SlideShare a Scribd company logo
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đối với những người cộng sản chúng ta, trước hết là cán bộ của Đảng, cán bộ
nghiên cứu và làm công tác Đảng, việc nghiên cứu nắm vững tư tưởng của Lênin về xây
dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì?” sẽ giúp chúng ta những cơ sở khoa học để quán
triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm về xây dựng Đảng của Đảng ta, từ đó vận dụng
vào thực tiễn công tác của mình; đồng thời, giúp chúng ta có cơ sở khoa học để phê
phán những quan điểm cơ hội, xét lại trên lĩnh vực xây dựng Đảng hiện nay trong nước
và trong phong trào cộng sản quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam – chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và cả dân tộc. Sự ra đời của Đảng ta, mặc dù có những yếu tố đặc thù
riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cho sự ra đời của một chính Đảng cách mạng của
giai cấp công nhân đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công
nhân. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa C.Mác-Lênin luôn
giữ vị trí nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa C.Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.”
Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có lý luận cách mạng dẫn đường nhằm
đảm bảo cho sự phát triển ấy không đi chệch hướng con đường tiến lên Chủ nghĩa xã
hội. Để đấu tranh với những tư tưởng sai lệch về giá trị quan trọng của lý luận về đảng
cộng sản của Tuyên ngôn, giúp Đảng ta vững vàng lập trường tư tưởng của chính Đảng
lãnh đạo, trong phạm vi nhỏ hẹp của một tiểu luận, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu những tư
tưởng về Đảng cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen qua đề tài: “Quan điểm cơ bản của
V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làmgì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng
ta.”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
* Trần Đình Huynh “ Lênin với vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới của GCCN” –
Tạp chí Cộng sản số 33 năm 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+ Mục đích: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được Lênin nêu ra
trong tác phẩm “ Làm gì” về xây dựng Đảng đề tài nêu ra một số vấn đề về sự vận dụng
những tư tưởng đó vào việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
2
+ Nhiệm vụ:
* Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng trong tác phẩm “ Làm
gì”.
* Vận dụng những tư tưởng, quan điểm đó vào việc xây dựng Đảng Cộng Sản
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
* Quan điểm của VI.Lênin về xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân.
- Phạm vi nghiên cứu
* Tác phẩm “ Làm gì” của VI.Lênin trong V.I. Lênin toàn tập T6, NXB Tiến bộ,
Mátxcơva, 1975, Tr1-245.
5. sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phương pháp so sánh, tổng
kết thực tiễn, thu thập và xử lý các tại liệu liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Hệ thống lại những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng trong tác phẩm “ Làm gì”
của VI.Lênin.
* Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu
và học tập chuyên ngành xây dựng Đảng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương và 8 tiết.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VI.LÊNIN
VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “LÀM GÌ”
1. SƠ LƯỢC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VI.LÊNIN1
Lenin sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk, Nga (nay là Ulyanovsk), là con trai thứ ba
trong gia đình tương đối đầm ấm. Cha là một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng
dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và mẹ là một người theo chủ nghĩa tự do.
Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilits Ulianov), các bí danh đã
dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác.
Năm 1887, V. I. Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương
vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa
Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lênin tham gia nhóm cách mạng trong
sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham
gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học và bị
phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm
Mácxít. V. I. Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài
đèn sách, năm 1891, V. I. Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa
Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do.
Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lênin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893,
chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học
chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong
cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, V. I. Lênin được thừa nhận là người lãnh đạo
của nhóm Mácxít ở Nga.
Mùa thu 1895, V. I. Lênin thành lập ở Pêtecbua (Peterburg) Hội liên hiệp đấu tranh
giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtecbua. Ở Mátxcơva,
Kiep, Iarôxlap và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V. I.
1 Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
4
Lênin đã gặp Nadơgiơđa Conxtantinôva Cơrupxcaia (Nadegiơda Konstantinovna
Krupskaia). Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp
năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V. I. Lênin bị cảnh
sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai năm 1897, V. I. Lênin bị đi đày 3 năm ở làng
Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V. I. Lênin đã viết xong hơn ba
mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước
Nga (1899).
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V. I. Lênin kết thúc. Người lại tập hợp những người
Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V. I. Lênin sống ở Thủ đô
và các thành phố lớn. V. I. Lênin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Pơlêkhanôp
(Plekhanov) lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng
công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lênin phát biểu phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu
mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng.
Nhóm số đông ủng hộ V. I. Lênin gọi là những người Bônxêvich (Bolshevik), nhóm số ít
chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người Menxêvich
(Menshevik). Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V. I. Lênin
đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong
thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V. I. Lênin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của
giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ năm 1905.
Tháng Tư năm 1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã
hội dân chủ Nga, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung
ương đã được bầu ra do V. I. Lênin đứng đầu. Tháng Mười Một năm 1905, V. I. Lênin bí
mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V. I. Lênin sống ở
nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V. I. Lênin phê phán sự xét lại
về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác.
Tháng Giêng năm 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã
hội dân chủ. Tháng Sáu năm 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật).
Thời kỳ này, V. I. Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng
Bảy năm 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong
thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, V. I. Lênin đã phát triển chính trị kinh tế
học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của
triết học Mácxít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc
tế tại Thuỵ Sĩ (1915), V. I. Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết
lại. Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song
song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là
Xôviết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế
và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
5
thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V. I. Lênin đến Petrograd
để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra
đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ
chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của Đảng
Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V. I. Lênin đề ra.
Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy năm 1917), V. I. Lênin
buộc phải về vùng Pazzliv cách Pêtrôgrat (Petrograd), nay là Pêtecbua, 34km để tránh sự
truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V. I. Lênin thường xuyên chỉ
đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám năm 1917, Đại hội lần thứ VI Đảng
Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán công khai ở Pêtrôgrat, V. I. Lênin tuy không tham
dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang
giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V. I. Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách
mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu
tranh vũ trang. Đầu tháng Mười năm 1917, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Pêtrôgrat.
Ngày 23 tháng Mười năm 1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V. I. Lênin đề ra được
Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.
Tối ngày 6 tháng Mười Một năm 1917, V. I. Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ
đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 tháng Mười một năm 1917, toàn thành phố
Pêtecbua nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 tháng Mười Một 1917,
Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội
các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên
nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, theo đề nghị của V. I.
Lênin, Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 tháng Ba năm 1918). Ngày 11
tháng Ba năm 1918, V. I. Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về
Mátxcơva, V. I. Lênin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng
phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước
Nga. V. I. Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại
hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.
Ngày 30 tháng Tám năm 1918, V. I. Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau
đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V. I. Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng
3 năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của
Đảng, V. I. Lênin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920,
V. I. Lênin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn
đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V. I. Lênin soạn thảo
xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp
nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga
(GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V. I.
Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
6
Năm 1922, V. I. Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể
Xô Viết đại biểu thành phố Mátxcơva (ngày 20 tháng Mười một năm 1922), V. I. Lênin tin
tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa.
Tháng Chạp năm 1922 đến tháng Ba năm 1922, V. I. Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo
quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của
chúng ta, Thà ít mà tốt, Thư gửi Đại hội.
Ngày 21 tháng Tư năm 1924, V. I. Lênin qua đời ở làng Gorki, gần thủ đô
Mátxcơva. Thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva cho tới
nay. Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga tỉnh Lêningrat
(Leningrad), nằm sát cố đô Xanh Pêtecbua (Saint Petersburg), nơi Lênin lãnh đạo thành
công Cách mạng Tháng Mười; thành phố quê hương của Lênin thì được đặt tên là Ulianôp
(Ulyanovsk) để tưởng nhớ ông.
2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “LÀM GÌ” .
Là người kế thừa, vận dụng, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, trực tiếp lãnh đạo cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thành công. V.I.Lênin – vị
lãnh tụ thiên tài của nước Nga và của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã để lại
cho chúng ta một di sản quí báu gồm nhiều tác phẩm kinh điển có giá trị to lớn cả về lý luận
và thực tiễn. Trong đó có nhiều tác phẩm chuyên khảo về xây dựng Đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân, điển hình là tác phẩm “Làm gì”. Đây là một tác phẩm nổi tiếng, cuốn sách
gối đầu giường của những người cộng sản. Nó đặt cơ sở chính trị, tư tưởng, tổ chức cho
việc xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, chỉ đạo công tác xây
dựng đảng của các Đảng Cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
V.I.Lênin viết tác phẩm “Làm gì” từ mùa thu 1901 đến tháng 2 năm 1902 trong bối
cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối ổn định, cùng tồn tại hòa bình với giai cấp công
nhân; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh về bề rộng có xu hướng
thiên về đấu tranh nghị trường; nhiều chính đảng của giai cấp công nhân được thành lập ở
các nước tư bản phát triển, trong đó Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức thành lập sớm
nhất, đồng thời cũng là đảng tham gia đấu tranh nghị trường sớm nhất. Trong điều kiện
cùng tồn tại hòa bình, giai cấp tư sản tìm cách lợi dụng để lũng đoạn phong trào công nhân
làm cho chủ nghĩa cơ hội ra đời, phát triển nhanh chóng trong phong trào công nhân. Sau
khi Ph.Ăngghen mất, bọn cơ hội trong Quốc tế II ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa Mác, làm
cho Quốc tế II và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị phân hóa thành 3 trào lưu tư
tưởng khác nhau:
- Vào giữa thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng mới bước vào con đường phát triển chủ
nghĩa tư bản, vậy là có chậm hơn so với các nước Tây Âu. Nhưng đến năm 1861 khi bãi bỏ
chế độ nông nô thì chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển nhanh chóng. Cùng với sự phát triển
chủ nghĩa tư bản ở Nga, giai cấp công nhân Nga cũng phát triển, trong 25 năm (1865 -
1890) chỉ tính trong các xí nghiệp đại công nghiệp, số lượng công nhân tăng lên nhanh
chóng, từ 7 vạn tăng lên gần 1,5 triệu. Sang đầu thế kỷ XX, số lượng công nhân tăng lên
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
7
gần 3 triệu. Chủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ nông nô bị bãi bỏ, nhưng công nhân và
nông dân Nga vẫn phải sống dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng. Công nhân
và nông dân, không được hưởng một chút quyền tự do chính trị nào cả.
Từ những năm 70 và nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XIX, công nhân Nga bắt
đầu thức tỉnh và đấu tranh chống bọn tư bản. Lúc đầu công nhân đấu tranh đập phá máy
móc, cửa kính trong xưởng, phá hoại phòng làm việc và các cửa hàng của chủ. Nhưng dần
dần những người công nhân tiên tiến hiểu được rằng, muốn đấu tranh chống tư bản thắng
lợi, công nhân phải có tổ chức và thông qua tổ chức. Do đó các tổ chức đầu tiên của giai
cấp công nhân Nga xuất hiện:
- Năm 1875: Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga thành lập ở Ôđétxa.
- Năm 1878: Hội liên hiệp công nhân miền Bắc Nga thành lập ở Pêtécbua.
Hai tổ chức đầu tiên này của giai cấp công nhân Nga bị Sa hoàng phá tan, nhưng
phong trào công nhân ngày càng phát triển, các cuộc bãi công ngày càng tăng lên trong 5
năm (1881 - 1886) có tới 48 cuộc bãi công, số công nhân tham gia có tới 8 vạn người. Tuy
bị Sa hoàng đàn áp dã man, nhưng phong trào công nhân ngày càng lên cao.
Nhờ cao trào công nhân trong nước đã chịu ảnh hưởng của phong trào công nhân
Tây Âu, các tổ chức mácxít đầu tiên được thành lập ở Nga. Nhóm mácxít Nga đầu tiên ra
đời năm 1883 gọi là Nhóm giải phóng lao động tổ chức ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) do Plêkhanốp
lãnh đạo. Nhóm giải phóng lao động đã cố gắng và có nhiều hình thức để truyền chủ nghĩa
Mác vào nước Nga.
Khi Nhóm giải phóng lao động đấu tranh tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào nước Nga
thì phong trào dân chủ xã hội chưa xuất hiện ở nước Nga. Việc cần thiết trước mắt là phải
dọn đường cho phong trào ấy về mặt lý luận, tư tưởng. Nhưng về mặt tư tưởng, khi truyền
bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, nhóm này vấp phải trở ngại chính, đó là quan điểm tư
tưởng của phái dân túy đang chiếm ưu thế trong công nhân tiên tiến và tầng lớp trí thức có
tinh thần cách mạng. Phái dân túy cho rằng, lực lượng cách mạng chính là nông dân. Theo
họ, có thể lật đổ Nga hoàng bằng các cuộc bạo động của nông dân. Phái dân túy không hiểu
được giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản của cách mạng. Họ còn chủ trương ám sát cá
nhân, phủ nhận vai trò của quần chúng nên không hoạt động cách mạng trong quần chúng
công nhân và nông dân.
Với quan điểm và phương pháp hoạt động như thế, phái dân túy đã làm cho quần
chúng lao động lạc hướng, xao nhãng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp áp bức bóc lột, lật
đổ nền thống trị về chính trị của nó. Họ làm cho giai cấp công nhân không nhận rõ được vai
trò của mình, kìm hãm việc thành lập một chính đảng độc lập của giai cấp công nhân.
Vì vậy, muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì phải đấu tranh chống chủ
nghĩa dân túy. Những tác phẩm và cuộc đấu tranh của Nhóm giải phóng lao động đã làm
giảm ảnh hưởng tư tưởng dân túy trong giai cấp công nhân và trí thức cách mạng, nhưng họ
không đánh bại hoàn toàn được phái dân túy vì họ phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng. Trong
bản cương lĩnh đầu tiên của Nhóm giải phóng lao động vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng của
phái dân túy. Plêkhanốp không đả động đến vai trò giai cấp nông dân trong cách mạng, mà
còn cho rằng, giai cấp tư sản tự do Nga, là một lực lượng có thể ủng hộ cách mạng, mặc dù,
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
8
sự ủng hộ đó không vững chắc. Hơn nữa, Nhóm giải phóng lao động cũng như các tổ chức
mácxít khác chưa hề liên hệ với phong trào công nhân. Do đó, họ mới thành lập được Đảng
dân chủ xã hội Nga trên lý thuyết, chưa kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào
công nhân.
- Phong trào công nhân tự phát ngày càng phát triển mạnh ở Nga, đồng thời cũng đề
ra yêu cầu phải kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Lần đầu tiên ở
Nga, Lênin đã thực hiện sự kết hợp đó. Năm 1895, Lênin hợp nhất các tổ chức của công
nhân ở Pêtécbua thành Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân Pêtécbua. Tổ
chức đó là mầm mống trọng yếu, tổ chức tiền thân của một đảng cách mạng dựa vào phong
trào công nhân.
- Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga tuyên bố
thành lập Đảng. Đại hội không thông qua được cương lĩnh và điều lệ, Ban Chấp hành Trung
ương do Đại hội bầu ra đều bị bắt. Sau Đại hội, sự dao động về tư tưởng, phân tán về tổ
chức của Đảng càng biểu hiện rõ rệt. Phong trào công nhân ngày càng phát triển vững
mạnh, tình thế cấp bách của cách mạng yêu cầu phải thành lập một đảng cách mạng tập
trung thống nhất của giai cấp công nhân, có đủ khả năng lãnh đạo được phong trào cách
mạng. Việc thành lập một đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân lúc đó gặp rất
nhiều khó khăn:
- Chính quyền Sa hoàng đàn áp dã man phong trào cách mạng. Chúng dùng mọi thủ
đoạn bỏ tù, cho đi đầy các cán bộ ưu tú của Đảng.
- Một số lớn các Ban chấp hành của địa phương và cán bộ địa phương quen làm việc
trong tình trạng lộn xộn về tư tưởng, phân tán về tổ chức nên không thấy được sự cần thiết
cấp bách của một Đảng thống nhất tập trung.
- Trong Đảng lúc đó có một nhóm có cơ quan ngôn luận riêng (như: báo Tư tưởng
công nhân và báo Sự nghiệp công nhân) đòi bào chữa về mặt lý luận cho sự dao động về tư
tưởng, phân tán về tổ chức, họ phản đối việc thành lập một chính đảng cách mạng tập trung
thống nhất. Nhóm đó chính là phái “kinh tế” trong Đảng dân chủ - xã hội Nga. Thực chất
khuynh hướng của phái “kinh tế” Nga lúc đó là phủ nhận vai trò của lý luận cách mạng tức
là vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học; sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân;
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân; phủ định cách mạng vô
sản và chuyên chính vô sản.
Theo Lênin, muốn thành lập một chính đảng cách mạng tập trung thống nhất, trước
hết, phải đánh bại các quan điểm tư tưởng cơ hội của phái “kinh tế” biểu hiện chủ nghĩa cơ
hội Béstanh ở Nga.
