SlideShare a Scribd company logo
1 of 145
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN MINH TÂN
NGUYỄN MINH TÂN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
VỀ “CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC” HỖ TRỢ DẠY HỌC
MÔN LÍ SINH Y HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN MINH TÂN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
VỀ “CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC” HỖ TRỢ DẠY HỌC
MÔN LÍ SINH Y HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y
Chuyên ngành: Lí luân và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 62 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHẢI
PGS.TS. TÔ VĂN BÌNH
Thái nguyên – 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án này là kết quả đạt
được trong quá trình nghiên cứu của tôi và chưa từng được ai công bố trong bất kì
một công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Nguyễn Minh Tân
4
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hướng dẫn đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các tập thể và cá nhân đã quan tâm
và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia giáo dục, các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại các trường đại học, cơ sở
giáo dục, thư viện và trung tâm học liệu, đã ủng hộ, động viên, cộng tác và
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BDNLTH
BGĐT
CNTT
CSDL
DH
DHTCSVĐ
ĐH
ĐHTN
GDĐH
GDĐT
GQVĐ
GV
HCTC
KTS
LSYH
NLTH
NVĐ
PPDH
Bồi dưỡng năng lực tự học
Bài giảng điện tử
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Dạy học
Dạy học trên cơ sở vấn đề
Đại học
Đại học Thái Nguyên
Giáo dục đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giải quyết vấn đề
Giảng viên
Học chế tín chỉ
Kĩ thuật số
Lí sinh y học
Năng lực tự học
Nêu vấn đề
Phương pháp dạy học
PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực
PHGQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề
PPKTVLY
SV
TLDH
Các phương pháp và kĩ thuật vật lí
ứng dụng trong y học
Sinh viên
Tài liệu dạy học
TLĐT Tài liệu điện tử
TLĐTDH Tài liệu điện tử dạy học
TNSP Thực nghiệm sư phạm
6
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................................2
4. Giả thiết khoa học ..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
7. Kết quả và đóng góp mới của luận án................................................................3
8. Cấu trúc của luận án...........................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN LÍ SINH Y HỌC ..4
1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu ..........................................................4
1.1.1. Bồi dưỡng năng lực tự học trong giáo dục đại học .....................................4
1.1.2. Tổng quan về TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới .....5
1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH ở Việt Nam................11
1.1.4. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới..........................13
1.1.5. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam...........................15
1.2. Phương tiện dạy học số và tài liệu điện tử dạy học.....................................18
1.2.1. Phương tiện dạy học số................................................................................18
1.2.2. Tài liệu điện tử dạy học ...............................................................................18
1.3. Dạy học trong môi trường máy tính và internet ..........................................23
1.3.1. Dạy học dựa trên máy tính...........................................................................23
1.3.2. Dạy học qua mạng (internet) .......................................................................23
1.3.3. Sử dụng internet phối hợp với hình thức dạy học truyền thống..................25
1.4. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học ở đại học với sự hỗ trợ của tài
liệu điện tử..............................................................................................................25
1.4.1. Một số đặc điểm dạy học ở đại học.............................................................25
1.4.2. Quá trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học.............................................29
1.4.3. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học với sự hỗ trợ của TLĐTDH ...............34
7
1.5. Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học bồi dưỡng năng lực tự học
cho sinh viên...........................................................................................................49
1.5.1. Xây dựng tài liệu điện tử dạy học................................................................49
1.5.2. Sử dụng tài liệu điện tử................................................................................54
1.6. Thực trạng xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học tại một số cơ sở
đào tạo.....................................................................................................................58
1.6.1. Mục đích......................................................................................................58
1.6.2. Đối tượng khảo sát.......................................................................................58
1.6.3. Phương pháp khảo sát..................................................................................58
1.6.4. Nội dung khảo sát........................................................................................59
1.6.5. Kết luận và đánh giá ....................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................63
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ DẠY HỌC VỀ “
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ ỨNG DỤNG TRONG Y
HỌC” BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ..........................64
2.1. Chương trình, nội dung các kiến thức về “Các phương pháp và kỹ thuật vật
lý ứng dụng trong y học”........................................................................................64
2.1.1. Phân tích chương trình, nội dung các kiến thức về “Các phương pháp và
kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học”.....................................................................64
2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng
dụng trong y học” ...................................................................................................65
2.2. Xây dựng tài liệu điện tử dạy học về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lý
ứng dụng trong y học” bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ..........................67
2.2.1. Các nghiên tắc xây dựng Tài liệu điện tử dạy học nội dung “Các phương
pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” .......................................................67
2.2.2. Qui trình xây dựng TLĐTDH nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật
lí ứng dụng trong y học”.........................................................................................71
2.2.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu của TLĐTDH nội dung “Các phương pháp
và kỹ thuật vật lý ứng dụng trong y học” ...............................................................81
2.3. Sử dụng tài liệu điện tử về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng
trong y học” bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ..........................................83
8
2.3.1. Tiến trình sử dụng TLĐTDH trong dạy học thuyết trình phát hiện và giải
quyết vấn đề nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y
học” định hướng BDNLTH....................................................................................84
2.3.2. Tiến trình dạy học trên cơ sở vấn đề thông qua hình thức seminar nội
dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” định hướng
BDNLTH với sự hỗ trợ của TLĐTDH...................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................95
Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................96
3.1. Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá ................................................................96
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................96
3.2.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................96
3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học...........................................................98
3.2.3. Đánh giá kết quả TNSP ................................................................................107
3.3. Phương pháp và kết quả khảo sát trực tuyến...................................................118
3.3.1. Mục đích.......................................................................................................118
3.3.2. Đối tượng xin ý kiến.....................................................................................118
3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành ............................................................118
3.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia ................................................................122
3.4.1. Mục đích của phương pháp đánh giá qua ý kiến chuyên gia .......................122
3.4.2. Cách thức tiến hành......................................................................................123
3.4.3. Kết quả khảo sát và ý kiến chuyên gia .........................................................123
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................126
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ...................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................131
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn giáo viên ....................................................................1-PL
Phụ lục 2. Mô tả các thao tác cơ bản quy trình thiết kế TLĐTDH ........................2-PL
Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn sau đợt TNSP.............................................................18-PL
9
Phụ lục 4. Phiếu xin ý kiến nhận xét trực tuyến.....................................................19-PL
Phụ lục 5. Phiếu xin ý kiến nhận xét và góp ý của chuyên gia ..............................20-PL
Phụ lục 6. Danh sách chuyên gia, nhà khoa học cho ý kiến nhận xét, góp ý
luận án.....................................................................................................................21-PL
Phụ lục 7. Một số hình ảnh về thực nghiệm sư phạm ............................................22-PL
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 1.1. Tiến trình DH thuyết trình PHGQVĐ với sự hỗ trợ của TLĐTDH.......37
Hình 1.2. Sơ đồ vận dụng tiến trình thuyết trình theo hướng PHGQVĐ cho một
bài học cụ thể với sự hỗ trợ cảu TLĐTDH.............................................................40
Hình 1.3. Sơ đồ tiến trình DH TCSVĐ thông qua hình thức tổ chức Seminar với
sự hỗ trợ của TLĐTDH ..........................................................................................42
Hình 1.4. Sơ đồ tiến trình DHTCVĐ thông qua hình thức Seminar......................48
Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc CSDL của Tài liệu điện tử DH.......................................52
Hình 2.1. Một trang giao diện của TLĐTDH được thiết kế theo nguyên tắc
“WYS - WYG”.......................................................................................................69
Hình 2.2. Các bước cơ bản trong quy trình xây dựng TLĐTDH...........................71
Hình 2.3. Nội dung “PPKTVLY” được xây dựng dưới dạng GTĐT.....................74
Hình 2.4. BGĐT được xây dựng theo nguyên tắc Dạy học tích cực,....................75
Hình 2.5. CSDL bài giảng video clip .....................................................................76
Hình 2.6. Video clip về kĩ thuật Laser minh họa cho bài giảng, gắn với các tình
huống thực tế tại phòng bệnh .................................................................................76
Hình 2.7. Ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn ôn tập ...............................................77
Hình 2.8. Thí nghiệm mô phỏng về ứng dụng của dòng điện trong y học.............78
Hình 2.9. Forum thảo luận nhóm, chia sẻ, trao đổi thông tin trực tuyến theo các
chủ đề do người học tự tạo ra trong quá trình học .................................................79
Hình 2.10. Các cổng thông tin bổ trợ và tài liệu tham khảo...................................80
Hình 2.11. Cấu trúc CSDL của TLĐTDH..............................................................81
Hình 2.12. Cấu trúc CSDL của TLĐTDH..............................................................82
Hình 2.13. Quản lí thông tin phát sinh, phản hồi từ người dùng thông qua các
diễn đàn...................................................................................................................82
10
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm.............................................................................114
Hình 3.2. Đồ thị phân bố điểm ...............................................................................114
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất điểm ...............................................................114
Hình 3.4. Đồ thị phân bố tần suất điểm..................................................................115
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1. Hiện trạng kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật số hỗ trợ DH ............59
Bảng 1.2. Hiện trạng kĩ năng sử dụng phần mềm xây dựng bài giảng ..................60
Bảng 1.3. Hiện trạng việc khai thác thông tin học tập trên mạng ..........................60
Bảng 1.4. Hiện trạng việc xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử (bài giảng điện tử,
phần mềm ứng dụng, website cá nhân…) phục vụ DH..........................................61
Bảng 3.1. Tác động tích cực của việc sử dụng TLĐTDH trong giảng dạy............108
Bảng 3.2. Đánh giá về sự hài lòng của SV sử dụng TLĐTDH trong DH theo
PPDH “nêu và giải quyết vấn đề” định hướng tự học............................................109
Bảng 3.3. Bảng trận câu hỏi đề kiểm tra ..............................................................113
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra đợt 1 ...............................113
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra đợt 2 ...............................113
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra cả 2 đợt TNSP................113
Bảng 3.7. Phân bố tần suất điểm………………………………………………….114
.
11
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Giáo dục đại học (GDĐH) coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự lực trong học tập,
năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực
hành, tạo điều kiện cho sinh viên (SV) tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học phản ánh
quan điểm lấy SV làm trung tâm, trong đó tự học, tự nghiên cứu được coi trọng. Đây
là phương thức đưa GDĐH về với đúng nghĩa: SV tự học, tự nghiên cứu, phát huy
nội lực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Dạy tự học và bồi dưỡng năng lực tự học (BDNLTH) là cốt lõi của phương
thức dạy học (DH) này.
Quan điểm trên có cơ sở là các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm hoạt
động học tập trong môi trường đại học và đặc điểm về nội dung, phương pháp dạy
học (PPDH) mang tính định hướng nghề nghiệp ở bậc đại học. [19].
Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, số các trường đại học, cao đẳng tăng
hàng chục lần, nhưng số lượng các đề tài, nghiên cứu về cơ sở lí luận và đổi mới
PPDH ở đại học còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tốc độ và quy mô phát triển.
Môn Lí sinh y học hiện đang được giảng dạy tại gần 100 trường đại học và cao
đẳng khối ngành y sinh và nông lâm, với những nét đặc thù riêng gắn với thực tế
nghề nghiệp, song các nghiên cứu đổi mới PPDH môn học này còn chưa được quan
tâm đầy đủ.
Một trong những điểm mới của nền giáo dục tiên tiến là xây dựng “Công nghệ
giáo dục” với nội hàm là “Một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương
tiện và kĩ thuật học tập...”. [32], [45].
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ đã xác
định mục tiêu đến 2020 là: Đổi mới PPGD đại học theo 3 tiêu chí: Phát huy tính chủ
động của người học; Sử dụng CNTT trong hoạt động dạy và học; Khai thác các nguồn
học liệu giáo dục mở và nguồn học liệu trên mạng Internet... nhằm đưa giáo dục đại học
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ thế giới”. [40].
Mục tiêu nêu trên chính là sự cụ thể hóa các quan điểm của lí luận dạy học hiện đại
là: biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học, phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học. [6], [34], [38].
12
Ứng dụng CNTT, xây dựng và sử dụng TLĐTDH, đổi mới PPDH định hướng
BDNLTH trong DH ở bậc đại học trong đó có môn Lí sinh y học là cần thiết.
Vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử về
“Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học”, hỗ trợ dạy học môn Lí
sinh y học cho SV ngành y.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng lí luận dạy học hiện đại về bồi dưỡng năng lực tự học để
xây dựng và sử dụng TLĐTDH vào thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức phần
“PPKTVLY” (môn LSYH) cho SV ngành y.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình DH môn Lí sinh y học ở trường Đại học Y
Dược – ĐHTN.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung kiến thức về “PPKTVLY” trong chương trình
môn LSYH ở trường Đại học Y Dược – ĐHTN.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được và sử dụng TLĐTDH đã được xây dựng vào thiết kế tiến
trình dạy học các kiến thức phần “PPKTVLY” (môn LSYH) phù hợp với lí luận dạy
học hiện đại về BDNLTH thì sẽ nâng cao được năng lực tự học cho SV ngành Y, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học BDNLTH cho SV.
Đề xuất quy trình xây dựng TLĐTDH về nội dung: “PPKTVLY”.
Đề xuất tiến trình sử dụng TLĐTDH hỗ trợ DH nội dung “PPKTVLY” theo
định hướng BDNLTH cho SV ngành y.
Kiểm nghiệm, thực nghiệm sư phạm, xin ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá tính
khả thi và hiệu quả sử dụng TLĐTDH trong DH tại trường đại học Y Dược – ĐHTN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các quan điểm đổi mới trong
GDĐH, các PPDH tích cực, dạy học BDNLTH ở bậc đại học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc
ứng dụng CNTT trong DH đại học nói chung và DH môn Lí sinh y học nói riêng.
13
Phương pháp TNSP và thống kê toán học: tiến hành TNSP và đánh giá tính hiệu quả
của việc sử dụng TLĐTDH nội dung “PPKTVLY” trong dạy học BDNLTH cho SV.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về
tính khả thi, hiệu quả sử dụng TLĐTDH nội dung “ PPKTVLY”.
7. Kết quả và đóng góp mới của luận án
7.1. Về mặt lí luận
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Đã hoàn thiện và phát triển lí luận về TLĐTDH bằng việc làm rõ khái niệm và
cụ thể hóa các đặc trưng, các chức năng và yêu cầu cơ bản của TLĐTDH.
- Đã hoàn thiện và phát triển lí luận dạy học BDNLTH cho SV trong môi trường
DH sử dụng TLĐTDH bằng việc đề xuất quy trình dạy học BDNLTH với sự hỗ trợ
của TLĐTDH.
- Đã xây dựng được tiến trình DH thuyết trình PHGQVĐ, và tiến trình
DHTCSVĐ thông qua hình thức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH nhằm
BDNLTH cho SV.
7.2. Về mặt thực tiễn
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Đã xây dựng được TLĐTDH về nội dung “PPKTVLY” đáp ứng các yêu cầu dạy
học BDNLTH cho SV, đồng thời có thể sử dụng trong môi trường DH điện tử.
- Đã hiện thực hóa một số tiến trình DH BDNLTH các kiến thức về
“PPKTVLY” tương ứng với các mô hình DH thuyết trình PHGQVĐ và mô hình
DHTCSVĐ thông qua hình thức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH đã xây dựng.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 130 trang nội dung, trong đó có 101 hình vẽ, 18 bảng biểu và sơ đồ.
