SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.011
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh doanh chứng khoán là một ngành nghề tương đối mới mẻ trong
nền kinh tế Việt Nam. Làm thế nào để một công ty chứng khoán có thể nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao
sức cạnh tranh trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đầy cơ hội
cũng như không ít những thách thức hiện nay là vấn đề cấp bách để xây dựng
một thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững.
Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với sự giúp đỡ của đơn vị thực tập, em đã
chọn đề tài: “Một số giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của
công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam” để nghiên cứu và làm
chuyên đề cuối khoá của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh
chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty
cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam, từ đó, đánh giá kết quả, hạn chế và
các nguyên nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh chứng khoán
(hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động đầu tư góp vốn, hoạt động tư
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.012
vấn chứng khoán, hoạt động lưu ký chứng khoán và các hoạt động phụ trợ
khác) của công ty chứng khoán.
- Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh chứng khoán của
công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012.
Đề tài của em có kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về công ty chứng khoán và hoạt động
kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán tại
công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.013
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán.
1.1.1. Công ty chứng khoán và vai trò của công ty chứng khoán trên thị
trường chứng khoán.
1.1.1.1. Công ty chứng khoán.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường nơi các chứng khoán
được phát hành và giao dịch, thông qua đó, một bộ phận vốn được huy động
và luân chuyển trong nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tổng giá trị của thị trường chứng
khoán luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ở
đó, thị trường chứng khoán là nơi hàng ngày có luồng tiền vào - ra khổng lồ,
và thị trường chứng khoán còn được coi là "phong vũ biểu", là "nhiệt kế đo
sức khoẻ" của một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đảm bảo tính công bằng,
liên tục, an toàn và trật tự của thị trường chứng khoán là rất quan trọng và một
trong những biện pháp hữu hiệu là sự ra đời của các công ty chứng khoán.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về công ty chứng khoán tuỳ vào
từng khía cạnh tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, một trong những định nghĩa
mang tính bản chất nhất về công ty chứng khoán là: Công ty chứng khoán
(CTCK) là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông
qua việc thực hiện một hoặc một số dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
Chúng ta đã biết, hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác
hẳn với những doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.014
là một định chế đặc biệt. Do vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh
của CTCK cũng có những điểm khác nhau vận dụng cho những khối thị
trường có mức độ phát triển không giống nhau (thị trường cổ điển; thị trường
mới nổi; thị trường các nước chuyển đổi). Tuy nhiên có thể khái quát mô hình
tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo 2 nhóm sau:
(1) Mô hình công ty chứng khoán đa năng.
Theo mô hình này, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp tài
chính kinh doanh tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền
tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với
tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau:
- Loại đa năng một phần: theo mô hình này, các ngân hàng muốn kinh
doanh chứng khoán phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. Mô hình này
còn được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Anh.
Hình 1.1: Mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần.
TẬP ĐOÀN (HOLDING COMPANY)
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY BẢO HIỂMCÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.015
- Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng
khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh ngoại tệ. Mô hình này còn
được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Đức.
Hình 1.2: Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh
vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc
đa dạng hoá đầu tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng
chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính. Mặt
khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh
tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu rõ về khách hàng cũng như
các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đó là, do vừa là tổ
chức tín dụng, vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán nên khả năng chuyên
môn không sâu như các CTCK chuyên doanh. Điều này sẽ làm cho TTCK
kém phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và thích hoạt
động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ của TTCK như: Bảo lãnh phát
hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư.
Đồng thời, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh
doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh,
các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường và khi đó các biến
NGÂN HÀNG
TIỀN TỆ
BẢO HIỂM
CHỨNG KHOÁN
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.016
động trên TTCK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây
chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính. Bên cạnh đó, do không
có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn nên các ngân hàng có thể sử dụng
tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng khoán, khi TTCK biến động
theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền
gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên
sau cuộc khủng hoảng thị trường tài chính 1929 - 1933, các nước đã chuyển
sang mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thị trường (như Đức) vẫn còn áp
dụng mô hình này.
(2) Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công
ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các
ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Hình 1.3: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG MÔI GIỚI
PHÒNG QUẢN LÝ TÀI
SẢN
PHÒNG TƯ VẤN
BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG BẢO LÃNH
PHÁT HÀNH
PHÒNG TỰ DOANH
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.017
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân
hàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực
chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng
khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn
Quốc, Thái Lan.
Ngày nay, sự phát triển của TTCK cùng với xu hướng hình thành các
tập đoàn tài chính khổng lồ, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh
vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt
động tiền tệ và chứng khoán bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại
thành lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán.
Hiện nay, trên thế giới có ba loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là: Công
ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH); Công ty cổ phần (CTCP).
* Công ty hợp danh
- Là loại hình kinh doanh có từ 2 chủ sở hữu trở lên.
- Thành viên của CTCK hợp danh bao gồm: thành viên góp vốn và
thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn
bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp
vốn không tham gia điều hành công ty, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phần vốn góp của mình đối với các khoản nợ của công ty.
- Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ
loại chứng khoán nào.
* Công ty TNHH.
- Thành viên của công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
vào doanh nghiệp.
- Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu.
* Công ty cổ phần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.018
- Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu của
công ty là các cổ đông.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái
phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành.
Do các ưu điểm của loại hình CTCP và công ty TNHH so với công ty
hợp danh nên hiện nay, chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hình thức công
ty TNHH và CTCP.
Tại Việt Nam, Điều 59 - Luật chứng khoán Việt Nam thông qua ngày
29/06/2006 quy định: Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công
ty TNHH hoặc CTCP.
1.1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán là chủ thể không thể tách rời của TTCK và công ty
chứng khoán có những vai trò quan trọng với những chủ thể khác nhau trên TTCK.
Đối vớicáctổchứcpháthành:Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của các
tổ chức pháthànhlà huy độngvốnthôngquaviệc pháthànhcác chứng khoán. Vì
vậy, thôngquahoạtđộngđạilý pháthành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai
trò tạo ra cơ chếhuyđộngvốnphục vụcác nhà phát hành, giúp các tổ chức phát
hành huy độngđượcmộtlượngvốnlớn mộtcác chuyên nghiệp và rộng rãi, giảm
được sự kiểm soát của một lượng nhỏ các nhà đầu tư.
Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung
gian mua bán. Nguyên tắc này yêu cầu nhà đầu tư và nhà phát hành không
được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua
bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.019
hành. Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn
cho nền kinh tế thông qua TTCK.
Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn
đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK đóng vai trò làm giảm chi phí và thời
gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư. Đối với hàng
hoá thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua
và người bán, tuy nhiên, đối với TTCK, sự biến động thường xuyên của giá cả
chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi
phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đầu tư.
Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề
nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả.
Đối với thị trường chứng khoán: Đối với TTCK, CTCK thể hiện 2 vai
trò chính:
(1) Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Cũng cần khẳng định
lại rằng, giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định, tuy nhiên, để đưa ra
các mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì
họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Thêm nữa, các
CTCK là những thành viên của thị trường nên họ cũng góp phần tạo lập giá cả
thị trường thông qua đấu giá, còn trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với
các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại
chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK.
Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị
trường. Để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của
chính mình, nhiều CTCK đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực
hiện vai trò bình ổn thị trường.
(2) Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0110
TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài
sản tài chính nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK
tạo ra cơ chế giá giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp I, do thực hiện
các hoạt động như Bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không
những huy động được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho
nhà phát hành mà còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài
chính vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên
thị trường cấp II, điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu
tư và cả nhà phát hành. Trên thị trường cấp II, do thực hiện các giao dịch mua
và bán, các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt
và ngược lại. Chính những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của
những tài sản tài chính.
Đối với cơ quan quản lý thị trường: CTCK có vai trò cung cấp thông
tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường để TTCK đạt được 3 mục
tiêu: hoạt động hiệu quả; điều hành công bằng; phát triển ổn định. Các CTCK
thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các
chứng khoán, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao
dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần
phải được công khai hoá dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường.
Việc cung cấp thông tin vừa là qui định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên
tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai
trong hoạt động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm: thông tin về
giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về cổ phiếu, trái phiếu và các tổ
chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư, nhờ các thông tin này, các cơ
quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng,
lũng đoạn, bóp méo thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0111
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
1.1.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu.
(1) Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán.
Môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động kinh doanh chứng
khoán, trong đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành các giao dịch
thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường phi
tập trung OTC mà khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch
của chính mình. CTCK chỉ được thực hiện thu phí dịch vụ theo thoả thuận
trong hợp đồng uỷ thác giao dịch, hoa hồng thường được tính theo phần trăm
trên tổng giá trị một giao dịch.
Cơ sở pháp lý thực hiện giao dịch là hợp đồng kinh tế về uỷ thác được
ký kết giữa khách hàng và CTCK.
CTCK thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phải tuân thủ những
nguyên tắc rất cơ bản, đó là: thứ nhất, quyết định mua bán là do khách hàng
đưa ra và công ty môi giới chứng khoán phải thực hiện theo lệnh đó; thứ hai,
công ty môi giới chứng khoán đứng tên mình thực hiện các giao dịch theo
lệnh của khách hàng; thứ ba, việc hạch toán các giao dịch phải được thực hiện
trên các tài khoản thuộc sở hữu của khách hàng.
Quy trình nghiệp vụ môi giới của CTCKđược thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0112
Hình 1.4: Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
(2) Nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán.
Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh
của CTCK nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi cho chính mình.
Giao dịch tự doanh có thể được thực hiện theo phương thức giao dịch trực
tiếp hay giao dịch gián tiếp.
KHÁCH HÀNG MỞ TÀI
KHOẢN TẠI CTCK
CTCK NHẬN LỆNH CỦA
KHÁCH HÀNG
CTCK CHUYỂN LỆNH TỚI
THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP ĐỂ
THỰC HIỆN
CTCK GỬI PHIẾU XÁC
NHẬN ĐÃ THỰC HIỆN
XONG LỆNH CHO KHÁCH
HÀNG
ĐỐI CHIẾU VÀ BÙ TRỪ
KẾT QUẢ GIAO DỊCH
THANH QUYẾT TOÁN VỚI
KHÁCH HÀNG
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0113
Giaodịchtrựctiếp:là giao dịch"trao tay" giữakháchhàng và CTCK theo
giá thoảthuậntrực tiếp (giao dịchtại quầy). Các đốitác giao dịch do các tổ chức
tự "đấunối", họ cóthểlà cánhân hay tổ chức (chủ yếu là các CTCK). Thời gian
giao dịchthườngđược thựchiện trong và ngoài giờ giao dịch của sở (trung tâm)
giao dịch(kể cảbanđêmvà ngày nghỉ). Chứngkhoán giao dịch rất đa dạng, chủ
yếu là các chứng khoán chưa niêm yết và chứng khoán mới phát hành.
Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán
và chuyển giao/ chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy trong giao dịch này,
không có bất kỳ loại phí nào; riêng phí thanh toán do bên thụ hưởng chịu, phí
chuyển khoản chứng khoán do bên chuyển nhượng chịu.
Các hoạtđộnggiao dịchnàykhôngchịusựgiámsátcủasở (trungtâm) giao
dịchnhưngchịusựgiám sátcủa“thanhtranhànước” về chứng khoán và TTCK.
Doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên sở
(trung tâm) giao dịch (thườngchiếm 85-90% doanhsố giao dịch của thị trường).
Giao dịch gián tiếp: là các giao dịch được thực hiện thông qua việc
CTCK đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên sở giao dịch, lệnh của họ có
thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước. Đây là
các giao dịch mà các CTCK không thể thực hiện được bằng giao dịch trực
tiếp nhằm đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán có biến động lớn và đôi khi
vì mục đích can thiệp vào giá thị trường.
Thao tác giao dịch này cũng được thực hiện tương tự như giao dịch
theo uỷ thác tức là một lệnh giao dịch tự doanh của CTCK và một lệnh giao
dịch theo uỷ thác của khách hàng trong nghiệp vụ môi giới là không có sự
phân biệt khi tham gia khớp lệnh trên sở (trung tâm) giao dịch. Tuy nhiên, khi
nghiệp vụ này song hành cùng nghiệp vụ môi giới chứng khoán tức là CTCK
vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng, vừa phục vụ giao dịch cho chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0114
mình nên rất có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho
khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp các nước đều yêu cầu
tách biệt giữa các nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, CTCK phải ưu
tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
Thậm chí, luật pháp một số nước còn quy định có 2 loại hình CTCK là công
ty Môi giới chứng khoán và công ty có chức năng Tự doanh chứng khoán.
Do giao dịchquasở (trung tâm) giao dịchnên CTCKphảichịu các chi phí
như chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán.
Mục đích trước tiên của hoạt động tự doanh chứng khoán là thu lợi
nhuận. CTCK mua bán chứng khoán nhằm thu lợi tức và chênh lệch thị giá
mua vào và thị giá bán ra. Mục đích thứ hai là nhằm dự trữ đảm bảo khả năng
thanh toán cho công ty vì phạm vi kinh doanh chứng khoán của các CTCK
phụ thuộc vào nguồn vốn và mức dự trữ bảo đảm khả năng thanh toán. Mục
đích cuối cùng là can thiệp bảo vệ giá chứng khoán. Khi giá chứng khoán
biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung của cả thị trường, các CTCK
thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán nhằm ổn định thị trường theo
yêu cầu can thiệp của cơ quan hữu trách và bảo vệ mình hay khách hàng của
mình khi công ty thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.
Hoạt động tự doanh chứng khoán không hề có một quy chuẩn nào, các
CTCK tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ có những quy trình nghiệp
vụ riêng phù hợp. Tuy nhiên, trên góc độ chung nhất, quy trình nghiệp vụ tự
doanh có thể chia thành một số giai đoạn sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0115
Hình 1.5: Quy trình nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán.
.
(3) Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành.
Bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh (Tổ chức bảo
lãnh phát hành - TCBLPH) giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước
khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình
ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên TTCK,
TCBLPH không chỉ có CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác
như ngân hàng đầu tư nhưng thông thường, việc CTCK nhận bảo lãnh thường
kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường
đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành)
sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các
thành viên khác.
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
ĐẦU TƯ
TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU
TƯ
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CƠ HỘI
ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ
THU HỒI VỐN
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0116
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các
phương thức sau:
- Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn: là phương thức bảo
lãnh phát hành mà TCBLPH cam kết với tổ chức phát hành sẽ mua hết lượng
chứng khoán với một mức giá thoả thuận và phân phối lại cho công chúng tại
mức giá chào bán ra công chúng. Giá chào bán ra công chúng không được
thay đổi trong suốt quá trình chào bán. Mức giá thoả thuận còn được gọi là
mức giá chiết khấu và chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của TCBLPH và
giá bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
- Bảo lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó
TCBLPH chỉ đóng vai trò đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. TCBL chỉ
cam kết sẽ cố gắng để bán được lượng chứng khoán nhiều nhất ra thị trường
theo mức giá xác định. Số chứng khoán không bán hết sẽ được trả lại cho tổ
chức phát hành và TCBL nhận hoa hồng bảo lãnh trên số chứng khoán bán
được hoặc trên số vốn huy động được. Vì vậy, với hình thức này việc lựa chọn
TCBLPHlà hết sức quan trọng đối với tổ chức phát hành. Uy tín, năng lực của
TCBLPH sẽ thể hiện qua số chứng khoán phát hành được.
- Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà tổ chức phát
hành chỉ thị cho TCBLPH phải bán trọn đợt phát hành, nếu không bán được
hết, đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
Hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCKđược thể hiện theo sơ đồ dướiđây:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0117
Hình 1.6: Quy trình hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Công ty chứng
khoán
Nhận yêu cầu bảo lãnh
Ký hợp đồng tư vấn quản lý
- Đệ trình phương án bán
- Cam kết bảo lãnh
Lập nghiệp đoàn bảo lãnh
Ký hợp đồng bảo lãnh
Nộp hồ sơ xin phép phát
hành
Thăm dò Thị trường
- Công bố việc phát hành
- Phân phát bản cáo bạch
- Phân phát phiếu đăng ký mua CK
-Nhận tiền đặt cọc
Giấy phép phát hành CK có
hiệu lực
Phân phối cổ phiếu trên cơ
sở phiếu đăng ký
Bình ổn Thị trường Lưu ký CK Thanh toán
Tổ
chức
phát
hành
UBCK
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0118
(4) Nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Cũng tương tự như các loại hình tư vấn khác, Tư vấn đầu tư chứng
khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích chứng khoán và TTCKđể
đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán và có thể thực hiện một số
dịch vụ khác liên quan đến phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán và cơ
cấu tài chính cho khách hàng.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến
chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích,đưa ra lời
khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính
chất dịch vụ cho khách hàng. Đó là việc CTCK tiến hành tư vấn cho khách
hàng đầu tư chứng khoán trên Thị trường thứ cấp về loại chứng khoán nên
đầu tư, giá nên đầu tư, thời điểm nên đầu tư tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro
của từng khách hàng. Đây là một nghiệp vụ đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm chuyên môn mà không cần nhiều vốn.
Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là
vốn chất xám mà họ đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận (hiệu
quả) cho khách hàng. Nhà tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc
đưa ra lời khuyên đối với khách hàng vì với lời khuyên đó, khách hàng có thể
thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí là phá sản, còn người tư vấn thu
về cho mình khoản phí về dịch vụ tư vấn (bất kể tư vấn đó có thành công hay
không). Chính vì vậy, hoạt động tư vấn chứng khoán của bất kỳ CTCK nào
cũng phải tuân theo những quy định mang tính nguyên tắc, đó là:
- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá chứng khoán
không phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý
và diễn biến thực tiễn của thị trường.
- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên
cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể
là không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0119
trong việc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không
chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra.
- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng
khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách
quan là quá trình phân tích tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề
nghiên cứu.
1.1.2.2. Các nghiệp vụ phụ trợ.
Các dịch vụ hỗ trợ của CTCK góp phần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư
trong việc đầu tư chứng khoán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư... Một
số dịch vụ hỗ trợ đó là:
- Lưu ký chứng khoán: là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của
khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng
khoán đã lưu ký tại CTCK. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng và cần
thiết vì trên TTCKtập trung, các chứng khoán đều được phi vật chất hoá hoặc
bấtđộnghoá tại trung tâm lưu ký dướihìnhthức ghi sổ. Hoạtđộng bù trừ, thanh
toán, chuyển giao chứng khoán, đăngký chứngkhoán đều được thực hiện bù trừ
qua trung tâm lưu ký. Lưu ký đảm bảo quá trình thanh toán trên Sở giao dịch
chứng khoán được nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, đối với người nắm giữ
chứngkhoán, lưu ký đảm bảo chứngkhoán không bị hư hỏng, rách hay thất lạc.
Thông qua lưu ký chứng khoán, CTCK giúp khách hàng thực hiện tất cả các
quyền lợi liên quan đến chứng khoán của khách hàng như nhận cổ tức, trái tức,
cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
- Hoạt độngtín dụng: là hoạt động mà CTCK giúp khách hàng của mình
gia tăng khoản vốn đầu tư thông qua các hình thức như cho vay cầm cố chứng
khoán, cho vay bảo chứng, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Cho vay cầm cố chứng khoán là loại hình tín dụng mà trong đó người
đi vay dùng tài sản của mình là các chứng khoán để cầm cố vay tiền.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0120
Cho vay bảo chứng là hình thức CTCK cho khách hàng vay một phần tiền để
mua chứng khoán và dùng chính chứng khoán mua được đó đểlàm tài sảncầm cố.
Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: thông thường sau khi bán
được chứng khoán, khách hàng phải đợi đến ngày thanh toán mới được nhận
tiền, để tạo thuận lợi cho khách hàng, CTCK sẽ dùng tiền của mình ứng trước
cho khách hàng và sẽ nhận lại tiền khi đến ngày thanh toán.
CÁc sơ đồ là do em tổng hợp vẽ nên hay trích dẫn ở đau? Phải có
nguồn trích dẫn
1.1.2.3. Mối liên hệ giữa các hoạt động của công ty chứng khoán.
CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trên TTCK, các hoạt
động của CTCK đều mang tính chuyên môn hoá rất cao. Thông qua các hoạt
động của mình, CTCK góp phần quan trọng trong việc tăng chất lượng giao
dịch chứng khoán, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán, giảm rủi ro để đạt
được mục tiêu cuối cùng là tăng tính hiệu quả của thị trường nói chung và
hiệu quả đầu tư chứng khoán nói riêng.
Các hoạt động của CTCK rất đa dạng và phong phú nhưng các hoạt
động này không tách rời mà luôn hỗ trợ, tác động lẫn nhau.
Đơn giản nhất là các hoạt động phụ trợ như lưu ký, tín dụng và các dịch
vụ không thể thiếu của hoạt động tự doanh chứng khoán, hoạt động môi giới
chứng khoán nhằm hỗ trợ nguồn vốn, thông tin cho CTCK. Thông qua các
dịch vụ này, CTCK đã tăng cường được việc sử dụng sức mạnh của việc dùng
đòn bảy tài chính. Vì vậy, nếu CTCK thực hiện nghiệp vụ này tốt thì không
những đem lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao uy tín và
thương hiệu của mình, thu hút được nhiều khách hàng mới tham gia các dịch
vụ của công ty.
Bên cạnh đó, CTCK thực hiện hoạt động tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát
hành tốt thì qua đó sẽ giúp cho bộ phận nghiệp vụ tự doanh đánh giá chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0121
xác hơn trước khi ra quyết định đầu tư và có thể kết hợp được giữa nghiệp vụ
bảo lãnh phát hành và tự doanh nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Thông qua
các hoạt động này, CTCK có một nguồn thông tin hết sức quan trọng từ phía
các doanh nghiệp là khách hàng của công ty, giúp công ty phân tích một cách
chính xác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn trong hoạt động tự doanh và
tư vấn cho khách hàng đầu tư chứng khoán.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty
chứng khoán.
Hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán được đánh giá thông qua
khả năng dự đoán,phân tích và công bố thông tin. Xem lại đánh giá hiệu quả
qua khả năng dư đoán, phân tích có đúng k?Công ty có dự đoán và phân tích
các xu hướng của thị trường tốt thì mới có thể tạo ra được lợi nhuận cho công
ty,giúp khách hàng thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả,giúp cơ quan quản
lý có thể kiểm soát được hoạt động của các công ty chứng khoán,nắm bắt
được tình hình thông qua hoạt động điều tiết và bình ổn thị trường một các có
hiệu quả, các hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm mục tiêu lợi nhuận
song vẫn tuyệt đối tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, và giữ chữ tín
với khách hàng.
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về hoạt động và hiệu quả hoạt động
của một CTCK nếu đứng ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên, một cách trực
diện nhất, có thể đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động của một CTCK
qua 2 nhóm chỉ tiêu chính là nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ
tiêu định tính.
1.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng.
1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động.
(1) Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0122
Một cách dễ nhận thấy nhất thể hiện sự mở rộng hay thu hẹp quy mô
hoạt động của một công ty đó là sự tăng thêm hay giảm đi về nguồn vốn của
chính công ty đó. Điều đó lại càng quan trọng với một CTCK - Công ty hoạt
động trong ngành tài chính. Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay
(năm hiện tại) và năm trước là một chỉ tiêu được sử dụng để xác định mức độ
cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của CTCK qua các năm và được
tính theo công thức:
Mức độ thay đổi
về nguồn vốn =
Chênh lệch nguồn vốn giữa năm nay và
năm trước
x 100
Nguồn vốn năm trước
(2) Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán.
Nguồn vốn của một CTCK có vai trò tạo ra nguồn vốn dự trữ để bù đắp
cho các khoản tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả
của mức dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập đầu mỗi niên độ kế
toán, vì vậy, tỷ lệ phần trăm số trích dự phòng giảm giá chứng khoán trên
nguồn vốn được xác định theo công thức:
Tỷ lệ % số trích dự phòng giảm giá
chứng khoán trên nguồn vốn =
Số trích dự phòng giảm
giá chứng khoán
Nguồn vốn
x 100
Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán phản ánh mức độ
đảm bảo nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất do giảm giá chứng
khoán, trong đó, số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán bao gồm dự
phòng giảm giá chứng khoán tự doanh, chứng khoán uỷ thác đầu tư (trường
hợp CTCK chịu theo cam kết), chứng khoán đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn
và dài hạn khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0123
(3) Chỉ tiêu mức độ tăng doanh thu.
Để đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu, người ta thường so sánh
doanh thu của năm nay so với doanh thu của năm trước và chỉ tiêu này được
xác định theo công thức:
Mức độ tăng doanh thu (%) =
Chênh lệch doanh thu năm
nay và năm trước
Doanh thu năm trước
X 100
Chỉ tiêu này còn có thể được tính cho từng loại hoạt động như hoạt
động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động
tư vấn, hoạt động quản lý danh mục đầu tư và các hoạt động khác của CTCK.
Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK bao gồm:
doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh, doanh thu cung
cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán, từ nhận quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán,
cho thuê tài sản, thiết bị, cung cấp thông tin chứng khoán cho khách hàng
(người đầu tư hoặc các tổ chức khác) và doanh thu từ hoạt động đầu tư, hoạt
động tài chính khác.
(4) Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động.
Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh
của CTCK thông qua việc khống chế các chi phí ở mức độ hợp lý mà vẫn
đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp
tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh của CTCK.
Tỷ lệ % chi phí
hoạt động
=
Chi phí hoạt động kinh doanh
chứng khoán trong kỳ
Doanh thu thuần kinh doanh chứng
khoán trong kỳ
x 100
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0124
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần công ty thu được
từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ thì công ty phải bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ đó.
Chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm: khoản lỗ bán
chứng khoán tự doanh; các khoản chi phí thực sự phát sinh liên quan đến thực
hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán như hoạt động môi giới chứng
khoán, quản lý danh mục đầu tư, đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán và các hoạt động khác (như cho
thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin); chi phí hoạt động tài chính
khác như trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay vv.
Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán = Doanh thu hoạt động kinh
doanh chứng khoán - Các khoản giảm trừ doanh thu.
1.2.1.2. Nhóm các chỉ tiêu sinh lời.
Đối với một công ty hoạt động trong ngành tài chính thì tiêu chuẩn rất
quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một thời kỳ nhất
định đó là nhóm các chỉ tiêu sinh lời của công ty đó, nhóm chỉ tiêu này thể
hiện năng lực cạnh tranh của công ty trong ngành, lĩnh vực mình đang hoạt
động. Các chỉ tiêu sinh lời là đáp số cuối cùng của hiệu quả hoạt động kinh
doanh của CTCK và còn là một cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa
ra các quyết định tài chính trong tương lai của công ty. Thuộc nhóm chỉ tiêu
này bao gồm các chỉ tiêu nhỏ sau:
(1) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến khi đánh giá hiệu quả hoạt
động của một công ty, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được xác định
theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
x 100
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0125
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu mà CTCK thực hiện
được trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu thể
hiện hiệu quả kinh doanh của CTCK.
Trong đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định
theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế thu nhập - Thuế
thu nhập phải nộp trong kỳ.
Lợi nhuận trước thuế thu nhập của hoạt động kinh doanh chứng khoán
là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí hoạt động kinh doanh chứng
khoán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
(2) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.
Khác với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn, nó thể
hiện 100 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh được tính theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
x 100
(3) Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đầu tư tự doanh.
Trong các nghiệp vụ mà một CTCK được phép thực hiện thì có thể nói
nghiệp vụ tựdoanhchứngkhoánlà một trongnhững nghiệp vụ mang lại thu nhập
lớn nhất bởiCTCKlà mộtcông ty hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù, họ có
những thế mạnh riêng mà các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác không
có được, đó là thế mạnh về việc sử dụng thông tin, đặc biệt là trong TTCK- thị
trường của "thông tin", ai nắm bắt được thông tin sớm hơn và biết phân tích
thông tin có được thì người đó thắng trong thị trường đầy cạnh tranh này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0126
Vì vậy chỉ tiêu đánh giá chất lượng đầu tư tự doanh là chỉ tiêu khá quan
trọng trong việc thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK và được
xác định như sau:
Tỷ lệ thu nhập từ đầu tư Tự doanh
trên tài sản đầu tư Tự doanh
=
Thu nhập từ hoạt
động đầu tư Tự doanh
Giá trị tài sản đầu tư
Tự doanh
x 100
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh của CTCK và
cũng cho biết chất lượng chung của danh mục đầu tư tự doanh của CTCK.
Trong đó, các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh của CTCK
là chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh (chênh lệch giữa giá mua vào và
giá bán ra).
(4) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Mục tiêu hoạt động của CTCK là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở
hữu của công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ
thực hiện của mục tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử
dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và được xác định theo
công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu
bình quân
=
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
2
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0127
(5) Chỉ tiêu hệ số gia tăng hiệu quả vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho phép theo dõi, đánh giá lợi nhuận ròng của số vốn chủ
sở hữu tăng thêm cho một hoạt động kinh doanh nhất định và được xác định
theo công thức:
Hệ số gia tăng hiệu quả
vốn chủ sở hữu
=
Mức thay đổi lợi nhuận sau
thuế X 100
Mức thay đổi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu hệ số gia tăng hiệu quả vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn
chủ sở hữu tăng thêm thì đem lại thêm bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Nếu một CTCK có chỉ tiêu này tăng trưởng qua các năm tức là hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, và mỗi một đồng vốn chủ sở hữu bỏ
thêm vào hoạt động kinh doanh lại đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn.
1.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định tính.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng được xác định cụ thể dựa trên các con số
thống kê thì có những chỉ tiêu không thể nào cân đo, đong đếm được mà phải
xác định dựa trên sự cảm nhận và nhìn nhận về hình ảnh, đó chính là các tiêu
chuẩn định tính trong việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của
CTCK. Những tiêu chuẩn định tính bao gồm:
(1) Mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại
và phát triển của các CTCK bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá
trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của CTCK vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ
sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản
phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, chất
lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động của CTCK. Do vậy, khách hàng
được coi là trung tâm và mục tiêu trọng yếu trong chiến lược sản phẩm của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0128
CTCK là thoả mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng đã chọn theo phương
châm "Công ty chỉ cung cấp, chỉ bán, chỉ phục vụ cái mà khách hàng cần".
Chính vì thế, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi và đòi hỏi của họ càng cao
trong sử dụng đồng tiền thì chiến lược sản phẩm của CTCK cũng phải được
điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng cả trong hiện tại
và tương lai. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng không chỉ là duy trì tốt mối
quan hệ giữa CTCK với khách hàng truyền thống mà còn là cơ sở thu hút
thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhờ đưa ra các sản phẩm đa dạng, tiện ích,
khác biệt so với các CTCK khác.
(2) Vị thế, hình ảnh của công ty.
Vị thế, hình ảnh của công ty thường được xác định qua một số các tiêu
chí như: sự hoạt động lâu năm trên thị trường; vị trí, địa điểm đặt trụ sở, sàn
giao dịch hay công ty được thành lập từ một ngân hàng lớn, hoạt động lâu
năm trên thị trường tiền tệ.
Vị thế, hình ảnh của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
tạo được cảm giác an tâm cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
của công ty và là yếu tố hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến
và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty, giúp công ty gia tăng lợi nhuận
từ các nghiệp vụ.
(3) Nhóm khách hàng của công ty.
Việc CTCK chỉ tập trung phục vụ các đối tượng khách hàng là các cá
nhân hay các tổ chức, các nhà đầu tư trong nước hay các nhà đầu tư nước
ngoài cũng thể hiện được phần nào tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ
có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng sản phẩm sử dụng và doanh số, giá trị giao
dịch, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của CTCK. Thường thì các
khách hàng là tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các sản phẩm
dịch vụ của CTCK nhiều hơn, họ thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn,
do vậy, các CTCK sẽ thu phí được nhiều hơn đồng thời tiết kiệm được nhiều
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0129
chi phí quản lý hơn. Đó chính là yếu tố thể hiện hiệu quả kinh doanh của một
CTCK.
Các chỉ tiêu được trình bày ở trên là các chỉ tiêu thường được sử dụng
để đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một CTCK. Tuy
nhiên, khi đánh giá một CTCK có hoạt động hiệu quả hay không cũng cần
phải tìm hiểu xem các nhân tố nào ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh
doanh của một CTCK. Các chỉ tiêu em đưa ra là chỉ tiêu phân tích thực trạng
và phân tích hiệu quả hoạt động của CTCK, cần xem lại đâu là chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả HD Của CTCK
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty chứng khoán.
1.3.1. Các nhân tố chủ quan.
(1) Năng lực tổ chức, quản lý.
Một CTCK muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải có một bộ
máy quản lý kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách
tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, biết tận dụng mọi tiềm
năng và cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động
của môi trường và của thị trường. Có nguyên tắc chỉ ra rằng để tăng hiệu quả
hoạt động của công ty thì quá trình thiết lập và duy trì cơ cấu tổ chức phải
đảm bảo tính linh hoạt, nghĩa là cơ cấu tổ chức phải bao hàm trong đó những
yếu tố mà nhờ đó, công ty có khả năng dự đoán và đưa ra các phản ứng thích
hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh cả bên trong và bên ngoài.
Điều cần lưu ý ở đây là việc thiết lập một cơ cấu tổ chức linh hoạt
không có nghĩa là phủ nhận nhu cầu ổn định tổ chức. Sự ổn định về tổ chức
vẫn được coi là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong kinh
doanh của một CTCK, những xáo trộn thường xuyên về tổ chức thường
không đem lại kết quả và luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong mỗi giai đoạn hoạt
động, phát triển của công ty đều cần có những sự ổn định tương đối về mục
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0130
tiêu, nhiệm vụ và các chính sách, thủ tục, quy trình hoạt động cũng như sự ổn
định tương đối đối với các cương vị công tác. Nhưng rõ ràng, khi có sự thay
đổi quan trọng trong điều kiện môi trường bên ngoài hay trong trường hợp
nhiều cá nhân đều khó hoàn thành các nhiệm vụ tại các vị trí mà họ đảm nhận
thì cần phải thực hiện những điều chỉnh thích hợp về mục tiêu, nhiệm vụ của
công ty, về chính sách, quy trình thủ tục và nội dung nhiệm vụ của các cương
vị quản trị. Những cứng nhắc về tổ chức thể hiện ở việc không có những điều
chỉnh cần thiết khi môi trường và điều kiện kinh doanh thay đổi, ở sự phân
chia các bộ phận quá rườm rà, cồng kềnh, và điều đó thường làm giảm thành
tích hoạt động, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
(2) Chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành bại của bất cứ một
doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong lĩch vực kinh doanh chứng khoán - lĩnh
vực mà chịu sự chi phối rất nhiều của yếu tố con người. Trong CTCK, quan
hệ với khách hàng có tầm quan trọng số một. Sản phẩm càng trừu tượng thì
nhân tố con người lại càng quan trọng, chính vì thế, những người quản lý hay
nhân viên của CTCK phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như độ
tín nhiệm cần thiết.
Khả năng quản lý và điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định
đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty, quyết định đến năng suất,
chất lượng dịch vụ, từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty.
Trình độ quản lý giỏi của ban lãnh đạo được coi như một tài sản lớn đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của công ty.
Đội ngũ của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra được các sản
phẩm, dịchvụ có chất lượng cao, hàm lượng chấtxám cao góp phần gia tăng lợi
nhuận cho côngty cũngnhư thu nhập cho nhân viên. Mặt khác, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và sự lành nghề của đội ngũ nhân viên trong công ty không chỉ
có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0131
cấp cho thị trường, mà còn có thể làm giảm chi phí kinh doanh, giảm chi phí
đào tạo, bồi dưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho công ty.
Sao bỏ trống?
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0132
(3) Tiềm lực tài chính.
Tiềm lực tài chính của một CTCK được thể hiện ở nguồn vốn của công
ty đó là nhiều hay ít. Vốn là vấn đề rất quan trọng, lượng vốn lớn có thể giúp
cho CTCK vượt qua thời kỳ khó khăn, cho phép công ty theo đuổi các chiến
lược lớn hơn và khả năng chịu đựng với các rủi ro tốt hơn. Hơn thế nữa, số
nghiệp vụ mà công ty chứng khoán được phép thực hiện phụ thuộc vào số vốn
của công ty đó, một công ty có nguồn vốn lớn có thể thực hiện nhiều nghiệp
vụ khác nhau, do đó có thể cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ khác
nhau tới khách hàng. Nguồn vốn lớn được sử dụng hợp lý là một trong những
yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK, làm tăng khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường.
(4) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất của một CTCK được biết đến như là văn phòng, sàn
giao dịch, hệ thống thông tin. Cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng trong việc
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như thực hiện giao dịch nhanh, chính
xác, cung cấp thông tin về thị trường, về số dư tài khoản của khách hàng một
cách kịp thời, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ từ xa. Cơ sở vật chất kỹ thuật
đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh. Công nghệ cũng làm tăng tốc độ đổi mới sản phẩm, từ
đó đáp ứng càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nếu hệ thống công nghệ
được hoàn thiện sẽ làm giảm chi phí trung bình tính cho mỗi sản phẩm, dịch
vụ do có được ưu thế về tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô, từ đó làm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của CTCK.
(5)Văn hoá công ty.
Văn hoá công ty được hiểu như những giá trị tinh thần mà công ty xây
dựng được trong quá trình hoạt động kinh doanh, đó là sự thân thiết, gắn kết
giữa các thành viên với nhau trong công việc, tạo một bầu không khí làm việc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0133
thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng của
mình, đó là tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Chỉ khi nào giữa các thành
viên trong công ty từ cấp quản trị cho tới nhân viên trong công ty có sự hoà
đồng, gần gũi, giúp đỡ nhau trong công việc thì năng suất, hiệu quả làm việc
mới cao.
1.3.2. Các nhân tố khách quan.
(1) Môi trường kinh tế.
Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng. Yếu tố kinh tế bao
gồm: tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của
đồng tiền, mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm
và đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Mỗi sự thay đổi của các yếu
tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của
CTCK. Nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư đươc mở
rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư,
mở rộng TTCK sẽ trở thành cơ hội tốt cho CTCK phát triển hoạt động kinh
doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, sự suy thoái
kinh tế, giá chứng khoán sụt giảm, lạm phát phi mã thì mọi sự hoạt động của
công ty sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
(2) Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách.
TTCK rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do đó, các
yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên TTCK nói chung và đến
hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh doanh chứng
khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định và pháp
luật minh bạch. Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính
phủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của TTCK, chỉ cần một thay đổi nhỏ
trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động
kinh doanh của các CTCK.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0134
Các nhân tố về pháp luật, thể chế cùng với các cơ chế chính sách về
hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho
việc phát triển TTCK theo mục tiêu và định hướng của nhà nước.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân
tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính
trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao
và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn
cầu hoá, trong xu thế chính trị mới,trong khi các nhân tố này không được đảm
bảo sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của TTCK và làm ảnh hưởng lớn
đến nhu cầu chứng khoán trên thị trường. Vì vậy, nhà quản lý CTCK phải biết
phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt
động kinh doanh chứng khoán của công ty cho phù hợp.
(3) Môi trường công nghệ.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các CTCK nâng cao hiệu quả
trong quản lý và kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin, các CTCK
có thể tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán, từ
đó giảm chi phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty. Tuy nhiên nhân tố này cũng đòi hỏi các CTCK phải chủ
động nắm bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do
những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc
tiếp nhận khoa học công nghệ mới, mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có
kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới.
(4) Môi trường đặc thù.
Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát đã trình bày trên,
môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh
doanh của CTCKmột cáchtrực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố này,
CTCK có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0135
về môi trường đặc thù có các yếu tố như khách hàng, các hãng cạnh tranh và sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với CTCK.
Hiện nay, kinh doanh chứng khoán phải thoả mãn nhu cầu phong phú,
đa dạng các mặt của khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra
đối với sản phẩm, dịch vụ của CTCK. Khách hàng của CTCK có thể là nhà
phát hành, các nhà đầu tư, họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể
là khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Thông thường, khách hàng sẽ chi phối hoạt động của công ty, nhưng
cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp sản
phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng là một trong những nhân tố quyết
định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Do vậy, CTCK phải xây
dựng chính sách khách hàng toàn diện, vừa giữ nền tảng khách hàng truyền
thống, vừa khai thác được các khách hàng tiềm năng. Đối với mỗi một đối
tượng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một cách tốt
nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường.
Sự cạnh tranh giữa các công ty cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của CTCK. Để có được các lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đòi hỏi CTCK phải quan tâm đầu tư cho
việc nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ của nhân viên
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũ, phát triển các dịch vụ
mới do đó, ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Trong cơ chế thị trường, các công ty nói chung được quyền chủ động
trong kinh doanh, tuy nhiên, sự hoạt động của CTCK luôn phải chịu sự kiểm
tra, giám sát của các cơ quan nhà nước như: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở
giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra cũng chi phối mạnh mẽ
hoạt động và hiệu quả hoạt động của CTCK. Chính vì vậy, trong cơ chế rhị
trường, sự quản lý nhà nước đối với CTCK chỉ mang tính chất định hướng và
tác động gián tiếp theo nguyên tắc: Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường
điều chỉnh côngty, các côngty được tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng
thời cũng tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0136
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Vài nét cơ bản về công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần chứng khoán VNS ra đời trong bối cảnh nền kinh tế
đất nước chuyển mình mạnh và tài chính Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Là một doanh nghiệp trẻ và năng động, ngay từ những ngày đầu mới thành
lập VNS đã ý thức được sứ mệnh của mình đem đến cho khách hàng những
dịch vụ tài chính chất lượng cao, những cơ hội lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
phong phú. Nhu cầu của khách hàng chính là động lực để VNS phát triển.
Thỏa mãn đốiđa khách hàng chính là chìa khóa thành công. Toàn bộ lãnh đạo
và tập thể VNS đều đồng tâm phấn đáu vì sứ mệnh đó.
VNS được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 69/UBCK-
GPHĐKD do ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/8/2007, gồm các
hoạt động:
- Môi giới chứng khoán
- Tự doanh chứng khoán
- Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
VNS được trung tâm lưu ký chứng khoán cấp giấy chứng nhận thành viên
lưu ký số 64/GCNTVLK ngày 13/09/2007.
- Vốn điều lệ: 161.000.000.000 (một trăm sáu mươI mốt tỷ đồng).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0137
Kể từ ngày 24/10/2011, công ty cổ phần chứng khoán VNS chính thức đổi
tên thành công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Việt Nam (IVS).
- Tên giao dịch quốc tế: VietNam Investment securities company (IVS)
- Website: http://www.ivs.com.vn
Trụ sở chính Hà Nội:
- Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 357 300 73
- FAX: (04) 357 300 88
Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ:Lầu 4, số BIS, công trường quốc tế, phường 6, quận 3, t.p Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 382239966
- (08) 38239696
2.1.2. Cơcấu tổ chức bộ máy nguyên tắc hoạtđộng.
2.1.2.1. Cơcấu tổ chức và nhân sự
Danh sáchban lãnh đạo IVS:
Hội đồng quản trị:
- Ông Lê Văn Minh Chủ tịch.
- Ông Đoàn Ngọc Hoàn phó chủ tịch thường trực
- Ông Lê Tăng Đức Thành viên
- Ông Hoàng Đức Hiền Thành viên
- Ông Phạm Hữu Tuân Thành viên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0138
Ban giám đốc:
- Ông Đoàn Ngọc Hoàn Tổng Giám đốc
- Ông Ngô Anh Sơn Phó Tổng Giám đốc
- Ông Bùi Quang Kỳ Phó Tổng Giám đốc
- Ông Phạm Hữu Tuân Phó Tổng Giám đốc
K cách dòng
Ban kiểm soát:
- Trần công văn Trưởng ban kiểm soát
- Phạm Hùng Sơn Thành viên ban kiểm soát
- Đỗ Thị Hùng Thành viên ban kiểm soát
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng 38 Lớp:CQ45/17.01
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của IVS:
BAN GIÁM ĐỐC
CÁCCHINHÁNH KIỂM SOÁTNỘIBỘ
Khối Mụi
Giới
Phũng Tư
Vấn
Phũng Tài chớnh
Kế toỏn
Phũng Phõn
tớch Đầu tư
Trung tõm cụng
nghệ thụng tin
Phũng Tổng
hợp
Phũng Mụi
giới 1
PhũngMụi
giới 2
Bộ phận tư
vấn TCDN
Bộ phận tư
vấn NYPH
Bộ phận
Kế toỏn
Bộ phận Kế
toỏnnội bộ
Bộ phận
phõn tớch
Bộ phận
đầu tư
Bộ phận
nhõn sự
Bộ phận
hành chớnh
Bộ phận nguồn vốn Bộ phận phỏp chế
Khối Dịchvụ Chứng khoỏn
Bộ phận Lưu ký Bộ phận Giao dịch Phũng Dịch vụTài chớnh Bộ phận chăm sóc khách
hàng
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0139
2.1.2.2. Chứcnăng,nhiêm vụ của các khối, các phòng của IVS
(1) Phòng công nghệ thông tin:
- Duy trì đảm bảo hoạt động của hệt thống CNTT.
- Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thông CNTT.
- Tiếp nhận và quản lý các phần mềm, phần cứng.
- Vận hành hệ thống CNTT.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ để nâng cao chất lượng các
dịch vụ CNTT cung cấp cho khách hàng.
(2) Khối tư vấn và khối phân tích đầu tư:
- Lập các báo cáo: Báo cáo phân tích kỹ thuật hàng tuần, báo cáo chiến
lược đầu tư hàng tháng, báo cáo phân tích ngành, bản tin chứng khoán hàng
ngày, hàng tuần.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp (tư vấn cổ
phần hoá, tư vấn tái cơ cấu cho doanh nghiệp, định giá công ty,… ).
(3) Khối kinh doanh và khối dịch vụ chứng khoán
Quản lý tài khoản khách hàng.
