SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là tiểu luận do chính tôi thực hiện, theo sự hướng dẫn và
giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Công Tuấn. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong
tiểu luận là hoàn toàn trung thực.
Người thực hiện
(kí và ghi rõ họ tên)
QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
CNXH chủ nghĩa xã hội
CNXHKH chủ nghĩa xã hội khoa
CNTB chủ nghĩa tư bản
CSCN chủ sản chủ nghĩa
CMDCTS cách mạng dân chủ tư sản
CMVS cách mạng vô sản
CMXHCN cách mạng xã hội chủ nghĩa
ĐCS đảng cộng sản
GCCN giai cấp công nhân
GCVS giai cấp vô sản
GCTS giai cấp tư sản
MỞ ĐẦU
1.Lí do nghiên cứu
Lý luận về Đảng của GCCN là những nội dung cơ bản và quan trọng
của CNXHKH. Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội, Lênin
đã kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen
về lý luận. Các ông đã luận giải, chứng minh xã hội loài người trải qua nhiều
đấu tranh để khỏi áp bức bóc lột, nên cần phải có một tổ chức lãnh
đạo.Trong giai đoạn đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đã có rất nhiều nhà
kinh điển nghiên cứu và đưa ra “Đảng cộng sản”. Đảng Cộng sản đầu tiên
trên thế giới, như mọi người đều biết, phải nhiều năm sau khi Các-mác qua
đời mới được hình thành. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Đảng
Cộng sản Nga (Bôn-sê-vích) đã chính thức khai sinh, đó là tiền thân của
Đảng Cộng sản Liên Xô sau này. Đảng Cộng sản Nga là kết quả của đấu
tranh vũ trang với các ‘kẻ thù giai cấp’ mà thành, và trong quá trình duy trì
sự tồn tại của Đảng, Đảng đã liên tục dùng bạo lực để đàn áp những đảng
viên và những người dân bất đồng chính kiến. Đảng xuất hiện từ phái Bôn-
sê-vích của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, dưới sự lãnh đạo của
V.I.Lenin. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 dẫn tới sự lật
đổ Chính phủ Lâm thời Nga và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
của thế giới. Với vai trò trung tâm do Hiến pháp Liên xô quy định, đảng
kiểm soát toàn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên xô. Cách tổ chức của đảng
được chia thành các đảng cộng sản của các nhà nước cộng hoà Xô viết cấu
thành cũng như tổ chức đoàn thanh niên.
Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ
chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi.
Đảng chấm dứt tồn tại với thất bại của cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 và
được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga tại Nga và các đảng cộng
sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo và áp dụng Đảng kiểu mới cuả V.I.Lenin để làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận cho việc nhận thức cũng như xác định con
đường, hình thức, bước đi của nước ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
mục tiêu trong thời kỳ mới của công cuộc đổi mới.
Qua những lý do trên và với tư cách là một sinh viên chuyên ngành
chủ nghĩa xã hội thì việc nghiên cứu Đảng là cần thiết cho việc bổ sung, tích
lũy kiến thức của bản thân. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “ Lênin bảo
vệ và pháttriển lí luận chủ nghĩa Mácvà Đảng của giai cấp công nhân qua
nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”,“Haisách lược của đảng dân chủ” và
“ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” làm đề tài tiểu luận của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu, các sách báo,
tạp chí và nhiều trang website trên mạng internet viết về Các luận điểm về
Đảng.
- Đề cương bài giảng Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của
V.I.Lênin về CHXH KH của PGS TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên) – Khoa chủ
nghĩa xã hội khoa học – Học Viện báo chí và tuyên truyền – Hà nội tháng 1/
2013. Đây là một cuốn sách chuyên ngành, đề cập một cách toàn diện về
những nguyên lý của CNXHKH trong đó có đề cập đến nhưng lý luận về các
luận điểm về Đảng kiểu mới. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu đề tác giả phát
triển và thực hiện đề tài này.
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Khoa chủ nghĩa xã hội
khoa học – Học viện Báo chí và Tuyên Truyền – Lưu hành nội bộ - Hà Nội,
2009. Cuốn giáo trình này đã trình bày một cách toàn diện những lý luận cấu
thành CNXHKH, trong đó có trình bày về các luận điểm về Đảng.
- Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hôi và lý luận con đường
phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta của TS Phạm Văn Chung - NXB
CTQG – Hà nội, 2005.Cuốn sách này cũng viết về hình thái kinh tế - xã hội
ở phương diện khái quát chung, nhằm đem đến cho bạn đọc cái nhìn chung
nhất về các luận điểm về Đảng .
- Các tư liệu trên website www.dangcongsan.vn
- Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thông tin trên internet, với tư cách
là sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi còn được tiếp cận,
được học tập, nghiên cứu những tài liệu và trao đổi với giảng viên và học
viên về những vấn đề có liên quan đến đề tài Đảng.
Tuy nhiên các tác phẩm, các bài viết trên chỉ mới đề cập đến một khía
cạnh nhất định mà đề tài cần nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi hi vọng với đề
tài: “Lênin bảovệ và pháttriển lí luận chủ nghĩa Mácvà Đảng của giai cấp
công nhân qua nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”, “Hai sách lược của
đảng dân chủ” và “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” . Tôi
sẽ thấy rõ hơn.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tác phẩm kinh điển của V.I.Lenin có rất nhiều vấn đề cần phải nghiên
cứu nhưng ở tiểu luận này tôi xin tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng
kiểu mới”. Do hạn chế về thời gian và phạm vi đề tài nên trong tiểu luận này
tôi chỉ bàn về các vấn đề chung nhất.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động nghiên cứu, đi sâu
nghiên cứu vấn đề “Đảng kiểu mới”
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng
kiểu mới”
Giới hạn nghiên cứu vấn đề tập trung vào một số tác phẩm: Làm gì, Hai
sách lược của Đảng dân chủ - xã hội Nga trong cách mạng dân chủ, Bệnh ấu
trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản….Khẳng định niềm tin vào lí tưởng
của Đảng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiểu luận này là:
- Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm, tác giả trình bày và phân tích
nhằm làm rõ sự phát triển về Đảng.
- Đồng thời, phân tích làm sáng tỏ sự vận dụng lý luận Đảng vào giải phóng
áp bức bóc lột của bọn giai cấp tư sản. Đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam
vào sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thành mục tiêu ấy,tác giả đã xác định phải thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Nghiên cứu những quan điểm của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới.
- Nghiên cứu sự phát triển sáng tạo Đảng kiểu mới của V.I.Lênin và sau này
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo.
- Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan về sự vận dụng lý luận Đảng kiểu mới
của V.I.Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.
5. Đóng góp của tiểu luận
C.Mác, Ph.Ăngghen và đặc biệt V.I.Lênin là bậc tiền bối của kho tàng lý
luận các ông đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm, điều đó giúp cho
chúng ta có thể tìm hiểu và kế thừa những kho tàng lý luận đó. Những tác
phẩm kinh điển của hai ông là một nguồn tài liệu rất quý giúp cho chúng ta
thấy được giá trị và cần phải học hỏi nhằm củng cố kiến thức giúp cho tôi rất
lớn trong con đường học tập của mình, đặc biệt là sẽ giúp cho tôi hoàn thành
xuất sắc phần tiểu luận của mình. Vậy qua tiểu luận này thì tôi sẽ học hỏi
được rất nhiều từ hai nhà lý luận nổi tiếng và từ thầy cô, bạn bè.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: phương pháp phân tích-tổng hợp, kết hợp
một cách đúng mức phương pháp logic lịch sử.
Phương pháp cụ thể: lược thuật tài liệu, tổng hợp tài liệu
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết
cấu gồm 3 chương và 7 tiết.
Chương 1
Lí luận cơ bản về chính đảng của GCCN
1.1.Tư tưởng của Mác-Ănghen về chính đảng của GCCN
Học thuyết Mác - Lênin về chính Đảng đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể trong hoạt động của
Đảng và sứ mệnh lịch sử của GCCN trong từng giai đoạn cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng
cơ bản về chính đảng vô sản. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận điểm
khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là
người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không còn
người bóc lột người. Những tư tưởng đó còn được rút ra từ sự phân tích một
cách biện chứng những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển xã
hội loài người nói chung và giai cấp công nhân nói riêng.
Ngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng GCCN, C. Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng cơ bản về
đảng cách mạng của GCCN. Cùng với thời gian, tư tưởng này về sau ngày
càng được bổ sung và phát triển. Xét tổng quát, tư tưởng C.Mác và
Ph.Ăngghen gồm những điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: tính tất yếu của việc thành lập
Đảng cộng sản.
Khi chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập chính đảng của
giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện
tiên quyết để bảo đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện
được mục đích cuối cùng của nó là tiêu diệt giai cấp bóc lột. Vì chính đảng
vô sản là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng mang bản chất giai cấp công
nhân; Đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và mọi chủ
trương, chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn luôn phải xuất phát từ lợi
ích của giai cấp công nhân. Ph.Ăngghen viết: “muốn cho giai cấp vô sản có
đủ sức và có thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là
C.Mác và tôi đã bảo vệ quan điểm này từ năm 1847 – phải tổ chức được một
đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó,
nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp”.
Để thực hiện thành công sứ mênh lịch sử của mình. GCCN ở mỗi nước
phải xây dựng được một chính đảng vô sản – là đòi hỏi tất yếu khách quan
của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN cần có một lực lượng lãnh đạo giai
cấp thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình, nhằm giải phóng
GCCN và toàn thể nhân dân lao động thoát khỏ áp bức, bóc lột, bất công,
xóa bỏ CNTB và đi lên chế độ CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH.
Tuyên ngôn Đảng cộng sản là tác phẩm nổi tiếng được Mác và Ăngghen viết
(1848). Năm 1869, được sự quan tâm của Mác và Ăngghen , nước Đức
thành lập Đảng dân chủ - xã hội Đức (chính đảng của GCVS). Trong suốt
hai mươi năm hoạt động nỗ lực và tổng kết thực tiễn ở các nước châu Âu và
châu Mĩ, các ông đã rút ra một số vấn đề quan trọng về ĐCS.
Phải thành lập một chính đảng vô sản, thoát khỏi sự chi phối, ảnh
hưởng của tất cả chính đảng cũ. Đồng thời để chống lại những hoạt động của
các chính đảng đó, phải “ thực hiện chính sách độc lập khác hẳn chính sách
của các đảng khác, vì chính sách đó phải thể hiện điều kiện giải phóng của
GCCN” . Muốn GCVS thoát khỏi sự chi phối và ảnh hưởng của các chính
đảng cũ thì biện pháp tốt nhất là ở mỗi nước phải xây dựng một chính đảng
của GCVS.Tại Hội nghị quốc tế (1871) họp ở Luân Đôn, Mác – Ăngghen
khẳng định “GCCN chỉ có thể hành động với tính cách giai cấp khi được tổ
chức lại thành một chính đảng độc lập đối với tất cả các đảng phái cũ do giai
cấp hữu sản lập ra, sự tổ chức ấy của GCCN thành chính đảng là cần thiết để
đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng là xóa
bỏ giai cấp”.
Ngay từ những ngày đầu của phong trào công nhân quốc tế, Mác -
Ăngghen đã kêu gọi “hãy thành lập ở khắp các thành phố và làng mạc các
liên hiệp hội công nhân” [3.609.] và nhấn mạnh phải biến mỗi chi bộ mình “
làm trung tâm của tất cả các hiệp hội công nhân”, trong đó lập trường và lợi
ích của GCVS có thể đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng của
GCTS.
Thứ hai, C.Mác và Ph..Ăngghen là những người sáng tạo ra thế giới quan
khoa học, cơ sở tư tưởng của Đảng, cơ sở xác định cương lĩnh chính trị,
nhưng vấn đề chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của GCCN.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng GCCN và đội tiền phong của nó là
ĐCS muốn nắm vai trò quyết định trong tiến trình của lịch sử thì nó phải có
lí luận cách mạng tiên tiến.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là một văn kiện có tính cương lĩnh đầu
tiên của phong trào cộng sản,trong đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày
một cách ngắn gọn, cô đọng nhất những quan điểm lí luận của mình về triết
học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Hai ông luận chứng
về vai trò lịch sử toàn thế giới của GCCN với tư cách là người đào huyệt
chôn CNTB và người sáng lập ra xã hội mới “Trước hết, giai cấp tư sản
sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư
sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[1.613].
Thứ ba, C.Mác và Ph.Ăngghen là những ngườiđầu tiên nêu lên tư tưởng kết
hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Các ông cho rằng: chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở tinh thần, cơ sở
tư tưởng, còn phong trào công nhân là cơ sở vật chất, cơ sở xã hội cho sự
sản sinh ra đảng.Họ đã hoạt động tích cực để truyền bá CNXHKH vào
phong trào công nhân, trước hết là những người tiên tiến trong công nhân,
những người giác ngộ nhất nắm được, hiểu được tư tưởng khoa học này.
Thứ tư, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS
Để nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS, các ông đã nói lên bản chất cách
mạng và khoa học của Đảng, chỉ rõ rằng những người cộng sản không phải
là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Trong tuyên
ngôn Đảng cộng sản, hai ông viết: “…về mặt thực tiễn, những người cộng
sản là bộ phận tiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là
bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác, về mặt lí luận, họ hơn bộ phận còn
lại của GCVS ở chỗ là họ hiểu rõ hơn những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản”[6. 558].
Thứ năm, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Đảng không phải là tổ chức
biệt phái, không phải là tổ chức bí mật đầy âm mưu như các chính trị gia
từng quan niệm mà là “ là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng”
Ph.Ăngghen nhấn mạnh “ Đảng công nhân được thành lập không phải để
thành cái đuôi của bất cứ một đảng tư sản nào, mà phải thành một đảng độc
lập, có mục đích chính trị riêng của mình”[5.134].tất nhiên, điều đó không
có nghĩa ĐCS tồn tại và tách rời khỏi giai cấp và nhân dân lao động. Ngược
lại, Đảng gắn bó với nhân dân, không đối lập với những tổ chức mà GCVS
tham gia, hơn thế nữa, Đảng hợp tác và tích cực tham gia vào các tổ chức
của người lao động để đem vào đó những tư tưởng chủa CNCSKH và
những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, hướng hoạt động của các tổ
chức đó vào quỹ đạo cách mạng.
Luận chứng về mục đích đấu tranh của GCCN và Đảng của nó “ Điều
lệ Đồng minh những người cộng sản” chỉ rõ : “ Điều 1. Mục đích của liên
đoàn là lật đổ GCTS, lập nền thống trị của GCVS, tiêu diệt xã hội tư sản cũ
dựa trên sự đối kháng về giai cấp và xây dựng một xã hội mới không có giai
cấp và không có chế độ tư hữu” [1.493].
Như vậy ngay từ đầu, Đảng vô sản chân chính đã công khai tuyên bố
rõ ràng mục tiêu, mục đích của mình.
Thứ 6, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến những nội dung cơ bản của
nguyên tắc tập trung dân chủ.
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng khái niệm “ nguyên tắc tập trung dân
chủ” nhưng nội dung cơ bản của nguyên tắc này đã được hai ông thể hiện
khá đầy đủ trong các văn kiện của Liên đoàn những người cộng sản và của
Quốc tế thứ nhất.
“Điều 3. Tất cả hội viên của Liên đoàn đều bình đẳng, họ là an hem và
trong mọi trường hợp, đều có nghĩa vụ giúp đỡ nhau như anh em”[1.493].
Hội viên của Liên đoàn được thảo luận những vấn đề về sinh hoạt đảng,
được tham gia vào việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn, nhưng
phải phục tùng nghị quyết của Liên đoàn, “ Không tham gia vào mọi tổ chức
– chính trị hoặc dân tộc – chống cộng sản, và có nghĩa vụ báo cáo với cơ
quan lãnh đạo hữu quan về việc tham gia vào một tổ chức nào đó” [1.
493].Ai vi phạm những điều kiện của hội viên sẽ tùy tình hình mà phải xin
ra khỏi Liên đoàn hoặc bị khai trừ ra khỏi liên đoàn
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn được quy định: công xã gồm từ 3 đến 20
thành viên, đó là cơ sở của Đảng, là trung tâm và hạt nhân công tác chính trị
của Đảng trong quần chúng lao động.Nhiều công xã hợp thành một quận,
đứng đầu là quận ủy của Đảng. Cơ quan cao nhất của Liên đoàn là đại hội
hàng năm và giữa hai kì đại hội là Ban Chấp hành Trung ương.
Đánh giá về tổ chức của Liên đoàn những người cộng sản, Ph.Ăngghen
viết: Cơ cấu của Liên đoàn thật dân chủ, các Ban Chấp hành được bầu ra hay
có thể thay thế bất kì lúc nào, do đó ngăn chặn được mọi âm mưu và thủ
đoạn chiếm độc quyền trong Liên đoàn.
C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Dân chủ phải thống nhất với tập
trung, với kỉ luật chặt chẽ, bộ phận phải phục tùng toàn thể, thiểu số phải
phục tùng đa số.Việc phát huy dân chủ được thực hiện trong mối liên hệ chặt
chẽ với việc tôn trọng kỉ luật Đảng – một kỉ luật bắt buộc đối với tất cả hội
viên.
Thứ bảy, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: Đảng chỉ có thể trở thành chân
chính và cách mạng của quần chúng và lực lượng cách mạng của phong
trào ấy đã phát triển mạnh mẽ.
Trong suốt quá trình nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn của mình,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: những công việc và tư tưởng của lịch
sử đều là tư tưởng và công việc của quần chúng.
Ph.Ăngghen viết: “ ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn tổ
chức của xã hội, thì bản thân quần chúng phảo tự mình tham gia vào công
cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao mình phải
tham gia vào côgn việc cỉa tạo ấy, với cả thể xác lẫn sinh mệnh của
mình…Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ là phải làm gì thì cần phải tiến
hành một công tác lâu dài, kiên nhẫn” [4.617]
Tiếp theo, Ph.Ăngghen đã khẳng định, giáo dục thuyết phục quần chúng
là điều “hiện nay chúng ta đang tiến hành…, và tiến hành một cách có hiệu
quả, khiến cho kẻ địch của chúng ta phải tuyệt vọng” [4.617]
Hai ông còn nói: những ngườicộng sản phải thường xuyên chiến đấu giành
lấy quần chúng, phải quan tâm đến nhu cầu và tâm trạng của họ. Phải tích
cực làm việc trong các tổ chức và các đoàn thể của người lao động, biết lãnh
đạo các tổ chức đó.
Thứ tám, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luôn đấu tranh để củng cố sự thống nhất
đội ngũ của các tổ chứcvô sản, đồng thời kiên quyết chống lại bọn cơ hội,
bọn xét lại và chống lại tất cả những người vi phạm kỉ luật Đảng.
Hai ông cho rằng: không có một đảng vô sản có tổ chức, đoàn kết thì
GCCN không thể đập tan được GCTS và thiết lập chuyên chính của mình,
nếu không kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa biệt phái – thì Đảng sẽ
