SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................4
5. Kết cấu..........................................................................................................................4
Chương 1 ..............................................................................................................................6
Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp........................................6
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp............6
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.......................................................................6
1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................6
1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính.....................................................7
1.2.1 Phương pháp chung ............................................................................................ 12
1.2.2 Các phương pháp cụ thể..................................................................................... 12
1.2.3 Phương pháp so sánh .......................................................................................... 12
1.2.4 Phương pháp cân đối .......................................................................................... 13
1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ .............................................................................. 13
1.3 Hệ thống báo cáo tài chính.................................................................................... 14
1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán......................................................................... 14
1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................ 15
1.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................ 15
1.3.3 Thuyết minh báo cáo tài chính .......................................................................... 15
1.4 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp................................. 15
1.4.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán....................... 15
1.4.2 Phântíchtình hìnhtài chínhthông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh............ 16
1.5 Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính............................................................ 16
1.5.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp........................................... 16
1.5.2 Phân tích cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ................................... 18
1.5.3 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời.................................... 19
1.6 Công cụ hỗ trợ ........................................................................................................ 21
Chương 2 ........................................................................................................................... 23
Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình ........................................... 23
tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn ............................. 23
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn ................... 23
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng
Lạng Sơn ........................................................................................................................ 23
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng
Sơn .................................................................................................................................. 24
2.1.2.1 Chức năng của công ty............................................................................... 24
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty .................................................................................. 24
Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đíchNguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng
theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng
phát triển...................................................................................................................... 24
2.1.3 Đặc điểm kinh doanhcủacôngtycổ phần xâydựngHội Thượng Lạng Sơn......... 24
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.................................................... 26
2.1.5 Tình hình kết quả kinh doanh của Công Ty .Error! Bookmark not defined.
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống.............................Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất
nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa
xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành
Hệ thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như
tầm quan trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà nó
mang lại cho chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều
những phần mềm cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư duy của
chúng ta tăng lên và đem lại giá trị cao cho đời sống. Trong đó, excel là cách
nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn ngữ
này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng
bảng tính excel. Tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn. Công
việc phân tích tình hình tài chính là rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn
chưa có một chương trình tính toán chuyên cho công việc quan trọng này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân
tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn ”làm
đề tài thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng
mạnh mẽ của ngôn ngữ lập trình excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học - kĩ
thuật, giáo dục.
Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình hình ài
chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống
và phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội.
Qua đó, xây dựng được một chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên
ngôn ngữ lập trình excel và ứng dụng chương trình để giải quyết bài toán phân tích tình
hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sợn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình phân tích
tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài ghiên cứu những khái niệm cơ bản và những ứng
dụng của ngôn ngữ excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích tình hình
tài chính.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa đề tài
Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa học
của sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin học kế toán nói
riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương trình
vào lĩnh phân tích tài chính.
5. Kết cấu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp .
Chương 2: Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính
tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn.
Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài tại Công Ty
Cổ Phần Xây Dựng hội Thượng Lạng Sơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập tốt nghiệp, do những giới hạn nhất
định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi
rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý.
Thái Nguyên, ngày / /2016
Sinh viên thực hiện
Triệu Hồng Ánh
Chương 1
Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việc
hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế
đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau
của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau:
+ Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
+ Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau.
+ Khía cạnh thời hạn của các loại vốn.
+ Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản
dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể.
+ Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi
cấu trúc của nó.
1.1.2 Khái niệm về phân tíchtài chính doanh nghiệp
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều,
đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc
lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là
cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một
cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những
giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của
hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một
cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù
hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh
doanh cao.
Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc
phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và
điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó.
Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì
sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các
điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài
chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có
thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các
mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên
nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản
lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những
hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các
mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể
có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay
không?
1.1.4.Ðối tượng
Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng:
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt
động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và
kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”
Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt
như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả
tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v
Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các
định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu
là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ
yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt
được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy
nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt
trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động,
vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên
hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ
suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv.
Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau,
cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu số
tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh.
Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các
quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân phản ánh
trình độ phổ biến của các hiện tượng.
Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu hiện
vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các DN thường
dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh doanh một hoặc
một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện vật bên cạnh chỉ
tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu. Chỉ tiêu có
nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời
gian và địa điểm cụ thể.
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông
các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những
yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu
hiện các chỉ tiêu.
Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra và cơ
cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra, kết
cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách quan,
chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv.
Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các nguyên nhân
và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ khác nhau.
- Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu cầu
tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả
hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân tố khách
quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế độ chính
sách kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến bộ khoa
học kỹ thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí,
giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ
lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình độ sử
dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của DN
làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ
cấu hàng hoá...vv.
- Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng và
nhóm các nhân tố chất lượng.
Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật tư,
lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh
hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân tích
kết quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc
đánh giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định trình tự
sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh.
- Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm nhân
tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực.
Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả
kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô của
kết quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng
tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực.
Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế thì có
hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh
doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động,
lượng hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các
nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu
cung ứng vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm
và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả hàng
hoá, chi phí, khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau,
việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp
cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN,
mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc
phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác
động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ
tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện
được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân
tích kinh doanh.
1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính
1.2.1 Phương pháp chung
Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán
triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương,
chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêng và
phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp
nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn
phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung.
1.2.2 Các phương pháp cụ thể
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định.
Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em
xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.2.3 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải
giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể
so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội
dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định
gốc so sánh.
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có
thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
- Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
- Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay
giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với
số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ
của các khoản mục theo thời gian.
1.2.4 Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn
tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người
phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và
tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản
trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến
động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa
trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài
chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc
theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và
cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này
phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng
cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhất của doanh nghiệp.
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử
dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp
liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực
hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
1.3 Hệ thống báo cáo tài chính
1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối
tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và
nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là
ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo.
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn
vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế
toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp
và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim,
là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị hoặc giám đốc tài
chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối
lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực : Hoạy động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ rac các
hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán,lượng tiền
thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiểu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn.
1.3.3 Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo thuyết minh là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích
chi tiết về nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo
cáo tài chính không thể được hết.
1.4 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.4.1 Phân tíchtình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn
đề cơ bản sau:
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy
được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.
- Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến
quá trình kinh doanh.
- Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của
doanh nghiệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục.
- Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính
1.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và
nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm
trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận
thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí,
kết quả kinh doanh của công ty.
1.5 Các chỉ tiêuphân tíchtình hình tài chính
1.5.1 Phân tíchkhả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đây là các chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm : các ngân hàng, nhà đầu tư,
nhà cung cấp...Trong mọi quan hệ với doanh nghiệp, họ luôn đặt ra những câu hỏi
liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không? Để trả lời
câu hỏi trên, các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng.
a, Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay
doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả bảo gồm : nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn.
Công thức tính :
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
b, Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản
ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ
số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài
sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh
toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá
cao cũng có thể doanh nghiệp doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện
hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phận là khác
nhau. Khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là chậm nhất. Do vậy để
đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng
thanh toán nhanh.
Công thức :
ℎệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =
𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
c, Khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể hàng
tồn kho. Doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng
thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
đến hạn thanh toán do các khoản thu chưa thu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hóa
được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại
thời điểm xem xét, ta có thể sử dụng công thức sau:
ℎệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =
𝑇𝑖ề𝑛 + Đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
d, Khả năng thanh toán dài hạn.
Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực tài sản cố định hình thành từ
vốn vay và mức trích khấu hao căn bản hàng năm, xem xét xem mức trích khấu hao
căn bản hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.
Công thức tính :
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
1.5.2 Phân tíchcơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ
a, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh
nghiệp.Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản ( nợ và vốn chủ sở hữu )
mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh.
𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
∗ 100%
Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên
ngoài ( từ các chủ nợ ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của
doanh nghiệp, có bao nhiêu phần do vay nợ mà có.
b, Hế số nợ so với tài sản
Hệ số nợ so với tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài
trợ cho tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện nay của doanh nghiệp
được tài trợ mấy phần trăm là nợ phải trả.
Công thức tính :
𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
∗ 100%
c, Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản dùng để đánh giá khả năng doanh nghiệp
có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dai hạn
Công thức tính:
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎí𝑐ℎ ứ𝑛𝑔 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑣à 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
d, Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu dùng để đánh giá mức độ ổn định
của việc đầu tư vào tài sản cố định.Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Công thức tính :
𝐻ệ 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
1.5.3 Phân tíchhiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời
a, Hiệu suất sử dụng tài sản
Tỷ số này còn gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng
toàn bộ tài sản các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể là một đồng vốn đầu
tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Nếu như trong các giai đoạn, tổng mức tài sản của doanh ngiệp đều tương đối
ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dụng mức bình quân tài sản đầu
kỳ và tài sản cuối kỳ. Nếu mức tổng tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải
tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các
trị số phải lấy cùng một thời điểm.
Mức quay vòng của tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiểu suất sử dụng tổng hợp toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu
được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực
thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các
tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả.
Công thức tính:
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
b, Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp lưu hàng tồn kho,gồm nguyên vật liệu và
hàng hóa trong bao nhiêu tháng. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hóa cần
được lưu trữ lại ở một mức nhất định nào đó. Tuy nhiên lưu trữ hàng với một số
lượng lớn thì đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém hiệu quả ( dòng tiền sẽ giảm đi
do sử dụng vốn kém và như vậy lãi vay sẽ tăng). Điều này làm tăng chi phí giữ hàng
tồn kho và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không phù hợp với
nhu cầu của thị trường.Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho
có hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mứcđộ bình quân
chung của ngành cũng như mức độ hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường.
Công thức tính:
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
c, Kỳ thu tiền bình quân
Phát sinh nợ phải thu khách hàng cũng là điều không thể tranh khỏi trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là
một trong những biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng
nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy, ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu
khách hàng. Được xác định bởi công thức sau:
𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
∗ 360
d, Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản (ROA)
Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so
với tài sản của nó. Tỷ suất này sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử
dụng tài sản để kiếm lời. Tỷ suất được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho
tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm.
Công thức tính như sau:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
∗ 100%
e, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất này nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính :
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
∗ 100%
f. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh
nghiệp thực hiện được trong kỳ kinh doanh có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận được xác định bao gồm là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính :
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
∗ 100%
1.6 Công cụ hỗ trợ
1.6. Giới thiệu chung về microsoft excel