- Thực hiện làm trung gian hoặc đại diện thay mặt khách hàng thực hiện
các giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng trên thị trường chứng
khoán niêm yết và chưa niêm yết (OTC).
- Tư vấn, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin kinh tế, thông tin về
chứng khoán và thị trường chứng khoán cho khách hàng nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất cho các khoản đầu tư.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0140
- Cungcấp các dịchvụtàitrợ giao dịch đa dạng và cạnh tranh thông qua việc
phốihợp vớicác địnhchếtàichínhđểhỗ trợ tài chínhcho khách hàng nhằm tăng
hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Cung cấp các tiện ích giao dịch tốt nhất dựa trên các thế mạnh của hệ
thống công nghệ thông tin hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống
mạng lưới rộng khắp.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, kiến nghị phương hướng
nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới liên quan đến hoạt động môi giới.
- Làm nhiệm vụ kinh doanhchứngkhoáncho côngty. Phân tích thị trường và
đề ra các phương án tự doanh chứng khoán cho Ban giám đốc công ty.
- Tổ chức tự doanh chứng khoán theo đúng quy trình tại trụ sở chính và lập
báo cáo phân tích đánh giá kết quả hoạt động tụ doanh toàn công ty.
(4) Phòng kế toán tài chính:
Đảm bảo hướng dẫn chính sách kế toán cho toàn hệ thống kịp thời, phù
hợp với luật định hiện hành và đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới; hỗ trợ,
hướng dẫn, kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo an toàn trong công tác kếtoán tài
chính và tuân thủ theo các luật định và chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện
hành; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và đầu tư.
(5) Phòng hành chính nhân sự:
- Bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần của Ban điều hành công ty.
- Bố trí thư ký trong các cuộc họp theo yêu cầu của Ban giám đốc.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật.
2.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0141
- Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các
pháp luật khác.
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Liêm trực và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng.
- Hoàn thành nghĩa vụ của mình với khách hàng một cách tốt nhất.
- Đảm bảo nguồn lực về con người, vốn và cơ sở vật chất cần thiết khác để
thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán và ban hành bằng văn bản các
quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phù hợp.
- Chỉ được đưa ra lời tư vấn phù hợp với khách hàng trên cơ sở nỗ lực thu
thập thông tin về khách hàng.
- Phải cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định
đầu tư của khách hàng.
- Phải thận trọng không được tạo ra xung đột lợi ích với khách hàng.
Trong trường hợp không thể tránh được, công ty phải thông báo trước cho
khách hàng và (hoặc) áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo đối xử công
bằng với khách hàng.
- Ban hành và áp dụng các quy trình nghiệp vụ trong công ty phù hợp với
quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại IVS.
2.2.1. Hoạtđộng Môi giới. Bài của em là đánhgiá hiệu quả HDKD, k phải
là đánh giá thực trạng các hoạt động, nên đi luôn vào đgia HQHDKD
2.2.1.1. Quy trình hoạt động môi giới tại IVS
Cũng tương tự như các CTCK khác, IVS thực hiện hoạt động môi giới
theo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Khai thác, tìm kiếm khách hàng.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0142
- Tiếp cận và giải thích cho khách hàng hiểu về việc đầu tư chứng khoán
có những lợi ích gì và những bất lợi gì khi đầu tư vào chứng khoán.
- Trong quá trình tiếp cận khách hàng, cũng giải thích cho khách hàng biết
cách thức tham gia thị trường như thế nào, những thủ tục và những quy định
của Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc tham
gia đầu tư và kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tư.
Bước 2: Mở tài khoản cho khách hàng.
- Sau khi khách hàng chấp nhận đầu tư vào chứng khoán, nhân viên môi
giới hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng
khoán; làm hợp đồng mở tài khoản giữa khách hàng và công ty chứng khoán.
- Khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán, công ty sẽ cung cấp cho khách
hàng mã số giao dịch và số hiệu tài khoản.
Bước 3: Nhận lệnh của khách hàng.
- Kiểm tra các số trên tài khoản của khách hàng và hướng dẫn khách hàng
cách thức đặt lệnh.
- Khách hàng đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán bằng cách ghi trên tờ
phiếu lệnh mua hoặc lệnh bán (in theo mẫu của trung tâm giao dịch chứng
khoán) của công ty hoặc có thể đặt lệnh qua mạng hoặc điện thoại.
Bước 4: Gửi lệnh của khách hàng vào trung tâm giao dịch chứng khoán
(TTGDCK).
- Sau khi nhân viên môi giới tại công ty nhận lệnh của khách hàng và kiểm
tra tính hợp lệ của lệnh, nhân viên môi giới sẽ gửi lệnh của khách hàng bằng
fax hoặc gọi điện thoại cho nhân viên đại diện của công ty tại sàn giao dịch
của TTGDCK.
- Nhân viên đại diện sẽ nhập lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch
của TTGDCK.
Bước 5: Xác nhận giao dịch cho khách hàng.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0143
- Sau giờ giao dịch, TTGDCKsẽ gửi kết quả giao dịch cho công ty.
- Nhân viên môi giới kiểm tra kết quả khớp lệnh và thông báo kết quả giao
dịch cho khách hàng.
Bước 6:Thanhtoán, hạch toán kết quả giao dịch và thông báo cho khách hàng.
Bước 7: Chăm sóc và mở rộng khai thác tìm kiếm khách hàng.
2.2.1.2. Thực trạng hoạt động Môi giới tại IVS.
Trong những năm qua hoạt động môi giới luôn đượccông ty chứng khoán
đầu tư Việt Nam IVS chú trọng. Trong điều kiện mức cạnh tranh của các công
ty chứng khoán ngày càng diễn ra gay gắt với nhiều chiêu thức khác nhau.
Công ty xác định hoạt động môi giới là một trong các hoạt động trọng tâm.
Bảng 2.1 Biểu phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán
STT Loại giao dịch Mức phí/ Giá trị
I Phí giao dịch chứng khoán
1 Phí mở tài khoản Miễn phí
2 GTGD < 100 triệu đồng 0.3%
100<= GTGD< 500 triệu đồng 0.25 %
GTGD >= 500 triệu đồng 0.2 %
II Phí giao dịch trái phiếu 0.1%
III Phí giao dịch chứng chỉ quỹ 0.25%
Phí lưu ký chứng khoán
1 Phí lưu ký chứng khoán Miễn phí
2 Phí chuyển khoản chứng khoán Miễn phí
IV Phí ứng trước ( tối thiểu 50.000 đ/ 1lần) 0.065%/ngày
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0144
Năm 2011 doanh thu hoạt động môi giới của công ty đạt 38.819.778.263
đồng, chiếm tỷ trọng 20,76% so với doanh thu. Bước sang năm 2012, tình
hình thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến
tình hình hoạt động của IVS, trong đó có hoạt động môi giới. Doanh thu từ
hoạt động môi giới của IVS năm 2012 đạt 30.775.802.908 đồng chiếm tỷ
trọng 20,76%.
Công ty xác định hoạt động tư vấn, chăm sóc và thu hút khách hàng tiếp
tục là một trong các hoạt động trọng tâm của Công ty trong năm 2012. Tính
đến ngày 31/12/2012, số lượng khách hàng mở tài khoản đạt hơn 15.000 tài
khoản, số lượng tài khoản mở mới trong năm là hơn 1.000 tài khoản, trong đó
có nhiều tài khoản của Tổ chức kính tế trong và ngoài ngoài nước. Năm 2012
là một năm khó khăn đối với IVS và TTCK Việt Nam nói chung, nhưng với
sự nỗ lực của tập thể CBNV doanh thu môi giới đã đạt đựợc gần 10tỷ đồng,
thị phần môi giới đạt 1,3% về khối lượng giao dịch và 1.2% về giá trị giao
dịch toàn thị trường.
Ngoài ra công ty tiếp tục triển khai một số các hoạt động với mục tiêu gắn
kết khách hàng với IVS và gia tăng hơn nữa doanh thu môi giới như: tổ chức
các buổi hội thảo, giao lưu với các Nhà đầu tư; chăm sóc, tư vấn cho khách
hàng thường xuyên...
Bảng 2.2:Doanh thu các nghiệp vụ của IVS qua các năm.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 38.819.778.263 30.775.802.908
Hoạt động môi giới 9.953.350.269 6.390.437.744
Hoạt động đầu tư, góp vốn 3.130.229.047 4.031.607.031
Hoạt động tư vấn 1.409.318.184 1.552.139.455
Hoạt động khác 24.326.880.763 18.801.617.868
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0145
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0146
Bảng 2.3: Tỷ trọng của từng nghiệp vụ so với doanh thu
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Hoạt động môi giới 25,64 20,76
Hoạt động tự doanh, góp vốn 8,06 13,10
Hoạt động tư vấn 3,63 5,04
Hoạt động khác 62,67 61,10
(Nguồn:BáocáokếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủaIVSquacácnăm 2011,2012)
Tỷđồng
0
10
20
30
40
50
60
70
2011 2012
Hoạt động môi giới
Hoạt động tự doanh,
góp vốn
Hoạt động tư vấn
Hoạt động khác
Hình 2.2:Tỷ trọng của từng nghiệp vụ so với doanh thu của IVS qua các
năm 2011, 2012
2.2.2. Hoạtđộng tự doanh, góp vốn
Trong bối cảnh nhiều khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2011-2012, IVS chủ trương hoạt động theo hướng an toàn và bảo
toàn nguồn vốn. Doanh thu từ hoạt động tự doanh góp vốn của công ty đạt
3.130.229.047 đồng vào năm 2011 chiếm tỷ trọng 8,06% . Sang năm 2012,
IVS không có phát sinh khoản lỗ nào từ hoạt động tự doanh góp vốn, doanh
thu từ hoạt động này đạt 4.031.607.031 đồng chiếm tỷ trọng 5,04%
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0147
2.2.3. Hoạt động tư vấn tài chính.
Sau khi đi vào hoạt động từ 09/2007 thì đến năm 2009 công ty đã có
thêm doanh thu từ hoạt động tư vấn với đầy đủ các dịch vụ tư vấn bao gồm:
- Tư vấn tái cấu trúc tài chính
- Tư vấn phát hành
- M&A
- Tư vấn cổ phần hóa
- Tư vấn niêm yết
- Tư vấn chuyển đổidoanh nghiệp
Cụ thể doanh thu của hoạt động này năm 2011 là 1.409.318.184 đồng
chiếm tỷ trọng 3,63 % so với tổng doanh thu. Năm 2012 IVS vẫn là khách
hàng lớn của Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước SCIC. Năm 2012 Khối
Tư vấn đó hoàn thành 16 hợp đồng tư vấn thoái vốn. Thực hiện thành công
thương vụ mua bán, sát nhập Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai –
Đông Anh. Doanh thu từ hoạt động này năm 2012 đạt 1.552.139.455 đồng,
chiếm tỷ trọng 5,04%. Về nghiệp vụ tư vấn IVS luôn được khách hàng đánh
giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ, phong cách chuyên nghiệp …
2.2.4.Các hoạt động khác
Các hoạt động khác chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư. Công ty đã
xây dựng được quy trình chặt chẽ, thiết lập phần mềm tiên tiến và hiệu quả
quản lý hoạt động này, xây dựng danh mục hợp lý làm hài lòng khách hàng.
Điều quan trọng nhất là không để thất thoát tài sản và tiền vốn của cổ đông.
Doanh thu hoạt động này năm 2011 là 24.326.880.763 đồng chiếm tỷ trọng
62,67%, năm 2012 là 18.801.617.868 đồng, chiếm tỷ trọng 61,10%.
2.2.5 Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0148
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IVS từ 2010-2012
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn điều lệ 161.000.000.000 161.000.000.000 161.000.000.000
Tổng tài sản 297.944.184.039 195.395.765.039 208.844.195.969
Doanh thu thuần 76.934.600.355 38.819.778.263 20.775.802.098
Chi phí
HĐKD,QLDN
44.199.779.390 38.437.390.989 27.771.800.452
Lợi nhuận 31.512.548.181 104.455.452 2.114.085.823
(Nguồn báo cáo tài chính của IVS từ năm 2010-2012)
tỷ đồng
0
50
100
150
200
250
300
2010 2011 2012
Vốn điều lệ
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Chi phí HĐKD,
QLDN
Lợi nhuận
Hình 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IVS qua các năm 2010, 2011, 2012
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0149
Bảng2.4: Báo cáo tình hình tài chính của IVS từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: %
Năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I. Cơ cấu tài sản
1.Tài sản dài hạn/tổng tài sản
2.Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản
17,19%
82,81%
26,93%
73,07%
30,04%
69,96%
II.Cơ cấu nguồn vốn
1.Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
2.Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn
3. Hệ số nơ/ vốn chủ sở hữu
44,14%
55,86%
79,12%
17,27%
82,73%
21,06%
21,59%
78,41%
28,22%
III. Khả năng thanh toán (lần)
1.Khả năng thanh toán nhanh
2.Khả năng thanh toán hiện hành
1,87 lần
2,27 lần
4,23 lần
5,79 lần
3,24 lần
4,63 lần
IV.Tỷ suất lợi nhuận
1.Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
2.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần
3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn
10,58%
40,96%
18,93%
0,053%
0,27%
0,064%
1,01%
6,87%
1,29%
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế/ DTT
ROA
ROE
0.41
0.11
0.19
0.0026
0.00053
0.00064
0.07
0.01
0.01
Doanh thu năm 2011 giảm mạnh (50%) so với năm 2010, năm 2012
giảm 21% so với năm 2011 là do nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai
đoạn cực kỳ khó khăn, đặc biệt là tình hình lãi suất tăng cao khó có khả năng
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0150
hạ, lạm phát ở mức cao, tỷ giá biến động liên tục, các vụ vỡ nợ với qui mô lớn
liên tục xảy ra, nhiều ngân hàng nhỏ và một số công ty chứng khoán gặp khó
khăn về thanh khoản, thị trường bất động sản trầm lắng. Thị trường chứng
khoán Việt Nam không có động lực để tạo sự đột phá, diễn biến vớinhiều biến
động thất thường. Chỉ số Vn-Index và Hnx-Index liên tục suy giảm, nhiều
nhà đầu tư bi quan chán nản ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh
của công ty. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, công ty CP
chứng khoán IVS khi đối diện với bối cảnh khó khăn chung như vậy cũng đã
phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Từ việc thị phần môi giới bị thu hẹp
cùng với việc doanh thu hoạt động môi giới, doanh thu hoạt động đầu tư
chứng khoán, góp vốn và doanh thu khác giảm mạnh. Đây chính là nguyên
nhân khiến doanh thu năm 2011,2012 bị giảm mạnh so với năm 2010.
