SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------------------------- 
NGUYỄN HẢI YẾN
HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỢP KIM Ni-Mn-Sn,
La-(Fe,Co)-(Si,B) VÀ Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr CHẾ TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGUỘI NHANH
 
Chuyên ngành: Vật liệu điện tử 
        Mã số: 62.44.01.23 
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------------------------- 
NGUYỄN HẢI YẾN
HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỢP KIM Ni-Mn-Sn,
La-(Fe,Co)-(Si,B) VÀ Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr CHẾ TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGUỘI NHANH
Chuyên ngành: Vật liệu điện tử 
        Mã số: 62.44.01.23 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HUY DÂN
Hà Nội – 2017
i
LỜI CẢM ƠN
  Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Huy
Dân, người Thầy đã dành cho tôi sự động viên, giúp đỡ tận tình và những định
hướng khoa học hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ đầy hiệu quả của TS. Trần Đăng
Thành, TS. Phan Thế Long, TS. Nguyễn Hữu Đức, NCS. Phạm Thị Thanh, NCS. Đỗ
Trần Hữu, NCS. Nguyễn Mẫu Lâm, NCS. Nguyễn Thị Mai, NCS. Đinh Chí Linh và
các cán bộ, đồng nghiệp khác trong Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ và khích lệ của GS.TSKH. Nguyễn Xuân
Phúc, PGS.TS. Lê Văn Hồng, PGS.TS. Đỗ Hùng Mạnh, PGS.TS. Vũ Đình Lãm
cùng toàn thể các cán bộ Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn đã dành cho tôi
trong những năm qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của cơ sở đào tạo là
Học viện Khoa học và Công nghệ cùng Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Luận án được hỗ trợ kinh phí của các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Viện
Khoa học vật liệu, đề tài Khoa học Công nghệ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam cùng các đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và
công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Công việc thực nghiệm trong luận án được thực
hiện trên các thiết bị của Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện
tử và Phòng Vật lý vật liệu Từ và Siêu dẫn, Viện Khoa học vật liệu.
Sau cùng, tôi muốn gửi tới tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè
lời cảm ơn chân thành nhất. Chính sự tin yêu, mong đợi của gia đình và bạn bè đã
tạo động lực cho tôi thực hiện thành công luận án này.
Hà Nội, tháng năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hải Yến
ii
LỜI CAM ĐOAN
  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả 
trong các hợp tác nghiên cứu đã được sự đồng ý của các đồng tác giả. Các số liệu, 
kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công 
trình nào khác. 
 
              Tác giả luận án 
 
 
                     Nguyễn Hải Yến
iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
1. Danh mục chữ viết tắt
AFM  : Phản sắt từ 
IEM  : Chuyển pha từ giả bền điện tử linh động 
FM  : Sắt từ 
FOPT  : Chuyển pha loại một 
GMCE  : Hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ 
MCE  : Hiệu ứng từ nhiệt 
MFT  : Lý thuyết trường trung bình 
PM  : Thuận từ 
RC  : Khả năng làm lạnh 
SOPT  : Chuyển pha loại hai 
SQUID  : Thiết bị giao thao lượng tử siêu dẫn 
TLTK  : Tài liệu tham khảo 
VSM  : Từ kế mẫu rung 
VĐH  : Vô định hình 
XRD  : Nhiễu xạ tia X 
2. Danh mục các ký hiệu
H  : Từ trường 
Hc  : Lực kháng từ 
M  : Từ độ 
Ms  : Từ độ bão hòa 
MS  : Từ độ tự phát 
Mo, Ho và D  : Các biên độ tới hạn 
Sm  : Entropy từ 
SL  : Entropy mạng 
iv
Se  : Entropy điện tử 
T  : Nhiệt độ 
ta  : Thời gian ủ nhiệt 
Ta  : Nhiệt độ ủ 
TC  : Nhiệt độ Curie 
Tpk  : Nhiệt độ đỉnh của đường biến thiên entropy từ phụ thuộc nhiệt độ  
A
CT   : Nhiệt độ Curie tương ứng với pha austenite 
M
CT   : Nhiệt độ Curie tương ứng với pha martensite 
Ts
A 
: Nhiệt độ bắt đầu của pha austenite 
Tf
A 
: Nhiệt độ kết thúc của pha austenite 
TM-A  : Nhiệt độ chuyển pha martensit - austenite 
   : Nhiệt độ rút gọn 
β, γ và δ  : Các số mũ (tham số) tới hạn 
o  : Độ cảm từ ban đầu  
TFWHM  : Độ bán rộng của đường biến thiên entropy từ phụ thuộc nhiệt độ 
∆H  : Biến thiên từ trường 
∆Sm  : Biến thiên entropy từ 
∆Smmax  : Giá trị biến thiên entropy từ cực đại 
∆Tad  : Biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt 
v
Danh mục các hình và đồ thị
     Trang
Hình 1.1.  Mô phỏng về hiệu ứng từ nhiệt [55].         6 
Hình 1.2.   Chu trình làm lạnh từ [53].        7 
Hình 1.3.  |Sm|max (biến thiên entropy từ cực đại) và TFWHM  (độ bán 
rộng của đường Sm phụ thuộc nhiệt độ) trên đường cong 
Sm(T) [105]. 
    10 
Hình 1.4.  Hệ đường cong từ hóa đẳng nhiệt của hợp chất PrGa [150].      11 
Hình 1.5.
 
Các đường Arrott M2 
- H/M đặc trưng cho chuyển pha loại 
một  của  vật  liệu  Ni43Mn46  Sn11  (a)  [148]  và  chuyển  pha 
loại hai của vật liệu La0,6Sr0,2Ba0,2−xMnO3 (b) [89]. 
    12 
Hình 1.6.  Sự phụ thuộc của MS  và  1
0

