SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THẾ TÙNG
TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THẾ TÙNG
TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62.22.03.08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC PHẨM
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN OÁNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả
Vũ Thế Tùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 5
1.2. Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng
nghiên cứu của luận án 25
Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 28
2.1. Một số khái niệm cơ bản của luận án 28
2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến và tính đặc
thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội 37
2.3. Quan điểm của các đảng cộng sản về tính phổ biến và tính đặc thù của
nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới 46
Chương 3: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI 63
3.1. Bối cảnh tác động đến nhận thức mới về tính phổ biến và tính đặc thù
của chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới 63
3.2. Tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới
thời kỳ cải cách, đổi mới 68
3.3. Tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới
hiện nay 105
Chương 4: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY 120
4.1. Ý nghĩa thời đại của việc quán triệt, vận dụng những giá trị phổ biến
và đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 120
4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 133
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
USD : Đô la Mỹ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan
trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH)
từ không tưởng trở thành khoa học. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của
một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận
dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên “mảnh đất hiện thực”, phù
hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia.
Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận
trở thành hiện thực, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học
được vận dụng trên đất nước Liên Xô và đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành
một hệ thống thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển
đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và
giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng… Riêng Liên
Xô đã vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối
với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, là trụ cột
giữ gìn hòa bình cho sự phát triển chung của nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước xã hội chủ
nghĩa cũng mắc phải những hạn chế trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đó là: tuyệt đối hóa quy luật phổ biến, coi nhẹ quy luật đặc thù; coi
kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là
vấn đề có tính nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế; những
sáng tạo, tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng được
cho là “chủ nghĩa xét lại”, “chệch hướng”, “xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin”.
Điều này dẫn đến vận dụng giáo điều mô hình Xô viết cho các nước xã hội
2
chủ nghĩa, làm suy giảm sự sáng tạo trong việc tìm tòi con đường phát
triển…, và, khi mô hình Xô viết không phù hợp với thực tế, rơi vào khủng
hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống.
Trước thực tế đó, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải
tổ. Tuy nhiên, do dần xa rời những nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, công
cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã thất bại vào cuối thập niên 80, đầu thập niên
90 thế kỷ XX. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba
tiến hành cải cách, đổi mới, giữ vững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội
khoa học, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến với
tính đặc thù, hình thành con đường phát triển riêng, đưa đất nước vượt qua khó
khăn, từng bước giành được những thành công trên con đường đi lên CNXH.
Đến nay, việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới là một vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp thiết, giúp các nước xã hội chủ nghĩa thấy rõ những quy luật phổ biến và
đặc thù đang được vận dụng trong điều kiện hiện nay; quán triệt sâu sắc bài
học về sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng
chủ nghĩa xã hội; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể mỗi nước; tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển
lý luận, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới…
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của
những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay sẽ giúp chúng
ta kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục vận dụng sáng tạo những quy luật
phổ biến kết hợp với tính đặc thù trong xây dựng xã hội mới. Đồng thời, tham
khảo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản
trên thế giới để bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; tăng cường
đấu tranh chống biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong Đảng; phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, tạo
ra sự đồng thuận xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nước Việt
Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tính phổ biến và tính đặc
thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” làm đề
tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của
nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, luận án rút ra ý nghĩa đối với
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó
xác định hướng nghiên cứu của luận án;
- Làm rõ lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức
về chủ nghĩa xã hội;
- Phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về
chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới;
- Rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế
giới và Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc
thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: luận án tập trung nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù
của nhận thức mới về CNXH ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.
Thời gian: từ khi các nước này tiến hành cải cách, đổi mới đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm của các đảng cộng sản, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo ở các
nước xã hội chủ nghĩa.
Luận án cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp cụ thể như: logic - lịch
sử, phân tích, tổng hợp, so sánh…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tính phổ biến
và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội;
Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù
của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới.
Ba là, luận án chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tính phổ biến và tính
đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đối với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về tính phổ biến và
tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Từ đó,
cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức
về chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam
hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy những
chuyên đề: xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam; chủ nghĩa xã hội hiện thực và các mô hình chủ nghĩa xã hội trên
thế giới hiện nay… trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các
chuyên ngành liên quan khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về
tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về
tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên
thế giới
Nguyễn An Ninh, Về triển vọng chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên
đầu thế kỷ XXI [72]. Trong công trình này, tác giả luận giải về triển vọng phát
triển của chủ nghĩa xã hội trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI đầy
biến động, chỉ rõ rằng đó là một xu thế phát triển tất yếu của toàn thể nhân
loại trong thời đại ngày nay. Với cách đặt vấn đề đi từ phương pháp luận
nhận thức về triển vọng của chủ nghĩa xã hội đến phân tích một số yếu tố cơ
bản tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội và tiến trình phát triển của
chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả đã cung cấp
cách nhìn biện chứng về xu hướng phát triển khách quan của chủ nghĩa xã
hội trong tương lai để từ đó phân tích những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng Cộng
sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của mình.
Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai
của chủ nghĩa xã hội hiện thực [59]. Trong công trình này, tác giả đã phân
tích sự hình thành và phát triển của CNXH hiện thực thời kỳ trước cải cách,
cải tổ, đổi mới, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước Đông Âu với thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm. Cũng trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích về
công cuộc cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; công
6
cuộc đổi mới trên con đường “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa” ở Việt Nam; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa
Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên. Khi đánh giá về công cuộc cải cách, đổi mới, tác giả đã chỉ rõ, các nước
xã hội chủ nghĩa đã vận dụng những quy luật phổ biến của chủ nghĩa Mác -
Lênin một cách sáng tạo trên tinh thần nhận thức mới. Đồng thời, tác giả cũng
phân tích những nét đặc thù, sáng tạo của các nước trong quá trình xây dựng
xã hội mới. Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra những dự báo về tương lai của
chủ nghĩa xã hội, trong đó, khẳng định quá độ đi lên CNXH là xu thế khách
quan của thời đại, đồng thời, cũng khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa
Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.
Trịnh Quốc Tuấn, Về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc -
những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới ở nước ta [103]. Đây
là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau về
chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Các tác giả tập trung vào bốn
nhóm nội dung lớn như: chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là gì;
một số quan điểm lý luận về thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa; thể chế chính trị
xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa;
tập trung làm rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc
về CNXH và xây dựng CNXH kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI
(1978); phân tích quá trình hình thành, đặc trưng của CNXH mang đặc sắc
Trung Quốc, lộ trình, bước đi trong quá trình cải cách, mở cửa nhằm hướng
tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
Đỗ Tiến Sâm, Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa [90]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính phổ biến
và tính đặc thù trong nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung
Quốc. Những nội dung chủ yếu được tác giả phân tích như: hoàn thiện chế độ
đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật; cải cách bộ máy hành chính nhà
7
nước và thực hiện hành chính theo pháp luật; cải cách, hoàn thiện thể chế tư
pháp và thực hiện tư pháp công bằng. Tác giả cũng chỉ rõ, để xây dựng nhà
nước pháp quyền có hiệu quả thì một nhiệm vụ quan trọng là phải cải cách,
hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và nâng cao năng
lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đỗ Tiến Sâm, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình hình
thành và phát triển [91]. Tác giả đã phân tích quá trình nhận thức của các thế
hệ lãnh đạo Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội, từ thế hệ lãnh đạo thứ nhất do
Mao Trạch Đông làm đại biểu, đến thế hệ lãnh đạo thứ tư do Hồ Cẩm Đào
làm đại biểu. Tác giả chỉ rõ hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc bao gồm: “Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”
và quan điểm phát triển khoa học”. Tác giả cũng nêu rõ một số nội dung cơ
bản của lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc biểu hiện trên các mặt như:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ sự phân tích đó, tác giả đi tới một số kết
luận: CNXH đặc sắc Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể Trung Quốc; chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là một mô hình CNXH hiện thực, tuy mang
tính đặc thù nhưng cũng có những giá trị phổ biến nhất định. Từ đó tác giả chỉ
ra “Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng, có thể tham khảo
những kinh nghiệm phổ biến từ sự phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc”.
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quyết, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc [76]. Các tác giả đã phân tích tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức
mới về chủ nghĩa xã hội thông qua mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc” với các đặc trưng cơ bản như: sự lãnh đạo của đảng cộng sản, lấy chế
độ công hữu làm chủ thể, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa… Tuy
nhiên, bên cạnh những nét phổ biến, nhận thức về CNXH hiện nay còn có
nhiều nét đặc thù phản ánh sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội của
chủ nghĩa Mác - Lênin để phù hợp với “mảnh đất hiện thực” ở Trung Quốc.
8
Trương Duy Hòa, Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế của
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [40].
Cuốn sách tập trung phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về
chủ nghĩa xã hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, với các đặc điểm cơ
bản như: vấn đề xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố hệ thống
chính trị, vấn đề hòa hợp dân tộc, vấn đề mở rộng dân chủ và nâng cao vai trò
của đảng cầm quyền, vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng chính trị của một số nước
tại Lào…Đồng thời, tác giả phân tích triển vọng về chính trị đối nội và đối
ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020. Về mặt
kinh tế, trong cuốn sách, tác giả đã tổng quan hai kỳ kế hoạch 5 năm từ 2001 -
2010 ở Lào, dự báo về những triển vọng kinh tế nổi bật của Lào đến 2020 và
phân tích tác động của tình hình chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào đối với Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn
Giang, Xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào [71]. Các tác giả đã làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng cộng sản cầm quyền và xây dựng
đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Lào; phân tích về thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
về đảng và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam và Lào; đưa ra những dự báo xu hướng phát triển và tác
động tới xây dựng đảng cầm quyền, những quan điểm chỉ đạo và những giải
pháp lớn xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào.
9
Vũ Trung Mỹ, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng tới
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững [69]. Tác giả đã
khái quát chặng đường phát triển của Cuba từ năm 1961 đến nay; phân tích
những kết quả chính trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng
Cộng sản Cuba, đồng thời, chỉ ra định hướng của Đại hội VII đối với sự phát
triển của cách mạng Cuba trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu xây
dựng nước Cuba XHCN thịnh vượng và bền vững.
Đinh Công Tuấn, Mô hình phát triển Bắc Âu [105]. Cuốn sách gồm 3
chương: ở chương 1, tác giả phân tích những vấn đề tổng quan về mô hình
Bắc Âu như nguồn gốc ra đời, nội dung và đặc trưng cơ bản và sự phát triển
của mô hình Bắc Âu; ở chương 2, tác giả phân tích đi sâu phân tích mô hình
phát triển của các nước Bắc Âu điển hình như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan
Mạch, Na Uy, trong đó, nêu bật tính phổ biến của các mô hình này như: coi
trọng phân phối, thực hiện tốt các chính sách xã hội “hệ thống giáo dục miễn
phí”, “hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em”, “hệ thống bảo hiểm
xã hội cho người lao động” và nhiều chính sách ưu việt khác; ở chương 3, tác
giả phân tích tính đặc thù của các nước trong mô hình phát triển Bắc Âu, đánh
giá những thành công và hạn chế của mô hình này và dự báo triển vọng của
mô hình Bắc Âu trong những thập kỷ tới.
Phạm Quý Long, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập
niên đầu thế kỷ XXI [60]. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát những nét cơ
bản của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những đặc điểm của khu
vực Đông Bắc Á thập niên đầu thế kỷ XXI; đánh giá sự phát triển của Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh,
đối ngoại, văn hóa - xã hội. Từ đó, khái quát về hình ảnh một đất nước Triều
Tiên trong suốt quá trình phát triển từ 1945 đến thập niên đầu thế kỷ XXI, với
nhiều nét đặc thù, nhiều vấn đề còn đặt ra trong quá trình phát triển.
10
Tạ Ngọc Tấn, Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa
xã hội [94]. Cuốn sách là tập hợp 28 công trình nghiên cứu của các học giả
Nga với những quan điểm, đánh giá, bình luận liên quan đến chủ nghĩa xã
hội. Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, song tập
trung chính vào một số vấn đề cơ bản như: thứ nhất: nguyên nhân sụp đổ của
mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết, trong đó, các tác giả tập trung nhấn mạnh
những nguyên nhân chủ quan; thứ hai: nhìn nhận, đánh giá và khẳng định tính
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, các tác giả cũng thống nhất rằng,
“chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”,
vì vậy, cần vận dụng và luôn luôn phát triển trong thực tế; thứ ba: các trào lưu
chủ nghĩa xã hội mới; thứ tư: về triển vọng và tương lai của chủ nghĩa xã hội,
