SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài
Nhóm thực hiện
STT HỌ và TÊN MSSV SĐT
1 Lê Vũ Quốc Bảo 13149016 0983358489
2 Phan Thị Hà 13149102 0969669479
TP. HCM 11/2015
Trang 2
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................3
II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................................4
2.1 Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................................4
Vị trí địa lý............................................................................................................................4
Diện tích tự nhiên.................................................................................................................7
Địa hình thổ nhưỡng............................................................................................................7
Đặc điểm Khí hậu................................................................................................................7
Đặc tính thủy văn.................................................................................................................8
2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa...................................................................................8
Dân số....................................................................................................................................8
Kinh tế...................................................................................................................................9
Văn hóa xã hội....................................................................................................................10
2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ....................................10
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................11
3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu......................................................................11
3.2 Phương pháp đánh giá nhanh .........................................................................................11
3.3 Phương pháp so sánh.......................................................................................................11
Trang 3
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................11
4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng.......................................................................11
4.2 Đối với công tác quản lý.................................................................................................11
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................12
5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng.....................................................................................12
5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ ..................................................................15
5.2.1. Ban quản lý ..............................................................................................................15
5.2.2. Mục đích...................................................................................................................15
5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................................16
5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý......................................................16
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................24
I.MỞ ĐẦU
Rừng cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản cho
nhiều dân tộc, quốc gia, cũng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển , có
vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan, khí hậu, đất đai.
Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Việt Nam- được mệnh danh “Rừng vàng, Biển bạc,
Đất phì nhiêu” nhưng hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Ước tính rằng
đã có khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuồng còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958(chiếm
khoảng 33% diện tích đất liền), và 37,37 triệu km2 vào năm 1973,Hiện nay chỉ còn khoảng
29 triệu km2 (27% diện tích đất liền). Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó
chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử rừng lãng phí, và do công
tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.
Trang 4
Cụ thể là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên
che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các
loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt
Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng).
Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ
đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách
trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá
rừng là việc làm cấp bách hiện nay. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác
quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá rừng
và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm
ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng.
Nhận thấy được tầm quan trọng nhóm đã chọn tiến hành đề tài “TÌNH HÌNH KHAI
THÁC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RƯNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỪNG”.
II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, thành phố HCM. Nằm ở cửa sông lớn,
thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ.
+Vị trí tương đối
 Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
 Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
 Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TPHCM.
 Phía Nam giáp với biển Đông.
Trang 5
+Tọa độ địa lý: từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’
kinh độ Đông
Trang 6
Trang 7
Diện tích tự nhiên
Diện tích đất rừng 38.600 ha chiếm 54% diện tích huyện Cần Giờ
Địa hình thổ nhưỡng
Đất phù sa, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có các lòng
chảo cao từ -0.5 m đến 0.5 m. Các gò đất cao 1 đến 2m
Có 5 dạng đất chính:
STT Dạng đất Cao độ
1 Dạng không ngập 2,0 – 10m
2 Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm 1,6 – 2m
3 Dạng ngập theo chu kỳ năm 1,1 – 1,5m
4 Dạng ngập theo chu kỳ tháng 0,6 – 1m
5 Dạng ngập theo chu kỳ ngày 0,0 – 0,5m
(Nguồn: BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ)
Đặc điểm Khí hậu
+Đặc tính khí hậu nóng ẩm mang tính chất gió mùa cận xích đạo có 2 mùa nắng mưa rõ
rệt.
 Mùa mưa: Tháng 5 đến tháng 10
 Mùa nắng: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+Lượng mưa trung bình 130mm/ tháng
+Chế độ gió: 2 hướng gió chính trong năm là
 Tây và Tây Nam tháng 5 đến tháng 10 dương lịch
 Bắc Đông Bắc tháng 11 đến tháng 4 âm lịch
Trang 8
+Độ ẩm và bốc hơi: Ẩm độ trung bình 80-85% lượng bốc hơi trung bình 1204mm/tháng
+Chế độ nhiệt và bức xạ: nhiệt độ trung bình năm 27oC lượng bức xạ trung bình ngày
trên 300 Calo/cm2
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 33,3oC
-Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 22,7oC
-Biên độ dao động trong ngày: 3 – 70C
- Biên độ nhiệt trong tháng: 4oC
+Số giờ nắng 7-9 giờ/ngày
Đặc tính thủy văn
Hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nguồn nước từ biển đưa vào qua hai cửa chính hình phễu
là vịnh Động tranh và Gành rai;nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn
và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra
còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu.
+Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện.
+Chế độ thủy triều : Nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, hai lần nước lớn và hai lần
nước ròng không đều trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch
rất xa.
+Độ mặn : Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa
lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều
hết.Càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa
Dân số
Dân số trên toàn huyện Cần Giờ là 68.403 người với 15.922 hộ (thống kê
06/2007,huyện Cần Giờ) được chia làm 6 xã và 01 thị trấn gồm : Bình Khánh, An Thới
Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh.
Trang 9
40% người dân thuộc diện xóa đói giảm nghèo, sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng
Kinh tế
Bảng các thành phần kinh tế huyện Cần Giờ năm 2006
Tổng giá trị sản xuất toàn Huyện đạt trên 4.150 tỷ đồng tăng 29% so với 2007 trong đó
-Thủy sản tăng 4%,
-Công nghiệp- tiểu thủ công nhiệp tăng 21%
-Nông lâm nghiệp giảm 47%
-Giao thông bưu điện tăng 18%
-Đầu tư xây dựng tăng 87%
-Thương nghiệp dịch vụ giảm 8%
Trang 10
Văn hóa xã hội
UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa
dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch
trọng điểm quốc gia Việt Nam
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển -
MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm
trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ chia làm 3 vùng chính
 Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái.
 Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các
hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.
 Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì
bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự
trữ sinh quyển đem lại.
Trang 11
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Từ những tài liệu đã có, thông qua việc phân tích tổng hợp để có cái nhìn tổng
quát về khu vực nghiên cứu,làm cơ sở cho việc đánh giá
3.2 Phương pháp đánh giá nhanh
Thông qua các số liệu thu được và tình hình thực tế nhận diện thực trạng quản lý
tại rừng ngập mặn Cần Giờ
3.3 Phương pháp so sánh
Dựa vào điều kiện và phương thức quản lý của các đối tượng tương tự rừng ngập
mặn Cần Giờ như vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên để từ đó đưa ra nhận xét
về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng
-Nghiên cứu các số liệu thực tiễn thống kế của cơ quan kiểm kê rừng về diện tích.
-Nghiên cứu sự đa dạng cũng như số lượng của chủng loại hệ động thực vật thuộc rừng
ngập mặn Cần giờ.
4.2 Đối với công tác quản lý
-Nghiên cứu về cơ cấu ban quản lý hiện tại ở rừng ngập mặn Cần Giờ
-Nghiên cứu phương thức hoạt động, cách thức quản lý rừng, các nguyên tắc quản lý
rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trang 12
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng
Rừng Cần Giờ với loài cây chính là đước, chiếm đến 75% diện tích, thường ở tuổi
22, nên nguy cơ rừng “già yếu” là chuyện xảy ra trong tương lai gần. Ngoài ra còn có sâu
bệnh, xói mòn, và việc mở đường, xây dựng các khu du lịch, nuôi tôm, làm diện tích ngày
càng thu hẹp. Theo báo cáo của Tiến sĩ Viên Ngọc Nam thuộc Chi cục phát triểnlâm nghiệp
năm 2004 diện tích rừng bị mất 25 ha. Cũng theo Tiến sĩ, mật độ cây ngày càng dày, trong
khi thành phố cấm tỉa thưa từ 1999, khiến chiều cao và đường kính cây không cân xứng,
tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên dưới nên cây tăng
trưởng chậm.
Một vấn đề cũng đáng lưu ý là rừng ngập mặn đang đứng trƣớc nguy cơ bị khai
thác quá mức để phát triển kinh tế xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề. Hiện nay, tình trạng
khai thác quá mức nguồn nguyên thiên nhiên đang là những nguy cơ đe dọa hệ sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ
Trước đây rừng ngập mặn Cần Giờ rộng mênh mông, còn có tên là rừng Sác (do
người Nam Bộ gọi cây mắm là cây sác). Đây là loài cây ngập mặn sống cùng với các loại
cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn. Tập đoàn
cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi bồi
cửa sông ven biển. Cây mắm, cây đước đi trước. Khi đất bùn được cố định, nước nhạt dần,
cây dừa nước phát triển sau cùng trong đoàn quân lấn biển.
Vào thế kỷ 17, khi những cư dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam
Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm nửa
nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng Sác là
sông rạch. Thế giới động vật rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến những năm
kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thủy sinh như tôm,
cua, cá, lưỡng cư, nơi đây còn có các loài hổ, khỉ độc, rái nước. Những lúc triều lên, hàng
trăm rái nước tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những cuộc giao tranh
Trang 13
quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Loài cá sấu có nhiều vô kể và vẫn được dân địa
phương gọi là chúa nước.
Những năm 1962-1971, Mỹ tàn phá rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ. Cộng với
nạn phá rừng bừa bãi nên các cánh rừng bị hủy diệt hoàn toàn biến nhiều vùng thành các
bãi hoang, trảng trống, cây lùm bụi. Các loại động vật rừng ngập mặn như chim, tôm, cá
cũng biến mất. Năm 1985, nhân dân Cần Giờ và bộ đội quyết tâm trồng lại rừng. Hàng
chục ha rừng Sác hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước.
Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nông, cò quắm, sếu, diệc, hồng
hộc, le le.
Sau 30 năm khôi phục, rừng Sác giờ đây được gọi là rừng ngập mặn Cần Giờ đã
phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh
rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều
loài động vật phát triển. rừng ngập mặn Cần Giờ được các chuyên gia nước ngoài đánh giá
cao về công tác trồng , chăm sóc và bảo vệ rừng ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhà khoa
học lâm nghiệp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trở về trạng thái tự nhiên
đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2005.
Hiện nay, theo kết quả mới nhất.
- Về diện tích: đã trồng thành rừng 19.448,41 ha với các loài cây chủ yếu như: Đước
(Rhizhophora apiculata), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Gõ biển
(Intsia bijuga), Tra(Thespesia polunea), Đưng (Rhizophora mucronata), Vẹt đen
(Bruguiera sexangula)…Song song việc trồng và chăm sócrừng trồng, đã tiếnhành khoanh
nuôi 11.043,11 ha rừng tự nhiên thành rừng, tạo ra sự đa dạng về chủng loài thực vật theo
diễn thế tự nhiên của hệ thực vật Rừng ngập mặn
- Về tài nguyên thiên nhiên: sau khi hệ sinh thái được phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ
rất đa dạng và phong phú về thực vật cũng như động vật, cụ thể:
Hệ thực vật: Đã thống kê được 159 loài thực vật thuộc 76 Họ (theo Viên Ngọc Nam,
Nguyễn Sơn Thụy 1997), trong đó:
Trang 14
+ Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 Họ.
+ Loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 Họ.
+ Loài cây trên đất cao: 90 loài thuộc 42 Họ.
Hệ động vật, thủy sinh vật rừng ngập mặn Cần Giờ:
Quá trình phục hồi thành công hệ thực vật Rừng ngập mặn đã góp phần tạo ra môi
trường sống cho các loài động vật trên cạn, dưới nước phát triểnvề chủng loài lẫn số lượng.
Theo các nhà khoa học Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ thống sông rạch chằng chịt, các
bãi bồi, ao đầm, rừng - đầm nhận nước từ sông Sài Gòn, Đồng Nai – giàu chất dinh dưỡng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sinh vật có nguồn gốc biển,
nước lợ theo thủy triều vào rừng sinh sống. Thành phần các loài thủy sinh vật ở rừng Cần
Giờ rất phong phú: có trên 130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo Khuê (Bacillariophita), tảo
Giáp (Pyrrophyta) và tảo Lam (Cyanophyta), trong đó tảo Khuê chiếm ưu thế; trên 100loài
động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp (Arthrophoda), Giun đất (Annelides),
Giun tròn (Nemathalninthes), Thân mềm (Molusca); trên 120 loài cá nước lợ, nước mặn
thuộc các bộ cá Nhám (Lamniformes), cá Đuối (Rajiiformes), cá Trích (Clupeiformes), cá
Đối (Mugillifomes), cá Heo (Siluriiformes), cá Chình (Anguilliformes), cá Vược
(Pereiiformes), cá Kìm (Beloniformes), cá Bơn (Pluroneetiformes), cá Nục
(Tetraodontiformes), cá Mang Ếch (Batrachidiformes)... (theo Hoàng Đức Đạt – 1997).
Mặc dù môi trường rừng ngập mặn không thuận lợi cho các loài động vật sống trên cạn
như các rừng nội địa, nhưng do có nhiều thức ăn nên khu hệ động vật có xương sống ở cạn
