SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
i
i
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ...................5
1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế ............................5
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................5
1.1.2. Vai trò........................................................................................................5
1.1.3. Phân loại....................................................................................................6
1.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh.......................................................................7
1.2. Khái quát về hoạt động đổi mới sản phẩm......................................................8
1.2.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo ......................................................................8
1.2.2. Đổi mới sản phẩm ...................................................................................11
1.2.3. Các thước đo đánh giá đổi mới sản phẩm...............................................11
1.2.4. Đặc điểm của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh
trang thiết bị y tế ...............................................................................................20
1.3. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu....................................21
1.3.1. Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận của Schumpeter:...................................21
1.3.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực RBV.........................................................22
1.3.3. Lý thuyết tri thức tổ chức........................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 ..................................25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
ii
ii
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1. Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh
trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2017 – 2021.........25
2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và lên các doanh
nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh.............................29
2.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung....................29
2.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp kinh doanh trang
TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh....................................................................33
2.3. Thực trạng hoạt động đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh
trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid -19....35
2.3.1. Đầu tư cho đổi mới sản phẩm .................................................................35
2.3.2. Quy trình đổi mới sản phẩm....................................................................39
2.3.3. Đánh giá hiệu quả đổi mới sản phẩm......................................................42
2.4. Đánh giá chung về hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp kinh doanh
trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh .........................................................................44
2.4.1. Những thành tựu......................................................................................44
2.4.2. Những tồn tại...........................................................................................46
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID -19 .................................48
3.1. Kinh nghiệm hoạt động đổi mới sáng tạo của một số nước trên thế giới
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - trang TBYT và bài học ứng dụng cho các
doanh nghiệp Việt Nam ..........................................................................................48
3.2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại
TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch ............................................................52
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động đổi mới sản
phẩm trong lĩnh vực kinh doanh trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh trong bối
cảnh đại dịch Covid 19............................................................................................54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
iii
iii
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3.1. Kiến nghị giải pháp cho Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh trang TBYT..............54
3.3.2. Kiến nghị giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động đổi mới sản phẩm ..............................................................57
KẾT LUẬN..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
iv
iv
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt
1. DN Doanh nghiệp Doanh nghiệp
2. ĐMST Đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo
3. CAGR Compound annual growth rate
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
kép
4. R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển
5. TBYT Thiết bị y tế Thiết bị y tế
6. TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
7. In vitro Trong ống nghiệm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
v
v
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Thị trường trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh 2017-2021.............25
Hình 2. 2. Phân khúc thị trường theo chủng loại trang TBYT..................................27
Hình 2. 3. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 6 tháng đầu năm
2018-2021..................................................................................................................32
Hình 2. 4. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT đổi mới sản phẩm .............37
Hình 2. 5. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tuân thủ quy trình đổi mới
sản phẩm....................................................................................................................40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
vi
vi
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 2. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021..........31
Bảng 2. 3. Tổng vốn đầu tư cho đổi mới sản phẩm của DN kinh doanh TBYT năm
2021 tại TP Hồ Chí Minh..........................................................................................35
Bảng 2. 4. Thống kê mô tả đổi mới sản phẩm trang TBYT của DN tại thành phố Hồ
Chí Minh trong đại dịch Covid – 19 .........................................................................39
Bảng 2. 5. Lợi nhuận sau thuế của các DN TBYT theo nhóm ngành sau hoạt động
đổi mới sản phẩm tại TP Hồ Chí Minh.....................................................................42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1
1
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng thì bên cạnh việc
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước còn phải đối
mặt với thách thức đến từ các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy,
giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường được cho là có ý nghĩa sống còn với các
doanh nghiệp. Đổi mới sản phẩm được coi là một trong các giải pháp đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức so với các đối thủ cạnh
tranh. Bởi nếu doanh nghiệp đổi mới sản phẩm thì sản phẩm sẽ có khả năng đáp
ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như
hình thức mẫu mã, thông qua đó nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của mọi tầng lớp người tiêu dùng trên thị trường và trong xã hội. Bên cạnh đó, trong
bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và đã gây ra những hạn chế to
lớn đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng thì
việc doanh nghiệp tìm ra các giải pháp đổi mới sản phẩm trong đó nâng cao chất
lượng sản phẩm và giảm giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp.
Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về các trang thiết bị y tế thay đổi đáng
kể trong đại dịch Covid 19. Khi nhu cầu và thị hiếu thay đổi thì đòi hỏi các phương
thức để thỏa mãn nó cũng thay đổi theo. Sản phẩm là phương tiện dùng để thoả mãn
các nhu cầu, vì vậy cách tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu thay đổi đó là tìm ra
các sản phẩm mới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế
phải tìm ra những sản phẩm mới để duy trì và tạo ra mức tiêu thụ trong tương lai
Tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh
trang thiết bị y tế muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường thì phải có những
chiến lược kinh doanh thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, trong đó phải
kể đến hoạt động đổi mới sản phẩm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2
2
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên, tại Việt Nam, số doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT nhận thức
được sự cần thiết của việc đầu tư R&D vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, doanh
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và phải sử dụng vốn
tự có cho hoạt động R&D. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự thiếu hụt về tài
chính khiến mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT đầu tư vào
hoạt động nghiên cứu và đổi mới sản phẩm đáng lo ngại, tỷ lệ doanh nghiệp có sử
dụng các công nghệ điện toán đám mây, in 3D, robot tiên tiến, cảm biến, ứng dụng
dữ liệu lớn…là rất thấp.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu, đánh giá các hoạt động đổi
mới sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và đưa ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sản phẩm rõ ràng là rất cần thiết cả về
mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận, vì vậy người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế
tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid-19”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sản phẩm
Sách “Đổi mới từ cốt lõi”, của tác giả Bùi Thu Trang, Nxb Thế Giới năm
2018 đã cho rằng: Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm, một phương
pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt
động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài. Đổi mới sáng tạo
bao gồm toàn bộ các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức tài chính và thương
mại hóa dẫn đến hoặc dự kiến sẽ dẫn đến việc thực thi đổi mới sáng tạo. Hoạt động
đổi mới sáng tạo bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và cả những
hoạt động sau R&D liên quan đến sản xuất, phân phối và triển khai cũng như các
hoạt động bổ trợ như: đào tạo, nghiên cứu thị trường, thử nghiệm thị trường, mua
máy móc thiết bị hay tiếp nhận tri thức mới.
Sách “Innovation and New Product Planning” của Kenneth B. Kahn, Mayoor
Mohan, năm 2020 đã nêu ra một số chiến lược đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp
tồn tại và đối phó với đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng
khốc liệt. Một trong những chiến lược đó có đề cập đến việc đổi mới sản phẩm để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
3
3
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý và
cạnh tranh cao.
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực thiết bị y tế
Nghiên cứu của tác giả B Ravi thể hiện trong tựa sách “The essence of
medical device innovation” (2018) đã giới thiệu những câu chuyện đổi mới sản
phẩm TBYT đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ, những người đã sáng tạo ra các
sản phẩm TBYT mới lạ nhưng giá cả hợp lý tại các trung tâm nghiên cứu khoa học
và các trung tâm đối tác của họ. Qua đó, tác giả nêu ra những phương pháp xác
định, phát triển và triển khai các hoạt động đổi mới trang TBYT cũng như giá trị về
cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này với những hướng dẫn hữu ích và thiết thực
cho các bước triển khai, cho thấy tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sản phẩm
trong lĩnh vực thiết bị y tế. Việc triển khai các hoạt động đổi mới đã góp phần vào
việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm đổi mới
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phúc Hoàng (2019) về dổi mới các sản phẩm
TBYT đã cho rằng các doanh nghiệp trang TBYT thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống để
theo dõi, kiểm tra hoặc quản lý sự tuân thủ của sản phẩm. Điều này cho thấy rằng
các công ty đang không chú trọng đúng mức đến việc tuân thủ khi nói đến đổi mới
sản phẩm TBYT. Khi có một ý tưởng đổi mới sản phẩm nhưng nhưng nếu các yêu
cầu quy định không được đưa vào giai đoạn đầu của thiết kế sản phẩm, các doanh
nghiệp có nguy cơ mất rất nhiều tiền cho việc tái thiết kế, sản xuất lại, phân phối lại
hoặc thậm chí là phân nhánh hợp pháp. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách
có các điểm kiểm tra đánh giá tuân thủ ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất sản
phẩm và bằng cách đảm bảo sản phẩm sẽ đủ điều kiện để được chứng nhận trên thị
trường ngay từ đầu.
3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng đổi mới sản phẩm tại doanh nghiệp
kinh doanh thiết bị y tế tại TP. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động đổi mới sản phẩm
Mục tiêu cụ thể:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
4
4
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trang
TBYT tại Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá những tác động của của đại dịch Covid -19 lên nền kinh tế và lên
các doanh nghiệp trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất những chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh trang
TBYT tại tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động đổi mới sản phẩm
trong các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh
đại dịch Covid 19
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh
doanh trang thiết bị y tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tại bàn: là phương pháp thu thập những thông tin có
sẵn trong sách báo, tạp chí, tổ chức hỗ trợ kinh doanh của chính phủ, tổ chức phi
chính phủ, hiệp hội thương mại để thực hiện việc đánh giá ban đầu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: sử dụng phương pháp phân tích
nguồn tài liệu, phân tích tác giả, phân tích nội dung và thực hiện tổng hợp dựa trên
kết quả phân tích.
5. Bố cục của khóa luận:
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục
từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh
nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh
doanh trang thiết bị y tế tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19
Chương 3: Giải pháp về hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh
doanh trang thiết bị y tế tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
5
5
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ
1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế
1.1.1. Khái niệm
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép,
thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro (trong ống nghiệm), phần mềm (software)
được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang
thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau: (Tổ
chức giáo dục y khoa Wellbeing, 2019).
Trang thiết bị y tế là một đối tượng phi sinh hóa được sử dụng cho mục đích
y tế ở bệnh nhân, để chẩn đoán, điều trị, hỗ trợ, thay thế, phòng ngừa hoặc bất kỳ
tác dụng vật lý nào tương tự (Indani, Ashish, 2016). Hay hiểu theo một cách đơn
giản thì trang thiết bị y tế là vật liệu vật lý chứ không phải vật liệu hóa học. Nói
cách khác, sản phẩm thuốc được tạo ra để đưa ra kết quả sinh hóa và thiết bị y tế
được thiết kế để đưa ra kết quả cơ học về Sinh học.
Trang thiết bị y tế là bất kỳ thiết bị, dụng cụ, thiết bị, phần mềm, vật liệu
hoặc vật phẩm khác, cho dù được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp, bao gồm cả phần
mềm được nhà sản xuất dự định sử dụng đặc biệt cho mục đích chẩn đoán và /hoặc
điều trị và cần thiết cho ứng dụng phù hợp, dự định bởi nhà sản xuất để được sử
dụng cho con người (EU, 2007).
Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế là ngành nghề kinh doanh có điều
kiện. Để được thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký doanh
và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cũng như chỉ kinh doanh các
loại trang thiết bị, dụng cụ y tế do Bộ Y tế cấp phép lưu hành
1.1.2. Vai trò
Đối với hoạt động chẩn đoán, điều trị thì trang thiết bị y tế có ý nghĩa to lớn
trong việc thực hiện các công tác y tế chuyên môn đối với người bệnh ví dụ như
chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng. Hiệu quả, chất lượng của các công tác y tế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
6
6
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kể trên chịu sự tác động mạnh mẽ của trang thiết bị y tế. Hay nói cách khách thì
trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bác sĩ, thầy thuốc
trong quá trình chưa và phòng bệnh.
Bên cạnh đó trang thiết bị y tế là một trong 03 yêu tố cơ bản nhất quyết định đến
hiệu quả, chất lượng của công tác y tế bao gồm: bác sĩ, thuốc và trang thiết bị y tế.
Các yếu tố này đều đóng vai trò nòng cốt trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, trang thiết bị y tế là một trong các yếu tố đóng vai trò quyết định trong kỹ
thuật khám chữa bệnh của Ngành y tế. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát
triển mạnh mẽ và tác động sâu, rộng đến tất cả các ngành nghề, trong đó có nghành
y tế thì việc đổi mới, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc
chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe không thể không có sự tham gia của việc đổi
mới các sản phẩm trang thiết bị y tế.
1.1.3. Phân loại
Tại Việt Nam, căn cứ theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP thì trang
thiết bị y tế bao gồm 04 loại được chia thành 02 nhóm căn cứ vào mức độ rủi ro
tiềm ẩn về kỹ thuật và sản xuất.
Nhóm trang thiết bị y tế thứ nhất là tập hợp các trang thiết bị y tế có rủi ro ro được
đánh giá ở mức thấp và được ký hiệu là nhóm trang thiết bị loại A.
Nhóm trang thiết bị y tế thứ hai là tập hợp các trang thiết bị y tế có rủi ro được đánh
giá ở mức độ trung bình thấp (thuộc loại B); trang thiết bị y tế có rủi ro được đánh
giá ở mức độ trung bình cao (thuộc loại C) và trang thiết bị có rủi ro được đánh giá
ở mức độ cao (thuộc loại D).
Việc phân chia trang thiết bị y tế thành các nhóm với mức độ rủi ro khác nhau tại
Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với các điều ước
quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà
Việt Nam là thành viên. Cụ thể như sau:
(1) Phân loại dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế
(2) Phân loại dựa trên mức độ rủi ro cao nhất khi trang thiết bị y tế được đánh
giá có nhiều mức độ rủi ro khác nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
7
7
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(3) Phân loại theo mức độ rủi ro riêng biệt của từng trang thiết bị y tế ngay cả
khi trang thiết bị y tế đó được thiết kế để sử dụng kết hợp với trang thiết bị y
tế khác
(4) Phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng chính của trang thiết bị y tế khi trang
thiết bị y tế được thiết kế nhằm sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
1.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh
Căn cứ Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính
phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế
về quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế
Quy định về tổ chức có đủ điều kiện được đại diện trong đăng ký lưu hành hay công
bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế cụ thể như sau:
(1) Chủ sở hữu của trang thiết bị y tế là hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh
của Việt Nam
(2) Các tổ chức (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã) được chủ sở
hữu TBYT ủy quyền đăng ký, đồng thời tổ chức có chức năng kinh doanh
trang thiết bị y tế.
(3) Khi chủ sở hữu của trang thiết bị y tế là các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài và
có văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện việc ủy uyền cho một tổ chức
(bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã)
(4) Để đảm bảo đủ điều kiện thì tổ chức đăng ký lưu hành hoặc đứng tên công
bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế bắt buộc phải có ít nhất 1
trong hai điều kiện là có cơ sở bảo hành tại Việt Nam hoặc có đơn vị ủy
quyền bảo hành có năng lực bảo hành sản phẩm trang thiết bị y tế mà mình
đăng ký lưu hành hoặc đứng tên công bố (không bao gồm các sản phẩm
trang thiết bị y tế sử dụng một lần)
Bên cạnh đó, quy định về điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế tại Việt Nam
cũng được quy định một cách rõ ràng liên quan đến trình độ chuyên chuyên, quản lý
của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế, điều kiện để tổ chức có thể lưu hành sản phẩm
trang thiết bị y tế trên thị trường và một vài quy định khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
8
8
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngoài ra, trình độ chuyên môn của người phụ trách cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
cũng cần đáp ứng được một số điều kiện như sau: (1) Có trình độ từ cao đẳng trở
lên về trang thiết bị y tế hoặc là người được đào tạo chuyên ngành y, dược, kỹ thuật
y tế ở trình độ Đại học trở lên; (2) Điều kiện đặc biệt áp dụng với các cơ sở sản xuất
có ma tý là tiền chất đó là người phụ trách phải đảm bảo có trình độ từ Đại học trở
lên về chuyên ngành dược, hóa học, thiết bị y tế, sinh học; (3) Bên cạnh trình độ
đào tạo thì người phụ trách cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế cần đảm bảo điều kiện
về thời gian công tác trực tiếp trong lĩnh vực thiết bị y tế tối thiểu 24 tháng.
Quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế cung cần đảm bảo một số
điều kiện cụ thể như sau:
(1) Đảm bảo tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo quy định
(2) Điều kiện đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có sử dụng
ma túy là tiền chất thì cơ sở phải đảm bảo có hệ thống theo dõi, quản lý quá
trình sản xuất sản phẩm có sử dụng ma túy là tiền chất (xuất, nhập, tồn kho,
quá trình sử dụng nguyên vật liệu) theo đúng quy định của nhà nước.