các tác giả cho rằng, dù còn phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng
triển vọng của chủ nghĩa xã hội là khả quan và CNXH là xu hướng đi tới của
nhân loại.
Nguyễn An Ninh, Về mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của khu
vực Mỹ Latinh hiện nay [74]. Tác giả phân tích bối cảnh Mỹ Latinh trong
những thập niên gần đây, khái quát nội dung cơ bản của mô hình “Chủ nghĩa
xã hội thế kỷ XXI”, khái quát quá trình hiện thực hóa “chủ nghĩa xã hội thế
kỷ XXI” ở khu vực này. Tác giả cũng phân tích những vấn đề có tính phổ
biến của mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đồng thời, chỉ rõ những nét
đặc thù, những đóng góp mới đối với nhận thức về chủ nghĩa xã hội; những
vấn đề đặt ra từ mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đối với quá trình xây
dụng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bùi Thị Ngọc Lan, Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh -
thực trạng và triển vọng [51]. Tác giả phân tích những đặc điểm có tính phổ
biến của mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Mỹ Latinh như: “công hữu
hóa những ngành kinh tế chiến lược”, mở rộng dân chủ, xây dựng hệ thống
công xã nhân dân nhằm “bảo đảm cho nhân dân là chủ thể tối thượng của
11
quyền lực nhà nước”, chú trọng phát triển và thực hiện các chính sách xã hội
như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và đảm bảo chất lượng sống của
nhân dân, chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, xóa nạn mù chữ, nâng cao
dân trí; khôi phục và thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực. Đồng
thời, tác giả cũng chỉ ra một số nét đặc thù trong mô hình này như: lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng tiến bộ của cách mạng Simon
Bolivar và tinh thần nhân đạo của Thiên Chúa giáo làm nền tảng tư tưởng;
giành chính quyền thông qua con đường tranh cử dân chủ, sửa đổi hiến pháp
nhằm từng bước phá bỏ bộ máy nhà nước cũ…
Nguyễn An Ninh, Tính phổ biến và đặc thù của các mô hình và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay [75]. Trong công trình này, tác giả
trình bày những nhận thức về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong đó, làm rõ quan niệm về mô
hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; nhận thức và
thực hiện trước đây về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; những
nhận thức mới về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Về tính phổ biến của mô hình chủ nghĩa xã hội, tác giả đã khái quát 7
điểm tương đồng thể hiện tính phổ biến, đó là: Các nước kiên định mục tiêu
xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, đổi mới từ sự khủng hoảng của một
mô hình đã không còn phù hợp; quá trình cải cách, đổi mới của các nước đều
bắt đầu từ sự điều chỉnh quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; hầu hết các
nước đều coi lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là nền tảng lý luận cho quá
trình đổi mới quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; các mô hình đều mang
dấu ấn từ “mảnh đất hiện thực” và chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm về
chủ nghĩa xã hội; đa số mô hình mới qua thể nghiệm đã được thực tiễn xác
nhận và đạt được thành công nhất định; các mô hình đều phải đối diện với
một số vấn đề thực tiễn và lý luận khá giống nhau; nhận thức về đặc trưng của
mô hình chủ nghĩa xã hội thường xuyên được cải cách, đổi mới ở các nước.
12
Cùng với 7 điểm tương đồng về mô hình, tác giả cũng đã phân tích 7 điểm
tương đồng về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội như vấn đề về vai trò của
đảng cộng sản, về mục tiêu chủ nghĩa xã hội, về xây dựng nền kinh tế thị
trường, về công nghiệp hóa, về quan hệ sản xuất theo tư duy mới…
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính
phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đào Duy Tùng, Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam [106]. Tác giả khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của
nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, phân tích và so sánh giữa
tư duy cũ và tư duy đổi mới về CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tác giả cũng phân tích quá trình vận dụng và phát triển những quy luật phổ
biến kết hợp với những yếu tố đặc thù của Việt Nam để xây dựng mô hình xã
hội xã hội chủ nghĩa với 6 đặc trưng cơ bản được trình bày trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). Tác giả
cũng phân tích những khó khăn, phức tạp và nỗ lực của Đảng ta trong quá
trình đổi mới tư duy, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với cách mạng
nước ta trong tình hình mới.
Nguyễn Văn Oánh, Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
[78]. Trong công trình này, tác giả chỉ ra một số điểm phổ biến và đặc thù về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là: con đường đi lên
CNXH gắn bó mật thiết với củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,
chủ quyền quốc gia; quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN; quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; nhân dân lao
động ở vị trí trung tâm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một
chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân do Đảng
13
Cộng sản lãnh đạo trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hòa nhập
với quá trình phát triển của nhân loại trên tinh thần hòa bình, hợp tác và hữu
nghị; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định con đường phát triển của
nước ta theo đúng định hướng XHCN. Tác giả cũng chỉ ra rằng, cùng với việc
áp dụng những nguyên lý phổ biến của CNXH cần có sự nghiên cứu, tìm tòi,
vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của
nước ta, không ngừng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để từng bước
hình dung ngày càng sáng tỏ về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở
nước ta.
Nguyễn Văn Oánh, Về khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa [77]. Tác
giả đã phân tích tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội thông qua việc làm rõ khái
niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo nghĩa rộng, tức là, sự định hướng
mục tiêu và con đường phát triển của đất nước theo quy luật khách quan được
chủ nghĩa Mác chỉ ra: loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội và
CNCS. Theo nghĩa hẹp hơn, định hướng xã hội chủ nghĩa “là con đường phát
triển không tư bản”, đây là khái niệm được đặt ra với các “nước kinh tế lạc
hậu”, “kém phát triển”, “các nước đang phát triển” trong bối cảnh nhân loại
đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNCS trên phạm vi
toàn thế giới và các nước này đã giành được chính quyền về tay nhân dân và do
đảng mácxít lêninnít lãnh đạo. Từ đó, tác giả phân tích, làm rõ cơ sở khoa học
của “định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẳng định tính đúng đắn và niềm tin vào
sự thành công của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [85]. Trong công trình này, tác giả
phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của chủ
nghĩa xã hội thể hiện qua những đặc trưng của xã hội XHCN. Đồng thời, tác
giả cũng phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thể hiện trong sáu đặc trưng
14
của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được trình bày trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991).
Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Khánh Bật, Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác -
Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [102].
Công trình bao gồm 2 nội dung lớn: Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin,
chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thông qua hai nội
dung này, các tác giả đã phân tích những quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa Mác - Lênin, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trên cơ sở
tập trung chọn lọc những quan điểm, tư tưởng của Người từ bộ sách Hồ Chí
Minh, toàn tập. Từ góc độ lý luận, các tác giả đã phân tích quá trình vận dụng
của Đảng ta trong việc xây dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng
như vận dụng những nguyên lý khoa học để hiện thực hóa mô hình đó.
Phạm Đình Đảng, Tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã
hội với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [15]. Tác giả đã phân
tích, làm rõ lý luận mác xít về tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa
xã hội; thực tiễn vận động và xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực
trong tính thống nhất và tính đa dạng. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích
tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chỉ rõ định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn
đề hợp quy luật khách quan của sự phát triển Việt Nam. Tác giả cũng phân
tích thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đồng thời, chỉ ra những phương hướng và 3 giải pháp chủ yếu đảm bảo tính
thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Dương Phú Hiệp, Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam [39]. Trong công trình này, tác giả khái quát lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, đặc biệt là hình thức quá độ gián tiếp.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là, từ một nước “nông nghiệp lạc hậu
15
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”, từ đó, tác giả phân tích những nhiệm vụ quan trọng trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó, “nhiệm vụ quan trọng
nhất… là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
Nguyễn Quốc Phẩm, Đại hội X tiếp tục làm sáng tỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta [80]. Bài viết đã phân tích và làm rõ một số nhận
thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta qua 20 năm đổi
mới. Nhận thức này đã được Đại hội X của Đảng làm sáng tỏ với việc bổ
sung và phát triển một số đặc trưng mới về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân ta xây dựng so với Cương lĩnh năm 1991, đó là đặc trưng: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng; đồng thời, Đại hội X cũng làm rõ hơn về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 phương hướng cơ bản. Những đặc trưng và
phương hướng được Đại hội X nêu ra vừa thể hiện việc vận dụng những quy
luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn đổi mới của đất nước, vừa
thể hiện đặc thù của cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Đức Bình, Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam [8]. Tác giả đi sâu đánh giá về tình hình đất nước từ khi đổi
mới đến những năm đầu thế kỷ XXI, từ đó khẳng định mục tiêu và kiên định
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, tác giả chỉ rõ những
phương hướng và nội dung cơ bản của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nguyễn Trọng Phúc, Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý
luận [84]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích, so sánh làm sáng tỏ một
số vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về CNXH giai đoạn
trước và sau đổi mới. Trước đổi mới, tác giả tập trung làm rõ những nhận
thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH trong điều kiện miền
16
Bắc tiến hành cách mạng XHCN và miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Tác giả cũng phân tích những nhận thức về CNXH và thời
kỳ quá độ lên CNXH sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975), nhận thức đó
được thể hiện rõ trong đường lối chung được thông quan tại Đại hội IV của
Đảng với việc vận dụng những nguyên lý có tính phổ biến của CNXH vào
thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội mà việc nhận thức và vận
dụng những quy luật này có những sai lầm dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã
hội. Tác giả đã phân tích những thành tựu nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên CNXH thời kỳ sau đổi mới, làm rõ sự đổi mới trong
tư duy chính trị; tư duy kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; những chặng
đường và bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH; vấn đề về lợi ích của nhân
dân; về công tác xây dựng Đảng…
Trịnh Quốc Tuấn, Một số vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta [104]. Tác giả đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Đồng thời,
tác giả đi sâu phân tích đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng được trình bày trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Tác giả cho rằng, những đặc trưng này là mô
hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bởi vì đó là một kết cấu tổng thể của xã hội
ta trong thời kỳ quá độ, dựa trên sự thống nhất cơ sở kinh tế với kiến trúc
thượng tầng và toàn bộ những quan hệ xã hội chủ yếu. Tác giả cũng phân tích
về tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội, trong đó, “trước hết và trên hết quyền
làm chủ thuộc về nhân dân, nghĩa là toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân
dân. Đó chính là đặc trưng nổi bật nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Đỗ Thị Thạch, Mô hình (đặc trưng) chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011) [96]. Tác giả đã phân tích một số nhận thức mới về mô hình
CNXH trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
17
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tác giả cho rằng, những nhận
thức mới là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi
mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam trong điều kiện
hiện nay. Đó cũng chính là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ
biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH
ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Huyên, Mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [44]. Trên cơ sở nghị quyết Đại hội XI của
Đảng, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tác giả đã phân tích, chỉ ra những
điểm mới trong nhận thức của Đảng về mô hình phát triển xã hội trong thời
kỳ quá độ. Tác giả chỉ rõ, chỉ có thể xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa
với đầy đủ các giá trị và phẩm chất cơ bản trong hiện thực khi nó được đảm
bảo đầy đủ các thành phần, các yếu tố và các điều kiện tạo nên sức sống của
xã hội, cũng như xây dựng theo nguyên lý phát triển trên cơ sở các quy luật
vận động và phát triển của xã hội. Đó là một mô hình tổng thể với sự phát
triển của các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, trình độ giải phóng con
người… Để thực hiện mô hình trên, tác giả phân tích sáu giải pháp cơ bản,
đồng thời nêu ra những nguyên tắc thực hiện để đưa nước ta phát triển nhanh
và bền vững.
Nguyễn Thị Ngân, Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội và nhận
thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [70]. Tác
giả đã làm sáng tỏ tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thông qua
việc khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho
rằng, chủ nghĩa xã hội được phát triển từ CNTB và trải qua một thời kỳ quá
độ mà xét về mọi mặt của đời sống xã hội còn đan xen giữa CNTB và chủ
nghĩa xã hội. Việc chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế thị trường với sự đa
18
dạng hóa các loại hình sở hữu, chính là những bước trung gian và quá độ để
tiến tới một nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội và CNCS trong hiện thực. Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đề ra đường lối đúng
đắn, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề vật
chất và tinh thần để Việt Nam bước vào chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được Đảng ta
nhận thức rõ hơn, từ việc xác định “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa” đến “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” và đó là bước chuyển biến quan
trọng trong nhận thức của Đảng. Thực chất “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”
là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa, đồng thời, tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch, Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [81]. Các tác giả trình bày cơ sở lý
luận và thực tiễn của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Phân tích những điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về
chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các tác giả chỉ rõ những vấn
đề đặt ra, dự báo những xu hướng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới.
Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam [6]. Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành của CNXH
hiện thực, những cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng của
CNXH hiện thực trong thế kỷ XX. Tác giả cũng đã chỉ ra những đặc trưng
được xác định là phổ biến, điển hình, thể hiện bản chất ưu việt của CNXH.
Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rõ tính giáo điều, chủ quan, duy ý chí, không
bám sát vào thực tiễn và đó là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng
19
của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Từ phân tích thực tiễn xây dựng
CNXH trên thế giới, tác giả đã chỉ rõ khả năng, điều kiện và những đặc điểm
của con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam và từ đó cho phép hiểu: “chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam như một cái có thể, cái cần thiết dựa trên một cái
tất yếu phổ biến trên con đường phát triển do thời đại quy định. Đây là
phương diện thứ nhất nhận thức cái đặc thù Việt Nam, đặt nó trong mối quan
hệ không tách rời và không thể tách rời với cái phổ biến của thế giới và thời
đại” [6, tr.109]. Phương diện thứ hai của cái đặc thù Việt Nam chính là
“nhận thức những đặc điểm của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam” [6, tr.110]. Tác giả cũng phân tích
thời kỳ quá độ và phân kỳ thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mối quan hệ
giữa đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa với định hình chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, giá trị của CNXH trong thế giới đương đại.
Trần Thành, Chủ nghĩa xã hội Việt Nam - những quan điểm lý luận cơ
bản [97]. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ tính đặc thù của nhận thức về
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua việc phân tích, làm rõ cơ sở kinh tế của
chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI với những
đặc trưng về lực lượng sản xuất, về chế độ sở hữu, chế độ phân phối và kinh tế
thị trường; phân tích kiến trúc thượng tầng chính trị với nền tảng lý luận, vai trò
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tác giả
cũng đã phân tích những đặc trưng văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của
xã hội, phân tích kết cấu xã hội giai cấp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Lưu Ngọc Khải, Về tính phổ biến và tính đặc thù trong đổi mới chủ
nghĩa xã hội hiện nay [48]. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích
làm rõ lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ đổi mới. Về bản chất của mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù,
tác giả cho rằng, đó là: “sự phản ánh khách quan mối liên hệ giữa đặc trưng
chung của chủ nghĩa xã hội với những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa cụ thể
20
vốn rất đa dạng, phong phú” [48]. Cụ thể, về nội dung tính phổ biến của chủ
nghĩa xã hội, đó là: “cái chung nhất, cái đặc trưng bản chất về chủ nghĩa xã
hội; tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội hiện thực biểu hiện tập trung ở bản
chất, đặc trưng và mục tiêu của nó” [48], còn về tính đặc thù, đó là: “phản ánh
cái riêng, đặc trưng cụ thể được vận dụng ở các quốc gia, dân tộc sau khi giai
cấp công nhân giành được chính quyền và lãnh đạo tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng những quy luật chung” [48]. Việc giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa
xã hội có liên quan trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của chủ nghĩa xã hội
trong đổi mới, cải cách. Từ sự phân tích đó, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cơ
bản đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực, Tính phổ biến và đặc thù của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [32]. Các tác giả đã chỉ ra một số
vấn đề lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù: Khái niệm, nội dung về tính
phổ biến và tính đặc thù; các nguyên lý, quan điểm cơ bản có giá trị bền vững
của các nhà kinh điển Mác - Lênin về con đường đi lên CNXH, luận điểm
sáng tạo của Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Trên cơ sở
lý luận đó, các tác giả phân tích nội dung chủ yếu của sự vận dụng và phát
triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng CNXH ở Việt
Nam, một số thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra. Đồng thời, các
tác giả cũng nêu ra một số phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tính
phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên
đầu thế kỷ XXI.
Tạ Ngọc Tấn, Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - những vấn đề lý luận từ
công cuộc đổi mới [95]. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát những
thành tựu nghiên cứu và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua
30 năm đổi mới. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá
trình hình thành, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời
21
kỳ đổi mới, đi sâu phân tích lý luận về mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại. Qua đó cho thấy, trong 30 năm đổi mới, Đảng đã
vận dụng và phát triển sáng tạo những vấn đề có tính phổ biến của chủ nghĩa
xã hội vào thực tiễn nước ta, đồng thời, có những sáng tạo của Đảng tạo nên
tính đặc thù trong nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về
tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội
Một là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của
nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, tiêu biểu như: Trương Lôi
Khắc, Tự Lập Bình, Lịch sử, hiện trạng, tương lai chủ nghĩa xã hội [47];
Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Uy, Trần Tích Hỷ, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây
dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào [110]; Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường,
Ba phát triển trọng đại về lý luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội [93];
Đổng Liên Tường, Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi mới
trong xây dựng đảng cơ sở [107]; Vương Ngọc Giác, Tư duy chiến lược
“bốn toàn diện” - phát triển mới của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc [34];…
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích và chỉ ra
tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về
chính trị, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân; đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản với nhà nước và
xã hội; kiên trì nền tảng tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên trì
nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng… Về kinh tế,
tính tất yếu của giải phóng lực lượng sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ
nghĩa xã hội “Nhiệm vụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất
xã hội. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải đặt lên hàng đầu việc
22
tập trung lực lượng phát triển sức sản xuất xã hội”; đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội là chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu “đa dạng hóa
hình thức sở hữu trong đó lấy sở hữu nhà nước và tập thể là chủ đạo”; thực
hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là chủ
yếu;… Về văn hóa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung
Quốc tôn trọng và đề cao sức mạnh của văn hóa, thực hiện phương châm “văn
hóa vừa là động lực vừa là trí lực cho sự phát triển đất nước”, kết hợp hài hòa
giữa tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại với văn hóa truyền thống Trung
Quốc… Về xã hội, thực hiện chế độ “cùng xây cùng hưởng, làm cho thành
quả phát triển đất nước đến với mọi tầng lớp nhân dân”, xoá bỏ phân cực giàu
nghèo để tiến tới cùng giàu có…
Bên cạnh kiên trì những quan điểm có tính nguyên tắc thể hiện tính phổ
biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng xác
định rõ tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về
chính trị, cùng với kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Trung
Quốc kết hợp “tư tưởng Mao Trạch Đông”, “lý luận Đặng Tiểu Bình”, “thuyết
Ba đại diện”, “quan điểm phát triển khoa học” làm nền tảng tư tưởng và kinh
chỉ nam cho hành động. Trong quản lý xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc
chủ trương “kết hợp đức trị và pháp trị”, xây dựng “một đất nước hai chế
độ”… Về kinh tế, trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc chủ
trương “một bộ phận nhân dân giàu lên trước” - có nghĩa là chấp nhận có sự
phân hóa xã hội trong mức độ cho phép; thừa nhận sở hữu tư nhân như một
động lực của phát triển kinh tế… Đây là những điểm rất đặc thù, xuất phát từ
đặc điểm, yêu cầu của nhân dân Trung Quốc, lý luận này được gọi là “Chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.
Hai là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của
nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiêu biểu
23
như: Chương Xổm Bun Khẳn, Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm vụ và
trách nhiệm cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào [14]; Sinlavông
Khutphaithun, Các yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành công của việc đổi mới
kinh tế [92]; Chalơn Diapaohơ, Củng cố quyền lực Nhà nước ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào [12]; Bosẻngkhăm Vôngđala, Một số điểm nổi bật về đổi
mới văn hóa - xã hội tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [11]…
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra những đặc
điểm có tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Lào như: sự lãnh
đạo tuyệt đối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong xây dựng đất nước,
đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng; sự cần thiết phải xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ dân chủ nhân
dân…, thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, phân phối
theo lao động, tính tất yếu khách quan của phát triển lực lượng sản xuất, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Bên cạnh tính phổ biến, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng xác định
tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội như: kết hợp chủ nghĩa Mác
- Lênin với tư tưởng Cay-xỏn Phôn-vi-hản làm nền tảng tư tưởng của Đảng;
sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa; sự chuyển
đổi hình thức và cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch, bình quân, quan liêu, bao
cấp sang kinh tế thị trường; tập trung phát huy sức mạnh của các thành phần
kinh tế; mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế…; tính đặc thù trong phát triển
văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào…
Ba là, một số công trình nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của
nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, tiêu biểu như: Admi
Valhuerdi Cepero, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba và công cuộc cập nhật
hóa mô hình kinh tế Cuba [2]; Rosario Pentón Diaz, Về vai trò của Đảng
Cộng sản Cuba trong cuộc cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba - quá
trình lịch sử [87]; Maria De Jesús Calderius Fernández, Vai trò lãnh đạo và
24
kiểm tra của Đảng đối với Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
[65]; Salvador Valdés Mesa, Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, con đường duy
nhất để củng cố vững chắc nền độc lập, tự do, phát triển, phúc lợi, sự công
bằng và công lý xã hội [89]…
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra tính phổ biến
của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cuba như: khẳng định vai trò lãnh đạo
tối cao của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, kiên trì chủ nghĩa
Mác - Lênin; thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất, khẳng định sự
quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế, đảm bảo nguyên tắc phân phối xã
hội chủ nghĩa; thực hiện tốt các chính sách xã hội hướng tới xây dựng xã hội
xã hội chủ nghĩa “phồn vinh và bền vững”.
Tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội chính là nhận thức đặc
điểm và bối cảnh Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó, nổi lên một số
vấn đề căn bản: “Đảng Cộng sản Cuba là thành quả của cách mạng; được hình
thành trên cơ sở sáp nhập tất cả các lực lượng cách mạng đã tham gia đấu
tranh chống lại đế chế độc tài Batista, bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập
dân tộc”, nền tảng lý luận của Đảng dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hô-xê Mác-ti, có bổ sung thêm những hoạt động thực tiễn của lãnh tụ lịch sử
Phi-đen Cát-tơ-rô; Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước
còn lạc hậu, sự bao vây, cấm vận còn kéo dài, kế hoạch hóa vẫn sẽ được ưu
tiên nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát triển của thị trường, sẽ tác động vào
thị trường và có tính đến những đặc điểm của thị trường; thừa nhận và thúc
đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá thể,
những người thuê đất… Hiện nay, Đảng Cộng sản Cuba tiếp tục cập nhật mô
hình phát triển kinh tế - xã hội, thông qua chính sách kinh tế vĩ mô, chính
sách thí điểm thành lập hợp tác xã trong hoạt động phi nông nghiệp, thừa
nhận và thúc đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông
dân cá thể, những người thuê đất… Nhà nước tiếp tục bảo đảm các dịch vụ
giáo dục và y tế không mất tiền cho toàn dân.
25
Những công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số nhận thức mới
về tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số
quốc gia hiện nay.
1.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ
CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến đề tài luận án
Thứ nhất, về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, một số
công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra nhận thức mới có tính phổ biến của chủ
nghĩa xã hội như: Về chính trị, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của các đảng
cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nền chính trị
dân chủ xã hội chủ nghĩa…; Về kinh tế, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản
xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thiết lập chế độ công
hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động
kết hợp với các hình thức phân phối khác, phát triển kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa…; Về văn hóa - xã hội, xây dựng nền
văn hóa mới kết tinh những giá trị dân tộc và nhân loại, thực hiện tốt các
chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… Những vấn đề có
tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội vừa là sự vận dụng sáng
tạo những nguyên lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là sự bổ sung,
phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới.
Thứ hai, về tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, có một số
công trình nghiên cứu đã chỉ ra những nhận thức riêng biệt của các đảng cộng
sản về mô hình, đặc trưng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia,
dân tộc. Về thực chất, đây là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Đồng thời, phản ánh sự sáng
tạo của các đảng cộng sản trong việc tìm tòi, xây dựng bước đi, giải pháp phát
triển riêng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi quốc gia.
26
Thứ ba, một số công trình đã có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự
khác nhau trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau cải
cách, đổi mới. Đó là sự so sánh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
được thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau đổi mới, từ đó, chỉ ra
những điểm mới trong nhận thức của các đảng cộng sản. Ví dụ: nhận thức về
chế độ công hữu với hai thành phần kinh tế là nhà nước, tập thể ở Trung
Quốc, Việt Nam giai đoạn trước cải cách, đổi mới với nền kinh tế nhiều thành
phần, trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo giai
đoạn sau cải cách, đổi mới. Đây thực chất là làm rõ tính quy luật của quá trình
nhận thức, sự phát triển lý luận của các đảng mác-xít.
Thứ tư, ở những mức độ khác nhau, các công trình đã chỉ ra ý nghĩa của
việc nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã
hội đối với Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung.
Thứ năm, mặc dù nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu được công bố ở
thời điểm chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng, thoái trào
nhưng các tác giả vẫn có sự nhất trí cao khi phân tích về tính phổ biến và tính
đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tốt cho tác giả
trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc những kết quả nghiên cứu trên để phục vụ cho thực hiện mục tiêu
nghiên cứu của luận án.
1.2.2. Hạn chế về góc độ tiếp cận của những công trình đã công bố
Những công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có
giá trị lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, xét về góc độ tiếp cận các công
trình còn một số hạn chế:
Một là, các công trình khi nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù
của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể
27
như tính phổ biến và tính đặc thù của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện
những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…
Hai là, có một số công trình khoa học nghiên cứu tính phổ biến và tính
đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, song mới chỉ dừng lại ở trong
phạm vi một quốc gia cụ thể, một mô hình riêng biệt, chưa có sự nghiên cứu
rộng ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chưa có sự phân tích, so sánh
những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù.
Như vậy, mặc dù có những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội,
tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội, các mô hình về chủ nghĩa
xã hội trên thế giới, nhưng, chưa có công trình nào nghiên cứu về tính phổ
biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế
giới hiện nay.
1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án
Một là, luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa
xã hội; phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa
xã hội thời kỳ trước cải cách, đổi mới.
Hai là, phân tích, làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào
trong thời kỳ cải cách, đổi mới.
Ba là, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội thế giới và Việt Nam hiện nay.
28
Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
2.1.1. Khái niệm tính phổ biến và tính đặc thù
Tính phổ biến và tính đặc thù là những phạm trù triết học thể hiện
những mối quan hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức
những quan hệ ấy. Những phạm trù này được hình thành trong tiến trình phát
triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
Trong triết học, “tính phổ biến” và “tính đặc thù” còn được gọi là “cái
phổ biến” và “cái đặc thù”, chúng có mối quan hệ mật thiết với cặp phạm trù
cái chung và cái riêng. Vì vậy, để làm rõ khái niệm tính phổ biến và tính đặc
thù cần làm rõ những phạm trù có liên quan này.
Theo quan điểm mácxít, “cái riêng” là phạm trù “được dùng để chỉ
một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định” [43, tr.237]. Cái
riêng tồn tại với tư cách là một chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối
với những cái khác, nó bao gồm nhiều mặt, nhiều thuộc tính cấu thành nên.
Tuy nhiên, những mặt, thuộc tính tạo nên cái riêng lại có mức độ phổ biến
khác nhau: có những mặt, thuộc tính chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không lặp
lại ở bất kỳ cái riêng nào khác; có những mặt, thuộc tính lặp lại ở một nhóm
