SlideShare a Scribd company logo
1 of 185
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ HÀ
Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ
TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1945
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm
1945 là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Những thông tin, số liệu,
kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn khoa học rõ
ràng. Các ý kiến nhận xét, kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kì công trình của cá nhân nào khác.
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận án
Bùi Thị Hà
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy -
GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Thầy luôn tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, khích lệ tôi từ ngày
đầu làm luận án và trong quá trình 3 năm học tập chương trình Nghiên cứu sinh.
Thầy là người truyền lửa nghề cho tôi, luôn động viên tôi trong cuộc sống cá nhân
và công việc chuyên môn, giúp tôi vươn lên, biết yêu nghề và gắn bó với nghề.
Xin được dành lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Tạ Thị Thuý (Viện Sử
học) đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu về y tế Việt Nam thời thuộc địa và có
nhiều giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu luận án.
Trong thời gian học tập và hoàn thành Luận án, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ,
giúp đỡ của các Thầy Cô của Khoa Sử học, Phòng Đào tạo Học viện Khoa học Xã
hội. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Thư viện Viện Sử học, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I Việt Nam, Trung tâm EFEO Việt Nam, Phòng Tư liệu Khoa
Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia Việt
Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với
những nguồn tài liệu đa dạng.
Chủ trương của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học là gắn
những Đề tài Khoa học cấp cơ sở hàng năm với quá trình học tập Nghiên cứu sinh (đối
với cán bộ đang tham gia chương trình đào tạo) thực sự đã đem lại hiệu quả tích cực
đối với tôi. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sử học đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện những Đề tài Khoa học cấp cơ sở trong những năm qua và đó là bước chuẩn bị
đặc biệt quan trọng cho quá trình triển khai Luận án. Đồng thời, qua những Hội đồng
nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở hàng năm, tôi nhận được những ý kiến phản biện quý báu,
không chỉ giúp tôi hoàn thiện kiến thức phục vụ cho đề tài Luận án Tiến sĩ mà còn là
những chỉ dẫn để hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu của hoạt động
nghiên cứu khoa học lâu dài. Tác giả luận án xin gửi lời tri ân chân thành tới các thành
viên Hội đồng, là những nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện Sử học.
Chân thành cảm ơn gia đình đã tạo cho tôi ý thức không ngừng học tập từ tấm
bé, cảm ơn gia đình hai bên nội ngoại vì những hỗ trợ thiết yếu trong thời gian tôi làm
Luận án và những người bạn, đồng nghiệp luôn quan tâm, khích lệ tôi trong suốt thời
gian qua.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, năm 2019
Tác giả
Bùi Thị Hà
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ Dịch sang tiếng Việt
AM Assistance médicale Cơ quan Hỗ trợ y tế
AMI Assistance médicale
indigiène
Cứu trợ y tế cho dân bản xứ
BCG Bacille Calmette-Guérin Vắc-xin ngừa bệnh lao
IP Institut Pasteur Viện Pasteur
Impr Imprimerie Nhà in
PCN Physique, chimie, sciences
naturelles
Vật lý, hoá học, khoa học tự
nhiên
S.P.C Saint Paul de Chartres Dòng thánh Phao lô thành
Chartres
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
8
1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 1873 -
1945
8
1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 12
1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam 12
1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 19
1.3. Những nội dung luận án kế thừa 21
1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết 21
2. CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ
TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1918
24
2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 24
2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt 25
2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 25
2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ 25
2.1.2.2. Chủ trương của thực dân Pháp đối với vấn đề y tế 27
2.2. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1902 33
2.2.1. Các loại hình cơ sở y tế 33
2.2.2. Đội ngũ nhân viên y tế 36
2.2.3. Thuốc và phương pháp chữa trị 38
2.2.4. Kết quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh 40
2.3. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1902 đến năm 1918 41
2.3.1. Các cơ sở khám chữa bệnh 41
2.3.2. Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phòng dịch 50
2.3.3. Đội ngũ nhân viên y tế 51
2.3.4.Thuốc Tây, việc tuyên truyền Tây y 55
2.3.5. Kết quả khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 56
Tiểu kết chương 2 59
3. CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở 60
BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1929
3.1. Đầu tư cho y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 60
3.2. Xây dựng các cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế 61
3.2.1. Các cơ quan và tổ chức y tế 61
3.2.2. Các cơ sở đào tạo y khoa 62
3.2.3. Các cơ sở khám chữa bệnh 64
3.2.4. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 72
3.2.5. Đội ngũ nhân viên y tế 74
3.2.6. Thuốc Tây 78
3.3. Tình hình khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 79
3.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 79
3.3.2. Những kết quả trong phòng dịch và nghiên cứu khoa học 85
Tiểu kết chương 3 89
4. CHƯƠNG 4: Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1930
ĐẾN NĂM 1945
91
4.1. Sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư 92
4.2. Hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 94
4.2.1. Các cơ sở đào tạo y khoa 94
4.2.2. Các cơ sở khám chữa bệnh 95
4.2.3. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 103
4.2.4. Đội ngũ nhân viên y tế 103
4.2.5. Thuốc Tây 111
4.3. Kết quả trong hoạt động khám chữa bệnh và phòng dịch 113
4.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 113
4.3.2. Những kết quả trong hoạt động phòng dịch, nghiên cứu khoa
học và truyền bá y tế phương Tây
116
Tiểu kết chương 4 125
5. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT 126
Kết Luận 147
Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1: Đầu tư cho y tế Đông Dương các năm 1906-1918. 29
2 Sơ đồ: Cơ sở khám chữa bệnh ở Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. 42
3 Bảng 2.2: Hoạt động của các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ năm 1906. 56
4 Bảng 2.3: Tình hìnhbệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ
1913-1918.
57
5 Bảng 2.4: Bệnh nhân bản xứ tại bệnh viện bản xứ Kiến An 1914-1917. 57
6 Bảng 3.1: Chi cho y tế Đông Dương từ năm 1919 đến năm 1929. 60
7 Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở Bắc Kỳ 1922-1929. 79
8 Biểu đồ: Khám chữa bệnh cho bệnh nhân bản xứ ở Bắc Kỳ 1922-1929. 80
9 Bảng 3.3: Hoạt động của bệnh viện Hải Phòng 1919-1922. 82
10 Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc các bệnh của người Âu tại bệnh viện Hải Phòng
các năm 1919-1922
82
11 Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc các bệnh của người bản xứ tại bệnh viện Hải
Phòng các năm 1919-1922
82
12 Bảng 3.6: Tình hình chữa bệnh dại tại viện Pasteur Hà Nội các năm
1923-1929.
86
13 Bảng 3.7: Số đợt chủng ngừa lao được viện Pasteur Hà Nội tiến
hành tại Bắc Kỳ từ ngày 15/3 đến tháng 5/1927.
87
14 Bảng 4.1: Ngân sách Bắc Kỳ chi cho y tế từ năm 1930 đến năm 1943. 93
15 Bảng 4.2: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1930 đến ngày 31-12-1935. 96
16 Bảng 4.3: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1936 đến ngày 31-12-1943. 97
17 Bảng 4.4 : Số lượng bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ người Âu làm việc cho Cơ quan
Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943.
103
18 Bảng 4.5: Số lượng bác sĩ, dược sĩ làm việc tại viện Pasteur Hà Nội
1930-1943.
104
19 Bảng 4.6: Số lượng bác sĩ, nha sĩ tự do ở Bắc Kỳ các năm 1931-1944. 105
20 Bảng 4.7: Bác sĩ, y sĩ, dược sĩ bản xứ làm việc tại các cơ sở y tế của Cơ quan
Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến ngày 31-12-1943.
107
21 Bảng 4.8: Bác sĩ Đông Dương hành nghề tự do ở Bắc Kỳ 1931-1935 108
22 Bảng 4.9: Y tá bản xứ tại Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 110
23 Bảng 4.10: Bệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943. 113
24 Bảng 4.11: Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện mắtHà Nội 1930-1943 114
25 Bảng 4.12: Y tế Bắc Giang từ năm 1931 đến năm 1936. 114
26 Bảng 4.13: Tình hình bệnh nhân tại trại tâm thần Vôi Bắc Giang 1934-1943. 115
27 Bảng 4.14: Hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 115
28 Bảng 4.15: Tình hình bệnh nhân phong hủi ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến
năm 1943
116
29 Bảng 4.16: Số người chữa dại tại Hà Nội từ năm 1930 đến năm 1943. 117
30 Bảng 4.17: Thuốc ký ninh được phân phát ở Bắc Kỳ 1930-1943. 118
31 Bảng 4.18: Giải phẫu bệnh học do viện Pasteur Hà Nội thực hiện các
năm 1930, 1939.
120
32 Bảng4.19:ViệnPasteurHàNộilấymẫunướctạimộtsốtỉnhBắcKỳ1939-1940. 122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã khéo léo kết hợp giữa lý luận y
học phương Đông với tri thức y học bản địa để hình thành nên nền y học cổ truyền
của dân tộc. Với người Việt, việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ
truyền không chỉ là tập quán, là nghệ thuật, mà hơn nữa, đã trở thành một nét văn
hóa được gìn giữ qua các thế hệ.
Vào các thế kỷ XVII-XVIII, trong quá trình truyền giáo ở Đại Việt, đi cùng với tư trang
cá nhân như kinh thánh và những tặng phẩm quý hiếm, các giáo sĩ phương Tây còn mang
theo nhiều loại Tây dược cùng những phương cách chữa bệnh mới đến từ Tây Âu. Những
liệu pháp y tế đó đã thu được những thành công nhất định và phần nào giành được thiện cảm
của vua chúa, quan lại cũng như dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ. Các giáo sĩ phương Tây coi
việc chữa bệnh là một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả với người bản xứ.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa, thực
dân Pháp đã từng bước du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ. Sự xuất hiện nền y tế
hiện đại bên cạnh y học cổ truyền là một trong những cơ sở quan trọng hình thành
nên nền y tế thuộc địa ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Cùng với y
học cổ truyền, y tế phương Tây đã từng bước phát huy ưu thế trong quá trình chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc thiết lập y tế phương Tây tại
Bắc Kỳ đã mở ra quá trình tiếp cận với y học và khoa học hiện đại của người Việt.
Lần đầu tiên, một bộ phận dân chúng Việt Nam, nhất là những giai tầng bên trên
của xã hội, được tiếp xúc, ứng dụng và thụ hưởng những thành tựu tiên tiến của
khoa học kỹ thuật thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Dưới góc độ khoa học, việc triển khai đề tài luận án có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch
sử Bắc Kỳ thời cận đại. Bởi khi đặt vấn đề nghiên cứu vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ
cận đại, đề tài giúp người thực hiện không chỉ hiểu được quá trình du nhập và hoạt
động của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, mà còn có được
những nhận thức đúng đắn hơn về lịch sử Bắc Kỳ thời kỳ này. Đó là các vấn đề xâm
chiếm và cai trị thuộc địa của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, về tình trạng sức khoẻ, y tế và
việc tiếp nhận những yếu tố mới trong đời sống dân sinh của người Việt ở Bắc Kỳ lúc
bấy giờ.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa đối với lịch sử y tế phương
Tây ở Bắc Kỳ nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Bởi nó cho thấy được quá trình hình
thành và phát triển của một nền y tế mới, sự tiếp nhận của người Việt đối với y tế
2
phương Tây, bối cảnh hình thành của một liệu pháp y tế mới được duy trì trong đời
sống của người Việt đến tận ngày nay - liệu pháp “Đông -Tây y kết hợp”.
Hơn thế, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa giáo dục, văn hoá và xã hội. Đề
tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế. Vì thế nó còn có ý nghĩa
đối với lịch sử giáo dục, khi ngành Y là một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên
được xây dựng của nền giáo dục hiện đại. Những nghiên cứu của luận án còn góp phần
giáo dục truyền thống cho các thế hệ bác sĩ, thầy thuốc, thúc đẩy hoạt động đào tạo y khoa
ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề này còn là một nội dung quan trọng trong
nghiên cứu lịch sử văn hoá cận đại, bởi y tế là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cuộc
“Tiếp xúc văn hoá Đông-Tây” ở Việt Nam.
Cuối cùng là, vào thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như
chất lượng cuộc sống cho nhân dân, thì việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn có ý nghĩa và
tác dụng phục vụ thực tiễn nhất định, nhất là trong việc hoạch địch các chính sách về y tế.
Từ xuất phát điểm như vậy cùng với khả năng nguồn tài liệu cho phép, tôi chọn
vấn đề “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” làm đề tài nghiên
cứu cho Luận án Tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm
1873 đến năm 1945.
- Làmrõ quá trình phát triển của ytế phương Tâyở Bắc Kỳtừ năm 1873 đến năm1945.
- Tìmra bản chất, vai trò và tác động của ytế phương Tâyđối với Bắc Kỳthời kỳnày.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của y tế
phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945.
- Xác định, phân tích bối cảnh, những cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ.
- Tái hiện quá trình phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945:
các biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thực dân; các lĩnh vực hoạt
động và kết quả.
- Đánh giá đặc điểm, vai trò và tác động của y tế phương Tây đối với Bắc Kỳ thời
kỳ 1873-1945, quá trình tiếp nhận y tế phương Tây của người Việt.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873
đến năm 1945.
3.2. hạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của y
tế phương Tây ở Bắc Kỳ (Việt Nam), gồm 23 tỉnh là Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Lào Kay, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An,
Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn; 04 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hải
Dương; 04 đạo quan binh là Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu [19; tr.557-
558].
Phạm vi thời gian: Vấn đề nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1873
(khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất) đến năm 1945 (kết thúc sự cai trị
thuộc địa của người Pháp ở Bắc Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung).
Phạm vi nội dung: Trong phạm vi của luận án, tác giả mong muốn trình bày sự
hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm
1945 trên 05 phương diện chính:
- Hệ thống các cơ quan quản lý, tổ chức y tế và cơ sở đào tạo y khoa;
- Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm hai bộ phận là y tế công (các cơ
sở y tế quân sự và dân sự) và y tế tư nhân (các cơ sở y tế do tư nhân sáng lập và các
cơ sở y tế của các dòng truyền giáo phương Tây);
- Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế;
- Hệ thống cơ sở Tây dược;
- Hệ thống cơ sở phòng dịch, nghiên cứu khoa học và truyền bá y tế phương Tây.
- Một số khái niệm cần xác định
Y học phương Đông (hay còn gọi là Đông y): Hiện nay tại Việt Nam, thuật ngữ
Y học phương Đông hay Đông y được sử dụng song song với thuật ngữ Y học cổ
truyền, dùng chỉ nền y học có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Việt Nam… để phân biệt với y học phương Tây (hay còn gọi là Tây y). Lý
luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, hướng tới việc
cân bằng cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các
yếu tố đó.
Y học cổ truyền là toàn bộ những kiến thức, kỹ thuật và thực hành dựa trên lý luận
lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau. Dù đã được giải
4
thích hay chưa nhưng đã được sử dụng để duy trì sức khỏe cũng như để giúp người
bệnh chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng ốm đau về thể xác hoặc tinh thần [11].
Y tế là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy
yếu về thể chất và tinh thần ở người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những
người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Lĩnh vực này đề cập đến những việc cung cấp
chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp, cũng như trong y tế công cộng.
Y tế phương Tây được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết của y học phương Tây
hiện đại, được xây dựng và phát triển trong các nước Tây Âu. Ngành y tế này là một
tổng thể bao gồm các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, các cơ sở đào tạo y khoa, các cơ
sở khám chữa bệnh, sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh, các cơ sở nghiên cứu khoa
học về y học. Về chuyên môn, nó dựa trên những thành tựu của y học phương Tây
hiện đại như chủng đậu, giải phẫu lâm sàng, y học thực nghiệm, chống vi khuẩn, di
truyền học, chủng lao, y học nhiệt đới.
Y tế công là bộ phận y tế do nhà nước thực dân lập ra phục vụ các yêu cầu khám
chữa bệnh cho hai bộ phận là quân sự và dân sự. Y tế tư nhân là bộ phận y tế do các cá
nhân hoặc các dòng truyền giáo lập ra, các cá nhân là người Pháp, người Hoa hoặc
người Việt. Cơ sở Tây dược là cơ sở sản xuất, phân phối hoặc bán các loại thuốc Tây.
Trong thời kỳ cận đại, thực dân Pháp chủ yếu nhập khẩu các loại thuốc Tây từ chính
quốc sang tiêu thụ ở Việt Nam.
Dịch tễ là ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, nguyên nhân gây
bệnh, thời tiết, môi trường, vệ sinh, nguồn nước, thức ăn, không khí... Ngành khoa học
này tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng
giải pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và sức khỏe nói chung. Dịch tễ học là cơ sở để
nghiên cứu y tế cộng đồng và y tế dự phòng, dựa trên khái niệm y học thực chứng (y
học có bằng chứng, có qua kiểm nghiệm bằng khoa học và thực tiễn).
Viện Pasteur Đông Dương là hệ thống các viện nghiên cứu vi trùng học, vệ sinh
dịch tễ và y tế dự phòng do chính quyền thực dân Pháp và các nhà khoa học Pháp
lập ra ở Việt Nam và Đông Dương thời thuộc địa.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. hương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lê nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Vấn đề “Y tế phương
Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ
thể cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, không gian là Bắc Kỳ. Tác giả luận án đặt đối
5
tượng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu
thế kỷ XX. Vì vậy, nên có mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của
một nền y học mới, sự hình thành và phát triển của nền y tế hiện đại ở Bắc Kỳ. Chúng tôi
cũng đặt sự hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ trong cách tiếp
cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Việt
Nam. Để từ đó nhìn nhận, đánh giá xem ngành y tế này đã mang lại những gì cho người
dân Việt Nam hay nói đúng hơn, người Việt đã được hưởng gì từ ngành y tế này?.
4.2. hương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phương
pháp như sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp quan trọng
được sử dụng trong khi nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp lịch sử giúp cho tác
giả luận án tìm hiểu phân tích quá trình du nhập, hình thành và hoạt động của y tế
phương Tây ở Bắc Kỳ theo tiến trình phát triển của sự kiện, mốc mở đầu, mốc kết
thúc, diễn biến của quá trình này. Phương pháp lo gic giúp tác giả luận án tìm được
mối quan hệ giữa thực tế vận động của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ với các vấn
đề có liên quan như bối cảnh, các chính sách thuộc địa của chính quyền thực dân
Pháp, các biện pháp hành chính và tài chính trong lĩnh vực y tế, vai trò và tác động
của y tế tới đời sống xã hội Bắc Kỳ lúc bấy giờ, từ đó tìm ra bản chất của nền y tế
này. Trên cơ sở đó tác giả luận án có thể đạt được sự khách quan và toàn diện trong
việc đánh giá vấn đề nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như thống kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia,
phương pháp nghiên cứu liên ngành… Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án đã
tiếp xúc với rất nhiều nguồn tài liệu với những số liệu thống kê khác nhau, thậm chí
trong một số trường hợp có sự vênh nhau khá lớn giữa các sử liệu, nhất là các số liệu
về vốn đầu tư, về số lượng nhân viên y tế cả người Âu và bản xứ, về số lượng cơ sở và
số người khám chữa bệnh qua các năm. Vì vậy, tác giả phải so sánh, phân tích, đối
chiếu các số liệu này để tìm ra và sử dụng số liệu hợp lý nhất. Chúng tôi cũng đã tham
vấn và lấy ý kiến chuyên gia nhất là những chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử cận đại ở
Việt Nam, đặc biệt là ở Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội để có cách nhìn tổng thể về lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Luận
án cũng là một đề tài nghiên cứu đặc thù thuộc ngành Y vì vậy trong quá trình tìm tài
liệu và triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng đã trực tiếp phỏng vấn và hỏi ý kiến
những chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học đang làm việc tại các cơ sở y tế tại Việt Nam
6
như Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Viện Vệ sinh và
dịch tễ Trung ương... để có được những hiểu biết căn bản về chuyên môn Y khoa.