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH
trong DH các kiến thức môn Lí sinh y học. Trong đó: Phần mở đầu 3 trang, phần
tổng quan 13 trang, cơ sở lý luận và thực tiễn 47 trang.
Chương II: Xây dựng và sử dụng TLĐT về “PPKTVLY” định hướng BDNLTH
cho SV: 33 trang.
Chương III: Kiểm nghiệm và Đánh giá: 33 trang.
Các công trình liên quan đến luận án đã công bố
Tài liệu tham khảo và các phụ lục
14
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC `MÔN LÍ SINH Y HỌC
1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Trong phần này tác giả trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài, gồm:
- BDNLTH trong giáo dục đại học.
- TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới.
- Các nghiên cứu về TLĐTDH ở Việt Nam.
- Nghiên cứu TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới.
- Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam.
1.1.1. Bồi dưỡng năng lực tự học trong giáo dục đại học
Các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục đại học rất đa dạng và phong phú, trong đó
các nghiên cứu về đổi mới phương pháp DH theo hướng tích cực, lấy người học làm
trung tâm, chú trọng việc tự học và BDNLTH được đặc biệt chú trọng.
Điển hình cho các nghiên cứu về đổi mới giáo dục, các mô hình phát triển giáo dục,
các phương pháp tiếp cận giá trị trong khoa học giáo dục và những định hướng cho giáo
dục đại học Việt Nam là các công trình nghiên cứu của Thái Duy Tuyên (Mục tiêu giáo
dục và các mô hình giáo dục hiện đại) [45], [46], [47], Nguyễn Cảnh Toàn (Quá trình
dạy - tự học) [43], [44], Phạm Văn Lập (Các cách tiếp cận trong giáo dục) [7], Lê Thạc
Cán (các mô hình giáo dục trong thế kỉ 21) [38], Pai Obanya, Makigauhi Tsunesaburo,
Raja Roy, Zhong Binglin và Zhu Chuali (Các chiến lược phát triển GDĐH cho thế kỉ 21
và công cuộc cải cách trong giáo dục) [29], [38], [59] và nhiều chuyên gia hàng đầu về
giáo dục khác như: Hoàng Tụy, Phạm Tất Dong, Nguyễn Ngọc Lanh...
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp DH, theo hướng chú
trọng việc tự học và BDNLTH được đặc biệt quan tâm, với sự đóng góp công sức, trí tuệ
của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục. Chỉ riêng trong lĩnh vực đổi mới
phương pháp DH môn Vật lý, cũng có thể kể ra nhiều nhà khoa học có đóng góp đáng kể
như: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Renikop, A.V. Perưskin, P.A.
Znamenxki, A.V. Muraviep, [29], [59], Lê Khánh Bằng [3], [4], Nguyễn Đức Thâm,
Phạm Xuân Quế [32], Phạm Hữu Tòng [42], Trần Đức Vượng [57], Lê Công Triêm
[56], Nguyễn văn Khải [21], Đỗ Hương Trà [55]...
15
Ứng dụng công nghệ DH định hướng BDNLTH cũng phát triển mạnh mẽ: nói riêng
ở bậc đại học, có thể kể ra nghiên cứu của các tác giả: Jef peeraer (2011) về CNTT cho
dạy học tích cực [20], Michiko Kaya (2003) về Hiện đại hóa DH đại học Nhật bản [24],
Lê Khánh Bằng (2000) [4], Tô Văn Bình (2011) [5], Vũ văn Tảo (2000) [38] về Công
nghệ DH và xu thế đổi mới giáo dục Đại học...
Nhiều nghiên cứu gần đây hướng vào các kĩ thuật DH trong đào tạo tín chỉ, điển hình
là các tác giả: Đặng Xuân Hải (2010): Kĩ thuật DH trong đào tạo tín chỉ [11], Lê Thạc
Cán (2000): Mô hình giáo dục đại học Thế kỉ 21 [7], và nghiên cứu của nhiều tác
giả khác như: Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Lê Viết Khuyến [58], Lâm Quang Thiệp
[52], Trần Đức Vượng [57]...
1.1.2.Tổng quan vể TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm TLĐTDH, tác giả sẽ trình bày chi
tiết trong phần sau của luận án.
Tuy nhiên, theo nghĩa thông dụng, TLĐTDH thường được hiểu là một dạng của
phương tiện DH, bao gồm:
- Phương tiện DH số (gọi tắt là phần cứng).
- Cơ sở dữ liệu dạng số hóa, phần mềm DH (gọi tắt là phần mềm).
Phương tiện DH số thông dụng là các thiết bị lưu trữ và xử lí thông tin, các thiết
bị hỗ trợ và phục vụ việc dạy học như: máy tính, máy chiếu, các thiết bị nhúng, mô
hình điện tử, thiết bị lưu trữ thông tin (băng hình, thẻ nhớ, đĩa CD, DVD, USB,
ibook, smartphone…).
Cơ sở dữ liệu dạng số hóa, phần mềm DH thông dụng là nguồn học liệu, tài
nguyên học tập được số hóa dưới dạng các file dữ liệu, các phần mềm ứng dụng, các
bài thí nghiệm ảo, phòng thực hành mô phỏng…
Khái quát một số nét về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của TLĐTDH
(phương tiện DH số, chương trình, phần mềm DH) như sau:
Năm 1623, Wilhelm Schickard đã tạo ra chiếc máy tính đầu tiên và mở ra kỷ
nguyên cho các thiết bị sử lí thông tin. Tiếp sau đó là những chiếc máy tính
do Blaise Pascal (1642) và Gottfried Wilhelm von Leibniz (1671) sáng chế ra đời.
Năm 1820, Charles Xavier Thomas đã chế tạo thành công chiếc máy kế toán có
16
thể cộng, trừ, nhân, chia và năm 1890, chiếc máy tính dạng bảng do Herman
Hollerith thiết kế được ra đời. Chiếc máy tính EDSAD được chế tạo tại đại học
Cambridge vào những năm 1950 là chiếc máy tính đầu tiên được lập trình.
Máy vi tính xuất hiện lần đầu vào thập niên 1970, có mặt ở khắp mọi nơi vào
thập niên 1980. Chiếc ThinkPad 700 của IBM ra đời vào 1992 khởi đầu của những
chiếc máy tính xách tay rất phổ biến hiện nay.
Những năm 2000 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Internet, kèm theo đó là
việc ra đời các thiết bị mạng và truyền dẫn, đã mở ra kỉ nguyên của máy tính bảng
(Tablet), Ipad, Iphone, Ebook… tích hợp rất nhiều tình năng, với màn hình cảm ứng,
sử dụng các giải pháp mạng không dây và công nghệ điện toán đám mây…
Các chương trình phần mềm đã được các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng trong giáo
dục và đào tạo từ đầu những năm 1940, điển hình là chương trình “the type19
synthetic radar trainer” được xây dựng vào năm 1943.
Từ đó cho đến giữa những năm 1970, phần mềm giáo dục thường được tích hợp
trực tiếp vào các thiết bị kĩ thuật số, mà thông thường là các máy tính lớn, trong đó
dấu ấn quan trọng nhất phải kể đến là hệ thống PLATO và TICCIT được phát triển
tại trường đại học Illinois vào giai đoạn 1960 – 1972, sử dụng ngôn ngữ lập trình
BASIC (phát triển từ 1963) và LOGO (phát triển từ 1967), sau này trở thành chuẩn
cho phần mềm giáo dục trong các máy tính gia đình.
Sự xuất hiện của máy tính cá nhân (PC- Personal Computer) vào năm 1975 đã tạo
ra một bước ngoặt trong lĩnh vực ứng dụng các phần mềm trong giáo dục, đào tạo.
Thay vì phải chia sẻ thời gian sử dụng các máy tính lớn của các trường đại học
hoặc chính phủ, với các máy PC, người sử dụng có thể xây dựng vả sử dụng phần
mềm cho máy tính ở nhà hoặc ở trường.
Những năm 1980, được đánh dấu bằng sự ra đời của các công ty phát triển phần
mềm giáo dục chuyên nghiệp. Broderbund Learning Company và Minnesota
Educational Computing Consortium là những công ty đi đầu trong giai đoạn này và
đã tạo ra một loạt chức năng mới của máy tính cá nhân với một loạt các phần mềm
mà sau này được phát triển cho Apple II.
Năm 1990, hệ điều hành Windows ra đời và sau đó là một loạt các phiên bản Win-
Me, XP, Vista và hiện tại là Windows 7, Windows 8, cùng với bộ công cụ MS Office
17
của hãng Microsoft, mà mới nhất là bộ Office 365 bắt đầu được sử dụng và phổ cập ở
Việt Nam từ năm 2014 đã đem lại rất nhiều tiện ích cho việc soạn thảo, thiết kế bài
giảng với nhiều định dạng khác nhau (dạng text, trình chiếu, webpage…), tạo ra một
cuộc cách mạng giáo dục thực sự cả về phương pháp luận lẫn công nghệ DH, mà ở
đó, mối quan hệ không gian-thời gian-trật tự thang bậc theo quan điểm giáo dục
truyền thống bị phá vỡ [4].
Với sự phát triển vượt bậc của CNTT, vấn đề dạy và học đã được xem xét một
cách nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu, mà UNESCO là tổ chức đề xướng, và được sự
ủng hộ, quan tâm của đông đảo các chuyên gia về giáo dục, đào tạo trên toàn thế giới,
tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế như: diễn đàn của Hội đồng Quốc tế về giáo dục
thế kỉ 21, Hội nghị Giáo dục cho mọi người, tổ chức tại Jomtien, Thái Lan năm 1996.
Hội nghị thế giới về “Giáo dục đại học (GDĐH) thế kỉ 21- tầm nhìn và hành
động”, tổ chức tại Paris năm 1998, với “Tuyên ngôn thế giới về GDĐH thế kỉ 21”,
đã nhấn mạnh: “Cần phải tận dụng đầy đủ các ưu thế của CNTT và viễn thông để
đổi mới GDĐH bằng cách mở rộng và đa dạng hóa cách chuyển tải và phương thức
sử dụng các kiến thức, thông tin một cách rộng rãi”. [18], [38], [58].
Một số loại phần mềm giáo dục cơ bản
Phần mềm giáo dục cho trẻ em và hỗ trợ DH ở nhà
Một phần lớn các phần mềm giáo dục được phát triển từ giữa những năm 1990 đến
nay là dành cho giáo dục cho bậc học phổ thông, gắn kết nội dung giáo dục với các môn
học trong nhà trường.
Việc thiết kế các phần mềm giáo dục thường được thiết kế kết hợp giữa giải trí
và giáo dục theo nguyên lí học mà chơi, chơi mà học. Một vài phần mềm khá phổ
biến như: Compris, Knowledge Adventure Jumpstart và Math Blaster, các phần
mềm Zoombinis…
Ở Việt Nam hiện cũng rất phổ biến các phần mềm loại này như: Phần mềm học
vần Tiếng Việt, Gamevui, kể chuyện cho bé, học qua tranh, đố vui, bút thông
minh… [48], [49].
Các phần mềm hỗ trợ DH ở trên lớp
Loại phần mềm giáo dục được thiết kế để sử dụng trong lớp học và thường do
các hãng phần mềm xây dựng, bao gồm các nhà xuất bản sách giáo dục, trong đó
18
The schoolzone.co.uk Guide to Digital Resources (2005) là một tài liệu hướng dẫn
đầy đủ về 500 sản phẩm được lựa chọn và giới thiệu, được phân loại theo môn học
của hệ thống các trường học ở Anh là một ví dụ điển hình. [16], [17], [23].
Các phần mềm giải trí mang tính giáo dục phổ thông
Các chương trình giải trí mang tính giáo dục thường được lồng ghép các trò chơi
và phần mềm giáo dục thành một sản phẩm vừa mang tính giải trí vừa hướng đến
giáo dục và có phần quản lý của cơ quan giáo dục. Chẳng hạn như: phần mềm học
ngoại ngữ, học tin học IBT, bảng tính điện tử luyện âm, các phần mềm giải toán và
thi toán qua mạng cho học sinh tiểu học và trung học hiện đang thu hút sự tham gia
của hàng triệu học sinh và thày cô giáo…
Các phần mềm tham khảo
Nhiều nhà xuất bản từ điển và sách giáo khoa, nhiều công ty phần mềm đã phát
triển các phần mềm tham khảo cho DH mà điển hình là Microsoft. Các sản phẩm gần
đây sử dụng công nghệ internet. Wikipedia và các thành phần của nó (như là
Wikitionary) đã định hướng phát triển phần mềm tham khảo giáo dục. Khái niệm Wiki
cho phép phát triển sự cộng tác của các chuyên gia và những người không chuyên.
Phần mềm ứng dụng lĩnh vực đào tạo tập trung và giáo dục đại học
Các phần mềm giáo dục đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục đại học được thiết kế chạy
trên máy tính đơn (hoặc các thiết bị cầm tay). Gần đây, các nhà lập trình đã phát triển
phần mềm giáo dục chạy trên sever, truy cập qua mạng internet, phổ biến nhất là các
các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, TLĐTDH.
Năm 1984, Bob Gaskin, trường đại học Berkeley (California), đã sáng tạo ra phần
mềm Presenter, sau này được đổi tên là PowerPoint, cung cấp cho người dùng trên
toàn thế giới một trong những công cụ xây dựng bài giảng điện tử hiệu quả và nhanh
chóng trở nên thông dụng. Theo ước tính của Microsoft, hiện tại, trung bình mỗi ngày
có 30 triệu phiên trình chiếu bằng PowerPoint, trên toàn thế giới!
Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 và sau đó được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới. Cho đến nay, hầu hết các trường đại học đã sử dụng
những chức năng của Internet vào hoạt động DH. [16], [17], [36].
Năm 1998, Bà Sandra Weiss, chủ tịch Hội đồng Khoa học hệ thống các trường
đại học Hoa Kỳ đề xuất các khóa học theo hướng sử dụng các ứng dụng của
19
Internet, các nguồn tài nguyên học tập và các phần mềm DH, nhằm thay thế cách
dạy và học truyền thống, đánh dấu sự khởi đầu của khái niệm TLĐTDH.
Các nghiên cứu, ứng dụng TLĐTDH thường hướng vào 3 chủ đề: Thiết kế giảng
dạy (Instructional design), phương tiện truyền thông trong DH (Instructional Media)
và Công nghệ DH (Instructional techlonogy), căn cứ kết quả nghiên cứu và thử
nghiệm giáo dục trên cơ sở thị giác, và lý thuyết về truyền thông trong DH, các trào
lưu tâm lý học giáo dục (tâm lý học ứng xử theo mô hình Skinner, tâm lý học nhận
thức mô hình Piaget)... [48], [69].
Nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của CNTT và TLĐTDH nói riêng vô cùng đa
dạng và phong phú. Có thể nêu một số hướng nghiên cứu chính như sau:
Xây dựng các bài giảng và giáo trình điện tử, với rất nhiều chức năng tiện ích, bao
gồm cả các nội dung tri thức, học thuật, kĩ năng (kết hợp video và audio), các loại từ
điển ofline và online cài đặt trong máy cá nhân hay tra cứu trực tiếp trên mạng...
Sử dụng các phần mềm ứng dụng nhằm sử lý số liệu cho các môn học chuyên
ngành hay trong nghiên cứu khoa học (Epi infor, SPSS, MS. Excel), thiết kế và tính
toán trong DH các chuyên ngành kỹ thuật như CAM/CAD, Matlap. [58], [64]...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi và các phần mềm trắc nghiệm khách quan, sử dụng
để tổ chức thi và lượng giá trong các phòng máy, thi trực tuyến qua mạng LAN và
mạng Internet (ví dụ phần mềm Item bank. Mr test, Violet...).
Xây dựng các phần mềm mô phỏng và các phòng thí nghiệm ảo. Một số phần
mềm khá thông dụng như: Gambit Mimic Virtual, Lab CCNA (mô phỏng phòng
thực hành LAB CCNA), Crocodile Physics (Thiết kế Phòng thí nghiệm ảo), phần
mềm Macromedia Director và Share3d (Mô phỏng 3D và tính toán hệ cơ - cơ điện
tử với Visual Nastran…). [49], [52].
Một hướng nghiên cứu mới là xây dựng những trang Web học tập, cho phép tổ
chức các hoạt động dạy và học linh hoạt như học tập từ xa, học qua mạng, tạo các
forum hội thảo nhóm, giữa giáo viên với SV, giữa các thành viên cùng lớp và bên
ngoài lớp học, thậm chí mở rộng ra tầm quốc gia và quốc tế.
Các thư viện điện tử hay trung tâm học liệu ngày nay có thể hiểu là một tổ hợp
các TLĐTDH, với rất nhiều chức năng hoàn toàn mới như: thiết lập cơ sở tri thức,
20
xây dựng kho tài nguyên học tập điện tử (tài liệu, giáo trình, băng đĩa, sách tham
khảo, luận văn, bài báo...) và các công cụ tra cứu, khai thác thông tin.
Với sự hỗ trợ của CNTT và các TLĐTDH, một phương thức DH mới có tên gọi
là “lớp học kết nối” (Connected Learning) mà ở đó, các bài giảng, thực hành, thí
nghiệm, các ý kiến thảo luận, tranh luận… đều được thực hiện qua mạng máy tính,
SV tìm hiểu bài giảng trực tuyến, sinh hoạt nhóm hay giao tiếp với thầy cô giáo đều
thông qua hệ thống video convidence. [60], [63].
Một hình thức đào tạo mới mà chỉ có thời đại CNTT với những tiến bộ của cơ sở
hạ tầng mạng, đặc biệt việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây trong giáo dục
(Cloud Computing in education), cùng với hệ thống TLĐTDH chuyên ngành phong
phú mới có thể thực hiện được, đó là phương thức đào tạo từ xa, trong đó công nghệ
hội tụ đa phương tiện (Multimedia convergence technology), các trạm học tập tương
tác, lớp học ảo, được xây dựng, sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa. [47], [57], [65].
Theo đó, những khái niệm như khóa học, lớp học, cách thức đăng kí học và lên
lịch học tập, việc lên lớp dự giờ, thi cử, xét lên lớp lưu ban, thi tốt nghiệp... đều có thể
thực hiện thông qua các phần mềm quản trị đào tạo thông minh.
Tính ưu việt của TLĐTDH trong các hình thức DH từ xa (E.learning, M.learning),
với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet đã được khẳng định trong hàng loạt các
nghiên cứu đã được công bố của Bill Brandon (2006); Clack Ruth Colvin (2008) [60];
Đavid Holcombe (2008); Diana G.Oblinger (2006) [61]; Gilly Salmon (2004) [64];
Elliot Masie (2004); Geoger Veletsianos (2010); George Veletsianos (2010) [63]…
Nhiều công tình nghiên cứu về vai trò tích cực của các phương thức DH mới, với
sự hỗ trợ của TLĐTDH trong việc phát triển tư duy và BDNLTH cũng đã được công
bố bởi: Katy Campbell (2004), Handerson Aland (2003) [66], Karen Hyder, Ann
Kwinn, Ron Miazga, and Matthew Murray (2007) [69]...
Tóm lại, nghiên cứu, ứng dụng CNTT-TT nói chung và TLĐTDH nói riêng
đang là một lĩnh vực được quan tâm, nghiên cứu rộng khắp trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi hoàn toàn hoạt động dạy
và học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường.
21
1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH ở Việt Nam
Ngay sau khi Internet được mở ra tại Việt Nam vào năm 1998, Bộ GDĐT đã
xây dựng đề án mạng giáo dục Edu.net, để nối mạng toàn ngành và phát triển dịch
vụ thông tin giáo dục.
Để thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển CNTT trong hệ thống giáo dục,
đào tạo, Bộ GDĐT đã xây dựng nhiều trang thông tin như: www.moet.gov.vn,
www.edu.net.vn... trong đó nhiều chuyên trang được xã hội và cán bộ, giáo viên,
học sinh hết sức quan tâm như: trang tuyển sinh (ts.moet.gov.vn, thi.moet.gov.vn),
trang thống kê giáo dục, công nghệ E.learning, thư viện giáo trình điện tử và Diễn
đàn mạng giáo dục... có thể coi đây cũng là một dạng TLĐTDH hỗ trợ trực tiếp cho
hoạt động dạy và học của ngành giáo dục Việt Nam.
Website http://el.edu.net.vn đã được xây dựng và sử dụng nhằm tuyên truyền
phổ cập công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm và tuyển chọn các phần mềm DH thích
hợp, đồng thời Bộ GDĐT cũng tổ chức chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài
giảng đạt chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu Việt Nam cho các Sở và các Trường
đại học (Macromedia Flash, Frontpage, Publisher, MS Powerpoint, Violet, Acrobat,
Adobe Presenter...).
Đóng góp của CNTT, các thiết bị kĩ thuật số và đặc biệt là các TLĐT hỗ trợ DH
trong đổi mới nội dung, phương pháp DH là rất quan trọng. Các bài giảng trực quan,
sinh động hơn, giúp SV học tập hiệu quả, chủ động, sáng tạo hơn bằng cách sử dụng
các TLĐTDH vào giảng dạy như các phần mềm trình diễn (PowerPoint, Flash,
Violet…), các phần mềm hỗ trợ (Maple, Mathematica, Corel, Photoshop…), các
phòng thí nghiệm ảo (Crocodile, Seasoft Optics, Interactive Physics…), các phương
tiện truy cập và tra cứu kĩ thuật số (notebook, ebook, tablet...)
Dự án “Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy” và dự
án “Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường” được xác định là 2 trong 7
dự án trọng điểm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010.
Ngày 18.12.2010, Bộ GDĐT đã phát động cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng
điện tử” trong toàn ngành nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT, thiết kế, xây
dựng TLĐT, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH.
22
Cuộc thi cũng định hướng tiếp cận công nghệ DH hiện đại là E.learning, tạo
nguồn TLĐTDH mở, chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng giáo dục, giúp SV tự học
là chính, có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tiến tới mô hình trường học điện tử.
Có thể liệt kê một số phần mềm công cụ tiện ích khá phổ biến hiện nay như:
phần mềm tạo bài giảng E.learning từ Powerpoint (Adobe Presenter 7.0, Adobe
Captivate hay Authoware), công cụ soạn bài giảng Multimdia (Daulsoft Lecture
Maker, Microsoft Producer), công cụ thiết kế các bài thí nghiệm ảo (Virtual
Physics), Mô phỏng vật lý (Physics Simulations), phần mềm kể chuyện với hình ảnh
minh họa (Photo Story), bộ công cụ xây dựng bài giảng điện tử ILC Builder và
Imitor, phần mềm soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm Testonline client và công cụ xây
dựng website cá nhân Nuke, Drupal, Moolde, Joomla vv… [23], [26], [41].
Đóng góp về nghiên cứu và thiết kế sản phẩm phần mềm DH cũng khá đa dạng và
phong phú. Chẳng hạn như một số công trình của các chuyên gia giáo dục như: Phạm
Xuân Quế (ĐHSP Hà Nội) với phần mềm thực tập mô phỏng về cơ học, các phần mềm
thực hành ảo về quang học và điện-từ, phần mêm phân tích video; Lê Công Triêm
(2010): Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn với sự hỗ trợ của tài liệu giáo khoa
điện tử trong DH vật lí; Trần Đức Vượng (2003): DH nêu vấn đề với sự hỗ trợ của tài
liệu giáo khoa điện tử trong DH vật lí; Jef. Peeraer và Trần Nữ Mai Thi (2011): Bộ
