SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TSKH. Nguyễn
Trung Dũng – người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, Dự án nước thải rác thải
các tỉnh lỵ, Công ty khai thác công trình đô thị Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp
đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Và các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và Quản lý, các học viên lớp cao học 16KT cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ
những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và
là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu học tập và hoàn thành luận văn
của mình.
Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai
sót. Tôi xin trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy
cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2010
Học viên
Nguyễn Tuấn Anh
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PVS Phóng vấn sâu
TLN Thảo luận nhóm
NCĐT Nghiên cứu định tính
NCĐL Nghiên cứu định lượng
PVKCT Phỏng vấn không cấu trúc
TLNTT Thảo luận nhóm tập trung
NDPV Người được phỏng vấn
PTBV Phát triển bền vững
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ______________________________________________________ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT___________________________________________ii
DANH MỤC BẢNG _________________________________________________v
DANH MỤC HÌNH _________________________________________________vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ________________________________________ - 7 -
1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam _______________________ - 7 -
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội_______________________________ - 7 -
1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu gom nước thải _________________________ - 8 -
1.2 Đặc điểm nước thải đô thị ______________________________________ - 10 -
1.2.1 Nước thải sinh hoạt __________________________________________ - 10 -
1.2.2 Nước thải công nghiệp _______________________________________ - 11 -
1.2.3 Nước thải là nước mưa _______________________________________ - 13 -
1.3 Các phương pháp nghiên cứu____________________________________ - 14 -
1.3.1 Các phương pháp dành cho khảo sát_____________________________ - 15 -
1.3.2 Phân tích và xử lý số liệu _____________________________________ - 16 -
1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông ________________________ - 17 -
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU________________________ - 21 -
2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính _______________________________ - 23 -
2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính __________________________ - 23 -
2.1.2 Thảo luận nhóm_____________________________________________ - 25 -
2.1.3 Phương pháp quan sát ________________________________________ - 27 -
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng______________________________ - 27 -
2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu_________________________________ - 27 -
2.2.2 Câu hỏi nghiên cứu __________________________________________ - 30 -
2.2.3 Các thiết kế nghiên cứu định lượng cơ bản________________________ - 30 -
2.3 Xử lý và nhập số liệu __________________________________________ - 33 -
2.4 Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy ________________________ - 34 -
2.4.1 Thống kê mô tả _____________________________________________ - 34 -
iv
2.4.2 Kiểm định mối liên hệ giữa hai biết định danh hoặc định danh – thứ bậc - 36 -
2.4.3 Kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi và tính toán Cronbach Alpha_ - 38 -
2.4.4 Mô hình Binary Logistic ______________________________________ - 39 -
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU _______________ - 42 -
3.1 Một số nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu ________ - 42 -
3.1.1 Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương ______ - 42 -
3.1.2 Vài nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu _________ - 44 -
3.2 Chọn mẫu nghiên cứu _________________________________________ - 46 -
3.3 Xử lý làm sạch số liệu thu thập được______________________________ - 47 -
3.3.1 Xử lý và nhập số liệu ________________________________________ - 48 -
3.3.2 Nhập số liệu ______________________________________________ - 49 -
3.3.3 Làm sạch số liệu ____________________________________________ - 50 -
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ __________________________ - 54 -
4.1 Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương _______ - 54 -
4.1.1 Tiêu thoát nước thải của hộ đi đâu ______________________________ - 54 -
4.1.2 Hiện trạng kết nối và tiêu thoát nước thải trong khu vực _____________ - 57 -
4.2 Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở TP Hải Dương___ - 61 -
4.2.1 Kiến thức của người dân ______________________________________ - 61 -
4.2.2 Hành vi của người dân khi hệ thống tiêu thoát nước thải bị tắc ________ - 67 -
4.3 Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân_ - 68 -
4.3.1 Người có uy tín để đưa tin về tiêu thoát nước thải đến người dân ______ - 68 -
4.3.2 Đánh giá các công cụ truyền thông hiệu quả ______________________ - 69 -
4.4 Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân______ - 74 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ______________________________________ - 78 -
1. Kết luận _____________________________________________________ - 78 -
2. Kiến nghị ____________________________________________________ - 80 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ - 82 -
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người_______ - 11 -
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp _____ - 12 -
Bảng 2.1. Bảng ví dụ danh mục các bảng hỏi __________________________ - 38 -
Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số trung bình
phân theo phường chọn nghiên cứu của năm 2006 ______________________ - 44 -
Bảng 3.2. Cơ cấu ngành nghề của các phường tính theo phần trăm _________ - 45 -
Bảng 3.3. Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo theo năm 2006 __________________ - 45 -
Bảng 3.4. Xác định cỡ mẫu ________________________________________ - 46 -
Bảng 3.5. Phân bổ cỡ mẫu theo phường (hộ)___________________________ - 47 -
Bảng 3.6. Bảng ví dụ mô tả mã dữ liệu bảng hỏi________________________ - 49 -
Bảng 4.1. Nơi thải của nước thải của hộ gia đình (loại trừ nước từ hố xí tự hoại)- 56 -
Bảng 4.2. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát của hộ _______________________ - 56 -
Bảng 4.3. Đường tiêu thoát của hộ gia đình có thường xuyên bị tắc không ___ - 57 -
Bảng 4.4. Tần suất tắc đường ống nước thải của hộ gia đình ______________ - 57 -
Bảng 4.5. Đánh giá về tình trạng tiêu thoát nước thải của khu vực__________ - 58 -
Bảng 4.6. Vị trí của hệ thống tiêu thoát nước thải của khu vực_____________ - 59 -
Bảng 4.7. Chiếm dụng hệ thống tiêu thoát chung _______________________ - 59 -
Bảng 4.8. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát chung________________________ - 61 -
Bảng 4.9. Hệ thống tiêu thoát chung có bị tắc không ____________________ - 61 -
Bảng 4.10. Kiểm định Omnibus các hệ số_____________________________ - 62 -
Bảng 4.11. Tổng hợp các hệ số tương quan về mức độ phù hợp của mô hình _ - 62 -
Bảng 4.12. Các hệ số của các biến trong phương trình hồi quy ____________ - 62 -
Bảng 4.13. Kết quả đấu giá việc xử lý nước thải – Giá trị sẵn sàng chi trả của người
dân (đơn vị 1000 VNĐ/m3
) ________________________________________ - 64 -
Bảng 4.14. Sự quan tâm của người dân khi hệ thống nước thải và thu gom nước thải
trong khu vực bị hỏng ____________________________________________ - 65 -
Bảng 4.15. Bảng kiểm định Chi-Square giữa trình độ văn hóa của người dân với
nhận thức của người dân về vấn đề tiêu thoát nước thải __________________ - 66 -
vi
Bảng 4.16. Bảng quan hệ giữa trình độ văn hóa và nhận thức của người dân về vấn
đề tiêu thoát nước thải ____________________________________________ - 67 -
Bảng 4.17. Bảng kiểm định Chi-Square mối liên hệ giữa trình độ văn hóa với hành
vi của người dân về vấn đề đường ống bị tắc __________________________ - 67 -
Bảng 4.18. Quan hệ giữa trình độ văn hóa với hành vi của người dân về vấn đề
đường ống tiêu thoát nước thải bị tắc (%) _____________________________ - 68 -
Bảng 4.19. Người thuyết phục nhất để đưa tin về vấn đề tiêu thoát nước thải (%)- 69 -
Bảng 4.20. ảng đánh giá độ tin cậy của thang đo ______________________ - 69 -
Bảng 4.21. Bảng đánh giá độ tin cậy các mục thống kê __________________ - 70 -
Bảng 4.22. ảng đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi đã lựa chọn ______ - 70 -
Bảng 4.23. Bảng đánh giá độ tin cậy của các mục thang đo sau khi đã lựa chọn- 71 -
Bảng 4.24. Đánh giá các công cụ truyền thông ( _____________________ - 72 -
Bảng 4.25. Ma trận tương quan giữa các công cụ truyền thông ____________ - 73 -
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị _______________________________ - 13 -
Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê _________________________ - 14 -
Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát_________________ - 15 -
Hình 1.4. Mô hình truyền thông_____________________________________ - 17 -
Hình 1.5. Tiến trình thay đổi hành vi_________________________________ - 19 -
Hình 2.1. Các giai đoạn thực hiện một nghiên cứu ______________________ - 22 -
Hình 2.2. Các dạng phân phối ______________________________________ - 35 -
Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Hải Dương_____________ - 43 -
Hình 3.2. Các phường thuộc phạm vi nghiên cứu _______________________ - 47 -
Hình 3.3. Quá trình xử lý, làm sạch số liệu điều tra sau khi thu thập số liệu __ - 48 -
Hình 4.1. Giá trị sẵn sàng chi trả cho xử lý 1 m3
nước thải________________ - 64 -
Hình 4.2. Tắc đường tiêu thoát chung ________________________________ - 66 -
Hình 4.3. Các công cụ truyền thông hiệu qủa __________________________ - 72 -
Hình 4.4. PTBV liên quan đến kiến thức - thái độ - hành vi của người dân ___ - 76 -
- 1 -
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài:
Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ
yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước
mưa còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc
biệt là nước thải sinh hoạt. Mục tiêu của định hướng phát triển hệ thống thoát nước
đô thị Việt Nam đến năm 2020: Từng bước xoá bỏ tình trạng ngập úng thường
xuyên vào mùa mưa tại các đô thị; Mỗi đô thị sẽ có hệ thống thoát nước với công
nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường; Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ
thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80-90 , riêng đối với Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, khu công
nghiệp và khu chế xuất thì phạm vi thoát nước sẽ được tăng lên 90-100%1
.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị là một trong những yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu
người dân sống ở các đô thị, chiếm 23,6% dân số cả nước, thì đến năm 2002 đã là
trên 20 triệu (tương đương với 25,1 và ước tính đến năm 2020 là 45 . Xét về
tốc độ đô thị hoá thì theo thống kê mới nhất, hiện tại Việt Nam có 729 đô thị, trong
đó có 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại I, 14 loại II, 43 loại III, 36 loại IV, 631 loại V
và gần 10.000 xã. Mức độ đô thị hóa là 27,5 , tương ứng với tốc độ tăng dân số đô
thị khoảng 2,9 /năm và đến năm 2020 dân số thành thị sẽ tăng gấp đôi. Trong khi
đó, hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng
định, tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần lớn hệ thống được
dùng chung cho thoát nước mưa và nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên,
nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có trạm xử lý
nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố.
1
Tạp chí xây dựng số 4/2008,
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/Management/TownLower/13858200805231415380/
- 2 -
Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước của các thành phố lớn mới
chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu và các đô thị nhỏ 20-25 . Theo đánh giá của các
công ty thoát nước và môi trường đô thị tại các địa phương thì hiện nay 50% tuyến
cống đã bị hư hỏng nặng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp và chỉ khoảng 20%
tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là số điểm ngập úng tăng và tình
trạng ngập úng xảy ra thường xuyên hơn, thời gian úng ngập kéo dài 2-3 giờ. Đặc
biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh thì tình hình còn trở
nên tồi tệ hơn (Dũng & Anh, 2007 .
Việc quản lý hệ thống tiêu thoát nước thải đang đối diện với những thách thức
lớn, khi thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với yêu
cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề như kết nối tiêu thoát nước thải của hộ
dân với hệ thống của công ty tiêu thoát nước thải không chuyên nghiệp và không
cưỡng bức; Chưa sử dụng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) trong công tác quản lý;
Quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý không cập nhập kịp
thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới; Quản lý xây dựng đô thị
và hạ tầng còn nhiều hạn chế, ... để lại một thực trạng là bộ mặt kiến trúc đô thị
thiếu bản sắc cùng với môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, theo ước
tính để đạt được các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn dự tính cho cấp
nước đô thị khoảng 15.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD , thoát nước và xử lý nước thải
đô thị khoảng 44.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), quản lý chất thải rắn đô thị khoảng
16.517 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD). Một nguồn vốn đầu tư lớn như vậy, song ý việc
quản lý còn quá nhiều bất cập và nhận thức của người dân về vấn đề nước thải cũng
như hệ thống tiêu thoát nước thải còn quá kém nên hiệu quả của đầu tư sẽ không
cao.
Nếu so sánh với các nước Tây Âu thì hiện nay 90% dân số của khối EU25, 25
nước Châu Âu, đã được kết nối với hệ thống thu gom nước thải. Chỉ còn 14 nước
thải sinh hoạt là chưa qua xử lý trước khi trở về nguồn. Hầu hết mọi nước thải sinh
hoạt đều qua xử lý cấp hai hoặc cao hơn. Riêng ở Đức, Hà Lan, Phần Lan và Thuỵ
Điển thì 80 nước thải được xử lý tối thiểu qua 3 bước. Mô hình PPP (Public
- 3 -
Private Partnership), có sự tham gia của tư nhân trong giải quyết các vấn đề công
cộng đang được áp dụng thành công trong tiêu thoát và xử lý nước thải đô thị, ví dụ
công ty Gelsenwasser AG trong quản lý nước thải ở thành phố Dresden ở Đức.
Trong khuôn khổ của Nghị định khung về tài nguyên nước (Water Frame Directive)
thì các nước trong khối cộng đồng Châu Âu đang áp dụng thu phí nước thải theo
nguyên tắc "Đảm bảo thu bù chi" và "Người gây ô nhiễm phải trả". Chính vì vậy mà
mức thu phí nước sạch, nước thải và đặc biệt là thu phí nước mưa (đối với trường
hợp ngăn/giảm dòng chảy thấm xuống đất), ở Đức đánh giá là cao trên thế giới2
.
Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh
Hải Dương, là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương. Tổng sản phẩm trên địa bàn
thành phố (GDP , giai đoạn 2001-2005 tăng 14,47 /năm, trong đó công nghiệp và
xây dựng có tốc độ tăng cao, đạt bình quân 21,6 /năm trong giai đoạn 2001-2005.
Về quy mô kinh tế, GDP của năm 2005 (giá so sánh 1994 gấp gần 2 lần so với năm
2000; GDP năm 2005 tính theo giá hiện hành của thành phố đạt 2.266 tỷ đồng. Mức
GDP đầu người thành phố năm 2005 đạt khá cao (15,7 triệu đồng, tương đương
986,3 USD), cao gấp gần 2 lần so với tỉnh và gấp hơn 1,3 lần so với kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống kết hợp cả thoát nước thải
và nước mưa. Đối với những địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và lượng
nước mưa tập trung theo mùa như thành phố Hải Dương thì việc xây dựng hệ thống
thoát nước trên là phù hợp. Đồng thời, để thoát nước thành phố phải sử dụng hệ
thống bơm cưỡng bức (GTZ&GFA, 2008).
Mạng lưới thoát nước thành phố có tổng chiều dài 35 km với tỷ lệ 0,23 km
ống/km đường. Nhưng hiệu suất làm việc thấp, chỉ đạt 40-60% do các hố ga, thân
cống bị bùn lắng đọng và tỷ lệ cống còn thấp.
Lĩnh vực thoát nước trong những năm qua được thành phố quan tâm chỉ đạo
thực hiện và đã tiến hành nạo vét, cải tạo được 9.763 m cống tiêu thoát nước, đã
được thực hiện các dự án kè các hồ, sông Cầu Cất, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thành phố giai đoạn I... Về cơ bản hệ thộng mới đáp ứng được yêu cầu
2
EUROSTAT new release (37/2006)
- 4 -
tiêu thoát nước chung cho khu vực nội thành cũ. Tuy nhiên, do độ cao của thành
phố thấp hơn mực nước các con sông gây khó khăn lớn cho việc tiêu thoát nước,
tình trạng ngập, úng vẫn còn phổ biến, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Hơn nữa,
nhiều khu vực phường, xã mới của thành phố vẫn còn chưa có hệ thống tiêu thoát
nước nước và xử lý nước thải.
Chính vì vậy, Các dự án nhà nước đã quan tâm tới việc đầu tư hệ thống tiêu
thoát nước thải nhưng sự tham gia của người dân còn hạn chế. Việc nghiên cứu kiến
thức thái độ hành vi của người dân là việc cấp bách hiện nay để tiến tới quản lý
nước thải ở các khu đô thị bền vững. Những nghiên cứu gần đây, chúng ta mới chỉ
dừng ở mặt quy hoạch, kỹ thuật chưa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao nhận thức
cho người dân để thay đổi hành vi của người dân. Trong bối cảnh như vậy đề tài:
“Nghiên cứu kiến thức - thái độ - hành vi của người n nh định hướng quản
lý bền vững nước thải ở Thành phố Hải Dương” được tiến hành nhằm có biện
pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc tiêu thoát nước thải.
II. Mục đích của Đề tài:
- Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải về kỹ thuật cũng như đặc điểm về
hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương.
- Xác định kiến thức - thái độ - hành vi của người dân về hệ thống tiêu thoát
nước thải ở thành phố Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia người dân vào công tác tiêu
thoát nước thải định hướng quản lý nước thải bền vững.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành
phố Hải Dương.
- Phương pháp thu thập thông tin:
o Thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu thống kê của phường,
thành phố Hải Dương.
- 5 -
o Phỏng vấn hộ dân, Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hộ dân.
- Phương pháp nghiên cứu:
o Phương pháp nghiên cứu định tính
o Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp ph n tích số liệu:
o Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên EXCEL,
SPSS
o Phân tích tương quan, phương sai, mô hình hồi quy.
IV. Kết quả dự kiến đạt được:
Kết quả phân tích kiến thức - thái độ - hành vi của người dân để từ đó có biện
pháp phù hợp để nâng cao nhận thức tiến tới cải thiện hành vi của người dân ở
thành phố Hải Dương. Từ các kết quả phân tích, xây dựng mô hình quản lý nước
thải có sự tham gia người dân định hướng quản lý nước thải bền vững.
V. Nội dung của luận văn:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
- Thực trạng tiêu thoát nước thải
- Đặc điểm nước thải đô thị
- Quản lý nước thải đô thị
- Các phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy
CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
- Chọn mẫu nghiên cứu
- Dữ liệu thu thập
- Xử lý làm sạch dữ liệu thu thập được
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ
- 6 -
- Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương
- Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành phố Hải
Dương
- Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân
- Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- 7 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý và điều kiện địa hình ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thoát nước tự
chảy của các đô thị. Đặc trưng của đô thị của cả nước là sự phát triển gắn liền với
việc khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt (sông, biển...). Hệ thống thoát nước
đô thị cũng liên quan mật thiết đến chế độ thuỷ văn của hệ thống sông, hồ. Về mặt
tự nhiên, các sông, hồ thường kết với nhau thành dạng chuỗi thông qua các kênh
mương thoát nước hở, tạo thành các trục tiêu thoát nước chính. Cả nước có tới
2.360 con sông với chiều dài hơn 10.000 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có
diện tích lưu vực trên 10.000 km2
. Lưu vực dòng chảy các sông về mùa mưa rất lớn
chiếm 70 - 90% tổng lượng nước cả năm.
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ và độ
bức xạ cao. Sự phân bố không đều về lượng mưa, độ ẩm, độ bức xạ... theo không
gian và thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thoát nước và chất lượng môi trường
nước trong các đô thị. Mỗi năm có khoảng 8 - 10 cơn bão, gây thiệt hại trung bình 2
- 3% thu nhập quốc dân và ảnh hưởng rất lớn tới thoát nước đô thị.
Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện
đáng kể. Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các
thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh,... Nguồn vốn đầu
tư này tuy đã lên tới hàng tỉ USD, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ (khoảng
1/6) so với yêu cầu hiện nay.
Hầu hết các đô thị đã có qui hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng
quy hoạch chuyên ngành, hạ tầng cơ sở chưa được thực thi đầy đủ, đồng bộ nhất là
đối với ngành cấp thoát nước đô thị.
Các qui hoạch về môi trường, quản lý chất thải rắn, cấp thoát nước thường là
các mảng nhỏ trong quy hoạch tổng thể, do vậy chỉ có thể có các thông tin qui
hoạch cơ bản. Một vấn đề khá quan trọng trong công tác qui hoạch là các tiêu chí
- 8 -
chung để phối hợp thực hiện đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đô thị chưa được
đề ra đầy đủ.
1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu go nước thải
Hiện nay, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở các đô thị của Việt Nam là hệ
thống thoát nước chung. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây
khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo
dưỡng nên đã xuống cấp nhiều. Việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách
chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô
thị. Các dự án thoát nước đô thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị đã và
đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải
tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ
thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Đối với các khu công nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ
thống thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thông thường có hai hoặc ba hệ
thống thoát nước riêng biệt:
Trường hợp ba hệ thống cho ba loại nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất,
nước thải sinh hoạt.
Trường hợp hai hệ thống: nước mưa thoát riêng, còn nước thải sản xuất sau
khi đã xử lý sơ bộ trong từng nhà máy thì thoát chung và xử lý kết hợp với
nước thải sinh hoạt.
Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài
bình quân cống trên đầu người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình khoảng
2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2
- 0,25m/người, còn lại chỉ đạt từ 0,05 - 0,08m/người. Mặt khác trong từng đô thị,
mật độ cống thoát nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ
cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngoài ra, nhiều đô thị
gần như chưa có hệ thống thoát nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh.
Theo thống kế sơ bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây
- 9 -
dựng, một số đô thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như ở Tuy Hoà (tỉnh
Phú Yên). Hệ thống thoát nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các
thành phố Quy Nhơn ( ình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng
20 ... Các đô thị có hệ thống thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành
phố Hồ Chí Minh và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái ình cũng chỉ phục vụ
khoảng 60%.
Theo đánh giá của các công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị tại các
địa phương và các công ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng
nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng
20% vừa được xây dựng là còn tốt.
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành
bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng
bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có
một số tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp
đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu
nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng
thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho
công tác quản lý. Theo báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường
đô thị, tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa
mưa. Có đô thị 60 đường phố bị ngập úng như uôn Mê Thuột của Đắc Lắc, TP
Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), TP. Hà Nội (trên 30 điểm , Đà Nẵng, Hải
Phòng cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ hai giờ đến
hai ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đô
thị còn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê
Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản
xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông.
Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
- 10 -
1.2 Đặc điểm nước thải đô thị
1.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường
được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công
trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân
số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
 Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
 Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 –
50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5
- 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150
– 450%mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy
sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh
hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80 lượng nước được
cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất
lắng hoặc BOD5 có một mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình
tính theo đầu người với nhu cầu cấp nước 150 lít/ngày tổng lượng chất thải trong
Bảng 1.1.
- 11 -
Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người
Các chất
Tổng chất thải
(g/người.ngày)
Chất thải hữu cơ
(g/người.ngày)
Chất thải vô cơ
(g/người.ngày)
Tổng lượng chất thải 190 110 80
Các chất tan 100 50 50
Các chất không tan 90 60 30
Chất lắng 60 40 20
Chất lơ lửng 30 20 10
1.2.2 Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại
hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác
nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
Trong công nghiệp nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay
phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền
nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy
trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng.
Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu
bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất. Lượng nước thải phụ thuộc vào công nghệ sản
xuất và năng suất của các công ty đó sử dụng.
Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, trong một ngành công nghiệp mức
độ ô nhiễm cũng khác nhau tùy theo công nghệ của từng nhà máy. Dựa vào thành
phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý hợp lý.
Trong Bảng 1.2 trình bày lượng nước thải của một số ngành công nghiệp sản xuất
tính cho một lít nước thải.
- 12 -
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp
TT Các chỉ tiêu
Chế biến
sữa
Sản xuất
thịt hộp
Dệt sợi
tổng hợp
Sản xuất
clorophenol
1 BOD5 (mg/l) 1000 1400 1500 4300
2 COD (mg/l) 1900 2100 3300 5400
3 Tổng chất rắn (mg/l 1600 3300 8000 53000
4 Chất rắn lơ lửng (mg/l 300 1000 2000 1200
5 Nitơ (mgN/l 50 150 30 0
6 Photpho (mgP/l) 12 16 0 0
7 pH 7 7 5 7
8 Nhiệt độ (0
C) 29 28 - 17
9 Dầu mỡ (mg/l - 500 - -
10 Clorua (mg/l) - - - 27000
11 Phenol (mg/l) - - - 140
Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng nitơ và photpho
đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các chất dinh dưỡng này
trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so với nhu cầu phát triển
của vi sinh vật. Nước thải ở các nhà máy hóa chất thường chứa một số chất độc cần
được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi thải vào hệ thống nước thải khu vực.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
 Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi sử dụng để
làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
 Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và
cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào
nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
- 13 -
1.2.3 Nước thải là nước ưa
Loại nước thải này sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn
bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước. Những nơi có mạng lưới cống thoát
riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước
mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và
nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng
cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát
nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên
tới 470m3
/ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước
mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng
nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm
thâm nhập và một phần nước mưa.
Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các
tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85 lượng nước cấp cho một nguồn
trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị
thường dao động trong phạm vi rất lớn. Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ
biến động từ 20% QTB - 250%QTB , còn các thành phố lớn biến động từ 50% QTB -
200%QTB . Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10 - 12h trưa và thấp
- 14 -
nhất vào lúc khoảng 5h sáng. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi
theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần.
1.3 Các phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thống kê trải qua các bước sau:
Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê
Trong sơ đồ này mũi tên hướng từ trên xuống chỉ trình tự các bước tiến hành
các công đoạn của quá trình nghiên cứu. Công đoạn từ dưới lên chỉ những công
đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung nếu chưa đạt yêu cầu.
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích, nội
dung, đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu
thống kê
Điều tra thống kê
Xử lý số liệu:
- Tập hợp, sắp xếp số liệu
- Chọn các phần mềm xử lý số liệu
- Phân tích thống kê sơ bộ
- Lựa chọn các phương pháp phân
thích thống kê thích hợp
Phân tích và giải thích kết quả.
Dự đoán xu hướng phát triển
Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu
- 15 -
1.3.1 Các phương pháp ành cho khảo sát
Các công cụ khảo sát cơ bản dùng trong luận văn:
- Phương pháp định lượng có sử dụng bảng hỏi hộ gia đình.
- Phương pháp định tính có sử dụng bản kiểm cho phỏng vấn sâu (PVS) và
thảo luận nhóm (TLN).
Như trong Hình 1.3 thì PVS và TLN trọng tâm thuộc dạng phi cấu trúc và mức
độ kiểm soát của nghiên cứu viên thấp. Ngược lại Điều tra bằng bảng hỏi có cấu
trúc chặt chẽ và mức kiểm tra của nghiên cứu viên cao hơn.
Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát
1.3.1.1 Phương pháp định tính
a. Phỏng vấn sâu (PVS)
PVS là một kỹ thuật phỏng vấn đặc biệt, dùng để phỏng vấn những người có
vai trò, chức vụ đặc biệt trong cộng đồng và được xem như đại diện cho ý kiến cộng
đồng. Người cung cấp thông tin chủ yếu có thể là đại diện chính quyền, đoàn thể ở
cộng đồng hay người dân được xem là có uy tín của cộng đồng.
b. Thảo luận nhóm có trọng tâm (TLN)
TLN có trọng tâm là một kỹ thuật TLN đặc biệt, gồm từ 6 đến 12 người,
được một người hướng dẫn (và một người ghi chép) và ngồi vòng quanh. Thành
Cấu trúc chặt
chẽ
Phi
cấu trúc Bán cấu trúc
Mức độ chặt chẽ của cấu trúc
PV dân tộc
học
Phỏng vấn
sâu
Thảo luận nhóm trọng
tâm
Mức độ kiểm soát của
NCV
Điều tra bảng
bảng hỏi
Vẽ bản đồ
Các kỹ thuật quy
chiếu
Liệt kê tự do
Phân nhóm
Xếp hạng
- 16 -
viên của nhóm thường là đồng nhất ví dụ nhóm các trưởng khu, thanh niên... Các
thành viên thảo luận về một chủ đề nào đó một cách tự do và tự phát. TLN có thể
cung cấp đủ loại thông tin nhưng chủ yếu là về các thông tin về nhận thức, thái độ,
hành vi của nhóm. Thảo luận cần được chuẩn bị chu đáo và hướng dẫn tốt, người
hướng dẫn phải có kinh nghiệm. Nơi thảo luận phải thuận lợi, không làm ảnh hưởng
đến kết quả thảo luận.
1.3.1.2 Phương pháp định lượng
Bộ câu hỏi thường được sử dụng để phỏng vấn khi tiến hành một cuộc khảo
sát (survey) về một vấn đề nào đó ở cộng đồng. Bộ câu hỏi là một công cụ để đo
lường, nói đúng hơn đó là một thước đo, đòi hỏi phải chính xác và tin cậy. Để đạt
được điều này, người thiết kế phải tuân theo nhiều giai đoạn khác nhau, từ việc xem
xét các mục tiêu, biến số của nghiên cứu cho đến việc thử độ chính xác và độ tin
cậy.
Cấu trúc bộ câu hỏi:
Một bộ câu hỏi được cấu thành từ các câu hỏi, cấu trúc bộ câu hỏi có thể gồm
câu hỏi mở hoặc câu hỏi đóng hoặc cả 3 loại câu hỏi mở, đóng và kết hợp.
Các bước cần chú ý khi thiết kế một bộ câu hỏi:
- Xác định nội dung hỏi
- Hình thành các câu hỏi
- Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự hợp lý
- Thử nghiệm bộ câu hỏi về độ tin cậy, độ chính xác, và về mặt ngôn ngữ
1.3.2 Ph n tích và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta sẽ thu được rất nhiều dữ liệu ban đầu
(dữ liệu sơ cấp) trên mỗi đơn vị điều tra. Những dữ liệu này là những dữ liệu thô
phản ánh các đặc trưng cá biệt của từng đơn vị, có tính chất rời rạc nên rất khó khăn
quan sát để rút ra những nhận xét, kết luận về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như
thể sử dụng ngay vào phân tích về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như thể sử dụng
ngay vào phân tích và dự đoán thống kê. Các số liệu định lượng khi thu thập sử
- 17 -
dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích và trình bày các kết quả sắp xếp này
thường được trình bày dưới dạng bằng hay biểu đồ để dễ quan sát.
1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông
1.3.3.1Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông được trình bày dưới dạng bao gồm các phần tử và quá
trình truyền thông tin như Hình 1.4.
Hình 1.4. Mô hình truyền thông
Người truyền là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Người truyền là người hay nhóm mang nội dung thông tin muốn được
trao đổi đến với người hay nhóm người khác. Thông điệp là nội dung thông tin
được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những
tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức
khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống ký hiệu
này được cả người truyền và người nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu.
Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người…
được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức
chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc
điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như
truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng).
Người truyền Thông điệp Kênh Người nhận
Nhiễu
Hiệu
quả
Phản hồi
- 18 -
Người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá
trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến
đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận.
Phản hồi là phản ứng của người nhận đối với thông điệp truyền thông về
những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp.
Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước
trong quá trình truyền thông.
1.3.3.2Truyền thông thay đổi hành vi
a. Hành vi:
Hành vi là cách người dân hành động trước một tình huống nào đó của cuộc
sống. Hành vi được thành hình từ những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc
sống chung quanh. Những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm đó có thể do bản thân
thu lượm được trong cuộc sống hoặc do người đi trước truyền lại hoặc học tập từ
những người chung quanh. Hành vi được lập đi lập lại sẽ trở thành thói quen và rất
khó thay đổi. Ngoài ra, hành vi của cá nhân còn bị ảnh hưởng bởi lối sống, cách cư
xử của cộng đồng nên lại càng khó thay đổi. Muốn làm người dân thay đổi hành vi
thì phải hiểu về sự thay đổi hành vi và phải biết giáo dục đúng cách.
b. Tiến trình thay đổi hành vi:
Sự thay đổi của người dân xảy ra thường chậm đòi hỏi phải có thời gian. Sự
thay đổi này thường trải qua 5 bước cơ bản.
- 19 -
Hình 1.5. Tiến trình thay đổi hành vi
- Tiến trình được mô tả từ thấp đến cao như một bậc thang và chuyển biến
dần từ hiểu biết đầy đủ đến chấp nhận và sau đó là thực hiện, duy trì hành vi mới.
- Can thiệp truyền thông thay đổi hành vi không phải luôn luôn bắt đầu từ
việc cung cấp kiến thức mà cần xác định xem đối tượng đang ở bước nào trong tiến
trình thay đổi hành vi để nâng họ bước tiếp lên bậc thang cao hơn.
- Các hoạt động can thiệp tiến hành đồng loạt, liên tục sẽ tạo ra hiệu quả cao
nhất.
- Việc tiếp cận được tới các phương tiện hỗ trợ thực hiện hành vi mới đóng
vai trò rất quan trọng trong tiến trình thay đổi hành vi.
- Con người dễ chấp nhận, thực hiện hành vi mới nếu như họ có nhiều sự lựa
chọn.
- Việc ứng dụng nhiều phương thức truyền thông khác nhau và phù hợp với
từng giai đoạn trong tiến trình truyền thông sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy nhanh sự
thay đổi hành vi.
- 20 -
- Những người xung quanh và cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi
hành vi của đối tượng. Họ dễ dàng thay đổi hơn khi hành vi đó được những người
xung quanh chấp nhận.
- Việc bước tiếp ở những bậc thang cao trong tiến trình thay đổi hành vi thì
khó khăn hơn rất nhiều. Đối tượng thường có khuynh hướng quay lui trở lại với
hành vi cũ.
- 21 -
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một cuộc khảo sát thường bao gồm 6 giai đoạn từ khi bắt đầu lên kết hoạch
đến cho ra báo cáo cuối cùng. Tùy mục đích và quy mô của cuộc khảo sát để thiết
kế cuộc điều tra với mục đích đảm bảo được chất lượng báo cáo và chi phí cho cuộc
khảo sát.
Các giai thiết kế cuộc điều tra bao gồm 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kế hoạch và phát triển của khảo sát
Ở giai đoạn này mục tiêu chủ yếu là lập kế hoạch của cuộc khảo sát, từ các số
liệu và tài liệu liên quan đến cuộc khảo sát phác thảo sơ bộ kế hoạch khảo sát. Và đề
cương các câu hỏi của cuộc nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Thử bảng hỏi
Sau khi có bộ câu hỏi sơ bộ của giai đoạn 1, tiến hành thử bảng hỏi kiểm tra
tính phù hợp với thực tế. Và mã hóa bảng hỏi trên bộ câu hỏi đã thử.
Giai đoạn 3: Hoàn thành việc thiết kế và kế hoạch khảo sát
Bộ câu hỏi và mã code cũng chọn mẫu nghiên cứu. Và lên kế hoạch quản lý cả
cuộc khảo sát và quản lý các nhóm khảo sát.
Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch khảo sát và thu thập số liệu
Trong giai đoạn này hoàn thiện cuối cùng bộ bảng hỏi và mã code. Chọn mẫu
nghiên cứu, phối hợp các nhóm trong cuộc khảo sát để tiến thành thu thập số liệu ở
hiện trường. Thành lập các nhóm kiểm soát để kiểm soát chất lượng số liệu thu thập
ở hiện trường. Tiếp đến thu thập số liệu ở hiện trường.
Giai đoạn 5: Mã hóa dữ liệu và cấu trúc tệp dữ liệu
Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành nhập và xử lý số liệu đã thu thập
được. Kiểm tra chất lượng dữ liệu nghiên cứu có phù hợp hay không. Và cho ra dữ
liệu thô để tiến hành bước cuối cùng.
Giai đoạn 6: Phân tích và xử lý số liệu
Từ dữ liệu thô tiến hành phân tích dữ liệu cho ra báo cáo.
- 22 -
Hình 2.1. Các giai đoạn thực hiện một nghiên cứu
Chọn mẫu
nghiên cứu
Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch
khảo sát và thu thập số liệu
Hoàn thành
bộ bảng hỏi
cuối cùng
Phối hợp với
các nhóm khác
để quản lý
Thu thập
số liệu
Thu thập số
liệu để lập kế
hoạch và thiết
kế khảo sát
Sơ bộ chuẩn bị mẫu
thiết kế
Chuẩn bị phác thảo
đề cương câu hỏi
Kế hoạch sơ bộ
chuẩn bị hoạt động
Phát triển phân tích
sơ bộ kế hoạch và
đề cương
Thiết kế
khảo sát
Giai đoạn 1: Kế hoạch và phát triển của khảo sát
Chuẩn bị
mẫu thiết kế
Sơ bộ mã hoá
các câu hỏi
phác thảo
Người thuê
lại
Chuẩn bị
mẫu thiết kế
Chuẩn bị thử
bảng hỏi
Thử bảng hỏi
(2)
Giai đoạn 2: Thử bảng hỏi
Giai đoạn 3: Hoàn thành việc
thiết kế và kế hoạch khảo sát
Phát triển kế
hoạch chọn mẫu
Chỉnh sửa bảng
hỏi và chuẩn bị
code bảng hỏi
Kết hợp và quản
lý dự án kết hợp
với các nhóm
khác
Thành lập
nhóm kiểm
soát mẫu
Giai đoạn 6: Phân
tích và xử lý số liệu
Phân tích
dữ liệu
Báo cáo dự
thảo
Báo cáo
cuối cùng
Xử lý số liệu
Chỉnh sửa
Mã hóa
Vào số liệu
Làm sạch số liệu
Kiểm tra chất lượng
dữ liệu
Kiểm tra chất lượng
Hợp lý của dữ liệu
Chuẩn bị dữ liệu
thô
Giai đoạn 5: Mã hóa dữ
liệu và cấu trúc file dữ liệu
- 23 -
2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính (NCĐT là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô
tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ
quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện
về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã
hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần
được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
NCĐT dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng.
Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên
cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi
nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có
thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình
thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và
phương pháp định lượng.
2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính
2.1.1.1 Phỏng vấn không cấu trúc (PVKCT)
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử
dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và
có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên
cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng
vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng
vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu
quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi
gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm
thông tin.
- Ưu điểm của PVKCT: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc
phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. PVKCT đặc biệt có ích
- 24 -
trong những trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông
tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu
ích trong những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức. PVKCT
đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như hành vi xấu như vứt
rác, xả nước thải trực tiếp ra ao, hồ...
- Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò
chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.
2.1.1.2 Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các
chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào
ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc
gồm:
i. Phỏng vấn sâu (PVS):
Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức
tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu
trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể
biết được câu hỏi nào là phù hợp.
ii. Nghiên cứu trường hợp:
Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang
quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai
đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt
cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình
huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại
một cách nhìn sâu sắc về hiện tượng đang quan tâm.
iii. Lịch sử đời sống:
Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều
cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)
Ưu điểm: của phỏng vấn bán cấu trúc:
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
- 25 -
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin
nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy
sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác
định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp.
2.1.1.3 Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau.
Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ
liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong
nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn
hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này nhằm phát hiện và
xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa”
trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan
họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào.
- Liệt kê tự do: Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối
tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể.
- Phân loại nhóm: Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các
phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng.
- Phân hạng sử dụng thang điểm: Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học
xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục
trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là đồ
thị.
2.1.2 Thảo luận nhó
Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ
là nhóm chứ không phải là cá nhân.
i. Thảo luận nhóm tập trung (TLNTT)
- 26 -
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc
điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn,
cùng một độ tuổi, cùng một giới tính...
Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các
biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện
chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho
việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc...
Ưu điểm:
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng
đồng
- Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm:
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với
phỏng vấn cá nhân
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan
niệm và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với phỏng vấn cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất
khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm.
ii. Phỏng vấn nhóm không chính thức
Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn
ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ kinh doanh một khu vực trong chợ...
Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do
Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít
có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có
giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.
- 27 -
2.1.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị
và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về
hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các
dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh hành
vi. Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước thải/sông
hồ, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế vứt rác xuống hệ thống tiêu
thoát nước thải/sông hồ như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các
của các đối tượng về hành vi mà người dân vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước
thải mà họ nhìn thấy. Do đó NCV có thể đếm số lần vứt rác xuống hệ thống tiêu
thoát nước thải/sông hồ trong một buổi hoặc một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Các hình thức quan sát:
- Quan sát tham gia/hoặc không tham gia
- Quan sát công khai/hay bí mật
- Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/hoặc không nói rõ về mục đích thực của
quan sát cho đối tượng bị quan sát biết
- Quan sát một lần/Quan sát lặp lại
- Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể
- Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu
định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát.
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu thường được tiến hành do những nhận thức hiện có của chúng ta
(hoặc mức độ hiểu biết của chúng ta) về một vấn đề nào đó (đôi khi được gọi là “sự
thực” được cho là không đúng hoặc chưa đầy đủ. Một nhà nghiên cứu thường đưa
ra một giả thuyết rằng có một quan điểm dường như có thể được coi là đúng đắn
hơn và đó chính là mục đích cho việc thu thập số liệu để chứng minh giả thuyết đó.
- 28 -
Nếu những số liệu thu thập được ăn nhập với giả thuyết của nhà nghiên cứu mới
đưa ra thì có nghĩa là nhà nghiên cứu đã đúng khi nghi ngờ “sự thực” trước kia. Vậy
nghiên cứu là một quá trình thu thập các bằng chứng để ủng hộ hoặc bác bỏ một
quan điểm nào đó. Quan điểm của nhà nghiên cứu chính là đối thuyết (alternative
hypothesis) và “sự thực” đã biết chính là giả thuyết không (thường được gọi tắt là
giả thuyết - null hypothesis). Bằng chứng chính là các dữ liệu, và việc khẳng định
hay bác bỏ “sự thực” chính là các kiểm định thống kê. Bác bỏ “sự thực” hiện thời
cũng có nghĩa là chấp nhận “sự thực” mới do nhà nghiên cứu đưa ra (chính là đối
thuyết).
Mục đích của nghiên cứu là thu thập các thông tin chính xác nhất có thể với
nguồn lực hiện có, với mục tiêu cung cấp các bằng chứng chính xác để trả lời câu
hỏi của nhà nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu giống như là một bài tập quản lý, nó
bao gồm việc lập kế hoạch cho quá trình thu thập thông tin sao cho tiết kiệm nguồn
lực (thời gian, tài chính và nhân lực). Quá trình nghiên cứu bao gồm ba bước chính:
- Thiết kế nghiên cứu
- Thu thập số liệu
- Phân tích và phiên giải số liệu
Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá sự khác biệt giữa
các nhóm hoặc sự khác nhau qua thời gian trên một nhóm. Chúng ta sẽ quan tâm
đến sự biến thiên giữa các nhóm hoặc qua các giai đoạn thời gian. Càng nhiều
nguồn biến thiên khác nhau của các thông tin thu thập được thì càng có nhiều cách
giải thích kết quả nghiên cứu của chúng ta. Một phương pháp nghiên cứu tốt liên
quan đến việc kiểm soát được các nguồn biến thiên có thể có. Hai nguồn biến thiên
chính của số liệu là sự biến thiên giữa các cá thể và sự biến thiên do việc đo lường.
Do chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn thực tế khi tiến hành nghiên cứu do vậy
việc chúng ta cũng rất có thể có những sai sót (trong việc chọn sai đối tượng nghiên
cứu, trong việc đo lường các chỉ số cần thiết, v.v.) Bất kỳ một lỗi nào chúng ta mắc
phải đều ảnh hưởng đến những mức độ sai lệch kết quả nghiên cứu của chúng ta.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu chúng ta có được trong ngày hôm nay có thể
- 29 -
khác với các kết quả nghiên cứu của những ngày khác do việc một đối tượng nghiên
cứu rất có thể sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau ở những thời điểm khác nhau
với cùng một câu hỏi. Mục đích của một nghiên cứu tốt là cố gắng giảm tối đa các
nguồn có thể gây sai số. Biện pháp chính là kiểm soát nhiều nguồn sai số nhất có
thể được (ngoài những biến thiên của các cá thể mà chúng ta khó có thể kiểm soát
được).
Có hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên (random error) và sai số hệ thống
(systematic error, hay bias). Sai số ngẫu nhiên có thể được định nghĩa là một thành
phần không thể dự đoán được. Sai số hệ thống là sai số do đo lường dẫn tới các kết
quả nghiên cứu có sự sai lệch một cách có hệ thống. Thông thường, khi đo lường
một đặc tính hay tính chất, chúng ta có thể không gặp sai số hệ thống một cách tổng
thể nhưng lại có những sai số ngẫu nhiên khác nhau trong các nhóm nhỏ, hoặc trên
một số đối tượng nghiên cứu nhất định.
Sai số đo lường một cách hệ thống được coi là nghiêm trọng hơn là các sai số
ngẫu nhiên. Sai số ngẫu nhiên dẫn tới sự thiếu chính xác, và thông thường có nghĩa
là sự khác biệt giữa các nhóm có thể bị mờ nhạt đi hoặc biến mất. Sai số hệ thống
nghiêm trọng, trái lại, có thể làm cho sự khác biệt giữa các nhóm bị lệch lạc và kết
luận của nghiên cứu có thể hoàn toàn bị sai lệch. Do vậy, kết quả sẽ là không chính
xác (inaccurate) và không có giá trị (invalid). Sau đây là một vài nguồn sai số hệ
thống của nghiên cứu, đặc biệt là một số nguồn biến thiên quan trọng (sai số tiềm
tàng) có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu sức khỏe là :
- Sai số lựa chọn (selection bias): sai số này dẫn đến việc các nhóm được chọn
lựa không đại diện được cho nhóm người mà chúng ta nghiên cứu. Điều này
sẽ làm lệch lạc sự phiên giải kết quả của chúng ta (tính khái quát hoá –
generalisability).
- Nhiễu (confounding): sai số này xuất hiện khi so sánh các nhóm với các đặc
tính khác nhau. Một biến nhiễu điển hình thường được nhắc đến là tuổi.
Nghiên cứu thực nghiệm thường phân các đối tượng một cách ngẫu nhiên
- 30 -
vào trong các nhóm khác nhau, cho nên tránh được nhiễu (vì các đặc tính sẽ
tương đồng trong tất cả các nhóm)
- Sai số thông tin (information bias): Khi các độ đo được dùng khác nhau ở
các nhóm so sánh. Ví dụ: điều tra viên có thể hỏi các câu hỏi một cách kỹ
lượng có chủ định đối với những người sống quanh khu vực hồ trong thành
phố hơn là những người sống xa khu vực hồ bởi vì ảnh hưởng việc tiêu
thoát nước thải ra hồ thì những người xung quanh hồ bị ảnh hưởng nhiều
nhất.
Có rất nhiều nguồn sai số khác nhau trong nghiên cứu, tuy nhiên những loại
sai số chính trên đây cần được biết đến khi phiên giải các kết quả nghiên cứu của
bạn. Là người phân tích số liệu, công việc của bạn là xác định và nếu có thể, chỉ ra
độ lớn của các nguồn sai số càng nhiều càng tốt trong phạm vi số liệu cho phép.
2.2.2 C u hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu thông thường được phát biểu một cách rất khái quát,
và khó có thể tiến hành phân tích thống kê được cho đến khi được phân tách thành
các giả thuyết khoa học có thể kiểm định được. Chủ đề nghiên cứu có thể rất rộng,
chẳng hạn “ảnh hưởng của việc ô nhiễm nước thải”, từ đó hàng trăm câu hỏi nghiên
cứu có thể được đặt ra (ví dụ “Theo ông/bà việc xả nước thải ra sông/hồ gây nên
những ảnh hưởng gì đến không khí của các hộ dân xung quanh?” . Đây là một câu
hỏi nghiên cứu chi tiết, chỉ xem xét một vấn đề cụ thể là không khí xung quanh của
khu vực sông hồ - vậy còn vấn đề sức khoẻ khác như bị bệnh lao, hen suyễn, lan
truyền các bệnh dịch thì sao...? Việc chọn câu hỏi nghiên cứu trong khuôn khổ một
vấn đề lớn hoàn toàn phụ thuộc vào sự ưu tiên của nhà nghiên cứu.
2.2.3 Các thiết kế nghiên cứu định lượng cơ bản
Có hàng loạt các thiết kế nghiên cứu cho phép làm giảm thiểu nguồn sai số
ngẫu nhiên và hệ thống trong nghiên cứu. Hai loại thiết kế định lượng cơ bản là
thực nghiệm và quan sát (không thực nghiệm). Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm là
dạng thiết kế có đối chứng và do vậy được coi là lý tưởng. Thiết kế này có ít nguy
- 31 -
cơ xảy ra sự sai lệch trong kết quả nhất. Tuy nhiên, do số lượng đối chứng cần thiết
và qui trình kiểm soát nghiên cứu, loại thiết kế này thường tạo ra một bối cảnh
nghiên cứu mang tính “nhân tạo” rõ rệt, ít phản ánh được thực tại. Điều này đôi khi
làm cho dạng nghiên cứu này hoàn toàn không phù hợp, hoặc thậm chí vi phạm các
qui định về đạo đức với một số dạng câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
Có 3 đặc tính chính phân biệt thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, đó là:
- Có “can thiệp”, trong đó các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu tham gia
thực hiện các kiểm tra/hành vi/các hoạt động nào đó mà trong điều kiện thực tế cuộc
sống họ chưa chắc đã phải làm.
- Có một nhóm đối chứng, là nhóm đối tượng nghiên cứu không nhận được
sự can thiệp nói trên.
- Có sự phân bổ ngẫu nhiên: các đối tượng được phân vào các nhóm khác
nhau: nhóm can thiệp hay nhóm đối chứng. Hay nói cách khác, bất cứ một đối
tượng nào cũng có một cơ hội bằng nhau để được chọn vào một trong hai nhóm. Ba
đặc điểm trên làm tăng tối đa khả năng tất cả các đặc tính của đối tượng là tương
đương nhau ở các nhóm, và vì thế giảm thiểu được các sai số do biến nhiễu.
Các nghiên cứu thực nghiệm ít khả thi hơn những loại thiết kế khác và vì thế
những loại thiết kế nghiên cứu “ít chặt chẽ hơn” thường được lựa chọn. “Ít” chặt
chẽ hơn đồng nghĩa với việc khả năng dẫn tới sai số lớn hơn. Dưới đây liệt kê các
loại thiết kế nghiên cứu từ loại được kiểm soát tốt nhất (nghiên cứu thực nghiệm)
cho tới kiểm soát kém nhất (nghiên cứu mô tả thường được sử dụng trong các
nghiên cứu y tế công cộng:
THỰC NGHIỆM
GIẢ THỰC NGHIỆM (còn gọi là “bán thực nghiệm” – quasi-experimental)
Nghiên cứu đánh giá sau can thiệp (Post test)
Nghiên cứu đánh giá trước / sau can thiệp (Pre-Post test)
TƯƠNG QUAN
Thuần tập (Cohort)
Bệnh - Chứng (Case-Control)
- 32 -
Cắt ngang (Cross-sectional)
MÔ TẢ
Mô tả nhiều trường hợp (Case-series)
Mô tả trường hợp (Case-study)
Trên thực tế, khi thiết kế nghiên cứu có can thiệp nhưng lại không có sự phân
bổ ngẫu nhiên hoặc không có nhóm chứng thì được gọi là thiết kế nghiên cứu giả
thực nghiệm (hoặc bán thực nghiệm).
Tất nhiên, chất lượng nghiên cứu sẽ bị giảm khi thiếu đi các đặc điểm của thiết
kế thực nghiệm, chủ yếu là nguy cơ xuất hiện sai số do sự không cân bằng giữa các
đặc tính của các nhóm. Việc thiếu nhóm chứng có thể làm giảm khả năng phân tích
các mối quan hệ nhân quả, vì chúng ta mất đi khả năng xác định các hiệu quả của
can thiệp hay khẳng định những kết quả đó là vượt khỏi phạm vi những thay đổi tự
nhiên có thể xảy ra. Tuy nhiên do việc giảm sự kiểm soát chặt chẽ trong thiết kế,
thiết kế giả thực nghiệm khá linh hoạt và thường được sử dụng nhiều trong thực tế.
Chúng ta cần lưu ý khi phiên giải kết quả của nghiên cứu giả thực nghiệm, đặc biệt
khi chúng được dùng rất phổ biến trong các nghiên cứu về sức khoẻ.
Tiếp theo trong danh sách phân loại chất lượng thiết kế là các nghiên cứu
không thực nghiệm. Các thiết kế này không thực hiện các can thiệp hay phân bổ
ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu vào từng nhóm, chúng dựa trên cơ sở duy nhất là
quan sát những gì đã hay sẽ xảy ra. Trong một số tình huống, một số thiết kế kiểu
này cũng có thể có nhóm chứng nhưng không cho phép thực hiện các can thiệp.
Những nghiên cứu thuộc dạng do không có được sự kiểm soát chặt chẽ, thường có
khuynh hướng dễ mắc các sai số.
Các thiết kế nghiên cứu quan sát gồm hai dạng cơ bản là tương quan và mô tả.
Nghiên cứu mô tả được thiết kế để mô tả tóm tắt các vật hiện tượng, và thông
thường các mối quan hệ giữa những biến số trong dạng nghiên cứu này ít khi được
nhấn mạnh. Ví dụ, người ta có thể thiết kế một nghiên cứu để xác định tỷ lệ người
trong một cộng đồng sử dụng châm cứu để chữa đau. Nghiên cứu mô tả thông
- 33 -
thường được thiết kế để cung cấp những thông tin cơ bản và là dạng thiết kế dễ sinh
ra sai số nhất (chủ yếu là sai số chọn và nhiễu).
Nghiên cứu tương quan đưa ra các mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc, thông thường, để sinh ra các giả thuyết. Ví dụ, đặc điểm nghề nghiệp nào có
ảnh hưởng đến việc hài lòng với nghề nghiệp? để làm điều này chúng ta sẽ thu thập
số liệu liên quan đến nghề nghiệp, như số giờ làm việc, lương, môi trường làm
việc… và xem xét mối liên hệ của chúng với một thang điểm về sự hài lòng về nghề
nghiệp. Chúng ta có thể không thu được một nhận định chính xác là liệu lương được
bao nhiêu và môi trường làm việc như thế nào thì quyết định mức độ hài lòng về
công việc nhưng nghiên cứu tương quan của chúng ta sẽ có thể xác định những đặc
tính nghề nghiệp nào có thể liên quan đến sự hài lòng về nghề nghiệp và tạo tiền đề
cho các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này (chẳng hạn, liệu những người được
chọn ngẫu nhiên vào nhóm nhận được can thiệp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
có điểm hài lòng cao hơn những người làm nhóm công việc khác hay không?)
Nghiên cứu thực nghiệm có can thiệp đó có thể cung cấp bằng chứng về nguyên
nhân trực tiếp cho sự hài lòng về công việc hơn là nghiên cứu tương quan. Tuy
nhiên, nghiên cứu thực nghiệm chỉ có thể tiến hành với một hay một số rất ít bối
cảnh nơi làm việc, vì đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ, trong khi nghiên cứu
tương quan - vì chỉ đơn thuần là một nghiên cứu quan sát - có thể xem xét rất nhiều
yếu tố cùng một lúc.
2.3 Xử lý và nhập số liệu
Mục đích của việc mã hoá số liệu là chuyển đổi thông tin nghiên cứu đã thu
thập thành dạng thích hợp cho việc phân tích trên máy tính. Thường thì bạn sẽ sử
dụng một bộ câu hỏi hoặc biểu mẫu thu thập số liệu khác nhau để thu thập số liệu.
Để đưa ra được những kết luận từ nghiên cứu của mình, bạn sẽ phải tóm tắt các kết
quả của cuộc điều tra. Hầu hết các nghiên cứu đều liên quan đến một số lượng lớn
các đối tượng tham gia, các thông tin từ bộ câu hỏi và các phiếu điều tra nên được
- 34 -
nhập vào phần mềm thống kê SPSS để cho tất cả các số liệu đã thu thập được lưu
trữ và xử lý.
Phần mềm thống kê thường có dạng bảng tính và số liệu phải được nhập vào
các bảng tính này. Một bảng tính là một định nghĩa tương đối về thực chất nó là
phần hiển thị trên màn hình với những đường kẻ trong đó. Các chữ số và các ký tự
có thể được đánh máy trong từng ô. Khác với những phần mềm bảng tính thông
dụng như EXCEL, các phần mềm phân tích thống kê thường có những giới hạn chặt
chẽ hơn trong việc nhập liệu vào những ô này. Trong hầu hết các tệp số liệu, thông
tin cho từng đối tượng/quan sát được nhập trên một hàng của bảng tính. Các cột của
bảng tính tương ứng với các câu hỏi trong bộ câu hỏi/công cụ thu thập số liệu. Một
câu trả lời của một đối tượng được mã trên một ô của bảng tính. Các câu trả lời nên
được mã hoá bằng số càng nhiều càng tốt nên hạn chế việc dùng mã bằng các ký tự.
2.4 Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy
2.4.1 Thống kê ô tả
2.4.1.1Các đặc trưng của số liệu 1 biến
Đặc trưng vị trí
Giá trị trung bình
Là bình quân số học của các quan sát. Ký hiệu của giá trị bình quân là . Giá
trị này được tính bằng cách lấy tổng các giá trị của từng quan sát chia cho số lượng
các quan sát và công thức toán học được thể hiện như sau:
Trong đó: Xi: là giá trị quan sát Xi
n: số lượng quan sát trong nghiên cứu
Giá trị trung vị (median)
Là giá trị của quan sát có vị trí được sắp xếp ở giữa theo cách sắp xếp giá trị
từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại. Vì thế, một nửa số quan sát sẽ có giá trị nhỏ hơn giá
(2.1)
- 35 -
trị ứng vị và một nửa có giá trị lớn hơn giá trị trung vị. Giá trị trung vị đôi khi được
xem như là một quan sát đặc biệt.
Giá trị mode
Giá trị mode là giá trị của những quan sát được xuất hiện nhiều nhất. Nó
thường được sử dụng khi ta muốn tìm hiểu giá trị thường gặp nhất.
Hình 2.2. Các dạng phân phối
Đặc trưng biến thiên
Số đo sự biến thiên đơn giản nhất là phạm vi (range), đó là hiệu số giữa giá trị
lớn nhất và nhỏ nhất. Khuyết điểm của nó là chỉ dựa trên hai quan sat và không cho
ý niệm về các cách quan sát khác sắp xếp ra sao. Tương tự, khi cỡ mẫu cũng lớn thì
phạm vi cũng lớn.
Bởi vì sự biến thiên nhỏ khi các quan sát tập trung gần chung quanh trung
bình và lớn khi các quan sát phân tán trên một phạm vi đáng kể, sự biến thiên
thường được đo lường theo độ lệch (deviation) của các quan sát so với trung bình.
Phương sai (variance) là trung bình của bình phương những hiệu số này. Khi tính
phương sai của một mẫu, tổng của độ lệch bình phương được chia cho (n-1) chứ
- 36 -
không phải cho n bởi vì như vậy sẽ cho một ước lượng tốt hơn của phương sai toàn
bộ tổng thể.
Công thức tính toán phương sai:
Độ tự do
Mẫu số (n-1 được gọi là độ tự do (degrees of freedom) của phương sai. Con
số này là (n-1) chứ không phải là n, bởi vì chỉ có (n-1 độ lệch (x - độc lập với
nhau. Độ lệch cuối cùng cụ thể được tính từ các độ lệch khác bởi vì tổng tất cả các
độ lệch bằng zero.
Độ lệch chuẩn
Phương sai của các tính chất toán học thuận lợi và là số đo thích hợp khi
nghiên cứu lý thuyết thống kê.
Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên là độ lệch chuẩn tính theo phần trăm của trung bình mẫu.
Chúng hữu ích khi cần quan tâm đến độ lớn của sự biến thiên so với độ lớn của
quan sát, và có ưu điểm là hệ số biến thiên độc lập với đơn vị của quan sát. Do vậy,
hệ số biến thiên sẽ giống như nhau công thức (2.4) trình bày cách tính toán hệ số
biến thiên.
2.4.2 Kiể định ối liên hệ giữa hai biết định anh hoặc định anh – thứ bậc
Khi hai yếu tố nghiên cứu đều là định danh hoặc một định danh – một thứ bậc
thì kiểm định Chi-bình phương được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên kiểm
định chi bình phương không cho biết độ mạnh mối liên hệ giữa hai biến.
Lý thuyết kiểm định Chi-bình phương như sau:
(2.2)
- 37 -
1. Đặt giả thuyết thống kê:
Giả thuyết không H0: Hai biến độc lập với nhau
Giả thuyết đối H1: Hai biến liên hệ với nhau
Tính toán đại lượng χ2
:
Trong đó:
χ2
: đại lượng Chi – bình phương dùng để kiểm định
Oij : Đại diện cho số trường hợp được quản sát tỏng một ô cụ thể của
bảng chéo (bảng tần suất quan sát)
Eij : Đại diện cho số trường hợp mà bạn không mong đợi gặp trong
những ô bảng chéo đó nếu không có mối lien hệ giữa hai biến trong
bảng (tần số mong đợi)
c : Số cột của bảng
r : Số hàng của bảng
Eij được ước tính theo công thức:
Ri: Tổng số quan sát của hàng thứ i
Cj: Tổng số quan sát ở cột thứ j
Từ công thức tính χ2
có thể thấy ngay là =0 khi tất các các tần số quan sát bằng
với các tần số mong đợi, nghĩa là lúc này không có môi liên hệ nào giữa các biến.
Mặc dù Chi – bình phương có thể =0 , nó không bao giờ nhận giá trị âm. O khác
biệt E càng nhiều, thì giá trị tính được càng lớn, nghĩa là lúc này có khả năng có
mỗi liên hệ giữa hai biến.
Tìm giá trị giới hạn χ2
(r-1)(c-1 ,α
Đại lượng kiểm định này có phân phối chi – bình phương tra bảng phân phối
χ2
để được giá trị giới hạn với mức ý nghĩa α và số bậc tự do df=(r-1).(c-1)
- 38 -
Mức ý nghĩa α là khả năng tối đa cho phép phạm sai lầm loại I trong kiểm
định. Nếu cho α = 5 nghĩa là khi thực hiện kiểm định chấp nhận một khả năng
phạm sai lầm loại I tối đa là 5 , từ đó mức độ tin cậy được kiểm định của bạn là (1-
α =95 .
Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị giới hạn và đại lượng χ2
:
Bác bỏ giải thuyết H0 nếu: χ2
> χ2
(r-1)(c-1 ,α
Chấp nhận giải thuyết H0 nếu: χ2
≤ χ2
(r-1)(c-1 ,α
2.4.3 Kiể tra sự tương quan giữa các ục hỏi và tính toán Cronbach Alpha
Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Một trong những phương pháp
kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi.
Nếu một thang đo gồm 10 mục hỏi và là đơn khía cạnh, tất cả các mục hỏi sẽ đo
lường các phần khác nhau của cùng một khái niệm cơ bản. Trong những trường hợp
đó 5 mục hỏi có thể cho ra một số điểm ít hoặc nhiều hơn số điểm của 5 mục hỏi
khác giống nhau như sau:
Bảng 2.1. ảng ví dụ danh mục các bảng hỏi
Điểm số trên mục 1-5 Điểm số trên mục hỏi 6-10
Người 1 X1 Y1
Người 2 X2 Y2
Người 3 X3 Y3
… … …
Người n X5 Yn
Tổng cộng A B
Có nhiều cách để chi đôi một nhóm mục hỏi, và mỗi phần chia đôi sẽ cho bạn
một tập hợp khác nhau của các tổng số. Mặc dù vậy, về trung bình, tổng số của tất
cả những kiểm định chia đôi có thể sẽ khá giống nhau. Hệ số α của Cronbach có thể
kiểm tra điều này.
Công thức của hệ số Cronbach α:
- 39 -
α = Nρ/[1+ρ(N-1)] (2.7)
Trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Đặc trưng cho sự
tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.
Trong công thức (2.7) một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh
giá là tốt nhất phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Mặc dù vậy cần chú ý rằng
nếu có 1 danh mục quá nhiều các mục hỏi thì sẽ có nhiều cơ hội để có được hệ số α
cao.
2.4.4 Mô hình Binary Logistic
Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng
xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thong tin của biến độc lập mà ta có được.
Có nhiều hiện tượng trong tự nhiên chúng ta cần dự đoán khả năng xảy ra một
sự kiện nào đó mà ta quan tâm. Những biến nghiên cứu có 2 biểu hiện như vậy gọi
là biến thay phiên, hai biểu hiện này sẽ được mã hóa thành hai giá trị 0 và 1 và ở
dưới dạng này gọi là biến nhị phân. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì nó
không thể được nghiên cứu với dạng hồi quy thong thường vì nó sẽ xây phạm các
giả định, rất dễ thấy là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì thật không phù hợp
khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ có phân phối
nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực thống kê của các kiểm định trong phép hồi
quy thong thường của chúng ta. Một số khó khăn khác khi dùng hồi quy tuyến tính
thong thường là giá trị dự đoán được của biến phụ thuộc không được thể được diễn
dịch như xác suất.
Với hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc
vào sự kiện nào đó có thể xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y có hai giá trị 0 và 1,
với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 có xảy ra sự kiện. Từ biến phụ thuộc
nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác xuất sự kiện xảy ra theo quy
tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra
sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán cho là “không”.
Mô hình hàm inary Logistic như sau:
- 40 -
Trong công thức này E(Y/X) là xác suất để Y=1 khi biến độc lập X có giá trị
cụ thể là Xi. Ký hiệu biểu thức (B0+B1X) là z, ta viết lại mô hình Binary Logistic
như sau:
Xác suất không xảy ra sự kiện là:
Thực hiện phép so sánh giữa xác suất xảy ra một sự kiện với xác suất sự kiện
đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được biểu hiện trong công thức:
Lấy cơ số e cả hai vế của phương trình trên thực hiện biến đổi vế được kết quả
Vì logeez
= z nên kết quả cuối cùng là:
Từ công thức trên hệ số ước lượng B1 đo lường những thay đổi trong tỷ lệ của
các xác suất xảy ra sự kiện với 1 đơn vị thay đổi trong biến phụ thuộc X1.
Phương trình trên chuyển thành thành:
Độ phù hợp của mô hình
Hồi quy inary Logistic cũng đòi hỏi ta phải đánh giá độ phù hợp của mô
hình. Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Binary Logistic dựa trên chỉ tiêu
(2.10)
- 41 -
-2LL (log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SEE (Sum of squares of
error) nghĩa là càng nhỏ càng tốt. Bạn không cần quan tâm nhiều đến việc -2LL
tính toán như thế nào, nhưng quy tắc đánh giá -2LL ngược với quy tắc dự trên mô
hình hệ số xác định mô hình R2
, nghĩa là -2LL càng nhỏ càng tốt.
Kiểm định ý nghĩa các hệ số
Hồi quy inary Logistic cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác
không. Nếu hệ số B0 và B1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng
1. Trong hồi quy inary logistic đại lượng Wald Chi - Square được sử dụng để
kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Wald Chi - Square được tính
bằng cách lấy ước lượng của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình (hệ số
hồi quy mẫu) Bianary Logistic chia cho sai số chuẩn ước lượng hệ số hồi quy này,
sau đó bình phương lên theo công thức sau:
Kiểm định độ phù hợp tổng quát
Tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số
cũng được kiểm định xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ
thuộc không. Với hồi quy tuyến tính bội ta dùng thống kê F để kiểm định giả thuyết
H0: ρ1=ρ2=…=ρk=0, còn với hồi quy Binary Logistic dùng kiểm định Chi bình
phương.
- 42 -
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
3.1 Một số nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương
Vị trí địa lí và địa chính trị. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội của tỉnh Hải Dương, là thành phố trực thuộc tỉnh. Phía đông giáp
huyện Thanh Hà, một phần giáp huyện Nam Sách; Phía Tây giáp huyện Cẩm
Giàng; Phía Nam giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ; và Phía Bắc giáp huyện Nam Sách.
Có diện tích 71 km2
và 15 phường: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh
Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân
Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa. Và 6 xã: Ái
Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt.
Thị xã Hải Dương được nâng cấp thành thành phố vào tháng 8 năm 1997. Trải
qua các thời kỳ phát triển, thành phố luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội của tỉnh, kể cả thời kỳ Hải Dương được sáp nhập giữa hai tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên. Năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập và thành phố Hải Dương vẫn
được chọn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Qua 10 năm kể từ khi tái
lập tỉnh Hải Dương cho đến nay, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của
tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Dương đã được mở rộng hơn, được đầu tư nhiều
hơn vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và dân sinh, thu hút nhiều
vốn đầu tư, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, thành phố Hải Dương
là đô thị loại III trực thuộc tỉnh.
Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, trên 10 km đường quốc lộ
5, có hệ thống giao thông đường thủy trong đó sông Thái ình bao quanh phía
Đông và phía ắc thành phố. Nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi về giao thông và
ở giữa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thành phố Hải Dương có điều
kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là dịch vụ kho bãi,
trung chuyển và thương mại.
- 43 -
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố
(GDP), giai đoạn 2001-2005 tăng 14,47 /năm, trong đó công nghiệp và xây dựng
có tốc độ tăng cao, đạt bình quân 21,6 /năm trong giai đoạn 2001-2005. Về quy
mô kinh tế, GDP của năm 2005 (giá so sánh 1994 gấp gần 2 lần so với năm 2000;
GDP của năm 2005 tính theo giá hiện hành của thành phố đạt 2.266 tỷ đồng. Mức
GDP đầu người thành phố năm 2005 đạt khá cao (15,7 triệu đồng, tương đương
986,3 USD), cao gấp gần 2 lần so với tỉnh và gấp hơn 1,3 lần so với KTTĐ ắc Bộ.
Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Hải Dương
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Dương dần dịch chuyển từ ngông nghiệp –
thủy sản sang công nghiệp – xây dựng từ năm 1997 đến năm 2007. Cơ cấu nông
nghiệp – thủy sản giảm từ 8 năm 1997 xuống còn 1,25 năm 2007. Còn cơ cấu
công nghiệp – xây dựng tăng từ 47 năm 1997 lên 53,07 năm 2007. Cơ cấu dịch
vụ giao động khoảng 45% từ năm 1997 đến năm 2007. Trên địa bàn thành phố,
chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp, thu hút 1,247 doanh nghiệp hoạt động.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1,346 tỷ
đồng, tăng 52 so với năm 2007. Thành phố có 1,700 doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thu
nhập bình quân đầu người một năm đạt 1,344 USD/người. Trong 6 tháng đầu năm
2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng,
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương
Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương

More Related Content

Similar to Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương

Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu Yen Luong-Thanh
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...Toàn Nguyễn
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 

Similar to Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương (20)

Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái NguyênLuận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý phát triển nhà ở xã hội tại TP Hà Nội, HAY
 
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu
Bài tập thực hành SPSS - Chuẩn bị dữ liệu
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
 
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk NôngĐề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nướcLuận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
Luận văn: Hiệu quả tái sử dụng nước thải rửa lọc nhà máy nước
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Người định hướng quản lý bền vững nước thải ở Hải Dương

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng – người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, Dự án nước thải rác thải các tỉnh lỵ, Công ty khai thác công trình đô thị Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý, các học viên lớp cao học 16KT cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu học tập và hoàn thành luận văn của mình. Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót. Tôi xin trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2010 Học viên Nguyễn Tuấn Anh
  • 2. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PVS Phóng vấn sâu TLN Thảo luận nhóm NCĐT Nghiên cứu định tính NCĐL Nghiên cứu định lượng PVKCT Phỏng vấn không cấu trúc TLNTT Thảo luận nhóm tập trung NDPV Người được phỏng vấn PTBV Phát triển bền vững
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ______________________________________________________ i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT___________________________________________ii DANH MỤC BẢNG _________________________________________________v DANH MỤC HÌNH _________________________________________________vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ________________________________________ - 7 - 1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam _______________________ - 7 - 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội_______________________________ - 7 - 1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu gom nước thải _________________________ - 8 - 1.2 Đặc điểm nước thải đô thị ______________________________________ - 10 - 1.2.1 Nước thải sinh hoạt __________________________________________ - 10 - 1.2.2 Nước thải công nghiệp _______________________________________ - 11 - 1.2.3 Nước thải là nước mưa _______________________________________ - 13 - 1.3 Các phương pháp nghiên cứu____________________________________ - 14 - 1.3.1 Các phương pháp dành cho khảo sát_____________________________ - 15 - 1.3.2 Phân tích và xử lý số liệu _____________________________________ - 16 - 1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông ________________________ - 17 - CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU________________________ - 21 - 2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính _______________________________ - 23 - 2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính __________________________ - 23 - 2.1.2 Thảo luận nhóm_____________________________________________ - 25 - 2.1.3 Phương pháp quan sát ________________________________________ - 27 - 2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng______________________________ - 27 - 2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu_________________________________ - 27 - 2.2.2 Câu hỏi nghiên cứu __________________________________________ - 30 - 2.2.3 Các thiết kế nghiên cứu định lượng cơ bản________________________ - 30 - 2.3 Xử lý và nhập số liệu __________________________________________ - 33 - 2.4 Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy ________________________ - 34 - 2.4.1 Thống kê mô tả _____________________________________________ - 34 -
  • 4. iv 2.4.2 Kiểm định mối liên hệ giữa hai biết định danh hoặc định danh – thứ bậc - 36 - 2.4.3 Kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi và tính toán Cronbach Alpha_ - 38 - 2.4.4 Mô hình Binary Logistic ______________________________________ - 39 - CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU _______________ - 42 - 3.1 Một số nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu ________ - 42 - 3.1.1 Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương ______ - 42 - 3.1.2 Vài nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu _________ - 44 - 3.2 Chọn mẫu nghiên cứu _________________________________________ - 46 - 3.3 Xử lý làm sạch số liệu thu thập được______________________________ - 47 - 3.3.1 Xử lý và nhập số liệu ________________________________________ - 48 - 3.3.2 Nhập số liệu ______________________________________________ - 49 - 3.3.3 Làm sạch số liệu ____________________________________________ - 50 - CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ __________________________ - 54 - 4.1 Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương _______ - 54 - 4.1.1 Tiêu thoát nước thải của hộ đi đâu ______________________________ - 54 - 4.1.2 Hiện trạng kết nối và tiêu thoát nước thải trong khu vực _____________ - 57 - 4.2 Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở TP Hải Dương___ - 61 - 4.2.1 Kiến thức của người dân ______________________________________ - 61 - 4.2.2 Hành vi của người dân khi hệ thống tiêu thoát nước thải bị tắc ________ - 67 - 4.3 Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân_ - 68 - 4.3.1 Người có uy tín để đưa tin về tiêu thoát nước thải đến người dân ______ - 68 - 4.3.2 Đánh giá các công cụ truyền thông hiệu quả ______________________ - 69 - 4.4 Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân______ - 74 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ______________________________________ - 78 - 1. Kết luận _____________________________________________________ - 78 - 2. Kiến nghị ____________________________________________________ - 80 - TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ - 82 -
  • 5. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người_______ - 11 - Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp _____ - 12 - Bảng 2.1. Bảng ví dụ danh mục các bảng hỏi __________________________ - 38 - Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số trung bình phân theo phường chọn nghiên cứu của năm 2006 ______________________ - 44 - Bảng 3.2. Cơ cấu ngành nghề của các phường tính theo phần trăm _________ - 45 - Bảng 3.3. Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo theo năm 2006 __________________ - 45 - Bảng 3.4. Xác định cỡ mẫu ________________________________________ - 46 - Bảng 3.5. Phân bổ cỡ mẫu theo phường (hộ)___________________________ - 47 - Bảng 3.6. Bảng ví dụ mô tả mã dữ liệu bảng hỏi________________________ - 49 - Bảng 4.1. Nơi thải của nước thải của hộ gia đình (loại trừ nước từ hố xí tự hoại)- 56 - Bảng 4.2. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát của hộ _______________________ - 56 - Bảng 4.3. Đường tiêu thoát của hộ gia đình có thường xuyên bị tắc không ___ - 57 - Bảng 4.4. Tần suất tắc đường ống nước thải của hộ gia đình ______________ - 57 - Bảng 4.5. Đánh giá về tình trạng tiêu thoát nước thải của khu vực__________ - 58 - Bảng 4.6. Vị trí của hệ thống tiêu thoát nước thải của khu vực_____________ - 59 - Bảng 4.7. Chiếm dụng hệ thống tiêu thoát chung _______________________ - 59 - Bảng 4.8. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát chung________________________ - 61 - Bảng 4.9. Hệ thống tiêu thoát chung có bị tắc không ____________________ - 61 - Bảng 4.10. Kiểm định Omnibus các hệ số_____________________________ - 62 - Bảng 4.11. Tổng hợp các hệ số tương quan về mức độ phù hợp của mô hình _ - 62 - Bảng 4.12. Các hệ số của các biến trong phương trình hồi quy ____________ - 62 - Bảng 4.13. Kết quả đấu giá việc xử lý nước thải – Giá trị sẵn sàng chi trả của người dân (đơn vị 1000 VNĐ/m3 ) ________________________________________ - 64 - Bảng 4.14. Sự quan tâm của người dân khi hệ thống nước thải và thu gom nước thải trong khu vực bị hỏng ____________________________________________ - 65 - Bảng 4.15. Bảng kiểm định Chi-Square giữa trình độ văn hóa của người dân với nhận thức của người dân về vấn đề tiêu thoát nước thải __________________ - 66 -
  • 6. vi Bảng 4.16. Bảng quan hệ giữa trình độ văn hóa và nhận thức của người dân về vấn đề tiêu thoát nước thải ____________________________________________ - 67 - Bảng 4.17. Bảng kiểm định Chi-Square mối liên hệ giữa trình độ văn hóa với hành vi của người dân về vấn đề đường ống bị tắc __________________________ - 67 - Bảng 4.18. Quan hệ giữa trình độ văn hóa với hành vi của người dân về vấn đề đường ống tiêu thoát nước thải bị tắc (%) _____________________________ - 68 - Bảng 4.19. Người thuyết phục nhất để đưa tin về vấn đề tiêu thoát nước thải (%)- 69 - Bảng 4.20. ảng đánh giá độ tin cậy của thang đo ______________________ - 69 - Bảng 4.21. Bảng đánh giá độ tin cậy các mục thống kê __________________ - 70 - Bảng 4.22. ảng đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi đã lựa chọn ______ - 70 - Bảng 4.23. Bảng đánh giá độ tin cậy của các mục thang đo sau khi đã lựa chọn- 71 - Bảng 4.24. Đánh giá các công cụ truyền thông ( _____________________ - 72 - Bảng 4.25. Ma trận tương quan giữa các công cụ truyền thông ____________ - 73 -
  • 7. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị _______________________________ - 13 - Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê _________________________ - 14 - Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát_________________ - 15 - Hình 1.4. Mô hình truyền thông_____________________________________ - 17 - Hình 1.5. Tiến trình thay đổi hành vi_________________________________ - 19 - Hình 2.1. Các giai đoạn thực hiện một nghiên cứu ______________________ - 22 - Hình 2.2. Các dạng phân phối ______________________________________ - 35 - Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Hải Dương_____________ - 43 - Hình 3.2. Các phường thuộc phạm vi nghiên cứu _______________________ - 47 - Hình 3.3. Quá trình xử lý, làm sạch số liệu điều tra sau khi thu thập số liệu __ - 48 - Hình 4.1. Giá trị sẵn sàng chi trả cho xử lý 1 m3 nước thải________________ - 64 - Hình 4.2. Tắc đường tiêu thoát chung ________________________________ - 66 - Hình 4.3. Các công cụ truyền thông hiệu qủa __________________________ - 72 - Hình 4.4. PTBV liên quan đến kiến thức - thái độ - hành vi của người dân ___ - 76 -
  • 8. - 1 - MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của Đề tài: Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước mưa còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Mục tiêu của định hướng phát triển hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020: Từng bước xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên vào mùa mưa tại các đô thị; Mỗi đô thị sẽ có hệ thống thoát nước với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường; Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80-90 , riêng đối với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp và khu chế xuất thì phạm vi thoát nước sẽ được tăng lên 90-100%1 . Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu người dân sống ở các đô thị, chiếm 23,6% dân số cả nước, thì đến năm 2002 đã là trên 20 triệu (tương đương với 25,1 và ước tính đến năm 2020 là 45 . Xét về tốc độ đô thị hoá thì theo thống kê mới nhất, hiện tại Việt Nam có 729 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại I, 14 loại II, 43 loại III, 36 loại IV, 631 loại V và gần 10.000 xã. Mức độ đô thị hóa là 27,5 , tương ứng với tốc độ tăng dân số đô thị khoảng 2,9 /năm và đến năm 2020 dân số thành thị sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng định, tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần lớn hệ thống được dùng chung cho thoát nước mưa và nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố. 1 Tạp chí xây dựng số 4/2008, http://www.moc.gov.vn/Vietnam/Management/TownLower/13858200805231415380/
  • 9. - 2 - Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước của các thành phố lớn mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu và các đô thị nhỏ 20-25 . Theo đánh giá của các công ty thoát nước và môi trường đô thị tại các địa phương thì hiện nay 50% tuyến cống đã bị hư hỏng nặng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp và chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là số điểm ngập úng tăng và tình trạng ngập úng xảy ra thường xuyên hơn, thời gian úng ngập kéo dài 2-3 giờ. Đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh thì tình hình còn trở nên tồi tệ hơn (Dũng & Anh, 2007 . Việc quản lý hệ thống tiêu thoát nước thải đang đối diện với những thách thức lớn, khi thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề như kết nối tiêu thoát nước thải của hộ dân với hệ thống của công ty tiêu thoát nước thải không chuyên nghiệp và không cưỡng bức; Chưa sử dụng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) trong công tác quản lý; Quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý không cập nhập kịp thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới; Quản lý xây dựng đô thị và hạ tầng còn nhiều hạn chế, ... để lại một thực trạng là bộ mặt kiến trúc đô thị thiếu bản sắc cùng với môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, theo ước tính để đạt được các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn dự tính cho cấp nước đô thị khoảng 15.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD , thoát nước và xử lý nước thải đô thị khoảng 44.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), quản lý chất thải rắn đô thị khoảng 16.517 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD). Một nguồn vốn đầu tư lớn như vậy, song ý việc quản lý còn quá nhiều bất cập và nhận thức của người dân về vấn đề nước thải cũng như hệ thống tiêu thoát nước thải còn quá kém nên hiệu quả của đầu tư sẽ không cao. Nếu so sánh với các nước Tây Âu thì hiện nay 90% dân số của khối EU25, 25 nước Châu Âu, đã được kết nối với hệ thống thu gom nước thải. Chỉ còn 14 nước thải sinh hoạt là chưa qua xử lý trước khi trở về nguồn. Hầu hết mọi nước thải sinh hoạt đều qua xử lý cấp hai hoặc cao hơn. Riêng ở Đức, Hà Lan, Phần Lan và Thuỵ Điển thì 80 nước thải được xử lý tối thiểu qua 3 bước. Mô hình PPP (Public
  • 10. - 3 - Private Partnership), có sự tham gia của tư nhân trong giải quyết các vấn đề công cộng đang được áp dụng thành công trong tiêu thoát và xử lý nước thải đô thị, ví dụ công ty Gelsenwasser AG trong quản lý nước thải ở thành phố Dresden ở Đức. Trong khuôn khổ của Nghị định khung về tài nguyên nước (Water Frame Directive) thì các nước trong khối cộng đồng Châu Âu đang áp dụng thu phí nước thải theo nguyên tắc "Đảm bảo thu bù chi" và "Người gây ô nhiễm phải trả". Chính vì vậy mà mức thu phí nước sạch, nước thải và đặc biệt là thu phí nước mưa (đối với trường hợp ngăn/giảm dòng chảy thấm xuống đất), ở Đức đánh giá là cao trên thế giới2 . Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Hải Dương, là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP , giai đoạn 2001-2005 tăng 14,47 /năm, trong đó công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng cao, đạt bình quân 21,6 /năm trong giai đoạn 2001-2005. Về quy mô kinh tế, GDP của năm 2005 (giá so sánh 1994 gấp gần 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2005 tính theo giá hiện hành của thành phố đạt 2.266 tỷ đồng. Mức GDP đầu người thành phố năm 2005 đạt khá cao (15,7 triệu đồng, tương đương 986,3 USD), cao gấp gần 2 lần so với tỉnh và gấp hơn 1,3 lần so với kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống kết hợp cả thoát nước thải và nước mưa. Đối với những địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và lượng nước mưa tập trung theo mùa như thành phố Hải Dương thì việc xây dựng hệ thống thoát nước trên là phù hợp. Đồng thời, để thoát nước thành phố phải sử dụng hệ thống bơm cưỡng bức (GTZ&GFA, 2008). Mạng lưới thoát nước thành phố có tổng chiều dài 35 km với tỷ lệ 0,23 km ống/km đường. Nhưng hiệu suất làm việc thấp, chỉ đạt 40-60% do các hố ga, thân cống bị bùn lắng đọng và tỷ lệ cống còn thấp. Lĩnh vực thoát nước trong những năm qua được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã tiến hành nạo vét, cải tạo được 9.763 m cống tiêu thoát nước, đã được thực hiện các dự án kè các hồ, sông Cầu Cất, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố giai đoạn I... Về cơ bản hệ thộng mới đáp ứng được yêu cầu 2 EUROSTAT new release (37/2006)
  • 11. - 4 - tiêu thoát nước chung cho khu vực nội thành cũ. Tuy nhiên, do độ cao của thành phố thấp hơn mực nước các con sông gây khó khăn lớn cho việc tiêu thoát nước, tình trạng ngập, úng vẫn còn phổ biến, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Hơn nữa, nhiều khu vực phường, xã mới của thành phố vẫn còn chưa có hệ thống tiêu thoát nước nước và xử lý nước thải. Chính vì vậy, Các dự án nhà nước đã quan tâm tới việc đầu tư hệ thống tiêu thoát nước thải nhưng sự tham gia của người dân còn hạn chế. Việc nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi của người dân là việc cấp bách hiện nay để tiến tới quản lý nước thải ở các khu đô thị bền vững. Những nghiên cứu gần đây, chúng ta mới chỉ dừng ở mặt quy hoạch, kỹ thuật chưa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao nhận thức cho người dân để thay đổi hành vi của người dân. Trong bối cảnh như vậy đề tài: “Nghiên cứu kiến thức - thái độ - hành vi của người n nh định hướng quản lý bền vững nước thải ở Thành phố Hải Dương” được tiến hành nhằm có biện pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc tiêu thoát nước thải. II. Mục đích của Đề tài: - Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải về kỹ thuật cũng như đặc điểm về hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương. - Xác định kiến thức - thái độ - hành vi của người dân về hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương. - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia người dân vào công tác tiêu thoát nước thải định hướng quản lý nước thải bền vững. III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Chọn địa điểm nghiên cứu: Hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành phố Hải Dương. - Phương pháp thu thập thông tin: o Thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu thống kê của phường, thành phố Hải Dương.
  • 12. - 5 - o Phỏng vấn hộ dân, Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hộ dân. - Phương pháp nghiên cứu: o Phương pháp nghiên cứu định tính o Phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp ph n tích số liệu: o Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên EXCEL, SPSS o Phân tích tương quan, phương sai, mô hình hồi quy. IV. Kết quả dự kiến đạt được: Kết quả phân tích kiến thức - thái độ - hành vi của người dân để từ đó có biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức tiến tới cải thiện hành vi của người dân ở thành phố Hải Dương. Từ các kết quả phân tích, xây dựng mô hình quản lý nước thải có sự tham gia người dân định hướng quản lý nước thải bền vững. V. Nội dung của luận văn: MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN - Thực trạng tiêu thoát nước thải - Đặc điểm nước thải đô thị - Quản lý nước thải đô thị - Các phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp nghiên cứu định lượng - Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU - Chọn mẫu nghiên cứu - Dữ liệu thu thập - Xử lý làm sạch dữ liệu thu thập được CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ
  • 13. - 6 - - Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương - Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành phố Hải Dương - Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân - Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 14. - 7 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vị trí địa lý và điều kiện địa hình ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thoát nước tự chảy của các đô thị. Đặc trưng của đô thị của cả nước là sự phát triển gắn liền với việc khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt (sông, biển...). Hệ thống thoát nước đô thị cũng liên quan mật thiết đến chế độ thuỷ văn của hệ thống sông, hồ. Về mặt tự nhiên, các sông, hồ thường kết với nhau thành dạng chuỗi thông qua các kênh mương thoát nước hở, tạo thành các trục tiêu thoát nước chính. Cả nước có tới 2.360 con sông với chiều dài hơn 10.000 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 . Lưu vực dòng chảy các sông về mùa mưa rất lớn chiếm 70 - 90% tổng lượng nước cả năm. Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ và độ bức xạ cao. Sự phân bố không đều về lượng mưa, độ ẩm, độ bức xạ... theo không gian và thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thoát nước và chất lượng môi trường nước trong các đô thị. Mỗi năm có khoảng 8 - 10 cơn bão, gây thiệt hại trung bình 2 - 3% thu nhập quốc dân và ảnh hưởng rất lớn tới thoát nước đô thị. Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện đáng kể. Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh,... Nguồn vốn đầu tư này tuy đã lên tới hàng tỉ USD, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ (khoảng 1/6) so với yêu cầu hiện nay. Hầu hết các đô thị đã có qui hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng quy hoạch chuyên ngành, hạ tầng cơ sở chưa được thực thi đầy đủ, đồng bộ nhất là đối với ngành cấp thoát nước đô thị. Các qui hoạch về môi trường, quản lý chất thải rắn, cấp thoát nước thường là các mảng nhỏ trong quy hoạch tổng thể, do vậy chỉ có thể có các thông tin qui hoạch cơ bản. Một vấn đề khá quan trọng trong công tác qui hoạch là các tiêu chí
  • 15. - 8 - chung để phối hợp thực hiện đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đô thị chưa được đề ra đầy đủ. 1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu go nước thải Hiện nay, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở các đô thị của Việt Nam là hệ thống thoát nước chung. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp nhiều. Việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Các dự án thoát nước đô thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị đã và đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Đối với các khu công nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ thống thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thông thường có hai hoặc ba hệ thống thoát nước riêng biệt: Trường hợp ba hệ thống cho ba loại nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt. Trường hợp hai hệ thống: nước mưa thoát riêng, còn nước thải sản xuất sau khi đã xử lý sơ bộ trong từng nhà máy thì thoát chung và xử lý kết hợp với nước thải sinh hoạt. Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài bình quân cống trên đầu người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình khoảng 2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2 - 0,25m/người, còn lại chỉ đạt từ 0,05 - 0,08m/người. Mặt khác trong từng đô thị, mật độ cống thoát nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngoài ra, nhiều đô thị gần như chưa có hệ thống thoát nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh. Theo thống kế sơ bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây
  • 16. - 9 - dựng, một số đô thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như ở Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên). Hệ thống thoát nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các thành phố Quy Nhơn ( ình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng 20 ... Các đô thị có hệ thống thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái ình cũng chỉ phục vụ khoảng 60%. Theo đánh giá của các công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị tại các địa phương và các công ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng 20% vừa được xây dựng là còn tốt. Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có một số tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường đô thị, tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa. Có đô thị 60 đường phố bị ngập úng như uôn Mê Thuột của Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), TP. Hà Nội (trên 30 điểm , Đà Nẵng, Hải Phòng cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ hai giờ đến hai ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đô thị còn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông. Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
  • 17. - 10 - 1.2 Đặc điểm nước thải đô thị 1.2.1 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:  Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh  Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 - 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 – 450%mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80 lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có một mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người với nhu cầu cấp nước 150 lít/ngày tổng lượng chất thải trong Bảng 1.1.
  • 18. - 11 - Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người Các chất Tổng chất thải (g/người.ngày) Chất thải hữu cơ (g/người.ngày) Chất thải vô cơ (g/người.ngày) Tổng lượng chất thải 190 110 80 Các chất tan 100 50 50 Các chất không tan 90 60 30 Chất lắng 60 40 20 Chất lơ lửng 30 20 10 1.2.2 Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Trong công nghiệp nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất. Lượng nước thải phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và năng suất của các công ty đó sử dụng. Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, trong một ngành công nghiệp mức độ ô nhiễm cũng khác nhau tùy theo công nghệ của từng nhà máy. Dựa vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý hợp lý. Trong Bảng 1.2 trình bày lượng nước thải của một số ngành công nghiệp sản xuất tính cho một lít nước thải.
  • 19. - 12 - Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp TT Các chỉ tiêu Chế biến sữa Sản xuất thịt hộp Dệt sợi tổng hợp Sản xuất clorophenol 1 BOD5 (mg/l) 1000 1400 1500 4300 2 COD (mg/l) 1900 2100 3300 5400 3 Tổng chất rắn (mg/l 1600 3300 8000 53000 4 Chất rắn lơ lửng (mg/l 300 1000 2000 1200 5 Nitơ (mgN/l 50 150 30 0 6 Photpho (mgP/l) 12 16 0 0 7 pH 7 7 5 7 8 Nhiệt độ (0 C) 29 28 - 17 9 Dầu mỡ (mg/l - 500 - - 10 Clorua (mg/l) - - - 27000 11 Phenol (mg/l) - - - 140 Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng nitơ và photpho đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các chất dinh dưỡng này trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so với nhu cầu phát triển của vi sinh vật. Nước thải ở các nhà máy hóa chất thường chứa một số chất độc cần được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi thải vào hệ thống nước thải khu vực. Có hai loại nước thải công nghiệp:  Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.  Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
  • 20. - 13 - 1.2.3 Nước thải là nước ưa Loại nước thải này sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước. Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên tới 470m3 /ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa. Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85 lượng nước cấp cho một nguồn trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị thường dao động trong phạm vi rất lớn. Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ biến động từ 20% QTB - 250%QTB , còn các thành phố lớn biến động từ 50% QTB - 200%QTB . Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10 - 12h trưa và thấp
  • 21. - 14 - nhất vào lúc khoảng 5h sáng. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần. 1.3 Các phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu thống kê trải qua các bước sau: Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê Trong sơ đồ này mũi tên hướng từ trên xuống chỉ trình tự các bước tiến hành các công đoạn của quá trình nghiên cứu. Công đoạn từ dưới lên chỉ những công đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung nếu chưa đạt yêu cầu. Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích, nội dung, đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê Điều tra thống kê Xử lý số liệu: - Tập hợp, sắp xếp số liệu - Chọn các phần mềm xử lý số liệu - Phân tích thống kê sơ bộ - Lựa chọn các phương pháp phân thích thống kê thích hợp Phân tích và giải thích kết quả. Dự đoán xu hướng phát triển Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu
  • 22. - 15 - 1.3.1 Các phương pháp ành cho khảo sát Các công cụ khảo sát cơ bản dùng trong luận văn: - Phương pháp định lượng có sử dụng bảng hỏi hộ gia đình. - Phương pháp định tính có sử dụng bản kiểm cho phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN). Như trong Hình 1.3 thì PVS và TLN trọng tâm thuộc dạng phi cấu trúc và mức độ kiểm soát của nghiên cứu viên thấp. Ngược lại Điều tra bằng bảng hỏi có cấu trúc chặt chẽ và mức kiểm tra của nghiên cứu viên cao hơn. Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát 1.3.1.1 Phương pháp định tính a. Phỏng vấn sâu (PVS) PVS là một kỹ thuật phỏng vấn đặc biệt, dùng để phỏng vấn những người có vai trò, chức vụ đặc biệt trong cộng đồng và được xem như đại diện cho ý kiến cộng đồng. Người cung cấp thông tin chủ yếu có thể là đại diện chính quyền, đoàn thể ở cộng đồng hay người dân được xem là có uy tín của cộng đồng. b. Thảo luận nhóm có trọng tâm (TLN) TLN có trọng tâm là một kỹ thuật TLN đặc biệt, gồm từ 6 đến 12 người, được một người hướng dẫn (và một người ghi chép) và ngồi vòng quanh. Thành Cấu trúc chặt chẽ Phi cấu trúc Bán cấu trúc Mức độ chặt chẽ của cấu trúc PV dân tộc học Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm trọng tâm Mức độ kiểm soát của NCV Điều tra bảng bảng hỏi Vẽ bản đồ Các kỹ thuật quy chiếu Liệt kê tự do Phân nhóm Xếp hạng
  • 23. - 16 - viên của nhóm thường là đồng nhất ví dụ nhóm các trưởng khu, thanh niên... Các thành viên thảo luận về một chủ đề nào đó một cách tự do và tự phát. TLN có thể cung cấp đủ loại thông tin nhưng chủ yếu là về các thông tin về nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm. Thảo luận cần được chuẩn bị chu đáo và hướng dẫn tốt, người hướng dẫn phải có kinh nghiệm. Nơi thảo luận phải thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến kết quả thảo luận. 1.3.1.2 Phương pháp định lượng Bộ câu hỏi thường được sử dụng để phỏng vấn khi tiến hành một cuộc khảo sát (survey) về một vấn đề nào đó ở cộng đồng. Bộ câu hỏi là một công cụ để đo lường, nói đúng hơn đó là một thước đo, đòi hỏi phải chính xác và tin cậy. Để đạt được điều này, người thiết kế phải tuân theo nhiều giai đoạn khác nhau, từ việc xem xét các mục tiêu, biến số của nghiên cứu cho đến việc thử độ chính xác và độ tin cậy. Cấu trúc bộ câu hỏi: Một bộ câu hỏi được cấu thành từ các câu hỏi, cấu trúc bộ câu hỏi có thể gồm câu hỏi mở hoặc câu hỏi đóng hoặc cả 3 loại câu hỏi mở, đóng và kết hợp. Các bước cần chú ý khi thiết kế một bộ câu hỏi: - Xác định nội dung hỏi - Hình thành các câu hỏi - Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự hợp lý - Thử nghiệm bộ câu hỏi về độ tin cậy, độ chính xác, và về mặt ngôn ngữ 1.3.2 Ph n tích và xử lý số liệu Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta sẽ thu được rất nhiều dữ liệu ban đầu (dữ liệu sơ cấp) trên mỗi đơn vị điều tra. Những dữ liệu này là những dữ liệu thô phản ánh các đặc trưng cá biệt của từng đơn vị, có tính chất rời rạc nên rất khó khăn quan sát để rút ra những nhận xét, kết luận về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như thể sử dụng ngay vào phân tích về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như thể sử dụng ngay vào phân tích và dự đoán thống kê. Các số liệu định lượng khi thu thập sử
  • 24. - 17 - dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích và trình bày các kết quả sắp xếp này thường được trình bày dưới dạng bằng hay biểu đồ để dễ quan sát. 1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông 1.3.3.1Mô hình truyền thông Mô hình truyền thông được trình bày dưới dạng bao gồm các phần tử và quá trình truyền thông tin như Hình 1.4. Hình 1.4. Mô hình truyền thông Người truyền là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. Người truyền là người hay nhóm mang nội dung thông tin muốn được trao đổi đến với người hay nhóm người khác. Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống ký hiệu này được cả người truyền và người nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người… được sử dụng để chuyển tải thông điệp. Kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng). Người truyền Thông điệp Kênh Người nhận Nhiễu Hiệu quả Phản hồi
  • 25. - 18 - Người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận. Phản hồi là phản ứng của người nhận đối với thông điệp truyền thông về những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp. Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông. 1.3.3.2Truyền thông thay đổi hành vi a. Hành vi: Hành vi là cách người dân hành động trước một tình huống nào đó của cuộc sống. Hành vi được thành hình từ những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc sống chung quanh. Những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm đó có thể do bản thân thu lượm được trong cuộc sống hoặc do người đi trước truyền lại hoặc học tập từ những người chung quanh. Hành vi được lập đi lập lại sẽ trở thành thói quen và rất khó thay đổi. Ngoài ra, hành vi của cá nhân còn bị ảnh hưởng bởi lối sống, cách cư xử của cộng đồng nên lại càng khó thay đổi. Muốn làm người dân thay đổi hành vi thì phải hiểu về sự thay đổi hành vi và phải biết giáo dục đúng cách. b. Tiến trình thay đổi hành vi: Sự thay đổi của người dân xảy ra thường chậm đòi hỏi phải có thời gian. Sự thay đổi này thường trải qua 5 bước cơ bản.
  • 26. - 19 - Hình 1.5. Tiến trình thay đổi hành vi - Tiến trình được mô tả từ thấp đến cao như một bậc thang và chuyển biến dần từ hiểu biết đầy đủ đến chấp nhận và sau đó là thực hiện, duy trì hành vi mới. - Can thiệp truyền thông thay đổi hành vi không phải luôn luôn bắt đầu từ việc cung cấp kiến thức mà cần xác định xem đối tượng đang ở bước nào trong tiến trình thay đổi hành vi để nâng họ bước tiếp lên bậc thang cao hơn. - Các hoạt động can thiệp tiến hành đồng loạt, liên tục sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất. - Việc tiếp cận được tới các phương tiện hỗ trợ thực hiện hành vi mới đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thay đổi hành vi. - Con người dễ chấp nhận, thực hiện hành vi mới nếu như họ có nhiều sự lựa chọn. - Việc ứng dụng nhiều phương thức truyền thông khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn trong tiến trình truyền thông sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy nhanh sự thay đổi hành vi.
  • 27. - 20 - - Những người xung quanh và cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi hành vi của đối tượng. Họ dễ dàng thay đổi hơn khi hành vi đó được những người xung quanh chấp nhận. - Việc bước tiếp ở những bậc thang cao trong tiến trình thay đổi hành vi thì khó khăn hơn rất nhiều. Đối tượng thường có khuynh hướng quay lui trở lại với hành vi cũ.
  • 28. - 21 - CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Một cuộc khảo sát thường bao gồm 6 giai đoạn từ khi bắt đầu lên kết hoạch đến cho ra báo cáo cuối cùng. Tùy mục đích và quy mô của cuộc khảo sát để thiết kế cuộc điều tra với mục đích đảm bảo được chất lượng báo cáo và chi phí cho cuộc khảo sát. Các giai thiết kế cuộc điều tra bao gồm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1: Kế hoạch và phát triển của khảo sát Ở giai đoạn này mục tiêu chủ yếu là lập kế hoạch của cuộc khảo sát, từ các số liệu và tài liệu liên quan đến cuộc khảo sát phác thảo sơ bộ kế hoạch khảo sát. Và đề cương các câu hỏi của cuộc nghiên cứu. Giai đoạn 2: Thử bảng hỏi Sau khi có bộ câu hỏi sơ bộ của giai đoạn 1, tiến hành thử bảng hỏi kiểm tra tính phù hợp với thực tế. Và mã hóa bảng hỏi trên bộ câu hỏi đã thử. Giai đoạn 3: Hoàn thành việc thiết kế và kế hoạch khảo sát Bộ câu hỏi và mã code cũng chọn mẫu nghiên cứu. Và lên kế hoạch quản lý cả cuộc khảo sát và quản lý các nhóm khảo sát. Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch khảo sát và thu thập số liệu Trong giai đoạn này hoàn thiện cuối cùng bộ bảng hỏi và mã code. Chọn mẫu nghiên cứu, phối hợp các nhóm trong cuộc khảo sát để tiến thành thu thập số liệu ở hiện trường. Thành lập các nhóm kiểm soát để kiểm soát chất lượng số liệu thu thập ở hiện trường. Tiếp đến thu thập số liệu ở hiện trường. Giai đoạn 5: Mã hóa dữ liệu và cấu trúc tệp dữ liệu Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành nhập và xử lý số liệu đã thu thập được. Kiểm tra chất lượng dữ liệu nghiên cứu có phù hợp hay không. Và cho ra dữ liệu thô để tiến hành bước cuối cùng. Giai đoạn 6: Phân tích và xử lý số liệu Từ dữ liệu thô tiến hành phân tích dữ liệu cho ra báo cáo.
  • 29. - 22 - Hình 2.1. Các giai đoạn thực hiện một nghiên cứu Chọn mẫu nghiên cứu Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch khảo sát và thu thập số liệu Hoàn thành bộ bảng hỏi cuối cùng Phối hợp với các nhóm khác để quản lý Thu thập số liệu Thu thập số liệu để lập kế hoạch và thiết kế khảo sát Sơ bộ chuẩn bị mẫu thiết kế Chuẩn bị phác thảo đề cương câu hỏi Kế hoạch sơ bộ chuẩn bị hoạt động Phát triển phân tích sơ bộ kế hoạch và đề cương Thiết kế khảo sát Giai đoạn 1: Kế hoạch và phát triển của khảo sát Chuẩn bị mẫu thiết kế Sơ bộ mã hoá các câu hỏi phác thảo Người thuê lại Chuẩn bị mẫu thiết kế Chuẩn bị thử bảng hỏi Thử bảng hỏi (2) Giai đoạn 2: Thử bảng hỏi Giai đoạn 3: Hoàn thành việc thiết kế và kế hoạch khảo sát Phát triển kế hoạch chọn mẫu Chỉnh sửa bảng hỏi và chuẩn bị code bảng hỏi Kết hợp và quản lý dự án kết hợp với các nhóm khác Thành lập nhóm kiểm soát mẫu Giai đoạn 6: Phân tích và xử lý số liệu Phân tích dữ liệu Báo cáo dự thảo Báo cáo cuối cùng Xử lý số liệu Chỉnh sửa Mã hóa Vào số liệu Làm sạch số liệu Kiểm tra chất lượng dữ liệu Kiểm tra chất lượng Hợp lý của dữ liệu Chuẩn bị dữ liệu thô Giai đoạn 5: Mã hóa dữ liệu và cấu trúc file dữ liệu
  • 30. - 23 - 2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính (NCĐT là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. NCĐT dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. 2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính 2.1.1.1 Phỏng vấn không cấu trúc (PVKCT) Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin. - Ưu điểm của PVKCT: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. PVKCT đặc biệt có ích
  • 31. - 24 - trong những trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức. PVKCT đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như hành vi xấu như vứt rác, xả nước thải trực tiếp ra ao, hồ... - Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu. 2.1.1.2 Phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm: i. Phỏng vấn sâu (PVS): Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp. ii. Nghiên cứu trường hợp: Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiện tượng đang quan tâm. iii. Lịch sử đời sống: Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc) Ưu điểm: của phỏng vấn bán cấu trúc: - Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
  • 32. - 25 - - Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh. - Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp. 2.1.1.3 Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. - Liệt kê tự do: Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể. - Phân loại nhóm: Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. - Phân hạng sử dụng thang điểm: Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là đồ thị. 2.1.2 Thảo luận nhó Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là nhóm chứ không phải là cá nhân. i. Thảo luận nhóm tập trung (TLNTT)
  • 33. - 26 - Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính... Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc... Ưu điểm: - Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng - Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân Nhược điểm: - Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân - Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng. - Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. - Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với phỏng vấn cá nhân - Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm. ii. Phỏng vấn nhóm không chính thức Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ kinh doanh một khu vực trong chợ... Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.
  • 34. - 27 - 2.1.3 Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh hành vi. Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước thải/sông hồ, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước thải/sông hồ như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các của các đối tượng về hành vi mà người dân vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước thải mà họ nhìn thấy. Do đó NCV có thể đếm số lần vứt rác xuống hệ thống tiêu thoát nước thải/sông hồ trong một buổi hoặc một khoảng thời gian nhất định nào đó. Các hình thức quan sát: - Quan sát tham gia/hoặc không tham gia - Quan sát công khai/hay bí mật - Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết - Quan sát một lần/Quan sát lặp lại - Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể - Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát. 2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu thường được tiến hành do những nhận thức hiện có của chúng ta (hoặc mức độ hiểu biết của chúng ta) về một vấn đề nào đó (đôi khi được gọi là “sự thực” được cho là không đúng hoặc chưa đầy đủ. Một nhà nghiên cứu thường đưa ra một giả thuyết rằng có một quan điểm dường như có thể được coi là đúng đắn hơn và đó chính là mục đích cho việc thu thập số liệu để chứng minh giả thuyết đó.
  • 35. - 28 - Nếu những số liệu thu thập được ăn nhập với giả thuyết của nhà nghiên cứu mới đưa ra thì có nghĩa là nhà nghiên cứu đã đúng khi nghi ngờ “sự thực” trước kia. Vậy nghiên cứu là một quá trình thu thập các bằng chứng để ủng hộ hoặc bác bỏ một quan điểm nào đó. Quan điểm của nhà nghiên cứu chính là đối thuyết (alternative hypothesis) và “sự thực” đã biết chính là giả thuyết không (thường được gọi tắt là giả thuyết - null hypothesis). Bằng chứng chính là các dữ liệu, và việc khẳng định hay bác bỏ “sự thực” chính là các kiểm định thống kê. Bác bỏ “sự thực” hiện thời cũng có nghĩa là chấp nhận “sự thực” mới do nhà nghiên cứu đưa ra (chính là đối thuyết). Mục đích của nghiên cứu là thu thập các thông tin chính xác nhất có thể với nguồn lực hiện có, với mục tiêu cung cấp các bằng chứng chính xác để trả lời câu hỏi của nhà nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu giống như là một bài tập quản lý, nó bao gồm việc lập kế hoạch cho quá trình thu thập thông tin sao cho tiết kiệm nguồn lực (thời gian, tài chính và nhân lực). Quá trình nghiên cứu bao gồm ba bước chính: - Thiết kế nghiên cứu - Thu thập số liệu - Phân tích và phiên giải số liệu Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm hoặc sự khác nhau qua thời gian trên một nhóm. Chúng ta sẽ quan tâm đến sự biến thiên giữa các nhóm hoặc qua các giai đoạn thời gian. Càng nhiều nguồn biến thiên khác nhau của các thông tin thu thập được thì càng có nhiều cách giải thích kết quả nghiên cứu của chúng ta. Một phương pháp nghiên cứu tốt liên quan đến việc kiểm soát được các nguồn biến thiên có thể có. Hai nguồn biến thiên chính của số liệu là sự biến thiên giữa các cá thể và sự biến thiên do việc đo lường. Do chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn thực tế khi tiến hành nghiên cứu do vậy việc chúng ta cũng rất có thể có những sai sót (trong việc chọn sai đối tượng nghiên cứu, trong việc đo lường các chỉ số cần thiết, v.v.) Bất kỳ một lỗi nào chúng ta mắc phải đều ảnh hưởng đến những mức độ sai lệch kết quả nghiên cứu của chúng ta. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu chúng ta có được trong ngày hôm nay có thể
  • 36. - 29 - khác với các kết quả nghiên cứu của những ngày khác do việc một đối tượng nghiên cứu rất có thể sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau ở những thời điểm khác nhau với cùng một câu hỏi. Mục đích của một nghiên cứu tốt là cố gắng giảm tối đa các nguồn có thể gây sai số. Biện pháp chính là kiểm soát nhiều nguồn sai số nhất có thể được (ngoài những biến thiên của các cá thể mà chúng ta khó có thể kiểm soát được). Có hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên (random error) và sai số hệ thống (systematic error, hay bias). Sai số ngẫu nhiên có thể được định nghĩa là một thành phần không thể dự đoán được. Sai số hệ thống là sai số do đo lường dẫn tới các kết quả nghiên cứu có sự sai lệch một cách có hệ thống. Thông thường, khi đo lường một đặc tính hay tính chất, chúng ta có thể không gặp sai số hệ thống một cách tổng thể nhưng lại có những sai số ngẫu nhiên khác nhau trong các nhóm nhỏ, hoặc trên một số đối tượng nghiên cứu nhất định. Sai số đo lường một cách hệ thống được coi là nghiêm trọng hơn là các sai số ngẫu nhiên. Sai số ngẫu nhiên dẫn tới sự thiếu chính xác, và thông thường có nghĩa là sự khác biệt giữa các nhóm có thể bị mờ nhạt đi hoặc biến mất. Sai số hệ thống nghiêm trọng, trái lại, có thể làm cho sự khác biệt giữa các nhóm bị lệch lạc và kết luận của nghiên cứu có thể hoàn toàn bị sai lệch. Do vậy, kết quả sẽ là không chính xác (inaccurate) và không có giá trị (invalid). Sau đây là một vài nguồn sai số hệ thống của nghiên cứu, đặc biệt là một số nguồn biến thiên quan trọng (sai số tiềm tàng) có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu sức khỏe là : - Sai số lựa chọn (selection bias): sai số này dẫn đến việc các nhóm được chọn lựa không đại diện được cho nhóm người mà chúng ta nghiên cứu. Điều này sẽ làm lệch lạc sự phiên giải kết quả của chúng ta (tính khái quát hoá – generalisability). - Nhiễu (confounding): sai số này xuất hiện khi so sánh các nhóm với các đặc tính khác nhau. Một biến nhiễu điển hình thường được nhắc đến là tuổi. Nghiên cứu thực nghiệm thường phân các đối tượng một cách ngẫu nhiên
  • 37. - 30 - vào trong các nhóm khác nhau, cho nên tránh được nhiễu (vì các đặc tính sẽ tương đồng trong tất cả các nhóm) - Sai số thông tin (information bias): Khi các độ đo được dùng khác nhau ở các nhóm so sánh. Ví dụ: điều tra viên có thể hỏi các câu hỏi một cách kỹ lượng có chủ định đối với những người sống quanh khu vực hồ trong thành phố hơn là những người sống xa khu vực hồ bởi vì ảnh hưởng việc tiêu thoát nước thải ra hồ thì những người xung quanh hồ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Có rất nhiều nguồn sai số khác nhau trong nghiên cứu, tuy nhiên những loại sai số chính trên đây cần được biết đến khi phiên giải các kết quả nghiên cứu của bạn. Là người phân tích số liệu, công việc của bạn là xác định và nếu có thể, chỉ ra độ lớn của các nguồn sai số càng nhiều càng tốt trong phạm vi số liệu cho phép. 2.2.2 C u hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu thông thường được phát biểu một cách rất khái quát, và khó có thể tiến hành phân tích thống kê được cho đến khi được phân tách thành các giả thuyết khoa học có thể kiểm định được. Chủ đề nghiên cứu có thể rất rộng, chẳng hạn “ảnh hưởng của việc ô nhiễm nước thải”, từ đó hàng trăm câu hỏi nghiên cứu có thể được đặt ra (ví dụ “Theo ông/bà việc xả nước thải ra sông/hồ gây nên những ảnh hưởng gì đến không khí của các hộ dân xung quanh?” . Đây là một câu hỏi nghiên cứu chi tiết, chỉ xem xét một vấn đề cụ thể là không khí xung quanh của khu vực sông hồ - vậy còn vấn đề sức khoẻ khác như bị bệnh lao, hen suyễn, lan truyền các bệnh dịch thì sao...? Việc chọn câu hỏi nghiên cứu trong khuôn khổ một vấn đề lớn hoàn toàn phụ thuộc vào sự ưu tiên của nhà nghiên cứu. 2.2.3 Các thiết kế nghiên cứu định lượng cơ bản Có hàng loạt các thiết kế nghiên cứu cho phép làm giảm thiểu nguồn sai số ngẫu nhiên và hệ thống trong nghiên cứu. Hai loại thiết kế định lượng cơ bản là thực nghiệm và quan sát (không thực nghiệm). Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm là dạng thiết kế có đối chứng và do vậy được coi là lý tưởng. Thiết kế này có ít nguy
  • 38. - 31 - cơ xảy ra sự sai lệch trong kết quả nhất. Tuy nhiên, do số lượng đối chứng cần thiết và qui trình kiểm soát nghiên cứu, loại thiết kế này thường tạo ra một bối cảnh nghiên cứu mang tính “nhân tạo” rõ rệt, ít phản ánh được thực tại. Điều này đôi khi làm cho dạng nghiên cứu này hoàn toàn không phù hợp, hoặc thậm chí vi phạm các qui định về đạo đức với một số dạng câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Có 3 đặc tính chính phân biệt thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, đó là: - Có “can thiệp”, trong đó các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu tham gia thực hiện các kiểm tra/hành vi/các hoạt động nào đó mà trong điều kiện thực tế cuộc sống họ chưa chắc đã phải làm. - Có một nhóm đối chứng, là nhóm đối tượng nghiên cứu không nhận được sự can thiệp nói trên. - Có sự phân bổ ngẫu nhiên: các đối tượng được phân vào các nhóm khác nhau: nhóm can thiệp hay nhóm đối chứng. Hay nói cách khác, bất cứ một đối tượng nào cũng có một cơ hội bằng nhau để được chọn vào một trong hai nhóm. Ba đặc điểm trên làm tăng tối đa khả năng tất cả các đặc tính của đối tượng là tương đương nhau ở các nhóm, và vì thế giảm thiểu được các sai số do biến nhiễu. Các nghiên cứu thực nghiệm ít khả thi hơn những loại thiết kế khác và vì thế những loại thiết kế nghiên cứu “ít chặt chẽ hơn” thường được lựa chọn. “Ít” chặt chẽ hơn đồng nghĩa với việc khả năng dẫn tới sai số lớn hơn. Dưới đây liệt kê các loại thiết kế nghiên cứu từ loại được kiểm soát tốt nhất (nghiên cứu thực nghiệm) cho tới kiểm soát kém nhất (nghiên cứu mô tả thường được sử dụng trong các nghiên cứu y tế công cộng: THỰC NGHIỆM GIẢ THỰC NGHIỆM (còn gọi là “bán thực nghiệm” – quasi-experimental) Nghiên cứu đánh giá sau can thiệp (Post test) Nghiên cứu đánh giá trước / sau can thiệp (Pre-Post test) TƯƠNG QUAN Thuần tập (Cohort) Bệnh - Chứng (Case-Control)
  • 39. - 32 - Cắt ngang (Cross-sectional) MÔ TẢ Mô tả nhiều trường hợp (Case-series) Mô tả trường hợp (Case-study) Trên thực tế, khi thiết kế nghiên cứu có can thiệp nhưng lại không có sự phân bổ ngẫu nhiên hoặc không có nhóm chứng thì được gọi là thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm (hoặc bán thực nghiệm). Tất nhiên, chất lượng nghiên cứu sẽ bị giảm khi thiếu đi các đặc điểm của thiết kế thực nghiệm, chủ yếu là nguy cơ xuất hiện sai số do sự không cân bằng giữa các đặc tính của các nhóm. Việc thiếu nhóm chứng có thể làm giảm khả năng phân tích các mối quan hệ nhân quả, vì chúng ta mất đi khả năng xác định các hiệu quả của can thiệp hay khẳng định những kết quả đó là vượt khỏi phạm vi những thay đổi tự nhiên có thể xảy ra. Tuy nhiên do việc giảm sự kiểm soát chặt chẽ trong thiết kế, thiết kế giả thực nghiệm khá linh hoạt và thường được sử dụng nhiều trong thực tế. Chúng ta cần lưu ý khi phiên giải kết quả của nghiên cứu giả thực nghiệm, đặc biệt khi chúng được dùng rất phổ biến trong các nghiên cứu về sức khoẻ. Tiếp theo trong danh sách phân loại chất lượng thiết kế là các nghiên cứu không thực nghiệm. Các thiết kế này không thực hiện các can thiệp hay phân bổ ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu vào từng nhóm, chúng dựa trên cơ sở duy nhất là quan sát những gì đã hay sẽ xảy ra. Trong một số tình huống, một số thiết kế kiểu này cũng có thể có nhóm chứng nhưng không cho phép thực hiện các can thiệp. Những nghiên cứu thuộc dạng do không có được sự kiểm soát chặt chẽ, thường có khuynh hướng dễ mắc các sai số. Các thiết kế nghiên cứu quan sát gồm hai dạng cơ bản là tương quan và mô tả. Nghiên cứu mô tả được thiết kế để mô tả tóm tắt các vật hiện tượng, và thông thường các mối quan hệ giữa những biến số trong dạng nghiên cứu này ít khi được nhấn mạnh. Ví dụ, người ta có thể thiết kế một nghiên cứu để xác định tỷ lệ người trong một cộng đồng sử dụng châm cứu để chữa đau. Nghiên cứu mô tả thông
  • 40. - 33 - thường được thiết kế để cung cấp những thông tin cơ bản và là dạng thiết kế dễ sinh ra sai số nhất (chủ yếu là sai số chọn và nhiễu). Nghiên cứu tương quan đưa ra các mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, thông thường, để sinh ra các giả thuyết. Ví dụ, đặc điểm nghề nghiệp nào có ảnh hưởng đến việc hài lòng với nghề nghiệp? để làm điều này chúng ta sẽ thu thập số liệu liên quan đến nghề nghiệp, như số giờ làm việc, lương, môi trường làm việc… và xem xét mối liên hệ của chúng với một thang điểm về sự hài lòng về nghề nghiệp. Chúng ta có thể không thu được một nhận định chính xác là liệu lương được bao nhiêu và môi trường làm việc như thế nào thì quyết định mức độ hài lòng về công việc nhưng nghiên cứu tương quan của chúng ta sẽ có thể xác định những đặc tính nghề nghiệp nào có thể liên quan đến sự hài lòng về nghề nghiệp và tạo tiền đề cho các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này (chẳng hạn, liệu những người được chọn ngẫu nhiên vào nhóm nhận được can thiệp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm có điểm hài lòng cao hơn những người làm nhóm công việc khác hay không?) Nghiên cứu thực nghiệm có can thiệp đó có thể cung cấp bằng chứng về nguyên nhân trực tiếp cho sự hài lòng về công việc hơn là nghiên cứu tương quan. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm chỉ có thể tiến hành với một hay một số rất ít bối cảnh nơi làm việc, vì đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ, trong khi nghiên cứu tương quan - vì chỉ đơn thuần là một nghiên cứu quan sát - có thể xem xét rất nhiều yếu tố cùng một lúc. 2.3 Xử lý và nhập số liệu Mục đích của việc mã hoá số liệu là chuyển đổi thông tin nghiên cứu đã thu thập thành dạng thích hợp cho việc phân tích trên máy tính. Thường thì bạn sẽ sử dụng một bộ câu hỏi hoặc biểu mẫu thu thập số liệu khác nhau để thu thập số liệu. Để đưa ra được những kết luận từ nghiên cứu của mình, bạn sẽ phải tóm tắt các kết quả của cuộc điều tra. Hầu hết các nghiên cứu đều liên quan đến một số lượng lớn các đối tượng tham gia, các thông tin từ bộ câu hỏi và các phiếu điều tra nên được
  • 41. - 34 - nhập vào phần mềm thống kê SPSS để cho tất cả các số liệu đã thu thập được lưu trữ và xử lý. Phần mềm thống kê thường có dạng bảng tính và số liệu phải được nhập vào các bảng tính này. Một bảng tính là một định nghĩa tương đối về thực chất nó là phần hiển thị trên màn hình với những đường kẻ trong đó. Các chữ số và các ký tự có thể được đánh máy trong từng ô. Khác với những phần mềm bảng tính thông dụng như EXCEL, các phần mềm phân tích thống kê thường có những giới hạn chặt chẽ hơn trong việc nhập liệu vào những ô này. Trong hầu hết các tệp số liệu, thông tin cho từng đối tượng/quan sát được nhập trên một hàng của bảng tính. Các cột của bảng tính tương ứng với các câu hỏi trong bộ câu hỏi/công cụ thu thập số liệu. Một câu trả lời của một đối tượng được mã trên một ô của bảng tính. Các câu trả lời nên được mã hoá bằng số càng nhiều càng tốt nên hạn chế việc dùng mã bằng các ký tự. 2.4 Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy 2.4.1 Thống kê ô tả 2.4.1.1Các đặc trưng của số liệu 1 biến Đặc trưng vị trí Giá trị trung bình Là bình quân số học của các quan sát. Ký hiệu của giá trị bình quân là . Giá trị này được tính bằng cách lấy tổng các giá trị của từng quan sát chia cho số lượng các quan sát và công thức toán học được thể hiện như sau: Trong đó: Xi: là giá trị quan sát Xi n: số lượng quan sát trong nghiên cứu Giá trị trung vị (median) Là giá trị của quan sát có vị trí được sắp xếp ở giữa theo cách sắp xếp giá trị từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại. Vì thế, một nửa số quan sát sẽ có giá trị nhỏ hơn giá (2.1)
  • 42. - 35 - trị ứng vị và một nửa có giá trị lớn hơn giá trị trung vị. Giá trị trung vị đôi khi được xem như là một quan sát đặc biệt. Giá trị mode Giá trị mode là giá trị của những quan sát được xuất hiện nhiều nhất. Nó thường được sử dụng khi ta muốn tìm hiểu giá trị thường gặp nhất. Hình 2.2. Các dạng phân phối Đặc trưng biến thiên Số đo sự biến thiên đơn giản nhất là phạm vi (range), đó là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Khuyết điểm của nó là chỉ dựa trên hai quan sat và không cho ý niệm về các cách quan sát khác sắp xếp ra sao. Tương tự, khi cỡ mẫu cũng lớn thì phạm vi cũng lớn. Bởi vì sự biến thiên nhỏ khi các quan sát tập trung gần chung quanh trung bình và lớn khi các quan sát phân tán trên một phạm vi đáng kể, sự biến thiên thường được đo lường theo độ lệch (deviation) của các quan sát so với trung bình. Phương sai (variance) là trung bình của bình phương những hiệu số này. Khi tính phương sai của một mẫu, tổng của độ lệch bình phương được chia cho (n-1) chứ
  • 43. - 36 - không phải cho n bởi vì như vậy sẽ cho một ước lượng tốt hơn của phương sai toàn bộ tổng thể. Công thức tính toán phương sai: Độ tự do Mẫu số (n-1 được gọi là độ tự do (degrees of freedom) của phương sai. Con số này là (n-1) chứ không phải là n, bởi vì chỉ có (n-1 độ lệch (x - độc lập với nhau. Độ lệch cuối cùng cụ thể được tính từ các độ lệch khác bởi vì tổng tất cả các độ lệch bằng zero. Độ lệch chuẩn Phương sai của các tính chất toán học thuận lợi và là số đo thích hợp khi nghiên cứu lý thuyết thống kê. Hệ số biến thiên Hệ số biến thiên là độ lệch chuẩn tính theo phần trăm của trung bình mẫu. Chúng hữu ích khi cần quan tâm đến độ lớn của sự biến thiên so với độ lớn của quan sát, và có ưu điểm là hệ số biến thiên độc lập với đơn vị của quan sát. Do vậy, hệ số biến thiên sẽ giống như nhau công thức (2.4) trình bày cách tính toán hệ số biến thiên. 2.4.2 Kiể định ối liên hệ giữa hai biết định anh hoặc định anh – thứ bậc Khi hai yếu tố nghiên cứu đều là định danh hoặc một định danh – một thứ bậc thì kiểm định Chi-bình phương được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên kiểm định chi bình phương không cho biết độ mạnh mối liên hệ giữa hai biến. Lý thuyết kiểm định Chi-bình phương như sau: (2.2)
  • 44. - 37 - 1. Đặt giả thuyết thống kê: Giả thuyết không H0: Hai biến độc lập với nhau Giả thuyết đối H1: Hai biến liên hệ với nhau Tính toán đại lượng χ2 : Trong đó: χ2 : đại lượng Chi – bình phương dùng để kiểm định Oij : Đại diện cho số trường hợp được quản sát tỏng một ô cụ thể của bảng chéo (bảng tần suất quan sát) Eij : Đại diện cho số trường hợp mà bạn không mong đợi gặp trong những ô bảng chéo đó nếu không có mối lien hệ giữa hai biến trong bảng (tần số mong đợi) c : Số cột của bảng r : Số hàng của bảng Eij được ước tính theo công thức: Ri: Tổng số quan sát của hàng thứ i Cj: Tổng số quan sát ở cột thứ j Từ công thức tính χ2 có thể thấy ngay là =0 khi tất các các tần số quan sát bằng với các tần số mong đợi, nghĩa là lúc này không có môi liên hệ nào giữa các biến. Mặc dù Chi – bình phương có thể =0 , nó không bao giờ nhận giá trị âm. O khác biệt E càng nhiều, thì giá trị tính được càng lớn, nghĩa là lúc này có khả năng có mỗi liên hệ giữa hai biến. Tìm giá trị giới hạn χ2 (r-1)(c-1 ,α Đại lượng kiểm định này có phân phối chi – bình phương tra bảng phân phối χ2 để được giá trị giới hạn với mức ý nghĩa α và số bậc tự do df=(r-1).(c-1)
  • 45. - 38 - Mức ý nghĩa α là khả năng tối đa cho phép phạm sai lầm loại I trong kiểm định. Nếu cho α = 5 nghĩa là khi thực hiện kiểm định chấp nhận một khả năng phạm sai lầm loại I tối đa là 5 , từ đó mức độ tin cậy được kiểm định của bạn là (1- α =95 . Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị giới hạn và đại lượng χ2 : Bác bỏ giải thuyết H0 nếu: χ2 > χ2 (r-1)(c-1 ,α Chấp nhận giải thuyết H0 nếu: χ2 ≤ χ2 (r-1)(c-1 ,α 2.4.3 Kiể tra sự tương quan giữa các ục hỏi và tính toán Cronbach Alpha Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi. Nếu một thang đo gồm 10 mục hỏi và là đơn khía cạnh, tất cả các mục hỏi sẽ đo lường các phần khác nhau của cùng một khái niệm cơ bản. Trong những trường hợp đó 5 mục hỏi có thể cho ra một số điểm ít hoặc nhiều hơn số điểm của 5 mục hỏi khác giống nhau như sau: Bảng 2.1. ảng ví dụ danh mục các bảng hỏi Điểm số trên mục 1-5 Điểm số trên mục hỏi 6-10 Người 1 X1 Y1 Người 2 X2 Y2 Người 3 X3 Y3 … … … Người n X5 Yn Tổng cộng A B Có nhiều cách để chi đôi một nhóm mục hỏi, và mỗi phần chia đôi sẽ cho bạn một tập hợp khác nhau của các tổng số. Mặc dù vậy, về trung bình, tổng số của tất cả những kiểm định chia đôi có thể sẽ khá giống nhau. Hệ số α của Cronbach có thể kiểm tra điều này. Công thức của hệ số Cronbach α:
  • 46. - 39 - α = Nρ/[1+ρ(N-1)] (2.7) Trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Đặc trưng cho sự tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra. Trong công thức (2.7) một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt nhất phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Mặc dù vậy cần chú ý rằng nếu có 1 danh mục quá nhiều các mục hỏi thì sẽ có nhiều cơ hội để có được hệ số α cao. 2.4.4 Mô hình Binary Logistic Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thong tin của biến độc lập mà ta có được. Có nhiều hiện tượng trong tự nhiên chúng ta cần dự đoán khả năng xảy ra một sự kiện nào đó mà ta quan tâm. Những biến nghiên cứu có 2 biểu hiện như vậy gọi là biến thay phiên, hai biểu hiện này sẽ được mã hóa thành hai giá trị 0 và 1 và ở dưới dạng này gọi là biến nhị phân. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì nó không thể được nghiên cứu với dạng hồi quy thong thường vì nó sẽ xây phạm các giả định, rất dễ thấy là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì thật không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ có phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực thống kê của các kiểm định trong phép hồi quy thong thường của chúng ta. Một số khó khăn khác khi dùng hồi quy tuyến tính thong thường là giá trị dự đoán được của biến phụ thuộc không được thể được diễn dịch như xác suất. Với hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc vào sự kiện nào đó có thể xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 có xảy ra sự kiện. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác xuất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán cho là “không”. Mô hình hàm inary Logistic như sau:
  • 47. - 40 - Trong công thức này E(Y/X) là xác suất để Y=1 khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Ký hiệu biểu thức (B0+B1X) là z, ta viết lại mô hình Binary Logistic như sau: Xác suất không xảy ra sự kiện là: Thực hiện phép so sánh giữa xác suất xảy ra một sự kiện với xác suất sự kiện đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được biểu hiện trong công thức: Lấy cơ số e cả hai vế của phương trình trên thực hiện biến đổi vế được kết quả Vì logeez = z nên kết quả cuối cùng là: Từ công thức trên hệ số ước lượng B1 đo lường những thay đổi trong tỷ lệ của các xác suất xảy ra sự kiện với 1 đơn vị thay đổi trong biến phụ thuộc X1. Phương trình trên chuyển thành thành: Độ phù hợp của mô hình Hồi quy inary Logistic cũng đòi hỏi ta phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Binary Logistic dựa trên chỉ tiêu (2.10)
  • 48. - 41 - -2LL (log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SEE (Sum of squares of error) nghĩa là càng nhỏ càng tốt. Bạn không cần quan tâm nhiều đến việc -2LL tính toán như thế nào, nhưng quy tắc đánh giá -2LL ngược với quy tắc dự trên mô hình hệ số xác định mô hình R2 , nghĩa là -2LL càng nhỏ càng tốt. Kiểm định ý nghĩa các hệ số Hồi quy inary Logistic cũng đòi hỏi kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy khác không. Nếu hệ số B0 và B1 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng 1. Trong hồi quy inary logistic đại lượng Wald Chi - Square được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Wald Chi - Square được tính bằng cách lấy ước lượng của hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình (hệ số hồi quy mẫu) Bianary Logistic chia cho sai số chuẩn ước lượng hệ số hồi quy này, sau đó bình phương lên theo công thức sau: Kiểm định độ phù hợp tổng quát Tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số cũng được kiểm định xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không. Với hồi quy tuyến tính bội ta dùng thống kê F để kiểm định giả thuyết H0: ρ1=ρ2=…=ρk=0, còn với hồi quy Binary Logistic dùng kiểm định Chi bình phương.
  • 49. - 42 - CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 3.1 Một số nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương Vị trí địa lí và địa chính trị. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Hải Dương, là thành phố trực thuộc tỉnh. Phía đông giáp huyện Thanh Hà, một phần giáp huyện Nam Sách; Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng; Phía Nam giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ; và Phía Bắc giáp huyện Nam Sách. Có diện tích 71 km2 và 15 phường: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa. Và 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt. Thị xã Hải Dương được nâng cấp thành thành phố vào tháng 8 năm 1997. Trải qua các thời kỳ phát triển, thành phố luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, kể cả thời kỳ Hải Dương được sáp nhập giữa hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập và thành phố Hải Dương vẫn được chọn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Qua 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh Hải Dương cho đến nay, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Dương đã được mở rộng hơn, được đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và dân sinh, thu hút nhiều vốn đầu tư, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, thành phố Hải Dương là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, trên 10 km đường quốc lộ 5, có hệ thống giao thông đường thủy trong đó sông Thái ình bao quanh phía Đông và phía ắc thành phố. Nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi về giao thông và ở giữa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thành phố Hải Dương có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là dịch vụ kho bãi, trung chuyển và thương mại.
  • 50. - 43 - Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP), giai đoạn 2001-2005 tăng 14,47 /năm, trong đó công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng cao, đạt bình quân 21,6 /năm trong giai đoạn 2001-2005. Về quy mô kinh tế, GDP của năm 2005 (giá so sánh 1994 gấp gần 2 lần so với năm 2000; GDP của năm 2005 tính theo giá hiện hành của thành phố đạt 2.266 tỷ đồng. Mức GDP đầu người thành phố năm 2005 đạt khá cao (15,7 triệu đồng, tương đương 986,3 USD), cao gấp gần 2 lần so với tỉnh và gấp hơn 1,3 lần so với KTTĐ ắc Bộ. Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Hải Dương Cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Dương dần dịch chuyển từ ngông nghiệp – thủy sản sang công nghiệp – xây dựng từ năm 1997 đến năm 2007. Cơ cấu nông nghiệp – thủy sản giảm từ 8 năm 1997 xuống còn 1,25 năm 2007. Còn cơ cấu công nghiệp – xây dựng tăng từ 47 năm 1997 lên 53,07 năm 2007. Cơ cấu dịch vụ giao động khoảng 45% từ năm 1997 đến năm 2007. Trên địa bàn thành phố, chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp, thu hút 1,247 doanh nghiệp hoạt động. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1,346 tỷ đồng, tăng 52 so với năm 2007. Thành phố có 1,700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 1,344 USD/người. Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng,