SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRỊNH TIẾN HƯNG
LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN,
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRỊNH TIẾN HƯNG
LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN,
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LẠI NGỌC HẢI
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT
4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐBSCL.
11
1.1. Lý luận về liên kết và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
lúa.
11
1.2. Nội dung và nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong
sản xuất và tiêu thụ lúa.
22
1.3. Kinh nghiệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất lúa ở một
số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho vùng tứ
giác Long Xuyên.
34
Chương 2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC
LONG XUYÊN, ĐBSCL.
45
2.1. Tổng quan một số vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu
thụ lúa ở Vùng Tứ giác Long Xuyên, ĐBSCL.
45
2.2. Liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ
giác Long Xuyên - Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra.
51
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ LÚA Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN-
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
71
3.1 Quan điểm chỉ đạo tăng cường liên kết 4 “nhà” trong
sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên.
71
3.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết “4 nhà”
trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên
81
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 113
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
Ban chỉ đạo BCĐ
Bảo vệ thực vật BVTV
Doanh nghiệp DN
Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSCL
Hợp tác xã HTX
Khoa học công nghệ KHCN
Phát triển nông thôn PTNT
Sinh học ứng dụng SHUD
Tiến bộ kỹ thuật TBKT
Tổ hợp tác THT
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
Ủy ban nhân dân UBND
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Tổ chức thương mại thế giới WTO
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó có Vùng tứ giác
Long Xuyên, do những đặc điểm tự nhiên, kinh nghiệm và truyền thống canh
tác, lúa là cây trồng chính trong ngành trồng trọt. Sản phẩm của lúa - hạt gạo
hiện đang là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm nhất do tính đặc
thù về giá trị sử dụng của nó - nuôi sống con người.
Quá trình tái sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết
và cách thức tổ chức việc sản xuất đó.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự biến đổi khí hậu trên trái đất
hiện nay, vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa trở thành vấn đề được không chỉ các
nhà quản lý, người nông dân, mà còn rất nhiều "nhà" khác quan tâm. Do đó,
song hành với việc tìm biện pháp ngăn sự nóng lên của trái đất, người ta đi
tìm lời giải cho bài toán này từ những giải pháp thuộc về quan hệ xã hội trong
sản xuất nông nghiệp.
Trong kinh tế thị trường, yêu cầu cơ bản để hạt gạo có sức cạnh tranh là
sản phẩm phải sạch, ngon, số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị trường tốt.
Do đó, gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy hoạch, nơi nào trồng là phù hợp, ai
đảm trách cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân và doanh
nghiệp như thế nào? Một trong những nhân tố đáp ứng yêu cầu đó ở Việt
Nam nổi bật lên khoảng hơn một thập kỷ qua là mô hình liên kết 4 “nhà”: Nhà
nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp
Tứ giác Long Xuyên là một trong những vùng sản xuất lúa quan trọng
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên khoảng 489.000
hecta, gồm địa bàn ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ - những
địa phương có sản lượng lúa đứng hàng đầu vùng sản xuất lúa trọng điểm chiến
lược về phát triển nông nghiệp của cả nước. Những năm qua, Vùng tứ giác
4
Long Xuyên và Đồng bằng sông Cửu Long đã có những đóng góp quan trọng
vào những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới. Nơi đây đã xuất hiện nhiều
mô hình sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả, trong đó liên kết 4 “nhà” là một
trong những mô hình được các nhà lãnh đạo, quản lý, giới chuyên môn và
nghiên cứu đánh giá cao, có những khuyến nghị cần được tham khảo và nhân
rộng. Có thể nói, liên kết 4 “nhà” là một trong những phương thức tốt nhất
cho phép người nông dân tận dụng được nhiều lợi thế trong sản xuất lúa; nhà
khoa học có đất để thực hiện năng lực chuyên môn; Nhà doanh nghiệp có cơ
hội tìm được những hạt lúa hàng hóa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường; Nhà
nước có điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình với tư cách là người nhạc
trưởng. Liên kết 4 “nhà” thực sự đã trở thành phương thức để người nông
dân phát triển sản xuất lúa đạt hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, giải quyết một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình xây dựng
nông thôn mới.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một thực tiễn khác, đó là thời gian qua, tại
nhiều địa phương, cơ sở, việc liên kết 4 “nhà” diễn ra còn lỏng lẻo, hình
thức, thiếu tính bền vững đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu
quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây lúa tại nơi đây. Thực tiễn
đó đặt ra nhu cầu khách quan về những nghiên cứu mới góp phần nâng cao
tính bền vững trong liên kết 4 nhà đối với quá trình sản xuất lúa trong
Vùng. Vì vậy đề tài “Liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở
Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long” được tác giả luận
văn lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong
sản xuất và tiêu thụ lúa nói riêng có quan hệ và gắn bó mật thiết với vấn đề
tam nông và cơ chế chính sách đối với các thực thể liên quan đến quá trình
5
đó, là một trong những chủ đề lớn có vị trí, tầm quan trọng trong chiến lược
phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Liên quan đến vấn đề nông
nghiệp, sản xuất và tiêu thụ lúa, hiện có nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học đề cập.
Tính đến thời điểm hiện nay, những công trình có liên quan nhiều đến
mô hình liên kết 4 “nhà”, chủ yếu là những bài báo, bài viết khoa học được
thể hiện qua các công trình:
- Côngtrìnhnghiên cứu"Liên kết4 “nhà” trong sảnxuấtvà tiêu thụ lúa
gạo: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang" của nhóm tác giả Nguyễn Duy
Cần, Lê Hồng Tú, Nguyễn Văn Sánh, thuộc Viện nghiên cứu phát triển Đồng
bằng sôngCửuLong - Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2011: 20a,
220-229. Website: Sj.ctu.edu.vn. Theo nhóm tác giả, An Giang là một trong
những tỉnh đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất lúa gạo hàng
hóa. Tuy nhiên, trong quá trình này người nông dân vẫn còn gặp không ít khó
khăn như cạnh tranh gay gắt, lúa gạo đôikhi không tiêu thụ được....Mô hình liên
kết 4 “nhà” được xem là một cứu cánh giúp tháo gỡ đầu ra của sản xuất nhưng
nó cũnggặp không ítkhó khăn. Từ đó cần nghiên cứu đánh giá các trở ngại, cơ
hộicủa nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; phân tích đánh giá các mối
quan hệ của mô hình 4 “nhà” và đề xuất những giải pháp làm tăng cường mối
quan hệ 4 “nhà”.
- Công trình nghiên cứu "Mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang", của tác
giả Nguyễn Phú Sơn Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại Học Cần Thơ,
đăng trong Tạp chí Khoa học Trường Đại Học cần Thơ, Phần D: Khoa học
Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): 22-30. Website: Sj.ctu.edu.vn.
Theo tác giả: mô hình liên kết 4 “nhà” được xây dựng tại xã Định Hòa, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (với quy trình 6 bước) dựa trên cơ sở lý thuyết liên
6
kết dọc trong chuỗi giá trị giữa hợp tác xã Hòa Tiến và Công ty Gentraco, với
sự hỗ trợ và thúc đẩy của Ủy ban nhân dân xã Định Hòa và nhóm tư vấn
Trường Đại Học Cần Thơ và chỉ rõ những kết quả mà mô hình đó đem lại đối
với từng "nhà". Có thể coi đó như kinh nghiệm, như mô hình “mẫu” để nhân
rộng tại các địa phương khác có điều kiện tương tự.
- Tác giả Phạm Xuân Phú, Đại Học An Giang, có bài "Thựctrạng và giải
pháppháttriển nôngnghiệpbền vững thôngquamôhình liên kết bốn “nhà” ở
tỉnh An Giang". Trongcôngtrìnhnày, các tác giả đã đề cập đến phát triển nông
nghiệp bền vững. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô
hình liên kết 4 “nhà”ở tỉnh An Giang, theo đó chỉ rõ vai trò của mỗi "nhà” trong
phát triển nông nghiệp bền vững ở An Giang; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn
trongphát triển nông nghiệp bềnvững thôngqua mô hìnhliên kết bốnnhà ở tỉnh
An Giang và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thông qua
mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh An Giang.
- Tác giả Trần Thành, với đề tài: 1). "Phát triển nông nghiệp vùng tứ
giác Long Xuyên gắn với củng cố các khu vực phòng thủ biên giới Tây Nam
trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay", Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị quân sự 2001. Tác giả luận văn đã khái quát tổng quan vùng nông nghiệp
tứ giác Long Xuyên và vai trò của nó trong chiến lược bảo vệ biên giới Tây
Nam của Tổ quốc. Phân tích việc phát triển nông nghiệp vùng tứ giác Long
Xuyên gắn với củng cố các khu vực phòng thủ biên giới Tây Nam trên địa
bàn Quân khu 9 là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đồng thời nêu ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp quan trọng
để phát triển nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên gắn với củng cố các khu
vực phòng thủ biên giới Tây Nam trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay.
- Tác giả ĐặngPhongVũ, TrườngChínhtrịTôn Đức Thắng, có bài Liên
kết 4 “nhà” trongsảnxuấtvà tiêu thụlúa gạo ở An Giang - thực trạng và giải
7
pháp,TạpchíCộngsảnđiệntử169/9/2001. Theo tác giả bài viết, để ổn định sản
xuất nôngnghiệp và đờisốngcủa hơn 1,5 triệu nông dân, dân cư nông thôn, khi
bắttay vào thực hiện côngcuộcđổimớiđất nước theo chủ trương của Đảng, An
Giang đãchủđộngxây dựng mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo ở tỉnh từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX và mô hình này được đẩy
mạnh saukhi có Quyếtđịnhsố 80/TTg củaChính phủ, ban hành ngày 24/6/2002
về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Công Thành, Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông
Cửu Long có bài "Một vài suy nghĩ về liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông
nghiệp", tác giả đi sâuphân tíchvề lợi íchcủaliên kết “4 nhà”, theo đó cho rằng
liên kết 4 “nhà” sẽtạo ra sức mạnh tổng hợp do nhận được sự giúp đỡ lẫn nhau
thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và
hiệu quả cao; đồng thời chỉ ra những thành công trong liên kết 4 “nhà” ở An
Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng... vànhững bài học thất bại của liên kết “4 nhà” ở
một số địa phương để các địa phương lấy đó làm bài học kinh nghiệm.
- Tác giả Thanh Hà có bài "Để nâng hiệu quả sản xuất lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long", đăng trên Website Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ngày 11/10/2013. Bài viết đề cập đến nâng cao vai trò
của nhà nước trong chuỗi liên kết mới hình thành trong sản xuất nông nghiệp
như một giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người trồng
lúa trong thời gian tới.
- Một số bài viết, chủ yếu là những bài được đăng tải trên các diễn đàn khuyến
nông @ nông nghiệp của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm xúc tiến
thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các bài viết
thường tập trung tuyên truyền cho phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, mô
hình sản xuất trong đó có cánh đồng liên kết tại các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long còn mang tính đơn lẻ, chưa có hệ thống học thuật, chưa mang tính tổng kết
8
kinh nghiệm đểnhân rộng mô hình xây dựng cánh đồnglớn...
Cùng với những bài viết là ý kiến tham luận của các nhà khoa học trong
một số cuộc hội thảo chuyên đề. Về mảng này có thể kể đến:
- “Hội thảo khoa học liên kết 4 “nhà” - giải pháp cơ bản góp phần xây
dựngnông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Các tham luận tại Hội thảo
về liên kết 4 “nhà” là nền tảng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông dân và
nông thônvùng Đồngbằng sông Cửu Long của tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh (Viện
nghiên cứupháttriển ĐồngbằngsôngCửuLong); “Liên kết bốn nhà” khó khăn
và thách thức bên cạnh lợi điểm và cơ hội của Tiến sĩ Nguyễn Phú Sơn (Viện
nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long); “Liên kết bốn nhà” để phát
triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long bền vững của PGS.TS Phương
Ngọc Thạch (Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế và quản lý Thành phố Hồ chí
Minh); Tổ chức sảnxuất theo hợp đồng và liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông
nghiệp của PGS.TS Vũ Trọng Khải, đều đã được trình bày.
- Hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức sản xuất, quản lý mới trong nông
nghiệp, nông thôn tại Cần Thơ (4 và 5/6/2013), do Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương hội
Nông dân Việt Nam tổ chức”, đã chỉ rõ mô hình sản xuất nông nghiệp mới
cần được theo dõi tổng kết và nhân rộng: “Mô hình chuỗi sản xuất, thương
mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín”; “Mô hình nông dân góp cổ
phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất” như một dạng thức
phát sinh từ mô hình liên kết 4 “nhà”... đã được đề cập.
Liên kết 4 “nhà” trong nông nghiệp, trong sản xuất và tiêu thụ lúa đã
được nghiên cứu khá nhiều, song liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa
ở Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long" là một đề tài đi vào
một khía cạnh cụ thể, hẹp và sâu, thực sự là vấn đề có ý nghĩa thiết thực và có
tính cấp thiết vẫn đang còn là mảng trống.
9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của liên
kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng
bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp về nâng cao
tính bền vững mối quan hệ liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở
khu vực này trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận của mốiquan hệ liên kết 4 “nhà” bềnvữngtrongsảnxuất
vàtiêu thụ lúa Vùng tứgiác LongXuyên.
- Phân tíchthực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết đểnâng cao tính bền vững của mối quan hệ kinh tế liên kết 4 “nhà” trong
sảnxuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác Long Xuyên - Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao tính bền vững liên kết 4
"nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên - Đồng bằng
sông Cửu Long.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Liên kết 4 “nhà” trongsảnxuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long Xuyên –
Đồng bằng sông Cửu Long.
* Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Sản xuất và tiêu thụ lúa tại Vùng tứ giác Long Xuyên trong thời gian
khoảng 5 năm trở lại đây.
- Phạm vi nghiên cứu: Vùng tứ giác Long Xuyên khu vực Đồng bằng
sôngCửu Long. Gồm 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Tuy nhiên,
do diện tích của vùng tập trung chủ yếu thuộc địa phận của 2 tỉnh An Giang,
Kiên Giang, trong đó, khoảng 52% thuộc tỉnh An Giang, khoảng 46% thuộc
tỉnh Kiên Giang [14], phần còn lại (chỉ chiếm 2% diện tích toàn Vùng) Bắc
10
kênh Cái Sắn, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ. Do đó phần thực
trạng chủ yếu sử dụng tư liệu của hai địa phương An Giang và Kiên Giang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận.
Cơ sở lý luận của đề tài luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về tam nông, về phát triển
nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo và giải quyết các mối liên hệ kinh tế
nảy sinh trong quá trình đó để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩaduy vật biện chứngvà
duy vật lịch sử. Các phươngpháp nghiên cứuđược lựa chọnlà phươngpháp đặc
thù của kinh tế chính trị: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic - lịch sử, phân
tích, tổng hợp, thống kê, điều tra... và một số phương pháp khác có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa nhất định
trong tham khảo của các địa phương thuộc khu vực nghiên cứu nhằm thúc đẩy
tính bền vững của mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Đề
tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính
trị về các vấn đề liên quan tại các trường đại học trong cả nước.
7. Kết cấu chung của đề tài nghiên cứu
Ngoài mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN,
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Lý luận về liên kết và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa
1.1.1. Liên kết kinhtế trong quá trình tái sản xuấtxã hội
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, liên kết
là hiện tượng kinh tế khách quan phản ánh bản chất của các quá trình kinh
tế của tái sản xuất xã hội, nảy sinh trên cơ sở sự phát triển của lực lượng
sản xuất, sự phân công lao động xã hội và nhu cầu quản lý nền sản xuất xã
hội cũng như các quá trình kinh tế. Nhu cầu quản lý đó do tính chất xã hội
của lao động quy định.
Khi nghiên cứu quá trình phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, C.Mác đã coi sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công xã
hội là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
hiện đại.
Theo C.Mác, sự phân chia thành những nghề nghiệp khác nhau trong
nền sản xuất xã hội dần tiến tới sự phân công là điểm xuất phát của phân công
lao động xã hội. Theo đó, có phân công chung (phân công giữa các ngành),
phân công đặc thù (phân công nội bộ ngành) và phân công cá biệt (phân công
trong cơ sở sản xuất). C.Mác viết: “Nếu người ta chỉ xét riêng bản thân lao
động thôi, thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành
những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp, v.v. là sự phân công lao
động chung [im Allgemeinen], và sự phân chia những ngành sản xuất ấy
thành loại và thứ - là sự phân công lao động đặc thù [im Besondren], còn sự
phân công lao động trong xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt [im
Einzelnen]” [31, tr.510].
12
Sự phân công chuyên môn hóa càng sâu, càng đòi hỏi sự hợp tác liên kết
trong sản xuất và lưu thông. Chính sự phát triển của phân công và hợp tác dẫn đến
sự xuất hiện các mô hình tổ chức sản xuất thể hiện tính liên kết (các công ty cổ
phần, và cao hơn nữa là các tập đoàn kinh tế lớn các công ty đa quốc gia). Bên cạnh
mô hình liên kết đó là mô hình liên kết của các chủ thể kinh tế độc lập với nhau như
dạng các chủ hộ kinh tế độc lập, các tập thể người lao động, các doanh nghiệp hoặc
các cơ sở nghiên cứu, phục vụ sản xuất (các trạm trại viện nghiên cứu…) liên kết
với nhau trong sản xuất, trong tiêu thụ, trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất, bảo quản, giảm thiểu rủi ro, thất thu sản phẩm….
Sau này, trên cơ sở những nguyên lý lý luận của C.Mác và vận dụng
phương pháp biện chứng, V.I.Lênin cũng đã có những nghiên cứu sâu sắc về
phân công lao động dẫn đến sự xuất hiện của những quan hệ kinh tế mới giữa
các chủ thể trong nền kinh tế Nga (nông dân, chúa đất, công nhân và chủ
xưởng) khi những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trong
nền kinh tế Nga mang nặng tính tiểu nông và lạc hậu.
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng do kết quả của sự phân công xã hội ngày
càng tăng, nền kinh tế tự nhiên của những người sản xuất nhỏ dần dần biến
thành nền kinh tế hàng hoá [30, tr.106]. Sản xuất hàng hóa phát triển, tức là
sự phân công lao động xã hội ngày càng diễn ra phổ biến và ở một trình độ
ngày càng cao đã biến thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đó là
một quá trình kinh tế tất yếu, chứa đựng trong đó là mối quan hệ vận động
khăng khít giữa phân công và hiệp tác [20, tr.106].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không đề cập đến
mối quan hệ giữa phân công và hiệp tác (theo hàm nghĩa sự liên kết) nhưng
thông qua lý luận phân công lao động có thể thấy, trong bản chất của nó -
sự phân công, đã nói lên rằng sự phân công khách quan chứa đựng nhu cầu
phải liên kết. Phân công là tách nền sản xuất thành các ngành, các bộ phận
13
độc lập với nhau, biến chúng thành thị trường tiêu thụ của nhau. Rõ ràng,
bản thân quá trình đó đòi hỏi chúng phải làm tiền đề, điều kiện cho nhau để
quá trình tái sản xuất diễn ra trót lọt.