Để trang thiết bị y tế có thể lưu hành trên thị trường thì cần đảm bảo một số điều
kiện cụ thể như sau:
(1) Sản phẩm phải được đăng ký lưu hành và được cấp số lưu hành, được cấp
phép nhập khẩu vật tư y tế theo quy định
(2) Sản phẩm phải đảm bảo tính đầy đủ về hệ thống nhãn mác (bao gồm nhãn
chính, nhãn phụ có đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định).
(3) Sản phẩm phải đảm bảo điều kiện có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, cụ thể bằng
tiếng Việt
(4) Sản phẩm phải đảm bảo có đầy đủ thông tin cụ thể về nơi bảo hành, thời
gian, điều kiện để bảo hành trừ những trang thiết bị, vật tư y tế sử dụng một
lần theo quy định không cần bảo hành
1.2. Khái quát về hoạt động đổi mới sản phẩm
1.2.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo (innovation) đã được nghiên cứu từ rất lâu bởi các nhà kinh
tế học cổ điển nhưng chỉ đến Schumpeter (1934) thì tầm quan trọng của ĐMST mới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
9
9
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được nhấn mạnh. Theo ông, ĐMST là sự kết hợp giữa mới và cũ của những kiến
thức, nguồn lực, phương tiện và các yếu tố khác, là sự kết hợp sáng tạo giữa kiến
thức và các nguồn lực khác với mục tiêu thương mại hóa. Nó là quy trình biến ý
tưởng thành một thức có thể bán được.
Drucker (1985) đã định nghĩa đổi mới không chỉ là việc phát minh các sản
phẩm mới mà là một cơ hội kinh doanh mới được hình thành thông qua sản phẩm,
dịch vụ, quy trình, mô hình kinh doanh mới. Đổi mới không phải là điều gì tự nhiên
xuất hiện mà nó là một quy trình có cấu trúc và hệ thống với các quy tắc nhất định ,
nó có thể được luyện tập và học hỏi. Trong đó, để đổi mới thành công thì cần thiết
phải chủ động tìm kiếm và thực thi các ý tưởng mới.
Đổi mới sáng tạo là để duy trì sự phù hợp. Những gì có thể đã giúp một tổ
chức thành công trong quá khứ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của họ
trong tương lai. Các công ty cần phải thích ứng và phát triển để đáp ứng nhu cầu
luôn thay đổi của các thành viên của họ. (Stephen Shapiro, 2018).
Đổi mới sáng tạo là việc thực hiện các ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra giá trị
cho tổ chức, thường là thông qua tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc cả hai.(Jeffrey
Baumgartner, 2015).
Tại Việt Nam, Phan Thị Thục Anh và cộng sự (2017) cho biết “đổi mới sáng
tạo có đặc điểm là phải được thực thi”. Một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải
tiến phải được thực thi khi nó được giới thiệu ra thị trường. Những quy trình,
phương pháp Marketing, phương pháp tổ chức được thực thi khi chúng được sử
dụng trong thưc tế hoạt động của doanh nghiệp. Một đổi mới sáng tạo có thể là việc
thực thi một sự thay đổi lớn duy nhất hoặc là việc thực thi một loạt những thay đổi
nhỏ mà cùng với nhau chúng có thể tạo nên một sự thay đổi lớn đến rất lớn.
Với mục đích phát triển một sự hiểu biết chung về đổi mới sáng tạo, tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD,2005, tr.46) đề xuất một định nghĩa về đổi mới
sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp. Định nghĩa này được nhiều quốc gia sử dụng, cũng
được doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu chấp thuận, sử dụng rộng rãi. Định nghĩa
được phát biểu như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
10
10
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một
quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay
một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công
việc hay trong quan hệ với bên ngoài (OECD, 2005, tr.48)
Cụ thể, đổi mới sáng tạo bao gồm toàn bộ các hoạt động khoa học, công
nghệ, tổ chức tài chính và thương mại hóa dẫn đến hoặc dự kiến sẽ dẫn đến việc
thực thi đổi mới sáng tạo. Có một số hoạt động đổi mới sáng tạo tự bản thân nó là
thực sự sáng tạo, trong khi một số khác là cần thiết cho việc thực thi đổi mới sáng
tạo. Hoạt động đổi mới sáng tạo bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D) và cả những hoạt động sau R&D liên quan đến sản xuất, phân phối và triển
khai cũng như các hoạt động bổ trợ như: đào tạo, nghiên cứu thị trường, thử nghiệm
thị trường, mua máy móc thiết bị hay tiếp nhận tri thức mới ... Theo quan điểm lý
thuyết, R&D đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo song
nhưng hoạt động không thuộc R&D dường như lại phổ biến hơn, phụ thuộc nhiều
vào năng lực nhân viên, vào các cấu trúc của tổ chức ủng hộ việc khai thác tri thức
và quá trình học hỏi đến mức nào cũng như phụ thuộc vào mối quan hệ giao lưu
hợp tác của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, các tổ chức hay với các viện
nghiên cứu công.
Các khái niệm nêu trên đều cho thấy ĐMST là một quá trình mà trong đó đi
qua rất nhiều giai đoạn, gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng cũng như nằm trong nhiều mối
quan hệ nhưng chung quy dều để đạt mục tiêu chung là chuyển đổi ý tưởng nhằm
tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chuyển đổi. Trong phạm vi bài khóa luận người
viết xin phép được sử dụng khái niệm từ tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế làm
cơ sở lý thuyết cho đổi mới sáng tạo của toàn bài. Theo đó, “Đổi mới sáng tạo là
việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải
tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ
chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên
ngoài” (OECD, 2005, tr.48)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
11
11
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Đổi mới sản phẩm
Khái niệm sản phẩm được quy định trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là thành
tựu của một quá trình được cấu thành bởi nhiều hoạt động có mối liên hệ với nhau,
tương tác với nhau để chuyển đổi từ nguồn đầu vào thành kết quả đầu ra. Sản phẩm
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dịch vụ, vật liệu, phần mềm, phần cứng.
Đổi mới sản phẩm là việc giới thiệu một hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc
được cải thiện đáng kể liên quan đến đặc điểm hoặc mục đích sử dụng của sản
phẩm. Điều này bao gồm những cải tiến đáng kể về thông số kĩ thuật, các thành
phần và vật liệu, phần mềm tích hợp, sự thân thiện với người dùng và các đặc điểm
chức năng khác (OECD, 2005).
Mục tiêu chính của việc đổi mới sản phẩm trong một tổ chức là nâng cao giá
trị của sản phẩm và đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn. Cải tiến sản phẩm có thể
đạt được bằng cách sử dụng các công nghệ và tri thức mới hoặc bằng cách sử dụng
các kết hợp mới về công nghệ và tri thức hiện có.
Các yếu tố cấu thành quá trình đổi mới sản phẩm trong tổ chức là: (1) Đổi mới giá
trị thực tế sản phẩm như chất lượng, mẫu mã hay chức năng, công dụng của sản
phẩm; (2) Yếu tố cấu thành thứ hai đó là đổi mới giá trị tiềm ẩn của sản phẩm ví dụ
như đổi mới chính sách bảo hành, chính sách tín dụng thương mại hay như việc đổi
mới sản phẩm nhằm nâng cao giá trị trải nghiệm của khách hàng; (3) Yếu tố cấu
thành thứ ba là đổi mới giá trị cốt lõi của sản phẩm đó chính là đổi mới lợi ích chính
mà sản phẩm đó cung cấp cho khách hàng.
Nói chung, đổi mới sản phẩm được coi là một quá trình khó khăn vì nó được
thúc đẩy bởi việc thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi công nghệ, tăng tính
cạnh tranh quốc tế và giảm vòng đời sản phẩm. Đây là một quá trình liên tục, liên
quan đến nhiều khía cạnh khác của sản phẩm và tích hợp ngày càng nhiều các khả
năng của tổ chức với các yếu tố từ môi trường bên ngoài . Đổi mới sản phẩm cung
cấp cơ hội giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh mà họ đang tìm kiếm.
1.2.3. Các thước đo đánh giá đổi mới sản phẩm
Hoạt động đổi mới sản phẩm là nhân tố quan trọng tác động đến cạnh tranh
của doanh nghiệp và cũng có vai trò quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh bền
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
12
12
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vững, nó giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp,
giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá các
hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp, Calantone và cộng sự, 2002 đã đưa
thước đo để đánh giá đổi mới sản phẩm dựa trên tính hiệu quả của đầu tư về vốn
cho đổi mới sản phẩm, sự tiến bộ của khoa học công nghệ sử dụng trong đổi mới
sản phẩm, quy trình đổi mới sản phẩm .Cuối cùng, đánh giá hiệu quả của đổi mới
sản phẩm thông qua số lượng sản phẩm mới được đưa ra thị trường hàng năm, thời
gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mới so
với các sản phẩm khác.
1.2.3.1. Đầu tư cho đổi mới sản phẩm
Đầu tư đổi mới sản phẩm khi được xem xét dưới góc độ quản trị tài chính thì
đó là hoạt động đầu tư dài hạn. Việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động đổi mới sản
phẩm không chỉ nhằm tận dụng những cơ hội hiện tại mà còn nhằm phát triển trong
tương lai giúp tổ chức theo kịp các tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh
tranh của tổ chức. Hoạt động đổi mới sản phẩm yêu cầu tổ chức cung cấp một
nguồn tài trợ tùy theo mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức. Do vậy, để
đưa ra được quyết định đầu tư cho đổi mới sản phẩm thì lãnh đạo tổ chức cần có sự
xem xét cẩn thận, đánh giá một cách kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
đầu tư này của tổ chức.
Khi thực hiện hoạt động đầu tư thì yếu tố đầu tiên được xem xét đó là tính hiệu quả
của hoạt động đầu tư. Các nhà quản trị cần nhận thức rõ vấn đề đó là các khoản đầu
tư dài hạn luôn là các khoản đầu tư có tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, tổ chức cần
đánh giá được sự tin cậy của dự án đầu tư, dự báo được những biến động liên quan
đến nguồn tài trợ dự án, thu nhập từ hoạt động đầu tư,..Do vậy, một trong các nhiệm
vụ quan trọng của hoạt động đầu tư đổi mới sản phẩm đó là đánh giá tính khả thi
của dự án.
Một yếu tố khác cũng quan trọng cần được xem xét kỹ lượng khi thực hiện đầu tư
đổi mới sản phẩm đó là sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đây là một yếu tố
có tính biến đổi mạnh mẽ. Bên cạnh những thuận lợi mà sự tiến bộ khoa học công
nghệ mang lại thì kèm theo đó cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
13
13
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Do vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư phát triển sản phẩm mới thì tổ chức cần
đánh giá được tiềm năng phát triển của dự án trong bối cảnh khoa học công nghệ
phát triển, biến đổi ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm sau khi được đổi
mới. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được cách thức đổi mới thiết bị của mình.
Hoạt động đáng giá môi trường cạnh tranh trong ngành có ý nghĩa quan trọng trong
việc giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư đổi mới sản phẩm đúng đắn. Dự án
đầu tư đổi mới sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong trường hợp
nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường. Đồng
thời, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường. Bên cạnh
đó, thông qua quá trình này doanh nghiệp cũng có thể có được dữ liệu phục vụ cho
việc dự báo diễn biến của thị trường trong tương lai gần.
Đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Trước khi đưa ra bất cứ quyết định
đầu tư dù là ngắn hạn hay dài hạn thì việc đánh giá tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Như đã trình bày ở trên thì hoạt động
đầu tư đổi mới sản phẩm tiềm ẩn cả thời cơ và cũng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với
doanh nghiệp. Việc đổi mới sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh
tranh, uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Khi hoạt động đầu tư không được tính toán một cách chính xác sẽ dẫn đến lỗ hổng
trong cấu trúc tài chính. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Do vậy, đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là
hoạt động không thể thiết trong việc đầu tư đổi mới sản phẩm.
Cũng như các hoạt động đầu tư khác thì đầu tư đổi mới sản phẩm cũng là hoạt động
phát sinh nhu cầu về vốn. Do vậy, để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu
tư đổi mới sản phẩm thì doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao hiệu quả
huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thực hiện hoạt động huy động
vốn cho hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp cần đặc lưu ý đến một số vấn đề cụ thể
như sau:
(1) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tuy nhiên vẫn đảm bảo các nguyên
tắc tài chính nhất định
(2) Tối thiểu hóa chi phí huy động vốn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
14
14
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3.2. Quy trình đổi mới sản phẩm
(1) Lên ý tưởng đổi mới sản phẩm
Lên ý tưởng đổi mới sản phẩm là một trong các bước đầu tiên của quá trinh đổi mới
sản phẩm tại tổ chức/doanh nghiệp. Ý tưởng đổi mới phải được tìm kiếm và hình
thành một cách nghiêm túc chứ không chỉ đơn giản là một ý thích vu vơ của một cá
nhân nào đó. Dưới đây là tập hợp các nguồn hình thành ý tưởng đổi mới của doanh
nghiệp.
Nguồn nảy sinh ý tưởng đầu tiên thường xuất phát từ khách hàng: Lý thuyết về
Marketing đã hỉ ra rằng ý tưởng mới có thể bắt đầu được tìm kiếm ngay chính từ
những nhu cầu và mong muốn của khách hàng của tổ chức. Một doanh nghiệp có
thể thu thập được nguyện vọng mà mong muốn của khách hàng bằng các cuộc khảo
sát, thăm dò, nghiên cứu hành vi khách hàng. Qua đó, các ý tưởng đổi mới sản
phẩm sẽ được nảy sinh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn các nhu cầu
và mong muốn của khách hàng.
Nguồn nảy sinh ý tưởng thứ hai có thể đến từ các nhà khoa học: Các doanh
nghiệp có thể có những ý tưởng đổi mới sản phẩm mới mẻ thông qua các nhà khoa
học, những kỹ sư thiết kế, những công nhân viên lành nghề trong chính tổ chức của
mình hoặc từ nguồn lực bên ngoài thông qua việc tổ chức các cuộc thi về ý tưởng
đổi mới sản phẩm.
Nguồn nảy sinh ý tưởng từ chính đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh những thách thức
về môi trường cạnh tranh khốc liệt thì thông qua môi trường cạnh tranh đó doanh
nghiệp cũng có thể nảy sinh những ý tưởng đổi mới sản phẩm của mình thông qua
các sản phẩm và dịch vụ do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Đánh giá sản phẩm,
dịch vụ và thị trường của đối thủ kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nắm được những
điểm mạnh của sản phẩm đối thủ được khách hàng yêu thích và điểm yếu của sản
phẩm đối thủ mà khách hàng phàn nàn. Từ đó kế thừa vào sản phẩm mới của doanh
nghiệp.
Nguồn nảy sinh ý tưởng từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh
nghiệp thường là các cá nhân có trình độ chuyên môn cao và có bề dày kinh nghiệm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
15
15
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nguồn ý tưởng đổi mới
sản phẩm dồi dào và quan trọng.
Nguồn nảy sinh ý tưởng khác: Bên cạnh các nguồn nảy sinh ý tưởng kể trên thì
doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng đổi mới sản phẩm thông qua một số nguồn
khác như nhà sáng chế, các phòng thí nghiệm, các cố vấn công nghiệp, các công ty
quảng cáo, các công ty nghiên cứu Marketing và các ấn phẩm chuyên ngành
Dưới đây là một số phương pháp đổi mới sáng tạo có thể góp phẩn thành lập ý
tưởng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp: (1) phương pháp liệt kê thuộc tính nghĩa
là doanh nghiệp liệt kê các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm và tiến hành đổi mới
từng thuộc tính, từ đó hình thành sản phẩm mới có nhiều cải tiến hơn so với sản
phẩm trước đó; (2) Phương pháp quan hệ bắt buộc, áp dụng phương pháp này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm cải tiến thông qua việc kết hợp
một số sản phẩm trước đó; (3) Phương pháp phân tích hình thái học; (4) Phương
pháp nghiên cứu phát hiện nhu cầu và vấn đề xuất phát từ nhu cầu của người tiêu
dùng; (5) Phương pháp động nào là sự kết hợp ý tưởng của các thành viên trong
nhóm sáng tạo.
(2) Sàng lọc ý tưởng
Trong bước đầu tiên của quá trình đổi mới sản phẩm là lên ý tưởng đối mới. Mục
tiêu chính của bước 1 là sáng tạo nhiều ý tưởng thì đến bước hai thì sàng lọc ý
tưởng để lựa chọn ra các ý tưởng có tính hấp dẫn, tính khả thi cao là vô cùng cần
thiết.
Trong giai đoạn này những ý tươngr không có tính thực tiễn, không phù hợp sẽ bị
loại bỏ. Một yêu cầu đặt ra cho công đoạn này là doanh nghiệp phải hạn chế những
sai lầm trong việc bỏ sót các ý tưởng.
