SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----o0o-----
BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO
PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2014
[
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----o0o-----
BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO
PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến
Hà Nội – 2014
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Bùi Thị Phƣơng Thảo
MỤC LỤC
Danh mục từ ngữ viết tắt
Mục lục
Lời cam đoan
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÕI NỢ, KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÕI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI
NỢ Ở VIỆT NAM...................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ .................................. 6
1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ ....................................................... 6
1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động đòi nợ và các phương thức đòi nợ. 12
1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ ............................................. 15
1.2. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.................................22
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
bằng pháp luật.......................................................................................... 22
1.2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ......................... 26
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ......... 27
1.2.4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM............................................................................ 30
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở
Việt Nam hiện nay ..........................................................................................30
2.1.1. Nội dung quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch
vụ đòi nợ .................................................................................................. 30
2.1.2. Nội dung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ ...... 33
2.1.3. Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ................................ 46
2.1.4 Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ ........................................ 49
2.1.5. Nội dung và các biện pháp sử dụng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ ....52
2.1.6. Nội dung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động
dịch vụ đòi nợ .......................................................................................... 56
2.1.7. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh
doanh dịch vụ đòi nợ................................................................................ 60
2.1.8. Nội dung quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ............................................................... 62
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam .....63
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM ........................................................... 72
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt
Nam .............................................................................................................72
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam ...75
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về
kinh doanh dịch vụ đòi nợ ........................................................................ 75
3.2.2. Cần sửa đổi, bổ sung các quy định khác của pháp luật để tạo sự đồng
bộ, thống nhất trong quá trình thực thi ..................................................... 85
KẾT LUẬN.............................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 89
Danh mục từ ngữ viết tắt
Nghị định
104/2007/NĐ-CP
:Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Nghị định số
72/2009/NĐ-CP
:Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 03/09/2009 quy định về điều kiện an ninh,
trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện
Nghị định số
59/2006/NĐ-CP
:Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 do
Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Thương
mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa,
dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ đó
Quyết định
109/2003/QĐ-TTg
:Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 05/06/2003 về việc thành lập
Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh
nghiệp
Thông tư số
33/2010/TT-BTC
:Thông tư 33/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban
hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua,
bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
BLDS năm 2005 :Bộ luật dân sự năm 2005
BLHS năm 2009 : Bộ luật hình sự năm sửa đổi, bổ sung năm 2009
DATC :Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh
nghiệp
Công ty TNHH :Công ty trách nhiệm hữu hạn
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vốn là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của người dân.
Quan hệ vay và cho vay vốn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của xã
hội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào bên vay vốn cũng có thể trả
được vốn và lãi vay đúng thời hạn cam kết cho bên cho vay. Điều này có
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do bên vay
vốn làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, sai mục
đích v.v dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân chủ quan có thể do
bên vay vốn chây ỳ, tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc đau ốm. Để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc chủ nợ đòi nợ số vốn cho
vay là điều hiển nhiên. Song thực tế cho thấy việc làm này gặp rất nhiều khó
khăn, phức tạp; bởi lẽ không phải lúc nào bên cho vay cũng có thể nhận được
khoản vốn và lãi vay một cách suôn sẻ, trôi chảy. Đối với những trường hợp
con nợ cố tình chây ỳ hoặc không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ thì việc
đòi nợ thường rơi vào tình trạng bế tắc và không đạt được mục đích. Hậu quả
là chủ nợ thường phải nhờ dịch vụ đòi nợ thay vì tự mình tiến hành đòi nợ.
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và mới ra
đời kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các
quy định điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ này đang trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những điểm bất hợp lý, chưa
hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ khi triển khai thi hành trên thực tế. Hơn
nữa, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ban hành ở những văn
bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi một số nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo. Đây cũng là một nguyên nhân nữa gây thách thức cho quá trình
triển khai thi hành. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất
2
hiện tình trạng đòi nợ thuê sử dụng các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực để khống chế, đe dọa về thể xác và tinh thần đối với con nợ và gia đình
họ do những tổ chức “xã hội đen” thực hiện; gây tâm lý hoang mang, lo sợ
trong dư luận xã hội và thể hiện thái độ coi thường pháp luật … Điều này có
nguyên nhân do pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Để
khắc phục những hạn chế, tồn tại này, cần thiết phải có sự đánh giá có hệ
thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi
nợ; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ
đòi nợ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, Luận văn mong muốn đạt được các mục đích
nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và nội dung của chế định
pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
- Đưa ra vấn đề hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi
nợ ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên, Luận văn xác định
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Phân tích các khái niệm và đặc điểm của nợ, con nợ, chủ nợ, kinh doanh
dịch vụ đòi nợ.
- Phân tích khái niệm và bản chất của đòi nợ và các phương thức đòi nợ.
- Lý giải cơ sở của việc hình thành chế định pháp luật về kinh doanh dịch
vụ đòi nợ; phân tích khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của chế
định pháp luật này.
3
- Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm nhận
diện những mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về kinh
doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm:
- Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu
tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Cơ sở chính trị việc nghiên cứu là quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng về loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Báo cáo tổng kết việc thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở chính trị và sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước và Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…được
sử dụng tại Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh
dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
ii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng
hợp…được sử dụng tại Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch
vụ đòi nợ ở Việt Nam.
iii) Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp…được sử dụng tại
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở
Việt Nam.
4
6. Tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp, liên quan đến các quy định về kinh
doanh dịch vụ đòi nợ cho nên ở nước ta chưa có công trình hay nghiên cứu
nào một cách đầy đủ và tổng quan nhất. Chỉ xuất hiện một số bài tạp chí, bài
báo phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực trạng dịch
vụ đòi nợ đang diễn ra với những bất cập như thế nào.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan như đại
diện, hợp đồng ủy quyền có thể kể đến như “Một số ý kiến về vấn đề đại diện
trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện
theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS
Ngô Huy Cương, luận án tiến sĩ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật
thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển. Các công trình khoa học
liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong
cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong
phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương nhân trong Luật thương
mại. Ở nước ngoài, các tài liệu nghiên cứu về pháp luật kinh doanh dịch vụ
đòi nợ cũng khá ít, chưa được dịch sang tiếng Việt.
Đề tài là sự tiếp tục nghiên cứu trước đây của khóa luận tốt nghiệp của
học viên với phạm vi rộng hơn liên quan đến vấn đề ủy quyền cho tổ chức,
các số liệu thực tiễn được tổng kết từ các báo cáo qua 5 năm thực thi pháp
luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam và kiến nghị sửa đổi, bổ sung sát
thực tế hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời nói đầu, Kết
luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được kết cấu
thành 03 chương:
5
- Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch
vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
- Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt
Nam.
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
ở Việt Nam.
6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÒI NỢ, KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI
NỢ Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ
1.1.1.1. Khái niệm nợ
Nợ là nghĩa vụ tài sản của một chủ thể này phải trả cho một chủ thể khác. Nợ
có thể xuất hiện trong các quan hệ dân sự khác nhau như: quan hệ mua bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, quan hệ cho thuê tài sản, cho thuê tài
chính…Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình
thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng,
đạo đức, văn hóa…Nợ có thể phát sinh trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào,
quan hệ xã hội càng phức tạp thì những nguồn gốc phát sinh nợ nần càng đa
dạng, phức tạp.
Có nhiều cách phân loại nợ, tùy thuộc vào tiêu chí, mục đích phân loại, có
thể phân thành nợ thường (là những khoản nợ mà chủ thể có quyền đòi nợ có
thể tự mình thu hồi nợ) và nợ xấu (là nợ mà chủ thể có quyền đòi nợ không
thể tự mình thu hồi nợ vì nhiều lý do khách quan); hoặc có thể phân thành nợ
trong dân sự và nợ trong kinh doanh; hoặc có thể phân thành nợ công và nợ
dân doanh…
Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày
14/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
(sau đây gọi là Nghị định số 104/2007/NĐ-CP) thì “Nợ là nghĩa vụ của các tổ
chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác”.
.Nó không chỉ xuất hiện trong các quan hệ hợp đồng vay tài sản mà có thể
xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các khoản nợ mà các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được phép tham gia cung cấp dịch
7
vụ đòi nợ đó là các khoản nợ phát sinh từ các quan hệ xã hội khác nhau. Tuy
nhiên, giới hạn của nó chính là nghĩa vụ giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân chứ
không phát sinh giữa các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
- xã hội - nghề nghiệp với nhau hay giữa các tổ chức này với tổ chức kinh tế,
cá nhân.
Nợ được xem là “tài sản” mà một tổ chức kinh tế, cá nhân phải trả cho một
tổ chức kinh tế, cá nhân khác, và nó là một nghĩa vụ dân sự. Tài sản là một
khái niệm cơ bản, quen thuộc với bất kỳ ai, nó là công cụ của đời sống con
người. Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005) quy định: “Tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên cách
định nghĩa tài sản của BLDS năm 2005 hiện tại nhiều luật gia cho rằng đây là
cách định nghĩa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chứ không xác định phạm
vi dứt khoản của tài sản, các quy định tiếp đó tại “ Chương XI – Phân loại tài
sản lại diễn giải cụ thể các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa này không
đề cập gì tới tiền và giấy tờ có giá. Mặc khác tại Điều 173 và Điều 181 và
toàn bộ các quy định của BLDS 2005 không diễn giải một cách có thể hiểu
được phạm vi của quyền tài sản và quyền sở hữu được quy định dường như
tách biệt với tài sản tại Điều 164 và Điều 174 BLDS 2005 dẫn đến khái niệm
tài sản dường như không bao trùm hết quyền sở hữu trong khi vẫn quy định
các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở hữu tại rất nhiều các quy
định [15]. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều loại tài sản mới như chứng
khoản, sở hữu trí tuệ thì việc định nghĩa tài sản, phân loại tài sản như thế nào
cho phù hợp cũng là cơ sở để chúng ta xác định chính xác đối tượng của dịch
vụ kinh doanh dịch vụ đòi nợ là những loại tài sản nào.
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ để cập đến khái niệm nợ theo quy
định của pháp luật hiện hành, tức nợ là các nghĩa vụ về tài sản mà tổ chức
kinh tế, cá nhân này phải trả cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác mà thôi.
8
1.1.1.2. Khái niệm chủ nợ
Gắn liền với tài sản là quyền sở hữu, do đó khi nói tới tài sản không thể
không nói về quyền sở hữu. Quyền sở hữu là vật quyền thống trị và làm cơ sở
cho việc phân chia và xác định các vật quyền khác mà các vật quyền này
thường được gọi là các chi phần của quyền sở hữu. Khi một vật quyền được
tạo lập thì lập tức xuất hiện hai loại quyền cùng tồn tại trên một vật – đó là
quyền sở hữu của chủ sở hữu và quyền của người khác trên vật đó. Khi phát
sinh một khoản nợ sẽ xuất hiện quyền đòi nợ của chủ sở hữu, vật quyền được
xác lập. Nếu chủ sở hữu chuyển giao quyền đòi nợ cho người khác làm phát
sinh dịch quyền. Quyền đòi nợ bao gồm cả quyền trreen tài sản của mình và
quyền trên tài sản của người khác.Do đó khái niệm chủ nợ cũng là một khái
niệm khá rộng.
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại: Các chủ nợ (creditors) là “các cá nhân
hay tổ chức cho vay tiền để được người hay tổ chức vay hứa trả một khoản
tiền nhất định hàng năm theo lãi suất và hoàn trả gốc vào một ngày nào đó
trong tương lai” [19]. Khái niệm trên về chủ nợ chỉ bó hẹp trong phạm vi hợp
đồng vay tài sản, chủ nợ chỉ được hiểu là người cho vay nợ. Hiểu như vậy là
chưa đầy đủ vì nợ không chỉ phát sinh từ hợp đồng vay tài sản mà còn có thể
phát sinh từ các hợp đồng khác. Vậy nên đương nhiên tư cách chủ nợ cũng có
thể phát sinh không chỉ bởi hành vi cho vay nợ của chủ thể đó. Nên hiểu chủ
nợ là người tham gia quan hệ pháp luật làm phát sinh khoản nợ và có quyền
thụ hưởng giá trị tài sản từ khoản nợ đó.
Ngoài ra, tư cách chủ nợ cũng có thể được chuyển từ chủ thể này sang chủ
thể khác bởi hành vi chuyển quyền thụ hưởng giá trị tài sản được xác định trong
khoản nợ cho người thứ ba của chủ nợ. Khi đó, khoản nợ có được xác định là nợ
với chủ nợ mới hay không, phụ thuộc vào tư cách chủ thể và tính chất của hợp
đồng chuyển giao đó. Ví dụ, nếu người nhận sự chuyển giao quyền thụ hưởng là
9
chủ thể kinh doanh và sự chuyển quyền đó cũng xuất phát từ hoạt động kinh
doanh thì đối với họ, khoản nợ đó cũng được coi là nợ trong kinh doanh (ví dụ:
quyền thụ hưởng do thanh toán bù trừ trong kinh doanh).
Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp biên
soạn thì khái niệm chủ nợ được định nghĩa với nội hàm rộng hơn. Theo đó,
chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay
hiện vật. Khi đến hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền
vay hoặc hiện vật, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ
nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay. [31]
Khái niệm chủ nợ cùng với hợp đồng vay tài sản là một trong những khái
niệm pháp lý ra đời sớm nhất trước khi xuất hiện đồng tiền. Pháp luật dân sự
La Mã đã có những điểm rất chi tiết về hợp đồng vay chủ nợ.
Trong dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ trước đây, những quy
định pháp lý về chủ nợ được quy định từ Điều 730 đến Điều 861. Trong
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật được duyệt y vào ngày 24/4/1936 những quy
định pháp lý về chủ nợ được quy định từ Điều 811 đến Điều 878.
Theo BLDS năm 2005 thì chủ nợ (người cho vay) là người có quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản. Trong hợp đồng này, chủ nợ là bên cho
vay, là người có tiền hoặc tài sản chuyển cho bên kia vay. Khi hết hạn của
hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thỏa thuận. Nếu hợp
đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên
vay không thực hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản để
bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ như thỏa thuận hoặc yêu cầu bán đấu giá để
thực hiện nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số
lượng, chất lượng, chủng loại như thỏa thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay
lừa dối bên vay, chuyển giao tài sản không đảm bảo chất lượng mà gây thiệt
hại cho bên vay thì phải bồi thường.
10
Tuy nhiên, định nghĩa này lại chỉ đề cập đến chủ nợ là một cá nhân mà
quên mất rằng trong quan hệ nợ nần thì chủ nợ có thể là tổ chức, đây là một
điểm thiếu sót rất lớn, bởi lẽ khi các quan hệ dân sự phát triển không ngừng
thì tư cách chủ nợ trong quan hệ nợ cũng không ngừng biến đổi với nhiều
dạng chủ thể khác nhau. Mặt khác, món nợ mà định nghĩa trên nêu ra cũng
khá hẹp, chỉ là “tiền” hoặc “hiện vật”, hẹp hơn rất nhiều so với quy định của
BLDS năm 2005 về tài sản và khái niệm chủ nợ ở đây cũng chỉ bó hẹp trong
quan hệ hợp đồng vay tài sản.
Với một cái nhìn khác hơn ở một góc độ rộng hơn, bao quát hơn, Nghị
định số 104/2007/NĐ-CP định nghĩa: “Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có
quyền đòi nợ”. Đây là một quy định mở và mang tính bao quát cao, chủ nợ
không chỉ xuất hiện trong quan hệ vay tài sản mà có thể xuất hiện trong bất kỳ
một giao dịch dân sự nào…
Tổ chức kinh tế ở đây được hiểu bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh); hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác
xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật
đầu tư và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật).
Chủ nợ không chỉ là những cá nhân, tổ chức kinh tế có quyền sở hữu đối
với nợ mà cả những cá nhân, tổ chức kinh tế không có quyền sở hữu đối với
nợ nhưng được chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu ủy quyền thông qua hợp đồng
ủy quyền đòi nợ cũng được coi là chủ nợ và họ cũng được nhân danh chủ nợ
hoặc các chủ nợ ký kết hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
đòi nợ để thu hồi nợ.
Khái niệm này của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP đã loại bỏ các tổ chức
khác là chủ nợ trong quan hệ nợ, đó là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và ngay cả các tổ chức
11
quốc tế cũng không phải là một bên trong quan hệ nợ thuộc đối tượng điều
chỉnh của Nghị định này.
Khái niệm chủ nợ cũng được đề cập tại Thông tư số 33/2010/TT-BTC của
Bộ Tài chính; theo đó : “chủ nợ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ
phải trả”(Khoản 1 Điều 7).
1.1.1.3. Khái niệm con nợ
Khi xuất hiện một khoản nợ thì luôn tồn tại song song hai chủ thể với hai
tư cách là: “chủ nợ” và “con nợ” hay nói cách khác, hai khái niệm này không
thể tách rời trong một quan hệ vay nợ. Con nợ là người có hành vi làm phát
sinh khoản nợ và có nghĩa vụ phải thanh toán lượng giá trị tài sản trong khoản
nợ đó.
Tương tự như tư cách chủ nợ, tư cách con nợ cũng có thể được chuyển từ
người này sang người khác thông qua hành vi chuyển giao nghĩa vụ của con
nợ cho người thứ ba trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Cũng theo hướng như
vậy, BLDS năm 2005 mặc dù không có định nghĩa về con nợ nhưng cũng có
quy định về nghĩa vụ trả nợ của con nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Tuy nhiên Nghị định số 104/2007/NĐ-CP lại đưa ra một tên gọi có phần
khác so với Từ điển Tiếng Việt cũng như BLDS năm 2005, mặc dù xét về bản
chất thì những khái niệm này đều đề cập về bên có nghĩa vụ trả nợ trong quan
hệ nợ nần. Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này quy định “khách nợ là tổ chức
kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ”. Nghị định số 104/2007/NĐ-CP chỉ đích
danh khách nợ là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân và những đối tượng đó có
“nghĩa vụ trả nợ” trong một quan hệ nợ nần nhất định.
Như vậy tương ứng với quyền đòi nợ của chủ nợ là nghĩa vụ trả nợ của
khách nợ. Mặc dù vậy, cách dùng từ “khách nợ” để chỉ bên có nghĩa vụ trả nợ
ở đây chưa thực sự phản ánh hết bản chất của quan hệ nợ, quan hệ giữa người
có quyền và người có nghĩa vụ trong quan hệ nợ. Theo từ ngữ đời thường, thì
12
chữ “khách” là để chỉ đối tượng được “chủ” sẵn sàng và mong muốn đón tiếp,
giao dịch. Do vậy, người có nghĩa vụ trả nợ được gọi là con nợ. Trong quan
hệ giao dịch, thì các bên vẫn là “khách hàng”, “bạn hàng”, nhưng trong quan
hệ tranh chấp, đòi nợ đến mức phải nhờ cậy người khác đòi nợ mà gọi là
“khách” của nhau thì không hợp lý. Từ điển Tiếng Việt cũng chỉ ghi nhận từ
“con nợ” chứ không ghi nhận chữ “khách” nào theo nghĩa đã được sử dụng
trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP. Thông tư số 33/2010/TT-BTC của Bộ
Tài chính cũng sử dụng “cụm từ khách nợ” của Nghị định số 104/2007/NĐ-
CP khi đưa ra khái niệm “khách nợ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có
nợ phải trả”.
Tóm lại, nợ, chủ nợ và con nợ trong quan hệ đòi nợ có quan hệ biện
chứng, chặt chẽ với nhau, thiếu một trong 3 yếu tố trên thì sẽ không thể hình
thành quan hệ nợ. Để xác định tư cách chủ nợ và con nợ trong một khoản nợ
thì điều cốt yếu chúng ta cần dựa vào chính là “tính đích danh”. Tức là phải
xác định trong từng khoản nợ cụ thể, bên có quyền chỉ có tư cách là chủ nợ
trong quan hệ với chính bên có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó mà thôi. Sở
dĩ phải xác định cụ thể như vậy vì trong thực tế một chủ thể có thể tham gia
vào rất nhiều quan hệ, nhiều khoản nợ khác nhau và trong khoản nợ này thì
họ có thể là chủ nợ nhưng trong một khoản nợ khác họ lại có thể là con nợ.
1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động đòi nợ và các phương thức đòi nợ
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của đòi nợ
Một khoản nợ hình thành giữa các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của chủ nợ và con nợ, trong đó con nợ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho
chủ nợ khi đến hạn (nghĩa vụ trả nợ) và chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ phải
thực hiện nghĩa vụ đó nếu đến hạn mà con nợ không tự giác thực hiện (quyền
đòi nợ). Như vậy, đòi nợ là quyền của chủ nợ và có thể được thực hiện bởi
chính chủ nợ hay một bên thứ ba trung gian.
13
Nói một cách khái quát nhất, đòi nợ là việc bên có quyền đòi nợ yêu cầu
bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản tài sản liên quan đến khoản nợ
mà các bên đã thỏa thuận.Vậy quyền đòi nợ của chủ nợ xuất hiện khi nào?
Vấn đề này chưa được ghi nhận cụ thể nhưng có thể hiểu quyền đòi nợ của
chủ nợ xuất hiện khi khoản nợ đến hạn thanh toán, điều này phụ thuộc vào
thỏa thuận của các bên khi thiết lập quan hệ nợ.
Theo cuốn Từ điển luật học thì:
Khoản nợ đến hạn là nghĩa vụ tài sản (khoản tiền, tài sản) mà người có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với người có quyền khi đến thời điểm phải
thực hiện.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật
không có quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thực
hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau biết trước
vào một thời gian hợp lý. [31]
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP cũng chỉ rõ:
Nợ quá hạn thanh toán là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ
nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thỏa thuận giữa chủ nợ và
khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền” (Khoản 4 Điều 3).
Quy định này tỏ ra chưa chặt chẽ khi mà theo Khoản 3 Điều 324 BLDS
năm 2005 đề cập về trường hợp: một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ dân sự thì trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa
vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và
tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản”.
Như vậy, cách định nghĩa của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về thời hạn
đòi nợ chỉ giải quyết được trường hợp phổ biến là đến một thời hạn cụ thể mà
các bên đã xác định trong văn bản mà chưa đề cập được trường hợp, tuy nợ
14
chưa đến hạn theo ngày tháng đã ấn định, nhưng đã phát sinh tình huống, mà
theo đó chủ nợ được quyền thu hồi nợ trước hạn, trong khi đó quy định “quá
hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” lại
quá chung chung và chưa tính được hết các trường hợp. Thông tư số
33/2010/TT-BTC quy định rõ: “Nợ tồn đọng là các khoản nợ phải thu, nợ
phải trả đã quá hạn thanh toán nhưng chưa thu được, chưa trả được” (Khoản
4 Điều 7). Như vậy, ta thấy về khái niệm nợ đến hạn thanh toán và nợ quá hạn
thanh toán thì các văn bản pháp luật có quy định tương tự nhau.
Về bản chất thì đòi nợ là quyền dân sự. Điều 13 BLDS năm 2005 chỉ rõ 9
căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự luôn gắn
liền với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, cho nên căn cứ xác
lập quyền dân sự cũng là căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự.
Xuất phát từ định nghĩa về quyền dân sự ta có thể khái quát đòi nợ là
quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho mình.
1.1.2.2. Các phương thức đòi nợ
Các khoản nợ phát sinh hết sức phong phú đa dạng do vậy mà các phương
thức đòi nợ cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Nói một cách nôm na thì phương
thức đòi nợ là tất cả những cách thức mà chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ.
Chủ nợ có thể lựa chọn những phương thức khác nhau tương ứng với cách
thực hiện quyền đòi nợ hoặc thông qua một cá nhân, tổ chức bất kỳ không
phải qua Tòa án hay Trọng tài kinh tế làm trung gian giải quyết việc nợ thì họ
có thể tự mình quyết định về phương thức đòi nợ miễn sao không vi phạm các
quy định của pháp luật.
Trước khi Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ra đời thì chủ nợ có thể lựa chọn
nhiều phương thức đòi nợ khác nhau. Chủ nợ có thể tự mình bằng những biện
pháp, cách thức khác nhau đến đòi nợ hoặc thông qua dịch vụ đòi nợ thuê
hoặc thông qua con đường tài phán (trọng tài hay Tòa án), dịch vụ đòi nợ thuê
15
ở đây tức là thông qua một cá nhân, tổ chức mà thường là các tay “anh chị”,
các băng đảng xã hội đen trong giới giang hồ để đòi nợ. Những cá nhân, tổ
chức này sẽ được chia phần trăm lợi nhuận nếu đòi được khoản nợ đó cho trái
chủ hay còn gọi là phí dịch vụ. Phương thức này rất phổ biến và được nhiều
chủ nợ lựa chọn, bởi lẽ nó nhanh chóng và thấy ngay hiệu quả rõ rệt nhất là
đối với những khoản nợ khó đòi. Những chiêu thức mà những cá nhân, tổ
chức này sử dụng để đòi nợ cũng rất phong phú và phức tạp, có thể là ra lệnh
cho đàn em đến nhà con nợ hành hung, đập phá, đe dọa, xúc phạm danh dự
nhân phẩm của con nợ…
Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ra đời đã tạo khuôn
khổ pháp lý cho dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam phát triển lành mạnh, dịch vụ đòi
nợ được ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành, nghề
kinh tế quốc dân, được sự bảo hộ của pháp luật. Phương thức đòi nợ bằng các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời đã mở ra cơ hội kinh doanh và
cơ hội thu hồi các khoản nợ nhanh chóng, đúng pháp luật cho các chủ nợ.
1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ trước hết phải khẳng định nó là một hoạt động
thương mại nhằm mục đích sinh lợi mà cụ thể là hoạt động cung ứng dịch vụ.
Theo giải thích của Luật doanh nghiệp thì “kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi” (Khoản 2 Điều 4). Trong các quan hệ thương mại thì kinh doanh
dịch vụ là một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ có thể lớn
hơn gấp nhiều lần so với sản xuất hàng hóa. Dịch vụ trong kinh tế học, được
hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản
phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm
16
dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm
hàng hóa - dịch vụ. Cung ứng dịch vụ theo định nghĩa của Luật thương mại:
là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh
toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận (Khoản 9 Điều 3).
Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế.
Tóm lại, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được hiểu là việc thực hiện các hoạt
động cần thiết phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm thu hồi khoản
nợ, trên cơ sở hợp đồng ủy quyền và hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa bên
chủ nợ hoặc khách nợ và doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ
nhằm mục đích thu lợi nhuận. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một
khái niệm hết sức quan trọng nhằm định hướng đúng đắn cho hoạt động đòi
nợ thuê ở Việt Nam song Nghị định 104/2007/NĐ-CP lại không hề đề cập
đến, đây là một thiếu sót rất lớn, cần được bổ sung trong thời gian tới.
Tính tất yếu phát triển của loại hình dịch vụ này được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, do quy luật vận động của sự phát triển, quy luật kinh tế mà cụ
thể là quy luật cung cầu; sự quay vòng vốn tạo ra các khoản nợ và từ đó thúc
đẩy sự ra đời của dịch vụ đòi nợ.
Thứ hai, theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì sự phát triển của
các thiết chế, pháp luật không phù hợp, không theo kịp sự phát triển của các
quan hệ xã hội (không có cơ chế để điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh)
sẽ dẫn đến tình trạng kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản thân Tòa án nhân
dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp trong báo cáo gửi
17
Quốc hội đã thừa nhận sự phát triển của ngành tư pháp đã không theo kịp sự
phát triển của xã hội [28]. Do đó mà kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời như
một tất yếu.
Tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam có hai hình thức tổ chức hoạt động
dịch vụ đòi nợ, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo Nghị
định số 104/2007/NĐ-CP; còn có các văn phòng, công ty luật hoạt động theo
Luật luật sư cũng có chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ này.
Hiện nay, ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn có một số hoạt
động khác liên quan, chẳng hạn như dịch vụ mua bán nợ, tài sản tồn đọng
thuộc phạm vi hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp (DATC).
Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản
đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Thực chất, đó là việc chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ
phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua nợ để
bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Như vậy, hoạt động mua
bán nợ được thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà
không phải là nợ phải trả (của bên khách nợ).
Ví dụ: Bên A (chủ nợ) có khoản nợ phải thu là 1.000 USD đối với bên B
(khách nợ) phát sinh trong một quan hệ kinh tế giữa hai bên. Đến nay, bên A
cần thu hồi phần tài sản này để đầu tư vào một dự án khác nhưng bên B chưa
thanh toán được do khó khăn về tài chính…mặc dù khoản nợ đã quá hạn. Và
bên A bán khoản nợ phải thu này cho DATC với giá X USD, đồng thời
chuyển giao toàn bộ “quyền thu hồi nợ” cho DATC để DATC trở thành chủ
nợ mới của bên B và khi đó, bên B có trách nhiệm thanh toán 1.000 USD cho
DATC mà không phải thanh toán cho bên A nữa.
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
18
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hình thức của đại diện theo uỷ
quyền tuy nhiên nó lại là dạng uỷ quyền cho tổ chức. Theo đó đại diện theo
uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và
người được đại diện. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường
hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.
Về mặt chủ thể, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ có điểm đặc biệt
so với hình thức đại diện theo uỷ quyền của Bộ luật dân sự chính là việc uỷ
quyền cho tổ chức. Chủ thể tham gia với tư cách là người nhận uỷ quyền là tổ
chức, đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền
và nghĩa vụ dân sự. Nó có từ khi con người sinh ra cho đến khi con người
chết đi và không thể đương nhiên bị bác bỏ, hạn chế ngoại trừ pháp luật quy
định trong những trường hợp đặc biệt và mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về
năng lực pháp luật dân sự. Tuy nhiên khác với cá nhân, năng lực pháp luật
của pháp nhân, tổ chức không mặc nhiên mà có, nó chỉ tồn tại khi pháp nhân,
tổ chức đó thành lập và chấm dứt khi nó chấm dứt hoạt động. Năng lực pháp
luật của tổ chức, pháp nhân phải nằm trong phạm vi hoạt động, chức năng của
nó cho nên năng lực pháp luật của các tổ chức sẽ khác nhau. Khác với năng
lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cá nhân có thể
thông qua hành vi cụ thể để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình đối với
người khác. Còn đối với tổ chức, pháp nhân phải thông qua người đại diện
mới có thể xác lập quyền, nghĩa vụ đối với các chủ thể khác. Một tổ chức,
pháp nhân có thể có một hoặc nhiều người đại diện tuỳ theo điều lệ của nó
quy định và tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của từng quan hệ uỷ quyền với các bên
thứ ba. Điều đấy đòi hỏi tất cả những người đại diện phải có đầy đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi. Do đó hoạt động đại diện theo uỷ quyền này
19
mặc dù thuộc phạm vi hoạt động của một tổ chức, pháp nhân phải gắn chặt
với từng con người cụ thể, thoả mãn một số yêu cầu, điều kiện của pháp luật
mới mới có khả năng thực hiện được, hoặc người thực hiện nghiệp vụ của tổ
chức phải thoả mãn một số yêu cầu, điều kiện của pháp luật. Chẳng hạn các
hoạt động uỷ quyền cho các tổ chức hành nghề luật phải có các luật sư đáp
ứng đủ điều kiện theo Luật luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề hay uỷ
quyền cho văn phòng công chứng phải được thực hiện thông qua công chứng
viên…Với bản chất là hình thức đại diện theo uỷ quyền, hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ quyền đòi nợ.
Đó là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả
thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ sẽ cử các nhân viên có đủ năng lực, điều kiện thực hiện
các công việc mà khách hàng uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền.
Với bản chất là một dạng đại diện theo uỷ quyền, hoạt động kinh doanh
dịch vụ đòi nợ có đối tượng là các công việc có thể thực hiện được và được
phép thực hiện. Khác với các giao dịch khác, đối tượng của hợp đồng uỷ
quyền là các hành vi cụ thể, có thể liên quan tới tài sản nào đó hoặc không.
Một chủ sở hữu tác động tới tài sản, thực hiện các quyền của mình thông qua
những hành vi. Trường hợp họ không có năng lực trực tiếp thực hiện thì bằng
ý chí, hành vi của mình họ có quyền thoả thuận với chủ thể khác có đủ điều
kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi để đại diện cho chủ sở hữu
thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thông qua những công việc
cụ thể được thoả thuận. Tuy nhiên uỷ quyền không làm mất tư cách của chủ
sở hữu đối với tài sản, các phạm vi uỷ quyền chỉ là các hành vi, công việc cụ
thể. Do đó bên được uỷ quyền không được phép vượt qua phạm vi uỷ quyền,
nếu vượt quá phạm vi thì sẽ phải bồi thường thiệt hạn nếu có.
20
Vì vậy mà quan hệ uỷ quyền sẽ đương nhiên chấm dứt nếu bên nhận uỷ
quyền mất năng lực hành vi dân sự. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
chỉ có thể thực hiện việc đại diện uỷ quyền khi đáp ứng năng lực, điều kiện và
sẽ đương nhiên chấm dứt quan hệ uỷ quyền khi bị thu hồi giấy phép, chấm
dứt hoạt động hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là dịch vụ đòi nợ. Dịch vụ đòi nợ chỉ
được thực hiện đối với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán thông qua hợp
đồng ủy quyền đòi nợ giữa chủ nợ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi
nợ, còn hoạt động mua, bán nợ tài sản tồn đọng thì được thực hiện thông qua
hợp đồng chuyển nhượng. Đòi nợ nó là một quá trình với nhiều khâu, nhiều
công đoạn khác nhau. Từ việc đại diện cho chủ nợ để xác định các khoản nợ
với con nợ, tổ chức, cá nhân có liên quan, đôn đốc thu hồi nợ và cả biện pháp,
quy trình, thủ tục xử lý nợ…
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “tranh chấp đòi nợ” thuộc thẩm
quyền giải quyết của các tòa án. Số nợ có giá trị không lớn có thể được các
bên thỏa thuận hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thực
tế, thời hạn giải quyết tranh chấp tại các tòa án thường kéo dài, còn hòa giải
tại cơ sở thì thường không được xác định thời hạn rõ ràng và không có hiệu
lực bắt buộc các bên phải thi hành. Dịch vụ đòi nợ có ưu điểm hơn so với giải
quyết tranh chấp đòi nợ tại tòa; đó là thời gian giải quyết nhanh hơn, hiệu quả
hơn góp phần nắm bắt cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh. Bởi lẽ
trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố hết sức quan trọng, nợ tồn
đọng không thu hồi lại được hoặc thời gian thu hồi kéo dài có thể khiến cho
họ mất cơ hội kinh doanh, chậm quay vòng vốn và thậm chí là lâm vào tình
trạng phá sản. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến với loại hình
dịch vụ này hơn là đưa nhau ra tòa là vì một lẽ dịch vụ đòi nợ sẽ giúp cho các
doanh nghiệp tránh được những “phiền toái” pháp luật - khi mà hầu hết các
21
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh chưa tuân thủ đúng pháp luật. Nếu đưa
nhau ra tòa thì có thể doanh nghiệp sẽ vướng phải những sai phạm pháp luật
khác…Hơn nữa, với dịch vụ đòi nợ, các chủ nợ sẽ đòi được nợ nhanh mà
không làm mất hòa khí giữa các bên và góp phần giữ mối quan hệ bạn hàng.
Một yếu tố nữa góp phần làm nên ưu điểm của loại hình dịch vụ này; đó
chính là với đội ngũ nhân viên am hiểu sâu sắc về pháp luật và cũng biết cách
“lách luật” thì các khoản nợ “khó đòi”, các chủ nợ tưởng chừng như bó tay sẽ
được các công ty đòi nợ giải quyết nhanh gọn bằng các biện pháp nghiệp vụ
của mình. Trong khi đó, đội ngũ thẩm phán của tòa án thường không được
đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, có khi làm thẩm phán chuyên phụ trách
vấn đề dân sự chung, lao động, hôn nhân được giao phụ trách giải quyết vấn
đề tranh chấp nợ. Họ không được tìm hiểu kỹ quá trình hình thành khoản nợ,
do đó việc xét xử tranh chấp về đòi nợ gặp nhiều khó khăn và kém hiệu
quả…Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình kinh doanh này là chưa có hành
lang pháp lý cụ thể, rõ ràng, quan hệ đòi nợ là hết sức phức tạp; bởi lẽ những
khoản nợ mà chủ nợ nhờ đến các công ty đòi nợ thường là những khoản nợ
“khó đòi”, tồn tại nhiều rủi ro và ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp
nhiều khi khó kiểm soát. Chính điều này đã làm cho nghề dịch vụ đòi nợ bị
hiểu nhầm là “xã hội đen”, bất hợp pháp…
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhân danh bên uỷ quyền và vì
lợi ích của bên uỷ quyền để thực hiện việc đại diện. Mặc dù doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ đòi nợ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật
doanh nghiệp tuy nhiên tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi thực hiện
trong quá trình đại diện cho bên đại diện phải được thực hiện vì lợi ích của
bên uỷ quyền và không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi
ích của mình. Bản chất của đại diện là vì người khác, do đó bên đại diện phải
nỗ lực hết mình để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất
22
(trong điều kiện có thể), vì lợi ích của bên mà mình đại diện. Doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được có quyền, lợi ích trái ngược hay xung
đột với khách hàng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có quyền, nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng uỷ quyền đòi nợ với khách hàng. Doanh nghiệp này có quyền và
nghĩa vụ với bên uỷ quyền theo thoả thuận tại hợp đồng uỷ quyền và quy định
của pháp luật. Đồng thời các thoả thuận về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
không bao giờ có thể ràng buộc được bên uỷ quyền phải chịu trách nhiệm với
tư cách là chủ sở hữu của tài sản, là bên có quyền thụ hưởng hoặc đương
nhiên phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba.
Về phạm vi uỷ quyền, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ được thực
hiện các công việc nêu tại hợp đồng uỷ quyền đòi nợ giữa các bên. Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện các công việc được ghi nhận
trong hợp đồng, không được phép thực hiện ngoài phạm vi này. Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ không được suy luận hay biện hộ về các công việc
có liên quan đến các công việc được uỷ quyền để thực hiện nó. Điều này được
ghi nhận tại các quy định của Điều 91, Điều 92 BLDS 2005.
Ngoài mang bản chất của đại diện theo uỷ quyền, hoạt động dịch vụ đòi
nợ còn mang bản chất của hoạt động dịch vụ theo Luật thương mại, cũng là hình
thức đại diện cho thương nhân. Khác với uỷ quyền theo dân sự có thể có thù lao
hoặc không thì hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là nhằm mục đích sinh lợi.
1.2. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
bằng pháp luật
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ có
lịch sử phát triển khá lâu đời, chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì còn
23
khá mới mẻ, điển hình như ở Hàn Quốc mãi đến tận năm 1995, nước này mới
ban hành Luật về thông tin tín dụng, trong đó có quy định về dịch vụ đòi nợ.
Còn trước đó, ở đất nước này dịch vụ đòi nợ thuê không chịu sự điều chỉnh
của bất cứ văn bản pháp lý nào, tình trạng đòi nợ thuê bất hợp pháp dưới hình
thức đòi nợ thuê do các băng nhóm xã hội đen thực hiện rất phát triển.
Ở Việt Nam, nghề đòi nợ thuê được hình thành từ lâu với các kiểu hoạt
động của các băng nhóm xã hội đen. Hiện nay, chúng ta có nhiều cách thức
xử lý nợ khác nhau như mua, bán nợ, đòi nợ…với sự điều chỉnh của các văn
bản pháp luật khác nhau. Với Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg thì Công ty
mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp ra đời với số vốn điều lệ là
2.000 tỷ đồng được ngân sách nhà nước cấp, hoạt động trong khối các doanh
nghiệp nhà nước và được kinh doanh các ngành, nghề khác. Ngoài ra, còn có
các công ty xử lý nợ của các ngân hàng thương mại cũng có quyền kinh
doanh trong lĩnh vực đòi nợ.
Đặc biệt, ngày14/06/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số
104/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi
là Nghị định số 104/2007/NĐ-CP). Như vậy, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ
chính thức được pháp luật ghi nhận là một ngành, nghề kinh doanh trong xã
hội. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 110/2007/TT-BTC về
việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tiếp đó, để quản lý có hiệu quả hoạt
động dịch vụ đòi nợ, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy
định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện; theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được xếp vào nhóm ngành,
nghề này. Cụ thể hóa Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Bộ Công an đã ban hành
Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự
đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
24
Mặc dù, ở nước ta đã có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của loại
hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ; tuy nhiên, các văn bản pháp luật về lĩnh vực
này là văn bản dưới luật nên tính pháp lý còn hạn chế. Mặt khác, lĩnh vực
pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện nên còn thiếu hoặc chưa đầy đủ các quy định chi
tiết, cụ thể để điều chỉnh. Hơn nữa, các quy định hiện hành về kinh doanh
dịch vụ đòi nợ được do nhiều cơ quan nhà nước ban hành ở những văn bản
pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi có một số nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo và không tương thích, đồng bộ v.v. Điều này gây khó khăn cho công tác
thực thi các quy định về kinh doanh dịch vụ đồi nợ.
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta thấy rằng đây là
loại hình kinh doanh nhạy cảm và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật;
bởi lẽ:
Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, đòi nợ là quyền hay là phản ứng tự
vệ của người cho vay (chủ nợ) trong việc yêu cầu người vay (con nợ) phải
thực hiện nghĩa vụ cam kết là trả lại phần giá trị tài sản (bao gồm phần
tiền/giá trị và các khoản lãi vay) khi đến hạn trả nợ nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các con nợ khi đến
thời hạn trả nợ bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do làm ăn thua lỗ,
nợ nần hoặc có tình trạng chây ỳ, cố tình không trả nợ. Vì vậy, để có thể đòi
được nợ, chủ nợ phải sử dụng các biện pháp “rắn” (kể cả sử dụng biện pháp
không được pháp luật thừa nhận) đối với con nợ. Điều này có khi đưa đến
những hậu quả khó có thể lường trước được như gây thương tích, thậm chí
dẫn đến tư vong cho con nợ hay gia đình họ; phá hoại, làm hư hỏng tài sản
của con nợ; đe dọa, gây ức chế hoặc không chế về mặt tinh thần đối với con
nợ v.v. Để ngăn ngừa những hành động này thì rất cần thiết phải có các quy
định điều chỉnh quan hệ về đòi nợ. Hay nói cách khác, các quy định của pháp
25
luật ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý, phân định giới hạn và phạm vi mà chủ
nợ có thể thực hiện đối với con nợ nhằm đòi lại những quyền lợi của mình.
Thứ hai, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước phát triển về lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy các nước này đều ban hành các quy định về
kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm điều chỉnh và quản lý chặt chẽ loại hình dịch
vụ này.
Thứ ba, thực tiễn thời gian qua ở nước ta cho thấy do thiếu một khung
pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh loại hình kinh doanh
dịch vụ đòi nợ; nên đã phát sinh loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo kiểu
xã hội “đen” (loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông qua việc sử dụng vũ
lực bắt, hành hung, đe dọa, khủng bố về tinh thần…đối với con nợ). Đây là
những hành vi không được xã hội tán thành và không được pháp luật cho
phép; bởi nó không phải là lối ứng xử văn minh trong một xã hội hiện đại.
Hơn nữa, việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hình thức này thể hiện thái độ
coi thường pháp luật, dung túng, khuyến khích việc sử dụng bạo lực trong
việc giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong xã hội.
Thứ tư, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong những loại hình kinh
doanh nhạy cảm. Xét về bản chất, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là loại hình kinh
doanh mang tính chất dân sự - thương mại:
i) Tính chất dân sự thể hiện ở việc chủ nợ thỏa thuận với bên thực hiện
dịch vụ đòi nợ trong việc ủy quyền cho họ thay mặt mình để đòi nợ đối với
con nợ và bên thực hiện dịch vụ đòi nợ chấp thuận, đồng ý với việc ủy quyền
này của chủ nợ. Hình thức pháp lý của thỏa thuận này là hợp đồng dịch vụ đồi
nợ được ký kết giữa chủ nợ và bên dịch vụ đòi nợ;
ii) Tính chất thương mại thể hiện ở một trong những khía cạnh đó là bên đòi
nợ nhận thực hiện ủy quyền đòi nợ của chủ nợ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Điều này có nghĩa là chủ nợ thỏa thuận với bên đòi nợ sẽ trích phần trăm giá trị
26
tài sản (bao gồm khoản nợ và lãi) của mình cho bên đòi nợ khi đòi được nợ. Tuy
nhiên, trên thực tế nếu không quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh, đối tượng,
năng lực và phạm vi kinh doanh thì hoạt động đòi nợ rất dễ phát triển và chuyển
sang lĩnh vực hình sự khi bên đòi nợ sử dụng vũ lực hoặc đe dạo dũng vũ lực
khủng bổ về thể xác và tinh thần con nợ để buộc họ phải trả nợ.
Vì vậy, việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh
doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đồi
nợ…là rất cần thiết…
1.2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1.2.2.1. Quan niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Thuật ngữ “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được sử dụng trong
các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được các văn bản
pháp luật giải thích hoặc không được các từ điển Luật học định nghĩa. Nghiên
cứu, tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về đòi nợ và
kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể khái quát quan niệm về lĩnh vực
pháp luật này như sau: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là toàn bộ
những quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bao
gồm các quy định về hình thức hoạt động, điều kiện kinh doanh, nguyên tắc
hoạt động, phạm vi, đối tượng kinh doanh, nội dung và biện pháp thực hiện,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các
hành vi bị nghiêm cấm, quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
1.2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể thấy
rằng lĩnh vực pháp luật này có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật gồm
tập hợp các quy định của nhiều đạo luật khác nhau liên quan đến kinh doanh
27
dịch vụ đòi nợ. Nó bao gồm các quy định của BLDS năm 2005, các quy định
của Luật doanh nghiệp, các quy định của Luật thương mại, các quy định về
điều kiện kinh doanh...Mặt khác, đây là một lĩnh vực pháp luật còn khá non
trẻ ở nước ta và đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh
khỏi những “khoảng trống”, thiếu các quy định để điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ.
Thứ hai, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ có những nội dung “giao
thoa” giữa pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Điều này có nghĩa là
kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa tuân theo các quy định chung của BLDS năm
2005 về điều kiện, phạm vi, nguyên tắc, hình thức…về đòi nợ chịu sự điều
chỉnh của các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại về điều kiện
kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh…
Thứ ba, pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa mang tính chất của
lĩnh vực pháp luật tư vừa mang tính chất của pháp luật công.
Lĩnh vực pháp luật tư thể hiện trong nội dung các quy định về đàm phán,
ký kết hợp đồng về dịch vụ đòi nợ giữa chủ nợ với bên thực hiện dịch vụ đồi
nợ như quy định về phí dịch vụ đòi nợ, quy định về thời gian thực hiện hợp
đồng, nguyên tắc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận về xử lý tranh chấp phát
sinh; quyền và nghĩa vụ của các bên…
Tính chất pháp luật công thể hiện trong nội dung các quy định về quản lý
nhà nước đối với loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thẩm quyền cấp giấy
phép đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quy định về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ...
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy lĩnh vực
pháp luật này bao gồm các nhóm quy định chủ yếu sau đây:
28
- Nhóm các quy định về điều kiện, năng lực và đối tượng của chủ thể
thực hiện dịch vụ đòi nợ.
- Nhóm các quy định về điều kiện, nguyên tắc, hình thức, đối tượng và
phạm vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Nhóm các quy định về hình thức pháp lý của loại hình kinh doanh
dịch vụ đòi nợ.
- Nhóm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Nhóm các quy định về quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Nhóm các quy định về các phương thức cụ thể về kinh doanh dịch vụ
đòi nợ...
1.2.4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Chủ thể quan hệ pháp luật là những bên tham gia vào quan hệ pháp
luật, có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật. Chủ
thể quan hệ pháp luật là các cá nhân, các tổ chức có năng lực chủ thể theo quy
định của pháp luật để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP thì các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm:
- Chủ nợ
- Khách nợ
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như đã phân tích ở trên thì chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi
nợ còn khách nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ. Còn doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở đây chính là bên trung gian thứ ba nhận
sự ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền với bên chủ nợ hoặc bên khách nợ
để thực hiện những biện pháp cần thiết tiến hành thu hồi khoản nợ. Các tổ
29
chức, cá nhân khác có liên quan có thể là cơ quan quản lý nhà nước đối với
dịch vụ đòi nợ, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ.
30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Nội dung quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch
vụ đòi nợ
Với bản chất của quan hệ đại diện theo ủy quyền, hoạt động dịch vụ đòi nợ
được xác lập bởi sự ủy quyền giữa chủ nợ và chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi
nợ. Về nguyên tắc, chủ thể đại diện theo ủy quyền tham gia quan hệ hợp đồng
có thể là cá nhân, tổ chức được cá nhân ủy quyền; cá nhân, tổ chức được
người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Ngoài ra, chủ thể đại diện theo ủy
quyền còn có thể là cá nhân, tổ chức được chủ thể đại diện theo ủy quyền ủy
quyền lại. BLDS 2005 quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy
định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực
hiện. Tuy nhiên với tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi
nợ, pháp luật quy định các chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ - bên nhận ủy
quyền đòi nợ phải là tổ chức. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hoạt động
trung gian tài chính, các hành vi mà bên nhận ủy quyền thực hiện trong hoạt
động này cũng mang tính chất đặc thù hơn, vì vậy việc quy định cho tổ chức
đòi nợ là nhằm mục đích đảm bảo năng lực và hiệu quả khi bên nhận ủy
quyền thực hiện hoạt động dịch vụ đòi nợ.
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP không có một điều luật nào quy định về
hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, dựa vào
quy định tại Điều 2 Nghị định này về đối tượng áp dụng, chúng ta có thể thấy
hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính là các“doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
31
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, dịch vụ đòi nợ là một loại
hình doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có
nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định của pháp luật, có trụ
sở giao dịch và chỉ được hoạt động khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Quy định này đã mở rộng đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ đòi nợ
bao gồm doanh nghiệp của thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt loại
hình doanh nghiệp. Điều này góp phần đa dạng hóa và tạo thuận lợi cho chủ
nợ có quyền lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ tốt hơn, tăng tính cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, phù hợp với chủ trương của
Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
Đồng thời, quy định này cũng đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân-
một quyền hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phần; bao gồm: Kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân),
kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đối chiếu với
quy định của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP thì tất cả các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đều có thể đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì có 4 loại hình doanh nghiệp hoạt
động tại Việt Nam đó là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH một thành viên và Công
ty TNHH hai thành viên trở lên).
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
32
Theo quy định về quyền kinh doanh thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định pháp luật cũng quy
định cấm một số đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nghị định số
104/2007/NĐ-CP không có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp cũng
như những đối tượng bị cấm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ. Do đó, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 13
Luật doanh nghiệp quy định những tổ chức, cá nhân không được quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam để xem xét. Nếu không thuộc 7
nhóm đối tượng quy định tại Điều luật này thì các cá nhân, tổ chức đều có hể
thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Điều này dẫn đến hiện
tượng người không hiểu biết pháp luật vẫn có thể kinh doanh loại hình dịch
vụ “nhạy cảm” này, thậm chí kể cả người có tiền án tiền sự. Một ví dụ điển
hình là ông Nguyễn Bình Minh - cổ đông, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần
thu nợ Phương Đông - là có một tiền án và một tiền sự. Nghị định số
104/2007/NĐ-CP chỉ quy định về điều kiện đối với người quản lý, giám đốc
chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà không quy định về
điều kiện riêng đối với những đối tượng muốn thành lập doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ. Đây là một điểm bất cập mà trong thời gian tới pháp
luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần được bổ sung, hoàn thiện.
Rõ ràng những quy định này còn thiếu chặt chẽ và có thể tạo môi
trường kinh doanh dịch vụ đòi nợ không lành mạnh. Và sẽ không thể tránh
khỏi việc vi phạm pháp luật khi hành nghề trong khi chúng ta chưa có cơ chế
phù hợp để điều chỉnh, giám sát các đối tượng hành nghề dịch vụ nhạy cảm
này. Mà chỉ đến khi họ có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì chúng ta
mới xử lý. Tuy nhiên, khi phát hiện và xử lý, thì họ đã gây ra thiệt hại không
nhỏ cho người dân và xã hội.
33
Thực tế trước khi có sự điều chỉnh bằng Nghị định 104/2007/NĐ-CP hoạt
động dịch vụ đòi nợ vẫn tồn tại trong đời sống xã hội núp bóng dưới hình thức
đòi nợ thuê của các tay anh chị xã hội đen, dạng ủy quyền cho cá nhân, hay ủy
quyền ngầm định. BLDS 2005 định nghĩa hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận
giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền về thực hiện công việc nhân danh bên
ủy quyền, bên ủy quyền trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Xem xét các quy định xung quanh chế định này chúng ta không thấy quan
niệm về ủy quyền ngầm định. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức thực tế
không phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Việc chưa được pháp luật điều
chỉnh rõ dẫn đến những hậu quá pháp lý của những hàng vi vi phạm pháp luật
gây ra trong quá trình đòi nợ theo ủy quyền này cũng không được công nhận,
xử lý. Trong những trường hợp đó, chủ nợ - bên ủy quyền là người chịu thiệt
thòi nhất, tiền mất tật mang nhưng cũng không đòi được món nợ của mình.
So với quy định của chế định đại diện theo ủy quyền BLDS 2005, Nghị
định 104/2007/NĐ-CP giới hạn bên nhận ủy quyền trong trường hợp này là tổ
chức. Nó là sự giao thoa với chế định đại diện cho thương nhân quy định tạI
LTM 2005. Bên đại diện trong trường hợp này không chỉ là thương nhân có
hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi mà có thể là các cá nhân, tổ
chức khác trong các giao dịch dân sự có phát sinh khoản nợ hợp pháp.
2.1.2. Nội dung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Theo quy định của Điều 57 Hiến pháp1992 và Khoản 1 Điều 7 Luật
doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh
doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, do đặc thù của
một số ngành, nghề kinh doanh nên pháp luật có quy định thêm điều kiện
kinh doanh ở một số ngành, nghề nhất định này. Điều kiện kinh doanh được
hiểu là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh
ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy
34
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác
(Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp).
Cá nhân nhận ủy quyền thực hiện công việc sẽ phải đáp ứng điều kiện
về năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên việc ủy quyền cho tổ chức đòi hỏi tổ
chức phải có năng lực, nó chính là khả năng của pháp nhân có các quyền,
nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. BLDS 2005 chỉ
rõ“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp
nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”. Nó
được tạo ra bởi các hành động của pháp nhân thông qua ngườI đạI diện. Sự
biểu lộ ý chí của pháp nhân giớI hạn bởi các quy định của pháp luật, bởi điều
lệ hoạt động mà trong đó chỉ rõ mục đích, phạm vi hoạt động và thông qua cá
nhân cụ thể chính là ngườI đại diện. Để đáp ứng mục đích kinh doanh dịch vụ
đòi nợ thông qua hợp đồng ủy quyền, nhà làm luật đã xây nên một mô hình
mẫu vớI các điều kiện về vốn, người quản lý, an ninh trật tự. Mục đích của
nhà làm luật là tốt nhưng quy định lại chưa phù hợp với thực tế vô hình chung
kìm hãm sự phát triển của loại hình dịch vụ này.
2.1.2.1. Nội dung quy định về điều kiện về vốn
Theo quan điểm của khoa học kinh tế - chính trị thì vốn được hiểu là tư bản
bất biến gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất.
Vốn có một vai trò hết sức quan trọng, để thành lập một doanh nghiệp và tiến
hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu. Nó
phản ánh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được đầu tư vào sản xuất - kinh
doanh. Trên thực tế, có nhiều cách phân loại vốn khác nhau, tùy thuộc vào mục
đích, chẳng hạn như vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn vay, vốn tự có…
Luật doanh nghiệp quan niệm: “Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên,
cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào
35
Điều lệ công ty” (Khoản 6 Điều 4), còn “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu
phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” (Khoản 7
Điều 4). Kể từ khi LDN 2005 có hiệu lực thì điều kiện về vốn điều lệ của các
loại hình doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Điều này góp phần mở rộng quyền tự
do kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, một số
ngành, nghề kinh doanh có tính rủi ro cao, có tầm quan trọng lớn trong hệ
thống kinh tế quốc dân thì pháp luật phải quy định mức vốn pháp định. Để từ
đó bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, nghề đó; đồng thời, để đảm bảo cho hệ thống kinh tế
quốc dân hoạt động một cách lành mạnh. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy
định một số ngành nghề phải có vốn pháp định, chẳng hạn như kinh doanh bất
động sản: 6 tỷ đồng Việt Nam; công ty tài chính: 300 tỷ đồng; kinh doanh
dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng, trong đó kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là một
ngành phải đáp ứng điều kiện vốn pháp định là 2 tỷ đồng (Điều 13 Nghị định
số 104/2007/NĐ-CP).
Mặt khác, Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định “trong suốt quá
trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức
vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định”. Đối với số vốn được góp
bằng tiền thì sẽ được ký quỹ tại Ngân hàng thương mại được phép hoạt động
tại Việt Nam. Số tiền này sẽ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp
bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đối
với số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng
định giá ở Việt Nam.
Như chúng ta đã biết vốn pháp định có ý nghĩa như là điều kiện vật
chất tối thiểu cần thiết để kinh doanh ngành, nghề nhất định. Việc quy định
36
điều kiện về vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm đảm bảo
sự phát triển an toàn của ngành, nghề này và đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ.
Mục đích của nhà làm luật là xây dựng một chủ thể có đủ năng lực thực hiện
việc ủy quyền đòi nợ mà một trong những yếu tố quan trọng chính là năng lực
tài chính. Đây là hoạt động trung gian, hỗ trợ cho hoạt động tài chính vì vậy
mà việc quy định mức vốn pháp định đảm bảo sự hoạt động ổn định và an
toàn. Nhà làm luật cũng bảo vệ quyền lợi của bên ủy quyền, bên thứ ba có
liên quan bằng quy định này. Vốn pháp định bắt buộc phải được duy trì trong
suốt quá trình hoạt động và nó sẽ được sử dụng để giải quyết các hậu quả, bồi
thường thiệt hại nếu có do các doanh nghiệp này gây ra.
Tuy nhiên sự bất hợp lý của quy định này thể hiện ở chỗ vốn điều lệ mà
doanh nghiệp đăng ký hoàn toàn có thể bằng hoặc cao hơn vốn pháp định,
việc yêu cầu cung cấp xác nhận ký quỹ của ngân hàng bằng số vốn thành viên
góp tức là một đòi hỏi bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
phải góp đủ vốn ngay tại thời điểm thành lập. Điều này không đúng với tinh
thần thỏa thuận, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với số
vốn điều lệ góp của thành viên tại quy định của Luật doanh nghiệp.
2.1.2.2. Nội dung quy định điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và
giám đốc chi nhánh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì:
Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy
định. (Điều 4)
Người quản lý doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng, là trụ
cột và nền tảng của công ty. Họ là chủ sở hữu hoặc có vốn góp vào doanh
37
nghiệp, nên có trách nhiệm điều hành, quản lý, vận hành sự phát triển của
doanh nghiệp. Chi nhánh cũng đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của cả
hệ thống doanh nghiệp, nên người điều hành chi nhánh - giám đốc chi nhánh -
cũng quan trọng không kém.
Chính vì lẽ đó mà Điều 14 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định
người quản lý và giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
phải đáp ứng điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Có trình độ
học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp
luật, an ninh, không có tiền án. Nghị định còn quy định chặt chẽ yêu cầu
những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác
đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều
kiện: trong ba năm trước liền kề không giữ chức vụ quản lý trong doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có ý chí đại diện và ý chí
tiến hành giao dịch. Trong trường hợp này, ý chí đó được thể hiện thông qua
người đại diện của doanh nghiệp trong giao kết hợp đồng với bên chủ ủy và
việc tiến hành giao dịch. Do đó việc Nghị định đưa ra các điều kiện đối với
người quản lý, giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là
phù hợp. Tuy nhiên những quy định về năng lực hành vi dân sự của người quản
lý là không cần thiết bởi bản thân người đại diện theo pháp luật, cá nhân góp
vốn thành lập doanh nghiệp đều phải đáp ứng điều kiện cơ bản này. BLDS năm
2005 định nghĩa: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Định
nghĩa này không xác định rõ cá nhân có “năng lực dân sự đầy đủ” hay không.
Tuy nhiên, tại Điều 19 BLDS năm 2005 có chỉ rõ “người thành niên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ”, trừ một số trường hợp nhất định. Người từ đủ mười
tám tuổi trở lên là người thành niên. Như vậy, người quản lý, giám đốc chi
38
nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện từ
đủ mười tám tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Đây cũng
là điều kiện chung đối với các cá nhân kinh doanh nghành, nghề khác chứ
không riêng gì người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Luật thương mại quy định thương nhân phải có năng lực hành vi
thương mại. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi được tham gia với tư cách
là chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác
lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách
nhiệm về những hành vi của mình. Năng lực hành vi thương mại là khả năng
của cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ pháp lý thương mại. Do đó, thương nhân phải là người từ đủ mười
tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp mất hay hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Rõ ràng việc quy định điều kiện này đối với người quản lý, giám đốc
chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là không cần thiết. Bản
thân người quản lý là một thương nhân theo quy định tại Điều 4 Luật doanh
nghiệp và Điều 6 Luật thương mại muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đáp
ứng điều kiện năng lực hành vi đầy đủ rồi.
Bên cạnh đó, khái niệm “đầy đủ năng lực hành vi dân sự” mà Nghị
định số 104/2007/NĐ-CP đề cập chưa thực sự chính xác; bởi lẽ, đối chiếu quy
định của BLDS năm 2005 thì chỉ có quy định về “năng lực hành vi dân sự đầy
đủ” mà thôi. Do đó, chúng ta cần sửa định nghĩa này cho phù hợp với quy
định của BLDS năm 2005.
Điều kiện về trình độ học vấn, người quản lý, giám đốc chi nhánh của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có trình độ đại học trở lên thuộc
39
các chuyên ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. Ngoài ra, người quản
lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là
người không có tiền án. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2009 (BLHS
năm 2009) thì người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành
hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị
kết án. Xuất phát từ bản chất kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hoạt động
trung gian liên quan đến vấn đề tài chính và phạm vi hoạt động liên quan đến
quyền đòi nợ nên nhà làm luật đưa ra quy định yêu cầu về trình độ học vấn
của người quản lý.
Trong Hồ sơ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn đối với người quản lý và
Giám đốc chi nhánh tại Điều 16 yêu cầu bắt buộc phải có Phiếu lý lịch tư
pháp. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm
hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp sẽ là nơi phản ánh nội dung người quản lý, Giám đốc chi
nhánh có đáp ứng điều kiện không có tiền án hay không. Tuy nhiên, trong hồ
sơ này cũng cần có thêm giấy tờ, căn cứ chứng minh về điều kiện quy định tại
Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP.
Như vậy, quy định của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về điều kiện đối
với người quản lý, Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
đòi nợ có một số điểm chưa hơn lý, cần sửa đổi, bổ sung cho hợp lý.
2.2.2.3. Nội dung quy định điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động
Với bản chất là hình thức ủy quyền cho tổ chức, việc biểu lộ ý chí của
doanh nghiệp được thể hiện không chỉ thông qua ý chí của người đại diện
theo pháp luật khi ký kết hợp đồng ủy quyền mà còn qua ý chỉ khi thực hiện
công việc đòi nợ của các cá nhân trong doanh nghiệp đó. Xuất phát từ ý nghĩa
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đQuản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật
Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luậtĐịnh tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật
Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luậtLuận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY

Similar to Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY (20)

Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAYLuận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnhLuận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
 
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAYĐề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
 
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAYPháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính, HAY
 
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAYĐề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAYLuận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
 
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngThế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt NamLuận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
 
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAYBài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
 
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
 
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
 
Luận văn: Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 

Luận văn: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----o0o----- BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014
  • 2. [ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----o0o----- BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến Hà Nội – 2014
  • 3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Bùi Thị Phƣơng Thảo
  • 4. MỤC LỤC Danh mục từ ngữ viết tắt Mục lục Lời cam đoan LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÕI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM...................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ .................................. 6 1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ ....................................................... 6 1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động đòi nợ và các phương thức đòi nợ. 12 1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ ............................................. 15 1.2. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.................................22 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bằng pháp luật.......................................................................................... 22 1.2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ......................... 26 1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ......... 27 1.2.4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..... 28 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM............................................................................ 30 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam hiện nay ..........................................................................................30 2.1.1. Nội dung quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ .................................................................................................. 30
  • 5. 2.1.2. Nội dung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ ...... 33 2.1.3. Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ................................ 46 2.1.4 Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ ........................................ 49 2.1.5. Nội dung và các biện pháp sử dụng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ ....52 2.1.6. Nội dung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ .......................................................................................... 56 2.1.7. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ................................................................................ 60 2.1.8. Nội dung quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ............................................................... 62 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam .....63 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÕI NỢ Ở VIỆT NAM ........................................................... 72 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam .............................................................................................................72 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam ...75 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ........................................................................ 75 3.2.2. Cần sửa đổi, bổ sung các quy định khác của pháp luật để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực thi ..................................................... 85 KẾT LUẬN.............................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 89
  • 6. Danh mục từ ngữ viết tắt Nghị định 104/2007/NĐ-CP :Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP :Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/09/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Nghị định số 59/2006/NĐ-CP :Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Quyết định 109/2003/QĐ-TTg :Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/06/2003 về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Thông tư số 33/2010/TT-BTC :Thông tư 33/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. BLDS năm 2005 :Bộ luật dân sự năm 2005 BLHS năm 2009 : Bộ luật hình sự năm sửa đổi, bổ sung năm 2009 DATC :Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Công ty TNHH :Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • 7. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vốn là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của người dân. Quan hệ vay và cho vay vốn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào bên vay vốn cũng có thể trả được vốn và lãi vay đúng thời hạn cam kết cho bên cho vay. Điều này có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do bên vay vốn làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, sai mục đích v.v dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân chủ quan có thể do bên vay vốn chây ỳ, tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc đau ốm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc chủ nợ đòi nợ số vốn cho vay là điều hiển nhiên. Song thực tế cho thấy việc làm này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; bởi lẽ không phải lúc nào bên cho vay cũng có thể nhận được khoản vốn và lãi vay một cách suôn sẻ, trôi chảy. Đối với những trường hợp con nợ cố tình chây ỳ hoặc không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ thì việc đòi nợ thường rơi vào tình trạng bế tắc và không đạt được mục đích. Hậu quả là chủ nợ thường phải nhờ dịch vụ đòi nợ thay vì tự mình tiến hành đòi nợ. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và mới ra đời kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các quy định điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những điểm bất hợp lý, chưa hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ khi triển khai thi hành trên thực tế. Hơn nữa, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ban hành ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi một số nội dung mâu thuẫn, chồng chéo. Đây cũng là một nguyên nhân nữa gây thách thức cho quá trình triển khai thi hành. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất
  • 8. 2 hiện tình trạng đòi nợ thuê sử dụng các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, đe dọa về thể xác và tinh thần đối với con nợ và gia đình họ do những tổ chức “xã hội đen” thực hiện; gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội và thể hiện thái độ coi thường pháp luật … Điều này có nguyên nhân do pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, cần thiết phải có sự đánh giá có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, Luận văn mong muốn đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và nội dung của chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Đưa ra vấn đề hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên, Luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích các khái niệm và đặc điểm của nợ, con nợ, chủ nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Phân tích khái niệm và bản chất của đòi nợ và các phương thức đòi nợ. - Lý giải cơ sở của việc hình thành chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; phân tích khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của chế định pháp luật này.
  • 9. 3 - Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm nhận diện những mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm: - Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Cơ sở chính trị việc nghiên cứu là quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Báo cáo tổng kết việc thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở chính trị và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. - Quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…được sử dụng tại Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. ii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp…được sử dụng tại Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. iii) Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp…được sử dụng tại Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
  • 10. 4 6. Tình hình nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp, liên quan đến các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho nên ở nước ta chưa có công trình hay nghiên cứu nào một cách đầy đủ và tổng quan nhất. Chỉ xuất hiện một số bài tạp chí, bài báo phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực trạng dịch vụ đòi nợ đang diễn ra với những bất cập như thế nào. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan như đại diện, hợp đồng ủy quyền có thể kể đến như “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương, luận án tiến sĩ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển. Các công trình khoa học liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại. Ở nước ngoài, các tài liệu nghiên cứu về pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng khá ít, chưa được dịch sang tiếng Việt. Đề tài là sự tiếp tục nghiên cứu trước đây của khóa luận tốt nghiệp của học viên với phạm vi rộng hơn liên quan đến vấn đề ủy quyền cho tổ chức, các số liệu thực tiễn được tổng kết từ các báo cáo qua 5 năm thực thi pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam và kiến nghị sửa đổi, bổ sung sát thực tế hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương:
  • 11. 5 - Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
  • 12. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÒI NỢ, KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.1.1. Khái niệm nợ, chủ nợ và con nợ 1.1.1.1. Khái niệm nợ Nợ là nghĩa vụ tài sản của một chủ thể này phải trả cho một chủ thể khác. Nợ có thể xuất hiện trong các quan hệ dân sự khác nhau như: quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, quan hệ cho thuê tài sản, cho thuê tài chính…Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa…Nợ có thể phát sinh trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào, quan hệ xã hội càng phức tạp thì những nguồn gốc phát sinh nợ nần càng đa dạng, phức tạp. Có nhiều cách phân loại nợ, tùy thuộc vào tiêu chí, mục đích phân loại, có thể phân thành nợ thường (là những khoản nợ mà chủ thể có quyền đòi nợ có thể tự mình thu hồi nợ) và nợ xấu (là nợ mà chủ thể có quyền đòi nợ không thể tự mình thu hồi nợ vì nhiều lý do khách quan); hoặc có thể phân thành nợ trong dân sự và nợ trong kinh doanh; hoặc có thể phân thành nợ công và nợ dân doanh… Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi là Nghị định số 104/2007/NĐ-CP) thì “Nợ là nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác”. .Nó không chỉ xuất hiện trong các quan hệ hợp đồng vay tài sản mà có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các khoản nợ mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được phép tham gia cung cấp dịch
  • 13. 7 vụ đòi nợ đó là các khoản nợ phát sinh từ các quan hệ xã hội khác nhau. Tuy nhiên, giới hạn của nó chính là nghĩa vụ giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân chứ không phát sinh giữa các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp với nhau hay giữa các tổ chức này với tổ chức kinh tế, cá nhân. Nợ được xem là “tài sản” mà một tổ chức kinh tế, cá nhân phải trả cho một tổ chức kinh tế, cá nhân khác, và nó là một nghĩa vụ dân sự. Tài sản là một khái niệm cơ bản, quen thuộc với bất kỳ ai, nó là công cụ của đời sống con người. Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên cách định nghĩa tài sản của BLDS năm 2005 hiện tại nhiều luật gia cho rằng đây là cách định nghĩa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chứ không xác định phạm vi dứt khoản của tài sản, các quy định tiếp đó tại “ Chương XI – Phân loại tài sản lại diễn giải cụ thể các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa này không đề cập gì tới tiền và giấy tờ có giá. Mặc khác tại Điều 173 và Điều 181 và toàn bộ các quy định của BLDS 2005 không diễn giải một cách có thể hiểu được phạm vi của quyền tài sản và quyền sở hữu được quy định dường như tách biệt với tài sản tại Điều 164 và Điều 174 BLDS 2005 dẫn đến khái niệm tài sản dường như không bao trùm hết quyền sở hữu trong khi vẫn quy định các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở hữu tại rất nhiều các quy định [15]. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều loại tài sản mới như chứng khoản, sở hữu trí tuệ thì việc định nghĩa tài sản, phân loại tài sản như thế nào cho phù hợp cũng là cơ sở để chúng ta xác định chính xác đối tượng của dịch vụ kinh doanh dịch vụ đòi nợ là những loại tài sản nào. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ để cập đến khái niệm nợ theo quy định của pháp luật hiện hành, tức nợ là các nghĩa vụ về tài sản mà tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác mà thôi.
  • 14. 8 1.1.1.2. Khái niệm chủ nợ Gắn liền với tài sản là quyền sở hữu, do đó khi nói tới tài sản không thể không nói về quyền sở hữu. Quyền sở hữu là vật quyền thống trị và làm cơ sở cho việc phân chia và xác định các vật quyền khác mà các vật quyền này thường được gọi là các chi phần của quyền sở hữu. Khi một vật quyền được tạo lập thì lập tức xuất hiện hai loại quyền cùng tồn tại trên một vật – đó là quyền sở hữu của chủ sở hữu và quyền của người khác trên vật đó. Khi phát sinh một khoản nợ sẽ xuất hiện quyền đòi nợ của chủ sở hữu, vật quyền được xác lập. Nếu chủ sở hữu chuyển giao quyền đòi nợ cho người khác làm phát sinh dịch quyền. Quyền đòi nợ bao gồm cả quyền trreen tài sản của mình và quyền trên tài sản của người khác.Do đó khái niệm chủ nợ cũng là một khái niệm khá rộng. Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại: Các chủ nợ (creditors) là “các cá nhân hay tổ chức cho vay tiền để được người hay tổ chức vay hứa trả một khoản tiền nhất định hàng năm theo lãi suất và hoàn trả gốc vào một ngày nào đó trong tương lai” [19]. Khái niệm trên về chủ nợ chỉ bó hẹp trong phạm vi hợp đồng vay tài sản, chủ nợ chỉ được hiểu là người cho vay nợ. Hiểu như vậy là chưa đầy đủ vì nợ không chỉ phát sinh từ hợp đồng vay tài sản mà còn có thể phát sinh từ các hợp đồng khác. Vậy nên đương nhiên tư cách chủ nợ cũng có thể phát sinh không chỉ bởi hành vi cho vay nợ của chủ thể đó. Nên hiểu chủ nợ là người tham gia quan hệ pháp luật làm phát sinh khoản nợ và có quyền thụ hưởng giá trị tài sản từ khoản nợ đó. Ngoài ra, tư cách chủ nợ cũng có thể được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác bởi hành vi chuyển quyền thụ hưởng giá trị tài sản được xác định trong khoản nợ cho người thứ ba của chủ nợ. Khi đó, khoản nợ có được xác định là nợ với chủ nợ mới hay không, phụ thuộc vào tư cách chủ thể và tính chất của hợp đồng chuyển giao đó. Ví dụ, nếu người nhận sự chuyển giao quyền thụ hưởng là
  • 15. 9 chủ thể kinh doanh và sự chuyển quyền đó cũng xuất phát từ hoạt động kinh doanh thì đối với họ, khoản nợ đó cũng được coi là nợ trong kinh doanh (ví dụ: quyền thụ hưởng do thanh toán bù trừ trong kinh doanh). Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp biên soạn thì khái niệm chủ nợ được định nghĩa với nội hàm rộng hơn. Theo đó, chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Khi đến hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay. [31] Khái niệm chủ nợ cùng với hợp đồng vay tài sản là một trong những khái niệm pháp lý ra đời sớm nhất trước khi xuất hiện đồng tiền. Pháp luật dân sự La Mã đã có những điểm rất chi tiết về hợp đồng vay chủ nợ. Trong dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ trước đây, những quy định pháp lý về chủ nợ được quy định từ Điều 730 đến Điều 861. Trong Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật được duyệt y vào ngày 24/4/1936 những quy định pháp lý về chủ nợ được quy định từ Điều 811 đến Điều 878. Theo BLDS năm 2005 thì chủ nợ (người cho vay) là người có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản. Trong hợp đồng này, chủ nợ là bên cho vay, là người có tiền hoặc tài sản chuyển cho bên kia vay. Khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thỏa thuận. Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ như thỏa thuận hoặc yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại như thỏa thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay lừa dối bên vay, chuyển giao tài sản không đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại cho bên vay thì phải bồi thường.
  • 16. 10 Tuy nhiên, định nghĩa này lại chỉ đề cập đến chủ nợ là một cá nhân mà quên mất rằng trong quan hệ nợ nần thì chủ nợ có thể là tổ chức, đây là một điểm thiếu sót rất lớn, bởi lẽ khi các quan hệ dân sự phát triển không ngừng thì tư cách chủ nợ trong quan hệ nợ cũng không ngừng biến đổi với nhiều dạng chủ thể khác nhau. Mặt khác, món nợ mà định nghĩa trên nêu ra cũng khá hẹp, chỉ là “tiền” hoặc “hiện vật”, hẹp hơn rất nhiều so với quy định của BLDS năm 2005 về tài sản và khái niệm chủ nợ ở đây cũng chỉ bó hẹp trong quan hệ hợp đồng vay tài sản. Với một cái nhìn khác hơn ở một góc độ rộng hơn, bao quát hơn, Nghị định số 104/2007/NĐ-CP định nghĩa: “Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ”. Đây là một quy định mở và mang tính bao quát cao, chủ nợ không chỉ xuất hiện trong quan hệ vay tài sản mà có thể xuất hiện trong bất kỳ một giao dịch dân sự nào… Tổ chức kinh tế ở đây được hiểu bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh); hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật). Chủ nợ không chỉ là những cá nhân, tổ chức kinh tế có quyền sở hữu đối với nợ mà cả những cá nhân, tổ chức kinh tế không có quyền sở hữu đối với nợ nhưng được chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền đòi nợ cũng được coi là chủ nợ và họ cũng được nhân danh chủ nợ hoặc các chủ nợ ký kết hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đòi nợ để thu hồi nợ. Khái niệm này của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP đã loại bỏ các tổ chức khác là chủ nợ trong quan hệ nợ, đó là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và ngay cả các tổ chức
  • 17. 11 quốc tế cũng không phải là một bên trong quan hệ nợ thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này. Khái niệm chủ nợ cũng được đề cập tại Thông tư số 33/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính; theo đó : “chủ nợ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ phải trả”(Khoản 1 Điều 7). 1.1.1.3. Khái niệm con nợ Khi xuất hiện một khoản nợ thì luôn tồn tại song song hai chủ thể với hai tư cách là: “chủ nợ” và “con nợ” hay nói cách khác, hai khái niệm này không thể tách rời trong một quan hệ vay nợ. Con nợ là người có hành vi làm phát sinh khoản nợ và có nghĩa vụ phải thanh toán lượng giá trị tài sản trong khoản nợ đó. Tương tự như tư cách chủ nợ, tư cách con nợ cũng có thể được chuyển từ người này sang người khác thông qua hành vi chuyển giao nghĩa vụ của con nợ cho người thứ ba trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Cũng theo hướng như vậy, BLDS năm 2005 mặc dù không có định nghĩa về con nợ nhưng cũng có quy định về nghĩa vụ trả nợ của con nợ trong hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên Nghị định số 104/2007/NĐ-CP lại đưa ra một tên gọi có phần khác so với Từ điển Tiếng Việt cũng như BLDS năm 2005, mặc dù xét về bản chất thì những khái niệm này đều đề cập về bên có nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ nợ nần. Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này quy định “khách nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ”. Nghị định số 104/2007/NĐ-CP chỉ đích danh khách nợ là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân và những đối tượng đó có “nghĩa vụ trả nợ” trong một quan hệ nợ nần nhất định. Như vậy tương ứng với quyền đòi nợ của chủ nợ là nghĩa vụ trả nợ của khách nợ. Mặc dù vậy, cách dùng từ “khách nợ” để chỉ bên có nghĩa vụ trả nợ ở đây chưa thực sự phản ánh hết bản chất của quan hệ nợ, quan hệ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ trong quan hệ nợ. Theo từ ngữ đời thường, thì
  • 18. 12 chữ “khách” là để chỉ đối tượng được “chủ” sẵn sàng và mong muốn đón tiếp, giao dịch. Do vậy, người có nghĩa vụ trả nợ được gọi là con nợ. Trong quan hệ giao dịch, thì các bên vẫn là “khách hàng”, “bạn hàng”, nhưng trong quan hệ tranh chấp, đòi nợ đến mức phải nhờ cậy người khác đòi nợ mà gọi là “khách” của nhau thì không hợp lý. Từ điển Tiếng Việt cũng chỉ ghi nhận từ “con nợ” chứ không ghi nhận chữ “khách” nào theo nghĩa đã được sử dụng trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP. Thông tư số 33/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng sử dụng “cụm từ khách nợ” của Nghị định số 104/2007/NĐ- CP khi đưa ra khái niệm “khách nợ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nợ phải trả”. Tóm lại, nợ, chủ nợ và con nợ trong quan hệ đòi nợ có quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau, thiếu một trong 3 yếu tố trên thì sẽ không thể hình thành quan hệ nợ. Để xác định tư cách chủ nợ và con nợ trong một khoản nợ thì điều cốt yếu chúng ta cần dựa vào chính là “tính đích danh”. Tức là phải xác định trong từng khoản nợ cụ thể, bên có quyền chỉ có tư cách là chủ nợ trong quan hệ với chính bên có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó mà thôi. Sở dĩ phải xác định cụ thể như vậy vì trong thực tế một chủ thể có thể tham gia vào rất nhiều quan hệ, nhiều khoản nợ khác nhau và trong khoản nợ này thì họ có thể là chủ nợ nhưng trong một khoản nợ khác họ lại có thể là con nợ. 1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động đòi nợ và các phương thức đòi nợ 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của đòi nợ Một khoản nợ hình thành giữa các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ, trong đó con nợ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho chủ nợ khi đến hạn (nghĩa vụ trả nợ) và chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu đến hạn mà con nợ không tự giác thực hiện (quyền đòi nợ). Như vậy, đòi nợ là quyền của chủ nợ và có thể được thực hiện bởi chính chủ nợ hay một bên thứ ba trung gian.
  • 19. 13 Nói một cách khái quát nhất, đòi nợ là việc bên có quyền đòi nợ yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản tài sản liên quan đến khoản nợ mà các bên đã thỏa thuận.Vậy quyền đòi nợ của chủ nợ xuất hiện khi nào? Vấn đề này chưa được ghi nhận cụ thể nhưng có thể hiểu quyền đòi nợ của chủ nợ xuất hiện khi khoản nợ đến hạn thanh toán, điều này phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên khi thiết lập quan hệ nợ. Theo cuốn Từ điển luật học thì: Khoản nợ đến hạn là nghĩa vụ tài sản (khoản tiền, tài sản) mà người có nghĩa vụ phải thực hiện đối với người có quyền khi đến thời điểm phải thực hiện. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau biết trước vào một thời gian hợp lý. [31] Nghị định số 104/2007/NĐ-CP cũng chỉ rõ: Nợ quá hạn thanh toán là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” (Khoản 4 Điều 3). Quy định này tỏ ra chưa chặt chẽ khi mà theo Khoản 3 Điều 324 BLDS năm 2005 đề cập về trường hợp: một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản”. Như vậy, cách định nghĩa của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về thời hạn đòi nợ chỉ giải quyết được trường hợp phổ biến là đến một thời hạn cụ thể mà các bên đã xác định trong văn bản mà chưa đề cập được trường hợp, tuy nợ
  • 20. 14 chưa đến hạn theo ngày tháng đã ấn định, nhưng đã phát sinh tình huống, mà theo đó chủ nợ được quyền thu hồi nợ trước hạn, trong khi đó quy định “quá hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” lại quá chung chung và chưa tính được hết các trường hợp. Thông tư số 33/2010/TT-BTC quy định rõ: “Nợ tồn đọng là các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã quá hạn thanh toán nhưng chưa thu được, chưa trả được” (Khoản 4 Điều 7). Như vậy, ta thấy về khái niệm nợ đến hạn thanh toán và nợ quá hạn thanh toán thì các văn bản pháp luật có quy định tương tự nhau. Về bản chất thì đòi nợ là quyền dân sự. Điều 13 BLDS năm 2005 chỉ rõ 9 căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự luôn gắn liền với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, cho nên căn cứ xác lập quyền dân sự cũng là căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự. Xuất phát từ định nghĩa về quyền dân sự ta có thể khái quát đòi nợ là quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho mình. 1.1.2.2. Các phương thức đòi nợ Các khoản nợ phát sinh hết sức phong phú đa dạng do vậy mà các phương thức đòi nợ cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Nói một cách nôm na thì phương thức đòi nợ là tất cả những cách thức mà chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ. Chủ nợ có thể lựa chọn những phương thức khác nhau tương ứng với cách thực hiện quyền đòi nợ hoặc thông qua một cá nhân, tổ chức bất kỳ không phải qua Tòa án hay Trọng tài kinh tế làm trung gian giải quyết việc nợ thì họ có thể tự mình quyết định về phương thức đòi nợ miễn sao không vi phạm các quy định của pháp luật. Trước khi Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ra đời thì chủ nợ có thể lựa chọn nhiều phương thức đòi nợ khác nhau. Chủ nợ có thể tự mình bằng những biện pháp, cách thức khác nhau đến đòi nợ hoặc thông qua dịch vụ đòi nợ thuê hoặc thông qua con đường tài phán (trọng tài hay Tòa án), dịch vụ đòi nợ thuê
  • 21. 15 ở đây tức là thông qua một cá nhân, tổ chức mà thường là các tay “anh chị”, các băng đảng xã hội đen trong giới giang hồ để đòi nợ. Những cá nhân, tổ chức này sẽ được chia phần trăm lợi nhuận nếu đòi được khoản nợ đó cho trái chủ hay còn gọi là phí dịch vụ. Phương thức này rất phổ biến và được nhiều chủ nợ lựa chọn, bởi lẽ nó nhanh chóng và thấy ngay hiệu quả rõ rệt nhất là đối với những khoản nợ khó đòi. Những chiêu thức mà những cá nhân, tổ chức này sử dụng để đòi nợ cũng rất phong phú và phức tạp, có thể là ra lệnh cho đàn em đến nhà con nợ hành hung, đập phá, đe dọa, xúc phạm danh dự nhân phẩm của con nợ… Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ra đời đã tạo khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam phát triển lành mạnh, dịch vụ đòi nợ được ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành, nghề kinh tế quốc dân, được sự bảo hộ của pháp luật. Phương thức đòi nợ bằng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời đã mở ra cơ hội kinh doanh và cơ hội thu hồi các khoản nợ nhanh chóng, đúng pháp luật cho các chủ nợ. 1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ trước hết phải khẳng định nó là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi mà cụ thể là hoạt động cung ứng dịch vụ. Theo giải thích của Luật doanh nghiệp thì “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 2 Điều 4). Trong các quan hệ thương mại thì kinh doanh dịch vụ là một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với sản xuất hàng hóa. Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm
  • 22. 16 dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vụ. Cung ứng dịch vụ theo định nghĩa của Luật thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3). Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Tóm lại, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được hiểu là việc thực hiện các hoạt động cần thiết phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm thu hồi khoản nợ, trên cơ sở hợp đồng ủy quyền và hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa bên chủ nợ hoặc khách nợ và doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Khái niệm kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một khái niệm hết sức quan trọng nhằm định hướng đúng đắn cho hoạt động đòi nợ thuê ở Việt Nam song Nghị định 104/2007/NĐ-CP lại không hề đề cập đến, đây là một thiếu sót rất lớn, cần được bổ sung trong thời gian tới. Tính tất yếu phát triển của loại hình dịch vụ này được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, do quy luật vận động của sự phát triển, quy luật kinh tế mà cụ thể là quy luật cung cầu; sự quay vòng vốn tạo ra các khoản nợ và từ đó thúc đẩy sự ra đời của dịch vụ đòi nợ. Thứ hai, theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì sự phát triển của các thiết chế, pháp luật không phù hợp, không theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội (không có cơ chế để điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh) sẽ dẫn đến tình trạng kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản thân Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp trong báo cáo gửi
  • 23. 17 Quốc hội đã thừa nhận sự phát triển của ngành tư pháp đã không theo kịp sự phát triển của xã hội [28]. Do đó mà kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra đời như một tất yếu. Tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam có hai hình thức tổ chức hoạt động dịch vụ đòi nợ, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo Nghị định số 104/2007/NĐ-CP; còn có các văn phòng, công ty luật hoạt động theo Luật luật sư cũng có chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ này. Hiện nay, ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn có một số hoạt động khác liên quan, chẳng hạn như dịch vụ mua bán nợ, tài sản tồn đọng thuộc phạm vi hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, đó là việc chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Như vậy, hoạt động mua bán nợ được thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà không phải là nợ phải trả (của bên khách nợ). Ví dụ: Bên A (chủ nợ) có khoản nợ phải thu là 1.000 USD đối với bên B (khách nợ) phát sinh trong một quan hệ kinh tế giữa hai bên. Đến nay, bên A cần thu hồi phần tài sản này để đầu tư vào một dự án khác nhưng bên B chưa thanh toán được do khó khăn về tài chính…mặc dù khoản nợ đã quá hạn. Và bên A bán khoản nợ phải thu này cho DATC với giá X USD, đồng thời chuyển giao toàn bộ “quyền thu hồi nợ” cho DATC để DATC trở thành chủ nợ mới của bên B và khi đó, bên B có trách nhiệm thanh toán 1.000 USD cho DATC mà không phải thanh toán cho bên A nữa. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
  • 24. 18 Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hình thức của đại diện theo uỷ quyền tuy nhiên nó lại là dạng uỷ quyền cho tổ chức. Theo đó đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản. Về mặt chủ thể, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ có điểm đặc biệt so với hình thức đại diện theo uỷ quyền của Bộ luật dân sự chính là việc uỷ quyền cho tổ chức. Chủ thể tham gia với tư cách là người nhận uỷ quyền là tổ chức, đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Nó có từ khi con người sinh ra cho đến khi con người chết đi và không thể đương nhiên bị bác bỏ, hạn chế ngoại trừ pháp luật quy định trong những trường hợp đặc biệt và mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự. Tuy nhiên khác với cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân, tổ chức không mặc nhiên mà có, nó chỉ tồn tại khi pháp nhân, tổ chức đó thành lập và chấm dứt khi nó chấm dứt hoạt động. Năng lực pháp luật của tổ chức, pháp nhân phải nằm trong phạm vi hoạt động, chức năng của nó cho nên năng lực pháp luật của các tổ chức sẽ khác nhau. Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cá nhân có thể thông qua hành vi cụ thể để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình đối với người khác. Còn đối với tổ chức, pháp nhân phải thông qua người đại diện mới có thể xác lập quyền, nghĩa vụ đối với các chủ thể khác. Một tổ chức, pháp nhân có thể có một hoặc nhiều người đại diện tuỳ theo điều lệ của nó quy định và tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của từng quan hệ uỷ quyền với các bên thứ ba. Điều đấy đòi hỏi tất cả những người đại diện phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Do đó hoạt động đại diện theo uỷ quyền này
  • 25. 19 mặc dù thuộc phạm vi hoạt động của một tổ chức, pháp nhân phải gắn chặt với từng con người cụ thể, thoả mãn một số yêu cầu, điều kiện của pháp luật mới mới có khả năng thực hiện được, hoặc người thực hiện nghiệp vụ của tổ chức phải thoả mãn một số yêu cầu, điều kiện của pháp luật. Chẳng hạn các hoạt động uỷ quyền cho các tổ chức hành nghề luật phải có các luật sư đáp ứng đủ điều kiện theo Luật luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề hay uỷ quyền cho văn phòng công chứng phải được thực hiện thông qua công chứng viên…Với bản chất là hình thức đại diện theo uỷ quyền, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ quyền đòi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ cử các nhân viên có đủ năng lực, điều kiện thực hiện các công việc mà khách hàng uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền. Với bản chất là một dạng đại diện theo uỷ quyền, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ có đối tượng là các công việc có thể thực hiện được và được phép thực hiện. Khác với các giao dịch khác, đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là các hành vi cụ thể, có thể liên quan tới tài sản nào đó hoặc không. Một chủ sở hữu tác động tới tài sản, thực hiện các quyền của mình thông qua những hành vi. Trường hợp họ không có năng lực trực tiếp thực hiện thì bằng ý chí, hành vi của mình họ có quyền thoả thuận với chủ thể khác có đủ điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi để đại diện cho chủ sở hữu thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thông qua những công việc cụ thể được thoả thuận. Tuy nhiên uỷ quyền không làm mất tư cách của chủ sở hữu đối với tài sản, các phạm vi uỷ quyền chỉ là các hành vi, công việc cụ thể. Do đó bên được uỷ quyền không được phép vượt qua phạm vi uỷ quyền, nếu vượt quá phạm vi thì sẽ phải bồi thường thiệt hạn nếu có.
