SlideShare a Scribd company logo
1 of 200
Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

           Lời Hồ Chủ tịch
“ Sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh túy
của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử
càng sớm càng có nhiều cơ hội văn hiến.
Dân tộc nào càng biết quý trọng đến sử
càng có nhiều cơ hội trường tồn. Thịnh
đấy! Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu,
chẳng vì suy mà nản. Cứ bền lòng nhìn
vào sử như tự ngắm mình trong một tấm
gương. Ngắm để vẽ, để tô, để sửa, ắt
khuôn mặt càng dễ ưa, dễ coi. Hồn núi ở
đó, hồn sông cũng ở đó. Chẳng thế mà kẻ
ngoại bang sang xâm lấn nước ta, lúc nào
cũng chỉ nhăm nhăm xóa bỏ sử sách nước
ta.
             Sử Văn Hoa nói với vua Trần Nghệ tông
             Tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly,
Trong khi mọi người đang đi lên phía
trước để chiếm lĩnh những cái mới cho
cuộc sống thì chúng tôi lại đi lục tìm quá
khứ trong các cuốn sách, các tờ báo cũ
đã phủ bụi thời gian. Có thể những điều
chúng tôi truyền đạt chưa thật hữu ích
cho các bạn. Chỉ mong một điều các bạn
hãy tôn trọng lịch sử, chính là tôn trọng
chính mình. Lịch sử báo chí đã đi những
bước dài với biết bao biến cố thăng trầm
cho các bạn hôm nay. Và cái hôm nay sẽ
là điểm tựa cho ngàymai…
   Đó là điều cần ghi nhớ!
                        Phạm Đình Lân
LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT
        NAM
 Người trình bày:Ths. Phạm Đình Lân,
Khoa Báo chí, Trường Đại học KH XH &
                  NV
Lịch sử báo chí Việt Nam
 Giới thiệu môn học
 Nội dung học
 Tiểu luận hết môn
Giới thiệu môn học
 Mục đích, yêu cầu bài giảng
 Tư liệu tham khảo
 Thời lượng học
Mục đích bài giảng
   Giới thiệu cho người học nắm được nguyên nhân ra đời
    của báo chí Quốc ngữ Việt Nam
   Giới thiệu cho người học nắm được quá trình phát triển
    của báo chí Quốc ngữ Việt Nam qua từng giai đoạn:
    1865- 1925; 1925-1945; 1945-1975 và cho đến nay.
   Ngoài những nội dung chính của từng nhóm báo, từng tờ
    báo chúng ta nghiên cứu đánh giá từ góc độ báo chí
    học,như tổ chức trang báo, sử dụng thể lọai, phong cách
    tờ báo...
   Tác động của báo chí đến đời sống chính trị, văn hóa, xã
    hội qua từng thời đoạn. Từ đó có thể có những nhận
    định, đánh giá về mối quan hệ giữa báo chí với chính trị,
    với sự phát triển văn hóa, xã hội
   Những bài học giá trj về làm báo
Tài liệu tham khảo
   Lịch sử Việt Nam, t1,t2; nxb KHXH, 1985
   LSBC Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Huỳnh
    Văn Tòng, nxb tp HCM, 2000
   LSBC Việt Nam từ 1865-1945, GS Đỗ Quang
    Hưng(cb), nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
   LSBC Cách mạng Việt Nam từ 1925-1945,
    Nguyễn Thành, nxb KHXH, 1985
   120 năm Báo chí Việt Nam, Hồng Chương
   Các sách phê bình văn học, các hồi kí của các
    nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội…
   Các tạp chí nghiên cứu
Thời lượng học
 Tổng số tiết: 60  tiết . Trong đó 45 tiết
  học tập trao đổi trên lớp; 15 tiết thực
  hành các bài đánh giá theo từng nhóm.
 Có một bài kiểm tra giữa kì, một bài kiểm
  tra hết môn
Nội dung môn học
   Những đặc điểm cơ bản của Báo chí Việt Nam
    từ 1865-1945
   Sự ra đời và tiến trình hoạt động, phát triển từ
    1865-1945 về nội dung chuyển tải, về nghệ
    thuật làm báo của dòng Báo chí công khai
   Sự ra đời và tiến trình hoạt động về nội dung
    chuyển tải, về nghệ thuật tuyên truyền của dòng
    Báo chí Cách mạng1925-1945
   Mối quan hệ tác động giữa Báo chí với chính trị,
    văn hóa xã hội…
Bài1: Mở đầu
    Báo chí xuất hiện ở nước ta muộn so với thế giới , nhưng
    có những bước đi rất nhanh, có một lịch sử phong phú, có
    sắc thái riêng biệt, gắn chặt vào những biến thiên lịch sử
    dân tộc.
   Báo chí Quốc ngữ ra đời phục vụ cho mục đích chính trị
    của thực dân Pháp. Tuy nhiên sự phân hóa phát triển lại
    theo sát từng bước đi của lịch sử dân tộc >> cuộc đấu tranh
    giữa nền báo chí nô dịch với báo chí yêu nước và cách
    mạng.
   LSBC Việt Nam còn là hình ảnh PA của lịch sử ngôn ngữ
    (chữ Quốc ngữ), nghề in…
   Là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa Đông-Tây
   Nghiên cứu quá trình phát triển của từng giai đoạn, từng
    nhóm báo, từng tờ báo. Yếu tố chính tri, khuynh hướng tư
    tưởng có tác động rất lớn. Yếu tố kinh tế văn hóa PA đời
    sống vật chất và tinh thần của con người
Cụ thể 1
   Ở nước Anh, tờ báo xb đầu tiên năm 1588 là tờ English
    Mercury. Tờ tuần báo đầu tiên là Gazette, xb năm 1665.
    Tờ tạp chí đầu tiên của nước Anh và của thế giới xb năm
    1731 là tờ tạp chí Gentlmen’s Magazine
   Ở Mỹ tờ báo đầu tiên xb năm 1960 là tờ Publick
    Occurrences. Tuần báo News-Letter (Bản tin) xb năm
    1704. Tờ tạp chí đầu tiên Saturday Evening Pots (Bưu
    điện tối thứ bảy) vào năm 1821
   Ở Pháp tờ báo đầu tiên xb 1604: La Gazette Francase;
    tờ tạp chí xb đầu tiên năm 1865: Le Journal de Savants
   Ở nước ta tờ báo đầu tiên là tờ Gia định báo, xb 1865.
    Tờ tạp chí đầu tiên là tờ Đông dương tạp chí, xb 1913. Tờ
    Nội san đầu tiên là tờ Thông loại khóa trình, xb 1888
Cụ thể 2
   Về ngôn ngữ : Thế giới 6000 ngôn ngữ (mỗi ngôn ngữ tồn
    tại ít nhất có 100 nghìn người sử dụng. Ngôn ngữ có nhiều
    người sử dụng nhất là tiếng Hoa: 1,3 tỷ người; Tiếng Anh:
    500 triệu; Hinđi, Tây Ban Nha: 400 triệu; Tiếng Nga, Ả rập:
    trên 200 triệu. Tiếng Việt: trên 80 triệu, nên cũng có vị trí
    quan trọng trên thế giới
   Chữ quốc ngữ ra đời năm 1649-1651 khi Alexandơrôt cho
    xb quyển từ điển Việt-Bồ-La và 1 quyển Giáo lý cương yếu
    bằng tiếng Việt, với mục đích hẹp hòi, thiển cận, làm công
    cụ truyền bá đạo Thiên chúa. Hơn nữa, g/c phong kiến bảo
    thủ, chỉ coi trọng chữ thánh hiền, coi thường tiếng dân tộc
    cho nên trong 1 thời gian dài chữ quốc ngữ ko phát triển
   Gia định báo ra đời là tờ báo đầu tiên thể nghiệm chữ quốc
    ngữ, cải tạo hành văn biền ngãu, nhiều điển tích
   Về văn học ; Nhiều dòng văn học ra đời, thể loại mới
   Câu chuyện thứ NHẤT
         Ngày xửa, ngày xưa…xưa… chưa lâu như cổ tích nàng
    Bạch Tuyết, như truyền thuyết chàng Gióng đánh giặc Ân
    nhưng cũng đủ dài cho miếng trầu của bà già ngồi trước bậu
    cửa tay quyệt môi đỏ thắm, cho váy đụp, váy xòe của mụ
    mõ làng truyền đạt chỉ dụ của nhà vua, lệnh của ông lý, ông
    hương…mỗi khi có chuyện,
         Bắt đầu từ khi người Tây thấy Đông Dương như một cô
    gái mĩ miều ngủ im lìm trong hoang dã. Họ đánh thức giấc
    ngủ ngàn năm của cô bằng tiếng súng, khói bom khét lẹt.
    Họ cưỡng bức bằng sức mạnh như những tay anh chị…để
    rồi cô gái phải mở mắt rướn mình tự bảo vệ và chấp nhận.
         Người Tây bắt đầu trang điểm, dọn lối đi theo cách của
    họ. Họ không thích mụ mõ làng vẩy váy bên lề đường…, họ
    không muốn ông vua ra chỉ dụ bằng quyền uy chỉ riêng
    mình. Họ muốn bàn tay họ cầm tay nhà vua. Họ muốn nói
    mọi điều cho xứ này băng cách nghĩ của họ.
         Và thế là báo chí ở cái xứ mộng mơ, đầy bí ẩn, xa lắc
    xa lơ ra đời…
1865   NAM KỲ   Đầu TKXX




       BÁO
       CHÍ
Bài 2: Chuyện về ông Ký, ông phủ Chiếu và
  ngày khai sinh tờ báo tiếng Việt đầu tiên

1.   Gia định báo
     -Thành lập ngày 15/4/1865 do Etnest
      Poteau thực hiện.
     -Công báo: có 2 phần chính:Công vụ và
      Tạp vụ
     -Quan báo: Chính quyền thực dân tìm mọi
      cách đưa báo xuống tận địa phương
Nguyên nhân ra đời
-1865 Pháp mới chiếm 3 tỉnh miền Đông (Gia Định,
 Định Tường, Biên Hòa) và một phần thành Vĩnh
 Long.
- Các cuộc kháng Pháp nổi lên (tiêu biểu nghĩa
 quân Trương Định) chặn bước chân đánh nhanh
 thắng nhanh của chúng.
-Pháp chuyển kế đánh lâu dài và chọn Nam kỳ làm
 chỗ đứng chân
-Pháp vừa dùng vũ lực quân sự vừa đưa văn minh
 phương Tây vào, trong đó có việc phát triển kinh
 tế, đô thị; mở trường thông ngôn đào tạo quan cai
 trị và xb báo chí
3. Vai trò của ông Trương Vĩnh Ký
 -1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây
  (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)>>Nam Kỳ
  lục tỉnh thuộc Pháp>>chế độ thuộc địa
 -1869 Pháp trao tòa soạn Gia định báo cho
  ông trông nom. Lý do:
 *Trương Vĩnh Ký là người theo đạo Thiên
  chúa nên được người Pháp tin cẩn
 *Là người thông minh, được coi là nhà bác
  ngữ của thế kỷ XIX
4 . Gia định báo có gì thay đổi ?
   Ngoài mục Công vụ và Tạp vụ ông mở
   thêm mục Thứ vụ để đăng thơ ca, truyện
   khảo, hài đàm, cổ tích…>>có thêm yếu tố
   văn hóa
 Về báo chí:
 -Vẫn là tờ công báo với chức năng thông
 tin tuyên truyền cho td Pháp, nhưng yếu tố
 công báo nhẹ đi
 -Có thêm nhiều người đọc
 -Có thêm nhiều người tham gia viết báo
 Hay nói cách khác: Có thêm công
 chúng
Đóng góp của Gia định báo
 Chữ Quốc ngữ:

 -Mở đầu cho việc truyền bá chữ QN cho
 nhiều tầng lớp nhân dân.
 -Tờ báo đầu tiên thể nghiệm chữ QN
 Về văn học

 -Đăng tải các tác phẩm văn học của các
 nhà văn đương thời viết bằng chữ QN:
 Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần
 Đại Học…
Về mặt chính trị, xã hội
 Gia định báo đứng trên tư tưởng thực
 dân, coi các cuộc khởi nghĩa của Trương
 Định, coi ông là giặc. Các bài viết chủ yếu
 khuyển dụ của chính phủ Nam kì vừa đe
 dọa, vừa mua chuộc
Ngoài Gia định báo còn có tờ
      báo nào được xb?
1.Phan yên báo ,
  Chủ nhân: Diệp Văn Cương, s1 xb
  12/1898 đến đầu 1899, chủ yếu tuyên
  truyền công ơn khai khẩn của Pháp
2.Thông loại khóa trình ,
  Chủ nhân: Trương Vĩnh Ký, xb 1888, dạng
  tập san, dùng để học tập
Trương Vĩnh Ký
Báo chí xb ở Nam kỳ đầu tkXX
1.Tờ Nông cổ mín đàm
-  Số 1 ra ngày 1/8/1901
-  Chủ nhân: Paul Canavajjio
-  Chủ bút: Lương Khắc Ninh>> Trần
   Chánh Chiếu>> Nguyễn Đông Trụ >> Lê
   Văn Trung…
-  Đại diện cho những người Việt đầu tiên
   bắt đầu tập làm ăn theo con đường
   TBCN
 Nội  dung của Nông cổ mín đàm
+ Thương cổ luận:
 Luận về kỹ nghệ và thương cổ>> khuyến
  khích việc làm ăn của người bản xứ: luận
  về để tằm; về trồng cây đu đủ tía; nghề
  chiếu Phát Diệm…
+ Kiến văn:
  Bài thơ mừng của các nhân sĩ lục tỉnh.
  Các bài diễn ca ngụ ngôn của chủ bút:
  “tham ăn mắc bẫy”; “thương người như thể
  thương thân”, các truyện khác…
2.Lục tỉnh tân văn
  Số 1 ra ngày 14/11/1907
 Chủ nhân: Schneider
 Chủ bút: Trần Chánh Chiếu
 Là tờ báo có quy mô nhất ở Nam kỳ, tập
 hợp những trí thức tự do, những người có
 khuynh hướng dân chủ, các doanh nghiệp,
 các điền chủ…
 Tính cách nổi bật của Lục tỉnh tân văn là:
 Chính trị, Văn hóa, Xã hội
 Trần Chánh Chiếu là người có tinh thần
 dân tộc. Làm chủ bút ông đã biết sử dụng
 kẽ hở để có những bài viết ẩn chứa những
 tư tưởng ái quốc, đả kích quan lại…
 Mục tin tức: tin trong nước và ngoài nước;
 mục thời sự kinh tế; các bài bình luận, văn
 học…
Đặc điểm của báo chí Nam kỳ đầu
             tkXX
 Xuất hiện sớm
 Có khuynh hướng xb tư nhân>> mang tính
  tự do nhất định
 Tính cách tư nhân, tính cách công giáo >>
  coi trọng thông tin kinh tế
 Chưa có nhà báo chuyên nghiệp, lực
  lượng chủ yếu là những người công giáo,
  doanh nghiệp, điền chủ
Câu chuyện thứ HAI .
     Chật vật qua hai lần đưa quân đánh rồi người
Tây cũng chiếm được thành Hà Nội và cả Bắc kỳ.
Chia miếng bánh còn hôi hổi nóng thành ba phần
khác nhau, người Tây xắn tay tranh nhau kiếm tìm
lợi nhuận. Họ tự cho mình có quyền được thò tay
vào bất cứ đâu, và người Nam phải có nghĩa vụ
dâng hiến. Người Tây buộc cô gái phải oằn mình
lao động, phải nghiến răng nhường cả hạt cơm rơi
và cả miếng trầu của bà già thiếu vôi, ít lá. Cô gái
xác xơ, phạc phờ như cành cây gặp ngày động
gió. Nhưng kỳ diệu thay tiếng nói yếu ớt của cô đã
chạm vào nỗi đau chung thế. Cái tinh lực còn lại
làm bùng ngọn lửa của bao con tim khát khao
nhịp đập tự do, khát khao tiếng nói tự do leo lét
cháy tự bao giờ…
Bài 3. Đối với Bắc kỳ người Tây có vẻ
 dè chừng hơn, cứ bắt đầu bằng bản
     báo bằng chữ Hán cái đã…

 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội…
- Pháp kết thúc xâm lược nước ta = 3 hiệp ước
+Hiệp ước 25/8/1883, triều đình Huế thừa nhận:
• Nam kỳ thuộc Pháp: từ Bình Thuận trở vào (co sanh sin)
• Trung kỳ nửa bảo hộ: từ Khánh Hòa >> Đèo Ngang (An
  nam)
• Bắc kỳ: từ Đèo Ngang ra bắc (Tonkin)
  Hiệp ước này còn từ bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao của
  triều đình Huế, kể cả với Bắc Kinh
BÁO CHÍ
Đầu TK XX              1924

            BẮC KỲ
+ Hiệp ước Patơnôt, năm 1884, căn bản
  giống hiệp ước 1883 và:
• Pháp thay mặt tđ Huế trong quan hệ đối
  ngoại
• Pháp đưa các tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh,
  Nghệ An, Thanh Hóa vào Trung kỳ
+ Hiệp ước 9/6/1885
  Pháp và Trung Quốc ký với nhau hiệp
  ước: “Hòa bình, hữu nghị và thương mại”
  tại Thiên Tân gồm 10 điều khoản, trong đó
  Pháp rút khỏi Đài Loan, Trung Quốc thừa
  nhận Pháp thống trị Việt Nam
   Kinh tế ở Bắc kỳ phát triển chậm. Trước đây chịu
    ảnh hưởng của nhà Thanh, nay thêm sự bóc lột
    của thực dân Pháp
   Ảnh hưởng sinh hoạt xã hội của nhà Thanh rất
    nặng nề, lối sống khuôn phép, chậm chạp kéo
    dài hàng trăm năm cho nên về mặt tâm lý nó
    như một bức tường chắn làm cho xh bắc kỳ
    càng cứng nhắc, nặng nề
    Khi có một luồng gió mới lạ vào không dễ
-   Đội ngũ trí thức Tây học xh muộn hơn Nam kỳ
    hơn 2 thập kỷ: Ng. Văn Tố, Phạm Duy Tốn,
    Phạm Quỳnh, Ng Tiến Lãng… Lớp thứ 2: Phan
    Anh,Ng Mạnh Tường,Hoàng Xuan Hãn, Ngụy
    Như Kon Tum, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu
    Tước…
-   Luật báo chí ở Bắc kỳ hà khắc hơn.
-   Hoạt động báo chí chịu sự chi phối của thực dân
    Pháp và triều đình Huế
 Những  thuận lợi cơ bản
 Trong những năm đầu tk XX ở Bắc kỳ xh
 nhiều phong trào yêu nước của một số chí
 sĩ. Những hđ này một mặt muốn làm cuộc
 cách mạng một mặt bước đầu đã tháo gỡ
 rào chắn, tạo điều kiện cho đời sống v.hóa
 mới thâm nhập vào
• Phong trào Đông Du Và sự thành lập các
  trường học để truyền bá tư tưởng Tây Âu
  (5/1904), do Phan Bội Châu sáng lập
- Lập các hội buôn, mở các cửa hiệu
- Chủ trương “xuất dương cầu viện” đưa con
  em sang Nhật học
- Biên soạn văn thơ tố cáo td Pháp, cổ vũ
  lòng yêu nước
• Phong trào Duy Tân (1906-1908)
- Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh
  Thúc Kháng khởi xướng
- Vận động cải cách v.hóa, x.hội
- Vận động mở trường học, dạy chữ Quốc
  ngữ…
•   Trường Đông Kinh nghĩa thục (3/1907)
-   Lương Văn Can & Nguyễn Quyền, cùng
    với Đào Nguyên Phổ, Dương Bá
    Trạc.Nguyễn Hữu Cầu, Ng. Tuấn Phong…
-   Vận động chữ Quốc ngữ, hô hào thực
    nghiệm, bài trừ thủ tục mê tín dị đoan
-   Phê phán những nhà nho thủ cựu, đả kích
    tham quan, cổ vũ lòng yêu nước…
-   Xuất bản sách
   Điều kiện bản thân báo chí
•   1882-1883 ở Hà Nội, Hải Phòng xh một số máy in hoạt
    động: Lê Văn Phúc, Đỗ Ngọc Xuân
•   X.hiện một số tờ công báo = tiếng Pháp
•   Báo = chữ Hán đầu tiên: tờ Bảo hộ nam dân
•   X.hiện một số tờ kỷ yếu, có khác hơn ở Nam kỳ là đặc
    tính khảo cứu,nghiên cứu rất sâu đậm
•   >>Người Pháp cho rằng Bắc & Trung kỳ là cái nôi v.hóa
    của người An Nam
 Báo chí Nam kỳ ra đời sớm có thuận lợi
  cho sự xh báo chí ở Bắc kỳ
• Nhiều người đã vào Nam kỳ làm báo >>
  có kinh nghiệm
• Được học tập ở nước chính quốc >> dấu
  ấn, kỹ nghệ làm báo
Một số tờ báo tiêu biểu
1.Đại Nam Đồng văn nhật báo
-   Bằng chữ Hán
-   Theo ông Dương Quảng Hàm>số đầu tiên xb 1892
-   Theo ông Tần Huy Liệu> xb 1893
-   Theo số 171(27/1/1895) còn lưu giữ được, lần ngược thời
    gian có thể ra đời vào năm 1891
-   Do Schneider sáng lập; chủ bút Đào Nguyên Phổ
-   8 trang, khổ 240x160mm, giá 2xu, phát hành khắp Bắc &
    Trung kỳ
1.Đại nam Đồng văn nhật báo (tiếp)
- Mục đích: Thông tin các vấn đề cần thiết như
  những tờ công báo khác. Ngoài ra còn có mục
  “Quan lại thuyên chuyển”, “Quan lại thăng
  trưởng”, “Các tỉnh hóa giá”….Các bài k/c về
  ruộng đất, về hương thôn… Một số bài phổ biến
  kiến thức, khkt của phương Tây: cơ khí, hóa học,
  sinh vật
- Nằm trong sự kiểm duyệt của Pháp
- Đến số 793 ngày 28/3/1907 thêm phần chữ
  Quốc ngữ và đổi thành tờ Đại nam Đăng cổ tùng
  báo
2.Đại Việt tân báo
-   Số 1 ra ngày 7/5/1905
-   Chủ nhiệm: Etnest Babuyt
-   Chủ bút: Đào Nguyên Phổ
-   Là tờ báo tư nhân nhưng được chính quyền bảo
    hộ đỡ đầu
-   Có in phần chữ Quốc ngữ đầu tiên ở phía Bắc
-   Được một số cây bút có tiếng: Phan Chu Trinh,
    Nguyễn Tư Giản, Dương Lâm góp bút, cũng là
    điều kiện mở đầu cho các nhà nho yêu nước tiếp
    xúc với loại hình văn hóa mới lạ này
3.Đăng cổ tùng báo
-   Tờ báo được chính phủ bảo hộ nhượng lại theo ý muốn
    của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, từ tờ Đại nam
    Đồng văn nhật báo
-   ½ bằng chữ Hán do Đào Nguyên Phổ phụ trách, ½ bằng
    chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách.
-   Số 1 của Đăng cổ tùng báo là số 793 của ĐNĐVNB
-   Có nhiều bài viết khích lệ lòng yêu nước = nhiều hình
    thức: khuyên dân ta làm ruộng, học chữ quốc ngữ,trồng
    dâu dệt vải…
Một số tờ báo tiêu biểu
3.Đăng cổ tùng báo (tiếp)
-   Tuy nhiên ĐCTB vẫn do thực dân Pháp nắm cho nên
    nhiều bài viết tán dương Pháp, đả kích lòng yêu nước,
    của những tên tham quan
-   Số cuối cùng ra ngày 14/11/1907 cũng là lúc phong trào
    ĐKNT trải qua cơn khủng hoảng và bị tiêu diệt
-   ĐCTB bộc lộ khuynh hướng chính trị: không ủng hộ
    phong trào ĐKNT mà còn xh tính nô dịch để khi có đk trở
    thành tờ báo chính thống của nền báo chí thuộc địa. Nó
    đã dọn đường cho các tờ báo nô dịch xh sau này
-   Từ 1907-1912 ở Bắc kỳ chỉ có tờ Việt Nam quan báo
Bài 4: Cái mũ phớt cấp tiến linh hoạt của
 ông Vĩnh, cái ba toong cẩn trọng của ông
  Quỳnh và con mắt xảo quyệt của A. b.
                   Saraut
1.Tại sao tờ Đông Dương tạp chí xuất bản sớm
  hơn dự định
- Phong trào đấu tranh vũ trang của nghĩa quân Yên Thế
  ngày càng phát triển
- 1911 cách mạng Tân hợi (TQ) thắng lợi >> Phan Bội
  Châu cho rằng đây là cơ hội cho CMVN > Ông quyết
  định giải tán hội Duy Tân > thành lập “Việt Nam Quang
  phục hội với tôn chỉ: “đánh đuổi quân Pháp, khôi phục
  nước VN, thành lập Cộng hòa dân quốc VN”
- Gây một số vụ nổ để đánh thức đồng bào yêu nước. Hai
  vụ nổ ở Hà Nội ám sát Toàn quyền Đông dương Al bert
  Sarraut và tên tay sai đắc lực ở Thái Bình.
- Pháp muốn đặt một chế độ cai trị lâu dài bằng văn hóa.
  Một quốc gia cải lương để hòa bình, thu phục
- Thế chiến I đang đến gần, người Đức đang
  tìm mọi cách gây thanh thế >> người Pháp
  cũng cần có một tờ báo để tuyên truyền
- Về phương diện xh có sự phát triển, một số
  đô thị hình thành, có lớp trí thức mới, tầng
  lớp tiểu tư sản ngày càng đông…
- Muốn tiếp xúc văn hóa nhanh để thu phục


        Schneider và Nguyễn Văn Vĩnh đang ở Nam
    kỳ liền trở ra Bắc được Chính phủ giao xb tờ
    Đông Dương tạp chí
2.Diện mạo tờ Đông Dương tạp chí

-   Số 1(15/5/1913), tuần/số, 16 trang > 24 trag > 32
    trag, khổ 265-185mm
-   Ấn bản đặc biệt của LTTV tại Bắc kỳ & Trung kỳ
-   Chủ nhân: Schneider; Chủ bút: Nguyễn Văn Vĩnh
-   Cộng tác viên là những học gia: Phan Kế Bính,
    Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố,
    Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Hữu
    Tiến, Dương Bá Trạc, Thân Trọng Huề,…
…’’Đời người mờ mịt; thoắt đến thoắt đi, biết đâu là
phúc, biết đâu là họa; biết đâu là thị, biết đâu là
phi… Sao chẳng như hơi thở của đất trời, đã không
nổi lên thì thôi, đã nổi lên sẽ ra muôn giọng. Gặp
hang, gặp rừng rú: gào, gầm thét; gặp hốc, gặp
bọng, gặp ao sâu, vũng cạn: nỉ non, rù rì; lúc buồn
nức nở lúc thì hiu hiu… Sao chẳng khiến cho hình
hài như cây khô, lòng như tro lạnh… Đời người mờ
mịt, há phải riêng ai mờ mịt… Ôi thôi! Khó thay! Khó
thay!... Ai biết nẻo về? Nẻo về giăng sương!...’’

    Lời đạo sĩ Thanh Hư
                  Tiểu thuyết: Hồ Quý Ly
                Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
3.Nội dung chính của ĐDTC
-   Tuyên truyền cho sức mạnh của đại Pháp, xd
    một tinh thần phục Pháp, thân Pháp hòng làm
    nguội lạnh những phong trào đấu tranh vũ trang
-   Gây lòng tự ti an phận, coi sự áp bức đè nén của
    th/dân Pháp là điều dĩ nhiên

    Để thực hiện, người Pháp đã tích cực truyền bá
    rộng rãi về văn hóa Tây Âu, coi nó như liều
    thuốc biệt dược về tinh thần để đẩy lùi v/h
    phương Đông đã có hàng nghìn năm. Thổi một
    luồng gió mới lạ về v/h và t/t, nhằm một cuộc
    thống trị lâu dài
4. Các g/đoạn hoạt động của ĐDTC
- gđ1:s1(15/5/1913)- s85(31/12/1914
 Tin tức thời sự, các bài c/l khen Pháp, phục Pháp, bài xích
 nước Nam


- gđ2:s86(10/1/1915)-s102(31/12/1916)
 Khuynh hướng đề cập v/h, t/th Pháp dịch ra tiếng Việt.
 Những bài luận về l/s văn minh, khảo cứu về phong tục tập
 quán, luật lệ
Đóng góp của ĐDTC
1.Đối với sự phát triển báo chí
- Là tờ báo hoàn toàn=tiếng Việt đầu tiên ở
  Bắc kỳ
- Là tờ tạp chí đầu tiên
- Là tờ báo đúng nghĩa: sử dụng nhiều thể
  loại, đời sống xh được PA từ c/trị, k/tế, sh
  xã hội, v/học, l/sử…
2.Về văn hóa.
- Chuyển tải nhiều bài viết về văn minh
  phương Tây, nhất là nước Pháp thông qua
  các bài dịch, khảo cứu luận đàm của các
  học giả
3.Về ngôn ngữ
- Có bước tiến dài trong việc phát triển ngôn
  ngữ
Nước Nam ta về sau
hay, hay dở cũng là ở chữ Quốc ngữ

              Nguyễn Văn Vĩnh
Một vài đặc điểm chính trị
1.Công khai chống bạo động cách mạng, lo sợ bạo
  động. Ra mặt xỉ vả, bôi nhọ những người cách
  mạng.

2.Chủ trương trung nghĩa với Pháp. Biện minh rằng
  họ có cầm trong tay lợi ích là để đền bù công ơn
  khai hóa

  “ Ta là phận kẻ yếu, số kiếp thế nào cũng
  phải có người đè nén, mà nay được một
  người đè nén có lương tâm ấy, thực là
  được một ông thầy giỏi lại muốn ta hay”
                            ĐDTC,s2,1913
Một vài đặc điểm chính trị
  “ Phải biết cơ còn mất là ở ta, không ở
  người. Còn người thì còn nước, còn đẻ thì
  còn người, còn ruộng đất mà cày cấy thì
  còn đẻ được. Mà may sao! Đất của ta thì
  lại chỉ có tay ta cày cấy được mà thôi. Đó
  là cái cơ vẫn còn chớ không mất được.
  Người Lang Sa sang đây, dẫu có cái quyền
  lợi trong tay để bù cái công khai hóa cũng
  chỉ thu được cái thương quyền, cái chính
  trị quyền mà thôi”
                                ĐDTC,s3,1913

3.Đề cao chủ nghĩa Pháp-Việt, cho rằng người Pháp
  biết thương nòi giống, người cách mạng là những
  kẻ làm loạn
Tạp chí Nam Phong
1. “Đông Dương hết thời, Nam Phong nổi
  gió.”
- Chiến tranh TG1 chấm dứt, tình thế có nhiều
  thay đổi
- ĐDTC chống CM một cách thô bạo, nịnh tây trơ
  tráo. Tán dương khai hóa mà ko để ra cải cách
  chế độ chính trị - xã hội
- Toàn quyền A.b. Sarraut có ý đồ chính trị, chủ
  trương xây dựng một chế độ thuộc địa dựa trên
  tư tưởng dân tọc cải lương với chính sách Pháp
  – Việt đề huề
-   Chủ nghĩa dân tộc cải lương là gì?
    *Thực ra, CNDTCL là CNCL của g/c tư sản bản
    xứ ở xứ thuộc địa
    Lê – nin cho rằng: “CNCL là người ta chỉ cổ động
    để thực hành những sự cải tiến mà ko đòi tiêu
    diệt những cơ sở chủ yếu của g/c thống trị cũ;
    thực hành những sự cải tiến phù hợp với sự duy
    trì những cơ sở đó”.
    *Đặc điểm của CNDTCL ở nước ta lúc đó là chỉ
    yêu cầu những điều sửa đổi trong khuôn khổ chế
    độ thuộc địa, cải cách từng phần mà ko đả động
    gì chủ quyền của nước Pháp trên đất nước ta >>
    chống mọi hình thức đấu tranh cách mạng, đấu
    tranh bằng bạo lực của quần chúng nhân dân.
-   Pháp đã lợi dụng triệt để CNDTCL này của g/c tư
    sản VN để đề ra một tư tưởng chính trị với chính
    sách hợp tác “Pháp – Việt đề huề”, “Pháp – Nam
    hợp tác” do A.b. Sarraut đứng đầu:
    “Tôi thương dân như cha thương con,
    Dân đã quá mến ta mà gọi ta là cha hiền. Người
    cha nào lại nỡ bỏ con
    Nay người tây và người Nam phải hiệp lực mà
    làm cho xứ này được lợi, dân này được sung
    sướng, vậy thì đôi bên định làm gì và phải làm
    thế nào”
                   Phát biểu của A.b.Sarraut trước
                         Hội Khai trí tiến đức thành
                       lập 1918
Tạp chí Nam Phong ra đời.
   A.b. Sarraut giao cho Loui Marty
– Giám đốc Phòng An ninh Chính trị
Đông Dương điều khiển
   Chủ bút: Phạm Quỳnh
Những nội dung cơ bản của tạp chí
          Nam Phong
   Nam Phong tuyên bố trong “Mấy nhời nói đầu”
    rằng: Bản báo ko phải là cửa hàng thập cẩm, đủ
    các mặt hàng để bán cho trẻ con, người nhớn,
    cậu học trò, ông làm quan, nhà cầy ruộng, người
    bán buôn…
    Mục đích của NP là muốn “gây lấy một nền học
    mới để thay vào đó cái nho học cũ”, cho nên bản
    báo là “cái cơ quan riêng cho bọn cao đẳng học
    giới, gồm cả những bậc cựu học cùng tân học
    mà dung hòa làm một”
    Phạm vi NP đề cập “gồm những sự học thuật tư
    tưởng đời xưa đời nay cùng những vấn đề quan
    trọng trong thế giới bây giờ”
 Nội dung NP đề cập 13 lĩnh vực khác
 nhau: NP viết về NP; Triết học; Tôn giáo;
 Xã hội; Chính trị; Kinh tế; Giáo dục; Văn
 học; Lịch sử; … khoảng 1500 bài
 Các bài viết dưới dạng luận thuyết, biên
 khảo, nghị luận mang tính khái luận cao.
 Một phần dành cho sáng tác v/học; các
 bài viết tùy bút văn chương của các tác
 giả đương thời.
Một số đặc điểm chính trị của nhóm
           Nam Phong
   Chủ trương tập hợp bọn “thượng lưu”, “thức giả xã hội”,
    coi đây là lớp người có năng lực trong xh
   NP ra đời “ra sức gây lấy một cao đẳng học thức mới”
    thay vào đó cao đẳng học thức cũ đã tàn tạ, lạc hậu >>
    học thức mới là sự dung hòa cái cũ & cái mới
         Lý lẽ: cây có gốc >> mới vững
                     có ngọn >> mới phát triển
                 ko có gốc >> dây leo
                 ko có ngọn >> mục nát
    Liên kết tư sản & phong kiến chống lại cách
    mạng
Nữ giới chung
1. Ý tưởng xb một tờ nữ báo.
- Xuất hiện mục “Nhời đàn bà” trên Đăng cổ tùng báo và tiếp tục trên
   tờ “Đông Dương tạp chí”.
- Cũng trên ĐDTC số 35-8/1/1914, Nguyễn Văn Vĩnh viết: Giả thử chị
   em ta rủ nhau được lấy răm ba người như chị Bồng em nữa, thì dễ
   chúng ta lập nổi được một tờ phụ trương riêng của báo DDTC gọi là
   Nữ báo.
- Với 6 người:
+ Chị em thì giữ bài đại luận đầu báo
+ Em xin nhận mục Tạp luận
+ Một chị nữa giữ mục “Công kích râu mày”
+ Một chị nữa mỗi tuần đặt mỗi chuyện cho đàn bà, trẻ em xem tiêu
   khiển
+ Một chị nữa coi việc tạp sự về nữ giới: chuyện cưới xin,sinh nở,trầu
   cau, bánh trái, cỗ bàn, khăn áo thêu thùa, chùa chiền điện phủ, hội
   hè, đàn hát, trang điểm, học hành…
- Cách thức:
+ Trước hết mỗi tuần hãy thử để riêng cho chúng
  ta 4 trang cuối báo, sau này báo quán chủ nhân
  xét, hễ chị em mình giữ được phần việc cho đều,
  kỳ nào cũng có đủ các mục, thì xin ngài mở cho
  hẳn một phụ trương
- Thế nhưng, “Nhời đàn bà”-Đông Dương tạp chí
  s39-12/2/1914:
 “Còn như việc lập nữ báo phụ trương, bản quán
  còn phải đợi ít lâu nữa, vì người soạn báo đã
  vậy, lại còn phải có người xem. Nay các bà mua
  báo còn ít quá, chẳng lẽ lập một trương riêng
  cho vài mươi bài
2. Nữ giới chung ra đời.
- Số 1, 1/2/1918 (thứ 6)
- Tờ báo phụ nữ đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng
  trong lịch sử b/c VN
- Số cuối ra ngày 19/7/1918. Tồn tại đc 5 tháng 19
  ngày, tổng 22 số
- Mỗi số 24 trang, khổ 29x41, in 4000 bản/số
- Nữ giới chung là Tiếng chuông của giới nữ
3. Tôn chỉ mục đích.
- Vun trồng gốc luân lý: cách ăn thói ở, đúc cái gương đạo
   đức, soi chung với bạn má đào
- Trau dồi biết lẽ thường: Lược khái những học thuật xưa
   nay, hiện trạng trong ngoài, cuộc đời biến đổi làm sao,
   q/hệ thế nào, thích hợp với trình độ đờn bà nước ta mà
   có kiến thức tương đương với người nam tử
- Gây dựng cuộc công thương
- Liên lạc mối cảm tình: Bắc-Trung-Nam là một đoàn thể
   lớn, cho rộng đường phổ thông, mau tiến bộ
4. Chủ nhân: Henri Blaquiere
  Tổng lý: Trần Văn Chim, người trông coi
  chính, kể cả tài chính
  Chủ bút: Sương Nguyệt Anh, trông coi bài
  vở
  Phát hành: Lê Đức
5. Các chuyên mục:
- Xã thuyết: *Vị trí vai trò người phụ nữ
                   *Nữ quyền và nam nữ bình quyền
- Học nghệ: Phổ biến những nghề nghiệp chuyên môn, làm
   muối,mắm, bông, đường, nhuộm,nuôi cá, dầu thơm, chụp hình,đồ
   hộp
- Gia chánh: May vá, nấu nướng, nuôi dạy con, chỉ bảo đứa ăn kẻ
   ở…(ứng xử trong gđ & xh)
- Văn uyển: Thơ ca, văn tế, câu đối… Bao gồm thơ xưa (Hồ Xuân
   Hương, Bà huyện Thanh Quan..) và thơ của các tác giả thời nay.
- Tạp trở: Lời cách ngôn, chuyện khôi hài…
- Thời đàm: Tin thời sự, với “ trọng sự thiệt, hay khen hèn chê”
- Truyện ký: Giới thiệu các gương liệt nữ, phụ nữ đức tài
- Tiểu thuyết: Đăng liên tục 2 tiểu thuyết Băng thuyết nhân duyên và
   Truyện một ngàn và một ngày
- Đồng thoại: Lựa chọn những chuyện hay cho các bạn thiếu niên
Chủ bút Sương nguyệt Anh
-   Tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, sinh 1/2/1864, tại Bến Tre, con gái
    thứ 5 cụ Đồ Chiểu, nhà thơ mù chống ngoại xâm cho đến ngày tạ
    thế
-   Nguyệt Anh khôi ngô khỏe mạnh, dịu dàng,ăn nói lễ phép thông
    minh, học giỏi.
-   Nghỉ học, ở nhà chăm lo việc gia đình, giúp đỡ cha trồng thuốc &
    chữa bệnh vừa tranh thủ học thêm
-   1888, 24 tuổi, Ng. Anh sánh duyên cùng ông Phó tổng Hòa Quới,
    tỉnh Gia Định góa vợ, tên là Ng. Văn Tính (Cai Tính), ăn ở hiền lành.
    Ít lâu sau thì bố mất.
-   Hai vợ chồng sinh đc 1 người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Vinh,
    sau này là mẹ vợ của Phan Văn Hùm
-   Sinh con chưa đc bao lâu thì chồng mất. Bà thêm chữ Sương trước
    bút hiệu để nêu rõ người đàn bà góa bụa (sương phụ), quyết chí ở
    vậy thủ tiết nuôi con.
-   Bà hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu,
    bán vườn đất giúp thanh niên xuất dương du học…
-   Cuối năm 1917 bà lên Sài Gòn
-   Ngày 1/2/1918 Nữ giới chung ra đời, bà làm chủ bút
-   7/1918 Nữ giới chung đình bản. Bà đc mời làm chủ bút
    Đèn Nhà nam, nhưng bà từ chối
-   Đầu 1919 bà về Ba Tri ở với người em trai út là ông Ng
    Đình Chiêm. Sức yếu, mắt bị bệnh mù giống cha, bà vẫn
    dạy chữ Hán và làm thuốc chữa bệnh giúp đời
-   Bà mất ngày 4/1/1921, thọ 57 tuổi
   Câu chuyện thứ BA.
        Bà già ngồi nhai trầu tiếc ngẩn tiếc ngơ chiếc
    váy đụp váy xòe cứ vá rồi lại rách. Ông già môi
    vẩy điếu thuốc dài mà người Tây vừa bố thí.
    Trong bụng ông thầm nghĩ, người Tây tài thật, tài
    thật…nhưng ông cũng ghét nó, ghét cái mặt câng
    câng, ghét cái bụng thâm hiểm, ghét cái hành xử
    không có tình người…
        Nhịp thở của đời sống xã hội gấp gáp, nhanh
    hơn trước, nhiều chuyện phức tạp hơn trước. Phải
    nghe, phải biết, phải viết khác …
        Báo chí vẫn bị chiếc chăn thuộc địa
    trùm lên, nhưng đã trở mình…
Báo chí Việt Nam, 1919 - 1924
1.   Những biến đổi về c/trị, k/tế, xhội…
-    Pháp khai thác thuộc địa lần 2 với quy mô lớn và
     có chiều sâu, coi trọng đầu tư công nghiệp, mở
     đồn điền xd giao thông. Mở nhà ngân hàng ĐD
     để nắm huyết mạch kinh tế Việt Nam
-    Pháp không chủ trương xd các nhà máy lớn tại
     bản xứ. Một số xí nghiệp, công xưởng mang tính
     dịch vụ, thương mại…
-    Không xóa bỏ nền kinh tế cổ truyền mà duy trì
     các quan hệ đó

     Một nền k/tế hòa trộn, xen ghép, hỗn hợp giữa
     q/hệ tư bản thực dân & q/hệ phong kiến >> t/c
     th/địa nửa pk càng thêm đậm nét >> mâu thuẫn
     ngày càng phát triển
 Giai cấp địa chủ nắm trong tay hầu hết
 ruộng đất (9% chủ ruộng >> 50%S c/tác),
 người tiểu nông chiếm 90% >> 40% S
 canh tác >> chúng ra sức bóc lột
 Hình thức: tô đong
             tô rẽ
 Người nông dân phải đóng 50%- 75%
 Chúng cho vay nặng lãi: vay thóc, 50-
 100%; vay tiền: ngày lãi 10%, tháng 20%,
 năm 30%...
   Giai cấp tư sản hình thành
-   Tư sản VN có mặt rải rác trong một số ngành:
    bông vải sợi, nhuộm, đồ gốm, làm sơn, ép dầu,
    làm đường, sửa chữa ô tô…
-   Bắc kỳ có nhà tư sản Bạch Thái Bưởi kinh doanh
    vận tải đường thủy, mỏ than…
-   Nam kỳ có tầng lớp đại địa chủ nắm trong tay
    hàng nghìn mẫu ruộng. Trần Trinh Trạch ở Bạc
    Liêu có 10.000 mẫu ruộng; Trương Vawb Bền,
    Ng Thanh Liêm có xí nghiệp ép dầu, nhà máy
    xay…
-   Một số lập hội buôn, mở xưởng kinh doanh theo
    lốiTBCN
Tư sản VN rất nhỏ yếu, vốn chỉ
chiếm 5% vốn TBNN >> bị chèn ép
nhưng lại có liên hệ; bị CNPK cản
trở nhưng lại dính líu với bóc lột
kiểu pk.

   TSVN thường có 2 mặt: Muốn
chống ĐQ & PK, đòi quyền dân tộc,
dân chủ. Mặt khác dễ ngả theo
đường cải lương để bảo vệ quyền lợi
g/c
2. Tình hình xb báo chí
- Các tờ báo ra đời thời kỳ trước vẫn tiếp tục
  xb
- Số lượng : có 26 tờ báo & t/c mới ra đời
- Tính chất : Ngoài loại báo c/trị, k/tế, tôn
  giáo như thời kỳ trước thì loại báo k/tế có
  xu hướng phát triển của TSDT; xh loại báo
  về v/hóa, g/dục, k/học… chiếm ¼ tổng số
- Có 6 tờ báo = tiếng Pháp do người Việt chủ
  trương theo xu hướng c/trị khác nhau.
  Trong đó có tờ k/hướng d/tộc & XHCN
  chống thực dân là tờ La Cloche Felée
3. Đặc điểm
- Phát triển nhanh cả về số & chất lượng
- PA phần nào đời sống xh VN sau ch/tranh
- X/hiện báo của g/c TSVN.
- Chấm dứt thời kỳ b/c chính thống độc
  quyền
Diện mạo một số tờ tiêu biểu
1.   Thực nghiệp dân báo
-    Tờ báo của nhóm nhà tư sản:
     Ng Hữu Thu, chủ tầu buôn & chủ thầu ở Hải Phòng
     Bùi Đình Tá, Giám đốc Cty Đông Ích hội.
     Bùi Huy Tín, Đại lý & chủ thầu ở Hà Nội
-    S1(12/7/1920), mấy tháng đầu xb 3ky/tuần sau đó ra
     hàng ngày, 4 trang, đến 24/9/1933 đình bản
-    Chủ nhiệm kiêm q/lý: Bùi Huy Tín > Mai Du Lân
             Chủ bút: Trần Văn Quang > Bùi Đình Tá.
-   Thời kỳ đầu TNDB thường đăng bài kỹ
    thuật trồng trọt và k/thuật tiểu công
    nghiệp. Hô hào mọi người đi vào con
    đường “thực nghiệp”, PA tình tình “đói
    khát về công nghiệp” của g/c tư sản. Yêu
    cầu Nhà nước Bảo hộ dạy khoa học công
    nghệ”, mở trường thương mại thực hành
    Báo cũng đòi hỏi g/c tư sản VN được phép
    xd nhà máy, góp cổ phần lập xí nghiệp,
    phát triển k/tế & xuất nhập khẩu hàng hóa
    Thời kỳ sau báo đề cập cả k/tế & c/trị
2. Khai hóa
- Sáng lập: Nhà TS Bạch Thái Bưởi
- S1(15/7/1921), xb hàng ngày, 6/1928 đình bản
- Chủ nhân: Lê Văn Phúc >> Đỗ Thận >> Lê Sĩ Tố
- Chủ bút: Hoàng Tích Chu >> Đỗ Thận
- Khai hóa xác định: “Báo là báo tin…cho quốc dân biết
những tin hay, tin lạ ở trong nước, ở các xứ lân bang có
liên lạc với ta và ở khắp mặt địa cầu, ấy là chủ nghĩa
khai hóa”.
- Khai hóa cho rằng: “Công cuộc khai hóa là của c/phủ
Bảo hộ, là điều mong mỏi của Đức Kim thượng đã nhiều
lần bày tỏ, và là điều mà người trí thức thượng lưu trong
nước ai ai cũng để tâm để lực vào”
Như vậy Khai hóa ko chỉ nói
q/điểm cá nhân mà phát ngôn có t/c
đại diện cho cả g/c TS Việt Nam,
tuyên truyền ca ngợi chính sách
khai hóa của Pháp, tỏ lòng biết ơn
nhà nước Bảo hộ, xin TD Pháp ban
bố một số cải cách về k/tế, c/trị có
lợi cho g/c tư sản dân tộc
3.La cloche Felée (Tiếng chuông rè)
- Người sáng lập: Nguyễn An Ninh
- Lợi dụng luật báo chí 1881 quy định ra báo tiếng
  Pháp ko phải xin phép, chỉ cần người đứng ra có
  quốc tịch Pháp
- Với danh nghĩa “Cơ quan tuyên truyền tư tưởng
  Pháp”, báo ra S1(10/12/1923), tại Sài Gòn, xb
  hàng tuần vào t2, 4 trang
  S1-S19: Ng An Ninh làm chủ bút & GĐ
  S20 trở đi : Phan Văn Trường làm GĐ
  S62(3/5/1926) báo đổi tên là L.Annam đến s182
  (2/2/1928) đình bản
-   Báo kịch liệt công kích chế độ thực dân tàn bạo,
    gây lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta đối
    với bộn thực dân Pháp, lên án các c/ty tư bản độc
    quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền nấu rượu,
    khai thác tài nguyên thiên nhiên
-   Báo lên án nhà vua bù nhìn Huế, phê phán quan
    niệm cho rằng uy quyền Hoàng đế mất đi thì nòi
    giống cũng tan rã, tiêu biểu là nhóm Nam Phong
-   Báo kêu gọi lòng yêu nước, đề cao ý thức độc lập,
    tự chủ của dân tộc ta. Kịch liệt lên án CN “Pháp -
    Việt đề huề” nhằm phá hoại các phong trào yêu
    nước của nhân dân ta…
Nguyễn An Ninh
       - Sinh năm 1900 tại Long An
       - Bố là Nguyễn An Khương, làm nghề
        k/d khách sạn có liên hệ và bạn cùng
        Phó bảng Ng: Sinh Sắc & Phan
        Chu Trinh
       - 5/6/1911 Ng: An Khương dắt tay cậu
        bé Ninh ra bến Nhà Rồng tiễn anh
        Ng: Tất Thành…
       -1908 NAN học trường thây Dòng
        do Hội Truyền giáo.
       -15 tuổi làm biên tập viên cho một
        tờ tin Sài Gòn
-1916 tốt nghệp bằng
                                      ưu và ra Hà Nội học
                                      Cao đẳng Y dược.
                                      -18 tuổi sang Pháp
                                      học & hoạt động trong
                                      nhóm Ngũ long.
                                      -Tham gia diễn thuyết
                                      viết báo tố cáo chế độ
                                      thực dân tại các
                                      nước thuộc địa
                                      - Lấy vợ lần thứ nhất



Nhóm Ngũ long: 1. Phan Chu Trinh
               2. Phan Văn Trường
               3. Nguyễn Thế Truyền
               4. Nguyễn Ái Quốc
               5. Nguyễn An Ninh
-5/1922 NAN về nước bắt đầu
 chặng đường h/đông yêu nước
 đầy cam go nguy hiểm
-1923 ra báo La cloche Felée
-24/3/1926 bị bắt lần 1
-1/7/1927 được trả tự do
-14/10/1928 bị bắt lần 2.
-3/10/1931 ra tù
-1933 sáng lập La Lutte
-1936 vận động = lập tổ chức
 Đại hội Đông Dương
-1937 bị bắt >> 1939 vào tù
-10/1939 lại bị bắt và địch cho anh
 là một trong những tù chính trị
 nguy hiểm
-10/1940 địch đày anh ra Côn Đảo
-1943 anh hy sinh
“Nguyễn An Ninh là   nhà yêu nước vĩ đại, là
một trí thức tầm cỡ nếu chịu khuất phục bọn đế
quốc chắc ông sẽ giàu có và sống vương giả.
Nhưng vì yêu nước thương dân ông đã đi vào
quần chúng lao khổ, vận động họ chống lại đế
quốc và tay sai.”
                          Cố TBT. Nguyễn Văn Linh

    “ Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một
chiến sỹ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu
tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở
cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà
lãnh đạo một cuộc cách mạng , cho nên chúng ta
phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của
một nhân vật có tầm vóc lịch sử.”
                         Cố TT. Phạm Văn Đồng
BÁO CHÍ VIỆT NAM 1925-1945



1925   BÁO CHÍ CÁCH MẠNG 1945

       BÁO CHÍ CÔNG KHAI
Câu chuyện THỨ4.
Đầu thế kỷ anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước. Gia sản mang theo chỉ có hai
bàn tay trắng và tấm lòng yêu nước thương dân.
Nay trở về lãnh đạo cách mạng làm nên cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám đánh đuổi thực dân,
dành lấy độc lập tự do cho dân tộc. Báo chí Cách
mạng do Người sáng lập là vũ khí tuyên truyền, là
ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi
đến ngày thắng lợi.Báo chí cách mạng thực sự trở
thành dòng báo chí của tương lai
1. Sự ra đời và phát triển của báo chí
   cách mạng Việt Nam
- Đầu thế kỷ nhiều trí thức trẻ yêu nước
   vượt biên giới tìm đường cứu nước
- Thành lập tổ chức Tâm tâm xã
- Nguyễn Ái Quốc đc Quốc tế 3 cử về lãnh
   đạo cách mạng
- Người lựa chọn những người tiêu biểu
trong các tổ chức củ cụ Phan Bội Châu và
Tâm tâm xã >> thành lập một tổ chức mới
có tinh thần mác xít
- Đó là “Việt Nam Thanh niên Cách mạng
  Đồng chí hội”
- Mục đích: “Hết sức phấn đấu để thâu phục lấy
    đại bộ phận thợ thuyền, dân cày & binh lính, dẫn
    đạo quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp
    với vô sản g/c thế giới để một mặt đánh đổ đế
    quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến &
    CNTB mà dựng ra chánh quyền độc tài của thợ
    thuyền, dân cày & binh lính; một mặt tham gia
    vào cuộc thế giới cách mệnh san trừ TBCN cả
    thế giới đặng thực hiện CNCS”
- 6/1925 Tổng bộ VNTNCMĐCH xuất bản
  báo Thanh Niên, làm cơ quan tuyên
  truyền đường lối, mục đích & chương trình
  hành động của Hội.
- Thanh Niên là tờ báo chính trị đầu tiên của
  một tổ chức cách mạng Việt Nam
- Là tờ báo đầu tiên của dòng báo chí cách
  mạng
Tại sao báo Thanh Niên là tờ báo
       cách mạng đầu tiên?
 Cơ quan ngôn luận của   tổ chức hoạt động
  theo xu hướng macxit
 Người sáng lập: Nguyễn Ái Quốc, người
  cộng sản đầu tiên
 Hoạt động theo quan điểm của Lênin: Báo
  chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động
  tập thể, tổ chức tập thể
2. Quá trình phát triển
-   1925 – 1945 có trên 250 tờ báo cách
    mạng. Cụ thể:
•   1925 >> = lập Đảng: 37 tờ
•   1930 >> 6/1936: 121 tờ
•   1936 >> 1939: 43 tờ
•   1939 >> 1945: 55 tờ
3. Những đặc điểm cơ bản
1.BCCMVN ra đời đầu tiên ở
   nướcngoài,
 quá trình tồn tại & phát triển chủ
   yếu xb bí mật, bất hợp pháp, luôn
   bị kẻ thù truy kích, đình chỉ xuất
   bản
         - Ra đời ở nước ngoài?
         - Tại sao bí mật, bất hợp pháp?
2. BCCMVN có mạng lưới báo chí
  rộng khắp ba kỳ, có từ cấp TW, kỳ,
  bộ đến tận cơ sở cách mạng ở các
  địa phương, các xí nghiệp hầm mỏ.
  Có thể nói, ở đâu có phong trào c/m
  ở đó có báo chí c/m.

 BCCM có trên 250 tờ, chỉ có trên 10 tờ là của các
 cơ quan TW, còn lại là của địa phương
          >> tạo mối dây liên lạc
          >> tuyên truyền có hiệu quả
          >> chỗ dựa tinh thần
3. Xuất hiện báo chí c/m xb trong tù
- Đặc điểm đặc biệt của BCCM
- Do các đảng viên kiên trung bị Pháp bắt
  chịu trách nhiệm xb.
- Có hầu hết trong hệ thống nhà tù ở VN của
  Pháp, từ miền núi > miền xuôi, đất liền >
  hải đảo
-   Xb bí mật, bất hợp pháp >> ko ấn định số
    kỳ, khổ nhỏ ko đồng đều
-   Tận dụng những gì có thể có để ra báo,
-   Báo nói
-   Măng séc báo được đặt sát với nội dung
    truyên truyền trong từng g/đ cách mạng
-   Mục đích: Chống k/h tư tưởng sai lầm
               Giác ngộ tù thường phạm, coi tù
               Bồi dưỡng lý luận chính trị
4. BCCM tuy xb bí mật, ko hợp pháp, số
  lượng ko nhiều nhưng đã được nhiều
  người đón đọc bởi BCCM đã đáp ứng
  những yêu cầu bức thiết của đông đảo
  quần chúng cách mạng. Đó là quyền tự
  do, độc lập
5. BCCMVN trong quá trình tồn tại có
  những bước phát triển nhảy vọt cả về số
  lượng & chất lượng, cả về quy mô &
  phương thức hoạt động

-   Các loại báo: báo, tạp chí, tập san,…
-   Từ xb bí mật…đến xb công khai dưới nhiều danh
    nghĩa khác nhau >> xb công khai ko xin phép
        Tờ báo xb công khai đầu tiên: Hồn trẻ, tập
    mới (6/6/1936)
        Tờ báo xb công khai ko xin phép: Dân Chúng
    (22/7/1938)
Thanh Niên (21/6/1925)
                  Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc


 Một số tờ báo
                  Dân Chúng (22/7/1938)
    tiêu biểu:    Chỉ đạo: Nguyễn Văn Cừ


                  Việt Nam độc lập(10/8/1941)
                  Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc
1.   Tờ Thanh Niên
*    Hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động
-    Theo sáng kiến của Nguyễn Aí Quốc, Tổng bộ
     TNCMĐCH xuất bản tờ báo Thanh Niên, số 1 ra ngày
     21/6/1925
-    Báo ra hàng tuần, vào chủ nhật. Về sau có nhiều khó
     khăn nên các số cách nhau 3 tuần, 5 tuần
-    Báo xb tại Quảng Châu, Trung Quốc rồi chuyển về
     nước và các cơ sở CM ở Pháp, Thái lan, Trung Quốc
-    Tháng 4/1927 Tưởng Giới Thạch làm phản > Tổng bộ
     và Thanh Niên đi Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc sang
     Liên Xô
-    Báo tiếp tục xb tại Hồng Kông, không ổn định đến mùa
     thu 1929, sau khi An Nam CSĐ thành lập thì báo
     ngừng xb
- Thời kỳ báo xb tại Quảng Châu, Ng. Ái Quốc kiêm TBT
  và viết các bài quan trọng, biên tập, vẽ tranh…, khoảng
  88 số
* Nội dung cơ bản:
- Khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước để đứng lên làm
  CM
- Học tập kinh nghiệm lịch sử
- Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê – nin, tập hợp lực lượng
  & thống nhất tư tưởng >> thành lập một chính đảng
• Hình thức thể hiện.
- Sử dụng thể loại xã luận, bình luận, truyện lịch sử, tin tức
  và các bài viết hướng dẫn làm cách mạng…
- Ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản đi vào lòng người
*   Thanh Niên là tờ báo chính trị đầu tiên của một tổ chức
    cách mạng vô sản ở Việt Nam
-   GiỚI THIỆU : một con đường cách mạng
                 một phương pháp làm cách mạng
                 một kiểu con người cách mạng mới
-   MANG ĐẾN : một triết học mới, một tư duy mới
                 một thế giới quan, một nhân sinh quan
    mới

         Thanh Niên mở đầu cuộc cách mạng
            tư tưởng chính trị ở Việt Nam
2. Báo Dân Chúng
• Diện mạo:
- Ngày 22/7/1938 số 1 báo Dân Chúng ra mắt bạn đọc &
  quần chúng cách mạng ở Sài Gòn
- Tờ báo CM đầu tiên xb công khai không xin phép, đòi
  quyền tự do báo chí
- Định kỳ không ổn định, ban đầu mỗi tuần một số >> 2 số
  >>, từ số 58 đến số 64 ra hàng ngày. Tổng cộng được
  80 số
- Báo in khá đẹp, số xuân 1939 được in 4 màu hấp dẫn
•   Nội dung
-   Mục đích ban đầu là đòi quyền tự do báo chí
-   Đến số 28 xuất hiện dòng chữ “ Cơ quan của lao động
    và dân chúng Đông Dương”
-   Đề cập nhiều vấn đề trong cuộc vận động dân chủ trong
    cả nược
-   Nhiều bài viết bồi dưỡng lý tưởng cách mạng & trí tuệ
    cho thanh niên, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia
    cách mạng
-   Cung cấp một lượng thông tin thời sự
•   Kết quả
       Đấu tranh buộc chính quyền thực
    dân phải thụ động ra nghị định ngảy
    30/8/1938 thừa nhận tự do xb báo
    chí ở Nam Kỳ không phải xin phép
       Đấu tranh cùng phong trào
    MTDC đòi các quyền lợi dân sinh
•   Giá trị.
-   Là tiếng nói công khai trong điều kiện Đảng còn
    hoạt động bí mật >> là vũ khí sắc bén trên mặt
    trận tư tưởng văn hóa ,>> bước lên vũ đài
    chính trị, công khai thách thức với kẻ thù
-   Đề cập nhiều vấn đề của đời sống người lao
    động, bảo vệ quyền lợi cho họ
-   Có nhiều chuyên mục hay như: Tiếng dội thôn
    quê & Mặt trận thợ thuyền; có nhiều số chuyên
    đề…
3. Báo Việt Nam Độc lập
•   Sự ra đời
-   Từ ngày 10 -19/5/1941 đ/c Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội
    nghị TW lần thứ VIII họp tại Khuổi Nậm
-   Khẳng định sự đúng đắn của hội nghị VI (11/1939) và
    h.nghị VII (11/1940), nhấn mạnh vấn đề dân tộc, quyết
    định thành lập Mặt trận Việt Minh
-   Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập một tờ báo,làm cơ
    quan tuyên truyền của MTVM tỉnh Cao Bằng.
-   Ngày 1/8/1941, tờ báo Việt Nam Độc lập ra số 1, được
    đánh số 101, in ở Khuổi Nậm, Cao Bằng. 10 ngày 1 số,
    độ 100 bản, có lúc lên 400 bản, 2 trang, khổ nhỏ ko đều
    nhau, cỡ ~ 18,5cm x 27cm. Tính đến ngày 30/9/1945 báo
    ra được 129 số
•   Mục đích của báo Việt Lập
-   Tuyên truyền để tập hợp các tầng lớp nhân dân
    đoàn kết xung quanh Mặt trận để đánh Tây,
    đánh Nhật
-   Giai đoạn đầu ~ 30 số Người trực tiếp viết bài,
    vẽ tranh, biên tập. Về sau có Phùng Chí Kiên,
    Phạm Văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đảm
    trách >> mang đậm phong cách làm báo của
    Bác
-   Đặc biệt để lại giá trị nghệ thuật tuyên truyền
ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG BÁO
      CHÍ CÔNG KHAI

1.Hoạt động trong môi trường thuộc địa, do
người Pháp quản lý, chịu chi phối của nhà
nước bảo hộ
a. Những tờ báo do chính quyền quản lý:
Phục vụ cho chính sách bóc lột của thực
dân Pháp
Báo của giới trí thức 1939 – 1945

1.   Trí thức là gì?
     GS người Mỹ James V.Schall:
-    Là kẻ có khuynh hướng muốn biết, tức là muốn nghiên
     cứu và giải thích những gì chưa từng biết
-    Tiếp tục đào xới những gì tưởng chừng đã kết thúc
-    Liên tục đặt câu hỏi những gì tưởng chừng đã rốt ráo
-    Luôn sống với những dấu hỏi, sự thắc mắc, sự hoài nghi
-    Có thái độ thách thức trước những giá trị tưởng chừng đã
     ổn định
-    Tìm một giả thiết khác cho những vđề trong cuộc sống
Theo Các Mác
Có thể quan niệm thành phần xã hội của trí thức gồm
những đối tượng cụ thể, như: nhà văn, nhà báo, những
người hoạt động nghệ thuật, các nhà lý luận tuyên
truyền, giáo viên, bác sỹ, luật sư và các nhà hoạt động
KHKT
Theo Lê-nin
Phân chia thành 3 loại: Trí thức tư sản, trí thức tiểu tư
sản, trí thức vô sản
Là những người có trình độ văn hóa cao, có hiểu biết
nên thường đóng vai trò lực lượng châm ngòi của nhiều
biến cố chính trị & các phong trào xã hội
Từ điển tiếng Việt:
-   Trí thức là người chuyên môn làm việc lao
    động trí óc và có trí thức chuyên môn cần
    thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình
-   Khác với tri thức là những hiểu biết có hệ
    thống về sự vật hiện tượng tự nhiên & xã
    hội ( tri thức khoa học, tri thức nghề
    nghiệp)
2. Lực lượng trí thức gđ 1939 – 1945
    Sự hiện diện của báo giới trí thức rất đa dạng:
-   Báo Ngày Nay có sự tham gia của Xuân Diệu, Thanh
    Tịnh, Huy Cận, Tú Mỡ, Thế Lữ, Ng Gia Trí… họ chủ
    trương duy tân cấp tiến xã hội, bỏ tập tục cũ và đi vào
    nếp sống Âu hóa
-   Nhóm Tân Dân, vừa là văn, nhà giáo, nhà thơ… như Vũ
    Đình Long, Ng Công Hoan… tạo dựng món ăn tinh thần,
    văn hóa cho tầng lớp trung lưu và phụ nữ
-   Tạp chí Văn Mới của nhóm Hàn Thuyên, gồm Trương
    Tửu, Đặng Thái Mai, Ng Đức Quỳnh, họ vận dụng ngôn
    ngữ văn học lịch sử và triết học để tuyên truyền chủ
    nghĩa Mác – Angel
-   Văn Lang tạp chí (SG), Tao Đàn tập hợp các cây
    bút nổi tiếng như Phan Khôi, Hoài Thanh, Ng
    Tuân, Lưu Tọng Lư…hô hào dân chúng học tập
    KHKT phương Tây, nhất là đối với thanh niên
-   Trung Bắc chủ nhật của Ng Doãn Vượng, dung
    hòa nền văn hóa Đông-Tây bằng cách giới thiệu
    những đặc điểm văn minh trên báo

    Nhưng phát bản nhiều nhất, có ảnh hưởng lớn
    đến đời sống xã hội VN lúc đó là nhóm Tri Tân,
    Thanh Nghị và Khoa Học
Tạp chí Tri Tân
1. S1 ra mắt tại Hà Nội 3/6/1941 và tồn tại
   đến 21/8/1945
2. Chủ bút Ng Tường Phượng và các cộng
   sự Ng. Văn Tố, Hoàng Thúc Trâm, Đào
   Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Ng. Đình
   Thi, Ng. Huy Tưởng, Ng. Bính, Lưu
   Quang Thuận….
3. Chủ trương: “Ôn cố nhi tri tân” về văn
   học, lịch sử. Ít bàn về chính trị
Đi tận nơi, rà tận chốn, đánh giá khách
quan về các sự kiện lịch sử
Ra nhiều số đặc san như: Trần Hưng Đạo,
Đinh Tiên Hoàng, Gia Long; số chuyên về
phụ nữ, thanh niên, ca dao, tục ngữ, mùa
thu…
Coi Tri tân như là tấm lụa bạch, các thành
viên là công binh gánh gạch xe vôi…
Tạp chí Thanh Nghị
1. S1 ra ngày 15/5/1941 >>11/8/1945 với
   120 số
“Thanh Nghị tuần báo, nghị luận văn
   chương khảo cứu”
2. Chủ nhiệm Vũ Đình Hòe và các cây bút
   tân học: Phan Anh, Dương Đức Hiền,
   Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Đinh
   Gia Trinh, Ng. Thiệu Lâu, Hoàng Thúc
   Tấn…
Tự coi mình: Hiểu biết các sự vật tư tưởng,
Khảo cứu các vấn đề mà xhội đặt ra, chỉ ra
hướng đi sau chiến tranh
Coi: Tờ báo như là diễn đàn để truyền bá tư
tưởng của nhóm
Chủ trương: Đồng thanh tương ứng, ko phân
biệt tả hữu, miễn là yêu nước
Tinh thần: Phụng sự Tổ quốc
Thanh Nghị là tiếng nói của lớp trí thức yêu
nước, đang khao khát tìm đường đấu tranh
cho dân tộc
Báo chí cách mạng 1945-nay
1.   Báo chí cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của
     Đảng và quản lý của Nhà nước, là cơ quan
     ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước
2.   Xây dựng hệ thống báo chí từ trung ương >>địa
     phương, >> ban ngành đoàn thể. Thành lập các
     cơ quan báo chí trung ương làm nòng cốt cho
     sự phát triển sau này
3.   Hình thành các nhóm báo chí
4.   Xã hội hóa thông tin, có sự góp mặt của công
     chúng
3. Mặc dù còn non trẻ, nhưng đã thể hiện
vai trò to lớn và khả năng hoạt động trong
đk, bối cảnh chính trị xh phức tạp
    ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1.   Giai đoạn hình thành
-    CMT8 thành công, NAQ chỉ thị cho Bộ Nội vụ do đ/c
     Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng và Bộ Tuyên truyền do
     đ/c Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng cần xd 1 đài PT quốc
     gia để phục vụ cách mạng, nhân dân và để nhân dân
     thế giới hiểu và ủng hộ
-    9h, 22/8/1945 đ/c Xuân Thủy thay mặt UBCMLT Bắc
     bộ triệu tạp đ/c Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần
     Lâm đến s4, Đinh Lễ để truyền đạt ý kiến của Hồ Chủ
     tịch về thành lập Đài Phát thanh
-    Đặt đpt tạm thời bên cạnh Bộ Tuyên truyền, s4, Đinh
     Lễ. Phân công đ/c Trần Kim Xuyến lo phần máy phát
     sóng; đ/c Chu Văn Tích xd Studio; đ/c Trần Lâm lo tổ
     chức tòa soạn và làm các chương trình
-  5/9/1945 cuộc họp đầu tiên qđ 3 vấn đề:
• Lấy ngày 7/9/1945 làm ngày khánh thành đài PT quốc
   gia
• Đặt tên: Đài Tiếng nói Việt Nam
• Chọn nhạc hiệu: 3 bài hát được chọn là Tiến quân ca,
   Chiến sỹ Việt Nam, Diệt phát xít. Hội nghị nhất trí chọn
   bài Diệt phát xít làm nhạc hiệu chính thức
- 10h30 ngày 7/9/1945 từ Hà Nội , đài TNVN phát sóng
   chương trình đầu tiên, bắt đầu câu: Đây là tiếng nói Việt
   Nam phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH do bà
   Dương Thị Ngân xướng lên và ông Nguyễn Văn Nhất
   xướng lại. 10 thanh nữ hát bài Diệt phát xít. Sau bản tin
   30 phút là 30 phút ca nhạc sống. Tiếp đến là 30 phút ct
   tiếng Anh và ct tiếng Pháp. Buổi ban đầu không có ghi
   âm mà đọc và phát trực tiếp
- Ngày 15/9/1945 bộ phận biên tập tiếng nước ngoài láy
  hai bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp biên soạn thành bản
  tin thông tấn truyền đi bằng tín hiệu Moose, cũng là ngày
  hãng thông tấn VN ra đời
- Tuyên tuyền một nhà nước trẻ trong tình thế ngàn cân
  treo sợi tóc và tham gia chống giặc đói, dốt và ngoại
  xâm; phục vụ tuyên truyền bầu cử Quốc hội lần đầu tiên
  6/1/1946
- Phục vụ chiến trường miền Nam đảng, nhà nước thành
  lập đài tiếng nói Nam bộ. 1/6/1946 tại đìnhThọ Lộc, Sơn
  Tịnh, Quảng Ngãi do đ/c Nguyễn Văn Nguyễn nguyên
  Xứ ủy viên Nam Kỳ làm GĐ với danh xưng “Đay là tiếng
  nói Nam Bộ, tiếng nói đau đớn, tiếng nói căm hờn, tiếng
  nói chiến đấu, mỗi ngày thốt lên trên làn sóng điện 24
  thước vào lúc 6h sáng và 6 h chiều.
- Cuối 1946 toàn quốc kháng chiến, đài xưng xưng tên”
  Đây là tiếng nói Đồng Tháp mười, tiếng nói lưu động của
  bưng biền Nam bộ kháng chiến.
-  Giữa năm 1947, Pháp tấn công Việt Bắc, đài TNVN tạm
   ngưng phát sóng, TW chỉ thị cho Đài Liên khu V phát
   thay ct tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh và đc phép
   xưng danh” Đây là tiếng nói Việt Nam”
2. Đài TNVN trong thời kỳ chống Pháp.
- Để đảm bảo cho đài TNVN phát sóng liên tục trong mọi
   hoàn cảnh, Bộ QP sơ tán một bộ phận của đài ở Bạch
   Mai về chùa Trầm
- 6h, 20/10/1946 đài TNVN phát sóng tại đây đã phát sóng
   ct đặc biệt truyền đi toàn văn lời kêu gọi Toàn quốc
   kháng chiến của Hồ Chủ tịch. 21/1/1947, đêm giao thừa
   Đinh Hợi, Người đọc thơ chúc tết Đinh Hợi và đc ghi vào
   đĩa mềm, dcj phát trong ct Thời sự 6h sáng ngày 1 tết
   Đinh Hợi
- Trong 9 năm KCCP đài di chuyển 14 lần để bảo toàn lực
   lượng
3. Đài TNVN 1954-1975
- 10/10/1954 giải phóng thủ đô, đài phát đi từ Nát Môn với
   lời xướng” Đây là TNVN, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô
   nước VNDCCH
- Xây dựng khu điện đài phát sóng PT Bạch Mai và đài
   PSPT Mễ trì. Phòng thu nhạc đc xd ở 58 Quán sứ
- Phát triển hệ thống ct phát thanh:
• Hệ ctpt dành cho miền Bắc: Thời sự, ct nông thôn, ct
   công nhân, ct văn hóa xh, ctpt Thanh niên, ctpt Phụ nữ,
   ct pt QDND, ct Vì an ninh TQ, ct đọc chuyện đêm khuya,
   ct Tiếng thơ, ct Sân khấu TT, các ct Ca nhạc
* Hệ ctpt dành cho miền Nam: ct giới thiệu MB vào MN, ct
   dành cho đbào thành thị MN, ct dành cho nông thôn MN,
   ct nối liền Nam Bắc,ct pt dành cho binh sĩ qđ Cộng hòa
   MN, Các ctpt= tiếng dân tộc ở Tây Nguyên: Bana, Ê
   đê,Hrê, Giarai, Châu ro
• Hệ ctpt Đối ngoại
4. Thời kỳ đổi mới 1886- nay
- Năm 2000 đài có 6 hệ ct: Hệ thời sự chính
  trị-tổng hợp (vov1), hệ cđ văn hóa xã hội,
  gdục (vov2), hệ âm nhạc & tin tức(vov3),
  hệ tiếng dân tộc thiểu số(vov4), hệ ct
  dành cho người nước ngoài ở VN(vov5),
  hệ chương trình dành cho người ở nước
  ngoài(vov6)
- Hiện nay có VOV-TV, VOV- giao thông
  (phát thanh thực tế & phát thanh tương
  tác)
- Ngoài ra có báo Tiếng nói Việt Nam, báo
Cơ quan thường trú:
-3/1999 VOV tại Thái Lan
-6/2000 VOV tại Paris
-5/2001 VOV tại Nga, Trung Quốc
-2002 VOV tại Ai Cập
-2003 VOV tại Nhật bản
- 9/2009 VOV tại Mỹ
Chuyên mục:
- Câu chuyện cảnh giác
-Chuyện kể ở đại đội
-Cửa sổ tình yêu(vov2)
-Quà tặng âm nhạc
-Diễn đàn
-Cửa sổ tình yêu
-Quà tặng âm nhạc
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
- Là đài TH quốc gia, phủ sóng toàn quốc
- Thành lập 7/9/1970 từ một bbiên tập từ đài TNVN; 1976
   tách khỏi đài TNVN và chuyển về Giảng Võ và chính
   thức đc đặt tên là đài truyền hình VN vào ngày
   30/4/1987
- Các mốc phát triển:
* 1/1/1991 bắt đầu phát sóng song song 2 kênh VTV1,
   VTV2
• 2/1991 phát sóng vệ tinh VTV1 để các đài thu và phát lại
   phủ sóng trên toàn quốc
* 4/1995 phát ct VTV3 và đc tách thành kênh riêng, phát
   sóng vệ tinh vào 3/1998
• 27/4/2000, VTV4 chính thức phát trên mạng toàn cầu
   phủ sóng toàn bộ châu Á, Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Tây Bắc
   Úc
* 3/2001. Chuẩn DVB-T đc chính thức chọn làm chuẩn phát
   sóng số mặt đất của VTV
* 10/2/2002 bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào
   dân tôc ít người
* 10/2004 mạng DTH đc chính thức khai trương
   song song vời mạng cáp và MMDS
• 12/2005 Dịch vụ Internet băng thông rộng đc
   chính thức khai trương trên mạng DTH và truyền
   hình cáp
* Có trên 10 Studio từ 54m đến 650m, 1 studio
   quay ảo 3D sử dụng 2 camera/ 1 phòng tin số
   cho phép 20 PV tác nghiệp đồng thời và phát
   sóng trực tiếp trên server 2 kênh, các xe TH lưu
   động 4-6 camera, số hóa 40% hệ thống thiết bị.
   Dự định đến 2010 số hóa toàn bộ
VTV1: Có bao nhiêu chương trình?
   VTV1. Phát sóng chính thức ngày 7/9/1970, phát rộng
    rãi trong cả nước, trên hệ thống sóng truyền hình
   Bao gồm 37 chương trình (Thời sự, Cuộc sống thường
    ngày, Sự kiện & bình luận, Chào buổi sáng, Như chưa
    hề có cuộc chia ly, Chìa khóa thành công, VN & các chỉ
    số, Cuộc sống số, Sức sống mới, Thể thao 24/7, Phim
    truyện, Nhà hát truyền hình, TH Quân đội, TH Công
    thương, TH Nhân đạo, Các bản tin…)
VTV2
 Là kênh TH với những c/trình khoa học &
  giáo dục. Tập trung các chủ đề K/h tự
  nhiên, k/h x/hội & thông tin phát minh công
  nghệ. Giáo dục từ xa…
 Phát sóng chính thức 1/1/1990
 Bao gồm 12 c/trình: (Dạy ngoại ngữ trên
  tr/h, Phim k/học, Sức khỏe cho mọi người,
  Dân số & phát triển, Bạn nhà nông, Công
  nghệ, Khoa học & cuộc sống, Nhịp cầu
  VTV2…)
VTV3
 Kênh tr/h thể thao, giải trí & thông tin k/tế
 Được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa
  dạng, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu
  giải trí của khán giả mọi lứa tuổi
 Bao gồm: 24 c/tr: (Phim truyện, Thể thao,
  Ca nhạc, Thời trang & cuộc sống, Trò chơi
  âm nhạc, Hãy chọn giá đúng, Rung
  chuông vàng, Vui-Khỏe-Có ích, Bài hát
  Việt, 360 độ thể thao, Tạp chí MTV, Rubic
  8…)
VTV4
 Là kênh tr/h tổng hợp của đài tr/h VN phát
 sóng trên toàn thế giới, chủ yếu dành cho
 người Việt ở nước ngoài. Các chương trình
 đc chọn lọc từ các c/tr khác
VTV5
 Kênh tr/h tiếng dân tộc thiểu số (có phụ đề
  tiếng Việt)
 Có thể xem qua hệ thống tr/h số vệ tinh
  DTH hoặc qua mạng cáp VCTV
 Phát sóng chính thức 10/2/2002
 Thông tin về chính sách, về các s/k lớn &
  quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số
 Bao gồm: c/tr thời sự, c/trị, một phần cho
  giải trí
VTV6
 Kênh dành cho thanh thiếu niên có độ tuổi
  từ 15-25. Nội dung tập trung vào những
  mảng đề tài chính: đời sống văn hóa trẻ,
  cuộc sống đời thường, hướng dẫn kỹ năng
  sống, v/hóa thế giới & VN, các v/đề x/hội
  cập nhật…
 Bao gồm: Kết nối trẻ, Vân tay, Nhà tròn,
  Phim truyện, Nối mạng-Ý tưởng, Góc nhìn
  trẻ, Cầu Vồng, Thư viện cuộc sống…
VTV9
   Kênh tr/h có đối tượng phục vụ chủ yếu là khán
    giả miền Nam >> có bản sắc & cá tính riêng
   8/10/2007 kênh vtv9 phủ sóng khu vực TP.
    HCM, Đông Nam bộ & bắc sông Hậu
   Được phát trên tr/h cáp VN & cáp Saigontourist
    (SCTV)
   Bao gồm: Thời sự, Thể thao, Phim truyện, Khám
    phá chữ Việt, Vượt thời gian, Lăng kính thời
    trang, Giai điệu bí ẩn…
Chương trình truyền hình tương tác:
     Như chưa hề có cuộc chia ly
   Hình thành từ ý tưởng của đài tr/h VN, Hãng
    phim Thanh Niên, Công ty truyền thông Sài Gòn
    buổi sáng
   Tạo ra một ch/tr có sức cuốn hút về giá
   trị nhân đạo, tính nhân văn, giúp đoàn tụ những
    gia đình, họ hàng, bạn bè bị thất lạc, tạo nên
    một diễn đàn cho những người có nhu cầu tìm
    và gặp nhau, hàn gắn những rạn nứt do lịch sử
    để lại cũng như những hoàn cảnh khác trong
    cuộc sống
 Số đầu tiên phát vào ngày 1/12/2007
 Tính đến ngày 6/12/2009, có 25 số đc
 phát sóng, đã nhận đc 19.273 lời đề nghị
 tìm kiếm (19.273 câu chuyện chia ly), và
 đã tìm thấy 154 trường hợp
Chương trình:
        Đường lên đỉnh Olympia
 Sau những thành công của ch/tr “Bảy sắc cầu vồng”, VTV3 phối hợp
  với Công ty điện tử LG của Hàn Quốc cho ra ch/tr “Đường lên đỉnh
  Olympia”. S1 ra vào tháng 3/1999
 Bao gồm 53 cuộc thi trong năm, phát sóng vào 10h sáng chủ nhật
  hàng tuần trên vtv3 (36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi
  quý, 1 cuộc chung kết đc tr/h trực tiếp với 4 điểm cầu tr/h đặt tại 4
  trường có thí sinh lọt vào chung kết)
 144 thí sinh có mặt trong các ch/tr hàng năm là 144 thí sinh xuất
  sắc do các trường THPT trên cả nước tuyển chọn. Vòng nguyệt quế
  cho người thắng cuộc đã trở thành một biểu tượng, một niềm mơ
  ước của các thế hệ học sinh THPT trong cả nước
 Điều kiện tham dự: Học tập đạt loại giỏi trở lên & được sự đồng ý
  cưa nhà trường
     BÁO NHÂN DÂN
1.   11/3/1951 báo ND ra số đầu tiên, 6 trang, do Trường Chinh làm
      chủ nhiệm. BBT có 8 người: Trg Chinh, PhvĐồng, Hog qViệt,
      LêvLương, Ng Chí Thanh,Tr Quang Huy, Hà x Trường
2.   Là kquả của qtrình xdựng trong từng gđoạn cmạng. Báo ND ra
      đời là sự kế tục các tờ trước đó, báo Cờ Giải phóng và Sự thật
-     Báo CGP của cquan TWĐCSĐD, s1 ra ngày 10/10/1942 đến
      18/11/1945 dừng xbản. CGP ra đc 33 số, ko đều ngày. CGP là tờ
      báo lý luận chính trị…
-     Cuối 1945 tình hình ctrị diễn biến phức tạp >> Đảng trở lại hđộng
      bí mật, xbản tờ Sự Thật làm cquan tt của Hội NCCN Các Mác
-     ST, s1 ra ngày 5/12/1945, 12 trag. Những dịp kniệm báo ra 16
      trag>>20 trag, do Lê Hữu Kiều & Ng Đăng Ninh làm qlý
-     ST là tờ báo có tính bao quát nhất về mọi mặt ctrị, ktế, vhóa xhội.
      Nghiên cứu chuyên sâu & tt các vấn đề mà CN Mác đề cập
3. Báo ND s1 ra ngày 11/3/1951. Hai năm
  đầu báo ra hàng tuần, số trang dao động
  từ 4-6 trang tùy theo tình hình ch/sự & nhu
  cầu bạn đọc. Từ 1953 ta mở nhiều ch/dịch
  lớn >> tt dồn dập >> báo phải tăng kỳ, từ 1
  thág 4 số lên 10,15 số. Đến ngày
  20/10/1954 báo ND ra hàng ngày
4. Là tờ báo chính trị, có vị trí đặc biệt
  qtrọng trog c/tác tt tư tưởng của Đảng, là
  tờ báo hàng đầu trong hệ thống b/c của cả
  nước
    BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
1.   Báo QDND ra s1 ngày 20/10/1950, là kquả của qtrình
     cbị & sát nhập 2tờ: Vệ Quốc quân (10/3/1947) & Quân
     du kích (1/4/1947), do đ/c Lê Liêm làm ch/nhiệm, Lưu
     Văn Lợi làm thư ký TS
-    Thời gian đầu dự định ra 1 tháng 2 kỳ, nhưng do đ/k
     ch/trường chi phối nên định kỳ ko rõ ràng, số trag ko
     ổn định, ít nhất 4 trag, nhiều nhất 8 trag
-    Trog những ngày đầu báo ra đời đã có 4 người ra đi
     vĩnh viễn: Trần Đăng, Hoàng Lộc, Thâm Tâm và chú
     Phẩm, llạc của báo. Trần Đăng là PV báo QDND đầu
     tiên hi sinh ngoài mtrận
-    Cuối 1952 báo tiếp nhận thêm phòng Thông tin & ban
     Nhiếp ảnh từ Cục Tuyên huấn chuyển sang, đồng thời
     đảm nhận viết bài cho đài PTTNVN và báo tăng
     3kỳ/tháng
-  1953 thành lập ts báo mặt trận, gồm 5 người:
   Hoàng Xuân Tùy, Trần Cư, Phạm Phú Bằng,Ng
   Khắc Tiếp & họa sĩ Ng Bích. Về sau bổ sung
   thêm Ng Trần Thiết. Ngày 28/12/1953 ra số đầu
   tiên ở Thẩm Púa, Mường Păng, 2 trang cách 4-5
   ngày /số. Về sau xuống 2,3 ngày, thậm chí mỗi
   ngày/số
- 1/1957 báo tách khỏi Cục Tuyên huấn, trực
   thuộc TCCT, Bộ Quốc phòng
- 23/1/1957 báo ra số 314 là số đầu tiên phát
   hành rộng rãi ra ngoài nhân dân
- 19/5/1965 báo QDND chính thức phát hành hàng
   ngày
Báo Tiền Phong
   Tiền thân của báo T.Phong là tờ Hồn Nước (1945-1946)
    nhưng chỉ một thời gian thì đình bản
   6/1947 TƯ Đoàn rời lên Bắc Kạn, x/bản tờ Xung Phong
   1949 tờ báo mới mang tên Sức Trẻ ra đời, đc 15 số thì
    dừng x/b vì bị cháy
   Năm 1950 ra đời tạp chí Thanh Niên
   16/11/1953 tại bản Dôn, xã Minh Thanh (T.Quang) chính
    thức ra đời tờ báo Tiền Phong, do đ/c Nguyễn Lam Bí
    thư thứ nhất TƯ Đoàn làm Chủ nhiệm
   1956 báo ra 2 kỳ/tuần >>1959 tăng 3 kỳ/tuần. Đến giữa
    những năm 1980 báo ra mỗi tuần một kỳ. Đến 1986-
    1987 bắt nhịp với công cuộc đổi mới đất nước, tờ báo bắt
    đầu đổi mới thông tin, đổi mới măng séc, cách trình bày,
    minh họa, tổ chức làm các số phụ san…
   Cuối năm 1988 ra số Tiền Phong Chủ nhật, >>7/11/1992
    báo ra chuyên san Người đẹp Việt Nam
   25/5/1995 ra thêm 2 chuyên san Tiền Phong Cuối tháng
    & Tri thức trẻ
   7/2001 báo ra hằng ngày trong tuần với gần 100.000
    bản/kỳ
   Tiền Phong Online
Trụ sở chính & các ban đại diện
   Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương- Hà Nội (E-mail:
    baotienphong@hn.vnn.vn)
   Ban đại diện tại TP HCM 384/54 Nam Kỳ khởi nghĩa
   Ban đại diện tại miền Trung: 19, Ngô Gia Tự, Đà Nẵng
   Ban đại diện tại đồng bằng sông Cửu Long: 103, Nguyễn
    Trãi, Cần Thơ
   Ban đại diện tại Tây Nguyên: 26, Trần Nhật Duật, TP
    Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Những hoạt động xã hội do báo
    khởi xướng & tổ chức
   Cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Đoàn, về hải đảo
    thu hút hàng triệu người tham gia. Từ 1990 lại nay đã tổ
    chức 15 cuộc thi: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất
    nước phồn vinh tiến vào TKXXI (4,1 triệu người th/gia);
    Đất nước trên con đường CNH, HĐH tiến lên CNXH (2,2
    triệu); Tuổi trẻ VN 70 năm cống hiến & trưởng thành (2,6
    người); Biên giới hải đảo trong trái tim tôi (2,1 triệu)
 Khởi xướng & tổ chức việt dã giải báo Tiền
  phong- giải thể thao quốc gia
 Khởi xướng & tổ chức cuộc thi Hoa hậu
  đầu tiên ở nước VN thống nhất năm 1988,
  nay là Hoa hậu VN, 2 năm 1 lần
 Khởi xướng trao sổ tiết kiệm tình nghĩa &
  Quỹ học bổng khuyến khích tài năng trẻ,
  quỹ hoạt động phòng chống AIDS
 Khởi xướng & tổ chức thành công các diễn
  đàn lớn “Sống đẹp”, “Sống hiện đại,yêu
  hiện đai”…
 Khởi xướng & t/c thành công Siêu Cúp
  bóng đá quốc gia
Hoạt động & kinh doanh báo chí
 1998 Cty cổ phần Tiền phong ra đời >> có
  3 siêu thị sách báo và văn hóa phẩm.
 Có trung tâm dạy nghề, trung tâm giới
  thiệu và hỗ trợ sv đi du học nước ngoài,
  trung tâm quảng cáo & phát hành
 Phát triển theo hướng xd một tập đoàn
  mạnh
Chuyên mục: Sau              lũy tre làng
   Được bạn đọc ưu thích bởi tính giản dị, chân thực
   Ra đời trong những năm đầu đổi mới
   Bao gồm: Những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt
    của lớp trẻ ở làng quê. Phê phán những thói hư, tật xấu,
    cạn nghĩ thành những bài học nhẹ nhàng thấm thía
   Cách thể hiện: Ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Không
    quá cầu kỳ, mang lại tiếng cười thoải mái hoặc suy ngẫm
    về cuộc sống làm người
   Một góc trò chuyện, tâm sự, học hỏi cho lớp trẻ
VTC
1.   Lịch sử ra đời.
-    Tiền thân là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành th/bị PT-TH,
     thành lập 2/1988
-    9/1992 chuyển thành Cty đầu tư & Phát triển kỹ thuật
     thông tin (INTEDICO)
-    11/1993 chuyển thành Cty đầu tư công nghệ truyền
     hình VN
-    7/2003 Cty VTC chuyển từ đài truyền hình VN về trực
     thuộc Bộ Bưu chính- Viễn thông
-    29/7/2005 chuyển thành Tổng Cty Truyền thông đa
     phương tiện hoạt động theo mô hình cty mẹ- cty con
CÁC KÊNH CHÍNH- VTC1
1.   Là kênh t/h giải trí tổng hợp, đc phát cho công chúng cả
     nước trên hệ thống sóng t/h, t/h cáp của đài t/h Hà Nội
     & TP Hồ Chí Minh.
2.   Bao gồm: Các c/t thể thao (t/t 24h, bóng đá); Giải trí
     (Sao Online, Tôi 20, Thần đồng đất Việt, Café tối, Điện
     ảnh trẻ, Nhịp điệu trẻ, Không gian Việt, Góc cười, Tuổi
     thần tiên, Phim truyện…); Thời sự (Việt Nam Online,
     Doanh nghiệp 24h, Góc nhìn thẳng, Bản tin 113, Sản
     phẩm & tiêu dùng); Doanh nhân cuối tuần; Sức khỏe
     cộng đồng; Chuyện doanh nhân; Xã hội thông tin; Thế
     giới Adam…
VTC2
 Là kênh truyền hình chuyên về lĩnh vực CNTT và
  đời sống. Bắt đầu phát sóng vào 1/8/2006, phủ sóng
  toàn quốc tháng 6/2007.
 Có thể xem VTC2 qua đầu thu KTS, truyền hình di
  động và truyền hình trực tuyến.
 Các nội dung chính: Việt Nam Online, Thế giới
  Mobile, Văn hóa Game, Chiếc hộp Âm nhạc (Mbox),
  Hội tụ số, Di sản kiến trúc, Chuyện lạ: Những kỷ lục
  thế giới. Ngoài ra còn phát các chương trình thể
  thao như giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
VTC3
 Là kênh truyền hình chuyên về thể thao,
  được phát trên hệ thống truyền hình KTS.
 Các chương trình chính gồm:
    – Tường thuật trực tiếp & bình luật các giải bóng đá
      châu Âu (Anh, Ý, TBN…)
    – Các chuyên mục thể thao trong nước và bản tin
      thể thao hàng ngày.
   VTC3 cũng là kênh gây ra các vụ sóng gió
    trong việc tranh chấp bản quyền giữa VTC và
    VTV…
VTC4
 Là kênh giải trí tổng hợp được phát trên hệ
  thống truyền hình KTS của VTC liên tục từ
  6h sáng tới 24h hàng ngày.
 Từ 1/2009 nội dung do đài VTC phía Nam
  biên tập.
 Nội dung: Thời trang Collection, Phim
  Truyện, Cầu vồng trái tim, Ca nhạc Chúc
  ngủ ngon, Lễ hội tình yêu…
VTC5/VBC
 VTC5/VBC là kênh phát sóng dựa trên sự
  hợp tác với Công ty Cổ phần truyền thông
  Việt Nam (VBC) phát sóng từ 29/08/2009.
 Phát trên hệ thống truyền hình KTS của
  VTC từ 4h tới 24h.
 Nội dung gồm: Bà kể cháu nghe, Hoa
  khéo tay, Phim truyện, Ô chữ ABC…
VTC6
 Là kênh phim truyện Việt Nam được phát
  sóng trên hệ thống truyền hình KTS VTC.
 Bắt đầu từ 3/1/2007 phát sóng 24h/ngày.
 Nội dung gồm các phim truyện Việt Nam,
  cải lương, sân khấu, phim tài liệu…
VTC7/TodayTV
 Là kênh phát sóng dựa trên sự hợp tác giữa
  Công ty CP Quốc Tế truyền thông (IMC).
 Nội dung gồm:
    – Today phim truyện, Today phim tài liệu: Thế giới
      rộng lớn…
    – Today Âm nhạc: Today-M, Showbiz…
    – Today thiếu nhi, Today giải trí: Cứ nói đi, Tôi
      đồng ý…
    – Today Kinh doanh: Kinh tế cuối tuần, tạp chí địa
      ốc…
VTC9/Let’s Viet
 Là kênh phát sóng dựa trên sự hợp tác
  giữa VTC và công ty CP truyền thông đa
  phương tiện Lat Sa Ta.
 Phát sóng 24/24 với 80% thời lượng về
  Việt Nam từ 27/09/2008.
 Nội dung gồm: Bản tin chính phủ, Let’s
  Café, Đêm Sài Gòn, Phim Việt, Phim nước
  ngoài, Câu chuyện thế giới, Bệ phóng tài
  năng…
VTC10
 Là kênh Văn hóa Việt, phát sóng hoàn
  toàn những nội dung của người Việt.
 Mục tiêu giúp cho những kiều bào ở nước
  ngoài nắm bắt được những chủ trương
  của Đảng và Nhà nước.
 Nội dung gồm: Nhịp mốt, Tôi 20, Thế giới
  giải trí, Đẹp+, Café tối, Talk chủ nhật,
  Đánh thức vị giác, Phim truyện…
VTC14
 Là kênh phòng chống và giảm nhẹ thiên
  tai, hiểm họa phục vụ cộng đồng.
 Các chương trình tiêu biểu:
  – Bản tin Nhật ký cuộc sống, Bản tin thời tiết,
    Tạp chí chuyên đề trực tiếp Thế giới 7 ngày,
    Ngon và lành, Nhà mát…
  – Các chương trình khai thác nước ngoài: Thiên
    nhiên nổi giận, Hiểm họa quanh ta, hành tinh
    xanh…
Kênh iTV
 Là kênh truyền hình tương tác đầu tiên tại
  Việt Nam, ban đầu trên kênh 10 sau dời
  sang kênh 13.
 Phát trên hệ thống KTS của VTC, có thể
  xem trên các thiết bị KTS mặt đất hoặc
  điện thoại có chức năng TH KTS.
 Nội dung gồm: Ca nhạc tương tác
  (iMusic), EKIP3I Show, Top iRing…
Các HD

 VTC HD1: Kênh giải trí tổng hợp


 VTC HD2: Kênh phim truyện


 VTC HD3: Kênh Thời trang và Âm nhạc
Các kênh VTC8 và VTC11

 Phát trên hệ thống KTS của VTC.

 VTC8 là kênh thông tin về thị trường

 chứng khoán.
 VTC11 là kênh thiếu nhi

More Related Content

What's hot

Xây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngXây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngMinh Phạm Nhật
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy PhúcTHẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy PhúcNinja Van Vietnam
 
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?Phuong Le Tran Bao
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chấtjkyokovu
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
Tổng quan vể PR
Tổng quan vể PRTổng quan vể PR
Tổng quan vể PRMặt Trời
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 

What's hot (20)

Xây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngXây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thông
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Chuong 1
Chuong 1 Chuong 1
Chuong 1
 
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy PhúcTHẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc
THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc
 
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
 
Chuong 2 PR
Chuong 2 PRChuong 2 PR
Chuong 2 PR
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Thuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảmThuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảm
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chất
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Tổng quan vể PR
Tổng quan vể PRTổng quan vể PR
Tổng quan vể PR
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
 

Similar to Lịch sử báo chí việt nam

Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyTrung Nguyễn
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019TiLiu5
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngHồng Nhung (Ỉn con)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtMaloda
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnKhái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnnataliej4
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)Chu Choa
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Vũ Thanh
 

Similar to Lịch sử báo chí việt nam (20)

Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnKhái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Bồi giỏi k12
Bồi giỏi k12Bồi giỏi k12
Bồi giỏi k12
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 

Lịch sử báo chí việt nam

  • 1. Dân ta phải biết Sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Lời Hồ Chủ tịch
  • 2. “ Sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh túy của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quý trọng đến sử càng có nhiều cơ hội trường tồn. Thịnh đấy! Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu, chẳng vì suy mà nản. Cứ bền lòng nhìn vào sử như tự ngắm mình trong một tấm gương. Ngắm để vẽ, để tô, để sửa, ắt khuôn mặt càng dễ ưa, dễ coi. Hồn núi ở đó, hồn sông cũng ở đó. Chẳng thế mà kẻ ngoại bang sang xâm lấn nước ta, lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm xóa bỏ sử sách nước ta. Sử Văn Hoa nói với vua Trần Nghệ tông Tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly,
  • 3. Trong khi mọi người đang đi lên phía trước để chiếm lĩnh những cái mới cho cuộc sống thì chúng tôi lại đi lục tìm quá khứ trong các cuốn sách, các tờ báo cũ đã phủ bụi thời gian. Có thể những điều chúng tôi truyền đạt chưa thật hữu ích cho các bạn. Chỉ mong một điều các bạn hãy tôn trọng lịch sử, chính là tôn trọng chính mình. Lịch sử báo chí đã đi những bước dài với biết bao biến cố thăng trầm cho các bạn hôm nay. Và cái hôm nay sẽ là điểm tựa cho ngàymai… Đó là điều cần ghi nhớ! Phạm Đình Lân
  • 4. LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM Người trình bày:Ths. Phạm Đình Lân, Khoa Báo chí, Trường Đại học KH XH & NV
  • 5. Lịch sử báo chí Việt Nam  Giới thiệu môn học  Nội dung học  Tiểu luận hết môn
  • 6. Giới thiệu môn học  Mục đích, yêu cầu bài giảng  Tư liệu tham khảo  Thời lượng học
  • 7. Mục đích bài giảng  Giới thiệu cho người học nắm được nguyên nhân ra đời của báo chí Quốc ngữ Việt Nam  Giới thiệu cho người học nắm được quá trình phát triển của báo chí Quốc ngữ Việt Nam qua từng giai đoạn: 1865- 1925; 1925-1945; 1945-1975 và cho đến nay.  Ngoài những nội dung chính của từng nhóm báo, từng tờ báo chúng ta nghiên cứu đánh giá từ góc độ báo chí học,như tổ chức trang báo, sử dụng thể lọai, phong cách tờ báo...  Tác động của báo chí đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội qua từng thời đoạn. Từ đó có thể có những nhận định, đánh giá về mối quan hệ giữa báo chí với chính trị, với sự phát triển văn hóa, xã hội  Những bài học giá trj về làm báo
  • 8. Tài liệu tham khảo  Lịch sử Việt Nam, t1,t2; nxb KHXH, 1985  LSBC Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Huỳnh Văn Tòng, nxb tp HCM, 2000  LSBC Việt Nam từ 1865-1945, GS Đỗ Quang Hưng(cb), nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.  LSBC Cách mạng Việt Nam từ 1925-1945, Nguyễn Thành, nxb KHXH, 1985  120 năm Báo chí Việt Nam, Hồng Chương  Các sách phê bình văn học, các hồi kí của các nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội…  Các tạp chí nghiên cứu
  • 9. Thời lượng học  Tổng số tiết: 60 tiết . Trong đó 45 tiết học tập trao đổi trên lớp; 15 tiết thực hành các bài đánh giá theo từng nhóm.  Có một bài kiểm tra giữa kì, một bài kiểm tra hết môn
  • 10. Nội dung môn học  Những đặc điểm cơ bản của Báo chí Việt Nam từ 1865-1945  Sự ra đời và tiến trình hoạt động, phát triển từ 1865-1945 về nội dung chuyển tải, về nghệ thuật làm báo của dòng Báo chí công khai  Sự ra đời và tiến trình hoạt động về nội dung chuyển tải, về nghệ thuật tuyên truyền của dòng Báo chí Cách mạng1925-1945  Mối quan hệ tác động giữa Báo chí với chính trị, văn hóa xã hội…
  • 11. Bài1: Mở đầu  Báo chí xuất hiện ở nước ta muộn so với thế giới , nhưng có những bước đi rất nhanh, có một lịch sử phong phú, có sắc thái riêng biệt, gắn chặt vào những biến thiên lịch sử dân tộc.  Báo chí Quốc ngữ ra đời phục vụ cho mục đích chính trị của thực dân Pháp. Tuy nhiên sự phân hóa phát triển lại theo sát từng bước đi của lịch sử dân tộc >> cuộc đấu tranh giữa nền báo chí nô dịch với báo chí yêu nước và cách mạng.  LSBC Việt Nam còn là hình ảnh PA của lịch sử ngôn ngữ (chữ Quốc ngữ), nghề in…  Là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa Đông-Tây  Nghiên cứu quá trình phát triển của từng giai đoạn, từng nhóm báo, từng tờ báo. Yếu tố chính tri, khuynh hướng tư tưởng có tác động rất lớn. Yếu tố kinh tế văn hóa PA đời sống vật chất và tinh thần của con người
  • 12. Cụ thể 1  Ở nước Anh, tờ báo xb đầu tiên năm 1588 là tờ English Mercury. Tờ tuần báo đầu tiên là Gazette, xb năm 1665. Tờ tạp chí đầu tiên của nước Anh và của thế giới xb năm 1731 là tờ tạp chí Gentlmen’s Magazine  Ở Mỹ tờ báo đầu tiên xb năm 1960 là tờ Publick Occurrences. Tuần báo News-Letter (Bản tin) xb năm 1704. Tờ tạp chí đầu tiên Saturday Evening Pots (Bưu điện tối thứ bảy) vào năm 1821  Ở Pháp tờ báo đầu tiên xb 1604: La Gazette Francase; tờ tạp chí xb đầu tiên năm 1865: Le Journal de Savants  Ở nước ta tờ báo đầu tiên là tờ Gia định báo, xb 1865. Tờ tạp chí đầu tiên là tờ Đông dương tạp chí, xb 1913. Tờ Nội san đầu tiên là tờ Thông loại khóa trình, xb 1888
  • 13. Cụ thể 2  Về ngôn ngữ : Thế giới 6000 ngôn ngữ (mỗi ngôn ngữ tồn tại ít nhất có 100 nghìn người sử dụng. Ngôn ngữ có nhiều người sử dụng nhất là tiếng Hoa: 1,3 tỷ người; Tiếng Anh: 500 triệu; Hinđi, Tây Ban Nha: 400 triệu; Tiếng Nga, Ả rập: trên 200 triệu. Tiếng Việt: trên 80 triệu, nên cũng có vị trí quan trọng trên thế giới  Chữ quốc ngữ ra đời năm 1649-1651 khi Alexandơrôt cho xb quyển từ điển Việt-Bồ-La và 1 quyển Giáo lý cương yếu bằng tiếng Việt, với mục đích hẹp hòi, thiển cận, làm công cụ truyền bá đạo Thiên chúa. Hơn nữa, g/c phong kiến bảo thủ, chỉ coi trọng chữ thánh hiền, coi thường tiếng dân tộc cho nên trong 1 thời gian dài chữ quốc ngữ ko phát triển  Gia định báo ra đời là tờ báo đầu tiên thể nghiệm chữ quốc ngữ, cải tạo hành văn biền ngãu, nhiều điển tích  Về văn học ; Nhiều dòng văn học ra đời, thể loại mới
  • 14. Câu chuyện thứ NHẤT Ngày xửa, ngày xưa…xưa… chưa lâu như cổ tích nàng Bạch Tuyết, như truyền thuyết chàng Gióng đánh giặc Ân nhưng cũng đủ dài cho miếng trầu của bà già ngồi trước bậu cửa tay quyệt môi đỏ thắm, cho váy đụp, váy xòe của mụ mõ làng truyền đạt chỉ dụ của nhà vua, lệnh của ông lý, ông hương…mỗi khi có chuyện, Bắt đầu từ khi người Tây thấy Đông Dương như một cô gái mĩ miều ngủ im lìm trong hoang dã. Họ đánh thức giấc ngủ ngàn năm của cô bằng tiếng súng, khói bom khét lẹt. Họ cưỡng bức bằng sức mạnh như những tay anh chị…để rồi cô gái phải mở mắt rướn mình tự bảo vệ và chấp nhận. Người Tây bắt đầu trang điểm, dọn lối đi theo cách của họ. Họ không thích mụ mõ làng vẩy váy bên lề đường…, họ không muốn ông vua ra chỉ dụ bằng quyền uy chỉ riêng mình. Họ muốn bàn tay họ cầm tay nhà vua. Họ muốn nói mọi điều cho xứ này băng cách nghĩ của họ. Và thế là báo chí ở cái xứ mộng mơ, đầy bí ẩn, xa lắc xa lơ ra đời…
  • 15. 1865 NAM KỲ Đầu TKXX BÁO CHÍ
  • 16. Bài 2: Chuyện về ông Ký, ông phủ Chiếu và ngày khai sinh tờ báo tiếng Việt đầu tiên 1. Gia định báo -Thành lập ngày 15/4/1865 do Etnest Poteau thực hiện. -Công báo: có 2 phần chính:Công vụ và Tạp vụ -Quan báo: Chính quyền thực dân tìm mọi cách đưa báo xuống tận địa phương
  • 17. Nguyên nhân ra đời -1865 Pháp mới chiếm 3 tỉnh miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và một phần thành Vĩnh Long. - Các cuộc kháng Pháp nổi lên (tiêu biểu nghĩa quân Trương Định) chặn bước chân đánh nhanh thắng nhanh của chúng. -Pháp chuyển kế đánh lâu dài và chọn Nam kỳ làm chỗ đứng chân -Pháp vừa dùng vũ lực quân sự vừa đưa văn minh phương Tây vào, trong đó có việc phát triển kinh tế, đô thị; mở trường thông ngôn đào tạo quan cai trị và xb báo chí
  • 18. 3. Vai trò của ông Trương Vĩnh Ký -1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)>>Nam Kỳ lục tỉnh thuộc Pháp>>chế độ thuộc địa -1869 Pháp trao tòa soạn Gia định báo cho ông trông nom. Lý do: *Trương Vĩnh Ký là người theo đạo Thiên chúa nên được người Pháp tin cẩn *Là người thông minh, được coi là nhà bác ngữ của thế kỷ XIX
  • 19. 4 . Gia định báo có gì thay đổi ? Ngoài mục Công vụ và Tạp vụ ông mở thêm mục Thứ vụ để đăng thơ ca, truyện khảo, hài đàm, cổ tích…>>có thêm yếu tố văn hóa
  • 20.  Về báo chí: -Vẫn là tờ công báo với chức năng thông tin tuyên truyền cho td Pháp, nhưng yếu tố công báo nhẹ đi -Có thêm nhiều người đọc -Có thêm nhiều người tham gia viết báo Hay nói cách khác: Có thêm công chúng
  • 21. Đóng góp của Gia định báo  Chữ Quốc ngữ: -Mở đầu cho việc truyền bá chữ QN cho nhiều tầng lớp nhân dân. -Tờ báo đầu tiên thể nghiệm chữ QN
  • 22.  Về văn học -Đăng tải các tác phẩm văn học của các nhà văn đương thời viết bằng chữ QN: Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Đại Học…
  • 23. Về mặt chính trị, xã hội  Gia định báo đứng trên tư tưởng thực dân, coi các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, coi ông là giặc. Các bài viết chủ yếu khuyển dụ của chính phủ Nam kì vừa đe dọa, vừa mua chuộc
  • 24.
  • 25.
  • 26.
  • 27. Ngoài Gia định báo còn có tờ báo nào được xb? 1.Phan yên báo , Chủ nhân: Diệp Văn Cương, s1 xb 12/1898 đến đầu 1899, chủ yếu tuyên truyền công ơn khai khẩn của Pháp 2.Thông loại khóa trình , Chủ nhân: Trương Vĩnh Ký, xb 1888, dạng tập san, dùng để học tập
  • 29.
  • 30.
  • 31.
  • 32.
  • 33.
  • 34. Báo chí xb ở Nam kỳ đầu tkXX 1.Tờ Nông cổ mín đàm - Số 1 ra ngày 1/8/1901 - Chủ nhân: Paul Canavajjio - Chủ bút: Lương Khắc Ninh>> Trần Chánh Chiếu>> Nguyễn Đông Trụ >> Lê Văn Trung… - Đại diện cho những người Việt đầu tiên bắt đầu tập làm ăn theo con đường TBCN
  • 35.
  • 36.
  • 37.
  • 38.  Nội dung của Nông cổ mín đàm + Thương cổ luận: Luận về kỹ nghệ và thương cổ>> khuyến khích việc làm ăn của người bản xứ: luận về để tằm; về trồng cây đu đủ tía; nghề chiếu Phát Diệm… + Kiến văn: Bài thơ mừng của các nhân sĩ lục tỉnh. Các bài diễn ca ngụ ngôn của chủ bút: “tham ăn mắc bẫy”; “thương người như thể thương thân”, các truyện khác…
  • 39. 2.Lục tỉnh tân văn Số 1 ra ngày 14/11/1907 Chủ nhân: Schneider Chủ bút: Trần Chánh Chiếu Là tờ báo có quy mô nhất ở Nam kỳ, tập hợp những trí thức tự do, những người có khuynh hướng dân chủ, các doanh nghiệp, các điền chủ…
  • 40.
  • 41.
  • 42.  Tính cách nổi bật của Lục tỉnh tân văn là: Chính trị, Văn hóa, Xã hội  Trần Chánh Chiếu là người có tinh thần dân tộc. Làm chủ bút ông đã biết sử dụng kẽ hở để có những bài viết ẩn chứa những tư tưởng ái quốc, đả kích quan lại…  Mục tin tức: tin trong nước và ngoài nước; mục thời sự kinh tế; các bài bình luận, văn học…
  • 43. Đặc điểm của báo chí Nam kỳ đầu tkXX  Xuất hiện sớm  Có khuynh hướng xb tư nhân>> mang tính tự do nhất định  Tính cách tư nhân, tính cách công giáo >> coi trọng thông tin kinh tế  Chưa có nhà báo chuyên nghiệp, lực lượng chủ yếu là những người công giáo, doanh nghiệp, điền chủ
  • 44. Câu chuyện thứ HAI . Chật vật qua hai lần đưa quân đánh rồi người Tây cũng chiếm được thành Hà Nội và cả Bắc kỳ. Chia miếng bánh còn hôi hổi nóng thành ba phần khác nhau, người Tây xắn tay tranh nhau kiếm tìm lợi nhuận. Họ tự cho mình có quyền được thò tay vào bất cứ đâu, và người Nam phải có nghĩa vụ dâng hiến. Người Tây buộc cô gái phải oằn mình lao động, phải nghiến răng nhường cả hạt cơm rơi và cả miếng trầu của bà già thiếu vôi, ít lá. Cô gái xác xơ, phạc phờ như cành cây gặp ngày động gió. Nhưng kỳ diệu thay tiếng nói yếu ớt của cô đã chạm vào nỗi đau chung thế. Cái tinh lực còn lại làm bùng ngọn lửa của bao con tim khát khao nhịp đập tự do, khát khao tiếng nói tự do leo lét cháy tự bao giờ…
  • 45. Bài 3. Đối với Bắc kỳ người Tây có vẻ dè chừng hơn, cứ bắt đầu bằng bản báo bằng chữ Hán cái đã…  Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội… - Pháp kết thúc xâm lược nước ta = 3 hiệp ước +Hiệp ước 25/8/1883, triều đình Huế thừa nhận: • Nam kỳ thuộc Pháp: từ Bình Thuận trở vào (co sanh sin) • Trung kỳ nửa bảo hộ: từ Khánh Hòa >> Đèo Ngang (An nam) • Bắc kỳ: từ Đèo Ngang ra bắc (Tonkin) Hiệp ước này còn từ bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao của triều đình Huế, kể cả với Bắc Kinh
  • 46. BÁO CHÍ Đầu TK XX 1924 BẮC KỲ
  • 47. + Hiệp ước Patơnôt, năm 1884, căn bản giống hiệp ước 1883 và: • Pháp thay mặt tđ Huế trong quan hệ đối ngoại • Pháp đưa các tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa vào Trung kỳ
  • 48. + Hiệp ước 9/6/1885 Pháp và Trung Quốc ký với nhau hiệp ước: “Hòa bình, hữu nghị và thương mại” tại Thiên Tân gồm 10 điều khoản, trong đó Pháp rút khỏi Đài Loan, Trung Quốc thừa nhận Pháp thống trị Việt Nam
  • 49. Kinh tế ở Bắc kỳ phát triển chậm. Trước đây chịu ảnh hưởng của nhà Thanh, nay thêm sự bóc lột của thực dân Pháp  Ảnh hưởng sinh hoạt xã hội của nhà Thanh rất nặng nề, lối sống khuôn phép, chậm chạp kéo dài hàng trăm năm cho nên về mặt tâm lý nó như một bức tường chắn làm cho xh bắc kỳ càng cứng nhắc, nặng nề Khi có một luồng gió mới lạ vào không dễ
  • 50. - Đội ngũ trí thức Tây học xh muộn hơn Nam kỳ hơn 2 thập kỷ: Ng. Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh, Ng Tiến Lãng… Lớp thứ 2: Phan Anh,Ng Mạnh Tường,Hoàng Xuan Hãn, Ngụy Như Kon Tum, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước… - Luật báo chí ở Bắc kỳ hà khắc hơn. - Hoạt động báo chí chịu sự chi phối của thực dân Pháp và triều đình Huế
  • 51.  Những thuận lợi cơ bản Trong những năm đầu tk XX ở Bắc kỳ xh nhiều phong trào yêu nước của một số chí sĩ. Những hđ này một mặt muốn làm cuộc cách mạng một mặt bước đầu đã tháo gỡ rào chắn, tạo điều kiện cho đời sống v.hóa mới thâm nhập vào
  • 52. • Phong trào Đông Du Và sự thành lập các trường học để truyền bá tư tưởng Tây Âu (5/1904), do Phan Bội Châu sáng lập - Lập các hội buôn, mở các cửa hiệu - Chủ trương “xuất dương cầu viện” đưa con em sang Nhật học - Biên soạn văn thơ tố cáo td Pháp, cổ vũ lòng yêu nước
  • 53. • Phong trào Duy Tân (1906-1908) - Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng - Vận động cải cách v.hóa, x.hội - Vận động mở trường học, dạy chữ Quốc ngữ…
  • 54. Trường Đông Kinh nghĩa thục (3/1907) - Lương Văn Can & Nguyễn Quyền, cùng với Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc.Nguyễn Hữu Cầu, Ng. Tuấn Phong… - Vận động chữ Quốc ngữ, hô hào thực nghiệm, bài trừ thủ tục mê tín dị đoan - Phê phán những nhà nho thủ cựu, đả kích tham quan, cổ vũ lòng yêu nước… - Xuất bản sách
  • 55. Điều kiện bản thân báo chí • 1882-1883 ở Hà Nội, Hải Phòng xh một số máy in hoạt động: Lê Văn Phúc, Đỗ Ngọc Xuân • X.hiện một số tờ công báo = tiếng Pháp • Báo = chữ Hán đầu tiên: tờ Bảo hộ nam dân • X.hiện một số tờ kỷ yếu, có khác hơn ở Nam kỳ là đặc tính khảo cứu,nghiên cứu rất sâu đậm • >>Người Pháp cho rằng Bắc & Trung kỳ là cái nôi v.hóa của người An Nam
  • 56.  Báo chí Nam kỳ ra đời sớm có thuận lợi cho sự xh báo chí ở Bắc kỳ • Nhiều người đã vào Nam kỳ làm báo >> có kinh nghiệm • Được học tập ở nước chính quốc >> dấu ấn, kỹ nghệ làm báo
  • 57. Một số tờ báo tiêu biểu 1.Đại Nam Đồng văn nhật báo - Bằng chữ Hán - Theo ông Dương Quảng Hàm>số đầu tiên xb 1892 - Theo ông Tần Huy Liệu> xb 1893 - Theo số 171(27/1/1895) còn lưu giữ được, lần ngược thời gian có thể ra đời vào năm 1891 - Do Schneider sáng lập; chủ bút Đào Nguyên Phổ - 8 trang, khổ 240x160mm, giá 2xu, phát hành khắp Bắc & Trung kỳ
  • 58. 1.Đại nam Đồng văn nhật báo (tiếp) - Mục đích: Thông tin các vấn đề cần thiết như những tờ công báo khác. Ngoài ra còn có mục “Quan lại thuyên chuyển”, “Quan lại thăng trưởng”, “Các tỉnh hóa giá”….Các bài k/c về ruộng đất, về hương thôn… Một số bài phổ biến kiến thức, khkt của phương Tây: cơ khí, hóa học, sinh vật - Nằm trong sự kiểm duyệt của Pháp - Đến số 793 ngày 28/3/1907 thêm phần chữ Quốc ngữ và đổi thành tờ Đại nam Đăng cổ tùng báo
  • 59. 2.Đại Việt tân báo - Số 1 ra ngày 7/5/1905 - Chủ nhiệm: Etnest Babuyt - Chủ bút: Đào Nguyên Phổ - Là tờ báo tư nhân nhưng được chính quyền bảo hộ đỡ đầu - Có in phần chữ Quốc ngữ đầu tiên ở phía Bắc - Được một số cây bút có tiếng: Phan Chu Trinh, Nguyễn Tư Giản, Dương Lâm góp bút, cũng là điều kiện mở đầu cho các nhà nho yêu nước tiếp xúc với loại hình văn hóa mới lạ này
  • 60. 3.Đăng cổ tùng báo - Tờ báo được chính phủ bảo hộ nhượng lại theo ý muốn của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, từ tờ Đại nam Đồng văn nhật báo - ½ bằng chữ Hán do Đào Nguyên Phổ phụ trách, ½ bằng chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. - Số 1 của Đăng cổ tùng báo là số 793 của ĐNĐVNB - Có nhiều bài viết khích lệ lòng yêu nước = nhiều hình thức: khuyên dân ta làm ruộng, học chữ quốc ngữ,trồng dâu dệt vải…
  • 61.
  • 62.
  • 63.
  • 64. Một số tờ báo tiêu biểu 3.Đăng cổ tùng báo (tiếp) - Tuy nhiên ĐCTB vẫn do thực dân Pháp nắm cho nên nhiều bài viết tán dương Pháp, đả kích lòng yêu nước, của những tên tham quan - Số cuối cùng ra ngày 14/11/1907 cũng là lúc phong trào ĐKNT trải qua cơn khủng hoảng và bị tiêu diệt - ĐCTB bộc lộ khuynh hướng chính trị: không ủng hộ phong trào ĐKNT mà còn xh tính nô dịch để khi có đk trở thành tờ báo chính thống của nền báo chí thuộc địa. Nó đã dọn đường cho các tờ báo nô dịch xh sau này - Từ 1907-1912 ở Bắc kỳ chỉ có tờ Việt Nam quan báo
  • 65.
  • 66.
  • 67. Bài 4: Cái mũ phớt cấp tiến linh hoạt của ông Vĩnh, cái ba toong cẩn trọng của ông Quỳnh và con mắt xảo quyệt của A. b. Saraut 1.Tại sao tờ Đông Dương tạp chí xuất bản sớm hơn dự định - Phong trào đấu tranh vũ trang của nghĩa quân Yên Thế ngày càng phát triển - 1911 cách mạng Tân hợi (TQ) thắng lợi >> Phan Bội Châu cho rằng đây là cơ hội cho CMVN > Ông quyết định giải tán hội Duy Tân > thành lập “Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ: “đánh đuổi quân Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa dân quốc VN” - Gây một số vụ nổ để đánh thức đồng bào yêu nước. Hai vụ nổ ở Hà Nội ám sát Toàn quyền Đông dương Al bert Sarraut và tên tay sai đắc lực ở Thái Bình. - Pháp muốn đặt một chế độ cai trị lâu dài bằng văn hóa. Một quốc gia cải lương để hòa bình, thu phục
  • 68. - Thế chiến I đang đến gần, người Đức đang tìm mọi cách gây thanh thế >> người Pháp cũng cần có một tờ báo để tuyên truyền - Về phương diện xh có sự phát triển, một số đô thị hình thành, có lớp trí thức mới, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông… - Muốn tiếp xúc văn hóa nhanh để thu phục Schneider và Nguyễn Văn Vĩnh đang ở Nam kỳ liền trở ra Bắc được Chính phủ giao xb tờ Đông Dương tạp chí
  • 69. 2.Diện mạo tờ Đông Dương tạp chí - Số 1(15/5/1913), tuần/số, 16 trang > 24 trag > 32 trag, khổ 265-185mm - Ấn bản đặc biệt của LTTV tại Bắc kỳ & Trung kỳ - Chủ nhân: Schneider; Chủ bút: Nguyễn Văn Vĩnh - Cộng tác viên là những học gia: Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Hữu Tiến, Dương Bá Trạc, Thân Trọng Huề,…
  • 70.
  • 71. …’’Đời người mờ mịt; thoắt đến thoắt đi, biết đâu là phúc, biết đâu là họa; biết đâu là thị, biết đâu là phi… Sao chẳng như hơi thở của đất trời, đã không nổi lên thì thôi, đã nổi lên sẽ ra muôn giọng. Gặp hang, gặp rừng rú: gào, gầm thét; gặp hốc, gặp bọng, gặp ao sâu, vũng cạn: nỉ non, rù rì; lúc buồn nức nở lúc thì hiu hiu… Sao chẳng khiến cho hình hài như cây khô, lòng như tro lạnh… Đời người mờ mịt, há phải riêng ai mờ mịt… Ôi thôi! Khó thay! Khó thay!... Ai biết nẻo về? Nẻo về giăng sương!...’’ Lời đạo sĩ Thanh Hư Tiểu thuyết: Hồ Quý Ly Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
  • 72. 3.Nội dung chính của ĐDTC - Tuyên truyền cho sức mạnh của đại Pháp, xd một tinh thần phục Pháp, thân Pháp hòng làm nguội lạnh những phong trào đấu tranh vũ trang - Gây lòng tự ti an phận, coi sự áp bức đè nén của th/dân Pháp là điều dĩ nhiên Để thực hiện, người Pháp đã tích cực truyền bá rộng rãi về văn hóa Tây Âu, coi nó như liều thuốc biệt dược về tinh thần để đẩy lùi v/h phương Đông đã có hàng nghìn năm. Thổi một luồng gió mới lạ về v/h và t/t, nhằm một cuộc thống trị lâu dài
  • 73. 4. Các g/đoạn hoạt động của ĐDTC - gđ1:s1(15/5/1913)- s85(31/12/1914 Tin tức thời sự, các bài c/l khen Pháp, phục Pháp, bài xích nước Nam - gđ2:s86(10/1/1915)-s102(31/12/1916) Khuynh hướng đề cập v/h, t/th Pháp dịch ra tiếng Việt. Những bài luận về l/s văn minh, khảo cứu về phong tục tập quán, luật lệ
  • 74. Đóng góp của ĐDTC 1.Đối với sự phát triển báo chí - Là tờ báo hoàn toàn=tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ - Là tờ tạp chí đầu tiên - Là tờ báo đúng nghĩa: sử dụng nhiều thể loại, đời sống xh được PA từ c/trị, k/tế, sh xã hội, v/học, l/sử…
  • 75. 2.Về văn hóa. - Chuyển tải nhiều bài viết về văn minh phương Tây, nhất là nước Pháp thông qua các bài dịch, khảo cứu luận đàm của các học giả 3.Về ngôn ngữ - Có bước tiến dài trong việc phát triển ngôn ngữ
  • 76. Nước Nam ta về sau hay, hay dở cũng là ở chữ Quốc ngữ Nguyễn Văn Vĩnh
  • 77. Một vài đặc điểm chính trị 1.Công khai chống bạo động cách mạng, lo sợ bạo động. Ra mặt xỉ vả, bôi nhọ những người cách mạng. 2.Chủ trương trung nghĩa với Pháp. Biện minh rằng họ có cầm trong tay lợi ích là để đền bù công ơn khai hóa “ Ta là phận kẻ yếu, số kiếp thế nào cũng phải có người đè nén, mà nay được một người đè nén có lương tâm ấy, thực là được một ông thầy giỏi lại muốn ta hay” ĐDTC,s2,1913
  • 78. Một vài đặc điểm chính trị “ Phải biết cơ còn mất là ở ta, không ở người. Còn người thì còn nước, còn đẻ thì còn người, còn ruộng đất mà cày cấy thì còn đẻ được. Mà may sao! Đất của ta thì lại chỉ có tay ta cày cấy được mà thôi. Đó là cái cơ vẫn còn chớ không mất được. Người Lang Sa sang đây, dẫu có cái quyền lợi trong tay để bù cái công khai hóa cũng chỉ thu được cái thương quyền, cái chính trị quyền mà thôi” ĐDTC,s3,1913 3.Đề cao chủ nghĩa Pháp-Việt, cho rằng người Pháp biết thương nòi giống, người cách mạng là những kẻ làm loạn
  • 79. Tạp chí Nam Phong 1. “Đông Dương hết thời, Nam Phong nổi gió.” - Chiến tranh TG1 chấm dứt, tình thế có nhiều thay đổi - ĐDTC chống CM một cách thô bạo, nịnh tây trơ tráo. Tán dương khai hóa mà ko để ra cải cách chế độ chính trị - xã hội - Toàn quyền A.b. Sarraut có ý đồ chính trị, chủ trương xây dựng một chế độ thuộc địa dựa trên tư tưởng dân tọc cải lương với chính sách Pháp – Việt đề huề
  • 80. - Chủ nghĩa dân tộc cải lương là gì? *Thực ra, CNDTCL là CNCL của g/c tư sản bản xứ ở xứ thuộc địa Lê – nin cho rằng: “CNCL là người ta chỉ cổ động để thực hành những sự cải tiến mà ko đòi tiêu diệt những cơ sở chủ yếu của g/c thống trị cũ; thực hành những sự cải tiến phù hợp với sự duy trì những cơ sở đó”. *Đặc điểm của CNDTCL ở nước ta lúc đó là chỉ yêu cầu những điều sửa đổi trong khuôn khổ chế độ thuộc địa, cải cách từng phần mà ko đả động gì chủ quyền của nước Pháp trên đất nước ta >> chống mọi hình thức đấu tranh cách mạng, đấu tranh bằng bạo lực của quần chúng nhân dân.
  • 81. - Pháp đã lợi dụng triệt để CNDTCL này của g/c tư sản VN để đề ra một tư tưởng chính trị với chính sách hợp tác “Pháp – Việt đề huề”, “Pháp – Nam hợp tác” do A.b. Sarraut đứng đầu: “Tôi thương dân như cha thương con, Dân đã quá mến ta mà gọi ta là cha hiền. Người cha nào lại nỡ bỏ con Nay người tây và người Nam phải hiệp lực mà làm cho xứ này được lợi, dân này được sung sướng, vậy thì đôi bên định làm gì và phải làm thế nào” Phát biểu của A.b.Sarraut trước Hội Khai trí tiến đức thành lập 1918
  • 82. Tạp chí Nam Phong ra đời. A.b. Sarraut giao cho Loui Marty – Giám đốc Phòng An ninh Chính trị Đông Dương điều khiển Chủ bút: Phạm Quỳnh
  • 83. Những nội dung cơ bản của tạp chí Nam Phong  Nam Phong tuyên bố trong “Mấy nhời nói đầu” rằng: Bản báo ko phải là cửa hàng thập cẩm, đủ các mặt hàng để bán cho trẻ con, người nhớn, cậu học trò, ông làm quan, nhà cầy ruộng, người bán buôn… Mục đích của NP là muốn “gây lấy một nền học mới để thay vào đó cái nho học cũ”, cho nên bản báo là “cái cơ quan riêng cho bọn cao đẳng học giới, gồm cả những bậc cựu học cùng tân học mà dung hòa làm một” Phạm vi NP đề cập “gồm những sự học thuật tư tưởng đời xưa đời nay cùng những vấn đề quan trọng trong thế giới bây giờ”
  • 84.  Nội dung NP đề cập 13 lĩnh vực khác nhau: NP viết về NP; Triết học; Tôn giáo; Xã hội; Chính trị; Kinh tế; Giáo dục; Văn học; Lịch sử; … khoảng 1500 bài Các bài viết dưới dạng luận thuyết, biên khảo, nghị luận mang tính khái luận cao. Một phần dành cho sáng tác v/học; các bài viết tùy bút văn chương của các tác giả đương thời.
  • 85. Một số đặc điểm chính trị của nhóm Nam Phong  Chủ trương tập hợp bọn “thượng lưu”, “thức giả xã hội”, coi đây là lớp người có năng lực trong xh  NP ra đời “ra sức gây lấy một cao đẳng học thức mới” thay vào đó cao đẳng học thức cũ đã tàn tạ, lạc hậu >> học thức mới là sự dung hòa cái cũ & cái mới Lý lẽ: cây có gốc >> mới vững có ngọn >> mới phát triển ko có gốc >> dây leo ko có ngọn >> mục nát Liên kết tư sản & phong kiến chống lại cách mạng
  • 86. Nữ giới chung 1. Ý tưởng xb một tờ nữ báo. - Xuất hiện mục “Nhời đàn bà” trên Đăng cổ tùng báo và tiếp tục trên tờ “Đông Dương tạp chí”. - Cũng trên ĐDTC số 35-8/1/1914, Nguyễn Văn Vĩnh viết: Giả thử chị em ta rủ nhau được lấy răm ba người như chị Bồng em nữa, thì dễ chúng ta lập nổi được một tờ phụ trương riêng của báo DDTC gọi là Nữ báo. - Với 6 người: + Chị em thì giữ bài đại luận đầu báo + Em xin nhận mục Tạp luận + Một chị nữa giữ mục “Công kích râu mày” + Một chị nữa mỗi tuần đặt mỗi chuyện cho đàn bà, trẻ em xem tiêu khiển + Một chị nữa coi việc tạp sự về nữ giới: chuyện cưới xin,sinh nở,trầu cau, bánh trái, cỗ bàn, khăn áo thêu thùa, chùa chiền điện phủ, hội hè, đàn hát, trang điểm, học hành…
  • 87. - Cách thức: + Trước hết mỗi tuần hãy thử để riêng cho chúng ta 4 trang cuối báo, sau này báo quán chủ nhân xét, hễ chị em mình giữ được phần việc cho đều, kỳ nào cũng có đủ các mục, thì xin ngài mở cho hẳn một phụ trương - Thế nhưng, “Nhời đàn bà”-Đông Dương tạp chí s39-12/2/1914: “Còn như việc lập nữ báo phụ trương, bản quán còn phải đợi ít lâu nữa, vì người soạn báo đã vậy, lại còn phải có người xem. Nay các bà mua báo còn ít quá, chẳng lẽ lập một trương riêng cho vài mươi bài
  • 88. 2. Nữ giới chung ra đời. - Số 1, 1/2/1918 (thứ 6) - Tờ báo phụ nữ đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử b/c VN - Số cuối ra ngày 19/7/1918. Tồn tại đc 5 tháng 19 ngày, tổng 22 số - Mỗi số 24 trang, khổ 29x41, in 4000 bản/số - Nữ giới chung là Tiếng chuông của giới nữ
  • 89. 3. Tôn chỉ mục đích. - Vun trồng gốc luân lý: cách ăn thói ở, đúc cái gương đạo đức, soi chung với bạn má đào - Trau dồi biết lẽ thường: Lược khái những học thuật xưa nay, hiện trạng trong ngoài, cuộc đời biến đổi làm sao, q/hệ thế nào, thích hợp với trình độ đờn bà nước ta mà có kiến thức tương đương với người nam tử - Gây dựng cuộc công thương - Liên lạc mối cảm tình: Bắc-Trung-Nam là một đoàn thể lớn, cho rộng đường phổ thông, mau tiến bộ
  • 90. 4. Chủ nhân: Henri Blaquiere Tổng lý: Trần Văn Chim, người trông coi chính, kể cả tài chính Chủ bút: Sương Nguyệt Anh, trông coi bài vở Phát hành: Lê Đức
  • 91. 5. Các chuyên mục: - Xã thuyết: *Vị trí vai trò người phụ nữ *Nữ quyền và nam nữ bình quyền - Học nghệ: Phổ biến những nghề nghiệp chuyên môn, làm muối,mắm, bông, đường, nhuộm,nuôi cá, dầu thơm, chụp hình,đồ hộp - Gia chánh: May vá, nấu nướng, nuôi dạy con, chỉ bảo đứa ăn kẻ ở…(ứng xử trong gđ & xh) - Văn uyển: Thơ ca, văn tế, câu đối… Bao gồm thơ xưa (Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan..) và thơ của các tác giả thời nay. - Tạp trở: Lời cách ngôn, chuyện khôi hài… - Thời đàm: Tin thời sự, với “ trọng sự thiệt, hay khen hèn chê” - Truyện ký: Giới thiệu các gương liệt nữ, phụ nữ đức tài - Tiểu thuyết: Đăng liên tục 2 tiểu thuyết Băng thuyết nhân duyên và Truyện một ngàn và một ngày - Đồng thoại: Lựa chọn những chuyện hay cho các bạn thiếu niên
  • 92. Chủ bút Sương nguyệt Anh - Tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, sinh 1/2/1864, tại Bến Tre, con gái thứ 5 cụ Đồ Chiểu, nhà thơ mù chống ngoại xâm cho đến ngày tạ thế - Nguyệt Anh khôi ngô khỏe mạnh, dịu dàng,ăn nói lễ phép thông minh, học giỏi. - Nghỉ học, ở nhà chăm lo việc gia đình, giúp đỡ cha trồng thuốc & chữa bệnh vừa tranh thủ học thêm - 1888, 24 tuổi, Ng. Anh sánh duyên cùng ông Phó tổng Hòa Quới, tỉnh Gia Định góa vợ, tên là Ng. Văn Tính (Cai Tính), ăn ở hiền lành. Ít lâu sau thì bố mất. - Hai vợ chồng sinh đc 1 người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Vinh, sau này là mẹ vợ của Phan Văn Hùm - Sinh con chưa đc bao lâu thì chồng mất. Bà thêm chữ Sương trước bút hiệu để nêu rõ người đàn bà góa bụa (sương phụ), quyết chí ở vậy thủ tiết nuôi con.
  • 93. - Bà hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bán vườn đất giúp thanh niên xuất dương du học… - Cuối năm 1917 bà lên Sài Gòn - Ngày 1/2/1918 Nữ giới chung ra đời, bà làm chủ bút - 7/1918 Nữ giới chung đình bản. Bà đc mời làm chủ bút Đèn Nhà nam, nhưng bà từ chối - Đầu 1919 bà về Ba Tri ở với người em trai út là ông Ng Đình Chiêm. Sức yếu, mắt bị bệnh mù giống cha, bà vẫn dạy chữ Hán và làm thuốc chữa bệnh giúp đời - Bà mất ngày 4/1/1921, thọ 57 tuổi
  • 94. Câu chuyện thứ BA. Bà già ngồi nhai trầu tiếc ngẩn tiếc ngơ chiếc váy đụp váy xòe cứ vá rồi lại rách. Ông già môi vẩy điếu thuốc dài mà người Tây vừa bố thí. Trong bụng ông thầm nghĩ, người Tây tài thật, tài thật…nhưng ông cũng ghét nó, ghét cái mặt câng câng, ghét cái bụng thâm hiểm, ghét cái hành xử không có tình người… Nhịp thở của đời sống xã hội gấp gáp, nhanh hơn trước, nhiều chuyện phức tạp hơn trước. Phải nghe, phải biết, phải viết khác … Báo chí vẫn bị chiếc chăn thuộc địa trùm lên, nhưng đã trở mình…
  • 95. Báo chí Việt Nam, 1919 - 1924
  • 96. 1. Những biến đổi về c/trị, k/tế, xhội… - Pháp khai thác thuộc địa lần 2 với quy mô lớn và có chiều sâu, coi trọng đầu tư công nghiệp, mở đồn điền xd giao thông. Mở nhà ngân hàng ĐD để nắm huyết mạch kinh tế Việt Nam - Pháp không chủ trương xd các nhà máy lớn tại bản xứ. Một số xí nghiệp, công xưởng mang tính dịch vụ, thương mại… - Không xóa bỏ nền kinh tế cổ truyền mà duy trì các quan hệ đó Một nền k/tế hòa trộn, xen ghép, hỗn hợp giữa q/hệ tư bản thực dân & q/hệ phong kiến >> t/c th/địa nửa pk càng thêm đậm nét >> mâu thuẫn ngày càng phát triển
  • 97.  Giai cấp địa chủ nắm trong tay hầu hết ruộng đất (9% chủ ruộng >> 50%S c/tác), người tiểu nông chiếm 90% >> 40% S canh tác >> chúng ra sức bóc lột Hình thức: tô đong tô rẽ Người nông dân phải đóng 50%- 75% Chúng cho vay nặng lãi: vay thóc, 50- 100%; vay tiền: ngày lãi 10%, tháng 20%, năm 30%...
  • 98. Giai cấp tư sản hình thành - Tư sản VN có mặt rải rác trong một số ngành: bông vải sợi, nhuộm, đồ gốm, làm sơn, ép dầu, làm đường, sửa chữa ô tô… - Bắc kỳ có nhà tư sản Bạch Thái Bưởi kinh doanh vận tải đường thủy, mỏ than… - Nam kỳ có tầng lớp đại địa chủ nắm trong tay hàng nghìn mẫu ruộng. Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu có 10.000 mẫu ruộng; Trương Vawb Bền, Ng Thanh Liêm có xí nghiệp ép dầu, nhà máy xay… - Một số lập hội buôn, mở xưởng kinh doanh theo lốiTBCN
  • 99. Tư sản VN rất nhỏ yếu, vốn chỉ chiếm 5% vốn TBNN >> bị chèn ép nhưng lại có liên hệ; bị CNPK cản trở nhưng lại dính líu với bóc lột kiểu pk. TSVN thường có 2 mặt: Muốn chống ĐQ & PK, đòi quyền dân tộc, dân chủ. Mặt khác dễ ngả theo đường cải lương để bảo vệ quyền lợi g/c
  • 100. 2. Tình hình xb báo chí - Các tờ báo ra đời thời kỳ trước vẫn tiếp tục xb - Số lượng : có 26 tờ báo & t/c mới ra đời - Tính chất : Ngoài loại báo c/trị, k/tế, tôn giáo như thời kỳ trước thì loại báo k/tế có xu hướng phát triển của TSDT; xh loại báo về v/hóa, g/dục, k/học… chiếm ¼ tổng số - Có 6 tờ báo = tiếng Pháp do người Việt chủ trương theo xu hướng c/trị khác nhau. Trong đó có tờ k/hướng d/tộc & XHCN chống thực dân là tờ La Cloche Felée
  • 101. 3. Đặc điểm - Phát triển nhanh cả về số & chất lượng - PA phần nào đời sống xh VN sau ch/tranh - X/hiện báo của g/c TSVN. - Chấm dứt thời kỳ b/c chính thống độc quyền
  • 102. Diện mạo một số tờ tiêu biểu 1. Thực nghiệp dân báo - Tờ báo của nhóm nhà tư sản: Ng Hữu Thu, chủ tầu buôn & chủ thầu ở Hải Phòng Bùi Đình Tá, Giám đốc Cty Đông Ích hội. Bùi Huy Tín, Đại lý & chủ thầu ở Hà Nội - S1(12/7/1920), mấy tháng đầu xb 3ky/tuần sau đó ra hàng ngày, 4 trang, đến 24/9/1933 đình bản - Chủ nhiệm kiêm q/lý: Bùi Huy Tín > Mai Du Lân Chủ bút: Trần Văn Quang > Bùi Đình Tá.
  • 103. - Thời kỳ đầu TNDB thường đăng bài kỹ thuật trồng trọt và k/thuật tiểu công nghiệp. Hô hào mọi người đi vào con đường “thực nghiệp”, PA tình tình “đói khát về công nghiệp” của g/c tư sản. Yêu cầu Nhà nước Bảo hộ dạy khoa học công nghệ”, mở trường thương mại thực hành Báo cũng đòi hỏi g/c tư sản VN được phép xd nhà máy, góp cổ phần lập xí nghiệp, phát triển k/tế & xuất nhập khẩu hàng hóa Thời kỳ sau báo đề cập cả k/tế & c/trị
  • 104.
  • 105.
  • 106. 2. Khai hóa - Sáng lập: Nhà TS Bạch Thái Bưởi - S1(15/7/1921), xb hàng ngày, 6/1928 đình bản - Chủ nhân: Lê Văn Phúc >> Đỗ Thận >> Lê Sĩ Tố - Chủ bút: Hoàng Tích Chu >> Đỗ Thận - Khai hóa xác định: “Báo là báo tin…cho quốc dân biết những tin hay, tin lạ ở trong nước, ở các xứ lân bang có liên lạc với ta và ở khắp mặt địa cầu, ấy là chủ nghĩa khai hóa”. - Khai hóa cho rằng: “Công cuộc khai hóa là của c/phủ Bảo hộ, là điều mong mỏi của Đức Kim thượng đã nhiều lần bày tỏ, và là điều mà người trí thức thượng lưu trong nước ai ai cũng để tâm để lực vào”
  • 107.
  • 108.
  • 109. Như vậy Khai hóa ko chỉ nói q/điểm cá nhân mà phát ngôn có t/c đại diện cho cả g/c TS Việt Nam, tuyên truyền ca ngợi chính sách khai hóa của Pháp, tỏ lòng biết ơn nhà nước Bảo hộ, xin TD Pháp ban bố một số cải cách về k/tế, c/trị có lợi cho g/c tư sản dân tộc
  • 110. 3.La cloche Felée (Tiếng chuông rè) - Người sáng lập: Nguyễn An Ninh - Lợi dụng luật báo chí 1881 quy định ra báo tiếng Pháp ko phải xin phép, chỉ cần người đứng ra có quốc tịch Pháp - Với danh nghĩa “Cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, báo ra S1(10/12/1923), tại Sài Gòn, xb hàng tuần vào t2, 4 trang S1-S19: Ng An Ninh làm chủ bút & GĐ S20 trở đi : Phan Văn Trường làm GĐ S62(3/5/1926) báo đổi tên là L.Annam đến s182 (2/2/1928) đình bản
  • 111. - Báo kịch liệt công kích chế độ thực dân tàn bạo, gây lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta đối với bộn thực dân Pháp, lên án các c/ty tư bản độc quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền nấu rượu, khai thác tài nguyên thiên nhiên - Báo lên án nhà vua bù nhìn Huế, phê phán quan niệm cho rằng uy quyền Hoàng đế mất đi thì nòi giống cũng tan rã, tiêu biểu là nhóm Nam Phong - Báo kêu gọi lòng yêu nước, đề cao ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Kịch liệt lên án CN “Pháp - Việt đề huề” nhằm phá hoại các phong trào yêu nước của nhân dân ta…
  • 112. Nguyễn An Ninh - Sinh năm 1900 tại Long An - Bố là Nguyễn An Khương, làm nghề k/d khách sạn có liên hệ và bạn cùng Phó bảng Ng: Sinh Sắc & Phan Chu Trinh - 5/6/1911 Ng: An Khương dắt tay cậu bé Ninh ra bến Nhà Rồng tiễn anh Ng: Tất Thành… -1908 NAN học trường thây Dòng do Hội Truyền giáo. -15 tuổi làm biên tập viên cho một tờ tin Sài Gòn
  • 113. -1916 tốt nghệp bằng ưu và ra Hà Nội học Cao đẳng Y dược. -18 tuổi sang Pháp học & hoạt động trong nhóm Ngũ long. -Tham gia diễn thuyết viết báo tố cáo chế độ thực dân tại các nước thuộc địa - Lấy vợ lần thứ nhất Nhóm Ngũ long: 1. Phan Chu Trinh 2. Phan Văn Trường 3. Nguyễn Thế Truyền 4. Nguyễn Ái Quốc 5. Nguyễn An Ninh
  • 114. -5/1922 NAN về nước bắt đầu chặng đường h/đông yêu nước đầy cam go nguy hiểm -1923 ra báo La cloche Felée -24/3/1926 bị bắt lần 1 -1/7/1927 được trả tự do -14/10/1928 bị bắt lần 2. -3/10/1931 ra tù -1933 sáng lập La Lutte -1936 vận động = lập tổ chức Đại hội Đông Dương -1937 bị bắt >> 1939 vào tù -10/1939 lại bị bắt và địch cho anh là một trong những tù chính trị nguy hiểm -10/1940 địch đày anh ra Côn Đảo -1943 anh hy sinh
  • 115. “Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước vĩ đại, là một trí thức tầm cỡ nếu chịu khuất phục bọn đế quốc chắc ông sẽ giàu có và sống vương giả. Nhưng vì yêu nước thương dân ông đã đi vào quần chúng lao khổ, vận động họ chống lại đế quốc và tay sai.” Cố TBT. Nguyễn Văn Linh “ Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một chiến sỹ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách mạng , cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử.” Cố TT. Phạm Văn Đồng
  • 116. BÁO CHÍ VIỆT NAM 1925-1945 1925 BÁO CHÍ CÁCH MẠNG 1945 BÁO CHÍ CÔNG KHAI
  • 117. Câu chuyện THỨ4. Đầu thế kỷ anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Gia sản mang theo chỉ có hai bàn tay trắng và tấm lòng yêu nước thương dân. Nay trở về lãnh đạo cách mạng làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đánh đuổi thực dân, dành lấy độc lập tự do cho dân tộc. Báo chí Cách mạng do Người sáng lập là vũ khí tuyên truyền, là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến ngày thắng lợi.Báo chí cách mạng thực sự trở thành dòng báo chí của tương lai
  • 118. 1. Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam - Đầu thế kỷ nhiều trí thức trẻ yêu nước vượt biên giới tìm đường cứu nước - Thành lập tổ chức Tâm tâm xã - Nguyễn Ái Quốc đc Quốc tế 3 cử về lãnh đạo cách mạng
  • 119. - Người lựa chọn những người tiêu biểu trong các tổ chức củ cụ Phan Bội Châu và Tâm tâm xã >> thành lập một tổ chức mới có tinh thần mác xít
  • 120. - Đó là “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” - Mục đích: “Hết sức phấn đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày & binh lính, dẫn đạo quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản g/c thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến & CNTB mà dựng ra chánh quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày & binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mệnh san trừ TBCN cả thế giới đặng thực hiện CNCS”
  • 121. - 6/1925 Tổng bộ VNTNCMĐCH xuất bản báo Thanh Niên, làm cơ quan tuyên truyền đường lối, mục đích & chương trình hành động của Hội. - Thanh Niên là tờ báo chính trị đầu tiên của một tổ chức cách mạng Việt Nam - Là tờ báo đầu tiên của dòng báo chí cách mạng
  • 122. Tại sao báo Thanh Niên là tờ báo cách mạng đầu tiên?  Cơ quan ngôn luận của tổ chức hoạt động theo xu hướng macxit  Người sáng lập: Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản đầu tiên  Hoạt động theo quan điểm của Lênin: Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể
  • 123. 2. Quá trình phát triển - 1925 – 1945 có trên 250 tờ báo cách mạng. Cụ thể: • 1925 >> = lập Đảng: 37 tờ • 1930 >> 6/1936: 121 tờ • 1936 >> 1939: 43 tờ • 1939 >> 1945: 55 tờ
  • 124. 3. Những đặc điểm cơ bản 1.BCCMVN ra đời đầu tiên ở nướcngoài, quá trình tồn tại & phát triển chủ yếu xb bí mật, bất hợp pháp, luôn bị kẻ thù truy kích, đình chỉ xuất bản - Ra đời ở nước ngoài? - Tại sao bí mật, bất hợp pháp?
  • 125. 2. BCCMVN có mạng lưới báo chí rộng khắp ba kỳ, có từ cấp TW, kỳ, bộ đến tận cơ sở cách mạng ở các địa phương, các xí nghiệp hầm mỏ. Có thể nói, ở đâu có phong trào c/m ở đó có báo chí c/m. BCCM có trên 250 tờ, chỉ có trên 10 tờ là của các cơ quan TW, còn lại là của địa phương >> tạo mối dây liên lạc >> tuyên truyền có hiệu quả >> chỗ dựa tinh thần
  • 126. 3. Xuất hiện báo chí c/m xb trong tù - Đặc điểm đặc biệt của BCCM - Do các đảng viên kiên trung bị Pháp bắt chịu trách nhiệm xb. - Có hầu hết trong hệ thống nhà tù ở VN của Pháp, từ miền núi > miền xuôi, đất liền > hải đảo
  • 127. - Xb bí mật, bất hợp pháp >> ko ấn định số kỳ, khổ nhỏ ko đồng đều - Tận dụng những gì có thể có để ra báo, - Báo nói - Măng séc báo được đặt sát với nội dung truyên truyền trong từng g/đ cách mạng - Mục đích: Chống k/h tư tưởng sai lầm Giác ngộ tù thường phạm, coi tù Bồi dưỡng lý luận chính trị
  • 128. 4. BCCM tuy xb bí mật, ko hợp pháp, số lượng ko nhiều nhưng đã được nhiều người đón đọc bởi BCCM đã đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng cách mạng. Đó là quyền tự do, độc lập
  • 129. 5. BCCMVN trong quá trình tồn tại có những bước phát triển nhảy vọt cả về số lượng & chất lượng, cả về quy mô & phương thức hoạt động - Các loại báo: báo, tạp chí, tập san,… - Từ xb bí mật…đến xb công khai dưới nhiều danh nghĩa khác nhau >> xb công khai ko xin phép Tờ báo xb công khai đầu tiên: Hồn trẻ, tập mới (6/6/1936) Tờ báo xb công khai ko xin phép: Dân Chúng (22/7/1938)
  • 130. Thanh Niên (21/6/1925) Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc  Một số tờ báo Dân Chúng (22/7/1938) tiêu biểu: Chỉ đạo: Nguyễn Văn Cừ Việt Nam độc lập(10/8/1941) Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc
  • 131. 1. Tờ Thanh Niên * Hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động - Theo sáng kiến của Nguyễn Aí Quốc, Tổng bộ TNCMĐCH xuất bản tờ báo Thanh Niên, số 1 ra ngày 21/6/1925 - Báo ra hàng tuần, vào chủ nhật. Về sau có nhiều khó khăn nên các số cách nhau 3 tuần, 5 tuần - Báo xb tại Quảng Châu, Trung Quốc rồi chuyển về nước và các cơ sở CM ở Pháp, Thái lan, Trung Quốc - Tháng 4/1927 Tưởng Giới Thạch làm phản > Tổng bộ và Thanh Niên đi Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô - Báo tiếp tục xb tại Hồng Kông, không ổn định đến mùa thu 1929, sau khi An Nam CSĐ thành lập thì báo ngừng xb
  • 132. - Thời kỳ báo xb tại Quảng Châu, Ng. Ái Quốc kiêm TBT và viết các bài quan trọng, biên tập, vẽ tranh…, khoảng 88 số * Nội dung cơ bản: - Khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước để đứng lên làm CM - Học tập kinh nghiệm lịch sử - Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê – nin, tập hợp lực lượng & thống nhất tư tưởng >> thành lập một chính đảng • Hình thức thể hiện. - Sử dụng thể loại xã luận, bình luận, truyện lịch sử, tin tức và các bài viết hướng dẫn làm cách mạng… - Ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản đi vào lòng người
  • 133. * Thanh Niên là tờ báo chính trị đầu tiên của một tổ chức cách mạng vô sản ở Việt Nam - GiỚI THIỆU : một con đường cách mạng một phương pháp làm cách mạng một kiểu con người cách mạng mới - MANG ĐẾN : một triết học mới, một tư duy mới một thế giới quan, một nhân sinh quan mới Thanh Niên mở đầu cuộc cách mạng tư tưởng chính trị ở Việt Nam
  • 134. 2. Báo Dân Chúng • Diện mạo: - Ngày 22/7/1938 số 1 báo Dân Chúng ra mắt bạn đọc & quần chúng cách mạng ở Sài Gòn - Tờ báo CM đầu tiên xb công khai không xin phép, đòi quyền tự do báo chí - Định kỳ không ổn định, ban đầu mỗi tuần một số >> 2 số >>, từ số 58 đến số 64 ra hàng ngày. Tổng cộng được 80 số - Báo in khá đẹp, số xuân 1939 được in 4 màu hấp dẫn
  • 135.
  • 136.
  • 137. Nội dung - Mục đích ban đầu là đòi quyền tự do báo chí - Đến số 28 xuất hiện dòng chữ “ Cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương” - Đề cập nhiều vấn đề trong cuộc vận động dân chủ trong cả nược - Nhiều bài viết bồi dưỡng lý tưởng cách mạng & trí tuệ cho thanh niên, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia cách mạng - Cung cấp một lượng thông tin thời sự
  • 138. Kết quả Đấu tranh buộc chính quyền thực dân phải thụ động ra nghị định ngảy 30/8/1938 thừa nhận tự do xb báo chí ở Nam Kỳ không phải xin phép Đấu tranh cùng phong trào MTDC đòi các quyền lợi dân sinh
  • 139. Giá trị. - Là tiếng nói công khai trong điều kiện Đảng còn hoạt động bí mật >> là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa ,>> bước lên vũ đài chính trị, công khai thách thức với kẻ thù - Đề cập nhiều vấn đề của đời sống người lao động, bảo vệ quyền lợi cho họ - Có nhiều chuyên mục hay như: Tiếng dội thôn quê & Mặt trận thợ thuyền; có nhiều số chuyên đề…
  • 140. 3. Báo Việt Nam Độc lập • Sự ra đời - Từ ngày 10 -19/5/1941 đ/c Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị TW lần thứ VIII họp tại Khuổi Nậm - Khẳng định sự đúng đắn của hội nghị VI (11/1939) và h.nghị VII (11/1940), nhấn mạnh vấn đề dân tộc, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh - Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập một tờ báo,làm cơ quan tuyên truyền của MTVM tỉnh Cao Bằng. - Ngày 1/8/1941, tờ báo Việt Nam Độc lập ra số 1, được đánh số 101, in ở Khuổi Nậm, Cao Bằng. 10 ngày 1 số, độ 100 bản, có lúc lên 400 bản, 2 trang, khổ nhỏ ko đều nhau, cỡ ~ 18,5cm x 27cm. Tính đến ngày 30/9/1945 báo ra được 129 số
  • 141. Mục đích của báo Việt Lập - Tuyên truyền để tập hợp các tầng lớp nhân dân đoàn kết xung quanh Mặt trận để đánh Tây, đánh Nhật - Giai đoạn đầu ~ 30 số Người trực tiếp viết bài, vẽ tranh, biên tập. Về sau có Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đảm trách >> mang đậm phong cách làm báo của Bác - Đặc biệt để lại giá trị nghệ thuật tuyên truyền
  • 142. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG BÁO CHÍ CÔNG KHAI 1.Hoạt động trong môi trường thuộc địa, do người Pháp quản lý, chịu chi phối của nhà nước bảo hộ a. Những tờ báo do chính quyền quản lý: Phục vụ cho chính sách bóc lột của thực dân Pháp
  • 143. Báo của giới trí thức 1939 – 1945 1. Trí thức là gì? GS người Mỹ James V.Schall: - Là kẻ có khuynh hướng muốn biết, tức là muốn nghiên cứu và giải thích những gì chưa từng biết - Tiếp tục đào xới những gì tưởng chừng đã kết thúc - Liên tục đặt câu hỏi những gì tưởng chừng đã rốt ráo - Luôn sống với những dấu hỏi, sự thắc mắc, sự hoài nghi - Có thái độ thách thức trước những giá trị tưởng chừng đã ổn định - Tìm một giả thiết khác cho những vđề trong cuộc sống
  • 144. Theo Các Mác Có thể quan niệm thành phần xã hội của trí thức gồm những đối tượng cụ thể, như: nhà văn, nhà báo, những người hoạt động nghệ thuật, các nhà lý luận tuyên truyền, giáo viên, bác sỹ, luật sư và các nhà hoạt động KHKT Theo Lê-nin Phân chia thành 3 loại: Trí thức tư sản, trí thức tiểu tư sản, trí thức vô sản Là những người có trình độ văn hóa cao, có hiểu biết nên thường đóng vai trò lực lượng châm ngòi của nhiều biến cố chính trị & các phong trào xã hội
  • 145. Từ điển tiếng Việt: - Trí thức là người chuyên môn làm việc lao động trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình - Khác với tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật hiện tượng tự nhiên & xã hội ( tri thức khoa học, tri thức nghề nghiệp)
  • 146. 2. Lực lượng trí thức gđ 1939 – 1945 Sự hiện diện của báo giới trí thức rất đa dạng: - Báo Ngày Nay có sự tham gia của Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Huy Cận, Tú Mỡ, Thế Lữ, Ng Gia Trí… họ chủ trương duy tân cấp tiến xã hội, bỏ tập tục cũ và đi vào nếp sống Âu hóa - Nhóm Tân Dân, vừa là văn, nhà giáo, nhà thơ… như Vũ Đình Long, Ng Công Hoan… tạo dựng món ăn tinh thần, văn hóa cho tầng lớp trung lưu và phụ nữ - Tạp chí Văn Mới của nhóm Hàn Thuyên, gồm Trương Tửu, Đặng Thái Mai, Ng Đức Quỳnh, họ vận dụng ngôn ngữ văn học lịch sử và triết học để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Angel
  • 147. - Văn Lang tạp chí (SG), Tao Đàn tập hợp các cây bút nổi tiếng như Phan Khôi, Hoài Thanh, Ng Tuân, Lưu Tọng Lư…hô hào dân chúng học tập KHKT phương Tây, nhất là đối với thanh niên - Trung Bắc chủ nhật của Ng Doãn Vượng, dung hòa nền văn hóa Đông-Tây bằng cách giới thiệu những đặc điểm văn minh trên báo Nhưng phát bản nhiều nhất, có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội VN lúc đó là nhóm Tri Tân, Thanh Nghị và Khoa Học
  • 148. Tạp chí Tri Tân 1. S1 ra mắt tại Hà Nội 3/6/1941 và tồn tại đến 21/8/1945 2. Chủ bút Ng Tường Phượng và các cộng sự Ng. Văn Tố, Hoàng Thúc Trâm, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Ng. Đình Thi, Ng. Huy Tưởng, Ng. Bính, Lưu Quang Thuận…. 3. Chủ trương: “Ôn cố nhi tri tân” về văn học, lịch sử. Ít bàn về chính trị
  • 149. Đi tận nơi, rà tận chốn, đánh giá khách quan về các sự kiện lịch sử Ra nhiều số đặc san như: Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Gia Long; số chuyên về phụ nữ, thanh niên, ca dao, tục ngữ, mùa thu… Coi Tri tân như là tấm lụa bạch, các thành viên là công binh gánh gạch xe vôi…
  • 150. Tạp chí Thanh Nghị 1. S1 ra ngày 15/5/1941 >>11/8/1945 với 120 số “Thanh Nghị tuần báo, nghị luận văn chương khảo cứu” 2. Chủ nhiệm Vũ Đình Hòe và các cây bút tân học: Phan Anh, Dương Đức Hiền, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Đinh Gia Trinh, Ng. Thiệu Lâu, Hoàng Thúc Tấn…
  • 151. Tự coi mình: Hiểu biết các sự vật tư tưởng, Khảo cứu các vấn đề mà xhội đặt ra, chỉ ra hướng đi sau chiến tranh Coi: Tờ báo như là diễn đàn để truyền bá tư tưởng của nhóm Chủ trương: Đồng thanh tương ứng, ko phân biệt tả hữu, miễn là yêu nước Tinh thần: Phụng sự Tổ quốc
  • 152. Thanh Nghị là tiếng nói của lớp trí thức yêu nước, đang khao khát tìm đường đấu tranh cho dân tộc
  • 153. Báo chí cách mạng 1945-nay 1. Báo chí cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước 2. Xây dựng hệ thống báo chí từ trung ương >>địa phương, >> ban ngành đoàn thể. Thành lập các cơ quan báo chí trung ương làm nòng cốt cho sự phát triển sau này 3. Hình thành các nhóm báo chí 4. Xã hội hóa thông tin, có sự góp mặt của công chúng
  • 154. 3. Mặc dù còn non trẻ, nhưng đã thể hiện vai trò to lớn và khả năng hoạt động trong đk, bối cảnh chính trị xh phức tạp
  • 155. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 1. Giai đoạn hình thành - CMT8 thành công, NAQ chỉ thị cho Bộ Nội vụ do đ/c Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng và Bộ Tuyên truyền do đ/c Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng cần xd 1 đài PT quốc gia để phục vụ cách mạng, nhân dân và để nhân dân thế giới hiểu và ủng hộ - 9h, 22/8/1945 đ/c Xuân Thủy thay mặt UBCMLT Bắc bộ triệu tạp đ/c Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần Lâm đến s4, Đinh Lễ để truyền đạt ý kiến của Hồ Chủ tịch về thành lập Đài Phát thanh - Đặt đpt tạm thời bên cạnh Bộ Tuyên truyền, s4, Đinh Lễ. Phân công đ/c Trần Kim Xuyến lo phần máy phát sóng; đ/c Chu Văn Tích xd Studio; đ/c Trần Lâm lo tổ chức tòa soạn và làm các chương trình
  • 156. - 5/9/1945 cuộc họp đầu tiên qđ 3 vấn đề: • Lấy ngày 7/9/1945 làm ngày khánh thành đài PT quốc gia • Đặt tên: Đài Tiếng nói Việt Nam • Chọn nhạc hiệu: 3 bài hát được chọn là Tiến quân ca, Chiến sỹ Việt Nam, Diệt phát xít. Hội nghị nhất trí chọn bài Diệt phát xít làm nhạc hiệu chính thức - 10h30 ngày 7/9/1945 từ Hà Nội , đài TNVN phát sóng chương trình đầu tiên, bắt đầu câu: Đây là tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH do bà Dương Thị Ngân xướng lên và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. 10 thanh nữ hát bài Diệt phát xít. Sau bản tin 30 phút là 30 phút ca nhạc sống. Tiếp đến là 30 phút ct tiếng Anh và ct tiếng Pháp. Buổi ban đầu không có ghi âm mà đọc và phát trực tiếp
  • 157. - Ngày 15/9/1945 bộ phận biên tập tiếng nước ngoài láy hai bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp biên soạn thành bản tin thông tấn truyền đi bằng tín hiệu Moose, cũng là ngày hãng thông tấn VN ra đời - Tuyên tuyền một nhà nước trẻ trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc và tham gia chống giặc đói, dốt và ngoại xâm; phục vụ tuyên truyền bầu cử Quốc hội lần đầu tiên 6/1/1946 - Phục vụ chiến trường miền Nam đảng, nhà nước thành lập đài tiếng nói Nam bộ. 1/6/1946 tại đìnhThọ Lộc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi do đ/c Nguyễn Văn Nguyễn nguyên Xứ ủy viên Nam Kỳ làm GĐ với danh xưng “Đay là tiếng nói Nam Bộ, tiếng nói đau đớn, tiếng nói căm hờn, tiếng nói chiến đấu, mỗi ngày thốt lên trên làn sóng điện 24 thước vào lúc 6h sáng và 6 h chiều. - Cuối 1946 toàn quốc kháng chiến, đài xưng xưng tên” Đây là tiếng nói Đồng Tháp mười, tiếng nói lưu động của bưng biền Nam bộ kháng chiến.
  • 158. - Giữa năm 1947, Pháp tấn công Việt Bắc, đài TNVN tạm ngưng phát sóng, TW chỉ thị cho Đài Liên khu V phát thay ct tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh và đc phép xưng danh” Đây là tiếng nói Việt Nam” 2. Đài TNVN trong thời kỳ chống Pháp. - Để đảm bảo cho đài TNVN phát sóng liên tục trong mọi hoàn cảnh, Bộ QP sơ tán một bộ phận của đài ở Bạch Mai về chùa Trầm - 6h, 20/10/1946 đài TNVN phát sóng tại đây đã phát sóng ct đặc biệt truyền đi toàn văn lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. 21/1/1947, đêm giao thừa Đinh Hợi, Người đọc thơ chúc tết Đinh Hợi và đc ghi vào đĩa mềm, dcj phát trong ct Thời sự 6h sáng ngày 1 tết Đinh Hợi - Trong 9 năm KCCP đài di chuyển 14 lần để bảo toàn lực lượng
  • 159. 3. Đài TNVN 1954-1975 - 10/10/1954 giải phóng thủ đô, đài phát đi từ Nát Môn với lời xướng” Đây là TNVN, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH - Xây dựng khu điện đài phát sóng PT Bạch Mai và đài PSPT Mễ trì. Phòng thu nhạc đc xd ở 58 Quán sứ - Phát triển hệ thống ct phát thanh: • Hệ ctpt dành cho miền Bắc: Thời sự, ct nông thôn, ct công nhân, ct văn hóa xh, ctpt Thanh niên, ctpt Phụ nữ, ct pt QDND, ct Vì an ninh TQ, ct đọc chuyện đêm khuya, ct Tiếng thơ, ct Sân khấu TT, các ct Ca nhạc * Hệ ctpt dành cho miền Nam: ct giới thiệu MB vào MN, ct dành cho đbào thành thị MN, ct dành cho nông thôn MN, ct nối liền Nam Bắc,ct pt dành cho binh sĩ qđ Cộng hòa MN, Các ctpt= tiếng dân tộc ở Tây Nguyên: Bana, Ê đê,Hrê, Giarai, Châu ro • Hệ ctpt Đối ngoại
  • 160. 4. Thời kỳ đổi mới 1886- nay - Năm 2000 đài có 6 hệ ct: Hệ thời sự chính trị-tổng hợp (vov1), hệ cđ văn hóa xã hội, gdục (vov2), hệ âm nhạc & tin tức(vov3), hệ tiếng dân tộc thiểu số(vov4), hệ ct dành cho người nước ngoài ở VN(vov5), hệ chương trình dành cho người ở nước ngoài(vov6) - Hiện nay có VOV-TV, VOV- giao thông (phát thanh thực tế & phát thanh tương tác) - Ngoài ra có báo Tiếng nói Việt Nam, báo
  • 161. Cơ quan thường trú: -3/1999 VOV tại Thái Lan -6/2000 VOV tại Paris -5/2001 VOV tại Nga, Trung Quốc -2002 VOV tại Ai Cập -2003 VOV tại Nhật bản - 9/2009 VOV tại Mỹ
  • 162. Chuyên mục: - Câu chuyện cảnh giác -Chuyện kể ở đại đội -Cửa sổ tình yêu(vov2) -Quà tặng âm nhạc -Diễn đàn -Cửa sổ tình yêu -Quà tặng âm nhạc
  • 163. ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM - Là đài TH quốc gia, phủ sóng toàn quốc - Thành lập 7/9/1970 từ một bbiên tập từ đài TNVN; 1976 tách khỏi đài TNVN và chuyển về Giảng Võ và chính thức đc đặt tên là đài truyền hình VN vào ngày 30/4/1987 - Các mốc phát triển: * 1/1/1991 bắt đầu phát sóng song song 2 kênh VTV1, VTV2 • 2/1991 phát sóng vệ tinh VTV1 để các đài thu và phát lại phủ sóng trên toàn quốc * 4/1995 phát ct VTV3 và đc tách thành kênh riêng, phát sóng vệ tinh vào 3/1998 • 27/4/2000, VTV4 chính thức phát trên mạng toàn cầu phủ sóng toàn bộ châu Á, Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Tây Bắc Úc * 3/2001. Chuẩn DVB-T đc chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV
  • 164. * 10/2/2002 bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào dân tôc ít người * 10/2004 mạng DTH đc chính thức khai trương song song vời mạng cáp và MMDS • 12/2005 Dịch vụ Internet băng thông rộng đc chính thức khai trương trên mạng DTH và truyền hình cáp * Có trên 10 Studio từ 54m đến 650m, 1 studio quay ảo 3D sử dụng 2 camera/ 1 phòng tin số cho phép 20 PV tác nghiệp đồng thời và phát sóng trực tiếp trên server 2 kênh, các xe TH lưu động 4-6 camera, số hóa 40% hệ thống thiết bị. Dự định đến 2010 số hóa toàn bộ
  • 165. VTV1: Có bao nhiêu chương trình?  VTV1. Phát sóng chính thức ngày 7/9/1970, phát rộng rãi trong cả nước, trên hệ thống sóng truyền hình  Bao gồm 37 chương trình (Thời sự, Cuộc sống thường ngày, Sự kiện & bình luận, Chào buổi sáng, Như chưa hề có cuộc chia ly, Chìa khóa thành công, VN & các chỉ số, Cuộc sống số, Sức sống mới, Thể thao 24/7, Phim truyện, Nhà hát truyền hình, TH Quân đội, TH Công thương, TH Nhân đạo, Các bản tin…)
  • 166. VTV2  Là kênh TH với những c/trình khoa học & giáo dục. Tập trung các chủ đề K/h tự nhiên, k/h x/hội & thông tin phát minh công nghệ. Giáo dục từ xa…  Phát sóng chính thức 1/1/1990  Bao gồm 12 c/trình: (Dạy ngoại ngữ trên tr/h, Phim k/học, Sức khỏe cho mọi người, Dân số & phát triển, Bạn nhà nông, Công nghệ, Khoa học & cuộc sống, Nhịp cầu VTV2…)
  • 167. VTV3  Kênh tr/h thể thao, giải trí & thông tin k/tế  Được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa dạng, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả mọi lứa tuổi  Bao gồm: 24 c/tr: (Phim truyện, Thể thao, Ca nhạc, Thời trang & cuộc sống, Trò chơi âm nhạc, Hãy chọn giá đúng, Rung chuông vàng, Vui-Khỏe-Có ích, Bài hát Việt, 360 độ thể thao, Tạp chí MTV, Rubic 8…)
  • 168. VTV4  Là kênh tr/h tổng hợp của đài tr/h VN phát sóng trên toàn thế giới, chủ yếu dành cho người Việt ở nước ngoài. Các chương trình đc chọn lọc từ các c/tr khác
  • 169. VTV5  Kênh tr/h tiếng dân tộc thiểu số (có phụ đề tiếng Việt)  Có thể xem qua hệ thống tr/h số vệ tinh DTH hoặc qua mạng cáp VCTV  Phát sóng chính thức 10/2/2002  Thông tin về chính sách, về các s/k lớn & quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số  Bao gồm: c/tr thời sự, c/trị, một phần cho giải trí
  • 170. VTV6  Kênh dành cho thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15-25. Nội dung tập trung vào những mảng đề tài chính: đời sống văn hóa trẻ, cuộc sống đời thường, hướng dẫn kỹ năng sống, v/hóa thế giới & VN, các v/đề x/hội cập nhật…  Bao gồm: Kết nối trẻ, Vân tay, Nhà tròn, Phim truyện, Nối mạng-Ý tưởng, Góc nhìn trẻ, Cầu Vồng, Thư viện cuộc sống…
  • 171. VTV9  Kênh tr/h có đối tượng phục vụ chủ yếu là khán giả miền Nam >> có bản sắc & cá tính riêng  8/10/2007 kênh vtv9 phủ sóng khu vực TP. HCM, Đông Nam bộ & bắc sông Hậu  Được phát trên tr/h cáp VN & cáp Saigontourist (SCTV)  Bao gồm: Thời sự, Thể thao, Phim truyện, Khám phá chữ Việt, Vượt thời gian, Lăng kính thời trang, Giai điệu bí ẩn…
  • 172. Chương trình truyền hình tương tác: Như chưa hề có cuộc chia ly  Hình thành từ ý tưởng của đài tr/h VN, Hãng phim Thanh Niên, Công ty truyền thông Sài Gòn buổi sáng  Tạo ra một ch/tr có sức cuốn hút về giá  trị nhân đạo, tính nhân văn, giúp đoàn tụ những gia đình, họ hàng, bạn bè bị thất lạc, tạo nên một diễn đàn cho những người có nhu cầu tìm và gặp nhau, hàn gắn những rạn nứt do lịch sử để lại cũng như những hoàn cảnh khác trong cuộc sống
  • 173.  Số đầu tiên phát vào ngày 1/12/2007  Tính đến ngày 6/12/2009, có 25 số đc phát sóng, đã nhận đc 19.273 lời đề nghị tìm kiếm (19.273 câu chuyện chia ly), và đã tìm thấy 154 trường hợp
  • 174. Chương trình: Đường lên đỉnh Olympia  Sau những thành công của ch/tr “Bảy sắc cầu vồng”, VTV3 phối hợp với Công ty điện tử LG của Hàn Quốc cho ra ch/tr “Đường lên đỉnh Olympia”. S1 ra vào tháng 3/1999  Bao gồm 53 cuộc thi trong năm, phát sóng vào 10h sáng chủ nhật hàng tuần trên vtv3 (36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý, 1 cuộc chung kết đc tr/h trực tiếp với 4 điểm cầu tr/h đặt tại 4 trường có thí sinh lọt vào chung kết)  144 thí sinh có mặt trong các ch/tr hàng năm là 144 thí sinh xuất sắc do các trường THPT trên cả nước tuyển chọn. Vòng nguyệt quế cho người thắng cuộc đã trở thành một biểu tượng, một niềm mơ ước của các thế hệ học sinh THPT trong cả nước  Điều kiện tham dự: Học tập đạt loại giỏi trở lên & được sự đồng ý cưa nhà trường
  • 175. BÁO NHÂN DÂN 1. 11/3/1951 báo ND ra số đầu tiên, 6 trang, do Trường Chinh làm chủ nhiệm. BBT có 8 người: Trg Chinh, PhvĐồng, Hog qViệt, LêvLương, Ng Chí Thanh,Tr Quang Huy, Hà x Trường 2. Là kquả của qtrình xdựng trong từng gđoạn cmạng. Báo ND ra đời là sự kế tục các tờ trước đó, báo Cờ Giải phóng và Sự thật - Báo CGP của cquan TWĐCSĐD, s1 ra ngày 10/10/1942 đến 18/11/1945 dừng xbản. CGP ra đc 33 số, ko đều ngày. CGP là tờ báo lý luận chính trị… - Cuối 1945 tình hình ctrị diễn biến phức tạp >> Đảng trở lại hđộng bí mật, xbản tờ Sự Thật làm cquan tt của Hội NCCN Các Mác - ST, s1 ra ngày 5/12/1945, 12 trag. Những dịp kniệm báo ra 16 trag>>20 trag, do Lê Hữu Kiều & Ng Đăng Ninh làm qlý - ST là tờ báo có tính bao quát nhất về mọi mặt ctrị, ktế, vhóa xhội. Nghiên cứu chuyên sâu & tt các vấn đề mà CN Mác đề cập
  • 176. 3. Báo ND s1 ra ngày 11/3/1951. Hai năm đầu báo ra hàng tuần, số trang dao động từ 4-6 trang tùy theo tình hình ch/sự & nhu cầu bạn đọc. Từ 1953 ta mở nhiều ch/dịch lớn >> tt dồn dập >> báo phải tăng kỳ, từ 1 thág 4 số lên 10,15 số. Đến ngày 20/10/1954 báo ND ra hàng ngày 4. Là tờ báo chính trị, có vị trí đặc biệt qtrọng trog c/tác tt tư tưởng của Đảng, là tờ báo hàng đầu trong hệ thống b/c của cả nước
  • 177. BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN 1. Báo QDND ra s1 ngày 20/10/1950, là kquả của qtrình cbị & sát nhập 2tờ: Vệ Quốc quân (10/3/1947) & Quân du kích (1/4/1947), do đ/c Lê Liêm làm ch/nhiệm, Lưu Văn Lợi làm thư ký TS - Thời gian đầu dự định ra 1 tháng 2 kỳ, nhưng do đ/k ch/trường chi phối nên định kỳ ko rõ ràng, số trag ko ổn định, ít nhất 4 trag, nhiều nhất 8 trag - Trog những ngày đầu báo ra đời đã có 4 người ra đi vĩnh viễn: Trần Đăng, Hoàng Lộc, Thâm Tâm và chú Phẩm, llạc của báo. Trần Đăng là PV báo QDND đầu tiên hi sinh ngoài mtrận - Cuối 1952 báo tiếp nhận thêm phòng Thông tin & ban Nhiếp ảnh từ Cục Tuyên huấn chuyển sang, đồng thời đảm nhận viết bài cho đài PTTNVN và báo tăng 3kỳ/tháng
  • 178. - 1953 thành lập ts báo mặt trận, gồm 5 người: Hoàng Xuân Tùy, Trần Cư, Phạm Phú Bằng,Ng Khắc Tiếp & họa sĩ Ng Bích. Về sau bổ sung thêm Ng Trần Thiết. Ngày 28/12/1953 ra số đầu tiên ở Thẩm Púa, Mường Păng, 2 trang cách 4-5 ngày /số. Về sau xuống 2,3 ngày, thậm chí mỗi ngày/số - 1/1957 báo tách khỏi Cục Tuyên huấn, trực thuộc TCCT, Bộ Quốc phòng - 23/1/1957 báo ra số 314 là số đầu tiên phát hành rộng rãi ra ngoài nhân dân - 19/5/1965 báo QDND chính thức phát hành hàng ngày
  • 179. Báo Tiền Phong  Tiền thân của báo T.Phong là tờ Hồn Nước (1945-1946) nhưng chỉ một thời gian thì đình bản  6/1947 TƯ Đoàn rời lên Bắc Kạn, x/bản tờ Xung Phong  1949 tờ báo mới mang tên Sức Trẻ ra đời, đc 15 số thì dừng x/b vì bị cháy  Năm 1950 ra đời tạp chí Thanh Niên  16/11/1953 tại bản Dôn, xã Minh Thanh (T.Quang) chính thức ra đời tờ báo Tiền Phong, do đ/c Nguyễn Lam Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn làm Chủ nhiệm
  • 180. 1956 báo ra 2 kỳ/tuần >>1959 tăng 3 kỳ/tuần. Đến giữa những năm 1980 báo ra mỗi tuần một kỳ. Đến 1986- 1987 bắt nhịp với công cuộc đổi mới đất nước, tờ báo bắt đầu đổi mới thông tin, đổi mới măng séc, cách trình bày, minh họa, tổ chức làm các số phụ san…  Cuối năm 1988 ra số Tiền Phong Chủ nhật, >>7/11/1992 báo ra chuyên san Người đẹp Việt Nam  25/5/1995 ra thêm 2 chuyên san Tiền Phong Cuối tháng & Tri thức trẻ  7/2001 báo ra hằng ngày trong tuần với gần 100.000 bản/kỳ  Tiền Phong Online
  • 181. Trụ sở chính & các ban đại diện  Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương- Hà Nội (E-mail: baotienphong@hn.vnn.vn)  Ban đại diện tại TP HCM 384/54 Nam Kỳ khởi nghĩa  Ban đại diện tại miền Trung: 19, Ngô Gia Tự, Đà Nẵng  Ban đại diện tại đồng bằng sông Cửu Long: 103, Nguyễn Trãi, Cần Thơ  Ban đại diện tại Tây Nguyên: 26, Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • 182. Những hoạt động xã hội do báo khởi xướng & tổ chức  Cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Đoàn, về hải đảo thu hút hàng triệu người tham gia. Từ 1990 lại nay đã tổ chức 15 cuộc thi: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh tiến vào TKXXI (4,1 triệu người th/gia); Đất nước trên con đường CNH, HĐH tiến lên CNXH (2,2 triệu); Tuổi trẻ VN 70 năm cống hiến & trưởng thành (2,6 người); Biên giới hải đảo trong trái tim tôi (2,1 triệu)
  • 183.  Khởi xướng & tổ chức việt dã giải báo Tiền phong- giải thể thao quốc gia  Khởi xướng & tổ chức cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở nước VN thống nhất năm 1988, nay là Hoa hậu VN, 2 năm 1 lần  Khởi xướng trao sổ tiết kiệm tình nghĩa & Quỹ học bổng khuyến khích tài năng trẻ, quỹ hoạt động phòng chống AIDS
  • 184.  Khởi xướng & tổ chức thành công các diễn đàn lớn “Sống đẹp”, “Sống hiện đại,yêu hiện đai”…  Khởi xướng & t/c thành công Siêu Cúp bóng đá quốc gia
  • 185. Hoạt động & kinh doanh báo chí  1998 Cty cổ phần Tiền phong ra đời >> có 3 siêu thị sách báo và văn hóa phẩm.  Có trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu và hỗ trợ sv đi du học nước ngoài, trung tâm quảng cáo & phát hành  Phát triển theo hướng xd một tập đoàn mạnh
  • 186. Chuyên mục: Sau lũy tre làng  Được bạn đọc ưu thích bởi tính giản dị, chân thực  Ra đời trong những năm đầu đổi mới  Bao gồm: Những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt của lớp trẻ ở làng quê. Phê phán những thói hư, tật xấu, cạn nghĩ thành những bài học nhẹ nhàng thấm thía  Cách thể hiện: Ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Không quá cầu kỳ, mang lại tiếng cười thoải mái hoặc suy ngẫm về cuộc sống làm người  Một góc trò chuyện, tâm sự, học hỏi cho lớp trẻ
  • 187. VTC 1. Lịch sử ra đời. - Tiền thân là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành th/bị PT-TH, thành lập 2/1988 - 9/1992 chuyển thành Cty đầu tư & Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) - 11/1993 chuyển thành Cty đầu tư công nghệ truyền hình VN - 7/2003 Cty VTC chuyển từ đài truyền hình VN về trực thuộc Bộ Bưu chính- Viễn thông - 29/7/2005 chuyển thành Tổng Cty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình cty mẹ- cty con
  • 188. CÁC KÊNH CHÍNH- VTC1 1. Là kênh t/h giải trí tổng hợp, đc phát cho công chúng cả nước trên hệ thống sóng t/h, t/h cáp của đài t/h Hà Nội & TP Hồ Chí Minh. 2. Bao gồm: Các c/t thể thao (t/t 24h, bóng đá); Giải trí (Sao Online, Tôi 20, Thần đồng đất Việt, Café tối, Điện ảnh trẻ, Nhịp điệu trẻ, Không gian Việt, Góc cười, Tuổi thần tiên, Phim truyện…); Thời sự (Việt Nam Online, Doanh nghiệp 24h, Góc nhìn thẳng, Bản tin 113, Sản phẩm & tiêu dùng); Doanh nhân cuối tuần; Sức khỏe cộng đồng; Chuyện doanh nhân; Xã hội thông tin; Thế giới Adam…
  • 189. VTC2  Là kênh truyền hình chuyên về lĩnh vực CNTT và đời sống. Bắt đầu phát sóng vào 1/8/2006, phủ sóng toàn quốc tháng 6/2007.  Có thể xem VTC2 qua đầu thu KTS, truyền hình di động và truyền hình trực tuyến.  Các nội dung chính: Việt Nam Online, Thế giới Mobile, Văn hóa Game, Chiếc hộp Âm nhạc (Mbox), Hội tụ số, Di sản kiến trúc, Chuyện lạ: Những kỷ lục thế giới. Ngoài ra còn phát các chương trình thể thao như giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
  • 190. VTC3  Là kênh truyền hình chuyên về thể thao, được phát trên hệ thống truyền hình KTS.  Các chương trình chính gồm: – Tường thuật trực tiếp & bình luật các giải bóng đá châu Âu (Anh, Ý, TBN…) – Các chuyên mục thể thao trong nước và bản tin thể thao hàng ngày.  VTC3 cũng là kênh gây ra các vụ sóng gió trong việc tranh chấp bản quyền giữa VTC và VTV…
  • 191. VTC4  Là kênh giải trí tổng hợp được phát trên hệ thống truyền hình KTS của VTC liên tục từ 6h sáng tới 24h hàng ngày.  Từ 1/2009 nội dung do đài VTC phía Nam biên tập.  Nội dung: Thời trang Collection, Phim Truyện, Cầu vồng trái tim, Ca nhạc Chúc ngủ ngon, Lễ hội tình yêu…
  • 192. VTC5/VBC  VTC5/VBC là kênh phát sóng dựa trên sự hợp tác với Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam (VBC) phát sóng từ 29/08/2009.  Phát trên hệ thống truyền hình KTS của VTC từ 4h tới 24h.  Nội dung gồm: Bà kể cháu nghe, Hoa khéo tay, Phim truyện, Ô chữ ABC…
  • 193. VTC6  Là kênh phim truyện Việt Nam được phát sóng trên hệ thống truyền hình KTS VTC.  Bắt đầu từ 3/1/2007 phát sóng 24h/ngày.  Nội dung gồm các phim truyện Việt Nam, cải lương, sân khấu, phim tài liệu…
  • 194. VTC7/TodayTV  Là kênh phát sóng dựa trên sự hợp tác giữa Công ty CP Quốc Tế truyền thông (IMC).  Nội dung gồm: – Today phim truyện, Today phim tài liệu: Thế giới rộng lớn… – Today Âm nhạc: Today-M, Showbiz… – Today thiếu nhi, Today giải trí: Cứ nói đi, Tôi đồng ý… – Today Kinh doanh: Kinh tế cuối tuần, tạp chí địa ốc…
  • 195. VTC9/Let’s Viet  Là kênh phát sóng dựa trên sự hợp tác giữa VTC và công ty CP truyền thông đa phương tiện Lat Sa Ta.  Phát sóng 24/24 với 80% thời lượng về Việt Nam từ 27/09/2008.  Nội dung gồm: Bản tin chính phủ, Let’s Café, Đêm Sài Gòn, Phim Việt, Phim nước ngoài, Câu chuyện thế giới, Bệ phóng tài năng…
  • 196. VTC10  Là kênh Văn hóa Việt, phát sóng hoàn toàn những nội dung của người Việt.  Mục tiêu giúp cho những kiều bào ở nước ngoài nắm bắt được những chủ trương của Đảng và Nhà nước.  Nội dung gồm: Nhịp mốt, Tôi 20, Thế giới giải trí, Đẹp+, Café tối, Talk chủ nhật, Đánh thức vị giác, Phim truyện…
  • 197. VTC14  Là kênh phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa phục vụ cộng đồng.  Các chương trình tiêu biểu: – Bản tin Nhật ký cuộc sống, Bản tin thời tiết, Tạp chí chuyên đề trực tiếp Thế giới 7 ngày, Ngon và lành, Nhà mát… – Các chương trình khai thác nước ngoài: Thiên nhiên nổi giận, Hiểm họa quanh ta, hành tinh xanh…
  • 198. Kênh iTV  Là kênh truyền hình tương tác đầu tiên tại Việt Nam, ban đầu trên kênh 10 sau dời sang kênh 13.  Phát trên hệ thống KTS của VTC, có thể xem trên các thiết bị KTS mặt đất hoặc điện thoại có chức năng TH KTS.  Nội dung gồm: Ca nhạc tương tác (iMusic), EKIP3I Show, Top iRing…
  • 199. Các HD  VTC HD1: Kênh giải trí tổng hợp  VTC HD2: Kênh phim truyện  VTC HD3: Kênh Thời trang và Âm nhạc
  • 200. Các kênh VTC8 và VTC11  Phát trên hệ thống KTS của VTC.  VTC8 là kênh thông tin về thị trường chứng khoán.  VTC11 là kênh thiếu nhi