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi
chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ
dàng hơn trong việc thực hiện:
 Tính toán đại số, phân tích dữ liệu
 Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách
 Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau
 Vẽ đồ thị và các sơ đồ
 Tự động hóa các công việc bằng các macro
 Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình
bài toán khác nhau.
1.6.2 Ngôn ngữ Visual basic trong microsoft excel.
 Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để ràng buộc các đối tượng trong
ứng dụng với nhau thành một hệ thống hợp nhất. Các chương trình của VBA
(Visual Basic for Application) được tổ chức và hoạt động trong Access nhằm
mục đích xây dựng các ứng dụng phức tạp.
 Có thể dùng VB để thực hiện các công việc sau:
 - Làm cho ứng dụng dễ bảo trì hơn
- Tạo ra các hàm/thủ tục của người sử dụng để xử lý các thao tác phức
tạp mà chưa được MS Access cung cấp sẵn.
- Xử lý lỗi theo ý người sử dụng.
- Tạo hay thao tác với các đối tượng
- Thực hiện các thao tác cấp hệ thống : thực hiện một ứng dụng khác,
liên kết giữa các ứng dụng.
 Đặc điểm:
- Chương trình của VBA hoạt động chủ yếu theo hướng sự kiện : bấm chuột
tại các nút lệnh, di chuyển vào hay ra đối tượng điều khiển của form, report
…
- Các thủ tục và hàm của VBA nằm rải rác trong các module của form,
report hoặc module chung của CSDL và chúng có thể gọi lẫn nhau.
Chương 2
Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình
tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triểncủa Công ty cổ phần xây dựng Hội
Thượng Lạng Sơn
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn
- Địa chỉ: Phố Đức Tâm II – Thị Trấn Văn Quan – Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng
Sơn.
- Điện thoại:0253.830.233
- Mã số thuế: 4900227360
- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 (bằng chữ: Bốn tỷ đồng chẵn)
- Người đại diện - Giám đốc: Nguyễn Văn Hùng
- Giấy chứng nhận kinh doanh mã số Doanh nghiệp: 4900227360 cấp ngày
11/9/2009 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp.
Công ty thành lập thuộc hình thức công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh
nghiệp và các quy định hiện hành khác của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân
hàng.
Tháng 9 cuối kỳ năm 2015 với sự tham gia góp vốn của các cổ đông, công ty
chính thức trở thành công ty cổ phần Lạng xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn.
Năm 2011 công ty đã tham gia xây dựng, tư vấn thiết kế nhiều công trình về
lĩnh vực công nghiệp và dân dụng trong huyện và các huyện khác nhau.
Đến năm 2013 mặc dù thị trường xây dựng gặp nhiều khó khăn xong công ty
vẫn không ngừng phát triển và nâng cao năng lực đạt được nhiều doanh thu và lợi
nhuận cao hơn so với các năm trước.
Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn có đội ngũ cán bộ công
nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề,
công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn đã và đang tham gia hoạt động
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, …
Hiện nay, công ty không ngừng nâng cao năng lực về phát triển Nguồn nhân
lực và trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thi công xây dựng các công trình, các dự
án đòi hỏi chất lượng cao và kết cấu phức tạp. Công ty đã mở rộng một số ngành
nghề kinh doanh mới nhằm phát triển Nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tăng thu
nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng
Sơn
2.1.2.1 Chức năng của công ty
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; khai thác,
chế biến vật liệu xây dựng; dọn dẹp tạo mặt bằng xây dựng; xây dựng công trình
cấp thoát nước; trang trí nội thất, ngoại thất công trình.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, kinh doanh vận tải hành khách bằng
ô tô nội tỉnh, liên tỉnh.
- Buôn bán vật liệu xây dựng;
- Sản xuất, lắp đặt, buôn bán các cấu kiện bằng thép, nhôm, kính định hình
phục vụ cho các công trình xây dựng.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích Nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng
theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây
dựng.
- Thi công công trình theo đúng thiết kế, quy trình tiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ
thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc cho công ty trong
công cuộc xây dựng công ty.
2.1.3 Đặc điểm của công tycổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn
2.1.3.1 Đ ặc đi ểm kinh doanh
Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn có sản phẩm chính là các
công trình xây dựng dân dụng, có qui mô lớn, thời gian thi công lâu dài, bền đẹp có
chất lượng và đảm bảo cả về mặt kỹ, mỹ thuật. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của
công ty có nhiều điểm khác biệt so với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực
khác.
Thứ nhất: địa điểm sản xuất phải thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào vị trí
công trình thi công nên máy móc, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo
địa điểm sản xuất. Mặt khác các công trình thi công ở nhiều nơi khác nhau nên công
tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai: Thời gian từ khi thi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao
phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Mặt khác quá trình
thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc
khác nhau nên thời gian hoàn thành công trình thường kéo dài. Các công việc được
tiến hành tại các vùng miền khác nhau, diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn
của các nhân tố môi trường, thiên nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý, giám
sát chặt chẽ để vừa đảm bảo tiến độ thi công của công trình, vừa đảm bảo chất
lượng công trình, nhanh chóng hoàn thành và thu hồi vốn đầu tư. Điều đó sẽ hạn
chế những tổn thất do ảnh hưởng của điều kiện xung quanh. Ngoài ra lượng vốn đầu
tư vào công trình rất lớn, nếu thời gian kéo dài thì sẽ chịu thiệt hại nhiều do lạm
phát.
Thứ ba: Sản phẩm hoàn thành đơn chiếc, thời gian thi công dài, Khi hoàn
thành thì được tiêu thụ ngay sau khi nghiệm thu không cần phải nhập khi như các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá của công trình thường được ấn định theo
hợp đồng, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ nét nên
nó được ấn định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây
dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu.
2.1.3.2 Nhân lực của công ty:
*Tổng số lao động: 58 người.
- Số lao động ký hợp đồng dài hạn: 26 người;
- Số lao động ký hợp đồng có thời hạn: 32 người.
*Chia theo lĩnh vực quản lý:
a/.Bộ phận gián tiếp: 07 người trong đó nữ 02;
- Ban giám đốc: 02 người;
- Tài vụ, kế hoạch, văn thư: 03 người;
- Kiểm tra: 01 người;
- Nhân viên lái xe: 01 người.
b/.Bộ phận trực tiếp lao động tại hiện trường: 51người trong đó nữ 08;
- Giám đốc điều hành trực tiếp tại hiện trường: 01 người;
- Kỹ thuật trực tiếp làm việc tại công trình: 06 người.
- Đội trưởng thi công các công trình: 04 người.
- Đội lái máy và vận chuyển: 04 người.
- Công nhân nề, mộc, cơ khí, điện và phụ nề: 36 người.
*Chia theo trình độ chuyên môn:
- Kỹ sư xây dựng: 05 người.
- Cử nhân kinh tế: 01 người.
- Trung cấp: 06 người.
- Thợ có tay nghề bậc 6/7: 01 người.
- Thợ có tay nghề bậc 3 đến 5/7: 22 người.
- Lao động phổ thông: 23 người.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ chế quản lý của công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn được
bố trí theo mô hình: đứng đầu công ty là Giám đốc cùng sự hỗ trợ của các phòng
ban khác.
Sơ đồ:2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng Hội
Thượng Lạng Sơn.
*) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm có 4 thành viên là cơ quan quản
lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc liên quan đến
quyền lợi, mục đích và hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm đưa
ra các biện pháp, xây dựng kế hoạch kinh doanh.
+ Giám đốc: là cơ quan điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc công
ty có trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và pháp luật về toàn bộ việc tổ
chức kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển
của công ty.
+ Ban chỉ huy công trình: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tình hình
thi công, và chỉ đạo các tổ xây dựng công trình, chuyên chỉ đạo các tổ thi công.
+ Phòng kỹ thuật: Có chức năng thiết kế kỹ thuật phục vụ cho các dự án đấu
thầu, quản lý về chất lượng kỹ thuật, theo dõi giám sát việc thực hiện các định mức
kinh tế kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất cho các đơn vị tiến hành thi công, tổ chức sản
xuất và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình.
+ Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của công ty, thực hiện
việc nhập dữ liệu từ các chứng từ, hoá đơn vào phần mềm kế toán, bảo quản lưu trữ
chứng từ kế toán theo đúng quy định.
+Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưa cho giám đốc trong
lĩnh vực tổ chức, các chế độ chính sách đối với người lao động, ông tác hành chính
nội vụ.
+Phòng sản xuất kinh doanh : Lập kế hoach sản suất kinh doanh, chỉ đạo
việc sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty, quan hệ với khách hàng, tìm kiếm
đối tác để ký hợp đồng kinh tế,mua bán hàng hóa, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
+ Các tổ đội thi công: Trực tiếp thực hiện, giám sát các hoạt động thi công
các công trình một cách cân đối nhịp nhàng chính xác, liên tục… nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm và tiến độ công trình xây dựng.
2.1.5. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty
(Đơn vị tính: tri ệu đ ồng)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015
Đ ầu k ỳ Cu ối k ỳ Đ ầu k ỳ Cu ối k ỳ
A.Tài sản 8.085,321 10.693,182 10.935,202 14.606,878
I.Tài sản ngắn hạn 6.847,046 9.639,121 9.500,549 11.945,513
1.Tiền 409,427 59,766 159,209 735,666
2.Phải thu khách hàng 1.200,000 300,00 - 1.770,000
3.Hàng tồn kho 5.237,619 9.276,355 9.341,340 9.439,847
4.Tài sản ngắn hạn khác - - - -
II.Tài sản dài hạn 1.238,275 1.057,061 1.434,653 2.661,366
Tài sản cố định 1.238,275 1.057,061 982,684 2.512,792
(nguồn: phòng tài chính - kế toán)
 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
( Đơn vị tính: tri ệu đ ồng)
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015
Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu Kỳ Cuối kỳ
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
5054,192 7733,844 10142,919 14415,845
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
0,000 0,000 106,747 0,000
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
5054,192 77333,844 10036,172 14415,845
4 Giá vốn hàng bán 4716,025 6961,318 9480,397 12753,088
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
338,167 772,526 555,775 1662,757
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
1,475 8,774
7 Chi phí tài chính 299,022 204,500 261,000
Trong đó :Chi phí lãi
vay
299,022 204,500 261,000
8
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
245,738 387,505 258,000 1318,021
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
92,429 85,999 94,750 92,510
10 Thu nhập khác 1,655 93,382
11 Chi phí khác 2,947
12 Lợi nhuận khác 1,655 90,435
13
Tổng lợi nhuận trước
thuế
92,429 87,654 94,750 182,945
14
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
25,880 24,543 26,530 32,015
B.Nguồn vốn 5.161,229 5.222,880 5.249,387 5.317,771
I.Nợ phải trả 2.924,092 5.470,302 5.685,815 9.289,107
1.Nợ ngắn hạn 2.663,092 5.038,177 5.339,281 9.101,951
2.Nợ dài hạn 261,000 432,125 346,534 187,156
II.Vốn CSH 8.085,321 10.693,182 10.935,202 14.606,878
15
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
66,549 63,111 70,210 150,930
(nguồn: phòng tài chính - kế toán)
 Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2015.
 Biến động về tài sản.
Thông qua bảng tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trên ta có thể tách
riêng ra để xem xét sự biến động của tài sản trên các khoản mục.
Tổng tài sản của công ty trong năm cuối kỳ năm 2105 đã tăng lên 3.671,676
triệu đồng so với đầu kỳ, tức đã tăng lên 33,58%. Đây là một tín hiệu khả quan cho
thấy rằng công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, công ty đã đầu tư nhiều
hơn cho tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng công
trình.
Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta cần xem xét sự biến động của các
khoản mục trong tài sản:
Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm năm cuối kỳ năm 2015 tài sản ngắn hạn của
công ty chiếm giá trị là 11.945,513 triệuđồng và đầu kỳ năm 2015 là 9.500,549
