SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả đồ án
ii
LỜI CẢM ƠN

Cũng như các bạn sinh viên năm cuối khác, em được học viện tạo điều
kiện để thực tập ở một công ty. Sau hai tháng tiếp xúc với môi trường thực tế
bây giờ em đã hoàn thành sản phẩm của mình. Mặc dù đã trải qua hơn ba năm
học tập và viết một số chương trình đơn giản, làm các bài tập lớn kết thúc
môn học, nhưng sản phẩm vẫn không thể tránh những sai sót.Và đối với em
đây là sản phẩm tốt nhất mà bản thân em đã từng viết.
Do thời gian tiếp xúc thực tế không nhiều, nên việc hoàn thành một sản
phẩm hoàn chỉnh đối với em là một việc không dễ dàng. Để hoàn thành đề tài
này ngoài sự nỗ lực hết mình em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
cô, công ty, gia đình và bạn bè.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo trong toàn Học viện, và đặc biệt là các thầy cô giáo
trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích từ cơ bản đến nâng cao để chúng em áp dụng vào việc
thiết kế, xây dựng đề tài của mình.
Thầy HOÀNG HẢI XANH- Giảng viên khoa Hệ Thống thông tin kinh
tế- Học viện tài chính, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp và cho em
những ý kiến bổ ích giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa.
Côngty CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM, các anh chị trong
phòngnhân sự, phòng Kế toán-Tài chính đã cung cấp cho chúng em các thông
tin thiết thực về công ty,tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập
và chỉ dẫn cho em phần nghiệp vụ để em có thể hoàn thành được đồ án này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em, những
người bạn của em là những người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần, cũng
như những góp ý kịp thời cho việc hoàn thành đồ án của em.
Em xin chân thành cám ơn!
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN
Tên viết tắt Nghĩa đầy đủ
PMKT Phần mềm kế toán
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
VBĐQ Vàng bạc đá quý
VN Việt Nam
TK Tài khoản
VND Việt Nam đồng
CSDL Cơ sở dữ liệu
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TSCĐ Tài sản cố định
BQLNH Bình quân liên ngân hàng
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................II
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ
TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH
NGHIỆP..................................................................................................... 4
1.1. Nhận thức chung về xây dựng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. ... 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán.......................... 4
1.1.2. Các thành phần của phần mềm kế toán. .............................................. 9
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. ....10
1.1.4. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán. .............................................10
1.1.5. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán. ........29
1.2. Nhận thức chung về kế toán vốn bằng tiền...........................................33
1.2.1. Kế toán vốn bằng tiền và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. ...........33
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền. ...........................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM................................................49
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty CP Truyền Thông VN tại Hà Nội...........49
2.1.1. Thông tin chung về Công ty CP Truyền Thông VN. ......................49
2.1.2. Đặc điểm hoạt kinh doanh của Công ty CP Truyền Thông VN. .........49
2.2. Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông
Việt Nam...................................................................................................49
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty..............................................49
2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh công ty. ...................................52
v
2.2.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán....................................................52
2.2.4. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP Truyền
Thông VN. ................................................................................................55
2.2.5. Tổ chức công tác kế toán vốn băng tiền tại Công ty CP Truyền Thông
Việt Nam...................................................................................................56
2.3. Đánh giá hiện trạng và phương thức khắc phục hệ thống thông tin kế toán
vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông VN. ........................................57
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................57
2.3.2. Cơ sở vật chất ..................................................................................57
2.3.3 Tổ chức công tác kế toán. ..................................................................58
2.3.4. Những điểm mới về công tác kế toán vốn bằng tiền trong thông tư
200/2014/TT – BTC...................................................................................63
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀNTẠI
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM..........................................65
3.1. Phân tích hệ thống và đặt ra bài toán . ..................................................65
3.1.1. Mục tiêu của hệ thống ......................................................................65
3.1.2. Mô tả bài toán..................................................................................65
3.1.3. Xác định yêu cầu..............................................................................67
3.2. Phân tích hệ thống về chức năng..........................................................68
3.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh..............................................................................68
3.2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng .............................................................69
3.2.3 Ma trận thực thể chức năng................................................................71
3.2.4 Phân tích mô hình..............................................................................72
3.3. Mô hình E-R.......................................................................................77
3.3.1 Liệt kê, chính xác hóa và chọn lọc thông tin .......................................77
3.3.2 Xác định các thực thể và biểu diễn các mối quan hệ............................77
3.3.3 Mô hình thực thể liên kết . .................................................................80
vi
3.4. Mô hình cơ sở dữ liệu..........................................................................83
3.4.1 Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan hệ..........83
3.4.1 Biểu đồ dữ liệu của mô hình .............................................................83
3.4.2 Cơ sở dữ liệu vật lý ...........................................................................84
3.5. Xác định luồng hệ thống......................................................................88
3.5.1 Luồng hệ thống tiến trình “1.0 – Thu chi tiền mặt” .............................88
3.5.2 Luồng hệ thống tiến trình “2.0 – Thu chi tiền gửi ngân hàng”..............89
3.5.3 Luồng hệ thống tiến trình “3.0 – Kiểm kê, đối chiếu”..........................90
3.5.4 Luồng tiến trình “4.0 - Lập báo cáo”..................................................91
3.6. Giới Thiệu Về Phần Mềm....................................................................92
3.6.1 Giới Thiệu Tổng Quát Về phần mềm..................................................92
3.6.2 Yêu cầu cài đặt..................................................................................92
3.6.3 Một số giao diện ...............................................................................93
KẾT LUẬN.............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................102
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
HÌNH 1. 1. SỒ HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TIỀN MẶT39
HÌNH 1.2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TIỀN GỬI NGÂN
HÀNG ..............................................................................................................................46
HÌNH 1.3. SƠ ĐỒ PHÁT SINH NGHIỆP VỤ TIỀN ĐANG CHUYỂN...............48
HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. ......................................51
HÌNH 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY.........52
HÌNH 2. 3. QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ
CHUNG ...........................................................................................................................53
HÌNH 2.4 QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT TẠI QUỸ..............................................59
HÌNH 2.5 QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT TẠI QUỸ. ..............................................60
HÌNH 2.6 QUY TRÌNH THU TIỀN QUA NGÂN HÀNG......................................61
HÌNH 2.7 QUY TRÌNH CHI TIỀN QUA NGÂN HÀNG. ......................................62
HÌNH 3. 1. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH ............................................................................68
HÌNH 3.2 BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG . ..................................................69
HÌNH 3.3. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 0. ...................................................72
HÌNH 3. 4. TIẾN TRÌNH “THU CHI TIỀN MẶT”..................................................73
HÌNH 3. 5. TIẾN TRÌNH “THU CHI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG” ........................74
HÌNH 3.6. TIẾN TRÌNH “KIỂM KÊ, ĐỐI CHIẾU”................................................75
HÌNH 3.7. TIẾN TRÌNH “LẬP BÁO CÁO” .............................................................76
HÌNH 3. 8. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT........................................................82
HÌNH 3.9. BIỂU ĐỒ DỮ LIỆU ...................................................................................83
HÌNH 3. 10. LUỒNG HỆ THỐNG TIẾN TRÌNH “1.0 – THU CHI TIỀN MẶT”88
HÌNH 3. 13. LUỒNG TIẾN TRÌNH “4.0 - LẬP BÁO CÁO”.................................91
HÌNH 3.14 GIAO DIỆN CHÍNH.................................................................................93
HÌNH 3.15. GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP ...................................................................94
HÌNH 3.16. FORM NHẬP DANH MỤC TÀI KHOẢN. .........................................94
HÌNH 3.17. FORM NHẬP DANH MỤC NHÂN VIÊN. .........................................95
viii
HÌNH 3.18. FORM NHẬP DANH MỤC NGÂN HÀNG........................................95
HÌNH 3.19. NHẬP PHIẾU THU. ................................................................................96
HÌNH 3.20. FORM NHẬP PHIẾU CHI. ....................................................................96
HÌNH 3.21 MẪU SỔ QUỸ TIỀN MẶT. ....................................................................97
HÌNH 3.22 MẪU SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG. .....................................................98
HÌNH 3.23 MẪU GIẤY BÁO NỢ. .............................................................................99
HÌNH 3.24 MẪU PHIẾU THU..................................................................................100
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và quản lý
không còn là mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong quá
trình quản lý hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống công
nghệ thông tin phát triển với sự trợ giúp đắc lực từ các phần mềm quản lý,
kế toán… nó giúp các doanh nghiệp có một bộ phận quản lý tốt hơn, xử lý
nhanh chóng các chứng từ, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra được
các quyết định đúng đắn kịp thời cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của công ty, khối lượng thông tin cần xử lý ngày
càng nhiều và đòi hỏi phải đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho nhu cầu quản
lý. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nói chung,
quản lý vật tư nói riêng là hết sức cần thiết.
Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng các phần mềm tin học, hoạt động quản
lý ngày càng nhẹ nhàng, hiệu quả, chính xác và đem lại thành công lớn cho
rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được một phần mềm phù hợp với
công tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải
là một vấn đề dễ dàng.
Qua việc khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty CP Truyền
Thông VN, em nhận thấy, Công ty CP Truyền Thông VN có hoạt động kinh
doanh chính là may mặc, gia công quần áo. Trong các hoạt động hàng ngày,
lượng tiền giao dịch là tương đối lớn. Xuất phát từ thực tế kinh doanh trên,
đòi hỏi cần phải có phần mềm quản lý vốn bằng tiền, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản lý vốn bằng tiền được dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu
được những sai sót mà nhân viên kế toán dễ dàng gặp phải khi phải xử lý thủ
công các nghiệp vụ.
2
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là được người dùng chấp nhận và thực hiện
trong quá trình quản lý và hạch toán trong công ty. Vì vậy, chương trình trước
hết phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất là: đơn giản, đầy đủ các
chức năng, dễ nhìn, thuận tiện cho việc sử dụng và cài đặt.
Ngoài ra, từng cơ quan áp dụng sẽ có những đặc thù riêng tùy thuộc vào
chế độ kế toán mà cơ quan đó thực hiện. Mục tiêu của đề tài này là:
+ Hệ thống giải quyết được bài toán quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
+ Hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng đầy đủ các chức năng theo yêu
cầu của nghiệp vụ quản lý vốn bằng tiền .
+ Hệ thống sẽ cung cấp thông tin về vốn bằng tiền.
+ Hệ thống sẽ giúp đưa ra các báo cáo.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty CP
Truyền Thông VN.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trong phạm vi đề tài này, hệ thống chỉ quản lý về vốn bằng tiền (tiền
mặt và tiền gửi ngân hàng) và thực hiện các báo cáo liên quan đến vốn bằng
tiền trong doanh nghiệp.
Việc phân tích, thiết kế hệ thống nhằm phục vụ cho công tác quản lý vốn
bằng tiền tại Công ty một cách tốt nhất cả về số lượng và giá trị, giúp cho kế
toán và thủ quỹ kiểm soát được tình hình thu - chi - tồn quỹ, đưa ra được
những báo cáo cần thiết cho các nhà quản lý công ty để có những biện pháp
kịp thời nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong
hiện tại và tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3
- Phỏng vấn và thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích hệ thống thông tin quản lý.
- Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý.
Cùng với khả năng tư duy phân tích, kết hợp các phương pháp nghiên
cứu đã nắm bắt được thực trạng hệ thống thông tin của công ty và kiến thức
chuyên môn chuyên sâu để xây dựng hoàn thiện đồ án.
6. Kết cấu của đồ án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về xây dựng phần mềm kế toán và công
tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty CP Truyền Thông VN .
Chương 3: Xây dựng phần mềm phân hệ kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty CP Truyền Thông VN .
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện công việc, song vì thời gian có hạn và
kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên đề tài này còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bè bạn để đề tài ngày càng
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VÀ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Nhậnthức chungvề xây dựng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán.
1.1.1.1. Khái niệm về phần mềm kế toán:
Phần mềm kế toán là một trong 5 thành phần cơ bản của một hệ thống
thông tin kế toán. Để tạo nên một hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh, bên
cạnh phần mềm kế toán còn có thêm 4 thành phần khác, đó là phần cứng, thủ
tục, dữ liệu và con người.
Các thành phần của một hệ thống thông tin:
(1) Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục
để biến đổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin.
(2) Phần cứng (Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử có khả năng tổ
chức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độ
nhanh, chính xác thành các thông tin có ích cho người dùng.
(3) Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ
mà máy hiểu được để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần
thiết theo thuật toán đã chỉ ra.
(4) Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc
xử lý trong hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý.
(5) Thủ tục là những chỉ dẫn của con người.
Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự
động xử lý thông tin kế toán trên máy vi tính, được ứng dụng trong việc ghi
chép và xử lý các giao dịch kế toán, bắt đầu từ khâu lập chứng từ gốc, phân
loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên chứng từ, sổ sách theo
5
quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính,
báo cáo quản trị và các báo cáo thống kê phân tích tài chính khác.
1.1.1.2. Đặc điểm của phần mềm kế toán
- Phần mềm kế toán có tính chất tuân thủ:
+ Phần mềm kế toán phải tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán, nghị định và thông tư hướng dẫn về kế toán.
+ Phần mềm kế toán phải tuân thủ quy định của doanh nghiệp.
+ Phần mềm kế toán phải phù hợp với tính chất hoạt động và yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.
+ Các báo cáo tuân theo mẫu của doanh nghiệp là các báo cáo quản trị.
- Sử dụng các phương pháp kế toán:
+ Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng
để phản ánh, kiểm tra các nghiêp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự
hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó phục vụ công tác
kế toán và công tác quản lý.
+ Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền
tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán phục vụ quá trình thu nhận, xư
lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế tài chính ở đơn vị.
+ Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp kế toán sử dụng các
tài khoản kế toán để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung
kinh tế ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số
hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể.
+ Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: là phương pháp kế toán sử
dụng các báo cáo kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối
quan hệ cân dối của đối tượng kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính
cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
- Phần mềm kế toán có tính mềm dẻo
6
Phần mềm kế toán phải có khả năng nâp cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù
hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính
mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu hiện có.
1.1.1.3. Các yêu cầu đối với phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phần mềm kếtoán cần đáp ứng được các yêu cầu của một phần mềm
nói chung như sau:
Dễ sử dụng: Các phần mềm phải có một giao diện thân thiện với cấu
trúc phân cấp dễ hiểu và dễ sử dụng, các ngôn ngữ phải phù hợp với ngôn ngữ
tự nhiên của người dùng.
Tương thích với các phần mềm khác: Các phần mềm trên thị trường
phải tương thích với các phần mềm khác để tránh gây xung đột và sự cố máy
khi chạy chương trình.
Chống sao chép: Các phần mềm khi đưa ra thị trường không được để ở
dạng mã nguồn mà phải được biên dịch. Khi cài đặt chương trình lên máy tính
chúng ta chỉ cần thực hiện một thao tác duy nhất đó là chạy chương trình cài
đặt (Setup). Chống sao chép chính là tiêu chuẩn để bảo vệ bản quyền của một
phần mềm.
Tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi: Khi hoạt động, các phần
mềm thường có thông tin vào, ra thông qua các thiết bị ngoại vi. Một phần
mềm cần phải có khả năng tương thích với nhiều loại tiết bị ngoại vi khác
nhau như: bàn phím, chuột, máy quét ảnh, máy in…
Tính thời trang của phần mềm: Phần mềm phải không được lạc hậu,
được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình biến động thực tế, phù
hợp với mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.
Yêu cầu bộ nhớ: Các phần mềm khi được viết ra cần phải quan tâm
đến việc tiết kiệm bộ nhớ cho máy tính, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.
7
Tính giá cả cạnh tranh: Đã là sản phẩm tung ra bán trên thị trường thì
yếu tố giá cả đặc biệt quan trọng. Để có thể cạnh tranh với các phần mềm
khác trên thị trường thì các công ty cần đưa ra một mức giá hợp lý, thông qua
việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ lập
trình và thiết kế phần mềm.
Quyền sử dụng trên mạng : Một phần mềm có được sử dụng trên
mạng hay không và việc phân quyền sử dụng cho người dùng như thế nào là
một trong những tiêu thức đánh giá một phần mềm. Ngày nay việc sử dụng
công nghệ mạng máy tính là một xu thế tất yếu.
- Phần mềm kế toán phải phù hợp với các đặc điểm:
+ Phần mềm kế toán có tính tuân thủ.
+ Sử dụng các phương pháp kế toán.
+ Phần mềm kế toán có tính mềm dẻo.
- Bên cạnh việc đáp ứng được những tiêu chuẩn chung của một phần
mềm, người ta còn đánh giá các phần mềm kế toán nói riêng dựa vào các
tiêu chuẩn sau:
Đáp ứng công tác kế toán .
PMKT phải đảm bảo công tác kế toán thực hiện đúng các quy định hiện
hành của pháp luật về kế toán.
Khả năng tự động hóa cao.
PMKT phải được thiết kế thành một hệ thống các module chương trình
để xử lý thống nhất tất cả các thành phần kế toán thành một khâu liên hoàn,
chỉ cần nhập dữ liệu ban đầu một lần là có thể cho ra tất cả các báo cáo kế
toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị cần thiết.
Cơ cấu linh hoạt.
Cơ cấu linh hoạt của một phần mềm kế toán thể hiện ở hai mặt kỹ thuật
xử lý trong một chương trình, bao gồm:
8
 Thứ nhất, sử dụng cấu trúc sổ cái tích hợp cùng với hệ mã từ điển của
hệ thống linh hoạt. Điều này sẽ cho phép dễ dàng điều chỉnh hệ thống chương
trình khi có những thay đổi về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
 Thứ hai, sử dụng một số mẫu sổ, mẫu báo cáo, mẫu chứng từ động
dành cho người sử dụng tự động định nghĩa. Khi cần, chỉ cần xác định: tên
sổ/báo cáo/chứng từ, tên từng tiêu thức trên đó, nó được lấy hoặc ghi ở đâu,
sắp xếp ở đâu, sắp xếp theo chỉ tiêu nào...
Tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.
 Tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tuân thủ các quy trình
kế toán cũng như phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
 Đảm bảo sự phù hợp, không trùng lặp giữa các số liệu kế toán.
 Có khả năng dự báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót khi nhập dữ
liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán.
Tính bảo mật thông tin .
Khi tổ chức hạch toán kế toán dựa trên mạng máy tính, một tiêu chuẩn
rất quan trọng là tính bảo mật dữ liệu giúp cho doanh nghiệp có được sự bình
yên trong cạnh tranh. Cơ sở dữ liệu và các báo cáo kế toán trên đường truyền
tuyệt đối phải được bảo mật.
Không phụ thuộc vào hạ tầng tin học.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều muốn phần mềm mình đang sử dụng
dựa trên một hạ tầng tin học linh hoạt, dễ dàng phát triển hệ thống thông tin
của mình khi doanh nghiệp có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô. Một
PMKT phải xây dựng trên một hạ tầng không cứng nhắc để không gây trở
ngại cho việc đổi mới hệ thống.
9
Khả năng tổng hợp dữ liệu.
Dữ liệu thường được chia thành từng nhóm để tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản trị. Tuy nhiên tại một thời điểm, PMKT phải cho phép tổng
hợp dữ liệu để có thể quản lý tập trung và hạch toán thống nhất trong toàn
doanh nghiệp.
Khả năng tích hợp với các sản phẩm khác.
Một phần mềm kế toán được đánh giá là hiện đại, có độ đa dạng lớn nếu
khả năng tích hợp được với nhiều các sản phầm khác. Các PMKT phải được
tích hợp một cách toàn diện nhằm hoàn thiện các công cụ tạo báo cáo (kể cả
báo cáo thông qua các trang web), thực hiện hợp tác thương mại điện tử và
thanh toán quốc tế.
Xử lý nhiều ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ.
 Hệ thốnghạch toáncho phép sửdụngnhiều ngôn ngữ sẽ giúp cho doanh
nghiệp quản trị kinh doanh nhiều quốc gia khác nhau.
 Một PMKT cho phép xử lý nhiều loại ngoại tệ sẽ giúp cho doanh
nghiệp kiểm soát được tình hình tiền tệ của mình.
Triển khai theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đốivới các doanhnghiệp đa ngành, đa quốc gia thì tiêu chuẩn đầu tiên khi
họ sửdụngmột PMKT là nó phải triển khai theo tiêu chuẩn quốc tế bằng một hệ
thống duy nhất chứ không phải dựa trên các phần mềm riêng lẻ. Sự thống nhất
đó đảm bảo tính nhất quán về mặt quản lý, nhất quán về mặt dữ liệu.
Khả năng hỗ trợ tại chỗ.
Để đảm bảo tính linh hoạt cho người sử dụng, trong mỗi PMKT cần phải
có ngay bên trong nó những dịch vụ hỗ trợ người dùng theo từng ngữ cảnh tại
thời điểm máy đang hoạt động.
1.1.2. Các thành phần của phần mềm kế toán.
Một phần mềm kế toán thường gồm các thành phần sau:
10
- Cơ sở dữ liệu:Đó là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh
thực trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp. Các dữ liệu này được chia
thành hai phần: các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của cơ quan như dữ liệu
về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,… và các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơ quan như dữ liệu về sản xuất, mua bán, giao dịch,….
- Form: là giao diện tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. một
phần mềm kế toán thường bao gồm các loại form: form đăng nhập, form
chương trình chính, form nhập liệu, form truy vấno dữ liệu, form điều khiển
in báo cáo,…
- Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương
trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các
thông tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc
màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
- Menu: Hệ thống menu bao gồm các lệnh được thiết kế theo một trật tự
phù hợp để giúp người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng.
1.1.3. Sựcần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có phần mềm kế toán hoạt động hiệu quả giúp cho
doanh nghiệp có thể:
Khắc phục khó khăn trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra
Tạo ra năng lực chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức.
Ngoài ra, do sức ép trong hợp tác, việc tin học hóa công tác kế toán là
một trong những yếu tố mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
Vì vậy, tất yếu phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp.
1.1.4. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán.
1.1.4.1. Khảo sát hiện trạng và lập kế hoạch dự án.
Khảo sát hiện trạng là bước khởi đầu của tiến trình phát triển phần mềm,
đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và xác định tính khả thi của dự án đối với
hệ thống mới.
11
Bước này tập trung giải quyết các vấn đề: môi trường, các ràng buộc đối
với phần mềm cần xây dựng như thế nào. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần
đạt được của phần mềm là gì. Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và
xem xét tính khả thi của chúng.
Trên cơ sở các thông tin khảo sát nhà phát triển đánh giá hiện trạng, xác
định các điểm yếu của hệ thống hiện tại, đánh giá khả thi lập dự án phát triển
phần mềm.
Khảo sát hiện trạng .
- Mục tiêu của khảo sát
+ Tìmhiểu nghiệp vụ, chuyên môn, môitrường hoạt độngcủahệ thống cũ.
+ Tìmhiểu các chứcnăng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động của hệ thống.
+ Xác định các nhược điểm của hệ thống.
- Nội dung khảo sát
+ Tìm hiểu môi trường xã hội, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống.
+ Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống.
+ Xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,… của các đơn vị ở các
cấp khác nhau.
+ Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách…của các đơn vị ở các cấp
khác nhau.
+ Thu thập và nghiên cứu các quy tắc quản lý bao gồm luật, các quy
định, chi phối đến các quá trình xử lý thông tin.
+ Nghiên cứu các chu trình luân chuyển và xử lý thông tin của hệ thống.
+ Thống kê các phương tiện và tài nguyên được sử dụng cho hoạt động
của hệ thống.
+ Thu thập và nghiên cứu các yêu cầu về thông tin, đánh giá về hệ
thống, các nguyện vọng và kế hoạch phát triển hệ thống.
+ Đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp.
12
+ Lập tài liệu khảo sát.
- Phương pháp khảo sát
Hình thức tiến hành:
+ Tìm hiểu tài liệu: thu thập, tìm hiểu, tổng hợp các thông tin từ các tài
liệu, sổ sách được sử dụng trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của hệ
thống cũ.
+ Quan sát và theo dõi: để rút ra các kết luận có tính thuyết phục và
khoa học.
+ Phỏng vấn: thường được tiến hành đối với các cá nhân tham gia hoạt
động trong hệ thống cũng như các cá nhân có liên quan tới hệ thống.
+ Phiếu điều tra.
- Đề xuất giải pháp sơ bộ và xác định tính khả thi
Đánh giá hiện trạng.
Các hạn chế:
- Thiếu sót: thiếu người xử lý thông tin, bỏ sót công việc xử lý thông tin.
- Tổn phí cao, gây lãng phí.
- Các yêu cầu mới.
- Kém hiệu lực, quá tải: phương pháp xử lý không chặt chẽ, cơ cấu tổ
chức không hợp lý, con đường lưu chuyển các thông tin không hợp lý như là
giấy tờ, tài liệu trình bày kém, cấu trúc không hợp lý.
- Thỏa đáng các thông tin chưa được đáp ứng.
- Đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên.
- Dự kiến kế hoạch phát triển.
Lập kế hoạch triển khai dự án.
- Hơp đồng triển khai dự án.
Để triển khai, dự án cần có một hợp đồng giữa nhà đầu tư và nhà phát
triển. Các nội dung chủ yếu của một hợp đồng bao gồm:
13
+ Vấn đề đặt ra và các nhu cầu thông tin.
+ Phạm vi và hạn chế.
+ Mục tiêu và ưu tiên.
+ Giải pháp và tính khả thi.
+ Dự trù thiết bị và kinh phí.
+ Phân công trách nhiệm và nhân sự.
+ Phương pháp và tiến trình triển khai.
- Công tác huấn luyện sử dụng chương trình.
+ Thời gian huấn luyện bao lâu và chia làm bao nhiêu nhóm.
- Điều hành dự án
+ Đưa ra các quyết định mang tính định hướng cho dự án.
+ Quyết định các mục tiêu và chỉ ra cách đạt các mục tiêu đó.
+ Xác định các mức độ an toàn.
+ Phân phối các nguồn lực.
+ Kiểm tra sự phát triển đúng đắn của dự án.
+ Quyết định lựa chọn giải pháp.
1.1.4.2. Phân tích hệ thống.
Phân tích hệ thống về chức năng.
Đây là giai đoạn sau giai đoạn khảo sát sơ bộ, đây là pha quan trọng để
đi sâu vào nghiên cứu các thành phần hệ thống.
Kết quả của giai đoạn này, ta xây dựng được các biểu đồ mô tả logic
chức năng xử lý của hệ thống xem xét. Giai đoạn này còn được gọi là giai
đoạn thiết kế logic chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế vật lý.
Mục đích của phân tích hệ thống về chức năng là nhằm trả lời câu
hỏi:”hệ thống làm gì?”. Đây là bước đầu tiên của phân tích hệ thống nhằm:
Xác định các nhiệm vụ, chức năng mà hệ thống cần đảm nhiệm.
Xác định các hạnchếhay ràng buộc áp đặtlêncác chứcnăngcủahệ thống.
14
Xác định các mối quan hệ giữa các chức năng của hệ thống.
Đặc tả các chức năng của hệ thống và quy trình hoạt động.
Cách thức tiến hành phân tích hệ thống về chức năng dựa theo phương
pháp SA ( Structured Analysic) nghĩa là phân tích từ trên xuống, phân tích từ
hệ thống cũ sang hệ thống mới, phân tích từ mức vật lý sang mức logic.
Kết quả của giai đoạn này là các biểu đồ mô tả logic chức năng của hệ
thống như: biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu, ma trận thực
thể chức năng.
Biểu đồ phân cấp chức năng.
Biểu đồ phân cấp chức năng ( FDD- Function Decomposition Diagram):
là biểu đồ dùng để diễn tả hệ thống các chức năng cần thực hiện của hệ thống
cần phát triển dưới dạng hình cây. Trong đó:
Gốc của cây là chức năng chung cần thực hiện của hệ thống doanh
nghiệp hoặc tổ chức.
Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con tương đương.
Các chức năng lá là các chức năng tương đối cụ thể, đơn giản, dễ hiểu,
dễ thực hiện.
- Cú pháp biểu diễn của biểu đồ phân cấp chức năng: có 2 ký pháp
+ Ký pháp biểu diễn chức năng: là hình chữ nhật có ghi tên của chức
năng cần thực hiện ( ở dạng động từ kết hợp với bổ ngữ).
+ Ký pháp biễu diễn liên kết giữa chức năng cha và các chức năng con
là dạng hình cây gấp khúc.
- Ý nghĩa của biểu đồ phân cấp chức năng:
+ Cho phép dễ dàng hiểu được các chức năng, nhiệm vụ từ khái quát
đến chi tiết của tổ chức.
+ Dễ thành lập bằng cách phân rã từ chức năng cha đến chức năng con
hoặc nhóm xác định các chức năng cha từ các chức năng con.
15
+ Giúp phát hiện các chức năng còn thiếu hoặc các chức năng trùng lặp.
+ Là cơ sở để thiết kế kiến trúc của phần mềm sau này.
- Nhược điểm của biểu đồ phân cấp chức năng:
+ Không biểu diễn trình tự thực hiện của các chức năng.
+ Không biểu diễn mối quan hệ giữa các chức năng.
- Cách thức xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng.
 Cách 1: Xây dựng từ trên xuống.
Nghiên cứu sơ đồ tổ chức của hệ thống và tài liệu khảo sát để xác định
chức năng chung của hệ thống.
Phân rã các chức năng chung thành các chức năng con đơn giản hơn sao
cho các công việc trong mỗi chức năng có liên quan gần gũi với nhau.
Tiếp tục phân rã các chức năng cho đến khi thu được các chức năng đủ
đơn giản và dễ hiểu.
 Cách 2: xây dựng từ dưới lên.
Dựa vào tài liệu khảo sát và sơ đồ tổ chức của hệ thống, liệt kê các công
việc mà hệ thống đảm nhận. sau đó gộp các công việc có liên quan với nhau
thành một chức năng mức cha.
Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi thu được một chức năng
chung của hệ thống.
- Các quy tắc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng.
+ Mỗi chức năng con được phân rã từ chức năng cha phải là một bộ
phận thực sự tham gia thực hiện chức năng cha.
+ Mỗichức năngconthực hiện các công việc tương đối độc lập với nhau.
+ Các chức năng con phải bảo toàn chức năng cha.
+ Không nên phân rã các chức năng thành nhiều mức vì sẽ dẫn đến sự
phức tạp cho quá trình thiết kế và mã hóa.
+ Các chức năng cùng mức nên biểu diễn thuộc cùng một hàng.
16
+ Tên của các chức năng khác nhau là khác nhau.
+ Các chức năng lá cần phải được mô tả chi tiết và cách thực hiện.
Tài liệu đặc tả chức năng.
Dựa trên tài liệu khảo sát về nghiệp vụ, nhà phát triển tiến hành viết tài
liệu mô tả các hoạt động cụ thể của mỗi chức năng lá.
Cách thức xây dựng tài liệu đặc tả chức năng: dựa trên sơ đồ phân rã
chức năng và tài liệu khảo sát để tiến hành đặc tả cách thức thực hiện cho
chức năng lá.
Ma trận thực thể chức năng.
- Khái niệm:
+ Là một bảng bao gồm có các hàng và các cột. Trong đó, mỗi cột tương
ứng với một thực thể dữ liệu, mỗi hàng ứng với một chức năng ở mức tương
đối chi tiết.
+ Mỗi ô giao giữa hàng và cột thể hiện mối quan hệ giữa chức năng và
thực thể tương ứng.
+ Giá trị của mỗi ô thể hiện mối quan hệ giữa hàng và cột tương ứng,
giá trị của một cột có thể là R (read), U( update), C( creat).
- Các đặc điểm của ma trận thực thể chức năng.
+ Nếu một hàng ứng với một chức năng không có ô nào được đánh giá
trị thì chức năng đó hoặc là không phải là một chức năng có tác động lên dữ
liệu hoặc là việc đánh giá trị của các ô bị bỏ sót.
+ Nếu mộtcộtứng với một thực thể dữliệu không có ô nào được đánh giá
trị thì thực thể đó hoặc là đánhthiếu chức năng hoặc là bỏ sót chức năng hoặc là
thực thể không liên quan đến các chức năng của hệ thống và có thể bỏ đi.
- Ý nghĩa của ma trận thực thể chức năng.
+ Cho phép xác định các chức năng hoặc các thực thể dữ liệu còn thiếu.
+ Cho phép loại bỏ các chức năng hoặc các dữ liệu còn thừa.
17
- Cách thức xây dựng ma trận thực thể chức năng.
+ Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng.
+ Liệt kê danh sách các thực thể dữ liệu.
+ Xác định các mối quan hệ giữa thực thể và chức năng lá tương ứng.
+ Lập bảng ma trận thực thể chức năng.
Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD).
- Biểu đồ luồng dữ liệu là biểu đồ biểu diễn quá trình xử lý thông tin của
hệ thống, mỗi biểu đồ bao gồm có các tiến trình, tác nhân, luồng dữ liệu, kho
dữ liệu của hệ thống. Đây là công cụ cho phép mô tả hệ thống toàn diện và
đầy đủ nhất.
- Tiến trình: là một công việc của hệ thống nhằm thao tác trên các dữ
liệu đầu vào và cho kết quả dữ liệu ở đầu ra xác định.
Cú pháp biểu diễn:
Tên của tiến trình là động từ kết hợp với bổ ngữ.
- Luồng dữ liệu: là một đường truyền dẫn thông tin vào hoặc ra một chức
năng nào đó.
Cú pháp biểu diễn:
Tên của luồng dữ liệu là sự kết hợp giữa danh từ và bổ ngữ.
- Kho dữ liệu: là một đối tượng lưu một tập các dữ liệu có cấu trúc xác
định được sử dụng cho hoạt động của các tiến trình tướng ứng với biểu đồ
luồng dữ liệu.
Cú pháp biểu diễn:
Tên của kho là danh từ kết hợp với tính từ.
Tên luồng dữ liệu
Tên kho dữ liệu
18
- Tác nhân: là một thực thể ngoài hệ thống có quan hệ thông tin với hệ
thống. tác nhân có thể là con người hoặc hệ thống khác.
Cú pháp biểu diễn:
Tên tác nhân là danh từ kết hợp với tính từ.
- Cách thức xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu.
+ Xác định các hồ sơ dữ liệu.
+ Xác định các tiến trình chính sử dụng, đồng thời xác định các dòng dữ
liệu giữa chúng, nghĩa là xác định luồng dữ liệu vào, ra.
+ Mở rộng, chi tiết dần các tiến trình của biểu đồ BLD bằng cách phân
rã biểu đồ luồng dữ liệu từ mức cao cho tới mức thấp theo sự phân rã của biểu
đồ phân cấp chức năng, trong đó mỗi chức năng xác định được một tiến trình
tương ứng.
+ Hiệu chỉnh lại biểu đồ từng mức khác nhau nhằm đảm bảo tính logic.
+ Một kỹ thuật sử dụng khá phổ biến để phân rã biểu đồ là kỹ thuật phân
mức. Có 3 mức cơ bản được đề cập:
 Mức 0: biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh ( biểu đồ ngữ cảnh). Sơ đồ
mô tả tổng quát hệ thống, mô tả liên hệ thông tin giữa hệ thống và môi trường
bên ngoài.
 Mức 1: biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
 Mức 2: biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh.
 Mức 3: BLD mức dưới đỉnh phân rã từ BLD mức đỉnh.
+ Các nguyên tắc chung áp dụng cho quá trình phân rã từ BLD từ mức
trên thành BLD mức dưới như sau:
Các luồng dữ liệu được bảo toàn.
Các yếu tố tác động bên ngoài được bảo toàn.
Có thể xuất hiện bổ sung các kho dữ liệu.
Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại giữa các tiến trình nếu cần thiết.
Tên tác nhân
19
- Ý nghĩa của biểu đồ luồng dữ liệu.
