SlideShare a Scribd company logo
1 of 144
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn/đồ án tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Quỳnh Lê
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
DBT : Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
DHT : Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
DN : Doanh nghiệp
DNA : Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An
DPP : Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai
DT : Doanh thu
HTK : Hàng tồn kho
KNTT : Khả năng thanh toán
LDP : Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng
LNST : Lợi nhuận sau thuế
PBC : Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I
NVL : Nguyên liệu, vật liệu
NVLĐ : Nguồn vốn lưu động
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VLĐ : Vốn lưu động
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDN : Tài sản dài hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................iii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4
1.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN ....................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm VLĐ của DN............................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm.................................................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động.......................................................... 6
1.1.1.3. Vai trò của vốn lưu động.............................................................. 6
1.1.2. Phân loại VLĐ của DN ................................................................... 7
1.1.2.2. Phân loại theo vai trò của VLĐ:.................................................... 8
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của DN............................................. 8
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của DN................................... 9
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.......................... 11
1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo vốn lưu động................................................... 11
1.2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền................................................................ 16
1.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho................................................................. 20
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN......... 23
1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảo vốn lưu động .................................... 23
1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.......................... 24
1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền.................................................. 25
1.2.3.4. Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ.......................................... 27
1.2.3.5. Tình hình quản lý nợ phải thu..................................................... 28
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ............................................ 28
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN.............. 31
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
iv
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan.......................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN
QUA........................................................................................................ 33
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An ........................... 33
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An
.................................................................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – VTYT
Nghệ An................................................................................................... 34
2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu .................. 34
2.1.2.2. Tổ chức bộ máyquản lý củacông tyCổ phần Dược – VTYT Nghệ An 35
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán của công ty................. 38
2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................... 40
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An .
.................................................................................................... 45
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty... 45
2.1.3.2. Kháiquát tình hình tàichínhCông tyCổ phần Dược-VTYT Nghệ An.... 47
2.2. Thực trạng quản trị VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An
trong thời gian qua.................................................................................... 55
2.2.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT
Nghệ An................................................................................................... 55
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty................................... 60
2.2.2.1. Về công tác tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động......................... 60
................................................................................................................ 62
2.2.2.2. Về cơ cấu vốn lưu động của công ty.............................................. 63
2.2.2.3. Về quản lý vốn bằng tiền .............................................................. 66
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
v
2.2.2.4. Về quản lý các khoản phải thu....................................................... 75
2.2.2.5. Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ.......................................... 85
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty.......... 87
2.2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 87
2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân .......................................... 88
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VTYT NGHỆ
AN........................................................................................................... 92
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 92
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.................................................................. 92
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 94
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty
Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An. ............................................................. 96
3.2.1. Chủ động xác định nhu cầu và lập kế hoạch, tổ chức sử dụng VLĐ ... 96
3.2.1.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.......... 96
3.2.1.2. Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý........................ 98
3.2.2. Xác định mức dự trữ tiền hợp lý, cân đốithu chi tiền, đảm bảo khả năng
thanh toán................................................................................................101
3.2.2.1.Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ............................101
3.2.2.2.Cân đối thu- chi tiền, thực hiện lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng. 102
3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý, nâng cao trình độ
quản trị nợ phải thu và đa dạng hóa các phương pháp xử lý nợ...................105
3.2.3.1. Chính sách (xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý)....105
3.2.3.2 Quy trình (xây dựng quy trình bán chịu hợp lý) ..........................107
3.2.3.3 Con người (sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp, tăng cường
đào tạo nghiệp vụ quản lý nợ) ..................................................................109
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
vi
3.2.3.4 Công cụ (sử dụng phần mềm quản lý nợ phải thu, đa dạng hóa các
phương pháp xử lý nợ).............................................................................112
3.2.3.5 Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán..................................113
3.2.4. Xác định nhu cầu dự trữ HTK hợp lý và tăng cường quản trị HTK ...115
3.2.4.1. Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ HTK .......................................115
3.2.4.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho.................................................118
3.2.5. Chú trọng đầu tư tài sản cố định, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc
độ tiêu thụ sản phẩm từ đó đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động..................119
3.2.6. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm............121
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.......................................................122
KẾT LUẬN.............................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................127
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính ................ 42
Bảng 2.2: Tình hình lao động năm 2013 .................................................... 44
Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình quản lý chi phí trong giai đoạn 2011-2013
................................................................................................................ 49
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................... 48
Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn................ 52
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................ 52
Bảng 2.7: Nguồn vốn lưu động trong giai đoạn 2011-2013 ......................... 55
Bảng 2.8: Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại các thời điểm .................. 56
Bảng 2.9: Nguồn vốn lưu động tạm thời tại các thời điểm........................... 58
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ năm 2013 .......................... 61
Bảng 2.11: Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết thực tế năm 2013 ........... 62
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn lưu động ............................................................... 64
Bảng 2.13: Tình hình biến động tiền và các khoản tương đương tiền........... 67
Bảng 2.14: Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013........................ 69
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền............... 70
Bảng 2.16: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ............................... 72
Bảng 2.17: Tình hình biến động các khoản phải thu ngắn hạn ..................... 75
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn 2011-
2013......................................................................................................... 77
Bàng 2.19: Bảng kê chi tiết công nợ phải thu năm 2013.............................. 79
Bảng 2.20: Quy mô nguồn vốn đi chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng
................................................................................................................ 80
Bảng 2.21: Tình hình biến động hàng tồn kho ............................................ 65
Bảng 2.22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng htk qua các năm 2011-
2013......................................................................................................... 78
Bảng 2.23: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ trong
giai đoạn 2011-2013 ................................................................................. 80
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến năm 2014..................................... 95
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
viii
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ năm 2014 ............................ 97
Bảng 3.3: Kế hoạch dòng tiền 3 tháng đầu năm 2014 ................................104
Bảng 3.4: Thời gian biểu các khoản phải thu.............................................111
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình biểu diễn mức tồn trữ tiền mặt tối ưu ............................ 17
Hình 1.2: Mô hình biểu diễn điểm đặt hàng tối ưu...................................... 22
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phẩn dược – vtyt nghệ an ....... 35
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty .................................. 38
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc bột gói........................................ 41
Hình 2.4: Cơ cấu vốn lưu động.................................................................. 66
Hình 2.5: Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp dược phẩm thời điểm
31/12/2013 ............................................................................................... 73
Hình 2.6: Số vòng quay nợ phải thu các doanh nghiệp dược phẩm năm 2013
................................................................................................................ 78
Hình 2.7: Cơ cấu hàng tồn kho.................................................................. 65
Hình 2.8: Số vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp dược phẩm năm
2013......................................................................................................... 78
Hình 2.9: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp dược
phẩm năm 2013 ........................................................................................ 80
Hình 3.1: Mô hình ra quyết định bán chịu.................................................109
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn luôn được coi là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh
doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Châm ngôn có câu “Buôn tài không bằng dài vốn” cho thấy
vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được xem như một thực thể sống, nếu vốn cố định được ví
như bộ khung, bộ xương của doanh nghiệp thì vốn lưu động lại được ví như là
huyết mạch của cơ thể đó. Vốn cố định hình thành nên tài sản cố định, tạo ra
năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, còn vốn lưu động hình thành
nên tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành một cách thuận lợi, thường xuyên và liên tục.Thực tế hiện nay cho thấy,
bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, kết quả kinh doanh tăng
lên rõ rệt, vẫn còn tồn tại không ít các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,
kết quả kinh doanh liên tục giảm sút. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho
thực trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là do
công tác tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói
riêng còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả sử dụng
đồng vốn còn quá thấp.
Do đó, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị
trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tăng cường quản trị vốn lưu
động được xem là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
2
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An
em nhận thấy côngty có lượng vốn lưu động khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng vốn kinh doanh và công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thêm hoạt
độngkinh doanh. Do đó, Quản trị vốn lưu động đang được coi là một vấn đề
nóng bỏng, mang tính chất thời sự đặt ra đối với các nhà quản trị công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bằng sự kết hợp giữa kiến thức
của bản thân, thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty cùng với sự
giúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong bộ môn TCDN, em quyết định lựa chọn
nghiên cứuvà hoàn thành đề tài: “Giảiphápchủ yếu nhằm tăng cường quản
trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An”
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức sử dụng và quản lý vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An.
- Mục đích nghiên cứu: Nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc sử
dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An thấy được
những thành tựu cũng như hạn chế còn tồn tại; qua đó đưa ra được các giải
pháp thiết thực và hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, của nền
kinh tế để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn
lưu động, góp phần tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Dược – VTYT Nghệ An trong giai đoạn 2014-2015.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn đề cập đến công tác tổ chức
sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An trong
giai đoạn 2011-2013 (có kết hợp với nghiên cứu trong một số năm trước và
một số doanh nghiệp trong ngành).
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức đã học trong trường kết hợp với quan sát thực
tiễn tại công ty kết hợp với các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua những hồ sơ
lưu trữ của công ty trong những năm gần đây bao gồm: báo cáo tài chính, báo
cáo tình hình kinh doanh của công ty… Bên cạnh đó em còn thu thập thông
tin, số liệu trên các trang web và tài liệu tham khảo có liên quan.
- Phương pháp phân tích: dựa trên số liệu thu thập được em tiến hành xử
lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp.
- Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu đã xử lý em tiến hành so sánh số
liệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đạt và chưa đạt.
5. Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp
Kết cấu luận văn bao gồm 03 chương, trong đó:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược –
Vật tư y tế Nghệ An trong thời gian qua.
Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động
tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An
Tăng cường quản trị vốn lưu động là một vấn đề phức tạp mà giải quyết
nó không những phải có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế.
Nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nghiên cứu nên
chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp
ý của các thầy cô trong bộ môn TCDN cùng bạn đọc để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN
1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm VLĐ của DN
1.1.1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, nếu như coi mỗi nền kinh tế như một cơ thể
sống thì doanh nghiệp được coi như tế bào của cơ thể sống ấy. Chức năng chủ
yếu của mỗi doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động SXKD để cung cấp cho
xã hội các sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.
Để tiến hành SXKD, ngoài TSCĐ các DN còn cần có các TSLĐ. Căn cứ vào
phạm vi sử dụng TSLĐ của DN thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản
xuất và TSLĐ lưu thông. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và
TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm
bảo cho quá trình SXKD được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
- TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các
loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất
- TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá
trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu,
vốn bằng tiền
Để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên, liên tục
đòi hỏi DN phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do đó, để hình thành nên các
TSLĐ, DN phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
5
đó. Số vốn này được gọi là VLĐ của DN.Như vậy ta có khái niệm về vốn lưu
động như sau:Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp
bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt
động SXKD của DN. Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các
TSLĐ trong DN.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển
hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,
khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. VLĐ vận
động và chuyển hóa qua 3 giai đoạn
T – H….SX….H’ – T’
 Giai đoạn 1 (T – H ): Giai đoạn dự trữ vật tư: Khởi đầu vòng tuần
hoàn, VLĐ tồn tại dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm vật tư dự trữ
cho sản xuất. Ở giai đoạn này, VLĐ đã chuyển từ hình thái vốn bằng tiền sang
hình thái vốn vật tư hàng hóa.
 Giai đoạn 2 (H…SX…H’): Giai đoạn sản xuất: Ở giai đoạn này, VLĐ
được chuyển hóa từ vốn dự trữ vật tư hàng hóa thành sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm và kết thúc quá trình sản xuất chuyển thành phẩm.
 Giai đoạn 3 (H’ – T’): Giai đoạn lưu thông, bán thành phẩm và thu tiền
hàng: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn VLĐ, doanh nghiệp
tiến hành tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và VLĐ được chuyển hóa từ hình thái
vốn thành phẩm sang hình thái vốn bằng tiền, kết thúc một vòng tuần hoàn, tiền
thu về là T’, cùng hình thái biểu hiện là tiền nhưng có sự thay đổi về giá trị
T’ = T + Δt, Δt>0
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn từ
hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng
chuyển về hình thái tiền. Quá trình vận động của VLĐ theo trình tự sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
6
T – H - T’
 Giai đoạn 1 (T – H): Giai đoạn mua hàng: VLĐ được chuyển hóa từ
Vốn bằng tiền sang hàng hóa dự trữ chờ bán.
 Giai đoạn 2 (H – T’): Giai đoạn bán hàng: VLĐ chuyển từ hàng hóa
dự trữ trở về vốn bằng tiền và kết thúc vòng chu chuyển.