nhỏ các sự vật, hiện tượng; có những mặt, thuộc tính có ở tất cả các đối tượng
được xét đến.
Những mặt, yếu tố chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không có sự lặp lại ở
những cái khác được gọi là cái đơn nhất. Theo quan điểm duy vật biện chứng,
“cái đơn nhất” là phạm trù “dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc
tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ
một kết cấu vật chất nào khác” [43, tr.238]. Cái đơn nhất là tiêu chí để tạo
nên sự khác biệt giữa cái riêng này với cái riêng khác.
29
Những mặt, thuộc tính tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được
gọi là cái chung. “Cái chung” là phạm trù “dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn
được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác” [43,
tr.238]. Cái chung là kết quả trừu tượng và khái quát của tư duy về sự giống
nhau, tương đồng mang tính tương đối giữa các thuộc tính nhất định của các sự
vật, hiện tượng. Cái chung của các sự vật, hiện tượng có thể là về thuộc tính vật
lý, hóa học, sinh học… hay những phẩm chất trong lĩnh vực xã hội.
Cái chung lại có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái chung
có ở tất cả các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu thì được gọi là cái phổ
biến. Cái chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật mà không
xuất hiện ở những sự vật khác thì được gọi là cái đặc thù.
Theo Từ điển Triết học:
Mỗi sự vật riêng lẻ đều được lĩnh hội như là một cái đơn nhất.
Những cái đơn nhất cũng có những đặc trưng chung, những nét
và đặc tính chung vốn chỉ có ở những nhóm nhỏ các sự vật thì khi
đó chúng là cái đặc thù, còn những nét đặc tính chung ấy vốn có
ở tất cả các sự vật và hiện tượng, thì khi đó chúng là cái phổ biến
[49, tr.190-191].
Theo các tác giả Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực: “Cái có sự lặp lại
ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. Cái chung có mặt
xuất hiện ở một số sự vật, nhưng không xuất hiện ở những sự vật khác được
gọi là cái đặc thù. Cái chung có ở mọi sự vật được gọi là cái chung nhất hay
cái phổ biến” [32, tr.10-11].
Từ những quan niệm trên cho thấy, trong mỗi sự vật, hiện tượng riêng
lẻ đều có những đặc tính chung, những đặc tính chung có ở hầu hết (hoặc tất
cả) các sự vật, hiện tượng được xét đến thì được gọi là tính phổ biến, những
đặc tính chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc những nhóm nhỏ sự vật, hiện
tượng được gọi là tính đặc thù.
30
Mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù: tính phổ biến và tính
đặc thù luôn có mối quan hệ khăng khít, không tách rời nhau, quy định lẫn
nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái riêng và thông qua
cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của các sự vật, hiện
tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện
tượng đó gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự giống nhau cơ bản của các sự
vật, các quá trình chỉ là biểu hiện của mối quan hệ khách quan sâu sắc đó.
Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, - Ăng-ghen viết, - đó là quy
luật… Hình thức của tính phổ biến là hình thức của sự hoàn chỉnh bên trong
và, do đó, là hình thức của tính vô hạn; nó là sự liên kết nhiều sự vật hữu hạn
thành cái vô hạn. Vì vậy, cái phổ biến thể hiện sự phong phú của cái đặc thù,
cái cá thể, cái riêng lẻ.
Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù còn thể hiện ở chỗ, cái
này lấy cái kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong Từ
điển Triết học có viết: “Phép biện chứng của cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ
biến nằm trong mối liên hệ của chúng, ở chỗ cái đơn nhất không thể tồn tại
nếu không có cái phổ biến, cái phổ biến không thể tồn tại nếu không có cái
đơn nhất và trong điều kiện nào đó, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái
đặc thù và cái phổ biến, v.v…”.
Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái phổ biến và cái đặc thù gắn liền
với quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; với sự hình
thành cái mới và sự mất đi của cái cũ. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo một cơ
chế nhất định, thông qua cái đặc thù, cái đơn nhất có thể chuyển hóa dần dần
thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù, cái phổ biến có
thể chuyển hóa thành cái đơn nhất. Trong tự nhiên và xã hội, cái mới khi xuất
hiện lần đầu nó chỉ là cái đơn nhất, nếu cái đơn nhất này là tiến bộ, phù hợp,
nó sẽ dần chuyển thành cái đặc thù và phát triển lên trở thành cái phổ biến.
Cái cũ khi không còn phù hợp thì nó sẽ chuyển dần thành cái đặc thù, cái đơn
31
nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, sự chuyển hóa cái mới từ cái đơn nhất
thành cái đặc thù, cái phổ biến là một quá trình lâu dài, phức tạp, với nhiều
bước quá độ, trung gian, nhiều khi có cả những thất bại tạm thời.
Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù có ý
nghĩa quan trọng trong nhận thức và cải tạo thế giới, đặc biệt, trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc phân tích về mối liên hệ biện chứng này sẽ
làm rõ được những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội và sự thể hiện đặc
thù, độc đáo, sáng tạo những quy luật ấy ở từng quốc gia riêng lẻ.
2.1.2. Khái niệm chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm xuất hiện trước sự ra đời của chủ
nghĩa Mác. Theo Từ điển Tân Anh ngữ cho các nguồn gốc lịch sử (A New
English Dictionary on Historical Principles) xuất bản năm 1888 của Oxford
thì khái niệm về chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại
được ông Pielơrut xơ (Pierre Leroux, 1797 - 1871) đưa ra năm 1832 trên tờ
báo Le Globe.
Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nghĩa khác
nhau, khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều công trình khoa học
đề cập tới. Tuy nhiên, tùy từng cách tiếp cận có thể đưa ra quan điểm khác
nhau về chủ nghĩa xã hội. Có một số cách tiếp cận cơ bản sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên), chủ nghĩa xã hội
được hiểu là: “Giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, theo chủ
nghĩa Marx” [83, tr.173].
Theo Chủ nghĩa cộng sản khoa học Từ điển, chủ nghĩa xã hội là:
Chế độ xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản. Một chế độ xã hội mà đặc
điểm là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tình trạng
người bóc lột người, có nền sản xuất xã hội kế hoạch hóa trong
phạm vi toàn xã hội; là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa [1, tr.400].
32
Những cách tiếp cận trên cho thấy, chủ nghĩa xã hội được hiểu là giai
đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một chế độ xã
hội ra đời thay thế cho CNTB với những đặc trưng là chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất, xóa bỏ áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng, giải
phóng con người…
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), chủ nghĩa xã hội được hiểu
theo hai nghĩa: thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là “trào lưu tư tưởng, học thuyết
chính trị” [42, tr.517], trào lưu này được hình thành và phát triển qua hai trình
độ là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học; thứ hai, chủ
nghĩa xã hội được hiểu là một chế độ xã hội hiện thực, “xã hội xã hội chủ nghĩa
được xây dựng trong thực tế” [42, tr.517], chế độ này xuất hiện từ sau thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và sau đó phát triển thành một hệ thống
trên thế giới.
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, khái niệm chủ nghĩa
xã hội được trình bày với 5 nội dung cơ bản sau: (1) Chủ nghĩa xã hội là những
nhu cầu và hoạt động thực tiễn của nhân dân trong sản xuất và thực thi dân chủ
(quyền lực của dân); (2) Chủ nghĩa xã hội là những phong trào thực tiễn của
nhân dân đấu tranh chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; giành dân chủ; (3)
Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lý tưởng của nhân dân về xã hội không còn chế độ
tư hữu, không có giai cấp, không có áp bức, bóc lột; nhân dân làm chủ, hạnh
phúc…; (4) Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, học thuyết về giải phóng con
người và xã hội, (trước Mác là “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”, từ Mác là Chủ
nghĩa xã hội khoa học); (5) Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội hiện thực, do
nhân dân mỗi nước xây dựng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông
qua đảng của nó [4, tr.154-172].
Kế thừa từ những quan niệm trên, tác giả luận án cho rằng, thuật ngữ chủ
nghĩa xã hội được nhận thức theo những nghĩa cơ bản sau:
33
Một là, chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn, đó là những phong
trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị,
chống lại mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, đòi lại quyền bình đẳng, quyền dân
chủ để nhân dân được hoàn toàn giải phóng. Những phong trào hiện thực này
bắt đầu xuất hiện từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phản ánh cuộc đấu tranh của
giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống giai cấp chủ nô và kéo dài trong các
xã hội còn tồn tại giai cấp và áp bức giai cấp.
Hai là, chủ nghĩa xã hội với tư cách là mơ ước, lý tưởng, khát vọng của
nhân dân lao động về một xã hội tốt đẹp, không còn giai cấp, áp bức, bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và tội ác…, con người được giải phóng, có
quyền dân chủ - quyền lực của dân.
Ba là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết về
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi chế độ tư
hữu, áp bức, bóc lột, bất công; về xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ
công hữu, không còn giai cấp và đối kháng giai cấp, một xã hội dân chủ, văn
minh, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện. Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết trải qua
hai thời kỳ phát triển (từ thế kỷ XVI đến trước khi chủ nghĩa Mác ra đời được
gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng; từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (1848) được
gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học).
Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực, đó là
một chế độ chính trị - kinh tế - xã hội được thiết lập trên thực tế sau khi giai
cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giành được chính quyền,
từ đó xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội với kiến trúc thượng tầng về
chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, theo những nguyên lý, quy luật của chủ
nghĩa xã hội khoa học kết hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới ra đời từ sau thắng lợi của Cách mạng
34
xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trở thành hệ thống trên thế giới
từ sau năm 1945 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên, trong luận án này, khi đề cập đến “tính phổ biến và tính đặc thù của
nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” thì khái niệm “chủ
nghĩa xã hội” được sử dụng chủ yếu với hai nghĩa: một là, chủ nghĩa xã hội với
ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết; hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là
một chế độ xã hội hiện thực.
2.1.3. Khái niệm nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
Khái niệm, bản chất của nhận thức: theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng
tạo ra những tri thức về hiện thực khách quan đó. Nhận thức là một quá trình
biện chứng, đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ
chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Do đó, việc thay đổi, bổ sung và phát triển nhận
thức là một quá trình diễn ra liên tục.
Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là
mục đích của nhận thức, đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Với vai trò đó, khi
thực tiễn vận động, thay đổi, nó đòi hỏi nhận thức cũng phải có sự thay đổi
theo, những nhận thức cũ không phù hợp sẽ bị loại bỏ và mất đi, nhận thức mới
tiến bộ sẽ ra đời thay thế cho nhận thức cũ lạc hậu. Tuy nhiên, nhận thức mới
không phải là sự phủ định sạch trơn đối với những nhận thức cũ mà là sự kế
thừa, bổ sung, phát triển và sáng tạo tri thức mới cho phù hợp với bối cảnh lịch
sử đó.
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội thực chất là quá trình phản ánh các quy
luật, đặc trưng, bản chất, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội vào đầu óc con
người. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội có thể chia làm bốn thời kỳ chính: thời
kỳ những nhà CNXH không tưởng nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời kỳ các
35
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời
kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước cải cách,
cải tổ, đổi mới; thời kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai
đoạn cải cách, đổi mới (hay là nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội).
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là nhận thức của các đảng cộng sản
về bản chất, đặc trưng, con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình
thành trong quá trình cải cách, đổi mới. Đó là những nhận thức đúng quy luật,
phù hợp với thực tiễn; có sự bổ sung, phát triển những nguyên lý khoa học,
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội; có sự khác biệt với nhận thức của các đảng cộng sản thời kỳ
trước cải cách, đổi mới; có sự kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc
thù; phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia và phản ánh xu thế phát
triển chung của thời đại.
Cơ sở để xác định nhận thức “mới” về chủ nghĩa xã hội căn cứ vào hai
tiêu chí sau: Một là, căn cứ vào thời gian, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là
những nhận thức xuất hiện trong thời kỳ cải cách, đổi mới (dùng để phân biệt
với nhận thức truyền thống về chủ nghĩa xã hội - giai đoạn trước cải cách, đổi
mới). Hai là, căn cứ vào nội dung, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là
những nhận thức có sự bổ sung, phát triển so với quan điểm của các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của các đảng cộng sản giai đoạn
trước cải cách, đổi mới.
Nguyên tắc của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội: khi bước vào
cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đã nêu ra những nguyên tắc cơ
bản, định hướng cho toàn bộ quá trình cải cách, đổi mới nói chung và “nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội” nói riêng. Ở Trung Quốc, đó là bốn nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”; ở
Việt Nam, Hội nghị Trung ương VI khóa VI (1989) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản
36
cho sự nghiệp đổi mới… Các nguyên tắc này được hoàn thiện trong quá trình
cải cách, đổi mới, nhưng có thể khái quát chung là:
Một là, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội không phải là từ bỏ mục tiêu
chủ nghĩa xã hội mà là “kiên trì” và làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức
đúng đắn, đầy đủ, sáng tạo hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.
Hai là, cải cách, đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở mỗi
quốc gia dân tộc.
Ba là, cải cách, đổi mới là phải kiên trì, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng
cộng sản, đó là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc cải cách, đổi mới
đất nước. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ trong
nhân dân.
Bốn là, nhận thức mới về CNXH không phải là quá trình phủ định sạch
trơn những nhận thức trước đó mà là quá trình nhận thức toàn diện, đồng bộ, có
kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức,
tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới
tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có
những bước đi thích hợp.
Năm là, nhận thức mới về CNXH trên cơ sở lợi ích của nhân dân, dựa
vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ
thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân
dân và do nhân dân. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên
tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển.
Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
37
2.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN
VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.2.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của
nhận thức về chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm duy vật lịch sử, tính phổ biến của nhận thức về chủ
nghĩa xã hội là nhận thức chung về những vấn đề có tính quy luật, những
giá trị bền vững được chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra, phản ánh những nét
đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội mà các quốc gia có thể vận dụng vào trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
2.2.1.1. Trên lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội
tiên phong của mình là đảng cộng sản.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, giai cấp công nhân
chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi có chính đảng cách mạng,
để tập hợp và lãnh đạo toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống
lại giai cấp tư sản. Bàn về vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của giai
cấp công nhân, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác
và Ph.Ăngghen chỉ rõ:
Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất
trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy
phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai
cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản [62, tr.614-615].
V.I.Lênin đã kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng
cộng sản, bổ sung, phát triển lý luận đó, nêu ra quan điểm về xây dựng đảng
kiểu mới, theo đó, đảng vô sản kiểu mới là đội tiên phong giác ngộ và có tổ
chức của giai cấp công nhân, đồng thời đoàn kết những đại biểu tiên tiến nhất
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH

More Related Content

What's hot

Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiHo Van Tan
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmYenPhuong16
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Hee Young Shin
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong ngheluanizura
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịvuthu031323
 

What's hot (20)

Hoàn thiện hoạt động Marketing Online cty dược phẩm Savipharm
Hoàn thiện hoạt động Marketing Online cty dược phẩm Savipharm Hoàn thiện hoạt động Marketing Online cty dược phẩm Savipharm
Hoàn thiện hoạt động Marketing Online cty dược phẩm Savipharm
 
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hội
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
 
Big6 example
Big6 exampleBig6 example
Big6 example
 
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đLuận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong nghe
 
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà BèBáo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
 
Thuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat DongThuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat Dong
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOTLuận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
 
ưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trịưU điểm của học thuyết đức trị
ưU điểm của học thuyết đức trị
 

Similar to Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH

Chuong 1_TTHCM_28.5.pptx
Chuong 1_TTHCM_28.5.pptxChuong 1_TTHCM_28.5.pptx
Chuong 1_TTHCM_28.5.pptxiNhL6
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnNam Xuyen
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhNam Xuyen
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docxTrngThKhnhNga
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTrngThKhnhNga
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhhangngoc14
 
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...ThanhTPhm12
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdftu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdfPHANTON20
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfNgnNK
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfngThch4
 

Similar to Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH (20)

Chuong 1_TTHCM_28.5.pptx
Chuong 1_TTHCM_28.5.pptxChuong 1_TTHCM_28.5.pptx
Chuong 1_TTHCM_28.5.pptx
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC.docx
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
Luận văn: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - một số quan điểm lý luận...
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdftu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THẾ TÙNG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THẾ TÙNG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62.22.03.08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC PHẨM 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN OÁNH HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Vũ Thế Tùng
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 5 1.2. Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng nghiên cứu của luận án 25 Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản của luận án 28 2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội 37 2.3. Quan điểm của các đảng cộng sản về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới 46 Chương 3: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI 63 3.1. Bối cảnh tác động đến nhận thức mới về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới 63 3.2. Tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới 68 3.3. Tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 105 Chương 4: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Ý nghĩa thời đại của việc quán triệt, vận dụng những giá trị phổ biến và đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 120 4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 133 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TBCN : Tư bản chủ nghĩa USD : Đô la Mỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ không tưởng trở thành khoa học. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên “mảnh đất hiện thực”, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học được vận dụng trên đất nước Liên Xô và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng… Riêng Liên Xô đã vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, là trụ cột giữ gìn hòa bình cho sự phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc phải những hạn chế trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là: tuyệt đối hóa quy luật phổ biến, coi nhẹ quy luật đặc thù; coi kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế; những sáng tạo, tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng được cho là “chủ nghĩa xét lại”, “chệch hướng”, “xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin”. Điều này dẫn đến vận dụng giáo điều mô hình Xô viết cho các nước xã hội
  • 7. 2 chủ nghĩa, làm suy giảm sự sáng tạo trong việc tìm tòi con đường phát triển…, và, khi mô hình Xô viết không phù hợp với thực tế, rơi vào khủng hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống. Trước thực tế đó, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ. Tuy nhiên, do dần xa rời những nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã thất bại vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba tiến hành cải cách, đổi mới, giữ vững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến với tính đặc thù, hình thành con đường phát triển riêng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, từng bước giành được những thành công trên con đường đi lên CNXH. Đến nay, việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới là một vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, giúp các nước xã hội chủ nghĩa thấy rõ những quy luật phổ biến và đặc thù đang được vận dụng trong điều kiện hiện nay; quán triệt sâu sắc bài học về sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể mỗi nước; tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới… Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay sẽ giúp chúng ta kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục vận dụng sáng tạo những quy luật phổ biến kết hợp với tính đặc thù trong xây dựng xã hội mới. Đồng thời, tham khảo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản trên thế giới để bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; tăng cường đấu tranh chống biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng; phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, tạo ra sự đồng thuận xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
  • 8. 3 Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án; - Làm rõ lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; - Phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới; - Rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: luận án tập trung nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về CNXH ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba. Thời gian: từ khi các nước này tiến hành cải cách, đổi mới đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của các đảng cộng sản, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Luận án cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án.
  • 9. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp cụ thể như: logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới. Ba là, luận án chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề: xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chủ nghĩa xã hội hiện thực và các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay… trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 10. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới Nguyễn An Ninh, Về triển vọng chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [72]. Trong công trình này, tác giả luận giải về triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI đầy biến động, chỉ rõ rằng đó là một xu thế phát triển tất yếu của toàn thể nhân loại trong thời đại ngày nay. Với cách đặt vấn đề đi từ phương pháp luận nhận thức về triển vọng của chủ nghĩa xã hội đến phân tích một số yếu tố cơ bản tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội và tiến trình phát triển của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả đã cung cấp cách nhìn biện chứng về xu hướng phát triển khách quan của chủ nghĩa xã hội trong tương lai để từ đó phân tích những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực [59]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích sự hình thành và phát triển của CNXH hiện thực thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu với thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Cũng trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích về công cuộc cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; công
  • 11. 6 cuộc đổi mới trên con đường “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” ở Việt Nam; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Khi đánh giá về công cuộc cải cách, đổi mới, tác giả đã chỉ rõ, các nước xã hội chủ nghĩa đã vận dụng những quy luật phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo trên tinh thần nhận thức mới. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những nét đặc thù, sáng tạo của các nước trong quá trình xây dựng xã hội mới. Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra những dự báo về tương lai của chủ nghĩa xã hội, trong đó, khẳng định quá độ đi lên CNXH là xu thế khách quan của thời đại, đồng thời, cũng khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Trịnh Quốc Tuấn, Về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc - những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới ở nước ta [103]. Đây là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Các tác giả tập trung vào bốn nhóm nội dung lớn như: chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là gì; một số quan điểm lý luận về thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa; thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa; tập trung làm rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về CNXH và xây dựng CNXH kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (1978); phân tích quá trình hình thành, đặc trưng của CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, lộ trình, bước đi trong quá trình cải cách, mở cửa nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Đỗ Tiến Sâm, Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [90]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc. Những nội dung chủ yếu được tác giả phân tích như: hoàn thiện chế độ đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật; cải cách bộ máy hành chính nhà
  • 12. 7 nước và thực hiện hành chính theo pháp luật; cải cách, hoàn thiện thể chế tư pháp và thực hiện tư pháp công bằng. Tác giả cũng chỉ rõ, để xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu quả thì một nhiệm vụ quan trọng là phải cải cách, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đỗ Tiến Sâm, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình hình thành và phát triển [91]. Tác giả đã phân tích quá trình nhận thức của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội, từ thế hệ lãnh đạo thứ nhất do Mao Trạch Đông làm đại biểu, đến thế hệ lãnh đạo thứ tư do Hồ Cẩm Đào làm đại biểu. Tác giả chỉ rõ hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm: “Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học”. Tác giả cũng nêu rõ một số nội dung cơ bản của lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc biểu hiện trên các mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ sự phân tích đó, tác giả đi tới một số kết luận: CNXH đặc sắc Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể Trung Quốc; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là một mô hình CNXH hiện thực, tuy mang tính đặc thù nhưng cũng có những giá trị phổ biến nhất định. Từ đó tác giả chỉ ra “Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng, có thể tham khảo những kinh nghiệm phổ biến từ sự phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quyết, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [76]. Các tác giả đã phân tích tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội thông qua mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” với các đặc trưng cơ bản như: sự lãnh đạo của đảng cộng sản, lấy chế độ công hữu làm chủ thể, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên, bên cạnh những nét phổ biến, nhận thức về CNXH hiện nay còn có nhiều nét đặc thù phản ánh sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để phù hợp với “mảnh đất hiện thực” ở Trung Quốc.
  • 13. 8 Trương Duy Hòa, Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [40]. Cuốn sách tập trung phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, với các đặc điểm cơ bản như: vấn đề xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố hệ thống chính trị, vấn đề hòa hợp dân tộc, vấn đề mở rộng dân chủ và nâng cao vai trò của đảng cầm quyền, vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng chính trị của một số nước tại Lào…Đồng thời, tác giả phân tích triển vọng về chính trị đối nội và đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020. Về mặt kinh tế, trong cuốn sách, tác giả đã tổng quan hai kỳ kế hoạch 5 năm từ 2001 - 2010 ở Lào, dự báo về những triển vọng kinh tế nổi bật của Lào đến 2020 và phân tích tác động của tình hình chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối với Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Giang, Xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào [71]. Các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng cộng sản cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào; phân tích về thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm về đảng và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và Lào; đưa ra những dự báo xu hướng phát triển và tác động tới xây dựng đảng cầm quyền, những quan điểm chỉ đạo và những giải pháp lớn xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào.
  • 14. 9 Vũ Trung Mỹ, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững [69]. Tác giả đã khái quát chặng đường phát triển của Cuba từ năm 1961 đến nay; phân tích những kết quả chính trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba, đồng thời, chỉ ra định hướng của Đại hội VII đối với sự phát triển của cách mạng Cuba trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nước Cuba XHCN thịnh vượng và bền vững. Đinh Công Tuấn, Mô hình phát triển Bắc Âu [105]. Cuốn sách gồm 3 chương: ở chương 1, tác giả phân tích những vấn đề tổng quan về mô hình Bắc Âu như nguồn gốc ra đời, nội dung và đặc trưng cơ bản và sự phát triển của mô hình Bắc Âu; ở chương 2, tác giả phân tích đi sâu phân tích mô hình phát triển của các nước Bắc Âu điển hình như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, trong đó, nêu bật tính phổ biến của các mô hình này như: coi trọng phân phối, thực hiện tốt các chính sách xã hội “hệ thống giáo dục miễn phí”, “hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em”, “hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động” và nhiều chính sách ưu việt khác; ở chương 3, tác giả phân tích tính đặc thù của các nước trong mô hình phát triển Bắc Âu, đánh giá những thành công và hạn chế của mô hình này và dự báo triển vọng của mô hình Bắc Âu trong những thập kỷ tới. Phạm Quý Long, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI [60]. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát những nét cơ bản của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những đặc điểm của khu vực Đông Bắc Á thập niên đầu thế kỷ XXI; đánh giá sự phát triển của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, đối ngoại, văn hóa - xã hội. Từ đó, khái quát về hình ảnh một đất nước Triều Tiên trong suốt quá trình phát triển từ 1945 đến thập niên đầu thế kỷ XXI, với nhiều nét đặc thù, nhiều vấn đề còn đặt ra trong quá trình phát triển.
  • 15. 10 Tạ Ngọc Tấn, Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa xã hội [94]. Cuốn sách là tập hợp 28 công trình nghiên cứu của các học giả Nga với những quan điểm, đánh giá, bình luận liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, song tập trung chính vào một số vấn đề cơ bản như: thứ nhất: nguyên nhân sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết, trong đó, các tác giả tập trung nhấn mạnh những nguyên nhân chủ quan; thứ hai: nhìn nhận, đánh giá và khẳng định tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, các tác giả cũng thống nhất rằng, “chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”, vì vậy, cần vận dụng và luôn luôn phát triển trong thực tế; thứ ba: các trào lưu chủ nghĩa xã hội mới; thứ tư: về triển vọng và tương lai của chủ nghĩa xã hội, các tác giả cho rằng, dù còn phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng triển vọng của chủ nghĩa xã hội là khả quan và CNXH là xu hướng đi tới của nhân loại. Nguyễn An Ninh, Về mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh hiện nay [74]. Tác giả phân tích bối cảnh Mỹ Latinh trong những thập niên gần đây, khái quát nội dung cơ bản của mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, khái quát quá trình hiện thực hóa “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở khu vực này. Tác giả cũng phân tích những vấn đề có tính phổ biến của mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đồng thời, chỉ rõ những nét đặc thù, những đóng góp mới đối với nhận thức về chủ nghĩa xã hội; những vấn đề đặt ra từ mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đối với quá trình xây dụng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bùi Thị Ngọc Lan, Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh - thực trạng và triển vọng [51]. Tác giả phân tích những đặc điểm có tính phổ biến của mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Mỹ Latinh như: “công hữu hóa những ngành kinh tế chiến lược”, mở rộng dân chủ, xây dựng hệ thống công xã nhân dân nhằm “bảo đảm cho nhân dân là chủ thể tối thượng của
  • 16. 11 quyền lực nhà nước”, chú trọng phát triển và thực hiện các chính sách xã hội như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và đảm bảo chất lượng sống của nhân dân, chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí; khôi phục và thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số nét đặc thù trong mô hình này như: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng tiến bộ của cách mạng Simon Bolivar và tinh thần nhân đạo của Thiên Chúa giáo làm nền tảng tư tưởng; giành chính quyền thông qua con đường tranh cử dân chủ, sửa đổi hiến pháp nhằm từng bước phá bỏ bộ máy nhà nước cũ… Nguyễn An Ninh, Tính phổ biến và đặc thù của các mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay [75]. Trong công trình này, tác giả trình bày những nhận thức về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong đó, làm rõ quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; nhận thức và thực hiện trước đây về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; những nhận thức mới về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Về tính phổ biến của mô hình chủ nghĩa xã hội, tác giả đã khái quát 7 điểm tương đồng thể hiện tính phổ biến, đó là: Các nước kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, đổi mới từ sự khủng hoảng của một mô hình đã không còn phù hợp; quá trình cải cách, đổi mới của các nước đều bắt đầu từ sự điều chỉnh quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; hầu hết các nước đều coi lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là nền tảng lý luận cho quá trình đổi mới quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; các mô hình đều mang dấu ấn từ “mảnh đất hiện thực” và chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội; đa số mô hình mới qua thể nghiệm đã được thực tiễn xác nhận và đạt được thành công nhất định; các mô hình đều phải đối diện với một số vấn đề thực tiễn và lý luận khá giống nhau; nhận thức về đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội thường xuyên được cải cách, đổi mới ở các nước.
  • 17. 12 Cùng với 7 điểm tương đồng về mô hình, tác giả cũng đã phân tích 7 điểm tương đồng về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội như vấn đề về vai trò của đảng cộng sản, về mục tiêu chủ nghĩa xã hội, về xây dựng nền kinh tế thị trường, về công nghiệp hóa, về quan hệ sản xuất theo tư duy mới… 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đào Duy Tùng, Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [106]. Tác giả khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, phân tích và so sánh giữa tư duy cũ và tư duy đổi mới về CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tác giả cũng phân tích quá trình vận dụng và phát triển những quy luật phổ biến kết hợp với những yếu tố đặc thù của Việt Nam để xây dựng mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa với 6 đặc trưng cơ bản được trình bày trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). Tác giả cũng phân tích những khó khăn, phức tạp và nỗ lực của Đảng ta trong quá trình đổi mới tư duy, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với cách mạng nước ta trong tình hình mới. Nguyễn Văn Oánh, Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [78]. Trong công trình này, tác giả chỉ ra một số điểm phổ biến và đặc thù về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là: con đường đi lên CNXH gắn bó mật thiết với củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, chủ quyền quốc gia; quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; nhân dân lao động ở vị trí trung tâm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân do Đảng
  • 18. 13 Cộng sản lãnh đạo trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hòa nhập với quá trình phát triển của nhân loại trên tinh thần hòa bình, hợp tác và hữu nghị; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định con đường phát triển của nước ta theo đúng định hướng XHCN. Tác giả cũng chỉ ra rằng, cùng với việc áp dụng những nguyên lý phổ biến của CNXH cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, không ngừng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để từng bước hình dung ngày càng sáng tỏ về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Nguyễn Văn Oánh, Về khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa [77]. Tác giả đã phân tích tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội thông qua việc làm rõ khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo nghĩa rộng, tức là, sự định hướng mục tiêu và con đường phát triển của đất nước theo quy luật khách quan được chủ nghĩa Mác chỉ ra: loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội và CNCS. Theo nghĩa hẹp hơn, định hướng xã hội chủ nghĩa “là con đường phát triển không tư bản”, đây là khái niệm được đặt ra với các “nước kinh tế lạc hậu”, “kém phát triển”, “các nước đang phát triển” trong bối cảnh nhân loại đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNCS trên phạm vi toàn thế giới và các nước này đã giành được chính quyền về tay nhân dân và do đảng mácxít lêninnít lãnh đạo. Từ đó, tác giả phân tích, làm rõ cơ sở khoa học của “định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẳng định tính đúng đắn và niềm tin vào sự thành công của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [85]. Trong công trình này, tác giả phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội thể hiện qua những đặc trưng của xã hội XHCN. Đồng thời, tác giả cũng phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thể hiện trong sáu đặc trưng
  • 19. 14 của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được trình bày trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Khánh Bật, Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [102]. Công trình bao gồm 2 nội dung lớn: Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thông qua hai nội dung này, các tác giả đã phân tích những quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trên cơ sở tập trung chọn lọc những quan điểm, tư tưởng của Người từ bộ sách Hồ Chí Minh, toàn tập. Từ góc độ lý luận, các tác giả đã phân tích quá trình vận dụng của Đảng ta trong việc xây dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như vận dụng những nguyên lý khoa học để hiện thực hóa mô hình đó. Phạm Đình Đảng, Tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [15]. Tác giả đã phân tích, làm rõ lý luận mác xít về tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội; thực tiễn vận động và xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong tính thống nhất và tính đa dạng. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chỉ rõ định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề hợp quy luật khách quan của sự phát triển Việt Nam. Tác giả cũng phân tích thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời, chỉ ra những phương hướng và 3 giải pháp chủ yếu đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dương Phú Hiệp, Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam [39]. Trong công trình này, tác giả khái quát lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, đặc biệt là hình thức quá độ gián tiếp. Trên cơ sở đó, tác giả đã đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là, từ một nước “nông nghiệp lạc hậu
  • 20. 15 tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, từ đó, tác giả phân tích những nhiệm vụ quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất… là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Nguyễn Quốc Phẩm, Đại hội X tiếp tục làm sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta [80]. Bài viết đã phân tích và làm rõ một số nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta qua 20 năm đổi mới. Nhận thức này đã được Đại hội X của Đảng làm sáng tỏ với việc bổ sung và phát triển một số đặc trưng mới về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng so với Cương lĩnh năm 1991, đó là đặc trưng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời, Đại hội X cũng làm rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 phương hướng cơ bản. Những đặc trưng và phương hướng được Đại hội X nêu ra vừa thể hiện việc vận dụng những quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn đổi mới của đất nước, vừa thể hiện đặc thù của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Đức Bình, Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [8]. Tác giả đi sâu đánh giá về tình hình đất nước từ khi đổi mới đến những năm đầu thế kỷ XXI, từ đó khẳng định mục tiêu và kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, tác giả chỉ rõ những phương hướng và nội dung cơ bản của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Nguyễn Trọng Phúc, Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý luận [84]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích, so sánh làm sáng tỏ một số vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về CNXH giai đoạn trước và sau đổi mới. Trước đổi mới, tác giả tập trung làm rõ những nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH trong điều kiện miền
  • 21. 16 Bắc tiến hành cách mạng XHCN và miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tác giả cũng phân tích những nhận thức về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975), nhận thức đó được thể hiện rõ trong đường lối chung được thông quan tại Đại hội IV của Đảng với việc vận dụng những nguyên lý có tính phổ biến của CNXH vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội mà việc nhận thức và vận dụng những quy luật này có những sai lầm dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tác giả đã phân tích những thành tựu nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH thời kỳ sau đổi mới, làm rõ sự đổi mới trong tư duy chính trị; tư duy kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; những chặng đường và bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH; vấn đề về lợi ích của nhân dân; về công tác xây dựng Đảng… Trịnh Quốc Tuấn, Một số vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta [104]. Tác giả đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng được trình bày trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Tác giả cho rằng, những đặc trưng này là mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bởi vì đó là một kết cấu tổng thể của xã hội ta trong thời kỳ quá độ, dựa trên sự thống nhất cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng và toàn bộ những quan hệ xã hội chủ yếu. Tác giả cũng phân tích về tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội, trong đó, “trước hết và trên hết quyền làm chủ thuộc về nhân dân, nghĩa là toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân dân. Đó chính là đặc trưng nổi bật nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đỗ Thị Thạch, Mô hình (đặc trưng) chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) [96]. Tác giả đã phân tích một số nhận thức mới về mô hình CNXH trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
  • 22. 17 nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tác giả cho rằng, những nhận thức mới là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó cũng chính là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nguyễn Văn Huyên, Mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [44]. Trên cơ sở nghị quyết Đại hội XI của Đảng, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tác giả đã phân tích, chỉ ra những điểm mới trong nhận thức của Đảng về mô hình phát triển xã hội trong thời kỳ quá độ. Tác giả chỉ rõ, chỉ có thể xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa với đầy đủ các giá trị và phẩm chất cơ bản trong hiện thực khi nó được đảm bảo đầy đủ các thành phần, các yếu tố và các điều kiện tạo nên sức sống của xã hội, cũng như xây dựng theo nguyên lý phát triển trên cơ sở các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Đó là một mô hình tổng thể với sự phát triển của các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, trình độ giải phóng con người… Để thực hiện mô hình trên, tác giả phân tích sáu giải pháp cơ bản, đồng thời nêu ra những nguyên tắc thực hiện để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nguyễn Thị Ngân, Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội và nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [70]. Tác giả đã làm sáng tỏ tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thông qua việc khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho rằng, chủ nghĩa xã hội được phát triển từ CNTB và trải qua một thời kỳ quá độ mà xét về mọi mặt của đời sống xã hội còn đan xen giữa CNTB và chủ nghĩa xã hội. Việc chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế thị trường với sự đa
  • 23. 18 dạng hóa các loại hình sở hữu, chính là những bước trung gian và quá độ để tiến tới một nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội và CNCS trong hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề vật chất và tinh thần để Việt Nam bước vào chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ hơn, từ việc xác định “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” đến “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” và đó là bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của Đảng. Thực chất “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, đồng thời, tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại. Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch, Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [81]. Các tác giả trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phân tích những điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề đặt ra, dự báo những xu hướng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới. Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [6]. Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành của CNXH hiện thực, những cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng của CNXH hiện thực trong thế kỷ XX. Tác giả cũng đã chỉ ra những đặc trưng được xác định là phổ biến, điển hình, thể hiện bản chất ưu việt của CNXH. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rõ tính giáo điều, chủ quan, duy ý chí, không bám sát vào thực tiễn và đó là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng
  • 24. 19 của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Từ phân tích thực tiễn xây dựng CNXH trên thế giới, tác giả đã chỉ rõ khả năng, điều kiện và những đặc điểm của con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam và từ đó cho phép hiểu: “chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như một cái có thể, cái cần thiết dựa trên một cái tất yếu phổ biến trên con đường phát triển do thời đại quy định. Đây là phương diện thứ nhất nhận thức cái đặc thù Việt Nam, đặt nó trong mối quan hệ không tách rời và không thể tách rời với cái phổ biến của thế giới và thời đại” [6, tr.109]. Phương diện thứ hai của cái đặc thù Việt Nam chính là “nhận thức những đặc điểm của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam” [6, tr.110]. Tác giả cũng phân tích thời kỳ quá độ và phân kỳ thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mối quan hệ giữa đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa với định hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giá trị của CNXH trong thế giới đương đại. Trần Thành, Chủ nghĩa xã hội Việt Nam - những quan điểm lý luận cơ bản [97]. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua việc phân tích, làm rõ cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI với những đặc trưng về lực lượng sản xuất, về chế độ sở hữu, chế độ phân phối và kinh tế thị trường; phân tích kiến trúc thượng tầng chính trị với nền tảng lý luận, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tác giả cũng đã phân tích những đặc trưng văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, phân tích kết cấu xã hội giai cấp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lưu Ngọc Khải, Về tính phổ biến và tính đặc thù trong đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện nay [48]. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. Về bản chất của mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù, tác giả cho rằng, đó là: “sự phản ánh khách quan mối liên hệ giữa đặc trưng chung của chủ nghĩa xã hội với những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa cụ thể
  • 25. 20 vốn rất đa dạng, phong phú” [48]. Cụ thể, về nội dung tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội, đó là: “cái chung nhất, cái đặc trưng bản chất về chủ nghĩa xã hội; tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội hiện thực biểu hiện tập trung ở bản chất, đặc trưng và mục tiêu của nó” [48], còn về tính đặc thù, đó là: “phản ánh cái riêng, đặc trưng cụ thể được vận dụng ở các quốc gia, dân tộc sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và lãnh đạo tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng những quy luật chung” [48]. Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội có liên quan trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của chủ nghĩa xã hội trong đổi mới, cải cách. Từ sự phân tích đó, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cơ bản đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực, Tính phổ biến và đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [32]. Các tác giả đã chỉ ra một số vấn đề lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù: Khái niệm, nội dung về tính phổ biến và tính đặc thù; các nguyên lý, quan điểm cơ bản có giá trị bền vững của các nhà kinh điển Mác - Lênin về con đường đi lên CNXH, luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Trên cơ sở lý luận đó, các tác giả phân tích nội dung chủ yếu của sự vận dụng và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng CNXH ở Việt Nam, một số thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra. Đồng thời, các tác giả cũng nêu ra một số phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI. Tạ Ngọc Tấn, Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - những vấn đề lý luận từ công cuộc đổi mới [95]. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát những thành tựu nghiên cứu và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời
  • 26. 21 kỳ đổi mới, đi sâu phân tích lý luận về mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Qua đó cho thấy, trong 30 năm đổi mới, Đảng đã vận dụng và phát triển sáng tạo những vấn đề có tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn nước ta, đồng thời, có những sáng tạo của Đảng tạo nên tính đặc thù trong nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội Một là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, tiêu biểu như: Trương Lôi Khắc, Tự Lập Bình, Lịch sử, hiện trạng, tương lai chủ nghĩa xã hội [47]; Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Uy, Trần Tích Hỷ, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào [110]; Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường, Ba phát triển trọng đại về lý luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội [93]; Đổng Liên Tường, Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở [107]; Vương Ngọc Giác, Tư duy chiến lược “bốn toàn diện” - phát triển mới của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [34];… Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích và chỉ ra tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về chính trị, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản với nhà nước và xã hội; kiên trì nền tảng tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng… Về kinh tế, tính tất yếu của giải phóng lực lượng sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội “Nhiệm vụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất xã hội. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải đặt lên hàng đầu việc
  • 27. 22 tập trung lực lượng phát triển sức sản xuất xã hội”; đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu “đa dạng hóa hình thức sở hữu trong đó lấy sở hữu nhà nước và tập thể là chủ đạo”; thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu;… Về văn hóa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc tôn trọng và đề cao sức mạnh của văn hóa, thực hiện phương châm “văn hóa vừa là động lực vừa là trí lực cho sự phát triển đất nước”, kết hợp hài hòa giữa tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại với văn hóa truyền thống Trung Quốc… Về xã hội, thực hiện chế độ “cùng xây cùng hưởng, làm cho thành quả phát triển đất nước đến với mọi tầng lớp nhân dân”, xoá bỏ phân cực giàu nghèo để tiến tới cùng giàu có… Bên cạnh kiên trì những quan điểm có tính nguyên tắc thể hiện tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng xác định rõ tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về chính trị, cùng với kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Trung Quốc kết hợp “tư tưởng Mao Trạch Đông”, “lý luận Đặng Tiểu Bình”, “thuyết Ba đại diện”, “quan điểm phát triển khoa học” làm nền tảng tư tưởng và kinh chỉ nam cho hành động. Trong quản lý xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương “kết hợp đức trị và pháp trị”, xây dựng “một đất nước hai chế độ”… Về kinh tế, trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc chủ trương “một bộ phận nhân dân giàu lên trước” - có nghĩa là chấp nhận có sự phân hóa xã hội trong mức độ cho phép; thừa nhận sở hữu tư nhân như một động lực của phát triển kinh tế… Đây là những điểm rất đặc thù, xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nhân dân Trung Quốc, lý luận này được gọi là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Hai là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiêu biểu
  • 28. 23 như: Chương Xổm Bun Khẳn, Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm vụ và trách nhiệm cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào [14]; Sinlavông Khutphaithun, Các yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành công của việc đổi mới kinh tế [92]; Chalơn Diapaohơ, Củng cố quyền lực Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [12]; Bosẻngkhăm Vôngđala, Một số điểm nổi bật về đổi mới văn hóa - xã hội tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [11]… Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra những đặc điểm có tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Lào như: sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong xây dựng đất nước, đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng; sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ dân chủ nhân dân…, thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, phân phối theo lao động, tính tất yếu khách quan của phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Bên cạnh tính phổ biến, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng xác định tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội như: kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Cay-xỏn Phôn-vi-hản làm nền tảng tư tưởng của Đảng; sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa; sự chuyển đổi hình thức và cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch, bình quân, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường; tập trung phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế; mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế…; tính đặc thù trong phát triển văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào… Ba là, một số công trình nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, tiêu biểu như: Admi Valhuerdi Cepero, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba và công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cuba [2]; Rosario Pentón Diaz, Về vai trò của Đảng Cộng sản Cuba trong cuộc cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba - quá trình lịch sử [87]; Maria De Jesús Calderius Fernández, Vai trò lãnh đạo và
  • 29. 24 kiểm tra của Đảng đối với Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh [65]; Salvador Valdés Mesa, Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, con đường duy nhất để củng cố vững chắc nền độc lập, tự do, phát triển, phúc lợi, sự công bằng và công lý xã hội [89]… Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cuba như: khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin; thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất, khẳng định sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế, đảm bảo nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt các chính sách xã hội hướng tới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa “phồn vinh và bền vững”. Tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội chính là nhận thức đặc điểm và bối cảnh Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó, nổi lên một số vấn đề căn bản: “Đảng Cộng sản Cuba là thành quả của cách mạng; được hình thành trên cơ sở sáp nhập tất cả các lực lượng cách mạng đã tham gia đấu tranh chống lại đế chế độc tài Batista, bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc”, nền tảng lý luận của Đảng dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô-xê Mác-ti, có bổ sung thêm những hoạt động thực tiễn của lãnh tụ lịch sử Phi-đen Cát-tơ-rô; Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước còn lạc hậu, sự bao vây, cấm vận còn kéo dài, kế hoạch hóa vẫn sẽ được ưu tiên nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát triển của thị trường, sẽ tác động vào thị trường và có tính đến những đặc điểm của thị trường; thừa nhận và thúc đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá thể, những người thuê đất… Hiện nay, Đảng Cộng sản Cuba tiếp tục cập nhật mô hình phát triển kinh tế - xã hội, thông qua chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thí điểm thành lập hợp tác xã trong hoạt động phi nông nghiệp, thừa nhận và thúc đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá thể, những người thuê đất… Nhà nước tiếp tục bảo đảm các dịch vụ giáo dục và y tế không mất tiền cho toàn dân.
  • 30. 25 Những công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số nhận thức mới về tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia hiện nay. 1.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án Thứ nhất, về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, một số công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra nhận thức mới có tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội như: Về chính trị, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của các đảng cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa…; Về kinh tế, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thiết lập chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động kết hợp với các hình thức phân phối khác, phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa…; Về văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa mới kết tinh những giá trị dân tộc và nhân loại, thực hiện tốt các chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… Những vấn đề có tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội vừa là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là sự bổ sung, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới. Thứ hai, về tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, có một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra những nhận thức riêng biệt của các đảng cộng sản về mô hình, đặc trưng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia, dân tộc. Về thực chất, đây là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Đồng thời, phản ánh sự sáng tạo của các đảng cộng sản trong việc tìm tòi, xây dựng bước đi, giải pháp phát triển riêng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi quốc gia.
  • 31. 26 Thứ ba, một số công trình đã có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự khác nhau trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau cải cách, đổi mới. Đó là sự so sánh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội được thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau đổi mới, từ đó, chỉ ra những điểm mới trong nhận thức của các đảng cộng sản. Ví dụ: nhận thức về chế độ công hữu với hai thành phần kinh tế là nhà nước, tập thể ở Trung Quốc, Việt Nam giai đoạn trước cải cách, đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo giai đoạn sau cải cách, đổi mới. Đây thực chất là làm rõ tính quy luật của quá trình nhận thức, sự phát triển lý luận của các đảng mác-xít. Thứ tư, ở những mức độ khác nhau, các công trình đã chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung. Thứ năm, mặc dù nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu được công bố ở thời điểm chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng, thoái trào nhưng các tác giả vẫn có sự nhất trí cao khi phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trên để phục vụ cho thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án. 1.2.2. Hạn chế về góc độ tiếp cận của những công trình đã công bố Những công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, xét về góc độ tiếp cận các công trình còn một số hạn chế: Một là, các công trình khi nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể
  • 32. 27 như tính phổ biến và tính đặc thù của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Hai là, có một số công trình khoa học nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, song mới chỉ dừng lại ở trong phạm vi một quốc gia cụ thể, một mô hình riêng biệt, chưa có sự nghiên cứu rộng ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chưa có sự phân tích, so sánh những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù. Như vậy, mặc dù có những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội, các mô hình về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, nhưng, chưa có công trình nào nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay. 1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án Một là, luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, đổi mới. Hai là, phân tích, làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào trong thời kỳ cải cách, đổi mới. Ba là, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thế giới và Việt Nam hiện nay.
  • 33. 28 Chương 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN 2.1.1. Khái niệm tính phổ biến và tính đặc thù Tính phổ biến và tính đặc thù là những phạm trù triết học thể hiện những mối quan hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức những quan hệ ấy. Những phạm trù này được hình thành trong tiến trình phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Trong triết học, “tính phổ biến” và “tính đặc thù” còn được gọi là “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, chúng có mối quan hệ mật thiết với cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Vì vậy, để làm rõ khái niệm tính phổ biến và tính đặc thù cần làm rõ những phạm trù có liên quan này. Theo quan điểm mácxít, “cái riêng” là phạm trù “được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định” [43, tr.237]. Cái riêng tồn tại với tư cách là một chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối với những cái khác, nó bao gồm nhiều mặt, nhiều thuộc tính cấu thành nên. Tuy nhiên, những mặt, thuộc tính tạo nên cái riêng lại có mức độ phổ biến khác nhau: có những mặt, thuộc tính chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không lặp lại ở bất kỳ cái riêng nào khác; có những mặt, thuộc tính lặp lại ở một nhóm nhỏ các sự vật, hiện tượng; có những mặt, thuộc tính có ở tất cả các đối tượng được xét đến. Những mặt, yếu tố chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không có sự lặp lại ở những cái khác được gọi là cái đơn nhất. Theo quan điểm duy vật biện chứng, “cái đơn nhất” là phạm trù “dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác” [43, tr.238]. Cái đơn nhất là tiêu chí để tạo nên sự khác biệt giữa cái riêng này với cái riêng khác.
  • 34. 29 Những mặt, thuộc tính tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. “Cái chung” là phạm trù “dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác” [43, tr.238]. Cái chung là kết quả trừu tượng và khái quát của tư duy về sự giống nhau, tương đồng mang tính tương đối giữa các thuộc tính nhất định của các sự vật, hiện tượng. Cái chung của các sự vật, hiện tượng có thể là về thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học… hay những phẩm chất trong lĩnh vực xã hội. Cái chung lại có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái chung có ở tất cả các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu thì được gọi là cái phổ biến. Cái chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật mà không xuất hiện ở những sự vật khác thì được gọi là cái đặc thù. Theo Từ điển Triết học: Mỗi sự vật riêng lẻ đều được lĩnh hội như là một cái đơn nhất. Những cái đơn nhất cũng có những đặc trưng chung, những nét và đặc tính chung vốn chỉ có ở những nhóm nhỏ các sự vật thì khi đó chúng là cái đặc thù, còn những nét đặc tính chung ấy vốn có ở tất cả các sự vật và hiện tượng, thì khi đó chúng là cái phổ biến [49, tr.190-191]. Theo các tác giả Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực: “Cái có sự lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. Cái chung có mặt xuất hiện ở một số sự vật, nhưng không xuất hiện ở những sự vật khác được gọi là cái đặc thù. Cái chung có ở mọi sự vật được gọi là cái chung nhất hay cái phổ biến” [32, tr.10-11]. Từ những quan niệm trên cho thấy, trong mỗi sự vật, hiện tượng riêng lẻ đều có những đặc tính chung, những đặc tính chung có ở hầu hết (hoặc tất cả) các sự vật, hiện tượng được xét đến thì được gọi là tính phổ biến, những đặc tính chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc những nhóm nhỏ sự vật, hiện tượng được gọi là tính đặc thù.
  • 35. 30 Mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù: tính phổ biến và tính đặc thù luôn có mối quan hệ khăng khít, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng đó gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự giống nhau cơ bản của các sự vật, các quá trình chỉ là biểu hiện của mối quan hệ khách quan sâu sắc đó. Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, - Ăng-ghen viết, - đó là quy luật… Hình thức của tính phổ biến là hình thức của sự hoàn chỉnh bên trong và, do đó, là hình thức của tính vô hạn; nó là sự liên kết nhiều sự vật hữu hạn thành cái vô hạn. Vì vậy, cái phổ biến thể hiện sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái riêng lẻ. Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù còn thể hiện ở chỗ, cái này lấy cái kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong Từ điển Triết học có viết: “Phép biện chứng của cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến nằm trong mối liên hệ của chúng, ở chỗ cái đơn nhất không thể tồn tại nếu không có cái phổ biến, cái phổ biến không thể tồn tại nếu không có cái đơn nhất và trong điều kiện nào đó, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái đặc thù và cái phổ biến, v.v…”. Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái phổ biến và cái đặc thù gắn liền với quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; với sự hình thành cái mới và sự mất đi của cái cũ. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo một cơ chế nhất định, thông qua cái đặc thù, cái đơn nhất có thể chuyển hóa dần dần thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù, cái phổ biến có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất. Trong tự nhiên và xã hội, cái mới khi xuất hiện lần đầu nó chỉ là cái đơn nhất, nếu cái đơn nhất này là tiến bộ, phù hợp, nó sẽ dần chuyển thành cái đặc thù và phát triển lên trở thành cái phổ biến. Cái cũ khi không còn phù hợp thì nó sẽ chuyển dần thành cái đặc thù, cái đơn
  • 36. 31 nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, sự chuyển hóa cái mới từ cái đơn nhất thành cái đặc thù, cái phổ biến là một quá trình lâu dài, phức tạp, với nhiều bước quá độ, trung gian, nhiều khi có cả những thất bại tạm thời. Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và cải tạo thế giới, đặc biệt, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc phân tích về mối liên hệ biện chứng này sẽ làm rõ được những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội và sự thể hiện đặc thù, độc đáo, sáng tạo những quy luật ấy ở từng quốc gia riêng lẻ. 2.1.2. Khái niệm chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm xuất hiện trước sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Theo Từ điển Tân Anh ngữ cho các nguồn gốc lịch sử (A New English Dictionary on Historical Principles) xuất bản năm 1888 của Oxford thì khái niệm về chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ông Pielơrut xơ (Pierre Leroux, 1797 - 1871) đưa ra năm 1832 trên tờ báo Le Globe. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nghĩa khác nhau, khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều công trình khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, tùy từng cách tiếp cận có thể đưa ra quan điểm khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Có một số cách tiếp cận cơ bản sau: Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên), chủ nghĩa xã hội được hiểu là: “Giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa Marx” [83, tr.173]. Theo Chủ nghĩa cộng sản khoa học Từ điển, chủ nghĩa xã hội là: Chế độ xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản. Một chế độ xã hội mà đặc điểm là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tình trạng người bóc lột người, có nền sản xuất xã hội kế hoạch hóa trong phạm vi toàn xã hội; là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa [1, tr.400].
  • 37. 32 Những cách tiếp cận trên cho thấy, chủ nghĩa xã hội được hiểu là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một chế độ xã hội ra đời thay thế cho CNTB với những đặc trưng là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất, xóa bỏ áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng, giải phóng con người… Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), chủ nghĩa xã hội được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là “trào lưu tư tưởng, học thuyết chính trị” [42, tr.517], trào lưu này được hình thành và phát triển qua hai trình độ là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học; thứ hai, chủ nghĩa xã hội được hiểu là một chế độ xã hội hiện thực, “xã hội xã hội chủ nghĩa được xây dựng trong thực tế” [42, tr.517], chế độ này xuất hiện từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và sau đó phát triển thành một hệ thống trên thế giới. Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, khái niệm chủ nghĩa xã hội được trình bày với 5 nội dung cơ bản sau: (1) Chủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của nhân dân trong sản xuất và thực thi dân chủ (quyền lực của dân); (2) Chủ nghĩa xã hội là những phong trào thực tiễn của nhân dân đấu tranh chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; giành dân chủ; (3) Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lý tưởng của nhân dân về xã hội không còn chế độ tư hữu, không có giai cấp, không có áp bức, bóc lột; nhân dân làm chủ, hạnh phúc…; (4) Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, học thuyết về giải phóng con người và xã hội, (trước Mác là “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”, từ Mác là Chủ nghĩa xã hội khoa học); (5) Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội hiện thực, do nhân dân mỗi nước xây dựng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó [4, tr.154-172]. Kế thừa từ những quan niệm trên, tác giả luận án cho rằng, thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được nhận thức theo những nghĩa cơ bản sau:
  • 38. 33 Một là, chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn, đó là những phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị, chống lại mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, đòi lại quyền bình đẳng, quyền dân chủ để nhân dân được hoàn toàn giải phóng. Những phong trào hiện thực này bắt đầu xuất hiện từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống giai cấp chủ nô và kéo dài trong các xã hội còn tồn tại giai cấp và áp bức giai cấp. Hai là, chủ nghĩa xã hội với tư cách là mơ ước, lý tưởng, khát vọng của nhân dân lao động về một xã hội tốt đẹp, không còn giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và tội ác…, con người được giải phóng, có quyền dân chủ - quyền lực của dân. Ba là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công; về xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu, không còn giai cấp và đối kháng giai cấp, một xã hội dân chủ, văn minh, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết trải qua hai thời kỳ phát triển (từ thế kỷ XVI đến trước khi chủ nghĩa Mác ra đời được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng; từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (1848) được gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học). Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực, đó là một chế độ chính trị - kinh tế - xã hội được thiết lập trên thực tế sau khi giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giành được chính quyền, từ đó xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, theo những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia. Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới ra đời từ sau thắng lợi của Cách mạng
  • 39. 34 xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trở thành hệ thống trên thế giới từ sau năm 1945 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong luận án này, khi đề cập đến “tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” thì khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được sử dụng chủ yếu với hai nghĩa: một là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết; hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là một chế độ xã hội hiện thực. 2.1.3. Khái niệm nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội Khái niệm, bản chất của nhận thức: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về hiện thực khách quan đó. Nhận thức là một quá trình biện chứng, đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Do đó, việc thay đổi, bổ sung và phát triển nhận thức là một quá trình diễn ra liên tục. Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là mục đích của nhận thức, đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Với vai trò đó, khi thực tiễn vận động, thay đổi, nó đòi hỏi nhận thức cũng phải có sự thay đổi theo, những nhận thức cũ không phù hợp sẽ bị loại bỏ và mất đi, nhận thức mới tiến bộ sẽ ra đời thay thế cho nhận thức cũ lạc hậu. Tuy nhiên, nhận thức mới không phải là sự phủ định sạch trơn đối với những nhận thức cũ mà là sự kế thừa, bổ sung, phát triển và sáng tạo tri thức mới cho phù hợp với bối cảnh lịch sử đó. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội thực chất là quá trình phản ánh các quy luật, đặc trưng, bản chất, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội vào đầu óc con người. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội có thể chia làm bốn thời kỳ chính: thời kỳ những nhà CNXH không tưởng nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời kỳ các
  • 40. 35 nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước cải cách, cải tổ, đổi mới; thời kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn cải cách, đổi mới (hay là nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội). Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là nhận thức của các đảng cộng sản về bản chất, đặc trưng, con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình thành trong quá trình cải cách, đổi mới. Đó là những nhận thức đúng quy luật, phù hợp với thực tiễn; có sự bổ sung, phát triển những nguyên lý khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; có sự khác biệt với nhận thức của các đảng cộng sản thời kỳ trước cải cách, đổi mới; có sự kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc thù; phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia và phản ánh xu thế phát triển chung của thời đại. Cơ sở để xác định nhận thức “mới” về chủ nghĩa xã hội căn cứ vào hai tiêu chí sau: Một là, căn cứ vào thời gian, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là những nhận thức xuất hiện trong thời kỳ cải cách, đổi mới (dùng để phân biệt với nhận thức truyền thống về chủ nghĩa xã hội - giai đoạn trước cải cách, đổi mới). Hai là, căn cứ vào nội dung, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là những nhận thức có sự bổ sung, phát triển so với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của các đảng cộng sản giai đoạn trước cải cách, đổi mới. Nguyên tắc của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội: khi bước vào cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản, định hướng cho toàn bộ quá trình cải cách, đổi mới nói chung và “nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội” nói riêng. Ở Trung Quốc, đó là bốn nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”; ở Việt Nam, Hội nghị Trung ương VI khóa VI (1989) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản
  • 41. 36 cho sự nghiệp đổi mới… Các nguyên tắc này được hoàn thiện trong quá trình cải cách, đổi mới, nhưng có thể khái quát chung là: Một là, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là “kiên trì” và làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sáng tạo hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Hai là, cải cách, đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia dân tộc. Ba là, cải cách, đổi mới là phải kiên trì, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đó là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc cải cách, đổi mới đất nước. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ trong nhân dân. Bốn là, nhận thức mới về CNXH không phải là quá trình phủ định sạch trơn những nhận thức trước đó mà là quá trình nhận thức toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp. Năm là, nhận thức mới về CNXH trên cơ sở lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
  • 42. 37 2.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2.2.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội Theo quan điểm duy vật lịch sử, tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội là nhận thức chung về những vấn đề có tính quy luật, những giá trị bền vững được chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra, phản ánh những nét đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà các quốc gia có thể vận dụng vào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.2.1.1. Trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là đảng cộng sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi có chính đảng cách mạng, để tập hợp và lãnh đạo toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống lại giai cấp tư sản. Bàn về vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản [62, tr.614-615]. V.I.Lênin đã kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng cộng sản, bổ sung, phát triển lý luận đó, nêu ra quan điểm về xây dựng đảng kiểu mới, theo đó, đảng vô sản kiểu mới là đội tiên phong giác ngộ và có tổ chức của giai cấp công nhân, đồng thời đoàn kết những đại biểu tiên tiến nhất