máy, vật tư thiết bị hay cho vay để tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh giao dịch với đối tác ở nước ngoài. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán. - Thanh toán Quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp. - Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION. - Củng cố và mở rộng hệ thống khách hàng truyền thống, đó là các doanh nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế và một số khách hàng truyền thống khác. - Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong, ngoài nước, các tổ chức tín dụng. 3.4. CƠ CẤU BỘ MÁY. 3.4.1. Cơ cấu tổ chức. Ban Giám Đốc Phòng hành Phòng Nghiệp Phòng Kế Toán Phòng Kiểm Phòng Chánh Nhân Sự Vụ Kinh Doanh Ngân Quỹ Soát Nội Bộ Nguồn Vốn Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 3.4.2.1. Ban Giám Đốc.
  • 32. - Ban Giám Đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong đơn vị, phân chia công việc phù hợp với chức năng, vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban. Chịu trách nhiệm chung các vấn đề phát sinh trong đơn vị. - Tiếp nhận các ý kiến và thông tin phản hồi từ cấp dưới nhằm kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân Hàng. - Ban Giám Đốc có toàn quyền quyết định mức vay của một khoản vay. - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị của mình, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. 3.4.2.2. Phòng Hành chánh nhân sự. - Lập các chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự và lao động, chi trả lương cho lao động. Đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị và công cụ lao động. - Lập các báo cáo về công tác cán bộ lao động, tiền lương và các công tác hành chánh, quản trị theo quy định. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao. 3.4.2.3. Phòng Nghiệp vụ kinh doanh. - Trước tiên phòng Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi hoạt động với mục đích phục vụ cho việc: + Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng thời thực hiện các kế hoạch đó. + Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch dự án khai thác nguồn vốn. - Phòng Nghiệp vụ kinh doanh sẽ thực hiện tiếp cận thị trường, nắm bắt thông tin về các nhu cầu, từ đó đề xuất các phương án kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  • 33. - Giữ vững quan hệ với khách hàng cũ – khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với khách hàng mới theo chiến lược của Ngân hàng. Nhân viên tín dụng của phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tín dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ, đồng thời tiếp cận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Tiến hành thẩm định dự án, phương án đầu tư theo quyết định về thẩm định dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc và các quy định khác do Tổng Giám Đốc ban hành. - Tổ chức việc thực hiên, kiểm tra, kiểm soát theo đúng chế độ đã quy định. Đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ theo các quy định của Nhà nước, Ngân Hàng Nhà Nước và quy định của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. - Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo đúng quy định. - Phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện công tác thông tin cần thiết. - Thống kê và báo cáo về các nghiệp vụ tín dụng thẩm định thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ. - Theo dõi và quản lý các tài sản do khách hàng thế chấp lúc đi vay là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho. - Riêng đối với hồ sơ tín dụng, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh phải thực hiện công tác bảo quản cẩn thận kể cả đối với hồ sơ hồ sơ thẩm định, kinh doanh đối ngoại và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định.
  • 34. 3.4.2.4. Phòng Kế toán - ngân quỹ. - Theo dõi và hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính, quản lý tài sản và nguồn vốn của chi nhánh. - Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng. Các nghiệp vụ nếu có phát sinh phải được kiểm tra cẩn thận. - Theo dõi và thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng. - Lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc. - Ngoài ra phòng còn thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử. 3.4.2.5. Phòng Kiểm Soát nội bộ. - Thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tất cả các hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà Nước, quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản. - Kiểm ra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng, theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa những sai phạm, việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra. - Thực hiện báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ theo đúng quy định của Hội đồng quản trị, của Tổng Giám Đốc. - Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng Nhà Nước và của Hội Sở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long trong khi kiểm tra, thanh tra tại chi nhánh. 3.4.2.6. Phòng Nguồn Vốn. - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho cho nhánh phù hợp với định hướng của MHB. - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp nhằm đáp ứng mục tiêu huy động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn được Tổng Giám Đốc giao.
  • 35. - Thực hiện tốt các kế hoạch huy động vốn được triển khai trong toàn hệ thống MHB trong từng thời kỳ. - Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh, tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh thực hiện được các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của MHB trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn và hiệu quả. - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi ngoại tệ trong và ngoài hệ thống MHB trong phạm vi được Tổng Giám Đốc cho phép. - Khảo sát và thu thập trông tin trên địa bàn, thanh toán và đề xuất cho Giám Đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của MHB trong từng thời kỳ. - Tổ chức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán an toàn và hiệu quả. - Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về nguồn vốn của Chi nhánh theo quy định của MHB. - Quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc. - Thực hiện các báo cáo Thống kê theo chế độ thông tin báo cáo do Ngân hàng Nhà Nước quy định và do Giám Đốc ban hành. 3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ. 3.5.1. Nguyên tắc cho vay. Các chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được lựa chọn khách hàng để cho vay theo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Bảo đảm hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
  • 36. 3.5.2. Điều kiện cho vay. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Người vay vốn là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động. Trường hợp là đại diện hộ gia đình thì phải có giấy ủy quyền trong đó các thành viên trong hộ gia đình đồng ý cử đại diện vay vốn ngân hàng. - Có dự án vay vốn, trả nợ vay xây dựng, sửa chữ, nâng cấp nhà ở, mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó người vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án thể hiện như: bằng tiền mặt, công lao động, nguyên-vật liệu xây dựng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay… Vốn tự có tham gia tối thiểu là 20% tổng chi phí của dự án nếu bảo đảm tiền vay bằng tài sản khác hoặc tối thiếu là 30% nếu biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (nợ gốc, nợ lãi, chi phí khác nếu có). - Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPTN ĐBSCL. Trường hợp cho vay không có tài sản làm đảm bảo thì phải thuộc đối tượng được quy định chi vay không có đảm bảo bằng tài sản của NHPTN ĐBSCL. 3.5.3. Đối tượng cho vay. - Chi phí để xây dựng một căn nhà hoàn chỉnh như: Chi phí chuẩn bị xây dựng, thiết kế, lập bản vẽ, dự toán, chi phí nhân công thuê ngoài hoặc tự xây dựng… - Chi phí nhân công, vật liệu, trang trí nội thất để nâng cấp, sửa chữa nhà ở - Chi phí thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở. - Chi phí mua sắm đồ dùng gia đình hoặc tiện nghi sinh hoạt ví dụ như: lắp đặt điện thoại, mua máy vi tính, lắp đặt điện nước sinh hoạt, phương tiện đi lại…
  • 37. - Thanh toán chi phí mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: chi phí học tập, du lịch, chữa bệnh… 3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay. 3.5.4.1. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa là 100% tổng nhu cầu vốn của phương án vay nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo theo quy định của MHB. 3.5.4.2. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn vay nhưng tối đa là 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng và không quá 200 triệu đồng. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và thu nhập để trả nợ của từng khách hàng để xác định thời hạn cho vay hợp lý, nhưng không quá 10 năm. Thời hạn cho vay được tính từ ngày khách hàng vay vốn nhận món tiền vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. 3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay. 3.5.5.1. Thủ tục vay: - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của MHB) - Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Thẻ Quân Nhân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân nếu có…của người vay, người hôn phối. - Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: hóa đơn, giấy báo giá, giấy báo học phí, hợp đồng mua bán, bảng dự trù chi phí. - Tài liệu chứng minh thu nhập. - Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay. + Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. + Đối với động sản: Giấy chứng nhận đăng ký tài sản, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
  • 38. + Bảng chính các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi, cam kết phong tỏa tài khoản tiền gửi… 3.5.5.2. Quy trình cho vay. - Phỏng vấn về khoản vay - Hướng dẫn lập hổ sơ, kiểm tra tiếp nhận hồ sơ. - Thẩm định các điều kiện tín dụng. - Quyết định cho vay. - Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Duyệt giải ngân. - Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay. - Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. - Thanh lý hợp động tín dụng. 3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay. Trong quá trình giải quyết cho khách hàng vay và quản lý khoản vay, tùy theo nhiệm vụ được phân công, các cán bộ, nhân viên tham gia vào việc đề xuất và giải quyết cho vay, thu nợ phải kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng vay như sau: - Kiểm tra trước khi cho vay: là quá trình khảo sát, điều tra trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay, đối chiếu với nguyên tắc, điều kiện cho vay, làm cơ sở đề xuất cho vay. - Kiểm tra trước khi giải ngân: là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay, các chứng từ giải ngân, người nhận tiền… - Kiểm tra sau khi cho vay là kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng được thực hiện trong 30 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân lần đầu và định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
  • 39. 3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. Với quy mô tín dụng và địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động ngày càng tích cực trong hệ thống ngân hàng. Riêng chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ, kết quả hoạt động trong 3 năm qua tăng trưởng khá. Nó cho thấy đây là một kết quả khả quan, đồng thời cũng tạo điều kiện để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng những năm tiếp theo tăng trưởng tốt hơn nữa. Sau đây là bảng tóm lược kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua 3 năm, phần phân tích chi tiết sẽ được trình bày trong phần sau. Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch 2004 2005 2006 Chỉ Tiêu 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền (%) Số Tiền (%) 1. Thu Nhập 65.579 85.590 90.757 20.011 30,51 5.167 6,04 2. Chi phí 57.564 72.439 69.840 14.875 25,84 (2.599) (3,59) 3. Thu nhập trước thuế 8.015 13.151 20.917 5.136 64,08 7.766 59,05 4. Thu nhập sau thuế 5.770,80 9.468,72 15.060,24 3.698 64,08 5.592 59,05 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007. 3.7.1. Những thuận lợi. Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là thành phố trực thuộc Trung Ương nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, nhu cầu về vốn cao, đây chính là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng với lượng vốn vay khá lớn. Đây lại là khu vực có dân số đông, nhu cầu về xây dựng và phát triển nhà ở là rất cao do đó ngân hàng có được lượng khách hàng rất lớn từ nguồn này. Vị thế cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị trường, nên doanh số huy động cũng như doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Do
  • 40. vậy mà mở rộng được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Càng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác. Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO trong công tác quản lý nên chất lượng và hiệu quả trong công việc ngày càng được nâng cao. 3.7.2. Những khó khăn. - Khó khăn đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động do sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng và chi nhánh hoạt động với các sản phẩm đa dạng. - Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện là các đối thủ cạnh tranh gây khó khăn không nhỏ đối với ngân hàng. - Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường do sự cạnh tranh của các ngân hàng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đủ để trang bị cho quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng. - Cán bộ còn ít nên khi được điều hành đi công tác đến những nơi khác thì không có người đảm nhận công việc. 3.7.3. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2007. Để góp phần cùng toàn ngành thực hiện đạt định hướng do Ban Giám Đốc đề ra trong năm 2007, toàn chi nhánh tiếp tục thực hiện phương châm: An toàn-Hiệu quả- Phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu sau: - Giữ vững và nâng cao thị phần, - Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Tăng huy động vốn, tăng khách hàng và dịch vụ cung cấp. - Giảm nợ quá hạn. - Tổng nguồn vốn huy động tăng 20%.
  • 41. - Tổng dư nợ tăng 28%. Nợ xấu không vượt quá 2,5% tổng dư nợ. - Chênh lệch thu nhập chi phí tăng 30%.
  • 42. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN. Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng luôn nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Để hoạt động của ngân hàng được phát triển và ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của ngân hàng phải được đảm bảo một cách an toàn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, đi vay cũng có thể từ các tài sản nợ khác của ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỉ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng 2004 2005 2006 CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số trọng Số trọng Số trọng Số trọng Số trọng Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%) Tiên (%) 1. VHĐ 167.810 25,28 231.161 32,12 261.441 38,63 63.351 37,75 30.280 13,10 2. VĐC từ HS 483.117 72,77 457.800 63,61 389.659 57,58 (25.317) (5,24) (68.141) (14,88) 3. TS nợ khác 12.983 1,96 30.778 4,28 25.656 3,79 17.795 137,06 (5.122) (16,64) Tổng cộng 663.910 100 719.739 100 676.756 100 55.829 8,41 (42.983) (5,97) (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) (Vốn ĐC từ HS: Vốn điều chuyển từ hội sở) Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng huy động vốn từ bên ngoài như huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các thành phần dân cư. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư vẫn chưa thật sự lớn. Do dó mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là dựa vào
  • 43. nguồn vốn được điều chuyển từ Hội Sở cấp trên. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu trên. Bảng số liệu về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng cho thấy rằng mặc dù sự tăng giảm của nguồn vốn qua các năm là không đều nhau nhưng đã có sự mở rộng nguồn vốn. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Sự gia tăng này góp phần tích cực vào việc phát triển và mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng theo phương thức đa dạng hóa phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặc dù đến năm 2006, tình hình nguồn vốn của ngân hàng có giảm đi so với năm 2005 nhưng nhìn chung ngân hàng vẫn duy trì được hoạt động của mình. Cụ thể nguồn vốn của năm 2005 tăng lên thêm 55.829 triệu đồng hay tăng 8,41% so với năm 2004. Nguồn vốn năm 2005 tăng lên chủ yếu là do tăng nguồn vốn huy động và tăng các tài sản nợ khác. Năm 2004 vốn huy động và tài sản nợ khác lần lượt là 167.810 triệu đồng và 12.983 triệu đồng, còn năm 2005 là 231.161 triệu đồng và 30.778 triệu đồng. Riêng nguồn vốn năm 2006 là 676.756 triệu đồng, giảm đi 42.983 triệu đồng hay giảm 5,97% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm xuống của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Năm 2005 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 457.800 triệu đồng đến năm 2006 thì giảm xuống còn 389.659 triệu đồng tức là giảm đi 68.141 triệu đồng hay giảm 14,88%. Tóm lại sự tăng giảm nguồn vốn của ngân hàng qua các năm là do sự tăng giảm của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở và các tài sản nợ khác. Riêng nguồn vốn huy động thì vẫn tăng qua các năm. Việc mở rộng mạng lưới huy động một cách thích hợp trong thời gian những năm gần đây đã giúp cho ngân hàng mở rộng được nguồn vốn kinh doanh của mình, đảm bảo cho việc kinh doanh năng động hơn và phát triển hơn. Tuy nhiên, do thời gian thành lập ngắn hơn những ngân hàng khác trên cùng địa bàn và một số những yếu tố khách quan khác mà việc huy động vốn dẫu có mang lại hiệu quả nhưng vẫn còn thấp. Vốn điều chuyển từ Hội Sở mặc dù có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2004, nguồn vốn điều chuyển là 483.117 triệu đồng chiếm 72,77% trong cơ cấu nguồn vốn, sang năm 2005 nguồn vốn này là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% tổng nguồn vốn và
  • 44. sang năm 2006 là 389.659 triệu đồng chiếm 57,58% tổng nguồn vốn. Kế đến là nguồn vốn huy động và cuối cùng là tài sản nợ khác của ngân hàng. 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động. Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: triệu đồng Chênh Lệch 2004 2005 2006 2005 so với 2006 so với Chỉ tiêu 2004 2005 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ trọng trọng trọng Số Tỷ trọng Số trọng Số Tiền (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%) I. TG TCKT, DC 167.069 99,56 194.735 84,24 226.206 86,52 27.666 16,56 31.471 16,16 II. TG TCTD khác 562 0,33 757 0,33 497 0,19 195 34,70 (260) (34,35) III. Phát hành GTCG 179 0,11 35.669 15,43 34.738 13,29 35.490 19.826,82 (931) (2,61) Tổng VHĐ 167.810 100 231.161 100 261.441 100 63.351 37,75 30.280 13,10 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) Từ bảng phân tích số liệu về vốn huy động trên ta thấy vốn huy động qua 3 năm là tăng trưởng khá. Cụ thể năm 2004 vốn huy động là 167.810 triệu đồng, năm 2005 là 231.161 triệu đồng tăng 63.351 triệu đồng hay tăng 37,75% so với năm 2004. Nguồn vốn huy động năm 2005 tăng lên là do tiền gửi của các tổ chức dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá đều tăng trong đó đáng kể nhất là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tăng thêm 27.666 triệu đồng; phát hành giấy tờ có giá tăng thêm 35.490 triệu đồng. Sang năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 261.441 triệu đồng, tăng 30.280 triệu đồng hay tăng 13,10% so với năm 2005. Riêng nguồn vốn huy động năm 2006 tăng chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tiếp tục tăng lên 31.471 triệu đồng so với năm 2005. Thực tế huy động vốn qua 3 năm cho thấy rằng tuy tổng vốn huy động qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là chưa cao và sang năm 2006 thì tốc độ tăng chậm lại, giảm từ 37,75% xuống còn 13,10%. Phân tích chi tiết về các hình thức huy động vốn giúp ta rõ hơn về tình hình huy động vốn tại ngân hàng.
  • 45. 4.1.1.1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư. Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: triệu đồng Chênh Lệch 2004 2005 2006 2005 so với 2006 so với Chỉ tiêu 2004 2005 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ trọng trọng trọng trọng trọng Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I. TG TCKT, dân cư 167.069 100 194.735 100 226.206 100 27.666 16,56 31,.471 16,16 1. TG TCKT, DC 79.427 47,54 110.559 56,77 124.510 55,04 31.132 39,20 13.951 12,62 Không kỳ hạn 68.427 99.559 88.485 31.132 45,50 (11.074) (11,12) Có kỳ hạn 11.000 11.000 36.025 0 0,00 2.,025 227,50 2. TGTK 87.642 52,46 84.176 43,23 101.696 44,96 (3.466) (3,95) 17.520 20,81 Không kỳ hạn 4.293 4.094 2.157 (199) (4,64) (1.937) (47,31) Có kỳ hạn 83.349 80.082 99.539 (3.267) (3,92) 19.457 24,30 Tổng vốn huy động 167.810 231.161 261.441 63.351 37,75 30.280 13,10 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nguồn huy động này luôn chiếm một tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể ở năm 2004, huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân cư là 167.069 triệu đồng chiếm 99,56% tổng vốn huy động, năm 2005 là 194.735 triệu đồng chiếm 84,24% và sang năm 2006 là 226.206 triệu đồng chiếm 86,52%. Nhìn chung qua 3 năm tỉ trọng của vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư là khá lớn và chênh lệch nhau không nhiều. Tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ luôn có những chương tình hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Đó là những chương trình tiết kiệm dự thưởng cho những khách hàng có thời hạn gửi tiền tối thiểu từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra vào cuối mỗi quý, ngân hàng còn tổ chức chương trình tiết kiệm tặng quà cho những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 10 triệu đồng với kỳ hạn là 6 tháng. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động có hiệu quả. Họ đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng, do đó mà
  • 46. nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần tăng lên. Cụ thể năm 2004 tỉ trọng này là 47,54%, năm 2005 là 56,77% và năm 2006 là 55,04%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng chiếm một tỉ trọng khá cao qua các năm là: năm 2004 chiếm 52,46% tổng số tiền huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư, năm 2005 chiếm 43,23% và năm 2006 chiếm 44,96%. 4.1.1.2. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Thực chất đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nó chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 tiền gửi của tổ chức tín dụng đạt 562 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33%, sang năm 2005 con số này tăng lên 757 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33% và đến năm 2006 con số này giảm xuống còn 497 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19%. 4.1.1.3. Phát hành giấy tờ có giá. Ở đây, giấy tờ có giá chính là các chứng chỉ nợ có thời hạn, mệnh giá và lãi suất cố định. Phát hành giấy tờ có giá để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh được phát triển. Đây được xem là một công cụ có hiệu quả trong việc kiểm soát và ổn định nền kinh tế thông qua việc ổn định chính sách tài chính, ổn định tiền tệ và hạn chế lạm phát trên thị trường. Qua đó gián tiếp góp phần làm ổn định mặt bằng lãi suất trong việc huy động vốn. Năm 2004, số dư của kỳ phiếu, trái phiếu là 179 triệu đồng chiếm 0,11% trên vốn huy động, năm 2005 là 35.669 triệu đồng chiếm 15,43% và năm 206 là 34.738 triệu đồng chiếm 13,29%. Số liệu thực tế cho thấy vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá mà cụ thể là kỳ phiếu và trái phiếu ở năm 2005 và 2006 đột ngột tăng lên. Đến năm 2005, do nhu cầu huy động vốn lớn, ngân hàng đã mở đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngắn hạn và dài hạn trong dân cư và đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể từ năm 2004 là 179 triệu đồng tăng lên ở năm 2005 là 35.669 triệu đồng. Ở năm 2005, ngân hàng đã mở liên tiếp 3 đợt phát hành lớn. Đây là nguyên nhân lý giải cho sự tăng lên của vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Nó cũng chứng tỏ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn là rất quan trọng.