Quá trình hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục không ngừng,
nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu
kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ. Vì sự chu chuyển của vốn lưu động
diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ
phận vốn lưu động khác trên các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản
xuất.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi
các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ của DN có các đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: từ
hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp
đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng
lại trở về hình thái vốn bằng tiền.
- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch
toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được
bù đắp lại khi DN thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.1.3. Vai trò của vốn lưu động
Trong quá trình SXKD, VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp
các giai đoạn và tồn tại dưới những hình thức khác nhau, làm cho quá trình
SXKD được diễn ra một cách liên tục. Do đó có thể nói rằng: VLĐ là điều
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
7
kiện cần và đủ cho hoạt động SXKD của DN, do vai trò vô cùng to lớn này
nên việc sử dụng VLĐ là một công việc đòi hỏi sự tính toán chính xác và hợp
lý giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình SXKD thì mới có thể phát huy
hết tác dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Mặc khác trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự
vận động của vật tư mà chủ yếu là VLĐ, do đó VLĐ còn là công cụ phản ánh
và kiểm tra qui trình vận động của vật tư. Nghĩa là , VLĐ nhiều hay ít thể
hiện số lượng vật tư hay hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, hoặc là
VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh vật tư được sử dụng có tiết kiệm
hay không, thời gian nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu thông có hợp lý
hay không. Vì vậy qua tình hình luân chuyển VLĐ, chúng ta có thể kiểm tra
một cách toàn diện việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Tóm lại: VLĐ có vai của trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống
còn của doanh nghiệp, việc khai thác sử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nếu khai thác hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ
được nâng cao và ngược lại. Điều này đòi hỏi các DN trong quá trình kinh
doanh của mình cần phải định hướng đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốn
này, đồng thời phân bổ hợp lý tránh thiếu hụt hay dư thừa vốn dẫn đến lãng
phí. Có như vậy, sẽ phát huy hết các tác dụng của VLĐ trong cơ cấu nguồn
vốn kinh doanh .
1.1.2. Phân loại VLĐ của DN
Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐ
theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cách phân loại chủ
yếu sau:
1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ
Theo tiêu thức này, VLĐ được chia thành:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
8
- Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu của khách hàng, khoản ứng
trước cho người bán…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ
tồnkho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN
1.1.2.2.Phân loại theo vai trò của VLĐ:
Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu,
phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất
- VLĐ trong khâu sản xuất: gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở
dang, vốn chi phí trả trước.
- VLĐ trong khâu lưu thông: gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán,
vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền.
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình
SXKD, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về
năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD của DN
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của DN.
Căn cứ vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia nguồn
VLĐ củaDN ra làm hai loại: nguồnVLĐ thườngxuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh
doanh của DN. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm có thể
xác định theo công thức sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
9
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm),
chủ yếu để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá
trình SXKD của DN (như trường hợp nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạch
làm nhu cầu VLĐ tăng lên đột biến; dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng
đột biến…). Nguồn vốn này thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các
khoản phải trả người bán, phải trả người lao động…
Như vậy:
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn
phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình KD.
1.2. Quản trị VLĐ của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mụctiêu quản trị VLĐ của DN
 Khái niệm quản trị VLĐ
Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều
chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trong
từng thời kỳ nhất định.
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
Tổng nguồn vốn thường xuyên
của doanh nghiệp
Tài sản
dài hạn
= -
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn=
-
+
Nguồn vốn lưu động
của doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
Nguồn vốn lưu
động tạm thời=
(1.1)
(1.2)
(1.3)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
10
 Mục tiêu quản trị VLĐ của DN
Thứ nhất, đảm bảocho hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục:
trong quá trình SXKD luôn đòi hỏi DN phải có một lượng VLĐ cần thiết để
đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải
thu, phải trả giữa DN và khách hàng. Bên cạnh đó, VLĐ trong cùng một lúc
được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều
hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục,
DN phải có đủ VLĐ đầu tư vào nhiều hình thái khác nhau đó, khiến cho các
hình thái đó có được mức tồn tại hợp lý, tối ưu, đồng bộ với nhau, làm cho
việc chuyển hóa hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
Quản trị VLĐ sẽ xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, đảm bảo cho quá trình
SXKD được diễn ra thường xuyên liên tục.
Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển vốn, đẩy nhanh vòng quay để tiết
kiệm vốn: Quản trị VLĐ là nhằm mục đích làm sao cho vốn được sử dụng
hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất. Mà hiệu quả sử dụng vốn được phản
ánh thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ. Do vậy mục tiêu quản trị VLĐ là
đẩy nhanh được vòng quay VLĐ, qua đó tiết kiệm vốn cho công ty. Doanh
nghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí thì sẽ càng có thêm nhiều vốn để mở
rộng kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Khi mà số ngày luân
chuyển vốn được rút ngắn, sẽ làm cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn,
góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN.
Thứ ba, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Quản trị VLĐ, suy cho cùng
cũng là nhằm đến mục tiêu của quản trị TCDN đó là tối đa hóa giá trị cho chủ
sở hữu DN. Quản trị VLĐ, qua đó, góp phần gia tăng lợi ích cho các cổ đông,
gia tăng thị giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bằng cách quản trị vốn
tiết kiệm, hiệu quả, tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
11
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo vốn lưu động
1.2.2.1.1. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết
doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn
kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà
cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên
tục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết
tối thiểu. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải
xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết tương ứng với quy mô và điều kiên
kinh doanh nhất định. Trên cơ sở xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu VLĐ
thường xuyên, sẽ góp phần:
 Đáp ứng kịp thời VLĐ cho quá trình SXKD, đảm bảo cho hoạt động
của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn.
 Giúp doanh nghiệp chủ động tổ chức tốt các nguồn tài trợ cho nhu cầu
VLĐ của mình.
 Tránh được tình trạng thừa – thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh
doanh, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
- Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như:
Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh
Nhu cầu vốn
lưu động
Mức dự trữ
hàng tồn kho
Khoản phải thu
từ khách hàng
Khoản nợ phải
trả từ chiếm dụng
= -+ (1.4)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
12
doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố này có
ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN phải ứng ra và thời gian ứng vốn.
- Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng
cách giữa DN với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả
của các loại vật tư, hàng hóa mà DN sử dụng trong hoạt động SXKD, khoảng
cách giữa DN với thị trường đầu ra, điều kiện phương tiện vận tải,.vv..
- Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh
nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán và quy mô các khoản phải
thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh
toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ của DN.
1.2.2.1.3. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là một
vấn đề phức tạp. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh và điều kiện khác
nhau, trong mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có phương pháp xác định nhu cầu VLĐ
khác nhau, nhưng chủ yếu theo hai phương pháp chính: trực tiếp và gián tiếp
 Phương pháp trực tiếp
Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu
cầu VLĐ thường xuyên. Cách tính chung của phương pháp này là đi xác định
vốn tồn kho dự trữ, nợ phải thu và nợ phải trả.
Công thức tổng quát:
Nhu cầu vốn
lưu động
=
Vốn tồn
kho dự trữ
+ Nợ phải thu - Nợ phải trả (1.5)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
13
 Nhu cầu vốn hàng tồn kho
𝑉ℎ𝑡𝑘 = ∑∑(𝑀𝑖𝑗 × 𝑁𝑖𝑗)
𝑛
𝑖=1
𝑚
𝑗=1
- Vhtk: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
- Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i
- Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
- n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
- m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho
 Nhu cầu vốn nợ phải thu:
𝑉𝑝𝑡 = 𝐷𝑡𝑛 × 𝑁𝑝𝑡
- Vpt: Vốn nợ phải thu
- Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày
- Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
 Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp:
𝑉𝑝𝑡 = 𝐷𝑚𝑐 × 𝑁𝑚𝑐
- Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch
- Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
- Mmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho
từng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy, tương đối
sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này tính toán
phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
 Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ
của DN năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu
thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch.
(1.6)
(1.7)
(1.8)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
14
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm
báo cáo
Thực chất của phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo
và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ
năm kế hoạch.
Công thức tính toán như sau:
𝑉𝑘ℎ = 𝑉𝑏𝑐 ×
𝑀𝑘ℎ
𝑀𝑏𝑐
× (1 + 𝑡%)
Trong đó: - Vkh: Vốn lưu động năm kế hoạch
- Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
- Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
- t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển
vốn năm kế hoạch
Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng
mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.
Công thức tính như sau:
𝑉𝑘ℎ =
𝑀𝑘ℎ
𝐿𝑘ℎ
Trong đó: - Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
- Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
Nội dung của phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh
thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định
nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch
Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:
(1.9)
(1.10)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
15
 Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
 Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ
chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với
doanh thu thực hiện trong kỳ.
 Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn lưu động
cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
 Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn lưu động trên
cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
1.2.2.1.4. Mô hình tài trợ vốn lưu động
 Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSLĐ thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo
bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích:việc áp dụng mô hình này giúp hạn chế được rủi ro trong thanh
toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
- Hạn chế: việc sử dụng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc
tổ chức, sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo
hơn song kém linh hoạt hơn
 Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSLĐ thường xuyên và một phần
TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần
TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích : khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao
- Hạn chế: doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và
trung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
16
 Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSLĐ tạm thời và một phần TSLĐ
thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời, và một phần TSLĐ
thường xuyên còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên.
- Lợi ích: sử dụng mô hình này, chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp
hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ
được linh hoạt hơn
- Hạn chế: khi sử dụng mô hình này, DN cần phải linh hoạt trong việc
tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
1.2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền
 Tầm quan trọng của quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phậncấuthành TSNHcủa DN. Trongcác DN, nhu cầu lưu giữ vốn bằng
tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán
hằng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay
nộp thuế... củaDN; giúp DN nắm bắtcác cơ hộiđầu tư sinh lời hoặc kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất
ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến họat động SXKD của DN.
Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, quyết định
khả năng thanh toánnhanh củaDN đồngthời cũng dễlà đối tượng của các hành
vi tham ô, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản
là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng
cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN.
 Nội dung quản trị vốn bằng tiền
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặtcủa DN trong kỳ. Đây là vấn đề có ý nghĩa
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
17
quan trọng giúp DN đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết
trong kỳ, tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các
nhà cung cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo
khả năng thu được lợi nhuận cao.
Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như có thể dựa
vào kinh nghiệm thực tế hoặc có thể vận dụng mô hình Tổng chi phí tối thiểu
EOQ (mô hình Baumol) dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ
hội của việc giữ quá nhiều tiền với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.
Trong đó, chi phí cơ hội là khoản chi phí DN mất đi do giữ tiền mặt, khiến
cho tiền không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn
chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài
sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu.
Như vậy, tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí
giao dịch và tổng chi phí này phải được giữ ở mức nhỏ nhất.
Chi phí lưu giữ tiền mặt
Tổng chi phí Chi phí cơ hội
Chi phí giao dịch
0 C* Số lượng tiền mặt
HÌNH 1.1: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN MỨC TỒN TRỮ TIỀN MẶT TỐI ƯU
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
18
Nếu gọi:
F: Chi phí cố định phát sinh khi vay ngắn hạn
T: Tổng số tiền mặt cần bù đắp cho giao dịch trong năm
K: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt (%/năm)
C: Tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ
Do đó, TC = Chi phí cơ hội +Chi phí giao dịch = K
C

2
+ F
C
T

Khi đó, Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu khi TC tối thiểu, tức là 0
dC
dTC
tại
mức tồn quỹ Tiền mặt tối ưu: *2
C
K
FT
C 

 (1.11)
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: DN cần quản lý chặt chẽ
các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên
tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài
quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ
sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ
tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm
ứng, tiền đang chuyển...
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả
các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng
yêu cầu thanh toán nợ của DN khi đáo hạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
19
1.2.2.2. Quảntrị các khoản phải thu.
 Tầm quantrọng của quản trị khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa
hoặc dịch vụ. Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng VLĐ của các DN
Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu
thụ sản phẩm. Khi DN mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ
làm cho nợ phải thu tăng. Tuy vậy DN có thể tăng được thị phần từ đó gia
tăng được DT bán hàng và LN. Mặt khác, quản lý khoản phải thu liên quan
chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của DN. Việc tăng khoản phải thu
từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu
hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của DN
bị khách hàng chiếm dụng. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với DN
dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách
hàng vỡ nợ, gây mất vốn của DN. Chính vì vậy, quản trị khoản phải thu từ
khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý
tài chính DN.
 Các biện pháp chủ yếu quản trị khoản phải thu
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để DN có thể chấp
nhận bán chịu. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu
hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết
khấu thanh toán. Về nguyên tắc, DN chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi
lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm
cho quản trị khoản phải thu của DN
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
20
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng
yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc
đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua
các bước: thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính của DN khách
hàng, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng..); đánh giá uy tín khách
hàng theo thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt
bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi
khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác
định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với
từng khách hàng mua chịu
Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính
sáchthu hồi nợ thích hợp: thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến
hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can
thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh
toán nợ.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự
phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho
 Tầm quantrọng của quản trị hàng tồn kho
- Vốn về HTK chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của doanh nghiệp
- Việc duy trì một lượng vốn về HTK thích hợp sẽ mang lại sự thuận
lợi cho DN trong hoạt động kinh doanh: tránh được việc phải trả giá cao hơn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
21
cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm
trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp
ứng được các đơn hàng của khách hàng.
- Việc đầu tư vốn vào dự trữ HTK hợp lý giúp DN tránh được tình
trạng ứ đọng vật tư hàng hóa. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
VLĐ, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu
quả các phượng tiện sản xuất và nhân lực.
 Mô hình quản lý hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết
kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi
phí lưu giữ, bảo quản HTK và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.
- Chi phílưu giữ, bảo quản HTK thường bao gồm các chi phí như: bảo
quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng,
biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở HTK.
- Chiphíthựchiệncáchợpđồngcungứng bao gồm chi phí giao dịch, ký
kết hợp đồng, chiphívậnchuyển, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng.
Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu DN dự trữ
nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quảnsẽ tăng lên, ngược lại chi phí
thực hiện các hợp đồngcungứng sẽ giảm đi tương đốido giảm được số lần cung
ứng. Vì thế trongquản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi
phí củaviệc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tốithiểu hóatổng chiphí
HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất.
Mô hình quản lý HTK dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn
kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của
mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế ( Economic Order
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
22
Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng thì này tổng chi phí tồn kho dự trữ là
nhỏ nhất.
Chi phí
Tổng chi phí Chi phí lưu giữ
Chi phí đặt hàng
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN ĐIỂM ĐẶT HÀNG TỐI ƯU
Nếu gọi:
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản HTK
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: Mức đặt hàng mỗi lần
Qe: Mức đặt hàng kinh tế
 Mức đặt hàng kinh tế: 𝑄 = √
2×𝑐2×𝑄𝑛
𝑐1
 Số lần cung ứng trong năm: 𝐿𝑐 =
𝑄𝑛
𝑄𝑒
 Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng: 𝑁𝑐 =
360×𝑄𝑒
𝑄𝑛
 Thời điểm tái đặt hàng: 𝑄đℎ = 𝑛 ×
𝑄𝑛
360
Qe Số lượng đặt hàng0
(1.12)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
23
 Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn tồn kho dự trữ
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ
và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để
đạt các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi
cho doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm
bảo. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận
chuyển, xếp dỡ
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa.
Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời
việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho DN trước sự biến động của
thị trường.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng
thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt quá mức hoặc
vật tư, hàng hóa bị kém, mất phẩm chất
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời
tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh
số vật tư đó, thu hồi vốn. Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng
hóa, lập dự phòng giảm giá HTK. Biện pháp này giúp cho DN chủ động thực
hiện bảo toàn VLĐ.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động của DN
1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảovốn lưu động
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức, đảm bảo vốn lưu động:
Nhu cầu vốn
lưu động
Mức dự trữ
hàng tồn kho
Khoản phải thu
từ khách hàng
Khoản nợ phải trả
từ chiếm dụng
= -+ (1.13)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
24
1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
Kết cấu vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng khoản mục
vốn (vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác) trong tổng TSLĐ
của DN tại các thời điểm nhất định. Công thức chung xác định kết cấu VLĐ
như sau:
 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp
Do VLĐ được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình SXKD nên nhìn chung có 3
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:
- Nhóm nhân tố về cung ứng, mua sắm vật tư
+ Khoảng cách giữa DN với đơn vị cung cấp vật tư ảnh hưởng đến việc
dự trữ nguyên liệu, vật liệu, vật tư của DN. Khoảng cách này càng lớn thì việc
dự trữ nguyên liệu vật liệu, vật tư của DN càng lớn nhằm giảm chi phí vận
chuyển.
+ Khả năng cung cấp của thị trường: nếu là loại vật tư khan hiếm thì
cần phải dự trữ nhiều và ngược lại.
+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: kỳ hạn dài,
khối lượng vật tư nhiều thì DN phải dự trữ nhiều và ngược lại.
+ Tính thời vụ và khả năng khan hiếm của vật tư: đối với nguyên liệu,
vật liệu theo mùa (ví dụ như thảo dược) thì lượng HTK sẽ lớn vào thời điểm
thu hoạch và ít vào thời điểm cuối vụ
- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất:
Tỷ trọng mỗi khoản
mục VLĐ
Giá trị từng khoản mục VLĐ trong tổng TSLĐ
Tổng TSLĐ
= (1.14)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
25
+ Đặc điểm quy trình công nghệ của DN ảnh hưởng đến sản phẩm dở
dang, công nghệ càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao.
+ Chu kỳ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở
dang, nếu chu kỳ sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở
dang lớn và ngược lại.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ
trọng VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu DN có tổ chức sản xuất
đồng bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ
giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang.
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán
+ Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm
giảm tỷ trọng vốn phải thu.
+ Tình hình quản lý khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỷ luật
thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu. Nếu vốn phải thu
lớn thì lượng vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán lớn, làm cho vốn chậm luân
chuyển, tăng khả năng thất thoát, mất vốn nếu quản lý không tốt đồng thời việc
tái sản xuất của DN sẽ gặp khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ của DN sẽ kém
1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp:
(1.15)Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời =
Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
26
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho:
(1.16)
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số này phản ánh sát thực hơn khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền:
(1.17)
- Vòng quayvốn bằng tiền:
(1.18)
Trong đó:
Trong đó:
- Thời gian chuyển hóa thành tiền: là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm,
hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt.
Trong đó:
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Thời gian bình
quân chuyển hóa
thành tiền
Kỳ thu tiền trung
bình
Kỳ tồn kho bình
quân
Kỳ trả tiền trung
bình= +
-
Số vòng quay của
vốn bằng tiền
Tổng tiền thu về trong kỳ (IF)
=
Số dư tiền bình quân (St)
(1.20)
=
Dòng tiền vào
từ hoạt động
đầu tư
Dòng tiền vào
từ hoạt động
tài chính
Dòng tiền vào từ
hoạt động kinh
doanh
Tổng tiền thu về
trong kỳ
+ +
(1.19)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
27
 Kỳ thu tiền trung bình:là số ngày được tính bình quân từ lúc cho khách
hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng
(1.21)
 Kỳ trả tiền trung bình:là số ngày được tính bình quân từ lúc mua NVL,
hàng hóa cho đến khi DN phải thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp
(1.22)
 Kỳ luân chuyển HTK bình quân:là số ngày bình quân từ lúc nguyên vật
liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bán được cho
khách hàng.
(1.23)
1.2.3.4. Tình hình quản lývốn tồn kho dự trữ
 Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng hàng tồn
kho tạo ra bao nhiêu đồng giá vốn (doanh thu thuần) trong kỳ. Chỉ tiêu này
cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, mức độ
đầu tư vào HTK, tình hình thực hiện kế hoạch hàng tồn kho…
Số vòng quayhàng
tồn kho
=
Tổng giá vốn hàng bán
(1.24)
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
 Số ngày 1 vòng quay HTK: chỉ tiêu này phản ánh độ dài một
vòng quay hàng tồn kho
Kỳ trả tiền trung bình
Nợ phải thu bình quân
Tổng giá trị hàng hóa mua chịu bình quân 1 ngày
=
Kỳ thu tiền trung bình
Nợ phải thu bình quân
Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày
=
Kỳ tồn kho bình quân =
Hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày
Số ngày 1 vòng quay
hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
= (1.25)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
28
1.2.3.5. Tình hình quản lýnợ phải thu
Hiệu quả quản lý và sửdụng vốn của DN được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
 Số vòng quaycác khoản phải thu: chỉ tiêu này phản ánh tình hình quản
lý và thu hồi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó cho biết
vốn càng quay được nhiều vòng hơn, nó phụ thuộc lớn vào chính sách bán
chịu, việc tổ chức thanh toán của DN,…
 Kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian từ lúc bán hàng
đến lúc thu tiền hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức là thời
gian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng giảm.
Kỳ thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu
(1.27)
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh
nghiệp, tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu
hiện bằng 2 chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ
 Số lần luân chuyển VLĐ (Số vòng quay VLĐ)
Lvlđ =
lđV
M
(1.28)
Lvlđ: Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ
(1.26)Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu trong kỳ
Số dư bình quân các khoản phải thu
=
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
29
M : Tổng mức luân chuyển thuần của VLĐ trong kỳ
lđV : VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
- VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức
4
2
4
321
2
1 Vcq
VcqVcqVcq
Vdq
Vlđ

 (1.29)
Vdq1: VLĐ đầu quý 1
Vcq1,2,3,4: VLĐ cuối quý 1,2,3,4.
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, VLĐ quay được bao nhiêu vòng
 Kỳ luân chuyển của VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện
một lần chu chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay VLĐ trong kỳ
M
NV
L
N
K lđ
lđ

 (1.30)
K : Kỳ luân chuyển VLĐ
N : Số ngày trong kỳ (360, 90… ngày)
 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
Vtk ( + ) =
360
1M
(K1 – K0) =
1
1
lđL
M
-
0
1
lđL
M
(1.31)
Vtk : Số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của
tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
K1 , K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
Llđ1, Llđ0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
30
 Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
(1.32)
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên VLĐ =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
(1.3.3)
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên VLĐ =
Lợi nhuận sau thuế
(1.34)
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
31
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Lạm phát: Khi nền kinh tế trong tình trạng có nguy cơ lạm phát cao, sức
mua của đồng tiền bị giảm sút làm VLĐ trong doanh nghiệp bị giảm dần theo
tốc độ trượt giá của tiền tệ, nếu DN không có biện pháp điều chỉnh kịp thời,
VLĐ của doanh nghiệp sẽ bị bào mòn, dẫn đến thất thoát vốn. Khi nền kinh tế
lâm vào tình trạng thiểu phát, nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào trở
nên khan hiếm, dễ gây gián đoạncho quátrìnhSX, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ
- Rủi ro: Bất kỳ một DN nào tham gia vào thị trường đều không tránh
khỏi những rủi ro như: sự biến động bất thường của thị trường đầu vào và đầu
ra tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về giá trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sự
biến động của tỷ giá, lãi suất,…… các rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt ….mà
doanh nghiệp không lường trước được, từ đó gây thiệt hại về vốn cho DN.
- Khoa học– kỹ thuật:Sựtiến bộ, pháttriển vượt bậc củakhoa học kỹ thuật
ngày nay là một động lực tất yếu, đòi hỏi các DN trong nền kinh tế thị trường
phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu không nắm bắt kịp thời cơ hội, nguy
cơ tụt hậu và khó đứng vững trên thị trường là tất yếu đối với các DN
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Những thay đổi về chính
sách pháp luật, thuế… tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và việc sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ sẽ
đảm bảo cho hoạt động SXKD được liên tục, DN chủ động hơn, nắm bắt kịp
thời các cơ hội kinh doanh, qua đó hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao.
Xác định nhu cầu VLĐ không hợp lý, quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng
không tốt tới quá trình sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
32
- Chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng tác động tới lượng hàng
hóa tiêu thụ, có chính sách bán hàng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất,
giảm lượng thành phẩm tồn kho, giải phóng VLĐ bị ghim trong thành phẩm.
- Trình độ quản lý các khoản phải thu: DN thực hiện chính sách bán chịu
nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng thị phần,… nhưng phải đảm
bảo thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn
quá lâu mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ, chủ động lên kế hoạch thu
hồi nợ, phân loại nợ phải thu, đôn đốc khách hàng trả nợ
- Chính sách hàng tồn kho: mức dự trữ HTK quá ít hay quá nhiều đều
không tốt, quá ít sẽ không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục,
DN không có khả năng chớp các đơn đặt hàng, quá nhiều thì vốn bị ghim chặt
trong HTK mà không vận động, sinh lời được.