Nhằm mục đích chống lại và đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa đó của phái
“kinh tế” ở Nga đồng thời cũng để chống chủ nghĩa cơ hội quốc tế, đặt cơ sở tư tưởng cho
việc thành lập một chính đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân, Lênin đã tập
hợp các bài viết trong báo “Tia lửa” với nhan đề “Bắt đầu từ đâu” thành tác phẩm “Làm
gì?”.
Ở nước Nga, từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, đặc biệt là khi Nga hoàng bãi bỏ chế độ
nông nô đã làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, kéo theo sự phát triển của giai
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
9
cấp công nhân Nga, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản cũng
phát triển mạnh, trung tâm cách mạng thế giới chuyển từ Đức sang Nga. Nước Nga tồn tại
nhiều mâu thuẫn, hình thành nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân làm cho tình thế
cách mạng chín muồi, đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và sự ảnh hưởng của tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, quốc tế I, hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen đã diễn ra quá trình
truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, xuất hiện nhóm mácxít đầu tiên do Plêkhanốp
đứng đầu, thành lập ở Giơlevơ (Thụy Sỹ) lấy tên là “Nhóm giải phóng lao động”. Hoạt
động chủ yếu của nhóm này là dịch các tác phẩm, quan điểm, tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen ra tiếng Nga, truyền bá vào nước Nga. Nhóm này có đóng góp to lớn đối với
phong trào công nhân Nga, là cơ sở để hình thành các nhóm mácxít trong lòng nước Nga,
dáng một đòn mạnh vào phái “Dân túy” để dọn đường cho giai cấp công nhân Nga. Tuy
nhiên, “Nhóm giải phóng lao động” lại có hạn chế là: chịu ảnh hưởng của phái “Dân túy”
ủng hộ hoạt động ám sát cá nhân, phủ nhận vai trò của giai cấp nông dân, cho giai cấp tư
sản tự do Nga là lực lượng ủng hộ cách mạng, chưa liên hệ được với phong trào công nhân
Nga, không kết hợp được chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga.
Cuối thế kỷ XIX, do ảnh hưởng của phong trào công nhân Tây Âu, hoạt động của
“Nhóm giải phóng lao động”, từ yêu cầu của phong trào công nhân, các nhóm mácxít ở Nga
ra đời và phát triển nhanh chóng, V.I.Lênin là người đầu tiên thực hiện việc kết hợp chủ
nghĩa Mác với phong trào công nhân trên thực tế. Năm 1895, V.I.Lênin hợp nhất hai nhóm
mácxít ở Pêtécbua thành một tổ chức có tên “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp
công nhân”, nhưng sau đó V.I.Lênin và ban lãnh đạo bị bắt đưa đi đầy ở Xibêri. Ban lãnh
đạo mới được thành lập, đứng đầu là Máctưlốp, tự xưng là phái trẻ, thực chất là phái “Kinh
tế” chủ trương đấu tranh kinh tế, thủ tiêu đấu tranh chính trị, đối lập với V.I.Lênin. Hội này
bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, đường lối chính trị sai lầm, cải lương. Cho dù bị chủ nghĩa
cơ hội lũng đoạn, song các nhóm mácxít ở Nga tiếp tục ra đời, phát triển, họ chủ trương
thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Nga. Năm 1898, tại thành phố Minxcơ, các tổ
chức mácxít đã nhóm họp nhau lại tuyên bố thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga.
Đây là Đại hội I của Đảng, nhưng chưa có cương lĩnh, chưa có điều lệ, Ban Chấp hành
trung ương vừa mới được bầu đã bị bắt làm cho tình hình của Đảng bước vào giai đoạn
khủng hoảng, phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức, nhiều cán bộ ưu tú của Đảng bị tù
đầy, phần đông cơ quan lãnh đạo của các nhóm mácxít ở các địa phương làm việc theo lối
thủ công, tiểu tổ, địa phương chủ nghĩa, thiếu thống nhất về tổ chức, phân tán về tư tưởng.
Lúc này xuất hiện phái “Kinh tế”, phái này chiếm số đông trong các ban chấp hành ở địa
phương, có cơ quan ngôn luận riêng đó là tờ báo “Tư tưởng công nhân” trong nước và “Sự
nghiệp công nhân” ở nước ngoài. Sự ra đời của phái “Kinh tế” càng làm cho Đảng Công
nhân dân chủ xã hội Nga phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức. V.I.Lênin cho rằng: phải
đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của phái “Kinh tế”, chống chủ nghĩa cơ hội quốc
tế thì mới có thể đặt cơ sở công tác tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một đảng mácxít
chân chính. Chỉ có như vậy mới chấm dứt được tình trạng phân tán tư tưởng, tan rã tổ chức.
Điều đó đã thôi thúc V.I.Lênin viết tác phẩm “Làm gì”.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
10
Tác phẩm gồm lời tựa, 5 chương, kết luận và phụ lục. Nội dung chủ yếu là: V.I.Lênin
luận chứng và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản cho
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới. Luận giải một cách khoa học về mối quan hệ
giữa yếu tố tự phát và yếu tố tự giác trong phong trào công nhân, vai trò của Đảng Công
nhân dân chủ xã hội Nga trong cách mạng dân chủ tư sản. Luận giải hình thức, cách thức,
phương pháp thành lập đảng cách mạng của giai cấp công nhân Nga. Vạch trần gốc rễ, đập
tan tư tưởng của chủ nghĩa kinh tế ở Nga; chỉ rõ cuộc đấu tranh liên tục, không khoan
nhượng giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản. Khẳng định vai trò to lớn của lý
luận cách mạng với phong trào công nhân và Đảng Cộng sản. Luận giải chiến lược, sách
lược của giai cấp vô sản Nga và Đảng của nó. Phê phán phái kinh tế đã hạ thấp nhiệm vụ
của Đảng dân chủ xã hội xuống chủ nghĩa công liên, lẫn lộn hai tổ chức của công nhân và
đảng chính trị. V.I.Lênin trình bày kế hoạch xây dựng một đảng mác xít toàn Nga.
CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG CỦA VI.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ
HỘI VÀ BẢO VỆ LÝ LUẬN.
V. I. Lê-Nin là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và phong trào cộng sản - công
nhân quốc tế. Ngay từ những năm đầu giữ vai trò lãnh tụ, ông đã đấu tranh quyết liệt chống
chủ nghĩa dân túy, phái mác-xít hợp pháp và chủ nghĩa cơ hội với đủ màu sắc đang nảy sinh
ở nước Nga khi đó. Trong các tác phẩm của mình, V.I. Lê-nin chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến
sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội và bản chất, đặc điểm của nó.
Về nguyên nhân, theo V.I. Lê-nin, sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội ở Nga trong những
năm đầu thế kỷ XX có ba nguyên nhân chính sau:
Một là, bắt nguồn từ ảnh hưởng của khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản trong phong
trào quần chúng công nhân. Do giai cấp công nhân sống “sát nách” với giai cấp tiểu tư sản,
trong khi giai cấp này lại có sự phân hóa nên một bộ phận trong số đó nhập vào giai cấp
công nhân. Họ mang theo vào phong trào công nhân mọi thứ quan niệm, như “mê tín, thiển
cận, hẹp hòi, lệch lạc có tính chất tiểu tư sản”. Bên cạnh đó, nước Nga thời bấy giờ “là nước
tiểu tư sản nhất trong tất cả các nước tư bản chủ nghĩa. Vì thế cho nên khi chủ nghĩa Mác
vừa mới trở thành một trào lưu xã hội có tính chất quần chúng ở Nga, thì trong trào lưu đó
xuất hiện ngay một thứ chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản của những phần tử trí thức, ban đầu
dưới hình thức “chủ nghĩa kinh tế” và “chủ nghĩa Mác hợp pháp” (1895 - 1902), sau đó
dưới hình thức chủ nghĩa men-sê-vích (1903 - 1908)”. V.I. Lê-nin khẳng định, đây là điều
tất yếu khách quan: “Phong trào quần chúng của công nhân có sinh ra một cánh tiểu tư sản
và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào đó thì đấy không phải là điều ngẫu nhiên, mà là một
hiện tượng tất nhiên”.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
11
Hai là, sự phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân, tình trạng “tư sản hóa giai cấp
công nhân” và sự xuất hiện “tầng lớp công nhân quý tộc”. Có sự phân hóa đó là do giai cấp
tư sản mua chuộc được tầng lớp trên của giai cấp công nhân bằng hình thức siêu lợi nhuận.
Một bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có uy tín trong tập thể công
nhân được giai cấp tư sản sử dụng, giúp giai cấp tư sản trong tổ chức, quản lý sản xuất,
giám sát kỹ thuật. Sau đó, họ bị giai cấp tư sản mua chuộc, chi phối bằng lợi ích vật chất.
Từ đó, họ biến chất, trở thành tay sai cho giai cấp tư sản. Tầng lớp công nhân quý tộc này
đã tác động đến phong trào công nhân, làm cho chủ nghĩa cơ hội phát triển trong phong trào
công nhân.
Ba là, một bộ phận giai cấp công nhân hiểu chủ nghĩa Mác một cách không có hệ
thống, chưa thấm nhuần thế giới quan mác-xít, chưa đoạn tuyệt với thế giới quan tư sản nói
chung và thế giới quan dân chủ - tư sản nói riêng. Và do vậy, họ luôn “nhảy từ một cực
đoan bất lực này sang một cực đoan bất lực khác. Khi thì họ giải thích rằng mọi việc đều do
những kẻ có ác ý “xúc xiểm” giai cấp này chống lại giai cấp kia, khi thì họ tự an ủi bằng
cách nói rằng đảng công nhân là một “đảng cải lương có tính chất hòa bình”. Điều đó cho
thấy, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có biểu hiện lập trường tư tưởng không rõ
ràng, còn bấp bênh, chưa hiểu bản chất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; thái độ của họ lúc thế
này, lúc thế khác và nguy hiểm hơn là họ sẵn sàng thay đổi giọng điệu, thái độ, lập trường
để đạt được mục đích và vì lợi ích của mình. Vì lợi ích của phe nhóm, dòng tộc và cá nhân,
những kẻ cơ hội chủ nghĩa sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tầng lớp, giai cấp phi
vô sản, từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Về bản chất, V.I. Lê-nin chỉ rõ: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể không
thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một hình
loại mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Và nếu xét người, không căn cứ vào bộ áo hào
nhoáng họ tự khoác cho họ hoặc vào cái tên khá kêu họ tự đặt cho họ, mà căn cứ vào cách
họ hành động, vào những tư tưởng mà họ thực tế truyền bá, thì thấy rõ rằng “tự do phê
bình” là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong đảng dân chủ - xã hội”1. Khẩu hiệu
“tự do phê bình” mà phái kinh tế giương lên là hình thức mới của chủ nghĩa cơ hội quốc tế;
khuynh hướng này hình thành vào nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ
XX trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai
cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Vấn đề nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội là khoác
áo chủ nghĩa Mác, không công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng xuyên tạc chủ nghĩa
Mác, vứt bỏ “linh hồn” cũng như những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ
cho lợi ích của giai cấp tư sản. Theo V.I. Lê-nin, thực chất tư tưởng của “tự do phê bình”
hoàn toàn chỉ là sự cóp nhặt sách báo tư sản rồi làm thành “học thuyết” của mình; cái gọi là
“tự do phê bình” chẳng qua chỉ “là tự do biến đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân
1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.10
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
12
chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ
nghĩa xã hội”. Điều đó cho thấy, bản chất của chủ nghĩa cơ hội là mơ hồ về tư tưởng chính
trị, không nhất quán về lập trường tư tưởng, làm lu mờ tính giai cấp, tính đảng và tính
nguyên tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao
giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ cũng tìm con đường trung
dung, quanh co, uốn khúc như “con rắn nước” giữa hai quan điểm đối chọi nhau, tìm cách
“thỏa thuận” với cả quan điểm này và quan điểm kia... Nói cách khác, những người theo
chủ nghĩa cơ hội thường có lập trường tư tưởng không vững vàng, thiếu kiên định, bản lĩnh
chính trị yếu kém, tư tưởng “chiết trung”, né tránh trước những vấn đề lý luận và thực tiễn
đang đặt ra của đất nước.
Về đặc điểm, V.I. Lê-nin cho rằng, chủ nghĩa cơ hội quốc tế được biểu hiện dưới
nhiều màu sắc, nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia dân
tộc, nhưng chúng giống hệt nhau về nội dung, bản chất chính trị - xã hội, đó là: tính không
kiên quyết, tính vô nguyên tắc, tính không rõ ràng, lờ mờ, quanh co. Sở dĩ có hiện tượng
những người mác-xít, những người hoạt động trong đảng công nhân rơi vào chủ nghĩa cơ
hội là do họ có sự do dự, thiếu kiên định, dao động và lừng chừng về chính trị. Chính vì
vậy, họ “dễ dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế”.
Là người sáng lập Đảng cộng sản Bôn-sê-vích Nga, Lênin hết sức quan tâm chăm
lo xây dựng đảng về mọi mặt, đặc biệt Người đòi hỏi phải phát huy tính tiên phong của
đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình,
phải thường xuyên củng cố những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Với tư cách là
đảng cầm quyền, Đảng cộng sản phải xứng đáng là lãnh tụ chính trị, vững tay chèo lái con
thuyền cách mạng qua những khúc quanh đầy thử thách. Theo Lênin có ba kẻ thù chính mà
người cộng sản của đảng cầm quyền phải kiến quyết đấu tranh là “tính kiêu ngạo cộng sản
chủ nghĩa; nạn mù chữ, sự ngu dốt, cản trở việc giáo dục chính trị và nạn hối lộ, tham
nhũng”. Những tệ nạn này dẫn đến mọi biện pháp chỉ lơ lửng trên không trung, hoàn toàn
không mang lại kết quả. Lênin phân tích sự nguy hại của chủ nghĩa cơ hội nấp dưới danh
nghĩa Đảng, danh nghĩa CNXH để chống phá Đảng. Nhiều kẻ cơ hội đã tìm mọi cách chui
vào các cơ quan đảng, bộ máy nhà nước để mưu cầu lợi ích cá nhân. Họ không tận tụy,
không trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, không đấu tranh chống tệ nạn quan
liêu, tham nhũng mà còn cản trở cuộc đấu tranh ấy. Bệnh háo danh, quan liêu, giấy tờ, kiêu
ngạo, vô nguyên tắc, tham nhũng đã gây cho Đảng nhiều khó khăn, tổn thất trong thực hiện
nhiệm vụ. Lê-nin coi “đó là cái ung nhọt mà người ta không thể dùng một thắng lợi quân sự
và một cải cách chính trị nào để chữa khỏi được”. Người cảnh báo tính kiêu ngạo đã gây
tổn hại cho Đảng: “Tất cả các đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho đến nay, đều bị tiêu
vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình và vì sợ sệt
không dám nói lên những nhược điểm của mình”. Vì vậy, một đảng “công khai thừa nhận
sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
13
thận những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy, đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm
túc, đó là đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình”.
2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
Vai trò của lý luận cách mạng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định. Khi
nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ:
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội sau khi ra đời nó có tính độc lập tương
đối, tác động trở lại tồn tại xã hội thông qua hoạt động của con người, đặc biệt là những tư
tưởng lý luận tiên tiến thuộc ý thức xã hội bậc cao có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã
hội. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi
nó thâm nhập vào quần chúng”1.
Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng
định; lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân và Đảng Cộng sản. Người chỉ rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có
phong trào cách mạng. Trong lúc mà sự say mê những hình thức nhỏ hẹp nhất của hành
động thực tiễn đang đi đôi với việc tuyên truyền đang thịnh hành cho chủ nghĩa cơ hội, thì
nhắc đi nhắc lại tư tưởng ấy bao nhiêu cũng không phải là thừa”2. Đối với Đảng Cộng sản
lý luận cách mạng càng quan trọng. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Bây giờ đây, chúng tôi chỉ
muốn vạch ra rằng chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả
năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”3.
Lý luận cách mạng có vai trò quan trọng đối với phong trào công nhân và đối với
Đảng Cộng sản, vì đó là học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, sản phẩm của
những tư tưởng tiến bộ nhân loại được kết tinh ở hai nhà khoa học vĩ đại là C.Mác và
Ph.Ăngghen, là công trình khoa học đồ sộ được nghiên cứu công phu nghiêm túc, phản ánh
đúng quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; là học thuyết giải phóng
giai cấp, giải phóng con người, giải phóng nhân loại, xóa bỏ mọi ách áp bức, bóc lột và bất
công, xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa, mang lại cuộc sống ấm no, tự
do hạnh phúc cho con người, do vậy, nó mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Đối với
phong trào công nhân, lý luận cách mạng có vai trò quan trọng vì nó phản ánh lợi ích, mục
tiêu lý tưởng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ra con đường, biện pháp đúng
đắn để giai cấp công nhân làm cách mạng vô sản tự giải phóng mình và giải phóng xã hội,
lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Lý luận cách mạng trang bị cho giai
cấp công nhân thế giới quan, phương pháp luận khoa học để xem xét và cải tạo thế giới; là
vũ khí tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, ngọn đèn soi đường chỉ lối cho giai cấp
công nhân đấu tranh từ tự phát đến tự giác. Đối với Đảng Cộng sản, lý luận cách mạng là
một trong hai yếu tố hình thành Đảng Cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Đảng
Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công
1
C.Mac, P.Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr.580.
2 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.30
3 Sđd, tr.32
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
14
nhân. Phong trào công nhân là yếu tố vật chất, chủ nghĩa xã hội khoa học là yếu tố tinh
thần, khi chủ nghĩa hội khoa học thâm nhập vào phong trào công nhân làm cho giai cấp
công nhân giác ngộ, hiểu được rằng vì sao mình bị bóc lột, muốn xóa bỏ bóc lột thì phải
làm gì, từ đó chuyển từ đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự giác. Khi phong trào công nhân
phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi phải có một chính đảng cách mạng lãnh đạo để
chuyển từ đấu tranh kinh tế, sang đấu tranh chính trị, từ giai cấp “tự mình” thành giai cấp
“vì mình”, khi đó phong trào công nhân xuất hiện những phần tử ưu tú, tiên tiến, giác ngộ
nhất liên kết với nhau hình thành Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng
kim chỉ nam cho hành động của mình. Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò tiên phong của mình
khi được một lý luận tiên phong soi đường, đó là lý luận của chủ nghĩa Mác.
Thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế chứng minh, khi chủ
nghĩa xã hội khoa học chưa ra đời hoặc chưa được truyền bá vào phong trào công nhân, khi
ấy giai cấp công nhân chưa được giác ngộ, chưa có lý luận cách mạng soi đường, chưa thấy
được sứ mệnh lịnh sử của mình, chưa thấy được bản chất bóc lột của giai cấp tư sản thì
phong trào đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản chỉ là tự phát, nhằm mục tiêu cải cách
kinh tế như đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công, biểu tình, đập phá máy móc. Ở nước
Nga những năm 70 và những năm 60 (và cả trong nửa đầu của thế kỷ XIX nữa), bãi công có
kèm theo việc “tự phát” phá hoại máy móc, theo V.I.Lênin: “Đó chỉ là biểu hiện của sự thất
vọng và báo thù chứ chưa phải là một cuộc đấu tranh”1 . Ngay cả những cuộc bãi công
trong những năm 90 của Thế kỷ XIX tuy đã có tiến bộ rất nhiều so với những cuộc “bạo
động”, nhưng vẫn còn là một cuộc đấu tranh công liên chủ nghĩa, chứ chưa phải là cuộc đấu
tranh dân chủ – xã hội. Khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, thâm nhập vào phong trào
công nhân thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản mới chuyển từ tự
phát sang tự giác, và chỉ khi thành lập được chính đảng độc lập, độc lập với tất cả các chính
đảng cũ do giai cấp tư sản lập lên, giai cấp công nhân mới có thể hành động với tư cách là
một giai cấp. V.I.Lênin cho rằng phong trào công nhân ở các nước phải trải qua một thời kỳ
đấu tranh tự phát, phong trào đấu tranh tự phát đó không thể nào vượt khỏi giới hạn cao
nhất của nó là chủ nghĩa công đoàn, nó chỉ thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức
bóc lột khác. Khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển đến một mức độ
nhất định, tất yếu đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường thì mới giành thắng lợi.
V.I.Lênin chỉ rõ: “Việc hướng chủ nghĩa xã hội đi đến chỗ kết hợp với phong trào công
nhân, đó là công lao chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hai ông đã sáng tạo ra một lý luận
cách mạng, lý luận giải thích tính tất yếu của sự kết hợp ấy và đề ra nhiệm vụ cho những
người xã hội chủ nghĩa là phải tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản”2.
Đối với Đảng dân chủ – xã hội Nga, V.I.Lênin cho rằng: Đảng chỉ có thể làm tròn
vai trò chiến sỹ tiên phong khi được vũ trang bằng lý luận cách mạng, đó là chủ nghĩa Mác.
1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.37
2 Sđd, tr.308
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
15
Nếu nắm được lý luận cách mạng, giai cấp công nhân Nga và đội tiên phong của nó có
được vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất, còn lý luận cách mạng thông qua phong trào công
nhân và chính đảng của nó sẽ trở thành lực lượng vật vật chất vô cùng to lớn. V.I.Lênin
nhấn mạnh, Đảng dân chủ – xã hội Nga cần phải được trang bị lý luận cách mạng vì: Đảng
chỉ mới đang hình thành, đang tạo nên bộ mặt của mình và còn xa mới thanh toán được
những xu hướng khác của tư tưởng cách mạng, những xu hướng đang có cơ làm cho phong
trào đi chệch con đường đúng đắn, trong điều kiện như thế, Đảng cần có lý luận cách mạng
làm cơ sở cho sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức; Đảng còn non trẻ, có nhiều
người rất ít hoặc thậm chí chưa hề được học tập lý luận đã tham gia phong trào, chưa được
tích lũy về lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn lãnh đạo cách mạng; Đảng là một bộ phận của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà lý luận cách mạng là lý luận của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế thì Đảng phải được trang bị lý luận cách mạng. Mặt khác,
Đảng làm nhiệm vụ dân tộc trước sự can thiệp của tư bản nước ngoài, đây là một nhiệm vụ
nặng nề, khó khăn, phức tạp, mới mẻ chưa đảng nào làm nên cần có lý luận cách mạng để
có thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn xây dựng đường lối độc lập tự chủ. Trong khi
đó chủ nghĩa cơ hội ra sức chống phá Đảng, lũng đoạn, xuyên tạc lý luận cách mạng, phủ
nhận chủ nghĩa Mác, hạ thấp vai trò của lý luận cách mạng, đòi hỏi Đảng phải được trang bị
lý luận cách mạng để có cơ sở lý luận đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội. V.I.Lênin đòi hỏi
Đảng dân chủ – xã hội Nga phải tiên phong về mặt lý luận, có giác ngộ cộng sản chủ nghĩa.
Muốn vậy Đảng phải ra sức học tập, nghiên cứu, nắm vững bản chất cách mạng, khoa học
của chủ nghĩa Mác, thoát ra khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản. Người viết: “Riêng đối với
những người lãnh đạo nhiệm vụ của họ là phải học tập, ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn
đề lý luận; phải tự thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của
thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành
một khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu”1.
V.I.Lênin nhắc nhở những người cách mạng rằng: “Muốn trở thành một lực lượng chính trị
như thế trước con mắt công chúng thì phải cố gắng rất nhiều và bền bỉ để nâng cao tính tự
giác, óc sáng kiến và nghị lực của chúng ta lên, chứ chỉ đem dán cái nhãn hiệu “đội tiên
phong” vào lý luận và thực tiễn của đội hậu vệ thì không đủ”2.
V.I.Lênin chỉ ra nhiệm vụ của Đảng dân chủ xã hội Nga là phải tuyên truyền, giáo
dục chủ nghĩa Mác, nâng cao trình độ giác ngộ của quần chúng, lôi cuốn, tập hợp, tổ chức,
lãnh đạo quần chúng làm cách mạng; đấu tranh chống tính tự phát, kéo phong trào công
nhân ra khỏi tính tự phát của chủ nghĩa công liên, thoát ra khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng
tư sản. Đó là việc làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ, kiên trì và đầy sáng tạo. V.I.Lênin đòi
hỏi Đảng dân chủ - xã hội Nga phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể,
đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, chống giáo điều dập khuôn máy móc;
thường xuyên đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận chống hệ tư tưởng tư sản và các trào
lưu tư tưởng cơ hội xét lại bảo vệ chủ nghĩa Mác. Người viết: “Vấn đề đặt ra chỉ là như thế
1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.34
2 Sđd, tr.115
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
16
này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian
(vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; vả chăng, trong một xã hội bị
những sự đối kháng giai cấp chia sẻ thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc trên các
giai cấp vì vậy mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”1. V.I.Lênin dẫn lời nhận xét
của Ph.Ăngghen năm 1874 về ý nghĩa của lý luận trong phong trào dân chủ - xã hội.
Ph.Ăngghen công nhận rằng cuộc đấu tranh vĩ đại của đảng dân chủ xã hội không phải chỉ
có hai hình thức (chính trị và kinh tế) – như ở nước ta thường công nhận như thế, - mà có ba
hình thức, và xếp hình thức đấu tranh lý luận ngang với hai hình thức đấu tranh trên.
V.I.Lênin đã nêu một tấm gương mẫu mực về tinh thần đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý
luận. Người vạch trần nguồn gốc, bản chất của chủ nghĩa cơ hội, sự sùng bái tính tự phát
của phái “Kinh tế” trong phong trào công nhân và việc hạ thấp vai trò của ý thức xã hội chủ
nghĩa trong những người dân chủ xã hội, thực chất là phủ nhận lý luận chủ nghĩa Mác mưu
toan xét lại chủ nghĩa Mác dưới chiêu bài “tự do phê bình”. Người cho rằng đó là sự tiếp
tay cho giai cấp tư sản để tự do đưa hệ tư tưởng tư sản vào phong trào công nhân. Người
viết: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới
trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một loại hình mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi”2.
V.I.Lênin vạch trần bộ mặt thật của chủ nghĩa cơ hội xét lại của phái “Kinh tế”, khoác áo
chủ nghĩa Mác chống lại chủ nghĩa Mác, coi thường lý luận, hạ thấp nhiệm vụ của Đảng
Công nhân dân chủ xã hội Nga xuống mức chủ nghĩa công liên, lẫn lộn giữa hai loại hình tổ
chức của giai cấp công nhân là các tổ chức công đoàn và đảng chính trị, hòng biến Đảng
thành một tổ chức công đoàn, một câu lạc bộ, lỏng lẻo về tổ chức, thiếu kỷ luật chặt chẽ.
V.I.Lênin cho rằng muốn bảo vệ chủ nghĩa Mác, thành lập một đảng tập trung thống nhất
của giai cấp công nhân Nga thì phải đánh bại phái “Kinh tế”.
XEM THÊM
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN UY TÍN, CHI PHÍ PHÙ HỢP
https://luanvantot.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan/
DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN
https://luanvantot.com/dich-vu-kiem-tra-dao-van-chinh-sua-dao-van/
200 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC + BÀI MẪU TRIẾT HỌC
https://luanvantot.com/de-tai-tieu-luan-va-bai-mau-tieu-luan-triet-hoc/
1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr. 49-50
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
17
CHƯƠNG 3
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA VI.LÊNIN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
TA HIỆN NAY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, lãnh đạo
nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến
tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc nền
độc lập dân tộc.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”1.
2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở nước Nga mới có điều kiện phát
triển và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh
1 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
18
của họ chống lại chế độ áp bức bóc lột ngày càng phát triển, các tổ chức liên hiệp công
nhân bắt đầu xuất hiện. Năm 1895, các tổ chức này dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin đã thống
nhất lại thành “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân”. Đến tháng Ba năm
1898, các tổ chức của Hội họp đại hội lần thứ nhất, thành lập Đảng Dân chủ - xã hội Nga.
Ngay sau đó, Đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, không có sự thống nhất
về tổ chức và tư tưởng. Trong khi đó, phong trào đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên
chế phong kiến ngày càng mang tính quần chúng rộng rãi. Tình hình ấy càng đòi hỏi phải
có một đảng mácxit cách mạng lãnh đạo - đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, xứng đáng
là người tổ chức, lãnh đạo của cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế và chủ nghĩa tư
bản. Để chuẩn bị cho việc thành lập một đảng như vậy, trong một số tác phẩm như “Làm
gì?”, “Một bước tiến, hai bước lùi”, “Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ”..., V.I.Lênin đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản thuộc về tổ chức và
chính trị của một đảng kiểu mới.
Quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng đảng cách mạng của giai cấp công nhân và ý
nghĩa của quan điểm đó đối với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam
hiện nay:
Nền tảng tư tưởng của Đảng phải là chủ nghĩa Mác - Lênin (hệ tư tưởng chính trị
của giai cấp công nhân) Đảng mácxit là đảng cách mạng được trang bị lý luận tiên phong.
V.I.Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”,
“Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò
chiến sĩ tiên phong”. Đối với nước Nga, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
Đảng Dân chủ - Xã hội chưa thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Trong Đảng xuất hiện hai
khuynh hướng đối lập nhau: cách mạng triệt để, bảo vệ tư tưởng mácxit và cơ hội chủ
nghĩa, phê phán chủ nghĩa Mác, phủ nhận đấu tranh giai cấp. Trong hoàn cảnh đó,
V.I.Lênin đã bóc trần tính chất phi lý của chủ nghĩa cơ hội, mà biểu hiện của nó là “Phái
kinh tế” và “Phái phê bình”. Người viết: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể không
thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một loại
hình mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Và nếu xét người, không căn cứ vào bộ áo hào
nhoáng họ tự khoác cho họ hoặc vào cái tên khá kêu họ tự đặt cho họ, mà căn cứ vào cách
họ hành động, vào những tư tưởng mà họ thực tế truyền bá, thì thấy rõ rằng “tự do phê
bình” là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong đảng dân chủ - xã hội, là tự do biến
đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản
và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội”1. Phê phán chủ nghĩa cơ hội cũng
có nghĩa là một lần nữa khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân. Theo V.I.Lênin: “vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc
hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian... Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ
tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng
cường hệ tư tưởng tư sản”). Khi phong trào công nhân được trang bị bởi lý luận khoa học là
chủ nghĩa Mác, thì phong trào đó mới trở thành tự giác và đảng mới là “đội tiên phong thực
1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.10
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
19
sự của giai cấp cách mạng nhất”. Ngày nay, phong trào công nhân trên thế giới đang gặp
khó khăn, các thế lực đối lập và cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền những quan điểm sai
trái, phản động nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin; những
luận điểm phản động ấy là một trong những tác nhân dẫn đến “Sự suy thoái về nhận thức,
tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Tại Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng ta nghiêm túc kiểm điểm và thừa nhận còn có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng... Sự
dao động về mặt tư tưởng sẽ dẫn đến sự suy yếu về tổ chức và năng lực lãnh đạo của Đảng.