Về khả năng thanh toán ngắnhạn:Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài
chính nên không có sự khác biệt giữa hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
và hệ số thanh toán nhanh. Ngoài năm 2012 bị giảm so với năm 2011 thì hệ
số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng tốt
lên. Các hệ số này tăng lên là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm
nhưng mức độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn mức độ giảm của tài sản ngắn
hạn. Dù các hệ số tăng lên qua các năm nhưng không thực sự tốt do tài sản
ngắn hạn của công ty bị giảm mạnh, đặc biệt là năm 2011 tài sản ngắn hạn là
142,77 tỷ đồng giảm 42,13% so với nãm 2010. Năm 2012 có tăng nhưng
không đáng kể. Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1 cho thấy các khả năng
thanh toán của công ty trong ngắn hạn đang ở mức an toàn. Tài sản ngắn hạn
đang hoàn toàn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn: hệ số nợ phản ánh mức độ nợ của công ty trong 2
năm 2011 và 2012 cho thấy công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn và ở mức
trung bình. Năm 2011, hệ số nợ của công ty giảm đáng kể so với năm 2010 là
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0151
do nợ phải trả của công ty đã giảm đi gần 100 tỷ (từ 131.5 tỷ ðồng xuống còn
33.7 tỷ đồng) điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp được cải thiện, tuy nhiên nợ phải trả giảm khiến cho tổng nguồn vốn
của công ty cũng giảm khiến năng lực tài chính của công ty không hề được
cải thiện. Cơ cấu nguồn vốn hiện tại của công ty cũng không đạt hiệu quả tối
ưu khi công ty không sử dụng vốn vay và nợ dài hạn, không tận dụng được
đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho cổ đông.
Mặt trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện tại thì ta thấy công ty đã có
những bước đi đặt an toàn tài chính lên đầu khi không sử dụng nợ vay, mặc
dù không đạt được lợi nhuận cao nhưng sẽ tăng uy tín của công ty đối với
khách hàng, năng lực cạnh tranh vì thế cũng được nâng cao.
Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu: đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong
mối tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Hệ số này của công ty
cho thấy sự an toàn khi có trị số nhỏ hơn 0.5 vào 2 năm trở lại đây (năm 2011
là 0.21 và năm 2012 là 0.28)
Về khả năng sinh lời: hệ số ROE phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu
trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các hệ số của công ty có sự
biến đổi không ổn định. Năm 2009, sau khi thị trường chứng khoán bắt đáy
vào cuối tháng 2/2009 thị trường bắt đầu phục hồi đi lên. Công ty đã có
những chuyển biến tích cực và bắt đầu tiếp tục thu được lợi nhuận trở lại, tuy
nhiên các hệ số vẫn ở mức thấp. Sang đến năm 2010 mặc dù thị trường không
còn các yếu tố hỗ trợ vĩ mô. Song do công ty có chính sách quản lý chi phí tốt
nên đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty (năm 2010 đạt lợi nhuận là
31.512.548.181đồng ) các hệ số đều đạt kết quả tốt, nhưng sang năm 2011 do
nền kinh tế vĩ mô bất ổn,các hệ số có sự giảm mạnh: hệ số ROA, ROE,
LNST/DTT giảm nguyên nhân chính là do sự giảm sút mạnh của lợi nhuận
sau thuế (lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,1 tỷ ðồng). Nhưng đó là thành tích đáng
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0152
để nói đến trong khi các công ty trong ngành thì chiếm phần lớn là thua lỗ,
điều này một lần nữa cho thấy được phần nào sức mạnh cạnh tranh của công
ty chứng khoán IVS so với các công ty trong ngành. Và đến năm 2012, dù
vẫn là một năm khó khan với TTCK Việt Nam các chỉ số trên đã bắt đầu tăng
trở lại, tuy nhiên mức tăng là chưa cao.
Nhận xét chung:
Thực trạng các hoạt động kinh doanh của CTCP chứng khoán IVS qua 3
năm 2010, 2011 và 2012 nhìn chung có những chuyển biến tích cực mặc cho
thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua có nhiều biến động tác động
không nhỏ đến hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường. Nhưng
với đội ngũ nhân sự trẻ và không ngừng được đào tạo nâng cao, cộng với việc
nắm bắt thời cơ đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. IVS vẫn đứng
vững trên thị trường và đạt được những thành tích đáng kể.
2.3. Đánh giá những kết quả đạt được.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Chínhthức hoạtđộngtừngày28/8/2007, đếnnay IVS đãbước sangtuổithứ
6 và đangtừng bước khẳngđịnh mình bằng sự trưởng thành, chững chạc, tự tin.
Hoạtđộngkinh doanhchứngkhoánlànhững hoạtđộngcơ bảncủacôngtychứng
khoán nói chung và của IVS nói riêng, tại IVS, hoạt động kinh doanh chứng
khoánđangtừng bước đápứngnhucầucủakháchhàng và đemlại lợi íchcho bản
thân công ty, những kết quả đạt được cụ thể được thể hiện:
- Công ty đã triển khai thành công nhiều hoạt động như Môi giới, Tư vấn
tài chính, Lưu ký chứng khoán và đang cố gắng mở rộng hoạt động sang
những lĩnh vực khác. Gần 6 năm qua, tình hình nền kinh tế nói chung và tình
hình thị trường chứng khoán nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có
không ít những khó khăn. Đó là những khó khăn trong hệ thống văn bản pháp
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
Võ Thị Ngọc Dung
 
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt namThực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Hoàng Cường
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
tuyetsp12
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
nguyen_qb
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
Lam Pham
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
Nguyễn Nam
 

What's hot (18)

Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoánNâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đGiải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
 
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
 
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt namThực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
Chuong 1 tong_quan_ve_ttck_2394
 
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoánTổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
 
bai tap lon ttck
bai tap lon ttckbai tap lon ttck
bai tap lon ttck
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao ViệtĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
 
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
 
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
 
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.011 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kinh doanh chứng khoán là một ngành nghề tương đối mới mẻ trong nền kinh tế Việt Nam. Làm thế nào để một công ty chứng khoán có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đầy cơ hội cũng như không ít những thách thức hiện nay là vấn đề cấp bách để xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững. Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với sự giúp đỡ của đơn vị thực tập, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam” để nghiên cứu và làm chuyên đề cuối khoá của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. - Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam, từ đó, đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh chứng khoán (hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động đầu tư góp vốn, hoạt động tư
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.012 vấn chứng khoán, hoạt động lưu ký chứng khoán và các hoạt động phụ trợ khác) của công ty chứng khoán. - Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012. Đề tài của em có kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về công ty chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam. CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam.
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.013 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán. 1.1.1. Công ty chứng khoán và vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán. 1.1.1.1. Công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường nơi các chứng khoán được phát hành và giao dịch, thông qua đó, một bộ phận vốn được huy động và luân chuyển trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tổng giá trị của thị trường chứng khoán luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ở đó, thị trường chứng khoán là nơi hàng ngày có luồng tiền vào - ra khổng lồ, và thị trường chứng khoán còn được coi là "phong vũ biểu", là "nhiệt kế đo sức khoẻ" của một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đảm bảo tính công bằng, liên tục, an toàn và trật tự của thị trường chứng khoán là rất quan trọng và một trong những biện pháp hữu hiệu là sự ra đời của các công ty chứng khoán. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về công ty chứng khoán tuỳ vào từng khía cạnh tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, một trong những định nghĩa mang tính bản chất nhất về công ty chứng khoán là: Công ty chứng khoán (CTCK) là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một số dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chúng ta đã biết, hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với những doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.014 là một định chế đặc biệt. Do vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK cũng có những điểm khác nhau vận dụng cho những khối thị trường có mức độ phát triển không giống nhau (thị trường cổ điển; thị trường mới nổi; thị trường các nước chuyển đổi). Tuy nhiên có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo 2 nhóm sau: (1) Mô hình công ty chứng khoán đa năng. Theo mô hình này, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp tài chính kinh doanh tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau: - Loại đa năng một phần: theo mô hình này, các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. Mô hình này còn được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Anh. Hình 1.1: Mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần. TẬP ĐOÀN (HOLDING COMPANY) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG TY BẢO HIỂMCÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.015 - Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh ngoại tệ. Mô hình này còn được gọi là mô hình ngân hàng kiểu Đức. Hình 1.2: Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính. Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu rõ về khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đó là, do vừa là tổ chức tín dụng, vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán nên khả năng chuyên môn không sâu như các CTCK chuyên doanh. Điều này sẽ làm cho TTCK kém phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ của TTCK như: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đồng thời, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường và khi đó các biến NGÂN HÀNG TIỀN TỆ BẢO HIỂM CHỨNG KHOÁN
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.016 động trên TTCK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính. Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn nên các ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng khoán, khi TTCK biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên sau cuộc khủng hoảng thị trường tài chính 1929 - 1933, các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thị trường (như Đức) vẫn còn áp dụng mô hình này. (2) Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Hình 1.3: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT PHÒNG MÔI GIỚI PHÒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÒNG TƯ VẤN BAN LÃNH ĐẠO PHÒNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH PHÒNG TỰ DOANH
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.017 Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan. Ngày nay, sự phát triển của TTCK cùng với xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại thành lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, trên thế giới có ba loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là: Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH); Công ty cổ phần (CTCP). * Công ty hợp danh - Là loại hình kinh doanh có từ 2 chủ sở hữu trở lên. - Thành viên của CTCK hợp danh bao gồm: thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành công ty, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình đối với các khoản nợ của công ty. - Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. * Công ty TNHH. - Thành viên của công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. - Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu. * Công ty cổ phần.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.018 - Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu của công ty là các cổ đông. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành. Do các ưu điểm của loại hình CTCP và công ty TNHH so với công ty hợp danh nên hiện nay, chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH và CTCP. Tại Việt Nam, Điều 59 - Luật chứng khoán Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006 quy định: Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc CTCP. 1.1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Công ty chứng khoán là chủ thể không thể tách rời của TTCK và công ty chứng khoán có những vai trò quan trọng với những chủ thể khác nhau trên TTCK. Đối vớicáctổchứcpháthành:Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của các tổ chức pháthànhlà huy độngvốnthôngquaviệc pháthànhcác chứng khoán. Vì vậy, thôngquahoạtđộngđạilý pháthành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chếhuyđộngvốnphục vụcác nhà phát hành, giúp các tổ chức phát hành huy độngđượcmộtlượngvốnlớn mộtcác chuyên nghiệp và rộng rãi, giảm được sự kiểm soát của một lượng nhỏ các nhà đầu tư. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian mua bán. Nguyên tắc này yêu cầu nhà đầu tư và nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.019 hành. Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK. Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK đóng vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán, tuy nhiên, đối với TTCK, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. Đối với thị trường chứng khoán: Đối với TTCK, CTCK thể hiện 2 vai trò chính: (1) Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Cũng cần khẳng định lại rằng, giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định, tuy nhiên, để đưa ra các mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Thêm nữa, các CTCK là những thành viên của thị trường nên họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá, còn trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK. Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. (2) Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0110 TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giá giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp I, do thực hiện các hoạt động như Bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy động được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp II, điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư và cả nhà phát hành. Trên thị trường cấp II, do thực hiện các giao dịch mua và bán, các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Chính những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính. Đối với cơ quan quản lý thị trường: CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường để TTCK đạt được 3 mục tiêu: hoạt động hiệu quả; điều hành công bằng; phát triển ổn định. Các CTCK thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là qui định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm: thông tin về giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về cổ phiếu, trái phiếu và các tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư, nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0111 1.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. 1.1.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. (1) Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán. Môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành các giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường phi tập trung OTC mà khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của chính mình. CTCK chỉ được thực hiện thu phí dịch vụ theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác giao dịch, hoa hồng thường được tính theo phần trăm trên tổng giá trị một giao dịch. Cơ sở pháp lý thực hiện giao dịch là hợp đồng kinh tế về uỷ thác được ký kết giữa khách hàng và CTCK. CTCK thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc rất cơ bản, đó là: thứ nhất, quyết định mua bán là do khách hàng đưa ra và công ty môi giới chứng khoán phải thực hiện theo lệnh đó; thứ hai, công ty môi giới chứng khoán đứng tên mình thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng; thứ ba, việc hạch toán các giao dịch phải được thực hiện trên các tài khoản thuộc sở hữu của khách hàng. Quy trình nghiệp vụ môi giới của CTCKđược thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0112 Hình 1.4: Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán. (2) Nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán. Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh của CTCK nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi cho chính mình. Giao dịch tự doanh có thể được thực hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp hay giao dịch gián tiếp. KHÁCH HÀNG MỞ TÀI KHOẢN TẠI CTCK CTCK NHẬN LỆNH CỦA KHÁCH HÀNG CTCK CHUYỂN LỆNH TỚI THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP ĐỂ THỰC HIỆN CTCK GỬI PHIẾU XÁC NHẬN ĐÃ THỰC HIỆN XONG LỆNH CHO KHÁCH HÀNG ĐỐI CHIẾU VÀ BÙ TRỪ KẾT QUẢ GIAO DỊCH THANH QUYẾT TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0113 Giaodịchtrựctiếp:là giao dịch"trao tay" giữakháchhàng và CTCK theo giá thoảthuậntrực tiếp (giao dịchtại quầy). Các đốitác giao dịch do các tổ chức tự "đấunối", họ cóthểlà cánhân hay tổ chức (chủ yếu là các CTCK). Thời gian giao dịchthườngđược thựchiện trong và ngoài giờ giao dịch của sở (trung tâm) giao dịch(kể cảbanđêmvà ngày nghỉ). Chứngkhoán giao dịch rất đa dạng, chủ yếu là các chứng khoán chưa niêm yết và chứng khoán mới phát hành. Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao/ chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy trong giao dịch này, không có bất kỳ loại phí nào; riêng phí thanh toán do bên thụ hưởng chịu, phí chuyển khoản chứng khoán do bên chuyển nhượng chịu. Các hoạtđộnggiao dịchnàykhôngchịusựgiámsátcủasở (trungtâm) giao dịchnhưngchịusựgiám sátcủa“thanhtranhànước” về chứng khoán và TTCK. Doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên sở (trung tâm) giao dịch (thườngchiếm 85-90% doanhsố giao dịch của thị trường). Giao dịch gián tiếp: là các giao dịch được thực hiện thông qua việc CTCK đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước. Đây là các giao dịch mà các CTCK không thể thực hiện được bằng giao dịch trực tiếp nhằm đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán có biến động lớn và đôi khi vì mục đích can thiệp vào giá thị trường. Thao tác giao dịch này cũng được thực hiện tương tự như giao dịch theo uỷ thác tức là một lệnh giao dịch tự doanh của CTCK và một lệnh giao dịch theo uỷ thác của khách hàng trong nghiệp vụ môi giới là không có sự phân biệt khi tham gia khớp lệnh trên sở (trung tâm) giao dịch. Tuy nhiên, khi nghiệp vụ này song hành cùng nghiệp vụ môi giới chứng khoán tức là CTCK vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng, vừa phục vụ giao dịch cho chính
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0114 mình nên rất có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp các nước đều yêu cầu tách biệt giữa các nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Thậm chí, luật pháp một số nước còn quy định có 2 loại hình CTCK là công ty Môi giới chứng khoán và công ty có chức năng Tự doanh chứng khoán. Do giao dịchquasở (trung tâm) giao dịchnên CTCKphảichịu các chi phí như chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán. Mục đích trước tiên của hoạt động tự doanh chứng khoán là thu lợi nhuận. CTCK mua bán chứng khoán nhằm thu lợi tức và chênh lệch thị giá mua vào và thị giá bán ra. Mục đích thứ hai là nhằm dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty vì phạm vi kinh doanh chứng khoán của các CTCK phụ thuộc vào nguồn vốn và mức dự trữ bảo đảm khả năng thanh toán. Mục đích cuối cùng là can thiệp bảo vệ giá chứng khoán. Khi giá chứng khoán biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung của cả thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán nhằm ổn định thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan hữu trách và bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi công ty thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành. Hoạt động tự doanh chứng khoán không hề có một quy chuẩn nào, các CTCK tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ có những quy trình nghiệp vụ riêng phù hợp. Tuy nhiên, trên góc độ chung nhất, quy trình nghiệp vụ tự doanh có thể chia thành một số giai đoạn sau:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0115 Hình 1.5: Quy trình nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán. . (3) Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh (Tổ chức bảo lãnh phát hành - TCBLPH) giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên TTCK, TCBLPH không chỉ có CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư nhưng thông thường, việc CTCK nhận bảo lãnh thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI VỐN
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0116 Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh phát hành mà TCBLPH cam kết với tổ chức phát hành sẽ mua hết lượng chứng khoán với một mức giá thoả thuận và phân phối lại cho công chúng tại mức giá chào bán ra công chúng. Giá chào bán ra công chúng không được thay đổi trong suốt quá trình chào bán. Mức giá thoả thuận còn được gọi là mức giá chiết khấu và chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của TCBLPH và giá bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. - Bảo lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó TCBLPH chỉ đóng vai trò đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. TCBL chỉ cam kết sẽ cố gắng để bán được lượng chứng khoán nhiều nhất ra thị trường theo mức giá xác định. Số chứng khoán không bán hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành và TCBL nhận hoa hồng bảo lãnh trên số chứng khoán bán được hoặc trên số vốn huy động được. Vì vậy, với hình thức này việc lựa chọn TCBLPHlà hết sức quan trọng đối với tổ chức phát hành. Uy tín, năng lực của TCBLPH sẽ thể hiện qua số chứng khoán phát hành được. - Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà tổ chức phát hành chỉ thị cho TCBLPH phải bán trọn đợt phát hành, nếu không bán được hết, đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. Hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCKđược thể hiện theo sơ đồ dướiđây:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0117 Hình 1.6: Quy trình hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Công ty chứng khoán Nhận yêu cầu bảo lãnh Ký hợp đồng tư vấn quản lý - Đệ trình phương án bán - Cam kết bảo lãnh Lập nghiệp đoàn bảo lãnh Ký hợp đồng bảo lãnh Nộp hồ sơ xin phép phát hành Thăm dò Thị trường - Công bố việc phát hành - Phân phát bản cáo bạch - Phân phát phiếu đăng ký mua CK -Nhận tiền đặt cọc Giấy phép phát hành CK có hiệu lực Phân phối cổ phiếu trên cơ sở phiếu đăng ký Bình ổn Thị trường Lưu ký CK Thanh toán Tổ chức phát hành UBCK
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0118 (4) Nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán. Cũng tương tự như các loại hình tư vấn khác, Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích chứng khoán và TTCKđể đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán và có thể thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích,đưa ra lời khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Đó là việc CTCK tiến hành tư vấn cho khách hàng đầu tư chứng khoán trên Thị trường thứ cấp về loại chứng khoán nên đầu tư, giá nên đầu tư, thời điểm nên đầu tư tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng khách hàng. Đây là một nghiệp vụ đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn mà không cần nhiều vốn. Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn chất xám mà họ đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận (hiệu quả) cho khách hàng. Nhà tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra lời khuyên đối với khách hàng vì với lời khuyên đó, khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí là phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản phí về dịch vụ tư vấn (bất kể tư vấn đó có thành công hay không). Chính vì vậy, hoạt động tư vấn chứng khoán của bất kỳ CTCK nào cũng phải tuân theo những quy định mang tính nguyên tắc, đó là: - Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá chứng khoán không phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biến thực tiễn của thị trường. - Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0119 trong việc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra. - Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan là quá trình phân tích tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu. 1.1.2.2. Các nghiệp vụ phụ trợ. Các dịch vụ hỗ trợ của CTCK góp phần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đầu tư chứng khoán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư... Một số dịch vụ hỗ trợ đó là: - Lưu ký chứng khoán: là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán đã lưu ký tại CTCK. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết vì trên TTCKtập trung, các chứng khoán đều được phi vật chất hoá hoặc bấtđộnghoá tại trung tâm lưu ký dướihìnhthức ghi sổ. Hoạtđộng bù trừ, thanh toán, chuyển giao chứng khoán, đăngký chứngkhoán đều được thực hiện bù trừ qua trung tâm lưu ký. Lưu ký đảm bảo quá trình thanh toán trên Sở giao dịch chứng khoán được nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, đối với người nắm giữ chứngkhoán, lưu ký đảm bảo chứngkhoán không bị hư hỏng, rách hay thất lạc. Thông qua lưu ký chứng khoán, CTCK giúp khách hàng thực hiện tất cả các quyền lợi liên quan đến chứng khoán của khách hàng như nhận cổ tức, trái tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. - Hoạt độngtín dụng: là hoạt động mà CTCK giúp khách hàng của mình gia tăng khoản vốn đầu tư thông qua các hình thức như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay bảo chứng, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Cho vay cầm cố chứng khoán là loại hình tín dụng mà trong đó người đi vay dùng tài sản của mình là các chứng khoán để cầm cố vay tiền.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0120 Cho vay bảo chứng là hình thức CTCK cho khách hàng vay một phần tiền để mua chứng khoán và dùng chính chứng khoán mua được đó đểlàm tài sảncầm cố. Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: thông thường sau khi bán được chứng khoán, khách hàng phải đợi đến ngày thanh toán mới được nhận tiền, để tạo thuận lợi cho khách hàng, CTCK sẽ dùng tiền của mình ứng trước cho khách hàng và sẽ nhận lại tiền khi đến ngày thanh toán. CÁc sơ đồ là do em tổng hợp vẽ nên hay trích dẫn ở đau? Phải có nguồn trích dẫn 1.1.2.3. Mối liên hệ giữa các hoạt động của công ty chứng khoán. CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trên TTCK, các hoạt động của CTCK đều mang tính chuyên môn hoá rất cao. Thông qua các hoạt động của mình, CTCK góp phần quan trọng trong việc tăng chất lượng giao dịch chứng khoán, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán, giảm rủi ro để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng tính hiệu quả của thị trường nói chung và hiệu quả đầu tư chứng khoán nói riêng. Các hoạt động của CTCK rất đa dạng và phong phú nhưng các hoạt động này không tách rời mà luôn hỗ trợ, tác động lẫn nhau. Đơn giản nhất là các hoạt động phụ trợ như lưu ký, tín dụng và các dịch vụ không thể thiếu của hoạt động tự doanh chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán nhằm hỗ trợ nguồn vốn, thông tin cho CTCK. Thông qua các dịch vụ này, CTCK đã tăng cường được việc sử dụng sức mạnh của việc dùng đòn bảy tài chính. Vì vậy, nếu CTCK thực hiện nghiệp vụ này tốt thì không những đem lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của mình, thu hút được nhiều khách hàng mới tham gia các dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, CTCK thực hiện hoạt động tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát hành tốt thì qua đó sẽ giúp cho bộ phận nghiệp vụ tự doanh đánh giá chính
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0121 xác hơn trước khi ra quyết định đầu tư và có thể kết hợp được giữa nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và tự doanh nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Thông qua các hoạt động này, CTCK có một nguồn thông tin hết sức quan trọng từ phía các doanh nghiệp là khách hàng của công ty, giúp công ty phân tích một cách chính xác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn trong hoạt động tự doanh và tư vấn cho khách hàng đầu tư chứng khoán. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán được đánh giá thông qua khả năng dự đoán,phân tích và công bố thông tin. Xem lại đánh giá hiệu quả qua khả năng dư đoán, phân tích có đúng k?Công ty có dự đoán và phân tích các xu hướng của thị trường tốt thì mới có thể tạo ra được lợi nhuận cho công ty,giúp khách hàng thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả,giúp cơ quan quản lý có thể kiểm soát được hoạt động của các công ty chứng khoán,nắm bắt được tình hình thông qua hoạt động điều tiết và bình ổn thị trường một các có hiệu quả, các hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm mục tiêu lợi nhuận song vẫn tuyệt đối tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, và giữ chữ tín với khách hàng. Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về hoạt động và hiệu quả hoạt động của một CTCK nếu đứng ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên, một cách trực diện nhất, có thể đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động của một CTCK qua 2 nhóm chỉ tiêu chính là nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính. 1.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng. 1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động. (1) Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0122 Một cách dễ nhận thấy nhất thể hiện sự mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của một công ty đó là sự tăng thêm hay giảm đi về nguồn vốn của chính công ty đó. Điều đó lại càng quan trọng với một CTCK - Công ty hoạt động trong ngành tài chính. Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay (năm hiện tại) và năm trước là một chỉ tiêu được sử dụng để xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của CTCK qua các năm và được tính theo công thức: Mức độ thay đổi về nguồn vốn = Chênh lệch nguồn vốn giữa năm nay và năm trước x 100 Nguồn vốn năm trước (2) Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán. Nguồn vốn của một CTCK có vai trò tạo ra nguồn vốn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của mức dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập đầu mỗi niên độ kế toán, vì vậy, tỷ lệ phần trăm số trích dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn vốn được xác định theo công thức: Tỷ lệ % số trích dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn vốn = Số trích dự phòng giảm giá chứng khoán Nguồn vốn x 100 Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán phản ánh mức độ đảm bảo nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất do giảm giá chứng khoán, trong đó, số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán bao gồm dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh, chứng khoán uỷ thác đầu tư (trường hợp CTCK chịu theo cam kết), chứng khoán đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0123 (3) Chỉ tiêu mức độ tăng doanh thu. Để đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu, người ta thường so sánh doanh thu của năm nay so với doanh thu của năm trước và chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Mức độ tăng doanh thu (%) = Chênh lệch doanh thu năm nay và năm trước Doanh thu năm trước X 100 Chỉ tiêu này còn có thể được tính cho từng loại hoạt động như hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động tư vấn, hoạt động quản lý danh mục đầu tư và các hoạt động khác của CTCK. Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tự doanh, doanh thu cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, từ nhận quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, thiết bị, cung cấp thông tin chứng khoán cho khách hàng (người đầu tư hoặc các tổ chức khác) và doanh thu từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính khác. (4) Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động. Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của CTCK thông qua việc khống chế các chi phí ở mức độ hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của CTCK. Tỷ lệ % chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán trong kỳ x 100
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0124 Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần công ty thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ đó. Chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm: khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh; các khoản chi phí thực sự phát sinh liên quan đến thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán như hoạt động môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán và các hoạt động khác (như cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin); chi phí hoạt động tài chính khác như trả lãi trái phiếu, trả lãi tiền vay vv. Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán = Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán - Các khoản giảm trừ doanh thu. 1.2.1.2. Nhóm các chỉ tiêu sinh lời. Đối với một công ty hoạt động trong ngành tài chính thì tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một thời kỳ nhất định đó là nhóm các chỉ tiêu sinh lời của công ty đó, nhóm chỉ tiêu này thể hiện năng lực cạnh tranh của công ty trong ngành, lĩnh vực mình đang hoạt động. Các chỉ tiêu sinh lời là đáp số cuối cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK và còn là một cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai của công ty. Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu nhỏ sau: (1) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được xác định theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ x 100
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0125 Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu mà CTCK thực hiện được trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của CTCK. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức: Lợi nhuận sau thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế thu nhập - Thuế thu nhập phải nộp trong kỳ. Lợi nhuận trước thuế thu nhập của hoạt động kinh doanh chứng khoán là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán và chi phí quản lý doanh nghiệp. (2) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Khác với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn, nó thể hiện 100 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh được tính theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân x 100 (3) Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đầu tư tự doanh. Trong các nghiệp vụ mà một CTCK được phép thực hiện thì có thể nói nghiệp vụ tựdoanhchứngkhoánlà một trongnhững nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn nhất bởiCTCKlà mộtcông ty hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù, họ có những thế mạnh riêng mà các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác không có được, đó là thế mạnh về việc sử dụng thông tin, đặc biệt là trong TTCK- thị trường của "thông tin", ai nắm bắt được thông tin sớm hơn và biết phân tích thông tin có được thì người đó thắng trong thị trường đầy cạnh tranh này.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0126 Vì vậy chỉ tiêu đánh giá chất lượng đầu tư tự doanh là chỉ tiêu khá quan trọng trong việc thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK và được xác định như sau: Tỷ lệ thu nhập từ đầu tư Tự doanh trên tài sản đầu tư Tự doanh = Thu nhập từ hoạt động đầu tư Tự doanh Giá trị tài sản đầu tư Tự doanh x 100 Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh của CTCK và cũng cho biết chất lượng chung của danh mục đầu tư tự doanh của CTCK. Trong đó, các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh của CTCK là chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh (chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra). (4) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Mục tiêu hoạt động của CTCK là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu của công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và được xác định theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 2
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0127 (5) Chỉ tiêu hệ số gia tăng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho phép theo dõi, đánh giá lợi nhuận ròng của số vốn chủ sở hữu tăng thêm cho một hoạt động kinh doanh nhất định và được xác định theo công thức: Hệ số gia tăng hiệu quả vốn chủ sở hữu = Mức thay đổi lợi nhuận sau thuế X 100 Mức thay đổi vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu hệ số gia tăng hiệu quả vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tăng thêm thì đem lại thêm bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu một CTCK có chỉ tiêu này tăng trưởng qua các năm tức là hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, và mỗi một đồng vốn chủ sở hữu bỏ thêm vào hoạt động kinh doanh lại đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn. 1.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định tính. Ngoài các chỉ tiêu định lượng được xác định cụ thể dựa trên các con số thống kê thì có những chỉ tiêu không thể nào cân đo, đong đếm được mà phải xác định dựa trên sự cảm nhận và nhìn nhận về hình ảnh, đó chính là các tiêu chuẩn định tính trong việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Những tiêu chuẩn định tính bao gồm: (1) Mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các CTCK bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của CTCK vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động của CTCK. Do vậy, khách hàng được coi là trung tâm và mục tiêu trọng yếu trong chiến lược sản phẩm của
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0128 CTCK là thoả mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng đã chọn theo phương châm "Công ty chỉ cung cấp, chỉ bán, chỉ phục vụ cái mà khách hàng cần". Chính vì thế, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi và đòi hỏi của họ càng cao trong sử dụng đồng tiền thì chiến lược sản phẩm của CTCK cũng phải được điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng cả trong hiện tại và tương lai. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng không chỉ là duy trì tốt mối quan hệ giữa CTCK với khách hàng truyền thống mà còn là cơ sở thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhờ đưa ra các sản phẩm đa dạng, tiện ích, khác biệt so với các CTCK khác. (2) Vị thế, hình ảnh của công ty. Vị thế, hình ảnh của công ty thường được xác định qua một số các tiêu chí như: sự hoạt động lâu năm trên thị trường; vị trí, địa điểm đặt trụ sở, sàn giao dịch hay công ty được thành lập từ một ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ. Vị thế, hình ảnh của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo được cảm giác an tâm cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty và là yếu tố hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty, giúp công ty gia tăng lợi nhuận từ các nghiệp vụ. (3) Nhóm khách hàng của công ty. Việc CTCK chỉ tập trung phục vụ các đối tượng khách hàng là các cá nhân hay các tổ chức, các nhà đầu tư trong nước hay các nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện được phần nào tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng sản phẩm sử dụng và doanh số, giá trị giao dịch, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của CTCK. Thường thì các khách hàng là tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các sản phẩm dịch vụ của CTCK nhiều hơn, họ thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn, do vậy, các CTCK sẽ thu phí được nhiều hơn đồng thời tiết kiệm được nhiều
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0129 chi phí quản lý hơn. Đó chính là yếu tố thể hiện hiệu quả kinh doanh của một CTCK. Các chỉ tiêu được trình bày ở trên là các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một CTCK. Tuy nhiên, khi đánh giá một CTCK có hoạt động hiệu quả hay không cũng cần phải tìm hiểu xem các nhân tố nào ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của một CTCK. Các chỉ tiêu em đưa ra là chỉ tiêu phân tích thực trạng và phân tích hiệu quả hoạt động của CTCK, cần xem lại đâu là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HD Của CTCK 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. 1.3.1. Các nhân tố chủ quan. (1) Năng lực tổ chức, quản lý. Một CTCK muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải có một bộ máy quản lý kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, biết tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và của thị trường. Có nguyên tắc chỉ ra rằng để tăng hiệu quả hoạt động của công ty thì quá trình thiết lập và duy trì cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính linh hoạt, nghĩa là cơ cấu tổ chức phải bao hàm trong đó những yếu tố mà nhờ đó, công ty có khả năng dự đoán và đưa ra các phản ứng thích hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh cả bên trong và bên ngoài. Điều cần lưu ý ở đây là việc thiết lập một cơ cấu tổ chức linh hoạt không có nghĩa là phủ nhận nhu cầu ổn định tổ chức. Sự ổn định về tổ chức vẫn được coi là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong kinh doanh của một CTCK, những xáo trộn thường xuyên về tổ chức thường không đem lại kết quả và luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong mỗi giai đoạn hoạt động, phát triển của công ty đều cần có những sự ổn định tương đối về mục
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0130 tiêu, nhiệm vụ và các chính sách, thủ tục, quy trình hoạt động cũng như sự ổn định tương đối đối với các cương vị công tác. Nhưng rõ ràng, khi có sự thay đổi quan trọng trong điều kiện môi trường bên ngoài hay trong trường hợp nhiều cá nhân đều khó hoàn thành các nhiệm vụ tại các vị trí mà họ đảm nhận thì cần phải thực hiện những điều chỉnh thích hợp về mục tiêu, nhiệm vụ của công ty, về chính sách, quy trình thủ tục và nội dung nhiệm vụ của các cương vị quản trị. Những cứng nhắc về tổ chức thể hiện ở việc không có những điều chỉnh cần thiết khi môi trường và điều kiện kinh doanh thay đổi, ở sự phân chia các bộ phận quá rườm rà, cồng kềnh, và điều đó thường làm giảm thành tích hoạt động, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. (2) Chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành bại của bất cứ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong lĩch vực kinh doanh chứng khoán - lĩnh vực mà chịu sự chi phối rất nhiều của yếu tố con người. Trong CTCK, quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số một. Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người lại càng quan trọng, chính vì thế, những người quản lý hay nhân viên của CTCK phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như độ tín nhiệm cần thiết. Khả năng quản lý và điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty, quyết định đến năng suất, chất lượng dịch vụ, từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty. Trình độ quản lý giỏi của ban lãnh đạo được coi như một tài sản lớn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Đội ngũ của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra được các sản phẩm, dịchvụ có chất lượng cao, hàm lượng chấtxám cao góp phần gia tăng lợi nhuận cho côngty cũngnhư thu nhập cho nhân viên. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự lành nghề của đội ngũ nhân viên trong công ty không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0131 cấp cho thị trường, mà còn có thể làm giảm chi phí kinh doanh, giảm chi phí đào tạo, bồi dưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho công ty. Sao bỏ trống?
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0132 (3) Tiềm lực tài chính. Tiềm lực tài chính của một CTCK được thể hiện ở nguồn vốn của công ty đó là nhiều hay ít. Vốn là vấn đề rất quan trọng, lượng vốn lớn có thể giúp cho CTCK vượt qua thời kỳ khó khăn, cho phép công ty theo đuổi các chiến lược lớn hơn và khả năng chịu đựng với các rủi ro tốt hơn. Hơn thế nữa, số nghiệp vụ mà công ty chứng khoán được phép thực hiện phụ thuộc vào số vốn của công ty đó, một công ty có nguồn vốn lớn có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau, do đó có thể cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ khác nhau tới khách hàng. Nguồn vốn lớn được sử dụng hợp lý là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK, làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. (4) Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất của một CTCK được biết đến như là văn phòng, sàn giao dịch, hệ thống thông tin. Cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như thực hiện giao dịch nhanh, chính xác, cung cấp thông tin về thị trường, về số dư tài khoản của khách hàng một cách kịp thời, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ từ xa. Cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Công nghệ cũng làm tăng tốc độ đổi mới sản phẩm, từ đó đáp ứng càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nếu hệ thống công nghệ được hoàn thiện sẽ làm giảm chi phí trung bình tính cho mỗi sản phẩm, dịch vụ do có được ưu thế về tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô, từ đó làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của CTCK. (5)Văn hoá công ty. Văn hoá công ty được hiểu như những giá trị tinh thần mà công ty xây dựng được trong quá trình hoạt động kinh doanh, đó là sự thân thiết, gắn kết giữa các thành viên với nhau trong công việc, tạo một bầu không khí làm việc
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0133 thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình, đó là tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Chỉ khi nào giữa các thành viên trong công ty từ cấp quản trị cho tới nhân viên trong công ty có sự hoà đồng, gần gũi, giúp đỡ nhau trong công việc thì năng suất, hiệu quả làm việc mới cao. 1.3.2. Các nhân tố khách quan. (1) Môi trường kinh tế. Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng. Yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của CTCK. Nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư đươc mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư, mở rộng TTCK sẽ trở thành cơ hội tốt cho CTCK phát triển hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sụt giảm, lạm phát phi mã thì mọi sự hoạt động của công ty sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. (2) Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách. TTCK rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên TTCK nói chung và đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định và pháp luật minh bạch. Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của TTCK, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các CTCK.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0134 Các nhân tố về pháp luật, thể chế cùng với các cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc phát triển TTCK theo mục tiêu và định hướng của nhà nước. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hoá, trong xu thế chính trị mới,trong khi các nhân tố này không được đảm bảo sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của TTCK và làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chứng khoán trên thị trường. Vì vậy, nhà quản lý CTCK phải biết phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cho phù hợp. (3) Môi trường công nghệ. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các CTCK nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin, các CTCK có thể tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán, từ đó giảm chi phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên nhân tố này cũng đòi hỏi các CTCK phải chủ động nắm bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ mới, mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới. (4) Môi trường đặc thù. Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát đã trình bày trên, môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của CTCKmột cáchtrực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố này, CTCK có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0135 về môi trường đặc thù có các yếu tố như khách hàng, các hãng cạnh tranh và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với CTCK. Hiện nay, kinh doanh chứng khoán phải thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng các mặt của khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụ của CTCK. Khách hàng của CTCK có thể là nhà phát hành, các nhà đầu tư, họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thông thường, khách hàng sẽ chi phối hoạt động của công ty, nhưng cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Do vậy, CTCK phải xây dựng chính sách khách hàng toàn diện, vừa giữ nền tảng khách hàng truyền thống, vừa khai thác được các khách hàng tiềm năng. Đối với mỗi một đối tượng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường. Sự cạnh tranh giữa các công ty cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK. Để có được các lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đòi hỏi CTCK phải quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ của nhân viên nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũ, phát triển các dịch vụ mới do đó, ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Trong cơ chế thị trường, các công ty nói chung được quyền chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên, sự hoạt động của CTCK luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước như: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra cũng chi phối mạnh mẽ hoạt động và hiệu quả hoạt động của CTCK. Chính vì vậy, trong cơ chế rhị trường, sự quản lý nhà nước đối với CTCK chỉ mang tính chất định hướng và tác động gián tiếp theo nguyên tắc: Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường điều chỉnh côngty, các côngty được tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0136 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Vài nét cơ bản về công ty cổ phần chứng khoán đầu tư Việt Nam 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển. Công ty cổ phần chứng khoán VNS ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển mình mạnh và tài chính Việt Nam phát triển nhanh chóng. Là một doanh nghiệp trẻ và năng động, ngay từ những ngày đầu mới thành lập VNS đã ý thức được sứ mệnh của mình đem đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính chất lượng cao, những cơ hội lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phong phú. Nhu cầu của khách hàng chính là động lực để VNS phát triển. Thỏa mãn đốiđa khách hàng chính là chìa khóa thành công. Toàn bộ lãnh đạo và tập thể VNS đều đồng tâm phấn đáu vì sứ mệnh đó. VNS được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 69/UBCK- GPHĐKD do ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/8/2007, gồm các hoạt động: - Môi giới chứng khoán - Tự doanh chứng khoán - Tư vấn đầu tư chứng khoán - Lưu ký chứng khoán VNS được trung tâm lưu ký chứng khoán cấp giấy chứng nhận thành viên lưu ký số 64/GCNTVLK ngày 13/09/2007. - Vốn điều lệ: 161.000.000.000 (một trăm sáu mươI mốt tỷ đồng).
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0137 Kể từ ngày 24/10/2011, công ty cổ phần chứng khoán VNS chính thức đổi tên thành công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Việt Nam (IVS). - Tên giao dịch quốc tế: VietNam Investment securities company (IVS) - Website: http://www.ivs.com.vn Trụ sở chính Hà Nội: - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội - Điện thoại: (04) 357 300 73 - FAX: (04) 357 300 88 Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: - Địa chỉ:Lầu 4, số BIS, công trường quốc tế, phường 6, quận 3, t.p Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 382239966 - (08) 38239696 2.1.2. Cơcấu tổ chức bộ máy nguyên tắc hoạtđộng. 2.1.2.1. Cơcấu tổ chức và nhân sự Danh sáchban lãnh đạo IVS: Hội đồng quản trị: - Ông Lê Văn Minh Chủ tịch. - Ông Đoàn Ngọc Hoàn phó chủ tịch thường trực - Ông Lê Tăng Đức Thành viên - Ông Hoàng Đức Hiền Thành viên - Ông Phạm Hữu Tuân Thành viên
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0138 Ban giám đốc: - Ông Đoàn Ngọc Hoàn Tổng Giám đốc - Ông Ngô Anh Sơn Phó Tổng Giám đốc - Ông Bùi Quang Kỳ Phó Tổng Giám đốc - Ông Phạm Hữu Tuân Phó Tổng Giám đốc K cách dòng Ban kiểm soát: - Trần công văn Trưởng ban kiểm soát - Phạm Hùng Sơn Thành viên ban kiểm soát - Đỗ Thị Hùng Thành viên ban kiểm soát
  • 39. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng 38 Lớp:CQ45/17.01 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của IVS: BAN GIÁM ĐỐC CÁCCHINHÁNH KIỂM SOÁTNỘIBỘ Khối Mụi Giới Phũng Tư Vấn Phũng Tài chớnh Kế toỏn Phũng Phõn tớch Đầu tư Trung tõm cụng nghệ thụng tin Phũng Tổng hợp Phũng Mụi giới 1 PhũngMụi giới 2 Bộ phận tư vấn TCDN Bộ phận tư vấn NYPH Bộ phận Kế toỏn Bộ phận Kế toỏnnội bộ Bộ phận phõn tớch Bộ phận đầu tư Bộ phận nhõn sự Bộ phận hành chớnh Bộ phận nguồn vốn Bộ phận phỏp chế Khối Dịchvụ Chứng khoỏn Bộ phận Lưu ký Bộ phận Giao dịch Phũng Dịch vụTài chớnh Bộ phận chăm sóc khách hàng
  • 40. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0139 2.1.2.2. Chứcnăng,nhiêm vụ của các khối, các phòng của IVS (1) Phòng công nghệ thông tin: - Duy trì đảm bảo hoạt động của hệt thống CNTT. - Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thông CNTT. - Tiếp nhận và quản lý các phần mềm, phần cứng. - Vận hành hệ thống CNTT. - Nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ để nâng cao chất lượng các dịch vụ CNTT cung cấp cho khách hàng. (2) Khối tư vấn và khối phân tích đầu tư: - Lập các báo cáo: Báo cáo phân tích kỹ thuật hàng tuần, báo cáo chiến lược đầu tư hàng tháng, báo cáo phân tích ngành, bản tin chứng khoán hàng ngày, hàng tuần. - Tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng. - Thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp (tư vấn cổ phần hoá, tư vấn tái cơ cấu cho doanh nghiệp, định giá công ty,… ). (3) Khối kinh doanh và khối dịch vụ chứng khoán Quản lý tài khoản khách hàng. - Thực hiện làm trung gian hoặc đại diện thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng trên thị trường chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết (OTC). - Tư vấn, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin kinh tế, thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các khoản đầu tư.
  • 41. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0140 - Cungcấp các dịchvụtàitrợ giao dịch đa dạng và cạnh tranh thông qua việc phốihợp vớicác địnhchếtàichínhđểhỗ trợ tài chínhcho khách hàng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng một cách hiệu quả nhất. - Cung cấp các tiện ích giao dịch tốt nhất dựa trên các thế mạnh của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống mạng lưới rộng khắp. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, kiến nghị phương hướng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới liên quan đến hoạt động môi giới. - Làm nhiệm vụ kinh doanhchứngkhoáncho côngty. Phân tích thị trường và đề ra các phương án tự doanh chứng khoán cho Ban giám đốc công ty. - Tổ chức tự doanh chứng khoán theo đúng quy trình tại trụ sở chính và lập báo cáo phân tích đánh giá kết quả hoạt động tụ doanh toàn công ty. (4) Phòng kế toán tài chính: Đảm bảo hướng dẫn chính sách kế toán cho toàn hệ thống kịp thời, phù hợp với luật định hiện hành và đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới; hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo an toàn trong công tác kếtoán tài chính và tuân thủ theo các luật định và chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và đầu tư. (5) Phòng hành chính nhân sự: - Bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần của Ban điều hành công ty. - Bố trí thư ký trong các cuộc họp theo yêu cầu của Ban giám đốc. - Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán
  • 42. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0141 - Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các pháp luật khác. - Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. - Liêm trực và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng. - Hoàn thành nghĩa vụ của mình với khách hàng một cách tốt nhất. - Đảm bảo nguồn lực về con người, vốn và cơ sở vật chất cần thiết khác để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán và ban hành bằng văn bản các quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phù hợp. - Chỉ được đưa ra lời tư vấn phù hợp với khách hàng trên cơ sở nỗ lực thu thập thông tin về khách hàng. - Phải cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định đầu tư của khách hàng. - Phải thận trọng không được tạo ra xung đột lợi ích với khách hàng. Trong trường hợp không thể tránh được, công ty phải thông báo trước cho khách hàng và (hoặc) áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo đối xử công bằng với khách hàng. - Ban hành và áp dụng các quy trình nghiệp vụ trong công ty phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan. 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại IVS. 2.2.1. Hoạtđộng Môi giới. Bài của em là đánhgiá hiệu quả HDKD, k phải là đánh giá thực trạng các hoạt động, nên đi luôn vào đgia HQHDKD 2.2.1.1. Quy trình hoạt động môi giới tại IVS Cũng tương tự như các CTCK khác, IVS thực hiện hoạt động môi giới theo những bước cơ bản sau: Bước 1: Khai thác, tìm kiếm khách hàng.
  • 43. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0142 - Tiếp cận và giải thích cho khách hàng hiểu về việc đầu tư chứng khoán có những lợi ích gì và những bất lợi gì khi đầu tư vào chứng khoán. - Trong quá trình tiếp cận khách hàng, cũng giải thích cho khách hàng biết cách thức tham gia thị trường như thế nào, những thủ tục và những quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc tham gia đầu tư và kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tư. Bước 2: Mở tài khoản cho khách hàng. - Sau khi khách hàng chấp nhận đầu tư vào chứng khoán, nhân viên môi giới hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán; làm hợp đồng mở tài khoản giữa khách hàng và công ty chứng khoán. - Khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán, công ty sẽ cung cấp cho khách hàng mã số giao dịch và số hiệu tài khoản. Bước 3: Nhận lệnh của khách hàng. - Kiểm tra các số trên tài khoản của khách hàng và hướng dẫn khách hàng cách thức đặt lệnh. - Khách hàng đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán bằng cách ghi trên tờ phiếu lệnh mua hoặc lệnh bán (in theo mẫu của trung tâm giao dịch chứng khoán) của công ty hoặc có thể đặt lệnh qua mạng hoặc điện thoại. Bước 4: Gửi lệnh của khách hàng vào trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK). - Sau khi nhân viên môi giới tại công ty nhận lệnh của khách hàng và kiểm tra tính hợp lệ của lệnh, nhân viên môi giới sẽ gửi lệnh của khách hàng bằng fax hoặc gọi điện thoại cho nhân viên đại diện của công ty tại sàn giao dịch của TTGDCK. - Nhân viên đại diện sẽ nhập lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch của TTGDCK. Bước 5: Xác nhận giao dịch cho khách hàng.
  • 44. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0143 - Sau giờ giao dịch, TTGDCKsẽ gửi kết quả giao dịch cho công ty. - Nhân viên môi giới kiểm tra kết quả khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng. Bước 6:Thanhtoán, hạch toán kết quả giao dịch và thông báo cho khách hàng. Bước 7: Chăm sóc và mở rộng khai thác tìm kiếm khách hàng. 2.2.1.2. Thực trạng hoạt động Môi giới tại IVS. Trong những năm qua hoạt động môi giới luôn đượccông ty chứng khoán đầu tư Việt Nam IVS chú trọng. Trong điều kiện mức cạnh tranh của các công ty chứng khoán ngày càng diễn ra gay gắt với nhiều chiêu thức khác nhau. Công ty xác định hoạt động môi giới là một trong các hoạt động trọng tâm. Bảng 2.1 Biểu phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán STT Loại giao dịch Mức phí/ Giá trị I Phí giao dịch chứng khoán 1 Phí mở tài khoản Miễn phí 2 GTGD < 100 triệu đồng 0.3% 100<= GTGD< 500 triệu đồng 0.25 % GTGD >= 500 triệu đồng 0.2 % II Phí giao dịch trái phiếu 0.1% III Phí giao dịch chứng chỉ quỹ 0.25% Phí lưu ký chứng khoán 1 Phí lưu ký chứng khoán Miễn phí 2 Phí chuyển khoản chứng khoán Miễn phí IV Phí ứng trước ( tối thiểu 50.000 đ/ 1lần) 0.065%/ngày
  • 45. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0144 Năm 2011 doanh thu hoạt động môi giới của công ty đạt 38.819.778.263 đồng, chiếm tỷ trọng 20,76% so với doanh thu. Bước sang năm 2012, tình hình thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của IVS, trong đó có hoạt động môi giới. Doanh thu từ hoạt động môi giới của IVS năm 2012 đạt 30.775.802.908 đồng chiếm tỷ trọng 20,76%. Công ty xác định hoạt động tư vấn, chăm sóc và thu hút khách hàng tiếp tục là một trong các hoạt động trọng tâm của Công ty trong năm 2012. Tính đến ngày 31/12/2012, số lượng khách hàng mở tài khoản đạt hơn 15.000 tài khoản, số lượng tài khoản mở mới trong năm là hơn 1.000 tài khoản, trong đó có nhiều tài khoản của Tổ chức kính tế trong và ngoài ngoài nước. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với IVS và TTCK Việt Nam nói chung, nhưng với sự nỗ lực của tập thể CBNV doanh thu môi giới đã đạt đựợc gần 10tỷ đồng, thị phần môi giới đạt 1,3% về khối lượng giao dịch và 1.2% về giá trị giao dịch toàn thị trường. Ngoài ra công ty tiếp tục triển khai một số các hoạt động với mục tiêu gắn kết khách hàng với IVS và gia tăng hơn nữa doanh thu môi giới như: tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với các Nhà đầu tư; chăm sóc, tư vấn cho khách hàng thường xuyên... Bảng 2.2:Doanh thu các nghiệp vụ của IVS qua các năm. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu 38.819.778.263 30.775.802.908 Hoạt động môi giới 9.953.350.269 6.390.437.744 Hoạt động đầu tư, góp vốn 3.130.229.047 4.031.607.031 Hoạt động tư vấn 1.409.318.184 1.552.139.455 Hoạt động khác 24.326.880.763 18.801.617.868
  • 46. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0145
  • 47. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0146 Bảng 2.3: Tỷ trọng của từng nghiệp vụ so với doanh thu Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Hoạt động môi giới 25,64 20,76 Hoạt động tự doanh, góp vốn 8,06 13,10 Hoạt động tư vấn 3,63 5,04 Hoạt động khác 62,67 61,10 (Nguồn:BáocáokếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủaIVSquacácnăm 2011,2012) Tỷđồng 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 Hoạt động môi giới Hoạt động tự doanh, góp vốn Hoạt động tư vấn Hoạt động khác Hình 2.2:Tỷ trọng của từng nghiệp vụ so với doanh thu của IVS qua các năm 2011, 2012 2.2.2. Hoạtđộng tự doanh, góp vốn Trong bối cảnh nhiều khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2012, IVS chủ trương hoạt động theo hướng an toàn và bảo toàn nguồn vốn. Doanh thu từ hoạt động tự doanh góp vốn của công ty đạt 3.130.229.047 đồng vào năm 2011 chiếm tỷ trọng 8,06% . Sang năm 2012, IVS không có phát sinh khoản lỗ nào từ hoạt động tự doanh góp vốn, doanh thu từ hoạt động này đạt 4.031.607.031 đồng chiếm tỷ trọng 5,04%
  • 48. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0147 2.2.3. Hoạt động tư vấn tài chính. Sau khi đi vào hoạt động từ 09/2007 thì đến năm 2009 công ty đã có thêm doanh thu từ hoạt động tư vấn với đầy đủ các dịch vụ tư vấn bao gồm: - Tư vấn tái cấu trúc tài chính - Tư vấn phát hành - M&A - Tư vấn cổ phần hóa - Tư vấn niêm yết - Tư vấn chuyển đổidoanh nghiệp Cụ thể doanh thu của hoạt động này năm 2011 là 1.409.318.184 đồng chiếm tỷ trọng 3,63 % so với tổng doanh thu. Năm 2012 IVS vẫn là khách hàng lớn của Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước SCIC. Năm 2012 Khối Tư vấn đó hoàn thành 16 hợp đồng tư vấn thoái vốn. Thực hiện thành công thương vụ mua bán, sát nhập Công ty TNHH chế tạo cột thép Huyndai – Đông Anh. Doanh thu từ hoạt động này năm 2012 đạt 1.552.139.455 đồng, chiếm tỷ trọng 5,04%. Về nghiệp vụ tư vấn IVS luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ, phong cách chuyên nghiệp … 2.2.4.Các hoạt động khác Các hoạt động khác chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư. Công ty đã xây dựng được quy trình chặt chẽ, thiết lập phần mềm tiên tiến và hiệu quả quản lý hoạt động này, xây dựng danh mục hợp lý làm hài lòng khách hàng. Điều quan trọng nhất là không để thất thoát tài sản và tiền vốn của cổ đông. Doanh thu hoạt động này năm 2011 là 24.326.880.763 đồng chiếm tỷ trọng 62,67%, năm 2012 là 18.801.617.868 đồng, chiếm tỷ trọng 61,10%. 2.2.5 Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
  • 49. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0148 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IVS từ 2010-2012 Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn điều lệ 161.000.000.000 161.000.000.000 161.000.000.000 Tổng tài sản 297.944.184.039 195.395.765.039 208.844.195.969 Doanh thu thuần 76.934.600.355 38.819.778.263 20.775.802.098 Chi phí HĐKD,QLDN 44.199.779.390 38.437.390.989 27.771.800.452 Lợi nhuận 31.512.548.181 104.455.452 2.114.085.823 (Nguồn báo cáo tài chính của IVS từ năm 2010-2012) tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 Vốn điều lệ Tổng tài sản Doanh thu thuần Chi phí HĐKD, QLDN Lợi nhuận Hình 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IVS qua các năm 2010, 2011, 2012
  • 50. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0149 Bảng2.4: Báo cáo tình hình tài chính của IVS từ năm 2010-2012 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I. Cơ cấu tài sản 1.Tài sản dài hạn/tổng tài sản 2.Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản 17,19% 82,81% 26,93% 73,07% 30,04% 69,96% II.Cơ cấu nguồn vốn 1.Nợ phải trả/tổng nguồn vốn 2.Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 3. Hệ số nơ/ vốn chủ sở hữu 44,14% 55,86% 79,12% 17,27% 82,73% 21,06% 21,59% 78,41% 28,22% III. Khả năng thanh toán (lần) 1.Khả năng thanh toán nhanh 2.Khả năng thanh toán hiện hành 1,87 lần 2,27 lần 4,23 lần 5,79 lần 3,24 lần 4,63 lần IV.Tỷ suất lợi nhuận 1.Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 2.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần 3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn 10,58% 40,96% 18,93% 0,053% 0,27% 0,064% 1,01% 6,87% 1,29% Khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế/ DTT ROA ROE 0.41 0.11 0.19 0.0026 0.00053 0.00064 0.07 0.01 0.01 Doanh thu năm 2011 giảm mạnh (50%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 21% so với năm 2011 là do nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, đặc biệt là tình hình lãi suất tăng cao khó có khả năng
  • 51. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0150 hạ, lạm phát ở mức cao, tỷ giá biến động liên tục, các vụ vỡ nợ với qui mô lớn liên tục xảy ra, nhiều ngân hàng nhỏ và một số công ty chứng khoán gặp khó khăn về thanh khoản, thị trường bất động sản trầm lắng. Thị trường chứng khoán Việt Nam không có động lực để tạo sự đột phá, diễn biến vớinhiều biến động thất thường. Chỉ số Vn-Index và Hnx-Index liên tục suy giảm, nhiều nhà đầu tư bi quan chán nản ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, công ty CP chứng khoán IVS khi đối diện với bối cảnh khó khăn chung như vậy cũng đã phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Từ việc thị phần môi giới bị thu hẹp cùng với việc doanh thu hoạt động môi giới, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn và doanh thu khác giảm mạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến doanh thu năm 2011,2012 bị giảm mạnh so với năm 2010. Về khả năng thanh toán ngắnhạn:Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên không có sự khác biệt giữa hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Ngoài năm 2012 bị giảm so với năm 2011 thì hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng tốt lên. Các hệ số này tăng lên là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng mức độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn mức độ giảm của tài sản ngắn hạn. Dù các hệ số tăng lên qua các năm nhưng không thực sự tốt do tài sản ngắn hạn của công ty bị giảm mạnh, đặc biệt là năm 2011 tài sản ngắn hạn là 142,77 tỷ đồng giảm 42,13% so với nãm 2010. Năm 2012 có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1 cho thấy các khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn đang ở mức an toàn. Tài sản ngắn hạn đang hoàn toàn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Về cơ cấu nguồn vốn: hệ số nợ phản ánh mức độ nợ của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 cho thấy công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn và ở mức trung bình. Năm 2011, hệ số nợ của công ty giảm đáng kể so với năm 2010 là
  • 52. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0151 do nợ phải trả của công ty đã giảm đi gần 100 tỷ (từ 131.5 tỷ ðồng xuống còn 33.7 tỷ đồng) điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp được cải thiện, tuy nhiên nợ phải trả giảm khiến cho tổng nguồn vốn của công ty cũng giảm khiến năng lực tài chính của công ty không hề được cải thiện. Cơ cấu nguồn vốn hiện tại của công ty cũng không đạt hiệu quả tối ưu khi công ty không sử dụng vốn vay và nợ dài hạn, không tận dụng được đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho cổ đông. Mặt trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện tại thì ta thấy công ty đã có những bước đi đặt an toàn tài chính lên đầu khi không sử dụng nợ vay, mặc dù không đạt được lợi nhuận cao nhưng sẽ tăng uy tín của công ty đối với khách hàng, năng lực cạnh tranh vì thế cũng được nâng cao. Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu: đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Hệ số này của công ty cho thấy sự an toàn khi có trị số nhỏ hơn 0.5 vào 2 năm trở lại đây (năm 2011 là 0.21 và năm 2012 là 0.28) Về khả năng sinh lời: hệ số ROE phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các hệ số của công ty có sự biến đổi không ổn định. Năm 2009, sau khi thị trường chứng khoán bắt đáy vào cuối tháng 2/2009 thị trường bắt đầu phục hồi đi lên. Công ty đã có những chuyển biến tích cực và bắt đầu tiếp tục thu được lợi nhuận trở lại, tuy nhiên các hệ số vẫn ở mức thấp. Sang đến năm 2010 mặc dù thị trường không còn các yếu tố hỗ trợ vĩ mô. Song do công ty có chính sách quản lý chi phí tốt nên đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty (năm 2010 đạt lợi nhuận là 31.512.548.181đồng ) các hệ số đều đạt kết quả tốt, nhưng sang năm 2011 do nền kinh tế vĩ mô bất ổn,các hệ số có sự giảm mạnh: hệ số ROA, ROE, LNST/DTT giảm nguyên nhân chính là do sự giảm sút mạnh của lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,1 tỷ ðồng). Nhưng đó là thành tích đáng
  • 53. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Nguyễn Đức Trưởng Lớp: CQ47/17.0152 để nói đến trong khi các công ty trong ngành thì chiếm phần lớn là thua lỗ, điều này một lần nữa cho thấy được phần nào sức mạnh cạnh tranh của công ty chứng khoán IVS so với các công ty trong ngành. Và đến năm 2012, dù vẫn là một năm khó khan với TTCK Việt Nam các chỉ số trên đã bắt đầu tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng là chưa cao. Nhận xét chung: Thực trạng các hoạt động kinh doanh của CTCP chứng khoán IVS qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 nhìn chung có những chuyển biến tích cực mặc cho thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua có nhiều biến động tác động không nhỏ đến hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường. Nhưng với đội ngũ nhân sự trẻ và không ngừng được đào tạo nâng cao, cộng với việc nắm bắt thời cơ đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. IVS vẫn đứng vững trên thị trường và đạt được những thành tích đáng kể. 2.3. Đánh giá những kết quả đạt được. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Chínhthức hoạtđộngtừngày28/8/2007, đếnnay IVS đãbước sangtuổithứ 6 và đangtừng bước khẳngđịnh mình bằng sự trưởng thành, chững chạc, tự tin. Hoạtđộngkinh doanhchứngkhoánlànhững hoạtđộngcơ bảncủacôngtychứng khoán nói chung và của IVS nói riêng, tại IVS, hoạt động kinh doanh chứng khoánđangtừng bước đápứngnhucầucủakháchhàng và đemlại lợi íchcho bản thân công ty, những kết quả đạt được cụ thể được thể hiện: - Công ty đã triển khai thành công nhiều hoạt động như Môi giới, Tư vấn tài chính, Lưu ký chứng khoán và đang cố gắng mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực khác. Gần 6 năm qua, tình hình nền kinh tế nói chung và tình hình thị trường chứng khoán nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít những khó khăn. Đó là những khó khăn trong hệ thống văn bản pháp