SlideShare a Scribd company logo
1 of 191
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ MINH PHƯỢNG
§¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH
GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ MINH PHƯỢNG
§¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH
GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HỒ THỊ TỐ LƯƠNG
2. PGS.TS. TRẦN TRỌNG THƠ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
qui định.
Tác giả luận án
Đặng Thị Minh Phượng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 7
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu 21
1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 23
Chương 2: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 24
2.1. Đặc điểm cơ bản và những hoạt động của trí thức Việt Nam trước
khi thành lập Đảng 24
2.2. Chủ trương và công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930
đến năm 1939 39
Chương 3: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 69
3.1. Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu 69
3.2. Đảng vận động, tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất
hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc 77
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114
4.1. Nhận xét 114
4.2. Một số kinh nghiệm 138
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 169
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội.
CTVĐTT : Công tác vận động trí thức
ĐNTT : Đội ngũ trí thức
NXB : Nhà xuất bản
SET : Section d’Excursion et de Tourisme
(Đoàn Du ngoạn và Du lịch)
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí thức là tầng lớp quan trọng của xã hội, là lực lượng sáng tạo và truyền bá
tri thức, là động lực phát triển của mọi thời đại. Thực tiễn lịch sử cho thấy, bất cứ
thời đại nào, dân tộc nào biết qui tụ, tập hợp, xây dựng và trọng dụng trí thức thì
thời đại ấy, dân tộc ấy hưng thịnh.
Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc Việt Nam đã đúc kết “hiền tài là
nguyên khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và
phát huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nguyễn Ái Quốc, đông đảo trí thức đã lựa chọn con đường theo Đảng làm cách
mạng, cống hiến trí tuệ và tài năng cho dân tộc, góp phần vào những thắng lợi to
lớn của nhân dân Việt Nam trên các chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do,
thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò giới trí thức đã quan trọng;
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò giới trí thức càng quan trọng.
Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản
thân công - nông không được nâng cao kiến thức, (…) không thể xây
dựng được chủ nghĩa xã hội [36, tr.113-114].
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân
dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, một
bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu
tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều
đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi phục và phát
triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho công
cuộc Tổng khởi nghĩa, góp phần tạo nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm
1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công tác vận động trí thức
(CTVĐTT) của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 chứa đựng nhiều sáng tạo của
2
Đảng, tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát huy những giá trị
truyền thống qúy báu của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; trong
công tác vận động, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào cách mạng
do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, trong thời kỳ
1930 - 1945, công tác vận động, tập hợp trí thức của một số cấp bộ Đảng cũng bộc
lộ một số sai lầm, hạn chế, nhất là những quan điểm tả khuynh, giáo điều trong
đánh giá trí thức.
Hiện thực lịch sử vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945 rất phong phú và
sinh động, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, song, đến nay vẫn
còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ, nhất là quá trình Đảng vận
động trí thức hướng đến mục tiêu đấu tranh giành chính quyền cần phải được
nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Việc nhìn nhận, đánh giá một số phong trào yêu
nước của trí thức, sự đóng góp của trí thức vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc cũng cần được nghiên cứu, luận giải để đánh giá xác đáng, tương xứng với
những đóng góp của trí thức đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam càng coi trọng và đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ trí thức (ĐNTT)
đối với dân tộc; đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để phát huy tốt hơn vai trò của
ĐNTT. CTVĐTT của Đảng được coi là một cơ sở quan trọng để phát triển nền
khoa học - công nghệ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN); là một
nhân tố quan trọng, bảo đảm sự vững mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phục
vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh nhân loại đang tiến
những bước dài vào thời đại của văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức. Hội nghị
lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã nhấn mạnh phải xây dựng cơ
chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của ĐNTT; xây dựng
chiến lược phát triển ĐNTT đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
3
lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (…). Gắn bó mật thiết giữa Đảng và
Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước” [45, tr.241-242].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có
những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, thực tiễn công tác
xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết,
như vấn đề đánh giá, sử dụng, phát huy tiềm lực của ĐNTT, vấn đề tạo dựng môi
trường tự do sáng tạo của ĐNTT, vấn đề ứng xử và cách thức qui tụ ĐNTT trong
điều kiện mới để khai thác mạnh mẽ tiềm năng trí tuệ, một nguồn nội lực dân tộc
lớn lao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc v.v.. Để thực hiện được các
chính sách đó, bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển lý luận, tiếp thu kinh nghiệm
quốc tế, rất cần nghiên cứu, đúc kết và vận dụng những kinh nghiệm vận động trí
thức trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong đó có những
kinh nghiệm về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.
Xuất phát từ nhận thức trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng vận động
trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng
dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận
động trí thức thời kỳ 1930 - 1945, từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm về CTVĐTT.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nguyễn Ái Quốc về trí thức và CTVĐTT ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.
- Luận giải quá trình các cấp bộ Đảng lãnh đạo thực hiện CTVĐTT, sự ra đời
và hoạt động của các tổ chức trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.
- Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp
của trí thức trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
4
- Khẳng định những thành công, phân tích hạn chế của Đảng trong vận động
trí thức thời kỳ 1930 - 1945.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CTVĐTT của Đảng trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đó là những quan điểm, chủ trương,
chính sách trí vận của Đảng, Nguyễn Ái Quốc; những hoạt động lãnh đạo của các
cấp bộ Đảng về vận động, tập hợp trí thức; những tổ chức, phong trào, hoạt động và
đóng góp của trí thức từ năm 1930 đến năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian, luận án giới hạn trong phạm vi 15 năm, từ đầu năm 1930
đến tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để trình bày nội dung chính được lôgíc và khoa
học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1930, nhằm nêu bật những đóng góp
to lớn của những trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng.
Phạm vi không gian, luận án nghiên cứu CTVĐTT trên phạm vi cả nước,
trong đó, trọng tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn - là những nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức;
trong một số trường hợp có đề cập đến hoạt động của trí thức khi họ hoạt động ở
nước ngoài.
Phạm vi nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển nhận thức của Đảng về CTVĐTT; các khuynh hướng tư tưởng của trí
thức và các nhóm trí thức; sự chuyển biến về tư tưởng của trí thức và những
đóng góp của trí thức vào tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng thời
kỳ 1930 - 1945.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác vận động quần chúng, về CTVĐTT và xây dựng trí thức phục vụ
nhiệm vụ cách mạng.
5
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho luận án gồm:
Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập; đồng thời, khai thác tài liệu của các
cấp bộ Đảng, nhất là của các Xứ uỷ. Đây chính là nguồn tư liệu gốc để thực hiện
nội dung luận án.
Các tác phẩm hồi ký của các cán bộ cách mạng lão thành, lịch sử Đảng địa
phương, lịch sử chiến tranh nhân dân, địa chí văn hóa của các tỉnh, thành.
Các đề tài, luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử
đã được công bố, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Các bài
tham luận được in, đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học hiện đang được lưu giữ
trong các thư viện của các tỉnh, thành địa phương và Trung ương. Một số bài viết có
liên quan trên các trang web trên mạng internet.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp lịch sử
và logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so
sánh; chú trọng áp dụng các phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên
cứu đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc
của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân
tích, đánh giá, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTVĐTT của
Đảng thời kỳ 1930 - 1945.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về khoa học:
Làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, những quan
điểm của Đảng, của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường
lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận.
Đánh giá vai trò của công tác trí vận và những đóng góp của trí thức đối với
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
6
Về thực tiễn:
Hệ thống hóa quan điểm của Đảng về trí thức và CTVĐTT thời kỳ 1930 -
1945, góp phần xóa dần những “khoảng trống” trong lịch sử Đảng.
Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, tư liệu, tài liệu trong việc vận động
trí thức tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Góp phần vào việc nghiên cứu,
giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu
sắc, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho ĐNTT, nhất là
ĐNTT trẻ; động viên họ cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả có
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung, về công tác vận động, tập
hợp trí thức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 -
1945 nói riêng, đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên
cứu khoa học, xã hội dưới dạng chuyên khảo, các công trình, các luận án, luận
văn. Có thể phân chia thành các nhóm sau đây:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng có đề cập đến trí
thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945
Ngay từ thập niên 30 thế kỷ XX, trong các dịp kỷ niệm thành lập Đảng
hàng năm, những nhà lãnh đạo, lý luận của Đảng đã công bố nhiều bài viết trên
báo chí của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Đông Dương v.v.. phản
ánh về lịch sử và truyền thống đấu tranh của Đảng, trong đó có đề cập đến công
tác vận động quần chúng nói chung và CTVĐTT của Đảng nói riêng. Đáng chú
ý nhất là tác phẩm Sơ thảo Lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương của tác
giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) thực hiện năm 1933 [40, tr. 399 - 425].
Tác phẩm này hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử về sự ra đời của Đảng, trong đó có
đề cập đến trí thức cũng như một số quan điểm nhìn nhận của Đảng đối với trí
thức. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đề cập một cách sơ lược về trí thức với tư cách là
một cơ sở xã hội cho sự hình thành các tổ chức chính trị ở Việt Nam; giới hạn
nghiên cứu cũng dừng lại ở những năm đầu của thập kỷ 30 thế kỷ XX.
Từ năm 1960, thực hiện chủ trương tăng cường công tác tổng kết kinh
nghiệm và viết lịch sử Đảng được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960),
nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng được tiến hành. Những công trình
nghiên cứu của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử
Đảng), đặc biệt là tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập I
8
(1920 - 1954) [9] khi đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử
đã nêu lên chủ trương chỉ đạo của Đảng về công tác quần chúng, trong đó có
CTVĐTT. Một số giáo trình về lịch sử Đảng của Trường Chuyên khoa Lịch sử
Đảng trước đây, của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh), của Viện Lịch sử Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo
khi biên soạn về thời kỳ 1930 - 1945 cũng phản ánh một cách khái lược về
CTVĐTT của Đảng.
Từ tháng 9/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tư số 97 về việc
thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng các khu, tỉnh, thành phố. Đến nay, hầu
hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn
và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố. Có thể kể đến các công trình
tiêu biểu sau:
Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945) [3] là
công trình khảo cứu qui mô, toàn diện về lịch sử của Đảng bộ Thừa Thiên Huế
từ năm 1930 đến năm 1945. Trong khi khắc họa bức tranh toàn cảnh về những
ngày lịch sử sôi động chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm
1945 ở Huế, tác phẩm đã đề cập đến sự ra đời của Trường Thanh niên Tiền
Tuyến, quá trình “Việt Minh hóa” những thanh niên, trí thức của Trường như:
Nguyễn Tấn, Nguyễn Kèn, Lê Khánh Khang v.v.. khi họ được bổ sung vào Ban
Chấp hành Việt Minh Nguyễn Tri Phương và những đóng góp của các học viên
Trường Thanh niên Tiền Tuyến ở Huế trước và sau ngày khởi nghĩa giành chính
quyền thành công ở Huế (ngày 23/8/1945).
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000) [135] với dung
lượng hơn 900 trang được chia làm 3 phần, gồm 6 chương, công trình miêu tả,
phân tích, đánh giá những đóng góp của những trí thức trong chi bộ cộng sản đầu
tiên (tháng 3/1929), hoạt động của Tổng Hội Sinh viên Đông Dương dưới sự
lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ. Một bức tranh khá toàn diện về hoạt động của
những nhân sĩ, trí thức như Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, Nghiêm Xuân Yêm,
9
Nguyễn Xiển, Vũ Đình Hoè, Bùi Kỷ v.v.. dưới sự vận động, lãnh đạo của Đảng
trên nhiều lĩnh vực cũng được khắc họa sinh động.
Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975) của
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh [4] là một trong những công
trình khoa học công phu, quy mô, với 4 phần chính. Từ thực tiễn sinh động,
phong phú của cuộc đấu tranh cách mạng ở Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn - Chợ
Lớn nói riêng, trong phần thứ nhất với tiêu đề: “Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn -
Gia Định ra đời và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công tại Thành
phố (1930 - 1945)”, đã làm rõ những đóng góp của phong trào thanh niên, sinh
viên, trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, đặc biệt là vai trò của Thanh niên
Tiền Phong trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác như: Luận án Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1991 đến năm 2005 của
Nguyễn Thắng Lợi [109] , luận án Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007 của
Lương Quang Hiển [57] v.v... Những luận án trên đã đề cập, phân tích một số
quan điểm của Đảng về trí thức và chủ trương vận động trí thức của Đảng thời
kỳ 1930 - 1945.
Những công trình nghiên cứu nêu trên khi đề cập đến quá trình ra đời và
lãnh đạo cách mạng của các Đảng bộ tỉnh, thành phố, đã đề cập đến công tác vận
động, tập hợp quần chúng, trong đó có CTVĐTT tại địa phương thời kỳ 1930 -
1945. Tuy nhiên, do việc giới hạn nghiên cứu về không gian, nên việc nghiên
cứu về trí thức rất tản mạn và thiếu tính hệ thống. Nhìn chung, những công trình
trên mới dừng lại ở việc nêu chủ trương chỉ đạo của Đảng, những kinh nghiệm
chung về công tác vận động quần chúng, trong đó có CTVĐTT thời kỳ 1930 -
1945, quá trình vận động, tranh thủ và tập hợp trí thức cũng như sự hình thành
những tổ chức của trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là những
chuyển biến về tư tưởng chính trị của một số tổ chức trí thức do quá trình vận
10
động, tuyên truyền của Đảng cũng như vai trò, đóng góp của trí thức đối với
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc chưa được tìm hiểu thấu đáo và chưa
có những đánh giá xác đáng.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc, về các danh
nhân văn hóa có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng
thời kỳ 1930 - 1945
Vai trò hết sức quan trọng của trí thức đã được khẳng định trong tiến trình
lịch sử của dân tộc, đặc biệt trong lịch sử hiện đại, khi trí thức Việt Nam chính là
một lực lượng không thể thiếu trong liên minh công - nông - trí, một liên minh
hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên những chiến công vang dội
trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nếu chỉ tính riêng từ năm 1975 đến nay,
liên quan đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945, bên cạnh những
công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa dân tộc đã được công bố.
Tác phẩm Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên,
trí thức Sài Gòn 1939 - 1945 của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh [164] làm rõ
hoạt động sôi nổi của phong trào học sinh, sinh viên, trí thức thời kỳ 1930 - 1945
qua hai cuộc đấu tranh năm 1937, 1939 tại trường Petrus Ký, phong trào Câu lạc
bộ học sinh, trại hè Suối Lồ Ô, Section d’Excursion et de Tourisme (Đoàn Du
ngoạn và Du lịch) (S.E.T). Bên cạnh đó, tác phẩm còn là tài liệu quý khi khắc
họa toàn bộ quá trình ra đời, hệ thống tổ chức, hoạt động của tổ chức Thanh niên
Tiền Phong. Đây là một sự sáng tạo của Xứ ủy Nam Kỳ nhằm tập hợp, qui tụ
những trí thức lớn tại Nam Kỳ vào trong một tổ chức dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Đảng, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền tại
Nam Bộ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cuốn sách Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn
[169] cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về người trí thức Việt
Nam qua các chặng đường lịch sử, chỉ ra đặc điểm cũng như xu hướng phát triển
11
của trí thức Việt Nam, vai trò của trí thức đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng CNXH. Trong tác phẩm, tác giả khẳng định: trong cuộc đấu
tranh giành độc lập cho dân tộc thời kỳ 1930 - 1945, Đảng đã vận động, tập hợp,
đoàn kết trí thức từ cuộc vận động chống lại những quan niệm “tiểu nông đố kỵ”
đối với trí thức theo kiểu “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” cho đến
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, giữa quan điểm “nghệ thuật
vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” và định hướng con đường đấu tranh
đúng đắn cho trí thức, văn nghệ sỹ khi ban hành Đề cương văn hóa Việt Nam và
tổ chức trí thức thành một lực lượng chính trị rộng rãi bên cạnh Đảng trong Đảng
Dân chủ Việt Nam.
Với dung lượng gần 700 trang, năm 2000, tác giả William J. Duiker trong
tác phẩm nổi tiếng Ho Chi Minh - a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời) [209], đã
mô tả chi tiết về tiểu sử, cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam, những nhận định, đánh giá về trí thức của Nguyễn Ái Quốc cũng
được tái hiện và luận giải khá kỹ.
Tác phẩm Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt
Nam (1936 - 1939) của Phạm Hồng Tung [182] đã làm sáng tỏ sự chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương sau những chuyển biến mới
của thời cuộc trong nước và quốc tế từ tháng 7/1936. Đứng trước nguy cơ của
chiến tranh thế giới do chủ nghĩa phát xít ráo riết chuẩn bị, theo chỉ thị của Quốc
tế Cộng sản, Đảng đã khắc phục dần những hạn chế của đường lối tả khuynh,
biệt phái từ sau tháng 10/1930 trong công tác chỉ đạo chiến lược cách mạng nói
chung và công tác vận động quần chúng (trong đó có CTVĐTT) nói riêng; chủ
trương liên hiệp với tất cả các giai cấp, tầng lớp, tổ chức các hình thức đấu tranh
của quần chúng, hướng các cuộc đấu tranh vào việc đòi các quyền dân sinh, dân
chủ thiết yếu, ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Tác phẩm đã cung cấp
khối kiến thức rất đa dạng về hoạt động của lực lượng trí thức dưới sự lãnh đạo
12
trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào Đông Dương Đại
hội, cuộc vận động dân chủ trên địa hạt báo chí công khai và phong trào Đại hội
báo giới, cuộc vận động tranh cử vào hội đồng quản hạt Nam Kỳ, cuộc đấu tranh
vì các quyền dân sinh, dân chủ của quần chúng.
Tác phẩm Nội các Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của
Phạm Hồng Tung [184] đề cập đến sự ra đời, hoạt động, tổ chức của hai tổ chức
hoạt động công khai là Thanh niên Tiền Phong ở Sài Gòn và Trường Thanh niên
Tiền Tuyến ở Huế. Hai tổ chức này gắn liền với tên tuổi của những trí thức đã
đứng trong hàng ngũ của Đảng như Phạm Ngọc Thạch, hoặc được “Việt Minh
hóa”, trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng trong bộ máy chính quyền nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám như: Luật sư Phan
Anh, Giáo sư Tạ Quang Bửu v.v..
Cuốn sách của Trịnh Nhu, Trần Trọng Thơ với nhan đề Cách mạng Tháng
Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam [130] khắc họa
những nét cơ bản hoạt động của phong trào học sinh, sinh viên trong Tổng Hội
Sinh viên Đông Dương gắn liền với tên tuổi của Dương Đức Hiền, Lưu Hữu
Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, v.v.... Bên cạnh đó, tác phẩm còn dành
một dung lượng lớn về quá trình “Việt Minh hóa” của những trí thức trong
Trường Thanh niên Tiền tuyến, sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ (Tiền Phong)
đối với tổ chức Thanh niên Tiền Phong, đánh giá những đóng góp to lớn của trí
thức Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và trong việc thành lập chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Luận án Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở
Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 của Nguyễn Thị Thanh Thủy [163] đi sâu tìm
hiểu, nghiên cứu các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam trong quá trình phi thực
dân hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc phân tích, lí giải, đặt các cuộc vận động dân
chủ trong phạm vi rộng lớn là cuộc vận động giải phóng dân tộc, giải phóng con
người, giải phóng xã hội, tác giả đã phân tích khá cặn kẽ quan điểm, chủ trương
13
của Đảng trong việc vận động, tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, trong đó có
trí thức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tác giả cũng khắc họa một bức tranh
sinh động về hoạt động của trí thức Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực như văn
hóa văn nghệ, báo chí, đấu tranh nghị trường từ năm 1930 đến năm 1939 đến sự
ra đời, hoạt động của các tổ chức trí thức trong giai đoạn 1939 - 1945 dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trong Mặt trận Việt Minh như: phong trào
học sinh sinh viên trong Tổng Hội Sinh viên Đông Dương, Đảng Dân chủ Việt
Nam, Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Tiền Phong.
Tác giả Phạm Thị Huệ trong tác phẩm Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam
Kỳ 1930 - 1945, nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ [69] đã phân tích hoạt động sôi
nổi của những trí thức hoạt động trên địa bàn Nam Kỳ từ khi Đảng ra đời (1930)
đến khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (1945) như
Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn,
Trần Huy Liệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Chính Thắng, Phạm Ngọc Thạch
v.v.. Những trí thức trên đã đấu tranh không mệt mỏi cho phong trào dân tộc dân
chủ ở Nam Kỳ trên các lĩnh vực từ đấu tranh nghị trường, báo chí công khai, văn
học nghệ thuật, đấu tranh cách mạng v.v.. Tác phẩm còn làm sáng tỏ công tác
vận động quần chúng, trong đó có CTVĐTT của Đảng thông qua những cuộc
đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ khi Đảng vừa mới thành lập cho đến các cuộc đấu
tranh để khôi phục, củng cố tố chức và lực lượng cách mạng trong thời kỳ 1930 -
1945. Sự ra đời, hoạt động của phong trào học sinh, sinh viên trong nhóm Hoàng
- Mai - Lưu; phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ của những trí thức có tên tuổi
như Đặng Minh Trứ, Lê Văn Huấn, Trần Văn Nguyên, Huỳnh Tấn Phát; tổ chức
Thanh niên Tiền Phong cũng được khắc họa rõ nét trong tác phẩm.
Ngoài các tác phẩm trên, có thể thể kể tên các công trình, như: Nghệ
thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? của Nguyễn Ngọc Thiện
[158]; Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975) của Nguyễn Đình Thống, Nguyễn
Linh và Hồ Sỹ Hành [159], Luận án Tiến sĩ Lịch sử Phong trào yêu nước của
14
giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 của Lê Thị
Thu Hương [74] v.v…
Ngoài các công trình trên, những bài viết nghiên cứu về các chiến sĩ cộng
sản, những trí thức tên tuổi trong các hồi ký đã được xuất bản cũng là nguồn tư
liệu phong phú về CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Tiêu biểu là
các tác phẩm:
Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm) của Đào Duy Anh [1]. Tác
giả đã dành trọn mục XV để bàn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của trí thức Việt
Nam đối với dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo.
Trên cơ sở phân kỳ lịch sử hình thành, phát triển của trí thức thành hai thời kỳ
lớn: thời kỳ phong kiến và thời kỳ hiện đại, tác giả đã lí giải một cách thấu đáo
nhiều vấn đề liên quan đến trí thức Việt Nam từ thời Trần đến những năm sau
Cách mạng Tháng Tám. Trong tác phẩm, tác giả có những nhận định hết sức
sâu sắc về trí thức Việt Nam: trí thức Việt Nam có nguồn nước mạch ngầm
chảy bất tận không bao giờ tắt đó chính là ý thức dân tộc, là thái độ, tình cảm,
là ý chí tranh đấu, là tinh thần hăng hái đi theo cách mạng và kháng chiến dưới
sự lãnh đạo của Đảng để hướng đến độc lập cho Tổ quốc và sự tự do cho những
người cần lao trong xã hội.
Hồi ký Thanh Nghị tập 1, quyển 1: Báo Thanh nghị và nhóm Thanh Nghị
của Vũ Đình Hòe [64] đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh về quá trình ra đời,
tổ chức, hoạt động của nhóm Thanh Nghị và báo Thanh Nghị gắn liền với tên
tuổi của những trí thức Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Hoàng Thúc
Tấn, Lê Huy Vân. Đặc biệt, tập Hồi ký này liên tục được tái bản nhiều lần vào
các năm 1977, 2000, 2004 và có những bổ sung quan trọng. Trong hồi ký, một
số bài viết của các tác giả nước ngoài như P. Brocheux, Stein Tonnesson nhận
định, đánh giá về những gương mặt trí thức Việt Nam và đóng góp của họ đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng được sưu tầm đưa vào tác phẩm.
Ngoài ra, còn phải kể đến các hồi ký như: Trường Chinh một nhân cách
lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam [23], Hồi ký Trần Huy
15
Liệu của Viện Sử học do Phạm Như Thơm sưu tầm, chỉnh lí [198], Hồi ký Trần
Văn Giàu 1940 - 1945 của Trần Văn Giàu [52] v.v.. Những công trình trên đây
đề cập đến những gương mặt trí thức cụ thể, những hoạt động, tổ chức của trí
thức có vai trò quan trọng trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ
1930 - 1945 và CTVĐTT của Đảng trong thời gian này.
Trên các tạp chí khoa học và lý luận như: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí
Lý luận chính trị, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử v.v.. xuất hiện nhiều bài nghiên
cứu về trí thức Việt Nam, những bài viết có nội dung liên quan đề cập trực tiếp
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, đề cập đến CTVĐTT của Đảng thời kỳ
1930 -1945 của nhiều tác giả, tiêu biểu như: Mấy vấn đề về trí thức trong tư
tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Khánh Bật [15], Bài học từ quan điểm của Hồ
Chí Minh về trí thức của Phan Thanh Khôi [92] , Trí thức Việt Nam với sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn Văn Khánh [80], v.v... Tuy
nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu
nghiên cứu một số khía cạnh thuộc về quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, một số hoạt động của trí thức trước khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời và trong Cách mạng Tháng Tám 1945.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức có đề cập đến
trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945
Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu lịch sử ở
cả trong và ngoài nước về trí thức, tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, vai trò của trí thức trong
lịch sử Việt Nam, các tổ chức trí thức, các nhân vật trí thức v.v… trong đó có đề
cập đến những quan điểm, đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945.
Có thể kể đến một số công trình sau:
Trong tác phẩm The Rise of Nationalism in Vietnam 1900 - 1941(Sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900 - 1941), tác giả William J. Duiker
[208] trong khi đề cập đến những trí thức Pháp tham gia giảng dạy tại các trường
16
Pháp - Việt đã đề cập đến hoạt động của trí thức, học sinh, sinh viên trong tổ
chức Hội truyền bá Quốc ngữ để dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân Việt Nam, qua
đó dùng chữ Quốc ngữ để đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài biên giới đến với
người nước ngoài.
Các công trình nghiên cứu lịch sử của các tác giả như: Yves Gra,
L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương)
[213]; Stein Tonesson, The Vietnamese revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi
Minh and de Gaulle in a World at War (Cách mạng Việt Nam năm 1945:
Rudơven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh) [212];
Daniel Hémery, Saigon 1925-1945 (Sài Gòn 1925 - 1945) [207]; v.v.. Khi viết
về "cuộc chiến tranh Đông Dương”, nghiên cứu về phong trào cách mạng ở
Việt Nam, những nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương v.v..
có đề cập và đưa ra những quan điểm nhìn nhận, đánh giá về CTVĐTT của
Đảng thời kỳ 1930 - 1945, về Mặt trận Việt Minh, về Xứ ủy Giải phóng và Xứ
ủy Tiền Phong trong những năm 1943 - 1945. Nhìn chung, các tác phẩm của
các nhà nghiên cứu trên đều đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Đông
Dương trong việc đoàn kết toàn dân, vận động đông đảo quần chúng nhân dân,
học sinh, sinh viên, trí thức tham gia vào các tổ chức như: Hội truyền bá Quốc
ngữ, Mặt trận Việt Minh, Thanh niên Tiền Phong v.v… để giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, do lập trường, quan điểm, phương pháp nghiên cứu khác nhau nên
cũng có một số quan điểm còn bất đồng chưa phù hợp, đúng với thực tiễn lịch
sử Việt Nam, cần tiếp tục tranh luận. Nhà nghiên cứu Stein Tonesson nhận
định, các tổ chức Đảng tồn tại ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1943 - 1945 gồm
nhóm “Giải Phóng” và nhóm “Tiền Phong” là “địch thủ” của nhau [212,
tr.414]. Yves Gras lại đồng nhất Đảng Cộng sản Đông Dương với Mặt trận Việt
Minh, cho rằng tổ chức Mặt trận Việt Minh cũng là tổ chức Đảng. Trong nghiên
cứu khoa học nói chung và nghiên cứu lịch sử nói riêng thì việc bất đồng ý
kiến, tranh luận, trao đổi là điều rất bình thường và lành mạnh. Những nhận
17
định như trên đã được trao đổi và cần tiếp tục được trao đổi, thảo luận.
Trong giới sử gia phương Tây khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận,
hiện đại không thể không kể đến những nghiên cứu của David G.Marr, với những
tác phẩm như: Vietnam 1945: the Quest for Power (Việt Nam 1945: Cuộc giành
quyền lực) [211], Vietnamese Tradition on Trial, 1920 - 1945 (Truyền thống Việt
Nam trong thử thách 1920 - 1945) [210]. Trong tác phẩm Vietnamese Tradition
on Trial, 1920 - 1945, David G.Marr đã dành hơn 30 trang để đề cập đến vai trò
của các sĩ phu và trí thức Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp,
tìm đường giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm này, D.Marr cho rằng ở Việt Nam
đã hình thành nên một bộ phận trí thức mới (trí thức Tây học), số lượng trí thức
này tăng lên khá nhanh, họ chủ yếu là những học sinh, sinh viên được đào tạo ở
nước ngoài và trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, họ đã làm dấy lên một luồng
sinh khí mới cho phong trào yêu nước Việt Nam khi tham gia sôi nổi vào các
phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chính trị khác nhau. Những trí thức
mới này cũng là lực lượng chính cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ trong những
năm 1938 - 1945.
Tác phẩm Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng của Phạm Tất Dong
[29] nghiên cứu những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương của Đảng đối
với trí thức và CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Bên cạnh những nhận
định, đánh giá chủ trương của Đảng trong vấn đề tập hợp, qui tụ, đoàn kết trí
thức ngay từ tổ chức tiền thân của Đảng là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
đến Mặt trận Việt Minh, tác phẩm còn đề cập đến “những khúc quanh của lịch
sử” khi Xứ ủy Trung kỳ đề ra chủ trương “thanh Đảng”; những chủ trương, biện
pháp của Đảng để khắc phục những hạn chế trong nhận thức của Xứ ủy Trung
Kỳ về chủ trương “thanh Đảng” trong Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ ủy Trung
Kỳ về vấn đề thanh đảng Trung Kỳ; sự kiện năm 1944 Đảng giúp đỡ những nhân
sĩ, trí thức thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam và lãnh đạo bộ phận trí thức trở
18
thành một lực lượng quan trọng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tác phẩm Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Văn Khánh và
Nguyễn Quốc Bảo [79] là một công trình chuyên khảo công phu về trí thức Việt
Nam. Các tác giả đã lí giải từ lí luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của trí
thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong công
cuộc giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Tác phẩm gồm 4 nội dung lớn. Ở
nội dung thứ nhất, các tác giả đã đề cập đến những nội dung rất cơ bản trong
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức.
Nội dung thứ hai với tiêu đề: “Sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam
trong lịch sử”, người đọc lại được các tác giả dẫn dắt đi sâu lí giải bối cảnh lịch
sử, điều kiện hình thành lớp thanh niên trí thức tài năng những năm 1920, đến
bước chuyển về lập trường tư tưởng, chính trị của trí thức Việt Nam trước và sau
khi thành lập Đảng. Ở nội dung thứ ba “trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc”, các tác giả đã phân tích sâu từ các tổ chức chính trị sơ
khai của “trí thức tiểu tư sản yêu nước” khi chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cách
mạng Tháng Mười Nga dẫn đến sự phân hóa thành hai bộ phận: trí thức theo
khuynh hướng quốc gia cải lương và trí thức theo khuynh hướng cách mạng vô
sản và dẫn đến kết quả là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và
sự trưởng thành nhanh chóng của bộ phận trí thức cách mạng trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám sau
này. Nội dung thứ tư, tác phẩm đi sâu tìm hiểu các chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với trí thức, những vấn đề đặt ra đối với trí thức và những giải
pháp để phát huy tiềm năng của ĐNTT trong công cuộc đổi mới.
Tác phẩm Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải
phóng và xây dựng đất nước do Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [82] đã giới thiệu
khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh về trí thức và vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng của giai
19
cấp vô sản. Trong phần thứ ba của tác phẩm, ở mục I, với tiêu đề: “Trí thức Việt
Nam trong cao trào giải phóng dân tộc (1930 - 1945) và Cách mạng Tháng
Tám”, các tác giả đã khắc họa một bức tranh khá sinh động về hoạt động của
thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mười
lăm năm, từ năm 1930 đến năm 1945.
Công trình Trí thức Việt Nam xưa và nay [186] và Lịch sử và văn hóa Việt
Nam - Những gương mặt trí thức [187] (hai tập) trong khi giới thiệu những
gương mặt trí thức tiêu biểu của Việt Nam từ thời Lý - Trần đến những năm đầu
thế kỷ XX, đã cung cấp nhiều thông tin và đưa ra một số nhận định, đánh giá về
những trí thức hoạt động trong thời kỳ 1930 - 1945.
Luận văn Thạc sĩ Sử học Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt
nam trong những năm 1944 - 1964 của Phạm Thị Mai Thủy [161] khái quát toàn
bộ quá trình ra đời, hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam - một chính đảng của
trí thức, tiểu tư sản từ khi ra đời đến năm 1964. Ở nội dung chương 1, tác giả đã
phân tích hoạt động của các nhóm và tổ chức khác nhau của trí thức như tổ chức
Hướng đạo sinh của Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, nhóm trí thức của Dương
Đức Hiền, nhóm trí thức cấp tiến trong Thanh Nghị v.v.. đến hệ thống tổ chức,
Điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam để khái quát thành luận điểm: được sự giúp
đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngay sau khi ra đời, Đảng Dân chủ Việt
Nam đã tự nguyện đấu tranh theo đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, là một
thành viên tích cực của Mặt trận dân tộc thống nhất, là hiện thân sống động của
công tác trí vận của Đảng giai đoạn tiền khởi nghĩa.
Tác phẩm Góp phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước
1945 của tác giả Chương Thâu [156] cung cấp cho người đọc một bức tranh khá
toàn cảnh về lược sử Nho giáo Việt Nam, về trí thức Việt Nam trong giai đoạn giao
thời đầu thế kỷ XX, trí thức Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Luận văn Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức
thời kỳ 1930 - 1954 của Nguyễn Thu Hải [53] đã làm rõ chủ trương của Đảng
20
Cộng sản Việt Nam trong CTVĐTT thời kỳ 1930 - 1954, dựng lại một cách
khách quan quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về công tác trí vận. Tác giả
còn bước đầu rút ra những thành công và hạn chế, kinh nghiệm chủ yếu từ quá
trình Đảng lãnh đạo, tập hợp trí thức thời kỳ 1930 - 1954.
Tác giả Trần Viết Nghĩa trong cuốn sách Trí thức Việt Nam đối diện với
văn minh phương Tây thời Pháp thuộc [121] đã làm rõ sự hình thành của tầng
lớp trí thức Tây học ở Việt Nam. Trí thức Tây học chính là nguồn gốc cơ bản
dẫn đến sự hình thành của bộ phận trí thức cách mạng trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Tác giả cũng đã phác họa chân dung, diện
mạo vô cùng đa dạng của nền văn hóa Việt Nam từ khi Đảng ra đời với những trí
thức cách mạng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tiêu biểu như: Hải Triều,
Trường Chinh, Đặng Thai Mai, Kim Lân v.v.. trong thời kỳ 1930 - 1945 với tất
cả sự phong phú của nó, từ cuộc đấu tranh về “duy vật” và “duy tâm”, “nghệ
thuật vị nghệ thuật”, “nghệ thuật vị nhân sinh” cho đến khi Đề cương văn hóa
Việt Nam năm 1943 của Đảng ra đời. Dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa Việt
Nam, các văn nghệ sĩ nước nhà được qui tụ trong Hội Văn hóa cứu quốc, một tổ
chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng
mạnh đến quần chúng nhân dân, “tới tính dân tộc và tính thời đại”.
Tác phẩm Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954) nghiên cứu Lịch sử
xã hội của Trịnh Văn Thảo [154] đã khắc họa sự chuyển biến tư tưởng của các
nhóm trí thức Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Tác giả “nhận
diện” các “thế hệ trí thức” qua các thời kỳ lịch sử từ khi Pháp xâm lược Việt
Nam đến năm 1975. Trong “thế hệ năm 1925” - trí thức Âu hóa (theo từ dùng
của tác giả), tác giả đã khắc họa những gương mặt trí thức tiêu biểu như Nguyễn
An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp… và cuộc đấu
tranh của những trí thức trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương để đòi những
quyền dân sinh, dân chủ.
21
Ngoài ra, có thể kể đến các ấn phẩm hoặc các công trình nghiên cứu về trí
thức như: Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác
giả Hồ Sơn Diệp [28], Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức của Trần Đương [47], Hồ Chí
Minh trong trái tim trí thức và văn nghệ sĩ của tác giả Văn Thị Thanh Mai [112]
v.v.. cùng nhiều công trình khác trong khi nghiên cứu những góc độ khác nhau
về trí thức như: đặc điểm của trí thức Việt Nam, vai trò của trí thức trong xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến và xây dựng đất nước, những
vấn đề lí luận chung về trí thức, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về trí thức qua các thời kỳ cách mạng,
trong đó có thời kỳ 1930 - 1945.
Những công trình có tính chất chuyên khảo trên đây đã cung cấp cho
người đọc những quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức, những
nội dung cơ bản, những đánh giá về vai trò của trí thức trong công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới đất
nước v.v.. Tuy nhiên, CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945 còn phản
ánh sơ lược, tản mạn, thiếu hệ thống; chưa đi sâu phân tích phương thức vận
động, tập hợp trí thức cũng như chưa lý giải thấu đáo về một số tổ chức trí thức,
còn những ý kiến đánh giá khác nhau trong giai đoạn này.
1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy mảng đề tài trí thức nói chung,
CTVĐTT của Đảng nói riêng đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
tác giả với nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
1.2.1. Trong các công trình đó, vị trí, vai trò của trí thức, vai trò của
Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc vận động, qui tụ trí
thức đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm đã đạt
được nhiều kết quả lớn trong việc phân tích khái niệm, đặc điểm của trí thức;
phân tích quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức; đưa ra những
đánh giá khoa học khác nhau về vai trò của trí thức, những đóng góp to lớn của
22
trí thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao,
văn hóa, xã hội v.v.. qua các thời kỳ cách mạng; cung cấp một số kinh nghiệm
cũng như đề xuất những phương thức, biện pháp vận động, phát huy vai trò của
trí thức trong hoàn cảnh mới v.v..
Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, CTVĐTT của Đảng
thời kỳ 1930 - 1945 chưa được quan tâm đúng mức. Điểm dễ nhận thấy đầu tiên
là CTVĐTT của Đảng thường chỉ được thể hiện một cách đơn lẻ, đề cập tới một
cách khái quát, đặt trong mối quan hệ chung giữa các phong trào yêu nước của
trí thức với cuộc vận động giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong các giáo
trình, sách giáo khoa, các công trình chuyên khảo, hoặc những công trình nghiên
cứu nói chung về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc lịch sử cận đại Việt
Nam. Chủ trương, quan điểm và những chỉ đạo cụ thể của Đảng và Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh đối với CTVĐTT còn chưa được khắc họa rõ. Chưa có
công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng phản ánh về CTVĐTT của
Đảng thời kỳ 1930 - 1945 một cách độc lập. Còn thiếu những công trình nghiên
cứu một cách có hệ thống những sáng tạo của các cấp bộ Đảng, từ Trung ương
đến các Xứ ủy trong thu hút, tập hợp trí thức và vai trò của trí thức trong cuộc
đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
1.2.2. Trong những công trình đã công bố nghiên cứu về mảng đề tài này
còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về các sự kiện, nhân vật lịch sử, những
đánh giá, nhận định thiếu sức thuyết phục hoặc chưa xác đáng, chưa phân tích
sâu nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm của một số cấp uỷ Đảng
trong việc phân định thành phần và vị trí của trí thức; quan điểm đánh giá về tổ
chức Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ, về Trường quân sự Thanh niên Tiền
tuyến ở Huế v.v.. Đáng chú ý là trong một vài công trình nghiên cứu có liên quan
của học giả nước ngoài đã nêu ra những nhận định thiên kiến như: Yves Gra đã
nhầm lẫn và đồng nhất tổ chức Đảng với Mặt trận Việt Minh. D.Marr cho rằng
Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam chưa phải là một cuộc cách mạng. Những
23
nhận định trên cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi. Mặc dù vậy, các tác phẩm,
các công trình trên đã tập hợp được nhiều tư liệu có liên quan, cung cấp những
luận cứ khoa học, những gợi mở quan trọng cho việc tiếp cận, nghiên cứu đề tài
một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều kết quả trong việc giải
quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn về trí thức và CTVĐTT của Đảng thời kỳ
1930 - 1945. Những kết quả đó là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tham
khảo trong quá trình thực hiện luận án. Trong khuôn khổ đề tài luận án, nghiên
cứu sinh tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng
trong việc tuyên truyền, vận động, qui tụ trí thức phục vụ sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
Thứ hai, đánh giá một cách xác đáng năng lực và những đóng góp của trí
thức, của các nhóm trí thức cho phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1945.
Thứ ba, làm rõ những sáng tạo, thành công và hạn chế của Đảng trong vận
động và tranh thủ trí thức phục vụ cách mạng thời kỳ 1930 - 1945.
Thứ tư, đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vận
dụng quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới để đánh giá khách quan những
sự kiện, nhân vật còn có những đánh giá khác biệt trong các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được công bố.
24
Chương 2
ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT
NAM TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức
Khái niệm trí thức:
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về trí
thức do có nhiều cách tiếp cận riêng về khái niệm này. Trong mỗi xã hội, quốc gia,
dân tộc, mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, quan niệm về trí thức cũng
thay đổi. Vì vậy, quan niệm trí thức là gì là một nội dung đã thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị, nhà
khoa học. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào được công nhận là
đã giải quyết được hết nội hàm khái niệm trí thức.
Theo tiếng La tinh, thuật ngữ “trí thức” (intelligentia) chỉ những người có
hiểu biết, có tri thức. Tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí
óc, có trình độ chuyên môn cao.
Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học của Liên Xô năm 1986 viết “trí thức là
một nhóm xã hội gồm những người lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên
môn cần thiết cho ngành lao động đó. Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một
nhóm xã hội đặc biệt gắn liền với sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc
và lao động chân tay” [185, tr.360].
Ở Việt Nam, khi tiếp cận khái niệm trí thức có nhiều cách đánh giá khá nhau:
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa trí thức là “tầng lớp xã hội làm nghề
lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết
sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh” [66, tr.582].
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên định nghĩa: “trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [197, tr.999].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
(tháng 8/2008) “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
25
hóa, hiện đại hóa đất nước” định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc có
trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập,
sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất
có giá trị đối với xã hội” [44, tr.81-82].
Khái niệm về trí thức như trên là tiền đề, cơ sở để Đảng hình thành những
chủ trương, đường lối mang tính cụ thể và thiết thực hơn trong quá trình vận động,
xây dựng và phát triển ĐNTT, đảm bảo nguồn lực nhằm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cách mạng nước nhà.
Như vậy, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì các định nghĩa về trí thức tuy có
câu chữ khác nhau nhưng đều có hai nội dung cơ bản thống nhất trên hai phương
diện chủ yếu: thứ nhất, trí thức là lao động có trình độ chuyên môn sâu và trí thức là
lao động trí óc phức tạp, sáng tạo.
Khái niệm đội ngũ trí thức:
Khái niệm “đội ngũ” được xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm
nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh. Trước năm 1998, ở Việt Nam
chủ yếu dùng thuật ngữ “tầng lớp trí thức”. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt NXB Đà
Nẵng ấn hành, năm 2009, khái niệm “đội ngũ” được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất,
là “khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ”; thứ
hai, là “một tập hợp số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp”. Như vậy,
đội ngũ có thể hiểu là tập hợp một số đông người có cùng chức năng, nhiệm vụ và
nghề nghiệp, có sự thống nhất về mặt tổ chức. Nhờ thống nhất về mặt tổ chức nên
họ thống nhất cả về mặt hành động và mục tiêu. Hay nói cách khác, đội ngũ là tập
hợp một số người thành một lực lượng thống nhất về mặt tổ chức, cùng nhau hành
động thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để cùng đem về kết
quả cụ thể nào đó. Từ sự phân tích trên tác giả khái quát như sau: “đội ngũ trí thức
là tập hợp những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên
môn sâu cho ngành lao động nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo,
truyền bá và làm giàu tri thức, ứng dụng tri thức khoa học vào phát triển sản xuất
và tiến bộ xã hội thành một lực lượng đông đảo thống nhất về mặt tổ chức, hành
26
động để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó là tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật
chất có giá trị đối với xã hội”.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức và vai trò của trí thức:
Theo V.I. Lênin, trí thức là một tầng lớp đặc biệt, không phải là một giai cấp,
và không có một hệ tư tưởng độc lập. Tuy nhiên, tầng lớp này có một vị trí đặc biệt
vì trí thức bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong một quốc gia dân tộc, trí thức
là đại biểu cho đỉnh cao của tri thức, lao động của trí thức là lao động đặc thù.
Trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi, V.I. Lênin viết:
Tôi dùng chữ trí thức, giới trí thức, để dịch những danh từ Đức Literat,
Literatentum là những danh từ có nghĩa bao hàm không những chỉ các
nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các
đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc
(tức là những người mà người Anh gọi là brain worker), khác với những
đại biểu của lao động chân tay [190, tr.372].
Đánh giá cao vai trò của trí thức, những người sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin coi trí thức là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển của xã hội thông qua những cống hiến, sáng tạo và tài năng của họ trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì tầng lớp trí thức càng có vai
trò to lớn, đặc biệt là trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần, trong
lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, trí thức cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí bởi “không có sự chỉ đạo của các
chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không
thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được…” [192, tr.217].
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trí thức cũng mang trong mình những
nhược điểm và hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất của trí thức mà V.I.Lênin đã chỉ
ra là tính hay dao động, thiển cận chính trị. Nó biểu hiện ở chỗ họ coi nhẹ thực trạng
gay gắt của các mâu thuẫn giai cấp, không tìm thấy được lực lượng và động lực
cách mạng, không kiên định trước thử thách của các cuộc cách mạng xã hội, thiếu
tính kỷ luật và tổ chức. V.I. Lênin còn cho rằng, do điều kiện sống và môi trường
hoạt động của trí thức “không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp
27
rộng rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức”
[191, tr.18]. V.I. Lênin còn chỉ ra chủ nghĩa cá nhân là hạn chế lớn của trí thức: “so
với giai cấp vô sản thì giới trí thức bao giờ cũng có nhiều tính chất cá nhân chủ
nghĩa hơn” [191, tr.18], “sẽ không ai dám chối cãi rằng, nói chung, đặc điểm của
những trí thức với tính cách là một tầng lớp đặc biệt trong những xã hội tư bản chủ
nghĩa hiện đại, chính là chủ nghĩa cá nhân và sự không thể thích ứng được với kỷ
luật và tổ chức” [190, tr.300].
Từ sự phân tích trên, V.I. Lênin cho rằng, nếu trí thức “không nhập cục với
một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi” [189, tr.552]. Chính
vì vậy, trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, trí thức nếu “không
muốn làm tay chân TỰ NGUYỆN hay KHÔNG TỰ NGUYỆN cho giai cấp tư sản,
đều phải đứng về phía giai cấp vô sản” [189, tr.379]. Do đó, nhiệm vụ của giai cấp
vô sản là phải giúp đỡ trí thức thoát khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản, truyền cho
họ sự nhiệt tình cách mạng của giai cấp tiên phong. V.I. Lênin còn chỉ rõ: trong thời
kỳ xây dựng CNXH, cùng với việc tạo dựng tầng lớp trí thức mới XHCN, nhiệm vụ
của giai cấp công nhân là phải tập trung và tiến hành cải tạo lực lượng trí thức của
chế độ cũ. Bởi vì CNXH cần một lực lượng trí thức lớn hơn cả chủ nghĩa tư bản để
không chỉ điều hành bộ máy nhà nước mà còn xây dựng và quản lý toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, trong bài viết Gửi Đại hội Quốc tế các sinh viên xã
hội chủ nghĩa, Ph. Ăngghen khẳng định:
Các cuộc cách mạng tư sản trước đây đòi hỏi các trường đại học chỉ đào
tạo ra các trạng sư làm nguyên liệu tốt nhất để hình thành nên những nhà
hoạt động chính trị của chúng; ngoài đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng
giai cấp công nhân còn cần phải có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học,
nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý
không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội
nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc chứ không phải là
những câu xuông xáo oang oang [76, tr.613-614].
Như vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện học thuyết của
mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi trí thức là vốn quý của xã
28
hội, là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng
của giai cấp công nhân, là một bộ phận cấu thành của xã hội. Xã hội khó có thể phát
triển nếu thiếu đi trí thức, và ngược lại, trí thức sẽ tự vô hiệu hóa nếu tách mình
khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong sự phát triển của xã hội cần phải đấu tranh
chống lại cả hai khuynh hướng hoặc coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa vai trò của trí thức.
2.1.2. Đặc điểm của trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Trong nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc từ năm 1930 đến năm 1945, trí thức Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, mang trong mình ý thức
dân tộc.
Trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc rất sâu đậm, luôn
luôn gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập của quốc gia, sự thống nhất của đất
nước. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trí thức Việt Nam luôn trăn trở trước vận mệnh
của dân tộc, của nhân dân; luôn gắn bó với nhân dân; góp phần xây dựng nền văn
hóa lâu đời của dân tộc. Trí thức Việt Nam có nguồn gốc xuất thân khác nhau, đủ
mọi tầng lớp: quan chức, viên chức các cấp, trí thức bậc cao, trí thức bình dân, một
số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, tư sản nhưng đại bộ phận trong số
họ đều bị đế quốc áp bức, bóc lột; phần lớn trí thức đều có một điểm chung ở tình
cảm thiết tha với cội nguồn, với số phận dân tộc, với thực tại xã hội và nhất là với
tương lai đất nước. Đứng trước thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX khi
những trường học nào trong chương trình giảng dạy có tư tưởng dân tộc, dân chủ,
tiến bộ chỉ tồn tại sau một thời gian đều bị thực dân Pháp bắt phải đóng cửa. Nhiều
thầy giáo, nhà văn, nhà báo có tư tưởng tiến bộ bị thực dân Pháp bắt bớ. Giới trí
thức chân chính - những con người yêu nước, trọng danh dự, có ý thức sâu sắc về
thân phận của những người nô lệ, của người dân mất nước đều cảm thấy nghẹt thở
dưới chế độ thực dân phong kiến. Chính vì vậy, phần lớn trí thức Việt Nam có tinh
thần yêu nước, ghét Tây, muốn giải phóng dân tộc. Những trí thức yêu nước, có
tinh thần dân tộc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan
Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh v.v.. đã có sự lựa chọn và con
đường đi riêng của mình để tìm đường giải phóng dân tộc. Trí thức ý thức sâu sắc
29
dân tộc chính là cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng lý trí, tình cảm, tinh thần và là
môi trường để trí tuệ, tài năng của trí thức phát triển. Với tư duy nhạy bén về chính
trị, trí thức Việt Nam nhận thức rõ tình cảnh mất chủ quyền của dân tộc và mất tự
do của chính bản thân mình. Họ cảm thấy nô lệ, mất nước là quốc sỉ và mong muốn
tìm lối thoát. Điều này lí giải vì sao trong suốt quá trình thực dân Pháp xâm lược và
đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, phong trào yêu nước (kể cả những phong
trào theo xu hướng phong kiến, dân chủ tư sản hay vô sản) những năm cuối của thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều do các sĩ phu phong kiến yêu nước, trí thức khởi xướng
và lãnh đạo.
Thứ hai, trí thức gồm hai bộ phận trí thức Nho học (cựu học) và trí thức Tây
học (tân học) cùng tồn tại song song.
Sau khi bình định xong Việt Nam, Pháp đẩy mạnh công cuộc thực dân hóa
bằng hai chương trình khai thác thuộc địa. Chương trình khai thác thuộc địa của
Pháp đã dẫn đến sự biến đổi toàn diện xã hội Việt Nam cả về cơ cấu, trình độ kinh
tế và về xã hội. Trên lĩnh vực xã hội, bên cạnh các giai cấp, tầng lớp cũ, xuất hiện
những giai tầng mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản và lực lượng trí thức Tây học
(còn được gọi là tầng lớp trí thức tân học) song song tồn tại cùng tầng lớp trí thức
Việt Nam truyền thống (còn được gọi là lớp cựu học). Trí thức Tây học ngày càng
lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội như chính trị, văn
hóa - xã hội.
Trí thức Tây học là sản phẩm trực tiếp của hệ thống giáo dục phương Tây.
Dưới thời cai trị của hai Toàn quyền Đông Dương là Paul Beau và Albert Saraut, hệ
thống giáo dục của chính quyền thực dân từng bước thay thế cho nền giáo dục
phong kiến nhất là sau kỳ thi Hương cuối cùng năm 1919 được tổ chức ở Trung Kỳ.
Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Saraut ban hành bộ Học chính tổng
quy để cải cách nền giáo dục Đông Dương. Nền giáo dục Việt Nam mới đã khá
hoàn chỉnh, gồm ba bậc học chính: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mục
đích của Pháp khi tiến hành các hoạt động cải cách giáo dục là để đào tạo ra những
nhân viên thừa hành và thợ lành nghề phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác
của thực dân Pháp, nhưng chính những nội dung mới mẻ của nó đã góp phần đưa
30
những tri thức, tư tưởng mới vào xã hội Việt Nam, đồng thời, tạo ra một lực lượng
trí thức Tây học. Lực lượng này phần lớn là học sinh, sinh viên được đào tạo chủ
yếu ở trong các nhà trường Pháp - Việt. Những trí thức được đào tạo từ hệ thống
giáo dục này, sau đã trở thành những nhà khoa học, nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà
thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà giáo, nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Tôn Thất
Tùng, Hoàng Minh Giám, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Phan Chánh, Huỳnh Tấn Phát, Võ
Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Thái Học, Tôn Quang Phiệt v.v..
Bên cạnh nguồn trí thức được đào tạo ở trong nước, còn có một số trí thức
được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học của Pháp hoặc từ những trung tâm
giáo dục có uy tín ở châu Âu. Phần lớn những trí thức này đi du học bằng nhiều con
đường khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do nguồn học bổng tài trợ từ Pháp và từ
kinh phí hỗ trợ của gia đình. Sau khi du học, đại bộ phận trở về nước tham gia trực
tiếp vào các lĩnh vực khác nhau để duy tân đất nước và giải phóng dân tộc. Đây
chính là bộ phận trí thức Tây học có trình độ và bằng cấp cao nhất trong xã hội Việt
Nam lúc đó. Có thể kể đến những trí thức tiêu biểu trong bộ phận này như Tiến sĩ
luật Phan Văn Trường, Tiến sĩ triết học Nguyễn Mạnh Tường, Tiến sĩ luật Phan
Anh, Tiến sĩ văn khoa Nguyễn Văn Huyên, Tiến sĩ văn chương và luật Trần Văn
Chương, Tiến sĩ luật Vũ Văn Hiền, Thạc sĩ toán học Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ vật
lí Ngụy Như Kon Tum, Cử nhân luật Nguyễn An Ninh, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ,
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ Hồ Đắc Di v.v..
Một bộ phận khác của trí thức Tây học được hình thành thông qua quá trình
tự học hoặc du học tự phát, tự tổ chức, bí mật ở nước ngoài. Con đường này rất khó
khăn và rất ít người đi theo con đường này. Bộ phận này có thể kể đến những trí
thức tiêu biểu như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu, Nguyễn
Khánh Toàn, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai v.v.. Khác với nhiều thanh niên
trí thức thời ấy có điều kiện sang Pháp du học, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất
Thành) chọn con đường xuất dương bằng nghề bồi bếp trên tàu, tự lao động kiếm
sống, để được đi, mở mang tầm hiểu biết. Trong suốt hành trình tìm đường cứu
nước (1911-1920), Nguyễn Ái Quốc đã trải qua gần ba mươi quốc gia của bốn châu
lục, phải làm đến mười hai nghề lao động cực nhọc khác nhau để kiếm sống.
31
Nguyễn Ái Quốc luôn tự học tập, học hỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn quan
sát, độc lập suy nghĩ để tìm lời giải đáp. Hành trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc có những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với thế hệ thanh niên trí
thức du học ở phương Tây cùng thời.
Về số lượng, tính đến giữa năm 1920, có khoảng 5.000 trí thức Tây học,
đến cuối những năm 1930 tăng lên đến 10.000: “Đến giữa những năm 1920 có
khoảng 5.000 trí thức Việt Nam mới, phần lớn họ đều rất trẻ, được học từ ba đến
mười năm chính khóa tại trường. Cuối những năm 1930, con số này lên đến
khoảng 10.000” [210, tr.33]. Trong số những trí thức Tây học này, số người có
trình độ từ bậc tiểu học trở lên có khoảng “40 vạn người (12.000 giáo viên,
335.445 học sinh, 23.000 viên chức và hàng trăm sinh viên các trường đại học,
cao đẳng và dạy nghề” [122, tr.251].
Trí thức Tây học tập trung ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị như:
Sài Gòn, Hà Nội, Vinh, Nam Định, Đà Nẵng, Huế và ở các tỉnh lỵ, huyện lỵ.
Thứ ba, trí thức là lực lượng đứng ra tiếp nhận và truyền bá các trào lưu tư
tưởng mới, châm ngòi nổ cho các phong trào đấu tranh.
Mặc dù tiếp thu nền giáo dục mới của phương Tây nhưng đa số trí thức Việt
Nam tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc, đấu tranh chống văn hóa nô dịch,
chỉ tiếp nhận những giá trị văn hóa bên ngoài phù hợp với văn hóa Việt Nam. Phần
lớn trí thức Tây học có nền tảng học vấn Nho học, họ kết hợp được tinh hoa của cả
hai nền văn hóa Đông - Tây. Chính họ đã tạo nên sự thay đổi lớn trên lĩnh vực văn
hóa - xã hội, tư tưởng, chính trị ở Việt Nam trong thời gian này. Trí thức Việt Nam
rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất
nước. Khi phong trào đấu tranh của quần chúng công, nông thức tỉnh, họ bước vào
cuộc chiến đấu rất hăng hái và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu
tranh của quần chúng nhất là ở các đô thị. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi tư
tưởng Duy Tân đi vào giai đoạn thoái trào, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng
Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần được truyền bá rộng rãi. Nhiều trí thức
đã đứng ra tiếp nhận và tuyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong
trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã trở
32
thành ngọn cờ đầu trong việc truyền bá chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc gắn
với tư tưởng tiến bộ của nhân loại như: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học v.v..
Một số người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này được bổ sung vào đội ngũ
đảng cộng sản, trở thành lớp đảng viên lớp tiền bối như: Trần Phú, Ngô Gia Tự,
Phạm Văn Đồng, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Cừ,
Trường Chinh v.v.. Chính vì vậy, trí thức là một lực lượng cách mạng quan trọng
của cách mạng Việt Nam, là lực lượng nhạy cảm với cách mạng, châm ngòi cho các
phong trào dân chủ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
2.1.3. Hoạt động của trí thức Việt Nam trước khi thành lập Đảng
Trước khi Đảng ra đời, trong thập kỷ hai mươi thế kỷ XX, trí thức Việt
Nam mà chủ yếu là trí thức Tây học đã có những hoạt động quan trọng, góp phần
thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và
chủ nghĩa Mác - Lênin, tầng lớp trí thức Việt Nam với những hoạt động sôi nổi đã
trở thành lực lượng tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc.
Hoạt động của trí thức trên lĩnh vực báo chí và tư tưởng
Trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng văn hóa, tranh thủ những điều kiện thuận lợi
trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa mà chính quyền thực dân nới rộng, các nhóm thanh
niên trí thức đã hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí công khai, lập các nhà
xuất bản tiến bộ như: Nam Đồng thư xã, Giác quần thư xã (Hà Nội), Quan hải tùng
thư (Huế), Cường học thư xã, Tân Việt thư xã (Sài Gòn). Trí thức còn xuất bản
nhiều tờ báo tiến bộ như Chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh, Người
nhà quê (Le Nhaqué) do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ nhiệm, An Nam của Phan
Văn Trường v.v.. Trí thức Việt Nam còn tiến hành cuộc vận động văn hóa tiến bộ,
tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng
với sự thay đổi của điều kiện lịch sử, những trí thức hoạt động trên lĩnh vực báo chí
và tư tưởng ngày càng bị phân hoá mạnh. Một bộ phận trí thức đi sâu vào khuynh
hướng chính trị tư sản (những trí thức trong Nam Đồng thư xã), một bộ phận
33
chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là những trí thức trong tổ
chức Phục Việt, Hưng Nam).
Thông qua các hoạt động này, uy tín của trí thức trong quần chúng nhân dân
được nâng lên, góp phần lôi cuốn, tập hợp nhân dân vào con đường đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Hoạt động của trí thức trong các tổ chức chính trị sơ khai
Cùng với các hoạt động trên lĩnh vực báo chí và tư tưởng, trí thức còn khởi
xướng, châm ngòi nổ cho nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang lớn
như: đấu tranh đòi thả chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để
tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1926), đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn
An Ninh (1926). Đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động này là
các hội viên của Hội Phục Việt và Đảng Thanh niên.
Tháng 1/1925, nhóm sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương
gồm: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều, Nguyễn Quang Phùng, Trần
Tiến Vĩ, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Văn Ngọc v.v.. thành lập tổ chức Việt Nam
nghĩa đoàn. Cũng trong năm 1925, Việt Nam nghĩa đoàn liên lạc với nhóm nhân sĩ
ở Trung Kỳ như: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên), Trần Mộng Bạch đã
nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt. Thành phần
của Phục Việt chủ yếu là trí thức trẻ, nhà nho, giáo viên, sinh viên, học sinh và
những người làm nghề tự do.
Tháng 6/1925, thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu, giải về Hà Nội,
giam tại nhà tù Hỏa Lò và khép Phan Bội Châu tội tử hình. Ngay lập tức một
phong trào đấu tranh dâng lên cao. Trước sức ép của phong trào, nhà cầm quyền
Pháp phải tuyên bố ân xá Phan Bội Châu, đưa về an trí ở Huế.
Tháng 3/1926, Phan Châu Trinh qua đời, khắp nơi trong cả nước, đặc biệt
là ở các thành phố lớn đều tổ chức để tang nhà chí sĩ, nhất là trong học sinh, sinh
viên “ở đâu có trường học, ở đó có phong trào truy điệu và để tang Phan Chu
Trinh” [122, tr.260]. Đảng Thanh niên tích cực tham gia vào phong trào này tại
Sài Gòn. Tờ Đông Pháp thời báo do Trần Huy Liệu làm Chủ bút đã đăng nhiều
bài viết ca ngợi tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh và nhiều bài thơ, câu đối
34
của nhân dân gửi đến đám tang của Phan Châu Trinh đã gây ảnh hưởng lớn đến
phong trào. Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu còn đứng ra tổ chức phong trào
đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh, tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu. Mục đích
của các hoạt động trên là để biểu dương lực lượng của quần chúng, chống lại âm
mưu của chính quyền thực dân muốn cấu kết với tư sản và địa chủ phá hoại phong
trào. Mặc dù, Đảng Thanh niên có những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt
động, nhưng nó có tác dụng thúc đẩy phong trào của quần chúng, là bước đệm
chuẩn bị cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản sau này: “Chính cái lớp thanh
niên lăn xả vào trường hoạt động trong những năm 1925 - 1928 ấy đã góp phần
đẩy mạnh phong trào và thành lập những tổ chức cộng sản sau này” [104, tr.4].
Hoạt động của trí thức theo khuynh hướng tư sản
Những năm 20 thế kỷ XX còn là thời điểm chứng kiến những hoạt động đầy
sôi động của trí thức theo khuynh hướng tư sản. Tổ chức tiêu biểu nhất cho khuynh
hướng tư sản ở Việt Nam trong thời gian này là Việt Nam Quốc dân Đảng.
Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập vào ngày 25/12/1927. Trong thành
phần lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng, gồm những trí thức trẻ yêu nước:
Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hoàng Văn Tùng, Hồ Văn Mịch, Phạm Tuấn
Tài, Nhượng Tống v.v.. Vì vậy, bộ phận “trí thức tiểu tư sản, sinh viên, viên chức
vừa là lực lượng nòng cốt vừa đóng vai trò lãnh đạo” [98, tr.157] của Việt Nam
Quốc dân Đảng. Đáng chú ý là trong quá trình xây dựng và phát triển, Việt Nam
Quốc dân Đảng đã hình thành liên minh giữa những trí thức Tân học trẻ Hà Nội
mà đại biểu là Nguyễn Thái Học và thế hệ trí thức Nho học lớn tuổi, đứng đầu là
Nguyễn Khắc Nhu1
.
Về bộ máy tổ chức của Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng có bốn cấp. Địa bàn
hoạt động Việt Nam Quốc dân Đảng chủ yếu ở Bắc Kỳ. Tại miền Trung, cơ sở của
Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển yếu. Tại Nam Kỳ, Việt Nam Quốc dân Đảng
đã xây dựng được cơ sở tại Gia Định, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Chợ Lớn, Vũng Tàu
và Thành phố Sài Gòn. Cường học thư xã do Trần Huy Liệu đứng đầu là đầu mối
của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Nam Kỳ.
1
còn gọi là xứ Nhu vì ông đỗ đầu xứ trong cuộc thi sát hạch thi Hương.
35
Là một tổ chức yêu nước của trí thức, tiểu tư sản nhưng cương lĩnh, mục
đích, điều lệ của Việt Nam Quốc dân Đảng lại không vững chắc, hay thay đổi. Tại
hội nghị thành lập Đảng ngày 25/12/1927, theo hai yếu nhân của Đảng là Trần Huy
Liệu và Phạm Tuấn Tài thì tôn chỉ mục đích đầu tiên được thông qua là: “Trước
làm cách mạng quốc gia, sau làm thế giới cách mạng” [102, tr.18]. Các khái niệm
“chính cương”, “đảng cương” hay “chủ nghĩa” cũng chưa hề được nhắc đến trong
bản dự thảo Chương trình, Điều lệ.
Về mục đích: Đảng nêu rõ phải đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, lập nước
Việt Nam dân quốc cộng hoà, trong đó, nhân dân được hưởng các quyền tự do ngôn
luận, đi lại, hội họp, tự do tín ngưỡng.
Về thực chất, Việt Nam Quốc dân Đảng muốn thực hiện đường lối dùng bạo
lực đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ cộng hoà; sau
đó, giúp đỡ các nước thuộc địa vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị của trí thức đứng trên lập
trường tư sản để đấu tranh giải phóng dân tộc. Tổ chức này có đóng góp nhất định
cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước năm 1930. Do những hạn chế
nhất định nên Việt Nam Quốc dân Đảng không thể thu hút lực lượng của toàn dân
tộc vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng để lại nhiều bài học quý báu
cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam sau này. Đó là bài học về con đường bạo lực
cách mạng và khởi nghĩa vũ trang. Bài học về xây dựng đảng chính trị. Bài học về
xây dựng lực lượng cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc v.v..
Hoạt động của trí thức theo khuynh hướng cách mạng vô sản
Cùng với khuynh hướng đấu tranh của trí thức theo khuynh hướng dân chủ
tư sản thì nửa sau những năm hai mươi thế kỷ XX, khuynh hướng vô sản ngày
càng bén rễ và phát triển trong phong trào cách mạng. Trải qua quá trình tìm tòi,
khảo nghiệm, nghiên cứu, sàng lọc; sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành
gia nhập Quốc tế III và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản
Pháp, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc. Từ một thanh niên yêu nước đấu tranh cho độc lập tự do,
Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, một chiến sĩ quốc tế vô sản.
36
Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin, chủ nghĩa cộng sản. Từ đây, con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã đi cũng
chính là con đường mà Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi theo:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con
đường cách mạng vô sản”. Thực hiện bước ngoặt đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn tất
chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lí của thời đại và “gắn
phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân
Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác - Lênin” [31, tr.8], truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt
Nam, chuẩn bị từng bước về tư tưởng - chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một
đảng cộng sản ở Việt Nam.
Sau một thời gian hoạt động ở Pháp và Liên Xô, tháng 11/1924, Nguyễn Ái
Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Nguyễn Ái Quốc gặp Phan Bội
Châu, được Phan Bội Châu giới thiệu những thanh niên ưu tú trong tổ chức Tâm
Tâm xã. Qua tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn được một số
thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, lập ra
nhóm Cộng sản đoàn vào tháng 2/1925. Từ tổ chức này, tháng 6/1925, Nguyễn Ái
Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Về thành phần, khi mới thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
gồm “90% là trí thức, chỉ có 10% là công nông”, về sau, tuy “các thành phần công,
nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới 40%” [8, tr.279]. Con số
này cho thấy lực lượng thanh niên trí thức chiếm số lượng chủ yếu trong Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chưa phải là một chính đảng cộng sản,
nhưng đường lối chính trị, chương trình hành động và điều lệ của Hội đã thể hiện rõ
quan điểm lập trường cách mạng của giai cấp công nhân.
Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mở các
lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày, đào tạo được 75 hội viên [60, tr.135]. Nội dung
chương trình học bao gồm cả kiến thức lý luận và thực tiễn cách mạng. Kết thúc
khóa học, một số hội viên tiến tiến được cử đi học lý luận tại Trường Đại học
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc

More Related Content

What's hot

Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8Hoa Phượng
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápLớp kế toán trưởng
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngHồng Nhung (Ỉn con)
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945mikado3f
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởngKatsu
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtBích Phương
 

What's hot (20)

Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng 8
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
Đạo đức HCM
Đạo đức HCMĐạo đức HCM
Đạo đức HCM
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
 

Similar to Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHPhan Minh Trí
 
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdf
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdfBài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdf
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdfvuvo381
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 
ttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxQuinnAn
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmngohuusoat
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfLinh64KD2NguynThPhng
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmNgan Ha Le Hoang
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmLam Pham
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiPhạm Trung Đức
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmsanggiau
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmsang sang
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmCleverly Cương
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmThanhHuynNguyn1
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp0156cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01Hến U Gly
 

Similar to Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc (20)

giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdf
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdfBài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdf
Bài mở đầu LỊCH SỬ ĐẢNG BÁCH KHOA HCM.pdf
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
ttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Full
FullFull
Full
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp0156cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01
56cuhitlunvpnmntthcm 130107111854-phpapp01
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH PHƯỢNG §¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH PHƯỢNG §¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HỒ THỊ TỐ LƯƠNG 2. PGS.TS. TRẦN TRỌNG THƠ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Đặng Thị Minh Phượng
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7 1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu 21 1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 23 Chương 2: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 24 2.1. Đặc điểm cơ bản và những hoạt động của trí thức Việt Nam trước khi thành lập Đảng 24 2.2. Chủ trương và công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930 đến năm 1939 39 Chương 3: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 69 3.1. Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu 69 3.2. Đảng vận động, tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc 77 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114 4.1. Nhận xét 114 4.2. Một số kinh nghiệm 138 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 169
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNXH : Chủ nghĩa xã hội. CTVĐTT : Công tác vận động trí thức ĐNTT : Đội ngũ trí thức NXB : Nhà xuất bản SET : Section d’Excursion et de Tourisme (Đoàn Du ngoạn và Du lịch) XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trí thức là tầng lớp quan trọng của xã hội, là lực lượng sáng tạo và truyền bá tri thức, là động lực phát triển của mọi thời đại. Thực tiễn lịch sử cho thấy, bất cứ thời đại nào, dân tộc nào biết qui tụ, tập hợp, xây dựng và trọng dụng trí thức thì thời đại ấy, dân tộc ấy hưng thịnh. Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc Việt Nam đã đúc kết “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và phát huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nguyễn Ái Quốc, đông đảo trí thức đã lựa chọn con đường theo Đảng làm cách mạng, cống hiến trí tuệ và tài năng cho dân tộc, góp phần vào những thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trên các chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò giới trí thức đã quan trọng; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò giới trí thức càng quan trọng. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công - nông không được nâng cao kiến thức, (…) không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội [36, tr.113-114]. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, một bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho công cuộc Tổng khởi nghĩa, góp phần tạo nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công tác vận động trí thức (CTVĐTT) của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 chứa đựng nhiều sáng tạo của
  • 7. 2 Đảng, tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát huy những giá trị truyền thống qúy báu của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; trong công tác vận động, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, trong thời kỳ 1930 - 1945, công tác vận động, tập hợp trí thức của một số cấp bộ Đảng cũng bộc lộ một số sai lầm, hạn chế, nhất là những quan điểm tả khuynh, giáo điều trong đánh giá trí thức. Hiện thực lịch sử vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945 rất phong phú và sinh động, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, song, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ, nhất là quá trình Đảng vận động trí thức hướng đến mục tiêu đấu tranh giành chính quyền cần phải được nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Việc nhìn nhận, đánh giá một số phong trào yêu nước của trí thức, sự đóng góp của trí thức vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng cần được nghiên cứu, luận giải để đánh giá xác đáng, tương xứng với những đóng góp của trí thức đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam càng coi trọng và đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ trí thức (ĐNTT) đối với dân tộc; đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để phát huy tốt hơn vai trò của ĐNTT. CTVĐTT của Đảng được coi là một cơ sở quan trọng để phát triển nền khoa học - công nghệ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN); là một nhân tố quan trọng, bảo đảm sự vững mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh nhân loại đang tiến những bước dài vào thời đại của văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức. Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã nhấn mạnh phải xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của ĐNTT; xây dựng chiến lược phát triển ĐNTT đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
  • 8. 3 lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (…). Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước” [45, tr.241-242]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, thực tiễn công tác xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, như vấn đề đánh giá, sử dụng, phát huy tiềm lực của ĐNTT, vấn đề tạo dựng môi trường tự do sáng tạo của ĐNTT, vấn đề ứng xử và cách thức qui tụ ĐNTT trong điều kiện mới để khai thác mạnh mẽ tiềm năng trí tuệ, một nguồn nội lực dân tộc lớn lao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc v.v.. Để thực hiện được các chính sách đó, bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển lý luận, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, rất cần nghiên cứu, đúc kết và vận dụng những kinh nghiệm vận động trí thức trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong đó có những kinh nghiệm về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Xuất phát từ nhận thức trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945, từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm về CTVĐTT. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và Nguyễn Ái Quốc về trí thức và CTVĐTT ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945. - Luận giải quá trình các cấp bộ Đảng lãnh đạo thực hiện CTVĐTT, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp của trí thức trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
  • 9. 4 - Khẳng định những thành công, phân tích hạn chế của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CTVĐTT của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách trí vận của Đảng, Nguyễn Ái Quốc; những hoạt động lãnh đạo của các cấp bộ Đảng về vận động, tập hợp trí thức; những tổ chức, phong trào, hoạt động và đóng góp của trí thức từ năm 1930 đến năm 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian, luận án giới hạn trong phạm vi 15 năm, từ đầu năm 1930 đến tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để trình bày nội dung chính được lôgíc và khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1930, nhằm nêu bật những đóng góp to lớn của những trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng. Phạm vi không gian, luận án nghiên cứu CTVĐTT trên phạm vi cả nước, trong đó, trọng tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn - là những nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức; trong một số trường hợp có đề cập đến hoạt động của trí thức khi họ hoạt động ở nước ngoài. Phạm vi nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhận thức của Đảng về CTVĐTT; các khuynh hướng tư tưởng của trí thức và các nhóm trí thức; sự chuyển biến về tư tưởng của trí thức và những đóng góp của trí thức vào tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, về CTVĐTT và xây dựng trí thức phục vụ nhiệm vụ cách mạng.
  • 10. 5 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho luận án gồm: Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập; đồng thời, khai thác tài liệu của các cấp bộ Đảng, nhất là của các Xứ uỷ. Đây chính là nguồn tư liệu gốc để thực hiện nội dung luận án. Các tác phẩm hồi ký của các cán bộ cách mạng lão thành, lịch sử Đảng địa phương, lịch sử chiến tranh nhân dân, địa chí văn hóa của các tỉnh, thành. Các đề tài, luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử đã được công bố, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Các bài tham luận được in, đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học hiện đang được lưu giữ trong các thư viện của các tỉnh, thành địa phương và Trung ương. Một số bài viết có liên quan trên các trang web trên mạng internet. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh; chú trọng áp dụng các phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân tích, đánh giá, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về khoa học: Làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, những quan điểm của Đảng, của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Đánh giá vai trò của công tác trí vận và những đóng góp của trí thức đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
  • 11. 6 Về thực tiễn: Hệ thống hóa quan điểm của Đảng về trí thức và CTVĐTT thời kỳ 1930 - 1945, góp phần xóa dần những “khoảng trống” trong lịch sử Đảng. Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, tư liệu, tài liệu trong việc vận động trí thức tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho ĐNTT, nhất là ĐNTT trẻ; động viên họ cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung, về công tác vận động, tập hợp trí thức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945 nói riêng, đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, xã hội dưới dạng chuyên khảo, các công trình, các luận án, luận văn. Có thể phân chia thành các nhóm sau đây: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Ngay từ thập niên 30 thế kỷ XX, trong các dịp kỷ niệm thành lập Đảng hàng năm, những nhà lãnh đạo, lý luận của Đảng đã công bố nhiều bài viết trên báo chí của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Đông Dương v.v.. phản ánh về lịch sử và truyền thống đấu tranh của Đảng, trong đó có đề cập đến công tác vận động quần chúng nói chung và CTVĐTT của Đảng nói riêng. Đáng chú ý nhất là tác phẩm Sơ thảo Lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương của tác giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) thực hiện năm 1933 [40, tr. 399 - 425]. Tác phẩm này hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử về sự ra đời của Đảng, trong đó có đề cập đến trí thức cũng như một số quan điểm nhìn nhận của Đảng đối với trí thức. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đề cập một cách sơ lược về trí thức với tư cách là một cơ sở xã hội cho sự hình thành các tổ chức chính trị ở Việt Nam; giới hạn nghiên cứu cũng dừng lại ở những năm đầu của thập kỷ 30 thế kỷ XX. Từ năm 1960, thực hiện chủ trương tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm và viết lịch sử Đảng được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng được tiến hành. Những công trình nghiên cứu của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử Đảng), đặc biệt là tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập I
  • 13. 8 (1920 - 1954) [9] khi đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử đã nêu lên chủ trương chỉ đạo của Đảng về công tác quần chúng, trong đó có CTVĐTT. Một số giáo trình về lịch sử Đảng của Trường Chuyên khoa Lịch sử Đảng trước đây, của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), của Viện Lịch sử Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi biên soạn về thời kỳ 1930 - 1945 cũng phản ánh một cách khái lược về CTVĐTT của Đảng. Từ tháng 9/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tư số 97 về việc thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng các khu, tỉnh, thành phố. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945) [3] là công trình khảo cứu qui mô, toàn diện về lịch sử của Đảng bộ Thừa Thiên Huế từ năm 1930 đến năm 1945. Trong khi khắc họa bức tranh toàn cảnh về những ngày lịch sử sôi động chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Huế, tác phẩm đã đề cập đến sự ra đời của Trường Thanh niên Tiền Tuyến, quá trình “Việt Minh hóa” những thanh niên, trí thức của Trường như: Nguyễn Tấn, Nguyễn Kèn, Lê Khánh Khang v.v.. khi họ được bổ sung vào Ban Chấp hành Việt Minh Nguyễn Tri Phương và những đóng góp của các học viên Trường Thanh niên Tiền Tuyến ở Huế trước và sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Huế (ngày 23/8/1945). Cuốn Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000) [135] với dung lượng hơn 900 trang được chia làm 3 phần, gồm 6 chương, công trình miêu tả, phân tích, đánh giá những đóng góp của những trí thức trong chi bộ cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929), hoạt động của Tổng Hội Sinh viên Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ. Một bức tranh khá toàn diện về hoạt động của những nhân sĩ, trí thức như Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, Nghiêm Xuân Yêm,
  • 14. 9 Nguyễn Xiển, Vũ Đình Hoè, Bùi Kỷ v.v.. dưới sự vận động, lãnh đạo của Đảng trên nhiều lĩnh vực cũng được khắc họa sinh động. Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975) của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh [4] là một trong những công trình khoa học công phu, quy mô, với 4 phần chính. Từ thực tiễn sinh động, phong phú của cuộc đấu tranh cách mạng ở Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng, trong phần thứ nhất với tiêu đề: “Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ra đời và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công tại Thành phố (1930 - 1945)”, đã làm rõ những đóng góp của phong trào thanh niên, sinh viên, trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, đặc biệt là vai trò của Thanh niên Tiền Phong trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác như: Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1991 đến năm 2005 của Nguyễn Thắng Lợi [109] , luận án Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007 của Lương Quang Hiển [57] v.v... Những luận án trên đã đề cập, phân tích một số quan điểm của Đảng về trí thức và chủ trương vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Những công trình nghiên cứu nêu trên khi đề cập đến quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của các Đảng bộ tỉnh, thành phố, đã đề cập đến công tác vận động, tập hợp quần chúng, trong đó có CTVĐTT tại địa phương thời kỳ 1930 - 1945. Tuy nhiên, do việc giới hạn nghiên cứu về không gian, nên việc nghiên cứu về trí thức rất tản mạn và thiếu tính hệ thống. Nhìn chung, những công trình trên mới dừng lại ở việc nêu chủ trương chỉ đạo của Đảng, những kinh nghiệm chung về công tác vận động quần chúng, trong đó có CTVĐTT thời kỳ 1930 - 1945, quá trình vận động, tranh thủ và tập hợp trí thức cũng như sự hình thành những tổ chức của trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là những chuyển biến về tư tưởng chính trị của một số tổ chức trí thức do quá trình vận
  • 15. 10 động, tuyên truyền của Đảng cũng như vai trò, đóng góp của trí thức đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc chưa được tìm hiểu thấu đáo và chưa có những đánh giá xác đáng. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc, về các danh nhân văn hóa có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Vai trò hết sức quan trọng của trí thức đã được khẳng định trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đặc biệt trong lịch sử hiện đại, khi trí thức Việt Nam chính là một lực lượng không thể thiếu trong liên minh công - nông - trí, một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên những chiến công vang dội trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nếu chỉ tính riêng từ năm 1975 đến nay, liên quan đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945, bên cạnh những công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc đã được công bố. Tác phẩm Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939 - 1945 của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh [164] làm rõ hoạt động sôi nổi của phong trào học sinh, sinh viên, trí thức thời kỳ 1930 - 1945 qua hai cuộc đấu tranh năm 1937, 1939 tại trường Petrus Ký, phong trào Câu lạc bộ học sinh, trại hè Suối Lồ Ô, Section d’Excursion et de Tourisme (Đoàn Du ngoạn và Du lịch) (S.E.T). Bên cạnh đó, tác phẩm còn là tài liệu quý khi khắc họa toàn bộ quá trình ra đời, hệ thống tổ chức, hoạt động của tổ chức Thanh niên Tiền Phong. Đây là một sự sáng tạo của Xứ ủy Nam Kỳ nhằm tập hợp, qui tụ những trí thức lớn tại Nam Kỳ vào trong một tổ chức dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền tại Nam Bộ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuốn sách Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn [169] cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, chỉ ra đặc điểm cũng như xu hướng phát triển
  • 16. 11 của trí thức Việt Nam, vai trò của trí thức đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Trong tác phẩm, tác giả khẳng định: trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc thời kỳ 1930 - 1945, Đảng đã vận động, tập hợp, đoàn kết trí thức từ cuộc vận động chống lại những quan niệm “tiểu nông đố kỵ” đối với trí thức theo kiểu “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” cho đến cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, giữa quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” và định hướng con đường đấu tranh đúng đắn cho trí thức, văn nghệ sỹ khi ban hành Đề cương văn hóa Việt Nam và tổ chức trí thức thành một lực lượng chính trị rộng rãi bên cạnh Đảng trong Đảng Dân chủ Việt Nam. Với dung lượng gần 700 trang, năm 2000, tác giả William J. Duiker trong tác phẩm nổi tiếng Ho Chi Minh - a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời) [209], đã mô tả chi tiết về tiểu sử, cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, những nhận định, đánh giá về trí thức của Nguyễn Ái Quốc cũng được tái hiện và luận giải khá kỹ. Tác phẩm Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939) của Phạm Hồng Tung [182] đã làm sáng tỏ sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương sau những chuyển biến mới của thời cuộc trong nước và quốc tế từ tháng 7/1936. Đứng trước nguy cơ của chiến tranh thế giới do chủ nghĩa phát xít ráo riết chuẩn bị, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Đảng đã khắc phục dần những hạn chế của đường lối tả khuynh, biệt phái từ sau tháng 10/1930 trong công tác chỉ đạo chiến lược cách mạng nói chung và công tác vận động quần chúng (trong đó có CTVĐTT) nói riêng; chủ trương liên hiệp với tất cả các giai cấp, tầng lớp, tổ chức các hình thức đấu tranh của quần chúng, hướng các cuộc đấu tranh vào việc đòi các quyền dân sinh, dân chủ thiết yếu, ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Tác phẩm đã cung cấp khối kiến thức rất đa dạng về hoạt động của lực lượng trí thức dưới sự lãnh đạo
  • 17. 12 trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào Đông Dương Đại hội, cuộc vận động dân chủ trên địa hạt báo chí công khai và phong trào Đại hội báo giới, cuộc vận động tranh cử vào hội đồng quản hạt Nam Kỳ, cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ của quần chúng. Tác phẩm Nội các Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Phạm Hồng Tung [184] đề cập đến sự ra đời, hoạt động, tổ chức của hai tổ chức hoạt động công khai là Thanh niên Tiền Phong ở Sài Gòn và Trường Thanh niên Tiền Tuyến ở Huế. Hai tổ chức này gắn liền với tên tuổi của những trí thức đã đứng trong hàng ngũ của Đảng như Phạm Ngọc Thạch, hoặc được “Việt Minh hóa”, trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám như: Luật sư Phan Anh, Giáo sư Tạ Quang Bửu v.v.. Cuốn sách của Trịnh Nhu, Trần Trọng Thơ với nhan đề Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam [130] khắc họa những nét cơ bản hoạt động của phong trào học sinh, sinh viên trong Tổng Hội Sinh viên Đông Dương gắn liền với tên tuổi của Dương Đức Hiền, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, v.v.... Bên cạnh đó, tác phẩm còn dành một dung lượng lớn về quá trình “Việt Minh hóa” của những trí thức trong Trường Thanh niên Tiền tuyến, sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ (Tiền Phong) đối với tổ chức Thanh niên Tiền Phong, đánh giá những đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và trong việc thành lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Luận án Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 của Nguyễn Thị Thanh Thủy [163] đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam trong quá trình phi thực dân hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc phân tích, lí giải, đặt các cuộc vận động dân chủ trong phạm vi rộng lớn là cuộc vận động giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng xã hội, tác giả đã phân tích khá cặn kẽ quan điểm, chủ trương
  • 18. 13 của Đảng trong việc vận động, tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, trong đó có trí thức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tác giả cũng khắc họa một bức tranh sinh động về hoạt động của trí thức Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực như văn hóa văn nghệ, báo chí, đấu tranh nghị trường từ năm 1930 đến năm 1939 đến sự ra đời, hoạt động của các tổ chức trí thức trong giai đoạn 1939 - 1945 dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trong Mặt trận Việt Minh như: phong trào học sinh sinh viên trong Tổng Hội Sinh viên Đông Dương, Đảng Dân chủ Việt Nam, Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Tiền Phong. Tác giả Phạm Thị Huệ trong tác phẩm Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930 - 1945, nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ [69] đã phân tích hoạt động sôi nổi của những trí thức hoạt động trên địa bàn Nam Kỳ từ khi Đảng ra đời (1930) đến khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (1945) như Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Chính Thắng, Phạm Ngọc Thạch v.v.. Những trí thức trên đã đấu tranh không mệt mỏi cho phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trên các lĩnh vực từ đấu tranh nghị trường, báo chí công khai, văn học nghệ thuật, đấu tranh cách mạng v.v.. Tác phẩm còn làm sáng tỏ công tác vận động quần chúng, trong đó có CTVĐTT của Đảng thông qua những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ khi Đảng vừa mới thành lập cho đến các cuộc đấu tranh để khôi phục, củng cố tố chức và lực lượng cách mạng trong thời kỳ 1930 - 1945. Sự ra đời, hoạt động của phong trào học sinh, sinh viên trong nhóm Hoàng - Mai - Lưu; phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ của những trí thức có tên tuổi như Đặng Minh Trứ, Lê Văn Huấn, Trần Văn Nguyên, Huỳnh Tấn Phát; tổ chức Thanh niên Tiền Phong cũng được khắc họa rõ nét trong tác phẩm. Ngoài các tác phẩm trên, có thể thể kể tên các công trình, như: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? của Nguyễn Ngọc Thiện [158]; Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975) của Nguyễn Đình Thống, Nguyễn Linh và Hồ Sỹ Hành [159], Luận án Tiến sĩ Lịch sử Phong trào yêu nước của
  • 19. 14 giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 của Lê Thị Thu Hương [74] v.v… Ngoài các công trình trên, những bài viết nghiên cứu về các chiến sĩ cộng sản, những trí thức tên tuổi trong các hồi ký đã được xuất bản cũng là nguồn tư liệu phong phú về CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Tiêu biểu là các tác phẩm: Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm) của Đào Duy Anh [1]. Tác giả đã dành trọn mục XV để bàn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của trí thức Việt Nam đối với dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở phân kỳ lịch sử hình thành, phát triển của trí thức thành hai thời kỳ lớn: thời kỳ phong kiến và thời kỳ hiện đại, tác giả đã lí giải một cách thấu đáo nhiều vấn đề liên quan đến trí thức Việt Nam từ thời Trần đến những năm sau Cách mạng Tháng Tám. Trong tác phẩm, tác giả có những nhận định hết sức sâu sắc về trí thức Việt Nam: trí thức Việt Nam có nguồn nước mạch ngầm chảy bất tận không bao giờ tắt đó chính là ý thức dân tộc, là thái độ, tình cảm, là ý chí tranh đấu, là tinh thần hăng hái đi theo cách mạng và kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng để hướng đến độc lập cho Tổ quốc và sự tự do cho những người cần lao trong xã hội. Hồi ký Thanh Nghị tập 1, quyển 1: Báo Thanh nghị và nhóm Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe [64] đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh về quá trình ra đời, tổ chức, hoạt động của nhóm Thanh Nghị và báo Thanh Nghị gắn liền với tên tuổi của những trí thức Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Hoàng Thúc Tấn, Lê Huy Vân. Đặc biệt, tập Hồi ký này liên tục được tái bản nhiều lần vào các năm 1977, 2000, 2004 và có những bổ sung quan trọng. Trong hồi ký, một số bài viết của các tác giả nước ngoài như P. Brocheux, Stein Tonnesson nhận định, đánh giá về những gương mặt trí thức Việt Nam và đóng góp của họ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng được sưu tầm đưa vào tác phẩm. Ngoài ra, còn phải kể đến các hồi ký như: Trường Chinh một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam [23], Hồi ký Trần Huy
  • 20. 15 Liệu của Viện Sử học do Phạm Như Thơm sưu tầm, chỉnh lí [198], Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 - 1945 của Trần Văn Giàu [52] v.v.. Những công trình trên đây đề cập đến những gương mặt trí thức cụ thể, những hoạt động, tổ chức của trí thức có vai trò quan trọng trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945 và CTVĐTT của Đảng trong thời gian này. Trên các tạp chí khoa học và lý luận như: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử v.v.. xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về trí thức Việt Nam, những bài viết có nội dung liên quan đề cập trực tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, đề cập đến CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 -1945 của nhiều tác giả, tiêu biểu như: Mấy vấn đề về trí thức trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Khánh Bật [15], Bài học từ quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức của Phan Thanh Khôi [92] , Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn Văn Khánh [80], v.v... Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu nghiên cứu một số khía cạnh thuộc về quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, một số hoạt động của trí thức trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong Cách mạng Tháng Tám 1945. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu lịch sử ở cả trong và ngoài nước về trí thức, tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, vai trò của trí thức trong lịch sử Việt Nam, các tổ chức trí thức, các nhân vật trí thức v.v… trong đó có đề cập đến những quan điểm, đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Có thể kể đến một số công trình sau: Trong tác phẩm The Rise of Nationalism in Vietnam 1900 - 1941(Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900 - 1941), tác giả William J. Duiker [208] trong khi đề cập đến những trí thức Pháp tham gia giảng dạy tại các trường
  • 21. 16 Pháp - Việt đã đề cập đến hoạt động của trí thức, học sinh, sinh viên trong tổ chức Hội truyền bá Quốc ngữ để dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân Việt Nam, qua đó dùng chữ Quốc ngữ để đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài biên giới đến với người nước ngoài. Các công trình nghiên cứu lịch sử của các tác giả như: Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương) [213]; Stein Tonesson, The Vietnamese revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (Cách mạng Việt Nam năm 1945: Rudơven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh) [212]; Daniel Hémery, Saigon 1925-1945 (Sài Gòn 1925 - 1945) [207]; v.v.. Khi viết về "cuộc chiến tranh Đông Dương”, nghiên cứu về phong trào cách mạng ở Việt Nam, những nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương v.v.. có đề cập và đưa ra những quan điểm nhìn nhận, đánh giá về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, về Mặt trận Việt Minh, về Xứ ủy Giải phóng và Xứ ủy Tiền Phong trong những năm 1943 - 1945. Nhìn chung, các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trên đều đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc đoàn kết toàn dân, vận động đông đảo quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên, trí thức tham gia vào các tổ chức như: Hội truyền bá Quốc ngữ, Mặt trận Việt Minh, Thanh niên Tiền Phong v.v… để giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, do lập trường, quan điểm, phương pháp nghiên cứu khác nhau nên cũng có một số quan điểm còn bất đồng chưa phù hợp, đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam, cần tiếp tục tranh luận. Nhà nghiên cứu Stein Tonesson nhận định, các tổ chức Đảng tồn tại ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1943 - 1945 gồm nhóm “Giải Phóng” và nhóm “Tiền Phong” là “địch thủ” của nhau [212, tr.414]. Yves Gras lại đồng nhất Đảng Cộng sản Đông Dương với Mặt trận Việt Minh, cho rằng tổ chức Mặt trận Việt Minh cũng là tổ chức Đảng. Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu lịch sử nói riêng thì việc bất đồng ý kiến, tranh luận, trao đổi là điều rất bình thường và lành mạnh. Những nhận
  • 22. 17 định như trên đã được trao đổi và cần tiếp tục được trao đổi, thảo luận. Trong giới sử gia phương Tây khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận, hiện đại không thể không kể đến những nghiên cứu của David G.Marr, với những tác phẩm như: Vietnam 1945: the Quest for Power (Việt Nam 1945: Cuộc giành quyền lực) [211], Vietnamese Tradition on Trial, 1920 - 1945 (Truyền thống Việt Nam trong thử thách 1920 - 1945) [210]. Trong tác phẩm Vietnamese Tradition on Trial, 1920 - 1945, David G.Marr đã dành hơn 30 trang để đề cập đến vai trò của các sĩ phu và trí thức Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, tìm đường giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm này, D.Marr cho rằng ở Việt Nam đã hình thành nên một bộ phận trí thức mới (trí thức Tây học), số lượng trí thức này tăng lên khá nhanh, họ chủ yếu là những học sinh, sinh viên được đào tạo ở nước ngoài và trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, họ đã làm dấy lên một luồng sinh khí mới cho phong trào yêu nước Việt Nam khi tham gia sôi nổi vào các phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chính trị khác nhau. Những trí thức mới này cũng là lực lượng chính cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ trong những năm 1938 - 1945. Tác phẩm Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng của Phạm Tất Dong [29] nghiên cứu những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương của Đảng đối với trí thức và CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Bên cạnh những nhận định, đánh giá chủ trương của Đảng trong vấn đề tập hợp, qui tụ, đoàn kết trí thức ngay từ tổ chức tiền thân của Đảng là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến Mặt trận Việt Minh, tác phẩm còn đề cập đến “những khúc quanh của lịch sử” khi Xứ ủy Trung kỳ đề ra chủ trương “thanh Đảng”; những chủ trương, biện pháp của Đảng để khắc phục những hạn chế trong nhận thức của Xứ ủy Trung Kỳ về chủ trương “thanh Đảng” trong Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ ủy Trung Kỳ về vấn đề thanh đảng Trung Kỳ; sự kiện năm 1944 Đảng giúp đỡ những nhân sĩ, trí thức thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam và lãnh đạo bộ phận trí thức trở
  • 23. 18 thành một lực lượng quan trọng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tác phẩm Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Quốc Bảo [79] là một công trình chuyên khảo công phu về trí thức Việt Nam. Các tác giả đã lí giải từ lí luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của trí thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong công cuộc giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Tác phẩm gồm 4 nội dung lớn. Ở nội dung thứ nhất, các tác giả đã đề cập đến những nội dung rất cơ bản trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Nội dung thứ hai với tiêu đề: “Sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong lịch sử”, người đọc lại được các tác giả dẫn dắt đi sâu lí giải bối cảnh lịch sử, điều kiện hình thành lớp thanh niên trí thức tài năng những năm 1920, đến bước chuyển về lập trường tư tưởng, chính trị của trí thức Việt Nam trước và sau khi thành lập Đảng. Ở nội dung thứ ba “trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”, các tác giả đã phân tích sâu từ các tổ chức chính trị sơ khai của “trí thức tiểu tư sản yêu nước” khi chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga dẫn đến sự phân hóa thành hai bộ phận: trí thức theo khuynh hướng quốc gia cải lương và trí thức theo khuynh hướng cách mạng vô sản và dẫn đến kết quả là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và sự trưởng thành nhanh chóng của bộ phận trí thức cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám sau này. Nội dung thứ tư, tác phẩm đi sâu tìm hiểu các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức, những vấn đề đặt ra đối với trí thức và những giải pháp để phát huy tiềm năng của ĐNTT trong công cuộc đổi mới. Tác phẩm Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước do Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [82] đã giới thiệu khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức và vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng của giai
  • 24. 19 cấp vô sản. Trong phần thứ ba của tác phẩm, ở mục I, với tiêu đề: “Trí thức Việt Nam trong cao trào giải phóng dân tộc (1930 - 1945) và Cách mạng Tháng Tám”, các tác giả đã khắc họa một bức tranh khá sinh động về hoạt động của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mười lăm năm, từ năm 1930 đến năm 1945. Công trình Trí thức Việt Nam xưa và nay [186] và Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Những gương mặt trí thức [187] (hai tập) trong khi giới thiệu những gương mặt trí thức tiêu biểu của Việt Nam từ thời Lý - Trần đến những năm đầu thế kỷ XX, đã cung cấp nhiều thông tin và đưa ra một số nhận định, đánh giá về những trí thức hoạt động trong thời kỳ 1930 - 1945. Luận văn Thạc sĩ Sử học Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt nam trong những năm 1944 - 1964 của Phạm Thị Mai Thủy [161] khái quát toàn bộ quá trình ra đời, hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam - một chính đảng của trí thức, tiểu tư sản từ khi ra đời đến năm 1964. Ở nội dung chương 1, tác giả đã phân tích hoạt động của các nhóm và tổ chức khác nhau của trí thức như tổ chức Hướng đạo sinh của Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, nhóm trí thức của Dương Đức Hiền, nhóm trí thức cấp tiến trong Thanh Nghị v.v.. đến hệ thống tổ chức, Điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam để khái quát thành luận điểm: được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngay sau khi ra đời, Đảng Dân chủ Việt Nam đã tự nguyện đấu tranh theo đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, là một thành viên tích cực của Mặt trận dân tộc thống nhất, là hiện thân sống động của công tác trí vận của Đảng giai đoạn tiền khởi nghĩa. Tác phẩm Góp phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945 của tác giả Chương Thâu [156] cung cấp cho người đọc một bức tranh khá toàn cảnh về lược sử Nho giáo Việt Nam, về trí thức Việt Nam trong giai đoạn giao thời đầu thế kỷ XX, trí thức Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Luận văn Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 - 1954 của Nguyễn Thu Hải [53] đã làm rõ chủ trương của Đảng
  • 25. 20 Cộng sản Việt Nam trong CTVĐTT thời kỳ 1930 - 1954, dựng lại một cách khách quan quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về công tác trí vận. Tác giả còn bước đầu rút ra những thành công và hạn chế, kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo, tập hợp trí thức thời kỳ 1930 - 1954. Tác giả Trần Viết Nghĩa trong cuốn sách Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc [121] đã làm rõ sự hình thành của tầng lớp trí thức Tây học ở Việt Nam. Trí thức Tây học chính là nguồn gốc cơ bản dẫn đến sự hình thành của bộ phận trí thức cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Tác giả cũng đã phác họa chân dung, diện mạo vô cùng đa dạng của nền văn hóa Việt Nam từ khi Đảng ra đời với những trí thức cách mạng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tiêu biểu như: Hải Triều, Trường Chinh, Đặng Thai Mai, Kim Lân v.v.. trong thời kỳ 1930 - 1945 với tất cả sự phong phú của nó, từ cuộc đấu tranh về “duy vật” và “duy tâm”, “nghệ thuật vị nghệ thuật”, “nghệ thuật vị nhân sinh” cho đến khi Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng ra đời. Dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa Việt Nam, các văn nghệ sĩ nước nhà được qui tụ trong Hội Văn hóa cứu quốc, một tổ chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng mạnh đến quần chúng nhân dân, “tới tính dân tộc và tính thời đại”. Tác phẩm Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954) nghiên cứu Lịch sử xã hội của Trịnh Văn Thảo [154] đã khắc họa sự chuyển biến tư tưởng của các nhóm trí thức Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Tác giả “nhận diện” các “thế hệ trí thức” qua các thời kỳ lịch sử từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1975. Trong “thế hệ năm 1925” - trí thức Âu hóa (theo từ dùng của tác giả), tác giả đã khắc họa những gương mặt trí thức tiêu biểu như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp… và cuộc đấu tranh của những trí thức trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương để đòi những quyền dân sinh, dân chủ.
  • 26. 21 Ngoài ra, có thể kể đến các ấn phẩm hoặc các công trình nghiên cứu về trí thức như: Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác giả Hồ Sơn Diệp [28], Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức của Trần Đương [47], Hồ Chí Minh trong trái tim trí thức và văn nghệ sĩ của tác giả Văn Thị Thanh Mai [112] v.v.. cùng nhiều công trình khác trong khi nghiên cứu những góc độ khác nhau về trí thức như: đặc điểm của trí thức Việt Nam, vai trò của trí thức trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến và xây dựng đất nước, những vấn đề lí luận chung về trí thức, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về trí thức qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945. Những công trình có tính chất chuyên khảo trên đây đã cung cấp cho người đọc những quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức, những nội dung cơ bản, những đánh giá về vai trò của trí thức trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước v.v.. Tuy nhiên, CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945 còn phản ánh sơ lược, tản mạn, thiếu hệ thống; chưa đi sâu phân tích phương thức vận động, tập hợp trí thức cũng như chưa lý giải thấu đáo về một số tổ chức trí thức, còn những ý kiến đánh giá khác nhau trong giai đoạn này. 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy mảng đề tài trí thức nói chung, CTVĐTT của Đảng nói riêng đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. 1.2.1. Trong các công trình đó, vị trí, vai trò của trí thức, vai trò của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc vận động, qui tụ trí thức đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm đã đạt được nhiều kết quả lớn trong việc phân tích khái niệm, đặc điểm của trí thức; phân tích quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức; đưa ra những đánh giá khoa học khác nhau về vai trò của trí thức, những đóng góp to lớn của
  • 27. 22 trí thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội v.v.. qua các thời kỳ cách mạng; cung cấp một số kinh nghiệm cũng như đề xuất những phương thức, biện pháp vận động, phát huy vai trò của trí thức trong hoàn cảnh mới v.v.. Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 chưa được quan tâm đúng mức. Điểm dễ nhận thấy đầu tiên là CTVĐTT của Đảng thường chỉ được thể hiện một cách đơn lẻ, đề cập tới một cách khái quát, đặt trong mối quan hệ chung giữa các phong trào yêu nước của trí thức với cuộc vận động giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình chuyên khảo, hoặc những công trình nghiên cứu nói chung về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc lịch sử cận đại Việt Nam. Chủ trương, quan điểm và những chỉ đạo cụ thể của Đảng và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với CTVĐTT còn chưa được khắc họa rõ. Chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng phản ánh về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 một cách độc lập. Còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những sáng tạo của các cấp bộ Đảng, từ Trung ương đến các Xứ ủy trong thu hút, tập hợp trí thức và vai trò của trí thức trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 1.2.2. Trong những công trình đã công bố nghiên cứu về mảng đề tài này còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về các sự kiện, nhân vật lịch sử, những đánh giá, nhận định thiếu sức thuyết phục hoặc chưa xác đáng, chưa phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm của một số cấp uỷ Đảng trong việc phân định thành phần và vị trí của trí thức; quan điểm đánh giá về tổ chức Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ, về Trường quân sự Thanh niên Tiền tuyến ở Huế v.v.. Đáng chú ý là trong một vài công trình nghiên cứu có liên quan của học giả nước ngoài đã nêu ra những nhận định thiên kiến như: Yves Gra đã nhầm lẫn và đồng nhất tổ chức Đảng với Mặt trận Việt Minh. D.Marr cho rằng Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam chưa phải là một cuộc cách mạng. Những
  • 28. 23 nhận định trên cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi. Mặc dù vậy, các tác phẩm, các công trình trên đã tập hợp được nhiều tư liệu có liên quan, cung cấp những luận cứ khoa học, những gợi mở quan trọng cho việc tiếp cận, nghiên cứu đề tài một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều kết quả trong việc giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn về trí thức và CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Những kết quả đó là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Trong khuôn khổ đề tài luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong việc tuyên truyền, vận động, qui tụ trí thức phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Thứ hai, đánh giá một cách xác đáng năng lực và những đóng góp của trí thức, của các nhóm trí thức cho phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Thứ ba, làm rõ những sáng tạo, thành công và hạn chế của Đảng trong vận động và tranh thủ trí thức phục vụ cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Thứ tư, đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vận dụng quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới để đánh giá khách quan những sự kiện, nhân vật còn có những đánh giá khác biệt trong các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
  • 29. 24 Chương 2 ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG 2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức Khái niệm trí thức: Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về trí thức do có nhiều cách tiếp cận riêng về khái niệm này. Trong mỗi xã hội, quốc gia, dân tộc, mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, quan niệm về trí thức cũng thay đổi. Vì vậy, quan niệm trí thức là gì là một nội dung đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị, nhà khoa học. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào được công nhận là đã giải quyết được hết nội hàm khái niệm trí thức. Theo tiếng La tinh, thuật ngữ “trí thức” (intelligentia) chỉ những người có hiểu biết, có tri thức. Tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học của Liên Xô năm 1986 viết “trí thức là một nhóm xã hội gồm những người lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó. Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một nhóm xã hội đặc biệt gắn liền với sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay” [185, tr.360]. Ở Việt Nam, khi tiếp cận khái niệm trí thức có nhiều cách đánh giá khá nhau: Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa trí thức là “tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh” [66, tr.582]. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [197, tr.999]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 8/2008) “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
  • 30. 25 hóa, hiện đại hóa đất nước” định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [44, tr.81-82]. Khái niệm về trí thức như trên là tiền đề, cơ sở để Đảng hình thành những chủ trương, đường lối mang tính cụ thể và thiết thực hơn trong quá trình vận động, xây dựng và phát triển ĐNTT, đảm bảo nguồn lực nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng nước nhà. Như vậy, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì các định nghĩa về trí thức tuy có câu chữ khác nhau nhưng đều có hai nội dung cơ bản thống nhất trên hai phương diện chủ yếu: thứ nhất, trí thức là lao động có trình độ chuyên môn sâu và trí thức là lao động trí óc phức tạp, sáng tạo. Khái niệm đội ngũ trí thức: Khái niệm “đội ngũ” được xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh. Trước năm 1998, ở Việt Nam chủ yếu dùng thuật ngữ “tầng lớp trí thức”. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt NXB Đà Nẵng ấn hành, năm 2009, khái niệm “đội ngũ” được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là “khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ”; thứ hai, là “một tập hợp số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, đội ngũ có thể hiểu là tập hợp một số đông người có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp, có sự thống nhất về mặt tổ chức. Nhờ thống nhất về mặt tổ chức nên họ thống nhất cả về mặt hành động và mục tiêu. Hay nói cách khác, đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng thống nhất về mặt tổ chức, cùng nhau hành động thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để cùng đem về kết quả cụ thể nào đó. Từ sự phân tích trên tác giả khái quát như sau: “đội ngũ trí thức là tập hợp những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn sâu cho ngành lao động nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, ứng dụng tri thức khoa học vào phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội thành một lực lượng đông đảo thống nhất về mặt tổ chức, hành
  • 31. 26 động để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó là tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức và vai trò của trí thức: Theo V.I. Lênin, trí thức là một tầng lớp đặc biệt, không phải là một giai cấp, và không có một hệ tư tưởng độc lập. Tuy nhiên, tầng lớp này có một vị trí đặc biệt vì trí thức bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong một quốc gia dân tộc, trí thức là đại biểu cho đỉnh cao của tri thức, lao động của trí thức là lao động đặc thù. Trong tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi, V.I. Lênin viết: Tôi dùng chữ trí thức, giới trí thức, để dịch những danh từ Đức Literat, Literatentum là những danh từ có nghĩa bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc (tức là những người mà người Anh gọi là brain worker), khác với những đại biểu của lao động chân tay [190, tr.372]. Đánh giá cao vai trò của trí thức, những người sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin coi trí thức là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xã hội thông qua những cống hiến, sáng tạo và tài năng của họ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì tầng lớp trí thức càng có vai trò to lớn, đặc biệt là trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần, trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, trí thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí bởi “không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được…” [192, tr.217]. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trí thức cũng mang trong mình những nhược điểm và hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất của trí thức mà V.I.Lênin đã chỉ ra là tính hay dao động, thiển cận chính trị. Nó biểu hiện ở chỗ họ coi nhẹ thực trạng gay gắt của các mâu thuẫn giai cấp, không tìm thấy được lực lượng và động lực cách mạng, không kiên định trước thử thách của các cuộc cách mạng xã hội, thiếu tính kỷ luật và tổ chức. V.I. Lênin còn cho rằng, do điều kiện sống và môi trường hoạt động của trí thức “không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp
  • 32. 27 rộng rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức” [191, tr.18]. V.I. Lênin còn chỉ ra chủ nghĩa cá nhân là hạn chế lớn của trí thức: “so với giai cấp vô sản thì giới trí thức bao giờ cũng có nhiều tính chất cá nhân chủ nghĩa hơn” [191, tr.18], “sẽ không ai dám chối cãi rằng, nói chung, đặc điểm của những trí thức với tính cách là một tầng lớp đặc biệt trong những xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, chính là chủ nghĩa cá nhân và sự không thể thích ứng được với kỷ luật và tổ chức” [190, tr.300]. Từ sự phân tích trên, V.I. Lênin cho rằng, nếu trí thức “không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi” [189, tr.552]. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, trí thức nếu “không muốn làm tay chân TỰ NGUYỆN hay KHÔNG TỰ NGUYỆN cho giai cấp tư sản, đều phải đứng về phía giai cấp vô sản” [189, tr.379]. Do đó, nhiệm vụ của giai cấp vô sản là phải giúp đỡ trí thức thoát khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản, truyền cho họ sự nhiệt tình cách mạng của giai cấp tiên phong. V.I. Lênin còn chỉ rõ: trong thời kỳ xây dựng CNXH, cùng với việc tạo dựng tầng lớp trí thức mới XHCN, nhiệm vụ của giai cấp công nhân là phải tập trung và tiến hành cải tạo lực lượng trí thức của chế độ cũ. Bởi vì CNXH cần một lực lượng trí thức lớn hơn cả chủ nghĩa tư bản để không chỉ điều hành bộ máy nhà nước mà còn xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, trong bài viết Gửi Đại hội Quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa, Ph. Ăngghen khẳng định: Các cuộc cách mạng tư sản trước đây đòi hỏi các trường đại học chỉ đào tạo ra các trạng sư làm nguyên liệu tốt nhất để hình thành nên những nhà hoạt động chính trị của chúng; ngoài đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu xuông xáo oang oang [76, tr.613-614]. Như vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện học thuyết của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi trí thức là vốn quý của xã
  • 33. 28 hội, là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, là một bộ phận cấu thành của xã hội. Xã hội khó có thể phát triển nếu thiếu đi trí thức, và ngược lại, trí thức sẽ tự vô hiệu hóa nếu tách mình khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong sự phát triển của xã hội cần phải đấu tranh chống lại cả hai khuynh hướng hoặc coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa vai trò của trí thức. 2.1.2. Đặc điểm của trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trong nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, trí thức Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, mang trong mình ý thức dân tộc. Trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc rất sâu đậm, luôn luôn gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập của quốc gia, sự thống nhất của đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trí thức Việt Nam luôn trăn trở trước vận mệnh của dân tộc, của nhân dân; luôn gắn bó với nhân dân; góp phần xây dựng nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Trí thức Việt Nam có nguồn gốc xuất thân khác nhau, đủ mọi tầng lớp: quan chức, viên chức các cấp, trí thức bậc cao, trí thức bình dân, một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, tư sản nhưng đại bộ phận trong số họ đều bị đế quốc áp bức, bóc lột; phần lớn trí thức đều có một điểm chung ở tình cảm thiết tha với cội nguồn, với số phận dân tộc, với thực tại xã hội và nhất là với tương lai đất nước. Đứng trước thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX khi những trường học nào trong chương trình giảng dạy có tư tưởng dân tộc, dân chủ, tiến bộ chỉ tồn tại sau một thời gian đều bị thực dân Pháp bắt phải đóng cửa. Nhiều thầy giáo, nhà văn, nhà báo có tư tưởng tiến bộ bị thực dân Pháp bắt bớ. Giới trí thức chân chính - những con người yêu nước, trọng danh dự, có ý thức sâu sắc về thân phận của những người nô lệ, của người dân mất nước đều cảm thấy nghẹt thở dưới chế độ thực dân phong kiến. Chính vì vậy, phần lớn trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, ghét Tây, muốn giải phóng dân tộc. Những trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh v.v.. đã có sự lựa chọn và con đường đi riêng của mình để tìm đường giải phóng dân tộc. Trí thức ý thức sâu sắc
  • 34. 29 dân tộc chính là cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng lý trí, tình cảm, tinh thần và là môi trường để trí tuệ, tài năng của trí thức phát triển. Với tư duy nhạy bén về chính trị, trí thức Việt Nam nhận thức rõ tình cảnh mất chủ quyền của dân tộc và mất tự do của chính bản thân mình. Họ cảm thấy nô lệ, mất nước là quốc sỉ và mong muốn tìm lối thoát. Điều này lí giải vì sao trong suốt quá trình thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, phong trào yêu nước (kể cả những phong trào theo xu hướng phong kiến, dân chủ tư sản hay vô sản) những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều do các sĩ phu phong kiến yêu nước, trí thức khởi xướng và lãnh đạo. Thứ hai, trí thức gồm hai bộ phận trí thức Nho học (cựu học) và trí thức Tây học (tân học) cùng tồn tại song song. Sau khi bình định xong Việt Nam, Pháp đẩy mạnh công cuộc thực dân hóa bằng hai chương trình khai thác thuộc địa. Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp đã dẫn đến sự biến đổi toàn diện xã hội Việt Nam cả về cơ cấu, trình độ kinh tế và về xã hội. Trên lĩnh vực xã hội, bên cạnh các giai cấp, tầng lớp cũ, xuất hiện những giai tầng mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản và lực lượng trí thức Tây học (còn được gọi là tầng lớp trí thức tân học) song song tồn tại cùng tầng lớp trí thức Việt Nam truyền thống (còn được gọi là lớp cựu học). Trí thức Tây học ngày càng lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội như chính trị, văn hóa - xã hội. Trí thức Tây học là sản phẩm trực tiếp của hệ thống giáo dục phương Tây. Dưới thời cai trị của hai Toàn quyền Đông Dương là Paul Beau và Albert Saraut, hệ thống giáo dục của chính quyền thực dân từng bước thay thế cho nền giáo dục phong kiến nhất là sau kỳ thi Hương cuối cùng năm 1919 được tổ chức ở Trung Kỳ. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Saraut ban hành bộ Học chính tổng quy để cải cách nền giáo dục Đông Dương. Nền giáo dục Việt Nam mới đã khá hoàn chỉnh, gồm ba bậc học chính: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mục đích của Pháp khi tiến hành các hoạt động cải cách giáo dục là để đào tạo ra những nhân viên thừa hành và thợ lành nghề phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác của thực dân Pháp, nhưng chính những nội dung mới mẻ của nó đã góp phần đưa
  • 35. 30 những tri thức, tư tưởng mới vào xã hội Việt Nam, đồng thời, tạo ra một lực lượng trí thức Tây học. Lực lượng này phần lớn là học sinh, sinh viên được đào tạo chủ yếu ở trong các nhà trường Pháp - Việt. Những trí thức được đào tạo từ hệ thống giáo dục này, sau đã trở thành những nhà khoa học, nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà giáo, nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Tôn Thất Tùng, Hoàng Minh Giám, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Phan Chánh, Huỳnh Tấn Phát, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Thái Học, Tôn Quang Phiệt v.v.. Bên cạnh nguồn trí thức được đào tạo ở trong nước, còn có một số trí thức được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học của Pháp hoặc từ những trung tâm giáo dục có uy tín ở châu Âu. Phần lớn những trí thức này đi du học bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do nguồn học bổng tài trợ từ Pháp và từ kinh phí hỗ trợ của gia đình. Sau khi du học, đại bộ phận trở về nước tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực khác nhau để duy tân đất nước và giải phóng dân tộc. Đây chính là bộ phận trí thức Tây học có trình độ và bằng cấp cao nhất trong xã hội Việt Nam lúc đó. Có thể kể đến những trí thức tiêu biểu trong bộ phận này như Tiến sĩ luật Phan Văn Trường, Tiến sĩ triết học Nguyễn Mạnh Tường, Tiến sĩ luật Phan Anh, Tiến sĩ văn khoa Nguyễn Văn Huyên, Tiến sĩ văn chương và luật Trần Văn Chương, Tiến sĩ luật Vũ Văn Hiền, Thạc sĩ toán học Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ vật lí Ngụy Như Kon Tum, Cử nhân luật Nguyễn An Ninh, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ Hồ Đắc Di v.v.. Một bộ phận khác của trí thức Tây học được hình thành thông qua quá trình tự học hoặc du học tự phát, tự tổ chức, bí mật ở nước ngoài. Con đường này rất khó khăn và rất ít người đi theo con đường này. Bộ phận này có thể kể đến những trí thức tiêu biểu như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai v.v.. Khác với nhiều thanh niên trí thức thời ấy có điều kiện sang Pháp du học, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) chọn con đường xuất dương bằng nghề bồi bếp trên tàu, tự lao động kiếm sống, để được đi, mở mang tầm hiểu biết. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước (1911-1920), Nguyễn Ái Quốc đã trải qua gần ba mươi quốc gia của bốn châu lục, phải làm đến mười hai nghề lao động cực nhọc khác nhau để kiếm sống.
  • 36. 31 Nguyễn Ái Quốc luôn tự học tập, học hỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn quan sát, độc lập suy nghĩ để tìm lời giải đáp. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với thế hệ thanh niên trí thức du học ở phương Tây cùng thời. Về số lượng, tính đến giữa năm 1920, có khoảng 5.000 trí thức Tây học, đến cuối những năm 1930 tăng lên đến 10.000: “Đến giữa những năm 1920 có khoảng 5.000 trí thức Việt Nam mới, phần lớn họ đều rất trẻ, được học từ ba đến mười năm chính khóa tại trường. Cuối những năm 1930, con số này lên đến khoảng 10.000” [210, tr.33]. Trong số những trí thức Tây học này, số người có trình độ từ bậc tiểu học trở lên có khoảng “40 vạn người (12.000 giáo viên, 335.445 học sinh, 23.000 viên chức và hàng trăm sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề” [122, tr.251]. Trí thức Tây học tập trung ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị như: Sài Gòn, Hà Nội, Vinh, Nam Định, Đà Nẵng, Huế và ở các tỉnh lỵ, huyện lỵ. Thứ ba, trí thức là lực lượng đứng ra tiếp nhận và truyền bá các trào lưu tư tưởng mới, châm ngòi nổ cho các phong trào đấu tranh. Mặc dù tiếp thu nền giáo dục mới của phương Tây nhưng đa số trí thức Việt Nam tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc, đấu tranh chống văn hóa nô dịch, chỉ tiếp nhận những giá trị văn hóa bên ngoài phù hợp với văn hóa Việt Nam. Phần lớn trí thức Tây học có nền tảng học vấn Nho học, họ kết hợp được tinh hoa của cả hai nền văn hóa Đông - Tây. Chính họ đã tạo nên sự thay đổi lớn trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, tư tưởng, chính trị ở Việt Nam trong thời gian này. Trí thức Việt Nam rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước. Khi phong trào đấu tranh của quần chúng công, nông thức tỉnh, họ bước vào cuộc chiến đấu rất hăng hái và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhất là ở các đô thị. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi tư tưởng Duy Tân đi vào giai đoạn thoái trào, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần được truyền bá rộng rãi. Nhiều trí thức đã đứng ra tiếp nhận và tuyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã trở
  • 37. 32 thành ngọn cờ đầu trong việc truyền bá chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc gắn với tư tưởng tiến bộ của nhân loại như: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học v.v.. Một số người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này được bổ sung vào đội ngũ đảng cộng sản, trở thành lớp đảng viên lớp tiền bối như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh v.v.. Chính vì vậy, trí thức là một lực lượng cách mạng quan trọng của cách mạng Việt Nam, là lực lượng nhạy cảm với cách mạng, châm ngòi cho các phong trào dân chủ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 2.1.3. Hoạt động của trí thức Việt Nam trước khi thành lập Đảng Trước khi Đảng ra đời, trong thập kỷ hai mươi thế kỷ XX, trí thức Việt Nam mà chủ yếu là trí thức Tây học đã có những hoạt động quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin, tầng lớp trí thức Việt Nam với những hoạt động sôi nổi đã trở thành lực lượng tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hoạt động của trí thức trên lĩnh vực báo chí và tư tưởng Trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng văn hóa, tranh thủ những điều kiện thuận lợi trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa mà chính quyền thực dân nới rộng, các nhóm thanh niên trí thức đã hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí công khai, lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Nam Đồng thư xã, Giác quần thư xã (Hà Nội), Quan hải tùng thư (Huế), Cường học thư xã, Tân Việt thư xã (Sài Gòn). Trí thức còn xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ như Chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh, Người nhà quê (Le Nhaqué) do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ nhiệm, An Nam của Phan Văn Trường v.v.. Trí thức Việt Nam còn tiến hành cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng với sự thay đổi của điều kiện lịch sử, những trí thức hoạt động trên lĩnh vực báo chí và tư tưởng ngày càng bị phân hoá mạnh. Một bộ phận trí thức đi sâu vào khuynh hướng chính trị tư sản (những trí thức trong Nam Đồng thư xã), một bộ phận
  • 38. 33 chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là những trí thức trong tổ chức Phục Việt, Hưng Nam). Thông qua các hoạt động này, uy tín của trí thức trong quần chúng nhân dân được nâng lên, góp phần lôi cuốn, tập hợp nhân dân vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Hoạt động của trí thức trong các tổ chức chính trị sơ khai Cùng với các hoạt động trên lĩnh vực báo chí và tư tưởng, trí thức còn khởi xướng, châm ngòi nổ cho nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang lớn như: đấu tranh đòi thả chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1926), đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động này là các hội viên của Hội Phục Việt và Đảng Thanh niên. Tháng 1/1925, nhóm sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương gồm: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều, Nguyễn Quang Phùng, Trần Tiến Vĩ, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Văn Ngọc v.v.. thành lập tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn. Cũng trong năm 1925, Việt Nam nghĩa đoàn liên lạc với nhóm nhân sĩ ở Trung Kỳ như: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên), Trần Mộng Bạch đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt. Thành phần của Phục Việt chủ yếu là trí thức trẻ, nhà nho, giáo viên, sinh viên, học sinh và những người làm nghề tự do. Tháng 6/1925, thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu, giải về Hà Nội, giam tại nhà tù Hỏa Lò và khép Phan Bội Châu tội tử hình. Ngay lập tức một phong trào đấu tranh dâng lên cao. Trước sức ép của phong trào, nhà cầm quyền Pháp phải tuyên bố ân xá Phan Bội Châu, đưa về an trí ở Huế. Tháng 3/1926, Phan Châu Trinh qua đời, khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn đều tổ chức để tang nhà chí sĩ, nhất là trong học sinh, sinh viên “ở đâu có trường học, ở đó có phong trào truy điệu và để tang Phan Chu Trinh” [122, tr.260]. Đảng Thanh niên tích cực tham gia vào phong trào này tại Sài Gòn. Tờ Đông Pháp thời báo do Trần Huy Liệu làm Chủ bút đã đăng nhiều bài viết ca ngợi tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh và nhiều bài thơ, câu đối
  • 39. 34 của nhân dân gửi đến đám tang của Phan Châu Trinh đã gây ảnh hưởng lớn đến phong trào. Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu còn đứng ra tổ chức phong trào đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh, tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu. Mục đích của các hoạt động trên là để biểu dương lực lượng của quần chúng, chống lại âm mưu của chính quyền thực dân muốn cấu kết với tư sản và địa chủ phá hoại phong trào. Mặc dù, Đảng Thanh niên có những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động, nhưng nó có tác dụng thúc đẩy phong trào của quần chúng, là bước đệm chuẩn bị cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản sau này: “Chính cái lớp thanh niên lăn xả vào trường hoạt động trong những năm 1925 - 1928 ấy đã góp phần đẩy mạnh phong trào và thành lập những tổ chức cộng sản sau này” [104, tr.4]. Hoạt động của trí thức theo khuynh hướng tư sản Những năm 20 thế kỷ XX còn là thời điểm chứng kiến những hoạt động đầy sôi động của trí thức theo khuynh hướng tư sản. Tổ chức tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam trong thời gian này là Việt Nam Quốc dân Đảng. Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập vào ngày 25/12/1927. Trong thành phần lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng, gồm những trí thức trẻ yêu nước: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hoàng Văn Tùng, Hồ Văn Mịch, Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống v.v.. Vì vậy, bộ phận “trí thức tiểu tư sản, sinh viên, viên chức vừa là lực lượng nòng cốt vừa đóng vai trò lãnh đạo” [98, tr.157] của Việt Nam Quốc dân Đảng. Đáng chú ý là trong quá trình xây dựng và phát triển, Việt Nam Quốc dân Đảng đã hình thành liên minh giữa những trí thức Tân học trẻ Hà Nội mà đại biểu là Nguyễn Thái Học và thế hệ trí thức Nho học lớn tuổi, đứng đầu là Nguyễn Khắc Nhu1 . Về bộ máy tổ chức của Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng có bốn cấp. Địa bàn hoạt động Việt Nam Quốc dân Đảng chủ yếu ở Bắc Kỳ. Tại miền Trung, cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển yếu. Tại Nam Kỳ, Việt Nam Quốc dân Đảng đã xây dựng được cơ sở tại Gia Định, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Chợ Lớn, Vũng Tàu và Thành phố Sài Gòn. Cường học thư xã do Trần Huy Liệu đứng đầu là đầu mối của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Nam Kỳ. 1 còn gọi là xứ Nhu vì ông đỗ đầu xứ trong cuộc thi sát hạch thi Hương.
  • 40. 35 Là một tổ chức yêu nước của trí thức, tiểu tư sản nhưng cương lĩnh, mục đích, điều lệ của Việt Nam Quốc dân Đảng lại không vững chắc, hay thay đổi. Tại hội nghị thành lập Đảng ngày 25/12/1927, theo hai yếu nhân của Đảng là Trần Huy Liệu và Phạm Tuấn Tài thì tôn chỉ mục đích đầu tiên được thông qua là: “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm thế giới cách mạng” [102, tr.18]. Các khái niệm “chính cương”, “đảng cương” hay “chủ nghĩa” cũng chưa hề được nhắc đến trong bản dự thảo Chương trình, Điều lệ. Về mục đích: Đảng nêu rõ phải đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, lập nước Việt Nam dân quốc cộng hoà, trong đó, nhân dân được hưởng các quyền tự do ngôn luận, đi lại, hội họp, tự do tín ngưỡng. Về thực chất, Việt Nam Quốc dân Đảng muốn thực hiện đường lối dùng bạo lực đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ cộng hoà; sau đó, giúp đỡ các nước thuộc địa vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị của trí thức đứng trên lập trường tư sản để đấu tranh giải phóng dân tộc. Tổ chức này có đóng góp nhất định cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước năm 1930. Do những hạn chế nhất định nên Việt Nam Quốc dân Đảng không thể thu hút lực lượng của toàn dân tộc vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam sau này. Đó là bài học về con đường bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang. Bài học về xây dựng đảng chính trị. Bài học về xây dựng lực lượng cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc v.v.. Hoạt động của trí thức theo khuynh hướng cách mạng vô sản Cùng với khuynh hướng đấu tranh của trí thức theo khuynh hướng dân chủ tư sản thì nửa sau những năm hai mươi thế kỷ XX, khuynh hướng vô sản ngày càng bén rễ và phát triển trong phong trào cách mạng. Trải qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, nghiên cứu, sàng lọc; sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một thanh niên yêu nước đấu tranh cho độc lập tự do, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, một chiến sĩ quốc tế vô sản.
  • 41. 36 Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản. Từ đây, con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã đi cũng chính là con đường mà Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi theo: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Thực hiện bước ngoặt đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lí của thời đại và “gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin” [31, tr.8], truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị từng bước về tư tưởng - chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cộng sản ở Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động ở Pháp và Liên Xô, tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Nguyễn Ái Quốc gặp Phan Bội Châu, được Phan Bội Châu giới thiệu những thanh niên ưu tú trong tổ chức Tâm Tâm xã. Qua tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn được một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, lập ra nhóm Cộng sản đoàn vào tháng 2/1925. Từ tổ chức này, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Về thành phần, khi mới thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm “90% là trí thức, chỉ có 10% là công nông”, về sau, tuy “các thành phần công, nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới 40%” [8, tr.279]. Con số này cho thấy lực lượng thanh niên trí thức chiếm số lượng chủ yếu trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chưa phải là một chính đảng cộng sản, nhưng đường lối chính trị, chương trình hành động và điều lệ của Hội đã thể hiện rõ quan điểm lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày, đào tạo được 75 hội viên [60, tr.135]. Nội dung chương trình học bao gồm cả kiến thức lý luận và thực tiễn cách mạng. Kết thúc khóa học, một số hội viên tiến tiến được cử đi học lý luận tại Trường Đại học