SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
CHƯƠNG 1............................................................................................... 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................... 1
1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại...................................... 1
1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại.................................... 1
1.1.1.1Khái niệm Ngân hàng Thương mại.................................................... 1
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại.................................. 1
1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.................................. 2
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại2
1.1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại ........ 6
1.2 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương mại....................................... 8
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng ........................................ 8
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại ngân hang thương mại......... 9
1.2.2.1Các chỉ tiêu định tính........................................................................ 9
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ................................................................. 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại NHTM ................... 14
1.3.1. Các nhân tố chủ quan...................................................................... 14
1.3.2. Các nhân tố khách quan................................................................. 17
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG VPBANK PHÒNG GIAO DỊCH PHÚC YÊN –VĨNH PHÚC ........ 22
2.1.Tổng quan về Ngân hàng VPBank - PGD Phúc Yên -Vĩnh Phúc........... 22
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank PDG Phúc Yên-
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban................... 23
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
ii
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank PGD Phúc
Yên Vĩnh Phúc ......................................................................................... 25
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phúc Yên -chi nhánh Vĩnh
Phúc thời gian qua. ................................................................................... 27
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD............................................... 28
Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2013,2014 ............................... 29
2.2.Thực trạng chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc ............. 32
2.2.1. Tình hìnhchất lượng hoạtđộngcho vaycủaPGDPhúc Yên-Vĩnh Phúc ... 32
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD.......... 33
Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn .......................................... 34
Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay của PGD.................................... 37
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá từ phía khách hàng:......................................... 39
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc. .............. 40
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................... 40
2.3.2. Những hạn chế ................................................................................ 41
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 43
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG VPBANK- PGD PHÚC YÊN-VĨNH PHÚC....................... 47
3.1. Định hướng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc trong thời gian tới 47
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay Tại PGD................................. 48
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn, hướng vào khách
hàng trên cơ sở khảo sát điều tra thị trường toàn diện và chi tiết.................. 48
3.2.2. Tăng cường công tác huy động vốn.................................................. 49
3.2.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng ........................................................ 51
3.2.4. Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động cho vay của Ngân
hàng......................................................................................................... 54
3.2.5. Hoàn thiện đổi mới công nghệ ngân hàng......................................... 56
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
iii
3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ........................................... 57
3.2.6.1. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý:....................................... 57
3.2.6.2. Đa dạng hoá sản phẩm.................................................................. 60
3.2.6.3. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu VPBank ........................ 62
3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................ 63
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tai PGD Phúc Yên-
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 65
3.3.1. Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước...................................... 65
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước........................................................... 66
3.3.3. Đối với NH VPBank........................................................................ 67
3.3.4. Đối với khách hàng ......................................................................... 68
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
1.1.1.1Khái niệm Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế. Các Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ
hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua thì: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và
sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vai trò
quan trọng của tổ chức tín dụng là đảm bảo huy động vốn đầy đủ và kịp thời,
đó là hình thức huy động mà các doanh nghiệp hiện nay thường lựa chọn do
nó có chi phí huy động thấp nhất”.
“ Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng, do đó được thực hiện
toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháccó liên quan.
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng
với nội dung chủ yếu, thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại có ba hoạt động cơ bản, truyền thống: Huy động
vốn, cho vay đầu tư và hoạt động trung gian.
a) Hoạt động huy động vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
2
Hoạt động huy động vốn động vốn đóng vài trò rất quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng hoạt động của NHTM và được thể hiện tập trung thông
qua thu hút nguồn vốn trong công chứng. Bằng hoạt động huy động vốn,
NHTM nhận tiền gửi của các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, cơ quan và
dân cư theo các hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; NHTM cũng
có thể đi vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy chứng nhận tiền
gửi… vay của tổ chức tín dụng khác hoặc vay của NHTM. Hoạt động huy
động vốn của các NHTM được biểu hiện bên nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán, là nhân tố cơ bản để đáp ứng hoạt động kinh doanh.
b) Sử dụng vốn
Cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình là hoạt động
đem lại thu nhập lớn nhất cho NHTM, nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao
nhất, nên luôn được các NHTM quan tâm.
Hoạt động cho vay: đây là hoạt động chủ yếu của NHTM
c) Dịch vụ trung gian
NHTM còn thực hiện hàng loạt các hoạt động: trung gian thanh toán
gồm: thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán chuyển khoản), chuyển tiền
thanh toán; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu gồm: xử lý
các chứng từ, thư tín dụng, uỷ thác thu, và dịch vụ ngoại hối phục vụ cho nhu
cầu chuyển đổi loại tiền vay sang loại tiền khác để thực hiện thanh toán quốc
tế.
1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
a) Khái niệm
Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số
người có số vốn dư thừa tạm thời và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó, luôn
có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Từ đó đã làm phát sinh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
3
một mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi
tạm thời dư thừa sang nơi thiếu vốn với điều kiện hoàn trả vốn và thu được
một khoản lợi nhuận do việc cho sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ cho
vay. Như vậy:
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay – khách hàng) sau một thời gian
nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, hay:
Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47)2010)QH12 ngày 16)06)2010 có
khái niệm: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian xác định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.
b) Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
- Chủ thể tham gia giao dịch tín dụng gồm: người đi vay (tổ chức tín
dụng) và người cho vay (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân).
- Trong hoạt động cho vay, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ
hoàn trả vào một ngày xác định mà hai bên đã thoả thuận; người cho vay chỉ
chuyển giao tiền cho người đi vay sử dụng khi có đủ cơ sở tin rằng người vay
sẽ trả đúng hạn, tiền mà ngân hàng cho vay thường không thuộc sở hữu của
ngân hàng…
- Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói
cách khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc.
- Việc người đi vay hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi cho người cho vay khi
đến thời hạn thanh toán là vô điều kiện.
Như vậy, thường có ba đặc trưng chủ yếu của hoạt động cho vay là:
tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
c). Các hình thức cho vay tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
4
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại
khoản vay.
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định. Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học
sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta
thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
*Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay
cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm và được sử
dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Đối với NHTM, cho vay ngắn hạn
chiếm tỉ trọng cao nhất. Với loại cho vay này ít có rủi ro cho Ngân hàng, vì
trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì Ngân hàng
vẫn có thể dự tính được.
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu
được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản
xuất, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại
cho vay này có mức độ rủi ro không cao vì Ngân hàng có khả năng dự đoán
được những biến động có thể xảy ra.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng
để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công
trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại
cho vay này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài có những biến
động xảy ra là không lường trước được.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
5
* Theo Thành phần kinh tế:
Cho vay cho thành phần kinh tế nhà nước: Là loại hình cho vay cung
cấp cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Đối tượng của loại
cho vay này là các doanh nghiệp, tổ chức của nhà nước kinh doanh trong các
lĩnh vực: Công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ..
Cho vay cho thành phần ngoàinhà nước : Là loại hình cho vay cung cấp
cho các khách hàng là doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn không
thuộc sở hữu nhà nước.
c) Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay có bảo đảm: Là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm
giữ tài sản của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện
các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này áp
dụng đối với những khách hàng không có hoặc chưa có uy tín cao với Ngân
hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ
rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Cho vay không có bảo đảm: Là loại hình cho vay không có tài sản cầm
cố, thế chấp, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp giay
chứng nhận cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy,
Ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay. Hình thức
này áp dụng với những khách hàng có uy tín lớn và có khả năng trả nợ cao.
Do đó, mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là loại cho vay ít rủi ro
cho Ngân hàng.
* Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
6
Cho vay bằng đồng nội tệ: Là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp tiền
cho khách hàng bằng đồng tiền của nước mình. Nước ta quy định, cho vay để
thanh toán trong nước thì chỉ được bằng VND.
Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp tiền cho
khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Nước ta quy định cho vay bằng ngoại tệ chỉ
phục vụ cho nhập khẩu, còn đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì
Ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ nhưng phải bán luôn cho Ngân hàng và
dùng VND đi mua hàng xuất khẩu.
* Căn cứ vào hình thái giá trị cho vay
Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị tín dụng được
cấp bằng tiền.
Cho vay bằng tài sản hay còn gọi là cho thuê tài chính: Là hình thức
cấp tín dụng dưới hình thức hiện vật.
Cho vay tiêu dùng
Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu
cho vay của từng loại vay. Từ đó so sánh với kết cấu nguồn huy động, so với
nhu cầu của nền kinh tế, sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết
cấu cho vay như vậy đã phù hợp với Ngân hàng chưa và sẽ đưa ra các giải
pháp phù hợp.
1.1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại
a) Đối với Ngân hàng thương mại
Đây là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho NHTM mang tính chất
nòng cốt xuyên suốt trong các hoạt động tai một NHTM .
b) Đối với các doanh nghiệp, dân cư
Với chức năng chính là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng đứng ra huy
động tiền gửi từ dân cư và các doanh nghiệp. Mỗi cá nhân và tổ chức, khi có
nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời, có thể gửi vào Ngân hàng như một sự lựa chọn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
7
an toàn và là quyết định đầu tư ít rủi ro. Ngân hàng dùng số vốn tạm thời này
để cung cấp cho các cá nhân và các doanh nghiệp khác đang có nhu cầu về
vốn. Do có Ngân hàng đứng ra làm trung gian cho quá trình luân chuyển vốn
nên các nguồn vốn có thể được tập trung và đến được với người cần vốn,
giảm được các Chi phí xã hội và bảo đảm ba bên cùng có lợi. Chính các lợi
ích đó đã khuyến khích các cá nhân, tổ chức gửi vốn vào Ngân hàng. Hoạt
động cho vay càng phát triển thì càng thúc đẩy quá trình tích tụ vốn.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở
hữu và vốn vay. Một trong những nguồn đi vay là từ Ngân hàng. Đây là
nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về cả số lượng và thời
hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ Ngân hàng, các doanh nghiệp buộc
phải nâng cao uy tín của mình để đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng. Nó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin, định
lượng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng
hiệu quả của các dự án và phương án.
Đứng trước xu thế quốc tế hóa, các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ
mua bán với các thành phần kinh tế trong nước mà còn có quan hệ xuất nhập
khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. NHTM có thể thúc đẩy mối quan hệ
này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay đối với doanh nghiệp để từ đó
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
c) Đối với Nhà nước
Hoạt động cho vay tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, tạo ra nguồn
thu cho ngân sách nhà nước.
Cho vay Ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ
trong lưu thông. Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng đã
tạo nên cung tiền tệ. Đó chính là khả năng tạo tiền của Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
8
Như ta đã biết, một khoản tiền gửi ban đầu khi gửi vào, sau khi đã trừ
đi khối lượng dự trữ, sẽ được Ngân hàng sử dụng để cấp cho vay. Sau đó,
khoản tiền này lại quay trở lại Ngân hàng một cách lặp đi lặp lại. Khối lượng
tiền gửi được ghi nhân tại Ngân hàng sẽ tăng lên nhiều lần so với số tiền gửi
ban đầu. Vì thế cung tiền trong nền kinh tế tăng lên. Tỉ lệ cấp cho vay của
Ngân hàng so với khối lượng vốn huy động càng lớn thì mức cung tiền tệ, hay
khối lượng tiền tệ thực trong lưu thông càng lớn. Do vậy, bằng các chính sách
của mình, NHTW dễ dàng thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng cách điều
chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hạn mức tín dụng đối với các NHTM.
1.2 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng
Hiệu quả cho vay NHTM là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động
cho vay của các NHTM. Các khoản vay có hiệu quả khi vốn vay được khách
hàng sử dụng có hiệu quả đúng mục đích mang lại số tiền lớn hơn thông qua
đó NH có thể thu hồi được cả gốc và lãi cònDN có thể trả được nợ bù đắp chi
phí thu được lợi nhuận “
Để có thể hiểu rõ hơn hiệu quả cho vay, ta xem xét sự thể hiện hiệu quả
cho vay trên các khía cạnh sau:
Đối với khách hàng: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở sự phù hợp về
lãi suất và kì hạn của khoản vay, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh
và mức độ thuận tiện trong giao dịch (thái độ tiếp đón của nhân viên Ngân
hàng, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảm
bảo các nguyên tắc tín dụng...).
Đối với NHTM: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở phạm vi, giới hạn cho
vay phải phù hợp với thực lực bản thân Ngân hàng, vừa đảm bảo được tính
cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
9
lãi. Hiệu quả cho vay được đánh giá dựa vào việc thanh toán gốc, lãi đúng
hợp đồng và sự hợp tác của khách hàng trong thời kì vay vốn.
Đối với Nhà nước: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở việc cho vay phục
vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt
nhất mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại ngân hang thương mại
Để đánh giá thực lực của một Ngân hàng, người ta phải đánh giá và xem
xét đến hiệu quả của hoạt động cho vay. Hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu tổng
hợp, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để
phát triển. Có nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả cho vay, gồm cả các
chỉ tiêu định tính và định lượng.
1.2.2.1Các chỉ tiêu định tính
a) Đánh giá khách quan của khách hàng
Đó là các chỉ tiêu phản ánh hình ảnh Ngân hàng thông qua cảm nhận của
khách hàng. Đó là những ấn tượng ban đầu khi đến với Ngân hàng, ấn tượng
về sự tiếp đón, về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ Ngân hàng. Trên thực
tế, sự tiếp đón ban đầu luôn tạo nên ấn tượng đầu tiên về hình ảnh Ngân hàng.
Đó có thể là một bãi gửi xe rộng rãi, miễn phí, một trụ sở khang trang, một
không gian giao dịch rộng rãi, mát mẻ...Nó tạo nên cảm giác an tâm của
khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng.
b) Điều kiện chủ quan của ngân hàng
Nếu Ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban, khách hàng sẽ tiết
kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm phòng mà mình cần giao dịch, nó tạo
nên thuận lợi cho khách hàng. Cách bố trí, sắp xếp trong phòng làm việc của
Ngân hàng, trang phục của nhân viên...Tất cả đều tạo nên ấn tượng cho khách
hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
10
Bên cạnh những yếu tố mang tính hình thức đó là các thủ tục mà Ngân
hàng yêu cầu với khách hàng, là tinh thần phục vụ khách hàng của đội ngũ
cán bộ Ngân hàng. Sự thỏa mãn của mỗi khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào
chỉ tiêu này. Mỗi nhân viên khi làm việc với khách hàng, cần thể hiện thái độ
thiện chí trong việc tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng. Đến với
một Ngân hàng, sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình, cởi mở của các nhân viên sẽ
khiến cho khách hàng rất hài lòng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc
tiến các khoản vay và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
a) Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng đối với nền kinh tế.
Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một
thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.
b) Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa tương tự như doanh số cho vay nhưng nó
phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng cho nền kinh tế trong một thời
điểm. Tổng dư nợ bao gồm:Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng yếu kém, khả năng tiếp
thị của Ngân hàng là hạn chế, trình độ cán bộ nhân viên thấp và Ngân hàng
không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, không phải chỉ tiêu này càng cao thì
hiệu quả cho vay càng cao, bởi tới một lúc nào đó, khi Ngân hàng cho vay
vượt quá mức giới hạn cũng là lúc Ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro
về cho vay.
Chỉ tiêu tổngdư nợ phản ánh quy mô cho vay củaNgân hàng, sựuy tín của
Ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của Ngân hàng với thị phần cho vay của
Ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
11
Kết cấu dư nợ phản ánh tỉ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ.
Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy
mạnh cho vay theo loại hình nào là có lợi nhất.
c) Tỉ lệ nợ quá hạn
Theo QĐ 493 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước thì :”Nợ quá
hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn”.
Tỉ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối qúy, cuối năm.
Tỉ lệ nợ Nợ quá hạn
=
quá hạn Tổng dư nợ
Nợ quá hạn - Đó là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không
hoàn hảo, khi người đi vay không có lí do chính đáng mà vẫn không trả nợ
Ngân hàng đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Lúc này, khoản vay
sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên
thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả
năng mất vốn. Như vậy, khi tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thì NHTM càng có
nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỉ lệ nợ
quá hạn càng cao, hiệu quả cho vay càng thấp.
d) Chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về
khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy
ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm
gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn
cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các
nhóm thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
12
Tỉ lệ nợ Nợ xấu
=
xấu Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của
ngân hang thương mại. Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro nên nợ xấu phát
sinh là tất yếu và trong dự tính. Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động
nghiệp vụ thông thường của ngân hàng.Nếu ngân hàng không có những biện
pháp sẵn sàng để xử lý các khoản nợ này thì sẽ khó tồn tại và phát triển.
e) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Một khoản cho vay có hiệu quả cao sẽ đem lại một khoản thu nhập cho
Ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để Ngân
hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do hoạt động cho vay mang lại chứng tỏ
các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ
an toàn của nguồn vốn cho vay.
Tỷ trọng thu nhập từ
hoạt động cho vay
=
Thu nhập từ hoạt
động cho vay
Tổng thu nhập
Một mặt Ngân hàng quan tâm tới việc làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn, mặt
khác phải chú trọng tới nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay. Duy trì một tỉ lệ
nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì tỉ lệ nợ
quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Hiệu quả cho vay được nâng cao chỉ thực
sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
13
f) Chỉ tiêu vòng quay vốn vay
Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh
giá khả năng tổ chức, quản lý vốn vay và hiệu quả cho vay trong việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Vòng quay vốn vay =
Doanh số thu nợ trong kỳ
Dư nợ cho vay bình quân
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay. Vòng quay của
vốn vay càng cao càng chứng tỏ nguồn vay Ngân hàng luân chuyển càng
nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hệ số
này càng tăng, phản ánh tình hình quản lý vốn vay càng tốt, hiệu quả cho vay
càng cao. Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt. Nó còn thể
hiện hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Một đồng vốn khi cho vay được nhiều
lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng
là “Dư nợ bình quân”. Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn
nhưng lại không phản ánh hiệu quả khoản vay là cao bởi thực tế nó thể hiện
khả năng cho vay kém của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cần phải được xem xét
với chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn”.
g) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu cho vay trong tổng nguồn huy động. Nó
xem xét, đánh giá tỉ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn
của bản thân Ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.
Chỉ tiêu này được biểu thị bằng công thức:
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
14
Tỉ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào
khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100%
có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho Ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản
của Ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo. Tuy
vậy, để xác định một tỉ lệ thế nào là phù hợp còn phụ thuộc vào kết cấu của
vốn huy động, lĩnh vực Ngân hàng tập trung tài trợ và nhiều nhân tố khác.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại NHTM
Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và là hoạt động sinh lời chủ yếu
của một Ngân hàng. Hoạt động cho vay phát triển cũng kéo theo các hoạt
động khác của Ngân hàng phát triển. Vì vậy các Ngân hàng luôn phải chú
trọng đến việc nâng cao hiệu quả cho vay. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả cho vay. Bên cạnh những yếu tố chủ quan thuộc về bản thân Ngân
hàng còn có những nhân tố khách quan từ phía khách hàng và các nhân tố
khách quan khác.
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
a) Chiến lược kinh doanh dài hạn của Ngân hàng
Đối với một tổ chức kinh tế, việc xây dựng cho mình một Chiến lược
kinh doanh dài hạn là vô cùng quan trọng. Chiến lược kinh doanh dài hạn của
Ngân hàng là Chiến lược hoạt động, gồm nhiều mặt, tập trung vào các hoạt
động kinh doanh để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong Chiến lược kinh
doanh, các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục
tiêu cần đạt được, các phương pháp tiến hành, từ đó cụ thể hóa bằng các kế
hoạch hành động. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho
vay. Một Chiến lược cho vay đúng đắn và được thực hiện tốt trên cơ sở một
Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.
b) Chính sách cho vay của Ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
15
Chính sách cho vay là các định hướng căn bản cho việc kinh doanh tín
dụng của một Ngân hàng. Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của
một Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân
viên Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích cho vay, tạo sự
thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao
khả năng sinh lời. Nội dung của chính sách cho vay là để trả lời cho các câu
hỏi về quy mô các khoản vay, thời hạn các khoản cho vay, các hình thức cấp
cho vay được sử dụng. Điều khoản của chính sách cho vay được xây dựng
dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ
và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của Ngân hàng và nhu cầu đi vay
của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách cho vay cũng thay
đổi theo. Đối với mỗi loại đối tượng khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra các
chính sách khác nhau cho phù hợp. Một chính sách cho vay đúng đắn, sẽ thu
hút nhiều khách hàng, vừa đảm bảo khả năng sinh lời, vừa trên cơ sở hạn chế
rủi ro, tuân theo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công
bằng xã hội. Bất cứ một Ngân hàng nào muốn có hiệu quả cho vay tốt cũng
đều phải có chính sách cho vay khoa học, phù hợp với thực tế của Ngân hàng
cũng như của thị trường.
c) Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung, các bước tiến hành trong
quá trình từ cho vay đến thu nợ nhằm bảo đảm an toàn cho vay. Quá trình này
căn bản gồm từ nhận hồ sơ xin vay, thẩm định khách hàng, giải ngân, đến
giám sát khách hàng và thu nợ.
Quy trình cho vay của NHTM không mang tính dập khuôn, cứng nhắc
mà có sự linh động nhất định. Tùy vào tình hình cụ thể mà mỗi Ngân hàng sẽ
có các quy trình riêng. Sự hợp lý của các bước trong quá trình này quyết định
một phần rất quan trọng đối với hiệu quả cho vay. Một quy trình cho vay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
16
không phù hợp do thiếu các bước hoặc đủ nhưng tiến hành không tốt sẽ có
nguy cơ dẫn đến một khoản vay xấu. Song một quy trình chặt chẽ quá mức
cũng bị coi là không hợp lý, không cần thiết, gây tốn kém, mất thời gian và
không hiệu quả.
d) Công tác tổ chức Ngân hàng
Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các Ngân hàng với nhau
trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo
điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả
các khoản vốn vay, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản cho vay có vấn đề,
từ đó nâng cao hiệu quả cho vay
Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí các phòng ban, Ngân hàng cũng cần chú
ý đến công tác tổ chức nhân sự.
Tổ chức nhân sự là công tác sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí
làm việc. Công tác này đòi hỏi phải có sự đánh giá đối với các nhân viên về
nhiều mặt nhằm có được quyết định hợp lý và hiệu quả nhất. Các nhân viên
cần được bố trí dựa vào năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, các đặc
điểm về sức khỏe, tâm lý ... và các điều kiện khác.Công tác tổ chức này ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc nói chung và hiệu quả cho vay nói
riêng.
e) Phẩm chất và trình độ cán bộ
Hiệu quả đội ngũ cán bộ Ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành
bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và trong hoạt động
cho vay nói riêng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào mọi khâu
của quá trình cho vay từ bước đầu tiên cho đến những bước cuối cùng.
Như vậy, phẩm chất và trình độ cán bộ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả của khoản cho vay . Một cán bộ tín dụng có trình độ chuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
17
môn cao, có đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được những
rủi ro trong hoạt động cho vay
g) Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo Ngân
hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiện những khó
khăn, trở ngại, sai trái...từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
Qúa trình kiểm tra, giám sát là một quá trình quan trọng, góp phần nâng
cao hiệu quả cho vay . Nó một mặt nâng cao hiệu quả cho vay cho Ngân hàng
khi giảm thiểu rủi ro về các khoản vay xấu, đồng thời có tác dụng hướng
khách hàng đến các hoạt động tốt, tăng khả năng thành công cho họ. Xét ở
một mức độ cao hơn, quá trình này còn có đóng góp tích cực cho nền kinh tế,
khi mà thông qua việc điều chỉnh, giám sát khách hàng, nó đã giảm thiểu
phần nào những hoạt động kinh tế tiêu cực của họ.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
a) Nhân tố khách hàng
Khách hàng là đối tượng thường xuyên giao dịch và làm việc với Ngân
hàng. Khách hàng của Ngân hàng gồm có người gửi tiền, người đi vay và các
khách hàng khác. ở đây, dưới góc độ tín dụng, ta chỉ quan tâm tới khách hàng
là những người đi vay.
Khách hàng là người lập ra phương án, dự án xin vay và sau khi được
Ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để hoạt
động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, khách hàng có tác động không nhỏ đến
hiệu quả của khoản cho vay được cấp ra.
Cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến những đặc điểm sau của khách
hàng
* Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
18
Nếu khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao
thì Ngân hàng sẽ tốn kém hơn trong công tác giám sát
* Sự trung thực của khách hàng
Đây là vấn đề đạo đức từ phía khách hàng. Sự trung thực của khách hàng
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay.
Nếu trong qúa trình xin vay vốn, khách hàng không trung thực với Ngân
hàng, đưa ra các số liệu sai lệch, vi phạm chế độ thống kê kế toán đã được ban
hành thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất
kinh doanh của khách hàng, gây ra những phán quyết sai lầm trong quyết định
cho vay ban đầu.
Khi Ngân hàng đồng ý cấp khoản vay cho khách hàng, trong quá trình
giải Ngân nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với phương án, mục
đích khi xin vay thì sẽ dẫn đến tình trạng không trả nợ hoặc có trả nhưng
không đúng hạn.
* Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng đến khả năng
thành công của dự án hay phương án sản xuất kinh doanh. Năng lực của
khách hàng yếu kém thể hiện ở việc khách hàng không dự đoán được những
biến động lên xuống của nhu cầu thị trường.
Khách hàng không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối,
khuyếch trương...thì sẽ dẫn đến thất bại trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ và làm hiệu quả cho vay của Ngân hàng cũng bị
ảnh hưởng.
Ngược lại, năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh
trên thị trường càng tốt, vốn vay càng sử dụng có hiệu quả và khả năng trả nợ
là càng lớn.
b) Môi trường kinh tế - xã hội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
19
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ
biện chứng, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, bất kì sự biến động của
một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh
tế còn lại. Sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh
mẽ đến hoạt động Ngân hàng, mà đặc biệt là hoạt động cho vay NHTM
Một môi trường kinh tế ổn định, cơ hội kinh doanh nhiều và khả năng
thành công lớn là lý tưởng cho hiệu quả cho vay xét trên nhiều phương diện.
Nền kinh tế ổn định với mức lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các
khoản vay có hiệu quả cao. Trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp đều
làm ăn có hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận của họ là cao hơn, từ đó họ có
thể hoàn trả vốn lẫn lãi cho Ngân hàng đúng như thời hạn đã thỏa thuận. Ngân
hàng sẽ không phải tốn nhiều tiền của vào công tác thẩm định hay giải quyết
các vấn đề sai trái, do đó đối với Ngân hàng- hiệu quả cho vay là cao.
Đối với khách hàng, trong điều kiện kinh tế thuận lợi, khách hàng có
thể sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, khả năng thành công của phương
án là lớn, thủ tục vay vốn là dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, do đó nó cũng là
những khoản cho vay có hiệu quả.
Về phía Nhà nước, khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ góp
phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, cải thiện đời sống nhân dân. Hệ thống Ngân hàng đảm bảo được uy tín,
vững mạnh về tài chính cũng mang lại sức mạnh kinh tế cho đất nước. Lúc
này, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, hiệu quả cho vay cũng được thỏa mãn
Ngược lại, khi nền kinh tế biến động, các doanh nghiệp làm ăn thất
thường, kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó làm
ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng. Lúc đó, về cả ba phía: Doanh
nghiệp - Ngân hàng - Nhà nước thì đây là các khoản cho vay không có hiệu
quả.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
20
Bên cạnh môi trường kinh tế là môi trường xã hội. Quan tín hệ cho vay
được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Đó là lòng tin được thiết lập giữa Ngân
hàng và khách hàng. Một môi trường xã hội ổn định với những khách hàng có
phẩm chất đạo đức, có trình độ dân trí cao, hiểu biết về các hoạt động Ngân
hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay
c) Môi trường chính trị - pháp luật
Hoạt động cho vay là một trong tổng thể các hoạt động kinh doanh rất
nhạy cảm với các yếu tố chính trị - pháp luật.
Một môi trường chính trị không ổn định sẽ khiến các chủ thể kinh tế
không dám mạnh dạn đầu tư, hiệu quả kinh tế là không cao. Lúc này, hiệu quả
cho vay đứng về cả ba phía: Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng đều là
không tốt. ổn định về chính trị tức là ổn định về các chính sách của Nhà
nước. Khi các chính sách này ổn định, sẽ tạo cho các doanh nghiệp sự thuận
lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách của Nhà nước được
quy định cụ thể dưới dạng các văn bản trong hệ thống pháp luật. Đây là cơ sở
để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không
đồng bộ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn. Ngược
lại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo ra một môi trường pháp
lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được thuận lợi và đạt kết
quả cao.
d) Môi trường khoa học kĩ thuật
Trình độ khoa học - kĩ thuật phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc
gia. Khoa hoc - kĩ thuật được áp dụng vào hệ thống Ngân hàng sẽ là sự hỗ trợ
đắc lực cho các hoạt động Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng có trình độ công
nghệ tiên tiến thì mọi hoạt động đều được tiến hành một cách chính xác nhanh
chóng và thuận lợi thông qua các nghiệp vụ có sự trợ giúp của máy móc.
Thông tin là một yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng khoa học - kĩ thuật
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
21
trong các Ngân hàng hiện đại. Công nghệ thông tin phát triển giúp Ngân hàng
dễ dàng hơn trong việc cập nhật thông tin về khách hàng. Thông tin được cập
nhật một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác sẽ giúp Ngân hàng có được
các quyết định đúng đắn và hợp lý. Điều này sẽ giúp Ngân hàng giảm các Chi
phí hoạt động, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao hiệu quả
thẩm định. Khách hàng khi đến với Ngân hàng cũng sẽ rất hài lòng khi nhận
được sự trợ giúp của máy móc với các thủ tục nhanh gọn, ít tốn kém. Hiệu
quả cho vay rõ ràng đã được tăng lên.
e) Môi trường tự nhiên
Đó là môi trường bao quanh doanh nghiệp. Những biến động bất khả
kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai, động đất, hạn hán, lũ
lụt, hỏa hoạn...đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng, đặc biệtlà khách hàng trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp...
Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của NHTM.
Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hiệu quả cho vay của
NHTM. Để nâng cao hiệu quả cho vay, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu và
nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, kết hợp cùng với kết quả hoạt động thực
tiễn của các NHTM, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
22
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG VPBANK PHÒNG GIAO DỊCH PHÚC YÊN –VĨNH PHÚC
2.1.Tổng quan về Ngân hàng VPBank - PGD Phúc Yên -Vĩnh Phúc
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank PDG Phúc
Yên-Vĩnh Phúc
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-
GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày
01/10/2013, vốn điều lệ của VPBank là 5.050 tỷ đồng.
Địa chỉ liên lạc:
Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Mạng lưới hoạt động:
VPBank đãcó tổng số gần 200 Chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc
550 đại lý chi trả của Tung tâm chuyển tiền nhanh VpBanhk – Western Unio
VP BANK Chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới chi
nhánh phủ khắp cả nước của VP BANK. Ngày 24-11-2006 VPBank Chi
nhánh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai trương VPBank Phúc Yên
VP BANK PGD Phúc Yên- Vĩnh Phúc đặt tại số số 104 Hùng Vương-
Phường Hùng vương –thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc. Nằm ngay trong trung
tâm thị xã Phúc Yên, với diện tích mặt bằng rộng rãi, vị trí thuận tiện ngoài ra
còn cùng đại bàn với nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác như ngân hàng
công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển,… điều này đã tạo ra môi trường
cạnh tranh cho VP BANK PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nói riêng cũng như các
ngân hàng nói chung.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
23
PGD VP Bank Phúc Yên-Vĩnh Phúc được thành lập đúng lúc khi kinh tế
tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu có những chuyển mình lớn trở thành một tỉnh có khả
năng thu hút đầu tư cao trong cả nước. Tuy thời gian thành lập chưa lâu
nhưng PGD VP Bank Phúc Yên-Vĩnh Phúc đã nắm được yêu cầu cũng như
đặc tính của đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc do đó đã có được sự tin tưởng của khách
hàng từ đó không ngừng trưởng thành và lớn mạnh trên tất cả các phương
diện như quy mô, các hoạt động nghiệp vụ, cơ sở vật chất cũng như công
nghệ.Tuy nhiên, do quy mô nhỏ mà PGD vẫn chưa đáp ứng được vốn vay của
nhiều khách hàng lớn và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay các khách
hàng truyền thống trên địa bàn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay tại
PGD là một vấn đề chiến lược giúp PGD khẳng định được vị thế của mình
trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự lớn mạnh của toàn hệ thống
ngân hàng VPBank.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban
Bộ máy tổ chức của PGD gồm: Trưởng Phòng (Giám Đốc) PGD và hai
Bộ phận Phòng ban ( bộ phận giao dịch – kho quỹ, bộ phận tín dụng )
Trưởng phòng
( Giám đốc PGD)
Bộ phận giao
dịch và kho quỹ
(Phó phòng
kiêm kế toán
nội bộ PGD)
Bộ phận tín dụng
( Phó phòng tín
dụng kiêm phó
giám đốc PGD)
- PGD hiện có 10 cán bộ nhân viên
- Có độ tuổi trung bình 29 tuổi
- Trìnhđộ chuyên môn: 6 cán bộ trên đại học, còn lại trình độ đại học.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
24
*Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
- Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng phòng PGD: Trưởng phòng là
người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động
của PGD, thực hiện công tác quản lý hoạt động tai PGD trong phạm vi phân
cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NH VPBank. Trưởng phòng PGD
phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc , trước pháp luật về hoạt động
kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh cảu PGD.
- Quyền hạn và nhiệm vụ của các phó phòng PGD: Giúp trưởng phòng
điều hành hoạt động tại bộ phận theo sự phân công phụ trách và chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về kết quả công việc được phân
công phụ trách. Các Phó phòng đại diện ký kết các văn bản hợp đồng, chứng
từ thuộc pham vi chức năng nhiệm vụ hoạt đông của bộ phận mình phụ trách.
- Chức năng nhiệm vụ của Phòng tín dụng:
Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất
cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp tiếp
nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhân hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ
và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến ban phòng có liên quan để thực hiện theo
chức năng.
Phân tích DN, khách hàng theo quy trình nghiệp vụ.
Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các
đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao
hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh tài trợ thương mại.
Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn
của khách hàng ) giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng
vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của
khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Sử lý, gia hạn nợ, đôn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
25
đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp
thu nợ.
Thực hiệnthẩm định các dựáncho vayvà giám sátchấtlượng kháchhàng,
xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá sếp hạng khách hàng.
Định kỳ kiểm tra giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay
từ khách hàng, kiểm soát giám sát các khoản vay vượt mức việc trả nợ, giá trị
tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.
Phântíchtìnhhìnhkinhtế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.
Quản lý danh mục tín dụng , quản lý rủi ro tín dụng.
- Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch –kho quỹ
Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ xin vay đã được phê duyệt
Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của
khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng.
Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền
hạn được cho phép.
Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.
Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các
nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ. Quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc,kim loại
quý, quản lý chứng chỉ có giá,hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất
nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích
các báo cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, chi
phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ..) của PGD. Thực hiện kế toán thu chi nội bộ
2.1.4. Tìnhhình hoạt động kinhdoanhcủa Ngân hàng VPBank PGD Phúc
Yên Vĩnh Phúc
2.1.4.1. Cáchoạtđộng cơ bản của Ngân hàngVPBank PGD Phúc Yên- Vĩnh
Phúc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
26
* Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh ( không quá 12
tháng)
* Cho vay trung dài hạn để mua sắm, đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản
cố định
* Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhá cửa, mua ô tô- xe máy, mua
sắm các tài sản hoặc phục vụ nhiều mục đích tiêu dùng khác.
* Cho vay hỗ trợ xuất nhập khấu với lãi suất ưu đãi.
* Cho vay thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bảndựa trên cam
kết đảm bảo thanh toán của chủ đầu tư.
* Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng
khoán tập trung.
* Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
* Cho vay mua cổ phiếu của các DN cổ phần hoá.
* Mua bán các giấy tờ có giá.
* Tham gia cho vay đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dụng khác.
* Dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ
* Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng là cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú.
- Tiền gửi bù lạm phát
- Tiết kiệm thường, tiết kiệm rút gốc linh hoạt
- Tiền gửi thanh toán thông thường
- Tiền gửi lãi suất bậc thang
- Tiền gửi siêu lãi suất
- Tiết kiệm VND bù trượt giá USD
- Huy động tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD
* Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng:
- Bảo lãnh dự thầu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
27
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu
- Bảo lãnh vay vốn
- Và các loại bảo lãnh khác
* Mở L/C nhập khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu
* Chi trả kiều hối và chuyển tiền giữa Việt Nam và các nước.
* Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
* Các dịch vụ ngân quỹ
- Kiểm định ngoại tệ, kiểm định tiền mặt, đổi tiền măt lấy ngân phiếu
hoặc đổi ngân phiếu lấy tiền mặt.
- Xác nhận số dư tài khoản
- Chi trả lương cho cán bộ nhân viên của các DN tại VPBank hoặc trực
tiếp tại địa chỉ do khách hàng chỉ định.
* Dịch vụ tư vấn đĩa ốc: Đây là dịch vụ mới được VPBank triển khai cho
khách hàng nhằm giúp cho khách hàng có các phương án tốt nhất để lựa chọn
khi có nhu cầu mua, bán hoặc hoàn thiện các thủ tục về nhà đất. VPBank sẽ
cung cấp cho khách hàng tất cả các thông tin về lĩnh vực đĩa ốc như:
- Dịch vụ giao bán cho thuê nhà, xưởng, văn phòng.
- Dịch vụ trung gian tìm mua, thuê nhà, xưởng, văn phòng.
- Dịch vụ pháp lý về nhà, đất: tư vấn pháp lý,tư vấn tài chính.
- Dịch vụ thanh toán mua, bán nhà đất qua VPBank
- Các dịch vụ khác về nhà đất:: Hợp thức hoá xây dựng nhà, mua bán,
sang nhượng nhà;…..
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phúc Yên -chi nhánh Vĩnh
Phúc thời gian qua.
a. Hoạt động huy động vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
28
Huy động vốn là hoạt động mang tính chất truyền thống của mọi ngân
hàng, đóng vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động được giúp ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là thủ quỹ của
nền kinh tế. Nó là một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc
quản lý sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo vốn thanh toán an toàn, hiệu quả. Nhận
thức được tầm quan trọng đó PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến
công tác huy động vốn.
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD
ĐV: triệu đồng
Huy động
vốn
31/12/2012 31/12/2013 So với
2012
Năm 2014 So với
2012
TG không
kỳ hạn
2.970 2.851 -96% 3.267 110%
TG có kỳ
hạn
327.769 544.098 166% 812.869 248%
Tổng TG 330.739 546.949 165% 816.136 247%
( Theo bảng cân đốikế toán 2013,2014 PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc )
Từ bảng trên cho thấy PGD Phúc Yên có tốc độ tăng trưởng nguồn tiền
gửi khá mạnh. Năm 2013 tăng so với 2012 tăng tới 61%, Năm 2014 Tăng so
với năm 2012 tăng tới 147%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn huy động chiếm tỷ
trọng rất lớn so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Thể hiện năm 2012
chiếm 99,1%, 2013 chiếm 99,5%, 2014 chiếm 99,6 % so với tổng nguồn tiền
gửi huy động được. Đây là nguồn vốn rất lợi thế nó đóng vai trò là một nguồn
vốn đối ứng ổn định, chi phí trả lãi thấp. Do kỳ hạn của nguồn vốn này xác
định từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về quy mô hoạt động tín dụng
và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy động được. Ngân hàng áp dụng lãi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
29
suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực dương với nhiều mức lãi
suất tương ứng với các kì hạn tiền gửi khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều
đối tượng khách hàng.
Những thành quả đạt được đó còn phải kể đến chính sách khách hàng
của PGD luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín tiện ích,
phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng. Với mục tiêu hàng đầu là không
ngừng tăng trưởng nguồn tiền gửi hàng năm
b. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD,
là một nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tích cực trong việc tìm kiếm
và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả
hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2013,2014
ĐV: triệu đồng
Tổng dư nợ
theo kỳ hạn
Năm 2012 Năm 2013 So với năm
2012
Năm 2014 So vơi năm
2012
Cho vay ngắn
hạn
2.179 4.054 186% 8.305 381%
Cho vay trung
hạn
5.940 6.891 116% 8.792 148%
Cho vay dài
hạn
5.210 10.785 207% 14.067 270%
Tổng cộng 13.329 21.730 163% 31.164 234%
( Bảng cân đốikế toán năm 2013,2014 PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc)
Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng
cao trong các năm, năm 2013 tăng 63%, Năm 2014 tăng 134% so với năm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
30
2012. Và vượt 53 % so với kế hoạch năm 2014. Điều này thể hiện PGD đã
thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi
nhuận cho PGD cũng tăng lên.
Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn vay tuy nhiên đã giảm mạnh qua các năm :Năm 2012 chiếm
45% tổng vốn cho vay; năm 2013: 32%; Năm 2014: 28%. Ngược lai cho vay
ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2012 chiếm: 16.3% ; 2013: 18.7%; 2014:
26.6%. Qua đó ta thấy được sự thay đổi của tiền trong cơ cấu dư nợ tín dụng
của PGD, Nó có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu
cầu vay vốn ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động trên
địa bàn tăng lên. Đồng thời nó cũng là chiến lược tập trung mảng cho vay vốn
đối với các cá nhân, tổ chức mua ô tô, du học. Số hợp đồng cho vay mua ô tô,
du học và bổ xung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay mua
nhà đất và xây dựng, nâng cấp nhà cửa tăng đáng kể trong những năm gần
đây. Số HĐTD tại PGD lên tới 152 Hợp đồng. Với việc áp dụng chính sách
lãi suất và phí dịch vụ tín dụng một cách linh hoạt từng đối tượng khách hàng
và theo từng phương án, dự án cụ thể theo nguyên tắc: Khách hàng có mức độ
rủi ro càng thấp thì lãi suất càng thấp ( căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín
dụng);khách hàng quan hệ tín dụng với PGD càng lâu thì lãi suất càng thấp;
khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của VPBank hoặc đóng góp
nhiều thu nhập của PGD thì lãi suất thấp hơn
Do hạn chế về quy mô là một chi nhánh cấp 4 nên PGD ít có cơ hội tiếp
cận với các khoản vay lớn, khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh thì chưa đa dạng, do
chính sách vay còn quá chặt chẽ của VPBank. Do đó chưa tạo ra được lợi
nhuận tối đa cho PGD. Đồng thời hoạt động tín dụng còn hạn chế chủ yếu ở
hoạt động cho vay, còn hoạt động tín dụng khác như: Bảo lãnh, mở L/C,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
31
thanh toán quốc tế, chiết khấu các loại giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Làm giảm doanh thu của PGD. Để hoạt động có hiệu quả , đạt được các chỉ
tiêu được giao, PGD luôn bám sát chủ chương chiến lược phát triển kinh tế
của Nhà nước và của Ngân hàng VPBank. Với chủ trương trong ngắn hạn và
dài hạn của mình là ngân hàng bán lẻ. Vì vậy hoạt động tín dụng của PGD
cũng tập trung nhất quán theo hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm tín
dụng được chú trọng phát triển như là:
- Các loại cho vay tín dụng, trả góp.
- Các sản phẩm cho vay phục vụ DN nhỏ và vừa.
- Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng.
- Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác.
Thị trường mục tiêu VPBank là: Chú trọng cấp tín dụng cho các khách
hàng thuộc đối tượng Sau:
- Các loại DN vưa và nhỏ
- Các cá nhân,hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh .
- Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị
c. Hoạt động khác
Bên cạnh hại hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, PGD Phúc
Yên-Vĩnh Phúc cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác như:
thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh,…Các dịch vụ này không
những góp phần đa dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho
PGD. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của PGD năm 2014 chiếm 3,6%
tổng thu nhập của PGD, trong đó:
- Thu từ dịch vụ thanh toán chiếm: 20,9%
- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh : 2,5%
- Thu từ dịch vụ ngân quỹ : 5%
- Thu khác từ hoạt động dịch vụ : 31,8%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
32
- Thu từ kinh doanh ngoại tệ : 1,4%
- Các khoản thu nhập khác : 38,4%
Đáng chú ý nhất là thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch
vụ ròng năm 2014 đạt 375,4 triệu tăng 70% so với năm 2013. Môt số hoạt
động có mức tăng trưởng cao như: Thu từ dịch vụ thanh toán tăng gấp đôi;
thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng gấp 5 lần; thu tứ dịchvụ ngân quỹ tăng 43%;
thu khác từ hoạt động dịch vụ tăng 51% so với năm 2013.
2.2.Thực trạng chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc
2.2.1. Tình hình chất lượng hoạt động cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, hoạt
động cho vay ngày càng được quan tâm phát triển nâng cao hàng đầu. Ngân
hàng VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ
khách hàng DN và phòng phục vụ khách hàng cá nhân. Đó là điều kiện tốt để
ngân hàng chuyên môn hoá trong việc cho vay. Do quy mô nhỏ là một chi
nhánh cấp 2 nên PGD luôn cố gắng hoạt động hiệu quả nhất, coi chất lượng
cho vay là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt và phát triển bền vững của
mình.. Sau đây là những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của PGD:
* Doanh số cho vay:
Thống nhất với sứ mệnh phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng
VPBank là kiên trì thực hiện ngân hàng bán lẻ. PGD luôn hướng tới phục vụ
các đối tượng khách hàng là: Các DN vừa và nhỏ, Các cá nhân hộ gia đình
hoạtđộngsản xuất kinh doanh;các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
33
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD
Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014
Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ
Số
tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Mua- sửa chữa nhà 52839 41.8 48215 43.18 68312 40.07 54865 35.9
Ô tô 30237 23.92 25890 23.18 44731 25.13 42138 27.6
Du học 2212 1.75 2010 1.8 3773 2.12 3550 2.32
Bổ sung vốn lưu động 26774 21.18 23895 21.4 41652 23.4 37125 24.32
Cho vay khác 14347 11.35 11655 10.44 16500 9.27 14980 9.8
( Báo cáo sao kê tín dụng năm 2013,2014 của PGD Phúc Yên –Vĩnh Phúc )
Cho vay theo món chiếm tỷ trong khá lớn tại PGD chiếm 38% doanh số cho
vay của PGD. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn và trung hạn, mục đích
sử dụng vốn vay rõ ràng. Là những khoản vay mà Ngân hàng luôn ưa thích.
Vì những khoản vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý, rủi ro
thấp hơn.Trong đó hoạt động cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng không
ngừng tăng. Nó là hoạt động thế mạnh của Ngân hàng, với các sản phẩm cho
vay ngày càng đa dạng hơn.
Cho vay mua- sửa chữa nhà luôn chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay của
PGD và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên, năm 2013 chiếm 41.8%, năm
2014: 40.07% so với tổng doanh số cho vay của PGD. Do nhu cầu về nhà
cửa ngày càng lớn, thị trường bất động sản có những biến động thuận lợi. Từ
năm 2012 sau khi NHNN ra chỉ đạo thắt chặt cho vay đầu tư bất động sản,
thay vào đó mở rộng hoạt động cho vay sửa chữa- xây dựng nhà. Sang năm
2013, 2014 hoạt động đầu tư vào bất động sản được nới lỏng hơn, đã tạo
thuật lợi cho hoạt động cho vay mua - sửa chữa- xây nhà của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
34
Hoạt động cho vay nhằm mục đích mua ô tô của ngân hàng đối với đối
tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh trong thời gian vừa qua.
Doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạt động cho vay của PGD, Năm 2013 chiếm tỷ trọng 23.92%, năm
2014: 25.13% so tổng doanh số cho vay của PGD. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đời sống của đại bộ phân người dân được
cải thiện đáng kể. Nhiều DN cần sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại, hay các
cá nhân có thu nhập cao cũng có nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại
đã trở lên phổ biến.
Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Đv: triệu đồng
Tổng dư nợ
theo kỳ hạn
Năm 2012 Năm 2013 So với năm
2012
Năm 2014 So vơi năm
2012
Cho vay ngắn
hạn
2.179 4.054 186% 8.305 381%
Cho vay trung
hạn
5.940 6.891 116% 8.792 148%
Cho vay dài
hạn
5.210 10.785 207% 14.067 270%
Tổng cộng 13.329 21.730 163% 31.164 234%
Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng
cao trong các năm, năm 2013 tăng 63%, Năm 2014 tăng 134% so với năm
2012. Và vượt 53 % so với kế hoạch năm 2014. Điều này thể hiện PGD đã
thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi
nhuận cho PGD cũng tăng lên.
Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn vay tuy nhiên đã giảm mạnh qua các năm :Năm 2012 chiếm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
35
45% tổng vốn cho vay; năm 2013: 32%; Các khoản cho vay trung hạn chủ yếu
cho vay để mua nhà,sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, đây là những khoản vay
có thời hạn 12 tháng đến 3 năm, thời gian thu hồi nợ kéo dài cho nên dư nợ của
hoạt động này cũng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay dài hạn của PGD
còncó nhiều hạn chế về doanh số, do không có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng,
còn phụ thuộc vào hạn mức nguồn vốn huy động được của PGD, làm giảm
doanh thu của PGD. Do vây PGD cần phải có chính sách cụ thể để huy động
được nguồn trung và dài hạn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2012 chiếm: 16.3% ; 2013:
18.7%; 2014: 26.6%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cao hơn so
với cho vay trung và dài hạn.Qua đó cho thấy sự thay đổi tiền trong cơ cấu dư
nợ cho vay của PGD, có xu hướng biến động theo nhu cầu tiêu dùng , nhu cầu
vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những
khoản vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, vay mua sắm
tiêu dùng cá nhân, sửa chữa nhà. Ngân hàng thường ưa thích những khoản
vay ngăn hạn hơn do ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh hơn, nó phù hợp
với nguồn mà PGD có thể huy động được, rủi ro thấp hơn các khoản cho vay
trung và dài hạn.
* Nợ quá hạn và nợ xấu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
36
Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn của PGD
Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
Tổng Dư nợ 13.329 21.730 31.164
Nợ đủ TC 13.062 21.167 26.878
Nợ cần chú ý 0 0 3802
Nợ dưới tiêu chuẩn 267 543 0
Nợ nghi ngờ 0 0 0
Nợ có khả năng mất vốn 0 0 483
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2% 2.5% 12.2%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2% 2.5% 1.55%
( Bảng cân đốikế toán năm 2013,2014 của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc )
Năm 2014, PGD đã có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của PGD là cao hơn so
với toàn hệ thống NH VPbank ( là 0.49%). Vì PGD được thành lập sớm đã
tạo được mối quan hệ uy tín tín cậy với nhiều khách hàng trên địa bàn và đã
có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể, song lại phải đối đầu với các
khoản vay không tốt đó là điều khó tránh khỏi. Nằm trên địa bàn có các doanh
nghiệpvừa và nhỏ đang trong giai đoạn đầu mới thành lập cần vốn để mở rộng
qui mô sản xuất là các khoản vay bổ xung vốn lưu động, mua sắm thiết bị nên
nợ quá hạn thường rơi vào nhưng đối tượng vay này. Tuy dư nợ cho vay
không ngừng tăng song tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên theo, từ
2.5% năm 2013 đạt 12.2% năm 2014. Trong những thàng đầu năm 2008 tỷ lệ
nợ quá hạn tăng lên 12.25% do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cho vay thay
đổi liên tục và ở mức cao( >12% năm), gây khó khăn lớn cho khách hàng vay
trọng việc trả nợ vay đúng thời hạn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm
3,4,5. Nợ quá hạn của PGD tập trung chủ yếu ở nhóm 2 và nhóm 4. Trong 3
nhóm nợ xấu của PGD thì nợ xấu của PGD tập trung ở nhóm 5 chủ yếu là các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
37
khoản nợ trung và dài hạn. Đây là các khoản cho vay tài trợ tài sản,cho vay
mua sắm trả góp. Vì nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập thường xuyên của
khách hàng. Trong khoảng thời gian càng dài thì sự ổn định của nguồn thu
nhập sẽ giảm. Do đó, đòi hỏi CBTD phải theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính
của khách hàng. Nguyên nhân chính khác còn do việc thẩm định khách hàng
còn chưa hiệu quả, quản lý việc sử dụng vốn của khách hàng còn mang tính
chiếu lệ và một phần thể hiện tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn.
* Nợ khó đòi
Nợ khó đòi là một khoản mục khá quan trọng đánh giá chất lượng hoạt
động cho vay đối với mọi ngân hàng. Nợ khó đòi là các khoản NQH chuyển
thành, nó tiềm ẩn khả năng mất không khoản cho vay của khách hàng, hay thu
được nợ nhưng rất khó khăn và không thu tròn hệ số nợ.Chính vì vậy, chúng
sẽ làm giảm thu nhập cũng như làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng, các
ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Trong những
năm gần đây PGD đã phấn đấu xử lý hết số nợ tồn đọng trong những năm
trước để lại, các khoản nợ khó đòi đã được cấp trên xét duyệt và xử lý. Song
PGD cũng đang có nguy cơ xuất hiện những khoản nợ khó đòi. Vì vậy PGD
cần có công tác thẩm định khách hàng và dự an tốt.
* Doanh thu từ hoạt động cho vay:
Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay của PGD
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Thu từ cho vay 2.201 5026
Tổng dư nợ 21.730 31.164
Tổng thu nhập 2.545 5.388
Thu từ cho vay/ Tổng dư nợ(%) 10,13% 16,13%
Thu từ cho vay / tổng thu nhập(%) 86,5% 93.3%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
38
Doanh thu từ hoạt động cho vay là thu nhập chủ yếu của PGD luôn đạt
hơn 86% so với tổng thu nhập của PGD. Năm 2014 thu từ hoạt động cho vay
tăng 2.28 lần so với năm 2013 đạt hơn 23 tỷ chiếm 97,3% tổng thu nhập của
PGD.Như vậy, PGD lệ thuộc khá nhiều vào các khoản tín dụng cho vay. Nếu
các khoản cho vay này phát sinh bất trắc ngoài dự kiến PGD sẽ phải đối phó
với khó khăn gấp bội do không có các khoản thu khác bù vào. Do đó PGD
cần phải thường xuyên nắm bắt các thông tin tài chính của khách hàng, theo
dõi chặt chẽ các khoản vay, bám sát các chủ trương và chiến lược kinh doanh
của Ngân hàng VPbank. Chất lượng tài sản của PGD đã được tăng lên, trích
dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
* Hệ số sử dụng vốn tại PGD: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn huy
động năm 2012 đạt 97%, năm 2013: 97.5%, năm 2014: 98%. Như vậy tình
hình sử dụng nguồn vốn huy động được của PGD khá cao. Nó phản ánh được
uy tín chất lượng cho vay của PGD, cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu của
thi trường của PGD. Ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng, luôn giữ vững
chủ chương coi khách hàng trên hết, Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng những nhu
cầu tín dụng hợp lý và hợp pháp của khách hàng. Từ đó PGD đã chiếm được
cảm tình của khách hàng , tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, đặc
biệt là khách hàng truyền thống. Song tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay
không cao hơn với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động được. Điều
này có thể lý giải do cơ chế cho vay hết sức chặt chẽ của ngân hàng nhằm
đảm bảo an toàn tín dụng đến mức tối đa. Tuy nhiên làm thế nào vừa đảm bảo
được tính an toàn cho các khoản cho vay vừa thu được lợi nhuận cao cho
ngân hàng đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới.
* Tỷ lệ an toàn vốn của PGD: Mặc dù luôn tích cực mở rộng hoạt động
cho vay. PGD vẫn duy trì được các tỷ lệ an toàn vốn theo đúng quy định của
NHNN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
39
Các tỷ lệ an toàn vốn của PGD tính đến 31/12/2014 như sau:
Bảng 2.7. Tỷ lệ an toàn vốn của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Tiêu
chuẩn
2013 2014
Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung
và dài hạn
≤ 40% 15% 12%
Tỷ lệ khả năng chi trả ≥ 100% 111% 108%
Tỷ lệ tài sản có sinh lời ≥ 75% 85% 88%
( Báo cáo thường niên của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và
dài hạn của PGD là khá thấp, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN. Sở
dĩ tỷ lệ này thấp vì các khoản vay chiếm tỷ trọng lớn của PGD là các khoản
vay ngắn hạn, nó sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mà PGD huy động được, số
vốn tự có và vốn huy động từ 12 tháng trở lên của PGD hầu như đáp ứng đủ
nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng. PGD phải chú trọng quan tâm
tới vấn đề cân đối giữa quy mô cơ cấu nguồn vốn huy đồng được với qui mô
và cơ cấu các khoản cho vay. Làm sao sử dụng nguồn vốn huy động được một
cách hiệu quả kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thanh toán của PGD.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá từ phía khách hàng:
Hầu hết các khoản cho vay mà PGD cấp cho khách hàng đều là cố gắng
của cả ngân hàng và khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu , lợi nhuận và
thu nhập của PGD theo đúng nghĩa cả hai bên cùng có lợi. PGD luôn theo
đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững nghĩa là sẽ cấp cho khách hàng những
khoản tín dụng tốt cùng với dịch vụ ngân hàng an toàn và thuận tiện.
Tuy vậy, chất lượng của một khoản tín dụng cho vay không chỉ được
đánh giá từ phía Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng. Vẫn còn tồn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
40
tại những khoản cho vay được đánh giá chất lường thấp, đó là những khách
hàng phát sinh NQH hay nợ khó đòi.
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Kết quả hoạt động cho vay tại VPBank PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nhìn
chung khá tốt. Sau đây là các kết quả đạt được.
Một là: Doanh thu từ hoạt động cho vay không ngừng tăng và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận, Năm 2014 đạt hơn 23 tỷ, tăng gấp
2,19 lần so với năm 2013.Thu nhập của hoạt động cho vay luôn đạt hơn 86%
so với tổng thu nhập của PGD.
Hai là: Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của hoạt động
cho vay đều tăng: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng tương
đối khá. Dự nợ ngăn hạn và trung hạn tăng khá lành mạnh. Đây là những
khoản vay rủi ro thấp, thu hồi vốn nhanh.
Ba là : Nhờ cải tiến quy trình tín dụng, rút ngắn trong từng khâu. Việc
rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay được rút ngắn giúp cho ngân hàng có
được lợi thế cạnh tranh so với các NHTM quốc doanh, thủ tục phức tạp và
kéo dài hơn. Lợi thế này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng
luôn có thủ tục nhanh gọn.
Bốn là: Chất lượng cho vay nhìn chung là được cải thiện tốt hơn khi mà
Ngân Hàng đã ban hành thể lệ cho vay mua -sửa chữa-xây dựng nhà; thể lệ
cho vay mua ô tô, thể lệ cho vay du học. Trước đây, Ngân hàng mới có quy
chế cho vay đối với các khách hàng nói chung, mà không có các quy định cụ
thể đối với từng sản phẩm gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xét
duyệt các khoản vay ( mức độ và thời hạn tối đa mà khách hàng có thể vay ).
Ngân hàng còn ban hành xếp hạng tín dụng, nhờ vậy CBTD có căn cứ ro ràng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
41
hơn trong việc đánh giá khách hàng. Góp phần nâng cao chất lượng cho vay
của ngân hàng.
Qua các số liệu tình hình hoạt động cho vay của PGD thời gian qua cho
thấy nợ xấu tuy có cao hơn các PGD khác thuộc chi nhánh Đông Đô song vẫn
thấp hơn mức của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam( 2%/2014) . Không
những PGD phát huy được truyền thống của NH VPBank với hoạt động là
một ngân hàng bán lẻ khá thành công. PGD còn luôn cố gắng tiếp cận với
nhiều khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng
truyền thống.
2.3.2. Những hạn chế
* Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn:
Là PGD có quy mô vừa và nhỏ, nằm trên địa bàn có nhiều hệ thống chi
nhánh các ngân hàng khác phải chịu cạnh tranh gay gắt về thị phần. Doanh số
cho vay lại bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng hay phải phụ thuộc vào quy mô
nguồn vốn huy động được. Chưa tiếp cận được với các khoản vay lớn và đối
tượng khách hàng vẫn chủ yếu là khách hàng truyền thống. Ngân hàng sẽ
không có khả năng đa dạng hoá các khoản cho vay và đối tượng cho vay. Đặc
biết là khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn là hoàn toàn
không có. Vì vậy,nó không những làm giảm doanh thu của PGD mà còn làm
tăng tính rủi ro khi một số khoản vay phát sinh bất trắc ngoài dự kiến của
PGD.
Như vậy chưa phát huy được ưu thế của một ngân hàng bán lẻ truyền
thống. Rõ ràng VPBank đã chọn đúng hướng đi cho mình trở thành ngân hàng
hàng đầu Việt Nam: Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho
các DN, Hộ gia đình và các cá nhân với các khoản giao dịch nhỏ, song chưa
tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt
vào giai đoạn hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
42
* Sản phẩm cho vay chưa đa dạng
Sản phẩm của VPBank vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có
những sản phẩm mang nét riêng của ngân hàng. Vì vậy số lượng khách hàng
biết đến các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa cao. Mặc dù ngân hàng đã đa
dạng hoá hoạt động cho vay bằng 4 sản phẩm chủ lực là: Cho vay mua- sửa
chữa xây dựng nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, và cho vay tiêu dùng
khác.Nhưng trên thực tế, khách hàng mới chỉ biết đến cho vay mua - sửa chữa
– xây dựng nhà và mua ô tô, còn các sản phẩm khác khách hàng ít biết đến.
Nhiều đối tượng vay vẫn còn hạn chế bởi thời gian và giá trị cho vay
như: Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên,vay hỗ trợ
giải quyết việc làm cho thanh niên, cho vay đối với các đối tượng ở các tỉnh
thành khác, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân
viên chủ yếu để sữa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, …Sản phẩm dịch
vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, không kể các ngân hàng quốc
doanh lớn như: ngân hàng Ngoại thương(VCB) với mức cho vay tối đa với
một cán bộ công nhân viên là 50 triệu và thời hạn vay có thể dài tới 5 năm,
mà các NHTM cổ phần như ABC hay Sacombank đều nâng mức này lên 30
triệu/ cán bộ công nhân viên. Thời gian tới VPBank nói chung và PGD Phúc
Yên-Vĩnh Phúc nói riêng nên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ
mới này.
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Tuy tỷ lệ NQH của PGD chưa phải là ở mức đáng sợ, nhưng NQH làm
giảm khả tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả sử
dụng vốn. Tỷ lệ NQH tại PGD đang có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là do
tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nhanh. Nên thực chất vẫn còn một
lượng đáng kể NQH từ các năm trước chưa xử lý được hoặc tốc độ xử lý còn
chậm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
43
* Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đúng mức,
thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn
do CBTD đảm nhận và chịu trách nhiệm.
* Công tác thu hút khách hàng của PGD còn hạn chế, PGD chủ yếu tập
trung vào các hoạt động bề nổi nhờ quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu
của Ngân hàng VPBank…còn việc vận dụng marketting nghiên cứu khách
hàng, xác định thị trường mục tiêu, đi sâu sát vào hoạt động, quan tâm đến
từng khách hàng chưa cụ thể và vẫn do CBTD đảm nhận. Thu thập thông tín
về khách hàng còn thiếu thường xuyên và không đầy đủ, Ngân hàng còn để
hở một mảng lớn trong việc lôi kéo các khách hàng tiềm năng, chưa có các
biện pháp cụ thể có thể dẫn đến việc bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách
hàng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Những nguyên nhân từ phía ngân hàng
Một là : Sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và
một số NHTMCP khác thì quy mô vốn của VPBank nói chung và PGD Phúc
Yên-Vĩnh Phúc nói riêng còn thấp. Đặc biệt so với các chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài thì ngân hàng thực sự kém ưu thế. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng
đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt
động cho vay nói riêng. Nó còn làm giảm tính cạnh tranh của PGD, việc tiếp
cận với các dự án vay lơn không cao, giảm khả năng đối phó với những bất
lợi của thị trường tài chính.
Hai là: công tác kiểm tra kiểm soát: hoạt động này tuy được tiến hành
thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc phát hiện
kịp thời và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tín dụng
cũng như trong việc bố trí sắp xếp cán bộ sao cho đúng người đúng việc. Điều
này gắn liền với sự hạn chế trình độ của cán bộ làm công tác này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01
44
Ba là: Về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng: khả năng thu thập và
phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và thiếu chính xác.
Cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định nguồn thông tin duy nhất từ khách
hàng cung cấp. Trình độ phân tích của cán bộ thậm định còn hạn chế.
Bốn là: Những hạn chế khác
- Công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn tiến triển chậm.
- Chính sách lãi suất chưa có sự linh hoạt, đặc biệt đối với các món vay
lớn PGD vẫn phải mất thời gian trình xin ý kiến của ban tín dụng chi nhánh
cấp trên, như vậy PGD sẽ khó khăn trong tiếp cận với các khoản vay lớn.
* Những nguyên nhân từ phía khách hàng
- Phẩm chất đạo đức của một số khách hàng xuống thấp do kinh doanh
không hiệu quả nên có tâm lý trốn tránh, dây dưa nợ nần. Thậm chí có khách
hàng còn âm mưu lừa đảo để chiếm đoạt vốn của PGD.
- Trình độ năng lực quản lý của các DN yếu kém
- Các nguồn thông tin về phía người vay thường thiếu chính xác, không
đảm bảo thường xuyên, kịp thời. Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì nợ quá
hạn còn do khách hàng không có kế hoạch chi tiêu trả nợ hợp lý, phụ thuộc
vào thu nhập thường xuyên của khách hàng.
* Những nguyên nhân khác
Một là:Môi trường kinh tế xã hội. Sự biến động về giá cả trong nước, sự
giảm giá của đồng nội tệ so với đồng đôla, chính sách quản lý ngoại hối của
NHNN đang là những nhân tố tác động lớn đến tâm lý của người gửi tiền,
người vay vốn tạo ra những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dân cư
cũng như để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DN. Năm 2014 lạm phát ở
nước ta 12,63% , chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 là 9,19%; vàng
tăng giá 18,46%; USD giảm giá 1,88%;VN-Index giảm 44,25%. Thị trường
bất động sản năm 2014 đã xuất hiện những cơn sốt, nhưng mang tính cục bộ(
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhàĐề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
nguyenthithuhien9254
 

Similar to Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại (20)

Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh VượngĐề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
 
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đĐề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Vietinb...
 
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
 
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam ĐịnhĐề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
 
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime BankHuy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Đề tài: Lý luận về chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i CHƯƠNG 1............................................................................................... 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................... 1 1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại...................................... 1 1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại.................................... 1 1.1.1.1Khái niệm Ngân hàng Thương mại.................................................... 1 1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại.................................. 1 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.................................. 2 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại2 1.1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại ........ 6 1.2 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương mại....................................... 8 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng ........................................ 8 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại ngân hang thương mại......... 9 1.2.2.1Các chỉ tiêu định tính........................................................................ 9 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ................................................................. 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại NHTM ................... 14 1.3.1. Các nhân tố chủ quan...................................................................... 14 1.3.2. Các nhân tố khách quan................................................................. 17 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VPBANK PHÒNG GIAO DỊCH PHÚC YÊN –VĨNH PHÚC ........ 22 2.1.Tổng quan về Ngân hàng VPBank - PGD Phúc Yên -Vĩnh Phúc........... 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank PDG Phúc Yên- Vĩnh Phúc ................................................................................................ 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban................... 23
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 ii 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank PGD Phúc Yên Vĩnh Phúc ......................................................................................... 25 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phúc Yên -chi nhánh Vĩnh Phúc thời gian qua. ................................................................................... 27 Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD............................................... 28 Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2013,2014 ............................... 29 2.2.Thực trạng chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc ............. 32 2.2.1. Tình hìnhchất lượng hoạtđộngcho vaycủaPGDPhúc Yên-Vĩnh Phúc ... 32 Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD.......... 33 Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn .......................................... 34 Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay của PGD.................................... 37 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá từ phía khách hàng:......................................... 39 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc. .............. 40 2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................... 40 2.3.2. Những hạn chế ................................................................................ 41 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 43 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VPBANK- PGD PHÚC YÊN-VĨNH PHÚC....................... 47 3.1. Định hướng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc trong thời gian tới 47 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay Tại PGD................................. 48 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn, hướng vào khách hàng trên cơ sở khảo sát điều tra thị trường toàn diện và chi tiết.................. 48 3.2.2. Tăng cường công tác huy động vốn.................................................. 49 3.2.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng ........................................................ 51 3.2.4. Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động cho vay của Ngân hàng......................................................................................................... 54 3.2.5. Hoàn thiện đổi mới công nghệ ngân hàng......................................... 56
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 iii 3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ........................................... 57 3.2.6.1. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý:....................................... 57 3.2.6.2. Đa dạng hoá sản phẩm.................................................................. 60 3.2.6.3. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu VPBank ........................ 62 3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................ 63 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tai PGD Phúc Yên- Vĩnh Phúc ................................................................................................ 65 3.3.1. Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước...................................... 65 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước........................................................... 66 3.3.3. Đối với NH VPBank........................................................................ 67 3.3.4. Đối với khách hàng ......................................................................... 68
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 1.1.1.1Khái niệm Ngân hàng Thương mại Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua thì: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vai trò quan trọng của tổ chức tín dụng là đảm bảo huy động vốn đầy đủ và kịp thời, đó là hình thức huy động mà các doanh nghiệp hiện nay thường lựa chọn do nó có chi phí huy động thấp nhất”. “ Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng, do đó được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháccó liên quan. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung chủ yếu, thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại có ba hoạt động cơ bản, truyền thống: Huy động vốn, cho vay đầu tư và hoạt động trung gian. a) Hoạt động huy động vốn
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 2 Hoạt động huy động vốn động vốn đóng vài trò rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NHTM và được thể hiện tập trung thông qua thu hút nguồn vốn trong công chứng. Bằng hoạt động huy động vốn, NHTM nhận tiền gửi của các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, cơ quan và dân cư theo các hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; NHTM cũng có thể đi vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi… vay của tổ chức tín dụng khác hoặc vay của NHTM. Hoạt động huy động vốn của các NHTM được biểu hiện bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, là nhân tố cơ bản để đáp ứng hoạt động kinh doanh. b) Sử dụng vốn Cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình là hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho NHTM, nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất, nên luôn được các NHTM quan tâm. Hoạt động cho vay: đây là hoạt động chủ yếu của NHTM c) Dịch vụ trung gian NHTM còn thực hiện hàng loạt các hoạt động: trung gian thanh toán gồm: thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán chuyển khoản), chuyển tiền thanh toán; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu gồm: xử lý các chứng từ, thư tín dụng, uỷ thác thu, và dịch vụ ngoại hối phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi loại tiền vay sang loại tiền khác để thực hiện thanh toán quốc tế. 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại a) Khái niệm Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số người có số vốn dư thừa tạm thời và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó, luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Từ đó đã làm phát sinh
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 3 một mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu vốn với điều kiện hoàn trả vốn và thu được một khoản lợi nhuận do việc cho sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ cho vay. Như vậy: Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay – khách hàng) sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, hay: Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47)2010)QH12 ngày 16)06)2010 có khái niệm: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian xác định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. b) Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại - Chủ thể tham gia giao dịch tín dụng gồm: người đi vay (tổ chức tín dụng) và người cho vay (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân). - Trong hoạt động cho vay, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày xác định mà hai bên đã thoả thuận; người cho vay chỉ chuyển giao tiền cho người đi vay sử dụng khi có đủ cơ sở tin rằng người vay sẽ trả đúng hạn, tiền mà ngân hàng cho vay thường không thuộc sở hữu của ngân hàng… - Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. - Việc người đi vay hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi cho người cho vay khi đến thời hạn thanh toán là vô điều kiện. Như vậy, thường có ba đặc trưng chủ yếu của hoạt động cho vay là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. c). Các hình thức cho vay tại ngân hàng thương mại
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 4 Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại khoản vay. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: *Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Đối với NHTM, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. Với loại cho vay này ít có rủi ro cho Ngân hàng, vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì Ngân hàng vẫn có thể dự tính được. Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại cho vay này có mức độ rủi ro không cao vì Ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại cho vay này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài có những biến động xảy ra là không lường trước được.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 5 * Theo Thành phần kinh tế: Cho vay cho thành phần kinh tế nhà nước: Là loại hình cho vay cung cấp cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Đối tượng của loại cho vay này là các doanh nghiệp, tổ chức của nhà nước kinh doanh trong các lĩnh vực: Công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.. Cho vay cho thành phần ngoàinhà nước : Là loại hình cho vay cung cấp cho các khách hàng là doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn không thuộc sở hữu nhà nước. c) Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Cho vay có bảo đảm: Là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng không có hoặc chưa có uy tín cao với Ngân hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. Cho vay không có bảo đảm: Là loại hình cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp giay chứng nhận cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, Ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay. Hình thức này áp dụng với những khách hàng có uy tín lớn và có khả năng trả nợ cao. Do đó, mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là loại cho vay ít rủi ro cho Ngân hàng. * Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay:
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 6 Cho vay bằng đồng nội tệ: Là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng tiền của nước mình. Nước ta quy định, cho vay để thanh toán trong nước thì chỉ được bằng VND. Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại hình cho vay mà Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Nước ta quy định cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho nhập khẩu, còn đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì Ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ nhưng phải bán luôn cho Ngân hàng và dùng VND đi mua hàng xuất khẩu. * Căn cứ vào hình thái giá trị cho vay Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị tín dụng được cấp bằng tiền. Cho vay bằng tài sản hay còn gọi là cho thuê tài chính: Là hình thức cấp tín dụng dưới hình thức hiện vật. Cho vay tiêu dùng Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu cho vay của từng loại vay. Từ đó so sánh với kết cấu nguồn huy động, so với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết cấu cho vay như vậy đã phù hợp với Ngân hàng chưa và sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp. 1.1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại a) Đối với Ngân hàng thương mại Đây là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho NHTM mang tính chất nòng cốt xuyên suốt trong các hoạt động tai một NHTM . b) Đối với các doanh nghiệp, dân cư Với chức năng chính là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng đứng ra huy động tiền gửi từ dân cư và các doanh nghiệp. Mỗi cá nhân và tổ chức, khi có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời, có thể gửi vào Ngân hàng như một sự lựa chọn
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 7 an toàn và là quyết định đầu tư ít rủi ro. Ngân hàng dùng số vốn tạm thời này để cung cấp cho các cá nhân và các doanh nghiệp khác đang có nhu cầu về vốn. Do có Ngân hàng đứng ra làm trung gian cho quá trình luân chuyển vốn nên các nguồn vốn có thể được tập trung và đến được với người cần vốn, giảm được các Chi phí xã hội và bảo đảm ba bên cùng có lợi. Chính các lợi ích đó đã khuyến khích các cá nhân, tổ chức gửi vốn vào Ngân hàng. Hoạt động cho vay càng phát triển thì càng thúc đẩy quá trình tích tụ vốn. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay. Một trong những nguồn đi vay là từ Ngân hàng. Đây là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về cả số lượng và thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ Ngân hàng, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao uy tín của mình để đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin, định lượng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng hiệu quả của các dự án và phương án. Đứng trước xu thế quốc tế hóa, các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần kinh tế trong nước mà còn có quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. NHTM có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay đối với doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế. c) Đối với Nhà nước Hoạt động cho vay tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cho vay Ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng đã tạo nên cung tiền tệ. Đó chính là khả năng tạo tiền của Ngân hàng.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 8 Như ta đã biết, một khoản tiền gửi ban đầu khi gửi vào, sau khi đã trừ đi khối lượng dự trữ, sẽ được Ngân hàng sử dụng để cấp cho vay. Sau đó, khoản tiền này lại quay trở lại Ngân hàng một cách lặp đi lặp lại. Khối lượng tiền gửi được ghi nhân tại Ngân hàng sẽ tăng lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu. Vì thế cung tiền trong nền kinh tế tăng lên. Tỉ lệ cấp cho vay của Ngân hàng so với khối lượng vốn huy động càng lớn thì mức cung tiền tệ, hay khối lượng tiền tệ thực trong lưu thông càng lớn. Do vậy, bằng các chính sách của mình, NHTW dễ dàng thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng cách điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hạn mức tín dụng đối với các NHTM. 1.2 Hiệu quả cho vay của Ngân hàng Thương mại 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Ngân hàng Hiệu quả cho vay NHTM là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay của các NHTM. Các khoản vay có hiệu quả khi vốn vay được khách hàng sử dụng có hiệu quả đúng mục đích mang lại số tiền lớn hơn thông qua đó NH có thể thu hồi được cả gốc và lãi cònDN có thể trả được nợ bù đắp chi phí thu được lợi nhuận “ Để có thể hiểu rõ hơn hiệu quả cho vay, ta xem xét sự thể hiện hiệu quả cho vay trên các khía cạnh sau: Đối với khách hàng: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở sự phù hợp về lãi suất và kì hạn của khoản vay, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh và mức độ thuận tiện trong giao dịch (thái độ tiếp đón của nhân viên Ngân hàng, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng...). Đối với NHTM: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở phạm vi, giới hạn cho vay phải phù hợp với thực lực bản thân Ngân hàng, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 9 lãi. Hiệu quả cho vay được đánh giá dựa vào việc thanh toán gốc, lãi đúng hợp đồng và sự hợp tác của khách hàng trong thời kì vay vốn. Đối với Nhà nước: Hiệu quả cho vay được thể hiện ở việc cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế. 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại ngân hang thương mại Để đánh giá thực lực của một Ngân hàng, người ta phải đánh giá và xem xét đến hiệu quả của hoạt động cho vay. Hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để phát triển. Có nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả cho vay, gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng. 1.2.2.1Các chỉ tiêu định tính a) Đánh giá khách quan của khách hàng Đó là các chỉ tiêu phản ánh hình ảnh Ngân hàng thông qua cảm nhận của khách hàng. Đó là những ấn tượng ban đầu khi đến với Ngân hàng, ấn tượng về sự tiếp đón, về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ Ngân hàng. Trên thực tế, sự tiếp đón ban đầu luôn tạo nên ấn tượng đầu tiên về hình ảnh Ngân hàng. Đó có thể là một bãi gửi xe rộng rãi, miễn phí, một trụ sở khang trang, một không gian giao dịch rộng rãi, mát mẻ...Nó tạo nên cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng. b) Điều kiện chủ quan của ngân hàng Nếu Ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm phòng mà mình cần giao dịch, nó tạo nên thuận lợi cho khách hàng. Cách bố trí, sắp xếp trong phòng làm việc của Ngân hàng, trang phục của nhân viên...Tất cả đều tạo nên ấn tượng cho khách hàng.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 10 Bên cạnh những yếu tố mang tính hình thức đó là các thủ tục mà Ngân hàng yêu cầu với khách hàng, là tinh thần phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ Ngân hàng. Sự thỏa mãn của mỗi khách hàng phụ thuộc khá nhiều vào chỉ tiêu này. Mỗi nhân viên khi làm việc với khách hàng, cần thể hiện thái độ thiện chí trong việc tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng. Đến với một Ngân hàng, sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình, cởi mở của các nhân viên sẽ khiến cho khách hàng rất hài lòng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các khoản vay và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng a) Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm. b) Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ Chỉ tiêu này cũng có ý nghĩa tương tự như doanh số cho vay nhưng nó phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng cho nền kinh tế trong một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm:Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng yếu kém, khả năng tiếp thị của Ngân hàng là hạn chế, trình độ cán bộ nhân viên thấp và Ngân hàng không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, không phải chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả cho vay càng cao, bởi tới một lúc nào đó, khi Ngân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc Ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay. Chỉ tiêu tổngdư nợ phản ánh quy mô cho vay củaNgân hàng, sựuy tín của Ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của Ngân hàng với thị phần cho vay của Ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 11 Kết cấu dư nợ phản ánh tỉ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào là có lợi nhất. c) Tỉ lệ nợ quá hạn Theo QĐ 493 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước thì :”Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn”. Tỉ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối qúy, cuối năm. Tỉ lệ nợ Nợ quá hạn = quá hạn Tổng dư nợ Nợ quá hạn - Đó là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không hoàn hảo, khi người đi vay không có lí do chính đáng mà vẫn không trả nợ Ngân hàng đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Lúc này, khoản vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn. Như vậy, khi tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thì NHTM càng có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỉ lệ nợ quá hạn càng cao, hiệu quả cho vay càng thấp. d) Chỉ tiêu nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 12 Tỉ lệ nợ Nợ xấu = xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hang thương mại. Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro nên nợ xấu phát sinh là tất yếu và trong dự tính. Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường của ngân hàng.Nếu ngân hàng không có những biện pháp sẵn sàng để xử lý các khoản nợ này thì sẽ khó tồn tại và phát triển. e) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay Một khoản cho vay có hiệu quả cao sẽ đem lại một khoản thu nhập cho Ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do hoạt động cho vay mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay = Thu nhập từ hoạt động cho vay Tổng thu nhập Một mặt Ngân hàng quan tâm tới việc làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn, mặt khác phải chú trọng tới nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay. Duy trì một tỉ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì tỉ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Hiệu quả cho vay được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 13 f) Chỉ tiêu vòng quay vốn vay Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức, quản lý vốn vay và hiệu quả cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay vốn vay = Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ cho vay bình quân Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay. Vòng quay của vốn vay càng cao càng chứng tỏ nguồn vay Ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hệ số này càng tăng, phản ánh tình hình quản lý vốn vay càng tốt, hiệu quả cho vay càng cao. Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt. Nó còn thể hiện hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng là “Dư nợ bình quân”. Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh hiệu quả khoản vay là cao bởi thực tế nó thể hiện khả năng cho vay kém của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cần phải được xem xét với chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn”. g) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu cho vay trong tổng nguồn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỉ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân Ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa. Chỉ tiêu này được biểu thị bằng công thức: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 14 Tỉ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho Ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của Ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo. Tuy vậy, để xác định một tỉ lệ thế nào là phù hợp còn phụ thuộc vào kết cấu của vốn huy động, lĩnh vực Ngân hàng tập trung tài trợ và nhiều nhân tố khác. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tại NHTM Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và là hoạt động sinh lời chủ yếu của một Ngân hàng. Hoạt động cho vay phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển. Vì vậy các Ngân hàng luôn phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả cho vay. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Bên cạnh những yếu tố chủ quan thuộc về bản thân Ngân hàng còn có những nhân tố khách quan từ phía khách hàng và các nhân tố khách quan khác. 1.3.1. Các nhân tố chủ quan a) Chiến lược kinh doanh dài hạn của Ngân hàng Đối với một tổ chức kinh tế, việc xây dựng cho mình một Chiến lược kinh doanh dài hạn là vô cùng quan trọng. Chiến lược kinh doanh dài hạn của Ngân hàng là Chiến lược hoạt động, gồm nhiều mặt, tập trung vào các hoạt động kinh doanh để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong Chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt được, các phương pháp tiến hành, từ đó cụ thể hóa bằng các kế hoạch hành động. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay. Một Chiến lược cho vay đúng đắn và được thực hiện tốt trên cơ sở một Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay. b) Chính sách cho vay của Ngân hàng
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 15 Chính sách cho vay là các định hướng căn bản cho việc kinh doanh tín dụng của một Ngân hàng. Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Nội dung của chính sách cho vay là để trả lời cho các câu hỏi về quy mô các khoản vay, thời hạn các khoản cho vay, các hình thức cấp cho vay được sử dụng. Điều khoản của chính sách cho vay được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của Ngân hàng và nhu cầu đi vay của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách cho vay cũng thay đổi theo. Đối với mỗi loại đối tượng khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Một chính sách cho vay đúng đắn, sẽ thu hút nhiều khách hàng, vừa đảm bảo khả năng sinh lời, vừa trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân theo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Bất cứ một Ngân hàng nào muốn có hiệu quả cho vay tốt cũng đều phải có chính sách cho vay khoa học, phù hợp với thực tế của Ngân hàng cũng như của thị trường. c) Quy trình cho vay Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung, các bước tiến hành trong quá trình từ cho vay đến thu nợ nhằm bảo đảm an toàn cho vay. Quá trình này căn bản gồm từ nhận hồ sơ xin vay, thẩm định khách hàng, giải ngân, đến giám sát khách hàng và thu nợ. Quy trình cho vay của NHTM không mang tính dập khuôn, cứng nhắc mà có sự linh động nhất định. Tùy vào tình hình cụ thể mà mỗi Ngân hàng sẽ có các quy trình riêng. Sự hợp lý của các bước trong quá trình này quyết định một phần rất quan trọng đối với hiệu quả cho vay. Một quy trình cho vay
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 16 không phù hợp do thiếu các bước hoặc đủ nhưng tiến hành không tốt sẽ có nguy cơ dẫn đến một khoản vay xấu. Song một quy trình chặt chẽ quá mức cũng bị coi là không hợp lý, không cần thiết, gây tốn kém, mất thời gian và không hiệu quả. d) Công tác tổ chức Ngân hàng Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các Ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn vay, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản cho vay có vấn đề, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí các phòng ban, Ngân hàng cũng cần chú ý đến công tác tổ chức nhân sự. Tổ chức nhân sự là công tác sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc. Công tác này đòi hỏi phải có sự đánh giá đối với các nhân viên về nhiều mặt nhằm có được quyết định hợp lý và hiệu quả nhất. Các nhân viên cần được bố trí dựa vào năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, các đặc điểm về sức khỏe, tâm lý ... và các điều kiện khác.Công tác tổ chức này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng. e) Phẩm chất và trình độ cán bộ Hiệu quả đội ngũ cán bộ Ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào mọi khâu của quá trình cho vay từ bước đầu tiên cho đến những bước cuối cùng. Như vậy, phẩm chất và trình độ cán bộ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản cho vay . Một cán bộ tín dụng có trình độ chuyên
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 17 môn cao, có đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động cho vay g) Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo Ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiện những khó khăn, trở ngại, sai trái...từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Qúa trình kiểm tra, giám sát là một quá trình quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay . Nó một mặt nâng cao hiệu quả cho vay cho Ngân hàng khi giảm thiểu rủi ro về các khoản vay xấu, đồng thời có tác dụng hướng khách hàng đến các hoạt động tốt, tăng khả năng thành công cho họ. Xét ở một mức độ cao hơn, quá trình này còn có đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khi mà thông qua việc điều chỉnh, giám sát khách hàng, nó đã giảm thiểu phần nào những hoạt động kinh tế tiêu cực của họ. 1.3.2. Các nhân tố khách quan a) Nhân tố khách hàng Khách hàng là đối tượng thường xuyên giao dịch và làm việc với Ngân hàng. Khách hàng của Ngân hàng gồm có người gửi tiền, người đi vay và các khách hàng khác. ở đây, dưới góc độ tín dụng, ta chỉ quan tâm tới khách hàng là những người đi vay. Khách hàng là người lập ra phương án, dự án xin vay và sau khi được Ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, khách hàng có tác động không nhỏ đến hiệu quả của khoản cho vay được cấp ra. Cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến những đặc điểm sau của khách hàng * Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 18 Nếu khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao thì Ngân hàng sẽ tốn kém hơn trong công tác giám sát * Sự trung thực của khách hàng Đây là vấn đề đạo đức từ phía khách hàng. Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay. Nếu trong qúa trình xin vay vốn, khách hàng không trung thực với Ngân hàng, đưa ra các số liệu sai lệch, vi phạm chế độ thống kê kế toán đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, gây ra những phán quyết sai lầm trong quyết định cho vay ban đầu. Khi Ngân hàng đồng ý cấp khoản vay cho khách hàng, trong quá trình giải Ngân nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ dẫn đến tình trạng không trả nợ hoặc có trả nhưng không đúng hạn. * Năng lực của khách hàng Năng lực của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng đến khả năng thành công của dự án hay phương án sản xuất kinh doanh. Năng lực của khách hàng yếu kém thể hiện ở việc khách hàng không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường. Khách hàng không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối, khuyếch trương...thì sẽ dẫn đến thất bại trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và làm hiệu quả cho vay của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng tốt, vốn vay càng sử dụng có hiệu quả và khả năng trả nợ là càng lớn. b) Môi trường kinh tế - xã hội
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 19 Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, bất kì sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế còn lại. Sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động Ngân hàng, mà đặc biệt là hoạt động cho vay NHTM Một môi trường kinh tế ổn định, cơ hội kinh doanh nhiều và khả năng thành công lớn là lý tưởng cho hiệu quả cho vay xét trên nhiều phương diện. Nền kinh tế ổn định với mức lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản vay có hiệu quả cao. Trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận của họ là cao hơn, từ đó họ có thể hoàn trả vốn lẫn lãi cho Ngân hàng đúng như thời hạn đã thỏa thuận. Ngân hàng sẽ không phải tốn nhiều tiền của vào công tác thẩm định hay giải quyết các vấn đề sai trái, do đó đối với Ngân hàng- hiệu quả cho vay là cao. Đối với khách hàng, trong điều kiện kinh tế thuận lợi, khách hàng có thể sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, khả năng thành công của phương án là lớn, thủ tục vay vốn là dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, do đó nó cũng là những khoản cho vay có hiệu quả. Về phía Nhà nước, khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Hệ thống Ngân hàng đảm bảo được uy tín, vững mạnh về tài chính cũng mang lại sức mạnh kinh tế cho đất nước. Lúc này, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, hiệu quả cho vay cũng được thỏa mãn Ngược lại, khi nền kinh tế biến động, các doanh nghiệp làm ăn thất thường, kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng. Lúc đó, về cả ba phía: Doanh nghiệp - Ngân hàng - Nhà nước thì đây là các khoản cho vay không có hiệu quả.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 20 Bên cạnh môi trường kinh tế là môi trường xã hội. Quan tín hệ cho vay được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Đó là lòng tin được thiết lập giữa Ngân hàng và khách hàng. Một môi trường xã hội ổn định với những khách hàng có phẩm chất đạo đức, có trình độ dân trí cao, hiểu biết về các hoạt động Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay c) Môi trường chính trị - pháp luật Hoạt động cho vay là một trong tổng thể các hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm với các yếu tố chính trị - pháp luật. Một môi trường chính trị không ổn định sẽ khiến các chủ thể kinh tế không dám mạnh dạn đầu tư, hiệu quả kinh tế là không cao. Lúc này, hiệu quả cho vay đứng về cả ba phía: Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng đều là không tốt. ổn định về chính trị tức là ổn định về các chính sách của Nhà nước. Khi các chính sách này ổn định, sẽ tạo cho các doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách của Nhà nước được quy định cụ thể dưới dạng các văn bản trong hệ thống pháp luật. Đây là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo ra một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được thuận lợi và đạt kết quả cao. d) Môi trường khoa học kĩ thuật Trình độ khoa học - kĩ thuật phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Khoa hoc - kĩ thuật được áp dụng vào hệ thống Ngân hàng sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng có trình độ công nghệ tiên tiến thì mọi hoạt động đều được tiến hành một cách chính xác nhanh chóng và thuận lợi thông qua các nghiệp vụ có sự trợ giúp của máy móc. Thông tin là một yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng khoa học - kĩ thuật
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 21 trong các Ngân hàng hiện đại. Công nghệ thông tin phát triển giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc cập nhật thông tin về khách hàng. Thông tin được cập nhật một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác sẽ giúp Ngân hàng có được các quyết định đúng đắn và hợp lý. Điều này sẽ giúp Ngân hàng giảm các Chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao hiệu quả thẩm định. Khách hàng khi đến với Ngân hàng cũng sẽ rất hài lòng khi nhận được sự trợ giúp của máy móc với các thủ tục nhanh gọn, ít tốn kém. Hiệu quả cho vay rõ ràng đã được tăng lên. e) Môi trường tự nhiên Đó là môi trường bao quanh doanh nghiệp. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai, động đất, hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn...đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệtlà khách hàng trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của NHTM. Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hiệu quả cho vay của NHTM. Để nâng cao hiệu quả cho vay, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, kết hợp cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 22 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VPBANK PHÒNG GIAO DỊCH PHÚC YÊN –VĨNH PHÚC 2.1.Tổng quan về Ngân hàng VPBank - PGD Phúc Yên -Vĩnh Phúc 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank PDG Phúc Yên-Vĩnh Phúc Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2013, vốn điều lệ của VPBank là 5.050 tỷ đồng. Địa chỉ liên lạc: Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Mạng lưới hoạt động: VPBank đãcó tổng số gần 200 Chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc 550 đại lý chi trả của Tung tâm chuyển tiền nhanh VpBanhk – Western Unio VP BANK Chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới chi nhánh phủ khắp cả nước của VP BANK. Ngày 24-11-2006 VPBank Chi nhánh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai trương VPBank Phúc Yên VP BANK PGD Phúc Yên- Vĩnh Phúc đặt tại số số 104 Hùng Vương- Phường Hùng vương –thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc. Nằm ngay trong trung tâm thị xã Phúc Yên, với diện tích mặt bằng rộng rãi, vị trí thuận tiện ngoài ra còn cùng đại bàn với nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển,… điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh cho VP BANK PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nói riêng cũng như các ngân hàng nói chung.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 23 PGD VP Bank Phúc Yên-Vĩnh Phúc được thành lập đúng lúc khi kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu có những chuyển mình lớn trở thành một tỉnh có khả năng thu hút đầu tư cao trong cả nước. Tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng PGD VP Bank Phúc Yên-Vĩnh Phúc đã nắm được yêu cầu cũng như đặc tính của đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc do đó đã có được sự tin tưởng của khách hàng từ đó không ngừng trưởng thành và lớn mạnh trên tất cả các phương diện như quy mô, các hoạt động nghiệp vụ, cơ sở vật chất cũng như công nghệ.Tuy nhiên, do quy mô nhỏ mà PGD vẫn chưa đáp ứng được vốn vay của nhiều khách hàng lớn và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay tại PGD là một vấn đề chiến lược giúp PGD khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự lớn mạnh của toàn hệ thống ngân hàng VPBank. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban Bộ máy tổ chức của PGD gồm: Trưởng Phòng (Giám Đốc) PGD và hai Bộ phận Phòng ban ( bộ phận giao dịch – kho quỹ, bộ phận tín dụng ) Trưởng phòng ( Giám đốc PGD) Bộ phận giao dịch và kho quỹ (Phó phòng kiêm kế toán nội bộ PGD) Bộ phận tín dụng ( Phó phòng tín dụng kiêm phó giám đốc PGD) - PGD hiện có 10 cán bộ nhân viên - Có độ tuổi trung bình 29 tuổi - Trìnhđộ chuyên môn: 6 cán bộ trên đại học, còn lại trình độ đại học.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 24 *Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban - Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng phòng PGD: Trưởng phòng là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của PGD, thực hiện công tác quản lý hoạt động tai PGD trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NH VPBank. Trưởng phòng PGD phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc , trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh cảu PGD. - Quyền hạn và nhiệm vụ của các phó phòng PGD: Giúp trưởng phòng điều hành hoạt động tại bộ phận theo sự phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách. Các Phó phòng đại diện ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc pham vi chức năng nhiệm vụ hoạt đông của bộ phận mình phụ trách. - Chức năng nhiệm vụ của Phòng tín dụng: Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhân hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến ban phòng có liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích DN, khách hàng theo quy trình nghiệp vụ. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng ) giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Sử lý, gia hạn nợ, đôn
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 25 đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Thực hiệnthẩm định các dựáncho vayvà giám sátchấtlượng kháchhàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá sếp hạng khách hàng. Định kỳ kiểm tra giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay từ khách hàng, kiểm soát giám sát các khoản vay vượt mức việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn. Phântíchtìnhhìnhkinhtế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng , quản lý rủi ro tín dụng. - Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch –kho quỹ Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ xin vay đã được phê duyệt Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng. Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho phép. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng. Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ. Quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc,kim loại quý, quản lý chứng chỉ có giá,hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ..) của PGD. Thực hiện kế toán thu chi nội bộ 2.1.4. Tìnhhình hoạt động kinhdoanhcủa Ngân hàng VPBank PGD Phúc Yên Vĩnh Phúc 2.1.4.1. Cáchoạtđộng cơ bản của Ngân hàngVPBank PGD Phúc Yên- Vĩnh Phúc
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 26 * Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh ( không quá 12 tháng) * Cho vay trung dài hạn để mua sắm, đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định * Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhá cửa, mua ô tô- xe máy, mua sắm các tài sản hoặc phục vụ nhiều mục đích tiêu dùng khác. * Cho vay hỗ trợ xuất nhập khấu với lãi suất ưu đãi. * Cho vay thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bảndựa trên cam kết đảm bảo thanh toán của chủ đầu tư. * Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. * Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán * Cho vay mua cổ phiếu của các DN cổ phần hoá. * Mua bán các giấy tờ có giá. * Tham gia cho vay đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dụng khác. * Dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ * Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú. - Tiền gửi bù lạm phát - Tiết kiệm thường, tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Tiền gửi thanh toán thông thường - Tiền gửi lãi suất bậc thang - Tiền gửi siêu lãi suất - Tiết kiệm VND bù trượt giá USD - Huy động tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD * Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng: - Bảo lãnh dự thầu
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 27 - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu - Bảo lãnh vay vốn - Và các loại bảo lãnh khác * Mở L/C nhập khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu * Chi trả kiều hối và chuyển tiền giữa Việt Nam và các nước. * Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. * Các dịch vụ ngân quỹ - Kiểm định ngoại tệ, kiểm định tiền mặt, đổi tiền măt lấy ngân phiếu hoặc đổi ngân phiếu lấy tiền mặt. - Xác nhận số dư tài khoản - Chi trả lương cho cán bộ nhân viên của các DN tại VPBank hoặc trực tiếp tại địa chỉ do khách hàng chỉ định. * Dịch vụ tư vấn đĩa ốc: Đây là dịch vụ mới được VPBank triển khai cho khách hàng nhằm giúp cho khách hàng có các phương án tốt nhất để lựa chọn khi có nhu cầu mua, bán hoặc hoàn thiện các thủ tục về nhà đất. VPBank sẽ cung cấp cho khách hàng tất cả các thông tin về lĩnh vực đĩa ốc như: - Dịch vụ giao bán cho thuê nhà, xưởng, văn phòng. - Dịch vụ trung gian tìm mua, thuê nhà, xưởng, văn phòng. - Dịch vụ pháp lý về nhà, đất: tư vấn pháp lý,tư vấn tài chính. - Dịch vụ thanh toán mua, bán nhà đất qua VPBank - Các dịch vụ khác về nhà đất:: Hợp thức hoá xây dựng nhà, mua bán, sang nhượng nhà;….. 2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phúc Yên -chi nhánh Vĩnh Phúc thời gian qua. a. Hoạt động huy động vốn
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 28 Huy động vốn là hoạt động mang tính chất truyền thống của mọi ngân hàng, đóng vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được giúp ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là thủ quỹ của nền kinh tế. Nó là một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc quản lý sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo vốn thanh toán an toàn, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác huy động vốn. Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD ĐV: triệu đồng Huy động vốn 31/12/2012 31/12/2013 So với 2012 Năm 2014 So với 2012 TG không kỳ hạn 2.970 2.851 -96% 3.267 110% TG có kỳ hạn 327.769 544.098 166% 812.869 248% Tổng TG 330.739 546.949 165% 816.136 247% ( Theo bảng cân đốikế toán 2013,2014 PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc ) Từ bảng trên cho thấy PGD Phúc Yên có tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi khá mạnh. Năm 2013 tăng so với 2012 tăng tới 61%, Năm 2014 Tăng so với năm 2012 tăng tới 147%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Thể hiện năm 2012 chiếm 99,1%, 2013 chiếm 99,5%, 2014 chiếm 99,6 % so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Đây là nguồn vốn rất lợi thế nó đóng vai trò là một nguồn vốn đối ứng ổn định, chi phí trả lãi thấp. Do kỳ hạn của nguồn vốn này xác định từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về quy mô hoạt động tín dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy động được. Ngân hàng áp dụng lãi
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 29 suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực dương với nhiều mức lãi suất tương ứng với các kì hạn tiền gửi khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Những thành quả đạt được đó còn phải kể đến chính sách khách hàng của PGD luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín tiện ích, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng. Với mục tiêu hàng đầu là không ngừng tăng trưởng nguồn tiền gửi hàng năm b. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD, là một nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng như sau: Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2013,2014 ĐV: triệu đồng Tổng dư nợ theo kỳ hạn Năm 2012 Năm 2013 So với năm 2012 Năm 2014 So vơi năm 2012 Cho vay ngắn hạn 2.179 4.054 186% 8.305 381% Cho vay trung hạn 5.940 6.891 116% 8.792 148% Cho vay dài hạn 5.210 10.785 207% 14.067 270% Tổng cộng 13.329 21.730 163% 31.164 234% ( Bảng cân đốikế toán năm 2013,2014 PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc) Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2013 tăng 63%, Năm 2014 tăng 134% so với năm
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 30 2012. Và vượt 53 % so với kế hoạch năm 2014. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên. Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vay tuy nhiên đã giảm mạnh qua các năm :Năm 2012 chiếm 45% tổng vốn cho vay; năm 2013: 32%; Năm 2014: 28%. Ngược lai cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2012 chiếm: 16.3% ; 2013: 18.7%; 2014: 26.6%. Qua đó ta thấy được sự thay đổi của tiền trong cơ cấu dư nợ tín dụng của PGD, Nó có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Đồng thời nó cũng là chiến lược tập trung mảng cho vay vốn đối với các cá nhân, tổ chức mua ô tô, du học. Số hợp đồng cho vay mua ô tô, du học và bổ xung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà đất và xây dựng, nâng cấp nhà cửa tăng đáng kể trong những năm gần đây. Số HĐTD tại PGD lên tới 152 Hợp đồng. Với việc áp dụng chính sách lãi suất và phí dịch vụ tín dụng một cách linh hoạt từng đối tượng khách hàng và theo từng phương án, dự án cụ thể theo nguyên tắc: Khách hàng có mức độ rủi ro càng thấp thì lãi suất càng thấp ( căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng);khách hàng quan hệ tín dụng với PGD càng lâu thì lãi suất càng thấp; khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của VPBank hoặc đóng góp nhiều thu nhập của PGD thì lãi suất thấp hơn Do hạn chế về quy mô là một chi nhánh cấp 4 nên PGD ít có cơ hội tiếp cận với các khoản vay lớn, khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh thì chưa đa dạng, do chính sách vay còn quá chặt chẽ của VPBank. Do đó chưa tạo ra được lợi nhuận tối đa cho PGD. Đồng thời hoạt động tín dụng còn hạn chế chủ yếu ở hoạt động cho vay, còn hoạt động tín dụng khác như: Bảo lãnh, mở L/C,
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 31 thanh toán quốc tế, chiết khấu các loại giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Làm giảm doanh thu của PGD. Để hoạt động có hiệu quả , đạt được các chỉ tiêu được giao, PGD luôn bám sát chủ chương chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước và của Ngân hàng VPBank. Với chủ trương trong ngắn hạn và dài hạn của mình là ngân hàng bán lẻ. Vì vậy hoạt động tín dụng của PGD cũng tập trung nhất quán theo hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm tín dụng được chú trọng phát triển như là: - Các loại cho vay tín dụng, trả góp. - Các sản phẩm cho vay phục vụ DN nhỏ và vừa. - Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng. - Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác. Thị trường mục tiêu VPBank là: Chú trọng cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối tượng Sau: - Các loại DN vưa và nhỏ - Các cá nhân,hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh . - Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị c. Hoạt động khác Bên cạnh hại hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh,…Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho PGD. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của PGD năm 2014 chiếm 3,6% tổng thu nhập của PGD, trong đó: - Thu từ dịch vụ thanh toán chiếm: 20,9% - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh : 2,5% - Thu từ dịch vụ ngân quỹ : 5% - Thu khác từ hoạt động dịch vụ : 31,8%
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 32 - Thu từ kinh doanh ngoại tệ : 1,4% - Các khoản thu nhập khác : 38,4% Đáng chú ý nhất là thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng năm 2014 đạt 375,4 triệu tăng 70% so với năm 2013. Môt số hoạt động có mức tăng trưởng cao như: Thu từ dịch vụ thanh toán tăng gấp đôi; thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng gấp 5 lần; thu tứ dịchvụ ngân quỹ tăng 43%; thu khác từ hoạt động dịch vụ tăng 51% so với năm 2013. 2.2.Thực trạng chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc 2.2.1. Tình hình chất lượng hoạt động cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay ngày càng được quan tâm phát triển nâng cao hàng đầu. Ngân hàng VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ khách hàng DN và phòng phục vụ khách hàng cá nhân. Đó là điều kiện tốt để ngân hàng chuyên môn hoá trong việc cho vay. Do quy mô nhỏ là một chi nhánh cấp 2 nên PGD luôn cố gắng hoạt động hiệu quả nhất, coi chất lượng cho vay là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt và phát triển bền vững của mình.. Sau đây là những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của PGD: * Doanh số cho vay: Thống nhất với sứ mệnh phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng VPBank là kiên trì thực hiện ngân hàng bán lẻ. PGD luôn hướng tới phục vụ các đối tượng khách hàng là: Các DN vừa và nhỏ, Các cá nhân hộ gia đình hoạtđộngsản xuất kinh doanh;các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 33 Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Mua- sửa chữa nhà 52839 41.8 48215 43.18 68312 40.07 54865 35.9 Ô tô 30237 23.92 25890 23.18 44731 25.13 42138 27.6 Du học 2212 1.75 2010 1.8 3773 2.12 3550 2.32 Bổ sung vốn lưu động 26774 21.18 23895 21.4 41652 23.4 37125 24.32 Cho vay khác 14347 11.35 11655 10.44 16500 9.27 14980 9.8 ( Báo cáo sao kê tín dụng năm 2013,2014 của PGD Phúc Yên –Vĩnh Phúc ) Cho vay theo món chiếm tỷ trong khá lớn tại PGD chiếm 38% doanh số cho vay của PGD. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn và trung hạn, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng. Là những khoản vay mà Ngân hàng luôn ưa thích. Vì những khoản vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý, rủi ro thấp hơn.Trong đó hoạt động cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng không ngừng tăng. Nó là hoạt động thế mạnh của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng hơn. Cho vay mua- sửa chữa nhà luôn chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay của PGD và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên, năm 2013 chiếm 41.8%, năm 2014: 40.07% so với tổng doanh số cho vay của PGD. Do nhu cầu về nhà cửa ngày càng lớn, thị trường bất động sản có những biến động thuận lợi. Từ năm 2012 sau khi NHNN ra chỉ đạo thắt chặt cho vay đầu tư bất động sản, thay vào đó mở rộng hoạt động cho vay sửa chữa- xây dựng nhà. Sang năm 2013, 2014 hoạt động đầu tư vào bất động sản được nới lỏng hơn, đã tạo thuật lợi cho hoạt động cho vay mua - sửa chữa- xây nhà của ngân hàng.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 34 Hoạt động cho vay nhằm mục đích mua ô tô của ngân hàng đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của PGD, Năm 2013 chiếm tỷ trọng 23.92%, năm 2014: 25.13% so tổng doanh số cho vay của PGD. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đời sống của đại bộ phân người dân được cải thiện đáng kể. Nhiều DN cần sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại, hay các cá nhân có thu nhập cao cũng có nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở lên phổ biến. Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đv: triệu đồng Tổng dư nợ theo kỳ hạn Năm 2012 Năm 2013 So với năm 2012 Năm 2014 So vơi năm 2012 Cho vay ngắn hạn 2.179 4.054 186% 8.305 381% Cho vay trung hạn 5.940 6.891 116% 8.792 148% Cho vay dài hạn 5.210 10.785 207% 14.067 270% Tổng cộng 13.329 21.730 163% 31.164 234% Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2013 tăng 63%, Năm 2014 tăng 134% so với năm 2012. Và vượt 53 % so với kế hoạch năm 2014. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên. Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vay tuy nhiên đã giảm mạnh qua các năm :Năm 2012 chiếm
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 35 45% tổng vốn cho vay; năm 2013: 32%; Các khoản cho vay trung hạn chủ yếu cho vay để mua nhà,sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, đây là những khoản vay có thời hạn 12 tháng đến 3 năm, thời gian thu hồi nợ kéo dài cho nên dư nợ của hoạt động này cũng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay dài hạn của PGD còncó nhiều hạn chế về doanh số, do không có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng, còn phụ thuộc vào hạn mức nguồn vốn huy động được của PGD, làm giảm doanh thu của PGD. Do vây PGD cần phải có chính sách cụ thể để huy động được nguồn trung và dài hạn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2012 chiếm: 16.3% ; 2013: 18.7%; 2014: 26.6%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn.Qua đó cho thấy sự thay đổi tiền trong cơ cấu dư nợ cho vay của PGD, có xu hướng biến động theo nhu cầu tiêu dùng , nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, vay mua sắm tiêu dùng cá nhân, sửa chữa nhà. Ngân hàng thường ưa thích những khoản vay ngăn hạn hơn do ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh hơn, nó phù hợp với nguồn mà PGD có thể huy động được, rủi ro thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. * Nợ quá hạn và nợ xấu.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 36 Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn của PGD Đv: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Tổng Dư nợ 13.329 21.730 31.164 Nợ đủ TC 13.062 21.167 26.878 Nợ cần chú ý 0 0 3802 Nợ dưới tiêu chuẩn 267 543 0 Nợ nghi ngờ 0 0 0 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 483 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2% 2.5% 12.2% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2% 2.5% 1.55% ( Bảng cân đốikế toán năm 2013,2014 của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc ) Năm 2014, PGD đã có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của PGD là cao hơn so với toàn hệ thống NH VPbank ( là 0.49%). Vì PGD được thành lập sớm đã tạo được mối quan hệ uy tín tín cậy với nhiều khách hàng trên địa bàn và đã có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể, song lại phải đối đầu với các khoản vay không tốt đó là điều khó tránh khỏi. Nằm trên địa bàn có các doanh nghiệpvừa và nhỏ đang trong giai đoạn đầu mới thành lập cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất là các khoản vay bổ xung vốn lưu động, mua sắm thiết bị nên nợ quá hạn thường rơi vào nhưng đối tượng vay này. Tuy dư nợ cho vay không ngừng tăng song tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên theo, từ 2.5% năm 2013 đạt 12.2% năm 2014. Trong những thàng đầu năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 12.25% do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cho vay thay đổi liên tục và ở mức cao( >12% năm), gây khó khăn lớn cho khách hàng vay trọng việc trả nợ vay đúng thời hạn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ quá hạn của PGD tập trung chủ yếu ở nhóm 2 và nhóm 4. Trong 3 nhóm nợ xấu của PGD thì nợ xấu của PGD tập trung ở nhóm 5 chủ yếu là các
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 37 khoản nợ trung và dài hạn. Đây là các khoản cho vay tài trợ tài sản,cho vay mua sắm trả góp. Vì nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập thường xuyên của khách hàng. Trong khoảng thời gian càng dài thì sự ổn định của nguồn thu nhập sẽ giảm. Do đó, đòi hỏi CBTD phải theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng. Nguyên nhân chính khác còn do việc thẩm định khách hàng còn chưa hiệu quả, quản lý việc sử dụng vốn của khách hàng còn mang tính chiếu lệ và một phần thể hiện tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn. * Nợ khó đòi Nợ khó đòi là một khoản mục khá quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với mọi ngân hàng. Nợ khó đòi là các khoản NQH chuyển thành, nó tiềm ẩn khả năng mất không khoản cho vay của khách hàng, hay thu được nợ nhưng rất khó khăn và không thu tròn hệ số nợ.Chính vì vậy, chúng sẽ làm giảm thu nhập cũng như làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng, các ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Trong những năm gần đây PGD đã phấn đấu xử lý hết số nợ tồn đọng trong những năm trước để lại, các khoản nợ khó đòi đã được cấp trên xét duyệt và xử lý. Song PGD cũng đang có nguy cơ xuất hiện những khoản nợ khó đòi. Vì vậy PGD cần có công tác thẩm định khách hàng và dự an tốt. * Doanh thu từ hoạt động cho vay: Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay của PGD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Thu từ cho vay 2.201 5026 Tổng dư nợ 21.730 31.164 Tổng thu nhập 2.545 5.388 Thu từ cho vay/ Tổng dư nợ(%) 10,13% 16,13% Thu từ cho vay / tổng thu nhập(%) 86,5% 93.3%
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 38 Doanh thu từ hoạt động cho vay là thu nhập chủ yếu của PGD luôn đạt hơn 86% so với tổng thu nhập của PGD. Năm 2014 thu từ hoạt động cho vay tăng 2.28 lần so với năm 2013 đạt hơn 23 tỷ chiếm 97,3% tổng thu nhập của PGD.Như vậy, PGD lệ thuộc khá nhiều vào các khoản tín dụng cho vay. Nếu các khoản cho vay này phát sinh bất trắc ngoài dự kiến PGD sẽ phải đối phó với khó khăn gấp bội do không có các khoản thu khác bù vào. Do đó PGD cần phải thường xuyên nắm bắt các thông tin tài chính của khách hàng, theo dõi chặt chẽ các khoản vay, bám sát các chủ trương và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng VPbank. Chất lượng tài sản của PGD đã được tăng lên, trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định. * Hệ số sử dụng vốn tại PGD: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn huy động năm 2012 đạt 97%, năm 2013: 97.5%, năm 2014: 98%. Như vậy tình hình sử dụng nguồn vốn huy động được của PGD khá cao. Nó phản ánh được uy tín chất lượng cho vay của PGD, cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu của thi trường của PGD. Ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng, luôn giữ vững chủ chương coi khách hàng trên hết, Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu tín dụng hợp lý và hợp pháp của khách hàng. Từ đó PGD đã chiếm được cảm tình của khách hàng , tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống. Song tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay không cao hơn với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động được. Điều này có thể lý giải do cơ chế cho vay hết sức chặt chẽ của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng đến mức tối đa. Tuy nhiên làm thế nào vừa đảm bảo được tính an toàn cho các khoản cho vay vừa thu được lợi nhuận cao cho ngân hàng đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới. * Tỷ lệ an toàn vốn của PGD: Mặc dù luôn tích cực mở rộng hoạt động cho vay. PGD vẫn duy trì được các tỷ lệ an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 39 Các tỷ lệ an toàn vốn của PGD tính đến 31/12/2014 như sau: Bảng 2.7. Tỷ lệ an toàn vốn của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc Chỉ tiêu Tiêu chuẩn 2013 2014 Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung và dài hạn ≤ 40% 15% 12% Tỷ lệ khả năng chi trả ≥ 100% 111% 108% Tỷ lệ tài sản có sinh lời ≥ 75% 85% 88% ( Báo cáo thường niên của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc) Qua bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn của PGD là khá thấp, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN. Sở dĩ tỷ lệ này thấp vì các khoản vay chiếm tỷ trọng lớn của PGD là các khoản vay ngắn hạn, nó sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mà PGD huy động được, số vốn tự có và vốn huy động từ 12 tháng trở lên của PGD hầu như đáp ứng đủ nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng. PGD phải chú trọng quan tâm tới vấn đề cân đối giữa quy mô cơ cấu nguồn vốn huy đồng được với qui mô và cơ cấu các khoản cho vay. Làm sao sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thanh toán của PGD. 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá từ phía khách hàng: Hầu hết các khoản cho vay mà PGD cấp cho khách hàng đều là cố gắng của cả ngân hàng và khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu , lợi nhuận và thu nhập của PGD theo đúng nghĩa cả hai bên cùng có lợi. PGD luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững nghĩa là sẽ cấp cho khách hàng những khoản tín dụng tốt cùng với dịch vụ ngân hàng an toàn và thuận tiện. Tuy vậy, chất lượng của một khoản tín dụng cho vay không chỉ được đánh giá từ phía Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng. Vẫn còn tồn
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 40 tại những khoản cho vay được đánh giá chất lường thấp, đó là những khách hàng phát sinh NQH hay nợ khó đòi. 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay của PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc. 2.3.1. Những kết quả đạt được Kết quả hoạt động cho vay tại VPBank PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nhìn chung khá tốt. Sau đây là các kết quả đạt được. Một là: Doanh thu từ hoạt động cho vay không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận, Năm 2014 đạt hơn 23 tỷ, tăng gấp 2,19 lần so với năm 2013.Thu nhập của hoạt động cho vay luôn đạt hơn 86% so với tổng thu nhập của PGD. Hai là: Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô của hoạt động cho vay đều tăng: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng tương đối khá. Dự nợ ngăn hạn và trung hạn tăng khá lành mạnh. Đây là những khoản vay rủi ro thấp, thu hồi vốn nhanh. Ba là : Nhờ cải tiến quy trình tín dụng, rút ngắn trong từng khâu. Việc rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay được rút ngắn giúp cho ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh so với các NHTM quốc doanh, thủ tục phức tạp và kéo dài hơn. Lợi thế này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng luôn có thủ tục nhanh gọn. Bốn là: Chất lượng cho vay nhìn chung là được cải thiện tốt hơn khi mà Ngân Hàng đã ban hành thể lệ cho vay mua -sửa chữa-xây dựng nhà; thể lệ cho vay mua ô tô, thể lệ cho vay du học. Trước đây, Ngân hàng mới có quy chế cho vay đối với các khách hàng nói chung, mà không có các quy định cụ thể đối với từng sản phẩm gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt các khoản vay ( mức độ và thời hạn tối đa mà khách hàng có thể vay ). Ngân hàng còn ban hành xếp hạng tín dụng, nhờ vậy CBTD có căn cứ ro ràng
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 41 hơn trong việc đánh giá khách hàng. Góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Qua các số liệu tình hình hoạt động cho vay của PGD thời gian qua cho thấy nợ xấu tuy có cao hơn các PGD khác thuộc chi nhánh Đông Đô song vẫn thấp hơn mức của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam( 2%/2014) . Không những PGD phát huy được truyền thống của NH VPBank với hoạt động là một ngân hàng bán lẻ khá thành công. PGD còn luôn cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống. 2.3.2. Những hạn chế * Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn: Là PGD có quy mô vừa và nhỏ, nằm trên địa bàn có nhiều hệ thống chi nhánh các ngân hàng khác phải chịu cạnh tranh gay gắt về thị phần. Doanh số cho vay lại bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng hay phải phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động được. Chưa tiếp cận được với các khoản vay lớn và đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu là khách hàng truyền thống. Ngân hàng sẽ không có khả năng đa dạng hoá các khoản cho vay và đối tượng cho vay. Đặc biết là khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn là hoàn toàn không có. Vì vậy,nó không những làm giảm doanh thu của PGD mà còn làm tăng tính rủi ro khi một số khoản vay phát sinh bất trắc ngoài dự kiến của PGD. Như vậy chưa phát huy được ưu thế của một ngân hàng bán lẻ truyền thống. Rõ ràng VPBank đã chọn đúng hướng đi cho mình trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam: Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các DN, Hộ gia đình và các cá nhân với các khoản giao dịch nhỏ, song chưa tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt vào giai đoạn hiện nay.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 42 * Sản phẩm cho vay chưa đa dạng Sản phẩm của VPBank vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có những sản phẩm mang nét riêng của ngân hàng. Vì vậy số lượng khách hàng biết đến các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa cao. Mặc dù ngân hàng đã đa dạng hoá hoạt động cho vay bằng 4 sản phẩm chủ lực là: Cho vay mua- sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, và cho vay tiêu dùng khác.Nhưng trên thực tế, khách hàng mới chỉ biết đến cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà và mua ô tô, còn các sản phẩm khác khách hàng ít biết đến. Nhiều đối tượng vay vẫn còn hạn chế bởi thời gian và giá trị cho vay như: Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên,vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, cho vay đối với các đối tượng ở các tỉnh thành khác, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chủ yếu để sữa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, …Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, không kể các ngân hàng quốc doanh lớn như: ngân hàng Ngoại thương(VCB) với mức cho vay tối đa với một cán bộ công nhân viên là 50 triệu và thời hạn vay có thể dài tới 5 năm, mà các NHTM cổ phần như ABC hay Sacombank đều nâng mức này lên 30 triệu/ cán bộ công nhân viên. Thời gian tới VPBank nói chung và PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nói riêng nên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ mới này. * Tỷ lệ nợ quá hạn Tuy tỷ lệ NQH của PGD chưa phải là ở mức đáng sợ, nhưng NQH làm giảm khả tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ NQH tại PGD đang có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nhanh. Nên thực chất vẫn còn một lượng đáng kể NQH từ các năm trước chưa xử lý được hoặc tốc độ xử lý còn chậm.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 43 * Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn do CBTD đảm nhận và chịu trách nhiệm. * Công tác thu hút khách hàng của PGD còn hạn chế, PGD chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi nhờ quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu của Ngân hàng VPBank…còn việc vận dụng marketting nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, đi sâu sát vào hoạt động, quan tâm đến từng khách hàng chưa cụ thể và vẫn do CBTD đảm nhận. Thu thập thông tín về khách hàng còn thiếu thường xuyên và không đầy đủ, Ngân hàng còn để hở một mảng lớn trong việc lôi kéo các khách hàng tiềm năng, chưa có các biện pháp cụ thể có thể dẫn đến việc bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế * Những nguyên nhân từ phía ngân hàng Một là : Sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và một số NHTMCP khác thì quy mô vốn của VPBank nói chung và PGD Phúc Yên-Vĩnh Phúc nói riêng còn thấp. Đặc biệt so với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng thực sự kém ưu thế. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó còn làm giảm tính cạnh tranh của PGD, việc tiếp cận với các dự án vay lơn không cao, giảm khả năng đối phó với những bất lợi của thị trường tài chính. Hai là: công tác kiểm tra kiểm soát: hoạt động này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc phát hiện kịp thời và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như trong việc bố trí sắp xếp cán bộ sao cho đúng người đúng việc. Điều này gắn liền với sự hạn chế trình độ của cán bộ làm công tác này.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Văn An Lớp: CQ49/15.01 44 Ba là: Về năng lực trình độ của cán bộ tín dụng: khả năng thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và thiếu chính xác. Cán bộ tín dụng thường chỉ thẩm định nguồn thông tin duy nhất từ khách hàng cung cấp. Trình độ phân tích của cán bộ thậm định còn hạn chế. Bốn là: Những hạn chế khác - Công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn tiến triển chậm. - Chính sách lãi suất chưa có sự linh hoạt, đặc biệt đối với các món vay lớn PGD vẫn phải mất thời gian trình xin ý kiến của ban tín dụng chi nhánh cấp trên, như vậy PGD sẽ khó khăn trong tiếp cận với các khoản vay lớn. * Những nguyên nhân từ phía khách hàng - Phẩm chất đạo đức của một số khách hàng xuống thấp do kinh doanh không hiệu quả nên có tâm lý trốn tránh, dây dưa nợ nần. Thậm chí có khách hàng còn âm mưu lừa đảo để chiếm đoạt vốn của PGD. - Trình độ năng lực quản lý của các DN yếu kém - Các nguồn thông tin về phía người vay thường thiếu chính xác, không đảm bảo thường xuyên, kịp thời. Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì nợ quá hạn còn do khách hàng không có kế hoạch chi tiêu trả nợ hợp lý, phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên của khách hàng. * Những nguyên nhân khác Một là:Môi trường kinh tế xã hội. Sự biến động về giá cả trong nước, sự giảm giá của đồng nội tệ so với đồng đôla, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN đang là những nhân tố tác động lớn đến tâm lý của người gửi tiền, người vay vốn tạo ra những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dân cư cũng như để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DN. Năm 2014 lạm phát ở nước ta 12,63% , chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 là 9,19%; vàng tăng giá 18,46%; USD giảm giá 1,88%;VN-Index giảm 44,25%. Thị trường bất động sản năm 2014 đã xuất hiện những cơn sốt, nhưng mang tính cục bộ(