+ Biểu diễn các chức năng và các dữ liệu cần thiết của hệ thống.
+ Cho phép biểu diễn mối quan hệ thông tin giữa các chức năng, mối
quan hệ thông tin giữa tác nhân, kho dữ liệu với các chức năng.
+ Biểu diễn quy trình di chuyển của các dữ liệu qua các chức năng.
- Các quy tắc ràng buộc trong xây dựng BLD.
+ Tiến trình:một tiến trình luôn có yếu tố vào và yếu tố ra, hai yếu tố
này là khác nhau và phải bảo toàn thông tin.
+ Kho dữ liệu:dữ liệu không di chuyển trực tiếp giữa các kho dữ liệu,
không di chuyển trực tiếp giữa kho với tác nhân và ngược lại.
+ Tác nhân:dữ liệu không di chuyển trực tiếp giữa các tác nhân.
+ Luồng dữ liệu:mỗi luồng dữ liệu chi có một hướng di chuyển dữ liệu.
Một luồng dữ liệu không thể quay lại nơi và nó đi khỏi. Một luồng dữ liệu đi
vào (hoặc đi ra) nghĩa là kho được cập nhật ( hoặc được đọc).
+ Các quy tắc khác:các đối tượng trong biểu đồ luồng dữ liệu phải khác
nhau. Dữ liệu vào và ra của một chức năng phải khác nhau.
Phân tích hệ thống về dữ liệu
Mục tiêu của phân tích về dữ liệu là xây dựng mô hình dữ liệu quan
niệm (CDM) hay còn gọi là lược đồ dữ liệu hệ thống.
CMD mô tả các dữ liệu nghiệp vụ và mối quan hệ giữa chúng. Mô hình
này không chứa các chi tiết cài đặt nên nó rất tự nhiên, dễ hiểu cho người phát
triển và người sử dụng. Mô hình này là cơ sở cho việc thiết kế CSDL vật lý
cho phần mềm.
- Các bước tiến hành xây dựng CMD.
+ Phân tích các hồ sơ thu được từ giai đoạn khảo sát.
+ Lựa chọn, mã hóa sắp xếp thông tin cơ sở.
20
+ Xác định các thực thể dữ liệu, mỗi thực thể bao gồm một tập các
thông tin cơ sở và mối quan hệ giữa chúng.
+ Xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm.
+ CMD được thể hiện ở hai mô hình:
+ Mô hình thực thể liên kết(E/A- entity Association Model)
+ Mô hình dữ liệu quan hệ: gồm các bảng dữ liệu có quan hệ.
Mô hình thực thể liên kết (E/A)
Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong xây dựng mô hình dữ liệu
nghiệp vụ của các hệ thống thông tin quản lý nhờ tính đơn giản, trực quan, dễ
hiểu và chặt chẽ. Mô hình này gồm các thành phần cơ bản sau:
- Thực thể và thuộc tính:
+ Thực thể: là một đối tượng trừu tượng hay cụ thể tồn tại trong thế giới
thực. ví dụ vật tư, đơn vị….
+ Thuộc tính của thực thể: là một thành của thực thể có giá trị xác định
nhằm mô tả một khía cạnh của thực thể. Thuộc tính có thể được phân loại
thành thuộc tính đơn hay phức hợp, thuộc tính đơn trị, đa trị, thuộc tính lưu
trữ, thuộc tính suy diễn, thuộc tính phức tạp, giá trị Null.
+ Kiểu thuộc tính: là một tập các giá trị khác nhau nhằm biểu diễn cùng
một khía cạnh của một thực thể. Mỗi kiểu thuộc tính được xác định bởi tên và
được mô tả dưới dạng một hình ellipse có chứa tên của kiểu thuộc tính. Kiểu
thuộc tính phức hợp được mô tả bới một hình ellipse kết nối với các kiểu thực
thể thành phần bởi các đoạn thẳng. kiểu thuộc tính đa trị được tả bởi hình
ellipse kép.
+ Kiểu thực thể: là một tập các thực thể có cùng các kiểu thuộc tính.
Mỗi kiểu thực thể xác định bởi một tên định danh và được mô tả bởi một hình
chữ nhật kết hợp với tên của kiểu thực thể và nối với các kiểu thuộc tính bởi
các đoạn thẳng.
21
+ Kiểu thuộc tính khóa: là một kiểu thuộc tính của kiểu thực thể mà các
giá trị của nó là khác nhau đối với các thực thể khác nhau thuộc kiểu thực thể.
Mỗi kiểu thuộc tính khóa được biểu diễn bởi hình Ellipse có chứa tên và gạch
chân của kiểu thuộc tính khóa.
+ Miền giá trị của kiểu thuộc tính: là tập các giá trị hợp lệ có thể gán cho
thuộc tính.
- Kiểu liên kết, thuộc tính của kiểu liên kết.
+ Kiểu liên kết: một kiểu liên kết R giữa n kiểu thực thể E1, E2..., En là
một tập các liên kết giữa các thực thể tương ứng của n kiểu thực thể đã cho có
cùng ý nghĩa. Đây là quan hệ toán học trên tập thực thể E1, E2..., En được xác
định bởi các liên kết thông qua tích Đề các E1 x E2 x…xEn.
+ Số các kiểu thực thể tham gia liên kết xác định số ngôi của quan hệ (
số cấp của quan hệ).
+ Mỗi một kiểu liên kết có một tên gọi xác định nhằm thể hiện ý nghĩa
của việc liên kết giữa các thực thể.
+ Mộtsố kiểu liên kết:Liên kết đệquy, liên kết phức, liên kết có thuộc tính.
+ Các ràng buộc kiểu liên kết:
Ràng buộc lực lượng tham gia vào kiểu liên kết bao gồm: 0..1, 0..n,
1..1, 1..n, n..m ( n,m là số tự nhiên).
Ràng buộc tham gia bộ phận: chỉ có một bộ phận các thực thể của một
kiểu thực thể tham gia vào liên kết với các thực thể của kiểu thực thể khác.
Ràng buộc tham gia toàn bộ: toàn bộ các thực thể đều tham gia vào liên
kết với các thực thể của kiểu thực thể khác.
Phương pháp xây dựng sơ đồ E/A.
- Yêu cầu:
+ Không bỏ sótthông tin: các thông tin để tạo sơ đồ E/A được lấy từ các
hồ sơ, chứng từ, sổ sách, báo cáo, tài liệu lưu trữ liên quan.
22
+ Không dư thừa thông tin: thông tin không được trùng lặp.
+ Có thể bổ sung các thông tin hỗ trợ cho việc tin học hóa như bổ sung
thuộc tính làm khóa.
- Xây dựng bảng từ điển dữ liệu.
+ Liệt kê các hồ sơ nghiệp vụ thu được trong quá trình khảo sát.
+ Liệt kê các mục thông tin cơ sở trong mỗi hồ sơ, mỗi mục thông tin là
kiểu thuộc tính.
+ Quy định tên viết tắt cho mỗi kiểu thuộc tính.
+ Xác định các kiểu thuộc tính trùng lặp giữa các hồ sơ với nhau
+ Xác định các tính chất cho các thuộc tính: thuộc tính tên gọi, thuộc
tính mô tả, thuộc tính của kiểu liên kết, thuộc tính đa trị, thuộc tính phức hợp.
- Xác định danh sách các mối liên kết:căn cứ danh dách các kiểu thực thể
vừa xác định, dựa vào các hoạt động nghiệp vụ phát sinh cơ bản.
- Xác định các kiểu thuộc tính của kiểu liên kết: dựa vào bảng từ điển dữ
liệu, trong đó thường kiểu thuộc tính của kiểu liên kết chỉ tồn tại khi kiểu kết
đó hình thành hoặc là thể hiện đặc trưng của kiểu liên kết đó.
- Xác định các ràng buộc tham gia liên kết: dựa vào quy định nghiệp vụ
của hệ thống xác định được ở giai đoạn khảo sát.
- Vẽ sơ đồ E/A.
Quy tắc chuyển từ mô hình E/A sang mô hình dữ liệu quan hệ
- Với kiểu thuộc tính phức hợp:thay thế mỗi kiểu thuộc tính phức hợp
thành tập tập các kiểu thuộc tính đơn tương ứng. mỗi thuộc tính đơn tương
ứng với một thành phần của kiểu thuộc tính phức hợp.
- Với kiểu thực thể: mỗi kiểu thực thể E trong lược đồ E/A tạo một quan
hệ R tương ứng. các thuộc tính của R là các kiểu thuộc tính đơn của E. Chọn
một trong các khóa của E làm khóa chính cho R hoặc tạo ra một thuộc tính
mới thêm vào R làm khóa.
23
- Với kiểu liên kết 1..1: với mỗi kiểu liên kết hai ngôi 1..1 là R trong mô
hình E/A, xác định các quan hệ S và T tương ứng với các kiểu thực thể tham
gia vào R. Chọn khóa chính của một quan hệ đưa vào làm khóa ngoài của
quan hệ còn lại. Nếu có hai kiểu thực thể đều có ràng buộc tham gia toàn bộ
vào liên kết R thì có thể nhập S và T thành một quan hệ K.
- Với kiểu liên kết 1..n:mỗi kiểu liên kết hai ngôi R kiểu 1..n, xác định
hai quan hệ S,T biểu diễn cho hai kiểu thực thể tham gia ở phía một và phía
nhiều tương ứng của R. Đưa khóa chính của S vào làm khóa ngoài của T. đưa
các kiểu thuộc tính đơn của R vào làm các thộc tính của T.
- Với kiểu liên kết n..m: với mỗi kiểu liên kết n..m( hai ngôi) R, xác định
hai quan hệ S,T biểu diễn cho hai kiểu thực thể tham gia vào R. Tạo ra một
quan hệ mới Q để thay thế cho R. Đưa các khóa chính của các quan hệ S,T
vào làm khóa ngoài của Q. Tổ hợp hai khóa ngoài đó sẽ tạo nên khóa chính
của Q. Đưa tất cả các thuộc tính đơn của R vào làm thuộc tính của Q.
- Với kiểu thuộc tính đa trị: mỗi thuộc tính đa trị A tạo ra một quan hệ
mới R chứa một thuộc tính tương ứng của A. Đưa khóa K của kiểu thực thể(
hoặc kiểu liên kết) chứa thuộc tính là A vào làm khóa chính của R. khóa
chính của R là kiểu thuộc tính A và K.
- Với kiểu liên kết n ngôi( n>2): mỗi kiểu liên kết R ( n ngôi,n>2), tạo ra
một quan hệ S để biểu diễn R. Đưa các khóa chính của các quan hệ biểu diễn
cho các kiểu thực thể tham gia vào liên kết R để làm khóa ngoài của S. Đưa các
kiểu thuộc tính đơn của R vào làm thuộc tính của S. Khóa chính của S thường
là một tổ hợp các khóa ngoài. Tuy nhiên, nếu ràng buộc tham gia trên một kiểu
thực thể E nào đó tham gia vào R là phíamột thì khóa chính của S không được
chứa thuộc tính khóa ngoài được tạo tương ứng với kiểu thực thể E.
24
1.1.4.3. Thiết kế hệ thống
Thiết kế hệ thống bao gồm các công việc: thiết kế kiến trúc của hệ thống,
thiết kế CSDL hệ thống, thiết kế cấu trúc xử lý của các modul chương trình,
thiết kế giao diện hệ thống. Việc thực hiện các pha trên có quan hệ mật thiết
với nhau nên thông thường được thực hiện đồng thời.
Thiết kế kiến trúc hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn này là đi xây dựng sơ đồ kiến trúc hệ thống, đây
là sơ đồ phân cấp có dạng hình cây hoặc dạng đồ thị có các đỉnh ở nhiều mức
khác nhau bao gồm các modul lồng nhau, trong đó mỗi đỉnh của sơ đồ là một
hệ thống con.
Sơ đồ kiến trúc của hệ thống được lập bằng cách áp dụng phân chia hệ
thống thành các hệ thống con nhằm để tạo thuận lợi cho việc xây dựng
chương trình và bảo trì sau này. Trong đó, hệ thống con được xác định bằng
cách gộp nhóm các chức năng trong hệ thống theo một mục đích nào đó như
theo vấn đề giải quyết, thực thể dữ liệu…
Sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con được áp dụng trên biểu đồ
luồng dữ liệu của hệ thống và tiến hành ở các mức khác nhau. Các hệ thống
con phải được phân định giữa phần được thực hiện thủ công với phần do máy
thực hiện. Việc xác định hệ thống con bằng cách gộp các chức năng trong
BLD thường dựa vào các tiêu chí:
+ Gộp theo thực thể dữ liệu: gộp các chức năng liên quan tới một hoặc
một số thực thể dữ liệu thành hệ thống con.
+ Gộp theo vấn đề giải quyết
+ Gộp theo sự kiện giao dịch
+ Gộp theo sơ đồ tổ chức hoặc thích ứng với cấu hình phần cứng, phần
mềm…
25
Dựa trên tài liệu đặc tả chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu, việc phân định
phần của hệ thống con được thực hiện thủ công với phần thực hiện máy tính.
- Đối với các tiến trình: xác định tiến trình được thực hiện bởi hệ thống,
tên của các tiến trình này giữ nguyên, và nên đặt lại tên cho các tiến trình có
một phần được thực hiện bởi hệ thống.
- Đối với kho dữ liệu: xác định các kho dữ liệu được thực hiện bởi máy
tính, và thay thế các hồ sơ này bởi các thực thể trong mô hình E/A hoặc bảng
trong mô hình dữ liệu. các hồ sơ được thực hiện thủ công sẽ bị loại ngay ra
khỏi mô hình dữ liệu.
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Khái niệm: Thiết kế CSDL là quá trình chuyển các đặc tả dữ liệu logic
thành đặc tả dữ liệu vật lý để lưu dữ liệu, nghĩa là quá trình chuyển mô hình
dữ liệu quan hệ thành thiết kế dữ liệu vật lý tương ứng(cấu trúc tệp tin).
Sản phẩm của thiết kế CSDL là một tập các đặc tả mà lập trình viên sẽ
sử dụng để xây dựng các cấu trúc của các dữ liệu trên máy tính bằng cách sử
dụng một hệ quản trị CSDL bao gồm: lược đồ CSDL quan hệ phi chuẩn hóa,
đặc tả các trường và file của CSDL.
- Các bước thiết kế CSDL:
Dựa vào mô hình dữ liệu quan hệ, loại bỏ các quan hệ không cần tin học hóa.
- Phichuẩnhóamôhình dữliệu quanhệ nhằm giảm bớt các phức tạp cho
các module xử lý, song song với nó là thiết lập các trigger cho mối quan hệ.
Kết quả của phi chuẩn hóa là ta thu được sơ đồ dữ liệu quan hệ
Mỗi quan hệ trong sơ đồ dữ liệu quan hệ xác định một mô tả thiết kế
cho tệp dữ liệu cần xây dựng tương ứng.
Phi chuẩn hóa sơ đồ dữ liệu quan hệ: mục đích của công việc này là gộp
một số quan hệ trong lược đồ CSDL quan hệ lại với nhau thành một quan hệ
hoặc bổ sung một số thuộc tính phụ thuộc của một quan hệ trong lược đồ
26
CSDL nhằm giảm độc phức tạp trong xử lý dữ liệu. Phi chuẩn hóa bao gồm
các công việc:
+ Bổ sung các trường thuộc tính suy diễn.
+ Gộp các quan hệ có liên kết 1..1 thành một quan hệ.
+ Gộp các quan hệ có liên kết 1..n thành một quan hệ.
- Thiết kế trường:
+ Khái niệm: trường là một thuộc tính của một bảng trong mô hình quan
hệ, mỗi trường được đặc trưng bởi tên, kiểu, miền giá trị
+ Các yêu cầu khi thiết kế trường: tiết kiệm không gian nhớ, biểu diễn
các giá trị có thể, đảm bảo tính toàn vẹn, hỗ trợ thao tác nhập liệu.
+ Các bước thiết kế trường: Chọn kiểu dữ liệu, xác định trường tính
toán, xác định làm khóa chính và định dạng giá trị cho trường khóa chính, xác
định tính toàn vẹn dữ liệu (chọn giá trị ngầm định, xác định khuôn dạng dữ
liệu, xác định các giới hạn dữ liệu, xác định tính toàn vẹn tham chiếu, xác
định ràng buộc giá trị rỗng).
+ Thiết kế file vật lý: mỗi bảng dữ liệu trong mô hình quan hệ được
chuyển thành một bảng đặc tả thiết kế như sau: tên trường, kiểu dữ liệu, kích
thước dữ liệu, khuôn dang, ràng buộc, mô tả.
Thiết kế giao diện người dùng:
- Giao diện người dùng là nơi giao tiếp hay tương tác để trao đổi thông
tin giữa hệ thống với người dùng.
- Căn cứvào mô tả cấutrúc và mô tả thiết kế dữ liệu tiến hành thiết kế giao
diện người dùng. Gồmcác thànhphần: thiết kế các form như form chương trình
chính, form mức con, thiết kế thực đơn, thiết kế các mẫu báo cáo.
Thiết kế các module chương trình .
Dựa vào tài liệu đặc tả chức năng và kết quả thiết kế kiến trúc hệ thống,
mỗi modul chương trình được mô tả chi tiết xử lý bao gồm:
27
- Thông tin đầu vào: gồm các dữ liệu cần xử lý và các điều kiện ràng
buộc với dữ liệu đầu vào.
- Sơ đồ giải thuật xử lý: Mô tả chi tiết quy trình hoạt động xử lý dữ liệu
của mỗi modul được diễn tả bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ giả mã.
- Thông tin đầu ra: mô tả dạng thông tin thể hiện kết quả sau xử lý và các
điều kiện ràng buộc với dữ liệu đầu ra.
1.1.4.4. Lập trình
Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:
- Bước 1:Lựa chọncác côngcụđể xây dựng phần mềm kế toán. Bao gồm:
+ Lựa chọn môi trường cài đặt.
+ Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng.
+ Lựa chọn công cụ tạo giao diện và báo cáo.
