SlideShare a Scribd company logo
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
1. Lí do và mục đích thực hiện giáo trình.......................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu..............................................
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu giáo trình....................................................
5. Nội dung nghiên cứu của giáo trình ...........................................................
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
7. Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp của giáo trình.................................
8. Sản phẩm của giáo trình .............................................................................
9. Cấu trúc của giáo trình ...............................................................................
3
4
6
6
7
7
8
9
9
TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH ................................ 11
Chương 1. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nước (1975-1976) ................. 11
Chương 2. Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền tổ quốc (1976 - 1985) .................................. 12
Chương 3. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội
(từ 1986 đến 2010)......................................................................................... 15
NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 21
Chƣơng 1. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nƣớc
(1975-1976) ................................................................................
1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.........................................................................................
1.1.1. Tình hình thế giới .................................................................................
1.1.2.Tình hình Việt Nam...............................................................................
1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình
miền Nam sau giải phóng...............................................................................
1.3. Hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước (1975 -
21
21
21
23
25
2
1976)...............................................................................................................
Chƣơng 2. Việt Nam bƣớc đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền tổ quốc (1976 - 1985)......
2.1. Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.................................................
2.2. Bước đầu xây dựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.................................................................................................
2.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc
(1975 - 1988) .........................................................................................
Chƣơng 3. Việt Nam trên con đƣờng đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội
(từ 1986 đến 2010).....................................................................
3.1. Bối cảnh và sự cần thiết phải đổi mới .....................................................
3.2. Chủ trương, đường lối đổi mới đất nước của
Đảng Cộng sản Việt Nam.......................................................................
3.2.1. Đổi mới về kinh tế................................................................................
3.2.2. Về đổi mới chính trị..............................................................................
3.2.3. Quan hệ đối ngoại.................................................................................
3.3. Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới
đất nước (1986 - 2010) ............................................................................
3.3.1. Những thành tựu, hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới
(1986 - 1990) ........................................................................................
3.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 1991 đến 1995 ..........
3.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 1996 đến 2000 ..........
3.3.4. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 ..........
3.3.5. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 ..........
33
45
45
46
65
87
87
90
90
96
99
100
102
108
120
132
152
Kết luận ......................................................................................................... 172
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 180
Các bài báo khoa học và các chuyên khảo liên quan tới
giáo trình ....................................................................................................... 184
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do và mục đích thực hiện giáo trình
Lý do thực hiện giáo trình
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì khắc phục hậu
quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Trong 10
năm đầu cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt
Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn: nền kinh tế bị tàn phá, gánh chịu những
hậu quả nặng nề sau 30 năm chiến tranh; đất nước phải đương đầu với sự bao vây cấm
vận các thế lực thù nghịch và phản động quốc tế. Việt Nam tiến hành công cuộc xây
dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước với cơ sở vật chất kỹ
thuật thấp kém và lạc hậu. Trong giai đoạn từ sau 1975 đến 1988, Việt Nam còn phải
liên tục vượt qua bao thử thách, gian khổ hai cuộc chiến tranh biên giới để đấu tranh
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất liền, biển đảo. Cả đất nước Việt Nam đã nỗ
lực hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược trong hai kế hoạch 5 năm (1976-1985) do
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đề ra. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn từ khách
quan và chủ quan, đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội sau 10
năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1975-1985).
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đề ra đường lối đổi mới để
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất
nước, Việt Nam không những đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội
mà còn trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong khu vực và
trên thế giới, nhưng đồng thời cũng tồn tại những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình phục hồi
và phát triển đất nước từ 1975 đến 1986 và trong quá trình đổi mới từ 1986 đến 2010
4
để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát triển đất nước trong những giai đoạn
tới là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn.
Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay là môn học bắt buộc trong chương trình đào
tạo chuyên ngành Sư phạm lịch sử và cả tự chọn của một số khoa trong Trường Đại
học Sài Gòn. Việc nghiên cứu, biên soạn một giáo trình mới về lịch sử Việt Nam từ
1975 đến 2010 trên cơ sở kế thừa, cập nhật và khắc phục những hạn chế của các giáo
trình đã có là rất cần thiết và sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào
tạo chuyên ngành này.
Mục đích thực hiện giáo trình: Đề tài đặt ra mục đích hoàn thành một cuốn giáo
trình vừa chứa đựng các thông tin khoa học mang tính hàn lâm, vừa phù hợp với các
yêu cầu sư phạm, phục vụ đào tạo chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại. Nội dung
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã nghiên cứu và trình bày tổng quát
bối cảnh lịch sử, khái quát đặc điểm phát triển, những thành tựu, hạn chế của Việt
Nam trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ biển đảo, giữ vững an ninh, ổn định và phát triển đất nước từ 1975
đến 2010.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và nhu cầu thực tiễn như trên, chúng tôi đã
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và biên soạn thành Giáo trình Lịch sử Việt
Nam từ 1975 đến 2010 cũng với mục tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy,
học tập cho giảng viên và sinh viên Sư phạm lịch sử theo hệ thống đào tạo tín chỉ của
Khoa SPKHXH, cũng của các khoa khác trong ĐHSG; qua đó góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Đại học Sài Gòn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
Hiện nay, vấn đề “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” đã được công bố trong
nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, trong đó đáng chú ý là những công trình của
PGS. Trần Bá Đệ như “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nxb ĐHQGHN, 1997); “Lịch sử Việt Nam
5
từ 1858 đến nay” (Nxb ĐHQGHN, 2000); “Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay (Sách
cao đẳng sư phạm)” (Nxb GD, 1998) v.v…
Trong phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay còn có các công trình khác mang
tính học thuật, được dùng như là giáo trình dùng khá phổ biến ở các trường cao đẳng
và đại học như “Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III” (Nxb GD, 2003, 2010) của
GS.Lê Mậu Hãn; GS.Nguyễn Quang Ngọc với: “Tiến trình lịch sử Việt Nam” (Nxb
GD, 2006). Đây là những giáo trình phục vụ cho việc dạy học của giảng viên và sinh
viên chuyên ngành lịch sử ở các trường đại học và cao đẳng. Các giáo trình này đã
khái quát được những nét cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000. Tuy nhiên,
không một giáo trình có thể phân tích một cách sâu sắc hết được những bất cập, hạn
chế trong 10 năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và quá trình hình thành đường
lối đổi mới và đặc biệt là những tài liệu cập nhật về biển đảo, chính sách đối ngoại và
các mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực.
Bên cạnh những giáo trình trên, một số chuyên khảo liên quan đến giai đoạn lịch
sử này cũng được xuất bản trong thời gian gần đây, cụ thể như: tác phẩm “Đêm trước
đổi mới” (Nxb Trẻ, 2006), “Những vấn đề lí luận về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý (Nxb CTQG, 1998), “Đổi mới và phát triển
ở Việt Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Phú Trọng (Nxb ĐHQG,
2006), “Tư duy kinh tế Việt Nam chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 – 1989”
của Đặng Phong (Nxb Tri Thức, 2008) hay Kỉ yếu hội thảo khoa học “Công cuộc đổi
mới ở Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn” (Trường Đại học KHXH & NV -
ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2006)… Những công trình này đã bước đầu đi sâu nghiên
cứu ở một số khía cạnh cụ thể của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay dưới góc nhìn của
khoa học chính trị, khoa học kinh tế, và Sử học để tập trung làm rõ các vấn đề lí luận
và thực tiễn về đổi mới, đề cập đến những bất cập của cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp và sự nảy sinh những cách làm ăn mới, sáng tạo tạo tiền đề cho đổi mới sau này.
6
Qua phần tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến
nay” tuy đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều góc độ khác
nhau, nhưng chỉ mới ở mức độ khái quát và dừng lại tại thời điểm năm 2000. Việc bổ
sung thêm những tư liệu mới để làm rõ bối cảnh và quá trình hình thành đường lối đổi
mới, cập nhật và bổ sung những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong giai đoạn từ
1975 đến nay (2010), góp phần làm rõ hơn giai đoạn lịch sử này là một nhiệm vụ mới
đặt ra cho các nhà nghiên cứu hiện nay.
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 của chúng tôi có sự kế thừa
những công trình đi trước, đồng thời cũng chính là giáo trình góp phần đáp ứng những
yêu cầu trên.
Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu khai thác từ các trung tâm lưu trữ, hệ thống thư
viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp của TP.HCM, thư viện KHXH, thư viện Trường
Đại học Sài Gòn; từ nguồn thông tin cập nhật trên internet, ấn phẩm định kỳ, các tạp
chí khoa học chuyên ngành và từ nhiều nguồn tài liệu khác.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lịch sử Việt Nam từ
1975 đến 2010, cụ thể là xem xét các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa,
xã hội, y tế, giáo dục và khoa học, công nghệ dưới góc độ Sử học. Khách thể nghiên
cứu của đề tài là Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng kết và đánh
giá lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu giáo trình
Không gian nghiên cứu của đề tài là Việt Nam. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về các
sự kiện lịch sử Việt Nam dưới tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có đề cập tới
một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Campuchia và một số nước Đông Nam Á
v.v…Phạm vi thời gian nghiên cứu được giới hạn giai đoạn từ 1975 đến 2010.
7
5. Nội dung nghiên cứu của giáo trình
Nội dung nghiên cứu của đề tài gắn liền với các sự kiện lịch sử cơ bản chi phối
các vấn đề liên quan đến bối cảnh thế giới và Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn,
thành tựu, hạn chế, đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội đất nước và cả những bài học
kinh nghiệm trong giai đoạn 1975-2010. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam vào
2 tháng 5 năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì thống nhất, độc lập và cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn từ 1975 đến 2010, đất nước Việt Nam đã trải qua
những sự kiện lịch sử to lớn vừa có ý nghĩa dân tộc, vừa có ý nghĩa thời đại: Bầu cử
Quốc hội và thống nhất nhà nước, thực hiện các kế hoạch 5 năm theo định hướng xã
hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1976), đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền Tổ quốc (1975-1988), tiến hành mở đầu công cuộc Đổi mới (từ 1986), đẩy
mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa (1996-2010)
Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 được nghiên cứu và biên soạn
dựa theo phần lớn đề cương chi tiết môn học do Trường Đại học Sài gòn phê duyệt,
triển khai trong hoạt động đào tạo sinh viên Ngành Sư phạm Lịch sử, gồm có 3
chương nội dung chính.
Nội dung của Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 gồm có 5 phần:
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung chính gồm 3 chương
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo
5. Phụ lục hình ảnh tư liệu tham khảo
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối phát
triển kinh tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
8
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành
như phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp so sánh lịch sử. Trong
đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng kết hợp các phương pháp chuyên
ngành để tái hiện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến 2010; đồng thời chúng
tôi cố gắng làm rõ bản chất các sự kiện lịch sử và chúng bị chi phối bởi bối cảnh phức
tạp diễn ra trên thế giới, khu vực và Việt Nam trong giai đoạn này.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp
liên ngành như phương pháp so sánh, thống kê, khoa học kinh tế và chính trị học.
7. Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp của giáo trình
Ý nghĩa, hiệu quả: Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã hoàn thành
và sau khi được nghiệm thu, sửa chữa và bổ sung, được sử dụng trong giảng dạy và
học tập của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Sư phạm
Lịch sử của Khoa SPKHXH và sinh viên các khoa khác của Trường Đại học Sài Gòn.
Những đóng góp mới của Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010:
Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 cung cấp những tư liệu mới phong
phú và hữu ích và cập nhật cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ
1975 đến nay.
Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã trình bày, bổ sung những nội
dung mới vừa đảm bảo được tính hàn lâm, vừa đảm bảo được tính vừa sức, mà vẫn cập
nhật kiến thức mới phù hợp giảng dạy và học tập cho sinh viên Sư phạm Lịch sử.
Ở cuối mỗi chương trong Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đều có
tóm tắt nội dung, có phần hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo và hệ thống câu hỏi,
bài tập cho người học theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tuân theo những quy
định và yêu cầu về giáo trình đào tạo của Bộ GDĐT.
9
8. Sản phẩm của giáo trình
Bản thảo Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 dày khoảng 180 trang
A4 sau khi được Hội đồng nghiệm thu, sẽ bổ sung, sửa chữa và đề nghị xuất bản thành
giáo trình phục vụ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Đi kèm cùng với với bản thảo,
còn có 2 chuyên khảo và các bài báo nghiên cứu khoa học liên quan tới lịch sử Việt
Nam trong giai đoạn 1975-2010.
9. Cấu trúc của giáo trình
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Giáo trình Lịch
sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 của chúng tôi được chia làm 3 chương nội dung chính
như sau:
CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH
THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976)
1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước
1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam
sau giải phóng
1.3. Hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước (1975 - 1976)
CHƢƠNG 2. VIỆT NAM BƢỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ĐẤU
TRANH BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN
TỔ QUỐC (1976 - 1985)
2.1. Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam
2.2. Bước đầu xây dựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc (1975 - 1988)
CHƢƠNG 3. VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN 2010)
3.1. Bối cảnh và sự cần thiết phải đổi mới
3.2. Chủ trương, đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.3. Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới
đất nước (1986 – 2010)
10
KẾT LUẬN
Ở cuối mỗi chương nội dung chính có 3 phần liên quan tới định hướng cho sinh
viên học tập bộ môn và tổ chức hoạt động cung cấp thông tin và phát triển tư duy theo
những yêu cầu trong học chế tín chỉ, bao gồm:
- Hướng dẫn nội dung học tập gắn với những kiến thức cơ bản mỗi chương.
- Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận (gắn hoạt động học tập trên lớp và tự học ở
nhà theo quy định của học chế tín chỉ).
- Tài liệu tham khảo và học tập cho từng chương cụ thể.
11
TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010
(Gồm 3 chương)
CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH
THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976)
Chương 1 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người
học phải tự nghiên cứu tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm, ximena
v.v… tương đương 30 tiết ở nhà.
Nội dung Chương 1 của Giáo trình cung cấp cho người học nắm được kiến thức
khái quát về hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam từ năm 1975, cùng những nhiệm vụ ổn
định tình hình miền Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, văn hóa,
giáo dục trên cả nước và những cuộc đấu tranh đầu tiên để bảo vệ Tổ quốc, hiệp
thương và hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước.
Người học nắm được các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam sau năm 1975:
cả nước chuyển sang cách mạng XHCN, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng đất nước theo định hướng XHCN và bảo vệ tổ quốc, khắc phục hậu quả
chiến tran, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Hƣớng dẫn nội dung học tập chủ yếu trong Chƣơng 1
Chương 1 gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam: từ sau khi giải
phóng hoàn toàn miền Nam (2-5-1975), mở ra thời kỳ thống nhất đất nước trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đến sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (2-7-1976).
Người học cần nắm những vấn đề lịch sử cơ bản trong Chương 1 vào giai
đoạn 1975-1976, bao gồm:
- Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng cả hai miền Nam, Bắc có nhiệm
vụ giải quyết những hậu quả nặng nề sau 30 năm chiến tranh, khôi phục và phát triển
kinh tế, văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân. Cả đất nước Việt Nam cùng thực hiện
cải tạo quan hệ sản xuất và xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
12
- Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất về
lãnh thổ, nhưng chưa thống nhất về mặt nhà nước, do ở hai miền Nam, Bắc vẫn tồn tại
hai hình thức tổ chức chính quyền khác nhau; đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân
cả nước và bước phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam dẫn tới thực hiện
hiệp thương, thống nhất đất nước về chính trị.
- Việt Nam phải đối mặt với bao vây cấm vận, đất nước vẫn tiếp tục phải tiến
hành cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống hòa bình của nhân dân.
Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận trong Chƣơng 1
1) Chính phủ cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam và Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam đã có những chủ trương, biện pháp và vai trò như thế nào trong công
cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và ổn định trật tự xã hội miền
Nam sau giải phóng ?
2) Việc hiệp thương và hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về nhà nước đã
được tiến hành trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Tại sao thống nhất đất nước vừa là
nguyện vọng của nhân dân cả nước, vừa là bước phát triển hợp quy luật lịch sử của dân
tộc Việt Nam?
3) Việc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất,
cải thiện quan hệ đối ngoại hợp tác giữa Việt Nam và các nước đã đạt được những
thành tựu như thế nào? Có những hạn chế nào đối với các thành thành tựu trên và đâu
là nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó?
4) Nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khóa VI kì họp thứ nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 24-6-1976 đến 2-7-1976 ? Hãy so
sánh với những kỳ họp Quốc hội của VNDCCH trước đây để cho thấy những bước tiến
lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới.
CHƢƠNG 2. VIỆT NAM BƢỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ĐẤU
TRANH BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN
TỔ QUỐC (1976 - 1985)
Chương 2 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người học
phải tự nghiên cứu, sưu tầm, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm,
ximena v.v…tương đương 30 tiết ở nhà.
13
Nội dung chính trong Chương 2 gắn liền các sự kiện lịch sử lớn trong giai đoạn
1975-1985: Việt Nam tiến hành khôi phục hậu quả chiến tranh, cả nước thống nhất đi
lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với bao khó khăn,
thử thách trước sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế và thù nghịch trong khu vực. Đất nước bước vào giai đoạn quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội từ xuất phát điểm rất thấp, với bao mới lạ, tuy đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều thiếu
sót, kể cả những sai lầm trong thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976-1980 và 1981 -1985).
Những thành tựu của nhân dân Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5
năm 1976-1980 là hết lớn lao. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước càng có ý
nghĩa hơn vì nó diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây, cấm vận và hai cuộc
chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc.
Hƣớng dẫn nội dung học tập chủ yếu trong Chƣơng 2
Chương 2 gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam trong khoảng
hơn 10 năm từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, những kết quả ban đầu trong
khôi phục, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội; sự thống nhất chính trị gắn liền với sự ra
đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (7-1976). Những yếu tố trên đã mở
ra thời kỳ thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và
tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 2 gắn với những sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1976
cho đến năm 1985: Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đất nước thực hiện hai kế hoạch 5 năm, cả dân tộc đối mặt với các cuộc chiến tranh
xâm lược xâm lấn biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (1978-1979) và phải liên tục
tiến hành cuộc đấu tranh để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước trên đất
liền và trên biển.
Người học cần phải nắm vững những vấn đề lịch sử cơ bản của Chương 2
trong giai đoạn 1976-1985, bao gồm :
- Sau khi hoàn toàn thống nhất về lãnh thổ và tổ chức nhà nước, nhân dân Việt
Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và bắt đầu bước vào giai
đoạn quá độ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
14
- Cả hai miền Nam, Bắc có cùng nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với bao khó khăn, mới mẻ và những vấp váp. Cả đất nước
Việt Nam cùng tiến hành tiếp tục cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, xác lập sở hữu nhà nước và tập thể đóng vai trò chủ đạo sản xuất công nghiệp
và nông nghiệp. Đặc điểm của Việt Nam xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội
chủ nghĩa từ điểm xuất phát thấp.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm (1976-1985) gắn
liền với nội dung, định hướng các Đại hội IV (12-1976) và Đại hội V (3-1982) của
Đảng Cộng sản Việt Nam và các kế hoạch Nhà nước Việt Nam. Việt Nam thực hiện
hai kế hoạch 5 năm (1976-1980 và 1981-1985) đạt được nhiều thành tựu to lớn, song
cũng nhiều hạn chế; tuy vậy, đã tạo tiền đề và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý
báu cho sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước sau này (1986).
- Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, Việt Nam vừa phát triển kinh tế, vừa
phải tiến hành cuộc đấu tranh để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất nước trên
đất liền (ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc), và chủ quyền biển đảo của đất nước
(Phú Quốc, Thổ Chu, Hoàng Sa, Trường Sa).
Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận trong Chƣơng 2
1. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đặt ra những khó khăn,
thử thách và triển vọng như thế nào? Tại sao nói con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là
tất yếu và là sự phát triển hợp quy luật của Việt Nam?
2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm (1976-1985)
được vạch ra qua các Đại hội IV, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam và các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước Việt Nam đã để lại những bài học nào trong việc hoạch định
chiến lược phát triển đất nước? Những nguyên nhân nào cản trở việc thực hiện những ý
tưởng đổi mới sáng tạo đề ra trong Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-1982) ?
3. Nêu và phân tích những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong việc thực
hiện hai kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi đất nước thống nhất (1976-1980 và 1981-
1985). Nêu những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt
Nam trong giai đoạn 1976-1985?
4.Trình bày và phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến
tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc Việt Nam (1978-1979). Trình bày có phân
15
tích và lý giải tại sao nói cuộc chiến đấu tự vệ và đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc
trên đất liền và biển đảo của Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa?
CHƢƠNG 3. VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN 2010)
Chương 3 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người học
phải chuẩn bị, tự nghiên cứu, sưu tầm, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo
luận nhóm, ximena v.v…tương đương 30 tiết ở nhà.
Chương 3 đề cập tới sự nghiệp đổi mới bắt đầu từ năm 1986, tại Đại hội VI của
BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đề ra đường lối đổi mới, mở cửa, hội
nhập. Nội dung cơ bản của Chương 3 đề cập tới tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới của
Việt Nam để đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và tiếp tục phát triển;
những thành tựu trong 25 năm đổi mới cùng những ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.
Chương 3 nhấn mạnh tới những thành tựu sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi
mới đất nước, Việt Nam không những đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh
tế xã hội mà còn trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong
khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng tồn tại những khó khăn, thách thức
không nhỏ. Công cuộc đổi mới đã tạo nên cơ sở quan trọng để Việt Nam bước vào giai
đoạn phát triển cao hơn nữa, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
KẾT LUẬN
Trong 10 năm sau khi giải phóng miền Nam và cả nước cùng đi lên theo định
hướng xã hội chủ nghĩa (1976-1985), đất nước Việt Nam đã đạt những thành tựu quan
trọng thực hiện hai kế hoạch 5 năm trong khoảng thời gian đầy những biến cố lớn lao
với biết bao thử thách và những khó khăn to lớn tưởng chừng không thể vượt được.
Công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trong bối cảnh
thế giới và Việt Nam vô cùng phức tạp.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam đã đạt được một số thành
tựu ban đầu như thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chính trị mới
trong cả nước. Nhờ đoàn kết và huy động cao nhất sức mạnh nội lực, nhân dân Việt
Nam đã vượt qua được biết bao khó khăn, gian khổ để xây dựng chủ nghĩa xã hội và
đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam (từ 4-1977
16
đến 1-1979) và cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc
(17/2/1979 – 18/3/1979), bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước
Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam nỗ lực tiến hành cải tạo quan
hệ sản xuất để xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và xây dựng hai thành phần
quốc doanh và tập thể làm nòng cốt cho nền kinh tế quốc dân. Kết thúc việc thực hiện
kế hoạch Nhà nước, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất và hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể đã được tiếp tục
hoàn thiện thêm ở miền Bắc, đồng thời từng bước được xác lập ở các địa phương miền
Nam. Về hình thức, công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất đã thành công. Tuy nhiên, vào
thời điểm đó quan hệ sản xuất chưa thực sự phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, và dĩ nhiên chưa đem lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân
của Việt Nam.
Nhìn tổng thể, khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, mặc dù được đầu
tư nhiều, nhưng làm ăn kém hiệu quả. Do hàng loạt những khiếm khuyết và chính sách
chưa hợp lý, cho nên những thành tựu về kinh tế của Việt Nam đạt được còn thấp so
với yêu cầu đề ra trong kế hoạch 5 năm, còn tồn tại những điểm không phù hợp cản trở
sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Sự sa sút, mặt yếu kém của sản xuất công nghiệp trong những năm 1976 – 1980
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do những sai lầm trong
việc đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa khi chưa có các tiền đề cần thiết; vốn
đầu tư lớn dành cho phát triển công nghiệp nặng, ít tập trung phát triển nông nghiệp và
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tiểu thủ công nghiệp chưa được khuyến khích
phát triển đúng mức.
Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra những biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai
lầm, khuyết điểm trên trong Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IV (8 – 1979). Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (20-9-1979) nêu
phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và công
nghiệp địa phương, nhấn mạnh đến việc sửa đổi, cải tiến chính sách nhằm khuyến
khích sản xuất, mở rộng quyền chủ động của các ngành kinh tế và của các cơ sở sản
xuất trong cả nước.
17
Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân Việt Nam được tăng cường, nhưng chưa tương xứng với sự đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước. Trong 5 năm (1976 – 1980), giá trị tài sản cố định tăng chỉ bằng
46,8 % tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, và hiệu quả đầu tư của hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật còn rất thấp. Nhiều công trình hoàn thành, nhưng chỉ hoạt động được
khoảng 50 % công suất thiết kế. Năng suất lao động xã hội còn rất thấp.
Trong kế hoạch 1976 - 1980, tình hình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Việt Nam sụt giảm, cộng với thiếu sót trong lưu thông phân phối, thị trường tài chính
tiền tệ không ổn định; lạm phát phi mã. Trong thời gian đó, lạm phát trầm trọng đã gây
tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ Việt Nam đã có
nhiều biện pháp kiềm chế tốc độ lạm phát, nhưng tỏ ra không có hiệu quả. Đời sống
của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế
- xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (3-1982) khẳng
định Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối chung và xác định từng chặng đường của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ chặng đường trước mắt từ những năm của thập niên
80, và những mục tiêu kinh tế - xã hội dài hạn cho đến năm 1990.
Rút kinh nghiệm về các chỉ tiêu đề ra quá cao trong kế hoạch 5 năm (1976-
1980), Đảng và Chính phủ nhấn mạnh đến tính thực tế trong việc hoạch định các mục
tiêu cho kế hoạch 5 năm (1981-1985). Trong kế hoạch 5 năm (1981- 1985), Đảng
vẫn đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN nhưng yêu
cầu các địa phương thực hiện thận trọng và đảm bảo nguyên tắc dân chủ hơn. Việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt cho công nghiệp nặng) không triển khai
đồng loạt như trước, mà đầu tư và tiến hành một cách có trọng điểm. Các chỉ tiêu kinh
tế xã hội đề ra vừa ít về số lượng và không quá cao định mức để đảm bảo tính khả thi
trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1981-1985).
Những quan điểm đổi mới đúng đắn được coi như thành tựu đáng kể nhất của
Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; tập
trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng lại chưa được triển
khai có hiệu quả trên thực tế. Các phương hướng phát triển đầy sáng tạo của Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V đã không được thực hiện đúng và đầy đủ ở các địa
18
phương và trong các ngành kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư đúng
mức và chưa được đưa lên hàng đầu trong phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 1981-
1985. Kết quả là đất nước vẫn thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm và hàng
tiêu dùng phục vụ nhân dân.
Do chưa chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
sản xuất hàng tiêu dùng, hàng năm, Nhà nước phải nhập nhiều hàng tiêu dùng, và nhập
cả những loại hàng hóa có thể sản xuất trong nước như lương thực, vải v.v...
Trong thời gian 1981 - 1982, Nhà nước tiến hành chính sách điều chỉnh giá cả
tiền lương. Đây là cuộc cải cách về giá có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam nhằm loại
bỏ hệ thống giá cũ, quá thấp và nặng tính bao cấp (đã tồn tại mấy chục năm), để
chuyển giá cả sang gần với mức giá thị trường.
Cơ chế điều hành kinh tế quốc dân Việt Nam không phù hợp là một nguyên
nhân tạo nên tình trạng yếu kém kinh tế và khủng hoảng xã hội. Kết thúc kế hoạch 5
năm (1981-1985), nhiều chỉ tiêu kinh tế Nhà nước không đạt được kế hoạch đề ra.
Sau hai kế hoạch 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình quan liêu
bao cấp (1976-1985) kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, với các biểu
hiện:
- Quan hệ sản xuất chưa phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
- Kinh tế tăng trưởng thấp, nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản
phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân mỗi năm tăng 4,6 %. Thu nhập quốc dân
tăng 38,8 %, bình quân tăng 3,7%/năm.
Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam cho đến 1985 vẫn chưa thực sự khả quan:
sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm và hàng hóa
tiêu dùng cho nhân dân; quỹ tích lũy rất nhỏ bé và một phần tiêu dùng phải dựa vào
nguồn nước ngoài.
Tuy nhiên, so với việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980) thì kết quả thực
hiện kế hoạch 5 năm (1981- 1985) đã có một số điểm mới về phát triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam đã tiến hành một bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư và nhịp độ phát triển đi đôi
với một số thay đổi cục bộ trong cơ chế quản lý kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam có bước
tăng trưởng khá hơn trước đó (1976-1980). Tổng sản phẩm xã hội bình quân tăng
19
7,3%/năm; thu nhập quốc dân tăng 6,4%. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản
vẫn vận hành theo cơ chế quản lý cũ trong những năm 1981-1985.
Đổi mới cục bộ đã làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém của cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp ở trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng chưa đủ sức phá vỡ cơ chế đó, và
chưa đủ khả năng tạo ra một cơ chế kinh tế mới. Trong những năm 1976-1985, nền
kinh tế quốc dân Việt Nam vẫn còn mang nặng tính hiện vật, cản trở sự phát triển của
kinh tế hàng hóa – về bản chất là do thị trường điều tiết. Sự điều tiết giá cả, lưu thông
hàng hóa nhiều khi xuất phát từ kế hoạch hóa, mệnh lệnh, tư duy duy ý chí, bất chấp
các quy luật kinh tế. Do đó, cơ chế điều hành nền kinh tế của Việt Nam chưa tạo ra
động lực, và sự thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Kết thúc kế hoạch 5 năm (1981-1985) nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Nhà
nước cũng không đạt được mức đề ra ban đầu.
Tuy vậy, những đổi mới cục bộ, chẳng hạn như sự thay đổi sang khoán sản
phẩm theo hộ gia đình trong nông nghiệp. Hình thức khoán mới này đã tạo điều kiện
cho người nông dân bước đầu có quyền chủ động trong sản xuất, gắn lao động của họ
với sản phẩm cuối cùng. Do đó, sản xuất nông nghiệp Việt Nam dần dần được phục
hồi, tạo cơ sở cho sự chuyển biến và đổi mới đất nước vào giai đoạn sau này.
Trên phạm vi cả nước, từ năm 1985 đã xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, hợp tác
xã, nhà máy, xí nghiệp trong các ngành kinh tế có cách làm ăn, kinh doanh hiệu quả,
năng động, sáng tạo, đã cung cấp những bài học kinh nghiệm tốt cho thực tiễn chỉ đạo
sản xuất kinh tế của Đảng và Nhà nước. Những đổi mới cục bộ trong quản lý ở các
ngành kinh tế công, nông nghiệp và thương nghiệp Việt Nam trong giai đoạn (1981-
1985) đã tạo tiền đề cho chính sách đổi mới được Đại hội Đảng VI (1986) vạch ra cho
sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Ngay từ sau những ngày đầu giải phóng đất nước trong tháng 5 năm 1975, cho đến
thời gian đất nước tiến hành chính sách đổi mới (1986), Việt Nam đã phải gian khổ
tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời buộc phải căng sức chiến đấu
