SlideShare a Scribd company logo
1 of 215
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
*********
HÁN MINH CƯỜNG
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
*********
HÁN MINH CƯỜNG
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN
2. PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG
HÀ NỘI - 2015
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả Luận án
Hán Minh Cường
Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến và PGS.TS. Mai Thị Liên Hương đã tận tình hướng
dẫn, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa sau đại học, Khoa Hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị cũng như các
Khoa, Phòng ban khác trong Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn
đồng nghiệp đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành Luận án.
Cuối cùng, Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bố, Mẹ, Vợ và các Anh, Chị, Em
tôi vì đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi để hoàn thành Luận án này.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả Luận án
Hán Minh Cường
TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
ABR Bể phản ứng kỵ khí vách ngăn mỏng dòng hướng lên
BASTAF Bể tự hoại với vách ngăn mỏng và lọc kỵ khí dòng hướng lên
BXD Bộ Xây dựng
BNV Bộ Nội vụ
BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường
BQLDA Ban quản lý dự án
CP Chính phủ
DEWATS Hệ thống xử lý nước thải phân tán
ĐDCNT Điểm dân cư nông thôn
HTTK Hạ tầng kỹ thuật
HTTN Hệ thống thoát nước
NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
NĐ Nghị định
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QH Quy hoạch
QLXD Quản lý xây dựng
QLĐT Quản lý đô thị
SDĐ Sử dụng đất
STGCCĐ Sự tham gia của cộng đồng
TP Thành phố
TNMT Tài nguyên và môi trường
TXL Trạm xử lý
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
UASB Bể với lớp bùn kỵ khí dòng hướng lên
XLNT Xử lý nước thải
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài Luận án 1
Mục tiêu nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Cấu trúc của Luận án 4
Điểm mới của Luận án 5
Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án 5
PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về đô thị trung tâm TP Hà Nội và các điểm dân cư nông thôn
của đô thị trung tâm 7
1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội 7
1.1.2 Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 8
1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung
tâm TP Hà Nội 11
1.2.1 Khái quát chung 11
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 13
1.2.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải 15
1.2.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại một số điểm dân cư điển hình 19
1.3 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN các điểm dân cư nông
thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 25
1.3.1 Thực trạng quản lý xây dựng HTTN theo QH 25
1.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN 36
1.4 Những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu 41
1.4.1 Một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam 41
1.4.2 Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới 45
1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của Luận án 50
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM
DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
2.1 Các phương pháp nghiên cứu 51
2.2 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các ĐDCNT 52
2.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý 52
2.2.2 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển HTTN 53
2.2.3 Nội dung quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch 54
2.2.4 Những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng HTTN theo QH 56
2.2.5 Những yêu cầu đối với HTTN điểm dân cư nông thôn trong quá trình
xây dựng phát triển 58
2.2.6 Một số đặc điểm của các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm
TP Hà Nội 63
2.2.7 Phạm vi áp dụng của một số công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ ở
Việt Nam và xu thế quản lý nước thải hiện nay 73
2.2.8 Ý nghĩa và vai trò sự tham gia của cộng đồng trong QLXD HTTN theo
QH tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 74
2.3 Quản lý Nhà nước về xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư
nông thôn 76
2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm hiện có về QLXD HTTN 76
2.3.2 Phân cấp quản lý xây dựng đối với HTTN nông thôn 76
2.3.3 Định hướng phát triển HTTN đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050 79
2.3.4 Các đồ án quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt 80
2.4 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hệ thống thoát nước điểm dân cư nông thôn
trên thế giới và ở Việt Nam 88
2.4.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam 88
2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới 96
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quan điểm và mục tiêu QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030 102
3.1.1 Quan điểm quản lý 102
3.1.2 Mục tiêu quản lý 104
3.2 Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH
cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 105
3.2.1 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư làng nghề 105
3.2.2 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá 107
3.2.3 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã thuần nông 109
3.2.4 Tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp cho các điểm dân cư nông
thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 112
3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các
điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030 117
3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng 117
3.3.2 Một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý
xây dựng HTTN cho các điểm dân cư nông thôn 124
3.3.3 Quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN 128
3.3.4 Giải pháp phân kỳ đầu tư xây dựng theo QH 129
3.3.5 Xây dựng kế hoạch phát triển HTTN 131
3.3.6 Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng 137
3.4 Bàn luận về một số kết quả nghiên cứu 144
3.4.1 Bàn luận về các mô hình thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
của đô thị trung tâm TP Hà Nội 144
3.4.2 Bàn luận về việc lập kế hoạch phát triển HTTN 145
3.4.3 Bàn luận về sự tham gia của cộng đồng 146
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 147
Kiến nghị 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại một số
điểm dân cư nghiên cứu 17
Bảng 1.2: Tổng hợp các trạm xử lý nước thải hiện trạng 18
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý nước thải 114
Bảng 3.2: Ví dụ về bảng ma trận đánh giá mục tiêu 136
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí và giới hạn Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội 7
Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các điểm dân cư nông thôn nghiên cứu 11
Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội 14
Hình 1.4: Sơ đồ thoát nước thải tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội 16
Hình 1.5: Vị trí 4 điểm dân cư nghiên cứu điển hình 20
Hình 1.6: Hình ảnh vệ tinh thôn Yên Nhân-xã Tiền Phong-huyện Mê Linh 21
Hình 1.7: Hình ảnh vệ tinh thôn Phú Diễn-xã Hữu Hoà-huyện Thanh Trì 22
Hình 1.8: Hình ảnh vệ tinh thôn Thố Bảo-xã Vân Nội-huyện Đông Anh 23
Hình 1.9: Hình ảnh vệ tinh xã La Phù – huyện Hoài Đức 24
Hình 1.10: Minh hoạ hệ thống thoát nước 26
Hình 1.11: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN TP Hà Nội 28
Hình 1.12: Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN 33
Hình 1.13: Quy trình 10 bước của phương pháp tiếp cận HCES 49
Hình 2.1: Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước trong quát trình xây dựng
phát triển theo quy hoạch 58
Hình 2.2: Tổng hợp tỷ trọng ngành nghề tại khu vực nghiên cứu 64
Hình 2.3: Tỷ trọng ngành nghề tại các huyện nghiên cứu trong Luận án 65
Hình 2.4: Dân cư phân bố phân tán ven sông và ven tuyến giao thông chính 68
Hình 2.5: Dân cư phân bố tập trung ven sông và ven tuyến giao thông chính 69
Hình 2.6: Dân cư phân bố tập trung theo cụm độc lập 69
Hình 2.7: Phân cấp quản lý xây dựng hệ thống thoát nước nông thôn 77
Hình 2.8: Minh hoạ mô hình thoát nước nửa riêng 87
Hình 2.9: Minh hoạ mô hình thoát nước riêng 87
Hình 2.10: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN xã Đoan Hạ 90
Hình 2.11: Vị trí và ranh giới xã Kiêu Kỵ-huyện Gia Lâm-TP Hà Nội 91
Hình 2.12: Mô hình tổ chức quản lý xây dựng hệ thống thoát nước và
trạm xử lý tại Kiêu Kỵ 93
Hình 2.13: Mô hình tổ chức thoát nước thôn Lũng Giang 94
Hình 2.14: Trình tự thực hiện xây dựng mạng lưới thoát nước và trạm xử lý
nước thải tại Lũng Giang và trách nhiệm của các bên liên quan 95
Hình 2.15: Vị trí thị trấn Orangi 97
Hình 2.16: Khu tái định cư Barangay Villareal 99
Hình 3.1: Mô hình thoát nước cho khu vực làng nghề 107
Hình 3.2: Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá 109
Hình 3.3: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông dạng tập trung 110
Hình 3.4: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông phân bố phân tán 111
Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống
thoát nước cho các khu vực làng nghề 119
Hình 3.6: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống
thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và các điểm
dân cư tập trung thuộc xã thuần nông 122
Hình 3.7: Mô hình quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm
dân cư phân bố phân tán của các xã thuần nông 124
Hình 3.8: Quy trình lập kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước 133
Hình 3.9: Nội dung kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước tại các điểm
dân cư nông thôn 135
Hình 3.10: Quy trình tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo
quy hoạch hệ thống thoát nước 138
Hình 3.11: Sơ đồ nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý xây dựng
theo quy hoạch hệ thống thoát nước 143
 
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Đô thị trung tâm TP Hà Nội có diện tích tự nhiên 747,88 km2
, bao gồm khu
vực nội đô (giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai
xanh sông Nhuệ), chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam
sông Hồng) và chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Mê Linh, Đông Anh, Yên
Viên – Long Biên – Gia Lâm). Vị trí và ranh giới của đô thị trung tâm Hà Nội được
xác định cụ thể trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [50]
Đô thị trung tâm có tính chất là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ,
y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Với mật độ dân số
khoảng 2000 người/km2
, khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trong những
năm vừa qua và những năm tới đây sẽ vẫn là một trong những địa phương có tốc độ
đô thị hoá nhanh nhất cả nước.
Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội bao gồm
các khu vực dân cư nằm trong các huyện ngoại thành, là nơi có mối quan hệ trực
tiếp về mọi mặt kinh tế - xã hội với khu vực nội đô, tập trung nhiều các cơ sở công
nghiệp lớn của cả nước. Vì vậy, các khu vực này cơ bản có những điều kiện phát
triển thuận lợi hơn so với các khu vực ngoại thành khác, hình thành nên các điểm
dân cư tập trung sầm uất, có kinh tế rất phát triển.
Trong những năm gần đây, các ĐDCNT nói chung của TP Hà Nội và các
ĐDCNT của đô thị trung tâm nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng về
kinh tế - xã hội. Đời sống của người dân cũng thay đổi theo hướng tích cực từng
ngày cùng với sự phát triển kinh tế, người dân đã có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận
với các tiện ích sống hiện đại. Mặc dù vậy, hiện nay chất lượng sống của dân cư tại
các khu vực này lại đang đối mặt với những hệ luỵ tiêu cực do sự phát triển nhanh
chóng nhưng thiếu bền vững mang lại. Rất nhiều vấn đề nảy sinh xuất phát từ thực
trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực này, do chưa được quan tâm đúng mức
và đầu tư xây dựng đầy đủ. Nổi lên trong số đó là những vấn đề liên quan đến hệ
 
2
thống thoát nước. Tình trạng úng ngập tại các xã có tốc độ đô thị hoá cao, vấn đề ô
nhiễm môi trường tại các xã làng nghề, nước thải sinh hoạt và sản xuất không được
xử lý xả trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi …. đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống và sản xuất của của người dân, gây ô nhiễm môi
trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế…. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh HTTN theo những quy hoạch đã được duyệt là rất cần thiết.
Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời, mang một số đặc điểm chung như: mật độ dân cư đông, kinh tế phát
triển với nhiều loại hình ngành nghề đa dạng, bản sắc văn hoá phong phú…Tuy
nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và HTTN nói riêng lại chưa được xây
dựng hoàn chỉnh và đồng bộ (tỷ lệ mạng lưới đường cống chỉ đạt khoảng 80m/ha).
Tại các khu vực này, cao độ xây dựng hầu như không thực hiện theo đúng quy
hoạch, mạng lưới giao thông phức tạp, mặt cắt đường nhỏ, tỷ lệ đất dành cho giao
thông và hạ tầng kỹ thuật còn ít đã cản trở đến việc xây dựng hệ thống thoát nước,
bao gồm cả thoát nước thải và thoát nước mưa theo đúng như các đồ án quy hoạch
đã được duyệt.
Trong những năm tới đây, HTTN đô thị nói chung và HTTN của các
ĐDCNT nói riêng sẽ được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể quản lý xây dựng hệ thống thoát nước
một cách hiệu quả nhất, trong các điều kiện khó khăn như: hành lang pháp lý cho
vấn đề quản lý xây dựng hệ thống thoát nước khu vực dân cư nông thôn chưa đầy
đủ, thiếu quỹ đất để xây dựng các khu vực xử lý nước thải và mạng lưới cống rãnh,
thiếu hụt cán bộ quản lý có chuyên môn về thoát nước, khó khăn khi lựa chọn công
nghệ xử lý nước thải phù hợp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý xây dựng và vận
hành hệ thống… để qua đó không chỉ giải quyết được các bức xúc trong đời sống
của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hướng tới các mục tiêu
phát triển bền vững.
Sự phát triển kinh tế cùng quá trình đô thị hoá tại các khu vực nghiên cứu đã,
đang và sẽ còn diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn tới HTTN hiện trạng, làm nảy sinh
các xung đột và gây cản trở cho các khâu của công tác quản lý xây dựng.
 
3
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát
nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội” là
việc làm thực sự cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các mô hình và giải pháp
quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội mà trọng
tâm là:
- Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH
cho từng loại ĐDCNT khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất bộ máy tổ chức quản lý phù hợp phục vụ quản lý xây dựng
HTTN theo QH;
- Đề xuất giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển HTTN trên cơ sở các đồ
án quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt;
- Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo QH với sự tham gia của
cộng đồng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Ø Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng hệ thống thoát nước
theo quy hoạch;
Ø Phạm vi nghiên cứu: tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội ;
Ø Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Ø Ý nghĩa khoa học: góp phần cụ thể hoá, bổ sung các lý luận khoa học về
quản lý xây dựng theo QH HTTN cho các ĐDCNT (nói chung) và cho
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội (nói riêng);
Ø Ý nghĩa thực tiễn: những đề xuất của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện cơ
chế chính sách trong quản lý xây dựng theo QH HTTN, đồng thời góp
phần nâng cao hiệu quả QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô
thị trung tâm TP Hà Nội, góp phần giải quyết tiêu thoát nước, giảm úng
ngập và ô nhiễm môi trường.
 
4
Phương pháp nghiên cứu
Ø Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn;
Ø Phương pháp phân tích tổng hợp;
Ø Phương pháp so sánh, đối chiếu;
Ø Phương pháp kế thừa;
Ø Phương pháp chuyên gia;
Ø Phương pháp phân tích SWOT;
Cấu trúc của Luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương), phần kết
luận - kiến nghị cùng danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo và
phụ lục. Sơ đồ cấu trúc của Luận án:
Kết luận và
kiến nghị
Chương 3
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý xây
dựng theo quy hoạch HTTN cho các
điểm dân cư nông thôn của đô thị trung
tâm TP Hà Nội
Chương 1 Tổng quan về quản lý xây dựng theo quy
hoạch HTTN cho các điểm dân cư nông
thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
Phần mở đầu - Tính cấp thiết của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Điểm mới của Luận án
- Thuật ngữ sử dụng trong Luận án
Đề xuất một số mô hình thoát nước và
giải pháp quản lý xây dựng theo quy
hoạch và bàn luận kết quả nghiên cứu
 
5
Điểm mới của Luận án
- Luận án đã khảo sát, phân tích các đặc điểm và tính chất của các ĐDCNT
khu vực nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân loại thành các nhóm điểm dân
cư điển hình để làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý xây
dựng theo quy hoạch HTTN;
- Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng HTTN theo
quy hoạch tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, bao gồm: giải pháp về tổ chức bộ máy
quản lý; xây dựng một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong
QLXD HTTN; quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN; xây dựng kế hoạch phát triển
HTTN và giải pháp quản lý xây dựng với sự tham gia của cộng đồng.
Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án
Hệ thống thoát nước: bao gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống,
kênh, mương, hồ điều hoà…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công
trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom,
chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống úng ngập và xử lý nước thải. [12]
Hệ thống thoát nước chung: được hiểu trong Luận án này là hệ thống thu
gom nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất vào một mạng lưới đường
cống chung đến công trình xử lý hoặc nguồn tiếp nhận.
Hệ thống thoát nước riêng: được hiểu trong Luận án này là hệ thống có hai
mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt.
Hệ thống thoát nước nửa riêng: được hiểu trong Luận án này là hệ thống có
hai mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải được đấu nối với
nhau tại giếng tràn tách nước để thu nhận nước mưa ban đầu và các loại nước thải
rồi đưa về trạm xử lý.
Hệ thống thoát nước giản lược: là sơ đồ thu gom chi phí thấp, sử dụng các
tuyến cống xuyên tiểu khu, đi qua sân sau hay vườn với độ sâu chôn cống ≤ 0,5m;
đường kính cống nhỏ nhất cho phép là 100 mm; độ dốc tối thiểu 1/200. [66]
 
6
Mô hình thoát nước: được hiểu trong Luận án này là khái niệm để chỉ đặc
trưng về hình thức thu gom nước mưa và nước thải cùng giải pháp xử lý nước thải
của hệ thống thoát nước.
Xử lý nước thải tập trung: là khái niệm để chỉ giải pháp xử lý nước thải tại
một trạm xử lý tập trung cho một khu vực.
Xử lý nước thải phi tập trung: là khái niệm cung cấp các giải pháp xử lý
nước thải ngay tại hoặc gần nguồn sản sinh ra nước thải cho những khu vực không
đấu nối được với các trạm xử lý nước thải tập trung, hay những nơi không được
phép đấu nối với các trạm xử lý tập trung quy mô lớn do các vấn đề về kỹ thuật,
kinh tế hay thể chế.
Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết
với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một
khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hoá và các yếu tố khác. [52]
Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [6]
Quản lý xây dựng HTTN: khái niệm quản lý xây dựng HTTN trong phạm vi
Luận án này để chỉ công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng HTTN.
Hoạt động đầu tư xây dựng: là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng
gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. [52]
Quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch: là công tác quản lý xây dựng
HTTN trên cơ sở những đồ án quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. [Nguồn: tác giả]
Lập kế hoạch phát triển HTTN: là tổng thể các hoạt động liên quan tới việc
đánh giá, dự báo, huy động các nguồn lực, giao trách nhiệm trong việc xây dựng
HTTN theo quy hoạch. [Nguồn: tác giả]
 
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI VÀ CÁC
ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM
1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội
Khái niệm “Đô thị trung tâm” thành phố Hà Nội được đề cập chính thức lần
đầu trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050. Theo đồ án này, vùng Thủ đô Hà Nội được cấu thành bởi vùng
đô thị hạt nhân trung tâm và vùng phụ cận. Trong đó, đô thị hạt nhân được xác định
chính là Thủ đô Hà Nội với 3 khu vực: khu vực đô thị phía Nam sông Hồng, khu
vực đô thị phía Bắc sông Hồng và khu vực đô thị phía Đông sông Hồng – Nam
sông Đuống. [81]
	
  
Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định số
1259/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050. Trong đồ án
này, khái niệm đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội được đưa ra
rất cụ thể như trong hình 1.1.
Theo đó, khu vực đô thị trung
tâm được phát triển mở rộng từ
khu vực nội đô về phía Tây, Nam
đến đường Vành đai 4 và về phía
Bắc với khu vực Mê Linh, Đông
Anh; phía Đông đến khu vực Gia
Lâm và Long Biên.
	
  Hình 1.1: Vị trí và giới hạn Đô thị trung tâm TP Hà Nội [50]
	
  
 
8
Đô thị trung tâm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, lịch sử,
dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo dân
số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6
triệu người. [50]
1.1.2 Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
1.1.2.1 Vị trí và giới hạn
Với khái niệm về ĐDCNT và phạm vi ranh giới của đô thị trung tâm TP Hà
Nội như đã trình bày ở trên thì có thể thấy rằng các ĐDCNT của đô thị trung tâm sẽ
là các thôn, xóm, làng thuộc các xã nằm trong đô thị trung tâm. Thống kê cho thấy,
có tất cả 8 huyện có ranh giới nằm trong đô thị trung tâm, bao gồm: Mê Linh, Đông
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Hoài Đức và Đan Phượng. Như
vậy, tổng số xã nghiên cứu trong phạm vi Luận án là 103 xã với 478 điểm dân cư
trực thuộc.
1.1.2.2 Giới thiệu chung về các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
a. Điều kiện tự nhiên
*) Địa hình:
Khu vực nghiên cứu có dạng địa hình cơ bản là đồng bằng, thấp dần từ
hướng Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông với cao độ trung bình từ +5,0m đến
+20,0m so với mực nước biển. Trong đó khu vực các ĐDCNT phía Nam sông Hồng
có cao độ từ +2,5m đến +9,5m, khu vực phía Bắc sông Hồng có cao độ từ +8,0m
đến +20,0m [50]. Nhìn chung, điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu khá thuận lợi
cho vấn đề thoát nước cũng như xây dựng các công trình đầu mối thoát nước.
*) Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với 2 mùa chủ
yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng
ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Mùa lạnh
thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3, khí hậu lạnh và khô, trời ít mưa.
Nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu là 23,60
C, cao nhất vào khoảng
tháng 6 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình tại khu vực này là 79%, lượng
mưa trung bình hàng năm 1.800mm, mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa.
 
9
*) Thuỷ văn:
Hệ thống sông hồ chằng chịt là đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Khu vực
nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rất nhiều sông lớn nhỏ như: sông Hồng, sông Đáy,
sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu Bây…
Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua TP Hà Nội với tổng chiều dài hơn
30km, bắt đầu từ Thượng Cát, Bắc Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.
Tổng lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn tới 2640 m3
/s, tổng lượng nước
chảy qua tới 83,6 triệu m3
. Lũ hàng năm của sông Hồng do các phụ lưu chính là
sông Đà và sông Lô gây nên. Hàng năm, mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến
tháng 10 dương lịch), đỉnh lũ rơi vào tháng 7,8 với mực nước lên tới 13-14m.
Ngoài sông Hồng, 2 con sông lớn khác có ảnh hưởng quan trọng đến việc
thoát nước cho khu vực dân cư nông thôn nghiên cứu cần kể đến là sông Đáy và
sông Nhuệ.
Sông Đáy bắt nguồn từ bãi Yên Trung, huyện Đan Phượng, trước năm 1932
là phân lưu của sông Hồng. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều
dài khoảng 245 km qua Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình [80]. Sông Đáy hiện có các
chi lưu: sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông Đào Nam Định và sông
Ninh Cơ. Sông Đáy hiện là nguồn chính cho việc sản xuất và tiêu thoát nước cho
khu vực phía Tây TP Hà Nội.
Sông Nhuệ là con sông lớn nằm ở phía tả Đáy, lấy nước từ sông Hồng qua
cống Liên Mạc sau đó chảy về sông Đáy tại TP Phủ Lý. Sông Nhuệ đoạn chảy qua
TP Hà Nội có chiều dài khoảng 63km, chiều rộng từ 30-40m, cao độ đáy sông 0,52
– 2,8m, mực nước trung bình khoảng 5,3m với tổng 250 m3
/s, hệ thống thuỷ nông
sông Nhuệ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 65717 ha lưu vực tại TP Hà Nội. Sông
Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất cũng như thoát nước của nội thành
và một số khu vực ngoại thành TP Hà Nội. [49]
*) Địa chất:
Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới sông
Hồng, Ninh Bình, vùng trũng Hà Nội và miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào
cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ
Tứ. [50]
 
10
b. Hiện trạng kinh tế xã hội
Các điểm dân cư nghiên cứu có tổng dân số là 1.020.764 người chiếm chưa
tới 15% dân số toàn TP Hà Nội nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế xã hội TP. Đây là khu vực mà dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp là khá lớn so với các khu vực nông thôn khác trên địa bàn TP.
Tỷ lệ dân cư hoạt động trong 2 lĩnh vực này ở 478 ĐDCNT nghiên cứu là 35,9%
[Nguồn: tác giả]. Hàng năm, theo ước tính, thu ngân sách Nhà nước của khu vực
này vào khoảng 5000 tỷ đồng. Thu nhập trung bình hàng năm đạt 23,7 triệu
đồng/người/năm [37]. Trong vài năm trở lại đây, nhất là từ khi triển khai Chương
trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn TP Hà
Nội nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã có nhiều phát triển, đời sống
người dân được cải thiện. Khu vực nghiên cứu trở thành một trong những động lực
quan trọng trong việc phát triển kinh tế TP Hà Nội.
1.1.2.3 Phân loại các ĐDCNT
Các ĐDCNT nghiên cứu trong Luận án mặc dù cùng nằm trên một khu vực
địa lý, có các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhưng
HTTN tại mỗi điểm lại có những đặc điểm khác nhau cả về mạng lưới, nguồn tiếp
nhận lẫn chất lượng xả thải ... Các điểm dân cư có mật độ mạng lưới đường cống
thoát nước khác nhau do sự khác biệt về mật độ phân bố dân cư; khác nhau về điều
kiện thuận lợi của nguồn tiếp nhận do đặc điểm điều kiện địa hình; khác nhau về
chất lượng xả thải bởi đặc thù về hoạt động sản xuất ...
Với số lượng các điểm dân cư nghiên cứu là 478 điểm, Luận án xem xét
phân loại các điểm dân cư thành những nhóm đặc trưng từ đó đi sâu nghiên cứu đặc
điểm, tính chất theo từng nhóm qua đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng
HTTN theo quy hoạch mang tính phổ quát cho từng nhóm.
Việc phân loại nhóm căn cứ vào những đặc điểm có ảnh hưởng nhiều nhất
tới vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các ĐDCNT khu vực nghiên cứu. Có
thể nhận thấy, các đặc điểm về ngành nghề của dân cư, thực trạng sử dụng đất, phân
bố dân cư là những yếu tố tác động chính làm nên sự khác biệt về HTTN và quản lý
xây dựng HTTN cho các khu vực này.
 
11
Qua những thống kê và đánh giá sơ bộ, Luận án đề xuất chia các ĐDCNT
nghiên cứu ra làm 3 dạng chính với vị trí và giới hạn được thể hiện trong hình 1.2
Theo thống kê, trong tổng số 478 điểm dân cư thì số làng nghề là 53 điểm, số
điểm dân cư dịch vụ là 119 điểm và số điểm dân cư thuần nông là 306 điểm.
(Xem thống kê, đặc điểm và tính chất các điểm dân cư nghiên cứu tại Phụ lục 1.1)
1.2 HIỆN TRẠNG HTTN CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.2.1 Khái quát chung
HTTN của các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội hầu hết được hình thành
và phát triển một cách tự phát. Nếu như trước đây, khi các làng, xóm chưa chịu
nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các
làng nghề thì vấn đề thoát nước cho các khu vực này khá đơn giản. Nước mưa, nước
	
  
- Dạng 1: các điểm dân cư hiện
vẫn đang là các khu vực thuần
nông, dân cư hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp là chủ yếu – gọi
là các điểm dân cư thuộc xã thuần
nông;
- Dạng 2: các điểm dân cư là các
làng nghề hoặc có nhiều các hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
– gọi là các điểm dân cư thuộc xã
làng nghề;
- Dạng 3: các điểm dân cư chịu
ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp của
quá trình đô thị hoá, dân cư hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực dịch
vụ – gọi là các điểm dân cư thuộc
xã đô thị hoá.
	
  
Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các ĐDCNT nghiên cứu
[Nguồn: tác giả]
	
  
 
12
thải sản xuất và sinh hoạt hầu hết được thoát ra các khu vực ao hồ ruộng trũng, phần
còn lại sẽ tự thấm. Trước đây khi hệ thống ao hồ còn nhiều, chưa bị lấp để phát triển
đất ở dân cư hoặc sản xuất, nước thải và nước mưa dễ dàng được tiếp nhận mà ít
gặp phải tình trạng úng ngập, kể cả khi có mưa lớn.
Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mà diện
tích mặt nước đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà
Nội, đến nay trên toàn địa bàn Hà Nội chỉ còn khoảng 138 ao, hồ với dung tích
khoảng 222 triệu m3
. Tổng kết lại, tính từ năm 1990 trở lại đây, Hà Nội có tới 21 hồ
lớn đã bị lấp với hơn 150 ha diện tích mặt nước bị biến mất [21]. Có thể nhận thấy
đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng úng ngập và làm trầm
trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra vì các khu vực này mất
đi khả năng điều hoà và tự làm sạch của mạng lưới ao hồ, kênh rạch.
Trong những năm vừa qua, HTTN tại các ĐDCNT (chủ yếu là mạng lưới
cống, rãnh trong nội bộ các khu dân cư) đã liên tục được xây dựng và phát triển để
giải quyết các vấn đề thoát nước. Hầu hết trong số đó được xây dựng đồng thời với
các dự án cứng hoá các tuyến đường giao thông nội bộ tại các điểm dân cư. HTTN
đã được xây dựng hầu hết là hệ thống thoát chung với mạng lưới rãnh xây gạch, bê
tông B200 đến B800, rãnh đất hoặc cống bê tông có khẩu độ nhỏ D300, D400. Tuy
vậy, do không được xây dựng theo quy hoạch nên HTTN này không đồng bộ,
không đáp ứng được yêu cầu thoát nước hiện tại và trong tương lai. Vấn đề úng
ngập, ô nhiễm môi trường diễn ra đặc biệt trầm trọng tại các khu dân cư trực tiếp
liên quan đến các dự án phát triển đô thị mới hoặc tại các làng nghề truyền thống…
Nước thải tại các khu dân cư hầu hết chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra các
nguồn tiếp nhận là hệ thống ao, hồ ruộng trũng hoặc hệ thống kênh mương thuỷ lợi
nói chung. Theo thống kê, trên 478 điểm dân cư thì chỉ có khoảng trên dưới 10 điểm
là được xử lý nước thải. Các trạm xử lý hầu hết được xây dựng theo các chương
trình hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước phát triển như: Chương
trình nước và vệ sinh môi trường do Phần Lan hỗ trợ, dự án Quản lý nước thải và
rác thải tại các tỉnh lỵ của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật Đức GIZ, Dự án cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng phát triển Châu Á ADB tài trợ…
Những TXL này mới chỉ góp phần giải quyết một phần nhỏ trong việc xử lý nước
 
13
thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội. (Xem một số hình ảnh HTTN
của một số ĐDCNT tại Phụ lục 1.4).
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
1.2.2.1 Lưu vực thoát nước chung
Hệ thống thoát nước mưa các ĐDCNT về cơ bản chưa được xây dựng hoàn
chỉnh và hầu hết là hệ thống thoát nước chung. Với phạm vi nghiên cứu trải rộng từ
nội thành đến đường Vành đai 4, có thể phân chia lưu vực thoát nước cho toàn bộ
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội thành 2 vùng chính: vùng tiêu Bắc Hà
Nội và vùng tiêu Tả Đáy. Trong đó:
a. Vùng tiêu Bắc Hà Nội:
- Sông Cà Lồ: đảm nhận tiêu thoát nước cho các điểm dân cư trên địa bàn
huyện Mê Linh và 1 phần huyện Đông Anh.
- Sông Ngũ Huyện Khê: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Đông Anh,
Cổ Loa. Việc tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào sông Cầu phía hạ lưu
phụ thuộc vào mực nước sông Cầu và được điều tiết đóng mở bởi cống Đặng Xá và
trạm bơm Đặng Xá.
- Sông Cầu Bây: đảm nhận tiêu thoát nước cho 1 phần Long Biên và Gia
Lâm. Việc tiêu thoát nước từ sông Cầu Bây vào hệ thống tiêu Bắc Hưng Hải phía hạ
lưu phụ thuộc vào mực nước sông Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan. Riêng khu
vực Long Biên chỉ tiêu thoát tự chảy vào sông Cầu Bây khi mực nước tại đập Thạnh
Bàn < +4,5m.
- Sông Đuống: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Long Biên. Trong
trường hợp mực nước tại đập Thạch Bàn > +4,5m thì phải bơm cưỡng bức ra sông
Đuống. Ngoài ra sông Đuống cũng là nguồn tiêu cho một phần huyện Đông Anh.
b. Vùng tiêu Tả Đáy:
Vùng tiêu Tả Đáy bao gồm hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy.
Ngoài sông Tô Lịch phục vụ cho các quận nội thành cũ thì các ĐDCNT sẽ được
tiêu thoát nước ra sông Nhuệ và sông Đáy. Trong đó:
- Sông Nhuệ: đảm nhận tiêu thoát nước cho khu vực Từ Liêm và một số khu
dân cư thuộc Hà Đông. Sông Nhuệ, đoạn dưới Hà Đông hiện tiêu thoát nước vào
sông Đáy và một phần ra sông Hồng. Đoạn sông Nhuệ phía trên Hà Đông chỉ có
 
14
một phần nhỏ tiêu bằng cưỡng bức ra sông Đáy, còn lại là tự chảy xuống hạ lưu
phía Nam.
- Sông Đáy: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần sông Nhuệ, sông Tích –
Thanh Hà và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai...
(Xem hiện trạng lưu vực thoát nước chính các ĐDCNT – Phụ lục 1.5)
1.2.2.2 Mạng lưới thoát nước mưa tại các điểm dân cư
Mạng lưới thoát nước mưa tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
trong một thời gian dài hầu hết được hình thành và phát triển một cách tự phát,
không theo quy hoạch. Mạng lưới cống rãnh được đặc trưng bởi các tuyến rãnh xây
có khẩu độ nhỏ, sử dụng cho cả thoát nước mưa và và thoát nước thải. Đối với các
tuyến rãnh trên các tuyến đường nội bộ điểm dân cư, khẩu độ rãnh thường từ B200
đến B400; đối với các tuyến thoát nước chính của điểm dân cư có thể là rãnh xây có
khẩu độ lớn B800, B1000, mương hở hoặc cống tròn có khẩu độ đến D1000. Theo
thống kê của tác giả, mật độ cống rãnh trung bình tại các điểm dân cư nông thôn của
đô thị trung tâm TP Hà Nội đạt khoảng từ 5 km/km2
đến 7 km/km2
.
Các tuyến cống rãnh sau khi thu gom nước mưa (hoặc cả nước thải) một
phần được thoát trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là ao hồ, ruộng trũng phía trong
hoặc xung quanh điểm dân cư. Một phần còn lại được thoát ra hệ thống kênh
mương tưới tiêu thuỷ lợi của khu vực. Mặc dù vậy, hầu hết các tuyến cống rãnh
hiện trạng ít được nạo vét, duy tu nên hiệu quả thoát nước không cao, xảy ra tình
trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường khi có mưa lớn. Hình 1.3 dưới đây minh hoạ
cho thực trạng thoát nước mưa tại các ĐDCNT nghiên cứu.
Nước mưa
Tự thấm
Hệ thống cống, rãnh,
mương hở
Ao, hồ, kênh mương
Sông
Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng tại các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội [Nguồn: tác giả]
 
15
Do đặc thù phân bố dân cư, sử dụng đất, phát triển kinh tế mà mạng lưới
thoát nước mưa tại mỗi điểm dân cư có những sự khác biệt nhất định. Đối với các
điểm dân cư có hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, vấn đề thoát nước mưa
nói chung khá đơn giản bởi sự phong phú về nguồn tiếp nhận bên trong và xung
quanh các điểm dân cư. Ngoài ra, mặt phủ tại các điểm dân cư này cũng thuận lợi
cho việc tự thấm của nước mưa do các hộ gia đình thường có diện tích đất ao, vườn
rộng. Mật độ mạng lưới cống rãnh tại các điểm dân cư dạng này cũng khá thấp, rãnh
xây dạng hở hoặc mương đất chiếm tỷ lệ khá nhiều. Điển hình là các điểm dân cư
tại các xã Dục Tú, Đại Mạch, Bắc Hồng... thuộc huyện Đông Anh và một số điểm
dân cư thuộc huyện Thường Tín, Gia Lâm.
Đối với khu vực làng nghề hoặc khu vực chịu tác động mạnh của quá trình
đô thị hoá (các khu vực có nhiều dự án phát triển đô thị, công nghiệp đang triển
khai), do sự phát triển kinh tế mà mạng lưới cống, rãnh thoát nước có điều kiện
được xây dựng. Hầu hết các tuyến đường nội bộ tại các điểm dân cư dạng này đều
được cứng hoá và xây dựng cống, rãnh thoát nước bên trên với khẩu độ phổ biến là
B300, B400. Nước mưa và nước thải hầu như được thu gom hết bởi mạng lưới cống
rãnh này trước khi thoát ra các khu vực bên ngoài điểm dân cư. Nhìn chung, vấn đề
thoát nước chính tại các điểm dân cư làng nghề là ô nhiễm môi trường. Một số điểm
dân cư còn bị ngập úng khi có mưa lớn (thường là các làng nghề ven nội thành),
điển hình là các điểm dân cư thuộc xã Đức Giang, La Phù, Kim Chung huyện Hoài
Đức. Ngoài ra, rất nhiều điểm dân cư thuộc khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của quá
trình đô thị hoá cũng xảy ra tình trạng ngập úng. Vấn đề này có thể được giải thích
do sự thay đổi về cao độ nền hiện trạng cũng như sự biến mất của hệ thống ao hồ,
kênh mương thuỷ lợi vốn là nguồn tiếp nhận của nước mưa và nước thải tại các
ĐDCNT dạng này. Một số ĐDCNT điển hình đang gặp phải tình trạng này như: xã
Đại Thịnh – huyện Mê Linh, xã Hải Bối – huyện Đông Anh, xã Tứ Hiệp – huyện
Thanh Trì.....
1.2.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải
Hiện nay, hầu hết hệ thống thoát nước thải tại các ĐDCNT của đô thị trung
tâm TP Hà Nội hầu hết là HTTN chung, trừ một số khu vực dân cư mới, được xây
dựng mạng lưới đường cống thoát nước thải độc lập. Nước thải sản xuất và sinh
 
16
hoạt một phần thoát trực tiếp ra hệ thống kênh mương, ao hồ xung quanh các hộ gia
đình, phần lớn còn lại được thu gom bởi hệ thống rãnh xây hoặc mương hở có khẩu
độ nhỏ B200, B300 đến B1000 sau đó không qua xử lý mà thoát trực tiếp ra hệ
thống ao hồ, kênh mương, ruộng trũng trong khu vực.
Nước thải sinh hoạt tại một số hộ gia đình được xử lý qua bể tự hoại trước
khi thoát ra bên ngoài. Nước thải sản xuất từ các hộ làm nghề, nước thải chăn nuôi
gia súc, gia cầm trực tiếp gây ô nhiễm đến các nguồn tiếp nhận, gây tắc nghẽn cống,
rãnh thoát nước đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.
Hình 1.4 dưới đây minh hoạ Sơ đồ thoát nước thải các ĐDCNT nghiên cứu.
Hình 1.4: Sơ đồ thoát nước thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà
Nội [Nguồn: tác giả]
Đối với thực trạng thoát nước thải tại các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi
trường đã ở mức báo động. Một số làng nghề sản xuất thực phẩm như Minh Khai,
Cát Quế, Dương Liễu huyện Hoài Đức; Cự Đà, Bích Hoà huyện Thanh Oai… nước
thải phát sinh trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu, chế biến thải trực tiếp ra môi
trường mỗi ngày lên tới hàng nghìn m3
. Một số làng nghề kim khí, gốm sứ, dệt
may… đã thải ra môi trường nước thải có nhiều thành phần gây hại trực tiếp đến
sức khoẻ con người. Theo báo cáo về dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng
Nước thải
sinh hoạt
Nước thải sản xuất,
chăn nuôi
Bể tự hoại
Hệ thống cống rãnh,
mương hở
Chảy tràn,
tự thấm
Ao, hồ, kênh,
mương
Sông
 
17
nghề giai đoạn 2009-2012” của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục môi trường) cho
thấy các chỉ tiêu như COD, BOD5, SS, Coliform vượt ngưỡng cho phép hàng chục
lần. Để có cơ sở đánh giá thực trạng thoát nước thải khu vực nghiên cứu, Luận án
đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số ĐDCNT điển hình để phân tích và thấy
rằng hầu hết các chỉ tiêu đều vượt so với giới hạn trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn
về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Các thông số của mẫu nước thải
được thể hiện như trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại một số điểm
dân cư nghiên cứu [Nguồn: CAET – Phụ lục 1.14]
TT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
Kết quả phân tích
Phương pháp
phân tích
QCVN
40:2011/
BTNMT
(Cột B)
M1 M2 M3
1 pH - 6,21 6,81 6,83
TCVN 6492 –
2011
5,5 ÷ 9
2 TSS mg/l 152 30 162
TCVN
6625:2000
100
3 COD mg/l 208 200 544
SMEWW
5220C:2012
150
4 BOD5 mg/l 81,3 70,7 212,6
TCVN 6001-
1:2008
50
5
Hàm lượng
Amoni
(Tính theo
Nitơ)
mg/l 61,31 70,43 48,07
TCVN 6179 -
1996
10
6 Tổng Nitơ mg/l 63,3 72,5 51,6
TCVN
6638:2000
40
7
Tổng
Photpho
mg/l 6,12 5,57 4,54
TCVN
6202:2008
6
8
Tổng
Coliform
Vi
khuẩn/100ml
11 x
103
13 x
103
23 x
103
TCVN 6187 -
1,2:1996
5.000
*) Ghi chú:
- Mẫu 1 (M1): được lấy tại rãnh thoát nước phía Đông thôn chùa Tổng – xã
La Phù – huyện Hoài Đức;
 
18
- Mẫu 2 (M2): được lấy tại rãnh thoát nước cuối thôn Thố Bảo – xã Vân Nội
– huyện Đông Anh;
- Mẫu 3 (M3): được lấy tại rãnh thoát nước cuối thôn Phú Diễn – xã Hữu
Hoà – huyện Thanh Trì.
Mặc dù tình trạng chung là hầu hết các ĐDCNT đều chưa có trạm xử lý nước
thải nhưng vẫn có một số TXL nước thải đã được xây dựng trong vài năm gần đây.
Những TXL nước thải này hầu hết được xây dựng thông qua các chương trình tài
trợ của các tổ chức phi Chính phủ hoặc qua các chương trình hợp tác giữa Chính
phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Bảng 1.2 dưới đây tổng hợp các trạm XLNT
cho các ĐDCNT nghiên cứu đã được xây dựng trong những năm qua
Bảng 1.2: Tổng hợp các trạm xử lý nước thải hiện trạng [Nguồn: tác giả]
TT Tên trạm
Công suất
(m3
/ngđ)
Vị trí xây dựng Tổ chức tham gia
1
Trạm XLNT sinh hoạt tại
thôn Kiêu Kỵ
40
Xã Kiêu Kỵ - Gia
Lâm- Hà Nội
Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB)
2
Trạm XLNT làng nghề chế
biến nông sản Thị Ngoại
50
Xã Tân Hoà,Quốc
Oai, Hà Tây
Viện khoa học và kỹ
thuật môi trường IESE
3
Trạm XLNT cụm dân cư
ven sông Nhuệ
--
Xã Hữu Hoà, xã
Tả Thanh Oai,
huyện Thanh Trì,
Hà Nội
Viện khoa học và kỹ
thuật môi trường IESE
4 Trạm XLNT thôn Lai Xá 120
Xã Kim Chung,
Hoài Đức, Hà Nội
Viện khoa học và kỹ
thuật môi trường IESE
5
Trạm XLNT Làng Hữu
nghị, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Xuân Phương,
Từ Liêm, Hà Nội
100
Xã Xuân Phương,
Từ Liêm, Hà Nội
Viện khoa học và kỹ
thuật môi trường IESE
6
Trạm XLNT khu biệt thự
sinh thái Đông Anh, Hà Nội
25
Xã Vân Trì, Đông
Anh, Hà Nội
Công ty CP đầu tư
phát triển công nghệ
Mefrimex
 
19
Có thể nhận thấy, trong số các TXL đã được xây dựng thì hầu hết dùng cho
hệ thống thoát nước chung với giếng tách, bể tự hoại cải tiến BASTAF và bãi lọc
trồng cây dòng chảy nằm ngang. Bể còn lại dùng bể phản ứng kỵ khí nhiều ngăn và
bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng. Các TXL sau khi hoàn thành đã hoạt động
rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào công tác cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại
khu vực. Ngoài ra, hiện nay TP Hà Nội cũng đang thực hiện triển khai đầu tư xây
dựng 1 số trạm xử lý nước thải và mạng lưới thu gom cho các khu vực dân cư làng
nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường:
- Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương
Liễu, huyện Hoài Đức để xử lý nước thải cho 3 cụm làng nghề gồm: Cát Quế -
Minh Khai - Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Công suất dự kiến khoảng 13.500
m3
/ngđ với nguồn kinh phí phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và môi trường và UBND
TP Hà Nội. Hiện nay dự án đã triển khai giải phóng mặt bằng 10.000 m2
và hoàn
thành các thủ tục đầu tư xây dựng trạm biến áp 1500 KVA phục vụ TXL. Hiện nay
theo công văn số 7122/VPCP-KTN ngày 15/09/2014 của Văn phòng Chính phủ,
UBND TP Hà Nội đang xem xét lựa chọn Công ty Phú Điền làm chủ đầu tư xây
dựng dự án. Mục đích kêu gọi xã hội hoá trong đầu tư xây dựng TXL là do dự án
gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn thực hiện;
- Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh,
huyện Hoài Đức với công suất dự kiến khoảng 8.000 m3
/ngđ, thu gom nước thải
cho xã Vân Canh, Di Trạch, Kim Chung và một phần xã Đức Giang. TXL được đầu
tư bằng nguồn vốn từ ngân sách thành phố;
- Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải có công suất 4000 m3
/ngđ đặt tại
xóm Trại Chiêu, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Nguồn vốn đầu tư TXL này được
lấy từ nguồn ngân sách thành phố. Hiện nay dự án mới hoàn thành hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công, đang thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên hiện dự
án này cũng đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn. [79]
1.2.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại một số điểm dân cư điển hình
Trên cơ sở phân loại các điểm dân cư theo nhóm như đã trình bày, Luận án
đề xuất đưa ra 4 điểm dân cư điển hình làm đối tượng nghiên cứu chi tiết. Các địa
điểm được lựa chọn là:
 
20
- Thôn Yên Nhân – xã Tiền Phong – huyện Mê Linh;
- Thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì;
- Thôn Thố Bảo – xã Vân Nội – huyện Đông Anh;
- Điểm dân cư tập trung (bao gồm 11 cụm dân cư nhỏ) - xã La Phù – huyện
Hoài Đức.
Bốn điểm dân cư này với những đặc điểm và tính chất của mình có thể xem
là các ví dụ điển hình cho các ĐDCNT nghiên cứu của Luận án.
1.2.4.1. Điểm dân cư tại thôn Yên Nhân - xã Tiền Phong – huyện Mê Linh
	
  
Thôn Thố BảoThôn Yên Nhân
Thôn Phú Diễn
ĐDC xã La Phù
Hình 1.5: Vị trí 4 điểm dân cư nghiên
cứu điển hình [Nguồn: tác giả]
	
  
 
21
Thôn Yên Nhân xã Tiền Phong nằm trên địa bàn huyện Mê Linh TP Hà Nội,
có diện tích tự nhiên 39,44 ha, bao gồm 837 hộ gia đình với tổng số dân là 3350
người. Đây là 1 ĐDCNT điển hình thuộc xã chịu tác động mạnh của quá trình ĐTH.
Hoạt động kinh tế của thôn chủ yếu là thương mại và dịch vụ. Hoạt động
nông nghiệp hiện nay hầu như chỉ còn một số ít hộ trồng hoa mầu do đất canh tác
nông nghiệp hầu như đã được chuyển đổi thành đất dự án phát triển đô thị. Ngoài
ra, trong thôn cũng còn 1 số hộ gia đình làm nghề truyền thống như chăn nuôi, tái
chế đồ nhựa. Hình 1.6 dưới đây thể hiện ranh giới của thôn Yên Nhân.
Hình 1.6: Hình ảnh vệ tinh thôn Yên Nhân –Xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh [95]
Hiện nay, HTTN hiện trạng của thôn Yên Nhân đang sử dụng thống thoát
nước chung. Nước mưa và nước thải của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong
thôn sau khi được thu gom chủ yếu bởi hệ thống rãnh xây gạch có khẩu độ B300-
B500 sau đó sẽ được thoát ra khu vực Đầm Và và kênh nội đồng thuộc xã Tráng
Việt, một phần khác sẽ tự chảy về hệ thống ao hồ ruộng trũng xung quanh thôn. Tất
cả nước mưa và nước thải đều không được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
(Xem hình ảnh thoát nước thôn Yên Nhân tại Phụ lục 1.6)
Ngoài ra, hiện nay xung quanh thôn Yên Nhân có khá nhiều các dự án đô thị
mới đang triển khai như: dự án Minh Giang – Đầm Và, dự án của HUD… nên khá
nhiều diện tích ao hồ, kênh mương thuỷ lợi đã bị lấp dẫn tới tình trạng ngập úng cục
bộ tại thôn khi trời có mưa lớn. Theo thống kê, HTTN thôn Yên Nhân hiện nay có
tổng chiều dài mạng lưới rãnh thu khoảng 6,2 km (tương đương 1,85 m/người).
 
22
1.2.4.2. Điểm dân cư tại thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì
Thôn Phú Diễn cách Hà Nội khoảng 15 km về phía Tây Nam nằm ven sông
Nhuệ thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thôn có khoảng 300 hộ dân với khoảng
1300 nhân khẩu, toàn bộ diện tích đất ở của thôn khoảng 29,7 ha. Đây là điểm dân
cư mang những đặc thù của một làng nghề truyền thống. Hình 1.7 dưới đây thể hiện
ranh giới của thôn Phú Diễn.
Hình 1.7: Hình ảnh vệ tinh thôn Phú Diễn –xã Hữu Hòa - huyện Thanh Trì [95]
Thôn Phú Diễn có truyền thống làm miến dong. Hàng năm làng sản xuất một
lượng miến rất lớn cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong làng có khoảng
60 hộ là sản xuất thường xuyên ở quy mô lớn (khoảng 1-1,5 tấn/ngày), ngoài ra còn
một số hộ chỉ sản xuất mang tính thời vụ, các hộ còn lại làm nông nghiệp và dịch vụ
phụ trợ cho nghề làm miến. Quá trình sản xuất miến sử dụng rất nhiều nước nên
tổng lược nước thải xả ra môi trường là khá lớn. Nước thải từ quá trình sản xuất
miến ở thôn Phú Diễn chứa nhiều chất hữu cơ nhất là chất hữu cơ dạng tinh bột
cùng chất tẩy màu, mùi. Toàn bộ lượng nước thải từ sản xuất và nước thải sinh hoạt
của thôn không được xử lý mà thoát trực tiếp ra sông Nhuệ gây ô nhiễm và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan khu vực.
Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải ở thôn Phú Diễn là hệ thống thoát
nước chung. Nước mưa và nước thải cùng được thu gom vào hệ thống rãnh xây
B300-B1000 nằm dọc theo các tuyến đường nội bộ trong thôn sau đó thoát trực tiếp
	
  
 
23
ra sông Nhuệ. Tổng chiều dài các tuyến rãnh theo thống kê là khoảng 4,35 km
(tương đương 3,34 m/người). (Xem hình ảnh thoát nước thôn Phú Diễn tại Phụ lục 1.6)
1.2.4.3. Điểm dân cư tại thôn Thố Bảo - xã Vân Nội – huyện Đông Anh
Thôn Thố Bảo thuộc xã Vân Nội nằm ở phía Tây huyện Đông Anh TP Hà
Nội, có diện tích 16,61 ha với 268 hộ và 1072 nhân khẩu. Thôn nằm trong vùng ven
đô mang nét đặc trưng của một làng thuần nông, nông sản chủ yếu của làng là các
loại rau xanh cung cấp cho khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mặc dù là một làng
thuần nông nhưng với vị trí thuận lợi, đất đai màu mỡ lại nằm trong vùng quy hoạch
sản xuất rau an toàn, cộng thêm khả năng biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nên đời sống của nhân dân trong thôn tương đối ổn định. Hình 1.8 dưới đây thể
hiện ranh giới của thôn Thố Bảo.
Hình 1.8: Hình ảnh vệ tinh thôn Thố Bảo - xã Vân Nội - huyện Đông Anh [95]
Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của thôn cũng được đầu tư khá
hoàn thiện. Mạng lưới rãnh thoát nước được xây dựng theo toàn bộ các tuyến đường
trong thôn với tổng chiều dài 4,3 km, trong đó 2,2 km là rãnh xây gạch có bề rộng
B1000 bao quanh làng và 2,1 km rãnh xây gạch bề rộng B300-B400 (tương đương
với mật độ 4 m/người). Ngoài hai tuyến rãnh bao quanh làng là rãnh hở còn lại các
tuyến rãnh trong ngõ xóm được bố trí rãnh tấm đan B300 đặt trên đường.
Tuy mạng lưới thoát nước được đầu tư khá hoàn thiện nhưng hệ thống vẫn là
hệ thống thoát nước chung. Nước thải và nước mưa sau khi được thu gom sẽ xả ra
 
24
hệ thống mương tưới tiêu nội đồng mà không qua xử lý. Việc xả trực tiếp nước thải
ra mương nội đồng không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng
xấu đến chất lượng nước tưới cho khu vực sản xuất rau an toàn. (Xem hình ảnh
thoát nước thôn Thố Bảo tại Phụ lục 1.7)
1.2.4.4. Điểm dân cư tập trung tại xã La Phù – huyện Hoài Đức
Có thể nhận thấy, điểm dân cư tập trung tại xã La Phù hội tụ hầu hết các đặc
điểm của 3 điểm dân cư đã phân tích ở trên là làng nghề, thuần nông và đô thị hoá.
Đây vừa là một khu vực làng nghề điển hình có kinh tế rất phát triển đồng thời lại
chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá (do có vị trí giáp với quận nội thành có
tốc độ đô thị hoá cao là Hà Đông) nên có nhiều điều kiện để xây dựng hệ thống
HTKT và hạ tầng xã hội. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã
Hình 1.9: Điểm dân cư tại xã La Phù – huyện Hoài Đức [95]
	
  
Xã La Phù nằm ở phía Nam của huyện
Hoài Đức, có vị trí được giới hạn: phía
Nam giáp xã Đông La, phía Tây và phía
Bắc giáp xã An Khánh, phía Đông giáp
phường Dương Nội quận Hà Đông. Tổng
diện tích đất tự nhiên toàn xã là 327,8 ha,
dân số hơn 10.000 người với hơn 2600 hộ
gia đình được phân bố theo 11 cụm dân
cư. Tuy nhiên, các cụm dân cư của xã La
Phù có đặc điểm khác so với nhiều điểm
dân cư khác đó là 11 cụm dân cư này
được phân bố tập trung thành một điểm
dân cư lớn nằm ở trung tâm của xã. La
Phù là xã làng nghề truyền thống có giá
trị sản xuất lớn của TP Hà Nội với nghề
dệt len và làm bánh kẹo nổi tiếng. Hiện
nay toàn xã La Phù có hơn 100 công ty,
tổ hợp sản xuất lớn, sản xuất hàng trăm
mặt hàng phân phối khắp cả nước và xuất
khẩu sang các nước EU, Châu Phi.
 
25
cũng đã mang nhiều đặc điểm của một khu vực đô thị. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
còn một tỷ lệ không nhỏ người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.
HTTN của điểm dân cư tập trung tại xã La Phù hiện nay đã được xây dựng
khá hoàn chỉnh. Hầu hết các tuyến đường trong nội bộ điểm dân cư đều được xây
dựng mạng lưới cống, rãnh thu gom nước thải và nước mưa. Tuy nhiên, HTTN vẫn
là hệ thống thoát nước chung. Nước thải sau khi được thu gom vẫn xả trực tiếp ra
môi trường mà không qua xử lý.
Nước thải và nước mưa sau khi được thu gom bởi các tuyến rãnh xây có kích
thước B200-B300 trên các tuyến đường nội bộ trong khu dân cư, 1 phần sẽ thoát
trực tiếp ra kênh T3B ở phía Đông hoặc hệ thống ao hồ trong nội bộ khu dân cư.
Phần còn lại sẽ được đấu nối với tuyến rãnh B500 chạy dọc theo tuyến đường chính
sau đó thoát ra kênh T3B và tuyến kênh tiêu nằm ở phía Nam của xã. Tổng chiều
dài mạng lưới cống rãnh toàn xã đạt khoảng 6,2 km (tương đương 0,62 m/người).
(Xem hình ảnh thoát nước La Phù tại Phụ lục 1.7)
Là một khu vực làng nghề lại chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá,
La Phù hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề đối với HTTN. Thực trạng ô nhiễm
môi trường do nước thải sản xuất không qua xử lý cũng như tình trạng úng ngập khi
có mưa lớn không chỉ ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của người dân mà còn tác
động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của xã nói chung.
1.3 THỰC TRẠNG QLXD HTTN THEO QH CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG
THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.3.1 Thực trạng QLXD HTTN theo QH
1.3.1.1 Thực trạng chung về tổ chức thực hiện xây dựng theo QH HTTN cho các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
Hiện nay, công tác tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống HTKT nói chung và
HTTN nói riêng trên cơ sở các đồ án QH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
thường diễn ra qua các giai đoạn chính: lập kế hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây
dựng; thi công xây dựng và chuyển giao vận hành khai thác với sự tham gia của rất
nhiều các bên có liên quan, bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư… Đối với HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, việc
tổ chức thực hiện xây dựng theo QH cũng đã và đang được triển khai theo quy trình
 
26
như trên cũng như tuân thủ các quy định hiện hành trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,
việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập.
Có thể dễ dàng nhận thấy, HTTN tại khu vực nghiên cứu hiện đang được xây
dựng một cách thiếu đồng bộ. Hình minh hoạ 1.10 dưới đây sẽ phân tích rõ hơn vấn
đề này.
Hình 1.10: Minh hoạ hệ thống thoát nước [Nguồn: tác giả]
Theo hình vẽ trên, mạng lưới thoát nước tại các khu vực I, II, III có thể được
xây dựng tại các thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển trong từng
giai đoạn. Vì vậy, các tuyến cống cấp 1, 2, 3 hoặc công trình xử lý cũng cần có lộ
trình xây dựng thích hợp để đảm bảo sự đồng bộ. Ví dụ khi xây dựng TXL thì cần
có các tuyến cống thu gom nước thải về TXL; hoặc khu vực III được xây dựng đầu
tiên thì cần ưu tiên xây dựng tuyến cống cấp 1 (3-4) để thoát nước. Thực tế hiện nay
cho thấy, HTTN tại nhiều khu vực được xây dựng mà không thể kết nối với bên
ngoài dẫn tới tình trạng ngập úng hoặc nhiều TXL sau khi xây dựng lại không có
nước thải để xử lý.
Tất cả những tồn tại này có một phần nguyên nhân từ việc thiếu một kế
hoạch phát triển HTTN tổng thể trước khi đầu tư xây dựng hoặc xây dựng mà
Cống cấp 3
I	
  
II	
  
III	
  
1	
   2	
  
3	
  
4	
  
5	
   6	
  
7	
  
TXL	
  
Cống cấp 1
Cống cấp 2
*) Ghi chú:
 
27
không tuân thủ quy hoạch. Vì vậy, lựa chọn sai mục tiêu đầu tư mà chỉ nghĩ tới giải
quyết các vấn đề thoát nước trước mắt đã trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó, việc phát triển HTTN tại khu vực nông thôn TP Hà Nội nói
chung còn gặp phải nhiều khó khăn do vấn đề tổ chức quản lý. HTTN tại các điểm
dân cư thuần nông, làng nghề hay khu vực chịu tác động mạnh của quá trình đô thị
hoá chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, phòng Quản lý
đô thị cấp huyện, phòng Kinh tế, UBND xã… Trong khi đó, vai trò và trách nhiệm
của các cơ quan này còn nhiều chồng chéo dẫn tới việc quản lý thiếu hiệu quả.
Ngoài ra, một trong những vấn đề khác có ảnh hưởng lớn việc phát triển
HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội đó là vai trò của cộng đồng
dân cư. Trong những năm gần đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn
mới đã kêu gọi được sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc phát triển kinh
tế-xã hội-văn hoá nông thôn. Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống giao thông, các hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khác trong đó có HTTN lại chưa thu hút được sự quan tâm và
nguồn lực phát triển của cộng đồng dân cư.
Như vậy có thể thấy, việc tổ chức thực hiện xây dựng HTTN theo QH tại các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội là chưa tốt và chưa hiệu quả. Những phân
tích và đề xuất về các vấn đề: mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng
theo quy hoạch; lập kế hoạch phát triển HTTN; bộ máy tổ chức; sự tham gia của
cộng đồng trong phạm vi Luận án này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và hiện
thực hoá những định hướng thoát nước trong các đồ án QH có liên quan.
1.3.1.2 Thực trạng phân cấp tổ chức quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT
của đô thị trung tâm TP Hà Nội
Theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội
trên địa bàn TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội ban hành theo Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND thì công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thoát nước tại các
ĐDCNT được thống nhất quản lý từ trên xuống dưới như hình 1.11 dưới đây:
 
28
Hình 1.11: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN TP Hà Nội [Nguồn: tác giả]
UBND TP
Hà Nội
UBND huyện
UBND xã
Sở Xây dựngSở NNPTNT
Sở Tài nguyên và
Môi trường
Sở Công thương
Ban QLDA Công ty
TNHH MTV
thoát nước
- Phòng Tài nguyên và môi
trường
- Phòng Kinh tế
- Phòng Tài chính kế hoạch
Phòng Quản lý
đô thị
Cán bộ xây dựng
– địa chính
Ban giám sát đầu
tư cộng đồng
Các Ban QLDA
 
29
- TP quản lý các công trình thoát nước của TP nằm trên địa bàn các huyện;
- Huyện quản lý các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn ngoài các
công trình do TP quản lý;
- Xã trực tiếp quản lý thoát nước trong khu dân cư nông thôn (trừ các công
trình thoát nước của TP và của huyện đi qua xã). [72]
Với thực trạng HTTN của TP Hà Nội nói chung như hiện nay, số lượng các
công trình thoát nước cấp thành phố nằm trên địa bàn các xã hầu như không đáng
kể. Vì vậy có thể thấy rằng, công tác quản lý HTTN tại các ĐDCNT được thực hiện
chủ yếu với vai trò chính là cấp huyện và cấp xã.
Công tác quản lý tại mỗi cấp đều có các đơn vị chuyên môn để tham mưu, hỗ
trợ việc quản lý hệ thống thoát nước. Đối với cấp TP thì cơ quan quản lý Nhà nước
về hạ tầng kỹ thuật nói chung là Sở Xây dựng, đối với cấp huyện là phòng Quản lý
đô thị và cấp xã là cán bộ xây dựng - địa chính hoặc các Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng. Các cơ quan này đóng vai trò chính trong công tác quản lý xây dựng
HTTN theo phân cấp.
- Sở Xây dựng giao cho BQL thoát nước TP Hà Nội đại diện Chủ đầu tư
thực hiện các dự án xây dựng hệ thống thoát nước cấp TP; Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên thoát nước Hà Nội có nhiệm vụ quản lý và vận hành HTTN
TP;
- Phòng Quản lý đô thị tại UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử
dụng các công trình HTKT nói chung và công trình thoát nước nói riêng trên địa
bàn huyện;
- Cán bộ xây dựng, địa chính hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chịu
trách nhiệm quản lý, giám sát thực hiện các dự án thoát nước cấp xã. Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng có số lượng từ 5 đến 9 người với thành viên là đại điện của
các thôn, làng và UBMTTQ cấp xã, do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện
hộ gia đình của từng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu ra.
Ngoài ra, tại mỗi cấp quản lý đều có các cơ quan khác có liên quan hỗ trợ
công tác quản lý HTTN.
 
30
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý các nội dung liên
quan đến việc tình trạng ô nhiễm mặt nước; thẩm định, cấp phép xả thải vào nguồn
nước cũng như các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường;
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các chương trình
xây dựng nông thôn mới trong đó có việc xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật các khu dân cư;
- Sở Công thương thực hiện các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách phát
triển liên quan đến các điểm làng nghề. Trong đó có nội dung xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật cho các điểm làng nghề;
- Đối với cấp huyện, các cơ quan tham mưu cho UBND huyện có liên quan
gồm phòng Tài chính kế hoạch, phòng Tài nguyên và môi trường và các Ban quản
lý dự án. Trong đó, phòng Tài chính kế hoạch quản lý về kế hoạch và đầu tư cũng
như xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho các dự án; phòng Tài nguyên và môi
trường kiểm tra và tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về môi trường; Ban
quản lý dự án hoặc Ban quản lý hạ tầng đất dịch vụ làm Chủ đầu tư các dự án xây
dựng nói chung và dự án thoát nước nói riêng.
1.3.1.3 Thực trạng quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN
Công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội được thực hiện căn cứ trên các đồ án QH có liên quan đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đồ án QH xây dựng và QH thoát nước cho các
ĐDCNT nghiên cứu đều xác định khá chi tiết cao độ khống chế cho các khu vực
dân cư cũ và mới cũng như vị trí, cao độ đấu nối của mạng lưới cống, rãnh thoát
nước.
Hiện nay, việc quản lý cao độ nền xây dựng cũng như đấu nối HTTN tại các
ĐDCNT được quản lý bởi các cơ quan:
- Phòng Quản lý đô thị huyện quản lý cao độ nền các ĐDCNT cũng việc đấu
nối giữa các HTTN thông qua các hồ sơ quy hoạch xây dựng do mình lưu trữ;
- Phòng Kinh tế và các Xí nghiệp đầu tư và phát triển thuỷ lợi huyện quản lý
việc đấu nối giữa HTTN các điểm dân cư với công trình thuỷ lợi;
 
31
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có thể cung cấp các số liệu hạ tầng kỹ
thuật (bao gồm các số liệu về mạng lưới thoát nước) khi có yêu cầu đối với các dự
án do UBND TP phê duyệt.
Theo quy trình hiện nay, cao độ nền được quản lý ngay trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, khi cơ quan quản lý (ở đây là phòng Quản lý đô thị huyện) thực
hiện công tác thẩm định các hồ sơ thiết kế. Cao độ thiết kế trong các dự án sẽ được
kiểm tra sự phù hợp với cao độ khống chế trong các đồ án quy hoạch đã được phê
duyệt. Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư dự án, đơn vị tư vấn giám sát có
trách nhiệm quản lý cao độ nền khi thi công xây dựng.
Như vậy có thể thấy, cơ sở để quản lý cao độ nền hiện nay là khá đầy đủ.
Tuy nhiên, khi tiến hành đầu tư xây dựng các dự án lại rất hay xảy ra tình trạng cao
độ nền của các dự án này thường chênh lệch so với các cao độ nền đã khống chế
trong các đồ án QH. Một số dự án có cao độ nền sau khi hoàn thiện cao hơn cao độ
nền của điểm dân cư hiện trạng khiến nước mưa và nước thải từ các điểm dân cư
này không thể thoát ra bên ngoài gây nên tình trạng ngập úng. Một số dự án mặc dù
có cao độ san nền bằng hoặc thấp hơn cao độ nền của khu dân cư hiện trạng nhưng
khi dự án triển khai đã san lấp các nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải của điểm
dân cư hiện trạng cũng như không có các giải pháp thoát nước hoàn trả nên cũng lại
nảy sinh tình trạng úng ngập.
Đối với công tác đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà
Nội, hầu hết mạng lưới cống rãnh hoặc công trình XLNT sẽ được đấu nối với hệ
thống thuỷ lợi. Một số điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá khi xây dựng, cải tạo mạng
lưới thoát nước có thể đấu nối với HTTN của khu vực đô thị.
Thực tế xây dựng cho thấy việc đấu nối HTTN các điểm dân cư với các hệ
thống bên ngoài còn tuỳ tiện. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhiều dự án thoát nước
khi thiết kế đấu nối không khảo sát cao độ đáy, cao độ mực nước hiện trạng, của các
tuyến kênh, mương, ao hồ. Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, nhiều tuyến cống, rãnh sau
khi xây dựng không thể kết nối với mạng lưới cống, rãnh thoát nước bên ngoài do
cao độ đáy cống từ khu dân cư quá thấp. Đây là thực tế rất thường gặp tại các điểm
dân cư thuộc xã đô thị hoá với nhiều dự án đô thị bao xung quanh các điểm dân cư
 
32
hiện trạng. Hậu quả là tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn.
Nhiều điểm dân cư ở các huyện Mê Linh, Hoài Đức đang gặp phải vấn đề này.
1.3.1.4 Công tác lập kế hoạch phát triển HTTN
Lập kế hoạch phát triển HTTN đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiện
thực hoá HTTN đã được quy hoạch. Kế hoạch phát triển HTTN chỉ ra được thực
trạng HTTN cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai, từ đó đưa ra các mục tiêu
đầu tư trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Kế hoạch phát triển không những thể hiện
được danh mục đầu tư các công trình thoát nước mà còn tính toán được nguồn vốn
cũng như các nguồn lực đầu tư khác, qua đó giúp các nhà quản lý xem xét để đưa ra
được các quyết định tối ưu nhất.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay TP Hà Nội mới chỉ
xây dựng được kế hoạch phát triển HTTN cho toàn thành phố, ban hành kèm theo
văn bản số 81/KH-UBND. Các huyện ngoại thành nói chung hiện chưa quan tâm
xây dựng kế hoạch phát triển HTTN cho địa phương mình.
Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2011-
2015 do UBND TP Hà Nội ban hành kèm theo văn bản số 81/KH-UBND ngày
31/05/2012. Kế hoạch này đã được xây dựng dựa trên các đồ án quy hoạch có liên
quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tập trung vào 2 đồ án là Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội 2030-2050 và đồ án Quy hoạch thoát nước Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu và
các nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng HTTN cho toàn thành phố. Tuy nhiên danh
mục đầu tư cho HTTN mới chỉ tập trung vào các khu vực nội thành, xây dựng các
tuyến cống chính và các công trình đầu mối quy mô lớn. Định hướng phát triển
HTTN các khu vực dân cư nông thôn hiện chưa được chỉ rõ.
Thực tế quản lý xây dựng HTTN hiện nay cho thấy, HTTN được xây dựng
chủ yếu để giải quyết các vấn đề thoát nước hiện trạng. Cơ quan quản lý căn cứ vào
những đánh giá về thực trạng hệ thống thoát nước như tình trạng hư hỏng của mạng
lưới cống rãnh thoát nước, các khu vực bị ngập úng, các khu vực bị ô nhiễm… kết
hợp với việc phân bố vốn dành cho xây dựng hệ thống HTKT nói chung để quyết
định danh mục đầu tư xây dựng. Nhìn chung, việc lên kế hoạch và ra quyết định đầu
tư hiện nay đang được tiếp cận theo phương pháp truyền thống từ trên xuống dưới.
 
33
Theo phương pháp này, các cấp quản lý tự xác định nhu cầu đầu tư phát triển hệ
thống rồi lên kế hoạch thực hiện sau đó chuyển xuống các cấp quản lý bên dưới.
Trong quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN như vậy, người dân hầu như không
có nhiều vai trò. Chính vì vậy đã dẫn tới tình trạng nhiều công trình thoát nước sau
khi xây dựng không phù hợp với thực tế, không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát
nước và vệ sinh môi trường. Hình 1.12 dưới đây minh hoạ cho quy trình lập kế
hoạch phát triển HTTN.
Hình 1.12: Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN [Nguồn: tác giả]
Có thể thấy rằng, công tác lập kế hoạch phát triển HTTN có nhiệm vụ trọng
tâm là đưa ra được các danh mục đầu tư của các dự án thoát nước và dự trù nguồn
lực thực hiện. Nguồn lực thực hiện ở đây không chỉ là mức đầu tư cho các dự án mà
còn là việc bố trí và quản lý vốn đầu tư. Ngày 21/05/2012, UBND TP Hà Nội đã
ban hành Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý các dự án đầu tư
trên địa bàn thành phố. Trong đó, công tác bố trí và quản lý vốn đầu tư được quy
định cụ thể:
- Vốn đầu tư cho các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập theo
kế hoạch đầu tư 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được
phân khai ra kế hoạch đầu tư hàng năm;
- Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế
hoạch đầu tư các dự án sử dụng vốn xây dựng cơ bản;
- Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến
các phòng liên quan về kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp
huyện (gồm cả kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án sử dụng vốn hỗ trợ của Ngân sách
thành phố, đã được UBND thành phố quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu
tư), báo cáo UBND cấp huyện xem xét quyết định theo quy định;
UBND TP,
UBND huyện
(ra chủ trương)
Cơ quan lập kế
hoạch phát
triển
Cơ quan thực
hiện (đại diện)
Đối tượng thụ
hưởng (cộng đồng
dân cư, hộ gia đình)
 
34
- Bộ phận chuyên môn thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý
kiến các đơn vị liên quan về kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân
sách cấp xã (gồm cả kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án sử dụng vốn hỗ trợ của Ngân
sách cấp huyện, đã được UBND cấp huyện quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị
đầu tư), báo cáo UBND cấp xã xem xét quyết định. [73]
Đối với các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án
thoát nước nói riêng, Quyết định này cũng nêu ra khá rõ ràng và chi tiết. Theo đó,
trình tự triển khai thực hiện dự án được tiến hành qua 3 bước chính:
- Bước 1 (chuẩn bị đầu tư), bao gồm các nội dung: Quyết định cho phép thực
hiện chuẩn bị đầu tư; Lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật; Lập, thẩm
định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường;
Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
- Bước 2 (thực hiện đầu tư): Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán;
Giao đất để thực hiện dự án; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng
mặt bằng (nếu có); Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án; Xây dựng công trình.
- Bước 3 (kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng): Nghiệm thu, bàn
giao đưa vào khai thác sử dụng và thực hiện bảo hành, bảo trì; Quyết toán vốn đầu
tư và phê duyệt quyết toán.
Ngoài ra, vai trò và các trách nhiệm khác có liên quan trong phân cấp quản
lý thoát nước được xác định theo quyết định số 11/2011/QĐ-UBND về phân cấp
quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã trình bày
cụ thể ở mục trên.
1.3.1.5 Sự tham gia của cộng đồng
STGCCĐ đối với công tác xây dựng nói chung tại khu vực nông thôn đã
được thực hiện từ khá lâu và được Luật hoá với Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày
07/07/2003 của Chính phủ về Ban hành quy chế dân chủ ở cấp xã.
Sự tham gia của cộng đồng đối với công tác xây dựng HTTN tại các
ĐDCNT của TP Hà Nội được thể hiện ở các nội dung:
- Cộng đồng có quyền được biết thông tin về các chương trình, dự án đầu tư
xây dựng HTTN do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ cho khu vực
mình sinh sống. Đối với HTTN thì ngoài những thông tin chung của dự án như:
 
35
mục tiêu, quy mô, tính chất, tiến độ thực hiện, trách nhiệm quản lý … thì người dân
cần được biết những thông tin cụ thể về hướng thoát nước, mạng lưới cống rãnh
(khẩu độ, vật liệu, đấu nối…), vị trí công trình đầu mối, công suất trạm bơm, trạm
xử lý… Những thông tin này cho phép người dân hiểu và thực hiện những chức
năng như đóng góp, phản biện hay giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án;
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án thoát nước nói riêng
do cộng đồng đóng góp đầu tư thì cộng đồng được bàn và quyết định trực tiếp đến
chủ trương, mức đóng góp cũng như thành lập ban giám sát để giám sát dự án.
Trong những năm vừa qua, mạng lưới cống rãnh thoát nước trong nội bộ các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội đã được xây dựng nhờ sự đóng góp chi
phí, nhân-vật lực của người dân. Các dự án này hầu hết đều có sự giám sát trực tiếp
của người dân nên đã tránh được những thất thoát lãng phí trong quá trình thi công
cũng như đảm bảo được chất lượng và tiến độ công trình;
- Đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc do các
tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp thì cộng đồng tham gia giám sát, kiểm tra
quá trình thực hiện.
Hiện nay, hầu hết các công trình thoát nước, bao gồm mạng lưới thoát nước
và công trình đầu mối ở các ĐDCNT TP Hà Nội đều được đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách. Một số ít được trực tiếp đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ. Vì vậy, công tác
giám sát đầu tư của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của dự án cũng
như chất lượng của các công trình xây dựng.
Ngày 18/10/2013, UBND-UBMTTQ thành phố Hà Nội đã ban hành Thông
báo số 162/HD/UBND-UBMTTQ về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên
địa bàn thành phố. Theo đó, công tác giám sát của cộng đồng được thực hiện thông
qua Ban giám sát cộng đồng. Ban giám sát cộng đồng có từ 5 đến 9 thành viên,
được bầu ra từ hội nghị cử tri đại diện các hội gia đình và đại diện của UBMTTQ
xã. Nội dung giám sát cộng đồng đối với việc đầu tư xây dựng công trình thoát
nước bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế
hoạch thoát nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
 
36
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Chủ đầu tư và các nhà
thầu về phương án xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, về xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường, tiến độ và kế hoạch đầu tư của dự án;
- Theo dõi và phát hiện các tiêu cực của dự án;
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng
phí, thất thoát thuộc dự án. [78]
1.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN
1.3.2.1. Đánh giá về bộ máy tổ chức quản lý công tác xây dựng HTTN
Có thể thấy rằng, bộ máy tổ quản lý công tác xây dựng theo quy hoạch
HTTN tại các ĐDCNT của TP Hà Nội như đã trình bày ở mục 1.3.1 có sự phân cấp
khá rõ ràng và cụ thể từ cấp thành phố cho đến cấp xã. Vai trò và trách nhiệm của
các cấp quản lý được phân cấp phù hợp với phân cấp công trình thoát nước. Tuy
nhiên, sơ đồ phân cấp quản lý hiện có chưa bao quát quản lý được tất cả các trường
hợp đầu tư cho HTTN, ví dụ như đối với các trường hợp nguồn vốn đầu tư HTTN
từ khu vực tư nhân hay từ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ…
Vấn đề này rất quan trọng khi hiện nay, hầu như HTTN đều được đầu tư bằng
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Trong khi HTTN tại các ĐDCNT hầu hết chưa
được xây dựng hoàn chỉnh, đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn vào HTTN khu
vực này trong tương lai. Theo số liệu tính toán từ đồ án Quy hoạch thoát nước thủ
đô Hà Nội tới năm 2030-2050, tổng mức đầu tư cho HTTN của đô thị trung tâm TP
Hà Nội là 92.671 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống thoát nước mưa chiếm 58.595 tỷ
đồng, hệ thống thoát nước thải chiếm 34.076 tỷ đồng [50]. Đánh giá sơ bộ có thể
thấy, mức đầu tư HTTN của các khu vực dân cư nông thôn sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng mức đầu tư này vì hiện nay HTTN cho các khu vực này hầu như chưa được
xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì vậy, bộ máy tổ chức quản lý cần có
những điều chỉnh bổ sung vai trò của các thành phần ngoài Nhà nước để có thể bao
quát được hết tất cả các trường hợp đầu tư xây dựng HTTN cũng như tạo điều kiện
thu hút tốt hơn các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, HTTN nông thôn nói chung và HTTN tại các ĐDCNT nói riêng có
những đặc điểm đặc thù so với các công trình HTKT khác. Mạng lưới thoát nước
mưa và nước thải luôn được gắn với các tuyến đường giao thông, và các công trình
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn

More Related Content

What's hot

O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12
hien3sphh
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
Leonidas Hero
 

What's hot (20)

ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
 
O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
 
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
ĐTM Cấp Bộ | PPT_Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch ...
 
Bien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet NamBien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet Nam
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAYLuận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
 
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
Bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1959.
 
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAYĐề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
 
Xã hội học
Xã hội họcXã hội học
Xã hội học
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiThuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
 
List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc TếList 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
List 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quan Hệ Quốc Tế
 
đáNh giá hiện trạng môi trường ngành công nghiệp giấy ở khu vực tỉnh đồng nai...
đáNh giá hiện trạng môi trường ngành công nghiệp giấy ở khu vực tỉnh đồng nai...đáNh giá hiện trạng môi trường ngành công nghiệp giấy ở khu vực tỉnh đồng nai...
đáNh giá hiện trạng môi trường ngành công nghiệp giấy ở khu vực tỉnh đồng nai...
 
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my leBao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
 

Similar to Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn

Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn (20)

Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung VănLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình mô hình và giải pháp quản lý chấ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
 
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới Đồng Gáo, 9đ
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới Đồng Gáo, 9đLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới Đồng Gáo, 9đ
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới Đồng Gáo, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên nước, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên nước, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên nước, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên nước, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi TrườngKhóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAYLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP VinhLuận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
 
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà NộiQuản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
 
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái NguyênLuận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAYLuận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
 
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

Luận án: Hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ********* HÁN MINH CƯỜNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ********* HÁN MINH CƯỜNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN 2. PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG HÀ NỘI - 2015
  • 3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, năm 2015 Tác giả Luận án Hán Minh Cường
  • 4. Lời cảm ơn Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến và PGS.TS. Mai Thị Liên Hương đã tận tình hướng dẫn, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học, Khoa Hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị cũng như các Khoa, Phòng ban khác trong Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn đồng nghiệp đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng, Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bố, Mẹ, Vợ và các Anh, Chị, Em tôi vì đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi để hoàn thành Luận án này. Hà Nội, năm 2015 Tác giả Luận án Hán Minh Cường
  • 5. TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ABR Bể phản ứng kỵ khí vách ngăn mỏng dòng hướng lên BASTAF Bể tự hoại với vách ngăn mỏng và lọc kỵ khí dòng hướng lên BXD Bộ Xây dựng BNV Bộ Nội vụ BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường BQLDA Ban quản lý dự án CP Chính phủ DEWATS Hệ thống xử lý nước thải phân tán ĐDCNT Điểm dân cư nông thôn HTTK Hạ tầng kỹ thuật HTTN Hệ thống thoát nước NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quy hoạch QLXD Quản lý xây dựng QLĐT Quản lý đô thị SDĐ Sử dụng đất STGCCĐ Sự tham gia của cộng đồng TP Thành phố TNMT Tài nguyên và môi trường TXL Trạm xử lý UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân UASB Bể với lớp bùn kỵ khí dòng hướng lên XLNT Xử lý nước thải
  • 6. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Luận án 1 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Cấu trúc của Luận án 4 Điểm mới của Luận án 5 Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án 5 PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 1.1 Giới thiệu chung về đô thị trung tâm TP Hà Nội và các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm 7 1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội 7 1.1.2 Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 8 1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 11 1.2.1 Khái quát chung 11 1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 13 1.2.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải 15 1.2.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại một số điểm dân cư điển hình 19 1.3 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 25
  • 7. 1.3.1 Thực trạng quản lý xây dựng HTTN theo QH 25 1.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN 36 1.4 Những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu 41 1.4.1 Một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam 41 1.4.2 Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới 45 1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của Luận án 50 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 2.1 Các phương pháp nghiên cứu 51 2.2 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các ĐDCNT 52 2.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý 52 2.2.2 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển HTTN 53 2.2.3 Nội dung quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch 54 2.2.4 Những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng HTTN theo QH 56 2.2.5 Những yêu cầu đối với HTTN điểm dân cư nông thôn trong quá trình xây dựng phát triển 58 2.2.6 Một số đặc điểm của các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 63 2.2.7 Phạm vi áp dụng của một số công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam và xu thế quản lý nước thải hiện nay 73 2.2.8 Ý nghĩa và vai trò sự tham gia của cộng đồng trong QLXD HTTN theo QH tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 74 2.3 Quản lý Nhà nước về xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn 76 2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm hiện có về QLXD HTTN 76 2.3.2 Phân cấp quản lý xây dựng đối với HTTN nông thôn 76 2.3.3 Định hướng phát triển HTTN đến năm 2025 và
  • 8. tầm nhìn đến năm 2050 79 2.3.4 Các đồ án quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt 80 2.4 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hệ thống thoát nước điểm dân cư nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam 88 2.4.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam 88 2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới 96 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Quan điểm và mục tiêu QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030 102 3.1.1 Quan điểm quản lý 102 3.1.2 Mục tiêu quản lý 104 3.2 Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 105 3.2.1 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư làng nghề 105 3.2.2 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá 107 3.2.3 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã thuần nông 109 3.2.4 Tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 112 3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030 117 3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng 117 3.3.2 Một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý xây dựng HTTN cho các điểm dân cư nông thôn 124 3.3.3 Quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN 128 3.3.4 Giải pháp phân kỳ đầu tư xây dựng theo QH 129 3.3.5 Xây dựng kế hoạch phát triển HTTN 131 3.3.6 Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng 137
  • 9. 3.4 Bàn luận về một số kết quả nghiên cứu 144 3.4.1 Bàn luận về các mô hình thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội 144 3.4.2 Bàn luận về việc lập kế hoạch phát triển HTTN 145 3.4.3 Bàn luận về sự tham gia của cộng đồng 146 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 147 Kiến nghị 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại một số điểm dân cư nghiên cứu 17 Bảng 1.2: Tổng hợp các trạm xử lý nước thải hiện trạng 18 Bảng 3.1: Ma trận đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý nước thải 114 Bảng 3.2: Ví dụ về bảng ma trận đánh giá mục tiêu 136 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Vị trí và giới hạn Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội 7 Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các điểm dân cư nông thôn nghiên cứu 11 Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội 14 Hình 1.4: Sơ đồ thoát nước thải tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội 16 Hình 1.5: Vị trí 4 điểm dân cư nghiên cứu điển hình 20 Hình 1.6: Hình ảnh vệ tinh thôn Yên Nhân-xã Tiền Phong-huyện Mê Linh 21 Hình 1.7: Hình ảnh vệ tinh thôn Phú Diễn-xã Hữu Hoà-huyện Thanh Trì 22 Hình 1.8: Hình ảnh vệ tinh thôn Thố Bảo-xã Vân Nội-huyện Đông Anh 23 Hình 1.9: Hình ảnh vệ tinh xã La Phù – huyện Hoài Đức 24 Hình 1.10: Minh hoạ hệ thống thoát nước 26 Hình 1.11: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN TP Hà Nội 28 Hình 1.12: Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN 33 Hình 1.13: Quy trình 10 bước của phương pháp tiếp cận HCES 49 Hình 2.1: Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước trong quát trình xây dựng phát triển theo quy hoạch 58 Hình 2.2: Tổng hợp tỷ trọng ngành nghề tại khu vực nghiên cứu 64 Hình 2.3: Tỷ trọng ngành nghề tại các huyện nghiên cứu trong Luận án 65 Hình 2.4: Dân cư phân bố phân tán ven sông và ven tuyến giao thông chính 68 Hình 2.5: Dân cư phân bố tập trung ven sông và ven tuyến giao thông chính 69 Hình 2.6: Dân cư phân bố tập trung theo cụm độc lập 69
  • 11. Hình 2.7: Phân cấp quản lý xây dựng hệ thống thoát nước nông thôn 77 Hình 2.8: Minh hoạ mô hình thoát nước nửa riêng 87 Hình 2.9: Minh hoạ mô hình thoát nước riêng 87 Hình 2.10: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN xã Đoan Hạ 90 Hình 2.11: Vị trí và ranh giới xã Kiêu Kỵ-huyện Gia Lâm-TP Hà Nội 91 Hình 2.12: Mô hình tổ chức quản lý xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý tại Kiêu Kỵ 93 Hình 2.13: Mô hình tổ chức thoát nước thôn Lũng Giang 94 Hình 2.14: Trình tự thực hiện xây dựng mạng lưới thoát nước và trạm xử lý nước thải tại Lũng Giang và trách nhiệm của các bên liên quan 95 Hình 2.15: Vị trí thị trấn Orangi 97 Hình 2.16: Khu tái định cư Barangay Villareal 99 Hình 3.1: Mô hình thoát nước cho khu vực làng nghề 107 Hình 3.2: Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá 109 Hình 3.3: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông dạng tập trung 110 Hình 3.4: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông phân bố phân tán 111 Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các khu vực làng nghề 119 Hình 3.6: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và các điểm dân cư tập trung thuộc xã thuần nông 122 Hình 3.7: Mô hình quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư phân bố phân tán của các xã thuần nông 124 Hình 3.8: Quy trình lập kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước 133 Hình 3.9: Nội dung kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước tại các điểm dân cư nông thôn 135 Hình 3.10: Quy trình tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước 138 Hình 3.11: Sơ đồ nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước 143
  • 12.   1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Luận án Đô thị trung tâm TP Hà Nội có diện tích tự nhiên 747,88 km2 , bao gồm khu vực nội đô (giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sông Nhuệ), chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng) và chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Mê Linh, Đông Anh, Yên Viên – Long Biên – Gia Lâm). Vị trí và ranh giới của đô thị trung tâm Hà Nội được xác định cụ thể trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [50] Đô thị trung tâm có tính chất là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Với mật độ dân số khoảng 2000 người/km2 , khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới đây sẽ vẫn là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất cả nước. Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội bao gồm các khu vực dân cư nằm trong các huyện ngoại thành, là nơi có mối quan hệ trực tiếp về mọi mặt kinh tế - xã hội với khu vực nội đô, tập trung nhiều các cơ sở công nghiệp lớn của cả nước. Vì vậy, các khu vực này cơ bản có những điều kiện phát triển thuận lợi hơn so với các khu vực ngoại thành khác, hình thành nên các điểm dân cư tập trung sầm uất, có kinh tế rất phát triển. Trong những năm gần đây, các ĐDCNT nói chung của TP Hà Nội và các ĐDCNT của đô thị trung tâm nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Đời sống của người dân cũng thay đổi theo hướng tích cực từng ngày cùng với sự phát triển kinh tế, người dân đã có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với các tiện ích sống hiện đại. Mặc dù vậy, hiện nay chất lượng sống của dân cư tại các khu vực này lại đang đối mặt với những hệ luỵ tiêu cực do sự phát triển nhanh chóng nhưng thiếu bền vững mang lại. Rất nhiều vấn đề nảy sinh xuất phát từ thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực này, do chưa được quan tâm đúng mức và đầu tư xây dựng đầy đủ. Nổi lên trong số đó là những vấn đề liên quan đến hệ
  • 13.   2 thống thoát nước. Tình trạng úng ngập tại các xã có tốc độ đô thị hoá cao, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các xã làng nghề, nước thải sinh hoạt và sản xuất không được xử lý xả trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi …. đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sản xuất của của người dân, gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế…. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh HTTN theo những quy hoạch đã được duyệt là rất cần thiết. Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, mang một số đặc điểm chung như: mật độ dân cư đông, kinh tế phát triển với nhiều loại hình ngành nghề đa dạng, bản sắc văn hoá phong phú…Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và HTTN nói riêng lại chưa được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ (tỷ lệ mạng lưới đường cống chỉ đạt khoảng 80m/ha). Tại các khu vực này, cao độ xây dựng hầu như không thực hiện theo đúng quy hoạch, mạng lưới giao thông phức tạp, mặt cắt đường nhỏ, tỷ lệ đất dành cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật còn ít đã cản trở đến việc xây dựng hệ thống thoát nước, bao gồm cả thoát nước thải và thoát nước mưa theo đúng như các đồ án quy hoạch đã được duyệt. Trong những năm tới đây, HTTN đô thị nói chung và HTTN của các ĐDCNT nói riêng sẽ được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể quản lý xây dựng hệ thống thoát nước một cách hiệu quả nhất, trong các điều kiện khó khăn như: hành lang pháp lý cho vấn đề quản lý xây dựng hệ thống thoát nước khu vực dân cư nông thôn chưa đầy đủ, thiếu quỹ đất để xây dựng các khu vực xử lý nước thải và mạng lưới cống rãnh, thiếu hụt cán bộ quản lý có chuyên môn về thoát nước, khó khăn khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý xây dựng và vận hành hệ thống… để qua đó không chỉ giải quyết được các bức xúc trong đời sống của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Sự phát triển kinh tế cùng quá trình đô thị hoá tại các khu vực nghiên cứu đã, đang và sẽ còn diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn tới HTTN hiện trạng, làm nảy sinh các xung đột và gây cản trở cho các khâu của công tác quản lý xây dựng.
  • 14.   3 Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội” là việc làm thực sự cần thiết và cấp bách. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội mà trọng tâm là: - Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo QH cho từng loại ĐDCNT khu vực nghiên cứu; - Đề xuất bộ máy tổ chức quản lý phù hợp phục vụ quản lý xây dựng HTTN theo QH; - Đề xuất giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển HTTN trên cơ sở các đồ án quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt; - Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo QH với sự tham gia của cộng đồng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Ø Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch; Ø Phạm vi nghiên cứu: tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ; Ø Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Ø Ý nghĩa khoa học: góp phần cụ thể hoá, bổ sung các lý luận khoa học về quản lý xây dựng theo QH HTTN cho các ĐDCNT (nói chung) và cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội (nói riêng); Ø Ý nghĩa thực tiễn: những đề xuất của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý xây dựng theo QH HTTN, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, góp phần giải quyết tiêu thoát nước, giảm úng ngập và ô nhiễm môi trường.
  • 15.   4 Phương pháp nghiên cứu Ø Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn; Ø Phương pháp phân tích tổng hợp; Ø Phương pháp so sánh, đối chiếu; Ø Phương pháp kế thừa; Ø Phương pháp chuyên gia; Ø Phương pháp phân tích SWOT; Cấu trúc của Luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương), phần kết luận - kiến nghị cùng danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục. Sơ đồ cấu trúc của Luận án: Kết luận và kiến nghị Chương 3 Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội Chương 1 Tổng quan về quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội Phần mở đầu - Tính cấp thiết của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Điểm mới của Luận án - Thuật ngữ sử dụng trong Luận án Đề xuất một số mô hình thoát nước và giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch và bàn luận kết quả nghiên cứu
  • 16.   5 Điểm mới của Luận án - Luận án đã khảo sát, phân tích các đặc điểm và tính chất của các ĐDCNT khu vực nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân loại thành các nhóm điểm dân cư điển hình để làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN; - Đề xuất các mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng HTTN theo quy hoạch tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, bao gồm: giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý; xây dựng một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong QLXD HTTN; quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN; xây dựng kế hoạch phát triển HTTN và giải pháp quản lý xây dựng với sự tham gia của cộng đồng. Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án Hệ thống thoát nước: bao gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hoà…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống úng ngập và xử lý nước thải. [12] Hệ thống thoát nước chung: được hiểu trong Luận án này là hệ thống thu gom nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất vào một mạng lưới đường cống chung đến công trình xử lý hoặc nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước riêng: được hiểu trong Luận án này là hệ thống có hai mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước nửa riêng: được hiểu trong Luận án này là hệ thống có hai mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải được đấu nối với nhau tại giếng tràn tách nước để thu nhận nước mưa ban đầu và các loại nước thải rồi đưa về trạm xử lý. Hệ thống thoát nước giản lược: là sơ đồ thu gom chi phí thấp, sử dụng các tuyến cống xuyên tiểu khu, đi qua sân sau hay vườn với độ sâu chôn cống ≤ 0,5m; đường kính cống nhỏ nhất cho phép là 100 mm; độ dốc tối thiểu 1/200. [66]
  • 17.   6 Mô hình thoát nước: được hiểu trong Luận án này là khái niệm để chỉ đặc trưng về hình thức thu gom nước mưa và nước thải cùng giải pháp xử lý nước thải của hệ thống thoát nước. Xử lý nước thải tập trung: là khái niệm để chỉ giải pháp xử lý nước thải tại một trạm xử lý tập trung cho một khu vực. Xử lý nước thải phi tập trung: là khái niệm cung cấp các giải pháp xử lý nước thải ngay tại hoặc gần nguồn sản sinh ra nước thải cho những khu vực không đấu nối được với các trạm xử lý nước thải tập trung, hay những nơi không được phép đấu nối với các trạm xử lý tập trung quy mô lớn do các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế hay thể chế. Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và các yếu tố khác. [52] Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [6] Quản lý xây dựng HTTN: khái niệm quản lý xây dựng HTTN trong phạm vi Luận án này để chỉ công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng HTTN. Hoạt động đầu tư xây dựng: là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. [52] Quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch: là công tác quản lý xây dựng HTTN trên cơ sở những đồ án quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. [Nguồn: tác giả] Lập kế hoạch phát triển HTTN: là tổng thể các hoạt động liên quan tới việc đánh giá, dự báo, huy động các nguồn lực, giao trách nhiệm trong việc xây dựng HTTN theo quy hoạch. [Nguồn: tác giả]
  • 18.   7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI VÀ CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM 1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội Khái niệm “Đô thị trung tâm” thành phố Hà Nội được đề cập chính thức lần đầu trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đồ án này, vùng Thủ đô Hà Nội được cấu thành bởi vùng đô thị hạt nhân trung tâm và vùng phụ cận. Trong đó, đô thị hạt nhân được xác định chính là Thủ đô Hà Nội với 3 khu vực: khu vực đô thị phía Nam sông Hồng, khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng và khu vực đô thị phía Đông sông Hồng – Nam sông Đuống. [81]   Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đồ án này, khái niệm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội được đưa ra rất cụ thể như trong hình 1.1. Theo đó, khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường Vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.  Hình 1.1: Vị trí và giới hạn Đô thị trung tâm TP Hà Nội [50]  
  • 19.   8 Đô thị trung tâm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo dân số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người. [50] 1.1.2 Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội 1.1.2.1 Vị trí và giới hạn Với khái niệm về ĐDCNT và phạm vi ranh giới của đô thị trung tâm TP Hà Nội như đã trình bày ở trên thì có thể thấy rằng các ĐDCNT của đô thị trung tâm sẽ là các thôn, xóm, làng thuộc các xã nằm trong đô thị trung tâm. Thống kê cho thấy, có tất cả 8 huyện có ranh giới nằm trong đô thị trung tâm, bao gồm: Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Hoài Đức và Đan Phượng. Như vậy, tổng số xã nghiên cứu trong phạm vi Luận án là 103 xã với 478 điểm dân cư trực thuộc. 1.1.2.2 Giới thiệu chung về các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội a. Điều kiện tự nhiên *) Địa hình: Khu vực nghiên cứu có dạng địa hình cơ bản là đồng bằng, thấp dần từ hướng Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông với cao độ trung bình từ +5,0m đến +20,0m so với mực nước biển. Trong đó khu vực các ĐDCNT phía Nam sông Hồng có cao độ từ +2,5m đến +9,5m, khu vực phía Bắc sông Hồng có cao độ từ +8,0m đến +20,0m [50]. Nhìn chung, điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu khá thuận lợi cho vấn đề thoát nước cũng như xây dựng các công trình đầu mối thoát nước. *) Khí hậu: Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với 2 mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3, khí hậu lạnh và khô, trời ít mưa. Nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu là 23,60 C, cao nhất vào khoảng tháng 6 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình tại khu vực này là 79%, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm, mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa.
  • 20.   9 *) Thuỷ văn: Hệ thống sông hồ chằng chịt là đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rất nhiều sông lớn nhỏ như: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu Bây… Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua TP Hà Nội với tổng chiều dài hơn 30km, bắt đầu từ Thượng Cát, Bắc Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Tổng lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn tới 2640 m3 /s, tổng lượng nước chảy qua tới 83,6 triệu m3 . Lũ hàng năm của sông Hồng do các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Hàng năm, mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch), đỉnh lũ rơi vào tháng 7,8 với mực nước lên tới 13-14m. Ngoài sông Hồng, 2 con sông lớn khác có ảnh hưởng quan trọng đến việc thoát nước cho khu vực dân cư nông thôn nghiên cứu cần kể đến là sông Đáy và sông Nhuệ. Sông Đáy bắt nguồn từ bãi Yên Trung, huyện Đan Phượng, trước năm 1932 là phân lưu của sông Hồng. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều dài khoảng 245 km qua Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình [80]. Sông Đáy hiện có các chi lưu: sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông Đào Nam Định và sông Ninh Cơ. Sông Đáy hiện là nguồn chính cho việc sản xuất và tiêu thoát nước cho khu vực phía Tây TP Hà Nội. Sông Nhuệ là con sông lớn nằm ở phía tả Đáy, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc sau đó chảy về sông Đáy tại TP Phủ Lý. Sông Nhuệ đoạn chảy qua TP Hà Nội có chiều dài khoảng 63km, chiều rộng từ 30-40m, cao độ đáy sông 0,52 – 2,8m, mực nước trung bình khoảng 5,3m với tổng 250 m3 /s, hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 65717 ha lưu vực tại TP Hà Nội. Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất cũng như thoát nước của nội thành và một số khu vực ngoại thành TP Hà Nội. [49] *) Địa chất: Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới sông Hồng, Ninh Bình, vùng trũng Hà Nội và miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ. [50]
  • 21.   10 b. Hiện trạng kinh tế xã hội Các điểm dân cư nghiên cứu có tổng dân số là 1.020.764 người chiếm chưa tới 15% dân số toàn TP Hà Nội nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội TP. Đây là khu vực mà dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là khá lớn so với các khu vực nông thôn khác trên địa bàn TP. Tỷ lệ dân cư hoạt động trong 2 lĩnh vực này ở 478 ĐDCNT nghiên cứu là 35,9% [Nguồn: tác giả]. Hàng năm, theo ước tính, thu ngân sách Nhà nước của khu vực này vào khoảng 5000 tỷ đồng. Thu nhập trung bình hàng năm đạt 23,7 triệu đồng/người/năm [37]. Trong vài năm trở lại đây, nhất là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã có nhiều phát triển, đời sống người dân được cải thiện. Khu vực nghiên cứu trở thành một trong những động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế TP Hà Nội. 1.1.2.3 Phân loại các ĐDCNT Các ĐDCNT nghiên cứu trong Luận án mặc dù cùng nằm trên một khu vực địa lý, có các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhưng HTTN tại mỗi điểm lại có những đặc điểm khác nhau cả về mạng lưới, nguồn tiếp nhận lẫn chất lượng xả thải ... Các điểm dân cư có mật độ mạng lưới đường cống thoát nước khác nhau do sự khác biệt về mật độ phân bố dân cư; khác nhau về điều kiện thuận lợi của nguồn tiếp nhận do đặc điểm điều kiện địa hình; khác nhau về chất lượng xả thải bởi đặc thù về hoạt động sản xuất ... Với số lượng các điểm dân cư nghiên cứu là 478 điểm, Luận án xem xét phân loại các điểm dân cư thành những nhóm đặc trưng từ đó đi sâu nghiên cứu đặc điểm, tính chất theo từng nhóm qua đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch mang tính phổ quát cho từng nhóm. Việc phân loại nhóm căn cứ vào những đặc điểm có ảnh hưởng nhiều nhất tới vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các ĐDCNT khu vực nghiên cứu. Có thể nhận thấy, các đặc điểm về ngành nghề của dân cư, thực trạng sử dụng đất, phân bố dân cư là những yếu tố tác động chính làm nên sự khác biệt về HTTN và quản lý xây dựng HTTN cho các khu vực này.
  • 22.   11 Qua những thống kê và đánh giá sơ bộ, Luận án đề xuất chia các ĐDCNT nghiên cứu ra làm 3 dạng chính với vị trí và giới hạn được thể hiện trong hình 1.2 Theo thống kê, trong tổng số 478 điểm dân cư thì số làng nghề là 53 điểm, số điểm dân cư dịch vụ là 119 điểm và số điểm dân cư thuần nông là 306 điểm. (Xem thống kê, đặc điểm và tính chất các điểm dân cư nghiên cứu tại Phụ lục 1.1) 1.2 HIỆN TRẠNG HTTN CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 1.2.1 Khái quát chung HTTN của các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội hầu hết được hình thành và phát triển một cách tự phát. Nếu như trước đây, khi các làng, xóm chưa chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề thì vấn đề thoát nước cho các khu vực này khá đơn giản. Nước mưa, nước   - Dạng 1: các điểm dân cư hiện vẫn đang là các khu vực thuần nông, dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu – gọi là các điểm dân cư thuộc xã thuần nông; - Dạng 2: các điểm dân cư là các làng nghề hoặc có nhiều các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp – gọi là các điểm dân cư thuộc xã làng nghề; - Dạng 3: các điểm dân cư chịu ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp của quá trình đô thị hoá, dân cư hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ – gọi là các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá.   Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các ĐDCNT nghiên cứu [Nguồn: tác giả]  
  • 23.   12 thải sản xuất và sinh hoạt hầu hết được thoát ra các khu vực ao hồ ruộng trũng, phần còn lại sẽ tự thấm. Trước đây khi hệ thống ao hồ còn nhiều, chưa bị lấp để phát triển đất ở dân cư hoặc sản xuất, nước thải và nước mưa dễ dàng được tiếp nhận mà ít gặp phải tình trạng úng ngập, kể cả khi có mưa lớn. Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mà diện tích mặt nước đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay trên toàn địa bàn Hà Nội chỉ còn khoảng 138 ao, hồ với dung tích khoảng 222 triệu m3 . Tổng kết lại, tính từ năm 1990 trở lại đây, Hà Nội có tới 21 hồ lớn đã bị lấp với hơn 150 ha diện tích mặt nước bị biến mất [21]. Có thể nhận thấy đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng úng ngập và làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra vì các khu vực này mất đi khả năng điều hoà và tự làm sạch của mạng lưới ao hồ, kênh rạch. Trong những năm vừa qua, HTTN tại các ĐDCNT (chủ yếu là mạng lưới cống, rãnh trong nội bộ các khu dân cư) đã liên tục được xây dựng và phát triển để giải quyết các vấn đề thoát nước. Hầu hết trong số đó được xây dựng đồng thời với các dự án cứng hoá các tuyến đường giao thông nội bộ tại các điểm dân cư. HTTN đã được xây dựng hầu hết là hệ thống thoát chung với mạng lưới rãnh xây gạch, bê tông B200 đến B800, rãnh đất hoặc cống bê tông có khẩu độ nhỏ D300, D400. Tuy vậy, do không được xây dựng theo quy hoạch nên HTTN này không đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước hiện tại và trong tương lai. Vấn đề úng ngập, ô nhiễm môi trường diễn ra đặc biệt trầm trọng tại các khu dân cư trực tiếp liên quan đến các dự án phát triển đô thị mới hoặc tại các làng nghề truyền thống… Nước thải tại các khu dân cư hầu hết chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là hệ thống ao, hồ ruộng trũng hoặc hệ thống kênh mương thuỷ lợi nói chung. Theo thống kê, trên 478 điểm dân cư thì chỉ có khoảng trên dưới 10 điểm là được xử lý nước thải. Các trạm xử lý hầu hết được xây dựng theo các chương trình hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước phát triển như: Chương trình nước và vệ sinh môi trường do Phần Lan hỗ trợ, dự án Quản lý nước thải và rác thải tại các tỉnh lỵ của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật Đức GIZ, Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng phát triển Châu Á ADB tài trợ… Những TXL này mới chỉ góp phần giải quyết một phần nhỏ trong việc xử lý nước
  • 24.   13 thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội. (Xem một số hình ảnh HTTN của một số ĐDCNT tại Phụ lục 1.4). 1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 1.2.2.1 Lưu vực thoát nước chung Hệ thống thoát nước mưa các ĐDCNT về cơ bản chưa được xây dựng hoàn chỉnh và hầu hết là hệ thống thoát nước chung. Với phạm vi nghiên cứu trải rộng từ nội thành đến đường Vành đai 4, có thể phân chia lưu vực thoát nước cho toàn bộ các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội thành 2 vùng chính: vùng tiêu Bắc Hà Nội và vùng tiêu Tả Đáy. Trong đó: a. Vùng tiêu Bắc Hà Nội: - Sông Cà Lồ: đảm nhận tiêu thoát nước cho các điểm dân cư trên địa bàn huyện Mê Linh và 1 phần huyện Đông Anh. - Sông Ngũ Huyện Khê: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Đông Anh, Cổ Loa. Việc tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào sông Cầu phía hạ lưu phụ thuộc vào mực nước sông Cầu và được điều tiết đóng mở bởi cống Đặng Xá và trạm bơm Đặng Xá. - Sông Cầu Bây: đảm nhận tiêu thoát nước cho 1 phần Long Biên và Gia Lâm. Việc tiêu thoát nước từ sông Cầu Bây vào hệ thống tiêu Bắc Hưng Hải phía hạ lưu phụ thuộc vào mực nước sông Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan. Riêng khu vực Long Biên chỉ tiêu thoát tự chảy vào sông Cầu Bây khi mực nước tại đập Thạnh Bàn < +4,5m. - Sông Đuống: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Long Biên. Trong trường hợp mực nước tại đập Thạch Bàn > +4,5m thì phải bơm cưỡng bức ra sông Đuống. Ngoài ra sông Đuống cũng là nguồn tiêu cho một phần huyện Đông Anh. b. Vùng tiêu Tả Đáy: Vùng tiêu Tả Đáy bao gồm hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy. Ngoài sông Tô Lịch phục vụ cho các quận nội thành cũ thì các ĐDCNT sẽ được tiêu thoát nước ra sông Nhuệ và sông Đáy. Trong đó: - Sông Nhuệ: đảm nhận tiêu thoát nước cho khu vực Từ Liêm và một số khu dân cư thuộc Hà Đông. Sông Nhuệ, đoạn dưới Hà Đông hiện tiêu thoát nước vào sông Đáy và một phần ra sông Hồng. Đoạn sông Nhuệ phía trên Hà Đông chỉ có
  • 25.   14 một phần nhỏ tiêu bằng cưỡng bức ra sông Đáy, còn lại là tự chảy xuống hạ lưu phía Nam. - Sông Đáy: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần sông Nhuệ, sông Tích – Thanh Hà và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai... (Xem hiện trạng lưu vực thoát nước chính các ĐDCNT – Phụ lục 1.5) 1.2.2.2 Mạng lưới thoát nước mưa tại các điểm dân cư Mạng lưới thoát nước mưa tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội trong một thời gian dài hầu hết được hình thành và phát triển một cách tự phát, không theo quy hoạch. Mạng lưới cống rãnh được đặc trưng bởi các tuyến rãnh xây có khẩu độ nhỏ, sử dụng cho cả thoát nước mưa và và thoát nước thải. Đối với các tuyến rãnh trên các tuyến đường nội bộ điểm dân cư, khẩu độ rãnh thường từ B200 đến B400; đối với các tuyến thoát nước chính của điểm dân cư có thể là rãnh xây có khẩu độ lớn B800, B1000, mương hở hoặc cống tròn có khẩu độ đến D1000. Theo thống kê của tác giả, mật độ cống rãnh trung bình tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội đạt khoảng từ 5 km/km2 đến 7 km/km2 . Các tuyến cống rãnh sau khi thu gom nước mưa (hoặc cả nước thải) một phần được thoát trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là ao hồ, ruộng trũng phía trong hoặc xung quanh điểm dân cư. Một phần còn lại được thoát ra hệ thống kênh mương tưới tiêu thuỷ lợi của khu vực. Mặc dù vậy, hầu hết các tuyến cống rãnh hiện trạng ít được nạo vét, duy tu nên hiệu quả thoát nước không cao, xảy ra tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường khi có mưa lớn. Hình 1.3 dưới đây minh hoạ cho thực trạng thoát nước mưa tại các ĐDCNT nghiên cứu. Nước mưa Tự thấm Hệ thống cống, rãnh, mương hở Ao, hồ, kênh mương Sông Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội [Nguồn: tác giả]
  • 26.   15 Do đặc thù phân bố dân cư, sử dụng đất, phát triển kinh tế mà mạng lưới thoát nước mưa tại mỗi điểm dân cư có những sự khác biệt nhất định. Đối với các điểm dân cư có hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, vấn đề thoát nước mưa nói chung khá đơn giản bởi sự phong phú về nguồn tiếp nhận bên trong và xung quanh các điểm dân cư. Ngoài ra, mặt phủ tại các điểm dân cư này cũng thuận lợi cho việc tự thấm của nước mưa do các hộ gia đình thường có diện tích đất ao, vườn rộng. Mật độ mạng lưới cống rãnh tại các điểm dân cư dạng này cũng khá thấp, rãnh xây dạng hở hoặc mương đất chiếm tỷ lệ khá nhiều. Điển hình là các điểm dân cư tại các xã Dục Tú, Đại Mạch, Bắc Hồng... thuộc huyện Đông Anh và một số điểm dân cư thuộc huyện Thường Tín, Gia Lâm. Đối với khu vực làng nghề hoặc khu vực chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá (các khu vực có nhiều dự án phát triển đô thị, công nghiệp đang triển khai), do sự phát triển kinh tế mà mạng lưới cống, rãnh thoát nước có điều kiện được xây dựng. Hầu hết các tuyến đường nội bộ tại các điểm dân cư dạng này đều được cứng hoá và xây dựng cống, rãnh thoát nước bên trên với khẩu độ phổ biến là B300, B400. Nước mưa và nước thải hầu như được thu gom hết bởi mạng lưới cống rãnh này trước khi thoát ra các khu vực bên ngoài điểm dân cư. Nhìn chung, vấn đề thoát nước chính tại các điểm dân cư làng nghề là ô nhiễm môi trường. Một số điểm dân cư còn bị ngập úng khi có mưa lớn (thường là các làng nghề ven nội thành), điển hình là các điểm dân cư thuộc xã Đức Giang, La Phù, Kim Chung huyện Hoài Đức. Ngoài ra, rất nhiều điểm dân cư thuộc khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hoá cũng xảy ra tình trạng ngập úng. Vấn đề này có thể được giải thích do sự thay đổi về cao độ nền hiện trạng cũng như sự biến mất của hệ thống ao hồ, kênh mương thuỷ lợi vốn là nguồn tiếp nhận của nước mưa và nước thải tại các ĐDCNT dạng này. Một số ĐDCNT điển hình đang gặp phải tình trạng này như: xã Đại Thịnh – huyện Mê Linh, xã Hải Bối – huyện Đông Anh, xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì..... 1.2.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải Hiện nay, hầu hết hệ thống thoát nước thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội hầu hết là HTTN chung, trừ một số khu vực dân cư mới, được xây dựng mạng lưới đường cống thoát nước thải độc lập. Nước thải sản xuất và sinh
  • 27.   16 hoạt một phần thoát trực tiếp ra hệ thống kênh mương, ao hồ xung quanh các hộ gia đình, phần lớn còn lại được thu gom bởi hệ thống rãnh xây hoặc mương hở có khẩu độ nhỏ B200, B300 đến B1000 sau đó không qua xử lý mà thoát trực tiếp ra hệ thống ao hồ, kênh mương, ruộng trũng trong khu vực. Nước thải sinh hoạt tại một số hộ gia đình được xử lý qua bể tự hoại trước khi thoát ra bên ngoài. Nước thải sản xuất từ các hộ làm nghề, nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm trực tiếp gây ô nhiễm đến các nguồn tiếp nhận, gây tắc nghẽn cống, rãnh thoát nước đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Hình 1.4 dưới đây minh hoạ Sơ đồ thoát nước thải các ĐDCNT nghiên cứu. Hình 1.4: Sơ đồ thoát nước thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội [Nguồn: tác giả] Đối với thực trạng thoát nước thải tại các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Một số làng nghề sản xuất thực phẩm như Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu huyện Hoài Đức; Cự Đà, Bích Hoà huyện Thanh Oai… nước thải phát sinh trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu, chế biến thải trực tiếp ra môi trường mỗi ngày lên tới hàng nghìn m3 . Một số làng nghề kim khí, gốm sứ, dệt may… đã thải ra môi trường nước thải có nhiều thành phần gây hại trực tiếp đến sức khoẻ con người. Theo báo cáo về dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất, chăn nuôi Bể tự hoại Hệ thống cống rãnh, mương hở Chảy tràn, tự thấm Ao, hồ, kênh, mương Sông
  • 28.   17 nghề giai đoạn 2009-2012” của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục môi trường) cho thấy các chỉ tiêu như COD, BOD5, SS, Coliform vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần. Để có cơ sở đánh giá thực trạng thoát nước thải khu vực nghiên cứu, Luận án đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số ĐDCNT điển hình để phân tích và thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu đều vượt so với giới hạn trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Các thông số của mẫu nước thải được thể hiện như trong bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại một số điểm dân cư nghiên cứu [Nguồn: CAET – Phụ lục 1.14] TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân tích Phương pháp phân tích QCVN 40:2011/ BTNMT (Cột B) M1 M2 M3 1 pH - 6,21 6,81 6,83 TCVN 6492 – 2011 5,5 ÷ 9 2 TSS mg/l 152 30 162 TCVN 6625:2000 100 3 COD mg/l 208 200 544 SMEWW 5220C:2012 150 4 BOD5 mg/l 81,3 70,7 212,6 TCVN 6001- 1:2008 50 5 Hàm lượng Amoni (Tính theo Nitơ) mg/l 61,31 70,43 48,07 TCVN 6179 - 1996 10 6 Tổng Nitơ mg/l 63,3 72,5 51,6 TCVN 6638:2000 40 7 Tổng Photpho mg/l 6,12 5,57 4,54 TCVN 6202:2008 6 8 Tổng Coliform Vi khuẩn/100ml 11 x 103 13 x 103 23 x 103 TCVN 6187 - 1,2:1996 5.000 *) Ghi chú: - Mẫu 1 (M1): được lấy tại rãnh thoát nước phía Đông thôn chùa Tổng – xã La Phù – huyện Hoài Đức;
  • 29.   18 - Mẫu 2 (M2): được lấy tại rãnh thoát nước cuối thôn Thố Bảo – xã Vân Nội – huyện Đông Anh; - Mẫu 3 (M3): được lấy tại rãnh thoát nước cuối thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì. Mặc dù tình trạng chung là hầu hết các ĐDCNT đều chưa có trạm xử lý nước thải nhưng vẫn có một số TXL nước thải đã được xây dựng trong vài năm gần đây. Những TXL nước thải này hầu hết được xây dựng thông qua các chương trình tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ hoặc qua các chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Bảng 1.2 dưới đây tổng hợp các trạm XLNT cho các ĐDCNT nghiên cứu đã được xây dựng trong những năm qua Bảng 1.2: Tổng hợp các trạm xử lý nước thải hiện trạng [Nguồn: tác giả] TT Tên trạm Công suất (m3 /ngđ) Vị trí xây dựng Tổ chức tham gia 1 Trạm XLNT sinh hoạt tại thôn Kiêu Kỵ 40 Xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm- Hà Nội Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 2 Trạm XLNT làng nghề chế biến nông sản Thị Ngoại 50 Xã Tân Hoà,Quốc Oai, Hà Tây Viện khoa học và kỹ thuật môi trường IESE 3 Trạm XLNT cụm dân cư ven sông Nhuệ -- Xã Hữu Hoà, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội Viện khoa học và kỹ thuật môi trường IESE 4 Trạm XLNT thôn Lai Xá 120 Xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội Viện khoa học và kỹ thuật môi trường IESE 5 Trạm XLNT Làng Hữu nghị, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội 100 Xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội Viện khoa học và kỹ thuật môi trường IESE 6 Trạm XLNT khu biệt thự sinh thái Đông Anh, Hà Nội 25 Xã Vân Trì, Đông Anh, Hà Nội Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Mefrimex
  • 30.   19 Có thể nhận thấy, trong số các TXL đã được xây dựng thì hầu hết dùng cho hệ thống thoát nước chung với giếng tách, bể tự hoại cải tiến BASTAF và bãi lọc trồng cây dòng chảy nằm ngang. Bể còn lại dùng bể phản ứng kỵ khí nhiều ngăn và bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng. Các TXL sau khi hoàn thành đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào công tác cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực. Ngoài ra, hiện nay TP Hà Nội cũng đang thực hiện triển khai đầu tư xây dựng 1 số trạm xử lý nước thải và mạng lưới thu gom cho các khu vực dân cư làng nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường: - Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức để xử lý nước thải cho 3 cụm làng nghề gồm: Cát Quế - Minh Khai - Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Công suất dự kiến khoảng 13.500 m3 /ngđ với nguồn kinh phí phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và môi trường và UBND TP Hà Nội. Hiện nay dự án đã triển khai giải phóng mặt bằng 10.000 m2 và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng trạm biến áp 1500 KVA phục vụ TXL. Hiện nay theo công văn số 7122/VPCP-KTN ngày 15/09/2014 của Văn phòng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đang xem xét lựa chọn Công ty Phú Điền làm chủ đầu tư xây dựng dự án. Mục đích kêu gọi xã hội hoá trong đầu tư xây dựng TXL là do dự án gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn thực hiện; - Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức với công suất dự kiến khoảng 8.000 m3 /ngđ, thu gom nước thải cho xã Vân Canh, Di Trạch, Kim Chung và một phần xã Đức Giang. TXL được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách thành phố; - Dự án đầu tư xây dựng TXL nước thải có công suất 4000 m3 /ngđ đặt tại xóm Trại Chiêu, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Nguồn vốn đầu tư TXL này được lấy từ nguồn ngân sách thành phố. Hiện nay dự án mới hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, đang thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên hiện dự án này cũng đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn. [79] 1.2.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại một số điểm dân cư điển hình Trên cơ sở phân loại các điểm dân cư theo nhóm như đã trình bày, Luận án đề xuất đưa ra 4 điểm dân cư điển hình làm đối tượng nghiên cứu chi tiết. Các địa điểm được lựa chọn là:
  • 31.   20 - Thôn Yên Nhân – xã Tiền Phong – huyện Mê Linh; - Thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì; - Thôn Thố Bảo – xã Vân Nội – huyện Đông Anh; - Điểm dân cư tập trung (bao gồm 11 cụm dân cư nhỏ) - xã La Phù – huyện Hoài Đức. Bốn điểm dân cư này với những đặc điểm và tính chất của mình có thể xem là các ví dụ điển hình cho các ĐDCNT nghiên cứu của Luận án. 1.2.4.1. Điểm dân cư tại thôn Yên Nhân - xã Tiền Phong – huyện Mê Linh   Thôn Thố BảoThôn Yên Nhân Thôn Phú Diễn ĐDC xã La Phù Hình 1.5: Vị trí 4 điểm dân cư nghiên cứu điển hình [Nguồn: tác giả]  
  • 32.   21 Thôn Yên Nhân xã Tiền Phong nằm trên địa bàn huyện Mê Linh TP Hà Nội, có diện tích tự nhiên 39,44 ha, bao gồm 837 hộ gia đình với tổng số dân là 3350 người. Đây là 1 ĐDCNT điển hình thuộc xã chịu tác động mạnh của quá trình ĐTH. Hoạt động kinh tế của thôn chủ yếu là thương mại và dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp hiện nay hầu như chỉ còn một số ít hộ trồng hoa mầu do đất canh tác nông nghiệp hầu như đã được chuyển đổi thành đất dự án phát triển đô thị. Ngoài ra, trong thôn cũng còn 1 số hộ gia đình làm nghề truyền thống như chăn nuôi, tái chế đồ nhựa. Hình 1.6 dưới đây thể hiện ranh giới của thôn Yên Nhân. Hình 1.6: Hình ảnh vệ tinh thôn Yên Nhân –Xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh [95] Hiện nay, HTTN hiện trạng của thôn Yên Nhân đang sử dụng thống thoát nước chung. Nước mưa và nước thải của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong thôn sau khi được thu gom chủ yếu bởi hệ thống rãnh xây gạch có khẩu độ B300- B500 sau đó sẽ được thoát ra khu vực Đầm Và và kênh nội đồng thuộc xã Tráng Việt, một phần khác sẽ tự chảy về hệ thống ao hồ ruộng trũng xung quanh thôn. Tất cả nước mưa và nước thải đều không được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. (Xem hình ảnh thoát nước thôn Yên Nhân tại Phụ lục 1.6) Ngoài ra, hiện nay xung quanh thôn Yên Nhân có khá nhiều các dự án đô thị mới đang triển khai như: dự án Minh Giang – Đầm Và, dự án của HUD… nên khá nhiều diện tích ao hồ, kênh mương thuỷ lợi đã bị lấp dẫn tới tình trạng ngập úng cục bộ tại thôn khi trời có mưa lớn. Theo thống kê, HTTN thôn Yên Nhân hiện nay có tổng chiều dài mạng lưới rãnh thu khoảng 6,2 km (tương đương 1,85 m/người).
  • 33.   22 1.2.4.2. Điểm dân cư tại thôn Phú Diễn – xã Hữu Hoà – huyện Thanh Trì Thôn Phú Diễn cách Hà Nội khoảng 15 km về phía Tây Nam nằm ven sông Nhuệ thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thôn có khoảng 300 hộ dân với khoảng 1300 nhân khẩu, toàn bộ diện tích đất ở của thôn khoảng 29,7 ha. Đây là điểm dân cư mang những đặc thù của một làng nghề truyền thống. Hình 1.7 dưới đây thể hiện ranh giới của thôn Phú Diễn. Hình 1.7: Hình ảnh vệ tinh thôn Phú Diễn –xã Hữu Hòa - huyện Thanh Trì [95] Thôn Phú Diễn có truyền thống làm miến dong. Hàng năm làng sản xuất một lượng miến rất lớn cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong làng có khoảng 60 hộ là sản xuất thường xuyên ở quy mô lớn (khoảng 1-1,5 tấn/ngày), ngoài ra còn một số hộ chỉ sản xuất mang tính thời vụ, các hộ còn lại làm nông nghiệp và dịch vụ phụ trợ cho nghề làm miến. Quá trình sản xuất miến sử dụng rất nhiều nước nên tổng lược nước thải xả ra môi trường là khá lớn. Nước thải từ quá trình sản xuất miến ở thôn Phú Diễn chứa nhiều chất hữu cơ nhất là chất hữu cơ dạng tinh bột cùng chất tẩy màu, mùi. Toàn bộ lượng nước thải từ sản xuất và nước thải sinh hoạt của thôn không được xử lý mà thoát trực tiếp ra sông Nhuệ gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan khu vực. Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải ở thôn Phú Diễn là hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước thải cùng được thu gom vào hệ thống rãnh xây B300-B1000 nằm dọc theo các tuyến đường nội bộ trong thôn sau đó thoát trực tiếp  
  • 34.   23 ra sông Nhuệ. Tổng chiều dài các tuyến rãnh theo thống kê là khoảng 4,35 km (tương đương 3,34 m/người). (Xem hình ảnh thoát nước thôn Phú Diễn tại Phụ lục 1.6) 1.2.4.3. Điểm dân cư tại thôn Thố Bảo - xã Vân Nội – huyện Đông Anh Thôn Thố Bảo thuộc xã Vân Nội nằm ở phía Tây huyện Đông Anh TP Hà Nội, có diện tích 16,61 ha với 268 hộ và 1072 nhân khẩu. Thôn nằm trong vùng ven đô mang nét đặc trưng của một làng thuần nông, nông sản chủ yếu của làng là các loại rau xanh cung cấp cho khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mặc dù là một làng thuần nông nhưng với vị trí thuận lợi, đất đai màu mỡ lại nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn, cộng thêm khả năng biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống của nhân dân trong thôn tương đối ổn định. Hình 1.8 dưới đây thể hiện ranh giới của thôn Thố Bảo. Hình 1.8: Hình ảnh vệ tinh thôn Thố Bảo - xã Vân Nội - huyện Đông Anh [95] Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của thôn cũng được đầu tư khá hoàn thiện. Mạng lưới rãnh thoát nước được xây dựng theo toàn bộ các tuyến đường trong thôn với tổng chiều dài 4,3 km, trong đó 2,2 km là rãnh xây gạch có bề rộng B1000 bao quanh làng và 2,1 km rãnh xây gạch bề rộng B300-B400 (tương đương với mật độ 4 m/người). Ngoài hai tuyến rãnh bao quanh làng là rãnh hở còn lại các tuyến rãnh trong ngõ xóm được bố trí rãnh tấm đan B300 đặt trên đường. Tuy mạng lưới thoát nước được đầu tư khá hoàn thiện nhưng hệ thống vẫn là hệ thống thoát nước chung. Nước thải và nước mưa sau khi được thu gom sẽ xả ra
  • 35.   24 hệ thống mương tưới tiêu nội đồng mà không qua xử lý. Việc xả trực tiếp nước thải ra mương nội đồng không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước tưới cho khu vực sản xuất rau an toàn. (Xem hình ảnh thoát nước thôn Thố Bảo tại Phụ lục 1.7) 1.2.4.4. Điểm dân cư tập trung tại xã La Phù – huyện Hoài Đức Có thể nhận thấy, điểm dân cư tập trung tại xã La Phù hội tụ hầu hết các đặc điểm của 3 điểm dân cư đã phân tích ở trên là làng nghề, thuần nông và đô thị hoá. Đây vừa là một khu vực làng nghề điển hình có kinh tế rất phát triển đồng thời lại chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá (do có vị trí giáp với quận nội thành có tốc độ đô thị hoá cao là Hà Đông) nên có nhiều điều kiện để xây dựng hệ thống HTKT và hạ tầng xã hội. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã Hình 1.9: Điểm dân cư tại xã La Phù – huyện Hoài Đức [95]   Xã La Phù nằm ở phía Nam của huyện Hoài Đức, có vị trí được giới hạn: phía Nam giáp xã Đông La, phía Tây và phía Bắc giáp xã An Khánh, phía Đông giáp phường Dương Nội quận Hà Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 327,8 ha, dân số hơn 10.000 người với hơn 2600 hộ gia đình được phân bố theo 11 cụm dân cư. Tuy nhiên, các cụm dân cư của xã La Phù có đặc điểm khác so với nhiều điểm dân cư khác đó là 11 cụm dân cư này được phân bố tập trung thành một điểm dân cư lớn nằm ở trung tâm của xã. La Phù là xã làng nghề truyền thống có giá trị sản xuất lớn của TP Hà Nội với nghề dệt len và làm bánh kẹo nổi tiếng. Hiện nay toàn xã La Phù có hơn 100 công ty, tổ hợp sản xuất lớn, sản xuất hàng trăm mặt hàng phân phối khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước EU, Châu Phi.
  • 36.   25 cũng đã mang nhiều đặc điểm của một khu vực đô thị. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp. HTTN của điểm dân cư tập trung tại xã La Phù hiện nay đã được xây dựng khá hoàn chỉnh. Hầu hết các tuyến đường trong nội bộ điểm dân cư đều được xây dựng mạng lưới cống, rãnh thu gom nước thải và nước mưa. Tuy nhiên, HTTN vẫn là hệ thống thoát nước chung. Nước thải sau khi được thu gom vẫn xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Nước thải và nước mưa sau khi được thu gom bởi các tuyến rãnh xây có kích thước B200-B300 trên các tuyến đường nội bộ trong khu dân cư, 1 phần sẽ thoát trực tiếp ra kênh T3B ở phía Đông hoặc hệ thống ao hồ trong nội bộ khu dân cư. Phần còn lại sẽ được đấu nối với tuyến rãnh B500 chạy dọc theo tuyến đường chính sau đó thoát ra kênh T3B và tuyến kênh tiêu nằm ở phía Nam của xã. Tổng chiều dài mạng lưới cống rãnh toàn xã đạt khoảng 6,2 km (tương đương 0,62 m/người). (Xem hình ảnh thoát nước La Phù tại Phụ lục 1.7) Là một khu vực làng nghề lại chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá, La Phù hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề đối với HTTN. Thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sản xuất không qua xử lý cũng như tình trạng úng ngập khi có mưa lớn không chỉ ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của người dân mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của xã nói chung. 1.3 THỰC TRẠNG QLXD HTTN THEO QH CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI 1.3.1 Thực trạng QLXD HTTN theo QH 1.3.1.1 Thực trạng chung về tổ chức thực hiện xây dựng theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội Hiện nay, công tác tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống HTKT nói chung và HTTN nói riêng trên cơ sở các đồ án QH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thường diễn ra qua các giai đoạn chính: lập kế hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng; thi công xây dựng và chuyển giao vận hành khai thác với sự tham gia của rất nhiều các bên có liên quan, bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư… Đối với HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, việc tổ chức thực hiện xây dựng theo QH cũng đã và đang được triển khai theo quy trình
  • 37.   26 như trên cũng như tuân thủ các quy định hiện hành trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Có thể dễ dàng nhận thấy, HTTN tại khu vực nghiên cứu hiện đang được xây dựng một cách thiếu đồng bộ. Hình minh hoạ 1.10 dưới đây sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Hình 1.10: Minh hoạ hệ thống thoát nước [Nguồn: tác giả] Theo hình vẽ trên, mạng lưới thoát nước tại các khu vực I, II, III có thể được xây dựng tại các thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn. Vì vậy, các tuyến cống cấp 1, 2, 3 hoặc công trình xử lý cũng cần có lộ trình xây dựng thích hợp để đảm bảo sự đồng bộ. Ví dụ khi xây dựng TXL thì cần có các tuyến cống thu gom nước thải về TXL; hoặc khu vực III được xây dựng đầu tiên thì cần ưu tiên xây dựng tuyến cống cấp 1 (3-4) để thoát nước. Thực tế hiện nay cho thấy, HTTN tại nhiều khu vực được xây dựng mà không thể kết nối với bên ngoài dẫn tới tình trạng ngập úng hoặc nhiều TXL sau khi xây dựng lại không có nước thải để xử lý. Tất cả những tồn tại này có một phần nguyên nhân từ việc thiếu một kế hoạch phát triển HTTN tổng thể trước khi đầu tư xây dựng hoặc xây dựng mà Cống cấp 3 I   II   III   1   2   3   4   5   6   7   TXL   Cống cấp 1 Cống cấp 2 *) Ghi chú:
  • 38.   27 không tuân thủ quy hoạch. Vì vậy, lựa chọn sai mục tiêu đầu tư mà chỉ nghĩ tới giải quyết các vấn đề thoát nước trước mắt đã trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, việc phát triển HTTN tại khu vực nông thôn TP Hà Nội nói chung còn gặp phải nhiều khó khăn do vấn đề tổ chức quản lý. HTTN tại các điểm dân cư thuần nông, làng nghề hay khu vực chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hoá chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, phòng Quản lý đô thị cấp huyện, phòng Kinh tế, UBND xã… Trong khi đó, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan này còn nhiều chồng chéo dẫn tới việc quản lý thiếu hiệu quả. Ngoài ra, một trong những vấn đề khác có ảnh hưởng lớn việc phát triển HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội đó là vai trò của cộng đồng dân cư. Trong những năm gần đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới đã kêu gọi được sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc phát triển kinh tế-xã hội-văn hoá nông thôn. Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống giao thông, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác trong đó có HTTN lại chưa thu hút được sự quan tâm và nguồn lực phát triển của cộng đồng dân cư. Như vậy có thể thấy, việc tổ chức thực hiện xây dựng HTTN theo QH tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội là chưa tốt và chưa hiệu quả. Những phân tích và đề xuất về các vấn đề: mô hình thoát nước phù hợp với lộ trình xây dựng theo quy hoạch; lập kế hoạch phát triển HTTN; bộ máy tổ chức; sự tham gia của cộng đồng trong phạm vi Luận án này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và hiện thực hoá những định hướng thoát nước trong các đồ án QH có liên quan. 1.3.1.2 Thực trạng phân cấp tổ chức quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội Theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội ban hành theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND thì công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thoát nước tại các ĐDCNT được thống nhất quản lý từ trên xuống dưới như hình 1.11 dưới đây:
  • 39.   28 Hình 1.11: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN TP Hà Nội [Nguồn: tác giả] UBND TP Hà Nội UBND huyện UBND xã Sở Xây dựngSở NNPTNT Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công thương Ban QLDA Công ty TNHH MTV thoát nước - Phòng Tài nguyên và môi trường - Phòng Kinh tế - Phòng Tài chính kế hoạch Phòng Quản lý đô thị Cán bộ xây dựng – địa chính Ban giám sát đầu tư cộng đồng Các Ban QLDA
  • 40.   29 - TP quản lý các công trình thoát nước của TP nằm trên địa bàn các huyện; - Huyện quản lý các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn ngoài các công trình do TP quản lý; - Xã trực tiếp quản lý thoát nước trong khu dân cư nông thôn (trừ các công trình thoát nước của TP và của huyện đi qua xã). [72] Với thực trạng HTTN của TP Hà Nội nói chung như hiện nay, số lượng các công trình thoát nước cấp thành phố nằm trên địa bàn các xã hầu như không đáng kể. Vì vậy có thể thấy rằng, công tác quản lý HTTN tại các ĐDCNT được thực hiện chủ yếu với vai trò chính là cấp huyện và cấp xã. Công tác quản lý tại mỗi cấp đều có các đơn vị chuyên môn để tham mưu, hỗ trợ việc quản lý hệ thống thoát nước. Đối với cấp TP thì cơ quan quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật nói chung là Sở Xây dựng, đối với cấp huyện là phòng Quản lý đô thị và cấp xã là cán bộ xây dựng - địa chính hoặc các Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Các cơ quan này đóng vai trò chính trong công tác quản lý xây dựng HTTN theo phân cấp. - Sở Xây dựng giao cho BQL thoát nước TP Hà Nội đại diện Chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng hệ thống thoát nước cấp TP; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội có nhiệm vụ quản lý và vận hành HTTN TP; - Phòng Quản lý đô thị tại UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình HTKT nói chung và công trình thoát nước nói riêng trên địa bàn huyện; - Cán bộ xây dựng, địa chính hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát thực hiện các dự án thoát nước cấp xã. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có số lượng từ 5 đến 9 người với thành viên là đại điện của các thôn, làng và UBMTTQ cấp xã, do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu ra. Ngoài ra, tại mỗi cấp quản lý đều có các cơ quan khác có liên quan hỗ trợ công tác quản lý HTTN.
  • 41.   30 - Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý các nội dung liên quan đến việc tình trạng ô nhiễm mặt nước; thẩm định, cấp phép xả thải vào nguồn nước cũng như các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó có việc xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư; - Sở Công thương thực hiện các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách phát triển liên quan đến các điểm làng nghề. Trong đó có nội dung xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các điểm làng nghề; - Đối với cấp huyện, các cơ quan tham mưu cho UBND huyện có liên quan gồm phòng Tài chính kế hoạch, phòng Tài nguyên và môi trường và các Ban quản lý dự án. Trong đó, phòng Tài chính kế hoạch quản lý về kế hoạch và đầu tư cũng như xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho các dự án; phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra và tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về môi trường; Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý hạ tầng đất dịch vụ làm Chủ đầu tư các dự án xây dựng nói chung và dự án thoát nước nói riêng. 1.3.1.3 Thực trạng quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN Công tác quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội được thực hiện căn cứ trên các đồ án QH có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đồ án QH xây dựng và QH thoát nước cho các ĐDCNT nghiên cứu đều xác định khá chi tiết cao độ khống chế cho các khu vực dân cư cũ và mới cũng như vị trí, cao độ đấu nối của mạng lưới cống, rãnh thoát nước. Hiện nay, việc quản lý cao độ nền xây dựng cũng như đấu nối HTTN tại các ĐDCNT được quản lý bởi các cơ quan: - Phòng Quản lý đô thị huyện quản lý cao độ nền các ĐDCNT cũng việc đấu nối giữa các HTTN thông qua các hồ sơ quy hoạch xây dựng do mình lưu trữ; - Phòng Kinh tế và các Xí nghiệp đầu tư và phát triển thuỷ lợi huyện quản lý việc đấu nối giữa HTTN các điểm dân cư với công trình thuỷ lợi;
  • 42.   31 - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có thể cung cấp các số liệu hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các số liệu về mạng lưới thoát nước) khi có yêu cầu đối với các dự án do UBND TP phê duyệt. Theo quy trình hiện nay, cao độ nền được quản lý ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khi cơ quan quản lý (ở đây là phòng Quản lý đô thị huyện) thực hiện công tác thẩm định các hồ sơ thiết kế. Cao độ thiết kế trong các dự án sẽ được kiểm tra sự phù hợp với cao độ khống chế trong các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư dự án, đơn vị tư vấn giám sát có trách nhiệm quản lý cao độ nền khi thi công xây dựng. Như vậy có thể thấy, cơ sở để quản lý cao độ nền hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi tiến hành đầu tư xây dựng các dự án lại rất hay xảy ra tình trạng cao độ nền của các dự án này thường chênh lệch so với các cao độ nền đã khống chế trong các đồ án QH. Một số dự án có cao độ nền sau khi hoàn thiện cao hơn cao độ nền của điểm dân cư hiện trạng khiến nước mưa và nước thải từ các điểm dân cư này không thể thoát ra bên ngoài gây nên tình trạng ngập úng. Một số dự án mặc dù có cao độ san nền bằng hoặc thấp hơn cao độ nền của khu dân cư hiện trạng nhưng khi dự án triển khai đã san lấp các nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải của điểm dân cư hiện trạng cũng như không có các giải pháp thoát nước hoàn trả nên cũng lại nảy sinh tình trạng úng ngập. Đối với công tác đấu nối HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, hầu hết mạng lưới cống rãnh hoặc công trình XLNT sẽ được đấu nối với hệ thống thuỷ lợi. Một số điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá khi xây dựng, cải tạo mạng lưới thoát nước có thể đấu nối với HTTN của khu vực đô thị. Thực tế xây dựng cho thấy việc đấu nối HTTN các điểm dân cư với các hệ thống bên ngoài còn tuỳ tiện. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhiều dự án thoát nước khi thiết kế đấu nối không khảo sát cao độ đáy, cao độ mực nước hiện trạng, của các tuyến kênh, mương, ao hồ. Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, nhiều tuyến cống, rãnh sau khi xây dựng không thể kết nối với mạng lưới cống, rãnh thoát nước bên ngoài do cao độ đáy cống từ khu dân cư quá thấp. Đây là thực tế rất thường gặp tại các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá với nhiều dự án đô thị bao xung quanh các điểm dân cư
  • 43.   32 hiện trạng. Hậu quả là tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn. Nhiều điểm dân cư ở các huyện Mê Linh, Hoài Đức đang gặp phải vấn đề này. 1.3.1.4 Công tác lập kế hoạch phát triển HTTN Lập kế hoạch phát triển HTTN đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hoá HTTN đã được quy hoạch. Kế hoạch phát triển HTTN chỉ ra được thực trạng HTTN cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai, từ đó đưa ra các mục tiêu đầu tư trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Kế hoạch phát triển không những thể hiện được danh mục đầu tư các công trình thoát nước mà còn tính toán được nguồn vốn cũng như các nguồn lực đầu tư khác, qua đó giúp các nhà quản lý xem xét để đưa ra được các quyết định tối ưu nhất. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay TP Hà Nội mới chỉ xây dựng được kế hoạch phát triển HTTN cho toàn thành phố, ban hành kèm theo văn bản số 81/KH-UBND. Các huyện ngoại thành nói chung hiện chưa quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển HTTN cho địa phương mình. Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 do UBND TP Hà Nội ban hành kèm theo văn bản số 81/KH-UBND ngày 31/05/2012. Kế hoạch này đã được xây dựng dựa trên các đồ án quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tập trung vào 2 đồ án là Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội 2030-2050 và đồ án Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng HTTN cho toàn thành phố. Tuy nhiên danh mục đầu tư cho HTTN mới chỉ tập trung vào các khu vực nội thành, xây dựng các tuyến cống chính và các công trình đầu mối quy mô lớn. Định hướng phát triển HTTN các khu vực dân cư nông thôn hiện chưa được chỉ rõ. Thực tế quản lý xây dựng HTTN hiện nay cho thấy, HTTN được xây dựng chủ yếu để giải quyết các vấn đề thoát nước hiện trạng. Cơ quan quản lý căn cứ vào những đánh giá về thực trạng hệ thống thoát nước như tình trạng hư hỏng của mạng lưới cống rãnh thoát nước, các khu vực bị ngập úng, các khu vực bị ô nhiễm… kết hợp với việc phân bố vốn dành cho xây dựng hệ thống HTKT nói chung để quyết định danh mục đầu tư xây dựng. Nhìn chung, việc lên kế hoạch và ra quyết định đầu tư hiện nay đang được tiếp cận theo phương pháp truyền thống từ trên xuống dưới.
  • 44.   33 Theo phương pháp này, các cấp quản lý tự xác định nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống rồi lên kế hoạch thực hiện sau đó chuyển xuống các cấp quản lý bên dưới. Trong quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN như vậy, người dân hầu như không có nhiều vai trò. Chính vì vậy đã dẫn tới tình trạng nhiều công trình thoát nước sau khi xây dựng không phù hợp với thực tế, không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường. Hình 1.12 dưới đây minh hoạ cho quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN. Hình 1.12: Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN [Nguồn: tác giả] Có thể thấy rằng, công tác lập kế hoạch phát triển HTTN có nhiệm vụ trọng tâm là đưa ra được các danh mục đầu tư của các dự án thoát nước và dự trù nguồn lực thực hiện. Nguồn lực thực hiện ở đây không chỉ là mức đầu tư cho các dự án mà còn là việc bố trí và quản lý vốn đầu tư. Ngày 21/05/2012, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Trong đó, công tác bố trí và quản lý vốn đầu tư được quy định cụ thể: - Vốn đầu tư cho các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được phân khai ra kế hoạch đầu tư hàng năm; - Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng vốn xây dựng cơ bản; - Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các phòng liên quan về kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện (gồm cả kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án sử dụng vốn hỗ trợ của Ngân sách thành phố, đã được UBND thành phố quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư), báo cáo UBND cấp huyện xem xét quyết định theo quy định; UBND TP, UBND huyện (ra chủ trương) Cơ quan lập kế hoạch phát triển Cơ quan thực hiện (đại diện) Đối tượng thụ hưởng (cộng đồng dân cư, hộ gia đình)
  • 45.   34 - Bộ phận chuyên môn thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các đơn vị liên quan về kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã (gồm cả kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án sử dụng vốn hỗ trợ của Ngân sách cấp huyện, đã được UBND cấp huyện quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư), báo cáo UBND cấp xã xem xét quyết định. [73] Đối với các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án thoát nước nói riêng, Quyết định này cũng nêu ra khá rõ ràng và chi tiết. Theo đó, trình tự triển khai thực hiện dự án được tiến hành qua 3 bước chính: - Bước 1 (chuẩn bị đầu tư), bao gồm các nội dung: Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư; Lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật; Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường; Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. - Bước 2 (thực hiện đầu tư): Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán; Giao đất để thực hiện dự án; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng (nếu có); Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án; Xây dựng công trình. - Bước 3 (kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng): Nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và thực hiện bảo hành, bảo trì; Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán. Ngoài ra, vai trò và các trách nhiệm khác có liên quan trong phân cấp quản lý thoát nước được xác định theo quyết định số 11/2011/QĐ-UBND về phân cấp quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã trình bày cụ thể ở mục trên. 1.3.1.5 Sự tham gia của cộng đồng STGCCĐ đối với công tác xây dựng nói chung tại khu vực nông thôn đã được thực hiện từ khá lâu và được Luật hoá với Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 của Chính phủ về Ban hành quy chế dân chủ ở cấp xã. Sự tham gia của cộng đồng đối với công tác xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của TP Hà Nội được thể hiện ở các nội dung: - Cộng đồng có quyền được biết thông tin về các chương trình, dự án đầu tư xây dựng HTTN do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ cho khu vực mình sinh sống. Đối với HTTN thì ngoài những thông tin chung của dự án như:
  • 46.   35 mục tiêu, quy mô, tính chất, tiến độ thực hiện, trách nhiệm quản lý … thì người dân cần được biết những thông tin cụ thể về hướng thoát nước, mạng lưới cống rãnh (khẩu độ, vật liệu, đấu nối…), vị trí công trình đầu mối, công suất trạm bơm, trạm xử lý… Những thông tin này cho phép người dân hiểu và thực hiện những chức năng như đóng góp, phản biện hay giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án; - Đối với các dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án thoát nước nói riêng do cộng đồng đóng góp đầu tư thì cộng đồng được bàn và quyết định trực tiếp đến chủ trương, mức đóng góp cũng như thành lập ban giám sát để giám sát dự án. Trong những năm vừa qua, mạng lưới cống rãnh thoát nước trong nội bộ các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội đã được xây dựng nhờ sự đóng góp chi phí, nhân-vật lực của người dân. Các dự án này hầu hết đều có sự giám sát trực tiếp của người dân nên đã tránh được những thất thoát lãng phí trong quá trình thi công cũng như đảm bảo được chất lượng và tiến độ công trình; - Đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc do các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp thì cộng đồng tham gia giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện. Hiện nay, hầu hết các công trình thoát nước, bao gồm mạng lưới thoát nước và công trình đầu mối ở các ĐDCNT TP Hà Nội đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Một số ít được trực tiếp đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ. Vì vậy, công tác giám sát đầu tư của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của dự án cũng như chất lượng của các công trình xây dựng. Ngày 18/10/2013, UBND-UBMTTQ thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 162/HD/UBND-UBMTTQ về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố. Theo đó, công tác giám sát của cộng đồng được thực hiện thông qua Ban giám sát cộng đồng. Ban giám sát cộng đồng có từ 5 đến 9 thành viên, được bầu ra từ hội nghị cử tri đại diện các hội gia đình và đại diện của UBMTTQ xã. Nội dung giám sát cộng đồng đối với việc đầu tư xây dựng công trình thoát nước bao gồm: - Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế hoạch thoát nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • 47.   36 - Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Chủ đầu tư và các nhà thầu về phương án xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, tiến độ và kế hoạch đầu tư của dự án; - Theo dõi và phát hiện các tiêu cực của dự án; - Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát thuộc dự án. [78] 1.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN 1.3.2.1. Đánh giá về bộ máy tổ chức quản lý công tác xây dựng HTTN Có thể thấy rằng, bộ máy tổ quản lý công tác xây dựng theo quy hoạch HTTN tại các ĐDCNT của TP Hà Nội như đã trình bày ở mục 1.3.1 có sự phân cấp khá rõ ràng và cụ thể từ cấp thành phố cho đến cấp xã. Vai trò và trách nhiệm của các cấp quản lý được phân cấp phù hợp với phân cấp công trình thoát nước. Tuy nhiên, sơ đồ phân cấp quản lý hiện có chưa bao quát quản lý được tất cả các trường hợp đầu tư cho HTTN, ví dụ như đối với các trường hợp nguồn vốn đầu tư HTTN từ khu vực tư nhân hay từ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… Vấn đề này rất quan trọng khi hiện nay, hầu như HTTN đều được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Trong khi HTTN tại các ĐDCNT hầu hết chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn vào HTTN khu vực này trong tương lai. Theo số liệu tính toán từ đồ án Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội tới năm 2030-2050, tổng mức đầu tư cho HTTN của đô thị trung tâm TP Hà Nội là 92.671 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống thoát nước mưa chiếm 58.595 tỷ đồng, hệ thống thoát nước thải chiếm 34.076 tỷ đồng [50]. Đánh giá sơ bộ có thể thấy, mức đầu tư HTTN của các khu vực dân cư nông thôn sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư này vì hiện nay HTTN cho các khu vực này hầu như chưa được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì vậy, bộ máy tổ chức quản lý cần có những điều chỉnh bổ sung vai trò của các thành phần ngoài Nhà nước để có thể bao quát được hết tất cả các trường hợp đầu tư xây dựng HTTN cũng như tạo điều kiện thu hút tốt hơn các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, HTTN nông thôn nói chung và HTTN tại các ĐDCNT nói riêng có những đặc điểm đặc thù so với các công trình HTKT khác. Mạng lưới thoát nước mưa và nước thải luôn được gắn với các tuyến đường giao thông, và các công trình