Các ý tưởng phải được yêu cầu theo biểu mẫu quy định của doanh nghiệp và được
xem xét, đánh giá bởi hội đồng thẩm định. Nội dung bắt buộc của báo cáo ý tưởng
bảo gồm: mo tả sản phẩm, xác định phân khúc thị trường mục tiêu, dự báo quy mô
thị trường, dự báo giá cả, dự báo doanh thu, kế hoạch tài chính, định mức lãi.
Những nội dung này được hội đồng thẩm định ý tưởng đánh giá về tính khả thi của
ý tưởng. Những ý tưởng thường được đánh giá một cách khách quan thông qua việc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
16
16
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sử dụng phương pháp trọng số cho các thành phần của ý tưởng nhằm đánh giá khả
năng thành công của dự án
(3) Soạn thảo dự án và kiểm tra
Hiện thực hóa ý tưởng là một trong các vấn đề quan trọng trong quy trình đổi mơi
sản phẩm của doanh nghiệp. Ý tưởng về sản phẩm mới phải đạt được mục tiêu cao
nhất đó là được khách hàng chấp nhận, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phương án ý tưởng sản xuất sản phẩm mới đã được nghiên cứu và đánh giá kỹ
lưỡng được chuyển hóa thành dự án sản phẩm hàng hoá
Soạn thảo dự án hàng hoá:
Một ý tưởng về đổi mới sản phẩm có thể cho ra dời nhiều dự án sản phẩm.
Nhiệm vụ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp đó là hình thành các dự án sản
phẩm từ ý tưởng đó. Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của dự án sẽ đưa ra quyết
định thực hiện một hay nhiều dự án phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển
của doanh nghiệp.
Kiểm tra hay thẩm định dự án:
Đây là hoạt động có vai trò quan trọng và phải được thực hiện bởi nhóm
người tham gia nằm trong thị trường mục tiêu của dự án. Việc thẩm định đòi hỏi
phải thực hiện bằng các phương án đã được nghiên cứu lưỡng. Trong giai đoạn này,
sản phẩm có thể được đánh giá, thẩm định thông qua các mô tả bằng hình ảnh và lời
nói. Đồng thời, doanh nghiệp cần giải đáp tất cả những câu hỏi và thắc mắc của
khách hàng mục tiêu về sản phẩm mới. Trên cơ sở những đánh giá của khách hàng,
thì nhà tiếp thị taijc ác doanh nghiệp sẽ đánh giá tính khả thi và khả năng thành
công của dự án và đánh giá sức hấp dẫn của sản phẩm mới đối với người tiêu dùng.
(4) Hoạch định chiến lược Marketing.
Bước thứ tư trong quy trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp đó là việc
hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm mới trước khi ra mắt sản phẩm mới
trên thị trường. Một chiến lược Marketing cơ bản bao gồm 03 phần cụ thể như sau:
Phần thứ nhất là xác định thị trường mục tiêu, quy mô thị trường, hành vi tiêu dùng
của khách hàng mục tiêu, định vị sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
17
17
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kế hoạch tiếp cận thị trường và dự báo doanh thu trong một số năm sau khi ra mắt
sản phẩm.
Phần thứ hai của chiến lược Marketing sản phẩm mới đó là tập hợp số liệu để xây
dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc
tiêu thương mại và dự toán chi phí cho Marketing trong thời gian đầu mới ra mắt thị
trường của sản phẩm mới.
Phần thứ ba của kế hoạch Marketing sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường đó
là là trình bày những mục tiêu và định hướng phát triển sản phẩm mới trong tương
lại thông qua cung cấp các chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm
chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống Marketing-mix
(5) Phân tích tình hình kinh doanh
Bước thứ năm trong quy trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp đó là việc ban
quản trị doanh nghiệp đánh giá sự hấp dẫ của dự án kinh doanh. Việc đánh giá được
thực thông qua việc xem xét và phân tích một cách cẩn thân các chỉ tiêu về doanh
thu, chi phím lợi nhuận để đo lường mức độ phù hợp của dự án với các nguồn lực
bên trong, nguồn lực bên ngoài của Công ty
(6) Thiết kế và chế thử sản phẩm mới.
Dự án đổi mới sản phẩm khi đã vượt qua được các thử nghiệm kinh doanh của
doanh nghiệp thì dự án sẽ được chuyển đến giai đoạn nghiện cứu phát triển hoặc
hoàn thiện các vấn đề về kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm thực tế. Nếu
như ở những công đoạn trước đó thì tính mới của sản phẩm chỉ tồn tại dưới dạng
mô tả bằng lời nói, hình vẽ hay sản phẩm mẫu thô sơ thì trong công đoạn này dự án
sản phẩm cần phải được hiện thực thành một sản phẩm vật chất thực tế. Do vậy, ở
công đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động đầu tư
sản xuất so với các công đoạn trước đó.
Bộ phần R&D là bộ phận có trách nhiệm trong việc tạo ra một hoặc nhiều phương
án nhằm biến dự án sản phẩm thành một sản phẩm thực tế với kỳ vọng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu khách hàng. Một sản phẩm được cho là đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
18
18
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(1) Sản phẩm mới được người tiêu dùng chấp nhận những tính chất đã được
trình bày trong phần mô tả dự án hàng hoá.
(2) Trong điều kiện bình thường thì sản phẩm mới hoạt động một cách an toàn
(3) Giá thành của sản phẩm mới không vượt ra ngoài phạm vi những chi phí sản
xuất trong dự toán kế hoạch của dự án sản phẩm đã được phê duyệt.
Sản phẩm mới sau khi được dựng thành sản phẩm mẫu thì cần tiến hành thử
nghiệm một cách nghiêm túc và nghiêm ngắt về chức năng. Phòng thí nghiệm chính
là nơi được tiến hành các thử nghiệm chức năng trong các điều kiện khác nhau để
đánh giá tính hiệu quả và tính ổn định trong quá trình sử dụng của sản phẩm. Thời
gian thực hiện thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào đặc thù các sản phẩm. Thử nghiệm đối
với người tiêu dùng được thực hiện dưới các hình thức khác nhau phụ thuộc vào
tính chất, đặc điểm của sản phẩm. Công ty tiếp tục bước thử nghiệm cuối cùng là
thử nghiệm trên thị trường khi sản phẩm đã hoàn tất và đạt được các tiêu chuẩn nhất
định của quá trình thử nghiệm chức năng, thử nghiệm người tiêu dùng.
(7) Thử nghiệm trên thị trường.
Như đã trình bày ở trên, khi sản phẩm mới đạt được các tiêu chuẩn nhất định
của quá trình thử nghiệm chức năng, thử nghiệm người tiêu dùng thì ban lãnh đạo
công ty phê duyệt cho sản phẩm được thử nghiệm trên thị trường. Một số yếu tố có
thể được điều chỉnh, sửa đổi trước khi tiến hành thí nghiệm thị trường như nhãn
hiệu, bao bì và một chương trình Marketing.
Hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường giúp công ty thu thập
các đánh giá của người dùng về sản phẩm, về chiến lược marketing, từ đó giúp
doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của thị trường.
Số lần thủ nghiệm thị trường phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và quan điểm của
lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó tính rủi ro của dự án, sản phẩm cũng là một
yếu tố được xem xét khi đưa ra quyết định về việc bổ sung hay cắt giảm số lần thử
nghiệm thị trường của doanh nghiệp.
(8) Sản xuất hàng loạt sản phẩm mới.
Kết thúc quá trình thử nghiệm thị trường sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo doanh
nghiệp đầy đủ thông tin về phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mới. Từ đó,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
19
19
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giúp ban quản trị đưa quyết định về việc có hay không sản xuất hàng loạt và đưa
sản phẩm ra thị trường hay không?
1.2.3.3. Đánh giá hiệu quả đổi mới sản phẩm
Đổi mới sản phẩm thực sự là quan trọng đối với sự thành công của công ty
và những gì được đo lường sẽ được cải thiện. Điều này làm cho việc đánh giá hiệu
quả đổi mới sản phẩm trở thành một mục tiêu quan trọng và là một thách thức đối
với các công ty. Các doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả đổi mới sản phẩm bằng
những tiêu chí sau:
Số lượng sản phẩm mới/năm: Hàng năm, doanh nghiệp đưa ra thị trường bao
nhiêu sản phẩm mới và đối với từng sản phẩm mới đã giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu, trang trải chi phí nghiên cứu và tung ra thị trường, mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu chưa được đáp ứng của
người dùng, đặc biệt là nhu cầu mà các công ty khác chưa đáp ứng được thì doanh
nghiệp sẽ được củng cố danh tiếng và trở thành công ty hàng đầu trong ngành với
danh tiếng trong việc phát triển các sản phẩm thay đổi ngành và đưa chúng ra thị
trường và khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng vào doanh nghiệp hơn.
Thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường: là khoảng thời gian từ khi
sản phẩm được hình thành đến khi sản phẩm được tung ra thị trường. Đây là một
vấn đề cơ bản đối với lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội thị
trường bằng cách cải thiện thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường để đánh
bại các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bằng cách tối ưu hóa quy trình
phát triển và quy trình tiếp thị để cải thiện thời gian tiếp thị và doanh nghiệp có thể
giành được thị phần. Khi doanh nghiệp là người đầu tiên tiếp thị , việc ra mắt sản
phẩm mới sẽ tạo sức ảnh hưởng lớn hơn, giúp doanh số bán hàng và tỷ suất lợi
nhuận lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh chậm hơn của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh sản phẩm mới so với các sản phẩm khác: Việc tung ra
một sản phẩm mới có thể dẫn đến việc tăng hoặc giảm doanh số của các sản phẩm
cùng nhóm. Khách hàng có thể tiếp tục mua các sản phẩm tiêu chuẩn hoặc họ có thể
hướng đến các sản phẩm mới, sản phẩm mới có thể gây ra cạnh tranh nội bộ. Do đó,
doanh nghiệp cần tổng hợp và phân tích doanh số các sản phẩm trước và sau khi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
20
20
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tung ra sản phẩm mới, để xem xét sản phẩm mới có ảnh hưởng đến doanh số của
sản phẩm cũ hay không. Khi sản phẩm mới được thị trường đón nhận tốt và doanh
số tăng lên cùng với sản phẩm cũ cùng loại.
1.2.4. Đặc điểm của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang
thiết bị y tế
Đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế có
thể có nhiều hình thức, nó không đòi hỏi phải phát minh ra một cái gì đó hoàn toàn
mới, nó có thể đơn giản liên quan đến việc áp dụng một ý tưởng hiện có theo một
cách mới hoặc vào một tình huống mới. Sự đổi mới sản phẩm trong các doanh
nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bệnh nhân, nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bác sĩ, nhà hoạch định chính sách và nhà sản
xuất. Việc đưa ra thị trường các sản phẩm sáng tạo cũng phụ thuộc vào việc đáp
ứng các yêu cầu quy định (khác nhau giữa các châu lục và thậm chí giữa các quốc
gia), rất khó nhưng được đặt ra để cố gắng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của bất
kỳ sản phẩm nào được thị trường chấp thuận.
Có 5 đặc điểm quan trọng của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp
kinh doanh trang thiết bị y tế bao gồm:
- Chức năng: Cho phép người dùng giải quyết một vấn đề mới hoặc thực
hiện một chức năng mới trong khi vẫn thực hiện chức năng của sản phẩm cạnh
tranh
- Kết cấu: Những đổi mới nào trong trong kết cấu sản phẩm liên quan đến
kích thước, bố cục hay bối cảnh sử dụng trong sản phẩm đổi mới mà thường không
có trong các sản phẩm cạnh tranh
- Môi trường vật lý sử dụng: Sản phẩm hiện có thể được sử dụng trong nhiều
môi trường sử dụng hơn với nguồn tài nguyên sẵn có khác nhau hoặc các đặc tính
vật lý khác nhau
- Tương tác với người dùng: sản phẩm đổi mới có thể sử dụng được hoặc dễ
tiếp cận hơn các sản phẩm cạnh tranh hay không. Ví dụ: đặc tính nhu cầu vật lý đề
cập đến những cải tiến giúp sản phẩm dễ sử dụng hơn trong các điều kiện vật chất
khác nhau, bao gồm cả khuyết tật vĩnh viễn hoặc tạm thời về thể chất. Đặc tính nhu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
21
21
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cầu cảm giác bao gồm những cải tiến nhằm nâng cao tính dễ sử dụng cho những
người bị suy giảm cảm giác hoặc những người bị suy giảm cảm giác tạm thời (ví
dụ: máy theo dõi bệnh nhân trong một trung tâm cấp cứu ồn ào). Đặc điểm nhu cầu
nhận thức được sửa đổi đề cập đến những đổi mới giúp dễ hiểu hơn về một sản
phẩm, bao gồm việc lắp ráp, vận hành và / hoặc đầu vào / đầu ra.
- Chi phí: Chi phí mua hàng, chi phí vận hành, chi phí bảo trì là khác nhau
đáng kể
Như vậy, cũng như sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhìn chung đổi mới
sản phẩm trang thiết bị y tế và kinh doanh trang thiết bị y tế cần quan tâm trước hết
là khía cạnh người dùng, trong đó việc đảm bảo hiệu quả điều trị là điều tiên quyết .
Bên cạnh đó, kinh doanh thiết bị y tế là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện do đó
mọi ý tưởng đổi mới đều phải lưu ý đến các quy định hiện hành của nhà nước.
1.3. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu
1.3.1. Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận của Schumpeter:
Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận được đề xuất bởi Joseph. A. Schumpeter, ông
đã tin rằng những đổi mới thành công sẽ giúp doanh nghiệp mang về lợi nhuận, là
cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Đổi mới có thể được phân thành hai loại: Loại thứ nhất bao gồm tất cả các
hoạt động làm giảm chi phí sản xuất chung như giới thiệu một phương pháp hoặc
kỹ thuật sản xuất mới, giới thiệu máy móc mới, các phương pháp đổi mới tổ chức
ngành,..; Loại đổi mới thứ hai bao gồm tất cả các hoạt động làm tăng nhu cầu về sản
phẩm, như sự ra đời của một loại hàng hóa mới hoặc hàng hóa có chất lượng mới,
sự xuất hiện hoặc mở cửa thị trường mới, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới,...
Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận cho rằng doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận
nếu đổi mới thành công trong việc giảm chi phí sản xuất tổng thể hoặc tăng nhu cầu
đối với sản phẩm. Khi doanh nghiệp có được vị trí độc quyền trên thị trường thì sự
đổi mới chỉ giới hạn trong bản thân doanh nghiệp đó và lợi nhuận có được là rất
lớn. Lợi nhuận này có thể duy trì trong thời gian dài hơn nếu đổi mới được cấp bằng
sáng chế. Khi xuất hiện những người khác bắt chước sự đổi mới, lợi nhuận bắt đầu
giảm đi và đén một lúc nào đó, khi không còn sự khác biệt giữa chi phí và doanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
22
22
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thu, lợi nhuận sẽ biến mất. Do đó, để luôn luôn duy trì lợi nhuận, doanh nghiệp phải
không ngừng đổi mới không những so với chính mình mà còn so với đối thủ cạnh
tranh, đó là điều cốt lõi để tồn tại và phát triển.
1.3.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực RBV
Khi quan điểm dựa trên nguồn lực mới được biết đến thì Wernerfelt (1984)
đã lần đầu sử dụng thuật ngữ “Quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty”, ông đã
đề xuất xem xét sản phẩm trong mối quan hệ với nguồn lực của công ty: “đối với
công ty, nguồn lực và sản phẩm là hai mặt của cùng một đồng tiền ”(tr. 171).
Theo đó, có thể thấy rằng giải thích bằng lý thuyết dựa trên nguồn lực thì mỗi
doanh nghiệp hay tổ chức thông qua lịch sử hình thành đều sở hữu những nguồn lực
khác nhau. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn thông qua hoạt động đổi mới thì yếu
tố nguồn lực của tổ chức có ý nghĩa vô cũng quan trọng và được phản ánh dưới các
hình thức cụ thể như sau: (1) Nguồn lực thứ nhất đó là các nguồn lực liên quan đến
vật chất như hệ thống cơ sở vật chất, nhà xưởng, tiềm lực tài chính, công nghệ; (2)
Nguồn lực thứ hai là các nguồn lực phi vật chất ví dụ như tài sản thương hiệu, giấy
phép hoạt động, hệ thống phân phối, cơ sở dữ liệu; (3) Nguồn lực thứ 3 đề cập đến
năng lực là trình độ của tổ chức trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định, nắm bắt
cơ hội kinh doanh, khả năng đổi mới sản phẩm dựa trên nền tảng trước đó (Vitolina
và Cals, 2013).
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ thì việc
doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị của tổ chức thông qua việc sử dụng hiệu quả
nguồn lực bên ngoài tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán, sáp
nhập, hợp tác với các đối tác. Từ đó, hình thành nguồn lực mới mạnh mẽ hơn thúc
đẩy sự phát triển của tập thể (Das và Teng, 2000).
Nguồn lực được hình thành dựa trên nền tảng tri thức: Theo Ahmed và
Dwyer (2012) thì khái niệm kiến thức được cho là khả năng tận dụng các kỹ năng,
kinh nghiệm nhằm mục đích bổ sung thông tin cần thiết trong việc đưa ra quyết
định hoặc nhằm mục đích cung cấp nguồn lực bổ sung cho hoạt động cyar tổ chức.
Trên cơ sở đó, có thể coi kiến thức đóng vai trò như một nguồn lực của tổ chức góp
phần quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức tại các quy mô khách nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
23
23
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn lực được hình thành thông qua các mối quan hệ liên quan: Nội dung
của lý thuyết dựa trên nguồn lực đánh giá mối quan hệ giữa các nút trong mạng lưới
xã hội. Khái niệm nút được hiểu là một cấu trúc xã hội của một tổ chức hay một cá
nhân nào đó, chúng được liên kết với nhau thông qua một mạng lưới, trong đó tồn
tại một hoặc nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Theo Das và Teng (2000);
Duschek (2004) thì chất lượng của nguồn lực được hình thành thông qua các mối
quan hệ trong mạng lưới xã hội được đánh giá dựa trên chất lượng của sự tương tác
và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong mạng lưới xã hội. Thông qua đó, góp
phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các bên liên quan trong các mối quan hệ đó
(Mesquita, Anand và Brush, 2008).
1.3.3. Lý thuyết tri thức tổ chức
Tri thức tổ chức là tri thức cụ thể với tổ chức; thường thu được bằng kinh
nghiệm. Đây là thông tin được sử dụng và chia sẻ để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Tri thức khi được xem xét dưới góc độ nguồn gốc thì được xem xét dưới hai hình
thức đó là tri thức bên trong và tri thức bên ngoài:
Tri thức bên trong của tổ chức được hiểu là tập hợp các tri thức cơ bản như cơ sở dữ
liệu, tài liệu, nguồn nhân lực của tổ chức được hình thành thông qua quá trình hoạt
động và phát triển của tổ chức. Trong đó, hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai
trò quan trọng.
Tri thức bên ngoài của tổ chức được hiểu là nguồn lực tri thức không sẵn có của tổ
chức mà được hình thông qua việc học hỏi các nguồn tài liệu bên ngoài, tích lũy
thông qua quá trình đào tạo, học tập tích lũy kinh nghiệm từ các chuyên gia.
Tri thức khi được xem xét dưới góc độ dạng thức thì được xem xét dưới 03 hình
thức bao gồm: tri thức hiện, tri thức ẩn và tri thức ngầm.
+ Tri thức hiện được hiểu là các hình thức tri thức có thể dễ dàng nhận thấy, quản lý
và sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trong tổ chức ví dụ như văn bản hướng
dẫn, quy trình hoạt động, quy định,..đã được tiêu chuẩn thông qua các quy luật, quy
tắc, công thức toán học trong một lĩnh vực nhất định.
+ Tri thức ẩn là tập hợp những tri thức chưa được chuẩn hóa và vật chất hóa. Nó tồn
tại dưới dạng phi vật chất trong não bộ, tâm trí của các cá nhân trong tổ chức. Tri
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
24
24
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thức ẩn được phản ánh thông qua khả năng làm việc, sự đánh giá công việc giữa các
cá nhân trong tổ chức thông qua đánh giá hiệu quả công việc.
+ Tri thức ngầm là tập hợp các tri thức tồn tại sẵn có trong các sản phẩm, dịch vụ
hoặc văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù các tri thức này chưa được chuẩn hóa nhưng
chúng đã hình thành và được chấp nhận một cách tự nhiên bởi các cá nhân trong tổ
chức. Tuy nhiên, cơ chế vận hành của tri thức ngầm trong tổ chức chưa có sự giải
thích rõ ràng.
Tri thức khi được xem xét dưới góc độ tình trạng thì tồn tại dưới hai hình thức cụ
thể bao gồm tri thức có sẵn và tri thức chưa có sẵn.
+ Hiểu một cách đơn giản thì tri thức sẵn có là những tri thức nội bộ mà doanh
nghiệp sẵn có
+ Tri thức chưa sẵn có là những tri thức doanh nghiệp không có sẵn mà được đúc
kết thông qua quá trình phát triển tri thức nội hoặc tích lũy từ các nguồn lực bên
ngoài.
Sự hiểu biết về các hình thức của tri thức đóng vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong lĩnh vực quản trị tri thức, từ
đó có những chính sách quản lý doanh nghiệp hợp lý.
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chương 1 của khóa luận đã hệ thống hoá
lý luận đổi mới sáng tạo nói chung, bước đầu nghiên cứu đổi mới sản phẩm trong
các doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của đổi mới sản phẩm, làm sáng tỏ lý luận hệ
thống, hoàn thiện hệ thống công cụ giải quyết các vấn đề về đổi mới sản phẩm, qua
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đổi mới sản phẩm trong các
doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
25
25
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH
COVID-19
2.1. Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh
trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2017 – 2021
TBYT chủ yếu phục vụ nhu cầu của bốn nhóm đối tượng gồm: bệnh viện
công, bệnh viện vốn nước ngoài, bệnh viện tư nhân và các viện nghiên cứu, trường
học, trong đó bệnh viện công chiếm 70% tổng giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 19% số bệnh viện trên toàn nước.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2. 1. Thị trường trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh 2017-2021
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, năm2017-2021
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
2017 2018 2019 2020 2021
Doanh số Tăng trưởng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
26
26
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ hình 2.1, thị trường trang thiết bị y tế tại thành phố Hồ Chí Minh tăng
trưởng ổn định vừa phải với CAGR 2017-2021 đạt 8,2%, năm 2017 đạt 3,799 tỷ
đồng và lên tới giá trị hơn 5,000 tỷ đồng năm 2021.
Với hơn 800 sản phẩm TBYT sản xuất trong nước đã được bộ Y tế cấp phép
lưu hành, thì phần lớn thuộc mười doanh nghiệp FDI, như Omron, Phonak,
Olympus, Terumo, B. Braun…trang thiết bị y tế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lên đến
90% tổng các sản phẩm trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường. Trong đó,
chiếm tỷ trọng lớn nhất là các sản phẩm trang thiết bị y tế trong các lĩnh vực cần
công nghệ cao như chẩn đoán hình ảnh, siêu âm. Hiện nay, các doanh nghiệp sản
xuất thiết bị y tế trong nước sản xuất chủ yếu các sản phẩm cơ bản như giường y tế,
bông, băng, gạc,.. Việc lắp ráp một số TBYT cũng thông qua hợp tác nước ngoài,
nên tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm chưa được cải thiện bao nhiêu.
Trong các thị trường xuất khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam thì thị
trường lớn nhất với tỷ trọng lên đến 23% tổng giá trị xuất khẩu trang thiết bị y tế
của Việt Nam đó là thị trường Hoa Kỳ. Thị trường chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu
lớn thứ hi với 20% tổng giá trị xuất khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam đó là thị
trường Nhật Bản. Nhật bản và Đức là hai thị trường nhập khẩu chính các trang thiết
bị y tế siêu âm, chẩn đoán hình ảnh thuộc phân khúc cao cấp. Chiếm 19% tổng giá
trị nhập khẩu trang thiết bị y tế là thiết bị y tế tự tiêu hao được thành phố Hồ Chí
Minh nhập khẩu từ thị trường Singapore
Giá trị thị trường thiết bị y tế theo chủng loại:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
27
27
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2. 2. Phân khúc thị trường theo chủng loại trang TBYT
Nguồn : Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,2021
Năm 2020, danh mục sản phẩm thiết bị tự tiêu hao chiếm tỷ trọng 25% giá trị nhập
khẩu trang thiết bị y tế. Bước sang năm 2021 hạng mục này được kỳ vọng duy trì đà
tăng trưởng đạt mức doanh thu là 64,2 triệu USD, tương ứng với CAGR đạt 10.5%.
Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ và Trung Quốc là các thị trường chính chiếm tới 90%
tổng thị trường nhập khẩu thiết bị tự tiêu hao của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây một số doanh nghiệp nội địa đã gia nhập vào hạng mục này để sản
xuất mũi kim, các sản phẩm tiêm truyền, ống cho ăn và ống thông hút.
Năm 2020, hạng mục các thiết bị siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chiếm tỷ trọng
23% giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam. Singapore, Nhật Bả và Hàn
Quốc là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đối với hạng mục này khi
đạt 90% tổng giá trị nhập khẩu đối với hạng mục thiết bị siêu âm, chẩn đoán hình
ảnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một bộ phận các doanh nghiệp
trong nước đã liên doanh với các công ty nước ngoài thực hiện sản xuất một số
trang thiết bị trong thị trường này như fluoroscopy, lithotripters, thiết bị X-quang và
siêu âm.
25%
23%
5%
6%
15%
26%
Thiết bị tự tiêu hao Chẩn đoán hình ảnh
Sản phẩm răng miệng Chỉnh hình và các bộ phận giả
Sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân Các thiết bị khác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
28
28
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chiếm tỷ trọng 5% giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế tại Việt Nam năm 2020 là
các sản phẩm răng miệng và thị trường nhập khẩu chính đối với các sản phẩm này
là các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc.
Chỉnh hình và các bộ phận giả: Chiếm 6% thị trường với kỳ vọng đạt 15,1 triệu
USD vào năm với các sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ Bỉ, Hoa Kỳ và Đức.
Chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam năm
2020 đó là các sản phẩm phẩm hỗ trợ bệnh nhân. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ
là các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc danh
mục này. Mặc dù, một số sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân
như máy trợ thính,…nhưng phần lớn các sản phẩm thuộc danh mục này đều được
nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới.
Thuận lợi:
Hiện nay tại Việt Nam mức chi tiêu cho y tế vẫn còn thấp so với các quốc gia trong
khu vực (trung bình 7USD/người). Trong khi đó các quốc gia láng giềng như Thái
Lan thì mức chi tiêu cho y tế là 12 USD, Malaysia (35 USD) hay như Singapore thì
mức chi tiêu cho kinh tế lên đến 103 USD/người. Không những vậy, mức chi tiêu
cho y tế của Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với mức chi tiêu trung bình của
thế giới là 50USD/người. Trong kho đó, bối cảnh dân số của Việt Nam đang có xu
hướng già hóa và sự gia tăng của tầng lớp giàu có (đạt 33 triêu người vào năm
2020).
Thuận lợi thứ hai cho hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trang thiết bị y tế đó là trong những năm gần đây chính phủ đã có sự
quan tâm đến việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về cơ sở hạ
tầng, hệ thống trang thiết bị ngành y tế, tăng cường tuyển bệnh viên vệ tinh (phản
ánh qua đề án bệnh viên vệ tinht rong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020) và đặc
biết là c ác chính sách khuyến khích phát triển y tế tư nhân.
Ngoài ra, một trong các thuận lợi khác của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trang thiết bị y tế tại Việt Nam đó là nhận được nhiều sự hỗ trợ của quốc tế thông
qua các thỏa thuận và hiệp định với các khối trên thế giới. Cụ thể là thỏa thuận và
hiệp định với khối liên minh châu Âu (EU) tài trợ 130 triệu USD nhằm nâng cao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
29
29
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chất lượng dịch vụ và hệ thống cơ sở y tế trong giai đoạn 2 của chương trình (EU-
HSPSP-2). Ngoài ra, thị trường trang tiết bị y tế còn được đánh giá là một thị trường
tiềm năng thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư của các công ty, hãng thiết bị y tế lớn
như Terumo, Sonion, và United Healthcare để tận dụng các chính sách ưu đãi của
chính phủ đối với các doanh nghiệp FDI và nguồn nhân công giá rẻ.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Một
trong những khó khăn lớn nhất đó chính là việc tham gia thị trường toàn cầu hóa thì
các doanh nghiệp bên cạnh việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
thì cũng đứng trước các thách thức, cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước
ngoài. Trong thời gian vừa qua, theo thống kê của Bộ y tế thì tính đến năm 2020 đã
có khoảng 350 công ty đến từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau gia nhập
vào thị trường trang thiết bị y tế của Việt Nam. Trong đó, thị trường kinh doanh
trang thiết bị y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường thu nhiều nhất các doanh
nghiệp đầu tư gia nhập.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện do vậy phải chịu sự quản lý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về nhập khẩu, phân phối, tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành bới các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền như Bộ y tế, Bộ Công thương và Tổng cục hải quan. Việc
các quy định giữa các ban ngành vẫn chưa thực sự đồng bộ và chồng chéo là
nguyên nhân gây ra các khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đổi mới
sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế.
2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và lên các doanh
nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung
Cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới thì trong những
năm vừa qua Việt Nam nói chung và hệ thống y tế của Việt Nam nói riêng cũng
chịu những tác động tích cực năng nề bởi đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19
được cho là một đòn giáng mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến chuỗi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
30
30
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến chính phủ
nhiều quốc gia bắt buộc triển khai các giải pháp giãn cách xã hội, đình chỉ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Chuỗi cung ứng
đứt gãy trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động đầu tư sản
xuất, thương mại trên toàn cầu. Từ đó, làm nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền
kinh tế của các quốc gia nói chung bị suy giảm nặng nề.
Một thực tế đặt ra là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát thì các doanh
nghiệp với quy mô hoạt động càng lớn thì đồng nghĩa với việc chịu sự tác động của
dịch bệnh lơn hơn. Trong bối cảnh đó, doanh thu của các doanh thu bị sụt giảm
nặng nề nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả các chi phí cố định như chi phí thuê
mặt bằng, chi phí lãi vay, các chi phí khác liên quan đến người lao động. Do vậy, để
giảm thiểu những tác động của dịch bệnh gây ra thì bắt buộc các doanh nghiệp phải
triển khai các giải pháp như cắt giảm lao động, cắt giảm lương,..Điều này đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động.
Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với
tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới
cũng có chiều hướng sụt giảm, quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp; số doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh.
Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì mặc dù
trong những tháng gần đây thì dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát. Tuy
nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại vẫn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, các thị trường
lớn của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản thì dịch Covid-19 vẫn đang diễn
biến khó lường. Do vậy, mặc dù chuỗi cung ứng đã được khắc phục phần nào
nhưng cũng chưa thể đạt được hiệu quả cao. Điều này, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi
phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động đổi mới trong bối cảnh này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã đặt các nhà lãnh đạo
tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong việc đưa ra các giải pháp khả
thi nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó. Chính điều này đã làm
thay đổi cán cân thương mại trong suốt thời gian vừa qua.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
31
31
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngoài ra, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ
không có tiềm lực tài chính phải đứng trước những thách thức, khó khăn vô cùng
lớn. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian
tới. Điều này mang đến những nguy cơ các doanh nghiệp nội địa đã có thị phần nhất
định trên thị trường sẽ bị thâu tóm bởi các công ty lớn trên thế giới.
Nền kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 đã chịu sự tác động mạnh mẽ
của dịch Covid-19. Điều này phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong
vòng 10 năm trở lại đây. Với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
như giãn cách xã hội đã khiến thị trường tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, một số thị trường lớn
như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng ghi nhận sự sụt giảm
mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đã kéo theo sụt giảm về cầu nhập
khẩu các mặt hàng từ Việt Nam.
Bảng 2. 1. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021
STT Ngành
6 tháng đầu
năm 2018
6 tháng
đầu
năm 2019
6 tháng
đầu
năm 2020
6 tháng đầu
năm 2021
1
Bán lẻ hàng hóa
và
dịch vụ tiêu dùng
2,144.5 2,392 2472.4 2,463.8
2 Dịch vụ lưu
trú, ăn uống
260.9 277.8 328.1 216
3 Du lịch lữ hành 19.6 21.1 9.89 3.10
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,năm 2018-2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
32
32
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2. 3. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 6 tháng đầu
năm 2018-2021
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,năm 2018-2021
Từ hình 2.3, trong 6 tháng đầu năm 2020 thì doanh thu bán lẻ của hàng hó
tại Việt Nam ghi nhận đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 là 3.4%.
Trong đó, nửa đầu năm 2021 thì ghi nhận mức tăng trưởng là 12.92% so với cùng
kỳ năm ngoái. Trong đó các mặt hàng thiết yếu ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất
là các sản phẩm phẩm như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị gia đình. Trong khi
đó các sản phẩm may mặc, phương tiện di chuyển, giáo dục, du lịch,..là các ngành
chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19
Dịch vụ lưu trú, ăn uống có doanh thu trong nửa đầu năm 2020 ghi nhận mức
giảm 18.1% so với năm 2019, doanh thu du lịch lữ hành thì ghi nhận mức giảm sâu
tới 53.2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, các đợt dịch mới bùng phát mạnh
mẽ hơn nên các ngành tiếp tục đà giảm sâu. Cụ thể dịch vụ lưu trú, ăn uống tiếp tục
giảm 5,02% so với năm ngoài, doanh thu du lịch lữ hành thì có mức giảm lên đến
68.7% so với năm 2020.
