SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nên trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ các tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Minh Hường
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ .............................................................. 4
1.1. Thuế GTGT và nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT đốivới hộ kinh
doanh cá thể............................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm nổi bật của thuế GTGT...................... 4
1.1.1.1. Khái niệm.................................................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT.................................................. 4
1.1.2. Nộidungcơ bản của thuế GTGT đối với hộ kinhdoanhcá thể.............. 6
1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT ........................................................... 6
1.1.2.2. Đối tượng chịu thuế...................................................................... 6
1.1.2.3. Căn cứ tính thuế........................................................................... 7
1.1.2.4. Phương pháp tính thuế.................................................................. 8
1.1.2.5. Miễn, giảm thuế GTGT.............................................................. 10
1.2. Những vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý thuế GTGT đốivới hộ
kinh doanh cá thể...................................................................................... 11
1.2.1. Đối tượng nộp thuế....................................................................... 11
1.2.2. Căn cứ tính thuế............................................................................ 11
1.2.3. Khâu thu nộp thuế........................................................................... 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ ............................................................ 14
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Ba Đình........... 14
2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quận Ba Đình........... 20
2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế........................................................... 20
2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế................................................................ 30
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
iii
2.3.2.1. Quản lý căn cứ tính thuế hộ khoán.............................................. 30
2.3.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế hộ kê khai ............................................ 33
2.3.3. Quản lý khâu thu nộp thuế............................................................. 38
2.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý thu thuế GTGT đốivới hộ cá thể
trên địa bàn quận Ba Đình......................................................................... 41
2.4.1. Những kết quả đã đạt được............................................................ 41
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại............................................................. 44
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 45
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THU THUẾ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ HỘ CÁ THỂ................. 47
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá
thể ....................................................................................................... 47
3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế hộ cá thể............................ 48
3.2.1. Tập trung rà soát đối tượng nộp thuế................................................ 48
3.2.2. Tập trung xác định lại căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh cá thể. 50
3.2.2.1. Đối với hộ khoán.......................................................................... 50
3.2.2.2. Đối với hộ kê khai........................................................................ 52
3.2.4. Một số giải pháp khác...................................................................... 55
3.2.4.1. Chấn chỉnh lại công tác quản lý hóa đơn, chứng từ........................ 55
3.2.4.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thuế tại Chi
cục thuế Ba Đình...................................................................................... 56
3.2.4.3. Phát triển dịch vụ tư vấn thuế........................................................ 58
3.2.4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý..................... 59
3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp................................................. 59
3.3.1. Kiến nghị với Chi cục thuế Ba Đình................................................. 59
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế..................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................62
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng Tên bảng Trang
2.1
KẾT QUẢ THU NSNN NĂM 2011, 2012 TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BA ĐÌNH
2.2
KẾT QUẢ THU THUẾ THEO NHÓM ĐTNT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH NĂM 2011, 2012
2.3
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI
2.4
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI
2.5
CƠ CẤU HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BA ĐÌNH THEO NGÀNH NGHỀ
2.6
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI CÁC
HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
2.7
QUẢN LÝ DOANH SỐ ẤN ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ
HỘ KHOÁN ĐIỂN HÌNH NĂM 2012
2.8
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH SỐ TÍNH THUẾ,
GTGT CHỊU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KÊ KHAI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
2.9
QUẢN LÝ DOANH SỐ ĐỐI VỚI MỘT SÔ HỘ KÊ
KHAI ĐIỂN HÌNH NĂM THÁNG 12/2012
2.10
TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
2.11
TỔNG HỢP THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
BĐS Bất động sản
BVMT Bảo vệ môi trường
CV-LG-VP Cống Vị- Liễu Giai- Vĩnh Phúc
DT Doanh thu
ĐB-KM-ĐC-chợ NH Điện Biên- Kim Mã- ĐộiCấn- chợ Ngọc Hà
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
GTGT Giá trị gia tăng
HH, DV Hàng hóa, dịch vụ
KBNN Kho bạc Nhà nước
KK-KKT Kê khai- kế toán thuế
KVNQD Khu vực ngoài quốc doanh
LXP Liên xã phường
MST Mã số thuế
NK Nhập khẩu
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà nước
QT-TB-chợ CL Quan Thánh- Trúc Bạch- chợ Châu Long
TC-GV-NK-chợ TC Thành Công- Giảng Võ- Ngọc Khánh- chợ Thành
Công
THNVDT Tổng hợp- nghiệp vụ- dự toán
TNCN Thu nhập cá nhân
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TT-PX-chợ LB Trung Trực- Phúc Xá- chợ Long Biên
TS Thuế suất
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự tồn tại phát
triển của nền kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước
phát triển nhanh chóng và bền vững, hội nhập Quốc tế có hiệu quả. Hơn 20
năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa
và hội nhập, hệ thống chính sách thuế có vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi
phải được cải cách và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển
của đất nước. Việc này đặt ra yêu cầu đối với ngành thuế phải tập trung
nghiên cứu và đề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo được sự chuyển
biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình.
Trong nền kinh tế quốc dân thì kinh tế cá thể được xem là thành phần
kinh tế năng động và phát triển mạnh mẽ song đồng thời cũng là thành phần
kinh tế đa dạng và phức tạp nhất. Trong thời gian qua, công tác quản lý thu
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Ba Đình đã có nhiều
chuyển biến tích cực góp phần tăng thu và hạn chế thất thu cho NSNN. Tuy
nhiên, tình trạng cố tình vi phạm pháp luật thuế của các hộ kinh doanh vẫn
thường xuyên xảy ra, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế chưa cao,…
Vì vậy, việc nghiên cứu và có các biện pháp như thế nào để có thể tạo ra sự
chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý thu thuế đối
với thành phần kinh tế cá thể này.
Bắt nguồn từ những sự cần thiết khách quan đó cùng với kiến thức đã
được học, sau một thời gian thực tập tại Chi cục thuế quận Ba Đình, được sự
động viên, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và các cán bộ tại Chi cục thuế,
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
2
em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Các giải pháp tăng cường quản lý thuế
giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế quận Ba Đình”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề về quản lý thuế GTGT - lý luận và
thực tiễn quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình.
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ
cá thể trên địa bàn quận Ba Đình” nhằm làm rõ các vấn đề chủ yếu sau:
 Nhận thức một số vấn đề lý luận chung về thuế GTGT và những nhân
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể
Trong phần này, tập trung phân tích một số vấn đề lý luận chung về thuế
GTGT và phân tích cụ thể luật thuế GTGT được áp dụng đối với hộ cá thể.
Từ việc nghiên cứu vai trò, đặc điểm của hộ cá thể chi phối tới công tác quản
lý thuế GTGT chỉ ra tầm quan trọng và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý
thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này.
 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể
trên địa bàn quận Ba Đình trong những năm qua.
Trong phần này, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình, trên cơ sở đó rút
ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân cốt lõi
của vấn đề.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế
GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình.
Trong phần này, đưa ra những định hướng, yêu cầu cơ bản trong công
tác quản lý từ đó đề ra các nhóm giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt
ra.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn quận Ba Đình năm 2011-2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đồng thời kết hợp phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra kết luận.
5. Kết cấu của đề tài
Mở đầu
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT hộ kinh doanh cá
thể
Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể
Chương III: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý thu thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
4
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ
1.1. Thuế GTGT và nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT đối với
hộ kinh doanh cá thể
1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm nổi bật của thuế GTGT
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất
đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải
cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
GTGT là khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ khi qua mỗi giai
đoạn của quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Phần giá trị tăng
thêm ở mỗi giai đoạn bao gồm: tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức cổ
phần, tiền lãi vay ngân hàng phải trả và các khoản chi phí phát sinh. Nói cách
khác GTGT là phần chênh lệch giữa giá đầu ra với giá đầu vào do đơn vị kinh
tế tạo ra trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.1.2.Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT
Thuế GTGT có một số đặc điểm chủ yếu sau:
 Thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không
đồng nhất với nhau. Đối với thuế GTGT thì người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
có khả năng và cơ hội chuyển nghĩa vụ thuế của mình thông qua giá cả bằng
cách tính gộp khoản thuế này vào giá thanh toán mà người tiêu dùng phải chi
trả. Tuy nhiên đặc điểm này cũng chỉ mang tính tương đối vì rằng người chịu
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
5
thuế GTGT hoặc là người tiêu dùng, hoặc là người sản xuất, hoặc cả người
sản xuất và người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và
người tiêu dùng cùng chịu tùy thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng
hóa đó trên thị trường.
 Thuế GTGT là thuế lũy thoái
Thuế GTGT là loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ không phân biệt
người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp. Do vậy, tỷ lệ điều tiết của thuế
GTGT đối với người nghèo cao hơn người giàu hay tỷ suất thuế GTGT bình
quân giảm khi thu nhập của người chịu thuế tăng.
 Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn, không trùng lắp
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số
thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho
người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn
tương đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT có tính trung lập cao
Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng
thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá
trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển
qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai
đoạn không thay đổi.
 Thuế GTGT là loại thuế đánh theo nguyên tắc điểm đến
Đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến nghĩa là đáng thuế tiêu dùng căn cứ
vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng. Theo nguyên lý này, thuế GTGT đánh
vào tất cả các hàng hóa và dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân
biệt hàng hóa đó được sản xuất trong nước hay sản xuất ở nước ngoài.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
6
1.1.2. Nộidung cơ bảncủathuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
 Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt
nam hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con
dấu riêng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh.
Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối,
những người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch
vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh; trừ các trường hợp
kinh doanh có điểu kiện.
Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động thì
phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT
Là tất cả các các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập
và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế.
1.1.2.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ 26 nhóm mặt hàng thuộc đối tượng không
chịu thuế.
Đặc điểm chung của đối tượng không chịu thuế GTGT ở Việt Nam:
- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
- Hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn
- Hoạt động liên quan đến đầu tư
- Hoạt động không mang tính kinh doanh
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
7
- Hoạt động ưu đãi có mức độ
- Hoạt động mang tính chất di chuyển, không thực xuất hoặc không thực
nhập
1.1.2.3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
1.1.2.3.1. Giá tính thuế
Nguyên tắc chung: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT.
 Hàng hóa, dịch vụ do hộ kinh doanh bán ra:
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT.
 Hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, trao đổi, biếu, tặng, cho,
trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
 Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng,
xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số
tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
 Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa
có thuế GTGT
 Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
 Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá
chuyển nhượng BĐS trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
 Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá cước vận
tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT.
 Đối với hàng hóa, dịch vụ đặc thù dùng các chứng từ thanh toán ghi
giá đã có thuế GTGT, giá tính thuế GTGT được xác định như sau:
Giá tính thuế GTGT = Giá thanh toán/(1+TS thuế GTGT)
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
8
1.1.2.3.2. Thuế suất
Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.
 Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và
được coi như xuất khẩu.
 Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ
trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.
 Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa,
dịch vụ ở tất cả các khâu.
1.1.2.4. Phương pháp tính thuế
Xuất phát từ thực tế đó, thuế GTGT áp dụng cho các hộ này được thiết
kế quản lý thu theo sự phân loại đối tượng nộp thuế dựa trên tiêu thức hộ đăng
ký nộp thuế theo phương pháp kê khai (gọi tắt là hộ kê khai) hay phương
pháp ấn định thuế (gọi tắt là hộ khoán) và theo ngành nghề kinh doanh.
1.1.2.4.1. Phương pháp kê khai
Phương pháp kê khai áp dụng cho các hộ có thực hiện chế độ ghi sổ kế
toán, có cơ sở tương đối tin cậy để quản lý được doanh số mua vào và bán ra.
Tùy theo mức độ thực hiện việc ghi chép kế toán, hóa đơn, chứng từ của các
hộ đó mà cơ quan thuế áp dụng phương pháp tính thuế thích hợp.
 Phương pháp khấu trừ
Được áp dụng đối với hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ
và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Số thuế GTGT phải
nộp
=
Số thuế GTGT
đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
9
Trong đó:
Số thuế GTGT Đầu ra = Giá tính thuế của HHD bán ra x Thuế suất
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ghi trên các hóa đơn, chứng từ
sau:
- Hóa đơn GTGT (ghi đúng quy định)
- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu NK
- Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
- Chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT
 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Được áp dụng đối với hộ kinh doanh có thể theo dõi được chính xác cả
doanh số mua vào và bán ra song chưa có điều kiện thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ chế dộ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của HH, DV
chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT
của HH, DV đó
Trong đó:
GTGT của HH,
DV chịu thuế
=
Doanh số bán ra
của HH, DV
-
Doanh số mua vào của
HH, DV
 Phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Được áp dụng đối với những hộ chỉ có cơ sở chính xác để xác định doanh số
bán ra.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
10
Thuế GTGT
phải nộp
=
Doanh số bán ra
của HH, DV
x
Tỷ lệ % GTGT
HH, DV của ngành
x
Thuế suấtt
thuế GTGT
1.1.2.4.2. Phương pháp ấn định (khoán thuế)
Phương pháp ấn định thuế được áp dụng cho các hộ kinh doanh không
thuộc các hộ trên. Các hộ này không những không theo dõi được doanh số
mua vào mà còn khó có thể theo dõi được doanh số bán ra vì nhiều lý do như
kinh doanh theo thời vụ, không ổn định, không thực hiện chế độ sổ sách kế
toán, hóa đơn, chưng từ theo quy định, hay thay đổi ngành nghề kinh doanh…
Khi đó, cơ quan thuế căn cứ vào thực tế kinh doanh từng hộ ấn định doanh
thu tính thuế và tỷ lệ % GTGT trên doanh thu đó để làm căn cứ tính thuế.
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Doanh thu tính
thuế ấn định
x
Tỷ lệ % GTGT
theo quy định
x
Thuế suấtt
thuế GTGT
1.1.2.5. Miễn, giảm thuế GTGT
Miễn, giảm thuế là những chính sách thể hiện tinh thần muốn tháo gỡ
khó khăn về vốn cho các cá nhân, khôi phục ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp
tục tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Theo thông tư 140/2012/TT-BTC quy định Miễn thuế khoán thuế GTGT
năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với
công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc, trông
giữ trẻ; hộ, cá nhân kinh doanh cung ứng suất ăn ca cho công nhân. Với điều
kiện hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khoán phải cam kết giữ ổn định mức giá trong năm 2012 không cao hơn
mức giá tháng 12/2011; niêm yết công khai giá tại cơ sở kinh doanh.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
11
Theo quy định tại thông tư 60/2007/TT-BTC thì cá nhân, hộ cá thể kinh
doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tính và nộp
thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở
lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì
được xét miễn thuế của tháng đó. Theo đó các hộ tạm nghỉ kinh doanh phải
viết đơn đề nghị cơ quan thuế xét miễn, giảm thuế. Đơn nghỉ kinh doanh phải
có xác nhận của UBND phường và được gửi cơ quan thuế trước ngày 5 của
tháng dự kiến nghỉ. Trường hợp gửi đơn chậm so với thời hạn quy định vì các
lý do khách quan sẽ được cơ quan thuế xem xét giảm thuế trong kỳ thuế tiếp
sau.
1.2. Những vấn đề cầnchú ý trong công tác quản lý thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể
1.2.1. Đối tượng nộp thuế
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể chi phối rất lớn tới công tác quản lý
thu thuế GTGT. Hộ cá thể có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh dựa
vào vốn và sức lao động của bản thân là chính. Người chủ kinh doanh tự ra
quyết định từ quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm,
hoạt động thường mang tính tự chủ cao, quy mô vừa và nhỏ, ngành nghề đa
dạng và phong phú nhưng cũng rất dễ chuyển đổi, kinh doanh theo thời vụ để
phù hợp với yêu cầu của thị trường đồng thời ý thức chấp hành pháp luật nói
chung và pháp luật thuế nói riêng chưa cao. Họ luôn tìm cách kinh doanh
“chui lủi” để cơ quan thuế không phát hiện được. Do vậy, đòi hỏi phải có sự
phân công bố trí cán bộ thuế đến từng cơ sở một cách hợp lý để có thể quản lý
được hết các hộ kinh doanh.
1.2.2. Căn cứ tính thuế
 Hộ khoán
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
12
Hộ khoán là những cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo
phương pháp ấn định (khoán thuế). Những hộ này thường có đặc điểm là
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hệ thống hóa đơn, chứng từ
theo qui định của pháp luật hoặc là những cá nhân, hộ kinh doanh không đăng
ký kinh doanh và không đăng ký thuế. Hộ khoán chiếm phần lớn, hơn 80%
trong tổng thành phần kinh tế hộ cá thể, kinh doanh nhỏ lẻ, nhiều mặt hàng
vụn vặt, hàng bán có thể không có hóa đơn, chứng từ vì chi phí cho những
hóa đơn, chứng từ này chiếm tỷ trọng cao trong doanh số, phương pháp kinh
doanh đa dạng, địa bàn hoạt động thường xuyên thay đổi (chợ, vỉa hè…),
phân tán, doanh thu không ổn định gây ra việc khó xác định chính xác doanh
thu tính thuế đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng gặp không ít
khó khăn. Hơn nữa số lượng hộ khoán quá nhiều trong khi lực lượng cán bộ
thuế không đủ để có thể kiểm soát hết được nên đòi hỏi phải có sự phối hợp
chặt chẽ với đội ủy nhiệm thu thuế phường, ủy ban nhân dân cấp xã, phường
để đề ra mức khoán thuế cho phù hợp thì công tác quản lý thu thuế đối với các
đối tượng này mới đạt được hiệu quả.
 Hộ kê khai
Đối với hộ kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì thường là các
hộ kinh doanh với quy mô lớn hơn, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ, hạch toán được cả đầu ra và đầu
vào. Với những hộ này thì yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến công tác quản lý
thuế chính là quản lý căn cứ tính thuế, xác định đúng thuế GTGT đầu ra và
thuế GTGT đầu vào. Mà cơ sở để xác định các yếu tố trên phải dựa vào hóa
đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra của hộ cá thể. Việc các cá
nhân, hộ kinh doanh cố tình ẩn doanh thu, trốn doanh thu, kê khai sai doanh
thu tính thuế, hạch toán chung số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa phục vụ
cho sản xuất kinh doanh và không sản xuất kinh doanh để tăng số thuế đầu
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
13
vào được khấu trừ từ đó có thể giảm bớt số thuế phải nộp,… là những vấn đề
còn tồn tại mà các cán bộ thuế luôn phải sát sao thanh tra, kiểm tra.
Đối với hộ kê khai nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
thì thường là những hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hóa đơn, chứng từ
khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hàng
hóa, dịch vụ mua vào. Đối với những cá thể này thì căn cứ để tính thuế chính
là xác định doanh số bán ghi trên các hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ
bán ra. Trên thực tế việc theo dõi doanh số mua vào của cá hộ cá thể là rất
khó khăn. Như đã nói ở trên, các hộ này không thực hiện ghi sổ sách kế toán
theo chế độ, đặc biệt là các mặt hàng kinh doanh thường có giá trị nhỏ, số
lượng các mặt hàng nhiều nhưng số lượng đơn vị hàng của các mặt hàng lại ít,
chúng được mua vào tại nhiều nguồn khác nhau nên không thể kiểm soát
được doanh số mua vào. Do đó công tác kiểm tra, rà soát việc quản lý hóa
đơn, chứng từ bán ra đối với những hộ này phải được thực hiện thường xuyên,
liên tục để tránh tình trạng đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế, che giấu
doanh thu thực tế, gây thất thu cho NSNN.
1.2.3. Khâu thu nộp thuế
Khâu thu nộp thuế là khâu quan trọng quyết định tiền thuế được thu
đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Để làm được như vậy đòi hỏi phải có sự
theo dõi, quản lý sát sao ĐTNT và căn cứ tính thuế của cán bộ quản lý thu.
Thêm vào đó do số lượng hộ cá thể rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa cơ quan thuế và đội ủy nhiệm thu xã, phường, Hội đồng tư vấn thuế giúp
tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức để công tác thu NSNN đạt được hiệu quả
cao nhất.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
14
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Ba Đình
Quận Ba Đình là một trong 10 quận nội thành của thủ đô Hà Nội. Quận
được chia làm 14 phường. Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội
kéo dài theo hướng Đông - Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp
quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp
quận Đống Đa, phía Đông giáp quận hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng.
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt nam, là nơi
tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ. Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tổ chức quốc tế,
đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội
nghị quan trọng.
Quận gồm có 14 phường là Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ,
Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá,
Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Trên địa bàn quận Ba Đình không có các trung tâm thương mại lớn, chỉ
có một số chợ tầm cỡ như chợ Long Biên, chợ Ngọc Hà…, một số chợ xanh ở
các khu nhà cao tầng, khu vực đông dân cư. Các hộ buôn bán cá thể tập trung
chủ yếu ở các dãy phố chính như Nguyễn Thái Học – Kim Mã, Giảng Võ –
Đường La Thành… Các hộ kinh doanh cá thể ở Ba Đình chủ yếu là các hộ
vừa và nhỏ, chưa có sức cạnh tranh, hình thành một cách tự phát, chịu sự điều
chỉnh của quy luật cung cầu. Mặc dù số hộ nhiều song doanh thu phân tán,
chủ yếu là hoạt động thương nghiệp mua vào, bán ra, thường xuyên thay đổi
ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
15
Trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức
tạp. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động kinh doanh, lượng hàng
hoá tồn kho lớn. Lãi suất ngân hàng không ổn định, làm tăng chi phí sản xuất,
giảm sức mua của người dân… đã tác động lớn đến hoạt động SXKD và
nguồn thu ngân sách trên địa bàn Quận.
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ THU NSNN NĂM 2011, 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BA ĐÌNH
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
So sánh
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tổng thu trên địa bàn 3.081.932 2.739.147 342.785 12,51
Thu từ KV NQD 2.270.106 1.883.078 387.028 20,55
Thuế TNCN 304.700 281.442 23.258 8,26
Thu lệ phí trước bạ 221.911 425.448 (203.537) (47,84)
Thu phí, lệ phí 10.516 11.335 (819) (7,23)
Tiền sử dụng đất 67.487 107.379 (39.892) (37,15)
Thu tiền thuê sử dụng đất 178.464 149.359 29.105 19,49
Thu tiền thuế đất 15.964 9.941 6.023 60,59
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011 và 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng thu NSNN trên địa bàn quận Ba
Đình năm 2012 đã tăng 342.785 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 12,51%).
Trong đó:
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
16
- Thu từ khu vực NQD năm 2012 là 2.270.106 triệu đồng, tăng 387.208
triệu so với năm 2011 (tương ứng với 20,55%)
- Thuế TNCN năm 2012 so với năm 2011tăng 23.258 triệu đồng
(8,26%).
- Thu lệ phí trước bạ giảm 203.537 triệu đồng ( giảm 47,84%)
- Thu phí và lệ phí giảm 819 triệu đồng (tương ứng 7,23%)
- Tiền sử dụng đất năm 2012 giảm so với năm 2011 là 39.892 triệu đồng
- Tiền thu từ thuê sử dụng đất tăng 29.105 triệu đồng (tương ứng
19,49%)
- Tiền thuế đất năm 2012 là 15.964 triêu, năm 2011 là 9.941 triệu, tăng
6.023 triệu (tương ứng với 60,59%)
Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành thường xuyên, trực tiếp của Cục
Thuế Thành phố Hà Nội, của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Ba Đình, sự phối
hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác quản lý thuế
Chi cục Thuế Quận Ba Đình đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp
quản lý thuế, tập trung tăng cường công tác chống thất thu, hạn chế nợ đọng
thuế nhằm ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm trọng trong sản
xuất kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm
bảo huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho NSNN.
Để nắm rõ hơn tầm quan trọng của quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể
ta xét bảng sau:
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
17
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ THU THUẾ THEO NHÓM ĐTNT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BA ĐÌNH NĂM 2011, 2012
Đơn vị: triệu đồng
Đối tượng nộp thuế Năm 2012 Năm 2011
So sánh
Tuyệt đối Tương đối (%)
Khối doanh nghiệp 812.829 738.356 74.473 10,09
Khu vực cá thể 53.798 45.297 8.501 18,77
Tổng cộng 866.627 783.653 82.974 10,59
(Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- dự toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là
82.974 triệu đồng (tương ứng 10.59%) theo cả hai nhóm ĐTNT. Trong đó:
- Khối doanh nghiệp tăng 74.473 triệu đồng (tương ứng 10,09%)
- Khối cá thể tăng 8.501 triệu đồng (tương ứng 18,77%)
Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng số thu từ khu vực cá thể năm 2011
chiếm 5,78% tổng số thu, năm 2012 chiếm 6,21% tổng số thu (tỷ trọng tăng
0,43%). Mặc dù không đem lại số thu lớn như khối doanh nghiệp nhưng việc
quản lý ĐTNT này lại vô cùng quan trọng và gặp nhiều khó khăn bởi số
lượng hộ kinh doanh quá nhiều và loại hình kinh doanh vô cùng đa dạng và
phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế có tinh thần trách nhiệm cao, ý chí vững
vàng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì mới có thể rà soát, nắm chắc
tình hình việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của hộ cá thể đảm bảo việc thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.
2.2. Khái quát về tổ chức bộ máy Chi cục Ba Đình
Chi cục thuế quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315
TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 21/8/1999 của Bộ Tài chính. Từ đây Chi cục
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
18
chính thức đi vào hoạt động, thay thế cho tên gọi Phòng thuế Công Thương
Nghiệp trước đây, thực hiện chức năng tổ chức quản lý thu thuế, phí và lệ phí
trên địa bàn quận. Trong những năm qua mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn
phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tiền
cùng những biến động của giá cả thị trường quốc tế trong những năm gần đây,
đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thu NSNN
nói riêng. Tuy có nhiều khó khăn xong dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính
phủ; của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế Hà Nội cùng sự phối hợp chặt
chẽ với các ban, ngành đã triển khai thực hiện tốt công tác thuế trên địa bàn.
Hiện nay trụ sở chính của Chi cục đặt tại 20 Cao Bá Quát - quận Ba
Đình có chức năng tổ chức công tác thu thuế ở các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh, quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn quận Ba Đình. Và cơ sở
thứ hai đặt tại 34/28B Điện Biên Phủ, có chức năng tổ chức công tác quản lý
thu thuế thành phần kinh tế hộ cá thể.
Thực hiện quyết định 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế
quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế, Chi
cục đã thực hiện các quyết định của Cục Thuế kiện toàn tổ chức bộ máy theo
cơ cấu tổ chức bộ máy mới.
Đến thời điểm hiện nay, tổ chức bộ máy của Chi cục gồm 15 đội với
biên chế 165 cán bộ biên chế và 9 cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68.
Trong năm 2012 Chi cục tiếp tục củng cố, kiện toàn, bổ sung lực lượng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốttại Chi cục thuế; thực hiện các bước công
việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trình Cục trưởng theo đúng quy định của Ngành.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
19
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Chi cục thuế quận Ba Đình
 Ban lãnh đạo Chi cục thuế: 1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.
 Các tổ, đội thuế:
- Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ thuế - Ấn chỉ: 11 cán bộ biên chế.
- Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học: 27 cán bộ biên chế.
- Đội Kiểm tra thuế: 3 đội với 45 cán bộ biên chế.
-Đội Kiểm tra nội bộ: 9 cán bộ biên chế.
-Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ: 9 cán bộ biên chế.
- Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: 7 cán bộ biên chế.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
20
-Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ: 16 cán bộ trong đó 7 biên chế và 9
hợp đồng
- Đội Trước bạ và thu khác: 10 cán bộ biên chế.
- Các đội thuế liên xã phường: 5 đội với 39 cán bộ biên chế.
Đội Quan Thánh – Trúc Bạch – chợ Châu Long
Đội Điện Biên – Kim Mã – Đội Cấn – chợ Ngọc Hà
Đội Cống Vị - Liễu Giai – Vĩnh Phúc
Đội Thành Công – Giảng Võ – Ngọc Khánh – chợ Thành Công
Đội Trung Trực – Phúc Xá – chợ Long Biên
Công tác tổ chức cán bộ có ý nghĩa quyết định đến kết quả triển khai
nhiệm vụ của Chi cục. Vì vậy, trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ba
Đình luôn thực hiện nghiêm túc thông tư của Bộ Tài Chính hướng dẫn về cơ
cấu bộ máy Chi cục thuế và kiện toàn cho phù hợp hơn với nhiệm vụ thu thuế
của Chi cục trong từng thời kỳ.
2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quận Ba Đình
2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế đối với hộ cá thể là nội dung rất quan trọng
bởi tính đa dạng và phức tạp của thành phần này chi phối không nhỏ tới công
tác quản lý thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình. Làm thế nào để thực hiện
đúng quy trình, thực hiện tốt Luật thuế GTGT, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu
kịp thời vào NSNN thì thực hiện tốt công tác quản lý hộ cá thể là khâu điều
kiện đầu tiên quyết định những bước quy trình tiếp theo.
Theo Luật thuế GTGT quy định: tất cả các cơ sở kinh doanh, các chi
nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải có trách nhiệm kê
khai, đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định của Nhà
nước. Hơn nữa mọi cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế (MST). MST đối với mỗi tổ chức,
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
21
cá nhân, hộ kinh doanh là duy nhất, không được trùng lặp và gắn liền cùng
với sự tồn tại của người nộp thuế. MST được dùng để nhận biết, xác định
từng NNT và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan thuế
có trách nhiệm kiểm tra, xem xét cấp MST chậm nhất không quá 10 ngày đối
với những hồ sơ đăng ký đầy đủ nộp trực tiếp tại Chi cục thuế. Thông qua
cấp MST, cơ quan thuế có thể thống kê được số hộ sản xuất kinh doanh trên
địa bàn, phân loại hộ, theo dõi số liệu nộp thuế, tiến hành kiểm tra, kiểm soát
hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ để từ đó có biện pháp quản lý chặt
chẽ đối tượng nộp thuế. Việc quản lý ĐTNT thông qua MST góp phần giúp
cho việc ứng dụng các phầm mềm tin học thuận tiện, nhập số liệu, tra cứu
thông tin NNT dễ dàng từ đó công tác thu thuế đạt hiệu quả tốt hơn.
Mục tiêu của công tác quản lý ĐTNT là đưa 100% đối tượng kinh doanh
bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào
diện quản lý thu thuế, tăng thu cho NSNN, chấm dứt tình trạng thất thu về đối
tượng nộp thuế.
Tuy nhiên trên thực tế tinh thần tự giác kê khai, đăng ký thuế của đối
tượng nộp thuế còn thấp đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, kinh doanh
thời vụ.
Để quản lý đối tượng nộp thuế, Chi cục thuế Ba Đình đã thực hiện đúng
các qui định về đăng ký và cấp mã số thuế. Công tác kiểm kê, rà soát mã số
thuế đã được Chi cục hết sức quan tâm. Đối với NNT được cấp MST mới hay
ngừng hoạt động, đội KK-KTT căn cứ vào danh sách để cập nhật vào “ Danh
sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế” loại thuế, loại hồ sơ khai thuế,
kỳ tính thuế, khai thuế và ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế của từng
NNT hay để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc kê khai thuế.
Hàng tháng, Đội KK-KTT thường xuyên phối hợp với các Đội thuế LXP
tiến hành rà soát, đối chiếu ĐTNT để đảm bảo số ĐTNT đã được cấp mã số
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
22
thuế khớp đúng với số ĐTNT thực tế đang theo dõi, quản lý. Cán bộ quản lý
được phân công địa bàn phải thường xuyên kiểm tra sát sao để phát hiện các
hộ mới phát sinh đưa vào quản lý đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc bỏ
sót hộ kinh doanh trên địa bàn được phân công.
Chi cục thuế đang thực hiện việc quản lý đối tượng nộp thuế theo
phương pháp tính thuế.Như vậy đối tượng nộp thuế bao gồm 2 loại: hộ khoán
và hộ kê khai.
Tìm hiểu tình hình thực tế tại địa bàn, trong quý I/2013 đã quản lý được
tất cả là 7123 hộ, trong đó có 6812 hộ khoánchiếm 95,63% và chỉ có 311 hộ
kê khai chiếm 4,37% trong tổng số hộ.
Xét riêng hộ kê khai, ta có bảng sau:
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI
Đơn vị tính: Hộ
Chỉ tiêu
Năm 2012 Quý I/2013 So sánh
Số hộ % Số hộ % Tuyệt đối %
Bậc 1 168 62,92 232 77,6 64 38,09
Bậc 2 99 37,07 79 24,4 (20) (20,2)
Tổng số hộ kê khai 267 100 311 100 44 16,48
(Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học)
Các hộ kê khai đều có môn bài bậc 1 và bậc 2. Số hộ kê khai năm 2012
là 267 hộ, sang quý I/2013 đã tăng 44 hộ, tương ứng 16,48%.
Trong các hộ kê khai thì số hộ có môn bài bậc 1 có cơ cấu lớn nhất: năm
2012 chiếm 62,92%, quý I/2013 chiếm 77,6%. Các hộ bậc 2 có xu hướng
giảm đi: quý I/ 2013 giảm 20 hộ, tương ứng 20,2% so với năm 2012.
Hàng tháng khi đến hạn nộp tờ khai thuế GTGT, người nộp thuế phải
nộp 2 tờ khai tại bộ phận “Một cửa” thuộc Đội KK-KTT: 1 bản được bộ phận
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
23
1 cửa giữ lại, 1 bản được chuyển cho cán bộ chuyên quản các đội thuế LXP.
Dựa vào tờ khai cán bộ tại bộ phận “Một cửa” sẽ nhập thông tin người nộp
thuế thông qua phần mềm QHS để xác nhận rằng đối tượng này đã nộp tờ
khai. Phần mềm này giúp cho cán bộ thuế có thể dễ dàng thống kê, quản lý số
lượng hộ hiện đang hoạt động trên địa bàn, đồng thời giúp cho các cán bộ
chuyên quản thông qua con số thống kê các tờ khai của các hộ trong tháng để
đôn đốc các đối tượng nộp thuế thuộc địa bàn của mình tránh tình trạng nộp
chậm tờ khai, tiền thuế.
Xét riêng hộ khoán, ta có bảng sau:
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA
ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI
Đơn vị tính: Hộ
Chỉ tiêu
Năm 2012 Quý I/2013 So sánh
Số hộ % Số hộ % Tuyệt đối %
Bậc 1 883 13,85 968 14,12 85 9,63
Bậc 2 1230 19,29 1335 19,59 105 8,54
Bậc 3 1175 18,43 1236 18,14 61 5,19
Bậc 4 2208 34,64 2623 38,51 415 18,80
Bậc 5 352 5,52 419 6,15 67 19,03
Bậc 6 526 8,25 231 3,39 (295) (56,08)
Tổng số hộ
khoán
6374 100 6812 100 438 6,87
(Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Năm 2012, Chi cục thuế quận Ba Đình đã quản lý được 6374 hộ khoán.
Hộ khoán bậc 1 là 883 hộ chiếm 13,85%
Hộ khoán bậc 2 là 1230 hộ chiếm 19,29%
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
24
Hộ khoán bậc 3 là 1175 hộ chiếm 18,43%
Hộ khoán bậc 4 là 2208 hộ chiếm 34,64%
Hộ khoán bậc 5 là 352 hộ chiếm 5,52%
Hộ khoán bậc 5 là 526 hộ chiếm 8,25%
Bước sang quý I/2013, số hộ sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán trên địa bàn quý I năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là 438 hộ,
tương ứng tăng 6,87%.
Trong tổng số hộ khoán quản lý trên địa bàn, số hộ khoán bậc 4 chiếm tỉ
trọng cao nhất: năm 2012 là 2208 hộ chiếm 34,64%, quý I/2013 là 2623 hộ
chiếm 38,51%.
Số hộ kinh doanh nộp theo phương pháp khoán có xu hướng tăng gần
như ở tất cả các bậc so với năm 2012, trong đó số hộ bậc 4 tăng mạnh nhất và
cơ cấu các hộ không có nhiều thay đổi
Bậc 1: tăng 85 hộ, tương ứng 9,63%
Bậc 2: tăng 105 hộ, tương ứng 8,54%
Bậc 3: tăng 61 hộ, tương ứng 5,19%
Bậc 4: tăng 415 hộ, tương ứng 18,80%
Bậc 5: tăng 67 hộ, tương ứng 19,03%
Riêng có bậc 6 giảm 295 hộ, tương ứng 56,08%. Điều này chứng tỏ hoạt
động kinh doanh của các hộ đã có sự đầu tư, ổn định và thu nhập tốt hơn.
Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy đối với các hộ khoán bậc môn bài
trung bình (bậc 3, 4) chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng nhanh thì đối với
các hộ kê khai bậc môn bài cao là chủ yếu và môn bài bậc 1 có tốc độ tăng
ngày càng nhanh.
Có thể dễ dàng nhận thấy trên địa bàn quận Ba Đình, ĐTNT hết sức đa
dạng và phức tạp, ngày càng tăng lên cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh
doanh. Điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của cán bộ quản lý ngày càng
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
25
nặng nề hơn. Để quản lý tốt các đối tượng này, cần thiết phải nâng cao ý thức,
trách nhiệm của các cán bộ chuyên quản, xác định mục tiêu trọng tâm và đề ra
được những cách thức quản lý đối với từng loại hộ từ đó mới có thể nâng cao
hiệu quả hoạt động thu thuế. Đặc biệt trên địa bàn, hộ khoán chiếm đa số nên
việc phối hợp chặt chẽ giữa Chi cục thuế và các đơn vị có liên quan như cơ
quan quản lý thị trường, Hội đồng tư vấn thuế phường để liên tục thu thập và
cập nhật thông tin, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời, sát sao đến
từng ngóc ngách trên địa bàn mình quản lý để nắm chắc tình hình thực tế,
đảm bảo cho quản lý đối tượng nộp thuế đạt được kết quả tốt.
Để phân tích rõ hơn về tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn
quận Ba Đình, ta xét bảng số liệu sau:
BẢNG 2.5: CƠ CẤU HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
THEO NGÀNH NGHỀ
Đơn vị: Hộ
Ngành nghề
Năm 2012 Quí I/2013 So sánh
Số hộ % Số hộ %
Tuyệt
đối
%
Tổng số hộ 6641 100 7123 100 482 7,26
Ngành vận tải 245 3,69 216 3,03 (29) (11,84)
Ngành dịch vụ ăn uống 1046 15,75 1076 15,11 30 2,87
Ngành thương nghiệp 2397 36,09 2873 40,33 476 19,86
Ngành dịch vụ 2582 38,88 2693 37,81 111 4,30
Ngành sản xuất 371 5,59 265 3,72 (106) (28,57)
(Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học)
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
26
Qua bảng trên ta thấy:
 Đối với ngành sản xuất: số hộ trong ngành này đã giảm đi đáng kể,
năm 2013 đã giảm 106 hộ so với năm 2012 (tương ứng 28,57%) đồng thời cơ
cấu ngành cũng giảm: năm 2012 chiếm 5,59% bước sang quý I/2013 chỉ còn
chiếm 3,72%.
Mặt hàng chủ yếu của ngành này chế biến lương thực, thực phẩm. Có thể
nhận ra rằng, đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu người dân ngày
càng cao nên chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá ngày càng
khắt khe và sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp ngày càng lớn. Do đó
nhiều hộ sản xuất trong lĩnh vực này không ổn định và kém hiệu quả nên một
số đã xin chuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyển đi kinh doanh
ở nơi khác có hiệu quả hơn.
 Đối với ngành vận tải: số hộ thuộc ngành quý I/2013 đã giảm đi đôi
chút so với năm 2012 là 29 hộ, tương ứng 11,84%. Và xét về tỷ trọng số hộ
trong ngành thì ta thấy tỷ trọng của ngành này cũng giảm: năm 2012 chiếm tỷ
trọng 3,69%, đến năm 2013 chiếm 3,03%. Các hộ vận tải này chủ yếu là vận
tải hành khách và vận tải hàng hóa hoạt động không thường xuyên, khó kiểm
soát.
 Đối với ngành dịch vụ ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống mặc dù
tăng lên về số tuyệt đối: quý I/2013 tăng 30 hộ so với năm 2012 nhưng lại
giảm nhẹ về số tương đối. Năm 2012 có 1046 hộ chiếm 15,75%, đến năm
2013 có 1076 hộ chiếm 15,11%. Số hộ tăng này chủ yếu là những hộ kinh
doanh ăn uống bình dân, bia hơi, giải khát… không phải là những nhà hàng
kinh doanh ăn uống cao cấp.
 Đối với hai ngành thương nghiệp và dịch vụ: đây là 2 ngành có số hộ
kinh doanh cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
27
Số hộ ngành thương nghiệp quý I/2013 đã tăng một cách nhanh chóng
476 hộ, tương ứng 19,86%. Mặt hàng kinh doanh buôn bán chủ yếu của
ngành này chính là kinh doanh đồ gỗ; bán vải, quần áo; bán hoa quả; bán rau;
kinh doanh thuốc tân dược và đặc biệt là kinh doanh bách hóa , tạp hóa chiếm
hơn nửa tổng số hộ trong ngành thương nghiệp.
Ngành dịch vụ tuy có tăng lên về số hộ (111 hộ) so với năm 2012. Số hộ
tăng chủ yếu là ở các dịch vụ cho thuê nhà và khám chữa bệnh. Ta có thể thấy
nhu cầu của người dân trong vấn đề sức khỏe và nơi ở ngày càng tăng cao.
Song, về cơ cấu lại bị giảm: nếu như năm 2012 ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn nhất (38,88%) trong tổng số hộ thì sang đến năm 2013 đã nhường vị trí
này cho ngành thương nghiệp. Số hộ ngành thương nghiệp chiếm 40,33% còn
ngành dịch vụ chỉ chiếm 37,81%. Điều này có thể cho thấy quận vị thế quận
Ba Đình rất thích hợp cho người dân kinh doanh, buôn bán làm ăn.
Qua bảng trên, ta có thể nắm được số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh trên
địa bàn và từ đó có phương hướng quản lý các hộ kinh doanh từ khâu ra thông
báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp.
Một hiện tượng khá nan giải nữa cần quan tâm trong khâu quản lý đối
tượng nộp thuế đó chínhlà hiện tượng “nghỉgiả” của các hộ kinh doanh nhằm
trốn thuế. Hiện tượng này có nghĩa là các hộ nộp đơn xin nghỉ kinh doanh
nhưng trên thực tế vẫn hoạt động kinh doanh bình thường. Theo thông tư
60/2007/TT – BTC, các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh nghỉ kinh doanh liên tục
từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp và nếu nghỉ
cả tháng thì được miễn thuế của tháng đó. Các hộ kinh doanh nộp đơn nghỉ
kinh doanh tại bộ phận “Một cửa” để cán bộ tổng hợp, ghi nhận dữ liệu vào
máy rồi trình lãnh đạo Chi cục thuế duyệt. Mục đích của chủ trương này là tạo
điều kiện cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt phải xin nghỉ kinh doanh. Song
không ít trường hợp lợi dụng chủ trương này mà trốn thuế. Đặc biệt trong thời
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
28
gian đầu năm 2013 vừa mới ra Giêng, số lượng đơn xin miễn giảm thuế do các
hộ xin nghỉ kinh doanh tăng lên đáng kể. Số hộ nghỉ nhiều nhất tập trung ở các
chợ Ngọc Hà, chợ Long Biên và chợ Châu Long. Và đơn xin nghỉ với nhiều lí
do rất chung chung, vô lý như: nhà có việc, đi lễ, không có hàng bán, nghỉ
chăm con đẻ,… Hầu hết các hộ xin nghỉ tạm thời hoặc nghỉ hẳn tập trung ở các
ngành là thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ. Đây là các ngành có số hộ kinh
doanh đông nhất, nhất là ngành thương nghiệp do quy mô nhỏ và trải rộng
khắp địa bàn nên các hộ dễ di chuyển địa điểm kinh doanh gây ra khó khăn cho
cán bộ chuyên quản trong công tác quản lý bởi số lượng hộ phải quản lý quá
nhiều trong khi lực lượng cán bộ thuế cònmỏng chưa đủ đáp ứng cho công tác
kiểm tra thường xuyên, sao sát các đối tượng nộp thuế. Thêm vào đó thủ tục
chấp nhận cho nghỉ kinh doanh chưa chặt chẽ, việc xử phạt chưa nghiêm nên
các hộ kinh doanh vẫn dựa vào đó nhằm trốn thuế.
Bên cạnh đó lại có những hộ thực tế nghỉ kinh doanh nhưng lại không
làm đơn xin nghỉ kinh doanh, như vậy các hộ này vẫn nằm trong diện quản lý
của cơ quan thuế nhưng trên thực tế lại không thu được đồng thuế nào làm
hao phí sức quản lý của cán bộ thu thuế. Lại có những hộ mới ra kinh doanh
nên những tháng đầu được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế song trên thực tế đó
chính là các hộ kinh doanh cũ thay tên đổi họ, thay đổi địa điểm, hình thức,
quy mô kinh doanh. Mặc dù số lượng không lớn nhưng các đối tượng này
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác thu thuế.
Ngoài ra vẫn còn tồn tại tình trạng bỏ sót hộ quản lý trong các ngành
nghề. Cơ quan thuế chưa quản lý được 100% các hộ thực tế đang kinh doanh
trên địa bàn. Có thể kể đến một số hoạt động kinh doanh tiêu biểu trên địa
bàn nhưng Chi cục thuế vẫn chưa có bất kỳ hình thức nào hoặc thực hiện chưa
triệt để nhằm đưa các đối tượng này vào quản lý như: dịch vụ trông giữ xe,
dịch vụ “xe ôm”,…
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
29
- Trông giữ xe là hoạt động phức tạp, bộc phát, mang tính thời vụ. Theo
quy định của Nhà nước thì các đối tượng này cũng phải đăng ký kinh doanh
và kê khai thuế đối với cơ quan thuế. Song hầu hết rất ít đối tượng thực hiện
đúng quy định này bởi họ tranh thủ làm đến đâu được đến đó, không lâu dài,
tranh thủ vỉa hè trước cửa nhà hoặc nay trông ở địa điểm này, mai trông ở địa
điểm khác. Do vậy rất khó khăn để các cán bộ thuế kiểm soát nếu như không
đi kiểm tra địa bàn. Thêm vào đó, cơ quan thuế cũng đã quy định các hộ trông
giữ xe phải sử dụng vé xe (như một loại hóa đơn) do cơ quan thuế phát hành
nhưng chỉ số rất nhỏ trong đó sử dụng, còn lại là vé xe do các hộ tự chế và giá
cả cũng do các hộ tự ý quy định tùy thuộc vào thời gian, địa điểm trông xe.
Nếu vào các dịp lễ tết thì giá trông xe có thể lên tới 15.000 - 20.000/xe máy.
Đây quả là một vấn đề hết sức phức tạp.
- Dịch vụ “xe ôm” cũng rất phổ biến trên địa bàn quận Ba Đình nhưng
các đối tượng này vẫn chưa nằm trong diện quản lý của cơ quan thuế.
- Vận tải hàng hóa, hành khách là hoạt động thất thường, khó kiểm soát,
khi chạy vào ban ngày, khi lại chạy vào ban đêm. Điều đáng nói là hoạt động
của những đối tượng này thường là hoạt động phi pháp, tiếp tay cho các hoạt
động buôn lậu khác. Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhiều chuyến hàng bị chặn
bắt thì chủ phương tiện vẫn chưa có đăng ký thuế và cũng chưa làm thủ tục
buôn chuyến. Để quản lý được những đối tượng này đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan công an trên địa bàn.
Có thể nói, thất thu về hộ hiện nay còn rất lớn trong khi đó để đảm bảo
nguồn thu cho NSNN thì ngoài việc phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các
hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì ta còn phải quản lý chặt chẽ đối với
những hộ đã quản lý được và không có biện pháp nào khác là phải tăng cường
công tác quản lý căn cứ tính thuế.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
30
2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế
Hiện nay, việc quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể dựa vào hai
loại ĐTNT: hộ khoán và hộ kê khai. Ngoài các quy định trong Luật thuế, Chi
cục thuế Ba Đình áp dụng quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể để tiến
hành quản lý căn cứ tính thuế theo các bước đúng theo quy trình: hướng dẫn
hộ kê khai thuế sử dụng mẫu số 06/GTGT, điều tra xác định doanh số của đối
tượng nộp thuế; lập danh sách các hộ và mức doanh số ấn định dự kiến để
thực hiện công khai hóa; tính thuế, tính phạt và lập sổ bộ thuế.
2.3.2.1. Quản lý căn cứ tính thuế hộ khoán
Trên địa bàn quận Ba Đình, có đến hơn 95% trong tổng số hộ Chi cục
quản lý là hộ khoán. Đối với các đối tượng này thì vấn đề tiên quyết và cốt lõi
để quản lý thu thuế là ấn định doanh thu sát với thực tế của các hộ.
Việc xác định doanh số ấn định đối với các hộ khoán được Chi cục Ba
Đình thực hiện theo quy trình sau:
- Đội thuế LXP tổ chức phát tờ khai, hướng dẫn kê khai hộ mới ra kinh
doanh nộp tờ khai thuế khoán.
- Đội thuế LXP tiếp nhận hồ sơ thông qua việc nhập tờ khai vào phần
mềm QHS, phân loại hồ sơ theo địa bàn, ngành nghề, loại tờ khai…
- Tiến hành điều tra doanh thu thực tế để nhằm đánh giá sự sai lệch của
việc xác định doanh thu và mức thuế khoán ổn định với thực tế kinh doanh
của hộ kinh doanh.
- Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp: Đội KK-KTT, Đội THNVDT
họp với từng Đội thuế LXP để dự kiến doanh thu và tiền thuế phải nộp của
các hộ kinh doanh. Đội KK-KTT dựa vào kết quả cuộc họp để lập Danh sách
hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế GTGT, Danh sách hộ kinh doanh
và mức thuế dự kiến phải nộp.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
31
- Đội thuế LXP thực hiện công khai doanh thu và mức thuế của các hộ
kinh doanh và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường.
- Duyệt sổ bộ thuế: lãnh đạo Chi cục thuế, Đội THNVDT, Đội KK-
KTT họp với các Đội thuế LXP để duyệt bộ thuế.
Thực hiện theo quy trình này giúp cho Chi cục ấn định doanh thu khoán
tương đối sát với doanh thu thực tế phát sinh của các hộ. Song trên thực tế ý
thức tự giác kê khai của các hộ còn thấp, các hộ thường sẽ khai doanh thu
khoán thấp hơn so với doanh thu thực tế của mình. Do vậy đòi hỏi công tác
điều tra doanh số phải diễn ra thường xuyên, liên tục, các cán bộ chuyên quản
phải sao sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, phải hiểu rõ tính chất
ngành nghề, địa bàn, quy mô kinh doanh, sự biến độngvề giá cả, cung cầu trên
thị trường… thì mới có thể suy đoán được tâm lý hành vi của các hộ cá thể.
Để xem xét tình hình quản lý doanh thu ấn định đối với các hộ khoán, ta
phân tích bảng số liệu sau:
BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI CÁC HỘ
KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
Đơn vị: triệu đồng
Ngành nghề Năm 2012 Năm 2011
So sánh
Tuyệt đối %
Vận tải 390.681 340.135 50.546 14,86
Ăn uống 465.940 429.105 36.835 8,58
Dịch vụ 648.324 574.631 73.693 12,82
Thương nghiệp 547.352 436.567 110.785 25,38
Sản xuất 307.258 312.857 (5.599) (1,79)
Tổng doanh
thu ấn định
2.359.655 2.093.295 266.360 12,72
(Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán)
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
32
Qua biểu số liệu ta thấy doanh thu ấn định năm 2012 đã tăng 266.360
triệu đồng, tương ứng 12,72%. Trong đó:
Ngành vận tải tăng 50.546 triệu, tương ứng 14,86%
Ngành dịch vụ ăn uống tăng 36.835 triệu, tương ứng 8,58%
Ngành dịch vụ tăng 73.693 triệu, tương ứng 12,82%
Ngành thương nghiệp tăng mạnh nhất 110.785 triệu, tương ứng 25,38%
Chỉ riêng ngành sản xuất doanh thu ấn định giảm 5.599 triệu, tương úng 1,79%
Như vậy thương nghiệp, dịch vụ và ăn uống là 3 ngành có số hộ và quy
mô kinh doanh tăng nhiều nhất trên địa bàn quận Ba Đình góp phần làm cho
doanh thu ấn định tăng lên mặc dù mức tăng không đáng kể.
Doanh thu ấn định ngành sản xuất bị giảm có thể là do:
- Đối với các hộ nhỏ, lẻ: việc sản xuất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn
do sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty lớn nên các hộ thu hẹp qui
mô sản xuất hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác dễ làm ăn hơn.
- Đối với một số hộ sản xuất ổn định hơn, mở rộng quy mô hơn thì
chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai…
Để làm rõ hơn việc ấn định doanh thu tính thuế của Chi cục thuế Ba
Đình, ta phân tích bảng sau:
BẢNG 2.7: QUẢN LÝ DOANH SỐ ẤN ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỘ
KHOÁN ĐIỂN HÌNH NĂM 2012
Đơn vị: triệu đồng
Tên hộ Ngành nghề
Doanh
số ấn
định
Thuế
GTGT
đã nộp
Doanh
số điều
tra
Thuế
GTGT
phải nộp
Thất
thu
Nguyễn
Thi Hằng
Bán hoa quả 184,8 1,6632 215,2 1,9368 0,2736
Phùng Văn
Giảng
Cơm bình
dân
152,4 5.334 170,6 5,971 0,6370
Lê Kim
Nhung
Sửa chữa xe
máy
144 5,04 153,4 5,369 0,3290
(Nguồn: Các Độithuế liên xã phường)
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
33
Đây là 3 hộ khoán điển hình có mức ở 3 ngành thương nghiệp, ăn uống
và dịch vụ trên địa bàn quận Ba Đình. Qua số liệu điều tra ta có thể thấy việc
ấn định doanh thu tính thuế chưa sát với doanh thu thực tế của các hộ đã làm
thất thu không nhỏ cho NSNN.
2.3.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế hộ kê khai
Thống kê cho thấy đến quý I/2013 trên địa bàn quận Ba Đình có tất cả
311 hộ kê khai (chỉ chiếm 4,37% tổng số hộ) trong đó chỉ có 12 hộ thực hiện
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, còn lại 299 hộ là thực hiện nộp thuế
theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Đây chủ yếu là các hộ kinh doanh
lớn, đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán hóa đơn, chứng từ hoặc đủ
điều kiện để xác định được doanh thu bán ra và số thuế phải nộp phụ thuộc
vào hoạt động kinh doanh thực tế. Đối với các đối tượng này thì việc xác
định, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai GTGT với số liệu kiểm tra thực
tế các hộ, các hóa đơn, sổ sách chứng từ có liên quan là nhiệm vụ trọng tâm
và cốt lõi để quản lý việc thu nộp thuế các hộ kê khai.
Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của các hộ kê khai được thực
hiện theo quy trình sau:
- Đội thuế LXP phát tờ khai, hướng dẫn ĐTNT kê khai và nộp tờ khai
đúng hạn.
- Ngày 20 hàng tháng, các hộ đến nộp tờ khai tại bộ phận “Một cửa”.
Cán bộ tại bộ phận “Một cửa” sẽ nhập thông tin người nộp thuế trên tờ khai
vào phần mềm QHS, phân loại tờ khai theo phường để tiện cho việc quản lý
và nhập doanh thu tính thuế, số thuế phải nộp thông qua phần mềm QCT.
- Các cán bộ ở các Đội thuế LXP kiểm tra chỉ tiêu ghi trên tờ khai,
kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ có liên quan để đối chiếu số liệu
với số liệu kiểm tra của cán bộ thuế.
- Xác nhận và ra thông báo thuế.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
34
Thực tế hiện nay, mặc dù các cán bộ thuế đã tận tình hướng dẫn các hộ
thực hiện kê khai, giảng giải cặn kẽ quy trình, thủ tục thu nộp thuế song tình
trạng kê khai sai, thiếu doanh thu, tính sai số thuế phải nộp của các hộ kinh
doanh là còn khá phổ biến. Mặt khác, hiện trạng này vẫn tiếp diễn trong thời
gian qua là do tính quan liêu trong quá trình thu nhận tờ khai của một số cán
bộ thuế: vẫn đóng dấu, ký xác nhận vào tờ khai sai các chỉ tiêu theo quy đinh
hoặc nếu các hộ điền chưa đủ chỉ tiêu thì cán bộ tự điền thêm vào tờ khai và
đây là những thiếu sót, chủ quan không đáng có.
Một vấn đề nan giải nữa đó là các hộ kinh doanh lợi dụng kẽ hở của cơ
chế tự khai, tự nộp để trốn thuế với nhiều thủ đoạn tinh vi mà các cán bộ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát như: các hộ buôn bán nhỏ lẻ không
xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn khi nào khách hàng yêu cầu từ đó làm
giảm doanh thu đầu ra, kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế, xuất hóa
đơn nhưng không chỉ rõ nội dung hàng hóa là những gì, ghi tăng thuế GTGT
đầu vào hoặc hạch toán chung thuế GTGT đầu vào cho cả HH,DV chịu thuế
và không chịu thuế GTGT để được khấu trừ, mua bán hóa đơn khống…
Để xem xét cụ thể hơn, ta phân tích bảng số liệu sau:
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
35
BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH SỐ TÍNH THUẾ, GTGT CHỊU
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành
nghề
Năm 2012 Năm 2011 So sánh tuyệt đối
DT tính
thuế
GTGT
chịu
thuế
DT tính
thuế
GTGT
chịu
thuế
DT tính
thuế
GTGT
chịu
thuế
Vận tải - - 34.109 9.209 (-34.109) (-9.209)
Ăn uống 567.574 198.650 416.613 145.814 150.961 52.836
Thương
nghiệp
1.365.429 122.861 1.063.745 95.737 301.684 27.124
Dịch vụ 423.832 153.341 317.361 136.076 106.471 17.265
Sản xuất 78.349 21.154 - - 78.349 21.154
Tổng
cộng
2.435.184 496.006 1.831.828 386.836 603.356 109.170
(Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán)
Qua số liệu bảng trên ta nhận thấy rằng năm 2012 doanh thu tính thuế
tăng 603.356 triệu đồng, tương ứng 332,94%; GTGT chịu thuế cũng tăng
109.170 triệu đồng, tương ứng 28,22% so với năm 2011. Cụ thể:
- Ngành ăn uống: doanh thu tính thuế tăng 150.961 triệu đồng, GTGT
chịu thuế tăng 52.836 triệu đồng.
Đối với ngành này hầu hết các hộ thực hiện kê khai theo phương pháp
trực tiếp trên doanh thu với tỷ lệ GTGT chịu thuế là 35% doanh thu tính thuế.
Bởi hàng hóa đầu vào là những lương thực, thực phẩm tươi sống như thịt, cá,
rau cỏ mua ngoài chợ thường không xuất hóa đơn, mua từ nhiều nguồn khác
nhau với số lượng khác nhau và không thống nhất, mang tính thời vụ nên thật
khó cho cán bộ quản lý thuế kiểm soát được đầu vào. Nhưng việc xác định
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
36
doanh thu bán ra có vẻ dễ dàng hơn bởi những hộ kê khai thường là những hộ
kinh doanh nhà hàng lớn nên khách hàng của các nhà hàng này thường sẽ yêu
cầu xuất hóa đơn để thanh toán.
- Ngành thương nghiệp: doanh thu tính thuế tăng 301.684 triệu đồng
(tương ứng 28,36%), GTGT chịu thuế tăng 27.124 triệu đồng (tương ứng
28,33%).
Đây là ngành có tỷ trọng doanh thu tính thuế và GTGT chịu thuế lớn
nhất. Để xác định doanh số bán ra thì phải dựa vào các hóa đơn, chứng từ,
bảng kê hàng hóa có liên quan. Đối với các hộ nộp theo phương pháp trực tiếp
trên doanh thu thì tỷ lệ GTGT chịu thuế bằng 9% tổng doanh thu tính thuế.
Đối với các hộ nộp theo phương pháp khấu trừ thì ngoài những khó khăn
trong quản lý hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra như đã nói ở trên thì vấn đề
nữa đó chính là quản lý lượng hàng tồn kho của các đối tượng này vì có nhiều
hiện tượng các hộ kê khai đầu vào hàng hóa rất nhiều nhưng lượng hàng hóa
bán ra lại không tương xứng. Việc làm này nhằm mục đích tăng thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ để làm giảm bớt thuế GTGT phải nộp của các hộ nên
nếu việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế không thường xuyên thì sẽ tạo
điều kiện cho các đối tượng này trốn thuế.
- Ngành dịch vụ: doanh thu tính thuế tăng 106.471 triệu đồng (tương
ứng 33,55%), GTGT chịu thuế tăng 17.265 triệu đông (tương ứng 12,68%).
Tất cả các hộ kê khai thuộc ngành này đều là dịch vụ cho thuê nhà nộp
thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Doanh thu tính thuế được xác
định dựa trên hợp đồng cho thuê nhà. Tỷ lệ GTGT chịu thuế bằng 40% tổng
doanh thu tính thuế. Vấn đề còn tồn tại đối với các hộ này là việc thông đồng
giữa chủ cho thuê và người đi thuê giảm số tiền cho thuê ghi trong hợp đồng
để giảm số thuế phải nộp.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
37
- Ngành vận tải: năm 2011 doanh thu tính thuế 34.109 triệu đồng,
GTGT chịu thuế là 9.209 triệu đồng. Đến năm 2012 thì cả doanh thu tính thuế
và GTGT chịu thuế của ngành này đều bằng 0. Điều này là do các phương
tiện vận tải hoạt động bất thường, không ổn định, khó kiểm soát, số hộ ít, quy
mô nhỏ, thu nhập thất thường, việc quản lý còn nhiều vướng mắc nên các hộ
này một phần đã chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khoán, một phần đã
xin tạm dừng kinh doanh hoặc chuyển sang ngành nghề khác.
- Ngành sản xuất: năm 2011 doanh thu tính thuế và GTGT chịu thuế
đều bằng 0, năm 2012 doanh thu tính thuế là 78.349 triệu đồng, GTGT chịu
thuế là 21.154 triệu đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm
2012 có một số hộ khoán mở rộng quy mô sản xuất, đã thực hiện chế độ sổ
sách kế toán nên cán bộ chuyên quản quyết định thay đổi phương pháp kê
khai ấn định sang kê khai trực tiếp trên GTGT nên doanh thu tính thuế trong
lĩnh vực này mới có sự thay đồi mặc dù ngành sản xuất trên địa bàn quận Ba
Đình chưa được phát triển và số hộ kinh doanh trong lĩnh vực này có xu
hướng giảm dần.
Nhìn chung các hộ kinh doanh vẫn chưa có ý thức trong tự khai, tự nộp
thuế, kê khai còn nhiều sai sót, kê khai doanh số bán thường thấp hơn thực tế
hoặc không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra,… gây khó khăn cho cán
bộ quản lý trong thanh tra, kiểm tra.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
38
BẢNG 2.9: QUẢN LÝ DOANH SỐ ĐỐI VỚI MỘT SÔ HỘ KÊ KHAI ĐIỂN
HÌNH NĂM THÁNG 12/2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên hộ
Ngành
nghề
Số liệu kê khai Số liệu điều tra
Thất
thu
DT
tính
thuế
GTGT
chịu
thuế
Thuế
GTGT
DT
tính
thuế
GTGT
chịu
thuế
Thuế
GTGT
Lê Thị
Thu
Cho
thuê
nhà
15 6 0,6 17.3 6,92 0,692 0,092
Nguyễn
Tôn
Vinh
Bách
hóa,
tạp hóa
13,420 1,2078 0,121 16,542 1,488 0,1488 0,0278
Trần
Thu Hà
Thuốc
tân
dược
11,6 4,06 0,406 18,325 6,414 0,6414 0,2354
(Nguồn: Các Đội thuế liên xã phường)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng việc kê khai không đúng với thực tế
đã làm thất thu không nhỏ cho NSNN.
Sau khi đã quản lý được đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế thì việc
tiếp theo là phải thực hiện công tác quản lý thu nộp tiền thuế như thế nào để
đảm bảo cho việc thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN.
2.3.3. Quản lý khâu thu nộp thuế
Cũng giống như quản lý đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế, quản lý
khâu thu nộp thuế cũng được chia theo đối tượng là hộ kê khai và hộ khoán.
Đối với hộ kê khai thì trước ngày 20 hàng tháng ĐTNT phải nộp tờ khai
GTGT và nộp tiền thuế GTGT. Trước khi nộp tiền thuế thì Chi cục Ba Đình
yêu cầu các hộ nộp 2 bản tờ khai GTGT: 1 tại bộ phận “Một cửa” và 1 cho
cán bộ chuyên quản ở các Đội thuế LXP. Cán bộ quản lý kiểm tra, xem xét
nếu thấy kê khai đúng, đầy đủ các chỉ tiêu sẽ ký xác nhận vào tờ khai thì các
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
39
hộ kinh doanh mới thực hiện nộp thuế vào KBNN. Tuy nhiên, Chi cục Ba
Đình có “nhân đạo” hơn là gia hạn nộp tờ khai trong vòng 5 ngày đến ngày 25
mới bắt đầu tính chậm nộp phạt (nếu tính cả thứ 7 và chủ nhật thì là ngày 27
mới bắt đầu tính chậm nộp).
Riêng đối với hộ kê khai cho thuê nhà thì có thể nộp tờ khai GTGT bất
cứ thời điểm nào trong năm khi phát sinh doanh thu tính thuế.
Đối với hộ khoán thì nếu sau khi kiểm tra tình hình thực tế không có gì
thay đổi thì số tiền thuế phải nộp của các hộ sẽ được kéo từ tháng trước sang
tháng này. Cán bộ quản lý ở các Đội LXP sẽ trực tiếp thu tiền thuế đối với các
hộ khoán bậc môn bài 1 và 2 rồi sau đó nộp vào KBNN. Còn đối các hộ
khoán ổn định (có doanh thu đều đều, ổn định hàng tháng) có bậc môn bài
3,4,5,6 thì ủy nhiệm cho các phường xã nơi diễn ra hoạt động kinh doanh thu
thuế.
Ta có thể phân tích tình hình đốc thúc thu nộp thuế GTGT của các Đội
thuế LXP thông qua bảng sau:
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
40
BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
Đơn vị tính: triệu đồng
Đội thuế LXP
Năm 2012 Năm 2011
Ghi
thu
Thực
thu
Nợ
đọng
Ghi
thu
Thực
thu
Nợ
đọng
QT-TB-chợ CL 14.358 11.736 2.622 11.194 9.836 1.358
ĐB-KM-ĐC-chợ
NH
15.621 12.244 3.377 12.301 10.988 1.313
CV-LG-VP 8.972 8.365 607 6.116 6.014 102
TC-GV-NK-chợ
TC
12.124 11.092 1.032 9.265 8.639 626
TT-PX-chợ LB 7.371 5.037 2.334 6.543 4.864 1.679
Tổng cộng 58.446 48.474 9.972 45.419 40.341 5.105
(Nguồn: Các Độithuế LXP, ĐộiKK-KTT-TH, Đội quản lý và cưỡng chế nợ)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng tình hình nợ đọng qua các năm
vẫn luôn tồn tại và luôn là một vấn đề nan giải trong công tác quản lý thu nộp
thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
Qua 2 năm 2011 và 2012 ta thấy số thuế thực thu dều nhỏ hơn số thuế
ghi thu. Mặc dù số thuế thực thu vào NSNN năm 2012 tăng 8.133 triệu đồng
(tương ứng 20,16%) nhưng đồng thời số thuế nợ đọng cũng tăng 4.867 triệu
đồng (tương ứng 95,33%) chứng tỏ công tác thu nộp thuế tại Chi cục Ba Đình
năm 2012 chưa đạt được hiệu quả.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
41
Cụ thể hơn, số thuế nợ đọng ở 3 đội QT-TB-chợ CL, ĐB-KM-ĐC-chợ
NH và TT-PX-chợ LB là cao nhất qua các năm. Ta có thể hiểu bởi ở các địa
bàn này đều tập trung các chợ, kinh doanh mang tính thời vụ, không ổn định
nên tình hình kiểm soát các khu chợ khá khó khăn cho các cán bộ thuế. Đặc
biệt Đội thuế TT-PX-chợ Long Biên quản lý chợ Long Biên là chợ đầu mối
của cả Hà Nội nhưng tổng số thuế ghi thu và thực thu trên địa bàn này lại là
thấp nhất và tỷ lệ nợ đọng cũng là cao nhất. Điều này cho thấy việc quản lý
các khu chợ còn nhiều bất cập, lộn xộn, cán bộ quản lý vẫn chưa sâu sát, nắm
rõ địa bàn và chưa phối hợp được với UBND phường, ban quản lý các chợ và
chưa phát huy tích cực vai trò của công tác ủy nhiệm thu thuế xã phường gây
nên thất thu lớn cho NSNN.
Một bất cập nữa trong khâu thu nộp tiền thuế đối với hộ kinh doanh cá
thể vẫn mang hình thức thủ công. Cán bộ chuyên quản vẫn phải trực tiếp thu
tiền thuế đối với hộ khoán bậc 1 và bậc 2. Điều này đã tăng thêm gánh nặng
cho các cán bộ trong quá trình lưu trữ tiền mặt, đảm bảo không gây ra sự mất
mát cũng như khó khăn trong việc phân biệt tiền giả, tiền thật để đảm bảo
nguồn thu cho NSNN.
2.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ
cá thể trên địa bàn quận Ba Đình
2.4.1. Những kết quả đã đạt được
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
42
BẢNG 2.11: TỔNG HỢP THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
CÁ THỂ
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn thu trên địa bàn quận Ba
Đình cũng tăng lên đáng kể. Số thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
năm 2012 đã tăng 8.133 triệu đồng (tương ứng 20,16%) so với năm 2011.
Trong đó số thuế GTGT hộ khoán tăng 1.991 triệu (tương ứng 18,68%), hộ kê
khai tăng 6.142 triệu (tương ứng 20,69%).
Cuối mỗi năm, Chi cục đều phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường,
điều chỉnh doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh theo quy định của Luật
quản lý thuế và các văn bản pháp luật thuế, thực hiện lập bộ thuế hộ kinh
doanh thu theo phương pháp khoán, công khai thuế theo quy định; rà soát cửa
hàng, cửa hiệu kinh doanh trên địa bàn; công tác ủy nhiệm thu thuế đã được
thực hiện tương đối tốt, đóng góp quan trọng trong việc quản lý tốt NNT trên
từng địa bàn.
Từ những kết quả phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể ở trên, ta có thể thấy công tác quản lý thu thuế GTGT thành phần kinh
tế cáthể trên địa bàn quận Ba Đình đã phần nào đạt được hiệu quả. Cụ thể:
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
So sánh
Tuyệt đối %
Hộ kê khai 35.827 29.685 6.142 20,69
Hộ khoán 12.647 10.656 1.991 18,68
Tổng thuế GTGT
thu được
48.474 40.341 8.133 20,16
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
43
 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT:
Đã hướng dẫn các hộ dân về thủ tục, cách tính thuế, và các khoản phải
nộp cũng như miễn giảm về nghĩa vụ tài chính. Côngtác hỗ trợ người nộp thuế
đãgiải quyếtkịp thời những vướng mắc của người nộp thuế trongquá trình thực
hiện nghĩa vụ thuế. Duy trì thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các yêu cầu
về hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuộc chức năng, thẩm quyền
theo quy định. Rà soát tất cả các yêu cầu về hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục
hành chính, bổ sung đầy đủ, kịp thời, thực hiện niêm yết công khai.
 Công tác kê khai và kế toán thuế:
Hàng tháng, Đội KK-KTT thường xuyên phối hợp với các Đội Kiểm tra
thuế và Đội thuế LXP tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm
bảo số đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối
tượng nộp thuế thực tế đang theo dõi, quản lý.
Chi cục thuế đã tổ chức thực hiện đúng quy trình kê khai thuế, tăng
cường công tác đôn đốc các hộ nộp tờ khai đúng thời hạn, kiểm tra, kiểm soát
việc kê khai thuế của NNT, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không
đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Do đó
đa số NNT đã chấp hành tốt việc kê khai, số tờ khai lỗi số học, số NNT nộp
chậm ngày càng giảm.
 Công tác chuẩn hóa cơ sở dữ liệu:
Dữ liệu về danh bạ các hộ và sổ thuế được bộ phận kê khai phối hợp với
các Đội thuế LXP thường xuyên rà soát, bổ sung thông tin. Bên cạnh đó, phối
hợp với Đội quản lý nợ triển khai, rà soát chốt nợ thuế đối với tất cả các hộ kê
khai. Về cơ bản danh sách các hộ đã được rà soát đối chiếu, xác định số nợ
thuế để có căn cứ đôn đốc thu, xử lý phạt chậm nộp thuế.
 Công tác kiểm tra thuế:
Các Đội thuế LXP phối hợp với UBND phường, ban quản lý các chợ để
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
44
tiến hành kiểm tra, rà soát cửa hàng, cửa hiệu nhằm phát hiện và xử lý những
hành vi vi phạm của NNT đồng thời công tác ủy nhiệm thu đã góp phần làm
giảm gánh nặng quản lý cho các cán bộ chuyên quản, giúp cho công tác quản
các hộ hiệu quả hơn trên từng địa bàn.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
 Hạn chế trong công tác quản lý ĐTNT:
Còn nhiều hộ bên ngoài là hình thức nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng
trên thực tế vẫn hoạt động. Đây là màn ngụy trang “nghỉ giả” cùng sự quản lý
chưa chặt chẽ, sự lơ là trong công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ thuế. Có
chăng đó là sự móc ngoặc giữa cán bộ và hộ kinh doanh dẫn tới sự thất thu
không nhỏ cho NSNN.
Việc quảnlý các hộ chưachặt chẽ, công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục
chưađược coitrọngđúng mức nên vẫn còn tình trạng nhiều hộ nghỉ kinh doanh
nhưng không nộp đơn xin nghỉ làm hao phí sức quản lý của cơ quan thuế.
Số lượng hộ kinh doanh quá lớn song lực lượng cán bộ quản lý có giới
hạn, mỗi cán bộ quản trung bình 180 hộ cả kê khai và khoán nên không thể
nắm bắt hết tình hình sản xuất kinh doanh của từng hộ. Hơn nữa, các cán bộ
chỉ làm việc trong giờ hành chính không thể sao sát các hộ ban ngày làm công
nhân viên chức, tối về kinh doanh để kiếm thêm thu nhập cũng đã gây nên
thất thu không nhỏ cho NSNN.
Phần lớn cán bộ các Đội thuế LXP ở độ tuổi trung niên nên việc ứng
dụng tin học trong quản lý ĐTNT không được thành thạo, thường vẫn phải
quản lý theo các phương thức thủ công, ghi chép sổ sách.
 Hạn chế trong công tác quản lý căn cứ tính thuế:
Việc ấn định doanh thu tính thuế đối với hộ khoán chưa phù hợp với
mức độ kinh doanh thực tế của các hộ, không điều chỉnh doanh thu kịp thời so
với tốc độ trượt giá.
Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01
45
Quản lý sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ còn lỏng lẻo dẫn đến các hộ
kinh doanh lợi dụng cơ sở để trốn thuế.
Đồng thời theo cơ chế tự khai, tự nộp và việc cán bộ quản lý xử lý tờ
khai còn tùy tiện đã tạo kẽ hở để các hộ trốn thuế.
 Hạn chế trong công tác thu nộp tiền thuế:
Tình trạng nợ đọng có xu hướng tăng đặc biệt là ở các địa bàn tập trung
nhiều chợ lớn.
Các hộ kinh doanh chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian nộp thuế nên các
khoản thu chưa được chuyển một cách kịp thời vào NSNN.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Qua những phân tích và đánh giá ở trên, với những hạn chế của công tác
quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Ba
Đình trong thời gian qua xuất phát từ cả hai phía: từ cơ quan quản lý và từ đối
tượng nộp thuế.
 Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý:
Tổ chức bộ máy cơ quan thuế chưa thật phù hợp với yêu cầu đặt ra. Đội
ngũ cán bộ thuế tuy đã được đào tạo nhưng tuổi đời không còn trẻ nên thời
gian đào tạo để tiếp cận với việc ứng dụng tin học trong quản lý mất rất nhiều
thời gian và công sức. Một số cán bộ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực
quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu kém thậm chí còn móc ngoặc với các
hộ kinh doanh để đút túi riêng, tăng thu nhập cho bản thân. Bên cạnh đó còn
có tình trạng một số hộ được cho là ủy nhiệm thu do phường quản lý nhưng
cán bộ chuyên quản lại tự thu để bỏ túi hoặc lập quỹ trái phép. Chi cục thuế
hoàn không nắm được nguồn thu này.
Đa số các cán bộ thuế mới chỉ quan tâm đến những ngành hàng, mặt
hàng lớn ở vị trí trung tâm dễ nhận biết chứ chưa sao sát đến các ngành, mặt
hàng nhỏ nên việc ấn định doanh thu còn thiếu sự công bằng, mang tính áp
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhHoàng Hỡi
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 
De cuong chi tiet .in
De cuong chi tiet .inDe cuong chi tiet .in
De cuong chi tiet .inNgo Dieu
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
De cuong so bo
De cuong so boDe cuong so bo
De cuong so bo
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOTLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
 
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Dược phẩm - Gửi miễn phí ...
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia LâmĐề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ nhà hàng
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ nhà hàngĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ nhà hàng
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty dịch vụ nhà hàng
 
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOTLuận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
Luận văn: Quản lý kê khai thuế qua mạng tại tp HCM, hOT
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
 
De cuong chi tiet .in
De cuong chi tiet .inDe cuong chi tiet .in
De cuong chi tiet .in
 

Similar to Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ

Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...Shinigami Kun
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ (20)

Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh XuânĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
 
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAYĐề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu GiấyĐề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
 
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
Đề tài: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế huyện Kinh Môn - Gửi m...
 
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đĐề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Giải pháp chống gian lận Thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
 
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài ĐứcLuận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
 
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Tp Vĩnh Yên, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Tp Vĩnh Yên, HAYĐề tài: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Tp Vĩnh Yên, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Tp Vĩnh Yên, HAY
 
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...
Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các dn tại chi cục thuế huyện quảng ni...
 
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
 
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAYĐề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ

  • 1. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nên trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ các tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Minh Hường
  • 2. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................... vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... v MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ .............................................................. 4 1.1. Thuế GTGT và nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT đốivới hộ kinh doanh cá thể............................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm nổi bật của thuế GTGT...................... 4 1.1.1.1. Khái niệm.................................................................................... 4 1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT.................................................. 4 1.1.2. Nộidungcơ bản của thuế GTGT đối với hộ kinhdoanhcá thể.............. 6 1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT ........................................................... 6 1.1.2.2. Đối tượng chịu thuế...................................................................... 6 1.1.2.3. Căn cứ tính thuế........................................................................... 7 1.1.2.4. Phương pháp tính thuế.................................................................. 8 1.1.2.5. Miễn, giảm thuế GTGT.............................................................. 10 1.2. Những vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý thuế GTGT đốivới hộ kinh doanh cá thể...................................................................................... 11 1.2.1. Đối tượng nộp thuế....................................................................... 11 1.2.2. Căn cứ tính thuế............................................................................ 11 1.2.3. Khâu thu nộp thuế........................................................................... 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ ............................................................ 14 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Ba Đình........... 14 2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quận Ba Đình........... 20 2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế........................................................... 20 2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế................................................................ 30
  • 3. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 iii 2.3.2.1. Quản lý căn cứ tính thuế hộ khoán.............................................. 30 2.3.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế hộ kê khai ............................................ 33 2.3.3. Quản lý khâu thu nộp thuế............................................................. 38 2.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý thu thuế GTGT đốivới hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình......................................................................... 41 2.4.1. Những kết quả đã đạt được............................................................ 41 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại............................................................. 44 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 45 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ HỘ CÁ THỂ................. 47 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể ....................................................................................................... 47 3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế hộ cá thể............................ 48 3.2.1. Tập trung rà soát đối tượng nộp thuế................................................ 48 3.2.2. Tập trung xác định lại căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh cá thể. 50 3.2.2.1. Đối với hộ khoán.......................................................................... 50 3.2.2.2. Đối với hộ kê khai........................................................................ 52 3.2.4. Một số giải pháp khác...................................................................... 55 3.2.4.1. Chấn chỉnh lại công tác quản lý hóa đơn, chứng từ........................ 55 3.2.4.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thuế tại Chi cục thuế Ba Đình...................................................................................... 56 3.2.4.3. Phát triển dịch vụ tư vấn thuế........................................................ 58 3.2.4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý..................... 59 3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp................................................. 59 3.3.1. Kiến nghị với Chi cục thuế Ba Đình................................................. 59 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế..................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................62
  • 4. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Trang 2.1 KẾT QUẢ THU NSNN NĂM 2011, 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 2.2 KẾT QUẢ THU THUẾ THEO NHÓM ĐTNT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH NĂM 2011, 2012 2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI 2.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI 2.5 CƠ CẤU HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH THEO NGÀNH NGHỀ 2.6 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI CÁC HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 2.7 QUẢN LÝ DOANH SỐ ẤN ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỘ KHOÁN ĐIỂN HÌNH NĂM 2012 2.8 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH SỐ TÍNH THUẾ, GTGT CHỊU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 2.9 QUẢN LÝ DOANH SỐ ĐỐI VỚI MỘT SÔ HỘ KÊ KHAI ĐIỂN HÌNH NĂM THÁNG 12/2012 2.10 TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 2.11 TỔNG HỢP THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
  • 5. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa BĐS Bất động sản BVMT Bảo vệ môi trường CV-LG-VP Cống Vị- Liễu Giai- Vĩnh Phúc DT Doanh thu ĐB-KM-ĐC-chợ NH Điện Biên- Kim Mã- ĐộiCấn- chợ Ngọc Hà ĐTNT Đối tượng nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng HH, DV Hàng hóa, dịch vụ KBNN Kho bạc Nhà nước KK-KKT Kê khai- kế toán thuế KVNQD Khu vực ngoài quốc doanh LXP Liên xã phường MST Mã số thuế NK Nhập khẩu NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước QT-TB-chợ CL Quan Thánh- Trúc Bạch- chợ Châu Long TC-GV-NK-chợ TC Thành Công- Giảng Võ- Ngọc Khánh- chợ Thành Công THNVDT Tổng hợp- nghiệp vụ- dự toán TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TT-PX-chợ LB Trung Trực- Phúc Xá- chợ Long Biên TS Thuế suất
  • 6. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự tồn tại phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, hội nhập Quốc tế có hiệu quả. Hơn 20 năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế có vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi phải được cải cách và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Việc này đặt ra yêu cầu đối với ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo được sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình. Trong nền kinh tế quốc dân thì kinh tế cá thể được xem là thành phần kinh tế năng động và phát triển mạnh mẽ song đồng thời cũng là thành phần kinh tế đa dạng và phức tạp nhất. Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Ba Đình đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần tăng thu và hạn chế thất thu cho NSNN. Tuy nhiên, tình trạng cố tình vi phạm pháp luật thuế của các hộ kinh doanh vẫn thường xuyên xảy ra, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế chưa cao,… Vì vậy, việc nghiên cứu và có các biện pháp như thế nào để có thể tạo ra sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý thu thuế đối với thành phần kinh tế cá thể này. Bắt nguồn từ những sự cần thiết khách quan đó cùng với kiến thức đã được học, sau một thời gian thực tập tại Chi cục thuế quận Ba Đình, được sự động viên, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và các cán bộ tại Chi cục thuế,
  • 7. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 2 em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Các giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế quận Ba Đình”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề về quản lý thuế GTGT - lý luận và thực tiễn quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình. Mục đích nghiên cứu: Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình” nhằm làm rõ các vấn đề chủ yếu sau:  Nhận thức một số vấn đề lý luận chung về thuế GTGT và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể Trong phần này, tập trung phân tích một số vấn đề lý luận chung về thuế GTGT và phân tích cụ thể luật thuế GTGT được áp dụng đối với hộ cá thể. Từ việc nghiên cứu vai trò, đặc điểm của hộ cá thể chi phối tới công tác quản lý thuế GTGT chỉ ra tầm quan trọng và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này.  Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình trong những năm qua. Trong phần này, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.  Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình. Trong phần này, đưa ra những định hướng, yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý từ đó đề ra các nhóm giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra.
  • 8. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 3 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Ba Đình năm 2011-2013 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra kết luận. 5. Kết cấu của đề tài Mở đầu Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Chương III: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
  • 9. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 1.1. Thuế GTGT và nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm nổi bật của thuế GTGT 1.1.1.1. Khái niệm Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. GTGT là khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ khi qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn bao gồm: tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức cổ phần, tiền lãi vay ngân hàng phải trả và các khoản chi phí phát sinh. Nói cách khác GTGT là phần chênh lệch giữa giá đầu ra với giá đầu vào do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.1.2.Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT Thuế GTGT có một số đặc điểm chủ yếu sau:  Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Thuế gián thu là loại thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không đồng nhất với nhau. Đối với thuế GTGT thì người cung cấp hàng hóa, dịch vụ có khả năng và cơ hội chuyển nghĩa vụ thuế của mình thông qua giá cả bằng cách tính gộp khoản thuế này vào giá thanh toán mà người tiêu dùng phải chi trả. Tuy nhiên đặc điểm này cũng chỉ mang tính tương đối vì rằng người chịu
  • 10. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 5 thuế GTGT hoặc là người tiêu dùng, hoặc là người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng chịu tùy thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng hóa đó trên thị trường.  Thuế GTGT là thuế lũy thoái Thuế GTGT là loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ không phân biệt người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp. Do vậy, tỷ lệ điều tiết của thuế GTGT đối với người nghèo cao hơn người giàu hay tỷ suất thuế GTGT bình quân giảm khi thu nhập của người chịu thuế tăng.  Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn, không trùng lắp Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.  Thuế GTGT có tính trung lập cao Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi.  Thuế GTGT là loại thuế đánh theo nguyên tắc điểm đến Đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến nghĩa là đáng thuế tiêu dùng căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng. Theo nguyên lý này, thuế GTGT đánh vào tất cả các hàng hóa và dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân biệt hàng hóa đó được sản xuất trong nước hay sản xuất ở nước ngoài.
  • 11. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 6 1.1.2. Nộidung cơ bảncủathuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể  Hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt nam hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu riêng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, những người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh; trừ các trường hợp kinh doanh có điểu kiện. Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. 1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT Là tất cả các các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. 1.1.2.2. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ 26 nhóm mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế. Đặc điểm chung của đối tượng không chịu thuế GTGT ở Việt Nam: - Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu - Hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn - Hoạt động liên quan đến đầu tư - Hoạt động không mang tính kinh doanh
  • 12. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 7 - Hoạt động ưu đãi có mức độ - Hoạt động mang tính chất di chuyển, không thực xuất hoặc không thực nhập 1.1.2.3. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất 1.1.2.3.1. Giá tính thuế Nguyên tắc chung: giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT.  Hàng hóa, dịch vụ do hộ kinh doanh bán ra: Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT.  Hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.  Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.  Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa có thuế GTGT  Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.  Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng BĐS trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.  Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT.  Đối với hàng hóa, dịch vụ đặc thù dùng các chứng từ thanh toán ghi giá đã có thuế GTGT, giá tính thuế GTGT được xác định như sau: Giá tính thuế GTGT = Giá thanh toán/(1+TS thuế GTGT)
  • 13. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 8 1.1.2.3.2. Thuế suất Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.  Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và được coi như xuất khẩu.  Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.  Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường. Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu. 1.1.2.4. Phương pháp tính thuế Xuất phát từ thực tế đó, thuế GTGT áp dụng cho các hộ này được thiết kế quản lý thu theo sự phân loại đối tượng nộp thuế dựa trên tiêu thức hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai (gọi tắt là hộ kê khai) hay phương pháp ấn định thuế (gọi tắt là hộ khoán) và theo ngành nghề kinh doanh. 1.1.2.4.1. Phương pháp kê khai Phương pháp kê khai áp dụng cho các hộ có thực hiện chế độ ghi sổ kế toán, có cơ sở tương đối tin cậy để quản lý được doanh số mua vào và bán ra. Tùy theo mức độ thực hiện việc ghi chép kế toán, hóa đơn, chứng từ của các hộ đó mà cơ quan thuế áp dụng phương pháp tính thuế thích hợp.  Phương pháp khấu trừ Được áp dụng đối với hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • 14. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 9 Trong đó: Số thuế GTGT Đầu ra = Giá tính thuế của HHD bán ra x Thuế suất Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ghi trên các hóa đơn, chứng từ sau: - Hóa đơn GTGT (ghi đúng quy định) - Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu NK - Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài - Chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT  Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Được áp dụng đối với hộ kinh doanh có thể theo dõi được chính xác cả doanh số mua vào và bán ra song chưa có điều kiện thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế dộ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của HH, DV chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của HH, DV đó Trong đó: GTGT của HH, DV chịu thuế = Doanh số bán ra của HH, DV - Doanh số mua vào của HH, DV  Phương pháp trực tiếp trên doanh thu Được áp dụng đối với những hộ chỉ có cơ sở chính xác để xác định doanh số bán ra.
  • 15. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 10 Thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra của HH, DV x Tỷ lệ % GTGT HH, DV của ngành x Thuế suấtt thuế GTGT 1.1.2.4.2. Phương pháp ấn định (khoán thuế) Phương pháp ấn định thuế được áp dụng cho các hộ kinh doanh không thuộc các hộ trên. Các hộ này không những không theo dõi được doanh số mua vào mà còn khó có thể theo dõi được doanh số bán ra vì nhiều lý do như kinh doanh theo thời vụ, không ổn định, không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chưng từ theo quy định, hay thay đổi ngành nghề kinh doanh… Khi đó, cơ quan thuế căn cứ vào thực tế kinh doanh từng hộ ấn định doanh thu tính thuế và tỷ lệ % GTGT trên doanh thu đó để làm căn cứ tính thuế. Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế ấn định x Tỷ lệ % GTGT theo quy định x Thuế suấtt thuế GTGT 1.1.2.5. Miễn, giảm thuế GTGT Miễn, giảm thuế là những chính sách thể hiện tinh thần muốn tháo gỡ khó khăn về vốn cho các cá nhân, khôi phục ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Theo thông tư 140/2012/TT-BTC quy định Miễn thuế khoán thuế GTGT năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ; hộ, cá nhân kinh doanh cung ứng suất ăn ca cho công nhân. Với điều kiện hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán phải cam kết giữ ổn định mức giá trong năm 2012 không cao hơn mức giá tháng 12/2011; niêm yết công khai giá tại cơ sở kinh doanh.
  • 16. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 11 Theo quy định tại thông tư 60/2007/TT-BTC thì cá nhân, hộ cá thể kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tính và nộp thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế của tháng đó. Theo đó các hộ tạm nghỉ kinh doanh phải viết đơn đề nghị cơ quan thuế xét miễn, giảm thuế. Đơn nghỉ kinh doanh phải có xác nhận của UBND phường và được gửi cơ quan thuế trước ngày 5 của tháng dự kiến nghỉ. Trường hợp gửi đơn chậm so với thời hạn quy định vì các lý do khách quan sẽ được cơ quan thuế xem xét giảm thuế trong kỳ thuế tiếp sau. 1.2. Những vấn đề cầnchú ý trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 1.2.1. Đối tượng nộp thuế Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể chi phối rất lớn tới công tác quản lý thu thuế GTGT. Hộ cá thể có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân là chính. Người chủ kinh doanh tự ra quyết định từ quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm, hoạt động thường mang tính tự chủ cao, quy mô vừa và nhỏ, ngành nghề đa dạng và phong phú nhưng cũng rất dễ chuyển đổi, kinh doanh theo thời vụ để phù hợp với yêu cầu của thị trường đồng thời ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng chưa cao. Họ luôn tìm cách kinh doanh “chui lủi” để cơ quan thuế không phát hiện được. Do vậy, đòi hỏi phải có sự phân công bố trí cán bộ thuế đến từng cơ sở một cách hợp lý để có thể quản lý được hết các hộ kinh doanh. 1.2.2. Căn cứ tính thuế  Hộ khoán
  • 17. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 12 Hộ khoán là những cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo phương pháp ấn định (khoán thuế). Những hộ này thường có đặc điểm là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hệ thống hóa đơn, chứng từ theo qui định của pháp luật hoặc là những cá nhân, hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh và không đăng ký thuế. Hộ khoán chiếm phần lớn, hơn 80% trong tổng thành phần kinh tế hộ cá thể, kinh doanh nhỏ lẻ, nhiều mặt hàng vụn vặt, hàng bán có thể không có hóa đơn, chứng từ vì chi phí cho những hóa đơn, chứng từ này chiếm tỷ trọng cao trong doanh số, phương pháp kinh doanh đa dạng, địa bàn hoạt động thường xuyên thay đổi (chợ, vỉa hè…), phân tán, doanh thu không ổn định gây ra việc khó xác định chính xác doanh thu tính thuế đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng gặp không ít khó khăn. Hơn nữa số lượng hộ khoán quá nhiều trong khi lực lượng cán bộ thuế không đủ để có thể kiểm soát hết được nên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với đội ủy nhiệm thu thuế phường, ủy ban nhân dân cấp xã, phường để đề ra mức khoán thuế cho phù hợp thì công tác quản lý thu thuế đối với các đối tượng này mới đạt được hiệu quả.  Hộ kê khai Đối với hộ kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì thường là các hộ kinh doanh với quy mô lớn hơn, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ, hạch toán được cả đầu ra và đầu vào. Với những hộ này thì yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế chính là quản lý căn cứ tính thuế, xác định đúng thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Mà cơ sở để xác định các yếu tố trên phải dựa vào hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra của hộ cá thể. Việc các cá nhân, hộ kinh doanh cố tình ẩn doanh thu, trốn doanh thu, kê khai sai doanh thu tính thuế, hạch toán chung số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh và không sản xuất kinh doanh để tăng số thuế đầu
  • 18. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 13 vào được khấu trừ từ đó có thể giảm bớt số thuế phải nộp,… là những vấn đề còn tồn tại mà các cán bộ thuế luôn phải sát sao thanh tra, kiểm tra. Đối với hộ kê khai nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu thì thường là những hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Đối với những cá thể này thì căn cứ để tính thuế chính là xác định doanh số bán ghi trên các hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Trên thực tế việc theo dõi doanh số mua vào của cá hộ cá thể là rất khó khăn. Như đã nói ở trên, các hộ này không thực hiện ghi sổ sách kế toán theo chế độ, đặc biệt là các mặt hàng kinh doanh thường có giá trị nhỏ, số lượng các mặt hàng nhiều nhưng số lượng đơn vị hàng của các mặt hàng lại ít, chúng được mua vào tại nhiều nguồn khác nhau nên không thể kiểm soát được doanh số mua vào. Do đó công tác kiểm tra, rà soát việc quản lý hóa đơn, chứng từ bán ra đối với những hộ này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để tránh tình trạng đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế, che giấu doanh thu thực tế, gây thất thu cho NSNN. 1.2.3. Khâu thu nộp thuế Khâu thu nộp thuế là khâu quan trọng quyết định tiền thuế được thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Để làm được như vậy đòi hỏi phải có sự theo dõi, quản lý sát sao ĐTNT và căn cứ tính thuế của cán bộ quản lý thu. Thêm vào đó do số lượng hộ cá thể rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và đội ủy nhiệm thu xã, phường, Hội đồng tư vấn thuế giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức để công tác thu NSNN đạt được hiệu quả cao nhất.
  • 19. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Ba Đình Quận Ba Đình là một trong 10 quận nội thành của thủ đô Hà Nội. Quận được chia làm 14 phường. Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướng Đông - Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng. Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt nam, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tổ chức quốc tế, đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng. Quận gồm có 14 phường là Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc. Trên địa bàn quận Ba Đình không có các trung tâm thương mại lớn, chỉ có một số chợ tầm cỡ như chợ Long Biên, chợ Ngọc Hà…, một số chợ xanh ở các khu nhà cao tầng, khu vực đông dân cư. Các hộ buôn bán cá thể tập trung chủ yếu ở các dãy phố chính như Nguyễn Thái Học – Kim Mã, Giảng Võ – Đường La Thành… Các hộ kinh doanh cá thể ở Ba Đình chủ yếu là các hộ vừa và nhỏ, chưa có sức cạnh tranh, hình thành một cách tự phát, chịu sự điều chỉnh của quy luật cung cầu. Mặc dù số hộ nhiều song doanh thu phân tán, chủ yếu là hoạt động thương nghiệp mua vào, bán ra, thường xuyên thay đổi ngành nghề và quy mô kinh doanh.
  • 20. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 15 Trong 2 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động kinh doanh, lượng hàng hoá tồn kho lớn. Lãi suất ngân hàng không ổn định, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức mua của người dân… đã tác động lớn đến hoạt động SXKD và nguồn thu ngân sách trên địa bàn Quận. BẢNG 2.1: KẾT QUẢ THU NSNN NĂM 2011, 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu trên địa bàn 3.081.932 2.739.147 342.785 12,51 Thu từ KV NQD 2.270.106 1.883.078 387.028 20,55 Thuế TNCN 304.700 281.442 23.258 8,26 Thu lệ phí trước bạ 221.911 425.448 (203.537) (47,84) Thu phí, lệ phí 10.516 11.335 (819) (7,23) Tiền sử dụng đất 67.487 107.379 (39.892) (37,15) Thu tiền thuê sử dụng đất 178.464 149.359 29.105 19,49 Thu tiền thuế đất 15.964 9.941 6.023 60,59 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011 và 2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng thu NSNN trên địa bàn quận Ba Đình năm 2012 đã tăng 342.785 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 12,51%). Trong đó:
  • 21. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 16 - Thu từ khu vực NQD năm 2012 là 2.270.106 triệu đồng, tăng 387.208 triệu so với năm 2011 (tương ứng với 20,55%) - Thuế TNCN năm 2012 so với năm 2011tăng 23.258 triệu đồng (8,26%). - Thu lệ phí trước bạ giảm 203.537 triệu đồng ( giảm 47,84%) - Thu phí và lệ phí giảm 819 triệu đồng (tương ứng 7,23%) - Tiền sử dụng đất năm 2012 giảm so với năm 2011 là 39.892 triệu đồng - Tiền thu từ thuê sử dụng đất tăng 29.105 triệu đồng (tương ứng 19,49%) - Tiền thuế đất năm 2012 là 15.964 triêu, năm 2011 là 9.941 triệu, tăng 6.023 triệu (tương ứng với 60,59%) Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành thường xuyên, trực tiếp của Cục Thuế Thành phố Hà Nội, của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Ba Đình, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác quản lý thuế Chi cục Thuế Quận Ba Đình đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý thuế, tập trung tăng cường công tác chống thất thu, hạn chế nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm trọng trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho NSNN. Để nắm rõ hơn tầm quan trọng của quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể ta xét bảng sau:
  • 22. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 17 BẢNG 2.2: KẾT QUẢ THU THUẾ THEO NHÓM ĐTNT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH NĂM 2011, 2012 Đơn vị: triệu đồng Đối tượng nộp thuế Năm 2012 Năm 2011 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Khối doanh nghiệp 812.829 738.356 74.473 10,09 Khu vực cá thể 53.798 45.297 8.501 18,77 Tổng cộng 866.627 783.653 82.974 10,59 (Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- dự toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy số thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 82.974 triệu đồng (tương ứng 10.59%) theo cả hai nhóm ĐTNT. Trong đó: - Khối doanh nghiệp tăng 74.473 triệu đồng (tương ứng 10,09%) - Khối cá thể tăng 8.501 triệu đồng (tương ứng 18,77%) Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng số thu từ khu vực cá thể năm 2011 chiếm 5,78% tổng số thu, năm 2012 chiếm 6,21% tổng số thu (tỷ trọng tăng 0,43%). Mặc dù không đem lại số thu lớn như khối doanh nghiệp nhưng việc quản lý ĐTNT này lại vô cùng quan trọng và gặp nhiều khó khăn bởi số lượng hộ kinh doanh quá nhiều và loại hình kinh doanh vô cùng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế có tinh thần trách nhiệm cao, ý chí vững vàng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì mới có thể rà soát, nắm chắc tình hình việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của hộ cá thể đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN. 2.2. Khái quát về tổ chức bộ máy Chi cục Ba Đình Chi cục thuế quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315 TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 21/8/1999 của Bộ Tài chính. Từ đây Chi cục
  • 23. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 18 chính thức đi vào hoạt động, thay thế cho tên gọi Phòng thuế Công Thương Nghiệp trước đây, thực hiện chức năng tổ chức quản lý thu thuế, phí và lệ phí trên địa bàn quận. Trong những năm qua mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tiền cùng những biến động của giá cả thị trường quốc tế trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thu NSNN nói riêng. Tuy có nhiều khó khăn xong dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ; của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế Hà Nội cùng sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đã triển khai thực hiện tốt công tác thuế trên địa bàn. Hiện nay trụ sở chính của Chi cục đặt tại 20 Cao Bá Quát - quận Ba Đình có chức năng tổ chức công tác thu thuế ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn quận Ba Đình. Và cơ sở thứ hai đặt tại 34/28B Điện Biên Phủ, có chức năng tổ chức công tác quản lý thu thuế thành phần kinh tế hộ cá thể. Thực hiện quyết định 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế, Chi cục đã thực hiện các quyết định của Cục Thuế kiện toàn tổ chức bộ máy theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới. Đến thời điểm hiện nay, tổ chức bộ máy của Chi cục gồm 15 đội với biên chế 165 cán bộ biên chế và 9 cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68. Trong năm 2012 Chi cục tiếp tục củng cố, kiện toàn, bổ sung lực lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốttại Chi cục thuế; thực hiện các bước công việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trình Cục trưởng theo đúng quy định của Ngành.
  • 24. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 19 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Chi cục thuế quận Ba Đình  Ban lãnh đạo Chi cục thuế: 1 Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.  Các tổ, đội thuế: - Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ thuế - Ấn chỉ: 11 cán bộ biên chế. - Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học: 27 cán bộ biên chế. - Đội Kiểm tra thuế: 3 đội với 45 cán bộ biên chế. -Đội Kiểm tra nội bộ: 9 cán bộ biên chế. -Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ: 9 cán bộ biên chế. - Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: 7 cán bộ biên chế.
  • 25. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 20 -Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ: 16 cán bộ trong đó 7 biên chế và 9 hợp đồng - Đội Trước bạ và thu khác: 10 cán bộ biên chế. - Các đội thuế liên xã phường: 5 đội với 39 cán bộ biên chế. Đội Quan Thánh – Trúc Bạch – chợ Châu Long Đội Điện Biên – Kim Mã – Đội Cấn – chợ Ngọc Hà Đội Cống Vị - Liễu Giai – Vĩnh Phúc Đội Thành Công – Giảng Võ – Ngọc Khánh – chợ Thành Công Đội Trung Trực – Phúc Xá – chợ Long Biên Công tác tổ chức cán bộ có ý nghĩa quyết định đến kết quả triển khai nhiệm vụ của Chi cục. Vì vậy, trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ba Đình luôn thực hiện nghiêm túc thông tư của Bộ Tài Chính hướng dẫn về cơ cấu bộ máy Chi cục thuế và kiện toàn cho phù hợp hơn với nhiệm vụ thu thuế của Chi cục trong từng thời kỳ. 2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quận Ba Đình 2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế Quản lý đối tượng nộp thuế đối với hộ cá thể là nội dung rất quan trọng bởi tính đa dạng và phức tạp của thành phần này chi phối không nhỏ tới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, thực hiện tốt Luật thuế GTGT, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN thì thực hiện tốt công tác quản lý hộ cá thể là khâu điều kiện đầu tiên quyết định những bước quy trình tiếp theo. Theo Luật thuế GTGT quy định: tất cả các cơ sở kinh doanh, các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải có trách nhiệm kê khai, đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định của Nhà nước. Hơn nữa mọi cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế (MST). MST đối với mỗi tổ chức,
  • 26. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 21 cá nhân, hộ kinh doanh là duy nhất, không được trùng lặp và gắn liền cùng với sự tồn tại của người nộp thuế. MST được dùng để nhận biết, xác định từng NNT và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét cấp MST chậm nhất không quá 10 ngày đối với những hồ sơ đăng ký đầy đủ nộp trực tiếp tại Chi cục thuế. Thông qua cấp MST, cơ quan thuế có thể thống kê được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ, theo dõi số liệu nộp thuế, tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ để từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Việc quản lý ĐTNT thông qua MST góp phần giúp cho việc ứng dụng các phầm mềm tin học thuận tiện, nhập số liệu, tra cứu thông tin NNT dễ dàng từ đó công tác thu thuế đạt hiệu quả tốt hơn. Mục tiêu của công tác quản lý ĐTNT là đưa 100% đối tượng kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế, tăng thu cho NSNN, chấm dứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên trên thực tế tinh thần tự giác kê khai, đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế còn thấp đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, kinh doanh thời vụ. Để quản lý đối tượng nộp thuế, Chi cục thuế Ba Đình đã thực hiện đúng các qui định về đăng ký và cấp mã số thuế. Công tác kiểm kê, rà soát mã số thuế đã được Chi cục hết sức quan tâm. Đối với NNT được cấp MST mới hay ngừng hoạt động, đội KK-KTT căn cứ vào danh sách để cập nhật vào “ Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế” loại thuế, loại hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế, khai thuế và ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế của từng NNT hay để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc kê khai thuế. Hàng tháng, Đội KK-KTT thường xuyên phối hợp với các Đội thuế LXP tiến hành rà soát, đối chiếu ĐTNT để đảm bảo số ĐTNT đã được cấp mã số
  • 27. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 22 thuế khớp đúng với số ĐTNT thực tế đang theo dõi, quản lý. Cán bộ quản lý được phân công địa bàn phải thường xuyên kiểm tra sát sao để phát hiện các hộ mới phát sinh đưa vào quản lý đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc bỏ sót hộ kinh doanh trên địa bàn được phân công. Chi cục thuế đang thực hiện việc quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính thuế.Như vậy đối tượng nộp thuế bao gồm 2 loại: hộ khoán và hộ kê khai. Tìm hiểu tình hình thực tế tại địa bàn, trong quý I/2013 đã quản lý được tất cả là 7123 hộ, trong đó có 6812 hộ khoánchiếm 95,63% và chỉ có 311 hộ kê khai chiếm 4,37% trong tổng số hộ. Xét riêng hộ kê khai, ta có bảng sau: BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI Đơn vị tính: Hộ Chỉ tiêu Năm 2012 Quý I/2013 So sánh Số hộ % Số hộ % Tuyệt đối % Bậc 1 168 62,92 232 77,6 64 38,09 Bậc 2 99 37,07 79 24,4 (20) (20,2) Tổng số hộ kê khai 267 100 311 100 44 16,48 (Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học) Các hộ kê khai đều có môn bài bậc 1 và bậc 2. Số hộ kê khai năm 2012 là 267 hộ, sang quý I/2013 đã tăng 44 hộ, tương ứng 16,48%. Trong các hộ kê khai thì số hộ có môn bài bậc 1 có cơ cấu lớn nhất: năm 2012 chiếm 62,92%, quý I/2013 chiếm 77,6%. Các hộ bậc 2 có xu hướng giảm đi: quý I/ 2013 giảm 20 hộ, tương ứng 20,2% so với năm 2012. Hàng tháng khi đến hạn nộp tờ khai thuế GTGT, người nộp thuế phải nộp 2 tờ khai tại bộ phận “Một cửa” thuộc Đội KK-KTT: 1 bản được bộ phận
  • 28. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 23 1 cửa giữ lại, 1 bản được chuyển cho cán bộ chuyên quản các đội thuế LXP. Dựa vào tờ khai cán bộ tại bộ phận “Một cửa” sẽ nhập thông tin người nộp thuế thông qua phần mềm QHS để xác nhận rằng đối tượng này đã nộp tờ khai. Phần mềm này giúp cho cán bộ thuế có thể dễ dàng thống kê, quản lý số lượng hộ hiện đang hoạt động trên địa bàn, đồng thời giúp cho các cán bộ chuyên quản thông qua con số thống kê các tờ khai của các hộ trong tháng để đôn đốc các đối tượng nộp thuế thuộc địa bàn của mình tránh tình trạng nộp chậm tờ khai, tiền thuế. Xét riêng hộ khoán, ta có bảng sau: BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH GHI THEO BẬC MÔN BÀI Đơn vị tính: Hộ Chỉ tiêu Năm 2012 Quý I/2013 So sánh Số hộ % Số hộ % Tuyệt đối % Bậc 1 883 13,85 968 14,12 85 9,63 Bậc 2 1230 19,29 1335 19,59 105 8,54 Bậc 3 1175 18,43 1236 18,14 61 5,19 Bậc 4 2208 34,64 2623 38,51 415 18,80 Bậc 5 352 5,52 419 6,15 67 19,03 Bậc 6 526 8,25 231 3,39 (295) (56,08) Tổng số hộ khoán 6374 100 6812 100 438 6,87 (Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Năm 2012, Chi cục thuế quận Ba Đình đã quản lý được 6374 hộ khoán. Hộ khoán bậc 1 là 883 hộ chiếm 13,85% Hộ khoán bậc 2 là 1230 hộ chiếm 19,29%
  • 29. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 24 Hộ khoán bậc 3 là 1175 hộ chiếm 18,43% Hộ khoán bậc 4 là 2208 hộ chiếm 34,64% Hộ khoán bậc 5 là 352 hộ chiếm 5,52% Hộ khoán bậc 5 là 526 hộ chiếm 8,25% Bước sang quý I/2013, số hộ sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn quý I năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là 438 hộ, tương ứng tăng 6,87%. Trong tổng số hộ khoán quản lý trên địa bàn, số hộ khoán bậc 4 chiếm tỉ trọng cao nhất: năm 2012 là 2208 hộ chiếm 34,64%, quý I/2013 là 2623 hộ chiếm 38,51%. Số hộ kinh doanh nộp theo phương pháp khoán có xu hướng tăng gần như ở tất cả các bậc so với năm 2012, trong đó số hộ bậc 4 tăng mạnh nhất và cơ cấu các hộ không có nhiều thay đổi Bậc 1: tăng 85 hộ, tương ứng 9,63% Bậc 2: tăng 105 hộ, tương ứng 8,54% Bậc 3: tăng 61 hộ, tương ứng 5,19% Bậc 4: tăng 415 hộ, tương ứng 18,80% Bậc 5: tăng 67 hộ, tương ứng 19,03% Riêng có bậc 6 giảm 295 hộ, tương ứng 56,08%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các hộ đã có sự đầu tư, ổn định và thu nhập tốt hơn. Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy đối với các hộ khoán bậc môn bài trung bình (bậc 3, 4) chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng nhanh thì đối với các hộ kê khai bậc môn bài cao là chủ yếu và môn bài bậc 1 có tốc độ tăng ngày càng nhanh. Có thể dễ dàng nhận thấy trên địa bàn quận Ba Đình, ĐTNT hết sức đa dạng và phức tạp, ngày càng tăng lên cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với trách nhiệm của cán bộ quản lý ngày càng
  • 30. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 25 nặng nề hơn. Để quản lý tốt các đối tượng này, cần thiết phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cán bộ chuyên quản, xác định mục tiêu trọng tâm và đề ra được những cách thức quản lý đối với từng loại hộ từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế. Đặc biệt trên địa bàn, hộ khoán chiếm đa số nên việc phối hợp chặt chẽ giữa Chi cục thuế và các đơn vị có liên quan như cơ quan quản lý thị trường, Hội đồng tư vấn thuế phường để liên tục thu thập và cập nhật thông tin, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời, sát sao đến từng ngóc ngách trên địa bàn mình quản lý để nắm chắc tình hình thực tế, đảm bảo cho quản lý đối tượng nộp thuế đạt được kết quả tốt. Để phân tích rõ hơn về tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn quận Ba Đình, ta xét bảng số liệu sau: BẢNG 2.5: CƠ CẤU HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH THEO NGÀNH NGHỀ Đơn vị: Hộ Ngành nghề Năm 2012 Quí I/2013 So sánh Số hộ % Số hộ % Tuyệt đối % Tổng số hộ 6641 100 7123 100 482 7,26 Ngành vận tải 245 3,69 216 3,03 (29) (11,84) Ngành dịch vụ ăn uống 1046 15,75 1076 15,11 30 2,87 Ngành thương nghiệp 2397 36,09 2873 40,33 476 19,86 Ngành dịch vụ 2582 38,88 2693 37,81 111 4,30 Ngành sản xuất 371 5,59 265 3,72 (106) (28,57) (Nguồn: Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin học)
  • 31. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 26 Qua bảng trên ta thấy:  Đối với ngành sản xuất: số hộ trong ngành này đã giảm đi đáng kể, năm 2013 đã giảm 106 hộ so với năm 2012 (tương ứng 28,57%) đồng thời cơ cấu ngành cũng giảm: năm 2012 chiếm 5,59% bước sang quý I/2013 chỉ còn chiếm 3,72%. Mặt hàng chủ yếu của ngành này chế biến lương thực, thực phẩm. Có thể nhận ra rằng, đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu người dân ngày càng cao nên chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá ngày càng khắt khe và sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp ngày càng lớn. Do đó nhiều hộ sản xuất trong lĩnh vực này không ổn định và kém hiệu quả nên một số đã xin chuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyển đi kinh doanh ở nơi khác có hiệu quả hơn.  Đối với ngành vận tải: số hộ thuộc ngành quý I/2013 đã giảm đi đôi chút so với năm 2012 là 29 hộ, tương ứng 11,84%. Và xét về tỷ trọng số hộ trong ngành thì ta thấy tỷ trọng của ngành này cũng giảm: năm 2012 chiếm tỷ trọng 3,69%, đến năm 2013 chiếm 3,03%. Các hộ vận tải này chủ yếu là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa hoạt động không thường xuyên, khó kiểm soát.  Đối với ngành dịch vụ ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống mặc dù tăng lên về số tuyệt đối: quý I/2013 tăng 30 hộ so với năm 2012 nhưng lại giảm nhẹ về số tương đối. Năm 2012 có 1046 hộ chiếm 15,75%, đến năm 2013 có 1076 hộ chiếm 15,11%. Số hộ tăng này chủ yếu là những hộ kinh doanh ăn uống bình dân, bia hơi, giải khát… không phải là những nhà hàng kinh doanh ăn uống cao cấp.  Đối với hai ngành thương nghiệp và dịch vụ: đây là 2 ngành có số hộ kinh doanh cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh.
  • 32. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 27 Số hộ ngành thương nghiệp quý I/2013 đã tăng một cách nhanh chóng 476 hộ, tương ứng 19,86%. Mặt hàng kinh doanh buôn bán chủ yếu của ngành này chính là kinh doanh đồ gỗ; bán vải, quần áo; bán hoa quả; bán rau; kinh doanh thuốc tân dược và đặc biệt là kinh doanh bách hóa , tạp hóa chiếm hơn nửa tổng số hộ trong ngành thương nghiệp. Ngành dịch vụ tuy có tăng lên về số hộ (111 hộ) so với năm 2012. Số hộ tăng chủ yếu là ở các dịch vụ cho thuê nhà và khám chữa bệnh. Ta có thể thấy nhu cầu của người dân trong vấn đề sức khỏe và nơi ở ngày càng tăng cao. Song, về cơ cấu lại bị giảm: nếu như năm 2012 ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,88%) trong tổng số hộ thì sang đến năm 2013 đã nhường vị trí này cho ngành thương nghiệp. Số hộ ngành thương nghiệp chiếm 40,33% còn ngành dịch vụ chỉ chiếm 37,81%. Điều này có thể cho thấy quận vị thế quận Ba Đình rất thích hợp cho người dân kinh doanh, buôn bán làm ăn. Qua bảng trên, ta có thể nắm được số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn và từ đó có phương hướng quản lý các hộ kinh doanh từ khâu ra thông báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp. Một hiện tượng khá nan giải nữa cần quan tâm trong khâu quản lý đối tượng nộp thuế đó chínhlà hiện tượng “nghỉgiả” của các hộ kinh doanh nhằm trốn thuế. Hiện tượng này có nghĩa là các hộ nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn hoạt động kinh doanh bình thường. Theo thông tư 60/2007/TT – BTC, các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp và nếu nghỉ cả tháng thì được miễn thuế của tháng đó. Các hộ kinh doanh nộp đơn nghỉ kinh doanh tại bộ phận “Một cửa” để cán bộ tổng hợp, ghi nhận dữ liệu vào máy rồi trình lãnh đạo Chi cục thuế duyệt. Mục đích của chủ trương này là tạo điều kiện cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt phải xin nghỉ kinh doanh. Song không ít trường hợp lợi dụng chủ trương này mà trốn thuế. Đặc biệt trong thời
  • 33. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 28 gian đầu năm 2013 vừa mới ra Giêng, số lượng đơn xin miễn giảm thuế do các hộ xin nghỉ kinh doanh tăng lên đáng kể. Số hộ nghỉ nhiều nhất tập trung ở các chợ Ngọc Hà, chợ Long Biên và chợ Châu Long. Và đơn xin nghỉ với nhiều lí do rất chung chung, vô lý như: nhà có việc, đi lễ, không có hàng bán, nghỉ chăm con đẻ,… Hầu hết các hộ xin nghỉ tạm thời hoặc nghỉ hẳn tập trung ở các ngành là thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ. Đây là các ngành có số hộ kinh doanh đông nhất, nhất là ngành thương nghiệp do quy mô nhỏ và trải rộng khắp địa bàn nên các hộ dễ di chuyển địa điểm kinh doanh gây ra khó khăn cho cán bộ chuyên quản trong công tác quản lý bởi số lượng hộ phải quản lý quá nhiều trong khi lực lượng cán bộ thuế cònmỏng chưa đủ đáp ứng cho công tác kiểm tra thường xuyên, sao sát các đối tượng nộp thuế. Thêm vào đó thủ tục chấp nhận cho nghỉ kinh doanh chưa chặt chẽ, việc xử phạt chưa nghiêm nên các hộ kinh doanh vẫn dựa vào đó nhằm trốn thuế. Bên cạnh đó lại có những hộ thực tế nghỉ kinh doanh nhưng lại không làm đơn xin nghỉ kinh doanh, như vậy các hộ này vẫn nằm trong diện quản lý của cơ quan thuế nhưng trên thực tế lại không thu được đồng thuế nào làm hao phí sức quản lý của cán bộ thu thuế. Lại có những hộ mới ra kinh doanh nên những tháng đầu được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế song trên thực tế đó chính là các hộ kinh doanh cũ thay tên đổi họ, thay đổi địa điểm, hình thức, quy mô kinh doanh. Mặc dù số lượng không lớn nhưng các đối tượng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác thu thuế. Ngoài ra vẫn còn tồn tại tình trạng bỏ sót hộ quản lý trong các ngành nghề. Cơ quan thuế chưa quản lý được 100% các hộ thực tế đang kinh doanh trên địa bàn. Có thể kể đến một số hoạt động kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn nhưng Chi cục thuế vẫn chưa có bất kỳ hình thức nào hoặc thực hiện chưa triệt để nhằm đưa các đối tượng này vào quản lý như: dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ “xe ôm”,…
  • 34. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 29 - Trông giữ xe là hoạt động phức tạp, bộc phát, mang tính thời vụ. Theo quy định của Nhà nước thì các đối tượng này cũng phải đăng ký kinh doanh và kê khai thuế đối với cơ quan thuế. Song hầu hết rất ít đối tượng thực hiện đúng quy định này bởi họ tranh thủ làm đến đâu được đến đó, không lâu dài, tranh thủ vỉa hè trước cửa nhà hoặc nay trông ở địa điểm này, mai trông ở địa điểm khác. Do vậy rất khó khăn để các cán bộ thuế kiểm soát nếu như không đi kiểm tra địa bàn. Thêm vào đó, cơ quan thuế cũng đã quy định các hộ trông giữ xe phải sử dụng vé xe (như một loại hóa đơn) do cơ quan thuế phát hành nhưng chỉ số rất nhỏ trong đó sử dụng, còn lại là vé xe do các hộ tự chế và giá cả cũng do các hộ tự ý quy định tùy thuộc vào thời gian, địa điểm trông xe. Nếu vào các dịp lễ tết thì giá trông xe có thể lên tới 15.000 - 20.000/xe máy. Đây quả là một vấn đề hết sức phức tạp. - Dịch vụ “xe ôm” cũng rất phổ biến trên địa bàn quận Ba Đình nhưng các đối tượng này vẫn chưa nằm trong diện quản lý của cơ quan thuế. - Vận tải hàng hóa, hành khách là hoạt động thất thường, khó kiểm soát, khi chạy vào ban ngày, khi lại chạy vào ban đêm. Điều đáng nói là hoạt động của những đối tượng này thường là hoạt động phi pháp, tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu khác. Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhiều chuyến hàng bị chặn bắt thì chủ phương tiện vẫn chưa có đăng ký thuế và cũng chưa làm thủ tục buôn chuyến. Để quản lý được những đối tượng này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan công an trên địa bàn. Có thể nói, thất thu về hộ hiện nay còn rất lớn trong khi đó để đảm bảo nguồn thu cho NSNN thì ngoài việc phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì ta còn phải quản lý chặt chẽ đối với những hộ đã quản lý được và không có biện pháp nào khác là phải tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế.
  • 35. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 30 2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế Hiện nay, việc quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể dựa vào hai loại ĐTNT: hộ khoán và hộ kê khai. Ngoài các quy định trong Luật thuế, Chi cục thuế Ba Đình áp dụng quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể để tiến hành quản lý căn cứ tính thuế theo các bước đúng theo quy trình: hướng dẫn hộ kê khai thuế sử dụng mẫu số 06/GTGT, điều tra xác định doanh số của đối tượng nộp thuế; lập danh sách các hộ và mức doanh số ấn định dự kiến để thực hiện công khai hóa; tính thuế, tính phạt và lập sổ bộ thuế. 2.3.2.1. Quản lý căn cứ tính thuế hộ khoán Trên địa bàn quận Ba Đình, có đến hơn 95% trong tổng số hộ Chi cục quản lý là hộ khoán. Đối với các đối tượng này thì vấn đề tiên quyết và cốt lõi để quản lý thu thuế là ấn định doanh thu sát với thực tế của các hộ. Việc xác định doanh số ấn định đối với các hộ khoán được Chi cục Ba Đình thực hiện theo quy trình sau: - Đội thuế LXP tổ chức phát tờ khai, hướng dẫn kê khai hộ mới ra kinh doanh nộp tờ khai thuế khoán. - Đội thuế LXP tiếp nhận hồ sơ thông qua việc nhập tờ khai vào phần mềm QHS, phân loại hồ sơ theo địa bàn, ngành nghề, loại tờ khai… - Tiến hành điều tra doanh thu thực tế để nhằm đánh giá sự sai lệch của việc xác định doanh thu và mức thuế khoán ổn định với thực tế kinh doanh của hộ kinh doanh. - Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp: Đội KK-KTT, Đội THNVDT họp với từng Đội thuế LXP để dự kiến doanh thu và tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh. Đội KK-KTT dựa vào kết quả cuộc họp để lập Danh sách hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế GTGT, Danh sách hộ kinh doanh và mức thuế dự kiến phải nộp.
  • 36. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 31 - Đội thuế LXP thực hiện công khai doanh thu và mức thuế của các hộ kinh doanh và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường. - Duyệt sổ bộ thuế: lãnh đạo Chi cục thuế, Đội THNVDT, Đội KK- KTT họp với các Đội thuế LXP để duyệt bộ thuế. Thực hiện theo quy trình này giúp cho Chi cục ấn định doanh thu khoán tương đối sát với doanh thu thực tế phát sinh của các hộ. Song trên thực tế ý thức tự giác kê khai của các hộ còn thấp, các hộ thường sẽ khai doanh thu khoán thấp hơn so với doanh thu thực tế của mình. Do vậy đòi hỏi công tác điều tra doanh số phải diễn ra thường xuyên, liên tục, các cán bộ chuyên quản phải sao sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, phải hiểu rõ tính chất ngành nghề, địa bàn, quy mô kinh doanh, sự biến độngvề giá cả, cung cầu trên thị trường… thì mới có thể suy đoán được tâm lý hành vi của các hộ cá thể. Để xem xét tình hình quản lý doanh thu ấn định đối với các hộ khoán, ta phân tích bảng số liệu sau: BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI CÁC HỘ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH Đơn vị: triệu đồng Ngành nghề Năm 2012 Năm 2011 So sánh Tuyệt đối % Vận tải 390.681 340.135 50.546 14,86 Ăn uống 465.940 429.105 36.835 8,58 Dịch vụ 648.324 574.631 73.693 12,82 Thương nghiệp 547.352 436.567 110.785 25,38 Sản xuất 307.258 312.857 (5.599) (1,79) Tổng doanh thu ấn định 2.359.655 2.093.295 266.360 12,72 (Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán)
  • 37. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 32 Qua biểu số liệu ta thấy doanh thu ấn định năm 2012 đã tăng 266.360 triệu đồng, tương ứng 12,72%. Trong đó: Ngành vận tải tăng 50.546 triệu, tương ứng 14,86% Ngành dịch vụ ăn uống tăng 36.835 triệu, tương ứng 8,58% Ngành dịch vụ tăng 73.693 triệu, tương ứng 12,82% Ngành thương nghiệp tăng mạnh nhất 110.785 triệu, tương ứng 25,38% Chỉ riêng ngành sản xuất doanh thu ấn định giảm 5.599 triệu, tương úng 1,79% Như vậy thương nghiệp, dịch vụ và ăn uống là 3 ngành có số hộ và quy mô kinh doanh tăng nhiều nhất trên địa bàn quận Ba Đình góp phần làm cho doanh thu ấn định tăng lên mặc dù mức tăng không đáng kể. Doanh thu ấn định ngành sản xuất bị giảm có thể là do: - Đối với các hộ nhỏ, lẻ: việc sản xuất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty lớn nên các hộ thu hẹp qui mô sản xuất hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác dễ làm ăn hơn. - Đối với một số hộ sản xuất ổn định hơn, mở rộng quy mô hơn thì chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai… Để làm rõ hơn việc ấn định doanh thu tính thuế của Chi cục thuế Ba Đình, ta phân tích bảng sau: BẢNG 2.7: QUẢN LÝ DOANH SỐ ẤN ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỘ KHOÁN ĐIỂN HÌNH NĂM 2012 Đơn vị: triệu đồng Tên hộ Ngành nghề Doanh số ấn định Thuế GTGT đã nộp Doanh số điều tra Thuế GTGT phải nộp Thất thu Nguyễn Thi Hằng Bán hoa quả 184,8 1,6632 215,2 1,9368 0,2736 Phùng Văn Giảng Cơm bình dân 152,4 5.334 170,6 5,971 0,6370 Lê Kim Nhung Sửa chữa xe máy 144 5,04 153,4 5,369 0,3290 (Nguồn: Các Độithuế liên xã phường)
  • 38. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 33 Đây là 3 hộ khoán điển hình có mức ở 3 ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ trên địa bàn quận Ba Đình. Qua số liệu điều tra ta có thể thấy việc ấn định doanh thu tính thuế chưa sát với doanh thu thực tế của các hộ đã làm thất thu không nhỏ cho NSNN. 2.3.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế hộ kê khai Thống kê cho thấy đến quý I/2013 trên địa bàn quận Ba Đình có tất cả 311 hộ kê khai (chỉ chiếm 4,37% tổng số hộ) trong đó chỉ có 12 hộ thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, còn lại 299 hộ là thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Đây chủ yếu là các hộ kinh doanh lớn, đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán hóa đơn, chứng từ hoặc đủ điều kiện để xác định được doanh thu bán ra và số thuế phải nộp phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh thực tế. Đối với các đối tượng này thì việc xác định, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai GTGT với số liệu kiểm tra thực tế các hộ, các hóa đơn, sổ sách chứng từ có liên quan là nhiệm vụ trọng tâm và cốt lõi để quản lý việc thu nộp thuế các hộ kê khai. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của các hộ kê khai được thực hiện theo quy trình sau: - Đội thuế LXP phát tờ khai, hướng dẫn ĐTNT kê khai và nộp tờ khai đúng hạn. - Ngày 20 hàng tháng, các hộ đến nộp tờ khai tại bộ phận “Một cửa”. Cán bộ tại bộ phận “Một cửa” sẽ nhập thông tin người nộp thuế trên tờ khai vào phần mềm QHS, phân loại tờ khai theo phường để tiện cho việc quản lý và nhập doanh thu tính thuế, số thuế phải nộp thông qua phần mềm QCT. - Các cán bộ ở các Đội thuế LXP kiểm tra chỉ tiêu ghi trên tờ khai, kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ có liên quan để đối chiếu số liệu với số liệu kiểm tra của cán bộ thuế. - Xác nhận và ra thông báo thuế.
  • 39. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 34 Thực tế hiện nay, mặc dù các cán bộ thuế đã tận tình hướng dẫn các hộ thực hiện kê khai, giảng giải cặn kẽ quy trình, thủ tục thu nộp thuế song tình trạng kê khai sai, thiếu doanh thu, tính sai số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh là còn khá phổ biến. Mặt khác, hiện trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian qua là do tính quan liêu trong quá trình thu nhận tờ khai của một số cán bộ thuế: vẫn đóng dấu, ký xác nhận vào tờ khai sai các chỉ tiêu theo quy đinh hoặc nếu các hộ điền chưa đủ chỉ tiêu thì cán bộ tự điền thêm vào tờ khai và đây là những thiếu sót, chủ quan không đáng có. Một vấn đề nan giải nữa đó là các hộ kinh doanh lợi dụng kẽ hở của cơ chế tự khai, tự nộp để trốn thuế với nhiều thủ đoạn tinh vi mà các cán bộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát như: các hộ buôn bán nhỏ lẻ không xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn khi nào khách hàng yêu cầu từ đó làm giảm doanh thu đầu ra, kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế, xuất hóa đơn nhưng không chỉ rõ nội dung hàng hóa là những gì, ghi tăng thuế GTGT đầu vào hoặc hạch toán chung thuế GTGT đầu vào cho cả HH,DV chịu thuế và không chịu thuế GTGT để được khấu trừ, mua bán hóa đơn khống… Để xem xét cụ thể hơn, ta phân tích bảng số liệu sau:
  • 40. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 35 BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH SỐ TÍNH THUẾ, GTGT CHỊU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KÊ KHAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành nghề Năm 2012 Năm 2011 So sánh tuyệt đối DT tính thuế GTGT chịu thuế DT tính thuế GTGT chịu thuế DT tính thuế GTGT chịu thuế Vận tải - - 34.109 9.209 (-34.109) (-9.209) Ăn uống 567.574 198.650 416.613 145.814 150.961 52.836 Thương nghiệp 1.365.429 122.861 1.063.745 95.737 301.684 27.124 Dịch vụ 423.832 153.341 317.361 136.076 106.471 17.265 Sản xuất 78.349 21.154 - - 78.349 21.154 Tổng cộng 2.435.184 496.006 1.831.828 386.836 603.356 109.170 (Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán) Qua số liệu bảng trên ta nhận thấy rằng năm 2012 doanh thu tính thuế tăng 603.356 triệu đồng, tương ứng 332,94%; GTGT chịu thuế cũng tăng 109.170 triệu đồng, tương ứng 28,22% so với năm 2011. Cụ thể: - Ngành ăn uống: doanh thu tính thuế tăng 150.961 triệu đồng, GTGT chịu thuế tăng 52.836 triệu đồng. Đối với ngành này hầu hết các hộ thực hiện kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu với tỷ lệ GTGT chịu thuế là 35% doanh thu tính thuế. Bởi hàng hóa đầu vào là những lương thực, thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau cỏ mua ngoài chợ thường không xuất hóa đơn, mua từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng khác nhau và không thống nhất, mang tính thời vụ nên thật khó cho cán bộ quản lý thuế kiểm soát được đầu vào. Nhưng việc xác định
  • 41. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 36 doanh thu bán ra có vẻ dễ dàng hơn bởi những hộ kê khai thường là những hộ kinh doanh nhà hàng lớn nên khách hàng của các nhà hàng này thường sẽ yêu cầu xuất hóa đơn để thanh toán. - Ngành thương nghiệp: doanh thu tính thuế tăng 301.684 triệu đồng (tương ứng 28,36%), GTGT chịu thuế tăng 27.124 triệu đồng (tương ứng 28,33%). Đây là ngành có tỷ trọng doanh thu tính thuế và GTGT chịu thuế lớn nhất. Để xác định doanh số bán ra thì phải dựa vào các hóa đơn, chứng từ, bảng kê hàng hóa có liên quan. Đối với các hộ nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu thì tỷ lệ GTGT chịu thuế bằng 9% tổng doanh thu tính thuế. Đối với các hộ nộp theo phương pháp khấu trừ thì ngoài những khó khăn trong quản lý hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra như đã nói ở trên thì vấn đề nữa đó chính là quản lý lượng hàng tồn kho của các đối tượng này vì có nhiều hiện tượng các hộ kê khai đầu vào hàng hóa rất nhiều nhưng lượng hàng hóa bán ra lại không tương xứng. Việc làm này nhằm mục đích tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để làm giảm bớt thuế GTGT phải nộp của các hộ nên nếu việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế không thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng này trốn thuế. - Ngành dịch vụ: doanh thu tính thuế tăng 106.471 triệu đồng (tương ứng 33,55%), GTGT chịu thuế tăng 17.265 triệu đông (tương ứng 12,68%). Tất cả các hộ kê khai thuộc ngành này đều là dịch vụ cho thuê nhà nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Doanh thu tính thuế được xác định dựa trên hợp đồng cho thuê nhà. Tỷ lệ GTGT chịu thuế bằng 40% tổng doanh thu tính thuế. Vấn đề còn tồn tại đối với các hộ này là việc thông đồng giữa chủ cho thuê và người đi thuê giảm số tiền cho thuê ghi trong hợp đồng để giảm số thuế phải nộp.
  • 42. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 37 - Ngành vận tải: năm 2011 doanh thu tính thuế 34.109 triệu đồng, GTGT chịu thuế là 9.209 triệu đồng. Đến năm 2012 thì cả doanh thu tính thuế và GTGT chịu thuế của ngành này đều bằng 0. Điều này là do các phương tiện vận tải hoạt động bất thường, không ổn định, khó kiểm soát, số hộ ít, quy mô nhỏ, thu nhập thất thường, việc quản lý còn nhiều vướng mắc nên các hộ này một phần đã chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khoán, một phần đã xin tạm dừng kinh doanh hoặc chuyển sang ngành nghề khác. - Ngành sản xuất: năm 2011 doanh thu tính thuế và GTGT chịu thuế đều bằng 0, năm 2012 doanh thu tính thuế là 78.349 triệu đồng, GTGT chịu thuế là 21.154 triệu đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2012 có một số hộ khoán mở rộng quy mô sản xuất, đã thực hiện chế độ sổ sách kế toán nên cán bộ chuyên quản quyết định thay đổi phương pháp kê khai ấn định sang kê khai trực tiếp trên GTGT nên doanh thu tính thuế trong lĩnh vực này mới có sự thay đồi mặc dù ngành sản xuất trên địa bàn quận Ba Đình chưa được phát triển và số hộ kinh doanh trong lĩnh vực này có xu hướng giảm dần. Nhìn chung các hộ kinh doanh vẫn chưa có ý thức trong tự khai, tự nộp thuế, kê khai còn nhiều sai sót, kê khai doanh số bán thường thấp hơn thực tế hoặc không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra,… gây khó khăn cho cán bộ quản lý trong thanh tra, kiểm tra.
  • 43. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 38 BẢNG 2.9: QUẢN LÝ DOANH SỐ ĐỐI VỚI MỘT SÔ HỘ KÊ KHAI ĐIỂN HÌNH NĂM THÁNG 12/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Tên hộ Ngành nghề Số liệu kê khai Số liệu điều tra Thất thu DT tính thuế GTGT chịu thuế Thuế GTGT DT tính thuế GTGT chịu thuế Thuế GTGT Lê Thị Thu Cho thuê nhà 15 6 0,6 17.3 6,92 0,692 0,092 Nguyễn Tôn Vinh Bách hóa, tạp hóa 13,420 1,2078 0,121 16,542 1,488 0,1488 0,0278 Trần Thu Hà Thuốc tân dược 11,6 4,06 0,406 18,325 6,414 0,6414 0,2354 (Nguồn: Các Đội thuế liên xã phường) Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng việc kê khai không đúng với thực tế đã làm thất thu không nhỏ cho NSNN. Sau khi đã quản lý được đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế thì việc tiếp theo là phải thực hiện công tác quản lý thu nộp tiền thuế như thế nào để đảm bảo cho việc thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN. 2.3.3. Quản lý khâu thu nộp thuế Cũng giống như quản lý đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế, quản lý khâu thu nộp thuế cũng được chia theo đối tượng là hộ kê khai và hộ khoán. Đối với hộ kê khai thì trước ngày 20 hàng tháng ĐTNT phải nộp tờ khai GTGT và nộp tiền thuế GTGT. Trước khi nộp tiền thuế thì Chi cục Ba Đình yêu cầu các hộ nộp 2 bản tờ khai GTGT: 1 tại bộ phận “Một cửa” và 1 cho cán bộ chuyên quản ở các Đội thuế LXP. Cán bộ quản lý kiểm tra, xem xét nếu thấy kê khai đúng, đầy đủ các chỉ tiêu sẽ ký xác nhận vào tờ khai thì các
  • 44. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 39 hộ kinh doanh mới thực hiện nộp thuế vào KBNN. Tuy nhiên, Chi cục Ba Đình có “nhân đạo” hơn là gia hạn nộp tờ khai trong vòng 5 ngày đến ngày 25 mới bắt đầu tính chậm nộp phạt (nếu tính cả thứ 7 và chủ nhật thì là ngày 27 mới bắt đầu tính chậm nộp). Riêng đối với hộ kê khai cho thuê nhà thì có thể nộp tờ khai GTGT bất cứ thời điểm nào trong năm khi phát sinh doanh thu tính thuế. Đối với hộ khoán thì nếu sau khi kiểm tra tình hình thực tế không có gì thay đổi thì số tiền thuế phải nộp của các hộ sẽ được kéo từ tháng trước sang tháng này. Cán bộ quản lý ở các Đội LXP sẽ trực tiếp thu tiền thuế đối với các hộ khoán bậc môn bài 1 và 2 rồi sau đó nộp vào KBNN. Còn đối các hộ khoán ổn định (có doanh thu đều đều, ổn định hàng tháng) có bậc môn bài 3,4,5,6 thì ủy nhiệm cho các phường xã nơi diễn ra hoạt động kinh doanh thu thuế. Ta có thể phân tích tình hình đốc thúc thu nộp thuế GTGT của các Đội thuế LXP thông qua bảng sau:
  • 45. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 40 BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH Đơn vị tính: triệu đồng Đội thuế LXP Năm 2012 Năm 2011 Ghi thu Thực thu Nợ đọng Ghi thu Thực thu Nợ đọng QT-TB-chợ CL 14.358 11.736 2.622 11.194 9.836 1.358 ĐB-KM-ĐC-chợ NH 15.621 12.244 3.377 12.301 10.988 1.313 CV-LG-VP 8.972 8.365 607 6.116 6.014 102 TC-GV-NK-chợ TC 12.124 11.092 1.032 9.265 8.639 626 TT-PX-chợ LB 7.371 5.037 2.334 6.543 4.864 1.679 Tổng cộng 58.446 48.474 9.972 45.419 40.341 5.105 (Nguồn: Các Độithuế LXP, ĐộiKK-KTT-TH, Đội quản lý và cưỡng chế nợ) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng tình hình nợ đọng qua các năm vẫn luôn tồn tại và luôn là một vấn đề nan giải trong công tác quản lý thu nộp thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Qua 2 năm 2011 và 2012 ta thấy số thuế thực thu dều nhỏ hơn số thuế ghi thu. Mặc dù số thuế thực thu vào NSNN năm 2012 tăng 8.133 triệu đồng (tương ứng 20,16%) nhưng đồng thời số thuế nợ đọng cũng tăng 4.867 triệu đồng (tương ứng 95,33%) chứng tỏ công tác thu nộp thuế tại Chi cục Ba Đình năm 2012 chưa đạt được hiệu quả.
  • 46. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 41 Cụ thể hơn, số thuế nợ đọng ở 3 đội QT-TB-chợ CL, ĐB-KM-ĐC-chợ NH và TT-PX-chợ LB là cao nhất qua các năm. Ta có thể hiểu bởi ở các địa bàn này đều tập trung các chợ, kinh doanh mang tính thời vụ, không ổn định nên tình hình kiểm soát các khu chợ khá khó khăn cho các cán bộ thuế. Đặc biệt Đội thuế TT-PX-chợ Long Biên quản lý chợ Long Biên là chợ đầu mối của cả Hà Nội nhưng tổng số thuế ghi thu và thực thu trên địa bàn này lại là thấp nhất và tỷ lệ nợ đọng cũng là cao nhất. Điều này cho thấy việc quản lý các khu chợ còn nhiều bất cập, lộn xộn, cán bộ quản lý vẫn chưa sâu sát, nắm rõ địa bàn và chưa phối hợp được với UBND phường, ban quản lý các chợ và chưa phát huy tích cực vai trò của công tác ủy nhiệm thu thuế xã phường gây nên thất thu lớn cho NSNN. Một bất cập nữa trong khâu thu nộp tiền thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vẫn mang hình thức thủ công. Cán bộ chuyên quản vẫn phải trực tiếp thu tiền thuế đối với hộ khoán bậc 1 và bậc 2. Điều này đã tăng thêm gánh nặng cho các cán bộ trong quá trình lưu trữ tiền mặt, đảm bảo không gây ra sự mất mát cũng như khó khăn trong việc phân biệt tiền giả, tiền thật để đảm bảo nguồn thu cho NSNN. 2.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình 2.4.1. Những kết quả đã đạt được
  • 47. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 42 BẢNG 2.11: TỔNG HỢP THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Đội Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn thu trên địa bàn quận Ba Đình cũng tăng lên đáng kể. Số thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể năm 2012 đã tăng 8.133 triệu đồng (tương ứng 20,16%) so với năm 2011. Trong đó số thuế GTGT hộ khoán tăng 1.991 triệu (tương ứng 18,68%), hộ kê khai tăng 6.142 triệu (tương ứng 20,69%). Cuối mỗi năm, Chi cục đều phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường, điều chỉnh doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật thuế, thực hiện lập bộ thuế hộ kinh doanh thu theo phương pháp khoán, công khai thuế theo quy định; rà soát cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh trên địa bàn; công tác ủy nhiệm thu thuế đã được thực hiện tương đối tốt, đóng góp quan trọng trong việc quản lý tốt NNT trên từng địa bàn. Từ những kết quả phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể ở trên, ta có thể thấy công tác quản lý thu thuế GTGT thành phần kinh tế cáthể trên địa bàn quận Ba Đình đã phần nào đạt được hiệu quả. Cụ thể: Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh Tuyệt đối % Hộ kê khai 35.827 29.685 6.142 20,69 Hộ khoán 12.647 10.656 1.991 18,68 Tổng thuế GTGT thu được 48.474 40.341 8.133 20,16
  • 48. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 43  Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Đã hướng dẫn các hộ dân về thủ tục, cách tính thuế, và các khoản phải nộp cũng như miễn giảm về nghĩa vụ tài chính. Côngtác hỗ trợ người nộp thuế đãgiải quyếtkịp thời những vướng mắc của người nộp thuế trongquá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Duy trì thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuộc chức năng, thẩm quyền theo quy định. Rà soát tất cả các yêu cầu về hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính, bổ sung đầy đủ, kịp thời, thực hiện niêm yết công khai.  Công tác kê khai và kế toán thuế: Hàng tháng, Đội KK-KTT thường xuyên phối hợp với các Đội Kiểm tra thuế và Đội thuế LXP tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm bảo số đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tượng nộp thuế thực tế đang theo dõi, quản lý. Chi cục thuế đã tổ chức thực hiện đúng quy trình kê khai thuế, tăng cường công tác đôn đốc các hộ nộp tờ khai đúng thời hạn, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Do đó đa số NNT đã chấp hành tốt việc kê khai, số tờ khai lỗi số học, số NNT nộp chậm ngày càng giảm.  Công tác chuẩn hóa cơ sở dữ liệu: Dữ liệu về danh bạ các hộ và sổ thuế được bộ phận kê khai phối hợp với các Đội thuế LXP thường xuyên rà soát, bổ sung thông tin. Bên cạnh đó, phối hợp với Đội quản lý nợ triển khai, rà soát chốt nợ thuế đối với tất cả các hộ kê khai. Về cơ bản danh sách các hộ đã được rà soát đối chiếu, xác định số nợ thuế để có căn cứ đôn đốc thu, xử lý phạt chậm nộp thuế.  Công tác kiểm tra thuế: Các Đội thuế LXP phối hợp với UBND phường, ban quản lý các chợ để
  • 49. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 44 tiến hành kiểm tra, rà soát cửa hàng, cửa hiệu nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm của NNT đồng thời công tác ủy nhiệm thu đã góp phần làm giảm gánh nặng quản lý cho các cán bộ chuyên quản, giúp cho công tác quản các hộ hiệu quả hơn trên từng địa bàn. 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại  Hạn chế trong công tác quản lý ĐTNT: Còn nhiều hộ bên ngoài là hình thức nộp đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn hoạt động. Đây là màn ngụy trang “nghỉ giả” cùng sự quản lý chưa chặt chẽ, sự lơ là trong công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ thuế. Có chăng đó là sự móc ngoặc giữa cán bộ và hộ kinh doanh dẫn tới sự thất thu không nhỏ cho NSNN. Việc quảnlý các hộ chưachặt chẽ, công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục chưađược coitrọngđúng mức nên vẫn còn tình trạng nhiều hộ nghỉ kinh doanh nhưng không nộp đơn xin nghỉ làm hao phí sức quản lý của cơ quan thuế. Số lượng hộ kinh doanh quá lớn song lực lượng cán bộ quản lý có giới hạn, mỗi cán bộ quản trung bình 180 hộ cả kê khai và khoán nên không thể nắm bắt hết tình hình sản xuất kinh doanh của từng hộ. Hơn nữa, các cán bộ chỉ làm việc trong giờ hành chính không thể sao sát các hộ ban ngày làm công nhân viên chức, tối về kinh doanh để kiếm thêm thu nhập cũng đã gây nên thất thu không nhỏ cho NSNN. Phần lớn cán bộ các Đội thuế LXP ở độ tuổi trung niên nên việc ứng dụng tin học trong quản lý ĐTNT không được thành thạo, thường vẫn phải quản lý theo các phương thức thủ công, ghi chép sổ sách.  Hạn chế trong công tác quản lý căn cứ tính thuế: Việc ấn định doanh thu tính thuế đối với hộ khoán chưa phù hợp với mức độ kinh doanh thực tế của các hộ, không điều chỉnh doanh thu kịp thời so với tốc độ trượt giá.
  • 50. Học Viện Tài Chính Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Nguyễn Minh Hường Lớp: CQ47/02.01 45 Quản lý sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ còn lỏng lẻo dẫn đến các hộ kinh doanh lợi dụng cơ sở để trốn thuế. Đồng thời theo cơ chế tự khai, tự nộp và việc cán bộ quản lý xử lý tờ khai còn tùy tiện đã tạo kẽ hở để các hộ trốn thuế.  Hạn chế trong công tác thu nộp tiền thuế: Tình trạng nợ đọng có xu hướng tăng đặc biệt là ở các địa bàn tập trung nhiều chợ lớn. Các hộ kinh doanh chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian nộp thuế nên các khoản thu chưa được chuyển một cách kịp thời vào NSNN. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Qua những phân tích và đánh giá ở trên, với những hạn chế của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian qua xuất phát từ cả hai phía: từ cơ quan quản lý và từ đối tượng nộp thuế.  Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý: Tổ chức bộ máy cơ quan thuế chưa thật phù hợp với yêu cầu đặt ra. Đội ngũ cán bộ thuế tuy đã được đào tạo nhưng tuổi đời không còn trẻ nên thời gian đào tạo để tiếp cận với việc ứng dụng tin học trong quản lý mất rất nhiều thời gian và công sức. Một số cán bộ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu kém thậm chí còn móc ngoặc với các hộ kinh doanh để đút túi riêng, tăng thu nhập cho bản thân. Bên cạnh đó còn có tình trạng một số hộ được cho là ủy nhiệm thu do phường quản lý nhưng cán bộ chuyên quản lại tự thu để bỏ túi hoặc lập quỹ trái phép. Chi cục thuế hoàn không nắm được nguồn thu này. Đa số các cán bộ thuế mới chỉ quan tâm đến những ngành hàng, mặt hàng lớn ở vị trí trung tâm dễ nhận biết chứ chưa sao sát đến các ngành, mặt hàng nhỏ nên việc ấn định doanh thu còn thiếu sự công bằng, mang tính áp