- Bước 2: Xây dựng phần mềm
+ Cơ sở dữ liệu: thiết kế các bảng của cơ sở dữ liệu với cấu trúc, kiểu dữ
liệu hợp lý, các ràng buộc đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
+ Form: form đăng nhập,form chương trình chính, form nhập liệu, form
báo cáo,… để đảm bảo sự tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. Các
form được thiết kế phải đảm bảo tính trực quan, khoa học và dễ sử dụng.
+ Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương
trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. thị ra máy in hoặc màn hình, tuỳ
theo yêu cầu của người sử dụng.
+ Menu: thiết kế hệ thống menu một cách khoa học và hợp lý để giúp
người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng.
- Bước 3: Viết tài liệu sử dụng.
1.1.4.5. Kiểm thử
- Kiểm thử là việc kiểm tra chương trình bằng cách chạy thử, sau đó đối
chiếu với một kết quả đã được kiểm nghiệm.
28
- Các phương pháp kiểm thử:
Cách 1: Chạy thử phần mềm, sử dụng bộ số liệu có sẵn rồi đối chiếu
với kết quả đã làm xem có khớp không.
+ Ưu điểm: Bộ dữ liệu sẵn có sẽ rất thuận tiện trong việc kiểm tra. Khi
đó sẽ giảm được chi phí kiểm thử.
+ Nhược điểm:Khôngkiểm tra được hếtcác nghiệpvụ trong chương trình.
 Cách 2: Sử dụng bộ dữ liệu giả định của tester.
+ Ưu điểm: Bao quát hết tất cả các nghiệp vụ, chính và đầy đủ các
module của chương trình.
+ Nhược điểm: Khó và tốn kém. Người kiểm thử phải hiểu rõ cả hai
phần nghiệp vụ và kế toán.
1.1.4.6. Cài đặt, bảo hành và bảo trì
Giai đoạn này gồm các công việc:
- Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống .
- Cài đặt phần mềm.
- Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có:
chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ
thống quản lí và bảo trì.
- Tổ chức đào tạo.
- Đưa phần mềm vào sử dụng.
- Bảo hành: đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong thời gian thỏa thuận.
- Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống.
- Trong quá trình sử dụng, người sử dụng và chuyên viên kỹ thuật vận
hành cần đánh giá xem hệ thống có đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu hay
không? Từ đó đề xuất những sửa đổi, cải tiến.
29
- Bảo trì nhằm đảm bảo cho phần mềm hoạt động ổn định, đáp ứng một
cách tốt nhất cho công tác kế toán cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh
của đơn vị.
1.1.5. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán.
1.1.5.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
 Khái niệm CSDL
Một CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin
về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau.
Một cơ sở dữ liệu thỏa mãn hai tính chất đó là: tính độc lập dữ liệu, tính
chia sẻ dữ liệu.
 Khái niệm hệ quản trị CSDL.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ
sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.
 Một số hệ quản trị CSDL thường dùng .
Hiện nay những hệ quản trị CSDL đang được dùng nhiều là: Microsoft
Acess, SQL Server, Foxpro, Oracle…
● Hệ quản trị CSDL Microsoft Acess:
Ưu điểm:
- Nhỏ gọn, cài đặt dễ dàng, phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ.
Nhược điểm:
- Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dũ liệu).
- Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu (< 2GB).
- Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng.
- Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm.
- Không hỗ trợ truy cập từ xa qua mạng.
30
Sử dụng:
- Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ.
●Hệ quản trị CSDL Oracle:
Ưu điểm:
- Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao, dễ dàng
bảo trì, nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định.
- Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều ưu
điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới.
Nhược điểm:
- Giá đầu tư cao: cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó.
- Độ phức tạp cao, quản trị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thông
tin mới có thể quản trị được.
Sử dụng:
- Thích hợp với các ứng dụng có CSDL lớn.
● Hệ quản trị CSDL SQL Server:
Ưu điểm:
- Cơ sở dữ liệu cao, tốc độ ổn định.
- Dễ sử dụng, dễ theo dõi.
- Cung cấp một hệ thống các hàm tiệc ích mạnh.
Nhược điểm
- Chỉ thích hợp trên các hệ điều hành Windows
Sử dụng:
- Thích hợp với các CSDL loại vừa và nhỏ, còn với các CSDL lớn, có
yêu cầu nghiêm ngặt về tính liên tục thì chưa đáp ứng được mà cần có giải
pháp tổng thể về cả hệ điều hành, phần cứng và mạng.
31
● Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro.
Ưu điểm:
- Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng
thiết kế giao diện trực quan.
- Dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL
và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các
biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ họa
- Dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong việc nâng
cấp, sửa đổi.
Nhược điểm
- Bảo mật kém, không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi
trường mạng.
- Visual Foxpro version trước 9 sẽ không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode,
VFP9 có hỗ trợ trực tiếp mã Unicode tùy theo cài đặt trên Windows
Sử dụng:
- Thích hợp cho các ứng dụng có CSDL quy mô vừa và nhỏ.
1.1.5.2. Ngôn ngữ lập trình
- Khái niệm: Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính.
Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa được dùng đẻ miêu tả những quá
trình, ngữ cảnh một cách chi tiết.
- Đặc điểm:
Dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình để con gười có thể dùng
để giải quyết các bài toán
Miêu tả một cách đầy đủ, rõ ràng các tiến trình để có thể chạy được
trên các máy tính,
- Các ngôn ngữ lập trình thường dùng:
32
Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: cho phép diễn tả một thuật giải dễ
dàng cũng như áp dụng thuật toán “chia để trị” giúp tránh lỗi khi viết các
chương trình lơn, phức tạp. Phương pháp này rất phổ biến và vẫn áp dụng
nhiều trong hiện tại. VD: Pascal, C…
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: là phương thức cao hơn của lập
trình, cho phép “đóng gói” dữ liệu và các phương thức hoạt động trên chúng,
đồng thời “cách ly” các đối tượng với nhau. Mới hơn so với lập trình cấu trúc
và được áp dụng nhiều trong thực tế. VD: C++, C#, Java, Ada…
1.1.5.3 Các công cụ tạo báo cáo
- Báo cáo là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình
ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông
tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn
hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
- Đặc điểm của các báo cáo trong phần mềm kế toán:
Thông qua các giao diện được hỗ trợ sẵn trong hệ thống giúp người
quản lý dễ dàng in ấn các báo cáo cần thiết đưa ra giấy.
Báo cáo được cấutạo bao gồm nhiều dòng, nhiều cột. Nhưng do khổ giấy
in có giới hạn nên các báo cáo thường được thiết kế gồm ít cột và nhiều dòng.
- Một số công cụ tạo báo cáo:
Crystal Report: Đây là một công cụ tạo báo cáo được sử dụng phổ biến
hiện nay, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Crystal Report có thể thực
hiện việc tạo báo cáo một cách độc lập hoặc được tích hợp vào một số ngôn
ngữ lập trình hiện nay (.NET). Crystal Report hỗ trợ các chức năng in ấn, kết
xuất sang các định dạng khác như Excel.
Element WordPro: Với Element WordPro, người sử dụng có thể tạo các
báo cáo, thư từ, sơ yếu lý lịch, bản fax... một cách nhanh chóng và dễ dàng.
33
Element WordPro hỗ trợ tất cả định dạng tài liệu hàng đầu: PDF, DOC
(MSWord), DOCX (MSWord 2007 +), và RTF (Rich Text Format).
XtraReport: Là 1 công cụ tích hợp trong bộ công cụ tạo giao diện
DevExpress, hỗ trợ đầy đủ các tính năng của việc tạo báo cáo. Không những
thế, nó còn giúp nhà phát triển dễ dàng tạo các mẫu báo cáo, và có khả năng
cho phép người sử dụng cuối có thể tùy chỉnh mẫu báo cáo theo nhu cầu của
mình. Cung cấp các tính năng kết xuất mẫu báo cáo ra các định dạng cơ bản
như PDF, DOC.
Ngoài ra còn có các công cụ tạo báo cáo được tích hợp sẵn trong hệ cơ
sở dữ liệu.
Nhận xét chung
Qua việc tìm hiểu các công cụ để tin học hóa HTTT quản lý trong DN có
thể nhận thấy rằng:
Các hệ quản trị CSDL khác nhau phù hợp với các ứng dụng có quy mô
khác nhau.
Đa phần các hệ quản trị CSDL chỉ có chức năng quản trị CSDL như
Update, Query, View…mà không có khả năng tạo, in ấn báo cáo. Nhưng cũng
có những hệ quản trị CSDL bổ sung tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình và các
công cụ tạo báo cáo.
Vì vậy, trong từng bài toán quản lý ở từng DN cụ thể phải biết lựa chọn
hệ quản trị CSDL phù hợp để tối ưu hóa ưu điểm, hạn chế nhược điểm nhằm
đáp ứng các nguyên tắc kế toán nói riêng và các yêu cầu quản lý nói chung.
1.2. Nhận thức chung về kế toán vốn bằng tiền.
1.2.1. Kế toán vốn bằng tiền và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.
- Khái niệm kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức
năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh
34
nghiệp với các đơn vị cá nhân khác. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà
doanh nghiệp nào cũng sử dụng.
+ Theo hìnhthức tồntại, vốnbằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc và đồng xu do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam pháthành và được sửdụng làm phương tiện giao
dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
Ngoại tệ: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị
trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ( USD), đồng tiền chung Châu Âu(
EURO), đồng yên Nhật(JPY)..
Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Đây là loại tiền thực chất, tuy nhiên
loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao. Nó được sử dụng chủ yếu
vì mục đích cất trữ. Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền
kinh tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
+ Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm
các khoản sau:
Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt.
Tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính, kho bạc nhà nước gọi
chung là tiền gửi ngân hàng.
Tiền đang chuyển.
- Đặc điểm của kế toán vốn bằng tiền.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các
loại vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn
bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì
vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ
do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và
35
sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế
độ quản lí thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của
doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà
doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại…
- Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền.
+ Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống
nhất một đơn vị giá là VND để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra VND để ghi sổ kế toán. Đồng thời
phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó.
+ Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền
hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng
loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng
bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, phẩm chất, kích thước…
+ Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
phải quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi
nguyên tệ của các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình
quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ không
công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua
đồng đô la Mỹ (USD). Với vàng bạc kim khí quý đá quý thì giá nhập vào
trong kì được tính theo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kì được tính theo
phương pháp sau:
Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu kì
và giá các lần nhập trong kì.
Phương pháp giá thực tế nhập trước - xuất trước.
Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước.
Phương pháp giá thực tế đích danh.
36
Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập.
Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ
giúp doanh nghiệp quản lí tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời
doanhnghiệp cònchủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền.
+ Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình tăng
giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền.
+ Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lí
vốn bằng tiền, kỉ luật thanh toán, kỉ luật tín dụng. Phát hiện và ngăn ngừa các
hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường
xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân
đối thống nhất.
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền.
1.2.2.1. Kế toán tiền mặt.
- Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh
nghiệp bao gồm Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý,
tín phiếu và ngân phiếu.
- Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền
thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này
tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp
phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm
thực hiện. Trong các DNNN, thủ quỹ không trực tiếp mua bán vật tư, hàng
hoá, tiếp liệu, hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các
37
khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có
chữ ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu, chi
tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo các
quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ
quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán
quỹ. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.
- Chứng từ dùng để hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm:
+ Phiếu thu ( Mẫu 01 -TT )
+ Phiếu chi ( Mẫu 02 -TT )
+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT)
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04-TT)
+ Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05 -TT )
+ Biên lai thu tiền ( Mẫu 06 -TT )
+ Bảng kê VBĐQ ( Mẫu 08 -TT )
+ Bảng kiểm kê quỹ ( Mẫu số 08a - TT dùng cho tiền VN) và (Mẫu số
08b - TT dùng cho ngoại tệ và VBĐQ).
+ Bảng kê chi tiền (Mẫu 09 –TT)
- Các sổ kế toán liên quan bao gồm:
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Các sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ kế toán chi tiết liên quan đến từng ngoại tệ, vàng bạc… cả về số
lượng và giá trị.
- Tài khoản phản ánh: Tài khoản 111 “Tiền mặt”. Tài khoản này có kết cấu
như sau:
Bên nợ:
+ Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… nhập quỹ.
+ Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa phát hiện khi kiểm kê
38
+ Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ
Bên có:
+ Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ.
+ Các khoản tiền mặt, ngoại tên, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện
thiếu khi kiểm kê.
+ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có
Tài khoản 111 – tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng bạc, đá quý, kim khí quý
39
- Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh :
Hình 1. 1. Sồ hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh tiền mặt
40
Hạch toán ngoại tệ:
- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị
tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán (Nếu được chấp thuận) về
nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
- Đối với các Tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư,
hàng hoá, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản
Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản phải thu
và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán (Tỷ giá
xuất quỹ tính theo phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuất trước;
nhập sau xuất trước…, tỷ giá nhận nợ…)
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo
tỷ giá thực tế mua, bán.
- Để phản ánh các khoản chệnh lệch tỷ giá ngoại tệ kế toán sử dụng TK
413 “ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” .
Tài khoản 413
Kết cấu :
Bên nợ:
+ Chênh lệch tỷ giá tăng của các khoản nợ phải trả
41
+ Chênh lệch tỷ gá giảm của các khoản nợ phải thu
Bên có:
+ Chênh lệch giảm các khoản nợ phải trả
+ Chênh lệch tăng các khoản nợ phải thu
+ TSCĐ hàng hóa có gốc ngoại tệ
+ Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Phản ánh chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển
Số dư bên Có: Phản ánh chênh lệch giảm chưa xử lý
 Phương pháp hạch toán.
a.Kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt
trong giai đoạn sản xuất kinh doanh (kể cả của hoạt dộng đầu tư XDCB
của doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh có hoạt động đầu tư XDCB):
(1). Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ
nhâp quỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái
ngày giao dịch, tỷ giá giao dịch BQLNH, ghi:
Nợ TK 111(1112): Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 511, 711: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá giao dịch BQLNH
Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại
(2). Khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt:
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(1112): Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có TK 131, 136, 138: (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao
dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi tren sổ kế toán TK 131, 136, 138)
42
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải
trả (tỷ giá giao dịch BQLNH nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản
nợ phải thu) thì số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 111 (1112): Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (Tỷ giá BQLNH)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 131, 136, 138: (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại
(3). Khi xuất quỹ ngoạitệ để mua tài sản, vật tư, hàng hóa và chi trả
các khoản chi phí bằng ngoại tệ:
+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642.. (Tỷ giá giao dịch, tỷ giá
BQLNH)
Có TK 111 (1112): Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán 1112)
Có TK 515: Doanh thu tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch BQLNH
lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111 (1112): Tỷ giá giao dịch
Nợ Tk 635: Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112): Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán
Đồng thời ghi vào bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại
(4). Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ
vay:
+ Nếu phát sinh lãi trong giao dịch thanh toán nợ phải trả ghi:
Nợ TK311, 315, 331, 336… (Tỷgiá ghitrên sổ kếtoáncác TKNợ phải trả)
Có TK 111 (1112): Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)
Có TK 515: Doanh thu tài chính (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán
TK 331 lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)
43
+ Nếu phátsinh lỗ tỷ giá hốiđoáitronggiao dịchthanh toán nợ phải trả ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336… (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán )
Nợ Tk 635: Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112): (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại
b. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong thời kỳ của hoạt
động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động):
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị XDCB, khối lượng xây
dựng, lắp đặt do người bán hoặc người nhận thầu bạn giao, bằng ngoại tệ
- Khi thanh toán Nợ phải trả bằng ngoại tệ (người bán, nợ vay, nội
bộ…)
+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Có TK 413
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Nợ TK 413
- Hàng năm chênh lệch tỷ giá được phản ánh lũy kế trên TK 413 cho đến
khi hoàn thành giai đoạn đầu tu XDCB
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư thì kết chuyển tỷ giá hối đoái thực hiện
(bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413). Số chênh lệch tỷ giá được
tính ngay vào chi phí hoặc doanh thu của hoạt động tài chính hoặc kết chuyển
sang tài khoản 242 (nếu bị lỗ) hoặc kết chuyển vào tài khoản 3387 (nếu lãi) để
phân bổ trong thời gian rối đa không quá 5 năm.
c. Cuối kỳ kế toán đánh giá lại số dư tiền mẳ có gốc ngoại tệ theo tỷ
giá giao dịch BQLNH tại thời điểm lập BCTC
- Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt (1112)
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
- Trường hợp bị lỗ (tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
44
Có TK 111: Tiền mặt (1112)
d. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:
- Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 515: Doanh thu tài chính
- Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 413 (4131)
1.2.2.2. Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng.
- Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc
Nhà nước hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại
tệ, vàng bạc đá quý…
- Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh
nghiệp là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng
kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển
khoản… Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến
hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh
lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng
từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặc
phải trả khác, đồng thời thông bao cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại.
- Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có
thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để
thuận lợi cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết
theo từng loại tiền gửi, từng ngân hàng kho bạc, công ty tài chính để tiện cho
việc kiểm tra đối chiếu.
45
- Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi
của doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK này có
kết cấu như sau:
Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… đã gửi vào
ngânhàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại.
Bên Có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… đã rút ra từ
ngânhàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái.
Số dư bên Nợ: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng
Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1122 – Ngoại tệ
+ Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí, đá quý.
- Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi sổ:
+ Uỷ nhiệm thu
+ Uỷ nhiệm chi
+ Giấy báo nợ
+ Giấy báo có
+ Sổ chi tiết tiền gửi các ngân hàng
+ Sổ tiền gửi
+ Sổ cái TK 112
46
- Sơ đồ hạch toán tài khoản 112 - tiền gửi ngân hàng
Hình 1.2 sơ đồ hạch toán nghiệp vụ phát sinh tiền gửi ngân hàng
47
1.2.2.3. Kế toán tiền đang chuyển.
- Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân
hàng, kho bạc nhà nước hoặc đang làm thủ tục chuyển trả cho đơn vị khác
qua ngân hàng nhưng chưa nhận đuợc giấy báo có.
- Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang ở trong các
trường hợp sau: Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, chuyển
tiền qua bưu điện trả đơn vị khác, thu tiền bán hàng nộp thuế ngay vào
kho bạc nhà nước.
- Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ sau: Giấy báo nộp tiền,
bảng kê nộp séc, các chứng từ gốc kèm theo như: séc các loại, ủy nhiệnthu, ủy
nhiệm chi.
- Kết cấu tài khoản 113:
Bên Nợ : Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng ,
gửi qua bưu điện và số chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại
Bên Có: Số kết chuyển vào tài khoản 112 hoặc các tài khoản liên quan
và số chênh lệch giảm tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại số dư ngoại tệ.
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển.
Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp II:
+ TK 1131: Tiền Việt Nam
+ TK 1132: Ngoại tệ
48
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Hình 1.3. Sơ đồ phát sinh nghiệp vụ tiền đang chuyển.
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ

More Related Content

What's hot

“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
Dương Hà
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Nhân thành
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhĐồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOTĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
 

Similar to Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ

KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
hththanhdhkt14a13hn
 

Similar to Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ (20)

Đề tài: Phần mềm kế toán tiền lương tại công ty phần mềm OOS - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Phần mềm kế toán tiền lương tại công ty phần mềm OOS - Gửi miễn phí q...Đề tài: Phần mềm kế toán tiền lương tại công ty phần mềm OOS - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Phần mềm kế toán tiền lương tại công ty phần mềm OOS - Gửi miễn phí q...
 
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Phân tích Kế toán Bán hàng tại Công ty Xây dựng ACC, 9đ
Đề tài: Phân tích Kế toán Bán hàng tại Công ty Xây dựng ACC, 9đĐề tài: Phân tích Kế toán Bán hàng tại Công ty Xây dựng ACC, 9đ
Đề tài: Phân tích Kế toán Bán hàng tại Công ty Xây dựng ACC, 9đ
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hun...
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắtLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍLuận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
 
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAYKế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
Kế toán kiểm soát thu, chi Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, HAY
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường ThịnhLuận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương M...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương M...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương M...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương M...
 
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa NamĐề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
Đề tài: Hệ thống kế toán tiền lương tại Công ty thương mại Hoa Nam
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Phục Vụ Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Kho...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả đồ án
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN  Cũng như các bạn sinh viên năm cuối khác, em được học viện tạo điều kiện để thực tập ở một công ty. Sau hai tháng tiếp xúc với môi trường thực tế bây giờ em đã hoàn thành sản phẩm của mình. Mặc dù đã trải qua hơn ba năm học tập và viết một số chương trình đơn giản, làm các bài tập lớn kết thúc môn học, nhưng sản phẩm vẫn không thể tránh những sai sót.Và đối với em đây là sản phẩm tốt nhất mà bản thân em đã từng viết. Do thời gian tiếp xúc thực tế không nhiều, nên việc hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh đối với em là một việc không dễ dàng. Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực hết mình em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, công ty, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Các thầy cô giáo trong toàn Học viện, và đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích từ cơ bản đến nâng cao để chúng em áp dụng vào việc thiết kế, xây dựng đề tài của mình. Thầy HOÀNG HẢI XANH- Giảng viên khoa Hệ Thống thông tin kinh tế- Học viện tài chính, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp và cho em những ý kiến bổ ích giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa. Côngty CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM, các anh chị trong phòngnhân sự, phòng Kế toán-Tài chính đã cung cấp cho chúng em các thông tin thiết thực về công ty,tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập và chỉ dẫn cho em phần nghiệp vụ để em có thể hoàn thành được đồ án này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em, những người bạn của em là những người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần, cũng như những góp ý kịp thời cho việc hoàn thành đồ án của em. Em xin chân thành cám ơn!
  • 3. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN Tên viết tắt Nghĩa đầy đủ PMKT Phần mềm kế toán DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng VBĐQ Vàng bạc đá quý VN Việt Nam TK Tài khoản VND Việt Nam đồng CSDL Cơ sở dữ liệu DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định BQLNH Bình quân liên ngân hàng
  • 4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................I LỜI CẢM ƠN............................................................................................II PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP..................................................................................................... 4 1.1. Nhận thức chung về xây dựng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. ... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán.......................... 4 1.1.2. Các thành phần của phần mềm kế toán. .............................................. 9 1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. ....10 1.1.4. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán. .............................................10 1.1.5. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán. ........29 1.2. Nhận thức chung về kế toán vốn bằng tiền...........................................33 1.2.1. Kế toán vốn bằng tiền và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. ...........33 1.2.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền. ...........................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM................................................49 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty CP Truyền Thông VN tại Hà Nội...........49 2.1.1. Thông tin chung về Công ty CP Truyền Thông VN. ......................49 2.1.2. Đặc điểm hoạt kinh doanh của Công ty CP Truyền Thông VN. .........49 2.2. Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông Việt Nam...................................................................................................49 2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty..............................................49 2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh công ty. ...................................52
  • 5. v 2.2.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán....................................................52 2.2.4. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP Truyền Thông VN. ................................................................................................55 2.2.5. Tổ chức công tác kế toán vốn băng tiền tại Công ty CP Truyền Thông Việt Nam...................................................................................................56 2.3. Đánh giá hiện trạng và phương thức khắc phục hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông VN. ........................................57 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................57 2.3.2. Cơ sở vật chất ..................................................................................57 2.3.3 Tổ chức công tác kế toán. ..................................................................58 2.3.4. Những điểm mới về công tác kế toán vốn bằng tiền trong thông tư 200/2014/TT – BTC...................................................................................63 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀNTẠI CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM..........................................65 3.1. Phân tích hệ thống và đặt ra bài toán . ..................................................65 3.1.1. Mục tiêu của hệ thống ......................................................................65 3.1.2. Mô tả bài toán..................................................................................65 3.1.3. Xác định yêu cầu..............................................................................67 3.2. Phân tích hệ thống về chức năng..........................................................68 3.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh..............................................................................68 3.2.2 Biểu đồ phân cấp chức năng .............................................................69 3.2.3 Ma trận thực thể chức năng................................................................71 3.2.4 Phân tích mô hình..............................................................................72 3.3. Mô hình E-R.......................................................................................77 3.3.1 Liệt kê, chính xác hóa và chọn lọc thông tin .......................................77 3.3.2 Xác định các thực thể và biểu diễn các mối quan hệ............................77 3.3.3 Mô hình thực thể liên kết . .................................................................80
  • 6. vi 3.4. Mô hình cơ sở dữ liệu..........................................................................83 3.4.1 Chuyển mô hình thực thể liên kết sang mô hình dữ liệu quan hệ..........83 3.4.1 Biểu đồ dữ liệu của mô hình .............................................................83 3.4.2 Cơ sở dữ liệu vật lý ...........................................................................84 3.5. Xác định luồng hệ thống......................................................................88 3.5.1 Luồng hệ thống tiến trình “1.0 – Thu chi tiền mặt” .............................88 3.5.2 Luồng hệ thống tiến trình “2.0 – Thu chi tiền gửi ngân hàng”..............89 3.5.3 Luồng hệ thống tiến trình “3.0 – Kiểm kê, đối chiếu”..........................90 3.5.4 Luồng tiến trình “4.0 - Lập báo cáo”..................................................91 3.6. Giới Thiệu Về Phần Mềm....................................................................92 3.6.1 Giới Thiệu Tổng Quát Về phần mềm..................................................92 3.6.2 Yêu cầu cài đặt..................................................................................92 3.6.3 Một số giao diện ...............................................................................93 KẾT LUẬN.............................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................102
  • 7. vii DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH 1. 1. SỒ HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TIỀN MẶT39 HÌNH 1.2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TIỀN GỬI NGÂN HÀNG ..............................................................................................................................46 HÌNH 1.3. SƠ ĐỒ PHÁT SINH NGHIỆP VỤ TIỀN ĐANG CHUYỂN...............48 HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. ......................................51 HÌNH 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY.........52 HÌNH 2. 3. QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG ...........................................................................................................................53 HÌNH 2.4 QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT TẠI QUỸ..............................................59 HÌNH 2.5 QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT TẠI QUỸ. ..............................................60 HÌNH 2.6 QUY TRÌNH THU TIỀN QUA NGÂN HÀNG......................................61 HÌNH 2.7 QUY TRÌNH CHI TIỀN QUA NGÂN HÀNG. ......................................62 HÌNH 3. 1. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH ............................................................................68 HÌNH 3.2 BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG . ..................................................69 HÌNH 3.3. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 0. ...................................................72 HÌNH 3. 4. TIẾN TRÌNH “THU CHI TIỀN MẶT”..................................................73 HÌNH 3. 5. TIẾN TRÌNH “THU CHI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG” ........................74 HÌNH 3.6. TIẾN TRÌNH “KIỂM KÊ, ĐỐI CHIẾU”................................................75 HÌNH 3.7. TIẾN TRÌNH “LẬP BÁO CÁO” .............................................................76 HÌNH 3. 8. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT........................................................82 HÌNH 3.9. BIỂU ĐỒ DỮ LIỆU ...................................................................................83 HÌNH 3. 10. LUỒNG HỆ THỐNG TIẾN TRÌNH “1.0 – THU CHI TIỀN MẶT”88 HÌNH 3. 13. LUỒNG TIẾN TRÌNH “4.0 - LẬP BÁO CÁO”.................................91 HÌNH 3.14 GIAO DIỆN CHÍNH.................................................................................93 HÌNH 3.15. GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP ...................................................................94 HÌNH 3.16. FORM NHẬP DANH MỤC TÀI KHOẢN. .........................................94 HÌNH 3.17. FORM NHẬP DANH MỤC NHÂN VIÊN. .........................................95
  • 8. viii HÌNH 3.18. FORM NHẬP DANH MỤC NGÂN HÀNG........................................95 HÌNH 3.19. NHẬP PHIẾU THU. ................................................................................96 HÌNH 3.20. FORM NHẬP PHIẾU CHI. ....................................................................96 HÌNH 3.21 MẪU SỔ QUỸ TIỀN MẶT. ....................................................................97 HÌNH 3.22 MẪU SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG. .....................................................98 HÌNH 3.23 MẪU GIẤY BÁO NỢ. .............................................................................99 HÌNH 3.24 MẪU PHIẾU THU..................................................................................100
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và quản lý không còn là mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình quản lý hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống công nghệ thông tin phát triển với sự trợ giúp đắc lực từ các phần mềm quản lý, kế toán… nó giúp các doanh nghiệp có một bộ phận quản lý tốt hơn, xử lý nhanh chóng các chứng từ, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra được các quyết định đúng đắn kịp thời cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công ty, khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng nhiều và đòi hỏi phải đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho nhu cầu quản lý. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nói chung, quản lý vật tư nói riêng là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng các phần mềm tin học, hoạt động quản lý ngày càng nhẹ nhàng, hiệu quả, chính xác và đem lại thành công lớn cho rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được một phần mềm phù hợp với công tác quản lý, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải là một vấn đề dễ dàng. Qua việc khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty CP Truyền Thông VN, em nhận thấy, Công ty CP Truyền Thông VN có hoạt động kinh doanh chính là may mặc, gia công quần áo. Trong các hoạt động hàng ngày, lượng tiền giao dịch là tương đối lớn. Xuất phát từ thực tế kinh doanh trên, đòi hỏi cần phải có phần mềm quản lý vốn bằng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn bằng tiền được dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu được những sai sót mà nhân viên kế toán dễ dàng gặp phải khi phải xử lý thủ công các nghiệp vụ.
  • 10. 2 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là được người dùng chấp nhận và thực hiện trong quá trình quản lý và hạch toán trong công ty. Vì vậy, chương trình trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất là: đơn giản, đầy đủ các chức năng, dễ nhìn, thuận tiện cho việc sử dụng và cài đặt. Ngoài ra, từng cơ quan áp dụng sẽ có những đặc thù riêng tùy thuộc vào chế độ kế toán mà cơ quan đó thực hiện. Mục tiêu của đề tài này là: + Hệ thống giải quyết được bài toán quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp. + Hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng đầy đủ các chức năng theo yêu cầu của nghiệp vụ quản lý vốn bằng tiền . + Hệ thống sẽ cung cấp thông tin về vốn bằng tiền. + Hệ thống sẽ giúp đưa ra các báo cáo. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty CP Truyền Thông VN. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong phạm vi đề tài này, hệ thống chỉ quản lý về vốn bằng tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) và thực hiện các báo cáo liên quan đến vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Việc phân tích, thiết kế hệ thống nhằm phục vụ cho công tác quản lý vốn bằng tiền tại Công ty một cách tốt nhất cả về số lượng và giá trị, giúp cho kế toán và thủ quỹ kiểm soát được tình hình thu - chi - tồn quỹ, đưa ra được những báo cáo cần thiết cho các nhà quản lý công ty để có những biện pháp kịp thời nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong hiện tại và tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
  • 11. 3 - Phỏng vấn và thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích hệ thống thông tin quản lý. - Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý. Cùng với khả năng tư duy phân tích, kết hợp các phương pháp nghiên cứu đã nắm bắt được thực trạng hệ thống thông tin của công ty và kiến thức chuyên môn chuyên sâu để xây dựng hoàn thiện đồ án. 6. Kết cấu của đồ án. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Nhận thức chung về xây dựng phần mềm kế toán và công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông VN . Chương 3: Xây dựng phần mềm phân hệ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Truyền Thông VN . Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện công việc, song vì thời gian có hạn và kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên đề tài này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bè bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 12. 4 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Nhậnthức chungvề xây dựng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của phần mềm kế toán. 1.1.1.1. Khái niệm về phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán là một trong 5 thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin kế toán. Để tạo nên một hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh, bên cạnh phần mềm kế toán còn có thêm 4 thành phần khác, đó là phần cứng, thủ tục, dữ liệu và con người. Các thành phần của một hệ thống thông tin: (1) Con người: là yếu tố quyết định trong hệ thống, thực hiện các thủ tục để biến đổi dữ liệu nhằm tạo ra thông tin. (2) Phần cứng (Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử có khả năng tổ chức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý dữ liệu tự động với tốc độ nhanh, chính xác thành các thông tin có ích cho người dùng. (3) Chương trình: gồm một tập hợp các lệnh được viết bằng ngôn ngữ mà máy hiểu được để thông báo cho máy biết phải thực hiện các thao tác cần thiết theo thuật toán đã chỉ ra. (4) Dữ liệu: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc xử lý trong hệ thống, trợ giúp các quyết định cho nhà quản lý. (5) Thủ tục là những chỉ dẫn của con người. Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động xử lý thông tin kế toán trên máy vi tính, được ứng dụng trong việc ghi chép và xử lý các giao dịch kế toán, bắt đầu từ khâu lập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên chứng từ, sổ sách theo
  • 13. 5 quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các báo cáo thống kê phân tích tài chính khác. 1.1.1.2. Đặc điểm của phần mềm kế toán - Phần mềm kế toán có tính chất tuân thủ: + Phần mềm kế toán phải tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, nghị định và thông tư hướng dẫn về kế toán. + Phần mềm kế toán phải tuân thủ quy định của doanh nghiệp. + Phần mềm kế toán phải phù hợp với tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. + Các báo cáo tuân theo mẫu của doanh nghiệp là các báo cáo quản trị. - Sử dụng các phương pháp kế toán: + Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra các nghiêp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó phục vụ công tác kế toán và công tác quản lý. + Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán phục vụ quá trình thu nhận, xư lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế tài chính ở đơn vị. + Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp kế toán sử dụng các tài khoản kế toán để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể. + Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: là phương pháp kế toán sử dụng các báo cáo kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân dối của đối tượng kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. - Phần mềm kế toán có tính mềm dẻo
  • 14. 6 Phần mềm kế toán phải có khả năng nâp cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu hiện có. 1.1.1.3. Các yêu cầu đối với phần mềm kế toán Phần mềm kế toán phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Phần mềm kếtoán cần đáp ứng được các yêu cầu của một phần mềm nói chung như sau: Dễ sử dụng: Các phần mềm phải có một giao diện thân thiện với cấu trúc phân cấp dễ hiểu và dễ sử dụng, các ngôn ngữ phải phù hợp với ngôn ngữ tự nhiên của người dùng. Tương thích với các phần mềm khác: Các phần mềm trên thị trường phải tương thích với các phần mềm khác để tránh gây xung đột và sự cố máy khi chạy chương trình. Chống sao chép: Các phần mềm khi đưa ra thị trường không được để ở dạng mã nguồn mà phải được biên dịch. Khi cài đặt chương trình lên máy tính chúng ta chỉ cần thực hiện một thao tác duy nhất đó là chạy chương trình cài đặt (Setup). Chống sao chép chính là tiêu chuẩn để bảo vệ bản quyền của một phần mềm. Tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi: Khi hoạt động, các phần mềm thường có thông tin vào, ra thông qua các thiết bị ngoại vi. Một phần mềm cần phải có khả năng tương thích với nhiều loại tiết bị ngoại vi khác nhau như: bàn phím, chuột, máy quét ảnh, máy in… Tính thời trang của phần mềm: Phần mềm phải không được lạc hậu, được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình biến động thực tế, phù hợp với mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Yêu cầu bộ nhớ: Các phần mềm khi được viết ra cần phải quan tâm đến việc tiết kiệm bộ nhớ cho máy tính, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.
  • 15. 7 Tính giá cả cạnh tranh: Đã là sản phẩm tung ra bán trên thị trường thì yếu tố giá cả đặc biệt quan trọng. Để có thể cạnh tranh với các phần mềm khác trên thị trường thì các công ty cần đưa ra một mức giá hợp lý, thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ lập trình và thiết kế phần mềm. Quyền sử dụng trên mạng : Một phần mềm có được sử dụng trên mạng hay không và việc phân quyền sử dụng cho người dùng như thế nào là một trong những tiêu thức đánh giá một phần mềm. Ngày nay việc sử dụng công nghệ mạng máy tính là một xu thế tất yếu. - Phần mềm kế toán phải phù hợp với các đặc điểm: + Phần mềm kế toán có tính tuân thủ. + Sử dụng các phương pháp kế toán. + Phần mềm kế toán có tính mềm dẻo. - Bên cạnh việc đáp ứng được những tiêu chuẩn chung của một phần mềm, người ta còn đánh giá các phần mềm kế toán nói riêng dựa vào các tiêu chuẩn sau: Đáp ứng công tác kế toán . PMKT phải đảm bảo công tác kế toán thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về kế toán. Khả năng tự động hóa cao. PMKT phải được thiết kế thành một hệ thống các module chương trình để xử lý thống nhất tất cả các thành phần kế toán thành một khâu liên hoàn, chỉ cần nhập dữ liệu ban đầu một lần là có thể cho ra tất cả các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị cần thiết. Cơ cấu linh hoạt. Cơ cấu linh hoạt của một phần mềm kế toán thể hiện ở hai mặt kỹ thuật xử lý trong một chương trình, bao gồm:
  • 16. 8  Thứ nhất, sử dụng cấu trúc sổ cái tích hợp cùng với hệ mã từ điển của hệ thống linh hoạt. Điều này sẽ cho phép dễ dàng điều chỉnh hệ thống chương trình khi có những thay đổi về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.  Thứ hai, sử dụng một số mẫu sổ, mẫu báo cáo, mẫu chứng từ động dành cho người sử dụng tự động định nghĩa. Khi cần, chỉ cần xác định: tên sổ/báo cáo/chứng từ, tên từng tiêu thức trên đó, nó được lấy hoặc ghi ở đâu, sắp xếp ở đâu, sắp xếp theo chỉ tiêu nào... Tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.  Tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tuân thủ các quy trình kế toán cũng như phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.  Đảm bảo sự phù hợp, không trùng lặp giữa các số liệu kế toán.  Có khả năng dự báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót khi nhập dữ liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán. Tính bảo mật thông tin . Khi tổ chức hạch toán kế toán dựa trên mạng máy tính, một tiêu chuẩn rất quan trọng là tính bảo mật dữ liệu giúp cho doanh nghiệp có được sự bình yên trong cạnh tranh. Cơ sở dữ liệu và các báo cáo kế toán trên đường truyền tuyệt đối phải được bảo mật. Không phụ thuộc vào hạ tầng tin học. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều muốn phần mềm mình đang sử dụng dựa trên một hạ tầng tin học linh hoạt, dễ dàng phát triển hệ thống thông tin của mình khi doanh nghiệp có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô. Một PMKT phải xây dựng trên một hạ tầng không cứng nhắc để không gây trở ngại cho việc đổi mới hệ thống.
  • 17. 9 Khả năng tổng hợp dữ liệu. Dữ liệu thường được chia thành từng nhóm để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị. Tuy nhiên tại một thời điểm, PMKT phải cho phép tổng hợp dữ liệu để có thể quản lý tập trung và hạch toán thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Khả năng tích hợp với các sản phẩm khác. Một phần mềm kế toán được đánh giá là hiện đại, có độ đa dạng lớn nếu khả năng tích hợp được với nhiều các sản phầm khác. Các PMKT phải được tích hợp một cách toàn diện nhằm hoàn thiện các công cụ tạo báo cáo (kể cả báo cáo thông qua các trang web), thực hiện hợp tác thương mại điện tử và thanh toán quốc tế. Xử lý nhiều ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ.  Hệ thốnghạch toáncho phép sửdụngnhiều ngôn ngữ sẽ giúp cho doanh nghiệp quản trị kinh doanh nhiều quốc gia khác nhau.  Một PMKT cho phép xử lý nhiều loại ngoại tệ sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được tình hình tiền tệ của mình. Triển khai theo tiêu chuẩn quốc tế. Đốivới các doanhnghiệp đa ngành, đa quốc gia thì tiêu chuẩn đầu tiên khi họ sửdụngmột PMKT là nó phải triển khai theo tiêu chuẩn quốc tế bằng một hệ thống duy nhất chứ không phải dựa trên các phần mềm riêng lẻ. Sự thống nhất đó đảm bảo tính nhất quán về mặt quản lý, nhất quán về mặt dữ liệu. Khả năng hỗ trợ tại chỗ. Để đảm bảo tính linh hoạt cho người sử dụng, trong mỗi PMKT cần phải có ngay bên trong nó những dịch vụ hỗ trợ người dùng theo từng ngữ cảnh tại thời điểm máy đang hoạt động. 1.1.2. Các thành phần của phần mềm kế toán. Một phần mềm kế toán thường gồm các thành phần sau:
  • 18. 10 - Cơ sở dữ liệu:Đó là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp. Các dữ liệu này được chia thành hai phần: các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của cơ quan như dữ liệu về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,… và các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan như dữ liệu về sản xuất, mua bán, giao dịch,…. - Form: là giao diện tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. một phần mềm kế toán thường bao gồm các loại form: form đăng nhập, form chương trình chính, form nhập liệu, form truy vấno dữ liệu, form điều khiển in báo cáo,… - Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. - Menu: Hệ thống menu bao gồm các lệnh được thiết kế theo một trật tự phù hợp để giúp người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng. 1.1.3. Sựcần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có phần mềm kế toán hoạt động hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể: Khắc phục khó khăn trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra Tạo ra năng lực chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức. Ngoài ra, do sức ép trong hợp tác, việc tin học hóa công tác kế toán là một trong những yếu tố mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, tất yếu phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. 1.1.4. Quy trình xây dựng phần mềm kế toán. 1.1.4.1. Khảo sát hiện trạng và lập kế hoạch dự án. Khảo sát hiện trạng là bước khởi đầu của tiến trình phát triển phần mềm, đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và xác định tính khả thi của dự án đối với hệ thống mới.
  • 19. 11 Bước này tập trung giải quyết các vấn đề: môi trường, các ràng buộc đối với phần mềm cần xây dựng như thế nào. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được của phần mềm là gì. Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi của chúng. Trên cơ sở các thông tin khảo sát nhà phát triển đánh giá hiện trạng, xác định các điểm yếu của hệ thống hiện tại, đánh giá khả thi lập dự án phát triển phần mềm. Khảo sát hiện trạng . - Mục tiêu của khảo sát + Tìmhiểu nghiệp vụ, chuyên môn, môitrường hoạt độngcủahệ thống cũ. + Tìmhiểu các chứcnăng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động của hệ thống. + Xác định các nhược điểm của hệ thống. - Nội dung khảo sát + Tìm hiểu môi trường xã hội, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống. + Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống. + Xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,… của các đơn vị ở các cấp khác nhau. + Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách…của các đơn vị ở các cấp khác nhau. + Thu thập và nghiên cứu các quy tắc quản lý bao gồm luật, các quy định, chi phối đến các quá trình xử lý thông tin. + Nghiên cứu các chu trình luân chuyển và xử lý thông tin của hệ thống. + Thống kê các phương tiện và tài nguyên được sử dụng cho hoạt động của hệ thống. + Thu thập và nghiên cứu các yêu cầu về thông tin, đánh giá về hệ thống, các nguyện vọng và kế hoạch phát triển hệ thống. + Đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp.
  • 20. 12 + Lập tài liệu khảo sát. - Phương pháp khảo sát Hình thức tiến hành: + Tìm hiểu tài liệu: thu thập, tìm hiểu, tổng hợp các thông tin từ các tài liệu, sổ sách được sử dụng trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của hệ thống cũ. + Quan sát và theo dõi: để rút ra các kết luận có tính thuyết phục và khoa học. + Phỏng vấn: thường được tiến hành đối với các cá nhân tham gia hoạt động trong hệ thống cũng như các cá nhân có liên quan tới hệ thống. + Phiếu điều tra. - Đề xuất giải pháp sơ bộ và xác định tính khả thi Đánh giá hiện trạng. Các hạn chế: - Thiếu sót: thiếu người xử lý thông tin, bỏ sót công việc xử lý thông tin. - Tổn phí cao, gây lãng phí. - Các yêu cầu mới. - Kém hiệu lực, quá tải: phương pháp xử lý không chặt chẽ, cơ cấu tổ chức không hợp lý, con đường lưu chuyển các thông tin không hợp lý như là giấy tờ, tài liệu trình bày kém, cấu trúc không hợp lý. - Thỏa đáng các thông tin chưa được đáp ứng. - Đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên. - Dự kiến kế hoạch phát triển. Lập kế hoạch triển khai dự án. - Hơp đồng triển khai dự án. Để triển khai, dự án cần có một hợp đồng giữa nhà đầu tư và nhà phát triển. Các nội dung chủ yếu của một hợp đồng bao gồm:
  • 21. 13 + Vấn đề đặt ra và các nhu cầu thông tin. + Phạm vi và hạn chế. + Mục tiêu và ưu tiên. + Giải pháp và tính khả thi. + Dự trù thiết bị và kinh phí. + Phân công trách nhiệm và nhân sự. + Phương pháp và tiến trình triển khai. - Công tác huấn luyện sử dụng chương trình. + Thời gian huấn luyện bao lâu và chia làm bao nhiêu nhóm. - Điều hành dự án + Đưa ra các quyết định mang tính định hướng cho dự án. + Quyết định các mục tiêu và chỉ ra cách đạt các mục tiêu đó. + Xác định các mức độ an toàn. + Phân phối các nguồn lực. + Kiểm tra sự phát triển đúng đắn của dự án. + Quyết định lựa chọn giải pháp. 1.1.4.2. Phân tích hệ thống. Phân tích hệ thống về chức năng. Đây là giai đoạn sau giai đoạn khảo sát sơ bộ, đây là pha quan trọng để đi sâu vào nghiên cứu các thành phần hệ thống. Kết quả của giai đoạn này, ta xây dựng được các biểu đồ mô tả logic chức năng xử lý của hệ thống xem xét. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn thiết kế logic chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế vật lý. Mục đích của phân tích hệ thống về chức năng là nhằm trả lời câu hỏi:”hệ thống làm gì?”. Đây là bước đầu tiên của phân tích hệ thống nhằm: Xác định các nhiệm vụ, chức năng mà hệ thống cần đảm nhiệm. Xác định các hạnchếhay ràng buộc áp đặtlêncác chứcnăngcủahệ thống.
  • 22. 14 Xác định các mối quan hệ giữa các chức năng của hệ thống. Đặc tả các chức năng của hệ thống và quy trình hoạt động. Cách thức tiến hành phân tích hệ thống về chức năng dựa theo phương pháp SA ( Structured Analysic) nghĩa là phân tích từ trên xuống, phân tích từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, phân tích từ mức vật lý sang mức logic. Kết quả của giai đoạn này là các biểu đồ mô tả logic chức năng của hệ thống như: biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu, ma trận thực thể chức năng. Biểu đồ phân cấp chức năng. Biểu đồ phân cấp chức năng ( FDD- Function Decomposition Diagram): là biểu đồ dùng để diễn tả hệ thống các chức năng cần thực hiện của hệ thống cần phát triển dưới dạng hình cây. Trong đó: Gốc của cây là chức năng chung cần thực hiện của hệ thống doanh nghiệp hoặc tổ chức. Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con tương đương. Các chức năng lá là các chức năng tương đối cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. - Cú pháp biểu diễn của biểu đồ phân cấp chức năng: có 2 ký pháp + Ký pháp biểu diễn chức năng: là hình chữ nhật có ghi tên của chức năng cần thực hiện ( ở dạng động từ kết hợp với bổ ngữ). + Ký pháp biễu diễn liên kết giữa chức năng cha và các chức năng con là dạng hình cây gấp khúc. - Ý nghĩa của biểu đồ phân cấp chức năng: + Cho phép dễ dàng hiểu được các chức năng, nhiệm vụ từ khái quát đến chi tiết của tổ chức. + Dễ thành lập bằng cách phân rã từ chức năng cha đến chức năng con hoặc nhóm xác định các chức năng cha từ các chức năng con.
  • 23. 15 + Giúp phát hiện các chức năng còn thiếu hoặc các chức năng trùng lặp. + Là cơ sở để thiết kế kiến trúc của phần mềm sau này. - Nhược điểm của biểu đồ phân cấp chức năng: + Không biểu diễn trình tự thực hiện của các chức năng. + Không biểu diễn mối quan hệ giữa các chức năng. - Cách thức xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng.  Cách 1: Xây dựng từ trên xuống. Nghiên cứu sơ đồ tổ chức của hệ thống và tài liệu khảo sát để xác định chức năng chung của hệ thống. Phân rã các chức năng chung thành các chức năng con đơn giản hơn sao cho các công việc trong mỗi chức năng có liên quan gần gũi với nhau. Tiếp tục phân rã các chức năng cho đến khi thu được các chức năng đủ đơn giản và dễ hiểu.  Cách 2: xây dựng từ dưới lên. Dựa vào tài liệu khảo sát và sơ đồ tổ chức của hệ thống, liệt kê các công việc mà hệ thống đảm nhận. sau đó gộp các công việc có liên quan với nhau thành một chức năng mức cha. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi thu được một chức năng chung của hệ thống. - Các quy tắc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng. + Mỗi chức năng con được phân rã từ chức năng cha phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng cha. + Mỗichức năngconthực hiện các công việc tương đối độc lập với nhau. + Các chức năng con phải bảo toàn chức năng cha. + Không nên phân rã các chức năng thành nhiều mức vì sẽ dẫn đến sự phức tạp cho quá trình thiết kế và mã hóa. + Các chức năng cùng mức nên biểu diễn thuộc cùng một hàng.
  • 24. 16 + Tên của các chức năng khác nhau là khác nhau. + Các chức năng lá cần phải được mô tả chi tiết và cách thực hiện. Tài liệu đặc tả chức năng. Dựa trên tài liệu khảo sát về nghiệp vụ, nhà phát triển tiến hành viết tài liệu mô tả các hoạt động cụ thể của mỗi chức năng lá. Cách thức xây dựng tài liệu đặc tả chức năng: dựa trên sơ đồ phân rã chức năng và tài liệu khảo sát để tiến hành đặc tả cách thức thực hiện cho chức năng lá. Ma trận thực thể chức năng. - Khái niệm: + Là một bảng bao gồm có các hàng và các cột. Trong đó, mỗi cột tương ứng với một thực thể dữ liệu, mỗi hàng ứng với một chức năng ở mức tương đối chi tiết. + Mỗi ô giao giữa hàng và cột thể hiện mối quan hệ giữa chức năng và thực thể tương ứng. + Giá trị của mỗi ô thể hiện mối quan hệ giữa hàng và cột tương ứng, giá trị của một cột có thể là R (read), U( update), C( creat). - Các đặc điểm của ma trận thực thể chức năng. + Nếu một hàng ứng với một chức năng không có ô nào được đánh giá trị thì chức năng đó hoặc là không phải là một chức năng có tác động lên dữ liệu hoặc là việc đánh giá trị của các ô bị bỏ sót. + Nếu mộtcộtứng với một thực thể dữliệu không có ô nào được đánh giá trị thì thực thể đó hoặc là đánhthiếu chức năng hoặc là bỏ sót chức năng hoặc là thực thể không liên quan đến các chức năng của hệ thống và có thể bỏ đi. - Ý nghĩa của ma trận thực thể chức năng. + Cho phép xác định các chức năng hoặc các thực thể dữ liệu còn thiếu. + Cho phép loại bỏ các chức năng hoặc các dữ liệu còn thừa.
  • 25. 17 - Cách thức xây dựng ma trận thực thể chức năng. + Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng. + Liệt kê danh sách các thực thể dữ liệu. + Xác định các mối quan hệ giữa thực thể và chức năng lá tương ứng. + Lập bảng ma trận thực thể chức năng. Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD). - Biểu đồ luồng dữ liệu là biểu đồ biểu diễn quá trình xử lý thông tin của hệ thống, mỗi biểu đồ bao gồm có các tiến trình, tác nhân, luồng dữ liệu, kho dữ liệu của hệ thống. Đây là công cụ cho phép mô tả hệ thống toàn diện và đầy đủ nhất. - Tiến trình: là một công việc của hệ thống nhằm thao tác trên các dữ liệu đầu vào và cho kết quả dữ liệu ở đầu ra xác định. Cú pháp biểu diễn: Tên của tiến trình là động từ kết hợp với bổ ngữ. - Luồng dữ liệu: là một đường truyền dẫn thông tin vào hoặc ra một chức năng nào đó. Cú pháp biểu diễn: Tên của luồng dữ liệu là sự kết hợp giữa danh từ và bổ ngữ. - Kho dữ liệu: là một đối tượng lưu một tập các dữ liệu có cấu trúc xác định được sử dụng cho hoạt động của các tiến trình tướng ứng với biểu đồ luồng dữ liệu. Cú pháp biểu diễn: Tên của kho là danh từ kết hợp với tính từ. Tên luồng dữ liệu Tên kho dữ liệu
  • 26. 18 - Tác nhân: là một thực thể ngoài hệ thống có quan hệ thông tin với hệ thống. tác nhân có thể là con người hoặc hệ thống khác. Cú pháp biểu diễn: Tên tác nhân là danh từ kết hợp với tính từ. - Cách thức xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu. + Xác định các hồ sơ dữ liệu. + Xác định các tiến trình chính sử dụng, đồng thời xác định các dòng dữ liệu giữa chúng, nghĩa là xác định luồng dữ liệu vào, ra. + Mở rộng, chi tiết dần các tiến trình của biểu đồ BLD bằng cách phân rã biểu đồ luồng dữ liệu từ mức cao cho tới mức thấp theo sự phân rã của biểu đồ phân cấp chức năng, trong đó mỗi chức năng xác định được một tiến trình tương ứng. + Hiệu chỉnh lại biểu đồ từng mức khác nhau nhằm đảm bảo tính logic. + Một kỹ thuật sử dụng khá phổ biến để phân rã biểu đồ là kỹ thuật phân mức. Có 3 mức cơ bản được đề cập:  Mức 0: biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh ( biểu đồ ngữ cảnh). Sơ đồ mô tả tổng quát hệ thống, mô tả liên hệ thông tin giữa hệ thống và môi trường bên ngoài.  Mức 1: biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.  Mức 2: biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh.  Mức 3: BLD mức dưới đỉnh phân rã từ BLD mức đỉnh. + Các nguyên tắc chung áp dụng cho quá trình phân rã từ BLD từ mức trên thành BLD mức dưới như sau: Các luồng dữ liệu được bảo toàn. Các yếu tố tác động bên ngoài được bảo toàn. Có thể xuất hiện bổ sung các kho dữ liệu. Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại giữa các tiến trình nếu cần thiết. Tên tác nhân
  • 27. 19 - Ý nghĩa của biểu đồ luồng dữ liệu. + Biểu diễn các chức năng và các dữ liệu cần thiết của hệ thống. + Cho phép biểu diễn mối quan hệ thông tin giữa các chức năng, mối quan hệ thông tin giữa tác nhân, kho dữ liệu với các chức năng. + Biểu diễn quy trình di chuyển của các dữ liệu qua các chức năng. - Các quy tắc ràng buộc trong xây dựng BLD. + Tiến trình:một tiến trình luôn có yếu tố vào và yếu tố ra, hai yếu tố này là khác nhau và phải bảo toàn thông tin. + Kho dữ liệu:dữ liệu không di chuyển trực tiếp giữa các kho dữ liệu, không di chuyển trực tiếp giữa kho với tác nhân và ngược lại. + Tác nhân:dữ liệu không di chuyển trực tiếp giữa các tác nhân. + Luồng dữ liệu:mỗi luồng dữ liệu chi có một hướng di chuyển dữ liệu. Một luồng dữ liệu không thể quay lại nơi và nó đi khỏi. Một luồng dữ liệu đi vào (hoặc đi ra) nghĩa là kho được cập nhật ( hoặc được đọc). + Các quy tắc khác:các đối tượng trong biểu đồ luồng dữ liệu phải khác nhau. Dữ liệu vào và ra của một chức năng phải khác nhau. Phân tích hệ thống về dữ liệu Mục tiêu của phân tích về dữ liệu là xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm (CDM) hay còn gọi là lược đồ dữ liệu hệ thống. CMD mô tả các dữ liệu nghiệp vụ và mối quan hệ giữa chúng. Mô hình này không chứa các chi tiết cài đặt nên nó rất tự nhiên, dễ hiểu cho người phát triển và người sử dụng. Mô hình này là cơ sở cho việc thiết kế CSDL vật lý cho phần mềm. - Các bước tiến hành xây dựng CMD. + Phân tích các hồ sơ thu được từ giai đoạn khảo sát. + Lựa chọn, mã hóa sắp xếp thông tin cơ sở.
  • 28. 20 + Xác định các thực thể dữ liệu, mỗi thực thể bao gồm một tập các thông tin cơ sở và mối quan hệ giữa chúng. + Xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm. + CMD được thể hiện ở hai mô hình: + Mô hình thực thể liên kết(E/A- entity Association Model) + Mô hình dữ liệu quan hệ: gồm các bảng dữ liệu có quan hệ. Mô hình thực thể liên kết (E/A) Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong xây dựng mô hình dữ liệu nghiệp vụ của các hệ thống thông tin quản lý nhờ tính đơn giản, trực quan, dễ hiểu và chặt chẽ. Mô hình này gồm các thành phần cơ bản sau: - Thực thể và thuộc tính: + Thực thể: là một đối tượng trừu tượng hay cụ thể tồn tại trong thế giới thực. ví dụ vật tư, đơn vị…. + Thuộc tính của thực thể: là một thành của thực thể có giá trị xác định nhằm mô tả một khía cạnh của thực thể. Thuộc tính có thể được phân loại thành thuộc tính đơn hay phức hợp, thuộc tính đơn trị, đa trị, thuộc tính lưu trữ, thuộc tính suy diễn, thuộc tính phức tạp, giá trị Null. + Kiểu thuộc tính: là một tập các giá trị khác nhau nhằm biểu diễn cùng một khía cạnh của một thực thể. Mỗi kiểu thuộc tính được xác định bởi tên và được mô tả dưới dạng một hình ellipse có chứa tên của kiểu thuộc tính. Kiểu thuộc tính phức hợp được mô tả bới một hình ellipse kết nối với các kiểu thực thể thành phần bởi các đoạn thẳng. kiểu thuộc tính đa trị được tả bởi hình ellipse kép. + Kiểu thực thể: là một tập các thực thể có cùng các kiểu thuộc tính. Mỗi kiểu thực thể xác định bởi một tên định danh và được mô tả bởi một hình chữ nhật kết hợp với tên của kiểu thực thể và nối với các kiểu thuộc tính bởi các đoạn thẳng.
  • 29. 21 + Kiểu thuộc tính khóa: là một kiểu thuộc tính của kiểu thực thể mà các giá trị của nó là khác nhau đối với các thực thể khác nhau thuộc kiểu thực thể. Mỗi kiểu thuộc tính khóa được biểu diễn bởi hình Ellipse có chứa tên và gạch chân của kiểu thuộc tính khóa. + Miền giá trị của kiểu thuộc tính: là tập các giá trị hợp lệ có thể gán cho thuộc tính. - Kiểu liên kết, thuộc tính của kiểu liên kết. + Kiểu liên kết: một kiểu liên kết R giữa n kiểu thực thể E1, E2..., En là một tập các liên kết giữa các thực thể tương ứng của n kiểu thực thể đã cho có cùng ý nghĩa. Đây là quan hệ toán học trên tập thực thể E1, E2..., En được xác định bởi các liên kết thông qua tích Đề các E1 x E2 x…xEn. + Số các kiểu thực thể tham gia liên kết xác định số ngôi của quan hệ ( số cấp của quan hệ). + Mỗi một kiểu liên kết có một tên gọi xác định nhằm thể hiện ý nghĩa của việc liên kết giữa các thực thể. + Mộtsố kiểu liên kết:Liên kết đệquy, liên kết phức, liên kết có thuộc tính. + Các ràng buộc kiểu liên kết: Ràng buộc lực lượng tham gia vào kiểu liên kết bao gồm: 0..1, 0..n, 1..1, 1..n, n..m ( n,m là số tự nhiên). Ràng buộc tham gia bộ phận: chỉ có một bộ phận các thực thể của một kiểu thực thể tham gia vào liên kết với các thực thể của kiểu thực thể khác. Ràng buộc tham gia toàn bộ: toàn bộ các thực thể đều tham gia vào liên kết với các thực thể của kiểu thực thể khác. Phương pháp xây dựng sơ đồ E/A. - Yêu cầu: + Không bỏ sótthông tin: các thông tin để tạo sơ đồ E/A được lấy từ các hồ sơ, chứng từ, sổ sách, báo cáo, tài liệu lưu trữ liên quan.
  • 30. 22 + Không dư thừa thông tin: thông tin không được trùng lặp. + Có thể bổ sung các thông tin hỗ trợ cho việc tin học hóa như bổ sung thuộc tính làm khóa. - Xây dựng bảng từ điển dữ liệu. + Liệt kê các hồ sơ nghiệp vụ thu được trong quá trình khảo sát. + Liệt kê các mục thông tin cơ sở trong mỗi hồ sơ, mỗi mục thông tin là kiểu thuộc tính. + Quy định tên viết tắt cho mỗi kiểu thuộc tính. + Xác định các kiểu thuộc tính trùng lặp giữa các hồ sơ với nhau + Xác định các tính chất cho các thuộc tính: thuộc tính tên gọi, thuộc tính mô tả, thuộc tính của kiểu liên kết, thuộc tính đa trị, thuộc tính phức hợp. - Xác định danh sách các mối liên kết:căn cứ danh dách các kiểu thực thể vừa xác định, dựa vào các hoạt động nghiệp vụ phát sinh cơ bản. - Xác định các kiểu thuộc tính của kiểu liên kết: dựa vào bảng từ điển dữ liệu, trong đó thường kiểu thuộc tính của kiểu liên kết chỉ tồn tại khi kiểu kết đó hình thành hoặc là thể hiện đặc trưng của kiểu liên kết đó. - Xác định các ràng buộc tham gia liên kết: dựa vào quy định nghiệp vụ của hệ thống xác định được ở giai đoạn khảo sát. - Vẽ sơ đồ E/A. Quy tắc chuyển từ mô hình E/A sang mô hình dữ liệu quan hệ - Với kiểu thuộc tính phức hợp:thay thế mỗi kiểu thuộc tính phức hợp thành tập tập các kiểu thuộc tính đơn tương ứng. mỗi thuộc tính đơn tương ứng với một thành phần của kiểu thuộc tính phức hợp. - Với kiểu thực thể: mỗi kiểu thực thể E trong lược đồ E/A tạo một quan hệ R tương ứng. các thuộc tính của R là các kiểu thuộc tính đơn của E. Chọn một trong các khóa của E làm khóa chính cho R hoặc tạo ra một thuộc tính mới thêm vào R làm khóa.
  • 31. 23 - Với kiểu liên kết 1..1: với mỗi kiểu liên kết hai ngôi 1..1 là R trong mô hình E/A, xác định các quan hệ S và T tương ứng với các kiểu thực thể tham gia vào R. Chọn khóa chính của một quan hệ đưa vào làm khóa ngoài của quan hệ còn lại. Nếu có hai kiểu thực thể đều có ràng buộc tham gia toàn bộ vào liên kết R thì có thể nhập S và T thành một quan hệ K. - Với kiểu liên kết 1..n:mỗi kiểu liên kết hai ngôi R kiểu 1..n, xác định hai quan hệ S,T biểu diễn cho hai kiểu thực thể tham gia ở phía một và phía nhiều tương ứng của R. Đưa khóa chính của S vào làm khóa ngoài của T. đưa các kiểu thuộc tính đơn của R vào làm các thộc tính của T. - Với kiểu liên kết n..m: với mỗi kiểu liên kết n..m( hai ngôi) R, xác định hai quan hệ S,T biểu diễn cho hai kiểu thực thể tham gia vào R. Tạo ra một quan hệ mới Q để thay thế cho R. Đưa các khóa chính của các quan hệ S,T vào làm khóa ngoài của Q. Tổ hợp hai khóa ngoài đó sẽ tạo nên khóa chính của Q. Đưa tất cả các thuộc tính đơn của R vào làm thuộc tính của Q. - Với kiểu thuộc tính đa trị: mỗi thuộc tính đa trị A tạo ra một quan hệ mới R chứa một thuộc tính tương ứng của A. Đưa khóa K của kiểu thực thể( hoặc kiểu liên kết) chứa thuộc tính là A vào làm khóa chính của R. khóa chính của R là kiểu thuộc tính A và K. - Với kiểu liên kết n ngôi( n>2): mỗi kiểu liên kết R ( n ngôi,n>2), tạo ra một quan hệ S để biểu diễn R. Đưa các khóa chính của các quan hệ biểu diễn cho các kiểu thực thể tham gia vào liên kết R để làm khóa ngoài của S. Đưa các kiểu thuộc tính đơn của R vào làm thuộc tính của S. Khóa chính của S thường là một tổ hợp các khóa ngoài. Tuy nhiên, nếu ràng buộc tham gia trên một kiểu thực thể E nào đó tham gia vào R là phíamột thì khóa chính của S không được chứa thuộc tính khóa ngoài được tạo tương ứng với kiểu thực thể E.
  • 32. 24 1.1.4.3. Thiết kế hệ thống Thiết kế hệ thống bao gồm các công việc: thiết kế kiến trúc của hệ thống, thiết kế CSDL hệ thống, thiết kế cấu trúc xử lý của các modul chương trình, thiết kế giao diện hệ thống. Việc thực hiện các pha trên có quan hệ mật thiết với nhau nên thông thường được thực hiện đồng thời. Thiết kế kiến trúc hệ thống Mục tiêu của giai đoạn này là đi xây dựng sơ đồ kiến trúc hệ thống, đây là sơ đồ phân cấp có dạng hình cây hoặc dạng đồ thị có các đỉnh ở nhiều mức khác nhau bao gồm các modul lồng nhau, trong đó mỗi đỉnh của sơ đồ là một hệ thống con. Sơ đồ kiến trúc của hệ thống được lập bằng cách áp dụng phân chia hệ thống thành các hệ thống con nhằm để tạo thuận lợi cho việc xây dựng chương trình và bảo trì sau này. Trong đó, hệ thống con được xác định bằng cách gộp nhóm các chức năng trong hệ thống theo một mục đích nào đó như theo vấn đề giải quyết, thực thể dữ liệu… Sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con được áp dụng trên biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống và tiến hành ở các mức khác nhau. Các hệ thống con phải được phân định giữa phần được thực hiện thủ công với phần do máy thực hiện. Việc xác định hệ thống con bằng cách gộp các chức năng trong BLD thường dựa vào các tiêu chí: + Gộp theo thực thể dữ liệu: gộp các chức năng liên quan tới một hoặc một số thực thể dữ liệu thành hệ thống con. + Gộp theo vấn đề giải quyết + Gộp theo sự kiện giao dịch + Gộp theo sơ đồ tổ chức hoặc thích ứng với cấu hình phần cứng, phần mềm…
  • 33. 25 Dựa trên tài liệu đặc tả chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu, việc phân định phần của hệ thống con được thực hiện thủ công với phần thực hiện máy tính. - Đối với các tiến trình: xác định tiến trình được thực hiện bởi hệ thống, tên của các tiến trình này giữ nguyên, và nên đặt lại tên cho các tiến trình có một phần được thực hiện bởi hệ thống. - Đối với kho dữ liệu: xác định các kho dữ liệu được thực hiện bởi máy tính, và thay thế các hồ sơ này bởi các thực thể trong mô hình E/A hoặc bảng trong mô hình dữ liệu. các hồ sơ được thực hiện thủ công sẽ bị loại ngay ra khỏi mô hình dữ liệu. Thiết kế cơ sở dữ liệu. - Khái niệm: Thiết kế CSDL là quá trình chuyển các đặc tả dữ liệu logic thành đặc tả dữ liệu vật lý để lưu dữ liệu, nghĩa là quá trình chuyển mô hình dữ liệu quan hệ thành thiết kế dữ liệu vật lý tương ứng(cấu trúc tệp tin). Sản phẩm của thiết kế CSDL là một tập các đặc tả mà lập trình viên sẽ sử dụng để xây dựng các cấu trúc của các dữ liệu trên máy tính bằng cách sử dụng một hệ quản trị CSDL bao gồm: lược đồ CSDL quan hệ phi chuẩn hóa, đặc tả các trường và file của CSDL. - Các bước thiết kế CSDL: Dựa vào mô hình dữ liệu quan hệ, loại bỏ các quan hệ không cần tin học hóa. - Phichuẩnhóamôhình dữliệu quanhệ nhằm giảm bớt các phức tạp cho các module xử lý, song song với nó là thiết lập các trigger cho mối quan hệ. Kết quả của phi chuẩn hóa là ta thu được sơ đồ dữ liệu quan hệ Mỗi quan hệ trong sơ đồ dữ liệu quan hệ xác định một mô tả thiết kế cho tệp dữ liệu cần xây dựng tương ứng. Phi chuẩn hóa sơ đồ dữ liệu quan hệ: mục đích của công việc này là gộp một số quan hệ trong lược đồ CSDL quan hệ lại với nhau thành một quan hệ hoặc bổ sung một số thuộc tính phụ thuộc của một quan hệ trong lược đồ
  • 34. 26 CSDL nhằm giảm độc phức tạp trong xử lý dữ liệu. Phi chuẩn hóa bao gồm các công việc: + Bổ sung các trường thuộc tính suy diễn. + Gộp các quan hệ có liên kết 1..1 thành một quan hệ. + Gộp các quan hệ có liên kết 1..n thành một quan hệ. - Thiết kế trường: + Khái niệm: trường là một thuộc tính của một bảng trong mô hình quan hệ, mỗi trường được đặc trưng bởi tên, kiểu, miền giá trị + Các yêu cầu khi thiết kế trường: tiết kiệm không gian nhớ, biểu diễn các giá trị có thể, đảm bảo tính toàn vẹn, hỗ trợ thao tác nhập liệu. + Các bước thiết kế trường: Chọn kiểu dữ liệu, xác định trường tính toán, xác định làm khóa chính và định dạng giá trị cho trường khóa chính, xác định tính toàn vẹn dữ liệu (chọn giá trị ngầm định, xác định khuôn dạng dữ liệu, xác định các giới hạn dữ liệu, xác định tính toàn vẹn tham chiếu, xác định ràng buộc giá trị rỗng). + Thiết kế file vật lý: mỗi bảng dữ liệu trong mô hình quan hệ được chuyển thành một bảng đặc tả thiết kế như sau: tên trường, kiểu dữ liệu, kích thước dữ liệu, khuôn dang, ràng buộc, mô tả. Thiết kế giao diện người dùng: - Giao diện người dùng là nơi giao tiếp hay tương tác để trao đổi thông tin giữa hệ thống với người dùng. - Căn cứvào mô tả cấutrúc và mô tả thiết kế dữ liệu tiến hành thiết kế giao diện người dùng. Gồmcác thànhphần: thiết kế các form như form chương trình chính, form mức con, thiết kế thực đơn, thiết kế các mẫu báo cáo. Thiết kế các module chương trình . Dựa vào tài liệu đặc tả chức năng và kết quả thiết kế kiến trúc hệ thống, mỗi modul chương trình được mô tả chi tiết xử lý bao gồm:
  • 35. 27 - Thông tin đầu vào: gồm các dữ liệu cần xử lý và các điều kiện ràng buộc với dữ liệu đầu vào. - Sơ đồ giải thuật xử lý: Mô tả chi tiết quy trình hoạt động xử lý dữ liệu của mỗi modul được diễn tả bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ giả mã. - Thông tin đầu ra: mô tả dạng thông tin thể hiện kết quả sau xử lý và các điều kiện ràng buộc với dữ liệu đầu ra. 1.1.4.4. Lập trình Giai đoạn này bao gồm các công việc sau: - Bước 1:Lựa chọncác côngcụđể xây dựng phần mềm kế toán. Bao gồm: + Lựa chọn môi trường cài đặt. + Lựa chọn công cụ cài đặt dữ liệu và chức năng. + Lựa chọn công cụ tạo giao diện và báo cáo. - Bước 2: Xây dựng phần mềm + Cơ sở dữ liệu: thiết kế các bảng của cơ sở dữ liệu với cấu trúc, kiểu dữ liệu hợp lý, các ràng buộc đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. + Form: form đăng nhập,form chương trình chính, form nhập liệu, form báo cáo,… để đảm bảo sự tương tác giữa người sử dụng và phần mềm. Các form được thiết kế phải đảm bảo tính trực quan, khoa học và dễ sử dụng. + Báo cáo: Là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. thị ra máy in hoặc màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. + Menu: thiết kế hệ thống menu một cách khoa học và hợp lý để giúp người sử dụng tương tác với phần mềm một cách dễ dàng. - Bước 3: Viết tài liệu sử dụng. 1.1.4.5. Kiểm thử - Kiểm thử là việc kiểm tra chương trình bằng cách chạy thử, sau đó đối chiếu với một kết quả đã được kiểm nghiệm.