để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền và thực thi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong bối cảnh Việt Nam bị các thế lực đế quốc và phản động quốc tế tiến hành bao
vây cấm vận, cô lập một cách nghiệt ngã, thì duy trì được sự phát triển của đất nước và
20
bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc đã là một thắng lợi to lớn, khẳng
định ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Những thắng lợi to lớn trên các phương diện kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội của
Việt Nam đã tạo cơ sở cho đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển cao hơn trong
giai đoạn từ 1986 cho đến 2010.
Sau 10 năm cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986), do vận dụng mô hình
phát triển chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, nên đất nước rơi vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân khó khăn. Để vượt qua khó khăn, các
địa phương đã chủ động “xé rào” trong sản xuất kinh doanh, từ đó, trung ương đổi mới
từng phần và đến năm 1986 đã đi đến quyết định chính thức thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước.
Từ năm 1986 đến nay, đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
không ngừng được phát triển, bổ sung và hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó
trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước và sau đó hoàn chính thành nền kinh tế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
trên tất cả các lĩnh vực, từng bước vượt qua tình trạng khủng hoảng, trở thành một
nước có mức thu nhập trung bình thấp và tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng đó đã giúp Việt Nam từng bước khẳng định
được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu trên, công cuộc đổi mới của Việt Nam cũng còn phải
đối mặt với những thách thức và những khó khăn phải vượt qua để hội nhập và phát
triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã đem lại những thay đổi quan
trọng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới: giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
21
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH
THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976)
1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nƣớc
1.1.1. Tình hình thế giới
Thế giới bắt đầu vào những năm 1975 trở đi có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là
những thay đổi về kinh tế, xã hội do sự tác động, ảnh hưởng của cuộc cách mạnh khoa
học kỹ thuật lần thứ hai trên bình diện toàn cầu. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai,
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ứng dụng rộng rãi của công nghệ trong sản
xuất và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các nước không phân
biệt hệ thống chính trị.
Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tạo ra những thay đổi lớn lao
về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong công nghiệp, nông nghiệp giảm
đi, dân số trong ngành dịch vụ tăng lên. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh
mới được gọi bằng các thuật ngữ mang nhiều nội dung như là văn minh hậu công
nghiệp, văn minh thông tin hay văn minh trí tuệ, đã mang lại những thay đổi to lớn và
đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo con
người ở các quốc gia1
.
Từ những năm 1975 trở đi, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao,
đang hình thành một thị trường toàn thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ chính
trị – xã hội khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau, cùng chung sống hoà bình.
Đây là thời gian diễn ra quá trình toàn cầu hóa trên bình diện toàn cầu, dù Chiến tranh
lạnh cho đến tận năm 1991 mới chấm dứt.
Toàn cầu hóa có những tác động, ảnh hưởng tích cực như: xu thế hoà bình, hợp
tác mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao, đặt ra yêu cầu cải cách sâu rộng để nâng cao
cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát
1
Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Trẻ, Tp.HCM, tr.308-309.
22
triển, lấy kinh tế làm trọng điểm và tăng cường hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế
quốc tế và khu vực (EU, ASEAN…)
Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc,
trong đó có cả Việt Nam sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ 1975.
Trong lĩnh vực chính trị, xã hội, thế giới cũng có nhiều biến đổi từ những năm
1970 trở đi. Ở các nước chủ nghĩa tư bản phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
gay gắt. Phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân lao động có bước phát triển
mới, với các hình thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ, chống thất nghiệp, chống chạy
đua vũ trang.
Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam vào năm 1975, cách mạng thế giới bước vào
một thời kì phát triển mới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại lớn mạnh vượt bậc,
kết thành một sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn, đã giành được nhiều thắng lợi trong
cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò cột trụ của hòa bình thế giới,
với những đóng góp quan trọng trong việc hạn chế vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị,
ngăn chặn chiến tranh xâm lược và các cuộc xung đột vũ trang; duy trì vực hòa bình ở
các vùng xung yếu trên thế giới, từ Trung Âu đến viễn Đông, từ Trung Cận Đông, Địa
Trung Hải đến Ấn Độ Dương…
Từ những năm 1975 trở đi, do tác động và ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam
thắng Mỹ, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, giáng những đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực
dân mới. Cách mạng Ăngôla (1975) đánh dấu sự sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực
dân cũ cùng hệ thống thuộc địa ở châu Phi. Nhân dân Lào nổi dậy và giành chính
quyền và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập (2 – 12 –
1975). Ngày 17 – 4 – 1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến
chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam- Lào-Campuchia bước sang giai đoạn phát
triển mới; cả ba nước lại tiếp tục bước vào giai đoạn mới, mà trọng tâm là phát triển
kinh tế, xã hội từ 1975 trở đi.
Từ những năm 1970 trở đi, các nước giành được độc lập dần trở thành những
thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Các nước độc lập dân tộc ở Á, Phi, Mĩ
23
la tinh tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ giành chủ quyền hoàn toàn về những tài nguyên đất
nước; đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới.
Do tình hình có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ASEAN đã có sự điều chỉnh chính
sách của mình đối với Việt Nam. Ngay từ sau Hiệp định Paris 1973 được ký kết, Việt
Nam cũng bắt đầu triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với
các nước ASEAN. Những năm 1975-1976, khi Việt Nam thắng Mỹ, đất nước thống
nhất, vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới tăng lên, các nước ASEAN phải
tính lại quan hệ với Mỹ. Tuy nổi lên vai trò và tham vọng của Trung Quốc ở Biển
Đông và khu vực, nhưng nhìn chung bối cảnh thế giới và khu vực từ năm 1975 trở đi
đã tạo điều kiện xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định; tạo cho
ASEAN và Việt Nam đối thoại để thiết lập khu vực Đông Nam Á hữu nghị và hợp tác.
Tình hình khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh và bước vào thời kỳ
phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1975 trở đi không tách rời bối
cảnh chung của thế giới và khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1975, Việt Nam cũng như
các nước Đông Dương bước vào giai đoạn phát triển mới, với những thuận lợi và khó
khăn chi phối bởi tình hình quốc tế phức tạp và có nhiều biến động.
1.1.2.Tình hình Việt Nam
Đại thắng mùa xuân 1975 đã đánh dấu thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc Việt Nam kéo dài trong ba thập kỷ. Cuộc cách mạng dân tộc nhân
dân Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước,
tạo cơ sở thống nhất nhà nước và hệ thống tổ chức chính quyền nhân dân. Thắng lợi
mùa xuân 1975 đã mở ra sự phát triển của cách mạng Việt Nam - kỷ nguyên đất nước
độc lập, thống nhất, và cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tình hình miền Bắc: Trải qua 30 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
miền Bắc đã bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội với cơ
cấu các ngành công nghiệp ở các trung tâm như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt
Trì, Thanh Hóa, Vinh. Bên cạnh công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hoàn chỉnh, các
ngành công nghiệp nặng ở miền Bắc được phát triển thành hệ thống từ công nghiệp
khai thác than, cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện, đến hóa chất, vật liệu xây dựng.
Trong 20 năm (1954-1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc vừa phải đối
phó trực tiếp với chiến tranh phá hoại của Mỹ, và vừa phải 4 lần chuyển hướng xây
24
dựng và phát triển kinh tế trong những khoảng thời gian hòa bình rất ngắn ngủi. Chiến
tranh phá hoại của Mỹ (dù chấm dứt từ năm 1973) đã tàn phá hầu hết thành quả xây
dựng của nhân dân miền Bắc. Toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn, 70% nông thôn ở
miền Bắc (4000/5788 xã) bị không quân Mỹ đánh phá; 12 thị xã, 51 thị trấn, 30 xã bị
hủy diệt hoàn toàn; toàn bộ hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, bến cảng bị
đánh phá; hầu hết các trung tâm công nghiệp ở miền Bắc bị thiệt hại nặng nề1
. Chiến
tranh của Mỹ không những đã làm cho hướng sản xuất lớn bị chậm lại, mà còn làm
đảo lộn cả nề nếp quản lý kinh tế ở miền Bắc, để lại những hậu quả tai hại, lâu dài mãi
tới những giai đoạn sau này.
Nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc cho đến tận năm 1976
mới căn bản hoàn thành.
Dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngay sau khi giải phóng miền Nam (2-5-
1975), miền Bắc đã chi viện cho miền Nam khối lượng rất lớn hàng hóa, máy móc, vật
tư cho sản xuất, cùng hàng chục vạn giáo viên, cán bộ khoa học, kỹ thuật thuộc đủ các
ngành nghề. Sự giúp đỡ của miền Bắc đã góp phần rất quan trọng trong việc tiếp quản,
vận hành và khôi phục sản xuất cũng như ổn định kinh tế, xã hội miền Nam trong
những năm 1975-1976.
Tình hình miền Nam: Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (2-5-1975),
nhân dân miền Nam phải đối mặt với những di hại rất nặng nề của chiến tranh trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Chế độ Sài Gòn sụp đổ (30-4-1975) đã để lại số lượng lớn những người trước
đây thuộc quân đội và bộ máy dân sự chế độ cũ: 117.700 cảnh sát, 1.400.000 phòng vệ
dân sự (trong đó có 380.000 có vũ trang), 5 triệu người và gia đình họ thuộc bộ máy
chính quyền Việt Nam cộng hòa2
. Ngoài một số ít tướng lĩnh, nhân viên cao cấp chạy
ra nước ngoài, thì phần đông binh lính, sĩ quan, viên chức cũ vẫn ở lại các địa phương.
Không kể các phần tử ngoan cố, nằm im chờ thời cơ để kích động, lôi kéo quần chúng,
móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước thì phần đông
các nhân viên sĩ quan, binh lính cũ của chế độ Sài Gòn tỏ ra lo ngại, mặc cảm với chế
độ mới. Do vẫn còn mang nặng hệ tư tưởng chính trị của chế độ thực dân mới của Mĩ,
1
Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.38.
2
“Thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc tổng công kích”, Báo Nhân dân ngày 5-5-1975, tr.1.
25
họ tỏ thái độ quay lưng với cuộc sống mới, bất hợp tác với chính quyền nhân dân và
họ thường bị các phần tử phản động lôi kéo vượt biên ra nước ngoài và dễ bị chúng
kích động, lợi dụng chống phá cách mạng.
Trong bối cảnh đầy phức tạp ấy, thì ngày 3-5-1975 Ủy ban Quân quản Sài Gòn
- Gia Định được thành lập để quản lý thành phố. Sau đó Ủy ban đã thi hành hàng loạt
các chính sách trên nhiều lĩnh vực để nhanh chóng ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở
Sài Gòn - Gia Định. Trước hết, Ủy ban Quân quản thi hành chính sách đại đoàn kết và
hoà hợp dân tộc; nghiêm cấm mọi hoạt động chia rẽ, thù hằn dân tộc, nghi kỵ trong nội
bộ nhân dân và vi phạm dân chủ. Chính quyền cách mạng ban hành các sắc luật cơ bản
để thiết lập các cơ quan truy tố, cũng như những quy định về xét xử tội phạm và trừng
trị bọn phản cách mạng. Dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (từ tháng 5 đến cuối
năm 1975), nhưng Ủy ban Quân quản đã giải quyết được một khối lượng công việc
lớn trong các hoạt động: đảm bảo trật tự an ninh xã hội, ổn định sản xuất và đời sống
sinh hoạt của nhân dân, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền nhân dân các
cấp… Dù còn có nhiều khiếm khuyết, nhưng chính quyền cách mạng các cấp đã kịp
thời giữ đúng nguyên tắc chặt chẽ trong việc quản lí và cố gắng thực thi công việc với
tinh thần nhân văn, hòa hợp dân tộc. Hoạt động của hệ thống chính quyền cách mạng
các cấp đã tạo được niềm tin cho các tầng lớp nhân dân lao động miền Nam về xã hội
mới tốt đẹp trong những ngày đầu hòa bình.
1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định xã hội ở miền
Nam sau giải phóng
Nền kinh tế miền Nam Việt Nam trước giải phóng (chủ yếu là các vùng kiểm
soát của Việt Nam cộng hòa) trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản
chủ nghĩa, song vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, mất cân đối trầm trọng về cơ cấu và
lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài (chủ yếu là viện trợ Mỹ). Sự hưng thịnh và trồi
sụt của kinh tế miền Nam Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như
chính sách viện trợ và cường độ chiến tranh xâm lược của Mỹ.
Trong hơn 20 năm tồn tại (từ 1954 đến 1975) chính quyền Sài Gòn đã nhận trên
26 tỉ USD viện trợ gồm 16 tỉ USD viện trợ quân sự, 6 tỉ USD viện trợ khoa học kĩ
thuật, 1.6 tỉ USD viện trợ nông phẩm, 24 tỉ USD dưới hình thức đổi lấy đồng tiền của
chính quyền Sài Gòn để chi tiêu tại chỗ. Sự trợ giúp của Hoa Kỳ đã thay thế hầu như
26
mọi lĩnh vực của quốc gia từ quân đội đến ngân sách, sản xuất, tiêu dùng và cả trong
lĩnh vực ngoại giao1
.
Nền nông nghiệp miền Nam Việt Nam căn bản vẫn là sản xuất nhỏ, ruộng đất
manh mún, phân tán và đầu tư nhỏ lẻ. Sản xuất nông nghiệp miền Nam gần như hoàn
toàn phụ thuộc vào nước ngoài về phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy móc nông
nghiệp và vốn đầu tư trong sản xuất. Trong chiến tranh, hầu hết đất đai và rừng ở miền
Nam Việt Nam trên diện tích 2,5 triệu ha đất canh tác và 25.000 km2
rừng bị ảnh
hưởng bởi 100 triệu lít chất độc hóa học Mỹ phun rải và bom đạn tàn phá2
. Nhiều tấn
thiết bị, vũ khí chiến tranh, đặc biệt là bom, mìn chưa nổ vẫn nằm rải rác trong diện
tích đất canh tác. Do vậy, dù có tiềm năng phong phú và có nguồn lao động dồi dào,
nhưng sản xuất nông nghiệp miền Nam Việt Nam vẫn không cung ứng đủ lương thực,
thực phẩm, nông sản cho nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, kể cả cho nông dân.
Công nghiệp miền Nam nhỏ bé, phát triển trên cơ sở chế biến nguyên liệu nhập
khẩu, hầu như hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài về vốn, kĩ thuật, máy móc, nguyên vật
liệu: 70% nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, 90% nhiên liệu cho kinh tế và sinh
hoạt. Các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu và chiếm tới 90% công nghiệp miền Nam
Việt Nam3
. Tuy vậy, công nghiệp miền Nam có sự phát triển nhất định, bước đầu xuất
hiện các xí nghiệp lớn tương đối hiện đại. Biên Hòa là trung tâm sản xuất công nghiệp
được xây dựng khá tập trung và hoàn chỉnh.
Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, các nguồn nguyên vật liệu, nhiên
liệu nhập khẩu bị cắt đột ngột làm cho sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm
chí còn làm cho rất nhiều cơ sở, xí nghiệp đình đốn, phá sản.
Trước giải phóng, thương nghiệp, dịch vụ miền Nam Việt Nam phát triển quá
mức, làm cho cấu trúc của nền kinh tế mất cân đối trầm trọng: công nghiệp và xây
dựng chiếm khoảng 9%, nông nghiệp chiếm khoảng hơn 30%, trong khi, thương
nghiệp, dịch vụ chiếm tới gần 60%. Trước giải phóng năm 1975, hàng hoá lưu thông
trên thị trường miền Nam rất phong phú, nhưng không phải là sản phẩm từ nền sản
xuất trong nước. Thị trường miền Nam trước năm 1975 có cả một mạng lưới đông đảo
1
Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.276.
2
Nguyễn Đức Hòa (2014), Quân và dân miền Nam đấu tranh phòng chống vũ khí hóa học của Mỹ trong những
năm 1961-1972, Nxb Trẻ, Tp.HCM, tr.238.
3
Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, sđd…tr.277.
27
những người buôn bán nhỏ (kinh doanh không đăng kí) lên tới 50 vạn hộ1
. Sau khi
miền Nam giải phóng, nguồn hàng và thị trường không còn như trước, đã đẩy hàng
loạt người buôn bán nhỏ đến chỗ thất nghiệp.
Trước năm 1975, thị trường miền Nam Việt Nam thường xuyên rối ren, lạm
phát phi mã do nền tài chính, tiền tệ, sản xuất, lưu thông hàng hóa miền Nam Việt
Nam hoàn toàn lệ thuộc vào cường độ chiến tranh và viện trợ Mỹ. Sau ngày giải phóng
30-4-1975, kinh tế thương mại miền Nam càng thêm khó khăn do nguồn viện trợ từ
bên ngoài (chủ yếu là của Mỹ) không còn nữa.
Từ năm 1965 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn đều phải nhập khẩu khối
lượng lớn lương thực, thực phẩm và các loại nông sản, trong đó 90% nhập khẩu của
Mỹ2
. Sau giải phóng, nạn đói đe dọa cũng gây bất ổn cho xã hội miền Nam nhất là ở
các đô thị lớn. Vào cuối năm 1975, Sài Gòn có 10 vạn dân cần cứu đói khẩn cấp, ví dụ
như ở Khu số 4, Quận 1, Ủy ban Quân quản phải lo cứu đói cho 3/4 số dân (3000
người trong tổng số 4000 người)3
. Nguyên nhân của thực trạng này là do nguồn nhập
khẩu lương thực, thực phẩm từ bên ngoài bị cắt đột ngột, trong khi sản xuất nông
nghiệp miền Nam không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân lao động.
Nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh sau ngày miền Nam giải phóng cần được
giải quyết như: đội ngũ người thất nghiệp đông, cấu trúc và phân bố lực lượng lao
động mất cân đối nghiêm trọng. Do kinh tế bị đình đốn và do hậu quả chiến tranh, số
người thất nghiệp lên tới 8 triệu người trên 12 triệu người đến độ tuổi lao động (trong
tổng số 19 dân miền Nam).
Chiến tranh từ 1954 đến 1975 đã có tác động, ảnh hưởng tiêu cực và đã gây ra
xáo trộn nghiêm trọng trong phân bố lực lượng lao động xã hội miền Nam: các vùng
nông thôn thiếu lao động nông nghiệp, trong khi các vùng đô thị lại có mật độ dân số
quá đông, không có việc làm. Trong số 8 triệu người người thất nghiệp có vạn binh sĩ
của quân đội Sài Gòn và có tới 3 triệu người nông dân là nạn nhân của đô thị hóa
cưỡng bức4
; đó là chưa kể hàng triệu người khác không được xác nhận như là tỵ nạn
1
Trần Bá Đệ (chủ biên) (2007), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945- 1975, Nxb Đại học Sư phạm, HN,
tr.10.
2
Nguyễn Đức Hòa (2014), Chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và cuộc đấu tranh vì công lý, sđd..tr.83.
3
Trần Bá Đệ, chủ biên (2007), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945- 1975, sđd…tr.13.
4
Nguyễn Đức Hòa (2009), “Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh từ
1860 đến 2008”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, ISSN 1859-3208, số (1), 9/2009, tr.138.
28
chiến tranh (theo báo cáo của Quốc hội Mỹ)1
. Quá trình đô thị hóa cưỡng bức của Mĩ
không những làm cho sự phát triển kinh tế miền Nam mất cân đối, mà còn làm cho sự
phát triển và quy hoạch đô thị méo mó, không cân xứng.
Chiến tranh xâm lược của Mĩ cũng đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về