trong rừng ngập mặn cũng đa dạng và phong phú. Có thể kể các loài thú như: Heo rừng,
Khỉ đuôi dài, Rái cá, các loài Mèo, Chồn, Nhím, Tê tê.... ở đây còn có tập đoàn chim nước,
Bồ nông, các loài Cú, Diệc, Nhan sen, Cốc, ... có số lượng lớn. Bò sát có : Cá Sấu hoa cà,
Kỳ đà nước, Trăn, nhiều loài Rắn, Rùa biển ...(hiện nay, không còn thấy Cọp, Nai, cá Sấu
hoa cà xuất hiện trong môi trường tự nhiên cũng như thông tin về 3 loài này).
Các công trình nghiên cứu đã xác định được 09 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát ; trên 150
loài chim thuộc 47 Họ, 17 Bộ (trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải là chim
nước) sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau; Thú có 19 loài thuộc 13 Họ, 07 Bộ. Trong đó
Trang 15
có các loài quý hiếm như: Rái cá thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aouyx cinerea),
Mèo cá (Felis viverria), Mèo rừng (Felis bengalensi); Bồ nông chân xanh – Chàng bè
(Peiecaunus philippensis), Cò lạo ấn Độ _ Nhan sen (Lepptopilos javanicus), Cò lạo xám
(Myeteria cinerea), Choắt lớn móng vàng (Tringaguttifr), ác là (Pica pica)
5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
5.2.1. Ban quản lý
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lập theo Quyết
định số 5902/QĐ-UB-CNN ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh.
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, kinh phí
hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện Cần Giờ giao phó và
chịu sự quản lý chuyên nghành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ gồm có 100 người trong đố có trên 70% làm nhiệm vụ bảo
vệ rừng trực tiếp tại 24 tiểu khu phân bố khắp rừng ngập mặn. Ngoài lực lượng của Ban
Quản lý còn có các đơn vị nhận khoán, đơn vị phối hợp trên địa bàn huyện: Các đồn biên
phòng, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, công an, Nông trường, Các công ty du lịch sinh
thái,… Đặc biệt có trên 160 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Trong những năm qua,
những thiệt hại tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đã được hạn chế thấp nhất.
5.2.2. Mục đích
Phát huy tốt 3 chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ:
- Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và
cảnh quan.
- Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các
giá trị văn hóa truyền thống.
- Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáo dục và
Trang 16
trao đổi thông tin giữa các địa phương, trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển
bền vững.
5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý 37.152,764(ha), trong đó có:
• Rừng trồng – 19.448,4(ha)
• Rừng tự nhiên – 11.043,06(ha)
• Đất khác – 6.661,304 (ha)
- Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành
phố trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp
với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.
- Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện
việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra
những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ
công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
- Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ, phát
triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm – ngư
– dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ
thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng.
- Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận
động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
- Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ
phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ;
góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ công nhân trực tiếp làm
nghề rừng.
5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý
a.Cơ cấu tổ chức
Trang 17
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG
BAN
(TỔ CHỨC)
PHÓ TRƯỞNG
BAN
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
HOẠCH
TRUNG
TÂM
TTGDM
T VÀ DL
SINH
THÁI
CÁC PHÂN
KHU
TIỂU KHU
CÁC HỘ
GIỮ
RỪNG
ĐỘI LƯU
ĐỘNG
CÁC ĐƠN VỊ
NHẬN
KHÓA BẢO
VỆ RỪNG
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÁT
TRIỂN
TÀI
NGUYÊN
RỪNG
CÁC
HỘ GIỮ
RỪNG
Trang 18
b. Nội dung và công tác quản lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Có
3 nội dung chính trong việc quản lý khu dự trữ sinh quyển:
- Bảo đảm sự cân bằng động của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ.
- Điều hòa các mối quan hệ giữa con người và môi trường trong phạm vi Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ.
c. Công tác quản lý
 Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển phải được điều
tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập kế hoạch sử dụng
và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác ở từng vùng chức năng: vùng lõi, vùng
đệm và vùng chuyển tiếp.
- Kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với sự cân bằng của hệ sinh thái nhân
văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Bảo vệ đa dạng sinh học trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
- Thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm.
Giới hạn việc du nhập các giống loài không phải là bản địa nếu chưa được nghiên cứu và
đánh giá một cách khoa học.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Áp
dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác kinh doanh, sử dụng các loài này
đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt
phù hợp với từng loài.
Trang 19
 Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
- Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được khai thác từ gió,
mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ.
-Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ:
+ Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu Dự trữ
sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường.
+ Phải xây dựng hoàn chỉnh và vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi
trường; xây dựng hệ thống thu gom tách riêng và xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải
phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; vận hành thường xuyên các
công trình xử lý ô nhiễm môi trường; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về môi trường.
+ Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
khu Dự trữ sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
mình.
+ Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ
thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và đáp
ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung,
hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được
vận hành thường xuyên.
 Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát
triển làng nghề phải gắn với việc bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom tập trung các
loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Phải có hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy
Trang 20
định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên. Bảo vệ cảnh quan đối với các
công trình xây dựng
Các công trình xây dựng trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
phải bảo đảm các điều kiện như sau:
Trong vùng lõi: không cho phép xây dựng các công trình, trừ những công trình phục vụ
cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trong vùng đệm: chỉ chấp nhận các công trình xây dựng có kết cấu và vật liệu xây dựng
hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm vỡ cân bằng sinh thái và được các cấp có thẩm
quyền cho phép.
Trong vùng chuyển tiếp: các công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và
quy hoạch của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
d. Nguyên tắc quản lý
Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bằng các biện pháp tổng
hợp dựa trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng. Công tác quản lý khu dư trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay thỏa mãn 12 nguyên tắc của phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái theo công ước đa dạng sinh học:
Nguyên tắc 1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai, nước và sự sống là sự lựa
chọn mang tính xã hội: Khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hoá học
trong chiến tranh và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản lý
dựa trên sự lựa chọn của xã hội.
Nguyên tắc 2: Quản lý phải được phân quyền đến cấp thích hợp nhất: Việc quản lý
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được phân quyền đến cấp thích hợp nhất
qua các nghị quyết giao khoán bảo vệ rừng đến các đơn vị quốc doanh, tập thể và hộ gia
đình của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái phải xem xét các hiệu quả (thực tế hoặc
tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với các hệ sinh thái khác: Trong công tác quản lý,
khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm 3 hệ sinh thái theo diễn thế: lúa
Trang 21
nước – rừng ngập mặn – thảm cỏ biển. Mọi hoạt động bảo tồn và phát triển trong khu vực
khu dự trữ sinh quyển đều được các nhà quản lý tính đến mối quan hệ với hệ sinh thái ven
biển cùng vùng biển Đông.
Nguyên tắc 4: Công nhận các lợi ích tiềm năng từ sự quản lý, thuờng có một nhu
cầu để hiểu biết và quản lý hệ sinh thái trong phạm vi kinh tế. Bất cứ chương trình quản lý
hệ sinh thái nào như thế phải: Giảm bớt các bóp méo do thị trường có ảnh hưởng bất lợi
đến sự đa dạng sinh học. Nhắm đến các động cơ để đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng sinh
học và sử dụng bền vững. Chủ quan hoá các chi phí và các lợi ích trong hệ sinh thái đã quy
định vào phạm vi khả thi. Các nhà quản lý ngành Lâm nghiệp TP. HCM đang có kế hoạch
đánh giá tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ nhằm mục đích biết
rõ nội dung kinh tế cùng giá trị của các loại sản phẩm và dịch vụ môi trường do hệ sinh
thái này cung cấp. Từ đó sẽ cải tiến công tác quản lý theo xu hướng bảo vệ và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ,
phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Nguyên tắc 5: Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhằm mục đích
duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái, phải là mục tiêu ưu tiên của phương thức tiếp cận hệ
sinh thái: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ được phân thành 3 vùng chức
năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp theo kế hoạch quản lý. Sự phân vùng này
nhằm bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nguyên tắc 6: Các hệ sinh thái phải được quản lý trong các giới hạn về chức năng
của chúng: Hiện nay hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ được quản lý trong phạm vi giới
hạn của các chức năng. Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ kiểm
soát được cường độ khai thác tài nguyên thiên nhiên từ khu vực này như gỗ củi, thuỷ sản,
muối v.v…
Nguyên tắc 7: Việc tiếp cận hệ sinh thái phải được thực hiện ở các quy mô thích
hợp về mặt không gian và thời gian: Theo thời gian, quy mô quản lý và phương thức quản
lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ cũng đã chuyển đổi với phương thức quản lý ngày
càng chặt chẽ hơn và quy mô ngày càng lớn hơn về mặt không gian.
Trang 22
Nguyên tắc 8: Công nhận sự thay đổi các quy mô theo thời gian và các kết quả diễn
ra từ từ được đặc trưng bởi các quá trình sinh thái, các mục tiêu đối với việc quản lý hệ
sinh thái phải được thiết lập mang tính dài hạn: Kết quả quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần giờ luôn luôn là kế hoạch dài hạn. Từ 1978 – 1983 trồng phủ xanh bằng cây đước
(rhizophora apiculata). Từ 1984 – 1999 trồng đa dạng loài để đạt đa dạng sinh học. Từ
2000 - 2010, quan sát động lực phát triển và mối quan hệ với các hệ sinh thái tiếp giáp,
theo dõi độ tăng đa dạng sinh học. Từ 2011 – 2020, hạn chế gia tăng cộng đồng dân cư tại
Cần Giờ. Xây dựng hệ thống các quần xã sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ,
mở rộng và phát triển quy mô vùng lõi, vùng đệm. Tại vùng chuyển tiếp, cải thiện môi
trường, trồng thêm hệ thực vật, phát triển du lịch sinh thái. Chuẩn bị cơ sở để chuyển khu
dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên. Từ 2020 – về
sau, tái định cư cộng đồng tại Cần Giờ. Phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ thành khu bảo
tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định.
Nguyên tắc 9: Việc quản lý công nhận sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi:
Quản lý theo quy chế khu dự trữ sinh quyển đồng nghĩa với vai trò con người là trung tâm,
do đó sự thay đổi là điều không tránh khỏi khi cần phát triển. Ngoài ra, về mặt tự nhiên
cũng có sự thay đổi về thời tiết, về lực tương tác sông biển và lực tương tác giữa các loài
với nhau v.v..
Nguyên tắc 10: Tiếp cận hệ sinh thái phải tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hợp
thành một hệ thống thống nhất của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học: Trong công
tác quản lý, mọi kế hoạch dài hạn của ngành lâm nghiệp TP. HCM luôn theo dõi sự cân
bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học từ năm 1990 đến nay.
Nguyên tắc 11: Tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin tương
ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học của cư dân bản địa và
cư dân địa phương: Trong các dự án trung và dài hạn, các nhà quản lý liên quan đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ luôn cập nhật thông tin từ mọi nguồn: thống kê, hội thảo
trao đổi lấy ý kiến dân cư địa phương và các nhà khoa học để xây dựng và điều chỉnh các
chính sách quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
Trang 23
Nguyên tắc 12: Tiếp cận hệ sinh thái liên quan đến tất cả các lãnh vực xã hội và các
ngành khoa học có liên quan tương ứng: Để quản lý tốt hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần
giờ. Cán bộ thuộc ban quản lý khu dự trữ sinh quyển được đào tạo từ nhiều ngành nghề
khác nhau: lâm nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp, kinh tế, tài chính, môi trường… và trong
mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài, ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có các dự án liên
quan đến các tổ chức: sư phạm, giáo dục, đoàn thể phụ nữ – thanh niên – công đoàn, các
tổ chức xã hội phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và xã hội …
v.v…
Trang 24
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Qua nghiên cứu , đế tài đã khái quát được thông tin chung về rừng ngập mặn Cần Giờ,
điều kiện tự nhiên vài trò đối với phát triển kinh tế xã hội. Thông tin cập nhật về hiện
trạng khai thác tài nguyên tại rừng cũng như hiện tài nguyên rừng tài nguyên động thực
vật. Thông tin về cơ cấu tổ chức và công tác quản lý hiện hành tại rừng ngập mặn Cần
Giờ cũng như những nguyên tắc quản lý tại đây
6.2 Kiến nghị
Đề tài cung cấp thông tin làm tiền đề định hướng nghiên cứu chuyên sâu cho việc quản lý
khai thác sử dụng tài nguyên và công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
Trong tương lai cần mở rộng nghiên cứu chuyên sâu để phát triển việc bảo tồn, phát tiển
vai trò của rừng ngập mặn với khu vực và với quốc gia, nghiên cứu đổi mới, cải tiến
phương pháp quản lý hiệu quả , nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý rừng
ngập mặn,
Trang 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý rừng ngập măn Cần Giờ, GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ, 2010
2. Nguyễn Phước danh, KHÓA LUẬN BƯỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƯƠNG
PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG
(AVICENNI ALBA) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD, 8/2007
3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ
4. TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG, 2010
5. Huỳnh Ngọc Cẩn, ĐỒ ÁN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, 2009

More Related Content

What's hot

quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...nataliej4
 
2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc
2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc
2.2.chuong 2 (tt). lang nuochunglamvinh
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttlshunglamvinh
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGMan_Ebook
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
 
2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc
2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc
2.2.chuong 2 (tt). lang nuoc
 
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAYĐánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, HAY
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầngĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 

Similar to Đề tài: Khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn, 9đ

Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtlinh chan
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longtruognnghiac4
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangVan Thien
 
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009Báo cáo thực địa miền trung năm 2009
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009nhóc Ngố
 
Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxHoiMong
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...Nguyen Thanh Tu Collection
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation Vtranuyenca
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...nataliej4
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặnNinhHuong
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngHương Vũ
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An nataliej4
 
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờĐánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đề tài: Khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn, 9đ (20)

Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
 
Nhom
NhomNhom
Nhom
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
 
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009Báo cáo thực địa miền trung năm 2009
Báo cáo thực địa miền trung năm 2009
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu LongPhân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
 
Bài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptxBài SInh nhóm.pptx
Bài SInh nhóm.pptx
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặn
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAYĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên GiangĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
 
Dia li 2
Dia li 2Dia li 2
Dia li 2
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hương
 
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
Tìm hiểu nguồn tài nguyên sinh học rừng ngập mặn tại xã Cẩm Thanh –TP Hội An
 
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờĐánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Đề tài: Khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn, 9đ

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÀI TIỂU LUẬN Đề tài Nhóm thực hiện STT HỌ và TÊN MSSV SĐT 1 Lê Vũ Quốc Bảo 13149016 0983358489 2 Phan Thị Hà 13149102 0969669479 TP. HCM 11/2015
  • 2. Trang 2 MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................3 II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................................4 2.1 Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................................4 Vị trí địa lý............................................................................................................................4 Diện tích tự nhiên.................................................................................................................7 Địa hình thổ nhưỡng............................................................................................................7 Đặc điểm Khí hậu................................................................................................................7 Đặc tính thủy văn.................................................................................................................8 2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa...................................................................................8 Dân số....................................................................................................................................8 Kinh tế...................................................................................................................................9 Văn hóa xã hội....................................................................................................................10 2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ....................................10 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................11 3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu......................................................................11 3.2 Phương pháp đánh giá nhanh .........................................................................................11 3.3 Phương pháp so sánh.......................................................................................................11
  • 3. Trang 3 CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................11 4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng.......................................................................11 4.2 Đối với công tác quản lý.................................................................................................11 CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................12 5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng.....................................................................................12 5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ ..................................................................15 5.2.1. Ban quản lý ..............................................................................................................15 5.2.2. Mục đích...................................................................................................................15 5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................................16 5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý......................................................16 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................24 I.MỞ ĐẦU Rừng cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản cho nhiều dân tộc, quốc gia, cũng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển , có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan, khí hậu, đất đai. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Việt Nam- được mệnh danh “Rừng vàng, Biển bạc, Đất phì nhiêu” nhưng hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Ước tính rằng đã có khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuồng còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958(chiếm khoảng 33% diện tích đất liền), và 37,37 triệu km2 vào năm 1973,Hiện nay chỉ còn khoảng 29 triệu km2 (27% diện tích đất liền). Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử rừng lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.
  • 4. Trang 4 Cụ thể là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng). Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá rừng và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng. Nhận thấy được tầm quan trọng nhóm đã chọn tiến hành đề tài “TÌNH HÌNH KHAI THÁC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RƯNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỪNG”. II. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, thành phố HCM. Nằm ở cửa sông lớn, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ. +Vị trí tương đối  Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.  Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.  Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TPHCM.  Phía Nam giáp với biển Đông.
  • 5. Trang 5 +Tọa độ địa lý: từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’ kinh độ Đông
  • 7. Trang 7 Diện tích tự nhiên Diện tích đất rừng 38.600 ha chiếm 54% diện tích huyện Cần Giờ Địa hình thổ nhưỡng Đất phù sa, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có các lòng chảo cao từ -0.5 m đến 0.5 m. Các gò đất cao 1 đến 2m Có 5 dạng đất chính: STT Dạng đất Cao độ 1 Dạng không ngập 2,0 – 10m 2 Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm 1,6 – 2m 3 Dạng ngập theo chu kỳ năm 1,1 – 1,5m 4 Dạng ngập theo chu kỳ tháng 0,6 – 1m 5 Dạng ngập theo chu kỳ ngày 0,0 – 0,5m (Nguồn: BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ) Đặc điểm Khí hậu +Đặc tính khí hậu nóng ẩm mang tính chất gió mùa cận xích đạo có 2 mùa nắng mưa rõ rệt.  Mùa mưa: Tháng 5 đến tháng 10  Mùa nắng: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau +Lượng mưa trung bình 130mm/ tháng +Chế độ gió: 2 hướng gió chính trong năm là  Tây và Tây Nam tháng 5 đến tháng 10 dương lịch  Bắc Đông Bắc tháng 11 đến tháng 4 âm lịch
  • 8. Trang 8 +Độ ẩm và bốc hơi: Ẩm độ trung bình 80-85% lượng bốc hơi trung bình 1204mm/tháng +Chế độ nhiệt và bức xạ: nhiệt độ trung bình năm 27oC lượng bức xạ trung bình ngày trên 300 Calo/cm2 - Nhiệt độ cao tuyệt đối: 33,3oC -Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 22,7oC -Biên độ dao động trong ngày: 3 – 70C - Biên độ nhiệt trong tháng: 4oC +Số giờ nắng 7-9 giờ/ngày Đặc tính thủy văn Hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nguồn nước từ biển đưa vào qua hai cửa chính hình phễu là vịnh Động tranh và Gành rai;nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu. +Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện. +Chế độ thủy triều : Nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, hai lần nước lớn và hai lần nước ròng không đều trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch rất xa. +Độ mặn : Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết.Càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm. 2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- văn hóa Dân số Dân số trên toàn huyện Cần Giờ là 68.403 người với 15.922 hộ (thống kê 06/2007,huyện Cần Giờ) được chia làm 6 xã và 01 thị trấn gồm : Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh.
  • 9. Trang 9 40% người dân thuộc diện xóa đói giảm nghèo, sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng Kinh tế Bảng các thành phần kinh tế huyện Cần Giờ năm 2006 Tổng giá trị sản xuất toàn Huyện đạt trên 4.150 tỷ đồng tăng 29% so với 2007 trong đó -Thủy sản tăng 4%, -Công nghiệp- tiểu thủ công nhiệp tăng 21% -Nông lâm nghiệp giảm 47% -Giao thông bưu điện tăng 18% -Đầu tư xây dựng tăng 87% -Thương nghiệp dịch vụ giảm 8%
  • 10. Trang 10 Văn hóa xã hội UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. 2.3 Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ Cấu trúc của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ chia làm 3 vùng chính  Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái.  Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.  Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại.
  • 11. Trang 11 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu Từ những tài liệu đã có, thông qua việc phân tích tổng hợp để có cái nhìn tổng quát về khu vực nghiên cứu,làm cơ sở cho việc đánh giá 3.2 Phương pháp đánh giá nhanh Thông qua các số liệu thu được và tình hình thực tế nhận diện thực trạng quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 3.3 Phương pháp so sánh Dựa vào điều kiện và phương thức quản lý của các đối tượng tương tự rừng ngập mặn Cần Giờ như vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên để từ đó đưa ra nhận xét về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu CHƯƠNG IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1 Đối với hiện trạng khai thác và sử dụng -Nghiên cứu các số liệu thực tiễn thống kế của cơ quan kiểm kê rừng về diện tích. -Nghiên cứu sự đa dạng cũng như số lượng của chủng loại hệ động thực vật thuộc rừng ngập mặn Cần giờ. 4.2 Đối với công tác quản lý -Nghiên cứu về cơ cấu ban quản lý hiện tại ở rừng ngập mặn Cần Giờ -Nghiên cứu phương thức hoạt động, cách thức quản lý rừng, các nguyên tắc quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ.
  • 12. Trang 12 CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1.Hiện trạng khai thác và sử dụng Rừng Cần Giờ với loài cây chính là đước, chiếm đến 75% diện tích, thường ở tuổi 22, nên nguy cơ rừng “già yếu” là chuyện xảy ra trong tương lai gần. Ngoài ra còn có sâu bệnh, xói mòn, và việc mở đường, xây dựng các khu du lịch, nuôi tôm, làm diện tích ngày càng thu hẹp. Theo báo cáo của Tiến sĩ Viên Ngọc Nam thuộc Chi cục phát triểnlâm nghiệp năm 2004 diện tích rừng bị mất 25 ha. Cũng theo Tiến sĩ, mật độ cây ngày càng dày, trong khi thành phố cấm tỉa thưa từ 1999, khiến chiều cao và đường kính cây không cân xứng, tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên dưới nên cây tăng trưởng chậm. Một vấn đề cũng đáng lưu ý là rừng ngập mặn đang đứng trƣớc nguy cơ bị khai thác quá mức để phát triển kinh tế xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề. Hiện nay, tình trạng khai thác quá mức nguồn nguyên thiên nhiên đang là những nguy cơ đe dọa hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Trước đây rừng ngập mặn Cần Giờ rộng mênh mông, còn có tên là rừng Sác (do người Nam Bộ gọi cây mắm là cây sác). Đây là loài cây ngập mặn sống cùng với các loại cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn. Tập đoàn cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi bồi cửa sông ven biển. Cây mắm, cây đước đi trước. Khi đất bùn được cố định, nước nhạt dần, cây dừa nước phát triển sau cùng trong đoàn quân lấn biển. Vào thế kỷ 17, khi những cư dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm nửa nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng Sác là sông rạch. Thế giới động vật rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thủy sinh như tôm, cua, cá, lưỡng cư, nơi đây còn có các loài hổ, khỉ độc, rái nước. Những lúc triều lên, hàng trăm rái nước tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những cuộc giao tranh
  • 13. Trang 13 quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Loài cá sấu có nhiều vô kể và vẫn được dân địa phương gọi là chúa nước. Những năm 1962-1971, Mỹ tàn phá rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ. Cộng với nạn phá rừng bừa bãi nên các cánh rừng bị hủy diệt hoàn toàn biến nhiều vùng thành các bãi hoang, trảng trống, cây lùm bụi. Các loại động vật rừng ngập mặn như chim, tôm, cá cũng biến mất. Năm 1985, nhân dân Cần Giờ và bộ đội quyết tâm trồng lại rừng. Hàng chục ha rừng Sác hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước. Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nông, cò quắm, sếu, diệc, hồng hộc, le le. Sau 30 năm khôi phục, rừng Sác giờ đây được gọi là rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật phát triển. rừng ngập mặn Cần Giờ được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về công tác trồng , chăm sóc và bảo vệ rừng ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhà khoa học lâm nghiệp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trở về trạng thái tự nhiên đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2005. Hiện nay, theo kết quả mới nhất. - Về diện tích: đã trồng thành rừng 19.448,41 ha với các loài cây chủ yếu như: Đước (Rhizhophora apiculata), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Gõ biển (Intsia bijuga), Tra(Thespesia polunea), Đưng (Rhizophora mucronata), Vẹt đen (Bruguiera sexangula)…Song song việc trồng và chăm sócrừng trồng, đã tiếnhành khoanh nuôi 11.043,11 ha rừng tự nhiên thành rừng, tạo ra sự đa dạng về chủng loài thực vật theo diễn thế tự nhiên của hệ thực vật Rừng ngập mặn - Về tài nguyên thiên nhiên: sau khi hệ sinh thái được phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ rất đa dạng và phong phú về thực vật cũng như động vật, cụ thể: Hệ thực vật: Đã thống kê được 159 loài thực vật thuộc 76 Họ (theo Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy 1997), trong đó:
  • 14. Trang 14 + Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 Họ. + Loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 Họ. + Loài cây trên đất cao: 90 loài thuộc 42 Họ. Hệ động vật, thủy sinh vật rừng ngập mặn Cần Giờ: Quá trình phục hồi thành công hệ thực vật Rừng ngập mặn đã góp phần tạo ra môi trường sống cho các loài động vật trên cạn, dưới nước phát triểnvề chủng loài lẫn số lượng. Theo các nhà khoa học Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ thống sông rạch chằng chịt, các bãi bồi, ao đầm, rừng - đầm nhận nước từ sông Sài Gòn, Đồng Nai – giàu chất dinh dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sinh vật có nguồn gốc biển, nước lợ theo thủy triều vào rừng sinh sống. Thành phần các loài thủy sinh vật ở rừng Cần Giờ rất phong phú: có trên 130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo Khuê (Bacillariophita), tảo Giáp (Pyrrophyta) và tảo Lam (Cyanophyta), trong đó tảo Khuê chiếm ưu thế; trên 100loài động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp (Arthrophoda), Giun đất (Annelides), Giun tròn (Nemathalninthes), Thân mềm (Molusca); trên 120 loài cá nước lợ, nước mặn thuộc các bộ cá Nhám (Lamniformes), cá Đuối (Rajiiformes), cá Trích (Clupeiformes), cá Đối (Mugillifomes), cá Heo (Siluriiformes), cá Chình (Anguilliformes), cá Vược (Pereiiformes), cá Kìm (Beloniformes), cá Bơn (Pluroneetiformes), cá Nục (Tetraodontiformes), cá Mang Ếch (Batrachidiformes)... (theo Hoàng Đức Đạt – 1997). Mặc dù môi trường rừng ngập mặn không thuận lợi cho các loài động vật sống trên cạn như các rừng nội địa, nhưng do có nhiều thức ăn nên khu hệ động vật có xương sống ở cạn trong rừng ngập mặn cũng đa dạng và phong phú. Có thể kể các loài thú như: Heo rừng, Khỉ đuôi dài, Rái cá, các loài Mèo, Chồn, Nhím, Tê tê.... ở đây còn có tập đoàn chim nước, Bồ nông, các loài Cú, Diệc, Nhan sen, Cốc, ... có số lượng lớn. Bò sát có : Cá Sấu hoa cà, Kỳ đà nước, Trăn, nhiều loài Rắn, Rùa biển ...(hiện nay, không còn thấy Cọp, Nai, cá Sấu hoa cà xuất hiện trong môi trường tự nhiên cũng như thông tin về 3 loài này). Các công trình nghiên cứu đã xác định được 09 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát ; trên 150 loài chim thuộc 47 Họ, 17 Bộ (trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải là chim nước) sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau; Thú có 19 loài thuộc 13 Họ, 07 Bộ. Trong đó
  • 15. Trang 15 có các loài quý hiếm như: Rái cá thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aouyx cinerea), Mèo cá (Felis viverria), Mèo rừng (Felis bengalensi); Bồ nông chân xanh – Chàng bè (Peiecaunus philippensis), Cò lạo ấn Độ _ Nhan sen (Lepptopilos javanicus), Cò lạo xám (Myeteria cinerea), Choắt lớn móng vàng (Tringaguttifr), ác là (Pica pica) 5.2. Công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ 5.2.1. Ban quản lý Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lập theo Quyết định số 5902/QĐ-UB-CNN ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện Cần Giờ giao phó và chịu sự quản lý chuyên nghành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban Quản lý Rừng phòng hộ gồm có 100 người trong đố có trên 70% làm nhiệm vụ bảo vệ rừng trực tiếp tại 24 tiểu khu phân bố khắp rừng ngập mặn. Ngoài lực lượng của Ban Quản lý còn có các đơn vị nhận khoán, đơn vị phối hợp trên địa bàn huyện: Các đồn biên phòng, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, công an, Nông trường, Các công ty du lịch sinh thái,… Đặc biệt có trên 160 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Trong những năm qua, những thiệt hại tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đã được hạn chế thấp nhất. 5.2.2. Mục đích Phát huy tốt 3 chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: - Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan. - Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các giá trị văn hóa truyền thống. - Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáo dục và
  • 16. Trang 16 trao đổi thông tin giữa các địa phương, trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững. 5.2.3. Chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý 37.152,764(ha), trong đó có: • Rừng trồng – 19.448,4(ha) • Rừng tự nhiên – 11.043,06(ha) • Đất khác – 6.661,304 (ha) - Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ. - Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng. - Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án lâm – ngư – dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng. - Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân. - Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng. 5.2.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý a.Cơ cấu tổ chức
  • 17. Trang 17 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN (TỔ CHỨC) PHÓ TRƯỞNG BAN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH TRUNG TÂM TTGDM T VÀ DL SINH THÁI CÁC PHÂN KHU TIỂU KHU CÁC HỘ GIỮ RỪNG ĐỘI LƯU ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ NHẬN KHÓA BẢO VỆ RỪNG PHÒNG KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG CÁC HỘ GIỮ RỪNG
  • 18. Trang 18 b. Nội dung và công tác quản lý Rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Có 3 nội dung chính trong việc quản lý khu dự trữ sinh quyển: - Bảo đảm sự cân bằng động của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. - Điều hòa các mối quan hệ giữa con người và môi trường trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. - Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. c. Công tác quản lý  Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập kế hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác ở từng vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. - Kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với sự cân bằng của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.  Bảo vệ đa dạng sinh học trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. - Thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm. Giới hạn việc du nhập các giống loài không phải là bản địa nếu chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học. - Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác kinh doanh, sử dụng các loài này đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài.
  • 19. Trang 19  Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo - Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. -Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: + Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. + Phải xây dựng hoàn chỉnh và vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; xây dựng hệ thống thu gom tách riêng và xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về môi trường. + Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ khu Dự trữ sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình. + Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên.  Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với việc bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom tập trung các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy
  • 20. Trang 20 định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên. Bảo vệ cảnh quan đối với các công trình xây dựng Các công trình xây dựng trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bảo đảm các điều kiện như sau: Trong vùng lõi: không cho phép xây dựng các công trình, trừ những công trình phục vụ cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và được cấp có thẩm quyền cho phép. Trong vùng đệm: chỉ chấp nhận các công trình xây dựng có kết cấu và vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm vỡ cân bằng sinh thái và được các cấp có thẩm quyền cho phép. Trong vùng chuyển tiếp: các công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. d. Nguyên tắc quản lý Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ phải bằng các biện pháp tổng hợp dựa trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng. Công tác quản lý khu dư trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay thỏa mãn 12 nguyên tắc của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học: Nguyên tắc 1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai, nước và sự sống là sự lựa chọn mang tính xã hội: Khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hoá học trong chiến tranh và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản lý dựa trên sự lựa chọn của xã hội. Nguyên tắc 2: Quản lý phải được phân quyền đến cấp thích hợp nhất: Việc quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được phân quyền đến cấp thích hợp nhất qua các nghị quyết giao khoán bảo vệ rừng đến các đơn vị quốc doanh, tập thể và hộ gia đình của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh. Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái phải xem xét các hiệu quả (thực tế hoặc tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với các hệ sinh thái khác: Trong công tác quản lý, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm 3 hệ sinh thái theo diễn thế: lúa
  • 21. Trang 21 nước – rừng ngập mặn – thảm cỏ biển. Mọi hoạt động bảo tồn và phát triển trong khu vực khu dự trữ sinh quyển đều được các nhà quản lý tính đến mối quan hệ với hệ sinh thái ven biển cùng vùng biển Đông. Nguyên tắc 4: Công nhận các lợi ích tiềm năng từ sự quản lý, thuờng có một nhu cầu để hiểu biết và quản lý hệ sinh thái trong phạm vi kinh tế. Bất cứ chương trình quản lý hệ sinh thái nào như thế phải: Giảm bớt các bóp méo do thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến sự đa dạng sinh học. Nhắm đến các động cơ để đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững. Chủ quan hoá các chi phí và các lợi ích trong hệ sinh thái đã quy định vào phạm vi khả thi. Các nhà quản lý ngành Lâm nghiệp TP. HCM đang có kế hoạch đánh giá tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ nhằm mục đích biết rõ nội dung kinh tế cùng giá trị của các loại sản phẩm và dịch vụ môi trường do hệ sinh thái này cung cấp. Từ đó sẽ cải tiến công tác quản lý theo xu hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Nguyên tắc 5: Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhằm mục đích duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái, phải là mục tiêu ưu tiên của phương thức tiếp cận hệ sinh thái: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ được phân thành 3 vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp theo kế hoạch quản lý. Sự phân vùng này nhằm bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Nguyên tắc 6: Các hệ sinh thái phải được quản lý trong các giới hạn về chức năng của chúng: Hiện nay hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ được quản lý trong phạm vi giới hạn của các chức năng. Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ kiểm soát được cường độ khai thác tài nguyên thiên nhiên từ khu vực này như gỗ củi, thuỷ sản, muối v.v… Nguyên tắc 7: Việc tiếp cận hệ sinh thái phải được thực hiện ở các quy mô thích hợp về mặt không gian và thời gian: Theo thời gian, quy mô quản lý và phương thức quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ cũng đã chuyển đổi với phương thức quản lý ngày càng chặt chẽ hơn và quy mô ngày càng lớn hơn về mặt không gian.
  • 22. Trang 22 Nguyên tắc 8: Công nhận sự thay đổi các quy mô theo thời gian và các kết quả diễn ra từ từ được đặc trưng bởi các quá trình sinh thái, các mục tiêu đối với việc quản lý hệ sinh thái phải được thiết lập mang tính dài hạn: Kết quả quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ luôn luôn là kế hoạch dài hạn. Từ 1978 – 1983 trồng phủ xanh bằng cây đước (rhizophora apiculata). Từ 1984 – 1999 trồng đa dạng loài để đạt đa dạng sinh học. Từ 2000 - 2010, quan sát động lực phát triển và mối quan hệ với các hệ sinh thái tiếp giáp, theo dõi độ tăng đa dạng sinh học. Từ 2011 – 2020, hạn chế gia tăng cộng đồng dân cư tại Cần Giờ. Xây dựng hệ thống các quần xã sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ, mở rộng và phát triển quy mô vùng lõi, vùng đệm. Tại vùng chuyển tiếp, cải thiện môi trường, trồng thêm hệ thực vật, phát triển du lịch sinh thái. Chuẩn bị cơ sở để chuyển khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên. Từ 2020 – về sau, tái định cư cộng đồng tại Cần Giờ. Phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ thành khu bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định. Nguyên tắc 9: Việc quản lý công nhận sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi: Quản lý theo quy chế khu dự trữ sinh quyển đồng nghĩa với vai trò con người là trung tâm, do đó sự thay đổi là điều không tránh khỏi khi cần phát triển. Ngoài ra, về mặt tự nhiên cũng có sự thay đổi về thời tiết, về lực tương tác sông biển và lực tương tác giữa các loài với nhau v.v.. Nguyên tắc 10: Tiếp cận hệ sinh thái phải tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hợp thành một hệ thống thống nhất của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học: Trong công tác quản lý, mọi kế hoạch dài hạn của ngành lâm nghiệp TP. HCM luôn theo dõi sự cân bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học từ năm 1990 đến nay. Nguyên tắc 11: Tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin tương ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học của cư dân bản địa và cư dân địa phương: Trong các dự án trung và dài hạn, các nhà quản lý liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ luôn cập nhật thông tin từ mọi nguồn: thống kê, hội thảo trao đổi lấy ý kiến dân cư địa phương và các nhà khoa học để xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
  • 23. Trang 23 Nguyên tắc 12: Tiếp cận hệ sinh thái liên quan đến tất cả các lãnh vực xã hội và các ngành khoa học có liên quan tương ứng: Để quản lý tốt hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ. Cán bộ thuộc ban quản lý khu dự trữ sinh quyển được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau: lâm nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp, kinh tế, tài chính, môi trường… và trong mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài, ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có các dự án liên quan đến các tổ chức: sư phạm, giáo dục, đoàn thể phụ nữ – thanh niên – công đoàn, các tổ chức xã hội phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và xã hội … v.v…
  • 24. Trang 24 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Qua nghiên cứu , đế tài đã khái quát được thông tin chung về rừng ngập mặn Cần Giờ, điều kiện tự nhiên vài trò đối với phát triển kinh tế xã hội. Thông tin cập nhật về hiện trạng khai thác tài nguyên tại rừng cũng như hiện tài nguyên rừng tài nguyên động thực vật. Thông tin về cơ cấu tổ chức và công tác quản lý hiện hành tại rừng ngập mặn Cần Giờ cũng như những nguyên tắc quản lý tại đây 6.2 Kiến nghị Đề tài cung cấp thông tin làm tiền đề định hướng nghiên cứu chuyên sâu cho việc quản lý khai thác sử dụng tài nguyên và công tác quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ Trong tương lai cần mở rộng nghiên cứu chuyên sâu để phát triển việc bảo tồn, phát tiển vai trò của rừng ngập mặn với khu vực và với quốc gia, nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý hiệu quả , nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý rừng ngập mặn,
  • 25. Trang 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý rừng ngập măn Cần Giờ, GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, 2010 2. Nguyễn Phước danh, KHÓA LUẬN BƯỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (AVICENNI ALBA) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD, 8/2007 3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 4. TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG, 2010 5. Huỳnh Ngọc Cẩn, ĐỒ ÁN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, 2009