  • 26. 20 Vì vậy mà quan hệ uỷ quyền sẽ đương nhiên chấm dứt nếu bên nhận uỷ quyền mất năng lực hành vi dân sự. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ có thể thực hiện việc đại diện uỷ quyền khi đáp ứng năng lực, điều kiện và sẽ đương nhiên chấm dứt quan hệ uỷ quyền khi bị thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là dịch vụ đòi nợ. Dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán thông qua hợp đồng ủy quyền đòi nợ giữa chủ nợ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, còn hoạt động mua, bán nợ tài sản tồn đọng thì được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng. Đòi nợ nó là một quá trình với nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc đại diện cho chủ nợ để xác định các khoản nợ với con nợ, tổ chức, cá nhân có liên quan, đôn đốc thu hồi nợ và cả biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ… Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “tranh chấp đòi nợ” thuộc thẩm quyền giải quyết của các tòa án. Số nợ có giá trị không lớn có thể được các bên thỏa thuận hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thực tế, thời hạn giải quyết tranh chấp tại các tòa án thường kéo dài, còn hòa giải tại cơ sở thì thường không được xác định thời hạn rõ ràng và không có hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành. Dịch vụ đòi nợ có ưu điểm hơn so với giải quyết tranh chấp đòi nợ tại tòa; đó là thời gian giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn góp phần nắm bắt cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố hết sức quan trọng, nợ tồn đọng không thu hồi lại được hoặc thời gian thu hồi kéo dài có thể khiến cho họ mất cơ hội kinh doanh, chậm quay vòng vốn và thậm chí là lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến với loại hình dịch vụ này hơn là đưa nhau ra tòa là vì một lẽ dịch vụ đòi nợ sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh được những “phiền toái” pháp luật - khi mà hầu hết các
  • 27. 21 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh chưa tuân thủ đúng pháp luật. Nếu đưa nhau ra tòa thì có thể doanh nghiệp sẽ vướng phải những sai phạm pháp luật khác…Hơn nữa, với dịch vụ đòi nợ, các chủ nợ sẽ đòi được nợ nhanh mà không làm mất hòa khí giữa các bên và góp phần giữ mối quan hệ bạn hàng. Một yếu tố nữa góp phần làm nên ưu điểm của loại hình dịch vụ này; đó chính là với đội ngũ nhân viên am hiểu sâu sắc về pháp luật và cũng biết cách “lách luật” thì các khoản nợ “khó đòi”, các chủ nợ tưởng chừng như bó tay sẽ được các công ty đòi nợ giải quyết nhanh gọn bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình. Trong khi đó, đội ngũ thẩm phán của tòa án thường không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, có khi làm thẩm phán chuyên phụ trách vấn đề dân sự chung, lao động, hôn nhân được giao phụ trách giải quyết vấn đề tranh chấp nợ. Họ không được tìm hiểu kỹ quá trình hình thành khoản nợ, do đó việc xét xử tranh chấp về đòi nợ gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả…Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình kinh doanh này là chưa có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng, quan hệ đòi nợ là hết sức phức tạp; bởi lẽ những khoản nợ mà chủ nợ nhờ đến các công ty đòi nợ thường là những khoản nợ “khó đòi”, tồn tại nhiều rủi ro và ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp nhiều khi khó kiểm soát. Chính điều này đã làm cho nghề dịch vụ đòi nợ bị hiểu nhầm là “xã hội đen”, bất hợp pháp… Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhân danh bên uỷ quyền và vì lợi ích của bên uỷ quyền để thực hiện việc đại diện. Mặc dù doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp tuy nhiên tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi thực hiện trong quá trình đại diện cho bên đại diện phải được thực hiện vì lợi ích của bên uỷ quyền và không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi ích của mình. Bản chất của đại diện là vì người khác, do đó bên đại diện phải nỗ lực hết mình để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất
  • 28. 22 (trong điều kiện có thể), vì lợi ích của bên mà mình đại diện. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được có quyền, lợi ích trái ngược hay xung đột với khách hàng. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng uỷ quyền đòi nợ với khách hàng. Doanh nghiệp này có quyền và nghĩa vụ với bên uỷ quyền theo thoả thuận tại hợp đồng uỷ quyền và quy định của pháp luật. Đồng thời các thoả thuận về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng không bao giờ có thể ràng buộc được bên uỷ quyền phải chịu trách nhiệm với tư cách là chủ sở hữu của tài sản, là bên có quyền thụ hưởng hoặc đương nhiên phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba. Về phạm vi uỷ quyền, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ được thực hiện các công việc nêu tại hợp đồng uỷ quyền đòi nợ giữa các bên. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện các công việc được ghi nhận trong hợp đồng, không được phép thực hiện ngoài phạm vi này. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không được suy luận hay biện hộ về các công việc có liên quan đến các công việc được uỷ quyền để thực hiện nó. Điều này được ghi nhận tại các quy định của Điều 91, Điều 92 BLDS 2005. Ngoài mang bản chất của đại diện theo uỷ quyền, hoạt động dịch vụ đòi nợ còn mang bản chất của hoạt động dịch vụ theo Luật thương mại, cũng là hình thức đại diện cho thương nhân. Khác với uỷ quyền theo dân sự có thể có thù lao hoặc không thì hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là nhằm mục đích sinh lợi. 1.2. Tổng quan pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bằng pháp luật Ở nhiều nước phát triển trên thế giới nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ có lịch sử phát triển khá lâu đời, chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì còn
  • 29. 23 khá mới mẻ, điển hình như ở Hàn Quốc mãi đến tận năm 1995, nước này mới ban hành Luật về thông tin tín dụng, trong đó có quy định về dịch vụ đòi nợ. Còn trước đó, ở đất nước này dịch vụ đòi nợ thuê không chịu sự điều chỉnh của bất cứ văn bản pháp lý nào, tình trạng đòi nợ thuê bất hợp pháp dưới hình thức đòi nợ thuê do các băng nhóm xã hội đen thực hiện rất phát triển. Ở Việt Nam, nghề đòi nợ thuê được hình thành từ lâu với các kiểu hoạt động của các băng nhóm xã hội đen. Hiện nay, chúng ta có nhiều cách thức xử lý nợ khác nhau như mua, bán nợ, đòi nợ…với sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác nhau. Với Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg thì Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp ra đời với số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng được ngân sách nhà nước cấp, hoạt động trong khối các doanh nghiệp nhà nước và được kinh doanh các ngành, nghề khác. Ngoài ra, còn có các công ty xử lý nợ của các ngân hàng thương mại cũng có quyền kinh doanh trong lĩnh vực đòi nợ. Đặc biệt, ngày14/06/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (sau đây gọi là Nghị định số 104/2007/NĐ-CP). Như vậy, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính thức được pháp luật ghi nhận là một ngành, nghề kinh doanh trong xã hội. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 110/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tiếp đó, để quản lý có hiệu quả hoạt động dịch vụ đòi nợ, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được xếp vào nhóm ngành, nghề này. Cụ thể hóa Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • 30. 24 Mặc dù, ở nước ta đã có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ; tuy nhiên, các văn bản pháp luật về lĩnh vực này là văn bản dưới luật nên tính pháp lý còn hạn chế. Mặt khác, lĩnh vực pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn thiếu hoặc chưa đầy đủ các quy định chi tiết, cụ thể để điều chỉnh. Hơn nữa, các quy định hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được do nhiều cơ quan nhà nước ban hành ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi có một số nội dung mâu thuẫn, chồng chéo và không tương thích, đồng bộ v.v. Điều này gây khó khăn cho công tác thực thi các quy định về kinh doanh dịch vụ đồi nợ. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta thấy rằng đây là loại hình kinh doanh nhạy cảm và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật; bởi lẽ: Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, đòi nợ là quyền hay là phản ứng tự vệ của người cho vay (chủ nợ) trong việc yêu cầu người vay (con nợ) phải thực hiện nghĩa vụ cam kết là trả lại phần giá trị tài sản (bao gồm phần tiền/giá trị và các khoản lãi vay) khi đến hạn trả nợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các con nợ khi đến thời hạn trả nợ bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do làm ăn thua lỗ, nợ nần hoặc có tình trạng chây ỳ, cố tình không trả nợ. Vì vậy, để có thể đòi được nợ, chủ nợ phải sử dụng các biện pháp “rắn” (kể cả sử dụng biện pháp không được pháp luật thừa nhận) đối với con nợ. Điều này có khi đưa đến những hậu quả khó có thể lường trước được như gây thương tích, thậm chí dẫn đến tư vong cho con nợ hay gia đình họ; phá hoại, làm hư hỏng tài sản của con nợ; đe dọa, gây ức chế hoặc không chế về mặt tinh thần đối với con nợ v.v. Để ngăn ngừa những hành động này thì rất cần thiết phải có các quy định điều chỉnh quan hệ về đòi nợ. Hay nói cách khác, các quy định của pháp
  • 31. 25 luật ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý, phân định giới hạn và phạm vi mà chủ nợ có thể thực hiện đối với con nợ nhằm đòi lại những quyền lợi của mình. Thứ hai, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước phát triển về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy các nước này đều ban hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm điều chỉnh và quản lý chặt chẽ loại hình dịch vụ này. Thứ ba, thực tiễn thời gian qua ở nước ta cho thấy do thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ; nên đã phát sinh loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo kiểu xã hội “đen” (loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông qua việc sử dụng vũ lực bắt, hành hung, đe dọa, khủng bố về tinh thần…đối với con nợ). Đây là những hành vi không được xã hội tán thành và không được pháp luật cho phép; bởi nó không phải là lối ứng xử văn minh trong một xã hội hiện đại. Hơn nữa, việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hình thức này thể hiện thái độ coi thường pháp luật, dung túng, khuyến khích việc sử dụng bạo lực trong việc giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong xã hội. Thứ tư, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong những loại hình kinh doanh nhạy cảm. Xét về bản chất, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là loại hình kinh doanh mang tính chất dân sự - thương mại: i) Tính chất dân sự thể hiện ở việc chủ nợ thỏa thuận với bên thực hiện dịch vụ đòi nợ trong việc ủy quyền cho họ thay mặt mình để đòi nợ đối với con nợ và bên thực hiện dịch vụ đòi nợ chấp thuận, đồng ý với việc ủy quyền này của chủ nợ. Hình thức pháp lý của thỏa thuận này là hợp đồng dịch vụ đồi nợ được ký kết giữa chủ nợ và bên dịch vụ đòi nợ; ii) Tính chất thương mại thể hiện ở một trong những khía cạnh đó là bên đòi nợ nhận thực hiện ủy quyền đòi nợ của chủ nợ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Điều này có nghĩa là chủ nợ thỏa thuận với bên đòi nợ sẽ trích phần trăm giá trị
  • 32. 26 tài sản (bao gồm khoản nợ và lãi) của mình cho bên đòi nợ khi đòi được nợ. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh, đối tượng, năng lực và phạm vi kinh doanh thì hoạt động đòi nợ rất dễ phát triển và chuyển sang lĩnh vực hình sự khi bên đòi nợ sử dụng vũ lực hoặc đe dạo dũng vũ lực khủng bổ về thể xác và tinh thần con nợ để buộc họ phải trả nợ. Vì vậy, việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đồi nợ…là rất cần thiết… 1.2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ 1.2.2.1. Quan niệm pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Thuật ngữ “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được sử dụng trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được các văn bản pháp luật giải thích hoặc không được các từ điển Luật học định nghĩa. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về đòi nợ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể khái quát quan niệm về lĩnh vực pháp luật này như sau: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ là toàn bộ những quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bao gồm các quy định về hình thức hoạt động, điều kiện kinh doanh, nguyên tắc hoạt động, phạm vi, đối tượng kinh doanh, nội dung và biện pháp thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ, các hành vi bị nghiêm cấm, quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 1.2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chúng ta có thể thấy rằng lĩnh vực pháp luật này có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ là lĩnh vực pháp luật gồm tập hợp các quy định của nhiều đạo luật khác nhau liên quan đến kinh doanh
  • 33. 27 dịch vụ đòi nợ. Nó bao gồm các quy định của BLDS năm 2005, các quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định của Luật thương mại, các quy định về điều kiện kinh doanh...Mặt khác, đây là một lĩnh vực pháp luật còn khá non trẻ ở nước ta và đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những “khoảng trống”, thiếu các quy định để điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Thứ hai, pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ có những nội dung “giao thoa” giữa pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Điều này có nghĩa là kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa tuân theo các quy định chung của BLDS năm 2005 về điều kiện, phạm vi, nguyên tắc, hình thức…về đòi nợ chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh… Thứ ba, pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa mang tính chất của lĩnh vực pháp luật tư vừa mang tính chất của pháp luật công. Lĩnh vực pháp luật tư thể hiện trong nội dung các quy định về đàm phán, ký kết hợp đồng về dịch vụ đòi nợ giữa chủ nợ với bên thực hiện dịch vụ đồi nợ như quy định về phí dịch vụ đòi nợ, quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, nguyên tắc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận về xử lý tranh chấp phát sinh; quyền và nghĩa vụ của các bên… Tính chất pháp luật công thể hiện trong nội dung các quy định về quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ... 1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy lĩnh vực pháp luật này bao gồm các nhóm quy định chủ yếu sau đây:
  • 34. 28 - Nhóm các quy định về điều kiện, năng lực và đối tượng của chủ thể thực hiện dịch vụ đòi nợ. - Nhóm các quy định về điều kiện, nguyên tắc, hình thức, đối tượng và phạm vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Nhóm các quy định về hình thức pháp lý của loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Nhóm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Nhóm các quy định về quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. - Nhóm các quy định về các phương thức cụ thể về kinh doanh dịch vụ đòi nợ... 1.2.4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Chủ thể quan hệ pháp luật là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật, có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật. Chủ thể quan hệ pháp luật là các cá nhân, các tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP thì các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm: - Chủ nợ - Khách nợ - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ - Tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Như đã phân tích ở trên thì chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ còn khách nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ. Còn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở đây chính là bên trung gian thứ ba nhận sự ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền với bên chủ nợ hoặc bên khách nợ để thực hiện những biện pháp cần thiết tiến hành thu hồi khoản nợ. Các tổ
  • 35. 29 chức, cá nhân khác có liên quan có thể là cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ đòi nợ, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  • 36. 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Nội dung quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ Với bản chất của quan hệ đại diện theo ủy quyền, hoạt động dịch vụ đòi nợ được xác lập bởi sự ủy quyền giữa chủ nợ và chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Về nguyên tắc, chủ thể đại diện theo ủy quyền tham gia quan hệ hợp đồng có thể là cá nhân, tổ chức được cá nhân ủy quyền; cá nhân, tổ chức được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Ngoài ra, chủ thể đại diện theo ủy quyền còn có thể là cá nhân, tổ chức được chủ thể đại diện theo ủy quyền ủy quyền lại. BLDS 2005 quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Tuy nhiên với tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, pháp luật quy định các chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ - bên nhận ủy quyền đòi nợ phải là tổ chức. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hoạt động trung gian tài chính, các hành vi mà bên nhận ủy quyền thực hiện trong hoạt động này cũng mang tính chất đặc thù hơn, vì vậy việc quy định cho tổ chức đòi nợ là nhằm mục đích đảm bảo năng lực và hiệu quả khi bên nhận ủy quyền thực hiện hoạt động dịch vụ đòi nợ. Nghị định số 104/2007/NĐ-CP không có một điều luật nào quy định về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại Điều 2 Nghị định này về đối tượng áp dụng, chúng ta có thể thấy hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính là các“doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
  • 37. 31 Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, dịch vụ đòi nợ là một loại hình doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định của pháp luật, có trụ sở giao dịch và chỉ được hoạt động khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Quy định này đã mở rộng đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm doanh nghiệp của thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt loại hình doanh nghiệp. Điều này góp phần đa dạng hóa và tạo thuận lợi cho chủ nợ có quyền lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ tốt hơn, tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đồng thời, quy định này cũng đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân- một quyền hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phần; bao gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đối chiếu với quy định của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP thì tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều có thể đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì có 4 loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đó là: - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên). - Công ty cổ phần. - Công ty hợp danh.
  • 38. 32 Theo quy định về quyền kinh doanh thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định pháp luật cũng quy định cấm một số đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nghị định số 104/2007/NĐ-CP không có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp cũng như những đối tượng bị cấm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Do đó, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp quy định những tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam để xem xét. Nếu không thuộc 7 nhóm đối tượng quy định tại Điều luật này thì các cá nhân, tổ chức đều có hể thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Điều này dẫn đến hiện tượng người không hiểu biết pháp luật vẫn có thể kinh doanh loại hình dịch vụ “nhạy cảm” này, thậm chí kể cả người có tiền án tiền sự. Một ví dụ điển hình là ông Nguyễn Bình Minh - cổ đông, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần thu nợ Phương Đông - là có một tiền án và một tiền sự. Nghị định số 104/2007/NĐ-CP chỉ quy định về điều kiện đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà không quy định về điều kiện riêng đối với những đối tượng muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đây là một điểm bất cập mà trong thời gian tới pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần được bổ sung, hoàn thiện. Rõ ràng những quy định này còn thiếu chặt chẽ và có thể tạo môi trường kinh doanh dịch vụ đòi nợ không lành mạnh. Và sẽ không thể tránh khỏi việc vi phạm pháp luật khi hành nghề trong khi chúng ta chưa có cơ chế phù hợp để điều chỉnh, giám sát các đối tượng hành nghề dịch vụ nhạy cảm này. Mà chỉ đến khi họ có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì chúng ta mới xử lý. Tuy nhiên, khi phát hiện và xử lý, thì họ đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho người dân và xã hội.
  • 39. 33 Thực tế trước khi có sự điều chỉnh bằng Nghị định 104/2007/NĐ-CP hoạt động dịch vụ đòi nợ vẫn tồn tại trong đời sống xã hội núp bóng dưới hình thức đòi nợ thuê của các tay anh chị xã hội đen, dạng ủy quyền cho cá nhân, hay ủy quyền ngầm định. BLDS 2005 định nghĩa hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền về thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Xem xét các quy định xung quanh chế định này chúng ta không thấy quan niệm về ủy quyền ngầm định. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức thực tế không phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Việc chưa được pháp luật điều chỉnh rõ dẫn đến những hậu quá pháp lý của những hàng vi vi phạm pháp luật gây ra trong quá trình đòi nợ theo ủy quyền này cũng không được công nhận, xử lý. Trong những trường hợp đó, chủ nợ - bên ủy quyền là người chịu thiệt thòi nhất, tiền mất tật mang nhưng cũng không đòi được món nợ của mình. So với quy định của chế định đại diện theo ủy quyền BLDS 2005, Nghị định 104/2007/NĐ-CP giới hạn bên nhận ủy quyền trong trường hợp này là tổ chức. Nó là sự giao thoa với chế định đại diện cho thương nhân quy định tạI LTM 2005. Bên đại diện trong trường hợp này không chỉ là thương nhân có hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi mà có thể là các cá nhân, tổ chức khác trong các giao dịch dân sự có phát sinh khoản nợ hợp pháp. 2.1.2. Nội dung các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ Theo quy định của Điều 57 Hiến pháp1992 và Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, do đặc thù của một số ngành, nghề kinh doanh nên pháp luật có quy định thêm điều kiện kinh doanh ở một số ngành, nghề nhất định này. Điều kiện kinh doanh được hiểu là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy
  • 40. 34 chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác (Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp). Cá nhân nhận ủy quyền thực hiện công việc sẽ phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên việc ủy quyền cho tổ chức đòi hỏi tổ chức phải có năng lực, nó chính là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. BLDS 2005 chỉ rõ“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”. Nó được tạo ra bởi các hành động của pháp nhân thông qua ngườI đạI diện. Sự biểu lộ ý chí của pháp nhân giớI hạn bởi các quy định của pháp luật, bởi điều lệ hoạt động mà trong đó chỉ rõ mục đích, phạm vi hoạt động và thông qua cá nhân cụ thể chính là ngườI đại diện. Để đáp ứng mục đích kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông qua hợp đồng ủy quyền, nhà làm luật đã xây nên một mô hình mẫu vớI các điều kiện về vốn, người quản lý, an ninh trật tự. Mục đích của nhà làm luật là tốt nhưng quy định lại chưa phù hợp với thực tế vô hình chung kìm hãm sự phát triển của loại hình dịch vụ này. 2.1.2.1. Nội dung quy định về điều kiện về vốn Theo quan điểm của khoa học kinh tế - chính trị thì vốn được hiểu là tư bản bất biến gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất. Vốn có một vai trò hết sức quan trọng, để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu. Nó phản ánh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Trên thực tế, có nhiều cách phân loại vốn khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, chẳng hạn như vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn vay, vốn tự có… Luật doanh nghiệp quan niệm: “Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào
  • 41. 35 Điều lệ công ty” (Khoản 6 Điều 4), còn “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” (Khoản 7 Điều 4). Kể từ khi LDN 2005 có hiệu lực thì điều kiện về vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Điều này góp phần mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có tính rủi ro cao, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống kinh tế quốc dân thì pháp luật phải quy định mức vốn pháp định. Để từ đó bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề đó; đồng thời, để đảm bảo cho hệ thống kinh tế quốc dân hoạt động một cách lành mạnh. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định, chẳng hạn như kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng Việt Nam; công ty tài chính: 300 tỷ đồng; kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng, trong đó kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là một ngành phải đáp ứng điều kiện vốn pháp định là 2 tỷ đồng (Điều 13 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP). Mặt khác, Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định “trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định”. Đối với số vốn được góp bằng tiền thì sẽ được ký quỹ tại Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam. Số tiền này sẽ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đối với số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết vốn pháp định có ý nghĩa như là điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để kinh doanh ngành, nghề nhất định. Việc quy định
  • 42. 36 điều kiện về vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn của ngành, nghề này và đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ. Mục đích của nhà làm luật là xây dựng một chủ thể có đủ năng lực thực hiện việc ủy quyền đòi nợ mà một trong những yếu tố quan trọng chính là năng lực tài chính. Đây là hoạt động trung gian, hỗ trợ cho hoạt động tài chính vì vậy mà việc quy định mức vốn pháp định đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn. Nhà làm luật cũng bảo vệ quyền lợi của bên ủy quyền, bên thứ ba có liên quan bằng quy định này. Vốn pháp định bắt buộc phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động và nó sẽ được sử dụng để giải quyết các hậu quả, bồi thường thiệt hại nếu có do các doanh nghiệp này gây ra. Tuy nhiên sự bất hợp lý của quy định này thể hiện ở chỗ vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký hoàn toàn có thể bằng hoặc cao hơn vốn pháp định, việc yêu cầu cung cấp xác nhận ký quỹ của ngân hàng bằng số vốn thành viên góp tức là một đòi hỏi bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải góp đủ vốn ngay tại thời điểm thành lập. Điều này không đúng với tinh thần thỏa thuận, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với số vốn điều lệ góp của thành viên tại quy định của Luật doanh nghiệp. 2.1.2.2. Nội dung quy định điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì: Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. (Điều 4) Người quản lý doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng, là trụ cột và nền tảng của công ty. Họ là chủ sở hữu hoặc có vốn góp vào doanh
  • 43. 37 nghiệp, nên có trách nhiệm điều hành, quản lý, vận hành sự phát triển của doanh nghiệp. Chi nhánh cũng đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của cả hệ thống doanh nghiệp, nên người điều hành chi nhánh - giám đốc chi nhánh - cũng quan trọng không kém. Chính vì lẽ đó mà Điều 14 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định người quản lý và giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh, không có tiền án. Nghị định còn quy định chặt chẽ yêu cầu những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề không giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có ý chí đại diện và ý chí tiến hành giao dịch. Trong trường hợp này, ý chí đó được thể hiện thông qua người đại diện của doanh nghiệp trong giao kết hợp đồng với bên chủ ủy và việc tiến hành giao dịch. Do đó việc Nghị định đưa ra các điều kiện đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là phù hợp. Tuy nhiên những quy định về năng lực hành vi dân sự của người quản lý là không cần thiết bởi bản thân người đại diện theo pháp luật, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp đều phải đáp ứng điều kiện cơ bản này. BLDS năm 2005 định nghĩa: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Định nghĩa này không xác định rõ cá nhân có “năng lực dân sự đầy đủ” hay không. Tuy nhiên, tại Điều 19 BLDS năm 2005 có chỉ rõ “người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, trừ một số trường hợp nhất định. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Như vậy, người quản lý, giám đốc chi
  • 44. 38 nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện từ đủ mười tám tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Đây cũng là điều kiện chung đối với các cá nhân kinh doanh nghành, nghề khác chứ không riêng gì người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Luật thương mại quy định thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi được tham gia với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại. Do đó, thương nhân phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Rõ ràng việc quy định điều kiện này đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là không cần thiết. Bản thân người quản lý là một thương nhân theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp và Điều 6 Luật thương mại muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện năng lực hành vi đầy đủ rồi. Bên cạnh đó, khái niệm “đầy đủ năng lực hành vi dân sự” mà Nghị định số 104/2007/NĐ-CP đề cập chưa thực sự chính xác; bởi lẽ, đối chiếu quy định của BLDS năm 2005 thì chỉ có quy định về “năng lực hành vi dân sự đầy đủ” mà thôi. Do đó, chúng ta cần sửa định nghĩa này cho phù hợp với quy định của BLDS năm 2005. Điều kiện về trình độ học vấn, người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có trình độ đại học trở lên thuộc
  • 45. 39 các chuyên ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. Ngoài ra, người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là người không có tiền án. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2009 (BLHS năm 2009) thì người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án. Xuất phát từ bản chất kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một hoạt động trung gian liên quan đến vấn đề tài chính và phạm vi hoạt động liên quan đến quyền đòi nợ nên nhà làm luật đưa ra quy định yêu cầu về trình độ học vấn của người quản lý. Trong Hồ sơ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn đối với người quản lý và Giám đốc chi nhánh tại Điều 16 yêu cầu bắt buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp sẽ là nơi phản ánh nội dung người quản lý, Giám đốc chi nhánh có đáp ứng điều kiện không có tiền án hay không. Tuy nhiên, trong hồ sơ này cũng cần có thêm giấy tờ, căn cứ chứng minh về điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP. Như vậy, quy định của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về điều kiện đối với người quản lý, Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có một số điểm chưa hơn lý, cần sửa đổi, bổ sung cho hợp lý. 2.2.2.3. Nội dung quy định điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động Với bản chất là hình thức ủy quyền cho tổ chức, việc biểu lộ ý chí của doanh nghiệp được thể hiện không chỉ thông qua ý chí của người đại diện theo pháp luật khi ký kết hợp đồng ủy quyền mà còn qua ý chỉ khi thực hiện công việc đòi nợ của các cá nhân trong doanh nghiệp đó. Xuất phát từ ý nghĩa