Như thế sự phân công đòi hỏi có sự hợp tác, liên kết. Phân công lao
động làm cho (biến) các chủ thể kinh tế thành những nhà sản xuất, và tiêu
thụ đứng đối diện với nhau trên thị trường. Những chủ thể đó có lợi ích tuy
khác nhau nhưng có điểm chung là muốn thực hiện được các lợi ích đó họ
phải bằng cách nào đó hợp tác, liên kết với nhau theo những cách thức nhất
định. Nhưng để liên kết được với nhau, các chủ thể đó cần một nhân tố
khách quan khác làm “bà đỡ” cho họ - sự quản lý với tính cách một chức
năng xã hội.
Phân công làm cho lao động mang tính xã hội, khi tính chất xã hội
của lao động xuất hiện sẽ làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Nói cách khác phân
công làm nảy sinh nhu cầu hợp tác, đến lượt nó lao động hiệp tác (trong đó có
hàm nghĩa liên kết), đòi hỏi phải có sự quản lý.
C.Mác viết: “Tất cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự
chỉ đạo điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [31, tr.180].
Những vấn đề trên tuy được C.Mác và V.Lênin đề cập từ cuối thế kỷ
XIX, song vẫn giữ nguyên giá trị khi vận dụng xem xét chúng đối với các
hiện tượng, các quá trình kinh tế hiện nay, trong đó có mô hình liên kết kinh
tế 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa - vấn đề đang được bàn luận sôi nổi ở
nước ta hiện nay.
Ngày nay, do yêu cầu của thực tiễn đặt ra, liên kết kinh tế được các nhà
14
khoa học nghiên cứu từ nhiều khía cạnh.
Trong ngôn ngữ gốc Latin, cụm từ "integration" hay "integratio" được
hiểu nghĩa là kết hợp, hoà hợp, hội nhập, hợp nhất, khi dịch ra tiếng Việt có
nghĩa rất gần với thuật ngữ liên kết trong kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu nước
ta cũng cho rằng các thuật ngữ đó có cùng bản chất với thuật ngữ liên kết
trong kinh tế. Theo đó, liên kết kinh tế được hiểu là một hiện tượng kinh tế
phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể kinh tế (các tổ chức, các
ngành, các địa phương và các đơn vị với nhau) đó là những quan hệ phối hợp
hoạt động giữa các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác. Theo đó
liên kết kinh tế được hiểu vừa là hình thức tổ chức sản xuất vừa là cơ chế
quản lý. Hoặc đã coi liên kết kinh tế là những hình thức quan hệ kinh tế thông
thường như: mua bán trao đổi hàng hoá thông thường, thuê mướn đất đai, nhà
xưởng, địa điểm kinh doanh, cho vay vốn.
Trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam liên kết kinh tế được định
nghĩa là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các
đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện
pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia,
nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được
thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng
kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà
nước [35].
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, khi nói về liên kết kinh tế
trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ của nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) đã khẳng định liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các
đơn vị kinh tế tự nguyên tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương,
biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc
đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất.
15
Ở nước ngoài, các nhànghiên cứukhẳng định bản chất của liên kết kinh tế
là thể chếkinh tế (institution)và trên cơ sở đó họ đi tìm sự khác biệt giữa nó với
hai thể chế còn lại đối lập nhau như hai cực đó là thị trường mở và thứ bậc (kế
hoạchmệnhlệnh). Trongsựkhác biệtđó họ đặtliên kết kinh tế như là mộtthể chế
kinh tế trung gian giữa hai cơ chếcơ bảnnêu trên với nhiều hình thức và mức độ
khác nhau.
Do tính phong phú của nó, liên kết kinh tế có nhiều cách tiếp cận và
nhận thức có những sự khác nhau ở những khía cạnh nhất định. (1) Xem liên
kết kinh tế là một cơ chế kinh tế; (2) xem liên kết kinh tế là một hình thức tổ
chức sản xuất; (3) Xem liên kết kinh tế vừa là cơ chế kinh tế vừa là hình thức
tổ chức sản xuất và điều này đồng nghĩa với việc xem liên kết kinh tế là một
thể chế kinh tế; (4) xem liên kết kinh tế là một quá trình kinh tế. Tuy nhiên,
trên cơ sở những dấu hiệu chung phản ánh tính bản chất của hiện tượng kinh
tế này và dưới góc độ của kinh tế chính trị, luận văn này lựa chọn cách tiếp
cận tổng hòa của bốn vấn đề nói trên: xem liên kết kinh tế là một trong những
con đường biện pháp giải quyết hài hòa các quan hệ kinh tế của các thực thể
trong chuỗi liên kết để nâng cao tính bền vững của liên kết, góp phần thúc đẩy
sự phát triển theo hướng bền vững trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác
Long Xuyên.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế với tính cách là một phạm trù của kinh tế chính trị chứa
đựng trong lòng nó những đặc trưng cơ bản sau đây.
Một là, liên kết kinh tế là một trong những hình thức phối hợp hoạt
động giữa các chủ thể kinh tế độc lập trong điều kiện nền kinh tế đã có sự
phân công.
Cả lý luận và thực tiễn lịch sử của sự phát triển kinh tế nhân loại đều cho
thấy, với tínhcáchlànhân tố cấuthành lực lượng sảnxuất, lao động sáng tạo của
16
con người trong quá trình tạo ra của cải đã giúp con người ngày càng tích lũy
được nhiều kinh nghiệm. Sự sáng tạo trong lao động và sáng tạo trong chế tác
côngcụsản xuất của con người đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển không
ngừng, quátrìnhđó đãthúc đẩyphâncôngxã hội ngày càng phát triển. Cùng với
nhu cầuliên kết vớinhau đểchinh phục, cải tạo tự nhiên, phân công lao động tự
bảnthân nó đãđặtra nhu cầutất yếu phảicó sựphốihợp các hoạt động với nhau
(hay là sự liên kết nhau lại) theo những cách thức nhất định.
Mỗi mô hình tổ chức kinh tế xã hội có mộtkiểu - cơ chếliên kết riêng. Cơ
chế kinh tế thị trường có sự phối hợp liên kết riêng của nó. Sự liên kết đó do
những tất yếu kinh tế quy định. Lúc đầu là ngẫu nhiên, tự phát, dần mang tính
chủ động. Các chủ thể kinh tế tìm đến nhau, liên kết phối hợp với nhau trong
một hay nhiều quá trình kinh tế cụ thể. Trong kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, với tính cách là người "nhạc trưởng" nhà nước (cả cấp Trung
ương, cả cấp địa phương) có vai trò quan trọng trong thúc đẩy, hoặc trực tiếp
tham gia vào các quá trình liên kết. Nhà nước vừa là tác nhân, vừa là một trong
những chủthể tham gia các quátrìnhliên kết. Nhà nước không chỉ giúp các chủ
thể liên kết với nhau, mà còn tạo "sân chơi" giúp các chủ thể liên kết với nhau
một cách có lợi nhất cho mỗi chủ thể và xã hội, giúp các chủ thể đạt được tính
hiệu quả cao cho các hoạt động sản xuất - kinh tế của mình.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự phối hợp đó mang tính
định trước theo kế hoạch và sự chỉ huy điều tiết chung của một trung tâm
quản lý thống nhất trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc trong toàn bộ nền
kinh tế. Khác với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong kinh tế thị trường nhà
nước chỉ đóng vai trò “bà đỡ”. Liên kết kinh tế trong cơ chế thị trường, cơ chế
phối hợp liên kết diễn ra mang tính tự nguyện, trên cơ sở sự tự nguyện đó, các
kế hoạch phối hợp liên kết được vạch ra, dựa trên những thỏa thuận trước khi
tiến hành, trên cơ sở bàn bạc dân chủ, thống nhất giữa các chủ thể bảo đảm lợi
17
ích của các bên tham gia liên kết. Lợi ích xã hội cũng sẽ đạt được khi lợi ích
của các bên được thực hiện.
Hai là, liên kết kinh tế là một dạng thức quan hệ kinh tế, ở đó diễn ra
mối liên hệ kinh tế giữa hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có quyền tự
chủ về kinh tế, quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng tài sản của mình.
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế cấu thành quan hệ sản xuất, quan
hệ sở hữu giữ vai trò quyết định quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tuy
nhiên, các quan hệ quản lý và phân phối cũng có tính độc lập tương đối của
nó, tác động lại quan hệ sở hữu và tác động lẫn nhau. Trong tính tổng hòa của
các quan hệ kinh tế đó, quan hệ về tổ chức quản lý với tính đa dạng phong
phú có vai trò hết sức quan trọng trong khai thác, sử dụng và phát huy tính
hiệu quả của các tư liệu sản xuất hiện có. Những quan hệ về liên kết kinh tế
giữa các chủ thể trong sản xuất kinh doanh là một trong những dạng thức
cụ thể của quan hệ tổ chức quản lý. Những kiểu quan hệ kinh tế lấy sự phối
hợp hoạt động, liên kết với nhau trong sản xuất - kinh doanh giữa các chủ
thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi và tin tưởng lẫn
nhau làm quan hệ chủ đạo là một dạng thức cụ thể của quan hệ tổ chức
quản lý, phản ánh một cách tập trung đặc trưng của kinh tế thị trường - mô
hình tổ chức kinh tế xã hội dựa trên cơ sở các quy luật sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Trong kinh tế thị trường để có được tính hiệu quả cao
trong sản xuất kinh doanh, kiểu liên kết kinh tế dựa trên sự phối hợp hoạt
động, hợp tác với nhau trong sản xuất - kinh doanh giữa các chủ thể dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau
cần đòi hỏi phải được thượng tôn.
Ba là, liên kết kinh tế là một quan hệ thể hiện mối quan hệ ràng buộc
chặt chẽ lẫn nhau giữa các chủ thể theo những chương trình, kế hoạch, hoặc
giao kèo mang tính dài hạn, hoặc thường xuyên được xác định trước.
18
Tính định trước trong tương lai là một dạng thức của các hoạt động
kinh tế hiện đại. Đặc trưng này có cả trong thể chế của nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, cả trong kinh tế thị trường hiện đại.
Mặc dù tính định trước trong tương lai tự nó không nhất thiết phải là
quan hệ thường xuyên, theo đó một quan hệ giao dịch dù chỉ xảy ra một lần
giữa hai đối tác độc lập một cách tự nguyện, cùng có lợi và được định
trước diễn ra trong một thời gian nhất định vẫn là một liên kết kinh tế.
Ngược lại đã là một quan hệ giao dịch thường xuyên lâu dài thì tất yếu phải
mang tính định trước.
Trong các hoạt động kinh tế, những chương trình, kế hoạch, hoặc giao kèo
mang tính dài hạn, hoặc thường xuyên được xác định trước khi được tôn trọng
trong quá trình thực hiện, được điều chỉnh hợp lý trên cơ sở thống nhất giữa các bên
sẽ là cơ sở đảm bảo cho các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đạt được kết quả cao.
Bốn là, liên kết kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế gắn liền với các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể mang tính đặc thù của các lĩnh vực
hoạt động kinh tế cụ thể.
Tính phong phú trong hợp tác, liên kết kinh tế cho thấy liên kết kinh tế
có nhiều cấp độ. Có cấp độ quốc tế, cấp độ quốc gia, cấp độ vùng lãnh thổ và
cấp độ thấp hơn nữa, tùy thuộc ở vấn đề và lĩnh vực hợp tác kinh tế đó và cấp
độ các chủ thể tham gia vào chuỗi liên kết đó. Giới hạn của liên kết kinh tế
thuộc vấn đề đang được bàn luận ở đây nằm trong khuôn khổ các dạng thức
liên kết đặc thù, nghĩa là nó luôn gắn liền với các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh cụ thể. Chẳng hạn như liên kết kinh tế trong chế biến sản phẩm,
trong sản xuất kinh doanh thủy sản, trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo v.v…
Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì liên kết kinh tế cũng có những dấu hiệu
chung để có thể đều được gọi chung là liên kết kinh tế.
Năm là, mục tiêu và cũng là tác dụng của liên kết kinh tế là bảo đảm
19
lợi ích kinh tế của các chủ thể, ổn định, vừa nâng caotính hiệu quả hoạt động
sản xuất- kinh doanh của chủ thể, vừa bảo đảm tính hiệu quả kinh tế - xã hội
của sản xuất.
Mục tiêu trực tiếp của liên kết kinh tế là giúp các chủ thể đạt được hiệu
quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song vai trò và ý
nghĩa kinh tế của các liên kết trong kinh tế không chỉ dừng lại ở lợi ích của
các chủ thể. Ở chiều sâu của nó, ý nghĩa và giá trị xã hội của liên kết kinh tế
là ở tính hiệu quả kinh tế nhìn từ góc độ xã hội mà liên kết đem lại.
Trong đời sống kinh tế xã hội dù của quốc gia nào, chế độ kinh tế nào,
cũng tồn tại hệ thống các lợi ích kinh tế nhất định: lợi ích kinh tế của cá
nhân, (cá nhân người lao động, chủ doanh nghiệp), lợi ích kinh tế các nhóm
người nhất định và lợi ích kinh tế xã hội. Các lợi ích đó đan xen vào nhau,
chi phối nhau diễn ra trong tất cả các hoạt động kinh tế. Vấn đề là ở sự phân
chia lợi ích đó như thế nào mà có sự phân biệt giữa các chế độ kinh tế nhất
định. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
ý nghĩa và giá trị xã hội của liên kết kinh tế được thực hiện thì không chỉ có
các chủ thể tham gia liên kết mà cả nền kinh tế cũng được hưởng lợi thông
qua các nguồn thuế thu được ngày càng tăng từ các hoạt động liên kết đó,
các nguồn lực xã hội được sử dụng tiết kiệm và ngày càng hiệu quả, đời
sống kinh tế - xã hội tránh được những chấn động do những tan vỡ của các
liên kết kinh tế gây ra.
Từnhững phântíchmangtínhkếthừa và pháttriển nêu trên có thể nêu lên
khái niệm: “Liênkếtkinh tếlà một khái niệm được sử dụng để chỉ những hoạt
động hợptácmangtínhphốihợpcủacáctácnhân(chủthểkinh tế có liên quan)
trong cáchoạtđộngkinhtếhiện thực;là kếtquảtấtyếu nảysinhtrên cơ sở phân
công;là dạngthứcphốihợpgiữacácchủ thểkinhtếđộclập,quan hệ kinh tế với
nhaumộtcáchtựnguyện, cùngcólợi, tin tưởng, được ràng buộc với nhau theo
20
những cam kết định trước; nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế”.
1.1.3. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa.
Để có quan niệm đúng về liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa
trước hết cần có nhận thức về sản xuất lúa và sản phẩm của nó.
Lúa là loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu sống của con người và vì thế đáp
ứng nhu cầu phát triển của mỗi nền kinh tế. Đặc điểm của sản xuất lúa là vừa
phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, lại vừa phụ thuộc vào các
điều kiện xã hội của sản xuất. Do dó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh
doanh loại sản phẩm mang tính đặc thù này đòi hỏi các chủ thể tham gia vào
quá trình không chỉ giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế giữa con người với tự
nhiên, mà còn cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với nhau
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể ở đây là sự liên doanh, liên kết
đòi hỏi phải chặt chẽ và có tính bền vững. Nói khác đi là cần một môi trường
xã hội của sản xuất thuận lợi để bảo đảm quá trình tái sản xuất đối với loại sản
phẩm này (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) diễn ra trôi chảy.
Quan niệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa được xác định
dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về mô hình kinh tế chúng ta đang xây
dựng - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó nông dân
liên kết với các “nhà” để sản xuất và bán ra thị trường “cái thị trường cần”
chứ không phải bán sản phẩm nông nghiệp nói chung và bán cái nông dân có;
Quan niệm liên kết 4 nhà cũng được xác định dựa trên cơ sở lý thuyết “chuỗi
giá trị”. Theo đó, Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi của các hoạt động. Sản
phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt
động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó [3, 40]. Vận dụng lý thuyết
chuỗi giá trị vào mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa chính là
tạo nên mối liên kết dọc giữa hộ nông dân với doanh nghiệp (trong cung ứng
vật tư và các dịch vụ đầu vào, đầu ra) với nhà khoa học trong chuyển giao
21
hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chế biến lúa và hơn hết là Nhà
nước (chính quyền các cấp, trong tạo dựng thể chế cho mô hình vận động, với
mục tiêu tạo cho các nông dân, hoặc xã viên hợp tác xã) bán lúa trực tiếp cho
doanh nghiệp, giúp họ nâng cao thu nhập và có thị trường tiêu thụ ổn định,
giúp doanh nghiệp tạo nguồn nguyên liệu ổn định về số và chất lượng sản
phẩm từ cây lúa [41].
Trong mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa có bốn (4) chủ thể
chủ yếu (4 "nhà") tham gia. Bốn nhà đó bao gồm: nhà nông, nhà doanh
nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Mỗi nhà trong các chủ thể đó có vai trò
khác nhau, nhưng đều có vị trí cụ thể nhất định, không thể thiếu để cho quá
trình sản xuất và tiêu thụ lúa đạt hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao.
Trong sự liên kết 4 "nhà" này, các nhà vừa liên kết với nhau, vừa dựa
vào nhau để cùng hưởng lợi.
Theo đó, mỗi một "nhà” đều là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong
liên hoàn với “các nhà” khác: người nông dân (nhà nông) dựa vào vốn, chính
sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có
hiệu quả. Nhà doanh nghiệp cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp
thông tin, thị trường cho nông dân. Nhà quản lý (nhà nước) có thể đứng ra tổ
chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và có hiệu quả, tạo
ra cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình
kỹ thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân….
Thông qua liên kết, sản xuất có được tính quy mô và tính tiên tiến, tính
hiện đại, qua đó hạn chế rủi ro và hiệu quả cao. Bất cứ sự liên kết nào, dù là
liên kết của mấy nhà, cấp độ nào... thì những sự liên kết ấy bao giờ cũng diễn
ra trên cơ sở của những chương trình, kế hoạch đã được xác định. Do có kế
hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất, giống kỹ thuật gì? ai chịu trách
nhiệm khâu nào, đầu ra ai bao tiêu; giá cả được định sẵn có sự thống nhất từ
22
đầu và thị trường đã được các chủ thể tham gia định hướng trước. Từ đó,
người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất,
kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủ
động. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” cho phép hạn
chế được những rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những
nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ
mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất
tự phát và nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau.
Như vậy có thể hiểu: liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa nói
chung, ở Vùng tứ giác Long Xuyên nói riêng là sự liên kết giữa các thực thể có
liên quan đến chu trình sản xuất, sựhình thànhchuỗigiá trị sản phẩm của cây
lúa trong toàn bộquá trình tái sản xuất ra hạt gạo: nhà nông, nhà nước, nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp.
