SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
f
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN
§ÆC TR¦NG C¥ B¶N
CñA Bé D¢N LUËT B¾C K× 1931
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN
§ÆC TR¦NG C¥ B¶N
CñA Bé D¢N LUËT B¾C K× 1931
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS THÁI VĨNH THẮNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Khánh Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 ................... 6
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.............................. 6
1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931................11
1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.........................30
Kết luận chƣơng 1 .........................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: SỰ KẾT HỢP TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT PHƢƠNG TÂY
VÀ TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
- ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931Error! Bookmark
2.1. Biểu hiện sự kết hợp tƣ tƣởng pháp luật phƣơng Tây và tƣ
tƣởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong bộ dân luật
1931 trên một số chế định cơ bản ...Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Sự kết hợp trong các vấn đề nguyên tắc cơ bản của Bộ Dân Luật
Bắc Kì 1931........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Sự kết hợp trong chế định hôn nhân và gia đìnhError! Bookmark not defined.
2.1.3. Sự kết hợp trong chế định sở hữu ......Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Sự kết hợp trong chế định khế ước ....Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Sự kết hợp trong chế định thừa kế .....Error! Bookmark not defined.
2.2. Những giá trị khoa học của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 có thể
kế thừa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam
hiện nay .............................................Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 .........................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được xem là một trong những Bộ luật tiêu
biểu của luật pháp Việt Nam thời thuộc Pháp. Nó kế thừa nhiều quy định của
Bộ luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm
luật, cơ cấu Bộ luật, hình thức pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự
Napoleon. Đồng thời ở một mức độ nhất định, Bộ luật này đã thể hiện những
phong tục tập quán của người Việt Nam nên nó có những quy định đặc thù
khác với phương Tây và Trung Hoa.
Ngày 10/10 /1945, trong sắc lệnh lâm thời của chủ tịch chính phủ lâm
thời Việt Nam Cộng Hòa là Hồ Chí Minh, trong những buổi ngày đầu độc lập,
để có thể tạm ổn định về mặt pháp luật đã quy định rõ rằng: “Cho đến khi ban
hành luật pháp trên toàn cõi Việt Nam, các luật lệ ở Bắc, Trung, Nam Kì vẫn
tạm thời giữ nguyên như cũ nếu những luật lệ ấy không trái với những thay
đổi ấn định được ghi trong điều khoản này.”
Kết quả nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 sẽ
đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các
truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút
ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp
luật, đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Đây còn là việc
làm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đó là: “Tiếp tục xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Vì những lí
do này, tôi lựa chọn vấn đề “Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2
2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trong
đó đặc biệt nghiên cứu các quy phạm pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản của
Bộ dân luật Bắc Kì 1931, là sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và
thành tựu lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam ở trong Bộ luật.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân
luật Bắc Kì 1931 qua các quy phạm pháp luật của bộ luật , từ đó chỉ ra giá trị
khoa học của nó có thể tiếp thu trong công cuộc xây dựng NNPQ XHCN Việt
Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
từ đó để có thể thấy được giá trị khoa học và thực tiễn của bộ luật. Những giá
trị có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư
tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời
Pháp thuộc qua Bộ dân luật Bắc Kì 1931
+ Làm rõ những đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.
+ Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện sự kết hợp của thành tựu
pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp trong pháp luật phong kiến Việt
Nam trong Bộ Dân luật Bắc Kì
+ Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị khoa học và
thực tiễn của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 trong điều kiện xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Bộ dân luật Bắc Kì là một Bộ luật quan trọng của pháp luật Việt Nam
thời kì thuộc Pháp. Bộ dân luật Bắc Kì đã thể hiện sự kế thừa và phát triển
của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long về kỹ thuật lập pháp, cơ cấu của
Bộ luật, hình thức pháp lý. Tuy nhiên, Bộ dân luật Bắc kỳ vẫn thể hiện được
những đặc thù xã hội Việt Nam thời bấy giờ khác biệt với luật các nước
phương Tây và Luật của Trung Hoa. Do vậy có thể nói, Bộ dân luật Bắc kỳ là
Bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc.
Cho đến hiện nay, các quy phạm pháp luật của Bộ luật này đã được các
nhà lập pháp Việt Nam kế thừa và phát triển. Chính vì giá trị đương đại của
nó, đã có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học nghiên cứu về
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 để làm tài liệu cho quá trình nghiên cứu và phục vụ
cho hoạt động giảng dạy của mình.
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật dân sự có đề cập đến
việc kế thừa và phát triển Bộ dân luật Bắc Kì 1931 nhưng cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về Bộ luật này. Các công trình
nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu theo hướng khái quát về các quy phạm pháp luật
trong Bộ Dân luật Bắc Kì hoặc nghiên cứu về một chế định trong Bộ luật dân sự.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu này tập trung đi sâu vào tìm hiểu các chế định có
trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, từ đó có thể làm rõ được đặc trưng cơ bản nhất của
Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đó là sự kết hợp của hai yếu tố: tư tưởng pháp luật phong
kiến Việt Nam và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam được kết hợp nhuần
nhuyễn trong bộ luật.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Trong cuốn Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Nhà
xuất bản Công an nhân dân, chương IX tác giả Phạm Điềm đã có những giới
thiệu khái quát nhất về nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 là một trong số
những Bộ luật thời kì Pháp thuộc. Trong chương này ông đã nêu nội dung của
4
một số chế định như: chế định sở hữu, chế định khế ước, chế định hôn nhân
và gia đình, chế định thừa kế…
- Bài viết” Một số vấn đề lí luận về việc đăng kí tài sản tại Việt Nam”
của PGS – TS Phùng Trung Tập trường đại học Luật Hà Nội trong hội thảo
“Hội thảo cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng dự án luật đăng kí tài sản
tổ chức 9-9-2013” đã có một phần đưa ra các quan niệm về tài sản theo Bộ
Dân luật Bắc Kì 1931.
- Bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác
giả Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội đã nêu ra
các quy phạm pháp luật của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 về mối quan hệ tài sản
vợ chồng được quy định trong Bộ luật này.
Về thành tựu: Các bài viết trên đã đề cập đến Bộ Dân Luật Bắc kì trên
cơ sở là một thành tựu quý giá trong quá trình lập pháp của nước nhà. Các bài
viết hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước
pháp luật và những người đang làm công tác xây dựng pháp luật.
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do giới hạn của mục tiêu
nghiên cứu, các công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên
đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái quát hoặc đi vào
từng chế định dân sự như: hôn nhân, thừa kế,
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống sâu
sắc lịch sử hình thành và những nội dung cụ thể của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 chỉ
ra những yếu tố có tính tiến bộ mà hiện nay vẫn còn có tính thời sự. Việc bảo lưu
truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của
Bộ Dân Luật Bắc Kì cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
7. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời và nội dung đặc trưng
5
cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thông qua các chế định về hôn nhân gia
đình, chế định về sở hữu, chế định về khế ước và chế định về thừa kế.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu
cơ bản của khoa học pháp lý và lịch sử. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sử
liệu, các thư tịch, kết hợp nghiên cứu thông sử về lịch sử nhà nước và pháp
luật. Ngoài ra còn có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, logic,
liên ngành khoa học xã hội.v.v.
+ Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là
phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 vì đây là
phần nghiên cứu về lịch sử ra đời của Bộ luật, cũng như các Bộ luật mang
thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam, thành tựu pháp luật
phương Tây có ảnh hưởng đến Bộ dân luật Bắc Kì 1931. Phương pháp lịch sử
để phân tích các nguyên nhân chủ yếu làm nên sự kết hợp của thành tựu lập
pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam và thành tựu pháp luật phương tây
của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.
+ Phương pháp so sánh sử dụng nhiều nhất trong Chương 2 để nêu
bật sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu pháp luật
phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.thông qua các điều luật cụ thể.
Điều này giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhận
định mà luận văn nghiên cứu.
+ Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,tư duy logic, liên
ngành khoa học xã hội.v.v.... được sử dụng xuyên suốt trong Luận văn.
8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Phần Mở đầu, hai chương và kết luận. Cụ
thể các chương của luận văn như sau:
Chương 1: Tổng quan về Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
Chương 2: Sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp
luật phong kiến Việt Nam – Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến châu Âu đã bước vào giai đoạn chót,
sửa soạn cho cách mạng tư sản. Chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng chuyển
từ thịnh trị sang suy yếu nhưng chưa có mầm mống tư bản chủ nghĩa. Thế kỉ
XVIII - XIX, thế giới có những biến đổi vô cùng sâu sắc, các cuộc cách mạng
dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra, nhà nước tư sản ra đời thay thế nhà nước phong
kiến. Ở phương Đông, duy nhất có Nhật Bản duy tân đất nước, kịp tiến lên tư
bản chủ nghĩa. Từ đó, các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa đua nhau đi xâm
chiếm thuộc địa.
Trong khi đó, chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan, lỗi thời và bảo thủ của
nhà Nguyễn đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm mất năng lực phòng
thủ đất nước, dẫn đến việc nước ta bị rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp.
Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp
nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm
lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp
phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Pháp bị thất bại và việc xâm chiếm
Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện
phương châm "tằm ăn lá", là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước
thiết lập bộ máy cai trị.
Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường
(Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với
Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày
7
14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ hai chính thức xác nhận lục
tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình
Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.
Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883,
nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với
nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp ước năm 1883. Cũng như
trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần
bộ máy chính quyền thuộc địa ở Bắc Kì và Trung Kì.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp
ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó
sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa.
Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó
và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã
tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa.
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập "Liên bang
Đông Dương" thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban
hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ
sở pháp lí cơ bản để hoàn thiện và củng cố chính quyền thuộc địa ở Đông
Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông
Dương gồm Việt Nam và Cămpuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào
Liên bang Đông Dương và từ năm 1890 thêm Quảng Châu Loan (vùng đất mà
Pháp đã chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Dương do Bộ thuộc
địa Pháp trực tiếp quản lí.
Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của
Pháp, là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các
xứ với những quy chế chính trị tương ứng sau đây:
8
- Lào: Quy chế "bảo hộ".
- Campuchia: Quy chế "bảo hộ".
- Quảng Châu Loan: Quy chế "lãnh địa thuê".
- Bắc Kì (từ Ninh Bình ra Bắc): Quy chế "bảo hộ" (trừ hai thành phố
Hà Nội và Hải Phòng theo quy chế đất "thuộc địa").
- Trung Kì (từ Thanh Hoá vào tới Bình Thuận): Quy chế "bảo hộ" (trừ
thành phố Đà Nẵng theo quy chế "thuộc địa").
- Nam Kì: Quy chế "thuộc địa".
Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa.
Ba xứ ở Việt Nam thường được người Pháp gọi chung bằng một địa
danh "An Nam thuộc Pháp". Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì hưởng các quy chế
chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy
chế pháp lí khác nhau.
Trong thời kì này, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu phong tục tập
quán, lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và đi đến nhận xét:
Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, kể cả khoa học pháp
lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn
giáo, văn học, tất cả đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải qua bao
nhiêu thế kỷ đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những
vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội
thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình
trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ
tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học,
coi trọng lời thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét
xa hoa không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy
sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách Thánh hiền, lưu lại trong
cổ phong và ghi thành luật pháp… [9, tr. 425- 426].
Về mặt xã hội, từ khi tiến hành cai trị đất nước Việt Nam, thực dân
9
Pháp đã khiến cho cách tổ chức của xã hội Việt Nam trước đây bị phá huỷ.
Khắp nơi bọn thực dân coi thường phong tục tập quán của người Việt Nam,
đã tiến hành cướp bóc tài sản của người dân Việt Nam một cách triệt để.
Chúng đã không mang đến nền văn minh cao cả cho dân tộc Việt Nam như
chúng thường nói, mà còn gây nên sự khủng hoảng cả về mặt chính trị, kinh
tế, xã hội và để lại di hại lâu dài. Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân
để dễ bề cai trị, cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự
thống trị của chúng mà thay thế vào đó bằng nên giáo dục của Pháp. Trong
một bản báo cáo về tình hình Đông Dương, tướng Panơcanh viết: “Trong 50
năm chiếm đóng ở Nam Kì và 25 năm chiếm đóng ở Bắc Kì, những trường
học Pháp không đào tạo lấy một người An Nam thực sự có học thức”.
Về mặt kinh tế, Việt Nam có nguồn khoáng sản đáng kể, người ta ước
tính mỏ than ở Bắc kì có đến 12 tỷ tấn. Tuy nhiên, các hầm mỏ ở Đông
Dương khai thác rất tồi. Người Pháp không bỏ ra một lượng vốn lớn mà chỉ
vơ vét những gì dễ vơ vét để bỏ vào túi mình. Nông nghiệp kém phát triển vì
phương thức canh tác lạc hậu và cũng vì sự cướp bóc của thực dân Pháp.
Ở Việt Nam thời kì này có tất cả 140 đồn điền cao su và hàng ngàn hécta
rừng bị bọn thực dân Pháp bắt người dân Việt Nam chặt gỗ bán cho mình.
Ba cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng) bình quân hang năm có
đến 5500 tàu và thuyền buôn lớn vào ra chuyên chở từ 7 triệu tấn hang hoá
nhập cảng và xuất cảng.
Về mặt tài chính do nhà bang Đông Dương nắm bá quyền, năm 1876
doanh số của nó là 24.000.000 phơ răng và đến năm 1921 con số ấy lên đến
145.000.000 phơ răng.
Trong thời kỳ này, thực dân Pháp còn thu hút sự độc quyền vào các công ty
của mình ở Việt Nam: độc quyền muối, độc quyền rượu, độc quyền thuốc phiện.
Có tài nguyên phong phú trên đất nước mình, có những số tiền kếch xù
10
luân chuyển xung quanh mình mà người dân Việt Nam lại sống trong cảnh
nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng họ không
được hưởng. Sự áp bức về mặt kinh tế nặng trĩu trên vai người bản xứ.
Do nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
nên sau khi xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu thực hiện quyền được qui
định trong cái gọi là “Hiệp ước hoà bình và hữu nghị” ngày 5 tháng 6 năm
1862 thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành những
bộ dân luật đầu tiên của Việt Nam, phù hợp với chinh sách nham hiểm “ chia
để trị”. Chính quyền thực dân - phong kiến rất chú trọng xây dựng luật pháp
và luôn coi đó là phương tiện cai trị hữu hiệu.
Pháp luật về dân sự bao gồm các bộ luật dân sự được ban bố ở ba xứ
Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, một số nghị định của Toàn quyền Đông Dương,
một số đạo dụ của nhà vua. Pháp luật dân sự quy định các quan hệ về khế ước
(hợp đồng) và trái vụ (nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng), về sở hữu, về
hôn nhân và gia đình, về thừa kế, về trách nhiệm dân sự, tất cả đều nhằm bảo
vệ quyền lợi của các tập đoàn tư bản Pháp và địa chủ phong kiến bản xứ và ở
mức độ nhất định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, với những nội dung chủ
yếu như đã trình bày ở trên nhằm các mục đích chính sau đây:
- Duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương, bảo vệ địa vị thống trị của
người Pháp ở Đông Dương và của phong kiến bản xứ.
- Khai thác triệt để và bóc lột sức người sức của ở thuộc địa;
- Bảo đảm sự độc quyền của tư bản Pháp, buộc nền kinh tế ở thuộc địa
hoàn toàn phụ thuộc vào chính quốc.
Trong hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, đáng chú ý nhất là
Bộ dân luật Bắc Kì ở đó chứa đựng nhiều nội dung quan trọng của luật pháp
của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ.
Tên đầy đủ của Bộ luật này là “Bộ dân luật thi hành tại các toà Nam án
11
Bắc Kì”. Bộ luật này được soạn thảo trong một khoảng thời gian khá dài.
Ngay từ năm 1917, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập một
Uỷ ban Việt - Pháp soạn thảo Bộ Dân luật Bắc Kì. Uỷ ban này đã làm việc
liên tục trong 4 năm và đến năm 1921, soạn thảo xong quyển thứ nhất, gồm
91 điều, mới chỉ quy định về người và tài sản. Quyển này được ban hành thực
hiện thí nghiệm ở tỉnh Hà Đông. Năm 1927, Uỷ ban cố vấn về luật lệ Việt
Nam được thành lập, bao gồm một số người Pháp và người Việt để khảo cứu
các tục lệ về gia đình, thừa kế, hương hỏa, giúp cho việc bổ sung và hoàn
chỉnh bộ luật. Năm 1931, Bộ luật chính thức được ban bố.
1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931
Bộ Dân luật Bắc Kì được đánh giá là một thành tựu lập pháp tiêu biểu
của pháp luật Việt Nam ở thời kì Pháp thuộc. Dù ra đời cùng một thời kì với
Bộ Dân Dân sự Trung Kì 1936 và Bộ Luật Dân sự giản yếu ở Bắc kì 1833
nhưng Bộ Dân luật Bắc Kì vẫn có những điểm rất riêng do nguyên tắc xây
dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Điều này đã tạo thành đặc trưng cơ bản của
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 so với hai bộ luật còn lại.
Nếu xét theo vùng, ở ba xứ có ba quy chế chính trị khác nhau nên mỗi
xứ có một quy chế pháp lí:
Nam Kì (cùng ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) là đất thuộc
địa nên khi xét xử, toà án Pháp sẽ áp dụng luật pháp của Pháp.
Về việc hộ, có Bộ dân luật giản yếu áp dụng cho người Việt Nam. Đối
với người Pháp và những người ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp (Âu,
Mỹ, Nhật, Trung Hoa) thì toà áp dụng Bộ dân luật Pháp.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do đó, vào những thập kỷ cuối của
thế kỷ 19 các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án Pháp xử. Nhu cầu về pháp
luật theo kiểu của Pháp được đặt ra.
Bộ giản yếu được ban hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen gọi
12
là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi trước đó có hai sắc lệnh được ban hành
vào năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và hộ tịch.
Về phạm vi, Bộ luật này chủ yếu chỉ quy định về nhân thân. Chẳng
hạn: theo mô hình Pháp, Bộ luật này quy định người 21 tuổi có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Trong khi đó, Bộ luật Gia Long và tục lệ quy định người
con hay cháu trong gia đình dù ở bất kỳ tuổi nào, nếu sống chung với gia
trưởng thì phải thuộc quyền của gia trưởng và không có tài sản riêng. Nguyên
nhân không phát triển luật dân sự và luật thương mại ở Bộ luật Gia Long là
người Việt sống trong đại gia đình theo chế độ gia trưởng và ảnh hưởng của
Khổng Giáo về việc khi ông bà cha mẹ còn sống thì con cái không dám nghĩ
tới bản thân mình chứ chưa nói tới có tài sản riêng tư. Vì vậy, họ bị hạn chế
toàn Bộ tự do ý chí. Từ đó dẫn tới hệ quả là hạn chế giao lưu dân sự và không
thể góp vốn tạo lập các thương hội hoặc tự mình kinh doanh. Tuy nhiên, do
phạm vi quy định của Bộ luật dân sự giản yếu hẹp, nhiều khi các tòa án phải
áp dụng cả các quy định của Bộ luật Gia Long nên có sự mâu thuẫn về tư
tưởng và về giải pháp giữa hai Bộ luật này.
Ở Trung Kì (trừ thành phố Đã Nẵng) là đất bảo hộ nên khi xét xử, toà
án Nam Triều sẽ áp dụng luật pháp Nam Triều được ban bố thi hành ở Trung
Kì: Bộ Trung Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Trung Kì, Bộ dân sự, thương
sự tố tụng Trung Kì, Bộ hình luật Trung Kì, Bộ luật tố tụng hình sự Trung Kì;
Bộ luật dân sự Trung Kỳ được ban hành từng quyển suốt từ năm 1936
tới năm 1939, song vẫn được gọi là Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 bởi
vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật này được thông qua. Bộ luật này gần
như chép lại Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn.
Tuy nhiên, Bộ luật này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan điểm pháp điển
hóa so với Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã không quy
định về các hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội như Bộ
13
luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời Bộ luật Thương mại
(BLTM) năm 1942. Sự thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần gũi với
Bộ luật dân sự Pháp.
Ở Bắc Kì (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng) là đất bảo hộ nên tại
các toà án Nam Triều ở đây cũng áp dụng luật pháp Nam Triều đã được ban bố
thi hành ở Bắc Kì: Bộ Bắc Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Bắc Kì, Bộ dân
sự, thương sự tố tụng Bắc Kì, Bộ hình luật Bắc Kì, Bộ hình sự tố tụng Bắc Kì.
Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành bởi Thống sứ Pháp ở
Bắc Kỳ đã xâm phạm vào quyền lập pháp của Việt Nam, theo Vũ Văn Mẫu,
vì Điều ước bảo hộ mà vua Tự Đức ký với Pháp ngày 06/06/1884 (tại Điều 10
và Điều 16) quy định Việt Nam vẫn có toàn quyền lập pháp, và viên Khâm sai
và Thống sứ chỉ có quyền hành chính chứ không có quyền lập pháp.
Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được các nhà làm luật xác định xây dựng theo
đúng phương châm được ghi trong tờ trình của Hội đồng biên tập bản dự thảo
Bộ Dân luật cho các tòa Nam án Bắc Kì:
“Trong việc biên tập luật lệ này, đại khái chú ý không xâm phạm đến
những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp
với phong tục cùng trình độ hiện thời của người dân An Nam…”
Bởi thế nên bản dự thảo Bộ Dân luật này, đã châm chước hiện tình
phong tục do Hội đồng khảo sát tục lệ đã sưu tập, nhất là thuộc về chế độ gia
đình cùng luật lệ thừa tự. Còn những điều cổ lệ cổ tục không nói đến hoặc
mập mờ không được chắc chắn, thời châm chước theo Dân luật Đại pháp.
Từ đó có thể thấy rằng nguyên tắc xây dựng cơ bản nhất của Bộ luật
này chính là việc là việc kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ
luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức
pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp. Điều này
tạo nên nét đặc trưng cơ bản của bộ dân luật Bắc Kì so với hai bộ luật còn lại
14
là bộ Dân luật Trung Kì và Bộ luật giản yếu Nam Kì ra đời trong cùng thời
điểm. Bởi thực chất Bộ luật Giản yếu Nam Kỳ đã sao chép một cách máy móc
Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp nên không phản ánh thực trạng xã hội Việt
Nam và những phong tục truyền thống của người Việt, do vậy nhiều điều
khoản không phù hợp với tình hình đất nước . Còn Bộ luật dân sự Trung Kỳ
ban hành sau cùng, đã sao chép Bộ Dân luật Bắc Kỳ và có sửa đổi bổ sung
một số điều. Còn bộ Dân luật Bắc Kỳ đã bước đầu phản ảnh các tục tệ truyền
thống của người Việt Nam, và có những quy định đặc thù khác với luật các
nước phương Tây và Trung Quốc.
Nguyên nhân chính tạo nên sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây
và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931
chính là từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước, khi Pháp đã đặt được ách đô hộ trên
đất nước ta và xây dựng hệ thống pháp luật để dễ bề cai trị. Quá trình du nhập
pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân viễn chinh Pháp từ cuối
thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và quá trình đó đã mang theo
nhiều tư tưởng và quy tắc pháp lý tiến bộ mang tính dân chủ, nhân văn của
phương Tây áp dụng vào việc xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Bản chất đằng
sau sự kết hợp đó chính là sự giao thoa, tiếp biến về văn hóa chính trị pháp lý.
Luật pháp chính là một khía cạnh, một hiện tượng văn hóa theo cách
gọi của ngành văn hóa học. Và văn hóa chính trị pháp lý cũng đi theo quy luật
chung của các khía cạnh văn hóa khác, đó là có sự giao lưu tiếp biến để có
nhiều sự biến đổi phù hợp với không gian và thời gian trong từng hoàn cảnh
đất nước cụ thể.
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với
nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn
hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó
15
có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự
phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến Bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến
văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này
luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội
sinh" và "ngoại nhập".
Vậy thì việc kế thừa các giá trị văn hóa diễn ra như thế nào?
Diễn biến của việc kế thừa văn hóa là một quá trình vô cùng phức
tạp. Tính đến nay, có khá nhiều lý luận liên quan đến diễn biến của việc kế
thừa văn hóa.
Truyền bá văn hóa là chỉ hiện tượng văn hóa được phổ biến rộng rãi
thông qua những mối liên hệ, giao lưu của nhân loại trên các lĩnh vực thương
nghiệp, chiến tranh và di cư… Chúng ta biết rằng, các dân tộc khác nhau vẫn
có một số đặc tính chung, họ có điều kiện sinh hoạt chung, có năng lực thích
ứng với hoàn cảnh, tuy phân bố trên các khu vực không có liên hệ với nhau vẫn
có thể sáng tạo ra văn hóa tương tự. Nhưng, những phát minh sáng tạo của
nhân loại, xét đến cùng không phải xuất hiện một cách dễ dàng. Với việc mô
phỏng lẫn nhau, phát minh sáng tạo là rất khó khan. Vả lại trong các hình thức
giao lưu của nhân loại, những cuộc di cư và những cuộc chiến tranh cướp đoạt
thường diễn ra. Chính điều này đã làm xuất hiện hiện tượng truyền bá văn hóa
một cách tất yếu. Bởi vậy trong quá trình diễn biến, kế thừa văn hóa, việc
truyền bá và mượn dùng văn hóa có tác dụng rất quan trọng. Căn cứ vào khu
vực, họ chia toàn Bộ văn hóa nhân loại thành một số vùng văn hóa. Sau đó, lại
phân ra thành Nền văn minh gốc như văn minh Trung Quốc, Ấn độ, Hy Lạp-
La Mã và nền văn minh ảnh hưởng. Sự hình thành nền văn minh ảnh hưởng là
kết quả của việc truyền bá của nền văn minh gốc. Lấy ngay khu vực Đông Á để
xét: Không thể nghi ngờ, văn hóa Trung Quốc đã có ảnh hưởng nhất định đối
với văn hóa Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Campuchia.
16
Hấp thu văn hóa là hiện tượng xảy ra ngay sau khi truyền bá văn hóa.
Khi một nền văn hóa ngoại lai được tiếp nhận vào khu vực nào đó, tất nhiên
sẽ dẫn đến sự phản ứng của văn hóa bản địa. Hai nền văn hóa, sau khi trải qua
những xung đột gay gắt, kết cấu của chúng không còn giữ nguyên ở trạng thái
ban đầu. Giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai xuất hiện trạng thái thẩm
thấu lẫn nhau với những ranh giới mờ nhạt, cuối cùng trải qua sự điều chỉnh
hữu thức và vô thức của toàn xã hội, một nền văn hóa mới – tổng hợp ra đời,
không phải văn hóa bản địa cũng chẳng phải văn hóa ngoại lai, lại vừa là văn
hóa bản địa vừa là văn hóa ngoại lai. Từ đó có thể thấy, một quá trình hấp thu
văn hóa hoàn chỉnh phải trải qua bốn giai đoạn lớn là truyền bá văn hóa, xung
đột văn hóa, dung hợp văn hóa và đổi mới văn hóa.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở tất cả
các châu lục. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự Napoleon 1804 của người Pháp đã
được phát triển từ sự vay mượn nhiều quy tắc pháp lý của luật La mã (Roman
law) để rồi sau đó, nhiều nước châu Âu lại vay mượn Bộ luật nổi tiếng này để
xây dựng hệ thống pháp luật dân sự của mình [38, tr.98-111]. Trong thế kỷ
18-19, pháp luật châu Âu đã theo các đoàn quân viễn chinh của đế quốc Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đến “cắm rễ” ở các châu lục khác.
Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi mà hầu hết các thuộc địa đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của pháp luật châu Âu. Hệ thống pháp luật kiểu Anh (English
law) đã trở thành hình mẫu pháp luật của các thuộc địa Anh như: Mỹ, Úc,
Singgapor, Ấn Độ,… để có hệ thống common law (thông luật) như hiện nay.
Những cuộc xâm lược, chiếm đóng đã đưa đến sự cấy ghép pháp luật cưỡng
bức vào quốc gia tiếp nhận.
Song, thế giới cũng chứng kiến những sự tiếp nhận pháp luật nước
ngoài một cách tự nguyện để phát triển. Nhật Bản là một ví dụ điển hình về sự
vay mượn rất thành công pháp luật nước ngoài. Từ thời Minh Trị duy tân cuối
17
thế kỷ 19, người Nhật đã học tập và vay mượn pháp luật của người Pháp,
người Đức, người Mỹ. Chúng ta có thể thấy “hình dáng” truyền thống pháp
luật của cả civil law (dân luật) và common law (thông luật) của Pháp, Đức,
Hoa Kỳ trong hệ thống pháp luật hiện hành của Nhật Bản. Sự tiếp nhận pháp
luật thành công của người Nhật được coi là một trong các yếu tố tạo nên sự
phát triển thần kỳ của đất nước này trong hơn một thế kỷ qua.
Nếu văn hoá pháp lý là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ quá
trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người và được chọn lọc qua thời
gian thì ở Việt nam, văn hoá pháp lý gắn liền với với quá trình hình thành,
phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mang đặc sắc Việt nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý
nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta hoà nhập mà không bị
hoà tan, vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa của văn hoá thế giới để hình thành một nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá
VIII đã xác định: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và
xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương…
biên thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. Sự hình thành
của các yếu tố văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý ra trong thời gian rất dài
và phức tạp với cả những yếu tố khách quan và chủ quan.
Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành
của nền văn minh sông Hồng với đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp và
canh tác lúa nước là chủ yếu. Để tồn tại và phát triển, người Việt cổ đã lựa
chọn những yếu tố có lợi và tìm cách thích nghi với những điều kiện khắc
nghiệt và qua đó tạo ra sắc thái riêng trong các hoạt động sinh hoạt sản xuất,
chiến đấu, tín ngưỡng… hình thành nên truyền thống của người Việt. Kể cả
sau này, trong sự nghiệp mở mang đất nước về phía nam, người Việt vẫn
mang theo những yếu tố văn hoá truyền thống này.
18
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã chứng kiến những sự tiếp
nhận pháp luật nước ngoài quy mô lớn, khi bị cưỡng ép, khi thì tự nguyện.
Trước hết, là sự tiếp nhận pháp luật Trung Hoa trong lịch sử của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Sau một ngàn năm bị cai trị bởi người láng giềng
khổng lồ có nền văn minh lâu đời, việc tiếp nhận pháp luật phong kiến Trung
Hoa, hệ tư tưởng và các quy tắc pháp luật Trung Hoa vào Việt Nam của các
triều đại phong kiến nước ta cũng là điều dễ hiểu [29, tr.3-16].
Cha ông chúng ta đã học lấy cái hay, gạn cái dở và sáng tạo thêm để làm
cho sự tiếp nhận đó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bộ luật Hồng
Đức của nhà Lê, một bộ luật đậm đà bản sắc Việt Nam, được các nhà nghiên
cứu nước ngoài đánh giá cao, đã được thiết kế khác với người Trung Quốc. Có
6 chương trong tổng số 13 chương của nó khác với luật Trung Hoa, và chỉ có
314 trong tổng số 722 điều của bộ luật này được tiếp nhận và cấy ghép từ bộ
luật nhà Đường và nhà Minh [24, tr.3]. Sự vay mượn pháp luật phong kiến và
lý thuyết cai trị của người Trung Quốc để xây dựng đất nước của cha ông ta là
một sự lựa chọn tỉnh táo và rất khoa học. Bởi lẽ, gần như cả thế giới đều phải
thừa nhận rằng, nền văn minh Trung Hoa đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và
có nhiều tính trội, tính ưu việt so với nhiều quốc gia khác.
Sự tiếp nhận đó là một yếu tố giúp các triều đại phong kiến Việt Nam
lớn mạnh, đủ sức đánh bại các cuộc xâm lăng của chính người Trung Hoa và
mở mang bờ cõi xuống phía nam.
Luật pháp Việt Nam, qua quá trình biến đổi cũng đã có sự hấp thu
những nền văn hóa pháp luật lớn ở trên thế giới.
Đó là sự học tập tiếp thu phương pháp làm luật và các chế định pháp
luật nổi tiếng từ những Bộ luật lớn của Trung Quốc. Như sự học tập rất sáng
tạo của Đại Việt ở thời kì nhà Hậu Lê với Bộ “Quốc Triều Hình Luật” từ Bộ
“Đường Luật sớ nghị” thời kì nhà Đường ở Trung Quốc. Hay là sự tiếp thu
19
từ Bộ “Đại Thanh luật lệ” thời kì nhà Thanh để làm nên Bộ luật “Hoàng Việt
luật lệ” ở thời kì nhà Nguyễn. Sự học tập này, qua truyền thống lâu dài, kết
hợp với cơ sở tư tưởng “nội sinh” trong văn hóa dân tộc như: tư tưởng yêu
nước và tư tưởng pháp lí làng xã đã khiến văn hóa chính trị pháp lí Trung
Quốc khi vào Việt Nam không phải là sự học tập một cách y nguyên, sao
chép mà là sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo. Tình yêu nước và truyền thống
tư tưởng làng xã đã trở thành những chất khúc xạ để bất kì tư tưởng ngoại lai
nào vào Việt Nam cũng bị biến đổi cho phù hợp với văn hóa chính trị pháp
của nước ta. Vì vậy dần lâu đời, tư tưởng chính trị pháp lí của Trung Quốc
được tiếp thu, biến đổi cho phù hợp với người Việt, qua hàng nghìn năm trở
thành văn hóa chính trị pháp lí của Việt nam mà vẫn mang rất nhiều nét
riêng biệt của nó.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước phong
kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư
cho việc ban hành pháp luật.
Trong đó, các Bộ luật: Quốc triều Hình luật (thời Trần) và Hoàng Việt
Luật lệ (gòn gọi là Bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những Bộ luật phong
kiến tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế
kỷ XI đến thế kỷ XIX).
Thời Lê (hay còn gọi là thời Hậu Lê, bao gồm cả giai đoạn Lê sơ và Lê
Trung Hưng – là một trong những thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình
thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều Lê là triều đại có
lịch sử tồn tại lâu dài trong lịch sử. Trong thời gian đó, triều Lê đã trải qua
biết bao thăng trầm và thay đổi về chính trị.
Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là
Bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Đại
Việt sử ký toàn thư chép:
20
Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước
những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm
thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm
xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện [31, tr.269, 270].
Việc ban hành Bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan
trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không
còn bản gốc [12, tr.73], nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử
cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư
là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua
những ghi chép còn lại trong sử cũ, Bộ luật có những quy định về tổ chức của
triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với
những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua
bán đất đai, tài sản; quy định về thuế... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu,
Bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước
phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã
hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp [32, tr.272-273].
Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam
dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm
1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và
tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần
Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra Bộ Quốc
triều hình luật (còn gọi là Hình thư) [32, tr.361]. Về nội dung, ngoài việc kế
thừa những quy định có từ thời Lý, Bộ luật Hình thư của thời Trần đã có
những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình
phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành Bộ Hình
thư của nhà Trần cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của
pháp luật Việt Nam.
21
Bộ luật cổ quan trọng thứ ba trong lịch sử lập pháp Việt Nam là Quốc
triều Hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành dưới thời
Lê Thánh tông năm 1483, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản
pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước, được sửa chữa, bổ
sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Căn cứ vào bản in chữ Hán hiện còn
được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội (hiệu A.341), đã được
Viện Sử học và Nhà xuất bản Pháp lý phối hợp dịch ra chữ quốc ngữ và ấn
hành năm 1991, thì Bộ luật gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Về
nội dung, ngoài những quy định chung, Bộ luật đã dành từng chương để quy
định các vấn đề cụ thể thuộc nhiều ngành luật (theo cách phân loại hiện nay)
như: hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng... Theo đánh giá
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “Quốc triều hình luật là thành
tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam” [25, tr.1].
Được ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến
trung ương tập quyền, Quốc triều hình luật không chỉ là Bộ luật chính thức
của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đại khác sau này sử
dụng cho đến hết thế kỷ XVIII [33, tr.159].
Sau khi triều Lê suy yếu,Việt Nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài
suốt 3 thế kỷ, cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để
củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội
sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lập
tức sai quần thần biên soạn một Bộ luật mới. Năm 1815, Bộ Hoàng Việt Luật
lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Theo bản dịch từ bản khắc
in chữ Hán, Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Các điều
luật được phân loại và sắp xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6
Bộ, gồm các nội dung chính như: quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống
quan lại (lại luật); quy định về tội danh và hình phạt (hình luật); quy định về
22
quản lý dân cư và đất đai (hộ luật); quy định về ngoại giao và nghi lễ cung
đình (lễ luật); quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng (binh luật); quy
định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm (công luật). Cùng với Quốc triều
hình luật thời Lê, Hoàng Việt Luật lệ được đánh giá là một trong hai Bộ luật
tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú. Bộ luật được xây dựng trên
cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật của nhà Mãn Thanh
(Trung Quốc), tuy nhiên có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ [26, tr.15-16].
Trên đây là những nét khái quát về một số Bộ Luật lớn của Việt Nam
thời kì Phong kiến. Nghiên cứu các Bộ luật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ
XIX, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước
đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành.
Trong những Bộ luật này, có thể thấy lịch sử pháp luật Việt Nam trước
khi bị Pháp chiếm đóng đã phát triển một chặng đường dài qua các triều đại.
Pháp luật dân sự từ thời kì Lý, Trần, Hồ đến Bộ Quốc Triều hình luật của nhà
Lê và sau đó là Bộ Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn đã có những qui định
khá cụ thể về các chế định về sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Ví dụ như trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thì ở Bộ QTHL thời kì
hậu Lê, với sự độc tôn tư tưởng chính trị Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã
rất chú trọng tới vấn đề này.Sự điều chỉnh và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia
đình phong kiến cũng là nội dung trọng yếu của Bộ luật Hồng Đức. Các quan
hệ pháp lí về hôn nhân và gia đình, một mặt thể hiện lễ nghĩa của Nho giáo, trật
tự xã hội gia đình phong kiến, mặt khác thể hiện rõ nhất một số điểm tiến Bộ
của Bộ luật Hồng Đức.Hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình
gia trưởng là nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Bộ luật.
Và có rất nhiều các qui định được thể hiện rõ các quan điểm này, từ chế định
kết hôn, chế định ly hôn, chế định nhân thân và tài sản vợ chồng…
23
Hay trong lĩnh vực thừa kế, ở Bộ HVLL thời kì nhà Nguyễn, do Bộ luật
này ảnh hưởng khá nặng nề từ Bộ Đại Thanh luật lệ của nhà Thanh ở Trung
Quốc nên có rất nhiều điểm tiến Bộ xuất hiện từ thời Lê đã không còn xuất
hiện ở các chế định thừa kế trong Bộ luật này.
Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 trong Bộ Hoàng Việt
luật lệ và được bổ sung bằng một số điều lệ. Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật
lệ quy định về thừa kế là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế
của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không có con trai. Bộ luật
không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ" mà xử.
Dù có nhiều điểm khác nhau giữa các bộ Luật, nhưng các bộ Luật này
chứa rất nhiều quan điểm nhân văn tiến bộ như, dù chịu nhiều ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, nhưng những bộ luật phong kiến Việt
Nam vẫn có một số quy định chú ý phần nào đến quyền lợi và thân phận của
người phụ nữ.Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho
rằng: trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người
phụ nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, nhân phẩm của
người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng.
Là những bộ luật được ban hành trong thời quân chủ và phong kiến,
các Bộ luật cổ của Việt Nam cũng phản ánh rất rõ nét bản chất bảo vệ lợi ích
của giai cấp bóc lột và thống trị. Chính vì vậy, qua những quy định của các bộ
luật có thể thấy rất nhiều quy định mang tính bất công như: bảo vệ những đặc
quyền, đặc lợi của quan lại; việc đề cao quyền lực và thứ bậc xã hội; bảo vệ
sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng; quy định khắt khe đối với người phụ nữ…
Mặc dù những quy định đó đã không còn được ghi nhận trong pháp luật
đương đại, nhưng dấu ấn mà nó để lại vẫn còn hiện hữu trong một bộ phận
cán bộ và nhân dân, làm cản trở sự phát triển của xã hội đương thời.
24
Có thể thấy, các bộ luật trên đây đều được ban hành để phục vụ yêu cầu
quản lý, điều hành quốc gia của các triều đại và đã phát huy tác dụng trong xã
hội đương thời. Nhưng về mặt giá trị, nếu biết khai thác và sử dụng, các bộ
luật nói trên còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai.
Các bộ luật thời kì phong kiến ở Việt Nam đều là các bộ luật tổng hợp với
các chế định ở hầu hết các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình,… với
các chế tài hình phạt. Các điều khoản trong bộ Luật cũng thể hiện rõ các tư
tưởng chính trị pháp lí ngoại nhập như Nho giáo, Pháp trị từ Trung Quốc nhưng
vẫn có nhiều tư tưởng chính trị pháp lí nội sinh của người Việt Nam như: tư
tưởng yêu nước, các tư tưởng chính trị pháp lí làng xã.
Vì vậy có thể nói, các bộ luật ở Việt Nam thời kì phong kiến là những
thành tựu lập pháp rất nổi bật, có nhiều giá trị và thể hiện thể chế chính trị của
nước ta trong một khoảng thời gian dài. Điều này đã đi vào đời sống văn hóa, trở
thành phong tục tập quán của dân ta, nên sau này khi xây dựng Bộ Dân luật Bắc
Kì 1931, các nhà làm luật đã cân nhắc, học tập nhiều từ các bộ luật này để ra
những chế định phù hợp.
Quá trình du nhập pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân
viễn chinh Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và sự học
tập đáng kể nữa đó chính là sự truyền nhập của văn hóa cận đại phương Tây
trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Những quy chế pháp lí trên các
vùng đất, những Bộ Luật mà thực dân Pháp cho soạn thảo đều hàm chứa rất
nhiều các chế định mà trước đây pháp luật Việt Nam chưa từng xuất hiện.
Thành tựu pháp luật Phương Tây được tiếp thu trong Bộ dân luật Bắc Kì
1931 đó chính là Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 (còn gọi là Bộ luật Napoleon).
Sau cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, chính quyền mới mong
muốn xây dựng một Bộ luật dân sự, nhưng ý định đó đã không biến thành
hiện thực. Quốc hội lập hiến (Constitutiante), cũng như Quốc hội lập pháp
25
(Legislative) đã có dự kiến sẽ ban hành một Bộ luật chung về dân sự để áp
dụng cho toàn thể vương quốc, nhưng cả hai dự án đều không thành. Chính
quyền Quốc ước (Conventionnel) muốn tiếp tục thực hiện dự án này nhưng
cũng như hai dự án trước, Bộ luật vẫn chưa thể ra đời được. Jean Jacques
Regis de Cambecéres, một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoleon
1804 đã đưa ra hai bản dự thảo và dưới chế độ Đốc chính (Directoire) còn đưa
ra bản dự thảo thứ ba, nhưng cả ba bản dự thảo này đều không được chấp
nhận. Một số lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn có nhiều
bất đồng giữa các viện của Nghị viện. Sau đó không lâu, hai nhà luật học nổi
tiếng lúc bấy giờ là Jaqueminot và Target còn đưa ra một dự thảo Bộ luật với
danh nghĩa cá nhân.
Khi Napoleon Bonaparte trở thành Hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây
dựng Bộ luật dân sự đã có điều kiện chín muồi để trở thành hiện thực. Với ý
chí chính trị mạnh mẽ, Napoleon đã biến những mơ ước về Bộ luật dân sự của
mình từ những ngày trong tù ngục trở thành hiện thực. Ngày 12/8/1800 một
uỷ ban soạn thảo Bộ luật dân sự được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia
nổi tiếng lúc bấy giờ là: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu và Malleville.
Dự thảo Bộ luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Toà tư pháp
tối cao và các toà phúc thẩm để xem xét. Các toà án đã đồng ý với các nội
dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, Bộ luật dân sự đã được công bố bởi đạo
luật ngày 21/3/1804. Bộ luật này đã thay thế toàn Bộ hệ thống pháp luật dân
sự phong kiến.Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ
luật Napoléon là Bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào
năm 1804. Với Code Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan
trọng nhất của thời kỳ hiện đại. Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, Bộ luật
Napoléon này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng
26
lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814 (thí dụ như Đại công quốc
Warszawa (tiếng Anh: Warsaw), Đại công quốc Luxembourg, Mexico, Ai
Cập, một số bang của Hoa Kỳ hay Vương quốc Hà Lan). Tại Đức Bộ luật này
có hiệu lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sông Rhein do nước Pháp chiếm
đóng, trong một số quốc gia của Liên minh Rhein (tiếng Đức: Rheinbund)
(Vương quốc Westfalen, Frankfurt am Main, Berg, AnhaltKöthen) Bộ luật
được đưa vào sử dụng không có thay đổi lớn. Chỉ trong vòng vài năm Bộ luật
đã có hiệu lực từ Lissabon đến Vacsava và từ Hà Lan cho đến bờ biển Adria.
Thất bại của Napoléon tại Waterloo đã không kìm hãm được việc truyền bá
Bộ luật này: đặc biệt là ở Tây Âu và Nam Âu cũng như là ở Bắc Mỹ và Nam
Mỹ các Bộ luật đều hướng về Code Civil.
Tại Pháp trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực của Bộ luật
là vẫn còn 1.200 điều khoản phù hợp với tác phẩm nguyên thủy. Năm 2004
tại 22 quốc gia đã có lễ kỷ niệm 200 năm ngày thành lập tác phẩm này.
Bộ luật dân sự Napoleon bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu
(Titre Preliminaire) và 3 Quyển (Livre). Các quyển chia làm các Thiên
(Titre), các Thiên chia thành các Chương (Chapitre); các Chương chia làm
các Phần (Section); các phần chia thành các Điều (Article).
Thiên mở đầu (Titre Preliminaire) từ Điều 1 đến Điều 6. Thiên này được
gọi là: “Công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật” (De la publication, des
effets et de l,application des lois en general) chứa đựng một số nguyên tắc cơ
bản về luật:
- Văn bản luật và văn bản hành chính, trong trường hợp được đăng trên
công báo của Cộng hoà Pháp, có hiệu lực kể từ ngày quy định tại văn bản đó
hoặc kể từ ngày sau ngày công bố nếu văn bản luật, văn bản hành chính không
quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những điều khoản mà việc
thi hành đòi hỏi phải có quy định hướng dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi
27
lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó có hiệu lực. Trong trường hợp
khẩn cấp, văn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ có hiệu lực pháp luật ngay
từ thời điểm công bố của Hoàng đế (Tổng thống) đối với văn bản luật, hoặc
theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính (Điều 1);
- Luật chỉ có hiệu lực về tương lai, không có hiệu lực hồi tố (Điều 2);
- Các luật về tổ chức Bộ máy nhà nước và về hình sự bắt buộc thực
hiện đối với bất kỳ ai sống trên lãnh thổ Pháp;
- Các bất động sản của những người nước ngoài trên lãnh thổ Pháp
được điều chỉnh theo luật của Pháp;
- Địa vị pháp lý và năng lực pháp luật của công dân Pháp ở nước ngoài
được xác định theo luật của Pháp (Điều 3);
- Thẩm phán mà từ chối xét xử với lý do pháp luật không quy định,
quy định không rõ ràng hay không đầy đủ thì có thể bị truy tố vì tội không
xét xử (Điều 4);
- Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên
án khi giải quyết một vụ việc mà mình được giao xét xử (Điều 5);
- Không được thực hiện bất kỳ một thoả thuận (hợp đồng) nào vi phạm
trật tự và đạo đức xã hội (Điều 6) [34, p.19].
Quyển 1 - Về người (Des personnes) từ Điều 7 đến Điều 515.
Quyển này quy định về chứng thư, hộ tịch (Des actes de l, Etat civil) như
chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử; nơi cư trú, mất tích,
hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và
con nuôi, quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ và quyền tự lập,
tình trạng thành niên và những người thành niên được pháp luật bảo hộ.
Quyển 2 - Về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Des biens et des
differentes modifications de la propriete) từ Điều 516 đến Điều 710.
Quyển này quy định về phân biệt các loại tài sản (động sản, bất động
28
sản), về sở hữu, quyền thu hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng (de
l,habitation); dịch quyền (một nghĩa vụ đối với bất động sản tạo điều kiện
thuận tiện cho việc sử dụng bất động sản của người khác) hay địa dịch (des
servitudes ou services fonciers), dịch quyền phát sinh địa thế, dịch quyền
xác lập theo quy định của pháp luật (như các quy định về tường hào chung;
hoảng cách giữa các công trình trung gian cần thiết đối với một số công trình
xây dựng; trổ cửa sổ sang bất động sản của nhà hàng xóm; máng nước dọc
mái nhà); dịch quyền về lối đi; dịch quyền xác lập theo ý chí của con người;
chấm dứt dịch quyền.
Quyển 3 – Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Des differentes
manieres dont on acquiert la propriete) từ Điều 711 đến Điều 2281. Quyển
này bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề thừa kế, tặng
cho lúc còn sống và di chúc; hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung;
những cam kết được hình thành không thông qua thỏa thuận; hôn ước và các
chế độ tài sản trong hôn nhân; hợp đồng mua bán; hợp đồng trao đổi; hợp
đồng thuê mướn; hợp thầu khoán xây dựng bất động sản; công ty dân sự;
những thoả thuận liên quan đến việc thực hiện những quyền không chia phần;
vay mượn; gửi giữ và quyền trữ; hợp đồng mang tính chất may rủi (đánh bạc
và cá cược; hợp đồng về lợi tức trọn đời); uỷ quyền; bảo lãnh; dàn xếp, thoả
thuận trọng tài; cầm cố; quyền ưu tiên và quyền thế chấp; cưỡng chế chuyển
quyền sở hữu và thứ tự giữa những người có quyền; thời hiệu và chiếm hữu.
F. Engels coi Bộ luật Napoleon là “Bộ luật tư sản hiện đại nhất, mà cơ
sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp” bởi
những lí do sau:
- Tinh thần của Bộ luật phù hợp với truyền thống của dân tộc và yêu
cầu của thời đại;
- Ngôn ngữ sử dụng giản dị, trong sáng, dễ hiểu, câu văn khúc chiết, tư
duy logic
29
- Kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể làm cho Bộ luật có
thể áp dụng trực tiếp mà không cần phải bình luận, giải thích hay hướng dẫn
thi hành;
- Bộ luật kế thừa được những tinh tuý của Bộ luật La Mã cổ đại.
- Bộ luật luôn luôn được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo sự phát
triển của các quan hệ xã hội.
Cách thức bổ sung sửa đổi, đưa vào Bộ luật những nội dung mới nhưng
không phá vỡ cấu trúc và không làm thay đổi trật tự các điều luật trong Bộ
luật là một điều kỳ diệu, làm cho Bộ luật dân sự Napoleon sau hơn 200 năm
tồn tại vẫn còn nguyên 2283 điều.
Theo thời gian, Bộ luật Napoleon vẫn là Bộ luật mẫu mực nhất trong số
các Bộ luật của xã hội tư sản. Chính vì thế mà Bộ luật Napoleon đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành luật dân sự ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, do thực tế lịch sử Pháp xâm chiếm nước ta và thiết lập các
quy chế chính trị lên từng vùng của đất nước. Sau đó xây dựng hệ thống pháp
luật phù hợp cho từng vùng. Ở Bắc Kì, với việc xây dựng Bộ dân luật Bắc Kì
1931 thì các nhà làm luật cũng đã tiếp thu những tinh hoa trong Bộ Dân Luật
Pháp khi làm ra các chế định pháp luật. Vì vậy có thể thấy rất nhiều các chế
định lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật thực thi tại Việt Nam. Đây chính là
một bước tiến rất dài trong quá trình tiếp thu pháp luật nước ngoài từ một đất
nước tiến Bộ trên thế giới để áp dụng xây dựng pháp luật.
Có thể nói, hài hoà hoá các giá trị văn hoá pháp lý trong điều kiện hội
nhập với thế giới là mục đích, yêu cầu khách quan thực tế đối với của chúng ta.
Việc cân đối giữa “cái ta đã có” để kết hợp với “cái ta đang cần” nhằm tạo nên
diện mạo mới của nền văn hoá pháp lý nước nhà được coi là nội dung cốt yếu
nhất của phương hướng xây dựng nền văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình xây dựng các Bộ luật, thì hai yếu tố văn hóa pháp luật
30
bản địa và pháp luật phương Tây được kết hợp một cách hợp lí. Bộ Dân luật
Bắc Kì 1931 là ví dụ điển hình về sự kết hợp này.
Bộ luật này chính là kết quả rõ rệt nhất của sự kế thừa văn hóa chính trị
pháp lý của các khu vực, vừa là do hoàn cảnh lịch sử tất yếu mà Việt Nam
buộc phải trải qua khi bị thực dân Pháp đô hộ.
1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931
Ngày 28 tháng 8 năm 1930 thống sứ Bắc Kì lập một ban dự thảo Bộ
Dân luật Bắc Kì 1931, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định ban hành Bộ Dân luật
Bắc Kì thi hành trên toàn Bắc kì từ ngày 1 tháng 7 năm 1931.
Bộ dân luật Bắc Kì gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được
chia thành nhiều thiên, mỗi thiên lại được chia thành nhiều chương ngắn, tổng
cộng có 1.455 điều.
- Thiên đầu, nêu các nguyên tắc cơ bản của dân luật như nguyên tắc
công bố luật, nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và
tôn trọng quyền tư hữu...
- Quyển thứ nhất: Nói về người, bao gồm các quy định về quốc tịch, hộ
tịch (khai sinh, khai tử, trú quán, thất tung - mất tích...), về hôn nhân và gia
đình, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế;
- Quyển thứ hai: Nói về tài sản, bao gồm các quy định về phân biệt các
tài sản (động sản và bất động sản), về quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu,
về quyền của chủ sở hữu, về chuyển dịch sở hữu...
- Quyển thứ ba: Nói về nghĩa vụ khế ước;
- Quyển thứ tư: Nói về cách viện chứng, bao gồm các quy định về cách
thu nhận, đánh giá và viện dẫn các chứng cứ trong các vụ kiện dân sự.
Dù ở ba xứ Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì đều được ban hành ba bộ dân
luật nhưng đáng chú ý hơn cả là Bộ Dân luật Bắc Kì, vì đây là Bộ luật phản
ánh một phần các phong tục, tập quán của người Việt Nam, kỹ thuật lập pháp
khá tinh vi, với cách thể hiện khá nôm na và dễ hiểu.
31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Andre Castaldo (2002), Bộ luật dân sự trong tiến trình lịch sử, Tài liệu
Hội thảo 200 năm Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Nhà Pháp luật Việt -
Pháp, Hà Nội.
2. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật dân sự Pháp và pháp luật châu Âu - Claude Witz (2003), Nxb
thời đại.
4. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề
về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. C.Mác - Ph.Ăng-ghen (1983), Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
6. Cguy Cavinet, Báo cáo dẫn đề Hội thảo kỷ niệm 200 năm Bộ luật dân
sự Pháp, Nhà pháp luật Việt pháp, 3-5/11/2004.
7. Chương Lễ hôn, Nho giáo (2000), Nxb Thời đại.
8. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội,
10. Jacques Nunez (2004), “Thẩm phán và Bộ luật Dân sự Pháp”, Tham
luận Hội thảo 200 năm Bộ Luật Dân sự Pháp, Nhà Pháp Luật Việt
Pháp, Hà Nội, tháng 11, tr.87.
11. Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu) (1998), Lão Tử – Đạo đức
kinh, Nxb Văn hoá, Hà Nội
12. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
32
13. Vũ Văn Mẫu (1973), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình,
Quyển 1, tập 1, Nxb Sài Gòn.
14. Vũ Văn Mẫu (1959), Hồng Đức thiện chính thư, Nxb Sài Gòn.
15. Vũ Văn Mẫu (1970), Pháp luật phong kiến Việt Nam lược khảo, quyển
thứ nhất, Nxb Sài Gòn.
16. Vũ Văn Mẫu (1972), Dân luật lược giảng, Quyển I, tập Khoa Luật Đại
học Sài Gòn, Nxb Sài Gòn.
17. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình,
quyển 1, tập 2, Nxb Sài gòn.
18. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình,
quyển 1, tập 3, Nxb Sài gòn.
19. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, quyển 1, tập 3,
Nxb Sài gòn.
20. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, quyển
1, Tập 1, Nxb Sài Gòn.
21. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, quyển
thứ 2, Nxb Sài Gòn.
22. Vũ Văn Mẫu (1970), Luật gia đình lược giảng, Nxb Sài gòn.
23. Phan Ngọc (người dịch), (2001), Hàn Phi tử, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài-Thời cơ và
thách thức mới cho nghiên cứu lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, (5), tr.3.
25. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung
và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận Nhà nước và
pháp luật, Nxb Tư pháp.
33
28. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự
nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Đào Trí Úc và Lê Minh Thông (1999), “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý
phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr. 3-16.
30. Viện sử học (1991), Bộ Quốc triều hình luật 1428, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
31. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử Chế độ Phong kiến
Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
32. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử Chế độ Phong kiến
Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục.
33. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam, tập 3, Nxb Giáo dục.
II. Tài liệu tiếng Anh
34. Code civil, Edition Dalloz 1990- 1991, 2004.
35. Guy Canivet (2007), The Court of Cassation: Looking Into The Future,
Law Quarter Review, 123(JUL), p.p. 401-416.
36. Hans W. Baade, Stare Decisis In Civil-law Countries: The Last Bastion, in
„The Themes In Comparative Law In Honour Of Bernard Rudden, Edited
by Peter Birks and Arianna Pretto, Oxford University Press, 2000.p.4.
37. J.-E.-M. Portalis, „Discours pro liminaire sur le project de Code civil‟
in F.Ewald (ed.), Naissance du Code civil (Paris, 1989), 41. quoted by
John Bell, Sophie Boyron, and Whittaker (with contributing authors
Andrew Bell, Mark Freeland and Helen Stalford), Principles of French
Law, Second Edition, Oxford University Press, 2008,p.31.
38. Jan Smits (1997), “A European Private Law as a Mixed Legal System:
Toward a lus Commune through the Free Movement of Legal Rules”,
Maastricht Journal of European and Comparative Law 5, 1998, tr. 334; Alan
Watston, Society and Legal change, Nxb. Scottish academic, England.
34
39. John Bell, Sophie Boyron, and Whittaker (with contributing authors
Andrew Bell, Mark Freeland and Helen Stalford) (2008), Principles of
French Law, Second Edition, Oxford University Press, p.26.
40. Steiner, Eva (2002), French Legal Method, Oxford University Press,
p.p.37-40

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đLuận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Quản tài viên quản lý, thanh lý tài sản, 9đ
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú ThọLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
 

Similar to Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931, HOT

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua keHung Nguyen
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734nataliej4
 
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên nataliej4
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfNgnNK
 
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2hienphapnet
 
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nha
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nhaHp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nha
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nhahienphapnet
 

Similar to Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931, HOT (20)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua ke
 
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOTLuận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh, HOT
 
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đLuận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
Luận án: Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, HAY, 9đ
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
 
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734
Hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước 6796734
 
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.docLUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
 
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
 
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
 
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAYĐề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, HAY
 
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIXLuận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
Luận án: Pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến XIX
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2
Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 2
 
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nha
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nhaHp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nha
Hp ba lan, hàn quốc, ý, tây ban nha
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931, HOT

  • 1. f ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN §ÆC TR¦NG C¥ B¶N CñA Bé D¢N LUËT B¾C K× 1931 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN §ÆC TR¦NG C¥ B¶N CñA Bé D¢N LUËT B¾C K× 1931 Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS THÁI VĨNH THẮNG HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Khánh Huyền
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 ................... 6 1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.............................. 6 1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931................11 1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.........................30 Kết luận chƣơng 1 .........................................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: SỰ KẾT HỢP TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT PHƢƠNG TÂY VÀ TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931Error! Bookmark 2.1. Biểu hiện sự kết hợp tƣ tƣởng pháp luật phƣơng Tây và tƣ tƣởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong bộ dân luật 1931 trên một số chế định cơ bản ...Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Sự kết hợp trong các vấn đề nguyên tắc cơ bản của Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931........................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Sự kết hợp trong chế định hôn nhân và gia đìnhError! Bookmark not defined. 2.1.3. Sự kết hợp trong chế định sở hữu ......Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Sự kết hợp trong chế định khế ước ....Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Sự kết hợp trong chế định thừa kế .....Error! Bookmark not defined. 2.2. Những giá trị khoa học của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 có thể kế thừa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay .............................................Error! Bookmark not defined. Kết luận chƣơng 2 .........................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN....................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................31
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được xem là một trong những Bộ luật tiêu biểu của luật pháp Việt Nam thời thuộc Pháp. Nó kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm luật, cơ cấu Bộ luật, hình thức pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napoleon. Đồng thời ở một mức độ nhất định, Bộ luật này đã thể hiện những phong tục tập quán của người Việt Nam nên nó có những quy định đặc thù khác với phương Tây và Trung Hoa. Ngày 10/10 /1945, trong sắc lệnh lâm thời của chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng Hòa là Hồ Chí Minh, trong những buổi ngày đầu độc lập, để có thể tạm ổn định về mặt pháp luật đã quy định rõ rằng: “Cho đến khi ban hành luật pháp trên toàn cõi Việt Nam, các luật lệ ở Bắc, Trung, Nam Kì vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ nếu những luật lệ ấy không trái với những thay đổi ấn định được ghi trong điều khoản này.” Kết quả nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 sẽ đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp luật, đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Đây còn là việc làm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đó là: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Vì những lí do này, tôi lựa chọn vấn đề “Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
  • 6. 2 2. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trong đó đặc biệt nghiên cứu các quy phạm pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931, là sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam ở trong Bộ luật. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 qua các quy phạm pháp luật của bộ luật , từ đó chỉ ra giá trị khoa học của nó có thể tiếp thu trong công cuộc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn phân tích đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 từ đó để có thể thấy được giá trị khoa học và thực tiễn của bộ luật. Những giá trị có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời Pháp thuộc qua Bộ dân luật Bắc Kì 1931 + Làm rõ những đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931. + Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp trong pháp luật phong kiến Việt Nam trong Bộ Dân luật Bắc Kì + Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị khoa học và thực tiễn của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  • 7. 3 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài Bộ dân luật Bắc Kì là một Bộ luật quan trọng của pháp luật Việt Nam thời kì thuộc Pháp. Bộ dân luật Bắc Kì đã thể hiện sự kế thừa và phát triển của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long về kỹ thuật lập pháp, cơ cấu của Bộ luật, hình thức pháp lý. Tuy nhiên, Bộ dân luật Bắc kỳ vẫn thể hiện được những đặc thù xã hội Việt Nam thời bấy giờ khác biệt với luật các nước phương Tây và Luật của Trung Hoa. Do vậy có thể nói, Bộ dân luật Bắc kỳ là Bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc. Cho đến hiện nay, các quy phạm pháp luật của Bộ luật này đã được các nhà lập pháp Việt Nam kế thừa và phát triển. Chính vì giá trị đương đại của nó, đã có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học nghiên cứu về Bộ dân luật Bắc Kì 1931 để làm tài liệu cho quá trình nghiên cứu và phục vụ cho hoạt động giảng dạy của mình. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật dân sự có đề cập đến việc kế thừa và phát triển Bộ dân luật Bắc Kì 1931 nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về Bộ luật này. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu theo hướng khái quát về các quy phạm pháp luật trong Bộ Dân luật Bắc Kì hoặc nghiên cứu về một chế định trong Bộ luật dân sự. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này tập trung đi sâu vào tìm hiểu các chế định có trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, từ đó có thể làm rõ được đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đó là sự kết hợp của hai yếu tố: tư tưởng pháp luật phong kiến Việt Nam và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam được kết hợp nhuần nhuyễn trong bộ luật. 6. Tình hình nghiên cứu đề tài - Trong cuốn Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Nhà xuất bản Công an nhân dân, chương IX tác giả Phạm Điềm đã có những giới thiệu khái quát nhất về nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 là một trong số những Bộ luật thời kì Pháp thuộc. Trong chương này ông đã nêu nội dung của
  • 8. 4 một số chế định như: chế định sở hữu, chế định khế ước, chế định hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế… - Bài viết” Một số vấn đề lí luận về việc đăng kí tài sản tại Việt Nam” của PGS – TS Phùng Trung Tập trường đại học Luật Hà Nội trong hội thảo “Hội thảo cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng dự án luật đăng kí tài sản tổ chức 9-9-2013” đã có một phần đưa ra các quan niệm về tài sản theo Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. - Bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội đã nêu ra các quy phạm pháp luật của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 về mối quan hệ tài sản vợ chồng được quy định trong Bộ luật này. Về thành tựu: Các bài viết trên đã đề cập đến Bộ Dân Luật Bắc kì trên cơ sở là một thành tựu quý giá trong quá trình lập pháp của nước nhà. Các bài viết hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước pháp luật và những người đang làm công tác xây dựng pháp luật. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do giới hạn của mục tiêu nghiên cứu, các công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái quát hoặc đi vào từng chế định dân sự như: hôn nhân, thừa kế, Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống sâu sắc lịch sử hình thành và những nội dung cụ thể của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 chỉ ra những yếu tố có tính tiến bộ mà hiện nay vẫn còn có tính thời sự. Việc bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bộ Dân Luật Bắc Kì cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu 7. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời và nội dung đặc trưng
  • 9. 5 cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thông qua các chế định về hôn nhân gia đình, chế định về sở hữu, chế định về khế ước và chế định về thừa kế. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý và lịch sử. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sử liệu, các thư tịch, kết hợp nghiên cứu thông sử về lịch sử nhà nước và pháp luật. Ngoài ra còn có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, logic, liên ngành khoa học xã hội.v.v. + Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 vì đây là phần nghiên cứu về lịch sử ra đời của Bộ luật, cũng như các Bộ luật mang thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam, thành tựu pháp luật phương Tây có ảnh hưởng đến Bộ dân luật Bắc Kì 1931. Phương pháp lịch sử để phân tích các nguyên nhân chủ yếu làm nên sự kết hợp của thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam và thành tựu pháp luật phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931. + Phương pháp so sánh sử dụng nhiều nhất trong Chương 2 để nêu bật sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu pháp luật phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.thông qua các điều luật cụ thể. Điều này giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhận định mà luận văn nghiên cứu. + Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,tư duy logic, liên ngành khoa học xã hội.v.v.... được sử dụng xuyên suốt trong Luận văn. 8. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Phần Mở đầu, hai chương và kết luận. Cụ thể các chương của luận văn như sau: Chương 1: Tổng quan về Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Chương 2: Sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp luật phong kiến Việt Nam – Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931.
  • 10. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến châu Âu đã bước vào giai đoạn chót, sửa soạn cho cách mạng tư sản. Chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng chuyển từ thịnh trị sang suy yếu nhưng chưa có mầm mống tư bản chủ nghĩa. Thế kỉ XVIII - XIX, thế giới có những biến đổi vô cùng sâu sắc, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra, nhà nước tư sản ra đời thay thế nhà nước phong kiến. Ở phương Đông, duy nhất có Nhật Bản duy tân đất nước, kịp tiến lên tư bản chủ nghĩa. Từ đó, các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó, chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan, lỗi thời và bảo thủ của nhà Nguyễn đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm mất năng lực phòng thủ đất nước, dẫn đến việc nước ta bị rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Pháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm "tằm ăn lá", là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị. Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày
  • 11. 7 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ hai chính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì. Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ở Bắc Kì và Trung Kì. Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập "Liên bang Đông Dương" thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ sở pháp lí cơ bản để hoàn thiện và củng cố chính quyền thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam và Cămpuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào Liên bang Đông Dương và từ năm 1890 thêm Quảng Châu Loan (vùng đất mà Pháp đã chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Dương do Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí. Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của Pháp, là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các xứ với những quy chế chính trị tương ứng sau đây:
  • 12. 8 - Lào: Quy chế "bảo hộ". - Campuchia: Quy chế "bảo hộ". - Quảng Châu Loan: Quy chế "lãnh địa thuê". - Bắc Kì (từ Ninh Bình ra Bắc): Quy chế "bảo hộ" (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng theo quy chế đất "thuộc địa"). - Trung Kì (từ Thanh Hoá vào tới Bình Thuận): Quy chế "bảo hộ" (trừ thành phố Đà Nẵng theo quy chế "thuộc địa"). - Nam Kì: Quy chế "thuộc địa". Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa. Ba xứ ở Việt Nam thường được người Pháp gọi chung bằng một địa danh "An Nam thuộc Pháp". Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy chế pháp lí khác nhau. Trong thời kì này, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu phong tục tập quán, lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và đi đến nhận xét: Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, kể cả khoa học pháp lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đã hoàn chỉnh và hoà hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách Thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp… [9, tr. 425- 426]. Về mặt xã hội, từ khi tiến hành cai trị đất nước Việt Nam, thực dân
  • 13. 9 Pháp đã khiến cho cách tổ chức của xã hội Việt Nam trước đây bị phá huỷ. Khắp nơi bọn thực dân coi thường phong tục tập quán của người Việt Nam, đã tiến hành cướp bóc tài sản của người dân Việt Nam một cách triệt để. Chúng đã không mang đến nền văn minh cao cả cho dân tộc Việt Nam như chúng thường nói, mà còn gây nên sự khủng hoảng cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và để lại di hại lâu dài. Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng mà thay thế vào đó bằng nên giáo dục của Pháp. Trong một bản báo cáo về tình hình Đông Dương, tướng Panơcanh viết: “Trong 50 năm chiếm đóng ở Nam Kì và 25 năm chiếm đóng ở Bắc Kì, những trường học Pháp không đào tạo lấy một người An Nam thực sự có học thức”. Về mặt kinh tế, Việt Nam có nguồn khoáng sản đáng kể, người ta ước tính mỏ than ở Bắc kì có đến 12 tỷ tấn. Tuy nhiên, các hầm mỏ ở Đông Dương khai thác rất tồi. Người Pháp không bỏ ra một lượng vốn lớn mà chỉ vơ vét những gì dễ vơ vét để bỏ vào túi mình. Nông nghiệp kém phát triển vì phương thức canh tác lạc hậu và cũng vì sự cướp bóc của thực dân Pháp. Ở Việt Nam thời kì này có tất cả 140 đồn điền cao su và hàng ngàn hécta rừng bị bọn thực dân Pháp bắt người dân Việt Nam chặt gỗ bán cho mình. Ba cảng lớn (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng) bình quân hang năm có đến 5500 tàu và thuyền buôn lớn vào ra chuyên chở từ 7 triệu tấn hang hoá nhập cảng và xuất cảng. Về mặt tài chính do nhà bang Đông Dương nắm bá quyền, năm 1876 doanh số của nó là 24.000.000 phơ răng và đến năm 1921 con số ấy lên đến 145.000.000 phơ răng. Trong thời kỳ này, thực dân Pháp còn thu hút sự độc quyền vào các công ty của mình ở Việt Nam: độc quyền muối, độc quyền rượu, độc quyền thuốc phiện. Có tài nguyên phong phú trên đất nước mình, có những số tiền kếch xù
  • 14. 10 luân chuyển xung quanh mình mà người dân Việt Nam lại sống trong cảnh nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng họ không được hưởng. Sự áp bức về mặt kinh tế nặng trĩu trên vai người bản xứ. Do nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nên sau khi xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu thực hiện quyền được qui định trong cái gọi là “Hiệp ước hoà bình và hữu nghị” ngày 5 tháng 6 năm 1862 thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành những bộ dân luật đầu tiên của Việt Nam, phù hợp với chinh sách nham hiểm “ chia để trị”. Chính quyền thực dân - phong kiến rất chú trọng xây dựng luật pháp và luôn coi đó là phương tiện cai trị hữu hiệu. Pháp luật về dân sự bao gồm các bộ luật dân sự được ban bố ở ba xứ Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, một số nghị định của Toàn quyền Đông Dương, một số đạo dụ của nhà vua. Pháp luật dân sự quy định các quan hệ về khế ước (hợp đồng) và trái vụ (nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng), về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về thừa kế, về trách nhiệm dân sự, tất cả đều nhằm bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn tư bản Pháp và địa chủ phong kiến bản xứ và ở mức độ nhất định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, với những nội dung chủ yếu như đã trình bày ở trên nhằm các mục đích chính sau đây: - Duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương, bảo vệ địa vị thống trị của người Pháp ở Đông Dương và của phong kiến bản xứ. - Khai thác triệt để và bóc lột sức người sức của ở thuộc địa; - Bảo đảm sự độc quyền của tư bản Pháp, buộc nền kinh tế ở thuộc địa hoàn toàn phụ thuộc vào chính quốc. Trong hệ thống pháp luật về dân sự thời Pháp thuộc, đáng chú ý nhất là Bộ dân luật Bắc Kì ở đó chứa đựng nhiều nội dung quan trọng của luật pháp của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ. Tên đầy đủ của Bộ luật này là “Bộ dân luật thi hành tại các toà Nam án
  • 15. 11 Bắc Kì”. Bộ luật này được soạn thảo trong một khoảng thời gian khá dài. Ngay từ năm 1917, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập một Uỷ ban Việt - Pháp soạn thảo Bộ Dân luật Bắc Kì. Uỷ ban này đã làm việc liên tục trong 4 năm và đến năm 1921, soạn thảo xong quyển thứ nhất, gồm 91 điều, mới chỉ quy định về người và tài sản. Quyển này được ban hành thực hiện thí nghiệm ở tỉnh Hà Đông. Năm 1927, Uỷ ban cố vấn về luật lệ Việt Nam được thành lập, bao gồm một số người Pháp và người Việt để khảo cứu các tục lệ về gia đình, thừa kế, hương hỏa, giúp cho việc bổ sung và hoàn chỉnh bộ luật. Năm 1931, Bộ luật chính thức được ban bố. 1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 Bộ Dân luật Bắc Kì được đánh giá là một thành tựu lập pháp tiêu biểu của pháp luật Việt Nam ở thời kì Pháp thuộc. Dù ra đời cùng một thời kì với Bộ Dân Dân sự Trung Kì 1936 và Bộ Luật Dân sự giản yếu ở Bắc kì 1833 nhưng Bộ Dân luật Bắc Kì vẫn có những điểm rất riêng do nguyên tắc xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931. Điều này đã tạo thành đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 so với hai bộ luật còn lại. Nếu xét theo vùng, ở ba xứ có ba quy chế chính trị khác nhau nên mỗi xứ có một quy chế pháp lí: Nam Kì (cùng ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) là đất thuộc địa nên khi xét xử, toà án Pháp sẽ áp dụng luật pháp của Pháp. Về việc hộ, có Bộ dân luật giản yếu áp dụng cho người Việt Nam. Đối với người Pháp và những người ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp (Âu, Mỹ, Nhật, Trung Hoa) thì toà áp dụng Bộ dân luật Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do đó, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 19 các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án Pháp xử. Nhu cầu về pháp luật theo kiểu của Pháp được đặt ra. Bộ giản yếu được ban hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen gọi
  • 16. 12 là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi trước đó có hai sắc lệnh được ban hành vào năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và hộ tịch. Về phạm vi, Bộ luật này chủ yếu chỉ quy định về nhân thân. Chẳng hạn: theo mô hình Pháp, Bộ luật này quy định người 21 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong khi đó, Bộ luật Gia Long và tục lệ quy định người con hay cháu trong gia đình dù ở bất kỳ tuổi nào, nếu sống chung với gia trưởng thì phải thuộc quyền của gia trưởng và không có tài sản riêng. Nguyên nhân không phát triển luật dân sự và luật thương mại ở Bộ luật Gia Long là người Việt sống trong đại gia đình theo chế độ gia trưởng và ảnh hưởng của Khổng Giáo về việc khi ông bà cha mẹ còn sống thì con cái không dám nghĩ tới bản thân mình chứ chưa nói tới có tài sản riêng tư. Vì vậy, họ bị hạn chế toàn Bộ tự do ý chí. Từ đó dẫn tới hệ quả là hạn chế giao lưu dân sự và không thể góp vốn tạo lập các thương hội hoặc tự mình kinh doanh. Tuy nhiên, do phạm vi quy định của Bộ luật dân sự giản yếu hẹp, nhiều khi các tòa án phải áp dụng cả các quy định của Bộ luật Gia Long nên có sự mâu thuẫn về tư tưởng và về giải pháp giữa hai Bộ luật này. Ở Trung Kì (trừ thành phố Đã Nẵng) là đất bảo hộ nên khi xét xử, toà án Nam Triều sẽ áp dụng luật pháp Nam Triều được ban bố thi hành ở Trung Kì: Bộ Trung Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Trung Kì, Bộ dân sự, thương sự tố tụng Trung Kì, Bộ hình luật Trung Kì, Bộ luật tố tụng hình sự Trung Kì; Bộ luật dân sự Trung Kỳ được ban hành từng quyển suốt từ năm 1936 tới năm 1939, song vẫn được gọi là Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 bởi vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật này được thông qua. Bộ luật này gần như chép lại Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn. Tuy nhiên, Bộ luật này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan điểm pháp điển hóa so với Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã không quy định về các hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội như Bộ
  • 17. 13 luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời Bộ luật Thương mại (BLTM) năm 1942. Sự thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần gũi với Bộ luật dân sự Pháp. Ở Bắc Kì (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng) là đất bảo hộ nên tại các toà án Nam Triều ở đây cũng áp dụng luật pháp Nam Triều đã được ban bố thi hành ở Bắc Kì: Bộ Bắc Kì pháp viện biên chế, Bộ dân luật Bắc Kì, Bộ dân sự, thương sự tố tụng Bắc Kì, Bộ hình luật Bắc Kì, Bộ hình sự tố tụng Bắc Kì. Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành bởi Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ đã xâm phạm vào quyền lập pháp của Việt Nam, theo Vũ Văn Mẫu, vì Điều ước bảo hộ mà vua Tự Đức ký với Pháp ngày 06/06/1884 (tại Điều 10 và Điều 16) quy định Việt Nam vẫn có toàn quyền lập pháp, và viên Khâm sai và Thống sứ chỉ có quyền hành chính chứ không có quyền lập pháp. Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được các nhà làm luật xác định xây dựng theo đúng phương châm được ghi trong tờ trình của Hội đồng biên tập bản dự thảo Bộ Dân luật cho các tòa Nam án Bắc Kì: “Trong việc biên tập luật lệ này, đại khái chú ý không xâm phạm đến những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp với phong tục cùng trình độ hiện thời của người dân An Nam…” Bởi thế nên bản dự thảo Bộ Dân luật này, đã châm chước hiện tình phong tục do Hội đồng khảo sát tục lệ đã sưu tập, nhất là thuộc về chế độ gia đình cùng luật lệ thừa tự. Còn những điều cổ lệ cổ tục không nói đến hoặc mập mờ không được chắc chắn, thời châm chước theo Dân luật Đại pháp. Từ đó có thể thấy rằng nguyên tắc xây dựng cơ bản nhất của Bộ luật này chính là việc là việc kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napôlêông của Pháp. Điều này tạo nên nét đặc trưng cơ bản của bộ dân luật Bắc Kì so với hai bộ luật còn lại
  • 18. 14 là bộ Dân luật Trung Kì và Bộ luật giản yếu Nam Kì ra đời trong cùng thời điểm. Bởi thực chất Bộ luật Giản yếu Nam Kỳ đã sao chép một cách máy móc Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp nên không phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam và những phong tục truyền thống của người Việt, do vậy nhiều điều khoản không phù hợp với tình hình đất nước . Còn Bộ luật dân sự Trung Kỳ ban hành sau cùng, đã sao chép Bộ Dân luật Bắc Kỳ và có sửa đổi bổ sung một số điều. Còn bộ Dân luật Bắc Kỳ đã bước đầu phản ảnh các tục tệ truyền thống của người Việt Nam, và có những quy định đặc thù khác với luật các nước phương Tây và Trung Quốc. Nguyên nhân chính tạo nên sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931 chính là từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước, khi Pháp đã đặt được ách đô hộ trên đất nước ta và xây dựng hệ thống pháp luật để dễ bề cai trị. Quá trình du nhập pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân viễn chinh Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và quá trình đó đã mang theo nhiều tư tưởng và quy tắc pháp lý tiến bộ mang tính dân chủ, nhân văn của phương Tây áp dụng vào việc xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Bản chất đằng sau sự kết hợp đó chính là sự giao thoa, tiếp biến về văn hóa chính trị pháp lý. Luật pháp chính là một khía cạnh, một hiện tượng văn hóa theo cách gọi của ngành văn hóa học. Và văn hóa chính trị pháp lý cũng đi theo quy luật chung của các khía cạnh văn hóa khác, đó là có sự giao lưu tiếp biến để có nhiều sự biến đổi phù hợp với không gian và thời gian trong từng hoàn cảnh đất nước cụ thể. Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó
  • 19. 15 có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến Bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại nhập". Vậy thì việc kế thừa các giá trị văn hóa diễn ra như thế nào? Diễn biến của việc kế thừa văn hóa là một quá trình vô cùng phức tạp. Tính đến nay, có khá nhiều lý luận liên quan đến diễn biến của việc kế thừa văn hóa. Truyền bá văn hóa là chỉ hiện tượng văn hóa được phổ biến rộng rãi thông qua những mối liên hệ, giao lưu của nhân loại trên các lĩnh vực thương nghiệp, chiến tranh và di cư… Chúng ta biết rằng, các dân tộc khác nhau vẫn có một số đặc tính chung, họ có điều kiện sinh hoạt chung, có năng lực thích ứng với hoàn cảnh, tuy phân bố trên các khu vực không có liên hệ với nhau vẫn có thể sáng tạo ra văn hóa tương tự. Nhưng, những phát minh sáng tạo của nhân loại, xét đến cùng không phải xuất hiện một cách dễ dàng. Với việc mô phỏng lẫn nhau, phát minh sáng tạo là rất khó khan. Vả lại trong các hình thức giao lưu của nhân loại, những cuộc di cư và những cuộc chiến tranh cướp đoạt thường diễn ra. Chính điều này đã làm xuất hiện hiện tượng truyền bá văn hóa một cách tất yếu. Bởi vậy trong quá trình diễn biến, kế thừa văn hóa, việc truyền bá và mượn dùng văn hóa có tác dụng rất quan trọng. Căn cứ vào khu vực, họ chia toàn Bộ văn hóa nhân loại thành một số vùng văn hóa. Sau đó, lại phân ra thành Nền văn minh gốc như văn minh Trung Quốc, Ấn độ, Hy Lạp- La Mã và nền văn minh ảnh hưởng. Sự hình thành nền văn minh ảnh hưởng là kết quả của việc truyền bá của nền văn minh gốc. Lấy ngay khu vực Đông Á để xét: Không thể nghi ngờ, văn hóa Trung Quốc đã có ảnh hưởng nhất định đối với văn hóa Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Campuchia.
  • 20. 16 Hấp thu văn hóa là hiện tượng xảy ra ngay sau khi truyền bá văn hóa. Khi một nền văn hóa ngoại lai được tiếp nhận vào khu vực nào đó, tất nhiên sẽ dẫn đến sự phản ứng của văn hóa bản địa. Hai nền văn hóa, sau khi trải qua những xung đột gay gắt, kết cấu của chúng không còn giữ nguyên ở trạng thái ban đầu. Giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai xuất hiện trạng thái thẩm thấu lẫn nhau với những ranh giới mờ nhạt, cuối cùng trải qua sự điều chỉnh hữu thức và vô thức của toàn xã hội, một nền văn hóa mới – tổng hợp ra đời, không phải văn hóa bản địa cũng chẳng phải văn hóa ngoại lai, lại vừa là văn hóa bản địa vừa là văn hóa ngoại lai. Từ đó có thể thấy, một quá trình hấp thu văn hóa hoàn chỉnh phải trải qua bốn giai đoạn lớn là truyền bá văn hóa, xung đột văn hóa, dung hợp văn hóa và đổi mới văn hóa. Lịch sử đã chứng kiến nhiều sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở tất cả các châu lục. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự Napoleon 1804 của người Pháp đã được phát triển từ sự vay mượn nhiều quy tắc pháp lý của luật La mã (Roman law) để rồi sau đó, nhiều nước châu Âu lại vay mượn Bộ luật nổi tiếng này để xây dựng hệ thống pháp luật dân sự của mình [38, tr.98-111]. Trong thế kỷ 18-19, pháp luật châu Âu đã theo các đoàn quân viễn chinh của đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đến “cắm rễ” ở các châu lục khác. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi mà hầu hết các thuộc địa đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật châu Âu. Hệ thống pháp luật kiểu Anh (English law) đã trở thành hình mẫu pháp luật của các thuộc địa Anh như: Mỹ, Úc, Singgapor, Ấn Độ,… để có hệ thống common law (thông luật) như hiện nay. Những cuộc xâm lược, chiếm đóng đã đưa đến sự cấy ghép pháp luật cưỡng bức vào quốc gia tiếp nhận. Song, thế giới cũng chứng kiến những sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài một cách tự nguyện để phát triển. Nhật Bản là một ví dụ điển hình về sự vay mượn rất thành công pháp luật nước ngoài. Từ thời Minh Trị duy tân cuối
  • 21. 17 thế kỷ 19, người Nhật đã học tập và vay mượn pháp luật của người Pháp, người Đức, người Mỹ. Chúng ta có thể thấy “hình dáng” truyền thống pháp luật của cả civil law (dân luật) và common law (thông luật) của Pháp, Đức, Hoa Kỳ trong hệ thống pháp luật hiện hành của Nhật Bản. Sự tiếp nhận pháp luật thành công của người Nhật được coi là một trong các yếu tố tạo nên sự phát triển thần kỳ của đất nước này trong hơn một thế kỷ qua. Nếu văn hoá pháp lý là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người và được chọn lọc qua thời gian thì ở Việt nam, văn hoá pháp lý gắn liền với với quá trình hình thành, phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mang đặc sắc Việt nam. Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta hoà nhập mà không bị hoà tan, vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá thế giới để hình thành một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII đã xác định: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương… biên thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”. Sự hình thành của các yếu tố văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý ra trong thời gian rất dài và phức tạp với cả những yếu tố khách quan và chủ quan. Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng với đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác lúa nước là chủ yếu. Để tồn tại và phát triển, người Việt cổ đã lựa chọn những yếu tố có lợi và tìm cách thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt và qua đó tạo ra sắc thái riêng trong các hoạt động sinh hoạt sản xuất, chiến đấu, tín ngưỡng… hình thành nên truyền thống của người Việt. Kể cả sau này, trong sự nghiệp mở mang đất nước về phía nam, người Việt vẫn mang theo những yếu tố văn hoá truyền thống này.
  • 22. 18 Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã chứng kiến những sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài quy mô lớn, khi bị cưỡng ép, khi thì tự nguyện. Trước hết, là sự tiếp nhận pháp luật Trung Hoa trong lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau một ngàn năm bị cai trị bởi người láng giềng khổng lồ có nền văn minh lâu đời, việc tiếp nhận pháp luật phong kiến Trung Hoa, hệ tư tưởng và các quy tắc pháp luật Trung Hoa vào Việt Nam của các triều đại phong kiến nước ta cũng là điều dễ hiểu [29, tr.3-16]. Cha ông chúng ta đã học lấy cái hay, gạn cái dở và sáng tạo thêm để làm cho sự tiếp nhận đó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê, một bộ luật đậm đà bản sắc Việt Nam, được các nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá cao, đã được thiết kế khác với người Trung Quốc. Có 6 chương trong tổng số 13 chương của nó khác với luật Trung Hoa, và chỉ có 314 trong tổng số 722 điều của bộ luật này được tiếp nhận và cấy ghép từ bộ luật nhà Đường và nhà Minh [24, tr.3]. Sự vay mượn pháp luật phong kiến và lý thuyết cai trị của người Trung Quốc để xây dựng đất nước của cha ông ta là một sự lựa chọn tỉnh táo và rất khoa học. Bởi lẽ, gần như cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, nền văn minh Trung Hoa đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và có nhiều tính trội, tính ưu việt so với nhiều quốc gia khác. Sự tiếp nhận đó là một yếu tố giúp các triều đại phong kiến Việt Nam lớn mạnh, đủ sức đánh bại các cuộc xâm lăng của chính người Trung Hoa và mở mang bờ cõi xuống phía nam. Luật pháp Việt Nam, qua quá trình biến đổi cũng đã có sự hấp thu những nền văn hóa pháp luật lớn ở trên thế giới. Đó là sự học tập tiếp thu phương pháp làm luật và các chế định pháp luật nổi tiếng từ những Bộ luật lớn của Trung Quốc. Như sự học tập rất sáng tạo của Đại Việt ở thời kì nhà Hậu Lê với Bộ “Quốc Triều Hình Luật” từ Bộ “Đường Luật sớ nghị” thời kì nhà Đường ở Trung Quốc. Hay là sự tiếp thu
  • 23. 19 từ Bộ “Đại Thanh luật lệ” thời kì nhà Thanh để làm nên Bộ luật “Hoàng Việt luật lệ” ở thời kì nhà Nguyễn. Sự học tập này, qua truyền thống lâu dài, kết hợp với cơ sở tư tưởng “nội sinh” trong văn hóa dân tộc như: tư tưởng yêu nước và tư tưởng pháp lí làng xã đã khiến văn hóa chính trị pháp lí Trung Quốc khi vào Việt Nam không phải là sự học tập một cách y nguyên, sao chép mà là sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo. Tình yêu nước và truyền thống tư tưởng làng xã đã trở thành những chất khúc xạ để bất kì tư tưởng ngoại lai nào vào Việt Nam cũng bị biến đổi cho phù hợp với văn hóa chính trị pháp của nước ta. Vì vậy dần lâu đời, tư tưởng chính trị pháp lí của Trung Quốc được tiếp thu, biến đổi cho phù hợp với người Việt, qua hàng nghìn năm trở thành văn hóa chính trị pháp lí của Việt nam mà vẫn mang rất nhiều nét riêng biệt của nó. Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Trong đó, các Bộ luật: Quốc triều Hình luật (thời Trần) và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là Bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những Bộ luật phong kiến tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX). Thời Lê (hay còn gọi là thời Hậu Lê, bao gồm cả giai đoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng – là một trong những thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều Lê là triều đại có lịch sử tồn tại lâu dài trong lịch sử. Trong thời gian đó, triều Lê đã trải qua biết bao thăng trầm và thay đổi về chính trị. Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là Bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Đại Việt sử ký toàn thư chép:
  • 24. 20 Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện [31, tr.269, 270]. Việc ban hành Bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc [12, tr.73], nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, Bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp [32, tr.272-273]. Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm 1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Hình thư) [32, tr.361]. Về nội dung, ngoài việc kế thừa những quy định có từ thời Lý, Bộ luật Hình thư của thời Trần đã có những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành Bộ Hình thư của nhà Trần cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam.
  • 25. 21 Bộ luật cổ quan trọng thứ ba trong lịch sử lập pháp Việt Nam là Quốc triều Hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành dưới thời Lê Thánh tông năm 1483, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Căn cứ vào bản in chữ Hán hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội (hiệu A.341), đã được Viện Sử học và Nhà xuất bản Pháp lý phối hợp dịch ra chữ quốc ngữ và ấn hành năm 1991, thì Bộ luật gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Về nội dung, ngoài những quy định chung, Bộ luật đã dành từng chương để quy định các vấn đề cụ thể thuộc nhiều ngành luật (theo cách phân loại hiện nay) như: hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng... Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “Quốc triều hình luật là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam” [25, tr.1]. Được ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, Quốc triều hình luật không chỉ là Bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đại khác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII [33, tr.159]. Sau khi triều Lê suy yếu,Việt Nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài suốt 3 thế kỷ, cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lập tức sai quần thần biên soạn một Bộ luật mới. Năm 1815, Bộ Hoàng Việt Luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Theo bản dịch từ bản khắc in chữ Hán, Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Các điều luật được phân loại và sắp xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6 Bộ, gồm các nội dung chính như: quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại (lại luật); quy định về tội danh và hình phạt (hình luật); quy định về
  • 26. 22 quản lý dân cư và đất đai (hộ luật); quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình (lễ luật); quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng (binh luật); quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm (công luật). Cùng với Quốc triều hình luật thời Lê, Hoàng Việt Luật lệ được đánh giá là một trong hai Bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật của nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), tuy nhiên có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ [26, tr.15-16]. Trên đây là những nét khái quát về một số Bộ Luật lớn của Việt Nam thời kì Phong kiến. Nghiên cứu các Bộ luật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Trong những Bộ luật này, có thể thấy lịch sử pháp luật Việt Nam trước khi bị Pháp chiếm đóng đã phát triển một chặng đường dài qua các triều đại. Pháp luật dân sự từ thời kì Lý, Trần, Hồ đến Bộ Quốc Triều hình luật của nhà Lê và sau đó là Bộ Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn đã có những qui định khá cụ thể về các chế định về sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân và gia đình. Ví dụ như trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thì ở Bộ QTHL thời kì hậu Lê, với sự độc tôn tư tưởng chính trị Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã rất chú trọng tới vấn đề này.Sự điều chỉnh và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến cũng là nội dung trọng yếu của Bộ luật Hồng Đức. Các quan hệ pháp lí về hôn nhân và gia đình, một mặt thể hiện lễ nghĩa của Nho giáo, trật tự xã hội gia đình phong kiến, mặt khác thể hiện rõ nhất một số điểm tiến Bộ của Bộ luật Hồng Đức.Hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng là nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Bộ luật. Và có rất nhiều các qui định được thể hiện rõ các quan điểm này, từ chế định kết hôn, chế định ly hôn, chế định nhân thân và tài sản vợ chồng…
  • 27. 23 Hay trong lĩnh vực thừa kế, ở Bộ HVLL thời kì nhà Nguyễn, do Bộ luật này ảnh hưởng khá nặng nề từ Bộ Đại Thanh luật lệ của nhà Thanh ở Trung Quốc nên có rất nhiều điểm tiến Bộ xuất hiện từ thời Lê đã không còn xuất hiện ở các chế định thừa kế trong Bộ luật này. Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 trong Bộ Hoàng Việt luật lệ và được bổ sung bằng một số điều lệ. Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật lệ quy định về thừa kế là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không có con trai. Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ" mà xử. Dù có nhiều điểm khác nhau giữa các bộ Luật, nhưng các bộ Luật này chứa rất nhiều quan điểm nhân văn tiến bộ như, dù chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, nhưng những bộ luật phong kiến Việt Nam vẫn có một số quy định chú ý phần nào đến quyền lợi và thân phận của người phụ nữ.Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người phụ nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, nhân phẩm của người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng. Là những bộ luật được ban hành trong thời quân chủ và phong kiến, các Bộ luật cổ của Việt Nam cũng phản ánh rất rõ nét bản chất bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột và thống trị. Chính vì vậy, qua những quy định của các bộ luật có thể thấy rất nhiều quy định mang tính bất công như: bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của quan lại; việc đề cao quyền lực và thứ bậc xã hội; bảo vệ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng; quy định khắt khe đối với người phụ nữ… Mặc dù những quy định đó đã không còn được ghi nhận trong pháp luật đương đại, nhưng dấu ấn mà nó để lại vẫn còn hiện hữu trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, làm cản trở sự phát triển của xã hội đương thời.
  • 28. 24 Có thể thấy, các bộ luật trên đây đều được ban hành để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành quốc gia của các triều đại và đã phát huy tác dụng trong xã hội đương thời. Nhưng về mặt giá trị, nếu biết khai thác và sử dụng, các bộ luật nói trên còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai. Các bộ luật thời kì phong kiến ở Việt Nam đều là các bộ luật tổng hợp với các chế định ở hầu hết các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình,… với các chế tài hình phạt. Các điều khoản trong bộ Luật cũng thể hiện rõ các tư tưởng chính trị pháp lí ngoại nhập như Nho giáo, Pháp trị từ Trung Quốc nhưng vẫn có nhiều tư tưởng chính trị pháp lí nội sinh của người Việt Nam như: tư tưởng yêu nước, các tư tưởng chính trị pháp lí làng xã. Vì vậy có thể nói, các bộ luật ở Việt Nam thời kì phong kiến là những thành tựu lập pháp rất nổi bật, có nhiều giá trị và thể hiện thể chế chính trị của nước ta trong một khoảng thời gian dài. Điều này đã đi vào đời sống văn hóa, trở thành phong tục tập quán của dân ta, nên sau này khi xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, các nhà làm luật đã cân nhắc, học tập nhiều từ các bộ luật này để ra những chế định phù hợp. Quá trình du nhập pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân viễn chinh Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và sự học tập đáng kể nữa đó chính là sự truyền nhập của văn hóa cận đại phương Tây trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Những quy chế pháp lí trên các vùng đất, những Bộ Luật mà thực dân Pháp cho soạn thảo đều hàm chứa rất nhiều các chế định mà trước đây pháp luật Việt Nam chưa từng xuất hiện. Thành tựu pháp luật Phương Tây được tiếp thu trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931 đó chính là Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 (còn gọi là Bộ luật Napoleon). Sau cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng một Bộ luật dân sự, nhưng ý định đó đã không biến thành hiện thực. Quốc hội lập hiến (Constitutiante), cũng như Quốc hội lập pháp
  • 29. 25 (Legislative) đã có dự kiến sẽ ban hành một Bộ luật chung về dân sự để áp dụng cho toàn thể vương quốc, nhưng cả hai dự án đều không thành. Chính quyền Quốc ước (Conventionnel) muốn tiếp tục thực hiện dự án này nhưng cũng như hai dự án trước, Bộ luật vẫn chưa thể ra đời được. Jean Jacques Regis de Cambecéres, một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoleon 1804 đã đưa ra hai bản dự thảo và dưới chế độ Đốc chính (Directoire) còn đưa ra bản dự thảo thứ ba, nhưng cả ba bản dự thảo này đều không được chấp nhận. Một số lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn có nhiều bất đồng giữa các viện của Nghị viện. Sau đó không lâu, hai nhà luật học nổi tiếng lúc bấy giờ là Jaqueminot và Target còn đưa ra một dự thảo Bộ luật với danh nghĩa cá nhân. Khi Napoleon Bonaparte trở thành Hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng Bộ luật dân sự đã có điều kiện chín muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ, Napoleon đã biến những mơ ước về Bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong tù ngục trở thành hiện thực. Ngày 12/8/1800 một uỷ ban soạn thảo Bộ luật dân sự được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia nổi tiếng lúc bấy giờ là: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu và Malleville. Dự thảo Bộ luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Toà tư pháp tối cao và các toà phúc thẩm để xem xét. Các toà án đã đồng ý với các nội dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, Bộ luật dân sự đã được công bố bởi đạo luật ngày 21/3/1804. Bộ luật này đã thay thế toàn Bộ hệ thống pháp luật dân sự phong kiến.Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ luật Napoléon là Bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804. Với Code Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan trọng nhất của thời kỳ hiện đại. Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, Bộ luật Napoléon này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng
  • 30. 26 lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814 (thí dụ như Đại công quốc Warszawa (tiếng Anh: Warsaw), Đại công quốc Luxembourg, Mexico, Ai Cập, một số bang của Hoa Kỳ hay Vương quốc Hà Lan). Tại Đức Bộ luật này có hiệu lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sông Rhein do nước Pháp chiếm đóng, trong một số quốc gia của Liên minh Rhein (tiếng Đức: Rheinbund) (Vương quốc Westfalen, Frankfurt am Main, Berg, AnhaltKöthen) Bộ luật được đưa vào sử dụng không có thay đổi lớn. Chỉ trong vòng vài năm Bộ luật đã có hiệu lực từ Lissabon đến Vacsava và từ Hà Lan cho đến bờ biển Adria. Thất bại của Napoléon tại Waterloo đã không kìm hãm được việc truyền bá Bộ luật này: đặc biệt là ở Tây Âu và Nam Âu cũng như là ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ các Bộ luật đều hướng về Code Civil. Tại Pháp trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực của Bộ luật là vẫn còn 1.200 điều khoản phù hợp với tác phẩm nguyên thủy. Năm 2004 tại 22 quốc gia đã có lễ kỷ niệm 200 năm ngày thành lập tác phẩm này. Bộ luật dân sự Napoleon bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu (Titre Preliminaire) và 3 Quyển (Livre). Các quyển chia làm các Thiên (Titre), các Thiên chia thành các Chương (Chapitre); các Chương chia làm các Phần (Section); các phần chia thành các Điều (Article). Thiên mở đầu (Titre Preliminaire) từ Điều 1 đến Điều 6. Thiên này được gọi là: “Công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật” (De la publication, des effets et de l,application des lois en general) chứa đựng một số nguyên tắc cơ bản về luật: - Văn bản luật và văn bản hành chính, trong trường hợp được đăng trên công báo của Cộng hoà Pháp, có hiệu lực kể từ ngày quy định tại văn bản đó hoặc kể từ ngày sau ngày công bố nếu văn bản luật, văn bản hành chính không quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những điều khoản mà việc thi hành đòi hỏi phải có quy định hướng dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi
  • 31. 27 lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó có hiệu lực. Trong trường hợp khẩn cấp, văn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm công bố của Hoàng đế (Tổng thống) đối với văn bản luật, hoặc theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính (Điều 1); - Luật chỉ có hiệu lực về tương lai, không có hiệu lực hồi tố (Điều 2); - Các luật về tổ chức Bộ máy nhà nước và về hình sự bắt buộc thực hiện đối với bất kỳ ai sống trên lãnh thổ Pháp; - Các bất động sản của những người nước ngoài trên lãnh thổ Pháp được điều chỉnh theo luật của Pháp; - Địa vị pháp lý và năng lực pháp luật của công dân Pháp ở nước ngoài được xác định theo luật của Pháp (Điều 3); - Thẩm phán mà từ chối xét xử với lý do pháp luật không quy định, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ thì có thể bị truy tố vì tội không xét xử (Điều 4); - Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án khi giải quyết một vụ việc mà mình được giao xét xử (Điều 5); - Không được thực hiện bất kỳ một thoả thuận (hợp đồng) nào vi phạm trật tự và đạo đức xã hội (Điều 6) [34, p.19]. Quyển 1 - Về người (Des personnes) từ Điều 7 đến Điều 515. Quyển này quy định về chứng thư, hộ tịch (Des actes de l, Etat civil) như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử; nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ và quyền tự lập, tình trạng thành niên và những người thành niên được pháp luật bảo hộ. Quyển 2 - Về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Des biens et des differentes modifications de la propriete) từ Điều 516 đến Điều 710. Quyển này quy định về phân biệt các loại tài sản (động sản, bất động
  • 32. 28 sản), về sở hữu, quyền thu hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng (de l,habitation); dịch quyền (một nghĩa vụ đối với bất động sản tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng bất động sản của người khác) hay địa dịch (des servitudes ou services fonciers), dịch quyền phát sinh địa thế, dịch quyền xác lập theo quy định của pháp luật (như các quy định về tường hào chung; hoảng cách giữa các công trình trung gian cần thiết đối với một số công trình xây dựng; trổ cửa sổ sang bất động sản của nhà hàng xóm; máng nước dọc mái nhà); dịch quyền về lối đi; dịch quyền xác lập theo ý chí của con người; chấm dứt dịch quyền. Quyển 3 – Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Des differentes manieres dont on acquiert la propriete) từ Điều 711 đến Điều 2281. Quyển này bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề thừa kế, tặng cho lúc còn sống và di chúc; hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung; những cam kết được hình thành không thông qua thỏa thuận; hôn ước và các chế độ tài sản trong hôn nhân; hợp đồng mua bán; hợp đồng trao đổi; hợp đồng thuê mướn; hợp thầu khoán xây dựng bất động sản; công ty dân sự; những thoả thuận liên quan đến việc thực hiện những quyền không chia phần; vay mượn; gửi giữ và quyền trữ; hợp đồng mang tính chất may rủi (đánh bạc và cá cược; hợp đồng về lợi tức trọn đời); uỷ quyền; bảo lãnh; dàn xếp, thoả thuận trọng tài; cầm cố; quyền ưu tiên và quyền thế chấp; cưỡng chế chuyển quyền sở hữu và thứ tự giữa những người có quyền; thời hiệu và chiếm hữu. F. Engels coi Bộ luật Napoleon là “Bộ luật tư sản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp” bởi những lí do sau: - Tinh thần của Bộ luật phù hợp với truyền thống của dân tộc và yêu cầu của thời đại; - Ngôn ngữ sử dụng giản dị, trong sáng, dễ hiểu, câu văn khúc chiết, tư duy logic
  • 33. 29 - Kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể làm cho Bộ luật có thể áp dụng trực tiếp mà không cần phải bình luận, giải thích hay hướng dẫn thi hành; - Bộ luật kế thừa được những tinh tuý của Bộ luật La Mã cổ đại. - Bộ luật luôn luôn được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo sự phát triển của các quan hệ xã hội. Cách thức bổ sung sửa đổi, đưa vào Bộ luật những nội dung mới nhưng không phá vỡ cấu trúc và không làm thay đổi trật tự các điều luật trong Bộ luật là một điều kỳ diệu, làm cho Bộ luật dân sự Napoleon sau hơn 200 năm tồn tại vẫn còn nguyên 2283 điều. Theo thời gian, Bộ luật Napoleon vẫn là Bộ luật mẫu mực nhất trong số các Bộ luật của xã hội tư sản. Chính vì thế mà Bộ luật Napoleon đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành luật dân sự ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, do thực tế lịch sử Pháp xâm chiếm nước ta và thiết lập các quy chế chính trị lên từng vùng của đất nước. Sau đó xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp cho từng vùng. Ở Bắc Kì, với việc xây dựng Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thì các nhà làm luật cũng đã tiếp thu những tinh hoa trong Bộ Dân Luật Pháp khi làm ra các chế định pháp luật. Vì vậy có thể thấy rất nhiều các chế định lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật thực thi tại Việt Nam. Đây chính là một bước tiến rất dài trong quá trình tiếp thu pháp luật nước ngoài từ một đất nước tiến Bộ trên thế giới để áp dụng xây dựng pháp luật. Có thể nói, hài hoà hoá các giá trị văn hoá pháp lý trong điều kiện hội nhập với thế giới là mục đích, yêu cầu khách quan thực tế đối với của chúng ta. Việc cân đối giữa “cái ta đã có” để kết hợp với “cái ta đang cần” nhằm tạo nên diện mạo mới của nền văn hoá pháp lý nước nhà được coi là nội dung cốt yếu nhất của phương hướng xây dựng nền văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay. Trong quá trình xây dựng các Bộ luật, thì hai yếu tố văn hóa pháp luật
  • 34. 30 bản địa và pháp luật phương Tây được kết hợp một cách hợp lí. Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 là ví dụ điển hình về sự kết hợp này. Bộ luật này chính là kết quả rõ rệt nhất của sự kế thừa văn hóa chính trị pháp lý của các khu vực, vừa là do hoàn cảnh lịch sử tất yếu mà Việt Nam buộc phải trải qua khi bị thực dân Pháp đô hộ. 1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 Ngày 28 tháng 8 năm 1930 thống sứ Bắc Kì lập một ban dự thảo Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định ban hành Bộ Dân luật Bắc Kì thi hành trên toàn Bắc kì từ ngày 1 tháng 7 năm 1931. Bộ dân luật Bắc Kì gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được chia thành nhiều thiên, mỗi thiên lại được chia thành nhiều chương ngắn, tổng cộng có 1.455 điều. - Thiên đầu, nêu các nguyên tắc cơ bản của dân luật như nguyên tắc công bố luật, nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu... - Quyển thứ nhất: Nói về người, bao gồm các quy định về quốc tịch, hộ tịch (khai sinh, khai tử, trú quán, thất tung - mất tích...), về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế; - Quyển thứ hai: Nói về tài sản, bao gồm các quy định về phân biệt các tài sản (động sản và bất động sản), về quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu, về quyền của chủ sở hữu, về chuyển dịch sở hữu... - Quyển thứ ba: Nói về nghĩa vụ khế ước; - Quyển thứ tư: Nói về cách viện chứng, bao gồm các quy định về cách thu nhận, đánh giá và viện dẫn các chứng cứ trong các vụ kiện dân sự. Dù ở ba xứ Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì đều được ban hành ba bộ dân luật nhưng đáng chú ý hơn cả là Bộ Dân luật Bắc Kì, vì đây là Bộ luật phản ánh một phần các phong tục, tập quán của người Việt Nam, kỹ thuật lập pháp khá tinh vi, với cách thể hiện khá nôm na và dễ hiểu.
  • 35. 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Andre Castaldo (2002), Bộ luật dân sự trong tiến trình lịch sử, Tài liệu Hội thảo 200 năm Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội. 2. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ luật dân sự Pháp và pháp luật châu Âu - Claude Witz (2003), Nxb thời đại. 4. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. C.Mác - Ph.Ăng-ghen (1983), Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. Cguy Cavinet, Báo cáo dẫn đề Hội thảo kỷ niệm 200 năm Bộ luật dân sự Pháp, Nhà pháp luật Việt pháp, 3-5/11/2004. 7. Chương Lễ hôn, Nho giáo (2000), Nxb Thời đại. 8. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 10. Jacques Nunez (2004), “Thẩm phán và Bộ luật Dân sự Pháp”, Tham luận Hội thảo 200 năm Bộ Luật Dân sự Pháp, Nhà Pháp Luật Việt Pháp, Hà Nội, tháng 11, tr.87. 11. Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu) (1998), Lão Tử – Đạo đức kinh, Nxb Văn hoá, Hà Nội 12. Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
  • 36. 32 13. Vũ Văn Mẫu (1973), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình, Quyển 1, tập 1, Nxb Sài Gòn. 14. Vũ Văn Mẫu (1959), Hồng Đức thiện chính thư, Nxb Sài Gòn. 15. Vũ Văn Mẫu (1970), Pháp luật phong kiến Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất, Nxb Sài Gòn. 16. Vũ Văn Mẫu (1972), Dân luật lược giảng, Quyển I, tập Khoa Luật Đại học Sài Gòn, Nxb Sài Gòn. 17. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình, quyển 1, tập 2, Nxb Sài gòn. 18. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình, quyển 1, tập 3, Nxb Sài gòn. 19. Vũ Văn Mẫu (1974), Việt Nam dân luật lược giảng, quyển 1, tập 3, Nxb Sài gòn. 20. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, quyển 1, Tập 1, Nxb Sài Gòn. 21. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, quyển thứ 2, Nxb Sài Gòn. 22. Vũ Văn Mẫu (1970), Luật gia đình lược giảng, Nxb Sài gòn. 23. Phan Ngọc (người dịch), (2001), Hàn Phi tử, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài-Thời cơ và thách thức mới cho nghiên cứu lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (5), tr.3. 25. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật lệ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp.
  • 37. 33 28. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Đào Trí Úc và Lê Minh Thông (1999), “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr. 3-16. 30. Viện sử học (1991), Bộ Quốc triều hình luật 1428, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 31. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử Chế độ Phong kiến Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 32. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử Chế độ Phong kiến Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục. 33. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục. II. Tài liệu tiếng Anh 34. Code civil, Edition Dalloz 1990- 1991, 2004. 35. Guy Canivet (2007), The Court of Cassation: Looking Into The Future, Law Quarter Review, 123(JUL), p.p. 401-416. 36. Hans W. Baade, Stare Decisis In Civil-law Countries: The Last Bastion, in „The Themes In Comparative Law In Honour Of Bernard Rudden, Edited by Peter Birks and Arianna Pretto, Oxford University Press, 2000.p.4. 37. J.-E.-M. Portalis, „Discours pro liminaire sur le project de Code civil‟ in F.Ewald (ed.), Naissance du Code civil (Paris, 1989), 41. quoted by John Bell, Sophie Boyron, and Whittaker (with contributing authors Andrew Bell, Mark Freeland and Helen Stalford), Principles of French Law, Second Edition, Oxford University Press, 2008,p.31. 38. Jan Smits (1997), “A European Private Law as a Mixed Legal System: Toward a lus Commune through the Free Movement of Legal Rules”, Maastricht Journal of European and Comparative Law 5, 1998, tr. 334; Alan Watston, Society and Legal change, Nxb. Scottish academic, England.
  • 38. 34 39. John Bell, Sophie Boyron, and Whittaker (with contributing authors Andrew Bell, Mark Freeland and Helen Stalford) (2008), Principles of French Law, Second Edition, Oxford University Press, p.26. 40. Steiner, Eva (2002), French Legal Method, Oxford University Press, p.p.37-40