Trước tình hình đó, Đảng phải tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, không xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bất cứ tình huống
khó khăn nào; tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội và những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực hiện điều đó cũng chính là làm
theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong những ngày đầu miền Bắc triển khai
nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ
nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin
mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm
của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách
mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ
nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” . Không chỉ như vậy, Đảng phải tăng cường giáo dục
chính trị tư tưởng - giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin cho quần chúng nhân dân. V.I.Lênin đã
chỉ ra rằng, giai cấp vô sản giành được vai trò chủ đạo không phải vì những tuyên ngôn, mà
bởi sự tổ chức của những người dân chủ-xã hội đã tập hợp chung quanh mình tất cả những
lực lượng quan tâm đến việc lật đổ chế độ Nga Hoàng. Muốn thế, những người dân chủ - xã
hội cách mạng phải hoạt động không chỉ trong công nhân thành thị, mà nhất thiết phải đến
với tất cả các giai cấp, với tư cách là nhà lý luận, nhà tuyên truyền, nhà cổ động và nhà tổ
chức, để giải thích cho tất cả các tầng lớp đối lập trong dân cư những nhiệm vụ dân chủ
chung, nhằm đấu tranh chống chế độ chuyên chế. Có như vậy, mới tạo được đồng thuận và
nhất trí cao trong toàn Đảng và toàn dân. Chỉ khi có sự đồng thuận và nhất trí như vậy, mới
tạo nên sức mạnh và quyết tâm để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta. 2. Đảng phải là một tổ chức thống nhất, tập trung dân
chủ và có kỷ luật cao Khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức đối với phong trào cách
mạng, V.I.Lênin nói rằng nếu cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng
tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên. Để có một tổ chức thống nhất, theo V.I.Lênin, Đảng mácxit là
một bộ phận và là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân; Đảng không thể hòa lẫn với
giai cấp; Đảng phải bao gồm những phần tử tiên tiến, có giác ngộ trong giai cấp công nhân,
được vũ trang bằng một học thuyết tiên tiến, cách mạng. Chỉ khi đó, Đảng mới có thể là
lãnh tụ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng không những là đội
quân tiên phong mà còn là đội ngũ có tổ chức của giai cấp công nhân. Đảng chỉ có thể thực
hiện được vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân, khi tất cả đảng viên trong đảng
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
20
đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào các tổ chức của đảng, chấp hành mọi nghị
quyết và mọi yêu cầu của đảng. Người giải thích: “đảng phải là một tổng số (không phải
tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức,... Nói như thế, tôi muốn
trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền
phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít
nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” . Đảng cần được xây dựng trên nguyên
tắc tập trung dân chủ. Hoạt động của đảng phải dựa trên cơ sở một điều lệ thống nhất, lãnh
đạo phải từ trung tâm là các đại hội đảng. Hệ thống tổ chức của đảng phải thống nhất từ
Trung ương tới cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, việc bầu cử phải
tiến hành từ cơ sở tới Trung ương. Nhấn mạnh nguyên tắc này, V.I.Lênin viết: “trước kia
Đảng ta chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng số những nhóm
riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác
động về mặt tư tưởng. Hiện nay, chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, điều đó có
nghĩa là chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực,
khiến cho cấp dưới phải phục tùng cấp trên của đảng”. Một đảng thống nhất cũng sẽ là một
đảng có kỷ luật. Nếu không có kỷ luật thống nhất và những trách nhiệm thống nhất thì đảng
sẽ không tránh khỏi xu hướng bè phái, phe nhóm và dễ dẫn đến tan rã. Một đảng mácxit còn
là một đảng luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Đảng sẽ không thể lãnh đạo
được quần chúng nhân dân nếu không có sự liên hệ với quần chúng nhân dân. Mặt khác,
nếu không được quần chúng nhân dân tin cậy về mặt tinh thần và chính trị thì đảng không
được sự ủng hộ của họ. Đảng cần phát huy tính tích cực và tinh thần sáng tạo của quần
chúng nhân dân trên cơ sở thực hiện dân chủ và tự phê bình. Đảng không được giấu giếm
những sự thật đối với quần chúng, không được che giấu khuyết điểm sai lầm, phải mạnh
dạn “tiến hành công tác tự phê bình của mình và tiếp tục bóc trần một cách không khoan
nhượng những thiếu sót của bản thân mình” . Đối với Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã là một tổ chức thống nhất, có tính kỷ luật cao. Chính sự thống nhất
đó đã tạo nên sức mạnh của Đảng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và những
năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế
thị trường, sự phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nước, sự đoàn kết, thống
nhất, tính tổ chức của Đảng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một bộ phận đảng viên vì
tranh giành địa vị, quyền lợi kéo bè cánh, phe nhóm, đặt mình lên trên tổ chức, đặc quyền,
đặc lợi, không quan tâm đến lợi ích tập thể, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân
dân đối với Đảng. Vì vậy, lúc này, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là quan trọng
hơn bao giờ hết. Thực hiện điều đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung
dân chủ. “Mở rộng, phát huy dân chủ thực sự... xây dựng và thực hiện thiết chế bảo đảm
dân chủ thực sự trong tổ chức đảng, trong cơ quan lãnh đạo..., bảo đảm cho đảng viên, cán
bộ và mỗi công dân đều có thể tham gia, giám sát công tác xây dựng Đảng”. Các cấp ủy và
tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần cụ thể hóa nội dung nguyên tắc tập trung dân
chủ, hoàn thiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảm bảo tất cả những vấn đề về
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đều do tập thể cấp ủy các cấp bàn bạc, ra
quyết định theo đa số. Sau khi ra quyết định, các cấp ủy Đảng phân công cho từng thành
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
21
viên, mỗi công việc cụ thể do cá nhân chịu trách nhiệm. Tập thể lãnh đạo luôn đi đôi với cá
nhân phụ trách và chịu trách nhiệm. Phê bình và tự phê bình cần được coi là nguyên tắc cơ
bản và thường xuyên trong sinh hoạt của mọi tổ chức đảng, đồng thời vận động quần chúng
thường xuyên phê bình cán bộ, đảng viên. Trong phê bình và tự phê bình, cần khắc phục
cách làm hình thức, chỉ phê bình mà không sửa chữa. Phê bình và tự phê bình phải bắt đầu
từ mỗi cán bộ, đảng viên. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu và là trung tâm đoàn
kết nội bộ tổ chức, không được nể nang né tránh, cũng như không được trù dập cá nhân.
Thực hiện dân chủ hóa trong các tổ chức đảng, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của mỗi đảng viên. Dân chủ là mục tiêu và động lực trong xây dựng và chỉnh đốn
đảng. Muốn vậy, các cấp ủy đảng phải đảm bảo quyền của đảng viên: quyền tự do tư tưởng
và dân chủ trong sinh hoạt đảng, quyền được thông tin, quyền được bảo lưu ý kiến, quyền
phê bình, chất vấn lãnh đạo... Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập và
mở cửa hiện nay, trong Đảng sẽ xuất xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề phát
triển của đất nước. Các đảng viên cần biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, cùng
nhau trao đổi theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 3. Đảng phải là một tổ chức chính trị cao
nhất của giai cấp công nhân, đủ năng lực để đưa đất nước không ngừng phát triển bền vững
và hội nhập Theo V.I.Lênin, để thực hiện được vai trò lãnh đạo toàn bộ phong trào, những
người cách mạng phải vươn lên không ngừng, biểu hiện tính tự giác cao. Khi cao trào tự
phát của quần chúng càng tăng lên và phong trào càng mở rộng thì càng cần có một ý thức
cao trong công tác lý luận, chính trị và tổ chức của đảng. Vì vậy V.I.Lênin kịch liệt phê
phán “Phái kinh tế” phủ nhận sự cần thiết phải có Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ
trương công nhân chỉ đấu tranh kinh tế. Bọn cơ hội chủ nghĩa tuyên truyền rằng, hoạt động
công liên chủ nghĩa “trong nhân dân” là hoàn thành được một nửa nhiệm vụ của cuộc đấu
tranh, còn phê bình hợp pháp do các nhà trí thức tiến hành là hoàn thành một nửa nhiệm vụ
còn lại. Họ cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản được hoàn
thành theo kiểu như vậy. Về tổ chức, chủ nghĩa cơ hội không cần một tổ chức tập trung
thống nhất chặt chẽ mà bao gồm các tổ chức của công nhân phân tán. Nói cách khác, họ coi
đảng, tổ chức của những người cách mạng cũng chỉ là một tổ chức giai cấp tầm thường, tổ
chức đảng và tổ chức giai cấp là một. Trên cơ sở phê phán trào lưu cơ hội chủ nghĩa,
V.I.Lênin cho rằng Đảng là một hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Ngoài
đảng ra, giai cấp công nhân còn có những tổ chức khác nữa như: công đoàn, đoàn thanh
niên, các hợp tác xã, các tổ chức văn hóa-giáo dục... Những tổ chức này đều cần thiết đối
với giai cấp công nhân. Nếu không có những tổ chức đó, giai cấp công nhân cũng sẽ không
thể đấu tranh giành thắng lợi. Vì vậy, đảng phải lãnh đạo các tổ chức này. V.I.Lênin viết:
“các tổ chức đảng của chúng ta... mà càng mạnh mẽ bao nhiêu, và trong nội bộ đảng càng ít
có tình trạng dao động và không kiên định bao nhiêu, thì ảnh hưởng của đảng đối với những
người trong quần chúng công nhân chung quanh đảng và chịu sự lãnh đạo của đảng, sẽ càng
rộng rãi, càng nhiều mặt, càng phong phú, càng hiệu quả bấy nhiêu”. Để thực sự là tổ chức
chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đảng phải bao gồm những đại biểu ưu tú nhất,
cách mạng nhất, có năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh trong đấu tranh cách mạng, “Một
người cách mạng mà mềm yếu, do dự trong các vấn đề lý luận, không nhìn xa thấy rộng, lại
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
22
lấy tính tự phát của phong trào quần chúng để biện hộ cho tinh thần ủy mị của mình; một
người cách mạng mà giống như một thư ký hội công liên hơn là một người bảo vệ quyền lợi
của nhân dân, mà không đưa ra một kế hoạch mạnh bạo có một quy mô lớn làm cho ngay cả
kẻ thù cũng phải kính nể, một người cách mạng mà thiếu kinh nghiệm và vụng về trong
nghệ thuật chuyên môn của mình... thì có phải là một người cách mạng không, - không! Đó
chỉ là một người thủ công nghiệp khốn khổ thôi” . Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng ở Việt Nam hiện nay cũng chính là để củng cố, xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức
để nâng cao, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, nâng cao tính kỷ luật, đảm bảo sự dân
chủ. Thực hiện những nội dung này phải xuất phát từ việc nâng cao“tâm đức và tài trí” của
đảng viên.) “Tâm đức” của đảng viên là tình cảm trong sáng, tốt đẹp, nhân ái, chân thành, là
cái gốc, xuất phát điểm để tạo nên những hành vi, phẩm chất tốt đẹp của con người lương
thiện. Đối với đảng viên, ngoài cái tâm của một con người lương thiện, còn cần đến cái tâm
của người lãnh đạo cách mạng là: trung với nước, hiếu với dân; Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín;
Cần, Kiệm, Liêm, Chính. “Tâm đức” của đảng viên hiện nay là sự kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đó là lòng trung thành, sự gắn bó mật thiết với quần chúng
nhân dân, luôn đại diện và đấu tranh cho lợi ích của nhân dân và dân tộc. “Tâm đức” còn
được phản ánh rõ và trong sáng thông qua hành động phê bình và tự phê bình trong xây
dựng Đảng; dám chịu trách nhiệm trước nhân dân về những hành vi của mình, dám đấu
tranh và kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi tham nhũng, tha hóa đạo đức lối
sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.
“Tâm đức” còn biểu hiện ở ý chí “đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống
nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội” . “Tài trí” là sự hiểu biết sâu rộng và khả năng
vận dụng sự hiểu biết đó vào trong hoạt động thực tiễn của con người. “Tài trí” của đảng
viên phải là sự hiểu biết quy luật phát triển của xã hội, quy luật về cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân chống áp bức bóc lột và vận dụng quy luật đó trong hoạch định đường lối
lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đi đến đích cuối cùng của nó - giải phóng con người. Trong giai
đoạn mới hiện nay, “tài trí” của đảng viên thể hiện ở việc “nắm vững, vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống
tiếp thu tinh hoa, tri thức nhân loại, tri thức mới của thời đại, nâng cao năng lực trí tuệ; phải
xuất phát từ thực tiễn của đất nước, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận, kiên định về
nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt, sáng tạo về sách lược, phương pháp, chống giáo điều, bảo
thủ, trì trệ hoặc đổi mới vô nguyên tắc, chủ quan, nóng vội” . Nâng cao “tâm đức và tài trí”
của Đảng là quá trình kết hợp giữa nhân tố cá nhân và xã hội. Khi “tâm đức” và “tài trí”
được nâng cao thì tất yếu sẽ tạo nên “tầm” của Đảng để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự
nghiệp đổi mới vì sự phát triển và tiến bộ của đất nước. Do vậy, bản thân mỗi đảng viên
phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Các tổ chức đảng phải làm tốt hơn
nữa công tác cán bộ, đảng viên. Kiên trì thực hiện tri thức hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Lựa chọn những người vững vàng về chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ,
uy tín quần chúng cao, có đạo đức cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật đảng
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
23
cao vào trong cương vị lãnh đạo đất nước. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát đối với cán bộ, đảng viên để khắc phục tận gốc hiện tượng tham nhũng, thoái hóa,
biến chất ở một bộ phận đảng viên của Đảng. Suy ngẫm nghiêm túc về những nội dung của
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay, chúng ta càng thấy rõ hơn giá
trị bền vững trong quan điểm của V.I.Lênin về đảng kiểu mới và sự cần thiết phải quán triệt
lý luận đó trong việc xây xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
3. ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ HỘI TRONG ĐẢNG ĐỂ
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG.
Nghiên cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về chủ nghĩa cơ hội cho chúng ta thấy, đây là
trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là tàn dư của tư tưởng tư sản, tiểu tư
sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó sẵn sàng hy sinh lợi ích cơ bản, lâu
dài của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân vì lợi ích trước mắt của một bộ phận.
Thực chất, đó là sự đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư sản và là sự phản bội chủ
nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức, như về lý luận, đó là sự
chiết trung, ngụy biện, sẵn sàng thay đổi quan điểm, tư tưởng cơ bản để trục lợi; về kinh tế,
đó là sự thực dụng, sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt của một
nhóm người; về hành động, đó là sự phiêu lưu, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh, lúc thì nóng
vội, lúc thì chủ quan, sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi, lắt léo, dễ
dàng thỏa hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi. Do vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ
hội phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang tạm thời lâm vào khủng hoảng và thoái trào, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, các thế lực phản
động đang tìm mọi cách chống phá cách mạng của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Đây
là thời cơ cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy chống phá phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, chống phá các đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Ở nước ta, về nguyên tắc, không có đất cho chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển, và
chủ nghĩa cơ hội với những biểu hiện đầy đủ cũng chưa rõ nét, nhưng những phần tử cơ hội
không phải là không có, mà đã và đang có mặt ở nơi này, nơi khác, trong các ngành, các
cấp, các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, chủ nghĩa cơ hội ngày nay khác với chủ nghĩa cơ hội
“cổ điển” ở chỗ, nó không còn đơn thuần là biểu hiện của mâu thuẫn giữa hai luồng tư
tưởng, mà đã hóa thân thành “muôn hình vạn trạng”, hòa vào xã hội như một “căn bệnh”
quái ác, với mức độ khôn khéo hơn, ngụy trang kỹ lưỡng hơn.
Hiện nay, do thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
chưa có sự phát triển đồng bộ và hiện đại, còn nảy sinh nhiều mặt trái; đồng thời, do những
yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện sự
nghiệp đổi mới, cho nên không ít cán bộ, đảng viên lập trường không kiên định đã “tự
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
24
chuyển biến”, “tự chuyển hóa” thành các phần tử cơ hội, và nhiều phần tử cơ hội tìm cách
chui vào hàng ngũ của Đảng nhằm trục lợi.
Biểu hiện của những kẻ cơ hội trong những năm qua ở nước ta là bất chấp lợi ích của
Đảng, của nhân dân, tìm cách vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc. Họ say mê
quyền lực, địa vị, coi đó như một thứ có thể mua bán, tiến thân, từ đó mà khéo luồn lách,
nịnh bợ để lấy lòng cấp trên, để tranh thủ lá phiếu trước mỗi đợt bầu cử. Họ kéo bè, kết
cánh, “móc ngoặc” trên dưới, trong ngoài, tìm mọi cách để “chạy chức”, “chạy quyền”,
“chạy danh”, “chạy lợi”, “chạy chỗ”, “chạy bằng cấp”, “chạy tuổi” và khi bị phát hiện thì
tiếp tục “chạy tội”. Họ lợi dụng việc tuyển chọn, đánh giá, luân chuyển cán bộ để trục lợi cá
nhân, tìm mọi cách đưa người “cùng cánh” vào nắm những chức vụ trong cơ quan, mà
không chịu chọn những người có đủ đức, tài.
Những biểu hiện nêu trên của các phần tử cơ hội đang ảnh hưởng đến nhiều cán bộ,
đảng viên, mà nếu không được ngăn chặn, sẽ làm cho họ bị suy giảm dần về bản chất cách
mạng, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo
đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, không còn khả năng tổ chức, tập hợp quần
chúng quán triệt và thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, không còn giữ được vai trò là chiến sĩ tiên phong của Đảng, cuối
cùng sẽ dẫn đến mất Đảng, mất chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã dày công xây
dựng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội. Đây không những là vấn
đề mang tính quy luật trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà
còn là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các đảng cộng sản và phong trào
công nhân thế giới nói chung, của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam nói
riêng.
Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là một vấn đề được toàn Đảng, toàn
dân hết sức quan tâm. Nó đã được đặt ra trong nhiều hội thảo khoa học, nhiều kỳ họp của
Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cũng như các tổ chức đảng các cấp. Có thể nói, nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách trong giai đoạn hiện
nay.
Năng lực lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của công cuộc
đổi mới, của sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lực lãnh đạo càng cao thì hiệu quả lãnh
đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước càng lớn.Tuy nhiên, việc
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng không thể chỉ là dừng lại ở lời nói, ở khẩu hiệu, ở ý
thức của mỗi đảng viên mà phải có chủ trương việc làm cụ thể. Từ những đòi hỏi khách
quan và tình hình chủ quan, chúng tôi cho rằng, một số công việc trước mắt cần phải làm
ngay để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là:
Thứ nhất, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng
25
1. Phải phân định rõ một cách có tính nguyên tắc đâu là sự lãnh đạo của Đảng đâu
là sự quản lý của nhà nước. Chúng ta phải kiên quyết, khắc phục sự lấn lướt, sự bao biện,
làm thay, dẫn đến tình trạng chồng chéo, “tranh công, đổ lỗi” giữa các cơ quan của Đảng
với các cơ quan của nhà nước. Đã đến lúc cần xác định rõ vị thế của một Đảng cầm
quyền, Đảng không làm thay công việc của nhà nước và phân định rõ trách nhiệm của
Đảng, trách nhiệm của nhà nước, từ đó làm rõ trách nhiệm của các cá nhân lãnh đạo, quản
lý, tránh tình trạng thành công thì mọi người đều nhận, thất bại thì không biết quy trách
nhiệm cho ai.
2. Đổi mới phương thức xây dựng các quyết sách, xây dựng các nghị quyết làm sao
cho rõ ràng, khả thi và có hiệu quả. Các quyết sách, nghị quyết được đưa ra không chỉ cho
hay, cho đủ lệ mà phải được đưa vào cuộc sống. Chính vì vậy, các quyết sách, nghị quyết
phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và phải là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Các
quyết sách phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh lập lờ, nước đôi, ai hiểu thế nào thì hiểu. Bên cạnh
đó, việc xây dựng các quyết sách, nghị quyết cần đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của
chúng.
Thời gian qua có nhiều quyết sách, nghị quyết còn chung chung, chưa gắn với thực tế
đất nước, vì vậy, tính khả thi thấp. Còn nhiều quyết sách vẫn nằm trên giấy. Vẫn còn tình
trạng nhiều văn bản chưa kịp triển khai thì đã có văn bản mới. Chúng ta có quá nhiều quyết
sách dài hạn mà thiếu quyết sách ngắn hạn, trước mắt. Từ đó mà các quyết sách ít khả thi,
hiệu quả không cao.
3. Thực hiện dân chủ trong phương thức hoạt động của Đảng từ việc xây dựng các
quyết sách đến sinh hoạt Đảng. Vì những lý do khách quan và chủ quan nào đó, trong thời
gian qua hoạt động của Đảng nói chung, sinh hoạt Đảng nói riêng tính dân chủ chưa được
phát huy đầy đủ. Đã đến lúc cần đổi mới nhận thức nguyên tắc tập trung dân chủ, hiểu cho
đúng vấn đề này. Nguyên tắc này không loại trừ việc thảo luận công khai, dân chủ trong
Đảng về các quyết sách và đi tới sự đồng thuận, nó cũng không loại trừ sự tham khảo ý kiến
các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học và nhân dân về các chủ trương, chính sách, văn
kiện của Đảng. Đương nhiên, việc thảo luận, tham khảo phải đi vào thực chất tránh cách
làm hình thức. Có như thế mới khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong Đảng cũng như
trong xã hội.
Thứ hai, phải chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch Đảng, tăng cường sức chiến đấu
của Đảng.
1. Đảng phải tự chỉnh đốn, đổi mới để thích nghi với tình hình mới. Đảng phải vượt
lên trên những định kiến hẹp hòi, kiểu “ngựa quen đường cũ”, để dám đổi mới, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc và trước nhân dân.
Đảng phải đổi mới cách ứng xử như thế nào để tranh thủ được sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu
quả của cộng đồng quốc tế, làm cơ sở cho sự phục hưng và phát triển đất nước.
Tư duy mới của Đảng phải vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ, vừa mang tính sáng tạo, khoa
học, hướng đến cái mới thì nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc. Chậm chạp, khép
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)

More Related Content

Similar to Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)

Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
Bui Loi
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐLee Ein
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
Ngọc Thái Trương
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Thích Hô Hấp
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
wormblack
 
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
Thuyết trình mác   ăngghen - lêninThuyết trình mác   ăngghen - lênin
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
thanhthanh317
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
Hà's Trọng
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
SnNguyn328613
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
ngochaitranbk
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2Vinh Xuân
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Học viện Chính Trị Quân Sự
 
Ch²⌡ng 1
Ch²⌡ng 1Ch²⌡ng 1
Ch²⌡ng 1
Mai Hồng
 
A nhapmon
A  nhapmonA  nhapmon
A nhapmon
Lê Hồng Quang
 
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
hoa nguyen
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Huu Nguyen
 

Similar to Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149) (20)

Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
Thuyết trình mác   ăngghen - lêninThuyết trình mác   ăngghen - lênin
Thuyết trình mác ăngghen - lênin
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
 
11111
1111111111
11111
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
 
đườNg lối
đườNg lốiđườNg lối
đườNg lối
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
Ch²⌡ng 1
Ch²⌡ng 1Ch²⌡ng 1
Ch²⌡ng 1
 
A nhapmon
A  nhapmonA  nhapmon
A nhapmon
 
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
So sánh nội dung 2 1930 va 10-1930
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (12)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)

  • 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đối với những người cộng sản chúng ta, trước hết là cán bộ của Đảng, cán bộ nghiên cứu và làm công tác Đảng, việc nghiên cứu nắm vững tư tưởng của Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làm gì?” sẽ giúp chúng ta những cơ sở khoa học để quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm về xây dựng Đảng của Đảng ta, từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác của mình; đồng thời, giúp chúng ta có cơ sở khoa học để phê phán những quan điểm cơ hội, xét lại trên lĩnh vực xây dựng Đảng hiện nay trong nước và trong phong trào cộng sản quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam – chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Sự ra đời của Đảng ta, mặc dù có những yếu tố đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cho sự ra đời của một chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa C.Mác-Lênin luôn giữ vị trí nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa C.Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.” Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có lý luận cách mạng dẫn đường nhằm đảm bảo cho sự phát triển ấy không đi chệch hướng con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Để đấu tranh với những tư tưởng sai lệch về giá trị quan trọng của lý luận về đảng cộng sản của Tuyên ngôn, giúp Đảng ta vững vàng lập trường tư tưởng của chính Đảng lãnh đạo, trong phạm vi nhỏ hẹp của một tiểu luận, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu những tư tưởng về Đảng cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen qua đề tài: “Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Làmgì”.. Liên hệ sự vận dụng của Đảng ta.” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. * Trần Đình Huynh “ Lênin với vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới của GCCN” – Tạp chí Cộng sản số 33 năm 2010. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. + Mục đích: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được Lênin nêu ra trong tác phẩm “ Làm gì” về xây dựng Đảng đề tài nêu ra một số vấn đề về sự vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
  • 2. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 2 + Nhiệm vụ: * Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng trong tác phẩm “ Làm gì”. * Vận dụng những tư tưởng, quan điểm đó vào việc xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài * Quan điểm của VI.Lênin về xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. - Phạm vi nghiên cứu * Tác phẩm “ Làm gì” của VI.Lênin trong V.I. Lênin toàn tập T6, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, Tr1-245. 5. sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn, thu thập và xử lý các tại liệu liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Hệ thống lại những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng trong tác phẩm “ Làm gì” của VI.Lênin. * Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập chuyên ngành xây dựng Đảng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương và 8 tiết.
  • 3. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VI.LÊNIN VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “LÀM GÌ” 1. SƠ LƯỢC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VI.LÊNIN1 Lenin sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk, Nga (nay là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm. Cha là một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và mẹ là một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilits Ulianov), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887, V. I. Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít. V. I. Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V. I. Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lênin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, V. I. Lênin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mácxít ở Nga. Mùa thu 1895, V. I. Lênin thành lập ở Pêtecbua (Peterburg) Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtecbua. Ở Mátxcơva, Kiep, Iarôxlap và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V. I. 1 Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • 4. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 4 Lênin đã gặp Nadơgiơđa Conxtantinôva Cơrupxcaia (Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia). Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V. I. Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai năm 1897, V. I. Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V. I. Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899). Năm 1900, thời hạn lưu đày của V. I. Lênin kết thúc. Người lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V. I. Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V. I. Lênin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Pơlêkhanôp (Plekhanov) lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lênin phát biểu phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V. I. Lênin gọi là những người Bônxêvich (Bolshevik), nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người Menxêvich (Menshevik). Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V. I. Lênin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V. I. Lênin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ năm 1905. Tháng Tư năm 1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V. I. Lênin đứng đầu. Tháng Mười Một năm 1905, V. I. Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V. I. Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V. I. Lênin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng năm 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng Sáu năm 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V. I. Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy năm 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, V. I. Lênin đã phát triển chính trị kinh tế học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mácxít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ (1915), V. I. Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xôviết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm
  • 5. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 5 thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V. I. Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V. I. Lênin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy năm 1917), V. I. Lênin buộc phải về vùng Pazzliv cách Pêtrôgrat (Petrograd), nay là Pêtecbua, 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V. I. Lênin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám năm 1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán công khai ở Pêtrôgrat, V. I. Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V. I. Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Đầu tháng Mười năm 1917, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Pêtrôgrat. Ngày 23 tháng Mười năm 1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V. I. Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua. Tối ngày 6 tháng Mười Một năm 1917, V. I. Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 tháng Mười một năm 1917, toàn thành phố Pêtecbua nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, theo đề nghị của V. I. Lênin, Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 tháng Ba năm 1918). Ngày 11 tháng Ba năm 1918, V. I. Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mátxcơva, V. I. Lênin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V. I. Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau. Ngày 30 tháng Tám năm 1918, V. I. Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V. I. Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng 3 năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V. I. Lênin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920, V. I. Lênin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V. I. Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V. I. Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga.
  • 6. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 6 Năm 1922, V. I. Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mátxcơva (ngày 20 tháng Mười một năm 1922), V. I. Lênin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng Chạp năm 1922 đến tháng Ba năm 1922, V. I. Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt, Thư gửi Đại hội. Ngày 21 tháng Tư năm 1924, V. I. Lênin qua đời ở làng Gorki, gần thủ đô Mátxcơva. Thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva cho tới nay. Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga tỉnh Lêningrat (Leningrad), nằm sát cố đô Xanh Pêtecbua (Saint Petersburg), nơi Lênin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười; thành phố quê hương của Lênin thì được đặt tên là Ulianôp (Ulyanovsk) để tưởng nhớ ông. 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “LÀM GÌ” . Là người kế thừa, vận dụng, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, trực tiếp lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thành công. V.I.Lênin – vị lãnh tụ thiên tài của nước Nga và của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã để lại cho chúng ta một di sản quí báu gồm nhiều tác phẩm kinh điển có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó có nhiều tác phẩm chuyên khảo về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, điển hình là tác phẩm “Làm gì”. Đây là một tác phẩm nổi tiếng, cuốn sách gối đầu giường của những người cộng sản. Nó đặt cơ sở chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, chỉ đạo công tác xây dựng đảng của các Đảng Cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. V.I.Lênin viết tác phẩm “Làm gì” từ mùa thu 1901 đến tháng 2 năm 1902 trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối ổn định, cùng tồn tại hòa bình với giai cấp công nhân; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh về bề rộng có xu hướng thiên về đấu tranh nghị trường; nhiều chính đảng của giai cấp công nhân được thành lập ở các nước tư bản phát triển, trong đó Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức thành lập sớm nhất, đồng thời cũng là đảng tham gia đấu tranh nghị trường sớm nhất. Trong điều kiện cùng tồn tại hòa bình, giai cấp tư sản tìm cách lợi dụng để lũng đoạn phong trào công nhân làm cho chủ nghĩa cơ hội ra đời, phát triển nhanh chóng trong phong trào công nhân. Sau khi Ph.Ăngghen mất, bọn cơ hội trong Quốc tế II ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa Mác, làm cho Quốc tế II và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị phân hóa thành 3 trào lưu tư tưởng khác nhau: - Vào giữa thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng mới bước vào con đường phát triển chủ nghĩa tư bản, vậy là có chậm hơn so với các nước Tây Âu. Nhưng đến năm 1861 khi bãi bỏ chế độ nông nô thì chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển nhanh chóng. Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, giai cấp công nhân Nga cũng phát triển, trong 25 năm (1865 - 1890) chỉ tính trong các xí nghiệp đại công nghiệp, số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, từ 7 vạn tăng lên gần 1,5 triệu. Sang đầu thế kỷ XX, số lượng công nhân tăng lên
  • 7. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 7 gần 3 triệu. Chủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ nông nô bị bãi bỏ, nhưng công nhân và nông dân Nga vẫn phải sống dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng. Công nhân và nông dân, không được hưởng một chút quyền tự do chính trị nào cả. Từ những năm 70 và nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XIX, công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh và đấu tranh chống bọn tư bản. Lúc đầu công nhân đấu tranh đập phá máy móc, cửa kính trong xưởng, phá hoại phòng làm việc và các cửa hàng của chủ. Nhưng dần dần những người công nhân tiên tiến hiểu được rằng, muốn đấu tranh chống tư bản thắng lợi, công nhân phải có tổ chức và thông qua tổ chức. Do đó các tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Nga xuất hiện: - Năm 1875: Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga thành lập ở Ôđétxa. - Năm 1878: Hội liên hiệp công nhân miền Bắc Nga thành lập ở Pêtécbua. Hai tổ chức đầu tiên này của giai cấp công nhân Nga bị Sa hoàng phá tan, nhưng phong trào công nhân ngày càng phát triển, các cuộc bãi công ngày càng tăng lên trong 5 năm (1881 - 1886) có tới 48 cuộc bãi công, số công nhân tham gia có tới 8 vạn người. Tuy bị Sa hoàng đàn áp dã man, nhưng phong trào công nhân ngày càng lên cao. Nhờ cao trào công nhân trong nước đã chịu ảnh hưởng của phong trào công nhân Tây Âu, các tổ chức mácxít đầu tiên được thành lập ở Nga. Nhóm mácxít Nga đầu tiên ra đời năm 1883 gọi là Nhóm giải phóng lao động tổ chức ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) do Plêkhanốp lãnh đạo. Nhóm giải phóng lao động đã cố gắng và có nhiều hình thức để truyền chủ nghĩa Mác vào nước Nga. Khi Nhóm giải phóng lao động đấu tranh tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì phong trào dân chủ xã hội chưa xuất hiện ở nước Nga. Việc cần thiết trước mắt là phải dọn đường cho phong trào ấy về mặt lý luận, tư tưởng. Nhưng về mặt tư tưởng, khi truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, nhóm này vấp phải trở ngại chính, đó là quan điểm tư tưởng của phái dân túy đang chiếm ưu thế trong công nhân tiên tiến và tầng lớp trí thức có tinh thần cách mạng. Phái dân túy cho rằng, lực lượng cách mạng chính là nông dân. Theo họ, có thể lật đổ Nga hoàng bằng các cuộc bạo động của nông dân. Phái dân túy không hiểu được giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản của cách mạng. Họ còn chủ trương ám sát cá nhân, phủ nhận vai trò của quần chúng nên không hoạt động cách mạng trong quần chúng công nhân và nông dân. Với quan điểm và phương pháp hoạt động như thế, phái dân túy đã làm cho quần chúng lao động lạc hướng, xao nhãng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp áp bức bóc lột, lật đổ nền thống trị về chính trị của nó. Họ làm cho giai cấp công nhân không nhận rõ được vai trò của mình, kìm hãm việc thành lập một chính đảng độc lập của giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy. Những tác phẩm và cuộc đấu tranh của Nhóm giải phóng lao động đã làm giảm ảnh hưởng tư tưởng dân túy trong giai cấp công nhân và trí thức cách mạng, nhưng họ không đánh bại hoàn toàn được phái dân túy vì họ phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng. Trong bản cương lĩnh đầu tiên của Nhóm giải phóng lao động vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng của phái dân túy. Plêkhanốp không đả động đến vai trò giai cấp nông dân trong cách mạng, mà còn cho rằng, giai cấp tư sản tự do Nga, là một lực lượng có thể ủng hộ cách mạng, mặc dù,
  • 8. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 8 sự ủng hộ đó không vững chắc. Hơn nữa, Nhóm giải phóng lao động cũng như các tổ chức mácxít khác chưa hề liên hệ với phong trào công nhân. Do đó, họ mới thành lập được Đảng dân chủ xã hội Nga trên lý thuyết, chưa kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. - Phong trào công nhân tự phát ngày càng phát triển mạnh ở Nga, đồng thời cũng đề ra yêu cầu phải kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Lần đầu tiên ở Nga, Lênin đã thực hiện sự kết hợp đó. Năm 1895, Lênin hợp nhất các tổ chức của công nhân ở Pêtécbua thành Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân Pêtécbua. Tổ chức đó là mầm mống trọng yếu, tổ chức tiền thân của một đảng cách mạng dựa vào phong trào công nhân. - Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga tuyên bố thành lập Đảng. Đại hội không thông qua được cương lĩnh và điều lệ, Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội bầu ra đều bị bắt. Sau Đại hội, sự dao động về tư tưởng, phân tán về tổ chức của Đảng càng biểu hiện rõ rệt. Phong trào công nhân ngày càng phát triển vững mạnh, tình thế cấp bách của cách mạng yêu cầu phải thành lập một đảng cách mạng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân, có đủ khả năng lãnh đạo được phong trào cách mạng. Việc thành lập một đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân lúc đó gặp rất nhiều khó khăn: - Chính quyền Sa hoàng đàn áp dã man phong trào cách mạng. Chúng dùng mọi thủ đoạn bỏ tù, cho đi đầy các cán bộ ưu tú của Đảng. - Một số lớn các Ban chấp hành của địa phương và cán bộ địa phương quen làm việc trong tình trạng lộn xộn về tư tưởng, phân tán về tổ chức nên không thấy được sự cần thiết cấp bách của một Đảng thống nhất tập trung. - Trong Đảng lúc đó có một nhóm có cơ quan ngôn luận riêng (như: báo Tư tưởng công nhân và báo Sự nghiệp công nhân) đòi bào chữa về mặt lý luận cho sự dao động về tư tưởng, phân tán về tổ chức, họ phản đối việc thành lập một chính đảng cách mạng tập trung thống nhất. Nhóm đó chính là phái “kinh tế” trong Đảng dân chủ - xã hội Nga. Thực chất khuynh hướng của phái “kinh tế” Nga lúc đó là phủ nhận vai trò của lý luận cách mạng tức là vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học; sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân; phủ định cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Theo Lênin, muốn thành lập một chính đảng cách mạng tập trung thống nhất, trước hết, phải đánh bại các quan điểm tư tưởng cơ hội của phái “kinh tế” biểu hiện chủ nghĩa cơ hội Béstanh ở Nga. Nhằm mục đích chống lại và đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa đó của phái “kinh tế” ở Nga đồng thời cũng để chống chủ nghĩa cơ hội quốc tế, đặt cơ sở tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân, Lênin đã tập hợp các bài viết trong báo “Tia lửa” với nhan đề “Bắt đầu từ đâu” thành tác phẩm “Làm gì?”. Ở nước Nga, từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, đặc biệt là khi Nga hoàng bãi bỏ chế độ nông nô đã làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, kéo theo sự phát triển của giai
  • 9. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 9 cấp công nhân Nga, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản cũng phát triển mạnh, trung tâm cách mạng thế giới chuyển từ Đức sang Nga. Nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn, hình thành nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân làm cho tình thế cách mạng chín muồi, đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và sự ảnh hưởng của tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, quốc tế I, hoạt động của C.Mác và Ph.Ăngghen đã diễn ra quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, xuất hiện nhóm mácxít đầu tiên do Plêkhanốp đứng đầu, thành lập ở Giơlevơ (Thụy Sỹ) lấy tên là “Nhóm giải phóng lao động”. Hoạt động chủ yếu của nhóm này là dịch các tác phẩm, quan điểm, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen ra tiếng Nga, truyền bá vào nước Nga. Nhóm này có đóng góp to lớn đối với phong trào công nhân Nga, là cơ sở để hình thành các nhóm mácxít trong lòng nước Nga, dáng một đòn mạnh vào phái “Dân túy” để dọn đường cho giai cấp công nhân Nga. Tuy nhiên, “Nhóm giải phóng lao động” lại có hạn chế là: chịu ảnh hưởng của phái “Dân túy” ủng hộ hoạt động ám sát cá nhân, phủ nhận vai trò của giai cấp nông dân, cho giai cấp tư sản tự do Nga là lực lượng ủng hộ cách mạng, chưa liên hệ được với phong trào công nhân Nga, không kết hợp được chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga. Cuối thế kỷ XIX, do ảnh hưởng của phong trào công nhân Tây Âu, hoạt động của “Nhóm giải phóng lao động”, từ yêu cầu của phong trào công nhân, các nhóm mácxít ở Nga ra đời và phát triển nhanh chóng, V.I.Lênin là người đầu tiên thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân trên thực tế. Năm 1895, V.I.Lênin hợp nhất hai nhóm mácxít ở Pêtécbua thành một tổ chức có tên “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân”, nhưng sau đó V.I.Lênin và ban lãnh đạo bị bắt đưa đi đầy ở Xibêri. Ban lãnh đạo mới được thành lập, đứng đầu là Máctưlốp, tự xưng là phái trẻ, thực chất là phái “Kinh tế” chủ trương đấu tranh kinh tế, thủ tiêu đấu tranh chính trị, đối lập với V.I.Lênin. Hội này bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, đường lối chính trị sai lầm, cải lương. Cho dù bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, song các nhóm mácxít ở Nga tiếp tục ra đời, phát triển, họ chủ trương thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Nga. Năm 1898, tại thành phố Minxcơ, các tổ chức mácxít đã nhóm họp nhau lại tuyên bố thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga. Đây là Đại hội I của Đảng, nhưng chưa có cương lĩnh, chưa có điều lệ, Ban Chấp hành trung ương vừa mới được bầu đã bị bắt làm cho tình hình của Đảng bước vào giai đoạn khủng hoảng, phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức, nhiều cán bộ ưu tú của Đảng bị tù đầy, phần đông cơ quan lãnh đạo của các nhóm mácxít ở các địa phương làm việc theo lối thủ công, tiểu tổ, địa phương chủ nghĩa, thiếu thống nhất về tổ chức, phân tán về tư tưởng. Lúc này xuất hiện phái “Kinh tế”, phái này chiếm số đông trong các ban chấp hành ở địa phương, có cơ quan ngôn luận riêng đó là tờ báo “Tư tưởng công nhân” trong nước và “Sự nghiệp công nhân” ở nước ngoài. Sự ra đời của phái “Kinh tế” càng làm cho Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức. V.I.Lênin cho rằng: phải đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của phái “Kinh tế”, chống chủ nghĩa cơ hội quốc tế thì mới có thể đặt cơ sở công tác tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một đảng mácxít chân chính. Chỉ có như vậy mới chấm dứt được tình trạng phân tán tư tưởng, tan rã tổ chức. Điều đó đã thôi thúc V.I.Lênin viết tác phẩm “Làm gì”.
  • 10. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 10 Tác phẩm gồm lời tựa, 5 chương, kết luận và phụ lục. Nội dung chủ yếu là: V.I.Lênin luận chứng và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới. Luận giải một cách khoa học về mối quan hệ giữa yếu tố tự phát và yếu tố tự giác trong phong trào công nhân, vai trò của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga trong cách mạng dân chủ tư sản. Luận giải hình thức, cách thức, phương pháp thành lập đảng cách mạng của giai cấp công nhân Nga. Vạch trần gốc rễ, đập tan tư tưởng của chủ nghĩa kinh tế ở Nga; chỉ rõ cuộc đấu tranh liên tục, không khoan nhượng giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản. Khẳng định vai trò to lớn của lý luận cách mạng với phong trào công nhân và Đảng Cộng sản. Luận giải chiến lược, sách lược của giai cấp vô sản Nga và Đảng của nó. Phê phán phái kinh tế đã hạ thấp nhiệm vụ của Đảng dân chủ xã hội xuống chủ nghĩa công liên, lẫn lộn hai tổ chức của công nhân và đảng chính trị. V.I.Lênin trình bày kế hoạch xây dựng một đảng mác xít toàn Nga. CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG CỦA VI.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG 1. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ BẢO VỆ LÝ LUẬN. V. I. Lê-Nin là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Ngay từ những năm đầu giữ vai trò lãnh tụ, ông đã đấu tranh quyết liệt chống chủ nghĩa dân túy, phái mác-xít hợp pháp và chủ nghĩa cơ hội với đủ màu sắc đang nảy sinh ở nước Nga khi đó. Trong các tác phẩm của mình, V.I. Lê-nin chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội và bản chất, đặc điểm của nó. Về nguyên nhân, theo V.I. Lê-nin, sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội ở Nga trong những năm đầu thế kỷ XX có ba nguyên nhân chính sau: Một là, bắt nguồn từ ảnh hưởng của khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản trong phong trào quần chúng công nhân. Do giai cấp công nhân sống “sát nách” với giai cấp tiểu tư sản, trong khi giai cấp này lại có sự phân hóa nên một bộ phận trong số đó nhập vào giai cấp công nhân. Họ mang theo vào phong trào công nhân mọi thứ quan niệm, như “mê tín, thiển cận, hẹp hòi, lệch lạc có tính chất tiểu tư sản”. Bên cạnh đó, nước Nga thời bấy giờ “là nước tiểu tư sản nhất trong tất cả các nước tư bản chủ nghĩa. Vì thế cho nên khi chủ nghĩa Mác vừa mới trở thành một trào lưu xã hội có tính chất quần chúng ở Nga, thì trong trào lưu đó xuất hiện ngay một thứ chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản của những phần tử trí thức, ban đầu dưới hình thức “chủ nghĩa kinh tế” và “chủ nghĩa Mác hợp pháp” (1895 - 1902), sau đó dưới hình thức chủ nghĩa men-sê-vích (1903 - 1908)”. V.I. Lê-nin khẳng định, đây là điều tất yếu khách quan: “Phong trào quần chúng của công nhân có sinh ra một cánh tiểu tư sản và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào đó thì đấy không phải là điều ngẫu nhiên, mà là một hiện tượng tất nhiên”.
  • 11. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 11 Hai là, sự phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân, tình trạng “tư sản hóa giai cấp công nhân” và sự xuất hiện “tầng lớp công nhân quý tộc”. Có sự phân hóa đó là do giai cấp tư sản mua chuộc được tầng lớp trên của giai cấp công nhân bằng hình thức siêu lợi nhuận. Một bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có uy tín trong tập thể công nhân được giai cấp tư sản sử dụng, giúp giai cấp tư sản trong tổ chức, quản lý sản xuất, giám sát kỹ thuật. Sau đó, họ bị giai cấp tư sản mua chuộc, chi phối bằng lợi ích vật chất. Từ đó, họ biến chất, trở thành tay sai cho giai cấp tư sản. Tầng lớp công nhân quý tộc này đã tác động đến phong trào công nhân, làm cho chủ nghĩa cơ hội phát triển trong phong trào công nhân. Ba là, một bộ phận giai cấp công nhân hiểu chủ nghĩa Mác một cách không có hệ thống, chưa thấm nhuần thế giới quan mác-xít, chưa đoạn tuyệt với thế giới quan tư sản nói chung và thế giới quan dân chủ - tư sản nói riêng. Và do vậy, họ luôn “nhảy từ một cực đoan bất lực này sang một cực đoan bất lực khác. Khi thì họ giải thích rằng mọi việc đều do những kẻ có ác ý “xúc xiểm” giai cấp này chống lại giai cấp kia, khi thì họ tự an ủi bằng cách nói rằng đảng công nhân là một “đảng cải lương có tính chất hòa bình”. Điều đó cho thấy, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có biểu hiện lập trường tư tưởng không rõ ràng, còn bấp bênh, chưa hiểu bản chất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; thái độ của họ lúc thế này, lúc thế khác và nguy hiểm hơn là họ sẵn sàng thay đổi giọng điệu, thái độ, lập trường để đạt được mục đích và vì lợi ích của mình. Vì lợi ích của phe nhóm, dòng tộc và cá nhân, những kẻ cơ hội chủ nghĩa sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tầng lớp, giai cấp phi vô sản, từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Về bản chất, V.I. Lê-nin chỉ rõ: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể không thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một hình loại mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Và nếu xét người, không căn cứ vào bộ áo hào nhoáng họ tự khoác cho họ hoặc vào cái tên khá kêu họ tự đặt cho họ, mà căn cứ vào cách họ hành động, vào những tư tưởng mà họ thực tế truyền bá, thì thấy rõ rằng “tự do phê bình” là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong đảng dân chủ - xã hội”1. Khẩu hiệu “tự do phê bình” mà phái kinh tế giương lên là hình thức mới của chủ nghĩa cơ hội quốc tế; khuynh hướng này hình thành vào nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Vấn đề nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội là khoác áo chủ nghĩa Mác, không công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng xuyên tạc chủ nghĩa Mác, vứt bỏ “linh hồn” cũng như những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Theo V.I. Lê-nin, thực chất tư tưởng của “tự do phê bình” hoàn toàn chỉ là sự cóp nhặt sách báo tư sản rồi làm thành “học thuyết” của mình; cái gọi là “tự do phê bình” chẳng qua chỉ “là tự do biến đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân 1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.10
  • 12. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 12 chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội”. Điều đó cho thấy, bản chất của chủ nghĩa cơ hội là mơ hồ về tư tưởng chính trị, không nhất quán về lập trường tư tưởng, làm lu mờ tính giai cấp, tính đảng và tính nguyên tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ cũng tìm con đường trung dung, quanh co, uốn khúc như “con rắn nước” giữa hai quan điểm đối chọi nhau, tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này và quan điểm kia... Nói cách khác, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có lập trường tư tưởng không vững vàng, thiếu kiên định, bản lĩnh chính trị yếu kém, tư tưởng “chiết trung”, né tránh trước những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra của đất nước. Về đặc điểm, V.I. Lê-nin cho rằng, chủ nghĩa cơ hội quốc tế được biểu hiện dưới nhiều màu sắc, nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia dân tộc, nhưng chúng giống hệt nhau về nội dung, bản chất chính trị - xã hội, đó là: tính không kiên quyết, tính vô nguyên tắc, tính không rõ ràng, lờ mờ, quanh co. Sở dĩ có hiện tượng những người mác-xít, những người hoạt động trong đảng công nhân rơi vào chủ nghĩa cơ hội là do họ có sự do dự, thiếu kiên định, dao động và lừng chừng về chính trị. Chính vì vậy, họ “dễ dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế”. Là người sáng lập Đảng cộng sản Bôn-sê-vích Nga, Lênin hết sức quan tâm chăm lo xây dựng đảng về mọi mặt, đặc biệt Người đòi hỏi phải phát huy tính tiên phong của đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, phải thường xuyên củng cố những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng cộng sản phải xứng đáng là lãnh tụ chính trị, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng qua những khúc quanh đầy thử thách. Theo Lênin có ba kẻ thù chính mà người cộng sản của đảng cầm quyền phải kiến quyết đấu tranh là “tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa; nạn mù chữ, sự ngu dốt, cản trở việc giáo dục chính trị và nạn hối lộ, tham nhũng”. Những tệ nạn này dẫn đến mọi biện pháp chỉ lơ lửng trên không trung, hoàn toàn không mang lại kết quả. Lênin phân tích sự nguy hại của chủ nghĩa cơ hội nấp dưới danh nghĩa Đảng, danh nghĩa CNXH để chống phá Đảng. Nhiều kẻ cơ hội đã tìm mọi cách chui vào các cơ quan đảng, bộ máy nhà nước để mưu cầu lợi ích cá nhân. Họ không tận tụy, không trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, không đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng mà còn cản trở cuộc đấu tranh ấy. Bệnh háo danh, quan liêu, giấy tờ, kiêu ngạo, vô nguyên tắc, tham nhũng đã gây cho Đảng nhiều khó khăn, tổn thất trong thực hiện nhiệm vụ. Lê-nin coi “đó là cái ung nhọt mà người ta không thể dùng một thắng lợi quân sự và một cải cách chính trị nào để chữa khỏi được”. Người cảnh báo tính kiêu ngạo đã gây tổn hại cho Đảng: “Tất cả các đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho đến nay, đều bị tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình và vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình”. Vì vậy, một đảng “công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn
  • 13. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 13 thận những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy, đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình”. 2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG Vai trò của lý luận cách mạng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội sau khi ra đời nó có tính độc lập tương đối, tác động trở lại tồn tại xã hội thông qua hoạt động của con người, đặc biệt là những tư tưởng lý luận tiên tiến thuộc ý thức xã hội bậc cao có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”1. Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định; lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản. Người chỉ rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng. Trong lúc mà sự say mê những hình thức nhỏ hẹp nhất của hành động thực tiễn đang đi đôi với việc tuyên truyền đang thịnh hành cho chủ nghĩa cơ hội, thì nhắc đi nhắc lại tư tưởng ấy bao nhiêu cũng không phải là thừa”2. Đối với Đảng Cộng sản lý luận cách mạng càng quan trọng. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Bây giờ đây, chúng tôi chỉ muốn vạch ra rằng chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”3. Lý luận cách mạng có vai trò quan trọng đối với phong trào công nhân và đối với Đảng Cộng sản, vì đó là học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, sản phẩm của những tư tưởng tiến bộ nhân loại được kết tinh ở hai nhà khoa học vĩ đại là C.Mác và Ph.Ăngghen, là công trình khoa học đồ sộ được nghiên cứu công phu nghiêm túc, phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; là học thuyết giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng nhân loại, xóa bỏ mọi ách áp bức, bóc lột và bất công, xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa, mang lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho con người, do vậy, nó mang tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Đối với phong trào công nhân, lý luận cách mạng có vai trò quan trọng vì nó phản ánh lợi ích, mục tiêu lý tưởng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ra con đường, biện pháp đúng đắn để giai cấp công nhân làm cách mạng vô sản tự giải phóng mình và giải phóng xã hội, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Lý luận cách mạng trang bị cho giai cấp công nhân thế giới quan, phương pháp luận khoa học để xem xét và cải tạo thế giới; là vũ khí tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, ngọn đèn soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân đấu tranh từ tự phát đến tự giác. Đối với Đảng Cộng sản, lý luận cách mạng là một trong hai yếu tố hình thành Đảng Cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công 1 C.Mac, P.Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr.580. 2 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.30 3 Sđd, tr.32
  • 14. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 14 nhân. Phong trào công nhân là yếu tố vật chất, chủ nghĩa xã hội khoa học là yếu tố tinh thần, khi chủ nghĩa hội khoa học thâm nhập vào phong trào công nhân làm cho giai cấp công nhân giác ngộ, hiểu được rằng vì sao mình bị bóc lột, muốn xóa bỏ bóc lột thì phải làm gì, từ đó chuyển từ đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự giác. Khi phong trào công nhân phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi phải có một chính đảng cách mạng lãnh đạo để chuyển từ đấu tranh kinh tế, sang đấu tranh chính trị, từ giai cấp “tự mình” thành giai cấp “vì mình”, khi đó phong trào công nhân xuất hiện những phần tử ưu tú, tiên tiến, giác ngộ nhất liên kết với nhau hình thành Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của mình. Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò tiên phong của mình khi được một lý luận tiên phong soi đường, đó là lý luận của chủ nghĩa Mác. Thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế chứng minh, khi chủ nghĩa xã hội khoa học chưa ra đời hoặc chưa được truyền bá vào phong trào công nhân, khi ấy giai cấp công nhân chưa được giác ngộ, chưa có lý luận cách mạng soi đường, chưa thấy được sứ mệnh lịnh sử của mình, chưa thấy được bản chất bóc lột của giai cấp tư sản thì phong trào đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản chỉ là tự phát, nhằm mục tiêu cải cách kinh tế như đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công, biểu tình, đập phá máy móc. Ở nước Nga những năm 70 và những năm 60 (và cả trong nửa đầu của thế kỷ XIX nữa), bãi công có kèm theo việc “tự phát” phá hoại máy móc, theo V.I.Lênin: “Đó chỉ là biểu hiện của sự thất vọng và báo thù chứ chưa phải là một cuộc đấu tranh”1 . Ngay cả những cuộc bãi công trong những năm 90 của Thế kỷ XIX tuy đã có tiến bộ rất nhiều so với những cuộc “bạo động”, nhưng vẫn còn là một cuộc đấu tranh công liên chủ nghĩa, chứ chưa phải là cuộc đấu tranh dân chủ – xã hội. Khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, thâm nhập vào phong trào công nhân thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản mới chuyển từ tự phát sang tự giác, và chỉ khi thành lập được chính đảng độc lập, độc lập với tất cả các chính đảng cũ do giai cấp tư sản lập lên, giai cấp công nhân mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp. V.I.Lênin cho rằng phong trào công nhân ở các nước phải trải qua một thời kỳ đấu tranh tự phát, phong trào đấu tranh tự phát đó không thể nào vượt khỏi giới hạn cao nhất của nó là chủ nghĩa công đoàn, nó chỉ thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác. Khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển đến một mức độ nhất định, tất yếu đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường thì mới giành thắng lợi. V.I.Lênin chỉ rõ: “Việc hướng chủ nghĩa xã hội đi đến chỗ kết hợp với phong trào công nhân, đó là công lao chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hai ông đã sáng tạo ra một lý luận cách mạng, lý luận giải thích tính tất yếu của sự kết hợp ấy và đề ra nhiệm vụ cho những người xã hội chủ nghĩa là phải tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản”2. Đối với Đảng dân chủ – xã hội Nga, V.I.Lênin cho rằng: Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong khi được vũ trang bằng lý luận cách mạng, đó là chủ nghĩa Mác. 1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.37 2 Sđd, tr.308
  • 15. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 15 Nếu nắm được lý luận cách mạng, giai cấp công nhân Nga và đội tiên phong của nó có được vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất, còn lý luận cách mạng thông qua phong trào công nhân và chính đảng của nó sẽ trở thành lực lượng vật vật chất vô cùng to lớn. V.I.Lênin nhấn mạnh, Đảng dân chủ – xã hội Nga cần phải được trang bị lý luận cách mạng vì: Đảng chỉ mới đang hình thành, đang tạo nên bộ mặt của mình và còn xa mới thanh toán được những xu hướng khác của tư tưởng cách mạng, những xu hướng đang có cơ làm cho phong trào đi chệch con đường đúng đắn, trong điều kiện như thế, Đảng cần có lý luận cách mạng làm cơ sở cho sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức; Đảng còn non trẻ, có nhiều người rất ít hoặc thậm chí chưa hề được học tập lý luận đã tham gia phong trào, chưa được tích lũy về lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn lãnh đạo cách mạng; Đảng là một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà lý luận cách mạng là lý luận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thì Đảng phải được trang bị lý luận cách mạng. Mặt khác, Đảng làm nhiệm vụ dân tộc trước sự can thiệp của tư bản nước ngoài, đây là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, mới mẻ chưa đảng nào làm nên cần có lý luận cách mạng để có thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn xây dựng đường lối độc lập tự chủ. Trong khi đó chủ nghĩa cơ hội ra sức chống phá Đảng, lũng đoạn, xuyên tạc lý luận cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác, hạ thấp vai trò của lý luận cách mạng, đòi hỏi Đảng phải được trang bị lý luận cách mạng để có cơ sở lý luận đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội. V.I.Lênin đòi hỏi Đảng dân chủ – xã hội Nga phải tiên phong về mặt lý luận, có giác ngộ cộng sản chủ nghĩa. Muốn vậy Đảng phải ra sức học tập, nghiên cứu, nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác, thoát ra khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản. Người viết: “Riêng đối với những người lãnh đạo nhiệm vụ của họ là phải học tập, ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu”1. V.I.Lênin nhắc nhở những người cách mạng rằng: “Muốn trở thành một lực lượng chính trị như thế trước con mắt công chúng thì phải cố gắng rất nhiều và bền bỉ để nâng cao tính tự giác, óc sáng kiến và nghị lực của chúng ta lên, chứ chỉ đem dán cái nhãn hiệu “đội tiên phong” vào lý luận và thực tiễn của đội hậu vệ thì không đủ”2. V.I.Lênin chỉ ra nhiệm vụ của Đảng dân chủ xã hội Nga là phải tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác, nâng cao trình độ giác ngộ của quần chúng, lôi cuốn, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng; đấu tranh chống tính tự phát, kéo phong trào công nhân ra khỏi tính tự phát của chủ nghĩa công liên, thoát ra khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản. Đó là việc làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ, kiên trì và đầy sáng tạo. V.I.Lênin đòi hỏi Đảng dân chủ - xã hội Nga phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể, đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, chống giáo điều dập khuôn máy móc; thường xuyên đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận chống hệ tư tưởng tư sản và các trào lưu tư tưởng cơ hội xét lại bảo vệ chủ nghĩa Mác. Người viết: “Vấn đề đặt ra chỉ là như thế 1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.34 2 Sđd, tr.115
  • 16. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 16 này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; vả chăng, trong một xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia sẻ thì không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc trên các giai cấp vì vậy mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”1. V.I.Lênin dẫn lời nhận xét của Ph.Ăngghen năm 1874 về ý nghĩa của lý luận trong phong trào dân chủ - xã hội. Ph.Ăngghen công nhận rằng cuộc đấu tranh vĩ đại của đảng dân chủ xã hội không phải chỉ có hai hình thức (chính trị và kinh tế) – như ở nước ta thường công nhận như thế, - mà có ba hình thức, và xếp hình thức đấu tranh lý luận ngang với hai hình thức đấu tranh trên. V.I.Lênin đã nêu một tấm gương mẫu mực về tinh thần đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận. Người vạch trần nguồn gốc, bản chất của chủ nghĩa cơ hội, sự sùng bái tính tự phát của phái “Kinh tế” trong phong trào công nhân và việc hạ thấp vai trò của ý thức xã hội chủ nghĩa trong những người dân chủ xã hội, thực chất là phủ nhận lý luận chủ nghĩa Mác mưu toan xét lại chủ nghĩa Mác dưới chiêu bài “tự do phê bình”. Người cho rằng đó là sự tiếp tay cho giai cấp tư sản để tự do đưa hệ tư tưởng tư sản vào phong trào công nhân. Người viết: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một loại hình mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi”2. V.I.Lênin vạch trần bộ mặt thật của chủ nghĩa cơ hội xét lại của phái “Kinh tế”, khoác áo chủ nghĩa Mác chống lại chủ nghĩa Mác, coi thường lý luận, hạ thấp nhiệm vụ của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga xuống mức chủ nghĩa công liên, lẫn lộn giữa hai loại hình tổ chức của giai cấp công nhân là các tổ chức công đoàn và đảng chính trị, hòng biến Đảng thành một tổ chức công đoàn, một câu lạc bộ, lỏng lẻo về tổ chức, thiếu kỷ luật chặt chẽ. V.I.Lênin cho rằng muốn bảo vệ chủ nghĩa Mác, thành lập một đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân Nga thì phải đánh bại phái “Kinh tế”. XEM THÊM DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN UY TÍN, CHI PHÍ PHÙ HỢP https://luanvantot.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan/ DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN https://luanvantot.com/dich-vu-kiem-tra-dao-van-chinh-sua-dao-van/ 200 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC + BÀI MẪU TRIẾT HỌC https://luanvantot.com/de-tai-tieu-luan-va-bai-mau-tieu-luan-triet-hoc/ 1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr. 49-50
  • 17. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 17 CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA VI.LÊNIN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TA HIỆN NAY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”1. 2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC Vào những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở nước Nga mới có điều kiện phát triển và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh 1 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
  • 18. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 18 của họ chống lại chế độ áp bức bóc lột ngày càng phát triển, các tổ chức liên hiệp công nhân bắt đầu xuất hiện. Năm 1895, các tổ chức này dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin đã thống nhất lại thành “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân”. Đến tháng Ba năm 1898, các tổ chức của Hội họp đại hội lần thứ nhất, thành lập Đảng Dân chủ - xã hội Nga. Ngay sau đó, Đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, không có sự thống nhất về tổ chức và tư tưởng. Trong khi đó, phong trào đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên chế phong kiến ngày càng mang tính quần chúng rộng rãi. Tình hình ấy càng đòi hỏi phải có một đảng mácxit cách mạng lãnh đạo - đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, xứng đáng là người tổ chức, lãnh đạo của cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế và chủ nghĩa tư bản. Để chuẩn bị cho việc thành lập một đảng như vậy, trong một số tác phẩm như “Làm gì?”, “Một bước tiến, hai bước lùi”, “Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ”..., V.I.Lênin đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản thuộc về tổ chức và chính trị của một đảng kiểu mới. Quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng đảng cách mạng của giai cấp công nhân và ý nghĩa của quan điểm đó đối với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay: Nền tảng tư tưởng của Đảng phải là chủ nghĩa Mác - Lênin (hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân) Đảng mácxit là đảng cách mạng được trang bị lý luận tiên phong. V.I.Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. Đối với nước Nga, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đảng Dân chủ - Xã hội chưa thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Trong Đảng xuất hiện hai khuynh hướng đối lập nhau: cách mạng triệt để, bảo vệ tư tưởng mácxit và cơ hội chủ nghĩa, phê phán chủ nghĩa Mác, phủ nhận đấu tranh giai cấp. Trong hoàn cảnh đó, V.I.Lênin đã bóc trần tính chất phi lý của chủ nghĩa cơ hội, mà biểu hiện của nó là “Phái kinh tế” và “Phái phê bình”. Người viết: “Ai không cố ý nhắm mắt lại thì không thể không thấy rằng khuynh hướng “phê bình” mới trong chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là một loại hình mới của chủ nghĩa cơ hội mà thôi. Và nếu xét người, không căn cứ vào bộ áo hào nhoáng họ tự khoác cho họ hoặc vào cái tên khá kêu họ tự đặt cho họ, mà căn cứ vào cách họ hành động, vào những tư tưởng mà họ thực tế truyền bá, thì thấy rõ rằng “tự do phê bình” là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong đảng dân chủ - xã hội, là tự do biến đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội”1. Phê phán chủ nghĩa cơ hội cũng có nghĩa là một lần nữa khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Theo V.I.Lênin: “vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không có hệ tư tưởng trung gian... Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”). Khi phong trào công nhân được trang bị bởi lý luận khoa học là chủ nghĩa Mác, thì phong trào đó mới trở thành tự giác và đảng mới là “đội tiên phong thực 1 V.I Lê nin:Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975,tr.10
  • 19. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 19 sự của giai cấp cách mạng nhất”. Ngày nay, phong trào công nhân trên thế giới đang gặp khó khăn, các thế lực đối lập và cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền những quan điểm sai trái, phản động nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin; những luận điểm phản động ấy là một trong những tác nhân dẫn đến “Sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng ta nghiêm túc kiểm điểm và thừa nhận còn có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng... Sự dao động về mặt tư tưởng sẽ dẫn đến sự suy yếu về tổ chức và năng lực lãnh đạo của Đảng. Trước tình hình đó, Đảng phải tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bất cứ tình huống khó khăn nào; tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực hiện điều đó cũng chính là làm theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong những ngày đầu miền Bắc triển khai nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” . Không chỉ như vậy, Đảng phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng - giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin cho quần chúng nhân dân. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản giành được vai trò chủ đạo không phải vì những tuyên ngôn, mà bởi sự tổ chức của những người dân chủ-xã hội đã tập hợp chung quanh mình tất cả những lực lượng quan tâm đến việc lật đổ chế độ Nga Hoàng. Muốn thế, những người dân chủ - xã hội cách mạng phải hoạt động không chỉ trong công nhân thành thị, mà nhất thiết phải đến với tất cả các giai cấp, với tư cách là nhà lý luận, nhà tuyên truyền, nhà cổ động và nhà tổ chức, để giải thích cho tất cả các tầng lớp đối lập trong dân cư những nhiệm vụ dân chủ chung, nhằm đấu tranh chống chế độ chuyên chế. Có như vậy, mới tạo được đồng thuận và nhất trí cao trong toàn Đảng và toàn dân. Chỉ khi có sự đồng thuận và nhất trí như vậy, mới tạo nên sức mạnh và quyết tâm để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta. 2. Đảng phải là một tổ chức thống nhất, tập trung dân chủ và có kỷ luật cao Khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức đối với phong trào cách mạng, V.I.Lênin nói rằng nếu cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên. Để có một tổ chức thống nhất, theo V.I.Lênin, Đảng mácxit là một bộ phận và là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân; Đảng không thể hòa lẫn với giai cấp; Đảng phải bao gồm những phần tử tiên tiến, có giác ngộ trong giai cấp công nhân, được vũ trang bằng một học thuyết tiên tiến, cách mạng. Chỉ khi đó, Đảng mới có thể là lãnh tụ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng không những là đội quân tiên phong mà còn là đội ngũ có tổ chức của giai cấp công nhân. Đảng chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân, khi tất cả đảng viên trong đảng
  • 20. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 20 đoàn kết bằng sự thống nhất ý chí, tham gia vào các tổ chức của đảng, chấp hành mọi nghị quyết và mọi yêu cầu của đảng. Người giải thích: “đảng phải là một tổng số (không phải tổng số đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức,... Nói như thế, tôi muốn trình bày một cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tôi muốn và tôi đòi hỏi đảng, đội tiền phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” . Đảng cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Hoạt động của đảng phải dựa trên cơ sở một điều lệ thống nhất, lãnh đạo phải từ trung tâm là các đại hội đảng. Hệ thống tổ chức của đảng phải thống nhất từ Trung ương tới cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, việc bầu cử phải tiến hành từ cơ sở tới Trung ương. Nhấn mạnh nguyên tắc này, V.I.Lênin viết: “trước kia Đảng ta chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư tưởng. Hiện nay, chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực, khiến cho cấp dưới phải phục tùng cấp trên của đảng”. Một đảng thống nhất cũng sẽ là một đảng có kỷ luật. Nếu không có kỷ luật thống nhất và những trách nhiệm thống nhất thì đảng sẽ không tránh khỏi xu hướng bè phái, phe nhóm và dễ dẫn đến tan rã. Một đảng mácxit còn là một đảng luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Đảng sẽ không thể lãnh đạo được quần chúng nhân dân nếu không có sự liên hệ với quần chúng nhân dân. Mặt khác, nếu không được quần chúng nhân dân tin cậy về mặt tinh thần và chính trị thì đảng không được sự ủng hộ của họ. Đảng cần phát huy tính tích cực và tinh thần sáng tạo của quần chúng nhân dân trên cơ sở thực hiện dân chủ và tự phê bình. Đảng không được giấu giếm những sự thật đối với quần chúng, không được che giấu khuyết điểm sai lầm, phải mạnh dạn “tiến hành công tác tự phê bình của mình và tiếp tục bóc trần một cách không khoan nhượng những thiếu sót của bản thân mình” . Đối với Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã là một tổ chức thống nhất, có tính kỷ luật cao. Chính sự thống nhất đó đã tạo nên sức mạnh của Đảng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, sự phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nước, sự đoàn kết, thống nhất, tính tổ chức của Đảng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một bộ phận đảng viên vì tranh giành địa vị, quyền lợi kéo bè cánh, phe nhóm, đặt mình lên trên tổ chức, đặc quyền, đặc lợi, không quan tâm đến lợi ích tập thể, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, lúc này, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết. Thực hiện điều đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. “Mở rộng, phát huy dân chủ thực sự... xây dựng và thực hiện thiết chế bảo đảm dân chủ thực sự trong tổ chức đảng, trong cơ quan lãnh đạo..., bảo đảm cho đảng viên, cán bộ và mỗi công dân đều có thể tham gia, giám sát công tác xây dựng Đảng”. Các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần cụ thể hóa nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, hoàn thiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảm bảo tất cả những vấn đề về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đều do tập thể cấp ủy các cấp bàn bạc, ra quyết định theo đa số. Sau khi ra quyết định, các cấp ủy Đảng phân công cho từng thành
  • 21. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 21 viên, mỗi công việc cụ thể do cá nhân chịu trách nhiệm. Tập thể lãnh đạo luôn đi đôi với cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm. Phê bình và tự phê bình cần được coi là nguyên tắc cơ bản và thường xuyên trong sinh hoạt của mọi tổ chức đảng, đồng thời vận động quần chúng thường xuyên phê bình cán bộ, đảng viên. Trong phê bình và tự phê bình, cần khắc phục cách làm hình thức, chỉ phê bình mà không sửa chữa. Phê bình và tự phê bình phải bắt đầu từ mỗi cán bộ, đảng viên. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu và là trung tâm đoàn kết nội bộ tổ chức, không được nể nang né tránh, cũng như không được trù dập cá nhân. Thực hiện dân chủ hóa trong các tổ chức đảng, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi đảng viên. Dân chủ là mục tiêu và động lực trong xây dựng và chỉnh đốn đảng. Muốn vậy, các cấp ủy đảng phải đảm bảo quyền của đảng viên: quyền tự do tư tưởng và dân chủ trong sinh hoạt đảng, quyền được thông tin, quyền được bảo lưu ý kiến, quyền phê bình, chất vấn lãnh đạo... Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập và mở cửa hiện nay, trong Đảng sẽ xuất xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề phát triển của đất nước. Các đảng viên cần biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, cùng nhau trao đổi theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 3. Đảng phải là một tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đủ năng lực để đưa đất nước không ngừng phát triển bền vững và hội nhập Theo V.I.Lênin, để thực hiện được vai trò lãnh đạo toàn bộ phong trào, những người cách mạng phải vươn lên không ngừng, biểu hiện tính tự giác cao. Khi cao trào tự phát của quần chúng càng tăng lên và phong trào càng mở rộng thì càng cần có một ý thức cao trong công tác lý luận, chính trị và tổ chức của đảng. Vì vậy V.I.Lênin kịch liệt phê phán “Phái kinh tế” phủ nhận sự cần thiết phải có Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ trương công nhân chỉ đấu tranh kinh tế. Bọn cơ hội chủ nghĩa tuyên truyền rằng, hoạt động công liên chủ nghĩa “trong nhân dân” là hoàn thành được một nửa nhiệm vụ của cuộc đấu tranh, còn phê bình hợp pháp do các nhà trí thức tiến hành là hoàn thành một nửa nhiệm vụ còn lại. Họ cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản được hoàn thành theo kiểu như vậy. Về tổ chức, chủ nghĩa cơ hội không cần một tổ chức tập trung thống nhất chặt chẽ mà bao gồm các tổ chức của công nhân phân tán. Nói cách khác, họ coi đảng, tổ chức của những người cách mạng cũng chỉ là một tổ chức giai cấp tầm thường, tổ chức đảng và tổ chức giai cấp là một. Trên cơ sở phê phán trào lưu cơ hội chủ nghĩa, V.I.Lênin cho rằng Đảng là một hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Ngoài đảng ra, giai cấp công nhân còn có những tổ chức khác nữa như: công đoàn, đoàn thanh niên, các hợp tác xã, các tổ chức văn hóa-giáo dục... Những tổ chức này đều cần thiết đối với giai cấp công nhân. Nếu không có những tổ chức đó, giai cấp công nhân cũng sẽ không thể đấu tranh giành thắng lợi. Vì vậy, đảng phải lãnh đạo các tổ chức này. V.I.Lênin viết: “các tổ chức đảng của chúng ta... mà càng mạnh mẽ bao nhiêu, và trong nội bộ đảng càng ít có tình trạng dao động và không kiên định bao nhiêu, thì ảnh hưởng của đảng đối với những người trong quần chúng công nhân chung quanh đảng và chịu sự lãnh đạo của đảng, sẽ càng rộng rãi, càng nhiều mặt, càng phong phú, càng hiệu quả bấy nhiêu”. Để thực sự là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đảng phải bao gồm những đại biểu ưu tú nhất, cách mạng nhất, có năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh trong đấu tranh cách mạng, “Một người cách mạng mà mềm yếu, do dự trong các vấn đề lý luận, không nhìn xa thấy rộng, lại
  • 22. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 22 lấy tính tự phát của phong trào quần chúng để biện hộ cho tinh thần ủy mị của mình; một người cách mạng mà giống như một thư ký hội công liên hơn là một người bảo vệ quyền lợi của nhân dân, mà không đưa ra một kế hoạch mạnh bạo có một quy mô lớn làm cho ngay cả kẻ thù cũng phải kính nể, một người cách mạng mà thiếu kinh nghiệm và vụng về trong nghệ thuật chuyên môn của mình... thì có phải là một người cách mạng không, - không! Đó chỉ là một người thủ công nghiệp khốn khổ thôi” . Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay cũng chính là để củng cố, xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức để nâng cao, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, nâng cao tính kỷ luật, đảm bảo sự dân chủ. Thực hiện những nội dung này phải xuất phát từ việc nâng cao“tâm đức và tài trí” của đảng viên.) “Tâm đức” của đảng viên là tình cảm trong sáng, tốt đẹp, nhân ái, chân thành, là cái gốc, xuất phát điểm để tạo nên những hành vi, phẩm chất tốt đẹp của con người lương thiện. Đối với đảng viên, ngoài cái tâm của một con người lương thiện, còn cần đến cái tâm của người lãnh đạo cách mạng là: trung với nước, hiếu với dân; Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Cần, Kiệm, Liêm, Chính. “Tâm đức” của đảng viên hiện nay là sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đó là lòng trung thành, sự gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, luôn đại diện và đấu tranh cho lợi ích của nhân dân và dân tộc. “Tâm đức” còn được phản ánh rõ và trong sáng thông qua hành động phê bình và tự phê bình trong xây dựng Đảng; dám chịu trách nhiệm trước nhân dân về những hành vi của mình, dám đấu tranh và kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi tham nhũng, tha hóa đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. “Tâm đức” còn biểu hiện ở ý chí “đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội” . “Tài trí” là sự hiểu biết sâu rộng và khả năng vận dụng sự hiểu biết đó vào trong hoạt động thực tiễn của con người. “Tài trí” của đảng viên phải là sự hiểu biết quy luật phát triển của xã hội, quy luật về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột và vận dụng quy luật đó trong hoạch định đường lối lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đi đến đích cuối cùng của nó - giải phóng con người. Trong giai đoạn mới hiện nay, “tài trí” của đảng viên thể hiện ở việc “nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tiếp thu tinh hoa, tri thức nhân loại, tri thức mới của thời đại, nâng cao năng lực trí tuệ; phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận, kiên định về nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt, sáng tạo về sách lược, phương pháp, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc đổi mới vô nguyên tắc, chủ quan, nóng vội” . Nâng cao “tâm đức và tài trí” của Đảng là quá trình kết hợp giữa nhân tố cá nhân và xã hội. Khi “tâm đức” và “tài trí” được nâng cao thì tất yếu sẽ tạo nên “tầm” của Đảng để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới vì sự phát triển và tiến bộ của đất nước. Do vậy, bản thân mỗi đảng viên phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Các tổ chức đảng phải làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đảng viên. Kiên trì thực hiện tri thức hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lựa chọn những người vững vàng về chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, uy tín quần chúng cao, có đạo đức cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật đảng
  • 23. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 23 cao vào trong cương vị lãnh đạo đất nước. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên để khắc phục tận gốc hiện tượng tham nhũng, thoái hóa, biến chất ở một bộ phận đảng viên của Đảng. Suy ngẫm nghiêm túc về những nội dung của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị bền vững trong quan điểm của V.I.Lênin về đảng kiểu mới và sự cần thiết phải quán triệt lý luận đó trong việc xây xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 3. ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ HỘI TRONG ĐẢNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG. Nghiên cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về chủ nghĩa cơ hội cho chúng ta thấy, đây là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là tàn dư của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó sẵn sàng hy sinh lợi ích cơ bản, lâu dài của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân vì lợi ích trước mắt của một bộ phận. Thực chất, đó là sự đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư sản và là sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức, như về lý luận, đó là sự chiết trung, ngụy biện, sẵn sàng thay đổi quan điểm, tư tưởng cơ bản để trục lợi; về kinh tế, đó là sự thực dụng, sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt của một nhóm người; về hành động, đó là sự phiêu lưu, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh, lúc thì nóng vội, lúc thì chủ quan, sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi, lắt léo, dễ dàng thỏa hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi. Do vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang tạm thời lâm vào khủng hoảng và thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, các thế lực phản động đang tìm mọi cách chống phá cách mạng của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Đây là thời cơ cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy chống phá phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chống phá các đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta, về nguyên tắc, không có đất cho chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển, và chủ nghĩa cơ hội với những biểu hiện đầy đủ cũng chưa rõ nét, nhưng những phần tử cơ hội không phải là không có, mà đã và đang có mặt ở nơi này, nơi khác, trong các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, chủ nghĩa cơ hội ngày nay khác với chủ nghĩa cơ hội “cổ điển” ở chỗ, nó không còn đơn thuần là biểu hiện của mâu thuẫn giữa hai luồng tư tưởng, mà đã hóa thân thành “muôn hình vạn trạng”, hòa vào xã hội như một “căn bệnh” quái ác, với mức độ khôn khéo hơn, ngụy trang kỹ lưỡng hơn. Hiện nay, do thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa có sự phát triển đồng bộ và hiện đại, còn nảy sinh nhiều mặt trái; đồng thời, do những yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện sự nghiệp đổi mới, cho nên không ít cán bộ, đảng viên lập trường không kiên định đã “tự
  • 24. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 24 chuyển biến”, “tự chuyển hóa” thành các phần tử cơ hội, và nhiều phần tử cơ hội tìm cách chui vào hàng ngũ của Đảng nhằm trục lợi. Biểu hiện của những kẻ cơ hội trong những năm qua ở nước ta là bất chấp lợi ích của Đảng, của nhân dân, tìm cách vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc. Họ say mê quyền lực, địa vị, coi đó như một thứ có thể mua bán, tiến thân, từ đó mà khéo luồn lách, nịnh bợ để lấy lòng cấp trên, để tranh thủ lá phiếu trước mỗi đợt bầu cử. Họ kéo bè, kết cánh, “móc ngoặc” trên dưới, trong ngoài, tìm mọi cách để “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy danh”, “chạy lợi”, “chạy chỗ”, “chạy bằng cấp”, “chạy tuổi” và khi bị phát hiện thì tiếp tục “chạy tội”. Họ lợi dụng việc tuyển chọn, đánh giá, luân chuyển cán bộ để trục lợi cá nhân, tìm mọi cách đưa người “cùng cánh” vào nắm những chức vụ trong cơ quan, mà không chịu chọn những người có đủ đức, tài. Những biểu hiện nêu trên của các phần tử cơ hội đang ảnh hưởng đến nhiều cán bộ, đảng viên, mà nếu không được ngăn chặn, sẽ làm cho họ bị suy giảm dần về bản chất cách mạng, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, không còn khả năng tổ chức, tập hợp quần chúng quán triệt và thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không còn giữ được vai trò là chiến sĩ tiên phong của Đảng, cuối cùng sẽ dẫn đến mất Đảng, mất chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã dày công xây dựng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội. Đây không những là vấn đề mang tính quy luật trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các đảng cộng sản và phong trào công nhân thế giới nói chung, của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam nói riêng. Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là một vấn đề được toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm. Nó đã được đặt ra trong nhiều hội thảo khoa học, nhiều kỳ họp của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cũng như các tổ chức đảng các cấp. Có thể nói, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Năng lực lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lực lãnh đạo càng cao thì hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước càng lớn.Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng không thể chỉ là dừng lại ở lời nói, ở khẩu hiệu, ở ý thức của mỗi đảng viên mà phải có chủ trương việc làm cụ thể. Từ những đòi hỏi khách quan và tình hình chủ quan, chúng tôi cho rằng, một số công việc trước mắt cần phải làm ngay để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là: Thứ nhất, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
  • 25. Tiểuluận:Tác phẩmkinhđiểnvề xâydựng Đảng 25 1. Phải phân định rõ một cách có tính nguyên tắc đâu là sự lãnh đạo của Đảng đâu là sự quản lý của nhà nước. Chúng ta phải kiên quyết, khắc phục sự lấn lướt, sự bao biện, làm thay, dẫn đến tình trạng chồng chéo, “tranh công, đổ lỗi” giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của nhà nước. Đã đến lúc cần xác định rõ vị thế của một Đảng cầm quyền, Đảng không làm thay công việc của nhà nước và phân định rõ trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm của nhà nước, từ đó làm rõ trách nhiệm của các cá nhân lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng thành công thì mọi người đều nhận, thất bại thì không biết quy trách nhiệm cho ai. 2. Đổi mới phương thức xây dựng các quyết sách, xây dựng các nghị quyết làm sao cho rõ ràng, khả thi và có hiệu quả. Các quyết sách, nghị quyết được đưa ra không chỉ cho hay, cho đủ lệ mà phải được đưa vào cuộc sống. Chính vì vậy, các quyết sách, nghị quyết phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và phải là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Các quyết sách phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh lập lờ, nước đôi, ai hiểu thế nào thì hiểu. Bên cạnh đó, việc xây dựng các quyết sách, nghị quyết cần đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của chúng. Thời gian qua có nhiều quyết sách, nghị quyết còn chung chung, chưa gắn với thực tế đất nước, vì vậy, tính khả thi thấp. Còn nhiều quyết sách vẫn nằm trên giấy. Vẫn còn tình trạng nhiều văn bản chưa kịp triển khai thì đã có văn bản mới. Chúng ta có quá nhiều quyết sách dài hạn mà thiếu quyết sách ngắn hạn, trước mắt. Từ đó mà các quyết sách ít khả thi, hiệu quả không cao. 3. Thực hiện dân chủ trong phương thức hoạt động của Đảng từ việc xây dựng các quyết sách đến sinh hoạt Đảng. Vì những lý do khách quan và chủ quan nào đó, trong thời gian qua hoạt động của Đảng nói chung, sinh hoạt Đảng nói riêng tính dân chủ chưa được phát huy đầy đủ. Đã đến lúc cần đổi mới nhận thức nguyên tắc tập trung dân chủ, hiểu cho đúng vấn đề này. Nguyên tắc này không loại trừ việc thảo luận công khai, dân chủ trong Đảng về các quyết sách và đi tới sự đồng thuận, nó cũng không loại trừ sự tham khảo ý kiến các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học và nhân dân về các chủ trương, chính sách, văn kiện của Đảng. Đương nhiên, việc thảo luận, tham khảo phải đi vào thực chất tránh cách làm hình thức. Có như thế mới khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong Đảng cũng như trong xã hội. Thứ hai, phải chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng. 1. Đảng phải tự chỉnh đốn, đổi mới để thích nghi với tình hình mới. Đảng phải vượt lên trên những định kiến hẹp hòi, kiểu “ngựa quen đường cũ”, để dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc và trước nhân dân. Đảng phải đổi mới cách ứng xử như thế nào để tranh thủ được sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, làm cơ sở cho sự phục hưng và phát triển đất nước. Tư duy mới của Đảng phải vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ, vừa mang tính sáng tạo, khoa học, hướng đến cái mới thì nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc. Chậm chạp, khép