Không những vậy, dịch bệnh Covid-19 còn tác động mạnh đến chuỗi cung ứng
nguồn lao động dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có ddue số lượng nhân công nên
bắt buộc phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
33
33
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuyên gia là người nước ngoài chịu tác động nặng nề của Covid-19 do khó khăn
trong việc đưa người lao động vào Việt Nam. Điều này dẫn đến chi phí cho nguồn
lao động tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh. Chi phí vận hành cũng ở mức cao do
doanh nghiệp hoạt động cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng chống dịch. Một
số doanh nghiệp nay không dám nhận đơn đặt hàng mới nữa, vì sợ không thể đáp
ứng được, do tình trạng thiếu nhân công.
Đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp và dữ dội hơn nhiều so với
những lần trước do biến thể Delta lây lan rất nhanh và tâm dịch lại là thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố rất đông dân và cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất
lớn. Nhiều biện pháp hạn chế đã phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng
mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất. Đặc
biệt nó đã ảnh hưởng đến vị thế vị thế của Việt Nam, vốn được xem là một trong
những trung tâm sản xuất hàng đầu của châu Á. Qua những phân tích kể trên có thể
thấy mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là nền kinh tế đã chịu những tác
động tiêu cực của đại dịch Covid-19
2.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp kinh doanh trang
TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là các địa phương chịu tác động
mạnh nhất của đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 tại Việt Nam. Hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, du lịch, bán lẻ,…Trong đó, các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế cũng không
phải là ngoại lệ.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 này với sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm đã
khiến nhu cầu về trang thiết bị y tế như đồ bảo hộ, kit test nhanh Covid-19, khẩu
trang, dung dịch sát khuẩn, bình oxy,.. tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu điều trị tại
các bệnh viện. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thị trường trang thiết bị y tế
khiến cho các sản phẩm đó trở nên khan hiếm trong bối cảnh xuất nhập khẩu hàng
hóa đang bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa cho thị trường.
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx
Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx

More Related Content

Similar to Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx

Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt namLuận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt NamẢnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx (17)

Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty truyền thô...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty truyền thô...Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty truyền thô...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả cung cấp dịch vụ tại công ty truyền thô...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty vĩnh hiệp.docx
Giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty vĩnh hiệp.docxGiải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty vĩnh hiệp.docx
Giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty vĩnh hiệp.docx
 
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và VừaLuận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
 
Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Theo Pháp Luật...
Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Theo Pháp Luật...Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Theo Pháp Luật...
Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Theo Pháp Luật...
 
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.docLuận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
 
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.docLuận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Phụ Gia Thức Ăn Chăn Nuôi.doc
 
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt namLuận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
Luận văn cao học giải pháp erp cho doanh nghiệp ngành may việt nam
 
Luận án: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại...
Luận án: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại...Luận án: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại...
Luận án: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...
Sự Hài Lòng Của Các Đại Lý Đối Với Chính Sách Bán Hàng Của Công Ty Kinh Doanh...
 
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Phân Tích Quy Trình Nhập Hàng Hoá Bằng Đường Bộ Tại Công Ty, 9 điểm.docx
Phân Tích Quy Trình Nhập Hàng Hoá Bằng Đường Bộ Tại Công Ty, 9 điểm.docxPhân Tích Quy Trình Nhập Hàng Hoá Bằng Đường Bộ Tại Công Ty, 9 điểm.docx
Phân Tích Quy Trình Nhập Hàng Hoá Bằng Đường Bộ Tại Công Ty, 9 điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Tiêu Thụ Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu ...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Tiêu Thụ Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu ...Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Tiêu Thụ Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu ...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Tiêu Thụ Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu ...
 
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt NamẢnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Ngành Thực Phẩm.doc
 
BÀI MẪU khóa luận dịch vụ khách hàng, HAY
BÀI MẪU khóa luận dịch vụ khách hàng, HAYBÀI MẪU khóa luận dịch vụ khách hàng, HAY
BÀI MẪU khóa luận dịch vụ khách hàng, HAY
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxabilitygeneraluse
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Đề Tài Giải Pháp Đổi Mới Sản Phẩm Trang Thiết Bị Y Tế.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com i i Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT .........................................................................................iv DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ...................5 1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế ............................5 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................5 1.1.2. Vai trò........................................................................................................5 1.1.3. Phân loại....................................................................................................6 1.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh.......................................................................7 1.2. Khái quát về hoạt động đổi mới sản phẩm......................................................8 1.2.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo ......................................................................8 1.2.2. Đổi mới sản phẩm ...................................................................................11 1.2.3. Các thước đo đánh giá đổi mới sản phẩm...............................................11 1.2.4. Đặc điểm của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế ...............................................................................................20 1.3. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu....................................21 1.3.1. Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận của Schumpeter:...................................21 1.3.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực RBV.........................................................22 1.3.3. Lý thuyết tri thức tổ chức........................................................................23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 ..................................25
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com ii ii Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1. Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2017 – 2021.........25 2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và lên các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh.............................29 2.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung....................29 2.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh....................................................................33 2.3. Thực trạng hoạt động đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid -19....35 2.3.1. Đầu tư cho đổi mới sản phẩm .................................................................35 2.3.2. Quy trình đổi mới sản phẩm....................................................................39 2.3.3. Đánh giá hiệu quả đổi mới sản phẩm......................................................42 2.4. Đánh giá chung về hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh .........................................................................44 2.4.1. Những thành tựu......................................................................................44 2.4.2. Những tồn tại...........................................................................................46 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID -19 .................................48 3.1. Kinh nghiệm hoạt động đổi mới sáng tạo của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - trang TBYT và bài học ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam ..........................................................................................48 3.2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch ............................................................52 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19............................................................................................54
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com iii iii Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3.1. Kiến nghị giải pháp cho Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh trang TBYT..............54 3.3.2. Kiến nghị giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sản phẩm ..............................................................57 KẾT LUẬN..............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com iv iv Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt 1. DN Doanh nghiệp Doanh nghiệp 2. ĐMST Đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo 3. CAGR Compound annual growth rate Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép 4. R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển 5. TBYT Thiết bị y tế Thiết bị y tế 6. TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh 7. In vitro Trong ống nghiệm
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com v v Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Thị trường trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh 2017-2021.............25 Hình 2. 2. Phân khúc thị trường theo chủng loại trang TBYT..................................27 Hình 2. 3. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018-2021..................................................................................................................32 Hình 2. 4. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT đổi mới sản phẩm .............37 Hình 2. 5. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tuân thủ quy trình đổi mới sản phẩm....................................................................................................................40
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com vi vi Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 2. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021..........31 Bảng 2. 3. Tổng vốn đầu tư cho đổi mới sản phẩm của DN kinh doanh TBYT năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh..........................................................................................35 Bảng 2. 4. Thống kê mô tả đổi mới sản phẩm trang TBYT của DN tại thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid – 19 .........................................................................39 Bảng 2. 5. Lợi nhuận sau thuế của các DN TBYT theo nhóm ngành sau hoạt động đổi mới sản phẩm tại TP Hồ Chí Minh.....................................................................42
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1 1 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng thì bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với thách thức đến từ các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường được cho là có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp. Đổi mới sản phẩm được coi là một trong các giải pháp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi nếu doanh nghiệp đổi mới sản phẩm thì sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức mẫu mã, thông qua đó nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp người tiêu dùng trên thị trường và trong xã hội. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và đã gây ra những hạn chế to lớn đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng thì việc doanh nghiệp tìm ra các giải pháp đổi mới sản phẩm trong đó nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp. Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về các trang thiết bị y tế thay đổi đáng kể trong đại dịch Covid 19. Khi nhu cầu và thị hiếu thay đổi thì đòi hỏi các phương thức để thỏa mãn nó cũng thay đổi theo. Sản phẩm là phương tiện dùng để thoả mãn các nhu cầu, vì vậy cách tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu thay đổi đó là tìm ra các sản phẩm mới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế phải tìm ra những sản phẩm mới để duy trì và tạo ra mức tiêu thụ trong tương lai Tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường thì phải có những chiến lược kinh doanh thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, trong đó phải kể đến hoạt động đổi mới sản phẩm.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2 2 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên, tại Việt Nam, số doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT nhận thức được sự cần thiết của việc đầu tư R&D vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và phải sử dụng vốn tự có cho hoạt động R&D. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự thiếu hụt về tài chính khiến mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và đổi mới sản phẩm đáng lo ngại, tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng các công nghệ điện toán đám mây, in 3D, robot tiên tiến, cảm biến, ứng dụng dữ liệu lớn…là rất thấp. Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu, đánh giá các hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sản phẩm rõ ràng là rất cần thiết cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận, vì vậy người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid-19” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sản phẩm Sách “Đổi mới từ cốt lõi”, của tác giả Bùi Thu Trang, Nxb Thế Giới năm 2018 đã cho rằng: Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài. Đổi mới sáng tạo bao gồm toàn bộ các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức tài chính và thương mại hóa dẫn đến hoặc dự kiến sẽ dẫn đến việc thực thi đổi mới sáng tạo. Hoạt động đổi mới sáng tạo bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và cả những hoạt động sau R&D liên quan đến sản xuất, phân phối và triển khai cũng như các hoạt động bổ trợ như: đào tạo, nghiên cứu thị trường, thử nghiệm thị trường, mua máy móc thiết bị hay tiếp nhận tri thức mới. Sách “Innovation and New Product Planning” của Kenneth B. Kahn, Mayoor Mohan, năm 2020 đã nêu ra một số chiến lược đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tồn tại và đối phó với đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Một trong những chiến lược đó có đề cập đến việc đổi mới sản phẩm để
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 3 3 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý và cạnh tranh cao. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực thiết bị y tế Nghiên cứu của tác giả B Ravi thể hiện trong tựa sách “The essence of medical device innovation” (2018) đã giới thiệu những câu chuyện đổi mới sản phẩm TBYT đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ, những người đã sáng tạo ra các sản phẩm TBYT mới lạ nhưng giá cả hợp lý tại các trung tâm nghiên cứu khoa học và các trung tâm đối tác của họ. Qua đó, tác giả nêu ra những phương pháp xác định, phát triển và triển khai các hoạt động đổi mới trang TBYT cũng như giá trị về cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này với những hướng dẫn hữu ích và thiết thực cho các bước triển khai, cho thấy tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sản phẩm trong lĩnh vực thiết bị y tế. Việc triển khai các hoạt động đổi mới đã góp phần vào việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm đổi mới Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phúc Hoàng (2019) về dổi mới các sản phẩm TBYT đã cho rằng các doanh nghiệp trang TBYT thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống để theo dõi, kiểm tra hoặc quản lý sự tuân thủ của sản phẩm. Điều này cho thấy rằng các công ty đang không chú trọng đúng mức đến việc tuân thủ khi nói đến đổi mới sản phẩm TBYT. Khi có một ý tưởng đổi mới sản phẩm nhưng nhưng nếu các yêu cầu quy định không được đưa vào giai đoạn đầu của thiết kế sản phẩm, các doanh nghiệp có nguy cơ mất rất nhiều tiền cho việc tái thiết kế, sản xuất lại, phân phối lại hoặc thậm chí là phân nhánh hợp pháp. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách có các điểm kiểm tra đánh giá tuân thủ ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm và bằng cách đảm bảo sản phẩm sẽ đủ điều kiện để được chứng nhận trên thị trường ngay từ đầu. 3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng đổi mới sản phẩm tại doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế tại TP. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sản phẩm Mục tiêu cụ thể:
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 4 4 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại Tp. Hồ Chí Minh Đánh giá những tác động của của đại dịch Covid -19 lên nền kinh tế và lên các doanh nghiệp trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất những chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tại bàn: là phương pháp thu thập những thông tin có sẵn trong sách báo, tạp chí, tổ chức hỗ trợ kinh doanh của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hiệp hội thương mại để thực hiện việc đánh giá ban đầu. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: sử dụng phương pháp phân tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả, phân tích nội dung và thực hiện tổng hợp dựa trên kết quả phân tích. 5. Bố cục của khóa luận: Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế Chương 2: Thực trạng hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19 Chương 3: Giải pháp về hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid 19
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 5 5 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế 1.1.1. Khái niệm Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro (trong ống nghiệm), phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau: (Tổ chức giáo dục y khoa Wellbeing, 2019). Trang thiết bị y tế là một đối tượng phi sinh hóa được sử dụng cho mục đích y tế ở bệnh nhân, để chẩn đoán, điều trị, hỗ trợ, thay thế, phòng ngừa hoặc bất kỳ tác dụng vật lý nào tương tự (Indani, Ashish, 2016). Hay hiểu theo một cách đơn giản thì trang thiết bị y tế là vật liệu vật lý chứ không phải vật liệu hóa học. Nói cách khác, sản phẩm thuốc được tạo ra để đưa ra kết quả sinh hóa và thiết bị y tế được thiết kế để đưa ra kết quả cơ học về Sinh học. Trang thiết bị y tế là bất kỳ thiết bị, dụng cụ, thiết bị, phần mềm, vật liệu hoặc vật phẩm khác, cho dù được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp, bao gồm cả phần mềm được nhà sản xuất dự định sử dụng đặc biệt cho mục đích chẩn đoán và /hoặc điều trị và cần thiết cho ứng dụng phù hợp, dự định bởi nhà sản xuất để được sử dụng cho con người (EU, 2007). Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký doanh và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cũng như chỉ kinh doanh các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế do Bộ Y tế cấp phép lưu hành 1.1.2. Vai trò Đối với hoạt động chẩn đoán, điều trị thì trang thiết bị y tế có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các công tác y tế chuyên môn đối với người bệnh ví dụ như chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng. Hiệu quả, chất lượng của các công tác y tế
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 6 6 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kể trên chịu sự tác động mạnh mẽ của trang thiết bị y tế. Hay nói cách khách thì trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bác sĩ, thầy thuốc trong quá trình chưa và phòng bệnh. Bên cạnh đó trang thiết bị y tế là một trong 03 yêu tố cơ bản nhất quyết định đến hiệu quả, chất lượng của công tác y tế bao gồm: bác sĩ, thuốc và trang thiết bị y tế. Các yếu tố này đều đóng vai trò nòng cốt trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, trang thiết bị y tế là một trong các yếu tố đóng vai trò quyết định trong kỹ thuật khám chữa bệnh của Ngành y tế. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và tác động sâu, rộng đến tất cả các ngành nghề, trong đó có nghành y tế thì việc đổi mới, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe không thể không có sự tham gia của việc đổi mới các sản phẩm trang thiết bị y tế. 1.1.3. Phân loại Tại Việt Nam, căn cứ theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP thì trang thiết bị y tế bao gồm 04 loại được chia thành 02 nhóm căn cứ vào mức độ rủi ro tiềm ẩn về kỹ thuật và sản xuất. Nhóm trang thiết bị y tế thứ nhất là tập hợp các trang thiết bị y tế có rủi ro ro được đánh giá ở mức thấp và được ký hiệu là nhóm trang thiết bị loại A. Nhóm trang thiết bị y tế thứ hai là tập hợp các trang thiết bị y tế có rủi ro được đánh giá ở mức độ trung bình thấp (thuộc loại B); trang thiết bị y tế có rủi ro được đánh giá ở mức độ trung bình cao (thuộc loại C) và trang thiết bị có rủi ro được đánh giá ở mức độ cao (thuộc loại D). Việc phân chia trang thiết bị y tế thành các nhóm với mức độ rủi ro khác nhau tại Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể như sau: (1) Phân loại dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế (2) Phân loại dựa trên mức độ rủi ro cao nhất khi trang thiết bị y tế được đánh giá có nhiều mức độ rủi ro khác nhau.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 7 7 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (3) Phân loại theo mức độ rủi ro riêng biệt của từng trang thiết bị y tế ngay cả khi trang thiết bị y tế đó được thiết kế để sử dụng kết hợp với trang thiết bị y tế khác (4) Phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng chính của trang thiết bị y tế khi trang thiết bị y tế được thiết kế nhằm sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. 1.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh Căn cứ Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế về quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế Quy định về tổ chức có đủ điều kiện được đại diện trong đăng ký lưu hành hay công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế cụ thể như sau: (1) Chủ sở hữu của trang thiết bị y tế là hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh của Việt Nam (2) Các tổ chức (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã) được chủ sở hữu TBYT ủy quyền đăng ký, đồng thời tổ chức có chức năng kinh doanh trang thiết bị y tế. (3) Khi chủ sở hữu của trang thiết bị y tế là các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài và có văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện việc ủy uyền cho một tổ chức (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã) (4) Để đảm bảo đủ điều kiện thì tổ chức đăng ký lưu hành hoặc đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế bắt buộc phải có ít nhất 1 trong hai điều kiện là có cơ sở bảo hành tại Việt Nam hoặc có đơn vị ủy quyền bảo hành có năng lực bảo hành sản phẩm trang thiết bị y tế mà mình đăng ký lưu hành hoặc đứng tên công bố (không bao gồm các sản phẩm trang thiết bị y tế sử dụng một lần) Bên cạnh đó, quy định về điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế tại Việt Nam cũng được quy định một cách rõ ràng liên quan đến trình độ chuyên chuyên, quản lý của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế, điều kiện để tổ chức có thể lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế trên thị trường và một vài quy định khác.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 8 8 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngoài ra, trình độ chuyên môn của người phụ trách cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế cũng cần đáp ứng được một số điều kiện như sau: (1) Có trình độ từ cao đẳng trở lên về trang thiết bị y tế hoặc là người được đào tạo chuyên ngành y, dược, kỹ thuật y tế ở trình độ Đại học trở lên; (2) Điều kiện đặc biệt áp dụng với các cơ sở sản xuất có ma tý là tiền chất đó là người phụ trách phải đảm bảo có trình độ từ Đại học trở lên về chuyên ngành dược, hóa học, thiết bị y tế, sinh học; (3) Bên cạnh trình độ đào tạo thì người phụ trách cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế cần đảm bảo điều kiện về thời gian công tác trực tiếp trong lĩnh vực thiết bị y tế tối thiểu 24 tháng. Quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế cung cần đảm bảo một số điều kiện cụ thể như sau: (1) Đảm bảo tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo quy định (2) Điều kiện đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có sử dụng ma túy là tiền chất thì cơ sở phải đảm bảo có hệ thống theo dõi, quản lý quá trình sản xuất sản phẩm có sử dụng ma túy là tiền chất (xuất, nhập, tồn kho, quá trình sử dụng nguyên vật liệu) theo đúng quy định của nhà nước. Để trang thiết bị y tế có thể lưu hành trên thị trường thì cần đảm bảo một số điều kiện cụ thể như sau: (1) Sản phẩm phải được đăng ký lưu hành và được cấp số lưu hành, được cấp phép nhập khẩu vật tư y tế theo quy định (2) Sản phẩm phải đảm bảo tính đầy đủ về hệ thống nhãn mác (bao gồm nhãn chính, nhãn phụ có đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định). (3) Sản phẩm phải đảm bảo điều kiện có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, cụ thể bằng tiếng Việt (4) Sản phẩm phải đảm bảo có đầy đủ thông tin cụ thể về nơi bảo hành, thời gian, điều kiện để bảo hành trừ những trang thiết bị, vật tư y tế sử dụng một lần theo quy định không cần bảo hành 1.2. Khái quát về hoạt động đổi mới sản phẩm 1.2.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo (innovation) đã được nghiên cứu từ rất lâu bởi các nhà kinh tế học cổ điển nhưng chỉ đến Schumpeter (1934) thì tầm quan trọng của ĐMST mới
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 9 9 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được nhấn mạnh. Theo ông, ĐMST là sự kết hợp giữa mới và cũ của những kiến thức, nguồn lực, phương tiện và các yếu tố khác, là sự kết hợp sáng tạo giữa kiến thức và các nguồn lực khác với mục tiêu thương mại hóa. Nó là quy trình biến ý tưởng thành một thức có thể bán được. Drucker (1985) đã định nghĩa đổi mới không chỉ là việc phát minh các sản phẩm mới mà là một cơ hội kinh doanh mới được hình thành thông qua sản phẩm, dịch vụ, quy trình, mô hình kinh doanh mới. Đổi mới không phải là điều gì tự nhiên xuất hiện mà nó là một quy trình có cấu trúc và hệ thống với các quy tắc nhất định , nó có thể được luyện tập và học hỏi. Trong đó, để đổi mới thành công thì cần thiết phải chủ động tìm kiếm và thực thi các ý tưởng mới. Đổi mới sáng tạo là để duy trì sự phù hợp. Những gì có thể đã giúp một tổ chức thành công trong quá khứ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của họ trong tương lai. Các công ty cần phải thích ứng và phát triển để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của các thành viên của họ. (Stephen Shapiro, 2018). Đổi mới sáng tạo là việc thực hiện các ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra giá trị cho tổ chức, thường là thông qua tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc cả hai.(Jeffrey Baumgartner, 2015). Tại Việt Nam, Phan Thị Thục Anh và cộng sự (2017) cho biết “đổi mới sáng tạo có đặc điểm là phải được thực thi”. Một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến phải được thực thi khi nó được giới thiệu ra thị trường. Những quy trình, phương pháp Marketing, phương pháp tổ chức được thực thi khi chúng được sử dụng trong thưc tế hoạt động của doanh nghiệp. Một đổi mới sáng tạo có thể là việc thực thi một sự thay đổi lớn duy nhất hoặc là việc thực thi một loạt những thay đổi nhỏ mà cùng với nhau chúng có thể tạo nên một sự thay đổi lớn đến rất lớn. Với mục đích phát triển một sự hiểu biết chung về đổi mới sáng tạo, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD,2005, tr.46) đề xuất một định nghĩa về đổi mới sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp. Định nghĩa này được nhiều quốc gia sử dụng, cũng được doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu chấp thuận, sử dụng rộng rãi. Định nghĩa được phát biểu như sau:
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 10 10 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài (OECD, 2005, tr.48) Cụ thể, đổi mới sáng tạo bao gồm toàn bộ các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức tài chính và thương mại hóa dẫn đến hoặc dự kiến sẽ dẫn đến việc thực thi đổi mới sáng tạo. Có một số hoạt động đổi mới sáng tạo tự bản thân nó là thực sự sáng tạo, trong khi một số khác là cần thiết cho việc thực thi đổi mới sáng tạo. Hoạt động đổi mới sáng tạo bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và cả những hoạt động sau R&D liên quan đến sản xuất, phân phối và triển khai cũng như các hoạt động bổ trợ như: đào tạo, nghiên cứu thị trường, thử nghiệm thị trường, mua máy móc thiết bị hay tiếp nhận tri thức mới ... Theo quan điểm lý thuyết, R&D đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo song nhưng hoạt động không thuộc R&D dường như lại phổ biến hơn, phụ thuộc nhiều vào năng lực nhân viên, vào các cấu trúc của tổ chức ủng hộ việc khai thác tri thức và quá trình học hỏi đến mức nào cũng như phụ thuộc vào mối quan hệ giao lưu hợp tác của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, các tổ chức hay với các viện nghiên cứu công. Các khái niệm nêu trên đều cho thấy ĐMST là một quá trình mà trong đó đi qua rất nhiều giai đoạn, gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng cũng như nằm trong nhiều mối quan hệ nhưng chung quy dều để đạt mục tiêu chung là chuyển đổi ý tưởng nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chuyển đổi. Trong phạm vi bài khóa luận người viết xin phép được sử dụng khái niệm từ tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế làm cơ sở lý thuyết cho đổi mới sáng tạo của toàn bài. Theo đó, “Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài” (OECD, 2005, tr.48)
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 11 11 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Đổi mới sản phẩm Khái niệm sản phẩm được quy định trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là thành tựu của một quá trình được cấu thành bởi nhiều hoạt động có mối liên hệ với nhau, tương tác với nhau để chuyển đổi từ nguồn đầu vào thành kết quả đầu ra. Sản phẩm tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dịch vụ, vật liệu, phần mềm, phần cứng. Đổi mới sản phẩm là việc giới thiệu một hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc được cải thiện đáng kể liên quan đến đặc điểm hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm. Điều này bao gồm những cải tiến đáng kể về thông số kĩ thuật, các thành phần và vật liệu, phần mềm tích hợp, sự thân thiện với người dùng và các đặc điểm chức năng khác (OECD, 2005). Mục tiêu chính của việc đổi mới sản phẩm trong một tổ chức là nâng cao giá trị của sản phẩm và đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn. Cải tiến sản phẩm có thể đạt được bằng cách sử dụng các công nghệ và tri thức mới hoặc bằng cách sử dụng các kết hợp mới về công nghệ và tri thức hiện có. Các yếu tố cấu thành quá trình đổi mới sản phẩm trong tổ chức là: (1) Đổi mới giá trị thực tế sản phẩm như chất lượng, mẫu mã hay chức năng, công dụng của sản phẩm; (2) Yếu tố cấu thành thứ hai đó là đổi mới giá trị tiềm ẩn của sản phẩm ví dụ như đổi mới chính sách bảo hành, chính sách tín dụng thương mại hay như việc đổi mới sản phẩm nhằm nâng cao giá trị trải nghiệm của khách hàng; (3) Yếu tố cấu thành thứ ba là đổi mới giá trị cốt lõi của sản phẩm đó chính là đổi mới lợi ích chính mà sản phẩm đó cung cấp cho khách hàng. Nói chung, đổi mới sản phẩm được coi là một quá trình khó khăn vì nó được thúc đẩy bởi việc thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi công nghệ, tăng tính cạnh tranh quốc tế và giảm vòng đời sản phẩm. Đây là một quá trình liên tục, liên quan đến nhiều khía cạnh khác của sản phẩm và tích hợp ngày càng nhiều các khả năng của tổ chức với các yếu tố từ môi trường bên ngoài . Đổi mới sản phẩm cung cấp cơ hội giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh mà họ đang tìm kiếm. 1.2.3. Các thước đo đánh giá đổi mới sản phẩm Hoạt động đổi mới sản phẩm là nhân tố quan trọng tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng có vai trò quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh bền
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 12 12 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vững, nó giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá các hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp, Calantone và cộng sự, 2002 đã đưa thước đo để đánh giá đổi mới sản phẩm dựa trên tính hiệu quả của đầu tư về vốn cho đổi mới sản phẩm, sự tiến bộ của khoa học công nghệ sử dụng trong đổi mới sản phẩm, quy trình đổi mới sản phẩm .Cuối cùng, đánh giá hiệu quả của đổi mới sản phẩm thông qua số lượng sản phẩm mới được đưa ra thị trường hàng năm, thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mới so với các sản phẩm khác. 1.2.3.1. Đầu tư cho đổi mới sản phẩm Đầu tư đổi mới sản phẩm khi được xem xét dưới góc độ quản trị tài chính thì đó là hoạt động đầu tư dài hạn. Việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động đổi mới sản phẩm không chỉ nhằm tận dụng những cơ hội hiện tại mà còn nhằm phát triển trong tương lai giúp tổ chức theo kịp các tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Hoạt động đổi mới sản phẩm yêu cầu tổ chức cung cấp một nguồn tài trợ tùy theo mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức. Do vậy, để đưa ra được quyết định đầu tư cho đổi mới sản phẩm thì lãnh đạo tổ chức cần có sự xem xét cẩn thận, đánh giá một cách kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư này của tổ chức. Khi thực hiện hoạt động đầu tư thì yếu tố đầu tiên được xem xét đó là tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các nhà quản trị cần nhận thức rõ vấn đề đó là các khoản đầu tư dài hạn luôn là các khoản đầu tư có tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, tổ chức cần đánh giá được sự tin cậy của dự án đầu tư, dự báo được những biến động liên quan đến nguồn tài trợ dự án, thu nhập từ hoạt động đầu tư,..Do vậy, một trong các nhiệm vụ quan trọng của hoạt động đầu tư đổi mới sản phẩm đó là đánh giá tính khả thi của dự án. Một yếu tố khác cũng quan trọng cần được xem xét kỹ lượng khi thực hiện đầu tư đổi mới sản phẩm đó là sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đây là một yếu tố có tính biến đổi mạnh mẽ. Bên cạnh những thuận lợi mà sự tiến bộ khoa học công nghệ mang lại thì kèm theo đó cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 13 13 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Do vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư phát triển sản phẩm mới thì tổ chức cần đánh giá được tiềm năng phát triển của dự án trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, biến đổi ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm sau khi được đổi mới. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được cách thức đổi mới thiết bị của mình. Hoạt động đáng giá môi trường cạnh tranh trong ngành có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư đổi mới sản phẩm đúng đắn. Dự án đầu tư đổi mới sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong trường hợp nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường. Đồng thời, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, thông qua quá trình này doanh nghiệp cũng có thể có được dữ liệu phục vụ cho việc dự báo diễn biến của thị trường trong tương lai gần. Đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Trước khi đưa ra bất cứ quyết định đầu tư dù là ngắn hạn hay dài hạn thì việc đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Như đã trình bày ở trên thì hoạt động đầu tư đổi mới sản phẩm tiềm ẩn cả thời cơ và cũng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Việc đổi mới sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi hoạt động đầu tư không được tính toán một cách chính xác sẽ dẫn đến lỗ hổng trong cấu trúc tài chính. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là hoạt động không thể thiết trong việc đầu tư đổi mới sản phẩm. Cũng như các hoạt động đầu tư khác thì đầu tư đổi mới sản phẩm cũng là hoạt động phát sinh nhu cầu về vốn. Do vậy, để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư đổi mới sản phẩm thì doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao hiệu quả huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thực hiện hoạt động huy động vốn cho hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp cần đặc lưu ý đến một số vấn đề cụ thể như sau: (1) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tuy nhiên vẫn đảm bảo các nguyên tắc tài chính nhất định (2) Tối thiểu hóa chi phí huy động vốn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 14 14 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3.2. Quy trình đổi mới sản phẩm (1) Lên ý tưởng đổi mới sản phẩm Lên ý tưởng đổi mới sản phẩm là một trong các bước đầu tiên của quá trinh đổi mới sản phẩm tại tổ chức/doanh nghiệp. Ý tưởng đổi mới phải được tìm kiếm và hình thành một cách nghiêm túc chứ không chỉ đơn giản là một ý thích vu vơ của một cá nhân nào đó. Dưới đây là tập hợp các nguồn hình thành ý tưởng đổi mới của doanh nghiệp. Nguồn nảy sinh ý tưởng đầu tiên thường xuất phát từ khách hàng: Lý thuyết về Marketing đã hỉ ra rằng ý tưởng mới có thể bắt đầu được tìm kiếm ngay chính từ những nhu cầu và mong muốn của khách hàng của tổ chức. Một doanh nghiệp có thể thu thập được nguyện vọng mà mong muốn của khách hàng bằng các cuộc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu hành vi khách hàng. Qua đó, các ý tưởng đổi mới sản phẩm sẽ được nảy sinh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nguồn nảy sinh ý tưởng thứ hai có thể đến từ các nhà khoa học: Các doanh nghiệp có thể có những ý tưởng đổi mới sản phẩm mới mẻ thông qua các nhà khoa học, những kỹ sư thiết kế, những công nhân viên lành nghề trong chính tổ chức của mình hoặc từ nguồn lực bên ngoài thông qua việc tổ chức các cuộc thi về ý tưởng đổi mới sản phẩm. Nguồn nảy sinh ý tưởng từ chính đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh những thách thức về môi trường cạnh tranh khốc liệt thì thông qua môi trường cạnh tranh đó doanh nghiệp cũng có thể nảy sinh những ý tưởng đổi mới sản phẩm của mình thông qua các sản phẩm và dịch vụ do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ và thị trường của đối thủ kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nắm được những điểm mạnh của sản phẩm đối thủ được khách hàng yêu thích và điểm yếu của sản phẩm đối thủ mà khách hàng phàn nàn. Từ đó kế thừa vào sản phẩm mới của doanh nghiệp. Nguồn nảy sinh ý tưởng từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp thường là các cá nhân có trình độ chuyên môn cao và có bề dày kinh nghiệm
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 15 15 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nguồn ý tưởng đổi mới sản phẩm dồi dào và quan trọng. Nguồn nảy sinh ý tưởng khác: Bên cạnh các nguồn nảy sinh ý tưởng kể trên thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng đổi mới sản phẩm thông qua một số nguồn khác như nhà sáng chế, các phòng thí nghiệm, các cố vấn công nghiệp, các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu Marketing và các ấn phẩm chuyên ngành Dưới đây là một số phương pháp đổi mới sáng tạo có thể góp phẩn thành lập ý tưởng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp: (1) phương pháp liệt kê thuộc tính nghĩa là doanh nghiệp liệt kê các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm và tiến hành đổi mới từng thuộc tính, từ đó hình thành sản phẩm mới có nhiều cải tiến hơn so với sản phẩm trước đó; (2) Phương pháp quan hệ bắt buộc, áp dụng phương pháp này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm cải tiến thông qua việc kết hợp một số sản phẩm trước đó; (3) Phương pháp phân tích hình thái học; (4) Phương pháp nghiên cứu phát hiện nhu cầu và vấn đề xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng; (5) Phương pháp động nào là sự kết hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm sáng tạo. (2) Sàng lọc ý tưởng Trong bước đầu tiên của quá trình đổi mới sản phẩm là lên ý tưởng đối mới. Mục tiêu chính của bước 1 là sáng tạo nhiều ý tưởng thì đến bước hai thì sàng lọc ý tưởng để lựa chọn ra các ý tưởng có tính hấp dẫn, tính khả thi cao là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn này những ý tươngr không có tính thực tiễn, không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Một yêu cầu đặt ra cho công đoạn này là doanh nghiệp phải hạn chế những sai lầm trong việc bỏ sót các ý tưởng. Các ý tưởng phải được yêu cầu theo biểu mẫu quy định của doanh nghiệp và được xem xét, đánh giá bởi hội đồng thẩm định. Nội dung bắt buộc của báo cáo ý tưởng bảo gồm: mo tả sản phẩm, xác định phân khúc thị trường mục tiêu, dự báo quy mô thị trường, dự báo giá cả, dự báo doanh thu, kế hoạch tài chính, định mức lãi. Những nội dung này được hội đồng thẩm định ý tưởng đánh giá về tính khả thi của ý tưởng. Những ý tưởng thường được đánh giá một cách khách quan thông qua việc
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 16 16 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sử dụng phương pháp trọng số cho các thành phần của ý tưởng nhằm đánh giá khả năng thành công của dự án (3) Soạn thảo dự án và kiểm tra Hiện thực hóa ý tưởng là một trong các vấn đề quan trọng trong quy trình đổi mơi sản phẩm của doanh nghiệp. Ý tưởng về sản phẩm mới phải đạt được mục tiêu cao nhất đó là được khách hàng chấp nhận, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương án ý tưởng sản xuất sản phẩm mới đã được nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng được chuyển hóa thành dự án sản phẩm hàng hoá Soạn thảo dự án hàng hoá: Một ý tưởng về đổi mới sản phẩm có thể cho ra dời nhiều dự án sản phẩm. Nhiệm vụ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp đó là hình thành các dự án sản phẩm từ ý tưởng đó. Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của dự án sẽ đưa ra quyết định thực hiện một hay nhiều dự án phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra hay thẩm định dự án: Đây là hoạt động có vai trò quan trọng và phải được thực hiện bởi nhóm người tham gia nằm trong thị trường mục tiêu của dự án. Việc thẩm định đòi hỏi phải thực hiện bằng các phương án đã được nghiên cứu lưỡng. Trong giai đoạn này, sản phẩm có thể được đánh giá, thẩm định thông qua các mô tả bằng hình ảnh và lời nói. Đồng thời, doanh nghiệp cần giải đáp tất cả những câu hỏi và thắc mắc của khách hàng mục tiêu về sản phẩm mới. Trên cơ sở những đánh giá của khách hàng, thì nhà tiếp thị taijc ác doanh nghiệp sẽ đánh giá tính khả thi và khả năng thành công của dự án và đánh giá sức hấp dẫn của sản phẩm mới đối với người tiêu dùng. (4) Hoạch định chiến lược Marketing. Bước thứ tư trong quy trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp đó là việc hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm mới trước khi ra mắt sản phẩm mới trên thị trường. Một chiến lược Marketing cơ bản bao gồm 03 phần cụ thể như sau: Phần thứ nhất là xác định thị trường mục tiêu, quy mô thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu, định vị sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 17 17 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kế hoạch tiếp cận thị trường và dự báo doanh thu trong một số năm sau khi ra mắt sản phẩm. Phần thứ hai của chiến lược Marketing sản phẩm mới đó là tập hợp số liệu để xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiêu thương mại và dự toán chi phí cho Marketing trong thời gian đầu mới ra mắt thị trường của sản phẩm mới. Phần thứ ba của kế hoạch Marketing sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường đó là là trình bày những mục tiêu và định hướng phát triển sản phẩm mới trong tương lại thông qua cung cấp các chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống Marketing-mix (5) Phân tích tình hình kinh doanh Bước thứ năm trong quy trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp đó là việc ban quản trị doanh nghiệp đánh giá sự hấp dẫ của dự án kinh doanh. Việc đánh giá được thực thông qua việc xem xét và phân tích một cách cẩn thân các chỉ tiêu về doanh thu, chi phím lợi nhuận để đo lường mức độ phù hợp của dự án với các nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài của Công ty (6) Thiết kế và chế thử sản phẩm mới. Dự án đổi mới sản phẩm khi đã vượt qua được các thử nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp thì dự án sẽ được chuyển đến giai đoạn nghiện cứu phát triển hoặc hoàn thiện các vấn đề về kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm thực tế. Nếu như ở những công đoạn trước đó thì tính mới của sản phẩm chỉ tồn tại dưới dạng mô tả bằng lời nói, hình vẽ hay sản phẩm mẫu thô sơ thì trong công đoạn này dự án sản phẩm cần phải được hiện thực thành một sản phẩm vật chất thực tế. Do vậy, ở công đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động đầu tư sản xuất so với các công đoạn trước đó. Bộ phần R&D là bộ phận có trách nhiệm trong việc tạo ra một hoặc nhiều phương án nhằm biến dự án sản phẩm thành một sản phẩm thực tế với kỳ vọng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Một sản phẩm được cho là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 18 18 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (1) Sản phẩm mới được người tiêu dùng chấp nhận những tính chất đã được trình bày trong phần mô tả dự án hàng hoá. (2) Trong điều kiện bình thường thì sản phẩm mới hoạt động một cách an toàn (3) Giá thành của sản phẩm mới không vượt ra ngoài phạm vi những chi phí sản xuất trong dự toán kế hoạch của dự án sản phẩm đã được phê duyệt. Sản phẩm mới sau khi được dựng thành sản phẩm mẫu thì cần tiến hành thử nghiệm một cách nghiêm túc và nghiêm ngắt về chức năng. Phòng thí nghiệm chính là nơi được tiến hành các thử nghiệm chức năng trong các điều kiện khác nhau để đánh giá tính hiệu quả và tính ổn định trong quá trình sử dụng của sản phẩm. Thời gian thực hiện thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào đặc thù các sản phẩm. Thử nghiệm đối với người tiêu dùng được thực hiện dưới các hình thức khác nhau phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm. Công ty tiếp tục bước thử nghiệm cuối cùng là thử nghiệm trên thị trường khi sản phẩm đã hoàn tất và đạt được các tiêu chuẩn nhất định của quá trình thử nghiệm chức năng, thử nghiệm người tiêu dùng. (7) Thử nghiệm trên thị trường. Như đã trình bày ở trên, khi sản phẩm mới đạt được các tiêu chuẩn nhất định của quá trình thử nghiệm chức năng, thử nghiệm người tiêu dùng thì ban lãnh đạo công ty phê duyệt cho sản phẩm được thử nghiệm trên thị trường. Một số yếu tố có thể được điều chỉnh, sửa đổi trước khi tiến hành thí nghiệm thị trường như nhãn hiệu, bao bì và một chương trình Marketing. Hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường giúp công ty thu thập các đánh giá của người dùng về sản phẩm, về chiến lược marketing, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của thị trường. Số lần thủ nghiệm thị trường phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh đó tính rủi ro của dự án, sản phẩm cũng là một yếu tố được xem xét khi đưa ra quyết định về việc bổ sung hay cắt giảm số lần thử nghiệm thị trường của doanh nghiệp. (8) Sản xuất hàng loạt sản phẩm mới. Kết thúc quá trình thử nghiệm thị trường sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp đầy đủ thông tin về phản ứng của thị trường đối với sản phẩm mới. Từ đó,
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 19 19 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giúp ban quản trị đưa quyết định về việc có hay không sản xuất hàng loạt và đưa sản phẩm ra thị trường hay không? 1.2.3.3. Đánh giá hiệu quả đổi mới sản phẩm Đổi mới sản phẩm thực sự là quan trọng đối với sự thành công của công ty và những gì được đo lường sẽ được cải thiện. Điều này làm cho việc đánh giá hiệu quả đổi mới sản phẩm trở thành một mục tiêu quan trọng và là một thách thức đối với các công ty. Các doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả đổi mới sản phẩm bằng những tiêu chí sau: Số lượng sản phẩm mới/năm: Hàng năm, doanh nghiệp đưa ra thị trường bao nhiêu sản phẩm mới và đối với từng sản phẩm mới đã giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, trang trải chi phí nghiên cứu và tung ra thị trường, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu chưa được đáp ứng của người dùng, đặc biệt là nhu cầu mà các công ty khác chưa đáp ứng được thì doanh nghiệp sẽ được củng cố danh tiếng và trở thành công ty hàng đầu trong ngành với danh tiếng trong việc phát triển các sản phẩm thay đổi ngành và đưa chúng ra thị trường và khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng vào doanh nghiệp hơn. Thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường: là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hình thành đến khi sản phẩm được tung ra thị trường. Đây là một vấn đề cơ bản đối với lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội thị trường bằng cách cải thiện thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường để đánh bại các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bằng cách tối ưu hóa quy trình phát triển và quy trình tiếp thị để cải thiện thời gian tiếp thị và doanh nghiệp có thể giành được thị phần. Khi doanh nghiệp là người đầu tiên tiếp thị , việc ra mắt sản phẩm mới sẽ tạo sức ảnh hưởng lớn hơn, giúp doanh số bán hàng và tỷ suất lợi nhuận lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh chậm hơn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh sản phẩm mới so với các sản phẩm khác: Việc tung ra một sản phẩm mới có thể dẫn đến việc tăng hoặc giảm doanh số của các sản phẩm cùng nhóm. Khách hàng có thể tiếp tục mua các sản phẩm tiêu chuẩn hoặc họ có thể hướng đến các sản phẩm mới, sản phẩm mới có thể gây ra cạnh tranh nội bộ. Do đó, doanh nghiệp cần tổng hợp và phân tích doanh số các sản phẩm trước và sau khi
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 20 20 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tung ra sản phẩm mới, để xem xét sản phẩm mới có ảnh hưởng đến doanh số của sản phẩm cũ hay không. Khi sản phẩm mới được thị trường đón nhận tốt và doanh số tăng lên cùng với sản phẩm cũ cùng loại. 1.2.4. Đặc điểm của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế Đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế có thể có nhiều hình thức, nó không đòi hỏi phải phát minh ra một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể đơn giản liên quan đến việc áp dụng một ý tưởng hiện có theo một cách mới hoặc vào một tình huống mới. Sự đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bệnh nhân, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bác sĩ, nhà hoạch định chính sách và nhà sản xuất. Việc đưa ra thị trường các sản phẩm sáng tạo cũng phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu quy định (khác nhau giữa các châu lục và thậm chí giữa các quốc gia), rất khó nhưng được đặt ra để cố gắng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của bất kỳ sản phẩm nào được thị trường chấp thuận. Có 5 đặc điểm quan trọng của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế bao gồm: - Chức năng: Cho phép người dùng giải quyết một vấn đề mới hoặc thực hiện một chức năng mới trong khi vẫn thực hiện chức năng của sản phẩm cạnh tranh - Kết cấu: Những đổi mới nào trong trong kết cấu sản phẩm liên quan đến kích thước, bố cục hay bối cảnh sử dụng trong sản phẩm đổi mới mà thường không có trong các sản phẩm cạnh tranh - Môi trường vật lý sử dụng: Sản phẩm hiện có thể được sử dụng trong nhiều môi trường sử dụng hơn với nguồn tài nguyên sẵn có khác nhau hoặc các đặc tính vật lý khác nhau - Tương tác với người dùng: sản phẩm đổi mới có thể sử dụng được hoặc dễ tiếp cận hơn các sản phẩm cạnh tranh hay không. Ví dụ: đặc tính nhu cầu vật lý đề cập đến những cải tiến giúp sản phẩm dễ sử dụng hơn trong các điều kiện vật chất khác nhau, bao gồm cả khuyết tật vĩnh viễn hoặc tạm thời về thể chất. Đặc tính nhu
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 21 21 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cầu cảm giác bao gồm những cải tiến nhằm nâng cao tính dễ sử dụng cho những người bị suy giảm cảm giác hoặc những người bị suy giảm cảm giác tạm thời (ví dụ: máy theo dõi bệnh nhân trong một trung tâm cấp cứu ồn ào). Đặc điểm nhu cầu nhận thức được sửa đổi đề cập đến những đổi mới giúp dễ hiểu hơn về một sản phẩm, bao gồm việc lắp ráp, vận hành và / hoặc đầu vào / đầu ra. - Chi phí: Chi phí mua hàng, chi phí vận hành, chi phí bảo trì là khác nhau đáng kể Như vậy, cũng như sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhìn chung đổi mới sản phẩm trang thiết bị y tế và kinh doanh trang thiết bị y tế cần quan tâm trước hết là khía cạnh người dùng, trong đó việc đảm bảo hiệu quả điều trị là điều tiên quyết . Bên cạnh đó, kinh doanh thiết bị y tế là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện do đó mọi ý tưởng đổi mới đều phải lưu ý đến các quy định hiện hành của nhà nước. 1.3. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu 1.3.1. Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận của Schumpeter: Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận được đề xuất bởi Joseph. A. Schumpeter, ông đã tin rằng những đổi mới thành công sẽ giúp doanh nghiệp mang về lợi nhuận, là cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Đổi mới có thể được phân thành hai loại: Loại thứ nhất bao gồm tất cả các hoạt động làm giảm chi phí sản xuất chung như giới thiệu một phương pháp hoặc kỹ thuật sản xuất mới, giới thiệu máy móc mới, các phương pháp đổi mới tổ chức ngành,..; Loại đổi mới thứ hai bao gồm tất cả các hoạt động làm tăng nhu cầu về sản phẩm, như sự ra đời của một loại hàng hóa mới hoặc hàng hóa có chất lượng mới, sự xuất hiện hoặc mở cửa thị trường mới, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới,... Lý thuyết đổi mới về lợi nhuận cho rằng doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận nếu đổi mới thành công trong việc giảm chi phí sản xuất tổng thể hoặc tăng nhu cầu đối với sản phẩm. Khi doanh nghiệp có được vị trí độc quyền trên thị trường thì sự đổi mới chỉ giới hạn trong bản thân doanh nghiệp đó và lợi nhuận có được là rất lớn. Lợi nhuận này có thể duy trì trong thời gian dài hơn nếu đổi mới được cấp bằng sáng chế. Khi xuất hiện những người khác bắt chước sự đổi mới, lợi nhuận bắt đầu giảm đi và đén một lúc nào đó, khi không còn sự khác biệt giữa chi phí và doanh
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 22 22 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thu, lợi nhuận sẽ biến mất. Do đó, để luôn luôn duy trì lợi nhuận, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới không những so với chính mình mà còn so với đối thủ cạnh tranh, đó là điều cốt lõi để tồn tại và phát triển. 1.3.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực RBV Khi quan điểm dựa trên nguồn lực mới được biết đến thì Wernerfelt (1984) đã lần đầu sử dụng thuật ngữ “Quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty”, ông đã đề xuất xem xét sản phẩm trong mối quan hệ với nguồn lực của công ty: “đối với công ty, nguồn lực và sản phẩm là hai mặt của cùng một đồng tiền ”(tr. 171). Theo đó, có thể thấy rằng giải thích bằng lý thuyết dựa trên nguồn lực thì mỗi doanh nghiệp hay tổ chức thông qua lịch sử hình thành đều sở hữu những nguồn lực khác nhau. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn thông qua hoạt động đổi mới thì yếu tố nguồn lực của tổ chức có ý nghĩa vô cũng quan trọng và được phản ánh dưới các hình thức cụ thể như sau: (1) Nguồn lực thứ nhất đó là các nguồn lực liên quan đến vật chất như hệ thống cơ sở vật chất, nhà xưởng, tiềm lực tài chính, công nghệ; (2) Nguồn lực thứ hai là các nguồn lực phi vật chất ví dụ như tài sản thương hiệu, giấy phép hoạt động, hệ thống phân phối, cơ sở dữ liệu; (3) Nguồn lực thứ 3 đề cập đến năng lực là trình độ của tổ chức trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định, nắm bắt cơ hội kinh doanh, khả năng đổi mới sản phẩm dựa trên nền tảng trước đó (Vitolina và Cals, 2013). Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ thì việc doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị của tổ chức thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán, sáp nhập, hợp tác với các đối tác. Từ đó, hình thành nguồn lực mới mạnh mẽ hơn thúc đẩy sự phát triển của tập thể (Das và Teng, 2000). Nguồn lực được hình thành dựa trên nền tảng tri thức: Theo Ahmed và Dwyer (2012) thì khái niệm kiến thức được cho là khả năng tận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm nhằm mục đích bổ sung thông tin cần thiết trong việc đưa ra quyết định hoặc nhằm mục đích cung cấp nguồn lực bổ sung cho hoạt động cyar tổ chức. Trên cơ sở đó, có thể coi kiến thức đóng vai trò như một nguồn lực của tổ chức góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức tại các quy mô khách nhau.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 23 23 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn lực được hình thành thông qua các mối quan hệ liên quan: Nội dung của lý thuyết dựa trên nguồn lực đánh giá mối quan hệ giữa các nút trong mạng lưới xã hội. Khái niệm nút được hiểu là một cấu trúc xã hội của một tổ chức hay một cá nhân nào đó, chúng được liên kết với nhau thông qua một mạng lưới, trong đó tồn tại một hoặc nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Theo Das và Teng (2000); Duschek (2004) thì chất lượng của nguồn lực được hình thành thông qua các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội được đánh giá dựa trên chất lượng của sự tương tác và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong mạng lưới xã hội. Thông qua đó, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các bên liên quan trong các mối quan hệ đó (Mesquita, Anand và Brush, 2008). 1.3.3. Lý thuyết tri thức tổ chức Tri thức tổ chức là tri thức cụ thể với tổ chức; thường thu được bằng kinh nghiệm. Đây là thông tin được sử dụng và chia sẻ để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tri thức khi được xem xét dưới góc độ nguồn gốc thì được xem xét dưới hai hình thức đó là tri thức bên trong và tri thức bên ngoài: Tri thức bên trong của tổ chức được hiểu là tập hợp các tri thức cơ bản như cơ sở dữ liệu, tài liệu, nguồn nhân lực của tổ chức được hình thành thông qua quá trình hoạt động và phát triển của tổ chức. Trong đó, hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò quan trọng. Tri thức bên ngoài của tổ chức được hiểu là nguồn lực tri thức không sẵn có của tổ chức mà được hình thông qua việc học hỏi các nguồn tài liệu bên ngoài, tích lũy thông qua quá trình đào tạo, học tập tích lũy kinh nghiệm từ các chuyên gia. Tri thức khi được xem xét dưới góc độ dạng thức thì được xem xét dưới 03 hình thức bao gồm: tri thức hiện, tri thức ẩn và tri thức ngầm. + Tri thức hiện được hiểu là các hình thức tri thức có thể dễ dàng nhận thấy, quản lý và sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trong tổ chức ví dụ như văn bản hướng dẫn, quy trình hoạt động, quy định,..đã được tiêu chuẩn thông qua các quy luật, quy tắc, công thức toán học trong một lĩnh vực nhất định. + Tri thức ẩn là tập hợp những tri thức chưa được chuẩn hóa và vật chất hóa. Nó tồn tại dưới dạng phi vật chất trong não bộ, tâm trí của các cá nhân trong tổ chức. Tri