triệu đồng. Vậy tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên so với đầu kỳ năm 2015 là
2.444,964 triệu đồng, tức tăng 25,73%.
Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Vốn bằng tiền của công ty
cuối năm 2015 đã tăng lên so với đầu kỳ 2015 là 576,457 triệu đồng, tức tăng
362,08%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của vốn bằng tiền này là do trong
ncuối kỳ năm 2015 công ty đã chú ý đến việc gia tăng vốn bằng tiền hơn.
Đây là một biểu hiện tốt cho công ty trong việc tăng khả năng thanh toán nhưng
bù lại đó thì việc để quá nhiều tiền trong tài khoản cũng làm cho hiệu quả sản xuất
kém đi, số vòng quay vốn sẽ thấp hơn. Ở đây lượng vốn bằng tiền đầu năm chiếm tỷ
trọng khá thấp nên việc tăng bổ sung vào cuối năm là điều hợp lý. Các khoản phải
thu ngắn hạn năm cuối năm 2015 từ 0 đồng đầu kỳ đã tăng lên là 1.770 triệu đồng,
chi tiết ở đây là các khoản phải thu khác. Đây là điều khó tránh khỏi vì đặc thù riêng
nên việc thanh toán thường diễn ra chậm. Nhưng công ty rút kinh nghiệm thực hiện
tốt công tác thu hồi công nợ, giảm ứ đọng vốn để tăng khả năng sử dụng vốn. Hàng
tồn kho trong cuối kỳ đã tăng so với đầu kỳ là 98,507 triệu đồng, tăng thêm 1,05%.
Đây là kết quả của sự gia tăng chủ yếu của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trên thực tế công ty đang thi công dở dang một số công trình như Trường DTNT
tỉnh Lạng Sơn; Trường THCS Việt Bắc, Trường THCS Chu Văn An… và một số
công trình đang chờ nghiệm thu. Trong quá trình thi công thi công ty phải tự bỏ vốn
ra để mua nguyên vật liệu và các chi phí phải trả khác để đảm bảo tiến độ thi công
công trình trong khi chờ đợi khoản tạm ứng trước của khách hàng. Đây là do trong
giai đoạn này giá cả nguyên vật liệu tăng cao, việc chậm thanh toán của chủ đầu tư
làm cho công trình bị đình trệ, nên việc gia tăng chi phí là điều tất yếu xảy ra với
công ty. Đây là một đặc thù riêng của công ty xây dựng nhưng công ty cần có biện
pháp giải quyết đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, kịp thời hạn nghiệm thu và
bàn giao để giảm đi những chi phí sản xuất không đáng có.
Qua phân tích phần tài sản ngắn hạn cho thấy rằng cùng với quy mô sản xuất
kinh doanh tăng lên đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động mà chủ yếu
ở là hàng tồn kho vì đặc thù riêng của nghành. Đây là điểm yếu mà công ty cần
khắc phục để đạt được hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cao nhất cho công ty. Giảm
bớt chi phí hàng tồn kho, tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, giảm bớt lượng
vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng để đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét về phân tích chiều dọc thì tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cuối kỳ 2015 tuy
chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng đã giảm 5,1% (86.88% - 81,78%) so
với đầu kỳ, đây là do tỷ trọng của hàng tồn kho trong năm đã giảm 20,79%, kèm
theo đó là sự tăng nhẹ tỷ trọng của các khoản mục tiền và khoản phải thu ngắn hạn.
Tài sản dài hạn: Sang cuối kỳ năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đã tăng lên
1.226,713 triệu đồng, với tỷ lệ 85,51%. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã chú
trọng đầu tư dài hạn cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể việc tăng này ta cần
xem xét các nguyên nhân: Tài sản cố định của công ty cuối kỳ năm 2015 đã tăng lên
so với đầu kỳ năm 2015 là 1.530,108 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 155,71%. Nguyên
nhân là do trong năm công ty đã mua một xe múc, một xe tải và một máy cắt bê
tông để dùng cho công tác thi công xây dựng công trình. Xét theo phân tích chiều
dọc thì tỷ trọng gia tăng lớn nhất vẫn là tài sản cố định với việc tăng thêm 8,21%
trong tổng tài sản. Các khoản chi phí trả trước dài hạn trong cuối kỳ năm 2015 đã
giảm xuống còn 148,574 triệu đồng, tức giảm 303,395 triệuđồng. Trong năm này
công ty đã phân bổ tiếp khoản chi phí trả trước dài hạn của các năm trước mà phát
sinh từ chi phí của các khoản sửa chữa lớn máy móc thiết bị của công ty.
 Phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn:
Tương tự như phần tài sản thì nguồn vốn trong cuối kỳ năm 2015 cũng tăng
3.671,676 triệu đồng so với đầu kỳ năm 2015, tức đã tăng lên 33,58%. Trong đó các
nguyên nhân:
Nợ phải trả: Trong cuối kỳ năm 2015 đã tăng 3.603,292 triệu đồng so với đầu
kỳ năm 2015, với tỷ lệ tăng là 63,37%. Chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là
63,59%, tức đã tăng lên 11,59%. Điều này cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn
của công ty cho hoạt động sản xuất là khá tốt.
Khoản phải trả cho người bán trong cuối kỳ năm 2015 đã tăng lên 559,012 triệu
đồng. Khoản ứng khách hàng trước tăng lên đáng kể 3.307,586 triệu đồng, với tỷ lệ
tăng là 182,15%, chiếm tỷ trọng gần 52,17% nguồn vốn đi chiếm dụng. Khoản thuế
và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng 236,694 triệuđồng, tỷ lệ tăng là 56,36%.
Việc khách hàng ứng trước cho công ty là một tín hiệu tốt, vì dựa đây công ty có thể
trang trải được nhiều hơn trong quá trình thi công và giảm khoản đi vay từ các tổ
chức tín dụng. Điều này cũng cho thấy rằng trong năm qua sự uy tín, sự tin tưởng từ
khách hàng cũng như các nhà cung cấp đối với công ty đã được nâng cao.
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu trong cuối kỳ năm 2015 đã giảm tỷ trọng xuống còn
36,41%, giảm 11,59% so với đầu kỳ năm 2015. Theo chiều ngang thì đã tăng
68.384 ngàn đồng, tức tăng 1,3%. Đây là do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối của công ty để lại hàng năm. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu là tín hiệu
đáng mừng nhưng tỷ trọng lại giảm thì cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang
dần thấp đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho công ty có khả
năng rủi ro cao hơn. Công ty cần có biện pháp nâng dần vốn tự sở hữu của mình và
giảm các khoản nợ phải trả để giảm bớt rủi ro.
2.1.6. Quy trình phân tích tình hình tài chính.
Hình 2.5: Quy trình phân tích tài chính
Bước 1:Xác định mục tiêu phân tích. Đây là công việc quan trọng, quyết
định tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các
đối tượng sử dụng . Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra
quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Bước 2 :Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để
đạt được các mục tiêu đó. Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử
dụng vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung ,
tốc độ luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng(hàng tồn kho, nợ
phải thu khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động của DN.
Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (không thừa , không thiếu ) sẽ đảm bảo
cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định
hợp lí.
Bước 3: căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu
thập dữ liệu phân tích. Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN,
có thể thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn.
Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủ
các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích.
Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế
của kết quả phân tích. Bên cạnh đó , để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu
thập được, nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu. nhà phân tích nên
tiếp cận các dữ liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu.
Bước 4: sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương
pháp hợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau
khi được xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát
cũng như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó
và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng.
Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích : kết thúc quá trình phân tích báo
cáo tài chính. Trong bước này , nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi
các đối tượng sử dụng. các hạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được công bố
trong báo cáo.
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống
*sơ đồ phân cấp chức năng.
*Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.
*Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
* Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhập.
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
3.1. Mô tả bài toán
Công tác phân tích các chỉ tiêu tổng hợp của công ty Cổ Phần Xây Dựng
Hội Thượng Lạng Sơn diễn ra như sau:
Nhân viên phòng tài chính kế toán hàng kỳ sẽ tổng hợp báo cáo tài chính,
từ báo cáo tài chính đã thu thập qua các kỳ để làm dữ liệu đầu vào để tính ra chỉ tiêu
tổng hợp . Từ kết quả đã tính được dựa trên phương pháp so sánh để phân tích tình
hình tài chính của công ty. Từ đó giúp công ty thấy được tình hình tài chính của
mình như thế nào.
Trên thực tế khảo sát tại công ty và qua việc thu thập thông tin em được
biết công ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạn Sơn chưa có phần mềm phân tích
tài chính. Công ty tuy đã có các phần mềm quản trị doanh nghiệp AC SOFT nhưng
phần mềm phân tích tài chính lại chưa có. Phân tích tài chính lại là vấn đề quan
trong trong chuỗi quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh do đó nhu cầu tất yếu đó là
xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
3.2. Xây dựng chương trình
3.2.1 Giao diện đăng nhập.
Hình 3.1 Giao diện đăng nhập của chương trình.
Giao diện này cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống chương trình.
3.2.2 Giao diện chính của chương trình.
Hình 3.2 Giao diện chính của chương trình
Giao diện của chương trình trực quan, thể hiện rõ các chức năng cũng như
một số thông tin cần thiết. Giao diện chương trình chính sẽ hiện ra sau khi người
dùng đăng nhập bằng tài khoản cá nhân thành công. Sau đó, người dùng sẽ vào các
chức năng hiển thị trên thanh Menu để thực hiện công việc.
3.2.3. Một số giao diện khác của chương trình
.
Hình 3.3 Giao diện chức năng báo cáo phân tích tình hình tài chính.
Chức năng báo báo phân tích tình hình tài chính cung cấp cho người sử dụng
cái nhìn khái quát nhất về các nhóm chỉ số tài chính: khả năng thanh toán, cơ cấu
vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ, Hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời.
Hình 3.4 Giao diện chức năng tính nhóm chỉ số thể hiện cơ cấu vốn , tính ổn định
và khả năng sinh lời.
Giao diện chức năng tính nhóm chỉ số thể hiện cơ cấu vốn, tính ổn định và khả
năng sinh lời cung cấp giá trị chỉ số về : vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình
quân, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, đánh giá và xây dựng chương trình phân tích tình hình
tài chính thử nghiệm em đã hiểu rõ hơn về cách phân tích tình hình kinh tế và ứng
dụng bài toán kinh tế vào ngôn ngữ lập trình. Trong bài thực tập này kết quả đạt
được là:
Ưu điểm
- Chương trình có giao diện thân thiện, sử dụng dễ dàng, các dữ liệu nhập vào
nhanh chóng, tiện lợi.
- Chương tình đã có một số chức năng cơ bản như cập nhập bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả kinh doanh, tính các nhóm chỉ số phân tích tình hình tài chính, đưa
ra được báo cáo tình hình kết quả kinh doanh.
- Hệ thống chức năng được bố trí rõ ràng, đơn giản, thống nhất giúp cho người đầu
tiên tiếp cận cũng nhanh chóng làm quen và sử dụng.
Nhược điểm
- Do thời gian nghiên cứu ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để thiết
kế chương trình phân tích tình hình tài chính được hoàn chỉnh.
- Chương trình còn chưa khái quát được một cách chi tiết mọi mặt về tình hình tài
chính tại doanh nghiệp.
Hướng phát triển
- Xử lý các lỗi chặt chẽ hơn trước khi đưa vào sử dụng.
- Xây dựng thêm một số chức năng khác nữa cho người quản lý.
- Từ những nhược điểm nói trên em cũng sẽ cố gắng nghiên cứu và hoàn thiện
chương trình với đầy đủ chức năng để khái quát được toàn bộ quy trình, cách thức
phân tích tình hình tài chính của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Dương (2007), Kế toán tài chính, NXB Lao động – Xã hội.
[2] Nguyễn Văn Huân, Lê Anh Tú (2011), Phát triển hệ thống thông tin kinh tế,
Tài liệu lưu hành nội bộ Khoa HTTT Kinh tế.
[3] Võ Văn Nhị (2012), Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Lao động .
[4] Võ Văn Nhị (2005), Kế toán tài chính, NXB Tài chính.
[5] Lê Văn Phùng (2004), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – bài tập và thực
hành, NXB Lao động xã hội.
[6] Nguyễn Công Trình (2008), Phân tích các báo cáo tài chính, NXB Giao thông
vận tải.
[7] Ngô Trung Việt (2008), Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý doanh nghiệp,
NXB Thống kê.

