SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN
TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ LỢI NHUẬN
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI THẠNH PHÚ - BẾN TRE
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THANH VŨ EM
MSSV: 1153040019
LỚP: ĐH NTTS K6
Cần Thơ, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN
TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ LỢI NHUẬN
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI THẠNH PHÚ - BẾN TRE
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN NGUYỄN THANH VŨ EM
MSSV: 1153040019
LỚP: ĐH NTTS K6
Cần Thơ, 2015
XÁC NHẬN CỦA CÁ N BỘ HƯỚ NG DẪN
Khóa luận: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận
trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH VŨ EM.
Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6.
Khóa luâ ̣n đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng bảo vệ khóa luận ngày
15/6/2015.
Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN NGUYỄN THANH VŨ EM
i
LỜ I CAM KẾ T
Tôi xin cam kết khóa luâ ̣n này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứ u của
tôi và các kết quả nghiên cứ u này chưa được dùng cho bất cứ khóa luâ ̣n cùng cấp nào
khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2015
Sinh viên thực hiê ̣n
NGUYỄN THANH VŨ EM
ii
LỜ I CẢ M TẠ
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành nuôi
trồng thủy sản, mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng cho đến nay em đã hoàn
thành đề tài tốt nghiệp. Những thành quả này có được là nhờ sự giúp đỡ tận tình của
Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, con kính xin gửi lời biết ơn tha thiết nhất đến bậc sinh thành, người đã
lam lũ, chịu bao khó khăn trong cuộc sống để chăm lo, dạy dỗ con thành người, người
luôn bên cạnh và động viên con trong những lúc con gặp khó khăn nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Lê Hoàng Yến và thầy Nguyễn
Hữu Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Tây Đô,
đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Sinh học ứng dụng đã nhiệt tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức hữu ích, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
em học tập và rèn luyện tại trường.
Tiếp lời, em xin cảm ơn anh Nguyễn Minh Tâm và tập thể anh, em công nhân làm việc
ở trang trại nuôi tôm công nghiệp đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện khóa luận ta ̣i Tha ̣nh Phú-Bến Tre.
Sau cùng em kính chúc quý Thầy Cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 6/2015
Sinh viên: Nguyễn Thanh Vũ Em
iii
TÓ M TẮT
Thực nghiê ̣m được thực hiê ̣n trên 6 ao có cùng diện tích 2.000m2
/ao. Tôm thả vào
ao với hai mật độ nuôi là 120 con/m2
(hệ thống 1) và 160 con/m2
(hệ thống 2).
Kích cỡ tôm giống lúc thả là PL10 với chiều dài trung bình là 0,9 cm/con và trọng
lượng trung bình là 0,0043 g/con. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường như:
Nhiệt độ, pH, độ kiềm ở ao nuôi với mật độ nuôi 160 con/m2
biến động cao hơn
so với ao nuôi mật độ nuôi 120 con/m2
, nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn
thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.
Sau 65 ngày nuôi, chiều dài và khối lượng của tôm nuôi với mật độ 120 con/m2
lần lượt là 12,13 ± 0,13 cm/con và 11,07 ± 0,10 g/con cao hơn 1,4 lần về khối
lượng và 1,7 lần về chiều dài so với tôm nuôi 160 con/m2
(7,22 ± 0,40 cm/con và
7,79 ± 0,13 g/con).
Năng suất tôm ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 11,95 tấn /ha/vụ cao hơn 1,2
lần năng suất tôm nuôi mật độ 160 con/m2
(9,34 ± 0,09 tấn /ha/vụ). Lợi nhuận thu
được sau cuối vụ nuôi ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 525 ± 12,0 triệu
đồng/ha cao hơn 3,5 lần nuôi mật độ 160 con/m2
(150 ± 9,97 triệu đồng/ha).
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ 120
con/m2
có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao hơn mật độ nuôi 160
con/m2
.
Từ khóa: Mật độ, tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), thực nghiệm.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜ I CAM KẾ T ..........................................................................................................i
LỜ I CẢ M TẠ............................................................................................................ii
TÓ M LƯỢC.............................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾ T TẮ T ................................................................................viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 1
1.3 Nội dung đề tài............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 2
2.1 Đặc điểm sinh học....................................................................................................... 2
2.1.1 Phân loại .............................................................................................................. 2
2.1.2 Đặc điểm hình thái............................................................................................... 2
Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ....................................... 3
2.1.3 Phân bố và nguồn gốc.......................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................... 3
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................................... 4
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước ............................................ 4
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.................................................. 4
2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.................................................. 5
2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre.............................................. 6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 8
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................... 8
3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................... 8
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 8
v
3.3.2 Bố trí thực nghiệm............................................................................................. 10
3.3.3 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm ..................................................................... 10
3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích ................................................................... 12
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................. 16
4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa.............................................................................. 16
4.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................. 16
4.1.2 pH ...................................................................................................................... 17
4.1.3 Độ kiềm và độ mặn............................................................................................ 18
4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu......................... 19
4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu ........................................................................ 19
4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm
nuôi ............................................................................................................................. 19
4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu.................................................................. 21
4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG)
của tôm nuôi ............................................................................................................... 22
4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .............................................................................. 24
4.4 Tỷ lệ sống.................................................................................................................. 25
4.5 So sánh hiê ̣u quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm............................................... 26
4.5.1 Tổng chi phí....................................................................................................... 26
4.5.2 Năng suất ........................................................................................................... 28
4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................................ 28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................. 29
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 29
5.2 Đề xuất...................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... A
PHỤ LỤC 1............................................................................................................... C
PHỤ LỤC 2............................................................................................................... D
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ..................................................3
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng. ....................................5
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm .........................7
Bảng 3.1 Lượng thức ăn áp dụng cho tôm nuôi trong 30 ngày nuôi đầu .....................11
Bảng 3.2 Quản lý thức ăn theo phần trăm trọng lượng phần trăm tôm.........................11
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu thu mẫu và phương pháp phân tích trong hệ thống....................12
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ (0
C) trong hệ thống .........................................................16
Bảng 4.2 Biến động pH trong hệ thống .........................................................................16
Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong hệ thống ...............................................18
Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuâ ̣n của các mô hình nuôi tôm.............................................26
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ..................................................3
Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn ...................................................19
Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi ................................................20
Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn ................................................22
Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi .....................................................22
Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)....................................................................24
Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi.................................................................................25
Hình 4.7 Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thống nuôi .....................................................27
viii
DANH MỤC TỪ VIẾ T TẮ T
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FCR: Hê ̣số chuyển hóa thứ c ăn.
K1, K2, K3: Các ao nuôi mật độ 120 con/m2
PL: postlarvae.
T1, T2, T3: Các ao nuôi mật độ 160 con/m2
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Theo Tổng cục Thủy sản, 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu
Long chiếm 92,5% và chiếm 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.
Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở là 66.000ha với sản lượng đạt 280.000
tấn, tăng 57,9% về diện tích và 50,5% về sản lượng. Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú
đang thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn như: bị nhiễm bệnh, thời gian nuôi lâu nên rủi ro
cao, giá thức ăn cao, môi trường nuôi bị ô nhiễm nặng. Trong khi đó những năm gần
đây tôm thẻ chân trắng đang rất phát triển ở những vùng nước mặn, nước lợ và hiện
nay có xu hướng chuyển sang vùng nước ngọt theo dạng tự phát. Do tôm thẻ chân trắng
có thời gian nuôi ngắn, khả năng thích ứng với môi trường lớn, nuôi được mật độ cao
và thu hoạch nhanh, từ đó dẫn tới diện tích nuôi ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cùng
với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thì dịch bệnh là
một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến tỷ lệ sống, năng suất tôm nuôi và lợi
nhuận của người nuôi.
Với những ưu điểm của tôm thẻ chân trắng mà rất nhiều người nuôi đã bất chấp rủi ro,
chạy theo lợi nhuận, tăng mật độ nuôi dẫn đến quản lý trường nuôi không tốt, từ đó
dịch bệnh xảy ra ngày càng lan rộng, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
càng thêm khó khăn hơn. Để giúp người nuôi nắm bắt được phần nào những bất cập
cũng như những ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi
nhuận kinh tế khi nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, từ đó có thể lựa chọn cho mình
mật độ nuôi thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng khả năng thành công. Nên đề
tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong
nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm xác định được mật độ nuôi phù hợp với thực tế nuôi tôm
thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người nuôi
1.3 Nội dung đề tài
Đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường ao nuôi trong thời gian thực
nghiệm.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi khi nuôi
với 2 mật độ 120 con/m2
và 160 con/m2
.
CHƯƠNG 2
2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, (2014) tôm thẻ chân trắng phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng Bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng Họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp.
Tên theo FAO: Tôm chân trắng, camaron patiblanco.
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng thân có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm Bạc, bình
thường có màu xanh lam, chân ngực và chân bụng có màu trắng ngà nên được gọi là
tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên
chủy và 2-4 răng dưới chủy, chân ngực 3-5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của
con đực là 180 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).
3
Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng
2.1.3 Phân bố và nguồn gốc
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ biển phía Đông Thái
Bình Dương, Châu Mỹ, ven biển Nam Mexico, vùng biển Ecuador (Elovara, 2003).
Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á như
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam (Bone, 1931).
Tôm thẻ chân trắng sống tốt khi nền đáy là bùn, độ sâu 72m, nhiệt độ từ 27-320
C, độ
mặn từ 0,5-45%o, độ mặn phát triển tốt nhất là 10-15%o, pH từ 7,5-8,5, tôm thường
hoạt động về đêm khi tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ và tôm
tiền trưởng thành phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu dinh dưỡng (Trần Viết Mỹ,
2009).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng phải trải qua quá trình lột xác để lớn lên, quá trình này diễn ra
nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm. Thời gian giữa hai
lần lột xác khoảng 1-3 tuần, tôm nhỏ hơn 3g trung bình mỗi tuần lột xác một lần, thời
gian lột xác tăng dần theo sự phát triển của tôm, tôm lớn khoảng 15-20g, trung bình 2,5
tuần lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban
đêm. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm đều ảnh hưởng tới
quá trình lột xác của tôm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong điều kiện nuôi thâm
canh, tuy nhiên khi trọng lượng tôm vượt qua 20g thì tốc độ tăng trưởng chậm lại 1
g/tuần (Wyban and Sweeney, 1991). Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng
giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng. Từ ấu trùng đến
thời kỳ ấu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái.
Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ ấu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực (Lục Minh
Diệp và ctv, 2006). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong
4
điều kiện nuôi phù hợp thì tốc độ phát triển trong 60-80 ngày là 8-10g và đạt 35-40g
trong 180 ngày nuôi (Trần Viết Mỹ, 2009).
Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng
bắt mồi như nhau vì vậy tôm thẻ chân trắng tăng trưởng khá đồng đều, ít phân đàn
(Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, cũng giống như các loại tôm he khác, thức ăn của
tôm thẻ chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng như: protid,
lipid, glucid, vitamin và khoáng. Nếu thiếu hay mất cân đối các chất trên sẽ ảnh hưởng
tới sinh trưởng và sinh sản (Thái Bá Hồ và Ngô Tọng Lưu, 2011).
Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng từ (30-35%), thấp hơn so
với tôm sú (36-42%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao,
trong điều kiện nuôi thâm canh thì hệ số chuyển hóa thức ăn là từ 1,1-1,3 (Trần Viết
Mỹ, 2009).
Trong tự nhiên thức ăn của tôm thẻ chân trắng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy (Lục Minh Diệp và ctv,
2006).
Tôm thẻ chân trắng có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm thẻ chân trắng sử
dụng nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã đến các loại động vật
thủy sinh. Lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng vào ban ngày chiếm 25-35%, ban đêm
chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Thường, 2007).
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011).
Đến năm 1992, chúng được nuôi ở một số nước trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung
ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm
cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm
2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng
trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng liên tục tăng
nhanh qua các năm, Đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO,
2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Theo James
Anderson, cho biết năm 2011, sản lượng tôm toàn cầu tăng 5%/năm nhưng giảm 6,7%
trong năm 2011-2012 và giảm 9,6% năm 2012-2013 xuống còn 3,5 triệu tấn. Hiện sản
lượng tôm toàn cầu năm 2013 giảm khoảng 15%, tương đương 4 triệu tấn so với năm
2011 (GOAL, 2013).
5
2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3
công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty
Asia Hawaii (Phú Yên) cho năng suất cao và thu hút sự chú ý của các người nuôi tôm
(Bộ NN và PTNT 2010).
Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng
tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc. Và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị
cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày 25/01/2008, Bộ Nông
Nghiệp và phát triển Nông ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển
nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Tuy mới được nược cho phép nuôi đại
trà trong những năm gần đây, nhưng tôm thẻ chân trắng đã phát triển vượt bậc cả về
diện tích và sản lượng nuôi chỉ sau một thời gian ngắn.
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng.
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất bình quân (kg/ha)
2005 13.455 40.096 2.980
2006 18.441 57.185 3.100
2007 19.919 64.776 3.250
2008 15.079 47.827 3.170
2009 21.339 89.521 4.190
2010 25.397 136.719 5.380
2011 28.683 152.939 5.330
2012 41.789 186.197 4.460
2013 63.719 243.001 3.814
2014 93.000 328.000 3.527
(Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2014).
Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm
thẻ chân trắng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Báo cáo Hiệp hội Chế biến, xuất
khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến giữa tháng 9 năm 2013, kim ngạch xuất
6
khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD, vượt mức 868,3 triệu USD thu từ xuất
khẩu tôm sú (Thống kê của Tổng cục Thủy sản, 2013).
Năm 2012, diện tích nuôi tôm tăng khá cao nhưng sản lượng có dấu hiệu giảm do dịch
bệnh hoại tử cơ (IMNV), hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Năm 2013, nước ta tăng cả
diện tích và sản lượng do hạn chế được dịch bệnh.
2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre
Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre đạt 43.000 ha, trong đó nuôi
tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230 ha còn thâm canh, bán thâm canh 3.980
ha, riêng tôm thẻ chân trắng là 1.250 ha, tăng 136% so với năm 2010. Diện tích thả lại
vụ 2 trên 2.838 ha, sản lượng thu hoạch đạt 21.950 tấn, vượt 291%, tăng 334% so với
năm 2010. Cuối năm 2011, tình hình dịch bệnh trên tôm sú phát triển mạnh (21% diện
tích bị nhiễm bệnh) gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích
sang nuôi tôm thẻ chân trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Báo cáo thuỷ sản Việt
Nam, 2012).
Cuối tháng 2 năm 2012, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong toàn tỉnh đạt 1.497 ha,
với 97,36 triệu con giống. Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã ra đời và mang lại
lợi nhuận cao như: trại nuôi tôm công nghiệp K22 ở xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, đã
chuyển diện tích nuôi cá da trơn sang nuôi tôm thẻ đạt 40 ha. Công ty TNHH Đầu tư
Thủy sản Huy Thuận tại xã An Điền (Thạnh Phú), với diện tích 25 ha mặt nước, có 72
ao, mật độ thả nuôi trung bình 150-170 con/m2
, lượng giống thả là 41 triệu con. Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ- UBND, về việc phê duyệt
quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 khoảng
4.390 ha, năm 2020 là 7.820 ha và năm 2030 là 8.300 ha, phân bố trên địa bàn 3 huyện
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Cục Thuỷ Sản Việt Nam, 2013).
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre cho biết năm 2012 diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể. Năm 2008, diện tích thả nuôi là 176 ha,
đến năm 2010 là 560 ha và vụ 1 của năm 2011 tăng 1.250 ha. Với mật độ thả nuôi trung
bình 100-120 con/ m2
, sản lượng trung bình đạt 10 tấn/ha, lợi nhuận trung bình khoảng
300-400 triệu đồng/ha/vụ nuôi (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013).
Theo báo cáo 4 tháng đầu năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thì tình hình
nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đến nay đã thả giống khoảng 1.967 ha, giảm
5,6% so cùng kỳ, trong đó tôm sú là 650 ha giảm 48% so cùng kỳ, tôm thẻ chân trắng
là 1.317 ha, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Do thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt
gây bệnh trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, gây thiệt hại khoảng 93,12 ha tôm
sú và 358,1 ha tôm thẻ chân trắng, tôm chết ở giai đoạn từ 25 đến 40 ngày tuổi, tập
trung ở các xã An Đức, An Hòa Tây, Bảo Thạnh và An Hiệp ở huyện Ba Tri. Xã Đại
7
Hòa Lộc, Định Trung, Bình Thới và Thạnh Trị ở huyện Bình Đại. Xã Giao Thạnh, An
Nhơn và An Điền ở huyện Thạnh Phú (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2013).
Diê ̣n tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh Bến Tre tăng liên tục qua các 3
năm gần đây, năm 2012 diê ̣n tích nuôi là 4.165 ha đến năm 2014 diê ̣n tích nuôi là 9.054
ha tăng 2.17 lần so với năm 2012 và 1,81 lần so với năm 2013. Sản lượng tôm thẻ chân
trắng năm 2014 là 63.620 tấn tăng gấp 3,18 lần so với năm 2012 và gấp 1,35 lần so với
năm 2013.
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm
Năm 2012 2013 2014
Diê ̣n tích (ha) 4.165 5.000 9.054
Sản lượng (tấn) 20.000 47.000 63.620
Nâng suất trung bình (tấn/ha) 4.80 9.40 7.03
(Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, 2014)
2.2.4 Sơ lược về một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Trong những năm qua, tôm thẻ chân trắng được nuôi khắp các tỉnh ven biển của cả
nước, với những lợi nhuận rất cao thu về từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã thúc đẩy
nhiều người nuôi nâng cao mật độ lên để tăng thêm lợi nhuận. Hiện nay cũng có một số
tỉnh và công ty đã nuôi thử nghiệm các mật độ từ 100-400 con/ m2
và cũng đã đạt được
nhiều kết quả đáng kể.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013 thì tôm thẻ chân trắng được
nuôi với mật độ cao ở các tỉnh miền Trung như: Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh
Hòa…đa số hộ nuôi tôm trong ao nền cát được lót bạt và rất ít nuôi tôm trong những
đầm đáy đất bùn. Mật độ thả nuôi tôm rất dày, từ 180 đến 200 con/m2
, cá biệt có những
nơi gần biển dễ lấy nước có thể nuôi với mật độ 300 con/m2
, sau 3 tháng nuôi thu
hoạch đạt năng suất rất cao (từ 15 đến 20 tấn/ha) (Sở NN & PTNT tỉnh Phú Yên,
2013). Cũng trong năm 2013, ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đã áp dụng mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà có mái che kín bằng tole. Mật độ thả nuôi 150
con/ m2
, sau thời gian nuôi khoảng 60-65 ngày, tôm nuôi đạt cỡ bình quân 60 con/ kg,
năng suất tôm đạt 1,5 tấn/1000 m2
(15 tấn/ha). Ở mật độ 200 con/m2
tôm đạt cỡ 100
con/kg trong 45 ngày nuôi, năng suất thu hoạch đạt 2 tấn/1000 m2
(20 tấn/ha), cao gấp
đôi so với nuôi thông thường (Sở NN & PTNT tỉnh Tiền Giang, 2013).
8
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian: Thực nghiệm được thực hiện từ ngày 19 tháng 9 năm 2014 đến ngày 26
tháng 12 năm 2014
Địa điểm: Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Minh Tâm, ấp 5, xã
Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu bố trí: Tôm thẻ chân trắng PL10.
Hệ thống ao thực nghiệm: 6 ao với diện tích là 2000 m2
/ao
Độ mặn nước trong nuôi thực nghiệm: 10%o.
Thức ăn Nanotech: Có hàm lượng protein 42%.
Dụng cụ dùng trong thực nghiệm: Quạt nước, sàng ăn, xuồng, cân, thước, chài, tỷ trọng
kế, nhiệt kế và một số trang thiết bị cần thiết khác trong nuôi thực nghiệm.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có cùng diện tích,
hình thức cải tạo, con giống, thức ăn, quản lý môi trường nuôi là như nhau.
3.3.1 Chuẩn bị bố trí thực nghiệm
a. Ao nuôi
Diê ̣n tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình giống nhau ở hai hệ thống 1 và 2 với
hai mật độ nuôi 120 con/m2
và 160 con/m2
là 0,2 ha. Độ sâu trong ao nuôi mật độ 120
con/m2
là 1,50 m và ở ao nuôi mật độ 160 con/m2
là 1,70 m.
b. Ao lắng
Diện tích ao lắng ở 2 hệ thống nuôi như nhau là 1800 m2
chiếm 30% tổng diện tích ao
nuôi, độ sâu ao lắng là 1,6 m đối với hệ thống mật độ nuôi 120 con/m2
và 1,8 đối với
mật độ nuôi 160 con/m2
. Nguồn nước cấp vào ao lắng ở 2 hệ thống nuôi chủ yếu là
nước sông và được xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.
c. Cải ta ̣o ao nuôi
Ao nuôi và ao lắng được sên vét bùn đáy ao, gia cố bờ, cống thoát, rào lưới quanh bờ
tránh cua, còng, bón vôi xử lý đáy ao (CaO 10 kg/100 m2
), rải khắp mặt, góc ao, mái bờ
và cả trên bờ ao, phơi ao 3 - 5 ngày vừa nứt vết chân chim, lấy nước vào 0,1 m ngâm 2
- 3 ngày cho ngấm vào trong nền đáy ao để diệt triệt để các mầm bệnh ẩn trong nền ao.
9
d. Quá trình xử lý nướ c
Nước cấp được bơm trực tiếp từ ao lắng qua túi lọc vải (hạn chế địch hại) vào ao với
mực nước 1,2 m, rải vôi CaO quanh bờ ao 0,1 m tính từ mực nước ao, xử lý Saponin 60
kg/2000m2
để diệt cá tạp, chạy quạt 2 - 4 ngày tạo oxy để trứng cá tạp nở, xử lý
Saponin 30 kg/2000m2
lần 2 để diệt cá tạp mới nở, xử lý chlorine 30 ppm để diệt các
mầm bệnh, chạy quạt đảo điều nước 5 - 7 ngày cho hết chlorine.
e. Gây màu nướ c
Nước trong ao được gây màu bằng Dolomite 40 kg/2000m2
, chạy quạt đảo đều nước,
tạo oxy vào ban đêm cho tảo phát triển, 2 ngày sau tiếp tục gây màu bằng Dolomite 20
kg/2000m2
để duy trì sự phát triển của tảo.
g. Cấy men vi sinh và kỹ thuật thả giống
Quá trình cấy men và kỹ thuật thả giống ở hai nghiệm thức tương tự nhau là: Khi màu
nước gây lên đã ổn định, tiến hành cào đáy vào buổi chiều để diệt tảo già tạo điều kiện
cho tảo non phát triển đồng thời làm cho khí độc ở nền đáy thoát lên khỏi ao, cấy 1 gói
men vi sinh Epicin – Pond và 1 gói men vi sinh Epizym – PBT/2000 m2
. Cung cấp oxy
trong ao để kích thích vi sinh vật phát triển, các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra,
đảm bảo các giá trị nằm trong khoảng thích hợp (pH 8,0, kiềm 125, nhiệt độ 250
C), xử
lý 15 kg khoáng với Yucca 1,5 chai/2000m2
trước khi thả giống.
Mẫu tôm giống được khử trùng bằng chlorine nồng độ 5 ppm sau đó rửa lại với nước
sạch và thuần nhiệt khoảng 1,5 giờ trước khi thả giống. Khoảng 0,5 giờ trước khi thả
giống, 5 kg khoáng với 5 kg thức ăn/2000m2
được trộn đều và rải xuống ao sau đó thả
giống.