  vào nhiệt độ cùng với các 
đường  làm  khớp  (a)  và  sự  phụ  thuộc  của  M|ε|β
  vào 
H|ε|(β+γ)
)  ở  các  nhiệt  độ  lân  cận  TC  (b)  của  hợp  chất 
La0,7Ca0,3Mn1-xFexO3 [46]. 
    14 
Hình 1.7.  So sánh công nghệ làm lạnh nén giãn khí (phải) và công 
nghệ làm lạnh sử dụng MCE (trái) [55]. 
    15 
Hình 1.8.  Máy  lạnh  từ  thương  phẩm  của  hãng  Chubu 
Electric/Toshiba [48]. 
    16 
Hình 1.9.  Số lượng các mẫu thiết bị làm lạnh (number of prototypes) 
theo  các  năm  (Reciprocating:  chuyển  động  kiểu  pittông, 
Rotary: chuyển động quay, all cumulative: tổng tích lũy) [69]. 
    17 
Hình 1.10.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ cực đại (ΔH = 50 
kOe) vào nhiệt độ đỉnh (Tpeak - nhiệt độ mà tại đó có biến 
thiên entropy từ cực đại) của một số hệ vật liệu từ nhiệt 
(Laves phases: các hợp chất có công thức AB2 (A là đất 
hiếm, B là kim loại chuyển tiếp), Ln-manganites: các hợp 
chất magnanite perovskite) [36]. 
    18 
vi
Hình 1.11.  Biến thiên nhiệt độ  đoạn  nhiệt  của  các vật liệu từ  nhiệt  có 
MCE lớn trong vùng nhiệt độ từ  10 tới  80 K với H = 75 
kOe [102]. 
    19 
Hình 1.12.  Giá trị biến thiên entropy từ cực đại của các hợp kim  nền 
RECo2 (các biểu tượng đặc – vật liệu FOPT, biểu tượng rỗng 
– vật liệu SOPT) và các hợp kim nền REAl2 (các biểu tượng 
vuông rỗng) với H = 50 kOe [30]. 
    20 
Hình 1.13.  Cấu trúc mạng tinh thể của hợp kim Heusler đầy đủ (a) và 
bán hợp kim Heusler (b) [137]. 
    25 
Hình 1.14.  Các chuyển pha từ trong một số hợp kim Heusler Ni-Mn-Z 
(Z = In, Ga, Sn, Sb) [107]. 
    26 
Hình 1.15.  Sự phụ thuộc của nhiệt độ chuyển pha vào nồng độ điện tử 
hóa trị trên một nguyên tử (e/a) trong hợp kim Ni-Mn-(Sn, 
In, Ga) [107]. 
    27 
Hình 1.16.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của hợp 
kim Ni-Mn-Z, Z = Ga (a), Z = In (b), Z = Sn [73, 79, 107]. 
    27 
Hình 1.17.  Cấu trúc vi mô của hợp kim Ni0,5Mn0,5-xSnx phụ thuộc vào 
x [73]. 
    28 
Hình 1.18.  Sự phụ thuộc của  biến thiên  entropy  từ  vào  nhiệt độ của 
hợp kim Ni-Mn-Z, Z = Sn (a), Z = Sb (b) và Ni50Mn37Sn13 
(hình lồng trong hình (a)) [2]. 
    29 
Hình 1.19.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của băng 
hợp kim Ni-Mn-Z, Z = Ga (a), Z = In với H = 50 kOe (b) và 
30 kOe (hình lồng trong hình (b)) [47, 79]. 
    30 
Hình 1.20.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của mẫu 
băng Ni43Mn46Sn11 khi chưa ủ nhiệt (a), ủ nhiệt 10 phút (b), 60 
phút (c) và 180 phút (d) [147]. 
    30 
Hình 1.21.  Ảnh vi cấu trúc của mẫu băng Mn50Ni50-xSnx với x = 8 (a), 
x = 9 (b) và x = 10 (c, d) [63]. 
    31 
vii
Hình 1.22.  Cấu trúc tinh thể của hợp chất La(Fe,Si)13 [133].      32 
Hình 1.23.  Sự  phụ  thuộc  của  ∆Sm  vào  nhiệt  độ  của  các  hợp  kim 
LaFe13-xSix. Vùng gạch chéo đánh dấu vùng giao nhau của 
chuyển pha từ loại một và chuyển pha từ loại hai [62]. 
    33 
Hình 1.24.  Sự phụ thuộc của nhiệt độ TC vào nồng độ Co của hợp kim 
La(Fe1-xCox)11,4Si1,6 [85]. 
    33 
Hình 1.25.  Hình  1.25.  Các  đường  cong  -Sm(T)  của  hợp  kim 
La(Fe1-xCox)11,9Si1,1  và  mẫu  x  =  0,06,  Gd,  Gd5Si2Ge2 
(hình lồng vào) [114]. 
    34 
Hình 1.26.  Đường cong M(T) (a) và biến thiên entropy từ ∆Sm(T) (b) 
của LaFe11,7Si1,3Hx (x = 0; 1,37 và 2,07) [28]. 
    35 
Hình 1.27.  Sự phuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của các 
băng LaFe13-xSix [49]. 
    36 
Hình 1.28.  Sự phuộc của biến thiên entropy  từ vào  nhiệt độ của các 
băng LaFe11,2Si1,8 (a) và LaFe11,8Si1,2 (b) [49]. 
    37 
Hình 1.29.  Sự phụ thuộc của từ độ (a) và biến thiên entropy từ (b) vào nhiệt 
độ của băng hợp kim LaFe11,8-xCoxSi1,2 với  H = 50 kOe [144]. 
    38 
Hình 1.30.  Mô hình mô phỏng trật tự và bất trật tự về cấu trúc và hoá 
học của vật rắn VĐH: a) trật tự liên kết (bond order) + trật 
tự hoá học (chemical order); b) trật tự hoá học + bất trật tự 
liên kết (bond disorder); c) trật tự liên kết + bất trật tự hoá 
học; d) bất trật tự liên kết + bất trật tự hoá học [20]. 
    40 
Hình 1.31.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ cực đại và khả năng làm lạnh 
từ vào nhiệt độ của các mẫu khác nhau với H = 15 kOe [27]. Kí 
hiệu:  CoBAA - FexCoyBzCuSi3Al5Ga2P10;  CrMoBAA - Fe65,5Cr4-
xMo4-yCux+yGa4P12C5B55;  CoNanoperm  -  Fe83-xCoxZr6B10Cu1; 
BNanoperm - Fe91-xMoxCu1Bx;  MnHiTperm - Fe60-xMnxCo18Nb6B16 
và MoFinemet - Fe68,5Mo5Si13,5B9Cu1Nb3 [39]. 
    41 
Hình 1.32.  Các đường cong -Sm(T) của băng hợp kim vô định hình      42 
viii
GdxCo100-x [139]. 
Hình 1.33.  Các đường cong M(T) được đo trong từ trường 10 kOe (a) và 
câc đường Sm(T) trong biến thiên từ trường 15 kOe (b) của hợp 
kim vô định hình Fe90-xMnxZr10 [97]. 
     44 
Hình 1.34.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của băng 
hợp kim vô định hình Fe90-xZr10Bx với H = 10 kOe [33]. 
    45 
Hình 1.35.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của các 
hệ băng vô định hình Fe85-yZr10B5Mny (a), Fe85-yZr10B5Cry (b) 
và Fe85-yZr10B5Coy (c) với H = 10 kOe [33]. 
    46 
Hình 2.1.  Sơ đồ khối của hệ nấu hồ quang [1].      50 
Hình 2.2  a) Ảnh hệ nấu hợp kim hồ quang: (1) bơm hút chân không, 
(2) buồng nấu mẫu, (3) tủ điều khiển, (4) bình khí Ar, (5) 
nguồn điện; b) Ảnh bên trong buồng nấu: (6) điện cực, (7) 
nồi nấu, (8) cần lật mẫu. 
    51 
Hình 2.3.  Sơ đồ khối của hệ phun băng nguội nhanh đơn trục.      51 
Hình 2.4.  a) Thiết bị phun băng nguội nhanh ZGK-1: (1) bơm hút 
chân không, (2) buồng mẫu, (3) nguồn phát cao tần; b) bên 
trong buồng tạo băng: (4) trống quay, (5) vòng cao tần, (6) 
ống thạch anh. 
    52 
Hình 2.5.  Lò ống Thermolyne 21100.      53 
Hình 2.6.  Thiết bị Siemen D5000.      54 
Hình 2.7.  Hệ đo VSM: a) sơ đồ khối: (1) màng rung điện động, (2) giá 
đỡ hình nón, (3) mẫu so sánh, (4) cuộn thu tín hiệu so sánh, 
(5) bệ đỡ, (6) cần giữ bình mẫu, (7) bình chứa mẫu, (8) cuộn 
dây thu tín hiệu đo, (9) cực nam châm; b) ảnh chụp. 
    55 
Hình 2.8.  Sơ đồ khối của hệ đo SQUID       56 
Hình 3.1.  Giản  đồ  XRD  của  băng  hợp  kim  Ni50Mn50-xSnx:  chưa  ủ 
nhiệt (a) và ủ nhiệt ở 1123 K trong 5h (b). 
    58 
Hình 3.2.  Các đường cong M(T) trong từ trường 12 kOe của băng hợp      60 
ix
kim Ni50Mn50-xSnx: chưa ủ nhiệt (a), ủ nhiệt tại 1273 K trong 
15 phút và 30 phút (b) và ủ tại 1123 k trong 5 h (c). 
Hình 3.3.  Các đường cong MZFC(T) và MFC(T) của các băng hợp kim 
Ni50Mn50-xSnx được đo ở từ trường 150 Oe (a, b) và 12 kOe (c). 
    61 
Hình 3.4.  Các đường cong M(T) của các băng hợp kim Ni50Mn37Sn13 
trước khi ủ nhiệt (a) và được ủ nhiệt tại 1273 K trong 15 
phút (b) được đo trong các từ trường khác nhau. 
    63 
Hình 3.5.  Các đường cong M(H) tại các nhiệt độ khác nhau được suy ra 
từ các đường cong từ nhiệt của băng hợp kim Ni50Mn37Sn13 
trước khi ủ nhiệt. 
    63 
Hình 3.6.  Các đường cong Sm(T) trong sự biến thiên từ trường 12 kOe 
của mẫu băng Ni50Mn37Sn3 trước và sau khi ủ nhiệt tại 1273 K
trong 15 phút.
    64 
Hình 3.7.  Các đường cong M(H) của các băng hợp kim x = 13 (a) và 
x = 14 (b) đo tại các nhiệt độ khác nhau. 
    65 
Hình 3.8.  Các đường cong Sm(T) của các băng Ni50Mn50-xSnx với 
x = 13 (a) và x = 14 (b) trong biến thiên từ trường lên tới 
50 kOe. Các hình lồng trong mỗi hình tương ứng với sự 
phụ  thuộc  vào  từ  trường  của  RC  xung  quanh  nhiệt  độ 
chuyển pha TM-A và TC
A
. 
    66 
Hình 3.9.  Các dữ liệu Ms(T) và o
-1
(T) và các đường đã được làm khớp 
theo  các  phương  trình  (1.14)  và  (1.16),  và  theo  giả  thuyết 
thống kê (1.18) của hợp kim Ni50Mn50-xSnx với x = 13 (a, b) 
và x = 14 (c, d).  
    69 
Hình 4.1.  Giản đồ XRD của các mẫu băng hợp kim LaFe13-x-ySixBy (x = 
0 ÷ 3 và y = 0 ÷ 3) với x = 0 (a), x = 1 (b), x = 2 (c), x = 3 (d). 
    73 
Hình 4.2.  Các  đường  cong  từ  nhiệt  M(T)  của  hệ  băng  hợp  kim 
LaFe13-x-ySixBy  với y = 0 (a), y = 1 (b), y = 2 (c) và y = 3 
(d) được đo ở từ trường H = 12 kOe. 
    75 
x
Hình 4.3  Các dữ liệu MS(T) và o
-1
(T) của LaFe7Si3B3 và các đường 
được làm khớp theo phương trình (1.14) và (1.16). Hình lồng 
vào là đường từ hóa đẳng nhiệt tại T  TC. 
    77 
Hình 4.4.  Các đường M1/β
 theo (H/M)1/γ
 (a) và các đường M/εβ
 theo 
H/εβ+γ
 (b) vẽ theo thang logarit cho mẫu y = 3 (b). 
    78 
Hình 4.5.  Các đường cong -Sm(T) ở các biến thiên từ trường 10, 20, 
30, 40 và 50 kOe của các mẫu băng LaFe10-xBxSi3 (x = 2 và 3). 
    79 
Hình 4.6.  Giản đồ XRD của các mẫu băng hợp kim LaFe11-xCoxSi2 (x 
= 1, 2, 3, 4 và 5). 
    81 
Hình 4.7.  Các đường cong từ nhiệt đo ở từ trường 12 kOe (a) và sự 
phụ thuộc của nhiệt độ TC vào nồng độ Co (b) của các mẫu 
băng hợp kim LaFe11-xCoxSi2. 
    81 
Hình 4.8.  Đường cong từ trễ ở nhiệt độ phòng (a) và sự phụ thuộc 
của từ độ bão hòa vào nồng độ Co (b) của các mẫu băng hệ 
LaFe11-xCoxSi2 (x = 0, 1, 2, 3 và 4). 
    82 
Hình 4.9.  Các đường M(T) ở các từ trường khác nhau của LaFe11-xCoxSi2 
với x = 0 (a), x = 1 (b) và x = 2 (c). 
    83 
Hình 4.10.  Sự phụ thuộc của từ độ vào từ trường tại các nhiệt độ khác 
nhau được suy ra từ các đường cong từ nhiệt của mẫu  x = 2. 
    84 
Hình 4.11.  Các  đường  -ΔSm(T)  (ΔH  =  12  kOe)  của  hợp  kim  LaFe11-
xCoxSi2, hình lồng vào là sự phụ thuộc của RC vào nồng độ Co. 
    84 
Hình 4.12.  Giản đồ XRD của các mẫu băng hợp kim LaFe11-xCoxSi2 
(x = 0,6; 0,8 và 0,9). 
    86 
Hình 4.13.  Các đường cong M(T) (a) và sự phụ thuộc của nhiệt độ TC 
vào nồng độ Co (b) của các mẫu băng LaFe11-xCoxSi2 (x = 
0,4; 0,6; 0,8 và 0,9) được đo trong từ trường H = 100 Oe. 
    87 
Hình 4.14.  Các đường cong M(T) ở các từ trường khác nhau của băng hợp 
kim LaFe10-xCoxSi2 với x = 0,8 (a) và 0,9 (b). 
     87 
Hình 4.15.  Các  đường  cong  M(H)  được  suy  ra  từ  các  đường  cong      88 
xi
M(T)  ở  các  từ  trường  khác  nhau  của  các  mẫu  băng  hợp 
kim LaFe11-xCoxSi2 với x = 0,8 (a) và x = 0,9 (b). 
Hình 4.16.  Các đường cong -ΔSm(T) (với ΔH = 12 kOe) của các mẫu 
băng hợp kim LaFe11-xCoxSi2 với x = 0,8 (a) và x = 0,9 (b). 
    89 
Hình 4.17.  Các đường cong M2 
- H/M tại các nhiệt độ khác nhau của 
mẫu băng LaFe10-xCoxSi2 với x = 0,8 (a) và x = 0,9 (b). 
    90 
Hình 4.18.  Sự phụ thuộc của MS và 0
-1
 vào nhiệt độ của mẫu băng 
LaFe11-xCoxSi2 với x = 0,8 (a) và x = 0,9 (b).   
    90 
Hình 4.19.  Giản đồ XRD của các mẫu băng hợp kim La1+xFe10,5-xCoSi1,5.      92 
Hình 4.20.  Các đường cong M(T) của hệ mẫu băng La1+xFe10,5-xCoSi1,5 
(x = 0; 0,5; 1 và 1,5) được đo trong từ trường H = 100 Oe. 
    93 
Hình 4.21.  Các đường cong M(T) ở các từ trường khác nhau của mẫu 
băng La1+xFe10,5-xCoSi1,5 với x = 0 (a) và 0,5 (b). 
    94 
Hình 4.22.  Các đường cong M(H) được biến đổi từ các đường cong từ 
nhiệt ở các từ trường khác nhau của các mẫu băng hợp kim 
La1+xFe10,5-xCoSi1,5 với x = 0 (a); 0,5 (b) và 1 (c). 
    94 
Hình 4.23.  Các đường cong -ΔSm (T) (ΔH = 12 kOe) của các mẫu băng 
hợp kim La1+xFe10,5-xCoSi1,5 (x = 0; 0,5 và 1). 
    95 
Hình 4.24.  Các  đường  cong  từ  nhiệt  của  các  mẫu  băng  hợp  kim 
LaxFe10,5-xCoSi1,5 với x = 0 (a) và x = 0.5 (b) sau khi ủ nhiệt. 
    96 
Hình 5.1.  Giản đồ XRD của hợp kim nguội nhanh Fe90-xCoxZr10.    100 
Hình 5.2.  Các đường cong M(T) rút gọn trong từ trường 100 Oe (a) 
và sự phụ thuộc nhiệt độ chuyển pha TC  vào nồng độ Co 
(b) của hệ hợp kim Fe90-xCoxZr10 . 
  100 
Hình 5.3.  Các đường cong từ trễ tại nhiệt  độ phòng (a) và sự  phụ 
thuộc của từ độ bão hòa vào nồng độ Co (b) của hệ hợp 
kim Fe90-xCoxZr10. 
  102 
Hình 5.4.   Các đường M(T) đo trong các từ trường khác nhau (a) và 
các đường M(H) được suy ra từ đường cong từ nhiệt tại 
  103 
xii
các  nhiệt  độ  khác  nhau  (b)  của  mẫu  băng  hợp  kim 
Fe87Co3Zr10. 
Hình 5.5.  Đường  cong  Sm(T)  (a)  và  sự  phụ  thuộc  của  biến  thiên 
entropy từ cực đại vào nồng độ Co (b) của các mẫu băng 
hợp kim Fe90-xCoxZr10 với ∆H = 11 kOe. 
  103 
Hình 5.6.  Sự phụ thuộc của khả năng làm lạnh từ vào nồng độ Co 
của hệ hợp kim Fe90-xCoxZr10. 
  104 
Hình 5.7.  Giản đồ XRD của hệ hợp kim Fe90-xGdxZr10 (x = 1, 2 và 3).    106 
Hình 5.8.  Các đường cong từ trễ tại nhiệt độ phòng (a) và sự phụ 
thuộc của từ độ bão hòa vào nồng độ Gd (b) của hệ hợp 
kim Fe90-xGdxZr10. 
  106 
Hình 5.9.  Các đường M(T) rút gọn đo trong từ trường 100 Oe (a) 
và  sự  phụ  thuộc  của  nhiệt  độ  TC  vào  nồng  độ  Gd  (b) 
của các mẫu băng Fe90-xGdxZr10. 
  107 
Hình 5.10.  Các đường cong M(T) đo trong từ trường khác nhau và các 
đường cong M(H) tại các nhiệt độ khác nhau của mẫu băng 
Fe90-xGdxZr10 với x = 1 (a, d), 2 (b, e) và 3 (c, f). 
  108 
Hình 5.11.  Sự phụ thuộc của độ biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của 
mẫu băng hợp kim Fe90-xGdxZr10 với ∆H = 11 kOe. 
  109 
Hình 5.12.  Các đường M2 
- H/M tại các nhiệt độ khác nhau của các mẫu 
băng Fe90-xGdxZr10 với x = 1 (a) và 2 (b).
  110 
Hình 5.13.  Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của từ độ tự phát MS(T) và nghịch 
đảo của độ cảm từ ban đầu 0
-1
cùng với các đường làm khớp 
cho các mẫu băng Fe90-x GdxZr10 với x = 1 (a), 2 (b) và 3 (c). 
  111 
Hình 5.14.  Giản đồ XRD của các băng hợp kim Fe90-xDyxZr10.    113 
Hình 5.15.  Các đường cong M(T) ở từ trường 100 Oe của các băng 
Fe90-xDyxZr10. 
  114 
Hình 5.16.  Các  đường  cong  M(H)  tại  nhiệt  độ  phòng  của  các  băng 
Fe90-xDyxZr10. 
  115 
xiii
Hình 5.17.  Các đường cong M(T) tại các từ trường khác nhau của 
các băng Fe90-xDyxZr10 với x = 1 (a) và 2 (b). 
  116 
Hình 5.18.  Các  đường  cong  M(H)  ở  các nhiệt  độ  khác  nhau được 
suy  ra  từ  các  đường  cong  từ  nhiệt  của  các  mẫu  băng 
Fe90-xDyxZr10 với x = 1 (a) và 2 (b). 
  116 
Hình 5.19.  Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ vào nhiệt độ của các 
băng Fe90-xDyxZr10 với x = 1 (a) và x = 2 (b) trong các biến 
thiên từ trường khác nhau lên tới 12 kOe. 
  117 
Hình 5.20.  Các đường M2 
- H/M tại các nhiệt độ khác nhau của các 
mẫu băng Fe90-xDyxZr10 với x = 1 (a) và 2 (b). 
  118 
Hình 5.21.  Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của từ độ tự phát và nghịch đảo 
của độ cảm từ ban đầu cùng với các đường làm khớp cho 
các mẫu băng Fe90-xDyxZr10 với x = 1 (a), 2 (b) và 3 (c). 
  119 
xiv
Danh mục các bảng
Bảng 1.1.  Giá  trị  của  các  tham  số  tới  hạn  theo  một  số  mô  hình  lý 
thuyết [119]. 
    14 
Bảng 1.2.  Các giá trị nhiệt độ Curie (TC), nhiệt độ của đỉnh của đường 
cong ∆Sm(T) (Tpk) và biến thiên entropy từ cực đại (Smmax) 
trong biến thiên từ trường ∆H = 14 kOe của các hợp kim vô 
định hình (Fe0,95M0,05)0,9Zr0,1 [90]. 
   43 
Bảng 1.3.  Một  số  kết  quả  nghiên  cứu  MCE  trên  hệ  vật  liệu 
La0.7Sr0.3Mn1−xM’xO3 (M’ = Al, Ti, Co). 
    48 
Bảng 4.1.  Các giá trị từ độ bão hòa Ms ở nhiệt độ 100 K và nhiệt độ 
chuyển pha TC của hệ hợp kim LaFe13-x-ySixBy (x = 0 ÷ 3 và y 
= 0 ÷ 3) phụ thuộc vào nồng độ Si và B. 
    76 
Bảng 4.2.   Ảnh hưởng của nồng độ Co lên từ độ bão hòa (Ms), nhiệt 
độ Curie (TC), độ biến thiên entropy từ cực đại (|∆Sm|max), độ 
bán rộng của đường cong ∆Sm(T) (TFWHM) và khả năng làm 
lạnh (RC) của các mẫu băng hợp kim LaFe11-xCoxSi2 (x = 0, 
1 và 2) (ΔH = 12 kOe). 
    85 
Bảng 4.3.  Nhiệt  độ  Curie  (TC),  biến  thiên  entropy  từ  cực  đại 
(|∆Sm|max), khả năng làm lạnh (RC) và các tham số tới hạn 
của các mẫu băng LaFe11-xCoxSi2 (x = 0,4; 0,6; 0,8 và 0,9)
theo nồng độ Co. 
    91 
Bảng 4.4.  Các thông số từ độ bão hòa (Ms), nhiệt độ Curie (TC), biến 
thiên entropy từ cực đại (|∆Sm|max), dải nhiệt độ hoạt động 
(δTFWHM) và khả năng làm lạnh (RC) của các mẫu băng 
La-(Fe,Co)-(Si,B). 
    97 
Bảng 5.1.  Các giá trị nhiệt độ Curie (TC), từ độ bão hòa (Ms), độ biến 
thiên entropy từ cực đại (|∆Sm|max) với ∆H = 11 kOe, độ bán 
rộng (TFWHM) và khả năng làm lạnh RC của các băng hợp 
  105 
xv
kim Fe90-xCoxZr10 (x= 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12). 
Bảng 5.2.  Ảnh hưởng của nồng độ Gd (x) lên từ độ bão hòa (Ms), nhiệt 
độ Curie (TC), biến thiên entropy từ cực đại (|∆Sm|max), khả 
năng làm lạnh (RC) và các tham số tới hạn (, , ) của các 
mẫu băng Fe90-xGdx Zr10. 
  112 
Bảng 5.3.  Ảnh hưởng của nồng độ Dy (x) lên từ độ bão hòa (Ms), nhiệt 
độ Curie (TC), biến thiên entropy từ cực đại (|∆Sm|max), khả 
năng làm lạnh (RC) và các tham số tới hạn (, , ) của các 
mẫu băng Fe90-xDyxZr10. 
120 
Bảng 5.4.  Các giá trị thực nghiệm của các băng hợp kim Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr 
so với các hợp kim từ nhiệt nguội nhanh nền Fe và kim loại 
nguyên chất Gd được công bố trong những năm gần đây.  
  121 
 
 
xvi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN………………………………………………………………….    i 
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...  ii 
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.…………………………………….....  iii 
Danh mục các hình và đồ thị………………...…………………………………  v 
Danh mục các bảng…………………………………………………………….  xiv 
MỤC LỤC……………………………………………………………………..  xvi 
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………  1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT VÀ VẬT LIỆU
TỪ NHIỆT…………………………………………………………………….  
 
6 
1.1. Tổng quan về hiệu ứng từ nhiệt……..…………………………………….  6 
1.1.1. Cơ sở nhiệt động học của hiệu ứng từ nhiệt…………………...........  6 
1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu ứng từ nhiệt của vật liệu........................  10 
1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển pha và trật tự từ với hiệu ứng từ nhiệt......  11 
1.2. Tổng quan về vật liệu từ nhiệt…………………………………………….   14 
1.2.1. Quá trình phát triển……………………………………………….....  14 
1.2.2. Một số vật liệu từ nhiệt tiêu biểu…………………………..……....  19 
1.3. Hệ hợp kim từ nhiệt Ni-Mn-Z……………………………………………..  24 
1.3.1. Cấu trúc của hợp kim Heusler Ni-Mn-Z…………………………..  24 
1.3.2. Hợp kim từ nhiệt Ni-Mn-Z dạng khối………..……...……………...  25 
1.3.3. Hợp kim từ nhiệt Ni-Mn-Z dạng băng…...…………………………  29 
1.4. Hệ hợp kim từ nhiệt La-Fe-Si…………………………………………….  32 
1.4.1. Cấu trúc của hợp kim La-Fe-Si…………………………………….  32 
1.4.2. Hợp kim từ nhiệt La-Fe-Si dạng khối…………….…………...........  33 
1.4.3. Hợp kim từ nhiệt La-Fe-Si dạng băng.……………………………...  35 
1.5. Hệ hợp kim từ nhiệt vô định hình Fe-M-Zr……………………………….  39 
1.5.1. Cấu trúc vô định hình của hợp kim………………………………..    39 
1.5.2. Hiệu ứng từ nhiệt của các hợp kim có cấu trúc vô định hình……….  40 
1.5.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hệ hợp kim vô định hình Fe-M-Zr……..........  43 
1.6. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về hiệu ứng từ nhiệt ở Việt Nam…….  46 
Kết luận chương 1……………………………………………………………. 49 
xvii
CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM………………………...  50 
2.1. Chế tạo mẫu.................................................................................................  50 
2.1.1. Chế tạo mẫu khối................................................................................    50 
2.1.2. Chế tạo mẫu băng...............................................................................    51 
2.1.3. Xử lý nhiệt..........................................................................................  53 
2.2. Các phương pháp phân tích cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt......  54 
2.2.1. Phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X...............................................  54 
2.2.2. Nghiên cứu tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt bằng phép đo từ trễ và 
từ nhiệt.......................................................................................................... 
 
54 
Kết luận chương 2…………………………………………………………….  56 
CHƯƠNG 3. HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỢP KIM NGUỘI NHANH
Ni-Mn-Sn……………………………………………………………………...
 
57 
3.1. Cấu trúc của hợp kim Ni50Mn50-xSnx...........................................................  57 
3.2. Tính chất từ của hợp kim Ni50Mn50-xSnx......................................................  59 
3.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim Ni50Mn50-xSnx……………………………. 62 
3.4. Chuyển pha và các tham số tới hạn của hợp kim Ni50Mn50-xSnx…...…….. 68 
Kết luận chương 3……………………………………………………………. 70 
CHƯƠNG 4. HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỢP KIM NGUỘI NHANH
La-(Fe,Co)-(Si,B)……………………………………………………………..
 
72 
4.1. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim LaFe13-x-ySixBy………………………….  73 
4.2. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim LaFe11-xCoxSi2………………………….  80 
4.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim La1+xFe10,5-xCoSi1,5…………………………….  92 
Kết luận chương 4…………………………………………………………….  97 
CHƯƠNG 5. HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỢP KIM VÔ ĐỊNH HÌNH
Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr……………………………………………………………. 
 
99 
5.1. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim Fe90-xCoxZr10 …......................................  99 
5.2. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim Fe90-xGdxZr10…......................................  105 
5.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim Fe90-xDyxZr10…......................................  113 
Kết luận chương 5…………………………………………………………….  122 
KẾT LUẬN...........................................................................................................  123 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ………………………...  125 
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………  129 
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự nóng lên của toàn cầu và chi phí ngày càng tăng của năng lượng đòi 
hỏi phải phát triển các công nghệ làm lạnh mới thay thế công nghệ làm lạnh sử dụng khí 
nén thông thường. Đáp ứng được nhu cầu này, công nghệ làm lạnh bằng từ trường dựa 
trên hiệu ứng từ nhiệt của vật liệu là một ứng cử viên sáng giá. Công nghệ này có thể 
được sử dụng để thu được nhiệt độ cực thấp, cũng như ứng dụng trong các thiết bị làm 
lạnh dân dụng ở dải nhiệt độ phòng. Nó hiệu quả hơn so với quá trình làm lạnh dựa trên 
nguyên lý nén, giãn khí truyền thống. Thiết bị làm lạnh bằng từ trường có thể đạt tới hiệu 
suất 70% của chu trình (Carnot) lý tưởng. Trong khi đó các thiết bị làm lạnh sử dụng khí 
nén thông thường trên thị trường chỉ có thể đạt được hiệu suất 40%. Hơn thế nữa, sự làm 
lạnh bằng từ trường không sử dụng chất khí làm lạnh, do đó không có liên quan đến việc 
làm suy giảm tầng ozone hoặc hiệu ứng nhà kính, bởi vậy thân thiện hơn với môi trường. 
Hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocaloric Effect - MCE) được định nghĩa là sự thay đổi 
nhiệt độ đoạn nhiệt của vật liệu từ (bị đốt nóng hay làm lạnh) khi bị từ hóa hoặc khử từ. 
MCE của một vật liệu từ được đặc trưng bởi biến thiên entropy từ (Sm), biến thiên nhiệt 
độ đoạn nhiệt (Tad) và khả năng làm lạnh từ (RC). Thực tế, hiệu ứng này đã được phát 
hiện từ rất lâu bởi Warburg vào năm 1881, dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của Fe khi có từ 
trường đặt vào. Sau đó, các lý thuyết đầu tiên về MCE đã được xây dựng bởi Bitter [16], 
Giauque  và  MacBougall  [46]  (các  tác  giả  đã  sử  dụng  MCE  của  muối  thuận  từ 
Gd2(SO4)38H2O để thu được nhiệt độ thấp < 1 K). Đặc biệt, năm 1997, sự khám phá ra 
hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ (Giant MagnetoCaloric Effect-GMCE) xung quanh 300 K 
trong các hợp kim Gd-Ge-Si đã biểu lộ tiềm năng ứng dụng của công nghệ làm lạnh 
bằng từ trường ở nhiệt độ phòng [107]. Vì vậy, việc tìm kiếm các vật liệu có GMCE 
trong vùng nhiệt độ phòng ngày càng thu hút sự tập trung nghiên cứu của các nhà khoa 
học. Hiện nay, nhiều hệ vật liệu có hiệu ứng từ nhiệt lớn đã được tìm thấy như: Các hợp 
kim chứa Gd [105, 147] , các hợp kim chứa As [27, 129], các hợp kim La-Fe-Si [41, 
43], hợp kim Heusler [5, 65], hợp kim nguội nhanh nền Fe và Mn [50, 81, 92], các 
maganite perovskite sắt từ [29, 98]... Để chế tạo được các vật liệu mới có hiệu ứng từ 
nhiệt lớn, một số nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ chế của hiệu ứng này. Do hiệu 
2
ứng từ nhiệt lớn được tìm thấy ở một số vật liệu có sự biến đổi về cấu trúc xảy ra đồng 
thời với sự thay đổi trật tự từ nên nhiều nghiên cứu hiện nay tập trung vào cơ chế và mối 
quan hệ giữa GMCE với sự biến đổi cấu trúc và trật tự từ [65, 79, 103, 104].  
Trong số các loại vật liệu từ nhiệt kể trên, các hợp kim Heusler Ni-Mn-Z, hợp 
kim La-Fe-Si và hợp kim vô định hình nền Fe-Zr được quan tâm nghiên cứu khá 
nhiều. Các hợp kim Heusler Ni-Mn-Z tồn tại cả hai loại chuyển pha từ, chuyển pha từ 
loại một (First-order Phase Transition - FOPT) và chuyển pha từ loại hai (Second-
order Phase Transition - SOPT) [4, 73, 91, 104]. Sở dĩ có FOPT là do sự tồn tại của 
chuyển pha cấu trúc từ pha martensite sang austenite và ngược lại. Cả hai chuyển pha 
này đều cho MCE lớn. Trong chuỗi các hợp kim này, điển hình là hệ Ni-Mn-Sn. Hiệu 
ứng từ nhiệt âm khổng lồ trên hệ hợp kim Ni-Mn-Sn đã được Thorsren Krenke và 
cộng sự công bố trên tạp chí Nature Materials [73]. Theo đó, giá trị biến thiên entropy 
từ cực đạt Smmax đạt được khoảng 18 J.kg-1
.K-1
 với biến thiên từ trường 50 kOe ở 
nhiệt độ phòng (300 K). Tuy nhiên, hợp kim này có cấu trúc và tính chất rất nhạy với 
hợp phần và điều kiện chế tạo. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào hợp 
kim Heusler dạng khối. Các mẫu hợp kim khối đòi hỏi một chế độ xử lý nhiệt phức 
tạp, thời gian ủ nhiệt dài (có thể lên tới vài ngày) [45, 131]. Gần đây, các công bố đã 
cho thấy rằng phương pháp phun băng nguội nhanh có thể tạo được vật liệu khá đơn 
pha, thời gian ủ nhiệt ngắn hơn (chỉ khoảng 10 – 30 phút) và cũng cải thiện đáng kể 
MCE của vật liệu [4, 91, 148].  
Các hợp kim La-Fe-Si, với cấu trúc lập phương loại NaZn13, được coi là một chất 
làm lạnh từ tiềm năng ở vùng nhiệt độ phòng, có khả năng thay thế được các vật liệu từ 
nền Gd (được sử dụng chủ yếu trong các máy làm lạnh từ hiện nay). Các vật liệu này có 
giá thành thấp và hiệu ứng từ nhiệt lớn. Một số băng hợp kim La-Fe-Si còn có MCE cao 
hơn nhiều so với của Gd tinh khiết (ví dụ như LaFe11,8Si1,2 có |Sm|max = 31 J.kg-1
.K-1
  
với ∆H = 50 kOe [144]). Tuy nhiên, hợp kim này lại có nhiệt độ chuyển pha Curie TC 
thấp. Cách hiệu quả để làm tăng TC của hợp kim là thay thế một phần Fe bởi Co hoặc 
thêm H vào hợp kim. Nhưng quá trình hyđrô hóa lại không được ổn định như mong đợi. 
Mặt khác, việc tạo đơn pha loại NaZn13 cho các hợp kim La-Fe-Si là rất khó. Đối với các 
3
hợp kim khối đòi hỏi phải mất thời gian ủ nhiệt dài (có thể lên tới vài tuần) [43, 59]. 
Khắc phục khó khăn này, phương pháp phun băng nguội nhanh đã được áp dụng [52, 89, 
144]. Sự đồng đều về cấu trúc trong các mẫu băng được cải thiện đáng kể so với các mẫu 
khối [89]. 
Các hợp kim vô định hình nền Fe-Zr mặc dù có giá trị biến thiên entropy từ 
Sm nhỏ hơn khi so sánh với giá trị của các vật liệu từ nhiệt lớn khác (như hợp kim 
chứa Gd, La-Fe-Si, Heusler…), nhưng lại có khoảng nhiệt độ làm việc rộng dẫn tới 
khả năng làm lạnh RC lớn (cần thiết cho ứng dụng) [6, 50, 51, 78]. Để thay đổi 
nhiệt độ TC và cải thiện khả năng hình thành trạng thái vô định hình (GFA) của hợp 
kim, các nguyên tố như Co, B, Ni, Mn, Y, Cr… đã được thêm vào [50, 51, 78, 146] 
[99, 100]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự thêm vào của các nguyên tố lên GFA và TC 
của  hợp  kim  khác  nhau  khá  lớn.  Ví  dụ,  nhiệt  độ  Curie  của  các  hợp  kim  Fe90-
xMnxZr10 giảm từ  210 K (x = 8) tới  185 K (x = 10) với sự tăng lên của nồng độ 
Mn [99]. Trong khi đó, các hợp kim Fe89-xBxZr11 tăng từ  310 K (x = 2,5) tới  370 
K (x = 10) với sự tăng lên của nồng độ B [100]. Chính vì vậy, với mục đích đưa 
nhiệt độ hoạt động của hợp kim về vùng nhiệt độ phòng, việc nghiên cứu ảnh hưởng 
của các nguyên tố thêm vào hợp kim là rất cần thiết. 
Ở trong nước cũng đã có một số nhóm nghiên cứu quan tâm đến vật liệu từ 
nhiệt như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà 
Nội, Viện Khoa học vật liệu… và cũng đã có một số công bố khoa học cả ở trong 
nước và quốc tế [23, 31, 32, 44, 54, 102]. Các nghiên cứu ở trong nước cũng tương 
đối cập nhật được với tiến trình nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên do điều kiện 
thiết bị, kinh phí và nhân lực chưa đầy đủ nên các kết quả nghiên cứu kể cả về mặt 
cơ bản cũng như ứng dụng còn bị hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu cấu trúc, tính 
chất từ, hiệu ứng từ nhiệt của các vật liệu từ nhiệt vẫn là một vấn đề cần được quan 
tâm nghiên cứu. 
Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Hiệu
ứng từ nhiệt của hợp kim Ni-Mn-Sn, La-(Fe,Co)-(Si,B) và Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr chế tạo
bằng phương pháp nguội nhanh”.
4
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
i) Hệ hợp kim nguội nhanh Ni-Mn-Sn. 
ii) Các hệ hợp kim nguội nhanh La-(Fe,Co)-(Si,B): La-Fe-Si-B, La-Fe-Co-Si. 
iii) Các hệ hợp kim vô định hình Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr: Fe-Co-Zr, Fe-Gd-Zr và 
Fe-Dy-Zr. 
Mục tiêu của luận án:
Chế tạo, khảo sát cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim Ni-Mn-
Sn, La-(Fe,Co)-(Si,B) và Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr, nhằm tìm được các hợp kim từ nhiệt có khả 
năng ứng dụng trong lĩnh vực làm lạnh bằng từ trường ở vùng nhiệt độ phòng. 
Nội dung nghiên cứu luận án bao gồm:   
-  Chế  tạo  các  hợp  kim  Ni-Mn-Sn,  La-(Fe,Co)-(Si,B)  và  Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr  có 
hiệu ứng từ nhiệt lớn trong biến thiên từ trường nhỏ. 
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của các 
hợp kim. 
- Nghiên cứu đưa nhiệt độ làm việc của hợp kim từ nhiệt về vùng nhiệt độ phòng.  
Phương pháp nghiên cứu:  
Luận án được tiến hành bằng phương pháp thực nghiệm. Các mẫu nghiên cứu 
được chế tạo bằng phương pháp phun băng nguội nhanh. Một số mẫu băng sẽ được xử lý 
nhiệt để ổn định hoặc tạo ra các pha cấu trúc mong muốn. Nghiên cứu cấu trúc của mẫu 
bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X. Tính chất từ của vật liệu được khảo sát bằng các phép đo từ 
trễ và từ nhiệt. Hiệu ứng từ nhiệt được xác định bằng phương pháp gián tiếp thông qua 
việc xác định từ độ M phụ thuộc vào từ trường H ở các nhiệt độ T khác nhau. 
Ý nghĩa khoa học của luận án:  
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tìm kiếm các vật liệu từ nhiệt, dùng 
trong công nghệ làm lạnh bằng từ trường ở vùng nhiệt độ phòng, một công nghệ tiên tiến 
có khả năng ứng dụng lớn trong thực tế đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên 
cứu rất nhiều. Việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hiệu ứng từ nhiệt lớn với các chuyển 
pha từ, chuyển pha cấu trúc trong các vật liệu từ nhiệt cũng đang là một đối tượng lý thú 
cho nghiên cứu cơ bản. 
5
Bố cục của luận án:  
  Luận án có 142 trang với 11 bảng, 97 hình. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài 
liệu tham khảo, luận án được chia thành 5 chương như sau: 
Chương 1. Tổng quan về hiệu ứng từ nhiệt và vật liệu từ nhiệt
Chương 2. Các kỹ thuật thực nghiệm
Chương 3. Cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim nguội nhanh Ni-Mn-Sn
Chương 4. Cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim nguội nhanh
La-(Fe,Co)-(Si,B)
Chương 5. Cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim vô định hình
Fe-(Co,Gd,Dy)-Zr
Kết quả chính của luận án:
Đã nghiên cứu công nghệ và chế tạo thành công các hệ mẫu: Ni50Mn50-xSnx (x = 0 
- 15), LaFe13-x-ySixBy (x = 0 - 3, y = 0 - 3), LaFe11-xCoSi2 (x = 0 - 4), La1+xFe10-xCoSi1,5 (x 
= 0 - 1,5); Fe90-xCoxZr10 (x = 1 - 12), Fe90-xGdxZr10 (x = 1 - 3) và Fe90-xDyxZr10 (x = 1 - 6). 
Hợp kim Ni-Mn-Sn thể hiện cả hiệu ứng từ nhiệt dương và hiệu ứng từ nhiệt âm lớn. Cả 
biến thiên entropy từ âm và dương lớn, |Sm|max > 5,2 J.kg-1
.K-1
 và |-Sm|max > 1,4 J.kg-1
.K-1
 
với H = 12 kOe, đạt được ở vùng nhiệt độ phòng. Với hệ vật liệu La-Fe-Si, nhiệt độ 
chuyển pha Curie, TC, của hệ hợp kim này đã được đưa về nhiệt độ phòng bằng cách 
thay thế một phần Fe bởi Co. Biến thiên entropy từ cực đại lớn (Smmax > 1,5 J.kg-1
.K-1
 
với H = 12 kOe) và dải nhiệt độ hoạt động rộng (δTFWHM  >  60 K) biểu lộ khả năng 
ứng dụng của hợp kim này trong lĩnh vực làm lạnh bằng từ trường. Hợp kim vô định 
hình nền Fe-Zr cũng cho hiệu ứng từ nhiệt lớn (Sm  1 J/kg.K với H = 10 kOe) ở vùng 
nhiệt độ phòng. Mặc dù, các hợp kim nền Fe-Zr có giá trị biến thiên entropy từ Sm nhỏ 
hơn so với các hệ băng hợp kim Ni-Mn-Sn và hợp kim La-Fe-Si, nhưng lại có khoảng 
nhiệt độ làm việc rộng (có thể đạt tới hơn 100 K), dẫn đến giá trị khả năng làm lạnh từ rất 
lớn ( 110 J.kg-1
). 
Luận án được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh 
kiện Điện tử và Phòng Vật lý Vật liệu từ và siêu dẫn, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT VÀ VẬT LIỆU TỪ NHIỆT
1.1. Tổng quan về hiệu ứng từ nhiệt
1.1.1. Cơ sở nhiệt động học của hiệu ứng từ nhiệt
  Hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocaloric Effect-MCE) là sự thay đổi nhiệt độ đoạn 
nhiệt của vật liệu từ (bị đốt nóng hoặc làm lạnh) khi bị từ hóa hoặc khử từ (hình 
1.1). MCE thực chất là sự chuyển hóa năng lượng từ - nhiệt trong các vật liệu từ. 
  Bản chất của hiện tượng này là 
sự  thay  đổi  entropy  từ  của  hệ  do  sự 
tương tác của các phân mạng từ với từ 
trường ngoài.  Hiệu ứng này  thể  hiện 
trong  tất  cả  các  vật  liệu  từ.  Nó  biểu 
hiện mạnh hay yếu thì tùy thuộc vào 
bản  chất  của  từng  loại  vật  liệu. 
Nguyên nhân gây ra MCE có thể được 
hiểu  như  sau.  Xét  một  vật  liệu  từ, 
entropy S của nó được coi như là một tổng của ba sự đóng góp: 
      S(T, H) = Sm(T, H) + SL(T, H) + Se(T, H)                     (1.1) 
Trong đó: Sm là entropy liên quan đến trật tự từ (entropy từ), SL là entropy liên quan 
đến nhiệt độ của hệ (entropy mạng) và Se là entropy liên quan đến trạng thái của 
điện tử (entropy điện tử). Thường thì Se là bé có thể bỏ qua và ít bị ảnh hưởng bởi 
từ trường.  
Cũng giống như quá trình nén khí thông thường, trong quá trình từ hóa, khi 
ta đặt một từ trường vào một vật liệu từ, các mômen từ sẽ có xu hướng sắp xếp định 
hướng theo từ trường. Sự định hướng này làm giảm entropy từ của hệ. Nếu ta thực 
hiện  quá  trình  này  một  cách đoạn  nhiệt (tổng  entropy  của  hệ  vật  không  đổi),  thì 
entropy của mạng tinh thể sẽ phải tăng để bù lại sự giảm của entropy từ. Quá trình 
này làm cho vật từ bị nóng lên. Ngược lại, nếu ta khử từ (đoạn nhiệt), các mômen từ 
 
Hình 1.1. Mô phỏng về hiệu ứng từ nhiệt [57].
7
sẽ bị quay trở lại trạng thái bất trật tự, dẫn đến việc tăng entropy từ. Do đó, entropy 
của mạng tinh thể bị giảm, và vật từ bị lạnh đi (hình 1.2).  
 
Hình 1.2. Chu trình làm lạnh từ [55]. 
  Chu trình làm lạnh từ sử dụng hiệu ứng từ nhiệt được chỉ ra như trên hình 
1.2. Từ hóa đoạn nhiệt (A  B): Tức là đặt một từ trường (+H) để định hướng các 
mômen từ, dẫn đến việc tăng nhiệt độ của khối vật liệu từ. Hấp thu nhiệt (B  C): 
Người ta sử dụng các chất lỏng (nước, dầu, nitơ lỏng...) để thu nhiệt, đưa nhiệt độ 
của mẫu trở lại ban đầu mà vẫn giữ nguyên từ tính của khối vật liệu. Khử từ đoạn 
nhiệt (C  D): Quá trình này từ  tính của  mẫu bị phá hủy  bằng  cách đặt các từ 
trường ngược, tạo nên sự hỗn loạn trong định hướng của các mômen từ, và khối vật 
liệu bị lạnh đi. Lấy nhiệt của môi trường làm lạnh (D  A): Sử dụng các chất dẫn 
nhiệt để truyền nhiệt từ môi trường cần làm lạnh vào vật. Vật trở lại trạng thái ban 
đầu, quay trở lại điểm bắt đầu của chu trình. 
    Trên phương diện lý thuyết, các phương trình nhiệt động học được đưa ra để 
mô tả mối tương quan giữa các thông số từ và các thông số nhiệt động khác, đặc 
trưng cho hiệu ứng từ nhiệt của một mẫu vật liệu từ. Để miêu tả các hiệu ứng từ 
nhiệt trong các vật liệu từ, các hàm nhiệt động sau được sử dụng: Nội năng U và 
năng lượng tự do Gibbs G. Hàm Gibbs của một hệ kín gồm vật liệu từ có thể tích V 
đặt trong từ trường H tại nhiệt độ T và áp suất p có dạng: 
                G = U – TS + pV – MH             (1.2) 
Lấy vi phân hàm G ta được: 
    dG = Vdp – SdT – MdH            (1.3) 
8
Các thông số bên trong S và M (các số lượng nhiệt động tổng quát), kết hợp 
với các biến số bên ngoài T, p và H, có thể được xác định bằng các phương trình 
sau: 
p,HT
G
)p,H,T(S 








         
        (1.4) 
p,TH
G
)p,H,T(M 








              
(1.5) 
  Từ (1.4), (1.5) ta có: 
                        T H
S(T,H) M(T,H)
H T
    
   
                          
                           (1.6)                  
  Lấy  tích  phân  hai  vế  theo  H  từ  H1  đến  H2  ta  thu  được  giá  trị  biến  thiên 
entropy từ (∆Sm) tại nhiệt độ T: 
    ∆Sm(T) = S[T, H2] - S[T, H1] = 
2
1
H
H H
M(T,H)
T
 
 
 
 dH                        (1.7) 
  Phương trình (1.7) cho thấy khi từ trường thay đổi thì trật tự các mô men từ 
thay đổi dẫn đến ∆Sm thay đổi. Như vậy, giá trị của biến thiên entropy từ tăng theo 
từ trường. 
  Nhiệt dung (C) của hệ được định nghĩa là: 
                 








T
Q
TC                (1.8) 
Trong đó, Q là sự thay đổi nhiệt lượng của hệ tại dT.  
Ta lại có: 
       dS = 
T
Q
                (1.9) 
Và nhiệt dung có thể được biểu diễn là: 
     C(T, H)[H] = T( )
T
S


[H]              (1.10) 
9
    Nhân cả hai vế của (1.18) với TdS và sử dụng các phương trình cơ bản 
CdT = dQ và dQ = - TdS, chúng ta nhận được: 
                    















T
)H,T(M
)H,T(C
T
dT dH      (1.11) 
  Tích phân theo H từ H1 đến H2 ta được biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt (Tad): 
                
 
 2
1
H
ad
H [H]
M T,HT
T T,H
C T,H T
   
         
 dH                         (1.12) 
  Một cách gần đúng, có thể xem rằng biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt tỉ lệ thuận 
với biến thiên entropy từ, tỉ lệ nghịch với nhiệt dung và tỉ lệ thuận với nhiệt độ hoạt 
động. Từ các phương trình (1.7) và (1.12) xác định được biến thiên entropy từ và 
biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt. Từ đó, có thể rút ra các kết luận sau [20]: 
- Với các vật liệu sắt từ, 
]H[T
M








lớn nhất tại nhiệt độ chuyển pha TC, do đó 
sự phụ thuộc của biến thiên entropy vào nhiệt độ trong biến thiên từ trường 
H (∆Sm(T)H) sẽ có một đỉnh tại TC. 
- Quá trình đốt nóng (hoặc làm lạnh) đoạn nhiệt có thể đo được tại vùng 
nhiệt  độ  cao  chỉ  khi  trật  tự  pha  rắn  sắp  xếp  một  cách  tự  phát  (khi  đó 
]H[T
M








 sẽ đạt đến một độ lớn đáng kể). 
- Khi từ trường ngoài không đổi, từ độ của vật liệu thuận từ hoặc sắt từ giảm 
khi nhiệt độ tăng  ,0
T
M
]H[
















 do đó ∆Sm(T)H  sẽ mang dấu âm và sự 
phụ thuộc của biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt vào nhiệt độ trong biến thiên 
từ trường H (∆Tad(T)H) mang dấu dương. 
- Với cùng một giá trị ∆Sm(T)H, ∆Tad(T)H sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt 
đối và tỉ lệ nghịch với nhiệt dung của vật. 
- Đối với các chất thuận từ, giá trị (∆Tad(T)H là đáng kể khi nhiệt độ xuống 
thấp gần độ không tuyệt đối. 
10
  Dựa vào sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt khi bị từ hóa mà hiệu ứng từ nhiệt được phân 
loại thành: hiệu ứng từ nhiệt dương (hiệu ứng từ nhiệt thường) và âm (ngược). Hiệu ứng 
mà có nhiệt tỏa ra khi vật liệu bị từ hóa (biến thiên entropy từ âm) được gọi là hiệu ứng 
từ nhiệt dương. Ngược lại, nếu vật liệu thu nhiệt khi bị từ hóa thì được gọi là hiệu ứng từ 
nhiệt âm (biến thiên entropy từ dương). Nếu sự tỏa hay hấp thu nhiệt của vật liệu lớn khi 
bị từ hóa thì gọi là hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ (Giant Magnetocaloric Effect - GMCE). 
Khi vật có biến thiên entropy từ cực đại khoảng 1 J.kg-1
.K-1
 trong biến thiên từ trường 10 
kOe được gọi là GMCE. 
1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu ứng từ nhiệt của vật liệu
Để đánh giá hiệu ứng từ nhiệt 
của vật liệu, hai đại lượng thường được 
quan  tâm  là  biến  thiên  entropy  từ  và 
biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt, chúng 
được  chỉ  ra  trong  các  phương  trình 
(1.7)  và  (1.12).  Nhằm  đánh  giá  khả 
năng  ứng  dụng  của  vật  liệu  từ  nhiệt, 
người ta thường sử dụng đại lượng khả 
năng  làm  lạnh  bằng  từ  (Refrigerant 
Capacity - RC) của vật liệu:
    RC = |Sm|max  TFWHM      (1.13) 
Trong  đó :  TFWHM  là  độ  bán  rộng 
của  đường  Sm  phụ  thuộc  nhiệt  độ 
(hình 1.3). Các đại lượng trên được 
xác định bằng cách dùng phương pháp đo trực tiếp hoặc gián tiếp. 
* Phương pháp đo trực tiếp
  Khi đo trực tiếp biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt, mẫu cần đo được đặt vào buồng cách 
nhiệt có thể điều khiển nhiệt độ và tiếp xúc với cảm biến nhiệt độ. Đặt từ trường vào để từ 
hóa và khử từ mẫu đo, cảm biến nhiệt độ sẽ ghi lại trực tiếp sự biến đổi nhiệt độ của mẫu. 
Ưu điểm của phương pháp này là đo trực tiếp biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt ∆Tad nhưng khó 
 
Hình 1.3. |Sm|max (biến thiên entropy từ cực
đại) và TFWHM (độ bán rộng của đường
Sm phụ thuộc nhiệt độ) trên đường cong
Sm(T) [110].
11
thực hiện do phải tạo cho mẫu không có sự trao đổi nhiệt trong quá trình đo. Hơn nữa, 
phương pháp đo trực tiếp này đòi hỏi cấu hình của nhiệt kế vi sai, với một điểm được nối với 
mẫu và chịu tác động của từ trường trong buồng đo nhiệt độ. Ở đó có sự thay đổi của từ 
trường rất nhanh xảy ra, một nguồn điện kí sinh sinh ra bởi cảm ứng của dây cặp nhiệt làm 
hạn chế kết quả chính xác của kết quả đo. Phương pháp này chỉ thích hợp khi tổng nhiệt 
lượng của mẫu rất lớn so với nhiệt lượng của bình chứa mẫu. Ngoài phương pháp này, 
chúng ta còn có thể đo trực tiếp entropy từ bằng kỹ thuật đo nhiệt lượng. 
* Phương pháp đo gián tiếp
  Các phương pháp đo gián tiếp được sử dụng cho hiệu ứng từ nhiệt thì thực hiện 
đơn giản hơn phương pháp đo trực tiếp, bởi vì chúng được đo bằng các thiết bị thông 
dụng như là từ kế và nhiệt kế. Các 
phép đo từ độ đặc biệt thích hợp với 
đo hiệu ứng từ nhiệt của các mẫu có 
khối  lượng  nhỏ.  Một  kĩ  thuật  đo 
gián tiếp phổ biến nhất là phép đo từ 
độ M phụ thuộc vào từ trường H ở 
các  nhiệt  độ  T  khác  nhau.  Từ  các 
phép  đo  M(H),  người  ta  xác  định 
∆Sm  tại  các  nhiệt  độ  T  khác  nhau 
thông  qua biểu thức (1.7). Sau  đó, 
Tad được xác định thông qua biểu 
thức (1.12). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiến hành nên được dùng phổ biến nhất. 
  Như vậy, để đo biến thiên entropy từ, ta chỉ việc đo một loạt các đường cong từ 
hóa đẳng nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau, sau đó xác định diện tích chắn bởi đường 
cong từ hóa và trục hoành, khi đó giá trị ∆Sm là hiệu các diện tích liên tiếp chia cho 
biến thiên nhiệt độ (hình 1.4). 
1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển pha và trật tự từ với hiệu ứng từ nhiệt
Việc xác định chuyển pha của vật liệu và các tương tác sắt từ trong các vật liệu là 
rất có ý nghĩa trong các nghiên cứu liên quan tới hiệu ứng từ nhiệt. Bản chất của các 
 
Hình 1.4. Hệ đường cong từ hóa đẳng nhiệt của
hợp chất PrGa (T: Tesla) [151]. 
12
chuyển pha trong vật liệu có thể được xác định bằng cách sử dụng các đường Arrott M2 
- 
H/M [10]. Các đường M2 
- H/M được xây dựng từ các số liệu từ độ phụ thuộc từ trường, 
M(H), tại các nhiệt độ khác nhau xung quanh nhiệt độ chuyển pha TC. Theo các tiêu 
chuẩn Banerjee [13], dấu của độ dốc của đường cong M2 
- H/M cho chúng ta biết bản 
chất của chuyển pha. Nếu tập hợp các đường cong M2 
- H/M của một vật liệu từ, được đo 
tại các nhiệt độ khác nhau trong vùng
 
lân cận chuyển pha, có một số đường biểu diễn độ 
dốc âm thì đó là vật liệu chuyển pha loại một (FOPT) (hình 1.5a). Ngược lại, nếu toàn bộ 
các đường cong này có độ dốc dương thì đó là vật liệu chuyển pha loại hai (SOPT) (hình 
1.5b). Vật liệu SOPT thường có hiệu ứng từ nhiệt dương. Trong khi đó, FOPT trong vật 
liệu có thể tương ứng với hiệu ứng từ nhiệt dương hoặc âm. Ví dụ, hợp kim Heusler có 
MCE âm, hợp kim La-Fe-Si lại có MCE dương xuất hiện cùng với FOPT [72, 144].  
 
Hình 1.5. Các đường Arrott M2
-H/M đặc trưng cho chuyển pha loại một của vật liệu
Ni43Mn46 Sn11 [149] ( a) và chuyển pha loại hai của vật liệu La0,6Sr0,2a0,2−xMnO3 (b)
(Bulk: mẫu khối, ribbon: mẫu băng) (T: Tesla) [90].
Hiệu ứng từ nhiệt lớn xảy ra ở các vùng chuyển pha từ và phụ thuộc vào đặc tính 
của chuyển pha từ (nhiệt độ, biên độ và độ rộng chuyển pha). Vật liệu FOPT có chuyển 
pha từ rất sắc nét nên giá trị biến thiên entropy từ của chúng rất lớn [37]. Bên cạnh đó, 
chúng có một số nhược điểm như vùng chuyển pha hẹp, dẫn tới dải nhiệt độ hoạt động 
nhỏ, độ trễ từ và trễ nhiệt lớn. Vật liệu SOPT thường có biến thiên entropy từ nhỏ hơn, 
nhưng lại có dải nhiệt độ hoạt động mở rộng xung quanh nhiệt độ chuyển pha.  
Thêm vào đó, bản chất của các tương tác sắt từ trong vật liệu có thể được 
hiểu bằng cách xác định các tham số tới hạn sử dụng các đồ thị Arrott [10]. Theo lý 
13
thuyết, sự phụ thuộc của từ độ tự phát (MS) và nghịch đảo của độ cảm từ ban đầu 
(0
-1
) vào nhiệt độ, từ độ tại nhiệt độ chuyển pha lần lượt tương ứng với các tham số 
tới hạn β, γ và δ tuân theo các phương trình như sau [121]: 
                      
S 0M (T) M ( ) 0
                        (1.14) 
                                  1/
   M DH 
           0                       (1.15) 
         
 1 0
0
0
h
(T) 0
M

                     (1.16)
 
Trong đó,  = (T – TC)/TC là nhiệt độ rút gọn, M0
, 
h0/M0 và D là các biên độ tới hạn. 
Giá  trị  tham  số    cũng  có  thể  thu  được  bằng  cách  sử  dụng  phương  trình 
Widom [140]:  
           = 1+ /                                         (1.17) 
Với các giá trị đúng của  và , các đường cong M1/
 và (H/M)1/
 là bộ các 
đường thẳng song song và là đường thẳng đi qua gốc tọa độ tại nhiệt độ T = TC. Từ 
độ tự phát MS(T) và nghịch đảo của độ cảm từ ban đầu  1
0 (T)
  của vật liệu có thể 
thu được bằng cách làm khớp tuyến tính các đường Arrott tại các vùng từ trường 
cao. Từ giao điểm của các đường thẳng làm khớp với các trục M2
 và H/M ta có thể 
xác định được từ độ tự phát và nghịch đảo độ cảm từ ban đầu tại các nhiệt độ khác 
nhau. Bằng cách làm khớp các số liệu MS(T) và  1
0 (T)
 theo các hệ thức (1.14) và 
(1.16) chúng ta thu được các tham số tới hạn ,  và TC. Các giá trị thu được của  
và  sau đó được sử dụng để tính tham số  dựa trên phương trình (1.17).  
Độ chính xác của các tham số tới hạn đã thu được có thể được kiểm tra, đánh 
giá thông qua giả thuyết thống kê [121]. Theo giả thuyết này, từ độ là một hàm phụ 
thuộc vào từ trường H và nhiệt độ rút gọn  như sau: 
 
       
( )
M(H, ) f (H ) 
 
                        (1.18) 
Trong đó,  f và  f  là hàm tương ứng lần lượt ứng với vùng nhiệt độ T > TC và T < 
TC. Phương trình (1.18) cho thấy rằng, bằng cách vẽ M/
 theo H/+
, nếu tất cả các 
14
điểm tương ứng với T < TC và T > TC mà ngả hết tương ứng về hai nhánh  f  và 
f thì chứng tỏ các giá trị tham số tới hạn xác định được ở trên là đáng tin cậy. 
 
Hình 1.6. Sự phụ thuộc của MS và 1
0

 vào nhiệt độ cùng với các đường làm khớp
(a) và sự phụ thuộc của M|ε|β
vào H|ε|(β+γ)
) ở các nhiệt độ lân cận TC (b) của hợp
chất La0,7Ca0,3Mn1-xFexO3 [47].
Bảng 1.1. Giá trị của các tham số tới hạn theo một số mô hình lý thuyết [121].
Mô hình lý thuyết β γ 
Lý thuyết trường trung bình  0,5  1,0  3,0 
Mô hình 3D Heisenberg  0,365  1,336  4,8 
Mô hình 3D Ising  0,325  1,241  4,82 
Giá trị các tham số tới hạn theo lý thuyết của một số mô thình tiêu biểu, bao 
gồm  lý  thuyết  trường  trung  bình  (Mean  Field  Theory  -  MFT),  mô  hình  3D 
Heisenberg và mô hình 3D Ising được chỉ ra trong bảng 1.1. Vật liệu có các tham số 
tới hạn gần với mô hình MFT sẽ có trật tự sắt từ tương tác xa, gần với mô hình 
Heisenberg 3D và mô hình 3D Ising sẽ có trật tự sắt từ tương tác gần.
1.2. Tổng quan về vật liệu từ nhiệt
1.2.1. Quá trình phát triển
  Vật liệu từ nhiệt đã được sử dụng và phát triển bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 
20. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu vật liệu này tập trung vào hai mảng ứng dụng. Mảng 
15
thứ nhất là nghiên cứu các vật liệu có MCE lớn xảy ra vùng nhiệt độ thấp để dùng cho kỹ 
thuật tạo nhiệt độ rất thấp. Mảng thứ hai là nghiên cứu các vật liệu có MCE lớn ở xung 
quanh nhiệt độ phòng để sử dụng trong các máy lạnh thay thế cho máy lạnh truyền thống 
sử dụng chu trình nén khí. Những nghiên cứu về vật liệu này đã trải qua quá trình phát 
triển không ngừng và đạt được một số thành tựu sau đây: 
  Hiệu ứng từ nhiệt lần đầu tiên được ứng dụng trong kỹ thuật lạnh bằng từ 
trường vào năm 1933 để tạo ra nhiệt độ thấp (dưới 1 K) bằng cách khử từ đoạn 
nhiệt  muối  Gd2(SO4)3.8H2O  [46].  Những  năm  tiếp  theo,  kỹ  thuật  này  được  phát 
triển hơn nữa để tạo ra nhiệt độ rất thấp (cỡ μK), sử dụng trong các thiết bị đo đạc 
tinh vi ở nhiệt độ gần độ không tuyệt đối.  
  Trong hơn bốn thập kỷ tiếp 
theo  không  có  thành  tựu  đáng  kể 
nào trong nghiên cứu về vật liệu từ 
nhiệt  và  công  nghệ  làm  lạnh  từ. 
Cho tới năm 1976, Brown [17] đã 
mang  lại  một  thay  đổi  mang  tính 
đột phá trong việc sử dụng vật liệu 
từ nhiệt vào các máy làm lạnh với 
nhiều  ưu  điểm  như:  cấu  tạo  chắc 
chắn, tiếng ồn nhỏ, hiệu suất cao và 
không  gây  ô  nhiễm  môi  trường. 
Máy  sử  dụng  kim  loại  Gd  (dạng 
tấm) làm vật liệu từ nhiệt, từ trường 
hoạt động lên đến 70 kOe do nam 
châm siêu dẫn tạo ra. Hình 1.7 cho ta sơ đồ nguyên lý của quá trình làm lạnh bằng từ 
trường so với quá trình làm lạnh bằng khí nén thông thường. 
  Cho đến năm 1998 nhóm của C. Zimm (Công ty Astronautic Corporation, Mỹ) 
kết hợp với Pecharsky và Gscheidner, thuộc Đại học tổng hợp Iowa (Mỹ), đã chế tạo 
thành công một máy lạnh từ hoạt động ở vùng nhiệt độ phòng [153]. Máy cho công 
 
Hình 1.7. So sánh công nghệ làm lạnh nén
giãn khí (phải) và công nghệ làm lạnh sử dụng
MCE (trái) [57]. 
16
suất làm lạnh cực đại lên đến 600 W. Máy sử dụng kim loại Gd làm vật liệu từ nhiệt, 
hoạt động dưới tác dụng của nam châm siêu dẫn (cho từ trường 50 kOe). Mặc dù kết 
quả đạt được rất đáng ghi nhận, tuy nhiên mẫu máy lạnh này vẫn chưa thể được đưa 
vào sản xuất thương mại, vì kích thước khá lớn và chi phí sản xuất cũng như vận hành 
rất cao. Tiếp đó, nhóm này cũng cho ra đời một máy lạnh từ nhiệt thứ hai vào năm 
2001 [34]. Máy hoạt động ở nhiệt độ phòng và vẫn dùng kim loại Gd làm chất từ nhiệt, 
nhưng sử dụng nam châm vĩnh cửu tạo từ trường chỉ cỡ 15 kOe nên hệ thống làm lạnh 
đã đơn giản hơn rất nhiều. Như vậy, việc tìm ra các vật liệu từ nhiệt cho biến thiên 
entropy từ lớn trong biến thiên nhỏ của từ trường có ý nghĩa rất lớn về mặt ứng dụng. 
Nó cho phép giảm kích thước và giá thành sản phẩm. 
  Năm 2003, hãng Toshiba đã cho ra đời máy làm lạnh từ nhiệt ở dạng thương 
phẩm đầu tiên (hình 1.8). Máy có công suất 60 W, sử dụng từ trường 0,76 T, sử 
dụng kim loại Gd làm chất hoạt động, có thể cho biến đổi nhiệt độ tới 20 K [34]. 
  Như  vậy,  sự  làm  lạnh 
bằng từ trường ở nhiệt độ phòng 
là  một  chủ  đề  đang  rất  được 
quan tâm trên thế giới. Các nhà 
nghiên  cứu  trên  thế  giới  đã  và 
đang  tìm  kiếm  công  nghệ  làm 
lạnh mới cũng như các chất làm 
lạnh mới với mục đích cải thiện 
hiệu suất sử dụng và bảo vệ môi 
trường. Vào năm 2003, B.F. Yu 
[145]  đã  trình  bày  chi  tiết  sự 
phát  triển  của  các  vật  liệu  từ  ở 
các vùng nhiệt độ phòng, bao gồm Gd và các hợp kim của nó, perovskite và các hợp 
chất giống như perovskite, các hợp chất kim loại chuyển tiếp và vật liệu composite. 
Năm 2005, Gschneidner đã công bố lại một cách có hệ thống các nhóm khác nhau 
của các vật liệu từ, như LaM2 (trong đó: M = Al, Co, và Ni), Gd5(Si1-xGex)4, Mn(As1-
 
Hình 1.8. Máy lạnh từ thương phẩm của hãng
Chubu Electric/Toshiba [49]. 
17
xSbx), MnFe(P1-xAsx), La(Fe13-xSix) và R1-xMxMnO3 (trong đó: R = Ca, Sr và Ba) [49]. 
Năm 2007, Phan và Yu [110] đã cho thấy một nhóm các vật liệu từ nhiệt mới có khả 
năng  ứng  dụng  ở  vùng  nhiệt  độ  phòng,  đó  là  maganite  perovskite  sắt  từ  (R1-
xMxMnO3, trong đó: R = La, Nd, Pr và M = Ca, Sr, Ba). Tiếp đó, Bruck [19] đưa ra 
một nhóm các vật liệu từ nhiệt cho các ứng dụng ở nhiệt độ phòng với chuyển pha từ 
loại một, bao gồm Gd5(Ge,Si)4, La(Fe,Si)13, MnAs, hợp kim Heusler và Fe-P.  
Cùng  với  sự  phát 
triển  của  các  vật  liệu  từ 
nhiệt,  những  năm  đầu  của 
thế kỉ 21, hàng loạt các mẫu 
máy lạnh ra đời và được rất 
nhiều  quốc  gia  quan  tâm 
nghiên  cứu.  Nhiều  cải  tiến 
trong  các  thiết  kế  đã  được 
đề xuất nhằm mục đích tăng 
hiệu  suất  của  thiết  bị,  tuy 
nhiên các kết quả đạt được 
chưa vượt trội so với những 
thiết  kế  ban  đầu  cũng  như 
so  với  máy  lạnh  truyền 
thống. Hình 1.9 cho thấy sự 
gia  tăng  các  mẫu  máy  làm 
lạnh từ trong những năm gần đây [70]. 
Các máy lạnh từ phần lớn sử dụng Gd và hợp kim của nó làm vật liệu từ nhiệt. 
Các thông số làm lạnh đạt được cũng khá tốt. Tuy nhiên, xét về khía cạnh thương mại 
hóa sản phẩm trong tương lai thì Gd và hợp kim của nó khó có thể được lựa chọn, bởi 
vì các hợp kim chứa Gd có giá thành rất đắt (do khan hiếm nguyên liệu cùng với công 
nghệ chế tạo khắt khe). Gần đây, các nhóm nghiên cứu có xu hướng sử dụng những vật 
liệu từ nhiệt khác có giá thành rẻ hơn hợp kim Gd như: các hợp kim nền La-Fe-Si, 
Hình 1.9. Số lượng các mẫu thiết bị làm lạnh (number
of prototypes) theo các năm (Reciprocating: chuyển
động kiểu pittông, rotary: chuyển động quay, all
cumulative: tổng tích lũy)[70].
18
MnAs, hợp kim Heusler… hoặc ít nhiều kết hợp chúng với Gd cho các thiết kế máy 
làm lạnh từ. 
Sau Gd thì hợp kim nền La-Fe-Si cũng đã được sử dụng khá nhiều trong các thiết 
kế máy làm lạnh từ. Một số thiết bị cho các thông số làm lạnh khá tốt. Tiêu biểu là nhóm 
nghiên cứu thuộc thuộc Đại học tổng hợp Iowa (Mỹ). Năm 2014, nhóm này đã giới thiệu 
máy  làm  lạnh  từ  với  các  thông  số  đạt  được  khá  ấn  tượng.  Máy  sử  dụng  vật  liệu 
La(Fe0,885Si0,115)13Hy làm vật liệu từ nhiệt. Khoảng biến thiên nhiệt độ đạt được là 18 K 
trong biến thiên từ trường 14,4 kOe [63]. 
  Cho đến nay, rất nhiều loại vật liệu từ nhiệt được chế tạo. Hình 1.10 cho ta một 
cái nhìn trực quan để so sánh hiệu ứng từ nhiệt trên những hệ vật liệu từ nhiệt khác nhau. 
Quan sát hình này, chúng ta nhận thấy các hợp kim có MCE lớn ở vùng nhiệt độ phòng 
là: các hợp kim La(FeSi)13, La(FeCoSi)13, La(FeSi)13-H, Gd5(Si,Ge)4, hợp kim Heusler, 
MnFe(AsP), MnAs, FeRh, các hợp kim nền Fe và Mn. Tuy nhiên, cũng như đã được đề 
cập đến ở trên, các hợp kim chứa Rh và Gd có giá thành đắt cùng với công nghệ chế tạo 
khắt khe, As lại là một chất khá độc, cho nên các hệ vật liệu này khó đưa vào các ứng 
dụng thực tế. 
 
Hình 1.10. Sự phụ thuộc của biến thiên entropy từ cực đại (ΔH = 50 kOe) vào nhiệt
độ đỉnh (Tpeak - nhiệt độ mà tại đó có biến thiên entropy từ cực đại) của một số hệ
vật liệu từ nhiệt (Laves phases: các hợp chất có công thức AB2 (A là đất hiếm, B là
kim loại chuyển tiếp, Ln-manganites: các hợp chất magnanite perovskite) [37].
19
1.2.2. Một số vật liệu từ nhiệt tiêu biểu
  Các vật liệu từ nhiệt có dải nhiệt độ hoạt động thấp (trong khoảng từ 10 
đến 80 K) phải kể đến đầu tiên 
là  một  vài  đất  hiếm  nguyên 
chất  như  Nd,  Er,  Tm.  Trong 
đó,  Nd  có  Tad    2,5  K  tại 
nhiệt  độ  T  =  10  K  với  H  = 
100 kOe [156]. Er có Tad  5 
K  tại  T  =  25  K  với  H  =  70 
kOe [154]. Tm có Tad  3 K 
tại T = 56 K với H = 70 kOe 
[155].  Vật  liệu  có  MCE  lớn 
trong dải nhiệt độ này là các hợp 
chất  REAl2  (RE  =  Er,  Ho,  Dy),  
Dy0,5Ho0,5 [53] và DyxEr1-x [122] 
và RENi2 (RE = Gd , Dy và Ho 
[130]). Nhiệt độ biến thiên đoạn nhiệt Tad của chúng được chỉ ra trong hình 1.11. Giá 
trị cực đại của Tad giảm khi nhiệt độ tăng từ 10 tới 80 K. Điều này là do sự tăng nhanh 
chóng của nhiệt dung theo nhiệt độ trong các hợp kim này. Sự phụ thuộc của MCE vào 
từ trường biến đổi trong khoảng từ 1 tới 2 K/10 kOe. 
  Tiếp theo, trong dải nhiệt độ 80 - 250 K, một trong số các vật liệu có MCE lớn 
là Dy nguyên chất [15, 127], với Tad  12 K tại T  180 K trong biến thiên từ 70 
kOe. Dy có chuyển pha từ loại một, vì vậy, nó có cả MCE âm trong biến thiên từ 
trường nhỏ (H < 2 kOe). Các nghiên cứu [35, 85] cũng cho thấy hợp kim vô định 
hình RE-(T1,T2) (RE là các nguyên tố đất hiếm và T1, T2 là các kim loại chuyển tiếp) 
có MCE lớn trong khoảng nhiệt độ từ 100 tới 200 K. Sự phụ thuộc của MCE vào từ 
trường là 2K/10 kOe đối với Dy, và hợp kim vô định hình RE-(T1,T2) là 1 K/10 kOe. 
Hình 1.12 biểu diễn giá trị biến thiên entropy từ cực đại của một số hợp kim điển 
hình có MCE lớn trong vùng nhiệt độ từ 10 K tới 250 K. 
Hình 1.11. Biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt của các
vật liệu từ nhiệt có MCE lớn trong vùng nhiệt độ từ
 10 tới  80 K với H = 75 kOe [108]. 
20
 
Hình 1.12. Giá trị biến thiên entropy từ cực đại của các hợp kim nền RECo2 (các biểu
tượng đặc – vật liệu FOPT, biểu tượng rỗng – vật liệu SOPT) và các hợp kim nền
REAl2 (các biểu tượng vuông rỗng) với H = 50 kOe [31].
Hiện nay, vật liệu có hiệu ứng từ nhiệt lớn ở vùng nhiệt độ phòng đang rất được 
quan tâm nghiên cứu. Vật liệu đầu tiên phải đề cập đến là kim loại đất hiếm Gd, với 
mômen từ nguyên tử lớn 7,63 µB, là nguyên tố sắt từ có nhiệt độ chuyển pha Curie TC 
gần nhiệt độ phòng [26]. Kim loại này có chuyển pha từ loại hai tại nhiệt độ TC = 293 K. 
Các thông số từ nhiệt của Gd tại TC được tìm thấy là: biến thiên entropy từ cực đại 
Smmax = 13,2 J.kg-1
.K-1
 và Tad = 14 K trong biến thiên từ trường 70 kOe [17]. Tuy 
nhiên, MCE của Gd giảm xuống đáng kể nếu tồn tại tạp chất [26]. Một vài hợp chất nhị 
nguyên của Gd cũng đã được nghiên cứu như: Gd1-xREx với RE là các Lanthanide (Tb, 
Ho, Er và Dy), Gd1-xMx với M = Ni, Al, Pd, Rh, In, Zr và B [12, 33, 71, 106]. Kết quả 
cho thấy rằng MCE của các hợp chất này không tăng thậm chí còn giảm đáng kể so với 
Gd nguyên chất và nhiệt độ Curie TC của chúng giảm. Vì vậy, chúng không thích hợp 
cho ứng dụng làm lạnh bằng từ trường ở nhiệt độ phòng. 
  Trong dải nhiệt độ phòng, hiệu ứng từ nhiệt âm khổng lồ lần đầu tiên được quan 
sát thấy trong hợp chất Fe1-xRhx [9]. MCE âm trong mẫu Fe48Ph52: Smmax  12 J.kg-
1
.K-1
 tại T  300 K và RC  500 J.kg-1
 trong biến thiên từ trường H = 50 kOe [94]. 
GMCE của hợp chất này âm bởi vì chúng trải qua chuyển pha từ loại một, từ phản sắt 
21
từ (AFM) sang sắt từ (FM). Fe1-xRhx có MCE lớn là do liên kết mạnh của điện tử và 
mạng tinh thể khi có sự tác động của từ trường, kết hợp với sự giãn nở vì nhiệt lớn tại 
chuyển pha [9]. Tuy nhiên, Rh có giá thành rất cao (hơn 80000 USD/1 kg), làm cho hệ 
này không thích hợp cho các ứng dụng thực tế.   
  Mốc đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của các vật liệu từ nhiệt ở vùng 
nhiệt độ phòng là vào năm 1997. Trong năm đó, GMCE đã được tìm thấy trong các 
hợp kim Gd-Ge-Si ở xung quanh 300 K. GMCE của hợp kim Gd5Ge2Si2  xuất hiện 
cùng với chuyển pha loại một, với các thông số: Smmax = 18,5 J.kg-1
.K-1
 và Tad = 
15 K tại 276 K trong biến thiên từ trường 50 kOe [107]. Hợp kim Gd5(Ge1-xSix)4 
(0,24  x  0,5) có GMCE là do có sự chuyển pha từ cùng với chuyển pha cấu trúc, từ 
pha sắt từ (FM) với cấu trúc trực thoi loại Gd5Si4 sang pha thuận từ (PM) với cấu trúc 
đơn tà loại Gd5GesSi2 [105]. Các mẫu hợp kim này đều thể hiện GMCE với giá trị 
Smmax thay đổi từ 46 J.kg-1
.K-1
 tại 195 K (đối với Gd5Si1,5Ge2,5) tới 16 J.kg-1
.K-1
 tại 
301 K (đối với Gd5Si2,1Ge1,9) H = 50 kOe [105]. Các mẫu với 0  x  0,2 xuất hiện 
chuyển pha từ pha AFM có cấu trúc loại Sm5Ge4 sang FM với cấu trúc trực thoi loại 
Gd5Si4, nhưng chỉ tại nhiệt độ thấp. Các mẫu với x > 0,5 có chuyển pha loại hai. Với 
sự thêm vào một lượng nhỏ của Fe hoặc các nguyên tố khác (Cu, Co, Ge, Mn và Al), 
nhiệt độ chuyển pha dịch chuyển nhẹ về phía nhiệt độ cao. Các nguyên tố thêm vào 
làm chuyển pha loại một trở thành chuyển pha loại hai, và đã làm giảm sự tổn hao do 
trễ có trong Gd5Ge2Si2 [118]. Sự thay thế của Gd bởi các nguyên tố đất hiếm khác 
(như: Nd, Tb, Dy và Ho) dẫn đến làm giảm MCE và TC rời xa khỏi dải nhiệt độ 
phòng [62, 123, 126] (hình 1.10). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu gần đây đã cho 
thấy với sự thay thế một phần của Nb cho Ge và Si trong hợp kim Gd5Si2-xGe2-xNb2x 
đã làm tăng nhiệt độ TC và MCE khi x tăng tới 0,05 (TC  295 K và Smmax = 9,6 
J.kg-1
.K-1
 với H = 20 kOe) [112]. 
  Từ khi khám phá ra hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ xuất hiện cùng với chuyển 
pha loại một trong các hợp kim Gd-Ge-Si, các nghiên cứu đã tập trung vào các loại 
vật liệu có FOPT. Trong số các loại vật liệu này, MnAs biểu hiện FOPT tại 318 K 
từ pha FM có cấu trúc lục giác loại NiAs sang PM có cấu trúc trực thoi loại MnP, 
22
với biến thiên entropy từ lớn Smmax = 30 J/kg.K trong biến thiên từ trường 50 
kOe,  nhưng  lại  có  độ  trễ  nhiệt  lớn    10  K  [133].  GMCE  tương  tự  như  trong 
Gd5(Ge1-xSix)4 được quan sát thấy trong MnAs [129, 133]. Sự thay thế một phần Sb 
cho As làm giảm cả nhiệt độ chuyển pha và độ trễ nhiệt (< 1 K). Nhiệt độ chuyển 
pha TC của hợp kim này thay đổi từ 220 tới 318 K và vẫn duy trì được MCE lớn. 
Tuy nhiên, bản chất của chuyển pha trong hợp chất Mn(As1-xSbx) thay đổi từ FOPT 
sang SOPT khi nồng độ Sb lớn hơn 0,3, dẫn tới làm giảm MCE [132]. Hợp chất 
Mn1-xFexAs với sự thêm vào của Fe cho thấy một đỉnh Sm cao và nhọn tại TC [27]. 
Sự thêm vào của Si trong hợp kim MnAs1-xSix (x  0,09) [24] đã làm giảm đáng kể 
sự trễ nhiệt (từ 10 K cho x = 0,03 tới gần 0 cho x = 0,09) khi sự chuyển pha thay đổi 
từ FOPT sang SOPT, và giá trị Smmax > 10 J/kg.K với H = 50 kOe vẫn được duy 
trì. Tuy nhiên, As là một chất khá độc, cho nên vật liệu này khó đưa vào các ứng 
dụng thực tế. 
Perovskite manganite cũng là một nhóm vật liệu từ nhiệt có dải nhiệt độ hoạt 
động trong vùng nhiệt độ phòng. Đây là họ vật liệu gốm có công thức chung R1-xMx-
MnO3, trong đó R = La, Nd hay Pr và M = Ca, Sr hoặc Ba. Phần lớn các manganite là 
vật liệu chuyển pha loại hai, do đó chúng biểu hiện MCE thấp (thấp hơn Gd) [110]. 
Tuy vậy, nhiệt độ Curie của chúng có thể được điều chỉnh dễ dàng trong phạm vi lớn từ 
150 đến 370 K. Tiêu biểu cho nhóm vật liệu này là hệ hợp chất La0,67Ca0,33-xSrxMnO3 
(LCSM). Nhiệt độ Curie của hệ LCSM có thể được điều chỉnh trong khoảng 267 - 369 
K bằng cách thay đổi giá trị x ꞊ 0 - 0,33 [30]. Hợp chất LCSM với x = 0 có nhiệt độ 
Curie là 267 K, có độ biến thiên entropy từ đạt 5,9 J.kg-1
.K-1 
và sự thay đổi nhiệt độ 
đoạn nhiệt là 2 K (với ΔH ꞊ 12 kOe). Tuy nhiên, MCE giảm khi x tăng. Hợp chất 
LCSM với x = 0,05 có TC = 285 K, biến thiên entropy từ đạt 2,8 J.kg-1
.K-1
, biến thiên 
nhiệt độ đoạn nhiệt là 1 K (ΔH ꞊ 12 kOe).  
  Các hợp kim LaFe13-xSix, với cấu trúc lập phương NaZn13, được coi là các chất 
làm lạnh từ có khả năng ứng dụng cao ở nhiệt độ phòng, có thể thay thế được các vật 
liệu từ nền Gd (có giá thành cao). Các vật liệu La-Fe-Si có giá thành thấp và có GMCE 
[58, 144]. Bên cạnh đó, các hợp kim này có các biểu hiện từ rất thú vị. S. Fujieda và 
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

Similar to Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
Man_Ebook
 

Similar to Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Ảnh hưởng của lưu lượng và tốc độ giữa đầu phun đến chất lượng bề mặt
Ảnh hưởng của lưu lượng và tốc độ giữa đầu phun đến chất lượng bề mặtẢnh hưởng của lưu lượng và tốc độ giữa đầu phun đến chất lượng bề mặt
Ảnh hưởng của lưu lượng và tốc độ giữa đầu phun đến chất lượng bề mặt
 
Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang – từ của vật liệu spinel CoFe2O4 cấu tr...
Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang – từ của vật liệu spinel CoFe2O4 cấu tr...Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang – từ của vật liệu spinel CoFe2O4 cấu tr...
Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang – từ của vật liệu spinel CoFe2O4 cấu tr...
 
Đề tài: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và tính chất, HAY, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và tính chất, HAY, 9đĐề tài: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và tính chất, HAY, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và tính chất, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và các tính chất
Luận văn: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và các tính chấtLuận văn: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và các tính chất
Luận văn: Chế tạo hạt nano Fe2O3 vô định hình và các tính chất
 
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đLuận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụngLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZIF-8@NiO và ứng dụng
 
Tổng hợp vật liệu composite LiFe1 xMxPO4/GRAPHENE làm cathode - Gửi miễn phí ...
Tổng hợp vật liệu composite LiFe1 xMxPO4/GRAPHENE làm cathode - Gửi miễn phí ...Tổng hợp vật liệu composite LiFe1 xMxPO4/GRAPHENE làm cathode - Gửi miễn phí ...
Tổng hợp vật liệu composite LiFe1 xMxPO4/GRAPHENE làm cathode - Gửi miễn phí ...
 
Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxitTính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
 
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng  Gửi miễn phí q...
Chế tạo tiềm năng ứng dụng của hệ dẫn thuốc nano đa chức năng Gửi miễn phí q...
 
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi protonẢnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
Ảnh hưởng của thông số lên đặc tính của pin nhiên liệu màng trao đổi proton
 
Nghiên cứu tính chất của hợp chất La2-3Pb1-3MnO3 khi thay thế 10% hàm lượng Z...
Nghiên cứu tính chất của hợp chất La2-3Pb1-3MnO3 khi thay thế 10% hàm lượng Z...Nghiên cứu tính chất của hợp chất La2-3Pb1-3MnO3 khi thay thế 10% hàm lượng Z...
Nghiên cứu tính chất của hợp chất La2-3Pb1-3MnO3 khi thay thế 10% hàm lượng Z...
 
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiềuTrạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
 
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansylTổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
 
Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
Thiết kế, mô hình hóa và điều khiển hệ thống giảm chấn cho máy giặt cửa trước...
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
 
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫnLuận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn
 
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn bằng phương...
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn bằng phương...Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn bằng phương...
Luận văn: Khảo sát cộng hưởng từ - phonon trong siêu mạng bán dẫn bằng phương...
 
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tửMạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 

Luận án: Hiệu ứng từ nhiệt của hợp kim chế tạo bằng nguội nhanh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620