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngDương Hà
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
 
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOTLuận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Phân bón.docx
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Phân bón.docxPhân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Phân bón.docx
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Phân bón.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
 
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...
áP dụng lean manufacturing vào trong thực tế sản xuất tại xí nghiệp may pleik...
 
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đLuận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóaĐề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
 

Similar to Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn

Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...ngoc huyen
 
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngPhát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhĐề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn (20)

Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
Xây dựng chương trình phân tích hoạt động kinh doanh cho Công Ty TNHH Chế B...
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Đề tài: Ứng dụng Mircosoft Excel phân tích dữ liệu doanh thu, 9đ
Đề tài: Ứng dụng Mircosoft Excel phân tích dữ liệu doanh thu, 9đĐề tài: Ứng dụng Mircosoft Excel phân tích dữ liệu doanh thu, 9đ
Đề tài: Ứng dụng Mircosoft Excel phân tích dữ liệu doanh thu, 9đ
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 
QT066.doc
QT066.docQT066.doc
QT066.doc
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
 
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
 
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngPhát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
 
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà BìnhĐề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
Đề tài: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 

More from Vũ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 

More from Vũ (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm –...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 

Recently uploaded

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn

  • 1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................4 5. Kết cấu..........................................................................................................................4 Chương 1 ..............................................................................................................................6 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp........................................6 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp............6 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.......................................................................6 1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................6 1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính.....................................................7 1.2.1 Phương pháp chung ............................................................................................ 12 1.2.2 Các phương pháp cụ thể..................................................................................... 12 1.2.3 Phương pháp so sánh .......................................................................................... 12 1.2.4 Phương pháp cân đối .......................................................................................... 13 1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ .............................................................................. 13 1.3 Hệ thống báo cáo tài chính.................................................................................... 14 1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán......................................................................... 14 1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................ 15 1.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................ 15 1.3.3 Thuyết minh báo cáo tài chính .......................................................................... 15 1.4 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp................................. 15 1.4.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán....................... 15 1.4.2 Phântíchtình hìnhtài chínhthông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh............ 16 1.5 Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính............................................................ 16 1.5.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp........................................... 16 1.5.2 Phân tích cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ................................... 18 1.5.3 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời.................................... 19
  • 2. 1.6 Công cụ hỗ trợ ........................................................................................................ 21 Chương 2 ........................................................................................................................... 23 Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình ........................................... 23 tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn ............................. 23 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn ................... 23 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn ........................................................................................................................ 23 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn .................................................................................................................................. 24 2.1.2.1 Chức năng của công ty............................................................................... 24 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty .................................................................................. 24 Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đíchNguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển...................................................................................................................... 24 2.1.3 Đặc điểm kinh doanhcủacôngtycổ phần xâydựngHội Thượng Lạng Sơn......... 24 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.................................................... 26 2.1.5 Tình hình kết quả kinh doanh của Công Ty .Error! Bookmark not defined. 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống.............................Error! Bookmark not defined.
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành Hệ thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những phần mềm cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư duy của chúng ta tăng lên và đem lại giá trị cao cho đời sống. Trong đó, excel là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng bảng tính excel. Tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn. Công việc phân tích tình hình tài chính là rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa có một chương trình tính toán chuyên cho công việc quan trọng này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn ”làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
  • 4. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng mạnh mẽ của ngôn ngữ lập trình excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học - kĩ thuật, giáo dục. Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình hình ài chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống và phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội. Qua đó, xây dựng được một chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên ngôn ngữ lập trình excel và ứng dụng chương trình để giải quyết bài toán phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sợn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài ghiên cứu những khái niệm cơ bản và những ứng dụng của ngôn ngữ excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích tình hình tài chính. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa đề tài Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa học của sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin học kế toán nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương trình vào lĩnh phân tích tài chính. 5. Kết cấu Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp . Chương 2: Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn. Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng hội Thượng Lạng Sơn. Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập tốt nghiệp, do những giới hạn nhất định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý.
  • 5. Thái Nguyên, ngày / /2016 Sinh viên thực hiện Triệu Hồng Ánh
  • 6. Chương 1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau: + Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp + Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau. + Khía cạnh thời hạn của các loại vốn. + Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể. + Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi cấu trúc của nó. 1.1.2 Khái niệm về phân tíchtài chính doanh nghiệp “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó” “Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
  • 7. xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN. Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. - Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
  • 8. hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. - Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không? 1.1.4.Ðối tượng Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế” Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
  • 9. Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv. Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu số tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng. Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các DN thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện vật bên cạnh chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu. Chỉ tiêu có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm cụ thể. Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó tác động
  • 10. trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ tiêu. Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra và cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra, kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv. Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ khác nhau. - Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân tố khách quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế độ chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay đổi theo. Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của DN làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ cấu hàng hoá...vv. - Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng và nhóm các nhân tố chất lượng. Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân tích
  • 11. kết quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. - Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm nhân tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực. Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực. Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế thì có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động, lượng hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu cung ứng vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả hàng hoá, chi phí, khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ. Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • 12. Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh. 1.2 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính 1.2.1 Phương pháp chung Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêng và phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng. Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung. 1.2.2 Các phương pháp cụ thể Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em xin được đề cập một số phương pháp sau: 1.2.3 Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
  • 13. - Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. - Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: + So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. + So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được. + So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. 1.2.4 Phương pháp cân đối Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính. Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh. 1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và
  • 14. cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: + Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất. 1.3 Hệ thống báo cáo tài chính 1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo. Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • 15. 1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực : Hoạy động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ rac các hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán,lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiểu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. 1.3.3 Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo thuyết minh là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích chi tiết về nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong báo cáo tài chính không thể được hết. 1.4 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.4.1 Phân tíchtình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. - Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. - Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục. - Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính
  • 16. 1.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. - Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. 1.5 Các chỉ tiêuphân tíchtình hình tài chính 1.5.1 Phân tíchkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm : các ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...Trong mọi quan hệ với doanh nghiệp, họ luôn đặt ra những câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không? Để trả lời câu hỏi trên, các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng. a, Khả năng thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả bảo gồm : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Công thức tính : 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả b, Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp doanh nghiệp đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là chậm nhất. Do vậy để
  • 17. đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh. Công thức : ℎệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 = 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 c, Khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể hàng tồn kho. Doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản thu chưa thu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, ta có thể sử dụng công thức sau: ℎệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝑇𝑖ề𝑛 + Đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 d, Khả năng thanh toán dài hạn. Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực tài sản cố định hình thành từ vốn vay và mức trích khấu hao căn bản hàng năm, xem xét xem mức trích khấu hao căn bản hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không. Công thức tính : 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
  • 18. 1.5.2 Phân tíchcơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ a, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp.Nó cho ta biết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản ( nợ và vốn chủ sở hữu ) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh. 𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 ∗ 100% Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài ( từ các chủ nợ ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp, có bao nhiêu phần do vay nợ mà có. b, Hế số nợ so với tài sản Hệ số nợ so với tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện nay của doanh nghiệp được tài trợ mấy phần trăm là nợ phải trả. Công thức tính : 𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ∗ 100% c, Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản dùng để đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dai hạn Công thức tính: 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎí𝑐ℎ ứ𝑛𝑔 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑣à 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 d, Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu dùng để đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định.Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Công thức tính : 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
  • 19. 1.5.3 Phân tíchhiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời a, Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ số này còn gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể là một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu như trong các giai đoạn, tổng mức tài sản của doanh ngiệp đều tương đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dụng mức bình quân tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ. Nếu mức tổng tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phải lấy cùng một thời điểm. Mức quay vòng của tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiểu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả. Công thức tính: 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 b, Vòng quay hàng tồn kho Tỷ số này cho biết doanh nghiệp lưu hàng tồn kho,gồm nguyên vật liệu và hàng hóa trong bao nhiêu tháng. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hóa cần được lưu trữ lại ở một mức nhất định nào đó. Tuy nhiên lưu trữ hàng với một số lượng lớn thì đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém hiệu quả ( dòng tiền sẽ giảm đi do sử dụng vốn kém và như vậy lãi vay sẽ tăng). Điều này làm tăng chi phí giữ hàng tồn kho và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không phù hợp với nhu cầu của thị trường.Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho có hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mứcđộ bình quân chung của ngành cũng như mức độ hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường. Công thức tính:
  • 20. 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 c, Kỳ thu tiền bình quân Phát sinh nợ phải thu khách hàng cũng là điều không thể tranh khỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong những biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy, ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách hàng. Được xác định bởi công thức sau: 𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ∗ 360 d, Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản (ROA) Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. Tỷ suất này sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Tỷ suất được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Công thức tính như sau: 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ∗ 100% e, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất này nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Công thức tính :
  • 21. 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 ∗ 100% f. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kinh doanh có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận được xác định bao gồm là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế. Công thức tính : 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ∗ 100% 1.6 Công cụ hỗ trợ 1.6. Giới thiệu chung về microsoft excel Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện:  Tính toán đại số, phân tích dữ liệu  Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách  Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau  Vẽ đồ thị và các sơ đồ  Tự động hóa các công việc bằng các macro  Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau. 1.6.2 Ngôn ngữ Visual basic trong microsoft excel.  Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để ràng buộc các đối tượng trong ứng dụng với nhau thành một hệ thống hợp nhất. Các chương trình của VBA (Visual Basic for Application) được tổ chức và hoạt động trong Access nhằm mục đích xây dựng các ứng dụng phức tạp.  Có thể dùng VB để thực hiện các công việc sau:  - Làm cho ứng dụng dễ bảo trì hơn
  • 22. - Tạo ra các hàm/thủ tục của người sử dụng để xử lý các thao tác phức tạp mà chưa được MS Access cung cấp sẵn. - Xử lý lỗi theo ý người sử dụng. - Tạo hay thao tác với các đối tượng - Thực hiện các thao tác cấp hệ thống : thực hiện một ứng dụng khác, liên kết giữa các ứng dụng.  Đặc điểm: - Chương trình của VBA hoạt động chủ yếu theo hướng sự kiện : bấm chuột tại các nút lệnh, di chuyển vào hay ra đối tượng điều khiển của form, report … - Các thủ tục và hàm của VBA nằm rải rác trong các module của form, report hoặc module chung của CSDL và chúng có thể gọi lẫn nhau.
  • 23. Chương 2 Khảo sát phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triểncủa Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn - Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn - Địa chỉ: Phố Đức Tâm II – Thị Trấn Văn Quan – Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn. - Điện thoại:0253.830.233 - Mã số thuế: 4900227360 - Vốn điều lệ: 4.000.000.000 (bằng chữ: Bốn tỷ đồng chẵn) - Người đại diện - Giám đốc: Nguyễn Văn Hùng - Giấy chứng nhận kinh doanh mã số Doanh nghiệp: 4900227360 cấp ngày 11/9/2009 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp. Công ty thành lập thuộc hình thức công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng. Tháng 9 cuối kỳ năm 2015 với sự tham gia góp vốn của các cổ đông, công ty chính thức trở thành công ty cổ phần Lạng xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn. Năm 2011 công ty đã tham gia xây dựng, tư vấn thiết kế nhiều công trình về lĩnh vực công nghiệp và dân dụng trong huyện và các huyện khác nhau. Đến năm 2013 mặc dù thị trường xây dựng gặp nhiều khó khăn xong công ty vẫn không ngừng phát triển và nâng cao năng lực đạt được nhiều doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với các năm trước. Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn có đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn đã và đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, …