không thể thu hút được quần chúng lao động về phía CMXHCN.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, việc củng cố hàng ngũ của Đảng, loại trừ
khỏi hàng ngũ Đảng các phần tử thù địch và cơ hội chủ nghĩa là điều kiện
cần thiết để phát triển Đảng, củng cố sức chiến đấu của Đảng.
C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử nêu lên một kiểu mẫu
đấu tranh có nguyên tắc để chống lại các tư tưởng chủ nghĩa cơ hội, để giữ
vững sự thống nhất trong Đảng. Hai ông đã đấu tranh không khoan nhượng
chống những quan điểm cơ hội chủ nghĩa biệt phái của Bcunin, và cuối
cùng theo đề nghị của Mác và Ăngghen , Đại hội của Quốc tế I họp ở Lahay
đã nhất trí khai trừ Bacunin ra khỏi Hội liên hiệp công nhân Quốc tế vì hoạt
động riêng rẽ.
Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là sự cáo chung đối với tất cả các trào
lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản. Những người vô sản và chính đảng vô sản
phải phê phán các trào lưu xã hội phản động, để truyền bá học thuyết chủ
nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Những người vô sản
phải đấu tranh kiên quyết với những người cơ hội chủ nghĩa trong Đảng và
trong phong trào công nhân, làm cho Đảng luôn luôn được vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với những người này thì “Người cộng sản
cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ nghĩa tư
sản đó, vì hoạt động của bọn họ là có lợi cho kẻ thù của người cộng sản và
vì bọn họ bảo vệ một chế độ xã hội mà người cộng sản muốn phá bỏ”[2.628]
vì thực chất những tư tưởng của bọn cơ hội phản động là đem nền sản xuất
đại công nghiệp đặt vào trong cái vỏ chật hẹp của chế độ phường hội, họ
muốn kéo lùi lịch sử trở lại thế kỷ trước. Trong quá trình đấu tranh chống
các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, các nhà lý luận của giai
cấp công nhân đồng thời phát triển và bổ sung cho lý luận cách mạng của
mình.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để có thể loại bỏ bọn cơ hội, bè phái ra khỏi
Đảng, thì phải đặc biệt coi trọng việc tự phê bình và phê bình trong Đảng, vì
nó là phương pháp phát hiện và sửa chữa thiếu sót, là điều kiện quan trọng
phát triển sinh hoạt nội bộ Đảng và bảo đảm sức mạnh bên trong của Đảng.
Thứ chín, C.Mác và Ph.Ăngghen coi chủ nghĩa quốc tế vô sản là nguyên tắc
quan trọng nhất về xây dựng Đảng.
Các ông cho rằng: chủ nghĩa quốc tế vô sản sản được nảy sinh từ địa vị
của GCVS và trên cơ sở thống nhất lợi ích căn bản và là mục tiêu cuối cùng
của vô sản tất cả các nước
Ph.Ăngghen chỉ rõ: những người vô sản ở tất cả các nước có chung lợi
ích, chung kẻ thù, họ phải tiến hành một cuộc đấu tranh chung, đông đảo
những người vô sản, do bản chất của mình, không bị các thành viên kiến tập
ràng buộc. Toàn bộ sự phát triển tinh thần và phong trào của họ, về bản chất,
có tính chất nhân đạo chống hẹp hòi.
Hai ông coi chủ nghĩa quốc tế của nhân dân lao động tất cả các nước là bí
quyết thành công của GCVS chống kẻ bóc lột, đồng thời là hiểm họa ghê
gớm, chí tử đối với GCTS.
Khẩu hiệu bất hủ trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản “ VÔ SẢN TẤT CẢ
CÁC NƯỚC ĐOÀN KẾT LẠI” đã trở thành khẩu hiệu chung của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Trên đây là những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề
Đảng của GCCN . Dẫu chưa thể coi là thật sự hoàn chỉnh (ngay bản thân
những người sáng lập ra nó khi đánh giá về toàn bộ học thuyết của mình
cũng đã thừa nhận như vậy), nhưng về cơ bản nó đã có ảnh hưởng sâu sắc
tới toàn bộ sự phát triển sau này của phong trào công nhân quốc tế và chuẩn
bị điều kiện cho việc thành lập hàng loạt Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên
thế giới.
Bên cạnh đó, còn là cơ sở để V.I.Lênin kế thừa và phát triển những quan
điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng
bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc thành lập
Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực tế tư tưởng sáng tạo
của Lênin về Đảng Cộng sản
1.2.Hoàn cảnhlịchsử - cơ sở thực tiễn Lênin bảo vệ và phát triển lí luận
chủ nghĩa Mác về Đảng của GCCN.
1.2.1.Tình hình thế giới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB bước vào giai đoạn phát triển cao
nhất là CNĐQ. Việc tích tụ tập trung sản xuất và tư bản đã đạt tới quy mô to
lớn, hình thành các hiệp thương tư bản độc quyền. Sự cạnh tranh cũng được
mở rộng chẳng những ở thị trường trong nước mà cả việc hình thành các liên
minh quốc tế xâm chiếm thị trường bên ngoài và phân chia với nhau toàn bộ
thế giới thành các khu vực ảnh hưởng. Đến đầu thế kỉ XX, sự phân chia lãnh
thổ thế giới đã hoàn thành, nên mâu thuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc
“trẻ” trở lên gay gắt, vấn đề phân chia lại thuộc địa lại được đặt ra.
Sự xác lập của CNĐQ làm cho tất cả mâu thuẫn của CNTB trở lên kịch
liệt gay gắt. Thời kì tương đối “hòa bình” chấm dứt. Giai cấp tư sản đã tấn
công không thương tiếc vào mức sống của nhân dân lao động, sự phản động
về chính trị và tang cường gây sức ép về tư tưởng của GCTS đối với nhân
dân lao động, đã thúc đẩy hoạt động của GCCN, mở rộng hàng ngũ đồng
minh của GCVS chống GCTS, CNĐQ chẳng những là giai đoạn phát triển
cao nhất của CNTB, mà còn là giai đoạn phát triển cuối cùng của nó. Việc
chuẩn bị cho cách mạng XHCN đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trực tiếp
của GCCN và là nội dung chính của đấu tranh giai cấp của GCCN. Các yếu
tố như trình độ nhận thức về điều kiện mới là nhiệm vụ mới của GCCN,
chiến lược và toàn bộ hoạt động của GCCN phải phải phù hợp với yêu cầu
lịch sử mới là chuẩn bị toàn diện để GCVS làm CMXHCN, đã trở thành tiêu
chuẩn khách quan đánh giá trình độ và bản chất của mỗi người xã hội – dân
chủ và của bất cứ tổ chức công nhân nào.
1.2.2. Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thể kỉ XX
Đầu thế kỉ XX, CNTB ở Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
nhưng trong nước, những tàn dư của chế độ phong kiến còn hết sức mạnh
mẽ trong kinh tế và chính trị dưới hình thức chế độ đại chiếm hữu của địa
chủ. Ách áp bức của chế độ chuyên chế - địa chủ quyện với ách áp bức
TBCN, với áp bức dân tộc và tình trạng phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
Kết quả là cuộc đấu tranh của GCCN chống GCTS đã kết hợp với cuộc đấu
tranh của nông dân chống địa chủ, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị chế
độ Nga hoàng áp bức, với cuộc đấu tranh củ các tầng lớp nhân dân đông đảo
chống chế độ chuyên chế Nga hoàng và chống sự xâm nhập của tư bản nước
ngoài vào nước Nga. Do đó, vào lúc này, những tiền đề cho cuộc cách mạng
DCTS có tính chất nhân dân hoàn toàn chín muồi.
Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng nhân dân đầu tiên trong
thời đại đế quốc chủ nghĩa. Nó chứng tỏ rằng một thời kì lịch sử mới của
lịch sử toàn thế giới đã bắt đầu, thời kì của những rung chuyển chính trị và
những cuộc chiến đấu cách mạng.
Sau sự đàn áp đẫm máu của chính phủ Nga hoàng ngày 9 tháng 1 năm
1905, một là song đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng với các cuộc bãi công,
đình công và biểu tình chính trị bao trùm cả nước. Cùng với GCCN Nga là
GCCN các nước Đức, Pháp, Ý… đã tổ chức những cuộc bãi công, biểu tình
…ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nga.
Ý nghĩa quốc tế của cách mạng Nga đầu tiên không chỉ ở chỗ cuộc cách
mạng này trực tiếp tác động đến tính tích cực cách mạng của quần chúng ở
các nước tư bản và thuộc địa, mà nó còn đặt ra những vấn đề căn bản của
phong trào công nhân quốc tế và đòi hỏi phải trả lời những vấn đề ấy: vấn đề
động lực của cuộc cách mạng DCTS trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, vấn
đề bá quyền lãnh đạo của GCVS, vấn đề liên minh giai cấp, những vấn đề
sách lược đấu tranh giai cấp, vấn đề CMDCTS chuyển thành CMXHCN. Tất
cả những vấn đề này đã được thảo luận tại Đại hội III Đảng Công nhân xã
hội – dân chủ Nga .
Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga còn làm cho cuộc đấu tranh giữa trào
lưu cách mạng và trào lưu cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân quốc
tế gay gắt hơn nữa. Ở Nga đó là cuộc đấu tranh giữa Bônsêvíc và Mensêvíc.
Những người Mensevíc đã phản đối việc lật đổ chế độ chuyên chế bằng con
đường khởi nghĩa vũ trang giành, phủ nhận ý nghĩa quốc tế của những kinh
nghiệm của cuộc cách mạng Nga….
Dựa vào những luận điệu của Mác trong bộ tư bản, Lênin đã phân tích
sâu sắc CNTB trong giai đoạn mới và chỉ ra rằng , CNĐQ là đêm trước của
CMVS, Lênin đã đưa ra khẩu hiệu: “ Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị
áp bức đoàn kết lại”.
Sau khi khi đập tan luận điệu của phái cơ hội trong phong trào công
nhân Nga, Lênin đã dần đến xúc tiến lại thành lập Đảng của giai cấp công
nhân Nga. Bắt đầu 1895, Lênin đã lập ra “Hội liên hiệp đấu tranh giải
phóng công nhân Petecbua” nhằm đưa chủ nghĩa Mác kết hợp với phong
trào công nhân. Cho đến tháng 3 năm 1898, Lenin chủ trì Đại hội I Đảng
công nhân dân chủ xã hội Nga nhằm hợp nhất các tổ chức dân chủ xã hội
Mácxít và tuyên bố thành lập Đảng. Nhưng chưa kịp ra cương lĩnh, điều lệ
thì toàn bộ ban chấp hành bị Nga hoàng bắt và đa phần đi Xibêri. Một thời
gian sau, Lenin cho xuất bản tờ báo toàn Nga của những người Mácxit – báo
“Tia lửa” nhằm chống tình trạng bất đồng về tư tưởng cho cách mạng. Ban
tổ chức báo này đứng ra liên lạc các nhóm rời rạc và chuẩn bị cho Đại hội II.
Và trong đại hội này, Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga đã ra đời, thông
qua được cương lĩnh và điều lệ…..
Tuy nhiên, sau Đại hội không lâu lại nảy sinh vấn đề vầ tổ chức giữa
một bên là phái Bôn xêvíc do Lênin đứng đầu và bên kia là phái Menxêvíc
do Máctốp đứng đầu về một vấn đề là cùng sinh hoạt trong cùng một tổ
chức, còn hai quan điểm là “thừa nhận lí tưởng cộng sản chủ nghĩa và ủng
hộ Đảng về vật chất” đều được cả hai thừa nhận. Nhưng khi thông qua đại
hội thì quan điểm không nhất thiết phải sinh hoạt trong một tổ chức của
Máctốp lại được thông qua. Mới đến tháng 1 năm 1912, Đại hội VI Đảng tau
Praha, thì lúc này những người Bônxêvích Nga mới thành lập một đảng độc
lập – Đảng công nhân xã hội dân chủ Bônxêvíc Nga mới thành lập được một
đảng độc lập
Như vậy , để có được thành quả là một ĐCS kiểu mới, Đảng của chủ
nghĩa Lênin, những người vô sản chân chính Nga mà đứng đầu là Lênin đã
trải qua quá trình 17 năm đấu tranh lâu dài, gian khổ, có lúc yếu thế, thất bại
nhưng cuối cùng đã thành công.
Chương 2.
V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lí luận về chính Đảng của
giai cấp công nhân.
2.1.Quy luật ra đời và phát triển Đảng của giai cấp công nhân.
Là người kế tục vĩ đại sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, chiến đấu
trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc - thời kỳ mà cách mạng vô sản đã trở thành
trực tiếp - và trong hoàn cảnh cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã kế thừa và
phát triển những quan điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng
sản. Sự ra đời của Đảng bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân và việc thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực
tế tư tưởng sáng tạo của Lênin về Đảng Cộng sản.
Kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục
luận chứng cho một số luận điểm cơ bản về tình quy luật của sự củng cố và
phát triển chính đảng của giai cấp công nhân, đặt nền móng cho lý luận về
đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Quy luật phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân nói đến công
cuộc đấu tranh nâng cao sức lãnh đạo, chiến đấu của Đảng Cộng sản trong
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa giai cấp công nhân thực hiện thắng
lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản được xây dựng theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm…tuy nhiên
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình,
Đảng cần phải luôn luôn thực hiện tự phê bình và phê bình, đồng thời phải
đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, xét lại…trong và
ngoài Đảng, đó chính là quy luật phát triển chính đảng của GCCN.Trongtác
phẩm “ Làm gì?” Lênin đã đề cập và luận chứng một số quan điểm cơ bản
về tính quy luật của sự ra đời, củng cố và phát triển Đảng của GCCN
Tính quy luật đó bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn phải có một lí luận khoa
học dẫn đường cho cuộc đấu tranh của GCVS và GCTS. GCCN muốn giành
được chính quyền và giải phóng các giai cấp bị áp bức trên toàn xã hội thì
phải có một lí luận cách mạng chỉ đường “ không có lí luận cách mạng thì
không thể có được phong trào cách mạng” [9.30]. Lý luận cách mạng ra đời
còn là sản phẩm của sự phê phán một cách có chọn lọc các tư tưởng xã hội
chủ nghĩa được sáng tạo bởi nhiều thế hệ các nhà tư tưởng cách mạng của
các thời đại khác nhau. Nó được kế thừa từ các lý luận triết học, lịch sử, kinh
tế do các nhà tư tưởng tiến bộ xây dựng nên. Lý luận cách mạng ấy là chủ
nghĩa Mác- nền tảng tư tưởng cho sự hình thành ý thức dân chủ- xã hội cách
mạng, cần phải được truyền bá vào phong trào công nhân Nga. Điều đó lại
chỉ có thể thực hiện được một khi giai cấp công nhân phải được tổ chức
thành chính đảng và phải có chính đảng của mình.
Để làm được những điều đó, phải có sự liên minh giữa các giai cấp và
tầng lớp, bởi “ tứ phía quanh chúng ta đều có kẻ thù, và chúng ta hầu như
luôn phải đi dưới làn đạn của chúng. Chúng ta đoàn kết với nhau do một
quyết định tự nguyện chính là để đánh bại kẻ thù và không sa vào vũng lầy
bên cạnh[9.11]. Khẳng định sự liên minh để giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo
của một chính đảng. Bởi vì, nếu không liên minh thì khó có thể giành được
chính quyền, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và công kích lẫn nhau. Người khẳng
định: “ không một chính đảng nào có thể tồn tại được, nếu không tiến hành
những cuộc liên minh như thế” [9.20]
Tiếp đó, Lênin khẳng định tính tất yếu, sự ra đời của một chính đảng là
điều kiện cần và tiên quyết để giành chính quyền “ chỉ Đảng nào được lí
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền
phong” [9.31].
Bên cạnh đó là khẳng định tính cần thiết cho sự ra đời của chính đảng,
khi chính đảng ra đời thì GCCN mới có thể đứng lên và hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình “ Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của
GCCN, không những là để đạt được những điều kiện có lợi trong việc bán
sức lao động, mà còn để thủ tiêu cái chế độ xã hội bắt buộc những người tay
trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu” [9.71].
Tiếp theo là khẳng định sự hình thành một cách tự giác của một chính
đảng “ đáng biết bao cái yếu tố tự giác: giải quyết trước, về mặt lý luận, các
vấn đề, để rồi sau đó mới thuyết phục tổ chức, đảng và quần chúng về sự
đúng đắn của giải pháp ấy! Nếu chỉ lặp lại những việc đó nói rồi và nếu chỉ
tuân theo mỗi "bước chuyển hướng" về phía "chủ nghĩa kinh tế" cũng như
về phía chủ nghĩa khủng bố mà không "buộc" ai phải theo một điều gì cả thì
lại khỏe” [9.73]. Chính đảng được hình thành một cách tự giác nhằm lãnh
đạo cuộc đấu tranh của GCCN, nhân dân lao động, để đảm bảo lợi ích dân
chủ, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội…
Người nói đến việc thành lập một tổ chức của những người cách mạng,
nếu một tổ chức mà được thành lập chu đáo thì ta sẽ thu được thành quả như
mong muốn, đó là tất yếu của một chính đảng “ nếu chúng ta bắt đầu bằng
việc thành lập chu đáo một tổ chức mạnh mẽ của những người cách mạng thì
chúng ta có thể đảm bảo sự ổn định của phong trào, nói về toàn bộ, đạt được
cả những mục đích dân chủ - xã hội, lẫn những mục đích công liên của chủ
nghĩa thuần túy” [9.152]
Trong tác phẩm “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ”. Tính tất yếu cần có một chính đảng còn được khẳng định
“Liệu chúng ta có thể lợi dụng được sự chính xác của học thuyết dân chủ -
xó hội của chúng ta, mối liên hệ của chúng ta với giai cấp cách mạng duy
nhất triệt để là giai cấp vô sản, để làm cho cách mạng có được cái dấu ấn vô
sản, để đưa cách mạng đến một thắng lợi quyết định trên thực tế chứ không
phải trên lời nói, để làm tê liệt tính chất không kiên định, nửa vời và phản
bội của giai cấp tư sản dân chủ hay không? ” [8.5]. và “Đảng của giai cấp vô
sản tất phải bảo vệ tính chất độc lập giai cấp hoàn toàn của mình trong
phong trào “dân chủ chung” ngày nay” [8.43]. Đó là tính cần thiết cho sự ra
đời của một chính đảng, mang lại quyền làm chủ cho GCCN trên cơ sở liên
minh với các giai cấp và dưới sự lành đạo của Đảng.
Bên cạnh đó khẳng định tính cần thiết để ra đời một chính đảng “ là
người đi đầu và lãnh đạo tất cả mọi người trong cuộc đấu tranh dân chủ, cho
nên GCVS không một phút nào được lãng quên những mâu thuẫn mới có
sẵn trong lòng chế độ dân chủ tư sản, cũng như không được lãng quên cuộc
đấu tranh mới” [8.16]. Lúc này đây, bên cạnh sự lãnh đạo của một chính
đảng, GCCN phải nắm lấy sứ mệnh lịch sử của mình, để thấy được tầm quan
trọng của chính phủ cách mạng lâm thời khi mới ra đời và hơn ai hết GCCN
phải nhận được tính tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời .
Vấn đề đặt ra quan trọng lúc này đó là: “ Trong lúc vấn đề là phải đem
đến cho cuộc cách mạng hiện tại một sự lónh đạo dân chủ, phải nhấn mạnh
vào những khẩu hiệu dân chủ tiền tiến, khác với những khẩu hiệu phản bội
của ngài Xtơ-ru-vê và đồng bọn, phải vạch rõ ràng và không úp mở các
nhiệm vụ trực tiếp của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng của giai cấp vô sản
và nông dân, khác với hành vi mà cả, thỏa hiệp một cách tự do chủ nghĩa
của bọn địa chủ và chủ xưởng, thì họ lại thỏa mãn với việc thốt ra những lời
sầu muộn về "quá trình đấu tranh lẫn nhau giữa những giai cấp đối kháng", -
đúng như họ đó thực sự trở thành "những người trong vỏ ốc"[8.48]. Là sự
tiếp lối cho sự lãnh đạo của Đảng, nếu như không có Đảng thì GCCN và
nhân dân lao động không thể giành thắng và không thể kết thúc cách mạng
bằng một rhắng lợi thật sự vĩ đại.
Bên cạnh đó là những tư tưởng đảng nêu trong cương lĩnh, đó là
cương lĩnh tói thiểu của Đảng công nhân - xã hội Nga, đó là khẩu hiệu của
chuyên chính cách mạng của GCVS và nông dân, thực hiên tốt cương lĩnh
đó chúng ta có được hệ quả đó là “Nếu chúng ta sống được đến ngày cách
mạng thực sự thắng lợi, chúng ta sẽ có cả những phương thức hành động
mới, phù hợp với tính chất và với những mục tiêu của đảng của giai cấp
công nhân là đảng đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
hoàn toàn.” [8.58].
Đại hội III, Đảng công nhân dân chủ Nga đã khẳng định tính bức thiết
của thời kì cách mạng hiện tại và dưới ngọn cờ của Đảng thì GCVS mới có
thể tiến hành cuộc đấu tranh cho cho CNXH chống lại các giai cấp hữa sản
của nước Nga dân chủ tư sản “ giai cấp vô sản chỉ có thể giữ được vai trò
lãnh đạo trong cuộc cách mạng này, nếu nó đoàn kết lại thành một lực lượng
chính trị thống nhất và độc lập dưới ngọn cờ của Đảng công nhân dân chủ -
xã hội, là đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản không những về
mặt tư tưởng mà cả về thực tiễn nữa”[8.77].
Để giành lấy chính quyền, GCVS nhất định phải tiến hành đấu tranh giai
cấp, hơn ai hết việc đặt ra ở đây là “ Đảng dân chủ - xã hội tuyệt đối bắt
buộc phải là một đảng riêng biệt và độc lập, có tính giai cấp hết sức rõ ràng”
[8.95].
Ngoài ra tính tất yếu ấy còn được thể hiện tính bức thiết và cần có một