công cụ ứng dụng CNTT trong DH tích cực [20]...
Gần đây, một số đề tài, luận án tiến sĩ và luận văn cao học cũng đã tập trung
nghiên cứu vấn đề này. Có thể nêu ra một số nghiên cứu gần đây nhất như: “Tổ chức
hoạt động DH Vật lí đại cương trong các trường ĐH theo học chế tín chỉ với sự hỗ
trợ của E.learning” (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê Thanh Huy, Trường ĐHSP
- Đại học Huế, 2013), [17]; “Xây dựng và sử dụng tài liệu giáo khoa điện tử hỗ trợ
DH phần cơ - nhiệt vật lí 10 THPT (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Phan Nhật
Khánh, Đại học Huế. 2012) [23]; “Sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính
trong DH một số kiến thức cơ - nhiệt THPT” (Luận án Tiến sĩ giáo dục của Trần
Huy Hoàng, đại học Sư phạm Vinh. 2006) [16]; “Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng
trong DH kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT” (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê
Huy Hoàng, đại học Sư phạm Hà Nội 2005) [15]; “Nghiên cứu sử dụng MVT với
Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học vật lý 6 THCS”,
23
(Luận án tiến sĩ Giáo dục của Vương Đình Thắng, Đại học Vinh, Nghệ An 2004)
[49]; “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào DH kỹ thuật công nghiệp” (Luận án
Tiến sĩ tâm lí giáo dục học của Lê Thanh Nhu, Đại học Sư phạm Hà Nôi. 2002)...
Các nghiên cứu nêu trên đã tập trung đi sâu vào lĩnh vực thiết kế, xây dựng và
sử dụng các TLĐT trong DH tích cực, làm rõ những thuật ngữ và khái niệm mới
như: học liệu điện tử, TLĐT, tài liệu giáo khoa điện tử (TLGKĐT), DH điện tử...
Một số sản phẩm (TLĐTDH, TLGKĐT) và quy trình sử dụng sản phẩm đó
trong DH trên lớp, DH với sự hỗ trợ bởi máy tính, DH qua mạng về một số nội
dung cơ - nhiệt, điện - từ, quang học, kĩ thuật công nghiệp trong chương trình vật lí
phổ thông trung học… đã được công bố và kiểm định trong thực tế, chứng minh
được tính khả thi và hiệu quả.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã được công bố và ứng dụng trong
thực tế về xây dựng, sử dụng TLĐTDH cho các môn học chuyên ngành ở bậc đại
học còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tốc độ phát triển rất nhanh của hệ
thống các trường đại học Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt việc nghiên cứu, xây dựng TLĐTDH nội dung về “PPKTVLY”
BDNLTH theo hướng là sản phẩm mở, dùng chung, có thể chia sẻ, khai thác rộng
rãi qua mạng internet hiện chưa có công trình được công bố và chưa có sản phẩm
lưu hành trên thị trường.
Nghiên cứu của tác giả nhằm góp phần khắc phục hạn chế trên.
1.1.4. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới
Nếu như trước đây, tài liệu DH truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hoạt
động DH và nghiên cứu y sinh học nói chung và môn Lí sinh y học nói riêng là tranh,
ảnh, sinh vật phẩm thực và các loại tiêu bản ngâm foocmon, thì những năm gần đây đã
dần được bổ sung và thay thế bằng các TLĐTDH.
Dạng TLĐTDH phổ biến nhất là các tài nguyên học liệu chuyên ngành, ví dụ: kho
tài nguyên học liệu điện tử Medline, của Thư viện Y học Quốc gia Hoa kỳ (US.
National Library of Medicine), nơi số hóa và lưu trữ hàng chục triệu ấn bản, công trình,
bài viết, thông tin y học, được cập nhật thường xuyên mà người dùng khắp thế giới có
thể đăng kí và truy cập qua mạng internet (Một số trường đại học Y dược Việt Nam đã
24
được hãng Silver Platter (Mỹ) tài trợ, cung cấp đều đặn và miễn phí dưới dạng các đĩa
CD chứa dữ liệu).
Các phần mềm DH tương tác thường được thiết kế dưới dạng các gói dữ liệu độc
lập hoặc các website cũng là một dạng TLĐTDH thông dụng. Có thể chỉ ra một số
TLĐTDH dạng này đang được sử dụng rất rộng rãi hiện nay như: phần mềm DH
Body Study, (có thể lưu trữ và truy cập từ đĩa CD), các TLĐT được thiết kế dưới dạng
Website (ví dụ: như: biodigitalhuman.com và healthline.com/human-body-maps). Đây
thực sự là một dạng TLĐTDH chuyên ngành phổ biến và hữu ích đối với SV ngành y
trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho học tập, nghiên cứu,
giảng dạy nhiều chuyên ngành trong đó có Lí sinh y học.
Năm 2012, các nhà nghiên cứu từ Đức và Canada đã tạo ra mô hình kỹ thuật số
3D đầu tiên của bộ não người hoàn chỉnh, có tên gọi là "Big Brain". Mô hình hiển thị
chi tiết về giải phẫu và sinh lí học của não bộ, người dùng có thể truy cập công khai
bộ tài liệu điện tử này qua cổng thông tin CBRAIN bằng việc đăng ký miễn phí.
Đầu năm 2013, Tổng thống Mỹ Obama công bố một dự án 64 triệu euro để phát
triển một phần mềm lập bản đồ bộ não con người, hỗ trợ việc giảng dạy, nghiên cứu
của các chuyên ngành y sinh.
Nhờ ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ điện toán đám mây và
kỹ thuật lõi kép, đầu năm 2013, các chuyên gia Mỹ đã cung cấp phần mềm Visible
Body mô phỏng 3D (Human Anatomy Atlas), rất ưu việt cho việc DH và nghiên cứu
y học, điều đặc biệt là phần mềm này có thể truy cập bằng các thiết bị di động cầm
tay chạy trên nền ngôn ngữ lập trình Android.
Các phần mềm mô phỏng thực tại ảo và mô hình giải phẫu điện tử cũng là một
dạng TLĐTDH rất có giá trị cho việc giảng dạy kiến thức và hỗ trợ rèn luyện kỹ
năng thực hành. Ví dụ: phòng thực hành mô phỏng sinh lí (trường ĐH. Y khoa
Cônming Trung Quốc thiết kế), các mô hình giải phẫu điện tử của một số hãng nổi
tiếng như: 3B (Đức), NASCO và Gaumard (Mỹ), Hồng Liên (Trung Quốc)...
Dạng TLĐTDH này giúp SV hiểu rõ bản chất vật lý, cơ chế và nguyên lí của
nhiều hiện tượng, quá trình sống, thực hành kĩ năng tiền lâm sàng (thực hành, rèn
luyện các kỹ năng, các thao tác cơ bản trên mô hình “giống như thật” trước khi tiếp
25
xúc và thao tác trên bệnh phẩm, bệnh nhân,và tình huống thật tại giường bệnh (thực
hành Lâm sàng).
Bên cạnh thế mạnh là đa dạng và phong phú, các phần mềm dạy học hiện nay
hầu hết đều vẫn chỉ là các phần mềm đơn lẻ, dưới dạng sản phẩm đóng, người sử
dụng ít có cơ hội tương tác và tham gia bổ sung, cập nhật thông tin...
1.1.5. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam
Lí sinh y học là môn học giao thoa của nhiều lĩnh vực như như vật lí, sinh học, y
học, tâm lý học...
Đặc điểm định hướng nghề nghiệp, tích hơp, liên ngành của môn học thể hiện ở
sự tích hợp giữa các kiến thức vật lí (thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản), các kiến thức
y - sinh học (lĩnh vực khoa học sự sống) và các kiến thức về kĩ thuật (khoa học ứng
dụng), cũng như sự gắn kết giữa các nội dung học thuật với các giải pháp kĩ thuật,
mang tính thực tiễn chuyên ngành. Chẳng hạn:
Dưới góc độ y học cơ sở: Những quan điểm, kiến thức và định luật vật lí làm
sáng tỏ nguyên lý cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, nguồn gốc các lực, công, quy luật
chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và vật chất bên trong các hệ thống sống...
nhằm phát hiện, nghiên cứu, giải thích cơ chế, động lực và bản chất vật lí của các
hiện tượng và quá trình sinh học, làm sáng tỏ điều kiện phát sinh, duy trì và phát
triển của các tổ chức sống.
Ở góc độ cận lâm sàng: Các kiến thức vật lí được ứng dụng trong các liệu pháp
thăm dò chức năng (nghe tim phổi, mạch, huyết áp, đo ghi điện tim, điện não, điện
cơ…), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang, chụp cộng hưởng từ…), xét nghiệm
(hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, huyết học, giải phẫu bệnh…).
Dưới góc độ lâm sàng: Các tác nhân vật lí như: tác động cơ học, tác dụng nhiệt,
các lực điện-từ trường, ánh sáng và các loại tia bức xạ bao gồm hồng ngoại, khả kiến, tử
ngoại và các tia có năng lượng cao như tia Rơnghen, Gamma, tia phóng xạ, sóng âm và
siêu âm... được sử dụng rộng rãi trong vật lí trị liệu (điều trị bằng hồng ngoại, tử ngoại,
điện phân, điện châm, kích điện, tạo nhịp tim…), các liệu pháp xạ trị và y học hạt nhân
(tia phóng xạ và các bức xạ năng lượng cao), các kĩ thuật phẫu thuật không dao kéo
(dao cao tần, cắt đốt bằng tia laser, gamma knife...) [2], [3], [25], [28].
26
Tuy nhiên trong suốt một thời gian khá dài, chương trình, nội dung môn học
luôn có sự biến động và điều chỉnh. Ví dụ, trước năm 1994, chuyên ngành này chủ
yếu cung cấp cho SV những kiến thức Vật lý có liên quan đến Y học, được hiểu là
một bộ môn khoa học cơ bản (dạy vật lý ở trường Y) và thường được ghép chung
với môn Toán thành bộ môn Toán-Lý.
Trong khoảng 1995- 2000, khi các bộ môn cơ bản được tách ra và chuyển về các
trường đại học đại cương, môn học này gần như bị đồng hóa với bộ môn Vật lý đại
cương, nghĩa là SV tất cả các trường, các chuyên ngành tự nhiên đều được trang bị
một nội dung kiến thức vật lí như nhau. Kết quả là, nhiều kiến thức trong chương
trình không gắn với chuyên ngành và ngược lại, nhiều kiến thức rất cần thiết lại
không được cung cấp.
Chỉ từ sau Hội nghị chuyên đề về Lí sinh y học toàn quốc, tổ chức tại trường đại
học Y Hà Nội (8.1999), đặc biệt từ khi bản “Kiến nghị của các nhà Lí sinh y học toàn
quốc” được Bộ GDĐT và Bộ Y tế phê chuẩn, môn học này mới thực sự có được vai trò
và vị trí như hiện nay.
Đó là một trong các lí do mà, trong một thời gian dài tìm hiểu, tra cứu tại một số
thư viện và trang web của các trường đại học trong nước, tác giả hầu như chưa tìm
được một TLĐTDH nào về chuyên ngành Lí sinh y học, ngoài một số thông tin vắn
tắt trong Từ điển bách khoa thư và trang Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam.
Từ các nguồn khác, tác giả cũng mới chỉ sưu tầm được một số đề tài, bài viết,
còn tương đối sơ lược, chẳng hạn như khảo luận về việc đổi mới giảng dạy môn Lí
sinh của Nguyễn Khánh Bằng (1998) [2], (lưu hành nội bộ trong trường ĐHY Hà
Nội), một số bài viết ngắn trên tạp chí y học thực hành và tạp chí KHCN cấp trường,
một vài đề tài khoa học cấp cơ sở của: Bùi văn Thiện, Nguyễn Minh Tân (Đại học
Thái Nguyên), Nguyễn Văn Nghĩa (Đại học Y Hải Phòng), Lê Văn Trọng (Đại học
Huế), Lê văn Lợi (Đại học Y TP HCM), Lê Tiến Lộc (Đại học Tây Nguyên),
Nguyễn Văn Quý (Cao đẳng Y tế Hà Nội)...
Trên một số tạp chí và trang thông tin điện tử thời gian gần đây đã xuất hiện một
số bài giới thiệu về phần mềm DH liên quan đến lĩnh vực LSYH như: website
www.docsachysinh.com (Phùng Trung Hùng, Trường ĐH Y Dược TPHCM); website
27
tailieudientu.joomskys.net (Bộ môn Lí sinh trường ĐH Y Dược Thái Nguyên) cũng
cung cấp một số dữ liệu có thể tham khảo cho DH môn học này.
Từ năm 2010, đã xuất hiện một số bài thí nghiệm mô phỏng về kĩ thuật X-
quang, chụp cắt lớp (CT.Scaner), cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) và siêu âm... do
Huỳnh Quang Linh, Võ Như Như (ĐH Bách khoa TPHCM) giới thiệu tại địa chỉ
http://www.ykhoa.net.
Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH hỗ trợ DH môn LSYH đã được
nghiên cứu ở nhiều trường đại học trên thế giới, nhưng dường như còn rất ít được
quan tâm ở Việt Nam.
Một TLĐTDH được thiết kế, xây dựng cho mục đích DH môn LSYH hầu như
chưa được công bố hay chưa có sản phẩm lưu hành trên thị trường, mà chủ yếu mới
chỉ có những TLĐTDH của những chuyên ngành gần để tham khảo hoặc vận dụng,
khai thác hỗ trợ việc dạy và học một phần của môn học.
Đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm kiếm được đề tài hoặc luận án tiến sĩ
nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH môn LSYH tại Việt Nam.
Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng TLĐTDH cho môn
LSYH là cần thiết. Việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH cho môn LSYH phải dựa
trên nghiên cứu vận dụng lí luận DH hiện đại về BDNLTH cho SV.
Hiện nay, các vấn đề của lí luận DH hiện đại đã được trình bày trong nhiều tài
liệu về lí luận dạy học nói chung cũng như lí luận dạy học bộ môn vật lí nói riêng.
[4], [7], [20], [22], [29], [38], [44], [45], [46], [47], [51], [55]...
Trong khuôn khổ luận án này, tác giả sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu vận dụng,
cụ thể hóa một số định hướng sau của lí luận dạy học hiện đại:
- Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật mới trong DH (như sử dụng các
phương tiện CNTT);
- Tăng cường năng lực tự học của người học;
- Đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực nội sinh của người học như: phát huy
hứng thú, tính tích cực, tự lực của người học. Theo đó, các mô hình dạy học tích cực
như: DH PHGQVĐ, DHTCSVĐ sẽ được nghiên cứu cụ thể hóa.
Các nội dung nêu trên sẽ được phân tích, cụ thể hóa tại các mục 1.2, 1.3, 1.4 và
1.5 của luận án.
28
1.2. Phương tiện dạy học số và tài liệu điện tử dạy học
1.2.1. Phương tiện dạy học số
1.2.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học số
Theo tác giả Phạm Xuân Quế [32] thì “Phương tiện DH số là các phương tiện
mà một phần hay toàn bộ được tạo nên và hoạt động dựa trên công nghệ số”.
Phương tiện DH số đôi khi còn được gọi là đa phương tiện (Multimedia).
1.2.1.2. Phân loại phương tiện dạy học số
Cũng theo Phạm Xuân Quế [32], phương tiện DH số được chia thành 2 loại:
Phương tiện DH số cứng: máy tính, máy chiếu, và các thiết bị lưu trữ, xử lí,
hiển thị thông tin hoạt động dựa trên công nghệ số như: bảng điện tử, ebook, Ipad,
Iphone, đầu VCD, DVD…
Phương tiện DH số mềm: Tệp (files) dữ liệu số dưới dạng văn bản, hình ảnh,
hình vẽ, mô hình, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, videoclip, các phần mềm DH, các phần
mềm đi kèm với thiết bị thí nghiệm ghép nối với máy vi tính.
Cũng có thể phân loại các phương tiện DH số dựa vào đặc trưng “tính tương
tác” như sau:
Các phương tiện DH số không có tính tương tác: văn bản, hình ảnh…
Các phương tiện DH số có tính tương tác: các phần mềm, hệ thống thiết bị thí
nghiệm ghép nối với máy vi tính.
1.2.2. Tài liệu điện tử dạy học
1.2.2.1. Khái niệm về tài liệu điện tử và tài liệu điện tử dạy học
Tài liệu điện tử (TLĐT) là một khái niệm tương đối mới, ra đời trong những
năm gần đây cùng với sự phổ cập của máy tính, mạng internet, các thiết bị điện tử và
kĩ thuật số khác.
Mặc dù đã trở nên khá phổ biến, song khái niệm này vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất và luôn thay đổi cùng với sự phát triển rất nhanh chóng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Có thể nêu ra một số định nghĩa phổ biến đang được sử dụng hiện nay:
Bách khoa toàn thư mở (http://vi.wikipedia.org) định nghĩa: TLĐT là các dạng
tập tin, chương trình, được kết nối bằng các phương tiện truyền thông.
29
Phan Nhật Khánh, [23] đã trích dẫn 3 định nghĩa về TLĐT như sau:
Định nghĩa của Nguyễn Kim Thân (trong Từ điển tiếng Việt): TLĐT là dữ liệu,
tin tức giúp cho con người tìm kiếm thông tin dựa trên máy tính và các phương tiện
công nghệ mới.
Định nghĩa của Bộ GDĐT (trong ấn phẩm SGK môn tin học lớp 10): TLĐT là tài
liệu được biên soạn hoăc lưu trữ dưới dạng số hóa hoặc phi số (tài liệu dạng văn bản).
Định nghĩa của Lê Công Triêm (Đại học Huế): TLĐT là các tài liệu phục vụ cho
việc dạy và học một số môn khoa học nào đó, được số hóa và được lưu trữ, khai thác
trên máy tính. [56].
Trong luận án tiến sĩ giáo dục học của mình [23, trg 3], Phan Nhật Khánh đưa ra
định nghĩa: “TLĐT là hệ thống tri thức, kĩ năng được số hóa dưới dạng dữ liệu trên
máy tính và các thiết bị truyền thông, giúp các nhà chuyên môn sử dụng tiện lợi
trong công tác, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy và học tập”.
Với nghĩa hẹp hơn, cũng trong tài liệu đã dẫn, Phan Nhật Khánh còn đưa ra khái
niệm Tài liệu giáo khoa điện tử với cách hiểu là một chương trình máy tính chứa
các dữ liệu giáo khoa học tập, trong đó các tài nguyên được multimedia hóa dưới
dạng văn bản hình ảnh, âm thanh videoclip, các phần mềm, các siêu liên kết hỗ trợ
cho GV và học sinh trong hoạt động DH. [23].
Tổng hợp các cách giải thích và định nghĩa nêu trên, tác giả có nhận xét như
sau: về cơ bản, các định nghĩa trên đều thống nhất ở một điểm, đó là: tài liệu điện tử
(và tài liệu giáo khoa điện tử) là những thông tin, được số hóa, sử lí bởi các chương
trình phần mềm, được hiển thị, khai thác qua máy tính và các thiết bị điện tử - kĩ
thuật số thông dụng khác.
Có sự khác biệt nhất định trong các cách định nghĩa trên cũng là dễ hiểu, bởi nó
phụ thuộc vào hiện trạng công nghệ tại từng thời điểm, khi nó được nêu ra.
Căn cứ vào những thành tựu của Khoa học kĩ thuật và CNTT tại thời điểm hiện
nay (2013), đặc biệt là các giải pháp công nghệ điện toán đám mây và các ngôn ngữ
lập trình bậc cao sử dụng cho các thiết bị kết nối không dây, tác giả đề xuất một
thuật ngữ mới: Tài liệu điện tử dạy học và đề xuất một định nghĩa mới như sau:
30
Tài liệu điện tử dạy học (TLĐTDH) là một dạng sản phẩm phần mềm hỗ trợ DH
tích hợp, dùng chung, được thiết kế, xây dựng và khai thác thông qua hệ thống máy
tính, mạng và các thiết bị kỹ thuật số thông dụng khác.
Khái niệm TLĐTDH do tác giả đề xuất có 2 đặc trưng khác biệt so với các khái
niệm khác, đó là: tích hợp và dùng chung.
Đặc trưng tích hợp được thể hiện:
Về thiết kế cấu trúc: TLĐTDH đồng thời là một thư viện số, một giảng đường,
phòng thí nghiệm, phòng thi trắc nghiệm và diễn đàn thảo luận nhóm.
Về công nghệ DH: TLĐTDH là một kho chứa các tài nguyên, học liệu chuyên
ngành, một công cụ khai thác thông tin, và là môi trường giao tiếp.
Về mục đích sử dụng: TLĐTDH vừa là phương tiện hỗ trợ dạy của GV, vừa là
công cụ hỗ trợ việc tự học của trò, vừa là không gian giao tiếp, chia sẻ, thảo luận giữa
thầy - trò, trò - trò vv…
Đặc trưng dùng chung thể hiện:
Khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên hữu ích và hợp pháp của nhân loại.
Là phương tiện giảng dạy và tham khảo cho nhiều thầy cô cùng chuyên ngành
Là công cụ hỗ trợ học tập cho nhiều đối tượng có nhu cầu.
Có thể truy cập và khai thác qua mạng internet, do đó không hạn chế về thời
gian, không gian, số lượng người truy cập và khai thác.
Là sản phẩm mở, có thể cập nhật và bổ sung bởi mọi người sử dụng, do đó, sản
phẩm của cá nhân, nhưng tài nguyên là tài sản, công sức của nhiều người.
1.2.2.2. Chức năng của tài liệu điện tử dạy học
Dưới góc độ lí luận DH, TLĐTDH có các chức năng sau:
Chức năng là nguồn trí thức, cơ sở dữ liệu, tài nguyên học tập.Bao gồm:
Các giáo trình được số hóa và lưu trữ dưới dạng các tệp tin (files);
Các tài liệu tham khảo liên quan;
Các bài giảng điện tử dạng slide trình chiếu;
Các bài giảng trực quan (video clip);
Các bài thí nghiệm thực tại ảo, thực hành mô phỏng tương tác)...
Chức năng công cụ, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy và học, ở các khâu:
31
Thu thập thông tin: TLĐTDH được thiết kế và xây dựng dưới dạng website, có
thể truy cập thông qua internet, do đó, ngoài tài nguyện học tập có sẵn trong CSDL,
người sử dụng còn có thể truy cập, khai thác các thông tin cần thiết khác nhờ các
công cụ tìm kiếm và thu thập thông tin phổ biến như Google, Yahoo, Chrome vv...
Xử lí thông tin: như mọi chương trình phần mềm khác, TLĐTDH cho phép
người dùng nhập các dữ liệu đầu vào (ví dụ các điều kiện, dữ liệu cho các bài thí
nghiệm mô phỏng, các tùy chọn trong các câu hỏi trắc nghiệm...), chương trình sẽ tự
động sử lý (nhờ các thuật toán) và cho ra các thông tin (chẳng hạn các hiện tượng thí
nghiệm, các kết quả trắc nghiệm...).
Hiển thị thông tin: Mọi thông tin học tập cần thiết chứa trong cơ sở dữ liệu được
chuyển tải đến người dùng bằng việc hiển thị trực tiếp trên màn hình máy tính, hay
thông qua các thiết bị trình chiếu như bảng điện tử, máy chiếu, Tivi (TV), hay in ra
giấy in, giấy ảnh...thậm chí các thông tin từ TLĐTDH có thể up lên các trang web xã
hội như Youtube, Facebook vv... để chia sẻ với cộng đồng.
Chức năng tương tác trong DH
TLĐTDH là môi trường tương tác và giao tiếp, bao gồm:
Tương tác, giao tiếp người sử dụng - máy (người sử dụng và thiết bị, phần mềm);
Tương tác, giao tiếp giữa chủ thể (người dạy, người học) và đối tượng học tập (giáo
trình, bài giảng, ngân hàng câu hỏi, tài liệu tham khảo...);
Tương tác, giao tiếp giữa SV với nhau;
Tương tác, giao tiếp SV với GV.
Chức năng môi trường DH mở
Người dùng có thể khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên hữu ích và hợp pháp
của nhân loại.
Không hạn chế về thời gian, không gian, số lượng người truy cập và khai thác.
Liên tục được cập nhật và bổ sung bởi mọi người dùng, do đó, sản phẩm của cá
nhân, nhưng tài nguyên là tri thức chung, là sự đóng góp của nhiều người.
1.2.2.3. Một số yêu cầu đối với tài liệu điện tử dạy học
Nội dung của TLĐTDH phải phù hợp với mục đích, nội dung và chương trình đào
tạo của môn học, đồng thời TLĐTDH cũng phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
Yêu cầu về tính chính xác, khoa học của tài liệu:
32
Các môn học ở bậc đại học thường có sự giao thoa nhiều chuyên ngành, vì vậy,
nguồn học liệu tự học cần phong phú và đa dạng. Mặt khác, tài nguyên học tập của
TLĐTDH còn mang ý nghĩa “giáo khoa”, vì vậy, tính khoa học và chính xác phải được
đặc biệt chú trọng, nói cách khác, khi xây dựng và đưa vào CSDL, phải chọn lọc các
thông tin, dữ liệu đã được thẩm định bởi những hội đồng khoa học hoặc được xuất bản
bởi những nhà xuất bản có uy tín.
Đối với những dữ liệu có thể hỗ trợ tốt cho việc tự học được cung cấp bởi các kênh
thông tin khác, có thể và cần thiết đưa vào cơ sở dữ liệu, trong trường hợp đó, phải thiết
kế thư mục riêng và phải ghi rõ nguồn gốc, xuất sứ của tài liệu.
Yêu cầu về mặt sư phạm:
Đảm bảo thuận lợi, hiệu quả tổ chức hoạt động DH, ngoài việc cung cấp thông tin,
TLĐTDH phải tạo ra môi trường sư phạm, nghĩa là phải tạo điều kiện thuận lợi và
khuyến khích tính tích cực của người học, cụ thể:
TLĐTDH giúp phát huy nội lực của SV nhờ vào nguồn tài nguyên học tập đa
dạng, phong phú và hữu ích, bao gồm: các CSDL chung (đề cương, kế hoạch học
tập, lịch học, những tin tức liên quan đến hoạt động của bộ môn...), các kiến thức
môn học (giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, video clip minh họa, thí
nghiệm thực tại ảo, mô phỏng, ngân hàng câu hỏi, phần mềm trắc nghiệm...)
Việc cung cấp nguồn CSDL học tập phong phú chính là cách để SV tự đặt mình
vào vị trí của nhà nghiên cứu, tự mình phát hiện vấn đề và nỗ lực giải quyết vấn đề.
TLĐTDH cũng cần tạo ra môi trường học tập có tính cộng đồng cao, một không
gian học tập tập thể, ở đó, SV được tạo cơ hội và được khuyến khích trình bày quan
điểm, ý kiến của mình và có thể chia sẻ, tranh luận và nhận xét với các ý kiến, quan
điểm của người khác.
TLĐTDH cần tích hợp chức năng tự kiểm tra, đánh giá nhằm vừa giúp SV tự
đánh giá kết quả học tập, vừa giúp GV nắm được diễn tiến và cách thức tự học của
SV, qua đó kịp thời tư vấn và giúp SV điều chỉnh cách tự học cho hiệu quả hơn.
Yêu cầu về mặt kĩ thuật, công nghệ:
TLĐTDH phải có tính tương tác và có phản hồi 2 chiều, trong đó, SV không chỉ
“xem và đọc” mà họ còn “thao tác” trên TLĐTDH, nói cách khác, có sự tương tác
người - máy, người - người thông qua các phím chức năng của TLĐTDH (ví dụ:
thao tác trong các bài thí nghiệm ảo, các bài kiểm tra trắc nghiệm).
33
Sự tương tác còn thể hiện ở tính năng bổ sung ý kiến, nêu nhận xét, đưa ra yêu
cầu (comments) sau khi sử dụng mỗi tài liệu, bài giảng, thảo luận và phản hồi
comments của những người dùng khác. Bằng cách đó, người dùng đã tham gia vào
việc làm phong phú thêm nguồn dữ liệu học tập của TLĐTDH.
1.3. Dạy học trong môi trường máy tính và internet
1.3.1. Dạy học dựa trên máy tính
Sự bùng nổ của CNTT và truyền thông như máy tính, máy chiếu, các thiết bị số
hóa và sử lí thông tin, mạng và đường truyền băng thông rộng... đã làm xuất hiện
một số phương thức DH mới, bên cạnh các phương thức DH truyền thống.
Có nhiều thuật ngữ để chỉ phương thức DH này như: DH điên tử (Electrionic
learning); DH dựa trên máy tính (Computer-based learning); DH quản lí nhờ máy
tính (Computer-managed instruction) vv... [48], [49]. Ví dụ: với thuật ngữ DH điện
tử, Phạm Xuân Quế [32, tr 90] đã định nghĩa: “là quá trình DH, mà trong đó, SV
giao tiếp với đối tượng học tập thông qua máy tính”...
Tuy có sự khác nhau về thuật ngữ và cách diễn đạt nêu trên, song, về bản chất đều
phản ánh một nội hàm chung, đó là phương thức DH mà trong đó, “hoạt động học tập
có thể được thực hiện trên các máy tính, mạng máy tính và các thiết bị hỗ trợ”. [32].
Trong phương thức DH này, đi liền với máy tính là nguồn cơ sở dữ liệu học tập,
các phần mềm ứng dụng, các công cụ khai thác... được gọi chung là các TLĐTDH,
sẽ giúp SV có thể truy cập và hiển thị dữ liệu học tập ra màn hính máy tính, bảng
điện tử hoặc phông chiếu trong quá trình dạy học trên lớp cũng như tự học ở nhà...
Hệ thống máy tính có thể được kết nối tạo thành mạng máy tính, Bao gồm mạng
LAN (trong phạm vi một trường), mạng WAN (Trong phạm vi một số trường, ví dụ
mạng WAN của các đại học Quốc gia, Đại học vùng), hay mạng toàn cầu INTERNET,
giúp SV có thể khai thác dữ liệu học tập từ nhiều nguồn, có thể truy cập từ xa.
Việc kết nối mạng còn cung cấp cho SV những hình thức giao tiếp và chia sẻ tài
nguyên học tập mới như: truy cập và chia sẻ dữ liệu từ các máy tính trong nhóm kết
nối (Workgroup), trao đổi qua thư điện tử, thảo luận nhóm (Chat, Blog cá nhân...).
1.3.2. Dạy học qua mạng (internet)
Với sự ra đời của các “xa lộ thông tin” (cáp quang, đường truyền leasline…) có
băng thộng rộng tốc độ truyền tải thông tin lớn, cho phép một số lượng lớn người
34
dùng, ở nhiều nơi, cách xa nhau hàng ngàn kilomet có thể tham gia các khóa học,
lớp học hay các cuộc thảo luận trực tuyến một cách đồng thời (cầu truyền hình hay
video-conferencing).
Việc DH, chia sẻ thông tin thông qua các phương thức nêu trên được gọi là DH
qua mạng (hay còn được gọi là DH từ xa), với thuật ngữ phổ biến chung hiện nay là
E.learning, trong đó khái niệm học tập được hiểu theo nghĩa rộng: học, nghiên cứu
và tự học.
P.L.Rogers, trong cuốn “Designing Instruction for Technology Enhanced
Learning”, đã đưa ra 3 tiêu chuẩn cơ bản của E.learning như sau:
E.learning là học tập qua mạng máy tính, nhờ đó có thể cập nhật, lưu trữ, truy
cập, phân phối, chia sẻ kiến thức hoặc thông tin một cách rộng rãi, mở và kịp thời;
E.learning kết nối người dạy với SV qua máy tính và mạng Internet, sử dụng
giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol/ Interrnet Protocol) và trình duyệt
Web, tạo nền tảng cho một sự giao tiếp vạn năng (giao tiếp đa chiều);
E.learning cung cấp các giải pháp mở, linh hoạt và không bị hạn chế bởi không
gian, thời gian, khóa học, lớp học... như các mô hình DH truyến thống.
Có thể thấy, E.learning phản ảnh tổng hợp tác dụng to lớn của CNTT vào việc
đổi mới việc dạy và học, thể hiện rõ rệt nhất cuộc cách mạng trong giáo dục do công
nghệ thông tin đem lại.
Nhiều trường đại học ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và tại Việt Nam,
trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet.
Ví dụ: trường University of Phoenix, của Mỹ mỗi năm dạy trực tuyến cho gần
200.000 học viên, phần lớn là những người vừa học vừa làm. Nói rộng hơn, ở Mỹ
hiện nay trong số gần 15 triệu SV thì có hơn một triệu SV học tập qua các chương
trình trực tuyến (nguồn: http:// phoenix.edu).
Công cụ hỗ trợ cho việc học trực tuyến phổ biến và hữu hiệu nhất là các trang web
được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhu cầu đa dạng của người học.
Trang web: www.Lisinhstudy.tnu.edu.vn do tác giả thiết kế là một ví dụ về trang web
hỗ trợ DH trực tuyến theo phương thức này.
Những trang web hỗ trợ DH như trên là một nguồn dữ liệu học tập đa dạng và phong
phú, đồng thời tạo ra một môi trường học tập mở và linh hoạt, phù hợp với các quan
điểm hiện đại về lí luận DH, chú trọng khuyến khích SV chủ động và tích cực tự tìm
kiểm và xử lí thông tin, tham gia diễn đàn thảo luận theo các chủ đề mà SV quan tâm...
35
Những trang web giúp cho hoạt động DH có thể tiến hành qua mạng (LAN,
WAN, INTERNET) đã thể hiện được những ưu điểm chính như sau:
Mở rộng không gian và thời gian học tập (học từ xa, mọi nơi, mọi lúc).
Nguồn dữ liệu học tập và tài liệu tham khảo dường như là vô hạn.
Bổ sung thêm các công cụ phương tiện học tập (phần mềm thí nghiệm mô
phỏng, các bài thực hành, thực tập ảo).
Tự học, gắn với tự kiểm tra, đánh giá để kịp thời điều chỉnh cách thức học tập
nhờ ngân hàng câu hỏi, phần mềm trắc nghiệm tích hợp trong trang web…
Tạo điều kiện cá biệt hóa người học, cá nhân hóa tài liệu học tập đồng thời phát
huy tinh thần hợp tác, ý thức cộng đồng, kĩ năng giao tiếp cho người học.
Tạo cơ hội tiếp tục học tập tự bồi dưỡng cho tất cả mọi người, ở mọi điều kiện,
giới tính, lứa tuối…
1.3.3. Sử dụng internet phối hợp với hình thức dạy học truyền thống
Vì các ưu điểm của học tập trực tuyến qua internet nên hiện nay nhiều trường
đại học truyền thống sử dụng hình thức học tập trực tuyến qua internet để bổ sung
cho hình thức DH truyền thống (e.Support).
Hình thức DH này hiện đang dần trở nên phổ biến trong các trường đại học trên
thế giới cũng như nhiều trường đại học ở Việt Nam.
Trong phạm vi luận án, Tác giả tập trung vào hai kiểu phối hợp chính là: Phối
hợp với dạy học thuyết trình và dạy học thông qua seminar, sẽ được trình bày cụ
thể ở mục tiếp theo.
1.4. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học ở đại học với sự hỗ trợ của tài
liệu điện tử
1.4.1. Một số đặc điểm dạy học ở đại học
Giáo dục đại học coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực
tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo
điều kiện cho SV tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Vì vậy, bồi dưỡng NLTH là một trong các mục tiêu giáo dục đào tạo của các
trường đại học.
1.4.1.1. Một số đặc điểm tâm lí sinh viên đại học
Các nghiên cứu tâm lí học sư phạm [50] đã chỉ ra một số đặc điểm tâm lí của SV
36
đại học, lứa tuổi thuộc thời kì thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp (từ 18 đến 25), là tuổi
thanh niên muộn hay thời kì bắt đầu của tuổi người lớn. Một số đặc điểm tâm lí tuổi
thanh niên - SV như sau:
+ Đặc điểm tự ý thức của SV: Sự phát triển tự ý thức đã ở mức cao, đó là ý thức
và sự đánh giá của con người về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về
tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức và hứng thú, về tư tưởng và động cơ của hành
vi, là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân mình, và vị trí của mình trong cuộc
sống. Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra v.v…
Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp: Lứa tuổi thanh niên đã ý thức
tự hình thành con đường sống, xác định nghề nghiệp.
Những đặc điểm tâm lí trên là cơ sở quan trọng cho phát triển tự học ở SV
1.4.1.2. Một số đặc điểm chung của hoạt động học tập ở sinh viên
Có tính độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động: Khác với hoạt động lao động,
hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt
động. SV học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo nghề
nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.
Hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung,
chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.
Phương tiện hoạt động là thư viện, phòng học đa chức năng, phòng thực nghiệm
với các thiết bị bộ môn…
Về mặt tâm lí: hoạt động học tập của SV với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về
trí tuệ, đôi lúc quá tải (thí dụ: thời kì thi, kiểm tra, làm khóa luận, luận văn...).
Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập trí tuệ cao
Những biểu hiện của tư duy độc lập ở SV là:
Tự đặt ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều cách.
Có ý thức theo đuổi mục đích đến cùng và biết tự đánh giá kết quả tìm được.
Từ các nghiên cứu về đặc điểm tâm lí, đặc điểm hoạt động học tập, đặc trưng tư
duy độc lập của SV, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các định hướng lựa chọn phương
pháp DH ở đại học, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: SV coi mình chỉ là đối tượng tác động của nhà sư phạm, họ thụ
động trong lĩnh hội tri thức có sẵn, từ bên ngoài. Trong trường hợp này hoạt động
37
của họ là bắt chước, ôn tập, rèn luyện và củng cố những quy tắc, quy luật sẵn có.
Khi đó, GV sẽ chỉ dùng các phương pháp thông báo, mô tả, giải thích.
Trường hợp 2: SV coi mình là chủ thể, họ học với sự say mê, độc lập tìm tòi
thông tin và tích cực vận dụng chúng. Trong trường hợp này, họ học tập sáng tạo
nhưng có tính tự phát, thiếu hệ thống tri thức. Khi đó các phương pháp DH cần tập
trung vào kích thích tính ham hiểu biết của SV...
Trường hợp 3: SV coi mình vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động học
tập, họ vận dụng các phương pháp tìm kiếm và vận dụng thông tin một cách có
phương hướng. Trong trường hợp này, các phương pháp DH điển hình là đặt và giải
quyết vấn đề, thảo luận và tranh luận.
Trường hợp 3 ứng với quan điểm hiện đại về DH ở đại học, phù hợp với mục
tiêu đào tạo của nhà trường đại học hiện nay.
Từ những phân tích trên, định hướng BDNLTH mà luận án này lựa chọn là tổ
chức các hoạt động học tập PHGQVĐ và DHTCSVĐ, theo hai tiến trình: thuyết
trình và tổ chức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH.
1.4.1.3. Đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học ở đại học
a. Đặc điểm về nội dung DH:
Đặc điểm thứ 1: Nội dung DH mang tính chất định hướng nghề nghiệp: mọi
môn học đều định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV.
Đặc điểm thứ 2: Nội dung đào tạo có tính chất tích hợp cao (tích hợp chương
trình, tích hợp các môn, tích hợp kiến thức...). Kiến thức của mỗi đối tượng học tập,
môn học, mỗi hoạt động học tập, phương tiện DH đều chứa đựng kiến thức của các
lĩnh vực khoa học khác có liên quan.
Đặc điểm thứ 3: Nội dung DH có tính khoa học và thực tiễn cao.
Nội dung học tập ở bậc đại học vừa mang tính học thuật vừa mang tính nghề
nghiệp. Dưới góc độ học thuật, nội dung kiến thức có tính hàn lâm, chuyên sâu với
hàm lượng trí tuệ lớn (khác với các kiến thức phổ thông).
Dưới góc độ nghề nghiệp, nội dung học tập lại có tính trực quan và thực tiễn.
Dưới đây là ví dụ về nội dung “Các PPKTVLY” để minh họa cho những phân
tích đã nêu.
38
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÝ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
Chương 1: Phương pháp đo ghi điện tim
1. Sự hình thành đồ thị điện tim, điện tâm đồ và ý nghĩa các sóng
2. Phương pháp đo ghi điện tim và ứng dụng trong chẩn đoán
Chương 2: Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng
1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể
2. Phương pháp kích thích điện, ứng dụng trong kỹ thuật điện châm
Chương 3: Phương pháp Âm và Siêu âm, ứng dụng trong y học
1.Đại cương về sóng âm và siêu âm
2.Ứng dụng của âm và siêu âm trong chẩn đoán và điều trị
Chương 4: Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống và ứng dụng
1.Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống và ứng dụng
2. Kỹ thuật Laser, ứ dụng trong Y học
Chương 5: Bức xạ ion hóa và ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh
1. Bức xạ ion hóa
2. Bức xạ tia X và ứ dụng trong chẩn đoán hình ảnh
Chương 6: Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân
1.Cơ sở vật lý của phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân
2.Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
Chương 7: Phương pháp phóng xạ, ứng dụng trong xạ trị
1.Phương pháp phóng xạ đánh dấu
2. Ứng dụng chiếu xạ trong y sinh học
Chương 8: Phương pháp quang phổ
1. Sự hấp thụ ánh sáng trong môi trường vật chất
2. Ứng dụng Quang phổ trong y học
b. Đặc điểm về phương pháp DH
Các nghiên cứu lí luận DH đại học của S.I. Zinoviev [59] đã nêu một số phương
pháp DH thường được áp dụng như sau:
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp dạy học thông qua hình thức serminar
Hội thảo, thảo luận nhóm
Bài tập tình huống (case study)
vv...
39
c. Đặc điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ ở đại học
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học
mà SVcần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình
thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các
phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên1); và (3) tự học ngoài lớp như đọc
sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài vv. Tín chỉ còn được hiểu là
khối lượng lao động của SVtrong một khoảng thời gian nhất định trong những điều
kiện học tập tiêu chuẩn.
Một vài đặc điểm cần phải làm rõ trong quy định trên:
Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực
hành, và tự học. Trong ba hình thức này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp
xúc trực tiếp giữa giáo viên và SV, hình thức thứ ba không có sự tiếp xúc trực tiếp
giữa GV và SV (GV giao nội dung để SV tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành).
Ba hình thức tổ chức DH này tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp,
giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó, phương thức đào tạo theo tín chỉ
xem tự học như là một thành phần quy định trong cơ cấu giờ học của SV: ngoài việc
nghe giảng và thực hành trên lớp, SV được giao những nội dung để tự học, tự thực
hành, tự nghiên cứu, những nội dung này được đưa vào thời khóa biểu để phục vụ
cho công tác quản lí và quan trọng hơn, chúng phải được đưa vào nội dung các bài
kiểm tra thường xuyên và bài thi hết môn học.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò của SV được đặc biệt coi trọng.
Định hướng lấy SV làm trung tâm được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình,
biên soạn nội dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy.
1.4.2. Quá trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học
Sinh thời, Bác Hồ luôn căn dặn: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. [58].
Khái niệm tự học gắn liền với khái niệm học tập tích cực, dựa trên nền tảng tư
tưởng lấy SV làm trung tâm, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo và tổ chức hoạt
động giảng dạy sao cho từng SV đều có thể quyết định cách học thích hợp và chủ
động nhất cho mình.
Tư tưởng DH BDNLTH được hiện thực hóa vào cấu trúc chương trình và cách
thức tổ chức giảng dạy đầu tiên tại trường đại học Harvard (Mỹ) vào năm 1872, cùng
40
với việc sử dụng công nghệ mô đun hóa kiến kiến thức trong tổ chức đào tạo, mà ngày
nay phát triển thành hệ thống tín chỉ (Credit System) và gắn liền với nó là phương
thức “thầy dạy - trò tự học” hay tự học có hướng dẫn.[17], [38], [45].
1.4.2.1. Tự học:
Theo Từ điển giáo dục học (Bùi Hiển, 2013), thì tự học là “Quá trình tự mình hoạt
động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”. [13].
Cũng theo Từ điển trên: “Tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ: việc học cá nhân và tự
chủ, được sự giúp đỡ và tăng cường của một số yếu tố như giáo viên, công nghệ giáo
dục hiện đại, chương trình và máy DH (có hỗ trợ).
Như vậy, tự học trong các trường, SV chủ yếu là tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ,
đặc biệt hiện nay là các phương tiện CNTT.
Thái Duy Tuyên (2011) cũng đưa ra định nghĩa: “Tự học là hoạt động độc lập
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói
chung và của chính bản thân người học”. [45]. Ông cũng nêu ra các hình thức tự học
như sau:
Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy: SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh...
Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: các nhà nghiên cứu...
Tự học trong cuộc sống: nhà văn hóa, kinh tế, nhà chính trị xã hội…
Như vậy, hình thức và đối tượng tự học rất phong phú. Mỗi con người trong cuộc
đời đều có thể phải trải qua các dạng tự học trên.
Nguyễn Cảnh Toàn (1998) cũng đưa ra định nghĩa: “Tự học là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v…) và
có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả
động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan… để chiếm lĩnh một lĩnh vực
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [44].
Định nghĩa này chỉ ra cả cách thức, biện pháp tự học.
Các định nghĩa trên đều có điểm chung: nhấn mạnh vai trò tự lực, tích cực của
người học, ở mức độ cao thì SVcó khả năng độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng,
đồng thời phát triển các phẩm chất cá nhân.
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học
Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học

More Related Content

What's hot

Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Le Trung Hieu
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
Thế Giới Tinh Hoa
 
Phương pháp nhánh cận
Phương pháp nhánh cậnPhương pháp nhánh cận
Phương pháp nhánh cận
Diên Vĩ
 
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu SốBài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
viethung094
 
Hệ điều hành (chương 2)
Hệ điều hành (chương 2)Hệ điều hành (chương 2)
Hệ điều hành (chương 2)
realpotter
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho led
trungnb22
 

What's hot (20)

Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
 
Mã đường truyền
Mã đường truyềnMã đường truyền
Mã đường truyền
 
Dendrimer tong hop va ung dung trong y duoc
Dendrimer tong hop va ung dung trong y duocDendrimer tong hop va ung dung trong y duoc
Dendrimer tong hop va ung dung trong y duoc
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
 
Phương pháp nhánh cận
Phương pháp nhánh cậnPhương pháp nhánh cận
Phương pháp nhánh cận
 
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu SốBài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
 
Chap9
Chap9Chap9
Chap9
 
Truyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tínhTruyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tính
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Mạng máy tính
Mạng máy tínhMạng máy tính
Mạng máy tính
 
Hệ điều hành (chương 2)
Hệ điều hành (chương 2)Hệ điều hành (chương 2)
Hệ điều hành (chương 2)
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thiết kế hệ thống mạng máy tính, HAY, 9đ - tải qua zalo=> 0909232620
 
Bai tap chia_dia_chi_ip
Bai tap chia_dia_chi_ipBai tap chia_dia_chi_ip
Bai tap chia_dia_chi_ip
 
phương pháp hình thang,Công thức Simpson
phương pháp hình thang,Công thức Simpson phương pháp hình thang,Công thức Simpson
phương pháp hình thang,Công thức Simpson
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
 
Chuong02
Chuong02Chuong02
Chuong02
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho led
 
Giới thiệu phân tích hồi quy tuyến tính
Giới thiệu phân tích hồi quy tuyến tínhGiới thiệu phân tích hồi quy tuyến tính
Giới thiệu phân tích hồi quy tuyến tính
 

Similar to Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học (20)

Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chư...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
 
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đLuận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào, HAY
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào, HAYLuận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào, HAY
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào, HAY
 
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo định hướng phá...
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo định hướng phá...Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo định hướng phá...
Luận văn: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo định hướng phá...
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát ...
 
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa họcSử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
 
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
 
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
Th s31 033_phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin tro...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận án: Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN MINH TÂN NGUYỄN MINH TÂN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VỀ “CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC” HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN LÍ SINH Y HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN MINH TÂN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VỀ “CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC” HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN LÍ SINH Y HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y Chuyên ngành: Lí luân và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHẢI PGS.TS. TÔ VĂN BÌNH Thái nguyên – 2014
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án này là kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu của tôi và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Minh Tân
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các tập thể và cá nhân đã quan tâm và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại các trường đại học, cơ sở giáo dục, thư viện và trung tâm học liệu, đã ủng hộ, động viên, cộng tác và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả
  • 5. 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BDNLTH BGĐT CNTT CSDL DH DHTCSVĐ ĐH ĐHTN GDĐH GDĐT GQVĐ GV HCTC KTS LSYH NLTH NVĐ PPDH Bồi dưỡng năng lực tự học Bài giảng điện tử Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Dạy học Dạy học trên cơ sở vấn đề Đại học Đại học Thái Nguyên Giáo dục đại học Giáo dục và Đào tạo Giải quyết vấn đề Giảng viên Học chế tín chỉ Kĩ thuật số Lí sinh y học Năng lực tự học Nêu vấn đề Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực PHGQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề PPKTVLY SV TLDH Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học Sinh viên Tài liệu dạy học TLĐT Tài liệu điện tử TLĐTDH Tài liệu điện tử dạy học TNSP Thực nghiệm sư phạm
  • 6. 6 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................................2 4. Giả thiết khoa học ..............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2 7. Kết quả và đóng góp mới của luận án................................................................3 8. Cấu trúc của luận án...........................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN LÍ SINH Y HỌC ..4 1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu ..........................................................4 1.1.1. Bồi dưỡng năng lực tự học trong giáo dục đại học .....................................4 1.1.2. Tổng quan về TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới .....5 1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH ở Việt Nam................11 1.1.4. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới..........................13 1.1.5. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam...........................15 1.2. Phương tiện dạy học số và tài liệu điện tử dạy học.....................................18 1.2.1. Phương tiện dạy học số................................................................................18 1.2.2. Tài liệu điện tử dạy học ...............................................................................18 1.3. Dạy học trong môi trường máy tính và internet ..........................................23 1.3.1. Dạy học dựa trên máy tính...........................................................................23 1.3.2. Dạy học qua mạng (internet) .......................................................................23 1.3.3. Sử dụng internet phối hợp với hình thức dạy học truyền thống..................25 1.4. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học ở đại học với sự hỗ trợ của tài liệu điện tử..............................................................................................................25 1.4.1. Một số đặc điểm dạy học ở đại học.............................................................25 1.4.2. Quá trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học.............................................29 1.4.3. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học với sự hỗ trợ của TLĐTDH ...............34
  • 7. 7 1.5. Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên...........................................................................................................49 1.5.1. Xây dựng tài liệu điện tử dạy học................................................................49 1.5.2. Sử dụng tài liệu điện tử................................................................................54 1.6. Thực trạng xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học tại một số cơ sở đào tạo.....................................................................................................................58 1.6.1. Mục đích......................................................................................................58 1.6.2. Đối tượng khảo sát.......................................................................................58 1.6.3. Phương pháp khảo sát..................................................................................58 1.6.4. Nội dung khảo sát........................................................................................59 1.6.5. Kết luận và đánh giá ....................................................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................63 Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ DẠY HỌC VỀ “ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÍ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC” BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ..........................64 2.1. Chương trình, nội dung các kiến thức về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lý ứng dụng trong y học”........................................................................................64 2.1.1. Phân tích chương trình, nội dung các kiến thức về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học”.....................................................................64 2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” ...................................................................................................65 2.2. Xây dựng tài liệu điện tử dạy học về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lý ứng dụng trong y học” bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ..........................67 2.2.1. Các nghiên tắc xây dựng Tài liệu điện tử dạy học nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” .......................................................67 2.2.2. Qui trình xây dựng TLĐTDH nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học”.........................................................................................71 2.2.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu của TLĐTDH nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lý ứng dụng trong y học” ...............................................................81 2.3. Sử dụng tài liệu điện tử về “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ..........................................83
  • 8. 8 2.3.1. Tiến trình sử dụng TLĐTDH trong dạy học thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” định hướng BDNLTH....................................................................................84 2.3.2. Tiến trình dạy học trên cơ sở vấn đề thông qua hình thức seminar nội dung “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” định hướng BDNLTH với sự hỗ trợ của TLĐTDH...................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................95 Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................96 3.1. Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá ................................................................96 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................96 3.2.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................96 3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học...........................................................98 3.2.3. Đánh giá kết quả TNSP ................................................................................107 3.3. Phương pháp và kết quả khảo sát trực tuyến...................................................118 3.3.1. Mục đích.......................................................................................................118 3.3.2. Đối tượng xin ý kiến.....................................................................................118 3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành ............................................................118 3.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia ................................................................122 3.4.1. Mục đích của phương pháp đánh giá qua ý kiến chuyên gia .......................122 3.4.2. Cách thức tiến hành......................................................................................123 3.4.3. Kết quả khảo sát và ý kiến chuyên gia .........................................................123 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................126 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ...................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................131 CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn giáo viên ....................................................................1-PL Phụ lục 2. Mô tả các thao tác cơ bản quy trình thiết kế TLĐTDH ........................2-PL Phụ lục 3. Phiếu phỏng vấn sau đợt TNSP.............................................................18-PL
  • 9. 9 Phụ lục 4. Phiếu xin ý kiến nhận xét trực tuyến.....................................................19-PL Phụ lục 5. Phiếu xin ý kiến nhận xét và góp ý của chuyên gia ..............................20-PL Phụ lục 6. Danh sách chuyên gia, nhà khoa học cho ý kiến nhận xét, góp ý luận án.....................................................................................................................21-PL Phụ lục 7. Một số hình ảnh về thực nghiệm sư phạm ............................................22-PL DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Hình 1.1. Tiến trình DH thuyết trình PHGQVĐ với sự hỗ trợ của TLĐTDH.......37 Hình 1.2. Sơ đồ vận dụng tiến trình thuyết trình theo hướng PHGQVĐ cho một bài học cụ thể với sự hỗ trợ cảu TLĐTDH.............................................................40 Hình 1.3. Sơ đồ tiến trình DH TCSVĐ thông qua hình thức tổ chức Seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH ..........................................................................................42 Hình 1.4. Sơ đồ tiến trình DHTCVĐ thông qua hình thức Seminar......................48 Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc CSDL của Tài liệu điện tử DH.......................................52 Hình 2.1. Một trang giao diện của TLĐTDH được thiết kế theo nguyên tắc “WYS - WYG”.......................................................................................................69 Hình 2.2. Các bước cơ bản trong quy trình xây dựng TLĐTDH...........................71 Hình 2.3. Nội dung “PPKTVLY” được xây dựng dưới dạng GTĐT.....................74 Hình 2.4. BGĐT được xây dựng theo nguyên tắc Dạy học tích cực,....................75 Hình 2.5. CSDL bài giảng video clip .....................................................................76 Hình 2.6. Video clip về kĩ thuật Laser minh họa cho bài giảng, gắn với các tình huống thực tế tại phòng bệnh .................................................................................76 Hình 2.7. Ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn ôn tập ...............................................77 Hình 2.8. Thí nghiệm mô phỏng về ứng dụng của dòng điện trong y học.............78 Hình 2.9. Forum thảo luận nhóm, chia sẻ, trao đổi thông tin trực tuyến theo các chủ đề do người học tự tạo ra trong quá trình học .................................................79 Hình 2.10. Các cổng thông tin bổ trợ và tài liệu tham khảo...................................80 Hình 2.11. Cấu trúc CSDL của TLĐTDH..............................................................81 Hình 2.12. Cấu trúc CSDL của TLĐTDH..............................................................82 Hình 2.13. Quản lí thông tin phát sinh, phản hồi từ người dùng thông qua các diễn đàn...................................................................................................................82
  • 10. 10 Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm.............................................................................114 Hình 3.2. Đồ thị phân bố điểm ...............................................................................114 Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất điểm ...............................................................114 Hình 3.4. Đồ thị phân bố tần suất điểm..................................................................115 DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.1. Hiện trạng kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật số hỗ trợ DH ............59 Bảng 1.2. Hiện trạng kĩ năng sử dụng phần mềm xây dựng bài giảng ..................60 Bảng 1.3. Hiện trạng việc khai thác thông tin học tập trên mạng ..........................60 Bảng 1.4. Hiện trạng việc xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử (bài giảng điện tử, phần mềm ứng dụng, website cá nhân…) phục vụ DH..........................................61 Bảng 3.1. Tác động tích cực của việc sử dụng TLĐTDH trong giảng dạy............108 Bảng 3.2. Đánh giá về sự hài lòng của SV sử dụng TLĐTDH trong DH theo PPDH “nêu và giải quyết vấn đề” định hướng tự học............................................109 Bảng 3.3. Bảng trận câu hỏi đề kiểm tra ..............................................................113 Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra đợt 1 ...............................113 Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra đợt 2 ...............................113 Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra cả 2 đợt TNSP................113 Bảng 3.7. Phân bố tần suất điểm………………………………………………….114 .
  • 11. 11 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Giáo dục đại học (GDĐH) coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự lực trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên (SV) tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học phản ánh quan điểm lấy SV làm trung tâm, trong đó tự học, tự nghiên cứu được coi trọng. Đây là phương thức đưa GDĐH về với đúng nghĩa: SV tự học, tự nghiên cứu, phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Dạy tự học và bồi dưỡng năng lực tự học (BDNLTH) là cốt lõi của phương thức dạy học (DH) này. Quan điểm trên có cơ sở là các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc điểm hoạt động học tập trong môi trường đại học và đặc điểm về nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) mang tính định hướng nghề nghiệp ở bậc đại học. [19]. Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, số các trường đại học, cao đẳng tăng hàng chục lần, nhưng số lượng các đề tài, nghiên cứu về cơ sở lí luận và đổi mới PPDH ở đại học còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tốc độ và quy mô phát triển. Môn Lí sinh y học hiện đang được giảng dạy tại gần 100 trường đại học và cao đẳng khối ngành y sinh và nông lâm, với những nét đặc thù riêng gắn với thực tế nghề nghiệp, song các nghiên cứu đổi mới PPDH môn học này còn chưa được quan tâm đầy đủ. Một trong những điểm mới của nền giáo dục tiên tiến là xây dựng “Công nghệ giáo dục” với nội hàm là “Một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện và kĩ thuật học tập...”. [32], [45]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ đã xác định mục tiêu đến 2020 là: Đổi mới PPGD đại học theo 3 tiêu chí: Phát huy tính chủ động của người học; Sử dụng CNTT trong hoạt động dạy và học; Khai thác các nguồn học liệu giáo dục mở và nguồn học liệu trên mạng Internet... nhằm đưa giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ thế giới”. [40]. Mục tiêu nêu trên chính là sự cụ thể hóa các quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là: biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học. [6], [34], [38].
  • 12. 12 Ứng dụng CNTT, xây dựng và sử dụng TLĐTDH, đổi mới PPDH định hướng BDNLTH trong DH ở bậc đại học trong đó có môn Lí sinh y học là cần thiết. Vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử về “Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học”, hỗ trợ dạy học môn Lí sinh y học cho SV ngành y. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng lí luận dạy học hiện đại về bồi dưỡng năng lực tự học để xây dựng và sử dụng TLĐTDH vào thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức phần “PPKTVLY” (môn LSYH) cho SV ngành y. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Quá trình DH môn Lí sinh y học ở trường Đại học Y Dược – ĐHTN. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung kiến thức về “PPKTVLY” trong chương trình môn LSYH ở trường Đại học Y Dược – ĐHTN. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được và sử dụng TLĐTDH đã được xây dựng vào thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức phần “PPKTVLY” (môn LSYH) phù hợp với lí luận dạy học hiện đại về BDNLTH thì sẽ nâng cao được năng lực tự học cho SV ngành Y, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học BDNLTH cho SV. Đề xuất quy trình xây dựng TLĐTDH về nội dung: “PPKTVLY”. Đề xuất tiến trình sử dụng TLĐTDH hỗ trợ DH nội dung “PPKTVLY” theo định hướng BDNLTH cho SV ngành y. Kiểm nghiệm, thực nghiệm sư phạm, xin ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng TLĐTDH trong DH tại trường đại học Y Dược – ĐHTN. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các quan điểm đổi mới trong GDĐH, các PPDH tích cực, dạy học BDNLTH ở bậc đại học. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong DH đại học nói chung và DH môn Lí sinh y học nói riêng.
  • 13. 13 Phương pháp TNSP và thống kê toán học: tiến hành TNSP và đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng TLĐTDH nội dung “PPKTVLY” trong dạy học BDNLTH cho SV. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về tính khả thi, hiệu quả sử dụng TLĐTDH nội dung “ PPKTVLY”. 7. Kết quả và đóng góp mới của luận án 7.1. Về mặt lí luận Luận án có những đóng góp mới như sau: - Đã hoàn thiện và phát triển lí luận về TLĐTDH bằng việc làm rõ khái niệm và cụ thể hóa các đặc trưng, các chức năng và yêu cầu cơ bản của TLĐTDH. - Đã hoàn thiện và phát triển lí luận dạy học BDNLTH cho SV trong môi trường DH sử dụng TLĐTDH bằng việc đề xuất quy trình dạy học BDNLTH với sự hỗ trợ của TLĐTDH. - Đã xây dựng được tiến trình DH thuyết trình PHGQVĐ, và tiến trình DHTCSVĐ thông qua hình thức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH nhằm BDNLTH cho SV. 7.2. Về mặt thực tiễn Luận án có những đóng góp mới như sau: - Đã xây dựng được TLĐTDH về nội dung “PPKTVLY” đáp ứng các yêu cầu dạy học BDNLTH cho SV, đồng thời có thể sử dụng trong môi trường DH điện tử. - Đã hiện thực hóa một số tiến trình DH BDNLTH các kiến thức về “PPKTVLY” tương ứng với các mô hình DH thuyết trình PHGQVĐ và mô hình DHTCSVĐ thông qua hình thức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH đã xây dựng. 8. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 130 trang nội dung, trong đó có 101 hình vẽ, 18 bảng biểu và sơ đồ. Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH trong DH các kiến thức môn Lí sinh y học. Trong đó: Phần mở đầu 3 trang, phần tổng quan 13 trang, cơ sở lý luận và thực tiễn 47 trang. Chương II: Xây dựng và sử dụng TLĐT về “PPKTVLY” định hướng BDNLTH cho SV: 33 trang. Chương III: Kiểm nghiệm và Đánh giá: 33 trang. Các công trình liên quan đến luận án đã công bố Tài liệu tham khảo và các phụ lục
  • 14. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC `MÔN LÍ SINH Y HỌC 1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu Trong phần này tác giả trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài, gồm: - BDNLTH trong giáo dục đại học. - TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới. - Các nghiên cứu về TLĐTDH ở Việt Nam. - Nghiên cứu TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới. - Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam. 1.1.1. Bồi dưỡng năng lực tự học trong giáo dục đại học Các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục đại học rất đa dạng và phong phú, trong đó các nghiên cứu về đổi mới phương pháp DH theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, chú trọng việc tự học và BDNLTH được đặc biệt chú trọng. Điển hình cho các nghiên cứu về đổi mới giáo dục, các mô hình phát triển giáo dục, các phương pháp tiếp cận giá trị trong khoa học giáo dục và những định hướng cho giáo dục đại học Việt Nam là các công trình nghiên cứu của Thái Duy Tuyên (Mục tiêu giáo dục và các mô hình giáo dục hiện đại) [45], [46], [47], Nguyễn Cảnh Toàn (Quá trình dạy - tự học) [43], [44], Phạm Văn Lập (Các cách tiếp cận trong giáo dục) [7], Lê Thạc Cán (các mô hình giáo dục trong thế kỉ 21) [38], Pai Obanya, Makigauhi Tsunesaburo, Raja Roy, Zhong Binglin và Zhu Chuali (Các chiến lược phát triển GDĐH cho thế kỉ 21 và công cuộc cải cách trong giáo dục) [29], [38], [59] và nhiều chuyên gia hàng đầu về giáo dục khác như: Hoàng Tụy, Phạm Tất Dong, Nguyễn Ngọc Lanh... Các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp DH, theo hướng chú trọng việc tự học và BDNLTH được đặc biệt quan tâm, với sự đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục. Chỉ riêng trong lĩnh vực đổi mới phương pháp DH môn Vật lý, cũng có thể kể ra nhiều nhà khoa học có đóng góp đáng kể như: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Renikop, A.V. Perưskin, P.A. Znamenxki, A.V. Muraviep, [29], [59], Lê Khánh Bằng [3], [4], Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế [32], Phạm Hữu Tòng [42], Trần Đức Vượng [57], Lê Công Triêm [56], Nguyễn văn Khải [21], Đỗ Hương Trà [55]...
  • 15. 15 Ứng dụng công nghệ DH định hướng BDNLTH cũng phát triển mạnh mẽ: nói riêng ở bậc đại học, có thể kể ra nghiên cứu của các tác giả: Jef peeraer (2011) về CNTT cho dạy học tích cực [20], Michiko Kaya (2003) về Hiện đại hóa DH đại học Nhật bản [24], Lê Khánh Bằng (2000) [4], Tô Văn Bình (2011) [5], Vũ văn Tảo (2000) [38] về Công nghệ DH và xu thế đổi mới giáo dục Đại học... Nhiều nghiên cứu gần đây hướng vào các kĩ thuật DH trong đào tạo tín chỉ, điển hình là các tác giả: Đặng Xuân Hải (2010): Kĩ thuật DH trong đào tạo tín chỉ [11], Lê Thạc Cán (2000): Mô hình giáo dục đại học Thế kỉ 21 [7], và nghiên cứu của nhiều tác giả khác như: Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Lê Viết Khuyến [58], Lâm Quang Thiệp [52], Trần Đức Vượng [57]... 1.1.2.Tổng quan vể TLĐTDH và các nghiên cứu về TLĐTDH trên thế giới Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm TLĐTDH, tác giả sẽ trình bày chi tiết trong phần sau của luận án. Tuy nhiên, theo nghĩa thông dụng, TLĐTDH thường được hiểu là một dạng của phương tiện DH, bao gồm: - Phương tiện DH số (gọi tắt là phần cứng). - Cơ sở dữ liệu dạng số hóa, phần mềm DH (gọi tắt là phần mềm). Phương tiện DH số thông dụng là các thiết bị lưu trữ và xử lí thông tin, các thiết bị hỗ trợ và phục vụ việc dạy học như: máy tính, máy chiếu, các thiết bị nhúng, mô hình điện tử, thiết bị lưu trữ thông tin (băng hình, thẻ nhớ, đĩa CD, DVD, USB, ibook, smartphone…). Cơ sở dữ liệu dạng số hóa, phần mềm DH thông dụng là nguồn học liệu, tài nguyên học tập được số hóa dưới dạng các file dữ liệu, các phần mềm ứng dụng, các bài thí nghiệm ảo, phòng thực hành mô phỏng… Khái quát một số nét về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của TLĐTDH (phương tiện DH số, chương trình, phần mềm DH) như sau: Năm 1623, Wilhelm Schickard đã tạo ra chiếc máy tính đầu tiên và mở ra kỷ nguyên cho các thiết bị sử lí thông tin. Tiếp sau đó là những chiếc máy tính do Blaise Pascal (1642) và Gottfried Wilhelm von Leibniz (1671) sáng chế ra đời. Năm 1820, Charles Xavier Thomas đã chế tạo thành công chiếc máy kế toán có
  • 16. 16 thể cộng, trừ, nhân, chia và năm 1890, chiếc máy tính dạng bảng do Herman Hollerith thiết kế được ra đời. Chiếc máy tính EDSAD được chế tạo tại đại học Cambridge vào những năm 1950 là chiếc máy tính đầu tiên được lập trình. Máy vi tính xuất hiện lần đầu vào thập niên 1970, có mặt ở khắp mọi nơi vào thập niên 1980. Chiếc ThinkPad 700 của IBM ra đời vào 1992 khởi đầu của những chiếc máy tính xách tay rất phổ biến hiện nay. Những năm 2000 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Internet, kèm theo đó là việc ra đời các thiết bị mạng và truyền dẫn, đã mở ra kỉ nguyên của máy tính bảng (Tablet), Ipad, Iphone, Ebook… tích hợp rất nhiều tình năng, với màn hình cảm ứng, sử dụng các giải pháp mạng không dây và công nghệ điện toán đám mây… Các chương trình phần mềm đã được các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng trong giáo dục và đào tạo từ đầu những năm 1940, điển hình là chương trình “the type19 synthetic radar trainer” được xây dựng vào năm 1943. Từ đó cho đến giữa những năm 1970, phần mềm giáo dục thường được tích hợp trực tiếp vào các thiết bị kĩ thuật số, mà thông thường là các máy tính lớn, trong đó dấu ấn quan trọng nhất phải kể đến là hệ thống PLATO và TICCIT được phát triển tại trường đại học Illinois vào giai đoạn 1960 – 1972, sử dụng ngôn ngữ lập trình BASIC (phát triển từ 1963) và LOGO (phát triển từ 1967), sau này trở thành chuẩn cho phần mềm giáo dục trong các máy tính gia đình. Sự xuất hiện của máy tính cá nhân (PC- Personal Computer) vào năm 1975 đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực ứng dụng các phần mềm trong giáo dục, đào tạo. Thay vì phải chia sẻ thời gian sử dụng các máy tính lớn của các trường đại học hoặc chính phủ, với các máy PC, người sử dụng có thể xây dựng vả sử dụng phần mềm cho máy tính ở nhà hoặc ở trường. Những năm 1980, được đánh dấu bằng sự ra đời của các công ty phát triển phần mềm giáo dục chuyên nghiệp. Broderbund Learning Company và Minnesota Educational Computing Consortium là những công ty đi đầu trong giai đoạn này và đã tạo ra một loạt chức năng mới của máy tính cá nhân với một loạt các phần mềm mà sau này được phát triển cho Apple II. Năm 1990, hệ điều hành Windows ra đời và sau đó là một loạt các phiên bản Win- Me, XP, Vista và hiện tại là Windows 7, Windows 8, cùng với bộ công cụ MS Office
  • 17. 17 của hãng Microsoft, mà mới nhất là bộ Office 365 bắt đầu được sử dụng và phổ cập ở Việt Nam từ năm 2014 đã đem lại rất nhiều tiện ích cho việc soạn thảo, thiết kế bài giảng với nhiều định dạng khác nhau (dạng text, trình chiếu, webpage…), tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục thực sự cả về phương pháp luận lẫn công nghệ DH, mà ở đó, mối quan hệ không gian-thời gian-trật tự thang bậc theo quan điểm giáo dục truyền thống bị phá vỡ [4]. Với sự phát triển vượt bậc của CNTT, vấn đề dạy và học đã được xem xét một cách nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu, mà UNESCO là tổ chức đề xướng, và được sự ủng hộ, quan tâm của đông đảo các chuyên gia về giáo dục, đào tạo trên toàn thế giới, tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế như: diễn đàn của Hội đồng Quốc tế về giáo dục thế kỉ 21, Hội nghị Giáo dục cho mọi người, tổ chức tại Jomtien, Thái Lan năm 1996. Hội nghị thế giới về “Giáo dục đại học (GDĐH) thế kỉ 21- tầm nhìn và hành động”, tổ chức tại Paris năm 1998, với “Tuyên ngôn thế giới về GDĐH thế kỉ 21”, đã nhấn mạnh: “Cần phải tận dụng đầy đủ các ưu thế của CNTT và viễn thông để đổi mới GDĐH bằng cách mở rộng và đa dạng hóa cách chuyển tải và phương thức sử dụng các kiến thức, thông tin một cách rộng rãi”. [18], [38], [58]. Một số loại phần mềm giáo dục cơ bản Phần mềm giáo dục cho trẻ em và hỗ trợ DH ở nhà Một phần lớn các phần mềm giáo dục được phát triển từ giữa những năm 1990 đến nay là dành cho giáo dục cho bậc học phổ thông, gắn kết nội dung giáo dục với các môn học trong nhà trường. Việc thiết kế các phần mềm giáo dục thường được thiết kế kết hợp giữa giải trí và giáo dục theo nguyên lí học mà chơi, chơi mà học. Một vài phần mềm khá phổ biến như: Compris, Knowledge Adventure Jumpstart và Math Blaster, các phần mềm Zoombinis… Ở Việt Nam hiện cũng rất phổ biến các phần mềm loại này như: Phần mềm học vần Tiếng Việt, Gamevui, kể chuyện cho bé, học qua tranh, đố vui, bút thông minh… [48], [49]. Các phần mềm hỗ trợ DH ở trên lớp Loại phần mềm giáo dục được thiết kế để sử dụng trong lớp học và thường do các hãng phần mềm xây dựng, bao gồm các nhà xuất bản sách giáo dục, trong đó
  • 18. 18 The schoolzone.co.uk Guide to Digital Resources (2005) là một tài liệu hướng dẫn đầy đủ về 500 sản phẩm được lựa chọn và giới thiệu, được phân loại theo môn học của hệ thống các trường học ở Anh là một ví dụ điển hình. [16], [17], [23]. Các phần mềm giải trí mang tính giáo dục phổ thông Các chương trình giải trí mang tính giáo dục thường được lồng ghép các trò chơi và phần mềm giáo dục thành một sản phẩm vừa mang tính giải trí vừa hướng đến giáo dục và có phần quản lý của cơ quan giáo dục. Chẳng hạn như: phần mềm học ngoại ngữ, học tin học IBT, bảng tính điện tử luyện âm, các phần mềm giải toán và thi toán qua mạng cho học sinh tiểu học và trung học hiện đang thu hút sự tham gia của hàng triệu học sinh và thày cô giáo… Các phần mềm tham khảo Nhiều nhà xuất bản từ điển và sách giáo khoa, nhiều công ty phần mềm đã phát triển các phần mềm tham khảo cho DH mà điển hình là Microsoft. Các sản phẩm gần đây sử dụng công nghệ internet. Wikipedia và các thành phần của nó (như là Wikitionary) đã định hướng phát triển phần mềm tham khảo giáo dục. Khái niệm Wiki cho phép phát triển sự cộng tác của các chuyên gia và những người không chuyên. Phần mềm ứng dụng lĩnh vực đào tạo tập trung và giáo dục đại học Các phần mềm giáo dục đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục đại học được thiết kế chạy trên máy tính đơn (hoặc các thiết bị cầm tay). Gần đây, các nhà lập trình đã phát triển phần mềm giáo dục chạy trên sever, truy cập qua mạng internet, phổ biến nhất là các các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, TLĐTDH. Năm 1984, Bob Gaskin, trường đại học Berkeley (California), đã sáng tạo ra phần mềm Presenter, sau này được đổi tên là PowerPoint, cung cấp cho người dùng trên toàn thế giới một trong những công cụ xây dựng bài giảng điện tử hiệu quả và nhanh chóng trở nên thông dụng. Theo ước tính của Microsoft, hiện tại, trung bình mỗi ngày có 30 triệu phiên trình chiếu bằng PowerPoint, trên toàn thế giới! Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 và sau đó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Cho đến nay, hầu hết các trường đại học đã sử dụng những chức năng của Internet vào hoạt động DH. [16], [17], [36]. Năm 1998, Bà Sandra Weiss, chủ tịch Hội đồng Khoa học hệ thống các trường đại học Hoa Kỳ đề xuất các khóa học theo hướng sử dụng các ứng dụng của
  • 19. 19 Internet, các nguồn tài nguyên học tập và các phần mềm DH, nhằm thay thế cách dạy và học truyền thống, đánh dấu sự khởi đầu của khái niệm TLĐTDH. Các nghiên cứu, ứng dụng TLĐTDH thường hướng vào 3 chủ đề: Thiết kế giảng dạy (Instructional design), phương tiện truyền thông trong DH (Instructional Media) và Công nghệ DH (Instructional techlonogy), căn cứ kết quả nghiên cứu và thử nghiệm giáo dục trên cơ sở thị giác, và lý thuyết về truyền thông trong DH, các trào lưu tâm lý học giáo dục (tâm lý học ứng xử theo mô hình Skinner, tâm lý học nhận thức mô hình Piaget)... [48], [69]. Nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của CNTT và TLĐTDH nói riêng vô cùng đa dạng và phong phú. Có thể nêu một số hướng nghiên cứu chính như sau: Xây dựng các bài giảng và giáo trình điện tử, với rất nhiều chức năng tiện ích, bao gồm cả các nội dung tri thức, học thuật, kĩ năng (kết hợp video và audio), các loại từ điển ofline và online cài đặt trong máy cá nhân hay tra cứu trực tiếp trên mạng... Sử dụng các phần mềm ứng dụng nhằm sử lý số liệu cho các môn học chuyên ngành hay trong nghiên cứu khoa học (Epi infor, SPSS, MS. Excel), thiết kế và tính toán trong DH các chuyên ngành kỹ thuật như CAM/CAD, Matlap. [58], [64]... Xây dựng ngân hàng câu hỏi và các phần mềm trắc nghiệm khách quan, sử dụng để tổ chức thi và lượng giá trong các phòng máy, thi trực tuyến qua mạng LAN và mạng Internet (ví dụ phần mềm Item bank. Mr test, Violet...). Xây dựng các phần mềm mô phỏng và các phòng thí nghiệm ảo. Một số phần mềm khá thông dụng như: Gambit Mimic Virtual, Lab CCNA (mô phỏng phòng thực hành LAB CCNA), Crocodile Physics (Thiết kế Phòng thí nghiệm ảo), phần mềm Macromedia Director và Share3d (Mô phỏng 3D và tính toán hệ cơ - cơ điện tử với Visual Nastran…). [49], [52]. Một hướng nghiên cứu mới là xây dựng những trang Web học tập, cho phép tổ chức các hoạt động dạy và học linh hoạt như học tập từ xa, học qua mạng, tạo các forum hội thảo nhóm, giữa giáo viên với SV, giữa các thành viên cùng lớp và bên ngoài lớp học, thậm chí mở rộng ra tầm quốc gia và quốc tế. Các thư viện điện tử hay trung tâm học liệu ngày nay có thể hiểu là một tổ hợp các TLĐTDH, với rất nhiều chức năng hoàn toàn mới như: thiết lập cơ sở tri thức,
  • 20. 20 xây dựng kho tài nguyên học tập điện tử (tài liệu, giáo trình, băng đĩa, sách tham khảo, luận văn, bài báo...) và các công cụ tra cứu, khai thác thông tin. Với sự hỗ trợ của CNTT và các TLĐTDH, một phương thức DH mới có tên gọi là “lớp học kết nối” (Connected Learning) mà ở đó, các bài giảng, thực hành, thí nghiệm, các ý kiến thảo luận, tranh luận… đều được thực hiện qua mạng máy tính, SV tìm hiểu bài giảng trực tuyến, sinh hoạt nhóm hay giao tiếp với thầy cô giáo đều thông qua hệ thống video convidence. [60], [63]. Một hình thức đào tạo mới mà chỉ có thời đại CNTT với những tiến bộ của cơ sở hạ tầng mạng, đặc biệt việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây trong giáo dục (Cloud Computing in education), cùng với hệ thống TLĐTDH chuyên ngành phong phú mới có thể thực hiện được, đó là phương thức đào tạo từ xa, trong đó công nghệ hội tụ đa phương tiện (Multimedia convergence technology), các trạm học tập tương tác, lớp học ảo, được xây dựng, sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa. [47], [57], [65]. Theo đó, những khái niệm như khóa học, lớp học, cách thức đăng kí học và lên lịch học tập, việc lên lớp dự giờ, thi cử, xét lên lớp lưu ban, thi tốt nghiệp... đều có thể thực hiện thông qua các phần mềm quản trị đào tạo thông minh. Tính ưu việt của TLĐTDH trong các hình thức DH từ xa (E.learning, M.learning), với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet đã được khẳng định trong hàng loạt các nghiên cứu đã được công bố của Bill Brandon (2006); Clack Ruth Colvin (2008) [60]; Đavid Holcombe (2008); Diana G.Oblinger (2006) [61]; Gilly Salmon (2004) [64]; Elliot Masie (2004); Geoger Veletsianos (2010); George Veletsianos (2010) [63]… Nhiều công tình nghiên cứu về vai trò tích cực của các phương thức DH mới, với sự hỗ trợ của TLĐTDH trong việc phát triển tư duy và BDNLTH cũng đã được công bố bởi: Katy Campbell (2004), Handerson Aland (2003) [66], Karen Hyder, Ann Kwinn, Ron Miazga, and Matthew Murray (2007) [69]... Tóm lại, nghiên cứu, ứng dụng CNTT-TT nói chung và TLĐTDH nói riêng đang là một lĩnh vực được quan tâm, nghiên cứu rộng khắp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi hoàn toàn hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường.
  • 21. 21 1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH ở Việt Nam Ngay sau khi Internet được mở ra tại Việt Nam vào năm 1998, Bộ GDĐT đã xây dựng đề án mạng giáo dục Edu.net, để nối mạng toàn ngành và phát triển dịch vụ thông tin giáo dục. Để thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển CNTT trong hệ thống giáo dục, đào tạo, Bộ GDĐT đã xây dựng nhiều trang thông tin như: www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn... trong đó nhiều chuyên trang được xã hội và cán bộ, giáo viên, học sinh hết sức quan tâm như: trang tuyển sinh (ts.moet.gov.vn, thi.moet.gov.vn), trang thống kê giáo dục, công nghệ E.learning, thư viện giáo trình điện tử và Diễn đàn mạng giáo dục... có thể coi đây cũng là một dạng TLĐTDH hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động dạy và học của ngành giáo dục Việt Nam. Website http://el.edu.net.vn đã được xây dựng và sử dụng nhằm tuyên truyền phổ cập công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm và tuyển chọn các phần mềm DH thích hợp, đồng thời Bộ GDĐT cũng tổ chức chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế, phù hợp với nhu cầu Việt Nam cho các Sở và các Trường đại học (Macromedia Flash, Frontpage, Publisher, MS Powerpoint, Violet, Acrobat, Adobe Presenter...). Đóng góp của CNTT, các thiết bị kĩ thuật số và đặc biệt là các TLĐT hỗ trợ DH trong đổi mới nội dung, phương pháp DH là rất quan trọng. Các bài giảng trực quan, sinh động hơn, giúp SV học tập hiệu quả, chủ động, sáng tạo hơn bằng cách sử dụng các TLĐTDH vào giảng dạy như các phần mềm trình diễn (PowerPoint, Flash, Violet…), các phần mềm hỗ trợ (Maple, Mathematica, Corel, Photoshop…), các phòng thí nghiệm ảo (Crocodile, Seasoft Optics, Interactive Physics…), các phương tiện truy cập và tra cứu kĩ thuật số (notebook, ebook, tablet...) Dự án “Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy” và dự án “Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường” được xác định là 2 trong 7 dự án trọng điểm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 18.12.2010, Bộ GDĐT đã phát động cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử” trong toàn ngành nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT, thiết kế, xây dựng TLĐT, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH.
  • 22. 22 Cuộc thi cũng định hướng tiếp cận công nghệ DH hiện đại là E.learning, tạo nguồn TLĐTDH mở, chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng giáo dục, giúp SV tự học là chính, có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tiến tới mô hình trường học điện tử. Có thể liệt kê một số phần mềm công cụ tiện ích khá phổ biến hiện nay như: phần mềm tạo bài giảng E.learning từ Powerpoint (Adobe Presenter 7.0, Adobe Captivate hay Authoware), công cụ soạn bài giảng Multimdia (Daulsoft Lecture Maker, Microsoft Producer), công cụ thiết kế các bài thí nghiệm ảo (Virtual Physics), Mô phỏng vật lý (Physics Simulations), phần mềm kể chuyện với hình ảnh minh họa (Photo Story), bộ công cụ xây dựng bài giảng điện tử ILC Builder và Imitor, phần mềm soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm Testonline client và công cụ xây dựng website cá nhân Nuke, Drupal, Moolde, Joomla vv… [23], [26], [41]. Đóng góp về nghiên cứu và thiết kế sản phẩm phần mềm DH cũng khá đa dạng và phong phú. Chẳng hạn như một số công trình của các chuyên gia giáo dục như: Phạm Xuân Quế (ĐHSP Hà Nội) với phần mềm thực tập mô phỏng về cơ học, các phần mềm thực hành ảo về quang học và điện-từ, phần mêm phân tích video; Lê Công Triêm (2010): Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn với sự hỗ trợ của tài liệu giáo khoa điện tử trong DH vật lí; Trần Đức Vượng (2003): DH nêu vấn đề với sự hỗ trợ của tài liệu giáo khoa điện tử trong DH vật lí; Jef. Peeraer và Trần Nữ Mai Thi (2011): Bộ công cụ ứng dụng CNTT trong DH tích cực [20]... Gần đây, một số đề tài, luận án tiến sĩ và luận văn cao học cũng đã tập trung nghiên cứu vấn đề này. Có thể nêu ra một số nghiên cứu gần đây nhất như: “Tổ chức hoạt động DH Vật lí đại cương trong các trường ĐH theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E.learning” (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê Thanh Huy, Trường ĐHSP - Đại học Huế, 2013), [17]; “Xây dựng và sử dụng tài liệu giáo khoa điện tử hỗ trợ DH phần cơ - nhiệt vật lí 10 THPT (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Phan Nhật Khánh, Đại học Huế. 2012) [23]; “Sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong DH một số kiến thức cơ - nhiệt THPT” (Luận án Tiến sĩ giáo dục của Trần Huy Hoàng, đại học Sư phạm Vinh. 2006) [16]; “Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong DH kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT” (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê Huy Hoàng, đại học Sư phạm Hà Nội 2005) [15]; “Nghiên cứu sử dụng MVT với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học vật lý 6 THCS”,
  • 23. 23 (Luận án tiến sĩ Giáo dục của Vương Đình Thắng, Đại học Vinh, Nghệ An 2004) [49]; “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào DH kỹ thuật công nghiệp” (Luận án Tiến sĩ tâm lí giáo dục học của Lê Thanh Nhu, Đại học Sư phạm Hà Nôi. 2002)... Các nghiên cứu nêu trên đã tập trung đi sâu vào lĩnh vực thiết kế, xây dựng và sử dụng các TLĐT trong DH tích cực, làm rõ những thuật ngữ và khái niệm mới như: học liệu điện tử, TLĐT, tài liệu giáo khoa điện tử (TLGKĐT), DH điện tử... Một số sản phẩm (TLĐTDH, TLGKĐT) và quy trình sử dụng sản phẩm đó trong DH trên lớp, DH với sự hỗ trợ bởi máy tính, DH qua mạng về một số nội dung cơ - nhiệt, điện - từ, quang học, kĩ thuật công nghiệp trong chương trình vật lí phổ thông trung học… đã được công bố và kiểm định trong thực tế, chứng minh được tính khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã được công bố và ứng dụng trong thực tế về xây dựng, sử dụng TLĐTDH cho các môn học chuyên ngành ở bậc đại học còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tốc độ phát triển rất nhanh của hệ thống các trường đại học Việt Nam hiện nay. Đặc biệt việc nghiên cứu, xây dựng TLĐTDH nội dung về “PPKTVLY” BDNLTH theo hướng là sản phẩm mở, dùng chung, có thể chia sẻ, khai thác rộng rãi qua mạng internet hiện chưa có công trình được công bố và chưa có sản phẩm lưu hành trên thị trường. Nghiên cứu của tác giả nhằm góp phần khắc phục hạn chế trên. 1.1.4. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học trên thế giới Nếu như trước đây, tài liệu DH truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hoạt động DH và nghiên cứu y sinh học nói chung và môn Lí sinh y học nói riêng là tranh, ảnh, sinh vật phẩm thực và các loại tiêu bản ngâm foocmon, thì những năm gần đây đã dần được bổ sung và thay thế bằng các TLĐTDH. Dạng TLĐTDH phổ biến nhất là các tài nguyên học liệu chuyên ngành, ví dụ: kho tài nguyên học liệu điện tử Medline, của Thư viện Y học Quốc gia Hoa kỳ (US. National Library of Medicine), nơi số hóa và lưu trữ hàng chục triệu ấn bản, công trình, bài viết, thông tin y học, được cập nhật thường xuyên mà người dùng khắp thế giới có thể đăng kí và truy cập qua mạng internet (Một số trường đại học Y dược Việt Nam đã
  • 24. 24 được hãng Silver Platter (Mỹ) tài trợ, cung cấp đều đặn và miễn phí dưới dạng các đĩa CD chứa dữ liệu). Các phần mềm DH tương tác thường được thiết kế dưới dạng các gói dữ liệu độc lập hoặc các website cũng là một dạng TLĐTDH thông dụng. Có thể chỉ ra một số TLĐTDH dạng này đang được sử dụng rất rộng rãi hiện nay như: phần mềm DH Body Study, (có thể lưu trữ và truy cập từ đĩa CD), các TLĐT được thiết kế dưới dạng Website (ví dụ: như: biodigitalhuman.com và healthline.com/human-body-maps). Đây thực sự là một dạng TLĐTDH chuyên ngành phổ biến và hữu ích đối với SV ngành y trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy nhiều chuyên ngành trong đó có Lí sinh y học. Năm 2012, các nhà nghiên cứu từ Đức và Canada đã tạo ra mô hình kỹ thuật số 3D đầu tiên của bộ não người hoàn chỉnh, có tên gọi là "Big Brain". Mô hình hiển thị chi tiết về giải phẫu và sinh lí học của não bộ, người dùng có thể truy cập công khai bộ tài liệu điện tử này qua cổng thông tin CBRAIN bằng việc đăng ký miễn phí. Đầu năm 2013, Tổng thống Mỹ Obama công bố một dự án 64 triệu euro để phát triển một phần mềm lập bản đồ bộ não con người, hỗ trợ việc giảng dạy, nghiên cứu của các chuyên ngành y sinh. Nhờ ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ điện toán đám mây và kỹ thuật lõi kép, đầu năm 2013, các chuyên gia Mỹ đã cung cấp phần mềm Visible Body mô phỏng 3D (Human Anatomy Atlas), rất ưu việt cho việc DH và nghiên cứu y học, điều đặc biệt là phần mềm này có thể truy cập bằng các thiết bị di động cầm tay chạy trên nền ngôn ngữ lập trình Android. Các phần mềm mô phỏng thực tại ảo và mô hình giải phẫu điện tử cũng là một dạng TLĐTDH rất có giá trị cho việc giảng dạy kiến thức và hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ: phòng thực hành mô phỏng sinh lí (trường ĐH. Y khoa Cônming Trung Quốc thiết kế), các mô hình giải phẫu điện tử của một số hãng nổi tiếng như: 3B (Đức), NASCO và Gaumard (Mỹ), Hồng Liên (Trung Quốc)... Dạng TLĐTDH này giúp SV hiểu rõ bản chất vật lý, cơ chế và nguyên lí của nhiều hiện tượng, quá trình sống, thực hành kĩ năng tiền lâm sàng (thực hành, rèn luyện các kỹ năng, các thao tác cơ bản trên mô hình “giống như thật” trước khi tiếp
  • 25. 25 xúc và thao tác trên bệnh phẩm, bệnh nhân,và tình huống thật tại giường bệnh (thực hành Lâm sàng). Bên cạnh thế mạnh là đa dạng và phong phú, các phần mềm dạy học hiện nay hầu hết đều vẫn chỉ là các phần mềm đơn lẻ, dưới dạng sản phẩm đóng, người sử dụng ít có cơ hội tương tác và tham gia bổ sung, cập nhật thông tin... 1.1.5. Nghiên cứu về TLĐTDH môn Lí sinh y học ở Việt Nam Lí sinh y học là môn học giao thoa của nhiều lĩnh vực như như vật lí, sinh học, y học, tâm lý học... Đặc điểm định hướng nghề nghiệp, tích hơp, liên ngành của môn học thể hiện ở sự tích hợp giữa các kiến thức vật lí (thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản), các kiến thức y - sinh học (lĩnh vực khoa học sự sống) và các kiến thức về kĩ thuật (khoa học ứng dụng), cũng như sự gắn kết giữa các nội dung học thuật với các giải pháp kĩ thuật, mang tính thực tiễn chuyên ngành. Chẳng hạn: Dưới góc độ y học cơ sở: Những quan điểm, kiến thức và định luật vật lí làm sáng tỏ nguyên lý cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, nguồn gốc các lực, công, quy luật chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và vật chất bên trong các hệ thống sống... nhằm phát hiện, nghiên cứu, giải thích cơ chế, động lực và bản chất vật lí của các hiện tượng và quá trình sinh học, làm sáng tỏ điều kiện phát sinh, duy trì và phát triển của các tổ chức sống. Ở góc độ cận lâm sàng: Các kiến thức vật lí được ứng dụng trong các liệu pháp thăm dò chức năng (nghe tim phổi, mạch, huyết áp, đo ghi điện tim, điện não, điện cơ…), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang, chụp cộng hưởng từ…), xét nghiệm (hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, huyết học, giải phẫu bệnh…). Dưới góc độ lâm sàng: Các tác nhân vật lí như: tác động cơ học, tác dụng nhiệt, các lực điện-từ trường, ánh sáng và các loại tia bức xạ bao gồm hồng ngoại, khả kiến, tử ngoại và các tia có năng lượng cao như tia Rơnghen, Gamma, tia phóng xạ, sóng âm và siêu âm... được sử dụng rộng rãi trong vật lí trị liệu (điều trị bằng hồng ngoại, tử ngoại, điện phân, điện châm, kích điện, tạo nhịp tim…), các liệu pháp xạ trị và y học hạt nhân (tia phóng xạ và các bức xạ năng lượng cao), các kĩ thuật phẫu thuật không dao kéo (dao cao tần, cắt đốt bằng tia laser, gamma knife...) [2], [3], [25], [28].
  • 26. 26 Tuy nhiên trong suốt một thời gian khá dài, chương trình, nội dung môn học luôn có sự biến động và điều chỉnh. Ví dụ, trước năm 1994, chuyên ngành này chủ yếu cung cấp cho SV những kiến thức Vật lý có liên quan đến Y học, được hiểu là một bộ môn khoa học cơ bản (dạy vật lý ở trường Y) và thường được ghép chung với môn Toán thành bộ môn Toán-Lý. Trong khoảng 1995- 2000, khi các bộ môn cơ bản được tách ra và chuyển về các trường đại học đại cương, môn học này gần như bị đồng hóa với bộ môn Vật lý đại cương, nghĩa là SV tất cả các trường, các chuyên ngành tự nhiên đều được trang bị một nội dung kiến thức vật lí như nhau. Kết quả là, nhiều kiến thức trong chương trình không gắn với chuyên ngành và ngược lại, nhiều kiến thức rất cần thiết lại không được cung cấp. Chỉ từ sau Hội nghị chuyên đề về Lí sinh y học toàn quốc, tổ chức tại trường đại học Y Hà Nội (8.1999), đặc biệt từ khi bản “Kiến nghị của các nhà Lí sinh y học toàn quốc” được Bộ GDĐT và Bộ Y tế phê chuẩn, môn học này mới thực sự có được vai trò và vị trí như hiện nay. Đó là một trong các lí do mà, trong một thời gian dài tìm hiểu, tra cứu tại một số thư viện và trang web của các trường đại học trong nước, tác giả hầu như chưa tìm được một TLĐTDH nào về chuyên ngành Lí sinh y học, ngoài một số thông tin vắn tắt trong Từ điển bách khoa thư và trang Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam. Từ các nguồn khác, tác giả cũng mới chỉ sưu tầm được một số đề tài, bài viết, còn tương đối sơ lược, chẳng hạn như khảo luận về việc đổi mới giảng dạy môn Lí sinh của Nguyễn Khánh Bằng (1998) [2], (lưu hành nội bộ trong trường ĐHY Hà Nội), một số bài viết ngắn trên tạp chí y học thực hành và tạp chí KHCN cấp trường, một vài đề tài khoa học cấp cơ sở của: Bùi văn Thiện, Nguyễn Minh Tân (Đại học Thái Nguyên), Nguyễn Văn Nghĩa (Đại học Y Hải Phòng), Lê Văn Trọng (Đại học Huế), Lê văn Lợi (Đại học Y TP HCM), Lê Tiến Lộc (Đại học Tây Nguyên), Nguyễn Văn Quý (Cao đẳng Y tế Hà Nội)... Trên một số tạp chí và trang thông tin điện tử thời gian gần đây đã xuất hiện một số bài giới thiệu về phần mềm DH liên quan đến lĩnh vực LSYH như: website www.docsachysinh.com (Phùng Trung Hùng, Trường ĐH Y Dược TPHCM); website
  • 27. 27 tailieudientu.joomskys.net (Bộ môn Lí sinh trường ĐH Y Dược Thái Nguyên) cũng cung cấp một số dữ liệu có thể tham khảo cho DH môn học này. Từ năm 2010, đã xuất hiện một số bài thí nghiệm mô phỏng về kĩ thuật X- quang, chụp cắt lớp (CT.Scaner), cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) và siêu âm... do Huỳnh Quang Linh, Võ Như Như (ĐH Bách khoa TPHCM) giới thiệu tại địa chỉ http://www.ykhoa.net. Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH hỗ trợ DH môn LSYH đã được nghiên cứu ở nhiều trường đại học trên thế giới, nhưng dường như còn rất ít được quan tâm ở Việt Nam. Một TLĐTDH được thiết kế, xây dựng cho mục đích DH môn LSYH hầu như chưa được công bố hay chưa có sản phẩm lưu hành trên thị trường, mà chủ yếu mới chỉ có những TLĐTDH của những chuyên ngành gần để tham khảo hoặc vận dụng, khai thác hỗ trợ việc dạy và học một phần của môn học. Đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm kiếm được đề tài hoặc luận án tiến sĩ nghiên cứu về xây dựng và sử dụng TLĐTDH môn LSYH tại Việt Nam. Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng TLĐTDH cho môn LSYH là cần thiết. Việc xây dựng và sử dụng TLĐTDH cho môn LSYH phải dựa trên nghiên cứu vận dụng lí luận DH hiện đại về BDNLTH cho SV. Hiện nay, các vấn đề của lí luận DH hiện đại đã được trình bày trong nhiều tài liệu về lí luận dạy học nói chung cũng như lí luận dạy học bộ môn vật lí nói riêng. [4], [7], [20], [22], [29], [38], [44], [45], [46], [47], [51], [55]... Trong khuôn khổ luận án này, tác giả sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu vận dụng, cụ thể hóa một số định hướng sau của lí luận dạy học hiện đại: - Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật mới trong DH (như sử dụng các phương tiện CNTT); - Tăng cường năng lực tự học của người học; - Đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực nội sinh của người học như: phát huy hứng thú, tính tích cực, tự lực của người học. Theo đó, các mô hình dạy học tích cực như: DH PHGQVĐ, DHTCSVĐ sẽ được nghiên cứu cụ thể hóa. Các nội dung nêu trên sẽ được phân tích, cụ thể hóa tại các mục 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 của luận án.
  • 28. 28 1.2. Phương tiện dạy học số và tài liệu điện tử dạy học 1.2.1. Phương tiện dạy học số 1.2.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học số Theo tác giả Phạm Xuân Quế [32] thì “Phương tiện DH số là các phương tiện mà một phần hay toàn bộ được tạo nên và hoạt động dựa trên công nghệ số”. Phương tiện DH số đôi khi còn được gọi là đa phương tiện (Multimedia). 1.2.1.2. Phân loại phương tiện dạy học số Cũng theo Phạm Xuân Quế [32], phương tiện DH số được chia thành 2 loại: Phương tiện DH số cứng: máy tính, máy chiếu, và các thiết bị lưu trữ, xử lí, hiển thị thông tin hoạt động dựa trên công nghệ số như: bảng điện tử, ebook, Ipad, Iphone, đầu VCD, DVD… Phương tiện DH số mềm: Tệp (files) dữ liệu số dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, mô hình, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, videoclip, các phần mềm DH, các phần mềm đi kèm với thiết bị thí nghiệm ghép nối với máy vi tính. Cũng có thể phân loại các phương tiện DH số dựa vào đặc trưng “tính tương tác” như sau: Các phương tiện DH số không có tính tương tác: văn bản, hình ảnh… Các phương tiện DH số có tính tương tác: các phần mềm, hệ thống thiết bị thí nghiệm ghép nối với máy vi tính. 1.2.2. Tài liệu điện tử dạy học 1.2.2.1. Khái niệm về tài liệu điện tử và tài liệu điện tử dạy học Tài liệu điện tử (TLĐT) là một khái niệm tương đối mới, ra đời trong những năm gần đây cùng với sự phổ cập của máy tính, mạng internet, các thiết bị điện tử và kĩ thuật số khác. Mặc dù đã trở nên khá phổ biến, song khái niệm này vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và luôn thay đổi cùng với sự phát triển rất nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Có thể nêu ra một số định nghĩa phổ biến đang được sử dụng hiện nay: Bách khoa toàn thư mở (http://vi.wikipedia.org) định nghĩa: TLĐT là các dạng tập tin, chương trình, được kết nối bằng các phương tiện truyền thông.
  • 29. 29 Phan Nhật Khánh, [23] đã trích dẫn 3 định nghĩa về TLĐT như sau: Định nghĩa của Nguyễn Kim Thân (trong Từ điển tiếng Việt): TLĐT là dữ liệu, tin tức giúp cho con người tìm kiếm thông tin dựa trên máy tính và các phương tiện công nghệ mới. Định nghĩa của Bộ GDĐT (trong ấn phẩm SGK môn tin học lớp 10): TLĐT là tài liệu được biên soạn hoăc lưu trữ dưới dạng số hóa hoặc phi số (tài liệu dạng văn bản). Định nghĩa của Lê Công Triêm (Đại học Huế): TLĐT là các tài liệu phục vụ cho việc dạy và học một số môn khoa học nào đó, được số hóa và được lưu trữ, khai thác trên máy tính. [56]. Trong luận án tiến sĩ giáo dục học của mình [23, trg 3], Phan Nhật Khánh đưa ra định nghĩa: “TLĐT là hệ thống tri thức, kĩ năng được số hóa dưới dạng dữ liệu trên máy tính và các thiết bị truyền thông, giúp các nhà chuyên môn sử dụng tiện lợi trong công tác, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy và học tập”. Với nghĩa hẹp hơn, cũng trong tài liệu đã dẫn, Phan Nhật Khánh còn đưa ra khái niệm Tài liệu giáo khoa điện tử với cách hiểu là một chương trình máy tính chứa các dữ liệu giáo khoa học tập, trong đó các tài nguyên được multimedia hóa dưới dạng văn bản hình ảnh, âm thanh videoclip, các phần mềm, các siêu liên kết hỗ trợ cho GV và học sinh trong hoạt động DH. [23]. Tổng hợp các cách giải thích và định nghĩa nêu trên, tác giả có nhận xét như sau: về cơ bản, các định nghĩa trên đều thống nhất ở một điểm, đó là: tài liệu điện tử (và tài liệu giáo khoa điện tử) là những thông tin, được số hóa, sử lí bởi các chương trình phần mềm, được hiển thị, khai thác qua máy tính và các thiết bị điện tử - kĩ thuật số thông dụng khác. Có sự khác biệt nhất định trong các cách định nghĩa trên cũng là dễ hiểu, bởi nó phụ thuộc vào hiện trạng công nghệ tại từng thời điểm, khi nó được nêu ra. Căn cứ vào những thành tựu của Khoa học kĩ thuật và CNTT tại thời điểm hiện nay (2013), đặc biệt là các giải pháp công nghệ điện toán đám mây và các ngôn ngữ lập trình bậc cao sử dụng cho các thiết bị kết nối không dây, tác giả đề xuất một thuật ngữ mới: Tài liệu điện tử dạy học và đề xuất một định nghĩa mới như sau:
  • 30. 30 Tài liệu điện tử dạy học (TLĐTDH) là một dạng sản phẩm phần mềm hỗ trợ DH tích hợp, dùng chung, được thiết kế, xây dựng và khai thác thông qua hệ thống máy tính, mạng và các thiết bị kỹ thuật số thông dụng khác. Khái niệm TLĐTDH do tác giả đề xuất có 2 đặc trưng khác biệt so với các khái niệm khác, đó là: tích hợp và dùng chung. Đặc trưng tích hợp được thể hiện: Về thiết kế cấu trúc: TLĐTDH đồng thời là một thư viện số, một giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thi trắc nghiệm và diễn đàn thảo luận nhóm. Về công nghệ DH: TLĐTDH là một kho chứa các tài nguyên, học liệu chuyên ngành, một công cụ khai thác thông tin, và là môi trường giao tiếp. Về mục đích sử dụng: TLĐTDH vừa là phương tiện hỗ trợ dạy của GV, vừa là công cụ hỗ trợ việc tự học của trò, vừa là không gian giao tiếp, chia sẻ, thảo luận giữa thầy - trò, trò - trò vv… Đặc trưng dùng chung thể hiện: Khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên hữu ích và hợp pháp của nhân loại. Là phương tiện giảng dạy và tham khảo cho nhiều thầy cô cùng chuyên ngành Là công cụ hỗ trợ học tập cho nhiều đối tượng có nhu cầu. Có thể truy cập và khai thác qua mạng internet, do đó không hạn chế về thời gian, không gian, số lượng người truy cập và khai thác. Là sản phẩm mở, có thể cập nhật và bổ sung bởi mọi người sử dụng, do đó, sản phẩm của cá nhân, nhưng tài nguyên là tài sản, công sức của nhiều người. 1.2.2.2. Chức năng của tài liệu điện tử dạy học Dưới góc độ lí luận DH, TLĐTDH có các chức năng sau: Chức năng là nguồn trí thức, cơ sở dữ liệu, tài nguyên học tập.Bao gồm: Các giáo trình được số hóa và lưu trữ dưới dạng các tệp tin (files); Các tài liệu tham khảo liên quan; Các bài giảng điện tử dạng slide trình chiếu; Các bài giảng trực quan (video clip); Các bài thí nghiệm thực tại ảo, thực hành mô phỏng tương tác)... Chức năng công cụ, phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy và học, ở các khâu:
  • 31. 31 Thu thập thông tin: TLĐTDH được thiết kế và xây dựng dưới dạng website, có thể truy cập thông qua internet, do đó, ngoài tài nguyện học tập có sẵn trong CSDL, người sử dụng còn có thể truy cập, khai thác các thông tin cần thiết khác nhờ các công cụ tìm kiếm và thu thập thông tin phổ biến như Google, Yahoo, Chrome vv... Xử lí thông tin: như mọi chương trình phần mềm khác, TLĐTDH cho phép người dùng nhập các dữ liệu đầu vào (ví dụ các điều kiện, dữ liệu cho các bài thí nghiệm mô phỏng, các tùy chọn trong các câu hỏi trắc nghiệm...), chương trình sẽ tự động sử lý (nhờ các thuật toán) và cho ra các thông tin (chẳng hạn các hiện tượng thí nghiệm, các kết quả trắc nghiệm...). Hiển thị thông tin: Mọi thông tin học tập cần thiết chứa trong cơ sở dữ liệu được chuyển tải đến người dùng bằng việc hiển thị trực tiếp trên màn hình máy tính, hay thông qua các thiết bị trình chiếu như bảng điện tử, máy chiếu, Tivi (TV), hay in ra giấy in, giấy ảnh...thậm chí các thông tin từ TLĐTDH có thể up lên các trang web xã hội như Youtube, Facebook vv... để chia sẻ với cộng đồng. Chức năng tương tác trong DH TLĐTDH là môi trường tương tác và giao tiếp, bao gồm: Tương tác, giao tiếp người sử dụng - máy (người sử dụng và thiết bị, phần mềm); Tương tác, giao tiếp giữa chủ thể (người dạy, người học) và đối tượng học tập (giáo trình, bài giảng, ngân hàng câu hỏi, tài liệu tham khảo...); Tương tác, giao tiếp giữa SV với nhau; Tương tác, giao tiếp SV với GV. Chức năng môi trường DH mở Người dùng có thể khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên hữu ích và hợp pháp của nhân loại. Không hạn chế về thời gian, không gian, số lượng người truy cập và khai thác. Liên tục được cập nhật và bổ sung bởi mọi người dùng, do đó, sản phẩm của cá nhân, nhưng tài nguyên là tri thức chung, là sự đóng góp của nhiều người. 1.2.2.3. Một số yêu cầu đối với tài liệu điện tử dạy học Nội dung của TLĐTDH phải phù hợp với mục đích, nội dung và chương trình đào tạo của môn học, đồng thời TLĐTDH cũng phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: Yêu cầu về tính chính xác, khoa học của tài liệu:
  • 32. 32 Các môn học ở bậc đại học thường có sự giao thoa nhiều chuyên ngành, vì vậy, nguồn học liệu tự học cần phong phú và đa dạng. Mặt khác, tài nguyên học tập của TLĐTDH còn mang ý nghĩa “giáo khoa”, vì vậy, tính khoa học và chính xác phải được đặc biệt chú trọng, nói cách khác, khi xây dựng và đưa vào CSDL, phải chọn lọc các thông tin, dữ liệu đã được thẩm định bởi những hội đồng khoa học hoặc được xuất bản bởi những nhà xuất bản có uy tín. Đối với những dữ liệu có thể hỗ trợ tốt cho việc tự học được cung cấp bởi các kênh thông tin khác, có thể và cần thiết đưa vào cơ sở dữ liệu, trong trường hợp đó, phải thiết kế thư mục riêng và phải ghi rõ nguồn gốc, xuất sứ của tài liệu. Yêu cầu về mặt sư phạm: Đảm bảo thuận lợi, hiệu quả tổ chức hoạt động DH, ngoài việc cung cấp thông tin, TLĐTDH phải tạo ra môi trường sư phạm, nghĩa là phải tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tính tích cực của người học, cụ thể: TLĐTDH giúp phát huy nội lực của SV nhờ vào nguồn tài nguyên học tập đa dạng, phong phú và hữu ích, bao gồm: các CSDL chung (đề cương, kế hoạch học tập, lịch học, những tin tức liên quan đến hoạt động của bộ môn...), các kiến thức môn học (giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, video clip minh họa, thí nghiệm thực tại ảo, mô phỏng, ngân hàng câu hỏi, phần mềm trắc nghiệm...) Việc cung cấp nguồn CSDL học tập phong phú chính là cách để SV tự đặt mình vào vị trí của nhà nghiên cứu, tự mình phát hiện vấn đề và nỗ lực giải quyết vấn đề. TLĐTDH cũng cần tạo ra môi trường học tập có tính cộng đồng cao, một không gian học tập tập thể, ở đó, SV được tạo cơ hội và được khuyến khích trình bày quan điểm, ý kiến của mình và có thể chia sẻ, tranh luận và nhận xét với các ý kiến, quan điểm của người khác. TLĐTDH cần tích hợp chức năng tự kiểm tra, đánh giá nhằm vừa giúp SV tự đánh giá kết quả học tập, vừa giúp GV nắm được diễn tiến và cách thức tự học của SV, qua đó kịp thời tư vấn và giúp SV điều chỉnh cách tự học cho hiệu quả hơn. Yêu cầu về mặt kĩ thuật, công nghệ: TLĐTDH phải có tính tương tác và có phản hồi 2 chiều, trong đó, SV không chỉ “xem và đọc” mà họ còn “thao tác” trên TLĐTDH, nói cách khác, có sự tương tác người - máy, người - người thông qua các phím chức năng của TLĐTDH (ví dụ: thao tác trong các bài thí nghiệm ảo, các bài kiểm tra trắc nghiệm).
  • 33. 33 Sự tương tác còn thể hiện ở tính năng bổ sung ý kiến, nêu nhận xét, đưa ra yêu cầu (comments) sau khi sử dụng mỗi tài liệu, bài giảng, thảo luận và phản hồi comments của những người dùng khác. Bằng cách đó, người dùng đã tham gia vào việc làm phong phú thêm nguồn dữ liệu học tập của TLĐTDH. 1.3. Dạy học trong môi trường máy tính và internet 1.3.1. Dạy học dựa trên máy tính Sự bùng nổ của CNTT và truyền thông như máy tính, máy chiếu, các thiết bị số hóa và sử lí thông tin, mạng và đường truyền băng thông rộng... đã làm xuất hiện một số phương thức DH mới, bên cạnh các phương thức DH truyền thống. Có nhiều thuật ngữ để chỉ phương thức DH này như: DH điên tử (Electrionic learning); DH dựa trên máy tính (Computer-based learning); DH quản lí nhờ máy tính (Computer-managed instruction) vv... [48], [49]. Ví dụ: với thuật ngữ DH điện tử, Phạm Xuân Quế [32, tr 90] đã định nghĩa: “là quá trình DH, mà trong đó, SV giao tiếp với đối tượng học tập thông qua máy tính”... Tuy có sự khác nhau về thuật ngữ và cách diễn đạt nêu trên, song, về bản chất đều phản ánh một nội hàm chung, đó là phương thức DH mà trong đó, “hoạt động học tập có thể được thực hiện trên các máy tính, mạng máy tính và các thiết bị hỗ trợ”. [32]. Trong phương thức DH này, đi liền với máy tính là nguồn cơ sở dữ liệu học tập, các phần mềm ứng dụng, các công cụ khai thác... được gọi chung là các TLĐTDH, sẽ giúp SV có thể truy cập và hiển thị dữ liệu học tập ra màn hính máy tính, bảng điện tử hoặc phông chiếu trong quá trình dạy học trên lớp cũng như tự học ở nhà... Hệ thống máy tính có thể được kết nối tạo thành mạng máy tính, Bao gồm mạng LAN (trong phạm vi một trường), mạng WAN (Trong phạm vi một số trường, ví dụ mạng WAN của các đại học Quốc gia, Đại học vùng), hay mạng toàn cầu INTERNET, giúp SV có thể khai thác dữ liệu học tập từ nhiều nguồn, có thể truy cập từ xa. Việc kết nối mạng còn cung cấp cho SV những hình thức giao tiếp và chia sẻ tài nguyên học tập mới như: truy cập và chia sẻ dữ liệu từ các máy tính trong nhóm kết nối (Workgroup), trao đổi qua thư điện tử, thảo luận nhóm (Chat, Blog cá nhân...). 1.3.2. Dạy học qua mạng (internet) Với sự ra đời của các “xa lộ thông tin” (cáp quang, đường truyền leasline…) có băng thộng rộng tốc độ truyền tải thông tin lớn, cho phép một số lượng lớn người
  • 34. 34 dùng, ở nhiều nơi, cách xa nhau hàng ngàn kilomet có thể tham gia các khóa học, lớp học hay các cuộc thảo luận trực tuyến một cách đồng thời (cầu truyền hình hay video-conferencing). Việc DH, chia sẻ thông tin thông qua các phương thức nêu trên được gọi là DH qua mạng (hay còn được gọi là DH từ xa), với thuật ngữ phổ biến chung hiện nay là E.learning, trong đó khái niệm học tập được hiểu theo nghĩa rộng: học, nghiên cứu và tự học. P.L.Rogers, trong cuốn “Designing Instruction for Technology Enhanced Learning”, đã đưa ra 3 tiêu chuẩn cơ bản của E.learning như sau: E.learning là học tập qua mạng máy tính, nhờ đó có thể cập nhật, lưu trữ, truy cập, phân phối, chia sẻ kiến thức hoặc thông tin một cách rộng rãi, mở và kịp thời; E.learning kết nối người dạy với SV qua máy tính và mạng Internet, sử dụng giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol/ Interrnet Protocol) và trình duyệt Web, tạo nền tảng cho một sự giao tiếp vạn năng (giao tiếp đa chiều); E.learning cung cấp các giải pháp mở, linh hoạt và không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, khóa học, lớp học... như các mô hình DH truyến thống. Có thể thấy, E.learning phản ảnh tổng hợp tác dụng to lớn của CNTT vào việc đổi mới việc dạy và học, thể hiện rõ rệt nhất cuộc cách mạng trong giáo dục do công nghệ thông tin đem lại. Nhiều trường đại học ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và tại Việt Nam, trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet. Ví dụ: trường University of Phoenix, của Mỹ mỗi năm dạy trực tuyến cho gần 200.000 học viên, phần lớn là những người vừa học vừa làm. Nói rộng hơn, ở Mỹ hiện nay trong số gần 15 triệu SV thì có hơn một triệu SV học tập qua các chương trình trực tuyến (nguồn: http:// phoenix.edu). Công cụ hỗ trợ cho việc học trực tuyến phổ biến và hữu hiệu nhất là các trang web được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhu cầu đa dạng của người học. Trang web: www.Lisinhstudy.tnu.edu.vn do tác giả thiết kế là một ví dụ về trang web hỗ trợ DH trực tuyến theo phương thức này. Những trang web hỗ trợ DH như trên là một nguồn dữ liệu học tập đa dạng và phong phú, đồng thời tạo ra một môi trường học tập mở và linh hoạt, phù hợp với các quan điểm hiện đại về lí luận DH, chú trọng khuyến khích SV chủ động và tích cực tự tìm kiểm và xử lí thông tin, tham gia diễn đàn thảo luận theo các chủ đề mà SV quan tâm...
  • 35. 35 Những trang web giúp cho hoạt động DH có thể tiến hành qua mạng (LAN, WAN, INTERNET) đã thể hiện được những ưu điểm chính như sau: Mở rộng không gian và thời gian học tập (học từ xa, mọi nơi, mọi lúc). Nguồn dữ liệu học tập và tài liệu tham khảo dường như là vô hạn. Bổ sung thêm các công cụ phương tiện học tập (phần mềm thí nghiệm mô phỏng, các bài thực hành, thực tập ảo). Tự học, gắn với tự kiểm tra, đánh giá để kịp thời điều chỉnh cách thức học tập nhờ ngân hàng câu hỏi, phần mềm trắc nghiệm tích hợp trong trang web… Tạo điều kiện cá biệt hóa người học, cá nhân hóa tài liệu học tập đồng thời phát huy tinh thần hợp tác, ý thức cộng đồng, kĩ năng giao tiếp cho người học. Tạo cơ hội tiếp tục học tập tự bồi dưỡng cho tất cả mọi người, ở mọi điều kiện, giới tính, lứa tuối… 1.3.3. Sử dụng internet phối hợp với hình thức dạy học truyền thống Vì các ưu điểm của học tập trực tuyến qua internet nên hiện nay nhiều trường đại học truyền thống sử dụng hình thức học tập trực tuyến qua internet để bổ sung cho hình thức DH truyền thống (e.Support). Hình thức DH này hiện đang dần trở nên phổ biến trong các trường đại học trên thế giới cũng như nhiều trường đại học ở Việt Nam. Trong phạm vi luận án, Tác giả tập trung vào hai kiểu phối hợp chính là: Phối hợp với dạy học thuyết trình và dạy học thông qua seminar, sẽ được trình bày cụ thể ở mục tiếp theo. 1.4. Dạy học bồi dưỡng năng lực tự học ở đại học với sự hỗ trợ của tài liệu điện tử 1.4.1. Một số đặc điểm dạy học ở đại học Giáo dục đại học coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho SV tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Vì vậy, bồi dưỡng NLTH là một trong các mục tiêu giáo dục đào tạo của các trường đại học. 1.4.1.1. Một số đặc điểm tâm lí sinh viên đại học Các nghiên cứu tâm lí học sư phạm [50] đã chỉ ra một số đặc điểm tâm lí của SV
  • 36. 36 đại học, lứa tuổi thuộc thời kì thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp (từ 18 đến 25), là tuổi thanh niên muộn hay thời kì bắt đầu của tuổi người lớn. Một số đặc điểm tâm lí tuổi thanh niên - SV như sau: + Đặc điểm tự ý thức của SV: Sự phát triển tự ý thức đã ở mức cao, đó là ý thức và sự đánh giá của con người về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức và hứng thú, về tư tưởng và động cơ của hành vi, là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân mình, và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra v.v… Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp: Lứa tuổi thanh niên đã ý thức tự hình thành con đường sống, xác định nghề nghiệp. Những đặc điểm tâm lí trên là cơ sở quan trọng cho phát triển tự học ở SV 1.4.1.2. Một số đặc điểm chung của hoạt động học tập ở sinh viên Có tính độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động: Khác với hoạt động lao động, hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. SV học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai. Hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo. Phương tiện hoạt động là thư viện, phòng học đa chức năng, phòng thực nghiệm với các thiết bị bộ môn… Về mặt tâm lí: hoạt động học tập của SV với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, đôi lúc quá tải (thí dụ: thời kì thi, kiểm tra, làm khóa luận, luận văn...). Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập trí tuệ cao Những biểu hiện của tư duy độc lập ở SV là: Tự đặt ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều cách. Có ý thức theo đuổi mục đích đến cùng và biết tự đánh giá kết quả tìm được. Từ các nghiên cứu về đặc điểm tâm lí, đặc điểm hoạt động học tập, đặc trưng tư duy độc lập của SV, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các định hướng lựa chọn phương pháp DH ở đại học, cụ thể như sau: Trường hợp 1: SV coi mình chỉ là đối tượng tác động của nhà sư phạm, họ thụ động trong lĩnh hội tri thức có sẵn, từ bên ngoài. Trong trường hợp này hoạt động
  • 37. 37 của họ là bắt chước, ôn tập, rèn luyện và củng cố những quy tắc, quy luật sẵn có. Khi đó, GV sẽ chỉ dùng các phương pháp thông báo, mô tả, giải thích. Trường hợp 2: SV coi mình là chủ thể, họ học với sự say mê, độc lập tìm tòi thông tin và tích cực vận dụng chúng. Trong trường hợp này, họ học tập sáng tạo nhưng có tính tự phát, thiếu hệ thống tri thức. Khi đó các phương pháp DH cần tập trung vào kích thích tính ham hiểu biết của SV... Trường hợp 3: SV coi mình vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động học tập, họ vận dụng các phương pháp tìm kiếm và vận dụng thông tin một cách có phương hướng. Trong trường hợp này, các phương pháp DH điển hình là đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận và tranh luận. Trường hợp 3 ứng với quan điểm hiện đại về DH ở đại học, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường đại học hiện nay. Từ những phân tích trên, định hướng BDNLTH mà luận án này lựa chọn là tổ chức các hoạt động học tập PHGQVĐ và DHTCSVĐ, theo hai tiến trình: thuyết trình và tổ chức seminar với sự hỗ trợ của TLĐTDH. 1.4.1.3. Đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học ở đại học a. Đặc điểm về nội dung DH: Đặc điểm thứ 1: Nội dung DH mang tính chất định hướng nghề nghiệp: mọi môn học đều định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. Đặc điểm thứ 2: Nội dung đào tạo có tính chất tích hợp cao (tích hợp chương trình, tích hợp các môn, tích hợp kiến thức...). Kiến thức của mỗi đối tượng học tập, môn học, mỗi hoạt động học tập, phương tiện DH đều chứa đựng kiến thức của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan. Đặc điểm thứ 3: Nội dung DH có tính khoa học và thực tiễn cao. Nội dung học tập ở bậc đại học vừa mang tính học thuật vừa mang tính nghề nghiệp. Dưới góc độ học thuật, nội dung kiến thức có tính hàn lâm, chuyên sâu với hàm lượng trí tuệ lớn (khác với các kiến thức phổ thông). Dưới góc độ nghề nghiệp, nội dung học tập lại có tính trực quan và thực tiễn. Dưới đây là ví dụ về nội dung “Các PPKTVLY” để minh họa cho những phân tích đã nêu.
  • 38. 38 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT VẬT LÝ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Chương 1: Phương pháp đo ghi điện tim 1. Sự hình thành đồ thị điện tim, điện tâm đồ và ý nghĩa các sóng 2. Phương pháp đo ghi điện tim và ứng dụng trong chẩn đoán Chương 2: Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng 1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể 2. Phương pháp kích thích điện, ứng dụng trong kỹ thuật điện châm Chương 3: Phương pháp Âm và Siêu âm, ứng dụng trong y học 1.Đại cương về sóng âm và siêu âm 2.Ứng dụng của âm và siêu âm trong chẩn đoán và điều trị Chương 4: Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống và ứng dụng 1.Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống và ứng dụng 2. Kỹ thuật Laser, ứ dụng trong Y học Chương 5: Bức xạ ion hóa và ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh 1. Bức xạ ion hóa 2. Bức xạ tia X và ứ dụng trong chẩn đoán hình ảnh Chương 6: Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân 1.Cơ sở vật lý của phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân 2.Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ Chương 7: Phương pháp phóng xạ, ứng dụng trong xạ trị 1.Phương pháp phóng xạ đánh dấu 2. Ứng dụng chiếu xạ trong y sinh học Chương 8: Phương pháp quang phổ 1. Sự hấp thụ ánh sáng trong môi trường vật chất 2. Ứng dụng Quang phổ trong y học b. Đặc điểm về phương pháp DH Các nghiên cứu lí luận DH đại học của S.I. Zinoviev [59] đã nêu một số phương pháp DH thường được áp dụng như sau: Phương pháp thuyết trình Phương pháp dạy học thông qua hình thức serminar Hội thảo, thảo luận nhóm Bài tập tình huống (case study) vv...
  • 39. 39 c. Đặc điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ ở đại học Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà SVcần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên1); và (3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài vv. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của SVtrong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Một vài đặc điểm cần phải làm rõ trong quy định trên: Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành, và tự học. Trong ba hình thức này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên và SV, hình thức thứ ba không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa GV và SV (GV giao nội dung để SV tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành). Ba hình thức tổ chức DH này tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó, phương thức đào tạo theo tín chỉ xem tự học như là một thành phần quy định trong cơ cấu giờ học của SV: ngoài việc nghe giảng và thực hành trên lớp, SV được giao những nội dung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu, những nội dung này được đưa vào thời khóa biểu để phục vụ cho công tác quản lí và quan trọng hơn, chúng phải được đưa vào nội dung các bài kiểm tra thường xuyên và bài thi hết môn học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò của SV được đặc biệt coi trọng. Định hướng lấy SV làm trung tâm được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn nội dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy. 1.4.2. Quá trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học Sinh thời, Bác Hồ luôn căn dặn: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. [58]. Khái niệm tự học gắn liền với khái niệm học tập tích cực, dựa trên nền tảng tư tưởng lấy SV làm trung tâm, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo và tổ chức hoạt động giảng dạy sao cho từng SV đều có thể quyết định cách học thích hợp và chủ động nhất cho mình. Tư tưởng DH BDNLTH được hiện thực hóa vào cấu trúc chương trình và cách thức tổ chức giảng dạy đầu tiên tại trường đại học Harvard (Mỹ) vào năm 1872, cùng
  • 40. 40 với việc sử dụng công nghệ mô đun hóa kiến kiến thức trong tổ chức đào tạo, mà ngày nay phát triển thành hệ thống tín chỉ (Credit System) và gắn liền với nó là phương thức “thầy dạy - trò tự học” hay tự học có hướng dẫn.[17], [38], [45]. 1.4.2.1. Tự học: Theo Từ điển giáo dục học (Bùi Hiển, 2013), thì tự học là “Quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”. [13]. Cũng theo Từ điển trên: “Tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ: việc học cá nhân và tự chủ, được sự giúp đỡ và tăng cường của một số yếu tố như giáo viên, công nghệ giáo dục hiện đại, chương trình và máy DH (có hỗ trợ). Như vậy, tự học trong các trường, SV chủ yếu là tự học có hướng dẫn, có hỗ trợ, đặc biệt hiện nay là các phương tiện CNTT. Thái Duy Tuyên (2011) cũng đưa ra định nghĩa: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân người học”. [45]. Ông cũng nêu ra các hình thức tự học như sau: Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy: SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh... Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: các nhà nghiên cứu... Tự học trong cuộc sống: nhà văn hóa, kinh tế, nhà chính trị xã hội… Như vậy, hình thức và đối tượng tự học rất phong phú. Mỗi con người trong cuộc đời đều có thể phải trải qua các dạng tự học trên. Nguyễn Cảnh Toàn (1998) cũng đưa ra định nghĩa: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [44]. Định nghĩa này chỉ ra cả cách thức, biện pháp tự học. Các định nghĩa trên đều có điểm chung: nhấn mạnh vai trò tự lực, tích cực của người học, ở mức độ cao thì SVcó khả năng độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, đồng thời phát triển các phẩm chất cá nhân.