  • 24. Hiện nay, công ty không ngừng nâng cao năng lực về phát triển Nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thi công xây dựng các công trình, các dự án đòi hỏi chất lượng cao và kết cấu phức tạp. Công ty đã mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới nhằm phát triển Nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tăng thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn 2.1.2.1 Chức năng của công ty - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; khai thác, chế biến vật liệu xây dựng; dọn dẹp tạo mặt bằng xây dựng; xây dựng công trình cấp thoát nước; trang trí nội thất, ngoại thất công trình. - Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô nội tỉnh, liên tỉnh. - Buôn bán vật liệu xây dựng; - Sản xuất, lắp đặt, buôn bán các cấu kiện bằng thép, nhôm, kính định hình phục vụ cho các công trình xây dựng. 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích Nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. - Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng. - Thi công công trình theo đúng thiết kế, quy trình tiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc cho công ty trong công cuộc xây dựng công ty. 2.1.3 Đặc điểm của công tycổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn 2.1.3.1 Đ ặc đi ểm kinh doanh Công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn có sản phẩm chính là các công trình xây dựng dân dụng, có qui mô lớn, thời gian thi công lâu dài, bền đẹp có chất lượng và đảm bảo cả về mặt kỹ, mỹ thuật. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của
  • 25. công ty có nhiều điểm khác biệt so với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác. Thứ nhất: địa điểm sản xuất phải thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào vị trí công trình thi công nên máy móc, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Mặt khác các công trình thi công ở nhiều nơi khác nhau nên công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư gặp nhiều khó khăn. Thứ hai: Thời gian từ khi thi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Mặt khác quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau nên thời gian hoàn thành công trình thường kéo dài. Các công việc được tiến hành tại các vùng miền khác nhau, diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường, thiên nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý, giám sát chặt chẽ để vừa đảm bảo tiến độ thi công của công trình, vừa đảm bảo chất lượng công trình, nhanh chóng hoàn thành và thu hồi vốn đầu tư. Điều đó sẽ hạn chế những tổn thất do ảnh hưởng của điều kiện xung quanh. Ngoài ra lượng vốn đầu tư vào công trình rất lớn, nếu thời gian kéo dài thì sẽ chịu thiệt hại nhiều do lạm phát. Thứ ba: Sản phẩm hoàn thành đơn chiếc, thời gian thi công dài, Khi hoàn thành thì được tiêu thụ ngay sau khi nghiệm thu không cần phải nhập khi như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá của công trình thường được ấn định theo hợp đồng, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ nét nên nó được ấn định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu. 2.1.3.2 Nhân lực của công ty: *Tổng số lao động: 58 người. - Số lao động ký hợp đồng dài hạn: 26 người; - Số lao động ký hợp đồng có thời hạn: 32 người. *Chia theo lĩnh vực quản lý: a/.Bộ phận gián tiếp: 07 người trong đó nữ 02; - Ban giám đốc: 02 người; - Tài vụ, kế hoạch, văn thư: 03 người;
  • 26. - Kiểm tra: 01 người; - Nhân viên lái xe: 01 người. b/.Bộ phận trực tiếp lao động tại hiện trường: 51người trong đó nữ 08; - Giám đốc điều hành trực tiếp tại hiện trường: 01 người; - Kỹ thuật trực tiếp làm việc tại công trình: 06 người. - Đội trưởng thi công các công trình: 04 người. - Đội lái máy và vận chuyển: 04 người. - Công nhân nề, mộc, cơ khí, điện và phụ nề: 36 người. *Chia theo trình độ chuyên môn: - Kỹ sư xây dựng: 05 người. - Cử nhân kinh tế: 01 người. - Trung cấp: 06 người. - Thợ có tay nghề bậc 6/7: 01 người. - Thợ có tay nghề bậc 3 đến 5/7: 22 người. - Lao động phổ thông: 23 người. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ chế quản lý của công ty cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn được bố trí theo mô hình: đứng đầu công ty là Giám đốc cùng sự hỗ trợ của các phòng ban khác. Sơ đồ:2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng Hội Thượng Lạng Sơn.
  • 27. *) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban + Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm có 4 thành viên là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc liên quan đến quyền lợi, mục đích và hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm đưa ra các biện pháp, xây dựng kế hoạch kinh doanh. + Giám đốc: là cơ quan điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc công ty có trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và pháp luật về toàn bộ việc tổ chức kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của công ty. + Ban chỉ huy công trình: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tình hình thi công, và chỉ đạo các tổ xây dựng công trình, chuyên chỉ đạo các tổ thi công. + Phòng kỹ thuật: Có chức năng thiết kế kỹ thuật phục vụ cho các dự án đấu thầu, quản lý về chất lượng kỹ thuật, theo dõi giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất cho các đơn vị tiến hành thi công, tổ chức sản xuất và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình.
  • 28. + Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của công ty, thực hiện việc nhập dữ liệu từ các chứng từ, hoá đơn vào phần mềm kế toán, bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định. +Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưa cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, các chế độ chính sách đối với người lao động, ông tác hành chính nội vụ. +Phòng sản xuất kinh doanh : Lập kế hoach sản suất kinh doanh, chỉ đạo việc sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty, quan hệ với khách hàng, tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng kinh tế,mua bán hàng hóa, mở rộng mạng lưới kinh doanh. + Các tổ đội thi công: Trực tiếp thực hiện, giám sát các hoạt động thi công các công trình một cách cân đối nhịp nhàng chính xác, liên tục… nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ công trình xây dựng. 2.1.5. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty (Đơn vị tính: tri ệu đ ồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Đ ầu k ỳ Cu ối k ỳ Đ ầu k ỳ Cu ối k ỳ A.Tài sản 8.085,321 10.693,182 10.935,202 14.606,878 I.Tài sản ngắn hạn 6.847,046 9.639,121 9.500,549 11.945,513 1.Tiền 409,427 59,766 159,209 735,666 2.Phải thu khách hàng 1.200,000 300,00 - 1.770,000 3.Hàng tồn kho 5.237,619 9.276,355 9.341,340 9.439,847 4.Tài sản ngắn hạn khác - - - - II.Tài sản dài hạn 1.238,275 1.057,061 1.434,653 2.661,366 Tài sản cố định 1.238,275 1.057,061 982,684 2.512,792
  • 29. (nguồn: phòng tài chính - kế toán)  Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ( Đơn vị tính: tri ệu đ ồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu Kỳ Cuối kỳ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5054,192 7733,844 10142,919 14415,845 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0,000 0,000 106,747 0,000 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5054,192 77333,844 10036,172 14415,845 4 Giá vốn hàng bán 4716,025 6961,318 9480,397 12753,088 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 338,167 772,526 555,775 1662,757 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1,475 8,774 7 Chi phí tài chính 299,022 204,500 261,000 Trong đó :Chi phí lãi vay 299,022 204,500 261,000 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 245,738 387,505 258,000 1318,021 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 92,429 85,999 94,750 92,510 10 Thu nhập khác 1,655 93,382 11 Chi phí khác 2,947 12 Lợi nhuận khác 1,655 90,435 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 92,429 87,654 94,750 182,945 14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 25,880 24,543 26,530 32,015 B.Nguồn vốn 5.161,229 5.222,880 5.249,387 5.317,771 I.Nợ phải trả 2.924,092 5.470,302 5.685,815 9.289,107 1.Nợ ngắn hạn 2.663,092 5.038,177 5.339,281 9.101,951 2.Nợ dài hạn 261,000 432,125 346,534 187,156 II.Vốn CSH 8.085,321 10.693,182 10.935,202 14.606,878
  • 30. 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 66,549 63,111 70,210 150,930 (nguồn: phòng tài chính - kế toán)  Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2015.  Biến động về tài sản. Thông qua bảng tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trên ta có thể tách riêng ra để xem xét sự biến động của tài sản trên các khoản mục. Tổng tài sản của công ty trong năm cuối kỳ năm 2105 đã tăng lên 3.671,676 triệu đồng so với đầu kỳ, tức đã tăng lên 33,58%. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy rằng công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, công ty đã đầu tư nhiều hơn cho tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng công trình. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục trong tài sản: Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm năm cuối kỳ năm 2015 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm giá trị là 11.945,513 triệuđồng và đầu kỳ năm 2015 là 9.500,549 triệu đồng. Vậy tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên so với đầu kỳ năm 2015 là 2.444,964 triệu đồng, tức tăng 25,73%. Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2015 đã tăng lên so với đầu kỳ 2015 là 576,457 triệu đồng, tức tăng 362,08%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của vốn bằng tiền này là do trong ncuối kỳ năm 2015 công ty đã chú ý đến việc gia tăng vốn bằng tiền hơn. Đây là một biểu hiện tốt cho công ty trong việc tăng khả năng thanh toán nhưng bù lại đó thì việc để quá nhiều tiền trong tài khoản cũng làm cho hiệu quả sản xuất kém đi, số vòng quay vốn sẽ thấp hơn. Ở đây lượng vốn bằng tiền đầu năm chiếm tỷ trọng khá thấp nên việc tăng bổ sung vào cuối năm là điều hợp lý. Các khoản phải thu ngắn hạn năm cuối năm 2015 từ 0 đồng đầu kỳ đã tăng lên là 1.770 triệu đồng, chi tiết ở đây là các khoản phải thu khác. Đây là điều khó tránh khỏi vì đặc thù riêng nên việc thanh toán thường diễn ra chậm. Nhưng công ty rút kinh nghiệm thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, giảm ứ đọng vốn để tăng khả năng sử dụng vốn. Hàng tồn kho trong cuối kỳ đã tăng so với đầu kỳ là 98,507 triệu đồng, tăng thêm 1,05%.