văn hóa, xã hội ở miền Nam Việt Nam. Tuy lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ đã xâm nhập
mạnh mẽ vào miền Nam, nhưng lại làm cho số lượng người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn
trong cư dân. Không ít cư dân, đặc biệt là giới trẻ tiêm nhiễm lối sống hưởng thụ, thực
dụng và một bộ phận bị đầu độc bởi tư tưởng chống cộng. Theo số liệu thống kê chưa
đầy đủ vào năm 1974, chỉ riêng ở thành phố Sài Gòn đã có 500.000 người thất nghiệp
và nửa thất nghiệp, 170.000 thương phế binh; 700.000 người bỏ làng ra thành phố;
100.000 gái mại dâm; 150.000 người nghiện ma túy; 10.000 trẻ em bụi đời (street
children); 10.000 người ăn xin; 200.000 trẻ mồ côi; 200.000 lưu manh du đãng; 30.000
người cờ bạc, buôn lậu. Sau 30 – 4 -1975, Sài Gòn còn có 400.000 lính ngụy tan rã tại
chỗ”2
. Các tệ nạn xã hội như xì ke, ma tuý, lưu manh, bụi đời, đĩ điếm, lưu manh, trộm
cướp vẫn còn tồn tại dai dẳng ở các đô thị miền Nam Việt Nam.
Môi trường và con người ở miền Nam phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề của
cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành, mà dư luận thế giới cho là lớn nhất trong
lịch sử. Theo thống kê chưa đầy đủ, quân đội Mỹ và quân đội đồng minh đã phun rải
gần 100 triệu lít chất độc hoá học (trong đó có 60% là chất độc màu da cam, chứa từ
400 - 600kg điôxin độc hại), 15.000 tấn hơi độc chiến tranh3
. Các con số thống kê của
các nhà khoa học phương Tây tương đối trùng nhau về những tàn phá môi trường sinh
thái của chiến tranh hoá học Mỹ với gần 25.000 km2
rừng (3 triệu hecta), khoảng 2,5
triệu hecta đất canh tác4
. Theo các nhà khoa học Mỹ phải mất hàng trăm năm môi
trường miền Nam mới phục hồi được5
. Chất độc da cam dioxin gây ra những di hại hết
sức nặng nề làm gần 4,8 triệu nạn nhân bị phơi nhiễm dioxin và gây di chứng cho các
thế hệ tiếp sau, cho con cháu các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam.
1
The United States of Representative (1969), Congressional Record, C XIV (II), pp.13692-13693.
2
Đảng cộng sản Việt Nam (1978), Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam, Tập II, Nxb Sách giáo khoa
Mác-Lênin, Hà Nội, tr.36.
3
Nguyễn Đức Hòa (2014), Chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và cuộc đấu tranh vì công lý, Nxb Thế giới,
Hà Nội, tr.42-46.
4
Direr F.et al (1970), Livre noir des crimes Américans au Vietnam, Libraire Arthème, Paris, p.43.
5
Arthur Westing (1972), “Phúc trình về hậu quả của những vụ rải chất sát thực đối với rừng tại Nam Việt Nam,
Tạp chí Trình bày, (35), 15-1-1972, tr.4-18.
29
Sau 30-4-1975, khi Việt Nam chưa thống nhất về mặt nhà nước, Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động, sản
xuất và ổn định kinh tế, xã hội ở miền Nam Việt Nam.
Việc phục hồi, cải tạo và xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội miền Nam đặt ra
hàng loạt vấn đề lớn cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam cần phải giải quyết trong giai đoạn cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Do đó, yêu cầu cấp bách đối với toàn dân, toàn Đảng là cần phải nhanh chóng hàn gắn
vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, giải quyết hậu quả của chủ nghĩa thực dân
mới để lại, đưa kinh tế, xã hội miền Nam thoát khỏi khó khăn và bước vào thời kì phát
triển mới.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình và để cụ thể hơn chủ trương tiếp
quản vùng mới giải phóng, ngay từ ngày 1-4-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố Chính sách mười điểm đối với vùng mới giải
phóng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ cách mạng lâm thời, tại các vùng mới giải
phóng, các Ban tiếp quản triển khai công việc tiếp nhận những cơ sở vật chất - kĩ
thuật, cơ sở kinh tế, văn hóa của chế độ cũ. Tại các vùng là căn cứ quân sự, xí nghiệp
sản xuất, các công trình công cộng v.v…chính quyền cách mạng đã đề ra các kế hoạch
phân công nhân sự tiếp nhận các cơ sở trên từng địa bàn cụ thể.
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn đóng vai trò tích cực tập
hợp, đoàn kết, động viên và tổ chức nhân dân ổn định đời sống, trừng trị bọn phản
động gây rối, lưu manh lợi dụng cướp phá tài sản và duy trì trật tự an ninh các vùng
mới giải phóng vào thời điểm chiến tranh sắp kết thúc.
Đồng thời với việc xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, các đoàn thể
quần chúng cách mạng cũng được thành lập và phát triển trong các vùng mới giải
phóng. Nhân dân vùng mới giải phóng hăng hái tham gia xây dựng chính quyền cách
mạng và ổn định cuộc sống mới. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
phát triển, nhanh chóng mở rộng phạm vi đến mọi ngành, mọi giới trong xã hội. Chính
quyền cách mạng các cấp cùng các đoàn thể quần chúng đã thực hiện những biện pháp
nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã hội, giữ vững và phát huy những thành
quả cách mạng đã giành được.
30
Ngày 25-3-1975, một ngày sau khi Tây Nguyên được giải phóng, Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố Chính sách bảy điểm để
giải thích rõ Chính sách mười điểm về thái độ của cách mạng đối với binh lính, sĩ quan
các cấp trong quân đội Sài Gòn và gia đình của họ. Chính sách khẳng định chỉ trừ số ít
những kẻ ngoan cố, cam tâm bán nước, làm tay sai cho Mỹ, gây nhiều tội ác với nước,
với nhân dân, còn phần lớn binh lính, sĩ quan bị lừa bịp hoặc bị cưỡng bức chỉ là nạn
nhân, nên họ được đối xử nhân đạo sau khi trình diện hoặc học tập cải tạo. Cách mạng
công khai tuyên bố: hoan nghênh những ai quay trở về với dân tộc, ghi nhận những ai
có công và khen thưởng tùy theo mức độ, không phân biệt đối xử; ai có cống hiến,
đóng góp cho nhân dân mà gặp khó khăn (về kinh tế) sẽ được cách mạng trợ giúp;
hoan nghênh những ai đầu tư kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho họ phục hồi và phát triển sản xuất v.v…
Ngày 25-5-1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam công bố chính sách đối với những người làm việc trong quân đội, chính quyền và
các đảng phái, tổ chức chính trị của chế độ cũ; khẳng định lại những quy định đã công
bố từ trước. Chính phủ cách mạng lâm thời đã nêu cụ thể hơn những điều quy định về
việc khôi phục quyền công dân đối với những người thuộc diện nguy hiểm đã học tập,
cải tạo tốt; những người không thuộc diện nguy hiểm được cơ quan hoặc gia đình bảo
lãnh thì được hưởng chế độ quản thúc từ 6 tháng đến một năm. Đa số những binh lính,
sĩ quan chế độ Sài Gòn còn lại (trừ những trường hợp xử lí theo pháp luật), được
hưởng quyền công dân, nhưng phải qua cải tạo tập trung.
Được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng an ninh cách mạng đã tiến hành
những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả nhằm trấn áp, đập tan âm mưu bạo loạn của
bọn phản cách mạng, tạo sự ổn định chính trị ở miền Nam. Về kinh tế, chính quyền
cách mạng kiên quyết trừng trị tư sản mại bản đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường,
phá hoại sản xuất. Tuy vậy, chính quyền ở một số địa phương thực hiện quá cứng
nhắc, máy móc một số vấn đề liên quan đến việc xử lý tư sản, để lại khá nhiều hậu quả
xã hội phức tạp mãi về sau này. Nhìn chung, nhờ những nỗ lực của Mặt trận và Chính
phủ cách mạng an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, đời sống, sinh hoạt của
nhân dân ở nông thôn và thành thị ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn đã dần
dần trở lại bình thường.
31
Hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược”
hay bỏ chạy vào các thành phố, không có công ăn việc làm đều được Mặt trận phối
hợp Chính phủ cách mạng Lâm thời động viên hồi hương chuyển về về quê cũ tham
gia sản xuất hoặc đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Tính đến tháng 7-1976, riêng ở
Sài Gòn, Ủy ban nhân dân cách mạng đã giúp khoảng 50 vạn đồng bào trở về quê cũ
làm ăn. Ở những vùng mới giải phóng, có hàng chục vạn người thất nghiệp được bố trí
công ăn việc làm. Hàng vạn phụ nữ lầm lỡ và những người nghiện ngập đã được tập
trung học tập văn hóa, được dạy nghề trong Trường phục hồi nhân phẩm và được sắp
xếp việc làm để họ ổn định cuộc sống lương thiện.
Để từng bước giải quyết nạn thất nghiệp, chính quyền cách mạng tổ chức cho
người dân chưa có việc làm (chủ yếu là cư dân thành thị) đi xây dựng vùng kinh tế
mới; đưa một bộ phận dân cư miền Bắc vào khai phá đất đai hoang hóa các vùng sâu,
vùng xa ở Tây Nguyên, Nam Bộ... Đó chính là những nỗ lực của chính quyền cách
mạng nhằm phân bố lại sản xuất, tạo nên sự bố trí hợp lý giữa lực lượng lao động và
sử dụng đất canh tác. Cho đến tháng 6-1976, chỉ riêng Sài Gòn đã đưa được hơn 30
vạn đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới, lập thành 82 xã /94 xã ổn định về thổ cư
và đất canh tác1
. Đến tháng 7-1976, Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn cũng đã giúp
đỡ, bố trí cho 50 vạn đồng bào trở về quê hương cũ sinh sống, làm ăn.
Để giải quyết nạn đói (vốn trở nên trầm trọng sau giải phóng) cho nhân dân ở
các vùng đô thị, nhất là ở thành phố đông dân như Sài Gòn, chính quyền cách mạng đã
thực hiện mọi biện pháp huy động lương thực, để kịp thời cứu đói cho dân. Ủy ban
nhân dân các cấp ở thành phố Sài Gòn đã tổ chức cấp phát 25.448 tấn gạo cứu trợ cho
trên 3.260.000 lượt người.
Chính quyền cách mạng quản lí chặt chẽ các cơ sở kinh tế quan trọng, giữ độc
quyền đường biển, đường sắt, đường không, nắm toàn bộ ngành xuất khẩu, quản lí vật
tư, hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, phân bón và bước đầu nắm quyền quản
lí lương thực. Ngày 22-9-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời xóa bỏ tiền của Việt
Nam cộng hòa và phát hành đồng tiền mới của cách mạng.
Chính quyền cách mạng đã từng bước cải tạo và xác lập quan hệ sản xuất mới,
qua việc quốc hữu hóa các ngân hàng, giải thể ngân hàng tư nhân, tập trung tín dụng
1
Báo Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 23-6-1976, tr.1.
32
vào tay Nhà nước. Cách mạng tuyên bố xóa bỏ chế độ bóc lột theo kiểu phong kiến,
tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân. Chính quyền cho tịch thu toàn
bộ tài sản và ruộng đất của các phần tử phản động, tư sản mại bản và của những kẻ
vượt biên trốn ra nước ngoài. Những tài sản tịch thu được đã chuyển sang quyền sở
hữu của Nhà nước; còn ruộng đất thì đem chia cho nông dân, hoặc cho các tập đoàn
sản xuất canh tác.
Chính quyền nhân dân đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khuyến khích sản
xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân ở miền Nam.
Về nông nghiệp: chính quyền cách mạng chủ trương chú trọng phát triển sản
xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân về lương thực, thực phẩm. Nhân
dân khắp các vùng nông thôn miền Nam tổ chức các tổ đổi công, hoặc thành lập các
tập đoàn sản xuất, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Nông dân tích cực khôi phục và phát
triển sản xuất bằng các biện pháp như thâm canh, tăng vụ, làm thủy lợi, tháo gỡ bom
mìn, khai hoang mở rộng thêm diện tích đất canh tác trong nông nghiệp.
Về sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp của nhà nước và tư nhân ở miền Nam được tạo mọi điều kiện để hoạt động trở
lại bình thường. Các cơ sở sản xuất đã phải có những cố gắng nhất định để khắc phục
sự thiếu thốn về nguyên liệu, nhiên liệu, khó khăn về phụ tùng thay thế cho máy móc
hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp. Đến năm 1976, ở Sài Gòn đã có 400 xí nghiệp
công nghiệp và thủ công nghiệp lớn nhỏ trở lại hoạt động bình thường.
Về các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế: Các phương tiện thông tin đại chúng
như báo chí, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh là phương tiện quan trọng để tuyên
truyền cho các nhiệm vụ chính trị, xã hội và giải trí cho nhân dân. Các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật của cách mạng đã góp phần đẩy lùi dần tàn dư văn hóa phẩm đồi trụy,
mê tín dị đoan, cùng các tệ nạn xã hội trong nhân dân, nhất là giới trẻ.
Mặt trận phối hợp Chính phủ cách mạng Lâm thời rất chú trọng đến giáo dục vì
giáo dục giữ vai trò quan trọng hình thành con người mới có tri thức để xây dựng xã
hội mới. Giáo dục ở miền Nam được chấn chỉnh và tổ chức lại theo đường lối và nội
dung giáo dục cách mạng. Hệ thống trường tư bị xóa bỏ chuyển dần thành trường công
của Nhà nước và hệ thống giáo dục phổ thông các cấp 1, 2, 3 ở miền Nam đã được mở,
từng bước đi vào hoạt động ổn định. Chính quyền cách mạng quan tâm, thực hiện giáo
33
dục phổ cập, xóa nạn mù chữ cho các tầng lớp nhân dân; động viên họ tham gia vào
phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa. Riêng ở Sài Gòn đến tháng 4-1976 đã
có 8.000 người được xóa nạn mù chữ qua phong trào bình dân học vụ, và qua các lớp
bổ túc văn hóa được mở ở khắp nơi1
.
Song song với hoạt động giáo dục là sự quan tâm của chính quyền cách mạng
đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhiều đội y tế lưu động được phái xuống
các thôn, xã tổ chức tiêm phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thời dập tắt các ổ
dịch. Ngành y tế non trẻ của cách mạng được chấn chỉnh, tổ chức và đẩy mạnh hoạt
động phục vụ nhân dân.
Những hoạt động trên đã khẳng định vai trò to lớn của chính quyền cách mạng
và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong việc ổn định xã hội miền
Nam sau đại thắng Mùa xuân năm 1975. Sự phối hợp giữa Mặt trận và chính quyền
cách mạng các cấp tuy giành được nhiều thắng lợi song mới chỉ là kết quả ban đầu.
Những nhiệm vụ đó còn phải tiếp tục thực hiện nhiều năm trong quá trình vừa cải tạo
vừa xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, đó là bước đầu cơ bản, bởi vì những nhiệm vụ có
tính cấp bách trước mắt đã được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả trên thực tế đã có
tác dụng đến việc ổn định sớm tình hình chính trị, kinh tế xã hội miền Nam, làm cho
các tầng nhân dân yên tâm, tin tưởng vào chế độ mới.
Mặt trận dân tộc giải phóng vẫn phát huy thế mạnh đoàn kết, tập hợp lực lượng
quần chúng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện và hoàn cảnh mới của
đất nước sau giải phóng. Trước khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, Mặt
trận cùng Chính phủ cách mạng Lâm thời có nhiều đóng góp trong quá trình hiệp
thương thống nhất đất nước, bầu cử Quốc hội và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ
cách mạng Lâm thời có vai trò to lớn gắn liền với các sự kiện quan trọng trong lịch sử
Việt Nam đương đại: từ ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973),
cho đến đại thắng Mùa xuân năm 1975 và hiệp thương thống nhất đất nước (1975 -
1976).
1.3. Hoàn thành thống nhất đất nƣớc Việt Nam về mặt nhà nƣớc (1975 - 1976)
1
Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, sđd…tr.279, 284.
34
Sau khi miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng vào 2-5-1975, cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành. Trong 21 năm (1954-1975), miền Bắc vừa
tiến hành xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa làm tròn nhiệm vụ hậu
phương lớn đối với cách mạng cả nước. Thắng lợi Mùa xuân 1975 đánh dấu sự hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, mở ra cơ hội
phát triển mới có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Đây là những điều kiện cơ
bản để nhân dân ta thống nhất đất nước và hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước là
một yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam. Nhân dân cả hai miền Nam – Bắc đều
có nguyện vọng thiết tha về hòa bình, hòa hợp dân tộc và thống nhất đất nước.
Thiết lập nhà nước công nông binh và đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường,
mục tiêu mà dân tộc Việt Nam tiếp bước, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng
dân tộc, đã được đặt ra ngay rất sớm, từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo từ tháng 2 năm 1930.
Mục tiêu xác lập nhà nước độc lập, thống nhất đã được cả dân tộc Việt Nam bền
bỉ chiến đấu và hướng tới qua các giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân.
Ngay sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945, ra đời Chính phủ Lâm
thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945) của đất nước độc lập. Vào ngày 8-9-
1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14 về
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội: quy định tất cả nam, nữ công dân Việt Nam, từ 18 tuổi
trở lên (trừ những người đã bị tước quyền công dân) đều có quyền bầu cử và ứng cử
vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.
Ngày 6-1-1946, toàn dân Việt Nam thực hiện quyền tự do dân chủ, tham gia
Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong điều
kiện thù trong, giặc ngoài điên cuồng chống phá cách mạng, cuộc Tổng tuyển cử bầu
ra Quốc hội thực sự là một cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam thực hiện
quyền làm chủ đất nước và củng cố chính quyền nhân dân. Tổng tuyển cử 6-1-1946 đã
đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt
Nam. Nhân dân đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thành quả
của cuộc đấu tranh dân tộc gay gắt, ác liệt, giáng mạnh vào âm mưu lật đổ và tiêu diệt
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đế quốc Pháp, Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân
35
quốc cùng tay sai phản động. Thắng lợi của cuộc bầu cử còn tạo cho Chính phủ liên
hiệp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đầy đủ cơ sở pháp lí để lãnh đạo toàn dân trong
sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-3-1946)
quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
gồm 10 Bộ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) làm Phó
Chủ tịch.
Bộ máy nhà nước ở Trung ương được hoàn thiện dần với Ban Thường trực
Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Kháng chiến ủy viên và Cố vấn đoàn được
thành lập. Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-3-1946)
được hoàn thiện và củng cố là yếu tố cực kỳ quan trọng và kịp thời nhằm tạo dựng uy
tín, hiệu lực bộ máy điều hành đất nước, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tham gia bảo vệ
chính quyền, kháng chiến, kiến quốc. Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã thực hiện
mọi chức năng đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối
cảnh nguy nan do nạn thù trong, giặc ngoài vào cuối năm 1945 đầu năm 1946.
Kỳ họp thứ hai của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (3-11-1946)
chấp thuận Chính phủ mới (hay Chính phủ Liên hiệp quốc dân Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa) gồm 14 thành viên do Hồ Chí Minh thành lập. Chính phủ Liên hiệp quốc
dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946.
Từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1954, hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân
ở các địa phương trong cả nước từng bước đã được củng cố và hoàn thiện. Cuộc Tổng
tuyển cử bầu Quốc hội và tổ chức chính quyền nhân dân từ Trung ương đến các cấp
địa phương là cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương sức mạnh và ý chí của
khối đại đoàn kết toàn dân, đã hình thành nên một chế độ dân chủ mới của nhân dân.
Các cơ quan chính phủ trong toàn quốc “đều là công bộc của dân”1
, hoạt động do dân
và vì dân. Nhà nước cách mạng đã thực sự được kiện toàn, có cơ sở vững chắc để thực
hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại và lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp
thắng lợi (1945-1954).
1
Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.56-57.
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY

More Related Content

What's hot

196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
feudmtk
 
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
haminhhao
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
thucbk
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
Bee Bee
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Hoàng Hưởng
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
Sophie Lê
 
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Pháp luật về Bình đẳng giới, HAY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
Nghiên cứu tác động của hoạt động sản xuất tinh gọn lean đến hiệu suât của tổ...
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
 
Phong chong tham nhung
Phong chong tham nhungPhong chong tham nhung
Phong chong tham nhung
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
CÂU HỎI và ĐÁP ÁN ôn thi Môn Triết học - cao học ( Thạc sĩ).
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
 
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptxSLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 

Similar to Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY

địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
Thuthu Cao
 

Similar to Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY (20)

Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
 
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng HòaLuận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
 
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 

Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY

  • 1. 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 1. Lí do và mục đích thực hiện giáo trình....................................................... 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu.............................................. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu giáo trình.................................................... 5. Nội dung nghiên cứu của giáo trình ........................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7. Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp của giáo trình................................. 8. Sản phẩm của giáo trình ............................................................................. 9. Cấu trúc của giáo trình ............................................................................... 3 4 6 6 7 7 8 9 9 TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH ................................ 11 Chương 1. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nước (1975-1976) ................. 11 Chương 2. Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền tổ quốc (1976 - 1985) .................................. 12 Chương 3. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1986 đến 2010)......................................................................................... 15 NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 21 Chƣơng 1. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nƣớc (1975-1976) ................................................................................ 1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước......................................................................................... 1.1.1. Tình hình thế giới ................................................................................. 1.1.2.Tình hình Việt Nam............................................................................... 1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng............................................................................... 1.3. Hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước (1975 - 21 21 21 23 25
  • 2. 2 1976)............................................................................................................... Chƣơng 2. Việt Nam bƣớc đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền tổ quốc (1976 - 1985)...... 2.1. Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam................................................. 2.2. Bước đầu xây dựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa................................................................................................. 2.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc (1975 - 1988) ......................................................................................... Chƣơng 3. Việt Nam trên con đƣờng đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1986 đến 2010)..................................................................... 3.1. Bối cảnh và sự cần thiết phải đổi mới ..................................................... 3.2. Chủ trương, đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam....................................................................... 3.2.1. Đổi mới về kinh tế................................................................................ 3.2.2. Về đổi mới chính trị.............................................................................. 3.2.3. Quan hệ đối ngoại................................................................................. 3.3. Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2010) ............................................................................ 3.3.1. Những thành tựu, hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990) ........................................................................................ 3.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 1991 đến 1995 .......... 3.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 1996 đến 2000 .......... 3.3.4. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 .......... 3.3.5. Những thành tựu và hạn chế trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 .......... 33 45 45 46 65 87 87 90 90 96 99 100 102 108 120 132 152 Kết luận ......................................................................................................... 172 Tài liệu tham khảo........................................................................................ 180 Các bài báo khoa học và các chuyên khảo liên quan tới giáo trình ....................................................................................................... 184
  • 3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do và mục đích thực hiện giáo trình Lý do thực hiện giáo trình Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Trong 10 năm đầu cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn: nền kinh tế bị tàn phá, gánh chịu những hậu quả nặng nề sau 30 năm chiến tranh; đất nước phải đương đầu với sự bao vây cấm vận các thế lực thù nghịch và phản động quốc tế. Việt Nam tiến hành công cuộc xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém và lạc hậu. Trong giai đoạn từ sau 1975 đến 1988, Việt Nam còn phải liên tục vượt qua bao thử thách, gian khổ hai cuộc chiến tranh biên giới để đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất liền, biển đảo. Cả đất nước Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược trong hai kế hoạch 5 năm (1976-1985) do Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đề ra. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn từ khách quan và chủ quan, đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội sau 10 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1975-1985). Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đề ra đường lối đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam không những đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng tồn tại những khó khăn, thách thức không nhỏ. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình phục hồi và phát triển đất nước từ 1975 đến 1986 và trong quá trình đổi mới từ 1986 đến 2010
  • 4. 4 để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát triển đất nước trong những giai đoạn tới là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm lịch sử và cả tự chọn của một số khoa trong Trường Đại học Sài Gòn. Việc nghiên cứu, biên soạn một giáo trình mới về lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 trên cơ sở kế thừa, cập nhật và khắc phục những hạn chế của các giáo trình đã có là rất cần thiết và sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này. Mục đích thực hiện giáo trình: Đề tài đặt ra mục đích hoàn thành một cuốn giáo trình vừa chứa đựng các thông tin khoa học mang tính hàn lâm, vừa phù hợp với các yêu cầu sư phạm, phục vụ đào tạo chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại. Nội dung Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã nghiên cứu và trình bày tổng quát bối cảnh lịch sử, khái quát đặc điểm phát triển, những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển đảo, giữ vững an ninh, ổn định và phát triển đất nước từ 1975 đến 2010. Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và nhu cầu thực tiễn như trên, chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và biên soạn thành Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 cũng với mục tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho giảng viên và sinh viên Sư phạm lịch sử theo hệ thống đào tạo tín chỉ của Khoa SPKHXH, cũng của các khoa khác trong ĐHSG; qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Sài Gòn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu Hiện nay, vấn đề “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, trong đó đáng chú ý là những công trình của PGS. Trần Bá Đệ như “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nxb ĐHQGHN, 1997); “Lịch sử Việt Nam
  • 5. 5 từ 1858 đến nay” (Nxb ĐHQGHN, 2000); “Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay (Sách cao đẳng sư phạm)” (Nxb GD, 1998) v.v… Trong phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay còn có các công trình khác mang tính học thuật, được dùng như là giáo trình dùng khá phổ biến ở các trường cao đẳng và đại học như “Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III” (Nxb GD, 2003, 2010) của GS.Lê Mậu Hãn; GS.Nguyễn Quang Ngọc với: “Tiến trình lịch sử Việt Nam” (Nxb GD, 2006). Đây là những giáo trình phục vụ cho việc dạy học của giảng viên và sinh viên chuyên ngành lịch sử ở các trường đại học và cao đẳng. Các giáo trình này đã khái quát được những nét cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000. Tuy nhiên, không một giáo trình có thể phân tích một cách sâu sắc hết được những bất cập, hạn chế trong 10 năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và quá trình hình thành đường lối đổi mới và đặc biệt là những tài liệu cập nhật về biển đảo, chính sách đối ngoại và các mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. Bên cạnh những giáo trình trên, một số chuyên khảo liên quan đến giai đoạn lịch sử này cũng được xuất bản trong thời gian gần đây, cụ thể như: tác phẩm “Đêm trước đổi mới” (Nxb Trẻ, 2006), “Những vấn đề lí luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Nguyễn Duy Quý (Nxb CTQG, 1998), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Phú Trọng (Nxb ĐHQG, 2006), “Tư duy kinh tế Việt Nam chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 – 1989” của Đặng Phong (Nxb Tri Thức, 2008) hay Kỉ yếu hội thảo khoa học “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn” (Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2006)… Những công trình này đã bước đầu đi sâu nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay dưới góc nhìn của khoa học chính trị, khoa học kinh tế, và Sử học để tập trung làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về đổi mới, đề cập đến những bất cập của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và sự nảy sinh những cách làm ăn mới, sáng tạo tạo tiền đề cho đổi mới sau này.
  • 6. 6 Qua phần tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” tuy đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng chỉ mới ở mức độ khái quát và dừng lại tại thời điểm năm 2000. Việc bổ sung thêm những tư liệu mới để làm rõ bối cảnh và quá trình hình thành đường lối đổi mới, cập nhật và bổ sung những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến nay (2010), góp phần làm rõ hơn giai đoạn lịch sử này là một nhiệm vụ mới đặt ra cho các nhà nghiên cứu hiện nay. Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 của chúng tôi có sự kế thừa những công trình đi trước, đồng thời cũng chính là giáo trình góp phần đáp ứng những yêu cầu trên. Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu khai thác từ các trung tâm lưu trữ, hệ thống thư viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp của TP.HCM, thư viện KHXH, thư viện Trường Đại học Sài Gòn; từ nguồn thông tin cập nhật trên internet, ấn phẩm định kỳ, các tạp chí khoa học chuyên ngành và từ nhiều nguồn tài liệu khác. 3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, cụ thể là xem xét các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và khoa học, công nghệ dưới góc độ Sử học. Khách thể nghiên cứu của đề tài là Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng kết và đánh giá lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu giáo trình Không gian nghiên cứu của đề tài là Việt Nam. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về các sự kiện lịch sử Việt Nam dưới tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có đề cập tới một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Campuchia và một số nước Đông Nam Á v.v…Phạm vi thời gian nghiên cứu được giới hạn giai đoạn từ 1975 đến 2010.
  • 7. 7 5. Nội dung nghiên cứu của giáo trình Nội dung nghiên cứu của đề tài gắn liền với các sự kiện lịch sử cơ bản chi phối các vấn đề liên quan đến bối cảnh thế giới và Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế, đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội đất nước và cả những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 1975-2010. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam vào 2 tháng 5 năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì thống nhất, độc lập và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn từ 1975 đến 2010, đất nước Việt Nam đã trải qua những sự kiện lịch sử to lớn vừa có ý nghĩa dân tộc, vừa có ý nghĩa thời đại: Bầu cử Quốc hội và thống nhất nhà nước, thực hiện các kế hoạch 5 năm theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1976), đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc (1975-1988), tiến hành mở đầu công cuộc Đổi mới (từ 1986), đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa (1996-2010) Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 được nghiên cứu và biên soạn dựa theo phần lớn đề cương chi tiết môn học do Trường Đại học Sài gòn phê duyệt, triển khai trong hoạt động đào tạo sinh viên Ngành Sư phạm Lịch sử, gồm có 3 chương nội dung chính. Nội dung của Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 gồm có 5 phần: 1. Phần mở đầu 2. Phần nội dung chính gồm 3 chương 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo 5. Phụ lục hình ảnh tư liệu tham khảo 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • 8. 8 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp so sánh lịch sử. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng kết hợp các phương pháp chuyên ngành để tái hiện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến 2010; đồng thời chúng tôi cố gắng làm rõ bản chất các sự kiện lịch sử và chúng bị chi phối bởi bối cảnh phức tạp diễn ra trên thế giới, khu vực và Việt Nam trong giai đoạn này. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp liên ngành như phương pháp so sánh, thống kê, khoa học kinh tế và chính trị học. 7. Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp của giáo trình Ý nghĩa, hiệu quả: Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã hoàn thành và sau khi được nghiệm thu, sửa chữa và bổ sung, được sử dụng trong giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Sư phạm Lịch sử của Khoa SPKHXH và sinh viên các khoa khác của Trường Đại học Sài Gòn. Những đóng góp mới của Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010: Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 cung cấp những tư liệu mới phong phú và hữu ích và cập nhật cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay. Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đã trình bày, bổ sung những nội dung mới vừa đảm bảo được tính hàn lâm, vừa đảm bảo được tính vừa sức, mà vẫn cập nhật kiến thức mới phù hợp giảng dạy và học tập cho sinh viên Sư phạm Lịch sử. Ở cuối mỗi chương trong Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 đều có tóm tắt nội dung, có phần hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo và hệ thống câu hỏi, bài tập cho người học theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tuân theo những quy định và yêu cầu về giáo trình đào tạo của Bộ GDĐT.
  • 9. 9 8. Sản phẩm của giáo trình Bản thảo Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 dày khoảng 180 trang A4 sau khi được Hội đồng nghiệm thu, sẽ bổ sung, sửa chữa và đề nghị xuất bản thành giáo trình phục vụ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Đi kèm cùng với với bản thảo, còn có 2 chuyên khảo và các bài báo nghiên cứu khoa học liên quan tới lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1975-2010. 9. Cấu trúc của giáo trình Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010 của chúng tôi được chia làm 3 chương nội dung chính như sau: CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976) 1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng 1.3. Hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước (1975 - 1976) CHƢƠNG 2. VIỆT NAM BƢỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ĐẤU TRANH BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC (1976 - 1985) 2.1. Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam 2.2. Bước đầu xây dựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa 2.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc (1975 - 1988) CHƢƠNG 3. VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN 2010) 3.1. Bối cảnh và sự cần thiết phải đổi mới 3.2. Chủ trương, đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam 3.3. Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước (1986 – 2010)
  • 10. 10 KẾT LUẬN Ở cuối mỗi chương nội dung chính có 3 phần liên quan tới định hướng cho sinh viên học tập bộ môn và tổ chức hoạt động cung cấp thông tin và phát triển tư duy theo những yêu cầu trong học chế tín chỉ, bao gồm: - Hướng dẫn nội dung học tập gắn với những kiến thức cơ bản mỗi chương. - Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận (gắn hoạt động học tập trên lớp và tự học ở nhà theo quy định của học chế tín chỉ). - Tài liệu tham khảo và học tập cho từng chương cụ thể.
  • 11. 11 TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG CHÍNH GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2010 (Gồm 3 chương) CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976) Chương 1 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người học phải tự nghiên cứu tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm, ximena v.v… tương đương 30 tiết ở nhà. Nội dung Chương 1 của Giáo trình cung cấp cho người học nắm được kiến thức khái quát về hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam từ năm 1975, cùng những nhiệm vụ ổn định tình hình miền Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục trên cả nước và những cuộc đấu tranh đầu tiên để bảo vệ Tổ quốc, hiệp thương và hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về mặt nhà nước. Người học nắm được các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam sau năm 1975: cả nước chuyển sang cách mạng XHCN, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đất nước theo định hướng XHCN và bảo vệ tổ quốc, khắc phục hậu quả chiến tran, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hƣớng dẫn nội dung học tập chủ yếu trong Chƣơng 1 Chương 1 gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam: từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (2-5-1975), mở ra thời kỳ thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đến sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-7-1976). Người học cần nắm những vấn đề lịch sử cơ bản trong Chương 1 vào giai đoạn 1975-1976, bao gồm: - Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng cả hai miền Nam, Bắc có nhiệm vụ giải quyết những hậu quả nặng nề sau 30 năm chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân. Cả đất nước Việt Nam cùng thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất và xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 12. 12 - Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất về lãnh thổ, nhưng chưa thống nhất về mặt nhà nước, do ở hai miền Nam, Bắc vẫn tồn tại hai hình thức tổ chức chính quyền khác nhau; đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân cả nước và bước phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam dẫn tới thực hiện hiệp thương, thống nhất đất nước về chính trị. - Việt Nam phải đối mặt với bao vây cấm vận, đất nước vẫn tiếp tục phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống hòa bình của nhân dân. Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận trong Chƣơng 1 1) Chính phủ cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã có những chủ trương, biện pháp và vai trò như thế nào trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và ổn định trật tự xã hội miền Nam sau giải phóng ? 2) Việc hiệp thương và hoàn thành thống nhất đất nước Việt Nam về nhà nước đã được tiến hành trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Tại sao thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng của nhân dân cả nước, vừa là bước phát triển hợp quy luật lịch sử của dân tộc Việt Nam? 3) Việc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất, cải thiện quan hệ đối ngoại hợp tác giữa Việt Nam và các nước đã đạt được những thành tựu như thế nào? Có những hạn chế nào đối với các thành thành tựu trên và đâu là nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó? 4) Nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khóa VI kì họp thứ nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 24-6-1976 đến 2-7-1976 ? Hãy so sánh với những kỳ họp Quốc hội của VNDCCH trước đây để cho thấy những bước tiến lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. CHƢƠNG 2. VIỆT NAM BƢỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ĐẤU TRANH BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC (1976 - 1985) Chương 2 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người học phải tự nghiên cứu, sưu tầm, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm, ximena v.v…tương đương 30 tiết ở nhà.
  • 13. 13 Nội dung chính trong Chương 2 gắn liền các sự kiện lịch sử lớn trong giai đoạn 1975-1985: Việt Nam tiến hành khôi phục hậu quả chiến tranh, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với bao khó khăn, thử thách trước sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế và thù nghịch trong khu vực. Đất nước bước vào giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm rất thấp, với bao mới lạ, tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, kể cả những sai lầm trong thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976-1980 và 1981 -1985). Những thành tựu của nhân dân Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980 là hết lớn lao. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước càng có ý nghĩa hơn vì nó diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây, cấm vận và hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc. Hƣớng dẫn nội dung học tập chủ yếu trong Chƣơng 2 Chương 2 gắn liền với những sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, những kết quả ban đầu trong khôi phục, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội; sự thống nhất chính trị gắn liền với sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (7-1976). Những yếu tố trên đã mở ra thời kỳ thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương 2 gắn với những sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1976 cho đến năm 1985: Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước thực hiện hai kế hoạch 5 năm, cả dân tộc đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược xâm lấn biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (1978-1979) và phải liên tục tiến hành cuộc đấu tranh để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước trên đất liền và trên biển. Người học cần phải nắm vững những vấn đề lịch sử cơ bản của Chương 2 trong giai đoạn 1976-1985, bao gồm : - Sau khi hoàn toàn thống nhất về lãnh thổ và tổ chức nhà nước, nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và bắt đầu bước vào giai đoạn quá độ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 14. 14 - Cả hai miền Nam, Bắc có cùng nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với bao khó khăn, mới mẻ và những vấp váp. Cả đất nước Việt Nam cùng tiến hành tiếp tục cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xác lập sở hữu nhà nước và tập thể đóng vai trò chủ đạo sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đặc điểm của Việt Nam xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ điểm xuất phát thấp. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm (1976-1985) gắn liền với nội dung, định hướng các Đại hội IV (12-1976) và Đại hội V (3-1982) của Đảng Cộng sản Việt Nam và các kế hoạch Nhà nước Việt Nam. Việt Nam thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976-1980 và 1981-1985) đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng nhiều hạn chế; tuy vậy, đã tạo tiền đề và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước sau này (1986). - Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, Việt Nam vừa phát triển kinh tế, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh để giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền đất nước trên đất liền (ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc), và chủ quyền biển đảo của đất nước (Phú Quốc, Thổ Chu, Hoàng Sa, Trường Sa). Hệ thống câu hỏi, đề tài thảo luận trong Chƣơng 2 1. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đặt ra những khó khăn, thử thách và triển vọng như thế nào? Tại sao nói con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và là sự phát triển hợp quy luật của Việt Nam? 2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm (1976-1985) được vạch ra qua các Đại hội IV, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam và các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước Việt Nam đã để lại những bài học nào trong việc hoạch định chiến lược phát triển đất nước? Những nguyên nhân nào cản trở việc thực hiện những ý tưởng đổi mới sáng tạo đề ra trong Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-1982) ? 3. Nêu và phân tích những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong việc thực hiện hai kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi đất nước thống nhất (1976-1980 và 1981- 1985). Nêu những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1976-1985? 4.Trình bày và phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc Việt Nam (1978-1979). Trình bày có phân
  • 15. 15 tích và lý giải tại sao nói cuộc chiến đấu tự vệ và đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc trên đất liền và biển đảo của Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa? CHƢƠNG 3. VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN 2010) Chương 3 học trong 10 tiết. Theo quy định học tập theo học chế tín chỉ, người học phải chuẩn bị, tự nghiên cứu, sưu tầm, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm, ximena v.v…tương đương 30 tiết ở nhà. Chương 3 đề cập tới sự nghiệp đổi mới bắt đầu từ năm 1986, tại Đại hội VI của BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đề ra đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập. Nội dung cơ bản của Chương 3 đề cập tới tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam để đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và tiếp tục phát triển; những thành tựu trong 25 năm đổi mới cùng những ý nghĩa, bài học kinh nghiệm. Chương 3 nhấn mạnh tới những thành tựu sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam không những đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng tồn tại những khó khăn, thách thức không nhỏ. Công cuộc đổi mới đã tạo nên cơ sở quan trọng để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển cao hơn nữa, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. KẾT LUẬN Trong 10 năm sau khi giải phóng miền Nam và cả nước cùng đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa (1976-1985), đất nước Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng thực hiện hai kế hoạch 5 năm trong khoảng thời gian đầy những biến cố lớn lao với biết bao thử thách và những khó khăn to lớn tưởng chừng không thể vượt được. Công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra trong bối cảnh thế giới và Việt Nam vô cùng phức tạp. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam đã đạt được một số thành tựu ban đầu như thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chính trị mới trong cả nước. Nhờ đoàn kết và huy động cao nhất sức mạnh nội lực, nhân dân Việt Nam đã vượt qua được biết bao khó khăn, gian khổ để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam (từ 4-1977
  • 16. 16 đến 1-1979) và cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 18/3/1979), bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam nỗ lực tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất để xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và xây dựng hai thành phần quốc doanh và tập thể làm nòng cốt cho nền kinh tế quốc dân. Kết thúc việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể đã được tiếp tục hoàn thiện thêm ở miền Bắc, đồng thời từng bước được xác lập ở các địa phương miền Nam. Về hình thức, công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất đã thành công. Tuy nhiên, vào thời điểm đó quan hệ sản xuất chưa thực sự phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và dĩ nhiên chưa đem lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nhìn tổng thể, khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, mặc dù được đầu tư nhiều, nhưng làm ăn kém hiệu quả. Do hàng loạt những khiếm khuyết và chính sách chưa hợp lý, cho nên những thành tựu về kinh tế của Việt Nam đạt được còn thấp so với yêu cầu đề ra trong kế hoạch 5 năm, còn tồn tại những điểm không phù hợp cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Sự sa sút, mặt yếu kém của sản xuất công nghiệp trong những năm 1976 – 1980 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân do những sai lầm trong việc đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa khi chưa có các tiền đề cần thiết; vốn đầu tư lớn dành cho phát triển công nghiệp nặng, ít tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tiểu thủ công nghiệp chưa được khuyến khích phát triển đúng mức. Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra những biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trên trong Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8 – 1979). Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (20-9-1979) nêu phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, nhấn mạnh đến việc sửa đổi, cải tiến chính sách nhằm khuyến khích sản xuất, mở rộng quyền chủ động của các ngành kinh tế và của các cơ sở sản xuất trong cả nước.
  • 17. 17 Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân Việt Nam được tăng cường, nhưng chưa tương xứng với sự đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Trong 5 năm (1976 – 1980), giá trị tài sản cố định tăng chỉ bằng 46,8 % tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, và hiệu quả đầu tư của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thấp. Nhiều công trình hoàn thành, nhưng chỉ hoạt động được khoảng 50 % công suất thiết kế. Năng suất lao động xã hội còn rất thấp. Trong kế hoạch 1976 - 1980, tình hình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam sụt giảm, cộng với thiếu sót trong lưu thông phân phối, thị trường tài chính tiền tệ không ổn định; lạm phát phi mã. Trong thời gian đó, lạm phát trầm trọng đã gây tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp kiềm chế tốc độ lạm phát, nhưng tỏ ra không có hiệu quả. Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (3-1982) khẳng định Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối chung và xác định từng chặng đường của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ chặng đường trước mắt từ những năm của thập niên 80, và những mục tiêu kinh tế - xã hội dài hạn cho đến năm 1990. Rút kinh nghiệm về các chỉ tiêu đề ra quá cao trong kế hoạch 5 năm (1976- 1980), Đảng và Chính phủ nhấn mạnh đến tính thực tế trong việc hoạch định các mục tiêu cho kế hoạch 5 năm (1981-1985). Trong kế hoạch 5 năm (1981- 1985), Đảng vẫn đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN nhưng yêu cầu các địa phương thực hiện thận trọng và đảm bảo nguyên tắc dân chủ hơn. Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt cho công nghiệp nặng) không triển khai đồng loạt như trước, mà đầu tư và tiến hành một cách có trọng điểm. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra vừa ít về số lượng và không quá cao định mức để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1981-1985). Những quan điểm đổi mới đúng đắn được coi như thành tựu đáng kể nhất của Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; tập trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng lại chưa được triển khai có hiệu quả trên thực tế. Các phương hướng phát triển đầy sáng tạo của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V đã không được thực hiện đúng và đầy đủ ở các địa
  • 18. 18 phương và trong các ngành kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức và chưa được đưa lên hàng đầu trong phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 1981- 1985. Kết quả là đất nước vẫn thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân. Do chưa chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, hàng năm, Nhà nước phải nhập nhiều hàng tiêu dùng, và nhập cả những loại hàng hóa có thể sản xuất trong nước như lương thực, vải v.v... Trong thời gian 1981 - 1982, Nhà nước tiến hành chính sách điều chỉnh giá cả tiền lương. Đây là cuộc cải cách về giá có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam nhằm loại bỏ hệ thống giá cũ, quá thấp và nặng tính bao cấp (đã tồn tại mấy chục năm), để chuyển giá cả sang gần với mức giá thị trường. Cơ chế điều hành kinh tế quốc dân Việt Nam không phù hợp là một nguyên nhân tạo nên tình trạng yếu kém kinh tế và khủng hoảng xã hội. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1981-1985), nhiều chỉ tiêu kinh tế Nhà nước không đạt được kế hoạch đề ra. Sau hai kế hoạch 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình quan liêu bao cấp (1976-1985) kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, với các biểu hiện: - Quan hệ sản xuất chưa phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Kinh tế tăng trưởng thấp, nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân mỗi năm tăng 4,6 %. Thu nhập quốc dân tăng 38,8 %, bình quân tăng 3,7%/năm. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam cho đến 1985 vẫn chưa thực sự khả quan: sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân; quỹ tích lũy rất nhỏ bé và một phần tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Tuy nhiên, so với việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980) thì kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1981- 1985) đã có một số điểm mới về phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam đã tiến hành một bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư và nhịp độ phát triển đi đôi với một số thay đổi cục bộ trong cơ chế quản lý kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng khá hơn trước đó (1976-1980). Tổng sản phẩm xã hội bình quân tăng
  • 19. 19 7,3%/năm; thu nhập quốc dân tăng 6,4%. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn vận hành theo cơ chế quản lý cũ trong những năm 1981-1985. Đổi mới cục bộ đã làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ở trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng chưa đủ sức phá vỡ cơ chế đó, và chưa đủ khả năng tạo ra một cơ chế kinh tế mới. Trong những năm 1976-1985, nền kinh tế quốc dân Việt Nam vẫn còn mang nặng tính hiện vật, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hóa – về bản chất là do thị trường điều tiết. Sự điều tiết giá cả, lưu thông hàng hóa nhiều khi xuất phát từ kế hoạch hóa, mệnh lệnh, tư duy duy ý chí, bất chấp các quy luật kinh tế. Do đó, cơ chế điều hành nền kinh tế của Việt Nam chưa tạo ra động lực, và sự thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1981-1985) nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Nhà nước cũng không đạt được mức đề ra ban đầu. Tuy vậy, những đổi mới cục bộ, chẳng hạn như sự thay đổi sang khoán sản phẩm theo hộ gia đình trong nông nghiệp. Hình thức khoán mới này đã tạo điều kiện cho người nông dân bước đầu có quyền chủ động trong sản xuất, gắn lao động của họ với sản phẩm cuối cùng. Do đó, sản xuất nông nghiệp Việt Nam dần dần được phục hồi, tạo cơ sở cho sự chuyển biến và đổi mới đất nước vào giai đoạn sau này. Trên phạm vi cả nước, từ năm 1985 đã xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp trong các ngành kinh tế có cách làm ăn, kinh doanh hiệu quả, năng động, sáng tạo, đã cung cấp những bài học kinh nghiệm tốt cho thực tiễn chỉ đạo sản xuất kinh tế của Đảng và Nhà nước. Những đổi mới cục bộ trong quản lý ở các ngành kinh tế công, nông nghiệp và thương nghiệp Việt Nam trong giai đoạn (1981- 1985) đã tạo tiền đề cho chính sách đổi mới được Đại hội Đảng VI (1986) vạch ra cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Ngay từ sau những ngày đầu giải phóng đất nước trong tháng 5 năm 1975, cho đến thời gian đất nước tiến hành chính sách đổi mới (1986), Việt Nam đã phải gian khổ tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời buộc phải căng sức chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền và thực thi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong bối cảnh Việt Nam bị các thế lực đế quốc và phản động quốc tế tiến hành bao vây cấm vận, cô lập một cách nghiệt ngã, thì duy trì được sự phát triển của đất nước và
  • 20. 20 bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Tổ quốc đã là một thắng lợi to lớn, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam. Những thắng lợi to lớn trên các phương diện kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội của Việt Nam đã tạo cơ sở cho đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển cao hơn trong giai đoạn từ 1986 cho đến 2010. Sau 10 năm cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986), do vận dụng mô hình phát triển chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, nên đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân khó khăn. Để vượt qua khó khăn, các địa phương đã chủ động “xé rào” trong sản xuất kinh doanh, từ đó, trung ương đổi mới từng phần và đến năm 1986 đã đi đến quyết định chính thức thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Từ năm 1986 đến nay, đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được phát triển, bổ sung và hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước và sau đó hoàn chính thành nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, từng bước vượt qua tình trạng khủng hoảng, trở thành một nước có mức thu nhập trung bình thấp và tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng đó đã giúp Việt Nam từng bước khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu trên, công cuộc đổi mới của Việt Nam cũng còn phải đối mặt với những thách thức và những khó khăn phải vượt qua để hội nhập và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã đem lại những thay đổi quan trọng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới: giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 21. 21 NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀ HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC (1975-1976) 1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc 1.1.1. Tình hình thế giới Thế giới bắt đầu vào những năm 1975 trở đi có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là những thay đổi về kinh tế, xã hội do sự tác động, ảnh hưởng của cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật lần thứ hai trên bình diện toàn cầu. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và ứng dụng rộng rãi của công nghệ trong sản xuất và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các nước không phân biệt hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tạo ra những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong công nghiệp, nông nghiệp giảm đi, dân số trong ngành dịch vụ tăng lên. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới được gọi bằng các thuật ngữ mang nhiều nội dung như là văn minh hậu công nghiệp, văn minh thông tin hay văn minh trí tuệ, đã mang lại những thay đổi to lớn và đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo con người ở các quốc gia1 . Từ những năm 1975 trở đi, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, đang hình thành một thị trường toàn thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau, cùng chung sống hoà bình. Đây là thời gian diễn ra quá trình toàn cầu hóa trên bình diện toàn cầu, dù Chiến tranh lạnh cho đến tận năm 1991 mới chấm dứt. Toàn cầu hóa có những tác động, ảnh hưởng tích cực như: xu thế hoà bình, hợp tác mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao, đặt ra yêu cầu cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát 1 Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Trẻ, Tp.HCM, tr.308-309.
  • 22. 22 triển, lấy kinh tế làm trọng điểm và tăng cường hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế quốc tế và khu vực (EU, ASEAN…) Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, trong đó có cả Việt Nam sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ 1975. Trong lĩnh vực chính trị, xã hội, thế giới cũng có nhiều biến đổi từ những năm 1970 trở đi. Ở các nước chủ nghĩa tư bản phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt. Phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân lao động có bước phát triển mới, với các hình thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ, chống thất nghiệp, chống chạy đua vũ trang. Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam vào năm 1975, cách mạng thế giới bước vào một thời kì phát triển mới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại lớn mạnh vượt bậc, kết thành một sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn, đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò cột trụ của hòa bình thế giới, với những đóng góp quan trọng trong việc hạn chế vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị, ngăn chặn chiến tranh xâm lược và các cuộc xung đột vũ trang; duy trì vực hòa bình ở các vùng xung yếu trên thế giới, từ Trung Âu đến viễn Đông, từ Trung Cận Đông, Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương… Từ những năm 1975 trở đi, do tác động và ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam thắng Mỹ, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, giáng những đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới. Cách mạng Ăngôla (1975) đánh dấu sự sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa ở châu Phi. Nhân dân Lào nổi dậy và giành chính quyền và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập (2 – 12 – 1975). Ngày 17 – 4 – 1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam- Lào-Campuchia bước sang giai đoạn phát triển mới; cả ba nước lại tiếp tục bước vào giai đoạn mới, mà trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội từ 1975 trở đi. Từ những năm 1970 trở đi, các nước giành được độc lập dần trở thành những thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Các nước độc lập dân tộc ở Á, Phi, Mĩ
  • 23. 23 la tinh tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ giành chủ quyền hoàn toàn về những tài nguyên đất nước; đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới. Do tình hình có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ASEAN đã có sự điều chỉnh chính sách của mình đối với Việt Nam. Ngay từ sau Hiệp định Paris 1973 được ký kết, Việt Nam cũng bắt đầu triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Những năm 1975-1976, khi Việt Nam thắng Mỹ, đất nước thống nhất, vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới tăng lên, các nước ASEAN phải tính lại quan hệ với Mỹ. Tuy nổi lên vai trò và tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực, nhưng nhìn chung bối cảnh thế giới và khu vực từ năm 1975 trở đi đã tạo điều kiện xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định; tạo cho ASEAN và Việt Nam đối thoại để thiết lập khu vực Đông Nam Á hữu nghị và hợp tác. Tình hình khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh và bước vào thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1975 trở đi không tách rời bối cảnh chung của thế giới và khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1975, Việt Nam cũng như các nước Đông Dương bước vào giai đoạn phát triển mới, với những thuận lợi và khó khăn chi phối bởi tình hình quốc tế phức tạp và có nhiều biến động. 1.1.2.Tình hình Việt Nam Đại thắng mùa xuân 1975 đã đánh dấu thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam kéo dài trong ba thập kỷ. Cuộc cách mạng dân tộc nhân dân Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tạo cơ sở thống nhất nhà nước và hệ thống tổ chức chính quyền nhân dân. Thắng lợi mùa xuân 1975 đã mở ra sự phát triển của cách mạng Việt Nam - kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, và cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình miền Bắc: Trải qua 30 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội với cơ cấu các ngành công nghiệp ở các trung tâm như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh. Bên cạnh công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp nặng ở miền Bắc được phát triển thành hệ thống từ công nghiệp khai thác than, cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện, đến hóa chất, vật liệu xây dựng. Trong 20 năm (1954-1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc vừa phải đối phó trực tiếp với chiến tranh phá hoại của Mỹ, và vừa phải 4 lần chuyển hướng xây
  • 24. 24 dựng và phát triển kinh tế trong những khoảng thời gian hòa bình rất ngắn ngủi. Chiến tranh phá hoại của Mỹ (dù chấm dứt từ năm 1973) đã tàn phá hầu hết thành quả xây dựng của nhân dân miền Bắc. Toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn, 70% nông thôn ở miền Bắc (4000/5788 xã) bị không quân Mỹ đánh phá; 12 thị xã, 51 thị trấn, 30 xã bị hủy diệt hoàn toàn; toàn bộ hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, bến cảng bị đánh phá; hầu hết các trung tâm công nghiệp ở miền Bắc bị thiệt hại nặng nề1 . Chiến tranh của Mỹ không những đã làm cho hướng sản xuất lớn bị chậm lại, mà còn làm đảo lộn cả nề nếp quản lý kinh tế ở miền Bắc, để lại những hậu quả tai hại, lâu dài mãi tới những giai đoạn sau này. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc cho đến tận năm 1976 mới căn bản hoàn thành. Dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngay sau khi giải phóng miền Nam (2-5- 1975), miền Bắc đã chi viện cho miền Nam khối lượng rất lớn hàng hóa, máy móc, vật tư cho sản xuất, cùng hàng chục vạn giáo viên, cán bộ khoa học, kỹ thuật thuộc đủ các ngành nghề. Sự giúp đỡ của miền Bắc đã góp phần rất quan trọng trong việc tiếp quản, vận hành và khôi phục sản xuất cũng như ổn định kinh tế, xã hội miền Nam trong những năm 1975-1976. Tình hình miền Nam: Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (2-5-1975), nhân dân miền Nam phải đối mặt với những di hại rất nặng nề của chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Chế độ Sài Gòn sụp đổ (30-4-1975) đã để lại số lượng lớn những người trước đây thuộc quân đội và bộ máy dân sự chế độ cũ: 117.700 cảnh sát, 1.400.000 phòng vệ dân sự (trong đó có 380.000 có vũ trang), 5 triệu người và gia đình họ thuộc bộ máy chính quyền Việt Nam cộng hòa2 . Ngoài một số ít tướng lĩnh, nhân viên cao cấp chạy ra nước ngoài, thì phần đông binh lính, sĩ quan, viên chức cũ vẫn ở lại các địa phương. Không kể các phần tử ngoan cố, nằm im chờ thời cơ để kích động, lôi kéo quần chúng, móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước thì phần đông các nhân viên sĩ quan, binh lính cũ của chế độ Sài Gòn tỏ ra lo ngại, mặc cảm với chế độ mới. Do vẫn còn mang nặng hệ tư tưởng chính trị của chế độ thực dân mới của Mĩ, 1 Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.38. 2 “Thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc tổng công kích”, Báo Nhân dân ngày 5-5-1975, tr.1.
  • 25. 25 họ tỏ thái độ quay lưng với cuộc sống mới, bất hợp tác với chính quyền nhân dân và họ thường bị các phần tử phản động lôi kéo vượt biên ra nước ngoài và dễ bị chúng kích động, lợi dụng chống phá cách mạng. Trong bối cảnh đầy phức tạp ấy, thì ngày 3-5-1975 Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định được thành lập để quản lý thành phố. Sau đó Ủy ban đã thi hành hàng loạt các chính sách trên nhiều lĩnh vực để nhanh chóng ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở Sài Gòn - Gia Định. Trước hết, Ủy ban Quân quản thi hành chính sách đại đoàn kết và hoà hợp dân tộc; nghiêm cấm mọi hoạt động chia rẽ, thù hằn dân tộc, nghi kỵ trong nội bộ nhân dân và vi phạm dân chủ. Chính quyền cách mạng ban hành các sắc luật cơ bản để thiết lập các cơ quan truy tố, cũng như những quy định về xét xử tội phạm và trừng trị bọn phản cách mạng. Dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (từ tháng 5 đến cuối năm 1975), nhưng Ủy ban Quân quản đã giải quyết được một khối lượng công việc lớn trong các hoạt động: đảm bảo trật tự an ninh xã hội, ổn định sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền nhân dân các cấp… Dù còn có nhiều khiếm khuyết, nhưng chính quyền cách mạng các cấp đã kịp thời giữ đúng nguyên tắc chặt chẽ trong việc quản lí và cố gắng thực thi công việc với tinh thần nhân văn, hòa hợp dân tộc. Hoạt động của hệ thống chính quyền cách mạng các cấp đã tạo được niềm tin cho các tầng lớp nhân dân lao động miền Nam về xã hội mới tốt đẹp trong những ngày đầu hòa bình. 1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định xã hội ở miền Nam sau giải phóng Nền kinh tế miền Nam Việt Nam trước giải phóng (chủ yếu là các vùng kiểm soát của Việt Nam cộng hòa) trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, mất cân đối trầm trọng về cơ cấu và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài (chủ yếu là viện trợ Mỹ). Sự hưng thịnh và trồi sụt của kinh tế miền Nam Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như chính sách viện trợ và cường độ chiến tranh xâm lược của Mỹ. Trong hơn 20 năm tồn tại (từ 1954 đến 1975) chính quyền Sài Gòn đã nhận trên 26 tỉ USD viện trợ gồm 16 tỉ USD viện trợ quân sự, 6 tỉ USD viện trợ khoa học kĩ thuật, 1.6 tỉ USD viện trợ nông phẩm, 24 tỉ USD dưới hình thức đổi lấy đồng tiền của chính quyền Sài Gòn để chi tiêu tại chỗ. Sự trợ giúp của Hoa Kỳ đã thay thế hầu như
  • 26. 26 mọi lĩnh vực của quốc gia từ quân đội đến ngân sách, sản xuất, tiêu dùng và cả trong lĩnh vực ngoại giao1 . Nền nông nghiệp miền Nam Việt Nam căn bản vẫn là sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, phân tán và đầu tư nhỏ lẻ. Sản xuất nông nghiệp miền Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài về phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy móc nông nghiệp và vốn đầu tư trong sản xuất. Trong chiến tranh, hầu hết đất đai và rừng ở miền Nam Việt Nam trên diện tích 2,5 triệu ha đất canh tác và 25.000 km2 rừng bị ảnh hưởng bởi 100 triệu lít chất độc hóa học Mỹ phun rải và bom đạn tàn phá2 . Nhiều tấn thiết bị, vũ khí chiến tranh, đặc biệt là bom, mìn chưa nổ vẫn nằm rải rác trong diện tích đất canh tác. Do vậy, dù có tiềm năng phong phú và có nguồn lao động dồi dào, nhưng sản xuất nông nghiệp miền Nam Việt Nam vẫn không cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, nông sản cho nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, kể cả cho nông dân. Công nghiệp miền Nam nhỏ bé, phát triển trên cơ sở chế biến nguyên liệu nhập khẩu, hầu như hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài về vốn, kĩ thuật, máy móc, nguyên vật liệu: 70% nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, 90% nhiên liệu cho kinh tế và sinh hoạt. Các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu và chiếm tới 90% công nghiệp miền Nam Việt Nam3 . Tuy vậy, công nghiệp miền Nam có sự phát triển nhất định, bước đầu xuất hiện các xí nghiệp lớn tương đối hiện đại. Biên Hòa là trung tâm sản xuất công nghiệp được xây dựng khá tập trung và hoàn chỉnh. Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, các nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu nhập khẩu bị cắt đột ngột làm cho sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn làm cho rất nhiều cơ sở, xí nghiệp đình đốn, phá sản. Trước giải phóng, thương nghiệp, dịch vụ miền Nam Việt Nam phát triển quá mức, làm cho cấu trúc của nền kinh tế mất cân đối trầm trọng: công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 9%, nông nghiệp chiếm khoảng hơn 30%, trong khi, thương nghiệp, dịch vụ chiếm tới gần 60%. Trước giải phóng năm 1975, hàng hoá lưu thông trên thị trường miền Nam rất phong phú, nhưng không phải là sản phẩm từ nền sản xuất trong nước. Thị trường miền Nam trước năm 1975 có cả một mạng lưới đông đảo 1 Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.276. 2 Nguyễn Đức Hòa (2014), Quân và dân miền Nam đấu tranh phòng chống vũ khí hóa học của Mỹ trong những năm 1961-1972, Nxb Trẻ, Tp.HCM, tr.238. 3 Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, sđd…tr.277.
  • 27. 27 những người buôn bán nhỏ (kinh doanh không đăng kí) lên tới 50 vạn hộ1 . Sau khi miền Nam giải phóng, nguồn hàng và thị trường không còn như trước, đã đẩy hàng loạt người buôn bán nhỏ đến chỗ thất nghiệp. Trước năm 1975, thị trường miền Nam Việt Nam thường xuyên rối ren, lạm phát phi mã do nền tài chính, tiền tệ, sản xuất, lưu thông hàng hóa miền Nam Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào cường độ chiến tranh và viện trợ Mỹ. Sau ngày giải phóng 30-4-1975, kinh tế thương mại miền Nam càng thêm khó khăn do nguồn viện trợ từ bên ngoài (chủ yếu là của Mỹ) không còn nữa. Từ năm 1965 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn đều phải nhập khẩu khối lượng lớn lương thực, thực phẩm và các loại nông sản, trong đó 90% nhập khẩu của Mỹ2 . Sau giải phóng, nạn đói đe dọa cũng gây bất ổn cho xã hội miền Nam nhất là ở các đô thị lớn. Vào cuối năm 1975, Sài Gòn có 10 vạn dân cần cứu đói khẩn cấp, ví dụ như ở Khu số 4, Quận 1, Ủy ban Quân quản phải lo cứu đói cho 3/4 số dân (3000 người trong tổng số 4000 người)3 . Nguyên nhân của thực trạng này là do nguồn nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ bên ngoài bị cắt đột ngột, trong khi sản xuất nông nghiệp miền Nam không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân lao động. Nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh sau ngày miền Nam giải phóng cần được giải quyết như: đội ngũ người thất nghiệp đông, cấu trúc và phân bố lực lượng lao động mất cân đối nghiêm trọng. Do kinh tế bị đình đốn và do hậu quả chiến tranh, số người thất nghiệp lên tới 8 triệu người trên 12 triệu người đến độ tuổi lao động (trong tổng số 19 dân miền Nam). Chiến tranh từ 1954 đến 1975 đã có tác động, ảnh hưởng tiêu cực và đã gây ra xáo trộn nghiêm trọng trong phân bố lực lượng lao động xã hội miền Nam: các vùng nông thôn thiếu lao động nông nghiệp, trong khi các vùng đô thị lại có mật độ dân số quá đông, không có việc làm. Trong số 8 triệu người người thất nghiệp có vạn binh sĩ của quân đội Sài Gòn và có tới 3 triệu người nông dân là nạn nhân của đô thị hóa cưỡng bức4 ; đó là chưa kể hàng triệu người khác không được xác nhận như là tỵ nạn 1 Trần Bá Đệ (chủ biên) (2007), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945- 1975, Nxb Đại học Sư phạm, HN, tr.10. 2 Nguyễn Đức Hòa (2014), Chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và cuộc đấu tranh vì công lý, sđd..tr.83. 3 Trần Bá Đệ, chủ biên (2007), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945- 1975, sđd…tr.13. 4 Nguyễn Đức Hòa (2009), “Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh từ 1860 đến 2008”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, ISSN 1859-3208, số (1), 9/2009, tr.138.
  • 28. 28 chiến tranh (theo báo cáo của Quốc hội Mỹ)1 . Quá trình đô thị hóa cưỡng bức của Mĩ không những làm cho sự phát triển kinh tế miền Nam mất cân đối, mà còn làm cho sự phát triển và quy hoạch đô thị méo mó, không cân xứng. Chiến tranh xâm lược của Mĩ cũng đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về văn hóa, xã hội ở miền Nam Việt Nam. Tuy lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ đã xâm nhập mạnh mẽ vào miền Nam, nhưng lại làm cho số lượng người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong cư dân. Không ít cư dân, đặc biệt là giới trẻ tiêm nhiễm lối sống hưởng thụ, thực dụng và một bộ phận bị đầu độc bởi tư tưởng chống cộng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ vào năm 1974, chỉ riêng ở thành phố Sài Gòn đã có 500.000 người thất nghiệp và nửa thất nghiệp, 170.000 thương phế binh; 700.000 người bỏ làng ra thành phố; 100.000 gái mại dâm; 150.000 người nghiện ma túy; 10.000 trẻ em bụi đời (street children); 10.000 người ăn xin; 200.000 trẻ mồ côi; 200.000 lưu manh du đãng; 30.000 người cờ bạc, buôn lậu. Sau 30 – 4 -1975, Sài Gòn còn có 400.000 lính ngụy tan rã tại chỗ”2 . Các tệ nạn xã hội như xì ke, ma tuý, lưu manh, bụi đời, đĩ điếm, lưu manh, trộm cướp vẫn còn tồn tại dai dẳng ở các đô thị miền Nam Việt Nam. Môi trường và con người ở miền Nam phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề của cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành, mà dư luận thế giới cho là lớn nhất trong lịch sử. Theo thống kê chưa đầy đủ, quân đội Mỹ và quân đội đồng minh đã phun rải gần 100 triệu lít chất độc hoá học (trong đó có 60% là chất độc màu da cam, chứa từ 400 - 600kg điôxin độc hại), 15.000 tấn hơi độc chiến tranh3 . Các con số thống kê của các nhà khoa học phương Tây tương đối trùng nhau về những tàn phá môi trường sinh thái của chiến tranh hoá học Mỹ với gần 25.000 km2 rừng (3 triệu hecta), khoảng 2,5 triệu hecta đất canh tác4 . Theo các nhà khoa học Mỹ phải mất hàng trăm năm môi trường miền Nam mới phục hồi được5 . Chất độc da cam dioxin gây ra những di hại hết sức nặng nề làm gần 4,8 triệu nạn nhân bị phơi nhiễm dioxin và gây di chứng cho các thế hệ tiếp sau, cho con cháu các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam. 1 The United States of Representative (1969), Congressional Record, C XIV (II), pp.13692-13693. 2 Đảng cộng sản Việt Nam (1978), Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam, Tập II, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, tr.36. 3 Nguyễn Đức Hòa (2014), Chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam và cuộc đấu tranh vì công lý, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.42-46. 4 Direr F.et al (1970), Livre noir des crimes Américans au Vietnam, Libraire Arthème, Paris, p.43. 5 Arthur Westing (1972), “Phúc trình về hậu quả của những vụ rải chất sát thực đối với rừng tại Nam Việt Nam, Tạp chí Trình bày, (35), 15-1-1972, tr.4-18.
  • 29. 29 Sau 30-4-1975, khi Việt Nam chưa thống nhất về mặt nhà nước, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động, sản xuất và ổn định kinh tế, xã hội ở miền Nam Việt Nam. Việc phục hồi, cải tạo và xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội miền Nam đặt ra hàng loạt vấn đề lớn cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cần phải giải quyết trong giai đoạn cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, yêu cầu cấp bách đối với toàn dân, toàn Đảng là cần phải nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, giải quyết hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới để lại, đưa kinh tế, xã hội miền Nam thoát khỏi khó khăn và bước vào thời kì phát triển mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình và để cụ thể hơn chủ trương tiếp quản vùng mới giải phóng, ngay từ ngày 1-4-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố Chính sách mười điểm đối với vùng mới giải phóng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ cách mạng lâm thời, tại các vùng mới giải phóng, các Ban tiếp quản triển khai công việc tiếp nhận những cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở kinh tế, văn hóa của chế độ cũ. Tại các vùng là căn cứ quân sự, xí nghiệp sản xuất, các công trình công cộng v.v…chính quyền cách mạng đã đề ra các kế hoạch phân công nhân sự tiếp nhận các cơ sở trên từng địa bàn cụ thể. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn đóng vai trò tích cực tập hợp, đoàn kết, động viên và tổ chức nhân dân ổn định đời sống, trừng trị bọn phản động gây rối, lưu manh lợi dụng cướp phá tài sản và duy trì trật tự an ninh các vùng mới giải phóng vào thời điểm chiến tranh sắp kết thúc. Đồng thời với việc xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, các đoàn thể quần chúng cách mạng cũng được thành lập và phát triển trong các vùng mới giải phóng. Nhân dân vùng mới giải phóng hăng hái tham gia xây dựng chính quyền cách mạng và ổn định cuộc sống mới. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phát triển, nhanh chóng mở rộng phạm vi đến mọi ngành, mọi giới trong xã hội. Chính quyền cách mạng các cấp cùng các đoàn thể quần chúng đã thực hiện những biện pháp nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã hội, giữ vững và phát huy những thành quả cách mạng đã giành được.
  • 30. 30 Ngày 25-3-1975, một ngày sau khi Tây Nguyên được giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố Chính sách bảy điểm để giải thích rõ Chính sách mười điểm về thái độ của cách mạng đối với binh lính, sĩ quan các cấp trong quân đội Sài Gòn và gia đình của họ. Chính sách khẳng định chỉ trừ số ít những kẻ ngoan cố, cam tâm bán nước, làm tay sai cho Mỹ, gây nhiều tội ác với nước, với nhân dân, còn phần lớn binh lính, sĩ quan bị lừa bịp hoặc bị cưỡng bức chỉ là nạn nhân, nên họ được đối xử nhân đạo sau khi trình diện hoặc học tập cải tạo. Cách mạng công khai tuyên bố: hoan nghênh những ai quay trở về với dân tộc, ghi nhận những ai có công và khen thưởng tùy theo mức độ, không phân biệt đối xử; ai có cống hiến, đóng góp cho nhân dân mà gặp khó khăn (về kinh tế) sẽ được cách mạng trợ giúp; hoan nghênh những ai đầu tư kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ phục hồi và phát triển sản xuất v.v… Ngày 25-5-1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố chính sách đối với những người làm việc trong quân đội, chính quyền và các đảng phái, tổ chức chính trị của chế độ cũ; khẳng định lại những quy định đã công bố từ trước. Chính phủ cách mạng lâm thời đã nêu cụ thể hơn những điều quy định về việc khôi phục quyền công dân đối với những người thuộc diện nguy hiểm đã học tập, cải tạo tốt; những người không thuộc diện nguy hiểm được cơ quan hoặc gia đình bảo lãnh thì được hưởng chế độ quản thúc từ 6 tháng đến một năm. Đa số những binh lính, sĩ quan chế độ Sài Gòn còn lại (trừ những trường hợp xử lí theo pháp luật), được hưởng quyền công dân, nhưng phải qua cải tạo tập trung. Được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng an ninh cách mạng đã tiến hành những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả nhằm trấn áp, đập tan âm mưu bạo loạn của bọn phản cách mạng, tạo sự ổn định chính trị ở miền Nam. Về kinh tế, chính quyền cách mạng kiên quyết trừng trị tư sản mại bản đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường, phá hoại sản xuất. Tuy vậy, chính quyền ở một số địa phương thực hiện quá cứng nhắc, máy móc một số vấn đề liên quan đến việc xử lý tư sản, để lại khá nhiều hậu quả xã hội phức tạp mãi về sau này. Nhìn chung, nhờ những nỗ lực của Mặt trận và Chính phủ cách mạng an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, đời sống, sinh hoạt của nhân dân ở nông thôn và thành thị ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn đã dần dần trở lại bình thường.
  • 31. 31 Hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các thành phố, không có công ăn việc làm đều được Mặt trận phối hợp Chính phủ cách mạng Lâm thời động viên hồi hương chuyển về về quê cũ tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Tính đến tháng 7-1976, riêng ở Sài Gòn, Ủy ban nhân dân cách mạng đã giúp khoảng 50 vạn đồng bào trở về quê cũ làm ăn. Ở những vùng mới giải phóng, có hàng chục vạn người thất nghiệp được bố trí công ăn việc làm. Hàng vạn phụ nữ lầm lỡ và những người nghiện ngập đã được tập trung học tập văn hóa, được dạy nghề trong Trường phục hồi nhân phẩm và được sắp xếp việc làm để họ ổn định cuộc sống lương thiện. Để từng bước giải quyết nạn thất nghiệp, chính quyền cách mạng tổ chức cho người dân chưa có việc làm (chủ yếu là cư dân thành thị) đi xây dựng vùng kinh tế mới; đưa một bộ phận dân cư miền Bắc vào khai phá đất đai hoang hóa các vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên, Nam Bộ... Đó chính là những nỗ lực của chính quyền cách mạng nhằm phân bố lại sản xuất, tạo nên sự bố trí hợp lý giữa lực lượng lao động và sử dụng đất canh tác. Cho đến tháng 6-1976, chỉ riêng Sài Gòn đã đưa được hơn 30 vạn đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới, lập thành 82 xã /94 xã ổn định về thổ cư và đất canh tác1 . Đến tháng 7-1976, Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn cũng đã giúp đỡ, bố trí cho 50 vạn đồng bào trở về quê hương cũ sinh sống, làm ăn. Để giải quyết nạn đói (vốn trở nên trầm trọng sau giải phóng) cho nhân dân ở các vùng đô thị, nhất là ở thành phố đông dân như Sài Gòn, chính quyền cách mạng đã thực hiện mọi biện pháp huy động lương thực, để kịp thời cứu đói cho dân. Ủy ban nhân dân các cấp ở thành phố Sài Gòn đã tổ chức cấp phát 25.448 tấn gạo cứu trợ cho trên 3.260.000 lượt người. Chính quyền cách mạng quản lí chặt chẽ các cơ sở kinh tế quan trọng, giữ độc quyền đường biển, đường sắt, đường không, nắm toàn bộ ngành xuất khẩu, quản lí vật tư, hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, phân bón và bước đầu nắm quyền quản lí lương thực. Ngày 22-9-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời xóa bỏ tiền của Việt Nam cộng hòa và phát hành đồng tiền mới của cách mạng. Chính quyền cách mạng đã từng bước cải tạo và xác lập quan hệ sản xuất mới, qua việc quốc hữu hóa các ngân hàng, giải thể ngân hàng tư nhân, tập trung tín dụng 1 Báo Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 23-6-1976, tr.1.
  • 32. 32 vào tay Nhà nước. Cách mạng tuyên bố xóa bỏ chế độ bóc lột theo kiểu phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân. Chính quyền cho tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của các phần tử phản động, tư sản mại bản và của những kẻ vượt biên trốn ra nước ngoài. Những tài sản tịch thu được đã chuyển sang quyền sở hữu của Nhà nước; còn ruộng đất thì đem chia cho nông dân, hoặc cho các tập đoàn sản xuất canh tác. Chính quyền nhân dân đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân ở miền Nam. Về nông nghiệp: chính quyền cách mạng chủ trương chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân về lương thực, thực phẩm. Nhân dân khắp các vùng nông thôn miền Nam tổ chức các tổ đổi công, hoặc thành lập các tập đoàn sản xuất, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Nông dân tích cực khôi phục và phát triển sản xuất bằng các biện pháp như thâm canh, tăng vụ, làm thủy lợi, tháo gỡ bom mìn, khai hoang mở rộng thêm diện tích đất canh tác trong nông nghiệp. Về sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp của nhà nước và tư nhân ở miền Nam được tạo mọi điều kiện để hoạt động trở lại bình thường. Các cơ sở sản xuất đã phải có những cố gắng nhất định để khắc phục sự thiếu thốn về nguyên liệu, nhiên liệu, khó khăn về phụ tùng thay thế cho máy móc hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp. Đến năm 1976, ở Sài Gòn đã có 400 xí nghiệp công nghiệp và thủ công nghiệp lớn nhỏ trở lại hoạt động bình thường. Về các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế: Các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh là phương tiện quan trọng để tuyên truyền cho các nhiệm vụ chính trị, xã hội và giải trí cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cách mạng đã góp phần đẩy lùi dần tàn dư văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan, cùng các tệ nạn xã hội trong nhân dân, nhất là giới trẻ. Mặt trận phối hợp Chính phủ cách mạng Lâm thời rất chú trọng đến giáo dục vì giáo dục giữ vai trò quan trọng hình thành con người mới có tri thức để xây dựng xã hội mới. Giáo dục ở miền Nam được chấn chỉnh và tổ chức lại theo đường lối và nội dung giáo dục cách mạng. Hệ thống trường tư bị xóa bỏ chuyển dần thành trường công của Nhà nước và hệ thống giáo dục phổ thông các cấp 1, 2, 3 ở miền Nam đã được mở, từng bước đi vào hoạt động ổn định. Chính quyền cách mạng quan tâm, thực hiện giáo
  • 33. 33 dục phổ cập, xóa nạn mù chữ cho các tầng lớp nhân dân; động viên họ tham gia vào phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa. Riêng ở Sài Gòn đến tháng 4-1976 đã có 8.000 người được xóa nạn mù chữ qua phong trào bình dân học vụ, và qua các lớp bổ túc văn hóa được mở ở khắp nơi1 . Song song với hoạt động giáo dục là sự quan tâm của chính quyền cách mạng đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhiều đội y tế lưu động được phái xuống các thôn, xã tổ chức tiêm phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thời dập tắt các ổ dịch. Ngành y tế non trẻ của cách mạng được chấn chỉnh, tổ chức và đẩy mạnh hoạt động phục vụ nhân dân. Những hoạt động trên đã khẳng định vai trò to lớn của chính quyền cách mạng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong việc ổn định xã hội miền Nam sau đại thắng Mùa xuân năm 1975. Sự phối hợp giữa Mặt trận và chính quyền cách mạng các cấp tuy giành được nhiều thắng lợi song mới chỉ là kết quả ban đầu. Những nhiệm vụ đó còn phải tiếp tục thực hiện nhiều năm trong quá trình vừa cải tạo vừa xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, đó là bước đầu cơ bản, bởi vì những nhiệm vụ có tính cấp bách trước mắt đã được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả trên thực tế đã có tác dụng đến việc ổn định sớm tình hình chính trị, kinh tế xã hội miền Nam, làm cho các tầng nhân dân yên tâm, tin tưởng vào chế độ mới. Mặt trận dân tộc giải phóng vẫn phát huy thế mạnh đoàn kết, tập hợp lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước sau giải phóng. Trước khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, Mặt trận cùng Chính phủ cách mạng Lâm thời có nhiều đóng góp trong quá trình hiệp thương thống nhất đất nước, bầu cử Quốc hội và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng Lâm thời có vai trò to lớn gắn liền với các sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại: từ ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973), cho đến đại thắng Mùa xuân năm 1975 và hiệp thương thống nhất đất nước (1975 - 1976). 1.3. Hoàn thành thống nhất đất nƣớc Việt Nam về mặt nhà nƣớc (1975 - 1976) 1 Lê Mậu Hãn, chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, sđd…tr.279, 284.
  • 34. 34 Sau khi miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng vào 2-5-1975, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành. Trong 21 năm (1954-1975), miền Bắc vừa tiến hành xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng cả nước. Thắng lợi Mùa xuân 1975 đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, mở ra cơ hội phát triển mới có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Đây là những điều kiện cơ bản để nhân dân ta thống nhất đất nước và hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước là một yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam. Nhân dân cả hai miền Nam – Bắc đều có nguyện vọng thiết tha về hòa bình, hòa hợp dân tộc và thống nhất đất nước. Thiết lập nhà nước công nông binh và đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường, mục tiêu mà dân tộc Việt Nam tiếp bước, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đã được đặt ra ngay rất sớm, từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo từ tháng 2 năm 1930. Mục tiêu xác lập nhà nước độc lập, thống nhất đã được cả dân tộc Việt Nam bền bỉ chiến đấu và hướng tới qua các giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ngay sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945, ra đời Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945) của đất nước độc lập. Vào ngày 8-9- 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14 về Tổng tuyển cử bầu Quốc hội: quy định tất cả nam, nữ công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên (trừ những người đã bị tước quyền công dân) đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước. Ngày 6-1-1946, toàn dân Việt Nam thực hiện quyền tự do dân chủ, tham gia Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong điều kiện thù trong, giặc ngoài điên cuồng chống phá cách mạng, cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội thực sự là một cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ đất nước và củng cố chính quyền nhân dân. Tổng tuyển cử 6-1-1946 đã đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam. Nhân dân đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thành quả của cuộc đấu tranh dân tộc gay gắt, ác liệt, giáng mạnh vào âm mưu lật đổ và tiêu diệt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đế quốc Pháp, Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân
  • 35. 35 quốc cùng tay sai phản động. Thắng lợi của cuộc bầu cử còn tạo cho Chính phủ liên hiệp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đầy đủ cơ sở pháp lí để lãnh đạo toàn dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-3-1946) quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 10 Bộ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) làm Phó Chủ tịch. Bộ máy nhà nước ở Trung ương được hoàn thiện dần với Ban Thường trực Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Kháng chiến ủy viên và Cố vấn đoàn được thành lập. Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-3-1946) được hoàn thiện và củng cố là yếu tố cực kỳ quan trọng và kịp thời nhằm tạo dựng uy tín, hiệu lực bộ máy điều hành đất nước, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tham gia bảo vệ chính quyền, kháng chiến, kiến quốc. Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã thực hiện mọi chức năng đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh nguy nan do nạn thù trong, giặc ngoài vào cuối năm 1945 đầu năm 1946. Kỳ họp thứ hai của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (3-11-1946) chấp thuận Chính phủ mới (hay Chính phủ Liên hiệp quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) gồm 14 thành viên do Hồ Chí Minh thành lập. Chính phủ Liên hiệp quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946. Từ cuối năm 1945 đến giữa năm 1954, hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các địa phương trong cả nước từng bước đã được củng cố và hoàn thiện. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và tổ chức chính quyền nhân dân từ Trung ương đến các cấp địa phương là cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương sức mạnh và ý chí của khối đại đoàn kết toàn dân, đã hình thành nên một chế độ dân chủ mới của nhân dân. Các cơ quan chính phủ trong toàn quốc “đều là công bộc của dân”1 , hoạt động do dân và vì dân. Nhà nước cách mạng đã thực sự được kiện toàn, có cơ sở vững chắc để thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại và lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi (1945-1954). 1 Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.56-57.