Thuật ngữ 4 “nhà” ở đây được sử dụng với hàm nghĩa mở. Theo đó,
trong quá trình phát triển có thể còn có thêm những thực thể khác: thực thể
thứ năm hay thứ sáu, tùy theo tính chất xã hội trong sản xuất và tiêu thụ lúa
ở mỗi địa phương, trên mỗi địa bàn cụ thể [7], xong đó chỉ thuần túy mở
rộng các chức năng bộ phận trong liên kết, làm tăng tính hiệu quả của liên
kết. Bản chất của hoạt động liên kết không vì có sự tăng thêm của một,
hoặc một số "nhà” nào đó mà có sự thay đổi.
1.2. Nội dung và nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong sản
xuất và tiêu thụ lúa
1.2.1. Nội dung liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa
* Liên kết trong sản xuất lúa
Việc liên kết trong sản xuất lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên bao gồm
các khâu: liên kết trong sản xuất, cung ứng giống; liênkếttrongkhâulàmđất, gieo
trồng, chăm sóc bảo vệ câytrồngvàthuhoạch; liên kết trong chống tổn thất sau thu
23
hoạch. Dưới đây là những vấn đề cụ thể:
Liên kết trong sản xuất, cung ứng giống.
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao
năng suất và phẩm chất sản phẩm trong sản xuất lúa cho tiêu dùng, đặc biệt là
cho xuất khẩu.
Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu
trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước
tính khoảng 30 – 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế
giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới.
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan.
Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cùng với việc nghiên cứu tìm ra những
giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, phải có cách thức
tổ chức (thực chất là hợp tác liên kết) trong sản xuất và cung ứng giống lúa.
Các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm
Khuyến nông huyện và nhà doanh nghiệp tại các địa bàn trọng điểm lúa Vùng
Tứ giác Long Xuyên nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung thông
qua các hình thức liên kết cùng phối hợp tổ chức chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho bà con nông dân và lựa chọn những giống lúa phù hợp với chân đất
từng vùng, đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon.
Liênkếttrongkhâu làm đất, gieotrồng, chăm sócbảovệcâytrồng và thu hoạch
Ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò của mình trong
nhiều lĩnh vực và sản xuất lúa cũng không ngoại lệ. Nếu như trước đây, đất
đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và khoa học công nghệ là những
yếu tố nổi lên hàng đầu.
Dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất (làm đất, gieo trồng) đã được chú
24
trọng; dịch vụ tưới, tiêu, dẫn nước đã được các Công ty thủy nông phối hợp
(liên kết) với các địa phương và các hợp tác xã triển khai thực hiện tương đối
chủ động, đảm bảo nước cho gieo cấy và chăm sóc cây trồng.
Trong các vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhờ
có chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp, đã giúp nông dân tiết kiệm
giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng
cao lợi nhuận cho người trồng lúa.
Vai trò của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong
việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và
tham gia chỉ đạo sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản
xuất với các doanh nghiệp như sản xuất lúa giống, ngô giống, rau hoa quả chế
biến, xuất khẩu đang trở thành đầu mối quan trọng gắn kết các yếu tố đầu vào
và đầu ra cho các sản phẩm trồng trọt.
* Liên kết trong chống tổn thất sau thu hoạch
Ở Đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa trọng điểm của cả nước (trong đó
có Vùng tứ giác Long Xuyên), sản xuất và cung ứng hơn 20 triệu tấn lúa/năm,
góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mối bận
tâm của người trồng lúa lẫn ngành chức năng là vấn đề cải tiến công nghệ bảo
quản sau thu hoạch như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo.
Trên thực tế, vấn đề này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí là
chưa đúng quy trình. Nếu thu hoạch và bảo quản lúa không đúng quy trình sẽ
làm cho hạt lúa mất phẩm chất.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên),
lâu nay, chúng ta vẫn đang duy trì một "quy trình ngược" bất hợp lý của các
công đoạn bảo quản sau thu hoạch lúa, đó là: thu hoạch - làm khô sơ bộ - xát
nứt lúa với độ ẩm cao ở một địa điểm - vận chuyển (chứa tạm từ 1-7 ngày) -
25
xát trắng - lau bóng ở một địa điểm khác - sấy gạo đến độ ẩm 14% - bảo quản
tạm gạo trắng (dưới 3 tháng) chờ tiêu thụ.
Rõ ràng, công nghệ làm khô hoặc bảo quản lúa hay chế biến gạo lạc
hậu sẽ làm giảm nghiêm trọng chất lượng của hạt gạo thành phẩm. Thêm vào
đó, sự xáo trộn về thứ tự trong quy trình công nghệ sau thu hoạch cũng làm
giảm chất lượng, giá trị, uy tín của hạt gạo trên thị trường.
Để khắc phục những vướng mắc này, nhất thiết cần phải có sự hợp tác,
liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông
dân. Khi làm được điều này, chuỗi giá trị lúa gạo và đời sống nông dân trồng
lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên)
chắc chắn sẽ được cải thiện.
Việc thực hiện liên kết trên có thể bao gồm tất cả các khâu trong sản
xuất và tiêu thụ, hoặc ở một số khâu chủ yếu trong sản xuất thông qua xây
dựng cánh đồng mẫu lớn.
* Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Với nông dân ổn định được khâu tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra
là sự hiện thực hóa mục đích sản xuất thành thu nhập cho gia đình. Với doanh
nghiệp thu mua lúa ổn định được khâu cung cấp nguyên liệu là điểm khởi
đầu, là điều kiện tiên quyết của cả quá trình sản xuất kinh doanh. Với toàn xã
hội ổn định được quá trình sản xuất và lưu thông là yếu tố then chốt để ổn
định toàn bộ nền kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển dựa vào
nông nghiệp.
Thương mại, dịch vụ là cầu nối không thể thiếu giữa sản xuất nói
chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng với thị trường, với người tiêu dùng mà
vai trò của nhà kinh doanh rất quan trọng. Trong kinh tế thị trường (dù là có
định hướng xã hội chủ nghĩa) thì tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế này
vẫn chứa đựng những rủi ro lớn trong tiêu thụ sản phẩm do tác động từ các
26
quy luật kinh tế thị trường gây ra. Do đó nếu có sự hợp tác, sự liên kết chặt
chẽ (ràng buộc lẫn nhau bởi các định chế, thỏa ước) thì sẽ tránh được không ít
những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường. Với sản phẩm từ
cây lúa không là một ngoại lệ, do đó hình thức liên kết 4 “nhà” trong tiêu thụ
lúa cho phép giúp hạn chế tối đa những rủi ro trong tiêu thụ lúa. Khi đó vấn
đề ổn định trong tiêu thụ sản phẩm nêu trên sẽ không phải là vấn đề gì nếu
liên kết 4 “nhà” như là một phương thức để giải quyết yêu cầu tiêu thụ sản
phẩm ổn định.
Toàn bộ các khâu trong sản xuất và tiêu thụ đều được tiến hành trên cơ
sở xây dựng các cánh đồng mẫu lớn. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là mô hình
liên kết bốn nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến
tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao. Mô
hình này được xây dựng theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại hầu hết các tỉnh thành Nam bộ từ tháng 3 năm 2011. Tham
gia mô hình này, nông dân được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông
nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap,
Global Gap... Trong quá trình đó, nông dân được chủ động áp dụng cơ giới
hóa, tính toán để giảm giá thành, giảm các chi phí trung gian và bao tiêu
sản phẩm (hoặc gửi lưu kho chờ giá). Ngược lại, doanh nghiệp có được sản
lượng lúa lớn, chất lượng cao, đồng bộ, thuận lợi trong việc xây dựng
thương hiệu, chủ động nguồn hàng xuất khẩu, bán giá cao.
1.2.2. Vai trò các thựcthểvà cácnhân tốtácđộng đến liên kết4 nhà trong
sản xuấtvà tiêu thụ lúa
* Vai trò các thựcthể
Nhà nước (bao gồm Nhà nước trung ương, chính quyền địa phương và
các sở ngành) với chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đảm đương sứ mệnh
người “nhạc trưởng”.
27
Vai trò của nhà nước
Nhà nước có vai trò rất quantrọng trongquá trìnhphát triển củađất nước
cũng như từng vùng, từng địa phương. Nhà nước là trụ cột, người tạo ra các
chínhsáchcho 3 “nhà” còn lại, nếu chỉ cần một trong các hệ thống chính sách
bất cập thì sẽ dẫn đến hệ thống bị ảnh hưởng theo. Các mối liên kết không thể
bền vững chỉ dựaniềm tin, phải bằngcơ chế. Nhà nước là người tạo ra cơ chế để
hỗ trợ, bảo đảm tính bền vững của liên kết.
Trong liên kết 4 "nhà", Nhà nước luôn có mặt ở mọi nơi. Nhà nước giữ vaitrò
nền tảng cho quá trình liên kết thông qua các hoạt động đầu tư, xây dựng các thể chế,
tạo hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Nhà nước tham gia
vào mối liên kết bốn nhà với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính
sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên
liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, khuyến
khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người
nông dân, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho
việc thực hiện hợp đồng giữa các bên [38].
Nhà nước cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và “giám sát”, nhà nước kích cầu
đầu tư, nhà nước hỗ trợ nhà nông, hỗ trợ nhà doanh nghiệp, nhà nước làm
trọng tài giải quyết các tranh chấp…Như vậy, có thể thấy trong liên kết “4 nhà”
Nhà nước đóng vai trò là trung tâm, chiphốihoạt động cũng như thúc đẩy 3 “nhà” còn
lại liên kết lại với nhau.
Nhà doanh nghiệp
Một trong những người bạn đồng hành với nông dân nhiều năm nay
đưa máy móc, chuyển giao công nghệ, ứng dụng CGH nông nghiệp vào sản
xuất là nhà doanh nghiệp được đề cập ở đây bao gồm: đại lý vật tư đầu vào,
thương lái, công ty lương thực, công ty bảo vệ thực vật, nhà máy xay
sát...Trong quá trình liên kết với nông dân sản xuất và tiêu thụ lúa, các “nhà”
28
doanh nghiệp đưa các loại máy móc đồng bộ vào các khâu: làm đất, cấy, thu
hoạch, cung ứng phân bón và tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ nhằm đúc rút
kinh nghiệm….
Nhà doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong mối liên kết “4 nhà”.
Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn,
giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông
nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm lớn đối với nông dân, đồng hành với họ
trong quá trình sản xuất kinh doanh[38]. Lớp doanh nhân này cần có sự nhạy
bén, xông xáo trong tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường thế giới, đặc biệt
là những thị trường khó tính nhưng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; có chiến
lược xây dựng được một mạng lưới thị trường trong và ngoài nước vững chắc.
Có đề án, kế hoạch vừa trước mắt vừa lâu dài cho việc thu mua, bao tiêu sản
phẩm cho nông dân, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm
lợi ích của cả hai bên. Khắc phục tình trạng sản xuất nông sản thô, đồng thời
đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để có nhiều nông sản tinh chế xuất
khẩu. Đầu tư và thực hiện có trách nhiệm đối với các công trình phục vụ cho
sự phát triển của nông dân và nông thôn. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh
cần có kế hoạch và chiến lược giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Trong liên kết 4 “nhà”, nhà nông và nhà doanh nghiệp đóng vaitrò chủ đạo cho
chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Liên kết giữa 2 “nhà” này cần được bảo đảm cả
danh dự lẫn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kinh tế. Nếu liên kết này lỏng lẻo, chính
họ sẽ chịu thiệt về kinh tế và coi như liên kết 4 “nhà” hoàn toàn thất bại. Phía các nhà
khoa học là đối tác liên kết có tác động về chất của mốiliên kết 4 “nhà”, thiếu mốiliên
kết này sẽ làm cho sản phẩm thêm phần kém chất lượng dẫn đến lợi nhuận sẽ bị giảm
sút, liên kết cũng kém bềnvững.
Nhà khoa học
29
Trong sự đổi mới và phát triển, khoa học luôn đóng vai trò là “người
dẫn đường”. Đầu tư cho KHCN, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học -
kỹ thuật vào sản xuất (nông nghiệp là ví dụ về một lĩnh vực điển hình) đã
và đang trở thành nhu cầu tự thân và sống còn của sự phát triển [38].
Nhà khoa học trong liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa bao
gồm các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Với Đồng bằng sông Cửu
Long hoặc nhỏ hơn là vùng tứ giác Long Xuyên thì đó là các nhà khoa học
trong vùng và ngoài vùng, thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Những cơ quan ấy
tọa lạc ở các địa phương trong vùng, ở các thành phố lớn, địa phương khác
trong cả nước. Có những nhà khoa học được sinh ra, lớn lên, sống làm việc tại
vùng đất này; có người sinh ra ở đấy, nhưng trưởng thành và sinh sống nơi
khác; có người là người từ các địa phương khác đến đây, hoặc không làm việc
trên địa bàn nhưng rất tâm huyết nghiên cứu về vùng đất này trong sự nghiệp
khoa học của mình. Những đề xuất trên cơ sở nghiên cứu khoa học của họ có
đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của vùng.
Nhà khoa học được đề cập ở đây cũng bao gồm các nhà khoa học tại
các viện nghiên cứu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến sản
xuất và tiêu thụ lúa; các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy tại các trường
đại học liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
lúa; các cán bộ làm công tác tại các trạm trại nghiên cứu ở các địa phương.
Vai trò của các nhà khoa học trong liên kết được thể hiện ở sức mạnh
tổng hợp về khả năng, tiềm năng trí tuệ của các nhà khoa học. Để làm được
điều đó, nên lưu ý những việc như: tập hợp các nhà khoa học, khơi dậy tiềm
năng trí tuệ của các nhà khoa học. Việc tập hợp, khơi dậy tiềm năng này bằng
nhiều hình thức như: thông qua các cơ quan, tổ chức, các hội khoa học, các đề
tài, công trình khoa học; nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các cơ quan quản
lý, các nhà quản lý, của các tổ chức nhà nông, của nhà nông.
30
Nhà khoa học nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp, nông dân góp
phần làm cho tam nông phát triển, tránh tụt hậu, thiệt thòi so với thế giới,
hướng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư nghiên cứu tìm giải
pháp thiết thực để giúp nông dân tránh những rủi ro, thiên tai như lũ lụt, hạn
hán, dịch bệnh. Hỗ trợ, giúp đỡ nông dân tiếp cận và sử dụng khoa học công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin phục vụ cho cuộc sống và sản xuất. Chủ
động nghiên cứu, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta, trong đó
có vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhỏ hơn là vùng tứ giác Long
Xuyên để có những trù tính cho sự phát triển một cách phù hợp.
Nghiên cứu nắm bắt và hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ sau
thu hoạch và bảo quản nông sản, thực phẩm chất lượng cao. Tư vấn, hướng
dẫn cho nông dân tùy theo địa bàn, loại nông sản mà phát triển nông nghiệp
toàn diện hay chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa cho phù hợp, đạt
hiệu quả cao nhất.
Nhà nông (nhà nông được đề cập ở đây: bao gồm các nông dân cá thể
và các tổ nhóm hợp tác sản xuất).
Ở nước ta nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế cơ bản, nông thôn chiếm
địa bàn rộng lớn, nông dân chiếm đại đa số. Nông dân là chủ thể của nền nông
nghiệp và của chuỗi liên kết, thích ứng nhanh, nhạy bén với kinh tế thị trường,
mạnh dạntrong thay đổicơ cấucây trồng, vật nuôi; ứng dụng nhanh các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sảnxuất và đờisống;biết cáchthay đổitínhnăng củamáy
móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất; có mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với
đô thị, chịu sự ảnh hưởng và tác động nhanh của đô thị.
Cùng vớinhà nước, nhà nông là thực thể giữ vaitrò quantrọngnhấttrongliênkết.
Tuynhiên trong điều kiện tínhsơ khai của kinh tế thị trường còn lớn, vai trò của
Nhà nông trong mối liên kết chưa được phát huy mạnh, họ thường là thực thể
chịu thiệt thòi, là lực lượng yếu thế nhất trong mối liên kết.
31
* Cácnhân tốtácđộng đến liên kết 4 nhà trong sản xuấtvà tiêu thụ lúa
Nhân tố cơ chế, chính sách
Về cơ chế, nhân tố cơ chế được nêu ở đây mang hàm nghĩa là cơ chế
quản lý, cụ thể hơn cơ chế về quan hệ và giải quyết các vướng mắc trong
thực thi các quy định mang tính pháp quy của trung ương, của các địa phương
đối với vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa, các thỏa thuận giữa các thực thể trong
thực hiện liên kết; cơ chế về sự can thiệp của chính quyền các địa phương đến
các vấn đề nảy sinh trong quá trình liên kết; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
chức năng các địa phương Vùng Tứ giác Long Xuyên đến quá trình liên kết
trong vùng về sản xuất và tiêu thụ lúa.
Khi các nội dung đã được xác định trong các cơ chế đó phù hợp với
thực tiễn nó sẽ thúc đẩy quá trình liên kết diễn ra thuận lợi ngược lại khi
các quy định đó có những nội dung hoặc không phù hợp, hoặc đã bị thực
tiễn vượt qua mà chưa có sự điều chỉnh, nó sẽ tạo ra những khó khăn, thậm
chí cản trở thực hiện quá trình liên kết. Thấp hơn thì cũng là cho chất
lượng và tính hiệu quả của quá trình liên kết bị giảm sút.
Về chính sách, chínhsáchnóichung, các chínhsáchliên quan đến liên kết
4 “nhà” trong sảnxuất và tiêu thụ lúa đều do nhà nước ban hành, có một số quy
định riêng của các địa phương, ở đây là các tỉnh thuộc Vùng Tứ giác Long
Xuyên theo thẩm quyền phâncấp được nhà nước quy định. Hệ thống các chính
sáchbao gồmnhiều loại nhóm. Có chính sách chung và chính sách đặc thù; có
các chínhsáchvề tài chính tín dụng (chính sách thuế, chính sách vay và hỗ trợ
vốn, khoanh giãn nợ thuế và vốn vay đốivới nông dân, đốivới các doanhnghiệp
liên quan đến sảnxuất và tiêu thụ lúa..); chínhsách đối với nhà khoa học, chính
sáchđốivới việc áp dụng thành tựu khoa học, côngnghệvào sảnxuất và tiêu thụ
lúa... Ngoài ra còn một số những quy định về ưu tiên, ưu đãi cụ thể khác. Hệ
thống chínhsáchthườngcó tínhổnđịnh tương đối so với sự phát triển của thực
32
tiễn nên không phải lúc nào các chính sách cũng có tác dụng thúc đẩy đối với
các thực thể trong quá trình liên kết để sản xuất và tiêu thụ lúa. Khi Chính sách
phù hợp với điều kiện kinh tế khách quan, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên
kết. Ngược lại khi chính sách đã lạc hậu mà chưa kịp thời có sự điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện... khi đó vai trò tác động thuận chiều của chính sách sẽ bị triệt
tiêu, thay vào đó là sự xuất hiện những tác động trái chiều, gây ảnh hưởng đến
các hoạt động cụ thể của quá trình liên kết.
Nhân tố tâm lý của người tiểu nông
Người nông dân Việt Nam nói chung, trong đó có nông dân vùng tứ
giác Long Xuyên tuy đã được sống nhiều năm trong điều kiện của chế độ mới
và sự vận động của cơ chế thị trường, nhưng do được "thoát thai" từ một nền
kinh tế tiểu nông lạc hậu nên vẫn còn mang nặng tâm lý của người tiểu nông,
tâm lý tiểu nông có những biểu hiện tích cực của nó, song chứa đựng nhiều
biểu hiện không phù hợp với lối làm ăn của kinh tế thị trường. Những đặc
trưng của tâm lý tiểu nông biểu hiện ở lối tư duy manh mún, tầm nhìn hạn hẹp
trong làm ăn; tâm lý ăn theo kiểu ăn sổi ở thì, kinh doanh chụp giật; tác phong
tùy tiện, ý thức kỷ luật kém, tư tưởng bình quân chủ nghĩa... Nhưng biểu hiện
ấy không phải lúc nào cũng xuất hiện, nhưng trong những điều kiện hoàn
cảnh nhất định, nó vẫn bộc lộ ra. Trong xã hội nước ta, tâm lý tiểu nông
không chỉ tồn tại ở người nông dân, mà cả ở trong các tầng lớp xã hội khác,
trong đó có cả ở người lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp. Trong liên kết 4
"nhà" khi tâm lý tiểu nông của người nông dân hoặc "nhà" doanh nghiệp xuất
hiện sẽ tác động tiêu cực đến các thỏa thuận liên kết đã được xác lập, thường
theo hướng các thỏa thuận đó bị phá vỡ, hoặc thấp hơn cũng là sự thực hiện
không toàn vẹn [49, tr.5, 28-39].
Nhân tố lợi ích
Tuy có nhiều nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và
33
tiêu thụ lúa, nhưng bao trùm lên hầu như tất cả những nhân tố tác động là vấn
đề bảo đảm lợi ích của các bên (thực thể) tham gia liên kết. Do đó, song quy
đến cùng đều tập trung biểu hiện ra ở một nhân tố khác bao trùm hơn - nhân
tố lợi ích.
Nhân tố lợi ích tác động đến các thực thể tham gia liên kết thể hiện trên
các nội dung cụ thể sau:
Tác động đến Nhà nông: nông dân được cung ứng các yếu tố đầu vào (vốn,
giống, vật tư và kỹ thuật sản xuất, chế biến..), bảo đảm “đầu ra” và thu nhập cao từ
lúa gạo nhờ giảm bớt tầng nấc trung gian, kích thích họ đầu tư đổi mới công nghệ,
mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao
sức cạnh tranh của hạt gạo trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tác động đến lợi ích Nhà doanh nghiệp:bảo đảm ổn định hoặc tăng lên
của doanh thu và lợi nhuận, do chủ động được nguồn nguyên liệu chế biến, ổn
định nguồn hàng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và chủ động thị trường tiêu thụ
các mặt hàng này.
Tác động đến lợi ích Nhà khoa học: tạo ra động lực vật chất khiến nhà
khoa học tăng cường các hoạt động thực tiễn, tăng cường đến các nghiên cứu
tổng kết thực tiễn và nghiên cứu ứng dụng đưa vào đồng ruộng, nhà máy chế
biến các công trình, dự án khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất và chế biến, tiêu thụ lúa gạo.
Tác động đến lợi ích Nhà nước (chính quyền và các cơ quan quản lý
nhà nước liên quan), có cơ hội tăng thêm nguồn thu thuế cho ngân sách, có
điều kiện triển khai và thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát
triển kinh tế, xã hội và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về sản xuất nông
nghiệp và tiêu thụ nông sản ở các địa phương Vùng tứ giác Long Xuyên.
Ngoài sự tác động đến các nhà, nhân tố lợi ích còn tác động đến quá
trình sản xuất và tiêu thụ lúa của cả Vùng tứ giác Long Xuyên, bảo đảm cho
34
sản xuất nông nghiệp Vùng tứ giác Long Xuyên phát triển ổn định, bền vững
và hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa, đủ sức cạnh tranh, hội
nhập với nông nghiệp khu vực và quốc tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống cho nông dân, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở khu vực
nông thôn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu ngoại tệ xuất khẩu
gạo, ổn định chính trị xã hội cho vùng và cho quốc gia.
1.3. Kinh nghiệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa
ở một số địa phương và bài học rút ra cho Vùng tứ giác Long Xuyên
1.3.1. Kinh nghiệm liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ
lúa ở một số địa phương
Tại Đồng bằng sông Cửu Long các địa phương ở các mức độ khác nhau
đều đã tiến hành các hoạt động liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa;
dạng thức liên kết kinh tế mà các địa phương Vùng tứ giác Long Xuyên có
thể tham khảo, học tập.
* Kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh
Ở tỉnh Trà Vinh có 180.000 hộ nông dân, trong đó có 80% nông dân
sản xuất lúa, tổng diện tích 100.000 ha, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng
232.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 1 triệu tấn. Trong thời gian
qua nông dân còn sản xuất lúa nhỏ lẻ, sử dụng nhiều loại giống, chưa thực
hiện đồng bộ qui trình kỹ thuật, chi phí sản xuất còn rất cao mặc dù năng suất
và chất lượng sản phẩm lúa gạo có tăng, nhưng chưa tập trung được sản phẩm
lúa gạo chất lượng với số lượng lớn, giá cả biến động thường hay bị ép giá
nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Để khắc phục hạn chế trên, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất lúa đạt hiệu
quả cao và bền vững, trong năm 2011 mô hình liên kết trong sản xuất lúa ở
Trà Vinh là thực hiện hình thức cánh đồng mẫu lớn chuyển tập quán nông dân
từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung theo một qui trình thống
35
nhất, hình thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu trên một cánh đồng lớn, ổn
định lâu dài và bền vững cho xuất khẩu, giúp tăng năng suất, tăng chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí, tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và cánh đồng mẫu lớn được tổ
chức theo một qui trình thống nhất từ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử
dụng giống xác nhận, cùng một chế độ phân bón, cùng một qui trình phòng
trừ sâu bệnh, thông qua liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ cho đầu vào và
đầu ra. Để thực hiện tốt kế hoạch Sở Nông nghiệp tỉnh đã phân công Chi
cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và
UBND các xã và doanh nghiệp xây dựng qui trình liên kết, đề án sản xuất
cho từng mô hình. Thành lập ban chỉ đạo của UBND các xã thực hiện, triển
khai phát động ra dân đăng ký tham gia, tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ
về qui trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc
BVTV… Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn sổ ghi chép công việc thực hiện
theo qui trình đã xây dựng. Tổng kết số liệu chuẩn bị tổ chức hội thảo tổng
kết vụ và xây dựng kế hoạch cho vụ tới.
Kết quả: theo số liệu tổng hợp báo cáo của Sở Nông nghiệp thì trong 3
vụ lúa Hè – Thu 2011, Vụ Thu đông – Mùa 2011-2012 và Vụ Đông Xuân
2011-2012, tổng diện tích thực hiện được là: 4.244.27 ha. Năng suất bình
quân đạt 7,0 tấn/ha cao hơn so sản xuất bên ngoài từ 0,5 – 1,0 tấn/ha, chi phí
sản xuất giảm trung bình 1.978.000 đồng/ha, tổng lợi nhuận trong mô hình so
với bên ngoài từ đầu vào đến đầu ra trung bình từ 8-11 triệu đồng/ha. Chi cục
Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tiếp tục lập kế hoạch thực hiện cho 02 vụ trong
năm 2012 (vụ Hè Thu và Thu Đông – Mùa) với diện tích 4.200 – 4.500 ha,
bao gồm duy trì diện tích của các vụ tương ứng năm 2011 và diện tích mới.
Việc liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo cánh đồng mẫu lớn trong
năm 2011 đạt được kết quả tốt là do: Các công ty, doanh nghiệp đang có xu
36
hướng liên kết với nông dân trong việc đầu tư vật tư trực tiếp với nông dân;
Nông dân có xu hướng tập trung đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật và liên kết với các doanh nghiệp đầu tư đầu vào để tăng năng suất và tìm
đầu ra sản phẩm nhằm tăng thu nhập; Các xã có tổ chức lại sản xuất thông
qua THT sản xuất, HTX và sự quyết tâm của UBND xã việc triển khai mô
hình cánh đồng mẫu lớn rất thành công; Việc xây dựng đề án, tổ chức các
hình thức liên kết rất thiết thực với mong ước của bà con nông dân nên dễ
được nông dân đồng tình; Các điều kiện: mặt bằng đồng ruộng, thủy lợi,
nguồn nước đảm bảo cho sản xuất.
Bên cạnh đó cũng còn gặp một số khó khăn như: Liên kết đầu vào giữa
doanh nghiệp với địa phương còn gặp nhiều khó khăn do tổ hợp tác, HTX
không có năng lực về tài chính, UBND xã không có pháp nhân ký kết hợp
đồng nên việc giao nhận vật tư, thu hồi nợ đầu tư còn gặp khó khăn. Nhiều
công ty còn ngại chưa mạnh dạn đầu tư. Do nông dânsản xuất theo tập quán cũ
như sử dụng nhiều loại giống trên cánh đồng, sạ dày, sử dụng thuốc BVTV mà
không tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng thuốc, bón phân theo ý mình không
đúng quitrìnhkỹ thuật nay chuyển sangsản xuất thống nhất một qui trình, cùng
một loại giống, sử dụng thuốc BVTV và phân bón theo qui trình kỹ thuật nên
còn ngại chưa dám tham gia. Lúa hàng hóa trong mô hình chưa gắn kết với
Công ty lương thực, các doanh nghiệp lớn thu mua, cũng như nông dân có
thói quen bán lúa tươi cho thương lái với giá bằng giá với các loại lúa thường
khác nên chưa kích thích nông dân tham gia mô hình.
Nguồn kinh phí cho triển khai, tổ chức, tuyên truyền phát động, hội
họp, đi lại cho địa phương chưa có chủ trương nên nhiều địa phương không
thực hiện được.
Chưa chủ động được nguồn giống, xác nhận đủ cung cấp cho mô hình
cánh đồng mẫu lớn là việc khó khăn ngay từ khâu đầu trong tổ chức.
37
* Kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp có diện tích canh tác lúa năm 2011 trên 500 ngàn ha, sản
lượng lúa đã đạt 3,1 triệu tấn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân sản xuất ngày
càng hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án
“Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại giai đoạn 2008-2011” và tiếp
tục đẩy mạnh liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa giai đoạn 2011-2015.
Với mục đích hướng nông dân vào sản xuất lúa hàng hóa tập trung có
liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa trên qui mô lớn, giá thành hạ, tạo ra sản phẩm
chất lượng, an toàn phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu mang lại giá trị
kinh tế cao cho người trồng lúa.
Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-UBND.HC ngày 16/12/2011 của
UBND tỉnh về “phê duyệt dự án mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã
- Nông dân về tiêu thụ lúa gạo và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp”. Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình cánh đồng sản
xuất lúa theo hướng hiện đại liên kết với tiêu thụ sản phẩm.
Về giống lúa sử dụng: Nông dân tham gia mô hình chỉ gieo sạ 1 - 3
giống lúa và sử dụng giống lúa chất lượng cao cấp xác nhận như: Jasmine 85,
OM 4900, OM 6162, OM 6976, OM 5451.
Về ứng dụng sạ thưa, sạ hàng: Vận động, tuyên truyền nông dân áp
dụng sạ hàng bằng máy, sạ hàng bằng công cụ kéo tay hoặc sạ thưa với lượng
giống 100-120kg/ha.
Về bón phân, quản lýdịch hạivà phun thuốc bảo vệ thực vật: cán bộ kỹ
thuật phụ tráchmô hình cùngnông dân thăm đồnghàng tuần, xác định thời điểm
bónphânphù hợp, điều chỉnh lượng phân bón theo nhu cầu cây lúa, để cây lúa
phát triển tốt chống chịu được sâu bệnh, dự báo tình hình phát sinh và sự xuất
hiện của các loại dịchhại giai đoạnsauđể có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi
38
áp dụng phun thuốc BVTV nông dân đã tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng nên
mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và sức khỏe người sản xuất.
Về làm đất và bơm tưới: Áp dụng cơ giới 100%.
Về thu hoạch: Diện tích thu hoạch bằng máy đạt 95%.
Về sau thu hoạch: Khâu sấy lúa còn hạn chế, nông dân bán lúa tươi khá
phổ biến giảm chi phí vận chuyển lúa.
Về tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay một số thương lái mua lúa tươi nên đã
ảnh hưởng đến liên kết tiêu thụ lúa.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương tổ chức
các cuộc hội thảo xúc tiến thương mại (XTTM) về tiêu thụ lúa gạo, đã liên kết
với các đơn vị Công ty cổ phần Docimexco, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật
An Giang, Công ty lương thực Đồng Tháp, Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất
nhập khẩu Võ Thị Thu Hà.
Vụ Đông xuân 2011- 2012, đã triển khai qui mô: 4.785 ha, tăng 3.375
ha (năm 2011). Vụ Hè thu 2012, triển khai 6.600 ha (tăng 1.815 ha so với vụ
đông xuân 2011-2012), liên kết tiêu thụ trên 3.500 ha.
* Kinh nghiệm của Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có
diện tích trồng lúa cả năm là 322.250 ha, sản lượng hàng năm đạt 1,97 triệu
tấn mỗi năm đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng lượng gạo xuất khẩu
của cả nước. Với điều kiện đất đai, khí hậu tự nhiên của Sóc Trăng cây lúa
vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh trong những năm tới.
Trong những năm qua, năng suất, chất lượng và sản lượng lúa gạo của
tỉnh đều có những cải thiện đáng kể đã góp phần gia tăng giá trị gạo xuất khẩu
của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số bà con nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ,
tự làm theo ý muốn riêng của mình, mỗi người làm một kiểu, từ việc chọn
39
giống lúa, thời gian gieo sạ, sử dụng phân bón, nông dược, đến việc chế biến
bảo quản sau thu hoạch,… Do vậy, sản phẩm làm ra không đồng nhất về
chủng loại, kích cỡ, từng lúc không ổn định về chất lượng, giá thành sản xuất
còn cao, chưa tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, nên khả năng cạnh tranh
của lúa gạo trên thị trường còn thấp.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để góp phần gia tăng giá trị sản xuất
trong canh tác lúa và tăng sức cạnh tranh của lúa gạo cho bà con nông dân
trong tỉnh, mô hình liên kết 4 “nhà” thông qua việc tổ chức sản xuất theo
“Cánh đồng mẫu lớn” đã được Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng chỉ đạo
thực hiện trình diễn ở nhiều nơi trong tỉnh. Trong đó, điểm trình diễn tại xã
Trường Khánh, huyện Long Phú trong vụ hè thu năm 2010 là một điểm
nhấn mang lại kết quả thiết thực được nhiều địa phương trong tỉnh đến học
tập kinh nghiệm.
Biện pháp thực hiện mối liên kết 4 “nhà”
Để xây dựng mô hình thỏa mãn các tiêu chí trên, các công việc được tổ
chức thực hiện trên cơ sở liên kết 4 “nhà”, trong đó vai trò của “từng nhà”
được xác định cụ thể như sau:
Nhà nước, gồm các đơn vị: Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện,
Thành phố, UBND xã (phường) tiến hành thảo luận thống nhất thành lập Ban
chỉ đạo (BCĐ) và thực hiện một số công việc: Tiến hành khảo sát: chọn vùng
sảnxuất và địa điểm xây dựng mô hình trìnhdiễn, sao cho:đảm bảo qui mô diện
tíchtập trung, các thửaruộng liền kề nhau, thuận tiện giao thông đi lại, mặt bằng
đồng ruộng bằng phẳng, ít chênh lệch về độ cao giữa các ruộng và có một số
nông dân tiên tiến tại chỗ làm nòng cốt; Tổ chức vận động: BCĐ tổ chức tiếp
xúc với nông dân triển khai làm rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô
hình để nông dân nhận thức và tự nguyện tham gia. Tổ chức các hội nghị xúc
tiến thương mại: BCĐ mời các doanh nghiệp phối hợp cùng tham gia hỗ trợ
40
cho mô hình ngay từ lúc triển khai đến lúc kết thúc mô hình.
Nhà khoa học, gồm các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo
vệ thực vật, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh, Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL và
Khoa Nông nghiệp và SHUD - Trường Đại học Cần Thơ tư vấn về kỹ thuật
chọn giống, nhân nuôi nấm ký sinh, áp dụng đồng bộ những TBKT tiên tiến
trong quy trình canh tác nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế của mô hình, thông qua các hoạt động: Chọn giống lúa có năng suất,
chất lượng gạo cao phù hợp với thị trường xuất khẩu. Tập huấn chuyển giao
kỹ thuật trước và trong thời gian thực hiện mô hình. Chuyển giao kỹ thuật
công nghệ phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn sinh học: sản xuất nấm xanh
tại nông hộ để phòng trừ rầy nâu, sử dụng chất kích kháng bệnh đạo ôn, nấm
trừ bệnh ký sinh, ứng dụng công nghệ gặt đập liên hợp trong thu hoạch và xử
lý sau thu hoạch lúa.
Nhà Nông, gồm những nông hộ tham gia mô hình có đất sản xuất liền
kề thành khu vực tập trung và được lập thành tổ kinh tế hợp tác. Tự nguyện
tham gia và thực hiện đầy đủ theo quy trình kỹ thuật sản xuất đã được “nhà
khoa học” chuyển giao. Chủ động phối hợp thảo luận với doanh nghiệp trong
việc tiếp nhận cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích
giữa nông dân và doanh nghiệp.
Nhà Doanh nghiệp, gồm: doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp
đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch,
sấy lúa và doanh nghiệp thu mua lương thực. Doanh nghiệp tham gia cung
ứng vật tư đầu vào, thực hiện phương thức đầu tư trọn gói bộ sản phẩm của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch, sấy nhận thực hiện theo tiến
độ thu hoạch của mô hình. Doanh nghiệp thu mua lúa thỏa thuận với “nhà
nông” trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và áp dụng chính sách “một giá” được
xác định theo thị trường tại thời điểm thu hoạch.
41
Kết quả thực hiện
Về qui mô, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Trường Khánh, huyện
Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được thực hiện trên qui mô 40 ha thuộc ấp Trường
Thành A và Trường Thành B.
Về sự tham gia của 4 “nhà”, Nhà nước: Ủy ban nhân dân, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân
xã Trường Khánh. Nhà nông: 42 hộ nông dân ở ấp Trường Thành A và
Trường Thành B, xã Trường Khánh tham gia thực hiện mô hình. Nhà doanh
nghiệp: Doanh nghiệp tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, gồm:
Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền;, Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí;
Quỹ tín dụng nhân dân xã Trường Khánh hỗ trợ nông dân tham gia mô hình
vay vốn phục vụ sản xuất theo nhu cầu thực tế đầu tư, với khung lãi suất qui
định. Doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, hợp
đồng đảm nhiệm khâu thu hoạch hết diện tích của “cánh đồng mẫu” với giá
dịch vụ giảm 10% so với giá dịch vụ tại thời điểm. Công ty TNHH Thành Tín
hợp đồng thỏa thuận mua lại toàn bộ lúa hàng hóa của nông dân tham gia mô
hình với giá không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm. Nhà khoa học: Bao
gồm Trung tâm Khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống cây
trồng tỉnh đều tham gia vào chuỗi liên kết theo chức năng và khả năng thực tế
của mình.
1.3.2. Bài học kinhnghiệm rútra cho Vùng tứ giác Long Xuyên qua
kinh nghiệm của các địa phương trên
Một là, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn trong quá trình liên kết
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và cánh đồng mẫu lớn được tổ
chức theo một qui trình thống nhất từ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử
dụng giống xác nhận, cùng một chế độ phân bón, cùng một qui trình phòng
trừ sâu đây là tiền đề cho xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa.
42
Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng hiện đại phù hợp với
giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện nay. Đây là kinh nghiệm mà cả ba địa
phương trên đều thực hiện và đều đã đạt được những kết quả quan trọng ở
những mức độ khác nhau là cơ sở để tiến hành liên kết 4 “nhà” trong sản xuất
và tiêu thụ lúa. Xây dựng tiêu chí thực hiện cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo
hướng hiện đại là yêu cầu nông dân tham gia phải hướng đến, để từng bước
áp dụng qui trình canh tác lúa theo VietGAP. Chính quyền địa phương, các
ban ngành đoàn thể (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi) có quan tâm hỗ trợ xây dựng cánh
đồng mẫu lớn. Ban quản trị HTX, tổ đội sản xuất năng động, nhiệt tình tham
gia và hỗ trợ thực hiện để đạt kết quả. Duy trì Ban điều hành cánh đồng mẫu
lớn cấp tỉnh, cấp huyện thuận lợi cho việc điều hành và triển khai thực hiện.
Nông dân tình nguyện tham gia thực hiện theo tiêu chí của mô hình. Xây
dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trên từng cánh đồng, thuận lợi trong công tác
phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật theo dõi cánh đồng từ cấp tỉnh đến huyện cùng
nông dân thăm đồng để cánh đồng đạt hiệu quả. Việc chọn giống lúa canh tác
phù hợp với mùa vụ là tiêu chí quan trọng quyết định thành công của mô
hình. Thành lập tổ, nhóm nông dân (15-20 hộ/nhóm) thuận lợi cho công tác
quản lý đồng ruộng, trao đổi kinh nghiệm, nhắc nhở ghi chép Sổ Nhật ký.
Thứ hai, bàihọc kinh nghiệm về sự đồng thuậnvà tích cực hợp tác giữa
4 “nhà” trên cơ sở cùng tôn trọng lợi ích của các bên có liên quan
Ở cả ba địa phương trên, ở những mức độ khác nhau đã giải quyết thành
côngvấn đề này. Theo đó, phải có sự đồng thuận và tích cực hợp tác chặt chẽ
giữa các thực thể liên quan liên kết (đặc biệt là hộ nông dân và nhà nước - hai
thực thể giữ vai trò quan trọng nhất trong liên kết 4 “nhà”) nhất là phải phát
huy mạnh mẽ vai trò của nhà nước. Khi vận dụng bài học kinh nghiệm này
cần hết sức chú ý khai thác kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng YênLuận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đLuận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Cam nang phuong phap su pham.pdf
Cam nang phuong phap su pham.pdfCam nang phuong phap su pham.pdf
Cam nang phuong phap su pham.pdf
 

Similar to Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ

Similar to Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ (20)

Luận văn: Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long Xuyên
Luận văn: Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long XuyênLuận văn: Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long Xuyên
Luận văn: Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long Xuyên
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
 
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh BìnhQuản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
 
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdfKỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Phạm Văn Duệ.pdf
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdf
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
Giáo trình nông nghiệp hữu cơ - Nguyễn Đức Nhuận;Nguyễn Thế Đặng;Nguyễn Tuấn ...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH TIẾN HƯNG LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRỊNH TIẾN HƯNG LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LẠI NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐBSCL. 11 1.1. Lý luận về liên kết và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa. 11 1.2. Nội dung và nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa. 22 1.3. Kinh nghiệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất lúa ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho vùng tứ giác Long Xuyên. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐBSCL. 45 2.1. Tổng quan một số vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng Tứ giác Long Xuyên, ĐBSCL. 45 2.2. Liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên - Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. 51 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN- ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 71 3.1 Quan điểm chỉ đạo tăng cường liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên. 71 3.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên 81 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 113
  • 4. BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Ban chỉ đạo BCĐ Bảo vệ thực vật BVTV Doanh nghiệp DN Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSCL Hợp tác xã HTX Khoa học công nghệ KHCN Phát triển nông thôn PTNT Sinh học ứng dụng SHUD Tiến bộ kỹ thuật TBKT Tổ hợp tác THT Trách nhiệm hữu hạn TNHH Ủy ban nhân dân UBND Tổng sản phẩm quốc nội GDP Tổ chức thương mại thế giới WTO
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên, do những đặc điểm tự nhiên, kinh nghiệm và truyền thống canh tác, lúa là cây trồng chính trong ngành trồng trọt. Sản phẩm của lúa - hạt gạo hiện đang là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm nhất do tính đặc thù về giá trị sử dụng của nó - nuôi sống con người. Quá trình tái sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết và cách thức tổ chức việc sản xuất đó. Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự biến đổi khí hậu trên trái đất hiện nay, vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa trở thành vấn đề được không chỉ các nhà quản lý, người nông dân, mà còn rất nhiều "nhà" khác quan tâm. Do đó, song hành với việc tìm biện pháp ngăn sự nóng lên của trái đất, người ta đi tìm lời giải cho bài toán này từ những giải pháp thuộc về quan hệ xã hội trong sản xuất nông nghiệp. Trong kinh tế thị trường, yêu cầu cơ bản để hạt gạo có sức cạnh tranh là sản phẩm phải sạch, ngon, số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị trường tốt. Do đó, gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy hoạch, nơi nào trồng là phù hợp, ai đảm trách cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào? Một trong những nhân tố đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam nổi bật lên khoảng hơn một thập kỷ qua là mô hình liên kết 4 “nhà”: Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp Tứ giác Long Xuyên là một trong những vùng sản xuất lúa quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hecta, gồm địa bàn ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ - những địa phương có sản lượng lúa đứng hàng đầu vùng sản xuất lúa trọng điểm chiến lược về phát triển nông nghiệp của cả nước. Những năm qua, Vùng tứ giác
  • 6. 4 Long Xuyên và Đồng bằng sông Cửu Long đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới. Nơi đây đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả, trong đó liên kết 4 “nhà” là một trong những mô hình được các nhà lãnh đạo, quản lý, giới chuyên môn và nghiên cứu đánh giá cao, có những khuyến nghị cần được tham khảo và nhân rộng. Có thể nói, liên kết 4 “nhà” là một trong những phương thức tốt nhất cho phép người nông dân tận dụng được nhiều lợi thế trong sản xuất lúa; nhà khoa học có đất để thực hiện năng lực chuyên môn; Nhà doanh nghiệp có cơ hội tìm được những hạt lúa hàng hóa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường; Nhà nước có điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình với tư cách là người nhạc trưởng. Liên kết 4 “nhà” thực sự đã trở thành phương thức để người nông dân phát triển sản xuất lúa đạt hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giải quyết một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, cũng tồn tại một thực tiễn khác, đó là thời gian qua, tại nhiều địa phương, cơ sở, việc liên kết 4 “nhà” diễn ra còn lỏng lẻo, hình thức, thiếu tính bền vững đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây lúa tại nơi đây. Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu khách quan về những nghiên cứu mới góp phần nâng cao tính bền vững trong liên kết 4 nhà đối với quá trình sản xuất lúa trong Vùng. Vì vậy đề tài “Liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long” được tác giả luận văn lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong sản xuất và tiêu thụ lúa nói riêng có quan hệ và gắn bó mật thiết với vấn đề tam nông và cơ chế chính sách đối với các thực thể liên quan đến quá trình
  • 7. 5 đó, là một trong những chủ đề lớn có vị trí, tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Liên quan đến vấn đề nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ lúa, hiện có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập. Tính đến thời điểm hiện nay, những công trình có liên quan nhiều đến mô hình liên kết 4 “nhà”, chủ yếu là những bài báo, bài viết khoa học được thể hiện qua các công trình: - Côngtrìnhnghiên cứu"Liên kết4 “nhà” trong sảnxuấtvà tiêu thụ lúa gạo: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang" của nhóm tác giả Nguyễn Duy Cần, Lê Hồng Tú, Nguyễn Văn Sánh, thuộc Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sôngCửuLong - Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2011: 20a, 220-229. Website: Sj.ctu.edu.vn. Theo nhóm tác giả, An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất lúa gạo hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình này người nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như cạnh tranh gay gắt, lúa gạo đôikhi không tiêu thụ được....Mô hình liên kết 4 “nhà” được xem là một cứu cánh giúp tháo gỡ đầu ra của sản xuất nhưng nó cũnggặp không ítkhó khăn. Từ đó cần nghiên cứu đánh giá các trở ngại, cơ hộicủa nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; phân tích đánh giá các mối quan hệ của mô hình 4 “nhà” và đề xuất những giải pháp làm tăng cường mối quan hệ 4 “nhà”. - Công trình nghiên cứu "Mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang", của tác giả Nguyễn Phú Sơn Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại Học Cần Thơ, đăng trong Tạp chí Khoa học Trường Đại Học cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): 22-30. Website: Sj.ctu.edu.vn. Theo tác giả: mô hình liên kết 4 “nhà” được xây dựng tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (với quy trình 6 bước) dựa trên cơ sở lý thuyết liên
  • 8. 6 kết dọc trong chuỗi giá trị giữa hợp tác xã Hòa Tiến và Công ty Gentraco, với sự hỗ trợ và thúc đẩy của Ủy ban nhân dân xã Định Hòa và nhóm tư vấn Trường Đại Học Cần Thơ và chỉ rõ những kết quả mà mô hình đó đem lại đối với từng "nhà". Có thể coi đó như kinh nghiệm, như mô hình “mẫu” để nhân rộng tại các địa phương khác có điều kiện tương tự. - Tác giả Phạm Xuân Phú, Đại Học An Giang, có bài "Thựctrạng và giải pháppháttriển nôngnghiệpbền vững thôngquamôhình liên kết bốn “nhà” ở tỉnh An Giang". Trongcôngtrìnhnày, các tác giả đã đề cập đến phát triển nông nghiệp bền vững. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết 4 “nhà”ở tỉnh An Giang, theo đó chỉ rõ vai trò của mỗi "nhà” trong phát triển nông nghiệp bền vững ở An Giang; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trongphát triển nông nghiệp bềnvững thôngqua mô hìnhliên kết bốnnhà ở tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình liên kết bốn nhà ở tỉnh An Giang. - Tác giả Trần Thành, với đề tài: 1). "Phát triển nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên gắn với củng cố các khu vực phòng thủ biên giới Tây Nam trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay", Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự 2001. Tác giả luận văn đã khái quát tổng quan vùng nông nghiệp tứ giác Long Xuyên và vai trò của nó trong chiến lược bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Phân tích việc phát triển nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên gắn với củng cố các khu vực phòng thủ biên giới Tây Nam trên địa bàn Quân khu 9 là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nêu ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên gắn với củng cố các khu vực phòng thủ biên giới Tây Nam trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay. - Tác giả ĐặngPhongVũ, TrườngChínhtrịTôn Đức Thắng, có bài Liên kết 4 “nhà” trongsảnxuấtvà tiêu thụlúa gạo ở An Giang - thực trạng và giải
  • 9. 7 pháp,TạpchíCộngsảnđiệntử169/9/2001. Theo tác giả bài viết, để ổn định sản xuất nôngnghiệp và đờisốngcủa hơn 1,5 triệu nông dân, dân cư nông thôn, khi bắttay vào thực hiện côngcuộcđổimớiđất nước theo chủ trương của Đảng, An Giang đãchủđộngxây dựng mô hình liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX và mô hình này được đẩy mạnh saukhi có Quyếtđịnhsố 80/TTg củaChính phủ, ban hành ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Tiến sĩ Nguyễn Công Thành, Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long có bài "Một vài suy nghĩ về liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông nghiệp", tác giả đi sâuphân tíchvề lợi íchcủaliên kết “4 nhà”, theo đó cho rằng liên kết 4 “nhà” sẽtạo ra sức mạnh tổng hợp do nhận được sự giúp đỡ lẫn nhau thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và hiệu quả cao; đồng thời chỉ ra những thành công trong liên kết 4 “nhà” ở An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng... vànhững bài học thất bại của liên kết “4 nhà” ở một số địa phương để các địa phương lấy đó làm bài học kinh nghiệm. - Tác giả Thanh Hà có bài "Để nâng hiệu quả sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long", đăng trên Website Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 11/10/2013. Bài viết đề cập đến nâng cao vai trò của nhà nước trong chuỗi liên kết mới hình thành trong sản xuất nông nghiệp như một giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người trồng lúa trong thời gian tới. - Một số bài viết, chủ yếu là những bài được đăng tải trên các diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các bài viết thường tập trung tuyên truyền cho phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, mô hình sản xuất trong đó có cánh đồng liên kết tại các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn mang tính đơn lẻ, chưa có hệ thống học thuật, chưa mang tính tổng kết
  • 10. 8 kinh nghiệm đểnhân rộng mô hình xây dựng cánh đồnglớn... Cùng với những bài viết là ý kiến tham luận của các nhà khoa học trong một số cuộc hội thảo chuyên đề. Về mảng này có thể kể đến: - “Hội thảo khoa học liên kết 4 “nhà” - giải pháp cơ bản góp phần xây dựngnông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Các tham luận tại Hội thảo về liên kết 4 “nhà” là nền tảng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông dân và nông thônvùng Đồngbằng sông Cửu Long của tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh (Viện nghiên cứupháttriển ĐồngbằngsôngCửuLong); “Liên kết bốn nhà” khó khăn và thách thức bên cạnh lợi điểm và cơ hội của Tiến sĩ Nguyễn Phú Sơn (Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long); “Liên kết bốn nhà” để phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long bền vững của PGS.TS Phương Ngọc Thạch (Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế và quản lý Thành phố Hồ chí Minh); Tổ chức sảnxuất theo hợp đồng và liên kết 4 “nhà” trong sản xuất nông nghiệp của PGS.TS Vũ Trọng Khải, đều đã được trình bày. - Hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức sản xuất, quản lý mới trong nông nghiệp, nông thôn tại Cần Thơ (4 và 5/6/2013), do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương hội Nông dân Việt Nam tổ chức”, đã chỉ rõ mô hình sản xuất nông nghiệp mới cần được theo dõi tổng kết và nhân rộng: “Mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín”; “Mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất” như một dạng thức phát sinh từ mô hình liên kết 4 “nhà”... đã được đề cập. Liên kết 4 “nhà” trong nông nghiệp, trong sản xuất và tiêu thụ lúa đã được nghiên cứu khá nhiều, song liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long" là một đề tài đi vào một khía cạnh cụ thể, hẹp và sâu, thực sự là vấn đề có ý nghĩa thiết thực và có tính cấp thiết vẫn đang còn là mảng trống.
  • 11. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp về nâng cao tính bền vững mối quan hệ liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở khu vực này trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện mục đích trên đề tài có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận của mốiquan hệ liên kết 4 “nhà” bềnvữngtrongsảnxuất vàtiêu thụ lúa Vùng tứgiác LongXuyên. - Phân tíchthực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đểnâng cao tính bền vững của mối quan hệ kinh tế liên kết 4 “nhà” trong sảnxuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác Long Xuyên - Đồng bằng sông Cửu Long. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao tính bền vững liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên - Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Liên kết 4 “nhà” trongsảnxuất và tiêu thụ lúa vùng tứ giác Long Xuyên – Đồng bằng sông Cửu Long. * Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. - Sản xuất và tiêu thụ lúa tại Vùng tứ giác Long Xuyên trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây. - Phạm vi nghiên cứu: Vùng tứ giác Long Xuyên khu vực Đồng bằng sôngCửu Long. Gồm 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Tuy nhiên, do diện tích của vùng tập trung chủ yếu thuộc địa phận của 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang, trong đó, khoảng 52% thuộc tỉnh An Giang, khoảng 46% thuộc tỉnh Kiên Giang [14], phần còn lại (chỉ chiếm 2% diện tích toàn Vùng) Bắc
  • 12. 10 kênh Cái Sắn, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ. Do đó phần thực trạng chủ yếu sử dụng tư liệu của hai địa phương An Giang và Kiên Giang. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về tam nông, về phát triển nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo và giải quyết các mối liên hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình đó để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. * Phương pháp nghiên cứu. Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩaduy vật biện chứngvà duy vật lịch sử. Các phươngpháp nghiên cứuđược lựa chọnlà phươngpháp đặc thù của kinh tế chính trị: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra... và một số phương pháp khác có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa nhất định trong tham khảo của các địa phương thuộc khu vực nghiên cứu nhằm thúc đẩy tính bền vững của mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính trị về các vấn đề liên quan tại các trường đại học trong cả nước. 7. Kết cấu chung của đề tài nghiên cứu Ngoài mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT 4 “NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1 Lý luận về liên kết và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa 1.1.1. Liên kết kinhtế trong quá trình tái sản xuấtxã hội Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, liên kết là hiện tượng kinh tế khách quan phản ánh bản chất của các quá trình kinh tế của tái sản xuất xã hội, nảy sinh trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội và nhu cầu quản lý nền sản xuất xã hội cũng như các quá trình kinh tế. Nhu cầu quản lý đó do tính chất xã hội của lao động quy định. Khi nghiên cứu quá trình phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã coi sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công xã hội là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường hiện đại. Theo C.Mác, sự phân chia thành những nghề nghiệp khác nhau trong nền sản xuất xã hội dần tiến tới sự phân công là điểm xuất phát của phân công lao động xã hội. Theo đó, có phân công chung (phân công giữa các ngành), phân công đặc thù (phân công nội bộ ngành) và phân công cá biệt (phân công trong cơ sở sản xuất). C.Mác viết: “Nếu người ta chỉ xét riêng bản thân lao động thôi, thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp, v.v. là sự phân công lao động chung [im Allgemeinen], và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành loại và thứ - là sự phân công lao động đặc thù [im Besondren], còn sự phân công lao động trong xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt [im Einzelnen]” [31, tr.510].
  • 14. 12 Sự phân công chuyên môn hóa càng sâu, càng đòi hỏi sự hợp tác liên kết trong sản xuất và lưu thông. Chính sự phát triển của phân công và hợp tác dẫn đến sự xuất hiện các mô hình tổ chức sản xuất thể hiện tính liên kết (các công ty cổ phần, và cao hơn nữa là các tập đoàn kinh tế lớn các công ty đa quốc gia). Bên cạnh mô hình liên kết đó là mô hình liên kết của các chủ thể kinh tế độc lập với nhau như dạng các chủ hộ kinh tế độc lập, các tập thể người lao động, các doanh nghiệp hoặc các cơ sở nghiên cứu, phục vụ sản xuất (các trạm trại viện nghiên cứu…) liên kết với nhau trong sản xuất, trong tiêu thụ, trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, giảm thiểu rủi ro, thất thu sản phẩm…. Sau này, trên cơ sở những nguyên lý lý luận của C.Mác và vận dụng phương pháp biện chứng, V.I.Lênin cũng đã có những nghiên cứu sâu sắc về phân công lao động dẫn đến sự xuất hiện của những quan hệ kinh tế mới giữa các chủ thể trong nền kinh tế Nga (nông dân, chúa đất, công nhân và chủ xưởng) khi những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế Nga mang nặng tính tiểu nông và lạc hậu. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng do kết quả của sự phân công xã hội ngày càng tăng, nền kinh tế tự nhiên của những người sản xuất nhỏ dần dần biến thành nền kinh tế hàng hoá [30, tr.106]. Sản xuất hàng hóa phát triển, tức là sự phân công lao động xã hội ngày càng diễn ra phổ biến và ở một trình độ ngày càng cao đã biến thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đó là một quá trình kinh tế tất yếu, chứa đựng trong đó là mối quan hệ vận động khăng khít giữa phân công và hiệp tác [20, tr.106]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không đề cập đến mối quan hệ giữa phân công và hiệp tác (theo hàm nghĩa sự liên kết) nhưng thông qua lý luận phân công lao động có thể thấy, trong bản chất của nó - sự phân công, đã nói lên rằng sự phân công khách quan chứa đựng nhu cầu phải liên kết. Phân công là tách nền sản xuất thành các ngành, các bộ phận
  • 15. 13 độc lập với nhau, biến chúng thành thị trường tiêu thụ của nhau. Rõ ràng, bản thân quá trình đó đòi hỏi chúng phải làm tiền đề, điều kiện cho nhau để quá trình tái sản xuất diễn ra trót lọt. Như thế sự phân công đòi hỏi có sự hợp tác, liên kết. Phân công lao động làm cho (biến) các chủ thể kinh tế thành những nhà sản xuất, và tiêu thụ đứng đối diện với nhau trên thị trường. Những chủ thể đó có lợi ích tuy khác nhau nhưng có điểm chung là muốn thực hiện được các lợi ích đó họ phải bằng cách nào đó hợp tác, liên kết với nhau theo những cách thức nhất định. Nhưng để liên kết được với nhau, các chủ thể đó cần một nhân tố khách quan khác làm “bà đỡ” cho họ - sự quản lý với tính cách một chức năng xã hội. Phân công làm cho lao động mang tính xã hội, khi tính chất xã hội của lao động xuất hiện sẽ làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Nói cách khác phân công làm nảy sinh nhu cầu hợp tác, đến lượt nó lao động hiệp tác (trong đó có hàm nghĩa liên kết), đòi hỏi phải có sự quản lý. C.Mác viết: “Tất cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [31, tr.180]. Những vấn đề trên tuy được C.Mác và V.Lênin đề cập từ cuối thế kỷ XIX, song vẫn giữ nguyên giá trị khi vận dụng xem xét chúng đối với các hiện tượng, các quá trình kinh tế hiện nay, trong đó có mô hình liên kết kinh tế 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa - vấn đề đang được bàn luận sôi nổi ở nước ta hiện nay. Ngày nay, do yêu cầu của thực tiễn đặt ra, liên kết kinh tế được các nhà
  • 16. 14 khoa học nghiên cứu từ nhiều khía cạnh. Trong ngôn ngữ gốc Latin, cụm từ "integration" hay "integratio" được hiểu nghĩa là kết hợp, hoà hợp, hội nhập, hợp nhất, khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa rất gần với thuật ngữ liên kết trong kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu nước ta cũng cho rằng các thuật ngữ đó có cùng bản chất với thuật ngữ liên kết trong kinh tế. Theo đó, liên kết kinh tế được hiểu là một hiện tượng kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể kinh tế (các tổ chức, các ngành, các địa phương và các đơn vị với nhau) đó là những quan hệ phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác. Theo đó liên kết kinh tế được hiểu vừa là hình thức tổ chức sản xuất vừa là cơ chế quản lý. Hoặc đã coi liên kết kinh tế là những hình thức quan hệ kinh tế thông thường như: mua bán trao đổi hàng hoá thông thường, thuê mướn đất đai, nhà xưởng, địa điểm kinh doanh, cho vay vốn. Trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam liên kết kinh tế được định nghĩa là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước [35]. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, khi nói về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ của nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã khẳng định liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyên tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất.
  • 17. 15 Ở nước ngoài, các nhànghiên cứukhẳng định bản chất của liên kết kinh tế là thể chếkinh tế (institution)và trên cơ sở đó họ đi tìm sự khác biệt giữa nó với hai thể chế còn lại đối lập nhau như hai cực đó là thị trường mở và thứ bậc (kế hoạchmệnhlệnh). Trongsựkhác biệtđó họ đặtliên kết kinh tế như là mộtthể chế kinh tế trung gian giữa hai cơ chếcơ bảnnêu trên với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Do tính phong phú của nó, liên kết kinh tế có nhiều cách tiếp cận và nhận thức có những sự khác nhau ở những khía cạnh nhất định. (1) Xem liên kết kinh tế là một cơ chế kinh tế; (2) xem liên kết kinh tế là một hình thức tổ chức sản xuất; (3) Xem liên kết kinh tế vừa là cơ chế kinh tế vừa là hình thức tổ chức sản xuất và điều này đồng nghĩa với việc xem liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế; (4) xem liên kết kinh tế là một quá trình kinh tế. Tuy nhiên, trên cơ sở những dấu hiệu chung phản ánh tính bản chất của hiện tượng kinh tế này và dưới góc độ của kinh tế chính trị, luận văn này lựa chọn cách tiếp cận tổng hòa của bốn vấn đề nói trên: xem liên kết kinh tế là một trong những con đường biện pháp giải quyết hài hòa các quan hệ kinh tế của các thực thể trong chuỗi liên kết để nâng cao tính bền vững của liên kết, góp phần thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững trong sản xuất và tiêu thụ lúa Vùng tứ giác Long Xuyên. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế Liên kết kinh tế với tính cách là một phạm trù của kinh tế chính trị chứa đựng trong lòng nó những đặc trưng cơ bản sau đây. Một là, liên kết kinh tế là một trong những hình thức phối hợp hoạt động giữa các chủ thể kinh tế độc lập trong điều kiện nền kinh tế đã có sự phân công. Cả lý luận và thực tiễn lịch sử của sự phát triển kinh tế nhân loại đều cho thấy, với tínhcáchlànhân tố cấuthành lực lượng sảnxuất, lao động sáng tạo của
  • 18. 16 con người trong quá trình tạo ra của cải đã giúp con người ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sự sáng tạo trong lao động và sáng tạo trong chế tác côngcụsản xuất của con người đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, quátrìnhđó đãthúc đẩyphâncôngxã hội ngày càng phát triển. Cùng với nhu cầuliên kết vớinhau đểchinh phục, cải tạo tự nhiên, phân công lao động tự bảnthân nó đãđặtra nhu cầutất yếu phảicó sựphốihợp các hoạt động với nhau (hay là sự liên kết nhau lại) theo những cách thức nhất định. Mỗi mô hình tổ chức kinh tế xã hội có mộtkiểu - cơ chếliên kết riêng. Cơ chế kinh tế thị trường có sự phối hợp liên kết riêng của nó. Sự liên kết đó do những tất yếu kinh tế quy định. Lúc đầu là ngẫu nhiên, tự phát, dần mang tính chủ động. Các chủ thể kinh tế tìm đến nhau, liên kết phối hợp với nhau trong một hay nhiều quá trình kinh tế cụ thể. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tính cách là người "nhạc trưởng" nhà nước (cả cấp Trung ương, cả cấp địa phương) có vai trò quan trọng trong thúc đẩy, hoặc trực tiếp tham gia vào các quá trình liên kết. Nhà nước vừa là tác nhân, vừa là một trong những chủthể tham gia các quátrìnhliên kết. Nhà nước không chỉ giúp các chủ thể liên kết với nhau, mà còn tạo "sân chơi" giúp các chủ thể liên kết với nhau một cách có lợi nhất cho mỗi chủ thể và xã hội, giúp các chủ thể đạt được tính hiệu quả cao cho các hoạt động sản xuất - kinh tế của mình. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự phối hợp đó mang tính định trước theo kế hoạch và sự chỉ huy điều tiết chung của một trung tâm quản lý thống nhất trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc trong toàn bộ nền kinh tế. Khác với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong kinh tế thị trường nhà nước chỉ đóng vai trò “bà đỡ”. Liên kết kinh tế trong cơ chế thị trường, cơ chế phối hợp liên kết diễn ra mang tính tự nguyện, trên cơ sở sự tự nguyện đó, các kế hoạch phối hợp liên kết được vạch ra, dựa trên những thỏa thuận trước khi tiến hành, trên cơ sở bàn bạc dân chủ, thống nhất giữa các chủ thể bảo đảm lợi
  • 19. 17 ích của các bên tham gia liên kết. Lợi ích xã hội cũng sẽ đạt được khi lợi ích của các bên được thực hiện. Hai là, liên kết kinh tế là một dạng thức quan hệ kinh tế, ở đó diễn ra mối liên hệ kinh tế giữa hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ về kinh tế, quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng tài sản của mình. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế cấu thành quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tuy nhiên, các quan hệ quản lý và phân phối cũng có tính độc lập tương đối của nó, tác động lại quan hệ sở hữu và tác động lẫn nhau. Trong tính tổng hòa của các quan hệ kinh tế đó, quan hệ về tổ chức quản lý với tính đa dạng phong phú có vai trò hết sức quan trọng trong khai thác, sử dụng và phát huy tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất hiện có. Những quan hệ về liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất kinh doanh là một trong những dạng thức cụ thể của quan hệ tổ chức quản lý. Những kiểu quan hệ kinh tế lấy sự phối hợp hoạt động, liên kết với nhau trong sản xuất - kinh doanh giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau làm quan hệ chủ đạo là một dạng thức cụ thể của quan hệ tổ chức quản lý, phản ánh một cách tập trung đặc trưng của kinh tế thị trường - mô hình tổ chức kinh tế xã hội dựa trên cơ sở các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong kinh tế thị trường để có được tính hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, kiểu liên kết kinh tế dựa trên sự phối hợp hoạt động, hợp tác với nhau trong sản xuất - kinh doanh giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau cần đòi hỏi phải được thượng tôn. Ba là, liên kết kinh tế là một quan hệ thể hiện mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các chủ thể theo những chương trình, kế hoạch, hoặc giao kèo mang tính dài hạn, hoặc thường xuyên được xác định trước.
  • 20. 18 Tính định trước trong tương lai là một dạng thức của các hoạt động kinh tế hiện đại. Đặc trưng này có cả trong thể chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cả trong kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù tính định trước trong tương lai tự nó không nhất thiết phải là quan hệ thường xuyên, theo đó một quan hệ giao dịch dù chỉ xảy ra một lần giữa hai đối tác độc lập một cách tự nguyện, cùng có lợi và được định trước diễn ra trong một thời gian nhất định vẫn là một liên kết kinh tế. Ngược lại đã là một quan hệ giao dịch thường xuyên lâu dài thì tất yếu phải mang tính định trước. Trong các hoạt động kinh tế, những chương trình, kế hoạch, hoặc giao kèo mang tính dài hạn, hoặc thường xuyên được xác định trước khi được tôn trọng trong quá trình thực hiện, được điều chỉnh hợp lý trên cơ sở thống nhất giữa các bên sẽ là cơ sở đảm bảo cho các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đạt được kết quả cao. Bốn là, liên kết kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế gắn liền với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể mang tính đặc thù của các lĩnh vực hoạt động kinh tế cụ thể. Tính phong phú trong hợp tác, liên kết kinh tế cho thấy liên kết kinh tế có nhiều cấp độ. Có cấp độ quốc tế, cấp độ quốc gia, cấp độ vùng lãnh thổ và cấp độ thấp hơn nữa, tùy thuộc ở vấn đề và lĩnh vực hợp tác kinh tế đó và cấp độ các chủ thể tham gia vào chuỗi liên kết đó. Giới hạn của liên kết kinh tế thuộc vấn đề đang được bàn luận ở đây nằm trong khuôn khổ các dạng thức liên kết đặc thù, nghĩa là nó luôn gắn liền với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể. Chẳng hạn như liên kết kinh tế trong chế biến sản phẩm, trong sản xuất kinh doanh thủy sản, trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo v.v… Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì liên kết kinh tế cũng có những dấu hiệu chung để có thể đều được gọi chung là liên kết kinh tế. Năm là, mục tiêu và cũng là tác dụng của liên kết kinh tế là bảo đảm
  • 21. 19 lợi ích kinh tế của các chủ thể, ổn định, vừa nâng caotính hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của chủ thể, vừa bảo đảm tính hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất. Mục tiêu trực tiếp của liên kết kinh tế là giúp các chủ thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song vai trò và ý nghĩa kinh tế của các liên kết trong kinh tế không chỉ dừng lại ở lợi ích của các chủ thể. Ở chiều sâu của nó, ý nghĩa và giá trị xã hội của liên kết kinh tế là ở tính hiệu quả kinh tế nhìn từ góc độ xã hội mà liên kết đem lại. Trong đời sống kinh tế xã hội dù của quốc gia nào, chế độ kinh tế nào, cũng tồn tại hệ thống các lợi ích kinh tế nhất định: lợi ích kinh tế của cá nhân, (cá nhân người lao động, chủ doanh nghiệp), lợi ích kinh tế các nhóm người nhất định và lợi ích kinh tế xã hội. Các lợi ích đó đan xen vào nhau, chi phối nhau diễn ra trong tất cả các hoạt động kinh tế. Vấn đề là ở sự phân chia lợi ích đó như thế nào mà có sự phân biệt giữa các chế độ kinh tế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ý nghĩa và giá trị xã hội của liên kết kinh tế được thực hiện thì không chỉ có các chủ thể tham gia liên kết mà cả nền kinh tế cũng được hưởng lợi thông qua các nguồn thuế thu được ngày càng tăng từ các hoạt động liên kết đó, các nguồn lực xã hội được sử dụng tiết kiệm và ngày càng hiệu quả, đời sống kinh tế - xã hội tránh được những chấn động do những tan vỡ của các liên kết kinh tế gây ra. Từnhững phântíchmangtínhkếthừa và pháttriển nêu trên có thể nêu lên khái niệm: “Liênkếtkinh tếlà một khái niệm được sử dụng để chỉ những hoạt động hợptácmangtínhphốihợpcủacáctácnhân(chủthểkinh tế có liên quan) trong cáchoạtđộngkinhtếhiện thực;là kếtquảtấtyếu nảysinhtrên cơ sở phân công;là dạngthứcphốihợpgiữacácchủ thểkinhtếđộclập,quan hệ kinh tế với nhaumộtcáchtựnguyện, cùngcólợi, tin tưởng, được ràng buộc với nhau theo
  • 22. 20 những cam kết định trước; nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế”. 1.1.3. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Để có quan niệm đúng về liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa trước hết cần có nhận thức về sản xuất lúa và sản phẩm của nó. Lúa là loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu sống của con người và vì thế đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi nền kinh tế. Đặc điểm của sản xuất lúa là vừa phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, lại vừa phụ thuộc vào các điều kiện xã hội của sản xuất. Do dó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh loại sản phẩm mang tính đặc thù này đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quá trình không chỉ giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế giữa con người với tự nhiên, mà còn cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể ở đây là sự liên doanh, liên kết đòi hỏi phải chặt chẽ và có tính bền vững. Nói khác đi là cần một môi trường xã hội của sản xuất thuận lợi để bảo đảm quá trình tái sản xuất đối với loại sản phẩm này (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) diễn ra trôi chảy. Quan niệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa được xác định dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về mô hình kinh tế chúng ta đang xây dựng - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó nông dân liên kết với các “nhà” để sản xuất và bán ra thị trường “cái thị trường cần” chứ không phải bán sản phẩm nông nghiệp nói chung và bán cái nông dân có; Quan niệm liên kết 4 nhà cũng được xác định dựa trên cơ sở lý thuyết “chuỗi giá trị”. Theo đó, Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó [3, 40]. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa chính là tạo nên mối liên kết dọc giữa hộ nông dân với doanh nghiệp (trong cung ứng vật tư và các dịch vụ đầu vào, đầu ra) với nhà khoa học trong chuyển giao
  • 23. 21 hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chế biến lúa và hơn hết là Nhà nước (chính quyền các cấp, trong tạo dựng thể chế cho mô hình vận động, với mục tiêu tạo cho các nông dân, hoặc xã viên hợp tác xã) bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp họ nâng cao thu nhập và có thị trường tiêu thụ ổn định, giúp doanh nghiệp tạo nguồn nguyên liệu ổn định về số và chất lượng sản phẩm từ cây lúa [41]. Trong mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa có bốn (4) chủ thể chủ yếu (4 "nhà") tham gia. Bốn nhà đó bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Mỗi nhà trong các chủ thể đó có vai trò khác nhau, nhưng đều có vị trí cụ thể nhất định, không thể thiếu để cho quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa đạt hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao. Trong sự liên kết 4 "nhà" này, các nhà vừa liên kết với nhau, vừa dựa vào nhau để cùng hưởng lợi. Theo đó, mỗi một "nhà” đều là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: người nông dân (nhà nông) dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả. Nhà doanh nghiệp cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nông dân. Nhà quản lý (nhà nước) có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và có hiệu quả, tạo ra cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân…. Thông qua liên kết, sản xuất có được tính quy mô và tính tiên tiến, tính hiện đại, qua đó hạn chế rủi ro và hiệu quả cao. Bất cứ sự liên kết nào, dù là liên kết của mấy nhà, cấp độ nào... thì những sự liên kết ấy bao giờ cũng diễn ra trên cơ sở của những chương trình, kế hoạch đã được xác định. Do có kế hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất, giống kỹ thuật gì? ai chịu trách nhiệm khâu nào, đầu ra ai bao tiêu; giá cả được định sẵn có sự thống nhất từ
  • 24. 22 đầu và thị trường đã được các chủ thể tham gia định hướng trước. Từ đó, người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất, kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủ động. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” cho phép hạn chế được những rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát và nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau. Như vậy có thể hiểu: liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa nói chung, ở Vùng tứ giác Long Xuyên nói riêng là sự liên kết giữa các thực thể có liên quan đến chu trình sản xuất, sựhình thànhchuỗigiá trị sản phẩm của cây lúa trong toàn bộquá trình tái sản xuất ra hạt gạo: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Thuật ngữ 4 “nhà” ở đây được sử dụng với hàm nghĩa mở. Theo đó, trong quá trình phát triển có thể còn có thêm những thực thể khác: thực thể thứ năm hay thứ sáu, tùy theo tính chất xã hội trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở mỗi địa phương, trên mỗi địa bàn cụ thể [7], xong đó chỉ thuần túy mở rộng các chức năng bộ phận trong liên kết, làm tăng tính hiệu quả của liên kết. Bản chất của hoạt động liên kết không vì có sự tăng thêm của một, hoặc một số "nhà” nào đó mà có sự thay đổi. 1.2. Nội dung và nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa 1.2.1. Nội dung liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa * Liên kết trong sản xuất lúa Việc liên kết trong sản xuất lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên bao gồm các khâu: liên kết trong sản xuất, cung ứng giống; liênkếttrongkhâulàmđất, gieo trồng, chăm sóc bảo vệ câytrồngvàthuhoạch; liên kết trong chống tổn thất sau thu
  • 25. 23 hoạch. Dưới đây là những vấn đề cụ thể: Liên kết trong sản xuất, cung ứng giống. Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm trong sản xuất lúa cho tiêu dùng, đặc biệt là cho xuất khẩu. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30 – 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới. Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cùng với việc nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, phải có cách thức tổ chức (thực chất là hợp tác liên kết) trong sản xuất và cung ứng giống lúa. Các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện và nhà doanh nghiệp tại các địa bàn trọng điểm lúa Vùng Tứ giác Long Xuyên nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung thông qua các hình thức liên kết cùng phối hợp tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân và lựa chọn những giống lúa phù hợp với chân đất từng vùng, đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Liênkếttrongkhâu làm đất, gieotrồng, chăm sócbảovệcâytrồng và thu hoạch Ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực và sản xuất lúa cũng không ngoại lệ. Nếu như trước đây, đất đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và khoa học công nghệ là những yếu tố nổi lên hàng đầu. Dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất (làm đất, gieo trồng) đã được chú
  • 26. 24 trọng; dịch vụ tưới, tiêu, dẫn nước đã được các Công ty thủy nông phối hợp (liên kết) với các địa phương và các hợp tác xã triển khai thực hiện tương đối chủ động, đảm bảo nước cho gieo cấy và chăm sóc cây trồng. Trong các vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhờ có chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp, đã giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa. Vai trò của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp như sản xuất lúa giống, ngô giống, rau hoa quả chế biến, xuất khẩu đang trở thành đầu mối quan trọng gắn kết các yếu tố đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm trồng trọt. * Liên kết trong chống tổn thất sau thu hoạch Ở Đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa trọng điểm của cả nước (trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên), sản xuất và cung ứng hơn 20 triệu tấn lúa/năm, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mối bận tâm của người trồng lúa lẫn ngành chức năng là vấn đề cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo. Trên thực tế, vấn đề này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí là chưa đúng quy trình. Nếu thu hoạch và bảo quản lúa không đúng quy trình sẽ làm cho hạt lúa mất phẩm chất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên), lâu nay, chúng ta vẫn đang duy trì một "quy trình ngược" bất hợp lý của các công đoạn bảo quản sau thu hoạch lúa, đó là: thu hoạch - làm khô sơ bộ - xát nứt lúa với độ ẩm cao ở một địa điểm - vận chuyển (chứa tạm từ 1-7 ngày) -
  • 27. 25 xát trắng - lau bóng ở một địa điểm khác - sấy gạo đến độ ẩm 14% - bảo quản tạm gạo trắng (dưới 3 tháng) chờ tiêu thụ. Rõ ràng, công nghệ làm khô hoặc bảo quản lúa hay chế biến gạo lạc hậu sẽ làm giảm nghiêm trọng chất lượng của hạt gạo thành phẩm. Thêm vào đó, sự xáo trộn về thứ tự trong quy trình công nghệ sau thu hoạch cũng làm giảm chất lượng, giá trị, uy tín của hạt gạo trên thị trường. Để khắc phục những vướng mắc này, nhất thiết cần phải có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân. Khi làm được điều này, chuỗi giá trị lúa gạo và đời sống nông dân trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có Vùng tứ giác Long Xuyên) chắc chắn sẽ được cải thiện. Việc thực hiện liên kết trên có thể bao gồm tất cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ, hoặc ở một số khâu chủ yếu trong sản xuất thông qua xây dựng cánh đồng mẫu lớn. * Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm Với nông dân ổn định được khâu tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra là sự hiện thực hóa mục đích sản xuất thành thu nhập cho gia đình. Với doanh nghiệp thu mua lúa ổn định được khâu cung cấp nguyên liệu là điểm khởi đầu, là điều kiện tiên quyết của cả quá trình sản xuất kinh doanh. Với toàn xã hội ổn định được quá trình sản xuất và lưu thông là yếu tố then chốt để ổn định toàn bộ nền kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp. Thương mại, dịch vụ là cầu nối không thể thiếu giữa sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng với thị trường, với người tiêu dùng mà vai trò của nhà kinh doanh rất quan trọng. Trong kinh tế thị trường (dù là có định hướng xã hội chủ nghĩa) thì tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế này vẫn chứa đựng những rủi ro lớn trong tiêu thụ sản phẩm do tác động từ các
  • 28. 26 quy luật kinh tế thị trường gây ra. Do đó nếu có sự hợp tác, sự liên kết chặt chẽ (ràng buộc lẫn nhau bởi các định chế, thỏa ước) thì sẽ tránh được không ít những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường. Với sản phẩm từ cây lúa không là một ngoại lệ, do đó hình thức liên kết 4 “nhà” trong tiêu thụ lúa cho phép giúp hạn chế tối đa những rủi ro trong tiêu thụ lúa. Khi đó vấn đề ổn định trong tiêu thụ sản phẩm nêu trên sẽ không phải là vấn đề gì nếu liên kết 4 “nhà” như là một phương thức để giải quyết yêu cầu tiêu thụ sản phẩm ổn định. Toàn bộ các khâu trong sản xuất và tiêu thụ đều được tiến hành trên cơ sở xây dựng các cánh đồng mẫu lớn. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết bốn nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao. Mô hình này được xây dựng theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hầu hết các tỉnh thành Nam bộ từ tháng 3 năm 2011. Tham gia mô hình này, nông dân được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap, Global Gap... Trong quá trình đó, nông dân được chủ động áp dụng cơ giới hóa, tính toán để giảm giá thành, giảm các chi phí trung gian và bao tiêu sản phẩm (hoặc gửi lưu kho chờ giá). Ngược lại, doanh nghiệp có được sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, đồng bộ, thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu, chủ động nguồn hàng xuất khẩu, bán giá cao. 1.2.2. Vai trò các thựcthểvà cácnhân tốtácđộng đến liên kết4 nhà trong sản xuấtvà tiêu thụ lúa * Vai trò các thựcthể Nhà nước (bao gồm Nhà nước trung ương, chính quyền địa phương và các sở ngành) với chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đảm đương sứ mệnh người “nhạc trưởng”.
  • 29. 27 Vai trò của nhà nước Nhà nước có vai trò rất quantrọng trongquá trìnhphát triển củađất nước cũng như từng vùng, từng địa phương. Nhà nước là trụ cột, người tạo ra các chínhsáchcho 3 “nhà” còn lại, nếu chỉ cần một trong các hệ thống chính sách bất cập thì sẽ dẫn đến hệ thống bị ảnh hưởng theo. Các mối liên kết không thể bền vững chỉ dựaniềm tin, phải bằngcơ chế. Nhà nước là người tạo ra cơ chế để hỗ trợ, bảo đảm tính bền vững của liên kết. Trong liên kết 4 "nhà", Nhà nước luôn có mặt ở mọi nơi. Nhà nước giữ vaitrò nền tảng cho quá trình liên kết thông qua các hoạt động đầu tư, xây dựng các thể chế, tạo hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Nhà nước tham gia vào mối liên kết bốn nhà với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người nông dân, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên [38]. Nhà nước cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và “giám sát”, nhà nước kích cầu đầu tư, nhà nước hỗ trợ nhà nông, hỗ trợ nhà doanh nghiệp, nhà nước làm trọng tài giải quyết các tranh chấp…Như vậy, có thể thấy trong liên kết “4 nhà” Nhà nước đóng vai trò là trung tâm, chiphốihoạt động cũng như thúc đẩy 3 “nhà” còn lại liên kết lại với nhau. Nhà doanh nghiệp Một trong những người bạn đồng hành với nông dân nhiều năm nay đưa máy móc, chuyển giao công nghệ, ứng dụng CGH nông nghiệp vào sản xuất là nhà doanh nghiệp được đề cập ở đây bao gồm: đại lý vật tư đầu vào, thương lái, công ty lương thực, công ty bảo vệ thực vật, nhà máy xay sát...Trong quá trình liên kết với nông dân sản xuất và tiêu thụ lúa, các “nhà”
  • 30. 28 doanh nghiệp đưa các loại máy móc đồng bộ vào các khâu: làm đất, cấy, thu hoạch, cung ứng phân bón và tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ nhằm đúc rút kinh nghiệm…. Nhà doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong mối liên kết “4 nhà”. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm lớn đối với nông dân, đồng hành với họ trong quá trình sản xuất kinh doanh[38]. Lớp doanh nhân này cần có sự nhạy bén, xông xáo trong tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính nhưng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; có chiến lược xây dựng được một mạng lưới thị trường trong và ngoài nước vững chắc. Có đề án, kế hoạch vừa trước mắt vừa lâu dài cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Khắc phục tình trạng sản xuất nông sản thô, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để có nhiều nông sản tinh chế xuất khẩu. Đầu tư và thực hiện có trách nhiệm đối với các công trình phục vụ cho sự phát triển của nông dân và nông thôn. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần có kế hoạch và chiến lược giữ gìn, bảo vệ môi trường. Trong liên kết 4 “nhà”, nhà nông và nhà doanh nghiệp đóng vaitrò chủ đạo cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Liên kết giữa 2 “nhà” này cần được bảo đảm cả danh dự lẫn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kinh tế. Nếu liên kết này lỏng lẻo, chính họ sẽ chịu thiệt về kinh tế và coi như liên kết 4 “nhà” hoàn toàn thất bại. Phía các nhà khoa học là đối tác liên kết có tác động về chất của mốiliên kết 4 “nhà”, thiếu mốiliên kết này sẽ làm cho sản phẩm thêm phần kém chất lượng dẫn đến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, liên kết cũng kém bềnvững. Nhà khoa học
  • 31. 29 Trong sự đổi mới và phát triển, khoa học luôn đóng vai trò là “người dẫn đường”. Đầu tư cho KHCN, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (nông nghiệp là ví dụ về một lĩnh vực điển hình) đã và đang trở thành nhu cầu tự thân và sống còn của sự phát triển [38]. Nhà khoa học trong liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa bao gồm các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Với Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhỏ hơn là vùng tứ giác Long Xuyên thì đó là các nhà khoa học trong vùng và ngoài vùng, thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Những cơ quan ấy tọa lạc ở các địa phương trong vùng, ở các thành phố lớn, địa phương khác trong cả nước. Có những nhà khoa học được sinh ra, lớn lên, sống làm việc tại vùng đất này; có người sinh ra ở đấy, nhưng trưởng thành và sinh sống nơi khác; có người là người từ các địa phương khác đến đây, hoặc không làm việc trên địa bàn nhưng rất tâm huyết nghiên cứu về vùng đất này trong sự nghiệp khoa học của mình. Những đề xuất trên cơ sở nghiên cứu khoa học của họ có đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của vùng. Nhà khoa học được đề cập ở đây cũng bao gồm các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa; các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa; các cán bộ làm công tác tại các trạm trại nghiên cứu ở các địa phương. Vai trò của các nhà khoa học trong liên kết được thể hiện ở sức mạnh tổng hợp về khả năng, tiềm năng trí tuệ của các nhà khoa học. Để làm được điều đó, nên lưu ý những việc như: tập hợp các nhà khoa học, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của các nhà khoa học. Việc tập hợp, khơi dậy tiềm năng này bằng nhiều hình thức như: thông qua các cơ quan, tổ chức, các hội khoa học, các đề tài, công trình khoa học; nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý, các nhà quản lý, của các tổ chức nhà nông, của nhà nông.
  • 32. 30 Nhà khoa học nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp, nông dân góp phần làm cho tam nông phát triển, tránh tụt hậu, thiệt thòi so với thế giới, hướng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư nghiên cứu tìm giải pháp thiết thực để giúp nông dân tránh những rủi ro, thiên tai như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. Hỗ trợ, giúp đỡ nông dân tiếp cận và sử dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin phục vụ cho cuộc sống và sản xuất. Chủ động nghiên cứu, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhỏ hơn là vùng tứ giác Long Xuyên để có những trù tính cho sự phát triển một cách phù hợp. Nghiên cứu nắm bắt và hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và bảo quản nông sản, thực phẩm chất lượng cao. Tư vấn, hướng dẫn cho nông dân tùy theo địa bàn, loại nông sản mà phát triển nông nghiệp toàn diện hay chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nông (nhà nông được đề cập ở đây: bao gồm các nông dân cá thể và các tổ nhóm hợp tác sản xuất). Ở nước ta nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế cơ bản, nông thôn chiếm địa bàn rộng lớn, nông dân chiếm đại đa số. Nông dân là chủ thể của nền nông nghiệp và của chuỗi liên kết, thích ứng nhanh, nhạy bén với kinh tế thị trường, mạnh dạntrong thay đổicơ cấucây trồng, vật nuôi; ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất và đờisống;biết cáchthay đổitínhnăng củamáy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất; có mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với đô thị, chịu sự ảnh hưởng và tác động nhanh của đô thị. Cùng vớinhà nước, nhà nông là thực thể giữ vaitrò quantrọngnhấttrongliênkết. Tuynhiên trong điều kiện tínhsơ khai của kinh tế thị trường còn lớn, vai trò của Nhà nông trong mối liên kết chưa được phát huy mạnh, họ thường là thực thể chịu thiệt thòi, là lực lượng yếu thế nhất trong mối liên kết.
  • 33. 31 * Cácnhân tốtácđộng đến liên kết 4 nhà trong sản xuấtvà tiêu thụ lúa Nhân tố cơ chế, chính sách Về cơ chế, nhân tố cơ chế được nêu ở đây mang hàm nghĩa là cơ chế quản lý, cụ thể hơn cơ chế về quan hệ và giải quyết các vướng mắc trong thực thi các quy định mang tính pháp quy của trung ương, của các địa phương đối với vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa, các thỏa thuận giữa các thực thể trong thực hiện liên kết; cơ chế về sự can thiệp của chính quyền các địa phương đến các vấn đề nảy sinh trong quá trình liên kết; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng các địa phương Vùng Tứ giác Long Xuyên đến quá trình liên kết trong vùng về sản xuất và tiêu thụ lúa. Khi các nội dung đã được xác định trong các cơ chế đó phù hợp với thực tiễn nó sẽ thúc đẩy quá trình liên kết diễn ra thuận lợi ngược lại khi các quy định đó có những nội dung hoặc không phù hợp, hoặc đã bị thực tiễn vượt qua mà chưa có sự điều chỉnh, nó sẽ tạo ra những khó khăn, thậm chí cản trở thực hiện quá trình liên kết. Thấp hơn thì cũng là cho chất lượng và tính hiệu quả của quá trình liên kết bị giảm sút. Về chính sách, chínhsáchnóichung, các chínhsáchliên quan đến liên kết 4 “nhà” trong sảnxuất và tiêu thụ lúa đều do nhà nước ban hành, có một số quy định riêng của các địa phương, ở đây là các tỉnh thuộc Vùng Tứ giác Long Xuyên theo thẩm quyền phâncấp được nhà nước quy định. Hệ thống các chính sáchbao gồmnhiều loại nhóm. Có chính sách chung và chính sách đặc thù; có các chínhsáchvề tài chính tín dụng (chính sách thuế, chính sách vay và hỗ trợ vốn, khoanh giãn nợ thuế và vốn vay đốivới nông dân, đốivới các doanhnghiệp liên quan đến sảnxuất và tiêu thụ lúa..); chínhsách đối với nhà khoa học, chính sáchđốivới việc áp dụng thành tựu khoa học, côngnghệvào sảnxuất và tiêu thụ lúa... Ngoài ra còn một số những quy định về ưu tiên, ưu đãi cụ thể khác. Hệ thống chínhsáchthườngcó tínhổnđịnh tương đối so với sự phát triển của thực
  • 34. 32 tiễn nên không phải lúc nào các chính sách cũng có tác dụng thúc đẩy đối với các thực thể trong quá trình liên kết để sản xuất và tiêu thụ lúa. Khi Chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế khách quan, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên kết. Ngược lại khi chính sách đã lạc hậu mà chưa kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện... khi đó vai trò tác động thuận chiều của chính sách sẽ bị triệt tiêu, thay vào đó là sự xuất hiện những tác động trái chiều, gây ảnh hưởng đến các hoạt động cụ thể của quá trình liên kết. Nhân tố tâm lý của người tiểu nông Người nông dân Việt Nam nói chung, trong đó có nông dân vùng tứ giác Long Xuyên tuy đã được sống nhiều năm trong điều kiện của chế độ mới và sự vận động của cơ chế thị trường, nhưng do được "thoát thai" từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu nên vẫn còn mang nặng tâm lý của người tiểu nông, tâm lý tiểu nông có những biểu hiện tích cực của nó, song chứa đựng nhiều biểu hiện không phù hợp với lối làm ăn của kinh tế thị trường. Những đặc trưng của tâm lý tiểu nông biểu hiện ở lối tư duy manh mún, tầm nhìn hạn hẹp trong làm ăn; tâm lý ăn theo kiểu ăn sổi ở thì, kinh doanh chụp giật; tác phong tùy tiện, ý thức kỷ luật kém, tư tưởng bình quân chủ nghĩa... Nhưng biểu hiện ấy không phải lúc nào cũng xuất hiện, nhưng trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, nó vẫn bộc lộ ra. Trong xã hội nước ta, tâm lý tiểu nông không chỉ tồn tại ở người nông dân, mà cả ở trong các tầng lớp xã hội khác, trong đó có cả ở người lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp. Trong liên kết 4 "nhà" khi tâm lý tiểu nông của người nông dân hoặc "nhà" doanh nghiệp xuất hiện sẽ tác động tiêu cực đến các thỏa thuận liên kết đã được xác lập, thường theo hướng các thỏa thuận đó bị phá vỡ, hoặc thấp hơn cũng là sự thực hiện không toàn vẹn [49, tr.5, 28-39]. Nhân tố lợi ích Tuy có nhiều nhân tố tác động đến liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và
  • 35. 33 tiêu thụ lúa, nhưng bao trùm lên hầu như tất cả những nhân tố tác động là vấn đề bảo đảm lợi ích của các bên (thực thể) tham gia liên kết. Do đó, song quy đến cùng đều tập trung biểu hiện ra ở một nhân tố khác bao trùm hơn - nhân tố lợi ích. Nhân tố lợi ích tác động đến các thực thể tham gia liên kết thể hiện trên các nội dung cụ thể sau: Tác động đến Nhà nông: nông dân được cung ứng các yếu tố đầu vào (vốn, giống, vật tư và kỹ thuật sản xuất, chế biến..), bảo đảm “đầu ra” và thu nhập cao từ lúa gạo nhờ giảm bớt tầng nấc trung gian, kích thích họ đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo trên thị trường trong nước và quốc tế. Tác động đến lợi ích Nhà doanh nghiệp:bảo đảm ổn định hoặc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, do chủ động được nguồn nguyên liệu chế biến, ổn định nguồn hàng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và chủ động thị trường tiêu thụ các mặt hàng này. Tác động đến lợi ích Nhà khoa học: tạo ra động lực vật chất khiến nhà khoa học tăng cường các hoạt động thực tiễn, tăng cường đến các nghiên cứu tổng kết thực tiễn và nghiên cứu ứng dụng đưa vào đồng ruộng, nhà máy chế biến các công trình, dự án khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến, tiêu thụ lúa gạo. Tác động đến lợi ích Nhà nước (chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan), có cơ hội tăng thêm nguồn thu thuế cho ngân sách, có điều kiện triển khai và thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản ở các địa phương Vùng tứ giác Long Xuyên. Ngoài sự tác động đến các nhà, nhân tố lợi ích còn tác động đến quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa của cả Vùng tứ giác Long Xuyên, bảo đảm cho
  • 36. 34 sản xuất nông nghiệp Vùng tứ giác Long Xuyên phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa, đủ sức cạnh tranh, hội nhập với nông nghiệp khu vực và quốc tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu ngoại tệ xuất khẩu gạo, ổn định chính trị xã hội cho vùng và cho quốc gia. 1.3. Kinh nghiệm liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở một số địa phương và bài học rút ra cho Vùng tứ giác Long Xuyên 1.3.1. Kinh nghiệm liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa ở một số địa phương Tại Đồng bằng sông Cửu Long các địa phương ở các mức độ khác nhau đều đã tiến hành các hoạt động liên kết 4 "nhà" trong sản xuất và tiêu thụ lúa; dạng thức liên kết kinh tế mà các địa phương Vùng tứ giác Long Xuyên có thể tham khảo, học tập. * Kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh Ở tỉnh Trà Vinh có 180.000 hộ nông dân, trong đó có 80% nông dân sản xuất lúa, tổng diện tích 100.000 ha, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 232.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 1 triệu tấn. Trong thời gian qua nông dân còn sản xuất lúa nhỏ lẻ, sử dụng nhiều loại giống, chưa thực hiện đồng bộ qui trình kỹ thuật, chi phí sản xuất còn rất cao mặc dù năng suất và chất lượng sản phẩm lúa gạo có tăng, nhưng chưa tập trung được sản phẩm lúa gạo chất lượng với số lượng lớn, giá cả biến động thường hay bị ép giá nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Để khắc phục hạn chế trên, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất lúa đạt hiệu quả cao và bền vững, trong năm 2011 mô hình liên kết trong sản xuất lúa ở Trà Vinh là thực hiện hình thức cánh đồng mẫu lớn chuyển tập quán nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung theo một qui trình thống
  • 37. 35 nhất, hình thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu trên một cánh đồng lớn, ổn định lâu dài và bền vững cho xuất khẩu, giúp tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và cánh đồng mẫu lớn được tổ chức theo một qui trình thống nhất từ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống xác nhận, cùng một chế độ phân bón, cùng một qui trình phòng trừ sâu bệnh, thông qua liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ cho đầu vào và đầu ra. Để thực hiện tốt kế hoạch Sở Nông nghiệp tỉnh đã phân công Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và UBND các xã và doanh nghiệp xây dựng qui trình liên kết, đề án sản xuất cho từng mô hình. Thành lập ban chỉ đạo của UBND các xã thực hiện, triển khai phát động ra dân đăng ký tham gia, tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ về qui trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV… Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn sổ ghi chép công việc thực hiện theo qui trình đã xây dựng. Tổng kết số liệu chuẩn bị tổ chức hội thảo tổng kết vụ và xây dựng kế hoạch cho vụ tới. Kết quả: theo số liệu tổng hợp báo cáo của Sở Nông nghiệp thì trong 3 vụ lúa Hè – Thu 2011, Vụ Thu đông – Mùa 2011-2012 và Vụ Đông Xuân 2011-2012, tổng diện tích thực hiện được là: 4.244.27 ha. Năng suất bình quân đạt 7,0 tấn/ha cao hơn so sản xuất bên ngoài từ 0,5 – 1,0 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm trung bình 1.978.000 đồng/ha, tổng lợi nhuận trong mô hình so với bên ngoài từ đầu vào đến đầu ra trung bình từ 8-11 triệu đồng/ha. Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tiếp tục lập kế hoạch thực hiện cho 02 vụ trong năm 2012 (vụ Hè Thu và Thu Đông – Mùa) với diện tích 4.200 – 4.500 ha, bao gồm duy trì diện tích của các vụ tương ứng năm 2011 và diện tích mới. Việc liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo cánh đồng mẫu lớn trong năm 2011 đạt được kết quả tốt là do: Các công ty, doanh nghiệp đang có xu
  • 38. 36 hướng liên kết với nông dân trong việc đầu tư vật tư trực tiếp với nông dân; Nông dân có xu hướng tập trung đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và liên kết với các doanh nghiệp đầu tư đầu vào để tăng năng suất và tìm đầu ra sản phẩm nhằm tăng thu nhập; Các xã có tổ chức lại sản xuất thông qua THT sản xuất, HTX và sự quyết tâm của UBND xã việc triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn rất thành công; Việc xây dựng đề án, tổ chức các hình thức liên kết rất thiết thực với mong ước của bà con nông dân nên dễ được nông dân đồng tình; Các điều kiện: mặt bằng đồng ruộng, thủy lợi, nguồn nước đảm bảo cho sản xuất. Bên cạnh đó cũng còn gặp một số khó khăn như: Liên kết đầu vào giữa doanh nghiệp với địa phương còn gặp nhiều khó khăn do tổ hợp tác, HTX không có năng lực về tài chính, UBND xã không có pháp nhân ký kết hợp đồng nên việc giao nhận vật tư, thu hồi nợ đầu tư còn gặp khó khăn. Nhiều công ty còn ngại chưa mạnh dạn đầu tư. Do nông dânsản xuất theo tập quán cũ như sử dụng nhiều loại giống trên cánh đồng, sạ dày, sử dụng thuốc BVTV mà không tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng thuốc, bón phân theo ý mình không đúng quitrìnhkỹ thuật nay chuyển sangsản xuất thống nhất một qui trình, cùng một loại giống, sử dụng thuốc BVTV và phân bón theo qui trình kỹ thuật nên còn ngại chưa dám tham gia. Lúa hàng hóa trong mô hình chưa gắn kết với Công ty lương thực, các doanh nghiệp lớn thu mua, cũng như nông dân có thói quen bán lúa tươi cho thương lái với giá bằng giá với các loại lúa thường khác nên chưa kích thích nông dân tham gia mô hình. Nguồn kinh phí cho triển khai, tổ chức, tuyên truyền phát động, hội họp, đi lại cho địa phương chưa có chủ trương nên nhiều địa phương không thực hiện được. Chưa chủ động được nguồn giống, xác nhận đủ cung cấp cho mô hình cánh đồng mẫu lớn là việc khó khăn ngay từ khâu đầu trong tổ chức.
  • 39. 37 * Kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp có diện tích canh tác lúa năm 2011 trên 500 ngàn ha, sản lượng lúa đã đạt 3,1 triệu tấn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại giai đoạn 2008-2011” và tiếp tục đẩy mạnh liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa giai đoạn 2011-2015. Với mục đích hướng nông dân vào sản xuất lúa hàng hóa tập trung có liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa trên qui mô lớn, giá thành hạ, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng lúa. Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-UBND.HC ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh về “phê duyệt dự án mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân về tiêu thụ lúa gạo và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại liên kết với tiêu thụ sản phẩm. Về giống lúa sử dụng: Nông dân tham gia mô hình chỉ gieo sạ 1 - 3 giống lúa và sử dụng giống lúa chất lượng cao cấp xác nhận như: Jasmine 85, OM 4900, OM 6162, OM 6976, OM 5451. Về ứng dụng sạ thưa, sạ hàng: Vận động, tuyên truyền nông dân áp dụng sạ hàng bằng máy, sạ hàng bằng công cụ kéo tay hoặc sạ thưa với lượng giống 100-120kg/ha. Về bón phân, quản lýdịch hạivà phun thuốc bảo vệ thực vật: cán bộ kỹ thuật phụ tráchmô hình cùngnông dân thăm đồnghàng tuần, xác định thời điểm bónphânphù hợp, điều chỉnh lượng phân bón theo nhu cầu cây lúa, để cây lúa phát triển tốt chống chịu được sâu bệnh, dự báo tình hình phát sinh và sự xuất hiện của các loại dịchhại giai đoạnsauđể có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi
  • 40. 38 áp dụng phun thuốc BVTV nông dân đã tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng nên mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và sức khỏe người sản xuất. Về làm đất và bơm tưới: Áp dụng cơ giới 100%. Về thu hoạch: Diện tích thu hoạch bằng máy đạt 95%. Về sau thu hoạch: Khâu sấy lúa còn hạn chế, nông dân bán lúa tươi khá phổ biến giảm chi phí vận chuyển lúa. Về tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay một số thương lái mua lúa tươi nên đã ảnh hưởng đến liên kết tiêu thụ lúa. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến thương mại (XTTM) về tiêu thụ lúa gạo, đã liên kết với các đơn vị Công ty cổ phần Docimexco, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty lương thực Đồng Tháp, Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Võ Thị Thu Hà. Vụ Đông xuân 2011- 2012, đã triển khai qui mô: 4.785 ha, tăng 3.375 ha (năm 2011). Vụ Hè thu 2012, triển khai 6.600 ha (tăng 1.815 ha so với vụ đông xuân 2011-2012), liên kết tiêu thụ trên 3.500 ha. * Kinh nghiệm của Tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là một tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có diện tích trồng lúa cả năm là 322.250 ha, sản lượng hàng năm đạt 1,97 triệu tấn mỗi năm đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Với điều kiện đất đai, khí hậu tự nhiên của Sóc Trăng cây lúa vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh trong những năm tới. Trong những năm qua, năng suất, chất lượng và sản lượng lúa gạo của tỉnh đều có những cải thiện đáng kể đã góp phần gia tăng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số bà con nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, tự làm theo ý muốn riêng của mình, mỗi người làm một kiểu, từ việc chọn
  • 41. 39 giống lúa, thời gian gieo sạ, sử dụng phân bón, nông dược, đến việc chế biến bảo quản sau thu hoạch,… Do vậy, sản phẩm làm ra không đồng nhất về chủng loại, kích cỡ, từng lúc không ổn định về chất lượng, giá thành sản xuất còn cao, chưa tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, nên khả năng cạnh tranh của lúa gạo trên thị trường còn thấp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để góp phần gia tăng giá trị sản xuất trong canh tác lúa và tăng sức cạnh tranh của lúa gạo cho bà con nông dân trong tỉnh, mô hình liên kết 4 “nhà” thông qua việc tổ chức sản xuất theo “Cánh đồng mẫu lớn” đã được Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng chỉ đạo thực hiện trình diễn ở nhiều nơi trong tỉnh. Trong đó, điểm trình diễn tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú trong vụ hè thu năm 2010 là một điểm nhấn mang lại kết quả thiết thực được nhiều địa phương trong tỉnh đến học tập kinh nghiệm. Biện pháp thực hiện mối liên kết 4 “nhà” Để xây dựng mô hình thỏa mãn các tiêu chí trên, các công việc được tổ chức thực hiện trên cơ sở liên kết 4 “nhà”, trong đó vai trò của “từng nhà” được xác định cụ thể như sau: Nhà nước, gồm các đơn vị: Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Thành phố, UBND xã (phường) tiến hành thảo luận thống nhất thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) và thực hiện một số công việc: Tiến hành khảo sát: chọn vùng sảnxuất và địa điểm xây dựng mô hình trìnhdiễn, sao cho:đảm bảo qui mô diện tíchtập trung, các thửaruộng liền kề nhau, thuận tiện giao thông đi lại, mặt bằng đồng ruộng bằng phẳng, ít chênh lệch về độ cao giữa các ruộng và có một số nông dân tiên tiến tại chỗ làm nòng cốt; Tổ chức vận động: BCĐ tổ chức tiếp xúc với nông dân triển khai làm rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình để nông dân nhận thức và tự nguyện tham gia. Tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại: BCĐ mời các doanh nghiệp phối hợp cùng tham gia hỗ trợ
  • 42. 40 cho mô hình ngay từ lúc triển khai đến lúc kết thúc mô hình. Nhà khoa học, gồm các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh, Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL và Khoa Nông nghiệp và SHUD - Trường Đại học Cần Thơ tư vấn về kỹ thuật chọn giống, nhân nuôi nấm ký sinh, áp dụng đồng bộ những TBKT tiên tiến trong quy trình canh tác nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình, thông qua các hoạt động: Chọn giống lúa có năng suất, chất lượng gạo cao phù hợp với thị trường xuất khẩu. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trước và trong thời gian thực hiện mô hình. Chuyển giao kỹ thuật công nghệ phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn sinh học: sản xuất nấm xanh tại nông hộ để phòng trừ rầy nâu, sử dụng chất kích kháng bệnh đạo ôn, nấm trừ bệnh ký sinh, ứng dụng công nghệ gặt đập liên hợp trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch lúa. Nhà Nông, gồm những nông hộ tham gia mô hình có đất sản xuất liền kề thành khu vực tập trung và được lập thành tổ kinh tế hợp tác. Tự nguyện tham gia và thực hiện đầy đủ theo quy trình kỹ thuật sản xuất đã được “nhà khoa học” chuyển giao. Chủ động phối hợp thảo luận với doanh nghiệp trong việc tiếp nhận cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp. Nhà Doanh nghiệp, gồm: doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch, sấy lúa và doanh nghiệp thu mua lương thực. Doanh nghiệp tham gia cung ứng vật tư đầu vào, thực hiện phương thức đầu tư trọn gói bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch, sấy nhận thực hiện theo tiến độ thu hoạch của mô hình. Doanh nghiệp thu mua lúa thỏa thuận với “nhà nông” trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và áp dụng chính sách “một giá” được xác định theo thị trường tại thời điểm thu hoạch.
  • 43. 41 Kết quả thực hiện Về qui mô, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng được thực hiện trên qui mô 40 ha thuộc ấp Trường Thành A và Trường Thành B. Về sự tham gia của 4 “nhà”, Nhà nước: Ủy ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Trường Khánh. Nhà nông: 42 hộ nông dân ở ấp Trường Thành A và Trường Thành B, xã Trường Khánh tham gia thực hiện mô hình. Nhà doanh nghiệp: Doanh nghiệp tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, gồm: Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền;, Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí; Quỹ tín dụng nhân dân xã Trường Khánh hỗ trợ nông dân tham gia mô hình vay vốn phục vụ sản xuất theo nhu cầu thực tế đầu tư, với khung lãi suất qui định. Doanh nghiệp dịch vụ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, hợp đồng đảm nhiệm khâu thu hoạch hết diện tích của “cánh đồng mẫu” với giá dịch vụ giảm 10% so với giá dịch vụ tại thời điểm. Công ty TNHH Thành Tín hợp đồng thỏa thuận mua lại toàn bộ lúa hàng hóa của nông dân tham gia mô hình với giá không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm. Nhà khoa học: Bao gồm Trung tâm Khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đều tham gia vào chuỗi liên kết theo chức năng và khả năng thực tế của mình. 1.3.2. Bài học kinhnghiệm rútra cho Vùng tứ giác Long Xuyên qua kinh nghiệm của các địa phương trên Một là, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn trong quá trình liên kết Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và cánh đồng mẫu lớn được tổ chức theo một qui trình thống nhất từ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống xác nhận, cùng một chế độ phân bón, cùng một qui trình phòng trừ sâu đây là tiền đề cho xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa.
  • 44. 42 Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng hiện đại phù hợp với giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện nay. Đây là kinh nghiệm mà cả ba địa phương trên đều thực hiện và đều đã đạt được những kết quả quan trọng ở những mức độ khác nhau là cơ sở để tiến hành liên kết 4 “nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Xây dựng tiêu chí thực hiện cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng hiện đại là yêu cầu nông dân tham gia phải hướng đến, để từng bước áp dụng qui trình canh tác lúa theo VietGAP. Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi) có quan tâm hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Ban quản trị HTX, tổ đội sản xuất năng động, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ thực hiện để đạt kết quả. Duy trì Ban điều hành cánh đồng mẫu lớn cấp tỉnh, cấp huyện thuận lợi cho việc điều hành và triển khai thực hiện. Nông dân tình nguyện tham gia thực hiện theo tiêu chí của mô hình. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trên từng cánh đồng, thuận lợi trong công tác phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật theo dõi cánh đồng từ cấp tỉnh đến huyện cùng nông dân thăm đồng để cánh đồng đạt hiệu quả. Việc chọn giống lúa canh tác phù hợp với mùa vụ là tiêu chí quan trọng quyết định thành công của mô hình. Thành lập tổ, nhóm nông dân (15-20 hộ/nhóm) thuận lợi cho công tác quản lý đồng ruộng, trao đổi kinh nghiệm, nhắc nhở ghi chép Sổ Nhật ký. Thứ hai, bàihọc kinh nghiệm về sự đồng thuậnvà tích cực hợp tác giữa 4 “nhà” trên cơ sở cùng tôn trọng lợi ích của các bên có liên quan Ở cả ba địa phương trên, ở những mức độ khác nhau đã giải quyết thành côngvấn đề này. Theo đó, phải có sự đồng thuận và tích cực hợp tác chặt chẽ giữa các thực thể liên quan liên kết (đặc biệt là hộ nông dân và nhà nước - hai thực thể giữ vai trò quan trọng nhất trong liên kết 4 “nhà”) nhất là phải phát huy mạnh mẽ vai trò của nhà nước. Khi vận dụng bài học kinh nghiệm này cần hết sức chú ý khai thác kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Tháp.