SlideShare a Scribd company logo
1 of 194
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRỌNG TUẤN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRỌNG TUẤN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định.
Tác giả
Nguyễn Trọng Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .......................7
1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến logistics trong phát
triển kinh tế biển ..............................................................................................7
1.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến logistics trong phát triển
kinh tế biển.....................................................................................................14
1.3. Những kết quả đạt được của các công trình và khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh......26
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .........................................................29
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở
địa phương cấp tỉnh........................................................................................29
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến logistics trong phát
triển kinh tế biển ............................................................................................42
2.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển
ở cấp độ địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh.................................58
Chương 3: THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2017..................73
3.1. Những thuận lợi và khó khăn với logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................73
3.2. Hiện trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2012 - 2017 ...........................................................................................83
3.3. Đánh giá chung về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh 112
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH .......................................123
4.1. Dự báo về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh thời
gian tới .........................................................................................................123
4.2. Yêu cầu, mục tiêu, định hướng logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................130
4.3. Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh..133
KẾT LUẬN.......................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................152
PHỤ LỤC..........................................................................................................165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL : First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất
2PL : Second Party Logistics - Logistics bên thứ hai
3PL : Thirt Party Logistics - Logistics bên thứ ba
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNTT : Công nghệ thông tin
DN : Doanh nghiệp
ĐTNĐ : Đường thủy nội địa
DWT : Deadweight Tonnage, đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu
thủy tính bằng tấn chiều dài
EU : European Union, Liên minh Châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước
GRDP : Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân
ICD : Inland Container Depot - điểm thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu nằm trong nội địa (Cảng cạn)
KHCN : Khoa học công nghệ
LLSX : Lực lượng sản xuất
LPI : Logistics Performance Index (Chỉ số năng lực quốc gia về logistics)
NCS : Nghiên cứu sinh
QHSX : Quan hệ sản xuất
TEU : Twenty-foot equivalent units có nghĩa là 1 TEU ngang bằng với
một thùng container tiêu chuẩn chất lượng 20 feets (trữ lượng 39
m³ thể tích)
UBND : Ủy ban nhân dân
XNC : Xuất nhập cảnh
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics của tỉnh Quảng Ninh...73
Bảng 3.2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm trong các DN
logistics tỉnh Quảng Ninh....................................................................93
Bảng 3.3: Số lượng DN kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh .........................................................................................94
Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong lĩnh vực logistics tại tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012-2017...................................................................95
Bảng 3.5: Thâm niên làm việc trong ngành logistics của người lao động tại
tỉnh Quảng Ninh..................................................................................96
Bảng 3.6: Hệ thống kho bãi tỉnh Quảng Ninh....................................................103
Bảng 3.7: Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012-2017.................................................................109
Bảng 3.8: Tổng thu nhập của lao động trong ngành vận tải, kho bãi trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm 31/12 hàng năm.........................110
Bảng 3.9: Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2012 - 2017........................................................................................111
Bảng 4.1: Dự báo về mục tiêu phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn
Quảng Ninh .......................................................................................127
Bảng 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh.....................................128
Bảng 4.3: Nhu cầu vận tải hàng hóa theo phương thức vận tải .........................129
Bảng 4.4: Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua tại cảng biển Quảng Ninh
đến năm 2020 ....................................................................................130
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số lượng cảng, bến thủy nội địa theo địa phương................102
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng vận tải hàng hóa bằng đường biển tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2012-2018......................................................................107
Biểu đồ 3.3: Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2012-2017) ......................108
Biều đồ 3.4: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh ...........................................108
Biểu đồ 3.5: GRDP/người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2017....................109
Biểu đồ 3.6: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh................111
Biểu đồ 4.1: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2020................128
Biểu đồ 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2030................129
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với
kinh tế biển nói riêng. Đây là công cụ có thể liên kết tốt các hoạt động kinh tế như
cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, phát triển thị trường cho kinh tế biển.
Các chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh trong kinh tế biển từ khâu đầu
vào của nguyên vật liệu, phụ kiện… đến sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng
có thể được tối ưu hóa nhờ có logistics. Mặt khác logistics có thể giúp các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý đối với kinh tế biển. Trong
điều kiện hiện nay, logistics càng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và đối với phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia nói riêng.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với vị trí chiến
lược về kinh tế, chính trị, có biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc,
giáp Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn và thành phố
Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế trở thành trung tâm dịch vụ phục vụ phát
triển kinh tế của miền Bắc, kết nối các trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam
Á và Châu Á - Thái Bình Dương [29].
Là tỉnh có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi phát
triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế biển,
thời gian qua Quảng Ninh đã có tốc độ tăng trưởng cao so với mặt bằng chung
của cả nước. Năm 2017 tỉnh Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng bình quân là
10,2%, cơ cấu kinh tế trong tỉnh có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ, giá trị
tăng thêm của các ngành kinh tế đều tăng lên [29]. Đặc biệt những ngành, lĩnh
vực kinh tế phát huy lợi thế của vùng ven biển như: Cảng biển, giao thông vận
tải (GTVT) biển, du lịch biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai
thác và nuôi trồng thủy sản… có những bước tiến đáng kể. Hệ thống cảng biển
ngày càng phát triển, được nâng cấp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
2
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Logistics chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường về các loại hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chưa cao,
năng lực cạnh tranh của ngành logistics chưa cao, chưa khai thác được tối ưu
tiềm năng đang có của Quảng Ninh. Cơ chế, chính sách đối với logistics chưa
thúc đẩy được logistics phát triển mạnh mẽ để tạo được những điều kiện nhất
cho sự phát triển. Sự kết nối của doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ logistics
với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa được phát huy.
Hạ tầng chưa bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển logistics. Nguồn nhân lực
logistics còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vai trò của logistics trong phát triển
kinh tế biển chưa được thể hiện rõ nét. Tỷ trọng logistics trong dịch vụ và trong
kinh tế biển còn thấp, chưa trở thành động lực thúc đẩy kinh tế biển phát triển.
Quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh)
nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn trong phát triển logistics để phát triển kinh
tế biển. Vấn đề đặt ra là làm sao để Quảng Ninh phát huy được những lợi thế, tranh
thủ được những điều kiện hội nhập quốc tế thuận lợi vào phát triển các loại hình
dịch vụ, trở thành trung tâm logistics của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa
Việt Nam trở thành quốc gia “giàu từ biển” và là quốc gia “mạnh về biển”. Để đạt
được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có hệ thống lý luận đúng đắn, kịp thời; phải có sự
tổng kết thực tiễn, tìm ra những mô hình, giải pháp phù hợp. Để góp phần vào giải
quyết những vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài “Logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh
tế biển, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2012 đến năm 2017, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân, đề xuất giải pháp phát triển logistics, tạo động lực thúc đẩy kinh
tế biển ở tỉnh Quảng Ninh phát triển trong thời gian tới.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh
tế biển.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát huy vai trò của logistics trong
phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương
trong nước làm cơ sở để tỉnh Quảng Ninh tham khảo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2017. Qua đó chỉ rõ những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
- Đề cập tới phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai
trò của logistics, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là logistics trong phát triển kinh tế biển,
thể hiện sự gắn kết của logistics với phát triển kinh tế biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Giữa logistics nói chung và kinh tế biển có nhiều mối
quan hệ, vì vậy có thể tiếp cận logistics và kinh tế biển ở nhiều góc độ khác
nhau. Luận án nghiên cứu logistics nói chung trong mối quan hệ gắn kết với phát
triển kinh tế biển với tư cách là động lực quan trọng phát triển kinh tế biển ở cấp
độ địa phương, trong đó chủ thể chủ yếu của logistics trong phát triển kinh tế
biển là chính quyền cấp tỉnh.
- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2017. Kết quả của nghiên cứu sẽ là căn cứ đề xuất giải pháp
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
4
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu logistics trong phát
triển kinh tế biển tại tỉnh Quảng Ninh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế, các
lý thuyết kinh tế hiện đại, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên
cứu về logistics và phát triển kinh tế biển trong các công trình nghiên cứu khoa
học đã được công bố.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, phương pháp thống kê.
Mặt khác, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra xã hội
học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích SWOT, thu thập và xử lý
thông tin, số liệu, thống kê, so sánh. Cụ thể như sau:
Chương 1: Luận án được thực hiện trên cơ sở tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp làm rõ
những thành tựu về nghiên cứu logistics và kinh tế biển trong các công trình
khoa học đã được công bố, từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, sau đó khái quát làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, các
khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá logistics trong phát triển kinh tế biển; phương
pháp phân tích kết hợp với tổng hợp để làm rõ kinh nghiệm phát huy vai trò của
logistics trong phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia và một số địa phương.
Chương 3: Trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT, tác giả làm rõ
những điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển logistics để
gắn với phát triển kinh tế biển. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay - bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ mở ra cho tỉnh Quảng Ninh những thời cơ, thuận
lợi và cả những thách thức khó khăn đối với việc phát triển ngành logistics.
5
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông tin, điều tra xã
hội học, thống kê để làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã phát ra 120 phiếu điều tra, thu về 115 phiếu, mỗi
phiếu bao gồm 19 câu hỏi. Đối tượng điều tra là các DN logistics, cá nhân và DN
sử dụng dịch vụ logistics trên địa bản tỉnh Quảng Ninh. Để phân tích, tổng hợp
số liệu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán
thống kê và phần mềm SPSS. Kết quả điều tra, khảo sát được thể hiện trong Phụ
lục và được tác giả sử dụng trong luận án góp phần minh chứng cho kết quả
nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, tác giả làm rõ
những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của logistics
trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả đã tham khảo ý kiến
của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, các nhà quản lý logistics về những
thuận lợi, khó khăn, về việc gắn logistics với phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh. Tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia sau đây: Đồng chí Trần Thanh Hải -
Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương; Đồng chí Nguyễn Bình Dương -
Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh; Hồ Thị Thu Hòa, Trường Đại học GTVT Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Nội dung luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng
phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, thu thập nội dung các dự báo tình
hình logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó luận án nêu
ra yêu cầu, mục tiêu, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của
logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về logistics trong phát
triển kinh tế biển ở địa phương cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về logistics trong phát triển kinh tế
biển của một số quốc gia, địa phương để tỉnh Quảng Ninh có thể tham khảo.
6
- Làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh từ 2012 đến năm 2017, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển logistics ở tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về logistics
trong phát triển kinh tế biển
- Góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển kinh tế biển, gắn logistics với
phát triển kinh tế biển.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đề tài luận án góp phần chỉ rõ thực trạng của logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cho thấy vai trò của logistics
trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo tại các Viện
nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành logistics, kinh tế
biển trên phạm vi cả nước.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho cơ quan liên quan của
tỉnh Quảng Ninh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong phát huy vai trò của
logistics, kinh tế biển.
7. Kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến logistics trong
phát triển kinh tế biển
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics trong phát triển kinh tế biển
Chương 3: Thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012 - 2017
Chương 4: Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Quảng Ninh.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Logistics có vai trò và tác động quan trọng đối với phát triển kinh tế biển,
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về logistics trong
phát triển kinh tế biển.
Tác giả Donald Wanters với cuốn sách “Logistics - An Introduction to
Supply chain Management” (Logistic - Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng)
[133]. Cuốn sách cung cấp những góc nhìn mới nhất về logistics, chủ yếu tập
trung về những xu hướng logistics hiện đại và xu hướng phát triển của logistics
trong tương lai. Tác giả nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chiến lược
logistics, cũng như vấn đề về quản lý kinh doanh toàn cầu và sự gia tăng cạnh
tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Đồng thời giới thiệu những ý tưởng tích
hợp giữa tổ chức hoạt động kinh doanh với quản lý chuỗi cung ứng và đề xuất
các yêu cầu cần thay đổi để phù hợp với những kiểu tổ chức quản lý mới, trong
đó việc ứng dụng hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn đã giúp cho việc phối hợp
vận hành được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu những góc nhìn
mới trong kinh doanh thương mại điện tử và khẳng định tầm quan trọng của chất
lượng dịch vụ và cơ sở dữ liệu khách hàng đối với việc quản lý chuỗi cung ứng
và logistics.
Phần 1 của cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản nhất về chuỗi
cung ứng, chỉ ra những khái niệm cơ bản của hoạt động logistics cũng như mục
đích, tầm quan trọng và những vấn đề liên quan đến hoạt động logistics. Kết hợp
chuỗi cung ứng trong quy trình logistics, đánh giá những xu hướng logistics hiện
tại và ứng dụng vào hoạt động tổ chức thực tiễn cũng như đặt mục tiêu cho hoạt
động kết hợp này. Phần 2 có nội dung liên quan đến việc lên kế hoạch cho quản
lý chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược logistics, lựa chọn kế hoạch tối ưu cũng
8
như đi vào chi tiết thiết kế nội dung cho chiến lược logistics và những hoạt động
liên quan khác như địa điểm, vấn đề nhân khẩu học, hệ thống logistics, lên kế
hoạch quản lý nguồn lực, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đo lường và nâng cao
hiệu quả hoạt động logistics. Phần 3 liên quan đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng
bao gồm một số vấn đề liên quan đến vận hành hệ thống như lựa chọn nhà cung
ứng, chu trình quy trình, các dạng thanh toán, quản lý kho hàng, lưu kho, kiểm
soát nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, vận chuyển hàng hóa và vấn đề
logistics trên phạm vi quốc tế.
Cuốn sách “Logistics Engineering & management” (kỹ thuật và quản lý
hậu cần) của tác giả Benjamin S. Blancharrd [121] tập trung vào nội dung chính
là: Giới thiệu về Logistics; Về bảo trì hệ thống, tác giả đề cập các nội dung: độ
tin cậy, khả năng bảo trì, và các biện pháp khả dụng. Khối lượng cung cấp phạm
vi bảo hiểm hoàn chỉnh về độ tin cậy, khả năng bảo trì và các biện pháp sẵn có,
các biện pháp hậu cần và hỗ trợ hệ thống, quy trình kỹ thuật hệ thống, phân tích
logistics và hỗ trợ, thiết kế và phát triển hệ thống, giai đoạn sản xuất, xây dựng,
sử dụng, duy trì sự hỗ trợ và giai đoạn nghỉ hưu, và quản lý logistics.
Nghiên cứu logistics trong giao thông vận tải, công trình Transport
Logistics: Past, Present and predictions (Issa Baluch, 2005). Tác giả đưa ra các
dự báo cho logistics trong tương lai trên cơ sở phân tích đặc điểm, thực trạng của
logistics trong quá khứ, hiện tại. Logistics vận tải cần tổ chức, hoạt động, quản
lý trên cơ sở những đặc trưng đặc thù của ngành vận tải.
Cuốn sách “A pratical Guide to transportation and logistics” (Hướng dẫn
thực hành về vận chuyển và hậu cần) [130], tác giả Michael B. Stroh. Cuốn sách
mô tả về các yếu tố chủ yếu của hậu cần kinh doanh, nội dung viết về các chủ đề
như: Vận chuyển trong nước, logistics quốc tế, thủ tục xuất nhập khẩu và kỹ
thuật, quản lý kho bãi và quản lý hàng tồn kho, các vấn đề về công nghệ hậu cần,
Logistics outsourcing, các chiến lược hậu cần và đàm phán bên thứ ba. Các tính
năng bổ sung bao gồm các chiến thuật tiết kiệm tiền bạn có thể thực hiện ngay
và Logistics Lore - Các câu chuyện thực về các vấn đề hậu cần liên quan.
9
Tác giả Martin Christopher với cuốn “Logistics and Supply chain
management” (Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần), xuất bản lần thứ tư, năm
2011 [123]. Cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản về quản lý chuỗi cung
ứng, logistics và một số chiến lược cạnh tranh. Tác giả đưa ra ý tưởng quản lý
chuỗi cung ứng thực chất là quản lý chuỗi giá trị rồi từ đó đề xuất những chiến
lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Một số phương pháp mà tác giả có đề cập đến như: Xác định giá trị
logistics và giá trị khách hàng, các phương pháp tính toán chi phí logistics và
tính toán mức độ hiệu quả của hoạt động logistics, cân đối giữa giá trị cung ứng
và nhu cầu khách hàng nhằm phục vụ mục đích dự đoán và lên kế hoạch quản lý
chuỗi cung ứng.
Nội dung cuốn sách được chia thành 14 chương. Trong đó chương 1 giới
thiệu những khái niệm cơ bản về logistics, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh,
những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý logistics và sự thay đổi của môi trường
cạnh tranh so với trước kia. Chương 2-3 giới thiệu các công cụ đo lường trong
quản lý hoạt động logistics như cách định giá logistics, định giá khách hàng, các
dịch vụ khách hàng, sự điều chỉnh của thị trường đến chuỗi cung ứng, cách thiết
lập các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và khách hàng ưu tiên cũng như việc phân
tích chi phí cho logistics đồng thời có công cụ để đánh giá hiệu quả của hoạt
động logistics. Chương 4-5 đề cập đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng sao cho
phù hợp với cung cầu thị trường và cách tạo hệ thống chuỗi cung ứng có thể
phản ứng phù hợp với nhu cầu thị trường. Chương 6 nói về chiến lược làm chủ
thời gian và chiến lược quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Chương 7-9 có nội
dung liên quan đến việc đồng bộ chuỗi cung ứng, sự khó khăn trong quản lý
chuỗi cung ứng và cách quản lý chuỗi cung ứng trong phạm vi quốc tế. Chương
10 giới thiệu các phương pháp quản lý rủi ro trong vận hành chuỗi cung ứng.
Chương 11-12 nói về mạng lưới cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và phương
pháp phát triển hệ thống logistics. Chương 13 giới thiệu phương pháp xây dựng
một hệ thống chuỗi cung ứng bền vững như việc sử dụng nhiên liệu xanh, tiết
kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng tái chế nguyên vật liệu.
10
Chương 14 cũng là chương cuối cùng, cung cấp cái nhìn về tương lai của chuỗi
cung ứng, cách phát triển hệ thống chuỗi cung ứng phù hợp sự phát triển của thời
đại cũng như giới thiệu một vài xu hướng phát triển mới trong tương lai.
Tác giả Jason Bryan Salminen với nghiên cứu “Measuring the Capacity
of a Port System: A Case Study on a Southeast Asian Port” (Đo năng lực hệ
thống cảng: Nghiên cứu về trường hợp cảng Đông Nam Á), Học viện Công nghệ
Massachusetts, tháng 6/2013 [129]. Theo tác giả, đề đáp ứng nhu cầu phát triển
của kinh tế và thương mại, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của cảng biển là một
điều cần thiết để duy trì và nâng cao hiệu quả làm việc của cả hệ thống logistics,
có thể đáp ứng một số lượng hàng hóa nhất định tăng lên trong tương lai. Đây là
một khoản đầu tư đắt đỏ vì mục tiêu dài hạn mà chúng ta chỉ có thể đánh giá
được mức độ ảnh hưởng của nó dựa trên hiệu quả vận hành của logistics cảng
biển nói chung.
Theo tác giả có 3 kịch bản có thể ảnh hưởng mức độ hiệu quả của logistics
cảng biển. Đầu tiên là sử dụng trình mô phỏng để dự đoán lợi nhuận của từng
thành phần trong cảng (kho hàng nào mang đến nhiều lợi nhuận nhất và sản phẩm
nào mang lại ít lợi nhuận nhất), tất cả đều sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
Tác giả đưa ra 3 chiến lược đầu tư cho hệ thống nhà kho là: Nâng cấp hệ
thống nhà kho ở hiện tại, xây mới nhưng nhà kho cố định ở nhiều cấp độ để có
thể mở rộng trong tương lai, xây mới nhà kho linh động ở nhiều cấp độ và có thể
mở rộng thêm trong tương lai. Lợi nhuận đo lường được xác định chiến lược đầu
tư cho 4 cấp độ nhà kho khác nhau sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu so sánh với các
chiến lược khác ở cùng quy mô.
Sự kết hợp của cả hai phương pháp: phương pháp phân tích dữ liệu hiện
tại và phương pháp điều chỉnh dữ liệu hiện tại giúp cho nhà quản lý có thể lựa
chọn được chiến lược đầu tư tối ưu cho hệ thống logistics cảng biển và đưa ra
quyết định đầu tư giúp phát triển cơ sở hạ tầng của cảng biển.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn mở cơ hội để nghiên cứu và phát triển
vì các mục tiêu khác trong quá trình nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics
cảng biển:
11
Phát triển và hoàn thiện hơn các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
này để phục vụ cho những mục tiêu khác trong logistics cảng biển ở cả lĩnh vực
nghiên cứu lẫn ứng dụng trong thực tiễn.
Mở rộng phương pháp đo lường hiệu quả cho những thành phần khác của
cảng biển và các thiết bị đầu cuối, những thành phần chưa được thực hiện trong
nghiên cứu này. Những thành phần khác của cảng biển có thể kể đến như là cổng
ra, hệ thống đường ray kết nối (ray cổng ra, ray sân bãi), hệ thống đường trong
bến cảng, các phương tiện vận chuyển, bến phà, tàu tuần tra, đều là những thành
phần quan trọng trong hệ thống logistics cảng biển.
Ứng dụng phương pháp này trong việc xác định những điểm nút ảnh
hưởng lớn đến hiệu suất hệ thống cảng biển, ví dụ như việc đào tạo nâng cao
trình độ của lực lượng lao động.
Xây dựng quy trình ra quyết định để ứng dụng vào những thành phần
khác của cảng biển, khi mà không có để ra quyết định ở những thành phần đó. Ví
dụ, sử dụng công cụ này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những chỉ tiêu tài
chính không chính xác khác như là lãi suất, lạm phát hoặc các dạng tài chính có
chu kỳ.
Cuốn sách “Logistics in Japan and Asean Nation” (Hậu cần tại Nhật bản
và quốc gia Asean), tác giả Tatsuyki Kose [131]. Nghiên cứu trên được chia làm
3 phần chính: Nội dung phần I tác giả đề cập đến những nhân tố quan trọng đối
với hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Ở trong phần này, trước tiên
tác giả giới thiệu đến những nhân tố ảnh đến sự phát triển của lĩnh vực logistics
như sự ảnh hưởng của luật pháp và khả năng tài chính ở mỗi quốc gia mà doanh
nghiệp logistics có ảnh hưởng. Sự phát triển của lĩnh vực logistics được chia làm
2 phần. Trước tiên đó là sự phát triển của các dịch vụ liên quan sẵn có ở mỗi
quốc gia như dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin liên
lạc… Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực logistics đó sự
phát triển cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia, cơ sở hạ tầng có thể kể đến như là
đường bộ, đường sắt, các đường vận tải hay các công trình giao thông như hầm
12
đường bộ, cầu vượt sông, vượt biển. Như vậy, căn cứ vào những yếu tố đó, để
lĩnh vực logistics có thể phát triển một cách bền vững thì DN cần phải giải quyết
được 2 vấn đề: đầu tiên là vấn đề về giao thông vận tải, thứ hai là vấn đề về môi
trường kinh doanh cũng như môi trường sản xuất được quy định bởi luật pháp.
Bên cạnh đó, để có thể phát triển bền vững, DN cũng phải đạt được các thử
thách khi xử lý vấn đề quản lý nguồn nhân lực và vấn đề năng lượng. Tác giả
khuyến khích nên xây dựng một DN logistics bền vững, thân thiện với môi
trường, bắt kịp xu thế hiện đại để phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán cũng
như là khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Phần II: Cuốn sách giới thiệu về
luật pháp và những phong tục tập quán ảnh hưởng tới hoạt động logistics. Trong
phần này, tác giả đã giới thiệu tới người đọc những dạng DN logistics thường gặp
và mối liên hệ của những dạng DN này tới những luật tương ứng có thể ảnh
hưởng. Theo đó, tác giả đã đề cập đến 9 dạng DN logistics cơ bản, đó là: DN vận
tải đường bộ, DN vận tải đường sắt, DN chuyển phát trong nước, DN chuyển phát
trên biển, DN vận tải đường biển, doanh nghiệp vận tải trung gian, DN kinh doanh
kho hàng, doanh nghiệp bốc dỡ hàng. Tương ứng với từng loại DN đó sẽ là các
điều luật tương ứng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 2 loại DN logistics phổ biến nhất đó là
DN vận tải trung gian và DN kinh doanh kho hàng.
Trước tiên là đối với DN vận tải trung gian, nền tảng hoạt động của các
DN này chủ yếu phải dựa vào sự hoạt động của các DN logistics khác như vận
tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không và các DN chuyển phát. Về quy
trình hoạt động, DN vận tải trung gian nhận hàng từ các DN vận tải khác, sau đó
chuyển cho các shipper (nhân viên giao hàng) để chuyển hàng về tận tay cho
khách hàng, hoặc theo quy trình ngược lại DN vận tải trung gian có thể nhận
hàng từ shipper, sau đó DN này chuyển hàng tới cho các DN vận tải khác để đi
khắp nơi trên thế giới. Do yêu cầu cần phải chuyển phát hàng giữa nhiều DN
logistics khác nhau, nên cần thiết cần phải thành lập một DN chuyên quản lý các
hoạt động logistics, lúc này vai trò của công ty vận tải trung gian mới có nhiều ý
13
nghĩa. Bên cạnh đó, bởi vì DN vận tải trung gian liên quan đến hoạt động của
nhiều DN logistics khác nên DN vận tải trung gian phải chịu quy định của pháp
luật áp dụng với đối với rất nhiều DN logistics khác nhau. Trong phần này, tác
giả cũng đồng thời chỉ ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động logistics của DNvận tải trung gian. Đồng thời hướng dẫn những DN mới
hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành lập DN vận tải trung gian.
Thứ hai là, đối với DN kinh doanh kho hàng, trong phần này tác giả đề
cập tầm quan trọng của các công ty kinh doanh kho hàng. Công ty kinh doanh
kho hàng không chỉ cung cấp chức năng lưu kho mà có vai trò quan trọng đối
với chuỗi cung ứng ví dụ như quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu
dùng. Đồng thời trong phần này, tác giả cũng đã phân loại các loại kho hàng ở
Nhật Bản và phân loại các kiểu DN kinh doanh kho hàng. Bên cạnh đó, cấu trúc
của một DN kinh doanh kho hàng cũng đã được tác giả giới thiệu đến. Hơn nữa,
tác giả còn hướng dẫn những DN mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành
lập DN kinh doanh kho hàng. Phần III: Trong phần cuối của nghiên cứu, tác giả
đi sâu hơn về hệ thống logistics ở các quốc gia ASEAN. Trong phần này tác giả
giới thiệu các thống kê về tình hình, thực trạng hoạt động logistics ở các nước
Đông Nam Á cùng một số cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản
để có thể so sánh. Sau đó tác giả đã đi vào phân tích chính sách cũng như cơ hội,
thách của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thái Lan là quốc gia cũng áp dụng chính sách logistics như chính sách
của ASEAN năm 2015, như là việc không đánh thuế đối với sự luân chuyển
hàng hóa, dịch vụ, lao động chất lượng cao và vốn. Tuy nhiên, hoạt động
logistics ở Thái Lan cũng đối mặt với không ít thử thách như chi phí vận tải cao,
giá xăng dầu bất ổn, hệ thống giao thông mất cân bằng và không hiệu quả.
Tiếp theo là hoạt động logistics ở Indonesia, hệ thống logistics ở đất nước
này vẫn còn hoạt động theo kiểu truyền thống, hàng hóa được vận chuyển sau
trao đổi và phụ thuộc vào hoạt động trao đổi. Những thách thức khi kinh doanh
hoạt động logistics ở nước này đó là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, dễ có
14
hiện tượng tắc đường, hơn nữa chi phí vận tải quá cao và chi phí cho hoạt động
logistics chiếm gần 1/4 GDP nước này.
Cuối sách tác giả giới thiệu một vài ý kiến để có thể phát triển lĩnh vực
logistics ở các quốc gia ASEAN đó là phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng dịch vụ logistics, có các chính sách mở cửa đối với các doanh nghiệp
logistics như chính sách đối với đầu tư nước ngoài, chính sách cấp bằng lái đa
năng, quản lý logistics chuyên nghiệp. Giải quyết được những vấn đề đó thì sẽ
nâng cao, và phát triển hoạt động logistics ở ASEAN.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển cấp quốc gia
Ở cấp quốc gia, các tác giả trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
về logistics, về vai trò của logistics với các ngành, lĩnh vực của kinh tế biển.
Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về logistics và vai trò của logistics với phát
triển kinh tế biển đã được các tác giả phân tích và tổng kết.
Sách chuyên khảo “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Tiến [102].
Trong cuốn sách chuyên khảo bàn về ứng dụng logistics trong DN vận tải giao
nhận tại Việt Nam, tác giả đã trình bày 3 chương để chuyển tải nội dung cuốn
sách: Chương 1. Tổng quan về logistics; Chương 2. Khả năng và thực trạng áp
dụng logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở
Việt Nam; Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển logistics trong
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam. Trong
chương 1, tác giả tập trung làm rõ vấn đề tổng quan về logistics, đặc điểm, vai
trò của logistics. Trong các yếu tố cơ bản của logistics, tác giả khẳng định vận tải
là yếu tố quan trọng nhất. Qua trình bày kinh nghiệm phát triển logistics ở một
số nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo, tác giả đưa ra một số bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tác giả đề cao bài học về vai trò của nhà nước
15
trong tạo cơ chế, chính sách đối với logistics, bài học về phát triển cơ sở hạ tầng
và phát triển nguồn nhân lực logistics trong nền kinh tế. Trong chương 2, tác giả
tập trung luận giải khả năng áp dụng logistics trong các DN kinh doanh vận tải
giao nhận ở Việt Nam. Tác giả phân tích các yếu tố để chứng minh rằng hoàn
toàn có thể áp dụng logistics trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam. Các
yếu tố đó là: Điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tình hình phát
triển vận tải đa phương thức, tình hình phát triển CNTT và thương mại điện tử ở
Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ logistics. Khi phân tích thực trạng
logistics trong các DN vận giao nhận ở Việt Nam, tác giả cho thấy đa số DN vận
giao nhận ở Việt Nam đều có nhận thức rằng áp dụng logistics sẽ mang lại lợi
nhuận nhiều hơn cho các DN. Trên cơ sở khảo sát thực trạng áp dụng logistics
trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam, tác giả đưa ra nhận xét Việt Nam
hoàn toàn đủ điều kiện áp dụng logistics vào các DN vận tải giao nhận. Tác giả
cuốn sách cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của DN vận tải giao nhận
Việt Nam khi áp dụng logistics vào hoạt động là khó khăn về cơ sở hạ tầng yếu
kém, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, lực lượng lao động logistics còn thiếu và
yếu, thị trường giao nhận vận tải còn nhỏ và cạnh tranh gay gắt giữa DN trong
nước với DN nước ngoài.
Cuốn sách “Logistics - Những vấn đề cơ bản” do Đoàn Thị Hồng Vân chủ
biên [118]. Cuốn sách giới thiệu những nội dung tổng quan về logistics, như khái
niệm logistics, các loại hình logistics, sự phát triển của logistics trong lịch sử và
những kinh nghiệm trên thế giới về phát triển logistics. Các vấn đề cơ bản được
tác giả đề cập trong cuốn sách như: Ngành dịch vụ logistics; Giải pháp Logistics;
Quản trị logistics; Dịch vụ khách hàng; Hệ thống thông tin; Dự trữ; Quản trị vật
tư; Xác định nhu cầu vật tư và dự báo nhu cầu vật tư; Vận tải; Kho bãi.
Cuốn sách “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc
tế” do Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn đồng chủ biên [38]. Cuốn sách gồm
5 chương: Chương I, các tác giả giới thiệu những vấn đề tổng quan về logistics
trong nền kinh tế thị trường như khái niệm, đặc trưng, vai trò của logistics. Các
16
tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ logistics
gồm: Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia - chỉ tiêu LPI
(Logistics Performance Index) và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics
của doanh nghiệp. Nhận diện một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
các dịch vụ logistics ở nước ta, theo các tác giả gồm 5 nhân tố cơ bản là: Tăng
trưởng kinh tế và quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, sự phát triển của
khoa học công nghệ (KHCN), cơ sở hạ tầng để phát triển logistics, sức ép cạnh
tranh, danh mục hàng hóa dịch vụ ngày một gia tăng. Chương II của cuốn sách
các tác giả chủ yếu đề cập tới kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ
logistics và bài học cho Việt Nam. Trong chương III, các tác giả phân tích thực
trạng dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay. Trong chương III, qua phân tích đánh
giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, các tác giả đã đưa ra những
thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, những vấn đề đặt ra
trong phát triển logistics ở nước ta. Chương IV, các tác giả cuốn sách viết về yêu
cầu và khả năng phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế.
Theo đó những yêu cầu mang tính tổng thể về các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường đối với sự phát triển logistics được đặt ra cụ thể. Những khả năng phát
triển dịch vụ logistics được các tác giả bàn đến khá đa dạng: Khả năng đầu tư về
cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics, khả năng về đào tạo nguồn nhân lực
cho dịch vụ logistics, khả năng mở rộng các loại hình dịch vụ, khả năng phát
triển các nhà cung cấp dịch vụ, khả năng mở rộng hệ thống logistics phạm vi
quốc gia và khu vực, khả năng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với hoạt động logistics, khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí
logistics, khả năng hoàn thiện bộ tổ chức và quản lý hoạt động logistics. Chương
V, các tác giả đề cập tới những quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ
logistics ở nước ta. Theo đó, hệ thống giải pháp được các tác giả đưa ra ở 2 góc
độ, vĩ mô và vi mô.
Cuốn sách “Quản trị logistics kinh doanh” do các tác giả Nguyễn Thông
Thái và An Thị Thanh Nhàn (chủ biên) [85]. Tác giả đưa ra các hình thức hậu
17
cần chủ yếu: Dịch vụ khách hàng hậu cần, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, hoạt
động dự trữ, xử lý đơn hàng, duy trì thông tin. Các hoạt động hậu cần hỗ trợ:
Định vị kho hàng, lưu kho, mua hàng, bao gói. Đề cập tới tầm quan trọng của
hoạt động hậu cần, các tác giả cho rằng hoạt động hậu cần giúp tiết kiệm chi phí
hậu cần nói riêng và chi phí kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó phạm vi cung
ứng và phân phối của doanh nghiệp được mở rộng dưới tác động của hoạt động
hậu cần. Hậu cần có vai trò quan trọng trong việc lập chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Hậu cần làm tăng đáng kể giá trị đối với khách hàng. Hậu cần góp
phần đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” [45] của Nguyễn Thành Hiếu.
Cuốn sách giới thiệu những nội dung của chuỗi cung ứng trong thế kỷ 21. Đề
cập tới hoạt động giao vận tích hợp, cuốn sách mô tả tầm quan trọng của hoạt
động giao vận tích hợp, giá trị, mục tiêu, cấu trúc của hoạt động giao vận tích
hợp. Tác giả phân tích hệ thống vận chuyển với các nội dung chính như: Chức
năng, nguyên tắc và các đối tượng tham gia hệ thống vận chuyển; quản lý hoạt
động vận tải; hạ tầng giao thông; các dịch vụ vận tải: phương thức truyền thống,
dịch vụ đóng gói, vận chuyển đa phương tiện, các tổ chức trung gian. Bên cạnh
đó các nội dung cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng được tác giả phân tích như:
Quản trị hoạt động kho bãi, đóng gói và xếp dỡ hàng hóa trong chuỗi cung ứng,
chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bài báo “Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ thống
logistics biển” [37] của Đặng Đình Đào. Tác giả cho rằng với tiềm năng, lợi thế
để phát triển kinh tế biển và hoạt động ngành logistics, Việt Nam cần có những
giải pháp về logistics để góp phần phát triển kinh tế biển đảo. Theo tác giả thời
gian qua Việt Nam thường chỉ chú trọng phát triển giao thông đường bộ, đường
biển không được quan tâm đầu tư phát triển. Đây là một trong các nguyên nhân
khiến kinh tế biển đảo của Việt Nam không phát triển mạnh mẽ. Tác giả bài báo
đưa ra một số giải pháp logistics sau để góp phần phát triển bền vững kinh tế
biển đảo: Cần nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển logistics biển trong hệ
18
thống logistics quốc gia nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra
hiệu quả; Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế biển đảo, bổ sung cơ chế
chính sách phù hợp, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;
Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển logistics quốc gia; Tăng đầu tư cho cơ sở
hạ tầng logistics biển; Có quan điểm phát triển logistics biển nhằm thực hiện
mục tiêu chiến lược biển quốc gia; Có chính sách đầu tư đặc biệt ra các đảo
nhằm xây dựng các trung tâm logistics trên các đảo theo kinh nghiệm của
Singapo; Đầu tư, xây dựng du lịch biển đảo phát triển mạnh góp phần đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
về kinh tế biển đảo; Đào tạo nguồn nhân lực logistics biển cả về cơ cấu, chất
lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đảo.
Đề tài “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập
quốc tế” của Đặng Đình Đào [35]. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn
đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển các dịch vụ logistics; Chương 2.
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta; Chương 3. Quan
điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong
điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. Trong chương 1 của đề tài, các tác giả đã
trình bày các vấn đề về tổng quan, vai trò cũng như đặc trưng và yêu cầu cơ bản
của logistics trong nền kinh tế thị trường. Tác giả cho rẳng, logistics được thực
hiện từ điểm khởi nguồn của sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi
phí thấp nhất nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp
nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Về vị trí của
dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng, tác giả cho rằng Logistics ở vị trí kết nối
giữa Nhà máy - Sản xuất - Bán buôn - Bán lẻ - Khách hàng. Theo đó logistics
kết nối dòng thông tin và dòng sản phẩm các khâu với nhau. Khi phân loại
logistics, tác giả tiếp cận theo 6 góc độ khác nhau, đó là: Theo lĩnh vực hoạt
động, theo phương thức khai thác hoạt động, theo tính chuyên môn hóa của các
doanh nghiệp logistics, theo khả năng tài chính của các công ty cung cấp dịch vụ
logistics, theo quá trình thực hiện, theo đối tượng hàng hóa. Mỗi góc độ phân
19
chia logistics, tác giả đều đưa ra các loại hình logistics khác nhau, khá đa dạng.
Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường, logistics có tám đặc trưng nổi bật, cụ
thể là: logistics bao gồm các hoạt động bao trùm quá trình sản phẩm được sản
xuất ra và tới tay người tiêu dùng, logistics là hoạt động thương mại mang tính
liên ngành, logistics gắn liền với tất cả các khâu của sản xuất, logistics là hoạt
động hỗ trợ các doanh nghiệp, logistics là sự phát triển cao hoàn chỉnh của hoạt
động vận tải giao nhận, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa
phương thức, logistics chỉ có thể phát triển hiệu quả khi tận dụng được triệt để
thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT), logistics là sự tổng hợp các hoạt
động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh là logistics sinh tồn, logistics hoạt động
và logistics hệ thống. Tác giả đề cập tới nội dung phát triển các dịch vụ logistic
gồm có: Phát triển các dịch vụ logistics đơn lẻ, phát triển các dịch vụ logistics
trọn gói hay dịch vụ logistics Thirt Party Logistics - Logistics bên thứ ba (3PL).
Về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics, tác giả cho
rằng có chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia (chỉ tiêu LPI) và
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp. Đề cập các nhân
tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, tác giả cho
rằng có các nhân tố chung và các nhân tố đặc thù. Nhân tố chung bao gồm: Môi
trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường kinh tế, môi
trường khoa học công nghệ. Nhân tố đặc thù bao gồm: Cơ sở hạ tầng, sức ép từ
cạnh tranh, danh mục hàng hóa sản xuất và tiêu thụ. Quá trình hội nhập quốc tế
và mở của thị trường dịch vụ, tác giả chỉ ra những xu hướng phát triển dịch vụ
logistics là: Ứng dụng CNTT, thương mại điện tử ngày càng phổ biến; Xu hướng
thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp hay dịch vụ
logistics bên thứ ba; Phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch
vụ logistics toàn cầu; Sự xuất hiện của dịch vụ logistics bên thứ tư và bên thứ
năm (4PL và 5PL). Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ
logistics cũng được tác giả đề tài chỉ ra cụ thể ở nhiều khía cạnh. Từ kinh
nghiệm quốc tế trong phát triển logistics của các nước: Nhật Bản, Thái Lan,
20
Trung Quốc, Singapo, tác giả đưa ra một số bài học đối với Việt Nam. Bài học
về chính sách và tăng cường vai trò của Nhà nước, bài học về phát triển cơ sở hạ
tầng, bài học về phát triển nguồn nhân lực, bài học về lựa chọn lĩnh vực logistics
để phát triển, bài học về phát triển các DN logistics, bài học về sự hợp tác và liên
kết giữa các doanh nghiệp logistics. Nội dung Chương 2. Phân tích thực trạng hệ
thống logistics ở nước ta, các tác giả đề tài đã đánh giá sự tác động của các dịch
vụ logistics đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp ở nước ta. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, logistics
tác động tới sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển thương mại, thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển, tạo việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Tác giả chỉ ra những thành tựu, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế trong phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta thời gian qua.
Chương 3. Qua dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có tác
động đến dịch vụ Logistics ở nước ta, tác giả đề cập tới các nhân tố tác động đến
sự phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta đến năm 2020. Các nhân tố đó là:
Tăng trưởng thương mại và xu hướng đầu tư toàn cầu, triển vọng kinh tế trong
nước, cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, xu hướng phát triển dịch vụ thuê ngoài.
Tác giả chỉ ra 9 khả năng và triển vọng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, đó
là khả năng về đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics, khả năng về đào
tạo nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ logistics, khả năng về mở rộng các
loại hình dịch vụ, khả năng về phát triển các nhà cung cấp dịch vụ, khả năng về
thiết kế hệ thống logistics phạm vi quốc gia và khu vực, khả năng tăng cường và
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics, khả năng nâng
cao chất lượng và giảm chi phí với hoạt động logistics, khả năng hoàn thiện tổ
chức và quản lý hoạt động logistics, triển vọng phát triển thị trường dịch vụ
Logistics. Bàn về các giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vị logistics ở nước ta
đến năm 2020, tác giả đề cập tới nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô.
Những giải pháp vĩ mô, tác giả cho rằng cần tập trung vào vai trò quản lý nhà
nước, quy hoạch đối với dịch vụ logistics.
21
Luận án của Vũ Thị Quế Anh “Phát triển logistics ở một số nước Đông
Nam Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [2]. Trên cơ sở nghiên cứu một số
vấn đề lý luận cơ bản về logistics và logistics quốc gia, tác giả đánh giá thực
trạng phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á như Singapo, Thái Lan,
Malaixia. Thông qua nhận định những thành công, hạn chế trong chiến lược
phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á, tác giả Luận án rút ra những
bài học cho Việt Nam trong phát triển logistics. Tác giả nhấn mạnh tới những
bài học sau đây: Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của logistics trong phát
triển kinh tế; Xây dựng và phát triển hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện cho sự kết
nối giữa các hình thức giao thông vận tải; Phát triển hạ tầng CNTT; Xây dựng
khung thể chế thuận lợi cho logistics; Phát triển logistics quốc gia thông qua thị
trường dịch vụ logistics.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển ở các địa phương
Ở phạm vi địa phương, đã có nhiều bài báo, luận án tiến sĩ, đề tài khoa
học bàn về logistics và vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển.
Bài báo “Phát triển logistics ở Quảng Bình nhằm khai thác tiềm năng, lợi
thế của tỉnh trong hội nhập và phát triển” của Đặng Đình Đào [36]. Theo tác giả
bài báo: “Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các
ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế; logistics đồng nghĩa với hiệu quả của cả
quá trình, chuỗi cung ứng và liên kết, hợp tác; nó độc lập với lợi ích cục bộ, lợi
ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia” [36]. Tác giả cho
rằng Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics, như
địa - kinh tế, có bờ biển dài, có cảng nước sâu, có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh chạy qua, đường xuyên Á, cửa khẩu Cha Lo. Tuy nhiên Quảng Bình vẫn
chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể để phát triển logistics của tỉnh,
logistics chưa “kết dính” được các quy hoạch về giao thông vận tải, thương mại,
công nghiệp, Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, Hành lang kinh
tế quốc lộ 12… Quảng Bình chưa có trung tâm logistics, chất lượng của hạ tầng
22
cho logistics còn hạn chế, thu hút đầu tư chậm, doanh thu từ doanh nghiệp
logistics chủ yếu từ dịch vụ vận tải đường bộ, chiếm 91,17%. Tác giả chỉ ra
nhiều nguyên nhân của tình trạng trên và đề xuất các giải pháp đối với lĩnh vực
logistics ở Quảng Bình. Theo tác giả, cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí
của logistics trong nền kinh tế Quảng Bình, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi
hơn cho logistics phát triển; có cơ chế chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng cho
logistics phát triển nhất là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; cần phát triển hệ
thống logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng gắn với hội nhập và
liên kết vùng; đẩy mạnh nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với các nước có
công nghiệp logistics phát triển.
Luận án “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở Hải Phòng” của
Nguyễn Quốc Tuấn [106]. Tác giả luận án làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà
nước đối với dịch vụ logistics cảng biển và một số kinh nghiệm quốc tế về quản
lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics tại cảng Hải Phòng, tác giả đưa ra
những quan điểm, phương hướng và giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước đối
với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Đề án "Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm 2025" [75] của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội
với các quan điểm, định hướng phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành
phố như sau: Coi logistics là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi
nhọn của Hà Nội trong chiến lược phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và
chiến lược phát triển kinh tế của thành phố nói chung; Phát triển nhanh, ổn định
và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics của thành phố cả về kinh tế, xã hội và
môi trường; Phát triển hệ thống logistics phải phù hợp đặc điểm tự nhiên và kinh
tế xã hội, phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố;
Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông, khai thác tại các trung tâm dịch vụ logistics trên địa bàn, tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho ngành logistics nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung;
23
Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện
đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của thành phố; Phát triển thành phố
Hà Nội thành một trong ba trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt
trình độ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ
logistics vào GRDP của thành phố Hà Nội đạt 9-11%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ
đạt 17%-21%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60%-65%; chi phí logistics
giảm xuống tương đương 14%-17% GRDP Thành phố. Đến năm 2025, đưa vào
hoạt động khai thác một số hạ tầng dịch vụ logistics như 02 trung tâm logistics,
02 cảng cạn ICD, 01 cảng thủy container quốc tế, 05 trung tâm tiếp vận và một
số hệ thống kho chuyên dụng.
Luận án “Tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của
Nguyễn Xuân Hảo [44]. Luận án đánh giá những tác động của logistics đến hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất, tác giả luận án chỉ ra
những cơ hội và thách thức đối với các DN sản xuất khi mở của thị trường dịch
vụ logistics. Những thách thức mà tác giả chỉ ra là: Các DN sản xuất Việt Nam
sẽ hưởng lợi ít do chi phí logistics của Việt Nam còn quá cao, môi trường pháp
lý cho hoạt động và phát triển của dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế nên DN
sản xuất gặp khó khăn khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài,
nhu cầu của DN sản xuất về nhân lực logistics chưa được đáp ứng tốt do thiếu
nguồn nhân lực logistics, những rủi ro mà DN sản xuất có thể phải gánh chịu do
tiềm ẩn những yếu tố tác động tiêu cực khi mở của thị trường dịch vụ logistics.
Trên cơ sở phân tích tác động của logistics tới hiệu quả của DN sản xuất trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình, tác giả luận án đưa ra những giải pháp tăng cường tác
động dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận án đề cập tới 4 nhóm giải
pháp như sau: Nhóm giải pháp về tổ chức, khai thác và sử dụng dịch vụ logistics;
Nhóm giải pháp đối với DN logistics và thị trường dịch vụ logistics; Nhóm giải
24
pháp về thiết lập các mối quan hệ kinh tế hợp lý giữa các DN; Nhóm giải pháp
đối với tỉnh Quảng Bình và các cơ quan hữu quan.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh
Các công trình nghiên cứu về logistics nói chung và logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế, có thể liệt kê một số công trình
tiêu biểu sau sau đây.
Nghiên cứu “Đánh giá tổng thể hiện trạng hoạt động phát triển dịch vụ
logistics trên địa bàn tỉnh và một số nhiệm vụ để phát triển dịch vụ Logistics trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị
bàn về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển dịch vụ logistics
tỉnh Quảng Ninh trong quá trình hội nhập quốc tế [76]. Nghiên cứu trên đã đánh
giá thực trạng về logistics tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Hiện nay Quảng
Ninh đang hình thành các khu vực kho, bãi, dịch vụ hậu cần cảng, cửa khẩu có
cơ sở hạ tầng gần tương đương với tiêu chí trung tâm logistics. Hệ thống cảng
cạn, cảng biển, dịch vụ hải quan, cơ sở hạ tầng dịch vụ vận tải hàng hóa và hành
khách, hệ thống doanh nghiệp, các dịch vụ logistic ngày càng phát triển đa dạng
cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao hơn. Tuy nhiên hạn chế của các DN
dịch vụ logistics ở Quảng Ninh hiện nay là mới chỉ đáp ứng được dịch vụ ở
phương thức First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất (1PL) và Second Party
Logistics - Logistics bên thứ hai (2 PL), số lượng các doanh nghiệp đáp ứng
được phương thức 3PL là rất ít. Quy mô của DN dịch vụ logistics nhỏ, sức cạnh
tranh yếu, thiếu sự kết nối giữa DN xuất khẩu và doanh nghiệp logistics, hệ
thống đường bộ hiện nay tương đối hoàn thiện, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, nhất là
giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau
cảng biển, hệ thống bến, bãi, các cảng tuy được đầu tư quy mô nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là hạ tầng dịch vụ phụ trợ; một số
kho, bãi còn nằm phân tán đan xen trong các khu vực dân cư, dẫn đến việc vận
chuyển hàng hóa còn khó khăn, thiếu nguồn nhân lực logistics chất lượng cao,
25
đa số lao động trong ngành là lao động phổ thông, chưa được đào tạo chính quy
theo đúng chuyên ngành logistics.
Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistic tỉnh Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thanh Thảo [86]. Tác giả bài báo đánh giá cao vai trò
của logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hạ tầng logistics của tỉnh Quảng Ninh còn manh mún,
nghèo nàn, hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics còn hạn
chế, chưa khai thác được những tiềm năng logistics của tỉnh. Cơ chế pháp lý điều
chỉnh hoạt động logistics chưa thông thoáng và còn nhiều bất cập, các rào cản
phi thuế quan trong logistics chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư, thủ tục thông quan gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực logistics tại
Quảng Ninh còn thiếu về số lượng và chất lượng còn yếu, tỉnh chưa có trung tâm
đào tạo nhân lực ngành logistics. Tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động ngành logistics Quảng Ninh, cụ thể là: Nhóm giải pháp
về cơ chế pháp lý; Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về nguồn
nhân lực; Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực doanh nghiệp cung ứng và chất
lượng dịch vụ logistics.
Bài “Đào tạo nhân lực logistics đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp
hóa tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thừa Lộc và Đặng Thanh Bình [58] đăng
trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hội nhập quốc tế Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam (tháng 12/2018). Trên cơ sở phân tích
thực trạng phát triển logistics tỉnh Quảng Ninh, thực trạng đào tạo nhân lực
logistics tỉnh Quảng Ninh 2010 - 2017, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp
tăng cường đào tạo nhân lực logistics của tỉnh Quảng Ninh. Theo các tác giả bài
viết: Khối lượng vận chuyển hàng hóa tỉnh Quảng Ninh bằng đường biển được
dự báo có xu hướng gia tăng mạnh từ 5.344 nghìn tấn năm 2020 lên 9.287 nghìn
tấn năm 2030 thể hiện vai trò trong vận tải hàng hóa của vận tải biển, vì vậy cần
có những giải pháp tích cực để tăng cường đào tạo nhân lực logistics đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Trong các mục tiêu đào tạo nhân lực logistics thời gian
26
tới, các tác giả cho rằng cần chú ý đào tạo nhân lực chất lượng cao, có khả năng
ứng dụng công nghệ mới tại các cụm cảng biển Hòn Gai - Cái Lân góp phần thúc
đẩy logistics phát triển gắn với kinh tế khu vực cảng biển.
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ KHOẢNG
TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH
1.3.1. Những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình này đã chỉ ra được nội dung tổng quan về
logistics, bản chất của logistics, đặc trưng chung, vai trò của logistics, xu hướng
phát triển của logistics trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó lịch sử phát triển
và kinh nghiệm phát triển logistics, logistics trong phát triển kinh tế cũng được
các tác giả trong nhóm các công trình chung đề cập đến. Các công trình đã đưa
ra các tiêu chí phát triển logistics, các giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ
logistics trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ logistics ở nước ta.
Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trên cơ sở
đánh giá những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với ngành
logistics nói chung, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói riêng, các
tác giả của các công trình đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan các
cấp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy logistics phát triển mạnh trong thời gian tới.
Thứ hai, các tác giả của nhóm các công trình nghiên cứu về logistics trong
phát triển kinh tế biển ở các địa phương đã chỉ ra những điểm đặc thù về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân tích những thuận lợi và khó khăn, thực trạng
phát triển hoạt động logistics ở mỗi địa phương; đề ra những giải pháp phát triển
logistics phù hợp với mỗi địa phương. Các tác giả cũng cho rằng, mỗi địa
phương có những lợi thế khác nhau để phát triển loại hình dịch vụ logistics phù
hợp, ví dụ Quảng Ninh, Hải Phòng có thế mạnh cảng biển thì nên đẩy mạnh phát
triển logistics cảng biển.
Thứ ba, các tác giả của những công trình này đã khái quát những đặc điểm
về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, khái quát tổng thể về tình hình
27
phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của logistics. Đưa ra các quan điểm, chủ trương của tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân (HĐND), UBND tỉnh Quảng Ninh trong phát triển logistics trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, các tác
giả chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát
huy lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, thúc đẩy logistics phát triển.
Tựu chung lại các công trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả mang
tính khái quát như sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã phản ánh khá rõ về
nội dung khái niệm logistics, bản chất của logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của logistics. Hai là, các tác giả của các công trình đã phân tích
logistics với tư cách là sự kết nối các hoạt động của nhiều khâu trong chuỗi các
hoạt động, trong đó có khâu gắn với kinh tế biển. Ba là, các tác giả đã bước đầu
đề cập và làm rõ phần hoạt động logistics do kinh tế biển đảm nhận.
1.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh
Các công trình nghiên cứa trên đã góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề
về lý luận và thực tiễn phát triển logistics ở Việt Nam nói chung, phát triển
logistics ở các địa phương và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Những kết quả nêu trên
là những gợi ý, định hướng rất hữu ích đối với nghiên cứu sinh (NCS) trong quá
trình học tập và thực nghiên cứu.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn chưa đề cập tới nhiều vấn
đề mang tính cốt lõi của logistics trong phát triển kinh tế biển. Thứ nhất, các
công trình chưa thực sự làm rõ vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển;
Thứ hai, các tác giả của các công trình chưa nghiên cứu tính quy luật của phát
triển logistics dựa vào biển, sử dụng yếu tố địa - kinh tế trong phát triển
logistics; Thứ ba, các công trình chưa làm rõ vị trí, vai trò của logistics trong
phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh, những khó khăn vướng mắc và giải pháp
đối với phát triển thành tố logistics trong kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian tới.
28
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở
Quảng Ninh dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có công trình đi trước nào
thực hiện. Vì vậy, sự cần thiết phải có nghiên cứu về logistics trong kinh tế biển
ở tỉnh Quảng Ninh. Qua đó cần làm rõ về mặt lý luận sự gắn kết của logistics
trong phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng của logistics trong kinh tế biển
tại Quảng Ninh. Qua nghiên cứu đánh giá, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế và tìm ra các giải pháp để phát huy sự gắn
kết của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Logistics
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, logistics được nghiên cứu
và sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có nhiều cách hiểu,
nhiều cách tiếp cận về logistics.
Theo Oxford: Logistics là các hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa
cho khách hàng [64]. Đây là cách tiếp cận khá đơn giản về logistics, theo đó
logistics bao gồm các hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa của các nhà
cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng. Cách
tiếp cận logistics như trên xem xét logistics dưới góc độ của vận tải hàng hóa.
Theo Ủy ban Quản lý logistics của Mỹ:
Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực
hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả
về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn
tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [102, tr.9].
Theo cách hiểu như trên thì logistics bao gồm rất nhiều hoạt động từ việc
lập kế hoạch, lên các phương án nhằm thực hiện quản lý tốt nhất việc vận
chuyển hàng hóa từ những khâu tiền sản xuất, tức là khâu chuẩn bị các yếu tố
đầu vào của sản xuất, như mua nguyên liệu, vật tư, thuê mướn nhân công, đến
các khâu của sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay khách hàng.
Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị
trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
30
chuỗi cung ứng qua các khâu của sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế [118, tr.31-32]. Với
cách tiếp cận như trên, tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng logistics bao gồm
chuỗi cung ứng, được thực hiện ở nhiều hoạt động trong các khâu từ sản xuất
đến tiêu dùng. Trong các hoạt động đó, logistics giúp quá trình sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ được diễn ra tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn.
Thông qua các hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau ở các khâu khác nhau,
hàng hóa dịch vụ được phân phối đến khách hàng một cách tốt nhất.
Theo Luật Thương Mại Việt Nam, năm 2005:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao [71, tr.128].
Theo cách tiếp cận trong Luật Thương Mại của Việt Nam thì logistics
được hiểu là dịch vụ logistics, bao gồm nhiều công việc khác nhau từ khi nhận
hàng cho đến khi hàng hóa tới tay người mua, mà chủ thể có thể thực hiện một
hoặc nhiều công việc trong đó để được hưởng thù lao do đã làm công việc đó.
Theo các tác giả Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn:
Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức
và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát
quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất
đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên
tục và đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng [38, tr.22].
Theo các tác giả, logistics chính là các hoạt động trong quá trình phân
phối, lưu thông hàng hóa của người tổ chức phân phối, lưu thông tới tay người
tiêu dùng. Trong các hoạt động của mình, cá nhân, tổ chức đảm nhận các khâu
31
của logistics phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp
nhất, góp phần bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa của khách hàng.
Tác giả Trần Thanh Hải cho rằng: Logistics là tập hợp các hoạt động
nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời, hiệu quả [43, tr.9]. Theo định
nghĩa trên logistics bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm bảo đảm cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ được thực hiện tốt
nhất. Như vậy cách tiếp cận về logistics của tác giả Trần Thanh Hải bao quát cả
trong sản xuất, kinh doanh và trong lĩnh vực tiêu dùng, sử dụng hàng hóa. Tính
đáp ứng về mặt thời gian và tính hiệu quả được tác giả nhấn mạnh trong quan
niệm về logistics nói trên.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau
về logistics, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng logistics là hoạt động nhằm quản
lý dòng vận chuyển của hàng hóa từ khâu đầu tiên cho tới khâu cuối cùng, khi
khách hàng nhận được hàng hóa một cách tốt nhất về mọi mặt như thời gian, chi
phí, địa điểm. Mục đích trong các hoạt động của chủ thể logistics là dẫn đến sự
tối ưu hóa trong sản xuất và lưu thông hóa, dẫn đến đáp ứng yêu cầu của khách
hàng về số lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả, tính kịp thời.
Theo tác giả: Logistics là hình thức tối ưu hóa dòng lưu chuyển hàng hóa
từ khâu đầu tiên cho tới khi hàng hóa tới tay khách hàng trên cơ sở gắn kết chặt
chẽ, hợp lý các khâu của toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa.
2.1.1.2. Phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển.
Theo Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á
(PEMSEA), kinh tế biển bao gồm:
Thương mại theo đường biển: là hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa,
vận chuyển bằng đường biển giữa các quốc gia trong cùng khu vực hoặc giữa
các châu lục, thể hiện qua giá trị hoặc khối lượng hàng hóa được luân chuyển
trong một năm.
32
Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển: đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật thúc đẩy các
hoạt động kinh tế biển.
Vận tải biển gắn liền với hoạt động thương mại trên biển, giúp vận chuyển
hàng hóa giữa các nước, đem lại nguồn thu từ cước phí vận tải.
Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển: Sản xuất và sửa chữa phương
tiện vận chuyển bằng đường biển.
Khai thác, đánh bắt thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước và
chế biến xuất khẩu.
Khai thác dầu và khí đốt trong thềm lục địa để đảm bảo an ninh năng
lượng và xuất khẩu.
Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng.
Các hoạt động phụ trợ khác như: hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm,
đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu tại cảng, đào tạo đội ngũ
thủy thủ, ngân hàng [50, tr.35]. Như vậy theo PEMSEA thì kinh tế biển là lĩnh
vực rất rộng, từ các hoạt động kinh tế trực tiếp gắn với biển như khai thác, đánh
bắt thủy hải sản, khai thác dầu khí, vận tải biển, du lịch biển đảo… đến các hoạt
động kinh tế không diễn ra trực tiếp trên biển nhưng có mối quan hệ và tác động
tới nguồn lực biển như công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, hệ thống các khu
kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển. Các hoạt động kinh tế này tuy không
trực tiếp diễn ra trên biển nhưng có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng, phát
triển của kinh tế biển. Quan điểm của PEMSEA về kinh tế biển là rất rộng, theo
đó kinh tế biển có thể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ.
Theo các tác giả Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh: “Kinh tế biển là hoạt
động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải
đường biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn
thông” [69, tr.33].
Theo tác giả Bùi Tất Thắng: Kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải biển
33
và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác dầu
khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;
Kinh tế đảo [88]. Tác giả Bùi Tất Thắng cho rằng kinh tế biển bao gồm tất cả các
hoạt động kinh tế trực tiếp diễn ra trên biển. Đó là các hoạt động sản xuất truyền
thống của ngư dân như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, làm muối; bên cạnh
đó là các ngành mới như du lịch biển, kinh tế hàng hải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn
trên biển. Quan điểm của tác giả Bùi Tất Thắng tiếp cận kinh tế biển ở các ngành
trực tiếp diễn ra và khai thác tài nguyên biển trực tiếp.
Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”:
Kinh tế biển có thể khái quát thành hai phần chủ yếu: Thứ nhất là,
toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Khai thác dầu khí trên
biển, du lịch biển, nghề làm muối biển, dịch vụ tìm kiếm cứu hộ cứu
nạn trên biển, kinh tế hải đảo; Thứ hai là, các hoạt động không diễn ra
trên biển, không liên quan đến khai thác biển, diễn ra trên đất liền
nhưng dựa vào yếu tố biển: Công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí,
chế biển hải sản, dịch vụ cảng biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu
khoa học công nghệ biển, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường
biển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, bảo vệ
môi trường sinh thái biển [31].
Phát triển kinh tế biển.
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát
triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế
diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế
dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, điều kiện tự nhiên của
vùng biển đem lại [50, tr.25-32].
Phát triển kinh tế biển là phát triển các ngành, lĩnh vực trong kinh tế biển
như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
34
Phát triển công nghiệp trong kinh tế biển: Công nghiệp chế biến thủy sản;
Công nghiệp khai thác khoáng sản; Công nghiệp lọc hóa dầu; Công nghiệp đóng
tàu và sửa chữa tàu biển.
Phát triển nông nghiệp trong kinh tế biển bao gồm: Đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản; trồng rừng ven biển; nghề làm muối biển.
Phát triển các ngành dịch vụ trong kinh tế biển: Dịch vụ cảng biển; Dịch
vụ giao thông vận tải biển; Dịch du lịch biển đảo.
Theo tác giả Quách Thị Hà:
Phát triển kinh tế biển là việc chính quyền địa phương thông qua việc
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời tiến hành kiểm
tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động đã đề ra, nhằm phát huy những
hiệu quả của kinh tế thị trường cũng như khắc phục những hạn chế của
nó giúp cho tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế biển được duy trì cao
và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội,
môi trường và bảo đảm an ninh - quốc phòng [41, tr.37].
Để thực hiện phát triển kinh tế biển cần bảo đảm thực hiện các tiêu chí cơ
bản sau đây: Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển phái được thực
hiện một cách khoa học, đồng bộ gắn với quy hoạch chung của nền kinh tế. Thứ
hai, hạ tầng để phát triển kinh tế biển cần được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đáp
ứng nhu cầu của phát triển kinh tế biển. Thứ ba, các nguồn lực phát triển tế biển
được huy động một cách hiệu quả, nhất là nguồn nhân lực, nguồn lực KHCN,
nguồn lực về vốn…
2.1.1.3. Logistics trong phát triển kinh tế biển
Thứ nhất, một bộ phận của logistics thuộc kinh tế biển là một bộ phận của
ngành logistics trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,
logistics không phải là hoạt động riêng lẻ mà bao gồm chuỗi các hoạt động mang
tính liên ngành, quản lý dòng vận động và lưu chuyển của tất cả các yếu tố đầu
vào và đầu ra của DN một cách tối ưu nhất. Vì vậy sẽ có những bộ của logistics
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Chi Chank
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê Gia
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê GiaBáo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê Gia
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê GiaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...
 Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH... Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...anh hieu
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
 
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
 
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAYLuận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê Gia
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê GiaBáo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê Gia
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy Trình Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Lê Gia
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...
 Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH... Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công Ty TNH...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếNgoclt1003
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...KhoTi1
 

Similar to Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEANLuận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộPhát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở TPHCM, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở TPHCM, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở TPHCM, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về logistics cảng biển ở TPHCM, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung, HAY
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận án: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG TUẤN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG TUẤN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Trọng Tuấn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .......................7 1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến logistics trong phát triển kinh tế biển ..............................................................................................7 1.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến logistics trong phát triển kinh tế biển.....................................................................................................14 1.3. Những kết quả đạt được của các công trình và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh......26 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .........................................................29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở địa phương cấp tỉnh........................................................................................29 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến logistics trong phát triển kinh tế biển ............................................................................................42 2.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở cấp độ địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh.................................58 Chương 3: THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2017..................73 3.1. Những thuận lợi và khó khăn với logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................73 3.2. Hiện trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2017 ...........................................................................................83 3.3. Đánh giá chung về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh 112 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH .......................................123 4.1. Dự báo về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới .........................................................................................................123
  • 5. 4.2. Yêu cầu, mục tiêu, định hướng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................130 4.3. Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh..133 KẾT LUẬN.......................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................152 PHỤ LỤC..........................................................................................................165
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1PL : First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất 2PL : Second Party Logistics - Logistics bên thứ hai 3PL : Thirt Party Logistics - Logistics bên thứ ba ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp ĐTNĐ : Đường thủy nội địa DWT : Deadweight Tonnage, đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn chiều dài EU : European Union, Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước GRDP : Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân ICD : Inland Container Depot - điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nằm trong nội địa (Cảng cạn) KHCN : Khoa học công nghệ LLSX : Lực lượng sản xuất LPI : Logistics Performance Index (Chỉ số năng lực quốc gia về logistics) NCS : Nghiên cứu sinh QHSX : Quan hệ sản xuất TEU : Twenty-foot equivalent units có nghĩa là 1 TEU ngang bằng với một thùng container tiêu chuẩn chất lượng 20 feets (trữ lượng 39 m³ thể tích) UBND : Ủy ban nhân dân XNC : Xuất nhập cảnh XNK : Xuất nhập khẩu
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics của tỉnh Quảng Ninh...73 Bảng 3.2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm trong các DN logistics tỉnh Quảng Ninh....................................................................93 Bảng 3.3: Số lượng DN kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................94 Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong lĩnh vực logistics tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2017...................................................................95 Bảng 3.5: Thâm niên làm việc trong ngành logistics của người lao động tại tỉnh Quảng Ninh..................................................................................96 Bảng 3.6: Hệ thống kho bãi tỉnh Quảng Ninh....................................................103 Bảng 3.7: Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2017.................................................................109 Bảng 3.8: Tổng thu nhập của lao động trong ngành vận tải, kho bãi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm 31/12 hàng năm.........................110 Bảng 3.9: Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2017........................................................................................111 Bảng 4.1: Dự báo về mục tiêu phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Quảng Ninh .......................................................................................127 Bảng 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh.....................................128 Bảng 4.3: Nhu cầu vận tải hàng hóa theo phương thức vận tải .........................129 Bảng 4.4: Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua tại cảng biển Quảng Ninh đến năm 2020 ....................................................................................130
  • 8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số lượng cảng, bến thủy nội địa theo địa phương................102 Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng vận tải hàng hóa bằng đường biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2018......................................................................107 Biểu đồ 3.3: Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2012-2017) ......................108 Biều đồ 3.4: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh ...........................................108 Biểu đồ 3.5: GRDP/người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2017....................109 Biểu đồ 3.6: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh................111 Biểu đồ 4.1: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2020................128 Biểu đồ 4.2: Nhu cầu vận tải hành khách tại Quảng Ninh năm 2030................129
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Logistics có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế biển nói riêng. Đây là công cụ có thể liên kết tốt các hoạt động kinh tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, phát triển thị trường cho kinh tế biển. Các chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh trong kinh tế biển từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu, phụ kiện… đến sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng có thể được tối ưu hóa nhờ có logistics. Mặt khác logistics có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý đối với kinh tế biển. Trong điều kiện hiện nay, logistics càng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia nói riêng. Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, có biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc, giáp Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn và thành phố Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế trở thành trung tâm dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế của miền Bắc, kết nối các trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương [29]. Là tỉnh có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi phát triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế biển, thời gian qua Quảng Ninh đã có tốc độ tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước. Năm 2017 tỉnh Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng bình quân là 10,2%, cơ cấu kinh tế trong tỉnh có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế đều tăng lên [29]. Đặc biệt những ngành, lĩnh vực kinh tế phát huy lợi thế của vùng ven biển như: Cảng biển, giao thông vận tải (GTVT) biển, du lịch biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản… có những bước tiến đáng kể. Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển, được nâng cấp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
  • 10. 2 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Logistics chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường về các loại hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chưa cao, năng lực cạnh tranh của ngành logistics chưa cao, chưa khai thác được tối ưu tiềm năng đang có của Quảng Ninh. Cơ chế, chính sách đối với logistics chưa thúc đẩy được logistics phát triển mạnh mẽ để tạo được những điều kiện nhất cho sự phát triển. Sự kết nối của doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa được phát huy. Hạ tầng chưa bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển logistics. Nguồn nhân lực logistics còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển chưa được thể hiện rõ nét. Tỷ trọng logistics trong dịch vụ và trong kinh tế biển còn thấp, chưa trở thành động lực thúc đẩy kinh tế biển phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam (trong đó có Quảng Ninh) nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn trong phát triển logistics để phát triển kinh tế biển. Vấn đề đặt ra là làm sao để Quảng Ninh phát huy được những lợi thế, tranh thủ được những điều kiện hội nhập quốc tế thuận lợi vào phát triển các loại hình dịch vụ, trở thành trung tâm logistics của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia “giàu từ biển” và là quốc gia “mạnh về biển”. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có hệ thống lý luận đúng đắn, kịp thời; phải có sự tổng kết thực tiễn, tìm ra những mô hình, giải pháp phù hợp. Để góp phần vào giải quyết những vấn đề đó, tác giả lựa chọn đề tài “Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2017, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp phát triển logistics, tạo động lực thúc đẩy kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh phát triển trong thời gian tới.
  • 11. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của logistics trong phát triển kinh tế biển. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương trong nước làm cơ sở để tỉnh Quảng Ninh tham khảo. - Phân tích, đánh giá thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2017. Qua đó chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. - Đề cập tới phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của logistics, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là logistics trong phát triển kinh tế biển, thể hiện sự gắn kết của logistics với phát triển kinh tế biển. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Giữa logistics nói chung và kinh tế biển có nhiều mối quan hệ, vì vậy có thể tiếp cận logistics và kinh tế biển ở nhiều góc độ khác nhau. Luận án nghiên cứu logistics nói chung trong mối quan hệ gắn kết với phát triển kinh tế biển với tư cách là động lực quan trọng phát triển kinh tế biển ở cấp độ địa phương, trong đó chủ thể chủ yếu của logistics trong phát triển kinh tế biển là chính quyền cấp tỉnh. - Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. Kết quả của nghiên cứu sẽ là căn cứ đề xuất giải pháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
  • 12. 4 - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu logistics trong phát triển kinh tế biển tại tỉnh Quảng Ninh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế, các lý thuyết kinh tế hiện đại, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu về logistics và phát triển kinh tế biển trong các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Các phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, phương pháp thống kê. Mặt khác, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích SWOT, thu thập và xử lý thông tin, số liệu, thống kê, so sánh. Cụ thể như sau: Chương 1: Luận án được thực hiện trên cơ sở tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp làm rõ những thành tựu về nghiên cứu logistics và kinh tế biển trong các công trình khoa học đã được công bố, từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu. Chương 2: Luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, sau đó khái quát làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, các khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá logistics trong phát triển kinh tế biển; phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp để làm rõ kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở một số quốc gia và một số địa phương. Chương 3: Trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT, tác giả làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển logistics để gắn với phát triển kinh tế biển. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay - bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ mở ra cho tỉnh Quảng Ninh những thời cơ, thuận lợi và cả những thách thức khó khăn đối với việc phát triển ngành logistics.
  • 13. 5 Tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông tin, điều tra xã hội học, thống kê để làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã phát ra 120 phiếu điều tra, thu về 115 phiếu, mỗi phiếu bao gồm 19 câu hỏi. Đối tượng điều tra là các DN logistics, cá nhân và DN sử dụng dịch vụ logistics trên địa bản tỉnh Quảng Ninh. Để phân tích, tổng hợp số liệu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê và phần mềm SPSS. Kết quả điều tra, khảo sát được thể hiện trong Phụ lục và được tác giả sử dụng trong luận án góp phần minh chứng cho kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, tác giả làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, các nhà quản lý logistics về những thuận lợi, khó khăn, về việc gắn logistics với phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia sau đây: Đồng chí Trần Thanh Hải - Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương; Đồng chí Nguyễn Bình Dương - Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh; Hồ Thị Thu Hòa, Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Nội dung luận án được làm rõ trên cơ sở tác giả sử dụng phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, thu thập nội dung các dự báo tình hình logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó luận án nêu ra yêu cầu, mục tiêu, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về logistics trong phát triển kinh tế biển ở địa phương cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị. - Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về logistics trong phát triển kinh tế biển của một số quốc gia, địa phương để tỉnh Quảng Ninh có thể tham khảo.
  • 14. 6 - Làm rõ thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh từ 2012 đến năm 2017, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển logistics ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về logistics trong phát triển kinh tế biển - Góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển kinh tế biển, gắn logistics với phát triển kinh tế biển. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả đề tài luận án góp phần chỉ rõ thực trạng của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cho thấy vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành logistics, kinh tế biển trên phạm vi cả nước. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ninh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong phát huy vai trò của logistics, kinh tế biển. 7. Kết cấu của luận án Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến logistics trong phát triển kinh tế biển Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics trong phát triển kinh tế biển Chương 3: Thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2017 Chương 4: Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
  • 15. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Logistics có vai trò và tác động quan trọng đối với phát triển kinh tế biển, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về logistics trong phát triển kinh tế biển. Tác giả Donald Wanters với cuốn sách “Logistics - An Introduction to Supply chain Management” (Logistic - Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng) [133]. Cuốn sách cung cấp những góc nhìn mới nhất về logistics, chủ yếu tập trung về những xu hướng logistics hiện đại và xu hướng phát triển của logistics trong tương lai. Tác giả nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chiến lược logistics, cũng như vấn đề về quản lý kinh doanh toàn cầu và sự gia tăng cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Đồng thời giới thiệu những ý tưởng tích hợp giữa tổ chức hoạt động kinh doanh với quản lý chuỗi cung ứng và đề xuất các yêu cầu cần thay đổi để phù hợp với những kiểu tổ chức quản lý mới, trong đó việc ứng dụng hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn đã giúp cho việc phối hợp vận hành được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu những góc nhìn mới trong kinh doanh thương mại điện tử và khẳng định tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ và cơ sở dữ liệu khách hàng đối với việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Phần 1 của cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản nhất về chuỗi cung ứng, chỉ ra những khái niệm cơ bản của hoạt động logistics cũng như mục đích, tầm quan trọng và những vấn đề liên quan đến hoạt động logistics. Kết hợp chuỗi cung ứng trong quy trình logistics, đánh giá những xu hướng logistics hiện tại và ứng dụng vào hoạt động tổ chức thực tiễn cũng như đặt mục tiêu cho hoạt động kết hợp này. Phần 2 có nội dung liên quan đến việc lên kế hoạch cho quản lý chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược logistics, lựa chọn kế hoạch tối ưu cũng
  • 16. 8 như đi vào chi tiết thiết kế nội dung cho chiến lược logistics và những hoạt động liên quan khác như địa điểm, vấn đề nhân khẩu học, hệ thống logistics, lên kế hoạch quản lý nguồn lực, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đo lường và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. Phần 3 liên quan đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng bao gồm một số vấn đề liên quan đến vận hành hệ thống như lựa chọn nhà cung ứng, chu trình quy trình, các dạng thanh toán, quản lý kho hàng, lưu kho, kiểm soát nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, vận chuyển hàng hóa và vấn đề logistics trên phạm vi quốc tế. Cuốn sách “Logistics Engineering & management” (kỹ thuật và quản lý hậu cần) của tác giả Benjamin S. Blancharrd [121] tập trung vào nội dung chính là: Giới thiệu về Logistics; Về bảo trì hệ thống, tác giả đề cập các nội dung: độ tin cậy, khả năng bảo trì, và các biện pháp khả dụng. Khối lượng cung cấp phạm vi bảo hiểm hoàn chỉnh về độ tin cậy, khả năng bảo trì và các biện pháp sẵn có, các biện pháp hậu cần và hỗ trợ hệ thống, quy trình kỹ thuật hệ thống, phân tích logistics và hỗ trợ, thiết kế và phát triển hệ thống, giai đoạn sản xuất, xây dựng, sử dụng, duy trì sự hỗ trợ và giai đoạn nghỉ hưu, và quản lý logistics. Nghiên cứu logistics trong giao thông vận tải, công trình Transport Logistics: Past, Present and predictions (Issa Baluch, 2005). Tác giả đưa ra các dự báo cho logistics trong tương lai trên cơ sở phân tích đặc điểm, thực trạng của logistics trong quá khứ, hiện tại. Logistics vận tải cần tổ chức, hoạt động, quản lý trên cơ sở những đặc trưng đặc thù của ngành vận tải. Cuốn sách “A pratical Guide to transportation and logistics” (Hướng dẫn thực hành về vận chuyển và hậu cần) [130], tác giả Michael B. Stroh. Cuốn sách mô tả về các yếu tố chủ yếu của hậu cần kinh doanh, nội dung viết về các chủ đề như: Vận chuyển trong nước, logistics quốc tế, thủ tục xuất nhập khẩu và kỹ thuật, quản lý kho bãi và quản lý hàng tồn kho, các vấn đề về công nghệ hậu cần, Logistics outsourcing, các chiến lược hậu cần và đàm phán bên thứ ba. Các tính năng bổ sung bao gồm các chiến thuật tiết kiệm tiền bạn có thể thực hiện ngay và Logistics Lore - Các câu chuyện thực về các vấn đề hậu cần liên quan.
  • 17. 9 Tác giả Martin Christopher với cuốn “Logistics and Supply chain management” (Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần), xuất bản lần thứ tư, năm 2011 [123]. Cuốn sách giới thiệu những lý thuyết cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng, logistics và một số chiến lược cạnh tranh. Tác giả đưa ra ý tưởng quản lý chuỗi cung ứng thực chất là quản lý chuỗi giá trị rồi từ đó đề xuất những chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số phương pháp mà tác giả có đề cập đến như: Xác định giá trị logistics và giá trị khách hàng, các phương pháp tính toán chi phí logistics và tính toán mức độ hiệu quả của hoạt động logistics, cân đối giữa giá trị cung ứng và nhu cầu khách hàng nhằm phục vụ mục đích dự đoán và lên kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng. Nội dung cuốn sách được chia thành 14 chương. Trong đó chương 1 giới thiệu những khái niệm cơ bản về logistics, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh, những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý logistics và sự thay đổi của môi trường cạnh tranh so với trước kia. Chương 2-3 giới thiệu các công cụ đo lường trong quản lý hoạt động logistics như cách định giá logistics, định giá khách hàng, các dịch vụ khách hàng, sự điều chỉnh của thị trường đến chuỗi cung ứng, cách thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và khách hàng ưu tiên cũng như việc phân tích chi phí cho logistics đồng thời có công cụ để đánh giá hiệu quả của hoạt động logistics. Chương 4-5 đề cập đến việc ứng dụng chuỗi cung ứng sao cho phù hợp với cung cầu thị trường và cách tạo hệ thống chuỗi cung ứng có thể phản ứng phù hợp với nhu cầu thị trường. Chương 6 nói về chiến lược làm chủ thời gian và chiến lược quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Chương 7-9 có nội dung liên quan đến việc đồng bộ chuỗi cung ứng, sự khó khăn trong quản lý chuỗi cung ứng và cách quản lý chuỗi cung ứng trong phạm vi quốc tế. Chương 10 giới thiệu các phương pháp quản lý rủi ro trong vận hành chuỗi cung ứng. Chương 11-12 nói về mạng lưới cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và phương pháp phát triển hệ thống logistics. Chương 13 giới thiệu phương pháp xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng bền vững như việc sử dụng nhiên liệu xanh, tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng tái chế nguyên vật liệu.
  • 18. 10 Chương 14 cũng là chương cuối cùng, cung cấp cái nhìn về tương lai của chuỗi cung ứng, cách phát triển hệ thống chuỗi cung ứng phù hợp sự phát triển của thời đại cũng như giới thiệu một vài xu hướng phát triển mới trong tương lai. Tác giả Jason Bryan Salminen với nghiên cứu “Measuring the Capacity of a Port System: A Case Study on a Southeast Asian Port” (Đo năng lực hệ thống cảng: Nghiên cứu về trường hợp cảng Đông Nam Á), Học viện Công nghệ Massachusetts, tháng 6/2013 [129]. Theo tác giả, đề đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và thương mại, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của cảng biển là một điều cần thiết để duy trì và nâng cao hiệu quả làm việc của cả hệ thống logistics, có thể đáp ứng một số lượng hàng hóa nhất định tăng lên trong tương lai. Đây là một khoản đầu tư đắt đỏ vì mục tiêu dài hạn mà chúng ta chỉ có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nó dựa trên hiệu quả vận hành của logistics cảng biển nói chung. Theo tác giả có 3 kịch bản có thể ảnh hưởng mức độ hiệu quả của logistics cảng biển. Đầu tiên là sử dụng trình mô phỏng để dự đoán lợi nhuận của từng thành phần trong cảng (kho hàng nào mang đến nhiều lợi nhuận nhất và sản phẩm nào mang lại ít lợi nhuận nhất), tất cả đều sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ. Tác giả đưa ra 3 chiến lược đầu tư cho hệ thống nhà kho là: Nâng cấp hệ thống nhà kho ở hiện tại, xây mới nhưng nhà kho cố định ở nhiều cấp độ để có thể mở rộng trong tương lai, xây mới nhà kho linh động ở nhiều cấp độ và có thể mở rộng thêm trong tương lai. Lợi nhuận đo lường được xác định chiến lược đầu tư cho 4 cấp độ nhà kho khác nhau sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu so sánh với các chiến lược khác ở cùng quy mô. Sự kết hợp của cả hai phương pháp: phương pháp phân tích dữ liệu hiện tại và phương pháp điều chỉnh dữ liệu hiện tại giúp cho nhà quản lý có thể lựa chọn được chiến lược đầu tư tối ưu cho hệ thống logistics cảng biển và đưa ra quyết định đầu tư giúp phát triển cơ sở hạ tầng của cảng biển. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn mở cơ hội để nghiên cứu và phát triển vì các mục tiêu khác trong quá trình nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics cảng biển:
  • 19. 11 Phát triển và hoàn thiện hơn các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này để phục vụ cho những mục tiêu khác trong logistics cảng biển ở cả lĩnh vực nghiên cứu lẫn ứng dụng trong thực tiễn. Mở rộng phương pháp đo lường hiệu quả cho những thành phần khác của cảng biển và các thiết bị đầu cuối, những thành phần chưa được thực hiện trong nghiên cứu này. Những thành phần khác của cảng biển có thể kể đến như là cổng ra, hệ thống đường ray kết nối (ray cổng ra, ray sân bãi), hệ thống đường trong bến cảng, các phương tiện vận chuyển, bến phà, tàu tuần tra, đều là những thành phần quan trọng trong hệ thống logistics cảng biển. Ứng dụng phương pháp này trong việc xác định những điểm nút ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hệ thống cảng biển, ví dụ như việc đào tạo nâng cao trình độ của lực lượng lao động. Xây dựng quy trình ra quyết định để ứng dụng vào những thành phần khác của cảng biển, khi mà không có để ra quyết định ở những thành phần đó. Ví dụ, sử dụng công cụ này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những chỉ tiêu tài chính không chính xác khác như là lãi suất, lạm phát hoặc các dạng tài chính có chu kỳ. Cuốn sách “Logistics in Japan and Asean Nation” (Hậu cần tại Nhật bản và quốc gia Asean), tác giả Tatsuyki Kose [131]. Nghiên cứu trên được chia làm 3 phần chính: Nội dung phần I tác giả đề cập đến những nhân tố quan trọng đối với hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Ở trong phần này, trước tiên tác giả giới thiệu đến những nhân tố ảnh đến sự phát triển của lĩnh vực logistics như sự ảnh hưởng của luật pháp và khả năng tài chính ở mỗi quốc gia mà doanh nghiệp logistics có ảnh hưởng. Sự phát triển của lĩnh vực logistics được chia làm 2 phần. Trước tiên đó là sự phát triển của các dịch vụ liên quan sẵn có ở mỗi quốc gia như dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin liên lạc… Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực logistics đó sự phát triển cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia, cơ sở hạ tầng có thể kể đến như là đường bộ, đường sắt, các đường vận tải hay các công trình giao thông như hầm
  • 20. 12 đường bộ, cầu vượt sông, vượt biển. Như vậy, căn cứ vào những yếu tố đó, để lĩnh vực logistics có thể phát triển một cách bền vững thì DN cần phải giải quyết được 2 vấn đề: đầu tiên là vấn đề về giao thông vận tải, thứ hai là vấn đề về môi trường kinh doanh cũng như môi trường sản xuất được quy định bởi luật pháp. Bên cạnh đó, để có thể phát triển bền vững, DN cũng phải đạt được các thử thách khi xử lý vấn đề quản lý nguồn nhân lực và vấn đề năng lượng. Tác giả khuyến khích nên xây dựng một DN logistics bền vững, thân thiện với môi trường, bắt kịp xu thế hiện đại để phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán cũng như là khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Phần II: Cuốn sách giới thiệu về luật pháp và những phong tục tập quán ảnh hưởng tới hoạt động logistics. Trong phần này, tác giả đã giới thiệu tới người đọc những dạng DN logistics thường gặp và mối liên hệ của những dạng DN này tới những luật tương ứng có thể ảnh hưởng. Theo đó, tác giả đã đề cập đến 9 dạng DN logistics cơ bản, đó là: DN vận tải đường bộ, DN vận tải đường sắt, DN chuyển phát trong nước, DN chuyển phát trên biển, DN vận tải đường biển, doanh nghiệp vận tải trung gian, DN kinh doanh kho hàng, doanh nghiệp bốc dỡ hàng. Tương ứng với từng loại DN đó sẽ là các điều luật tương ứng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 2 loại DN logistics phổ biến nhất đó là DN vận tải trung gian và DN kinh doanh kho hàng. Trước tiên là đối với DN vận tải trung gian, nền tảng hoạt động của các DN này chủ yếu phải dựa vào sự hoạt động của các DN logistics khác như vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không và các DN chuyển phát. Về quy trình hoạt động, DN vận tải trung gian nhận hàng từ các DN vận tải khác, sau đó chuyển cho các shipper (nhân viên giao hàng) để chuyển hàng về tận tay cho khách hàng, hoặc theo quy trình ngược lại DN vận tải trung gian có thể nhận hàng từ shipper, sau đó DN này chuyển hàng tới cho các DN vận tải khác để đi khắp nơi trên thế giới. Do yêu cầu cần phải chuyển phát hàng giữa nhiều DN logistics khác nhau, nên cần thiết cần phải thành lập một DN chuyên quản lý các hoạt động logistics, lúc này vai trò của công ty vận tải trung gian mới có nhiều ý
  • 21. 13 nghĩa. Bên cạnh đó, bởi vì DN vận tải trung gian liên quan đến hoạt động của nhiều DN logistics khác nên DN vận tải trung gian phải chịu quy định của pháp luật áp dụng với đối với rất nhiều DN logistics khác nhau. Trong phần này, tác giả cũng đồng thời chỉ ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics của DNvận tải trung gian. Đồng thời hướng dẫn những DN mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành lập DN vận tải trung gian. Thứ hai là, đối với DN kinh doanh kho hàng, trong phần này tác giả đề cập tầm quan trọng của các công ty kinh doanh kho hàng. Công ty kinh doanh kho hàng không chỉ cung cấp chức năng lưu kho mà có vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng ví dụ như quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Đồng thời trong phần này, tác giả cũng đã phân loại các loại kho hàng ở Nhật Bản và phân loại các kiểu DN kinh doanh kho hàng. Bên cạnh đó, cấu trúc của một DN kinh doanh kho hàng cũng đã được tác giả giới thiệu đến. Hơn nữa, tác giả còn hướng dẫn những DN mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể thành lập DN kinh doanh kho hàng. Phần III: Trong phần cuối của nghiên cứu, tác giả đi sâu hơn về hệ thống logistics ở các quốc gia ASEAN. Trong phần này tác giả giới thiệu các thống kê về tình hình, thực trạng hoạt động logistics ở các nước Đông Nam Á cùng một số cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản để có thể so sánh. Sau đó tác giả đã đi vào phân tích chính sách cũng như cơ hội, thách của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là quốc gia cũng áp dụng chính sách logistics như chính sách của ASEAN năm 2015, như là việc không đánh thuế đối với sự luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động chất lượng cao và vốn. Tuy nhiên, hoạt động logistics ở Thái Lan cũng đối mặt với không ít thử thách như chi phí vận tải cao, giá xăng dầu bất ổn, hệ thống giao thông mất cân bằng và không hiệu quả. Tiếp theo là hoạt động logistics ở Indonesia, hệ thống logistics ở đất nước này vẫn còn hoạt động theo kiểu truyền thống, hàng hóa được vận chuyển sau trao đổi và phụ thuộc vào hoạt động trao đổi. Những thách thức khi kinh doanh hoạt động logistics ở nước này đó là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, dễ có
  • 22. 14 hiện tượng tắc đường, hơn nữa chi phí vận tải quá cao và chi phí cho hoạt động logistics chiếm gần 1/4 GDP nước này. Cuối sách tác giả giới thiệu một vài ý kiến để có thể phát triển lĩnh vực logistics ở các quốc gia ASEAN đó là phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, có các chính sách mở cửa đối với các doanh nghiệp logistics như chính sách đối với đầu tư nước ngoài, chính sách cấp bằng lái đa năng, quản lý logistics chuyên nghiệp. Giải quyết được những vấn đề đó thì sẽ nâng cao, và phát triển hoạt động logistics ở ASEAN. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển cấp quốc gia Ở cấp quốc gia, các tác giả trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về logistics, về vai trò của logistics với các ngành, lĩnh vực của kinh tế biển. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về logistics và vai trò của logistics với phát triển kinh tế biển đã được các tác giả phân tích và tổng kết. Sách chuyên khảo “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Tiến [102]. Trong cuốn sách chuyên khảo bàn về ứng dụng logistics trong DN vận tải giao nhận tại Việt Nam, tác giả đã trình bày 3 chương để chuyển tải nội dung cuốn sách: Chương 1. Tổng quan về logistics; Chương 2. Khả năng và thực trạng áp dụng logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam; Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam. Trong chương 1, tác giả tập trung làm rõ vấn đề tổng quan về logistics, đặc điểm, vai trò của logistics. Trong các yếu tố cơ bản của logistics, tác giả khẳng định vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Qua trình bày kinh nghiệm phát triển logistics ở một số nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tác giả đề cao bài học về vai trò của nhà nước
  • 23. 15 trong tạo cơ chế, chính sách đối với logistics, bài học về phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực logistics trong nền kinh tế. Trong chương 2, tác giả tập trung luận giải khả năng áp dụng logistics trong các DN kinh doanh vận tải giao nhận ở Việt Nam. Tác giả phân tích các yếu tố để chứng minh rằng hoàn toàn có thể áp dụng logistics trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam. Các yếu tố đó là: Điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tình hình phát triển vận tải đa phương thức, tình hình phát triển CNTT và thương mại điện tử ở Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ logistics. Khi phân tích thực trạng logistics trong các DN vận giao nhận ở Việt Nam, tác giả cho thấy đa số DN vận giao nhận ở Việt Nam đều có nhận thức rằng áp dụng logistics sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các DN. Trên cơ sở khảo sát thực trạng áp dụng logistics trong các DN vận tải giao nhận ở Việt Nam, tác giả đưa ra nhận xét Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện áp dụng logistics vào các DN vận tải giao nhận. Tác giả cuốn sách cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của DN vận tải giao nhận Việt Nam khi áp dụng logistics vào hoạt động là khó khăn về cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, lực lượng lao động logistics còn thiếu và yếu, thị trường giao nhận vận tải còn nhỏ và cạnh tranh gay gắt giữa DN trong nước với DN nước ngoài. Cuốn sách “Logistics - Những vấn đề cơ bản” do Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên [118]. Cuốn sách giới thiệu những nội dung tổng quan về logistics, như khái niệm logistics, các loại hình logistics, sự phát triển của logistics trong lịch sử và những kinh nghiệm trên thế giới về phát triển logistics. Các vấn đề cơ bản được tác giả đề cập trong cuốn sách như: Ngành dịch vụ logistics; Giải pháp Logistics; Quản trị logistics; Dịch vụ khách hàng; Hệ thống thông tin; Dự trữ; Quản trị vật tư; Xác định nhu cầu vật tư và dự báo nhu cầu vật tư; Vận tải; Kho bãi. Cuốn sách “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” do Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn đồng chủ biên [38]. Cuốn sách gồm 5 chương: Chương I, các tác giả giới thiệu những vấn đề tổng quan về logistics trong nền kinh tế thị trường như khái niệm, đặc trưng, vai trò của logistics. Các
  • 24. 16 tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ logistics gồm: Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia - chỉ tiêu LPI (Logistics Performance Index) và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp. Nhận diện một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta, theo các tác giả gồm 5 nhân tố cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế và quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN), cơ sở hạ tầng để phát triển logistics, sức ép cạnh tranh, danh mục hàng hóa dịch vụ ngày một gia tăng. Chương II của cuốn sách các tác giả chủ yếu đề cập tới kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ logistics và bài học cho Việt Nam. Trong chương III, các tác giả phân tích thực trạng dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay. Trong chương III, qua phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, các tác giả đã đưa ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, những vấn đề đặt ra trong phát triển logistics ở nước ta. Chương IV, các tác giả cuốn sách viết về yêu cầu và khả năng phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế. Theo đó những yêu cầu mang tính tổng thể về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đối với sự phát triển logistics được đặt ra cụ thể. Những khả năng phát triển dịch vụ logistics được các tác giả bàn đến khá đa dạng: Khả năng đầu tư về cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics, khả năng về đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics, khả năng mở rộng các loại hình dịch vụ, khả năng phát triển các nhà cung cấp dịch vụ, khả năng mở rộng hệ thống logistics phạm vi quốc gia và khu vực, khả năng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics, khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí logistics, khả năng hoàn thiện bộ tổ chức và quản lý hoạt động logistics. Chương V, các tác giả đề cập tới những quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở nước ta. Theo đó, hệ thống giải pháp được các tác giả đưa ra ở 2 góc độ, vĩ mô và vi mô. Cuốn sách “Quản trị logistics kinh doanh” do các tác giả Nguyễn Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn (chủ biên) [85]. Tác giả đưa ra các hình thức hậu
  • 25. 17 cần chủ yếu: Dịch vụ khách hàng hậu cần, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, hoạt động dự trữ, xử lý đơn hàng, duy trì thông tin. Các hoạt động hậu cần hỗ trợ: Định vị kho hàng, lưu kho, mua hàng, bao gói. Đề cập tới tầm quan trọng của hoạt động hậu cần, các tác giả cho rằng hoạt động hậu cần giúp tiết kiệm chi phí hậu cần nói riêng và chi phí kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó phạm vi cung ứng và phân phối của doanh nghiệp được mở rộng dưới tác động của hoạt động hậu cần. Hậu cần có vai trò quan trọng trong việc lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu cần làm tăng đáng kể giá trị đối với khách hàng. Hậu cần góp phần đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” [45] của Nguyễn Thành Hiếu. Cuốn sách giới thiệu những nội dung của chuỗi cung ứng trong thế kỷ 21. Đề cập tới hoạt động giao vận tích hợp, cuốn sách mô tả tầm quan trọng của hoạt động giao vận tích hợp, giá trị, mục tiêu, cấu trúc của hoạt động giao vận tích hợp. Tác giả phân tích hệ thống vận chuyển với các nội dung chính như: Chức năng, nguyên tắc và các đối tượng tham gia hệ thống vận chuyển; quản lý hoạt động vận tải; hạ tầng giao thông; các dịch vụ vận tải: phương thức truyền thống, dịch vụ đóng gói, vận chuyển đa phương tiện, các tổ chức trung gian. Bên cạnh đó các nội dung cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng được tác giả phân tích như: Quản trị hoạt động kho bãi, đóng gói và xếp dỡ hàng hóa trong chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu. Bài báo “Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ thống logistics biển” [37] của Đặng Đình Đào. Tác giả cho rằng với tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển và hoạt động ngành logistics, Việt Nam cần có những giải pháp về logistics để góp phần phát triển kinh tế biển đảo. Theo tác giả thời gian qua Việt Nam thường chỉ chú trọng phát triển giao thông đường bộ, đường biển không được quan tâm đầu tư phát triển. Đây là một trong các nguyên nhân khiến kinh tế biển đảo của Việt Nam không phát triển mạnh mẽ. Tác giả bài báo đưa ra một số giải pháp logistics sau để góp phần phát triển bền vững kinh tế biển đảo: Cần nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển logistics biển trong hệ
  • 26. 18 thống logistics quốc gia nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra hiệu quả; Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế biển đảo, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển logistics quốc gia; Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng logistics biển; Có quan điểm phát triển logistics biển nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược biển quốc gia; Có chính sách đầu tư đặc biệt ra các đảo nhằm xây dựng các trung tâm logistics trên các đảo theo kinh nghiệm của Singapo; Đầu tư, xây dựng du lịch biển đảo phát triển mạnh góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về kinh tế biển đảo; Đào tạo nguồn nhân lực logistics biển cả về cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đảo. Đề tài “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Đặng Đình Đào [35]. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển các dịch vụ logistics; Chương 2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta; Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. Trong chương 1 của đề tài, các tác giả đã trình bày các vấn đề về tổng quan, vai trò cũng như đặc trưng và yêu cầu cơ bản của logistics trong nền kinh tế thị trường. Tác giả cho rẳng, logistics được thực hiện từ điểm khởi nguồn của sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Về vị trí của dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng, tác giả cho rằng Logistics ở vị trí kết nối giữa Nhà máy - Sản xuất - Bán buôn - Bán lẻ - Khách hàng. Theo đó logistics kết nối dòng thông tin và dòng sản phẩm các khâu với nhau. Khi phân loại logistics, tác giả tiếp cận theo 6 góc độ khác nhau, đó là: Theo lĩnh vực hoạt động, theo phương thức khai thác hoạt động, theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics, theo khả năng tài chính của các công ty cung cấp dịch vụ logistics, theo quá trình thực hiện, theo đối tượng hàng hóa. Mỗi góc độ phân
  • 27. 19 chia logistics, tác giả đều đưa ra các loại hình logistics khác nhau, khá đa dạng. Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường, logistics có tám đặc trưng nổi bật, cụ thể là: logistics bao gồm các hoạt động bao trùm quá trình sản phẩm được sản xuất ra và tới tay người tiêu dùng, logistics là hoạt động thương mại mang tính liên ngành, logistics gắn liền với tất cả các khâu của sản xuất, logistics là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, logistics là sự phát triển cao hoàn chỉnh của hoạt động vận tải giao nhận, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức, logistics chỉ có thể phát triển hiệu quả khi tận dụng được triệt để thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT), logistics là sự tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. Tác giả đề cập tới nội dung phát triển các dịch vụ logistic gồm có: Phát triển các dịch vụ logistics đơn lẻ, phát triển các dịch vụ logistics trọn gói hay dịch vụ logistics Thirt Party Logistics - Logistics bên thứ ba (3PL). Về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics, tác giả cho rằng có chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia (chỉ tiêu LPI) và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp. Đề cập các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, tác giả cho rằng có các nhân tố chung và các nhân tố đặc thù. Nhân tố chung bao gồm: Môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường khoa học công nghệ. Nhân tố đặc thù bao gồm: Cơ sở hạ tầng, sức ép từ cạnh tranh, danh mục hàng hóa sản xuất và tiêu thụ. Quá trình hội nhập quốc tế và mở của thị trường dịch vụ, tác giả chỉ ra những xu hướng phát triển dịch vụ logistics là: Ứng dụng CNTT, thương mại điện tử ngày càng phổ biến; Xu hướng thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp hay dịch vụ logistics bên thứ ba; Phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics toàn cầu; Sự xuất hiện của dịch vụ logistics bên thứ tư và bên thứ năm (4PL và 5PL). Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics cũng được tác giả đề tài chỉ ra cụ thể ở nhiều khía cạnh. Từ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển logistics của các nước: Nhật Bản, Thái Lan,
  • 28. 20 Trung Quốc, Singapo, tác giả đưa ra một số bài học đối với Việt Nam. Bài học về chính sách và tăng cường vai trò của Nhà nước, bài học về phát triển cơ sở hạ tầng, bài học về phát triển nguồn nhân lực, bài học về lựa chọn lĩnh vực logistics để phát triển, bài học về phát triển các DN logistics, bài học về sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp logistics. Nội dung Chương 2. Phân tích thực trạng hệ thống logistics ở nước ta, các tác giả đề tài đã đánh giá sự tác động của các dịch vụ logistics đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, logistics tác động tới sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển thương mại, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tác giả chỉ ra những thành tựu, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta thời gian qua. Chương 3. Qua dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có tác động đến dịch vụ Logistics ở nước ta, tác giả đề cập tới các nhân tố tác động đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta đến năm 2020. Các nhân tố đó là: Tăng trưởng thương mại và xu hướng đầu tư toàn cầu, triển vọng kinh tế trong nước, cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, xu hướng phát triển dịch vụ thuê ngoài. Tác giả chỉ ra 9 khả năng và triển vọng phát triển dịch vụ logistics ở nước ta, đó là khả năng về đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ logistics, khả năng về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ logistics, khả năng về mở rộng các loại hình dịch vụ, khả năng về phát triển các nhà cung cấp dịch vụ, khả năng về thiết kế hệ thống logistics phạm vi quốc gia và khu vực, khả năng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics, khả năng nâng cao chất lượng và giảm chi phí với hoạt động logistics, khả năng hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động logistics, triển vọng phát triển thị trường dịch vụ Logistics. Bàn về các giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vị logistics ở nước ta đến năm 2020, tác giả đề cập tới nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô. Những giải pháp vĩ mô, tác giả cho rằng cần tập trung vào vai trò quản lý nhà nước, quy hoạch đối với dịch vụ logistics.
  • 29. 21 Luận án của Vũ Thị Quế Anh “Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [2]. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics và logistics quốc gia, tác giả đánh giá thực trạng phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á như Singapo, Thái Lan, Malaixia. Thông qua nhận định những thành công, hạn chế trong chiến lược phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á, tác giả Luận án rút ra những bài học cho Việt Nam trong phát triển logistics. Tác giả nhấn mạnh tới những bài học sau đây: Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của logistics trong phát triển kinh tế; Xây dựng và phát triển hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện cho sự kết nối giữa các hình thức giao thông vận tải; Phát triển hạ tầng CNTT; Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho logistics; Phát triển logistics quốc gia thông qua thị trường dịch vụ logistics. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở các địa phương Ở phạm vi địa phương, đã có nhiều bài báo, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học bàn về logistics và vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển. Bài báo “Phát triển logistics ở Quảng Bình nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong hội nhập và phát triển” của Đặng Đình Đào [36]. Theo tác giả bài báo: “Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế; logistics đồng nghĩa với hiệu quả của cả quá trình, chuỗi cung ứng và liên kết, hợp tác; nó độc lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia” [36]. Tác giả cho rằng Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics, như địa - kinh tế, có bờ biển dài, có cảng nước sâu, có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy qua, đường xuyên Á, cửa khẩu Cha Lo. Tuy nhiên Quảng Bình vẫn chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể để phát triển logistics của tỉnh, logistics chưa “kết dính” được các quy hoạch về giao thông vận tải, thương mại, công nghiệp, Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, Hành lang kinh tế quốc lộ 12… Quảng Bình chưa có trung tâm logistics, chất lượng của hạ tầng
  • 30. 22 cho logistics còn hạn chế, thu hút đầu tư chậm, doanh thu từ doanh nghiệp logistics chủ yếu từ dịch vụ vận tải đường bộ, chiếm 91,17%. Tác giả chỉ ra nhiều nguyên nhân của tình trạng trên và đề xuất các giải pháp đối với lĩnh vực logistics ở Quảng Bình. Theo tác giả, cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của logistics trong nền kinh tế Quảng Bình, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho logistics phát triển; có cơ chế chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng cho logistics phát triển nhất là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; cần phát triển hệ thống logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng gắn với hội nhập và liên kết vùng; đẩy mạnh nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với các nước có công nghiệp logistics phát triển. Luận án “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở Hải Phòng” của Nguyễn Quốc Tuấn [106]. Tác giả luận án làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển và một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics tại cảng Hải Phòng, tác giả đưa ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Đề án "Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025" [75] của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với các quan điểm, định hướng phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố như sau: Coi logistics là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi nhọn của Hà Nội trong chiến lược phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế của thành phố nói chung; Phát triển nhanh, ổn định và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics của thành phố cả về kinh tế, xã hội và môi trường; Phát triển hệ thống logistics phải phù hợp đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố; Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, khai thác tại các trung tâm dịch vụ logistics trên địa bàn, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung;
  • 31. 23 Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của thành phố; Phát triển thành phố Hà Nội thành một trong ba trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt trình độ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của thành phố Hà Nội đạt 9-11%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 17%-21%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60%-65%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 14%-17% GRDP Thành phố. Đến năm 2025, đưa vào hoạt động khai thác một số hạ tầng dịch vụ logistics như 02 trung tâm logistics, 02 cảng cạn ICD, 01 cảng thủy container quốc tế, 05 trung tâm tiếp vận và một số hệ thống kho chuyên dụng. Luận án “Tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của Nguyễn Xuân Hảo [44]. Luận án đánh giá những tác động của logistics đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất, tác giả luận án chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các DN sản xuất khi mở của thị trường dịch vụ logistics. Những thách thức mà tác giả chỉ ra là: Các DN sản xuất Việt Nam sẽ hưởng lợi ít do chi phí logistics của Việt Nam còn quá cao, môi trường pháp lý cho hoạt động và phát triển của dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế nên DN sản xuất gặp khó khăn khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài, nhu cầu của DN sản xuất về nhân lực logistics chưa được đáp ứng tốt do thiếu nguồn nhân lực logistics, những rủi ro mà DN sản xuất có thể phải gánh chịu do tiềm ẩn những yếu tố tác động tiêu cực khi mở của thị trường dịch vụ logistics. Trên cơ sở phân tích tác động của logistics tới hiệu quả của DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tác giả luận án đưa ra những giải pháp tăng cường tác động dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận án đề cập tới 4 nhóm giải pháp như sau: Nhóm giải pháp về tổ chức, khai thác và sử dụng dịch vụ logistics; Nhóm giải pháp đối với DN logistics và thị trường dịch vụ logistics; Nhóm giải
  • 32. 24 pháp về thiết lập các mối quan hệ kinh tế hợp lý giữa các DN; Nhóm giải pháp đối với tỉnh Quảng Bình và các cơ quan hữu quan. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh Các công trình nghiên cứu về logistics nói chung và logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế, có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau sau đây. Nghiên cứu “Đánh giá tổng thể hiện trạng hoạt động phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh và một số nhiệm vụ để phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị bàn về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh trong quá trình hội nhập quốc tế [76]. Nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng về logistics tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Hiện nay Quảng Ninh đang hình thành các khu vực kho, bãi, dịch vụ hậu cần cảng, cửa khẩu có cơ sở hạ tầng gần tương đương với tiêu chí trung tâm logistics. Hệ thống cảng cạn, cảng biển, dịch vụ hải quan, cơ sở hạ tầng dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách, hệ thống doanh nghiệp, các dịch vụ logistic ngày càng phát triển đa dạng cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao hơn. Tuy nhiên hạn chế của các DN dịch vụ logistics ở Quảng Ninh hiện nay là mới chỉ đáp ứng được dịch vụ ở phương thức First Party Logistics - Logistics bên thứ nhất (1PL) và Second Party Logistics - Logistics bên thứ hai (2 PL), số lượng các doanh nghiệp đáp ứng được phương thức 3PL là rất ít. Quy mô của DN dịch vụ logistics nhỏ, sức cạnh tranh yếu, thiếu sự kết nối giữa DN xuất khẩu và doanh nghiệp logistics, hệ thống đường bộ hiện nay tương đối hoàn thiện, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, nhất là giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển, hệ thống bến, bãi, các cảng tuy được đầu tư quy mô nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là hạ tầng dịch vụ phụ trợ; một số kho, bãi còn nằm phân tán đan xen trong các khu vực dân cư, dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa còn khó khăn, thiếu nguồn nhân lực logistics chất lượng cao,
  • 33. 25 đa số lao động trong ngành là lao động phổ thông, chưa được đào tạo chính quy theo đúng chuyên ngành logistics. Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistic tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thanh Thảo [86]. Tác giả bài báo đánh giá cao vai trò của logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hạ tầng logistics của tỉnh Quảng Ninh còn manh mún, nghèo nàn, hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics còn hạn chế, chưa khai thác được những tiềm năng logistics của tỉnh. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics chưa thông thoáng và còn nhiều bất cập, các rào cản phi thuế quan trong logistics chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, thủ tục thông quan gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực logistics tại Quảng Ninh còn thiếu về số lượng và chất lượng còn yếu, tỉnh chưa có trung tâm đào tạo nhân lực ngành logistics. Tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngành logistics Quảng Ninh, cụ thể là: Nhóm giải pháp về cơ chế pháp lý; Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực doanh nghiệp cung ứng và chất lượng dịch vụ logistics. Bài “Đào tạo nhân lực logistics đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thừa Lộc và Đặng Thanh Bình [58] đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hội nhập quốc tế Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam (tháng 12/2018). Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển logistics tỉnh Quảng Ninh, thực trạng đào tạo nhân lực logistics tỉnh Quảng Ninh 2010 - 2017, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp tăng cường đào tạo nhân lực logistics của tỉnh Quảng Ninh. Theo các tác giả bài viết: Khối lượng vận chuyển hàng hóa tỉnh Quảng Ninh bằng đường biển được dự báo có xu hướng gia tăng mạnh từ 5.344 nghìn tấn năm 2020 lên 9.287 nghìn tấn năm 2030 thể hiện vai trò trong vận tải hàng hóa của vận tải biển, vì vậy cần có những giải pháp tích cực để tăng cường đào tạo nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong các mục tiêu đào tạo nhân lực logistics thời gian
  • 34. 26 tới, các tác giả cho rằng cần chú ý đào tạo nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng công nghệ mới tại các cụm cảng biển Hòn Gai - Cái Lân góp phần thúc đẩy logistics phát triển gắn với kinh tế khu vực cảng biển. 1.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH 1.3.1. Những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu Thứ nhất, các công trình này đã chỉ ra được nội dung tổng quan về logistics, bản chất của logistics, đặc trưng chung, vai trò của logistics, xu hướng phát triển của logistics trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó lịch sử phát triển và kinh nghiệm phát triển logistics, logistics trong phát triển kinh tế cũng được các tác giả trong nhóm các công trình chung đề cập đến. Các công trình đã đưa ra các tiêu chí phát triển logistics, các giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ logistics ở nước ta. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với ngành logistics nói chung, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói riêng, các tác giả của các công trình đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan các cấp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy logistics phát triển mạnh trong thời gian tới. Thứ hai, các tác giả của nhóm các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở các địa phương đã chỉ ra những điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân tích những thuận lợi và khó khăn, thực trạng phát triển hoạt động logistics ở mỗi địa phương; đề ra những giải pháp phát triển logistics phù hợp với mỗi địa phương. Các tác giả cũng cho rằng, mỗi địa phương có những lợi thế khác nhau để phát triển loại hình dịch vụ logistics phù hợp, ví dụ Quảng Ninh, Hải Phòng có thế mạnh cảng biển thì nên đẩy mạnh phát triển logistics cảng biển. Thứ ba, các tác giả của những công trình này đã khái quát những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, khái quát tổng thể về tình hình
  • 35. 27 phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của logistics. Đưa ra các quan điểm, chủ trương của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh Quảng Ninh trong phát triển logistics trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, các tác giả chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát huy lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, thúc đẩy logistics phát triển. Tựu chung lại các công trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả mang tính khái quát như sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã phản ánh khá rõ về nội dung khái niệm logistics, bản chất của logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của logistics. Hai là, các tác giả của các công trình đã phân tích logistics với tư cách là sự kết nối các hoạt động của nhiều khâu trong chuỗi các hoạt động, trong đó có khâu gắn với kinh tế biển. Ba là, các tác giả đã bước đầu đề cập và làm rõ phần hoạt động logistics do kinh tế biển đảm nhận. 1.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh Các công trình nghiên cứa trên đã góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển logistics ở Việt Nam nói chung, phát triển logistics ở các địa phương và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Những kết quả nêu trên là những gợi ý, định hướng rất hữu ích đối với nghiên cứu sinh (NCS) trong quá trình học tập và thực nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn chưa đề cập tới nhiều vấn đề mang tính cốt lõi của logistics trong phát triển kinh tế biển. Thứ nhất, các công trình chưa thực sự làm rõ vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển; Thứ hai, các tác giả của các công trình chưa nghiên cứu tính quy luật của phát triển logistics dựa vào biển, sử dụng yếu tố địa - kinh tế trong phát triển logistics; Thứ ba, các công trình chưa làm rõ vị trí, vai trò của logistics trong phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh, những khó khăn vướng mắc và giải pháp đối với phát triển thành tố logistics trong kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
  • 36. 28 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có công trình đi trước nào thực hiện. Vì vậy, sự cần thiết phải có nghiên cứu về logistics trong kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh. Qua đó cần làm rõ về mặt lý luận sự gắn kết của logistics trong phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng của logistics trong kinh tế biển tại Quảng Ninh. Qua nghiên cứu đánh giá, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và tìm ra các giải pháp để phát huy sự gắn kết của logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
  • 37. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. Logistics Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, logistics được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận về logistics. Theo Oxford: Logistics là các hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa cho khách hàng [64]. Đây là cách tiếp cận khá đơn giản về logistics, theo đó logistics bao gồm các hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa của các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng. Cách tiếp cận logistics như trên xem xét logistics dưới góc độ của vận tải hàng hóa. Theo Ủy ban Quản lý logistics của Mỹ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [102, tr.9]. Theo cách hiểu như trên thì logistics bao gồm rất nhiều hoạt động từ việc lập kế hoạch, lên các phương án nhằm thực hiện quản lý tốt nhất việc vận chuyển hàng hóa từ những khâu tiền sản xuất, tức là khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào của sản xuất, như mua nguyên liệu, vật tư, thuê mướn nhân công, đến các khâu của sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay khách hàng. Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
  • 38. 30 chuỗi cung ứng qua các khâu của sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế [118, tr.31-32]. Với cách tiếp cận như trên, tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng logistics bao gồm chuỗi cung ứng, được thực hiện ở nhiều hoạt động trong các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong các hoạt động đó, logistics giúp quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ được diễn ra tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn. Thông qua các hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau ở các khâu khác nhau, hàng hóa dịch vụ được phân phối đến khách hàng một cách tốt nhất. Theo Luật Thương Mại Việt Nam, năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao [71, tr.128]. Theo cách tiếp cận trong Luật Thương Mại của Việt Nam thì logistics được hiểu là dịch vụ logistics, bao gồm nhiều công việc khác nhau từ khi nhận hàng cho đến khi hàng hóa tới tay người mua, mà chủ thể có thể thực hiện một hoặc nhiều công việc trong đó để được hưởng thù lao do đã làm công việc đó. Theo các tác giả Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn: Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ… từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng [38, tr.22]. Theo các tác giả, logistics chính là các hoạt động trong quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa của người tổ chức phân phối, lưu thông tới tay người tiêu dùng. Trong các hoạt động của mình, cá nhân, tổ chức đảm nhận các khâu
  • 39. 31 của logistics phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất, góp phần bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa của khách hàng. Tác giả Trần Thanh Hải cho rằng: Logistics là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời, hiệu quả [43, tr.9]. Theo định nghĩa trên logistics bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ được thực hiện tốt nhất. Như vậy cách tiếp cận về logistics của tác giả Trần Thanh Hải bao quát cả trong sản xuất, kinh doanh và trong lĩnh vực tiêu dùng, sử dụng hàng hóa. Tính đáp ứng về mặt thời gian và tính hiệu quả được tác giả nhấn mạnh trong quan niệm về logistics nói trên. Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau về logistics, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng logistics là hoạt động nhằm quản lý dòng vận chuyển của hàng hóa từ khâu đầu tiên cho tới khâu cuối cùng, khi khách hàng nhận được hàng hóa một cách tốt nhất về mọi mặt như thời gian, chi phí, địa điểm. Mục đích trong các hoạt động của chủ thể logistics là dẫn đến sự tối ưu hóa trong sản xuất và lưu thông hóa, dẫn đến đáp ứng yêu cầu của khách hàng về số lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả, tính kịp thời. Theo tác giả: Logistics là hình thức tối ưu hóa dòng lưu chuyển hàng hóa từ khâu đầu tiên cho tới khi hàng hóa tới tay khách hàng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ, hợp lý các khâu của toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa. 2.1.1.2. Phát triển kinh tế biển Kinh tế biển. Theo Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA), kinh tế biển bao gồm: Thương mại theo đường biển: là hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, vận chuyển bằng đường biển giữa các quốc gia trong cùng khu vực hoặc giữa các châu lục, thể hiện qua giá trị hoặc khối lượng hàng hóa được luân chuyển trong một năm.
  • 40. 32 Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển: đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật thúc đẩy các hoạt động kinh tế biển. Vận tải biển gắn liền với hoạt động thương mại trên biển, giúp vận chuyển hàng hóa giữa các nước, đem lại nguồn thu từ cước phí vận tải. Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển: Sản xuất và sửa chữa phương tiện vận chuyển bằng đường biển. Khai thác, đánh bắt thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước và chế biến xuất khẩu. Khai thác dầu và khí đốt trong thềm lục địa để đảm bảo an ninh năng lượng và xuất khẩu. Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng. Các hoạt động phụ trợ khác như: hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm, đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu tại cảng, đào tạo đội ngũ thủy thủ, ngân hàng [50, tr.35]. Như vậy theo PEMSEA thì kinh tế biển là lĩnh vực rất rộng, từ các hoạt động kinh tế trực tiếp gắn với biển như khai thác, đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu khí, vận tải biển, du lịch biển đảo… đến các hoạt động kinh tế không diễn ra trực tiếp trên biển nhưng có mối quan hệ và tác động tới nguồn lực biển như công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển. Các hoạt động kinh tế này tuy không trực tiếp diễn ra trên biển nhưng có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế biển. Quan điểm của PEMSEA về kinh tế biển là rất rộng, theo đó kinh tế biển có thể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Theo các tác giả Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh: “Kinh tế biển là hoạt động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn thông” [69, tr.33]. Theo tác giả Bùi Tất Thắng: Kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải biển
  • 41. 33 và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo [88]. Tác giả Bùi Tất Thắng cho rằng kinh tế biển bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế trực tiếp diễn ra trên biển. Đó là các hoạt động sản xuất truyền thống của ngư dân như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, làm muối; bên cạnh đó là các ngành mới như du lịch biển, kinh tế hàng hải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển. Quan điểm của tác giả Bùi Tất Thắng tiếp cận kinh tế biển ở các ngành trực tiếp diễn ra và khai thác tài nguyên biển trực tiếp. Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”: Kinh tế biển có thể khái quát thành hai phần chủ yếu: Thứ nhất là, toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Khai thác dầu khí trên biển, du lịch biển, nghề làm muối biển, dịch vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, kinh tế hải đảo; Thứ hai là, các hoạt động không diễn ra trên biển, không liên quan đến khai thác biển, diễn ra trên đất liền nhưng dựa vào yếu tố biển: Công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biển hải sản, dịch vụ cảng biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học công nghệ biển, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển [31]. Phát triển kinh tế biển. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển. Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, điều kiện tự nhiên của vùng biển đem lại [50, tr.25-32]. Phát triển kinh tế biển là phát triển các ngành, lĩnh vực trong kinh tế biển như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
  • 42. 34 Phát triển công nghiệp trong kinh tế biển: Công nghiệp chế biến thủy sản; Công nghiệp khai thác khoáng sản; Công nghiệp lọc hóa dầu; Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển. Phát triển nông nghiệp trong kinh tế biển bao gồm: Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; trồng rừng ven biển; nghề làm muối biển. Phát triển các ngành dịch vụ trong kinh tế biển: Dịch vụ cảng biển; Dịch vụ giao thông vận tải biển; Dịch du lịch biển đảo. Theo tác giả Quách Thị Hà: Phát triển kinh tế biển là việc chính quyền địa phương thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động đã đề ra, nhằm phát huy những hiệu quả của kinh tế thị trường cũng như khắc phục những hạn chế của nó giúp cho tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế biển được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm an ninh - quốc phòng [41, tr.37]. Để thực hiện phát triển kinh tế biển cần bảo đảm thực hiện các tiêu chí cơ bản sau đây: Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển phái được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ gắn với quy hoạch chung của nền kinh tế. Thứ hai, hạ tầng để phát triển kinh tế biển cần được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế biển. Thứ ba, các nguồn lực phát triển tế biển được huy động một cách hiệu quả, nhất là nguồn nhân lực, nguồn lực KHCN, nguồn lực về vốn… 2.1.1.3. Logistics trong phát triển kinh tế biển Thứ nhất, một bộ phận của logistics thuộc kinh tế biển là một bộ phận của ngành logistics trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, logistics không phải là hoạt động riêng lẻ mà bao gồm chuỗi các hoạt động mang tính liên ngành, quản lý dòng vận động và lưu chuyển của tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của DN một cách tối ưu nhất. Vì vậy sẽ có những bộ của logistics