- Trình độ người lao động: Trình độ người lao động ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm hỏng, trình độ càng cao thì chất lượng sản
phẩm càng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng lớn.
- Lựa chọn phương án đầu tư: Phương án đầu tư hợp lý, sản phẩm tạo ra
đáp ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp cao, giải phóng VLĐ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Dược – VTYTNghệ An
Thông tin chung
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An
- Tên tiếng anh: Nghean Medical Materials Pharmaceutical J.S.Co
- Tên giao dịch viết tắt: DNA PHARMA
- Địa chỉ: Số 16- Nguyễn Thị Minh Khai- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: (038) 3842941; 3844741
- Fax: (038) 3848720
- Email: dna@dnapharma.com.vn
- Website: http://dnapharma.com.vn
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VND (Bốn mươi tỷ đồng chẵn)
- Số lượng cổ phiếu: 4.000.000 cổ phiếu
- Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 VND/CP
Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 10/03/1960 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 134/QĐ-UB
hợp nhất hiệu thuốc Tây Nghệ An và Công ty thuốc Nam Bắc thành “ Quốc
doanh dược phẩm Nghệ An”
Năm 1976: Thực hiện chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
của Nhà Nước thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 20/05/1976 UBND tỉnh Nghệ An
ra quyết định 1308/QĐ-UB sát nhập 2 quốc doanh dược phẩm Nghệ An và
Hà Tĩnh thành “ Công ty dược phẩm Nghệ Tĩnh”
Năm 1981 theo chủ trương của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Y Tế,
UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã có quyết định số 725/QĐ-UB ngày 27/07/1981 sát
nhập 3 xí nghiệp 1, 2, xí nghiệp sản xuất thuốc Y học cổ truyền với Công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
34
Dược phẩm thành Xí Nghiệp liên hợp Dược Nghệ Tĩnh. Đồng thời chuyển giao,
phân cấp các hiệu thuốc thành phố, huyện về cho thành phố, huyện quản lý.
Từ 1986 đến 1989: tham gia triễn lãm hội chợ toàn quốc được tặng 12
huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 4 bằng khen cho các sản phẩm thuốc
và dược liệu.
Năm 1991 thực hiện chủ trương của Nhà Nước về chia tách tỉnh Tỉnh
Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công ty mang tên mới là “Công
ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An”.
Năm 1993 thực hiện chủ trương của Nhà Nước sát nhập các công ty
dược phẩm thành phố, huyện với Công ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An. Các
đơn vị dược phẩm thành phố, huyện trở thành đơn vị hiệu thuốc trực thuộc
công ty.
Năm 1998, công ty thành lập Trung tâm thương mại Dược và Mỹ phẩm
hoạt động có hiệu quả, được nhiều đối tác trong và ngoài nước quan tâm liên
doanh liên kết.
Năm 2000 do đặc điểm và điều kiện hoạt động, được UBND tỉnh Nghệ
An cho phép đổi tên Công ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An thành “Công ty
Dược phẩm Nghệ An”
Năm 2001, thực hiện chủ trương của Nhà Nước, ngày 31/12/2001 tại
quyết định 4726/QĐ-UB-DN của UBND tỉnh Nghệ An quyết định chuyển đổi
hình thức sở hữu Công ty Dược phẩm Nghệ An sang “Công ty cổ phần Dược-
Vật tư y tế Nghệ An”
2.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh của Công ty Cổ phần Dược – VTYT
Nghệ An
2.1.2.1. Chứcnăng, ngànhnghềkinhdoanh, sản phẩm chủ yếu
 Chức năng, ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh Dược, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc, trang thiết bị y tế,
vaxcin và sinh phẩm y tế
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
35
- Xuất, nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và trang thiết bị y tế
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với
quy định của pháp luật
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và cho thuê văn phòng.
 Sản phẩm chủ yếu
Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty: Ciprofloxacin 500mg,
Rospicin, Paracetamol, Prednisolon 5mg, Lyzatop, Cotrimoxazol, Vitamin
3B, Hoạt huyết kiện não, Đại tràng hoàn, Vomina 50….
2.1.2.2.TổchứcbộmáyquảnlýcủacôngtyCổphần Dược– VTYTNghệAn
2.1.2.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Côngty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An là loại hình DN nhỏ và vừa,
cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình công ty cổ phần, hợp lý, gọn nhẹ, có đầy
đủ các phòng chức năng, phù hợp với hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
HÌNH 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC – VTYT
NGHỆ AN
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
36
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của DNA
PHARMA. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần,
quyết định những vấn đề theo qui định của pháp luật và điều lệ DNA
PHARMA, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hằng năm và ngân sách
tài chính cho cả năm tài chính tiếp theo.
 Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý công ty, bao gồm 07 thành viên với nhiệm
kỳ 05 năm, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền.
 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty gồm 03 thành viên, là cơ quan thay mặt cổ
đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động
SX, KD, quản trị và điều hành của công ty như việc kiểm tra báo cáo tài chính
hằng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị.
 Ban Tổng giám đốc
Ban Tổng giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT toàn bộ việc tổ chức
SXKD và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của
Công ty.
 Các phòng ban trong công ty
- Phòng tổ chức – hành chính: trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo công tác
tổ chức, cơ cấu nhân sự, thể chế hóa công tác quản lý doanh nghiệp bằng hệ
thống nội quy, quy chế nhằm nâng cao năng lực, tính chuyện nghiệp, hiệu quả
trong hoạt động SXKD.
- Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện nghiêm túc, trung thực các
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
37
nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính theo quy định của pháp luật, điều lệ, nội
quy, quy chế của Công ty. Thông qua các hoạt động tài chính tham mưu cho
HĐQT, Ban TGĐ trong việc quản lý các hoạt động SXKD và các chiến lược
đầu tư phát triển của Công ty.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty xây dựng các
kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngăn hạn, trung hạn, dài hạn. Trực tiếp điều
tiết các hoạt động kinh doanh hằng ngày, thống kê báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch hàng tháng, hàng quý của Công ty.
- Phòng thị trường: nhiệm vụ của phòng thị trường là nghiên cứu thị
trường, đề xuất các phương án SXKD, cái tiến, nghiên cứu các sản phẩm mới.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế
hoạch sản xuất, cung ứng đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất…. phục vụ
cho công tác sản xuất.
- Phòng nghiên cứu phát triển: nghiên cứu những sản phẩm mới có
nguồn gốc từ dược liệu địa phương, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực tham gia
cùng đối tác triển khai các sản phẩm mới.
- Phòng đảm bảo chất lượng: đào tạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc
duy trì và thường xuyên nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng thích hợp
GMP, GLP, GSP… và theo dõi tuổi thọ của thuốc trên thị trường.
- Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra trong toàn bộ quá trình SXKD từ
khâu kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến khâu nhập kho,
thuốc kinh doanh, quá trình bảo quản và đưa thuốc ra thị trường.
- Xưởng sản xuất thuốc GMP-WHO: có chức năng sản xuất thuốc, nơi
mà các loại hóa, dược liệu được bào chế thành thuốc thành phẩm và sau đó
đóng gói bao bì, lưu kho để ra tiêu thụ ngoài thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
38
2.1.2.3. Tổchức bộ máyquản lýtài chính – kế toán của công ty.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện
và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
(Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế Toán)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
*Kế toán trưởng (Trưởng phòng TCKT):
- Xét duyệt các báo cáo kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị trực
thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán và quyết toán
tài chính của Công ty theo qui định.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, luật
doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa
ra cách thực hiện phù hợp.
*Kế toán giá thành (Phó phòng TCKT):
KT tiền lương,
tiền mặt, Ngân
hàng
Kế toán
hoàn ứng
Kế toán
TSCĐ,
XDCB
Kế toán
tổng hợp
Kế toán giá thành
(Phó phòng PTCKT)
Kế toán
Kho
Kế toán các chi nhánh
Kế toán công
nợ phải thu,
thuế,XNK
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng TCKT)
Kế toán tại 19 chi nhánh
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
39
Phó phòng có thể chia sẻ 1 số công việc của Kế toán trưởng. Đảm
nhiệm công việc của kế toán giá thành, lập chứng từ kế toán ban đầu dựa vào
chứng từ gốc hợp lệ; kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng
từ theo qui định; nhập dữ liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất.
*Kế toán công nợ phải thu, thuế, XNK:
- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế
GTGT hàng tháng của các đơn vị trực thuộc từ đó lên tờ khai GTGT tổng
hợp cho toàn công ty.
- Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán
mua bán hàng hóa và công nợ với khách hàng
*Kế toán TSCĐ, XDCB: Theo dõi và lập chứng từ tăng giảm, hiện
hữu của TSCĐ, sửa chữa và chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi được
giao. Tính toán khấu hao theo chế độ hiện hành. Phát hiện tình trạng và mức
độ hư hỏng (nếu có) đề xuất mua sắm mới và sửa chữa khi cần thiết.
*Kế toán hoàn ứng: Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng
theo từng đối tượng.
* Kế toán tiền lương, tiền mặt, ngân hàng: Kiểm tra các tài liệu tính
lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá sản phẩm; Đối chiếu số liệu với
bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương và các khoản
trích theo lương.
*Kế toán kho:
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, thành phẩm, hàng hóa theo định
mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp
lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.
- Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, thành phầm, hàng hóa
phục vụ cho công tác kiểm kê và quyết toán tài chính.
*Kế toán các chi nhánh: Theo dõi kho thành phẩm và các đại lý:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
40
Nhận chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, tập hợp doanh thu thực tế phát
sinh. Mở sổ sách theo dõi công nợ đến từng khách hàng, đại lý bán hàng, có
trách nhiệm chính trong việc đôn đốc thu hồi công nợ.
*Kế toán tổng hợp:
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng
tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống lập các báo cáo tổng
hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, KQKD. Trực tiếp phụ trách công
tác kế toán - hạch toán của Công ty và chịu trách nhiệm đôn đốc các phần
hành trong công tác quyết toán hàng quý, năm.
2.1.2.4. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh
2.1.2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình kỹ thuật sản xuất
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Có 3 dây chuyền sản xuất
- Dây chuyền sản xuất thuốc tân dược (đạt tiêu chuẩn GMP – WHO)
+ Dây chuyền sản xuất thuốc viên: Công suất đạt được đối với dạng thuốc
viên khoảng 80 triệu viên / tháng/ đơn vị sản phẩm, thuốc cốm khoảng 6 triệu
túi/ tháng
+ Dây chuyền sản xuất thuốc nước: Thuốc nước khoảng 150.000 chai/ tháng
-Dây chuyền sản xuất thuốc đông dược.
- Dây chuyền chiết xuất: được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng
bộ và là dây chuyền chiết xuất hiện đại. Đây là nơi tiếp nhận dược liệu từ kho
dược liệu để chế biến dược liệu đầu vào đồng thời là nơi cung cấp các bán
thành phẩm phục vụ cho các dây chuyền sản xuất tiếp theo
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
41
Qui trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm chủ yếu
* Quy trình sản xuất thuốc bột gói
HÌNH 2.3: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC BỘT GÓI
(Nguồn: Văn phòng PX sản xuất)
2.1.2.4.2. Nguyên vật liệu
Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất thuốc tân dược chủ yếu được
nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn đến từ các nước như Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Hà Lan… Tuy nhiên, Công ty thường không trực tiếp nhập khẩu
mà mua lại của các công ty nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
Đối với các nguyên liệu chính để sản xuất thuốc đông dược, nguyên liệu
chủ yếu là từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên ở Việt Nam. Công ty thực
hiện thu mua các NVL này thông qua các đại lý thu mua trong nước, và hiện
tại Công ty vẫn chưa có vùng trồng dược liệu như một số DN lớn trong ngành
Dược liệu khô
Bột dược liệu
Bột ướt
Dược liệu khô
Dịch chiết, cao lỏng
Xát hạt
Sấy tầng sôi
Xây, tán, rây Nấu cao, chiết xuất
Nấu cao, chiết xuất
Sấy khôâ
Tán, rây
Bột thuốc đồng đều
Đóng gói Xuất bán
Trộn đều
Trộn tá dược (trơn, thơm, đường màu)
Kiểm tra chất lượng
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
42
BẢNG 2.1: DANH SÁCH MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
Nguyên liệu Nhà sản xuất Nhà phân phối Xuất xứ
Paracetamol Hebei Jiheng Group
Pharmaceutical
Co.LTD
Hebei Jiheng Group
Pharmaceutical
Co.LTD
China
Cloramphenicol Austin Pharma
Specialtimes Co.