  • 31. Đây là kết quả của sự gia tăng chủ yếu của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế công ty đang thi công dở dang một số công trình như Trường DTNT tỉnh Lạng Sơn; Trường THCS Việt Bắc, Trường THCS Chu Văn An… và một số công trình đang chờ nghiệm thu. Trong quá trình thi công thi công ty phải tự bỏ vốn ra để mua nguyên vật liệu và các chi phí phải trả khác để đảm bảo tiến độ thi công công trình trong khi chờ đợi khoản tạm ứng trước của khách hàng. Đây là do trong giai đoạn này giá cả nguyên vật liệu tăng cao, việc chậm thanh toán của chủ đầu tư làm cho công trình bị đình trệ, nên việc gia tăng chi phí là điều tất yếu xảy ra với công ty. Đây là một đặc thù riêng của công ty xây dựng nhưng công ty cần có biện pháp giải quyết đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, kịp thời hạn nghiệm thu và bàn giao để giảm đi những chi phí sản xuất không đáng có. Qua phân tích phần tài sản ngắn hạn cho thấy rằng cùng với quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động mà chủ yếu ở là hàng tồn kho vì đặc thù riêng của nghành. Đây là điểm yếu mà công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cao nhất cho công ty. Giảm bớt chi phí hàng tồn kho, tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng để đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về phân tích chiều dọc thì tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cuối kỳ 2015 tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng đã giảm 5,1% (86.88% - 81,78%) so với đầu kỳ, đây là do tỷ trọng của hàng tồn kho trong năm đã giảm 20,79%, kèm theo đó là sự tăng nhẹ tỷ trọng của các khoản mục tiền và khoản phải thu ngắn hạn. Tài sản dài hạn: Sang cuối kỳ năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đã tăng lên 1.226,713 triệu đồng, với tỷ lệ 85,51%. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư dài hạn cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể việc tăng này ta cần xem xét các nguyên nhân: Tài sản cố định của công ty cuối kỳ năm 2015 đã tăng lên so với đầu kỳ năm 2015 là 1.530,108 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 155,71%. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã mua một xe múc, một xe tải và một máy cắt bê tông để dùng cho công tác thi công xây dựng công trình. Xét theo phân tích chiều dọc thì tỷ trọng gia tăng lớn nhất vẫn là tài sản cố định với việc tăng thêm 8,21% trong tổng tài sản. Các khoản chi phí trả trước dài hạn trong cuối kỳ năm 2015 đã giảm xuống còn 148,574 triệu đồng, tức giảm 303,395 triệuđồng. Trong năm này
  • 32. công ty đã phân bổ tiếp khoản chi phí trả trước dài hạn của các năm trước mà phát sinh từ chi phí của các khoản sửa chữa lớn máy móc thiết bị của công ty.  Phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn: Tương tự như phần tài sản thì nguồn vốn trong cuối kỳ năm 2015 cũng tăng 3.671,676 triệu đồng so với đầu kỳ năm 2015, tức đã tăng lên 33,58%. Trong đó các nguyên nhân: Nợ phải trả: Trong cuối kỳ năm 2015 đã tăng 3.603,292 triệu đồng so với đầu kỳ năm 2015, với tỷ lệ tăng là 63,37%. Chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 63,59%, tức đã tăng lên 11,59%. Điều này cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty cho hoạt động sản xuất là khá tốt. Khoản phải trả cho người bán trong cuối kỳ năm 2015 đã tăng lên 559,012 triệu đồng. Khoản ứng khách hàng trước tăng lên đáng kể 3.307,586 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 182,15%, chiếm tỷ trọng gần 52,17% nguồn vốn đi chiếm dụng. Khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng 236,694 triệuđồng, tỷ lệ tăng là 56,36%. Việc khách hàng ứng trước cho công ty là một tín hiệu tốt, vì dựa đây công ty có thể trang trải được nhiều hơn trong quá trình thi công và giảm khoản đi vay từ các tổ chức tín dụng. Điều này cũng cho thấy rằng trong năm qua sự uy tín, sự tin tưởng từ khách hàng cũng như các nhà cung cấp đối với công ty đã được nâng cao. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu trong cuối kỳ năm 2015 đã giảm tỷ trọng xuống còn 36,41%, giảm 11,59% so với đầu kỳ năm 2015. Theo chiều ngang thì đã tăng 68.384 ngàn đồng, tức tăng 1,3%. Đây là do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty để lại hàng năm. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu là tín hiệu đáng mừng nhưng tỷ trọng lại giảm thì cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang dần thấp đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho công ty có khả năng rủi ro cao hơn. Công ty cần có biện pháp nâng dần vốn tự sở hữu của mình và giảm các khoản nợ phải trả để giảm bớt rủi ro. 2.1.6. Quy trình phân tích tình hình tài chính.
  • 33. Hình 2.5: Quy trình phân tích tài chính Bước 1:Xác định mục tiêu phân tích. Đây là công việc quan trọng, quyết định tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng . Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Bước 2 :Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt được các mục tiêu đó. Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung , tốc độ luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng(hàng tồn kho, nợ phải thu khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động của DN. Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (không thừa , không thiếu ) sẽ đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định hợp lí. Bước 3: căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu phân tích. Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN, có thể thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn. Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích. Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích. Bên cạnh đó , để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu
  • 34. thập được, nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu. nhà phân tích nên tiếp cận các dữ liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu. Bước 4: sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp hợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau khi được xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng. Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích : kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính. Trong bước này , nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử dụng. các hạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo. 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống 2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống *sơ đồ phân cấp chức năng.
  • 35. *Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh. *Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
  • 36. * Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhập.
  • 37.
  • 38. Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 3.1. Mô tả bài toán Công tác phân tích các chỉ tiêu tổng hợp của công ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạng Sơn diễn ra như sau: Nhân viên phòng tài chính kế toán hàng kỳ sẽ tổng hợp báo cáo tài chính, từ báo cáo tài chính đã thu thập qua các kỳ để làm dữ liệu đầu vào để tính ra chỉ tiêu tổng hợp . Từ kết quả đã tính được dựa trên phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính của công ty. Từ đó giúp công ty thấy được tình hình tài chính của mình như thế nào. Trên thực tế khảo sát tại công ty và qua việc thu thập thông tin em được biết công ty Cổ Phần Xây Dựng Hội Thượng Lạn Sơn chưa có phần mềm phân tích tài chính. Công ty tuy đã có các phần mềm quản trị doanh nghiệp AC SOFT nhưng phần mềm phân tích tài chính lại chưa có. Phân tích tài chính lại là vấn đề quan trong trong chuỗi quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh do đó nhu cầu tất yếu đó là xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3.2. Xây dựng chương trình 3.2.1 Giao diện đăng nhập. Hình 3.1 Giao diện đăng nhập của chương trình. Giao diện này cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống chương trình.
  • 39. 3.2.2 Giao diện chính của chương trình. Hình 3.2 Giao diện chính của chương trình Giao diện của chương trình trực quan, thể hiện rõ các chức năng cũng như một số thông tin cần thiết. Giao diện chương trình chính sẽ hiện ra sau khi người dùng đăng nhập bằng tài khoản cá nhân thành công. Sau đó, người dùng sẽ vào các chức năng hiển thị trên thanh Menu để thực hiện công việc. 3.2.3. Một số giao diện khác của chương trình . Hình 3.3 Giao diện chức năng báo cáo phân tích tình hình tài chính.
  • 40. Chức năng báo báo phân tích tình hình tài chính cung cấp cho người sử dụng cái nhìn khái quát nhất về các nhóm chỉ số tài chính: khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ, Hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời. Hình 3.4 Giao diện chức năng tính nhóm chỉ số thể hiện cơ cấu vốn , tính ổn định và khả năng sinh lời. Giao diện chức năng tính nhóm chỉ số thể hiện cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng sinh lời cung cấp giá trị chỉ số về : vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản.
  • 41. KẾT LUẬN Qua việc phân tích, đánh giá và xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính thử nghiệm em đã hiểu rõ hơn về cách phân tích tình hình kinh tế và ứng dụng bài toán kinh tế vào ngôn ngữ lập trình. Trong bài thực tập này kết quả đạt được là: Ưu điểm - Chương trình có giao diện thân thiện, sử dụng dễ dàng, các dữ liệu nhập vào nhanh chóng, tiện lợi. - Chương tình đã có một số chức năng cơ bản như cập nhập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, tính các nhóm chỉ số phân tích tình hình tài chính, đưa ra được báo cáo tình hình kết quả kinh doanh. - Hệ thống chức năng được bố trí rõ ràng, đơn giản, thống nhất giúp cho người đầu tiên tiếp cận cũng nhanh chóng làm quen và sử dụng. Nhược điểm - Do thời gian nghiên cứu ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để thiết kế chương trình phân tích tình hình tài chính được hoàn chỉnh. - Chương trình còn chưa khái quát được một cách chi tiết mọi mặt về tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Hướng phát triển - Xử lý các lỗi chặt chẽ hơn trước khi đưa vào sử dụng. - Xây dựng thêm một số chức năng khác nữa cho người quản lý. - Từ những nhược điểm nói trên em cũng sẽ cố gắng nghiên cứu và hoàn thiện chương trình với đầy đủ chức năng để khái quát được toàn bộ quy trình, cách thức phân tích tình hình tài chính của công ty.
  • 42. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Dương (2007), Kế toán tài chính, NXB Lao động – Xã hội. [2] Nguyễn Văn Huân, Lê Anh Tú (2011), Phát triển hệ thống thông tin kinh tế, Tài liệu lưu hành nội bộ Khoa HTTT Kinh tế. [3] Võ Văn Nhị (2012), Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Lao động . [4] Võ Văn Nhị (2005), Kế toán tài chính, NXB Tài chính. [5] Lê Văn Phùng (2004), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – bài tập và thực hành, NXB Lao động xã hội. [6] Nguyễn Công Trình (2008), Phân tích các báo cáo tài chính, NXB Giao thông vận tải. [7] Ngô Trung Việt (2008), Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê.