SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ NGÂN
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN -
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ NGÂN
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trường
THÁI NGUYÊN -
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công
trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ năm
2010 đến năm 2016 của các cơ quan thống kê ở tỉnh Thái Nguyên và Việt Nam. Các
nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Lê Thị Ngân
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Địa lí học với đề tài “Địa lí Nông
nghiệp tỉnh Thái Nguyên” là kết quả của nghiên cứu của tác giả với sự giúp đỡ,
động viên khích lệ của các thầy, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết
này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập -
nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Xuân Trường đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài trong năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi tới các phòng ban liên quan của Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái
Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài
liệu hết sức quý báu và cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái
Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy/ cô giáo của Khoa Địa lí đã tạo điều kiện cho tác
giả hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Lê Thị Ngân
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài.............................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...................................................................4
5. Những đóng góp của đề tài.......................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP.....9
1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................9
1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nông nghiệp..............................................9
1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 10
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................................. 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.................. 13
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh ..................................... 15
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 18
1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam ..................................................................... 18
1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc .......................... 21
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 23
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................. 24
2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ........................................................................... 24
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................................... 26
2.2.1. Địa hình ............................................................................................................ 26
2.2.2. Đất đai............................................................................................................... 26
2.2.3. Khí hậu.............................................................................................................. 28
2.2.4. Thủy văn ........................................................................................................... 29
2.2.5. Sinh vật ............................................................................................................. 30
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 31
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động................................................................................ 31
2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................ 33
2.3.3. Nguồn vốn ........................................................................................................ 35
2.3.4. Thị trường tiêu thụ............................................................................................ 36
2.3.5. Khoa học - công nghệ....................................................................................... 36
2.3.6. Chính sách phát triển nông nghiệp ................................................................... 37
2.3.7. Mối quan hệ kinh tế liên vùng.......................................................................... 38
2.3.8. Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập................................................................. 38
2.4. Tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa........................................................................ 40
2.4.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế ..................................................................... 40
2.4.2. Đô thị hóa ......................................................................................................... 43
2.5. Đánh giá chung.................................................................................................... 44
2.5.1. Những thuận lợi................................................................................................ 44
2.5.2. Hạn chế ............................................................................................................. 45
Chương 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................. 47
3.1. Hiện trạng phát triển............................................................................................ 47
3.1.1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên47
3.1.2. Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp..................................................................... 49
3.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................................. 72
3.2.1. Trang trại .......................................................................................................... 72
3.2.2. Các vùng chuyên canh nông nghiệp................................................................. 73
3.2.3. Tiểu vùng nông nghiệp ..................................................................................... 77
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3. Đánh giá chung.................................................................................................... 78
3.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 78
3.3.2. Những hạn chế.................................................................................................. 79
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 80
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030............ 81
4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên..... 81
4.1.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................................. 81
4.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 81
4.1.3. Quan điểm phát triển nông nghiệp ................................................................... 82
4.1.4. Mục tiêu phát triển nông nghiệp....................................................................... 83
4.1.5. Định hướng phát triển....................................................................................... 85
4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp Thái Nguyên.......... 92
4.2.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 92
4.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................................... 92
4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................ 93
4.2.4. Giải pháp về chính sách.................................................................................... 94
4.2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất........................................................................... 94
4.2.6. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu
thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới.............................................................. 96
4.2.7. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn .................................................. 96
4.2.8. Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp . 97
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................100
PHỤ LỤC
.................................................................................................................................
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
2 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
3 GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh
4 GTSX Giá trị sản xuất
5 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
6 KHKT Khoa học kĩ thật
7 KT-XH Kinh tế - xã hội
8 TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
9 TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
10 TP Thành phố
11 TTHNN Thể tổng hợp nông nghiệp
11 TX Thị xã
13 USD Đô la Mĩ
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp trong
tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh) ........ 18
Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh) .............................. 19
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ... 24
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất và đơn vị hành chính tỉnh Thái
Nguyên năm 2016 ........................................................................................ 28
Bảng 2.3. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2010 - 2016 ......................................................................................... 32
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 ...... 40
Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2005 - 2016 ...................................... 42
Bảng 2.6. Qui mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2000 - 2016 .................................................................................. 44
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành giai đoạn 2010
- 2016 theo giá thực tế ................................................................................. 47
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2016 ................................................................................. 48
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 ....................................................... 48
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành ..... 49
Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá
hiện hành ...................................................................................................... 50
Bảng 3.6 . Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn
2010 - 2016 theo giá hiện hành .................................................................... 51
Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2016 ................... 52
Bảng 3.8. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt phân theo đơn vị hành chính.... 53
Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng lúa phân theo các đơn vị hành chính giai đoạn
2010 - 2016 .................................................................................................. 55
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô, khoai, sắn giai đoạn 2010 - 2016 ...... 56
Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm giai
đoạn 2010 - 2016 ......................................................................................... 57
Bảng 3.12. Diện tích trồng chè, sản lượng chè giai đoạn 2010 - 2016 .......................... 60
Bảng 3.13. Tình hình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2016 ................................ 64
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 3.14. Số lượng trâu, bò, lợn phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 64
Bảng 3.15. Số lượng gia cầm chính (gà, vịt, ngan, ngỗng) phân theo huyện, thị ..... 66
Bảng 3.16. Diện tích mặt nước nuôi trồng, sản lượng thủy sản phân theo đơn vị
hành chính giai đoạn 2010 - 2016 70
Bảng 3.17. Số trang trại nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái
Nguyên năm 2016 72
vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên........................................................ 25
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ......................................27
Hình 2.3. Biểu đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên (nhiệt, ẩm)..........................................29
Hình 2.4. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016.......32
Hình 2.5. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên ....................39
Hình 2.6. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016
41
Hình 3.1. Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016........54
Hình 3.2. Diện tích và sản lượng lạc giai đoạn 2010 - 2016 .....................................58
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên.....................................61
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên..71
Hình 3.5. Bản đồ các khu vực chuyên canh, vùng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên .. 76
vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp có vị trí quan trọng đối với đời sống con người ở tất cả các quốc
gia bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra những sản phẩm thiết yếu
bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con người như lương thực, thực phẩm mà
còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phục vụ cho đời sống xã hội. Vì
vậy, ở nhiều quốc gia, việc phát triển kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Việt Nam là một đất nước có điều kiện thuận lợi cả về mặt tự nhiên và kinh tế - xã
hội để phát triển nông nghiệp. Sự chú trọng đầu tư và quan tâm của nhà nước tạo điều
kiện để sản xuất nông nghiệp nước ta đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây
và đời sống người nông dân cũng từng bước được nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp
của nước ta liên tục tăng trong những đổi mới. Tốc độ tăng bình quân đạt trên 5,5%/năm
và GDP trên 3,6%/năm. Nông nghiệp nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước với
số dân tăng 1 triệu người/năm mà góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên nông
nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường nông sản
thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, cao su, chè,
tiêu, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản... Giai đoạn 2011 - 2016, so với các nước trong khu
vực, ngành Nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vừa và có xu hướng giảm đi,
song giá trị sản xuất vẫn ở mức ổn định. Trong 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt
Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Nông
sản Việt Nam hiện xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc
gia xuất khẩu nông sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt
32 tỷ USD (năm 2016) và năm 2017 đạt gần 36 tỷ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn 2011 - 2015, từ
các nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư trên 1.786 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ
đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản bình quân của tỉnh tăng 6,2%. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 32%
năm 2010 lên 41% năm 2015). Tuy nhiên, sản xuất vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún
theo quy mô hộ, chưa có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản
xuất, thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Chính vì vậy, tỉnh
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thái Nguyên đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020 nhằm phát
huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh
để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Căn cứ tiềm năng thế mạnh, các địa
phương chủ động lựa chọn nội dung, xác định nhiệm vụ ưu tiên và bước đi phù hợp
nhằm khai thác hiệu quả điều kiện đất đai, lao động, nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh tăng
trưởng, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu.
Chính những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Địa lí nông nghiệp
tỉnh Thái Nguyên” có tính cấp thiết nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát
triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Từ đó đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp góp
phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói
chung. Nghiên cứu đề tài này tôi cũng mong muốn được đóng góp, đề xuất ý kiến cá
nhân cho nền kinh tế địa phương mình và phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy trong nhà trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa
lí nông nghiệp nói riêng, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá nguồn lực, thực trạng
phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát
triển hiệu quả và bền vững trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp, làm cơ sở
vận dụng vào trường hợp tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích thực trạng phát triển ngành nông, lâm và ngư nghiệp theo ngành
kinh tế và theo lãnh thổ.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ góp phần phát triển nông nghiệp
địa phương đi theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững.
2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh nguồn lực về tự nhiên và kinh tế -
xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nền nông nghiệp và thực trạng sản
xuất, cùng cơ cấu ngành, phân hóa lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nông nghiệp theo nghĩa rộng (nông - lâm - ngư nghiệp) và tập trung nghiên cứu các
hình thức tổ chức lãnh thổ trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp.
- Về phạm vi: Đề tài nghiên cứu lãnh thổ trên phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên.
Có sự phân hóa đến cấp huyện. Việc phân vùng chỉ mang tính chất tương đối.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2016
và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Được coi là ngành kinh tế quan trọng và không ngành nào có thể thay thế được
nên ngành nông nghiệp và các khía cạnh của nó trở thành vấn đề được các nhà nghiên
cứu quan tâm chú ý trong nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã
được công bố và có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên việc đánh giá các
nguồn lực và thực trạng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp cụ thể của tỉnh Thái
Nguyên thì vẫn còn là một đề tài khá mới. Chưa kể các công trình nghiên cứu về
nông nghiệp của các nhà khoa học nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu:
- Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” của Vũ Đình Thắng và Nguyễn Thế Nhã - NXB
Thống Kê (2002) và “Kinh tế nông nghiệp” của Phạm Đình Vân và Đỗ Thị Kim Chương
- NXB Nông Nghiệp (2008). Hai tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của phát
triển nông nghiệp như đặc điểm, các nguồn lực tác động đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp, lí thuyết kinh tế và quy luật cung - cầu của thị trường, vấn đề phát triển bền
vững của ngành. Đó là cơ sở lí luận quan trọng trong quá trình nghiên cứu, phân tích,
đánh giá tiềm năng, thực trạng và phân bố nền nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
- Giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên),
Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông - NXB ĐHSP Hà Nội (2005); giáo trình “Địa lí kinh tế
xã hội Việt Nam” của Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức - NXB Giáo dục (2003);
“Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” của Lê Thông (chủ biên), Nguyễn văn Phú, Nguyễn
Minh Tuệ - NXB giáo dục (2001); “Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn
Minh Tuệ (chủ biên) và các cộng sự...Các tác phẩm trên đã đề cập đến những vấn đề
thuộc về lí luận và thực tiễn của địa lí kinh tế xã hội nói chung và địa lí ngành nông
nghiệp nói riêng, vai trò, đặc điểm phát triển, nhân tố ảnh hưởng, sự phân bố, tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp ở cả trên thế giới và Việt Nam. Đó là cơ sở lí luận quan trọng
trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp của một lãnh thổ cụ thể, trợ giúp đề tài nghiên
cứu của tác giả về tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030 phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng
02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đi sâu phân tích, đánh giá các điều kiện,
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương
hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cả nước.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền
núi phía Bắc đến năm 2020 theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm
2013 đã phân tích, đánh giá các điều kiện, thực trạng phát triển nông nghiệp vùng giai
đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương hướng chiến lược phát triển nông nghiệp
vùng. Những nhận định đó có ý nghĩa lớn trong quá trình thực hiện đề tài vì Thái
Nguyên là một tỉnh có nhiều nét tương đồng mang đặc trưng của vùng về kinh tế - xã
hôi trong đó có nền nông nghiệp.
- Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
có thể kể đến như: Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Nghệ An của Ngô Anh Tuấn (2008);
Nông nghiệp tỉnh Yên Bái của Trần Thị Thanh Hà (2010); Nông - lâm - ngư nghiệp
tỉnh Hà Nam của Vũ Thị Lan và Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa của Lại Thị Liêm...
Địa lý nông nghiệp tỉnh Hưng Yên (2013) của Hoàng Thị Hương Giang; Địa lí nông
nghiệp tỉnh Nam Định (2017) của Phạm Thị Thu Hồng; Địa lý nông nghiệp tỉnh Bắc
Ninh (2013) của Nguyễn Văn Hải. Các đề tài này đã đề cập đến các vấn đề về điạ lí
nông nghiệp của từng lãnh thổ nghiên cứu cụ thể.
- Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên có thể kể đến như: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên (2011)
của Nguyễn Thu Hằng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm
phát triển bền vững (2010) của Nguyễn Văn Sơn; Phát triển nông nghiệp tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (2011) của Đặng Ngọc Thắng; Kinh tế trang trại ở
tỉnh Thái Nguyên: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (2012) của Đỗ Thị
Thu Hiền; Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2000 - 2010 (2012) của Hoàng Thị Ngọc Loan; Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2000 - 2010 (2013) của Thân Thị Huyền; Phát triển nông nghiệp
tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 (2013) của Trịnh Thùy Linh.
Đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” kế thừa, bổ sung, cập nhật những
vấn đề mới của nền nông nghiệp hiện đại mà cụ thể là những chỉ tiêu và tiêu chí phát
triển nông nghiệp, cùng với vận dụng chúng đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp của địa phương cần nghiên cứu.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
4.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Bất kì sự vật - hiện tượng địa lí nào cũng tồn tại và phát triển trong một không
gian lãnh thổ nhất định. Tìm ra mọi sự phân hóa theo lãnh thổ và giải thích nguyên
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhân sự phân hóa ấy và dự báo tương lai là nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu về
Địa lí. Khi nghiên cứu địa lí các ngành kinh tế nói chung và trong nghiên cứu địa lí
nông nghiệp nói riêng việc vận dụng quan điểm lãnh thổ là vô cùng quan trọng.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên chịu sự chi phối tổng hợp của hàng
loạt các nhân tố tự nhiên và KT - XH. Trong nghiên cứu luận văn, vận dụng quan
điểm này sẽ giúp cho quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp trên địa bàn Tỉnh được chính xác, xác định rõ ràng vai trò của từng nhân tố và
nhân tố mang tính chất quyết định. Từ sự khác biệt lãnh thổ trong sản xuất nông
nghiệp cho phép tác giả nghiên cứu tìm ra thế mạnh và hạn chế của từng vùng để tìm
ra kế hoạch phân vùng, phát triển riêng từng vùng một các hợp lí và hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống. Với
nhiều khía cạnh với quy mô và bản chất khác nhau cùng tồn tại trong một chỉnh thể,
một hệ thống và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề phải
đặt trong một thể thống nhất mới có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện và sâu
sắc. Tính hệ thống thể hiện sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ trong hệ
thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lí, logic của đề tài.
Với tư cách là hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, lãnh thổ Thái Nguyên được cấu thành
bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, KT - XH, dân cư, lịch sử, văn hóa, … Các
nhân tố này ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương
và luôn tồn tại, vận động trong một không gian nhất định, gồm nhiều nhân tố khác nhau.
Mỗi nhân tố vận động, phát triển theo quy luật riêng, song các nhân tố không tồn tại độc
lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. Khi một
nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của cả hệ thống. Do
vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quá trình kinh tế - xã hội chịu luôn tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển
trong không gian và theo thời gian. Vì vậy sự hình thành và phát triển ngành nông
nghiệp cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển không ngừng. Hiện trạng
phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên là kết quả của sự kế thừa thành tựu trước đó,
đồng thời là cơ sở và tiền đề định hướng phát triển trong tương lai
Việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên nhằm xem xét sự phát triển và biến đổi của nó trong không gian và thời gian,
rút ra quy luật phát triển ngành, hiện trạng trong điều kiện nhất định đồng thời đưa ra
các giải pháp và dự báo tương lai.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là xu hướng chung, tất yếu của toàn thế giới trong mọi kế
hoạch, chương trình, mọi dự án, mọi chiến lược phát triển...
Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt - gắn chặt với tự nhiên, càng phát triển
càng tác động mạnh mẽ vào tự nhiên thì vấn đề bức thiết hiện nay là phải bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững cho cả hiện tại và tương lai.
Quán triệt quan điểm này trong nghiên cứu Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên có
ý nghĩa định hướng trong công tác đánh giá thành quả nông nghiệp tỉnh cũng đề ra giải
pháp đồng bộ và toàn diện để khai thác lãnh thổ một cách hợp lí, hiệu quả và bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và
nghiên cứu địa lí KT - XH nói riêng. Để đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt thì quá trình
nghiên cứu phải được thực hiện trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu khác nhau. Đó là một
quá trình đòi hỏi tính kế thừa, sự tích lũy, học hỏi những thành tựu của quá khứ để lại.
Do vậy, phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp, hệ thống hóa lại tài liệu đã thu thập là
vô cùng cần thiết, nó mang tính đúng đắn và khách quan để đánh giá vấn đề.
Các tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng và phong phú. Từ nguồn tài liệu tới
từ các cơ quan nhà nước (các cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, các cơ quan thuộc sở ban ngành - phòng nông nghiệp huyện, tổng cục thống kê
từ cấp Trung ương đến địa phương...), các tài liệu và báo cáo của cơ quan chức năng,
các công trình nghiên cứu đã công bố, các số liệu mới cập nhật thông qua phiếu điều
tra hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập được, tác giả đã tiến hành xử lí và so
sánh, đối chiếu, phân tích sau đó tổng hợp lại một cách hoàn chỉnh để có được nguồn
tài liệu đáng tin cậy nhất, đảm bảo tính thống nhất,đồng bộ và cập nhật mới nhất. Từ
đó có thể đánh giá đúng thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên đồng thời có nhận
định, dự báo cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn mới.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Thực trạng phát triển, phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được nhận biết
thông qua phân tích mối liên hệ không gian, thời gian của ngành nông nghiệp cùng
các phân ngành trước. Ở đây, tác giả chú ý đến các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn,
các mối liên hệ nhân quả. Các giải pháp đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh,
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tổng hợp (theo không gian, thời gian hoặc các đối tượng) tình hình sản xuất nông
nghiệp giai đoạn 2011-2016.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, không thể thiếu của Địa lí học
mang tính khách quan, sử dụng nó để tích lũy, kiểm nghiệm các tài liệu thực tế, đáng
tin cậy, chân thực; xây dựng ngân hàng tư liệu sống cho quá trình nghiên cứu trên
một lãnh thổ.
4.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Trong quá trình nghiên cứu việc sử dụng phương pháp trên là vô cùng quan
trọng và cần thiết đối với việc xử lí các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Các tài liệu
được tổng hợp lại, phân tích, so sánh, đối chiếu để biến chúng thành số liệu đã được
thống kê thành một hệ thống tài liệu sử lí đúng đắn làm cơ sở cho nhận định mới và
kết luận mang tính công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng phát triển nông -
lâm - ngư nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
Nghiên cứu Địa lí ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần phân tích, so sánh,
đối chiếu với các tỉnh khác trong khu vực TDMNBB, giữa các huyện trong tỉnh để
thấy được những thay đổi, đặc điểm chung và riêng biệt, xu hướng phát triển cũng
như mối liên hệ giữa chúng. Sau khi phân tích, so sánh cần tiến hành khâu tổng hợp,
thống kê để có cái nhìn khái quát, tổng hợp nhất và đưa ra những đánh giá đúng đắn
theo mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đã đưa ra.
4.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hệ thống thông tin Địa lí (GIS)
Sử dụng bản đồ là phương pháp quan trọng, truyền thống và đặc trưng của Địa
lí và là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu địa lí bởi vì nó là
phương pháp trực quan hóa lí thuyết các bộ phận của lãnh thổ. Trong quá trình
nghiên cứu tác giả đã vận dụng kiến thức bản đồ, ứng dụng công nghệ GIS và
Mapinfor thành lập bản đồ về hành chính, bản đồ nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển
nông nghiệp cũng như thực trạng sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp trên được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các kết
quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các biểu đồ, bản đồ với ý nghĩa là những
thông tin mới và phản ánh đúng đắn các kết quả đã nghiên cứu được.
Biểu đồ sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu, quá trình, động lực theo cả hai
chiều không gian và thời gian, kết hợp với bản đồ biểu đồ làm cụ thể hóa sự vật và
hiện tượng và giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan, dễ
hiểu và sinh động, hấp dẫn hơn.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5. Những đóng góp của đề tài
- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp
tỉnh Thái Nguyên để từ đó chỉ ra được thế mạnh cũng như hạn chế trong thực trạng
phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm trở lại đây.
- Phân tích thực trạng phát triển theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch trong
cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tích cực và đi theo hướng sản xuất hàng hóa để mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” gồm 3 phần là phần mở
đầu, phần nội dung và phần cuối kết luận. Phần nội dung gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về Địa lí nông nghiệp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh
Thái Nguyên.
Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4 : Định hướng và giải pháp phát triển, phân bố nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nông nghiệp
- Nông nghiệp là “quá trình sản xuất lương thực - thực phẩm, tơ, sợi, nguyên
liệu,... cho các ngành công nghiệp thuộc dự án, thủ công mĩ nghệ, dược - mĩ phẩm và
các sản phẩm khác có thể được bởi trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm
phục vụ lợi ích kinh tế, mục đích tiêu dùng và các mục đích khác tùy thuộc vào nhu
cầu và khả năng sản xuất của cộng đồng người sử dụng nông nghiệp”. [18]
Sang thế kỉ XXI, nông nghiệp được tiếp cận và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
mới. Nông nghiệp được coi là một hoạt động kinh tế, cơ sở cho sự phát triển công
nghiệp và công nghiệp hóa, đô thị hóa (cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu,
đất, lao động, thị trường, vốn cho công nghiệp, ...), đảm bảo an ninh lương thực; là
sinh kế giữ vai trò quan trọng trong giảm nghèo, là nơi nuôi dưỡng và cung cấp các
nguồn tài nguyên, dịch vụ môi trường, ... [16]
- Phát triển nông nghiệp: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ
quá trình hoàn thiện của hai vấn đề KT - XH ở mỗi quốc gia”. Rõ ràng, nội hàm của phát
triển kinh tế gồm ba khía cạnh đó là sự gia tăng GDP, GDP/người (biến đổi về lượng của
nền kinh tế); sự biến đổi phù hợp với xu thế của cơ cấu kinh tế (biến đổi về chất của nền
kinh tế); sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội [8].
Thông qua khái niệm và nội hàm của phát triển kinh tế, có thể hiểu phát triển
nông nghiệp theo nghĩa rộng là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của khu vực
nông lâm và thủy sản, bao gồm cả sự tăng trưởng và hoàn chỉnh về quy mô GDP,
GTSX, thể chế nông nghiệp, chất lượng nông sản và sự nâng cao hiệu quả KT - XH
trong quá trình phát triển. Còn theo nghĩa hẹp, phát triển nông nghiệp là quá trình lớn
lên, tăng tiến về GTSX của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
(bao gồm cả sự chuyển hóa về chất và lượng), đảm bảo tốt hơn các vấn đề kinh tế và
an sinh xã hội.
- Cơ cấu nông nghiệp là “tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp; có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt
định lượng và liên quan về mặt chất. Các bộ phận kinh tế tác động qua lại lẫn nhau
trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT -
XH nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao [6].
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cơ cấu nông nghiệp gồm 03 bộ phận chủ yếu, đó là cơ cấu nông nghiệp theo
ngành, cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh
tế. Trong đó, cơ cấu nông nghiệp theo ngành là tổng hợp các phân ngành của nông
nghiệp được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định. Cơ cấu ngành thể hiện số
lượng, tỉ trọng của các ngành tạo nên nền nông nghiệp. Nó phản ánh trình độ phân
công lao động xã hội trong nông nghiệp nói chung và trình độ phát triển của sức sản
xuất nói riêng. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm nông, lâm, thủy sản còn theo
nghĩa hẹp thì nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ ra đời chủ yếu từ việc bố trí sản xuất nông
nghiệp theo không gian địa lí. Đây là tương quan tỉ lệ giữa các đối tượng nông nghiệp
trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng gắn với nhu cầu thị trường ở lãnh thổ cụ thể
nhằm sử dụng hợp lý nhất các tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, KT - XH. [28]
Cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế là tương quan theo tỉ lệ giữa các
thành phần kinh tế tham gia vào các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp. Việc phát
triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào sức sản xuất, song cũng yêu cầu phải giải
quyết tốt mối quan hệ giữa sức sản xuất với quan hệ sản xuất, trong đó có chế độ sở
hữu. Đây là kết quả của tổ chức nền nông nghiệp theo hình thức sở hữu, hay nói cách
khác chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Các loại hình kinh
tế kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế Nhà nước
(trung ương, địa phương); kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân, tập thể, cá thể, hỗn hợp)
và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo
nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có
thể chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực I bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp.
Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của loài người nói riêng.
Ănghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ
thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế.
Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
- Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con
người. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài
người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là
lương thực. Cách đây khoảng một vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật
hoang, trồng các loại cây rừng và biến chúng thành vật nuôi, cây trồng. Sự ổn định
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bước đầu của dân số thế giới là từ khi loài người biết trồng trọt và tạo được cơ sở
lương thực, thực phẩm.
Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, nông nghiệp này càng được mở rộng,
các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú.
- Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư. Nông nghiệp là
nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến.
Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào
chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thể tạo ra số
việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm của chính
khâu sản xuất ra nông sản ấy. Hơn nữa, thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông
sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường
trong nước và quốc tế.
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rông lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp và
nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cơ cấu ngành
nghề của dân cư. Đời sống dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông
thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở
thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, mang
lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ
phận hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển. Trong cơ cấu
kim ngạch xuất khẩu, tỉ lệ nông sản xuất khẩu - nhất là dưới dạng thô có xu hướng
giảm đi, nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Vì vậy, trong thời kì đầu của quá
trình công nghiệp hóa ở nhiều nước, nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra
tích lũy để tái sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh
vực hoạt động khác của xã hội. Đây là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại
lao động xã hội. Tuy nhiên, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các
ngành kinh tế khác còn tùy thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông
nghiệp và việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất
lượng nguồn lao động ở nông thôn.
- Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hóa chất..., với việc trồng và bảo
vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc... Tất cả điều đó đều có ảnh
hưởng lớn đến môi trường. Chính việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu
quả cao.[28]
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, với
những đặc điểm riêng biệt. Nghiên cứu các đặc điểm của nó có vai trò quan trọng
trong việc xác định phương hướng phát triển, hoạch định chính sách và tiến hành các
biện pháp quản lí có hiệu quả.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất đai trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không
thể thay thế. Thường thì không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Qui
mô sản xuất, trình độ sản xuất, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng đất đai. Trong quá
trình sử dụng, đất đai ít bị hao mòn, bị hỏng đi như các tư liệu sản xuất khác.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống. Trong khi
đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác thì nông nghiệp
có đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống. Cây trồng
vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học và đồng thời cũng chịu
tác động rất nhiều của qui luật tự nhiên (điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu và
môi trường). Quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp là quá trình chuyển hóa về
chất và năng lượng thông qua sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Quá trình phát
triển của sinh vật tuân theo các qui luật sinh học không thể đảo ngược.
- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt, bởi vì một mặt, thời gian
lao động không trùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự
biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau.
Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc
hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đang trong
quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong
suốt chu kì sản xuất là một trong các biểu hiện của tính thời vụ. Tính thời vụ thể hiện
không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu
hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Chu kì sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài và không giống
nhau. Trong nông nghiệp thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động
cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí hậu. Đặc điểm này
bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Chúng
chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ,
ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố này không thể thay
thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống
nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có một loạt các kết hợp với nhau và dĩ nhiên,
điều đó sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp.
Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác.
Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính qui luật theo lãnh thổ và theo thời gian (mùa).
Đất, khí hậu, nước với tư cách là tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng (tự
nhiên) nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng
các qui trình kĩ thuật để sản xuất ra nông sản.[28]
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1.1.4.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các hoạt
động nông nghiệp
Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và
nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, tới
việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp.
Thí dụ, vị trí của Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định
nên nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc
trưng là lúa gạo, cà phê, cao su, điều... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới
tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển
và phân bố nông nghiệp.
Từ những đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng sự phát
triển và phân bố của ngành này tùy thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên. Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự
nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự
nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các
nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần
nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi
chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Rõ
ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là
đất, nước và khí hậu.
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và
phân bố nông nghiệp
- Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là
lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. Dưới góc độ là lực
lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được
coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai
hoang...) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ...). Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần
quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, qui mô dân số với khả năng sản xuất
lương thực, thực phẩm.
- Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển của nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người
hạn chế những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp,
tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện
hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
Các biện pháp kĩ thuật như điện khí hóa (sử dụng điện trong nông nghiệp và
nông thôn), cơ giới hóa (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu
hoạch), thủy lợi hóa (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hặc áp dụng tưới tiêu theo
khoa học), hóa học hóa (sử dụng rộng rãi phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các
chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hóa (áp dụng công nghệ sinh học như lai
giống, biến đổi gen, cấy mô...) nếu được áp dụng rộng rãi thì năn suất trên một đơn vị
diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con
đường phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Sự điều hành vĩ mô
của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm
hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển nông nghiệp.
- Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp
và giá cả nông sản.Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố
nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng
nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và
mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi trồng
thủy sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp...
Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình
thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa [30].
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh
Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế xã hội là một vấn đề rất
quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề
nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao. Trong
đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), thường dựa vào các chỉ tiêu chủ
yếu sau đây:
1.1.5.1. Giá trị sản xuất (GTSX) và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra
trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định. Đây là một tiêu chí rất quan
trọng nhằm phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Trong đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, chỉ tiêu tốc độ tăng
GTSX nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của
việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Để tính tốc độ tăng GTSX nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị so sánh một
năm cố định hoặc so với năm gốc - đó là năm mà nền kinh tế đất nước có ít biến động
nhất, nhưng không nên quá cách xa so với thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc độ
tăng GTSX theo giá so sánh năm 1994 và năm 2010. [8]
1.1.5.2. GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng GDP của toàn
nền kinh tế và so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn nền kinh
tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình
độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chỉ tiêu này cho biết vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GTSX nông
nghiệp và là thước đo để đánh giá trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi địa
phương. [17]
1.1.5.3. Cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp)
Cơ cấu GTSX nông nghiệp được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận
(trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp theo
nghĩa hẹp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất
lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong
những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục
tiêu cụ thể. Nếu các thước đo về tăng trưởng (như GTSX, GDP) phản ánh sự thay đổi
về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyến biến về chất lượng
trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cơ cấu GTSX nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay
đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng
của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. [8]
1.1.5.4. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên 1 ha đất nông
nghiệp Công thức tính: G = P/S.
Trong đó: P là GTSX (triệu đồng)
S là diện tích gieo trồng (ha)
G là giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha).
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả
năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật, cải tiến kĩ
thuật sản xuất, cải tạo đất. Tiềm năng về diện tích cũng như độ phì tự nhiên của đất là
có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông
nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT,
thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.
Do vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không có nhiều và ngày
càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra ngày càng tăng. Đó chính
là sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao [17].
1.1.5.5. Năng suất lao động nông nghiệp
Công thức tính:
Trong đó:
P là GTSX (triệu đồng)
L là số lao động nông nghiệp (người)
N là năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/người)
Đây là thước đo phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức
lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động
nông nghiệp thường thấp hơn các ngành kinh tế khác.
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Theo nhà địa lí học người Nga K.I.Ivano (1974): TCLTNN được hiểu là một hệ
thống liên kết không gian của của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp, và các lãnh thổ
dựa trên quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp
tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất.
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) có nhiều hình thức từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp. Về đại thể, có ba hình thức TCLTNN quan trọng nhất. Đó
là xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.
Xí nghiệp nông nghiệp là một trong các hình thức của TCLTNN. Các nông hộ, trang
trại, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, đồn điền... được coi là xí nghiệp nông nghiệp.
1.1.6.1. Hộ gia đình (nông hộ)
Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là
“gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự
chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể
có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng
huyết tộc, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo
sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn
tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất
hàng hóa [28].
1.1.6.2. Trang trại
Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quá trình
chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa đã tạo ra yêu
cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho
kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình
thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới.
Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân
theo qui luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tiến
bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ không sản xuất đa canh), tập trung vào các nông sản
có lợi thế so sánh và khả năng sinh lời cao hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối
lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một đơn vị diện tích). Các trang trại đều có thuê
mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời vụ)
Trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển bởi
vì phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại. Còn ở
các nước đang phát triển, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở
cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường [28].
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.6.3. Vùng nông nghiệp
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLTNN, bao gồm trong đó các
hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn. Thực chất, đây là những lãnh thổ sản xuất
nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, được
hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các
vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng.
Việc phân chia các vùng nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lí cây
trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế
- xã hội và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp sản xuất hàng hóa [28].
Ở nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp là Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam
1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu
a) Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là từ sau đổi
mới. Nền nông nghiệp nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng GDP nông
nghiệp hàng năm vẫn được duy trì ở mức 2 - 5%. Tổng sản phẩm trong nước của
nông nghiệp sau đổi mới tăng trong khi tỉ trọng của nó trong tổng GDP lại giảm liên
tục. Đó là sự chuyển dịch hợp với qui luật theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế.
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp
trong tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh)
Tổng sản
Tỉ trọng nông
Tốc độ tăng trưởng trong GDP(%)
Năm phẩm GDP Toàn bộ nền
nghiệp (%) Nông nghiệp
(Tỉ đồng) kinh tế
2005 342.811 21,58 7,55 4,19
2010 396.576 18,38 6,42 3,29
2011 413.368 18,03 6,24 4,23
2012 425.446 17,63 5,25 2,92
2013 436.642 17,16 5,42 2,63
2014 451.659 16,75 5,98 3,44
2015 462.536 16,08 6,68 2,41
2016 468.813 15,35 6,21 1,36
Nguồn: [4]
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tăng đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.
Năm 2010, sản lượng lương thực của cả nước đạt 44.632,2 nghìn tấn đến năm 2016,
đạt 48838,9 nghìn tấn. Từ đó nâng mức lương thực bình quân đầu người từ 513,4
kg/người (2010) lên 526,9 kg/người (2016).
Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng mở
rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn
giữ vai trò chủ đạo chiếm trên 70% giá trị sản xuất của toàn ngành, ngành chăn nuôi
vẫn chiếm tỉ trọng thấp 26,8% (2016) còn dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp
nhất 1,6% (2016).Tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Cụ thể: năm
2005, trồng trọt chiếm 78,7%, chăn nuôi chiếm 19,0% nhưng đến năm 2016, trồng
trọt giảm xuống còn 71,6%, chăn nuôi tăng lên tới 26,8%.
Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh)
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2005 100 78,7 19,0 2,3
2010 100 76,3 21,5 2,2
2011 100 76,1 21,8 2,1
2012 100 73,8 24,6 1,6
2013 100 73,8 24,7 1,5
2014 100 73,3 25,2 1,5
2015 100 72,8 25,7 1,5
2016 100 71,6 26,8 1,6
Nguồn: [4]
Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu, trong
ngành trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực và tăng tỉ trọng của ngành
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu. Trong ngành chăn nuôi giảm tỉ trọng của
ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt, tỉ trọng ngành chăn nuôi
gia súc tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta như trên hoàn
toàn phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp nước ta.
Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng
hóa. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, số lượng ngày càng tăng,
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thu ngoại tệ lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Năm 2010 giá trị xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm của sắn,
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 13.286 triệu USD, đến năm 2013 đạt 17.719
triệu USD. Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta năm 2013 là: gạo 2932 triệu
USD, cà phê 2.717 triệu USD, điều 1.646 triệu USD, ...
Ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn hóa.
Trong sản xuất lương thực, thực phẩm hình thành hai vùng chuyên canh lớn là
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm
số một của cả nước, chiếm tới 70% sản lượng và 90% lượng lương thực, thực phẩm
xuất khẩu. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực,
thực phẩm với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm
2016 vùng chiếm 14,0% diện tích và 15,1% sản lượng lúa cả nước.
Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và TDMNBB. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên
canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với những điều kiện thuận lợi vè tự nhiên và
KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê, điều,... Vùng
chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cao su, cà phe, hồ tiêu, chè, ... Ở
TDMNBB, trên địa bàn núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông
trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dược liệu.
Các hướng chuyên môn hóa khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta
như: các vùng chăn nuôi gia súc (TDMNBB), gia cầm (các đồng bằng), sự hình thành
các vành đai thực phẩm xung quanh các đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực
phẩm an toàn, được thực hiện một cách có qui hoạch.
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp
trong tổng GDP đã chậm lại.
Dân số và lao động trong nông nghiệp, nông thôn là khá cao, hiện lao động
trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 41,9% (2016). Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn mới chỉ đạt khoảng 80%.
Nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước
những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và
ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên cứu,
chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà”
(nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) đang có chiều hướng chìm
lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế.
1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng Trung du và miền núi Bắc gồm 14 tỉnh, diện tích đất tự nhiên 95.222,3
km2
chiếm khoảng 28,7% diện tích cả nước, dân số năm 2016 khoảng 11.984,3 nghìn
người, chiếm khoảng 12,9% dân số cả nước. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng có nhiều đặc trưng và có những thuận lợi để phát triển một nền nông
nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, vừa mang sắc thái của nền nông
nghiệp nhiệt đới, vừa có nét của nền nông nghiệp cận nhiệt
Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Năm 2016, TDMNBB còn 75,4% hộ
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 74% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động hoạt động chính trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 66,4% số hộ có
thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản và tạo ra khoảng trên 20% tổng
sản phẩm của các tỉnh. Sự phát triển nông nghiệp ở TDMNBB không chỉ có ý nghĩa
trong phát triển kinh tế của vùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước.
Vùng đã hình thành một số nông sản hàng hóa có giá trị như chè, gạo, trâu, bò, ...
chiếm vị trí quan trọng ở cả thị trường trong và ngoài nước.
GTSX nông nghiệp tăng lên liên tục với tốc độ khá cao, năm 2016 giá trị sản
xuất nông lâm thủy sản đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 2010)
Trong thời gian qua cơ cấu nông nghiệp của vùng có nhiều chuyển biến theo
hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngành trồng trọt nhưng
tỉ trọng của ngành chăn nuôi đang được tăng lên. Trong nội bộ từng ngành nông
nghiệp cũng có những thay đổi theo xu hướng chung của cả nước nhằm đạt hiệu quả
trong sản xuất.
1.2.2.1. Trồng trọt
Trồng trọt giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của vùng, chiếm trên
70% GTXS của ngành nông nghiệp. TDMNBB là vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn thứ 3 cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Diện tích chè toàn vùng hiện nay đạt khoảng trên 67 nghìn ha chiếm khoảng
69% diện tích chè cả nước, sản lượng đạt khoảng 47 nghìn tấn chiếm 62% sản lượng
chè cả nước. Đã hình thành một số vùng sản xuất chè tập trung như ở Thái Nguyên,
Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ,... Trong những năm gần đây cây cà phê cũng
được trồng tại một số tỉnh trong vùng như ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, ...
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là đậu tương, lạc, mía, ... Trong đó cây mía
chiếm diện tích lớn nhất. Mía được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang,
Hòa Bình, ...
Sản xuất lương thực về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ.
Sản lượng lương thực có hạt không ngừng tăng lên từ 2,9 triệu tấn năm 2000 lên 4,6
triệu tấn năm 2010, đến năm 2016 đạt 5,3 triệu tấn, bình quân lương thực trên đầu
người tăng tương ứng là 287,5 kg/người, 413,9 kg/người và 444,0 kg/người. Một số
loại gạo ngon và nổi tiếng là Điện Biên, Hà Giang, nếp Tú Lệ, ... Ngoài trồng lúa, các
cây lương thực khác trong vùng được trồng nhiều là ngô và sắn. Diện tích cây ngô
năm 2010 là 460,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1535,4 nghìn tấn; đến năm 2016 tương
ứng là 509,5 nghìn ha với 1932,3 nghìn tấn. Vùng trọng điểm sản xuất lúa, ngô thâm
canh trên cánh đồng lớn Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, Mường Lò, Yên Sơn,... và
các cánh đồng giữa núi như Mường Thanh, Bắc Yên, Phù Yên, Bình Lư,...
Các cây hoa màu có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều trong vùng là rau đậu,
dưa chuột bao tử, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, thanh hao hoa vàng,... Cây ăn quả là một
trong những thế mạnh của vùng, với nhiều loại đặc sản như đào, lê, mận (Lào Cai),
bưởi Đoan Hùng, hồng, cam, quýt (Bắc Kạn, Lạng Sơn),... Tuy nhiên do những hạn
chế về giống, vốn, công nghệ chế biến nên diện tích còn tăng chậm và hiệu quả kinh
tế chưa cao.
1.2.2.2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Các vật
nuôi chính là gia súc lớn: trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ: lợn, dê; gia cầm. Chăn nuôi hộ
gia đình với nguồn vốn ít là hình thức chủ yếu.
Chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng, với nhiều cánh đồng cỏ liền dải.
Nhiều địa phương có truyền thống chăn nuôi trâu nổi tiếng như Sông Mã (Hòa Bình),
nuôi trâu đàn của người Thái, người Mường. Số lượng trâu của vùng đứng đầu cả
nước năm 2016 là 1415 nghìn con chiếm 56,1% đàn trâu của cả nước. Đàn bò năm
2016 là 958,1 nghìn con chiếm 17,4% đàn bò cả nước, đàn bò được nuôi nhiều ở Sơn
La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng,... Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc
Châu và đã có thương hiệu trong cả nước.
Đàn lợn năm 2016 là 7175,5 nghìn con chiếm 24,7% đàn lợn cả nước, hình thành
một số vùng chăn nuôi lợn tập trung như ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Đàn gia
cầm là 74074 nghìn con chiếm 20,5% đàn gia cầm cả nước năm 2016. Trong cơ cấu đàn
gia cầm, gà là vật nuôi chính còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Các tỉnh có số lượng đàn gia
cầm lớn nhất vùng là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên do những hạn chế về cơ sở thức ăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,
các thiên tai (rét đậm, rét hại) đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi của vùng.
Nền nông nghiệp của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tỉ lệ nông
sản được đưa vào chế biến mới chỉ đạt khoảng 30%. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng còn thấp (thấp hơn trung bình cả
nước). Cho đến nay vùng vẫn chưa khai thác có hiệu quả được tiềm năng đặc thù để
sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Dải trung du như Phú Thọ, Bắc
Giang, Thái Nguyên tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, thu nhập bình quân đầu
người/năm cao hơn các tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu vì
ở đó đồng bào hoạt động nông - lâm nghiệp là chính.
Trình độ sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao. Đồng thời, một
số vấn đề môi trường cũng đã và đang là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất nông
nghiệp của vùng.
Tiểu kết chương 1
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH ở hầu hết các
nước, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ngành kinh tế này đảm bảo an ninh
lương thực cho loài người, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của
các ngành kinh tế, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ
môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ,... sản
xuất nông nghiệp cần có những qui hoạch, định hướng cụ thể phù hợp với thực tiễn
phát triển ở mỗi vùng.
Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng TDMNBB nói
riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong những năm vừa qua. Sản xuất nông
nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Hình thành một số vùng chuyên canh có hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích đất canh tác cùng
với nhiều vấn đề nảy sinh khác đang đặt ngành kinh tế này đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Thái Nguyên có hệ tọa độ địa lí từ 21o
19’B đến 22o
03’B và 105o
29’Đ đến
106o
15’Đ, từ Bắc đến Nam kéo dài 43’vĩ độ (80km), từ Tây sang Đông rộng 46’ kinh
độ (85 km). Với diện tích là 3526,64 km2
(2016) chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên
của cả nước, Thái Nguyên gồm 6 huyện, một thị xã và 2 thành phố trực thuộc tỉnh với
số dân là 1.246.580 người (đứng thứ 3/14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB) với mật độ dân
số là 353 người/km2
.
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính
tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Đơn vị hành chính Diện tích (Km2
) Dân số (người)
Mật độ dân số
(người/km2
)
TP.Thái Nguyên 170,53 317.580 1.862
TP.Sông Công 96,71 66.450 687
Thị xã Phổ Yên 258,89 172.530 666
Huyện Định Hóa 513,51 88.430 172
Huyện Võ Nhai 839,43 67.200 80
Huyện Phú Lương 367,62 109.520 297
Huyện Đồng Hỷ 454,40 115.080 253
Huyện Đại Từ 573,35 164.250 286
Huyện Phú Bình 252,20 145.810 578
Toàn tỉnh 3.526,64 1.246.580 353
Nguồn: [4]
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc phía Bắc Việt
Nam. Phía Bắc Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía đông giáp hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp với thủ đô Hà
Nội. Sự giao lưu về mặt văn hóa, KT-XH,… được thực hiện thông qua hệ thống
đường quốc lộ (quốc lộ 3, quốc lộ 1B), đường sắt, đường sông. Quốc lộ 3 từ Hà Nội
lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên và thông sang Trung Quốc.
Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông
quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh quanh vùng.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
25
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc

Similar to Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc (8)

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa ...
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa ...Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa ...
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa ...
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.docTổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013.docNghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013.doc
 
Luận Văn Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Khu Đô Thị Thái HƯNG.doc
Luận Văn Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Khu Đô Thị Thái HƯNG.docLuận Văn Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Khu Đô Thị Thái HƯNG.doc
Luận Văn Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Khu Đô Thị Thái HƯNG.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.docNghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
 
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.docĐặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận văn thạc sĩ - Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ NGÂN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN -
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ NGÂN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Địa lí học Mã số: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trường THÁI NGUYÊN -
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ năm 2010 đến năm 2016 của các cơ quan thống kê ở tỉnh Thái Nguyên và Việt Nam. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Tác giả Lê Thị Ngân i
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Địa lí học với đề tài “Địa lí Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” là kết quả của nghiên cứu của tác giả với sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài trong năm qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi tới các phòng ban liên quan của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu hết sức quý báu và cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy/ cô giáo của Khoa Địa lí đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả Lê Thị Ngân ii
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii MỤC LỤC ...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................v DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài.............................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...................................................................4 5. Những đóng góp của đề tài.......................................................................................8 6. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................9 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP.....9 1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................9 1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nông nghiệp..............................................9 1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................................. 12 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.................. 13 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh ..................................... 15 1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 18 1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam ..................................................................... 18 1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc .......................... 21 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 23 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................. 24 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ........................................................................... 24 iii
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................................... 26 2.2.1. Địa hình ............................................................................................................ 26 2.2.2. Đất đai............................................................................................................... 26 2.2.3. Khí hậu.............................................................................................................. 28 2.2.4. Thủy văn ........................................................................................................... 29 2.2.5. Sinh vật ............................................................................................................. 30 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 31 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động................................................................................ 31 2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................ 33 2.3.3. Nguồn vốn ........................................................................................................ 35 2.3.4. Thị trường tiêu thụ............................................................................................ 36 2.3.5. Khoa học - công nghệ....................................................................................... 36 2.3.6. Chính sách phát triển nông nghiệp ................................................................... 37 2.3.7. Mối quan hệ kinh tế liên vùng.......................................................................... 38 2.3.8. Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập................................................................. 38 2.4. Tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa........................................................................ 40 2.4.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế ..................................................................... 40 2.4.2. Đô thị hóa ......................................................................................................... 43 2.5. Đánh giá chung.................................................................................................... 44 2.5.1. Những thuận lợi................................................................................................ 44 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................................. 45 Chương 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................. 47 3.1. Hiện trạng phát triển............................................................................................ 47 3.1.1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên47 3.1.2. Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp..................................................................... 49 3.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................................. 72 3.2.1. Trang trại .......................................................................................................... 72 3.2.2. Các vùng chuyên canh nông nghiệp................................................................. 73 3.2.3. Tiểu vùng nông nghiệp ..................................................................................... 77 iv
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3. Đánh giá chung.................................................................................................... 78 3.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 78 3.3.2. Những hạn chế.................................................................................................. 79 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 80 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030............ 81 4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên..... 81 4.1.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................................. 81 4.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 81 4.1.3. Quan điểm phát triển nông nghiệp ................................................................... 82 4.1.4. Mục tiêu phát triển nông nghiệp....................................................................... 83 4.1.5. Định hướng phát triển....................................................................................... 85 4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp Thái Nguyên.......... 92 4.2.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 92 4.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................................... 92 4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................ 93 4.2.4. Giải pháp về chính sách.................................................................................... 94 4.2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất........................................................................... 94 4.2.6. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới.............................................................. 96 4.2.7. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn .................................................. 96 4.2.8. Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp . 97 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 97 KẾT LUẬN................................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................100 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. v
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 2 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 3 GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh 4 GTSX Giá trị sản xuất 5 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp 6 KHKT Khoa học kĩ thật 7 KT-XH Kinh tế - xã hội 8 TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 9 TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ 10 TP Thành phố 11 TTHNN Thể tổng hợp nông nghiệp 11 TX Thị xã 13 USD Đô la Mĩ iv
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh) ........ 18 Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh) .............................. 19 Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ... 24 Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất và đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ........................................................................................ 28 Bảng 2.3. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 ......................................................................................... 32 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 ...... 40 Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2005 - 2016 ...................................... 42 Bảng 2.6. Qui mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2016 .................................................................................. 44 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành giai đoạn 2010 - 2016 theo giá thực tế ................................................................................. 47 Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 ................................................................................. 48 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016 ....................................................... 48 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành ..... 49 Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành ...................................................................................................... 50 Bảng 3.6 . Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2010 - 2016 theo giá hiện hành .................................................................... 51 Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2016 ................... 52 Bảng 3.8. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt phân theo đơn vị hành chính.... 53 Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng lúa phân theo các đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 .................................................................................................. 55 Bảng 3.10. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô, khoai, sắn giai đoạn 2010 - 2016 ...... 56 Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm giai đoạn 2010 - 2016 ......................................................................................... 57 Bảng 3.12. Diện tích trồng chè, sản lượng chè giai đoạn 2010 - 2016 .......................... 60 Bảng 3.13. Tình hình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2016 ................................ 64 v
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 3.14. Số lượng trâu, bò, lợn phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 64 Bảng 3.15. Số lượng gia cầm chính (gà, vịt, ngan, ngỗng) phân theo huyện, thị ..... 66 Bảng 3.16. Diện tích mặt nước nuôi trồng, sản lượng thủy sản phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 70 Bảng 3.17. Số trang trại nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 72 vi
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên........................................................ 25 Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ......................................27 Hình 2.3. Biểu đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên (nhiệt, ẩm)..........................................29 Hình 2.4. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016.......32 Hình 2.5. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên ....................39 Hình 2.6. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016 41 Hình 3.1. Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016........54 Hình 3.2. Diện tích và sản lượng lạc giai đoạn 2010 - 2016 .....................................58 Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên.....................................61 Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên..71 Hình 3.5. Bản đồ các khu vực chuyên canh, vùng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên .. 76 vi
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp có vị trí quan trọng đối với đời sống con người ở tất cả các quốc gia bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra những sản phẩm thiết yếu bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con người như lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phục vụ cho đời sống xã hội. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, việc phát triển kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Việt Nam là một đất nước có điều kiện thuận lợi cả về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp. Sự chú trọng đầu tư và quan tâm của nhà nước tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp nước ta đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây và đời sống người nông dân cũng từng bước được nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục tăng trong những đổi mới. Tốc độ tăng bình quân đạt trên 5,5%/năm và GDP trên 3,6%/năm. Nông nghiệp nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước với số dân tăng 1 triệu người/năm mà góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường nông sản thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, cao su, chè, tiêu, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản... Giai đoạn 2011 - 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vừa và có xu hướng giảm đi, song giá trị sản xuất vẫn ở mức ổn định. Trong 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Nông sản Việt Nam hiện xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 32 tỷ USD (năm 2016) và năm 2017 đạt gần 36 tỷ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn 2011 - 2015, từ các nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư trên 1.786 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản bình quân của tỉnh tăng 6,2%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 32% năm 2010 lên 41% năm 2015). Tuy nhiên, sản xuất vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún theo quy mô hộ, chưa có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Chính vì vậy, tỉnh 1
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thái Nguyên đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020 nhằm phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Căn cứ tiềm năng thế mạnh, các địa phương chủ động lựa chọn nội dung, xác định nhiệm vụ ưu tiên và bước đi phù hợp nhằm khai thác hiệu quả điều kiện đất đai, lao động, nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu. Chính những lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” có tính cấp thiết nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Từ đó đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Nghiên cứu đề tài này tôi cũng mong muốn được đóng góp, đề xuất ý kiến cá nhân cho nền kinh tế địa phương mình và phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí nông nghiệp nói riêng, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá nguồn lực, thực trạng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển hiệu quả và bền vững trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về địa lí nông nghiệp, làm cơ sở vận dụng vào trường hợp tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích thực trạng phát triển ngành nông, lâm và ngư nghiệp theo ngành kinh tế và theo lãnh thổ. - Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ góp phần phát triển nông nghiệp địa phương đi theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. 2.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh nguồn lực về tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nền nông nghiệp và thực trạng sản xuất, cùng cơ cấu ngành, phân hóa lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu 2
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nông nghiệp theo nghĩa rộng (nông - lâm - ngư nghiệp) và tập trung nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp. - Về phạm vi: Đề tài nghiên cứu lãnh thổ trên phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên. Có sự phân hóa đến cấp huyện. Việc phân vùng chỉ mang tính chất tương đối. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2016 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Được coi là ngành kinh tế quan trọng và không ngành nào có thể thay thế được nên ngành nông nghiệp và các khía cạnh của nó trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý trong nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã được công bố và có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên việc đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp cụ thể của tỉnh Thái Nguyên thì vẫn còn là một đề tài khá mới. Chưa kể các công trình nghiên cứu về nông nghiệp của các nhà khoa học nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu: - Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” của Vũ Đình Thắng và Nguyễn Thế Nhã - NXB Thống Kê (2002) và “Kinh tế nông nghiệp” của Phạm Đình Vân và Đỗ Thị Kim Chương - NXB Nông Nghiệp (2008). Hai tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của phát triển nông nghiệp như đặc điểm, các nguồn lực tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lí thuyết kinh tế và quy luật cung - cầu của thị trường, vấn đề phát triển bền vững của ngành. Đó là cơ sở lí luận quan trọng trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng và phân bố nền nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. - Giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông - NXB ĐHSP Hà Nội (2005); giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” của Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức - NXB Giáo dục (2003); “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” của Lê Thông (chủ biên), Nguyễn văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ - NXB giáo dục (2001); “Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và các cộng sự...Các tác phẩm trên đã đề cập đến những vấn đề thuộc về lí luận và thực tiễn của địa lí kinh tế xã hội nói chung và địa lí ngành nông nghiệp nói riêng, vai trò, đặc điểm phát triển, nhân tố ảnh hưởng, sự phân bố, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở cả trên thế giới và Việt Nam. Đó là cơ sở lí luận quan trọng trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp của một lãnh thổ cụ thể, trợ giúp đề tài nghiên cứu của tác giả về tỉnh Thái Nguyên. - Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đi sâu phân tích, đánh giá các điều kiện, 3
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cả nước. - Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2013 đã phân tích, đánh giá các điều kiện, thực trạng phát triển nông nghiệp vùng giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra phương hướng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng. Những nhận định đó có ý nghĩa lớn trong quá trình thực hiện đề tài vì Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều nét tương đồng mang đặc trưng của vùng về kinh tế - xã hôi trong đó có nền nông nghiệp. - Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể kể đến như: Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Nghệ An của Ngô Anh Tuấn (2008); Nông nghiệp tỉnh Yên Bái của Trần Thị Thanh Hà (2010); Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Hà Nam của Vũ Thị Lan và Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa của Lại Thị Liêm... Địa lý nông nghiệp tỉnh Hưng Yên (2013) của Hoàng Thị Hương Giang; Địa lí nông nghiệp tỉnh Nam Định (2017) của Phạm Thị Thu Hồng; Địa lý nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2013) của Nguyễn Văn Hải. Các đề tài này đã đề cập đến các vấn đề về điạ lí nông nghiệp của từng lãnh thổ nghiên cứu cụ thể. - Các luận văn thạc sĩ về địa lí nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có thể kể đến như: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên (2011) của Nguyễn Thu Hằng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (2010) của Nguyễn Văn Sơn; Phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (2011) của Đặng Ngọc Thắng; Kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (2012) của Đỗ Thị Thu Hiền; Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010 (2012) của Hoàng Thị Ngọc Loan; Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 (2013) của Thân Thị Huyền; Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 (2013) của Trịnh Thùy Linh. Đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” kế thừa, bổ sung, cập nhật những vấn đề mới của nền nông nghiệp hiện đại mà cụ thể là những chỉ tiêu và tiêu chí phát triển nông nghiệp, cùng với vận dụng chúng đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của địa phương cần nghiên cứu. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm 4.1.1. Quan điểm lãnh thổ Bất kì sự vật - hiện tượng địa lí nào cũng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Tìm ra mọi sự phân hóa theo lãnh thổ và giải thích nguyên 4
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhân sự phân hóa ấy và dự báo tương lai là nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu về Địa lí. Khi nghiên cứu địa lí các ngành kinh tế nói chung và trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp nói riêng việc vận dụng quan điểm lãnh thổ là vô cùng quan trọng. Phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên chịu sự chi phối tổng hợp của hàng loạt các nhân tố tự nhiên và KT - XH. Trong nghiên cứu luận văn, vận dụng quan điểm này sẽ giúp cho quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh được chính xác, xác định rõ ràng vai trò của từng nhân tố và nhân tố mang tính chất quyết định. Từ sự khác biệt lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp cho phép tác giả nghiên cứu tìm ra thế mạnh và hạn chế của từng vùng để tìm ra kế hoạch phân vùng, phát triển riêng từng vùng một các hợp lí và hiệu quả. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống. Với nhiều khía cạnh với quy mô và bản chất khác nhau cùng tồn tại trong một chỉnh thể, một hệ thống và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề phải đặt trong một thể thống nhất mới có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Tính hệ thống thể hiện sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ trong hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lí, logic của đề tài. Với tư cách là hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, lãnh thổ Thái Nguyên được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, KT - XH, dân cư, lịch sử, văn hóa, … Các nhân tố này ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương và luôn tồn tại, vận động trong một không gian nhất định, gồm nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố vận động, phát triển theo quy luật riêng, song các nhân tố không tồn tại độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của cả hệ thống. Do vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình kinh tế - xã hội chịu luôn tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển trong không gian và theo thời gian. Vì vậy sự hình thành và phát triển ngành nông nghiệp cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển không ngừng. Hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên là kết quả của sự kế thừa thành tựu trước đó, đồng thời là cơ sở và tiền đề định hướng phát triển trong tương lai Việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhằm xem xét sự phát triển và biến đổi của nó trong không gian và thời gian, rút ra quy luật phát triển ngành, hiện trạng trong điều kiện nhất định đồng thời đưa ra các giải pháp và dự báo tương lai. 5
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu hướng chung, tất yếu của toàn thế giới trong mọi kế hoạch, chương trình, mọi dự án, mọi chiến lược phát triển... Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt - gắn chặt với tự nhiên, càng phát triển càng tác động mạnh mẽ vào tự nhiên thì vấn đề bức thiết hiện nay là phải bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho cả hiện tại và tương lai. Quán triệt quan điểm này trong nghiên cứu Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa định hướng trong công tác đánh giá thành quả nông nghiệp tỉnh cũng đề ra giải pháp đồng bộ và toàn diện để khai thác lãnh thổ một cách hợp lí, hiệu quả và bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT - XH nói riêng. Để đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt thì quá trình nghiên cứu phải được thực hiện trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu khác nhau. Đó là một quá trình đòi hỏi tính kế thừa, sự tích lũy, học hỏi những thành tựu của quá khứ để lại. Do vậy, phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp, hệ thống hóa lại tài liệu đã thu thập là vô cùng cần thiết, nó mang tính đúng đắn và khách quan để đánh giá vấn đề. Các tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng và phong phú. Từ nguồn tài liệu tới từ các cơ quan nhà nước (các cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan thuộc sở ban ngành - phòng nông nghiệp huyện, tổng cục thống kê từ cấp Trung ương đến địa phương...), các tài liệu và báo cáo của cơ quan chức năng, các công trình nghiên cứu đã công bố, các số liệu mới cập nhật thông qua phiếu điều tra hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập được, tác giả đã tiến hành xử lí và so sánh, đối chiếu, phân tích sau đó tổng hợp lại một cách hoàn chỉnh để có được nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất, đảm bảo tính thống nhất,đồng bộ và cập nhật mới nhất. Từ đó có thể đánh giá đúng thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên đồng thời có nhận định, dự báo cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn mới. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Thực trạng phát triển, phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được nhận biết thông qua phân tích mối liên hệ không gian, thời gian của ngành nông nghiệp cùng các phân ngành trước. Ở đây, tác giả chú ý đến các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, các mối liên hệ nhân quả. Các giải pháp đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh, 6
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tổng hợp (theo không gian, thời gian hoặc các đối tượng) tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2016. 4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, không thể thiếu của Địa lí học mang tính khách quan, sử dụng nó để tích lũy, kiểm nghiệm các tài liệu thực tế, đáng tin cậy, chân thực; xây dựng ngân hàng tư liệu sống cho quá trình nghiên cứu trên một lãnh thổ. 4.2.4. Phương pháp thống kê mô tả Trong quá trình nghiên cứu việc sử dụng phương pháp trên là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc xử lí các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Các tài liệu được tổng hợp lại, phân tích, so sánh, đối chiếu để biến chúng thành số liệu đã được thống kê thành một hệ thống tài liệu sử lí đúng đắn làm cơ sở cho nhận định mới và kết luận mang tính công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu Địa lí ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần phân tích, so sánh, đối chiếu với các tỉnh khác trong khu vực TDMNBB, giữa các huyện trong tỉnh để thấy được những thay đổi, đặc điểm chung và riêng biệt, xu hướng phát triển cũng như mối liên hệ giữa chúng. Sau khi phân tích, so sánh cần tiến hành khâu tổng hợp, thống kê để có cái nhìn khái quát, tổng hợp nhất và đưa ra những đánh giá đúng đắn theo mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đã đưa ra. 4.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hệ thống thông tin Địa lí (GIS) Sử dụng bản đồ là phương pháp quan trọng, truyền thống và đặc trưng của Địa lí và là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu địa lí bởi vì nó là phương pháp trực quan hóa lí thuyết các bộ phận của lãnh thổ. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng kiến thức bản đồ, ứng dụng công nghệ GIS và Mapinfor thành lập bản đồ về hành chính, bản đồ nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp cũng như thực trạng sản xuất nông nghiệp. Phương pháp trên được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các biểu đồ, bản đồ với ý nghĩa là những thông tin mới và phản ánh đúng đắn các kết quả đã nghiên cứu được. Biểu đồ sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu, quá trình, động lực theo cả hai chiều không gian và thời gian, kết hợp với bản đồ biểu đồ làm cụ thể hóa sự vật và hiện tượng và giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan, dễ hiểu và sinh động, hấp dẫn hơn. 7
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5. Những đóng góp của đề tài - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên để từ đó chỉ ra được thế mạnh cũng như hạn chế trong thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm trở lại đây. - Phân tích thực trạng phát triển theo ngành và theo lãnh thổ. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tích cực và đi theo hướng sản xuất hàng hóa để mang lại hiệu quả kinh tế cao. 6. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc đề tài “Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên” gồm 3 phần là phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối kết luận. Phần nội dung gồm 4 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về Địa lí nông nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Chương 4 : Định hướng và giải pháp phát triển, phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 8
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nông nghiệp - Nông nghiệp là “quá trình sản xuất lương thực - thực phẩm, tơ, sợi, nguyên liệu,... cho các ngành công nghiệp thuộc dự án, thủ công mĩ nghệ, dược - mĩ phẩm và các sản phẩm khác có thể được bởi trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, mục đích tiêu dùng và các mục đích khác tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng sản xuất của cộng đồng người sử dụng nông nghiệp”. [18] Sang thế kỉ XXI, nông nghiệp được tiếp cận và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh mới. Nông nghiệp được coi là một hoạt động kinh tế, cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và công nghiệp hóa, đô thị hóa (cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu, đất, lao động, thị trường, vốn cho công nghiệp, ...), đảm bảo an ninh lương thực; là sinh kế giữ vai trò quan trọng trong giảm nghèo, là nơi nuôi dưỡng và cung cấp các nguồn tài nguyên, dịch vụ môi trường, ... [16] - Phát triển nông nghiệp: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề KT - XH ở mỗi quốc gia”. Rõ ràng, nội hàm của phát triển kinh tế gồm ba khía cạnh đó là sự gia tăng GDP, GDP/người (biến đổi về lượng của nền kinh tế); sự biến đổi phù hợp với xu thế của cơ cấu kinh tế (biến đổi về chất của nền kinh tế); sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội [8]. Thông qua khái niệm và nội hàm của phát triển kinh tế, có thể hiểu phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của khu vực nông lâm và thủy sản, bao gồm cả sự tăng trưởng và hoàn chỉnh về quy mô GDP, GTSX, thể chế nông nghiệp, chất lượng nông sản và sự nâng cao hiệu quả KT - XH trong quá trình phát triển. Còn theo nghĩa hẹp, phát triển nông nghiệp là quá trình lớn lên, tăng tiến về GTSX của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (bao gồm cả sự chuyển hóa về chất và lượng), đảm bảo tốt hơn các vấn đề kinh tế và an sinh xã hội. - Cơ cấu nông nghiệp là “tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt định lượng và liên quan về mặt chất. Các bộ phận kinh tế tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT - XH nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao [6]. 9
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cơ cấu nông nghiệp gồm 03 bộ phận chủ yếu, đó là cơ cấu nông nghiệp theo ngành, cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu nông nghiệp theo ngành là tổng hợp các phân ngành của nông nghiệp được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định. Cơ cấu ngành thể hiện số lượng, tỉ trọng của các ngành tạo nên nền nông nghiệp. Nó phản ánh trình độ phân công lao động xã hội trong nông nghiệp nói chung và trình độ phát triển của sức sản xuất nói riêng. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm nông, lâm, thủy sản còn theo nghĩa hẹp thì nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ ra đời chủ yếu từ việc bố trí sản xuất nông nghiệp theo không gian địa lí. Đây là tương quan tỉ lệ giữa các đối tượng nông nghiệp trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng gắn với nhu cầu thị trường ở lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lý nhất các tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, KT - XH. [28] Cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào sức sản xuất, song cũng yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sức sản xuất với quan hệ sản xuất, trong đó có chế độ sở hữu. Đây là kết quả của tổ chức nền nông nghiệp theo hình thức sở hữu, hay nói cách khác chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Các loại hình kinh tế kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế Nhà nước (trung ương, địa phương); kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân, tập thể, cá thể, hỗn hợp) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có thể chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực I bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của loài người nói riêng. Ănghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế. Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau: - Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là lương thực. Cách đây khoảng một vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang, trồng các loại cây rừng và biến chúng thành vật nuôi, cây trồng. Sự ổn định 10
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bước đầu của dân số thế giới là từ khi loài người biết trồng trọt và tạo được cơ sở lương thực, thực phẩm. Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, nông nghiệp này càng được mở rộng, các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú. - Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến. Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm của chính khâu sản xuất ra nông sản ấy. Hơn nữa, thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. - Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rông lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân cư. Đời sống dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. - Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển. Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, tỉ lệ nông sản xuất khẩu - nhất là dưới dạng thô có xu hướng giảm đi, nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Vì vậy, trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước, nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích lũy để tái sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân. - Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Đây là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại lao động xã hội. Tuy nhiên, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác còn tùy thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn. - Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc 11
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hóa chất..., với việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc... Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chính việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều kiện để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu quả cao.[28] 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, với những đặc điểm riêng biệt. Nghiên cứu các đặc điểm của nó có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển, hoạch định chính sách và tiến hành các biện pháp quản lí có hiệu quả. - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thường thì không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Qui mô sản xuất, trình độ sản xuất, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng đất đai. Trong quá trình sử dụng, đất đai ít bị hao mòn, bị hỏng đi như các tư liệu sản xuất khác. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống. Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác thì nông nghiệp có đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống. Cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học và đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều của qui luật tự nhiên (điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu và môi trường). Quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp là quá trình chuyển hóa về chất và năng lượng thông qua sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các qui luật sinh học không thể đảo ngược. - Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt, bởi vì một mặt, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau. Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc hình thành sản phẩm. Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đang trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất không giống nhau trong suốt chu kì sản xuất là một trong các biểu hiện của tính thời vụ. Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Chu kì sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài và không giống nhau. Trong nông nghiệp thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi. 12
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có một loạt các kết hợp với nhau và dĩ nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng tới nông nghiệp. Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính qui luật theo lãnh thổ và theo thời gian (mùa). Đất, khí hậu, nước với tư cách là tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng (tự nhiên) nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các qui trình kĩ thuật để sản xuất ra nông sản.[28] 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1.1.4.1. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng qui định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp. Thí dụ, vị trí của Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã qui định nên nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc trưng là lúa gạo, cà phê, cao su, điều... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới tất nhiên chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. 1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Từ những đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng sự phát triển và phân bố của ngành này tùy thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên. Sự tồn tại của các nền nông nghiệp gắn liền với các đặc trưng của từng đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần nhiều là do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là đất, nước và khí hậu. 13
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang...) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ...). Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, qui mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm. - Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người hạn chế những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Các biện pháp kĩ thuật như điện khí hóa (sử dụng điện trong nông nghiệp và nông thôn), cơ giới hóa (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch), thủy lợi hóa (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hóa học hóa (sử dụng rộng rãi phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hóa (áp dụng công nghệ sinh học như lai giống, biến đổi gen, cấy mô...) nếu được áp dụng rộng rãi thì năn suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao. - Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển nông nghiệp. - Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản.Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp... Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa [30]. 14
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế xã hội là một vấn đề rất quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao. Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: 1.1.5.1. Giá trị sản xuất (GTSX) và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định. Đây là một tiêu chí rất quan trọng nhằm phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, chỉ tiêu tốc độ tăng GTSX nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Để tính tốc độ tăng GTSX nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị so sánh một năm cố định hoặc so với năm gốc - đó là năm mà nền kinh tế đất nước có ít biến động nhất, nhưng không nên quá cách xa so với thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc độ tăng GTSX theo giá so sánh năm 1994 và năm 2010. [8] 1.1.5.2. GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng GDP của toàn nền kinh tế và so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chỉ tiêu này cho biết vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GTSX nông nghiệp và là thước đo để đánh giá trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi địa phương. [17] 1.1.5.3. Cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) Cơ cấu GTSX nông nghiệp được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo về tăng trưởng (như GTSX, GDP) phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyến biến về chất lượng trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp. 15
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cơ cấu GTSX nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. [8] 1.1.5.4. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên 1 ha đất nông nghiệp Công thức tính: G = P/S. Trong đó: P là GTSX (triệu đồng) S là diện tích gieo trồng (ha) G là giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha). Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Tiềm năng về diện tích cũng như độ phì tự nhiên của đất là có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Do vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không có nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra ngày càng tăng. Đó chính là sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao [17]. 1.1.5.5. Năng suất lao động nông nghiệp Công thức tính: Trong đó: P là GTSX (triệu đồng) L là số lao động nông nghiệp (người) N là năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/người) Đây là thước đo phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn các ngành kinh tế khác. 1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Theo nhà địa lí học người Nga K.I.Ivano (1974): TCLTNN được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp, và các lãnh thổ dựa trên quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất. 16
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Về đại thể, có ba hình thức TCLTNN quan trọng nhất. Đó là xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp. Xí nghiệp nông nghiệp là một trong các hình thức của TCLTNN. Các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, đồn điền... được coi là xí nghiệp nông nghiệp. 1.1.6.1. Hộ gia đình (nông hộ) Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa [28]. 1.1.6.2. Trang trại Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa đã tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển. Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo qui luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ không sản xuất đa canh), tập trung vào các nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lời cao hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một đơn vị diện tích). Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời vụ) Trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển bởi vì phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại. Còn ở các nước đang phát triển, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường [28]. 17
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.6.3. Vùng nông nghiệp Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLTNN, bao gồm trong đó các hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn. Thực chất, đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng. Việc phân chia các vùng nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp sản xuất hàng hóa [28]. Ở nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam 1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu a) Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là từ sau đổi mới. Nền nông nghiệp nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm vẫn được duy trì ở mức 2 - 5%. Tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp sau đổi mới tăng trong khi tỉ trọng của nó trong tổng GDP lại giảm liên tục. Đó là sự chuyển dịch hợp với qui luật theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế. Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh) Tổng sản Tỉ trọng nông Tốc độ tăng trưởng trong GDP(%) Năm phẩm GDP Toàn bộ nền nghiệp (%) Nông nghiệp (Tỉ đồng) kinh tế 2005 342.811 21,58 7,55 4,19 2010 396.576 18,38 6,42 3,29 2011 413.368 18,03 6,24 4,23 2012 425.446 17,63 5,25 2,92 2013 436.642 17,16 5,42 2,63 2014 451.659 16,75 5,98 3,44 2015 462.536 16,08 6,68 2,41 2016 468.813 15,35 6,21 1,36 Nguồn: [4] 18
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tăng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Năm 2010, sản lượng lương thực của cả nước đạt 44.632,2 nghìn tấn đến năm 2016, đạt 48838,9 nghìn tấn. Từ đó nâng mức lương thực bình quân đầu người từ 513,4 kg/người (2010) lên 526,9 kg/người (2016). Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm trên 70% giá trị sản xuất của toàn ngành, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng thấp 26,8% (2016) còn dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất 1,6% (2016).Tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Cụ thể: năm 2005, trồng trọt chiếm 78,7%, chăn nuôi chiếm 19,0% nhưng đến năm 2016, trồng trọt giảm xuống còn 71,6%, chăn nuôi tăng lên tới 26,8%. Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh) (Đơn vị: %) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2005 100 78,7 19,0 2,3 2010 100 76,3 21,5 2,2 2011 100 76,1 21,8 2,1 2012 100 73,8 24,6 1,6 2013 100 73,8 24,7 1,5 2014 100 73,3 25,2 1,5 2015 100 72,8 25,7 1,5 2016 100 71,6 26,8 1,6 Nguồn: [4] Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu, trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực và tăng tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu. Trong ngành chăn nuôi giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt, tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta như trên hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp nước ta. Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, số lượng ngày càng tăng, 19
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thu ngoại tệ lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Năm 2010 giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm của sắn, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 13.286 triệu USD, đến năm 2013 đạt 17.719 triệu USD. Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta năm 2013 là: gạo 2932 triệu USD, cà phê 2.717 triệu USD, điều 1.646 triệu USD, ... Ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn hóa. Trong sản xuất lương thực, thực phẩm hình thành hai vùng chuyên canh lớn là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của cả nước, chiếm tới 70% sản lượng và 90% lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 2016 vùng chiếm 14,0% diện tích và 15,1% sản lượng lúa cả nước. Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và TDMNBB. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với những điều kiện thuận lợi vè tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê, điều,... Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cao su, cà phe, hồ tiêu, chè, ... Ở TDMNBB, trên địa bàn núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dược liệu. Các hướng chuyên môn hóa khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta như: các vùng chăn nuôi gia súc (TDMNBB), gia cầm (các đồng bằng), sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh các đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, được thực hiện một cách có qui hoạch. 1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng GDP đã chậm lại. Dân số và lao động trong nông nghiệp, nông thôn là khá cao, hiện lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 41,9% (2016). Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ đạt khoảng 80%. Nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu. Chất lượng sản phẩm hàng hóa thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn 20
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên cứu, chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) đang có chiều hướng chìm lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế. 1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc Vùng Trung du và miền núi Bắc gồm 14 tỉnh, diện tích đất tự nhiên 95.222,3 km2 chiếm khoảng 28,7% diện tích cả nước, dân số năm 2016 khoảng 11.984,3 nghìn người, chiếm khoảng 12,9% dân số cả nước. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có nhiều đặc trưng và có những thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, vừa mang sắc thái của nền nông nghiệp nhiệt đới, vừa có nét của nền nông nghiệp cận nhiệt Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Năm 2016, TDMNBB còn 75,4% hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 74% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hoạt động chính trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 66,4% số hộ có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản và tạo ra khoảng trên 20% tổng sản phẩm của các tỉnh. Sự phát triển nông nghiệp ở TDMNBB không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế của vùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước. Vùng đã hình thành một số nông sản hàng hóa có giá trị như chè, gạo, trâu, bò, ... chiếm vị trí quan trọng ở cả thị trường trong và ngoài nước. GTSX nông nghiệp tăng lên liên tục với tốc độ khá cao, năm 2016 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) Trong thời gian qua cơ cấu nông nghiệp của vùng có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngành trồng trọt nhưng tỉ trọng của ngành chăn nuôi đang được tăng lên. Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi theo xu hướng chung của cả nước nhằm đạt hiệu quả trong sản xuất. 1.2.2.1. Trồng trọt Trồng trọt giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của vùng, chiếm trên 70% GTXS của ngành nông nghiệp. TDMNBB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Diện tích chè toàn vùng hiện nay đạt khoảng trên 67 nghìn ha chiếm khoảng 69% diện tích chè cả nước, sản lượng đạt khoảng 47 nghìn tấn chiếm 62% sản lượng chè cả nước. Đã hình thành một số vùng sản xuất chè tập trung như ở Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ,... Trong những năm gần đây cây cà phê cũng được trồng tại một số tỉnh trong vùng như ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, ... 21
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là đậu tương, lạc, mía, ... Trong đó cây mía chiếm diện tích lớn nhất. Mía được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, ... Sản xuất lương thực về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ. Sản lượng lương thực có hạt không ngừng tăng lên từ 2,9 triệu tấn năm 2000 lên 4,6 triệu tấn năm 2010, đến năm 2016 đạt 5,3 triệu tấn, bình quân lương thực trên đầu người tăng tương ứng là 287,5 kg/người, 413,9 kg/người và 444,0 kg/người. Một số loại gạo ngon và nổi tiếng là Điện Biên, Hà Giang, nếp Tú Lệ, ... Ngoài trồng lúa, các cây lương thực khác trong vùng được trồng nhiều là ngô và sắn. Diện tích cây ngô năm 2010 là 460,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1535,4 nghìn tấn; đến năm 2016 tương ứng là 509,5 nghìn ha với 1932,3 nghìn tấn. Vùng trọng điểm sản xuất lúa, ngô thâm canh trên cánh đồng lớn Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, Mường Lò, Yên Sơn,... và các cánh đồng giữa núi như Mường Thanh, Bắc Yên, Phù Yên, Bình Lư,... Các cây hoa màu có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều trong vùng là rau đậu, dưa chuột bao tử, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, thanh hao hoa vàng,... Cây ăn quả là một trong những thế mạnh của vùng, với nhiều loại đặc sản như đào, lê, mận (Lào Cai), bưởi Đoan Hùng, hồng, cam, quýt (Bắc Kạn, Lạng Sơn),... Tuy nhiên do những hạn chế về giống, vốn, công nghệ chế biến nên diện tích còn tăng chậm và hiệu quả kinh tế chưa cao. 1.2.2.2. Chăn nuôi Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Các vật nuôi chính là gia súc lớn: trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ: lợn, dê; gia cầm. Chăn nuôi hộ gia đình với nguồn vốn ít là hình thức chủ yếu. Chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng, với nhiều cánh đồng cỏ liền dải. Nhiều địa phương có truyền thống chăn nuôi trâu nổi tiếng như Sông Mã (Hòa Bình), nuôi trâu đàn của người Thái, người Mường. Số lượng trâu của vùng đứng đầu cả nước năm 2016 là 1415 nghìn con chiếm 56,1% đàn trâu của cả nước. Đàn bò năm 2016 là 958,1 nghìn con chiếm 17,4% đàn bò cả nước, đàn bò được nuôi nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng,... Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu và đã có thương hiệu trong cả nước. Đàn lợn năm 2016 là 7175,5 nghìn con chiếm 24,7% đàn lợn cả nước, hình thành một số vùng chăn nuôi lợn tập trung như ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Đàn gia cầm là 74074 nghìn con chiếm 20,5% đàn gia cầm cả nước năm 2016. Trong cơ cấu đàn gia cầm, gà là vật nuôi chính còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Các tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất vùng là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang. 22
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên do những hạn chế về cơ sở thức ăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, các thiên tai (rét đậm, rét hại) đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi của vùng. Nền nông nghiệp của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tỉ lệ nông sản được đưa vào chế biến mới chỉ đạt khoảng 30%. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng còn thấp (thấp hơn trung bình cả nước). Cho đến nay vùng vẫn chưa khai thác có hiệu quả được tiềm năng đặc thù để sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Dải trung du như Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn các tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu vì ở đó đồng bào hoạt động nông - lâm nghiệp là chính. Trình độ sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao. Đồng thời, một số vấn đề môi trường cũng đã và đang là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp của vùng. Tiểu kết chương 1 Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH ở hầu hết các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ngành kinh tế này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ,... sản xuất nông nghiệp cần có những qui hoạch, định hướng cụ thể phù hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng. Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng TDMNBB nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong những năm vừa qua. Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Hình thành một số vùng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích đất canh tác cùng với nhiều vấn đề nảy sinh khác đang đặt ngành kinh tế này đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. 23
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Thái Nguyên có hệ tọa độ địa lí từ 21o 19’B đến 22o 03’B và 105o 29’Đ đến 106o 15’Đ, từ Bắc đến Nam kéo dài 43’vĩ độ (80km), từ Tây sang Đông rộng 46’ kinh độ (85 km). Với diện tích là 3526,64 km2 (2016) chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên của cả nước, Thái Nguyên gồm 6 huyện, một thị xã và 2 thành phố trực thuộc tỉnh với số dân là 1.246.580 người (đứng thứ 3/14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB) với mật độ dân số là 353 người/km2 . Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Đơn vị hành chính Diện tích (Km2 ) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2 ) TP.Thái Nguyên 170,53 317.580 1.862 TP.Sông Công 96,71 66.450 687 Thị xã Phổ Yên 258,89 172.530 666 Huyện Định Hóa 513,51 88.430 172 Huyện Võ Nhai 839,43 67.200 80 Huyện Phú Lương 367,62 109.520 297 Huyện Đồng Hỷ 454,40 115.080 253 Huyện Đại Từ 573,35 164.250 286 Huyện Phú Bình 252,20 145.810 578 Toàn tỉnh 3.526,64 1.246.580 353 Nguồn: [4] Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc phía Bắc Việt Nam. Phía Bắc Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp với thủ đô Hà Nội. Sự giao lưu về mặt văn hóa, KT-XH,… được thực hiện thông qua hệ thống đường quốc lộ (quốc lộ 3, quốc lộ 1B), đường sắt, đường sông. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên và thông sang Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh quanh vùng. 24
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 25