SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangi
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, những kiến thức đã thu
thập được qua quá trình học tập, tình hình thực tiễn tại Công ty TNHH xây dựng
Quang Huy và dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Tuyến.
Những số liệu, bảng biểu và kết quả được phản ánh trong luận văn là trung thực và thực
tế phát sinhtại đơnvị mà em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Mai Hoa
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT ........................................................................................................ 3
1.1 Những vấn đề chung về chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản
xuất......................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm và cách phân loại chi phí, giá thành trong doanh nghiệp
sản xuất. ............................................................................................... 3
1.1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. ......................... 3
1.1.1.2 Giá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất. .................. 8
1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm............. 10
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm. ........................................................................................... 12
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ..... 13
1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất..................... 13
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ........................................ 13
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.................................... 14
1.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp tính giá thành sản phẩm......... 16
1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. ....................................... 16
1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ............. 22
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangiii
1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.................................................. 22
1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên................................................................................... 22
1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định
kỳ.................................................................................................... 29
1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp xác định sản phẩm dở
dang. .................................................................................................. 30
1.3.2.1 Khái niệm: ........................................................................... 30
1.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang............................... 30
1.3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm....... 35
1.3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo phương pháp kê khai thường xuyên. .......................................... 35
1.3.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo phương pháp kiểm kê định kỳ. .................................................. 37
1.4 Các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng trong kế toán sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. .................................................................... 38
1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung. ............................................... 38
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. ....................................... 39
1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. ............................................ 40
1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. ........................................... 41
1.5 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế
toán…................................................................................................... 41
1.5.1 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán............. 41
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangiv
1.5.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................... 42
1.5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.................................. 42
1.5.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp.................................................. 43
1.5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. ............................................ 43
1.5.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. ......................................... 44
1.5.2.5. Kế toán giá thành sản phẩm.................................................. 44
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP…............................................................................................... 45
2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một
thành viên nước khoáng thương mại dịch vụ Quảng Ninh........................ 45
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty .lkdlkf........................ 45
2.1.1.1 Khái quát về Công ty: ........................................................... 45
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:............................................ 46
2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh............................................................. 47
2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty........................................... 47
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và
thương mại - dịch vụ Quảng Ninh........................................................ 48
2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. .................................... 48
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình
công nghệ sản xuất........................................................................... 51
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên nước khoáng và thương mại - dịch vụ Quảng Ninh........ 53
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangv
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán............................................ 53
2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của bộ máy kế toán................................ 54
2.1.3.3 Chính sách kế toán của công ty.............................................. 56
2.2.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH
một thành viên nước khoáng và thương mại – dịch vụ Quảng Ninh.......... 57
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH 1 thành viên nước
khoáng và thương mại – dịch vụ Quảng Ninh....................................... 58
2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất. ................................. 58
2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. .............. 59
2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất............................................ 59
2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. .....................................114
2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH một thành viên
nước khoáng và thương mại – dịch vụ.................................................114
2.2.3.1 Đối tượng tính giá thành......................................................114
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG QUẢNG NINH120
3.1. Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh............................................120
3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
công ty nước khoáng Quảng Ninh:...................................................121
3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán...................................................121
3.1.1.2. Về việc áp dụng hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán.
......................................................................................................121
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangvi
3.1.1.3. Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. ..............................................................................122
3.1.2 Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
công ty nước khoáng Quảng Ninh....................................................124
3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Quảng Ninh.................................................126
KẾT LUẬN.............................................................................................133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................134
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình theo cơ chế
mới – cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cùng với quá trình chuyển đổi
đó nhiều loại hình công ty và doanh nghiệp đã xuất hiện. Các công ty và doanh
nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển, phải tìm hướng đi thích hợp.
Mục tiêu đầu tiên đặt ra và cũng là mục tiêu cuối cùng của các công ty và doanh
nghiệp trong nền kinh tế là lợi nhuận. Ngay từ khi bước vào hoạt động cũng như
trong suốt quá trình phát triển của công ty và doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn
đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao càng
tốt”. Để đạt được mục tiêu đó, một mặt doanh nghiệp phảI có chiến lược thị trường
tốt nhằm đẩy mạnh bán ra, mở rộng thị phần, tăng doanh thu. Mặt khác phải hạ
thấp giá thành sản phẩm, một biện pháp ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả kinh tế
lâu dài. Trong doanh nghiệp giá thành là hệ quả tất yếu của quá trình bỏ ra chi phí.
Muốn hạ giá thành sản phẩm phải sử dụng tiết kiệm chi phí và có hiệu quả sao cho
với lượng chi phí bỏ ra rất ít.
Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH
một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh sau đây gọi tắt là
Công ty nước khoáng Quảng Ninh, em đã đi sâu tìm hiểu về đề tài: "Tổ chức công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước khoáng
Quảng Ninh”
Bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
- Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất, tính giáthành sản phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang2
- Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại công ty nước khoáng
Quảng Ninh.
Trong quá trình thực tập nghiên cứu, sưu tầm tài liệu em được sự quan tâm
hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hương Giang, cũng với sự giúp đỡ của toàn
thể cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty nước khoáng Quảng Ninh đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận
được sự góp ý để nâng cao thêm chất lượng của đề tài.
Em xin cảm ơn .
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Những vấn đề chung về chi phí và giáthành trong doanh nghiệpsản xuất.
1.1.1 Khái niệm và cáchphân loại chi phí, giá thànhtrong doanh nghiệpsản xuất.
1.1.1.1 Chi phí sản xuất và phânloạichi phí sản xuất.
Khái niệm:
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ
ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản
xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ
và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các
chi phí tương ứng.Tuy nhiên, không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư
đều là chi phí sản xuất.Chỉ những chi phí nhất định phát sinh trong quá trình doanh
nghiệp tiếnhành sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất.
Vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng,
quý, năm).
Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong
từng loại kế toán khác nhau:
-Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản
phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đặt được một sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hoa phí
về lao động sống, lao động vật hóa…trên cơ sở chứng từ tài liệu chắc chắn.
-Trên góc độ của kế toán quản trị với mục đích là cung cấp thông tin thích hợp
về chi phí, kịp thời cho ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, đối với kế toán quản
trị chi phí được nhận diện là thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh
doanh. Chi phí có thể là phí tổn đã thực tế dã chi ra trong quá trình hoạt động sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang4
xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng
có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích bị mất đi khi lựa
chọn phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Khi đó, trong kế
toán quản trị chi phí lại cần đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa
chọn phương án tối ưu trong từng tính huống đưa ra quết định kinh doanh cụ thể,
mà ít chú ý hơn vào chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán.
Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của
doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào
quá trình sản xuất kinh doanh.
 Phân loại:
CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí.Vì vậy, để phục vụ cho
yêu cầu quản lý CPSX và công tác kế toán tập hợp CPSX cần phải phân loại CPSX
trên các góc độ và tiêu thức thích hợp. Việc phân loại CPSX một cách đúng đắn sẽ
có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hạch toán CPSX,
phát huy được chức năng kiểm tra, giám sát.
Trong doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau tùy
theo yêu cầu về quản lý, điều kiện tập hợp chi phí của doanh nghiệp trong công tác
hạch toán. Có các cách phân loại chủ yếu sau:
a) Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi
phí:
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào
công dụng kinh tế của chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
- Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường: Chi phí hoạt động chính và phụ
bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn
cứ vào chức năng, công dụng của chi phí, các khoản chi phí này được chia thành:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang5
 Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được
sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền và các khoản trực tiếp cho công
nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí
công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
 Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi của các phâm xưởng, đội sản xuất. Chi
phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.
Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho các phân xưởng sản
xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
Chi phí dụng cụ: bao gồm toàn bộ chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân
xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc
các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho
hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng sản xuất.
Chi phí bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ
và quản lý sản xuất ở phân xưởng.
Chi phí ngoài sản xuất bảo gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí khác
b) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất
kinh tế của chi phí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang6
Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính
chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát
đó phát sinh từ đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là
phân lạo chi phí theo yếu tố.
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác doanh nghiệp sử
dụng cho sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích
theo lương của người lao động trong quá trình sản xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ
của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của DN.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phụ
vụ cho hoạt động SXKD của DN như tiền điện, nước, điện thoại,…
- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
c) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản mục
chi phí:
- Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Chi phí vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang7
d) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí
vào các đối tượng kế toán chi phí.
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
- Chi phí trực tiếp: là loại chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán
tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng, …).
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được,
mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp
cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
e) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.
Phân loại theo mối quan hệ với mức đội hoạt động chi phí sản xuất được chia
thành:
- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi/ biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng
số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có
thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động, … Trong doanh nghiệp
sản xuất, chi phí khả biến tồn tại khá phổ biến như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, …
- Chi phí bất biến (chi phí cố định/ định phí): là những chi phí mà tổng số không
thay đổi khi có sự thay đổi về mwccs độ hoạt động của đơn vị như: chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, …
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố xủa biến
phí và định phí. Đặc trưng của chi phí hỗn hợp là trong một giới hạn nhất định của
mức độ hoạt động thì chi phí hỗn hợp thể hiện yếu tố của định phí nhưng khi vượt
quá giới hạn mức độ đó thì nó lại thể hiện yếu tố của biến phí.
f) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang8
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ
sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp
vào sản xuất sản phẩm, …
- Chi phí chung: là các chi phí có liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có
tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, …
Ngoài các cách phân loại trên, CPSX còn được phân loại theo mối quan hệ của
chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, phân loại theo thẩm quyền ra
quyết định và phân loại chi phí trong việc sử dụng để lựa chọn các phương án.