Cùng với đó, tác giả cũng đã trực tiếp đi khảo sát một số địa điểm có liên quan hoặc
trước đây từng là cơ sở y tế ở Bắc Kỳ thời cận đại như các bệnh viện, Đại học Y, nhà
dòng của Công giáo, một số hiệu thuốc Tây lớn của Hà Nội. Những chuyến đi điền dã
đã cung cấp cho tác giả những hiểu biết phong phú và kiến thức thực tế có liên quan
đến đề tài luận án.
4.3. Ngu n tài liệu
- Nguồn tài liệu lưu trữ: Trước tiên phải kể đến nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm
lưu trữ Quốc gia I Việt Nam. Đó là những văn bản được ban hành bởi Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Sở Y tế Đông Dương, Sở Y tế Bắc Kỳ, của các tỉnh và thành
phố về hoạt động của các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, cơ sở đào tạo và cơ sở y tế ở
Bắc Kỳ. Đây là những tài liệu gốc, có giá trị tin cậy về mặt sử liệu, làm cơ sở để đối
chiếu với các loại tài liệu khác.
- Các công trình nghiên cứu: Đây là nguồn tài liệu phong phú bằng cả tiếng Việt
và tiếng Pháp, được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như sách, bài nghiên
cứu, bài báo, hồi ký, sách ảnh, phim, bản vẽ thiết kế thi công...
- Nguồn tài liệu điền dã: Đây được coi là một trong những nguồn tham khảo của tác
giả trong quá trình thực hiện luận án. Đó là những cuộc khảo sát tại những cơ sở y tế
của Pháp ở Bắc Kỳ trước kia, nay là các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn,
Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch
Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới bằng tiếng Pháp và
tiếng Việt có liên quan đến vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945.
- Luận án định hình một hướng nghiên cứu mới về lịch sử y tế phương Tây ở Bắc
Kỳ và Việt Nam thời cận đại: làm rõ các biện pháp hành chính và tài chính của chính
quyền thuộc địa đối với các vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm
1945, sự ra đời và hoạt động của các cơ quan quản lý y tế, các cơ sở đào tạo y khoa,
các cơ sở khám chữa bệnh và phòng dịch. Đề tài bước đầu đưa ra nhận xét về đặc
điểm, vai trò của y tế phương Tây trong đời sống xã hội ở Bắc Kỳ thời cận đại.
- Luận án cũng có những đóng góp mang tính ứng dụng khi góp phần để lại
những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách y tế như đầu tư, đào
7
tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết hợp khám chữa và phòng bệnh, ngành sản khoa,
dịch tễ, việc sử dụng vắc-xin, phân cấp và đãi ngộ nhân sự ngành y tế…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Y tế phương Tây là một trong những nét mới được du nhập vào Bắc Kỳ, gắn liền
với quá trình thôn tính và đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thông qua việc
thành lập và hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, chúng tôi có thể hiểu
hơn về quá trình xâm lược và cai trị xứ Bắc Kỳ của thực dân Pháp. Nghiên cứu và giải
quyết tốt các yêu cầu của đề tài chẳng những sẽ làm sáng tỏ quá trình du nhập và
phát triển của y học phương Tây tại Việt Nam mà còn bổ sung nhận thức về tiến
trình và hệ quả tiếp xúc văn hoá và khoa học Tây-Đông tại Việt Nam từ cuối thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa đối
với lịch sử y tế Việt Nam, nhất là đối với sự hình thành của ngành y tế ở miền Bắc Việt
Nam sau này. Đề tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế, vì thế nó
còn có ý nghĩa đối với lịch sử giáo dục, đặc biệt là với ngành Y khoa ở Việt Nam. Ở Bắc
Kỳ, y tế phương Tây hiện đại được du nhập trong bối cảnh thực dân Pháp tiến hành
công cuộc xâm chiếm và cai trị thuộc địa. Vì vậy, vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
thời cận đại phải được nhìn nhận dưới cả góc độ sử học và y tế. Cách nhìn biện chứng
đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử y tế Việt Nam thời thuộc Pháp, thậm chí còn
là chìa khóa cho việc lý giải một số hiện tượng về văn hóa xã hội, lối sống mới của
người Việt ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ.
Về ý nghĩa thực tiễn, qua việc tìm hiểu lịch sử hình thành, cách tổ chức quản lý và
phương thức hoạt động của y tế phương Tây tại Bắc Kỳ trong thời kỳ thuộc địa, đề tài có
thể còn cung cấp thêm những kinh nghiệm quý, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
phát triển ngành y tế, nâng cao hiệu quả phòng, khám và chữa bệnh cho nhân dân hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Sự hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1918.
Chương 3: Sự phát triển của ytế phương Tâyở Bắc Kỳtừ năm1919 đến năm 1929.
Chương 4: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945.
Chương 5: Một số nhận xét.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vấn đề du nhập, hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873
đến năm 1945 đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sử học và lịch sử y tế
Việt Nam của các tác giả người Việt Nam và người nước ngoài. Có thể phân loại các
công trình này thành những nghiên cứu như sau:
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến y tế phương Tây
- Nghiên cứu của các học giả trong nước: Những nghiên cứu bằng tiếng Việt có liên
quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ cận đại gồm có các công trình về lịch sử Việt
Nam thời kỳ này, các nghiên cứu về Công giáo, nữ tu và các vấn đề y tế từ thiện của các
dòng tu Công giáo.
Từ trước tới nay, mảng đề tài về y tế phương Tây còn khá ít ỏi trong các công trình
nghiên cứu về lịch sử Cận đại Việt Nam... Trong đó, công trình thông sử Việt Nam đầu
tiên có đề cập tới một số vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói
riêng thời kỳ 1873-1945 là Bộ Lịch sử Việt Nam các tập 7, 8, 9 của nhóm các tác giả
Viện Sử học do PGS.TS.Tạ Thị Thuý làm Chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, in
lần đầu vào năm 2013 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017.
Tại tập 7 (sách tái bản năm 2017), trong các trang từ 183 đến 193, các tác giả đã
phác thảo những nét cơ bản về quá trình y học hiện đại từng bước được người Pháp
đưa vào Việt Nam trong giai đoạn 1897-1918, trên các phương diện như đầu tư kinh
phí, cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế, tình trạng khám chữa bệnh và phòng chống
dịch bệnh, những yếu kém trong lĩnh vực y tế-sức khoẻ vào đầu thế kỷ XX. Tại tập
8, trong các trang từ 239 đến 251, chúng tôi kế thừa được nhiều sử liệu mới về hoạt
động của nền y tế phương Tây ở Việt Nam giai đoạn này mà các tác giả gọi là
những “ưu tiên” cho hoạt động y tế những năm 1919-1930. Tại tập 9, với các trang
từ 576 đến 578, tác giả đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình y tế-sức
khoẻ ở Đông Dương giai đoạn 1930-1945.
Các tập 7, 8, 9 bộ Lịch sử Việt Nam không chỉ cho chúng tôi thấy được bối cảnh
du nhập của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ 1897-1945 mà còn cung cấp
nhiều sử liệu mới, nhiều quan điểm nghiên cứu mới về quá trình du nhập và hoạt
động của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ này. Đặc biệt là sự ra đời và phát
triển của hệ thống y tế công mà chính quyền thực dân Pháp đã tạo dựng ở Đông
Dương như các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thực dân, các cơ sở đào tạo y
khoa cho người bản xứ, hệ thống viện Pasteur Đông Dương, cùng những hoạt động
dịch tễ như chủng ngừa cho dân chúng bản xứ. Những nghiên cứu trên đây thực sự là
những gợi ý quý giá, gợi mở cho chúng tôi hướng tìm tòi tài liệu mới và suy nghĩ
9
nghiêm túc về cách thức triển khai đề tài luận án cũng như trong việc lập ra đề cương
nghiên cứu chi tiết cho Luận án.
Cùng với các công trình thông sử về lịch sử Việt Nam thời cận đại, tác giả luận án
còn tìm thấy những nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây trong các công
trình về lịch sử Công giáo của các học giả Việt Nam như Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu
Hằng, Đỗ Quang Hưng, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Đào Quang Toản...
Với bài viết “Du nhập Tây y vào Việt Nam”, Tạp chí Xưa & Nay, năm 2002, Ngô
Văn Quỹ đã mô tả hoạt động y tế của các giáo sĩ Công giáo ở Đại Việt/Việt Nam từ
thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX1
. Những nghiên cứu của Ngô Văn Quỹ cung
cấp cho tác giả những sử liệu nhất định về quá trình du nhập y tế phương Tây vào
Bắc Kỳ trước thế kỷ XIX, thông qua hoạt động y tế của các giáo sĩ phương Tây.
Những hiểu biết hữu ích đó giúp tác giả luận án đi tới nhận định rằng, quá trình du
nhập y tế phương Tây qua kênh truyền giáo đã bắt đầu từ trước thế kỷ XIX, và vẫn
tiếp tục được nối dài vào thời kỳ sau, đặt nền móng cho hoạt động truyền bá y tế
phương Tây của các dòng nữ tu Công giáo ở Bắc Kỳ từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi.
“Recherche sur les Congrégations religieuses féminines au Vietnam dans la période
coloniale. Les Amantes de la Croix et les sœurs de Saint Paul de Chartres”, D.E.A de
“Sciences Religieuses”, École Pratique des Hautes Études, Paris,1999 của Nguyễn Thu
Hằng sẽ cung cấp cho người đọc những sử liệu có giá trị về sự ra đời của một số cơ sở
y tế quân sự, hoạt động của các nữ tu dòng thánh Saint Paul de Chartres trong một số
cơ sở y tế Công giáo, cơ sở y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp.
“Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền” của Đỗ Quang Hưng, xuất bản
năm 2014 cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về chính sách tôn giáo
của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là chính sách đối với
Công giáo. Thông qua nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng, tác giả luận án có thể chắt
lọc được những sử liệu có giá trị về mối quan hệ giữa nhà nước thực dân và Giáo
hội Công giáo ở Đông Dương, hoạt động y tế từ thiện của các dòng tu đặc biệt là
các dòng nữ tu Công giáo, sự hình thành của một số cơ sở y tế Công giáo ở Đông
Dương nói chung, Bắc Kỳ nói riêng thời cận đại.
“Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” gồm 2 tập của Trương Bá Cần, Nhà xuất
bản Tôn giáo, Hà Nội, 2008 đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và
phát triển của Công giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến mùa thu năm 1945. Cơ sở dữ liệu
được khai thác từ các thư viện và kho lưu trữ ở trong và ngoài nước đã giúp công trình
1
Những giáo sĩ Công giáo hoạt động y tế ở Đại Việt lúc này gồm có Siebert, Slamenski, Koffler, Antoine
de Vasconcello, Jean de Loureiro, Girard André, Xavier Koffler, Jean de Louleiro…
10
trở thành một ấn phẩm có giá trị và đáng tin cậy đối với các giáo dân và các nhà nghiên
cứu tôn giáo, lịch sử. Tác giả luận án cũng có thể chắt lọc và tìm thấy ở đây những tư liệu
quý về các cơ sở y tế Công giáo của các hội dòng Công giáo ở Bắc Kỳ thời kỳ này, gồm
các xứ Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài.
“Documents historiques des Amantes de la Croix” của linh mục Đào Quang
Toản, xuất bản năm 2012 tại Paris là một nghiên khảo dày dặn về lịch sử quá trình
hình thành và những đóng góp của dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam thời cận đại.
Linh mục Đào Quang Toản đã dày công sưu tầm những tài liệu bằng tiếng Pháp có
giá trị về dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam, gồm những bức thư của các thừa sai,
các tài liệu được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ của Pháp cùng những phân tích,
đánh giá, nhận định của ông về hoạt động và những đóng góp, vị trí của dòng Mến
Thánh Giá trong hoạt động mục vụ ở Việt Nam, nhất là các hoạt động về y tế, giáo
dục, từ thiện xã hội. Công trình gồm hai tập sách, tập I dành cho những nghiên
cứu về Hội dòng ở Bắc Kỳ, tập II ở Nam Kỳ. Đặc biệt, tập I là nguồn tài liệu tham
khảo quý giá cho những nghiên cứu về lịch sử dòng Mến Thánh Giá nói chung và
hoạt động của các cơ sở y tế của Hội dòng nói riêng ở Bắc Kỳ. Trong đó, chúng ta
có thể tìm thấy nhiều tài liệu có giá trị về hoạt động xã hội của dòng tu nữ này:
Công việc khám chữa bệnh của các chị em từ khi hội dòng mới hình thành, các cơ
sở y tế mới được Hội dòng sáng lập trong thời thuộc địa, một số cơ sở y tế phương
Tây đầu tiên có mặt ở Bắc Kỳ cũng đồng thời là những cơ sở do chính các chị em
sáng lập
Các nhà nghiên cứu Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Quang Hưng, Trương
Bá Cần và Đào Quang Toản đều thừa nhận nhân lực của các cơ sở y tế Công giáo ở
Bắc Kỳ và Việt Nam thời thuộc địa chủ yếu thuộc về các dòng tu nữ, hoạt động
theo phương châm tự nguyện, phi lợi nhuận. Đặc tính hoạt động này nhìn chung bị
quy định bởi các giá trị Công giáo hơn là chi phối của chính sách thuộc địa. Tuy
nhiên, Ngô Văn Quỹ và Nguyễn Thu Hằng cho rằng y tế từ thiện là một trong
những công cụ để các dòng tu thực hiện công cuộc truyền giáo, tìm chỗ đứng trong
lòng các xã hội thuộc địa. Đỗ Quang Hưng với quan điểm nhìn từ phía bên ngoài,
ông cho rằng y tế Công giáo là một sự chuyển tải giá trị châu Âu vào Việt Nam
trong quá trình tiếp xúc văn hóa Đông-Tây. Ngược lại, Trương Bá Cần thì quá đề
cao tính bác ái, đạo đức Công giáo, ông cho rằng đó là sự lan tỏa Lời Chúa vào
những miền đất ngoại. Còn chúng tôi thì cho rằng y tế Công giáo là một kênh
truyền bá quan trọng, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền y tế thuộc
địa ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Những công trình nói trên sẽ cung cấp những hiểu biết có
11
giá trị về y tế tôn giáo, làm cơ sở để lý giải mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và
Nhà nước thực dân, giữa Công giáo và người dân bản xứ ở Bắc Kỳ thời kỳ này.
Trong những công trình nói trên, quá trình du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ
thời cận đại được ghi chép tản mạn dưới dạng các sự kiện, theo trình tự thời gian, đan
xen với các sự kiện lịch sử khác. Do đó, khi nghiên cứu, tác giả luận án phải chắt lọc
để có thể thu thập những tài liệu trực tiếp và gián tiếp phản ánh bối cảnh xã hội Bắc
Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng như vấn đề y học, hoạt động của các cơ sở
y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ này.
-Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu của các học giả
nước ngoài có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ có thể tìm thấy trong các
công trình viết về tình hình Đông Dương nói chung hoặc những nghiên cứu về lịch sử
Công giáo ở Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ nói riêng.
Tại nhóm thứ nhất là các công trình của các Toàn quyền Đông Dương như De
Lanessance, Paul Doumer, Paul Beau. Trong đó, chính trị gia đầu tiên nghiên cứu
về các vấn đề có liên quan đến y tế ở Đông Dương là Toàn quyền De Lanessance
với “La colonisation française en Indochine, Nhà xuất bản Ancienne Librairie
Germer Baillière et Cie
, Paris, năm 1895. Cuốn sách trình bày và phân tích quá trình
thực dân hoá, xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong đó, tác giả
dành ra một số trang viết trình bày về các cơ sở y tế quân sự đầu tiên ở Việt Nam:
trạm cứu thương di động, các bệnh viện quân sự tại Hà Nội, Quảng Yên, Hải Phòng,
Lạng Sơn, Phủ Lạng Thương, Việt Trì, Yên Bái, Sơn Tây, Móng Cái, Phả Lại.
Công trình là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả khi tìm hiểu và nghiên cứu quá
trình du nhập và hình thành những cơ sở y tế phương Tây đầu tiên tại Việt Nam và
Bắc Kỳ. Tại nhóm thứ hai là một số công trình nghiên cứu về lịch sử Công giáo Việt
Nam, trong đó tiêu biểu là “Mère Benjamin” của nữ tu Marie Paul Bord. Đây là một
nghiên cứu bằng tiếng Pháp của nữ tu Marie Paul Bord, xuất bản năm 1982 tại Paris về
cuộc đời và sự nghiệp của nữ tu Benjamin. Cuốn sách đã dành toàn bộ dung lượng để
viết về tiểu sử, thân thế của nữ tu Benjamin, cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của
bà: Thời kỳ ở Hồng Kông, ở Việt Nam, sang Pháp rồi quay lại Sài Gòn, đến Nhật rồi
quay về Bắc Kỳ và mất tại đây. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho giới nghiên cứu
Công giáo và y tế Công giáo, y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc địa.
1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây
1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam
-Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu về y tế phương Tây
thời cận đại của các học giả nước ngoài, mà chủ yếu là các học giả Pháp gồm hai loại
12
là những công trình của các tác giả được viết trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến
nửa đầu thế kỷ XX; và những công trình của các tác giả được viết trong những năm
từ cuối thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ XXI.
Tại nhóm thứ nhất là những nghiên cứu về y tế phương Tây của các bác sĩ, thanh tra y
tế, giám đốc sở y tế người Pháp như Grall (Ch), Gaide, Genevray (J), De Raymond
(Arrnand)... xuất hiện trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu này
thường bắt đầu từ những trường hợp bệnh học cụ thể cho đến những vấn đề lý luận mang
tính khái quát về y tế phương Tây và thực tiễn du nhập, hoạt động của nó ở Việt Nam.
Công trình đầu tiên trực tiếp viết viết về y tế phương Tây ở Việt Nam là “Hygiène
de l'Indo-Chine” của bác sĩ-thanh tra Grall, Nhà xuất bản Baillière et fils, tại Paris,
năm 1908. “Hygiène de l'Indo-Chine” là một nghiên cứu chuyên sâu về vệ sinh, dịch
tễ của bác sĩ, thanh tra Ch.Grall. Cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề vệ sinh dịch tễ
của Việt Nam và Đông Dương như khí hậu, sự phát triển của vi khuẩn, tập quán sinh
hoạt của nhân dân ở các vùng; bệnh sốt rét, bệnh lị ở vùng nhiệt đới; tình hình sức
khỏe của người Âu và người bản xứ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; các cơ sở
chữa bệnh...
Sau bác sĩ-thanh tra Chrall, bác sĩ Gaide là người thứ hai dụng tâm nghiên cứu
về các vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam và Đông Dương. Ông đã có 05 công
trình nghiên cứu gồm sách, bài tạp chí viết về vấn đề nghiên cứu khoa học trong y
học, cứu trợ y tế ở Đông Dương, nghiên cứu các loại bệnh cụ thể như sốt, lao, hoa
liễu. Nghiên cứu đầu tiên về y tế phương Tây ở Đông Dương của bác sĩ Gaide là
công trình “Congrès scientifiques et sanitaires en Extrême-Orient 1908 à 1930”,
Nhà xuất bản Extrême-Orient, năm 1930. Gaide đã thống kê và phân tích các công
trình nghiên cứu khoa học của các thầy thuốc và dược sĩ Đông dương trong lĩnh
vực lâm sàng và trong phòng thí nghiệm, được trình bày tại các hội nghị quốc tế
Viễn Đông từ năm 1905 đến năm 1930, những tác động của các công trình này đối
với vấn đề nghiên cứu y học và y tế ở Đông Dương nói riêng, trong toàn vùng
Viễn Đông nói chung... Điều đó trở thành một chỉ dẫn quan trọng cho tác giả
luận án để có những hiểu biết nhất định về thành tựu của ngành y tế ở Đông
Dương lúc bấy giờ, được tổng kết và nghiên cứu bởi các bác sĩ Pháp. Nó cho thấy
sự quan tâm nhất định của các nhà khoa học, bác sĩ Pháp đối với các vấn đề bệnh
học ở Việt Nam và Đông Dương, sự tham gia của Đông Dương trên bản đồ nghiên
cứu y học Viễn Đông những năm nửa đầu thế kỷ XX.
Cùng trong năm 1930, Gaide cũng đã xuất bản một chùm những nghiên cứu về các
vấn đề bệnh học cụ thể ở Đông Dương như sốt, lao, hoa liễu. Trong “Le péril
13
vénérien en Indochine”, bác sĩ Gaide nghiên cứu các bệnh hoa liễu ở Đông Dương do
nạn mại dâm gây ra như: số lượng gái mại dâm, các nhà chứa, các cơ sở phòng bệnh:
khám định kỳ gái mại dâm, đăng ký gái mại dâm, chữa bệnh miễn phí cho gái mại
dâm, trang bị các phương tiện phòng bệnh do nhà nước cung cấp cho các nhà chứa; tỷ
lệ tử vong do bệnh hoa liễu ở Đông Dương: ở môi trường dân sự, quân đội; nghiên
cứu lâm sàng bệnh giang mai ở Đông Dương; phòng bệnh hoa liễu bằng cách giáo
dục quần chúng: giáo dục ở trường học cho học sinh lớn, tuyên truyền trong quần
chúng. Nếu “La Tuberculose et sa prophylaxie en Indochine Française” nghiên cứu
về bệnh lao và việc phòng bệnh lao ở Việt Nam và Đông Dương, tác dụng của việc
tiêm vắc-xin BCG hạn chế được sự lan tràn của bệnh lao từ vùng ôn đới sang vùng
nhiệt đới thì “La fièvre récurrente et le béribéri en Indochine” phân tích tình hình
môi trường, nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển bệnh sốt hồi qui ở An nam vào
năm 1906, nguyên nhân chính gây bệnh và tình trạng bệnh tê phù năm 1929... Những
nghiên cứu của Gaide trong các công trình nói trên không chỉ cung cấp những thông
tin cụ thể về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam mà còn làm rõ vai trò của các viện
Pasteur Đông Dương đối với công tác dịch tễ ở thuộc địa này.
Một nghiên cứu khá quan trọng của Gaide khi viết về y tế Việt Nam và Đông
Dương chính là công trình “L'Assistance médicale et la protection de la santé
publique”, xuất bản tại Hà Nội, năm 1931. Trong tác phẩm này, với tư cách là bác sĩ
của Quân đội thuộc địa, Tổng thanh tra của Tổng Nha y tế Đông Dương, Gaide đã
phác thảo một bức tranh khá toàn diện về lịch sử và hoạt động của nền y tế Đông
Dương qua các thời kỳ: trước năm 1858 với hoạt động của y tế thời Nguyễn, từ năm
1858 trở đi với những hoạt động y tế của các dòng nữ tu Công giáo trong các cơ sở y
tế quân sự Pháp, từ năm 1905 khi ngành y tế thuộc địa được thành lập chính thức đến
năm 1930. Qua đó cung cấp những dữ liệu và đánh giá của tác giả về hoạt động của
ngành y tế và tổ chức vệ sinh công cộng, quy chế tổ chức ngành dược, tình hình các
bệnh dịch đang hoành hành ở Đông Dương: tả, hạch, đậu mùa, quá trình khắc phục
các bệnh dịnh bằng các chiến dịch chủng ngừa vắc-xin, phát thuốc ký ninh chống sốt
rét, quá trình hình thành và hoạt động của các viện Pasteur Đông Dương, sự ra đời
của hệ thống các nhà thương lây, các bác sĩ Pháp tiếp xúc với y học cổ truyền Việt
Nam… Tuy phạm vi nghiên cứu của Gaide về hoạt động của nền y tế Đông Dương
chỉ đến năm 1930 nhưng thực sự nó cung cấp những sử liệu quý giá, tương đối toàn
diện về quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở y tế phương Tây ở Đông
Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng từ năm 1873 đến năm 1930, làm cơ sở quan
trọng để tác giả luận án bắt đầu tìm hiểu và triển khai những nghiên cứu của mình.
14
Cùng với các nghiên cứu về nền y tế thuộc địa ở Việt Nam nói chung, chúng tôi
cũng hướng sự quan tâm của mình tới các nhân vật y tế tiêu biểu. “Alexandre Yersin
1863-1943:Un pasteurien en Indochine” của H.H.Mollaret và J.Brossollet cũng là
một nghiên cứu như thế. Công trình đã viết về một trong những nhân vật có ảnh
hưởng quan trọng nhất tới nền y tế Đông Dương và Bắc Kỳ thời thuộc Pháp-bác sĩ
Alexandre Yersin. Ông được biết đến là Tổng giám đốc của Viện Pasteur Đông
Dương, là người sáng lập đồng thời cũng là hiệu trưởng đầu tiên của trường Y khoa
Đông Dương. Người ta thường hay nghĩ tới dấu ấn của bác sĩ Yersin ở Việt Nam là
những năm tháng ông sống và làm việc ở viện Pasteur Nha Trang. Quả là như vậy khi
nơi đây chiếm phần lớn thời gian sống và làm việc của vị bác sĩ này. Nhưng còn có
một khoảng thời gian khác cũng không kém phần sôi nổi của ông-những ngày tháng
là hiệu trưởng của trường y khoa Đông Dương, nơi ông để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp
và vai trò đặc biệt quan trọng với nền y tế phương Tây ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Các tác
giả đã trân trọng gọi Alexandre Yersin là “một Paxtơ ở Đông Dương”. Những nghiên
cứu nói trên không chỉ cung cấp cho luận án những sử liệu cần thiết về các nhân vật
tiêu biểu của nền y tế Đông Dương mà còn giúp tác giả hướng suy nghĩ của mình
đến những vấn đề mới. Tác giả luận án nhận thấy rằng, các bác sĩ Pháp kể trên đã
vượt ra khuôn khổ của một viên chức trong bộ máy thực dân, mà đem trí tuệ và tâm
huyết của mình phục vụ hoạt động y tế ở xứ thuộc địa. Họ không chỉ là những
người tuyên truyền phổ biến y tế phương Tây vào trong đời sống Việt Nam mà còn
góp phần đào tạo cho các sinh viên y khoa người Việt, phục vụ chăm sóc sức khoẻ
cho người bản xứ, ca ngợi và khuyến khích việc sử dụng Đông y trong các hoạt
động y tế. Đó là lý do giải thích vì sao, một số bác sĩ Pháp đã hoà mình vào đời
sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, thậm chí có người còn được người bản xứ trìu
mến gọi bằng cái tên rất Việt “Ông Năm” và trở thành công dân danh dự Việt Nam
như trường hợp của bác sĩ Alexandre Yersin.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn được tiếp cận với một số công trình nghiên cứu về các
cơ sở đào tạo y khoa. Có thể kể đến “École de médecine et de pharmacie de plein
exercice de l'Indochine”. Công trình cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh
về lịch sử thành lập trường Y Đông Dương (ngày 8-1-1902 bởi Toàn quyền Doumer).
Đến ngày 30-8-1923 thì trường được đổi tên thành trường Đại học Y Dược Đông
Dương và vẫn có một ban đào tạo y sĩ và dược sĩ trung cấp. Bệnh viện thực tập của
trường là Bệnh viện René Robin (Bạch Mai), có các ban Y (học 6 năm), ban Dược (4
năm), ban Nha khoa (3 năm), ban đào tạo bà đỡ (2 năm)... Các chương trình học, các
vấn đề sinh viên và bằng cấp tốt nghiệp...
15
Chính quyền thực dân và các bác sĩ Pháp rất quan tâm đến các vấn đề dịch tễ và y tế
dự phòng ở Đông Dương. Bởi nếu làm tốt được công đoạn này, họ đã ngăn ngừa và
tránh được sự phát tán của nhiều bệnh lây trong quân đội và khối viên chức, kiều dân
Pháp. Vì thế, những công trình nghiên cứu về dịch tễ khá phong phú và luôn chiếm tỷ
lệ áp đảo trong các nghiên cứu y tế nói chung ở Đông Dương. Tuy nhiên trong khả
năng tiếp cận tài liệu hiện thời của mình, tác giả luận án hướng sự quan tâm đến các
nghiên cứu về lịch sử ngành dịch tễ Đông Dương và các trường hợp bệnh học cụ thể.
Chúng tôi cũng tìm thấy nhiều thông tin bổ ích về các trường hợp bệnh học cụ thể ở
Bắc Kỳ năm 1940 trong bài viết chung của hai bác sĩ J.Dodero và Hoang Tich Tri là
“Formule leucocytaire et image d'Arneth dans le traitement antirabique pasteurien”,
Extrait de la Revue médicale française d'Extrême-Orient, N0
6, juin-juillet,1940, H:
Impr. d'Extrême-Orient, 1941, p.235-238. Bài viết là sự tổng hợp những kết quả
nghiên cứu về thí nghiệm điều trị bệnh dại theo Phương pháp Pasteur qua theo dõi
30 bệnh nhân Bắc Kỳ.
Tại nhóm thứ hai là sự xuất hiện một số công trình của các nhà nghiên cứu nước
ngoài như Rousselot (Laurence Monnais), Kagawa (Shiho Aoyama), Rayssac
(Mathieu)... trong những năm nửa cuối thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI. Luận án
“Médecine et colonisation: L'aventure Indochinoise 1860-1939” của tiến sĩ Laurence
Monnais Rousselot xuất bản tại Canada năm 1999 là một chuyên khảo đặc biệt quan
trọng đối với đề tài nghiên cứu luận án. Với 489 trang viết chính văn kèm các bảng,
biểu thống kê, Laurence Monnais Rousselot đã phác thảo bức tranh toàn diện và cụ
thể về ngành y tế phương Tây ở Đông Dương thời kỳ 1860-1939. Đó là vấn đề trang
bị của Pháp đối với các hoạt động y tế ở Việt Nam: nghiên cứu và phổ biến vắc-xin,
giáo dục vệ sinh, thành lập Hội cứu trợ y tế, xây dựng các cơ sở y tế công của nhà
nước thực dân (bao gồm trong đó là các cơ sở y tế phục vụ mục đích quân sự) như
những bệnh viện, phòng khám, nhà hộ sinh, cơ sở cấp phát thuốc Tây, sự phổ biến và
phát triển của các cơ sở y tế phương Tây ở Việt Nam… Năm 1893, trong một bức thư
của Delcassé-Phó Quốc vụ khanh phụ trách Các vấn đề thuộc địa gửi Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Pháp-y tế được ví như“khoa học bổ trợ cho quá trình thực dân hóa”
[141; tr.56-57]. Tức là quá trình du nhập y tế phương Tây vào Việt Nam thực chất là
một loại công cụ phục vụ đắc lực và gắn chặt với quá trình thực dân hoá của người
Pháp. Chúng tôi đồng tình và kế thừa quan điểm của Laurence Monnais Rousselot
khi gọi nền y tế mà người Pháp tạo dựng ở Đông Dương lúc bấy giờ là một nền y tế
thực dân. Bởi mục đích ban đầu và xuyên suốt của quá trình du nhập y tế phương Tây
và sự thiết lập các cơ sở y tế Tây phương chỉ nhằm hướng tới việc chăm sóc sức
16
khoẻ, chữa bệnh cho quân nhân, viên chức và các nhà thực dân người Pháp ở Đông
Dương, phục vụ quá trình xâm chiếm và khai thác thuộc địa Đông Dương của người
Pháp, chứ không chủ đích dành cho người bản xứ. Chủ trương này xuyên suốt quá
trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa của người Pháp ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ
nói riêng, chi phối đến việc đầu tư y tế của các nhà cầm quyền Đông Dương, cũng
như hoạt động của hệ thống các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ này.
Nghiên cứu tiếp theo có thể kể đến “Les médecins de l’Assistance médicale en
Indochine: 1905-1939” của tác giả Rayssac (Mathieu), Éditions l’Harmattan, Paris,
năm 2015. Cuốn sách viết về đội ngũ các bác sĩ làm việc cho Cơ quan Hỗ trợ y tế ở
Đông Dương trong những năm từ 1905 đến 1939. Mathieu cho rằng việc thiết lập
những cơ quan quản lý y tế của Pháp ở Đông Dương được bắt đầu từ năm 1905 với
sự thành lập Cơ quan Hỗ trợ y tế và một đoàn bác sĩ Cứu trợ y tế. Những vấn đề này
phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ Đông Dương. Y tế dự phòng và chữa bệnh,
cũng như y tế nói chung, là sự phối hợp giữa chăm sóc, nghiên cứu, giảng dạy và
giao tiếp. Nghiên cứu của Mathieu không chỉ cung cấp những thông tin cụ thể về
tình hình bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Đông Dương
mà còn làm rõ về sự can thiệp trên lĩnh vực y tế, những khó khăn của việc hình
thành hệ thống y tế của Pháp ở châu Á...
-Nghiên cứu của các học giả Việt Nam: Có thể kể đến các tác giả Bửu Hiệp,
Trương Xuân Nam, Tập thể các tác giả Bộ Y tế Việt Nam, Lê Hùng Lâm, Tạ Thị Thuý
và Shaun Kingslay Malarney...
Bửu Hiệp dành nhiều trang viết từ “La médecine française dans la vie annamite”,
Nhà in Le Van Phuc, 1936 để trình bày sự hiện diện của y tế phương Tây trong đời
sống người Việt từ năm 1906 đến năm 1930. Trong đó ông ưu tiên các nghiên cứu
của mình cho việc thống kê và phân tích đội ngũ nhân viên y tế người Đông Dương
như bác sĩ, dược sĩ, y tá, các cơ sở y tế, ngân sách dành cho cứu trợ y tế, số lượt
người khám và chữa bệnh, tình hình sản khoa từ năm 1906 đến năm 1930, sự tiếp
nhận của người Việt đối với y tế phương Tây, tình hình Đông y Việt Nam thời kỳ
này, sự phổ biến y tế phương Tây ở Việt Nam. Những nghiên cứu của Bửu Hiệp đã
cung cấp cho chúng tôi những tài liệu có giá trị về tình hình y tế và hoạt động chăm
sóc sức khoẻ ở Việt Nam thời kỳ 1906-1930. Tuy tiếp thu nhiều sử liệu về y tế Đông
Dương nhưng chúng tôi lại không đồng tình với luận điểm của ông khi cho rằng quá
trình du nhập y học phương Tây là một sự khai sáng văn minh của người Pháp đối
với dân chúng Việt Nam. Bửu Hiệp kết luận rằng, ảnh hưởng của y học phương Tây
vẫn chỉ ở tầng lớp trên và trong các khối dân thành thị hoặc ở những nơi có nhiều cơ
17
sở y tế của Pháp. Vì thế, ông hy vọng rằng, với sự nỗ lực của các bác sĩ (được ông gọi
là những sứ giả văn minh đầu tiên)2
và chính quyền thuộc địa, y tế phương Tây ngày
càng được phổ biến sâu rộng hơn trong đời sống người Việt Nam.
Trương Xuân Nam là sinh viên Đại học Y Dược Hà Nội trong các năm 1934-1937,
sang Pháp học tiếp năm cuối và tốt nghiệp Dược sĩ hạng nhất đại học tại Paris năm
1939, sau đó ông về nước mở hiệu thuốc tại thị xã Quy Nhơn, Bình Định. Ông là người
Việt Nam đầu tiên xuất bản sách về lịch sử ngành dược Việt Nam. Cuốn sách “Góp
phần xây dựng lịch sử ngành Dược Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1985 là công trình nghiên cứu tâm huyết và có giá trị tham khảo lớn về
dược học của ông. Tác giả đã phác thảo quá trình hình thành và phát triển của ngành
dược Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Dù chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn
nhưng những trang viết về cơ sở Tây dược sẽ cho người đọc có được những hình dung
nhất định về quá trình hình thành ngành Tây dược ở Bắc Kỳ thời thuộc địa.
“Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam tập 1” là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả
Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1995 đã dành toàn bộ chương II với dung lượng
20 trang chính văn, từ trang 61 đến trang 81 để trình bày về nền y tế Việt Nam từ khi
Pháp vào Đông Dương cho đến năm 1945. Các tác giả của công trình đã đi từ việc
phân tích quá trình du nhập của y tế phương Tây vào Việt Nam thông qua các giáo sĩ
trong các thế kỷ XVII-XVIII-XIX, đến phân tích tổ chức và hoạt động của y tế Việt
Nam thời Pháp thuộc (các cơ quan quản lý y tế, cơ sở phòng dịch, cơ sở khám chữa
bệnh); Những nét đặc trưng về sức khoẻ bệnh tật của nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc.
Chúng tôi đồng tình và tiếp thu những quan điểm chung nhất của các tác giả công trình
khi cho rằng, tổ chức y tế chủ yếu phục vụ cho kiều dân, binh sĩ Pháp, quan lại, người
giàu có. Người dân nghèo không được quan tâm và chăm sóc về y tế. Sức khoẻ và tình
trạng vệ sinh của đại đa số người Việt Nam đầu thế kỷ XX chưa thực sự được cải thiện
so với trước đó. Ở nông thôn, miền núi hầu như không có tổ chức và cán bộ y tế.
Người dân vẫn phải tự chăm lo sức khoẻ của mình bằng cách tìm đến các thầy lang
hoặc các bài thuốc dân gian.
Công trình“Lịch sử y học” của Lê Hùng Lâm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1998
cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát triển của y học thế giới. Ông đặt ra
khái niệm lịch sử y học, trình bày lịch sử hình thành và phát triển của y học thế giới,
đặc biệt là dành nhiều trang viết về thành tựu của y học phương Tây hiện đại3
. Lê Hùng
2
Premiers ambassadeurs de la civilisations-Bửu Hiệp, 1936.
3
Đó là chủng đậu, giải phẫu lâm sàng, y học thực nghiệm, chống vi khuẩn, di truyền học, chủng
lao, y học nhiệt đới.
18
Lâm cũng đã khái quát về quá trình phát triển của y tế Việt Nam, những kết luận rút ra
từ lịch sử y tế thế giới và Việt Nam.Tác giả luận án kế thừa được ở đây những sử liệu
có giá trị như sự ra đời của Sở Y tế Đông Dương năm 1888, sự ra đời và hoạt động của
trường Y khoa Đông Dương, những nghiên cứu bệnh học vùng nhiệt đới, việc thành
lập Viện Pasteur Đông Dương, tỷ lệ dịch bệnh, số lượng bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, nữ
hộ sinh, một số tấm gương tiêu biểu của ngành y tế Việt Nam như các bác sĩ Đặng Văn
Ngữ, Tôn Thất Tùng...
“Đại học Y Hà Nội 100 năm trưởng thành và phát triển (1902-2002)” của Đại học
Y Hà Nội, xuất bản năm 2002 là tập hợp các bài nghiên cứu phân tích lịch sử hình
thành của trường Y Đông Dương-trường y khoa phương Tây đầu tiên ở Bắc Kỳ và
Việt Nam, quá trình đào tạo y khoa cho người Đông Dương, các thế hệ sinh viên, bác
sĩ tiêu biểu của nhà trường, những đóng góp của trường Y khoa Đông Dương-Đại học
Y Hà Nội đối với sự phát triển của ngành y tế ở Bắc Kỳ và Việt Nam trong một thế
kỷ qua. Nghiên cứu nói trên đã khắc hoạ những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp của
một số sinh viên y khoa Đông Dương tiêu biểu, là những nhà khoa học, thầy thuốc,
bác sĩ lớn của nền y tế hiện đại tại Bắc Kỳ và Việt Nam sau này. Những sinh viên y
khoa nói trên không chỉ góp phần du nhập nền y tế phương Tây hiện đại vào Bắc
Kỳ và Việt Nam, tích cực chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, mà còn hết
lòng phục vụ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng nền y tế
Việt Nam hiện đại.
Bài viết “Người Pháp với quá trình du nhập y học hiện đại vào Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XX” của các tác giả Tạ Thị Thuý và Shaun Kingslay Malarney,
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, năm 2012, số 9 đã trình bày những “cố gắng”
của người Pháp trong việc du nhập nền y học hiện đại hay còn gọi là Tây y vào Việt
Nam và Đông Dương trong những năm đầu thế kỷ XX, nhất là trong khuôn khổ
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Bằng nguồn sử liệu và quan điểm
nghiên cứu mới, các tác giả cho thấy sự du nhập và hình thành của y tế phương Tây
được thể hiện qua từng thời Toàn quyền Đông Dương, trên nhiều lĩnh vực, trong
từng xứ. Kể từ năm 1913, dưới thời Toàn quyền Albert Sarraut, việc “làm cho
người bản xứ được hưởng những tiến bộ về vệ sinh và khoa học y học” đã trở thành
một trong những biện pháp chủ yếu để triển khai chính sách “hợp tác với người bản
xứ”. Với những cố gắng của chính quyền thuộc địa, bằng nguồn kinh phí ít ỏi so với
ngân sách chung, một mạng lưới cơ sở Tây y được lập ra trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Mạng lưới này gồm các cơ quan quản lý, cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y khoa, với
số lượng người được thăm khám, chữa bệnh ngày càng tăng. Chính quyền cũng đã
19
áp dụng các biện pháp để phòng chống các loại dịch bệnh ở Việt Nam như thành lập
và mở rộng một số viện Pasteur, phát động các chiến dịch chủng ngừa bằng vắc-xin
trong khối quần chúng bản xứ, phát thuốc, các chiến dịch vệ sinh tẩy uế các khu dân
cư có chứa ổ dịch, lập nhà thương lây để cách ly bệnh dịch. Luận án kế thừa quan
điểm của các tác giả Tạ Thị Thuý và Shaun Kingslay Malarney khi cho rằng nền y tế
hiện đại được du nhập vẫn chủ yếu và trước hết phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ và y tế
của bộ máy chính quyền thực dân Pháp và một số ít tầng lớp trên người Việt, chứ
không nhằm phục vụ cho đại đa số người dân Việt Nam...
Nhìn chung những nghiên cứu bằng tiếng Việt về một số vấn đề y tế phương Tây ở
Đông Dương và Việt Nam thời cận đại còn khá ít, hoặc được đan xen trong các công
trình thông sử về lịch sử Việt Nam cận đại, hoặc được thể hiện trong một số ít những
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Tuy ít ỏi nhưng những nghiên cứu đó là nguồn
tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp những sử liệu về bối cảnh chung, một số vấn
đề về du nhập y học phương Tây, được chúng tôi chắt lọc và kế thừa trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận án.
1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
-Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Từ rất sớm, các học giả nước ngoài gồm
các nhà nghiên cứu, các bác sĩ đã có những nghiên cứu trực tiếp về một số cơ sở y tế
phương Tây ở Bắc Kỳ. Có thể điểm ra ở đây 3 nghiên cứu như sau:
“L’hôpital militaire de Hanoї” được đăng tải trên tạp chí Revue Indo-chinoise, số 9,
tháng 4 năm 1894 là nghiên cứu sớm nhất trực tiếp về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ.
Nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn về quá trình hình thành của một
bệnh viện quân sự ở Hà Nội, các dự án xây dựng, thông tin chi tiết về các vấn đề liên
quan đến kỹ thuật xây dựng của bệnh viện, kết cấu của bệnh viện, số lượng giường bệnh,
khả năng tiếp nhận khám và điều trị của bệnh viện…
“Un hôpital d’État colonial: l’hôpital de Lanessance à Hanoї” của P.Huard và
A.Bigot được đăng trên tập san Revue médicale française d’Extrême-Orient, số 5,
tháng 5 năm 1938. Những nghiên cứu của hai bác sĩ trên đã phác qua những nét sơ
lược về lịch sử y tế ở Việt Nam dưới thời Nguyễn, lịch sử hình thành bệnh viện De
Lanessance qua các thời kỳ: thời kỳ đầu tiên khi hình thành các cơ sở y tế ở Hà Nội
(1884-1894), quá trình xây dựng bệnh viện qua 6 dự án, những chi tiết về kỹ thuật
xây dựng bệnh viện, tình hình nhân sự phụ trách bệnh viện qua các giai đoạn, sơ đồ
bệnh viện. Đặc biệt, nghiên cứu này còn cung cấp cho chúng ta một loại tài liệu có
giá trị tham khảo quan trọng, là những bản vẽ thiết kế thi công của bệnh viện, bản
đồ khu Nhượng địa Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX… Tuy nhiên chúng tôi
20
nhận thấy phần lớn nội dung về quá trình xây dựng bệnh viện De Lannessance của
P.Huard và A.Bigot năm 1938 trùng khớp với bài viết “L’hôpital militaire de Hanoї”,
được đăng tải trước đó trên tạp chí Revue Indo-chinoise, số 9, tháng 4 năm 1894. Chúng
tôi nghĩ tới hai khả năng, hoặc P.Huard và A.Bigot đã kế thừa toàn bộ nghiên cứu
trước đó mà không ghi rõ nguồn trích dẫn, hoặc họ là tác giả của cả hai bài viết này.
Một nhà nghiên cứu khác cũng dày công nghiên cứu về các vấn đề y tế Bắc Kỳ là
bác sĩ Genevray. Những trải nghiệm sâu sắc trong thời gian làm việc tại viện Pasteur
Hà Nội đã giúp Genevray có được những nghiên cứu khá tỉ mỉ, kỳ công về các viện
Pasteur ở Đông Dương thời cận đại. Genevray đã có 3 công trình nghiên cứu về viện
Pasteur Hà Nội là Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en
1940, Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en 1941, và
Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en 1942, xuất bản tại Hà
Nội lần lượt vào các năm 1941, 1942, 1943. Đây không chỉ là các báo cáo số liệu mà
còn là những nghiên cứu cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhân sự, các lĩnh vực hoạt động của
các viện Pasteur thành viên, trong đó có viện Pasteur Hà Nội như nghiên cứu khoa học
và đào tạo, hoạt động thực nghiệm. Thông qua đó, Genevray giúp tác giả luận án có thể
thấy rõ hơn vai trò của viện Pasteur Hà Nội trong hệ thống viện Pasteur Đông Dương
thời cận đại và nhất là trong công tác dịch tễ ở Bắc Kỳ thời gian này.
- Nghiên cứu của các học giả Việt Nam: Tiêu biểu trong số đó là “Sơ lược lịch sử
85 năm Bệnh viện Bạch Mai” của Trần Thị Thịnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của các tác giả Việt Nam viết về một trong
những cơ sở y tế dân sự lớn của Pháp ở Bắc Kỳ-bệnh viện René Robin. Cuốn sách
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Bạch Mai từ năm 1911 đến
năm 1997. Năm 1911, Nhà thương Cống Vọng được lập ra để thu nhận và điều trị bệnh
nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Từ năm 1935, Bệnh viện mang tên René Robin được xây
dựng, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Năm 1945,
bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai, và giữ tên gọi này đến ngày nay.
“Lịch sử Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (1945-2000)”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã ghi lại những chặng đường lịch sử xây dựng và trưởng
thành, sự phấn đấu và hy sinh của tập thể cán bộ và công chức viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, những thành tích mà Viện đã đạt được trên lĩnh vực dịch tễ và y tế dự
phòng. Tác giả luận án đã thể kế thừa ở đây những sử liệu về bối cảnh và quá trình
hình thành của hệ thống viện Pasteur Đông Dương, trong đó có viện Pasteur Hà Nội,
tiền thân của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
21
“Lịch sử bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (1951-2001)” của tác giả Trần
Ngọc Duy, xuất bản tại Hà Nội năm 2001 là một trong những nghiên cứu hiếm hoi
bằng tiếng Việt về các cơ sở y tế quân sự của Pháp ở Bắc Kỳ. Cùng với việc phác
thảo một bức tranh tổng thể về lịch sử bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm
1951 đến năm 2001, công trình đã giúp tác giả luận án có những hình dung nhất định
về hoạt động của bệnh viện này trước năm 1945 với tư cách là bệnh viện quân sự Hà
Nội, bệnh viện De Lanessance khi còn trực thuộc sự quản lý của chính quyền thực
dân Pháp.
Nhìn chung, phạm vi thời gian của những nghiên cứu về các cơ sở dịch tễ, cơ sở
y tế dân sự và quân sự nói trên chỉ bắt đầu từ năm 1945. Vì vậy, tác giả luận án sẽ
chắt lọc những dữ liệu ít ỏi về các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ trước năm 1945,
được phản ánh xen kẽ trong các phần viết về bối cảnh và hoạt động của các bệnh
viện và viện Pasteur.
1.3. Những nội dung luận án kế thừa
Nhìn chung trong những chừng mực nhất định, vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
từ năm 1873 đến năm 1945 đã được thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, kể cả
trong và ngoài nước.
Về nội dung: Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau về sự hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873
đến năm 1945 trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Những
công trình đó đã cung cấp cho tác giả luận án những nét lớn về bức tranh xã hội Bắc
Kỳ thời cận đại, vừa với tư cách là bối cảnh, vừa là một trong những tiền đề quan trọng
cho quá trình hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. Những công trình nghiên cứu nói
trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, được chúng tôi kế thừa khi tiến hành
nghiên cứu đề tài của mình. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề y tế
phương Tây ở Bắc Kỳ đã làm rõ một số vấn đề: quá trình hình thành và phát triển
của hệ thống y tế công do nhà nước bảo hộ như các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh
viện, phòng khám, nhà hộ sinh, sự hình thành và phát triển của viện Pasteur Hà Nội
cùng các cơ sở phòng ngừa dịch bệnh, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các
cơ sở đào tạo y khoa cho người bản xứ và một đội ngũ sinh viên y khoa, bác sĩ thầy
thuốc người bản xứ ngày càng tăng trưởng về số lượng và chất lượng…
Về tư liệu: Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp những tư liệu khá đa
dạng có liên quan đến đề tài luận án như: tư liệu về bối cảnh, tiền đề quá trình hình
thành nền y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, hoạt động của y tế thuộc địa trên hai phương
diện là khám chữa bệnh và dịch tễ, những tư liệu về các nhân vật là các bác sĩ người
22
Pháp và người bản xứ… Các công trình này cũng đã cung cấp một số tư liệu nhất định,
mang đến nhiều góc nhìn đa chiều về vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ và gợi mở
nhiều hướng tiếp cận cho tác giả khi nghiên cứu đề tài Luận án.
Về phương pháp nghiên cứu: Trong các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả
đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết vấn đề được đặt
ra. Đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó là một số phương
pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, lấy
ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đó là những tiền đề và gợi mở
có giá trị tham khảo lớn cho tác giả trong quá trình vận dụng các phương pháp nghiên
cứu vào việc triển khai đề tài luận án.
1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết
Từ kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có thể nhận thấy, tuy được
nhìn nhận ở những mức độ khác nhau, nhưng những công trình đó là nguồn tài liệu
tham khảo quan trọng, được chúng tôi kế thừa khi tiến hành nghiên cứu đề tài của
mình.Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm
1873 đến năm 1945 từ trước đến nay chỉ đề cập tới những trường hợp cụ thể như hoạt
động của một số cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y khoa, những vấn đề bệnh học cụ thể, mà
chưa tạo thành những nghiên cứu mang tính hệ thống về diện mạo, đặc điểm quá
trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời thuộc địa. Cũng
chưa có công trình nào đặt y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945
thành một vấn đề nghiên cứu riêng biệt, độc lập. Đây chính là khoảng trống còn đang
đặt ra cần đến sự giải quyết trong nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó, luận án tiếp
tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ hơn về Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ
năm 1873 đến năm 1945 với các vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích bối cảnh ra đời, quá trình hình thành và phát triển của y tế
phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945: biện pháp hành chính và tài chính của chính
quyền thuộc địa, quá trình hình thành và các lĩnh vực hoạt động, vai trò và tác động của
quá trình này đối với sự cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Việt Nam, đối với đời
sống xã hội ở Bắc Kỳ lúc này, cũng như với sự phát triển của y tế Việt Nam.
Thứ hai, phân tích quá trình tiếp nhận y tế phương Tây của người Việt để thấy rõ
hơn tác động của quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây đối với đời
sống xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX.
Thứ ba, rút ra một số kinh nghiệm từ sự hình thành và phát triển của y tế phương
Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945.
23
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những chiều cạnh,
thời điểm của quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc
Kỳ thời thuộc Pháp dựa trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác
nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng, với cùng một đối tượng về y tế phương Tây ở Bắc
Kỳ, giữa các tác giả Việt Nam và nước ngoài cũng có những sự thống nhất và khác
biệt nhất định. Phần lớn các học giả Việt Nam đều cho rằng y tế phương Tây là
công cụ của chủ nghĩa thực dân, gắn liền và là kết quả của quá trình xâm chiếm và
cai trị thuộc địa của Pháp ở Bắc Kỳ. Cũng có một số khác cho rằng, y tế phương
Tây là một khía cạnh của văn minh phương Tây, đã có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của y tế Việt Nam… Trong khi đó, các học giả nước ngoài hoặc học giả người
Việt viết bằng tiếng Pháp thì lại phân chia thành hai nhóm với hai quan điểm nhận
định khác nhau. Nhóm các tác giả cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX thì nhìn
nhận quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ mang
yếu tố nhân văn, giúp khai sáng văn minh cho xứ thuộc địa này. Nhóm các tác giả
cuối thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI hoặc cho rằng y tế là biểu hiện của sự khai
sáng văn minh mà người Pháp mang tới Việt Nam (số này không nhiều), hoặc y tế
là công cụ hỗ trợ, gắn liền với quá trình thực dân hóa của người Pháp ở Đông
Dương (ý kiến này chiếm đa số). Điều đó cho thấy sự thay đổi trong cách nhìn
nhận, nghiên cứu về vấn đề hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
và Việt Nam thời cận đại qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, cùng với
nguồn tài liệu mới, tác giả luận án mong muốn góp phần phục dựng lại một cách toàn
diện, đầy đủ và hệ thống bức tranh về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến
năm 1945. Từ đó, có thế thấy rõ hơn cuộc tiếp xúc văn hóa Đông-Tây trên lĩnh vực y
tế, làm cơ sở để nhận thức đầy đủ hơn và khách quan hơn đối với những ảnh hưởng
của y tế phương Tây trong đời sống người Việt đương thời, cũng như vai trò của nó
đối với sự hình thành của một nền y tế hiện đại ở Bắc Kỳ và Việt Nam sau này.
24
CHƯƠNG 2
SỰHÌNHTHÀNHYTẾPHƯƠNGTÂYỞBẮCKỲTỪNĂM1873ĐẾNNĂM1918
2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt
Tục ngữ Việt Nam có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Câu nói nằm lòng quen
thuộc ấy không chỉ phản ánh vai trò của rau và thuốc đối với sinh hoạt và sức khỏe, mà
còn trở thành lẽ sinh tồn của người Việt. Trải qua nhiều thiên niên kỷ thích nghi với điều
kiện tự nhiên và xã hội, từ những hiểu biết về cơ thể con người, những khám phá về thế
giới động-thực vật đã được các thế hệ người Việt đúc kết thành tri thức y học bản địa.
Cùng với việc tiếp thu tinh hoa từ các nền y học của nhân loại, người Việt đã hình thành
nên nền y học cho dân tộc mình-mà ngày nay người ta quen gọi là y học cổ truyền.
Ở Việt Nam, y học cổ truyền bao gồm ba bộ phận là y học dân gian, y học bác học
Việt Nam và những thành tựu kế thừa từ y học Trung Hoa. Từ rất sớm, người Việt đã
đúc kết thành những tri thức y học bản địa như các bài thuốc Nam, mẹo chữa bệnh dân
gian những phương thuốc cổ truyền của các dân tộc thiểu số. Song song với đó, việc
chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh của người Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của y học
Trung Hoa như dùng thuốc Bắc, kỹ thuật sấy tẩm, tên các loại thuốc đều lấy theo Hán
Ngữ (phục linh, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ…), thuyết âm dương ngũ hành, kỹ
thuật châm cứu, thôi miên [21; tr.2]. Từ thời Bắc thuộc, do ảnh hưởng bởi Đạo giáo, y
học của người Việt đã mang màu sắc tôn giáo, chữa bệnh bằng bùa chú, phép thuật.
Đến thời Nguyễn, Thái y viện được lập ra và phục vụ cho nhà vua và triều đình
[22; tr.138]. Từ năm 1814, tại Huế rồi đến các tỉnh trong cả nước, mỗi làng thành lập
“Dưỡng tế” hoặc “Dưỡng tế sự” [52; tr.29] để chữa bệnh cho dân chúng. Thời
Nguyễn cũng đã xuất hiện một số đề nghị cải cách Đông y của Nguyễn Trường Tộ,
Thái Khắc Tuy. Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh đến việc cải cách dùng thuốc, bằng
cách tìm kiếm, gây trồng tại chỗ và thí nghiệm (phân tích theo phương Tây) những vị
thuốc giống thuốc Bắc (Trung Quốc), vị thuốc dân gian và của người dân tộc thiểu
số, nhằm tăng cường việc sử dụng thuốc Nam. Chia sẻ quan điểm với Nguyễn
Trường Tộ, vào năm 1879, Thái Khắc Tuy cũng đã dâng lên vua Tự Đức bản điều
trần xin dùng Nam dược thay thế Bắc dược [48; tr.22-23]. Ý tưởng cải cách thuốc của
Thái Khắc Tuy đã được triều đình Tự Đức chấp thuận và tiếp nối vào thời vua Khải
Định sau này.
Có thể thấy, y học cổ truyền đã không chỉ tạo ra một nghệ thuật chữa bệnh mà
còn trở thành một thói quen, một tập quán và một nét văn hóa đặc sắc của người
Việt. Tuy vậy, y học cổ truyền cũng tồn tại một số hạn chế nhất định: không chú
25
trọng nhiều đến vệ sinh, dịch tễ, coi trọng chữa bệnh hơn phòng bệnh; tỷ lệ bà mẹ
và trẻ sơ sinh tử vong còn khá lớn. Những đặc điểm nói trên của y dược học cổ
truyền Việt Nam sẽ được khắc phục và bổ sung khi có sự du nhập và hình thành nền
y tế phương Tây mà thực dân Pháp là những người đi tiên phong cho quá trình này.
2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ
2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ
Năm 1873, thực dân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất. Để rồi, sau
đó vào năm 1882 Pháp tiếp tục đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, gây sức ép buộc
triều Nguyễn phải từng bước ký các hiệp ước đầu hàng vào các năm 1874,
1883, 1884 chấp nhận chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, bảo hộ cho Bắc Kỳ, còn
Trung Kỳ là đất bán bảo hộ trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của triều Nguyễn.
Để xâm chiếm xứ này, người Pháp đã sử dụng cuộc chiến tranh chính quy, tổng
lực với lực lượng quân viễn chinh gồm các bộ phận khác nhau, được trang bị phương
tiện và kỹ thuật hiện đại. Trong quá trình xâm lược Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã vấp phải
sự kháng cự mạnh mẽ của dân chúng nơi đây. Quân đội Pháp đã tổ chức nhiều đợt
trấn áp các cuộc khởi nghĩa của người Việt, và trong những cuộc giao tranh này, binh
lính Pháp cũng chịu nhiều thương vong. Thêm vào đó, bệnh dịch nhiệt đới-một loại
bệnh thời khí [8; tr.15-16] theo cách gọi của người Pháp bấy giờ-cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội Pháp. Người châu Âu “khi
còn ở nước nhà thì rất khoẻ mạnh, sang ở bản xứ, chỉ trong vài ba năm, đã thấy mệt
nhọc phải giở về mẫu quốc để tĩnh dưỡng” [8; tr.15]. Bệnh dịch nhiệt đới đã tàn sát nhiều
người sống ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ khi mà trung bình cứ 6 quân nhân tử nạn thì có 5
người chết vì bệnh [211]. Khi bàn về việc đánh chiếm Bắc Kỳ, các dân biểu Pháp đã
“trách chính phủ đang gởi binh lính đến một nơi xa trong khi việc quốc phòng trong
nước đang cần. Các đội quân đó gồm những người thanh niên đến để chết tại Bắc
Kỳ vì các bệnh nhiệt đới” [32; tr.474]. Các viện dân biểu Pháp có lý do khi phàn
nàn như vậy bởi “Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1885, 12.000 quân viễn chinh
sung sức, tràn trề khí thế, thực sự là tinh hoa của quân đội Pháp, đã được gửi
tới vùng đất Bắc Kỳ. Chỉ trong vòng mấy tháng, họ đã bị chết hàng loạt vì bệnh
tật. 1/3 trong số họ hoặc bị căn bệnh sốt rét quật ngã, hoặc buộc phải hồi hương
sau 4 hoặc 5 tháng...” [160; tr.313]. Bệnh tả trong vòng 2 năm đã làm thiệt mạng
88 bác sĩ, dược sĩ, y tá và nhân viên hành chính [213]. Thương vong do chiến trận,
bệnh dịch đã đặt ra nhu cầu phải thành lập các cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và phòng
dịch tại chỗ cho quân đội Pháp.
Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỷ XIX, trước sự đe doạ của các đế quốc Anh,
Đức, Nhật ở Viễn Đông, thực dân Pháp đã xây dựng quân đội gắn với việc phòng thủ
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGGreat Doctor
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Viet Thang
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nội
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà NộiGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nội
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nộiluanvantrust
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng TrịLuận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOTQuản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nội
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà NộiGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nội
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn Mường Thanh – Hà Nội
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống theo pháp luật
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống theo pháp luậtLuận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống theo pháp luật
Luận văn: Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống theo pháp luật
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 

Similar to Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênTS DUOC
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đạo đức trong NCYH.ppt
Đạo đức trong NCYH.pptĐạo đức trong NCYH.ppt
Đạo đức trong NCYH.ppttNguyn877278
 

Similar to Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dânSự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
 
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồngLuận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
 
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầuLuận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
Luận án: Phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của ...
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOTSự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
 
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
đặC điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điề...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt NamLuận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
 
Đạo đức trong NCYH.ppt
Đạo đức trong NCYH.pptĐạo đức trong NCYH.ppt
Đạo đức trong NCYH.ppt
 
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAYLuận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HÀ Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1945 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG Hà Nội, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Những thông tin, số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn khoa học rõ ràng. Các ý kiến nhận xét, kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của cá nhân nào khác. Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận án Bùi Thị Hà
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy - GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Thầy luôn tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, khích lệ tôi từ ngày đầu làm luận án và trong quá trình 3 năm học tập chương trình Nghiên cứu sinh. Thầy là người truyền lửa nghề cho tôi, luôn động viên tôi trong cuộc sống cá nhân và công việc chuyên môn, giúp tôi vươn lên, biết yêu nghề và gắn bó với nghề. Xin được dành lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Tạ Thị Thuý (Viện Sử học) đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu về y tế Việt Nam thời thuộc địa và có nhiều giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu luận án. Trong thời gian học tập và hoàn thành Luận án, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các Thầy Cô của Khoa Sử học, Phòng Đào tạo Học viện Khoa học Xã hội. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Thư viện Viện Sử học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Việt Nam, Trung tâm EFEO Việt Nam, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với những nguồn tài liệu đa dạng. Chủ trương của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học là gắn những Đề tài Khoa học cấp cơ sở hàng năm với quá trình học tập Nghiên cứu sinh (đối với cán bộ đang tham gia chương trình đào tạo) thực sự đã đem lại hiệu quả tích cực đối với tôi. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sử học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những Đề tài Khoa học cấp cơ sở trong những năm qua và đó là bước chuẩn bị đặc biệt quan trọng cho quá trình triển khai Luận án. Đồng thời, qua những Hội đồng nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở hàng năm, tôi nhận được những ý kiến phản biện quý báu, không chỉ giúp tôi hoàn thiện kiến thức phục vụ cho đề tài Luận án Tiến sĩ mà còn là những chỉ dẫn để hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học lâu dài. Tác giả luận án xin gửi lời tri ân chân thành tới các thành viên Hội đồng, là những nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện Sử học. Chân thành cảm ơn gia đình đã tạo cho tôi ý thức không ngừng học tập từ tấm bé, cảm ơn gia đình hai bên nội ngoại vì những hỗ trợ thiết yếu trong thời gian tôi làm Luận án và những người bạn, đồng nghiệp luôn quan tâm, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 Tác giả Bùi Thị Hà
  • 4. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Dịch sang tiếng Việt AM Assistance médicale Cơ quan Hỗ trợ y tế AMI Assistance médicale indigiène Cứu trợ y tế cho dân bản xứ BCG Bacille Calmette-Guérin Vắc-xin ngừa bệnh lao IP Institut Pasteur Viện Pasteur Impr Imprimerie Nhà in PCN Physique, chimie, sciences naturelles Vật lý, hoá học, khoa học tự nhiên S.P.C Saint Paul de Chartres Dòng thánh Phao lô thành Chartres
  • 5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 1873 - 1945 8 1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 12 1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam 12 1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 19 1.3. Những nội dung luận án kế thừa 21 1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết 21 2. CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1918 24 2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 24 2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt 25 2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 25 2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ 25 2.1.2.2. Chủ trương của thực dân Pháp đối với vấn đề y tế 27 2.2. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1902 33 2.2.1. Các loại hình cơ sở y tế 33 2.2.2. Đội ngũ nhân viên y tế 36 2.2.3. Thuốc và phương pháp chữa trị 38 2.2.4. Kết quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh 40 2.3. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1902 đến năm 1918 41 2.3.1. Các cơ sở khám chữa bệnh 41 2.3.2. Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phòng dịch 50 2.3.3. Đội ngũ nhân viên y tế 51 2.3.4.Thuốc Tây, việc tuyên truyền Tây y 55 2.3.5. Kết quả khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 56 Tiểu kết chương 2 59 3. CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở 60
  • 6. BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1929 3.1. Đầu tư cho y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 60 3.2. Xây dựng các cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế 61 3.2.1. Các cơ quan và tổ chức y tế 61 3.2.2. Các cơ sở đào tạo y khoa 62 3.2.3. Các cơ sở khám chữa bệnh 64 3.2.4. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 72 3.2.5. Đội ngũ nhân viên y tế 74 3.2.6. Thuốc Tây 78 3.3. Tình hình khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 79 3.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 79 3.3.2. Những kết quả trong phòng dịch và nghiên cứu khoa học 85 Tiểu kết chương 3 89 4. CHƯƠNG 4: Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 91 4.1. Sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư 92 4.2. Hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 94 4.2.1. Các cơ sở đào tạo y khoa 94 4.2.2. Các cơ sở khám chữa bệnh 95 4.2.3. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 103 4.2.4. Đội ngũ nhân viên y tế 103 4.2.5. Thuốc Tây 111 4.3. Kết quả trong hoạt động khám chữa bệnh và phòng dịch 113 4.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 113 4.3.2. Những kết quả trong hoạt động phòng dịch, nghiên cứu khoa học và truyền bá y tế phương Tây 116 Tiểu kết chương 4 125 5. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT 126 Kết Luận 147 Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Đầu tư cho y tế Đông Dương các năm 1906-1918. 29 2 Sơ đồ: Cơ sở khám chữa bệnh ở Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. 42 3 Bảng 2.2: Hoạt động của các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ năm 1906. 56 4 Bảng 2.3: Tình hìnhbệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ 1913-1918. 57 5 Bảng 2.4: Bệnh nhân bản xứ tại bệnh viện bản xứ Kiến An 1914-1917. 57 6 Bảng 3.1: Chi cho y tế Đông Dương từ năm 1919 đến năm 1929. 60 7 Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở Bắc Kỳ 1922-1929. 79 8 Biểu đồ: Khám chữa bệnh cho bệnh nhân bản xứ ở Bắc Kỳ 1922-1929. 80 9 Bảng 3.3: Hoạt động của bệnh viện Hải Phòng 1919-1922. 82 10 Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc các bệnh của người Âu tại bệnh viện Hải Phòng các năm 1919-1922 82 11 Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc các bệnh của người bản xứ tại bệnh viện Hải Phòng các năm 1919-1922 82 12 Bảng 3.6: Tình hình chữa bệnh dại tại viện Pasteur Hà Nội các năm 1923-1929. 86 13 Bảng 3.7: Số đợt chủng ngừa lao được viện Pasteur Hà Nội tiến hành tại Bắc Kỳ từ ngày 15/3 đến tháng 5/1927. 87 14 Bảng 4.1: Ngân sách Bắc Kỳ chi cho y tế từ năm 1930 đến năm 1943. 93 15 Bảng 4.2: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1930 đến ngày 31-12-1935. 96 16 Bảng 4.3: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1936 đến ngày 31-12-1943. 97 17 Bảng 4.4 : Số lượng bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ người Âu làm việc cho Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943. 103 18 Bảng 4.5: Số lượng bác sĩ, dược sĩ làm việc tại viện Pasteur Hà Nội 1930-1943. 104 19 Bảng 4.6: Số lượng bác sĩ, nha sĩ tự do ở Bắc Kỳ các năm 1931-1944. 105 20 Bảng 4.7: Bác sĩ, y sĩ, dược sĩ bản xứ làm việc tại các cơ sở y tế của Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến ngày 31-12-1943. 107 21 Bảng 4.8: Bác sĩ Đông Dương hành nghề tự do ở Bắc Kỳ 1931-1935 108 22 Bảng 4.9: Y tá bản xứ tại Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 110 23 Bảng 4.10: Bệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943. 113 24 Bảng 4.11: Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện mắtHà Nội 1930-1943 114 25 Bảng 4.12: Y tế Bắc Giang từ năm 1931 đến năm 1936. 114
  • 8. 26 Bảng 4.13: Tình hình bệnh nhân tại trại tâm thần Vôi Bắc Giang 1934-1943. 115 27 Bảng 4.14: Hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 115 28 Bảng 4.15: Tình hình bệnh nhân phong hủi ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943 116 29 Bảng 4.16: Số người chữa dại tại Hà Nội từ năm 1930 đến năm 1943. 117 30 Bảng 4.17: Thuốc ký ninh được phân phát ở Bắc Kỳ 1930-1943. 118 31 Bảng 4.18: Giải phẫu bệnh học do viện Pasteur Hà Nội thực hiện các năm 1930, 1939. 120 32 Bảng4.19:ViệnPasteurHàNộilấymẫunướctạimộtsốtỉnhBắcKỳ1939-1940. 122
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã khéo léo kết hợp giữa lý luận y học phương Đông với tri thức y học bản địa để hình thành nên nền y học cổ truyền của dân tộc. Với người Việt, việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền không chỉ là tập quán, là nghệ thuật, mà hơn nữa, đã trở thành một nét văn hóa được gìn giữ qua các thế hệ. Vào các thế kỷ XVII-XVIII, trong quá trình truyền giáo ở Đại Việt, đi cùng với tư trang cá nhân như kinh thánh và những tặng phẩm quý hiếm, các giáo sĩ phương Tây còn mang theo nhiều loại Tây dược cùng những phương cách chữa bệnh mới đến từ Tây Âu. Những liệu pháp y tế đó đã thu được những thành công nhất định và phần nào giành được thiện cảm của vua chúa, quan lại cũng như dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ. Các giáo sĩ phương Tây coi việc chữa bệnh là một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả với người bản xứ. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa, thực dân Pháp đã từng bước du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ. Sự xuất hiện nền y tế hiện đại bên cạnh y học cổ truyền là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên nền y tế thuộc địa ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Cùng với y học cổ truyền, y tế phương Tây đã từng bước phát huy ưu thế trong quá trình chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc thiết lập y tế phương Tây tại Bắc Kỳ đã mở ra quá trình tiếp cận với y học và khoa học hiện đại của người Việt. Lần đầu tiên, một bộ phận dân chúng Việt Nam, nhất là những giai tầng bên trên của xã hội, được tiếp xúc, ứng dụng và thụ hưởng những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Dưới góc độ khoa học, việc triển khai đề tài luận án có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Bởi khi đặt vấn đề nghiên cứu vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ cận đại, đề tài giúp người thực hiện không chỉ hiểu được quá trình du nhập và hoạt động của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, mà còn có được những nhận thức đúng đắn hơn về lịch sử Bắc Kỳ thời kỳ này. Đó là các vấn đề xâm chiếm và cai trị thuộc địa của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, về tình trạng sức khoẻ, y tế và việc tiếp nhận những yếu tố mới trong đời sống dân sinh của người Việt ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa đối với lịch sử y tế phương Tây ở Bắc Kỳ nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Bởi nó cho thấy được quá trình hình thành và phát triển của một nền y tế mới, sự tiếp nhận của người Việt đối với y tế
  • 10. 2 phương Tây, bối cảnh hình thành của một liệu pháp y tế mới được duy trì trong đời sống của người Việt đến tận ngày nay - liệu pháp “Đông -Tây y kết hợp”. Hơn thế, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa giáo dục, văn hoá và xã hội. Đề tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế. Vì thế nó còn có ý nghĩa đối với lịch sử giáo dục, khi ngành Y là một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên được xây dựng của nền giáo dục hiện đại. Những nghiên cứu của luận án còn góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ bác sĩ, thầy thuốc, thúc đẩy hoạt động đào tạo y khoa ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề này còn là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu lịch sử văn hoá cận đại, bởi y tế là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cuộc “Tiếp xúc văn hoá Đông-Tây” ở Việt Nam. Cuối cùng là, vào thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho nhân dân, thì việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn có ý nghĩa và tác dụng phục vụ thực tiễn nhất định, nhất là trong việc hoạch địch các chính sách về y tế. Từ xuất phát điểm như vậy cùng với khả năng nguồn tài liệu cho phép, tôi chọn vấn đề “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. - Làmrõ quá trình phát triển của ytế phương Tâyở Bắc Kỳtừ năm 1873 đến năm1945. - Tìmra bản chất, vai trò và tác động của ytế phương Tâyđối với Bắc Kỳthời kỳnày. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu đề ra, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945. - Xác định, phân tích bối cảnh, những cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. - Tái hiện quá trình phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945: các biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thực dân; các lĩnh vực hoạt động và kết quả. - Đánh giá đặc điểm, vai trò và tác động của y tế phương Tây đối với Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945, quá trình tiếp nhận y tế phương Tây của người Việt.
  • 11. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. 3.2. hạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ (Việt Nam), gồm 23 tỉnh là Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Lào Kay, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn; 04 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hải Dương; 04 đạo quan binh là Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu [19; tr.557- 558]. Phạm vi thời gian: Vấn đề nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1873 (khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất) đến năm 1945 (kết thúc sự cai trị thuộc địa của người Pháp ở Bắc Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung). Phạm vi nội dung: Trong phạm vi của luận án, tác giả mong muốn trình bày sự hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 trên 05 phương diện chính: - Hệ thống các cơ quan quản lý, tổ chức y tế và cơ sở đào tạo y khoa; - Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm hai bộ phận là y tế công (các cơ sở y tế quân sự và dân sự) và y tế tư nhân (các cơ sở y tế do tư nhân sáng lập và các cơ sở y tế của các dòng truyền giáo phương Tây); - Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế; - Hệ thống cơ sở Tây dược; - Hệ thống cơ sở phòng dịch, nghiên cứu khoa học và truyền bá y tế phương Tây. - Một số khái niệm cần xác định Y học phương Đông (hay còn gọi là Đông y): Hiện nay tại Việt Nam, thuật ngữ Y học phương Đông hay Đông y được sử dụng song song với thuật ngữ Y học cổ truyền, dùng chỉ nền y học có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… để phân biệt với y học phương Tây (hay còn gọi là Tây y). Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, hướng tới việc cân bằng cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Y học cổ truyền là toàn bộ những kiến thức, kỹ thuật và thực hành dựa trên lý luận lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau. Dù đã được giải
  • 12. 4 thích hay chưa nhưng đã được sử dụng để duy trì sức khỏe cũng như để giúp người bệnh chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng ốm đau về thể xác hoặc tinh thần [11]. Y tế là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần ở người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Lĩnh vực này đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp, cũng như trong y tế công cộng. Y tế phương Tây được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết của y học phương Tây hiện đại, được xây dựng và phát triển trong các nước Tây Âu. Ngành y tế này là một tổng thể bao gồm các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, các cơ sở đào tạo y khoa, các cơ sở khám chữa bệnh, sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh, các cơ sở nghiên cứu khoa học về y học. Về chuyên môn, nó dựa trên những thành tựu của y học phương Tây hiện đại như chủng đậu, giải phẫu lâm sàng, y học thực nghiệm, chống vi khuẩn, di truyền học, chủng lao, y học nhiệt đới. Y tế công là bộ phận y tế do nhà nước thực dân lập ra phục vụ các yêu cầu khám chữa bệnh cho hai bộ phận là quân sự và dân sự. Y tế tư nhân là bộ phận y tế do các cá nhân hoặc các dòng truyền giáo lập ra, các cá nhân là người Pháp, người Hoa hoặc người Việt. Cơ sở Tây dược là cơ sở sản xuất, phân phối hoặc bán các loại thuốc Tây. Trong thời kỳ cận đại, thực dân Pháp chủ yếu nhập khẩu các loại thuốc Tây từ chính quốc sang tiêu thụ ở Việt Nam. Dịch tễ là ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, nguyên nhân gây bệnh, thời tiết, môi trường, vệ sinh, nguồn nước, thức ăn, không khí... Ngành khoa học này tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và sức khỏe nói chung. Dịch tễ học là cơ sở để nghiên cứu y tế cộng đồng và y tế dự phòng, dựa trên khái niệm y học thực chứng (y học có bằng chứng, có qua kiểm nghiệm bằng khoa học và thực tiễn). Viện Pasteur Đông Dương là hệ thống các viện nghiên cứu vi trùng học, vệ sinh dịch tễ và y tế dự phòng do chính quyền thực dân Pháp và các nhà khoa học Pháp lập ra ở Việt Nam và Đông Dương thời thuộc địa. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. hương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Vấn đề “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, không gian là Bắc Kỳ. Tác giả luận án đặt đối
  • 13. 5 tượng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Vì vậy, nên có mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của một nền y học mới, sự hình thành và phát triển của nền y tế hiện đại ở Bắc Kỳ. Chúng tôi cũng đặt sự hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Việt Nam. Để từ đó nhìn nhận, đánh giá xem ngành y tế này đã mang lại những gì cho người dân Việt Nam hay nói đúng hơn, người Việt đã được hưởng gì từ ngành y tế này?. 4.2. hương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp quan trọng được sử dụng trong khi nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp lịch sử giúp cho tác giả luận án tìm hiểu phân tích quá trình du nhập, hình thành và hoạt động của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ theo tiến trình phát triển của sự kiện, mốc mở đầu, mốc kết thúc, diễn biến của quá trình này. Phương pháp lo gic giúp tác giả luận án tìm được mối quan hệ giữa thực tế vận động của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ với các vấn đề có liên quan như bối cảnh, các chính sách thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp, các biện pháp hành chính và tài chính trong lĩnh vực y tế, vai trò và tác động của y tế tới đời sống xã hội Bắc Kỳ lúc bấy giờ, từ đó tìm ra bản chất của nền y tế này. Trên cơ sở đó tác giả luận án có thể đạt được sự khách quan và toàn diện trong việc đánh giá vấn đề nghiên cứu. - Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu liên ngành… Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án đã tiếp xúc với rất nhiều nguồn tài liệu với những số liệu thống kê khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp có sự vênh nhau khá lớn giữa các sử liệu, nhất là các số liệu về vốn đầu tư, về số lượng nhân viên y tế cả người Âu và bản xứ, về số lượng cơ sở và số người khám chữa bệnh qua các năm. Vì vậy, tác giả phải so sánh, phân tích, đối chiếu các số liệu này để tìm ra và sử dụng số liệu hợp lý nhất. Chúng tôi cũng đã tham vấn và lấy ý kiến chuyên gia nhất là những chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử cận đại ở Việt Nam, đặc biệt là ở Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để có cách nhìn tổng thể về lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Luận án cũng là một đề tài nghiên cứu đặc thù thuộc ngành Y vì vậy trong quá trình tìm tài liệu và triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng đã trực tiếp phỏng vấn và hỏi ý kiến những chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học đang làm việc tại các cơ sở y tế tại Việt Nam
  • 14. 6 như Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Viện Vệ sinh và dịch tễ Trung ương... để có được những hiểu biết căn bản về chuyên môn Y khoa. Cùng với đó, tác giả cũng đã trực tiếp đi khảo sát một số địa điểm có liên quan hoặc trước đây từng là cơ sở y tế ở Bắc Kỳ thời cận đại như các bệnh viện, Đại học Y, nhà dòng của Công giáo, một số hiệu thuốc Tây lớn của Hà Nội. Những chuyến đi điền dã đã cung cấp cho tác giả những hiểu biết phong phú và kiến thức thực tế có liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Ngu n tài liệu - Nguồn tài liệu lưu trữ: Trước tiên phải kể đến nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Việt Nam. Đó là những văn bản được ban hành bởi Phủ Toàn quyền Đông Dương, Sở Y tế Đông Dương, Sở Y tế Bắc Kỳ, của các tỉnh và thành phố về hoạt động của các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, cơ sở đào tạo và cơ sở y tế ở Bắc Kỳ. Đây là những tài liệu gốc, có giá trị tin cậy về mặt sử liệu, làm cơ sở để đối chiếu với các loại tài liệu khác. - Các công trình nghiên cứu: Đây là nguồn tài liệu phong phú bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp, được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như sách, bài nghiên cứu, bài báo, hồi ký, sách ảnh, phim, bản vẽ thiết kế thi công... - Nguồn tài liệu điền dã: Đây được coi là một trong những nguồn tham khảo của tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Đó là những cuộc khảo sát tại những cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ trước kia, nay là các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới bằng tiếng Pháp và tiếng Việt có liên quan đến vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. - Luận án định hình một hướng nghiên cứu mới về lịch sử y tế phương Tây ở Bắc Kỳ và Việt Nam thời cận đại: làm rõ các biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thuộc địa đối với các vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, sự ra đời và hoạt động của các cơ quan quản lý y tế, các cơ sở đào tạo y khoa, các cơ sở khám chữa bệnh và phòng dịch. Đề tài bước đầu đưa ra nhận xét về đặc điểm, vai trò của y tế phương Tây trong đời sống xã hội ở Bắc Kỳ thời cận đại. - Luận án cũng có những đóng góp mang tính ứng dụng khi góp phần để lại những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách y tế như đầu tư, đào
  • 15. 7 tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết hợp khám chữa và phòng bệnh, ngành sản khoa, dịch tễ, việc sử dụng vắc-xin, phân cấp và đãi ngộ nhân sự ngành y tế… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Y tế phương Tây là một trong những nét mới được du nhập vào Bắc Kỳ, gắn liền với quá trình thôn tính và đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thông qua việc thành lập và hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, chúng tôi có thể hiểu hơn về quá trình xâm lược và cai trị xứ Bắc Kỳ của thực dân Pháp. Nghiên cứu và giải quyết tốt các yêu cầu của đề tài chẳng những sẽ làm sáng tỏ quá trình du nhập và phát triển của y học phương Tây tại Việt Nam mà còn bổ sung nhận thức về tiến trình và hệ quả tiếp xúc văn hoá và khoa học Tây-Đông tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa đối với lịch sử y tế Việt Nam, nhất là đối với sự hình thành của ngành y tế ở miền Bắc Việt Nam sau này. Đề tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế, vì thế nó còn có ý nghĩa đối với lịch sử giáo dục, đặc biệt là với ngành Y khoa ở Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, y tế phương Tây hiện đại được du nhập trong bối cảnh thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm và cai trị thuộc địa. Vì vậy, vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời cận đại phải được nhìn nhận dưới cả góc độ sử học và y tế. Cách nhìn biện chứng đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử y tế Việt Nam thời thuộc Pháp, thậm chí còn là chìa khóa cho việc lý giải một số hiện tượng về văn hóa xã hội, lối sống mới của người Việt ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Về ý nghĩa thực tiễn, qua việc tìm hiểu lịch sử hình thành, cách tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của y tế phương Tây tại Bắc Kỳ trong thời kỳ thuộc địa, đề tài có thể còn cung cấp thêm những kinh nghiệm quý, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế, nâng cao hiệu quả phòng, khám và chữa bệnh cho nhân dân hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Sự hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1918. Chương 3: Sự phát triển của ytế phương Tâyở Bắc Kỳtừ năm1919 đến năm 1929. Chương 4: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945. Chương 5: Một số nhận xét.
  • 16. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề du nhập, hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sử học và lịch sử y tế Việt Nam của các tác giả người Việt Nam và người nước ngoài. Có thể phân loại các công trình này thành những nghiên cứu như sau: 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến y tế phương Tây - Nghiên cứu của các học giả trong nước: Những nghiên cứu bằng tiếng Việt có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ cận đại gồm có các công trình về lịch sử Việt Nam thời kỳ này, các nghiên cứu về Công giáo, nữ tu và các vấn đề y tế từ thiện của các dòng tu Công giáo. Từ trước tới nay, mảng đề tài về y tế phương Tây còn khá ít ỏi trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Cận đại Việt Nam... Trong đó, công trình thông sử Việt Nam đầu tiên có đề cập tới một số vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng thời kỳ 1873-1945 là Bộ Lịch sử Việt Nam các tập 7, 8, 9 của nhóm các tác giả Viện Sử học do PGS.TS.Tạ Thị Thuý làm Chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, in lần đầu vào năm 2013 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Tại tập 7 (sách tái bản năm 2017), trong các trang từ 183 đến 193, các tác giả đã phác thảo những nét cơ bản về quá trình y học hiện đại từng bước được người Pháp đưa vào Việt Nam trong giai đoạn 1897-1918, trên các phương diện như đầu tư kinh phí, cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế, tình trạng khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, những yếu kém trong lĩnh vực y tế-sức khoẻ vào đầu thế kỷ XX. Tại tập 8, trong các trang từ 239 đến 251, chúng tôi kế thừa được nhiều sử liệu mới về hoạt động của nền y tế phương Tây ở Việt Nam giai đoạn này mà các tác giả gọi là những “ưu tiên” cho hoạt động y tế những năm 1919-1930. Tại tập 9, với các trang từ 576 đến 578, tác giả đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình y tế-sức khoẻ ở Đông Dương giai đoạn 1930-1945. Các tập 7, 8, 9 bộ Lịch sử Việt Nam không chỉ cho chúng tôi thấy được bối cảnh du nhập của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ 1897-1945 mà còn cung cấp nhiều sử liệu mới, nhiều quan điểm nghiên cứu mới về quá trình du nhập và hoạt động của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ này. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển của hệ thống y tế công mà chính quyền thực dân Pháp đã tạo dựng ở Đông Dương như các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thực dân, các cơ sở đào tạo y khoa cho người bản xứ, hệ thống viện Pasteur Đông Dương, cùng những hoạt động dịch tễ như chủng ngừa cho dân chúng bản xứ. Những nghiên cứu trên đây thực sự là những gợi ý quý giá, gợi mở cho chúng tôi hướng tìm tòi tài liệu mới và suy nghĩ
  • 17. 9 nghiêm túc về cách thức triển khai đề tài luận án cũng như trong việc lập ra đề cương nghiên cứu chi tiết cho Luận án. Cùng với các công trình thông sử về lịch sử Việt Nam thời cận đại, tác giả luận án còn tìm thấy những nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây trong các công trình về lịch sử Công giáo của các học giả Việt Nam như Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Quang Hưng, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Đào Quang Toản... Với bài viết “Du nhập Tây y vào Việt Nam”, Tạp chí Xưa & Nay, năm 2002, Ngô Văn Quỹ đã mô tả hoạt động y tế của các giáo sĩ Công giáo ở Đại Việt/Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX1 . Những nghiên cứu của Ngô Văn Quỹ cung cấp cho tác giả những sử liệu nhất định về quá trình du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ trước thế kỷ XIX, thông qua hoạt động y tế của các giáo sĩ phương Tây. Những hiểu biết hữu ích đó giúp tác giả luận án đi tới nhận định rằng, quá trình du nhập y tế phương Tây qua kênh truyền giáo đã bắt đầu từ trước thế kỷ XIX, và vẫn tiếp tục được nối dài vào thời kỳ sau, đặt nền móng cho hoạt động truyền bá y tế phương Tây của các dòng nữ tu Công giáo ở Bắc Kỳ từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi. “Recherche sur les Congrégations religieuses féminines au Vietnam dans la période coloniale. Les Amantes de la Croix et les sœurs de Saint Paul de Chartres”, D.E.A de “Sciences Religieuses”, École Pratique des Hautes Études, Paris,1999 của Nguyễn Thu Hằng sẽ cung cấp cho người đọc những sử liệu có giá trị về sự ra đời của một số cơ sở y tế quân sự, hoạt động của các nữ tu dòng thánh Saint Paul de Chartres trong một số cơ sở y tế Công giáo, cơ sở y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp. “Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền” của Đỗ Quang Hưng, xuất bản năm 2014 cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về chính sách tôn giáo của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là chính sách đối với Công giáo. Thông qua nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng, tác giả luận án có thể chắt lọc được những sử liệu có giá trị về mối quan hệ giữa nhà nước thực dân và Giáo hội Công giáo ở Đông Dương, hoạt động y tế từ thiện của các dòng tu đặc biệt là các dòng nữ tu Công giáo, sự hình thành của một số cơ sở y tế Công giáo ở Đông Dương nói chung, Bắc Kỳ nói riêng thời cận đại. “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” gồm 2 tập của Trương Bá Cần, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2008 đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Công giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến mùa thu năm 1945. Cơ sở dữ liệu được khai thác từ các thư viện và kho lưu trữ ở trong và ngoài nước đã giúp công trình 1 Những giáo sĩ Công giáo hoạt động y tế ở Đại Việt lúc này gồm có Siebert, Slamenski, Koffler, Antoine de Vasconcello, Jean de Loureiro, Girard André, Xavier Koffler, Jean de Louleiro…
  • 18. 10 trở thành một ấn phẩm có giá trị và đáng tin cậy đối với các giáo dân và các nhà nghiên cứu tôn giáo, lịch sử. Tác giả luận án cũng có thể chắt lọc và tìm thấy ở đây những tư liệu quý về các cơ sở y tế Công giáo của các hội dòng Công giáo ở Bắc Kỳ thời kỳ này, gồm các xứ Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. “Documents historiques des Amantes de la Croix” của linh mục Đào Quang Toản, xuất bản năm 2012 tại Paris là một nghiên khảo dày dặn về lịch sử quá trình hình thành và những đóng góp của dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam thời cận đại. Linh mục Đào Quang Toản đã dày công sưu tầm những tài liệu bằng tiếng Pháp có giá trị về dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam, gồm những bức thư của các thừa sai, các tài liệu được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ của Pháp cùng những phân tích, đánh giá, nhận định của ông về hoạt động và những đóng góp, vị trí của dòng Mến Thánh Giá trong hoạt động mục vụ ở Việt Nam, nhất là các hoạt động về y tế, giáo dục, từ thiện xã hội. Công trình gồm hai tập sách, tập I dành cho những nghiên cứu về Hội dòng ở Bắc Kỳ, tập II ở Nam Kỳ. Đặc biệt, tập I là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho những nghiên cứu về lịch sử dòng Mến Thánh Giá nói chung và hoạt động của các cơ sở y tế của Hội dòng nói riêng ở Bắc Kỳ. Trong đó, chúng ta có thể tìm thấy nhiều tài liệu có giá trị về hoạt động xã hội của dòng tu nữ này: Công việc khám chữa bệnh của các chị em từ khi hội dòng mới hình thành, các cơ sở y tế mới được Hội dòng sáng lập trong thời thuộc địa, một số cơ sở y tế phương Tây đầu tiên có mặt ở Bắc Kỳ cũng đồng thời là những cơ sở do chính các chị em sáng lập Các nhà nghiên cứu Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Quang Hưng, Trương Bá Cần và Đào Quang Toản đều thừa nhận nhân lực của các cơ sở y tế Công giáo ở Bắc Kỳ và Việt Nam thời thuộc địa chủ yếu thuộc về các dòng tu nữ, hoạt động theo phương châm tự nguyện, phi lợi nhuận. Đặc tính hoạt động này nhìn chung bị quy định bởi các giá trị Công giáo hơn là chi phối của chính sách thuộc địa. Tuy nhiên, Ngô Văn Quỹ và Nguyễn Thu Hằng cho rằng y tế từ thiện là một trong những công cụ để các dòng tu thực hiện công cuộc truyền giáo, tìm chỗ đứng trong lòng các xã hội thuộc địa. Đỗ Quang Hưng với quan điểm nhìn từ phía bên ngoài, ông cho rằng y tế Công giáo là một sự chuyển tải giá trị châu Âu vào Việt Nam trong quá trình tiếp xúc văn hóa Đông-Tây. Ngược lại, Trương Bá Cần thì quá đề cao tính bác ái, đạo đức Công giáo, ông cho rằng đó là sự lan tỏa Lời Chúa vào những miền đất ngoại. Còn chúng tôi thì cho rằng y tế Công giáo là một kênh truyền bá quan trọng, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền y tế thuộc địa ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Những công trình nói trên sẽ cung cấp những hiểu biết có
  • 19. 11 giá trị về y tế tôn giáo, làm cơ sở để lý giải mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước thực dân, giữa Công giáo và người dân bản xứ ở Bắc Kỳ thời kỳ này. Trong những công trình nói trên, quá trình du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ thời cận đại được ghi chép tản mạn dưới dạng các sự kiện, theo trình tự thời gian, đan xen với các sự kiện lịch sử khác. Do đó, khi nghiên cứu, tác giả luận án phải chắt lọc để có thể thu thập những tài liệu trực tiếp và gián tiếp phản ánh bối cảnh xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng như vấn đề y học, hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ này. -Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ có thể tìm thấy trong các công trình viết về tình hình Đông Dương nói chung hoặc những nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ nói riêng. Tại nhóm thứ nhất là các công trình của các Toàn quyền Đông Dương như De Lanessance, Paul Doumer, Paul Beau. Trong đó, chính trị gia đầu tiên nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến y tế ở Đông Dương là Toàn quyền De Lanessance với “La colonisation française en Indochine, Nhà xuất bản Ancienne Librairie Germer Baillière et Cie , Paris, năm 1895. Cuốn sách trình bày và phân tích quá trình thực dân hoá, xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong đó, tác giả dành ra một số trang viết trình bày về các cơ sở y tế quân sự đầu tiên ở Việt Nam: trạm cứu thương di động, các bệnh viện quân sự tại Hà Nội, Quảng Yên, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phủ Lạng Thương, Việt Trì, Yên Bái, Sơn Tây, Móng Cái, Phả Lại. Công trình là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả khi tìm hiểu và nghiên cứu quá trình du nhập và hình thành những cơ sở y tế phương Tây đầu tiên tại Việt Nam và Bắc Kỳ. Tại nhóm thứ hai là một số công trình nghiên cứu về lịch sử Công giáo Việt Nam, trong đó tiêu biểu là “Mère Benjamin” của nữ tu Marie Paul Bord. Đây là một nghiên cứu bằng tiếng Pháp của nữ tu Marie Paul Bord, xuất bản năm 1982 tại Paris về cuộc đời và sự nghiệp của nữ tu Benjamin. Cuốn sách đã dành toàn bộ dung lượng để viết về tiểu sử, thân thế của nữ tu Benjamin, cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của bà: Thời kỳ ở Hồng Kông, ở Việt Nam, sang Pháp rồi quay lại Sài Gòn, đến Nhật rồi quay về Bắc Kỳ và mất tại đây. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho giới nghiên cứu Công giáo và y tế Công giáo, y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc địa. 1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam -Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu về y tế phương Tây thời cận đại của các học giả nước ngoài, mà chủ yếu là các học giả Pháp gồm hai loại
  • 20. 12 là những công trình của các tác giả được viết trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX; và những công trình của các tác giả được viết trong những năm từ cuối thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ XXI. Tại nhóm thứ nhất là những nghiên cứu về y tế phương Tây của các bác sĩ, thanh tra y tế, giám đốc sở y tế người Pháp như Grall (Ch), Gaide, Genevray (J), De Raymond (Arrnand)... xuất hiện trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu này thường bắt đầu từ những trường hợp bệnh học cụ thể cho đến những vấn đề lý luận mang tính khái quát về y tế phương Tây và thực tiễn du nhập, hoạt động của nó ở Việt Nam. Công trình đầu tiên trực tiếp viết viết về y tế phương Tây ở Việt Nam là “Hygiène de l'Indo-Chine” của bác sĩ-thanh tra Grall, Nhà xuất bản Baillière et fils, tại Paris, năm 1908. “Hygiène de l'Indo-Chine” là một nghiên cứu chuyên sâu về vệ sinh, dịch tễ của bác sĩ, thanh tra Ch.Grall. Cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề vệ sinh dịch tễ của Việt Nam và Đông Dương như khí hậu, sự phát triển của vi khuẩn, tập quán sinh hoạt của nhân dân ở các vùng; bệnh sốt rét, bệnh lị ở vùng nhiệt đới; tình hình sức khỏe của người Âu và người bản xứ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; các cơ sở chữa bệnh... Sau bác sĩ-thanh tra Chrall, bác sĩ Gaide là người thứ hai dụng tâm nghiên cứu về các vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam và Đông Dương. Ông đã có 05 công trình nghiên cứu gồm sách, bài tạp chí viết về vấn đề nghiên cứu khoa học trong y học, cứu trợ y tế ở Đông Dương, nghiên cứu các loại bệnh cụ thể như sốt, lao, hoa liễu. Nghiên cứu đầu tiên về y tế phương Tây ở Đông Dương của bác sĩ Gaide là công trình “Congrès scientifiques et sanitaires en Extrême-Orient 1908 à 1930”, Nhà xuất bản Extrême-Orient, năm 1930. Gaide đã thống kê và phân tích các công trình nghiên cứu khoa học của các thầy thuốc và dược sĩ Đông dương trong lĩnh vực lâm sàng và trong phòng thí nghiệm, được trình bày tại các hội nghị quốc tế Viễn Đông từ năm 1905 đến năm 1930, những tác động của các công trình này đối với vấn đề nghiên cứu y học và y tế ở Đông Dương nói riêng, trong toàn vùng Viễn Đông nói chung... Điều đó trở thành một chỉ dẫn quan trọng cho tác giả luận án để có những hiểu biết nhất định về thành tựu của ngành y tế ở Đông Dương lúc bấy giờ, được tổng kết và nghiên cứu bởi các bác sĩ Pháp. Nó cho thấy sự quan tâm nhất định của các nhà khoa học, bác sĩ Pháp đối với các vấn đề bệnh học ở Việt Nam và Đông Dương, sự tham gia của Đông Dương trên bản đồ nghiên cứu y học Viễn Đông những năm nửa đầu thế kỷ XX. Cùng trong năm 1930, Gaide cũng đã xuất bản một chùm những nghiên cứu về các vấn đề bệnh học cụ thể ở Đông Dương như sốt, lao, hoa liễu. Trong “Le péril
  • 21. 13 vénérien en Indochine”, bác sĩ Gaide nghiên cứu các bệnh hoa liễu ở Đông Dương do nạn mại dâm gây ra như: số lượng gái mại dâm, các nhà chứa, các cơ sở phòng bệnh: khám định kỳ gái mại dâm, đăng ký gái mại dâm, chữa bệnh miễn phí cho gái mại dâm, trang bị các phương tiện phòng bệnh do nhà nước cung cấp cho các nhà chứa; tỷ lệ tử vong do bệnh hoa liễu ở Đông Dương: ở môi trường dân sự, quân đội; nghiên cứu lâm sàng bệnh giang mai ở Đông Dương; phòng bệnh hoa liễu bằng cách giáo dục quần chúng: giáo dục ở trường học cho học sinh lớn, tuyên truyền trong quần chúng. Nếu “La Tuberculose et sa prophylaxie en Indochine Française” nghiên cứu về bệnh lao và việc phòng bệnh lao ở Việt Nam và Đông Dương, tác dụng của việc tiêm vắc-xin BCG hạn chế được sự lan tràn của bệnh lao từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới thì “La fièvre récurrente et le béribéri en Indochine” phân tích tình hình môi trường, nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển bệnh sốt hồi qui ở An nam vào năm 1906, nguyên nhân chính gây bệnh và tình trạng bệnh tê phù năm 1929... Những nghiên cứu của Gaide trong các công trình nói trên không chỉ cung cấp những thông tin cụ thể về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam mà còn làm rõ vai trò của các viện Pasteur Đông Dương đối với công tác dịch tễ ở thuộc địa này. Một nghiên cứu khá quan trọng của Gaide khi viết về y tế Việt Nam và Đông Dương chính là công trình “L'Assistance médicale et la protection de la santé publique”, xuất bản tại Hà Nội, năm 1931. Trong tác phẩm này, với tư cách là bác sĩ của Quân đội thuộc địa, Tổng thanh tra của Tổng Nha y tế Đông Dương, Gaide đã phác thảo một bức tranh khá toàn diện về lịch sử và hoạt động của nền y tế Đông Dương qua các thời kỳ: trước năm 1858 với hoạt động của y tế thời Nguyễn, từ năm 1858 trở đi với những hoạt động y tế của các dòng nữ tu Công giáo trong các cơ sở y tế quân sự Pháp, từ năm 1905 khi ngành y tế thuộc địa được thành lập chính thức đến năm 1930. Qua đó cung cấp những dữ liệu và đánh giá của tác giả về hoạt động của ngành y tế và tổ chức vệ sinh công cộng, quy chế tổ chức ngành dược, tình hình các bệnh dịch đang hoành hành ở Đông Dương: tả, hạch, đậu mùa, quá trình khắc phục các bệnh dịnh bằng các chiến dịch chủng ngừa vắc-xin, phát thuốc ký ninh chống sốt rét, quá trình hình thành và hoạt động của các viện Pasteur Đông Dương, sự ra đời của hệ thống các nhà thương lây, các bác sĩ Pháp tiếp xúc với y học cổ truyền Việt Nam… Tuy phạm vi nghiên cứu của Gaide về hoạt động của nền y tế Đông Dương chỉ đến năm 1930 nhưng thực sự nó cung cấp những sử liệu quý giá, tương đối toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở y tế phương Tây ở Đông Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng từ năm 1873 đến năm 1930, làm cơ sở quan trọng để tác giả luận án bắt đầu tìm hiểu và triển khai những nghiên cứu của mình.
  • 22. 14 Cùng với các nghiên cứu về nền y tế thuộc địa ở Việt Nam nói chung, chúng tôi cũng hướng sự quan tâm của mình tới các nhân vật y tế tiêu biểu. “Alexandre Yersin 1863-1943:Un pasteurien en Indochine” của H.H.Mollaret và J.Brossollet cũng là một nghiên cứu như thế. Công trình đã viết về một trong những nhân vật có ảnh hưởng quan trọng nhất tới nền y tế Đông Dương và Bắc Kỳ thời thuộc Pháp-bác sĩ Alexandre Yersin. Ông được biết đến là Tổng giám đốc của Viện Pasteur Đông Dương, là người sáng lập đồng thời cũng là hiệu trưởng đầu tiên của trường Y khoa Đông Dương. Người ta thường hay nghĩ tới dấu ấn của bác sĩ Yersin ở Việt Nam là những năm tháng ông sống và làm việc ở viện Pasteur Nha Trang. Quả là như vậy khi nơi đây chiếm phần lớn thời gian sống và làm việc của vị bác sĩ này. Nhưng còn có một khoảng thời gian khác cũng không kém phần sôi nổi của ông-những ngày tháng là hiệu trưởng của trường y khoa Đông Dương, nơi ông để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và vai trò đặc biệt quan trọng với nền y tế phương Tây ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Các tác giả đã trân trọng gọi Alexandre Yersin là “một Paxtơ ở Đông Dương”. Những nghiên cứu nói trên không chỉ cung cấp cho luận án những sử liệu cần thiết về các nhân vật tiêu biểu của nền y tế Đông Dương mà còn giúp tác giả hướng suy nghĩ của mình đến những vấn đề mới. Tác giả luận án nhận thấy rằng, các bác sĩ Pháp kể trên đã vượt ra khuôn khổ của một viên chức trong bộ máy thực dân, mà đem trí tuệ và tâm huyết của mình phục vụ hoạt động y tế ở xứ thuộc địa. Họ không chỉ là những người tuyên truyền phổ biến y tế phương Tây vào trong đời sống Việt Nam mà còn góp phần đào tạo cho các sinh viên y khoa người Việt, phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bản xứ, ca ngợi và khuyến khích việc sử dụng Đông y trong các hoạt động y tế. Đó là lý do giải thích vì sao, một số bác sĩ Pháp đã hoà mình vào đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, thậm chí có người còn được người bản xứ trìu mến gọi bằng cái tên rất Việt “Ông Năm” và trở thành công dân danh dự Việt Nam như trường hợp của bác sĩ Alexandre Yersin. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được tiếp cận với một số công trình nghiên cứu về các cơ sở đào tạo y khoa. Có thể kể đến “École de médecine et de pharmacie de plein exercice de l'Indochine”. Công trình cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về lịch sử thành lập trường Y Đông Dương (ngày 8-1-1902 bởi Toàn quyền Doumer). Đến ngày 30-8-1923 thì trường được đổi tên thành trường Đại học Y Dược Đông Dương và vẫn có một ban đào tạo y sĩ và dược sĩ trung cấp. Bệnh viện thực tập của trường là Bệnh viện René Robin (Bạch Mai), có các ban Y (học 6 năm), ban Dược (4 năm), ban Nha khoa (3 năm), ban đào tạo bà đỡ (2 năm)... Các chương trình học, các vấn đề sinh viên và bằng cấp tốt nghiệp...
  • 23. 15 Chính quyền thực dân và các bác sĩ Pháp rất quan tâm đến các vấn đề dịch tễ và y tế dự phòng ở Đông Dương. Bởi nếu làm tốt được công đoạn này, họ đã ngăn ngừa và tránh được sự phát tán của nhiều bệnh lây trong quân đội và khối viên chức, kiều dân Pháp. Vì thế, những công trình nghiên cứu về dịch tễ khá phong phú và luôn chiếm tỷ lệ áp đảo trong các nghiên cứu y tế nói chung ở Đông Dương. Tuy nhiên trong khả năng tiếp cận tài liệu hiện thời của mình, tác giả luận án hướng sự quan tâm đến các nghiên cứu về lịch sử ngành dịch tễ Đông Dương và các trường hợp bệnh học cụ thể. Chúng tôi cũng tìm thấy nhiều thông tin bổ ích về các trường hợp bệnh học cụ thể ở Bắc Kỳ năm 1940 trong bài viết chung của hai bác sĩ J.Dodero và Hoang Tich Tri là “Formule leucocytaire et image d'Arneth dans le traitement antirabique pasteurien”, Extrait de la Revue médicale française d'Extrême-Orient, N0 6, juin-juillet,1940, H: Impr. d'Extrême-Orient, 1941, p.235-238. Bài viết là sự tổng hợp những kết quả nghiên cứu về thí nghiệm điều trị bệnh dại theo Phương pháp Pasteur qua theo dõi 30 bệnh nhân Bắc Kỳ. Tại nhóm thứ hai là sự xuất hiện một số công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Rousselot (Laurence Monnais), Kagawa (Shiho Aoyama), Rayssac (Mathieu)... trong những năm nửa cuối thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI. Luận án “Médecine et colonisation: L'aventure Indochinoise 1860-1939” của tiến sĩ Laurence Monnais Rousselot xuất bản tại Canada năm 1999 là một chuyên khảo đặc biệt quan trọng đối với đề tài nghiên cứu luận án. Với 489 trang viết chính văn kèm các bảng, biểu thống kê, Laurence Monnais Rousselot đã phác thảo bức tranh toàn diện và cụ thể về ngành y tế phương Tây ở Đông Dương thời kỳ 1860-1939. Đó là vấn đề trang bị của Pháp đối với các hoạt động y tế ở Việt Nam: nghiên cứu và phổ biến vắc-xin, giáo dục vệ sinh, thành lập Hội cứu trợ y tế, xây dựng các cơ sở y tế công của nhà nước thực dân (bao gồm trong đó là các cơ sở y tế phục vụ mục đích quân sự) như những bệnh viện, phòng khám, nhà hộ sinh, cơ sở cấp phát thuốc Tây, sự phổ biến và phát triển của các cơ sở y tế phương Tây ở Việt Nam… Năm 1893, trong một bức thư của Delcassé-Phó Quốc vụ khanh phụ trách Các vấn đề thuộc địa gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp-y tế được ví như“khoa học bổ trợ cho quá trình thực dân hóa” [141; tr.56-57]. Tức là quá trình du nhập y tế phương Tây vào Việt Nam thực chất là một loại công cụ phục vụ đắc lực và gắn chặt với quá trình thực dân hoá của người Pháp. Chúng tôi đồng tình và kế thừa quan điểm của Laurence Monnais Rousselot khi gọi nền y tế mà người Pháp tạo dựng ở Đông Dương lúc bấy giờ là một nền y tế thực dân. Bởi mục đích ban đầu và xuyên suốt của quá trình du nhập y tế phương Tây và sự thiết lập các cơ sở y tế Tây phương chỉ nhằm hướng tới việc chăm sóc sức
  • 24. 16 khoẻ, chữa bệnh cho quân nhân, viên chức và các nhà thực dân người Pháp ở Đông Dương, phục vụ quá trình xâm chiếm và khai thác thuộc địa Đông Dương của người Pháp, chứ không chủ đích dành cho người bản xứ. Chủ trương này xuyên suốt quá trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa của người Pháp ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng, chi phối đến việc đầu tư y tế của các nhà cầm quyền Đông Dương, cũng như hoạt động của hệ thống các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ này. Nghiên cứu tiếp theo có thể kể đến “Les médecins de l’Assistance médicale en Indochine: 1905-1939” của tác giả Rayssac (Mathieu), Éditions l’Harmattan, Paris, năm 2015. Cuốn sách viết về đội ngũ các bác sĩ làm việc cho Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Đông Dương trong những năm từ 1905 đến 1939. Mathieu cho rằng việc thiết lập những cơ quan quản lý y tế của Pháp ở Đông Dương được bắt đầu từ năm 1905 với sự thành lập Cơ quan Hỗ trợ y tế và một đoàn bác sĩ Cứu trợ y tế. Những vấn đề này phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ Đông Dương. Y tế dự phòng và chữa bệnh, cũng như y tế nói chung, là sự phối hợp giữa chăm sóc, nghiên cứu, giảng dạy và giao tiếp. Nghiên cứu của Mathieu không chỉ cung cấp những thông tin cụ thể về tình hình bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Đông Dương mà còn làm rõ về sự can thiệp trên lĩnh vực y tế, những khó khăn của việc hình thành hệ thống y tế của Pháp ở châu Á... -Nghiên cứu của các học giả Việt Nam: Có thể kể đến các tác giả Bửu Hiệp, Trương Xuân Nam, Tập thể các tác giả Bộ Y tế Việt Nam, Lê Hùng Lâm, Tạ Thị Thuý và Shaun Kingslay Malarney... Bửu Hiệp dành nhiều trang viết từ “La médecine française dans la vie annamite”, Nhà in Le Van Phuc, 1936 để trình bày sự hiện diện của y tế phương Tây trong đời sống người Việt từ năm 1906 đến năm 1930. Trong đó ông ưu tiên các nghiên cứu của mình cho việc thống kê và phân tích đội ngũ nhân viên y tế người Đông Dương như bác sĩ, dược sĩ, y tá, các cơ sở y tế, ngân sách dành cho cứu trợ y tế, số lượt người khám và chữa bệnh, tình hình sản khoa từ năm 1906 đến năm 1930, sự tiếp nhận của người Việt đối với y tế phương Tây, tình hình Đông y Việt Nam thời kỳ này, sự phổ biến y tế phương Tây ở Việt Nam. Những nghiên cứu của Bửu Hiệp đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu có giá trị về tình hình y tế và hoạt động chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam thời kỳ 1906-1930. Tuy tiếp thu nhiều sử liệu về y tế Đông Dương nhưng chúng tôi lại không đồng tình với luận điểm của ông khi cho rằng quá trình du nhập y học phương Tây là một sự khai sáng văn minh của người Pháp đối với dân chúng Việt Nam. Bửu Hiệp kết luận rằng, ảnh hưởng của y học phương Tây vẫn chỉ ở tầng lớp trên và trong các khối dân thành thị hoặc ở những nơi có nhiều cơ
  • 25. 17 sở y tế của Pháp. Vì thế, ông hy vọng rằng, với sự nỗ lực của các bác sĩ (được ông gọi là những sứ giả văn minh đầu tiên)2 và chính quyền thuộc địa, y tế phương Tây ngày càng được phổ biến sâu rộng hơn trong đời sống người Việt Nam. Trương Xuân Nam là sinh viên Đại học Y Dược Hà Nội trong các năm 1934-1937, sang Pháp học tiếp năm cuối và tốt nghiệp Dược sĩ hạng nhất đại học tại Paris năm 1939, sau đó ông về nước mở hiệu thuốc tại thị xã Quy Nhơn, Bình Định. Ông là người Việt Nam đầu tiên xuất bản sách về lịch sử ngành dược Việt Nam. Cuốn sách “Góp phần xây dựng lịch sử ngành Dược Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1985 là công trình nghiên cứu tâm huyết và có giá trị tham khảo lớn về dược học của ông. Tác giả đã phác thảo quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Dù chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn nhưng những trang viết về cơ sở Tây dược sẽ cho người đọc có được những hình dung nhất định về quá trình hình thành ngành Tây dược ở Bắc Kỳ thời thuộc địa. “Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam tập 1” là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1995 đã dành toàn bộ chương II với dung lượng 20 trang chính văn, từ trang 61 đến trang 81 để trình bày về nền y tế Việt Nam từ khi Pháp vào Đông Dương cho đến năm 1945. Các tác giả của công trình đã đi từ việc phân tích quá trình du nhập của y tế phương Tây vào Việt Nam thông qua các giáo sĩ trong các thế kỷ XVII-XVIII-XIX, đến phân tích tổ chức và hoạt động của y tế Việt Nam thời Pháp thuộc (các cơ quan quản lý y tế, cơ sở phòng dịch, cơ sở khám chữa bệnh); Những nét đặc trưng về sức khoẻ bệnh tật của nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc. Chúng tôi đồng tình và tiếp thu những quan điểm chung nhất của các tác giả công trình khi cho rằng, tổ chức y tế chủ yếu phục vụ cho kiều dân, binh sĩ Pháp, quan lại, người giàu có. Người dân nghèo không được quan tâm và chăm sóc về y tế. Sức khoẻ và tình trạng vệ sinh của đại đa số người Việt Nam đầu thế kỷ XX chưa thực sự được cải thiện so với trước đó. Ở nông thôn, miền núi hầu như không có tổ chức và cán bộ y tế. Người dân vẫn phải tự chăm lo sức khoẻ của mình bằng cách tìm đến các thầy lang hoặc các bài thuốc dân gian. Công trình“Lịch sử y học” của Lê Hùng Lâm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1998 cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát triển của y học thế giới. Ông đặt ra khái niệm lịch sử y học, trình bày lịch sử hình thành và phát triển của y học thế giới, đặc biệt là dành nhiều trang viết về thành tựu của y học phương Tây hiện đại3 . Lê Hùng 2 Premiers ambassadeurs de la civilisations-Bửu Hiệp, 1936. 3 Đó là chủng đậu, giải phẫu lâm sàng, y học thực nghiệm, chống vi khuẩn, di truyền học, chủng lao, y học nhiệt đới.
  • 26. 18 Lâm cũng đã khái quát về quá trình phát triển của y tế Việt Nam, những kết luận rút ra từ lịch sử y tế thế giới và Việt Nam.Tác giả luận án kế thừa được ở đây những sử liệu có giá trị như sự ra đời của Sở Y tế Đông Dương năm 1888, sự ra đời và hoạt động của trường Y khoa Đông Dương, những nghiên cứu bệnh học vùng nhiệt đới, việc thành lập Viện Pasteur Đông Dương, tỷ lệ dịch bệnh, số lượng bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, nữ hộ sinh, một số tấm gương tiêu biểu của ngành y tế Việt Nam như các bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng... “Đại học Y Hà Nội 100 năm trưởng thành và phát triển (1902-2002)” của Đại học Y Hà Nội, xuất bản năm 2002 là tập hợp các bài nghiên cứu phân tích lịch sử hình thành của trường Y Đông Dương-trường y khoa phương Tây đầu tiên ở Bắc Kỳ và Việt Nam, quá trình đào tạo y khoa cho người Đông Dương, các thế hệ sinh viên, bác sĩ tiêu biểu của nhà trường, những đóng góp của trường Y khoa Đông Dương-Đại học Y Hà Nội đối với sự phát triển của ngành y tế ở Bắc Kỳ và Việt Nam trong một thế kỷ qua. Nghiên cứu nói trên đã khắc hoạ những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp của một số sinh viên y khoa Đông Dương tiêu biểu, là những nhà khoa học, thầy thuốc, bác sĩ lớn của nền y tế hiện đại tại Bắc Kỳ và Việt Nam sau này. Những sinh viên y khoa nói trên không chỉ góp phần du nhập nền y tế phương Tây hiện đại vào Bắc Kỳ và Việt Nam, tích cực chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, mà còn hết lòng phục vụ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng nền y tế Việt Nam hiện đại. Bài viết “Người Pháp với quá trình du nhập y học hiện đại vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX” của các tác giả Tạ Thị Thuý và Shaun Kingslay Malarney, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, năm 2012, số 9 đã trình bày những “cố gắng” của người Pháp trong việc du nhập nền y học hiện đại hay còn gọi là Tây y vào Việt Nam và Đông Dương trong những năm đầu thế kỷ XX, nhất là trong khuôn khổ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Bằng nguồn sử liệu và quan điểm nghiên cứu mới, các tác giả cho thấy sự du nhập và hình thành của y tế phương Tây được thể hiện qua từng thời Toàn quyền Đông Dương, trên nhiều lĩnh vực, trong từng xứ. Kể từ năm 1913, dưới thời Toàn quyền Albert Sarraut, việc “làm cho người bản xứ được hưởng những tiến bộ về vệ sinh và khoa học y học” đã trở thành một trong những biện pháp chủ yếu để triển khai chính sách “hợp tác với người bản xứ”. Với những cố gắng của chính quyền thuộc địa, bằng nguồn kinh phí ít ỏi so với ngân sách chung, một mạng lưới cơ sở Tây y được lập ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mạng lưới này gồm các cơ quan quản lý, cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y khoa, với số lượng người được thăm khám, chữa bệnh ngày càng tăng. Chính quyền cũng đã
  • 27. 19 áp dụng các biện pháp để phòng chống các loại dịch bệnh ở Việt Nam như thành lập và mở rộng một số viện Pasteur, phát động các chiến dịch chủng ngừa bằng vắc-xin trong khối quần chúng bản xứ, phát thuốc, các chiến dịch vệ sinh tẩy uế các khu dân cư có chứa ổ dịch, lập nhà thương lây để cách ly bệnh dịch. Luận án kế thừa quan điểm của các tác giả Tạ Thị Thuý và Shaun Kingslay Malarney khi cho rằng nền y tế hiện đại được du nhập vẫn chủ yếu và trước hết phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ và y tế của bộ máy chính quyền thực dân Pháp và một số ít tầng lớp trên người Việt, chứ không nhằm phục vụ cho đại đa số người dân Việt Nam... Nhìn chung những nghiên cứu bằng tiếng Việt về một số vấn đề y tế phương Tây ở Đông Dương và Việt Nam thời cận đại còn khá ít, hoặc được đan xen trong các công trình thông sử về lịch sử Việt Nam cận đại, hoặc được thể hiện trong một số ít những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Tuy ít ỏi nhưng những nghiên cứu đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp những sử liệu về bối cảnh chung, một số vấn đề về du nhập y học phương Tây, được chúng tôi chắt lọc và kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. 1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ -Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Từ rất sớm, các học giả nước ngoài gồm các nhà nghiên cứu, các bác sĩ đã có những nghiên cứu trực tiếp về một số cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. Có thể điểm ra ở đây 3 nghiên cứu như sau: “L’hôpital militaire de Hanoї” được đăng tải trên tạp chí Revue Indo-chinoise, số 9, tháng 4 năm 1894 là nghiên cứu sớm nhất trực tiếp về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. Nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn về quá trình hình thành của một bệnh viện quân sự ở Hà Nội, các dự án xây dựng, thông tin chi tiết về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng của bệnh viện, kết cấu của bệnh viện, số lượng giường bệnh, khả năng tiếp nhận khám và điều trị của bệnh viện… “Un hôpital d’État colonial: l’hôpital de Lanessance à Hanoї” của P.Huard và A.Bigot được đăng trên tập san Revue médicale française d’Extrême-Orient, số 5, tháng 5 năm 1938. Những nghiên cứu của hai bác sĩ trên đã phác qua những nét sơ lược về lịch sử y tế ở Việt Nam dưới thời Nguyễn, lịch sử hình thành bệnh viện De Lanessance qua các thời kỳ: thời kỳ đầu tiên khi hình thành các cơ sở y tế ở Hà Nội (1884-1894), quá trình xây dựng bệnh viện qua 6 dự án, những chi tiết về kỹ thuật xây dựng bệnh viện, tình hình nhân sự phụ trách bệnh viện qua các giai đoạn, sơ đồ bệnh viện. Đặc biệt, nghiên cứu này còn cung cấp cho chúng ta một loại tài liệu có giá trị tham khảo quan trọng, là những bản vẽ thiết kế thi công của bệnh viện, bản đồ khu Nhượng địa Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX… Tuy nhiên chúng tôi
  • 28. 20 nhận thấy phần lớn nội dung về quá trình xây dựng bệnh viện De Lannessance của P.Huard và A.Bigot năm 1938 trùng khớp với bài viết “L’hôpital militaire de Hanoї”, được đăng tải trước đó trên tạp chí Revue Indo-chinoise, số 9, tháng 4 năm 1894. Chúng tôi nghĩ tới hai khả năng, hoặc P.Huard và A.Bigot đã kế thừa toàn bộ nghiên cứu trước đó mà không ghi rõ nguồn trích dẫn, hoặc họ là tác giả của cả hai bài viết này. Một nhà nghiên cứu khác cũng dày công nghiên cứu về các vấn đề y tế Bắc Kỳ là bác sĩ Genevray. Những trải nghiệm sâu sắc trong thời gian làm việc tại viện Pasteur Hà Nội đã giúp Genevray có được những nghiên cứu khá tỉ mỉ, kỳ công về các viện Pasteur ở Đông Dương thời cận đại. Genevray đã có 3 công trình nghiên cứu về viện Pasteur Hà Nội là Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en 1940, Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en 1941, và Rapport sur le fonctionnement de l’Institut Pasteur de Hanoї en 1942, xuất bản tại Hà Nội lần lượt vào các năm 1941, 1942, 1943. Đây không chỉ là các báo cáo số liệu mà còn là những nghiên cứu cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhân sự, các lĩnh vực hoạt động của các viện Pasteur thành viên, trong đó có viện Pasteur Hà Nội như nghiên cứu khoa học và đào tạo, hoạt động thực nghiệm. Thông qua đó, Genevray giúp tác giả luận án có thể thấy rõ hơn vai trò của viện Pasteur Hà Nội trong hệ thống viện Pasteur Đông Dương thời cận đại và nhất là trong công tác dịch tễ ở Bắc Kỳ thời gian này. - Nghiên cứu của các học giả Việt Nam: Tiêu biểu trong số đó là “Sơ lược lịch sử 85 năm Bệnh viện Bạch Mai” của Trần Thị Thịnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của các tác giả Việt Nam viết về một trong những cơ sở y tế dân sự lớn của Pháp ở Bắc Kỳ-bệnh viện René Robin. Cuốn sách nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Bạch Mai từ năm 1911 đến năm 1997. Năm 1911, Nhà thương Cống Vọng được lập ra để thu nhận và điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Từ năm 1935, Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Năm 1945, bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai, và giữ tên gọi này đến ngày nay. “Lịch sử Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (1945-2000)”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã ghi lại những chặng đường lịch sử xây dựng và trưởng thành, sự phấn đấu và hy sinh của tập thể cán bộ và công chức viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, những thành tích mà Viện đã đạt được trên lĩnh vực dịch tễ và y tế dự phòng. Tác giả luận án đã thể kế thừa ở đây những sử liệu về bối cảnh và quá trình hình thành của hệ thống viện Pasteur Đông Dương, trong đó có viện Pasteur Hà Nội, tiền thân của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
  • 29. 21 “Lịch sử bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (1951-2001)” của tác giả Trần Ngọc Duy, xuất bản tại Hà Nội năm 2001 là một trong những nghiên cứu hiếm hoi bằng tiếng Việt về các cơ sở y tế quân sự của Pháp ở Bắc Kỳ. Cùng với việc phác thảo một bức tranh tổng thể về lịch sử bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 1951 đến năm 2001, công trình đã giúp tác giả luận án có những hình dung nhất định về hoạt động của bệnh viện này trước năm 1945 với tư cách là bệnh viện quân sự Hà Nội, bệnh viện De Lanessance khi còn trực thuộc sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp. Nhìn chung, phạm vi thời gian của những nghiên cứu về các cơ sở dịch tễ, cơ sở y tế dân sự và quân sự nói trên chỉ bắt đầu từ năm 1945. Vì vậy, tác giả luận án sẽ chắt lọc những dữ liệu ít ỏi về các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ trước năm 1945, được phản ánh xen kẽ trong các phần viết về bối cảnh và hoạt động của các bệnh viện và viện Pasteur. 1.3. Những nội dung luận án kế thừa Nhìn chung trong những chừng mực nhất định, vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 đã được thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, kể cả trong và ngoài nước. Về nội dung: Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về sự hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Những công trình đó đã cung cấp cho tác giả luận án những nét lớn về bức tranh xã hội Bắc Kỳ thời cận đại, vừa với tư cách là bối cảnh, vừa là một trong những tiền đề quan trọng cho quá trình hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. Những công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, được chúng tôi kế thừa khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ đã làm rõ một số vấn đề: quá trình hình thành và phát triển của hệ thống y tế công do nhà nước bảo hộ như các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện, phòng khám, nhà hộ sinh, sự hình thành và phát triển của viện Pasteur Hà Nội cùng các cơ sở phòng ngừa dịch bệnh, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở đào tạo y khoa cho người bản xứ và một đội ngũ sinh viên y khoa, bác sĩ thầy thuốc người bản xứ ngày càng tăng trưởng về số lượng và chất lượng… Về tư liệu: Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp những tư liệu khá đa dạng có liên quan đến đề tài luận án như: tư liệu về bối cảnh, tiền đề quá trình hình thành nền y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, hoạt động của y tế thuộc địa trên hai phương diện là khám chữa bệnh và dịch tễ, những tư liệu về các nhân vật là các bác sĩ người
  • 30. 22 Pháp và người bản xứ… Các công trình này cũng đã cung cấp một số tư liệu nhất định, mang đến nhiều góc nhìn đa chiều về vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ và gợi mở nhiều hướng tiếp cận cho tác giả khi nghiên cứu đề tài Luận án. Về phương pháp nghiên cứu: Trong các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết vấn đề được đặt ra. Đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó là một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đó là những tiền đề và gợi mở có giá trị tham khảo lớn cho tác giả trong quá trình vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào việc triển khai đề tài luận án. 1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết Từ kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có thể nhận thấy, tuy được nhìn nhận ở những mức độ khác nhau, nhưng những công trình đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, được chúng tôi kế thừa khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 từ trước đến nay chỉ đề cập tới những trường hợp cụ thể như hoạt động của một số cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y khoa, những vấn đề bệnh học cụ thể, mà chưa tạo thành những nghiên cứu mang tính hệ thống về diện mạo, đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời thuộc địa. Cũng chưa có công trình nào đặt y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 thành một vấn đề nghiên cứu riêng biệt, độc lập. Đây chính là khoảng trống còn đang đặt ra cần đến sự giải quyết trong nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ hơn về Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 với các vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích bối cảnh ra đời, quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945: biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thuộc địa, quá trình hình thành và các lĩnh vực hoạt động, vai trò và tác động của quá trình này đối với sự cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Việt Nam, đối với đời sống xã hội ở Bắc Kỳ lúc này, cũng như với sự phát triển của y tế Việt Nam. Thứ hai, phân tích quá trình tiếp nhận y tế phương Tây của người Việt để thấy rõ hơn tác động của quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây đối với đời sống xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Thứ ba, rút ra một số kinh nghiệm từ sự hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945.
  • 31. 23 Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những chiều cạnh, thời điểm của quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp dựa trên những nguồn tài liệu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng, với cùng một đối tượng về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, giữa các tác giả Việt Nam và nước ngoài cũng có những sự thống nhất và khác biệt nhất định. Phần lớn các học giả Việt Nam đều cho rằng y tế phương Tây là công cụ của chủ nghĩa thực dân, gắn liền và là kết quả của quá trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa của Pháp ở Bắc Kỳ. Cũng có một số khác cho rằng, y tế phương Tây là một khía cạnh của văn minh phương Tây, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của y tế Việt Nam… Trong khi đó, các học giả nước ngoài hoặc học giả người Việt viết bằng tiếng Pháp thì lại phân chia thành hai nhóm với hai quan điểm nhận định khác nhau. Nhóm các tác giả cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX thì nhìn nhận quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ mang yếu tố nhân văn, giúp khai sáng văn minh cho xứ thuộc địa này. Nhóm các tác giả cuối thế kỷ XX, nửa đầu thế kỷ XXI hoặc cho rằng y tế là biểu hiện của sự khai sáng văn minh mà người Pháp mang tới Việt Nam (số này không nhiều), hoặc y tế là công cụ hỗ trợ, gắn liền với quá trình thực dân hóa của người Pháp ở Đông Dương (ý kiến này chiếm đa số). Điều đó cho thấy sự thay đổi trong cách nhìn nhận, nghiên cứu về vấn đề hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ và Việt Nam thời cận đại qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, cùng với nguồn tài liệu mới, tác giả luận án mong muốn góp phần phục dựng lại một cách toàn diện, đầy đủ và hệ thống bức tranh về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. Từ đó, có thế thấy rõ hơn cuộc tiếp xúc văn hóa Đông-Tây trên lĩnh vực y tế, làm cơ sở để nhận thức đầy đủ hơn và khách quan hơn đối với những ảnh hưởng của y tế phương Tây trong đời sống người Việt đương thời, cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành của một nền y tế hiện đại ở Bắc Kỳ và Việt Nam sau này.
  • 32. 24 CHƯƠNG 2 SỰHÌNHTHÀNHYTẾPHƯƠNGTÂYỞBẮCKỲTỪNĂM1873ĐẾNNĂM1918 2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt Tục ngữ Việt Nam có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Câu nói nằm lòng quen thuộc ấy không chỉ phản ánh vai trò của rau và thuốc đối với sinh hoạt và sức khỏe, mà còn trở thành lẽ sinh tồn của người Việt. Trải qua nhiều thiên niên kỷ thích nghi với điều kiện tự nhiên và xã hội, từ những hiểu biết về cơ thể con người, những khám phá về thế giới động-thực vật đã được các thế hệ người Việt đúc kết thành tri thức y học bản địa. Cùng với việc tiếp thu tinh hoa từ các nền y học của nhân loại, người Việt đã hình thành nên nền y học cho dân tộc mình-mà ngày nay người ta quen gọi là y học cổ truyền. Ở Việt Nam, y học cổ truyền bao gồm ba bộ phận là y học dân gian, y học bác học Việt Nam và những thành tựu kế thừa từ y học Trung Hoa. Từ rất sớm, người Việt đã đúc kết thành những tri thức y học bản địa như các bài thuốc Nam, mẹo chữa bệnh dân gian những phương thuốc cổ truyền của các dân tộc thiểu số. Song song với đó, việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh của người Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của y học Trung Hoa như dùng thuốc Bắc, kỹ thuật sấy tẩm, tên các loại thuốc đều lấy theo Hán Ngữ (phục linh, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ…), thuyết âm dương ngũ hành, kỹ thuật châm cứu, thôi miên [21; tr.2]. Từ thời Bắc thuộc, do ảnh hưởng bởi Đạo giáo, y học của người Việt đã mang màu sắc tôn giáo, chữa bệnh bằng bùa chú, phép thuật. Đến thời Nguyễn, Thái y viện được lập ra và phục vụ cho nhà vua và triều đình [22; tr.138]. Từ năm 1814, tại Huế rồi đến các tỉnh trong cả nước, mỗi làng thành lập “Dưỡng tế” hoặc “Dưỡng tế sự” [52; tr.29] để chữa bệnh cho dân chúng. Thời Nguyễn cũng đã xuất hiện một số đề nghị cải cách Đông y của Nguyễn Trường Tộ, Thái Khắc Tuy. Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh đến việc cải cách dùng thuốc, bằng cách tìm kiếm, gây trồng tại chỗ và thí nghiệm (phân tích theo phương Tây) những vị thuốc giống thuốc Bắc (Trung Quốc), vị thuốc dân gian và của người dân tộc thiểu số, nhằm tăng cường việc sử dụng thuốc Nam. Chia sẻ quan điểm với Nguyễn Trường Tộ, vào năm 1879, Thái Khắc Tuy cũng đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần xin dùng Nam dược thay thế Bắc dược [48; tr.22-23]. Ý tưởng cải cách thuốc của Thái Khắc Tuy đã được triều đình Tự Đức chấp thuận và tiếp nối vào thời vua Khải Định sau này. Có thể thấy, y học cổ truyền đã không chỉ tạo ra một nghệ thuật chữa bệnh mà còn trở thành một thói quen, một tập quán và một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Tuy vậy, y học cổ truyền cũng tồn tại một số hạn chế nhất định: không chú
  • 33. 25 trọng nhiều đến vệ sinh, dịch tễ, coi trọng chữa bệnh hơn phòng bệnh; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong còn khá lớn. Những đặc điểm nói trên của y dược học cổ truyền Việt Nam sẽ được khắc phục và bổ sung khi có sự du nhập và hình thành nền y tế phương Tây mà thực dân Pháp là những người đi tiên phong cho quá trình này. 2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ Năm 1873, thực dân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất. Để rồi, sau đó vào năm 1882 Pháp tiếp tục đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, gây sức ép buộc triều Nguyễn phải từng bước ký các hiệp ước đầu hàng vào các năm 1874, 1883, 1884 chấp nhận chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, bảo hộ cho Bắc Kỳ, còn Trung Kỳ là đất bán bảo hộ trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của triều Nguyễn. Để xâm chiếm xứ này, người Pháp đã sử dụng cuộc chiến tranh chính quy, tổng lực với lực lượng quân viễn chinh gồm các bộ phận khác nhau, được trang bị phương tiện và kỹ thuật hiện đại. Trong quá trình xâm lược Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của dân chúng nơi đây. Quân đội Pháp đã tổ chức nhiều đợt trấn áp các cuộc khởi nghĩa của người Việt, và trong những cuộc giao tranh này, binh lính Pháp cũng chịu nhiều thương vong. Thêm vào đó, bệnh dịch nhiệt đới-một loại bệnh thời khí [8; tr.15-16] theo cách gọi của người Pháp bấy giờ-cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội Pháp. Người châu Âu “khi còn ở nước nhà thì rất khoẻ mạnh, sang ở bản xứ, chỉ trong vài ba năm, đã thấy mệt nhọc phải giở về mẫu quốc để tĩnh dưỡng” [8; tr.15]. Bệnh dịch nhiệt đới đã tàn sát nhiều người sống ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ khi mà trung bình cứ 6 quân nhân tử nạn thì có 5 người chết vì bệnh [211]. Khi bàn về việc đánh chiếm Bắc Kỳ, các dân biểu Pháp đã “trách chính phủ đang gởi binh lính đến một nơi xa trong khi việc quốc phòng trong nước đang cần. Các đội quân đó gồm những người thanh niên đến để chết tại Bắc Kỳ vì các bệnh nhiệt đới” [32; tr.474]. Các viện dân biểu Pháp có lý do khi phàn nàn như vậy bởi “Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1885, 12.000 quân viễn chinh sung sức, tràn trề khí thế, thực sự là tinh hoa của quân đội Pháp, đã được gửi tới vùng đất Bắc Kỳ. Chỉ trong vòng mấy tháng, họ đã bị chết hàng loạt vì bệnh tật. 1/3 trong số họ hoặc bị căn bệnh sốt rét quật ngã, hoặc buộc phải hồi hương sau 4 hoặc 5 tháng...” [160; tr.313]. Bệnh tả trong vòng 2 năm đã làm thiệt mạng 88 bác sĩ, dược sĩ, y tá và nhân viên hành chính [213]. Thương vong do chiến trận, bệnh dịch đã đặt ra nhu cầu phải thành lập các cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và phòng dịch tại chỗ cho quân đội Pháp. Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỷ XIX, trước sự đe doạ của các đế quốc Anh, Đức, Nhật ở Viễn Đông, thực dân Pháp đã xây dựng quân đội gắn với việc phòng thủ