10
3.3.2 Bố trí thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trên.
Hệ thống 6 ao nuôi thực nghiệm với 2 mật độ tôm thả khác nhau như sau:
Hệ thống 1: Thả mật độ 120 con/m2
Hệ thống 2: Thả mật độ 160 con/m2
3.3.3 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm
a. Quản lý thức ăn và sàn cho ăn
Sau khi thả giống ngày đầu cho tôm ăn đối với hai mật độ nuôi 120 con/m2
và 160
con/m2
là 2,5 kg/100,000 con tôm giống. Sau đó lượng tăng thức ăn hằng ngày ở hai
nghiệm thức dựa theo Bảng 3.1, sau ngày nuôi thứ 30 thì lượng thức ăn tăng theo tỷ lệ
phần trăm trọng lượng của tôm (Bảng 3.2).
Kết luận
Mật độ nuôi
Hệ thống 2 (160 con/m2
)
con/m2
Hệ thống 1 (120 con/m2
)
T1 T2 T3 K1 K2 K3
Theo dõi các chỉ số môi trường
Theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm
Đánh giá tỷ lệ sống của tôm
Đánh giá hiệu quả kinh tế
11
Bảng 3.1 Lượng thức ăn áp dụng cho tôm nuôi trong 30 ngày nuôi đầu (100.000
con)
Sàn ăn được đặt vào ao ở ngày nuôi thứ 19,vị trí đặt sàn ăn là sau dàn quạt và lượng
thức ăn cho vào sàn là 2 g/kg thức ăn.
Thời gian thăm sàn ăn là là sau cho ăn 2 giờ đối với tôm có khối lượng từ 1,5 - 8 g/con;
1,5 giờ đối với tôm có khối lượng từ 9 - 33 g/con.
Khi kiểm tra sàn ăn thấy lượng thức ăn hết đúng thời gian, trong sàn cho ăn còn nhiều
sợi phân tôm màu sám chứng tỏ lượng thức ăn vừa đủ, ngược lại còn nhiều sợi phân
màu đen chứng tỏ tôm thiếu thức ăn vì tôm đến sàn ăn sau sẽ ăn phân của tôm đến
trước vì thiếu thức ăn, vì vậy ta cần tăng lượng thức ăn vào lần cho ăn kế tiếp.
Bảng 3.2 Quản lý thức ăn theo phần trăm trọng lượng tôm
Trọng lượng tôm (g) Tỷ lệ phần trăm (%) Số lần cho ăn/ngày
2 9,5
3 5,8
5 5,3
7 4,1
10 3,3
12 3
15 2,6
20 2,1
25 1,5
30 1,3
(Nguồn: Công ty UV)
b. Quản lý hệ thống quạt nước
Tổng số cánh quạt sử dụng cho hệ thống 2 nuôi mật độ 160 con/m2
là 168 cánh quạt, hệ
thống 1 nuôi mật độ 120 con/m2
là 144 cánh quạt. Do ở mật độ nuôi cao nên đòi hỏi
lượng oxy đầy đủ để đáp ứng cho sự phát triển bình thường của tôm nuôi. Thời gian
Thời gian (ngày) Lượng thứ c ăn Số lần cho ăn/ngày
< 20 2-2,5 kg/ngày
20 - 30 3-7 kg/ngày 4 lần/ngày
30 7-10 kg/ngày
12
chạy quạt ở hai nghiệm thức như nhau là: đối với tôm nhỏ duy trì 2 dàn quạt chạy
xuyên suốt từ ngày 1 - 10, từ ngày 10 - 20 là 3 dàn quạt và từ ngày 20 trở đi là 4 dàn
chạy xuyên suốt. Tốc độ quay của cánh quạt là ≥ 100 vòng/phút, đảm bảo đủ lượng
oxy.
3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích
a. Phương pháp theo dõi các chỉ số môi trường trong suốt vụ nuôi.
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu thu mẫu và phương pháp phân tích trong hệ thống
STT Chỉ tiêu Thời gian thu mẫu Phương pháp phân tích
1 Nhiệt độ 2 lần/ngày (7-8 h và 14-15 h) Nhiệt kế
2 Độ kiềm 7 ngày/lần (7-8 h) Test kiềm (test KH)
3 Độ mặn 7 ngày/lần (7-8 h) Tỷ trọng kế
4 pH 2 lần/ngày (7-8 h và 14-15 h) Bút pH
b. Phương pháp thu và theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm nuôi
Khi tôm nuôi đạt 30 ngày tuổi (tính từ ngày thả giống) thì tiến hành bắt đầu cân, đo để
đánh giá tốc độ tăng trưởng. Vì đến ngày nuôi 30 tôm đã mắc được lưới chài, sức đề
kháng mạnh và theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ dễ dàng đồng thời thể hiện rõ sự
chênh lệch của các chỉ tiêu tăng trưởng giữa hai mật độ nuôi.
Định kỳ 1 tuần thu mẫu một lần bằng cách chài ngẫu nhiên ở các vị trí trước và sau dàn
quạt, tiến hành định lượng sản lượng tôm và ước lượng tỷ lệ sống, cân khối lượng, đo
chiều dài tôm nuôi (lấy ngẫu nhiên 15 con/ao/lần kiểm tra).
Khối lượng tôm được xác định bằng cách chài rồi lấy ngẫu nhiên mẫu tôm đem cân
bằng cân điện tử (g).
Tăng trưởng khối lượng của tôm (g/con).
WG = Wt – W0 ( 3.1)
Trong đó:
Wt: là khối lượng tôm đo lúc sau
W0: là khối lượng tôm đo lúc đầu
13
WG: là tốc độ tăng trưởng khối lượng
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày).
DWG = (Wt – W0)/ t (3.2)
Trong đó:
W0: là khối lượng của tôm ở lần đo thứ nhất
Wt: là khối lượng của tôm ở lần đo thứ hai
t: là thời gian giữa lần đo thứ nhất và thứ hai
DWG: là tăng trưởng khối lượng tuyệt đối
Xác định chiều dài tôm (chiều dài chuẩn) bằng cách chài rồi lấy ngẫu nhiên mẫu
tôm đem đo bằng thước kẻ vạch 1 (mm).
Tăng trưởng chiều dài của tôm (cm/con).
LG = Lt – L0 (3.3)
Trong đó:
Lt: là chiều dài tôm đo lúc sau
L0: là chiều dài tôm đo lúc đầu
LG: là tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm
Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối theo ngày (cm/con/ngày).
DLG = (Lt – L0)/ t (3.4)
Trong đó:
L0: là chiều dài của tôm ở lần đo thứ nhất
Lt: là chiều dài của tôm ở lần đo thứ hai
t: là thời gian giữa lần đo thứ nhất và thứ hai
DLG: là tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
14
c. Xác định tỷ lệ sống
Xác định bằng phương pháp ước lượng (Cân và đếm số lượng của tôm trong các lần
chài tôm sau đó ước lượng cho cả ao).
Công thức tính tổng số lượng và ước lượng tỷ lệ sống của tôm
∑ lượng tôm chài được
Tổng số lượng tôm nuôi = ----------------------------- x Diện tích ao nuôi (3.6)
∑ diện tích chài
∑ số tôm còn lại trong ao
Tỷ lệ sống (%) = ------------------------------- x 100 (3.7)
∑ số tôm thả ban đầu
Áp dụng theo công thức trên dùng chài có diện tích 1 m2
chài cách bờ ao 0,5m ở 2 địa
điểm trong ao là sau và trước dàn quạt, sau đó lấy tổng số tôm chài được nhân với diện
tích ao rồi chia cho tổng diện tích chài và tổng số lần chài ta được tổng số lượng tôm
còn lại trong ao. Lấy số lượng tôm còn lại trong ao chia cho số lượng tôm thả lúc đầu
rồi nhân cho 100 ta tính được tỷ lệ sống của tôm nuôi.
d. Phương pháp xác định năng suất và hiệu quả kinh tế
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
FCR =
Tổng lượng thức ăn sử dụng
Tổng lượng sản phẩm thu hoạch
(3.8)
Năng suất (tấn/ha).
Năng suất =
Tổng sản lượng thu hoạch
Đơn vị diện tích
(3.9)
Lợi nhuận (triệu đồng/ha).
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi (3.10)
Tỷ suất lợi nhuận/vụ.
15
Tỷ số lợi nhuận = TR –TC / TC (3.11)
Trong đó:
TR: là tổng doanh thu
TC: là tổng chi phí
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa, tối thiểu, vẽ
đồ thị bằng phần mềm Excel xử lý thống kê bằng ANOVA một nhân tố và phép thử
LSD bằng SPSS 16.0.
CHƯƠNG 4
16
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng trưởng của
tôm nuôi, nhiệt độ thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ 24 - 320
C.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của tôm nuôi
nếu nhiệt độ thấp hơn 24,50
C hay cao hơn 330
C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm từ
30 - 50% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv 1995). Trong quá trình thực nghiệm, nhiệt độ dao
động từ 24 - 32,60
C và đây là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân
trắng (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ (0
C) trong thực nghiệm
Hệ thống nuôi
Nhiệt độ sáng (0
C) Nhiệt độ chiều (0
C)
Min - Max TB Min - Max TB
120 con/m2
24 - 26,1 24,90 ± 0,03 29,0 - 32,5 30,92 ± 0,07
160 con/m2
24 - 26,2 24,91 ± 0,05 28,8 - 32,6 30,90 ± 0,09
Nhiệt độ dao động buổi sáng và buổi chiều ở hai hệ thống nuôi là 24 - 32,60
C. Đối với
hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
thì nhiệt độ trung bình buổi sáng là 24,90 ± 0,030
C
thấp hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
là 24,91 ± 0,050
C, nhưng vào
buổi chiều thì nhiệt độ trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 30,92 ± 0,070
C
cao hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
là 30,90 ± 0,090
C. Sự dao động
như vậy là do thời tiết và một phần do thao tác kỹ thuật đo nhiệt độ không ổn định.
Nhiệt độ ở cả 2 hệ thống nuôi vào buổi sáng thấp nhất là 240
C và cao nhất vào buổi
chiều là 32,60
C. Riêng ngày nuôi thứ 9, 13, 19, 40, 49, 51, 58 trong quá trình thực
nghiệm thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tương đối thấp từ 24 - 29,80
C, nguyên
nhân do ảnh hưởng của thời tiết (trời mưa kéo dài). Tuy nhiên, nhiệt độ của các ngày
tiếp theo đều đạt trên 240
C. Nhìn chung nhiệt độ của nước vào buổi sáng và buổi chiều
giữa 2 hệ thống trong suốt quá trình nuôi không có sự chênh lệch đáng kể chỉ dao động
từ 24 - 32,60
C. Mặt khác, giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
là 24,50
C - 300
C (Trần Viết Mỹ, 2009). Ngoài các ngày do tác động của thời tiết làm
cho nhiệt độ giảm thấp thì các ngày nuôi tiếp theo nhiệt độ đều đạt từ 24,50
C trở lên.
Phần lớn nhiệt độ biến động nằm trong khoảng giới hạn cho phép, không ảnh hưởng
lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Nguyên nhân là do 2 hệ thống nuôi
được bố trí trong cùng một thời gian địa điểm nên nhiệt độ không có sự chênh lệch lớn
17
trong khi hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
cao hơn. Như vậy từ kết quả của bảng 4.1
thể hiện cho thấy tuy có sự chênh lệch về mật độ nuôi ở 2 hệ thống nhưng không ảnh
hưởng lớn đến sự biến động của nhiệt độ ao nuôi, mà thời tiết là nguyên nhân chủ yếu
làm biến động nhiệt độ.
4.1.2 pH
pH trong nước phụ thuộc vào sự phát triển của thực vật và độ kiềm trong nước, ban
ngày tảo quang hợp tạo O2 giảm CO2 làm tăng pH và ngược lại khi đêm đến tảo lấy O2
và thải ra CO2 làm giảm pH. Độ kiềm trong nước cao thì pH ít biến động. Sự thay đổi
bất thường làm cho pH biến động lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát
triển của tôm nuôi.
Bảng 4.2 Biến động pH trong thực nghiệm
Hệ thống nuôi
pH sáng pH chiều
Min - Max TB Min - Max TB
120 con/m2
7,5 - 8,5 8,25 ± 0,05 8,0 - 8,7 8,47 ± 0,04
160 con/m2
7,3 - 8,5 8,28 ± 0,11 7,9 - 8,8 8,45 ± 0,04
Bảng 4.2 cho thấy, pH dao động sáng và chiều ở 2 hệ thống nuôi trong khoảng từ 7,3 -
8,8 thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120
con/m2
là 8,25 ± 0,05 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
là 8,28 ± 0,11 nhưng
vào buổi chiều thì pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
là 8,45 ± 0,04 thấp
hơn hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
. Sự dao động pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,3
(ngày nuôi 40) và cao nhất ở buổi chiều là 8,8 (ngày nuôi 29) điều nằm ở hệ thống nuôi
mật độ 160 con/m2
. Nguyên nhân là do hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
cao làm cho
quá trình quản lý thức ăn trong ao nuôi gặp khó khăn dẫn đến sự phát triển của tảo
trong ao không ổn định. Tuy nhiên ngoài ngày 29, 40 thì pH ở các ngày còn lại điều
nằm trong khoảng thích hợp. Theo Nguyễn Trọng Nho, (1994) và Trần Viết Mỹ,
(2009) thì pH thích hợp cho sự phát triển của nuôi là 7,5 – 8,5, như vậy khoảng biến
động pH giữa 2 hệ thống là nằm trong giới hạn cho phép. Tuy có sự khác biệt mật độ
nuôi giữa 2 hệ thống nhưng sự chênh lệch pH là không có sự biến động lớn, vì các
nghiệm thức được bố trí trong cùng một thời điểm và điều kiện thời tiết, kỹ thuật xử lý,
quản lý và chăm sóc là như nhau. Mặt khác hệ thống nuôi mật nuôi 160 con/m2
là khá
cao nên cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự biến động của pH hơn hệ thống nuôi mật
nuôi 120 con/m2
nhưng với kỹ thuật quản lý ao nuôi tốt làm cho sự biến động vẫn nằm
trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.
18
4.1.3 Độ kiềm và độ mặn
Độ kiềm thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng là 80 - 200
mgCaCO3/L, độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ trắng thấp hơn 40 mgCaCO3/L sẽ ảnh
hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Charantchakool et at., 2003).
Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong thực nghiệm
Hệ thống nuôi
Độ kiềm (KH) Độ mặn (ppt)
Min - Max TB Min - Max TB
120 con/m2
125 - 197 156 ± 21,7 7,4 - 10 9,03 ± 0,76
160 con/m2
125 - 187 155 ± 19,9 7,2 - 10 8,9 ± 0,88
Độ kiềm của 2 hệ thống tôm nuôi dao động từ 125 - 197 mgCaCO3/L và độ kiềm trung
bình ở 2 hệ thống nuôi tôm là tương đương nhau . Theo (Vũ Thế Trụ, 1999) độ kiềm
nuôi tôm biển phải luôn lớn hơn 80 mgCaCO3/L, độ kiềm lúc thả giống là 125
mgCaCO3/L và tăng dần cho đến thu hoạch là 197 mgCaCO3/L điều này là phù hợp vì
tôm thẻ chân trắng cần nhu cầu kiềm cao cho lột xác để mau cứng vỏ và là hệ đệm làm
cho pH ổn định ít dao động lớn. Nguyên nhân làm cho độ kiềm tăng dần trong quá trình
nuôi là do cấp thêm nước giếng (độ kiềm 300 - 400 mgCaCO3/L) và ao nuôi.
Độ mặn cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Độ mặn càng cao thì
kéo dài thời gian lột xác của tôm, ngược lại độ mặn thấp thì thời gian tôm lột xác sớm
nên phát triển nhanh (Nguyễn Đình Trung, 2004).
Bảng 4.3 cho thấy biến động độ mặn trong 2 hệ thống tôm nuôi giảm dần theo thời gian
nuôi từ 10%o xuống 7,2%o. Trong đó hệ thống nuôi 160 con/m2
có độ mặn trung bình
là 8,9%o thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m2
(9,03%o) Nguyên nhân do nhu cầu cấp
nước ở hệ thống nuôi 160 con/m2
lớn vì nuôi ở mật độ cao nên độ mặn thấp hơn hệ
thống nuôi 120 con/m2
. Theo (Nguyễn Đình Trung, 2004) thì độ mặn thích hợp cho
tôm thẻ chân trắng phát triển là 5 -25%o, mục đích giảm độ mặn trong quá trình nuôi
như vậy là hạn chế mầm bệnh khi nuôi ở độ mặn thấp và thay đổi môi trường giúp tôm
tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi ở độ mặn cao.
4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu
4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu
19
Chiều dài của tôm trong 2 hệ thống nuôi có chiều hướng tăng dần đều theo thời gian
nuôi.
Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn
Chiều dài của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2
luôn cao hơn tôm nuôi mật độ 160 con/m2
trong suốt vụ nuôi.
Ta ̣i thời điểm D30, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2
là 2,74 ± 0,07 cm/con
cao hơn 1,2 lần chiều dài ở mâ ̣t độ 160 con/m2
(2,25 ± 0,06 cm/con). Đến ngày nuôi
thứ 65, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2
là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn so
với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2
(7,22 ± 0,40 cm/con) gấp 1,7 lần và khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhìn chung, chiều dài của tôm tăng dần theo thời gian nuôi và tôm ở hệ thống nuôi 120
con/m2
có chiều dài luôn cao hơn tôm nuôi với 160 con/m2
.
4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm
nuôi
Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi ở cả 2 hệ
thống tăng nhanh ở giai đoạn nuôi đầu và có khuynh hướng giảm dần vào các giai đoạn
nuôi sau (Hình 4.1).
20
Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi
Sự tăng trưởng chiều dài (LG) và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi
mật độ 120 con/m2
luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2
trong suốt vụ nuôi. Trong đó
sự phát triển của tôm nhanh nhất trong khoảng thời gian 30 ngày nuôi đầu của vụ nuôi,
sau đó sự tăng trưởng giảm dần và có khuynh hướng tăng chậm, khuynh hướng này
phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian nuôi đầu chủ yếu tôm tăng
trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về khối lượng.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2
cao nhất ở ngày
nuôi D37 đạt 2,95 ± 0,09 cm/con, cao hơn 1,5 lần tôm nuôi 160 con/m2
(1,91 ± 0,02
cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về cuối vụnuôi, tốc độ tăng trưởng
chiều dài của tôm giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D65 (1,23 ± 0,26 cm/con) đối với
hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
và 0,32 ± 0,03 cm/con ở hệ thống 160 con/m2
. Trong
đó ở hệ thống nuôi 120 con/m2
tôm vẫn có sự tăng trưởng nhanh gấp 3,8 lần so với tôm
nuôi 160 con/m2
.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm giữa 2
hệ thống nuôi là do ở hệ thống tôm nuôi với mật độ 160 con/m2
là cao nên sức tải và
năng suất sinh học của ao nuôi không đáp ứng đủ khả năng phát triển của tôm nuôi.
Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên môi trường nuôi sớm bị biến đổi (nước ao đục, đáy ao
21
nhiều chất thải) ảnh hưởng tới hoạt động bắt mồi, hô hấp và phát triển của tôm cao hơn
nhiều so với nuôi mật độ 120 con/m2
.
DLG của tôm hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
cao nhất ở ngày nuôi D30 - D37 đạt
0,42 ± 0,01 cm/con/ngày, lớn hơn 1,5 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2
(0,27 ± 0,01 cm/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). DLG sau đó
giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D58 - D65 (0,17 ± 0,01 cm/con/ngày) của tôm ở hệ
thống nuôi 120 con/m2
nhưng vẫn lớn hơn gấp 3,4 lần so với DLG của tôm nuôi 160
con/m2
(0,05 ± 0,01 cm/con/ngày).
Như vậy, trong suốt vụ nuôi, sự tăng trưởng chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2
cao hơn mật độ nuôi 160 con/m2
. Điều này chứng tỏ mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sự
tăng trưởng chiều dài và chiều dài tuyệt đối của tôm nuôi.
4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu
Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống trong suốt vụ nuôi đều tăng liên tục từ ngày nuôi D30
cho đến cuối vụ nuôi.
Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn
Khối lượng của tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2
luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2
.
Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống nuôi trong thời gian đầu hầu như không chênh lệch
nhau nhiều, nhưng càng về cuối vụ thì sự chênh lệch càng lớn, cụ thể như ở ngày nuôi
D30 của hệ thống nuôi 120 con/m2
đạt 1,71 ± 0,04 g/con lớn hơn 0,25 g/con và gấp 1,2
lần khối lượng tôm nuôi 160 con/m2
(1,46 ± 0,09 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Về cuối vụnuôi, khối lượng của tôm tăng dần và đạt cao nhất ở ngày nuôi
22
D65. Tôm nuôi với mật độ 120 con/m2
đa ̣t khối lượng là 11,07 ± 0,10 g/con, cao hơn
gấp 1,4 lần tôm nuôi 160 con/m2
(7,79 ± 0,13 g/con) (Phụ lục 2).
4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG) của
tôm nuôi
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thì sự tăng trưởng của tôm về khối lượng
và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối là rất quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành
công hay thất bại của vụ nuôi. Qua hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng
(WG) và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (LWG) ở 2 hệ thống có khuynh hướng tăng
lên theo thời gian nuôi.
Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi
Tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm ở hệ
thống nuôi với mật độ 120 con/m2
luôn lớn hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
từ
đầu cho đến cuối vụ nuôi (Hình 4.4). Đầu vụ nuôi, tăng trưởng khối lượng của tôm
chậm và có khuynh hướng tăng mạnh vào cuối vụ, nhanh nhất ở ngày nuôi thứ 65 của
vụ nuôi. Khuynh hướng này phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian
nuôi đầu chủ yếu tôm tăng trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về
khối lượng (Ngô Trọng Lư, 2011).
Tốc độ tăng trưởng khối lượng ở ngày nuôi D37 là 1,35 ± 0,11 g/con ở hệ thống nuôi
mật độ 120 con/m2
lớn hơn 1,2 lần so với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2
(1,10 ± 0,01
g/con). Đến ngày nuôi D44 thì tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm trong hệ thống
23
nuôi 160 con/m2
giảm nhẹ (từ 1,10 g/con xuống 1,04 g/con ) so với ngày nuôi D37 (do
tôm bị bệnh đường tiêu hóa), vì vậy ở giai đoạn nuôi này, tốc độ tăng trưởng khối
lượng của tôm ở hệ thống 120 con/m2
(1,83 ± 0,07 g/con) gấp 1,7 lần khối lượng của
tôm nuôi 160 con/m2
(1,04 ± 0,05 g/con). Ở ngày nuôi thứ D65, tốc độ tăng trưởng
khối lượng (WG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2
đạt 2,43 ± 0,07 g/con, lớn hơn 1,3
lần so với hệ thống nuôi 160 con/m2
(1,85 ± 0,04 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở các giai đoạn trong
suốt vụ nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2
luôn nhanh hơn so với tôm nuôi 160
con/m2
.
DWG của tôm hệ thống nuôi 120 con/m2
lớn nhất ở ngày nuôi D58 - D65 đạt 0,35 ±
0,01 g/con/ngày, lớn gấp1,3 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(0,29 ± 0,05 g/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
DWG của tôm nuôi ở 2 hệ thống thấp nhất vào ngày nuôi D37 - D44. Riêng DWG của
tôm ở hệ thống nuôi 160 con/m2
có khuynh hướng giảm từ ngày nuôi D37 đến ngày
nuôi D44 (từ 0,16 g/con/ngày xuống 0,15 g/con/ngày) và tăng nhe ̣ đến ngày nuôi thứ
D51 (0,15 g/con/ngày), tuy nhiên, DWG của tôm nuôi hệ thống mật độ 120 con/m2
ở
ngày D30 - D37 đa ̣t 0,19 ± 0,02 g/con/ngày, lớn gấp 1,9 lần tôm nuôi hệ thống mật
độ160 con/m2
(0,16 ± 0,01 g/con/ngày) và tăng dần về cuối vụnuôi.
Nguyên nhân là do hệ thống tôm nuôi mật độ 160 con/m2
cao nên ảnh tới tốc độ tăng
trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm, môi trường biến đổi,
đáy ao tích tụ nhiều chất thải làm cho tôm nuôi bị bệnh về đường tiêu hóa không sử
dụng tốt thức ăn làm tốc độ tăng trưởng chậm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tôm
nuôi.
Như vậy tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm
ở hệ thống mật độ nuôi 120 con/m2
luôn lớn hơn tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160
con/m2
. Điều này cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sức tăng trưởng của tôm trong
quá trình nuôi.
4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
24
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là một tham số quan trọng trong nuôi trồng thủy sản vì chi phí
thức ăn thường chiếm tới 60% tổng số chi phí sản xuất (Cuzon et al., 2004; Tacon et
al., 2002). Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn phụ thuộc vào loài, cách quản lý thức
ăn, cho ăn và chất lượng thức ăn.
Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Hệ số chuyển hóa thức ăn của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 1,34 ± 0,01 thấp hơn
so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(1,42 ± 0,05) và khác biê ̣t có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Hệ số chuyển hóa ở hệ thống 1 thấp hơn 1,05 lần so với hệ thống 2.
Nguyên nhân FCR của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
cao là do mật độ nuôi cao,
việc quản lý thức ăn gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự hao hụt nhiều trong quá trình nuôi,
ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh làm sự phát triển của tôm bị chậm lại và tỷ lệ
sống thấp vào những ngày nuôi cuối.
Vì vậy nuôi tôm ở mật độ 120 con/m2
sẽ mang lại nhiều ưu thế hơn là giảm được hao
hụt thức ăn, hệ số chuyển thức ăn thấp từ đó giảm được chi phí và đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn so với nuôi ở mật độ 160 con/m2
.
4.4 Tỷ lệ sống
25
Để đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh thì
đảm bảo tỷ lệ sống cao cũng là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi.
Tỷ lệ sống ở hai hệ thống nuôi trong những ngày nuôi đầu tuy có sự chênh lệch nhưng
không lớn, nhưng từ ngày nuôi D37 trở về sau thì có sự chênh lệch lớn giữa hệ thống 1
và 2.(Hình 4.6)
Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi
Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2
luôn lớn hơn so với tôm nuôi mâ ̣t độ160
con/m2
trong tất cả các giai đoạn của vụ nuôi. Tỷ lệ sống của tôm ở hệ thống nuôi mật
độ 120 con/m2
cao nhất ở D30 đạt 92,64 ± 0,32%, cao hơn 1 lần so với hệ thống mật độ
nuôi 160 con/m2
( 89,41 ± 0,66%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tỷ lệ sống
thấp nhất ở D65 của hệ thống nuôi 120 con/m2
đạt 85,03 ± 4,42%, lớn gấp 1,4 lần tỷ lệ
sống của tôm nuôi 160 con/m2
(62,52 ± 3,97%). Càng về cuối vụ nuôi, tỷ lệ sống của
tôm ở hê ̣thống 160 con/m2
giảm mạnh, cụ thể ở D65 là 62,52 ± 3,97%, giảm 1,2 lần
so với tỷ lệ sống ở D58 (75,85 ± 1,33%) (nguyên nhân do bệnh phân trắng). Tuy nhiên
ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2
thì tỷ lệ sống của tôm ở D65 khá cao, đạt 85,03 ±
4,42% và không chênh lệch lớn so với tỷ lệ sống ở D58 (86,68 ± 0,63%).
Như vậy tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120 con/m2
sẽ có tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi tôm
ở hệ thống mật độ 160 con/m2
.
4.5 So sánh hiê ̣u quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm
26
Năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của vụ nuôi ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2
và 160 con/m2
được thể hiện ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuâ ̣n của hai mật độ tôm nuôi
Ghi chú: Các giá trị có các ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
4.5.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 780 ± 5,81 triệu đồng/ha, cao hơn
1,1 lần so với hê ̣ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(700 ± 4,00 triệu đồng/ ha) và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nguyên nhân do tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120
con/m2
có tốc độ tăng trưởng nhanh (2,43 ± 0,07 g/con), kích cỡ tôm lớn, tỷ lệ sống
luôn cao hơn nên đòi hỏi nhu cầu về thức ăn cao để đáp ứng cho sự phát triển của tôm
dẫn đến chi phí thức ăn cao. Tuy nhiên các chi phí như: con giống, hóa chất, nguyên
nhiên liệu đều nhỏ hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
.
Ở mật độ nuôi 160 con/m2
có số lượng con giống thả cao (320.000 con giống) nhưng
chi phí thức ăn lại thấp và chi phí thuốc, hóa chất lại cao là vì mật độ nuôi cao nên tốc
Khoản mục
Ao nuôi mật độ
120 con/m2
Ao nuôi mật độ
160 con/m2
Chi phí biến đổi Đơn vị: VND
Thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) 448 ± 5,28b
332 ± 3,83a
Con giống (triệu đồng/ha/vụ) 114 ± 0,00a
152 ± 0,0b
Thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) 33,8 ± 0,25b
39 ± 0,20a
Nhân công ( triệu đồng ha/vụ) 69 ± 0,54b
50,5 ± 0,27a
Nguyên, nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) 26,15 ± 0,25b
31 ± 0,20a
Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) 690 ± 5,81b
600 ± 4, 0a
Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) 89,5 ± 0,36b
101± 0,26a
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 780 ± 5,80b
700 ± 4,0a
Giá bán (đ/kg) 109,7 ± 2,52 b
91,6 ± 2,51 a
Năng suất (tấn/ha/vụ) 11,95 ± 0,12b
9,34 ± 0,09a
Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 1.310 ± 17,4b
855 ± 13,1a
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 525 ± 12,0b
150 ± 9,97a
Tỷ suất lợi nhuâ ̣n (LN/TC) 0,67 ± 0,55b
0,21 ± 0,65a
27
độ tôm phát triển chậm, tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm nhỏ dẫn đến lượng thức ăn sử
dụng thấp. Ngoài ra do nuôi ở mật độ 160 con/m2
nên việc quản lý môi trường ao nuôi
gặp nhiều khó khăn, đă ̣c biê ̣t ở cuối vụ nuôi, vì vậy việc sử dụng thuốc và hóa chất
trong khâu phòng và trị bệnh ở các giai đoạn này là thường xuyên và tương đối nhiều.
Chi phí cố định ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 89,5 ± 0,36 triệu đồng/ha, thấp
hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nuôi mật độ 160 con/m2
(101 ± 0,26 triệu
đông/ha). Nguyên nhân phần lớn do chi phí đàu ao và đầu tư hệ thống quạt nước nhằm
đảm bảo cung cấp đầy đủ O2 trong hệ thống nuôi tôm.
Chi phí biến đổi của các nghiệm thức trong hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 690 ±
5,81triệu đồng/ha, cao hơn 1,2 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chi
phí biến đổi của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(600 ± 4,00 triệu đồng/ha) (Bảng
4.4).
a: Mật độ nuôi 120 con/m2
b: Mật độ nuôi 160 con /m2
Hình 4.7: Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thống nuôi
Tỷ lệ các khoảng chi phí biến đổi như: thứ c ăn, thuốc hóa chất, con giống, nguyên
nhiên liê ̣u, nhân công ở 2 hệ thống nuôi tương đối cao (Hình 4.7). Trong các khoảng
chi phí biến đổi thì chi phí về thứ c ăn chiếm tỷ lê ̣cao nhất (chiếm 64,9%). Chi phí thức
ăn ở hệ thống nuôi 120 con/m2
, cao hơn khoảng 10% so với hệ thống nuôi mật độ 160
con/m2
(55%). Chi phí về con giống cũng chiếm tỷ lê ̣cao thứ 2 trong chi phí biến đổi là
16,5% ở hệ thống nuôi 120 con/m2
thấp hơn hệ thống nuôi 160 con/m2
(25,33%).
Nguyên nhân do hệ thống nuôi 160 con/m2
có mâ ̣t độcao nên chi phí về con giống lúc
đầu thả vào ao cao hơn so với mật độ nuôi 120 con/m2
.
4.5.2 Năng suất
Năng suất của tôm nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2
cao hơn so với tôm nuôi ở
hệ thống mật độ 160 con/m2
. Năng suất tôm nuôi của các nghiệm thức nuôi mật độ 120
con/m2
đa ̣t 11,95 ± 0,12 tấn/ha/vụ, cao hơn và khác biê ̣t có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
28
so với hê ̣thống nuôi ở mật độ 160 con/m2
là 9,34 ± 0,09 tấn/ha/vụ (Bảng 4.4). Năng
suất bình quân ở các ao trong hệ thống nuôi 120 con/m2
cao gấp 1,2 lần năng suất tôm
nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2
. Tuy lượng giống thả lúc đầu cao hơn (80,000 con
giống) so với hệ thống nuôi 120 con/m2
nhưng do mật độ nuôi cao nên quản lý không
tốt về thức ăn dẫn tới xảy ra dịch bệnh (bệnh phân trắng) làm tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng cả về chiều dài lẫn khối lượng của tôm giảm. Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên
kích cỡ thu hoạch cuối vụ nhỏ (7,79 g/con) nên giá bán thấp (91,700 đ/kg).
4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
đều cao
hơn so với các khoảng trên ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
.
Cuối vụ nuôi, tổng doanh thu của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 1.310 ± 17,4
triệu đồng/ha, cao hơn 1,5 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hệ
thống nuôi mật độ 160 con/m2
( 855 ± 13,1 triệu đồng/ha).
Lợi nhuận thu về từ hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha, cao
gấp 3,5 lần (tương đương 375 triệu đồng/ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với lợi nhuận từ hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(150 ± 9,97 triệu đồng/ha). Do
tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2
cao nên quản lý môi trường nuôi không tốt dẫn
đến xảy ra dịch bệnh làm tỷ lệ sống của tôm bị hao hụt, tốc độ tăng trưởng chậm, kích
cỡ thu hoạch nhỏ (128 con/kg) nên giá bán thấp 1,2 lần so với giá bán của mật độ nuôi
120 con/m2
(90 con/kg).
Lợi nhuận và doanh thu cao dẫn đến tỷ suất lợi nhuâ ̣n ở hệ thống nuôi mật độ 120
con/m2
là 0,67 ± 0,55%, cao hơn 3,1 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so
với tỷ suất lợi nhuận của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(0,21 ± 0,65).
Nhìn chung, tôm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
cao nên sức tăng trưởng chậm, tỷ
lệ sống thấp, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ nên lợi nhuận thu về sau vụ nuôi chỉ đạt 150 ±
9,97 triê ̣u đồng/ha, thấp hơn 3,5 lần lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
(525
± 12,0 triê ̣u đồng/ha). Như vậy nuôi tôm mật độ 120 con/m2
sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn so với nuôi mật độ 160 con/m2
.
29
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Trong suốt quá trình thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng với hai mật độ khác nhau thì
các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn có biến động những vẫn nằm
trong khoảng chấp nhận.
Sau 65 ngày nuôi, chiều dài tôm nuôi mật độ 120 con/m2
là 12,13 ± 0,13 cm/con cao
hơn 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); khối lượng tôm đạt 11,07 ± 0,10
g/con cao gấp 1,4 lần tôm nuôi mật độ160 con/m2
(7,22 ± 0,40 cm/con về chiều dài) và
(7,79 ± 0,13 g/con về khối lượng).
Năng suất ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 11,95 ± 0,12 tấn /ha/vụ cao hơn 1,2
lần hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2
(9,34 ± 0,09 tấn /ha/vụ). Lợi nhuận thu được của
hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2
là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha cao hơn 3,5 lần hê ̣thống
nuôi mật độ 160 con/m2
(150 ± 9,97 triệu đồng/ha).
Như vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ 120 con/m2
sẽ có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
sống và hiệu quả kinh tế cao hơn đối với nuôi mật độ 160 con/m2
.
5.2 Đề xuất
Trong điều kiện nuôi tôm thẻ thâm canh như hiện nay ở Thạnh Phú – Bến Tre nên áp
dụng nuôi mật độ từ 120 con/m2
trở xuống để giảm để giảm dịch bệnh, thoái hóa môi
trường nuôi sau này.
Cần có thêm nhiều đề tài thực nghiệm với các mật độ nuôi thấp hơn để đánh giá, so
sánh và đưa ra kết luận thiết thực nhất về mật độ nuôi thích hợp cho vùng Thạnh Phú –
Bến Tre.
A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Nguyễn Đình Trung, 2004. “Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản”. Nhà
xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Niên, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án. Điều tra các yếu
tố môi trường sinh thái, hiện trạng sản xuất và kinh tế xã hội để xác định quy mô và cơ cấu
nuôi trồng thuỷ sản bền vững cho vùng đồng bằng Nam Bộ. Tổng số trang 201.
Nguyễn Trọng Nho, Tạ khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp Tp.HCM.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác. NXB Đại học Cần Thơ, trang 102-162.
Nguyễn Văn Phước, 2007. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Giáo trình chuyên
ngành môi trường.
Nguyễn Văn Thường, 2006. Câ ̣p nhâ ̣t về hê ̣thống đi ̣nh danh tôm biển và nguồn lợi tôm họ
Penaeidae ở vùng Đồng bằng Sông Cử u Long. Ta ̣p trí nghiên cứ u Khoa học 2006, Đa ̣i học
Cần Thơ, trang 134-143
Nguyễn Việt Thắng, 1996. Báo cáo tổng hợp"xác định nguyên nhân chính gây bệnh cho
tôm ở ĐBSCL và các giải pháp tổng hợp để phòng trị bệnh. Tổng số trang 19.
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011. Kỹ thuâ ̣t nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản Nông
nghiê ̣p. Tổng số trang 187.
Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Liotpenaeus vannamei). Sở Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh. Trung tâm khuyến nông.
Vũ Thế Trụ, 1993, Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Tiếng Anh
Briggs, M., Funge- Smith, S., Subasinghe, R. and Phillips, M., 2004. Introduction and
movement of Penaeus vannameii and Penaeus stylirotris in Asia and the Pacific. FAO
Regional Office for Asia and the Pacific. RAP Publication 2004/10: 1-32 pp.
Tacon, AGJ; Cody, JJ; Conquesst, LD; Divakaran, S .; Forster, IP . and Decamp, OE, 2002
: Effect of cuiture system on the nutrition and growth performance of Pacific white shrimp
Litopenaeus vannamei (Boone) fed diets. Aquaculture Nutrition, 8 (2): 121-137.
Shiau, S.Y . and Peng, C.Y. Utilization of different carbohydrates at different dietary
Protein levels in grass prawn, Penaeus monodon. Reared inseawater. Aquaculture. 1992; 101:
241-250.
B
Weidner & Rosenberry, (1992). World shrimp farming, pp. 1-2. In Wyban, J. (ed)
Proceedings of the Special Sesion on Shrimp Farming. World Aquacultuer Society Baton
Rouge, LA, USA.
Wayban, J.A. and J.N. Sweeney., 1991. Intensive shrimp production technology. High
Health Aquaculture, Hawaii, USA. 158 pp.
Trang web
Huỳnh Phước Lợi, 2014. Bùng nổ nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL.
http:www.sggp.org.vn. Cập nhật 28/02/2014. Ngày truy cập 11/12/2014.
Nguyễn Thị Thúy, 2014. Báo cáo kết quả thự thiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014.
www.mard.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/.../87/Baocao_12_2014.pdf. Cập nhật 25/12/2014.
Ngày truy cập 5/01/2015
Nguyễn Thế Đạt, 2010. ĐBSCL đưa diện tích nuôi thủy sản lên 830.000ha.
www.vietnamplus.vn/dbscl-dua-dien-tich-nuoi...830000ha/70851.vnp. Cập nhật 21/11/2010.
Ngày truy cập 11/12/2014.
Nguyễn Văn Thọ, 2014. Hội nghi ̣tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế
hoa ̣ch năm 2015. www.fistenet.gov.vn/.../hoi-nghi-tong-ket-nuoi-tom-nuoc-lo-nam-2014.
Ngày cập nhật 05/11/2014. Ngày truy cập 02/12/2014.
Lê Thị Hằng, 2014. Xuất khẩu thủy sản năm 2014 có vượt 6,7 tỷ USD.
vasep.com.vn/777/Bao.../Bao-cao-Xuat-khau-Thuy-san-Viet-Nam.htm. Cập nhật 27/01/2014.
Ngày truy cập 11/12/2014.
Trần Thị Hương Liên, 2014. Quản lý giống thủy sản tỉnh Bến Tre năm 2013 - Thành tựu
và những định hướng. sonongnghiep.bentre.gov.vn. Ngày cập nhật 15/01/2014. Ngày truy cập
11/12/2014.
C
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong thực nghiê ̣m nuôi tôm thẻ chân trắng ở trang trại anh
Nguyễn Minh Tâm, Ấp 5, xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.
a b
c d
e
e f
D
g h
k l
a. Ao nuôi thực nghiệm
b. Hệ thống quạt nước
c. Quạt nước
d. Moter cấp nước
e. Cho tôm ăn
f. Đặt sàn ăn trong quá trình nuôi
g. Kiểm tra tôm nuôi
h. Kiểm tra tôm nuôi
k.Thu hoach tôm
l.Thu hoach tôm
E
Phụ lục 2: Kết quả phân tích Post Hoc về sự biến động môi trường, tỷ lệ sống, tốc độ
tăng trưởng và hiệu quả kinh tế ở hai mật độ nuôi 120 con/m2
và 160 con/m2
1. Các chỉ tiêu chạy thống kê
* Bảng chú thích thống kê
Hệ thống Mật độ nuôi Kí hiệu Kí hiệu ngày nuôi
Hệ thống 1 Mật độ 120 con/m2
M120 D30.2, D37.2, D44.2, D51.2,
D58.2, D65.2
Hệ thống 2 Mật độ 160 con/m2
M160 D30.6, D37.6, D44.6, D51.6,
D58.6, D65.6
A. Khối lượng của tôm
Multiple Comparisons
Dependent Variable:VAR00003
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
D37.2 -1.3467*
.08672 .000 -1.5256 -1.1677
D44.2 -3.1767*
.08672 .000 -3.3556 -2.9977
D51.2 -5.0267*
.08672 .000 -5.2056 -4.8477
D58.2 -6.9267*
.08672 .000 -7.1056 -6.7477
D65.2 -9.3600*
.08672 .000 -9.5390 -9.1810
D30.6 .2433*
.08672 .010 .0644 .4223
D37.6 -.8533*
.08672 .000 -1.0323 -.6744
D44.6 -1.8933*
.08672 .000 -2.0723 -1.7144
D51.6 -3.0500*
.08672 .000 -3.2290 -2.8710
D58.6 -4.2333*
.08672 .000 -4.4123 -4.0544
D65.6 -6.0833*
.08672 .000 -6.2623 -5.9044
D30.2 1.3467*
.08672 .000 1.1677 1.5256
D44.2 -1.8300*
.08672 .000 -2.0090 -1.6510
D51.2 -3.6800*
.08672 .000 -3.8590 -3.5010
D58.2 -5.5800*
.08672 .000 -5.7590 -5.4010
D65.2 -8.0133*
.08672 .000 -8.1923 -7.8344
F
D30.6 1.5900*
.08672 .000 1.4110 1.7690
D37.6 .4933*
.08672 .000 .3144 .6723
D44.6 -.5467*
.08672 .000 -.7256 -.3677
D51.6 -1.7033*
.08672 .000 -1.8823 -1.5244
D58.6 -2.8867*
.08672 .000 -3.0656 -2.7077
D65.6 -4.7367*
.08672 .000 -4.9156 -4.5577
D30.2 3.1767*
.08672 .000 2.9977 3.3556
D37.2 1.8300*
.08672 .000 1.6510 2.0090
D51.2 -1.8500*
.08672 .000 -2.0290 -1.6710
D58.2 -3.7500*
.08672 .000 -3.9290 -3.5710
D65.2 -6.1833*
.08672 .000 -6.3623 -6.0044
D30.6 3.4200*
.08672 .000 3.2410 3.5990
D37.6 2.3233*
.08672 .000 2.1444 2.5023
D44.6 1.2833*
.08672 .000 1.1044 1.4623
D51.6 .1267 .08672 .157 -.0523 .3056
D58.6 -1.0567*
.08672 .000 -1.2356 -.8777
D65.6 -2.9067*
.08672 .000 -3.0856 -2.7277
D30.2 5.0267*
.08672 .000 4.8477 5.2056
D37.2 3.6800*
.08672 .000 3.5010 3.8590
D44.2 1.8500*
.08672 .000 1.6710 2.0290
D58.2 -1.9000*
.08672 .000 -2.0790 -1.7210
D65.2 -4.3333*
.08672 .000 -4.5123 -4.1544
D30.6 5.2700*
.08672 .000 5.0910 5.4490
D37.6 4.1733*
.08672 .000 3.9944 4.3523
D44.6 3.1333*
.08672 .000 2.9544 3.3123
D51.6 1.9767*
.08672 .000 1.7977 2.1556
D58.6 .7933*
.08672 .000 .6144 .9723
D65.6 -1.0567*
.08672 .000 -1.2356 -.8777
D30.2 6.9267*
.08672 .000 6.7477 7.1056
D37.2 5.5800*
.08672 .000 5.4010 5.7590
D44.2 3.7500*
.08672 .000 3.5710 3.9290
D51.2 1.9000*
.08672 .000 1.7210 2.0790
D65.2 -2.4333*
.08672 .000 -2.6123 -2.2544
D30.6 7.1700*
.08672 .000 6.9910 7.3490
D37.6 6.0733*
.08672 .000 5.8944 6.2523
G
D44.6 5.0333*
.08672 .000 4.8544 5.2123
D51.6 3.8767*
.08672 .000 3.6977 4.0556
D58.6 2.6933*
.08672 .000 2.5144 2.8723
D65.6 .8433*
.08672 .000 .6644 1.0223
D30.2 9.3600*
.08672 .000 9.1810 9.5390
D37.2 8.0133*
.08672 .000 7.8344 8.1923
D44.2 6.1833*
.08672 .000 6.0044 6.3623
D51.2 4.3333*
.08672 .000 4.1544 4.5123
D58.2 2.4333*
.08672 .000 2.2544 2.6123
D30.6 9.6033*
.08672 .000 9.4244 9.7823
D37.6 8.5067*
.08672 .000 8.3277 8.6856
D44.6 7.4667*
.08672 .000 7.2877 7.6456
D51.6 6.3100*
.08672 .000 6.1310 6.4890
D58.6 5.1267*
.08672 .000 4.9477 5.3056
D65.6 3.2767*
.08672 .000 3.0977 3.4556
D30.2 -.2433*
.08672 .010 -.4223 -.0644
D37.2 -1.5900*
.08672 .000 -1.7690 -1.4110
D44.2 -3.4200*
.08672 .000 -3.5990 -3.2410
D51.2 -5.2700*
.08672 .000 -5.4490 -5.0910
D58.2 -7.1700*
.08672 .000 -7.3490 -6.9910
D65.2 -9.6033*
.08672 .000 -9.7823 -9.4244
D37.6 -1.0967*
.08672 .000 -1.2756 -.9177
D44.6 -2.1367*
.08672 .000 -2.3156 -1.9577
D51.6 -3.2933*
.08672 .000 -3.4723 -3.1144
D58.6 -4.4767*
.08672 .000 -4.6556 -4.2977
D65.6 -6.3267*
.08672 .000 -6.5056 -6.1477
D30.2 .8533*
.08672 .000 .6744 1.0323
D37.2 -.4933*
.08672 .000 -.6723 -.3144
D44.2 -2.3233*
.08672 .000 -2.5023 -2.1444
D51.2 -4.1733*
.08672 .000 -4.3523 -3.9944
D58.2 -6.0733*
.08672 .000 -6.2523 -5.8944
D65.2 -8.5067*
.08672 .000 -8.6856 -8.3277
D30.6 1.0967*
.08672 .000 .9177 1.2756
D44.6 -1.0400*
.08672 .000 -1.2190 -.8610
D51.6 -2.1967*
.08672 .000 -2.3756 -2.0177
H
D58.6 -3.3800*
.08672 .000 -3.5590 -3.2010
D65.6 -5.2300*
.08672 .000 -5.4090 -5.0510
D30.2 1.8933*
.08672 .000 1.7144 2.0723
D37.2 .5467*
.08672 .000 .3677 .7256
D44.2 -1.2833*
.08672 .000 -1.4623 -1.1044
D51.2 -3.1333*
.08672 .000 -3.3123 -2.9544
D58.2 -5.0333*
.08672 .000 -5.2123 -4.8544
D65.2 -7.4667*
.08672 .000 -7.6456 -7.2877
D30.6 2.1367*
.08672 .000 1.9577 2.3156
D37.6 1.0400*
.08672 .000 .8610 1.2190
D51.6 -1.1567*
.08672 .000 -1.3356 -.9777
D58.6 -2.3400*
.08672 .000 -2.5190 -2.1610
D65.6 -4.1900*
.08672 .000 -4.3690 -4.0110
D30.2 3.0500*
.08672 .000 2.8710 3.2290
D37.2 1.7033*
.08672 .000 1.5244 1.8823
D44.2 -.1267 .08672 .157 -.3056 .0523
D51.2 -1.9767*
.08672 .000 -2.1556 -1.7977
D58.2 -3.8767*
.08672 .000 -4.0556 -3.6977
D65.2 -6.3100*
.08672 .000 -6.4890 -6.1310
D30.6 3.2933*
.08672 .000 3.1144 3.4723
D37.6 2.1967*
.08672 .000 2.0177 2.3756
D44.6 1.1567*
.08672 .000 .9777 1.3356
D58.6 -1.1833*
.08672 .000 -1.3623 -1.0044
D65.6 -3.0333*
.08672 .000 -3.2123 -2.8544
D30.2 4.2333*
.08672 .000 4.0544 4.4123
D37.2 2.8867*
.08672 .000 2.7077 3.0656
D44.2 1.0567*
.08672 .000 .8777 1.2356
D51.2 -.7933*
.08672 .000 -.9723 -.6144
D58.2 -2.6933*
.08672 .000 -2.8723 -2.5144
D65.2 -5.1267*
.08672 .000 -5.3056 -4.9477
D30.6 4.4767*
.08672 .000 4.2977 4.6556
D37.6 3.3800*
.08672 .000 3.2010 3.5590
D44.6 2.3400*
.08672 .000 2.1610 2.5190
D51.6 1.1833*
.08672 .000 1.0044 1.3623
D65.6 -1.8500*
.08672 .000 -2.0290 -1.6710
I
D65.6 D30.2 6.0833*
.08672 .000 5.9044 6.2623
D37.2 4.7367*
.08672 .000 4.5577 4.9156
D44.2 2.9067*
.08672 .000 2.7277 3.0856
D51.2 1.0567*
.08672 .000 .8777 1.2356
D58.2 -.8433*
.08672 .000 -1.0223 -.6644
D65.2 -3.2767*
.08672 .000 -3.4556 -3.0977
D30.6 6.3267*
.08672 .000 6.1477 6.5056
D37.6 5.2300*
.08672 .000 5.0510 5.4090
D44.6 4.1900*
.08672 .000 4.0110 4.3690
D51.6 3.0333*
.08672 .000 2.8544 3.2123
D58.6 1.8500*
.08672 .000 1.6710 2.0290
Based on observed means.
The error term is Mean Square(Error) = .011.
*. The mean difference is significant at the .05 level.
B. Chiều dài của tôm
Multiple Comparisons
Dependent Variable:VAR00003
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
D37.2 -2.9533*
.08247 .000 -3.1235 -2.7831
D44.2 -4.8033*
.08247 .000 -4.9735 -4.6331
D51.2 -6.5433*
.08247 .000 -6.7135 -6.3731
D58.2 -8.1600*
.08247 .000 -8.3302 -7.9898
D65.2 -9.3900*
.08247 .000 -9.5602 -9.2198
D30.6 .4900*
.08247 .000 .3198 .6602
D37.6 -1.4167*
.08247 .000 -1.5869 -1.2465
D44.6 -2.5467*
.08247 .000 -2.7169 -2.3765
D51.6 -3.3933*
.08247 .000 -3.5635 -3.2231
D58.6 -3.9200*
.08247 .000 -4.0902 -3.7498
D65.6 -4.2733*
.08247 .000 -4.4435 -4.1031
D30.2 2.9533*
.08247 .000 2.7831 3.1235
D44.2 -1.8500*
.08247 .000 -2.0202 -1.6798
J
D51.2 -3.5900*
.08247 .000 -3.7602 -3.4198
D58.2 -5.2067*
.08247 .000 -5.3769 -5.0365
D65.2 -6.4367*
.08247 .000 -6.6069 -6.2665
D30.6 3.4433*
.08247 .000 3.2731 3.6135
D37.6 1.5367*
.08247 .000 1.3665 1.7069
D44.6 .4067*
.08247 .000 .2365 .5769
D51.6 -.4400*
.08247 .000 -.6102 -.2698
D58.6 -.9667*
.08247 .000 -1.1369 -.7965
D65.6 -1.3200*
.08247 .000 -1.4902 -1.1498
D30.2 4.8033*
.08247 .000 4.6331 4.9735
D37.2 1.8500*
.08247 .000 1.6798 2.0202
D51.2 -1.7400*
.08247 .000 -1.9102 -1.5698
D58.2 -3.3567*
.08247 .000 -3.5269 -3.1865
D65.2 -4.5867*
.08247 .000 -4.7569 -4.4165
D30.6 5.2933*
.08247 .000 5.1231 5.4635
D37.6 3.3867*
.08247 .000 3.2165 3.5569
D44.6 2.2567*
.08247 .000 2.0865 2.4269
D51.6 1.4100*
.08247 .000 1.2398 1.5802
D58.6 .8833*
.08247 .000 .7131 1.0535
D65.6 .5300*
.08247 .000 .3598 .7002
D30.2 6.5433*
.08247 .000 6.3731 6.7135
D37.2 3.5900*
.08247 .000 3.4198 3.7602
D44.2 1.7400*
.08247 .000 1.5698 1.9102
D58.2 -1.6167*
.08247 .000 -1.7869 -1.4465
D65.2 -2.8467*
.08247 .000 -3.0169 -2.6765
D30.6 7.0333*
.08247 .000 6.8631 7.2035
D37.6 5.1267*
.08247 .000 4.9565 5.2969
D44.6 3.9967*
.08247 .000 3.8265 4.1669
D51.6 3.1500*
.08247 .000 2.9798 3.3202
D58.6 2.6233*
.08247 .000 2.4531 2.7935
D65.6 2.2700*
.08247 .000 2.0998 2.4402
D30.2 8.1600*
.08247 .000 7.9898 8.3302
D37.2 5.2067*
.08247 .000 5.0365 5.3769
D44.2 3.3567*
.08247 .000 3.1865 3.5269
D51.2 1.6167*
.08247 .000 1.4465 1.7869
K
D65.2 -1.2300*
.08247 .000 -1.4002 -1.0598
D30.6 8.6500*
.08247 .000 8.4798 8.8202
D37.6 6.7433*
.08247 .000 6.5731 6.9135
D44.6 5.6133*
.08247 .000 5.4431 5.7835
D51.6 4.7667*
.08247 .000 4.5965 4.9369
D58.6 4.2400*
.08247 .000 4.0698 4.4102
D65.6 3.8867*
.08247 .000 3.7165 4.0569
D30.2 9.3900*
.08247 .000 9.2198 9.5602
D37.2 6.4367*
.08247 .000 6.2665 6.6069
D44.2 4.5867*
.08247 .000 4.4165 4.7569
D51.2 2.8467*
.08247 .000 2.6765 3.0169
D58.2 1.2300*
.08247 .000 1.0598 1.4002
D30.6 9.8800*
.08247 .000 9.7098 10.0502
D37.6 7.9733*
.08247 .000 7.8031 8.1435
D44.6 6.8433*
.08247 .000 6.6731 7.0135
D51.6 5.9967*
.08247 .000 5.8265 6.1669
D58.6 5.4700*
.08247 .000 5.2998 5.6402
D65.6 5.1167*
.08247 .000 4.9465 5.2869
D30.2 -.4900*
.08247 .000 -.6602 -.3198
D37.2 -3.4433*
.08247 .000 -3.6135 -3.2731
D44.2 -5.2933*
.08247 .000 -5.4635 -5.1231
D51.2 -7.0333*
.08247 .000 -7.2035 -6.8631
D58.2 -8.6500*
.08247 .000 -8.8202 -8.4798
D65.2 -9.8800*
.08247 .000 -10.0502 -9.7098
D37.6 -1.9067*
.08247 .000 -2.0769 -1.7365
D44.6 -3.0367*
.08247 .000 -3.2069 -2.8665
D51.6 -3.8833*
.08247 .000 -4.0535 -3.7131
D58.6 -4.4100*
.08247 .000 -4.5802 -4.2398
D65.6 -4.7633*
.08247 .000 -4.9335 -4.5931
D30.2 1.4167*
.08247 .000 1.2465 1.5869
D37.2 -1.5367*
.08247 .000 -1.7069 -1.3665
D44.2 -3.3867*
.08247 .000 -3.5569 -3.2165
D51.2 -5.1267*
.08247 .000 -5.2969 -4.9565
D58.2 -6.7433*
.08247 .000 -6.9135 -6.5731
D65.2 -7.9733*
.08247 .000 -8.1435 -7.8031
L
D30.6 1.9067*
.08247 .000 1.7365 2.0769
D44.6 -1.1300*
.08247 .000 -1.3002 -.9598
D51.6 -1.9767*
.08247 .000 -2.1469 -1.8065
D58.6 -2.5033*
.08247 .000 -2.6735 -2.3331
D65.6 -2.8567*
.08247 .000 -3.0269 -2.6865
D30.2 2.5467*
.08247 .000 2.3765 2.7169
D37.2 -.4067*
.08247 .000 -.5769 -.2365
D44.2 -2.2567*
.08247 .000 -2.4269 -2.0865
D51.2 -3.9967*
.08247 .000 -4.1669 -3.8265
D58.2 -5.6133*
.08247 .000 -5.7835 -5.4431
D65.2 -6.8433*
.08247 .000 -7.0135 -6.6731
D30.6 3.0367*
.08247 .000 2.8665 3.2069
D37.6 1.1300*
.08247 .000 .9598 1.3002
D51.6 -.8467*
.08247 .000 -1.0169 -.6765
D58.6 -1.3733*
.08247 .000 -1.5435 -1.2031
D65.6 -1.7267*
.08247 .000 -1.8969 -1.5565
D30.2 3.3933*
.08247 .000 3.2231 3.5635
D37.2 .4400*
.08247 .000 .2698 .6102
D44.2 -1.4100*
.08247 .000 -1.5802 -1.2398
D51.2 -3.1500*
.08247 .000 -3.3202 -2.9798
D58.2 -4.7667*
.08247 .000 -4.9369 -4.5965
D65.2 -5.9967*
.08247 .000 -6.1669 -5.8265
D30.6 3.8833*
.08247 .000 3.7131 4.0535
D37.6 1.9767*
.08247 .000 1.8065 2.1469
D44.6 .8467*
.08247 .000 .6765 1.0169
D58.6 -.5267*
.08247 .000 -.6969 -.3565
D65.6 -.8800*
.08247 .000 -1.0502 -.7098
D30.2 3.9200*
.08247 .000 3.7498 4.0902
D37.2 .9667*
.08247 .000 .7965 1.1369
D44.2 -.8833*
.08247 .000 -1.0535 -.7131
D51.2 -2.6233*
.08247 .000 -2.7935 -2.4531
D58.2 -4.2400*
.08247 .000 -4.4102 -4.0698
D65.2 -5.4700*
.08247 .000 -5.6402 -5.2998
D30.6 4.4100*
.08247 .000 4.2398 4.5802
D37.6 2.5033*
.08247 .000 2.3331 2.6735
M
D44.6 1.3733*
.08247 .000 1.2031 1.5435
D51.6 .5267*
.08247 .000 .3565 .6969
D65.6 -.3533*
.08247 .000 -.5235 -.1831
D30.2 4.2733*
.08247 .000 4.1031 4.4435
D37.2 1.3200*
.08247 .000 1.1498 1.4902
D44.2 -.5300*
.08247 .000 -.7002 -.3598
D51.2 -2.2700*
.08247 .000 -2.4402 -2.0998
D58.2 -3.8867*
.08247 .000 -4.0569 -3.7165
D65.2 -5.1167*
.08247 .000 -5.2869 -4.9465
D30.6 4.7633*
.08247 .000 4.5931 4.9335
D37.6 2.8567*
.08247 .000 2.6865 3.0269
D44.6 1.7267*
.08247 .000 1.5565 1.8969
D51.6 .8800*
.08247 .000 .7098 1.0502
D58.6 .3533*
.08247 .000 .1831 .5235
Based on observed means.
The error term is Mean Square(Error) = .010.
*. The mean difference is significant at the .05 level.
C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng
Multiple Comparisons
Dependent Variable:VAR00003
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
D37-44.2 -.4833*
.06004 .000 -.6086 -.3581
D44-51.2 -.5033*
.06004 .000 -.6286 -.3781
D51-58.2 -.5533*
.06004 .000 -.6786 -.4281
D58-65.2 -1.0867*
.06004 .000 -1.2119 -.9614
D30-37.6 .2500*
.06004 .000 .1248 .3752
D37-44.6 .3067*
.06004 .000 .1814 .4319
D44-51.6 .1900*
.06004 .005 .0648 .3152
D51-58.6 .1633*
.06004 .013 .0381 .2886
D58-65.6 -.5033*
.06004 .000 -.6286 -.3781
D30-37.2 .4833*
.06004 .000 .3581 .6086
D44-51.2 -.0200 .06004 .743 -.1452 .1052
N
D51-58.2 -.0700 .06004 .257 -.1952 .0552
D58-65.2 -.6033*
.06004 .000 -.7286 -.4781
D30-37.6 .7333*
.06004 .000 .6081 .8586
D37-44.6 .7900*
.06004 .000 .6648 .9152
D44-51.6 .6733*
.06004 .000 .5481 .7986
D51-58.6 .6467*
.06004 .000 .5214 .7719
D58-65.6 -.0200 .06004 .743 -.1452 .1052
D30-37.2 .5033*
.06004 .000 .3781 .6286
D37-44.2 .0200 .06004 .743 -.1052 .1452
D51-58.2 -.0500 .06004 .415 -.1752 .0752
D58-65.2 -.5833*
.06004 .000 -.7086 -.4581
D30-37.6 .7533*
.06004 .000 .6281 .8786
D37-44.6 .8100*
.06004 .000 .6848 .9352
D44-51.6 .6933*
.06004 .000 .5681 .8186
D51-58.6 .6667*
.06004 .000 .5414 .7919
D58-65.6 .0000 .06004 1.000 -.1252 .1252
D30-37.2 .5533*
.06004 .000 .4281 .6786
D37-44.2 .0700 .06004 .257 -.0552 .1952
D44-51.2 .0500 .06004 .415 -.0752 .1752
D58-65.2 -.5333*
.06004 .000 -.6586 -.4081
D30-37.6 .8033*
.06004 .000 .6781 .9286
D37-44.6 .8600*
.06004 .000 .7348 .9852
D44-51.6 .7433*
.06004 .000 .6181 .8686
D51-58.6 .7167*
.06004 .000 .5914 .8419
D58-65.6 .0500 .06004 .415 -.0752 .1752
D30-37.2 1.0867*
.06004 .000 .9614 1.2119
D37-44.2 .6033*
.06004 .000 .4781 .7286
D44-51.2 .5833*
.06004 .000 .4581 .7086
D51-58.2 .5333*
.06004 .000 .4081 .6586
D30-37.6 1.3367*
.06004 .000 1.2114 1.4619
D37-44.6 1.3933*
.06004 .000 1.2681 1.5186
D44-51.6 1.2767*
.06004 .000 1.1514 1.4019
D51-58.6 1.2500*
.06004 .000 1.1248 1.3752
D58-65.6 .5833*
.06004 .000 .4581 .7086
D30-37.2 -.2500*
.06004 .000 -.3752 -.1248
O
D37-44.2 -.7333*
.06004 .000 -.8586 -.6081
D44-51.2 -.7533*
.06004 .000 -.8786 -.6281
D51-58.2 -.8033*
.06004 .000 -.9286 -.6781
D58-65.2 -1.3367*
.06004 .000 -1.4619 -1.2114
D37-44.6 .0567 .06004 .357 -.0686 .1819
D44-51.6 -.0600 .06004 .330 -.1852 .0652
D51-58.6 -.0867 .06004 .164 -.2119 .0386
D58-65.6 -.7533*
.06004 .000 -.8786 -.6281
D30-37.2 -.3067*
.06004 .000 -.4319 -.1814
D37-44.2 -.7900*
.06004 .000 -.9152 -.6648
D44-51.2 -.8100*
.06004 .000 -.9352 -.6848
D51-58.2 -.8600*
.06004 .000 -.9852 -.7348
D58-65.2 -1.3933*
.06004 .000 -1.5186 -1.2681
D30-37.6 -.0567 .06004 .357 -.1819 .0686
D44-51.6 -.1167 .06004 .066 -.2419 .0086
D51-58.6 -.1433*
.06004 .027 -.2686 -.0181
D58-65.6 -.8100*
.06004 .000 -.9352 -.6848
D30-37.2 -.1900*
.06004 .005 -.3152 -.0648
D37-44.2 -.6733*
.06004 .000 -.7986 -.5481
D44-51.2 -.6933*
.06004 .000 -.8186 -.5681
D51-58.2 -.7433*
.06004 .000 -.8686 -.6181
D58-65.2 -1.2767*
.06004 .000 -1.4019 -1.1514
D30-37.6 .0600 .06004 .330 -.0652 .1852
D37-44.6 .1167 .06004 .066 -.0086 .2419
D51-58.6 -.0267 .06004 .662 -.1519 .0986
D58-65.6 -.6933*
.06004 .000 -.8186 -.5681
D30-37.2 -.1633*
.06004 .013 -.2886 -.0381
D37-44.2 -.6467*
.06004 .000 -.7719 -.5214
D44-51.2 -.6667*
.06004 .000 -.7919 -.5414
D51-58.2 -.7167*
.06004 .000 -.8419 -.5914
D58-65.2 -1.2500*
.06004 .000 -1.3752 -1.1248
D30-37.6 .0867 .06004 .164 -.0386 .2119
D37-44.6 .1433*
.06004 .027 .0181 .2686
D44-51.6 .0267 .06004 .662 -.0986 .1519
D58-65.6 -.6667*
.06004 .000 -.7919 -.5414
P
D58-65.6 D30-37.2 .5033*
.06004 .000 .3781 .6286
D37-44.2 .0200 .06004 .743 -.1052 .1452
D44-51.2 .0000 .06004 1.000 -.1252 .1252
D51-58.2 -.0500 .06004 .415 -.1752 .0752
D58-65.2 -.5833*
.06004 .000 -.7086 -.4581
D30-37.6 .7533*
.06004 .000 .6281 .8786
D37-44.6 .8100*
.06004 .000 .6848 .9352
D44-51.6 .6933*
.06004 .000 .5681 .8186
D51-58.6 .6667*
.06004 .000 .5414 .7919
Based on observed means.
The error term is Mean Square(Error) = .005.
*. The mean difference is significant at the .05 level.
Q
D. Tốc độ tăng trưởng chiều dài
Multiple Comparisons
Dependent Variable:VAR00003
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
D37-44.2 1.1033*
.06197 .000 .9741 1.2326
D44-51.2 1.2133*
.06197 .000 1.0841 1.3426
D51-58.2 1.3367*
.06197 .000 1.2074 1.4659
D58-65.2 1.7233*
.06197 .000 1.5941 1.8526
D30-37.6 1.0400*
.06197 .000 .9107 1.1693
D37-44.6 1.8333*
.06197 .000 1.7041 1.9626
D44-51.6 2.1200*
.06197 .000 1.9907 2.2493
D51-58.6 2.4000*
.06197 .000 2.2707 2.5293
D58-65.6 2.6367*
.06197 .000 2.5074 2.7659
D30-37.2 -1.1033*
.06197 .000 -1.2326 -.9741
D44-51.2 .1100 .06197 .091 -.0193 .2393
D51-58.2 .2333*
.06197 .001 .1041 .3626
D58-65.2 .6200*
.06197 .000 .4907 .7493
D30-37.6 -.0633 .06197 .319 -.1926 .0659
D37-44.6 .7300*
.06197 .000 .6007 .8593
D44-51.6 1.0167*
.06197 .000 .8874 1.1459
D51-58.6 1.2967*
.06197 .000 1.1674 1.4259
D58-65.6 1.5333*
.06197 .000 1.4041 1.6626
D30-37.2 -1.2133*
.06197 .000 -1.3426 -1.0841
D37-44.2 -.1100 .06197 .091 -.2393 .0193
D51-58.2 .1233 .06197 .060 -.0059 .2526
D58-65.2 .5100*
.06197 .000 .3807 .6393
D30-37.6 -.1733*
.06197 .011 -.3026 -.0441
D37-44.6 .6200*
.06197 .000 .4907 .7493
D44-51.6 .9067*
.06197 .000 .7774 1.0359
D51-58.6 1.1867*
.06197 .000 1.0574 1.3159
D58-65.6 1.4233*
.06197 .000 1.2941 1.5526
D30-37.2 -1.3367*
.06197 .000 -1.4659 -1.2074
D37-44.2 -.2333*
.06197 .001 -.3626 -.1041
D44-51.2 -.1233 .06197 .060 -.2526 .0059
D58-65.2 .3867*
.06197 .000 .2574 .5159
D30-37.6 -.2967*
.06197 .000 -.4259 -.1674
D37-44.6 .4967*
.06197 .000 .3674 .6259
D44-51.6 .7833*
.06197 .000 .6541 .9126
D51-58.6 1.0633*
.06197 .000 .9341 1.1926
D58-65.6 1.3000*
.06197 .000 1.1707 1.4293
R
D58-65.2 D30-37.2 -1.7233*
.06197 .000 -1.8526 -1.5941
D37-44.2 -.6200*
.06197 .000 -.7493 -.4907
D44-51.2 -.5100*
.06197 .000 -.6393 -.3807
D51-58.2 -.3867*
.06197 .000 -.5159 -.2574
D30-37.6 -.6833*
.06197 .000 -.8126 -.5541
D37-44.6 .1100 .06197 .091 -.0193 .2393
D44-51.6 .3967*
.06197 .000 .2674 .5259
D51-58.6 .6767*
.06197 .000 .5474 .8059
D58-65.6 .9133*
.06197 .000 .7841 1.0426
D30-37.2 -1.0400*
.06197 .000 -1.1693 -.9107
D37-44.2 .0633 .06197 .319 -.0659 .1926
D44-51.2 .1733*
.06197 .011 .0441 .3026
D51-58.2 .2967*
.06197 .000 .1674 .4259
D58-65.2 .6833*
.06197 .000 .5541 .8126
D37-44.6 .7933*
.06197 .000 .6641 .9226
D44-51.6 1.0800*
.06197 .000 .9507 1.2093
D51-58.6 1.3600*
.06197 .000 1.2307 1.4893
D58-65.6 1.5967*
.06197 .000 1.4674 1.7259
D30-37.2 -1.8333*
.06197 .000 -1.9626 -1.7041
D37-44.2 -.7300*
.06197 .000 -.8593 -.6007
D44-51.2 -.6200*
.06197 .000 -.7493 -.4907
D51-58.2 -.4967*
.06197 .000 -.6259 -.3674
D58-65.2 -.1100 .06197 .091 -.2393 .0193
D30-37.6 -.7933*
.06197 .000 -.9226 -.6641
D44-51.6 .2867*
.06197 .000 .1574 .4159
D51-58.6 .5667*
.06197 .000 .4374 .6959
D58-65.6 .8033*
.06197 .000 .6741 .9326
D30-37.2 -2.1200*
.06197 .000 -2.2493 -1.9907
D37-44.2 -1.0167*
.06197 .000 -1.1459 -.8874
D44-51.2 -.9067*
.06197 .000 -1.0359 -.7774
D51-58.2 -.7833*
.06197 .000 -.9126 -.6541
D58-65.2 -.3967*
.06197 .000 -.5259 -.2674
D30-37.6 -1.0800*
.06197 .000 -1.2093 -.9507
D37-44.6 -.2867*
.06197 .000 -.4159 -.1574
D51-58.6 .2800*
.06197 .000 .1507 .4093
D58-65.6 .5167*
.06197 .000 .3874 .6459
D30-37.2 -2.4000*
.06197 .000 -2.5293 -2.2707
D37-44.2 -1.2967*
.06197 .000 -1.4259 -1.1674
D44-51.2 -1.1867*
.06197 .000 -1.3159 -1.0574
D51-58.2 -1.0633*
.06197 .000 -1.1926 -.9341
D58-65.2 -.6767*
.06197 .000 -.8059 -.5474
D30-37.6 -1.3600*
.06197 .000 -1.4893 -1.2307
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ

More Related Content

What's hot

Tiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapTiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapĐiền Nguyên
 
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...Vohinh Ngo
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Khánh Goby
 
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpYeah Min
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuMan_Ebook
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitlimonking
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn Linh Nguyen
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Hang Nguyen
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnTử Dương Xanh
 

What's hot (20)

Tiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapTiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gap
 
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm   tài liệu, ebook, giáo ...
Các loại máy móc, thiết bị trong công nghệ thực phẩm tài liệu, ebook, giáo ...
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng Hộp
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấuNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang dưa hấu
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 

Similar to Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ

Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ (20)

Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAYKhóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt...
 
Nuôi cấy rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et Grushv
Nuôi cấy rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et GrushvNuôi cấy rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et Grushv
Nuôi cấy rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et Grushv
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 
123.pdf
123.pdf123.pdf
123.pdf
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàngĐề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
 
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).docNghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
 
Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (perionyx excavatus).doc
Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (perionyx excavatus).docNghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (perionyx excavatus).doc
Nghiên cứu khả năng xử lý phân dê của trùn quế (perionyx excavatus).doc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI THẠNH PHÚ - BẾN TRE SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THANH VŨ EM MSSV: 1153040019 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI THẠNH PHÚ - BẾN TRE CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN NGUYỄN THANH VŨ EM MSSV: 1153040019 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  • 3. XÁC NHẬN CỦA CÁ N BỘ HƯỚ NG DẪN Khóa luận: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH VŨ EM. Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6. Khóa luâ ̣n đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng bảo vệ khóa luận ngày 15/6/2015. Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2015 Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN NGUYỄN THANH VŨ EM
  • 4. i LỜ I CAM KẾ T Tôi xin cam kết khóa luâ ̣n này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứ u của tôi và các kết quả nghiên cứ u này chưa được dùng cho bất cứ khóa luâ ̣n cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2015 Sinh viên thực hiê ̣n NGUYỄN THANH VŨ EM
  • 5. ii LỜ I CẢ M TẠ Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng cho đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Những thành quả này có được là nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, con kính xin gửi lời biết ơn tha thiết nhất đến bậc sinh thành, người đã lam lũ, chịu bao khó khăn trong cuộc sống để chăm lo, dạy dỗ con thành người, người luôn bên cạnh và động viên con trong những lúc con gặp khó khăn nhất. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Lê Hoàng Yến và thầy Nguyễn Hữu Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Sinh học ứng dụng đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức hữu ích, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại trường. Tiếp lời, em xin cảm ơn anh Nguyễn Minh Tâm và tập thể anh, em công nhân làm việc ở trang trại nuôi tôm công nghiệp đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận ta ̣i Tha ̣nh Phú-Bến Tre. Sau cùng em kính chúc quý Thầy Cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, tháng 6/2015 Sinh viên: Nguyễn Thanh Vũ Em
  • 6. iii TÓ M TẮT Thực nghiê ̣m được thực hiê ̣n trên 6 ao có cùng diện tích 2.000m2 /ao. Tôm thả vào ao với hai mật độ nuôi là 120 con/m2 (hệ thống 1) và 160 con/m2 (hệ thống 2). Kích cỡ tôm giống lúc thả là PL10 với chiều dài trung bình là 0,9 cm/con và trọng lượng trung bình là 0,0043 g/con. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, độ kiềm ở ao nuôi với mật độ nuôi 160 con/m2 biến động cao hơn so với ao nuôi mật độ nuôi 120 con/m2 , nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Sau 65 ngày nuôi, chiều dài và khối lượng của tôm nuôi với mật độ 120 con/m2 lần lượt là 12,13 ± 0,13 cm/con và 11,07 ± 0,10 g/con cao hơn 1,4 lần về khối lượng và 1,7 lần về chiều dài so với tôm nuôi 160 con/m2 (7,22 ± 0,40 cm/con và 7,79 ± 0,13 g/con). Năng suất tôm ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 11,95 tấn /ha/vụ cao hơn 1,2 lần năng suất tôm nuôi mật độ 160 con/m2 (9,34 ± 0,09 tấn /ha/vụ). Lợi nhuận thu được sau cuối vụ nuôi ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha cao hơn 3,5 lần nuôi mật độ 160 con/m2 (150 ± 9,97 triệu đồng/ha). Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ 120 con/m2 có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao hơn mật độ nuôi 160 con/m2 . Từ khóa: Mật độ, tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), thực nghiệm.
  • 7. iv MỤC LỤC Trang LỜ I CAM KẾ T ..........................................................................................................i LỜ I CẢ M TẠ............................................................................................................ii TÓ M LƯỢC.............................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾ T TẮ T ................................................................................viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu .................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 1 1.3 Nội dung đề tài............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 2 2.1 Đặc điểm sinh học....................................................................................................... 2 2.1.1 Phân loại .............................................................................................................. 2 2.1.2 Đặc điểm hình thái............................................................................................... 2 Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ....................................... 3 2.1.3 Phân bố và nguồn gốc.......................................................................................... 3 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................... 3 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................................... 4 2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước ............................................ 4 2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.................................................. 4 2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.................................................. 5 2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre.............................................. 6 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 8 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................... 8 3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................... 8 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 8
  • 8. v 3.3.2 Bố trí thực nghiệm............................................................................................. 10 3.3.3 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm ..................................................................... 10 3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích ................................................................... 12 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 15 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................. 16 4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa.............................................................................. 16 4.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................. 16 4.1.2 pH ...................................................................................................................... 17 4.1.3 Độ kiềm và độ mặn............................................................................................ 18 4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu......................... 19 4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu ........................................................................ 19 4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm nuôi ............................................................................................................................. 19 4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu.................................................................. 21 4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG) của tôm nuôi ............................................................................................................... 22 4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .............................................................................. 24 4.4 Tỷ lệ sống.................................................................................................................. 25 4.5 So sánh hiê ̣u quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm............................................... 26 4.5.1 Tổng chi phí....................................................................................................... 26 4.5.2 Năng suất ........................................................................................................... 28 4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................................ 28 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................. 29 5.1 Kết luận..................................................................................................................... 29 5.2 Đề xuất...................................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... A PHỤ LỤC 1............................................................................................................... C PHỤ LỤC 2............................................................................................................... D
  • 9. vi DANH SÁCH BẢNG Trang Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ..................................................3 Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng. ....................................5 Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm .........................7 Bảng 3.1 Lượng thức ăn áp dụng cho tôm nuôi trong 30 ngày nuôi đầu .....................11 Bảng 3.2 Quản lý thức ăn theo phần trăm trọng lượng phần trăm tôm.........................11 Bảng 3.3 Các chỉ tiêu thu mẫu và phương pháp phân tích trong hệ thống....................12 Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ (0 C) trong hệ thống .........................................................16 Bảng 4.2 Biến động pH trong hệ thống .........................................................................16 Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong hệ thống ...............................................18 Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuâ ̣n của các mô hình nuôi tôm.............................................26
  • 10. vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng ..................................................3 Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn ...................................................19 Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi ................................................20 Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn ................................................22 Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi .....................................................22 Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)....................................................................24 Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi.................................................................................25 Hình 4.7 Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thống nuôi .....................................................27
  • 11. viii DANH MỤC TỪ VIẾ T TẮ T ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FCR: Hê ̣số chuyển hóa thứ c ăn. K1, K2, K3: Các ao nuôi mật độ 120 con/m2 PL: postlarvae. T1, T2, T3: Các ao nuôi mật độ 160 con/m2
  • 12. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Theo Tổng cục Thủy sản, 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 92,5% và chiếm 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở là 66.000ha với sản lượng đạt 280.000 tấn, tăng 57,9% về diện tích và 50,5% về sản lượng. Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú đang thu hẹp vì gặp nhiều khó khăn như: bị nhiễm bệnh, thời gian nuôi lâu nên rủi ro cao, giá thức ăn cao, môi trường nuôi bị ô nhiễm nặng. Trong khi đó những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đang rất phát triển ở những vùng nước mặn, nước lợ và hiện nay có xu hướng chuyển sang vùng nước ngọt theo dạng tự phát. Do tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, khả năng thích ứng với môi trường lớn, nuôi được mật độ cao và thu hoạch nhanh, từ đó dẫn tới diện tích nuôi ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thì dịch bệnh là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến tỷ lệ sống, năng suất tôm nuôi và lợi nhuận của người nuôi. Với những ưu điểm của tôm thẻ chân trắng mà rất nhiều người nuôi đã bất chấp rủi ro, chạy theo lợi nhuận, tăng mật độ nuôi dẫn đến quản lý trường nuôi không tốt, từ đó dịch bệnh xảy ra ngày càng lan rộng, làm cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh càng thêm khó khăn hơn. Để giúp người nuôi nắm bắt được phần nào những bất cập cũng như những ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận kinh tế khi nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, từ đó có thể lựa chọn cho mình mật độ nuôi thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng khả năng thành công. Nên đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm xác định được mật độ nuôi phù hợp với thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi 1.3 Nội dung đề tài Đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường ao nuôi trong thời gian thực nghiệm. Đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi khi nuôi với 2 mật độ 120 con/m2 và 160 con/m2 . CHƯƠNG 2
  • 13. 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, (2014) tôm thẻ chân trắng phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca Tổng Bộ: Eucarida Bộ: Decapoda Bộ phụ: Dendrobranchiata Tổng Họ: Penaeoidea Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931). Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp. Tên theo FAO: Tôm chân trắng, camaron patiblanco. Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương. 2.1.2 Đặc điểm hình thái Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng thân có màu trắng đục nên có tên gọi là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân ngực và chân bụng có màu trắng ngà nên được gọi là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy, chân ngực 3-5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của con đực là 180 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).
  • 14. 3 Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng 2.1.3 Phân bố và nguồn gốc Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ biển phía Đông Thái Bình Dương, Châu Mỹ, ven biển Nam Mexico, vùng biển Ecuador (Elovara, 2003). Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam (Bone, 1931). Tôm thẻ chân trắng sống tốt khi nền đáy là bùn, độ sâu 72m, nhiệt độ từ 27-320 C, độ mặn từ 0,5-45%o, độ mặn phát triển tốt nhất là 10-15%o, pH từ 7,5-8,5, tôm thường hoạt động về đêm khi tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ và tôm tiền trưởng thành phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu dinh dưỡng (Trần Viết Mỹ, 2009). 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Tôm thẻ chân trắng phải trải qua quá trình lột xác để lớn lên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm. Thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1-3 tuần, tôm nhỏ hơn 3g trung bình mỗi tuần lột xác một lần, thời gian lột xác tăng dần theo sự phát triển của tôm, tôm lớn khoảng 15-20g, trung bình 2,5 tuần lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm đều ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong điều kiện nuôi thâm canh, tuy nhiên khi trọng lượng tôm vượt qua 20g thì tốc độ tăng trưởng chậm lại 1 g/tuần (Wyban and Sweeney, 1991). Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng. Từ ấu trùng đến thời kỳ ấu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ ấu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong
  • 15. 4 điều kiện nuôi phù hợp thì tốc độ phát triển trong 60-80 ngày là 8-10g và đạt 35-40g trong 180 ngày nuôi (Trần Viết Mỹ, 2009). Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau vì vậy tôm thẻ chân trắng tăng trưởng khá đồng đều, ít phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009). 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, cũng giống như các loại tôm he khác, thức ăn của tôm thẻ chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng như: protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng. Nếu thiếu hay mất cân đối các chất trên sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và sinh sản (Thái Bá Hồ và Ngô Tọng Lưu, 2011). Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng từ (30-35%), thấp hơn so với tôm sú (36-42%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh thì hệ số chuyển hóa thức ăn là từ 1,1-1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009). Trong tự nhiên thức ăn của tôm thẻ chân trắng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Tôm thẻ chân trắng có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm thẻ chân trắng sử dụng nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã đến các loại động vật thủy sinh. Lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng vào ban ngày chiếm 25-35%, ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Thường, 2007). 2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng được nuôi ở một số nước trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng liên tục tăng nhanh qua các năm, Đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Theo James Anderson, cho biết năm 2011, sản lượng tôm toàn cầu tăng 5%/năm nhưng giảm 6,7% trong năm 2011-2012 và giảm 9,6% năm 2012-2013 xuống còn 3,5 triệu tấn. Hiện sản lượng tôm toàn cầu năm 2013 giảm khoảng 15%, tương đương 4 triệu tấn so với năm 2011 (GOAL, 2013).
  • 16. 5 2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) cho năng suất cao và thu hút sự chú ý của các người nuôi tôm (Bộ NN và PTNT 2010). Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc. Và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày 25/01/2008, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Tuy mới được nược cho phép nuôi đại trà trong những năm gần đây, nhưng tôm thẻ chân trắng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích và sản lượng nuôi chỉ sau một thời gian ngắn. Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng. Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất bình quân (kg/ha) 2005 13.455 40.096 2.980 2006 18.441 57.185 3.100 2007 19.919 64.776 3.250 2008 15.079 47.827 3.170 2009 21.339 89.521 4.190 2010 25.397 136.719 5.380 2011 28.683 152.939 5.330 2012 41.789 186.197 4.460 2013 63.719 243.001 3.814 2014 93.000 328.000 3.527 (Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2014). Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Báo cáo Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến giữa tháng 9 năm 2013, kim ngạch xuất
  • 17. 6 khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD, vượt mức 868,3 triệu USD thu từ xuất khẩu tôm sú (Thống kê của Tổng cục Thủy sản, 2013). Năm 2012, diện tích nuôi tôm tăng khá cao nhưng sản lượng có dấu hiệu giảm do dịch bệnh hoại tử cơ (IMNV), hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Năm 2013, nước ta tăng cả diện tích và sản lượng do hạn chế được dịch bệnh. 2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre đạt 43.000 ha, trong đó nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230 ha còn thâm canh, bán thâm canh 3.980 ha, riêng tôm thẻ chân trắng là 1.250 ha, tăng 136% so với năm 2010. Diện tích thả lại vụ 2 trên 2.838 ha, sản lượng thu hoạch đạt 21.950 tấn, vượt 291%, tăng 334% so với năm 2010. Cuối năm 2011, tình hình dịch bệnh trên tôm sú phát triển mạnh (21% diện tích bị nhiễm bệnh) gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Báo cáo thuỷ sản Việt Nam, 2012). Cuối tháng 2 năm 2012, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong toàn tỉnh đạt 1.497 ha, với 97,36 triệu con giống. Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã ra đời và mang lại lợi nhuận cao như: trại nuôi tôm công nghiệp K22 ở xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, đã chuyển diện tích nuôi cá da trơn sang nuôi tôm thẻ đạt 40 ha. Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận tại xã An Điền (Thạnh Phú), với diện tích 25 ha mặt nước, có 72 ao, mật độ thả nuôi trung bình 150-170 con/m2 , lượng giống thả là 41 triệu con. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ- UBND, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 khoảng 4.390 ha, năm 2020 là 7.820 ha và năm 2030 là 8.300 ha, phân bố trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Cục Thuỷ Sản Việt Nam, 2013). Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre cho biết năm 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể. Năm 2008, diện tích thả nuôi là 176 ha, đến năm 2010 là 560 ha và vụ 1 của năm 2011 tăng 1.250 ha. Với mật độ thả nuôi trung bình 100-120 con/ m2 , sản lượng trung bình đạt 10 tấn/ha, lợi nhuận trung bình khoảng 300-400 triệu đồng/ha/vụ nuôi (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013). Theo báo cáo 4 tháng đầu năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thì tình hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đến nay đã thả giống khoảng 1.967 ha, giảm 5,6% so cùng kỳ, trong đó tôm sú là 650 ha giảm 48% so cùng kỳ, tôm thẻ chân trắng là 1.317 ha, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Do thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt gây bệnh trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, gây thiệt hại khoảng 93,12 ha tôm sú và 358,1 ha tôm thẻ chân trắng, tôm chết ở giai đoạn từ 25 đến 40 ngày tuổi, tập trung ở các xã An Đức, An Hòa Tây, Bảo Thạnh và An Hiệp ở huyện Ba Tri. Xã Đại
  • 18. 7 Hòa Lộc, Định Trung, Bình Thới và Thạnh Trị ở huyện Bình Đại. Xã Giao Thạnh, An Nhơn và An Điền ở huyện Thạnh Phú (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013). Diê ̣n tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh Bến Tre tăng liên tục qua các 3 năm gần đây, năm 2012 diê ̣n tích nuôi là 4.165 ha đến năm 2014 diê ̣n tích nuôi là 9.054 ha tăng 2.17 lần so với năm 2012 và 1,81 lần so với năm 2013. Sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2014 là 63.620 tấn tăng gấp 3,18 lần so với năm 2012 và gấp 1,35 lần so với năm 2013. Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng qua các năm Năm 2012 2013 2014 Diê ̣n tích (ha) 4.165 5.000 9.054 Sản lượng (tấn) 20.000 47.000 63.620 Nâng suất trung bình (tấn/ha) 4.80 9.40 7.03 (Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, 2014) 2.2.4 Sơ lược về một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao Trong những năm qua, tôm thẻ chân trắng được nuôi khắp các tỉnh ven biển của cả nước, với những lợi nhuận rất cao thu về từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã thúc đẩy nhiều người nuôi nâng cao mật độ lên để tăng thêm lợi nhuận. Hiện nay cũng có một số tỉnh và công ty đã nuôi thử nghiệm các mật độ từ 100-400 con/ m2 và cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013 thì tôm thẻ chân trắng được nuôi với mật độ cao ở các tỉnh miền Trung như: Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa…đa số hộ nuôi tôm trong ao nền cát được lót bạt và rất ít nuôi tôm trong những đầm đáy đất bùn. Mật độ thả nuôi tôm rất dày, từ 180 đến 200 con/m2 , cá biệt có những nơi gần biển dễ lấy nước có thể nuôi với mật độ 300 con/m2 , sau 3 tháng nuôi thu hoạch đạt năng suất rất cao (từ 15 đến 20 tấn/ha) (Sở NN & PTNT tỉnh Phú Yên, 2013). Cũng trong năm 2013, ở huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang đã áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà có mái che kín bằng tole. Mật độ thả nuôi 150 con/ m2 , sau thời gian nuôi khoảng 60-65 ngày, tôm nuôi đạt cỡ bình quân 60 con/ kg, năng suất tôm đạt 1,5 tấn/1000 m2 (15 tấn/ha). Ở mật độ 200 con/m2 tôm đạt cỡ 100 con/kg trong 45 ngày nuôi, năng suất thu hoạch đạt 2 tấn/1000 m2 (20 tấn/ha), cao gấp đôi so với nuôi thông thường (Sở NN & PTNT tỉnh Tiền Giang, 2013).
  • 19. 8 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Thực nghiệm được thực hiện từ ngày 19 tháng 9 năm 2014 đến ngày 26 tháng 12 năm 2014 Địa điểm: Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Minh Tâm, ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Vật liệu bố trí: Tôm thẻ chân trắng PL10. Hệ thống ao thực nghiệm: 6 ao với diện tích là 2000 m2 /ao Độ mặn nước trong nuôi thực nghiệm: 10%o. Thức ăn Nanotech: Có hàm lượng protein 42%. Dụng cụ dùng trong thực nghiệm: Quạt nước, sàng ăn, xuồng, cân, thước, chài, tỷ trọng kế, nhiệt kế và một số trang thiết bị cần thiết khác trong nuôi thực nghiệm. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có cùng diện tích, hình thức cải tạo, con giống, thức ăn, quản lý môi trường nuôi là như nhau. 3.3.1 Chuẩn bị bố trí thực nghiệm a. Ao nuôi Diê ̣n tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình giống nhau ở hai hệ thống 1 và 2 với hai mật độ nuôi 120 con/m2 và 160 con/m2 là 0,2 ha. Độ sâu trong ao nuôi mật độ 120 con/m2 là 1,50 m và ở ao nuôi mật độ 160 con/m2 là 1,70 m. b. Ao lắng Diện tích ao lắng ở 2 hệ thống nuôi như nhau là 1800 m2 chiếm 30% tổng diện tích ao nuôi, độ sâu ao lắng là 1,6 m đối với hệ thống mật độ nuôi 120 con/m2 và 1,8 đối với mật độ nuôi 160 con/m2 . Nguồn nước cấp vào ao lắng ở 2 hệ thống nuôi chủ yếu là nước sông và được xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi. c. Cải ta ̣o ao nuôi Ao nuôi và ao lắng được sên vét bùn đáy ao, gia cố bờ, cống thoát, rào lưới quanh bờ tránh cua, còng, bón vôi xử lý đáy ao (CaO 10 kg/100 m2 ), rải khắp mặt, góc ao, mái bờ và cả trên bờ ao, phơi ao 3 - 5 ngày vừa nứt vết chân chim, lấy nước vào 0,1 m ngâm 2 - 3 ngày cho ngấm vào trong nền đáy ao để diệt triệt để các mầm bệnh ẩn trong nền ao.
  • 20. 9 d. Quá trình xử lý nướ c Nước cấp được bơm trực tiếp từ ao lắng qua túi lọc vải (hạn chế địch hại) vào ao với mực nước 1,2 m, rải vôi CaO quanh bờ ao 0,1 m tính từ mực nước ao, xử lý Saponin 60 kg/2000m2 để diệt cá tạp, chạy quạt 2 - 4 ngày tạo oxy để trứng cá tạp nở, xử lý Saponin 30 kg/2000m2 lần 2 để diệt cá tạp mới nở, xử lý chlorine 30 ppm để diệt các mầm bệnh, chạy quạt đảo điều nước 5 - 7 ngày cho hết chlorine. e. Gây màu nướ c Nước trong ao được gây màu bằng Dolomite 40 kg/2000m2 , chạy quạt đảo đều nước, tạo oxy vào ban đêm cho tảo phát triển, 2 ngày sau tiếp tục gây màu bằng Dolomite 20 kg/2000m2 để duy trì sự phát triển của tảo. g. Cấy men vi sinh và kỹ thuật thả giống Quá trình cấy men và kỹ thuật thả giống ở hai nghiệm thức tương tự nhau là: Khi màu nước gây lên đã ổn định, tiến hành cào đáy vào buổi chiều để diệt tảo già tạo điều kiện cho tảo non phát triển đồng thời làm cho khí độc ở nền đáy thoát lên khỏi ao, cấy 1 gói men vi sinh Epicin – Pond và 1 gói men vi sinh Epizym – PBT/2000 m2 . Cung cấp oxy trong ao để kích thích vi sinh vật phát triển, các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra, đảm bảo các giá trị nằm trong khoảng thích hợp (pH 8,0, kiềm 125, nhiệt độ 250 C), xử lý 15 kg khoáng với Yucca 1,5 chai/2000m2 trước khi thả giống. Mẫu tôm giống được khử trùng bằng chlorine nồng độ 5 ppm sau đó rửa lại với nước sạch và thuần nhiệt khoảng 1,5 giờ trước khi thả giống. Khoảng 0,5 giờ trước khi thả giống, 5 kg khoáng với 5 kg thức ăn/2000m2 được trộn đều và rải xuống ao sau đó thả giống.
  • 21. 10 3.3.2 Bố trí thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trên. Hệ thống 6 ao nuôi thực nghiệm với 2 mật độ tôm thả khác nhau như sau: Hệ thống 1: Thả mật độ 120 con/m2 Hệ thống 2: Thả mật độ 160 con/m2 3.3.3 Quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm a. Quản lý thức ăn và sàn cho ăn Sau khi thả giống ngày đầu cho tôm ăn đối với hai mật độ nuôi 120 con/m2 và 160 con/m2 là 2,5 kg/100,000 con tôm giống. Sau đó lượng tăng thức ăn hằng ngày ở hai nghiệm thức dựa theo Bảng 3.1, sau ngày nuôi thứ 30 thì lượng thức ăn tăng theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng của tôm (Bảng 3.2). Kết luận Mật độ nuôi Hệ thống 2 (160 con/m2 ) con/m2 Hệ thống 1 (120 con/m2 ) T1 T2 T3 K1 K2 K3 Theo dõi các chỉ số môi trường Theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm Đánh giá tỷ lệ sống của tôm Đánh giá hiệu quả kinh tế
  • 22. 11 Bảng 3.1 Lượng thức ăn áp dụng cho tôm nuôi trong 30 ngày nuôi đầu (100.000 con) Sàn ăn được đặt vào ao ở ngày nuôi thứ 19,vị trí đặt sàn ăn là sau dàn quạt và lượng thức ăn cho vào sàn là 2 g/kg thức ăn. Thời gian thăm sàn ăn là là sau cho ăn 2 giờ đối với tôm có khối lượng từ 1,5 - 8 g/con; 1,5 giờ đối với tôm có khối lượng từ 9 - 33 g/con. Khi kiểm tra sàn ăn thấy lượng thức ăn hết đúng thời gian, trong sàn cho ăn còn nhiều sợi phân tôm màu sám chứng tỏ lượng thức ăn vừa đủ, ngược lại còn nhiều sợi phân màu đen chứng tỏ tôm thiếu thức ăn vì tôm đến sàn ăn sau sẽ ăn phân của tôm đến trước vì thiếu thức ăn, vì vậy ta cần tăng lượng thức ăn vào lần cho ăn kế tiếp. Bảng 3.2 Quản lý thức ăn theo phần trăm trọng lượng tôm Trọng lượng tôm (g) Tỷ lệ phần trăm (%) Số lần cho ăn/ngày 2 9,5 3 5,8 5 5,3 7 4,1 10 3,3 12 3 15 2,6 20 2,1 25 1,5 30 1,3 (Nguồn: Công ty UV) b. Quản lý hệ thống quạt nước Tổng số cánh quạt sử dụng cho hệ thống 2 nuôi mật độ 160 con/m2 là 168 cánh quạt, hệ thống 1 nuôi mật độ 120 con/m2 là 144 cánh quạt. Do ở mật độ nuôi cao nên đòi hỏi lượng oxy đầy đủ để đáp ứng cho sự phát triển bình thường của tôm nuôi. Thời gian Thời gian (ngày) Lượng thứ c ăn Số lần cho ăn/ngày < 20 2-2,5 kg/ngày 20 - 30 3-7 kg/ngày 4 lần/ngày 30 7-10 kg/ngày
  • 23. 12 chạy quạt ở hai nghiệm thức như nhau là: đối với tôm nhỏ duy trì 2 dàn quạt chạy xuyên suốt từ ngày 1 - 10, từ ngày 10 - 20 là 3 dàn quạt và từ ngày 20 trở đi là 4 dàn chạy xuyên suốt. Tốc độ quay của cánh quạt là ≥ 100 vòng/phút, đảm bảo đủ lượng oxy. 3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích a. Phương pháp theo dõi các chỉ số môi trường trong suốt vụ nuôi. Bảng 3.3 Các chỉ tiêu thu mẫu và phương pháp phân tích trong hệ thống STT Chỉ tiêu Thời gian thu mẫu Phương pháp phân tích 1 Nhiệt độ 2 lần/ngày (7-8 h và 14-15 h) Nhiệt kế 2 Độ kiềm 7 ngày/lần (7-8 h) Test kiềm (test KH) 3 Độ mặn 7 ngày/lần (7-8 h) Tỷ trọng kế 4 pH 2 lần/ngày (7-8 h và 14-15 h) Bút pH b. Phương pháp thu và theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của tôm nuôi Khi tôm nuôi đạt 30 ngày tuổi (tính từ ngày thả giống) thì tiến hành bắt đầu cân, đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng. Vì đến ngày nuôi 30 tôm đã mắc được lưới chài, sức đề kháng mạnh và theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ dễ dàng đồng thời thể hiện rõ sự chênh lệch của các chỉ tiêu tăng trưởng giữa hai mật độ nuôi. Định kỳ 1 tuần thu mẫu một lần bằng cách chài ngẫu nhiên ở các vị trí trước và sau dàn quạt, tiến hành định lượng sản lượng tôm và ước lượng tỷ lệ sống, cân khối lượng, đo chiều dài tôm nuôi (lấy ngẫu nhiên 15 con/ao/lần kiểm tra). Khối lượng tôm được xác định bằng cách chài rồi lấy ngẫu nhiên mẫu tôm đem cân bằng cân điện tử (g). Tăng trưởng khối lượng của tôm (g/con). WG = Wt – W0 ( 3.1) Trong đó: Wt: là khối lượng tôm đo lúc sau W0: là khối lượng tôm đo lúc đầu
  • 24. 13 WG: là tốc độ tăng trưởng khối lượng Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày). DWG = (Wt – W0)/ t (3.2) Trong đó: W0: là khối lượng của tôm ở lần đo thứ nhất Wt: là khối lượng của tôm ở lần đo thứ hai t: là thời gian giữa lần đo thứ nhất và thứ hai DWG: là tăng trưởng khối lượng tuyệt đối Xác định chiều dài tôm (chiều dài chuẩn) bằng cách chài rồi lấy ngẫu nhiên mẫu tôm đem đo bằng thước kẻ vạch 1 (mm). Tăng trưởng chiều dài của tôm (cm/con). LG = Lt – L0 (3.3) Trong đó: Lt: là chiều dài tôm đo lúc sau L0: là chiều dài tôm đo lúc đầu LG: là tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối theo ngày (cm/con/ngày). DLG = (Lt – L0)/ t (3.4) Trong đó: L0: là chiều dài của tôm ở lần đo thứ nhất Lt: là chiều dài của tôm ở lần đo thứ hai t: là thời gian giữa lần đo thứ nhất và thứ hai DLG: là tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
  • 25. 14 c. Xác định tỷ lệ sống Xác định bằng phương pháp ước lượng (Cân và đếm số lượng của tôm trong các lần chài tôm sau đó ước lượng cho cả ao). Công thức tính tổng số lượng và ước lượng tỷ lệ sống của tôm ∑ lượng tôm chài được Tổng số lượng tôm nuôi = ----------------------------- x Diện tích ao nuôi (3.6) ∑ diện tích chài ∑ số tôm còn lại trong ao Tỷ lệ sống (%) = ------------------------------- x 100 (3.7) ∑ số tôm thả ban đầu Áp dụng theo công thức trên dùng chài có diện tích 1 m2 chài cách bờ ao 0,5m ở 2 địa điểm trong ao là sau và trước dàn quạt, sau đó lấy tổng số tôm chài được nhân với diện tích ao rồi chia cho tổng diện tích chài và tổng số lần chài ta được tổng số lượng tôm còn lại trong ao. Lấy số lượng tôm còn lại trong ao chia cho số lượng tôm thả lúc đầu rồi nhân cho 100 ta tính được tỷ lệ sống của tôm nuôi. d. Phương pháp xác định năng suất và hiệu quả kinh tế Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). FCR = Tổng lượng thức ăn sử dụng Tổng lượng sản phẩm thu hoạch (3.8) Năng suất (tấn/ha). Năng suất = Tổng sản lượng thu hoạch Đơn vị diện tích (3.9) Lợi nhuận (triệu đồng/ha). Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi (3.10) Tỷ suất lợi nhuận/vụ.
  • 26. 15 Tỷ số lợi nhuận = TR –TC / TC (3.11) Trong đó: TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tối đa, tối thiểu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel xử lý thống kê bằng ANOVA một nhân tố và phép thử LSD bằng SPSS 16.0. CHƯƠNG 4
  • 27. 16 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng trưởng của tôm nuôi, nhiệt độ thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ 24 - 320 C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của tôm nuôi nếu nhiệt độ thấp hơn 24,50 C hay cao hơn 330 C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm từ 30 - 50% (Nguyễn Anh Tuấn và ctv 1995). Trong quá trình thực nghiệm, nhiệt độ dao động từ 24 - 32,60 C và đây là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng (Bảng 4.1). Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ (0 C) trong thực nghiệm Hệ thống nuôi Nhiệt độ sáng (0 C) Nhiệt độ chiều (0 C) Min - Max TB Min - Max TB 120 con/m2 24 - 26,1 24,90 ± 0,03 29,0 - 32,5 30,92 ± 0,07 160 con/m2 24 - 26,2 24,91 ± 0,05 28,8 - 32,6 30,90 ± 0,09 Nhiệt độ dao động buổi sáng và buổi chiều ở hai hệ thống nuôi là 24 - 32,60 C. Đối với hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 thì nhiệt độ trung bình buổi sáng là 24,90 ± 0,030 C thấp hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 24,91 ± 0,050 C, nhưng vào buổi chiều thì nhiệt độ trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 30,92 ± 0,070 C cao hơn nhiệt độ ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 30,90 ± 0,090 C. Sự dao động như vậy là do thời tiết và một phần do thao tác kỹ thuật đo nhiệt độ không ổn định. Nhiệt độ ở cả 2 hệ thống nuôi vào buổi sáng thấp nhất là 240 C và cao nhất vào buổi chiều là 32,60 C. Riêng ngày nuôi thứ 9, 13, 19, 40, 49, 51, 58 trong quá trình thực nghiệm thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tương đối thấp từ 24 - 29,80 C, nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết (trời mưa kéo dài). Tuy nhiên, nhiệt độ của các ngày tiếp theo đều đạt trên 240 C. Nhìn chung nhiệt độ của nước vào buổi sáng và buổi chiều giữa 2 hệ thống trong suốt quá trình nuôi không có sự chênh lệch đáng kể chỉ dao động từ 24 - 32,60 C. Mặt khác, giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng là 24,50 C - 300 C (Trần Viết Mỹ, 2009). Ngoài các ngày do tác động của thời tiết làm cho nhiệt độ giảm thấp thì các ngày nuôi tiếp theo nhiệt độ đều đạt từ 24,50 C trở lên. Phần lớn nhiệt độ biến động nằm trong khoảng giới hạn cho phép, không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Nguyên nhân là do 2 hệ thống nuôi được bố trí trong cùng một thời gian địa điểm nên nhiệt độ không có sự chênh lệch lớn
  • 28. 17 trong khi hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao hơn. Như vậy từ kết quả của bảng 4.1 thể hiện cho thấy tuy có sự chênh lệch về mật độ nuôi ở 2 hệ thống nhưng không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của nhiệt độ ao nuôi, mà thời tiết là nguyên nhân chủ yếu làm biến động nhiệt độ. 4.1.2 pH pH trong nước phụ thuộc vào sự phát triển của thực vật và độ kiềm trong nước, ban ngày tảo quang hợp tạo O2 giảm CO2 làm tăng pH và ngược lại khi đêm đến tảo lấy O2 và thải ra CO2 làm giảm pH. Độ kiềm trong nước cao thì pH ít biến động. Sự thay đổi bất thường làm cho pH biến động lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bảng 4.2 Biến động pH trong thực nghiệm Hệ thống nuôi pH sáng pH chiều Min - Max TB Min - Max TB 120 con/m2 7,5 - 8,5 8,25 ± 0,05 8,0 - 8,7 8,47 ± 0,04 160 con/m2 7,3 - 8,5 8,28 ± 0,11 7,9 - 8,8 8,45 ± 0,04 Bảng 4.2 cho thấy, pH dao động sáng và chiều ở 2 hệ thống nuôi trong khoảng từ 7,3 - 8,8 thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 8,25 ± 0,05 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 8,28 ± 0,11 nhưng vào buổi chiều thì pH trung bình ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 là 8,45 ± 0,04 thấp hơn hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 . Sự dao động pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,3 (ngày nuôi 40) và cao nhất ở buổi chiều là 8,8 (ngày nuôi 29) điều nằm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 . Nguyên nhân là do hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao làm cho quá trình quản lý thức ăn trong ao nuôi gặp khó khăn dẫn đến sự phát triển của tảo trong ao không ổn định. Tuy nhiên ngoài ngày 29, 40 thì pH ở các ngày còn lại điều nằm trong khoảng thích hợp. Theo Nguyễn Trọng Nho, (1994) và Trần Viết Mỹ, (2009) thì pH thích hợp cho sự phát triển của nuôi là 7,5 – 8,5, như vậy khoảng biến động pH giữa 2 hệ thống là nằm trong giới hạn cho phép. Tuy có sự khác biệt mật độ nuôi giữa 2 hệ thống nhưng sự chênh lệch pH là không có sự biến động lớn, vì các nghiệm thức được bố trí trong cùng một thời điểm và điều kiện thời tiết, kỹ thuật xử lý, quản lý và chăm sóc là như nhau. Mặt khác hệ thống nuôi mật nuôi 160 con/m2 là khá cao nên cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự biến động của pH hơn hệ thống nuôi mật nuôi 120 con/m2 nhưng với kỹ thuật quản lý ao nuôi tốt làm cho sự biến động vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.
  • 29. 18 4.1.3 Độ kiềm và độ mặn Độ kiềm thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng là 80 - 200 mgCaCO3/L, độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ trắng thấp hơn 40 mgCaCO3/L sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm (Charantchakool et at., 2003). Bảng 4.3 Biến động độ kiềm và độ mặn trong thực nghiệm Hệ thống nuôi Độ kiềm (KH) Độ mặn (ppt) Min - Max TB Min - Max TB 120 con/m2 125 - 197 156 ± 21,7 7,4 - 10 9,03 ± 0,76 160 con/m2 125 - 187 155 ± 19,9 7,2 - 10 8,9 ± 0,88 Độ kiềm của 2 hệ thống tôm nuôi dao động từ 125 - 197 mgCaCO3/L và độ kiềm trung bình ở 2 hệ thống nuôi tôm là tương đương nhau . Theo (Vũ Thế Trụ, 1999) độ kiềm nuôi tôm biển phải luôn lớn hơn 80 mgCaCO3/L, độ kiềm lúc thả giống là 125 mgCaCO3/L và tăng dần cho đến thu hoạch là 197 mgCaCO3/L điều này là phù hợp vì tôm thẻ chân trắng cần nhu cầu kiềm cao cho lột xác để mau cứng vỏ và là hệ đệm làm cho pH ổn định ít dao động lớn. Nguyên nhân làm cho độ kiềm tăng dần trong quá trình nuôi là do cấp thêm nước giếng (độ kiềm 300 - 400 mgCaCO3/L) và ao nuôi. Độ mặn cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Độ mặn càng cao thì kéo dài thời gian lột xác của tôm, ngược lại độ mặn thấp thì thời gian tôm lột xác sớm nên phát triển nhanh (Nguyễn Đình Trung, 2004). Bảng 4.3 cho thấy biến động độ mặn trong 2 hệ thống tôm nuôi giảm dần theo thời gian nuôi từ 10%o xuống 7,2%o. Trong đó hệ thống nuôi 160 con/m2 có độ mặn trung bình là 8,9%o thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m2 (9,03%o) Nguyên nhân do nhu cầu cấp nước ở hệ thống nuôi 160 con/m2 lớn vì nuôi ở mật độ cao nên độ mặn thấp hơn hệ thống nuôi 120 con/m2 . Theo (Nguyễn Đình Trung, 2004) thì độ mặn thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển là 5 -25%o, mục đích giảm độ mặn trong quá trình nuôi như vậy là hạn chế mầm bệnh khi nuôi ở độ mặn thấp và thay đổi môi trường giúp tôm tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi ở độ mặn cao. 4.2 Chiều dài, khối lượng và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các lần thu 4.2.1 Chiều dài của tôm ở các lần thu
  • 30. 19 Chiều dài của tôm trong 2 hệ thống nuôi có chiều hướng tăng dần đều theo thời gian nuôi. Hình 4.1 Chiều dài của tôm nuôi trong các giai đoạn Chiều dài của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2 luôn cao hơn tôm nuôi mật độ 160 con/m2 trong suốt vụ nuôi. Ta ̣i thời điểm D30, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 2,74 ± 0,07 cm/con cao hơn 1,2 lần chiều dài ở mâ ̣t độ 160 con/m2 (2,25 ± 0,06 cm/con). Đến ngày nuôi thứ 65, chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn so với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2 (7,22 ± 0,40 cm/con) gấp 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhìn chung, chiều dài của tôm tăng dần theo thời gian nuôi và tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2 có chiều dài luôn cao hơn tôm nuôi với 160 con/m2 . 4.2.2 Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) của tôm nuôi Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi ở cả 2 hệ thống tăng nhanh ở giai đoạn nuôi đầu và có khuynh hướng giảm dần vào các giai đoạn nuôi sau (Hình 4.1).
  • 31. 20 Hình 4.2 Sự biến động LG và DLG trong suốt vụ nuôi Sự tăng trưởng chiều dài (LG) và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (DLG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2 trong suốt vụ nuôi. Trong đó sự phát triển của tôm nhanh nhất trong khoảng thời gian 30 ngày nuôi đầu của vụ nuôi, sau đó sự tăng trưởng giảm dần và có khuynh hướng tăng chậm, khuynh hướng này phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian nuôi đầu chủ yếu tôm tăng trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về khối lượng. Tốc độ tăng trưởng chiều dài (LG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 cao nhất ở ngày nuôi D37 đạt 2,95 ± 0,09 cm/con, cao hơn 1,5 lần tôm nuôi 160 con/m2 (1,91 ± 0,02 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về cuối vụnuôi, tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D65 (1,23 ± 0,26 cm/con) đối với hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 và 0,32 ± 0,03 cm/con ở hệ thống 160 con/m2 . Trong đó ở hệ thống nuôi 120 con/m2 tôm vẫn có sự tăng trưởng nhanh gấp 3,8 lần so với tôm nuôi 160 con/m2 . Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm giữa 2 hệ thống nuôi là do ở hệ thống tôm nuôi với mật độ 160 con/m2 là cao nên sức tải và năng suất sinh học của ao nuôi không đáp ứng đủ khả năng phát triển của tôm nuôi. Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên môi trường nuôi sớm bị biến đổi (nước ao đục, đáy ao
  • 32. 21 nhiều chất thải) ảnh hưởng tới hoạt động bắt mồi, hô hấp và phát triển của tôm cao hơn nhiều so với nuôi mật độ 120 con/m2 . DLG của tôm hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 cao nhất ở ngày nuôi D30 - D37 đạt 0,42 ± 0,01 cm/con/ngày, lớn hơn 1,5 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2 (0,27 ± 0,01 cm/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). DLG sau đó giảm dần và thấp nhất ở ngày nuôi D58 - D65 (0,17 ± 0,01 cm/con/ngày) của tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2 nhưng vẫn lớn hơn gấp 3,4 lần so với DLG của tôm nuôi 160 con/m2 (0,05 ± 0,01 cm/con/ngày). Như vậy, trong suốt vụ nuôi, sự tăng trưởng chiều dài của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 cao hơn mật độ nuôi 160 con/m2 . Điều này chứng tỏ mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều dài và chiều dài tuyệt đối của tôm nuôi. 4.2.3 Khối lượng của tôm qua các lần thu Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống trong suốt vụ nuôi đều tăng liên tục từ ngày nuôi D30 cho đến cuối vụ nuôi. Hình 4.3 Khối lượng của tôm nuôi trong các giai đoạn Khối lượng của tôm ở hệ thống nuôi 120 con/m2 luôn cao hơn nuôi mật độ 160 con/m2 . Khối lượng của tôm ở 2 hệ thống nuôi trong thời gian đầu hầu như không chênh lệch nhau nhiều, nhưng càng về cuối vụ thì sự chênh lệch càng lớn, cụ thể như ở ngày nuôi D30 của hệ thống nuôi 120 con/m2 đạt 1,71 ± 0,04 g/con lớn hơn 0,25 g/con và gấp 1,2 lần khối lượng tôm nuôi 160 con/m2 (1,46 ± 0,09 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về cuối vụnuôi, khối lượng của tôm tăng dần và đạt cao nhất ở ngày nuôi
  • 33. 22 D65. Tôm nuôi với mật độ 120 con/m2 đa ̣t khối lượng là 11,07 ± 0,10 g/con, cao hơn gấp 1,4 lần tôm nuôi 160 con/m2 (7,79 ± 0,13 g/con) (Phụ lục 2). 4.2.4 Tăng trưởng về khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo ngày (DWG) của tôm nuôi Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thì sự tăng trưởng của tôm về khối lượng và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối là rất quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Qua hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng (WG) và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (LWG) ở 2 hệ thống có khuynh hướng tăng lên theo thời gian nuôi. Hình 4.4 Sự biến động WG và DWG của tôm nuôi Tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm ở hệ thống nuôi với mật độ 120 con/m2 luôn lớn hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 từ đầu cho đến cuối vụ nuôi (Hình 4.4). Đầu vụ nuôi, tăng trưởng khối lượng của tôm chậm và có khuynh hướng tăng mạnh vào cuối vụ, nhanh nhất ở ngày nuôi thứ 65 của vụ nuôi. Khuynh hướng này phù hợp với quy luật sinh trưởng của tôm, vì thời gian nuôi đầu chủ yếu tôm tăng trưởng chiều dài càng về sau tôm tăng trưởng chủ yếu về khối lượng (Ngô Trọng Lư, 2011). Tốc độ tăng trưởng khối lượng ở ngày nuôi D37 là 1,35 ± 0,11 g/con ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 lớn hơn 1,2 lần so với tôm nuôi ở hệ thống 160 con/m2 (1,10 ± 0,01 g/con). Đến ngày nuôi D44 thì tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm trong hệ thống
  • 34. 23 nuôi 160 con/m2 giảm nhẹ (từ 1,10 g/con xuống 1,04 g/con ) so với ngày nuôi D37 (do tôm bị bệnh đường tiêu hóa), vì vậy ở giai đoạn nuôi này, tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở hệ thống 120 con/m2 (1,83 ± 0,07 g/con) gấp 1,7 lần khối lượng của tôm nuôi 160 con/m2 (1,04 ± 0,05 g/con). Ở ngày nuôi thứ D65, tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 đạt 2,43 ± 0,07 g/con, lớn hơn 1,3 lần so với hệ thống nuôi 160 con/m2 (1,85 ± 0,04 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở các giai đoạn trong suốt vụ nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2 luôn nhanh hơn so với tôm nuôi 160 con/m2 . DWG của tôm hệ thống nuôi 120 con/m2 lớn nhất ở ngày nuôi D58 - D65 đạt 0,35 ± 0,01 g/con/ngày, lớn gấp1,3 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (0,29 ± 0,05 g/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). DWG của tôm nuôi ở 2 hệ thống thấp nhất vào ngày nuôi D37 - D44. Riêng DWG của tôm ở hệ thống nuôi 160 con/m2 có khuynh hướng giảm từ ngày nuôi D37 đến ngày nuôi D44 (từ 0,16 g/con/ngày xuống 0,15 g/con/ngày) và tăng nhe ̣ đến ngày nuôi thứ D51 (0,15 g/con/ngày), tuy nhiên, DWG của tôm nuôi hệ thống mật độ 120 con/m2 ở ngày D30 - D37 đa ̣t 0,19 ± 0,02 g/con/ngày, lớn gấp 1,9 lần tôm nuôi hệ thống mật độ160 con/m2 (0,16 ± 0,01 g/con/ngày) và tăng dần về cuối vụnuôi. Nguyên nhân là do hệ thống tôm nuôi mật độ 160 con/m2 cao nên ảnh tới tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm, môi trường biến đổi, đáy ao tích tụ nhiều chất thải làm cho tôm nuôi bị bệnh về đường tiêu hóa không sử dụng tốt thức ăn làm tốc độ tăng trưởng chậm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tôm nuôi. Như vậy tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm ở hệ thống mật độ nuôi 120 con/m2 luôn lớn hơn tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2 . Điều này cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sức tăng trưởng của tôm trong quá trình nuôi. 4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
  • 35. 24 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là một tham số quan trọng trong nuôi trồng thủy sản vì chi phí thức ăn thường chiếm tới 60% tổng số chi phí sản xuất (Cuzon et al., 2004; Tacon et al., 2002). Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn phụ thuộc vào loài, cách quản lý thức ăn, cho ăn và chất lượng thức ăn. Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) Hệ số chuyển hóa thức ăn của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 1,34 ± 0,01 thấp hơn so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (1,42 ± 0,05) và khác biê ̣t có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hệ số chuyển hóa ở hệ thống 1 thấp hơn 1,05 lần so với hệ thống 2. Nguyên nhân FCR của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao là do mật độ nuôi cao, việc quản lý thức ăn gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự hao hụt nhiều trong quá trình nuôi, ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh làm sự phát triển của tôm bị chậm lại và tỷ lệ sống thấp vào những ngày nuôi cuối. Vì vậy nuôi tôm ở mật độ 120 con/m2 sẽ mang lại nhiều ưu thế hơn là giảm được hao hụt thức ăn, hệ số chuyển thức ăn thấp từ đó giảm được chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi ở mật độ 160 con/m2 . 4.4 Tỷ lệ sống
  • 36. 25 Để đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh thì đảm bảo tỷ lệ sống cao cũng là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Tỷ lệ sống ở hai hệ thống nuôi trong những ngày nuôi đầu tuy có sự chênh lệch nhưng không lớn, nhưng từ ngày nuôi D37 trở về sau thì có sự chênh lệch lớn giữa hệ thống 1 và 2.(Hình 4.6) Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2 luôn lớn hơn so với tôm nuôi mâ ̣t độ160 con/m2 trong tất cả các giai đoạn của vụ nuôi. Tỷ lệ sống của tôm ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 cao nhất ở D30 đạt 92,64 ± 0,32%, cao hơn 1 lần so với hệ thống mật độ nuôi 160 con/m2 ( 89,41 ± 0,66%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tỷ lệ sống thấp nhất ở D65 của hệ thống nuôi 120 con/m2 đạt 85,03 ± 4,42%, lớn gấp 1,4 lần tỷ lệ sống của tôm nuôi 160 con/m2 (62,52 ± 3,97%). Càng về cuối vụ nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở hê ̣thống 160 con/m2 giảm mạnh, cụ thể ở D65 là 62,52 ± 3,97%, giảm 1,2 lần so với tỷ lệ sống ở D58 (75,85 ± 1,33%) (nguyên nhân do bệnh phân trắng). Tuy nhiên ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2 thì tỷ lệ sống của tôm ở D65 khá cao, đạt 85,03 ± 4,42% và không chênh lệch lớn so với tỷ lệ sống ở D58 (86,68 ± 0,63%). Như vậy tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120 con/m2 sẽ có tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi tôm ở hệ thống mật độ 160 con/m2 . 4.5 So sánh hiê ̣u quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm
  • 37. 26 Năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của vụ nuôi ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2 và 160 con/m2 được thể hiện ở Bảng 4.4. Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuâ ̣n của hai mật độ tôm nuôi Ghi chú: Các giá trị có các ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 4.5.1 Tổng chi phí Tổng chi phí ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 780 ± 5,81 triệu đồng/ha, cao hơn 1,1 lần so với hê ̣ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (700 ± 4,00 triệu đồng/ ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nguyên nhân do tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120 con/m2 có tốc độ tăng trưởng nhanh (2,43 ± 0,07 g/con), kích cỡ tôm lớn, tỷ lệ sống luôn cao hơn nên đòi hỏi nhu cầu về thức ăn cao để đáp ứng cho sự phát triển của tôm dẫn đến chi phí thức ăn cao. Tuy nhiên các chi phí như: con giống, hóa chất, nguyên nhiên liệu đều nhỏ hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 . Ở mật độ nuôi 160 con/m2 có số lượng con giống thả cao (320.000 con giống) nhưng chi phí thức ăn lại thấp và chi phí thuốc, hóa chất lại cao là vì mật độ nuôi cao nên tốc Khoản mục Ao nuôi mật độ 120 con/m2 Ao nuôi mật độ 160 con/m2 Chi phí biến đổi Đơn vị: VND Thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) 448 ± 5,28b 332 ± 3,83a Con giống (triệu đồng/ha/vụ) 114 ± 0,00a 152 ± 0,0b Thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) 33,8 ± 0,25b 39 ± 0,20a Nhân công ( triệu đồng ha/vụ) 69 ± 0,54b 50,5 ± 0,27a Nguyên, nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) 26,15 ± 0,25b 31 ± 0,20a Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) 690 ± 5,81b 600 ± 4, 0a Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) 89,5 ± 0,36b 101± 0,26a Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 780 ± 5,80b 700 ± 4,0a Giá bán (đ/kg) 109,7 ± 2,52 b 91,6 ± 2,51 a Năng suất (tấn/ha/vụ) 11,95 ± 0,12b 9,34 ± 0,09a Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 1.310 ± 17,4b 855 ± 13,1a Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 525 ± 12,0b 150 ± 9,97a Tỷ suất lợi nhuâ ̣n (LN/TC) 0,67 ± 0,55b 0,21 ± 0,65a
  • 38. 27 độ tôm phát triển chậm, tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm nhỏ dẫn đến lượng thức ăn sử dụng thấp. Ngoài ra do nuôi ở mật độ 160 con/m2 nên việc quản lý môi trường ao nuôi gặp nhiều khó khăn, đă ̣c biê ̣t ở cuối vụ nuôi, vì vậy việc sử dụng thuốc và hóa chất trong khâu phòng và trị bệnh ở các giai đoạn này là thường xuyên và tương đối nhiều. Chi phí cố định ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 89,5 ± 0,36 triệu đồng/ha, thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nuôi mật độ 160 con/m2 (101 ± 0,26 triệu đông/ha). Nguyên nhân phần lớn do chi phí đàu ao và đầu tư hệ thống quạt nước nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ O2 trong hệ thống nuôi tôm. Chi phí biến đổi của các nghiệm thức trong hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 690 ± 5,81triệu đồng/ha, cao hơn 1,2 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chi phí biến đổi của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (600 ± 4,00 triệu đồng/ha) (Bảng 4.4). a: Mật độ nuôi 120 con/m2 b: Mật độ nuôi 160 con /m2 Hình 4.7: Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thống nuôi Tỷ lệ các khoảng chi phí biến đổi như: thứ c ăn, thuốc hóa chất, con giống, nguyên nhiên liê ̣u, nhân công ở 2 hệ thống nuôi tương đối cao (Hình 4.7). Trong các khoảng chi phí biến đổi thì chi phí về thứ c ăn chiếm tỷ lê ̣cao nhất (chiếm 64,9%). Chi phí thức ăn ở hệ thống nuôi 120 con/m2 , cao hơn khoảng 10% so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (55%). Chi phí về con giống cũng chiếm tỷ lê ̣cao thứ 2 trong chi phí biến đổi là 16,5% ở hệ thống nuôi 120 con/m2 thấp hơn hệ thống nuôi 160 con/m2 (25,33%). Nguyên nhân do hệ thống nuôi 160 con/m2 có mâ ̣t độcao nên chi phí về con giống lúc đầu thả vào ao cao hơn so với mật độ nuôi 120 con/m2 . 4.5.2 Năng suất Năng suất của tôm nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2 cao hơn so với tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2 . Năng suất tôm nuôi của các nghiệm thức nuôi mật độ 120 con/m2 đa ̣t 11,95 ± 0,12 tấn/ha/vụ, cao hơn và khác biê ̣t có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
  • 39. 28 so với hê ̣thống nuôi ở mật độ 160 con/m2 là 9,34 ± 0,09 tấn/ha/vụ (Bảng 4.4). Năng suất bình quân ở các ao trong hệ thống nuôi 120 con/m2 cao gấp 1,2 lần năng suất tôm nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2 . Tuy lượng giống thả lúc đầu cao hơn (80,000 con giống) so với hệ thống nuôi 120 con/m2 nhưng do mật độ nuôi cao nên quản lý không tốt về thức ăn dẫn tới xảy ra dịch bệnh (bệnh phân trắng) làm tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cả về chiều dài lẫn khối lượng của tôm giảm. Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên kích cỡ thu hoạch cuối vụ nhỏ (7,79 g/con) nên giá bán thấp (91,700 đ/kg). 4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 đều cao hơn so với các khoảng trên ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 . Cuối vụ nuôi, tổng doanh thu của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 1.310 ± 17,4 triệu đồng/ha, cao hơn 1,5 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 ( 855 ± 13,1 triệu đồng/ha). Lợi nhuận thu về từ hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha, cao gấp 3,5 lần (tương đương 375 triệu đồng/ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lợi nhuận từ hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (150 ± 9,97 triệu đồng/ha). Do tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2 cao nên quản lý môi trường nuôi không tốt dẫn đến xảy ra dịch bệnh làm tỷ lệ sống của tôm bị hao hụt, tốc độ tăng trưởng chậm, kích cỡ thu hoạch nhỏ (128 con/kg) nên giá bán thấp 1,2 lần so với giá bán của mật độ nuôi 120 con/m2 (90 con/kg). Lợi nhuận và doanh thu cao dẫn đến tỷ suất lợi nhuâ ̣n ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 0,67 ± 0,55%, cao hơn 3,1 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỷ suất lợi nhuận của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (0,21 ± 0,65). Nhìn chung, tôm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao nên sức tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ nên lợi nhuận thu về sau vụ nuôi chỉ đạt 150 ± 9,97 triê ̣u đồng/ha, thấp hơn 3,5 lần lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 (525 ± 12,0 triê ̣u đồng/ha). Như vậy nuôi tôm mật độ 120 con/m2 sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi mật độ 160 con/m2 .
  • 40. 29 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Trong suốt quá trình thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng với hai mật độ khác nhau thì các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn có biến động những vẫn nằm trong khoảng chấp nhận. Sau 65 ngày nuôi, chiều dài tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); khối lượng tôm đạt 11,07 ± 0,10 g/con cao gấp 1,4 lần tôm nuôi mật độ160 con/m2 (7,22 ± 0,40 cm/con về chiều dài) và (7,79 ± 0,13 g/con về khối lượng). Năng suất ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 11,95 ± 0,12 tấn /ha/vụ cao hơn 1,2 lần hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (9,34 ± 0,09 tấn /ha/vụ). Lợi nhuận thu được của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha cao hơn 3,5 lần hê ̣thống nuôi mật độ 160 con/m2 (150 ± 9,97 triệu đồng/ha). Như vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ 120 con/m2 sẽ có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế cao hơn đối với nuôi mật độ 160 con/m2 . 5.2 Đề xuất Trong điều kiện nuôi tôm thẻ thâm canh như hiện nay ở Thạnh Phú – Bến Tre nên áp dụng nuôi mật độ từ 120 con/m2 trở xuống để giảm để giảm dịch bệnh, thoái hóa môi trường nuôi sau này. Cần có thêm nhiều đề tài thực nghiệm với các mật độ nuôi thấp hơn để đánh giá, so sánh và đưa ra kết luận thiết thực nhất về mật độ nuôi thích hợp cho vùng Thạnh Phú – Bến Tre.
  • 41. A TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Nguyễn Đình Trung, 2004. “Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản”. Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Niên, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án. Điều tra các yếu tố môi trường sinh thái, hiện trạng sản xuất và kinh tế xã hội để xác định quy mô và cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản bền vững cho vùng đồng bằng Nam Bộ. Tổng số trang 201. Nguyễn Trọng Nho, Tạ khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp.HCM. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. NXB Đại học Cần Thơ, trang 102-162. Nguyễn Văn Phước, 2007. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Giáo trình chuyên ngành môi trường. Nguyễn Văn Thường, 2006. Câ ̣p nhâ ̣t về hê ̣thống đi ̣nh danh tôm biển và nguồn lợi tôm họ Penaeidae ở vùng Đồng bằng Sông Cử u Long. Ta ̣p trí nghiên cứ u Khoa học 2006, Đa ̣i học Cần Thơ, trang 134-143 Nguyễn Việt Thắng, 1996. Báo cáo tổng hợp"xác định nguyên nhân chính gây bệnh cho tôm ở ĐBSCL và các giải pháp tổng hợp để phòng trị bệnh. Tổng số trang 19. Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011. Kỹ thuâ ̣t nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiê ̣p. Tổng số trang 187. Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Liotpenaeus vannamei). Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh. Trung tâm khuyến nông. Vũ Thế Trụ, 1993, Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tiếng Anh Briggs, M., Funge- Smith, S., Subasinghe, R. and Phillips, M., 2004. Introduction and movement of Penaeus vannameii and Penaeus stylirotris in Asia and the Pacific. FAO Regional Office for Asia and the Pacific. RAP Publication 2004/10: 1-32 pp. Tacon, AGJ; Cody, JJ; Conquesst, LD; Divakaran, S .; Forster, IP . and Decamp, OE, 2002 : Effect of cuiture system on the nutrition and growth performance of Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei (Boone) fed diets. Aquaculture Nutrition, 8 (2): 121-137. Shiau, S.Y . and Peng, C.Y. Utilization of different carbohydrates at different dietary Protein levels in grass prawn, Penaeus monodon. Reared inseawater. Aquaculture. 1992; 101: 241-250.
  • 42. B Weidner & Rosenberry, (1992). World shrimp farming, pp. 1-2. In Wyban, J. (ed) Proceedings of the Special Sesion on Shrimp Farming. World Aquacultuer Society Baton Rouge, LA, USA. Wayban, J.A. and J.N. Sweeney., 1991. Intensive shrimp production technology. High Health Aquaculture, Hawaii, USA. 158 pp. Trang web Huỳnh Phước Lợi, 2014. Bùng nổ nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. http:www.sggp.org.vn. Cập nhật 28/02/2014. Ngày truy cập 11/12/2014. Nguyễn Thị Thúy, 2014. Báo cáo kết quả thự thiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014. www.mard.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/.../87/Baocao_12_2014.pdf. Cập nhật 25/12/2014. Ngày truy cập 5/01/2015 Nguyễn Thế Đạt, 2010. ĐBSCL đưa diện tích nuôi thủy sản lên 830.000ha. www.vietnamplus.vn/dbscl-dua-dien-tich-nuoi...830000ha/70851.vnp. Cập nhật 21/11/2010. Ngày truy cập 11/12/2014. Nguyễn Văn Thọ, 2014. Hội nghi ̣tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoa ̣ch năm 2015. www.fistenet.gov.vn/.../hoi-nghi-tong-ket-nuoi-tom-nuoc-lo-nam-2014. Ngày cập nhật 05/11/2014. Ngày truy cập 02/12/2014. Lê Thị Hằng, 2014. Xuất khẩu thủy sản năm 2014 có vượt 6,7 tỷ USD. vasep.com.vn/777/Bao.../Bao-cao-Xuat-khau-Thuy-san-Viet-Nam.htm. Cập nhật 27/01/2014. Ngày truy cập 11/12/2014. Trần Thị Hương Liên, 2014. Quản lý giống thủy sản tỉnh Bến Tre năm 2013 - Thành tựu và những định hướng. sonongnghiep.bentre.gov.vn. Ngày cập nhật 15/01/2014. Ngày truy cập 11/12/2014.
  • 43. C PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong thực nghiê ̣m nuôi tôm thẻ chân trắng ở trang trại anh Nguyễn Minh Tâm, Ấp 5, xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre. a b c d e e f
  • 44. D g h k l a. Ao nuôi thực nghiệm b. Hệ thống quạt nước c. Quạt nước d. Moter cấp nước e. Cho tôm ăn f. Đặt sàn ăn trong quá trình nuôi g. Kiểm tra tôm nuôi h. Kiểm tra tôm nuôi k.Thu hoach tôm l.Thu hoach tôm
  • 45. E Phụ lục 2: Kết quả phân tích Post Hoc về sự biến động môi trường, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế ở hai mật độ nuôi 120 con/m2 và 160 con/m2 1. Các chỉ tiêu chạy thống kê * Bảng chú thích thống kê Hệ thống Mật độ nuôi Kí hiệu Kí hiệu ngày nuôi Hệ thống 1 Mật độ 120 con/m2 M120 D30.2, D37.2, D44.2, D51.2, D58.2, D65.2 Hệ thống 2 Mật độ 160 con/m2 M160 D30.6, D37.6, D44.6, D51.6, D58.6, D65.6 A. Khối lượng của tôm Multiple Comparisons Dependent Variable:VAR00003 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound D37.2 -1.3467* .08672 .000 -1.5256 -1.1677 D44.2 -3.1767* .08672 .000 -3.3556 -2.9977 D51.2 -5.0267* .08672 .000 -5.2056 -4.8477 D58.2 -6.9267* .08672 .000 -7.1056 -6.7477 D65.2 -9.3600* .08672 .000 -9.5390 -9.1810 D30.6 .2433* .08672 .010 .0644 .4223 D37.6 -.8533* .08672 .000 -1.0323 -.6744 D44.6 -1.8933* .08672 .000 -2.0723 -1.7144 D51.6 -3.0500* .08672 .000 -3.2290 -2.8710 D58.6 -4.2333* .08672 .000 -4.4123 -4.0544 D65.6 -6.0833* .08672 .000 -6.2623 -5.9044 D30.2 1.3467* .08672 .000 1.1677 1.5256 D44.2 -1.8300* .08672 .000 -2.0090 -1.6510 D51.2 -3.6800* .08672 .000 -3.8590 -3.5010 D58.2 -5.5800* .08672 .000 -5.7590 -5.4010 D65.2 -8.0133* .08672 .000 -8.1923 -7.8344
  • 46. F D30.6 1.5900* .08672 .000 1.4110 1.7690 D37.6 .4933* .08672 .000 .3144 .6723 D44.6 -.5467* .08672 .000 -.7256 -.3677 D51.6 -1.7033* .08672 .000 -1.8823 -1.5244 D58.6 -2.8867* .08672 .000 -3.0656 -2.7077 D65.6 -4.7367* .08672 .000 -4.9156 -4.5577 D30.2 3.1767* .08672 .000 2.9977 3.3556 D37.2 1.8300* .08672 .000 1.6510 2.0090 D51.2 -1.8500* .08672 .000 -2.0290 -1.6710 D58.2 -3.7500* .08672 .000 -3.9290 -3.5710 D65.2 -6.1833* .08672 .000 -6.3623 -6.0044 D30.6 3.4200* .08672 .000 3.2410 3.5990 D37.6 2.3233* .08672 .000 2.1444 2.5023 D44.6 1.2833* .08672 .000 1.1044 1.4623 D51.6 .1267 .08672 .157 -.0523 .3056 D58.6 -1.0567* .08672 .000 -1.2356 -.8777 D65.6 -2.9067* .08672 .000 -3.0856 -2.7277 D30.2 5.0267* .08672 .000 4.8477 5.2056 D37.2 3.6800* .08672 .000 3.5010 3.8590 D44.2 1.8500* .08672 .000 1.6710 2.0290 D58.2 -1.9000* .08672 .000 -2.0790 -1.7210 D65.2 -4.3333* .08672 .000 -4.5123 -4.1544 D30.6 5.2700* .08672 .000 5.0910 5.4490 D37.6 4.1733* .08672 .000 3.9944 4.3523 D44.6 3.1333* .08672 .000 2.9544 3.3123 D51.6 1.9767* .08672 .000 1.7977 2.1556 D58.6 .7933* .08672 .000 .6144 .9723 D65.6 -1.0567* .08672 .000 -1.2356 -.8777 D30.2 6.9267* .08672 .000 6.7477 7.1056 D37.2 5.5800* .08672 .000 5.4010 5.7590 D44.2 3.7500* .08672 .000 3.5710 3.9290 D51.2 1.9000* .08672 .000 1.7210 2.0790 D65.2 -2.4333* .08672 .000 -2.6123 -2.2544 D30.6 7.1700* .08672 .000 6.9910 7.3490 D37.6 6.0733* .08672 .000 5.8944 6.2523
  • 47. G D44.6 5.0333* .08672 .000 4.8544 5.2123 D51.6 3.8767* .08672 .000 3.6977 4.0556 D58.6 2.6933* .08672 .000 2.5144 2.8723 D65.6 .8433* .08672 .000 .6644 1.0223 D30.2 9.3600* .08672 .000 9.1810 9.5390 D37.2 8.0133* .08672 .000 7.8344 8.1923 D44.2 6.1833* .08672 .000 6.0044 6.3623 D51.2 4.3333* .08672 .000 4.1544 4.5123 D58.2 2.4333* .08672 .000 2.2544 2.6123 D30.6 9.6033* .08672 .000 9.4244 9.7823 D37.6 8.5067* .08672 .000 8.3277 8.6856 D44.6 7.4667* .08672 .000 7.2877 7.6456 D51.6 6.3100* .08672 .000 6.1310 6.4890 D58.6 5.1267* .08672 .000 4.9477 5.3056 D65.6 3.2767* .08672 .000 3.0977 3.4556 D30.2 -.2433* .08672 .010 -.4223 -.0644 D37.2 -1.5900* .08672 .000 -1.7690 -1.4110 D44.2 -3.4200* .08672 .000 -3.5990 -3.2410 D51.2 -5.2700* .08672 .000 -5.4490 -5.0910 D58.2 -7.1700* .08672 .000 -7.3490 -6.9910 D65.2 -9.6033* .08672 .000 -9.7823 -9.4244 D37.6 -1.0967* .08672 .000 -1.2756 -.9177 D44.6 -2.1367* .08672 .000 -2.3156 -1.9577 D51.6 -3.2933* .08672 .000 -3.4723 -3.1144 D58.6 -4.4767* .08672 .000 -4.6556 -4.2977 D65.6 -6.3267* .08672 .000 -6.5056 -6.1477 D30.2 .8533* .08672 .000 .6744 1.0323 D37.2 -.4933* .08672 .000 -.6723 -.3144 D44.2 -2.3233* .08672 .000 -2.5023 -2.1444 D51.2 -4.1733* .08672 .000 -4.3523 -3.9944 D58.2 -6.0733* .08672 .000 -6.2523 -5.8944 D65.2 -8.5067* .08672 .000 -8.6856 -8.3277 D30.6 1.0967* .08672 .000 .9177 1.2756 D44.6 -1.0400* .08672 .000 -1.2190 -.8610 D51.6 -2.1967* .08672 .000 -2.3756 -2.0177
  • 48. H D58.6 -3.3800* .08672 .000 -3.5590 -3.2010 D65.6 -5.2300* .08672 .000 -5.4090 -5.0510 D30.2 1.8933* .08672 .000 1.7144 2.0723 D37.2 .5467* .08672 .000 .3677 .7256 D44.2 -1.2833* .08672 .000 -1.4623 -1.1044 D51.2 -3.1333* .08672 .000 -3.3123 -2.9544 D58.2 -5.0333* .08672 .000 -5.2123 -4.8544 D65.2 -7.4667* .08672 .000 -7.6456 -7.2877 D30.6 2.1367* .08672 .000 1.9577 2.3156 D37.6 1.0400* .08672 .000 .8610 1.2190 D51.6 -1.1567* .08672 .000 -1.3356 -.9777 D58.6 -2.3400* .08672 .000 -2.5190 -2.1610 D65.6 -4.1900* .08672 .000 -4.3690 -4.0110 D30.2 3.0500* .08672 .000 2.8710 3.2290 D37.2 1.7033* .08672 .000 1.5244 1.8823 D44.2 -.1267 .08672 .157 -.3056 .0523 D51.2 -1.9767* .08672 .000 -2.1556 -1.7977 D58.2 -3.8767* .08672 .000 -4.0556 -3.6977 D65.2 -6.3100* .08672 .000 -6.4890 -6.1310 D30.6 3.2933* .08672 .000 3.1144 3.4723 D37.6 2.1967* .08672 .000 2.0177 2.3756 D44.6 1.1567* .08672 .000 .9777 1.3356 D58.6 -1.1833* .08672 .000 -1.3623 -1.0044 D65.6 -3.0333* .08672 .000 -3.2123 -2.8544 D30.2 4.2333* .08672 .000 4.0544 4.4123 D37.2 2.8867* .08672 .000 2.7077 3.0656 D44.2 1.0567* .08672 .000 .8777 1.2356 D51.2 -.7933* .08672 .000 -.9723 -.6144 D58.2 -2.6933* .08672 .000 -2.8723 -2.5144 D65.2 -5.1267* .08672 .000 -5.3056 -4.9477 D30.6 4.4767* .08672 .000 4.2977 4.6556 D37.6 3.3800* .08672 .000 3.2010 3.5590 D44.6 2.3400* .08672 .000 2.1610 2.5190 D51.6 1.1833* .08672 .000 1.0044 1.3623 D65.6 -1.8500* .08672 .000 -2.0290 -1.6710
  • 49. I D65.6 D30.2 6.0833* .08672 .000 5.9044 6.2623 D37.2 4.7367* .08672 .000 4.5577 4.9156 D44.2 2.9067* .08672 .000 2.7277 3.0856 D51.2 1.0567* .08672 .000 .8777 1.2356 D58.2 -.8433* .08672 .000 -1.0223 -.6644 D65.2 -3.2767* .08672 .000 -3.4556 -3.0977 D30.6 6.3267* .08672 .000 6.1477 6.5056 D37.6 5.2300* .08672 .000 5.0510 5.4090 D44.6 4.1900* .08672 .000 4.0110 4.3690 D51.6 3.0333* .08672 .000 2.8544 3.2123 D58.6 1.8500* .08672 .000 1.6710 2.0290 Based on observed means. The error term is Mean Square(Error) = .011. *. The mean difference is significant at the .05 level. B. Chiều dài của tôm Multiple Comparisons Dependent Variable:VAR00003 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound D37.2 -2.9533* .08247 .000 -3.1235 -2.7831 D44.2 -4.8033* .08247 .000 -4.9735 -4.6331 D51.2 -6.5433* .08247 .000 -6.7135 -6.3731 D58.2 -8.1600* .08247 .000 -8.3302 -7.9898 D65.2 -9.3900* .08247 .000 -9.5602 -9.2198 D30.6 .4900* .08247 .000 .3198 .6602 D37.6 -1.4167* .08247 .000 -1.5869 -1.2465 D44.6 -2.5467* .08247 .000 -2.7169 -2.3765 D51.6 -3.3933* .08247 .000 -3.5635 -3.2231 D58.6 -3.9200* .08247 .000 -4.0902 -3.7498 D65.6 -4.2733* .08247 .000 -4.4435 -4.1031 D30.2 2.9533* .08247 .000 2.7831 3.1235 D44.2 -1.8500* .08247 .000 -2.0202 -1.6798
  • 50. J D51.2 -3.5900* .08247 .000 -3.7602 -3.4198 D58.2 -5.2067* .08247 .000 -5.3769 -5.0365 D65.2 -6.4367* .08247 .000 -6.6069 -6.2665 D30.6 3.4433* .08247 .000 3.2731 3.6135 D37.6 1.5367* .08247 .000 1.3665 1.7069 D44.6 .4067* .08247 .000 .2365 .5769 D51.6 -.4400* .08247 .000 -.6102 -.2698 D58.6 -.9667* .08247 .000 -1.1369 -.7965 D65.6 -1.3200* .08247 .000 -1.4902 -1.1498 D30.2 4.8033* .08247 .000 4.6331 4.9735 D37.2 1.8500* .08247 .000 1.6798 2.0202 D51.2 -1.7400* .08247 .000 -1.9102 -1.5698 D58.2 -3.3567* .08247 .000 -3.5269 -3.1865 D65.2 -4.5867* .08247 .000 -4.7569 -4.4165 D30.6 5.2933* .08247 .000 5.1231 5.4635 D37.6 3.3867* .08247 .000 3.2165 3.5569 D44.6 2.2567* .08247 .000 2.0865 2.4269 D51.6 1.4100* .08247 .000 1.2398 1.5802 D58.6 .8833* .08247 .000 .7131 1.0535 D65.6 .5300* .08247 .000 .3598 .7002 D30.2 6.5433* .08247 .000 6.3731 6.7135 D37.2 3.5900* .08247 .000 3.4198 3.7602 D44.2 1.7400* .08247 .000 1.5698 1.9102 D58.2 -1.6167* .08247 .000 -1.7869 -1.4465 D65.2 -2.8467* .08247 .000 -3.0169 -2.6765 D30.6 7.0333* .08247 .000 6.8631 7.2035 D37.6 5.1267* .08247 .000 4.9565 5.2969 D44.6 3.9967* .08247 .000 3.8265 4.1669 D51.6 3.1500* .08247 .000 2.9798 3.3202 D58.6 2.6233* .08247 .000 2.4531 2.7935 D65.6 2.2700* .08247 .000 2.0998 2.4402 D30.2 8.1600* .08247 .000 7.9898 8.3302 D37.2 5.2067* .08247 .000 5.0365 5.3769 D44.2 3.3567* .08247 .000 3.1865 3.5269 D51.2 1.6167* .08247 .000 1.4465 1.7869
  • 51. K D65.2 -1.2300* .08247 .000 -1.4002 -1.0598 D30.6 8.6500* .08247 .000 8.4798 8.8202 D37.6 6.7433* .08247 .000 6.5731 6.9135 D44.6 5.6133* .08247 .000 5.4431 5.7835 D51.6 4.7667* .08247 .000 4.5965 4.9369 D58.6 4.2400* .08247 .000 4.0698 4.4102 D65.6 3.8867* .08247 .000 3.7165 4.0569 D30.2 9.3900* .08247 .000 9.2198 9.5602 D37.2 6.4367* .08247 .000 6.2665 6.6069 D44.2 4.5867* .08247 .000 4.4165 4.7569 D51.2 2.8467* .08247 .000 2.6765 3.0169 D58.2 1.2300* .08247 .000 1.0598 1.4002 D30.6 9.8800* .08247 .000 9.7098 10.0502 D37.6 7.9733* .08247 .000 7.8031 8.1435 D44.6 6.8433* .08247 .000 6.6731 7.0135 D51.6 5.9967* .08247 .000 5.8265 6.1669 D58.6 5.4700* .08247 .000 5.2998 5.6402 D65.6 5.1167* .08247 .000 4.9465 5.2869 D30.2 -.4900* .08247 .000 -.6602 -.3198 D37.2 -3.4433* .08247 .000 -3.6135 -3.2731 D44.2 -5.2933* .08247 .000 -5.4635 -5.1231 D51.2 -7.0333* .08247 .000 -7.2035 -6.8631 D58.2 -8.6500* .08247 .000 -8.8202 -8.4798 D65.2 -9.8800* .08247 .000 -10.0502 -9.7098 D37.6 -1.9067* .08247 .000 -2.0769 -1.7365 D44.6 -3.0367* .08247 .000 -3.2069 -2.8665 D51.6 -3.8833* .08247 .000 -4.0535 -3.7131 D58.6 -4.4100* .08247 .000 -4.5802 -4.2398 D65.6 -4.7633* .08247 .000 -4.9335 -4.5931 D30.2 1.4167* .08247 .000 1.2465 1.5869 D37.2 -1.5367* .08247 .000 -1.7069 -1.3665 D44.2 -3.3867* .08247 .000 -3.5569 -3.2165 D51.2 -5.1267* .08247 .000 -5.2969 -4.9565 D58.2 -6.7433* .08247 .000 -6.9135 -6.5731 D65.2 -7.9733* .08247 .000 -8.1435 -7.8031
  • 52. L D30.6 1.9067* .08247 .000 1.7365 2.0769 D44.6 -1.1300* .08247 .000 -1.3002 -.9598 D51.6 -1.9767* .08247 .000 -2.1469 -1.8065 D58.6 -2.5033* .08247 .000 -2.6735 -2.3331 D65.6 -2.8567* .08247 .000 -3.0269 -2.6865 D30.2 2.5467* .08247 .000 2.3765 2.7169 D37.2 -.4067* .08247 .000 -.5769 -.2365 D44.2 -2.2567* .08247 .000 -2.4269 -2.0865 D51.2 -3.9967* .08247 .000 -4.1669 -3.8265 D58.2 -5.6133* .08247 .000 -5.7835 -5.4431 D65.2 -6.8433* .08247 .000 -7.0135 -6.6731 D30.6 3.0367* .08247 .000 2.8665 3.2069 D37.6 1.1300* .08247 .000 .9598 1.3002 D51.6 -.8467* .08247 .000 -1.0169 -.6765 D58.6 -1.3733* .08247 .000 -1.5435 -1.2031 D65.6 -1.7267* .08247 .000 -1.8969 -1.5565 D30.2 3.3933* .08247 .000 3.2231 3.5635 D37.2 .4400* .08247 .000 .2698 .6102 D44.2 -1.4100* .08247 .000 -1.5802 -1.2398 D51.2 -3.1500* .08247 .000 -3.3202 -2.9798 D58.2 -4.7667* .08247 .000 -4.9369 -4.5965 D65.2 -5.9967* .08247 .000 -6.1669 -5.8265 D30.6 3.8833* .08247 .000 3.7131 4.0535 D37.6 1.9767* .08247 .000 1.8065 2.1469 D44.6 .8467* .08247 .000 .6765 1.0169 D58.6 -.5267* .08247 .000 -.6969 -.3565 D65.6 -.8800* .08247 .000 -1.0502 -.7098 D30.2 3.9200* .08247 .000 3.7498 4.0902 D37.2 .9667* .08247 .000 .7965 1.1369 D44.2 -.8833* .08247 .000 -1.0535 -.7131 D51.2 -2.6233* .08247 .000 -2.7935 -2.4531 D58.2 -4.2400* .08247 .000 -4.4102 -4.0698 D65.2 -5.4700* .08247 .000 -5.6402 -5.2998 D30.6 4.4100* .08247 .000 4.2398 4.5802 D37.6 2.5033* .08247 .000 2.3331 2.6735
  • 53. M D44.6 1.3733* .08247 .000 1.2031 1.5435 D51.6 .5267* .08247 .000 .3565 .6969 D65.6 -.3533* .08247 .000 -.5235 -.1831 D30.2 4.2733* .08247 .000 4.1031 4.4435 D37.2 1.3200* .08247 .000 1.1498 1.4902 D44.2 -.5300* .08247 .000 -.7002 -.3598 D51.2 -2.2700* .08247 .000 -2.4402 -2.0998 D58.2 -3.8867* .08247 .000 -4.0569 -3.7165 D65.2 -5.1167* .08247 .000 -5.2869 -4.9465 D30.6 4.7633* .08247 .000 4.5931 4.9335 D37.6 2.8567* .08247 .000 2.6865 3.0269 D44.6 1.7267* .08247 .000 1.5565 1.8969 D51.6 .8800* .08247 .000 .7098 1.0502 D58.6 .3533* .08247 .000 .1831 .5235 Based on observed means. The error term is Mean Square(Error) = .010. *. The mean difference is significant at the .05 level. C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng Multiple Comparisons Dependent Variable:VAR00003 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound D37-44.2 -.4833* .06004 .000 -.6086 -.3581 D44-51.2 -.5033* .06004 .000 -.6286 -.3781 D51-58.2 -.5533* .06004 .000 -.6786 -.4281 D58-65.2 -1.0867* .06004 .000 -1.2119 -.9614 D30-37.6 .2500* .06004 .000 .1248 .3752 D37-44.6 .3067* .06004 .000 .1814 .4319 D44-51.6 .1900* .06004 .005 .0648 .3152 D51-58.6 .1633* .06004 .013 .0381 .2886 D58-65.6 -.5033* .06004 .000 -.6286 -.3781 D30-37.2 .4833* .06004 .000 .3581 .6086 D44-51.2 -.0200 .06004 .743 -.1452 .1052
  • 54. N D51-58.2 -.0700 .06004 .257 -.1952 .0552 D58-65.2 -.6033* .06004 .000 -.7286 -.4781 D30-37.6 .7333* .06004 .000 .6081 .8586 D37-44.6 .7900* .06004 .000 .6648 .9152 D44-51.6 .6733* .06004 .000 .5481 .7986 D51-58.6 .6467* .06004 .000 .5214 .7719 D58-65.6 -.0200 .06004 .743 -.1452 .1052 D30-37.2 .5033* .06004 .000 .3781 .6286 D37-44.2 .0200 .06004 .743 -.1052 .1452 D51-58.2 -.0500 .06004 .415 -.1752 .0752 D58-65.2 -.5833* .06004 .000 -.7086 -.4581 D30-37.6 .7533* .06004 .000 .6281 .8786 D37-44.6 .8100* .06004 .000 .6848 .9352 D44-51.6 .6933* .06004 .000 .5681 .8186 D51-58.6 .6667* .06004 .000 .5414 .7919 D58-65.6 .0000 .06004 1.000 -.1252 .1252 D30-37.2 .5533* .06004 .000 .4281 .6786 D37-44.2 .0700 .06004 .257 -.0552 .1952 D44-51.2 .0500 .06004 .415 -.0752 .1752 D58-65.2 -.5333* .06004 .000 -.6586 -.4081 D30-37.6 .8033* .06004 .000 .6781 .9286 D37-44.6 .8600* .06004 .000 .7348 .9852 D44-51.6 .7433* .06004 .000 .6181 .8686 D51-58.6 .7167* .06004 .000 .5914 .8419 D58-65.6 .0500 .06004 .415 -.0752 .1752 D30-37.2 1.0867* .06004 .000 .9614 1.2119 D37-44.2 .6033* .06004 .000 .4781 .7286 D44-51.2 .5833* .06004 .000 .4581 .7086 D51-58.2 .5333* .06004 .000 .4081 .6586 D30-37.6 1.3367* .06004 .000 1.2114 1.4619 D37-44.6 1.3933* .06004 .000 1.2681 1.5186 D44-51.6 1.2767* .06004 .000 1.1514 1.4019 D51-58.6 1.2500* .06004 .000 1.1248 1.3752 D58-65.6 .5833* .06004 .000 .4581 .7086 D30-37.2 -.2500* .06004 .000 -.3752 -.1248
  • 55. O D37-44.2 -.7333* .06004 .000 -.8586 -.6081 D44-51.2 -.7533* .06004 .000 -.8786 -.6281 D51-58.2 -.8033* .06004 .000 -.9286 -.6781 D58-65.2 -1.3367* .06004 .000 -1.4619 -1.2114 D37-44.6 .0567 .06004 .357 -.0686 .1819 D44-51.6 -.0600 .06004 .330 -.1852 .0652 D51-58.6 -.0867 .06004 .164 -.2119 .0386 D58-65.6 -.7533* .06004 .000 -.8786 -.6281 D30-37.2 -.3067* .06004 .000 -.4319 -.1814 D37-44.2 -.7900* .06004 .000 -.9152 -.6648 D44-51.2 -.8100* .06004 .000 -.9352 -.6848 D51-58.2 -.8600* .06004 .000 -.9852 -.7348 D58-65.2 -1.3933* .06004 .000 -1.5186 -1.2681 D30-37.6 -.0567 .06004 .357 -.1819 .0686 D44-51.6 -.1167 .06004 .066 -.2419 .0086 D51-58.6 -.1433* .06004 .027 -.2686 -.0181 D58-65.6 -.8100* .06004 .000 -.9352 -.6848 D30-37.2 -.1900* .06004 .005 -.3152 -.0648 D37-44.2 -.6733* .06004 .000 -.7986 -.5481 D44-51.2 -.6933* .06004 .000 -.8186 -.5681 D51-58.2 -.7433* .06004 .000 -.8686 -.6181 D58-65.2 -1.2767* .06004 .000 -1.4019 -1.1514 D30-37.6 .0600 .06004 .330 -.0652 .1852 D37-44.6 .1167 .06004 .066 -.0086 .2419 D51-58.6 -.0267 .06004 .662 -.1519 .0986 D58-65.6 -.6933* .06004 .000 -.8186 -.5681 D30-37.2 -.1633* .06004 .013 -.2886 -.0381 D37-44.2 -.6467* .06004 .000 -.7719 -.5214 D44-51.2 -.6667* .06004 .000 -.7919 -.5414 D51-58.2 -.7167* .06004 .000 -.8419 -.5914 D58-65.2 -1.2500* .06004 .000 -1.3752 -1.1248 D30-37.6 .0867 .06004 .164 -.0386 .2119 D37-44.6 .1433* .06004 .027 .0181 .2686 D44-51.6 .0267 .06004 .662 -.0986 .1519 D58-65.6 -.6667* .06004 .000 -.7919 -.5414
  • 56. P D58-65.6 D30-37.2 .5033* .06004 .000 .3781 .6286 D37-44.2 .0200 .06004 .743 -.1052 .1452 D44-51.2 .0000 .06004 1.000 -.1252 .1252 D51-58.2 -.0500 .06004 .415 -.1752 .0752 D58-65.2 -.5833* .06004 .000 -.7086 -.4581 D30-37.6 .7533* .06004 .000 .6281 .8786 D37-44.6 .8100* .06004 .000 .6848 .9352 D44-51.6 .6933* .06004 .000 .5681 .8186 D51-58.6 .6667* .06004 .000 .5414 .7919 Based on observed means. The error term is Mean Square(Error) = .005. *. The mean difference is significant at the .05 level.
  • 57. Q D. Tốc độ tăng trưởng chiều dài Multiple Comparisons Dependent Variable:VAR00003 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound D37-44.2 1.1033* .06197 .000 .9741 1.2326 D44-51.2 1.2133* .06197 .000 1.0841 1.3426 D51-58.2 1.3367* .06197 .000 1.2074 1.4659 D58-65.2 1.7233* .06197 .000 1.5941 1.8526 D30-37.6 1.0400* .06197 .000 .9107 1.1693 D37-44.6 1.8333* .06197 .000 1.7041 1.9626 D44-51.6 2.1200* .06197 .000 1.9907 2.2493 D51-58.6 2.4000* .06197 .000 2.2707 2.5293 D58-65.6 2.6367* .06197 .000 2.5074 2.7659 D30-37.2 -1.1033* .06197 .000 -1.2326 -.9741 D44-51.2 .1100 .06197 .091 -.0193 .2393 D51-58.2 .2333* .06197 .001 .1041 .3626 D58-65.2 .6200* .06197 .000 .4907 .7493 D30-37.6 -.0633 .06197 .319 -.1926 .0659 D37-44.6 .7300* .06197 .000 .6007 .8593 D44-51.6 1.0167* .06197 .000 .8874 1.1459 D51-58.6 1.2967* .06197 .000 1.1674 1.4259 D58-65.6 1.5333* .06197 .000 1.4041 1.6626 D30-37.2 -1.2133* .06197 .000 -1.3426 -1.0841 D37-44.2 -.1100 .06197 .091 -.2393 .0193 D51-58.2 .1233 .06197 .060 -.0059 .2526 D58-65.2 .5100* .06197 .000 .3807 .6393 D30-37.6 -.1733* .06197 .011 -.3026 -.0441 D37-44.6 .6200* .06197 .000 .4907 .7493 D44-51.6 .9067* .06197 .000 .7774 1.0359 D51-58.6 1.1867* .06197 .000 1.0574 1.3159 D58-65.6 1.4233* .06197 .000 1.2941 1.5526 D30-37.2 -1.3367* .06197 .000 -1.4659 -1.2074 D37-44.2 -.2333* .06197 .001 -.3626 -.1041 D44-51.2 -.1233 .06197 .060 -.2526 .0059 D58-65.2 .3867* .06197 .000 .2574 .5159 D30-37.6 -.2967* .06197 .000 -.4259 -.1674 D37-44.6 .4967* .06197 .000 .3674 .6259 D44-51.6 .7833* .06197 .000 .6541 .9126 D51-58.6 1.0633* .06197 .000 .9341 1.1926 D58-65.6 1.3000* .06197 .000 1.1707 1.4293
  • 58. R D58-65.2 D30-37.2 -1.7233* .06197 .000 -1.8526 -1.5941 D37-44.2 -.6200* .06197 .000 -.7493 -.4907 D44-51.2 -.5100* .06197 .000 -.6393 -.3807 D51-58.2 -.3867* .06197 .000 -.5159 -.2574 D30-37.6 -.6833* .06197 .000 -.8126 -.5541 D37-44.6 .1100 .06197 .091 -.0193 .2393 D44-51.6 .3967* .06197 .000 .2674 .5259 D51-58.6 .6767* .06197 .000 .5474 .8059 D58-65.6 .9133* .06197 .000 .7841 1.0426 D30-37.2 -1.0400* .06197 .000 -1.1693 -.9107 D37-44.2 .0633 .06197 .319 -.0659 .1926 D44-51.2 .1733* .06197 .011 .0441 .3026 D51-58.2 .2967* .06197 .000 .1674 .4259 D58-65.2 .6833* .06197 .000 .5541 .8126 D37-44.6 .7933* .06197 .000 .6641 .9226 D44-51.6 1.0800* .06197 .000 .9507 1.2093 D51-58.6 1.3600* .06197 .000 1.2307 1.4893 D58-65.6 1.5967* .06197 .000 1.4674 1.7259 D30-37.2 -1.8333* .06197 .000 -1.9626 -1.7041 D37-44.2 -.7300* .06197 .000 -.8593 -.6007 D44-51.2 -.6200* .06197 .000 -.7493 -.4907 D51-58.2 -.4967* .06197 .000 -.6259 -.3674 D58-65.2 -.1100 .06197 .091 -.2393 .0193 D30-37.6 -.7933* .06197 .000 -.9226 -.6641 D44-51.6 .2867* .06197 .000 .1574 .4159 D51-58.6 .5667* .06197 .000 .4374 .6959 D58-65.6 .8033* .06197 .000 .6741 .9326 D30-37.2 -2.1200* .06197 .000 -2.2493 -1.9907 D37-44.2 -1.0167* .06197 .000 -1.1459 -.8874 D44-51.2 -.9067* .06197 .000 -1.0359 -.7774 D51-58.2 -.7833* .06197 .000 -.9126 -.6541 D58-65.2 -.3967* .06197 .000 -.5259 -.2674 D30-37.6 -1.0800* .06197 .000 -1.2093 -.9507 D37-44.6 -.2867* .06197 .000 -.4159 -.1574 D51-58.6 .2800* .06197 .000 .1507 .4093 D58-65.6 .5167* .06197 .000 .3874 .6459 D30-37.2 -2.4000* .06197 .000 -2.5293 -2.2707 D37-44.2 -1.2967* .06197 .000 -1.4259 -1.1674 D44-51.2 -1.1867* .06197 .000 -1.3159 -1.0574 D51-58.2 -1.0633* .06197 .000 -1.1926 -.9341 D58-65.2 -.6767* .06197 .000 -.8059 -.5474 D30-37.6 -1.3600* .06197 .000 -1.4893 -1.2307