1.1.1.2 Giáthành sản xuất và phân loại giáthành sản xuất.
 Khái niệm:
Muốn quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, doanh nghiệp cần phải biết số chi phí đó chi ra cho từng loại hoạt động,
từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đó chi ra đó cấu thành trong số
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả
năng hạ thấp các loại chi phí này...Giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu giúp các
nhà quản trị doanh nghiệp giải đáp các câu hỏi trên.
Giá thành sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống,
lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối
lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang
tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu
quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh
kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính
đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đó thực hiện, để nhằm mục
đích hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang9
 Phân loại giáthành sản phẩm
a) Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá
thành.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở
chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Việc tính toán
giá thành kế hoạch luôn được tiến hành trước khi thực hiện sản xuất, chế tạo sản
phẩm.Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở để đánh giá phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các
chi phí định mức hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định
mức được tính trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức
là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; là thước đo
chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động tiền vốn trong sản xuất, là
căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giả pháp kinh tế, kỹ thuật mà DN
đã đề ra trong quá trình SXKD.
- Giá thành sản xuất thực tế: là loại giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi
phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành trong
kỳ.
b) Phân loại giáthành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí.
Để tính toán giá thành theo cách phân loại này, người ta sẽ phân chia chi phí
của doanh nghiệp ra thành hai loại: chi phí biến đổi và chi phí cố định, sau đó sẽ xác
định các chi phí này cho số sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Theo tiêu
thức này thì giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang10
- Giá thành sản xuất theo biến phí (giá thành sản xuất bộ phận): là loại giá thành
mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC
(biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là giá thành sản xuất
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành
và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so
với mức hoạt động theo công suất thiết kế.
𝐙 𝐬𝐱𝐡𝐥 = 𝐁𝐩𝐬𝐱 + Đ𝐩 𝐬𝐱 ×
𝐧
𝐍
Trong đó: Zsxhl: Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất.
Bpsx: Biến phí sản xuất trong giá thành sản xuất
Đpsx:Tổng định phí sản xuất.
N là mức hoạt động chuẩn, n là mức hoạt động thực tế.
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao
gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh
nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Giá thành toàn
bộ theo biến phí
=
Giá thành SX
theo biến phí
+
Biến phí
bán hàng
+
Biến phí quản lý
doanh nghiệp
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí ngoài sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Giá thành toàn bộ của
sản phẩm tiêu thụ
=
Giá thành
SX toàn bộ
+ CPBH + CPQLDN
1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm
CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Chúng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm. Giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang11
thành sản phẩm sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và số lượng sản
phẩm hoàn thành trong kỳ báo cáo.Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm phân xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. CPSX
là biểu hiện về mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình
sản xuất.Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Chính vì vậy, chúng giống
nhau về bản chất, vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà
doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm.
Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau sau:
CPSX luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) mà không kể chi
phí đó chi cho bộ phận nào và tính cho sản phẩm gì, đã hoàn thành hay chưa. Còn
giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, lao vụ, công việc, dịch vụ đã
hoàn thành mà không quan tâm chi phí đó được chi ra vào thời kỳ nào. Trong giá
thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả
trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của
kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định một số chi phí không được tính
vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính.
CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành mà còn liên
quan đến sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản
phẩm không liên quan đến SPDD cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan
đến SPDD cuối kỳ trước chuyển sang.
CPSX phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Bản
chất của giá thành là chi phí - chi phí có mục đích, được sắp xếp theo yêu cầu của
nhà quản lý.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện khái
quát thông qua công thức tính giá thành sản phẩm giản đơn sau:
Z = Dđk + C - Dck
Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang12
Z : Tổng giá thành sản phẩm
Dđk, Dck : Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không
thống nhất với nhau là vì CPSX dở dang đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác
nhau.Nhưng khi giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất
không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ.
Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu là cung cấp
thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho,
giá vốn, giá bán, lợi nhuận. Từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định
kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả
cao và việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX, đáp ứng đầy đủ, trung thực và
kịp thời yêu cầu quản lý CPSX của doanh nghiệp.Kế toán doanh nghiệp cần phải
xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm, cần nhận thức đúng đắn vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế
toán có liên quan. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản
xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý
cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí
sản xuất lựa chọn phương pháp tập hợp CPSX theo các phương án phù hợp với điều
kiện của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang13
-Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả
năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định tính giá thành cho phù
hợp.
-Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng nhiệm
vụ của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán
các yếu tố chi phí.
-Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế
toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu thu nhận- xử lý- hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh
nghiệp.
-Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm.
cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà
quản trị doanh nghiệp đưa ra được những quyết định một cách nhanh chóng, phù
hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm.
1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm
khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm khác nhau. Các
nhà quản trị cần được biết các chi phí phát sinh ở đâu, dung cho việc sản xuất sản
phẩm nào…Chính vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì phải được
kế toán tập hợp theo một pham vi giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán
chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí
sản xuất theo các phạm vi giới hạn đó.
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết các nhà quản trị phải
căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang14
xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà đối tượng kế toán cho phí sản xuất trong
các doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
Các chi phí phát sinh sau khi được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán
chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối
tượng đã xác định.
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân
loại các khoản CPSX phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã
xác định. Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi
phí kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí một cách thích hợp. Có hai
phương pháp tập hợp chi phí:
 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan
trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt đã xác định, tức là đối với
các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp
cho đối tượng đó.
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ
thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách
kế toán,… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Như vậy mới đảm
bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp
thời và đầy đủ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang15
 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi
phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán
không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên kế toán phải tiến hành tập hợp chung các chi
phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí.
Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho
từng đối tượng kế toán chi phí.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được tiến hành theo hai bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
H =
C
T
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ chi phí.
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng.
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ
chi phí
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Ci = H * Ti
Trong đó:
Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i (với C=∑Ci)
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối
tượng i (với T=∑Ti)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang16
Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ (còn được gọi là đơn vị công) được lựa
chọn tùy vào tường trường hợp cụ thể, tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về
chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
1.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp tính giá thành sản phẩm.
1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối
tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý
sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng
như tính chất của từng loại sản phẩm. Cụ thể như sau:
-Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm: Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc
thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc. Nếu doanh nghiệp sản xuất
hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp sản
xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
-Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Nếu doanh nghiệp có quy
trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn
thành cuối cùng của quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm
hoặc nửa thành phẩm. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
theo kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh, chi
tiết hoặc phụ tùng.
-Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý
càng cao thì đối tượng tính giá thành càng chi tiết, chính xác và ngược lại.
Xác định đối tượng tính giá thành là xác đinh phạm vi, giới hạn của các chi phí
liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang17
 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí
sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành mà các doanh
nghiệp áp dụng là hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc
chu kỳ sản xuất sản phẩm hay các loại sản phẩm đã hoàn thành.
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí đã
tập hợp được của kế toán để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao
vụ đã hoàn thành theo khoản mục chi phí đã quy định và đúng kỳ tính giá thành
a) Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công
nghệ.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để lựa chọn một trong các phương pháp tính
giá thành sau:
Phương pháp tính giá thành giản đơn:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp kết thúc quy
trình công nghệ sản xuất hoàn thành một loại sản phẩm như quy trình công nghệ sản
xuất điện, nước.
- Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công
nghệ và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang để tính tổng giá thành và gái thành đơn
vị theo công thức sau:
Z = DĐK + CPS - DCK
zđvị =
Z
QHT
Trong đó:
Z : Tổng giá thành sản phẩm.
zđvị : Giá thành đơn vị sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang18
DĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
CPS : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
DCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
QHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những doanh
nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất,đồng thời với việc sản xuất ra
sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
- Nội dung: Trong trường hợp này đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn
bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
Tổng giá thành
Sản phẩm chính
=
Sphẩm dở
dang đkì
+
Cpsx
Trong kì
-
Sp dở
Dang cki
-
Cpsx
Sp phụ
Giá thành đơn vị
sản phẩm chính
=
Tổng giá thành sản phẩm chính
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy
trình công nghệ sản xuất , kết thúc tạo ra nhóm sản phẩm cùng loại với những phẩm
cấp quy cách khác nhau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng phẩm
cấp, quy cách sản phẩm hoàn thành.
- Nội dung:
+ Bước1: Tính giá thành cả nhóm sản phẩm theo khoản mục:
Z nhóm sp hoàn thành=Ddk+C-Dck
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang19
+ Bước 2: Chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính giá thành của từng phân cấp,quy
cách sản phẩm từ Z nhóm sp, tiêu chuẩn phân bổ là Z kế hoạch hoặc giá thành định
mức tính theo sản lượng thực tế.