  • 36. 28 - Các phương pháp kiểm thử: Cách 1: Chạy thử phần mềm, sử dụng bộ số liệu có sẵn rồi đối chiếu với kết quả đã làm xem có khớp không. + Ưu điểm: Bộ dữ liệu sẵn có sẽ rất thuận tiện trong việc kiểm tra. Khi đó sẽ giảm được chi phí kiểm thử. + Nhược điểm:Khôngkiểm tra được hếtcác nghiệpvụ trong chương trình.  Cách 2: Sử dụng bộ dữ liệu giả định của tester. + Ưu điểm: Bao quát hết tất cả các nghiệp vụ, chính và đầy đủ các module của chương trình. + Nhược điểm: Khó và tốn kém. Người kiểm thử phải hiểu rõ cả hai phần nghiệp vụ và kế toán. 1.1.4.6. Cài đặt, bảo hành và bảo trì Giai đoạn này gồm các công việc: - Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống . - Cài đặt phần mềm. - Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lí và bảo trì. - Tổ chức đào tạo. - Đưa phần mềm vào sử dụng. - Bảo hành: đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong thời gian thỏa thuận. - Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống. - Trong quá trình sử dụng, người sử dụng và chuyên viên kỹ thuật vận hành cần đánh giá xem hệ thống có đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu hay không? Từ đó đề xuất những sửa đổi, cải tiến.
  • 37. 29 - Bảo trì nhằm đảm bảo cho phần mềm hoạt động ổn định, đáp ứng một cách tốt nhất cho công tác kế toán cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. 1.1.5. Các công cụ tin học sử dụng trong xây dựng phần mềm kế toán. 1.1.5.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.  Khái niệm CSDL Một CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau. Một cơ sở dữ liệu thỏa mãn hai tính chất đó là: tính độc lập dữ liệu, tính chia sẻ dữ liệu.  Khái niệm hệ quản trị CSDL. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.  Một số hệ quản trị CSDL thường dùng . Hiện nay những hệ quản trị CSDL đang được dùng nhiều là: Microsoft Acess, SQL Server, Foxpro, Oracle… ● Hệ quản trị CSDL Microsoft Acess: Ưu điểm: - Nhỏ gọn, cài đặt dễ dàng, phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ. Nhược điểm: - Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dũ liệu). - Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu (< 2GB). - Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng. - Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm. - Không hỗ trợ truy cập từ xa qua mạng.
  • 38. 30 Sử dụng: - Phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ. ●Hệ quản trị CSDL Oracle: Ưu điểm: - Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao, dễ dàng bảo trì, nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định. - Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều ưu điểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới. Nhược điểm: - Giá đầu tư cao: cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó. - Độ phức tạp cao, quản trị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thông tin mới có thể quản trị được. Sử dụng: - Thích hợp với các ứng dụng có CSDL lớn. ● Hệ quản trị CSDL SQL Server: Ưu điểm: - Cơ sở dữ liệu cao, tốc độ ổn định. - Dễ sử dụng, dễ theo dõi. - Cung cấp một hệ thống các hàm tiệc ích mạnh. Nhược điểm - Chỉ thích hợp trên các hệ điều hành Windows Sử dụng: - Thích hợp với các CSDL loại vừa và nhỏ, còn với các CSDL lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt về tính liên tục thì chưa đáp ứng được mà cần có giải pháp tổng thể về cả hệ điều hành, phần cứng và mạng.
  • 39. 31 ● Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro. Ưu điểm: - Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năng thiết kế giao diện trực quan. - Dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiến tạo các biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giao diện đồ họa - Dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong việc nâng cấp, sửa đổi. Nhược điểm - Bảo mật kém, không an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng. - Visual Foxpro version trước 9 sẽ không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode, VFP9 có hỗ trợ trực tiếp mã Unicode tùy theo cài đặt trên Windows Sử dụng: - Thích hợp cho các ứng dụng có CSDL quy mô vừa và nhỏ. 1.1.5.2. Ngôn ngữ lập trình - Khái niệm: Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa được dùng đẻ miêu tả những quá trình, ngữ cảnh một cách chi tiết. - Đặc điểm: Dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình để con gười có thể dùng để giải quyết các bài toán Miêu tả một cách đầy đủ, rõ ràng các tiến trình để có thể chạy được trên các máy tính, - Các ngôn ngữ lập trình thường dùng:
  • 40. 32 Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: cho phép diễn tả một thuật giải dễ dàng cũng như áp dụng thuật toán “chia để trị” giúp tránh lỗi khi viết các chương trình lơn, phức tạp. Phương pháp này rất phổ biến và vẫn áp dụng nhiều trong hiện tại. VD: Pascal, C… Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: là phương thức cao hơn của lập trình, cho phép “đóng gói” dữ liệu và các phương thức hoạt động trên chúng, đồng thời “cách ly” các đối tượng với nhau. Mới hơn so với lập trình cấu trúc và được áp dụng nhiều trong thực tế. VD: C++, C#, Java, Ada… 1.1.5.3 Các công cụ tạo báo cáo - Báo cáo là một tài liệu chứa các thông tin được đưa ra từ chương trình ứng dụng theo yêu cầu của người dùng. Các báo cáo thường chứa các thông tin kết xuất từ các bảng cơ sở dữ liệu và được hiển thị ra máy in hoặc màn hình, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. - Đặc điểm của các báo cáo trong phần mềm kế toán: Thông qua các giao diện được hỗ trợ sẵn trong hệ thống giúp người quản lý dễ dàng in ấn các báo cáo cần thiết đưa ra giấy. Báo cáo được cấutạo bao gồm nhiều dòng, nhiều cột. Nhưng do khổ giấy in có giới hạn nên các báo cáo thường được thiết kế gồm ít cột và nhiều dòng. - Một số công cụ tạo báo cáo: Crystal Report: Đây là một công cụ tạo báo cáo được sử dụng phổ biến hiện nay, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Crystal Report có thể thực hiện việc tạo báo cáo một cách độc lập hoặc được tích hợp vào một số ngôn ngữ lập trình hiện nay (.NET). Crystal Report hỗ trợ các chức năng in ấn, kết xuất sang các định dạng khác như Excel. Element WordPro: Với Element WordPro, người sử dụng có thể tạo các báo cáo, thư từ, sơ yếu lý lịch, bản fax... một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • 41. 33 Element WordPro hỗ trợ tất cả định dạng tài liệu hàng đầu: PDF, DOC (MSWord), DOCX (MSWord 2007 +), và RTF (Rich Text Format). XtraReport: Là 1 công cụ tích hợp trong bộ công cụ tạo giao diện DevExpress, hỗ trợ đầy đủ các tính năng của việc tạo báo cáo. Không những thế, nó còn giúp nhà phát triển dễ dàng tạo các mẫu báo cáo, và có khả năng cho phép người sử dụng cuối có thể tùy chỉnh mẫu báo cáo theo nhu cầu của mình. Cung cấp các tính năng kết xuất mẫu báo cáo ra các định dạng cơ bản như PDF, DOC. Ngoài ra còn có các công cụ tạo báo cáo được tích hợp sẵn trong hệ cơ sở dữ liệu. Nhận xét chung Qua việc tìm hiểu các công cụ để tin học hóa HTTT quản lý trong DN có thể nhận thấy rằng: Các hệ quản trị CSDL khác nhau phù hợp với các ứng dụng có quy mô khác nhau. Đa phần các hệ quản trị CSDL chỉ có chức năng quản trị CSDL như Update, Query, View…mà không có khả năng tạo, in ấn báo cáo. Nhưng cũng có những hệ quản trị CSDL bổ sung tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình và các công cụ tạo báo cáo. Vì vậy, trong từng bài toán quản lý ở từng DN cụ thể phải biết lựa chọn hệ quản trị CSDL phù hợp để tối ưu hóa ưu điểm, hạn chế nhược điểm nhằm đáp ứng các nguyên tắc kế toán nói riêng và các yêu cầu quản lý nói chung. 1.2. Nhận thức chung về kế toán vốn bằng tiền. 1.2.1. Kế toán vốn bằng tiền và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. - Khái niệm kế toán vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh
  • 42. 34 nghiệp với các đơn vị cá nhân khác. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng. + Theo hìnhthức tồntại, vốnbằng tiền của doanh nghiệp được chia thành: Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc và đồng xu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam pháthành và được sửdụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. Ngoại tệ: là loại tiền phù hiệu. Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ( USD), đồng tiền chung Châu Âu( EURO), đồng yên Nhật(JPY).. Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Đây là loại tiền thực chất, tuy nhiên loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao. Nó được sử dụng chủ yếu vì mục đích cất trữ. Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền kinh tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh. + Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt. Tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính, kho bạc nhà nước gọi chung là tiền gửi ngân hàng. Tiền đang chuyển. - Đặc điểm của kế toán vốn bằng tiền. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và
  • 43. 35 sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại… - Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền. + Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là VND để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra VND để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó. + Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, phẩm chất, kích thước… + Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ của các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ (USD). Với vàng bạc kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong kì được tính theo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kì được tính theo phương pháp sau: Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu kì và giá các lần nhập trong kì. Phương pháp giá thực tế nhập trước - xuất trước. Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước. Phương pháp giá thực tế đích danh.
  • 44. 36 Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập. Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lí tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanhnghiệp cònchủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. - Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. + Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình tăng giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền. + Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lí vốn bằng tiền, kỉ luật thanh toán, kỉ luật tín dụng. Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh. + Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất. 1.2.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền. 1.2.2.1. Kế toán tiền mặt. - Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu. - Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. - Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Trong các DNNN, thủ quỹ không trực tiếp mua bán vật tư, hàng hoá, tiếp liệu, hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các
  • 45. 37 khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu, chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo các quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán quỹ. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ. - Chứng từ dùng để hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm: + Phiếu thu ( Mẫu 01 -TT ) + Phiếu chi ( Mẫu 02 -TT ) + Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03-TT) + Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04-TT) + Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05 -TT ) + Biên lai thu tiền ( Mẫu 06 -TT ) + Bảng kê VBĐQ ( Mẫu 08 -TT ) + Bảng kiểm kê quỹ ( Mẫu số 08a - TT dùng cho tiền VN) và (Mẫu số 08b - TT dùng cho ngoại tệ và VBĐQ). + Bảng kê chi tiền (Mẫu 09 –TT) - Các sổ kế toán liên quan bao gồm: + Sổ quỹ tiền mặt + Các sổ kế toán tổng hợp + Sổ kế toán chi tiết liên quan đến từng ngoại tệ, vàng bạc… cả về số lượng và giá trị. - Tài khoản phản ánh: Tài khoản 111 “Tiền mặt”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: + Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… nhập quỹ. + Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa phát hiện khi kiểm kê
  • 46. 38 + Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ Bên có: + Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… xuất quỹ. + Các khoản tiền mặt, ngoại tên, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện thiếu khi kiểm kê. + Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có Tài khoản 111 – tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam Tài khoản 1112 – Ngoại tệ Tài khoản 1113 – Vàng bạc, đá quý, kim khí quý
  • 47. 39 - Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh : Hình 1. 1. Sồ hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh tiền mặt
  • 48. 40 Hạch toán ngoại tệ: - Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán (Nếu được chấp thuận) về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán. - Đối với các Tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch. - Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản phải thu và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán (Tỷ giá xuất quỹ tính theo phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước xuất trước; nhập sau xuất trước…, tỷ giá nhận nợ…) - Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT. - Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán. - Để phản ánh các khoản chệnh lệch tỷ giá ngoại tệ kế toán sử dụng TK 413 “ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” . Tài khoản 413 Kết cấu : Bên nợ: + Chênh lệch tỷ giá tăng của các khoản nợ phải trả
  • 49. 41 + Chênh lệch tỷ gá giảm của các khoản nợ phải thu Bên có: + Chênh lệch giảm các khoản nợ phải trả + Chênh lệch tăng các khoản nợ phải thu + TSCĐ hàng hóa có gốc ngoại tệ + Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kỳ Số dư bên Nợ: Phản ánh chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển Số dư bên Có: Phản ánh chênh lệch giảm chưa xử lý  Phương pháp hạch toán. a.Kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt trong giai đoạn sản xuất kinh doanh (kể cả của hoạt dộng đầu tư XDCB của doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh có hoạt động đầu tư XDCB): (1). Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhâp quỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch, tỷ giá giao dịch BQLNH, ghi: Nợ TK 111(1112): Tiền mặt (theo tỷ giá giao dịch BQLNH) Có TK 511, 711: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá giao dịch BQLNH Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại (2). Khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt: + Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi: Nợ TK 111(1112): Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch BQLNH) Có TK 131, 136, 138: (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán) Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi tren sổ kế toán TK 131, 136, 138)
  • 50. 42 + Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải trả (tỷ giá giao dịch BQLNH nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải thu) thì số chênh lệch được ghi: Nợ TK 111 (1112): Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (Tỷ giá BQLNH) Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 131, 136, 138: (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán) Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại (3). Khi xuất quỹ ngoạitệ để mua tài sản, vật tư, hàng hóa và chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ: + Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642.. (Tỷ giá giao dịch, tỷ giá BQLNH) Có TK 111 (1112): Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán 1112) Có TK 515: Doanh thu tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch BQLNH lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán) + Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi: Nợ TK 111 (1112): Tỷ giá giao dịch Nợ Tk 635: Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 111 (1112): Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán Đồng thời ghi vào bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại (4). Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ vay: + Nếu phát sinh lãi trong giao dịch thanh toán nợ phải trả ghi: Nợ TK311, 315, 331, 336… (Tỷgiá ghitrên sổ kếtoáncác TKNợ phải trả) Có TK 111 (1112): Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112) Có TK 515: Doanh thu tài chính (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 331 lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)
  • 51. 43 + Nếu phátsinh lỗ tỷ giá hốiđoáitronggiao dịchthanh toán nợ phải trả ghi: Nợ TK 311, 315, 331, 336… (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán ) Nợ Tk 635: Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 111 (1112): (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán) Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại b. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong thời kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động): - Khi mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị XDCB, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc người nhận thầu bạn giao, bằng ngoại tệ - Khi thanh toán Nợ phải trả bằng ngoại tệ (người bán, nợ vay, nội bộ…) + Nếu phát sinh lãi tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Có TK 413 + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá thì phản ánh số chênh lệch vào bên Nợ TK 413 - Hàng năm chênh lệch tỷ giá được phản ánh lũy kế trên TK 413 cho đến khi hoàn thành giai đoạn đầu tu XDCB - Khi kết thúc giai đoạn đầu tư thì kết chuyển tỷ giá hối đoái thực hiện (bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413). Số chênh lệch tỷ giá được tính ngay vào chi phí hoặc doanh thu của hoạt động tài chính hoặc kết chuyển sang tài khoản 242 (nếu bị lỗ) hoặc kết chuyển vào tài khoản 3387 (nếu lãi) để phân bổ trong thời gian rối đa không quá 5 năm. c. Cuối kỳ kế toán đánh giá lại số dư tiền mẳ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch BQLNH tại thời điểm lập BCTC - Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt (1112) Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132) - Trường hợp bị lỗ (tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
  • 52. 44 Có TK 111: Tiền mặt (1112) d. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm: - Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính: Nợ TK 413 (4131) Có TK 515: Doanh thu tài chính - Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính: Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 413 (4131) 1.2.2.2. Trình tự kế toán tiền gửi ngân hàng. - Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý… - Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh nghiệp là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản… Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác, đồng thời thông bao cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại. - Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận lợi cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng loại tiền gửi, từng ngân hàng kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
  • 53. 45 - Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… đã gửi vào ngânhàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại. Bên Có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… đã rút ra từ ngânhàng và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái. Số dư bên Nợ: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam + Tài khoản 1122 – Ngoại tệ + Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí, đá quý. - Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi sổ: + Uỷ nhiệm thu + Uỷ nhiệm chi + Giấy báo nợ + Giấy báo có + Sổ chi tiết tiền gửi các ngân hàng + Sổ tiền gửi + Sổ cái TK 112
  • 54. 46 - Sơ đồ hạch toán tài khoản 112 - tiền gửi ngân hàng Hình 1.2 sơ đồ hạch toán nghiệp vụ phát sinh tiền gửi ngân hàng
  • 55. 47 1.2.2.3. Kế toán tiền đang chuyển. - Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc đang làm thủ tục chuyển trả cho đơn vị khác qua ngân hàng nhưng chưa nhận đuợc giấy báo có. - Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang ở trong các trường hợp sau: Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện trả đơn vị khác, thu tiền bán hàng nộp thuế ngay vào kho bạc nhà nước. - Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ sau: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc, các chứng từ gốc kèm theo như: séc các loại, ủy nhiệnthu, ủy nhiệm chi. - Kết cấu tài khoản 113: Bên Nợ : Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng , gửi qua bưu điện và số chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại Bên Có: Số kết chuyển vào tài khoản 112 hoặc các tài khoản liên quan và số chênh lệch giảm tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại số dư ngoại tệ. Số dư bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển. Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp II: + TK 1131: Tiền Việt Nam + TK 1132: Ngoại tệ
  • 56. 48 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Hình 1.3. Sơ đồ phát sinh nghiệp vụ tiền đang chuyển.