Austin Pharma
Specialtimes Co.
HongKon
g
Vitamin B1
(Thiamin
mononitrate)
Hongzhou sheng
Pharmaceutical
Co.LTD
Công ty CP dược
phẩm Kỳ Phương
China
Ciprofloxacin Shangyu Jingxin
Pharmaceutical
Co.LTD
Zhe Jiang Jingxin
Pharmaceutical
Import & Export
Co.LTD
China
Lactose DMW Fonterra
excipients GMBH
Co.
Develing Trade BV Hà Lan
(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất)
2.1.2.4.3. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty
a, Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty
 Thị trường trong nước
Ngành SXKD dược phẩm hiện đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch
vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Mức chi tiêu tiền thuốc bình quân
đầu người tăng gần gấp đôi, từ mức 20 USD/1 người/năm ở 2009 lên mức gần
40 USD ở năm 2014 làm cho nhu cầu về mặt hàng dược phẩm tăng lên.
Bên cạnh đó, ở nước ta, thị trường dược phẩm đang có sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02
43
nhập khẩu (mà ưu thế hiện nay hiện đang thuộc về thuốc nhập khẩu) mà còn
diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là những thuận lợi cũng
như khó khăn, thách thức mà công ty gặp phải.
 Thị trường trong tỉnh
Hiện nay, ở Nghệ An hệ thống các bệnh viện và cơ sơ y tế, các bệnh
viện đông y, viện điều dưỡng, các bệnh viện tư nhân lần ngày càng lớn mạnh
về cả số lượng lẫn chất lượng, mạng lưới các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán
lẻ của tư nhân và của chính công ty cũng có mặt trên khắp địa bàn tỉnh, đồng
thời đời sống của người dân dần được nâng lên nên nhu cầu về khám chữa
bệnh và tiền thuốc ngày càng tăng cao - đây là một trong những nguồn tiêu
thụ dược phẩm chủ yếu hàng năm với số lượng lớn cho công ty
 Thị trường nước ngoài:
Hiện tại Công ty đang tìm kiếm thị trường để xuất khẩu các sản phẩm
của mình ra nước ngoài. Đặc biệt là các nước có đường biên giới, giáp ranh
với Nghệ An như Lào – đây là một trong những thị trường đầy tiềm năng do
các điều kiện về chăm sóc y tế, thuốc men, trình độ khoa học công nghệ còn
kém phát triển và Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận.
b, Khả năng cạnh tranh của công ty.
Về uy tín và thương hiệu, Công ty Dược – VTYT Nghệ An, với truyền
thống 54 năm hình thành và phát triển, là DN đứng đầu tỉnh Nghệ An về sản
xuất và kinh doanh thuốc chữa bênh, giữ vai trò chủ lực trong sản xuất và cung
cấp thuốc, thiết bịy tế cho các bệnhviện, trạm xá, các đơn vị điều trị trong toàn
tỉnh thông qua đấu thầu cung cấp hàng hóa, bán lẻ thuốc cho nhân dân trên địa
bàn. Đồngthời góp phần quan trọngtrong việc bìnhổn giá thuốc trên thị trường
Nghệ An. Uy tín và thương hiệu của Công ty đã được khẳng định.
Về tiềm lực sản xuất, Dược Nghệ An có hệ thống nhà xưởng, dây
chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, dây chuyền bán tự động và tự
động hóa, sản xuất cho sản phẩm đạt chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế
GMP-WHO, GLP, GSP do cục quản lý dược Việt Nam chứng nhận. Đặc biệt,
Dược Nghệ An là doanh nghiệp đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ có nhà máy
sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây chính là một trong những lợi thế
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docxBáo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
De cuong chi tiet
De cuong chi tietDe cuong chi tiet
De cuong chi tiet
Quynh Nga
 
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Trần Trung
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc HưngĐề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
 
Luận văn: Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Công ty Cổ p...
Luận văn: Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Công ty Cổ p...Luận văn: Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Công ty Cổ p...
Luận văn: Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Công ty Cổ p...
 
Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docxBáo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
Báo Cáo Thực Tập Chính Sách Bán Hàng Tại Bảo Hiểm Dai Ichi.docx
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
 
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdfPHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệmĐề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
 
De cuong chi tiet
De cuong chi tietDe cuong chi tiet
De cuong chi tiet
 
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công TyLuận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên ÁĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư và xây dựng Ki...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư và xây dựng Ki...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư và xây dựng Ki...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư và xây dựng Ki...
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Đề tài: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đề tài: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệpĐề tài: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đề tài: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
 

Similar to Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
Luanvan84
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bả...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bả...Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bả...
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bả...
 
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễ...
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn năng lượng, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn năng lượng,  ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn năng lượng,  ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn năng lượng, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượngPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đNâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy AnhĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả luận văn/đồ án tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Quỳnh Lê
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp DBT : Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre DHT : Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây DN : Doanh nghiệp DNA : Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An DPP : Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai DT : Doanh thu HTK : Hàng tồn kho KNTT : Khả năng thanh toán LDP : Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng LNST : Lợi nhuận sau thuế PBC : Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I NVL : Nguyên liệu, vật liệu NVLĐ : Nguồn vốn lưu động SXKD : Sản xuất kinh doanh VLĐ : Vốn lưu động TGNH : Tiền gửi ngân hàng TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDN : Tài sản dài hạn
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................iii CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4 1.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN ....................................... 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm VLĐ của DN............................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm.................................................................................... 4 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động.......................................................... 6 1.1.1.3. Vai trò của vốn lưu động.............................................................. 6 1.1.2. Phân loại VLĐ của DN ................................................................... 7 1.1.2.2. Phân loại theo vai trò của VLĐ:.................................................... 8 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của DN............................................. 8 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của DN................................... 9 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.......................... 11 1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo vốn lưu động................................................... 11 1.2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền................................................................ 16 1.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho................................................................. 20 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN......... 23 1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảo vốn lưu động .................................... 23 1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.......................... 24 1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền.................................................. 25 1.2.3.4. Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ.......................................... 27 1.2.3.5. Tình hình quản lý nợ phải thu..................................................... 28 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ............................................ 28 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN.............. 31
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 iv 1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan.......................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA........................................................................................................ 33 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An ........................... 33 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An .................................................................................................... 33 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An................................................................................................... 34 2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu .................. 34 2.1.2.2. Tổ chức bộ máyquản lý củacông tyCổ phần Dược – VTYT Nghệ An 35 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán của công ty................. 38 2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................... 40 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An . .................................................................................................... 45 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty... 45 2.1.3.2. Kháiquát tình hình tàichínhCông tyCổ phần Dược-VTYT Nghệ An.... 47 2.2. Thực trạng quản trị VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An trong thời gian qua.................................................................................... 55 2.2.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An................................................................................................... 55 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty................................... 60 2.2.2.1. Về công tác tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động......................... 60 ................................................................................................................ 62 2.2.2.2. Về cơ cấu vốn lưu động của công ty.............................................. 63 2.2.2.3. Về quản lý vốn bằng tiền .............................................................. 66
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 v 2.2.2.4. Về quản lý các khoản phải thu....................................................... 75 2.2.2.5. Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ.......................................... 85 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty.......... 87 2.2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 87 2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân .......................................... 88 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VTYT NGHỆ AN........................................................................................................... 92 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 92 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.................................................................. 92 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 94 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An. ............................................................. 96 3.2.1. Chủ động xác định nhu cầu và lập kế hoạch, tổ chức sử dụng VLĐ ... 96 3.2.1.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.......... 96 3.2.1.2. Lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý........................ 98 3.2.2. Xác định mức dự trữ tiền hợp lý, cân đốithu chi tiền, đảm bảo khả năng thanh toán................................................................................................101 3.2.2.1.Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ............................101 3.2.2.2.Cân đối thu- chi tiền, thực hiện lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng. 102 3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý, nâng cao trình độ quản trị nợ phải thu và đa dạng hóa các phương pháp xử lý nợ...................105 3.2.3.1. Chính sách (xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý)....105 3.2.3.2 Quy trình (xây dựng quy trình bán chịu hợp lý) ..........................107 3.2.3.3 Con người (sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp, tăng cường đào tạo nghiệp vụ quản lý nợ) ..................................................................109
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 vi 3.2.3.4 Công cụ (sử dụng phần mềm quản lý nợ phải thu, đa dạng hóa các phương pháp xử lý nợ).............................................................................112 3.2.3.5 Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán..................................113 3.2.4. Xác định nhu cầu dự trữ HTK hợp lý và tăng cường quản trị HTK ...115 3.2.4.1. Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ HTK .......................................115 3.2.4.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho.................................................118 3.2.5. Chú trọng đầu tư tài sản cố định, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm từ đó đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động..................119 3.2.6. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm............121 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.......................................................122 KẾT LUẬN.............................................................................................126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................127
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính ................ 42 Bảng 2.2: Tình hình lao động năm 2013 .................................................... 44 Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình quản lý chi phí trong giai đoạn 2011-2013 ................................................................................................................ 49 Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................... 48 Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn................ 52 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................ 52 Bảng 2.7: Nguồn vốn lưu động trong giai đoạn 2011-2013 ......................... 55 Bảng 2.8: Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại các thời điểm .................. 56 Bảng 2.9: Nguồn vốn lưu động tạm thời tại các thời điểm........................... 58 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ năm 2013 .......................... 61 Bảng 2.11: Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết thực tế năm 2013 ........... 62 Bảng 2.12: Cơ cấu vốn lưu động ............................................................... 64 Bảng 2.13: Tình hình biến động tiền và các khoản tương đương tiền........... 67 Bảng 2.14: Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013........................ 69 Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền............... 70 Bảng 2.16: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ............................... 72 Bảng 2.17: Tình hình biến động các khoản phải thu ngắn hạn ..................... 75 Bảng 2.18: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn 2011- 2013......................................................................................................... 77 Bàng 2.19: Bảng kê chi tiết công nợ phải thu năm 2013.............................. 79 Bảng 2.20: Quy mô nguồn vốn đi chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng ................................................................................................................ 80 Bảng 2.21: Tình hình biến động hàng tồn kho ............................................ 65 Bảng 2.22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng htk qua các năm 2011- 2013......................................................................................................... 78 Bảng 2.23: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ trong giai đoạn 2011-2013 ................................................................................. 80 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến năm 2014..................................... 95
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 viii Bảng 3.2: Các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ năm 2014 ............................ 97 Bảng 3.3: Kế hoạch dòng tiền 3 tháng đầu năm 2014 ................................104 Bảng 3.4: Thời gian biểu các khoản phải thu.............................................111
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình biểu diễn mức tồn trữ tiền mặt tối ưu ............................ 17 Hình 1.2: Mô hình biểu diễn điểm đặt hàng tối ưu...................................... 22 Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phẩn dược – vtyt nghệ an ....... 35 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty .................................. 38 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc bột gói........................................ 41 Hình 2.4: Cơ cấu vốn lưu động.................................................................. 66 Hình 2.5: Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp dược phẩm thời điểm 31/12/2013 ............................................................................................... 73 Hình 2.6: Số vòng quay nợ phải thu các doanh nghiệp dược phẩm năm 2013 ................................................................................................................ 78 Hình 2.7: Cơ cấu hàng tồn kho.................................................................. 65 Hình 2.8: Số vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp dược phẩm năm 2013......................................................................................................... 78 Hình 2.9: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp dược phẩm năm 2013 ........................................................................................ 80 Hình 3.1: Mô hình ra quyết định bán chịu.................................................109
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn luôn được coi là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Châm ngôn có câu “Buôn tài không bằng dài vốn” cho thấy vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp được xem như một thực thể sống, nếu vốn cố định được ví như bộ khung, bộ xương của doanh nghiệp thì vốn lưu động lại được ví như là huyết mạch của cơ thể đó. Vốn cố định hình thành nên tài sản cố định, tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, còn vốn lưu động hình thành nên tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi, thường xuyên và liên tục.Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, kết quả kinh doanh tăng lên rõ rệt, vẫn còn tồn tại không ít các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, kết quả kinh doanh liên tục giảm sút. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho thực trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là do công tác tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn quá thấp. Do đó, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tăng cường quản trị vốn lưu động được xem là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 2 Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An em nhận thấy côngty có lượng vốn lưu động khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh và công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thêm hoạt độngkinh doanh. Do đó, Quản trị vốn lưu động đang được coi là một vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời sự đặt ra đối với các nhà quản trị công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bằng sự kết hợp giữa kiến thức của bản thân, thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong bộ môn TCDN, em quyết định lựa chọn nghiên cứuvà hoàn thành đề tài: “Giảiphápchủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An” 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức sử dụng và quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An. - Mục đích nghiên cứu: Nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An thấy được những thành tựu cũng như hạn chế còn tồn tại; qua đó đưa ra được các giải pháp thiết thực và hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, của nền kinh tế để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, góp phần tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An trong giai đoạn 2014-2015. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn đề cập đến công tác tổ chức sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An trong giai đoạn 2011-2013 (có kết hợp với nghiên cứu trong một số năm trước và một số doanh nghiệp trong ngành).