+ Bước 3: Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành:
Tỷ lệ phân bổ
giá thành
=
Giá thành nhóm sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành định mức(kế hoạch)theo sản lượng thực tế
+ Bước 4: Tính Z,z cho từng nhóm quy cách sản phẩm:
Z = Tỷ lệ phân bổ giá thành x Giá thành định mức(Giá thành kế hoạch)
Giá thành đơn vị =
Giáthành thực tế
Sản lượng thực tế
Phương pháp tính giá thành theo hệ số
- Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một
quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được đồng thời
nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn
thành.
- Nội dung: Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để xác định cho mỗi
loại sản phẩm một hệ số tính giá thành.Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành và
hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra
sản lượng tiêu chuẩn (trong đó lấy loại có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn).
+ Bước 1: Quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu
chuẩn theo công thức: Q = ( Hi * Qi)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang20
+ Bước 2: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Zi =
DĐK + CPS + DCK
* Hi x Qi
Q
zi =
Zi
Qi
Trong đó:
Q: Sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Hi: Hệ số tính giá thành quy ước cho sản phẩm thứ i.
Qi: Sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất của sản phẩm thứ i.
Zi: Tổng giá thành của sản phẩm thứ i.
zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm thứ i.
b) Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp.
Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán
kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành
phẩm bán ra ngoài.
Theo phương pháp này, kế toán giá thành phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã
tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất trước, kết chuyển sang giai đoạn sau một
cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai
đoạn kế tiếp, cứ thế tiếp tục cho đên khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn
vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Do cách kết chuyển
chi phí như vậy nên phương pháp tính giá thành này còn gọi là phương pháp kết
chuyển chi phí tuần tự.
Theo phương pháp này, giá thành ở từng giai đoạn sản xuất được tính theo công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang21
ckiNidkNi DCZDZ  1
Trong đó:
:NiZ Là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i.
:1NiZ Là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước giai đoạn i.
:iC Là chi phí phát sinh trong giai đoạn i
:, ckdk DD Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp trong trường hợp
xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai
đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
- Nội dung: Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản
xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản
mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất ở từng
giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm ta sẽ có được giá thành sản phẩm.
Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song.
- Trình tự tính toán:
 CPSX từng giai đoạn trong thành phẩm:
Trong đó:
CiTP: Là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành
phẩm.
DĐKi, Ci: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai
đoạn công nghệ i.
:iQ Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí (Trường hợp
không có sản phẩm dở đầu kỳ )cidckihtii xmQQQ 
CiTP =
DĐKi + Ci
* QiTP
Qi
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang22
:iTPQ Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn
i.
iTPiTP xHQQ  với :iH Là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i.
 Giá thành sản phẩm:
ZTP=∑ 𝑪𝑖𝒏
𝒊=𝟏 TP
ZTP
zTP =
QTP
1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp để tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là phương pháp kê khai thường
xuyên, và phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Nội dung
Chi phí NVL trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thành
phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản
phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
CPNVL trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và giá thành sản
phẩm của các doanh nghiệp. CPNVL trực tiếp thường được quản lý theo các định
mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng.
Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang23
Chi phí
NVL trực
tiếp thực tế
trong kỳ
=
Trị giá NVL
trực tiếp còn
lại đầu kỳ
+
Trị giá NVL
trực tiếp
xuất dùng
trong kỳ
-
Trị giá
NVL trực
tiếp còn
lại cuối kỳ
-
Trị giá
phế liệu
thu hồi
(nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định căn cứ vào các
yếu tố sau :
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ trong kỳ . Bộ phận giỏ trị nguyên vật liệu
trực tiếp xuất dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên
vật liệu trực tiếp cho các đối tượng . Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật
liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho các chứng từ có liêu quan đến
định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuát chế tạo sản phẩm ( theo
phương pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp lựa chọn)
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận phân xưởng sản
xuất .Đây là giá trị còn lại của bộ phận nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất kho cho
quá trình sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyển cho quá trình
sản xuất kỳ này .
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuôí kỳ ở các bộ phận , phân xưởng
sản xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sử dụng hết hoặc
phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận phân xưởng hoặc địa điểm sản xuất .
+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) đây là giá trị của phế liệu thu hồi được tại các
phân xưởng bộ phân sản xuất trong kỳ , được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu
thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đó sử dụng trong kỳ hạch toán.
Chi phí nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm tại DN chủ yếu là chi phí
trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng.Trường hợp CPNVL
trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang24
tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Khi đó, các
tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch,
khối lượng sản phẩm sản xuất…
 Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng….
 Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí
nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập
hợp chi phí.
- Kết cấu của tài khoản 621:
TK 621
- Trị giá nguyên vật liệu (NVL) thực tế
xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ
trong kỳ.
- Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại
kho.
- Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có).
- Kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng
sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang” để tính giá thành.
- Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức
bình thường không được tính vào trị giá
hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán.
TK 621 không có số dư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang25
Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
 Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ;
gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ
cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ,…), tiền ăn ca, tiền trích BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định
theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó
được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường
hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp
chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ
hợp lý. Các tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: chi phí tiền lương định
mức, giờ công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,…
TK 154
TK 1331
TK 152TK 621TK 152
TK 111,112,141,331
Trị giá NVL xuất dùng trực
tiếp cho sản xuất
Trị giá NVL sử dụng không
hết, phế liệu thu hồi nhập kho
Kết chuyển CPNVLTT để
tính giá thànhTrị giá NVL mua ngoài sử
dụng ngay cho sản xuất
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
TK 632
Kết chuyển CPNVLTT phần
vượt trên mức bình thường
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang26
 Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán
lương, Phiếu tổng hợp lương…
 Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi các
khoản CPNCTT.
- Kết cấu của tài khoản 622 như sau:
TK 622
 - CPNCTT tham gia vào quá trình sản
xuất sản phẩm.
- Kết chuyển CPNCTT thực tế phát sinh sang
bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang” để tính giá thành.
- Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình
thường tính vào giá vốn hàng bán.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang27
 Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
c) Kế toán chi phí sản xuất chung.
 Nội dung:
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất
chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản
xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản
xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn
phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kì sau khi đã tập
hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng kế toán tiền hành phân bổ cho
từng đối tượng.Việc tính toán xác định CPSXC tính vào chi phí chế biến sản phẩm
phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. CPSXC cố định
được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình
thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn
công suất bình thường thì CPSXC cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được
TK 632
TK 154TK 622TK 334
TK 335
Tiền lương và phụ cấp phải
trả cho công nhân sản xuất
Kết chuyển CPNCTT để tính
giá thành
Kết chuyển CPNCTT phần
vượt trên mức bình thường
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của công nhân sản xuất
Các khoản trích theo lương của
công nhân sản xuất tính vào CP
TK 338
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang28
phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không được
phân bổ sẽ ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kỳ. CPSXC biến đổi được phân bổ
hết trong kỳ theo chi phí thực tế.
 Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Hóa đơn, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương,
Bảng phân bổ khấu hoa TSCĐ.....
 Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - chi phí
sản xuất chung, TK 627 được mở 6 TK cấp 2:
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác
- Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 627
- Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong
kỳ.
- Các khoản ghi giảm CPSXC (nếu có).
- Kết chuyển CPSXC thực tế phát sinh
sang bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang” để tính giá thành.
- Kết chuyển CPSXC vượt trên mức bình
thường tính vào giá vốn hàng bán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang29
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho không
theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn mà chỉ theo
dõi giá trị tồn kho cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất kho trong kỳ theo công
thức:
TK 627TK 334, 338
TK 152
TK 153 (142, 242)
TK 214
TK 111, 112, 141, 331
TK 111, 112, 152…
TK 154
TK 632
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu
Chi phí CCDC
Chi phí khấu hao TSCĐ
CP dịch vụ mua ngoài,
chi bằng tiền khác
Các khoản thu hồi ghi
giảm CPSXC
Kết chuyển CPSXC
CPSXC dưới mức công
suất bình thường không
được phân bổ vào giá thành
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang30
Theo phương pháp này, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống
như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các tài khoản:
- TK 621 - Chi phí NVLTT
- TK 622 - Chi phí NCTT
- TK 627 - Chi phí sản xuất chung
1.3.2 Đánh giásản phẩm dở dang và phương pháp xác định sản phẩm dở dang.
1.3.2.1 Khái niệm:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trong quá trình sản
xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở
thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản
phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của mỗi
doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công
nghệ, phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có thể áp
dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
+ Đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc CPNVLTT.
+ Đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương đương.
1.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
a) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
=
Giá trị vật
liệu tồn
kho đầu kỳ
+
Giá trị vật
liệu tăng
thêm trong
kỳ
-
Giá trị
vật liệu
tồnkho
cuối kỳ
Giá trị vật
liệu xuất
dùng trong
kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang31
 Điều kiện áp dụng
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc
trị giá nửa thành phẩm bước trước chuyển sang)chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất(>=75%)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(chi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp)bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ
- Khối lượng dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ
 .Nội dung của phương pháp:
- Chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên
vật liệu chính trực tiếp) còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm
hoàn thành trong kỳ.
- Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu
chế bíên liên tục thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của giai đoạn công nghệ
sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:
Theo phương pháp bình quân:
- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn:
Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:
Dck =
Dđk + Cv
* QDck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dđk Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Cv: Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính trực
tiếp) phát sinh trong kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang32
Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
QDck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục,sản phẩm phải
qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì chi phí sản xuất dở dang từ giai
đoạn 2 trở đi
Dđk + ZNi-1 chuyển sang
Dck = * Qdcki
Qhti + Qdcki
Trong đó: ZNi-1:giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
Theo phương pháp nhập trước, xuất trước:
- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn
Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:
Dck =
Cv
* QDck
Qbht + Qdck
Trong đó :
Qbh:Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.
)( ddkhtbht QQQ  .
- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục,sản phẩm phải
qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì chi phí sản xuất dở dang từ giai đoạn
2 trở đi
ZNi-1 chuyển sang
Dck = * Qdcki
Qbhti + Qdck
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang33
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản
phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
được nhanh chóng.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến
khác.
b)Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương
đương.
 Điều kiện áp dụng.
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang
lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm
dở dang.
 Nội dung của phương pháp:
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản
phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp
khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để quy đổi khối lượng
sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc
điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình
sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước
trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%.
Theo phương pháp bình quân giaquyền:
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck =
Dđk + C
X (Qdck x mc)
Qht + Qdck x mc
Thep phương pháp này khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang34
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Qht
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ : Qdck x mc
Trong đó:
Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
mc: Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Dđk Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
C: Chi phi phát sinh trong kỳ.
QDck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht –
Qdđk)
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck =
C
X (Qdck x mc)
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương
pháp trên.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn
thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang35
1.3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
 Nội dung:
Cuối kỳ kế toán, sau khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621, 622,
627, kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn
bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá
sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao
vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ.
 Chứng từ sử dụng:
Bẳng tổng hợp chi phí sản xuất, Bẳng ohaan bổ chi phí sản xuất, Bảng tính giá
thành sản phẩm.
 Tài khoản kế toán sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Kết cấu của tài khoản 154 như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang36
TK 154
Dư đầu kỳ: Chi phí thực tế của sản phẩm,
lao vụ còn dở dang, chưa hoàn thành kỳ
trước chuyển sang.
- Tập hợp các CPSX phát sinh trong kỳ
(CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC).
- Các khoản ghi giảm CPSX trong kỳ (phế
liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài
định mức).
- Giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành.
Dư cuối kỳ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao
vụ còn dở dang, chưa hoàn thành trong kỳ
 Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp
kê khai thường xuyên
Tiêu thụ
ngay
x x x
TK 154
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển CPNCTT
Các khoản ghi giảm chi
phí sản xuất
Giá thành
thực tế của
Kết chuyển CP SXC
TK 155
Nhập kho
Gửi bán
x x x
TK 621
TK 622
TK 627
TK 111,152
TK 157
TK 632
sản phẩm
hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang37
1.3.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp kiểm kê định kỳ.
 Tài khoản kế toán sử dụng
-Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631-“Giá thành
sản xuất”. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
- Nội dung kết cấu của tài khoản 631 như sau:
TK 631
- Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu
kỳ.
- Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
liên quan đến chế tạo sản phẩm hay thực
hiện lao vụ, dịch vụ.
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ. dịch vụ
hoàn thành.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ
 Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
Tính vào giá vốn
TK 631
Kết chuyển giá trị SPDD đầu
kỳ
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển giá trị SPDD cuối
kỳ
GTSP hỏng
Kết chuyển CPNCTT
TK 611
Phế liệu thu hồi
Bắt bồi thường vật chất
TK 154
TK 621
TK 622
TK 154
TK 138,111,112
TK 632
không
sửa chữađược
Kết chuyển CPSXC
TK 627
Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập
kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang38
1.4 Các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng trong kế toán sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
Hình thức kế toán là hệ thống kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp
số liệutừ chứngtừ gốc theo một trìnhtự và phương pháp ghi chépnhất định.
Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình, các doanh
nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức sổ kế toán sau:
1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung.
 Đặc trưng cơ bản:
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái
theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký
chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
 Trình tự ghi sổ kế toán
 Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc
biệt( thu,chi tiền)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết ( sổ chi
tiết TK621,622,627,154,155..)
SỔ CÁI
TK621,622,627,154,155
Bảng tổng hợp chi tiết(
Sổ chi phí sản xuất, thẻ
tính giá thành
Bảng cân đối
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang39
1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.
 Đặc trưng cơ bản:
Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các
tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối
ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài
khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký
chứng từ, bảng kê, Sổ Cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết.
 Trình tự ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ
Bảng kê số
3,4,8,9
NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ SỐ 7,8
Sổ, thẻ kế toán chi tiết( sổ chi
tiết TK,621,622,627,154,155)
Bảng tổng hợp chi tiết(sổ chi
phí sản xuất, thẻ tính giá thành)
Sổ cái TK621,
622,627,154,155
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang40
1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
 Đặc trưng cơ bản:
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ
kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ
ghi sổ; Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
 Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ tiền
mặt, tiền gửi
NH
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại (Bảng tổng
hợp nhập xuất NVL)
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết (sổ chi tiết
TK621,622,627,15
4,155,152,211..)
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
TK621,622,627,154,155
Bảng tổng hợp chi
tiết ( Bảng phân bổ
chi phí sản xuất, thẻ
tính giá thành)
Bảng cân
đối phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang41
1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
 Đặc trưng cơ bản
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự
thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ
kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký –
Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký –
Sổ Cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
 Trình tự ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
1.5 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.
1.5.1 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ tiền mặt,
tiền gửi NH
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại(Bảng tổng
hợp nhập xuất NVL)
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết(sổ chi tiết TK621,
622,627,154,155..)
Bảng tổng hợp chi
tiết (sổ chi phí sản
xuất, thẻ tính giá
thành
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang42
- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên
quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí
phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất, kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng
đối tượng tập hợp CPSX và nhập dữ liệusản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.
- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên
cơ sở hướng dẫn có sẵn.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo
cáo cần thiết.
1.5.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Xử lý nghiệp vụ :
+ Phân loại chứng từ gốc: là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng
từ có đặc điểm giống nhau: Phiếu xuất, Phiếu nhập, Biên bản giao nhận, Giấy xin
tạm ứng...Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố
khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý.
Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu
vào các ô (thường sáng trên màn hình) cần thiết ngầm định sẵn.
+ Định khoản: là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được
sử dụng phải được ở vị trí nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản
tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản.
+ Xử lý trùng lặp: các nghiệp vụ trùng lặp không xuất hiện ở kế toán CPNVL
trực tiếp.
+ Phương pháp mã số: một mã số được xem như là biểu diễn theo quy ước,
thông thường ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang43
+ Công tác mã hoá: được xem như là công tác xác lập một tập hợp những hàm
thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ
với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn.
- Nhập dữ liệu:
+ Thông thường, đối với kế toán CPNVL trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố
định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các
phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục.
+ Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập
liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, người sử dụng thực hiện thao tác quy
trình nhập liệu mới. Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo
quy trình sửa/ xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu.
- Xử lý dữ liệu: công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa
hay xoá dữ liệu đã nhập.
- Xem/ in sổ sách báo cáo:
Người sử dụng nên hiểuđược mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy
trìnhxử lý, luân chuyểnsổ và số liệucủaphần mềm doanh nghiệp đang áp dụng.
1.5.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp.
- Xử lý nghiệp vụ: tương tự như đã trình bày ở kế toán CPNVL trực tiếp.
- Nhập dữ liệu: sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một số mục
như: ngày, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán.
- Xử lý và in sổ sách, báo cáo.
1.5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
- Xử lý nghiệp vụ: tương tự như đã trình bày ở kế toán CPNVL trực tiếp.
- Nhập dữ liệu:
+ Tiến hành các bước tương tự như kế toán CPNVL trực tiếp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang44
+ Quá trình nhập dữ liệu:
CPSXC liên quan đến các phần hành kế toán khác, do đó máy sẽ tự động tập
hợp các phần khác như: các chứng từ về tiền mặt, xuất vật tư.
Riêng đối với khấu hao TSCĐ thì cần xác định được phương pháp tính và
tính khấu hao.
Mặt khác, CPSXC liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu
chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chi phí nào. Do vậy, phải xây dựng và cài đặt
tiêu thức vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh.
- Xử lý nghiệp vụ, xem in báo cáo.
1.5.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ.
Các phần mềm có thể tập hợp theo cả 4 khoản mục chi phí trên các TK để kết
chuyển cuối kỳ để tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ sang TK 154.
1.5.2.5. Kế toán giá thành sản phẩm.
Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn
thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản
phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình.
Quá trình thực hiện tính giá thành:
- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước)
- Tập hợp chi phí: máy tự động tập hợp.
- Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ.
- Tổng hợp số liệu.
- In báo cáo.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang45
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP.
2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành
viên nước khoáng thương mại dịch vụ Quảng Ninh.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triểncông ty .lkdlkf
2.1.1.1 Khái quát về Công ty:
- Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng
và thương mại dịch vụ Quảng Ninh.
- Tên tiếng Anh viết tắt: MIWATERASECO
- Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước khoáng và
Thương mại dịch vụ Quảng Ninh.
- Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước
- Địa chỉ,Trụ sở chính: Đường Hải Quân–Phường Bãi Cháy–T.P Hạ Long
Quảng Ninh.
- Website: www.nuockhoangquangninh.com.vn
- Điện thoại: 0333.847 038- Fax: 0333.847 311
- Mã số thuế: 5700379618
- Tài khoản:05101010001289 Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Bãi Cháy –
Quảng Ninh
- Logo của công ty:
- Hình thức pháp lí của Công ty:
Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh quản lí, có
tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng,
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang46
độc lập về tài sản, có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm tài
chính đối với các khoản nợ vay trong phạm vi vốn điều lệ. Tự chịu trách nhiệm về
kết quả sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính.
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp nước khoáng Quảng ninh được thành lập
ngày 17/7/1987 (381/QĐ - UB). Năm 1996 khi thành lập Công ty Duyên Hải Quảng
ninh, xí nghiệp trở thành đơn vị thành viên của Công ty Duyên Hải .Năm 2002 xí
nghiệp được tách ra và đổi tên thành Công ty nước khoáng Quảng Ninh (QĐ
463/QĐ - UB ngày 28/2/2002).Năm 2004 Công ty nước khoáng Quảng Ninh được
chuyển đổi thành Công ty TNHH nước khoáng Quảng Ninh (QĐ 2492/QĐ - UB
ngày 26/7/2004). Trải qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ công ty đều đạt được những
bước phát triển ngày một lớn mạnh:
+ Từ năm 1990 đến năm 1991: Giai đoạn xây dựng cơ bản về cơ sở vật chất,
sản xuất thử nghiệm sản phẩm, xâm nhập thị trường do vậy số lượng và doanh thu
không đáng kể.
+ Từ năm 1992 đến năm 1993: Giai đoạn củng cố, rút kinh nghiệm về hoạt
động sản xuất kinh doanh. Quyết định mục tiêu chiến lược và đầu tư sản xuất mở
rộng cho những năm sau.
+ Từ năm 1994 đến năm 1996: Giai đoạn quyết định đầu tư chiều sâu trên lĩnh
vực cải tiến máy móc, thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất đào tạo đội ngũ công
nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý.
+ Từ năm 1997 đến năm 1999: Giai đoạn tiếp tục đầu tư sản xuất, thực hiện đa
dạng hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại, chế tác sản phẩm cao cấp phù
hợp với thị hiếu khách hàng. Phấn đấu về sản lượng, doanh thu kinh doanh trên cơ
sở nội lực của bản thân trong việc sử dụng và tích luỹ vốn qua các năm trước cộng
với vay vốn đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang47
+ Từ năm 2000 đến nay: Tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư các dây chuyền
công nghệ mới nên sản lượng và doanh thu ngày càng tăng, từ lúc chỉ sản xuất được
hơn 1.000.000 chai đến 19.000.000chai/năm, duy trì sự ổn định tăng trưởng qua
từng năm, thu nhập của người lao động ngày càng cao. Từ một doanh nghiệp nhỏ
đến nay Công ty đã là doanh nghiệp cỡ vừa.
2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh.
- Khoáng sản: Khai thác, sản xuất và kinh doanh các loại nước khoáng thiên
nhiên, nước giải khát, nước sinh hoạt, kinh doanh xăng dầu, vật tư phụ tùng máy
móc thiết bị mỏ.
- Xây dựng: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, bảo vệ mô
trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Du lịch: Kinh doanh thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp, kinh doanh
xăng dầu
2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Chức năng: Sản xuất nước giải khát, nước sinh hoạt, kinh doanh xăng dầu và
phụ tùng ôtô máy mỏ, kinh doanh thương mại du lịch….
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của đối với ngân sách nhà nước, nghĩa vụ đối với
Tỉnh uỷ, các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
+ Xây dựng bộ máy quản lý, cơ cấu sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh
theo đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng và tổ chức
kế hoạch đầu tư phát triển SXKD phù hợp với mục tiêu và phương hướng của Công
ty. Thực hiện các nghĩa vụ của người lao động theo quy định của luật lao động.
Tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang48
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại
- dịch vụ Quảng Ninh.
2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
- Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo 2 cấp đó là: Cấp Công ty và cấp Phân
xưởng.
Cấp công ty:
Hình03 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty nước khoáng và thương mại
- Dịch vụ Quảng ninh.
(Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Công ty)
Qua sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cho thấy Công ty tổ chức quản
lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến
chức năng sẽ khắc phục được những nhược điểm thông tin, quyết định trực tiếp từ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG
TC-HC
PHÒNGKẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
PX
QUANG
HANH
PX SUỐI
MƠ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1Vũ Ngọc Tú
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánHoài Molly
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 

What's hot (20)

Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tưĐề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty giày da, HAY, 9đ
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...Thảo Nguyễn
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh SinhĐề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAYĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
 
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điệnĐề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút SơnĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG SƠN -...
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điệnĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú LâmĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa Phú Lâm
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chínhLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
 
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thôngChi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
 
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty nước khoáng Quảng Ninh - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangi LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, những kiến thức đã thu thập được qua quá trình học tập, tình hình thực tiễn tại Công ty TNHH xây dựng Quang Huy và dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Tuyến. Những số liệu, bảng biểu và kết quả được phản ánh trong luận văn là trung thực và thực tế phát sinhtại đơnvị mà em thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Mai Hoa
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ........................................................................................................ 3 1.1 Những vấn đề chung về chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất......................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm và cách phân loại chi phí, giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. ............................................................................................... 3 1.1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. ......................... 3 1.1.1.2 Giá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất. .................. 8 1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm............. 10 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ........................................................................................... 12 1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ..... 13 1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất..................... 13 1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ........................................ 13 1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.................................... 14 1.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp tính giá thành sản phẩm......... 16 1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. ....................................... 16 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ............. 22
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangiii 1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.................................................. 22 1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên................................................................................... 22 1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.................................................................................................... 29 1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp xác định sản phẩm dở dang. .................................................................................................. 30 1.3.2.1 Khái niệm: ........................................................................... 30 1.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang............................... 30 1.3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm....... 35 1.3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. .......................................... 35 1.3.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. .................................................. 37 1.4 Các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng trong kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .................................................................... 38 1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung. ............................................... 38 1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. ....................................... 39 1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. ............................................ 40 1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. ........................................... 41 1.5 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán…................................................................................................... 41 1.5.1 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán............. 41
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangiv 1.5.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................... 42 1.5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.................................. 42 1.5.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp.................................................. 43 1.5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. ............................................ 43 1.5.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. ......................................... 44 1.5.2.5. Kế toán giá thành sản phẩm.................................................. 44 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP…............................................................................................... 45 2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành viên nước khoáng thương mại dịch vụ Quảng Ninh........................ 45 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty .lkdlkf........................ 45 2.1.1.1 Khái quát về Công ty: ........................................................... 45 2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:............................................ 46 2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh............................................................. 47 2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty........................................... 47 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại - dịch vụ Quảng Ninh........................................................ 48 2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. .................................... 48 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất........................................................................... 51 2.1.3 Tổ chức công tác kế toán của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại - dịch vụ Quảng Ninh........ 53
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangv 2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán............................................ 53 2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của bộ máy kế toán................................ 54 2.1.3.3 Chính sách kế toán của công ty.............................................. 56 2.2.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH một thành viên nước khoáng và thương mại – dịch vụ Quảng Ninh.......... 57 2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH 1 thành viên nước khoáng và thương mại – dịch vụ Quảng Ninh....................................... 58 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất. ................................. 58 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. .............. 59 2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất............................................ 59 2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. .....................................114 2.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH một thành viên nước khoáng và thương mại – dịch vụ.................................................114 2.2.3.1 Đối tượng tính giá thành......................................................114 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG QUẢNG NINH120 3.1. Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh............................................120 3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nước khoáng Quảng Ninh:...................................................121 3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán...................................................121 3.1.1.2. Về việc áp dụng hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán. ......................................................................................................121
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giangvi 3.1.1.3. Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ..............................................................................122 3.1.2 Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nước khoáng Quảng Ninh....................................................124 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quảng Ninh.................................................126 KẾT LUẬN.............................................................................................133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................134
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình theo cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cùng với quá trình chuyển đổi đó nhiều loại hình công ty và doanh nghiệp đã xuất hiện. Các công ty và doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển, phải tìm hướng đi thích hợp. Mục tiêu đầu tiên đặt ra và cũng là mục tiêu cuối cùng của các công ty và doanh nghiệp trong nền kinh tế là lợi nhuận. Ngay từ khi bước vào hoạt động cũng như trong suốt quá trình phát triển của công ty và doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao càng tốt”. Để đạt được mục tiêu đó, một mặt doanh nghiệp phảI có chiến lược thị trường tốt nhằm đẩy mạnh bán ra, mở rộng thị phần, tăng doanh thu. Mặt khác phải hạ thấp giá thành sản phẩm, một biện pháp ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong doanh nghiệp giá thành là hệ quả tất yếu của quá trình bỏ ra chi phí. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải sử dụng tiết kiệm chi phí và có hiệu quả sao cho với lượng chi phí bỏ ra rất ít. Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh sau đây gọi tắt là Công ty nước khoáng Quảng Ninh, em đã đi sâu tìm hiểu về đề tài: "Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh” Bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương: - Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giáthành sản phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang2 - Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại công ty nước khoáng Quảng Ninh. Trong quá trình thực tập nghiên cứu, sưu tầm tài liệu em được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hương Giang, cũng với sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty nước khoáng Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý để nâng cao thêm chất lượng của đề tài. Em xin cảm ơn .
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Những vấn đề chung về chi phí và giáthành trong doanh nghiệpsản xuất. 1.1.1 Khái niệm và cáchphân loại chi phí, giá thànhtrong doanh nghiệpsản xuất. 1.1.1.1 Chi phí sản xuất và phânloạichi phí sản xuất. Khái niệm: Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phí tương ứng.Tuy nhiên, không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư đều là chi phí sản xuất.Chỉ những chi phí nhất định phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiếnhành sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất. Vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau: -Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đặt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hoa phí về lao động sống, lao động vật hóa…trên cơ sở chứng từ tài liệu chắc chắn. -Trên góc độ của kế toán quản trị với mục đích là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí được nhận diện là thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Chi phí có thể là phí tổn đã thực tế dã chi ra trong quá trình hoạt động sản
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang4 xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Khi đó, trong kế toán quản trị chi phí lại cần đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tính huống đưa ra quết định kinh doanh cụ thể, mà ít chú ý hơn vào chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán. Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.  Phân loại: CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí.Vì vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX và công tác kế toán tập hợp CPSX cần phải phân loại CPSX trên các góc độ và tiêu thức thích hợp. Việc phân loại CPSX một cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hạch toán CPSX, phát huy được chức năng kiểm tra, giám sát. Trong doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau tùy theo yêu cầu về quản lý, điều kiện tập hợp chi phí của doanh nghiệp trong công tác hạch toán. Có các cách phân loại chủ yếu sau: a) Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí: Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: - Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường: Chi phí hoạt động chính và phụ bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chức năng, công dụng của chi phí, các khoản chi phí này được chia thành: + Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm:
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang5  Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.  Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền và các khoản trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.  Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi của các phâm xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho các phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất. Chi phí dụng cụ: bao gồm toàn bộ chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng sản xuất. Chi phí bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng. Chi phí ngoài sản xuất bảo gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí khác b) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang6 Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát đó phát sinh từ đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân lạo chi phí theo yếu tố. - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động trong quá trình sản xuất. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của DN. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phụ vụ cho hoạt động SXKD của DN như tiền điện, nước, điện thoại,… - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên. c) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản mục chi phí: - Chi phí sản xuất kinh doanh: + Chi phí vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. - Chi phí ngoài sản xuất gồm: + Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang7 d) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại: - Chi phí trực tiếp: là loại chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng, …). - Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. e) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Phân loại theo mối quan hệ với mức đội hoạt động chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí khả biến (chi phí biến đổi/ biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động, … Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí khả biến tồn tại khá phổ biến như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, … - Chi phí bất biến (chi phí cố định/ định phí): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mwccs độ hoạt động của đơn vị như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, … - Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố xủa biến phí và định phí. Đặc trưng của chi phí hỗn hợp là trong một giới hạn nhất định của mức độ hoạt động thì chi phí hỗn hợp thể hiện yếu tố của định phí nhưng khi vượt quá giới hạn mức độ đó thì nó lại thể hiện yếu tố của biến phí. f) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang8 Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, … - Chi phí chung: là các chi phí có liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, … Ngoài các cách phân loại trên, CPSX còn được phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, phân loại theo thẩm quyền ra quyết định và phân loại chi phí trong việc sử dụng để lựa chọn các phương án. 1.1.1.2 Giáthành sản xuất và phân loại giáthành sản xuất.  Khái niệm: Muốn quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải biết số chi phí đó chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đó chi ra đó cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi phí này...Giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp giải đáp các câu hỏi trên. Giá thành sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đó thực hiện, để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang9  Phân loại giáthành sản phẩm a) Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch luôn được tiến hành trước khi thực hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm.Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở để đánh giá phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí định mức hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được tính trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động tiền vốn trong sản xuất, là căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giả pháp kinh tế, kỹ thuật mà DN đã đề ra trong quá trình SXKD. - Giá thành sản xuất thực tế: là loại giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh và khối lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành trong kỳ. b) Phân loại giáthành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí. Để tính toán giá thành theo cách phân loại này, người ta sẽ phân chia chi phí của doanh nghiệp ra thành hai loại: chi phí biến đổi và chi phí cố định, sau đó sẽ xác định các chi phí này cho số sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Theo tiêu thức này thì giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau: - Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang10 - Giá thành sản xuất theo biến phí (giá thành sản xuất bộ phận): là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là giá thành sản xuất trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế. 𝐙 𝐬𝐱𝐡𝐥 = 𝐁𝐩𝐬𝐱 + Đ𝐩 𝐬𝐱 × 𝐧 𝐍 Trong đó: Zsxhl: Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất. Bpsx: Biến phí sản xuất trong giá thành sản xuất Đpsx:Tổng định phí sản xuất. N là mức hoạt động chuẩn, n là mức hoạt động thực tế. - Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ theo biến phí = Giá thành SX theo biến phí + Biến phí bán hàng + Biến phí quản lý doanh nghiệp - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành SX toàn bộ + CPBH + CPQLDN 1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm. Giá
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang11 thành sản phẩm sản xuất được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ báo cáo.Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm phân xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. CPSX là biểu hiện về mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất.Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Chính vì vậy, chúng giống nhau về bản chất, vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau sau: CPSX luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) mà không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và tính cho sản phẩm gì, đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, lao vụ, công việc, dịch vụ đã hoàn thành mà không quan tâm chi phí đó được chi ra vào thời kỳ nào. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính. CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến SPDD cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến SPDD cuối kỳ trước chuyển sang. CPSX phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Bản chất của giá thành là chi phí - chi phí có mục đích, được sắp xếp theo yêu cầu của nhà quản lý. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện khái quát thông qua công thức tính giá thành sản phẩm giản đơn sau: Z = Dđk + C - Dck Trong đó:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang12 Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk, Dck : Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường không thống nhất với nhau là vì CPSX dở dang đầu, cuối kỳ trong một kỳ thường khác nhau.Nhưng khi giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu là cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận. Từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao và việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí. 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý CPSX của doanh nghiệp.Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, cần nhận thức đúng đắn vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: -Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất lựa chọn phương pháp tập hợp CPSX theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang13 -Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định tính giá thành cho phù hợp. -Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. -Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận- xử lý- hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. -Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm. cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được những quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm. 1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm khác nhau. Các nhà quản trị cần được biết các chi phí phát sinh ở đâu, dung cho việc sản xuất sản phẩm nào…Chính vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì phải được kế toán tập hợp theo một pham vi giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi giới hạn đó. Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang14 xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà đối tượng kế toán cho phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh sau khi được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định. 1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản CPSX phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí một cách thích hợp. Có hai phương pháp tập hợp chi phí:  Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán,… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang15  Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Theo phương pháp này, trước tiên kế toán phải tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: H = C T Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí. C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng. T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: Ci = H * Ti Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i (với C=∑Ci) Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i (với T=∑Ti)
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang16 Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ (còn được gọi là đơn vị công) được lựa chọn tùy vào tường trường hợp cụ thể, tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. 1.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp tính giá thành sản phẩm. 1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm. Cụ thể như sau: -Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm: Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc. Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. -Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc nửa thành phẩm. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh, chi tiết hoặc phụ tùng. -Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý càng cao thì đối tượng tính giá thành càng chi tiết, chính xác và ngược lại. Xác định đối tượng tính giá thành là xác đinh phạm vi, giới hạn của các chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang17  Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng là hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hay các loại sản phẩm đã hoàn thành. 1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí đã tập hợp được của kế toán để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành theo khoản mục chi phí đã quy định và đúng kỳ tính giá thành a) Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp kết thúc quy trình công nghệ sản xuất hoàn thành một loại sản phẩm như quy trình công nghệ sản xuất điện, nước. - Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công nghệ và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang để tính tổng giá thành và gái thành đơn vị theo công thức sau: Z = DĐK + CPS - DCK zđvị = Z QHT Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm. zđvị : Giá thành đơn vị sản phẩm.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang18 DĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. CPS : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. DCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. QHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất,đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. - Nội dung: Trong trường hợp này đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Tổng giá thành Sản phẩm chính = Sphẩm dở dang đkì + Cpsx Trong kì - Sp dở Dang cki - Cpsx Sp phụ Giá thành đơn vị sản phẩm chính = Tổng giá thành sản phẩm chính Khối lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất , kết thúc tạo ra nhóm sản phẩm cùng loại với những phẩm cấp quy cách khác nhau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng phẩm cấp, quy cách sản phẩm hoàn thành. - Nội dung: + Bước1: Tính giá thành cả nhóm sản phẩm theo khoản mục: Z nhóm sp hoàn thành=Ddk+C-Dck
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang19 + Bước 2: Chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính giá thành của từng phân cấp,quy cách sản phẩm từ Z nhóm sp, tiêu chuẩn phân bổ là Z kế hoạch hoặc giá thành định mức tính theo sản lượng thực tế. + Bước 3: Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành: Tỷ lệ phân bổ giá thành = Giá thành nhóm sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành định mức(kế hoạch)theo sản lượng thực tế + Bước 4: Tính Z,z cho từng nhóm quy cách sản phẩm: Z = Tỷ lệ phân bổ giá thành x Giá thành định mức(Giá thành kế hoạch) Giá thành đơn vị = Giáthành thực tế Sản lượng thực tế Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. - Nội dung: Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành.Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (trong đó lấy loại có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn). + Bước 1: Quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức: Q = ( Hi * Qi)
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang20 + Bước 2: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Zi = DĐK + CPS + DCK * Hi x Qi Q zi = Zi Qi Trong đó: Q: Sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Hi: Hệ số tính giá thành quy ước cho sản phẩm thứ i. Qi: Sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất của sản phẩm thứ i. Zi: Tổng giá thành của sản phẩm thứ i. zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm thứ i. b) Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Theo phương pháp này, kế toán giá thành phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất trước, kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn kế tiếp, cứ thế tiếp tục cho đên khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Do cách kết chuyển chi phí như vậy nên phương pháp tính giá thành này còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự. Theo phương pháp này, giá thành ở từng giai đoạn sản xuất được tính theo công thức:
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang21 ckiNidkNi DCZDZ  1 Trong đó: :NiZ Là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i. :1NiZ Là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước giai đoạn i. :iC Là chi phí phát sinh trong giai đoạn i :, ckdk DD Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. - Nội dung: Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất ở từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm ta sẽ có được giá thành sản phẩm. Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song. - Trình tự tính toán:  CPSX từng giai đoạn trong thành phẩm: Trong đó: CiTP: Là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm. DĐKi, Ci: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i. :iQ Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí (Trường hợp không có sản phẩm dở đầu kỳ )cidckihtii xmQQQ  CiTP = DĐKi + Ci * QiTP Qi
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang22 :iTPQ Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i. iTPiTP xHQQ  với :iH Là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i.  Giá thành sản phẩm: ZTP=∑ 𝑪𝑖𝒏 𝒊=𝟏 TP ZTP zTP = QTP 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm. Hiện nay các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là phương pháp kê khai thường xuyên, và phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Nội dung Chi phí NVL trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. CPNVL trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. CPNVL trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang23 Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ = Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ + Trị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định căn cứ vào các yếu tố sau : + Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ trong kỳ . Bộ phận giỏ trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng . Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho các chứng từ có liêu quan đến định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuát chế tạo sản phẩm ( theo phương pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp lựa chọn) + Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận phân xưởng sản xuất .Đây là giá trị còn lại của bộ phận nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyển cho quá trình sản xuất kỳ này . + Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuôí kỳ ở các bộ phận , phân xưởng sản xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sử dụng hết hoặc phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận phân xưởng hoặc địa điểm sản xuất . + Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) đây là giá trị của phế liệu thu hồi được tại các phân xưởng bộ phân sản xuất trong kỳ , được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đó sử dụng trong kỳ hạch toán. Chi phí nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm tại DN chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng.Trường hợp CPNVL trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang24 tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Khi đó, các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất…  Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng….  Tài khoản kế toán sử dụng Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - Kết cấu của tài khoản 621: TK 621 - Trị giá nguyên vật liệu (NVL) thực tế xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho. - Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có). - Kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành. - Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán. TK 621 không có số dư.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang25 Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.  Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ; gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ,…), tiền ăn ca, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,… TK 154 TK 1331 TK 152TK 621TK 152 TK 111,112,141,331 Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất Trị giá NVL sử dụng không hết, phế liệu thu hồi nhập kho Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thànhTrị giá NVL mua ngoài sử dụng ngay cho sản xuất Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ TK 632 Kết chuyển CPNVLTT phần vượt trên mức bình thường
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang26  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán lương, Phiếu tổng hợp lương…  Tài khoản sử dụng: - Kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi các khoản CPNCTT. - Kết cấu của tài khoản 622 như sau: TK 622  - CPNCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. - Kết chuyển CPNCTT thực tế phát sinh sang bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành. - Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang27  Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp c) Kế toán chi phí sản xuất chung.  Nội dung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kì sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng kế toán tiền hành phân bổ cho từng đối tượng.Việc tính toán xác định CPSXC tính vào chi phí chế biến sản phẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được TK 632 TK 154TK 622TK 334 TK 335 Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành Kết chuyển CPNCTT phần vượt trên mức bình thường Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất tính vào CP TK 338
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang28 phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ sẽ ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kỳ. CPSXC biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế.  Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Hóa đơn, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ khấu hoa TSCĐ.....  Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung, TK 627 được mở 6 TK cấp 2: TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác - Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 627 - Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ. - Các khoản ghi giảm CPSXC (nếu có). - Kết chuyển CPSXC thực tế phát sinh sang bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành. - Kết chuyển CPSXC vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang29 Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.  Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn mà chỉ theo dõi giá trị tồn kho cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất kho trong kỳ theo công thức: TK 627TK 334, 338 TK 152 TK 153 (142, 242) TK 214 TK 111, 112, 141, 331 TK 111, 112, 152… TK 154 TK 632 Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu Chi phí CCDC Chi phí khấu hao TSCĐ CP dịch vụ mua ngoài, chi bằng tiền khác Các khoản thu hồi ghi giảm CPSXC Kết chuyển CPSXC CPSXC dưới mức công suất bình thường không được phân bổ vào giá thành
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang30 Theo phương pháp này, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các tài khoản: - TK 621 - Chi phí NVLTT - TK 622 - Chi phí NCTT - TK 627 - Chi phí sản xuất chung 1.3.2 Đánh giásản phẩm dở dang và phương pháp xác định sản phẩm dở dang. 1.3.2.1 Khái niệm: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: + Đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc CPNVLTT. + Đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương đương. 1.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. a) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. = Giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳ + Giá trị vật liệu tăng thêm trong kỳ - Giá trị vật liệu tồnkho cuối kỳ Giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang31  Điều kiện áp dụng - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc trị giá nửa thành phẩm bước trước chuyển sang)chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất(>=75%) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp)bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ - Khối lượng dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ  .Nội dung của phương pháp: - Chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế bíên liên tục thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức: Theo phương pháp bình quân: - Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn: Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức: Dck = Dđk + Cv * QDck Qht + Qdck Trong đó: Dđk Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Cv: Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính trực tiếp) phát sinh trong kỳ.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang32 Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. QDck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục,sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì chi phí sản xuất dở dang từ giai đoạn 2 trở đi Dđk + ZNi-1 chuyển sang Dck = * Qdcki Qhti + Qdcki Trong đó: ZNi-1:giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. Theo phương pháp nhập trước, xuất trước: - Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức: Dck = Cv * QDck Qbht + Qdck Trong đó : Qbh:Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. )( ddkhtbht QQQ  . - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục,sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì chi phí sản xuất dở dang từ giai đoạn 2 trở đi ZNi-1 chuyển sang Dck = * Qdcki Qbhti + Qdck
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang33 Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác. b)Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.  Điều kiện áp dụng. Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.  Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%. Theo phương pháp bình quân giaquyền: - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Dck = Dđk + C X (Qdck x mc) Qht + Qdck x mc Thep phương pháp này khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương gồm:
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang34 - Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Qht - Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ : Qdck x mc Trong đó: Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ mc: Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dđk Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C: Chi phi phát sinh trong kỳ. QDck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm: - Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ)) (mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ) - Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht – Qdđk) - Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Dck = C X (Qdck x mc) Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên. Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang35 1.3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.3.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Nội dung: Cuối kỳ kế toán, sau khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ.  Chứng từ sử dụng: Bẳng tổng hợp chi phí sản xuất, Bẳng ohaan bổ chi phí sản xuất, Bảng tính giá thành sản phẩm.  Tài khoản kế toán sử dụng: - Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. - Kết cấu của tài khoản 154 như sau:
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang36 TK 154 Dư đầu kỳ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ còn dở dang, chưa hoàn thành kỳ trước chuyển sang. - Tập hợp các CPSX phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC). - Các khoản ghi giảm CPSX trong kỳ (phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức). - Giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Dư cuối kỳ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ còn dở dang, chưa hoàn thành trong kỳ  Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên Tiêu thụ ngay x x x TK 154 Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển CPNCTT Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất Giá thành thực tế của Kết chuyển CP SXC TK 155 Nhập kho Gửi bán x x x TK 621 TK 622 TK 627 TK 111,152 TK 157 TK 632 sản phẩm hoàn thành
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang37 1.3.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.  Tài khoản kế toán sử dụng -Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631-“Giá thành sản xuất”. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí. - Nội dung kết cấu của tài khoản 631 như sau: TK 631 - Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. - Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ. dịch vụ hoàn thành. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ  Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ Tính vào giá vốn TK 631 Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển giá trị SPDD cuối kỳ GTSP hỏng Kết chuyển CPNCTT TK 611 Phế liệu thu hồi Bắt bồi thường vật chất TK 154 TK 621 TK 622 TK 154 TK 138,111,112 TK 632 không sửa chữađược Kết chuyển CPSXC TK 627 Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang38 1.4 Các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng trong kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hình thức kế toán là hệ thống kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệutừ chứngtừ gốc theo một trìnhtự và phương pháp ghi chépnhất định. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức sổ kế toán sau: 1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung.  Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán  Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt( thu,chi tiền) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết ( sổ chi tiết TK621,622,627,154,155..) SỔ CÁI TK621,622,627,154,155 Bảng tổng hợp chi tiết( Sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang39 1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.  Đặc trưng cơ bản: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ, bảng kê, Sổ Cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê số 3,4,8,9 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7,8 Sổ, thẻ kế toán chi tiết( sổ chi tiết TK,621,622,627,154,155) Bảng tổng hợp chi tiết(sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành) Sổ cái TK621, 622,627,154,155 BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang40 1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.  Đặc trưng cơ bản: - Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi NH Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Bảng tổng hợp nhập xuất NVL) Sổ, thẻ kế toán chi tiết (sổ chi tiết TK621,622,627,15 4,155,152,211..) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI TK621,622,627,154,155 Bảng tổng hợp chi tiết ( Bảng phân bổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành) Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang41 1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.  Đặc trưng cơ bản Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký – Sổ Cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái 1.5 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. 1.5.1 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán. Chứng từ kế toán Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi NH Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại(Bảng tổng hợp nhập xuất NVL) Sổ, thẻ kế toán chi tiết(sổ chi tiết TK621, 622,627,154,155..) Bảng tổng hợp chi tiết (sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành NHẬT KÝ – SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang42 - Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất, kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp CPSX và nhập dữ liệusản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. 1.5.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Xử lý nghiệp vụ : + Phân loại chứng từ gốc: là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau: Phiếu xuất, Phiếu nhập, Biên bản giao nhận, Giấy xin tạm ứng...Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô (thường sáng trên màn hình) cần thiết ngầm định sẵn. + Định khoản: là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ kinh tế phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng phải được ở vị trí nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản. + Xử lý trùng lặp: các nghiệp vụ trùng lặp không xuất hiện ở kế toán CPNVL trực tiếp. + Phương pháp mã số: một mã số được xem như là biểu diễn theo quy ước, thông thường ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang43 + Công tác mã hoá: được xem như là công tác xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn. - Nhập dữ liệu: + Thông thường, đối với kế toán CPNVL trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục. + Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, người sử dụng thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa/ xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. - Xử lý dữ liệu: công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập. - Xem/ in sổ sách báo cáo: Người sử dụng nên hiểuđược mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trìnhxử lý, luân chuyểnsổ và số liệucủaphần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. 1.5.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp. - Xử lý nghiệp vụ: tương tự như đã trình bày ở kế toán CPNVL trực tiếp. - Nhập dữ liệu: sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập một số mục như: ngày, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán. - Xử lý và in sổ sách, báo cáo. 1.5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. - Xử lý nghiệp vụ: tương tự như đã trình bày ở kế toán CPNVL trực tiếp. - Nhập dữ liệu: + Tiến hành các bước tương tự như kế toán CPNVL trực tiếp.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang44 + Quá trình nhập dữ liệu: CPSXC liên quan đến các phần hành kế toán khác, do đó máy sẽ tự động tập hợp các phần khác như: các chứng từ về tiền mặt, xuất vật tư. Riêng đối với khấu hao TSCĐ thì cần xác định được phương pháp tính và tính khấu hao. Mặt khác, CPSXC liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chi phí nào. Do vậy, phải xây dựng và cài đặt tiêu thức vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh. - Xử lý nghiệp vụ, xem in báo cáo. 1.5.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. Các phần mềm có thể tập hợp theo cả 4 khoản mục chi phí trên các TK để kết chuyển cuối kỳ để tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ sang TK 154. 1.5.2.5. Kế toán giá thành sản phẩm. Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. Quá trình thực hiện tính giá thành: - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước) - Tập hợp chi phí: máy tự động tập hợp. - Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu. - In báo cáo.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang45 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. 2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành viên nước khoáng thương mại dịch vụ Quảng Ninh. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triểncông ty .lkdlkf 2.1.1.1 Khái quát về Công ty: - Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh. - Tên tiếng Anh viết tắt: MIWATERASECO - Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước khoáng và Thương mại dịch vụ Quảng Ninh. - Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước - Địa chỉ,Trụ sở chính: Đường Hải Quân–Phường Bãi Cháy–T.P Hạ Long Quảng Ninh. - Website: www.nuockhoangquangninh.com.vn - Điện thoại: 0333.847 038- Fax: 0333.847 311 - Mã số thuế: 5700379618 - Tài khoản:05101010001289 Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Bãi Cháy – Quảng Ninh - Logo của công ty: - Hình thức pháp lí của Công ty: Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh quản lí, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng,
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang46 độc lập về tài sản, có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm tài chính đối với các khoản nợ vay trong phạm vi vốn điều lệ. Tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính. 2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty: Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp nước khoáng Quảng ninh được thành lập ngày 17/7/1987 (381/QĐ - UB). Năm 1996 khi thành lập Công ty Duyên Hải Quảng ninh, xí nghiệp trở thành đơn vị thành viên của Công ty Duyên Hải .Năm 2002 xí nghiệp được tách ra và đổi tên thành Công ty nước khoáng Quảng Ninh (QĐ 463/QĐ - UB ngày 28/2/2002).Năm 2004 Công ty nước khoáng Quảng Ninh được chuyển đổi thành Công ty TNHH nước khoáng Quảng Ninh (QĐ 2492/QĐ - UB ngày 26/7/2004). Trải qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ công ty đều đạt được những bước phát triển ngày một lớn mạnh: + Từ năm 1990 đến năm 1991: Giai đoạn xây dựng cơ bản về cơ sở vật chất, sản xuất thử nghiệm sản phẩm, xâm nhập thị trường do vậy số lượng và doanh thu không đáng kể. + Từ năm 1992 đến năm 1993: Giai đoạn củng cố, rút kinh nghiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định mục tiêu chiến lược và đầu tư sản xuất mở rộng cho những năm sau. + Từ năm 1994 đến năm 1996: Giai đoạn quyết định đầu tư chiều sâu trên lĩnh vực cải tiến máy móc, thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý. + Từ năm 1997 đến năm 1999: Giai đoạn tiếp tục đầu tư sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại, chế tác sản phẩm cao cấp phù hợp với thị hiếu khách hàng. Phấn đấu về sản lượng, doanh thu kinh doanh trên cơ sở nội lực của bản thân trong việc sử dụng và tích luỹ vốn qua các năm trước cộng với vay vốn đầu tư.
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang47 + Từ năm 2000 đến nay: Tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư các dây chuyền công nghệ mới nên sản lượng và doanh thu ngày càng tăng, từ lúc chỉ sản xuất được hơn 1.000.000 chai đến 19.000.000chai/năm, duy trì sự ổn định tăng trưởng qua từng năm, thu nhập của người lao động ngày càng cao. Từ một doanh nghiệp nhỏ đến nay Công ty đã là doanh nghiệp cỡ vừa. 2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. - Khoáng sản: Khai thác, sản xuất và kinh doanh các loại nước khoáng thiên nhiên, nước giải khát, nước sinh hoạt, kinh doanh xăng dầu, vật tư phụ tùng máy móc thiết bị mỏ. - Xây dựng: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, bảo vệ mô trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Du lịch: Kinh doanh thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp, kinh doanh xăng dầu 2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty. - Chức năng: Sản xuất nước giải khát, nước sinh hoạt, kinh doanh xăng dầu và phụ tùng ôtô máy mỏ, kinh doanh thương mại du lịch…. - Nhiệm vụ: + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của đối với ngân sách nhà nước, nghĩa vụ đối với Tỉnh uỷ, các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác + Xây dựng bộ máy quản lý, cơ cấu sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh theo đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng và tổ chức kế hoạch đầu tư phát triển SXKD phù hợp với mục tiêu và phương hướng của Công ty. Thực hiện các nghĩa vụ của người lao động theo quy định của luật lao động. Tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Trần Thị Mai Hoa GVHD: Nguyễn Hương Giang48 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại - dịch vụ Quảng Ninh. 2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. - Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo 2 cấp đó là: Cấp Công ty và cấp Phân xưởng. Cấp công ty: Hình03 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty nước khoáng và thương mại - Dịch vụ Quảng ninh. (Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Công ty) Qua sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cho thấy Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng sẽ khắc phục được những nhược điểm thông tin, quyết định trực tiếp từ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TC-HC PHÒNGKẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PX QUANG HANH PX SUỐI MƠ