SlideShare a Scribd company logo
1 of 201
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
	
VŨ THÁI DŨNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
	
VŨ THÁI DŨNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Vũ Thái Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án .......................................... 8
1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập
và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết.............................. 28
Chương 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 .......................................... 30
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt
Bắc trong những năm đầu kháng chiến........................................................... 30
2.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc được thành lập, lãnh đạo thực hiện công tác
dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952................................................... 56
Chương 3: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 7-1952 ĐẾN THÁNG 7-1954........ 86
3.1. Những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trước yêu
cầu mới của cuộc kháng chiến chống Pháp..................................................... 86
3.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trong
giai đoạn mới (7-1952 - 7-1954)...................................................................... 93
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM......................................... 122
4.1. Một số nhận xét............................................................................................... 122
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu........................................................................... 131
KẾT LUẬN........................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 149
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có
ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức
chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức
mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân
lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng
quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng.
Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là
quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để hình thành tư
tưởng về dân vận của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cách mạng là sự nghiệp của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có trách nhiệm
đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Ngay
trong cuốn Đường cách mệnh (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [173, tr. 262]. Đó là tư
tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản đảm bảo thành công của mọi cuộc
cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân dân
trong lực lượng của cách mạng. Muốn vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thực
hiện tốt công tác dân vận, Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận
kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [169].
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nên
đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc lại một lần nữa
vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi
đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung
2
ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở
thành vùng hậu phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt
Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [176, tr. 239].
Việc lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt,
đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, đồng thời
làm rõ hơn vai trò to lớn của Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc trong việc vận động
đồng bào các dân tộc trên địa bàn Liên khu đóng góp sức người, sức của cho sự
nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Việc vận động các tầng
lớp nhân dân các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân
trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là thành công lớn của Trung ương
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, căn
cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng cho cuộc kháng
chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Tại Liên khu Việt Bắc, chính quyền nhân
dân các cấp được chăm lo củng cố và kiện toàn; khối đoàn kết toàn dân được tăng
cường; quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Liên khu được quy tụ trong
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt với các đoàn thể (nông hội, hội phụ nữ, hội
thanh niên…). Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động
nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng
chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác
chuẩn bị nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu
não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động trong công
tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, quân và dân Việt Nam đã đánh bại âm
mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến;
làm thất bại hoàn toàn chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch.
Nhìn lại những chủ trương, đường lối trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác dân vận của Đảng suốt những năm tháng đầy khó khăn, thử
thách với cách mạng Việt Nam là một việc làm rất cần thiết, nhất là sau khi vừa
3
giành được chính quyền cách mạng, cả dân tộc phải đương đầu với kẻ thù lớn
mạnh. Nghiên cứu nội dung này không chỉ khẳng định sự đúng đắn về đường lối
kháng chiến của Đảng, làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp mà toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm giành thắng lợi, đúc kết
những kinh nghiệm lịch sử có giá trị quan trọng cho công tác dân vận của Đảng
trước những vận hội và thách thức trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời góp phần tôn
vinh công lao đóng góp của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
Việt Bắc luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân
tộc để có được thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ
Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của Trung ương
Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến; góp phần quan
trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình hoạch định
chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng
thuận của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài:
Văn kiện của Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, các công
trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Hệ thống hoá, khái quát hóa những tư liệu đó theo trình tự thời
gian gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Từ đó, làm rõ những chủ trương, biện pháp, những quyết sách về
công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954 của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
4
- Phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở
Liên khu Việt Bắc.
- Từ các văn kiện của các Liên Khu ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy (trong phạm vi
nghiên cứu của luận án), làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ
thể hóa, tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối
với các giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và
sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân vận ở Việt Bắc (từ
tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những thành công, ưu điểm, hạn chế trong
công tác dân vận của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, luận án đúc kết một số kinh
nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện chủ
trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời kỳ mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá trình tổ
chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn từ tháng 10-1949
đến tháng 7-1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 10-1949
(Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược).
- Nội dung: Trên địa bàn Việt Bắc, công tác dân vận của Đảng có sự tham
gia của Trung ương Đảng, các cơ quan Trung ương Đảng đóng trên địa bàn, của các
cấp bộ Đảng từ Khu, Liên khu đến cơ sở, Đảng bộ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa
bàn. Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách về công tác dân
vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực
hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ
tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).
5
- Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các khu, liên khu và các
tỉnh (gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu
Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình) trên địa bàn Việt Bắc.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ yếu
là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp
phân tích, thống kê, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm.
- Luận án sử dụng các phương pháp phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị
quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực
tiễn để phân tích, đánh giá làm rõ quá trình Đảng bộ các Tỉnh uỷ, Khu uỷ, Liên khu uỷ
ở Việt Bắc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Khảo sát thực tế tại một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng các dân tộc
Việt Bắc, bảo tàng chiến tranh... thuộc địa bàn Liên khu Việt Bắc trước đây. Nghiên
cứu sinh trực tiếp đến một số tỉnh: tỉnh Cao Bằng, huyện Na Rì và huyện Chợ Đồn
(Bắc Kạn), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), ATK Định Hoá và huyện Đại Từ (Thái
Nguyên), huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tỉnh Lào Cai,
tỉnh Bắc Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ)...
- Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình thực hiện luận án,
nghiên cứu sinh trực tiếp trao đổi và phỏng vấn một số nhân chứng là cựu chiến
binh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc
Ninh) và nhiều chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, về công tác dân vận (tại Ban Dân vận Trung ương, Viện Lịch Đảng,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam...).
6
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau:
- Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, của
các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt nam, về ý nghĩa của kháng chiến
chống Pháp với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới;
- Luận án khai thác trực tiếp các tài liệu gốc tại Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phòng Tư liệu Viện Lịch sử
Đảng, Thư viện quốc gia Việt Nam.
- Các tư liệu, tài liệu, sách đã xuất bản của các địa phương ở khu vực miền
núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, của một số nhân chứng lịch sử, một
số chuyên gia nghiên cứu về kháng chiến chống Pháp....
- Luận án cũng tham khảo những bài nghiên cứu, những hồi ký có liên quan
đến việc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng đã được công bố trong các
cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học, hồi ký của các đồng
chí lão thành cách mạng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình Đảng bộ Liên khu
Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Đánh giá khách quan, khoa học những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và
đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận
hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn
của các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, đề xuất đối với Đảng và
Chính phủ về chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
7
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một mức
độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với công tác
dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án kết cấu gồm
4 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Liên quan đến đề tài của luận án đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
tới, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng
Đề cập tới những vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận nói chung
trong các thời kì lịch sử, tiêu biểu là các công trình:
Cuốn sách Về công tác quần chúng [166] của tác giả Nguyễn Văn Linh,
trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của công tác vận động quần chúng trong
sự nghiệp cách mạng Việt Nam: “Công tác vận động quần chúng trong mỗi giai
đoạn cách mạng đều có ý nghĩa quyết định” [166, tr. 30]. Theo tác giả, việc vận
động, tuyên truyền và giáo dục quần chúng hiểu về vai trò làm chủ thực sự của
mình là vấn đề quan trọng của công tác dân vận trong cách mạng Việt Nam, xây
dựng và củng cố khối đại đoàn kết, nhằm đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù
địch chia rẽ Đảng và quần chúng. Nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng trong công tác vận
động quần chúng phải xác định “lấy dân làm gốc”, phải trở thành nền nếp của xã
hội, tất cả phải do nhân dân, vì nhân dân mới có thể thực hiện thắng lợi được mọi
nhiệm vụ. Cán bộ các ngành, các cấp phải coi trọng công tác vận động quần chúng,
xem công tác này là yếu tố sống còn trong mọi hoạt động cách mạng. Chỉ có như
vậy mới góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng, gây dựng lòng tin cho quần
chúng nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân đến mọi thành công.
Bài viết Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
[183] của tác giả Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Nếu Đảng lãnh đạo tốt hơn, Nhà nước
quản lý tốt hơn, công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các đoàn thể tốt hơn
thì những thành tựu cách mạng còn lớn hơn nữa. Đổi mới công tác quần chúng, phải
đổi mới công tác Mặt trận, công tác công đoàn, công tác thanh niên, công tác phụ nữ,
9
công tác đối với trí thức, với công thương, với cựu chiến binh, với các tôn giáo, các
dân tộc...
Trong công trình Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc
thống nhất [31] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh nội dung và quá trình
thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường
Mặt trận dân tộc thống nhất”; vấn đề đoàn kết dân tộc đặt ra trong tình hình,
nhiệm vụ mới; tầm cao và chiều sâu mới của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong
thời kỳ mới.
Cuốn Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [30] của Ban Dân vận
Trung ương đã nhấn mạnh tư tưởng về dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư
tưởng của Người thể hiện rất rõ trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày
15-10-1949:
Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để
sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành
những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã
giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân
vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công [176, tr. 698-700].
Trong cuốn sách Chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh [194] của tác giả
Phùng Hữu Phú đã nhấn mạnh những cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại
đoàn kết Hồ Chí Minh. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng
giải phóng dân tộc. Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh. Kế thừa, phát triển chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn sách Đổi
mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới [61]
của Tổng Cục Chính trị nghiên cứu công tác dân vận dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng và vận động quần
chúng; cuốn sách cũng xác định rõ vị trí, vai trò và nội dung công tác dân vận, đặc
10
biệt là đối với Quân đội nhân dân. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải
pháp tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng nói chung và của Quân đội Nhân
dân Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu
xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [97] của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần với 10 chương, trình bày
một cách khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ những đóng góp mới về quá
trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách, giới thiệu một
cách có hệ thống những luận điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường
lối và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực
lượng cách mạng, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức,
văn hóa Hồ Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh.
Tác giả Dương Xuân Ngọc có bài viết về Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo
tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh [187]. Theo tác giả, công
tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cho tới thời kỳ
đổi mới, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là điều kiện quan trọng
đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Bài viết 75 năm công tác dân vận của Đảng [192], tác giả Tòng Thị Phóng chỉ
rõ quá trình từ thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Đảng đã rút ra được những bài học lớn, trong đó có hai bài học
liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với công tác dân vận của Đảng. Sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên
thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân
dân. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn
dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài
học lớn của cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết.
11
Bài viết Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng [167] của
đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh một số điểm: Các đoàn thể phải nhanh
chóng đổi mới phương thức hoạt động, giảm bớt những cuộc họp để ra nghị quyết,
chỉ thị, thông báo, hay để phổ biến nghị quyết của cấp trên; Trái lại, phải biết tổ
chức những cuộc họp để cùng nhau bàn bạc giải quyết những vấn đề bức bách do
đoàn viên, hội viên, quần chúng tại chỗ đặt ra. Cán bộ đoàn thể phải đi sâu vào
lĩnh vực kinh tế, phải có ít nhiều kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý công
nghiệp, nông nghiệp; phải hiểu chính sách, luật pháp để chính mình thực hiện và
tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, hội viên và quần chúng thực hiện.
Bài viết Xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân: Nhân tố
quyết định sự vững mạnh của Đảng, làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam
[197] của đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
trong suốt 80 năm qua, ở tất cả các giai đoạn cách mạng, Đảng đều gắn bó mật
thiết, máu thịt với nhân dân. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong
80 năm qua rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở một số nội dung, phương thức sau
đây: Thứ nhất, mọi hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích phục vụ Tổ quốc,
phụng sự nhân dân; Thứ hai, sau khi giành được chính quyền, Đảng chăm lo xây
dựng chính quyền thực sự "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; xây dựng
mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân thông qua mối quan hệ giữa chính quyền với
nhân dân; Thứ ba, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở
mối quan hệ giữa Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; Thứ tư, mối liên hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở sự liên hệ giữa cán bộ, đảng viên với
quần chúng nhân dân.
Trong bài viết Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của
Đảng sau 25 năm đổi mới [107], tác giả Hà Thị Khiết khẳng định: Những chủ
trương, chính sách về công tác dân vận, đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khối liên
minh công - nông - trí thức - doanh nhân - thanh niên - phụ nữ… ngày càng hoàn
thiện. Phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác dân vận của Đảng sau
25 năm đổi mới, tác giả chỉ rõ: thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối
12
đại đoàn kết toàn dân tộc, để công tác dân vận ngày càng được triển khai sâu rộng
trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực và trong quần chúng nhân dân; đồng thời,
huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện
thành công các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của Đảng trong thời kỳ
đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Để tăng cường công tác lãnh đạo quần chúng của Đảng, đồng chí Đinh Thế
Huynh có bài viết Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần chúng - Thực tiễn
và một số kinh nghiệm [106]. Để lãnh đạo nhân dân đạt được mục tiêu đó, Đảng
Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công
tác quần chúng, giữ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Đảng cần tăng
cường đổi mới phương thức lãnh đạo và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính
sách đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các giai tầng trong xã hội.
Nhằm Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần
chúng trong tình hình mới [108], tác giả Hà Thị Khiết nhấn mạnh: Công tác vận
động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong
mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn
chế của công tác dân vận, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
vận động quần chúng, tác giả đưa ra những giải pháp có tính cấp thiết và phù hợp
với công tác dân vận trong tình hình đất nước có nhiều sự thay đổi ngày một cơ
bản và toàn diện.
Cuốn sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công
tác dân vận [85] đã cung cấp thêm tư liệu về những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
thực hiện công tác dân vận với hơn 30 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà khoa học. Nội dung cuốn sách đã đưa
ra những phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và
những kinh nghiệm của công tác dân vận trong từng thời kỳ cách mạng. Từ đó,
phải nhận thức sâu sắc rằng: Dân vận là công việc rất quan trọng, phải làm thường
xuyên, làm hằng ngày, hằng giờ, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, không phô
trương hình thức, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc trong công
13
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân vận được xác định là nhiệm vụ
chiến lược của Đảng, là một trong những công tác cơ bản, có tính chiến lược, gắn
liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những
truyền thống tốt đẹp và nguồn gốc sức mạnh của Đảng là mối quan hệ gắn bó máu
thịt giữa Đảng với nhân dân.
Các công trình nêu trên đã đề cập đến tầm quan trọng của công tác dân vận,
cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng trong các thời kỳ lịch sử, đặc
biệt là đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc nói chung.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954) và công tác dân vận trong thời kỳ này
Những công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954):
Công trình của Ban Nghiên cứu Lịch sử quân sự - Tổng cục Chính trị - Bộ
Quốc phòng về Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 [46] đã trình bày quá
trình hình thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Bên cạnh việc nêu các quan
điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình thành lập các đơn vị vũ
trang, công trình còn đề cập đến các hoạt động đấu tranh vũ trang trong cuộc kháng
chiến chống Pháp tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó, Quân đội nhân dân
Việt Nam là lực lượng đóng vai trò quyết định.
Cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sơ thảo), tập 1 [45] của Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã trình bày quá trình truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930).
Cao trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. Quá trình khôi phục và
phát triển phong trào cách mạng (1932-1935); Cuộc vận động dân chủ (1936-1939);
Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền (1939-1945); Đảng lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật quân sự là một yếu tố
quan trọng góp phần vào những thắng lợi của cách mạng, nhấn mạnh vấn đề này,
14
đồng chí Lê Trọng Tấn đã viết cuốn Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - Một bước
phát triển sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam [199]. Công trình đã trình bày
diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt tác giả đã phân
tích, luận giải một số vấn đề về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, các
đặc điểm nổi bật trong quá trình chỉ đạo chiến lược và chiến dịch của Đảng thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử
Đảng đã biên soạn cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng
lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [104]. Cuốn sách phản ánh thời
kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng từ tháng 9-1945, thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tháng 7-1954, ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những sự kiện được
trình bày trong cuốn sách khắc họa lại những nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử
này. Đó là quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới dưới chính thể Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”; quá trình
Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc và chủ động phát
động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
xâm lược và đó cũng là quá trình Đảng có sự lớn mạnh vượt bậc về chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Trong bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh sâu sắc và toàn diện cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc thắng lợi bằng chiến
thắng Điện Biên Phủ. Thắng lợi đó là một trong những thành tựu lớn của Đảng,
nhân dân Việt Nam và là đề tài lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia,
nhà sử học và nhà quân sự trong và ngoài nước. Bộ sách gồm 7 tập (hiện nay đã
xuất bản 5 tập):
Tập I - Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến [231]: trình bày các sự kiện lịch sử từ
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến (19-
12-1946), gồm Chương I: Trước cuộc kháng chiến; Chương II: Kháng chiến ở miền
15
Nam, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến; Chương III: Thực hiện hòa hoãn,
chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh lan rộng.
Tập II - Toàn quốc kháng chiến [232]: viết về giai đoạn lịch sử từ ngày Toàn
quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 kết thúc thắng lợi,
gồm Chương IV: Cuộc chiến đấu tại đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu Kháng chiến
toàn quốc; Chương V: Chuyển đất nước vào thời chiến; Chương VI: Tiếp tục triển
khai thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”; Chương
VII: Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
Tập III - Triển khai kháng chiến toàn diện [233]: trình bày giai đoạn lịch sử
từ đầu năm 1948 đến cuối năm 1949, gồm Chương VIII: Phát triển chiến tranh du
kích; Chương IX: Xây dựng, củng cố hậu phương kháng chiến; Chương X: Đoàn
kết chiến đấu với cách mạng Lào, Campuchia và Trung Quốc, tăng cường hoạt
động đối ngoại; Chương XI: Tiến lên vận động chiến.
Tập IV - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến [234]: phản ánh cuộc kháng chiến
của dân tộc trong thời gian năm 1950, gồm Chương XII: Tăng cường hoạt động đối
ngoại, đoàn kết quốc tế, đấu tranh chính trị; Chương XIII: Xây dựng, phát triển lực
lượng kháng chiến; Chương XIV: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự, từng bước giành
thế chủ động chiến lược; Chương XV: Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 - bước
ngoặt của cuộc kháng chiến.
Tập V - Phát triển thế tiến công chiến lược [235]: phản ánh cuộc kháng chiến
của nhân dân từ sau Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 đến giữa năm 1953, gồm
Chương XVI: Khuếch trương chiến thắng Biên giới, tiến công địch ở Trung du,
đồng bằng Bắc bộ; Chương XVII: Xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương kháng
chiến; Chương XVIII: Đẩy mạnh đấu tranh ở vùng địch chiếm đóng, giữ thế chủ
động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ; Chương XIX: Chủ động tiến công
lên Tây Bắc, sang Thượng Lào, tạo thế và lực mới.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học biên soạn được kết cấu theo các
thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ
sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến
Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và
16
Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Bộ
sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, trong đó tập 10 và tập 11 nghiên cứu toàn diện
và sâu sắc về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Nội dung cụ thể
như sau:
Tập 10 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 [236] do Nguyễn
Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách
tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm
1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký
Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (9-1945 - 3-1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ
(12-1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh
sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu
phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng
chiến (1948-1950).
Tập 11 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến 1954 [237] do Nguyễn Văn
Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương
đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ đầu năm 1951 đến 7-1954 với các nội
dung: Chương 1 - Âm mưu mới của đế quốc Pháp, Mỹ trong cuộc chiến tranh
Đông Dương; Chương 2 - Tiếp tục xây dựng, phát triển hậu phương kháng chiến
(1951-1952); Chương 3 - Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh
đấu tranh quân sự, giữ vững thế chủ động tiến công địch trên chiến trường (1951-
1952); Chương 4 - Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện giảm tô,
giảm tức và cải cách ruộng đất (1953-1954); Chương 5 - Cuộc tiến công chiến
lược Đông - Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ; Chương 6 - Hội nghị
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết
thúc thắng lợi.
Trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ [94] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
nói về quyết định lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng bao giờ cũng
cho rằng, cơ sở hình thành của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với
sự chỉ đạo tài tình của Người với chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ
tiến trình cuộc kháng chiến. Nhưng dù khiêm nhường thế nào đi chăng nữa, với vị
17
trí, vai trò và dấu ấn sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, Đại tướng đã quy tụ đầy đủ sáu điểm về phẩm chất và tư cách người làm
Tướng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Trí - Tín - Dũng - Nhân - Liêm - Trung.
Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Xuân về Đảng bộ Liên khu
IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-
1954) [240] tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định:
Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết định thắng
lợi trong chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
xuất phát từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ địa thời kỳ đấu tranh giành
chính quyền, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng đã chủ động xây dựng căn cứ
địa, hậu phương của kháng chiến, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế
kháng chiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Để tổng kết thắng lợi và đúc kết những bài học kinh nghiệm của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc
Bộ Chính trị đã xuất bản công trình Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp - Thắng lợi và bài học [20]. Cuốn sách là công trình được nghiên cứu công
phu, có những bước phát triển mới theo tư duy chính trị - quân sự không ngừng
được hoàn thiện và đổi mới của Đảng. Công trình góp phần quan trọng vào việc
tổng kết 30 năm Đảng lãnh đạo chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân; rút
ra bài học kinh nghiệm lớn - là những di sản quý báu mới của dân tộc Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu trên đưa ra bức tranh tổng thể lịch sử cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, cung cấp cho luận án bối cảnh lịch sử và những vấn đề,
yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng
thời, qua các công trình nghiên cứu này có thể thấy công tác dân vận là một nội
dung quan trọng của cuộc kháng chiến.
18
Đề cập sát hơn đến công tác dân vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
có thể kể đến các công trình cơ bản:
Cuốn Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
trong đó tái hiện lại những hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm
tháng của thời kì đầu mới giành được chính quyền, thời kỳ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã kêu gọi, vận động đoàn kết toàn dân tộc khi vận mệnh của Tổ quốc như ngàn cân
treo sợi tóc. Cuốn sách là những tình cảm thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến
những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam.
Luận án tiến sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây
dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-
1954) [69] của tác giả Đào Trọng Cảng tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định: Hậu phương là một trong những
nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Hậu phương là nơi xây
dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, là nơi
đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, là nơi cung cấp sức người,
sức của cho chiến tranh và cũng là nơi để rút lui củng cố lực lượng, tiếp tục những
cuộc chiến đấu mới về sau. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc đã chứng tỏ rằng vấn đề xây dựng hậu phương rất được coi trọng, là một trong
những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của sự nghiệp cứu nước và giữ
nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng hậu phương - nhân
tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng.
Trong cuốn Những chặng đường lịch sử [95] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã nhấn mạnh hai thời kỳ đấu tranh cách mạng có quan hệ đến sự tồn vong của dân
tộc - chuẩn bị giành chính quyền và năm đầu tiên sau Cách mạng Thánh Tám 1945
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt
của Đảng ở thời điểm lịch sử trọng đại đầy khó khăn thử thách ấy, tác giả đã tái
hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác vận động toàn dân
đoàn kết vượt qua những giai đoạn cách mạng "ngàn cân treo sợi tóc".
19
Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự của tác giả Nguyễn Mạnh Hà về
Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và
nguyên nhân thất bại của chúng [99] tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã trình
bày một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu trong chính sách chính trị, quân
sự của Pháp, chỉ ra các căn nguyên thất bại của chúng và khẳng định tính nhất quán,
xuyên suốt trong chính sách xâm lược của Pháp là bằng mọi cách áp đặt trở lại và
duy trì sự thống trị thực dân, chứng minh nguyên nhân sâu xa và trực tiếp làm bùng
nổ cuộc chiến tranh là do chính sách thực dân xâm lược đã lỗi thời, phản động của
Pháp, đồng thời khẳng định nguyên nhân khiến chính sách chính trị, quân sự của
Pháp thất bại là do chiến tranh xâm lược phi nghĩa và một nguyên nhân quyết định
là gặp phải một đối thủ kiên cường là dân tộc Việt Nam quyết tâm hy sinh chiến
đấu vì độc lập, tự do.
Hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam là nhân tố thường xuyên
quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, nhận thức được
tầm quan trọng của hậu phương, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng
đã biên soạn và xuất bản cuốn Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-
1975) [64]. Công trình đã đánh giá về vai trò của căn cứ địa - hậu phương qua hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thông qua đó, công trình đã
góp phần cung cấp những luận giải quan trọng nhằm đánh giá đúng vai trò của các
căn cứ cách mạng trên địa bàn Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã biên soạn và
xuất bản cuốn sách Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài
học [19]. Đây là công trình tổng kết toàn diện sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến
tranh cách mạng, nội dung được trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch
sử, những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách
mạng Việt Nam, đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đảng đã phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc,
xây dựng, củng cố, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân Việt Nam - những người
làm chủ đất nước, tạo nên sức mạnh, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng
20
cách mạng và của cả loài người tiến bộ, phân hóa, cô lập triệt để kẻ thù, thực hiện
thắng lợi chiến lược "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công". Bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc chiến tranh cách
đây 70 năm có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và có giá trị lâu dài đối với sự nghiệp lãnh
đạo của Đảng và đối với kế sách dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Tiến hành chiến tranh và xây dựng hòa bình có quy luật
riêng, nhưng đều có quy luật chung của đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đều lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động.
Luận án tiến sĩ lịch sử Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) [102] của tác
giả Khuất Thị Hoa, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên
cứu một cách có hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chiến lược đại đoàn kết được thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong quá trình lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện chiến lược chiến lược
đại đoàn kết thời kỳ kháng chiến và việc hoạch định đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước trên cơ sở chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, từ đó đúc kết
những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới ngày nay.
Viện khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản cuốn sách 60 năm toàn quốc
kháng chiến - Ký ức lịch sử và bài học kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc [229],
cuốn sách góp phần làm sáng tỏ thêm về sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của
Trung ương Ðảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nền hòa bình không còn
có thể cứu vãn, phải chủ động mở ra cuộc kháng chiến toàn quốc. Mặt khác, công
trình đã tái hiện bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, diễn biến của quá trình toàn dân đứng
lên tham gia kháng chiến và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử như: “vừa đánh, vừa
đàm, vừa huy động sức mạnh toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước”,...
Những công trình trên đề cập một cách toàn diện về cuộc kháng chiến chống
thực Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, trong đó, khi phân tích về nguyên nhân
21
thắng lợi của cuộc kháng chiến cũng đã phác họa một số nét cơ bản liên quan đến
công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ này. Các công trình cũng phản ánh sâu sắc,
cụ thể, toàn diện, công tác dân vận của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân Việt Nam.
Các công trình của tác giả nước ngoài với nhiều góc độ khác nhau, trên
những quan điểm khác nhau về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt
Nam như:
Tác phẩm Đông Dương hấp hối [184] của tướng Nava.H, đây là cuốn hồi ký
của vị Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương - Henri Navarre. Trở về Paris
sau khi thất trận ở Điện Biên Phủ, năm 1956, ông đã viết cuốn hồi ký này với mục
đích “đơn giản chỉ vì quan tâm đến sự thật”. Đây là hồi ký của một danh tướng bại
trận, được viết theo cách nhìn của cá nhân tác giả, chắc chắn sẽ mang tính chủ quan
và không tránh khỏi độ thiếu chính xác. Henri Navarre đã phải thừa nhận sự lãnh
đạo tài tình và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng sức mạnh ngàn năm của dân tộc Việt Nam.
Tác giả Pátti.L.A viết cuốn Tại sao Việt Nam? [190] (dày gần 1.000 trang).
Trong đó, tác giả Pátti.L.A - một sĩ quan tình báo Mỹ, người đã có mặt can dự vào
những biến động của lịch sử Việt Nam ở thời điểm bước ngoặt quyết định của Cách
mạng Việt Nam đã không đi thẳng vào những vấn đề còn đang nóng bỏng tính thời
sự của thập kỷ 70 để giải đáp câu hỏi "Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam?" mà lại đi
ngược thời gian lên thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi "Tại sao nước Mỹ đã từng sát
cánh với những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận
tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít?". Là một nhân chứng lịch sử, tác giả đã gợi
lại ký ức của một thời mà những người cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh - Người đã trân trọng đưa những tư tưởng của bản Tuyên ngôn Độc
lập của Georges Washington lên trang mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập của dân
tộc Việt Nam. Câu trả lời cũng là cách vạch ra những sai lầm của giới cầm quyền
Mỹ sau cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh
lạnh, tự biến mình là sen đầm quốc tế, từ bỏ những giá trị tiến bộ của chính bản
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 để dấn thân vào sự thù địch với phong
22
trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, cũng là chuốc lấy
những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam.
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu, bài viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân Việt Nam như: J. Laniel với tác phẩm Thảm họa Đông Dương từ Điện
Biên Phủ đến cuộc đánh đổ ở Giơ-ve-vơ [130]; Thư gửi các chiến binh ở Đông
Dương [186] của Nava.H; Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)
[98] của Y.Gơ-ra; Thời điểm của những sự thật [185] của Nava.H; Nước Đại Nam
đối diện với Pháp và Trung Hoa [220] của Tsuboi.Y; Roy.J viết tác phẩm Trận
Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp [195]; Câu chuyện về một nền hòa bình
bị bỏ lỡ [196] của J.Sainteny…
Các công trình trên với nhãn quan chính trị hoặc là của các chính khách,
hoặc là của các nhà khoa học, hoặc là nhân chứng lịch sử về phía đối phương cũng
có đề cập gián tiếp về quá trình tập hợp, tổ chức vận động nhân dân trong cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện này.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận ở Việt
Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
Công trình Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-
2010) [27] của Ban Dân vận Trung ương. Bằng lịch sử phong phú, sinh động của
công tác dân vận từ thời kỳ Đảng còn hoạt động bí mật, bất hợp pháp đến lúc trở
thành Đảng cầm quyền, trong chiến tranh và trong hoà bình, từ cuộc vận động giải
phóng dân tộc cho đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ; công tác dân vận
của Đảng luôn bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ cán
bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí
của công tác dân vận. Việc vận động đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc trong thời kỳ
chống Pháp được khắc hoạ đậm nét trong cuốn sách. Các tác giả nhấn mạnh việc
xây dựng hậu phương, căn cứ địa Việt Bắc trở thành trung tâm kháng chiến dựa trên
cơ sở sự đoàn kết, đồng lòng của các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc dưới sự chỉ đạo
của Khu uỷ Liên khu. Các tác giả cũng chỉ rõ: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Đảng luôn xác định công tác dân vận là một bộ phận cấu thành
quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng; là nhiệm vụ chiến lược, phải
23
được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi
tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hơn 80 năm qua,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao gian nan, thử thách,
tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong Cách mạng Tháng Tám 1945, tiếp đó là
đấu tranh bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng, trường kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc,
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa
lịch sử, một lần nữa cho thấy sự phát triển và trưởng thành của Đảng ta. Những kết
quả ấy không chỉ làm cho toàn Đảng, toàn dân vững tin đi tiếp chặng đường đã lựa
chọn mà còn khẳng định sự phát triển mới của Đảng trong việc khơi dậy và phát
huy tiềm năng, sức sáng tạo to lớn của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng trong thời kỳ mới. Đồng thời chứng minh hùng hồn sức mạnh của mối quan
hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Dân, là sức mạnh trường tồn của sự nghiệp bảo
vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu I đã biên soạn và xuất bản cuốn Tổng kết chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945-1954) tập I [58]. Công trình đã tổng kết những đặc điểm của
chiến tranh cách mạng tại chiến trường Việt Bắc. Diễn biến lớn về chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chiến lược qua các thời kỳ: xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị và tiến
hành kháng chiến cùng chủ lực của bộ đội, đánh bại cuộc tiến công của Pháp lên
Việt Bắc; Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang Việt Bắc, phát triển chiến tranh
du kích kết hợp với tác chiến tập trung,...
Bộ Tư lệnh Quân khu I đã biên soạn và xuất bản Tổng kết chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) tập III [59]. Công trình nêu lên những đặc điểm liên quan tới
công tác hậu cần ở Việt Bắc; trình bày công tác tổ chức và bảo đảm hậu cần cho lực
lượng vũ trang Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp; rút ra những kinh
nghiệm chủ yếu của hậu cần Việt Bắc; giới thiệu biên niên những sự kiện hậu cần
Việt Bắc…
24
Tác giả Cao Xuân Lịch trong tác phẩm Một số trận đánh trên chiến trường
Việt Bắc (1945-1954) [132] đã nhấn mạnh tinh thần cách mạng tiến công, ý chí
khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí sáng tạo của lực lượng vũ trang
Việt Nam nói chung và quân dân Việt Bắc nói riêng qua các trận đánh: Bông Lau,
Lũng Phồn, Cẩm Lý, Bản Chại, chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch
biên giới 1950…
Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Xuân Minh về An toàn khu
(ATK) Trung ương ở Việt Bắc (trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954)
[182] tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong luận án, tác giả khẳng định: Cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã
giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954)
và việc ký Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu,
trong đó có bài học về xây dựng và bảo vệ An toàn khu (ATK) nơi cư trú và hoạt
động của các cơ quan đầu não kháng chiến. An toàn khu (gọi tắt là ATK) là một
vùng an toàn, nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, chủ yếu thuộc địa phận Nam Chợ
Đồn (Bắc Cạn). Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ (Thái Nguyên), Sơn
Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Đó là nơi ở và làm việc của các cơ
quan Trung ương Đảng, Chính phủ, mặt trận, Bộ Tổng tư lệnh - Tổng chỉ huy và Bộ
Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm 1947-1954. An
toàn khu Trung ương ở Việt Bắc có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp
kháng chiến của dân tộc. Nó là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đối
với thắng lợi của kháng chiến. Việc nghiên cứu ATK Trung ương ở Việt Bắc, khôi
phục quá trình xây dựng, bảo vệ ATK trong kháng chiến chông thực dân Pháp, là
điều rất cần thiết. ATK không phải là một đơn vị hành chính, mà là một khu vực
lãnh thổ trong vùng Việt Bắc. Đó là nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về điều kiện
tự nhiên và xã hội, nhất là có cơ sở quần chúng vững chắc, đảm bảo an toàn cho sự
hoạt động của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của kháng chiến. Nghiên cứu ATK
Trung ương, ngoài nội dung dựng lại quá trình xây dựng, bảo vệ lực lượng mọi mặt,
bảo vệ địa bàn và đất đứng chân, tác giả còn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân
25
các dân tộc đối với cuộc kháng chiến nói chung và trong việc xây dựng, bảo vệ
ATK Trung ương nói riêng.
Cuốn sách Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) [1] của tác giả Vũ Văn Ba đã tái hiện lại quá trình hình thành, phát
triển chiến tranh du kích trên chiến trường Việt Bắc giai đoạn từ năm 1940 đến năm
1954, qua đó cuốn sách đã khái quát những đặc trưng của chiến tranh du kích trong
khởi nghĩa vũ trang, kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Việt Bắc, góp phần
to lớn trong chiến tranh cách mạng của Việt Nam.
Công trình Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930-1996) [28] của Ban Dân vận Trung ương đã nghiên cứu một cách toàn diện
và sâu sắc quá trình lãnh đạo công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua
các thời kỳ từ 1930-1996 và những bài học lịch sử về công tác dân vận của Trung
ương Đảng.
Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc về An toàn khu
Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc [188] thực hiện tại Đại học Sư
phạm Thái Nguyên. Trong luận văn, tác giả đã chỉ rõ: Căn cứ địa Việt Bắc là nơi
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai và xúc tiến mạnh mẽ quá
trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, lãnh
đạo và động viên nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền tháng 8-1945.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh quyết định xây dựng và củng cố làm chỗ đứng chân của các cơ
quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở
trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể
giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của
các cơ quan đầu não kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân
các dân tộc huyện Định Hoá sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những
thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trò của một An toàn khu Trung ương trong
căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
26
Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Phan Thị Thoa về Hoạt động tài chính ở
Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954)
[202] thực hiện tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án tìm hiểu về các hoạt động
tài chính ở Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ
1946-1954. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, những đóng góp của quần
chúng nhân dân trên phương diện tài chính. Từ đó khẳng định những giá trị to lớn,
ý nghĩa sâu sắc của vấn đề đối với sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954).
Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Âu Thị Hồng Thắm về Tỉnh Bắc Kạn trong
Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 [201] tại Học viện Khoa học xã
hội. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng
nói riêng, phong trào quần chúng nói chung ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ
năm 1942 đến năm 1945; Sự ra đời, phát triển của căn cứ kháng chiến và phong trào
đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954 - Làm
rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942
đến năm 1954.
Luận án tiến sĩ lịch sử về Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng (1949-1956) [129] của tác giả Nguyễn Thị Lan tại Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn. Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ quá trình Đảng bộ Liên
khu Việt Bắc thành lập và thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ tháng 10-1949 đến
7-1952, thời kỳ thực hiện chỉnh đốn Đảng từ 7-1952 đến 7-1954, giai đoạn chỉnh
đốn Đảng gắn với giảm tô, cải cách ruộng đất từ tháng 7-1954 đến 8-1956.
Cuốn sách Việt Bắc chiến thắng [198] của Sở Thông tin Chiến khu IV đã ghi
lại những chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp: trận ngã ba Đoan Hùng, trận đèo Bông Lau, trận Phủ Thông...
Phòng Tuyên truyền Liên khu Việt Bắc đã biên soạn và xuất bản cuốn sách
10 trận thắng lớn xuân hạ 1949 [193]. Cuốn sách giới thiệu 10 trận đánh lớn trên
mặt trận Việt Bắc để chuẩn bị tổng phản công: phục kích Điền Xá; tiêu diệt đồn và
phá cầu Bản Trại; tiêu diệt đồn Đèo Khách; kỳ tập Móng Cái; phục kích Châu Sơn;
phục kích Thất Khê - Lũng Phẩy...
27
Đề cập tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc có thể kể đến các
công trình sau:
Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Lịch sử Chính phủ
Việt Nam - tập I (1945-1955) [17]; Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Quốc hội Việt Nam
(2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam - (1946-1960) [18]; Bộ Quốc phòng, Viện Lịch
sử Quân sự Việt Nam (1990), Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)
[67]; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK
Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc (1947-1954) [52]; Đảng ủy - Ban Chỉ huy
Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954) [87]; Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai (2001), Lào
Cai - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) [88]…
Ngoài ra trong các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương cũng đề cập tới
những nội dung công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang (1926-1975) [2]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn [3]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2003), Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2000) [4]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang
(2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang [5]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu
(1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu tập I (1945-1975) [6]; Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Lạng Sơn (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn [7]; Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Lào Cai (1993), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai [8]; Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ (2004), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ [9]; Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Sơn La (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La [10]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên [11]; Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Tuyên Quang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) [12];
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
[13]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái
[14]… Những công trình trên đề cập đến lịch sử của Chính phủ, Quốc hội, các ban,
ngành và các địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên nhiều
phương diện khác nhau, trong đó, cũng đã đề cập đến công tác dân vận của Đảng
trên một vài khía cạnh, ở các địa phương, các ban ngành…
28
1.2. NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN MÀ CÁC
CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐỀ CẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG
NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT
1.2.1. Những nội dung liên quan tới luận án mà các công trình đã đề cập
Qua các công trình đã công bố có thể thấy đã có rất nhiều các công trình của các
học giả trong và ngoài nước viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của Đảng và nhân
dân. Trong các công trình đó nội dung về công tác dân vận của Đảng được đề cập, đã
được phản ánh ở những mức độ khác nhau:
- Một số công trình khoa học đã đề cập đến vấn đề lý luận chung về công tác
dân vận của Đảng trong các thời kỳ cách mạng nói chung cũng như trong kháng
chiến chống Pháp nói riêng.
- Làm rõ được chủ trương, quan điểm của Đảng nói chung về cuộc kháng
chiến chống Pháp, trong đó có liên quan tới chủ trương, quan điểm tập hợp lực lượng,
vận động, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối kháng chiến.
- Phác họa được bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân Việt Nam đặc biệt là những khó khăn, thách thức mà nhân dân Việt
Nam phải đối mặt.
- Đánh giá thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong
đó đề cập tới thành công của Đảng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong kháng
chiến. Vì vậy, có liên quan tới công tác dân vận của Đảng qua các chặng đường
kháng chiến.
Nhìn chung, cho đến nay, các công trình đã nghiên cứu về chủ trương chính
sách của Đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ chống Pháp nhưng mới chỉ dừng
lại ở những nét khái quát, trên những lĩnh vực cụ thể hoặc ở một vài vùng hoặc địa
phương cụ thể. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về
công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
từ góc độ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết
Trong khuôn khổ đề tài luận án tiến sĩ, tôi tập trung nghiên cứu, giải quyết
những vấn đề sau:
29
- Tổng thuật phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được
trình bày ở trên.
- Hệ thống hoá tư liệu, tập hợp tư liệu, tài liệu lịch sử về công tác dân vận của
Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc và Đảng bộ các tỉnh trên địa bàn Liên
khu Việt Bắc giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng trong
kháng chiến chống Pháp. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng khi cả
nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phân tích, luận giải một cách có hệ thống và toàn diện các chủ trương chính
sách của Trung ương Đảng, quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Liên
khu Việt Bắc về công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Qua khảo sát thực địa một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng quân khu,
bảo tàng các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh trước đây
thuộc Liên khu Việt Bắc; trao đổi, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử, các
chuyên gia về lĩnh vực kháng chiến chống thực dân Pháp và lĩnh vực dân vận, qua
đó tái hiện quá trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Trung
ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Đánh giá khách quan những thành công, hạn chế và nguyên nhân của công
tác dân vận trên địa bàn Liên khu Việt Bắc của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên
khu Việt Bắc qua các dữ liệu lịch sử cụ thể. Từ đó, luận án đúc kết một số kinh
nghiệm chủ yếu góp phần tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách của Đảng về
công tác dân vận trong tình hình hiện nay.
30
Chương 2
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG
Ở LIÊN KHU VIỆT BẮC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN
2.1.1. Khái quát chung về địa bàn Việt Bắc
Địa danh “Việt Bắc” được biết đầu tiên là một vùng lãnh thổ trong quá
trình vận động cuộc cách mạng tháng Tám. Theo tác phẩm “Kinh nghiệm Việt
Minh ở Việt Bắc”, do Mặt trận Việt Minh phát hành tại Việt Bắc tháng 2-1944,
“Việt Bắc là khái niệm được dùng để chỉ những tỉnh trung du và thượng du Bắc
Kỳ, địa thế hiểm trở, nhiều núi rừng, giao thông thiếu thốn, dân chúng phần đông
là dân tộc thiểu số” [79, tr. 486].
Địa hình Việt Bắc chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng thượng du và vùng trung
du. Rừng núi chiếm 90% diện tích lãnh thổ với nhiều vùng núi đất, rừng già xen với
những vùng núi đá vôi cùng mật độ sông suối khá dày. Cả ba mặt: Bắc, Tây Nam và
Đông Nam của Liên khu là những dãy núi đá cao bao bọc, tạo thành một phòng
tuyến thiên nhiên hùng vĩ. Dãy Tam Đảo với đỉnh cao 1.591m là bình phong phía
Tây. Dãy Cứu Quốc chạy từ Cao Bằng tới Bắc Kạn che chắn phần Đông Bắc. Dãy
Bảo Đài có thung lũng Chi Lăng chạy theo đường số 1 và đường sắt phía nam. Dãy
Yên Tử nhìn xuống đường 18 và sông Bạch Đằng. Trên các dãy núi đá có nhiều
hang động, có thể sử dụng làm nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm an
toàn như: hang Pác Pó (Hà Quảng, Cao Bằng), hang Phượng Hoàng (Võ Nhai, Thái
Nguyên), hang Nà Pài (Chợ Đồn, Bắc Kạn)…
Việt Bắc có nhiều sông, suối như sông Lô, sông Thương, sông Gâm… Sông
Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) xuyên dọc Hà Giang, chảy qua Tuyên
Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì (Phú Thọ) - Đây là tuyến
đường thuỷ quan trọng nối liền nhiều tỉnh Việt Bắc với nhau, với thủ đô Hà Nội và
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua
Cao Bằng, Hà Giang đổ vào Na Hang (Tuyên Quang). Hệ thống sông, suối dày đặc
31
ở khắp các tinh trên địa bàn Liên khu vừa là nguồn cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ
đời sống và sản xuất của đồng bào Việt Bắc, vừa đóng vai trò quan trọng về mặt
giao thông. Tuy nhiên, do lòng hẹp với độ dốc khá lớn, hệ thống sông ngòi trên địa
bàn Việt Bắc thường gây nguy hiểm cho thuyền bè qua lại nhất là vào mùa mưa từ
tháng 3 đến tháng 8, nước lũ dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết; trong khi đó
vào mùa khô nước cạn nên thuyền bè đi lại cũng rất khó khăn.
Về mặt giao thông, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi thiết lập chế độ
thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã mở một số con đường nối Việt Bắc với
miền xuôi như: đường thuộc địa số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng
qua Lạng Sơn đến Tiên Yên (Quảng Ninh) dài 300 km; đường thuộc địa số 3 từ
Cao Bằng xuống Bắc Kạn, Thái Nguyên về Hà Nội với chiều dài 286 km; đường
thuộc địa số 1 chạy dọc đường sắt từ Hữu Nghị quan qua Lạng Sơn, Bắc Giang,
Bắc Ninh đến Hà Nội dài 170 km. Bên cạnh đó, Việt Bắc còn có các tuyến đường
liên tỉnh như đường 1b (Lạng Sơn - Thái Nguyên); đường 2b (Thái Nguyên -
Tuyên Quang); đường 3b (Bắc Kạn - Cao Bằng). Trên những con đường này, xe
cơ giới có thể qua lại nhưng gặp nhiều nguy hiểm vì mặt đường hẹp, hiểm trở,
nhiều đèo, dốc cao và dài như đèo Giàng, đèo Gió (đường số 3); đèo Bông Lau,
đèo Lũng Phầy (đường số 4).
Việt Bắc là địa bàn quan trọng về chiến lược, là “nơi dụng binh lợi hại”, “tiến
có thể đánh, lui có thể giữ”. Đặc biệt, từ Việt Bắc phong trào cách mạng Việt Nam dễ
dàng liên lạc với phong trào cách mạng thế giới, trước hết là với cách mạng Trung
Quốc ở phía Bắc, cách mạng Lào ở phía Tây Bắc để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tiến
hành liên minh chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Việt Bắc là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và đa dạng. Với diện
tích rừng rậm rộng lớn, Việt Bắc có nhiều loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,
pơmu và bạt ngàn tre, nứa, song, mây; các loại dược liệu như sa nhân, thục sâm,
tam thất và các loại hạt có dầu như sở, trẩu, lai; các đặc sản như nấm hương, mộc
nhĩ, mật ong, cùng nhiều chủng loại động vật quý hiếm như hổ, báo, gấu, trăn, tắc
kè và đặt biệt là voọc mũi hếch… Việt Bắc có nhiều loại khoáng sản quý như sắt,
than, bô-xít, mangan, lưu huỳnh, vàng, bạc, các loại đá quý…
32
Việt Bắc còn có nguồn tài nguyên đất đai, gồm: Đất phù sa, được hình
thành do quá trình bồi đắp dọc các con sông, suối, được phân bố chủ yếu vùng
Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên; đất xám bạc màu, phân phố ở Bắc
Giang, Thái Nguyên, Quảng Yên; đất đỏ vàng (đất Feralit) phân bố chủ yếu ở
Quảng Yên, Hải Ninh, đất nâu đỏ trên đá magma bazơ và trung tính phân bố ở
Lạng Sơn, Thái Nguyên; đất đỏ nâu trên đá vôi, tập trung ở Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, có thể trồng cây lương thực, hoa màu và các cây công nghiệp. Việt Bắc
không chỉ có ruộng bậc thang đặc trưng của khu vực Tây Bắc, mà còn có những
cánh đồng lúa lớn trải dài: cánh đồng Mường Lò (Yên Bái), cánh đồng Mường
Tấc (Sơn La), cánh đồng Mường Than và Mường Thanh (Lai Châu), trong đó
cánh đồng Mường Thanh diện tích lên tới 140 km2
.
Tuy có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng dưới sự thống trị của
thực dân Pháp, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc Việt Bắc không phát
triển, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu nặng về khai thác thủ công, trồng trọt và
chăn nuôi. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng trong cuộc kháng chiến kiến quốc,
nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã từng bước khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên
thiên giàu có, xây dựng nền kinh tế kháng chiến, phát huy tích cực nền kinh tế tự
cấp, tự túc, ra sức đóng góp sức người, sức của thực hiện nhiệm vụ kháng chiến.
Việt Bắc là địa bàn tụ cư của 28 dân tộc, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Thái,
Mường, H’mông, Dao, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), Sán Dìu, Giáy, Khơ-mú,
Kháng, Xinh-mun, Hà Nhì, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, La Hủ, Lự, Lô Lô, Mảng,
Pà Thẻn, Cơ Lao, Cống, Bố Y, Si La, Pu Péo. Ngoài ra, Việt Bắc còn có một bộ
phận nhân dân theo đạo Công giáo, sinh sống trên địa bàn các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng
Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và một bộ phận Hoa kiều sinh sống và định cư ở vùng
Quảng Ninh. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc nơi đây với
truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, tương trợ lẫn
nhau đã chung lưng đấu cật, xây dựng quê hương đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ vùng “phên dậu” trọng yếu của đất nước.
Khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập ách thống trị ở Việt Nam, nhân dân
các dân tộc Việt Bắc đã liên tiếp đứng lên chống xâm lược. Đặc biệt, từ khi Đảng
33
Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đấu
tranh cách mạng, gây dựng và phát triển lực lượng, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân năm 1945. Việt Bắc được Trung ương Đảng chọn làm
nơi đứng chân các cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, nơi gắn liền với những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Việt Bắc một lần nữa được Trung
ương Đảng chọn làm căn cứ địa cách mạng.
Truyền thống yêu nước và cách mạng, tình đoàn kết yêu thương, tương trợ
lẫn nhau của đồng bào các dân tộc cùng địa thế hiểm trở của vùng căn cứ địa cách
mạng là điều kiện thuận lợi trong việc đảm bảo bí mật cho quá trình tiến hành công
cuộc kháng chiến, cũng như trong công tác dân vận của Đảng với đồng bào các dân
tộc trên địa bàn Việt Bắc.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác dân vận của Đảng ở Việt Bắc
cũng gặp những khó khăn do phần lớn địa bàn Việt Bắc là khu vực miền núi, dân cư
thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn, sự khác biệt về phong tục, tập quán sinh hoạt,
ngôn ngữ, nhất là trình độ học vấn hạn chế của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nên
công tác dân vận của Đảng gặp nhiều khó khăn cần khắc phục.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Việt Bắc chính thức có 3 khu
hành chính - quân sự gồm: Khu I (gồm 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Phúc Yên), Khu X (gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Vĩnh Yên) và Khu XII (gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải
Ninh, Quảng Yên, Hồng Gai). Tháng 7-1947, Khu XIV được thành lập, cũng nằm
trong địa bàn của Việt Bắc (gồm 2 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và một phần tỉnh Phú
Thọ, châu Mai Đà của tỉnh Hoà Bình).
Để thống nhất việc chỉ huy và củng cố các cấp bộ Đảng, ngày 20-01-1948,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 120/SL về việc thống nhất Khu I và Khu
XII thành Liên khu I (gồm 10 tỉnh vùng Đông Bắc là: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Hải Ninh, Quảng Yên, Hồng Gai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc
Yên); Khu X và Khu XIV hợp nhất thành Liên khu X (gồm 8 tỉnh vùng Tây Bắc và
34
Trung du Bắc Bộ là: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh
Yên, Lai Châu, Sơn La và châu Mai Đà của tỉnh Hoà Bình).
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của cuộc kháng chiến, ngày 29-9-
1949 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 28 về việc thống nhất hai Liên khu I và X
thành Liên khu Việt Bắc. Nghị quyết Hội nghị thống nhất hai liên khu I và X đã
được Trung ương Đảng thông qua ngày 27, 28-10-1949, Liên khu Việt Bắc chính
thức được thành lập. Đến ngày 4-11-1949, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà đã ra Sắc lệnh số 127 về hợp nhất Uỷ ban kháng chiến của hai Liên khu I và X
thành Uỷ ban Hành chính kháng chiến Liên khu Việt Bắc. Sự ra đời của Liên khu
Việt Bắc thể hiện một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến trên địa bàn trung
du và vùng núi phía Bắc, đồng thời đặt ra những nhiệm vụ quan trọng trong quá
trình thực hiện công tác dân vận của Đảng ở khu vực này.
Thời kỳ đầu, phạm vi hoạt động của Liên khu Việt Bắc trong 17 tỉnh, đến
năm 1950, tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành Vĩnh Phúc. Trước yêu cầu
mới của cuộc kháng chiến, ngày 27-7-1952, Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành
lập khu Tây Bắc. Các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái của Liên khu Việt
Bắc cắt ra thành lập khu Tây Bắc. Theo Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, ngày
28-8-1954, khu Tây Bắc cắt lại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái về Liên khu Việt Bắc.
Ngày 17-2-1955, Trung ương quyết định thành lập Đặc khu Hồng Quảng gồm có
đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên trực thuộc Trung ương. Đến ngày 12-6-1956,
Bộ Chính trị quyết định thành lập Khu tự trị Việt Bắc, ngày 19-8-1956, Khu tự trị
Việt Bắc chính thức hoạt động và Liên khu Việt Bắc ngừng hoạt động. Lãnh đạo
các mặt công tác trong Liên khu Việt Bắc có Liên khu uỷ Việt Bắc cũng được thành
lập từ các liên khu uỷ tiền thân, nó hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 12-
1949 đến tháng 11-1956.
2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trong
những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,
mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt
Nam từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo
35
của Đảng, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đảng ra hoạt động công
khai và lãnh đạo chính quyền. Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể tổ chức chính trị
xã hội như: Hội Thanh niên, Hội Công thương... phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh những thuận lợi, Nhà nước Việt Nam non trẻ phải đương đầu với
muôn vàn khó khăn, thách thức. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Kinh tế
đình đốn, hầu hết các cơ sở sản xuất đều đóng cửa, hàng vạn công nhân không có
việc làm. Nạn đói từ cuối 1944 đến đầu năm 1945 làm chết gần 2 triệu đồng bào.
Hàng chục vạn hecta ruộng đồng bỏ hoang. Mùa mưa bão năm 1945, vỡ đê sông
Hồng làm ngập lụt 9 tỉnh Bắc Bộ, khiến cho đời sống nhân dân thêm khó khăn.
Ngân khố quốc gia chỉ còn 1.233.000 đồng, trong đó hơn một nửa là tiền rách. Việc
buôn bán, giao lưu trao đổi trong nước với nước ngoài bị đình trệ. Về tình hình xã
hội, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ, các tệ nạn, hủ tục lạc hậu của chế độ cũ
thực sự là gánh nặng cho chính quyền cách mạng non trẻ.
Thù trong, giặc ngoài cấu kết hòng tiêu diệt nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Đông Nam Á. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ
quốc lâm nguy!
Trước những khó khăn và thách thức của lịch sử, ngày 3-9-1945, trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ
cấp bách nhằm vận động nhân dân thực hiện ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để
chống đói; mở phong trào xóa nạn mù chữ; tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử theo chế
độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân; phát động
phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ
thực dân để lại; bỏ ba thứ thuế gồm thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút
thuốc phiện; tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Sau đó, Người nêu ba
nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà đã ký Sắc
lệnh số 11 về Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác nhằm cải cách chế độ thuế
khoá, đỡ gánh nặng cho dân chúng, giảm thuế điền thổ 20% trong cả nước, chủ
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY

More Related Content

What's hot

Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namThích Hô Hấp
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtBích Phương
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMLee Ein
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếHoa PN Thaycacac
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...nataliej4
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
 

Similar to Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY

GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chínhLuận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chínhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxGipHong12
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxThyLinh700645
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...Thảo Nguyễn
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfThuHTalk1
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Thích Hô Hấp
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019TrnKhnhH1
 
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...NuioKila
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdfPhamBaNam
 

Similar to Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY (20)

GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh HòaTổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
 
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chínhLuận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính
Luận văn : Tổ chức và hoạt động của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
 
Bai tieu luan_7408_8644
Bai tieu luan_7408_8644Bai tieu luan_7408_8644
Bai tieu luan_7408_8644
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Bai du-thi-70
Bai du-thi-70Bai du-thi-70
Bai du-thi-70
 
Bai du-thi-70
Bai du-thi-70Bai du-thi-70
Bai du-thi-70
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống ...
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo 2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Vũ Thái Dũng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án .......................................... 8 1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết.............................. 28 Chương 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 .......................................... 30 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến........................................................... 30 2.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc được thành lập, lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952................................................... 56 Chương 3: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 7-1952 ĐẾN THÁNG 7-1954........ 86 3.1. Những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến chống Pháp..................................................... 86 3.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trong giai đoạn mới (7-1952 - 7-1954)...................................................................... 93 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM......................................... 122 4.1. Một số nhận xét............................................................................................... 122 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu........................................................................... 131 KẾT LUẬN........................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 149 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 172
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng. Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để hình thành tư tưởng về dân vận của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Ngay trong cuốn Đường cách mệnh (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [173, tr. 262]. Đó là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản đảm bảo thành công của mọi cuộc cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân dân trong lực lượng của cách mạng. Muốn vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thực hiện tốt công tác dân vận, Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [169]. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nên đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc lại một lần nữa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung
  • 6. 2 ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở thành vùng hậu phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [176, tr. 239]. Việc lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, đồng thời làm rõ hơn vai trò to lớn của Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc trong việc vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn Liên khu đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Việc vận động các tầng lớp nhân dân các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là thành công lớn của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Tại Liên khu Việt Bắc, chính quyền nhân dân các cấp được chăm lo củng cố và kiện toàn; khối đoàn kết toàn dân được tăng cường; quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Liên khu được quy tụ trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt với các đoàn thể (nông hội, hội phụ nữ, hội thanh niên…). Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động trong công tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, quân và dân Việt Nam đã đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến; làm thất bại hoàn toàn chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch. Nhìn lại những chủ trương, đường lối trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng suốt những năm tháng đầy khó khăn, thử thách với cách mạng Việt Nam là một việc làm rất cần thiết, nhất là sau khi vừa
  • 7. 3 giành được chính quyền cách mạng, cả dân tộc phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh. Nghiên cứu nội dung này không chỉ khẳng định sự đúng đắn về đường lối kháng chiến của Đảng, làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm giành thắng lợi, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử có giá trị quan trọng cho công tác dân vận của Đảng trước những vận hội và thách thức trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời góp phần tôn vinh công lao đóng góp của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc Việt Bắc luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để có được thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của Trung ương Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến; góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình hoạch định chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài: Văn kiện của Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hệ thống hoá, khái quát hóa những tư liệu đó theo trình tự thời gian gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó, làm rõ những chủ trương, biện pháp, những quyết sách về công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954 của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • 8. 4 - Phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc. - Từ các văn kiện của các Liên Khu ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy (trong phạm vi nghiên cứu của luận án), làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ thể hóa, tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối với các giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân vận ở Việt Bắc (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những thành công, ưu điểm, hạn chế trong công tác dân vận của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, luận án đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện chủ trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời kỳ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 10-1949 (Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược). - Nội dung: Trên địa bàn Việt Bắc, công tác dân vận của Đảng có sự tham gia của Trung ương Đảng, các cơ quan Trung ương Đảng đóng trên địa bàn, của các cấp bộ Đảng từ Khu, Liên khu đến cơ sở, Đảng bộ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách về công tác dân vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).
  • 9. 5 - Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các khu, liên khu và các tỉnh (gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình) trên địa bàn Việt Bắc. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ yếu là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. - Luận án sử dụng các phương pháp phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân tích, đánh giá làm rõ quá trình Đảng bộ các Tỉnh uỷ, Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Khảo sát thực tế tại một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng các dân tộc Việt Bắc, bảo tàng chiến tranh... thuộc địa bàn Liên khu Việt Bắc trước đây. Nghiên cứu sinh trực tiếp đến một số tỉnh: tỉnh Cao Bằng, huyện Na Rì và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), ATK Định Hoá và huyện Đại Từ (Thái Nguyên), huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tỉnh Lào Cai, tỉnh Bắc Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ)... - Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh trực tiếp trao đổi và phỏng vấn một số nhân chứng là cựu chiến binh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh) và nhiều chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về công tác dân vận (tại Ban Dân vận Trung ương, Viện Lịch Đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam...).
  • 10. 6 4.3. Nguồn tài liệu Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau: - Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, của các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt nam, về ý nghĩa của kháng chiến chống Pháp với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; - Luận án khai thác trực tiếp các tài liệu gốc tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng, Thư viện quốc gia Việt Nam. - Các tư liệu, tài liệu, sách đã xuất bản của các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, của một số nhân chứng lịch sử, một số chuyên gia nghiên cứu về kháng chiến chống Pháp.... - Luận án cũng tham khảo những bài nghiên cứu, những hồi ký có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng đã được công bố trong các cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học, hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Đánh giá khách quan, khoa học những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn của các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, đề xuất đối với Đảng và Chính phủ về chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
  • 11. 7 - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Liên quan đến đề tài của luận án đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau: 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng Đề cập tới những vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận nói chung trong các thời kì lịch sử, tiêu biểu là các công trình: Cuốn sách Về công tác quần chúng [166] của tác giả Nguyễn Văn Linh, trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam: “Công tác vận động quần chúng trong mỗi giai đoạn cách mạng đều có ý nghĩa quyết định” [166, tr. 30]. Theo tác giả, việc vận động, tuyên truyền và giáo dục quần chúng hiểu về vai trò làm chủ thực sự của mình là vấn đề quan trọng của công tác dân vận trong cách mạng Việt Nam, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, nhằm đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ Đảng và quần chúng. Nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng trong công tác vận động quần chúng phải xác định “lấy dân làm gốc”, phải trở thành nền nếp của xã hội, tất cả phải do nhân dân, vì nhân dân mới có thể thực hiện thắng lợi được mọi nhiệm vụ. Cán bộ các ngành, các cấp phải coi trọng công tác vận động quần chúng, xem công tác này là yếu tố sống còn trong mọi hoạt động cách mạng. Chỉ có như vậy mới góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng, gây dựng lòng tin cho quần chúng nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân đến mọi thành công. Bài viết Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [183] của tác giả Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Nếu Đảng lãnh đạo tốt hơn, Nhà nước quản lý tốt hơn, công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các đoàn thể tốt hơn thì những thành tựu cách mạng còn lớn hơn nữa. Đổi mới công tác quần chúng, phải đổi mới công tác Mặt trận, công tác công đoàn, công tác thanh niên, công tác phụ nữ,
  • 13. 9 công tác đối với trí thức, với công thương, với cựu chiến binh, với các tôn giáo, các dân tộc... Trong công trình Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất [31] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh nội dung và quá trình thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”; vấn đề đoàn kết dân tộc đặt ra trong tình hình, nhiệm vụ mới; tầm cao và chiều sâu mới của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới. Cuốn Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [30] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh tư tưởng về dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người thể hiện rất rõ trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15-10-1949: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công [176, tr. 698-700]. Trong cuốn sách Chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh [194] của tác giả Phùng Hữu Phú đã nhấn mạnh những cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Kế thừa, phát triển chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn sách Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới [61] của Tổng Cục Chính trị nghiên cứu công tác dân vận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng và vận động quần chúng; cuốn sách cũng xác định rõ vị trí, vai trò và nội dung công tác dân vận, đặc
  • 14. 10 biệt là đối với Quân đội nhân dân. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng nói chung và của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [97] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần với 10 chương, trình bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ những đóng góp mới về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách, giới thiệu một cách có hệ thống những luận điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh. Tác giả Dương Xuân Ngọc có bài viết về Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh [187]. Theo tác giả, công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cho tới thời kỳ đổi mới, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Bài viết 75 năm công tác dân vận của Đảng [192], tác giả Tòng Thị Phóng chỉ rõ quá trình từ thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đã rút ra được những bài học lớn, trong đó có hai bài học liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với công tác dân vận của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết.
  • 15. 11 Bài viết Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng [167] của đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh một số điểm: Các đoàn thể phải nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động, giảm bớt những cuộc họp để ra nghị quyết, chỉ thị, thông báo, hay để phổ biến nghị quyết của cấp trên; Trái lại, phải biết tổ chức những cuộc họp để cùng nhau bàn bạc giải quyết những vấn đề bức bách do đoàn viên, hội viên, quần chúng tại chỗ đặt ra. Cán bộ đoàn thể phải đi sâu vào lĩnh vực kinh tế, phải có ít nhiều kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý công nghiệp, nông nghiệp; phải hiểu chính sách, luật pháp để chính mình thực hiện và tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, hội viên và quần chúng thực hiện. Bài viết Xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân: Nhân tố quyết định sự vững mạnh của Đảng, làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam [197] của đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong suốt 80 năm qua, ở tất cả các giai đoạn cách mạng, Đảng đều gắn bó mật thiết, máu thịt với nhân dân. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong 80 năm qua rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở một số nội dung, phương thức sau đây: Thứ nhất, mọi hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân; Thứ hai, sau khi giành được chính quyền, Đảng chăm lo xây dựng chính quyền thực sự "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; xây dựng mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân thông qua mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân; Thứ ba, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở mối quan hệ giữa Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; Thứ tư, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở sự liên hệ giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân. Trong bài viết Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng sau 25 năm đổi mới [107], tác giả Hà Thị Khiết khẳng định: Những chủ trương, chính sách về công tác dân vận, đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức - doanh nhân - thanh niên - phụ nữ… ngày càng hoàn thiện. Phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác dân vận của Đảng sau 25 năm đổi mới, tác giả chỉ rõ: thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối
  • 16. 12 đại đoàn kết toàn dân tộc, để công tác dân vận ngày càng được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực và trong quần chúng nhân dân; đồng thời, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tăng cường công tác lãnh đạo quần chúng của Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh có bài viết Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần chúng - Thực tiễn và một số kinh nghiệm [106]. Để lãnh đạo nhân dân đạt được mục tiêu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quần chúng, giữ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Đảng cần tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các giai tầng trong xã hội. Nhằm Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới [108], tác giả Hà Thị Khiết nhấn mạnh: Công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác dân vận, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng, tác giả đưa ra những giải pháp có tính cấp thiết và phù hợp với công tác dân vận trong tình hình đất nước có nhiều sự thay đổi ngày một cơ bản và toàn diện. Cuốn sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận [85] đã cung cấp thêm tư liệu về những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện công tác dân vận với hơn 30 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà khoa học. Nội dung cuốn sách đã đưa ra những phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm của công tác dân vận trong từng thời kỳ cách mạng. Từ đó, phải nhận thức sâu sắc rằng: Dân vận là công việc rất quan trọng, phải làm thường xuyên, làm hằng ngày, hằng giờ, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, không phô trương hình thức, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc trong công
  • 17. 13 cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân vận được xác định là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, là một trong những công tác cơ bản, có tính chiến lược, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những truyền thống tốt đẹp và nguồn gốc sức mạnh của Đảng là mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Các công trình nêu trên đã đề cập đến tầm quan trọng của công tác dân vận, cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và công tác dân vận trong thời kỳ này Những công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): Công trình của Ban Nghiên cứu Lịch sử quân sự - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng về Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 [46] đã trình bày quá trình hình thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Bên cạnh việc nêu các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình thành lập các đơn vị vũ trang, công trình còn đề cập đến các hoạt động đấu tranh vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đóng vai trò quyết định. Cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sơ thảo), tập 1 [45] của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã trình bày quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930). Cao trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. Quá trình khôi phục và phát triển phong trào cách mạng (1932-1935); Cuộc vận động dân chủ (1936-1939); Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền (1939-1945); Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật quân sự là một yếu tố quan trọng góp phần vào những thắng lợi của cách mạng, nhấn mạnh vấn đề này,
  • 18. 14 đồng chí Lê Trọng Tấn đã viết cuốn Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - Một bước phát triển sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam [199]. Công trình đã trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt tác giả đã phân tích, luận giải một số vấn đề về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, các đặc điểm nổi bật trong quá trình chỉ đạo chiến lược và chiến dịch của Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng đã biên soạn cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [104]. Cuốn sách phản ánh thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng từ tháng 9-1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tháng 7-1954, ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những sự kiện được trình bày trong cuốn sách khắc họa lại những nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử này. Đó là quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới dưới chính thể Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”; quá trình Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc và chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược và đó cũng là quá trình Đảng có sự lớn mạnh vượt bậc về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh sâu sắc và toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Thắng lợi đó là một trong những thành tựu lớn của Đảng, nhân dân Việt Nam và là đề tài lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia, nhà sử học và nhà quân sự trong và ngoài nước. Bộ sách gồm 7 tập (hiện nay đã xuất bản 5 tập): Tập I - Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến [231]: trình bày các sự kiện lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến (19- 12-1946), gồm Chương I: Trước cuộc kháng chiến; Chương II: Kháng chiến ở miền
  • 19. 15 Nam, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến; Chương III: Thực hiện hòa hoãn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh lan rộng. Tập II - Toàn quốc kháng chiến [232]: viết về giai đoạn lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 kết thúc thắng lợi, gồm Chương IV: Cuộc chiến đấu tại đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu Kháng chiến toàn quốc; Chương V: Chuyển đất nước vào thời chiến; Chương VI: Tiếp tục triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”; Chương VII: Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Tập III - Triển khai kháng chiến toàn diện [233]: trình bày giai đoạn lịch sử từ đầu năm 1948 đến cuối năm 1949, gồm Chương VIII: Phát triển chiến tranh du kích; Chương IX: Xây dựng, củng cố hậu phương kháng chiến; Chương X: Đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào, Campuchia và Trung Quốc, tăng cường hoạt động đối ngoại; Chương XI: Tiến lên vận động chiến. Tập IV - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến [234]: phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc trong thời gian năm 1950, gồm Chương XII: Tăng cường hoạt động đối ngoại, đoàn kết quốc tế, đấu tranh chính trị; Chương XIII: Xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến; Chương XIV: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự, từng bước giành thế chủ động chiến lược; Chương XV: Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 - bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Tập V - Phát triển thế tiến công chiến lược [235]: phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân từ sau Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 đến giữa năm 1953, gồm Chương XVI: Khuếch trương chiến thắng Biên giới, tiến công địch ở Trung du, đồng bằng Bắc bộ; Chương XVII: Xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương kháng chiến; Chương XVIII: Đẩy mạnh đấu tranh ở vùng địch chiếm đóng, giữ thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ; Chương XIX: Chủ động tiến công lên Tây Bắc, sang Thượng Lào, tạo thế và lực mới. Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học biên soạn được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và
  • 20. 16 Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, trong đó tập 10 và tập 11 nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Nội dung cụ thể như sau: Tập 10 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 [236] do Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (9-1945 - 3-1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12-1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948-1950). Tập 11 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến 1954 [237] do Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ đầu năm 1951 đến 7-1954 với các nội dung: Chương 1 - Âm mưu mới của đế quốc Pháp, Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương; Chương 2 - Tiếp tục xây dựng, phát triển hậu phương kháng chiến (1951-1952); Chương 3 - Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, giữ vững thế chủ động tiến công địch trên chiến trường (1951- 1952); Chương 4 - Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất (1953-1954); Chương 5 - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ; Chương 6 - Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ [94] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng bao giờ cũng cho rằng, cơ sở hình thành của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của Người với chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ tiến trình cuộc kháng chiến. Nhưng dù khiêm nhường thế nào đi chăng nữa, với vị
  • 21. 17 trí, vai trò và dấu ấn sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quy tụ đầy đủ sáu điểm về phẩm chất và tư cách người làm Tướng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Trí - Tín - Dũng - Nhân - Liêm - Trung. Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Xuân về Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) [240] tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định: Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất phát từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ địa thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng đã chủ động xây dựng căn cứ địa, hậu phương của kháng chiến, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế kháng chiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Để tổng kết thắng lợi và đúc kết những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã xuất bản công trình Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học [20]. Cuốn sách là công trình được nghiên cứu công phu, có những bước phát triển mới theo tư duy chính trị - quân sự không ngừng được hoàn thiện và đổi mới của Đảng. Công trình góp phần quan trọng vào việc tổng kết 30 năm Đảng lãnh đạo chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân; rút ra bài học kinh nghiệm lớn - là những di sản quý báu mới của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu trên đưa ra bức tranh tổng thể lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cung cấp cho luận án bối cảnh lịch sử và những vấn đề, yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, qua các công trình nghiên cứu này có thể thấy công tác dân vận là một nội dung quan trọng của cuộc kháng chiến.
  • 22. 18 Đề cập sát hơn đến công tác dân vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có thể kể đến các công trình cơ bản: Cuốn Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó tái hiện lại những hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng của thời kì đầu mới giành được chính quyền, thời kỳ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi, vận động đoàn kết toàn dân tộc khi vận mệnh của Tổ quốc như ngàn cân treo sợi tóc. Cuốn sách là những tình cảm thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. Luận án tiến sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) [69] của tác giả Đào Trọng Cảng tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định: Hậu phương là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng. Hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, là nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh và cũng là nơi để rút lui củng cố lực lượng, tiếp tục những cuộc chiến đấu mới về sau. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng tỏ rằng vấn đề xây dựng hậu phương rất được coi trọng, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của sự nghiệp cứu nước và giữ nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng hậu phương - nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng. Trong cuốn Những chặng đường lịch sử [95] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh hai thời kỳ đấu tranh cách mạng có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc - chuẩn bị giành chính quyền và năm đầu tiên sau Cách mạng Thánh Tám 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở thời điểm lịch sử trọng đại đầy khó khăn thử thách ấy, tác giả đã tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác vận động toàn dân đoàn kết vượt qua những giai đoạn cách mạng "ngàn cân treo sợi tóc".
  • 23. 19 Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự của tác giả Nguyễn Mạnh Hà về Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân thất bại của chúng [99] tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu trong chính sách chính trị, quân sự của Pháp, chỉ ra các căn nguyên thất bại của chúng và khẳng định tính nhất quán, xuyên suốt trong chính sách xâm lược của Pháp là bằng mọi cách áp đặt trở lại và duy trì sự thống trị thực dân, chứng minh nguyên nhân sâu xa và trực tiếp làm bùng nổ cuộc chiến tranh là do chính sách thực dân xâm lược đã lỗi thời, phản động của Pháp, đồng thời khẳng định nguyên nhân khiến chính sách chính trị, quân sự của Pháp thất bại là do chiến tranh xâm lược phi nghĩa và một nguyên nhân quyết định là gặp phải một đối thủ kiên cường là dân tộc Việt Nam quyết tâm hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do. Hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, nhận thức được tầm quan trọng của hậu phương, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã biên soạn và xuất bản cuốn Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945- 1975) [64]. Công trình đã đánh giá về vai trò của căn cứ địa - hậu phương qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thông qua đó, công trình đã góp phần cung cấp những luận giải quan trọng nhằm đánh giá đúng vai trò của các căn cứ cách mạng trên địa bàn Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã biên soạn và xuất bản cuốn sách Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học [19]. Đây là công trình tổng kết toàn diện sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng, nội dung được trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử, những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng Việt Nam, đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng đã phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, xây dựng, củng cố, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân Việt Nam - những người làm chủ đất nước, tạo nên sức mạnh, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng
  • 24. 20 cách mạng và của cả loài người tiến bộ, phân hóa, cô lập triệt để kẻ thù, thực hiện thắng lợi chiến lược "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc chiến tranh cách đây 70 năm có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và có giá trị lâu dài đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và đối với kế sách dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tiến hành chiến tranh và xây dựng hòa bình có quy luật riêng, nhưng đều có quy luật chung của đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Luận án tiến sĩ lịch sử Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) [102] của tác giả Khuất Thị Hoa, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết được thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện chiến lược chiến lược đại đoàn kết thời kỳ kháng chiến và việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên cơ sở chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới ngày nay. Viện khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản cuốn sách 60 năm toàn quốc kháng chiến - Ký ức lịch sử và bài học kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc [229], cuốn sách góp phần làm sáng tỏ thêm về sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Ðảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nền hòa bình không còn có thể cứu vãn, phải chủ động mở ra cuộc kháng chiến toàn quốc. Mặt khác, công trình đã tái hiện bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, diễn biến của quá trình toàn dân đứng lên tham gia kháng chiến và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử như: “vừa đánh, vừa đàm, vừa huy động sức mạnh toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước”,... Những công trình trên đề cập một cách toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, trong đó, khi phân tích về nguyên nhân
  • 25. 21 thắng lợi của cuộc kháng chiến cũng đã phác họa một số nét cơ bản liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ này. Các công trình cũng phản ánh sâu sắc, cụ thể, toàn diện, công tác dân vận của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Các công trình của tác giả nước ngoài với nhiều góc độ khác nhau, trên những quan điểm khác nhau về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam như: Tác phẩm Đông Dương hấp hối [184] của tướng Nava.H, đây là cuốn hồi ký của vị Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương - Henri Navarre. Trở về Paris sau khi thất trận ở Điện Biên Phủ, năm 1956, ông đã viết cuốn hồi ký này với mục đích “đơn giản chỉ vì quan tâm đến sự thật”. Đây là hồi ký của một danh tướng bại trận, được viết theo cách nhìn của cá nhân tác giả, chắc chắn sẽ mang tính chủ quan và không tránh khỏi độ thiếu chính xác. Henri Navarre đã phải thừa nhận sự lãnh đạo tài tình và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sức mạnh ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Tác giả Pátti.L.A viết cuốn Tại sao Việt Nam? [190] (dày gần 1.000 trang). Trong đó, tác giả Pátti.L.A - một sĩ quan tình báo Mỹ, người đã có mặt can dự vào những biến động của lịch sử Việt Nam ở thời điểm bước ngoặt quyết định của Cách mạng Việt Nam đã không đi thẳng vào những vấn đề còn đang nóng bỏng tính thời sự của thập kỷ 70 để giải đáp câu hỏi "Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam?" mà lại đi ngược thời gian lên thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi "Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít?". Là một nhân chứng lịch sử, tác giả đã gợi lại ký ức của một thời mà những người cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã trân trọng đưa những tư tưởng của bản Tuyên ngôn Độc lập của Georges Washington lên trang mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam. Câu trả lời cũng là cách vạch ra những sai lầm của giới cầm quyền Mỹ sau cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh lạnh, tự biến mình là sen đầm quốc tế, từ bỏ những giá trị tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 để dấn thân vào sự thù địch với phong
  • 26. 22 trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, cũng là chuốc lấy những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều tài liệu, bài viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam như: J. Laniel với tác phẩm Thảm họa Đông Dương từ Điện Biên Phủ đến cuộc đánh đổ ở Giơ-ve-vơ [130]; Thư gửi các chiến binh ở Đông Dương [186] của Nava.H; Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) [98] của Y.Gơ-ra; Thời điểm của những sự thật [185] của Nava.H; Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa [220] của Tsuboi.Y; Roy.J viết tác phẩm Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp [195]; Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ [196] của J.Sainteny… Các công trình trên với nhãn quan chính trị hoặc là của các chính khách, hoặc là của các nhà khoa học, hoặc là nhân chứng lịch sử về phía đối phương cũng có đề cập gián tiếp về quá trình tập hợp, tổ chức vận động nhân dân trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện này. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận ở Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Công trình Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930- 2010) [27] của Ban Dân vận Trung ương. Bằng lịch sử phong phú, sinh động của công tác dân vận từ thời kỳ Đảng còn hoạt động bí mật, bất hợp pháp đến lúc trở thành Đảng cầm quyền, trong chiến tranh và trong hoà bình, từ cuộc vận động giải phóng dân tộc cho đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ; công tác dân vận của Đảng luôn bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của công tác dân vận. Việc vận động đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp được khắc hoạ đậm nét trong cuốn sách. Các tác giả nhấn mạnh việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa Việt Bắc trở thành trung tâm kháng chiến dựa trên cơ sở sự đoàn kết, đồng lòng của các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc dưới sự chỉ đạo của Khu uỷ Liên khu. Các tác giả cũng chỉ rõ: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn xác định công tác dân vận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng; là nhiệm vụ chiến lược, phải
  • 27. 23 được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao gian nan, thử thách, tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong Cách mạng Tháng Tám 1945, tiếp đó là đấu tranh bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng, trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, một lần nữa cho thấy sự phát triển và trưởng thành của Đảng ta. Những kết quả ấy không chỉ làm cho toàn Đảng, toàn dân vững tin đi tiếp chặng đường đã lựa chọn mà còn khẳng định sự phát triển mới của Đảng trong việc khơi dậy và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo to lớn của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ mới. Đồng thời chứng minh hùng hồn sức mạnh của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Dân, là sức mạnh trường tồn của sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Bộ Tư lệnh Quân khu I đã biên soạn và xuất bản cuốn Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) tập I [58]. Công trình đã tổng kết những đặc điểm của chiến tranh cách mạng tại chiến trường Việt Bắc. Diễn biến lớn về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược qua các thời kỳ: xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị và tiến hành kháng chiến cùng chủ lực của bộ đội, đánh bại cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc; Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang Việt Bắc, phát triển chiến tranh du kích kết hợp với tác chiến tập trung,... Bộ Tư lệnh Quân khu I đã biên soạn và xuất bản Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) tập III [59]. Công trình nêu lên những đặc điểm liên quan tới công tác hậu cần ở Việt Bắc; trình bày công tác tổ chức và bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp; rút ra những kinh nghiệm chủ yếu của hậu cần Việt Bắc; giới thiệu biên niên những sự kiện hậu cần Việt Bắc…
  • 28. 24 Tác giả Cao Xuân Lịch trong tác phẩm Một số trận đánh trên chiến trường Việt Bắc (1945-1954) [132] đã nhấn mạnh tinh thần cách mạng tiến công, ý chí khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí sáng tạo của lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và quân dân Việt Bắc nói riêng qua các trận đánh: Bông Lau, Lũng Phồn, Cẩm Lý, Bản Chại, chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch biên giới 1950… Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Xuân Minh về An toàn khu (ATK) Trung ương ở Việt Bắc (trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954) [182] tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong luận án, tác giả khẳng định: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) và việc ký Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về xây dựng và bảo vệ An toàn khu (ATK) nơi cư trú và hoạt động của các cơ quan đầu não kháng chiến. An toàn khu (gọi tắt là ATK) là một vùng an toàn, nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, chủ yếu thuộc địa phận Nam Chợ Đồn (Bắc Cạn). Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Đó là nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, mặt trận, Bộ Tổng tư lệnh - Tổng chỉ huy và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm 1947-1954. An toàn khu Trung ương ở Việt Bắc có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Nó là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đối với thắng lợi của kháng chiến. Việc nghiên cứu ATK Trung ương ở Việt Bắc, khôi phục quá trình xây dựng, bảo vệ ATK trong kháng chiến chông thực dân Pháp, là điều rất cần thiết. ATK không phải là một đơn vị hành chính, mà là một khu vực lãnh thổ trong vùng Việt Bắc. Đó là nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội, nhất là có cơ sở quần chúng vững chắc, đảm bảo an toàn cho sự hoạt động của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của kháng chiến. Nghiên cứu ATK Trung ương, ngoài nội dung dựng lại quá trình xây dựng, bảo vệ lực lượng mọi mặt, bảo vệ địa bàn và đất đứng chân, tác giả còn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân
  • 29. 25 các dân tộc đối với cuộc kháng chiến nói chung và trong việc xây dựng, bảo vệ ATK Trung ương nói riêng. Cuốn sách Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) [1] của tác giả Vũ Văn Ba đã tái hiện lại quá trình hình thành, phát triển chiến tranh du kích trên chiến trường Việt Bắc giai đoạn từ năm 1940 đến năm 1954, qua đó cuốn sách đã khái quát những đặc trưng của chiến tranh du kích trong khởi nghĩa vũ trang, kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Việt Bắc, góp phần to lớn trong chiến tranh cách mạng của Việt Nam. Công trình Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1996) [28] của Ban Dân vận Trung ương đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc quá trình lãnh đạo công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ 1930-1996 và những bài học lịch sử về công tác dân vận của Trung ương Đảng. Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc [188] thực hiện tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trong luận văn, tác giả đã chỉ rõ: Căn cứ địa Việt Bắc là nơi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai và xúc tiến mạnh mẽ quá trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, lãnh đạo và động viên nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền tháng 8-1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xây dựng và củng cố làm chỗ đứng chân của các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trò của một An toàn khu Trung ương trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
  • 30. 26 Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Phan Thị Thoa về Hoạt động tài chính ở Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954) [202] thực hiện tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án tìm hiểu về các hoạt động tài chính ở Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946-1954. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, những đóng góp của quần chúng nhân dân trên phương diện tài chính. Từ đó khẳng định những giá trị to lớn, ý nghĩa sâu sắc của vấn đề đối với sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Âu Thị Hồng Thắm về Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 [201] tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng nói riêng, phong trào quần chúng nói chung ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1945; Sự ra đời, phát triển của căn cứ kháng chiến và phong trào đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954 - Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954. Luận án tiến sĩ lịch sử về Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1949-1956) [129] của tác giả Nguyễn Thị Lan tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thành lập và thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ tháng 10-1949 đến 7-1952, thời kỳ thực hiện chỉnh đốn Đảng từ 7-1952 đến 7-1954, giai đoạn chỉnh đốn Đảng gắn với giảm tô, cải cách ruộng đất từ tháng 7-1954 đến 8-1956. Cuốn sách Việt Bắc chiến thắng [198] của Sở Thông tin Chiến khu IV đã ghi lại những chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: trận ngã ba Đoan Hùng, trận đèo Bông Lau, trận Phủ Thông... Phòng Tuyên truyền Liên khu Việt Bắc đã biên soạn và xuất bản cuốn sách 10 trận thắng lớn xuân hạ 1949 [193]. Cuốn sách giới thiệu 10 trận đánh lớn trên mặt trận Việt Bắc để chuẩn bị tổng phản công: phục kích Điền Xá; tiêu diệt đồn và phá cầu Bản Trại; tiêu diệt đồn Đèo Khách; kỳ tập Móng Cái; phục kích Châu Sơn; phục kích Thất Khê - Lũng Phẩy...
  • 31. 27 Đề cập tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc có thể kể đến các công trình sau: Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Lịch sử Chính phủ Việt Nam - tập I (1945-1955) [17]; Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Quốc hội Việt Nam (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam - (1946-1960) [18]; Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1990), Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) [67]; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc (1947-1954) [52]; Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) [87]; Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai (2001), Lào Cai - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) [88]… Ngoài ra trong các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương cũng đề cập tới những nội dung công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1926-1975) [2]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn [3]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2000) [4]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang [5]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu tập I (1945-1975) [6]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn [7]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (1993), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai [8]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2004), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ [9]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La [10]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên [11]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) [12]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc [13]; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái [14]… Những công trình trên đề cập đến lịch sử của Chính phủ, Quốc hội, các ban, ngành và các địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó, cũng đã đề cập đến công tác dân vận của Đảng trên một vài khía cạnh, ở các địa phương, các ban ngành…
  • 32. 28 1.2. NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN MÀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐỀ CẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT 1.2.1. Những nội dung liên quan tới luận án mà các công trình đã đề cập Qua các công trình đã công bố có thể thấy đã có rất nhiều các công trình của các học giả trong và ngoài nước viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của Đảng và nhân dân. Trong các công trình đó nội dung về công tác dân vận của Đảng được đề cập, đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau: - Một số công trình khoa học đã đề cập đến vấn đề lý luận chung về công tác dân vận của Đảng trong các thời kỳ cách mạng nói chung cũng như trong kháng chiến chống Pháp nói riêng. - Làm rõ được chủ trương, quan điểm của Đảng nói chung về cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có liên quan tới chủ trương, quan điểm tập hợp lực lượng, vận động, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối kháng chiến. - Phác họa được bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đặc biệt là những khó khăn, thách thức mà nhân dân Việt Nam phải đối mặt. - Đánh giá thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong đó đề cập tới thành công của Đảng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong kháng chiến. Vì vậy, có liên quan tới công tác dân vận của Đảng qua các chặng đường kháng chiến. Nhìn chung, cho đến nay, các công trình đã nghiên cứu về chủ trương chính sách của Đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ chống Pháp nhưng mới chỉ dừng lại ở những nét khái quát, trên những lĩnh vực cụ thể hoặc ở một vài vùng hoặc địa phương cụ thể. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp từ góc độ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết Trong khuôn khổ đề tài luận án tiến sĩ, tôi tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
  • 33. 29 - Tổng thuật phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được trình bày ở trên. - Hệ thống hoá tư liệu, tập hợp tư liệu, tài liệu lịch sử về công tác dân vận của Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc và Đảng bộ các tỉnh trên địa bàn Liên khu Việt Bắc giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phân tích, luận giải một cách có hệ thống và toàn diện các chủ trương chính sách của Trung ương Đảng, quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc về công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Qua khảo sát thực địa một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng quân khu, bảo tàng các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh trước đây thuộc Liên khu Việt Bắc; trao đổi, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử, các chuyên gia về lĩnh vực kháng chiến chống thực dân Pháp và lĩnh vực dân vận, qua đó tái hiện quá trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Đánh giá khách quan những thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác dân vận trên địa bàn Liên khu Việt Bắc của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc qua các dữ liệu lịch sử cụ thể. Từ đó, luận án đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách của Đảng về công tác dân vận trong tình hình hiện nay.
  • 34. 30 Chương 2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG Ở LIÊN KHU VIỆT BẮC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN 2.1.1. Khái quát chung về địa bàn Việt Bắc Địa danh “Việt Bắc” được biết đầu tiên là một vùng lãnh thổ trong quá trình vận động cuộc cách mạng tháng Tám. Theo tác phẩm “Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc”, do Mặt trận Việt Minh phát hành tại Việt Bắc tháng 2-1944, “Việt Bắc là khái niệm được dùng để chỉ những tỉnh trung du và thượng du Bắc Kỳ, địa thế hiểm trở, nhiều núi rừng, giao thông thiếu thốn, dân chúng phần đông là dân tộc thiểu số” [79, tr. 486]. Địa hình Việt Bắc chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng thượng du và vùng trung du. Rừng núi chiếm 90% diện tích lãnh thổ với nhiều vùng núi đất, rừng già xen với những vùng núi đá vôi cùng mật độ sông suối khá dày. Cả ba mặt: Bắc, Tây Nam và Đông Nam của Liên khu là những dãy núi đá cao bao bọc, tạo thành một phòng tuyến thiên nhiên hùng vĩ. Dãy Tam Đảo với đỉnh cao 1.591m là bình phong phía Tây. Dãy Cứu Quốc chạy từ Cao Bằng tới Bắc Kạn che chắn phần Đông Bắc. Dãy Bảo Đài có thung lũng Chi Lăng chạy theo đường số 1 và đường sắt phía nam. Dãy Yên Tử nhìn xuống đường 18 và sông Bạch Đằng. Trên các dãy núi đá có nhiều hang động, có thể sử dụng làm nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm an toàn như: hang Pác Pó (Hà Quảng, Cao Bằng), hang Phượng Hoàng (Võ Nhai, Thái Nguyên), hang Nà Pài (Chợ Đồn, Bắc Kạn)… Việt Bắc có nhiều sông, suối như sông Lô, sông Thương, sông Gâm… Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) xuyên dọc Hà Giang, chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì (Phú Thọ) - Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền nhiều tỉnh Việt Bắc với nhau, với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang đổ vào Na Hang (Tuyên Quang). Hệ thống sông, suối dày đặc
  • 35. 31 ở khắp các tinh trên địa bàn Liên khu vừa là nguồn cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào Việt Bắc, vừa đóng vai trò quan trọng về mặt giao thông. Tuy nhiên, do lòng hẹp với độ dốc khá lớn, hệ thống sông ngòi trên địa bàn Việt Bắc thường gây nguy hiểm cho thuyền bè qua lại nhất là vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 8, nước lũ dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết; trong khi đó vào mùa khô nước cạn nên thuyền bè đi lại cũng rất khó khăn. Về mặt giao thông, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi thiết lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã mở một số con đường nối Việt Bắc với miền xuôi như: đường thuộc địa số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng qua Lạng Sơn đến Tiên Yên (Quảng Ninh) dài 300 km; đường thuộc địa số 3 từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn, Thái Nguyên về Hà Nội với chiều dài 286 km; đường thuộc địa số 1 chạy dọc đường sắt từ Hữu Nghị quan qua Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đến Hà Nội dài 170 km. Bên cạnh đó, Việt Bắc còn có các tuyến đường liên tỉnh như đường 1b (Lạng Sơn - Thái Nguyên); đường 2b (Thái Nguyên - Tuyên Quang); đường 3b (Bắc Kạn - Cao Bằng). Trên những con đường này, xe cơ giới có thể qua lại nhưng gặp nhiều nguy hiểm vì mặt đường hẹp, hiểm trở, nhiều đèo, dốc cao và dài như đèo Giàng, đèo Gió (đường số 3); đèo Bông Lau, đèo Lũng Phầy (đường số 4). Việt Bắc là địa bàn quan trọng về chiến lược, là “nơi dụng binh lợi hại”, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Đặc biệt, từ Việt Bắc phong trào cách mạng Việt Nam dễ dàng liên lạc với phong trào cách mạng thế giới, trước hết là với cách mạng Trung Quốc ở phía Bắc, cách mạng Lào ở phía Tây Bắc để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tiến hành liên minh chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Việt Bắc là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và đa dạng. Với diện tích rừng rậm rộng lớn, Việt Bắc có nhiều loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, pơmu và bạt ngàn tre, nứa, song, mây; các loại dược liệu như sa nhân, thục sâm, tam thất và các loại hạt có dầu như sở, trẩu, lai; các đặc sản như nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, cùng nhiều chủng loại động vật quý hiếm như hổ, báo, gấu, trăn, tắc kè và đặt biệt là voọc mũi hếch… Việt Bắc có nhiều loại khoáng sản quý như sắt, than, bô-xít, mangan, lưu huỳnh, vàng, bạc, các loại đá quý…
  • 36. 32 Việt Bắc còn có nguồn tài nguyên đất đai, gồm: Đất phù sa, được hình thành do quá trình bồi đắp dọc các con sông, suối, được phân bố chủ yếu vùng Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên; đất xám bạc màu, phân phố ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Yên; đất đỏ vàng (đất Feralit) phân bố chủ yếu ở Quảng Yên, Hải Ninh, đất nâu đỏ trên đá magma bazơ và trung tính phân bố ở Lạng Sơn, Thái Nguyên; đất đỏ nâu trên đá vôi, tập trung ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, có thể trồng cây lương thực, hoa màu và các cây công nghiệp. Việt Bắc không chỉ có ruộng bậc thang đặc trưng của khu vực Tây Bắc, mà còn có những cánh đồng lúa lớn trải dài: cánh đồng Mường Lò (Yên Bái), cánh đồng Mường Tấc (Sơn La), cánh đồng Mường Than và Mường Thanh (Lai Châu), trong đó cánh đồng Mường Thanh diện tích lên tới 140 km2 . Tuy có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng dưới sự thống trị của thực dân Pháp, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc Việt Bắc không phát triển, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu nặng về khai thác thủ công, trồng trọt và chăn nuôi. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng trong cuộc kháng chiến kiến quốc, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã từng bước khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên thiên giàu có, xây dựng nền kinh tế kháng chiến, phát huy tích cực nền kinh tế tự cấp, tự túc, ra sức đóng góp sức người, sức của thực hiện nhiệm vụ kháng chiến. Việt Bắc là địa bàn tụ cư của 28 dân tộc, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông, Dao, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), Sán Dìu, Giáy, Khơ-mú, Kháng, Xinh-mun, Hà Nhì, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, La Hủ, Lự, Lô Lô, Mảng, Pà Thẻn, Cơ Lao, Cống, Bố Y, Si La, Pu Péo. Ngoài ra, Việt Bắc còn có một bộ phận nhân dân theo đạo Công giáo, sinh sống trên địa bàn các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và một bộ phận Hoa kiều sinh sống và định cư ở vùng Quảng Ninh. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc nơi đây với truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, tương trợ lẫn nhau đã chung lưng đấu cật, xây dựng quê hương đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng “phên dậu” trọng yếu của đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập ách thống trị ở Việt Nam, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã liên tiếp đứng lên chống xâm lược. Đặc biệt, từ khi Đảng
  • 37. 33 Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Việt Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đấu tranh cách mạng, gây dựng và phát triển lực lượng, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945. Việt Bắc được Trung ương Đảng chọn làm nơi đứng chân các cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nơi gắn liền với những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Việt Bắc một lần nữa được Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa cách mạng. Truyền thống yêu nước và cách mạng, tình đoàn kết yêu thương, tương trợ lẫn nhau của đồng bào các dân tộc cùng địa thế hiểm trở của vùng căn cứ địa cách mạng là điều kiện thuận lợi trong việc đảm bảo bí mật cho quá trình tiến hành công cuộc kháng chiến, cũng như trong công tác dân vận của Đảng với đồng bào các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác dân vận của Đảng ở Việt Bắc cũng gặp những khó khăn do phần lớn địa bàn Việt Bắc là khu vực miền núi, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn, sự khác biệt về phong tục, tập quán sinh hoạt, ngôn ngữ, nhất là trình độ học vấn hạn chế của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nên công tác dân vận của Đảng gặp nhiều khó khăn cần khắc phục. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Việt Bắc chính thức có 3 khu hành chính - quân sự gồm: Khu I (gồm 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phúc Yên), Khu X (gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên) và Khu XII (gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Quảng Yên, Hồng Gai). Tháng 7-1947, Khu XIV được thành lập, cũng nằm trong địa bàn của Việt Bắc (gồm 2 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và một phần tỉnh Phú Thọ, châu Mai Đà của tỉnh Hoà Bình). Để thống nhất việc chỉ huy và củng cố các cấp bộ Đảng, ngày 20-01-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 120/SL về việc thống nhất Khu I và Khu XII thành Liên khu I (gồm 10 tỉnh vùng Đông Bắc là: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Ninh, Quảng Yên, Hồng Gai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên); Khu X và Khu XIV hợp nhất thành Liên khu X (gồm 8 tỉnh vùng Tây Bắc và
  • 38. 34 Trung du Bắc Bộ là: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Lai Châu, Sơn La và châu Mai Đà của tỉnh Hoà Bình). Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của cuộc kháng chiến, ngày 29-9- 1949 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 28 về việc thống nhất hai Liên khu I và X thành Liên khu Việt Bắc. Nghị quyết Hội nghị thống nhất hai liên khu I và X đã được Trung ương Đảng thông qua ngày 27, 28-10-1949, Liên khu Việt Bắc chính thức được thành lập. Đến ngày 4-11-1949, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 127 về hợp nhất Uỷ ban kháng chiến của hai Liên khu I và X thành Uỷ ban Hành chính kháng chiến Liên khu Việt Bắc. Sự ra đời của Liên khu Việt Bắc thể hiện một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến trên địa bàn trung du và vùng núi phía Bắc, đồng thời đặt ra những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện công tác dân vận của Đảng ở khu vực này. Thời kỳ đầu, phạm vi hoạt động của Liên khu Việt Bắc trong 17 tỉnh, đến năm 1950, tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành Vĩnh Phúc. Trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, ngày 27-7-1952, Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lập khu Tây Bắc. Các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái của Liên khu Việt Bắc cắt ra thành lập khu Tây Bắc. Theo Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, ngày 28-8-1954, khu Tây Bắc cắt lại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái về Liên khu Việt Bắc. Ngày 17-2-1955, Trung ương quyết định thành lập Đặc khu Hồng Quảng gồm có đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên trực thuộc Trung ương. Đến ngày 12-6-1956, Bộ Chính trị quyết định thành lập Khu tự trị Việt Bắc, ngày 19-8-1956, Khu tự trị Việt Bắc chính thức hoạt động và Liên khu Việt Bắc ngừng hoạt động. Lãnh đạo các mặt công tác trong Liên khu Việt Bắc có Liên khu uỷ Việt Bắc cũng được thành lập từ các liên khu uỷ tiền thân, nó hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 12- 1949 đến tháng 11-1956. 2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo
  • 39. 35 của Đảng, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đảng ra hoạt động công khai và lãnh đạo chính quyền. Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội như: Hội Thanh niên, Hội Công thương... phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những thuận lợi, Nhà nước Việt Nam non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Kinh tế đình đốn, hầu hết các cơ sở sản xuất đều đóng cửa, hàng vạn công nhân không có việc làm. Nạn đói từ cuối 1944 đến đầu năm 1945 làm chết gần 2 triệu đồng bào. Hàng chục vạn hecta ruộng đồng bỏ hoang. Mùa mưa bão năm 1945, vỡ đê sông Hồng làm ngập lụt 9 tỉnh Bắc Bộ, khiến cho đời sống nhân dân thêm khó khăn. Ngân khố quốc gia chỉ còn 1.233.000 đồng, trong đó hơn một nửa là tiền rách. Việc buôn bán, giao lưu trao đổi trong nước với nước ngoài bị đình trệ. Về tình hình xã hội, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ, các tệ nạn, hủ tục lạc hậu của chế độ cũ thực sự là gánh nặng cho chính quyền cách mạng non trẻ. Thù trong, giặc ngoài cấu kết hòng tiêu diệt nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy! Trước những khó khăn và thách thức của lịch sử, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách nhằm vận động nhân dân thực hiện ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói; mở phong trào xóa nạn mù chữ; tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân; phát động phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại; bỏ ba thứ thuế gồm thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Sau đó, Người nêu ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngày 7-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 11 về Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác nhằm cải cách chế độ thuế khoá, đỡ gánh nặng cho dân chúng, giảm thuế điền thổ 20% trong cả nước, chủ