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 24 24 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thức ẩn được phản ánh thông qua khả năng làm việc, sự đánh giá công việc giữa các cá nhân trong tổ chức thông qua đánh giá hiệu quả công việc. + Tri thức ngầm là tập hợp các tri thức tồn tại sẵn có trong các sản phẩm, dịch vụ hoặc văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù các tri thức này chưa được chuẩn hóa nhưng chúng đã hình thành và được chấp nhận một cách tự nhiên bởi các cá nhân trong tổ chức. Tuy nhiên, cơ chế vận hành của tri thức ngầm trong tổ chức chưa có sự giải thích rõ ràng. Tri thức khi được xem xét dưới góc độ tình trạng thì tồn tại dưới hai hình thức cụ thể bao gồm tri thức có sẵn và tri thức chưa có sẵn. + Hiểu một cách đơn giản thì tri thức sẵn có là những tri thức nội bộ mà doanh nghiệp sẵn có + Tri thức chưa sẵn có là những tri thức doanh nghiệp không có sẵn mà được đúc kết thông qua quá trình phát triển tri thức nội hoặc tích lũy từ các nguồn lực bên ngoài. Sự hiểu biết về các hình thức của tri thức đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong lĩnh vực quản trị tri thức, từ đó có những chính sách quản lý doanh nghiệp hợp lý. Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chương 1 của khóa luận đã hệ thống hoá lý luận đổi mới sáng tạo nói chung, bước đầu nghiên cứu đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của đổi mới sản phẩm, làm sáng tỏ lý luận hệ thống, hoàn thiện hệ thống công cụ giải quyết các vấn đề về đổi mới sản phẩm, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 25 25 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG TBYT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 2.1. Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2017 – 2021 TBYT chủ yếu phục vụ nhu cầu của bốn nhóm đối tượng gồm: bệnh viện công, bệnh viện vốn nước ngoài, bệnh viện tư nhân và các viện nghiên cứu, trường học, trong đó bệnh viện công chiếm 70% tổng giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19% số bệnh viện trên toàn nước. Đơn vị: tỷ đồng Hình 2. 1. Thị trường trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh 2017-2021 Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, năm2017-2021 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2017 2018 2019 2020 2021 Doanh số Tăng trưởng
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 26 26 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ hình 2.1, thị trường trang thiết bị y tế tại thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng ổn định vừa phải với CAGR 2017-2021 đạt 8,2%, năm 2017 đạt 3,799 tỷ đồng và lên tới giá trị hơn 5,000 tỷ đồng năm 2021. Với hơn 800 sản phẩm TBYT sản xuất trong nước đã được bộ Y tế cấp phép lưu hành, thì phần lớn thuộc mười doanh nghiệp FDI, như Omron, Phonak, Olympus, Terumo, B. Braun…trang thiết bị y tế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lên đến 90% tổng các sản phẩm trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các sản phẩm trang thiết bị y tế trong các lĩnh vực cần công nghệ cao như chẩn đoán hình ảnh, siêu âm. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế trong nước sản xuất chủ yếu các sản phẩm cơ bản như giường y tế, bông, băng, gạc,.. Việc lắp ráp một số TBYT cũng thông qua hợp tác nước ngoài, nên tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm chưa được cải thiện bao nhiêu. Trong các thị trường xuất khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam thì thị trường lớn nhất với tỷ trọng lên đến 23% tổng giá trị xuất khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam đó là thị trường Hoa Kỳ. Thị trường chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn thứ hi với 20% tổng giá trị xuất khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam đó là thị trường Nhật Bản. Nhật bản và Đức là hai thị trường nhập khẩu chính các trang thiết bị y tế siêu âm, chẩn đoán hình ảnh thuộc phân khúc cao cấp. Chiếm 19% tổng giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế là thiết bị y tế tự tiêu hao được thành phố Hồ Chí Minh nhập khẩu từ thị trường Singapore Giá trị thị trường thiết bị y tế theo chủng loại:
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 27 27 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2. 2. Phân khúc thị trường theo chủng loại trang TBYT Nguồn : Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,2021 Năm 2020, danh mục sản phẩm thiết bị tự tiêu hao chiếm tỷ trọng 25% giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế. Bước sang năm 2021 hạng mục này được kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng đạt mức doanh thu là 64,2 triệu USD, tương ứng với CAGR đạt 10.5%. Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ và Trung Quốc là các thị trường chính chiếm tới 90% tổng thị trường nhập khẩu thiết bị tự tiêu hao của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số doanh nghiệp nội địa đã gia nhập vào hạng mục này để sản xuất mũi kim, các sản phẩm tiêm truyền, ống cho ăn và ống thông hút. Năm 2020, hạng mục các thiết bị siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chiếm tỷ trọng 23% giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam. Singapore, Nhật Bả và Hàn Quốc là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đối với hạng mục này khi đạt 90% tổng giá trị nhập khẩu đối với hạng mục thiết bị siêu âm, chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một bộ phận các doanh nghiệp trong nước đã liên doanh với các công ty nước ngoài thực hiện sản xuất một số trang thiết bị trong thị trường này như fluoroscopy, lithotripters, thiết bị X-quang và siêu âm. 25% 23% 5% 6% 15% 26% Thiết bị tự tiêu hao Chẩn đoán hình ảnh Sản phẩm răng miệng Chỉnh hình và các bộ phận giả Sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân Các thiết bị khác
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 28 28 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chiếm tỷ trọng 5% giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế tại Việt Nam năm 2020 là các sản phẩm răng miệng và thị trường nhập khẩu chính đối với các sản phẩm này là các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc. Chỉnh hình và các bộ phận giả: Chiếm 6% thị trường với kỳ vọng đạt 15,1 triệu USD vào năm với các sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu từ Bỉ, Hoa Kỳ và Đức. Chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nhập khẩu trang thiết bị y tế của Việt Nam năm 2020 đó là các sản phẩm phẩm hỗ trợ bệnh nhân. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ là các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc danh mục này. Mặc dù, một số sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân như máy trợ thính,…nhưng phần lớn các sản phẩm thuộc danh mục này đều được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Thuận lợi: Hiện nay tại Việt Nam mức chi tiêu cho y tế vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực (trung bình 7USD/người). Trong khi đó các quốc gia láng giềng như Thái Lan thì mức chi tiêu cho y tế là 12 USD, Malaysia (35 USD) hay như Singapore thì mức chi tiêu cho kinh tế lên đến 103 USD/người. Không những vậy, mức chi tiêu cho y tế của Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với mức chi tiêu trung bình của thế giới là 50USD/người. Trong kho đó, bối cảnh dân số của Việt Nam đang có xu hướng già hóa và sự gia tăng của tầng lớp giàu có (đạt 33 triêu người vào năm 2020). Thuận lợi thứ hai cho hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trang thiết bị y tế đó là trong những năm gần đây chính phủ đã có sự quan tâm đến việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị ngành y tế, tăng cường tuyển bệnh viên vệ tinh (phản ánh qua đề án bệnh viên vệ tinht rong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020) và đặc biết là c ác chính sách khuyến khích phát triển y tế tư nhân. Ngoài ra, một trong các thuận lợi khác của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trang thiết bị y tế tại Việt Nam đó là nhận được nhiều sự hỗ trợ của quốc tế thông qua các thỏa thuận và hiệp định với các khối trên thế giới. Cụ thể là thỏa thuận và hiệp định với khối liên minh châu Âu (EU) tài trợ 130 triệu USD nhằm nâng cao
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 29 29 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chất lượng dịch vụ và hệ thống cơ sở y tế trong giai đoạn 2 của chương trình (EU- HSPSP-2). Ngoài ra, thị trường trang tiết bị y tế còn được đánh giá là một thị trường tiềm năng thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư của các công ty, hãng thiết bị y tế lớn như Terumo, Sonion, và United Healthcare để tận dụng các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với các doanh nghiệp FDI và nguồn nhân công giá rẻ. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó chính là việc tham gia thị trường toàn cầu hóa thì các doanh nghiệp bên cạnh việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước thì cũng đứng trước các thách thức, cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, theo thống kê của Bộ y tế thì tính đến năm 2020 đã có khoảng 350 công ty đến từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau gia nhập vào thị trường trang thiết bị y tế của Việt Nam. Trong đó, thị trường kinh doanh trang thiết bị y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường thu nhiều nhất các doanh nghiệp đầu tư gia nhập. Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do vậy phải chịu sự quản lý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhập khẩu, phân phối, tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành bới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ y tế, Bộ Công thương và Tổng cục hải quan. Việc các quy định giữa các ban ngành vẫn chưa thực sự đồng bộ và chồng chéo là nguyên nhân gây ra các khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế. 2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung và lên các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nói chung Cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới thì trong những năm vừa qua Việt Nam nói chung và hệ thống y tế của Việt Nam nói riêng cũng chịu những tác động tích cực năng nề bởi đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 được cho là một đòn giáng mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến chuỗi
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 30 30 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến chính phủ nhiều quốc gia bắt buộc triển khai các giải pháp giãn cách xã hội, đình chỉ các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Chuỗi cung ứng đứt gãy trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động đầu tư sản xuất, thương mại trên toàn cầu. Từ đó, làm nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế của các quốc gia nói chung bị suy giảm nặng nề. Một thực tế đặt ra là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát thì các doanh nghiệp với quy mô hoạt động càng lớn thì đồng nghĩa với việc chịu sự tác động của dịch bệnh lơn hơn. Trong bối cảnh đó, doanh thu của các doanh thu bị sụt giảm nặng nề nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả các chi phí cố định như chi phí thuê mặt bằng, chi phí lãi vay, các chi phí khác liên quan đến người lao động. Do vậy, để giảm thiểu những tác động của dịch bệnh gây ra thì bắt buộc các doanh nghiệp phải triển khai các giải pháp như cắt giảm lao động, cắt giảm lương,..Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng có chiều hướng sụt giảm, quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh. Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì mặc dù trong những tháng gần đây thì dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại vẫn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản thì dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường. Do vậy, mặc dù chuỗi cung ứng đã được khắc phục phần nào nhưng cũng chưa thể đạt được hiệu quả cao. Điều này, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động đổi mới trong bối cảnh này. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã đặt các nhà lãnh đạo tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong việc đưa ra các giải pháp khả thi nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó. Chính điều này đã làm thay đổi cán cân thương mại trong suốt thời gian vừa qua.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 31 31 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngoài ra, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tiềm lực tài chính phải đứng trước những thách thức, khó khăn vô cùng lớn. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian tới. Điều này mang đến những nguy cơ các doanh nghiệp nội địa đã có thị phần nhất định trên thị trường sẽ bị thâu tóm bởi các công ty lớn trên thế giới. Nền kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 đã chịu sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19. Điều này phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như giãn cách xã hội đã khiến thị trường tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đã kéo theo sụt giảm về cầu nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam. Bảng 2. 1. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021 STT Ngành 6 tháng đầu năm 2018 6 tháng đầu năm 2019 6 tháng đầu năm 2020 6 tháng đầu năm 2021 1 Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2,144.5 2,392 2472.4 2,463.8 2 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 260.9 277.8 328.1 216 3 Du lịch lữ hành 19.6 21.1 9.89 3.10 Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,năm 2018-2021
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 32 32 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2. 3. Doanh thu theo ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018-2021 Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam,năm 2018-2021 Từ hình 2.3, trong 6 tháng đầu năm 2020 thì doanh thu bán lẻ của hàng hó tại Việt Nam ghi nhận đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 là 3.4%. Trong đó, nửa đầu năm 2021 thì ghi nhận mức tăng trưởng là 12.92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các mặt hàng thiết yếu ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất là các sản phẩm phẩm như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị gia đình. Trong khi đó các sản phẩm may mặc, phương tiện di chuyển, giáo dục, du lịch,..là các ngành chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 Dịch vụ lưu trú, ăn uống có doanh thu trong nửa đầu năm 2020 ghi nhận mức giảm 18.1% so với năm 2019, doanh thu du lịch lữ hành thì ghi nhận mức giảm sâu tới 53.2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, các đợt dịch mới bùng phát mạnh mẽ hơn nên các ngành tiếp tục đà giảm sâu. Cụ thể dịch vụ lưu trú, ăn uống tiếp tục giảm 5,02% so với năm ngoài, doanh thu du lịch lữ hành thì có mức giảm lên đến 68.7% so với năm 2020. Không những vậy, dịch bệnh Covid-19 còn tác động mạnh đến chuỗi cung ứng nguồn lao động dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có ddue số lượng nhân công nên bắt buộc phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp có
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 33 33 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuyên gia là người nước ngoài chịu tác động nặng nề của Covid-19 do khó khăn trong việc đưa người lao động vào Việt Nam. Điều này dẫn đến chi phí cho nguồn lao động tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh. Chi phí vận hành cũng ở mức cao do doanh nghiệp hoạt động cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng chống dịch. Một số doanh nghiệp nay không dám nhận đơn đặt hàng mới nữa, vì sợ không thể đáp ứng được, do tình trạng thiếu nhân công. Đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp và dữ dội hơn nhiều so với những lần trước do biến thể Delta lây lan rất nhanh và tâm dịch lại là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố rất đông dân và cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất lớn. Nhiều biện pháp hạn chế đã phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất. Đặc biệt nó đã ảnh hưởng đến vị thế vị thế của Việt Nam, vốn được xem là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu của châu Á. Qua những phân tích kể trên có thể thấy mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là nền kinh tế đã chịu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 2.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp kinh doanh trang TBYT tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là các địa phương chịu tác động mạnh nhất của đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, du lịch, bán lẻ,…Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế cũng không phải là ngoại lệ. Đợt bùng phát dịch Covid-19 này với sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm đã khiến nhu cầu về trang thiết bị y tế như đồ bảo hộ, kit test nhanh Covid-19, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, bình oxy,.. tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu điều trị tại các bệnh viện. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thị trường trang thiết bị y tế khiến cho các sản phẩm đó trở nên khan hiếm trong bối cảnh xuất nhập khẩu hàng hóa đang bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa cho thị trường.