chính đảng hơn nữa đó là, việc cho ra đời một chính đảng là điều kiện cần và
đủ để cho một thắng lợi về mọi mặt, hơn thế nữa “ một khi nắm được chính
quyền, đảng đó đã triệt để phá hủy cả chế độ sở hữu của địa chủ lẫn chế độ
sở hữu tư bản chủ nghĩa” [7.26 ]và hơn ai hết, một nhiệm vụ mà không tổ
chức nào có thể làm tốt hơn Đảng đó là “ Đảng cộng sản là đảng đấu tranh
giai cấp kiên quyết nhất…” [7.27].
Và đứng đầu các Đảng đó là những người có uy tín nhất, ảnh hưởng
nhiều nhất…đó chính là các lãnh tụ và phần lớn các chính đảng đều như vậy
và phần lớn thì ở các nước văn minh hiện nay, các giai cấp đều do các chính
đảng lãnh đạo “ thông thường thì các chính đảng đều nằm dưới quyền lãnh
đạo của những nhóm ít hay nhiều người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất,
có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và
người ta gọi đó là các lãnh tụ” [7.30]
Lênin khẳng định: “ Không có một Đảng sắt thép được tôi luyện trong
đấu tranh, không có một Đảng được sự tín nhiệm của tất cả những phần tử
trung thực trong giai cấp nói trên, không có một Đảng biết nhận xét tâm
trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó thì không thể tiến hành
thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được” [7.30]. Tư tưởng này, Lênin chỉ ra cho
những ai chưa biết suy nghĩ hay chưa có điều kiện để suy nghĩ hiểu rằng: sự
lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chuyên chính vô sản là tất yếu khách
quan.
Để cho Đảng của GCCN khác hẳn các chính đảng thông thường khác,
Đảng cộng sản phải “giữ cho học thuyết của mình được thuần khiết và tính
độc lập của mình được trong trắng không bị chủ nghĩa cải lương là hoen ố,
sứ mệnh của nó là phải đi đầu, không dừng bước giữa đường và không đi
chệch đường, phái tiến thẳng tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa” [7.92].
Tóm lại, quy luật ra đời và phát triển Đảng của GCCN thông qua các tác
phẩm: “Làm gì?”, “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ”, “Bệnh ấu trĩ, tả khuynh trong phong trào công nhân Nga”…
cũng như các bài tranh luận để đưa phong trào công nhân Nga đi đúng quỹ
đạo. Và hơn lúc nào hết, giai cấp công nhân Nga cần có một chính Đảng để
lãnh đạo, nó phải khác hẳn với các đảng ra đời trước đó và càng khác xa với
đảng của giai cấp tư sản. . Sự chuyển biến về chất ấy của phong trào công
nhân là do tổ chức Đảng của GCCN mang lại, chỉ có tổ chức ấy mới khắc
phục được tình trạng phân tán, tản mạn trong phong trào công nhânvà tổ
chức những người cách mạng, mới có khả năng lãnh đạotoàn bộ cuộc đấu
tranh giải phóng của GCVS.
2.2. Đặcđiểm cơ bản của Đảng Cộng sản – Đảng của giai cấp công nhân.
Trước hết V.I.Lênin cho rằng, Đảng của giai cấp công nhân là một tổ
chức giác ngộ và là đại biểu trung thành cho lợi ích chính trị cơ bản của
giai cấp công nhân: là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư
bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, tự giải phóng mình và đồng thời giải
phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội..
Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân của
toàn thể những người lao động, hướng cố gắng của họ vào một mục đích.
Mà điều đó chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp nếu như tất cả các
đảng viên trong đảng phải được tổ chức lại, đoàn kết bằng sự thống nhất ý
chí, tham gia vào một trong các tổ chức của Đảng, phục tùng tất cả mọi nghị
quyết của đảng và mọi yêu cầu của kỷ luật đảng. V.I.Lênin giải thích: “nếu
tôi cho rằng đảng phải là một tổng số( không phải là một tổng số đơn giản
trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức”… như thế, tôi muốn trình bày
một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng,
đội tiền phong của giai cấp phải hết sức có tổ chức, đảng chỉ nên thu nhập
những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối
thiểu”.[8.285-286 ].
V.I.Lênin nhấn mạnh: không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiên phong
của của giai cấp với toàn bộ giai cấp, Đảng là một bộ phận của giai cấp, gắn
bó mật thiết với giai cấp
Đảng gắn bó mật thiết với quần chúng và nhân dân lao động, bởi vậy,
Đảng lãnh đạo công nhân và là đội tiên phong của GCCN “ không có một
đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng được sự tín
nhiệm của các phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có một đảng
biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó thì
không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy [7.34]. Chỉ có Đảng mới
nắm được tâm tư, nguyện vọng của GCCN, lãnh đạo họ đứng lên và giành
chính quyền.
Lênin khẳng định: Công đoàn là tổ chức rộng rãi nhất để tập hợp công
nhân. Công đoàn là trường hoc của chủ nghĩa cộng sản, Đảng liên hệ với
quần chúng thông qua công đoàn, công đoàn là tổ chức quần chúng nhưng
phải có đảng viên hoạt động trong đó, để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối
với tổ chức quần chúng. Đảng liên hệ với quần chúng không chỉ qua tổ
chứccoong đoàn mà còn thông qua các tổ chức khác như: hợp tác xã, đoàn
thanh niên, hội phụ nữ…
 Đảng phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác.
Chủ nghĩa Mác là cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng. Lênin đã khẳng định: cơ sở tư tưởng của Đảng là học thuyết Mác.
Chủ nghĩa Mác là cơ sở khoa học về đấu tranh giai cấp của GCCN, về
những quy luật chính trị - xã hội, là cơ sở khoa học để định ra cương lĩnh ,
chiến lược và sách lược của cách mạng, là ngọn cờ tập hợp và đoàn kết
những người cách mạng.
Lênin khẳng định: “ chỉ đảng nào được một lí luận tiền phong dẫn thì
mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [9.32]. Và Người
khẳng định “không có lí luận cách mạng thì không thể có phong trào cách
mạng” [9.30]. Bởi vì, khi lí luận thâm nhập vào quần chúng thì nó sẽ có ảnh
hưởng rất lớn và nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn.
Lí luận đóng vai trò quan trọng, nó còn “ đồng thời vừa có sự thức tỉnh
tự phát của quần chúng công nhân, thức tỉnh về sinh hoạt tự giác, lại vừa có
một lớp thanh niên cách mạng được vũ trang bằng lí luận dân chủ - xã hội
nóng lòng gần gũi công nhân” [9.39]
Nếu chỉ có một mình Đảng cầm quyền thôi thì chưa đủ. Lênin khẳn
định: “ Chỉ có độc một mình đội tiên phong thôi thì không thể thắng nổi.
Ném độc một mình đội tiên phong vào một cuộc chiến đấu quyết định, khi
mà toàn thể giai cấp, khi mà quần chúng đông đảo hoặc chưa có thái độ
trung lập có thiện cảm đối với đội tiên phong, khiên họ hoàn toàn không thể
ủng hộ kẻ địch được, thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là một
tội ác nữa” [7.97].
Lí luận có tầm quan trọng lớn hơn, người ta có thể lãng quên do nhiều
nguyên nhân như: đảng mới được hình thành, đang tạo lên bộ mặt của mình,
do phong trào dân chủ - xã hội, do đảng dân chủ - xã hội Nga có những
nhiệm vụ dân tộc mà chưa một đảng chủ nghĩa xã hội trên thế giới có….Lí
luận có tầm nhìn lớn, nó tạo lên sức mạnh vô địch cho các phong trào.
 Đảng là đội tiên phong trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
và quần chúng nhân dân lao động
Là tổ chức được xây dựng, vận hành luôn đảm bảo mối quan hệ mật
thiết giữa đảng với giai cấp công nhân, ra đời từ phong trào công nhân. Đó là
tổ chức của những nhà cách mạng ưu tú và chuyên nghịêp của giai cấp công
nhân, để đi đến thành công phải có sự liên minh giữa các giai cấp và tầng
lớp trong xã hội.
Nhưng dù thế nào đi nữa, đảng luôn phải là tổ chức đại diện cho giai cấp
công nhân, Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, với
quảng đại quần chúng lao động phi vô sản. đảng phải luôn là chiến sĩ tiên
phong, tiên tiến, phải luôn luôn nâng trình độ giai cấp, trình độ quần chúng
nhân dân lên ngang tầm trình độ của ý thức xã hội dân chủ cách mạng, tuyệt
đối không hạ thấp trình độ của Đảng xuống ngang trình độ của giai cấp công
nhân.
Đảng Mác-xít là một bộ phận của giai cấp công nhân là đội quân tiên
phong của giai cấp đó. Đảng không thể hòa lẫn với toàn bộ giai cấp như là
những người Men-sê-vích đã làm. Ai hòa lẫn đảng và giai cấp thì người đó
thủ tiêu đảng. Đảng phải có những điều khoản lựa chọn những phần tử tiên
tiến, có giác ngộ trong giai cấp công nhân, được vũ trang bằng một học
thuyết tiên tiến, cách mạng. Chỉ với những điều kiện đó, đảng mới có thể
lãnh tụ chiến đấu của giai cấp công nhân và toàn thể những người lao động.
V.I.Lê-nin viết: “ chúng ta là đảng của giai cấp công nhân bởi vậy hầu như
toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời kỳ nội chiến thì
toàn bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần phải hoạt động dưới sự
lãnh đạo của đảng ta, phải thật sự thiết chặt hàng ngũ xung quanh đảng.
Những người nào nghĩ rằng, dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, hầu như toàn bộ
giai cấp hay toàn bộ giai cấp một ngày kia sẽ đủ sức vươn mình lên đến chỗ
đạt tới trình độ giác ngộ và tích cực của đội tiên phong của mình , của đảng
dân chủ xã hội của mình , thì người ấy sẽ mắc cái bệnh Ma-li-lốp và “ chủ
nghĩa theo đuôi”. Dưới chế độ tư bản, ngay cả tổ chức công đoàn, (tổ chức
sơ khai hơn, vừa tầm hơn với sự giác ngộ của những tầng lớp cũ lạc
hậu)cũng không đủ sức bao trùm hầu như toàn bộ, hay toàn bộ giai cấp công
nhân. Chưa có một người dân chủ xã hội nào biết suy nghĩ lại nghi ngờ điều
đó cả. Chúng ta sẽ tự chỉ lừa dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ bao
la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu như chúng ta quên mất
sự khác nhau giữa đội tiền phong và tất cả số quần chúng hướng theo đội
tiên phong đó, nếu chúng ta quên mất rằng đội tiền phong có nghĩa vụ
thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đố lên trình độ
tiên tiến ấy”. chúng ta là đảng của giai cấp , vì chúng ta lãnh đạo, thực sự
theo tinh thần dân chủ xã hội, hầu như toàn bộ hay ngay cả toàn bộ giai cấp
vô sản; nhưng phải là một con người như Akimốp mới có thể căn cứ vào đó
mà kết luận rằng, trên lời nói thì chúng ta phải coi đảng và giai cấp là một.
[9.289-291].
Lê-nin chỉ ra rằng; Đảng không những là đội tiên phong mà còn là đội
ngũ có tổ chức của giai cấp công nhân. Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh
thực tiễn của giai cấp công nhân của toàn thể những người lao động, hướng
cố gắng của họ vào một mục đích. Mà điều đó chỉ có thể thực hiện được
trong trường hợp nếu như tất cả các đảng viên trong đảng phải được tổ chức
lại, đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào một trong các tổ chức
của Đảng, phục tùng tất cả mọi nghị quyết của đảng và mọi yêu cầu của kỷ
luật đảng. V.I.Lênin giải thích: “nếu tôi cho rằng đảng phải là một tổng số(
không phải là một tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ
chức”… như thế, tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác
rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp phải hết sức
có tổ chức, đảng chỉ nên thu nhập những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận
một tính tổ chức tối thiểu”.[9.285-286 ]
 Đảng là một tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo một hệ các nguyên
tắc tổ chức cách mạng và khoa học
Để cho Đảng được phát triển thì phải đề ra những nguyên tắc cụ thể,
bất kể một chính Đảng nào cũng vậy, vấn đề về nguyên tắc mà bất kể một cá
nhân hay tập thể tham gia đều phải phục tùng và tuân theo nguyên tắc đấy.
Đảng phải được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ, việc xây dựng
và họat động của Đảng phải dựa trên cơ sở của một điều lệ thống nhất(đại
hội đảng và khoảng thời gian giữa các đại hội là ban chấp hành trung ương;
có kỷ luật thống nhất; thiểu số phục tùng đa số;việc bầu cử các cơ quan lãnh
đạo phải được tiến hành từ dưới lên trên; các cơ quan đảng phải báo cáo
từng thời kỳ trước các tổ chức của mình. Chỉ tuân theo những yêu cầu đó thì
đảng mới có thể thực hiện được vai trò lãnh tụ của giai cấp công nhân.
Điều này trở lên cần thiết và đã trở thành vấn đề quan trọng cần làm
ngay sau khi chính Đảng được ra đời “ Để cho sự phát triển và thông nhất
của đảng dân chủ - xã hội thu được kết quả thì cần nhấn mạnh, phát triển,
đấu tranh cho nguyên tắc dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng, điều này trở
nên đặc biệt cần thiết vì những khuynh hướng phản dân chủ đã xuất hiện
trong hàng ngũ đảng ta” [9.176]. Để cho nguyên tắc ấy được thực hiện với
những người hoạt động trong phong trào thì “ tuyệt đối bí mật, lựa chọn hết
sức chặt chẽ các hội viên, rèn luyện những người cách mạng chuyên nghiệp.
Có đủ những điều kiện ấy thì chúng ta sẽ có được một cái gì hơn là “nguyên
tắc dân chủ”, đó là sự tín nhiệm hoàn toàn có tình đồng chí giữa những
người cách mạng” [9.180]. Hơn ai hết, những người tham gia trong hoạt
động vủa Đảng đều phải tuân theo nguyên tắc, những nguyên tắc đó sẽ tạo
lên sự dân chủ trong công tác đảng.
Bên cạnh đó, để cho vấn đề thống trị của Đảng trở thành sách lược, để
sự thống trị của của ĐCS là hình thức cuối cùng của mọi thứ đảng trị thì
nguyên tắc có thể coi là cần thiết trong đảng nữa đó là: “ phải tiến tới chuyên
chính của GCVS. Và tất thảy những biện pháp mà đảng thi hành, tổ chức
của đảng, các hình thức đấu tranh của đảng, chiến lược và sách lược của
đảng, đều phải hướng vào mục đích ấy. Do đó, phải hết sức cương quyết tự
quyệt mọi thảo hiệp với đảng khác, mọi việc quay trở lại những hình thức
đấu tranh nghị trường là những hình thức quá lỗi thời về phương diện lịch sử
và chính trị, cự tuyệt mọi sách lược lựa chiều và thỏa hiệp” [7.28]
Bên cạnh đó, những nguyên tắc trong đảng được coi là nguyên tắc
vàng trong cuộc đấu tranh, những nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, để "khai
thác" mọi lĩnh vực ngay cả những lĩnh vực cũ kỹ nhất, mốc meo nhất và có
vẻ cằn cỗi nhất; nếu không, chúng ta sẽ không đủ sức đảm đương nổi nhiệm
vụ, chúng ta sẽ không chiếu cố được khắp các mặt, chúng ta sẽ không có
được mọi thứ vũ khí, chúng ta sẽ không được chuẩn bị để chiến thắng giai
cấp tư sản (là giai cấp đã tổ chức - và hiện đang phá hoại - mọi phương diện
của đời sống xã hội theo lối tư sản) cũng như để sau này, khi đã giành được
thắng lợi đó, sẽ tiến hành cải tạo toàn bộ đời sống theo chủ nghĩa cộng sản”
[7.106], những nguyên tắc ấy là bước đệm cho đảng chuẩn bị mọi công tác
trong việc đấu tranh chống GCTS. Bởi nếu không có nguyên tắc này thì
không thể đấu trah được, và sẽ tăng thêm tính chất chiến đấu cho GCVS.
Hơn thế nữa, trong quá trình hoạt động đảng mà không đề ra những
nguyên tắc nó sẽ làm cho các hoạt động của đảng cơ sở sẽ không được quán
triệt và có thể là điểm để cho bọn cơ hội chống phá “ nếu xảy ra một thất bại
mới, nhanh chóng và hoàn toàn, mà điều này rất có thể xảy ra đến điều kiện
hoạt động phổ biến là hoạt động không bí mật - làm tổn hại đến tư tưởng vĩ
đại về thành lập một đảng, rằng do đó, phải bắt đầu bằng việc kêu gọi tất cả
ban chấp hành và tất cả các tổ chức khác ủng hộ cơ quan chung được tái lập,
cơ quan ấy sẽ thực sự gắn bó tất cả các ban chấp hành lập ra ấy, thành ban
chấp hành trung ương khi nào nhóm ấy lớn mạnh lên” [9.203]
Một chính đảng thật sự muốn lãnh đạo GCVS thì phải có những sách
lược đúng đắn của Đảng “ việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại
có một ý nghĩa trọng đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô
sản theo tinh thần những nguyên tắc mác-xít kiên định, chứ không phải chỉ
có chạy lẽo đẽo theo đuôi các sự biến. Các nghị quyết của Đại hội III Đảng
công nhân dân chủ - xã hội Nga và các nghị quyết của hội nghị của bộ phận
những người đã ly khai ra khỏi đảng* là biểu hiện đúng nhất, chín chắn nhất,
đầy đủ nhất của những quan điểm về sách lược, những quan điểm không
phải là do một vài nhà chính luận nào đó ngẫu nhiên nói ra, mà là do những
đại biểu có trách nhiệm của giai cấp vô sản dân chủ - xã hội đã thông qua.
Đảng ta tiên tiến hơn tất cả các đảng khác, nó có một cương lĩnh chính xác,
được tất cả mọi người chấp nhận. Nó cũng phải làm gương cho các đảng
khác về thái độ chấp hành chặt chẽ các nghị quyết sách lược của mình, trái
hẳn với chủ nghĩa cơ hội của phái tư sản dân chủ là phái "Giải phóng", trái
hẳn với lời lẽ cách mạng của phái xã hội chủ nghĩa - cách mạng là phái đợi
đến lúc cách mạng nổ ra rồi, mới đưa ra một "dự thảo" cương lĩnh và lần đầu
tiên tự hỏi đó có phải thật là một cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước mặt
mình không” [8.6]. Như vậy, Lênin đã khẳng định, một đảng thật sự
chân chính là đảng vạch ra cương lĩnh rõ ràng cho từng bước đi của phong
trào, hơn ai hết GCVS là người tin và đi theo cương lĩnh ấy sẽ giành được
chính quyền về tay. Đó cũng là công việc cấp thiết cho nhất của một Đảng
dân chủ - xã hội là phải nghiên cứu thật chu đáo cho các nghị quyết của
Đảng, để làm sao phải xác định rõ thiên hướng thoát li của chủ nghĩa Mác và
phải lĩnh hội được những nhiệm vụ cụ thể của GCVS dân chủ xã hội trong
cách mạng dân chủ.
Bên cạnh đó, sách lược của Đảng đề ra cũng vô cùng quan trọng và
cần thiết. Trong tình hình mới, nếu nhân dân không đồng ý với chính phủ và
quần chúng thì đảng phải tự đặt cho mình cái mục đích đánh đổ chính phủ.
Để làm được những việc đó, Đảng của GCVS phải “1) ý nghĩa của chính
phủ cách mạng lâm thời trong cuộc cách mạng đang diễn ra và trong toàn bộ
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nói chung; 2) thái độ của mình đối với
chính phủ cách mạng lâm thời; 3) những điều kiện chính xác để Đảng dân
chủ - xã hội tham gia chính phủ ấy; 4) những điều kiện làm áp lực từ dưới
lên đối với chính phủ ấy, nghĩa là trong trường hợp mà Đảng dân chủ - xã
hội không tham gia chính phủ ấy. Về phương diện này, thì chỉ sau khi đã
làm sáng tỏ tất thảy các vấn đề đó, thái độ chính trị của đảng mới sẽ có tính
chất nguyên tắc, rõ rệt và kiên quyết”[8.11]
Việc đề ra phương thức đấu tranh thì đều phải tác động từ dưới lên đối
với chính phủ cách mạng lâm thời, làm được điều đó thì Đảng phải “Muốn
gây được áp lực từ dưới lên như thế thì giai cấp vô sản phải được vũ trang, -
vì trong thời kỳ cách mạng, tình hình dễ biến chuyển rất mau thành nội chiến
công khai, - và phải do Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo”[8.21]. Việc trang
bị cho GCVS là để bảo vệ và mở rộng thành quả cách mạng, thực chất đó
là, nếu GCVS khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng thì phải tuân theo toàn
bộ cương lĩnh đó.
Đảng đưa ra những cương lĩnh phù hợp không phải máy móc hay bắt
chước một số phái khác, lấy những quan điểm, cương lĩnh, khẩu hiệu,
phương thức làm hành động cho mình mà “ Cương lĩnh của chúng ta không
phải là một cương lĩnh cũ, mà là một cương lĩnh mới, cương lĩnh tổi thiểu
của Đảng dân chủ - xã hội Nga” [8.58] và bên cạnh đó là khẩu hiệu mới: “
chuyên chính dân chủ cách mạng của GCVS và nông dân. Nếu chúng ta
sống được đến ngày cách mạng thực sự thắng lợi, chúng ta sẽ có những
phương thức hành động mới, phù hợp với tính chất và với những mục tiêu
của đảng của GCCN là đảng đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa hoàn toàn” [8.58]
Việc giành được chính quyền thì phần lớn là do GCVS và nông dân
thực hành cương lĩnh của Đảng như thế nào và “ đảng của giai cấp tiền
phong không thể không hành động hết sức cương quyết nhằm làm cho cách
mạng dân chủ giành thắng lợi quyết định đối với chế độ Nga hoàng. Mà
thắng lợi quyết định ấy không phải cái gì khác hơn là chuyên chính dân chủ
- cách mạng của GCVS và nông dân”[8.96]
Bên cạnh đó, cần có một tổ chức vững vàng “ nếu không có một tổ
chức vững mạnh, thành thục đấu tranh chính trị trong bất cứ hoàn cảnh nào,
thời kì nào thì không nói đến một kế hoạch hoạt động có hệ thống được soi
sảng bằng những nguyên tắc vững chắc và được thực hiện một cách triệt để
và chỉ có kế hoạch hoạt động như thế mới được gọi là sách lược” ‘[9.59-60].
Có được một tổ chức như thế, kết hợp với một cơ sở lí luận vững vàng, nhất
định cách mạng sẽ thành công “Với một tổ chức như thế, thì lòng tin tưởng
vào lực lượng của đảng sẽ càng được củng cố và càng lan rộng nếu tổ chức
ấy càng bí mật; vả lại, trong chiến tranh, mọi người đều biết rằng điều quan
trọng hơn cả không phải chỉ là làm cho quân đội tin tưởng vào lực lượng của
mình, mà còn phải làm cho kẻ thù và tất cả những phần tử trung lập cũng
phải tin như thế; một sự trung lập có thiện cảm đôi khi cũng có thể quyết
định sự thành công. Với một tổ chức như thế, một tổ chức xây dựng trên một
cơ sở lý luận thật vững chắc và có một cơ quan ngôn luận dân chủ - xã hội
thì không có gì phải sợ rằng phong trào sẽ bị nhiều phần tử "bên ngoài" đã
gia nhập làm cho lạc hướng (trái lại, chính ngày nay, với lối làm việc thủ
công nghiệp đang thịnh hành trong chúng ta thì chúng ta mới thấy nhiều
người dân chủ - xã hội kéo phong trào đi theo hướng của cương lĩnh
"Credo", đồng thời lại tự cho rằng chỉ có mình mới là những người dân chủ -
xã hội) [9.166].
Vì vậy, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, phân biệt Đảng
kiểu mới của GCCN với các Đảng khác. Nếu phủ nhận nguyên tắc này là
phủ nhận ĐCS từ bản chất. Bởi vậy không được coi nhẹ mặt nào của nguyên
tắc này. Nó sẽ dẫn đến suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng và làm tan rã
đảng về mặt tư tưởng và tổ chức.
 Đấu tranh chống lại các trào lưu chủ nghĩa xã hội phi vô sản.
Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là sự cáo chung đối với tất cả các trào
lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản. Những người vô sản và chính đảng vô sản
phải phê phán các trào lưu xã hội phản động, để truyền bá học thuyết chủ
nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Những người vô sản
phải đấu tranh kiên quyết với những người cơ hội chủ nghĩa trong Đảng và
trong phong trào công nhân, làm cho Đảng luôn luôn được vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với những người này thì “Người cộng sản
cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ nghĩa tư
sản đó, vì hoạt động của bọn họ là có lợi cho kẻ thù của người cộng sản và
vì bọn họ bảo vệ một chế độ xã hội mà người cộng sản muốn phá bỏ”[4.628]
vì thực chất những tư tưởng của bọn cơ hội phản động là đem nền sản xuất
đại công nghiệp đặt vào trong cái vỏ chật hẹp của chế độ phường hội, họ
muốn kéo lùi lịch sử trở lại thế kỷ trước. Trong quá trình đấu tranh chống
các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, các nhà lý luận của giai
cấp công nhân đồng thời phát triển và bổ sung cho lý luận cách mạng của
mình.
Bọn chủ nghĩa cơ hội còn tầm thường hóa chủ nghĩa Mác “ làm bại
hoại ý thức xã hội chủ nghĩa bằng cách tầm thường hóa chủ nghĩa Mác, bằng
cách truyền bá cái thuyết cho rằng những sự đối kháng xã hội đang giảm dần
đi, bằng cách tuyên bố rằng tư tưởng về cách mạng xã hội và chuyên chính
vô sản là phi lý, bằng cách kéo phong trào công nhân và cuộc đấu tranh giai
cấp xuống thành một thứ chủ nghĩa công liên hẹp hòi và thành một cuộc đấu
tranh "thực tế" đòi những cải cách từ từ, vụn vặt”[9.21]. Không có lí luận
cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng, bọn cơ hội đã ngang
nhiên bóp méo, hòng giết chết chủ nghĩa Mác nhưng chính sự đối đầu đó, lại
càng chứng minh lí luận đúng đắn đó của chủ nghĩa Mác và tính bất diệt của
chủ nghĩa Mác
Bên cạnh đó, chúng còn vu cáo cho chủ nghĩa Mác “ sách lược - kế
hoạch phản lại tinh thần căn bản của chủ nghĩa Mác, là biển chủ nghĩa Mác
thành một bức họa sai lệch tương tự như bác mà phái dân úy đã dùng để
chống lại chúng ta”’[9.61]. Nhưng nó không thể dìm được sáng kiến và
nghị lực của những người chiến sĩ đã giác ngộ cách mạng mà trái lại nó còn
làm sống dậy tinh thần cách mạng và mở ra những triển vọng mà học đã
đứng lên một cách tự giác để đấu tranh. Hơn nữa, chúng ngày càng tinh vi
và phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa Mác “ phủ nhận chủ nghĩa Mác, khăng
khăng không muốn (có lẽ nói cho đúng hơn là: không thể) hiểu rằng trước
khi tiến hành bất kỳ một hoạt động chính trị nào thì cần phải chú ý một cách
hết sức khách quan đến các lực lượng giai cấp và mối quan hệ lẫn nhau giữa
những lực lượng ấy. Hai là đảng này cho rằng việc nó thừa nhận khủng bố
cá nhân và những hành động ám sát là một biểu hiện đặc biệt của "tinh thần
cách mạng" của nó hay "tinh thần tả" của nó”(41.19). Nhưng chính điều đó
lại là “ thử lòng” người Mác – xít, chúng ta đã cự tuyệt điều đó và khẳng
định tính chiến đấu. Hơn ai hết, chủ nghĩa Mác đã thắng và trở thành kim
chỉ nam cho hành động của các chính đảng .[7.20]
Trong khi triệt để chống tệ sùng bái cá nhân - điều xa lạ đối với tinh
thần chủ nghĩa Mác và hạ thấp ý nghĩa của Đảng, Lênin đã kiên quyết lên án
hành động của phái “tả” đã phá hoại sự thống nhất của Đảng và nấp dưới cái
khẩu hiệu “đả đảo lãnh tụ” để bản thân họ chiếm lấy những cương vị lãnh
đạo và gán gép ý chí của mình cho Đảng. Việc lên án tệ sùng bái cá nhân
của Lênin, tuyệt nhiên không có nghĩa là phủ nhận sự cần thiết phải có lãnh
tụ. Lênin đã viết: “Thông thường thì các chính Đảng đều nằm dưới quyền
lãnh đạo của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có
uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những
trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi đó là các lãnh tụ” [7.30]
Bọn tầm thường hóa chủ nghĩa Mác còn xuyên tạc, đưa ra những nghị
quyết và sách lược của bọn ba hoa tư sản Phran-pho, chúng “ biến chủ nghĩa
Mác thành một mớ lí thuyết sáo rỗng, họ đã làm cho hệ tư tưởng của giai cấp
cách mạng tiền phong, của giai cấp quyết tâm nhất và cương quyết nhất trở
thành hệ tư tưởng của những kẻ lạc hậu nhất trong giai cấp ấy, những tầng
lớp lẩn tránh những nhiệm vụ dân chủ - cách mạng khó khăn và dành những
nhiệm vụ ấy cho ngài thuộc bọn Xtơ-ru-vê làm” [8.109]. Lênin đã bác bỏ
những luận điệu sai trái, phản động đó, Người nói: “ xin các ngài đừng
xuyên tạc lời nói của tôi. Đừng có kêu ầm lên rằng người ta buộc các ngài là
cố tình phản bội. Không, các ngài đã vô tình luôn luôn ngã vào những vũng
bùn và bây giờ thì quả nhiên các ngài đã sa lầy mà không biết, cũng giống
như “phái kinh tế” trước kia đã bị lôi cuốn một cách không thể cưỡng lại nổi
và không thể cứu vãn được trên con đường dốc, tức là con đường làm cho
chủ nghĩa Mác thêm “ sâu sắc thêm” thành những “thuyết giáo” phản cách
mạng, không có linh hồn và không có sinh khí” [8.110]. Lênin đã phân tích
để thấy được sự chống lại của bọn cơ hội, nhưng trái lại, sự chống lại của
bọn chúng chỉ là cho chủ nghĩa Mác ngày càng phong phú thêm mà thôi.
 Đảng là khối thống nhấtý chí và hành động, tự phê bình và phê bình
là quy luật phát triển của Đảng
Lênin cho rằng: GCVS không thể giành và giữ chính quyền nếu
không có một Đảng mạnh nhờ đoàn kết và kỉ luật sắt của nó.
Người nói: “ sự thống nhất của GCVS dân chủ - xã hội, đó là điều
kiện cho thắng lợi của nó. Sự thống nhất của GCVS dân chủ - xã hội không
thể có được nếu không có sự thống nhất đảng của nó là Đảng công nhân dân
chủ - xã hội Nga. [13.314 – 315]
Đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của ĐCS. Đó là nguồn
gốc sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng, là điều kiện đảm bảo cho sự đoàn
kết toàn bộ GCVS.
Các nhà kinh điển đều khẳng định rằng, khi đấu tranh tư tưởng đã
chấm dứt, phê bình đã xong xuôi và nghị quyết đã thông qua thì sự thống
nhất hành động của toàn thể đảng viên là điều kiện tất yếu, không có nó thì
không có đảng thống nhất, không thể có kỉ luật sắt trong đảng.
Sự thống nhất của đảng trước hết phải là sự thống nhất về tư tưởng,
trên cơ sở hệ tư tưởng của GCCN, vì “ Chúng ta không được quên rằng nếu
không có cái tư tưởng chung thì không thể có vấn đề thống nhất” [11. 366].
Nhưng sự thống nhất về tư tưởng phải được củng cố bằng sự thống nhất về
tổ chức, thống nhất hành động và kỉ luật phải nghiêm minh, bắt buộc với
mọi đảng viên, không có ngoại lệ. Sự thống nhất của đảng còn được bảo
đảm bẳng việc liên quyết loại trừ mọi phe nhóm, bè phái dù là nhỏ nhoi nhất
ra khỏi đảng, chia rẽ bè phái là tội ác đối với đảng, đối với nhân dân.
Lênin cho rằng, nếu để xảy ra chia rẽ “ không chỉ là nguy hiểm mà
còn cực kì nguy hiểm, nhất là nếu trong nước đó, GCVS lại chỉ là thiểu số
nhỏ bé trong dân cư’ [ 12.336].
Để đảm bảo thống nhất trong đảng luôn được củng cố và phát triển,
Đảng phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê và phê bình. Vì,
tự phê binhg và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện
và giải quyết mâu thuẫn ở trong đảng. Vì thế, phê và tự phê bình phải là một
nội dung thường xuyên trong sinh hoạt đảng, phải đảm bảo tăng cường đoàn
kết, thống nhất trong đảng, xiết chặt hơn nữa mối quan hệ đảng với quần
chúng.
Lênin chỉ rõ: “ Thái độ của một chính đảng trước những sai lầm của
mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để
xét xem đảng ấy có nghiêm túc không và thực sự có làm tròn nghĩa vụ đối
với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không. Công khai thừa
nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai
lầm – đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm tròn
những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huấn luyện giai cấp rồi đến quần
chúng” [ 7.51].
83 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều thời kì đấu tranh
cách mạng, nhưng trong bất cứ thời kì nào, Đảng ta cũng luôn chăm lo xây
dựng và củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, coi việc giữ gìn đoàn kết
trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Nhờ đó, Đảng đã lãnh đạo
cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, và đang lãnh đạo thành công sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Tóm lại, từ những đặc điểm trên có thể thấy được tầm quan trọng của
Đảng đối với GCCN và nhân dân lao động, những người cộng sản chỉ như
những giọt nước trong đại dương mênh mông và chỉ riêng bàn tay những
người cộng sản thì không thể xây dựng thành công CNXH.
2.3.Vai trò quyết định của chính đảng đối với việc hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của GCCN.
 Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai
trò lãnh đạo xã hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng
chính trị, lực lượng tiên phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh. Trong
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công
nhân tự tổ chức ra chính đảng của giai cấp mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh
thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn. Để hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình, Đảng phải: “ a) cần phổ biến trong giai cấp công
nhân một khái niệm cụ thể về tiến trình chắc chắn nhất của cách mạng và về
sự tất yếu, đến một thời gian nào đó, phải thành lập một chính phủ cách
mạng lâm thời, chính phủ mà giai cấp vô sản sẽ đòi hỏi phải thỏa mãn tất
thảy những yêu sách chính trị và kinh tế trước mắt đã đề ra trong cương lĩnh
của chúng ta (cương lĩnh tối thiểu);b) tuỳ theo lực lượng so sánh và những
nhân tố khác không thể xác định trước một cách chính xác, có thể để cho các
đại biểu toàn quyền của đảng ta tham gia chính phủ cách mạng lâm thời
nhằm mục đích đấu tranh không khoan nhượng chống mọi mưu đồ phản
cách mạng và bảo vệ những lợi ích riêng của giai cấp công nhân;c) điều kiện
cần thiết của sự tham gia đó là: đảng phải giám sát chặt chẽ các đại biểu toàn
quyền của mình trong chính phủ đó và phải luôn luôn bảo vệ tính chất độc
lập của Đảng dân chủ - xã hội là đảng đang mong muốn một cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn, và vì vậy mà thù địch một cách không thể
điều hoà được với tất cả các đảng tư sản;d) dù Đảng dân chủ - xã hội có thể
tham gia chính phủ cách mạng lâm thời hay không, thì cũng vẫn phải tuyên
truyền trong những tầng lớp vô sản rộng rãi nhất, làm cho họ hiểu rằng giai
cấp vô sản vũ trang và được Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo, cần phải luôn
luôn có áp lực đối với chính phủ lâm thời, nhằm mục đích bảo vệ, củng cố
và mở rộng những thành quả của cách mạng"”[8.12 – 13]. Bởi vì, xét theo
lợi ích thì lợi ích trực tiếp của GCVS, hay lợi ích đấu tranh của nó thì mục
đích cuối cùng là CNXH và GCCN là người thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy.
Hơn ai hết, vai trò của Đảng cần làm đó là “ tuyệt đối cần phải biết dựa lựa
chiều, phải biết liên minh, thỏa hiệp với các nhóm vô sản, với các đảng công
nhân và những người tiểu sản xuất” [7.74]
Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu
tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, không phải là cuộc đấu tranh tự
giác, vì mục đích chính trị. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết
định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình. Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng
chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp luôn thống
nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai
cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
 Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại, pháttriển là để lãnh đạogiai cấp công
nhân, nhândân lao động thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản ra đời đóng vai trò tuyên truyền,
giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Đảng phải giác ngộ giai cấp công nhân và lãnh đạo giai cấp công nhân
thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là thủ tiêu chủ nghĩa tư
bản, thiết lập chuyên chính vô sản để xây dựng thành công xã hội cộng sản
văn minh. Trên thực tế khi điều kiện cách mạng chín muồi, Đảng Cộng sản
đã đẩy mạnh việc tuyên truyền và cổ động chính trị xã hội chủ nghĩa trong
quần chúng trên quy mô rộng lớn chưa từng có.
Hơn thế nữa “ Đảng dân chủ xã hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của
GCCN, không những là để đạt được những điều kiện trong việc bán sức lao
động , mà còn để thủ tiêu cái chế độ xã hội, nó bắt buộc những người tay
trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu. Đảng dân chủ - xã hội đại diện cho
GCCN không phải trong mối quan hệ của họ đối với một nhóm chủ thuê
nhất định mà là trong mối quan hệ với tất cả các giai cấp trong xã hội hiện
đại, với nhà nước, với một lực lượng chính trị có tổ chức” [9.71 – 72]. Đảng
lãnh đạo GCCN không những giải phóng cho họ về sức lao động mà còn cho
các mối quan hệ với tất cả tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Con đường phía trước còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi vậu mà vai trò
của Đảng còn nhiều khó khăn hơn nữa, nhưng Đảng sẽ lãnh đạo GCCN để
họ tin vào con đường mà họ đã lựa chọn: “Chắc chắn là con thuyền đảng ta
phải gặp nhiều nguy hiểm trong cơn dông tố hơn là trong "hành trình" yên
ổn của con đường tiến bộ tự do chủ nghĩa, con đường làm cho giai cấp công
nhân bị bọn bóc lột bóp nặn một cách chậm rãi đau khổ. Chắc chắn là các
nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ - cách mạng còn nghìn lần khó khăn và
phức tạp hơn là các nhiệm vụ trong chủ trương giữ địa vị "đối lập cực đoan"
và trong cuộc đấu tranh thuần tuý nghị trường. Nhưng kẻ nào, trong thời kỳ
cách mạng này, mà lại có thể cố tình chọn cái hành trình yên ổn và con
đường "đối lập" không nguy hiểm, thì tốt hơn là nên tạm thời từ bỏ công tác
của Đảng dân chủ - xã hội đi, nên đợi cho cách mạng kết thúc, đợi cho ngày
hội qua đi, đợi cho công tác thường ngày bắt đầu trở lại, khi mà cách nhìn
tầm thường hẹp hòi của mình sẽ không còn là một sự lạc điệu đáng ghét như
thế nữa và sẽ không còn làm sai lạc các nhiệm vụ của giai cấp tiền phong
một cách kỳ quái như thế nữa.
Lãnh đạo toàn dân, và đặc biệt là lãnh đạo nông dân để giành lấy tự do
hoàn toàn, để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ triệt để, để thiết lập
chế độ cộng hoà ! Lãnh đạo tất cả những người lao động và tất cả những
người bị bóc lột để thực hiện chủ nghĩa xã hội! Trên thực tế, chính sách của
giai cấp vô sản cách mạng phải là như thế; khẩu hiệu giai cấp - khẩu hiệu
này phải quán triệt và quyết định việc giải quyết từng vấn đề sách lược, từng
bước thực tiễn của đảng công nhân trong thời kỳ cách mạng - là như thế”
[11.132-133].
 Đảng tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận chống lại các trào
lưu cơ hội chủ nghĩa, tao ra sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp,
trong nhân dân lao động và trong xã hội, tạo tiền đề đoàn kết thống
nhấtlực lượng cách mạng đông đảo, mạnh mẽ trong đấu tranh cách
mạng
Mác đã viết cho các lãnh tụ như thế này: “ nếu thực sự cần phải liên hợp
thì cứ kí kết những thỏa hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực tiễn của phong
trào, nhưng chớ có bán nguyên tắc, chớ có “nhân nhượng” về lí luận” [9.30]
Bên cạnh đó, phải thức tỉnh tự phát của quần chúng công nhân, thức tỉnh
sinh hoạt tự giác và họ được trang bị bằng hệ thống lí luận sắc bén và đậm
tính chiến đấu.
Hơn thế nữa “ kẻ nào muốn đi tơi chủ nghĩa xã hội bằng một con đường
nào khác không qua conđường chế độ dân chủ thì nhất định sẽ đi đến những
kết luận phi lí và phản động, cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Nếu có
lúc một số công nhân nào đó hỏi chúng ta: tại sao không thực hành cương
lĩnh tối đa, chúng ta sẽ chỉ cho họ thấy rằng quần chúng nhân dân có tinh
thần dân chủ hãy còn xa lại biết bao với chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giai
cấp vẫn chưa phát triển mấy, những người vô sản chưa được tổ chức bao
nhiêu…” [8.19]. Đó là những lời lẽ cho những kẻ bác bẻ vô chính phủ chủ
nghĩa của chúng ta, làm trì hoãn công cuộc CNXH và làm cản trở con đường
đúng đắn của chúng ta.
Những con “ sâu mọt” trong đảng nếu không gạt bỏ hay tẩy chúng đi,
thì vô hình chung, chúng làm ảnh hưởng đến tổ chức Đảng và quá trình thực
hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN, bởi vậy mà “ không đấu tranh chống mối
hại đó, không tố cáo, không vạch mặt , không tống cổ bọn thủ lĩnh cơ hội
chủ nghĩa xã hội phản động đi thì GCVS cách mạng không thể thắng lợi
được” [7.32]
Bên cạnh đó, không được phân tán nghị lực, phải tăng thêm lực lượng
cho Đảng, không thỏa hiệp và phải kiên định giữa vững lập trường của mình
“ Đảng cộng sản không được kí kết thỏa hiệp nào cả….Nó phải giữ cho học
thuyết của mình được thuần khiết và tính độc lập của mình được trong trắng,
không bị chủ nghĩa cải lương làm cho hoen ố, sứ mệnh của nó là phải đi
hàng đầu, không dừng bước giữa đường và không đi chệch đường, phải tiến
thẳng lên cộng sản chủ nghĩa” [7.85] và “Đảng dân chủ - xã hội sẽ tiếp tục
chiến đấu chống tất cả các chính đảnh chưng cờ chủ nghĩa tự do và dân chủ
mà lại từ chối không chịu ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS, như
là chống những người bạn giả dối của nhân dân” [7.103].
Tóm lại, Đảng đóng vai trò vô cùng quan trọng . Qua những phân tích
trên, có thể thấy Đảng là nhân tố quyết định đối với việc thắng lợi sứ mệnh
lịch sử của GCCN.
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

More Related Content

What's hot

Gt lich su dang - svptit
Gt lich su dang - svptitGt lich su dang - svptit
Gt lich su dang - svptit
mrpakapun
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Thích Hô Hấp
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Hồng Nhung (Ỉn con)
 
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt NamĐường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kiên Trần
 
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt namLịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
Phuong Hong Nguyen
 
đảNg cộng sản việt nam ra đời
đảNg cộng sản việt nam ra đờiđảNg cộng sản việt nam ra đời
đảNg cộng sản việt nam ra đời
Hoa Phượng
 

What's hot (19)

dlcmcdcsvn
dlcmcdcsvndlcmcdcsvn
dlcmcdcsvn
 
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Gt lich su dang - svptit
Gt lich su dang - svptitGt lich su dang - svptit
Gt lich su dang - svptit
 
Luận án: Tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế
Luận án: Tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tếLuận án: Tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế
Luận án: Tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
Slide lan môn tư tưởng
Slide lan môn tư tưởngSlide lan môn tư tưởng
Slide lan môn tư tưởng
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Lịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namLịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt nam
 
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt NamĐường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt namLịch sử phát triển báo chí việt nam
Lịch sử phát triển báo chí việt nam
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Lịch sử 5 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Lịch sử 5 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đờiLịch sử 5 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Lịch sử 5 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
 
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Hoạt động của đảng cộng sản khu vực Nam Á từ 1991 đến 2011
Hoạt động của đảng cộng sản khu vực Nam Á từ 1991 đến 2011Hoạt động của đảng cộng sản khu vực Nam Á từ 1991 đến 2011
Hoạt động của đảng cộng sản khu vực Nam Á từ 1991 đến 2011
 
đảNg cộng sản việt nam ra đời
đảNg cộng sản việt nam ra đờiđảNg cộng sản việt nam ra đời
đảNg cộng sản việt nam ra đời
 

Similar to Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Phi Phi
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Vân Candy
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
hainguyen01011993
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảng
Hiếu Kều
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
Phuong Nha Nguyen
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
HeulwenGo
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
lethianhmai230205
 

Similar to Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149) (20)

TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “LÀM...
 
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liê...
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
 
Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM (1).pdf
Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM (1).pdfĐề cương chi tiết bài giảng TT HCM (1).pdf
Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM (1).pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảng
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là tiểu luận do chính tôi thực hiện, theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Công Tuấn. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực. Người thực hiện (kí và ghi rõ họ tên)
  • 2. QUY ĐỊNH VIẾT TẮT CNXH chủ nghĩa xã hội CNXHKH chủ nghĩa xã hội khoa CNTB chủ nghĩa tư bản CSCN chủ sản chủ nghĩa CMDCTS cách mạng dân chủ tư sản CMVS cách mạng vô sản CMXHCN cách mạng xã hội chủ nghĩa ĐCS đảng cộng sản GCCN giai cấp công nhân GCVS giai cấp vô sản GCTS giai cấp tư sản
  • 3. MỞ ĐẦU 1.Lí do nghiên cứu Lý luận về Đảng của GCCN là những nội dung cơ bản và quan trọng của CNXHKH. Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội, Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về lý luận. Các ông đã luận giải, chứng minh xã hội loài người trải qua nhiều đấu tranh để khỏi áp bức bóc lột, nên cần phải có một tổ chức lãnh đạo.Trong giai đoạn đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đã có rất nhiều nhà kinh điển nghiên cứu và đưa ra “Đảng cộng sản”. Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới, như mọi người đều biết, phải nhiều năm sau khi Các-mác qua đời mới được hình thành. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Đảng Cộng sản Nga (Bôn-sê-vích) đã chính thức khai sinh, đó là tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô sau này. Đảng Cộng sản Nga là kết quả của đấu tranh vũ trang với các ‘kẻ thù giai cấp’ mà thành, và trong quá trình duy trì sự tồn tại của Đảng, Đảng đã liên tục dùng bạo lực để đàn áp những đảng viên và những người dân bất đồng chính kiến. Đảng xuất hiện từ phái Bôn- sê-vích của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lenin. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 dẫn tới sự lật đổ Chính phủ Lâm thời Nga và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên của thế giới. Với vai trò trung tâm do Hiến pháp Liên xô quy định, đảng kiểm soát toàn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên xô. Cách tổ chức của đảng được chia thành các đảng cộng sản của các nhà nước cộng hoà Xô viết cấu thành cũng như tổ chức đoàn thanh niên. Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi. Đảng chấm dứt tồn tại với thất bại của cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 và
  • 4. được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga tại Nga và các đảng cộng sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập. Hiện nay, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và áp dụng Đảng kiểu mới cuả V.I.Lenin để làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nhận thức cũng như xác định con đường, hình thức, bước đi của nước ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trong thời kỳ mới của công cuộc đổi mới. Qua những lý do trên và với tư cách là một sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội thì việc nghiên cứu Đảng là cần thiết cho việc bổ sung, tích lũy kiến thức của bản thân. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “ Lênin bảo vệ và pháttriển lí luận chủ nghĩa Mácvà Đảng của giai cấp công nhân qua nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”,“Haisách lược của đảng dân chủ” và “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” làm đề tài tiểu luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu, các sách báo, tạp chí và nhiều trang website trên mạng internet viết về Các luận điểm về Đảng. - Đề cương bài giảng Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin về CHXH KH của PGS TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên) – Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học Viện báo chí và tuyên truyền – Hà nội tháng 1/ 2013. Đây là một cuốn sách chuyên ngành, đề cập một cách toàn diện về những nguyên lý của CNXHKH trong đó có đề cập đến nhưng lý luận về các luận điểm về Đảng kiểu mới. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu đề tác giả phát triển và thực hiện đề tài này. - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học viện Báo chí và Tuyên Truyền – Lưu hành nội bộ - Hà Nội,
  • 5. 2009. Cuốn giáo trình này đã trình bày một cách toàn diện những lý luận cấu thành CNXHKH, trong đó có trình bày về các luận điểm về Đảng. - Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hôi và lý luận con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta của TS Phạm Văn Chung - NXB CTQG – Hà nội, 2005.Cuốn sách này cũng viết về hình thái kinh tế - xã hội ở phương diện khái quát chung, nhằm đem đến cho bạn đọc cái nhìn chung nhất về các luận điểm về Đảng . - Các tư liệu trên website www.dangcongsan.vn - Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thông tin trên internet, với tư cách là sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi còn được tiếp cận, được học tập, nghiên cứu những tài liệu và trao đổi với giảng viên và học viên về những vấn đề có liên quan đến đề tài Đảng. Tuy nhiên các tác phẩm, các bài viết trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh nhất định mà đề tài cần nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi hi vọng với đề tài: “Lênin bảovệ và pháttriển lí luận chủ nghĩa Mácvà Đảng của giai cấp công nhân qua nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”, “Hai sách lược của đảng dân chủ” và “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” . Tôi sẽ thấy rõ hơn. 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Tác phẩm kinh điển của V.I.Lenin có rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu nhưng ở tiểu luận này tôi xin tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng kiểu mới”. Do hạn chế về thời gian và phạm vi đề tài nên trong tiểu luận này tôi chỉ bàn về các vấn đề chung nhất. - Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động nghiên cứu, đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng kiểu mới” - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng kiểu mới”
  • 6. Giới hạn nghiên cứu vấn đề tập trung vào một số tác phẩm: Làm gì, Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội Nga trong cách mạng dân chủ, Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản….Khẳng định niềm tin vào lí tưởng của Đảng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiểu luận này là: - Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm, tác giả trình bày và phân tích nhằm làm rõ sự phát triển về Đảng. - Đồng thời, phân tích làm sáng tỏ sự vận dụng lý luận Đảng vào giải phóng áp bức bóc lột của bọn giai cấp tư sản. Đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể hoàn thành mục tiêu ấy,tác giả đã xác định phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Nghiên cứu những quan điểm của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới. - Nghiên cứu sự phát triển sáng tạo Đảng kiểu mới của V.I.Lênin và sau này Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo. - Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan về sự vận dụng lý luận Đảng kiểu mới của V.I.Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay. 5. Đóng góp của tiểu luận C.Mác, Ph.Ăngghen và đặc biệt V.I.Lênin là bậc tiền bối của kho tàng lý luận các ông đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm, điều đó giúp cho chúng ta có thể tìm hiểu và kế thừa những kho tàng lý luận đó. Những tác phẩm kinh điển của hai ông là một nguồn tài liệu rất quý giúp cho chúng ta
  • 7. thấy được giá trị và cần phải học hỏi nhằm củng cố kiến thức giúp cho tôi rất lớn trong con đường học tập của mình, đặc biệt là sẽ giúp cho tôi hoàn thành xuất sắc phần tiểu luận của mình. Vậy qua tiểu luận này thì tôi sẽ học hỏi được rất nhiều từ hai nhà lý luận nổi tiếng và từ thầy cô, bạn bè. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật lịch sử Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: phương pháp phân tích-tổng hợp, kết hợp một cách đúng mức phương pháp logic lịch sử. Phương pháp cụ thể: lược thuật tài liệu, tổng hợp tài liệu 7. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương và 7 tiết.
  • 8. Chương 1 Lí luận cơ bản về chính đảng của GCCN 1.1.Tư tưởng của Mác-Ănghen về chính đảng của GCCN Học thuyết Mác - Lênin về chính Đảng đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể trong hoạt động của Đảng và sứ mệnh lịch sử của GCCN trong từng giai đoạn cách mạng. C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng cơ bản về chính đảng vô sản. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận điểm khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không còn người bóc lột người. Những tư tưởng đó còn được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứng những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển xã hội loài người nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Ngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng GCCN, C. Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng cơ bản về đảng cách mạng của GCCN. Cùng với thời gian, tư tưởng này về sau ngày càng được bổ sung và phát triển. Xét tổng quát, tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen gồm những điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: tính tất yếu của việc thành lập Đảng cộng sản. Khi chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là tiêu diệt giai cấp bóc lột. Vì chính đảng vô sản là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng mang bản chất giai cấp công nhân; Đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và mọi chủ
  • 9. trương, chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn luôn phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân. Ph.Ăngghen viết: “muốn cho giai cấp vô sản có đủ sức và có thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là C.Mác và tôi đã bảo vệ quan điểm này từ năm 1847 – phải tổ chức được một đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó, nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp”. Để thực hiện thành công sứ mênh lịch sử của mình. GCCN ở mỗi nước phải xây dựng được một chính đảng vô sản – là đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN cần có một lực lượng lãnh đạo giai cấp thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình, nhằm giải phóng GCCN và toàn thể nhân dân lao động thoát khỏ áp bức, bóc lột, bất công, xóa bỏ CNTB và đi lên chế độ CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH. Tuyên ngôn Đảng cộng sản là tác phẩm nổi tiếng được Mác và Ăngghen viết (1848). Năm 1869, được sự quan tâm của Mác và Ăngghen , nước Đức thành lập Đảng dân chủ - xã hội Đức (chính đảng của GCVS). Trong suốt hai mươi năm hoạt động nỗ lực và tổng kết thực tiễn ở các nước châu Âu và châu Mĩ, các ông đã rút ra một số vấn đề quan trọng về ĐCS. Phải thành lập một chính đảng vô sản, thoát khỏi sự chi phối, ảnh hưởng của tất cả chính đảng cũ. Đồng thời để chống lại những hoạt động của các chính đảng đó, phải “ thực hiện chính sách độc lập khác hẳn chính sách của các đảng khác, vì chính sách đó phải thể hiện điều kiện giải phóng của GCCN” . Muốn GCVS thoát khỏi sự chi phối và ảnh hưởng của các chính đảng cũ thì biện pháp tốt nhất là ở mỗi nước phải xây dựng một chính đảng của GCVS.Tại Hội nghị quốc tế (1871) họp ở Luân Đôn, Mác – Ăngghen khẳng định “GCCN chỉ có thể hành động với tính cách giai cấp khi được tổ chức lại thành một chính đảng độc lập đối với tất cả các đảng phái cũ do giai cấp hữu sản lập ra, sự tổ chức ấy của GCCN thành chính đảng là cần thiết để
  • 10. đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ giai cấp”. Ngay từ những ngày đầu của phong trào công nhân quốc tế, Mác - Ăngghen đã kêu gọi “hãy thành lập ở khắp các thành phố và làng mạc các liên hiệp hội công nhân” [3.609.] và nhấn mạnh phải biến mỗi chi bộ mình “ làm trung tâm của tất cả các hiệp hội công nhân”, trong đó lập trường và lợi ích của GCVS có thể đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng của GCTS. Thứ hai, C.Mác và Ph..Ăngghen là những người sáng tạo ra thế giới quan khoa học, cơ sở tư tưởng của Đảng, cơ sở xác định cương lĩnh chính trị, nhưng vấn đề chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của GCCN. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng GCCN và đội tiền phong của nó là ĐCS muốn nắm vai trò quyết định trong tiến trình của lịch sử thì nó phải có lí luận cách mạng tiên tiến. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là một văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của phong trào cộng sản,trong đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng nhất những quan điểm lí luận của mình về triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Hai ông luận chứng về vai trò lịch sử toàn thế giới của GCCN với tư cách là người đào huyệt chôn CNTB và người sáng lập ra xã hội mới “Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[1.613]. Thứ ba, C.Mác và Ph.Ăngghen là những ngườiđầu tiên nêu lên tư tưởng kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Các ông cho rằng: chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở tinh thần, cơ sở tư tưởng, còn phong trào công nhân là cơ sở vật chất, cơ sở xã hội cho sự sản sinh ra đảng.Họ đã hoạt động tích cực để truyền bá CNXHKH vào
  • 11. phong trào công nhân, trước hết là những người tiên tiến trong công nhân, những người giác ngộ nhất nắm được, hiểu được tư tưởng khoa học này. Thứ tư, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS Để nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS, các ông đã nói lên bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, chỉ rõ rằng những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, hai ông viết: “…về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận tiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác, về mặt lí luận, họ hơn bộ phận còn lại của GCVS ở chỗ là họ hiểu rõ hơn những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”[6. 558]. Thứ năm, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Đảng không phải là tổ chức biệt phái, không phải là tổ chức bí mật đầy âm mưu như các chính trị gia từng quan niệm mà là “ là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng” Ph.Ăngghen nhấn mạnh “ Đảng công nhân được thành lập không phải để thành cái đuôi của bất cứ một đảng tư sản nào, mà phải thành một đảng độc lập, có mục đích chính trị riêng của mình”[5.134].tất nhiên, điều đó không có nghĩa ĐCS tồn tại và tách rời khỏi giai cấp và nhân dân lao động. Ngược lại, Đảng gắn bó với nhân dân, không đối lập với những tổ chức mà GCVS tham gia, hơn thế nữa, Đảng hợp tác và tích cực tham gia vào các tổ chức của người lao động để đem vào đó những tư tưởng chủa CNCSKH và những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, hướng hoạt động của các tổ chức đó vào quỹ đạo cách mạng. Luận chứng về mục đích đấu tranh của GCCN và Đảng của nó “ Điều lệ Đồng minh những người cộng sản” chỉ rõ : “ Điều 1. Mục đích của liên đoàn là lật đổ GCTS, lập nền thống trị của GCVS, tiêu diệt xã hội tư sản cũ
  • 12. dựa trên sự đối kháng về giai cấp và xây dựng một xã hội mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu” [1.493]. Như vậy ngay từ đầu, Đảng vô sản chân chính đã công khai tuyên bố rõ ràng mục tiêu, mục đích của mình. Thứ 6, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ. C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng khái niệm “ nguyên tắc tập trung dân chủ” nhưng nội dung cơ bản của nguyên tắc này đã được hai ông thể hiện khá đầy đủ trong các văn kiện của Liên đoàn những người cộng sản và của Quốc tế thứ nhất. “Điều 3. Tất cả hội viên của Liên đoàn đều bình đẳng, họ là an hem và trong mọi trường hợp, đều có nghĩa vụ giúp đỡ nhau như anh em”[1.493]. Hội viên của Liên đoàn được thảo luận những vấn đề về sinh hoạt đảng, được tham gia vào việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn, nhưng phải phục tùng nghị quyết của Liên đoàn, “ Không tham gia vào mọi tổ chức – chính trị hoặc dân tộc – chống cộng sản, và có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan lãnh đạo hữu quan về việc tham gia vào một tổ chức nào đó” [1. 493].Ai vi phạm những điều kiện của hội viên sẽ tùy tình hình mà phải xin ra khỏi Liên đoàn hoặc bị khai trừ ra khỏi liên đoàn Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn được quy định: công xã gồm từ 3 đến 20 thành viên, đó là cơ sở của Đảng, là trung tâm và hạt nhân công tác chính trị của Đảng trong quần chúng lao động.Nhiều công xã hợp thành một quận, đứng đầu là quận ủy của Đảng. Cơ quan cao nhất của Liên đoàn là đại hội hàng năm và giữa hai kì đại hội là Ban Chấp hành Trung ương. Đánh giá về tổ chức của Liên đoàn những người cộng sản, Ph.Ăngghen viết: Cơ cấu của Liên đoàn thật dân chủ, các Ban Chấp hành được bầu ra hay
  • 13. có thể thay thế bất kì lúc nào, do đó ngăn chặn được mọi âm mưu và thủ đoạn chiếm độc quyền trong Liên đoàn. C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Dân chủ phải thống nhất với tập trung, với kỉ luật chặt chẽ, bộ phận phải phục tùng toàn thể, thiểu số phải phục tùng đa số.Việc phát huy dân chủ được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với việc tôn trọng kỉ luật Đảng – một kỉ luật bắt buộc đối với tất cả hội viên. Thứ bảy, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: Đảng chỉ có thể trở thành chân chính và cách mạng của quần chúng và lực lượng cách mạng của phong trào ấy đã phát triển mạnh mẽ. Trong suốt quá trình nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của quần chúng. Ph.Ăngghen viết: “ ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn tổ chức của xã hội, thì bản thân quần chúng phảo tự mình tham gia vào công cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao mình phải tham gia vào côgn việc cỉa tạo ấy, với cả thể xác lẫn sinh mệnh của mình…Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ là phải làm gì thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài, kiên nhẫn” [4.617] Tiếp theo, Ph.Ăngghen đã khẳng định, giáo dục thuyết phục quần chúng là điều “hiện nay chúng ta đang tiến hành…, và tiến hành một cách có hiệu quả, khiến cho kẻ địch của chúng ta phải tuyệt vọng” [4.617] Hai ông còn nói: những ngườicộng sản phải thường xuyên chiến đấu giành lấy quần chúng, phải quan tâm đến nhu cầu và tâm trạng của họ. Phải tích cực làm việc trong các tổ chức và các đoàn thể của người lao động, biết lãnh đạo các tổ chức đó.
  • 14. Thứ tám, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luôn đấu tranh để củng cố sự thống nhất đội ngũ của các tổ chứcvô sản, đồng thời kiên quyết chống lại bọn cơ hội, bọn xét lại và chống lại tất cả những người vi phạm kỉ luật Đảng. Hai ông cho rằng: không có một đảng vô sản có tổ chức, đoàn kết thì GCCN không thể đập tan được GCTS và thiết lập chuyên chính của mình, nếu không kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa biệt phái – thì Đảng sẽ không thể thu hút được quần chúng lao động về phía CMXHCN. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, việc củng cố hàng ngũ của Đảng, loại trừ khỏi hàng ngũ Đảng các phần tử thù địch và cơ hội chủ nghĩa là điều kiện cần thiết để phát triển Đảng, củng cố sức chiến đấu của Đảng. C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử nêu lên một kiểu mẫu đấu tranh có nguyên tắc để chống lại các tư tưởng chủ nghĩa cơ hội, để giữ vững sự thống nhất trong Đảng. Hai ông đã đấu tranh không khoan nhượng chống những quan điểm cơ hội chủ nghĩa biệt phái của Bcunin, và cuối cùng theo đề nghị của Mác và Ăngghen , Đại hội của Quốc tế I họp ở Lahay đã nhất trí khai trừ Bacunin ra khỏi Hội liên hiệp công nhân Quốc tế vì hoạt động riêng rẽ. Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là sự cáo chung đối với tất cả các trào lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản. Những người vô sản và chính đảng vô sản phải phê phán các trào lưu xã hội phản động, để truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Những người vô sản phải đấu tranh kiên quyết với những người cơ hội chủ nghĩa trong Đảng và trong phong trào công nhân, làm cho Đảng luôn luôn được vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với những người này thì “Người cộng sản cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ nghĩa tư sản đó, vì hoạt động của bọn họ là có lợi cho kẻ thù của người cộng sản và vì bọn họ bảo vệ một chế độ xã hội mà người cộng sản muốn phá bỏ”[2.628]
  • 15. vì thực chất những tư tưởng của bọn cơ hội phản động là đem nền sản xuất đại công nghiệp đặt vào trong cái vỏ chật hẹp của chế độ phường hội, họ muốn kéo lùi lịch sử trở lại thế kỷ trước. Trong quá trình đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, các nhà lý luận của giai cấp công nhân đồng thời phát triển và bổ sung cho lý luận cách mạng của mình. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để có thể loại bỏ bọn cơ hội, bè phái ra khỏi Đảng, thì phải đặc biệt coi trọng việc tự phê bình và phê bình trong Đảng, vì nó là phương pháp phát hiện và sửa chữa thiếu sót, là điều kiện quan trọng phát triển sinh hoạt nội bộ Đảng và bảo đảm sức mạnh bên trong của Đảng. Thứ chín, C.Mác và Ph.Ăngghen coi chủ nghĩa quốc tế vô sản là nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng Đảng. Các ông cho rằng: chủ nghĩa quốc tế vô sản sản được nảy sinh từ địa vị của GCVS và trên cơ sở thống nhất lợi ích căn bản và là mục tiêu cuối cùng của vô sản tất cả các nước Ph.Ăngghen chỉ rõ: những người vô sản ở tất cả các nước có chung lợi ích, chung kẻ thù, họ phải tiến hành một cuộc đấu tranh chung, đông đảo những người vô sản, do bản chất của mình, không bị các thành viên kiến tập ràng buộc. Toàn bộ sự phát triển tinh thần và phong trào của họ, về bản chất, có tính chất nhân đạo chống hẹp hòi. Hai ông coi chủ nghĩa quốc tế của nhân dân lao động tất cả các nước là bí quyết thành công của GCVS chống kẻ bóc lột, đồng thời là hiểm họa ghê gớm, chí tử đối với GCTS. Khẩu hiệu bất hủ trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản “ VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC ĐOÀN KẾT LẠI” đã trở thành khẩu hiệu chung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
  • 16. Trên đây là những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề Đảng của GCCN . Dẫu chưa thể coi là thật sự hoàn chỉnh (ngay bản thân những người sáng lập ra nó khi đánh giá về toàn bộ học thuyết của mình cũng đã thừa nhận như vậy), nhưng về cơ bản nó đã có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ sự phát triển sau này của phong trào công nhân quốc tế và chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập hàng loạt Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, còn là cơ sở để V.I.Lênin kế thừa và phát triển những quan điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực tế tư tưởng sáng tạo của Lênin về Đảng Cộng sản 1.2.Hoàn cảnhlịchsử - cơ sở thực tiễn Lênin bảo vệ và phát triển lí luận chủ nghĩa Mác về Đảng của GCCN. 1.2.1.Tình hình thế giới Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB bước vào giai đoạn phát triển cao nhất là CNĐQ. Việc tích tụ tập trung sản xuất và tư bản đã đạt tới quy mô to lớn, hình thành các hiệp thương tư bản độc quyền. Sự cạnh tranh cũng được mở rộng chẳng những ở thị trường trong nước mà cả việc hình thành các liên minh quốc tế xâm chiếm thị trường bên ngoài và phân chia với nhau toàn bộ thế giới thành các khu vực ảnh hưởng. Đến đầu thế kỉ XX, sự phân chia lãnh thổ thế giới đã hoàn thành, nên mâu thuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” trở lên gay gắt, vấn đề phân chia lại thuộc địa lại được đặt ra. Sự xác lập của CNĐQ làm cho tất cả mâu thuẫn của CNTB trở lên kịch liệt gay gắt. Thời kì tương đối “hòa bình” chấm dứt. Giai cấp tư sản đã tấn công không thương tiếc vào mức sống của nhân dân lao động, sự phản động về chính trị và tang cường gây sức ép về tư tưởng của GCTS đối với nhân
  • 17. dân lao động, đã thúc đẩy hoạt động của GCCN, mở rộng hàng ngũ đồng minh của GCVS chống GCTS, CNĐQ chẳng những là giai đoạn phát triển cao nhất của CNTB, mà còn là giai đoạn phát triển cuối cùng của nó. Việc chuẩn bị cho cách mạng XHCN đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trực tiếp của GCCN và là nội dung chính của đấu tranh giai cấp của GCCN. Các yếu tố như trình độ nhận thức về điều kiện mới là nhiệm vụ mới của GCCN, chiến lược và toàn bộ hoạt động của GCCN phải phải phù hợp với yêu cầu lịch sử mới là chuẩn bị toàn diện để GCVS làm CMXHCN, đã trở thành tiêu chuẩn khách quan đánh giá trình độ và bản chất của mỗi người xã hội – dân chủ và của bất cứ tổ chức công nhân nào. 1.2.2. Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thể kỉ XX Đầu thế kỉ XX, CNTB ở Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng trong nước, những tàn dư của chế độ phong kiến còn hết sức mạnh mẽ trong kinh tế và chính trị dưới hình thức chế độ đại chiếm hữu của địa chủ. Ách áp bức của chế độ chuyên chế - địa chủ quyện với ách áp bức TBCN, với áp bức dân tộc và tình trạng phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Kết quả là cuộc đấu tranh của GCCN chống GCTS đã kết hợp với cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị chế độ Nga hoàng áp bức, với cuộc đấu tranh củ các tầng lớp nhân dân đông đảo chống chế độ chuyên chế Nga hoàng và chống sự xâm nhập của tư bản nước ngoài vào nước Nga. Do đó, vào lúc này, những tiền đề cho cuộc cách mạng DCTS có tính chất nhân dân hoàn toàn chín muồi. Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng nhân dân đầu tiên trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Nó chứng tỏ rằng một thời kì lịch sử mới của lịch sử toàn thế giới đã bắt đầu, thời kì của những rung chuyển chính trị và những cuộc chiến đấu cách mạng.
  • 18. Sau sự đàn áp đẫm máu của chính phủ Nga hoàng ngày 9 tháng 1 năm 1905, một là song đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng với các cuộc bãi công, đình công và biểu tình chính trị bao trùm cả nước. Cùng với GCCN Nga là GCCN các nước Đức, Pháp, Ý… đã tổ chức những cuộc bãi công, biểu tình …ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nga. Ý nghĩa quốc tế của cách mạng Nga đầu tiên không chỉ ở chỗ cuộc cách mạng này trực tiếp tác động đến tính tích cực cách mạng của quần chúng ở các nước tư bản và thuộc địa, mà nó còn đặt ra những vấn đề căn bản của phong trào công nhân quốc tế và đòi hỏi phải trả lời những vấn đề ấy: vấn đề động lực của cuộc cách mạng DCTS trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, vấn đề bá quyền lãnh đạo của GCVS, vấn đề liên minh giai cấp, những vấn đề sách lược đấu tranh giai cấp, vấn đề CMDCTS chuyển thành CMXHCN. Tất cả những vấn đề này đã được thảo luận tại Đại hội III Đảng Công nhân xã hội – dân chủ Nga . Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga còn làm cho cuộc đấu tranh giữa trào lưu cách mạng và trào lưu cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân quốc tế gay gắt hơn nữa. Ở Nga đó là cuộc đấu tranh giữa Bônsêvíc và Mensêvíc. Những người Mensevíc đã phản đối việc lật đổ chế độ chuyên chế bằng con đường khởi nghĩa vũ trang giành, phủ nhận ý nghĩa quốc tế của những kinh nghiệm của cuộc cách mạng Nga…. Dựa vào những luận điệu của Mác trong bộ tư bản, Lênin đã phân tích sâu sắc CNTB trong giai đoạn mới và chỉ ra rằng , CNĐQ là đêm trước của CMVS, Lênin đã đưa ra khẩu hiệu: “ Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Sau khi khi đập tan luận điệu của phái cơ hội trong phong trào công nhân Nga, Lênin đã dần đến xúc tiến lại thành lập Đảng của giai cấp công nhân Nga. Bắt đầu 1895, Lênin đã lập ra “Hội liên hiệp đấu tranh giải
  • 19. phóng công nhân Petecbua” nhằm đưa chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân. Cho đến tháng 3 năm 1898, Lenin chủ trì Đại hội I Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga nhằm hợp nhất các tổ chức dân chủ xã hội Mácxít và tuyên bố thành lập Đảng. Nhưng chưa kịp ra cương lĩnh, điều lệ thì toàn bộ ban chấp hành bị Nga hoàng bắt và đa phần đi Xibêri. Một thời gian sau, Lenin cho xuất bản tờ báo toàn Nga của những người Mácxit – báo “Tia lửa” nhằm chống tình trạng bất đồng về tư tưởng cho cách mạng. Ban tổ chức báo này đứng ra liên lạc các nhóm rời rạc và chuẩn bị cho Đại hội II. Và trong đại hội này, Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga đã ra đời, thông qua được cương lĩnh và điều lệ….. Tuy nhiên, sau Đại hội không lâu lại nảy sinh vấn đề vầ tổ chức giữa một bên là phái Bôn xêvíc do Lênin đứng đầu và bên kia là phái Menxêvíc do Máctốp đứng đầu về một vấn đề là cùng sinh hoạt trong cùng một tổ chức, còn hai quan điểm là “thừa nhận lí tưởng cộng sản chủ nghĩa và ủng hộ Đảng về vật chất” đều được cả hai thừa nhận. Nhưng khi thông qua đại hội thì quan điểm không nhất thiết phải sinh hoạt trong một tổ chức của Máctốp lại được thông qua. Mới đến tháng 1 năm 1912, Đại hội VI Đảng tau Praha, thì lúc này những người Bônxêvích Nga mới thành lập một đảng độc lập – Đảng công nhân xã hội dân chủ Bônxêvíc Nga mới thành lập được một đảng độc lập Như vậy , để có được thành quả là một ĐCS kiểu mới, Đảng của chủ nghĩa Lênin, những người vô sản chân chính Nga mà đứng đầu là Lênin đã trải qua quá trình 17 năm đấu tranh lâu dài, gian khổ, có lúc yếu thế, thất bại nhưng cuối cùng đã thành công.
  • 20. Chương 2. V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lí luận về chính Đảng của giai cấp công nhân. 2.1.Quy luật ra đời và phát triển Đảng của giai cấp công nhân. Là người kế tục vĩ đại sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, chiến đấu trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc - thời kỳ mà cách mạng vô sản đã trở thành trực tiếp - và trong hoàn cảnh cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển những quan điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực tế tư tưởng sáng tạo của Lênin về Đảng Cộng sản. Kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục luận chứng cho một số luận điểm cơ bản về tình quy luật của sự củng cố và phát triển chính đảng của giai cấp công nhân, đặt nền móng cho lý luận về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Quy luật phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân nói đến công cuộc đấu tranh nâng cao sức lãnh đạo, chiến đấu của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm…tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình, Đảng cần phải luôn luôn thực hiện tự phê bình và phê bình, đồng thời phải đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, xét lại…trong và ngoài Đảng, đó chính là quy luật phát triển chính đảng của GCCN.Trongtác phẩm “ Làm gì?” Lênin đã đề cập và luận chứng một số quan điểm cơ bản về tính quy luật của sự ra đời, củng cố và phát triển Đảng của GCCN
  • 21. Tính quy luật đó bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn phải có một lí luận khoa học dẫn đường cho cuộc đấu tranh của GCVS và GCTS. GCCN muốn giành được chính quyền và giải phóng các giai cấp bị áp bức trên toàn xã hội thì phải có một lí luận cách mạng chỉ đường “ không có lí luận cách mạng thì không thể có được phong trào cách mạng” [9.30]. Lý luận cách mạng ra đời còn là sản phẩm của sự phê phán một cách có chọn lọc các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được sáng tạo bởi nhiều thế hệ các nhà tư tưởng cách mạng của các thời đại khác nhau. Nó được kế thừa từ các lý luận triết học, lịch sử, kinh tế do các nhà tư tưởng tiến bộ xây dựng nên. Lý luận cách mạng ấy là chủ nghĩa Mác- nền tảng tư tưởng cho sự hình thành ý thức dân chủ- xã hội cách mạng, cần phải được truyền bá vào phong trào công nhân Nga. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện được một khi giai cấp công nhân phải được tổ chức thành chính đảng và phải có chính đảng của mình. Để làm được những điều đó, phải có sự liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp, bởi “ tứ phía quanh chúng ta đều có kẻ thù, và chúng ta hầu như luôn phải đi dưới làn đạn của chúng. Chúng ta đoàn kết với nhau do một quyết định tự nguyện chính là để đánh bại kẻ thù và không sa vào vũng lầy bên cạnh[9.11]. Khẳng định sự liên minh để giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Bởi vì, nếu không liên minh thì khó có thể giành được chính quyền, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và công kích lẫn nhau. Người khẳng định: “ không một chính đảng nào có thể tồn tại được, nếu không tiến hành những cuộc liên minh như thế” [9.20] Tiếp đó, Lênin khẳng định tính tất yếu, sự ra đời của một chính đảng là điều kiện cần và tiên quyết để giành chính quyền “ chỉ Đảng nào được lí luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” [9.31].
  • 22. Bên cạnh đó là khẳng định tính cần thiết cho sự ra đời của chính đảng, khi chính đảng ra đời thì GCCN mới có thể đứng lên và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình “ Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của GCCN, không những là để đạt được những điều kiện có lợi trong việc bán sức lao động, mà còn để thủ tiêu cái chế độ xã hội bắt buộc những người tay trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu” [9.71]. Tiếp theo là khẳng định sự hình thành một cách tự giác của một chính đảng “ đáng biết bao cái yếu tố tự giác: giải quyết trước, về mặt lý luận, các vấn đề, để rồi sau đó mới thuyết phục tổ chức, đảng và quần chúng về sự đúng đắn của giải pháp ấy! Nếu chỉ lặp lại những việc đó nói rồi và nếu chỉ tuân theo mỗi "bước chuyển hướng" về phía "chủ nghĩa kinh tế" cũng như về phía chủ nghĩa khủng bố mà không "buộc" ai phải theo một điều gì cả thì lại khỏe” [9.73]. Chính đảng được hình thành một cách tự giác nhằm lãnh đạo cuộc đấu tranh của GCCN, nhân dân lao động, để đảm bảo lợi ích dân chủ, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội… Người nói đến việc thành lập một tổ chức của những người cách mạng, nếu một tổ chức mà được thành lập chu đáo thì ta sẽ thu được thành quả như mong muốn, đó là tất yếu của một chính đảng “ nếu chúng ta bắt đầu bằng việc thành lập chu đáo một tổ chức mạnh mẽ của những người cách mạng thì chúng ta có thể đảm bảo sự ổn định của phong trào, nói về toàn bộ, đạt được cả những mục đích dân chủ - xã hội, lẫn những mục đích công liên của chủ nghĩa thuần túy” [9.152] Trong tác phẩm “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ”. Tính tất yếu cần có một chính đảng còn được khẳng định “Liệu chúng ta có thể lợi dụng được sự chính xác của học thuyết dân chủ - xó hội của chúng ta, mối liên hệ của chúng ta với giai cấp cách mạng duy nhất triệt để là giai cấp vô sản, để làm cho cách mạng có được cái dấu ấn vô
  • 23. sản, để đưa cách mạng đến một thắng lợi quyết định trên thực tế chứ không phải trên lời nói, để làm tê liệt tính chất không kiên định, nửa vời và phản bội của giai cấp tư sản dân chủ hay không? ” [8.5]. và “Đảng của giai cấp vô sản tất phải bảo vệ tính chất độc lập giai cấp hoàn toàn của mình trong phong trào “dân chủ chung” ngày nay” [8.43]. Đó là tính cần thiết cho sự ra đời của một chính đảng, mang lại quyền làm chủ cho GCCN trên cơ sở liên minh với các giai cấp và dưới sự lành đạo của Đảng. Bên cạnh đó khẳng định tính cần thiết để ra đời một chính đảng “ là người đi đầu và lãnh đạo tất cả mọi người trong cuộc đấu tranh dân chủ, cho nên GCVS không một phút nào được lãng quên những mâu thuẫn mới có sẵn trong lòng chế độ dân chủ tư sản, cũng như không được lãng quên cuộc đấu tranh mới” [8.16]. Lúc này đây, bên cạnh sự lãnh đạo của một chính đảng, GCCN phải nắm lấy sứ mệnh lịch sử của mình, để thấy được tầm quan trọng của chính phủ cách mạng lâm thời khi mới ra đời và hơn ai hết GCCN phải nhận được tính tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời . Vấn đề đặt ra quan trọng lúc này đó là: “ Trong lúc vấn đề là phải đem đến cho cuộc cách mạng hiện tại một sự lónh đạo dân chủ, phải nhấn mạnh vào những khẩu hiệu dân chủ tiền tiến, khác với những khẩu hiệu phản bội của ngài Xtơ-ru-vê và đồng bọn, phải vạch rõ ràng và không úp mở các nhiệm vụ trực tiếp của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, khác với hành vi mà cả, thỏa hiệp một cách tự do chủ nghĩa của bọn địa chủ và chủ xưởng, thì họ lại thỏa mãn với việc thốt ra những lời sầu muộn về "quá trình đấu tranh lẫn nhau giữa những giai cấp đối kháng", - đúng như họ đó thực sự trở thành "những người trong vỏ ốc"[8.48]. Là sự tiếp lối cho sự lãnh đạo của Đảng, nếu như không có Đảng thì GCCN và nhân dân lao động không thể giành thắng và không thể kết thúc cách mạng bằng một rhắng lợi thật sự vĩ đại.
  • 24. Bên cạnh đó là những tư tưởng đảng nêu trong cương lĩnh, đó là cương lĩnh tói thiểu của Đảng công nhân - xã hội Nga, đó là khẩu hiệu của chuyên chính cách mạng của GCVS và nông dân, thực hiên tốt cương lĩnh đó chúng ta có được hệ quả đó là “Nếu chúng ta sống được đến ngày cách mạng thực sự thắng lợi, chúng ta sẽ có cả những phương thức hành động mới, phù hợp với tính chất và với những mục tiêu của đảng của giai cấp công nhân là đảng đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn.” [8.58]. Đại hội III, Đảng công nhân dân chủ Nga đã khẳng định tính bức thiết của thời kì cách mạng hiện tại và dưới ngọn cờ của Đảng thì GCVS mới có thể tiến hành cuộc đấu tranh cho cho CNXH chống lại các giai cấp hữa sản của nước Nga dân chủ tư sản “ giai cấp vô sản chỉ có thể giữ được vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng này, nếu nó đoàn kết lại thành một lực lượng chính trị thống nhất và độc lập dưới ngọn cờ của Đảng công nhân dân chủ - xã hội, là đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản không những về mặt tư tưởng mà cả về thực tiễn nữa”[8.77]. Để giành lấy chính quyền, GCVS nhất định phải tiến hành đấu tranh giai cấp, hơn ai hết việc đặt ra ở đây là “ Đảng dân chủ - xã hội tuyệt đối bắt buộc phải là một đảng riêng biệt và độc lập, có tính giai cấp hết sức rõ ràng” [8.95]. Ngoài ra tính tất yếu ấy còn được thể hiện tính bức thiết và cần có một chính đảng hơn nữa đó là, việc cho ra đời một chính đảng là điều kiện cần và đủ để cho một thắng lợi về mọi mặt, hơn thế nữa “ một khi nắm được chính quyền, đảng đó đã triệt để phá hủy cả chế độ sở hữu của địa chủ lẫn chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa” [7.26 ]và hơn ai hết, một nhiệm vụ mà không tổ chức nào có thể làm tốt hơn Đảng đó là “ Đảng cộng sản là đảng đấu tranh giai cấp kiên quyết nhất…” [7.27].
  • 25. Và đứng đầu các Đảng đó là những người có uy tín nhất, ảnh hưởng nhiều nhất…đó chính là các lãnh tụ và phần lớn các chính đảng đều như vậy và phần lớn thì ở các nước văn minh hiện nay, các giai cấp đều do các chính đảng lãnh đạo “ thông thường thì các chính đảng đều nằm dưới quyền lãnh đạo của những nhóm ít hay nhiều người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi đó là các lãnh tụ” [7.30] Lênin khẳng định: “ Không có một Đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một Đảng được sự tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có một Đảng biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được” [7.30]. Tư tưởng này, Lênin chỉ ra cho những ai chưa biết suy nghĩ hay chưa có điều kiện để suy nghĩ hiểu rằng: sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chuyên chính vô sản là tất yếu khách quan. Để cho Đảng của GCCN khác hẳn các chính đảng thông thường khác, Đảng cộng sản phải “giữ cho học thuyết của mình được thuần khiết và tính độc lập của mình được trong trắng không bị chủ nghĩa cải lương là hoen ố, sứ mệnh của nó là phải đi đầu, không dừng bước giữa đường và không đi chệch đường, phái tiến thẳng tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa” [7.92]. Tóm lại, quy luật ra đời và phát triển Đảng của GCCN thông qua các tác phẩm: “Làm gì?”, “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ”, “Bệnh ấu trĩ, tả khuynh trong phong trào công nhân Nga”… cũng như các bài tranh luận để đưa phong trào công nhân Nga đi đúng quỹ đạo. Và hơn lúc nào hết, giai cấp công nhân Nga cần có một chính Đảng để lãnh đạo, nó phải khác hẳn với các đảng ra đời trước đó và càng khác xa với đảng của giai cấp tư sản. . Sự chuyển biến về chất ấy của phong trào công
  • 26. nhân là do tổ chức Đảng của GCCN mang lại, chỉ có tổ chức ấy mới khắc phục được tình trạng phân tán, tản mạn trong phong trào công nhânvà tổ chức những người cách mạng, mới có khả năng lãnh đạotoàn bộ cuộc đấu tranh giải phóng của GCVS. 2.2. Đặcđiểm cơ bản của Đảng Cộng sản – Đảng của giai cấp công nhân. Trước hết V.I.Lênin cho rằng, Đảng của giai cấp công nhân là một tổ chức giác ngộ và là đại biểu trung thành cho lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân: là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, tự giải phóng mình và đồng thời giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội.. Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân của toàn thể những người lao động, hướng cố gắng của họ vào một mục đích. Mà điều đó chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp nếu như tất cả các đảng viên trong đảng phải được tổ chức lại, đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào một trong các tổ chức của Đảng, phục tùng tất cả mọi nghị quyết của đảng và mọi yêu cầu của kỷ luật đảng. V.I.Lênin giải thích: “nếu tôi cho rằng đảng phải là một tổng số( không phải là một tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức”… như thế, tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp phải hết sức có tổ chức, đảng chỉ nên thu nhập những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu”.[8.285-286 ]. V.I.Lênin nhấn mạnh: không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiên phong của của giai cấp với toàn bộ giai cấp, Đảng là một bộ phận của giai cấp, gắn bó mật thiết với giai cấp Đảng gắn bó mật thiết với quần chúng và nhân dân lao động, bởi vậy, Đảng lãnh đạo công nhân và là đội tiên phong của GCCN “ không có một
  • 27. đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng được sự tín nhiệm của các phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có một đảng biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy [7.34]. Chỉ có Đảng mới nắm được tâm tư, nguyện vọng của GCCN, lãnh đạo họ đứng lên và giành chính quyền. Lênin khẳng định: Công đoàn là tổ chức rộng rãi nhất để tập hợp công nhân. Công đoàn là trường hoc của chủ nghĩa cộng sản, Đảng liên hệ với quần chúng thông qua công đoàn, công đoàn là tổ chức quần chúng nhưng phải có đảng viên hoạt động trong đó, để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức quần chúng. Đảng liên hệ với quần chúng không chỉ qua tổ chứccoong đoàn mà còn thông qua các tổ chức khác như: hợp tác xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…  Đảng phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác là cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Lênin đã khẳng định: cơ sở tư tưởng của Đảng là học thuyết Mác. Chủ nghĩa Mác là cơ sở khoa học về đấu tranh giai cấp của GCCN, về những quy luật chính trị - xã hội, là cơ sở khoa học để định ra cương lĩnh , chiến lược và sách lược của cách mạng, là ngọn cờ tập hợp và đoàn kết những người cách mạng. Lênin khẳng định: “ chỉ đảng nào được một lí luận tiền phong dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [9.32]. Và Người khẳng định “không có lí luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” [9.30]. Bởi vì, khi lí luận thâm nhập vào quần chúng thì nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn và nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn. Lí luận đóng vai trò quan trọng, nó còn “ đồng thời vừa có sự thức tỉnh tự phát của quần chúng công nhân, thức tỉnh về sinh hoạt tự giác, lại vừa có
  • 28. một lớp thanh niên cách mạng được vũ trang bằng lí luận dân chủ - xã hội nóng lòng gần gũi công nhân” [9.39] Nếu chỉ có một mình Đảng cầm quyền thôi thì chưa đủ. Lênin khẳn định: “ Chỉ có độc một mình đội tiên phong thôi thì không thể thắng nổi. Ném độc một mình đội tiên phong vào một cuộc chiến đấu quyết định, khi mà toàn thể giai cấp, khi mà quần chúng đông đảo hoặc chưa có thái độ trung lập có thiện cảm đối với đội tiên phong, khiên họ hoàn toàn không thể ủng hộ kẻ địch được, thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là một tội ác nữa” [7.97]. Lí luận có tầm quan trọng lớn hơn, người ta có thể lãng quên do nhiều nguyên nhân như: đảng mới được hình thành, đang tạo lên bộ mặt của mình, do phong trào dân chủ - xã hội, do đảng dân chủ - xã hội Nga có những nhiệm vụ dân tộc mà chưa một đảng chủ nghĩa xã hội trên thế giới có….Lí luận có tầm nhìn lớn, nó tạo lên sức mạnh vô địch cho các phong trào.  Đảng là đội tiên phong trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động Là tổ chức được xây dựng, vận hành luôn đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đảng với giai cấp công nhân, ra đời từ phong trào công nhân. Đó là tổ chức của những nhà cách mạng ưu tú và chuyên nghịêp của giai cấp công nhân, để đi đến thành công phải có sự liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Nhưng dù thế nào đi nữa, đảng luôn phải là tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân, Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, với quảng đại quần chúng lao động phi vô sản. đảng phải luôn là chiến sĩ tiên phong, tiên tiến, phải luôn luôn nâng trình độ giai cấp, trình độ quần chúng nhân dân lên ngang tầm trình độ của ý thức xã hội dân chủ cách mạng, tuyệt
  • 29. đối không hạ thấp trình độ của Đảng xuống ngang trình độ của giai cấp công nhân. Đảng Mác-xít là một bộ phận của giai cấp công nhân là đội quân tiên phong của giai cấp đó. Đảng không thể hòa lẫn với toàn bộ giai cấp như là những người Men-sê-vích đã làm. Ai hòa lẫn đảng và giai cấp thì người đó thủ tiêu đảng. Đảng phải có những điều khoản lựa chọn những phần tử tiên tiến, có giác ngộ trong giai cấp công nhân, được vũ trang bằng một học thuyết tiên tiến, cách mạng. Chỉ với những điều kiện đó, đảng mới có thể lãnh tụ chiến đấu của giai cấp công nhân và toàn thể những người lao động. V.I.Lê-nin viết: “ chúng ta là đảng của giai cấp công nhân bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh, trong thời kỳ nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng ta, phải thật sự thiết chặt hàng ngũ xung quanh đảng. Những người nào nghĩ rằng, dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, hầu như toàn bộ giai cấp hay toàn bộ giai cấp một ngày kia sẽ đủ sức vươn mình lên đến chỗ đạt tới trình độ giác ngộ và tích cực của đội tiên phong của mình , của đảng dân chủ xã hội của mình , thì người ấy sẽ mắc cái bệnh Ma-li-lốp và “ chủ nghĩa theo đuôi”. Dưới chế độ tư bản, ngay cả tổ chức công đoàn, (tổ chức sơ khai hơn, vừa tầm hơn với sự giác ngộ của những tầng lớp cũ lạc hậu)cũng không đủ sức bao trùm hầu như toàn bộ, hay toàn bộ giai cấp công nhân. Chưa có một người dân chủ xã hội nào biết suy nghĩ lại nghi ngờ điều đó cả. Chúng ta sẽ tự chỉ lừa dối mình, nhắm mắt trước những nhiệm vụ bao la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu như chúng ta quên mất sự khác nhau giữa đội tiền phong và tất cả số quần chúng hướng theo đội tiên phong đó, nếu chúng ta quên mất rằng đội tiền phong có nghĩa vụ thường xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đố lên trình độ tiên tiến ấy”. chúng ta là đảng của giai cấp , vì chúng ta lãnh đạo, thực sự
  • 30. theo tinh thần dân chủ xã hội, hầu như toàn bộ hay ngay cả toàn bộ giai cấp vô sản; nhưng phải là một con người như Akimốp mới có thể căn cứ vào đó mà kết luận rằng, trên lời nói thì chúng ta phải coi đảng và giai cấp là một. [9.289-291]. Lê-nin chỉ ra rằng; Đảng không những là đội tiên phong mà còn là đội ngũ có tổ chức của giai cấp công nhân. Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân của toàn thể những người lao động, hướng cố gắng của họ vào một mục đích. Mà điều đó chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp nếu như tất cả các đảng viên trong đảng phải được tổ chức lại, đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào một trong các tổ chức của Đảng, phục tùng tất cả mọi nghị quyết của đảng và mọi yêu cầu của kỷ luật đảng. V.I.Lênin giải thích: “nếu tôi cho rằng đảng phải là một tổng số( không phải là một tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức”… như thế, tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp phải hết sức có tổ chức, đảng chỉ nên thu nhập những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu”.[9.285-286 ]  Đảng là một tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo một hệ các nguyên tắc tổ chức cách mạng và khoa học Để cho Đảng được phát triển thì phải đề ra những nguyên tắc cụ thể, bất kể một chính Đảng nào cũng vậy, vấn đề về nguyên tắc mà bất kể một cá nhân hay tập thể tham gia đều phải phục tùng và tuân theo nguyên tắc đấy. Đảng phải được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ, việc xây dựng và họat động của Đảng phải dựa trên cơ sở của một điều lệ thống nhất(đại hội đảng và khoảng thời gian giữa các đại hội là ban chấp hành trung ương; có kỷ luật thống nhất; thiểu số phục tùng đa số;việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo phải được tiến hành từ dưới lên trên; các cơ quan đảng phải báo cáo
  • 31. từng thời kỳ trước các tổ chức của mình. Chỉ tuân theo những yêu cầu đó thì đảng mới có thể thực hiện được vai trò lãnh tụ của giai cấp công nhân. Điều này trở lên cần thiết và đã trở thành vấn đề quan trọng cần làm ngay sau khi chính Đảng được ra đời “ Để cho sự phát triển và thông nhất của đảng dân chủ - xã hội thu được kết quả thì cần nhấn mạnh, phát triển, đấu tranh cho nguyên tắc dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng, điều này trở nên đặc biệt cần thiết vì những khuynh hướng phản dân chủ đã xuất hiện trong hàng ngũ đảng ta” [9.176]. Để cho nguyên tắc ấy được thực hiện với những người hoạt động trong phong trào thì “ tuyệt đối bí mật, lựa chọn hết sức chặt chẽ các hội viên, rèn luyện những người cách mạng chuyên nghiệp. Có đủ những điều kiện ấy thì chúng ta sẽ có được một cái gì hơn là “nguyên tắc dân chủ”, đó là sự tín nhiệm hoàn toàn có tình đồng chí giữa những người cách mạng” [9.180]. Hơn ai hết, những người tham gia trong hoạt động vủa Đảng đều phải tuân theo nguyên tắc, những nguyên tắc đó sẽ tạo lên sự dân chủ trong công tác đảng. Bên cạnh đó, để cho vấn đề thống trị của Đảng trở thành sách lược, để sự thống trị của của ĐCS là hình thức cuối cùng của mọi thứ đảng trị thì nguyên tắc có thể coi là cần thiết trong đảng nữa đó là: “ phải tiến tới chuyên chính của GCVS. Và tất thảy những biện pháp mà đảng thi hành, tổ chức của đảng, các hình thức đấu tranh của đảng, chiến lược và sách lược của đảng, đều phải hướng vào mục đích ấy. Do đó, phải hết sức cương quyết tự quyệt mọi thảo hiệp với đảng khác, mọi việc quay trở lại những hình thức đấu tranh nghị trường là những hình thức quá lỗi thời về phương diện lịch sử và chính trị, cự tuyệt mọi sách lược lựa chiều và thỏa hiệp” [7.28] Bên cạnh đó, những nguyên tắc trong đảng được coi là nguyên tắc vàng trong cuộc đấu tranh, những nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, để "khai thác" mọi lĩnh vực ngay cả những lĩnh vực cũ kỹ nhất, mốc meo nhất và có
  • 32. vẻ cằn cỗi nhất; nếu không, chúng ta sẽ không đủ sức đảm đương nổi nhiệm vụ, chúng ta sẽ không chiếu cố được khắp các mặt, chúng ta sẽ không có được mọi thứ vũ khí, chúng ta sẽ không được chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản (là giai cấp đã tổ chức - và hiện đang phá hoại - mọi phương diện của đời sống xã hội theo lối tư sản) cũng như để sau này, khi đã giành được thắng lợi đó, sẽ tiến hành cải tạo toàn bộ đời sống theo chủ nghĩa cộng sản” [7.106], những nguyên tắc ấy là bước đệm cho đảng chuẩn bị mọi công tác trong việc đấu tranh chống GCTS. Bởi nếu không có nguyên tắc này thì không thể đấu trah được, và sẽ tăng thêm tính chất chiến đấu cho GCVS. Hơn thế nữa, trong quá trình hoạt động đảng mà không đề ra những nguyên tắc nó sẽ làm cho các hoạt động của đảng cơ sở sẽ không được quán triệt và có thể là điểm để cho bọn cơ hội chống phá “ nếu xảy ra một thất bại mới, nhanh chóng và hoàn toàn, mà điều này rất có thể xảy ra đến điều kiện hoạt động phổ biến là hoạt động không bí mật - làm tổn hại đến tư tưởng vĩ đại về thành lập một đảng, rằng do đó, phải bắt đầu bằng việc kêu gọi tất cả ban chấp hành và tất cả các tổ chức khác ủng hộ cơ quan chung được tái lập, cơ quan ấy sẽ thực sự gắn bó tất cả các ban chấp hành lập ra ấy, thành ban chấp hành trung ương khi nào nhóm ấy lớn mạnh lên” [9.203] Một chính đảng thật sự muốn lãnh đạo GCVS thì phải có những sách lược đúng đắn của Đảng “ việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại có một ý nghĩa trọng đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo tinh thần những nguyên tắc mác-xít kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo đẽo theo đuôi các sự biến. Các nghị quyết của Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga và các nghị quyết của hội nghị của bộ phận những người đã ly khai ra khỏi đảng* là biểu hiện đúng nhất, chín chắn nhất, đầy đủ nhất của những quan điểm về sách lược, những quan điểm không phải là do một vài nhà chính luận nào đó ngẫu nhiên nói ra, mà là do những
  • 33. đại biểu có trách nhiệm của giai cấp vô sản dân chủ - xã hội đã thông qua. Đảng ta tiên tiến hơn tất cả các đảng khác, nó có một cương lĩnh chính xác, được tất cả mọi người chấp nhận. Nó cũng phải làm gương cho các đảng khác về thái độ chấp hành chặt chẽ các nghị quyết sách lược của mình, trái hẳn với chủ nghĩa cơ hội của phái tư sản dân chủ là phái "Giải phóng", trái hẳn với lời lẽ cách mạng của phái xã hội chủ nghĩa - cách mạng là phái đợi đến lúc cách mạng nổ ra rồi, mới đưa ra một "dự thảo" cương lĩnh và lần đầu tiên tự hỏi đó có phải thật là một cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước mặt mình không” [8.6]. Như vậy, Lênin đã khẳng định, một đảng thật sự chân chính là đảng vạch ra cương lĩnh rõ ràng cho từng bước đi của phong trào, hơn ai hết GCVS là người tin và đi theo cương lĩnh ấy sẽ giành được chính quyền về tay. Đó cũng là công việc cấp thiết cho nhất của một Đảng dân chủ - xã hội là phải nghiên cứu thật chu đáo cho các nghị quyết của Đảng, để làm sao phải xác định rõ thiên hướng thoát li của chủ nghĩa Mác và phải lĩnh hội được những nhiệm vụ cụ thể của GCVS dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó, sách lược của Đảng đề ra cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong tình hình mới, nếu nhân dân không đồng ý với chính phủ và quần chúng thì đảng phải tự đặt cho mình cái mục đích đánh đổ chính phủ. Để làm được những việc đó, Đảng của GCVS phải “1) ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời trong cuộc cách mạng đang diễn ra và trong toàn bộ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nói chung; 2) thái độ của mình đối với chính phủ cách mạng lâm thời; 3) những điều kiện chính xác để Đảng dân chủ - xã hội tham gia chính phủ ấy; 4) những điều kiện làm áp lực từ dưới lên đối với chính phủ ấy, nghĩa là trong trường hợp mà Đảng dân chủ - xã hội không tham gia chính phủ ấy. Về phương diện này, thì chỉ sau khi đã
  • 34. làm sáng tỏ tất thảy các vấn đề đó, thái độ chính trị của đảng mới sẽ có tính chất nguyên tắc, rõ rệt và kiên quyết”[8.11] Việc đề ra phương thức đấu tranh thì đều phải tác động từ dưới lên đối với chính phủ cách mạng lâm thời, làm được điều đó thì Đảng phải “Muốn gây được áp lực từ dưới lên như thế thì giai cấp vô sản phải được vũ trang, - vì trong thời kỳ cách mạng, tình hình dễ biến chuyển rất mau thành nội chiến công khai, - và phải do Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo”[8.21]. Việc trang bị cho GCVS là để bảo vệ và mở rộng thành quả cách mạng, thực chất đó là, nếu GCVS khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng thì phải tuân theo toàn bộ cương lĩnh đó. Đảng đưa ra những cương lĩnh phù hợp không phải máy móc hay bắt chước một số phái khác, lấy những quan điểm, cương lĩnh, khẩu hiệu, phương thức làm hành động cho mình mà “ Cương lĩnh của chúng ta không phải là một cương lĩnh cũ, mà là một cương lĩnh mới, cương lĩnh tổi thiểu của Đảng dân chủ - xã hội Nga” [8.58] và bên cạnh đó là khẩu hiệu mới: “ chuyên chính dân chủ cách mạng của GCVS và nông dân. Nếu chúng ta sống được đến ngày cách mạng thực sự thắng lợi, chúng ta sẽ có những phương thức hành động mới, phù hợp với tính chất và với những mục tiêu của đảng của GCCN là đảng đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn” [8.58] Việc giành được chính quyền thì phần lớn là do GCVS và nông dân thực hành cương lĩnh của Đảng như thế nào và “ đảng của giai cấp tiền phong không thể không hành động hết sức cương quyết nhằm làm cho cách mạng dân chủ giành thắng lợi quyết định đối với chế độ Nga hoàng. Mà thắng lợi quyết định ấy không phải cái gì khác hơn là chuyên chính dân chủ - cách mạng của GCVS và nông dân”[8.96]
  • 35. Bên cạnh đó, cần có một tổ chức vững vàng “ nếu không có một tổ chức vững mạnh, thành thục đấu tranh chính trị trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kì nào thì không nói đến một kế hoạch hoạt động có hệ thống được soi sảng bằng những nguyên tắc vững chắc và được thực hiện một cách triệt để và chỉ có kế hoạch hoạt động như thế mới được gọi là sách lược” ‘[9.59-60]. Có được một tổ chức như thế, kết hợp với một cơ sở lí luận vững vàng, nhất định cách mạng sẽ thành công “Với một tổ chức như thế, thì lòng tin tưởng vào lực lượng của đảng sẽ càng được củng cố và càng lan rộng nếu tổ chức ấy càng bí mật; vả lại, trong chiến tranh, mọi người đều biết rằng điều quan trọng hơn cả không phải chỉ là làm cho quân đội tin tưởng vào lực lượng của mình, mà còn phải làm cho kẻ thù và tất cả những phần tử trung lập cũng phải tin như thế; một sự trung lập có thiện cảm đôi khi cũng có thể quyết định sự thành công. Với một tổ chức như thế, một tổ chức xây dựng trên một cơ sở lý luận thật vững chắc và có một cơ quan ngôn luận dân chủ - xã hội thì không có gì phải sợ rằng phong trào sẽ bị nhiều phần tử "bên ngoài" đã gia nhập làm cho lạc hướng (trái lại, chính ngày nay, với lối làm việc thủ công nghiệp đang thịnh hành trong chúng ta thì chúng ta mới thấy nhiều người dân chủ - xã hội kéo phong trào đi theo hướng của cương lĩnh "Credo", đồng thời lại tự cho rằng chỉ có mình mới là những người dân chủ - xã hội) [9.166]. Vì vậy, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, phân biệt Đảng kiểu mới của GCCN với các Đảng khác. Nếu phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận ĐCS từ bản chất. Bởi vậy không được coi nhẹ mặt nào của nguyên tắc này. Nó sẽ dẫn đến suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng và làm tan rã đảng về mặt tư tưởng và tổ chức.  Đấu tranh chống lại các trào lưu chủ nghĩa xã hội phi vô sản.
  • 36. Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là sự cáo chung đối với tất cả các trào lưu xã hội chủ nghĩa phi vô sản. Những người vô sản và chính đảng vô sản phải phê phán các trào lưu xã hội phản động, để truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Những người vô sản phải đấu tranh kiên quyết với những người cơ hội chủ nghĩa trong Đảng và trong phong trào công nhân, làm cho Đảng luôn luôn được vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với những người này thì “Người cộng sản cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ nghĩa tư sản đó, vì hoạt động của bọn họ là có lợi cho kẻ thù của người cộng sản và vì bọn họ bảo vệ một chế độ xã hội mà người cộng sản muốn phá bỏ”[4.628] vì thực chất những tư tưởng của bọn cơ hội phản động là đem nền sản xuất đại công nghiệp đặt vào trong cái vỏ chật hẹp của chế độ phường hội, họ muốn kéo lùi lịch sử trở lại thế kỷ trước. Trong quá trình đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, các nhà lý luận của giai cấp công nhân đồng thời phát triển và bổ sung cho lý luận cách mạng của mình. Bọn chủ nghĩa cơ hội còn tầm thường hóa chủ nghĩa Mác “ làm bại hoại ý thức xã hội chủ nghĩa bằng cách tầm thường hóa chủ nghĩa Mác, bằng cách truyền bá cái thuyết cho rằng những sự đối kháng xã hội đang giảm dần đi, bằng cách tuyên bố rằng tư tưởng về cách mạng xã hội và chuyên chính vô sản là phi lý, bằng cách kéo phong trào công nhân và cuộc đấu tranh giai cấp xuống thành một thứ chủ nghĩa công liên hẹp hòi và thành một cuộc đấu tranh "thực tế" đòi những cải cách từ từ, vụn vặt”[9.21]. Không có lí luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng, bọn cơ hội đã ngang nhiên bóp méo, hòng giết chết chủ nghĩa Mác nhưng chính sự đối đầu đó, lại càng chứng minh lí luận đúng đắn đó của chủ nghĩa Mác và tính bất diệt của chủ nghĩa Mác
  • 37. Bên cạnh đó, chúng còn vu cáo cho chủ nghĩa Mác “ sách lược - kế hoạch phản lại tinh thần căn bản của chủ nghĩa Mác, là biển chủ nghĩa Mác thành một bức họa sai lệch tương tự như bác mà phái dân úy đã dùng để chống lại chúng ta”’[9.61]. Nhưng nó không thể dìm được sáng kiến và nghị lực của những người chiến sĩ đã giác ngộ cách mạng mà trái lại nó còn làm sống dậy tinh thần cách mạng và mở ra những triển vọng mà học đã đứng lên một cách tự giác để đấu tranh. Hơn nữa, chúng ngày càng tinh vi và phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa Mác “ phủ nhận chủ nghĩa Mác, khăng khăng không muốn (có lẽ nói cho đúng hơn là: không thể) hiểu rằng trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động chính trị nào thì cần phải chú ý một cách hết sức khách quan đến các lực lượng giai cấp và mối quan hệ lẫn nhau giữa những lực lượng ấy. Hai là đảng này cho rằng việc nó thừa nhận khủng bố cá nhân và những hành động ám sát là một biểu hiện đặc biệt của "tinh thần cách mạng" của nó hay "tinh thần tả" của nó”(41.19). Nhưng chính điều đó lại là “ thử lòng” người Mác – xít, chúng ta đã cự tuyệt điều đó và khẳng định tính chiến đấu. Hơn ai hết, chủ nghĩa Mác đã thắng và trở thành kim chỉ nam cho hành động của các chính đảng .[7.20] Trong khi triệt để chống tệ sùng bái cá nhân - điều xa lạ đối với tinh thần chủ nghĩa Mác và hạ thấp ý nghĩa của Đảng, Lênin đã kiên quyết lên án hành động của phái “tả” đã phá hoại sự thống nhất của Đảng và nấp dưới cái khẩu hiệu “đả đảo lãnh tụ” để bản thân họ chiếm lấy những cương vị lãnh đạo và gán gép ý chí của mình cho Đảng. Việc lên án tệ sùng bái cá nhân của Lênin, tuyệt nhiên không có nghĩa là phủ nhận sự cần thiết phải có lãnh tụ. Lênin đã viết: “Thông thường thì các chính Đảng đều nằm dưới quyền lãnh đạo của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi đó là các lãnh tụ” [7.30]
  • 38. Bọn tầm thường hóa chủ nghĩa Mác còn xuyên tạc, đưa ra những nghị quyết và sách lược của bọn ba hoa tư sản Phran-pho, chúng “ biến chủ nghĩa Mác thành một mớ lí thuyết sáo rỗng, họ đã làm cho hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng tiền phong, của giai cấp quyết tâm nhất và cương quyết nhất trở thành hệ tư tưởng của những kẻ lạc hậu nhất trong giai cấp ấy, những tầng lớp lẩn tránh những nhiệm vụ dân chủ - cách mạng khó khăn và dành những nhiệm vụ ấy cho ngài thuộc bọn Xtơ-ru-vê làm” [8.109]. Lênin đã bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động đó, Người nói: “ xin các ngài đừng xuyên tạc lời nói của tôi. Đừng có kêu ầm lên rằng người ta buộc các ngài là cố tình phản bội. Không, các ngài đã vô tình luôn luôn ngã vào những vũng bùn và bây giờ thì quả nhiên các ngài đã sa lầy mà không biết, cũng giống như “phái kinh tế” trước kia đã bị lôi cuốn một cách không thể cưỡng lại nổi và không thể cứu vãn được trên con đường dốc, tức là con đường làm cho chủ nghĩa Mác thêm “ sâu sắc thêm” thành những “thuyết giáo” phản cách mạng, không có linh hồn và không có sinh khí” [8.110]. Lênin đã phân tích để thấy được sự chống lại của bọn cơ hội, nhưng trái lại, sự chống lại của bọn chúng chỉ là cho chủ nghĩa Mác ngày càng phong phú thêm mà thôi.  Đảng là khối thống nhấtý chí và hành động, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Lênin cho rằng: GCVS không thể giành và giữ chính quyền nếu không có một Đảng mạnh nhờ đoàn kết và kỉ luật sắt của nó. Người nói: “ sự thống nhất của GCVS dân chủ - xã hội, đó là điều kiện cho thắng lợi của nó. Sự thống nhất của GCVS dân chủ - xã hội không thể có được nếu không có sự thống nhất đảng của nó là Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. [13.314 – 315]
  • 39. Đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của ĐCS. Đó là nguồn gốc sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng, là điều kiện đảm bảo cho sự đoàn kết toàn bộ GCVS. Các nhà kinh điển đều khẳng định rằng, khi đấu tranh tư tưởng đã chấm dứt, phê bình đã xong xuôi và nghị quyết đã thông qua thì sự thống nhất hành động của toàn thể đảng viên là điều kiện tất yếu, không có nó thì không có đảng thống nhất, không thể có kỉ luật sắt trong đảng. Sự thống nhất của đảng trước hết phải là sự thống nhất về tư tưởng, trên cơ sở hệ tư tưởng của GCCN, vì “ Chúng ta không được quên rằng nếu không có cái tư tưởng chung thì không thể có vấn đề thống nhất” [11. 366]. Nhưng sự thống nhất về tư tưởng phải được củng cố bằng sự thống nhất về tổ chức, thống nhất hành động và kỉ luật phải nghiêm minh, bắt buộc với mọi đảng viên, không có ngoại lệ. Sự thống nhất của đảng còn được bảo đảm bẳng việc liên quyết loại trừ mọi phe nhóm, bè phái dù là nhỏ nhoi nhất ra khỏi đảng, chia rẽ bè phái là tội ác đối với đảng, đối với nhân dân. Lênin cho rằng, nếu để xảy ra chia rẽ “ không chỉ là nguy hiểm mà còn cực kì nguy hiểm, nhất là nếu trong nước đó, GCVS lại chỉ là thiểu số nhỏ bé trong dân cư’ [ 12.336]. Để đảm bảo thống nhất trong đảng luôn được củng cố và phát triển, Đảng phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê và phê bình. Vì, tự phê binhg và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn ở trong đảng. Vì thế, phê và tự phê bình phải là một nội dung thường xuyên trong sinh hoạt đảng, phải đảm bảo tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đảng, xiết chặt hơn nữa mối quan hệ đảng với quần chúng. Lênin chỉ rõ: “ Thái độ của một chính đảng trước những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để
  • 40. xét xem đảng ấy có nghiêm túc không và thực sự có làm tròn nghĩa vụ đối với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không. Công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm – đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huấn luyện giai cấp rồi đến quần chúng” [ 7.51]. 83 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều thời kì đấu tranh cách mạng, nhưng trong bất cứ thời kì nào, Đảng ta cũng luôn chăm lo xây dựng và củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, coi việc giữ gìn đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Nhờ đó, Đảng đã lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, và đang lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tóm lại, từ những đặc điểm trên có thể thấy được tầm quan trọng của Đảng đối với GCCN và nhân dân lao động, những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương mênh mông và chỉ riêng bàn tay những người cộng sản thì không thể xây dựng thành công CNXH. 2.3.Vai trò quyết định của chính đảng đối với việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của GCCN.  Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng chính trị, lực lượng tiên phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của giai cấp mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn. Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải: “ a) cần phổ biến trong giai cấp công
  • 41. nhân một khái niệm cụ thể về tiến trình chắc chắn nhất của cách mạng và về sự tất yếu, đến một thời gian nào đó, phải thành lập một chính phủ cách mạng lâm thời, chính phủ mà giai cấp vô sản sẽ đòi hỏi phải thỏa mãn tất thảy những yêu sách chính trị và kinh tế trước mắt đã đề ra trong cương lĩnh của chúng ta (cương lĩnh tối thiểu);b) tuỳ theo lực lượng so sánh và những nhân tố khác không thể xác định trước một cách chính xác, có thể để cho các đại biểu toàn quyền của đảng ta tham gia chính phủ cách mạng lâm thời nhằm mục đích đấu tranh không khoan nhượng chống mọi mưu đồ phản cách mạng và bảo vệ những lợi ích riêng của giai cấp công nhân;c) điều kiện cần thiết của sự tham gia đó là: đảng phải giám sát chặt chẽ các đại biểu toàn quyền của mình trong chính phủ đó và phải luôn luôn bảo vệ tính chất độc lập của Đảng dân chủ - xã hội là đảng đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn, và vì vậy mà thù địch một cách không thể điều hoà được với tất cả các đảng tư sản;d) dù Đảng dân chủ - xã hội có thể tham gia chính phủ cách mạng lâm thời hay không, thì cũng vẫn phải tuyên truyền trong những tầng lớp vô sản rộng rãi nhất, làm cho họ hiểu rằng giai cấp vô sản vũ trang và được Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo, cần phải luôn luôn có áp lực đối với chính phủ lâm thời, nhằm mục đích bảo vệ, củng cố và mở rộng những thành quả của cách mạng"”[8.12 – 13]. Bởi vì, xét theo lợi ích thì lợi ích trực tiếp của GCVS, hay lợi ích đấu tranh của nó thì mục đích cuối cùng là CNXH và GCCN là người thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy. Hơn ai hết, vai trò của Đảng cần làm đó là “ tuyệt đối cần phải biết dựa lựa chiều, phải biết liên minh, thỏa hiệp với các nhóm vô sản, với các đảng công nhân và những người tiểu sản xuất” [7.74] Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, không phải là cuộc đấu tranh tự giác, vì mục đích chính trị. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết
  • 42. định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp luôn thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.  Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại, pháttriển là để lãnh đạogiai cấp công nhân, nhândân lao động thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản ra đời đóng vai trò tuyên truyền, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đảng phải giác ngộ giai cấp công nhân và lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản để xây dựng thành công xã hội cộng sản văn minh. Trên thực tế khi điều kiện cách mạng chín muồi, Đảng Cộng sản đã đẩy mạnh việc tuyên truyền và cổ động chính trị xã hội chủ nghĩa trong quần chúng trên quy mô rộng lớn chưa từng có. Hơn thế nữa “ Đảng dân chủ xã hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của GCCN, không những là để đạt được những điều kiện trong việc bán sức lao động , mà còn để thủ tiêu cái chế độ xã hội, nó bắt buộc những người tay trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu. Đảng dân chủ - xã hội đại diện cho GCCN không phải trong mối quan hệ của họ đối với một nhóm chủ thuê nhất định mà là trong mối quan hệ với tất cả các giai cấp trong xã hội hiện đại, với nhà nước, với một lực lượng chính trị có tổ chức” [9.71 – 72]. Đảng lãnh đạo GCCN không những giải phóng cho họ về sức lao động mà còn cho các mối quan hệ với tất cả tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Con đường phía trước còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi vậu mà vai trò của Đảng còn nhiều khó khăn hơn nữa, nhưng Đảng sẽ lãnh đạo GCCN để
  • 43. họ tin vào con đường mà họ đã lựa chọn: “Chắc chắn là con thuyền đảng ta phải gặp nhiều nguy hiểm trong cơn dông tố hơn là trong "hành trình" yên ổn của con đường tiến bộ tự do chủ nghĩa, con đường làm cho giai cấp công nhân bị bọn bóc lột bóp nặn một cách chậm rãi đau khổ. Chắc chắn là các nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ - cách mạng còn nghìn lần khó khăn và phức tạp hơn là các nhiệm vụ trong chủ trương giữ địa vị "đối lập cực đoan" và trong cuộc đấu tranh thuần tuý nghị trường. Nhưng kẻ nào, trong thời kỳ cách mạng này, mà lại có thể cố tình chọn cái hành trình yên ổn và con đường "đối lập" không nguy hiểm, thì tốt hơn là nên tạm thời từ bỏ công tác của Đảng dân chủ - xã hội đi, nên đợi cho cách mạng kết thúc, đợi cho ngày hội qua đi, đợi cho công tác thường ngày bắt đầu trở lại, khi mà cách nhìn tầm thường hẹp hòi của mình sẽ không còn là một sự lạc điệu đáng ghét như thế nữa và sẽ không còn làm sai lạc các nhiệm vụ của giai cấp tiền phong một cách kỳ quái như thế nữa. Lãnh đạo toàn dân, và đặc biệt là lãnh đạo nông dân để giành lấy tự do hoàn toàn, để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ triệt để, để thiết lập chế độ cộng hoà ! Lãnh đạo tất cả những người lao động và tất cả những người bị bóc lột để thực hiện chủ nghĩa xã hội! Trên thực tế, chính sách của giai cấp vô sản cách mạng phải là như thế; khẩu hiệu giai cấp - khẩu hiệu này phải quán triệt và quyết định việc giải quyết từng vấn đề sách lược, từng bước thực tiễn của đảng công nhân trong thời kỳ cách mạng - là như thế” [11.132-133].  Đảng tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận chống lại các trào lưu cơ hội chủ nghĩa, tao ra sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp, trong nhân dân lao động và trong xã hội, tạo tiền đề đoàn kết thống nhấtlực lượng cách mạng đông đảo, mạnh mẽ trong đấu tranh cách mạng
  • 44. Mác đã viết cho các lãnh tụ như thế này: “ nếu thực sự cần phải liên hợp thì cứ kí kết những thỏa hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực tiễn của phong trào, nhưng chớ có bán nguyên tắc, chớ có “nhân nhượng” về lí luận” [9.30] Bên cạnh đó, phải thức tỉnh tự phát của quần chúng công nhân, thức tỉnh sinh hoạt tự giác và họ được trang bị bằng hệ thống lí luận sắc bén và đậm tính chiến đấu. Hơn thế nữa “ kẻ nào muốn đi tơi chủ nghĩa xã hội bằng một con đường nào khác không qua conđường chế độ dân chủ thì nhất định sẽ đi đến những kết luận phi lí và phản động, cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Nếu có lúc một số công nhân nào đó hỏi chúng ta: tại sao không thực hành cương lĩnh tối đa, chúng ta sẽ chỉ cho họ thấy rằng quần chúng nhân dân có tinh thần dân chủ hãy còn xa lại biết bao với chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa phát triển mấy, những người vô sản chưa được tổ chức bao nhiêu…” [8.19]. Đó là những lời lẽ cho những kẻ bác bẻ vô chính phủ chủ nghĩa của chúng ta, làm trì hoãn công cuộc CNXH và làm cản trở con đường đúng đắn của chúng ta. Những con “ sâu mọt” trong đảng nếu không gạt bỏ hay tẩy chúng đi, thì vô hình chung, chúng làm ảnh hưởng đến tổ chức Đảng và quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN, bởi vậy mà “ không đấu tranh chống mối hại đó, không tố cáo, không vạch mặt , không tống cổ bọn thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa xã hội phản động đi thì GCVS cách mạng không thể thắng lợi được” [7.32] Bên cạnh đó, không được phân tán nghị lực, phải tăng thêm lực lượng cho Đảng, không thỏa hiệp và phải kiên định giữa vững lập trường của mình “ Đảng cộng sản không được kí kết thỏa hiệp nào cả….Nó phải giữ cho học thuyết của mình được thuần khiết và tính độc lập của mình được trong trắng, không bị chủ nghĩa cải lương làm cho hoen ố, sứ mệnh của nó là phải đi
  • 45. hàng đầu, không dừng bước giữa đường và không đi chệch đường, phải tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa” [7.85] và “Đảng dân chủ - xã hội sẽ tiếp tục chiến đấu chống tất cả các chính đảnh chưng cờ chủ nghĩa tự do và dân chủ mà lại từ chối không chịu ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS, như là chống những người bạn giả dối của nhân dân” [7.103]. Tóm lại, Đảng đóng vai trò vô cùng quan trọng . Qua những phân tích trên, có thể thấy Đảng là nhân tố quyết định đối với việc thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN.