SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TẠ MINH ĐỨC
SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI – 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TẠ MINH ĐỨC
SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CHỬ VĂN TUYÊN
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
Khoa học và công nghệ KH&CN
Kinh tế - xã hội KT - XH
Nguồn nhân lực NNL
Uỷ ban Nhân dân UBND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI 10
1.1 Những vấn đề chung về sử dụng nguồn nhân lực
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 10
1.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 26
Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI 42
2.1 Những quan điểm cơ bản về sử dụng nguồn nhân
lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 42
2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở
Đồng Nai thời gian tới 60
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dù trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập hay hoà bình xây dựng, Đảng ta luôn xác định yếu tố con người
có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế,
xã hội. Phát huy nguồn lực con người và vì hạnh phúc của con người luôn là
điểm xuất phát, là đích cuối cùng trong toàn bộ đường lối, chiến lược phát
triển của đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nguồn lực con người -
nguồn nhân lực, là nguồn lực của mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và
tiến bộ xã hội. Vì vậy, phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL là yếu tố quyết
định cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường, đặc biệt trong điều kiện cách mạng KH&CN hiện đại, xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế... đòi hỏi chúng ta không chỉ đào tạo được đội ngũ người lao
động đủ khả năng, trình độ đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình
ấy, mà điều có tính chất quyết định nhất là quy hoạch sử dụng một cách tối ưu
NNL hiện có vào các lĩnh vực, các mục tiêu, các nhiệm vụ KT - XH của đất
nước. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như một số hạn chế, bất cập trong
sử dụng NNL cho phát triển KT - XH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng đã khẳng định “Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Chính sách tiền
lương, thu nhập chưa động viên được cán bộ công chức, người lao động gắn
bó, tận tâm với công việc” [VK ĐHXI, tr.168]. Điều đó cho thấy, đào tạo đi
đôi với phân bổ, sử dụng NNL một cách hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành
một trong các yếu tố then chốt thúc đẩy KT - XH phát triển.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển
kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích 5.903,940 km2
, chiếm 1,76% diện
tích tự nhiên cả nước; 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
3
Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa nhanh, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Năm 2010, dân số của Đồng Nai là 2.559.673, có 1.250.000 người trong độ
tuổi lao động và gần 1.000.000 người đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế xã
hội khác nhau trên địa bàn Tỉnh. Hiện tại NNL ở Đồng Nai vừa thừa, vừa thiếu,
mất cân đối cả từ quá trình đào tạo đến việc phân bổ, sử dụng và chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế. Các chủ trương, chính sách
và việc tổ chức thực hiện trên thực tế những vấn đề liên quan đến người lao động
và người sử dụng lao động; đến nghĩa vụ và quyền lợi của tất cả những người lao
động nói chung, còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo thêm động lực mới cho kinh
tế xã hội của Đồng Nai phát triển nhanh, bền vững hơn.
Với thực trạng trên, việc nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và phân tích thực trạng sử dụng NNL; đề xuất phương hướng và
những giải pháp cơ bản trong quá trình quy hoạch, sử dụng NNL đáp ứng yêu
cầu phát triển KT - XH ở Đồng Nai hiện nay trở thành yêu cầu cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Sử dụng nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai ”, làm luận văn thạc sĩ kinh
tế - chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đào tạo, sử dụng, phát triển NNL cho CNH, HĐH và phát triển KT -
XH nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ, phạm vi khác
nhau, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau:
* Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung
Chương trình KH&CN cấp nhà nước KX-07, HN.1994. Vấn đề con
người trong công cuộc đổi mới của Giáo sư Phạm Minh Hạc. Trên cơ sở
nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế, đề tài phân tích làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về vai trò của con người trong tiến trình vận động, phát triển
của xã hội nói chung, trong đó chỉ ra: Con người là nguồn lực quan trọng nhất
trong công cuộc đổi mới hiện nay. Từ đó, đề tài đưa ra nhưng dự báo, phương
4
hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy yếu tố con người trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Con người và nguồn lực con người trong phát triển (Nhiều tác giả)
Trung tâm Khoa học Xã hội nhân văn quốc gia, H, 1995.
Cuốn sách đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác
giả trên thế giới bàn về vấn đề con người theo các góc độ khác nhau; về động
cơ hoạt động của con người; mô hình mới về sử dụng nguồn lực con người;
trí tuệ hóa lao động và đào tạo chuyên môn; tiếp cận mới đối với chính sách
việc làm, con người và môi trường.
Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta,
của tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, H.1998. Cuốc sách đã khái quát
những kinh nghiệm về phát triển NNL của các nước trên thế giới, trong đó tập
trung vào lĩnh vực GD&ĐT - yếu tố quyết định phát triển NNL.
Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân
lực, Viện Phát triển Giáo dục, H. 2002. Cuốn sách này đã tập hợp kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế
và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triển
NNL. Đồng thời, đề xuất một khung chính sách phát triển NNL nhằm triển khai
thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển GD&ĐT.
* Nhóm công trình nghiên cứu về đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực ở một số địa phương, ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
Tác động của đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đến
cũng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Bùi Thúc Vịnh, luận văn thạc sĩ, Học
viện Chính trị Quân sự, H. 2000. Tác giả chỉ ra sự cần thiết, nội dung và thực
trạng đào tạo NNL cho CNH, HĐH và tác động của nó đối với củng cố quốc
phòng ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH và
củng cố nền quốc phòng toàn dân.
5
Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành
phố Đà Nẵng, Lê Quang Hùng, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, H. 2006. Tác giả khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng NNL ở
thành phố Đà Nẵng, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và nâng
cao chất lượng NNL. Luận giải một cách khoa học NNL chất lượng cao là động
lực cho quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế trí thức ở Việt Nam.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
(qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội), Tạ Quang Ngải, luận văn thạc sĩ, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2006. Tác giả đã đánh giá thực
trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay (qua thực tiễn ở thành
phố Hà Nội), đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.
Vai trò của quân đội trong phát triển nguồn nhân lực phục vục CNH,
HĐH ở nước ta hiện nay, Hoàng Văn Phai, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị Quân sự 2008. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của
quân đội trong phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trên
cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
quân đội trong quá trình này.
Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng hiện
nay, Lê Văn Hiền, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, H
2010. Tác giả luận văn đã đề cập và luận giải một số vấn đề về đào tạo NNL ở
thành phố Đà Nẵng thời gian 2001 đến 2010; phân tích làm rõ sự cần thiết
phải đào tạo, đào tạo lại NNL; thực trạng về quy mô, phương thức, kết quả
đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao động; đề xuất một số quan
điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu
phát triển KT - XH của thành phố đến năm 2020.
6
* Nhóm các công trình nghiên cứu về sử dụng nguồn nhân lực
Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta, Trần Kim Hải,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H. 1999.
Tác giả đã tổng quan các khái niệm về NNL và những vấn đề cơ bản trong sử
dụng NNL; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL ở
Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam
trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Phạm Kiên
Cường, luận án tiến sĩ. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2002.
Tác giả đã trình bày những giải pháp quan trọng nhằm mở rộng về số lượng,
nâng cao về chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong điều
kiện Việt Nam mở cửa, hội nhập quốc tế.
Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Ninh Bình, Lê Thị Bích
Hạnh, Luận văn thạc sĩ, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên LLCT. Hà
Nội 2011. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NNL và
sử dụng NNL trong quá trình phát triển kinh tế. Luận giải yêu cầu, xu hướng,
đặc điểm của sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH. Đánh giá những
thành tựu, thuận lợi; những khó khăn và hạn chế trong sử dụng NNL; đề xuất
phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong quá trình
CNH, HĐH ở Ninh Bình.
Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nxb Giáo dục 2007, Phan Văn Kha, sách tham khảo. Tác giả đề cập và luận
giải mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực trạng và giải pháp tăng
cường mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực ở các trình độ khác nhau.
Tuy tiếp cận và luận giải ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung
các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của NNL và sử dụng có hiệu
quả NNL là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu KT - XH.
7
Có thể chưa thống kê được hết các công trình nghiên cứu có liên quan,
nhưng các công trình, đề tài nghiên cứu (mà tác giả được biết) đến nay chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề chung về đào tạo, phát triển NNL; hoặc
nghiên cứu NNL ở những ngành nghề cụ thể; hoặc ở một số địa phương. Các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, với cách tiếp cận phong
phú, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sử dụng NNL cho phát
triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không
trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng NNL trong phát
triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT
- XH ở Đồng Nai trong những năm tới.
* Nhiệm vụ
Làm rõ một số vấn đề lý luận về sử dụng NNL trong phát triển KT -
XH ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng NNL trong quá trình phát triển
KT - XH ở tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả NNL
cho phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
“Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến sử dụng NNL trong quá trình phát triển
KT - XH ở Đồng Nai từ 2005 - 2013 (tập trung luận giải thực trạng sử dụng
8
nhân lực trong ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và khu vực
kinh tế ngoài nhà nước; mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao
động). Tư liệu, số liệu minh họa, phân tích, so sánh, khảo sát có liên quan đến
một số địa phương trong Tỉnh, thời gian từ năm 2006 đến 2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, những nghị
quyết, chủ trương của Tỉnh ủy, chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh trong
những năm gần đây có liên quan đến sử dụng NNL cho phát KT - XH.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế học chính trị:
trừu tượng hóa khoa học; kết hợp lô-gíc với lịch sử; so sánh, phân tích, tổng
hợp, thống kê; phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác trong
thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm tài liệu tham
khảo về sử dụng NNL, sự cần thiết phải tối ưu hóa sử dụng NNL; thực trạng
và quan điểm, giải pháp cơ bản về sử dụng NNL cho phát triển KT - XH ở
Đồng Nai. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng; đồng thời cung
cấp luận cứ khoa học để các cấp lãnh đạo tỉnh hoạch định chính sách và
biện pháp đào tạo, quy hoạch, sử dụng NNL cho phát triển KT - XH trong
thời gian tới.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung (2 chương, 4 tiết); Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Những vấn đề chung về sử dụng nguồn nhân lực trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế - xã hội
Quan niệm về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong phát
triển kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực
Trước đây người ta đã thấy được vai trò của yếu tố con người (nguồn
lực con người, nguồn nhân lực) nhưng nhìn nhận nó chỉ đơn thuần là phương
tiện, là một nguồn lực cho phát triển như mọi nguồn lực vật chất khác. Ngày
nay, sự nhận thức trên không còn phù hợp, con người - NNL, không chỉ là
động lực chủ yếu mà còn là thước đo, là mục tiêu của sự phát triển. Chính vì
lẽ đó, NNL hay nguồn lực con người trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học (khoa học tự nhiên, y học, khoa học xã hội...).
NNL là khái niệm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm về
NNL dưới những góc độ khác nhau:
Có nhiều ý kiến cho rằng: NNL là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con
người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập cao
trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, NNL là kết quả đầu tư
trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Cách hiểu này
còn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người và chưa
đặt ra giới hạn về mặt phạm vi không gian của NNL.
10
Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc: Dù xem xét trên bình diện quốc
gia hay địa phương, NNL được xác định là “tổng thể các nguồn lao động
được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao
động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói
chung) đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân”.
Theo tác giả Lê Thị Bích Hạnh, NNL là tổng hợp những con người cụ
thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí
lực, tâm lực; tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc
gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và
tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng,
quốc gia. Tính thống nhất đó, được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con
người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển.
Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam trình bày trong
chương trình cấp Nhà nước KX-07, NNL được hiểu là “số dân và chất lượng
con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực
phẩm chất, thái độ, phong cách làm việc”.
Như vậy, NNL đựơc biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng:
Về số lượng: NNL phụ thuộc vào thời gian làm việc có thể có được của
cá nhân và quy định độ tuổi lao động của mỗi quốc gia. Số lượng NNL đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH. Số lượng không tương xứng
với sự phát triển (thừa hoặc thiếu) thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình
thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội nói chung. Nếu thừa sẽ dẫn
đến thất nghiệp, tạo gánh nặng về mặt xã hội cho nền kinh tế; nếu thiếu thì
không có đủ lực lượng lao động cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Về chất lượng: NNL được biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần thái độ,
động cơ, ý thức lao động, văn hóa lao động công nghiệp, phẩm chất tốt đẹp
của người công dân đó là yêu nước, yêu lao động (có ý thức trách nhiệm với
11
cuộc sống của chính mình và cộng đồng). Trong ba mặt: thể lực, trí lực, tinh
thần thì thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phương thức để
chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, hình thành và phát triển kỹ năng
lao động. Ý thức tinh thần đạo đức tác phong là yếu tố chi phối hiệu quả hoạt
động chuyển hóa của trí lực thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố có vai trò quan
trọng hàng đầu của NNL, bởi con người có năng lực, có trí tuệ mới có thể
nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt động
sản xuất và cải biến xã hội.
Tổng quan một số quan niệm về NNL, tác giả luận văn cho rằng, NNL
có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích, phạm vi
nghiên cứu. Trong giới hạn một luận văn thạc sĩ kinh tế, chúng tôi cho rằng:
Theo nghĩa chung nhất, nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là vốn
người. Gọi NNL là vốn tức là coi con người như một thứ tài nguyên đặc biệt,
một thứ vốn quý giá nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực.
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực về con
người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn
lực, có khả năng huy động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển KT -
XH, nhờ nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là lực lượng lao động xã
hội. Đó là một bộ phận của dân số đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế quốc dân hoặc trong một ngành, ở một vùng, một địa
phương... bao gồm những người trong độ tuổi lao động theo quy định của
từng quốc gia.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn tiếp cận NNL theo
nghĩa hẹp, đó là tổng hợp những con người cụ thể có khả năng tham gia vào
quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực; tiềm năng lao
động của một tổ chức, một địa phương, một ngành kinh tế trong thể thống
12
nhất hữu cơ giữa năng lực cá nhân và tính chất xã hội của con người, nhóm
người, tổ chức, địa phương, ngành đó. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá
trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Sử dụng NNL là việc phân bổ, quản lý khai thác lực lượng lao động ở
các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế... Sử dụng NNL có hiệu quả cao nhất chính
là huy động, khai thác tối đa nguồn lực con người (lực lượng lao động) phù
hợp với điều kiện của nền kinh tế cũng như của từng địa phương, đơn vị kinh
tế... để người lao động có thể đảm nhận và làm tốt nhất công việc được giao
góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ KT - XH.
Hiện nay kinh tế đất nước đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, vì
vậy việc sử dụng NNL cho phát triển KT - XH nói chung, ở tỉnh Đồng Nai
nói riêng, không thể không vận dụng các quy luật của thị trường trong giải
quyết các mối quan hệ về lao động (quy luật cung cầu, cạnh tranh, tiết kiệm
và hiệu quả...). Cơ sở lý luận cho việc nhận thức cần và phải sử dụng tối ưu
nguồn lực con người trong phát triển KT - XH chính là quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong hoạt
động thực tiễn.
Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và
Ph.Ăngghen cho rằng mục đích của sản xuất tư bản là giá trị thặng dư, là lợi
nhuận, nhưng đó là nhìn chung và xét đến cùng. Để có giá trị thặng dư, trước
hết nhà tư bản phải bán được hàng hóa, phải đứng vững được trong cơ chế thị
trường. Điều đó cũng có nghĩa là từng nhà tư bản phải tìm mọi cách ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, phải không ngừng hoàn
thiện cơ chế và phương thức quản lý kinh tế để khai thác tối đa nguồn lực con
người cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản. Trên thực tế, giai cấp tư sản
13
thông qua nhà nước của họ đã rất thành công trong việc khai thác nguồn lực
con người trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế của nước Nga giai đoạn
1918 - 1924, VI. Lê-nin rất quan tâm đến vai trò làm chủ về kinh tế của
người lao động và tổ chức các phong trào thi đua. Trong “Những nhiệm vụ
trước mắt của chính quyền Xô-viết”, “Sáng kiến vĩ đại”... VI. Lê-nin đã
nhận thấy sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng lao động một khi họ
được làm chủ những công xưởng, hầm mỏ... và được tổ chức quản lý một
cách khoa học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về người lao động và sử dụng người lao động
trong hoạt động KT - XH (cách dùng người...) cũng đã để lại nhiều điều
cần được nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn. Trong kháng chiến chống
Pháp (1946 - 1954), và chống Mỹ (giai đoạn 1954 - 1969), Người thường
động viên mọi tầng lớp nhân dân (trước hết là nông dân, công nhân, trí
thức) hăng hái thi đua lao động sản xuất với tính thần “nhà nông cũng là
chiến sĩ”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “tay cày tay súng, tay búa tay
súng”... Vì vậy, chúng ta đã huy động tối đa sức người, sức của cho sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sử dụng NNL theo quan điểm của các nhà kinh tế học (khoa học
quản lý kinh tế, quản trị nhân lực) là nghiên cứu, ứng dụng những thành
tựu của các ngành khoa học kỹ thuật (cơ giới hóa, tự động hóa) các
ngành sinh học, tâm lý học, đạo đức học, nhân chủng học... nhằm tăng
năng suất lao động, nâng cao hiệu suất sử dụng lao động sống, tạo nhiều
giá trị mới (giá trị gia tăng) trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời đại cách mạng khoa học công
nghệ và cơ chế thị trường, quản lý và sử dụng NNL ngày nay là một
ngành khoa học giàu tính nghệ thuật, đồng thời cũng là một môn nghệ
thuật mang đậm tính khoa học.
14
Mối quan hệ giữa đào tạo, phát triển với sử dụng nguồn nhân lực
Muốn sử dụng có hiệu quả NNL trước hết phải đào tạo một đội ngũ
những người lao động hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nhất cho hoạt động
thực tiễn KT - XH. Đó là tập hợp những cá nhân có sức khỏe, có tri thức,
có kỹ năng lao động, có ý thức trách nhiệm với chính mình và cộng đồng;
đồng thời phải được tổ chức thành những đơn vị, những tập thể được quản
lý một cách khoa học. Khi đề cập đến yếu tố con người, không chỉ chú ý
đến kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm trong lao động và trong cuộc
sống, mà còn là những con người ngày càng phát triển cao về thể chất,
mạnh mẽ vững vàng về tinh thần, trong sáng về đạo đức, linh hoạt, văn
minh về ứng xử với tự nhiên và xã hội. Trong đó, trí tuệ không chỉ là
những tri thức trừu tượng, mà trước hết là những năng lực chuyên môn
được đào tạo và đào tạo lại trong quá trình sản xuất. Khỏe mạnh về thể chất
không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể lực, mà nó bao hàm trong đó
sự phát triển tốt về trí lực, tư chất thông minh, tâm lý, thần kinh và trí sáng
tạo cao trong lao động sản xuất, trong công tác. Đạo đức cũng không chỉ là
lương tâm, danh dự, trách nhiệm nói chung, mà trước hết nó được gắn bó
với nghề nghiệp của mỗi người theo sự phân công của xã hội. Linh hoạt và
văn minh về ứng xử là thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ thế
chủ động trong mọi tình huống, xử sự một cách thông minh và lịch sự, đầy
lòng nhân ái, vị tha và mang đậm tính nhân văn. Người lao động phải được
đào tạo chuyên môn ngành nghề, bồi dưỡng, giáo dục năng lực, phẩm chất
đạo đức. Con người phải được đào luyện để phát triển toàn diện. NNL phải
được đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Tất cả những lập
luận trên đã được khẳng định, trên thực tế, con người là không chỉ là chủ
thể, mà còn đối tượng nghiên cứu (trực tiếp hoặc gián tiếp) của tất cả các
ngành khoa học.
15
Vì sao có thể khẳng định, muốn sử dụng tối ưu (hiệu quả cao nhất)
NNL hiện có cần quan tâm đến hai vấn đề là: đào tạo, phát triển nhân lực
quản lý, lãnh đạo (người sử dụng lao động); đào tạo lại đội ngũ người lao
động (trực tiếp lao động sản xuất).
Đào tạo NNL nói chung là toàn bộ những hoạt động có mục đích, có tổ
chức, nhằm trang bị và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái
độ trách nhiệm tình cảm, đạo đức, để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân,
nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
Quan niệm trên đã cho thấy, đây là hoạt động có mục đích của các tổ
chức chính trị, kinh tế, xã hội; các nhà trường, trung tâm GD&ĐT, các doanh
nghiệp và người lao động nhằm phát triển NNL. Đồng thời quan niệm trên
cũng chỉ rõ mục đích của quá trình này là nâng cao chất lượng NNL (năng lực
làm việc của người lao động) đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
Phát triển NNL nói chung và đào tạo NNL nói riêng là một việc làm rất
quan trọng, vừa mang tính chiến lược lâu dài vừa là những vấn đề mang tính
thời sự cấp thiết của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Đào tạo để phát triển
NNL và phân bổ hợp lý NNL hiện có là cơ sở cho khai thác, sử dụng tối ưu
nguồn lực con người trong hoạt động thực tiễn. Ngược lại, sử dụng tối ưu
NNL sẽ có tác động tích cực đến quy mô, phương thức, kết quả đào tạo, phát
triển và phân bổ lại NNL.
Trong thực tiễn, sử dụng NNL tức là quá trình tạo điều kiện cho con
người tham gia vào hoạt động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, phi vật chất
phục vụ các nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Quá trình lao
động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với các yếu tố khác của lực
lượng sản xuất nên việc khai thác và phát huy NNL không thể tách rời việc tổ
chức nền sản xuất cũng như xác định mục tiêu, phương thức của sự phát triển
KT - XH. Bởi vậy, sử dụng NNL được hiểu: là việc khơi dậy và phát huy tất
16
cả các khả năng của con người thành hiện thực, biến sức lao động thành lao
động trong quá trình phát triển KT - XH.
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề về NNL, người học cho rằng, đối
với cả nước nói chung, từng địa phương - trong đó có tỉnh Đồng Nai nói
riêng, trong quá trình CNH, HĐH và trong bất kỳ giai đoạn nào để phát
triển KT - XH cũng cần coi trọng việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử
dụng NNL phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương,
từng vùng miền. Mục đích của quá trình này là huy động tối đa và khai
thác tối ưu lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh cho các nhiệm vụ, mục
tiêu KT - XH đã được xác định. Trong quá trình phát triển KT - XH trên
địa bàn Tỉnh, cần quan tâm đến những nhân tố chi phối quá trình sử dụng
NNL. Đó là quy mô, trình độ, mục tiêu phát triển KT - XH; số lượng, chất
lượng, cơ cấu NNL hiện có; tỷ lệ tăng dân số, phân bổ dân cư và kết quả
đào tạo lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh; sự tác động của thể chế vĩ
mô, các chính sách của tỉnh, địa phương (đất đai, quản lý hành chính về
con người, xuất khẩu lao động, tiền lương); nhận thức của chính những
người lao động về việc làm, thu nhập trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Sự cần thiết và nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai
Sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai là khái niệm
chỉ Toàn bộ hoạt động có chủ đích, có kế hoạch của các cấp chính quyền,
các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đội ngũ doanh nhân và người sử
dụng lao động... thực hiện việc phân bổ, sắp xếp hợp lý việc làm cho lực
lượng lao động trong từng ngành, địa phương, đơn vị cũng như trên phạm
vi toàn tỉnh nhằm tạo đủ việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
thúc đẩy KT - XH phát triển.
Sử dụng có hiệu quả NNL trong phát triển KT - XH ở Đồng Nai là
yêu cầu khách quan bởi những lý do sau:
17
Thứ nhất, Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về vai trò của nguồn lực con
người trong hoạt động thực tiễn.
Trong học thuyết của mình, phần lý luận về hàng hóa sức lao động
C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ
những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó” [3, tr.251]. Như vậy, theo quan điểm của C. Mác, để có năng
lực lao động tốt thì người lao động phải có năng lực thể chất (gồm sức
khỏe, kỹ năng nghề nghiệp), tinh thần tốt và được đem ra vận dụng trong
hoạt động; để có năng lực thể chất và tinh thần tốt thì con người phải
không ngừng học tập, rèn luyện.
Khi nghiên cứu về giá trị của sức lao động, C. Mác viết: “Giá trị của
sức lao động, cũng như giá trị của mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số
thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để tái sản xuất ra thứ sản
phẩm đặc biệt ấy” [3, tr.255]. Ở đây, C. Mác đã khẳng định giá trị của sức
lao động cao hay thấp, phụ thuộc vào chi phí đầu tư sản sinh ra nó nhiều
hay ít; chúng ta muốn có nhiều sức lao động có giá trị cao đòi hỏi chúng ta
phải đầu tư cho nó nhiều hơn. C. Mác cũng chỉ ra rằng việc giá trị của sức
lao động bao hàm yếu tố lịch sử và tinh thần; mỗi công việc khác nhau,
mỗi quốc gia khác nhau và mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giá trị của sức
lao động cũng khác nhau, khả năng nâng cao giá trị sức lao động của mỗi con
người cũng khác nhau.
Để nâng cao năng lực lao động của con người, C. Mác khẳng định cần
phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó và tùy theo tính chất phức
tạp của lao động mà phải chi phí nhiều hay ít để đào tạo chuyên môn kỹ thuật
cho người lao động. C. Mác cho rằng, muốn cải tạo bản tính chung của con
18
người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong
một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao
động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo
dục nào đó, mà muốn thế thì lại phải tốn một số nhiều hay ít vật ngang giá
nào đó. Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của
sức lao động.
Là người mác-xít, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong
việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa,
nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn
diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm
mỹ, có khát vọng làm giàu cho mình, cho xã hội và cộng đồng. Rõ ràng, mục
tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những
người công dân có ích cho nước Việt Nam”, “những cán bộ làm công bộc cho
dân”, “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của
nước nhà”. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng
hóa các loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm để tạo điều kiện cho
người lao động, cán bộ chiến sĩ được đi học. Người yêu cầu: phải quan tâm
đến giáo dục, đào tạo NNL, nhân tài cho đồng bào các dân tộc ít người, tẩy
rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau như anh em
một nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình.
Thứ hai, Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, tăng
cường sức mạnh quốc phòng, an ninh ở Đồng Nai trong những năm tới.
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) và là một trong những địa phương có
nhiều lợi thế cho phát triển KT - XH với tốc độ, trình độ cao hơn trung bình
của cả vùng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 (tháng 9 năm 1010)
19
đã xác định: Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 - 2015 là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền
vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập
quốc tế; đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng phát triển các
lĩnh vực KT - XH, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành Tỉnh CNH, HĐH.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai đã xác định nhiệm vụ đột phá giai đoạn 2011 - 2015 như:
Tập trung thu hút, đãi ngộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao tiềm lực
khoa học và công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết
nối vào các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong Tỉnh, các tuyến
giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân
hàng, vận tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng).
Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công
nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng
cao. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp.
Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát
triển thương hiệu nông sản hàng hóa.
Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri
thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn và toàn vùng; bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh
quốc phòng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - XH. Phát triển KT -
20
XH đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị. Nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự [10].
Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, xã hội; quốc phòng và an ninh
rất quan trọng của Tỉnh, muốn mục tiêu trên trở thành hiện thực đòi hỏi phải huy
động tối đa, sử dụng tối ưu các nguồn lực, trong đó trước hết và cơ bản nhất là
nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong tất cả các lĩnh vực KT - XH của Tỉnh.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng sử dụng lực lượng lao động trong quá
trình phát triển KT - XH của tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
Trước hết phải khẳng định rằng, muốn một nền kinh tế tăng trưởng,
phát triển nhanh và bền vững, cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là: áp dụng công
nghệ mới, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đào tạo và sử dụng NNL
theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả.
Sử dụng hợp lý (tối ưu) NNL ở Đồng Nai hiện nay không chỉ là điều
kiện góp phần quan trọng cho giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập của người
lao động mà trực tiếp cung ứng một lực lượng lao động với những trình độ
chuyên môn, ngành nghề khác nhau cho các tỉnh khác trong vùng mà trước
hết là thành phố Hồ Chí Minh và thị trường xuất khẩu lao động.
Trên thực tế, việc phân bổ và sử dụng NNL ở tỉnh Đồng Nai được tiến
hành theo cơ chế thị trường (quan hệ cung - cầu lao động) và đã đem lại nhiều
kinh nghiệm quý cho các địa phương khác trong cả nước. Tuy vậy, cũng còn
nhiều bất cập, hạn chế (sẽ đề cập và luận giải ở phần đánh giá thực trạng). Vì
vậy, sử dụng có hiệu quả NNL hiện có của Tỉnh vừa là vấn đề có tính cơ bản
lâu dài vừa mang tính thời sự cấp thiết.
Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế xã hội ở Đồng Nai
Từ khái niệm sử dụng NNL và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử
dụng NNL ở Đồng Nai như đã trình bày ở phần trên, tác giả luận văn cho rằng
21
đánh giá sự hợp lý, tính hiệu quả trong sử dụng NNL cho phát triển KT - XH
cần dựa trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, công tác quy hoạch, phân bổ lực lượng lao động được thực
hiện một cách cơ bản, gắn sát với các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của Tỉnh,
từng huyện từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ thất nghiệp và thời gian không có việc làm cho người lao động
trong những ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ
giảm xuống.
Thứ hai, việc phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp,
bộ máy hành chính công... ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn. Đảm bảo tính cân
đối và sự hợp lý trong phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị
nhân lực trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Tỉnh, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của địa phương hoặc đơn vị, cơ sở sản xuất; thu nhập và mức
sống của người lao động so với mức trung bình hàng năm của cả vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Đây vừa là nội dung, vừa là tiêu chí có thể lượng hóa để đánh giá hiệu
quả sử dụng NNL của Tỉnh. Bởi vì, NNL là nguồn lực của mọi nguồn lực, có
sử dụng hợp lý NNL mới khai thác tối đa nguồn lực khác cho các nhiệm vụ
kinh tế, xã hội. Trong phạm vi từng đơn vị kinh tế, từng địa phương, thu nhập
của người lao động, lợi nhuận doanh nghiệp, mức thu ngân sách đều tăng thì
kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển.
Thứ tư, sự đồng thuận về mặt xã hội trong môi trường lao động,
phương thức và kết quả giải quyết các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa
người lao động và người sử dụng lao động, giữa các tổ chức kinh tế xã hội với
bộ máy chính quyền các cấp.
22
Xét cho cùng sản xuất để tiêu dùng; CNH, HĐH nền kinh tế là nhằm
phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển KT -
XH, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng tăng của con
người. Khi lợi ích kinh tế của người lao động được quan tâm và thực hiện tốt
hơn sẽ tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng, phát triển.
Kinh nghiệm một số địa phương sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua
Cần phải khẳng định, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều lựa
chọn những phương thức sử dụng NNL hướng tới sự tối ưu hóa, phù hợp với
điều kiện, mục tiêu phát triển KT - XH, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh,
Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng... có nhiều thành công hơn cả và để lại
nhiều kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho các địa phương khác trong đó
có tỉnh Đồng Nai.
Trên bản đồ địa kinh tế Việt Nam, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng là những đô thị lớn nhất nước, có tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh
cả về kinh tế, xã hội. Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, một mặt làm thay
đổi vị thế, diện mạo của Thủ đô Hà Nội, các thành phố trung tâm miền Nam,
miền Trung đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về việc làm, thu nhập cho các
tầng lớp dân cư, nhất là những nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công
nghiệp, khu đô thị, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.
Đối với Thành phố Đà Nẵng, để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng,
ngoài việc đền bù thỏa đáng theo tinh thần công khai minh bạch, công bằng,
Đà Nẵng còn ban hành những quy định cụ thể về tuyển dụng lao động, dạy
nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động... nhờ đó tỉ lệ thất nghiệp luôn
ở mức trung bình so với cả nước (theo Tổng cục Thống kê, năm 2013 tỉ lệ
thất nghiệp của nước ta là 1,68% - thấp hơn rất nhiều so với các nước phát
triển vì cách tiếp cận, tiêu chí xem xét khác nhau).
23
Đối với Thủ đô Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính (gồm tỉnh
Hà Tây cũ), Hà Nội đã thành công trong việc giải quyết việc làm tại chỗ cho
hàng chục nghìn lao động thông qua phát triển các loại hình dịch vụ cho sản
xuất, đời sống; khuyến khích phát triển ngành, nghề truyền thống, mở rộng thị
trường xuất khẩu lao động. Vì vậy, việc di dân tự do vào thành phố được
kiểm soát, dòng người hàng ngày đổ vào thành phố mưu sinh không tăng đột
biến (tỉ lệ, mật đô dân cư thành phố tăng nhanh là vấn đề có tính quy luật của
công nghiệp hóa, đô thị hóa).
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm Kinh tế, Tài chính lớn
nhất nước, lại rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, liên kết với các tỉnh trong
vùng để phát triển du lịch... Mặc dù, số lượng lao động ngoại tỉnh (kể cả từ
Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai) đến cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí
Minh là không nhỏ, nhưng các vấn đề về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội,
an ninh quốc phòng trên địa bàn vẫn được đảm bảo tốt. Thành phố Hồ Chí
Minh luôn là đầu tầu kinh tế không chỉ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
mà còn cho cả nước nói chung.
Từ thực tiễn sử dụng NNL trong xây dựng, phát triển KT - XH của thủ
đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
trước hết là thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
về sử dụng NNL cho Đồng Nai như sau:
Một là, thống nhất trong nhận thức về vai trò của NNL (yếu tố con
người) trong hoạt động thực tiễn KT - XH.
Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế, nhưng con người chỉ
giữ vai trò là nguồn lực của mọi nguồn lực, con người quyết định năng suất,
chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất khi hội tụ đầy đủ các yếu tố về sức
khỏe, tri thức, kỹ năng, ý thức trách nhiệm với chính mình và cộng đồng và
24
được tổ chức thành những tập thể thống nhất với sự quản lý khoa học. Điều
đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng chương trình, đề án phát triển giáo dục và
đào tạo, y tế, an sinh xã hội. Thực sự quan tâm giải quyết và giải quyết một
cách thỏa đáng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, các chính
sách, các quyết định quản lý (cả tầm vĩ mô và vi mô) đều hướng tới lợi ích
của con người, trước hết là người lao động. Việc tuyển dụng, sử dụng, trả
lương... căn cứ vào năng lực, kết quả đóng góp cho tập thể, xã hội; không có
sự phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, làm việc trong hay ngoài khu vực
kinh tế nhà nước...
Hai là, định kỳ 3 - 5 năm tiến hành khảo sát đánh giá số lượng, chất
lượng lực lượng lao động xã hội trên địa bản toàn tỉnh cũng như từng thành
phố, thị xã, huyện trực thuộc; từng ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trên cơ sở
những số liệu điều tra, tiến hành phân bổ lại lực lượng lao động giữa các địa
phương, giữa các ngành trong tỉnh theo hướng lao động nông nghiệp, lao
động trực tiếp giảm; lao động dịch vụ, lao động gián tiếp tăng. Tăng tỷ lệ
người lao động được đào tạo chuyên môn ngành nghề và làm việc đúng ngành
nghề chuyên môn đào tạo, để tránh sự lãng phí vô hình cho người lao động,
người sử dụng lao động và xã hội.
Quan tâm xây dựng đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý vì họ là những
người trực tiếp lập các phương án sản xuất kinh doanh (trên tất cả các lĩnh
vực với những quy mô khác nhau) và sử dụng lực lượng lao động thực hiện
các phương án đó. Nếu có một đội ngũ doanh nhân và cán bộ quản lý giỏi,
chèo lái doanh nghiệp đứng được trong cơ chế thị trường và mở rộng thị
phần... thì họ không chỉ làm giàu cho mình, cho địa phương mà còn thu hút
thêm lao động vào làm việc góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo sự tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
25
Ba là, hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Thực chất là
vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong tuyển dụng, sử dụng NNL.
Đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng đang xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường; song trên thực tế lại chưa có thị trường sức lao
động theo đúng nghĩa của nó. Đây có thể coi là lực cản cho việc nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động trong tất cả các lĩnh vực KT - XH. Vì sức lao động
chưa là hàng hóa nên người lao động và người sử dụng lao động không cần
quan tâm đến cạnh tranh, đến quan hệ cung cầu, điều đó cũng có nghĩa là tự
đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết hài hòa các
quan hệ lợi ích của các chủ thể liên quan cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Sử dụng có hiệu quả NNL cho phát triển KT - XH nói chung, là huy
động tối đa, sử dụng tối ưu lực lượng lao động xã hội hiện có vào thực hiện
các nhiệm vụ KT - XH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Vì vậy, hình thành và phát triển thị trường sức lao động sẽ
trực tiếp nâng cao chất lượng NNL và hiệu quả sử dụng NNL.
1.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai
1.2.1. Tổng quan nguồn nhân lực và đặc điểm tự nhiên, xã hội chi
phối đến sử dụng nguồn nhân lực ở Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903, 940
km2
, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã
Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất,
Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía
26
Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía
Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Nguyên.
Về Đất đai
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo
nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ
có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở
phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công
nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu.
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất
xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố
ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà,
Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém,
thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây
công nghiệp dài ngày như cây điều, cà phê, hồ tiêu…
Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân
bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt,
thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
Tổng diện tích toàn Tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp:
277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở:
16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
52.715 ha.
Tình hình sử dụng đất của Tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều,
nhưng Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.
27
Về khí hậu
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng
nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Nhiệt độ bình quân sơ bộ năm 2009 là: 25,90
C.
Số giờ nắng trung bình trong sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ.
Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82%.
Về tài nguyên
Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thủy sản dựa vào hệ thống hồ đập và
sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2
và trên 60 sông, kênh rạch,
rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi…
Về dân số
Dân số toàn Tỉnh tính đến tháng 7 năm 2010 là 2.559.670 người. Trong
đó: Phân theo khu vực thành thị - nông thôn: Thành thị là: 855.703 người;
Nông thôn là 1.703.970 người. Phân theo giới tính: Nam: 1.270.120 người,
chiếm 49,62%; Nữ: 1.289.554 người, chiếm 50,38%. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2010 là 1,12%.
Vị trí địa lý, tài nguyên đất, khí hậu, dân số, theo thống kê trên là
những điều kiện cần và đủ để Đồng Nai phát triển một cơ cấu kinh tế công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại. Điều đó cũng
có nghĩa là tỉnh Đồng Nai có nhiều thuận lợi trong sử dụng NNL trong phát
triển KT - XH.
Về kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm.
Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng
28
15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá
thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp
2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng
(1.147,63$), tăng gấp 2,1 lần năm 2005. Năm 2013 đạt 50.598. 970 triệu đồng
(2.400,33$) [xem Phụ lục 5].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành
công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ
từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn
8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao
động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao
động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăng
của giai đoạn 2001 - 2005.
Điều kiện tự nhiên, xã hội của Đồng Nai nhìn chung rất thuận lợi cho
huy động, sử dụng ở mức cao nhất lực lượng lao động vào các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp chế
biến và dịch vụ.
1.2.2. Kết quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã
hội ở Đồng Nai thời gian qua
Kết quả sử dụng NNL cho phát triển KT - XH của Đồng Nai gắn liền
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thành tựu tăng trưởng kinh tế của tỉnh
cũng như từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ sở sản xuất
kinh doanh. Điều đó được biểu hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, công tác quy hoạch, phân bổ lực lượng lao động được thực
hiện một cách cơ bản, gắn sát với các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của tỉnh,
từng huyện từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
29
Theo số liệu của Cục thống kê Đồng Nai, từ năm 2010 đến 2013, tỷ lệ
thất nghiệp cả khu vực thành thị và nông thôn của Tỉnh đều thấp hơn mức
trung bình của cả nước (thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 giảm còn
2,6%, năm 2013 còn 2,2%).
Cùng với tỷ lệ thất nghiệp thấp, thời gian không có hoặc không đủ việc
làm cho người lao động trong những ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh
doanh mang tính thời vụ như nông nghiệp, xây dựng cơ bản, du lịch có xu
hướng giảm do các cơ sở sản xuất đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm.
Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt
121.500 tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân
sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm.
Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 Khu công nghiệp,
nâng tổng số Khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu,
với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010
toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143
ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công
nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải
phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư.
Cơ cấu lao động năm 2010 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39,1%,
khu vực dịch vụ 30,9%, khu vực nông nghiệp 30%.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cuối năm 2010 còn 14,5%.
Năm 2010, toàn tỉnh có 257 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế;
100% trạm y tế có nữ hộ sinh; 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào
tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Toàn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 5.675 giường bệnh, đạt
19 giường bệnh/vạn dân. Toàn tỉnh có 5.703 cán bộ y tế, đạt 22,5 cán bộ y
30
tế/vạn dân. Trong đó, số bác sỹ là 1.267 người, đạt 5 bác sỹ/vạn dân. Những
số liệu về y tế, giáo dục và chất lượng dân cư đều có liên quan đến thực trạng
sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở Đồng Nai thời gian qua.
Kết quả Chương trình đào tạo phát triển NNL ở Đồng Nai giai đoạn
2005 - 2010 cho thấy:
Mục tiêu 5 năm 40% người lao động được đào tạo nghề, năm 2010 là
42,66%, đạt 106,65% chỉ tiêu. Số người tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ 244.000 người, đến tháng 12/2010 là 241.000 đạt 98,55% chỉ
tiêu [Nguồn: Cổng thông tin điện tử - UBND tỉnh Đồng Nai].
Về nhân lực: lực lượng lao động tăng thêm từ dân số của tỉnh hàng năm
khoảng 21 - 22 ngàn người trong độ tuổi lao động (bao gồm cả lực lượng học
sinh, sinh viên ra trường), lực lượng lao động cần việc làm mới từ quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế khoảng 16 - 17 ngàn người/năm, lực lượng lao
động thất nghiệp thành thị hiện có khoảng 27 - 28 ngàn người (năm 2010 tỷ lệ
thất nghiệp thành thị chiếm 2,6% và tỷ lệ này ngày càng giảm), thu hút lao
động từ các địa phương khác khoảng 10 - 12 ngàn lao động. Như vậy, lực
lượng lao động mỗi năm tăng thêm khoảng 75 - 80 ngàn người, cơ bản đáp
ứng đủ nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Về cơ bản đã
đảm bảo cân đối nhu cầu lao động của doanh nghiệp và lao động tìm kiếm
việc làm (cả lao động ngoại tỉnh và lao động là người nước ngoài), kiểm soát
tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức thấp, gia tăng thời gian lao động nông
nghiệp, nông thôn. Trong phát triển KT - XH, cơ cấu lao động chuyển dịch
theo hướng ngày càng hợp lý, hiện đại hơn (năm 2010: khu vực công nghiệp -
xây dựng là 39,1%; khu vực dịch vụ là 30,9%; khu vực nông nghiệp là 30%).
Thứ hai, việc phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị
nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị hành chính sự
nghiệp, bộ máy hành chính công... ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn.
31
Đối với bộ máy hành chính công, các đơn vị hành chính sự nghiệp,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng (Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội...) có nhiều chủ trương, đề án thực hiện
tinh giản bộ máy hành chính, bộ phận trung gian. Cụ thể:
Xây dựng biểu biên chế bộ máy quản lý, xác định định mức lao động
cho những ngành, lĩnh vực theo hướng hợp lý, hiệu quả.
Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất kinh
doanh, quản trị nhân lực.
Tạo thêm những điều kiện thuận lợi hơn cho lao động ngoại tỉnh đến
Đồng Nai làm việc và người lao động của Đồng Nai đi làm việc ở các tỉnh,
thành phố khác (lên Lâm Đồng, vào thành phố Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu
lao động...
Đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ... thực hiện rộng rãi hợp đồng lao động dài hạn hoặc theo thời
vụ; liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm
để giải quyết quan hệ cung - cầu lao động.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Tỉnh thường cao hơn
mức trung bình của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2005, 2010 đạt tốc
độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 13%/năm, giá
trị sản xuất (giá cố định 1994) tăng trưởng đạt 16%/năm; trong đó giá trị sản
xuất ngành công nghiệp đạt 17%/năm. Cụ thể:
Tỉnh đã tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng
trưởng ổn định, hiệu quả, bền vững theo hướng hiện đại và cơ bản giữ được
vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu
cơ bản CNH, HĐH trên địa bàn. Tập trung duy trì phát triển các ngành công
nghiệp chủ lực, có lợi thế so sánh, phát triển các ngành công nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Có nhiều biện pháp
32
khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa
bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chuyển một số ngành công nghiệp từ hình
thức gia công sang sản xuất thành phẩm, xuất khẩu trực tiếp, nhằm gia tăng
giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đã rà soát và xác định lại các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so
sánh của địa phương. Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp cơ khí sản xuất phụ kiện,
phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp dược, công nghiệp phụ trợ phục vụ
các ngành công nghiệp chủ lực. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông
nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ
sản xuất và thu hoạch nông sản, công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, công
nghiệp chế biến cao su, cà phê và các loại nông sản, thực phẩm với trình độ
công nghệ ngày càng cao, công nghệ sạch, tăng sức cạnh tranh. Thu hút
đầu tư các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn
góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phân bố hợp lý sự phát triển
công nghiệp trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu, cụm
công nghiệp hiện có. Chuyển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công
sang sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp, tạo nhiều giá trị gia tăng,
tăng thu nhập của người lao động và đóng góp ngân sách nhà nước cũng
như ngân sách địa phương.
Triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất
dùng cho thuê ở các khu công nghiệp trên 60%; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng
trong các khu công nghiệp và quan tâm đầu tư kết nối hạ tầng ngoài hàng rào
khu công nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; kiên trì thực hiện thực
hiện phương châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; nâng cao
chất lượng các dịch vụ phục vụ khu công nghiệp... [Hiện tại, Đồng Nai có 27
khu công nghiệp (tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa, huyện Long
33
Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom) và 36 cụm công nghiệp tập trung chủ yếu ở
các huyện còn lại].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư
nghiệp 5 năm 2005 - 2010 bình quân là 3,4%/năm, giá trị sản xuất của ngành
nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4,5%/năm.
Trên phạm vi toàn Tỉnh, đã tiến hành cơ giới hóa, hiện đại hóa trong
sản xuất nông nghiệp, nâng tỷ trọng nông sản qua sơ chế và chế biến lên trên
70% (riêng cao su, cà phê, hồ tiêu đạt trên 90%; thủy hải sản 86%). Ứng dụng
công nghệ sinh học, quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững. Tạo chuyển biến mạnh mẽ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng
xây dựng nông thôn mới hiện đại, có kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập
người nông dân, có kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, phát huy truyền thống
bản sắc văn hóa dân tộc và có môi trường sinh thái tốt. Xây dựng hoàn chỉnh
đề án khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, triển khai các nhiệm vụ
bảo vệ phát triển rừng. Đầu tư đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đi đôi
với đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế
nông thôn bền vững. Tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành
nông nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng và phát triển thương hiệu nông
sản hàng hóa trên địa bàn Tỉnh. Những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp
đã thống kê trên cũng đồng thời phản ánh thời gian nông nhàn (không sản
xuất) của nông dân, lao động nông thôn trên địa bàn Đồng Nai giảm xuống;
ngành nghề đa dạng, nhu cầu sử dụng lao động tăng, thu nhập tăng lại có tác
dụng thúc đẩy phân công lao động phát triển.
Kiên trì thực hiện phương hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng, hiệu quả cao trên cơ sở khuyến
khích tập trung đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào
34
sản xuất; bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp đặc điểm sinh thái và tập
quán sản xuất từng vùng; mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các loại
rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp.
Trong lĩnh vực dịch vụ, giai đoạn 2005 - 2010, Đồng Nai đã tập trung
các nguồn lực nhất là NNL cho phát triển các ngành dịch vụ, chú trọng phát
triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu
GDP của Tỉnh năm 2010 đạt 38% đến 39%. Phát triển mạnh các loại hình
thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành
ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Phấn đấu lĩnh vực thương mại và dịch vụ luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn so với tốc độ tăng tưởng nền kinh tế. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ,
trong đó chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân
hàng, vận tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng… Đầu tư phát
triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ. Đã
tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động ngành dịch vụ; năm 2013
tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên môn ngành nghề là 87,6% và làm việc
đúng ngành đào tạo đạt 78% trên tổng số lực lượng lao động làm việc trong
lĩnh vực này.
Thứ tư, đã tạo ra được sự đồng thuận trong môi trường lao động do giải
quyết tốt các mối quan hệ về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội giữa người lao
động và người sử dụng lao động; giữa bộ máy quản lý và các chủ thể kinh tế.
Vấn đề dân chủ hóa về kinh tế trong khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
được quan tâm. Kết cấu hạ tầng xã hội (bao gồm cơ sở vật chất phục vụ trực
tiếp cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...) được xây mới và nâng cấp theo
hướng đồng bộ, hiện đại.
Đến tháng 12 năm 2010, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là: mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS
35
15%, THPT 20%. Năm học 2010 - 2011, trên địa bàn Tỉnh có 2 trường đại
học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề
với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên.
Cuối năm 2010, toàn Tỉnh có 86% ấp, khu phố và 94% hộ gia đình đạt
danh hiệu ấp, khu phố, gia đình văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị có đời sống
văn hóa lành mạnh, phong phú.
Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010 đạt 99%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
năm 2010 khu vực thành thị đạt 98%, khu vực nông thôn 90%. Những số liệu
trên trực tiếp phản ánh môi trường kinh tế xã hội có sự đồng thuận cao.
Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn năm 2006, đến cuối năm 2009 còn dưới
1%. Nếu tính theo chuẩn 2009 của tỉnh đến cuối năm 2010 còn 4,27%. Những
số liệu trên là minh chứng cho việc sử dụng có hiệu quả NNL hiện có trên địa
bàn. Do toàn dụng nhân công nên việc làm và thu nhập của người lao động
được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư
trên toàn Tỉnh cũng như của từng địa phương được nâng lên. Cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ GD&ĐT, chăm sóc y tế được tăng cường.
Nói đến sử dụng NNL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng cần đề cập đến mối
quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong khu vực kinh tế tư
nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì, Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu
công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Theo đánh giá chung của các cơ quan
chức năng (Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh...) thì mối
quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp; giữa các chủ doanh nghiệp với người
lao động nhìn chung được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật và
hình thực tiễn của tỉnh. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đầu
tháng 5 năm 2014, nảy sinh một số vụ việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và lợi ích của chủ đầu tư cũng như việc làm, thu nhập của người lao động.
Song do có chỉ đạo kịp thời từ Trung ương và sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt
36
của các cơ quan chức năng nên mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với
các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài; giữa các nhà
đầu tư nước ngoài với người lao động, đã được giải quyết ổn thỏa. Cuối tháng 6
năm 2014 hầu hết người lao động trong các khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên
Hòa 2, Long Thành trở lại làm việc bình thường.
Nguyên nhân trực tiếp của những thành tựu trên là do tỉnh và các địa
phương đã huy động nguồn vốn (tài chính) thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của địa phương hoặc đơn vị, cơ sở sản xuất
được nâng lên, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, mức nộp ngân sách tỉnh, địa
phương tăng dần từng năm. Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng vốn đầu tư năm
2010 bằng 105,86% so với năm 2009; năm 2013 bằng 109,73% so với 2012...
Cùng với những kết quả tích cực trên, việc sử dụng NNL trong phát
triển KT - XH ở Đồng Nai thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục
xem xét giải quyết.
1.2.3. Hạn chế, bất cập của sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế - xã hội ở Đồng Nai; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần
quan tâm giải quyết
Hạn chế bất cập
Việc làm và thu nhập của người lao động trong một số ngành, một số
doanh nghiệp, hộ gia đình (nông nghiệp thuần túy, thủ công nghiệp, dệt may,
cơ khí, xây dựng, khai thác cây công nghiệp ở vùng sâu, dân tộc ít người)
thiếu ổn định và còn thấp. Ở nhiều Công ty cao su trên địa bàn tỉnh, thời gian
2005 - 2009 bình quân 4.500.000đ/người/tháng; giai đoạn 2010 - 2013,
còn 3.000.000đ/người/tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động của
thị trường, giá cao su nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 50%.
Tỷ lệ người lao động không đủ việc làm còn cao. Ngoại trừ thành
phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Long Thành (giáp thành phố
37
Hồ Chí Minh) có tỉ lệ thất nghiệp thấp (2,2 đến 2,6%) còn các huyện
khác như Vĩnh Cửu (giáp Bình Phước); Tân Phú (giáp Lâm Đồng); Định
Quán (giáp Bình Thuận) người lao động thiếu việc làm và người có việc
làm nhưng thu nhập thấp (nằm trong diện nghèo và cận nghèo) còn tương
đối nhiều.
Về tổ chức kinh tế - xã hội, sự xung đột về mặt lợi ích giữa chủ sử
dụng lao động với người lao động diễn ra không phải là cá biệt (hiện tượng
bãi công, bỏ việc, thiếu sự mẫn cán và tính sáng tạo trong công việc...).
Điều này phản ánh sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người
lao động còn có những vấn đề tiếp tục quan tâm theo dõi, giải quyết.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh; sự phát triển sản xuất kinh doanh
của một số doanh nghiệp, địa phương chưa ổn định. Số doanh nghiệp đăng
ký phá sản và số lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp có xu hướng tăng.
Cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý chưa tạo ra được những
“nội lực” mới từ lực lượng lao động có trình độ học vấn và kỹ năng
chuyên ngành cao. Sự lãng phí nhân lực do không bố trí đúng người, đúng
việc, nạn chảy chất xám vẫn còn diễn ra. Theo Cục Thống kê Đồng Nai,
khối cán bộ công chức thuộc bộ máy đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh,
người có trình độ sau đại học năm 2006 là 58; năm 2010 là 151. Trình độ
đại học với các số tương ứng là 1.562 và 2.229. [Xem phụ lục 7, 8, 9].
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên
Công tác dự báo sự biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL của
tỉnh, từng huyện, thị, từng lĩnh vực... chưa kịp thời, chưa gắn quy hoạch NNL
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng.
Trình độ, phương thức quản trị nhân lực ở một số đơn vị, địa phương,
ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH trong nền kinh tế
thị trường. Có địa phương, cơ quan hoặc doanh nghiệp, người quản lý hạn chế
38
về “tầm” hoặc về “tâm”, thậm chí thiếu cả “tâm lẫn tầm”. Điều đó, không chỉ
gây hậu quả về mặt kinh tế như làm thất thoát tiền ngân sách, của cải vật chất
của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề việc làm và thu nhập
của một bộ phận người lao động trên địa bàn tỉnh.
Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác, ở Đồng Nai hệ thống văn bản
pháp quy chưa đồng bộ; chế tài xử lý những vi phạm hợp đồng lao động còn
thiên về lợi ích của “giới chủ”. Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Đồng Nai
nói riêng, chưa thực sự có thị trường sức lao động.
Ngoài ra, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, của cơ chế “xin cho”
thời bao cấp cũng là một nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực tới quá trình
sử dụng NNL cho phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Người lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thường không tha thiết với khu vực kinh tế
nhà nước và bộ máy hành chính công.
Một số vấn đề đặt ra cần quan tâm nghiên cứu giải quyết
Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa khả năng tạo thêm việc làm mới với tốc độ
tăng cung của thị trường sức lao động (bao gồm cả lao động ngoại tỉnh đến
Đồng Nai làm việc - tăng cơ học). Cung về lao động sẽ tăng nhanh hơn cầu,
dẫn đến tính cạnh tranh cũng như áp lực về giải quyết việc làm tăng lên.
Người sử dụng lao động có thêm cơ hội để tuyển chọn nhân lực theo nhu cầu
sản xuất kinh doanh. Người lao động phải tự đào tạo để có trình độ nhất định
đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động.
Thứ hai: Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT - XH của
Tỉnh với chất lượng, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện có.
Mục tiêu của Đồng Nai đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp với tốc độ tăng trưởng ụ từ 15% đến 16%; nông, lâm, ngư, nghiệp từ
3,5% đến 4%... Trong khi đó, NNL hiện có và quy mô, tốc độ, trình độ đào
tạo, phát triển trong thời gian tới vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Sự mất cân đối
trong cơ cấu NNL còn khá lớn. Đội ngũ doanh nhân giỏi, thợ lành nghề, các
39
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, phiên dịch,
tìm kiếm thị trường còn thiếu. Cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước,
tình trạng này là yếu tố cản trở cho tăng trưởng và phát triển KT - XH.
Thứ ba: Mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các ngành các địa phương với
nhau; giữa người sử dụng lao động với người lao động là tất yếu và tiềm ẩn sự
bất ổn về mặt xã hội.
Trong kinh tế thị trường, tối đa hóa lợi ích là mục tiêu, là động lực của
sự tăng trưởng, đồng thời nó cũng tạo ra những mâu thuẫn giữa các chủ thể
kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, dù là kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thì các ngành, vùng, các tổ chức kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh
tranh với nhau. Điều đó, cũng có nghĩa là về mặt lợi ích, nó vừa thống nhất
vừa mâu thuẫn với nhau. Trong những phạm vi không gian, thời gian nhất
định có thể có sự xung đột về mặt lợi ích, tiềm ẩn sự bất ổn về xã hội.
*
* *
Từ lý luận và thực tiễn về sử dụng NNL phát triển KT - XH ở Đồng
Nai những năm qua, có thể khẳng định: NNL - nguồn lực con người có vai trò
to lớn trong quá trình phát triển KT - XH. Quá trình sử dụng NNL phải góp
phần tạo thêm những động lực mới cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020. Nhận thức được sự cần thiết và tầm
quan trọng của việc sử dụng tối ưu NNL trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
KT - XH, thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các tổ chức kinh tế, xã hội ở
Đồng Nai đã có nhiều chủ trương và biện pháp giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động. Có đủ việc làm, thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần
của một đại bộ phận dân cư được cải thiện và nâng lên sẽ tiếp tục tạo thêm
những động lực mới, những lợi thế mới trong quá trình phát triển KT - XH
của Đồng Nai.
40
Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng NNL của Đồng Nai vẫn còn nhiều
bất cập. Trong ngắn hạn, có ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng lãng
phí nhân lực chất lượng cao. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng
phát triển kinh tế của ngành, địa phương đó, mà còn để lại hệ lụy về mặt xã
hội như nạn “chảy máu chất xám”, cạnh tranh không lành mạnh kiểu “chụp
giật”. Vấn đề đặt ra là, tỉnh Đồng Nai cần có những quan điểm và giải pháp
cụ thể, đồng bộ, nhằm phát huy những thế mạnh của mình, tìm cách khắc
phục hạn chế, bất cập trong quá trình phân bổ, sử dụng NNL, tạo động lực
mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đưa Đồng Nai cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
Chương 2
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI
2.1. Những quan điểm cơ bản về sử dụng nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan, là
nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai
41
Muốn sử dụng tối ưu NNL trong phát triển KT - XH, trước hết phải
nhận thức đầy đủ vai trò của NNL. Chủ thể của quá trình này là cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế, các doanh nhân, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội
trên địa bàn Tỉnh.
Cơ sở để xác định quan điểm này trước hết và cơ bản nhất là mục tiêu
phát triển KT - XH của Đồng Nai thời kỳ 2011 - 2015. Liên quan đến giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Đồng Nai, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (tháng 10 năm 2010) xác định: /năm. Trong đó: giá
trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 13% đến
14%; dịch vụ tăng từ 15% đến 16%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 3,5% đến
4%. GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900
đến 3.000 USD.
Với mục tiêu tăng trưởng như trên, tổng nhu cầu lao động tăng thêm
trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 70.000 đến 75.000 lượt lao động mỗi
năm chủ yếu từ các doanh nghiệp thành lập mới và nhu cầu lao động tăng
thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Nhu cầu về lao động
đặt ra bài toán giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm (tăng do nguồn
cung tại chỗ và do ngoại tỉnh đến tìm việc làm) đồng thời sử dụng có hiệu quả
tốt hơn lực lượng lao động hiện có nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Thực hiện quan điểm này theo tác giả cần làm tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, Cơ quan lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội, đội ngũ doanh
nhân nhận thức đầy đủ ý nghĩa việc sử dụng có hiệu quả NNL.
NNL là nguồn lực của mọi nguồn lực. Đào tạo và phát triển NNL có
chất lượng cao, số lượng hợp lý là nhiệm vụ khó khăn phức tạp; song sử dụng
NNL hiện có như thế nào? Cũng là câu hỏi mà lời giải đáp không hề đơn giản,
trong đó tiết kiệm NNL trong hoạt động kinh tế, xã hội là mục tiêu đặt lên
hàng đầu.
42
Về lô-gíc hình thức, tiết kiệm NNL trước hết phải tạo đủ công ăn việc
làm cho người trong độ tuổi, có khả năng và có nhu cầu lao động. Trên thực
tế tỉ lệ thất nghiệp ở Đồng Nai (3%) thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nước
(5,95%) nhưng số người có đủ việc làm theo thời gian quy chuẩn (trung bình
6 giờ/ngày, 5 ngày/tuần và 248 ngày/năm) còn khá nhiều. Số lao động này
chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng Nai nằm trong khu vực
thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng
năm) là thời vụ gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày (đậu phộng, mè, đậu tương...) và khai thác các loại cây công nghiệp lâu
năm (cao su, cà phê...) còn mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)
thường là thời gian “đất nghỉ, người nghỉ” nghĩa là người lao động không có
việc làm, không có thu nhập. Mặt khác, diện tích đất canh tác bình quân đầu
người không cao, những hộ nông dân thuần túy ở các huyện Cẩm Mỹ, Tân
Phú, Định Quán sử dụng diên tích đất canh tác 1ha/hộ không nhiều, trong khi
đó lại có một số người đầu tư đất đai nhằm kinh doanh bất động sản hoặc mở
trang trại trồng cao su, cà phê... nhưng do khó khăn về thị trường tiêu thụ
hoặc thiếu vốn nên hiệu quả kinh tế thấp, nhiều diện tích bỏ hoang. Ở huyện
Xuân Lộc, huyện Thống Nhất nhiều vườn điều, cà phê không được tiếp tục
chăm sóc chỉ khai thác kiểu quảng canh, hoặc bỏ hoang.
Lợi thế rất lớn của Đồng Nai là tài nguyên đất đỏ Bazan và có diện tích
trồng cao su lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Đã có khoảng thời gian dài (1991 -
1997; 2002 - 2008; 2005 - 2010) khi giá cao su trên thị trường thế giới tăng
cao, nhiều nơi người dân phá cà phê, hồ tiêu để trồng cao su. Khi đến thời
gian khai thác (5 đến 7 năm) giá giảm mạnh nên có nơi người dân lại chuyển
đổi cây trồng theo thời giá. Cứ như vậy, với một bộ phận người dân, việc làm
thì có nhưng thu nhập lại không tương xứng với những gì đã bỏ ra.
43
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

More Related Content

What's hot

Tham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsvTham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsvThảo Vũ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNHTIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNHamakong amakong
 
bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộibảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộiVũ Ngọc Tú
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Học Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Tham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsvTham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsv
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNHTIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
 
bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộibảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hội
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải PhòngLuận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
 
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2 (1)
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 

Similar to Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...KhoTi1
 

Similar to Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (20)

Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, 9đ
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà NộiNguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, HOT
 
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCMChính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
 
Bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Ban Quản lý đầu tư - xây dựng, HAY
Bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Ban Quản lý đầu tư - xây dựng, HAYBồi dưỡng nguồn nhân lực tại Ban Quản lý đầu tư - xây dựng, HAY
Bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Ban Quản lý đầu tư - xây dựng, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA ...
 
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninhchính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TẠ MINH ĐỨC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TẠ MINH ĐỨC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CHỬ VĂN TUYÊN HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Khoa học và công nghệ KH&CN Kinh tế - xã hội KT - XH Nguồn nhân lực NNL Uỷ ban Nhân dân UBND
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI 10 1.1 Những vấn đề chung về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 10 1.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 26 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI 42 2.1 Những quan điểm cơ bản về sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 42 2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai thời gian tới 60 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 95
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dù trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập hay hoà bình xây dựng, Đảng ta luôn xác định yếu tố con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội. Phát huy nguồn lực con người và vì hạnh phúc của con người luôn là điểm xuất phát, là đích cuối cùng trong toàn bộ đường lối, chiến lược phát triển của đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nguồn lực con người - nguồn nhân lực, là nguồn lực của mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, đặc biệt trong điều kiện cách mạng KH&CN hiện đại, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế... đòi hỏi chúng ta không chỉ đào tạo được đội ngũ người lao động đủ khả năng, trình độ đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình ấy, mà điều có tính chất quyết định nhất là quy hoạch sử dụng một cách tối ưu NNL hiện có vào các lĩnh vực, các mục tiêu, các nhiệm vụ KT - XH của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như một số hạn chế, bất cập trong sử dụng NNL cho phát triển KT - XH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định “Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được cán bộ công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc” [VK ĐHXI, tr.168]. Điều đó cho thấy, đào tạo đi đôi với phân bổ, sử dụng NNL một cách hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành một trong các yếu tố then chốt thúc đẩy KT - XH phát triển. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích 5.903,940 km2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước; 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. 3
  • 6. Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa nhanh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Năm 2010, dân số của Đồng Nai là 2.559.673, có 1.250.000 người trong độ tuổi lao động và gần 1.000.000 người đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau trên địa bàn Tỉnh. Hiện tại NNL ở Đồng Nai vừa thừa, vừa thiếu, mất cân đối cả từ quá trình đào tạo đến việc phân bổ, sử dụng và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế. Các chủ trương, chính sách và việc tổ chức thực hiện trên thực tế những vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động; đến nghĩa vụ và quyền lợi của tất cả những người lao động nói chung, còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo thêm động lực mới cho kinh tế xã hội của Đồng Nai phát triển nhanh, bền vững hơn. Với thực trạng trên, việc nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng sử dụng NNL; đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản trong quá trình quy hoạch, sử dụng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH ở Đồng Nai hiện nay trở thành yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai ”, làm luận văn thạc sĩ kinh tế - chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đào tạo, sử dụng, phát triển NNL cho CNH, HĐH và phát triển KT - XH nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ, phạm vi khác nhau, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau: * Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung Chương trình KH&CN cấp nhà nước KX-07, HN.1994. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới của Giáo sư Phạm Minh Hạc. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế, đề tài phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của con người trong tiến trình vận động, phát triển của xã hội nói chung, trong đó chỉ ra: Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Từ đó, đề tài đưa ra nhưng dự báo, phương 4
  • 7. hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Con người và nguồn lực con người trong phát triển (Nhiều tác giả) Trung tâm Khoa học Xã hội nhân văn quốc gia, H, 1995. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn đề con người theo các góc độ khác nhau; về động cơ hoạt động của con người; mô hình mới về sử dụng nguồn lực con người; trí tuệ hóa lao động và đào tạo chuyên môn; tiếp cận mới đối với chính sách việc làm, con người và môi trường. Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, của tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, H.1998. Cuốc sách đã khái quát những kinh nghiệm về phát triển NNL của các nước trên thế giới, trong đó tập trung vào lĩnh vực GD&ĐT - yếu tố quyết định phát triển NNL. Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện Phát triển Giáo dục, H. 2002. Cuốn sách này đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triển NNL. Đồng thời, đề xuất một khung chính sách phát triển NNL nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển GD&ĐT. * Nhóm công trình nghiên cứu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số địa phương, ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Tác động của đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đến cũng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Bùi Thúc Vịnh, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quân sự, H. 2000. Tác giả chỉ ra sự cần thiết, nội dung và thực trạng đào tạo NNL cho CNH, HĐH và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH và củng cố nền quốc phòng toàn dân. 5
  • 8. Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng, Lê Quang Hùng, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2006. Tác giả khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng NNL ở thành phố Đà Nẵng, phân tích làm rõ vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng NNL. Luận giải một cách khoa học NNL chất lượng cao là động lực cho quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế trí thức ở Việt Nam. Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội), Tạ Quang Ngải, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2006. Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội), đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng. Vai trò của quân đội trong phát triển nguồn nhân lực phục vục CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Hoàng Văn Phai, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quân sự 2008. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của quân đội trong phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của quân đội trong quá trình này. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng hiện nay, Lê Văn Hiền, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, H 2010. Tác giả luận văn đã đề cập và luận giải một số vấn đề về đào tạo NNL ở thành phố Đà Nẵng thời gian 2001 đến 2010; phân tích làm rõ sự cần thiết phải đào tạo, đào tạo lại NNL; thực trạng về quy mô, phương thức, kết quả đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao động; đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của thành phố đến năm 2020. 6
  • 9. * Nhóm các công trình nghiên cứu về sử dụng nguồn nhân lực Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta, Trần Kim Hải, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H. 1999. Tác giả đã tổng quan các khái niệm về NNL và những vấn đề cơ bản trong sử dụng NNL; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Phạm Kiên Cường, luận án tiến sĩ. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2002. Tác giả đã trình bày những giải pháp quan trọng nhằm mở rộng về số lượng, nâng cao về chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong điều kiện Việt Nam mở cửa, hội nhập quốc tế. Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Ninh Bình, Lê Thị Bích Hạnh, Luận văn thạc sĩ, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên LLCT. Hà Nội 2011. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NNL và sử dụng NNL trong quá trình phát triển kinh tế. Luận giải yêu cầu, xu hướng, đặc điểm của sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH. Đánh giá những thành tựu, thuận lợi; những khó khăn và hạn chế trong sử dụng NNL; đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Ninh Bình. Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nxb Giáo dục 2007, Phan Văn Kha, sách tham khảo. Tác giả đề cập và luận giải mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực trạng và giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực ở các trình độ khác nhau. Tuy tiếp cận và luận giải ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của NNL và sử dụng có hiệu quả NNL là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu KT - XH. 7
  • 10. Có thể chưa thống kê được hết các công trình nghiên cứu có liên quan, nhưng các công trình, đề tài nghiên cứu (mà tác giả được biết) đến nay chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về đào tạo, phát triển NNL; hoặc nghiên cứu NNL ở những ngành nghề cụ thể; hoặc ở một số địa phương. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, với cách tiếp cận phong phú, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sử dụng NNL cho phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH ở Đồng Nai trong những năm tới. * Nhiệm vụ Làm rõ một số vấn đề lý luận về sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng NNL trong quá trình phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả NNL cho phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”. * Phạm vi nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến sử dụng NNL trong quá trình phát triển KT - XH ở Đồng Nai từ 2005 - 2013 (tập trung luận giải thực trạng sử dụng 8
  • 11. nhân lực trong ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nước; mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động). Tư liệu, số liệu minh họa, phân tích, so sánh, khảo sát có liên quan đến một số địa phương trong Tỉnh, thời gian từ năm 2006 đến 2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, những nghị quyết, chủ trương của Tỉnh ủy, chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh trong những năm gần đây có liên quan đến sử dụng NNL cho phát KT - XH. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế học chính trị: trừu tượng hóa khoa học; kết hợp lô-gíc với lịch sử; so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác trong thực hiện đề tài. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo về sử dụng NNL, sự cần thiết phải tối ưu hóa sử dụng NNL; thực trạng và quan điểm, giải pháp cơ bản về sử dụng NNL cho phát triển KT - XH ở Đồng Nai. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng; đồng thời cung cấp luận cứ khoa học để các cấp lãnh đạo tỉnh hoạch định chính sách và biện pháp đào tạo, quy hoạch, sử dụng NNL cho phát triển KT - XH trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung (2 chương, 4 tiết); Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. 9
  • 12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Những vấn đề chung về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội Quan niệm về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực Trước đây người ta đã thấy được vai trò của yếu tố con người (nguồn lực con người, nguồn nhân lực) nhưng nhìn nhận nó chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực cho phát triển như mọi nguồn lực vật chất khác. Ngày nay, sự nhận thức trên không còn phù hợp, con người - NNL, không chỉ là động lực chủ yếu mà còn là thước đo, là mục tiêu của sự phát triển. Chính vì lẽ đó, NNL hay nguồn lực con người trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (khoa học tự nhiên, y học, khoa học xã hội...). NNL là khái niệm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm về NNL dưới những góc độ khác nhau: Có nhiều ý kiến cho rằng: NNL là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập cao trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, NNL là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Cách hiểu này còn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người và chưa đặt ra giới hạn về mặt phạm vi không gian của NNL. 10
  • 13. Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc: Dù xem xét trên bình diện quốc gia hay địa phương, NNL được xác định là “tổng thể các nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân”. Theo tác giả Lê Thị Bích Hạnh, NNL là tổng hợp những con người cụ thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực; tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia. Tính thống nhất đó, được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển. Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam trình bày trong chương trình cấp Nhà nước KX-07, NNL được hiểu là “số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ, phong cách làm việc”. Như vậy, NNL đựơc biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng: Về số lượng: NNL phụ thuộc vào thời gian làm việc có thể có được của cá nhân và quy định độ tuổi lao động của mỗi quốc gia. Số lượng NNL đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH. Số lượng không tương xứng với sự phát triển (thừa hoặc thiếu) thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội nói chung. Nếu thừa sẽ dẫn đến thất nghiệp, tạo gánh nặng về mặt xã hội cho nền kinh tế; nếu thiếu thì không có đủ lực lượng lao động cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Về chất lượng: NNL được biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần thái độ, động cơ, ý thức lao động, văn hóa lao động công nghiệp, phẩm chất tốt đẹp của người công dân đó là yêu nước, yêu lao động (có ý thức trách nhiệm với 11
  • 14. cuộc sống của chính mình và cộng đồng). Trong ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần thì thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phương thức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, hình thành và phát triển kỹ năng lao động. Ý thức tinh thần đạo đức tác phong là yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động chuyển hóa của trí lực thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu của NNL, bởi con người có năng lực, có trí tuệ mới có thể nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt động sản xuất và cải biến xã hội. Tổng quan một số quan niệm về NNL, tác giả luận văn cho rằng, NNL có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích, phạm vi nghiên cứu. Trong giới hạn một luận văn thạc sĩ kinh tế, chúng tôi cho rằng: Theo nghĩa chung nhất, nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là vốn người. Gọi NNL là vốn tức là coi con người như một thứ tài nguyên đặc biệt, một thứ vốn quý giá nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực về con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển KT - XH, nhờ nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là lực lượng lao động xã hội. Đó là một bộ phận của dân số đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân hoặc trong một ngành, ở một vùng, một địa phương... bao gồm những người trong độ tuổi lao động theo quy định của từng quốc gia. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn tiếp cận NNL theo nghĩa hẹp, đó là tổng hợp những con người cụ thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực; tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một ngành kinh tế trong thể thống 12
  • 15. nhất hữu cơ giữa năng lực cá nhân và tính chất xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, ngành đó. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội Sử dụng NNL là việc phân bổ, quản lý khai thác lực lượng lao động ở các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế... Sử dụng NNL có hiệu quả cao nhất chính là huy động, khai thác tối đa nguồn lực con người (lực lượng lao động) phù hợp với điều kiện của nền kinh tế cũng như của từng địa phương, đơn vị kinh tế... để người lao động có thể đảm nhận và làm tốt nhất công việc được giao góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ KT - XH. Hiện nay kinh tế đất nước đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, vì vậy việc sử dụng NNL cho phát triển KT - XH nói chung, ở tỉnh Đồng Nai nói riêng, không thể không vận dụng các quy luật của thị trường trong giải quyết các mối quan hệ về lao động (quy luật cung cầu, cạnh tranh, tiết kiệm và hiệu quả...). Cơ sở lý luận cho việc nhận thức cần và phải sử dụng tối ưu nguồn lực con người trong phát triển KT - XH chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng mục đích của sản xuất tư bản là giá trị thặng dư, là lợi nhuận, nhưng đó là nhìn chung và xét đến cùng. Để có giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải bán được hàng hóa, phải đứng vững được trong cơ chế thị trường. Điều đó cũng có nghĩa là từng nhà tư bản phải tìm mọi cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, phải không ngừng hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý kinh tế để khai thác tối đa nguồn lực con người cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản. Trên thực tế, giai cấp tư sản 13
  • 16. thông qua nhà nước của họ đã rất thành công trong việc khai thác nguồn lực con người trong các hoạt động kinh tế xã hội. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế của nước Nga giai đoạn 1918 - 1924, VI. Lê-nin rất quan tâm đến vai trò làm chủ về kinh tế của người lao động và tổ chức các phong trào thi đua. Trong “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô-viết”, “Sáng kiến vĩ đại”... VI. Lê-nin đã nhận thấy sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng lao động một khi họ được làm chủ những công xưởng, hầm mỏ... và được tổ chức quản lý một cách khoa học. Tư tưởng Hồ Chí Minh về người lao động và sử dụng người lao động trong hoạt động KT - XH (cách dùng người...) cũng đã để lại nhiều điều cần được nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), và chống Mỹ (giai đoạn 1954 - 1969), Người thường động viên mọi tầng lớp nhân dân (trước hết là nông dân, công nhân, trí thức) hăng hái thi đua lao động sản xuất với tính thần “nhà nông cũng là chiến sĩ”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “tay cày tay súng, tay búa tay súng”... Vì vậy, chúng ta đã huy động tối đa sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sử dụng NNL theo quan điểm của các nhà kinh tế học (khoa học quản lý kinh tế, quản trị nhân lực) là nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của các ngành khoa học kỹ thuật (cơ giới hóa, tự động hóa) các ngành sinh học, tâm lý học, đạo đức học, nhân chủng học... nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất sử dụng lao động sống, tạo nhiều giá trị mới (giá trị gia tăng) trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cơ chế thị trường, quản lý và sử dụng NNL ngày nay là một ngành khoa học giàu tính nghệ thuật, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật mang đậm tính khoa học. 14
  • 17. Mối quan hệ giữa đào tạo, phát triển với sử dụng nguồn nhân lực Muốn sử dụng có hiệu quả NNL trước hết phải đào tạo một đội ngũ những người lao động hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nhất cho hoạt động thực tiễn KT - XH. Đó là tập hợp những cá nhân có sức khỏe, có tri thức, có kỹ năng lao động, có ý thức trách nhiệm với chính mình và cộng đồng; đồng thời phải được tổ chức thành những đơn vị, những tập thể được quản lý một cách khoa học. Khi đề cập đến yếu tố con người, không chỉ chú ý đến kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm trong lao động và trong cuộc sống, mà còn là những con người ngày càng phát triển cao về thể chất, mạnh mẽ vững vàng về tinh thần, trong sáng về đạo đức, linh hoạt, văn minh về ứng xử với tự nhiên và xã hội. Trong đó, trí tuệ không chỉ là những tri thức trừu tượng, mà trước hết là những năng lực chuyên môn được đào tạo và đào tạo lại trong quá trình sản xuất. Khỏe mạnh về thể chất không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể lực, mà nó bao hàm trong đó sự phát triển tốt về trí lực, tư chất thông minh, tâm lý, thần kinh và trí sáng tạo cao trong lao động sản xuất, trong công tác. Đạo đức cũng không chỉ là lương tâm, danh dự, trách nhiệm nói chung, mà trước hết nó được gắn bó với nghề nghiệp của mỗi người theo sự phân công của xã hội. Linh hoạt và văn minh về ứng xử là thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ thế chủ động trong mọi tình huống, xử sự một cách thông minh và lịch sự, đầy lòng nhân ái, vị tha và mang đậm tính nhân văn. Người lao động phải được đào tạo chuyên môn ngành nghề, bồi dưỡng, giáo dục năng lực, phẩm chất đạo đức. Con người phải được đào luyện để phát triển toàn diện. NNL phải được đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Tất cả những lập luận trên đã được khẳng định, trên thực tế, con người là không chỉ là chủ thể, mà còn đối tượng nghiên cứu (trực tiếp hoặc gián tiếp) của tất cả các ngành khoa học. 15
  • 18. Vì sao có thể khẳng định, muốn sử dụng tối ưu (hiệu quả cao nhất) NNL hiện có cần quan tâm đến hai vấn đề là: đào tạo, phát triển nhân lực quản lý, lãnh đạo (người sử dụng lao động); đào tạo lại đội ngũ người lao động (trực tiếp lao động sản xuất). Đào tạo NNL nói chung là toàn bộ những hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm trang bị và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ trách nhiệm tình cảm, đạo đức, để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Quan niệm trên đã cho thấy, đây là hoạt động có mục đích của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội; các nhà trường, trung tâm GD&ĐT, các doanh nghiệp và người lao động nhằm phát triển NNL. Đồng thời quan niệm trên cũng chỉ rõ mục đích của quá trình này là nâng cao chất lượng NNL (năng lực làm việc của người lao động) đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Phát triển NNL nói chung và đào tạo NNL nói riêng là một việc làm rất quan trọng, vừa mang tính chiến lược lâu dài vừa là những vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Đào tạo để phát triển NNL và phân bổ hợp lý NNL hiện có là cơ sở cho khai thác, sử dụng tối ưu nguồn lực con người trong hoạt động thực tiễn. Ngược lại, sử dụng tối ưu NNL sẽ có tác động tích cực đến quy mô, phương thức, kết quả đào tạo, phát triển và phân bổ lại NNL. Trong thực tiễn, sử dụng NNL tức là quá trình tạo điều kiện cho con người tham gia vào hoạt động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, phi vật chất phục vụ các nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Quá trình lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất nên việc khai thác và phát huy NNL không thể tách rời việc tổ chức nền sản xuất cũng như xác định mục tiêu, phương thức của sự phát triển KT - XH. Bởi vậy, sử dụng NNL được hiểu: là việc khơi dậy và phát huy tất 16
  • 19. cả các khả năng của con người thành hiện thực, biến sức lao động thành lao động trong quá trình phát triển KT - XH. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề về NNL, người học cho rằng, đối với cả nước nói chung, từng địa phương - trong đó có tỉnh Đồng Nai nói riêng, trong quá trình CNH, HĐH và trong bất kỳ giai đoạn nào để phát triển KT - XH cũng cần coi trọng việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng NNL phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng vùng miền. Mục đích của quá trình này là huy động tối đa và khai thác tối ưu lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh cho các nhiệm vụ, mục tiêu KT - XH đã được xác định. Trong quá trình phát triển KT - XH trên địa bàn Tỉnh, cần quan tâm đến những nhân tố chi phối quá trình sử dụng NNL. Đó là quy mô, trình độ, mục tiêu phát triển KT - XH; số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL hiện có; tỷ lệ tăng dân số, phân bổ dân cư và kết quả đào tạo lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh; sự tác động của thể chế vĩ mô, các chính sách của tỉnh, địa phương (đất đai, quản lý hành chính về con người, xuất khẩu lao động, tiền lương); nhận thức của chính những người lao động về việc làm, thu nhập trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2. Sự cần thiết và nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai Sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai là khái niệm chỉ Toàn bộ hoạt động có chủ đích, có kế hoạch của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động... thực hiện việc phân bổ, sắp xếp hợp lý việc làm cho lực lượng lao động trong từng ngành, địa phương, đơn vị cũng như trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tạo đủ việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động thúc đẩy KT - XH phát triển. Sử dụng có hiệu quả NNL trong phát triển KT - XH ở Đồng Nai là yêu cầu khách quan bởi những lý do sau: 17
  • 20. Thứ nhất, Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về vai trò của nguồn lực con người trong hoạt động thực tiễn. Trong học thuyết của mình, phần lý luận về hàng hóa sức lao động C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [3, tr.251]. Như vậy, theo quan điểm của C. Mác, để có năng lực lao động tốt thì người lao động phải có năng lực thể chất (gồm sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp), tinh thần tốt và được đem ra vận dụng trong hoạt động; để có năng lực thể chất và tinh thần tốt thì con người phải không ngừng học tập, rèn luyện. Khi nghiên cứu về giá trị của sức lao động, C. Mác viết: “Giá trị của sức lao động, cũng như giá trị của mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy” [3, tr.255]. Ở đây, C. Mác đã khẳng định giá trị của sức lao động cao hay thấp, phụ thuộc vào chi phí đầu tư sản sinh ra nó nhiều hay ít; chúng ta muốn có nhiều sức lao động có giá trị cao đòi hỏi chúng ta phải đầu tư cho nó nhiều hơn. C. Mác cũng chỉ ra rằng việc giá trị của sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử và tinh thần; mỗi công việc khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau và mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giá trị của sức lao động cũng khác nhau, khả năng nâng cao giá trị sức lao động của mỗi con người cũng khác nhau. Để nâng cao năng lực lao động của con người, C. Mác khẳng định cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó và tùy theo tính chất phức tạp của lao động mà phải chi phí nhiều hay ít để đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. C. Mác cho rằng, muốn cải tạo bản tính chung của con 18
  • 21. người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó, mà muốn thế thì lại phải tốn một số nhiều hay ít vật ngang giá nào đó. Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của sức lao động. Là người mác-xít, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, có khát vọng làm giàu cho mình, cho xã hội và cộng đồng. Rõ ràng, mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những người công dân có ích cho nước Việt Nam”, “những cán bộ làm công bộc cho dân”, “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sĩ được đi học. Người yêu cầu: phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo NNL, nhân tài cho đồng bào các dân tộc ít người, tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình. Thứ hai, Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh ở Đồng Nai trong những năm tới. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) và là một trong những địa phương có nhiều lợi thế cho phát triển KT - XH với tốc độ, trình độ cao hơn trung bình của cả vùng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 (tháng 9 năm 1010) 19
  • 22. đã xác định: Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng phát triển các lĩnh vực KT - XH, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành Tỉnh CNH, HĐH. Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã xác định nhiệm vụ đột phá giai đoạn 2011 - 2015 như: Tập trung thu hút, đãi ngộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối vào các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong Tỉnh, các tuyến giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, vận tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng). Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và toàn vùng; bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh quốc phòng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - XH. Phát triển KT - 20
  • 23. XH đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự [10]. Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, xã hội; quốc phòng và an ninh rất quan trọng của Tỉnh, muốn mục tiêu trên trở thành hiện thực đòi hỏi phải huy động tối đa, sử dụng tối ưu các nguồn lực, trong đó trước hết và cơ bản nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong tất cả các lĩnh vực KT - XH của Tỉnh. Thứ ba, xuất phát từ thực trạng sử dụng lực lượng lao động trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Đồng Nai thời gian qua. Trước hết phải khẳng định rằng, muốn một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững, cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đào tạo và sử dụng NNL theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả. Sử dụng hợp lý (tối ưu) NNL ở Đồng Nai hiện nay không chỉ là điều kiện góp phần quan trọng cho giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập của người lao động mà trực tiếp cung ứng một lực lượng lao động với những trình độ chuyên môn, ngành nghề khác nhau cho các tỉnh khác trong vùng mà trước hết là thành phố Hồ Chí Minh và thị trường xuất khẩu lao động. Trên thực tế, việc phân bổ và sử dụng NNL ở tỉnh Đồng Nai được tiến hành theo cơ chế thị trường (quan hệ cung - cầu lao động) và đã đem lại nhiều kinh nghiệm quý cho các địa phương khác trong cả nước. Tuy vậy, cũng còn nhiều bất cập, hạn chế (sẽ đề cập và luận giải ở phần đánh giá thực trạng). Vì vậy, sử dụng có hiệu quả NNL hiện có của Tỉnh vừa là vấn đề có tính cơ bản lâu dài vừa mang tính thời sự cấp thiết. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở Đồng Nai Từ khái niệm sử dụng NNL và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng NNL ở Đồng Nai như đã trình bày ở phần trên, tác giả luận văn cho rằng 21
  • 24. đánh giá sự hợp lý, tính hiệu quả trong sử dụng NNL cho phát triển KT - XH cần dựa trên một số nội dung sau: Thứ nhất, công tác quy hoạch, phân bổ lực lượng lao động được thực hiện một cách cơ bản, gắn sát với các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của Tỉnh, từng huyện từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp và thời gian không có việc làm cho người lao động trong những ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ giảm xuống. Thứ hai, việc phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp, bộ máy hành chính công... ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn. Đảm bảo tính cân đối và sự hợp lý trong phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị nhân lực trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Tỉnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của địa phương hoặc đơn vị, cơ sở sản xuất; thu nhập và mức sống của người lao động so với mức trung bình hàng năm của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây vừa là nội dung, vừa là tiêu chí có thể lượng hóa để đánh giá hiệu quả sử dụng NNL của Tỉnh. Bởi vì, NNL là nguồn lực của mọi nguồn lực, có sử dụng hợp lý NNL mới khai thác tối đa nguồn lực khác cho các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Trong phạm vi từng đơn vị kinh tế, từng địa phương, thu nhập của người lao động, lợi nhuận doanh nghiệp, mức thu ngân sách đều tăng thì kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển. Thứ tư, sự đồng thuận về mặt xã hội trong môi trường lao động, phương thức và kết quả giải quyết các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa các tổ chức kinh tế xã hội với bộ máy chính quyền các cấp. 22
  • 25. Xét cho cùng sản xuất để tiêu dùng; CNH, HĐH nền kinh tế là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển KT - XH, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng tăng của con người. Khi lợi ích kinh tế của người lao động được quan tâm và thực hiện tốt hơn sẽ tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng, phát triển. Kinh nghiệm một số địa phương sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua Cần phải khẳng định, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều lựa chọn những phương thức sử dụng NNL hướng tới sự tối ưu hóa, phù hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển KT - XH, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng... có nhiều thành công hơn cả và để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho các địa phương khác trong đó có tỉnh Đồng Nai. Trên bản đồ địa kinh tế Việt Nam, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là những đô thị lớn nhất nước, có tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh cả về kinh tế, xã hội. Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, một mặt làm thay đổi vị thế, diện mạo của Thủ đô Hà Nội, các thành phố trung tâm miền Nam, miền Trung đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về việc làm, thu nhập cho các tầng lớp dân cư, nhất là những nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội. Đối với Thành phố Đà Nẵng, để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc đền bù thỏa đáng theo tinh thần công khai minh bạch, công bằng, Đà Nẵng còn ban hành những quy định cụ thể về tuyển dụng lao động, dạy nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động... nhờ đó tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức trung bình so với cả nước (theo Tổng cục Thống kê, năm 2013 tỉ lệ thất nghiệp của nước ta là 1,68% - thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển vì cách tiếp cận, tiêu chí xem xét khác nhau). 23
  • 26. Đối với Thủ đô Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính (gồm tỉnh Hà Tây cũ), Hà Nội đã thành công trong việc giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục nghìn lao động thông qua phát triển các loại hình dịch vụ cho sản xuất, đời sống; khuyến khích phát triển ngành, nghề truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Vì vậy, việc di dân tự do vào thành phố được kiểm soát, dòng người hàng ngày đổ vào thành phố mưu sinh không tăng đột biến (tỉ lệ, mật đô dân cư thành phố tăng nhanh là vấn đề có tính quy luật của công nghiệp hóa, đô thị hóa). Đối với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm Kinh tế, Tài chính lớn nhất nước, lại rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, liên kết với các tỉnh trong vùng để phát triển du lịch... Mặc dù, số lượng lao động ngoại tỉnh (kể cả từ Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai) đến cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh là không nhỏ, nhưng các vấn đề về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn vẫn được đảm bảo tốt. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đầu tầu kinh tế không chỉ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn cho cả nước nói chung. Từ thực tiễn sử dụng NNL trong xây dựng, phát triển KT - XH của thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về sử dụng NNL cho Đồng Nai như sau: Một là, thống nhất trong nhận thức về vai trò của NNL (yếu tố con người) trong hoạt động thực tiễn KT - XH. Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế, nhưng con người chỉ giữ vai trò là nguồn lực của mọi nguồn lực, con người quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất khi hội tụ đầy đủ các yếu tố về sức khỏe, tri thức, kỹ năng, ý thức trách nhiệm với chính mình và cộng đồng và 24
  • 27. được tổ chức thành những tập thể thống nhất với sự quản lý khoa học. Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng chương trình, đề án phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, an sinh xã hội. Thực sự quan tâm giải quyết và giải quyết một cách thỏa đáng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, các chính sách, các quyết định quản lý (cả tầm vĩ mô và vi mô) đều hướng tới lợi ích của con người, trước hết là người lao động. Việc tuyển dụng, sử dụng, trả lương... căn cứ vào năng lực, kết quả đóng góp cho tập thể, xã hội; không có sự phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, làm việc trong hay ngoài khu vực kinh tế nhà nước... Hai là, định kỳ 3 - 5 năm tiến hành khảo sát đánh giá số lượng, chất lượng lực lượng lao động xã hội trên địa bản toàn tỉnh cũng như từng thành phố, thị xã, huyện trực thuộc; từng ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trên cơ sở những số liệu điều tra, tiến hành phân bổ lại lực lượng lao động giữa các địa phương, giữa các ngành trong tỉnh theo hướng lao động nông nghiệp, lao động trực tiếp giảm; lao động dịch vụ, lao động gián tiếp tăng. Tăng tỷ lệ người lao động được đào tạo chuyên môn ngành nghề và làm việc đúng ngành nghề chuyên môn đào tạo, để tránh sự lãng phí vô hình cho người lao động, người sử dụng lao động và xã hội. Quan tâm xây dựng đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý vì họ là những người trực tiếp lập các phương án sản xuất kinh doanh (trên tất cả các lĩnh vực với những quy mô khác nhau) và sử dụng lực lượng lao động thực hiện các phương án đó. Nếu có một đội ngũ doanh nhân và cán bộ quản lý giỏi, chèo lái doanh nghiệp đứng được trong cơ chế thị trường và mở rộng thị phần... thì họ không chỉ làm giàu cho mình, cho địa phương mà còn thu hút thêm lao động vào làm việc góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. 25
  • 28. Ba là, hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Thực chất là vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong tuyển dụng, sử dụng NNL. Đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường; song trên thực tế lại chưa có thị trường sức lao động theo đúng nghĩa của nó. Đây có thể coi là lực cản cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong tất cả các lĩnh vực KT - XH. Vì sức lao động chưa là hàng hóa nên người lao động và người sử dụng lao động không cần quan tâm đến cạnh tranh, đến quan hệ cung cầu, điều đó cũng có nghĩa là tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích của các chủ thể liên quan cũng chưa được quan tâm đúng mức. Sử dụng có hiệu quả NNL cho phát triển KT - XH nói chung, là huy động tối đa, sử dụng tối ưu lực lượng lao động xã hội hiện có vào thực hiện các nhiệm vụ KT - XH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, hình thành và phát triển thị trường sức lao động sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng NNL và hiệu quả sử dụng NNL. 1.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 1.2.1. Tổng quan nguồn nhân lực và đặc điểm tự nhiên, xã hội chi phối đến sử dụng nguồn nhân lực ở Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903, 940 km2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía 26
  • 29. Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguyên. Về Đất đai Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau: Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu. Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều, cà phê, hồ tiêu… Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả… Tổng diện tích toàn Tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha. Tình hình sử dụng đất của Tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. 27
  • 30. Về khí hậu Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình quân sơ bộ năm 2009 là: 25,90 C. Số giờ nắng trung bình trong sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ. Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82%. Về tài nguyên Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thủy sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi… Về dân số Dân số toàn Tỉnh tính đến tháng 7 năm 2010 là 2.559.670 người. Trong đó: Phân theo khu vực thành thị - nông thôn: Thành thị là: 855.703 người; Nông thôn là 1.703.970 người. Phân theo giới tính: Nam: 1.270.120 người, chiếm 49,62%; Nữ: 1.289.554 người, chiếm 50,38%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%. Vị trí địa lý, tài nguyên đất, khí hậu, dân số, theo thống kê trên là những điều kiện cần và đủ để Đồng Nai phát triển một cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại. Điều đó cũng có nghĩa là tỉnh Đồng Nai có nhiều thuận lợi trong sử dụng NNL trong phát triển KT - XH. Về kinh tế - xã hội Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 28
  • 31. 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.147,63$), tăng gấp 2,1 lần năm 2005. Năm 2013 đạt 50.598. 970 triệu đồng (2.400,33$) [xem Phụ lục 5]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn 2001 - 2005. Điều kiện tự nhiên, xã hội của Đồng Nai nhìn chung rất thuận lợi cho huy động, sử dụng ở mức cao nhất lực lượng lao động vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp chế biến và dịch vụ. 1.2.2. Kết quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai thời gian qua Kết quả sử dụng NNL cho phát triển KT - XH của Đồng Nai gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thành tựu tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều đó được biểu hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, công tác quy hoạch, phân bổ lực lượng lao động được thực hiện một cách cơ bản, gắn sát với các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của tỉnh, từng huyện từng cơ sở sản xuất kinh doanh. 29
  • 32. Theo số liệu của Cục thống kê Đồng Nai, từ năm 2010 đến 2013, tỷ lệ thất nghiệp cả khu vực thành thị và nông thôn của Tỉnh đều thấp hơn mức trung bình của cả nước (thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 giảm còn 2,6%, năm 2013 còn 2,2%). Cùng với tỷ lệ thất nghiệp thấp, thời gian không có hoặc không đủ việc làm cho người lao động trong những ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ như nông nghiệp, xây dựng cơ bản, du lịch có xu hướng giảm do các cơ sở sản xuất đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm. Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500 tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm. Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 Khu công nghiệp, nâng tổng số Khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu, với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. Cơ cấu lao động năm 2010 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39,1%, khu vực dịch vụ 30,9%, khu vực nông nghiệp 30%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cuối năm 2010 còn 14,5%. Năm 2010, toàn tỉnh có 257 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh; 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Toàn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 5.675 giường bệnh, đạt 19 giường bệnh/vạn dân. Toàn tỉnh có 5.703 cán bộ y tế, đạt 22,5 cán bộ y 30
  • 33. tế/vạn dân. Trong đó, số bác sỹ là 1.267 người, đạt 5 bác sỹ/vạn dân. Những số liệu về y tế, giáo dục và chất lượng dân cư đều có liên quan đến thực trạng sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở Đồng Nai thời gian qua. Kết quả Chương trình đào tạo phát triển NNL ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy: Mục tiêu 5 năm 40% người lao động được đào tạo nghề, năm 2010 là 42,66%, đạt 106,65% chỉ tiêu. Số người tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 244.000 người, đến tháng 12/2010 là 241.000 đạt 98,55% chỉ tiêu [Nguồn: Cổng thông tin điện tử - UBND tỉnh Đồng Nai]. Về nhân lực: lực lượng lao động tăng thêm từ dân số của tỉnh hàng năm khoảng 21 - 22 ngàn người trong độ tuổi lao động (bao gồm cả lực lượng học sinh, sinh viên ra trường), lực lượng lao động cần việc làm mới từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khoảng 16 - 17 ngàn người/năm, lực lượng lao động thất nghiệp thành thị hiện có khoảng 27 - 28 ngàn người (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp thành thị chiếm 2,6% và tỷ lệ này ngày càng giảm), thu hút lao động từ các địa phương khác khoảng 10 - 12 ngàn lao động. Như vậy, lực lượng lao động mỗi năm tăng thêm khoảng 75 - 80 ngàn người, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Về cơ bản đã đảm bảo cân đối nhu cầu lao động của doanh nghiệp và lao động tìm kiếm việc làm (cả lao động ngoại tỉnh và lao động là người nước ngoài), kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức thấp, gia tăng thời gian lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong phát triển KT - XH, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, hiện đại hơn (năm 2010: khu vực công nghiệp - xây dựng là 39,1%; khu vực dịch vụ là 30,9%; khu vực nông nghiệp là 30%). Thứ hai, việc phân bổ, quản lý lực lượng lao động, trình độ quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp, bộ máy hành chính công... ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn. 31
  • 34. Đối với bộ máy hành chính công, các đơn vị hành chính sự nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng (Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...) có nhiều chủ trương, đề án thực hiện tinh giản bộ máy hành chính, bộ phận trung gian. Cụ thể: Xây dựng biểu biên chế bộ máy quản lý, xác định định mức lao động cho những ngành, lĩnh vực theo hướng hợp lý, hiệu quả. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị nhân lực. Tạo thêm những điều kiện thuận lợi hơn cho lao động ngoại tỉnh đến Đồng Nai làm việc và người lao động của Đồng Nai đi làm việc ở các tỉnh, thành phố khác (lên Lâm Đồng, vào thành phố Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu lao động... Đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... thực hiện rộng rãi hợp đồng lao động dài hạn hoặc theo thời vụ; liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết quan hệ cung - cầu lao động. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Tỉnh thường cao hơn mức trung bình của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2005, 2010 đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 13%/năm, giá trị sản xuất (giá cố định 1994) tăng trưởng đạt 16%/năm; trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 17%/năm. Cụ thể: Tỉnh đã tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả, bền vững theo hướng hiện đại và cơ bản giữ được vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu cơ bản CNH, HĐH trên địa bàn. Tập trung duy trì phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế so sánh, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Có nhiều biện pháp 32
  • 35. khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chuyển một số ngành công nghiệp từ hình thức gia công sang sản xuất thành phẩm, xuất khẩu trực tiếp, nhằm gia tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đã rà soát và xác định lại các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh của địa phương. Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp cơ khí sản xuất phụ kiện, phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp dược, công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và thu hoạch nông sản, công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp chế biến cao su, cà phê và các loại nông sản, thực phẩm với trình độ công nghệ ngày càng cao, công nghệ sạch, tăng sức cạnh tranh. Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phân bố hợp lý sự phát triển công nghiệp trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có. Chuyển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công sang sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp, tạo nhiều giá trị gia tăng, tăng thu nhập của người lao động và đóng góp ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương. Triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất dùng cho thuê ở các khu công nghiệp trên 60%; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng trong các khu công nghiệp và quan tâm đầu tư kết nối hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; kiên trì thực hiện thực hiện phương châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khu công nghiệp... [Hiện tại, Đồng Nai có 27 khu công nghiệp (tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa, huyện Long 33
  • 36. Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom) và 36 cụm công nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện còn lại]. Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 5 năm 2005 - 2010 bình quân là 3,4%/năm, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4,5%/năm. Trên phạm vi toàn Tỉnh, đã tiến hành cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng tỷ trọng nông sản qua sơ chế và chế biến lên trên 70% (riêng cao su, cà phê, hồ tiêu đạt trên 90%; thủy hải sản 86%). Ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Tạo chuyển biến mạnh mẽ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới hiện đại, có kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập người nông dân, có kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc và có môi trường sinh thái tốt. Xây dựng hoàn chỉnh đề án khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, triển khai các nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng. Đầu tư đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đi đôi với đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa trên địa bàn Tỉnh. Những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp đã thống kê trên cũng đồng thời phản ánh thời gian nông nhàn (không sản xuất) của nông dân, lao động nông thôn trên địa bàn Đồng Nai giảm xuống; ngành nghề đa dạng, nhu cầu sử dụng lao động tăng, thu nhập tăng lại có tác dụng thúc đẩy phân công lao động phát triển. Kiên trì thực hiện phương hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng, hiệu quả cao trên cơ sở khuyến khích tập trung đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào 34
  • 37. sản xuất; bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp đặc điểm sinh thái và tập quán sản xuất từng vùng; mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các loại rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, giai đoạn 2005 - 2010, Đồng Nai đã tập trung các nguồn lực nhất là NNL cho phát triển các ngành dịch vụ, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của Tỉnh năm 2010 đạt 38% đến 39%. Phát triển mạnh các loại hình thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu lĩnh vực thương mại và dịch vụ luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng tưởng nền kinh tế. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, vận tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng… Đầu tư phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ. Đã tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động ngành dịch vụ; năm 2013 tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên môn ngành nghề là 87,6% và làm việc đúng ngành đào tạo đạt 78% trên tổng số lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này. Thứ tư, đã tạo ra được sự đồng thuận trong môi trường lao động do giải quyết tốt các mối quan hệ về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động; giữa bộ máy quản lý và các chủ thể kinh tế. Vấn đề dân chủ hóa về kinh tế trong khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được quan tâm. Kết cấu hạ tầng xã hội (bao gồm cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...) được xây mới và nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đến tháng 12 năm 2010, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là: mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 35
  • 38. 15%, THPT 20%. Năm học 2010 - 2011, trên địa bàn Tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên. Cuối năm 2010, toàn Tỉnh có 86% ấp, khu phố và 94% hộ gia đình đạt danh hiệu ấp, khu phố, gia đình văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú. Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010 đạt 99%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch năm 2010 khu vực thành thị đạt 98%, khu vực nông thôn 90%. Những số liệu trên trực tiếp phản ánh môi trường kinh tế xã hội có sự đồng thuận cao. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn năm 2006, đến cuối năm 2009 còn dưới 1%. Nếu tính theo chuẩn 2009 của tỉnh đến cuối năm 2010 còn 4,27%. Những số liệu trên là minh chứng cho việc sử dụng có hiệu quả NNL hiện có trên địa bàn. Do toàn dụng nhân công nên việc làm và thu nhập của người lao động được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư trên toàn Tỉnh cũng như của từng địa phương được nâng lên. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ GD&ĐT, chăm sóc y tế được tăng cường. Nói đến sử dụng NNL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng cần đề cập đến mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì, Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng (Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh...) thì mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp; giữa các chủ doanh nghiệp với người lao động nhìn chung được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật và hình thực tiễn của tỉnh. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đầu tháng 5 năm 2014, nảy sinh một số vụ việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của chủ đầu tư cũng như việc làm, thu nhập của người lao động. Song do có chỉ đạo kịp thời từ Trung ương và sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt 36
  • 39. của các cơ quan chức năng nên mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài; giữa các nhà đầu tư nước ngoài với người lao động, đã được giải quyết ổn thỏa. Cuối tháng 6 năm 2014 hầu hết người lao động trong các khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Long Thành trở lại làm việc bình thường. Nguyên nhân trực tiếp của những thành tựu trên là do tỉnh và các địa phương đã huy động nguồn vốn (tài chính) thực hiện tái sản xuất mở rộng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của địa phương hoặc đơn vị, cơ sở sản xuất được nâng lên, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, mức nộp ngân sách tỉnh, địa phương tăng dần từng năm. Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng vốn đầu tư năm 2010 bằng 105,86% so với năm 2009; năm 2013 bằng 109,73% so với 2012... Cùng với những kết quả tích cực trên, việc sử dụng NNL trong phát triển KT - XH ở Đồng Nai thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục xem xét giải quyết. 1.2.3. Hạn chế, bất cập của sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết Hạn chế bất cập Việc làm và thu nhập của người lao động trong một số ngành, một số doanh nghiệp, hộ gia đình (nông nghiệp thuần túy, thủ công nghiệp, dệt may, cơ khí, xây dựng, khai thác cây công nghiệp ở vùng sâu, dân tộc ít người) thiếu ổn định và còn thấp. Ở nhiều Công ty cao su trên địa bàn tỉnh, thời gian 2005 - 2009 bình quân 4.500.000đ/người/tháng; giai đoạn 2010 - 2013, còn 3.000.000đ/người/tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động của thị trường, giá cao su nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 50%. Tỷ lệ người lao động không đủ việc làm còn cao. Ngoại trừ thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Long Thành (giáp thành phố 37
  • 40. Hồ Chí Minh) có tỉ lệ thất nghiệp thấp (2,2 đến 2,6%) còn các huyện khác như Vĩnh Cửu (giáp Bình Phước); Tân Phú (giáp Lâm Đồng); Định Quán (giáp Bình Thuận) người lao động thiếu việc làm và người có việc làm nhưng thu nhập thấp (nằm trong diện nghèo và cận nghèo) còn tương đối nhiều. Về tổ chức kinh tế - xã hội, sự xung đột về mặt lợi ích giữa chủ sử dụng lao động với người lao động diễn ra không phải là cá biệt (hiện tượng bãi công, bỏ việc, thiếu sự mẫn cán và tính sáng tạo trong công việc...). Điều này phản ánh sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động còn có những vấn đề tiếp tục quan tâm theo dõi, giải quyết. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh; sự phát triển sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp, địa phương chưa ổn định. Số doanh nghiệp đăng ký phá sản và số lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp có xu hướng tăng. Cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý chưa tạo ra được những “nội lực” mới từ lực lượng lao động có trình độ học vấn và kỹ năng chuyên ngành cao. Sự lãng phí nhân lực do không bố trí đúng người, đúng việc, nạn chảy chất xám vẫn còn diễn ra. Theo Cục Thống kê Đồng Nai, khối cán bộ công chức thuộc bộ máy đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh, người có trình độ sau đại học năm 2006 là 58; năm 2010 là 151. Trình độ đại học với các số tương ứng là 1.562 và 2.229. [Xem phụ lục 7, 8, 9]. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên Công tác dự báo sự biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL của tỉnh, từng huyện, thị, từng lĩnh vực... chưa kịp thời, chưa gắn quy hoạch NNL với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng. Trình độ, phương thức quản trị nhân lực ở một số đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH trong nền kinh tế thị trường. Có địa phương, cơ quan hoặc doanh nghiệp, người quản lý hạn chế 38
  • 41. về “tầm” hoặc về “tâm”, thậm chí thiếu cả “tâm lẫn tầm”. Điều đó, không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế như làm thất thoát tiền ngân sách, của cải vật chất của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề việc làm và thu nhập của một bộ phận người lao động trên địa bàn tỉnh. Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác, ở Đồng Nai hệ thống văn bản pháp quy chưa đồng bộ; chế tài xử lý những vi phạm hợp đồng lao động còn thiên về lợi ích của “giới chủ”. Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Đồng Nai nói riêng, chưa thực sự có thị trường sức lao động. Ngoài ra, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, của cơ chế “xin cho” thời bao cấp cũng là một nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực tới quá trình sử dụng NNL cho phát triển KT - XH ở tỉnh Đồng Nai. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thường không tha thiết với khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy hành chính công. Một số vấn đề đặt ra cần quan tâm nghiên cứu giải quyết Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa khả năng tạo thêm việc làm mới với tốc độ tăng cung của thị trường sức lao động (bao gồm cả lao động ngoại tỉnh đến Đồng Nai làm việc - tăng cơ học). Cung về lao động sẽ tăng nhanh hơn cầu, dẫn đến tính cạnh tranh cũng như áp lực về giải quyết việc làm tăng lên. Người sử dụng lao động có thêm cơ hội để tuyển chọn nhân lực theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Người lao động phải tự đào tạo để có trình độ nhất định đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động. Thứ hai: Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT - XH của Tỉnh với chất lượng, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện có. Mục tiêu của Đồng Nai đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng ụ từ 15% đến 16%; nông, lâm, ngư, nghiệp từ 3,5% đến 4%... Trong khi đó, NNL hiện có và quy mô, tốc độ, trình độ đào tạo, phát triển trong thời gian tới vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Sự mất cân đối trong cơ cấu NNL còn khá lớn. Đội ngũ doanh nhân giỏi, thợ lành nghề, các 39
  • 42. chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, phiên dịch, tìm kiếm thị trường còn thiếu. Cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, tình trạng này là yếu tố cản trở cho tăng trưởng và phát triển KT - XH. Thứ ba: Mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các ngành các địa phương với nhau; giữa người sử dụng lao động với người lao động là tất yếu và tiềm ẩn sự bất ổn về mặt xã hội. Trong kinh tế thị trường, tối đa hóa lợi ích là mục tiêu, là động lực của sự tăng trưởng, đồng thời nó cũng tạo ra những mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, dù là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các ngành, vùng, các tổ chức kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Điều đó, cũng có nghĩa là về mặt lợi ích, nó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Trong những phạm vi không gian, thời gian nhất định có thể có sự xung đột về mặt lợi ích, tiềm ẩn sự bất ổn về xã hội. * * * Từ lý luận và thực tiễn về sử dụng NNL phát triển KT - XH ở Đồng Nai những năm qua, có thể khẳng định: NNL - nguồn lực con người có vai trò to lớn trong quá trình phát triển KT - XH. Quá trình sử dụng NNL phải góp phần tạo thêm những động lực mới cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc sử dụng tối ưu NNL trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH, thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các tổ chức kinh tế, xã hội ở Đồng Nai đã có nhiều chủ trương và biện pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Có đủ việc làm, thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần của một đại bộ phận dân cư được cải thiện và nâng lên sẽ tiếp tục tạo thêm những động lực mới, những lợi thế mới trong quá trình phát triển KT - XH của Đồng Nai. 40
  • 43. Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng NNL của Đồng Nai vẫn còn nhiều bất cập. Trong ngắn hạn, có ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng lãng phí nhân lực chất lượng cao. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng phát triển kinh tế của ngành, địa phương đó, mà còn để lại hệ lụy về mặt xã hội như nạn “chảy máu chất xám”, cạnh tranh không lành mạnh kiểu “chụp giật”. Vấn đề đặt ra là, tỉnh Đồng Nai cần có những quan điểm và giải pháp cụ thể, đồng bộ, nhằm phát huy những thế mạnh của mình, tìm cách khắc phục hạn chế, bất cập trong quá trình phân bổ, sử dụng NNL, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đưa Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015. Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI 2.1. Những quan điểm cơ bản về sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan, là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai 41
  • 44. Muốn sử dụng tối ưu NNL trong phát triển KT - XH, trước hết phải nhận thức đầy đủ vai trò của NNL. Chủ thể của quá trình này là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các doanh nhân, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn Tỉnh. Cơ sở để xác định quan điểm này trước hết và cơ bản nhất là mục tiêu phát triển KT - XH của Đồng Nai thời kỳ 2011 - 2015. Liên quan đến giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Đồng Nai, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (tháng 10 năm 2010) xác định: /năm. Trong đó: giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 13% đến 14%; dịch vụ tăng từ 15% đến 16%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 3,5% đến 4%. GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900 đến 3.000 USD. Với mục tiêu tăng trưởng như trên, tổng nhu cầu lao động tăng thêm trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 70.000 đến 75.000 lượt lao động mỗi năm chủ yếu từ các doanh nghiệp thành lập mới và nhu cầu lao động tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Nhu cầu về lao động đặt ra bài toán giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm (tăng do nguồn cung tại chỗ và do ngoại tỉnh đến tìm việc làm) đồng thời sử dụng có hiệu quả tốt hơn lực lượng lao động hiện có nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Thực hiện quan điểm này theo tác giả cần làm tốt những nội dung sau: Thứ nhất, Cơ quan lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội, đội ngũ doanh nhân nhận thức đầy đủ ý nghĩa việc sử dụng có hiệu quả NNL. NNL là nguồn lực của mọi nguồn lực. Đào tạo và phát triển NNL có chất lượng cao, số lượng hợp lý là nhiệm vụ khó khăn phức tạp; song sử dụng NNL hiện có như thế nào? Cũng là câu hỏi mà lời giải đáp không hề đơn giản, trong đó tiết kiệm NNL trong hoạt động kinh tế, xã hội là mục tiêu đặt lên hàng đầu. 42
  • 45. Về lô-gíc hình thức, tiết kiệm NNL trước hết phải tạo đủ công ăn việc làm cho người trong độ tuổi, có khả năng và có nhu cầu lao động. Trên thực tế tỉ lệ thất nghiệp ở Đồng Nai (3%) thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nước (5,95%) nhưng số người có đủ việc làm theo thời gian quy chuẩn (trung bình 6 giờ/ngày, 5 ngày/tuần và 248 ngày/năm) còn khá nhiều. Số lao động này chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng Nai nằm trong khu vực thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm) là thời vụ gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu phộng, mè, đậu tương...) và khai thác các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê...) còn mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) thường là thời gian “đất nghỉ, người nghỉ” nghĩa là người lao động không có việc làm, không có thu nhập. Mặt khác, diện tích đất canh tác bình quân đầu người không cao, những hộ nông dân thuần túy ở các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán sử dụng diên tích đất canh tác 1ha/hộ không nhiều, trong khi đó lại có một số người đầu tư đất đai nhằm kinh doanh bất động sản hoặc mở trang trại trồng cao su, cà phê... nhưng do khó khăn về thị trường tiêu thụ hoặc thiếu vốn nên hiệu quả kinh tế thấp, nhiều diện tích bỏ hoang. Ở huyện Xuân Lộc, huyện Thống Nhất nhiều vườn điều, cà phê không được tiếp tục chăm sóc chỉ khai thác kiểu quảng canh, hoặc bỏ hoang. Lợi thế rất lớn của Đồng Nai là tài nguyên đất đỏ Bazan và có diện tích trồng cao su lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Đã có khoảng thời gian dài (1991 - 1997; 2002 - 2008; 2005 - 2010) khi giá cao su trên thị trường thế giới tăng cao, nhiều nơi người dân phá cà phê, hồ tiêu để trồng cao su. Khi đến thời gian khai thác (5 đến 7 năm) giá giảm mạnh nên có nơi người dân lại chuyển đổi cây trồng theo thời giá. Cứ như vậy, với một bộ phận người dân, việc làm thì có nhưng thu nhập lại không tương xứng với những gì đã bỏ ra. 43