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 3 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các kiến thức đã học trong trường kết hợp với quan sát thực tiễn tại công ty kết hợp với các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua những hồ sơ lưu trữ của công ty trong những năm gần đây bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty… Bên cạnh đó em còn thu thập thông tin, số liệu trên các trang web và tài liệu tham khảo có liên quan. - Phương pháp phân tích: dựa trên số liệu thu thập được em tiến hành xử lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp. - Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu đã xử lý em tiến hành so sánh số liệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đạt và chưa đạt. 5. Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp Kết cấu luận văn bao gồm 03 chương, trong đó: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An trong thời gian qua. Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An Tăng cường quản trị vốn lưu động là một vấn đề phức tạp mà giải quyết nó không những phải có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn TCDN cùng bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của DN 1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm VLĐ của DN 1.1.1.1. Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường, nếu như coi mỗi nền kinh tế như một cơ thể sống thì doanh nghiệp được coi như tế bào của cơ thể sống ấy. Chức năng chủ yếu của mỗi doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động SXKD để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Để tiến hành SXKD, ngoài TSCĐ các DN còn cần có các TSLĐ. Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của DN thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. - TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất - TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền Để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi DN phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do đó, để hình thành nên các TSLĐ, DN phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 5 đó. Số vốn này được gọi là VLĐ của DN.Như vậy ta có khái niệm về vốn lưu động như sau:Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của DN. Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong DN. Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. VLĐ vận động và chuyển hóa qua 3 giai đoạn T – H….SX….H’ – T’  Giai đoạn 1 (T – H ): Giai đoạn dự trữ vật tư: Khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ tồn tại dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất. Ở giai đoạn này, VLĐ đã chuyển từ hình thái vốn bằng tiền sang hình thái vốn vật tư hàng hóa.  Giai đoạn 2 (H…SX…H’): Giai đoạn sản xuất: Ở giai đoạn này, VLĐ được chuyển hóa từ vốn dự trữ vật tư hàng hóa thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và kết thúc quá trình sản xuất chuyển thành phẩm.  Giai đoạn 3 (H’ – T’): Giai đoạn lưu thông, bán thành phẩm và thu tiền hàng: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn VLĐ, doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và VLĐ được chuyển hóa từ hình thái vốn thành phẩm sang hình thái vốn bằng tiền, kết thúc một vòng tuần hoàn, tiền thu về là T’, cùng hình thái biểu hiện là tiền nhưng có sự thay đổi về giá trị T’ = T + Δt, Δt>0 Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình vận động của VLĐ theo trình tự sau:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 6 T – H - T’  Giai đoạn 1 (T – H): Giai đoạn mua hàng: VLĐ được chuyển hóa từ Vốn bằng tiền sang hàng hóa dự trữ chờ bán.  Giai đoạn 2 (H – T’): Giai đoạn bán hàng: VLĐ chuyển từ hàng hóa dự trữ trở về vốn bằng tiền và kết thúc vòng chu chuyển. Quá trình hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ. Vì sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận vốn lưu động khác trên các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ của DN có các đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền. - Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi DN thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.1.3. Vai trò của vốn lưu động Trong quá trình SXKD, VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn và tồn tại dưới những hình thức khác nhau, làm cho quá trình SXKD được diễn ra một cách liên tục. Do đó có thể nói rằng: VLĐ là điều
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 7 kiện cần và đủ cho hoạt động SXKD của DN, do vai trò vô cùng to lớn này nên việc sử dụng VLĐ là một công việc đòi hỏi sự tính toán chính xác và hợp lý giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình SXKD thì mới có thể phát huy hết tác dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Mặc khác trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư mà chủ yếu là VLĐ, do đó VLĐ còn là công cụ phản ánh và kiểm tra qui trình vận động của vật tư. Nghĩa là , VLĐ nhiều hay ít thể hiện số lượng vật tư hay hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, hoặc là VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh vật tư được sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Vì vậy qua tình hình luân chuyển VLĐ, chúng ta có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Tóm lại: VLĐ có vai của trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, việc khai thác sử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nếu khai thác hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao và ngược lại. Điều này đòi hỏi các DN trong quá trình kinh doanh của mình cần phải định hướng đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốn này, đồng thời phân bổ hợp lý tránh thiếu hụt hay dư thừa vốn dẫn đến lãng phí. Có như vậy, sẽ phát huy hết các tác dụng của VLĐ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh . 1.1.2. Phân loại VLĐ của DN Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau: 1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ Theo tiêu thức này, VLĐ được chia thành:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 8 - Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu của khách hàng, khoản ứng trước cho người bán… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồnkho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN 1.1.2.2.Phân loại theo vai trò của VLĐ: Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất - VLĐ trong khâu sản xuất: gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước. - VLĐ trong khâu lưu thông: gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền. Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình SXKD, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD của DN 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của DN. Căn cứ vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia nguồn VLĐ củaDN ra làm hai loại: nguồnVLĐ thườngxuyên và nguồn VLĐ tạm thời. - Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 9 Hoặc có thể xác định bằng công thức sau: - Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), chủ yếu để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình SXKD của DN (như trường hợp nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạch làm nhu cầu VLĐ tăng lên đột biến; dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng đột biến…). Nguồn vốn này thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động… Như vậy: Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình KD. 1.2. Quản trị VLĐ của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mụctiêu quản trị VLĐ của DN  Khái niệm quản trị VLĐ Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định. Nguồn vốn lưu động thường xuyên Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp Tài sản dài hạn = - Nguồn vốn lưu động thường xuyên Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn= - + Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động tạm thời= (1.1) (1.2) (1.3)
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 10  Mục tiêu quản trị VLĐ của DN Thứ nhất, đảm bảocho hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục: trong quá trình SXKD luôn đòi hỏi DN phải có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa DN và khách hàng. Bên cạnh đó, VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục, DN phải có đủ VLĐ đầu tư vào nhiều hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái đó có được mức tồn tại hợp lý, tối ưu, đồng bộ với nhau, làm cho việc chuyển hóa hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Quản trị VLĐ sẽ xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên liên tục. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển vốn, đẩy nhanh vòng quay để tiết kiệm vốn: Quản trị VLĐ là nhằm mục đích làm sao cho vốn được sử dụng hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất. Mà hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ. Do vậy mục tiêu quản trị VLĐ là đẩy nhanh được vòng quay VLĐ, qua đó tiết kiệm vốn cho công ty. Doanh nghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí thì sẽ càng có thêm nhiều vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Khi mà số ngày luân chuyển vốn được rút ngắn, sẽ làm cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN. Thứ ba, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Quản trị VLĐ, suy cho cùng cũng là nhằm đến mục tiêu của quản trị TCDN đó là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu DN. Quản trị VLĐ, qua đó, góp phần gia tăng lợi ích cho các cổ đông, gia tăng thị giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bằng cách quản trị vốn tiết kiệm, hiệu quả, tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 11 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo vốn lưu động 1.2.2.1.1. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết tương ứng với quy mô và điều kiên kinh doanh nhất định. Trên cơ sở xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu VLĐ thường xuyên, sẽ góp phần:  Đáp ứng kịp thời VLĐ cho quá trình SXKD, đảm bảo cho hoạt động của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn.  Giúp doanh nghiệp chủ động tổ chức tốt các nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ của mình.  Tránh được tình trạng thừa – thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau: - Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh Nhu cầu vốn lưu động Mức dự trữ hàng tồn kho Khoản phải thu từ khách hàng Khoản nợ phải trả từ chiếm dụng = -+ (1.4)
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 12 doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN phải ứng ra và thời gian ứng vốn. - Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa DN với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà DN sử dụng trong hoạt động SXKD, khoảng cách giữa DN với thị trường đầu ra, điều kiện phương tiện vận tải,.vv.. - Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán và quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ của DN. 1.2.2.1.3. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh và điều kiện khác nhau, trong mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có phương pháp xác định nhu cầu VLĐ khác nhau, nhưng chủ yếu theo hai phương pháp chính: trực tiếp và gián tiếp  Phương pháp trực tiếp Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên. Cách tính chung của phương pháp này là đi xác định vốn tồn kho dự trữ, nợ phải thu và nợ phải trả. Công thức tổng quát: Nhu cầu vốn lưu động = Vốn tồn kho dự trữ + Nợ phải thu - Nợ phải trả (1.5)
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 13  Nhu cầu vốn hàng tồn kho 𝑉ℎ𝑡𝑘 = ∑∑(𝑀𝑖𝑗 × 𝑁𝑖𝑗) 𝑛 𝑖=1 𝑚 𝑗=1 - Vhtk: Nhu cầu vốn hàng tồn kho - Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i - Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i - n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ - m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho  Nhu cầu vốn nợ phải thu: 𝑉𝑝𝑡 = 𝐷𝑡𝑛 × 𝑁𝑝𝑡 - Vpt: Vốn nợ phải thu - Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày - Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)  Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: 𝑉𝑝𝑡 = 𝐷𝑚𝑐 × 𝑁𝑚𝑐 - Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch - Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch - Mmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy, tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.  Phương pháp gián tiếp Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của DN năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của DN năm kế hoạch. (1.6) (1.7) (1.8)
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 14 + Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo Thực chất của phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Công thức tính toán như sau: 𝑉𝑘ℎ = 𝑉𝑏𝑐 × 𝑀𝑘ℎ 𝑀𝑏𝑐 × (1 + 𝑡%) Trong đó: - Vkh: Vốn lưu động năm kế hoạch - Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch - Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo - t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức tính như sau: 𝑉𝑘ℎ = 𝑀𝑘ℎ 𝐿𝑘ℎ Trong đó: - Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần) - Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Nội dung của phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau: (1.9) (1.10)
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 15  Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện.  Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.  Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.  Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn lưu động trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch. 1.2.2.1.4. Mô hình tài trợ vốn lưu động  Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi ích:việc áp dụng mô hình này giúp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn - Hạn chế: việc sử dụng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức, sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn  Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi ích : khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao - Hạn chế: doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 16  Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSLĐ tạm thời và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời, và một phần TSLĐ thường xuyên còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. - Lợi ích: sử dụng mô hình này, chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn - Hạn chế: khi sử dụng mô hình này, DN cần phải linh hoạt trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. 1.2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền  Tầm quan trọng của quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phậncấuthành TSNHcủa DN. Trongcác DN, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... củaDN; giúp DN nắm bắtcác cơ hộiđầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến họat động SXKD của DN. Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, quyết định khả năng thanh toánnhanh củaDN đồngthời cũng dễlà đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN.  Nội dung quản trị vốn bằng tiền - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặtcủa DN trong kỳ. Đây là vấn đề có ý nghĩa
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 17 quan trọng giúp DN đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. Để xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc có thể vận dụng mô hình Tổng chi phí tối thiểu EOQ (mô hình Baumol) dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. Trong đó, chi phí cơ hội là khoản chi phí DN mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu. Như vậy, tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch và tổng chi phí này phải được giữ ở mức nhỏ nhất. Chi phí lưu giữ tiền mặt Tổng chi phí Chi phí cơ hội Chi phí giao dịch 0 C* Số lượng tiền mặt HÌNH 1.1: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN MỨC TỒN TRỮ TIỀN MẶT TỐI ƯU
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 18 Nếu gọi: F: Chi phí cố định phát sinh khi vay ngắn hạn T: Tổng số tiền mặt cần bù đắp cho giao dịch trong năm K: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt (%/năm) C: Tồn quỹ tiền mặt đầu kỳ Do đó, TC = Chi phí cơ hội +Chi phí giao dịch = K C  2 + F C T  Khi đó, Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu khi TC tối thiểu, tức là 0 dC dTC tại mức tồn quỹ Tiền mặt tối ưu: *2 C K FT C    (1.11) - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: DN cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyển... - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của DN khi đáo hạn.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 19 1.2.2.2. Quảntrị các khoản phải thu.  Tầm quantrọng của quản trị khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của các DN Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm. Khi DN mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ làm cho nợ phải thu tăng. Tuy vậy DN có thể tăng được thị phần từ đó gia tăng được DT bán hàng và LN. Mặt khác, quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của DN. Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của DN bị khách hàng chiếm dụng. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với DN dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của DN. Chính vì vậy, quản trị khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính DN.  Các biện pháp chủ yếu quản trị khoản phải thu - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để DN có thể chấp nhận bán chịu. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán. Về nguyên tắc, DN chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của DN
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 20 - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính của DN khách hàng, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng..); đánh giá uy tín khách hàng theo thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sáchthu hồi nợ thích hợp: thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho  Tầm quantrọng của quản trị hàng tồn kho - Vốn về HTK chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của doanh nghiệp - Việc duy trì một lượng vốn về HTK thích hợp sẽ mang lại sự thuận lợi cho DN trong hoạt động kinh doanh: tránh được việc phải trả giá cao hơn
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 21 cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng. - Việc đầu tư vốn vào dự trữ HTK hợp lý giúp DN tránh được tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phượng tiện sản xuất và nhân lực.  Mô hình quản lý hàng tồn kho Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản HTK và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. - Chi phílưu giữ, bảo quản HTK thường bao gồm các chi phí như: bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở HTK. - Chiphíthựchiệncáchợpđồngcungứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chiphívậnchuyển, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu DN dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quảnsẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồngcungứng sẽ giảm đi tương đốido giảm được số lần cung ứng. Vì thế trongquản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí củaviệc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tốithiểu hóatổng chiphí HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất. Mô hình quản lý HTK dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế ( Economic Order
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 22 Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng thì này tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất. Chi phí Tổng chi phí Chi phí lưu giữ Chi phí đặt hàng HÌNH 1.2: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN ĐIỂM ĐẶT HÀNG TỐI ƯU Nếu gọi: c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản HTK c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức đặt hàng mỗi lần Qe: Mức đặt hàng kinh tế  Mức đặt hàng kinh tế: 𝑄 = √ 2×𝑐2×𝑄𝑛 𝑐1  Số lần cung ứng trong năm: 𝐿𝑐 = 𝑄𝑛 𝑄𝑒  Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng: 𝑁𝑐 = 360×𝑄𝑒 𝑄𝑛  Thời điểm tái đặt hàng: 𝑄đℎ = 𝑛 × 𝑄𝑛 360 Qe Số lượng đặt hàng0 (1.12)
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 23  Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn tồn kho dự trữ - Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý. - Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho DN trước sự biến động của thị trường. - Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt quá mức hoặc vật tư, hàng hóa bị kém, mất phẩm chất - Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn. Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm giá HTK. Biện pháp này giúp cho DN chủ động thực hiện bảo toàn VLĐ. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động của DN 1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảovốn lưu động Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức, đảm bảo vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động Mức dự trữ hàng tồn kho Khoản phải thu từ khách hàng Khoản nợ phải trả từ chiếm dụng = -+ (1.13)
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 24 1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng Kết cấu vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng khoản mục vốn (vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác) trong tổng TSLĐ của DN tại các thời điểm nhất định. Công thức chung xác định kết cấu VLĐ như sau:  Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp Do VLĐ được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình SXKD nên nhìn chung có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ: - Nhóm nhân tố về cung ứng, mua sắm vật tư + Khoảng cách giữa DN với đơn vị cung cấp vật tư ảnh hưởng đến việc dự trữ nguyên liệu, vật liệu, vật tư của DN. Khoảng cách này càng lớn thì việc dự trữ nguyên liệu vật liệu, vật tư của DN càng lớn nhằm giảm chi phí vận chuyển. + Khả năng cung cấp của thị trường: nếu là loại vật tư khan hiếm thì cần phải dự trữ nhiều và ngược lại. + Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: kỳ hạn dài, khối lượng vật tư nhiều thì DN phải dự trữ nhiều và ngược lại. + Tính thời vụ và khả năng khan hiếm của vật tư: đối với nguyên liệu, vật liệu theo mùa (ví dụ như thảo dược) thì lượng HTK sẽ lớn vào thời điểm thu hoạch và ít vào thời điểm cuối vụ - Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Tỷ trọng mỗi khoản mục VLĐ Giá trị từng khoản mục VLĐ trong tổng TSLĐ Tổng TSLĐ = (1.14)
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 25 + Đặc điểm quy trình công nghệ của DN ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, công nghệ càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao. + Chu kỳ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở dang, nếu chu kỳ sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang lớn và ngược lại. + Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu DN có tổ chức sản xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang. - Nhóm nhân tố về mặt thanh toán + Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu. + Tình hình quản lý khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu. Nếu vốn phải thu lớn thì lượng vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán lớn, làm cho vốn chậm luân chuyển, tăng khả năng thất thoát, mất vốn nếu quản lý không tốt đồng thời việc tái sản xuất của DN sẽ gặp khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ của DN sẽ kém 1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp: (1.15)Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 26 - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho: (1.16) - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này phản ánh sát thực hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền: (1.17) - Vòng quayvốn bằng tiền: (1.18) Trong đó: Trong đó: - Thời gian chuyển hóa thành tiền: là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt. Trong đó: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền Kỳ thu tiền trung bình Kỳ tồn kho bình quân Kỳ trả tiền trung bình= + - Số vòng quay của vốn bằng tiền Tổng tiền thu về trong kỳ (IF) = Số dư tiền bình quân (St) (1.20) = Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Tổng tiền thu về trong kỳ + + (1.19)
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 27  Kỳ thu tiền trung bình:là số ngày được tính bình quân từ lúc cho khách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng (1.21)  Kỳ trả tiền trung bình:là số ngày được tính bình quân từ lúc mua NVL, hàng hóa cho đến khi DN phải thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp (1.22)  Kỳ luân chuyển HTK bình quân:là số ngày bình quân từ lúc nguyên vật liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bán được cho khách hàng. (1.23) 1.2.3.4. Tình hình quản lývốn tồn kho dự trữ  Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng hàng tồn kho tạo ra bao nhiêu đồng giá vốn (doanh thu thuần) trong kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, mức độ đầu tư vào HTK, tình hình thực hiện kế hoạch hàng tồn kho… Số vòng quayhàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán (1.24) Hàng tồn kho bình quân trong kỳ  Số ngày 1 vòng quay HTK: chỉ tiêu này phản ánh độ dài một vòng quay hàng tồn kho Kỳ trả tiền trung bình Nợ phải thu bình quân Tổng giá trị hàng hóa mua chịu bình quân 1 ngày = Kỳ thu tiền trung bình Nợ phải thu bình quân Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày = Kỳ tồn kho bình quân = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho = (1.25)
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 28 1.2.3.5. Tình hình quản lýnợ phải thu Hiệu quả quản lý và sửdụng vốn của DN được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:  Số vòng quaycác khoản phải thu: chỉ tiêu này phản ánh tình hình quản lý và thu hồi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó cho biết vốn càng quay được nhiều vòng hơn, nó phụ thuộc lớn vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của DN,…  Kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian từ lúc bán hàng đến lúc thu tiền hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức là thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn càng giảm. Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu (1.27) Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp, tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ  Số lần luân chuyển VLĐ (Số vòng quay VLĐ) Lvlđ = lđV M (1.28) Lvlđ: Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ (1.26)Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu trong kỳ Số dư bình quân các khoản phải thu =
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 29 M : Tổng mức luân chuyển thuần của VLĐ trong kỳ lđV : VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ - VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức 4 2 4 321 2 1 Vcq VcqVcqVcq Vdq Vlđ   (1.29) Vdq1: VLĐ đầu quý 1 Vcq1,2,3,4: VLĐ cuối quý 1,2,3,4. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, VLĐ quay được bao nhiêu vòng  Kỳ luân chuyển của VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần chu chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay VLĐ trong kỳ M NV L N K lđ lđ   (1.30) K : Kỳ luân chuyển VLĐ N : Số ngày trong kỳ (360, 90… ngày)  Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo Vtk ( + ) = 360 1M (K1 – K0) = 1 1 lđL M - 0 1 lđL M (1.31) Vtk : Số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo K1 , K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo Llđ1, Llđ0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 30  Hàm lượng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ (1.32) Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VLĐ = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ (1.3.3) VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ = Lợi nhuận sau thuế (1.34) VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 31 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của DN 1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan - Lạm phát: Khi nền kinh tế trong tình trạng có nguy cơ lạm phát cao, sức mua của đồng tiền bị giảm sút làm VLĐ trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ, nếu DN không có biện pháp điều chỉnh kịp thời, VLĐ của doanh nghiệp sẽ bị bào mòn, dẫn đến thất thoát vốn. Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng thiểu phát, nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm, dễ gây gián đoạncho quátrìnhSX, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ - Rủi ro: Bất kỳ một DN nào tham gia vào thị trường đều không tránh khỏi những rủi ro như: sự biến động bất thường của thị trường đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về giá trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sự biến động của tỷ giá, lãi suất,…… các rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt ….mà doanh nghiệp không lường trước được, từ đó gây thiệt hại về vốn cho DN. - Khoa học– kỹ thuật:Sựtiến bộ, pháttriển vượt bậc củakhoa học kỹ thuật ngày nay là một động lực tất yếu, đòi hỏi các DN trong nền kinh tế thị trường phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu không nắm bắt kịp thời cơ hội, nguy cơ tụt hậu và khó đứng vững trên thị trường là tất yếu đối với các DN - Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Những thay đổi về chính sách pháp luật, thuế… tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ sẽ đảm bảo cho hoạt động SXKD được liên tục, DN chủ động hơn, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, qua đó hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao. Xác định nhu cầu VLĐ không hợp lý, quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 32 - Chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng tác động tới lượng hàng hóa tiêu thụ, có chính sách bán hàng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, giảm lượng thành phẩm tồn kho, giải phóng VLĐ bị ghim trong thành phẩm. - Trình độ quản lý các khoản phải thu: DN thực hiện chính sách bán chịu nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng thị phần,… nhưng phải đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ, chủ động lên kế hoạch thu hồi nợ, phân loại nợ phải thu, đôn đốc khách hàng trả nợ - Chính sách hàng tồn kho: mức dự trữ HTK quá ít hay quá nhiều đều không tốt, quá ít sẽ không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, DN không có khả năng chớp các đơn đặt hàng, quá nhiều thì vốn bị ghim chặt trong HTK mà không vận động, sinh lời được. - Trình độ người lao động: Trình độ người lao động ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm hỏng, trình độ càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng lớn. - Lựa chọn phương án đầu tư: Phương án đầu tư hợp lý, sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cao, giải phóng VLĐ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty CP Dược – VTYTNghệ An Thông tin chung - Tên giao dịch: Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An - Tên tiếng anh: Nghean Medical Materials Pharmaceutical J.S.Co - Tên giao dịch viết tắt: DNA PHARMA - Địa chỉ: Số 16- Nguyễn Thị Minh Khai- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An - Điện thoại: (038) 3842941; 3844741 - Fax: (038) 3848720 - Email: dna@dnapharma.com.vn - Website: http://dnapharma.com.vn - Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VND (Bốn mươi tỷ đồng chẵn) - Số lượng cổ phiếu: 4.000.000 cổ phiếu - Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 VND/CP Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 10/03/1960 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 134/QĐ-UB hợp nhất hiệu thuốc Tây Nghệ An và Công ty thuốc Nam Bắc thành “ Quốc doanh dược phẩm Nghệ An” Năm 1976: Thực hiện chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Nhà Nước thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 20/05/1976 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định 1308/QĐ-UB sát nhập 2 quốc doanh dược phẩm Nghệ An và Hà Tĩnh thành “ Công ty dược phẩm Nghệ Tĩnh” Năm 1981 theo chủ trương của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã có quyết định số 725/QĐ-UB ngày 27/07/1981 sát nhập 3 xí nghiệp 1, 2, xí nghiệp sản xuất thuốc Y học cổ truyền với Công ty
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 34 Dược phẩm thành Xí Nghiệp liên hợp Dược Nghệ Tĩnh. Đồng thời chuyển giao, phân cấp các hiệu thuốc thành phố, huyện về cho thành phố, huyện quản lý. Từ 1986 đến 1989: tham gia triễn lãm hội chợ toàn quốc được tặng 12 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 4 bằng khen cho các sản phẩm thuốc và dược liệu. Năm 1991 thực hiện chủ trương của Nhà Nước về chia tách tỉnh Tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công ty mang tên mới là “Công ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An”. Năm 1993 thực hiện chủ trương của Nhà Nước sát nhập các công ty dược phẩm thành phố, huyện với Công ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An. Các đơn vị dược phẩm thành phố, huyện trở thành đơn vị hiệu thuốc trực thuộc công ty. Năm 1998, công ty thành lập Trung tâm thương mại Dược và Mỹ phẩm hoạt động có hiệu quả, được nhiều đối tác trong và ngoài nước quan tâm liên doanh liên kết. Năm 2000 do đặc điểm và điều kiện hoạt động, được UBND tỉnh Nghệ An cho phép đổi tên Công ty dược phẩm- dược liệu Nghệ An thành “Công ty Dược phẩm Nghệ An” Năm 2001, thực hiện chủ trương của Nhà Nước, ngày 31/12/2001 tại quyết định 4726/QĐ-UB-DN của UBND tỉnh Nghệ An quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty Dược phẩm Nghệ An sang “Công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế Nghệ An” 2.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh của Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An 2.1.2.1. Chứcnăng, ngànhnghềkinhdoanh, sản phẩm chủ yếu  Chức năng, ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, kinh doanh Dược, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc, trang thiết bị y tế, vaxcin và sinh phẩm y tế
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 35 - Xuất, nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và trang thiết bị y tế - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật - Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và cho thuê văn phòng.  Sản phẩm chủ yếu Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty: Ciprofloxacin 500mg, Rospicin, Paracetamol, Prednisolon 5mg, Lyzatop, Cotrimoxazol, Vitamin 3B, Hoạt huyết kiện não, Đại tràng hoàn, Vomina 50…. 2.1.2.2.TổchứcbộmáyquảnlýcủacôngtyCổphần Dược– VTYTNghệAn 2.1.2.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Côngty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An là loại hình DN nhỏ và vừa, cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình công ty cổ phần, hợp lý, gọn nhẹ, có đầy đủ các phòng chức năng, phù hợp với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. HÌNH 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC – VTYT NGHỆ AN (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty)
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 36  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của DNA PHARMA. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, quyết định những vấn đề theo qui định của pháp luật và điều lệ DNA PHARMA, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hằng năm và ngân sách tài chính cho cả năm tài chính tiếp theo.  Hội đồng quản trị HĐQT là cơ quan quản lý công ty, bao gồm 07 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát của công ty gồm 03 thành viên, là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động SX, KD, quản trị và điều hành của công ty như việc kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị.  Ban Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT toàn bộ việc tổ chức SXKD và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty.  Các phòng ban trong công ty - Phòng tổ chức – hành chính: trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo công tác tổ chức, cơ cấu nhân sự, thể chế hóa công tác quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống nội quy, quy chế nhằm nâng cao năng lực, tính chuyện nghiệp, hiệu quả trong hoạt động SXKD. - Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện nghiêm túc, trung thực các
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 37 nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính theo quy định của pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty. Thông qua các hoạt động tài chính tham mưu cho HĐQT, Ban TGĐ trong việc quản lý các hoạt động SXKD và các chiến lược đầu tư phát triển của Công ty. - Phòng kinh doanh: tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngăn hạn, trung hạn, dài hạn. Trực tiếp điều tiết các hoạt động kinh doanh hằng ngày, thống kê báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý của Công ty. - Phòng thị trường: nhiệm vụ của phòng thị trường là nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án SXKD, cái tiến, nghiên cứu các sản phẩm mới. - Phòng kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế hoạch sản xuất, cung ứng đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất…. phục vụ cho công tác sản xuất. - Phòng nghiên cứu phát triển: nghiên cứu những sản phẩm mới có nguồn gốc từ dược liệu địa phương, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực tham gia cùng đối tác triển khai các sản phẩm mới. - Phòng đảm bảo chất lượng: đào tạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc duy trì và thường xuyên nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng thích hợp GMP, GLP, GSP… và theo dõi tuổi thọ của thuốc trên thị trường. - Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra trong toàn bộ quá trình SXKD từ khâu kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến khâu nhập kho, thuốc kinh doanh, quá trình bảo quản và đưa thuốc ra thị trường. - Xưởng sản xuất thuốc GMP-WHO: có chức năng sản xuất thuốc, nơi mà các loại hóa, dược liệu được bào chế thành thuốc thành phẩm và sau đó đóng gói bao bì, lưu kho để ra tiêu thụ ngoài thị trường.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 38 2.1.2.3. Tổchức bộ máyquản lýtài chính – kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY (Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế Toán) Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận *Kế toán trưởng (Trưởng phòng TCKT): - Xét duyệt các báo cáo kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của Công ty theo qui định. - Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, luật doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp. *Kế toán giá thành (Phó phòng TCKT): KT tiền lương, tiền mặt, Ngân hàng Kế toán hoàn ứng Kế toán TSCĐ, XDCB Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành (Phó phòng PTCKT) Kế toán Kho Kế toán các chi nhánh Kế toán công nợ phải thu, thuế,XNK Kế toán trưởng (Trưởng phòng TCKT) Kế toán tại 19 chi nhánh
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 39 Phó phòng có thể chia sẻ 1 số công việc của Kế toán trưởng. Đảm nhiệm công việc của kế toán giá thành, lập chứng từ kế toán ban đầu dựa vào chứng từ gốc hợp lệ; kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng từ theo qui định; nhập dữ liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất. *Kế toán công nợ phải thu, thuế, XNK: - Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế GTGT hàng tháng của các đơn vị trực thuộc từ đó lên tờ khai GTGT tổng hợp cho toàn công ty. - Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán mua bán hàng hóa và công nợ với khách hàng *Kế toán TSCĐ, XDCB: Theo dõi và lập chứng từ tăng giảm, hiện hữu của TSCĐ, sửa chữa và chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi được giao. Tính toán khấu hao theo chế độ hiện hành. Phát hiện tình trạng và mức độ hư hỏng (nếu có) đề xuất mua sắm mới và sửa chữa khi cần thiết. *Kế toán hoàn ứng: Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. * Kế toán tiền lương, tiền mặt, ngân hàng: Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá sản phẩm; Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. *Kế toán kho: - Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, thành phẩm, hàng hóa theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng. - Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, thành phầm, hàng hóa phục vụ cho công tác kiểm kê và quyết toán tài chính. *Kế toán các chi nhánh: Theo dõi kho thành phẩm và các đại lý:
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 40 Nhận chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, tập hợp doanh thu thực tế phát sinh. Mở sổ sách theo dõi công nợ đến từng khách hàng, đại lý bán hàng, có trách nhiệm chính trong việc đôn đốc thu hồi công nợ. *Kế toán tổng hợp: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, KQKD. Trực tiếp phụ trách công tác kế toán - hạch toán của Công ty và chịu trách nhiệm đôn đốc các phần hành trong công tác quyết toán hàng quý, năm. 2.1.2.4. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh 2.1.2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình kỹ thuật sản xuất Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có 3 dây chuyền sản xuất - Dây chuyền sản xuất thuốc tân dược (đạt tiêu chuẩn GMP – WHO) + Dây chuyền sản xuất thuốc viên: Công suất đạt được đối với dạng thuốc viên khoảng 80 triệu viên / tháng/ đơn vị sản phẩm, thuốc cốm khoảng 6 triệu túi/ tháng + Dây chuyền sản xuất thuốc nước: Thuốc nước khoảng 150.000 chai/ tháng -Dây chuyền sản xuất thuốc đông dược. - Dây chuyền chiết xuất: được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ và là dây chuyền chiết xuất hiện đại. Đây là nơi tiếp nhận dược liệu từ kho dược liệu để chế biến dược liệu đầu vào đồng thời là nơi cung cấp các bán thành phẩm phục vụ cho các dây chuyền sản xuất tiếp theo
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 41 Qui trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm chủ yếu * Quy trình sản xuất thuốc bột gói HÌNH 2.3: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC BỘT GÓI (Nguồn: Văn phòng PX sản xuất) 2.1.2.4.2. Nguyên vật liệu Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất thuốc tân dược chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn đến từ các nước như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan… Tuy nhiên, Công ty thường không trực tiếp nhập khẩu mà mua lại của các công ty nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Đối với các nguyên liệu chính để sản xuất thuốc đông dược, nguyên liệu chủ yếu là từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên ở Việt Nam. Công ty thực hiện thu mua các NVL này thông qua các đại lý thu mua trong nước, và hiện tại Công ty vẫn chưa có vùng trồng dược liệu như một số DN lớn trong ngành Dược liệu khô Bột dược liệu Bột ướt Dược liệu khô Dịch chiết, cao lỏng Xát hạt Sấy tầng sôi Xây, tán, rây Nấu cao, chiết xuất Nấu cao, chiết xuất Sấy khôâ Tán, rây Bột thuốc đồng đều Đóng gói Xuất bán Trộn đều Trộn tá dược (trơn, thơm, đường màu) Kiểm tra chất lượng
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 42 BẢNG 2.1: DANH SÁCH MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguyên liệu Nhà sản xuất Nhà phân phối Xuất xứ Paracetamol Hebei Jiheng Group Pharmaceutical Co.LTD Hebei Jiheng Group Pharmaceutical Co.LTD China Cloramphenicol Austin Pharma Specialtimes Co. Austin Pharma Specialtimes Co. HongKon g Vitamin B1 (Thiamin mononitrate) Hongzhou sheng Pharmaceutical Co.LTD Công ty CP dược phẩm Kỳ Phương China Ciprofloxacin Shangyu Jingxin Pharmaceutical Co.LTD Zhe Jiang Jingxin Pharmaceutical Import & Export Co.LTD China Lactose DMW Fonterra excipients GMBH Co. Develing Trade BV Hà Lan (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất) 2.1.2.4.3. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty a, Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty  Thị trường trong nước Ngành SXKD dược phẩm hiện đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Mức chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tăng gần gấp đôi, từ mức 20 USD/1 người/năm ở 2009 lên mức gần 40 USD ở năm 2014 làm cho nhu cầu về mặt hàng dược phẩm tăng lên. Bên cạnh đó, ở nước ta, thị trường dược phẩm đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lê Lớp: CQ48/11.02 43 nhập khẩu (mà ưu thế hiện nay hiện đang thuộc về thuốc nhập khẩu) mà còn diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức mà công ty gặp phải.  Thị trường trong tỉnh Hiện nay, ở Nghệ An hệ thống các bệnh viện và cơ sơ y tế, các bệnh viện đông y, viện điều dưỡng, các bệnh viện tư nhân lần ngày càng lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, mạng lưới các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ của tư nhân và của chính công ty cũng có mặt trên khắp địa bàn tỉnh, đồng thời đời sống của người dân dần được nâng lên nên nhu cầu về khám chữa bệnh và tiền thuốc ngày càng tăng cao - đây là một trong những nguồn tiêu thụ dược phẩm chủ yếu hàng năm với số lượng lớn cho công ty  Thị trường nước ngoài: Hiện tại Công ty đang tìm kiếm thị trường để xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Đặc biệt là các nước có đường biên giới, giáp ranh với Nghệ An như Lào – đây là một trong những thị trường đầy tiềm năng do các điều kiện về chăm sóc y tế, thuốc men, trình độ khoa học công nghệ còn kém phát triển và Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận. b, Khả năng cạnh tranh của công ty. Về uy tín và thương hiệu, Công ty Dược – VTYT Nghệ An, với truyền thống 54 năm hình thành và phát triển, là DN đứng đầu tỉnh Nghệ An về sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bênh, giữ vai trò chủ lực trong sản xuất và cung cấp thuốc, thiết bịy tế cho các bệnhviện, trạm xá, các đơn vị điều trị trong toàn tỉnh thông qua đấu thầu cung cấp hàng hóa, bán lẻ thuốc cho nhân dân trên địa bàn. Đồngthời góp phần quan trọngtrong việc bìnhổn giá thuốc trên thị trường Nghệ An. Uy tín và thương hiệu của Công ty đã được khẳng định. Về tiềm lực sản xuất, Dược Nghệ An có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, dây chuyền bán tự động và tự động hóa, sản xuất cho sản phẩm đạt chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, GLP, GSP do cục quản lý dược Việt Nam chứng nhận. Đặc biệt, Dược Nghệ An là doanh nghiệp đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây chính là một trong những lợi thế