  • 47. 4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở. Từ lúc thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, vốn điều chuyển từ Hội Sở luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Từ năm 2004 đến 2006 cũng không có gì thay đổi lớn, vốn điều chuyển từ Hội Sở vẫn đứng đầu với số tiền huy động ở năm 2004 là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2005 là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% trong tổng nguồn vốn và năm 2006 là 389.659 triệu đồng chiếm 57,58% trong tổng nguồn vốn. Câu hỏi được đặt ra là tại sao vốn điều chuyển lại chiếm một tỉ trọng cao như vậy. Do phần lớn khách hàng của ngân hàng là các Doanh Nghiệp Nhà Nước và Doanh Nghiệp Tư Nhân thuộc khối ngành xây dựng nên họ thường vay với số tiền lớn để đầu tư và mở rộng hoạt động, do vậy mà ngân hàng thường thiếu vốn để cho vay buộc phải vay từ Hội Sở. Năm 2004 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 483.117 triệu đồng, chiếm 72,77% trong tổng nguồn vốn của năm 2004 là 663.910 triệu đồng. Nhưng bước sang năm 2005 và 2006 , nguồn vốn này có xu hướng giảm dần. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2005 so với năm 2004 là 25.317 triệu đồng, giảm 5,24%. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2006 so với năm 2005 là 68.141 triệu đồng, giảm 14,88%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng hoạt động và chủ động được nguồn vốn của mình. Vốn điều chuyển từ Hội Sở giảm lần lượt qua các năm chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày một vững mạnh, khả năng huy động vốn cũng tăng lên góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và giảm dần tỉ trọng nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. 4.1.3. Tài sản nợ khác. Tài sản nợ khác tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng đều qua các năm, từ 12.983 triệu đồng năm 2004 chiếm 1,96% sang năm 2005 tăng lên 30.778 triệu đồng chiếm 4,28% tăng 2,32% so với năm 2004, sang năm 2006 giảm xuống còn 25.656 triệu đồng chiếm 3,79% giảm 0,49% so với năm 2005. Tài sản nợ gồm các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả… Giải thích cho sự tăng lên của tài sản nợ khác ở năm 2005 là do các khoản phải trả tăng lên, riêng năm 2006 tuy có giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn cao hơn năm 2004 về tỉ trọng.
  • 48. Một cách tổng quát chúng ta thấy rằng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm là có tăng trưởng. Nguồn vốn kinh doanh ở năm 2004 là 663.910 triệu đồng, sang năm 2005 là 719.739 triệu đồng tăng 55.829 triệu đồng, đến năm 2006 giảm xuống còn 676.756 triệu đồng hay giảm đi 42.983 triệu đồng so với năm 2005 do nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở giảm mạnh cùng với sự giảm xuống của tài sản nợ khác. Như vậy các chỉ tiêu trên cho thấy mặc dù tình hình huy động vốn của ngân hàng là có hiệu quả song hiệu quả vẫn chưa cao, do đó mà nguồn vốn kinh doanh vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội Sở, bằng chứng là vốn điều chuyển vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, các nguồn còn lại chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm đến việc huy động nguồn vốn tại chỗ thông qua hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng như các nhân tố nhằm giảm bớt vốn điều chuyển từ Hội Sở. Đây là một trong những mục tiêu hoạt động của ngân hàng. 4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. Hội nhập kinh tế để phát triển là xu hướng mà Việt Nam đã xác định chắc chắn trong bước đi của mình, Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa nền kinh tế. Đây là chủ trương của Đảng và Nhà Nước nhằm thực hiện và đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nuớc, thực hiện mở rộng kinh tế theo phương thức đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh đa dạng và lành mạnh để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Là một chi nhánh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh Thành phố Cần Thơ đã và đang mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ở những đối tượng khác ngoài khách hàng truyền thống của ngân hàng là các đơn vị thuộc khối ngành xây dựng, mở rộng ra nhiều hình thức kinh tế khác nhau bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của các đơn vị sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu, cho vay công nghiệp, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ- đây là các thành phần kinh tế rất năng động và phát triển trong những năm gần đây, việc cho vay này cũng nhằm góp phần phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước.