SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1................................................................................................ 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAYVÀ
THẨM ĐỊNHTÀICHÍNH TRONGHOẠTĐỘNGCHO VAYKHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................... 6
1.1 Những vấn đề chung về cho vay......................................................... 6
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay.............................................................. 6
1.1.2 Phân loại cho vay của NHTM............................................................ 6
1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM ................................................ 8
1.2 Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM ....................................................................................................... 9
1.2.1 Kháiniệm, mụcđích, ý nghĩa của thẩm định tài chính khách hàng
doanh nghiệp.............................................................................................. 9
1.2.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính ......................................................... 9
1.2.1.2 Mục đích của thẩm đinh tài chính................................................... 10
1.2.1.3. Ý nghĩa của việc thẩm định tài chính............................................. 10
1.2.2 Nội dung của thẩm định tài chính...................................................... 11
1.2.2.1. Các thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp ...... 11
1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính..................... 13
1.2.2.3. Nội dung thẩm đinh tài chính........................................................ 14
1.2.3 Vaitrò của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệp............................................................................................ 20
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho
vay khách hàng doanh nghiệp.................................................................... 21
1.3.1 Các chỉ tiêu định tính ....................................................................... 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
ii
1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng .................................................................... 22
1.3.4 Cácnhân tố ảnh hưởng dến chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp..................................................... 25
1.3.4.1 Về phía ngân hàng thương mại....................................................... 25
1.3.4.2 Về phía doanh nghiệp.................................................................... 27
1.3.4.3 Các nhân tố khác.......................................................................... 28
CHƯƠNG 2............................................................................................. 30
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI................................................ 30
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh
Hà Nội ..................................................................................................... 30
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông................................. 30
1.1.2. Giới thiệu OCBChi nhánh Hà Nội.................................................... 31
1.1.2.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Hà Nội............................................ 31
1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức.................................................................... 32
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.............................................. 33
1.1.2. Khái quát hoạt động của OCB Chi nhánh Hà Nội............................. 37
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Hà Nội .................................. 43
2.2.1. Quytrình, nội dung thẩm định tàichính trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội................................. 43
2.2.2. Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động cho vay tại Chi nhánh....................................................................... 50
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh Hà Nội...................... 55
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................. 55
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
iii
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................. 56
CHƯƠNG 3............................................................................................. 59
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI ................................................................ 59
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông-
Chi nhánh Hà Nội..................................................................................... 59
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động
cho vay khách hàngdoanh nghiệp ở OCBChi nhánh Hà Nội........................... 61
3.2.1 Chính sách khách hàng, chính sách tín dụng..................................... 61
3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng............................................ 62
3.2.3 Mở rộng mạng lưới thông tin nội bộ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ
ngân hàng ................................................................................................ 63
3.2.4 Cải tiến và hoàn thiện nôi dung quy trình thẩm định.......................... 64
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................ 65
3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ thẩm định........................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) - trung tâm tiền tệ, tín dụng của nền
kinh tế, để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng
nhằm cung cấp các nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hệ thống NHTM
Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay với mọi thành
phần kinh tế nếu đáp ứng thỏa mãn điều kiện cho vay của ngân hàng. Đây là
hoạt động đem lại thu nhập chính cho các NHTM. Hoạt động của Ngân hàng
luôn phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể
xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và các Ngân hàng không thể loại trừ
hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đề phòng, hạn chế nó.
Đặc biệt, hiện nay đang trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, ngành
ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn, tỷ lệ nợ xấu cao. Để đảm bảo cho
ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay, công tác thẩm định khách
hàng là bước chính để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Công
tác thẩm định có vai trò quyết định tới chất lượng cho vay của ngân hàng, tới
tỷ lệ nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn và ảnh hưởng tới cả lợi nhuận của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng thẩm định mới giúp giảm tỷ lệ này, tăng thu nhập cho
Chi nhánh và Ngân hàng, nâng cao chất lượng canh tranh cho Ngân hàng.Một
trong những nội dung quan trọng của thẩm định tín dụng là thẩm định tài
chính,giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng tài chính, khả năng độc
lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của
khách hàng,từ đó giúp ngân hàng có quyết định cho vay hay không và hạn
mức cho vay phù hợp.
Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng thương
mại cổ phần(TMCP) Phương Đông, nhận thấy tầm quan trọng của công tác
thẩm định tài chính khách hàng và nhu cầu vay vốn của các khách hàng doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
5
nghiệp rất lớn, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng
thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)- Chi nhánh Hà Nội” làm đề
tài chuyên đề thực tập.
Chuyên đề đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và
thẩm định tài chính. Phân tích đánh giá thực trạng thẩm định tài chính trong hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và cuối cùng là nghiên cứu một số giải
pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay.
Nội dung của chuyên đề về lý luận, chủ yếu tập trung vào chất lượng thẩm
định tài chính trên góc độ ngân hàng thương mại. Liên hệ nghiên cứu quy trình, chỉ
tiêu liên quan đến chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội. Và sử
dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của PGD giai đoạn từ 2010-2012 để
phân tích thực tiễn.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và thẩm
định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động
cho vay khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi
nhánh Hà Nội .
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong
hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương
Đông- Chi nhánh Hà Nội.
Do kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài thực tập của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô
giáo và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1Những vấn đề chung về cho vay
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay
Theo quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm
quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN: “Cho vay là một
hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao một khoản tiền cho
khách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
1.1.2 Phân loại cho vay của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng
và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Việc áp dụng từng loại cho vay
tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử
dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả, phù hợp với sự vận động cũng như đặc
điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta
thường phân loại theo các tiêu thức sau:
 Phân loại theo thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay mà thời hạn sử dụng tiền vay tối đa
12 tháng và được sử dụng chủ yếu để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng.
+ cho vay trung, dài hạn: là loại cho vay mà thời hạn sử dụng tiền vay trên
12 tháng. Hình thức này các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay
cho các hoạt động dài hạn của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, cải tiến
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
7
thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh….và cho khách hàng vay trả
góp,mua sắm nhà cửa,ô tô…
 Phân loại theo đối tượng sử dụng vốn
+ Cho vay khách hàng cá nhân: loại hình cho này vay đối với khách hàng
là một cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn của khách hàng.
+ Cho vay khách hàng doanh nghiệp: loại hình này cho vay đối với khách
hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ
 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
+ Cho vay kinh doanh: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất và thương mại.
+ Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho
các hoạt động tiêu dùng như xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện…
 Phân loại theo xuất xứ của tín dụng
+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu
cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là các khoản vay thông qua việc thực hiện mua bán
các khế ước, chứng từ nợ phát sinh và còn thời hạn thanh toán.
 Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay không có
tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3 mà việc vay chỉ
dựa vào uy tín của bản thân người đi vay.
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay phải có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Sự đảm bảo này là căn cứ
để ngân hàng có thể thay thế nguồn vốn vay ban đầu trong trường hợp người
vay không hoàn trả được khoản vay.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
8
1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình
hình phát triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh
nghiệp,tạo ra sức sống cho nên kinh tế. Cho vay là chức năng kinh tế lâu đời
nhất của ngân hàng, là hoạt động kiếm được lợi nhuận nhất cho ngân hàng
song cũng gặp nhiều rủi ro.
Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với các cá nhân, doanh
nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đối với ngân hàng, tổ
chức tín dụng và đối với toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn
rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Hoạt động
này làm tăng thu nhập cho những người chưa có kế hoạch đầu tư nói chung và
những khoản tiền nhàn rỗi nói riêng, đồng thời làm tăng khả năng hoạt động
của những người có nhu cầu về vốn là doanh nghiệp hay cá nhân. Có thể nói
hoạt động cho vay tạo ra sự phát triển nói chung của cả nền kinh tế.
Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao
của ngân hàng. dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi huy động và các khoản chi
phí quản lý,trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt
dộng của ngân hàng.
Thứ ba, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn
trong nền kinh tế. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch
vụ.Toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền lớn khi các khoản
tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho
vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì
sẽ tạo nên một khoản thu của khách hàng khác tại một ngân hàng khác rạo ra
các khoản cho vay khác.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
9
Thứ tư, bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho một dự án phát triển
mang tính chất chiến lược cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của
chính phủ để phát triển đất nước.
1.2 Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại NHTM
1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính khách
hàng doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính
Khi doanh nghiệp tới ngân hàng xin vay vốn, họ phải cung cấp cho ngân
hàng hồ sơ về tình hình tài chính của mình bao gồm: các bảng báo cáo tài
chính và những đánh giá sơ bộ về khả năng tài chính của bản thân doanh
nghiệp mình. Đứng trên góc độ của ngân hàng, các cán bộ tín dụng trước khi
quyết định cho vay hay không phải tiến hành xem xét, kiểm tra lại tình hình
tài chính của doanh nghiệp hay thẩm định tài chính doanh nghiệp.
Qua đó, thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại NHTM là việc xem xét, rà soát một cách khách quan, khoa học, hệ
thống và toàn diện tất cả các khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp trên góc độ của ngân hàng nhằm khẳng định tính trung thực,
hợp lý của các báo cáo tài chính, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá tính
hiệu quả của khoản vay trước khi giải ngân cho khách hàng.
Đứng trên góc độ Ngân hàng, thẩm định tài chính cố gắng phân tích các
báo cáo tài chính,các chỉ số tài chính để hiểu được tình hình tài chính thực sự
của doanh nghiệp và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các khoản vay để
đảm bào các khoản vay này được trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Khách hàng khi
lập một dự án luôn mong muốn được Ngân hàng cho vay vốn nên có thể thổi
phồng về hiệu quả kinh tế của dự án,làm lạc quan các báo cáo tài chính nên
thẩm định tài chính cần phải kiểm tra hệ thống toàn diện tất cả các vấn đề liên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
10
quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét đánh giá đúng thực
chất hiệu quả của dự án mang lại. Vì thế, công tác thẩm định là công việc phức
tạp đòihỏi tư duy logic và tổng hợp khoa học, phảicó cáchnhìn tổng thể đồng
thời phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực kinh tế, ngành nghề doanh nghiệp
hoạt động để đánh giá khách quan nhất sự lành mạnh về tài chính của doanh
nghiệp, tính khả thi hiệu quả của phương án kinh doanh hay dự án đầu tư.
1.2.1.2 Mục đích của thẩm đinh tài chính
Trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp việc tính toán, phân
tích các thông tin tài chính là một công việc quan trong và cơ bản nhất đối với
các Cán bộ tín dụng. Việc đánh giá phân tích đó nhằm đạt các mục đính chính
như sau:
 Xác định rõ tình trạng hoạt động trong quá khứ, hiện tại của doanh
nghiệp, tình hình của doanh nghiệp đó có vững vàng hay không? Doanh
nghiệp có mất khả năng cân đối, khả năng thanh toán hay không?
 Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thực sự hay không, việc vay vốn
được sử dụng vào mục đích nào? Xác định phương hướng doanh nghiệp đang
đi tới qua đó đánh giá tình hình của doanh nghiệp trong tương lai: khả năng
hoạt động kinh doanh, mức sinh lời từ vốn vay…
 Doanh nghiệp sẽ dùng dòng tiền nào để trả vốn đã vay cho ngân hàng.
1.2.1.3. Ý nghĩa của việc thẩm định tài chính
Thẩm định tài chính là việc xem xét, rà soát một cách khách quan khoa
học, hệ thống và toàn diện tất cả các khía cạnh liên quan đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp
vay hay không. Việc thẩm định tài chính sẽ giúp nhận dạng các chỉ tiêu, các
khoản mục có những dấu hiệu không bình thường. Đứng trên nhiều góc độ
khác nhau thẩm định tài chính mạng lại những kết quả nhất định và có ý nghĩa
riêng đối với mỗi bên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
11
- Về phía khách hàng (doanh nghiệp): Việc thẩm định tài chính sẽ giúp
chủ doanh nghiệp nhìn nhận ra các vấn đề mà doanh nghiệp còn đang mắc
phải. Thông qua đó, khắc phục và hoàn thiện những vấn đề trên, giúp doanh
nghiệp tăng cao sức mạnh tài chính.
- Về phía ngân hàng: Công tác thẩm định tài chính được tiến hành một
cách chặt chẽ, cẩn thận sẽ làm giảm thiểu đi các rủi ro tài chính có thể xảy ra.
Từ đó, giúp ngân hàng cho vay một khoản vay có hiệu quả.
1.2.2 Nội dung của thẩm định tài chính
1.2.2.1.Các thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp
Khi thẩm định tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng(CBTD) phải xem
xét hai khía cạnh: sự đầy đủ và chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung
cấp. Do vậy, CBTD phải thu thập, sử dụng các nguồn thông tin khác nhau liên
quan đến doanh nghiệp, để đưa ra cái nhìn chính xác về tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
 Thông tin từ bên ngoài
Thông tin bên ngoài là một nhân tố khá quan trọng, nó tác động trực tiếp
tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp mà dựa vào đó CBTD đưa ra những
cái nhìn và những dự báo về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong quá
khứ và tương lai. Hai nhóm thông tin chính được sử dụng là:
- Thông tin chung: Đây là những thông tin liên quan đến nền kinh tế, các
chính sách phát triển và chính sách thuế của nhà nước, môi trường kinh
doanh….
- Thông tin về ngành: Đây là những thông tin liên quan tới lĩnh vực kinh
doanh của chính doanh nghiệp, dựa và đó xác định xem vị trí của doanh
nghiệp, cơ cấu ngành nghề, những khó khăn đang gặp phải hay triển vọng
trong tương lai….
 Thông tin từ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
12
Thông tin từ nội tại doanh nghiệp đó là các báo cáo qua các năm của
doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, các loại này bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp
thông tin về toàn bộ giá trị tài sảnhiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản,
nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định.
Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình quản
lý, sử dụng vốn, tình hình huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn, tình hình
tài chính của doanh nghiệp…. từ đó cho phép đánh giá được triển vọng kinh
tế tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ
kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng
hợp về kết quả sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh mà đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp.Thông tin về lượng tiền của doanh nghiệp có tác dụng cung cấp cho
CBTD những cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử
dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đồng thời giúp đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền, khả
năng thanh toán và các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
13
 Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể
tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường
thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong các
báo cáo tài chính cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các
chuẩn mực kế toán cụ thể.
 Các loại khác
Ngoài các báo cáo chính yêu cầu nhất thiết phải có trong quá trình thẩm
định tài chính còn có một số báo cáo khác không nhất định phải có nhưng lại
có ý nghĩa quan trọng. Đó là các sổ chi tiết liên quan đến một số tài khoản kế
toán nhằm mục đích giải thích rõ hơn cá khoản mục phát sinh. Bên cạnh đó là
các báo các khác liên quan như biên bản kiểm toán độc lập nhằm xác định các
thông tin có đầy đủ và trung thực, các thông tin từ các ngân hàng khác mà
doanh nghiệp có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng… thông tin từ các bạn
hàng, thông tin từ các tổ chức chuyên môn như cơ quan thuế, thanh tra, kiểm
toán…và một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính
Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ
và phương pháp khác nhau nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, các chỉ
tiêu tài chính tổng hợp từ đó đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính doanh
nghiệp.
 Phương pháp tỷ số
Phân tích tỷ số là một công cụ chính để đánh giá hoạt động tài chính.
Các tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu báo cáo tài chính khác nhau.
Chúng chỉ ra những biến động về phương hướng và các biến động phản ảnh
rủi ro, cơ hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là công cụ hữu ích trong
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
14
việc đánh giá tình trạng và xu hướng hoạt động của một doanh nghiệp trong
việc lập kê hoạch trong tương lai.
 Phương pháp so sánh
Mục tiêu chính của CBTD khi thẩm định tài chính là không chỉ xác định
tình trạng hiện tại của một doanh nghiệp mà con phải xác định xu hướng và
tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Và phương pháp để thực hiện việc
này là thông qua so sánh, tức là so sánh tình trạng và hoạt động của một
doanh nghiệp với tình trạng hoạt động trước kia của nó, tìm kiểm những sự
thay đổi của các hệ số theo thời gian, bao gồm so sánh giữa số đầu kỳ với số
cuối kỳ, giữa số thực tế và kê hoạch, so sánh với các chỉ tiêu của từng
năm…CBTD sẽ tính toán các hệ số tài chính của doanh nghiệp trong vài năm
và chỉ ra chúng thay đổi ra sao theo thời gian, cùng với đó so sánh với chính
các hệ số bình quân ngành để thấy được tình hình chung của toàn ngành, lĩnh
vực và của doanh nghiệp.
 Cho điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Xếp hạng tín nhiệm khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại là
việc ngân hàng thương mại sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của
mình để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, mức độ rủi ro của
khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây
dựng các chính sách khách hàng đối với từng hạng khách hàng theo kết quả
xếp hạng cho phù hợp. Việc xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp Ngân hàng nhận định
danh mục tín dụng của Ngân hàng, phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả
năng đi chệch hướng… đảm bảo cho khoản tín dụng đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất.
1.2.2.3. Nội dung thẩm đinh tài chính
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được thông
qua các nội dung chính sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
15
1.Thẩm định các báo cáo tài chính:
Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh,
bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh các báo
cáo tài chính của hai thời kỳ gần nhất với thời điểm vay vốn. Do doanh nghiệp rất
muốn được ngân hàng cấp vốn vay nên thường thổi phồng, làm lạc quan các bản
báo cáo tài chính lên. Vì vậy, việc thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính là
rất quan trọng, ảnh hưởng tới các bước thẩm định sau.
Thông qua xem xét về tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử
dụng nguồn vốn để đánh giá quy mô doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp
nào (nhỏ, vừa hay lớn), cơ cấu tỷ trọng các nguồn vốn.. để đánh giá tình hình
tài chính chung của doanh nghiệp
2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng
Vấn đề đầu tiên liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp là khả
năng tạo ra lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn trả được nợ, thì doanh nghiệp
đó phải tạo ra mức doanh thu đủ bù đắp các khoản chi phí hoạt động. Đây
không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn quan trọng về mặt lâu dài. Doanh
nghiệp kinh doanh có lãi và khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định sẽ là cơ sở bền
vững để mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Chỉ tiêu đầu tiên phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu( ROE).
ROE=
VCSH
êthusauLN 
Chỉ tiêu này phản ánh mức lãi của chủ sở hữu doanh nghiệp. Có 2 vấn đề
cần được xem xét đó là doanh nghiệp có lãi hay không, mức lãi tạo ra có đáp
ứng được kỳ vọng của người chủ sở hữu không và mức lãi này được tạo ra
như thế nào, cách tạo ra lãi của doanh nghiệp có hợp lý không, có thể duy trì
một cách bền vững ?
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
16
Do đó, hiệu quả của việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp có thể tách ra
thành ba hoạt động quản lý: hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh ( hoạt
động bán hàng và quản lý chi phí), hiệu quả phân bổ và sử dụng tài sản, hiệu
quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều đó được thể hiện qua công
thức sau:
ROE =
VCSH
TTS
TTS
DT
DT
LN
VCSH
LN
××=
(*) Hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh
Kết quả quản lý hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua
Tỷ suất lợi nhuận
ròng
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đem lại mấy đồng lợi nhuận,
nó phản ánh kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh. Kết quả này bị
ảnh hưởng bởi hai vấn đề: Khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng quản lý
chi phí hoạt động.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm: lợi nhuận và khả năng trả nợ của doanh
nghiệp trước hếtbịảnh hưởngbởikhả năng bánhàng. Chỉ tiêuđánh giá bao gồm:
Tỷ lệ tăng
trưởng doanh
thu
=
Doanh thu kỳ hiện
tại
x 100%
Doanh thu kỳ
trước
Chỉ tiêu này cho biết mức tăng doanh thu của doanh nghiệp có thỏa đáng
so với các chính sách và biện pháp thực hiện hay không, có theo kịp mức tăng
trưởng bình quân của ngành kinh doanh hay không. Mức độ tăng trưởng
doanh thu ổn định và được duy trì trong tương lai là căn cứ tốt để đảm bảo
cho các khoản vay ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
17
Tỷ suất lợi
nhuận gộp
=
Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
x 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất này có thể cho biết vị thế, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành kinh doanh. Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn so mới
mức bìnhquân của ngành, có thể doanh nghiệp có nguồn cung cấp nguyên vật
liệu thuận lợi hoặc có ưu thế hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động kiểm soát chi phí
Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra không chỉ bởi doanh nghiệp có
bán được hàng không, mà còn bị ảnh hưởng bởi việc hoạt động kiểm soát các
chi phí hoạt động. Các chỉ tiêu đánh giá:
 Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần
 Chi phí tài chính / Doanh thu thuần
 Chi phí lãi vay / Doanh thu thuần
 Chi phí bán hàng / Doanh thu thuần
 Chi phí quản lý doanh nghiệp / Doanh thu thuần
Việc xem xét xu hướng của các chỉ tiêu này và so sánh với các doanh
nghiệp cùng ngành, cho thấy khả năng và hiệu quả của doanh nghiệp trong
việc quản lý, kiểm soát các chi phí hoạt động, từ đó thấy rõ hơn lợi nhuận của
doanh nghiệp được tạo ra như thế nào.
(**) Hiệu quả sử dụng tài sản
Các chỉ tiêu này vừa phản ánh sự ảnh hưởng của nó đối với lợi nhuận
của doanh nghiệp khi thể hiện khả năng tận dụng phân bổ các nguồn lực để
tạo ra doanh thu, vừa phản ánh hiệu quả của quá trình chuyển doanh thu thành
tiền mặt. Do vậy, nó là nhân tố quan trọng trong đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng. Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản gồm các chỉ tiêu:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
18
 Doanh thu của TTS = Doanh thu thuần / TTS bình quân
 Doanh thu của TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân
 Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân
 Vòng quay HTK = GVHB / HTK bình quân
 Kỳ thu nợ bình quân = 360 / Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu bình quân= DT thuần/ Các khoản phải thu
bình quân
(***) Đòn bẩy tài chính
Nhóm hệ số này phản ánh khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính để là tăng
thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phản ánh mức
độ rủi ro về tài chính đối với những người cho vay. Các chỉ số sử dụng:
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Chỉ số này phản ánh mức độ vay nợ của doanh nghiệp, nó càng thấp chứng
tỏ sự đảm bảo các khoản nợ của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số nợ so với
VCSH
=
Nợ phải trả
VCSH
Tỷ lệ nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn và VCSH
Tỷ lệ này đánh giá việc sử dụng các nguồn tài chính lâu dài của doanh
nghiệp, phản ánh sự vững chắc và ổn định về mặt tài chính trong sử dụng vốn
thường xuyên của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ trên
doanh thu
=
Nợ phải trả
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
19
Chỉ số này cho thấy sự hợp lý hay không trong việc sử dụng nợ để tạo ra
doanh thu, quy mô nợ càng lớn so với doanh thu, gánh nặng nợ nần càng cao
và để tăng cường thu nhập doanh nghiệp sẻ phải tìm ra cách hạn chế chi phí
3.Khả năng tựchủ tài chính
Phân tích khả năng tự chủ tài chính là xem xét, đo lường mức độ sử dụng
nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá gồm:
- Tỷ số nợ so với tổng tài sản:
- Tỷ lệ đòncân nợ (tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu)
- Hệ số tự tài trợ
- Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng
4.Khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh toán của các món nợ hiện tại được thể hiện qua các hệ số
khả năng thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán cho biết khả năng của
doanh nghiệp trong việc tăng tiền mặt một cách kịp thời khi cần thiết. Để
phân tích khả năng thanh toán, người ta thường xem xét các hệ số:
Khả năng thanh toán
ngắn hạn
=
TS ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khách hàng có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo trả các
khoản nợ ngắn hạn hay không. Tỷ lệ này từ 1 đến 2 là bình, nếu < 1 doanh
nghiệp có thể sẽ mất khả năng thanh toán, nếu cao quá có thể doanh nghiệp đã
đầu tư quá nhiều vốn cho tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh
toán nhanh
=
TS ngắn hạn - HTK - TS ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền trong thời gian
ngắn hạn để trả nợ khi không còn thu nhập từ việc bán hàng. Ở Việt Nam từ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
20
0,5-1 là bình thường, nếu <0,5 thì khách hàng có thể khó khăn trong thanh
toán.
Khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này ở mức 0,1 - 0,5 thì lượng tiền mặt tồn quỹ được duy trì ở mức
bình thường.
5. Các khoản phải trả bất thường trong tương lai
Các khoản phải trả bất thường ảnh hưởng không thường xuyên tới kết quả
kinh doanh như: các khoản bảo lãnh, bảo đảm cho sản phẩm của doanh
nghiệp, các khoản kiện tụng. phạt vi phạm hợp đồng… Các khoản này có thể
làm cho doanh nghiệp phải chi trả trong tương lai và ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của doanh nghiệp, do vậy ngân hàng cần xem xét cẩn thận.
1.2.3 Vai trò của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho các ngân hàng
thương mại nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không trả nợ đúng hạn,
hay không trả đầy đủ gốc và lãi... Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro
tín dụng do khách quan và chủ quan như: khách hàng cố tình lừa đảo ngân
hàng, thiên tai dịch bệnh mất mùa thất bát, khách hàng không có đủ khả năng
trả nợ, khách hàng kinh doanh thất bại... Trong hoạt động tín dụng khả năng
xảy ra tổn thất là rất khó loại trừ hết nên vấn đề là ngân hàng thương mại cần
phải tìm ra, hạn chế những tổn thất đến mức thấp nhất nếu được. Các ngân
hàng áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm những rủi ro tín dụng, một trong
những biện pháp cực kì quan trọng bất kỳ ngân hàng nào cũng phải làm trước
tiên là công tác thẩm định trước khi cho vay. Qua thẩm định tình hình tài
chính của doanh nghiệp đi vay, ngân hàng sẽ nắm rõ hơn tình hình tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
21
của doanh nghiệp như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng
sinh lời của tổng tài sản, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ vay,
hay doanh nghiệp có sử dụng vốn hiệu quả không...để ngân hàng xác định hạn
mức, đưa ra phương án cho vay, phương án thu hồi nợ.
Thẩm định tài chính với mục đích là đánh giá chính xác, trung thực khả
năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cho vay, là
một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Để giúp cho cán bộ tín dụng và
lãnh đạo ngân hàng tự tin, tránh sai lầm khi đưa ra các quyết định cho vay,
thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu:
-Đánh giá được mức độ phù hợp và trung thực của các báo cáo tài chính
-Phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp,khả
năng độc lập tự chủ về tài chính,khả năng thanh toán hoàn hoàn trả nợ của
khách hàng
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.3.1 Các chỉ tiêu định tính
 Tính chính xác của kết quả thẩm định
Mục đích của thẩm định tài chính là đánh giá tình hình tài chính, tiềm
năng, hiệu quả kinh doanh, các loại rủi ro trong tương lai, cùng với đó xem
xét những căn cứ cho việc đánh giá kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vay và trả
nợ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp ra sao. Do đó nếu
chất lượng của việc thẩm định càng cao, thì kết quả thẩm định và thực tế thực
hiện càng gần nhau, càng chính xác, từ đó giúp cán bộ ngân hàng đưa ra quyết
định cho vay đúng đắn. Cán bộ thẩm định sau khi phân tích và xử lý thông tin
sẽ trinh kết quả báo cáo và đề suất tín dụng cho cấp có thẩm quyền. Các kết
quả này sẽ được so sánh với các chỉ tiêu do ngân hàng đưa ra hay các nguồn
thông tin có căn cứ xác thực.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
22
 Tính khoa học và hiệu quả của quy trình thẩm định
Mỗi ngân hàng đều dựa trên quy trình thẩm định tài chính cơ bản để xây
dựng một quy trình thẩm định tài chính chuẩn, phù hợp với ngân hàng mình.
Một quy trình thẩm định được xem là hiệu quả khi thỏa mãn các yêu cầu:
+ Quy trình thẩm định có sự kết hợp hài hòa giữa các bước, không bị
chồng chéo, trùng lặp và có sự tách biệt rõ ràng.
+ Quy trình hoàn thiện, có trình tự thực hiện theo các bước hợp lý, có
đầy đủ cơ sở pháp lý, thông tin cần thiết để thực hiện.
+ Cán bộ thẩm định luôn tuân thủ thực hiện quá trình thẩm định theo
đúng quy trình và các nội dụng thẩm định.
+ Kết quả đạt được sau khi thực hiện thẩm định đạt yêu cầu đề ra, có
chất lượng thực tế.
 Sự hài lòng về công tác thẩm định tài chính của khách hàng.
Đứng trên góc độ khách hàng nhìn nhận về chất lượng thẩm định tương
tự như đánh giá việc cung cấp một sản phẩm dịch vụ đang có nhu cầu sử
dụng. Khi khách hàng có nhu cầu về vốn vay và ngân hàng thẩm định xem có
nên cấp tín dụng cho khách hàng không, chính là ngân hàng đang cung cấp
cho khách hàng một sản phẩm dịch vụ của mình. Chính sự hài lòng của khách
hàng luôn là một tiêu chuẩn, một thước đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Ngân hàng qua thẩm định tài chính đưa ra được những nhận định hợp lý về
khoản tín dụng khách hàng đang cần, vừa mang lại cho khách hàng những
thông tin có ích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, hiệu quả kinh
doanh, vừa tăng uy tín đối với khách hàng.
1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
 Thời gian thẩm định tín dụng
Thẩm định tài chính doanh nghiệp là một quá trình trong toàn bộ quá
trình của công tác thẩm định tín dụng. Trong các nội dung của thẩm định tín
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
23
dụng, thẩm định tài chính là khâu được đánh giá là mất nhiều thời gian nhất.
Bởi CBTD phải mất thời gian tính toán, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp.
Tuy nhiên không vì thế mà công tác thẩm định tài chính có thể diễn ra trong
một thời gian dài. Nếu thời gian thẩm định kéo dài, chưa hẳn đã chứng tỏ cán
bộ thẩm định làm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họ đã làm mất cơ hội tài
trợ tốt, cơ hội giúp ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng…Chính
vì vậy, ở mỗi ngân hàng khác nhau đều có quy định rõ ràng về thời gian thẩm
định tài chính, cũng như các giai đoạn khác trong quá trình thẩm định tín
dụng. Chỉ tiêu này được công bố công khai, được xem như là một công cụ
cạnh tranh giữa các ngân hàng và dùng để đánh giá chất lượng của công tác
thẩm định.
 Chi phí thẩm định tài chính
Chi phí thẩm định tài chính bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến
quá trình thực hiện công tác thẩm định tài chính như thu thập thông tin, đánh
giá, khảo sát thực tế…Khi quy trình thẩm định được thực hiện với chi phí
càng thấp càng chứng tỏ chất lượng thẩm định tài chính nói riêng, và thẩm
định tín dụng nói chung được cải thiện. Đây là chỉ tiêu thể hiện về mặt tài
chính và quản lý tài chính trong khâu thẩm định.
 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng thẩm định
(*) Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay, bao
gồm khoản vay chưa đến hạn thanh toán và những khoản vay đang nằm trong
tình trạng nợ quá hạn.
Dư nợ tín dụng cho biết quy mô tín dụng của ngân hàng thông qua việc
so sánh giữa các thời kỳ với nhau nên được các ngân hàng rất quan tâm. Nếu
dư nợ tín dụng tăng đều và ổn định qua các thời kỳ, chứng tỏ chất lượng tín
dụng ngân hàng đảm bảo, hiệu quả tín dụng của ngân hàng tốt. Còn nếu dư nợ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
24
tín dụng giảm nhanh, có hệ thống qua các thời kỳ chứng tỏ hoạt động tín dụng
của ngân hàng đang có vấn đề, có thể do chất lượng tín dụng của ngân hàng
xấu, hoạt động tín dụng chưa đạt được hiệu quả. Nguyên nhân có thể là: chất
lượng dịch vụ không tốt, trình độ của nhân viên tín dụng, thẩm định yếu kém,
ngân hàng đang phải giải quyết một số khoản vay xấu…
(**) Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản nợ trong đó toàn bộ hay một phần nợ gốc
hoặc lãi đã quá hạn trả.
Công thức tính:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các
khoản vay. Cho biết những khoản vay đã qua thẩm định có thật sự trả được nợ
đúng hạn như ban đầu không. Nếu công tác thẩm định không dự báo được các
rủi ro xảy ra dẫn đến nợ quá hạn tăng lên ngoài khả năng kiểm soát, làm thu
nhập ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ gặp khó khăn trong kinh
doanh vì có nguy cơ mất khả năng thanh toán, hoạt động tín dụng không đạt
hiệu quả tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tỷ
lệ nợ quá hạn cao biểu hiện hiệu quả, chất lượng tín dụng tại ngân hàng thấp,
đồng thời hoạt động thẩm định tín dụng cũng bị đánh giá có chất lượng kém.
(***) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu là những khoản nợ không sinh lời hay khó thu hồi bao gồm các
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ sau khi được cơ cấu lại thời
hạn trả nợ. Theo luật định, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5.
+ Nhóm 3( nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
25
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại
- Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 3
+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
- Các khoản nợ của nhóm khác chuyển sang nhóm 4
+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại
- Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 5
 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: là tỷ lệ cho biết có bao nhiêu phần trăm
các khoản cho vay khó có khả năng thu hồi hay mức độ hoàn trả nợ vay của
khách hàng có khả năng trả nợ thấp.
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ xấu cuối kỳ
x 100%
Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ
Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đảm bảo an toàn
ở mức dưới 1.5%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dưới 3% là an toàn, hoạt động
thẩm định tín dụng có chất lượng.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng dến chất lượng thẩm định tài chính
trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.3.4.1 Về phía ngân hàng thương mại
 Chiến lược và chính sách thẩm định tài chính của ngân hàng
Chiến lược phát triển của ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến
hoạt động tín dụng, hiệu quả tín dụng. Chiến lược phát triển đúng đắn sẽ định
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
26
hướng cho tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó sẽ bảo gồm công tác
thẩm định tài chính khách hàng.
 Quy trình và tổ chức hoạt động thẩm định tài chính
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính,
sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng bởi khi một quy trình hợp lý sẽ giúp các khoản cho
vay của ngân hàng mang tới tính hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy
ra. Tuy vậy, cũng không thể không xem trọng vấn đề tổ chức hoạt động của
công tác thẩm định. Ngân hàng với một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo
được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, giữa
phòng tín dụng và các phòng ban trong ngân hàng, giúp các nội dung trong
công tác thẩm định tín dụng khách hàng có sự thông suốt qua các bước khác
nhau. Qua đó không chỉ giúp nâng cao công tác thẩm định tài chính mà còn
giúp công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng được nâng cao.
 Công nghệ kỹ thuật của ngân hàng
Bản chất của thẩm định tài chính là tính toán các chỉ tiêu và đánh giá
chúng. Công việc này có một số chỉ tiêu tính toán phức tạp, đòi hỏi phải có
phần mềm chuyên dụng để tính toán, hỗ trợ. Nếu công nghệ ngân hàng quá
lạc hậu, quá trình thu thập xử lý thông tin về doanh nghiệp bị hạn chế, thời
gian kéo dài, tính toán các chỉ tiêu không chính xác khiến việc đưa ra kết luận
sai lầm.
 Tính chính xác của nguồn thông tin
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh việc
nắm bắt thông tin chính xác kịp thời sẽ quyết định phần lớn thành công, có
thể nói người có thông tin là người chiến thắng. Thông tin là yếu tố đầu vào
quan trọng của thẩm định tài chính, đa dạng hóa thông tin sẽ cho NHTM cái
nhìn toàn diện về doanh nghiệp, từ đó hiệu quả công tác thẩm định sẽ cao.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
27
 Trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định
Con người có yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi lĩnh vực
hoạt động, trong ngân hàng với điều kiện xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi
chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời với các tình huống khác
nhau. Các ngân hàng luôn cố gắng xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ tín
dụng giỏi nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt và có tinh thần trách nhiệm với
công việc.
Thẩm định tài chính khách hàng là một công việc khá đặc thù, CBTD
thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ở
những lĩnh vực khác nhau. Công việc này đòi hỏi CBTD phải nắm bất rõ về
các thông tin tài chính cần phải tính toán, nghiên cứu của một doanh nghiệp,
ngoài ra CBTD còn phải hiểu biết rộng về những đặc điểm riêng có ở mỗi
ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, nắm vững các thông tin về thị trường
và quy trình thẩm định tài chính của mình. Nếu CBTD yếu kém về mặt năng
lực hoặc chưa được đào tạo đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích, đánh giá các
thông tin tài chính của khách hàng, không bao quát hết được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp ra sao từ đó dễ đưa ra các đánh giá sai lầm, thiếu tính
hiệu quả.
Hoạt động thẩm định tài chính là hoạt động phức tạp liên quan trực tiếp
đến vấn đề tài chính do vậy mà tính trung thực của cán bộ tín dụng là rất quan
trọng. Một khi có những sai phạm của cán bộ tín dụng ví dụ cán bộ tín dụng
cấu kết với khách hàng gian lận cho vay, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn
làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng, hoạt động của ngân hàng.
1.3.4.2 Về phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài, là đối
tượng cho vay chủ yếu của các NHTM. Nên những thông tin điều tra, xác minh
về hồ sơ khách hàng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tài
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
28
chínhvà quyết định cho vay của Ngân hàng. Đểtạo mối quan hệ tốtđẹp, lâu dài
với Ngân hàng và giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm
bảo kế hoạchhoạtđộng, doanhnghiệp nên đáp ứng đầy đủ các yêu cầutheo quy
định của Ngân hàng. Chất lượng thẩm định tài chính của các ngân hàng chịu
ảnh hưởng lớn của các yếu tố thuộc về phía doanh nghiệp như:
+ Tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp là tài liệu chính để phục vụ cho công tác thẩm định tài
chính và vậy báo cáo tài chính phải trung thực và hợp lý . Nếu doanh nghiệp
cố ý lừa đảo ngân hàng bằng báo cáo tài chính không trung thực, cán bộ thẩm
định không kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, cẩn trọng, không phát hiện ra thì sẽ
đưa đến kết quả thẩm định sai gây tổn thất cho NHTM.
+ Uy tín của doanh nghiệp: đây là ý thức cá nhân của doanh nghiệp trong
việc trả nợ, không có một phương pháp nào có thể đánh giá, định lượng chính
xác uy tín của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay.
+ Năng lực, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp: Doanh nghiệp có trình
độ quản lý kinh doanh tốt, tạo cho ngân hàng niềm tin, sự tín nhiệm an tâm
khi cho vay, về khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai. Doanh nghiệp có
năng lực quản lý cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin tài chính
chính xác, kịp thời, khoa học giúp cho công tác thẩm định được tiến hành
nhanh chóng và chính xác.
1.3.4.3 Các nhân tố khác
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật và sự
điều hành việc thực hiện những văn bản đó của các cơ quan chức năng.
Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến chất lượng
thẩm định tài chính, hiệu quả tín dụng. Hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ
ràng, chặt chẽ là hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng. Tất cả các chủ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
29
thể tham gia vào quan hệ tín dụng đều phải tuân thủ pháp luật, thực hiện
đúng quyền và nghĩa vụ và sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Môi trường kinh tế xã hội:
Chiến lược, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước là yếu
tố định hướng và xác định mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, của các chủ
thể tham gia quan hệ tín dụng. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào các chỉ
tiêu, định hướng phát triển ngành kinh tế để xác định cơ cấu đầu tư tín dụng
của mình một cách có hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu,
cơ cấu ngành để xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín
dụng phù hợp. Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải
chịu tác động của những biến đổi trong môi trường kinh tế, chu kỳ kinh tế.
Nên rất cần phải có công tác dự báo tình hình, chu kỳ kinh tế và đưa ra khả
năng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra giúp doanh nghiệp và các
ngân hàng hoạt động tốt, đảm bảo các khoản tín dụng được hiệu quả.
Việc quản lý doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn nếu giữa các cơ quan quản lý
Nhà nước phối hợp nhịp nhàng trong việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp
như: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình trả nợ vay ngân hàng, các nghĩa
vụ của doanh nghiệp với Nhà nước… Từ đó NHTM có được những thông tin
cần thiết để phân tích, đánh giá khách hàng, đưa ra quyết định cho vay đúng
đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng:
Trong môi trường cạnh tranh, để gây sức ép cho nhau buộc các NHTM
mở rộng cho vay, hạ thấp các điều kiện tín dụng, giảm thời gian và thủ tục
thẩm định. Các ngân hàng luôn phải cố gắng để nâng cao chất lượng thẩm
định tốt nhất, từ đó đưa đến cho ngân hàng kết quả tín dụng cao nhất.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông –
Chi nhánh Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức được thành lập và
đi vào hoạt động ngày 10/06/1996, hoạt động theo giấy phép số 0061/NH-GP
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 13/04/1996 và giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh cấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông tuy không được
thành lập sớm như một số Ngân hàng khác, cũng chưa phải là ngân hàng
mạnh hàng đầu của Việt Nam nhưng đã có nhiều đóng góp lớn vào thị trường
vốn nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thể hiện qua sự tăng
trưởng thị phần cũng như sự đánh giá, giải thưởng của cơ quan quản lý nhà
nước và người tiêu dùng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng mạnh với tốc độ
tăng trưởng nhanh chóng và bên vững, NHTM Cổ phần Phương Đông đã có
nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua.
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
Tên Tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: Oricombank (OCB)
Hội sở chính:Số 45, đườngLê Duẩn, Quận 1,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: www.ocb.com.vn
Email: ocb@ocb.com.vn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
31
Mạng lưới
 Hơn 95 chi nhánh và phòng giao dịch hầu hết các địa bàn kinh tế
trọng điểm trên cả nước.
Tầm nhìn
 Nỗ lực phấn đấu xây dựng Ngân hàng Phương Đông trở thành ngân
hàng đa năng với cốt lõi là ngân hàng bán lẻ, đến năm 2015 là một trong 10
Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
Sứ mạng
 Xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng
động, hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp, trên cơ sở đó OCBđưa ra các giải pháp thiết thực, tối ưu hóa các giá
trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng
đồng và xã hội.
Giá trị cốt lõi: Là nền tảng của văn hóa OCB, kết nối sức mạnh đoàn
kết để cùng hướng tới một mục tiêu chung là sự phát triển bền vững.
 Khách hàng là trọng tâm (Clients first!).
 Chủ động sáng tạo (Creativity).
 Tham vọng (Ambition).
 Chuyên nghiệp (Professionalism).
 Gắn kết (Belonging).
Đối tác chiến lược : Ngân hàng BNP Paribas (Pháp).
 BNP Paribas là một trong những Tập đoàn hàng đầu Châu Âu
trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng và là một trong 6 Ngân hàng mạnh nhất
thế giới theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor's.
1.1.2. Giới thiệu OCBChi nhánh Hà Nội
1.1.2.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Hà Nội
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông Chi nhánh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
32
Hà Nội
Tên giao dịch: OCB Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: 55-57 Văn Miếu, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, TP Hà Nội.
Việc thành lập ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Hà Nội phù
hợp với chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, gắn liền với đổi mới toàn
diện, phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, đa dạng hóa khách
hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi
của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế..
Được thành lập từ năm 2003, OCB Hà Nội từ 01 điểm giao dịch đến
nay đã nhanh chóng mở rộng khuyếch trương hình ảnh OCB tại Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc bằng việc mở rộng thêm 5 phòng giao dịch trực thuộc với
gần 100 cán bộ nhân viên.Với hoạt động kinh doanh đa dạng, OCB Hà Nội
hiện cung ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, tín dụng.
NHTMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, cố gắng
vượt lên chính mình, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những bước
phát triển khả quan, các chỉ tiêu về huy động vốn, tín dụng, thu dịch vụ, số
lượng khách hàng đều có sự tăng trưởng và hoàn thành hoặc vượt mức kế
hoạch Hội sở giao, đặc biệt là chất lượng tín dụng được cải thiện
1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của OCB Chi nhánh Hà Nội được xây dựng dựa trên
mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến phù hợp với
quy mô, đặc điểm hoạt động của Chi nhánh.
Đứng đầu chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh,
điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh.
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
33
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
 Giám đốc chi nhánh : là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt
động chung của Chi nhánh. Được ký kết hợp đồng và tài liệu theo quy chết
quy định phân cấp về quyền của OCB và theo quy định của pháp luật
 Giám đốc khách hàng doanh nghiệp (GĐKHDN) : là người quản lý
toàn bộ nhân sự và hoạt động về Khách hàng Doanh nghiệp tại chi nhánh và
các Đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Giám đốc khối KHDN trong việc quản lý, điều hành hoạt động KHDN
của Chi nhánh; được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh
doanh: ký kết các hợp đồngh tín dụng kinh doanh, thương mại, dân sự, lao
động theo quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của OCB và theo quy định
Giám đốc Chi
nhánh
GĐ. KHDN GĐ. KHCN
P. KHCN
P. DVKH
P. KHDN
Các phòng/bp
chức năng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
34
của Pháp luật Giám đốc KHDN báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân sự
của Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp.
 Giám đốc khách hàng cá nhân (GĐKHCN): là người quản lý toàn
bộ nhân sự và hoạt động về Khách hàng Cá nhân tại Chi nhánh và các Đơn vị
trong cơ cấu tô chức Chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc
khối Khách hàng Cá nhân trong việc quản lý, điều hành hoạt động Khách
hàng cá nhân của Chi nhánh được quyết định giải quyết các công việc quản lý
và kinh doanh: ký kết các hợp đồng tín dụng kinh doanh, thương mại, dân sự,
lao động theo các quy chế, quy định, phân cấp ủy quyền của OCB và theo quy
định của Pháp luật. Giám đốc KHCN báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý
nhân sự của Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp (P.KHDN) : Thực hiện tác nghiệp
và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng là doanh nghiệp theo quy
định, quy trình của OCB. Thực hiện tính toán lập quỹ dự phòng theo kết quả
phân loại nợ theo quy định của ngân hàng. Lưu giữ các chứng từ giao dịch, hồ
sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh tài sản nợ, tham gia vào các văn bản quản trị
tín dụng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.
Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Phân loại, rà soát phát
hiện rủi ro, theo dõi hạn mức sử dụng của khách hàng, giải quyết cho vay,
theo dõi và thu hồi nợ.
 Phòng khách hàng cá nhân (P.KHCN): Thực hiện tác nghiệp và
quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân theo quy định, quy
trình của OCB. Thực hiện tính toán lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại
nợ theo quy định của ngân hàng. Lưu giữ các chứng từ giao dịch, hồ sơ
nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh tài sản nợ, tham gia vào các văn bản quản trị tín
dụng. Xây dựng triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân
hàng dành cho nhóm sản phẩm. Xây dựng kế hoạch bán hàng đối với khách
hàng cá nhân, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn các sản phẩm bán lẻ của ngân
hàng, giải quyết cho vay, theo dõi và thu hồi nợ của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
35
 Phòng dịch vụ khách hàng (P. DVKH): Là phòng nghiệp vụ thực
hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc có
liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung
cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch
toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch
trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định
của OCB. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các sản
phẩm Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng cung
cấp các dịch vụ Ngân hàng.
 Các phòng/bộ phận chức năng: Bao gồm các phòng/ bộ phận như
phòng (bộ phận) Tài chính Kế toán, phòng giám sát tín dụng, phòng Công
nghệ thông tin, phòng Hành chính- nhân sự…
- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ :
+ Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo tài chính kế
toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.Cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính, các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh.
+ Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng trong Chi nhánh
- Phòng Hành chính- nhân sự:
Thực hiện các công việc hành chính, tổ chức, nhân sự của chi nhánh:
+ Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ của cán bộ nhân viên, chế độ tiền
lương, chế độ bảo hiểm xã hội của các cán bộ nhân viên chi nhánh
+ Gửi và nhận fax, thông tư, chỉ thị, quyết định của cấp trên gửi xuống;
đưa lên ban lãnh đạo chi nhánh để triển khai cho các phòng ban
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và bố trí đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
cho cán bộ nhân viên của chi nhánh phù hợp với đòi hỏi của công việc và sự
phát triển của hệ thống Ngân hàng
- Phòng Hỗ trợ kinh doanh.
+ Thực hiện công việc định giá tài sản đảm bảo, giải ngân, thực hiện
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
36
các thủ tục ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản
đảm bảo.
+ Tham gia đônđốc,nhắc khách hàng về kỳ trả gốc, lãi. Hỗ trợ, cung cấp
thông tin cho cán bộ quan hệ khách hàng trong việc kinh doanh, bán hàng.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo
1.1.2.4. Cácsản phẩm, dịch vụ OCB Chinhánh Hà Nội đang cung cấp
OCB Hà Nội thực hiện cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân
hàng Phương Đông quy định.
 Sản phẩm & dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tiền gửi:
+ Tiền gửi O-Plus: Là loại tiền gửi với lãi suất lũy tiến theo số dưcuối ngày
+ Tiền gửi O- SMART: Là loại tiền gửi không kỳ hạn khách hàng hưởng
lãi suất cao theo số dư tài khoản cuối ngày khách hàng duy trì trên tài khoản.
+ Tiền gửi thanh toán
- Tín dụng doanh nghiệp: Cho vay vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
cho vay kinh doanh nông sản, tài trợ dự án trọn gói, tài trợ nhà cung cấp, tài
chính kho vận trọn gói, thấu chi doanh nghiệp, cho vay trung dài hạn, cho vay
vốn lưu động, tài trợ kinh doanh nhỏ.
- Bảo lãnh trong nước và quốc tế.
- Tài trợ thương mại: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất/nhập khẩu về
vốn và nghiệp vụ cho hoạt động này
- Quản lý dòng tiền: Mở và quản lý tài khoản thanh toán, thu chi hộ tiền
mặt, chi hộ lương thưởng cho công nhân viên, tra cứu tài khoản và giao dịch,
thanh toán trong nước và quốc tế.
 Sản phẩm & dịch vụ khách hàng cá nhân :
- Tiết kiệm linh hoạt
- Tiết kiệm trực tuyến- E saving
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
37
- Dịch vụ giữ hộ vàng
- Cho vay cá nhân: Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết, cho vay
ứng tiền ngày T, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, nhà góp nhà,
căn hộ, sản xuất kinh doanh, du học
- Dịch vụ thu hộ tiền
- Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước
- Dịch vụ nhận kiều hối Western Union
- Dịch vụ ngoại hối cá nhân
- Sản phẩm dịch vụ khác
 Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử
- OCB Mobile
- OCB Online
- ATM lucky
- SMS Banking
1.1.2. Khái quát hoạt động của OCB Chi nhánh Hà Nội
Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, then chốt và luôn được đặt lên
hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Vì để hoạt động
kinh doanh diễn ra bình thường cần phải có một nguồn vốn ổn định dồi dào,
đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động số vốn huy động của chi nhánh đã có
sự tăng trưởng đáng kể theo từng năm, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân
hàng, tránh được tình trạng bị động nhu cầu vốn. Kết hợp với chính sách linh
hoạt về lãi suất, phí, thời hạn, những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của
công tác huy động vốn đã được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau :
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
38
BẢNG 1: Kết quả huy động vốn tại OCB Chi nhánh Hà Nội
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2011/2010
2010 2011 2012 Số tiền
Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
Tổng nguồn vốn huy
động 773,213 921,385 1,274,894 148,172 19.16% 353,509 38.37%
1. Theo đối tượng
Tổ chức kimh tế 542,326 653,617 882,735 111,291 20.52% 229,118 35.05%
Dân cư 230,887 267,768 392,159 36,881 15.97% 124,391 46.45%
2. Theo loại tiền
VND 587,249 684,247 924,753 96,998 16.52% 240,506 35.15%
Ngoại tệ (quy đổi VND) 185,964 237,138 350,141 51,174 27.52% 113,003 47.65%
3. Theo thời gian
Dưới 12 tháng 547,658 652,765 786,543 105,107 19.19% 133,778 20.49%
Trên 12 tháng 225,555 268,620 488,351 43,065 19.09% 219,731 81.80%
(Nguồn:Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh OCB Chinhánh Hà Nội năm
2010- 2012)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng
dần qua các năm với tỷ lệ tăng cũng khá cao. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy
động là 773,2 tỷ đến cuối năm 2011 là 921,4 tỷ, tăng 19,2%, cuối năm 2012
con số này là 1274,9 tỷ cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh khá
tốt, năm 2012 tăng so với năm 2011 tỷ lệ tăng là 38,37%. Phân tích nguồn
vốn huy động của Chi nhánh qua các tiêu thức :
- Theo đối tượng: Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi
nhánh chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, trung bình chiếm khoảng 70% trong
tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do ngân hàng Phương Đông là
Ngân hàng mới, quy mô nhỏ, chưa thể bằng với một số ngân hàng lớn khác.
Quan hệ của Ngân hàng với một số tổ chức kinh tế lại tốt do vậy nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
39
huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn tổng nguồn vốn huy động của
Chi nhánh
- Theo loại tiền: nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn chủ yếu là
VND điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành ngân
hàng cũng như đặc điểm nền kinh tế nước ta.
- Theo thời gian: Chủ yếu là tiền gửi dưới 12 tháng, tuy nhiên thì tỷ
trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đang
giảm xuống, tăng số vốn huy động trên 12 tháng lên.
Hoạt động cho vay
BẢNG 2: Kết quả hoạt động cho vay tại OCB Chi nhánh Hà Nội
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
So sánh
2010/2011
So sánh
2011/2012
2010 2011 2012
Soố
tiền
Tỷ lệ
(%)
Soố
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ cho
vay 812,728 1,102,945 1,665,248 290,217 35.71% 562,303 50.98%
1. Theo đối tượng
Cá nhân 214,481 296,144 366,355 81,663 38.07% 70,211 23.71%
Doanh nghiệp 598,247 806,801 1,298,893 208,554 34.86% 492,092 60.99%
2. Theo loại tiền
VND 690,258 937,501 1,410,485 247,243 35.82% 472,984 50.45%
Ngoại tệ (quy đổi
VND) 122,470 165,444 254,763 42,974 35.09% 89,319 53.99%
3. Theo thời gian
Ngắn hạn 527,148 781,485 1,120,586 254,337 48.25% 339,101 43.39%
Trung và dài hạn 285,580 321,460 544,662 35,880 12.56% 223,202 69.43%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh OCB ChinhánhHà Nội năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của OCB Chi nhánh
Hà Nội có sự tăng trưởng đều, ổn định qua từng năm. Tổng dư nợ đến năm
2011 chi nhánh đạt 1.465,2 tỷ đồng, tăng 50,98% so với năm 2011; năm 2011
tăng 35,71% so với năm 2010.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
40
 Xét cơ cấu dư nợ theo đối tượng :
Qua bảng số liệu bảng 3 ta thấy tỷ trọng dư nợ lớn là doanh nghiệp
chiếm trung bình trên 75% tổng dư nợ. Đối với khách hàng cá nhân, xét về số
tuyệt đối có tăng đều qua các năm nhưng về tỷ trọng thì giảm dần từ 26,88%
năm 2010 xuống 22% năm 2011. Do OCB Chi nhánh Hà Nội đã tiếp cận với
khách hàng doanh nghiệp lớn và thúc đẩy dư nợ tăng cao.
Đối với các sản phẩm tín dụng cá nhân, do xuất phát từ đặc thù thị
trường. Chi nhánh cơ bản vẫn cung cấp những sản phẩm truyền thống: cho
vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ôtô trả góp, cho
vay mua và sửa chữa nhà cửa, tài trợ vốn du học, cho vay cán bộ quản lý…
 Xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn :
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là chính, chiếm bình quân 67% và có chiều
hướng gia tăng trong giai đoạn 2010- 2012 (tăng từ 64.86% - 67.29%),
nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này là do định hướng của ngân hàng.
Trong giai đoạn khủng hoảng 2010- 2012 lãi suất huy động biến động
không ngừng, cá nhân và các tổ chức không gửi tiền với kỳ hạn dài, để tránh
rủi ro thanh khoản các ngân hàng cũng phải cân đối chiến lược cho vay để
phù hợp với quy mô, đồng thời cũng do nguồn vốn huy động của Chi nhánh
chủ yếu từ các tổ chức doanh nghiệp nên tỷ lệ nợ ngắn hạn lớm hơn dài hạm
là hợp lý.
 Xét cơ cấu nợ theo loại tiền tệ:
Tỷtrọngcho vayVND chiếm tỷ trọngcao, bìnhquânđạt 80% và có chiều
hướnggiảm qua các năm 2010-2012 (giảm từ 84.93% năm 2010 xuống 77,27%
năm 2012), tại chi nhánh Hà Nội ngoài dư nợ VND chủ yếu là USD, EURO.
Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng Phương Đông đang khuyến
khích khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ ít bị
biến động tỷ giá (trừ USD và EURO), ngân hàng khuyến khích tăng tỷ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
41
trọng dư nợ VND: USD là 75%: 25%. Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro về
tỷ giá ngân hàng đã đưa ra một loạt các biện pháp, các gói sản phẩm đồng
bộ như: mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn, khuyến khích nhận nợ bằng ngoại tệ
ít có sự biến động tỷ giá (ví dụ: JPY, ), SWAP lãi suất…
Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác
Tính đến hết năm 2012, thu từ hoạt động dịch vụ đạt triệu đồng đạt
127% kế hoạch kinh doanh được giao; trong đó thu từ bảo lãnh đạt 1.329
triệu đồng chiếm 60.13 % tổng thu dịch vụ, dịch vụ thanh toán đạt 609 triệu
đồng chiếm 28.9%, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác đạt 169 triệu
đồng chiếm 8% tổng thu dịch vụ. Ngoài ra, còn có dịch vụ phát hành thẻ
ATM, trả lương tự động và một số dịch vụ khác đều tăng trưởng.
Hoạt động dịch vụ không chỉ tăng trưởng về lợi nhuận mà doanh số
hoạt động tại các nghiệp vụ dịch vụ chính cũng có sự tăng trưởng đáng kể.
Ngoài ra, chi nhánh đã triển khai tốt công tác khách hàng và phát triển
mạng lưới:
- Về công tác mở rộng mạng lưới giao dịch: Năm 2008 Chi nhánh đã
mở thêm phòng giao dịch Hai Bà Trưng nâng số phòng giao dịch của Chi
nhánh lên 5 với gần 100 nhân viên điều này làm khuyếch trương hình ảnh
OCB tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Kết quả kinh doanh của OCB Chi nhánh Hà Nội từ 2010-2012:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
42
BẢNG 3: Kết quả kinh doanh của OCB Chi nhánh Hà Nội
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012
2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
I. Thu nhập 136,636 216,775 380,896 80,139 58.65% 164,121 75.71%
1. Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự
125,738 201,957 357,891 76,219 60.62% 155,934 77.21%
2. Thu nhập từ hoạt động dịch
vụ
2,987 3,589 4,576 602 20.15% 987 27.50%
3. Thu nhập từ HĐ kinh
doanh ngoại hối
987 896 732 -91 -9.22% -164 -18.30%
4. Thu từ hoạt động KD chứng
khoán
542 476 421 -66 -12.18% -55 -11.55%
5. Thu nhập từ hoạt động khác 6,382 9,857 17,276 3,475 54.45% 7,419 75.27%
II. Chi phí 80,329 143,536 267,376 63,207 78.69% 123,840 86.28%
1. Chi phí lãi và các khoản chi
phí tương tự
75,983 137,059 257,416 61,076 80.38% 120,357 87.81%
2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1,187 1,618 2,279 431 36.31% 661 40.85%
3. Chi phí hoạt động kinh
doanh ngoại hối
761 1,154 1,784 393 51.64% 630 54.59%
4. Chi phí khác 2,398 3,705 5,897 1,307 54.50% 2,192 59.16%
III. Tổng Thu nhập hoạt
động
56,307 73,239 113,520 16,932 30.07% 40,281 55.00%
IV. Chi phí hoạt động 19,674 29,750 51,026 10,076 51.21% 21,276 71.52%
IV. Lợi nhuận thuần từ hoạt
HĐKD trước chi phí
DPRRTD
36,633 43,489 62,494 6,856 18.72% 19,005 43.70%
5. Chi phí dự phòsng rủi ro tín
dụng
1,621 6,578 12,847 4,957 305.80% 6,269 95.30%
V. Lợi nhuận trước thuế 35,012 36,911 49,647 1,899 5.42% 12,736 34.50%
7. Thuế TNDN 8,565 8,914 12,436 349 4.07% 3,522 39.51%
VI. Lợi nhuận sau thuế 26,447 27,997 37,211 1,550 5.86% 9,214 32.91%
(Nguồn:Báocáokếtquảkinhdoanh OCBChinhánh Hà nội năm 2010-2012)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
43
Thu nhập cơ bản của Ngân hàng từ: hoạt động tín dụng (thu từ lãi cho
vay và điều chuyển vốn nội bộ) và các khoản phải thu khác (gồm: phí dịch vụ,
thanh toán, bảo lãnh, thẻ,...) Tổng thu nhập tăng đều qua các năm với tốc độ
tăng trưởng khá cao, tính tới năm 2012 đạt 381 tỷ đồng tăng 141 tỷ so với
năm 2011,với tốc độ tăng trưởng 65%.
Chi phí trong hoạt động kinh doanh, tốc độ gia tăng của chi phí cũng
khá lớn, trong đó chi phí hoạt động cũng tăng khá mạnh.Trong cơ cấu chi phí
năm 2012 ta thấy tỷ trọng tăng cao nhất là chi dự phòng rủi ro, đạt 13 tỷ tăng
gần gấp đôi so với năm 2010.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính trong hoạt động cho
vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội
Bước 1: Kiểm tra tính và báo cáo nhanh tình hình tài chính của
Doanh nghiệp
Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn là
một điều quan trọng trước khi bắt đầu đi vào phân tích. Các báo cáo tài chính,
thậm chí kể cả những báo cáo kiểm toán nhiều khi không được mô tả theo
hướng tích cực, mà có dụng ý của riêng nó hoặc có thể vô tình sai lệch. Việc
kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập,
cung cấp, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán. Sau
đó cán bộ tín dụng lập “ Báo cáo nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp”
theo mẫu sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
44
BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I/ Tình hình tài chính:
Lược trích Bảng tổng kết tài sản
Chỉ tiêu Đầu kỳ
(ngày…./…./20…)
cuối kỳ
(ngày…./…./20…)
Tài sản
A/ Tài sản lưu động
1. Vốn bằng tiền
2. Đầu tư ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản lưu động khác
B/ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1. Tài sản cố định
2. TSCĐ thuê tài chính
3. Đầu tư dài hạn
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Nguồn vốn
A/ Nợ phải trả (trong đó ghi rõ nợ quá hạn)
1. Nợ ngắn hạn
- Vay ngắn hạn OCB
- Vay ngắn hạn TCTD khác
- Phải trả người bán
- Phải trả, phải nộp khác
2. Nợ dài hạn
- Vay dài hạn của các TCTD
- Nợ dài hạn khác
3. Nợ khác
B/ Vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn - Quỹ
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn khác (các Quỹ,lãichưa phân phối)
Giải trình Báo cáo tài chính:1
a) Ghi và giải trình chi tiết nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
- Các nguồn vốn vay của các TCTD:.........................................................................................
- Các nguồn vốn huy động khác: ...............................................................................................
- Giải trình cụ thể các khoản phải trả: ........................................................................................
1 Lưu ý: Ghi chi tiết thời hạn của các khoản phải thu, phải tra đến ngày……
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy
Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm
45
- Các khoản phải nộp:...............................................................................................................
- Các khoản nợ khác, trong đó nợ quá hạn:.................................................................................
- Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu:................................................................................................
- Những vấn đề khác:................................................................................................................
b) Giải trình chi tiết về tài sản:
- Các khoản đầu tư ngắn hạn:....................................................................................................
- Các khoản phải thu:................................................................................................................
- Hàng tồn kho (ứ đọng nếu có):................................................................................................
- Tài sản cố định:......................................................................................................................
- Đầu tư dài hạn khác:...............................................................................................................
- Chi tiết các khoản khó đòi: .....................................................................................................
- Các vấn đề khác:....................................................................................................................
II/ Kết quả Thu nhập - chi phí đến ……..…
1. Tổng doanh thu tháng (hoặc quý) trước:............................ Luỹ kế từ đầu năm: ...........................
2. Tổng chi phí tháng (hoặc quý) trước:.................................Luỹ kế từ đầu năm: ...........................
3. Lợi nhuận ròng tháng (hoặc quý) trước:............................. Luỹ kế từ đầu năm: ...........................
III/ Các khoản mục ngoại bảng (nếu có):
1. Các nghĩa vụ tài chính trong bảo lãnh, được bảo lãnh còn hiệu lực:...............................................
Trong đó, hiệu lực:
- Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:..................................
- Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: ..................................
- Bảo lãnh quá hạn thanh toán:..................................................................................................
2. Các khoản L/C nhập khẩu còn hiệu lực:......................................................................................
Trong đó, hiệu lực:
- Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:..................................
- Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: ..................................
- Quá hạn thanh toán: ...............................................................................................................
3. Các khoản L/C xuất khẩu còn hiệu lực:.......................................................................................
Trong đó, hiệu lực:
- Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:..................................
- Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: ..................................
- Quá hạn thanh toán: ...............................................................................................................
4. Hạn mức tín dụng chưa rút:........................................................................................................
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của những số liệu nêu trên.
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking của ngân hàng ngoại thươn...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 

Similar to Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Thanh Hoa
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 

Similar to Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB (20)

Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cho vay Khách hàng Doanh nghiệp ngân h...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
 
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAYKhóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại TPHCM, HOT
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
Một số giải pháp nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1................................................................................................ 6 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAYVÀ THẨM ĐỊNHTÀICHÍNH TRONGHOẠTĐỘNGCHO VAYKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................... 6 1.1 Những vấn đề chung về cho vay......................................................... 6 1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay.............................................................. 6 1.1.2 Phân loại cho vay của NHTM............................................................ 6 1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM ................................................ 8 1.2 Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM ....................................................................................................... 9 1.2.1 Kháiniệm, mụcđích, ý nghĩa của thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp.............................................................................................. 9 1.2.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính ......................................................... 9 1.2.1.2 Mục đích của thẩm đinh tài chính................................................... 10 1.2.1.3. Ý nghĩa của việc thẩm định tài chính............................................. 10 1.2.2 Nội dung của thẩm định tài chính...................................................... 11 1.2.2.1. Các thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp ...... 11 1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính..................... 13 1.2.2.3. Nội dung thẩm đinh tài chính........................................................ 14 1.2.3 Vaitrò của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp............................................................................................ 20 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.................................................................... 21 1.3.1 Các chỉ tiêu định tính ....................................................................... 21
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm ii 1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng .................................................................... 22 1.3.4 Cácnhân tố ảnh hưởng dến chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp..................................................... 25 1.3.4.1 Về phía ngân hàng thương mại....................................................... 25 1.3.4.2 Về phía doanh nghiệp.................................................................... 27 1.3.4.3 Các nhân tố khác.......................................................................... 28 CHƯƠNG 2............................................................................................. 30 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI................................................ 30 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội ..................................................................................................... 30 1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông................................. 30 1.1.2. Giới thiệu OCBChi nhánh Hà Nội.................................................... 31 1.1.2.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Hà Nội............................................ 31 1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức.................................................................... 32 1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.............................................. 33 1.1.2. Khái quát hoạt động của OCB Chi nhánh Hà Nội............................. 37 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Hà Nội .................................. 43 2.2.1. Quytrình, nội dung thẩm định tàichính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội................................. 43 2.2.2. Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh....................................................................... 50 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh Hà Nội...................... 55 2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................. 55
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm iii 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................. 56 CHƯƠNG 3............................................................................................. 59 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI ................................................................ 59 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội..................................................................................... 59 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàngdoanh nghiệp ở OCBChi nhánh Hà Nội........................... 61 3.2.1 Chính sách khách hàng, chính sách tín dụng..................................... 61 3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng............................................ 62 3.2.3 Mở rộng mạng lưới thông tin nội bộ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng ................................................................................................ 63 3.2.4 Cải tiến và hoàn thiện nôi dung quy trình thẩm định.......................... 64 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................ 65 3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ thẩm định........................................................ 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại (NHTM) - trung tâm tiền tệ, tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng nhằm cung cấp các nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hệ thống NHTM Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay với mọi thành phần kinh tế nếu đáp ứng thỏa mãn điều kiện cho vay của ngân hàng. Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho các NHTM. Hoạt động của Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và các Ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đề phòng, hạn chế nó. Đặc biệt, hiện nay đang trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, ngành ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn, tỷ lệ nợ xấu cao. Để đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay, công tác thẩm định khách hàng là bước chính để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Công tác thẩm định có vai trò quyết định tới chất lượng cho vay của ngân hàng, tới tỷ lệ nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn và ảnh hưởng tới cả lợi nhuận của ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định mới giúp giảm tỷ lệ này, tăng thu nhập cho Chi nhánh và Ngân hàng, nâng cao chất lượng canh tranh cho Ngân hàng.Một trong những nội dung quan trọng của thẩm định tín dụng là thẩm định tài chính,giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng,từ đó giúp ngân hàng có quyết định cho vay hay không và hạn mức cho vay phù hợp. Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng thương mại cổ phần(TMCP) Phương Đông, nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính khách hàng và nhu cầu vay vốn của các khách hàng doanh
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 5 nghiệp rất lớn, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)- Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài chuyên đề thực tập. Chuyên đề đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và thẩm định tài chính. Phân tích đánh giá thực trạng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và cuối cùng là nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay. Nội dung của chuyên đề về lý luận, chủ yếu tập trung vào chất lượng thẩm định tài chính trên góc độ ngân hàng thương mại. Liên hệ nghiên cứu quy trình, chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội. Và sử dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của PGD giai đoạn từ 2010-2012 để phân tích thực tiễn. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội . Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội. Do kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn!
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1Những vấn đề chung về cho vay 1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay Theo quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao một khoản tiền cho khách hàng sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” 1.1.2 Phân loại cho vay của NHTM Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Việc áp dụng từng loại cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả, phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo thời hạn cho vay + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay mà thời hạn sử dụng tiền vay tối đa 12 tháng và được sử dụng chủ yếu để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. + cho vay trung, dài hạn: là loại cho vay mà thời hạn sử dụng tiền vay trên 12 tháng. Hình thức này các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay cho các hoạt động dài hạn của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, cải tiến
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 7 thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh….và cho khách hàng vay trả góp,mua sắm nhà cửa,ô tô…  Phân loại theo đối tượng sử dụng vốn + Cho vay khách hàng cá nhân: loại hình cho này vay đối với khách hàng là một cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn của khách hàng. + Cho vay khách hàng doanh nghiệp: loại hình này cho vay đối với khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  Phân loại theo mục đích sử dụng vốn + Cho vay kinh doanh: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và thương mại. + Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động tiêu dùng như xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện…  Phân loại theo xuất xứ của tín dụng + Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: là các khoản vay thông qua việc thực hiện mua bán các khế ước, chứng từ nợ phát sinh và còn thời hạn thanh toán.  Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3 mà việc vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân người đi vay. + Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Sự đảm bảo này là căn cứ để ngân hàng có thể thay thế nguồn vốn vay ban đầu trong trường hợp người vay không hoàn trả được khoản vay.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 8 1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp,tạo ra sức sống cho nên kinh tế. Cho vay là chức năng kinh tế lâu đời nhất của ngân hàng, là hoạt động kiếm được lợi nhuận nhất cho ngân hàng song cũng gặp nhiều rủi ro. Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng và đối với toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Hoạt động này làm tăng thu nhập cho những người chưa có kế hoạch đầu tư nói chung và những khoản tiền nhàn rỗi nói riêng, đồng thời làm tăng khả năng hoạt động của những người có nhu cầu về vốn là doanh nghiệp hay cá nhân. Có thể nói hoạt động cho vay tạo ra sự phát triển nói chung của cả nền kinh tế. Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao của ngân hàng. dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi huy động và các khoản chi phí quản lý,trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt dộng của ngân hàng. Thứ ba, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn trong nền kinh tế. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.Toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền lớn khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên một khoản thu của khách hàng khác tại một ngân hàng khác rạo ra các khoản cho vay khác.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 9 Thứ tư, bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho một dự án phát triển mang tính chất chiến lược cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của chính phủ để phát triển đất nước. 1.2 Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính Khi doanh nghiệp tới ngân hàng xin vay vốn, họ phải cung cấp cho ngân hàng hồ sơ về tình hình tài chính của mình bao gồm: các bảng báo cáo tài chính và những đánh giá sơ bộ về khả năng tài chính của bản thân doanh nghiệp mình. Đứng trên góc độ của ngân hàng, các cán bộ tín dụng trước khi quyết định cho vay hay không phải tiến hành xem xét, kiểm tra lại tình hình tài chính của doanh nghiệp hay thẩm định tài chính doanh nghiệp. Qua đó, thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM là việc xem xét, rà soát một cách khách quan, khoa học, hệ thống và toàn diện tất cả các khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên góc độ của ngân hàng nhằm khẳng định tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá tính hiệu quả của khoản vay trước khi giải ngân cho khách hàng. Đứng trên góc độ Ngân hàng, thẩm định tài chính cố gắng phân tích các báo cáo tài chính,các chỉ số tài chính để hiểu được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các khoản vay để đảm bào các khoản vay này được trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Khách hàng khi lập một dự án luôn mong muốn được Ngân hàng cho vay vốn nên có thể thổi phồng về hiệu quả kinh tế của dự án,làm lạc quan các báo cáo tài chính nên thẩm định tài chính cần phải kiểm tra hệ thống toàn diện tất cả các vấn đề liên
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 10 quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét đánh giá đúng thực chất hiệu quả của dự án mang lại. Vì thế, công tác thẩm định là công việc phức tạp đòihỏi tư duy logic và tổng hợp khoa học, phảicó cáchnhìn tổng thể đồng thời phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực kinh tế, ngành nghề doanh nghiệp hoạt động để đánh giá khách quan nhất sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi hiệu quả của phương án kinh doanh hay dự án đầu tư. 1.2.1.2 Mục đích của thẩm đinh tài chính Trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp việc tính toán, phân tích các thông tin tài chính là một công việc quan trong và cơ bản nhất đối với các Cán bộ tín dụng. Việc đánh giá phân tích đó nhằm đạt các mục đính chính như sau:  Xác định rõ tình trạng hoạt động trong quá khứ, hiện tại của doanh nghiệp, tình hình của doanh nghiệp đó có vững vàng hay không? Doanh nghiệp có mất khả năng cân đối, khả năng thanh toán hay không?  Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thực sự hay không, việc vay vốn được sử dụng vào mục đích nào? Xác định phương hướng doanh nghiệp đang đi tới qua đó đánh giá tình hình của doanh nghiệp trong tương lai: khả năng hoạt động kinh doanh, mức sinh lời từ vốn vay…  Doanh nghiệp sẽ dùng dòng tiền nào để trả vốn đã vay cho ngân hàng. 1.2.1.3. Ý nghĩa của việc thẩm định tài chính Thẩm định tài chính là việc xem xét, rà soát một cách khách quan khoa học, hệ thống và toàn diện tất cả các khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Việc thẩm định tài chính sẽ giúp nhận dạng các chỉ tiêu, các khoản mục có những dấu hiệu không bình thường. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau thẩm định tài chính mạng lại những kết quả nhất định và có ý nghĩa riêng đối với mỗi bên.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 11 - Về phía khách hàng (doanh nghiệp): Việc thẩm định tài chính sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận ra các vấn đề mà doanh nghiệp còn đang mắc phải. Thông qua đó, khắc phục và hoàn thiện những vấn đề trên, giúp doanh nghiệp tăng cao sức mạnh tài chính. - Về phía ngân hàng: Công tác thẩm định tài chính được tiến hành một cách chặt chẽ, cẩn thận sẽ làm giảm thiểu đi các rủi ro tài chính có thể xảy ra. Từ đó, giúp ngân hàng cho vay một khoản vay có hiệu quả. 1.2.2 Nội dung của thẩm định tài chính 1.2.2.1.Các thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp Khi thẩm định tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng(CBTD) phải xem xét hai khía cạnh: sự đầy đủ và chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Do vậy, CBTD phải thu thập, sử dụng các nguồn thông tin khác nhau liên quan đến doanh nghiệp, để đưa ra cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Thông tin từ bên ngoài Thông tin bên ngoài là một nhân tố khá quan trọng, nó tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp mà dựa vào đó CBTD đưa ra những cái nhìn và những dự báo về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong quá khứ và tương lai. Hai nhóm thông tin chính được sử dụng là: - Thông tin chung: Đây là những thông tin liên quan đến nền kinh tế, các chính sách phát triển và chính sách thuế của nhà nước, môi trường kinh doanh…. - Thông tin về ngành: Đây là những thông tin liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của chính doanh nghiệp, dựa và đó xác định xem vị trí của doanh nghiệp, cơ cấu ngành nghề, những khó khăn đang gặp phải hay triển vọng trong tương lai….  Thông tin từ trong doanh nghiệp
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 12 Thông tin từ nội tại doanh nghiệp đó là các báo cáo qua các năm của doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng, các loại này bao gồm:  Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp thông tin về toàn bộ giá trị tài sảnhiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tình hình huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp…. từ đó cho phép đánh giá được triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về kết quả sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Thông tin về lượng tiền của doanh nghiệp có tác dụng cung cấp cho CBTD những cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời giúp đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng thanh toán và các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 13  Thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong các báo cáo tài chính cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.  Các loại khác Ngoài các báo cáo chính yêu cầu nhất thiết phải có trong quá trình thẩm định tài chính còn có một số báo cáo khác không nhất định phải có nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Đó là các sổ chi tiết liên quan đến một số tài khoản kế toán nhằm mục đích giải thích rõ hơn cá khoản mục phát sinh. Bên cạnh đó là các báo các khác liên quan như biên bản kiểm toán độc lập nhằm xác định các thông tin có đầy đủ và trung thực, các thông tin từ các ngân hàng khác mà doanh nghiệp có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng… thông tin từ các bạn hàng, thông tin từ các tổ chức chuyên môn như cơ quan thuế, thanh tra, kiểm toán…và một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ và phương pháp khác nhau nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp từ đó đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp.  Phương pháp tỷ số Phân tích tỷ số là một công cụ chính để đánh giá hoạt động tài chính. Các tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu báo cáo tài chính khác nhau. Chúng chỉ ra những biến động về phương hướng và các biến động phản ảnh rủi ro, cơ hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là công cụ hữu ích trong
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 14 việc đánh giá tình trạng và xu hướng hoạt động của một doanh nghiệp trong việc lập kê hoạch trong tương lai.  Phương pháp so sánh Mục tiêu chính của CBTD khi thẩm định tài chính là không chỉ xác định tình trạng hiện tại của một doanh nghiệp mà con phải xác định xu hướng và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Và phương pháp để thực hiện việc này là thông qua so sánh, tức là so sánh tình trạng và hoạt động của một doanh nghiệp với tình trạng hoạt động trước kia của nó, tìm kiểm những sự thay đổi của các hệ số theo thời gian, bao gồm so sánh giữa số đầu kỳ với số cuối kỳ, giữa số thực tế và kê hoạch, so sánh với các chỉ tiêu của từng năm…CBTD sẽ tính toán các hệ số tài chính của doanh nghiệp trong vài năm và chỉ ra chúng thay đổi ra sao theo thời gian, cùng với đó so sánh với chính các hệ số bình quân ngành để thấy được tình hình chung của toàn ngành, lĩnh vực và của doanh nghiệp.  Cho điểm và xếp hạng doanh nghiệp Xếp hạng tín nhiệm khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng các chính sách khách hàng đối với từng hạng khách hàng theo kết quả xếp hạng cho phù hợp. Việc xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp Ngân hàng nhận định danh mục tín dụng của Ngân hàng, phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả năng đi chệch hướng… đảm bảo cho khoản tín dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2.2.3. Nội dung thẩm đinh tài chính Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được thông qua các nội dung chính sau:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 15 1.Thẩm định các báo cáo tài chính: Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh các báo cáo tài chính của hai thời kỳ gần nhất với thời điểm vay vốn. Do doanh nghiệp rất muốn được ngân hàng cấp vốn vay nên thường thổi phồng, làm lạc quan các bản báo cáo tài chính lên. Vì vậy, việc thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính là rất quan trọng, ảnh hưởng tới các bước thẩm định sau. Thông qua xem xét về tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn để đánh giá quy mô doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp nào (nhỏ, vừa hay lớn), cơ cấu tỷ trọng các nguồn vốn.. để đánh giá tình hình tài chính chung của doanh nghiệp 2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng Vấn đề đầu tiên liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn trả được nợ, thì doanh nghiệp đó phải tạo ra mức doanh thu đủ bù đắp các khoản chi phí hoạt động. Đây không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn quan trọng về mặt lâu dài. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi và khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định sẽ là cơ sở bền vững để mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chỉ tiêu đầu tiên phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE). ROE= VCSH êthusauLN  Chỉ tiêu này phản ánh mức lãi của chủ sở hữu doanh nghiệp. Có 2 vấn đề cần được xem xét đó là doanh nghiệp có lãi hay không, mức lãi tạo ra có đáp ứng được kỳ vọng của người chủ sở hữu không và mức lãi này được tạo ra như thế nào, cách tạo ra lãi của doanh nghiệp có hợp lý không, có thể duy trì một cách bền vững ?
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 16 Do đó, hiệu quả của việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp có thể tách ra thành ba hoạt động quản lý: hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh ( hoạt động bán hàng và quản lý chi phí), hiệu quả phân bổ và sử dụng tài sản, hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều đó được thể hiện qua công thức sau: ROE = VCSH TTS TTS DT DT LN VCSH LN ××= (*) Hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh Kết quả quản lý hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đem lại mấy đồng lợi nhuận, nó phản ánh kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh. Kết quả này bị ảnh hưởng bởi hai vấn đề: Khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng quản lý chi phí hoạt động. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm: lợi nhuận và khả năng trả nợ của doanh nghiệp trước hếtbịảnh hưởngbởikhả năng bánhàng. Chỉ tiêuđánh giá bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = Doanh thu kỳ hiện tại x 100% Doanh thu kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết mức tăng doanh thu của doanh nghiệp có thỏa đáng so với các chính sách và biện pháp thực hiện hay không, có theo kịp mức tăng trưởng bình quân của ngành kinh doanh hay không. Mức độ tăng trưởng doanh thu ổn định và được duy trì trong tương lai là căn cứ tốt để đảm bảo cho các khoản vay ngân hàng
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 17 Tỷ suất lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán x 100% Doanh thu thuần Tỷ suất này có thể cho biết vị thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn so mới mức bìnhquân của ngành, có thể doanh nghiệp có nguồn cung cấp nguyên vật liệu thuận lợi hoặc có ưu thế hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Hoạt động kiểm soát chi phí Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra không chỉ bởi doanh nghiệp có bán được hàng không, mà còn bị ảnh hưởng bởi việc hoạt động kiểm soát các chi phí hoạt động. Các chỉ tiêu đánh giá:  Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần  Chi phí tài chính / Doanh thu thuần  Chi phí lãi vay / Doanh thu thuần  Chi phí bán hàng / Doanh thu thuần  Chi phí quản lý doanh nghiệp / Doanh thu thuần Việc xem xét xu hướng của các chỉ tiêu này và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy khả năng và hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý, kiểm soát các chi phí hoạt động, từ đó thấy rõ hơn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra như thế nào. (**) Hiệu quả sử dụng tài sản Các chỉ tiêu này vừa phản ánh sự ảnh hưởng của nó đối với lợi nhuận của doanh nghiệp khi thể hiện khả năng tận dụng phân bổ các nguồn lực để tạo ra doanh thu, vừa phản ánh hiệu quả của quá trình chuyển doanh thu thành tiền mặt. Do vậy, nó là nhân tố quan trọng trong đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản gồm các chỉ tiêu:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 18  Doanh thu của TTS = Doanh thu thuần / TTS bình quân  Doanh thu của TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân  Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân  Vòng quay HTK = GVHB / HTK bình quân  Kỳ thu nợ bình quân = 360 / Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu bình quân= DT thuần/ Các khoản phải thu bình quân (***) Đòn bẩy tài chính Nhóm hệ số này phản ánh khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính để là tăng thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro về tài chính đối với những người cho vay. Các chỉ số sử dụng: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Chỉ số này phản ánh mức độ vay nợ của doanh nghiệp, nó càng thấp chứng tỏ sự đảm bảo các khoản nợ của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số nợ so với VCSH = Nợ phải trả VCSH Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn Nợ dài hạn và VCSH Tỷ lệ này đánh giá việc sử dụng các nguồn tài chính lâu dài của doanh nghiệp, phản ánh sự vững chắc và ổn định về mặt tài chính trong sử dụng vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên doanh thu = Nợ phải trả Doanh thu thuần
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 19 Chỉ số này cho thấy sự hợp lý hay không trong việc sử dụng nợ để tạo ra doanh thu, quy mô nợ càng lớn so với doanh thu, gánh nặng nợ nần càng cao và để tăng cường thu nhập doanh nghiệp sẻ phải tìm ra cách hạn chế chi phí 3.Khả năng tựchủ tài chính Phân tích khả năng tự chủ tài chính là xem xét, đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: - Tỷ số nợ so với tổng tài sản: - Tỷ lệ đòncân nợ (tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu) - Hệ số tự tài trợ - Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng 4.Khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán của các món nợ hiện tại được thể hiện qua các hệ số khả năng thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tăng tiền mặt một cách kịp thời khi cần thiết. Để phân tích khả năng thanh toán, người ta thường xem xét các hệ số: Khả năng thanh toán ngắn hạn = TS ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khách hàng có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tỷ lệ này từ 1 đến 2 là bình, nếu < 1 doanh nghiệp có thể sẽ mất khả năng thanh toán, nếu cao quá có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vốn cho tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh = TS ngắn hạn - HTK - TS ngắn hạn khác Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền trong thời gian ngắn hạn để trả nợ khi không còn thu nhập từ việc bán hàng. Ở Việt Nam từ
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 20 0,5-1 là bình thường, nếu <0,5 thì khách hàng có thể khó khăn trong thanh toán. Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này ở mức 0,1 - 0,5 thì lượng tiền mặt tồn quỹ được duy trì ở mức bình thường. 5. Các khoản phải trả bất thường trong tương lai Các khoản phải trả bất thường ảnh hưởng không thường xuyên tới kết quả kinh doanh như: các khoản bảo lãnh, bảo đảm cho sản phẩm của doanh nghiệp, các khoản kiện tụng. phạt vi phạm hợp đồng… Các khoản này có thể làm cho doanh nghiệp phải chi trả trong tương lai và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, do vậy ngân hàng cần xem xét cẩn thận. 1.2.3 Vai trò của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho các ngân hàng thương mại nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không trả nợ đúng hạn, hay không trả đầy đủ gốc và lãi... Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do khách quan và chủ quan như: khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, thiên tai dịch bệnh mất mùa thất bát, khách hàng không có đủ khả năng trả nợ, khách hàng kinh doanh thất bại... Trong hoạt động tín dụng khả năng xảy ra tổn thất là rất khó loại trừ hết nên vấn đề là ngân hàng thương mại cần phải tìm ra, hạn chế những tổn thất đến mức thấp nhất nếu được. Các ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm những rủi ro tín dụng, một trong những biện pháp cực kì quan trọng bất kỳ ngân hàng nào cũng phải làm trước tiên là công tác thẩm định trước khi cho vay. Qua thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay, ngân hàng sẽ nắm rõ hơn tình hình tài chính
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 21 của doanh nghiệp như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của tổng tài sản, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ vay, hay doanh nghiệp có sử dụng vốn hiệu quả không...để ngân hàng xác định hạn mức, đưa ra phương án cho vay, phương án thu hồi nợ. Thẩm định tài chính với mục đích là đánh giá chính xác, trung thực khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để ra quyết định cho vay, là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tự tin, tránh sai lầm khi đưa ra các quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu: -Đánh giá được mức độ phù hợp và trung thực của các báo cáo tài chính -Phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp,khả năng độc lập tự chủ về tài chính,khả năng thanh toán hoàn hoàn trả nợ của khách hàng 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.3.1 Các chỉ tiêu định tính  Tính chính xác của kết quả thẩm định Mục đích của thẩm định tài chính là đánh giá tình hình tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, các loại rủi ro trong tương lai, cùng với đó xem xét những căn cứ cho việc đánh giá kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vay và trả nợ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp ra sao. Do đó nếu chất lượng của việc thẩm định càng cao, thì kết quả thẩm định và thực tế thực hiện càng gần nhau, càng chính xác, từ đó giúp cán bộ ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Cán bộ thẩm định sau khi phân tích và xử lý thông tin sẽ trinh kết quả báo cáo và đề suất tín dụng cho cấp có thẩm quyền. Các kết quả này sẽ được so sánh với các chỉ tiêu do ngân hàng đưa ra hay các nguồn thông tin có căn cứ xác thực.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 22  Tính khoa học và hiệu quả của quy trình thẩm định Mỗi ngân hàng đều dựa trên quy trình thẩm định tài chính cơ bản để xây dựng một quy trình thẩm định tài chính chuẩn, phù hợp với ngân hàng mình. Một quy trình thẩm định được xem là hiệu quả khi thỏa mãn các yêu cầu: + Quy trình thẩm định có sự kết hợp hài hòa giữa các bước, không bị chồng chéo, trùng lặp và có sự tách biệt rõ ràng. + Quy trình hoàn thiện, có trình tự thực hiện theo các bước hợp lý, có đầy đủ cơ sở pháp lý, thông tin cần thiết để thực hiện. + Cán bộ thẩm định luôn tuân thủ thực hiện quá trình thẩm định theo đúng quy trình và các nội dụng thẩm định. + Kết quả đạt được sau khi thực hiện thẩm định đạt yêu cầu đề ra, có chất lượng thực tế.  Sự hài lòng về công tác thẩm định tài chính của khách hàng. Đứng trên góc độ khách hàng nhìn nhận về chất lượng thẩm định tương tự như đánh giá việc cung cấp một sản phẩm dịch vụ đang có nhu cầu sử dụng. Khi khách hàng có nhu cầu về vốn vay và ngân hàng thẩm định xem có nên cấp tín dụng cho khách hàng không, chính là ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng một sản phẩm dịch vụ của mình. Chính sự hài lòng của khách hàng luôn là một tiêu chuẩn, một thước đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng qua thẩm định tài chính đưa ra được những nhận định hợp lý về khoản tín dụng khách hàng đang cần, vừa mang lại cho khách hàng những thông tin có ích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, hiệu quả kinh doanh, vừa tăng uy tín đối với khách hàng. 1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng  Thời gian thẩm định tín dụng Thẩm định tài chính doanh nghiệp là một quá trình trong toàn bộ quá trình của công tác thẩm định tín dụng. Trong các nội dung của thẩm định tín
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 23 dụng, thẩm định tài chính là khâu được đánh giá là mất nhiều thời gian nhất. Bởi CBTD phải mất thời gian tính toán, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Tuy nhiên không vì thế mà công tác thẩm định tài chính có thể diễn ra trong một thời gian dài. Nếu thời gian thẩm định kéo dài, chưa hẳn đã chứng tỏ cán bộ thẩm định làm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họ đã làm mất cơ hội tài trợ tốt, cơ hội giúp ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng…Chính vì vậy, ở mỗi ngân hàng khác nhau đều có quy định rõ ràng về thời gian thẩm định tài chính, cũng như các giai đoạn khác trong quá trình thẩm định tín dụng. Chỉ tiêu này được công bố công khai, được xem như là một công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng và dùng để đánh giá chất lượng của công tác thẩm định.  Chi phí thẩm định tài chính Chi phí thẩm định tài chính bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình thực hiện công tác thẩm định tài chính như thu thập thông tin, đánh giá, khảo sát thực tế…Khi quy trình thẩm định được thực hiện với chi phí càng thấp càng chứng tỏ chất lượng thẩm định tài chính nói riêng, và thẩm định tín dụng nói chung được cải thiện. Đây là chỉ tiêu thể hiện về mặt tài chính và quản lý tài chính trong khâu thẩm định.  Các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng thẩm định (*) Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay, bao gồm khoản vay chưa đến hạn thanh toán và những khoản vay đang nằm trong tình trạng nợ quá hạn. Dư nợ tín dụng cho biết quy mô tín dụng của ngân hàng thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ với nhau nên được các ngân hàng rất quan tâm. Nếu dư nợ tín dụng tăng đều và ổn định qua các thời kỳ, chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng đảm bảo, hiệu quả tín dụng của ngân hàng tốt. Còn nếu dư nợ
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 24 tín dụng giảm nhanh, có hệ thống qua các thời kỳ chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đang có vấn đề, có thể do chất lượng tín dụng của ngân hàng xấu, hoạt động tín dụng chưa đạt được hiệu quả. Nguyên nhân có thể là: chất lượng dịch vụ không tốt, trình độ của nhân viên tín dụng, thẩm định yếu kém, ngân hàng đang phải giải quyết một số khoản vay xấu… (**) Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ trong đó toàn bộ hay một phần nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn trả. Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Cho biết những khoản vay đã qua thẩm định có thật sự trả được nợ đúng hạn như ban đầu không. Nếu công tác thẩm định không dự báo được các rủi ro xảy ra dẫn đến nợ quá hạn tăng lên ngoài khả năng kiểm soát, làm thu nhập ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất khả năng thanh toán, hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện hiệu quả, chất lượng tín dụng tại ngân hàng thấp, đồng thời hoạt động thẩm định tín dụng cũng bị đánh giá có chất lượng kém. (***) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu là những khoản nợ không sinh lời hay khó thu hồi bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Theo luật định, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5. + Nhóm 3( nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 25 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại - Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 3 + Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại - Các khoản nợ của nhóm khác chuyển sang nhóm 4 + Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại - Các khoản nợ nhóm khác chuyển sang nhóm 5  Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: là tỷ lệ cho biết có bao nhiêu phần trăm các khoản cho vay khó có khả năng thu hồi hay mức độ hoàn trả nợ vay của khách hàng có khả năng trả nợ thấp. Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu cuối kỳ x 100% Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đảm bảo an toàn ở mức dưới 1.5%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dưới 3% là an toàn, hoạt động thẩm định tín dụng có chất lượng. 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng dến chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.3.4.1 Về phía ngân hàng thương mại  Chiến lược và chính sách thẩm định tài chính của ngân hàng Chiến lược phát triển của ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến hoạt động tín dụng, hiệu quả tín dụng. Chiến lược phát triển đúng đắn sẽ định
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 26 hướng cho tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó sẽ bảo gồm công tác thẩm định tài chính khách hàng.  Quy trình và tổ chức hoạt động thẩm định tài chính Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính, sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi khi một quy trình hợp lý sẽ giúp các khoản cho vay của ngân hàng mang tới tính hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, cũng không thể không xem trọng vấn đề tổ chức hoạt động của công tác thẩm định. Ngân hàng với một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, giữa phòng tín dụng và các phòng ban trong ngân hàng, giúp các nội dung trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng có sự thông suốt qua các bước khác nhau. Qua đó không chỉ giúp nâng cao công tác thẩm định tài chính mà còn giúp công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng được nâng cao.  Công nghệ kỹ thuật của ngân hàng Bản chất của thẩm định tài chính là tính toán các chỉ tiêu và đánh giá chúng. Công việc này có một số chỉ tiêu tính toán phức tạp, đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng để tính toán, hỗ trợ. Nếu công nghệ ngân hàng quá lạc hậu, quá trình thu thập xử lý thông tin về doanh nghiệp bị hạn chế, thời gian kéo dài, tính toán các chỉ tiêu không chính xác khiến việc đưa ra kết luận sai lầm.  Tính chính xác của nguồn thông tin Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh việc nắm bắt thông tin chính xác kịp thời sẽ quyết định phần lớn thành công, có thể nói người có thông tin là người chiến thắng. Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng của thẩm định tài chính, đa dạng hóa thông tin sẽ cho NHTM cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, từ đó hiệu quả công tác thẩm định sẽ cao.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 27  Trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định Con người có yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong ngân hàng với điều kiện xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời với các tình huống khác nhau. Các ngân hàng luôn cố gắng xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Thẩm định tài chính khách hàng là một công việc khá đặc thù, CBTD thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Công việc này đòi hỏi CBTD phải nắm bất rõ về các thông tin tài chính cần phải tính toán, nghiên cứu của một doanh nghiệp, ngoài ra CBTD còn phải hiểu biết rộng về những đặc điểm riêng có ở mỗi ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, nắm vững các thông tin về thị trường và quy trình thẩm định tài chính của mình. Nếu CBTD yếu kém về mặt năng lực hoặc chưa được đào tạo đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của khách hàng, không bao quát hết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp ra sao từ đó dễ đưa ra các đánh giá sai lầm, thiếu tính hiệu quả. Hoạt động thẩm định tài chính là hoạt động phức tạp liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính do vậy mà tính trung thực của cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Một khi có những sai phạm của cán bộ tín dụng ví dụ cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng gian lận cho vay, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng, hoạt động của ngân hàng. 1.3.4.2 Về phía doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài, là đối tượng cho vay chủ yếu của các NHTM. Nên những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tài
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 28 chínhvà quyết định cho vay của Ngân hàng. Đểtạo mối quan hệ tốtđẹp, lâu dài với Ngân hàng và giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạchhoạtđộng, doanhnghiệp nên đáp ứng đầy đủ các yêu cầutheo quy định của Ngân hàng. Chất lượng thẩm định tài chính của các ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố thuộc về phía doanh nghiệp như: + Tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu chính để phục vụ cho công tác thẩm định tài chính và vậy báo cáo tài chính phải trung thực và hợp lý . Nếu doanh nghiệp cố ý lừa đảo ngân hàng bằng báo cáo tài chính không trung thực, cán bộ thẩm định không kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, cẩn trọng, không phát hiện ra thì sẽ đưa đến kết quả thẩm định sai gây tổn thất cho NHTM. + Uy tín của doanh nghiệp: đây là ý thức cá nhân của doanh nghiệp trong việc trả nợ, không có một phương pháp nào có thể đánh giá, định lượng chính xác uy tín của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay. + Năng lực, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp: Doanh nghiệp có trình độ quản lý kinh doanh tốt, tạo cho ngân hàng niềm tin, sự tín nhiệm an tâm khi cho vay, về khả năng hoàn trả nợ vay trong tương lai. Doanh nghiệp có năng lực quản lý cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin tài chính chính xác, kịp thời, khoa học giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác. 1.3.4.3 Các nhân tố khác Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật và sự điều hành việc thực hiện những văn bản đó của các cơ quan chức năng. Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến chất lượng thẩm định tài chính, hiệu quả tín dụng. Hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, chặt chẽ là hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng. Tất cả các chủ
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 29 thể tham gia vào quan hệ tín dụng đều phải tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ và sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng. Môi trường kinh tế xã hội: Chiến lược, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước là yếu tố định hướng và xác định mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, của các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào các chỉ tiêu, định hướng phát triển ngành kinh tế để xác định cơ cấu đầu tư tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu, cơ cấu ngành để xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng phù hợp. Một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác động của những biến đổi trong môi trường kinh tế, chu kỳ kinh tế. Nên rất cần phải có công tác dự báo tình hình, chu kỳ kinh tế và đưa ra khả năng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra giúp doanh nghiệp và các ngân hàng hoạt động tốt, đảm bảo các khoản tín dụng được hiệu quả. Việc quản lý doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn nếu giữa các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp nhịp nhàng trong việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình trả nợ vay ngân hàng, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước… Từ đó NHTM có được những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá khách hàng, đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trong môi trường cạnh tranh, để gây sức ép cho nhau buộc các NHTM mở rộng cho vay, hạ thấp các điều kiện tín dụng, giảm thời gian và thủ tục thẩm định. Các ngân hàng luôn phải cố gắng để nâng cao chất lượng thẩm định tốt nhất, từ đó đưa đến cho ngân hàng kết quả tín dụng cao nhất.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội 1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 10/06/1996, hoạt động theo giấy phép số 0061/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 13/04/1996 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông tuy không được thành lập sớm như một số Ngân hàng khác, cũng chưa phải là ngân hàng mạnh hàng đầu của Việt Nam nhưng đã có nhiều đóng góp lớn vào thị trường vốn nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thể hiện qua sự tăng trưởng thị phần cũng như sự đánh giá, giải thưởng của cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và bên vững, NHTM Cổ phần Phương Đông đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Tên Tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: Oricombank (OCB) Hội sở chính:Số 45, đườngLê Duẩn, Quận 1,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Website: www.ocb.com.vn Email: ocb@ocb.com.vn
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 31 Mạng lưới  Hơn 95 chi nhánh và phòng giao dịch hầu hết các địa bàn kinh tế trọng điểm trên cả nước. Tầm nhìn  Nỗ lực phấn đấu xây dựng Ngân hàng Phương Đông trở thành ngân hàng đa năng với cốt lõi là ngân hàng bán lẻ, đến năm 2015 là một trong 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Sứ mạng  Xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng động, hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trên cơ sở đó OCBđưa ra các giải pháp thiết thực, tối ưu hóa các giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội. Giá trị cốt lõi: Là nền tảng của văn hóa OCB, kết nối sức mạnh đoàn kết để cùng hướng tới một mục tiêu chung là sự phát triển bền vững.  Khách hàng là trọng tâm (Clients first!).  Chủ động sáng tạo (Creativity).  Tham vọng (Ambition).  Chuyên nghiệp (Professionalism).  Gắn kết (Belonging). Đối tác chiến lược : Ngân hàng BNP Paribas (Pháp).  BNP Paribas là một trong những Tập đoàn hàng đầu Châu Âu trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng và là một trong 6 Ngân hàng mạnh nhất thế giới theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor's. 1.1.2. Giới thiệu OCBChi nhánh Hà Nội 1.1.2.1. Lịch sử hình thành chi nhánh Hà Nội Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông Chi nhánh
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 32 Hà Nội Tên giao dịch: OCB Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ: 55-57 Văn Miếu, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, TP Hà Nội. Việc thành lập ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Hà Nội phù hợp với chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, gắn liền với đổi mới toàn diện, phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế.. Được thành lập từ năm 2003, OCB Hà Nội từ 01 điểm giao dịch đến nay đã nhanh chóng mở rộng khuyếch trương hình ảnh OCB tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bằng việc mở rộng thêm 5 phòng giao dịch trực thuộc với gần 100 cán bộ nhân viên.Với hoạt động kinh doanh đa dạng, OCB Hà Nội hiện cung ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, tín dụng. NHTMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, cố gắng vượt lên chính mình, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những bước phát triển khả quan, các chỉ tiêu về huy động vốn, tín dụng, thu dịch vụ, số lượng khách hàng đều có sự tăng trưởng và hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch Hội sở giao, đặc biệt là chất lượng tín dụng được cải thiện 1.1.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức của OCB Chi nhánh Hà Nội được xây dựng dựa trên mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của Chi nhánh. Đứng đầu chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh. Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 33 1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  Giám đốc chi nhánh : là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động chung của Chi nhánh. Được ký kết hợp đồng và tài liệu theo quy chết quy định phân cấp về quyền của OCB và theo quy định của pháp luật  Giám đốc khách hàng doanh nghiệp (GĐKHDN) : là người quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về Khách hàng Doanh nghiệp tại chi nhánh và các Đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc khối KHDN trong việc quản lý, điều hành hoạt động KHDN của Chi nhánh; được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh: ký kết các hợp đồngh tín dụng kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của OCB và theo quy định Giám đốc Chi nhánh GĐ. KHDN GĐ. KHCN P. KHCN P. DVKH P. KHDN Các phòng/bp chức năng
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 34 của Pháp luật Giám đốc KHDN báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân sự của Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp.  Giám đốc khách hàng cá nhân (GĐKHCN): là người quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về Khách hàng Cá nhân tại Chi nhánh và các Đơn vị trong cơ cấu tô chức Chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc khối Khách hàng Cá nhân trong việc quản lý, điều hành hoạt động Khách hàng cá nhân của Chi nhánh được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh: ký kết các hợp đồng tín dụng kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế, quy định, phân cấp ủy quyền của OCB và theo quy định của Pháp luật. Giám đốc KHCN báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân sự của Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân.  Phòng khách hàng doanh nghiệp (P.KHDN) : Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng là doanh nghiệp theo quy định, quy trình của OCB. Thực hiện tính toán lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của ngân hàng. Lưu giữ các chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh tài sản nợ, tham gia vào các văn bản quản trị tín dụng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, theo dõi hạn mức sử dụng của khách hàng, giải quyết cho vay, theo dõi và thu hồi nợ.  Phòng khách hàng cá nhân (P.KHCN): Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng là cá nhân theo quy định, quy trình của OCB. Thực hiện tính toán lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của ngân hàng. Lưu giữ các chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh tài sản nợ, tham gia vào các văn bản quản trị tín dụng. Xây dựng triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho nhóm sản phẩm. Xây dựng kế hoạch bán hàng đối với khách hàng cá nhân, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng, giải quyết cho vay, theo dõi và thu hồi nợ của khách hàng.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 35  Phòng dịch vụ khách hàng (P. DVKH): Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của OCB. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các sản phẩm Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng.  Các phòng/bộ phận chức năng: Bao gồm các phòng/ bộ phận như phòng (bộ phận) Tài chính Kế toán, phòng giám sát tín dụng, phòng Công nghệ thông tin, phòng Hành chính- nhân sự… - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ : + Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo tài chính kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh. + Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng trong Chi nhánh - Phòng Hành chính- nhân sự: Thực hiện các công việc hành chính, tổ chức, nhân sự của chi nhánh: + Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ của cán bộ nhân viên, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội của các cán bộ nhân viên chi nhánh + Gửi và nhận fax, thông tư, chỉ thị, quyết định của cấp trên gửi xuống; đưa lên ban lãnh đạo chi nhánh để triển khai cho các phòng ban + Xây dựng, tổ chức thực hiện và bố trí đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh phù hợp với đòi hỏi của công việc và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng - Phòng Hỗ trợ kinh doanh. + Thực hiện công việc định giá tài sản đảm bảo, giải ngân, thực hiện
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 36 các thủ tục ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo. + Tham gia đônđốc,nhắc khách hàng về kỳ trả gốc, lãi. Hỗ trợ, cung cấp thông tin cho cán bộ quan hệ khách hàng trong việc kinh doanh, bán hàng. + Thực hiện các chế độ báo cáo 1.1.2.4. Cácsản phẩm, dịch vụ OCB Chinhánh Hà Nội đang cung cấp OCB Hà Nội thực hiện cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng Phương Đông quy định.  Sản phẩm & dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: - Dịch vụ tiền gửi: + Tiền gửi O-Plus: Là loại tiền gửi với lãi suất lũy tiến theo số dưcuối ngày + Tiền gửi O- SMART: Là loại tiền gửi không kỳ hạn khách hàng hưởng lãi suất cao theo số dư tài khoản cuối ngày khách hàng duy trì trên tài khoản. + Tiền gửi thanh toán - Tín dụng doanh nghiệp: Cho vay vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cho vay kinh doanh nông sản, tài trợ dự án trọn gói, tài trợ nhà cung cấp, tài chính kho vận trọn gói, thấu chi doanh nghiệp, cho vay trung dài hạn, cho vay vốn lưu động, tài trợ kinh doanh nhỏ. - Bảo lãnh trong nước và quốc tế. - Tài trợ thương mại: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất/nhập khẩu về vốn và nghiệp vụ cho hoạt động này - Quản lý dòng tiền: Mở và quản lý tài khoản thanh toán, thu chi hộ tiền mặt, chi hộ lương thưởng cho công nhân viên, tra cứu tài khoản và giao dịch, thanh toán trong nước và quốc tế.  Sản phẩm & dịch vụ khách hàng cá nhân : - Tiết kiệm linh hoạt - Tiết kiệm trực tuyến- E saving
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 37 - Dịch vụ giữ hộ vàng - Cho vay cá nhân: Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết, cho vay ứng tiền ngày T, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, nhà góp nhà, căn hộ, sản xuất kinh doanh, du học - Dịch vụ thu hộ tiền - Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước - Dịch vụ nhận kiều hối Western Union - Dịch vụ ngoại hối cá nhân - Sản phẩm dịch vụ khác  Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử - OCB Mobile - OCB Online - ATM lucky - SMS Banking 1.1.2. Khái quát hoạt động của OCB Chi nhánh Hà Nội Huy động vốn Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Vì để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường cần phải có một nguồn vốn ổn định dồi dào, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động số vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể theo từng năm, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng, tránh được tình trạng bị động nhu cầu vốn. Kết hợp với chính sách linh hoạt về lãi suất, phí, thời hạn, những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của công tác huy động vốn đã được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau :
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 38 BẢNG 1: Kết quả huy động vốn tại OCB Chi nhánh Hà Nội (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2011/2010 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng nguồn vốn huy động 773,213 921,385 1,274,894 148,172 19.16% 353,509 38.37% 1. Theo đối tượng Tổ chức kimh tế 542,326 653,617 882,735 111,291 20.52% 229,118 35.05% Dân cư 230,887 267,768 392,159 36,881 15.97% 124,391 46.45% 2. Theo loại tiền VND 587,249 684,247 924,753 96,998 16.52% 240,506 35.15% Ngoại tệ (quy đổi VND) 185,964 237,138 350,141 51,174 27.52% 113,003 47.65% 3. Theo thời gian Dưới 12 tháng 547,658 652,765 786,543 105,107 19.19% 133,778 20.49% Trên 12 tháng 225,555 268,620 488,351 43,065 19.09% 219,731 81.80% (Nguồn:Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh OCB Chinhánh Hà Nội năm 2010- 2012) Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng dần qua các năm với tỷ lệ tăng cũng khá cao. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 773,2 tỷ đến cuối năm 2011 là 921,4 tỷ, tăng 19,2%, cuối năm 2012 con số này là 1274,9 tỷ cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh khá tốt, năm 2012 tăng so với năm 2011 tỷ lệ tăng là 38,37%. Phân tích nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các tiêu thức : - Theo đối tượng: Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, trung bình chiếm khoảng 70% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do ngân hàng Phương Đông là Ngân hàng mới, quy mô nhỏ, chưa thể bằng với một số ngân hàng lớn khác. Quan hệ của Ngân hàng với một số tổ chức kinh tế lại tốt do vậy nguồn vốn
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 39 huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh - Theo loại tiền: nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn chủ yếu là VND điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành ngân hàng cũng như đặc điểm nền kinh tế nước ta. - Theo thời gian: Chủ yếu là tiền gửi dưới 12 tháng, tuy nhiên thì tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đang giảm xuống, tăng số vốn huy động trên 12 tháng lên. Hoạt động cho vay BẢNG 2: Kết quả hoạt động cho vay tại OCB Chi nhánh Hà Nội (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 2010 2011 2012 Soố tiền Tỷ lệ (%) Soố tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 812,728 1,102,945 1,665,248 290,217 35.71% 562,303 50.98% 1. Theo đối tượng Cá nhân 214,481 296,144 366,355 81,663 38.07% 70,211 23.71% Doanh nghiệp 598,247 806,801 1,298,893 208,554 34.86% 492,092 60.99% 2. Theo loại tiền VND 690,258 937,501 1,410,485 247,243 35.82% 472,984 50.45% Ngoại tệ (quy đổi VND) 122,470 165,444 254,763 42,974 35.09% 89,319 53.99% 3. Theo thời gian Ngắn hạn 527,148 781,485 1,120,586 254,337 48.25% 339,101 43.39% Trung và dài hạn 285,580 321,460 544,662 35,880 12.56% 223,202 69.43% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh OCB ChinhánhHà Nội năm 2010-2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của OCB Chi nhánh Hà Nội có sự tăng trưởng đều, ổn định qua từng năm. Tổng dư nợ đến năm 2011 chi nhánh đạt 1.465,2 tỷ đồng, tăng 50,98% so với năm 2011; năm 2011 tăng 35,71% so với năm 2010.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 40  Xét cơ cấu dư nợ theo đối tượng : Qua bảng số liệu bảng 3 ta thấy tỷ trọng dư nợ lớn là doanh nghiệp chiếm trung bình trên 75% tổng dư nợ. Đối với khách hàng cá nhân, xét về số tuyệt đối có tăng đều qua các năm nhưng về tỷ trọng thì giảm dần từ 26,88% năm 2010 xuống 22% năm 2011. Do OCB Chi nhánh Hà Nội đã tiếp cận với khách hàng doanh nghiệp lớn và thúc đẩy dư nợ tăng cao. Đối với các sản phẩm tín dụng cá nhân, do xuất phát từ đặc thù thị trường. Chi nhánh cơ bản vẫn cung cấp những sản phẩm truyền thống: cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay mua và sửa chữa nhà cửa, tài trợ vốn du học, cho vay cán bộ quản lý…  Xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn : Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là chính, chiếm bình quân 67% và có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2010- 2012 (tăng từ 64.86% - 67.29%), nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này là do định hướng của ngân hàng. Trong giai đoạn khủng hoảng 2010- 2012 lãi suất huy động biến động không ngừng, cá nhân và các tổ chức không gửi tiền với kỳ hạn dài, để tránh rủi ro thanh khoản các ngân hàng cũng phải cân đối chiến lược cho vay để phù hợp với quy mô, đồng thời cũng do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu từ các tổ chức doanh nghiệp nên tỷ lệ nợ ngắn hạn lớm hơn dài hạm là hợp lý.  Xét cơ cấu nợ theo loại tiền tệ: Tỷtrọngcho vayVND chiếm tỷ trọngcao, bìnhquânđạt 80% và có chiều hướnggiảm qua các năm 2010-2012 (giảm từ 84.93% năm 2010 xuống 77,27% năm 2012), tại chi nhánh Hà Nội ngoài dư nợ VND chủ yếu là USD, EURO. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng Phương Đông đang khuyến khích khách hàng nhận nợ bằng ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ ít bị biến động tỷ giá (trừ USD và EURO), ngân hàng khuyến khích tăng tỷ
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 41 trọng dư nợ VND: USD là 75%: 25%. Bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá ngân hàng đã đưa ra một loạt các biện pháp, các gói sản phẩm đồng bộ như: mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn, khuyến khích nhận nợ bằng ngoại tệ ít có sự biến động tỷ giá (ví dụ: JPY, ), SWAP lãi suất… Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác Tính đến hết năm 2012, thu từ hoạt động dịch vụ đạt triệu đồng đạt 127% kế hoạch kinh doanh được giao; trong đó thu từ bảo lãnh đạt 1.329 triệu đồng chiếm 60.13 % tổng thu dịch vụ, dịch vụ thanh toán đạt 609 triệu đồng chiếm 28.9%, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác đạt 169 triệu đồng chiếm 8% tổng thu dịch vụ. Ngoài ra, còn có dịch vụ phát hành thẻ ATM, trả lương tự động và một số dịch vụ khác đều tăng trưởng. Hoạt động dịch vụ không chỉ tăng trưởng về lợi nhuận mà doanh số hoạt động tại các nghiệp vụ dịch vụ chính cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Ngoài ra, chi nhánh đã triển khai tốt công tác khách hàng và phát triển mạng lưới: - Về công tác mở rộng mạng lưới giao dịch: Năm 2008 Chi nhánh đã mở thêm phòng giao dịch Hai Bà Trưng nâng số phòng giao dịch của Chi nhánh lên 5 với gần 100 nhân viên điều này làm khuyếch trương hình ảnh OCB tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Kết quả kinh doanh của OCB Chi nhánh Hà Nội từ 2010-2012:
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 42 BẢNG 3: Kết quả kinh doanh của OCB Chi nhánh Hà Nội ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Thu nhập 136,636 216,775 380,896 80,139 58.65% 164,121 75.71% 1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 125,738 201,957 357,891 76,219 60.62% 155,934 77.21% 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,987 3,589 4,576 602 20.15% 987 27.50% 3. Thu nhập từ HĐ kinh doanh ngoại hối 987 896 732 -91 -9.22% -164 -18.30% 4. Thu từ hoạt động KD chứng khoán 542 476 421 -66 -12.18% -55 -11.55% 5. Thu nhập từ hoạt động khác 6,382 9,857 17,276 3,475 54.45% 7,419 75.27% II. Chi phí 80,329 143,536 267,376 63,207 78.69% 123,840 86.28% 1. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 75,983 137,059 257,416 61,076 80.38% 120,357 87.81% 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1,187 1,618 2,279 431 36.31% 661 40.85% 3. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 761 1,154 1,784 393 51.64% 630 54.59% 4. Chi phí khác 2,398 3,705 5,897 1,307 54.50% 2,192 59.16% III. Tổng Thu nhập hoạt động 56,307 73,239 113,520 16,932 30.07% 40,281 55.00% IV. Chi phí hoạt động 19,674 29,750 51,026 10,076 51.21% 21,276 71.52% IV. Lợi nhuận thuần từ hoạt HĐKD trước chi phí DPRRTD 36,633 43,489 62,494 6,856 18.72% 19,005 43.70% 5. Chi phí dự phòsng rủi ro tín dụng 1,621 6,578 12,847 4,957 305.80% 6,269 95.30% V. Lợi nhuận trước thuế 35,012 36,911 49,647 1,899 5.42% 12,736 34.50% 7. Thuế TNDN 8,565 8,914 12,436 349 4.07% 3,522 39.51% VI. Lợi nhuận sau thuế 26,447 27,997 37,211 1,550 5.86% 9,214 32.91% (Nguồn:Báocáokếtquảkinhdoanh OCBChinhánh Hà nội năm 2010-2012)
  • 43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 43 Thu nhập cơ bản của Ngân hàng từ: hoạt động tín dụng (thu từ lãi cho vay và điều chuyển vốn nội bộ) và các khoản phải thu khác (gồm: phí dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, thẻ,...) Tổng thu nhập tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, tính tới năm 2012 đạt 381 tỷ đồng tăng 141 tỷ so với năm 2011,với tốc độ tăng trưởng 65%. Chi phí trong hoạt động kinh doanh, tốc độ gia tăng của chi phí cũng khá lớn, trong đó chi phí hoạt động cũng tăng khá mạnh.Trong cơ cấu chi phí năm 2012 ta thấy tỷ trọng tăng cao nhất là chi dự phòng rủi ro, đạt 13 tỷ tăng gần gấp đôi so với năm 2010. 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Hà Nội 2.2.1. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Hà Nội Bước 1: Kiểm tra tính và báo cáo nhanh tình hình tài chính của Doanh nghiệp Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn là một điều quan trọng trước khi bắt đầu đi vào phân tích. Các báo cáo tài chính, thậm chí kể cả những báo cáo kiểm toán nhiều khi không được mô tả theo hướng tích cực, mà có dụng ý của riêng nó hoặc có thể vô tình sai lệch. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, cung cấp, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán. Sau đó cán bộ tín dụng lập “ Báo cáo nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp” theo mẫu sau:
  • 44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 44 BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH I/ Tình hình tài chính: Lược trích Bảng tổng kết tài sản Chỉ tiêu Đầu kỳ (ngày…./…./20…) cuối kỳ (ngày…./…./20…) Tài sản A/ Tài sản lưu động 1. Vốn bằng tiền 2. Đầu tư ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản lưu động khác B/ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1. Tài sản cố định 2. TSCĐ thuê tài chính 3. Đầu tư dài hạn 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Nguồn vốn A/ Nợ phải trả (trong đó ghi rõ nợ quá hạn) 1. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn OCB - Vay ngắn hạn TCTD khác - Phải trả người bán - Phải trả, phải nộp khác 2. Nợ dài hạn - Vay dài hạn của các TCTD - Nợ dài hạn khác 3. Nợ khác B/ Vốn chủ sở hữu 1. Nguồn vốn - Quỹ 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn khác (các Quỹ,lãichưa phân phối) Giải trình Báo cáo tài chính:1 a) Ghi và giải trình chi tiết nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: - Các nguồn vốn vay của các TCTD:......................................................................................... - Các nguồn vốn huy động khác: ............................................................................................... - Giải trình cụ thể các khoản phải trả: ........................................................................................ 1 Lưu ý: Ghi chi tiết thời hạn của các khoản phải thu, phải tra đến ngày……
  • 45. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Nghiêm Văn Bảy Vũ Thị Hiệp- CQ47/15.04 Khoa Ngân hàng-Bảo Hiểm 45 - Các khoản phải nộp:............................................................................................................... - Các khoản nợ khác, trong đó nợ quá hạn:................................................................................. - Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu:................................................................................................ - Những vấn đề khác:................................................................................................................ b) Giải trình chi tiết về tài sản: - Các khoản đầu tư ngắn hạn:.................................................................................................... - Các khoản phải thu:................................................................................................................ - Hàng tồn kho (ứ đọng nếu có):................................................................................................ - Tài sản cố định:...................................................................................................................... - Đầu tư dài hạn khác:............................................................................................................... - Chi tiết các khoản khó đòi: ..................................................................................................... - Các vấn đề khác:.................................................................................................................... II/ Kết quả Thu nhập - chi phí đến ……..… 1. Tổng doanh thu tháng (hoặc quý) trước:............................ Luỹ kế từ đầu năm: ........................... 2. Tổng chi phí tháng (hoặc quý) trước:.................................Luỹ kế từ đầu năm: ........................... 3. Lợi nhuận ròng tháng (hoặc quý) trước:............................. Luỹ kế từ đầu năm: ........................... III/ Các khoản mục ngoại bảng (nếu có): 1. Các nghĩa vụ tài chính trong bảo lãnh, được bảo lãnh còn hiệu lực:............................................... Trong đó, hiệu lực: - Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:.................................. - Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: .................................. - Bảo lãnh quá hạn thanh toán:.................................................................................................. 2. Các khoản L/C nhập khẩu còn hiệu lực:...................................................................................... Trong đó, hiệu lực: - Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:.................................. - Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: .................................. - Quá hạn thanh toán: ............................................................................................................... 3. Các khoản L/C xuất khẩu còn hiệu lực:....................................................................................... Trong đó, hiệu lực: - Trong vòng 03 tháng tới:..................................Từ trên 03 đến 06 tháng:.................................. - Từ trên 06 đến 12 tháng:..................................Từ trên 12 tháng trở lên: .................................. - Quá hạn thanh toán: ............................................................................................................... 4. Hạn mức tín dụng chưa rút:........................................................................................................ Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của những số liệu nêu trên.