SlideShare a Scribd company logo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN VĂN BÁCH
TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH
KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC
HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Kinh tế Nông
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, 2022
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LƠ
̀ I CAM ĐOAN
Luâ
̣ n văn “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững Vườn
quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực huyện
Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang'' đươ
̣ c thư
̣ c hiê
̣ n tư
̀ tháng 6/2007 đến tháng
8/2009. Luâ
̣ n văn sư
̉ du
̣ ng như
̃ ng thông tin tư
̀ nhiê
̀ u nguô
̀ n kha
́ c nhau . Các
thông tin na
̀ y đa
̃ đươ
̣ c chỉ ro
̃ nguô
̀ n gô
́ c , đa số thông tin thu thâ
̣ p tư
̀ điê
̀ u tra
thư
̣ c tê
́ ơ
̉ địa phương , sô
́ liê
̣ u đa
̃ đươ
̣ c tô
̉ ng hơ
̣ p va
̀ xư
̉ ly
́ trên các ph ần mềm
thống kê SPSS 15.
Tôi xin cam đoan ră
̀ ng , sô
́ liê
̣ u va
̀ kê
́ t qua
̉ nghiên cư
́ u trong lu ận văn
này là hoàn toàn trung thực v à chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan ră
̀ ng mo
̣ i sư
̣ giu
́ p đơ
̃ cho viê
̣ c thư
̣ c hiê
̣ n luâ
̣ n văn na
̀ y
đa
̃ đươ
̣ c ca
̉ m ơn va
̀ mo
̣ i thông tin trong luâ
̣ n văn đa
̃ đươ
̣ c chỉ ro
̃ nguô
̀ n gô
́ c .
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Bách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, QHQT, Khoa Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo trong Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Gấm đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện
Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp &
PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, cán bộ, nhân dân các xã Ninh Lai và Thiện Kế đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Bách
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG, SINH KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Vấn đề phát triển bền vững được nhận thức cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội và con người. Năm 1972 tại Hội nghị Xtốckhôm - Thụy Điển khái
niệm về phát triển bền vững đã được đề cập đến. Đến năm 1992, với sự tham
gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng các tổ chức phi chính phủ
một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững đã được ban hành -
Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Tại hội nghị này, Tuyên ngôn Rio về
môi trường và phát triển đã thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa
dạng sinh học, bộ khung hiệp định về sự biến đổi khí hậu, quản lý, bảo tồn tài
nguyên rừng.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi đã đánh giá 10 năm thực hiện Tuyên
ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21. Đồng thời đưa ra những mục tiêu
trước mắt về phát triển biền vững. Những mục tiêu đó là xóa nghèo đói, phát
triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế
các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới vấn đề toàn cầu hóa và tác động của nó đối
với sức khỏe và phát triển. Các quốc gia tham gia hội nghị đã cam kết xây
dựng chiến lược về phát triển bền vững ở mỗi quốc gia trước năm 2005.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tại hội nghị này, Việt Nam đã cam kết và bắt tay vào hành động với
Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005
nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21.
Khái niệm phát triển bền vững là một khái niệm mới. Hiện nay, có rất
nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững nhưng vẫn
chưa có một khái niệm nào được sử dụng một cách thống nhất. Chúng tôi xin
nêu ra một số khái niệm về phát triển bền vững của Khoa học môi trường và
phát triển bền vững:
Theo Ủy ban Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn
những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài
nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh
học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động
vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở
rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi
vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước
giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải
trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính
cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission
Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các
thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Theo GS.Grima Lino: “Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi
mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây
hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai” [2].
Cả hai khái niệm này phản ánh mối quan hệ giữa các nhu cầu của con
người với những giới hạn về khả năng của môi trường trong việc đáp ứng nhu
cầu của con người ở hiện tại và tương lai.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đưa ra quan niệm về phát triển bền
vững. “Phát triển bền vững là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng
hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu
của con người thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại cho thế hệ mai sau” [3].
- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự
khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái môi trường trong
tương lai và làm giảm sự đói nghèo.
- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công
nghệ sạch, công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
hoặc từ sản phẩm kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu của con người với
khả năng đáp ứng của thiên nhiên trong hiện tại và tương lai chính là giải
quyết các mâu thuẫn giữa sản xuất với nhu cầu, tài nguyên thiên nhiên, vốn
đầu tư, công nghệ tiên tiến cho sản xuất.
Mặt khác, các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến hiện tượng
có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước công
nghiệp chậm phát triển... Do vậy, khi xem xét nghiên cứu về phát triển bền
vững cần phải quan tâm tới cả vấn đề con người, kinh tế, môi trường và công
nghệ. Qua đó phân tích sự phát triển bền vững có đạt các mục tiêu phát triển
bền vững đặt ra hay không.
Trên lĩnh vực kinh tế, ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển bền
vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ
em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng
ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên
trong cộng đồng xã hội.
Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững trước hết cần nâng cao
trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, đến lượt nó - người dân sẽ
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy
phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy
thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài
nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… đồng thời, phải chọn lựa kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản
xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi
không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã,
không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây
nhiễm độc nguồn nước, không khí và lương thực.
Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả
các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần
đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các
chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon
bảo vệ trái đất.
Phát triển bền vững phải đảm bảo sự phát triển cùng một lúc các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trường. Mỗi mục tiêu phát triển
có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài
hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương
lai vì xã hội loài người.
1.1.1.2. Xu hướng phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù đề cập muộn, nhưng vấn
đề phát triển bền vững được các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường
bền vững” (1995) của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển
bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên
bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững
về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí
phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện
Môi trường và Phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật
Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của
Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Pháp... các
tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc
gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường, đồng thời
cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho
Việt Nam [4].
"Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000)” do Lưu Đức Hải
và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động
quản lý môi trường cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát
triển bền vững qua các tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền
vững văn hoá, đã tổng hợp từ nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình
3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler
(1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công
nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh
tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã
hội, môi trường của ngân hàng thế giới (World Bank) [3].
Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với
các công trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp
(1997)” của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiêu thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh
tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là dự
báo quốc tế về phát triển [5].
1.1.1.3. Khái niệm về sinh kế
Khái niệm sinh kế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Sinh kế có thể
hiểu là bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất
đai, đường xá..) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Hay nói cách khác,
sinh kế là chỉ hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
vật chất và tinh thần trong một điều kiện cụ thể về tiềm năng và tài sản. Như
vậy, sinh kế của một cá nhân hay cộng đồng người đều có tác động gián tiếp
hoặc trực tiếp đến hoạt động của con người mà kết quả của nó là những thay
đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ
thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn
định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền
vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên [1].
- Một sinh kế bao gồm những tài sản (điều kiện tự nhiên, phương tiện
vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ
hội được tiếp cận đến những tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các
thể chế, chính sách và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế
đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Ellis, 2000).
- Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa
những năm 80 (sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway và
những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển
đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện.
- Một sinh kế gồm có: Những khả năng, những tài sản (bao gồm cả
nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm
sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường
những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không
làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phỏng theo Chambers, R. And G.
Conway (1992) Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21 st
century. IDS Discussion Paper 296. Brighton: IDS.
Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta có thể hiểu sinh kế bền vững là một
sinh kế khi một mặt nó phát huy được tiềm năng của con người để từ đó sản
xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Mặt khác, lại có khả năng
đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền
vững trong thực tiễn không khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai mà ngược lại thì nó thúc đẩy sự
hoà hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Theo R. Chamber (1989); T. Reardon, and J.E. Taylor, (1996), một
sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác
động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng
lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi đó không làm suy
thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, sinh kế bền vững phải hội tụ đủ những nguyến tắc lấy con
người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây dựng dựa
trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng
thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng
động [1].
1.1.1.4. Khái niệm về vùng đệm
Tại Điều 8 - Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định ghi rõ:
"Vùng đệm là vùng rừng, đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh
giới với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; có tác dụng ngăn chặn
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng
đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu
rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy
bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo
vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng;
dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án
đầu tư của khu rừng đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm
phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã
hội ở trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc
dụng để xây dựng các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh
định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời
sống của người dân” [6].
Như vậy, vùng đệm phải được xác định trên cơ sở theo ranh giới của
các xã nằm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trường quốc doanh tiếp
giáp với khu bảo tồn thiên nhiên nên được đưa vào trong vùng đệm vì những
hoạt động của các lâm trường này có ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của cả
vùng đệm và khu bảo tồn. Trong những trường hợp như thế, ranh giới vùng
đệm không nhất thiết cách đều một khoảng và chạy song song với ranh giới
các khu bảo tồn.
Xem xét các vùng đệm đã có hiện nay tại các vườn quốc gia và khu bảo
tồn chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập các vùng đệm không theo
một khuôn khổ thống nhất. Dù vùng đệm của khu bảo tồn được tạo ra theo
hình thức nào, hay khi thành lập khu bảo tồn không nói đến vùng đệm, thì
những công việc hàng ngày xẩy ra, do dân cư sinh sống xung quanh khu bảo
tồn, tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã buộc các ban quản lý vườn quốc
gia và khu bảo tồn phải có những hoạt động liên quan đến việc ổn định cuộc
sống của dân cư ở đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên nhiên, giải
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết những mâu thuẫn xẩy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của dân
lên khu bảo tồn v.v... Đó là những công việc quan trọng mà ban quản lý khu
bảo tồn nào cũng phải thường xuyên lo lắng, và không thể bỏ qua được. Các
công việc đó thực chất là một trong những công việc quan trọng của việc quản
lý vùng đệm.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra liên quan đến vùng đệm, chúng ta đã
tổ chức 3 hội thảo về vùng đệm. Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế cho người
dân vùng đệm VQG Cúc Phương” tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả đã đưa
ra định nghĩa vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam như sau: "Vùng đệm là
những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm
ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của
khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân
sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng
các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống
kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm" [7].
Vùng đệm chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các đơn vị
kinh tế khác nằm trong vùng đệm [7].
Định nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào
việc bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của
chính bản thân vùng đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những người dân
sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn.
Vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo được xác định nằm trên địa bàn
của 27 xã và thị trấn thuộc 6 huyện và 3 tỉnh, cụ thể là:
- Tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Hợp Hoà,
Kháng Nhật, và Hợp Thành thuộc huyện Sơn Dương.
- Tỉnh Vĩnh Phúc: Bao gồm các xã Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang,
Đại Đình, Tam Quan thuộc huyện Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo; xã Trung Mỹ
thuộc huyện Bình Xuyên; và xã Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tỉnh Thái Nguyên: Bao gồm các xã Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú,
Văn Yên, Hoàng Nông, Phú Xuyên, La Bằng, Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Yên Lãng
và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Thuận và Thành Công
thuộc huyện Phổ Yên.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1. Thông tin chung về tổ chức GTZ
Tổ chức German Agency for Technical Cooperation or Deutsche
Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) là một tổ chức thuộc
chính phủ Đức hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Chức năng, nhiệm
vụ của GTZ là chuyển giao khoa học, công nghệ góp phần tác động tích cực
vào sự phát triển về kinh tế, sinh thái và xã hội đối với các nước đối tác; góp
phần cải thiện điều kiện sống của người dân ở 130 nước đối tác. Trong đó,
chủ yếu góp phần duy trì sự phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển kinh tế
- xã hội gắn liền với bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên [17].
Hoạt động của tổ chức GTZ được bảo hộ bởi các cơ quan chính phủ
của Đức, như Bộ hợp tác Kinh tế phát triển Đức (BMZ); chính phủ các nước
hợp tác và Ủy ban Châu Âu (European Commission), tổ chức Liên Hợp Quốc
(United Nations) và Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng như các tổ chức
cá nhân khác.
GTZ đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1993 và hiện đang hỗ trợ Chính
phủ Việt Nam trong việc triển khai hơn 20 chương trình dự án trong nhiều
lĩnh vực khác nhau tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Hiện tại, hoạt động
hợp tác kỹ thuật của GTZ tại Việt Nam tập chung vào ba lĩnh vực chính: Phát
triển kinh tế bền vững, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Chăm sóc sức khoẻ và
lĩnh vực đan xen giảm nghèo.
1.1.2.2. Một số hoạt động của tổ chức GTZ trên thế giới
TạiIndonesia: Dự án cung cấp nước sạchcho nông thôn tạiNusa Tenggara.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Timur and Nusa Tenggara Barat. Dự án thực hiện từ tháng 7/2002 đến
tháng 12/2008 [22].
Nội dung của dự án:
Rất nhiều các khu vực nông thôn của các tỉnh miền Đông và miền Tây
của tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat của Indonesia chưa
được cung cấp nước sạch. Hiện tượng thiếu nước trầm trọng trong 8 tháng
mùa khô thường xuyên sảy ra, gần như không có quá trình xử lý nước thải và
điều kiện vệ sinh yếu kém đã làm tăng nhanh số người bị mắc bệnh tật, làm
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu vực.
Mục tiêu của dự án:
Người dân địa phương tổ chức tự cung cấp hệ thống nước sạch độc lập
dựa trên cơ sở có thể thực hiện được. Chính quyền địa phương thực hiện theo
sự thành công về tổ chức và quản lý theo chiến lược, kế hoạch và phổ biến
cách làm của họ cho những địa phương khác.
Thực hiện: Dự án được tài trợ bởi ngân hàng phát triển KfW. KfW có
trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trong khi đó GTZ liên kết
với các thành viên địa phương trở thành người đứng ra quản lý, xác nhận sự
cải thiện về hệ thống cung cấp nước tại địa phương. Huấn luyện cách đo
lường và cung cấp thông tin về cung cấp nước tại địa phương là cơ sở cho họ
quản lý hệ thống cung cấp nước cả trên phương diện khoa học và tài chính và
thực hiện nó một cách độc lập. Trong trường hợp này, họ trở nên tốt hơn khi
nắm được tình hình về thực tế cải thiện vệ sinh và sự bảo tồn các tài nguyên.
Dự án cũng chuẩn bị cho lãnh đạo địa phương đối với luật để quản lý việc
cung cấp nước một cách chính xác và phương pháp để bảo tồn tài nguyên.
Kết quả đạt được:
Đến tháng 10/2005, trên mỗi huyện đã có 10 đơn vị quản lý và 40 tổ
chức sử dụng nước tuân thủ theo luật của từng cấp tại địa phương. Đơn giản
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
việc cung cấp nước chính xác theo kế hoạch và được xây dựng với sự tham
gia của người dân. Người sử dụng nước máy có thể quản lý tài chính và chi
phí độc lập. Trung bình mỗi ngày lượng nước cung cấp tăng tới 40
lít/người/ngày. Người dân tham gia cho biết tốt hơn về tầm quan trọng của
việc vệ sinh cá nhân khi dùng nước. Những người trong nhóm sử dụng nước
thường xuyên thảo luận về bảo tồn tài nguyên trong các cuộc họp và thực thi
giảm ô nhiễm đến nguồn tài nguyên nước.
Tại Thái Lan:
Dự án GTZ tập trung Quản lý hệ thống thông tin để hạn chế ô nhiễm
Công nghiệp. Dự án thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 5/2007.
Nội dung:
Các cơ quan của chính phủ thiếu những thông tin chính xác về ảnh
hưởng đối với môi trường bởi quá trình công nghiệp hoá và đó chính là cơ hội
lớn để cải thiện trong năng lực quản lý khí thải công nghiệp.
Mục tiêu:
Đến khi kết thúc dự án, các cơ quan của chính phủ đưa ra chính sách và
thước đo và được thực hiện theo các bước sau:
Cơ sở dữ liêụ về môi trường công nghiệp (Không khí, nước, rác thải..)
đối với khu vực đã lựa chọn là phải được ứng dụng thực tế.
Nhu cầu về việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin cho các khu vực
được lựa chọn của các công ty vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả sinh thái.
Phương thức tiếp cận:
Tất cả các hoạt động của dự án nhằm giới thiệu hệ thống thông tin hiện
đại như cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn tại các nhóm mục tiêu khác nhau.
Nhiệm vụ đầu tiên là thực thi một hệ thống thông tin về môi trường tại
Cục công nghiệp để theo theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả khí thải
công nghiệp. Hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ các báo cáo và từ chính
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các nhà máy. Gần đây, các dữ liệu này được báo cáo và xử lý theo định dạng
tương tự (trên giấy). Kết quả là việc giới thiệu Hệ thống thông tin môi trường
(MIS) ban đầu lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các cải cách có
liên quan và của các quy trình xét duyệt. Hơn thế nữa việc này còn giúp cho
Cục công nghiệp có thể kiểm tra độ tin cậy của các dữ liệu được báo cáo một
cách liên tục và kiểm soát, phân tích sự phát triển của các vấn đề môi trường
công nghiệp theo từng lĩnh vực và khu vực. Các dữ liệu về ô nhiễm công
nghiệp sẽ cung cấp một cách cơ bản cần thiết cho việc hoạch định chính sách
phát triển công nghiệp. Theo quan điểm của lĩnh vực công nghiệp, hệ thống sẽ
nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng cung cấp từ Cục công nghiệp.
Nhiệm vụ thứ hai tập trung vào việc thực hiện về hệ thống thông tin
môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã lựa chọn. Đối với tất
cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, hệ thống thông tin môi trường là
một công cụ hoàn toàn mới. Có rất ít công ty có kinh nghiệm về hệ thống
thông tin môi trường. Hệ thống của hộ tập trung chính vào các vấn đề về tài
chính, như là sự chiếm lĩnh về nguồn vật chất.
Nhiệm vụ chính thứ ba: Các hệ thống của nước này tập trung chủ yếu
vào các vấn đề liên quan đến kế toán, như việc mua các vật liệu thô và buôn
bán. Hệ thống quản lý thông tin được dự án phát triển và thúc đẩy sẽ chú
trọng vào phân tích dòng nguyên liệu và cung cấp những thông tin có giá trị
cho những nhà hoạch định, nhằm cải thiện tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh
tranh của các công ty. Yếu tố sau sẽ là mấu chốt để khuyến khích các doanh
nghiệp vừa và nhỏ triển khai và sử dụng hiệu quả những hệ thống như vậy.
Mặc dù ban đầu chỉ có vài công ty trong các phân ngành được lựa chọn sẽ
giới thiệu MIS, nhưng các công ty khác chắc chắn sẽ theo sau. Nhiệm vụ
chính thứ ba nêu lên thực tại rằng cho đến nay, hầu như không có dịch vụ tư
vấn sở tại liên quan đến MIS nào cho các SME Thái Lan. Những dịch vụ này
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sẽ rất quan trọng nhằm đảm bảo tính bền vững của kết quả thứ 2, vì các SME
sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn trong việc triển khai và sử dụng đầy đủ những hệ
thống này. Do vậy, dự án sẽ triển khai một chương trình đào tạo và đánh giá
cho những tư vấn viên địa phương và khuyến khích họ hỗ trợ quá trình triển
khai MIS trong 2 phần ngành được lựa chọn. Có thể giả định rằng các tư vấn
viên địa phương sẽ muốn tham gia. Hơn nữa, các tư vấn viên sẽ muốn mở
rộng dịch vụ của họ tới các ngành công nghiệp khác[23].
Tại Trung Quốc:
Nội dung:
Trong những năm qua Chính phủ Trung Quốc đã giành nhiều công sức
nhằm cải thiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực,
những vấn đề rất nghiêm trọng vẫn còn có nhiều tồn tại trong ngành nông
nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt là về lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thị
trường Trung Quốc. Không biết phải làm thế nào cũng như phải tuân theo
công nghệ nào thì mới đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Việc tích trữ, bảo quản và
hệ thống phân phối không được phát triển. Các vấn đề nhiễm khuẩn và nhiễm
độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và nhiễm một số kim loại nặng cho
thấy kết quả là những thất bại, những rủi ro sức khoẻ đáng quan tâm đối với
người tiêu dùng và dẫn tới sự bài trừ những sản phẩm thức ăn có nguồn gốc từ
Trung Quốc trên nhiều thị trường thế giới.
Mục đích:
Dự án nhằm mục đích cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiếp cận:
Trong những năm qua, một số nghiên cứu đáng chú ý đã được thực
hiện một cách kỹ lưỡng đó là cần phải thiết lập một điều gì đó đáng phải làm
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Dự án nhằm mục đích đưa ra những luận
chứng còn hạn chế để tìm ra các giải pháp có thể đạt được.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà nước nên phác thảo và thực thi một hệ thống quản lý để đảm bảo
rằng các xí nghiệp tự có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Như vậy, hệ
thống thông thường bao gồm những yếu tố sau:
Đánh giá rủi ro để xác định xem có bao nhiêu người bị ảnh hưởng và
mức độ nghiêm trọng nếu một công ty bán ra các sản phẩm bị nhiễm độc.
Dựa vào đánh giá rủi ro này, một hệ thống quản lý rủi ro sẽ được thiết
kế và triển khai. Điều này có thể cũng đòi hỏi sự điều chỉnh một số quy tắc
hành chính nhất định. Một phần là sự giám sát theo hoạch định của các sản
phẩm của các doanh nghiệp.
Một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quản lý rủi ro là hệ thống
khẩn cấp cho phép việc nhận dạng và xóa bỏ tất cả các sản phẩm bị nhiễm
độc khỏi hệ thống phân phối ngay khi mẫu xét nghiệm cho thấy có gây nguy
hại tới sức khỏe cộng đồng.
Dự án GTZ sẽ tập trung và các sản phẩm được lựa chọn (hoa quả, rau
và thịt lợn) của 3 hạt của tỉnh Hebei và sẽ xem xét toàn bộ chuỗi từ sản xuất
ban đầu đến tiêu thụ. Thời gian triển khai dự án từ tháng 3 năm 2006 đến
tháng 4 năm 2010 [24].
1.1.2.3. Một số hoạt động của GTZ triển khai tại Việt Nam
a. Các dự án của GTZ triển khai tại khu vực phía Nam1
Như trên đã trình bày, hoạt động chủ yếu của GTZ tại Việt Nam chủ
yếu tập trung trên ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế bền vững, quản lý tài nguyên
thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo. Chính vì vậy, chúng tôi tập
trung nêu khái quát những dự án trên ba lĩnh vực mà GTZ đã triển khai tại
Việt Nam, bước đầu đã đem lại những kết quả.
* Thứ nhất, Dự án Phát triển nông thôn Đắk Lắk bắt đầu triển khai năm
2003. Dự án này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I tập trung huy động
sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế ở địa
1
Số liệu do Văn Phòng đại diện GTZ tại Đắk Lắk cung cấp
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương. Giai đoạn II là giới thiệu phương pháp lập kế hoạch phát triển chung
dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực. Khâu đột phá trong việc triển khai
dự án nhằm điều chỉnh khung pháp lý để phát triển nông thôn và quản lý tài
nguyên thiên nhiên là cải thiển căn bản điều kiện văn hóa - xã hội của đồng
bào dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
Để thực hiện mục tiêu trên, GTZ đã triển khai các hoạt động hỗ trợ giới
thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia trong giao đất, điều tra
rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan liên quan xây
dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài chính cần thiết để thể chế hóa thủ
tục và nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh. Cùng với các cơ quan khuyến nông
thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT và với sự tham gia của nông dân là dân tộc thiểu
số vùng nông thôn. Dự án đã triển khai thí điểm và phổ biến các mô hình canh
tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp. Đồng thời giới thiệu các phương pháp
khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín dụng quy
mô nhỏ nhằm tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho người dân.
Mặt khác, GTZ cũng đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng mối liên kết
giữa sản xuất và chế biến và tiêu thụ thông qua xây dựng chuỗi giá trị: Hợp
tác công - tư. Đồng thời, dự án tập trung vào việc đào tạo, huấn luyện cho cán
bộ ở các cơ quan và tổ chức cấp xã, huyện, tỉnh có liên quan về qui trình, mô
hình, phương án thực hiện...
Dự án đã được thực hiện thí điểm ở 4 xã của huyện Lak và Ea H’Leo.
Phân bổ tài chính công cho các buôn người dân tộc thiểu số ở 2 huyện mục
tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tương đương khoảng
1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tương đương 1,75 triệu Euro).
* Thứ hai, Dự án Bảo vệ môi trường và quản lý bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên tại tỉnh Đắk Nông2.
2
Theo Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngày 16/4/08 tại Hà Nội, Tiến sĩ Guenter Riethmacher, Giám đốc Tổ
chức Hợp tác kỹ thuật Đức tại Việt Nam (GTZ Vietnam) đã ký kết các văn
bản thoả thuận thực hiện Dự án Bảo vệ Môi trường và Quản lý bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Nông với Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát
triển Liên bang Đức, do ông Đỗ Thế Nhữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Nông làm đại diện.
- Mục tiêu của Dự án:
+ Cải thiện sự tham gia của người dân nghèo ở nông thôn, đặc biệt là
người dân tộc thiểu số vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Đắc Nông.
Hướng đi của dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện nông nghiệp vùng cao, đưa
vào áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, chú trọng phương pháp quản lý
rừng dựa vào cộng đồng… để các hộ dân và người dân tộc thiểu số cùng thực
hiện. Phương pháp này cũng sẽ được nhân rộng trên toàn tỉnh. Không chỉ góp
phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như
Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia, dự án còn giúp xây dựng các
phương pháp và cách tiếp cận mới để thực hiện ở cấp trung ương và tỉnh. Kết
quả của dự án không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ phát triển mà còn tác động đến
được với đời sống người dân.
+ Về phía UBND tỉnh Đắk Nông, Phó Chủ tịch Đỗ Thế Nhữ nêu rõ,
với gần 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, 35% dân số
của tỉnh là người dân tộc thiểu số nghèo, Đắk Nông nhận thức rất rõ tầm quan
trọng của công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên gắn với sản xuất
kinh doanh. Dự án Bảo vệ môi trường và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn đối với tỉnh Đắk Nông, tạo nền tảng cho
sự phát triển bền vững của tỉnh. UBND tỉnh Đắk Nông cam kết tổ chức thực
hiện đúng các cam kết trong dự án đồng thời thành lập một Ban Chỉ đạo của
tỉnh để giám sát và thực hiện.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
.
* Thứ ba, Kết hợp Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh
Kiên Giang3
Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự
trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã được UNESCO công nhận năm 2006,
gồm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và khu vực
rừng phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lương và Hòn Chông.
Mục tiêu của Dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh Kiên Giang và cải thiện quản lý các khu rừng phòng hộ.
Giai đoạn đầu của Dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu
rừng phòng hộ và rừng ven biển.
Một số khảo sát ban đầu sẽ được thực hiện để điều tra động thực vật
trong vùng lõi các vườn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ
là cơ sở để giám sát tác động của Dự án cũng như việc triển khai các chiến
dịch nâng cao nhận thức.
Các nhóm đối tượng của Dự án gồm người dân nghèo sử dụng nguồn
tài nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nước và các
khu bảo vệ cũng như cán bộ trực thuộc các vườn quốc gia, các sở, ban, ngành
liên quan của tỉnh và huyện.
Tham gia Dự án còn có người dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa
phương và các cơ quan đoàn thể. Dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm
nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho người
dân các dân tộc thiểu số như người Khmer và phụ nữ.
Lợi ích trực tiếp của Dự án là sự phối kết hợp giữa các bên tham gia
được cải thiện. Sẽ tổ chức những hội thảo với các bên tham gia để tiến hành
lập kế hoạch cho các chiến lược quản lý, và cùng phối hợp với Dự án Quản lý
3
Theo tác giả Phạm Trung Thủy, Luận văn “Nghiên cứu tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững
đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng để chia sẻ thông
tin và áp dụng rộng rãi cho các hệ sinh thái khác nhau của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Đầu ra của Dự án gồm:
+ Đa dạng sinh học động, thực vật được đánh giá tại các điểm nóng
+ Các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển được
hoàn thiện
+ Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm cả
kiến thức thị trường được cải thiện
+ Nâng cao nhận thức về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên
+ Xây dựng được các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự
trữ Sinh quyển
+ Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý nước tại Vườn Quốc gia U
Minh Thượng
+ Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho
Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc
+ Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án được cải thiện.
Tổng số tiền viện trợ 2 triệu Euro, chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
* Thứ tư, Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển
tỉnh Sóc Trăng.
Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm
thông qua việc phát triển các mô hình đồng quản lý các vùng ven biển bền
vững, quản lý rừng ngập mặn thích ứng với sự biến đổi khí hậu, cũng như xây
dựng một khuôn khổ chính sách điều tiết. Chương trình sẽ được hỗ trợ thông
qua xây dựng các đề án tài trợ bền vững cho các dịch vụ môi trường, cung cấp
bởi các vùng đất ngập nước ven biển.
Để bảo vệ và quản lý vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp
dụng Phương pháp Hệ Sinh Thái, một chiến lược để quản lý tổng hợp đất,
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm hỗ trợ bảo tồn và sử dụng bền vững
một cách hợp lý.
- Mục tiêu dự án: Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo cho những
người nghèo được hưởng lợi cả về kinh tế và sinh thái từ việc quản lý và sử dụng
các vùng ven biển bền vững. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007 - 2010) là hỗ trợ
việc cùng quản lý vùng ven biển giữa những người sử dụng nguồn tài nguyên
(người dân địa phương, những người nuôi tôm) và chính quyền địa phương.
- Các nhóm đối tượng của dự án là những người dân địa phương sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển. Nhóm này bao gồm những
người không có đất canh tác, phụ thuộc vào việc thu gom các nguồn tài
nguyên chẳng hạn như cua, các loài động vật thân mềm, cá và mật ong để
sinh sống cũng như những người nuôi tôm, phụ thuộc vào nguồn nước ven
biển không bị ô nhiễm.
b/ Các dự án của GTZ tổ chức tại phía Bắc4
* Tại Hòa Bình
- Nội dung dự án:
+ Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch phát triển rừng cho
cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã để có đủ trình độ tư vấn hướng dẫn cho các
chủ rừng tư nhân và cộng đồng thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu
của dự án.
+ Xây dựng mô hình điểm về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên và thiết lập các hoạt động về quản lý bền vững diện tích rừng hiện có tại
thôn bản của 04 huyện của mỗi tỉnh (ít nhất mỗi Huyện 01 mô hình được thực
hiện có hiệu quả).
+ Nâng cao năng lực phát triển thể chế và tổ chức trong quản lý lâm
nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã.
4
Số liệu do Văn phòng dự án GTZ cung cấp
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mục tiêu chính cần đạt là:
+ Nâng cao năng lực cho hệ thống các đối tác của dự án.
+ Cải thiện năng lực tổ chức và phát triển thể chế về quản lý rừng tại
cấp tỉnh, huyện và xã trong vùng dự án.
+ Phát triển mô hình thí điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên và thiết lập các hoạt động bền vững diện tích rừng hiện có tại hai tỉnh
Hoà Bình - Sơn La.
Tổng số tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro.
Thời gian thực hiện dự án: Từ 5/2007 - 5/2010.
* Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài
chính, dự án hoạt động nhằm tăng cường cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã
theo đường hướng sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và
quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vườn quốc gia, dự án hỗ trợ
việc lập kế hoạch của địa phương và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch
phát triển bền vững kinh tế vùng đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch là
phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với
môi trường, giảm sự phụ thuộc của người dân trong vùng vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia.
Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” cho
vùng dự án. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trường trong khu
vực Phong Nha Kẻ Bàng, từ đó xây dựng và phát triển một ngành du lịch
mang tính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của
nhân dân địa phương.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra, dự án GTZ hỗ trợ ban quản lý vườn quốc gia tăng cường các
biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vườn mà còn tái sinh và bảo
tồn các loài động thực vật đang bị đe dọa.
Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai
đoạn đầu thực hiện trong 3 năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1
của dự án tính từ 10/2007 đến 10/2010.
1.1.2.4. Thực trạng triển khai tại vùng đệm VQG Tam Đảo
Dự án Phát triển rừng Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (gồm ba tỉnh
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên) do GTZ phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện từ năm 2006 đến 2009 gồm có hai
giai đoạn:
Giai đoạn 1 của dự án đã được thực hiện trong giai đoạn 2003-2006,
phía Đức đã tài trợ 1,79 triệu euro, được thực hiện tại 26 làng thuộc 8 huyện
của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với mục tiêu phát triển
bền vững, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Giai đoạn 2: Ngày 4/7/07 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện
các cơ quan ban ngành, ông Guenter Riemacher - Giám đốc văn phòng đại
diện Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội và TS.Lê Văn Minh -
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký
kết Bản thỏa thuận thực hiện dự án Quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng
đệm - giai đoạn 2 từ tháng 10/2006 - 9/2009.
Theo đó, giai đoạn này của Dự án sẽ tập trung vào 3 nội dung chính như:
Tiếp tục hoàn thiện, phổ biến các khái niệm và phương pháp luận về lập kế
hoạch sử dụng tài nguyên bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
địa phương và kế hoạch ngành; Nâng cao đời sống người dân thông qua việc
giới thiệu các kỹ thuật bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với lợi ích kinh tế
trong sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi; Xây dựng hệ thống giám sát và
đánh giá đối với tác động từ các biện pháp bảo tồn tự nhiên ở VQG Tam Đảo.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHLB Đức viện trợ không hoàn lại 2 triệu euro cho dự án Quản lý
VQG Tam Đảo và vùng đệm - giai đoạn 2 [17].
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá
1.2.1.Các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của dự án duy trì và phát triển
bền vững khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Tam đảo đến sinh kế người dân
Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, nội dung chủ yếu đề tài cần
nghiên cứu là:
- Sự tác động của dự án đến sinh kế người dân các xã thuộc Huyện Sơn
Dương thuộc khu vực vùng đệm như thế nào;
- Sự chênh lệch về đời sống (vật chất, tinh thần) giữa các hộ tham gia
dự án với khu vực hộ dân không tham gia dự án như thế nào;
- Mức thu nhập và rủi ro về phương thức sống sau khi dự án kết thúc
đối với các hộ dân tham gia dự án như thế nào;
- Sự khác biệt về nhận thức của người dân tham gia dự án với không
tham gia dự án về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ rừng và vấn đề môi trường;
- Sự đầu tư về kết cấu hạ tầng có tác động như thế nào đến sinh kế của
người dân khu vực vùng đệm;
- Thái độ của người dân đã tham gia dự án, khả năng triển khai và tổ
chức thực hiện các mục tiêu dự án đề ra của người dân;
- Sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương trong bảo vệ
tài nguyên rừng...
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để có căn cứ thực tiễn trong nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành
khảo sát, điều tra, thu thập số liệu bằng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khai thác
tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường, Phòng Thống kê, Phòng Nội vụ và các phòng ban khác của Huyện
Sơn Dương. Các số liệu có liên quan đến các mặt đời sống xã hội của Huyện
Sơn Dương do Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Nội
vụ, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch,... cung cấp. Nguồn số liệu
được tổng hợp, so sánh và phân tích có chú thích rõ ràng. Đảm bảo cơ sở thực
tế phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập số liệu thông
qua điều tra trên mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi
chuẩn bị trước. Đề tài đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu, với tổng số 150
phiếu điều tra. Trong đó, 120 phiếu tiến hành điều tra, phỏng vấn đối với các
hộ nông dân tham gia dự án và nhóm hộ nông dân không tham gia dự án là 30
hộ. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Trên cơ sở mục tiêu đề tài đặt ra,
dựa trên các mẫu phiếu điều tra đã có những chỉ tiêu xây dựng sẵn, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên hộ nông dân. Trước hết, tiến hành phỏng
vấn thử để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống các chỉ tiêu theo nhóm các
câu hỏi xem đã phù hợp chưa, nội dung cần điều tra có khả năng đáp ứng
không. Sau đó, tiến hành điều chỉnh nội dung câu hỏi trên mẫu phiếu điều tra
để tiến hành điều tra.
Phương pháp thực hiện là lựa trọn một thành viên trong hộ gia đình tiến
hành phỏng vấn trực tiếp. Các tiến hành như vậy sẽ đem lại những thông tin
có tính chính xác và tin cậy. Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài
nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về sản xuất nông nghiệp
của gia đình: Chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ. Điều này đảm bảo lượng
thông tin có tính đại diện và chính xác.
Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội
dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình.
2. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ.
3. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ.
4. Nhóm thông tin về các nguồn thu nhập của hộ.
5. Nhóm thông tin về hiện trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên từ rừng
quốc gia, rừng trồng của hộ.
6. Nhóm thông tin đánh giá tác động của các hoạt động hiện nay đến
sinh kế của người dân.
7. Nhóm thông tin về các hoạt động hỗ trợ của dự án tại vùng đệm
VQG Tam Đảo khu vực Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm
thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng
các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hộ dân trong quá
trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương
pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến
những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.
- Phương pháp quan sát trực tiếp:
Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các
thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ
thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và
khách quan.
* Mục tiêu chọn mẫu điều tra
Tiến hành khảo sát, điều tra nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện
và chính xác về đời sống, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận thức về
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vấn đề bảo vệ và trồng rừng, vấn đề bảo vệ môi trường... của các hộ dân tham
gia dự án và không tham gia dự án trên địa bàn để từ đó có cơ sở thực tiễn
đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân khu vực vùng đệm mà
đề tài nghiên cứu.
* Cơ sở chọn mẫu điều tra
Với phương pháp điều tra ngẫu nhiên, tác giả đã tiến hành khảo sát,
điều tra trên 2 xã thuộc Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang. Đó là, xã
Ninh Lai và Thiện Kế. Đây là hai xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn
Quốc gia Tam Đảo đang được dự án triển khai rất nhiều các hoạt động để phát
triển sinh kế cho người dân.
Chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ từ danh sách các hộ tham gia dự án và 30
hộ không tham gia dự án tại hai xã trên. Theo như danh sách mà chủ tịch hai
xã cung cấp, cứ cách 5 hộ chúng tôi chọn ra một hộ cho cả hai nhóm có và
không tham gia dự án để làm danh sách điều tra.
1.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, các số liệu thu thập sẽ được tiến
hành sử lý trên chương trình Excel 2007 của Microsoft đảm bảo chính xác và
có độ tin cậy cao.
Sử dụng phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS 15.0 (Statistical
Package For Social Sciences) để xử lý thống kê và xem xét mối tương quan
giữa các chỉ tiêu nghiên cứu đồng thời kiểm định các giả thiết thống kê định
lượng, định tính trong mô hình phân tích theo mục tiêu đề tài đặt ra.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát
triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương
pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu
điều tra hộ.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu
số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành
nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập... giữa các hộ tham gia dự án và không tham
gia dự án.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong
nghiên cứu là làm cho sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt
giữa các nhóm tăng lên [8]. Tác giải đã phân tổ các hộ điều tra theo tiêu chí:
Có tham gia dự án và không tham gia dự án để tiến hành phân tích đánh giá
xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa
hai nhóm hộ như: Đất đai, thu nhập bình quân, tuổi bình quân của chủ hộ...
Ngoài ra, tác giả còn phân tổ số liệu theo các tiêu chí định tính: Trình độ văn
hoá, có và không tham gia dự án, đánh giá mức độ các hoạt động gây ô nhiễm
tại địa phương... của chủ hộ để phân tích đánh giá các yếu tố theo đa chiều.
- Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng
kinh tế xã hội cho tương lai. Đó là dự báo về thu nhập từ rừng... giữa hai
nhóm hộ.
1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
lĩnh vực duy trì và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên để xây dựng
phương pháp thực hiện và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.
1.2.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu
Sử dụng các chỉ số trong phân tích sinh kế để đánh giá, so sánh sự biến
động của đối tượng nghiên cứu trong cùng một khu vực giữa và trong cùng
một thời điểm giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Đó
là các chỉ số: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội,
nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sử dụng phần mềm SPSS 15 để xử lý số liệu thống kê, tính toán các chỉ
tiêu như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai... và để kiểm định các
chỉ tiêu phân tích định tính và định lượng trong đề tài nghiên cứu.
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá
a) Đánh giá về thu nhập
- Đánh giá thu nhập của các hộ nông dân thuộc nhóm tham gia dự án và
nhóm không tham gia dự án trong vùng đệm từ các nguồn cụ thể sau:
+ Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè,
hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Lợn, gia súc, gia cầm.
+ Thu nhập từ ngành nghề: Thợ xây, thợ hàn, buôn bán nhỏ, giáo viên,
công nhân...
+ Thu nhập từ trồng và khai thác rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài
gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam ...
- Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và
không tham gia dự án, tác giả phân tích để thấy được sự khác biệt trong cơ cấu
thu nhập của hai nhóm hộ. Từ đó thấy được sự tác động từ dự án đối với sinh
kế của người dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp
với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc
vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
b) Đánh giá nhận thức của người dân về bảo vệ rừng
- Nhận thức của người dân giữa hai nhóm hộ nông dân tham gia dự án
và không tham gia dự án về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với
việc giữ vững và tăng lên về số lượng, chất lượng của nguồn nước, về sự phát
triển kinh tế - xã hội.
- Nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc
chống xói mòn tài nguyên đất đai giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không
tham gia dự án.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhận thức về môi trường và ô nhiễm môi trường khu vực mà hộ đang
sinh sống “vùng đệm”.
- Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng
đối với cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ con cháu mai sau.
c) Hệ thống chỉ tiêu xem xét tác động của dự án đến sinh kế của nhóm
hộ tham gia dự án.
d) Đánh giá về nguồn lực tự nhiên
- Chất lượng đất đai có được bảo vệ và cải thiện như thế nào.
- Chất lượng và số lượng nguồn nước có được cải thiện hay không?
- Nguồn lợi về tài nguyên rừng?
- Sự chăn thả gia súc..
- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi khoáng sản.
e) Đánh giá về nguồn lực con người
- Sự hiểu biết và nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên rừng.
- Sức khoẻ
- Các kỹ năng trong lao động sản xuất, quản lý...
- Sức lao động sẵn có.
f) Đánh giá về nguồn lực xã hội
- Sự tuân thủ về luật pháp
- Sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích
- Khả năng lãnh đạo
- Dòng tộc và tôn giáo
- Các tổ chức xã hội.
g) Đánh giá về nguồn lực vật chất
- Tài sản của các hộ gia đình
- Phương tiện, công cụ để sản xuất nông nghiệp
- Cơ sở hạ tầng: Đường xá, trường học, bệnh viện...
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vườn cây
h) Đánh giá về nguồn lực tài chính
- Thu nhập
- Tiết kiệm
i) Sử dụng các hệ số Kiểm định thông qua phần mềm SPSS 15
- Hệ số kiểm định Mann Withney: Sử dụng để kiểm định sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định lượng như: Thu nhập, chi phí bình
quân giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở các mức xác suất 95% và 99%.
- Hệ số kiểm định Pearson Chi-Square, Wilcoxon: Sử dụng để kiểm
định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định tính như: Trình
độ văn hoá, giới tính, thành phần dân tộc,... giữa hai nhóm hộ đang nghiên
cứu ở các mức xác suất 95% và 99%.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN
TẠI VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO KHU VỰC
HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Sơn Dương là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang; có vị trí
địa lý từ 21030' đến 21050' độ vĩ Bắc, từ 105015' đến 105035' độ kinh đông.
Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn; phía nam và phía tây nam giáp ba huyện Đoan
Hùng, Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía đông giáp hai
huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên).
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Sơn Dương khá phức tạp. Rừng núi chiếm tới ba phần tư diện
tích toàn huyện và chi phối điều kiện tự nhiên bởi bốn dãy núi lớn: hai dãy
núi Hồng và Tam Đảo (phía đông - bắc) theo hướng bắc - nam tạo thành ranh
giới giữa Sơn Dương và Thái Nguyên, dãy núi Sáng (phía nam) chạy từ đông
sang tây là ranh giới giữa Sơn Dương và Vĩnh Phúc. Dãy núi Bầu - Lệch theo
hướng đông nam - tây bắc kéo dài từ Sơn Nam đến Đông Thọ chia huyện
thành hai khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khác biệt. Phía Bắc mang
đậm nét địa hình miền núi với nhiều núi đá, núi đất cao hiểm trở, xen kẽ là
các thung lũng nhỏ. Phía nam chủ yếu là núi đất, địa hình mang dáng dấp của
vùng thượng trung du.
Sơn Dương có nhiều sông, suối, ngòi. Lớn nhất là sông Lô chảy qua 8
xã từ Vĩnh Lợi đến Lâm Xuyên, phân cách qua ba huyện Yên Sơn (Tuyên Quang),
Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ) và sông Phó Đáy chảy trong nội địa theo
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hướng bắc - nam qua 12 xã, thị trấn từ xã Trung Yên đến xã Ninh Lai. Ngoài
ra, còn có những suối, ngòi nổi tiếng như Suối Lê, Ngòi Thia, Ngòi Khổng,
Ngòi Lẹm, Ngòi Xoan… Đây là những nguồn nước quan trọng, tác động lớn
đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.
2.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Dương năm 2008
Tổng diện tích tự nhiên có 789,26 km2
; trong đó, đất nông nghiệp là
195,77 km2
chiếm 24,80%, đất lâm nghiệp có 396,81 km2
chiếm 50,27%, còn
lại 24,93% là các loại đất khác.
Tình hình sử dụng đất năm 2008
TT Mục đích sử dụng
Tổng diện tích
(đơn vị ha)
Ghi chú
1 Đất nông nghiệp 19.254,8
Giảm 31 ha so với
năm 2006
2
Đất trồng công nghiệp
- Đất trồng chè
- Đất trồng mía
1.402,9
4.223,2
3
Đất lâm nghiệp
- Trồng rừng tập trung
- Trồng cây phân tán
- Trồng Duối theo dự án
1.092,8
1.072,8
20
238
Tăng 29,3% so với
năm 2007
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Dương
2.1.1.4. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,80C, lượng mưa trung bình hàng
năm là 1.627mm. Tuy ít bị ảnh hưởng trực tiếp của những cơn bão lớn nhưng
Sơn Dương lại hay có gió lốc, mưa đá và lũ quét.
Sự đa dạng về địa hình đã đem lại cho Sơn Dương sự phong phú về các
loài động vật và thực vật. Những năm giữa thế kỷ XX trở về trước, trên địa
bàn huyện có nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu; các loại cây dược liệu
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có giá trị như ba kích, thiên niên kiện, trầm hương, sa nhân…; các loài muông
thú quý như hươu, gấu, trăn, tắc kè, lợn rừng. Dưới lòng đất, những khoáng
sản như: thiếc, đồng, chì, cao lanh… đã được phát hiện và khai thác. Thổ
nhưỡng Sơn Dương khá màu mỡ, thích hợp cho việc phát triển các cây lương
thực như: lúa, ngô, khoai, sắn… và một số cây lâm nghiệp, công nghiệp có
giá trị kinh tế cao như: mía, lạc, đỗ tương…
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội5
Về tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên
Quang năm 2008 có thể khái quát ở những nét cơ bản sau:
- Tổng thu ngân sách của địa phương năm 2008 là 29.389,1 triệu đồng.
Chi ngân sách đảm bảo tiến độ, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên của các cơ
quan, đơn vị dự toán.
- Xây dựng và qui hoạch phát triển giáo dụ đến năm 2010, định hướng
đến 2020. Trong đó, huyện tập tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Trên lĩnh vực văn hóa cũng có bước phát triển. Năm 2008, huyện tiếp
tục duy trì 19 nhà văn hóa xã, trung tập cụm xã; 24/32 trạm truyền thanh cơ
sở xã, thị trấn; tổ chức hội nghị biểu diễn các chương trình văn hóa từ cơ sở
đến huyện; biên tập 15 chương trình thông tin cổ động.
Về hoạt động xã hội cũng có những bước khởi sắc. Huyện đã hoàn
thành và sửa chữa 525/565 nhà cho hộ nghèo có nhà ở tạm với tổng kinh phí
là 2.590,4 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,8%. Giúp đỡ và tổ
chức xuất cảnh lao động cho 542 người, chờ xuất cảnh 106 người, học giáo
dục định hướng 18 người... so với kế hoạch đặt ra là vượt chỉ tiêu.
Công tác dân số, y tế, gia đình và trẻ em cũng được quan tâm đúng
mức. Năm 2008, huyện đã tổ chức tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực
5
Số liệu do Văn phòng UBND huyện Sơn Dương cung cấp
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phẩm; tổ chức khám, chữa bệnh cho 246,261 lượt người. Trích 101.984.000
đồng “Quỹ bảo trợ trẻ em huyện”, hỗ trợ 115 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Tặng quà 05 trường Mầm non và 11 lớp khuyết tật...
Trong năm 2008, huyện đã tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát
triển rừng cho 14.368 lượt người; ký cam kết bảo vệ rừng với 9.538 lượt hộ
gia đình. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra, xử lý 156 vụ vi
phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai cắm mốc phân loại 3
loại rừng ngoài thực địa...
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt
317,2 tỷ đồng, đạt 106,9% kế hoạch, tăng 35% so với năm trước. Trong đó,
một số sản phẩm chủ yếu như điện thương phẩm, quặng thiết, vonfram, bột
fenspat; đường kính, chè chế biến... đều tăng đáng kể.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là
19.254,8 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 85.346 tấn. Trong đó, diện tích
trồng lúa 11.287 ha, diện tích cây trồng khác là 7.967,8 ha.
Về tình hình sử dụng đất: Đối với cây công nghiệp, có 1.402,9 ha diện
tích trồng chè; 4.223,2 ha diện tích trồng mía. Toàn huyện đã trồng 1.092,8 ha
rừng. Trong đó, rừng tập trung trồng được 1.072,8 ha; trồng cây phân tán đạt
20 ha, ngoài ra còn tổ chức trồng cây Duối.
2.2. Thực trạng triển khai dự án tại địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Các hoạt động hỗ trợ của dự án phát triển các làng nghề
Kết hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm các xã của vùng dự án,
Ban quản lý VQG Tam Đảo đã triển khai một số hoạt động để hình thành và
phát triển các làng nghề cho người dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực
tỉnh Tuyên Quang. Dưới đây là một số kết quả đạt được của dự án
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dự án cung cấp miễn phí cho mỗi hộ 2 gốc giống “Măng tre bát độ” để
trồng trong vườn. Trong giai đoạn đầu, 115 hộ thuộc thôn Tân Dân, xã Thiện
Kế, huyện Sơn Dương được chọn tham gia. Sau 2 năm đầu, mỗi gốc cho thu
hoạch bình quân 50kg măng tươi có giá khoảng 5.000 đồng/kg. Các năm tiếp
theo sẽ cho thu hoạch được số lượng nhiều hơn và điều đó còn phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết. Loại cây này phát triển rất tốt và yêu cầu chăm
sóc rất ít. Từ hai gốc giống ban đầu, các hộ có thể nhân giống vô tính và mở
rộng thâm canh.
Huyện Xãƣutiên Thôn
Tên hoạt động
năm 2007- 2008
Số hộ
Sơn
Dương
Thiện Kế
Tân Dân Trồng tre bát độ 115
Kế Tân Trồng trám sấu 117
Thiện Phong Nuôi ong 34
Thiện Tân Làm bể bioga 5
Nhật Tân Câu lạc bộ phụ nữ 190
Kế Tân Trồng luồng Thanh Hóa 19
Ninh Lai
Nhật Tân Trồng mây 136
Hội Tiến Trồng trám sấu 165
Ninh Hoà 1 Nuôi ong 25
Ninh Quý Làm bể bioga 7
Hoàng La 1 Câu lạc bộ phụ nữ 120
Hoàng La 2 Trồng luồng Thanh Hóa 23
Nguồn: Ban quản lý dự án VQG Tam Đảo
Cũng trong cùng năm đó, 117 hộ dân thôn Tân Dân, xã Thiện Kế và
165 hộ thuộc thôn Hội Tiến, xã Ninh Lai được tham gia dự án trồng cây trám
và cây sấu. Mỗi hộ cũng được nhận 2 gốc cây giống về trồng. Thời điểm điều
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tra tháng 12/2008 chúng tôi nhận thấy các cây đều đang sinh trưởng và phát
triển tốt. Các hộ dân đều có ý thức chăm sóc và bảo vệ cẩn thận.
34 hộ thuộc thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế và 25 hộ thuộc thôn Ninh
Hoà 1, xã Ninh Lai được tham gia dự án nuôi ong. Mỗi hộ được nhận 02
thùng ong giống về nuôi. Tuy nhiên, đến thời điểm điều tra, không còn hộ nào
nuôi ong. Nguyên nhân được các hộ cho biết đó là không biết nguyên nhân tại
sao ong bỏ tổ không về nữa.
Có 5 hộ dân thuộc thôn Thiện Tân và 7 hộ thuộc thôn Ninh Quý được
triển khai xây dựng hệ thống bể biogaz. Đây là các hộ có số lượng chăn nuôi
lợn nhiều nhất trong hai xã. Mỗi bể biogaz có giá trị 15 triệu đồng. Khi hoàn
thành, các hộ dân rất phấn khởi và cám ơn dự án bởi hộ đã hoàn toàn xử lý
được một lượng phân lợn rất lớn trong quá trình chăn nuôi. Hơn nữa, hệ thống
còn cung cấp nguồn khí gaz dồi dào để phục vụ đun nấu và thắp sáng. Các hộ
tham gia cho biết nhờ dự án, hộ đã hoàn toàn yên tâm để đầu tư chăn nuôi,
không lo đến vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng phân hàng ngày từ chăn
nuôi đã được xử lý triệt để.
Thôn Nhật Tân có 190 hộ và 120 hộ ở thôn Hoàng La 1 tham gia các
hoạt động của hội phụ nữ. Hội phụ nữ thường xuyên sinh hoạt hàng tháng.
Hội phụ nữ được dự án cho vay vốn 50 triệu đồng/năm. Các hội viên có hoàn
cảnh khó khăn nhất được hội phụ nữ cho vay vốn với số tiền 5 triệu đồng/hộ
để phát triển chăn nuôi lợn. Như vậy, hàng tháng có 10 hộ được vay vốn trên.
Dự án triển khai liên tục trong 1 năm. Sau đó, số tiền thu hồi lại luân phiên
cho các hộ khác vay. Nhờ đó, đã có 38 hộ thoát nghèo trong năm 2009.
Đối với dự án “trồng luồng Thanh Hóa”, thôn Kế Tân có 19 hộ và thôn
Hoàng La 2 có 23 hộ được chọn để tham gia. Các hộ được dự án cấp cho 500
cây giống. Các hộ được chọn có diện tích đồi rộng đủ để trồng hết số cây
giống được cấp. Đến thời điểm điều tra, tất cả các hộ được chọn đều đã trồng
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hết 500 cây giống và chủ động bảo vệ và chăm sóc. Dự kiến sau 4 đến 5 năm
sẽ cho khai thác. Giá trị ước đạt khoảng 10 triệu đồng/hộ. Nếu thành công sẽ
mở ra hướng trồng cây luồng đại trà trên địa bàn.
Có 136 hộ thuộc thôn Nhật Tân được chọn tham gia dự án trồng mây.
Cây mây dễ trồng, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết và sinh trưởng phát
triển rất tốt. Giá bán mây thương phẩm tại thời điểm điều tra là 5.000
đồng/kg. Dự kiến sau 3 năm cây mây mới cho sản phẩm.
Nhận xét: Các hoạt động nói trên mà dự án đã triển khai có tác dụng rất
tích cực trong việc tạo ra các làng nghề mới, tạo ra công ăn việc làm cho lao
động nông nghiệp và cải thiện được thu nhập cho các hộ tham gia. Ngoài ra,
các hộ tham gia còn được tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm để ứng dụng vào
sản xuất của chính mình. Với sự trợ giúp của dự án, các hộ tham gia đã chủ
động đầu tư lao động, tiền vốn vào các hoạt động của dự án, giảm thiểu lao
động nông nhàn và các hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
2.2.2. Thông tin về các hộ điều tra
Toàn bộ thông tin điều tra được cập nhật trong bảng tính excel. Cập
nhật thông thường đối với các dữ liệu là số và mã hoá dưới dạng số hoá đối
với các chỉ tiêu định lượng. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 15 để xử lý
thống kê. Bảng số liệu dưới đây thể hiện các thông tin chung của 150 hộ điều
tra đối với cả hai nhóm hộ.
Thông qua tính toán số liệu thống kê ta thấy độ tuổi trung bình của chủ
hộ thuộc nhóm tham gia dự án là 46,23 tuổi và độ tuổi trung bình của chủ hộ
thuộc nhóm không tham gia dự án là 46,39 tuổi. Kiểm định Mann-Whitney
không thấy có sự khác biệt về tuổi bình quân ở mức xác suất 95% trong mẫu
nghiên cứu.
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.1. Thông tin chung về chủ hộ
Chỉ tiêu
Tham gia
dự án
Không tham
gia dự án
Khác biệt theo kiểm định
Mann
Whitney
Pearson Chi-
Square
Tuổi bình quân chủ hộ
(tuổi)
46,23
(12,98)
46,39
(11,13)
-
Chủ hộ là nam giới
(% trên tổng số)
93,33 86,67
-
Chủ hộ là nữ
(% trên tổng số)
6,67 13,33
Mức độ tiếp cận thông tin thông qua khả năng đọc
sách, báo của chủ hộ (% trên tổng số)
-
- Dễ dàng 85,83% 83,33%
- Khó khăn 8,33% 13,33%
- Không đọc được 5,84% 3,34%
Thuộc dân tộc (% trên tổng số)
-
- Kinh 40,83% 50,00%
- Sán Dìu 30,83% 23,33%
- Dao 22,50% 26,67%
- Khác 5,83% 0,00%
Nhân khẩu và lao động (người)
Nhân khẩu
4,28
(1,34)
4,16
(1,25)
-
Lao động
3,18
(0,46)
3,12
(0,49)
-
Ghi chú:
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2008
1) *, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann-Whitney và
Pearson Chi-Square tại các mức xác suất 95% và 99%.
2) Giá trị trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác
suất 95%.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chủ hộ là nam giới trong nhóm hộ tham gia dự án là 112 hộ chiếm tỷ lệ
93,33% và số lượng chủ hộ là nam giới ở nhóm hộ không tham gia dự án là
26 hộ chiếm tỷ lệ 86,67%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy không có
sự khác biệt về tiêu chí “giới tính” của chủ hộ theo kiểm định Pearson Chi-
Square ở mức xác suất 95%. Như vậy, giới tính của chủ hộ không phải là
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các tiêu chí phân tích khác.
Kiểm định Pearson Chi-Square cũng cho thấy không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê nào đối với tiêu chí : “mức độ tiếp cận thông tin” của chủ hộ
giữa hai nhóm nghiên cứu đối với mẫu điều tra. Tỷ lệ số lượng chủ hộ có khả
năng đọc sách, báo dễ dàng chiếm 85,58% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ
không tham gia dự án là 83,33%.
Từ kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, số lượng chủ hộ là người Kinh trong
tổng mẫu điều tra chiếm tỷ lệ lớn đối với các chủ hộ được hỏi. Với 40,83% số
chủ hộ được hỏi trong nhóm hộ tham gia dự án là người dân tộc Kinh,
30,83% chủ hộ là người dân tộc Sán Dìu; 22,50% người dân tộc Dao; 5,83%
là dân tộc khác. Đối với nhóm hộ không tham gia dự án, có 50,00% số chủ hộ
là người dân tộc Kinh; 23,33% chủ hộ là người dân tộc Sán Dìu; 26,67% là
người dân tộc Dao và 3,34% là các dân tộc khác. Kết quả kiểm định Pearson
Chi-Square cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác
suất 95% đối với tiêu chí “thành phần dân tộc” trong mẫu nghiên cứu đối với
hai nhóm hộ có và không tham gia dự án.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng nhân khẩu giữa
hai nhóm hộ đang nghiên cứu theo kiểm định Mann-Whitney ở mức xác suất
95%. Số nhân khẩu trung bình trong nhóm hộ tham gia dự án là 4,28 khẩu/hộ
và ở nhóm hộ không tham gia dự án là 4,16 nhân khẩu/hộ.
Kiểm định Mann-Whitney cũng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về số lượng lao động giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở mức xác
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
suất 95%. Số lao động trung bình trong nhóm hộ tham gia dự án là 3,18 và ở
nhóm hộ không tham gia dự án là 3,12 lao động/hộ.
Như vậy, thông qua nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về
tuổi bình quân, giới tính, mức độ tiếp cận thông tin, thành phần dân tộc, nhân
khẩu và số lượng lao động bình quân giữa hai nhóm hộ có và không tham gia
dự án. Nguyên nhân có thể do các hộ thuộc hai nhóm nghiên cứu sống rất gần
nhau trong cùng một xã nên không thể hiện được sự khác biệt.
Trình độ học vấn của chủ hộ được tổng hợp và phân tích thông qua
bảng số liệu 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ
ĐVT: Tỷ lệ %
Trình độ học vấn
của chủ hộ
Tham gia
dự án
Không tham
gia dự án
Khác biệt theo kiểm định
Pearson Chi-Square
Chưa tốt nghiệp tiểu học 19,17 23,33
Hệ số Pearson
Chi-Square = 2,15.
p-value = 0,70
Tiểu học 24,17 33,33
Trung học cơ sở 45,00 36,67
Trung học phổ thông 10,00 6,67
Cao đẳng và Đại học 1,67 0,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008
Kiểm định về trình độ học vấn của chủ hộ cho giá trị Pearson Chi-
Square là 2,15 và p-value = 0,70 từ mẫu nghiên cứu cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm hộ ở mức xác suất 95%.
Trong nhóm hộ tham gia dự án, tỷ lệ số lượng chủ hộ chưa tốt nghiệp
tiểu học chiếm 19,17%. Số lượng chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,17%,
tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%. Chỉ có 10% số lượng chủ hộ
tốt nghiệp PTTH và 1,67 số lượng chủ hộ có trình độ Cao đẳng trở lên.
Đối với nhóm hộ không tham gia dự án, tỷ lệ số lượng chủ hộ chưa tốt
nghiệp tiểu học chiếm 23,33% nhiều hơn so với nhóm hộ tham gia dự án . Số
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
99% 100%
100%
80%
Thuộc dự án
không thuộc dự án
63%
60%
36%
40%
17%
20%
8% 8%
7% 3% 3%
0%
Tỷ
lệ
%
của
hộ
gia
đình
Hoạt
động
nông
nghiệp
Hoạt
động
lâm
nghiệp
Làm
công
ăn
lương
Công
việc
không
thường
xuyên
Nghề
tự
do
lượng chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chiếm 33,33%, tốt nghiệp THCS cũng chiếm
tỷ lệ cao nhất là 36,67%. Có 6,67% số lượng chủ hộ tốt nghiệp PTTH. Không
có ghi nhận nào về số lượng chủ hộ có trình độ cao đẳng trở lên.
2.2.3. Nghề nghiệp của chủ hộ
Biểu 2.1. Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu điều tra
ĐVT: Tỷ lệ %
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008
Từ kết quả điều tra cho thấy nghề nghiệp chính của chủ hộ thuộc cả hai
nhóm đều làm nông nghiệp. Với tỷ lệ 99% số lượng chủ hộ thuộc nhóm tham
gia dự án và 100% tỷ lệ số lượng chủ hộ thuộc nhóm không tham gia dự án đã
khẳng định nhận định trên.
Đối với các hoạt động lâm nghiệp, 36% số lượng chủ hộ có các hoạt
động liên quan đến lâm nghiệp trong khi đó có đến 63% số lượng chủ hộ
thuộc nhóm không tham gia dự án tham gia các hoạt động lâm nghiệp. Kiểm
định Pearson Chi - Square cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức
xác suất 95% (xem phụ lục trang 3). Các hộ thuộc nhóm không tham gia dự
án tham gia nhiều hơn vào các hoạt động lâm nghiệp so với nhóm hộ tham gia
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.

Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyLuan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyForeign company
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Foreign company
 
SUstainable devleppment.pdf
SUstainable devleppment.pdfSUstainable devleppment.pdf
SUstainable devleppment.pdf
daohien17
 
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
sividocz
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
Sỹ Trương
 
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
sividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháiLuận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
sividocz
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
tcoco3199
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
sividocz
 
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm NghèoLuận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm. (20)

Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te ThuyLuan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy
 
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1Luan Van  Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
Luan Van Tot Nghiep Thac Sy Kinh Te Thuy 1
 
SUstainable devleppment.pdf
SUstainable devleppment.pdfSUstainable devleppment.pdf
SUstainable devleppment.pdf
 
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
Giải pháp đảm bảo kế sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
 
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
Luận Văn Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An L...
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
Luận Văn Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huy...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháiLuận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Luận Văn Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Ljnhljnh
LjnhljnhLjnhljnh
Ljnhljnh
 
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm NghèoLuận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Cây Trúc Sào Trong Xóa Đói Giảm Nghèo
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam Đảo Đến Sinh Kế Của Người Dân Vùng Đệm.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN VĂN BÁCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế Nông LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN, 2022
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 3. i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LƠ ̀ I CAM ĐOAN Luâ ̣ n văn “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang'' đươ ̣ c thư ̣ c hiê ̣ n tư ̀ tháng 6/2007 đến tháng 8/2009. Luâ ̣ n văn sư ̉ du ̣ ng như ̃ ng thông tin tư ̀ nhiê ̀ u nguô ̀ n kha ́ c nhau . Các thông tin na ̀ y đa ̃ đươ ̣ c chỉ ro ̃ nguô ̀ n gô ́ c , đa số thông tin thu thâ ̣ p tư ̀ điê ̀ u tra thư ̣ c tê ́ ơ ̉ địa phương , sô ́ liê ̣ u đa ̃ đươ ̣ c tô ̉ ng hơ ̣ p va ̀ xư ̉ ly ́ trên các ph ần mềm thống kê SPSS 15. Tôi xin cam đoan ră ̀ ng , sô ́ liê ̣ u va ̀ kê ́ t qua ̉ nghiên cư ́ u trong lu ận văn này là hoàn toàn trung thực v à chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam. Tôi xin cam đoan ră ̀ ng mo ̣ i sư ̣ giu ́ p đơ ̃ cho viê ̣ c thư ̣ c hiê ̣ n luâ ̣ n văn na ̀ y đa ̃ đươ ̣ c ca ̉ m ơn va ̀ mo ̣ i thông tin trong luâ ̣ n văn đa ̃ đươ ̣ c chỉ ro ̃ nguô ̀ n gô ́ c . Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Bách
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, QHQT, Khoa Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Gấm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ, nhân dân các xã Ninh Lai và Thiện Kế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Bách
  • 5. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SINH KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Vấn đề phát triển bền vững được nhận thức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và con người. Năm 1972 tại Hội nghị Xtốckhôm - Thụy Điển khái niệm về phát triển bền vững đã được đề cập đến. Đến năm 1992, với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng các tổ chức phi chính phủ một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững đã được ban hành - Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Tại hội nghị này, Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển đã thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung hiệp định về sự biến đổi khí hậu, quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi đã đánh giá 10 năm thực hiện Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21. Đồng thời đưa ra những mục tiêu trước mắt về phát triển biền vững. Những mục tiêu đó là xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới vấn đề toàn cầu hóa và tác động của nó đối với sức khỏe và phát triển. Các quốc gia tham gia hội nghị đã cam kết xây dựng chiến lược về phát triển bền vững ở mỗi quốc gia trước năm 2005.
  • 6. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tại hội nghị này, Việt Nam đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21
  • 7. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21. Khái niệm phát triển bền vững là một khái niệm mới. Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào được sử dụng một cách thống nhất. Chúng tôi xin nêu ra một số khái niệm về phát triển bền vững của Khoa học môi trường và phát triển bền vững: Theo Ủy ban Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Theo GS.Grima Lino: “Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai” [2]. Cả hai khái niệm này phản ánh mối quan hệ giữa các nhu cầu của con người với những giới hạn về khả năng của môi trường trong việc đáp ứng nhu cầu của con người ở hiện tại và tương lai.
  • 8. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đưa ra quan niệm về phát triển bền vững. “Phát triển bền vững là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại cho thế hệ mai sau” [3]. - Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái môi trường trong tương lai và làm giảm sự đói nghèo. - Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế - xã hội. Như vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu của con người với khả năng đáp ứng của thiên nhiên trong hiện tại và tương lai chính là giải quyết các mâu thuẫn giữa sản xuất với nhu cầu, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Mặt khác, các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước công nghiệp chậm phát triển... Do vậy, khi xem xét nghiên cứu về phát triển bền vững cần phải quan tâm tới cả vấn đề con người, kinh tế, môi trường và công nghệ. Qua đó phân tích sự phát triển bền vững có đạt các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra hay không. Trên lĩnh vực kinh tế, ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững trước hết cần nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, đến lượt nó - người dân sẽ
  • 9. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước, không khí và lương thực. Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất. Phát triển bền vững phải đảm bảo sự phát triển cùng một lúc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trường. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người. 1.1.1.2. Xu hướng phát triển bền vững Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù đề cập muộn, nhưng vấn đề phát triển bền vững được các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là
  • 10. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Pháp... các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường, đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam [4]. "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000)” do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hoá, đã tổng hợp từ nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của ngân hàng thế giới (World Bank) [3]. Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các công trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp (1997)” của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ
  • 11. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tiêu thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là dự báo quốc tế về phát triển [5]. 1.1.1.3. Khái niệm về sinh kế Khái niệm sinh kế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Sinh kế có thể hiểu là bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá..) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Hay nói cách khác, sinh kế là chỉ hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần trong một điều kiện cụ thể về tiềm năng và tài sản. Như vậy, sinh kế của một cá nhân hay cộng đồng người đều có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động của con người mà kết quả của nó là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên [1]. - Một sinh kế bao gồm những tài sản (điều kiện tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến những tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế, chính sách và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Ellis, 2000). - Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa những năm 80 (sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. - Một sinh kế gồm có: Những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục
  • 12. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phỏng theo Chambers, R. And G. Conway (1992) Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21 st century. IDS Discussion Paper 296. Brighton: IDS. Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta có thể hiểu sinh kế bền vững là một sinh kế khi một mặt nó phát huy được tiềm năng của con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Mặt khác, lại có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững trong thực tiễn không khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai mà ngược lại thì nó thúc đẩy sự hoà hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. Theo R. Chamber (1989); T. Reardon, and J.E. Taylor, (1996), một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi đó không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, sinh kế bền vững phải hội tụ đủ những nguyến tắc lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động [1]. 1.1.1.4. Khái niệm về vùng đệm Tại Điều 8 - Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định ghi rõ: "Vùng đệm là vùng rừng, đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; có tác dụng ngăn chặn
  • 13. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân” [6]. Như vậy, vùng đệm phải được xác định trên cơ sở theo ranh giới của các xã nằm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trường quốc doanh tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên nên được đưa vào trong vùng đệm vì những hoạt động của các lâm trường này có ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của cả vùng đệm và khu bảo tồn. Trong những trường hợp như thế, ranh giới vùng đệm không nhất thiết cách đều một khoảng và chạy song song với ranh giới các khu bảo tồn. Xem xét các vùng đệm đã có hiện nay tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập các vùng đệm không theo một khuôn khổ thống nhất. Dù vùng đệm của khu bảo tồn được tạo ra theo hình thức nào, hay khi thành lập khu bảo tồn không nói đến vùng đệm, thì những công việc hàng ngày xẩy ra, do dân cư sinh sống xung quanh khu bảo tồn, tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã buộc các ban quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn phải có những hoạt động liên quan đến việc ổn định cuộc sống của dân cư ở đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên nhiên, giải
  • 14. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn quyết những mâu thuẫn xẩy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của dân lên khu bảo tồn v.v... Đó là những công việc quan trọng mà ban quản lý khu bảo tồn nào cũng phải thường xuyên lo lắng, và không thể bỏ qua được. Các công việc đó thực chất là một trong những công việc quan trọng của việc quản lý vùng đệm. Để giải quyết những vấn đề đặt ra liên quan đến vùng đệm, chúng ta đã tổ chức 3 hội thảo về vùng đệm. Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm VQG Cúc Phương” tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả đã đưa ra định nghĩa vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam như sau: "Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm" [7]. Vùng đệm chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác nằm trong vùng đệm [7]. Định nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào việc bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của chính bản thân vùng đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những người dân sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn. Vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo được xác định nằm trên địa bàn của 27 xã và thị trấn thuộc 6 huyện và 3 tỉnh, cụ thể là: - Tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Hợp Hoà, Kháng Nhật, và Hợp Thành thuộc huyện Sơn Dương. - Tỉnh Vĩnh Phúc: Bao gồm các xã Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Đại Đình, Tam Quan thuộc huyện Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo; xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên; và xã Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh.
  • 15. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tỉnh Thái Nguyên: Bao gồm các xã Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Văn Yên, Hoàng Nông, Phú Xuyên, La Bằng, Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Yên Lãng và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Thuận và Thành Công thuộc huyện Phổ Yên. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.2.1. Thông tin chung về tổ chức GTZ Tổ chức German Agency for Technical Cooperation or Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) là một tổ chức thuộc chính phủ Đức hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ của GTZ là chuyển giao khoa học, công nghệ góp phần tác động tích cực vào sự phát triển về kinh tế, sinh thái và xã hội đối với các nước đối tác; góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân ở 130 nước đối tác. Trong đó, chủ yếu góp phần duy trì sự phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên [17]. Hoạt động của tổ chức GTZ được bảo hộ bởi các cơ quan chính phủ của Đức, như Bộ hợp tác Kinh tế phát triển Đức (BMZ); chính phủ các nước hợp tác và Ủy ban Châu Âu (European Commission), tổ chức Liên Hợp Quốc (United Nations) và Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng như các tổ chức cá nhân khác. GTZ đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1993 và hiện đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai hơn 20 chương trình dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Hiện tại, hoạt động hợp tác kỹ thuật của GTZ tại Việt Nam tập chung vào ba lĩnh vực chính: Phát triển kinh tế bền vững, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Chăm sóc sức khoẻ và lĩnh vực đan xen giảm nghèo. 1.1.2.2. Một số hoạt động của tổ chức GTZ trên thế giới TạiIndonesia: Dự án cung cấp nước sạchcho nông thôn tạiNusa Tenggara.
  • 16. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Timur and Nusa Tenggara Barat. Dự án thực hiện từ tháng 7/2002 đến tháng 12/2008 [22]. Nội dung của dự án: Rất nhiều các khu vực nông thôn của các tỉnh miền Đông và miền Tây của tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat của Indonesia chưa được cung cấp nước sạch. Hiện tượng thiếu nước trầm trọng trong 8 tháng mùa khô thường xuyên sảy ra, gần như không có quá trình xử lý nước thải và điều kiện vệ sinh yếu kém đã làm tăng nhanh số người bị mắc bệnh tật, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu vực. Mục tiêu của dự án: Người dân địa phương tổ chức tự cung cấp hệ thống nước sạch độc lập dựa trên cơ sở có thể thực hiện được. Chính quyền địa phương thực hiện theo sự thành công về tổ chức và quản lý theo chiến lược, kế hoạch và phổ biến cách làm của họ cho những địa phương khác. Thực hiện: Dự án được tài trợ bởi ngân hàng phát triển KfW. KfW có trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trong khi đó GTZ liên kết với các thành viên địa phương trở thành người đứng ra quản lý, xác nhận sự cải thiện về hệ thống cung cấp nước tại địa phương. Huấn luyện cách đo lường và cung cấp thông tin về cung cấp nước tại địa phương là cơ sở cho họ quản lý hệ thống cung cấp nước cả trên phương diện khoa học và tài chính và thực hiện nó một cách độc lập. Trong trường hợp này, họ trở nên tốt hơn khi nắm được tình hình về thực tế cải thiện vệ sinh và sự bảo tồn các tài nguyên. Dự án cũng chuẩn bị cho lãnh đạo địa phương đối với luật để quản lý việc cung cấp nước một cách chính xác và phương pháp để bảo tồn tài nguyên. Kết quả đạt được: Đến tháng 10/2005, trên mỗi huyện đã có 10 đơn vị quản lý và 40 tổ chức sử dụng nước tuân thủ theo luật của từng cấp tại địa phương. Đơn giản
  • 17. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn việc cung cấp nước chính xác theo kế hoạch và được xây dựng với sự tham gia của người dân. Người sử dụng nước máy có thể quản lý tài chính và chi phí độc lập. Trung bình mỗi ngày lượng nước cung cấp tăng tới 40 lít/người/ngày. Người dân tham gia cho biết tốt hơn về tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân khi dùng nước. Những người trong nhóm sử dụng nước thường xuyên thảo luận về bảo tồn tài nguyên trong các cuộc họp và thực thi giảm ô nhiễm đến nguồn tài nguyên nước. Tại Thái Lan: Dự án GTZ tập trung Quản lý hệ thống thông tin để hạn chế ô nhiễm Công nghiệp. Dự án thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 5/2007. Nội dung: Các cơ quan của chính phủ thiếu những thông tin chính xác về ảnh hưởng đối với môi trường bởi quá trình công nghiệp hoá và đó chính là cơ hội lớn để cải thiện trong năng lực quản lý khí thải công nghiệp. Mục tiêu: Đến khi kết thúc dự án, các cơ quan của chính phủ đưa ra chính sách và thước đo và được thực hiện theo các bước sau: Cơ sở dữ liêụ về môi trường công nghiệp (Không khí, nước, rác thải..) đối với khu vực đã lựa chọn là phải được ứng dụng thực tế. Nhu cầu về việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin cho các khu vực được lựa chọn của các công ty vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả sinh thái. Phương thức tiếp cận: Tất cả các hoạt động của dự án nhằm giới thiệu hệ thống thông tin hiện đại như cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn tại các nhóm mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ đầu tiên là thực thi một hệ thống thông tin về môi trường tại Cục công nghiệp để theo theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả khí thải công nghiệp. Hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ các báo cáo và từ chính
  • 18. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn các nhà máy. Gần đây, các dữ liệu này được báo cáo và xử lý theo định dạng tương tự (trên giấy). Kết quả là việc giới thiệu Hệ thống thông tin môi trường (MIS) ban đầu lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các cải cách có liên quan và của các quy trình xét duyệt. Hơn thế nữa việc này còn giúp cho Cục công nghiệp có thể kiểm tra độ tin cậy của các dữ liệu được báo cáo một cách liên tục và kiểm soát, phân tích sự phát triển của các vấn đề môi trường công nghiệp theo từng lĩnh vực và khu vực. Các dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp sẽ cung cấp một cách cơ bản cần thiết cho việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp. Theo quan điểm của lĩnh vực công nghiệp, hệ thống sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng cung cấp từ Cục công nghiệp. Nhiệm vụ thứ hai tập trung vào việc thực hiện về hệ thống thông tin môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã lựa chọn. Đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, hệ thống thông tin môi trường là một công cụ hoàn toàn mới. Có rất ít công ty có kinh nghiệm về hệ thống thông tin môi trường. Hệ thống của hộ tập trung chính vào các vấn đề về tài chính, như là sự chiếm lĩnh về nguồn vật chất. Nhiệm vụ chính thứ ba: Các hệ thống của nước này tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến kế toán, như việc mua các vật liệu thô và buôn bán. Hệ thống quản lý thông tin được dự án phát triển và thúc đẩy sẽ chú trọng vào phân tích dòng nguyên liệu và cung cấp những thông tin có giá trị cho những nhà hoạch định, nhằm cải thiện tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của các công ty. Yếu tố sau sẽ là mấu chốt để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai và sử dụng hiệu quả những hệ thống như vậy. Mặc dù ban đầu chỉ có vài công ty trong các phân ngành được lựa chọn sẽ giới thiệu MIS, nhưng các công ty khác chắc chắn sẽ theo sau. Nhiệm vụ chính thứ ba nêu lên thực tại rằng cho đến nay, hầu như không có dịch vụ tư vấn sở tại liên quan đến MIS nào cho các SME Thái Lan. Những dịch vụ này
  • 19. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sẽ rất quan trọng nhằm đảm bảo tính bền vững của kết quả thứ 2, vì các SME sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn trong việc triển khai và sử dụng đầy đủ những hệ thống này. Do vậy, dự án sẽ triển khai một chương trình đào tạo và đánh giá cho những tư vấn viên địa phương và khuyến khích họ hỗ trợ quá trình triển khai MIS trong 2 phần ngành được lựa chọn. Có thể giả định rằng các tư vấn viên địa phương sẽ muốn tham gia. Hơn nữa, các tư vấn viên sẽ muốn mở rộng dịch vụ của họ tới các ngành công nghiệp khác[23]. Tại Trung Quốc: Nội dung: Trong những năm qua Chính phủ Trung Quốc đã giành nhiều công sức nhằm cải thiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, những vấn đề rất nghiêm trọng vẫn còn có nhiều tồn tại trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt là về lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thị trường Trung Quốc. Không biết phải làm thế nào cũng như phải tuân theo công nghệ nào thì mới đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Việc tích trữ, bảo quản và hệ thống phân phối không được phát triển. Các vấn đề nhiễm khuẩn và nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và nhiễm một số kim loại nặng cho thấy kết quả là những thất bại, những rủi ro sức khoẻ đáng quan tâm đối với người tiêu dùng và dẫn tới sự bài trừ những sản phẩm thức ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc trên nhiều thị trường thế giới. Mục đích: Dự án nhằm mục đích cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách tiếp cận: Trong những năm qua, một số nghiên cứu đáng chú ý đã được thực hiện một cách kỹ lưỡng đó là cần phải thiết lập một điều gì đó đáng phải làm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Dự án nhằm mục đích đưa ra những luận chứng còn hạn chế để tìm ra các giải pháp có thể đạt được.
  • 20. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhà nước nên phác thảo và thực thi một hệ thống quản lý để đảm bảo rằng các xí nghiệp tự có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Như vậy, hệ thống thông thường bao gồm những yếu tố sau: Đánh giá rủi ro để xác định xem có bao nhiêu người bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng nếu một công ty bán ra các sản phẩm bị nhiễm độc. Dựa vào đánh giá rủi ro này, một hệ thống quản lý rủi ro sẽ được thiết kế và triển khai. Điều này có thể cũng đòi hỏi sự điều chỉnh một số quy tắc hành chính nhất định. Một phần là sự giám sát theo hoạch định của các sản phẩm của các doanh nghiệp. Một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quản lý rủi ro là hệ thống khẩn cấp cho phép việc nhận dạng và xóa bỏ tất cả các sản phẩm bị nhiễm độc khỏi hệ thống phân phối ngay khi mẫu xét nghiệm cho thấy có gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng. Dự án GTZ sẽ tập trung và các sản phẩm được lựa chọn (hoa quả, rau và thịt lợn) của 3 hạt của tỉnh Hebei và sẽ xem xét toàn bộ chuỗi từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ. Thời gian triển khai dự án từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 4 năm 2010 [24]. 1.1.2.3. Một số hoạt động của GTZ triển khai tại Việt Nam a. Các dự án của GTZ triển khai tại khu vực phía Nam1 Như trên đã trình bày, hoạt động chủ yếu của GTZ tại Việt Nam chủ yếu tập trung trên ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo. Chính vì vậy, chúng tôi tập trung nêu khái quát những dự án trên ba lĩnh vực mà GTZ đã triển khai tại Việt Nam, bước đầu đã đem lại những kết quả. * Thứ nhất, Dự án Phát triển nông thôn Đắk Lắk bắt đầu triển khai năm 2003. Dự án này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I tập trung huy động sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế ở địa 1 Số liệu do Văn Phòng đại diện GTZ tại Đắk Lắk cung cấp
  • 21. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phương. Giai đoạn II là giới thiệu phương pháp lập kế hoạch phát triển chung dựa theo nhu cầu để phân phối nguồn lực. Khâu đột phá trong việc triển khai dự án nhằm điều chỉnh khung pháp lý để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên là cải thiển căn bản điều kiện văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Để thực hiện mục tiêu trên, GTZ đã triển khai các hoạt động hỗ trợ giới thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia trong giao đất, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng. Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan liên quan xây dựng và thí điểm các thủ tục hành chính và tài chính cần thiết để thể chế hóa thủ tục và nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh. Cùng với các cơ quan khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT và với sự tham gia của nông dân là dân tộc thiểu số vùng nông thôn. Dự án đã triển khai thí điểm và phổ biến các mô hình canh tác đất dốc và chăn nuôi gia súc phù hợp. Đồng thời giới thiệu các phương pháp khuyến nông có sự tham gia và hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín dụng quy mô nhỏ nhằm tạo cơ hội tăng thu nhập thêm cho người dân. Mặt khác, GTZ cũng đẩy mạnh việc xúc tiến xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và chế biến và tiêu thụ thông qua xây dựng chuỗi giá trị: Hợp tác công - tư. Đồng thời, dự án tập trung vào việc đào tạo, huấn luyện cho cán bộ ở các cơ quan và tổ chức cấp xã, huyện, tỉnh có liên quan về qui trình, mô hình, phương án thực hiện... Dự án đã được thực hiện thí điểm ở 4 xã của huyện Lak và Ea H’Leo. Phân bổ tài chính công cho các buôn người dân tộc thiểu số ở 2 huyện mục tiêu vùng dự án (Lak và Ea H'Leo) tăng từ 23 tỉ đồng (tương đương khoảng 1,15 triệu Euro vào năm 2005) lên 35 tỉ đồng (tương đương 1,75 triệu Euro). * Thứ hai, Dự án Bảo vệ môi trường và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Đắk Nông2. 2 Theo Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông
  • 22. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày 16/4/08 tại Hà Nội, Tiến sĩ Guenter Riethmacher, Giám đốc Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức tại Việt Nam (GTZ Vietnam) đã ký kết các văn bản thoả thuận thực hiện Dự án Bảo vệ Môi trường và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Nông với Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, do ông Đỗ Thế Nhữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông làm đại diện. - Mục tiêu của Dự án: + Cải thiện sự tham gia của người dân nghèo ở nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Đắc Nông. Hướng đi của dự án sẽ tập trung vào việc cải thiện nông nghiệp vùng cao, đưa vào áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, chú trọng phương pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng… để các hộ dân và người dân tộc thiểu số cùng thực hiện. Phương pháp này cũng sẽ được nhân rộng trên toàn tỉnh. Không chỉ góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia, dự án còn giúp xây dựng các phương pháp và cách tiếp cận mới để thực hiện ở cấp trung ương và tỉnh. Kết quả của dự án không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ phát triển mà còn tác động đến được với đời sống người dân. + Về phía UBND tỉnh Đắk Nông, Phó Chủ tịch Đỗ Thế Nhữ nêu rõ, với gần 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, 35% dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số nghèo, Đắk Nông nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên gắn với sản xuất kinh doanh. Dự án Bảo vệ môi trường và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn đối với tỉnh Đắk Nông, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh. UBND tỉnh Đắk Nông cam kết tổ chức thực hiện đúng các cam kết trong dự án đồng thời thành lập một Ban Chỉ đạo của tỉnh để giám sát và thực hiện.
  • 23. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn . * Thứ ba, Kết hợp Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang3 Dự án sẽ tập trung triển khai hoạt động tại ba trọng điểm của Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang mà đã được UNESCO công nhận năm 2006, gồm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và khu vực rừng phòng hộ ven biển thuộc Kiên Lương và Hòn Chông. Mục tiêu của Dự án là quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang và cải thiện quản lý các khu rừng phòng hộ. Giai đoạn đầu của Dự án sẽ đặt trong tâm vào quản lý hiệu quả các khu rừng phòng hộ và rừng ven biển. Một số khảo sát ban đầu sẽ được thực hiện để điều tra động thực vật trong vùng lõi các vườn quốc gia và các khu rừng phòng hộ ven biển. Đây sẽ là cơ sở để giám sát tác động của Dự án cũng như việc triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức. Các nhóm đối tượng của Dự án gồm người dân nghèo sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc rừng phòng hộ ven biển, đất ngập nước và các khu bảo vệ cũng như cán bộ trực thuộc các vườn quốc gia, các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh và huyện. Tham gia Dự án còn có người dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa phương và các cơ quan đoàn thể. Dự án sẽ giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo thông qua các cơ hội cải thiện và đa dạng sinh kế, đặc biệt cho người dân các dân tộc thiểu số như người Khmer và phụ nữ. Lợi ích trực tiếp của Dự án là sự phối kết hợp giữa các bên tham gia được cải thiện. Sẽ tổ chức những hội thảo với các bên tham gia để tiến hành lập kế hoạch cho các chiến lược quản lý, và cùng phối hợp với Dự án Quản lý 3 Theo tác giả Phạm Trung Thủy, Luận văn “Nghiên cứu tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”.
  • 24. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng để chia sẻ thông tin và áp dụng rộng rãi cho các hệ sinh thái khác nhau của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đầu ra của Dự án gồm: + Đa dạng sinh học động, thực vật được đánh giá tại các điểm nóng + Các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ sinh quyển được hoàn thiện + Năng lực và kiến thức kỹ thuật cho các cơ hội tạo thu nhập, gồm cả kiến thức thị trường được cải thiện + Nâng cao nhận thức về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên + Xây dựng được các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu Dự trữ Sinh quyển + Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý nước tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng + Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng cho Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc + Năng lực lập kế hoạch, thiết kế và quản lý dự án được cải thiện. Tổng số tiền viện trợ 2 triệu Euro, chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. * Thứ tư, Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm thông qua việc phát triển các mô hình đồng quản lý các vùng ven biển bền vững, quản lý rừng ngập mặn thích ứng với sự biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng một khuôn khổ chính sách điều tiết. Chương trình sẽ được hỗ trợ thông qua xây dựng các đề án tài trợ bền vững cho các dịch vụ môi trường, cung cấp bởi các vùng đất ngập nước ven biển. Để bảo vệ và quản lý vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp dụng Phương pháp Hệ Sinh Thái, một chiến lược để quản lý tổng hợp đất,
  • 25. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm hỗ trợ bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hợp lý. - Mục tiêu dự án: Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo cho những người nghèo được hưởng lợi cả về kinh tế và sinh thái từ việc quản lý và sử dụng các vùng ven biển bền vững. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007 - 2010) là hỗ trợ việc cùng quản lý vùng ven biển giữa những người sử dụng nguồn tài nguyên (người dân địa phương, những người nuôi tôm) và chính quyền địa phương. - Các nhóm đối tượng của dự án là những người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển. Nhóm này bao gồm những người không có đất canh tác, phụ thuộc vào việc thu gom các nguồn tài nguyên chẳng hạn như cua, các loài động vật thân mềm, cá và mật ong để sinh sống cũng như những người nuôi tôm, phụ thuộc vào nguồn nước ven biển không bị ô nhiễm. b/ Các dự án của GTZ tổ chức tại phía Bắc4 * Tại Hòa Bình - Nội dung dự án: + Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch phát triển rừng cho cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, xã để có đủ trình độ tư vấn hướng dẫn cho các chủ rừng tư nhân và cộng đồng thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu của dự án. + Xây dựng mô hình điểm về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiết lập các hoạt động về quản lý bền vững diện tích rừng hiện có tại thôn bản của 04 huyện của mỗi tỉnh (ít nhất mỗi Huyện 01 mô hình được thực hiện có hiệu quả). + Nâng cao năng lực phát triển thể chế và tổ chức trong quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã. 4 Số liệu do Văn phòng dự án GTZ cung cấp
  • 26. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Mục tiêu chính cần đạt là: + Nâng cao năng lực cho hệ thống các đối tác của dự án. + Cải thiện năng lực tổ chức và phát triển thể chế về quản lý rừng tại cấp tỉnh, huyện và xã trong vùng dự án. + Phát triển mô hình thí điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và thiết lập các hoạt động bền vững diện tích rừng hiện có tại hai tỉnh Hoà Bình - Sơn La. Tổng số tiền viện trợ không hoàn lại là 2 triệu Euro. Thời gian thực hiện dự án: Từ 5/2007 - 5/2010. * Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng Bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức hội thảo, và hỗ trợ tài chính, dự án hoạt động nhằm tăng cường cơ chế lập kế hoạch cấp huyện và xã theo đường hướng sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vườn quốc gia, dự án hỗ trợ việc lập kế hoạch của địa phương và các cơ quan thực hiện việc lập “kế hoạch phát triển bền vững kinh tế vùng đệm”. Mục tiêu tổng thể của kế hoạch là phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc của người dân trong vùng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia. Thêm vào đó, dự án còn xây dựng “Quy hoạch phát triển du lịch” cho vùng dự án. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trường trong khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, từ đó xây dựng và phát triển một ngành du lịch mang tính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của nhân dân địa phương.
  • 27. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngoài ra, dự án GTZ hỗ trợ ban quản lý vườn quốc gia tăng cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vườn mà còn tái sinh và bảo tồn các loài động thực vật đang bị đe dọa. Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm, chia làm 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu thực hiện trong 3 năm và giai đoạn cuối trong 2 năm. Giai đoạn 1 của dự án tính từ 10/2007 đến 10/2010. 1.1.2.4. Thực trạng triển khai tại vùng đệm VQG Tam Đảo Dự án Phát triển rừng Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (gồm ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên) do GTZ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện từ năm 2006 đến 2009 gồm có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 của dự án đã được thực hiện trong giai đoạn 2003-2006, phía Đức đã tài trợ 1,79 triệu euro, được thực hiện tại 26 làng thuộc 8 huyện của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với mục tiêu phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ thiên nhiên môi trường. Giai đoạn 2: Ngày 4/7/07 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các cơ quan ban ngành, ông Guenter Riemacher - Giám đốc văn phòng đại diện Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội và TS.Lê Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Bản thỏa thuận thực hiện dự án Quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm - giai đoạn 2 từ tháng 10/2006 - 9/2009. Theo đó, giai đoạn này của Dự án sẽ tập trung vào 3 nội dung chính như: Tiếp tục hoàn thiện, phổ biến các khái niệm và phương pháp luận về lập kế hoạch sử dụng tài nguyên bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kế hoạch ngành; Nâng cao đời sống người dân thông qua việc giới thiệu các kỹ thuật bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với lợi ích kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi; Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá đối với tác động từ các biện pháp bảo tồn tự nhiên ở VQG Tam Đảo.
  • 28. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CHLB Đức viện trợ không hoàn lại 2 triệu euro cho dự án Quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm - giai đoạn 2 [17]. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá 1.2.1.Các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Tam đảo đến sinh kế người dân Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, nội dung chủ yếu đề tài cần nghiên cứu là: - Sự tác động của dự án đến sinh kế người dân các xã thuộc Huyện Sơn Dương thuộc khu vực vùng đệm như thế nào; - Sự chênh lệch về đời sống (vật chất, tinh thần) giữa các hộ tham gia dự án với khu vực hộ dân không tham gia dự án như thế nào; - Mức thu nhập và rủi ro về phương thức sống sau khi dự án kết thúc đối với các hộ dân tham gia dự án như thế nào; - Sự khác biệt về nhận thức của người dân tham gia dự án với không tham gia dự án về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ rừng và vấn đề môi trường; - Sự đầu tư về kết cấu hạ tầng có tác động như thế nào đến sinh kế của người dân khu vực vùng đệm; - Thái độ của người dân đã tham gia dự án, khả năng triển khai và tổ chức thực hiện các mục tiêu dự án đề ra của người dân; - Sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương trong bảo vệ tài nguyên rừng... 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Để có căn cứ thực tiễn trong nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu bằng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khai thác tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi
  • 29. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trường, Phòng Thống kê, Phòng Nội vụ và các phòng ban khác của Huyện Sơn Dương. Các số liệu có liên quan đến các mặt đời sống xã hội của Huyện Sơn Dương do Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch,... cung cấp. Nguồn số liệu được tổng hợp, so sánh và phân tích có chú thích rõ ràng. Đảm bảo cơ sở thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu. - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra trên mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi chuẩn bị trước. Đề tài đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu, với tổng số 150 phiếu điều tra. Trong đó, 120 phiếu tiến hành điều tra, phỏng vấn đối với các hộ nông dân tham gia dự án và nhóm hộ nông dân không tham gia dự án là 30 hộ. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Trên cơ sở mục tiêu đề tài đặt ra, dựa trên các mẫu phiếu điều tra đã có những chỉ tiêu xây dựng sẵn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên hộ nông dân. Trước hết, tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống các chỉ tiêu theo nhóm các câu hỏi xem đã phù hợp chưa, nội dung cần điều tra có khả năng đáp ứng không. Sau đó, tiến hành điều chỉnh nội dung câu hỏi trên mẫu phiếu điều tra để tiến hành điều tra. Phương pháp thực hiện là lựa trọn một thành viên trong hộ gia đình tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Các tiến hành như vậy sẽ đem lại những thông tin có tính chính xác và tin cậy. Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về sản xuất nông nghiệp của gia đình: Chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
  • 30. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình. 2. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ. 3. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 4. Nhóm thông tin về các nguồn thu nhập của hộ. 5. Nhóm thông tin về hiện trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên từ rừng quốc gia, rừng trồng của hộ. 6. Nhóm thông tin đánh giá tác động của các hoạt động hiện nay đến sinh kế của người dân. 7. Nhóm thông tin về các hoạt động hỗ trợ của dự án tại vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hộ dân trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. * Mục tiêu chọn mẫu điều tra Tiến hành khảo sát, điều tra nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện và chính xác về đời sống, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận thức về
  • 31. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vấn đề bảo vệ và trồng rừng, vấn đề bảo vệ môi trường... của các hộ dân tham gia dự án và không tham gia dự án trên địa bàn để từ đó có cơ sở thực tiễn đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân khu vực vùng đệm mà đề tài nghiên cứu. * Cơ sở chọn mẫu điều tra Với phương pháp điều tra ngẫu nhiên, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra trên 2 xã thuộc Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang. Đó là, xã Ninh Lai và Thiện Kế. Đây là hai xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo đang được dự án triển khai rất nhiều các hoạt động để phát triển sinh kế cho người dân. Chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ từ danh sách các hộ tham gia dự án và 30 hộ không tham gia dự án tại hai xã trên. Theo như danh sách mà chủ tịch hai xã cung cấp, cứ cách 5 hộ chúng tôi chọn ra một hộ cho cả hai nhóm có và không tham gia dự án để làm danh sách điều tra. 1.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, các số liệu thu thập sẽ được tiến hành sử lý trên chương trình Excel 2007 của Microsoft đảm bảo chính xác và có độ tin cậy cao. Sử dụng phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS 15.0 (Statistical Package For Social Sciences) để xử lý thống kê và xem xét mối tương quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu đồng thời kiểm định các giả thiết thống kê định lượng, định tính trong mô hình phân tích theo mục tiêu đề tài đặt ra. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá - Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.
  • 32. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập... giữa các hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. - Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên cứu là làm cho sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm tăng lên [8]. Tác giải đã phân tổ các hộ điều tra theo tiêu chí: Có tham gia dự án và không tham gia dự án để tiến hành phân tích đánh giá xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai nhóm hộ như: Đất đai, thu nhập bình quân, tuổi bình quân của chủ hộ... Ngoài ra, tác giả còn phân tổ số liệu theo các tiêu chí định tính: Trình độ văn hoá, có và không tham gia dự án, đánh giá mức độ các hoạt động gây ô nhiễm tại địa phương... của chủ hộ để phân tích đánh giá các yếu tố theo đa chiều. - Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội cho tương lai. Đó là dự báo về thu nhập từ rừng... giữa hai nhóm hộ. 1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực duy trì và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên để xây dựng phương pháp thực hiện và tổ chức điều tra đạt kết quả cao. 1.2.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu Sử dụng các chỉ số trong phân tích sinh kế để đánh giá, so sánh sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong cùng một khu vực giữa và trong cùng một thời điểm giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Đó là các chỉ số: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính.
  • 33. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sử dụng phần mềm SPSS 15 để xử lý số liệu thống kê, tính toán các chỉ tiêu như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai... và để kiểm định các chỉ tiêu phân tích định tính và định lượng trong đề tài nghiên cứu. 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá a) Đánh giá về thu nhập - Đánh giá thu nhập của các hộ nông dân thuộc nhóm tham gia dự án và nhóm không tham gia dự án trong vùng đệm từ các nguồn cụ thể sau: + Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè, hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Lợn, gia súc, gia cầm. + Thu nhập từ ngành nghề: Thợ xây, thợ hàn, buôn bán nhỏ, giáo viên, công nhân... + Thu nhập từ trồng và khai thác rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam ... - Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, tác giả phân tích để thấy được sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập của hai nhóm hộ. Từ đó thấy được sự tác động từ dự án đối với sinh kế của người dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. b) Đánh giá nhận thức của người dân về bảo vệ rừng - Nhận thức của người dân giữa hai nhóm hộ nông dân tham gia dự án và không tham gia dự án về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc giữ vững và tăng lên về số lượng, chất lượng của nguồn nước, về sự phát triển kinh tế - xã hội. - Nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc chống xói mòn tài nguyên đất đai giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.
  • 34. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nhận thức về môi trường và ô nhiễm môi trường khu vực mà hộ đang sinh sống “vùng đệm”. - Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ con cháu mai sau. c) Hệ thống chỉ tiêu xem xét tác động của dự án đến sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án. d) Đánh giá về nguồn lực tự nhiên - Chất lượng đất đai có được bảo vệ và cải thiện như thế nào. - Chất lượng và số lượng nguồn nước có được cải thiện hay không? - Nguồn lợi về tài nguyên rừng? - Sự chăn thả gia súc.. - Bảo vệ và khai thác nguồn lợi khoáng sản. e) Đánh giá về nguồn lực con người - Sự hiểu biết và nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên rừng. - Sức khoẻ - Các kỹ năng trong lao động sản xuất, quản lý... - Sức lao động sẵn có. f) Đánh giá về nguồn lực xã hội - Sự tuân thủ về luật pháp - Sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích - Khả năng lãnh đạo - Dòng tộc và tôn giáo - Các tổ chức xã hội. g) Đánh giá về nguồn lực vật chất - Tài sản của các hộ gia đình - Phương tiện, công cụ để sản xuất nông nghiệp - Cơ sở hạ tầng: Đường xá, trường học, bệnh viện...
  • 35. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vườn cây h) Đánh giá về nguồn lực tài chính - Thu nhập - Tiết kiệm i) Sử dụng các hệ số Kiểm định thông qua phần mềm SPSS 15 - Hệ số kiểm định Mann Withney: Sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định lượng như: Thu nhập, chi phí bình quân giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở các mức xác suất 95% và 99%. - Hệ số kiểm định Pearson Chi-Square, Wilcoxon: Sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định tính như: Trình độ văn hoá, giới tính, thành phần dân tộc,... giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở các mức xác suất 95% và 99%.
  • 36. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN TẠI VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO KHU VỰC HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Sơn Dương là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang; có vị trí địa lý từ 21030' đến 21050' độ vĩ Bắc, từ 105015' đến 105035' độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn; phía nam và phía tây nam giáp ba huyện Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía đông giáp hai huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên). 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình Sơn Dương khá phức tạp. Rừng núi chiếm tới ba phần tư diện tích toàn huyện và chi phối điều kiện tự nhiên bởi bốn dãy núi lớn: hai dãy núi Hồng và Tam Đảo (phía đông - bắc) theo hướng bắc - nam tạo thành ranh giới giữa Sơn Dương và Thái Nguyên, dãy núi Sáng (phía nam) chạy từ đông sang tây là ranh giới giữa Sơn Dương và Vĩnh Phúc. Dãy núi Bầu - Lệch theo hướng đông nam - tây bắc kéo dài từ Sơn Nam đến Đông Thọ chia huyện thành hai khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khác biệt. Phía Bắc mang đậm nét địa hình miền núi với nhiều núi đá, núi đất cao hiểm trở, xen kẽ là các thung lũng nhỏ. Phía nam chủ yếu là núi đất, địa hình mang dáng dấp của vùng thượng trung du. Sơn Dương có nhiều sông, suối, ngòi. Lớn nhất là sông Lô chảy qua 8 xã từ Vĩnh Lợi đến Lâm Xuyên, phân cách qua ba huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ) và sông Phó Đáy chảy trong nội địa theo
  • 37. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hướng bắc - nam qua 12 xã, thị trấn từ xã Trung Yên đến xã Ninh Lai. Ngoài ra, còn có những suối, ngòi nổi tiếng như Suối Lê, Ngòi Thia, Ngòi Khổng, Ngòi Lẹm, Ngòi Xoan… Đây là những nguồn nước quan trọng, tác động lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng. 2.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Dương năm 2008 Tổng diện tích tự nhiên có 789,26 km2 ; trong đó, đất nông nghiệp là 195,77 km2 chiếm 24,80%, đất lâm nghiệp có 396,81 km2 chiếm 50,27%, còn lại 24,93% là các loại đất khác. Tình hình sử dụng đất năm 2008 TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích (đơn vị ha) Ghi chú 1 Đất nông nghiệp 19.254,8 Giảm 31 ha so với năm 2006 2 Đất trồng công nghiệp - Đất trồng chè - Đất trồng mía 1.402,9 4.223,2 3 Đất lâm nghiệp - Trồng rừng tập trung - Trồng cây phân tán - Trồng Duối theo dự án 1.092,8 1.072,8 20 238 Tăng 29,3% so với năm 2007 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Dương 2.1.1.4. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,80C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.627mm. Tuy ít bị ảnh hưởng trực tiếp của những cơn bão lớn nhưng Sơn Dương lại hay có gió lốc, mưa đá và lũ quét. Sự đa dạng về địa hình đã đem lại cho Sơn Dương sự phong phú về các loài động vật và thực vật. Những năm giữa thế kỷ XX trở về trước, trên địa bàn huyện có nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu; các loại cây dược liệu
  • 38. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn có giá trị như ba kích, thiên niên kiện, trầm hương, sa nhân…; các loài muông thú quý như hươu, gấu, trăn, tắc kè, lợn rừng. Dưới lòng đất, những khoáng sản như: thiếc, đồng, chì, cao lanh… đã được phát hiện và khai thác. Thổ nhưỡng Sơn Dương khá màu mỡ, thích hợp cho việc phát triển các cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn… và một số cây lâm nghiệp, công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: mía, lạc, đỗ tương… 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội5 Về tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang năm 2008 có thể khái quát ở những nét cơ bản sau: - Tổng thu ngân sách của địa phương năm 2008 là 29.389,1 triệu đồng. Chi ngân sách đảm bảo tiến độ, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị dự toán. - Xây dựng và qui hoạch phát triển giáo dụ đến năm 2010, định hướng đến 2020. Trong đó, huyện tập tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Trên lĩnh vực văn hóa cũng có bước phát triển. Năm 2008, huyện tiếp tục duy trì 19 nhà văn hóa xã, trung tập cụm xã; 24/32 trạm truyền thanh cơ sở xã, thị trấn; tổ chức hội nghị biểu diễn các chương trình văn hóa từ cơ sở đến huyện; biên tập 15 chương trình thông tin cổ động. Về hoạt động xã hội cũng có những bước khởi sắc. Huyện đã hoàn thành và sửa chữa 525/565 nhà cho hộ nghèo có nhà ở tạm với tổng kinh phí là 2.590,4 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,8%. Giúp đỡ và tổ chức xuất cảnh lao động cho 542 người, chờ xuất cảnh 106 người, học giáo dục định hướng 18 người... so với kế hoạch đặt ra là vượt chỉ tiêu. Công tác dân số, y tế, gia đình và trẻ em cũng được quan tâm đúng mức. Năm 2008, huyện đã tổ chức tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực 5 Số liệu do Văn phòng UBND huyện Sơn Dương cung cấp
  • 39. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phẩm; tổ chức khám, chữa bệnh cho 246,261 lượt người. Trích 101.984.000 đồng “Quỹ bảo trợ trẻ em huyện”, hỗ trợ 115 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tặng quà 05 trường Mầm non và 11 lớp khuyết tật... Trong năm 2008, huyện đã tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho 14.368 lượt người; ký cam kết bảo vệ rừng với 9.538 lượt hộ gia đình. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra, xử lý 156 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Triển khai cắm mốc phân loại 3 loại rừng ngoài thực địa... 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 317,2 tỷ đồng, đạt 106,9% kế hoạch, tăng 35% so với năm trước. Trong đó, một số sản phẩm chủ yếu như điện thương phẩm, quặng thiết, vonfram, bột fenspat; đường kính, chè chế biến... đều tăng đáng kể. - Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 19.254,8 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 85.346 tấn. Trong đó, diện tích trồng lúa 11.287 ha, diện tích cây trồng khác là 7.967,8 ha. Về tình hình sử dụng đất: Đối với cây công nghiệp, có 1.402,9 ha diện tích trồng chè; 4.223,2 ha diện tích trồng mía. Toàn huyện đã trồng 1.092,8 ha rừng. Trong đó, rừng tập trung trồng được 1.072,8 ha; trồng cây phân tán đạt 20 ha, ngoài ra còn tổ chức trồng cây Duối. 2.2. Thực trạng triển khai dự án tại địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Các hoạt động hỗ trợ của dự án phát triển các làng nghề Kết hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm các xã của vùng dự án, Ban quản lý VQG Tam Đảo đã triển khai một số hoạt động để hình thành và phát triển các làng nghề cho người dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực tỉnh Tuyên Quang. Dưới đây là một số kết quả đạt được của dự án
  • 40. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dự án cung cấp miễn phí cho mỗi hộ 2 gốc giống “Măng tre bát độ” để trồng trong vườn. Trong giai đoạn đầu, 115 hộ thuộc thôn Tân Dân, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương được chọn tham gia. Sau 2 năm đầu, mỗi gốc cho thu hoạch bình quân 50kg măng tươi có giá khoảng 5.000 đồng/kg. Các năm tiếp theo sẽ cho thu hoạch được số lượng nhiều hơn và điều đó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Loại cây này phát triển rất tốt và yêu cầu chăm sóc rất ít. Từ hai gốc giống ban đầu, các hộ có thể nhân giống vô tính và mở rộng thâm canh. Huyện Xãƣutiên Thôn Tên hoạt động năm 2007- 2008 Số hộ Sơn Dương Thiện Kế Tân Dân Trồng tre bát độ 115 Kế Tân Trồng trám sấu 117 Thiện Phong Nuôi ong 34 Thiện Tân Làm bể bioga 5 Nhật Tân Câu lạc bộ phụ nữ 190 Kế Tân Trồng luồng Thanh Hóa 19 Ninh Lai Nhật Tân Trồng mây 136 Hội Tiến Trồng trám sấu 165 Ninh Hoà 1 Nuôi ong 25 Ninh Quý Làm bể bioga 7 Hoàng La 1 Câu lạc bộ phụ nữ 120 Hoàng La 2 Trồng luồng Thanh Hóa 23 Nguồn: Ban quản lý dự án VQG Tam Đảo Cũng trong cùng năm đó, 117 hộ dân thôn Tân Dân, xã Thiện Kế và 165 hộ thuộc thôn Hội Tiến, xã Ninh Lai được tham gia dự án trồng cây trám và cây sấu. Mỗi hộ cũng được nhận 2 gốc cây giống về trồng. Thời điểm điều
  • 41. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tra tháng 12/2008 chúng tôi nhận thấy các cây đều đang sinh trưởng và phát triển tốt. Các hộ dân đều có ý thức chăm sóc và bảo vệ cẩn thận. 34 hộ thuộc thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế và 25 hộ thuộc thôn Ninh Hoà 1, xã Ninh Lai được tham gia dự án nuôi ong. Mỗi hộ được nhận 02 thùng ong giống về nuôi. Tuy nhiên, đến thời điểm điều tra, không còn hộ nào nuôi ong. Nguyên nhân được các hộ cho biết đó là không biết nguyên nhân tại sao ong bỏ tổ không về nữa. Có 5 hộ dân thuộc thôn Thiện Tân và 7 hộ thuộc thôn Ninh Quý được triển khai xây dựng hệ thống bể biogaz. Đây là các hộ có số lượng chăn nuôi lợn nhiều nhất trong hai xã. Mỗi bể biogaz có giá trị 15 triệu đồng. Khi hoàn thành, các hộ dân rất phấn khởi và cám ơn dự án bởi hộ đã hoàn toàn xử lý được một lượng phân lợn rất lớn trong quá trình chăn nuôi. Hơn nữa, hệ thống còn cung cấp nguồn khí gaz dồi dào để phục vụ đun nấu và thắp sáng. Các hộ tham gia cho biết nhờ dự án, hộ đã hoàn toàn yên tâm để đầu tư chăn nuôi, không lo đến vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng phân hàng ngày từ chăn nuôi đã được xử lý triệt để. Thôn Nhật Tân có 190 hộ và 120 hộ ở thôn Hoàng La 1 tham gia các hoạt động của hội phụ nữ. Hội phụ nữ thường xuyên sinh hoạt hàng tháng. Hội phụ nữ được dự án cho vay vốn 50 triệu đồng/năm. Các hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhất được hội phụ nữ cho vay vốn với số tiền 5 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi lợn. Như vậy, hàng tháng có 10 hộ được vay vốn trên. Dự án triển khai liên tục trong 1 năm. Sau đó, số tiền thu hồi lại luân phiên cho các hộ khác vay. Nhờ đó, đã có 38 hộ thoát nghèo trong năm 2009. Đối với dự án “trồng luồng Thanh Hóa”, thôn Kế Tân có 19 hộ và thôn Hoàng La 2 có 23 hộ được chọn để tham gia. Các hộ được dự án cấp cho 500 cây giống. Các hộ được chọn có diện tích đồi rộng đủ để trồng hết số cây giống được cấp. Đến thời điểm điều tra, tất cả các hộ được chọn đều đã trồng
  • 42. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hết 500 cây giống và chủ động bảo vệ và chăm sóc. Dự kiến sau 4 đến 5 năm sẽ cho khai thác. Giá trị ước đạt khoảng 10 triệu đồng/hộ. Nếu thành công sẽ mở ra hướng trồng cây luồng đại trà trên địa bàn. Có 136 hộ thuộc thôn Nhật Tân được chọn tham gia dự án trồng mây. Cây mây dễ trồng, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết và sinh trưởng phát triển rất tốt. Giá bán mây thương phẩm tại thời điểm điều tra là 5.000 đồng/kg. Dự kiến sau 3 năm cây mây mới cho sản phẩm. Nhận xét: Các hoạt động nói trên mà dự án đã triển khai có tác dụng rất tích cực trong việc tạo ra các làng nghề mới, tạo ra công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp và cải thiện được thu nhập cho các hộ tham gia. Ngoài ra, các hộ tham gia còn được tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm để ứng dụng vào sản xuất của chính mình. Với sự trợ giúp của dự án, các hộ tham gia đã chủ động đầu tư lao động, tiền vốn vào các hoạt động của dự án, giảm thiểu lao động nông nhàn và các hoạt động khai thác tài nguyên rừng. 2.2.2. Thông tin về các hộ điều tra Toàn bộ thông tin điều tra được cập nhật trong bảng tính excel. Cập nhật thông thường đối với các dữ liệu là số và mã hoá dưới dạng số hoá đối với các chỉ tiêu định lượng. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 15 để xử lý thống kê. Bảng số liệu dưới đây thể hiện các thông tin chung của 150 hộ điều tra đối với cả hai nhóm hộ. Thông qua tính toán số liệu thống kê ta thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án là 46,23 tuổi và độ tuổi trung bình của chủ hộ thuộc nhóm không tham gia dự án là 46,39 tuổi. Kiểm định Mann-Whitney không thấy có sự khác biệt về tuổi bình quân ở mức xác suất 95% trong mẫu nghiên cứu.
  • 43. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.1. Thông tin chung về chủ hộ Chỉ tiêu Tham gia dự án Không tham gia dự án Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Pearson Chi- Square Tuổi bình quân chủ hộ (tuổi) 46,23 (12,98) 46,39 (11,13) - Chủ hộ là nam giới (% trên tổng số) 93,33 86,67 - Chủ hộ là nữ (% trên tổng số) 6,67 13,33 Mức độ tiếp cận thông tin thông qua khả năng đọc sách, báo của chủ hộ (% trên tổng số) - - Dễ dàng 85,83% 83,33% - Khó khăn 8,33% 13,33% - Không đọc được 5,84% 3,34% Thuộc dân tộc (% trên tổng số) - - Kinh 40,83% 50,00% - Sán Dìu 30,83% 23,33% - Dao 22,50% 26,67% - Khác 5,83% 0,00% Nhân khẩu và lao động (người) Nhân khẩu 4,28 (1,34) 4,16 (1,25) - Lao động 3,18 (0,46) 3,12 (0,49) - Ghi chú: Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2008 1) *, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann-Whitney và Pearson Chi-Square tại các mức xác suất 95% và 99%. 2) Giá trị trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 95%.
  • 44. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chủ hộ là nam giới trong nhóm hộ tham gia dự án là 112 hộ chiếm tỷ lệ 93,33% và số lượng chủ hộ là nam giới ở nhóm hộ không tham gia dự án là 26 hộ chiếm tỷ lệ 86,67%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tiêu chí “giới tính” của chủ hộ theo kiểm định Pearson Chi- Square ở mức xác suất 95%. Như vậy, giới tính của chủ hộ không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các tiêu chí phân tích khác. Kiểm định Pearson Chi-Square cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào đối với tiêu chí : “mức độ tiếp cận thông tin” của chủ hộ giữa hai nhóm nghiên cứu đối với mẫu điều tra. Tỷ lệ số lượng chủ hộ có khả năng đọc sách, báo dễ dàng chiếm 85,58% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ không tham gia dự án là 83,33%. Từ kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, số lượng chủ hộ là người Kinh trong tổng mẫu điều tra chiếm tỷ lệ lớn đối với các chủ hộ được hỏi. Với 40,83% số chủ hộ được hỏi trong nhóm hộ tham gia dự án là người dân tộc Kinh, 30,83% chủ hộ là người dân tộc Sán Dìu; 22,50% người dân tộc Dao; 5,83% là dân tộc khác. Đối với nhóm hộ không tham gia dự án, có 50,00% số chủ hộ là người dân tộc Kinh; 23,33% chủ hộ là người dân tộc Sán Dìu; 26,67% là người dân tộc Dao và 3,34% là các dân tộc khác. Kết quả kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% đối với tiêu chí “thành phần dân tộc” trong mẫu nghiên cứu đối với hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng nhân khẩu giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu theo kiểm định Mann-Whitney ở mức xác suất 95%. Số nhân khẩu trung bình trong nhóm hộ tham gia dự án là 4,28 khẩu/hộ và ở nhóm hộ không tham gia dự án là 4,16 nhân khẩu/hộ. Kiểm định Mann-Whitney cũng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng lao động giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở mức xác
  • 45. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn suất 95%. Số lao động trung bình trong nhóm hộ tham gia dự án là 3,18 và ở nhóm hộ không tham gia dự án là 3,12 lao động/hộ. Như vậy, thông qua nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về tuổi bình quân, giới tính, mức độ tiếp cận thông tin, thành phần dân tộc, nhân khẩu và số lượng lao động bình quân giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Nguyên nhân có thể do các hộ thuộc hai nhóm nghiên cứu sống rất gần nhau trong cùng một xã nên không thể hiện được sự khác biệt. Trình độ học vấn của chủ hộ được tổng hợp và phân tích thông qua bảng số liệu 2.2 sau đây: Bảng 2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ĐVT: Tỷ lệ % Trình độ học vấn của chủ hộ Tham gia dự án Không tham gia dự án Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Chưa tốt nghiệp tiểu học 19,17 23,33 Hệ số Pearson Chi-Square = 2,15. p-value = 0,70 Tiểu học 24,17 33,33 Trung học cơ sở 45,00 36,67 Trung học phổ thông 10,00 6,67 Cao đẳng và Đại học 1,67 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008 Kiểm định về trình độ học vấn của chủ hộ cho giá trị Pearson Chi- Square là 2,15 và p-value = 0,70 từ mẫu nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm hộ ở mức xác suất 95%. Trong nhóm hộ tham gia dự án, tỷ lệ số lượng chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 19,17%. Số lượng chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,17%, tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%. Chỉ có 10% số lượng chủ hộ tốt nghiệp PTTH và 1,67 số lượng chủ hộ có trình độ Cao đẳng trở lên. Đối với nhóm hộ không tham gia dự án, tỷ lệ số lượng chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 23,33% nhiều hơn so với nhóm hộ tham gia dự án . Số
  • 46. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99% 100% 100% 80% Thuộc dự án không thuộc dự án 63% 60% 36% 40% 17% 20% 8% 8% 7% 3% 3% 0% Tỷ lệ % của hộ gia đình Hoạt động nông nghiệp Hoạt động lâm nghiệp Làm công ăn lương Công việc không thường xuyên Nghề tự do lượng chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chiếm 33,33%, tốt nghiệp THCS cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,67%. Có 6,67% số lượng chủ hộ tốt nghiệp PTTH. Không có ghi nhận nào về số lượng chủ hộ có trình độ cao đẳng trở lên. 2.2.3. Nghề nghiệp của chủ hộ Biểu 2.1. Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu điều tra ĐVT: Tỷ lệ % Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008 Từ kết quả điều tra cho thấy nghề nghiệp chính của chủ hộ thuộc cả hai nhóm đều làm nông nghiệp. Với tỷ lệ 99% số lượng chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án và 100% tỷ lệ số lượng chủ hộ thuộc nhóm không tham gia dự án đã khẳng định nhận định trên. Đối với các hoạt động lâm nghiệp, 36% số lượng chủ hộ có các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp trong khi đó có đến 63% số lượng chủ hộ thuộc nhóm không tham gia dự án tham gia các hoạt động lâm nghiệp. Kiểm định Pearson Chi - Square cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% (xem phụ lục trang 3). Các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án tham gia nhiều hơn vào các hoạt động lâm nghiệp so với nhóm hộ tham gia